H I Xuân Núi Bà Tây Ninh

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 6

HỘI XUÂN NÚI BÀ TÂY NINH

Thời đại sang trang, song, nhu cầu tinh thần của con người cũng không
ngừng được nâng cao: nhu cầu giải trí, nhu cầu nghỉ ngơi, nhu cầu học
hỏi,...Lễ hội là một dịp tốt để chúng ta trầm mình trong không khí náo
nhiệt, thiên nhiên tuyệt mỹ cùng những văn hóa xưa cũ không khỏi khiến
lòng người rộn ràng.

Núi Bà Đen là một quần thể danh lam thắng cảnh đặc sắc của Tây Ninh
với nhiều chùa chiềng cùng phong cảnh nên thơ, cũng không lạ gì khi
người ta đua nhau về đây trẩy hội Xuân, cầu cho một năm bình an thuận
lợi, công thành danh toiaj,...

I. KHÁI QUÁT

1. Núi Bà Đen

- Núi Bà Đen là một ngọn núi nằm trong quần thể di tích văn hóa lịch sử
núi Bà Đen, Theo Gia Định thành thông chí, tên gốc của núi Bà Đen là
Bà Dinh. Những bậc kỳ lão địa phương thì cho rằng tên gốc là núi Một.
Đến khoảng nửa thế kỷ XVIII mới xuất hiện tên gọi núi Bà Đênh, sau gọi
trại dần thành núi Bà Đen. Cũng có người gọi là núi Điện Bà.

- Vị thần thờ chính trên núi là Bà Đen hay còn gọi là Linh Sơn Thánh
Mẫu. Bà được thờ ở Điện Bà ở khoảng lưng chừng núi. 

- công trình tượng Phật Bà đẹp tuyệt mỹ đạt kỷ lục "Tượng Phật Bà bằng
đồng cao nhất Châu Á tọa lạc trên đỉnh núi”
- Núi Bà Đen cách thị xã Tây Ninh 11km, có diện tich rộng 24km2 gồm 3
ngọn núi tạo thành: Núi Heo, Núi Phụng và Núi Bà cao 986m là ngọn núi
cao nhất Nam Bộ, phong cảnh nên thơ, cảnh quan đặc sắc, được xứng
danh là “Đệ Nhất Thiên Sơn” ở miền nam.

Hệ thống chùa ở núi bà có: chùa Trung, chùa Bà, chùa Hang

( chùa Trung )

(chùa Hang)
( chùa Bà Đen )

2. Truyền thuyết

Truyền thuyết ghi trong quyển "Sự tích Thánh Mẫu Phật Bà Tây Ninh"
rằng: Thuở mới khai hoang vùng đất, một viên quan trấn thủ vùng chân
núi Một có hai người con. Người con trai tên là Thạch Biên. Người con
gái là Thạch Nương, tên thường gọi là Đênh. Khi nàng Đênh 13 tuổi, có
một nhà sư tên là Trung Vân Danh, đạo hiệu Trừng Thanh tìm đến lưng
chừng núi Một dựng chùa thờ Phật. Mộ đạo, nàng Đênh đã xin theo nhà
sư Trừng Thanh học đạo. Thấy nàng Đênh xinh đẹp, quan trấn thủ Trảng
Bàng cho người mai mối xin cưới cho con trai. Khi hai gia đình chuẩn bị
lễ vật cho lễ cưới thì bất ngờ nàng mất tích. Gia đình hai bên cho người
tìm kiếm khắp nơi thì phát hiện một khúc chân nghi là của nàng Đênh.
Mọi người đồn đoán rằng nàng Đênh đã bị cọp vồ. Gia đình mai táng
khúc chân và lập mộ cho nàng dưới chân núi.

II. LỄ HỘI

Hàng năm tại núi Bà Đen có hai lễ hội được nhiều người biết đến, đó là
hội Xuân núi Bà diễn ra từ đêm 18 và ngày 19 tháng Giêng Âm lịch, hội
Vía Bà được tổ chức từ ngày 4-6/5 Âm lịch.

1. Hội xuân Núi Bà

Mỗi năm, vào dịp đầu xuân, Du lịch Núi Bà thu hút hàng triệu lượt khách
trong nước và ngoài nước đến hành hương, tham quan, du ngoạn và dự lễ
Hội xuân Núi Bà.

Hội Xuân bắt đầu từ ngày mùng 4 tháng giêng và kéo dài trong suốt
tháng giêng với các sự kiện, lễ hội truyền thống cách mạng, cùng với các
sinh hoạt tín ngưỡng tôn giáo. Hội Vía Bà được tổ chức trong ba ngày 4,
5, 6 tháng năm âm lịch đây được xem là lễ hội quan trọng nhất ở núi Bà.

Khách đến hành hương vì nhu cầu tín ngưỡng đã đành nhưng người đi
phó hội vì muốn tham quan, giải trí chiếm tỷ lệ không nhỏ. Nhiều người
về đây như muốn hòa chung niềm vui cùng đất trời.

Kể từ khi khu du lịch Sun World BaDen Mountain được Tập đoàn Sun
Group đưa vào hoạt động, núi Bà Đen "thay áo mới" với những khung
hình đa sắc.
Hàng trăm nghìn chậu hoa được công ty du lịch này đầu tư chăm sóc để
phục vụ khách du lịch...

...và hệ thống cáp treo Sun World BaDen Mountain để đáp ứng nhu cầu
vãn cảnh, cầu an đầu xuân của người dân và du khách.

2. Lễ Vía Bà
Hội Vía Bà được tổ chức trong ba ngày 4, 5, 6 tháng năm âm lịch đây
được xem là lễ hội quan trọng nhất ở núi Bà.

Khuya mùng 3 rạng mùng 4/5 âm lịch làm lễ tắm Bà và thay áo cho Bà.
cửa điện sẽ được đóng kín, đèn nến tắt gần hết chỉ còn lại 6 phụ nữ trung
niên trong đó có 3 ni cô của nhà chùa bắt tay vào nghi thức tắm tượng Bà,
mọi người đến trước tượng Bà làm lễ thắp nhang, xin phép được tắm và
thay áo cho Bà

Mọi người sẽ dùng nước nấu bằng lá thơm dội từng gáo lên tượng Bà,
đến gáo cuối cùng, sau đó dùng khăn khô lau sạch và thay cho tượng bà
một bộ áo mới, thắp thêm một lần hương rồi mở cửa cho mọi người vào
cúng bái.

Suốt ngày mùng 4/5 tại điện Bà diễn ra các nghi thức lễ hội dân gian
gồm: Hát bóng rối chầu mời, hát chặp bóng tuồng hài "Địa Nàng", múa
dâng bông, dâng mâm ngũ sắc, múa đồ chơi (Múa lu, múa lục bình, múa
bông huệ...).

Ngày mùng 5/5 là ngày lễ Vía chính thức của Bà. Những nghi lễ trong
ngày mùng 5 quan trọng nhất là lễ "Trình thập cúng". Trong lễ này người
ta dâng lên Bà 10 món bao gồm: Hương, đèn, hoa quả, trà bánh, rượu...
Trong suốt ngày này, các vị sư thay nhau tụng kinh liên tục trước bàn thờ
Bà.

Ngày mùng 6/5 dành cho việc cúng các cô hồn, uổng tử và chẩn tế cho bá
tánh. Ngày cúng này có sự tham dự của các sư sải, để đọc kinh sám hối
siêu độ cho các oan hồn. Những khách về tham dự, vào điện Bà tiếp tục
cầu khấn, dâng hương. Buổi chiều sau lễ cúng ngọ, là lễ thí thực cô muối.
Ban đêm các nhà sư tiếp tục các chầu kinh siêu độ cho bá tánh...
Những nghi lễ trong lễ hội Núi Bà vừa mang tính chất của các hoạt
động tín ngưỡng và của Phật giáo, thể hiện những mong ước của
người dân về một cuộc sống thịnh vượng, an khang.

You might also like