Chuyên đề Giải bài toán bằng cacgs lập phương trình

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 13

Chuyên đề :

HỆ PHƯƠNG TRÌNH.
A. LÝ THUYẾT.
Phương pháp giải bài toán bằng cách hệ phương trình
Bước 1: Lập phương trình hoặc hệ phương trình:
a) Chọn ẩn và đặt điều kiện cho ẩn.
b) Biểu diễn các đại lượng chưa biết thông qua ẩn và các đại lượng đã biết.
c) Lập phương trình biểu thị mối quan hệ giữa các đại lượng.
Bước 2: Giải phương trình, hệ pt.
Bước 3: Đối chiếu nghiệm của pt, hệ pt (nếu có) với điều kiện của ẩn số để trả lời.
Chú ý: Tuỳ từng bài tập cụ thể mà ta có thể lập phương trình, hệ phương trình.
Khi đặt điều kiện cho ẩn ta phải dựa vào nội dung bài toán và những kiến thức thực tế...
1. Dạng toán năng suất (tỉ số phần trăm)
a) Kiến thức cần nhớ.
Bài toán năng suất có ba đại lượng chính là: Số sản phẩm (p), năng suất (n) và
thời gian (t). Trong 3 đại lượng đó, chỉ có một đại lượng là đã biết, hai đại lượng còn
lại là chưa biết.
- Trong mỗi bài toán thường có hai mối liên hệ chính.
+ Mối liên hệ thứ nhất giúp ta tính được một trong các đại lượng chưa biết.
+ Mối liên hệ còn lại giúp ta lập được phương trình của bài toán.
Trong bài toán phần trăm thường có sự thay đổi về số lượng sản phẩm giữa hai lần
sản xuất, sự thay đổi này thường được biểu diển dưới dạng tăng hay giảm lượng %.
Lưu ý: + Nếu lần sản xuất thứ hai tăng (vượt mức) a% so với lần sản xuất thứ
nhất thì số sản phẩm lần hai được tính theo công thức: m + m.a% (Trong đó m là sản
phẩm sản xuất lần thứ nhất)
+ Nếu lần sản xuất thứ hai giảm (giảm mức) b% so với lần sản xuất thứ nhất thì
số sản phẩm lần hai được tính theo công thức: m – m.b% (Trong đó m là sản phẩm
sx lần thứ nhất)
b) Cách giải:
Bước 1. Gọi x và y lần lượt là số sản phẩm mà Tổ I (Nhóm I, Đội I…) và Tổ II
(Nhóm II, Đội II…) sản xuất được trong lần sản xuất thứ nhất, rồi đặt điều kiện cho x, y.
Bước 2. Tính số sản phẩm mà Tổ I, Tổ II sản xuất được trong lần sản xuất thứ
hai theo x và y.
Bước 3. Dựa vào hai mối liên hệ của bài toán để lập hệ phương trình.
Bước 4. Giải hệ phương trình vừa lập, đối chiếu điều kiện rồi kết luận.
c) Ví dụ:
b) Ví dụ 1:
Giải sử giá tiền điện hàng tháng được tính theo bậc thang như sau:

Bậc 1: Từ 1 kWh đến 100 kIWh thì giá điện là: 1500 đ/1kWh.

Bậc 2: Từ 101 kW đến 150 kIWh thì giá điện là 2000 đ/1kWh.

Bậc 3: Từ 151 kHi trở lên thì giá điện là 4000 đ/1kWh.

(Vi dụ: Nếu dùng 170 kWh thì có 100 kW tính theo giá bậc 1, có 50 kwh tính theo giá
bậc 2 và có 20kWh tính theo giá bậc 3).

Tháng 4 năm 2021 tỗng số tiền điện của nhà bạn A và nhà bạn B là 560000 đ.
So với tháng 4 thì tháng 5 tiền điện nhà bạn A tăng 30%, nhà bạn B tăng 20%, do đó
tổng số tiền điện của cả nhà hai bạn trong tháng 5 là 701000 đ. Hỏi tháng 4 nhà bạn A
phải trả bao nhiêu tiền điện và dùng hết bao nhiêu kWh? (biết rằng số tiền điện ở trên
không tính thuế giá trị gìa tăng).

Cách giải:

Gọi số tiền điện nhà bạn A phải trả trong tháng 4 là x (x > 0)( đồng)

Số tiền điện nhà bạn B phải trả trong tháng 4 là y (y > 0) ( đồng)

Theo bài ta có tông số tiền điện trong tháng 4 nhà bạn A và nhà bạn B phải trả là
560000 nên ta có phương trình x+ y = 560000 (1)

Số tiên điện trong tháng 5 nhà bạn A phải trả là x+ 30%x =1.3x (đồng)

Số tiền điện trong tháng 5 nhà bạn B phải trả là: y + 20%y=1,2y (đồng)

Theo bài ta có tổng số tiền điện trong tháng 5 nhà bạn A và nhà bạn B phải trả là
701000 nên ta có phương trình: 1.3x+1.2y = 701000 (2)

Từ (1).(2) ta có bệ phương trình : x+y =560000 và 1.3x+1.2y=701000

 x= 560000-y và 1.3(560000-y) + 1.2y = 701000


 x= 560000-y và 728000-0.1y = 701000
 x= 560000-y và 0.1y = 27000
 x= 290000(TM) và y= 270000(TM)
Vậy số tiền điện nhà bạn A phải trả trong tháng 4 là 290000 đồng.

Nhận thấy: 290000 =100.1500 + 50.2000 + 10.4000


Vậy số điện nhà bạn A dùng trong tháng 4 là 100+ 50+10 =160 (kWh).

Ví dụ 2. Theo quy định của công ty, nếu tổ nào sản xuất sản phẩm đạt kế
hoạch, thì được thưởng 5 triệu đồng, còn nếu vượt mức thì mỗi sản phẩm như thế
được cộng 100.000đ. Không đạt kế hoạch mỗi sản phẩm trừ 150.000 đồng
Theo kế hoạch hai tổ sản xuất 600 sản phẩm trong một thời gian nhất định. Do
áp dụng kỹ thuật mới nên tổ I đã sản xuất vượt mức kế hoạch là 18% và tổ II vượt
mức 21%. Vì vậy trong thời gian quy định họ đã hoàn thành vượt mức 120 sản phẩm.
Hỏi số sản phẩm được giao của mỗi tổ là bao nhiêu, và tiền thưởng mỗi tổ được nhận
là bao nhiêu.
Giải:
Cách 1: Gọi số sản phẩm được giao của tổ I là: x (sản phẩm) (x > 0, x Z)
Số sản phẩm được giao của tổ II là: y (sản phẩm) (y > 0, y Z)
Vì theo kế hoach cả hai tổ sản xuất được 600 sản phẩm nên ta có phương trình:
x + y = 600 (1)
Vì tổ I vượt mức 18%, tổ II vượt mức 21% nên cả hai tổ hoàn thành vượt mức
120 sản phẩm, ta có phương trình: 18%x + 21%y = 120  6x + 7y = 4000 (2)

Từ (1) và (2) ta có hệ phương trình:


Giải ra ta có: x = 200 (t/m); y = 400(t/m).
Vậy theo kế hoạch tổ I sản xuất 200 sản phẩm; Tổ II sản xuất 400 sản phẩm.
Thực tế tổ 1 làm được 236 sản phẩm và tiền thưởng được nhận là 5000000 đ +
36. 100000 đ=8600000 đ.
Thực tế tổ 2 làm được 484 sản phẩm và tiền thưởng được nhận là 5000000 đ +
84. 100000 đ=13400000 đ.

Cách 2. Gọi số sản phẩm tổ I hoàn thành theo kế hoạch là: x (sản phẩm),
đk 0 < x < 600.
Số sản phẩm tổ II hoàn thành theo kế hoạch là 600 – x (sản phẩm).

Số sản phẩm vượt mức của tổ I là (sản phẩm).

Số sản phẩm vượt mức của tổ II là (sản phẩm).


Vì số sản phẩm vượt mức kế hoạch của hai tổ là 120 sản phẩm ta có PT:

 x = 200 (thoả mãn)


Vậy số sản phẩm theo kế hoạch của tổ I là 200 (sản phẩm)
Vậy số sản phẩm theo kế hoạch của tổ II là 400 (sản phẩm)
Thực tế tổ 1 làm được 236 sản phẩm và tiền thưởng được nhận là 5000000 đ +
36. 100000 đ=8600000 đ.
Thực tế tổ 2 làm được 484 sản phẩm và tiền thưởng được nhận là 5000000 đ +
84. 100000 đ=13400000 đ.

Ví Dụ 3. Vào thắng 5 năm 2021, chỉ sau 26 giờ phát hành sản phẩm âm nhạc MV
“Trốn tìm” của rapper Đen Vâu đã chỉnh thức dành Top 1 trending của YouTube Việt
Nam. Giả sử trong tất cả những người đã xem MV, có 60% số người đã xem 2 lượt và
những người còn lại mới chỉ xem 1 lượt. Hỏi đến thời điểm nói trên có bao nhiêu
người đã xem MV, biết rằng tổng số lượt xem là 6,4 triệu lượt?

Giải:
Gọi số người xem 1 lượt là: x (lượt) (x > 0, x N)
Số người xem 2 lượt là: y (lượt) (y > 0, y N).
Trong tất cả những người đã xem MV, có 60% số người đã xem 2 lượt và những
người còn lại mới chỉ xem 1 lượt nên ta có phương trình:

Theo bài ra tổng số lượt xem là 6,4 triệu lượt xem nên ta có phương trình:
x + 2y =6,4 (2)

Từ (1) và (2) ta có hệ phương trình:

Vậy số người xem l lượt là 1,6 triệu, số người xem 2 lượt là 2,4 lượt.

d) Bài tập:
Bài 7: Nhằm động viên, khen thưởng các em đạt danh hiệu “Học sinh giỏi cấp thành phố”

năm học 2020-2021, trường THCS Lê Hồng Phong tổ chức chuyến tham quan ngoại khóa

tại một điểm du lịch với mức giá ban đầu là 375.000 đồng/người. Biết công ty du lịch giảm

10% chi phí cho mỗi giáo viên và giảm 30% chi phí cho mỗi học sinh. Số học sinh tham gia

gấp 4 lần số giáo viên và tổng chi phí tham quan (sau khi giảm giá) là 12.487.500 đồng.

Tính số giáo viên và số học sinh đã tham gia chuyến đi.


Bài 2. Trong tháng đầu 2 tổ sản xuất được 800 chi tiết máy. Sang tháng 2 tổ I vượt mức
15%, tổ II vượt mức 20%, dó đó cuối tháng cả 2 tổ sản xuất được tổng cộng 945 chi tiết
máy. Tính xem trong tháng đầu, tháng hai mỗi tổ sản xuất được bao nhiêu chi tiết máy?
Đáp số: tổ I làm được 300 chi tiết máy, tổ II làm được 500 chi tiết máy
Bài 3. Tháng thứ nhất hai tổ sản xuất được 900 chi tiết máy. Tháng thứ hai tổ I vượt
mức 15% và tổ II vượt mức 10% so với tháng thứ nhất.Vì vậy hai tổ đã sản xuất được
1010 chi tiết máy. Hỏi tháng thứ nhất mỗi tổ sản xuất được bao nhiêu chi tiết máy?
Đáp số: Tháng thứ nhất tổ I sản xuất được 400 sp và tổ II sản xuất được 500 sp
Bài 4. Theo kế hoạch, trong quý I, phân xưởng A phải sản xuất nhiều hơn phân
xưởng B 200 bình bơm thuốc trừ sâu. Khi thực hiện do phân xưởng A tăng năng xuất
20%, còn phân xưởng B tăng năng xuất 15% nên phân xưởng A sản xuất được nhiều
hơn phân xưởng B là 350 bình bơm. Hỏi theo kế hoạch mỗi phân xưởng phải sản xuất
bao nhiêu bình bơm?
Đáp số: Theo kế hoạch phân xưởng A phải sản xuất được 2400 bình bơm, phân
xưởng B phải sản xuất được 2200 bình bơm
Bài 5. Trong kì thi tuyển sinh vào lớp 10 PTTH, hai trường trung học cơ sở A và B có
tất cả 450 học sinh dự thi. Biết số học sinh trúng tuyển của trường A bằng 75% số học
sinh dự thi của trường A, số học sinh trúng tuyển của trường B bằng 90% số học sinh
dự thi của trường B. Tổng số học sinh trúng tuyển của hai trường bằng 80% số học
sinh dự thi của cả hai trường. Tính số học sinh dự thi của mỗi trường.
Đáp số: Vậy trường A có 300 học sinh tham gia gia và trường B có 150 học sinh
tham gia. (Đề thi vào THPT Nghệ An 2006-2007)
Bài 6. Dân số của thành phố Hà Nội sau 2 năm tăng từ 2000000 lên 2048288 người.
Tính xem hàng năm trung bình dân số tăng bao nhiêu phần trăm.
Đáp số: Trung bình dân số tăng 1,2%
Bài 7. Bác An vay 10 000 000 đồng của ngân hàng để làm kinh tế. Trong một năm
đầu bác chưa trả được nên số tiền lãi trong năm đầu được chuyển thành vốn để tính
lãi năm sau. Sau 2 năm bác An phải trả là 11 881 000 đồng. Hỏi lãi suất cho vay là
bao nhiêu phần trăm trong một năm? (Đáp số: Lãi suất cho vay là 9% trong 1 năm)
Bài 8. Hai lớp 9A và 9B gồm 105 học sinh; lớp 9A có 44 học sinh tiên tiến, lớp 9B có
45 hs tiên tiến, biết tỉ lệ học sinh tiên tiến 9A thấp hơn 9B là 10%.Tính số học sinh
của mỗi lớp. (Đáp số: 9A: 55 học sinh; 9B: 50 học sinh)
Bài 8. Hai xí nghiệp theo kế hoạch phải làm 360 dụng cụ. Thực tế do sắp xếp hợp lý
dây chuyền sản xuất nên xí nghiệp I đã vượt mức 12% kế hoạch, xí nghiệp II đã vượt
mức 10% kế hoạch, do đó cả 2 đã làm được 400 dụng cụ. Tính số dụng cụ mà mỗi xí
nghiệp làm theo kế hoạch ?
Đáp số: Số dụng cụ mà xí nghiệp làm theo kế hoạch 200 dụng cụ
Số dụng cụ mà xí nghiệp làm theo kế hoạch 160dụng cụ
6. Một số bài toán khác.
Bài 1. Hai hợp tác xã đã bán 860 tấn thóc. Tính số thóc mà mỗi hợp tác xã đã bán.
Biết rằng ba lần số thóc hợp tác xã thứ nhất bán nhiều hơn hai lần số thóc hợp tác xã
thứ hai bán là 280 tấn. (Số thóc HTX thứ nhất bán: 400 tấn; Số thóc HTX thứ hai
bán: 460 tấn)
Bài 2. Một thửa vườn hình chữ nhật có chu vi bằng 72m. Nếu tăng chiều rộng lên
gấp đôi và chiều dài lên gấp ba thì chu vi của thửa vườn mới là 194m. Hãy tìm diện
tích của thửa vườn đã cho lúc ban đầu. (x = 25 m, y = 11 m)
Bài 3. Một thửa ruộng hình chữ nhật có chiều rộng ngắn hơn chiều dài 45m. Tính
diện tích thửa ruộng, biết rằng nếu chiều dài giảm đi 2 lần và chiều rộng tăng 3 lần thì
chu vi thửa ruộng vẫn không thay đổi. (ĐS: 900 m2)
(Kì thi tuyển sinh vào lớp 10 Nghệ An 2009-2010)
Bài 4. Hai cạnh của một mảnh đất hình chữ nhật hơn kém nhau 10 m. Tính chu vi của
mảnh đất ấy, biết diện tích của nó là 1200m 2. ( x = 140 m)
Bài 5. Một thửa ruộng hình chữ nhật có chu vi là 250 m. Tính diện tích của thửa
ruộng biết rằng chiều dài giảm 3 lần và chiều rộng tăng 2 lần thì chu vi thửa ruộng
không thay đổi (x=3750 m2)
Bài 6 .Cạnh huyền của một tam giác vuông bằng 5 m. Hai cạnh góc vuông hơn kém
nhau 1m. Tính các cạnh góc vuông của tam giác?
Bài 7. Một hình tam giác có diện tích 180 cm2. Tính cạnh đáy hình tam giác biết rằng
nếu tăng cạnh đáy 4cm và giảm chiều cao tương ứng 1cm thì diện tích không đổi? (x
= 36 cm)
Bài 8. Một tam giác vuông có chu vi 30m, cạnh huyền là 13m. tính cạnh góc vuông
của tam giác? (x = 12, y = 5)
Bài 9. Một đa giác lồi có tất cả 35 đường chéo. Hỏi đa giác đó có bao nhiêu đỉnh?
(x=10)

2. Dạng toán diện tích hình chữ nhật, sắp xếp chỗ ngồi, trồng cây, vận chuyển.
Ở dạng bài tập này thường liên quan đến chu vi, diện tích hình chữ nhật.
a) Kiến thức cần nhớ:
- Diện tích hình chữ nhật S = x.y; chu vi hình chữ nhật: C = (x + y).2 (trong
đó x là chiều rộng; y là chiều dài)

- Diện tích tam giác ( x là chiều cao, y là cạnh đáy tương ứng)
Chú ý: Bài toán diện tích hình chữ nhật; Bài toán sắp xếp chỗ ngồi; Bài toán
trồng cây có bản chất hoàn toàn giống nhau.
b) Ví dụ:
Ví dụ 1: Hiện tại 1m2 đất ở trung tâm thành phố Hà tĩnh là 25 triệu đồng.
Ông Bình mua một mảnh đất hình chữ nhật có diện tích 40cm2, biết rằng nếu
tăng mỗi kích thước thêm 3cm thì diện tích tăng thêm 48cm 2. Tính các kích thước
của mảnh đất và số tiền cần trả?
Giải:
Gọi các kích thước của hình chữ nhật lần lượt là x và y (cm; x, y > 0).
Diện tích hình chữ nhật lúc đầu là x.y (cm2).
Theo bài ra ta có phương trình: x.y = 40 (1)
Khi tăng mỗi chiều thêm 3 cm thì diện tích hình chữ nhật là. Theo bài ra ta có pt:
(x + 3)(y + 3) – xy = 48  3x + 3y + 9 = 48 x + y = 13(2)
Từ (1) và (2) suy ra x và y là nghiệm của phương trình: X2 – 13 X + 40 = 0
Ta có

Phương trình có hai nghiệm


Vậy các kích thước của hình chữ nhật là 5 cm và 8 cm
Số tiền cần trả là: 25. 40=1000 triệu đồng = tỉ đồng
Ví dụ 2
Hiện tại mỗi bó rau cải cột 5 cây, giá tiền mỗi bó là 5000 đ
Nhà Lan có một mảnh vườn trồng rau cải . Vườn được đánh thành nhiều luống,
mỗi luống trồng cùng một số cây cải . Lan tính rằng: Nếu tăng thêm 8 luống nhưng
mỗi luống trồng ít đi 3 cây thì số cây toàn vườn ít đi 54 cây. Nếu giảm đi 4 luống,
nhưng mỗi luống trồng tăng thêm 2 cây thì số cây toàn vườn sẽ tăng thêm 32 cây. Hỏi
vườn nhà Lan trồng bao nhiêu cây rau cải và thu hoachj được bao nhiêu tiền ?
Giải:
Gọi số luống rau ban đầu là: x ( luống). (x > 4, x ∈ N)
Số cây trong mỗi luống ban đầu: y (cây). ( y > 3, y ∈ N)
Do đó số cây toàn vườn là: xy (cây) 
- Nếu tăng 8 luống thì số luống rau là: x+8 (luống).
Vì mỗi luống ít hơn 3 cây nên số cây ở một luống là: y−3 (cây)
Suy ra số cây toàn vườn lúc này là: (x+8)(y−3) (cây)
Theo đề bài, số cây toàn vườn ít đi 54 cây, ta có phương trình:
(x+8)(y−3) = xy – 54 ⇔ 3x − 8y = 30 (1)
- Nếu giảm đi 4 luống thì số luống là: x − 4 (luống).Vì mỗi luống tăng
thêm 2 cây nên số cây ở một luống là: y + 2 (cây). Suy ra số cây toàn vườn lúc này
là: (x−4)(y+2) (cây)
Theo đề bài, số cây toàn vườn tăng 32 cây, nên ta có phương trình:
(x−4)(y+2) = xy + 32 ⇔ 2x − 4y = 40  x – y = 20 (2)

Từ (1) và (2) ta có hệ phương trình: .


Giải hệ ta được x = 50; y = 15 ( TM ĐK)
Vậy số cây vườn nhà Lan: 50.15 = 750 cây
- Số bó cải được cột là: 750:5=150 bó
- Số tiền thu được là: 5000. 150=750000 đ
Ví dụ 3:
Một phòng họp có 360 chỗ ngồi và được chia thành các dãy có số chỗ ngồi bằng
nhau. Nếu thêm cho mỗi dãy 4 chỗ ngồi và bớt đi 3 dãy thì số chỗ ngồi trong phòng
không thay đổi. Hỏi ban đầu số chỗ ngồi trong phòng họp được chia thành bao nhiêu
dãy ?
Giải
Gọi số dãy ghế lúc đầu trong phòng họp: x (dãy) (x > 3, x )

Số chỗ ngồi ở mỗi dãy lúc đầu: (chỗ)


Do thêm mỗi dãy 4 chỗ ngồi và bớt đi 3 dãy và số chỗ ngồi trong phòng không

thay đổi nên ta có phương trình: ( + 4)(x – 3) = 360

x2 – 3x – 270 = 0
Vậy lúc đầu số chỗ ngồi trong phòng họp được chia thành 18 dãy.
Ví dụ 4: Để thuê mỗi chuyến xe chỡ hàng thì thì chủ doanh nghiệp A phải trả
50000000 đ.
Một đoàn xe vận tải nhận chuyên chở 10 tấn hàng. Khi sắp khởi hành thì 1 xe
phải điều đi làm công việc khác, nên mỗi xe còn lại phải chở nhiều hơn 0,5 tấn hàng
so với dự định. Hỏi đoàn xe lúc đầu có bao nhiêu chiếc và thực tế chủ doanh nghiệp
phải trả hết bao nhiêu tiền .(biết rằng khối lượng hàng mỗi xe chở như nhau).
Giải:
Gọi số xe lúc đầu của đoàn xe là x chiếc (x > 1, x nguyên dương)

Số hàng mỗi xe phải chở theo dự định là (tấn)


Số xe thực tế chở hàng là: x – 1 (chiếc)

Số hàng mỗi xe thực tế phải chở là: ( + 0,5) (tấn)

Theo bài ra ta có pt: (x – 1)( + 0,5) = 10 (x – 1)(10 + 0,5x) = 10x


x – x – 20 = 0
2
x1 = – 4( Không t/m); x2 = 5 ( t/m).
Vậy đoàn xe lúc đầu có 5 chiếc;
Thực tế chủ xe phải trả là 4.5000000=20000000 đ
c) Bài tập:
Bài 1. Một mảnh đất hình chữ nhật có chu vi 80m. Nếu tăng chiều dài thêm 3m, tăng
chiều rộng thêm 5m thì diện tích của mảnh đất tăng thêm 195m 2. Tính chiều dài,
chiều rộng của mảnh đất? (x = 30m,y = 10m).
Bài 2.Tinh diện tích một hình chữ nhật biết nếu giảm chiều dài 5m và tăng chiều rộng
2m thì diện tích mảnh vườn giảm 50m2. Nếu tăng chiều dài 10m và giảm chiều rộng
5m thì diện tích không đổi. ( ĐS: 600m2)
Bài 3. Một thửa ruộng hình chữ nhật, nếu tăng chiều dài thêm 2m, chiều rộng thêm
3m thì diện tích tăng thêm 100m2. Nếu giảm cả chiều dài và chiều rộng đi 2m thì diện
tích giảm đi 68m2. Tính diện tích thửa ruộng đó. ( ĐS: 288m2)
Bài 4. Tính các kích thước của một hình chữ nhật có diện tích bằng 40 cm 2, biết rằng
nếu tăng mỗi kích thước thêm 3 cm thì diện tích tăng thêm 48 cm2. (x = 5cm, y = 8 cm).
Bài 5. Hưởng ứng Tết trồng cây, lớp 9A được nhà trường giao trồng một số cây theo
dự định ở vườn rừng. Biết nếu giảm 2 hàng và mỗi hàng giảm 2 cây thì số cây trồng
được giảm 56 cây so với dự định. Nếu tăng 2 hàng và mỗi hàng giảm 4 cây thì số cây
trồng được giảm 8 cây so với dự định. Tính số cây lớp 9A phải trồng theo dự định.
( ĐS: 200 cây)
Bài 6. Một phòng họp có 100 chỗ ngồi nhưng số người đến họp là 144 người, do đó
người ta phải kê thêm 2 dãy ghế và mỗi dãy ghế phải thêm 2 người ngồi. Hỏi phòng
họp lúc đầu có mấy dãy ghế? (x = 10 dãy )
Bài 7. Một phòng họp có 240 ghế được xếp thành các dãy có số ghế bằng nhau. Nếu
mỗi dãy bớt đi một ghế thì phải xếp thêm 20 dãy mới hết số ghế. Hỏi phòng họp lúc
đầu được xếp thành bao nhiêu dãy ghế. (x = 60 dãy )
Bài 8. Một đoàn xe chở 480 tấn hàng. Khi sắp khởi hành có thêm 3 xe nữa nên mỗi
xe chở ít hơn 8 tấn. Hỏi lúc đầu đoàn xe có bao nhiêu chiếc biết rằng các xe chở khối
lượng hàng như nhau.
Đáp số: Đoàn xe lúc đầu có 12 chiếc
Bài 9. Một xe lửa cần vận chuyển một lượng hàng. Người lái xe tính rằng nếu xếp
mỗi toa 15 tấn hàng thì còn thừa lại 5 tấn, còn nếu xếp mỗi toa 16 tấn thì có thể chở
thêm 3 tấn nữa. Hỏi xe lửa có mấy toa và phải chở bao nhiêu tấn hàng.
Đáp số: Vậy số toa cần tìm là 8 ,tổng số tấn hàng cần chở là 123
Bài 10. Một đội xe nhận vận chuyển 96 tấn hàng. Nhưng khi sắp khởi hành có thêm 3
xe nữa, nên mỗi xe chở ít hơn lúc đầu 1,6 tấn hàng. Hỏi lúc đầu đội xe có bao nhiêu
chiếc.
Đáp số: Đội xe có 12 chiếc
3. Dạng toán làm chung, làm riêng công việc.
a) Cách giải:
Bước 1. Gọi thời gian để Tổ I (Người thứ nhất, vòi nước thứ nhất) làm xong
công việc (chảy đầy bể) là: x ( đơn vị thời gian)
Gọi thời gian để Tổ II (Người thứ hai, vòi nước thứ hai) làm xong công việc
( chảy đầy bể) là: y ( đơn vị thời gian) và đặt điều kiện cho x, y.
Bước 2. - Tính khối lượng công việc mà Tổ I, Tổ II và cả hai Tổ làm được trong
một đơn vị thời gian.

+ Trong một đơn vị thời gian (một giờ, một ngày,….) Tổ I làm được: (CV).

+ Trong một đơn vị thời gian (một giờ, một ngày,….) Tổ II làm được: (CV).
+ Trong một đơn vị thời gian (một giờ, một ngày,….) cả 2 tổ làm được: m (CV).
- Tính khối lượng công việc mà Tổ I, Tổ II làm được trong khoảng thời gian mà
bài toán cho.
Bước 3. Dựa vào hai mối liên hệ của bài toán để lập hệ phương trình dạng:

Trong đó: m là tổng khối lượng công việc cả hai đội làm trong một đơn vị thời
gian; n là tổng khối lượng công việc đội I làm trong p đơn vị thời gian và đội II làm
trong q đơn vị thời gian.
Bước 4. Giải hệ phương trình vừa lập.
Bước 5. Đối chiếu điều kiện, chọn nghiệm hợp lí trả lời.
Ví dụ 2: Theo quy định thì của bộ lao động, mỗi ngày mỗi người lao động làm
việc trong 8h. Với 1 công việc được thuê với gái 10.000.000 đ
Hai người thợ cùng làm một công việc trong 18 giờ thì xong. Nếu người thứ nhất

làm trong 4 giờ rồi nghỉ và người thứ hai làm tiếp trong 7 giờ thì họ làm được công
việc. Hỏi nếu làm một mình, họ làm xong công việc đó trong bao nhiêu h, bao nhiêu
ngày? Mỗi giờ họ được trả bao nhiêu tiền.
Bài giải:
Gọi thời gian để người thợ thứ nhất làm một mình xong công việc là: x(h) ( x > 18)
Gọi thời gian để người thợ thứ hai làm một mình xong công việc là:y (h) ( y > 18)

Khi đó: Mỗi giờ người thứ nhất làm được công việc.

Mỗi giờ người thứ hai làm được công việc.

Trong 4 giờ người thứ nhất làm được công việc.

Trong 7 giờ người thứ hai làm được công việc.

Theo bài ra ta có hệ phương trình:

Giải ra ta có (thoả mãn đk)


Vậy một mình người thứ nhất làm xong công việc sau 54 giờ tức là phải làm 6
ngày 6h. Mỗi h được trả số tiền là 185000đ
Một mình người thứ hai làm xong công việc sau 27 giờ, mỗi h được trả là
370000đ
Lưu ý: Đối với bài toán làm chung, làm riêng công việc (Bài toán vòi nước chảy)

thì việc lập luận để đi đến phương trình là hoàn toàn tương tự nhau.
c) Bài tập tự luyện:
Bài 1. Hai người cùng làm chung một công việc thì sau 4 giờ 30 phút họ làm xong.
Nếu một mình người thứ nhất làm trong 4 giờ, sau đó một mình người thứ hai làm
trong 3 giờ thì cả hai người làm được 75% công việc. Hỏi nếu mỗi người làm một
mình thì sau bao lâu sẽ xong công việc? (Biết rằng năng suất làm việc của mỗi người
là không thay đổi).
ĐS: Thời gian dể người thứ nhất làm một mình xong công việc là: 12 giờ.
Thời gian dể người thứ hai làm một mình xong công việc là: 7,5 giờ.
Bài 2. Hai người thợ cùng làm chung một công việc thì hoàn thành trong 16 giờ. Nếu

người thứ nhất làm trong 3 giờ và người thứ hai làm 2 giờ thì họ làm được công
việc. Hỏi nếu làm một mình thì mỗi người hoàn thành công việc đó trong bao lâu.
(Đề thi vào lớp 10 PTTH Hà Tĩnh năm học 2018- 2019)
ĐS: Thời gian dể người thứ nhất làm một mình xong công việc là: 48 giờ.
Thời gian dể người thứ hai làm một mình xong công việc là: 24 giờ.
Bài 3: Hai đội công nhân cùng làm 1 đoạn đường trong 24 ngày thì xong.Mỗi ngày,
phần việc đội A làm gấp rưỡi đội B. Hỏi nếu làm một mình thì mỗi đội làm xong
đoạn đường đó trong bao lâu.
ĐS: Thời gian dể đội thứ nhất làm một mình xong công việc là: 40 ngày.
Thời gian dể đội thứ hai làm một mình xong công việc là:60 ngày.
Bài 4: Hai người thợ cùng làm chung một công viêc trong 16 giờ thì xong. Nếu người
thứ nhất làm 3 giờ và người thứ hai làm 6 giờ thì chỉ hoàn thành được 25% công
việc. Hỏi nếu làm riêng thì mỗi người hoàn thành công việc đo trong bao lâu.
ĐS: Thời gian dể người thứ nhất làm một mình xong công việc là: 24 giờ.
Thời gian dể người thứ hai làm một mình xong công việc là:8 giờ.
Bài 5: Hai đội xây dựng làm chung một công việc và dự định hoàn thành trong 12
ngày. Nhưng khi làm chung được 8 ngày thì đội I được điều động đi làm việc khác.
Tuy chỉ còn một mình đội II làm việc nhưng do cải tiến cách làm, năng suất của đội II
tăng gấp đôi, nên họ đã làm xong phần việc còn lại trong 3,5 ngày. hỏi với năng suất
ban đầu, nếu mỗi đội làm một mình thì phải làm trong bao nhiêu ngày mới xong
công việc trên.
ĐS: Thời gian để đội thứ nhất làm một mình xong công việc là: 29 ngày.
Thời gian dể đội thứ hai làm một mình xong công việc là: 21 ngày.
Bài 6: Hai người thợ cùng xây một bức tường trong 7 giờ 12 phút thì xong ( vôi vữa
và gạch có công nhân khác vận chuyển). Nếu người thứ nhất làm trong 5 giờ và người

thứ hai làm trong 6 giờ thì cả 2 xây được bức tường. Hỏi mỗi người làm một mình
thì bao lâu xây xong bức tường. (x = 12h, y = 18h )
ĐS: Thời gian dể người thứ nhất làm một mình xong công việc là: 12 giờ.
Thời gian dể người thứ hait làm một mình xong công việc là:18 giờ.
Bài 7: Hai công nhân cùng sơn cửa cho một công trình trong 4 ngày thì xong việc.
Nếu người thứ nhất làm một mình trong 9 ngày và người thứ hai đến làm tiếp trong 1
ngày nữa thì xong việc. Hỏi mỗi người làm một mình thì bao lâu xong việc.
(x = 12, y = 6)
ĐS: Thời gian dể người thứ nhất làm một mình xong công việc là: 12 ngày.
Thời gian dể người thứ hai làm một mình xong công việc là:6 ngày.
Bài 8. Hai cần cẩu lớn bốc dỡ một lô hàng ở cảng Sài Gòn. Sau 3 giờ thì có thêm 5
cần cẩu bé ( công suất bé hơn ) cùng làm việc.cả 7 cần cẩu làm việc 3 giờ nữa thì
xong. Hỏi mỗi cần cẩu làm việc một mình thì bao lâu xong việc, biết rằng nếu cả 7
cần cẩu cùng làm việc từ đầu thì trong 4 giờ xong việc.
ĐS: Thời gian dể mỗi cần cẩu lớn làm một mình xong công việc là: 24 giờ.
Thời gian dể mỗi cần cẩu bé làm một mình xong công việc là: 30 giờ.
Bài 9: Hai tổ công nhân cùng làm chung một công việc và dự định hoàn hành trong 6
giờ. Nhưng khi làm chung trong 5 giờ thì tổ II được điều động đi làm việc khác. Do
cải tiến cách làm, năng suất của tổ I tăng 1,5lần, nên tổ I đã hoàn thành nốt phần việc
còn lại trong 2 giờ. Hỏi với năng suất ban đầu, nếu mỗi tổ làm một mình thì sau bao
nhiêu giờ mới xong công việc.
ĐS: Thời gian dể Tổ I làm một mình xong công việc là: 18 giờ.
Thời gian dể Tổ II làm một mình xong công việc là:9 giờ.
Bài 10: Nếu 2 vòi nước cùng chảy vào một bể nước cạn ( không có nước) thì bể sẽ
đầy trong 1 giờ 20 phút. Nếu mở vòi thứ nhất trong 10 phút và vòi thứ hai trong 12

phút thì chỉ được bể. Hỏi nếu mở riêng từng vòi thì thời gian để mỗi vòi chảy
đầy bể là bao nhiêu.
ĐS: Thời gian dể vòi thứ nhất chảy một mình đầy bể là: 2 giờ.
Thời gian dể vòi thứ hai chảy một mình đầy bể là: 4 giờ.
Bài 11: Hai vòi nước cùng chảy vào một bể cạn thì sau 1 giờ 30 phút đầy bể. Nếu mở
vòi thứ nhất trong 15 phút rồi khóa lại và mở vòi thứ hai cho chảy tiếp trong 20 phút

thì sẽ được bể. Hỏi nếu mỗi vòi chảy một mình thì bao lâu sẽ đầu bể.
ĐS: Thời gian dể vòi thứ nhất chảy một mình đầy bể là: 3.75 giờ.
Thời gian dể vòi thứ hai chảy một mình đầy bể là 2.5 giờ.

Bài 12: Hai vòi nước chảy vào một bể nước cạn (không có nước) thì sau giờ đầy

bể. Nếu lúc đầu chỉ mở vòi thứ I và 9 giờ sau mở thêm vòi thứ II thì sau giờ mới
đầy bể. Hỏi nếu ngay từ đầu chỉ mở vòi thứ II thì sau bao lâu mới đầy bể.
ĐS: Thời gian dể vòi thứ nhất chảy một mình đầy bể là: 12 giờ.
Thời gian dể vòi thứ hai chảy một mình đầy bể là: 8 giờ.

You might also like