Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 55

BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI

TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y DƯỢC PHÚ THỌ

*******************

NGUYỄN THỊ NGA

TỔNG QUAN CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ VÀ


CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH SUY MẠCH VÀNH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐIỀU DƯỠNG CAO ĐẲNG

PHÚ THỌ - NĂM 2020


BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI

TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y DƯỢC PHÚ THỌ

*******************

NGUYỄN THỊ NGA

TỔNG QUAN CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ VÀ CHĂM


SÓC NGƯỜI BỆNH SUY MẠCH VÀNH

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: BSCK1- LÊ HỮU CHIỂN

PHÚ THỌ - NĂM 2020


LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành được đề tài khóa luận này, em đã nhận được sự tạo điều kiện và
giúp đỡ về mọi mặt của nhà trường, quý thầy cô và bạn bè.

Em xin được chân thành cảm ơn: Ban giám hiệu, các khoa, phòng, bộ môn
trường Cao Đẳng Y Dược phú Thọ đã tạo điều kiện cho em học tập và nghiên
cứu.

Xin chân trọng cảm ơn các quý thầy cô các bộ môn, đặc biệt là các thầy cô
Khoa Y đã dìu dắt, truyền đạt lại những kiến thức quý báu cho em trong suốt
quá trình học tập.

Em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới thầy giáo BSCK1. Lê Hữu Chiển đã
tận tình hướng dẫn, truyền đạt kiến thức, kinh nghiệm cho em trong suốt quá
trình học tập và thực hiện luận văn tốt nghiệp này.

Bên cạnh đó, em xin chân thành cảm ơn cô giáo chủ nhiệm, cố vấn học tập
ThS. Phí Thị Mai Hương đã động viên, khích lệ, giúp đỡ em trong thời gian
học tập và thực hiện đề tài khóa luận tại trường.

Sau cùng em xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè đã luôn động viên, giúp
đỡ em trong quá trình hoàn thành khóa luận.

Cuối cùng em xin kính chúc quý thầy cô có một sức khỏe dồi dào và thành công
trong sự nghiệp trồng người cao quý của mình.

Một lần nữa, xin chân trọng cảm ơn!

Việt Trì, ngày….tháng….năm 2020

Tác giả
NGUYỄN THỊ NGA

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT


TÊN VIẾT TẮT TÊN ĐẦY ĐỦ

TMCT Thiếu máu cơ tim

HA Huyết áp

ĐMV Động mạch vành

ECG Điện tâm đồ

ĐH Đại học

ĐM Động mạch

ĐMLTTrc Động mạch liên thất trước

ĐMLTS Động mạch liên thất sau

ĐTN Đau thắt ngực

CSNBSMV Chăm sóc người bệnh suy mạch vành


MỤC LỤC

CHƯƠNG I: ĐẶT VẤN ĐỀ………………………………………………………1

1.1. Tính cần thiết của vấn đề nghiên cứu……………………………………….1


1.2. Dịch tễ của suy mạch vành…………………………..……………………...2
1.3. Bệnh nguyên……………………………………………...…………………2
1.4. Cơ chế bệnh sinh……………………………………………...…………….3
1.4.1 Cơ tim và oxy……………………………………………………..…………3

1.4.2 Dự trữ vành: Gồm 2 thành phần……………………………………………..3

1.4.3 Khả năng vận mạch của động mạch vành………..…………………….…….4

1.4.4 Tình trạng thiếu máu cơ tim………………………………………………….4

1.4.5 Hậu quả thiếu máu cơ tim……………………………………………………5

1.5 Nhận thức của sinh viên Cao đẳng điều dưỡng về tính cấp thiết của bệnh viêm
phổi đối với sức khỏe con người cùng với sự phát triển của xã hội:

1.6 Lý do thực hiện đề tài………………………………………………………….6

1.7 Mục tiêu thực hiện đề tài………………………………………………………7

1.8 Đối tượng và phương pháp nghiên cứu………………………………………..7

1.8.1. Đối tượng nghiên cứu……………………………………………………….7

1.8.2. Nội dung nghiên cứu………………………………………………………..7

1.8.2.1 Các phương pháp điều trị suy mạch vành………………………………….7

1.8.2.2 Chăm sóc người bệnh suy mạch vành…..…………………………………8


1.8.3 Thời gian và địa điểm nghiên cứu………..…………………………………8

1.8.4 Phương pháp nghiên cứu…………………………………………………..8

CHƯƠNG II. NỘI DUNG……………………………………………………….9

2.1 Đại cương, cấu tạo giải phẫu của mạch vành…………………………………9

2.1.1 Đại cương về mạch vành……………………………………………………9

2.1.2 Đặc điểm giải phẫu sinh lý động mạch vành………………………………10

2.1.2.1 Giải phẫu động mạch vành trái…………………………………………..10

2.1.2.2 Giải phẫu động mạch vành phải………………………………………….12

2.1.2.3 Cách gọi tên theo Nghiên cứu phẫu thuật động mạch vành……………..12

2.2. Về lâm sàng và cận lâm sàng……………………………………………….13

2.2.1 Định nghĩa về bệnh suy mạch vành………………………………………..13

2.2.2. Nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ………………………………………14

2.2.3. Triệu chứng của bệnh suy mạch vành…………………………………….15

2.2.4. Chẩn đoán bệnh suy mạch vành…………………………………………..17

2.3. Phương pháp điều trị suy mạch vành………………………………………..22

2.3.1 Nguyên tắc điều trị…………………………………………………………22

2.3.2 Điều trị căn nguyên…………………………………………………………23

2.3.3 Điều trị cụ thể………………………………………………………………23

2.3.3.1 Điều trị nội khoa………………………………………………………….23

2.3.3.2 Phương pháp can thiệp và phẫu thuật…………………………………….27


2.3.3.3 Chế độ ăn uống, tập luyện khoa học……………………………………...27

2.4 Chăm sóc người bệnh suy mạch vành………………………………………..28

2.4.1. Nhận định…………………………………………………………………..28

2.4.2 Kế hoạch chăm sóc…………………………………………………………29

2.4.3 Thực hiện chăm sóc theo kế hoạch…………………………………………29

2.4.3.1 Chăm sóc về tinh thần cho người bệnh…………………………………...29

2.4.3.2 Giảm đau………………………………………………………………….30

2.4.3.3. Thực hiện các y lệnh……………………………………………………..30

2.4.3.4. Các hành động chăm sóc………………………………………………...31

2.4.3.5. Vận động trị liệu…………………………………………………………35

2.4.3.6 Giáo dục sức khỏe cho người bệnh và gia đình người bệnh……………...35

2.4.4.4. Đánh giá………………………………………………………………….36

2.5 Một số bệnh án nội khoa tại bệnh viện……………………………………….36

2.5.1 Bệnh án nội khoa bệnh nhân số 1…………………………………………..36

2.5.2 Bệnh án nội khoa bệnh nhân số 2…………………………………………..40

CHƯƠNG III. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN……………………………………..42

3.1 Xu hướng phát triển và đặc điểm dịch tễ của bệnh suy mạch vành…………..42

3.2 Kết quả của các bệnh án tại bệnh viện………………………………………..42

CHƯƠNG IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ……………………………………44


4.1 Kết luận……………………………………………………………………….44
4.1.1. Trình bày được đặc điểm của bệnh lý……………………………………...44

4.1.2. Các biện pháp điều trị suy mạch vành……………………………………..44

4.2. Đề xuất và kiến nghị…………………………………………………………45

TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………………………………………..46


CHƯƠNG I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. Tính cần thiết của vấn đề nghiên cứu
Trái tim là cơ quan duy nhất luôn co bóp để tạo ra áp lực cần thiết đưa máu đi
khắp cơ thể, nhưng trái tim chỉ được nuôi dưỡng bởi hệ mạch vành và khi tưới
máu cho chính bản thân nó bị cản trở trong thì tâm thu. Co bóp cơ tim có liên
quan chặt chẽ với lưu lượng vành và việc cung cấp oxy cho cơ tim, nên sự cân
bằng giữa cung và cầu oxy của cơ tim là yếu tố quyết định chức năng tim qua
từng nhát bóp. Khi lưu lượng vành bị ảnh hưởng, sự mất cân bằng ngay lập tức
có thể dẫn đến rối loạn chức năng co bóp cơ tim do thiếu máu trước khi giảm
huyết áp và làm cho thiếu máu cơ tim càng trầm trọng hơn.

Bệnh tim mạch bao gồm nhiều loại bệnh lý khác nhau, có thể kể đến các bệnh
nguy hại phổ biến như bệnh suy mạch vành, tăng huyết áp, tai biến mạch máu
não, suy tim,…vv. Bệnh tim mạch không có hoặc có rất ít triệu chứng hay biểu
hiện cụ thể, bệnh tiến triển thầm lặng và khó nhận biết. Vì vậy phần lớn người
bệnh không biết mình đang mang bệnh do đó không có biện pháp điều trị kịp
thời mà thường để bệnh biến chứng nặng. Một loại bệnh đang phổ biến mà tôi
muốn đề cập đến đó là bệnh suy mạch vành.

Bệnh mạch vành là một bệnh rất thường gặp trong số các bệnh tim mạch ở các
nước phát triển. Thông thường bệnh sinh của suy mạch vành là do lắng đọng mỡ
ở lớp dưới nội mạc các động mạch vành. Tình trạng xơ vữa tiến triển dần dần
làm hình thành cục máu đông gây tắc trong lòng mạch. Biến chứng chủ yếu của
bệnh mạch vành là gây cơn đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim và chết đột tử.
Bệnh suy mạch vành có nguy hiểm không phụ thuộc vào mức độ và cách chữa
trị bệnh. Nếu bệnh được phát hiện sớm, điều trị kịp thời và đúng cách bệnh sẽ
khỏi hoàn toàn không để lại di chứng gì. Trường hợp bệnh được phát hiện
nguy hiểm, có thể dẫn đến tử vong
1.2 Dịch tễ của bệnh suy mạch vành

Ở châu Âu hàng năm có thêm khoảng chừng 0,3-0,6 % người mắc bệnh. Về tỉ
lệ tử vong thì mỗi năm chiếm khoảng 120-250 người chết / 100.000 người dân ở
các nước công nghiệp phát triển. Tỉ lệ này tăng lên với tuổi: 800 - 1000 người
chết /100.000 ở lứa tuổi 65 - 74 đối với nam giới, 300/100.000 đối với phụ nữ ở
cùng lứa tuổi (Vademecum clinique 1988). 
Ở Việt nam chưa có thống kê toàn dân nhưng các thống kê tại các bệnh viện
lớn cho thấy bệnh nhân bị bệnh mạch vành hầu hết ở tuổi 50 trở lên. Năm 1996
ở ba thành phố Hà nội có khoảng 200 bệnh nhân BMV nhập viện còn ở thành
phố Hồ chí Minh có khoảng 400 bệnh nhân.

1.3. Bệnh nguyên

- Bệnh mạch vành: là nguyên nhân chủ yếu.

+ Đa số là do xơ vữa mạch vành.

+ Không phải do xơ vữa: co thắt mạch vành, viêm mạch (viêm nhiều động mạch
dạng nút, lupus ban đỏ, bất thường bẩm sinh).

- Bệnh van tim: Bệnh van động mạch chủ: hẹp, hở van động mạch chủ, giang
mai…
- Bệnh cơ tim phì đại: Hai nhóm nguyên nhân sau này có thể gây suy vành cơ
năng trong đó mạch vành không có hẹp.

1.4 Cơ chế bệnh sinh

1.4.1 Cơ tim và oxy

Sự tiêu thụ oxy cơ tim: phụ thuộc vào:

+ Tần số nhịp tim

+ Sự co bóp cơ tim (inotropisme)

+ Sức căng trong thành tim.

+ Sức căng này phụ thuộc vào áp lực trong buồng thất và thể tích tâm thất.

Sự gia tăng một trong các yếu tố trên sẽ làm gia tăng sự tiêu thụ oxy cơ tim. Nói
cách khác sự tiêu thụ nầy tỉ lệ theo:

+ Tần số tim x áp lực động mạch tâm thu

+ Hoặc tần số tim x áp lực động mạch tâm thu x thời gian tống máu.
1.4.2 Dự trữ vành: Gồm 2 thành phần

- Dự trữ vành (Reserve coronaire):

Dự trữ vành được thực hiện bằng cách lấy oxy của cơ tim, hầu như tối đa ở
trạng thái cơ bản. Dự trữ lưu lượng vành có khả năng gia tăng đến 300 - 400%
trị số cơ bản. Sự thích nghi và gia tăng nhu cầu oxy thường kèm theo sự gia tăng
song song của lưu lượng vành. Lưu lượng vành phụ thuộc vào: áp lực tưới máu
và sức cản vành do khả năng dãn mạch dưới ngoại tâm mạc.

- Dòng vành (flux coronaire) thường tối đa kỳ tâm trương. Do khả năng dãn các
mạch máu nội tâm mạc rất yếu, vì vậy khi có giảm lưu lượng vành sự tưới máu
sẽ xảy ra chủ yếu ở dưới nội mạc.
1.4.3 Khả năng vận mạch của động mạch vành: phụ thuộc vào

- Yếu tố co thắt mạch

+ Sức bóp kỳ tâm thu: quan trọng đối với thất trái hơn thất phải.

+ Cầu cơ bắt qua một động mạch vành thượng tâm mạc.

+ Kích thích thụ thể alpha, ức chế thụ thể bêta với Dopamine liều trên
15mg/kg/ph qua trung gian noadrenaline, trắc nghiệm lạnh, dẫn xuất cựa loã
mạch - thromboxane A2 - prostaglandine F - Neuropeptide Y.

- Yếu tố dãn mạch

+ Các chất biến dưỡng do TMCT: adenoside, lactate, ion H+, CO2, bradykinine.
+ Ức chế thụ thể alpha - kích thích thụ thể bêta với dopamine liều dưới
5mg/kg/ph - các thụ thể đối giao cảm kích thích đối giao cảm qua trung gian
acetylcholine, ức chế calci, dẫn xuất nitré - prostacycline - prostaglandine E,
EDRF (yếu tố dãn nội mạc) - VIP (peptid ruột dãn mạch: vasodilatator intestinal
peptid) chất P.
1.4.4 Tình trạng thiếu máu cơ tim (TMCT)

Xuất hiện khi có sự mất thăng bằng giữa cung cấp oxy và nhu cầu oxy cơ tim.
- Cơ chế: có thể do hậu quả

+ Gia tăng nhu cầu oxy (thiếu máu thứ phát) khi gắng sức sự gia tăng tiêu thụ
oxy cơ tim được thực hiện qua sự gia tăng tần số tim, HA tâm thu và sự co bóp
cơ tim. Trong trường hợp hẹp ĐMV có ý nghĩa nghĩa là trên 70% đường kính
động mạch vành, lưu lượng vành không thể gia tăng thích ứng và song song với
sự gia tăng nhu cầu oxy nên đưa đến TMCT.
+ Sự giảm đột ngột lưu lượng vành (thiếu máu nguyên phát) tương ứng với sự
co thắt mạch vành mà không có tổn thương mạch máu, tuy vậy cũng có thể xảy
ra trên một động mạch vành đã bị hẹp từ trước.

Cơn đau thắt ngực xảy ra khi nhu cầu oxy của cơ tim vượt quá khả năng chu
cấp của hệ thống mạch vành. Đau là biểu hiện trực tiếp của thiếu máu cục bộ cơ
tim và sự tích lũy các chất chuyển hóa do thiếu oxy. Một khi cơ tim thiếu máu
cục bộ pH giảm trong xoang vành, mất kali tế bào, tăng sản xuất lactat, xuất
hiện các bất thường ECG, chức năng thất xấu đi. Các yếu tố xác định tiêu thụ
oxy cơ tim là nhịp tim, sự co bóp cơ tim, áp lực tâm thu. Khi có tăng một hoặc là
nhiều yếu tố nói trên cộng với tình trạng dòng máu vành giảm thì sẽ tạo ra cơn
đau thắt ngực.

1.4.5 Hậu quả TMCT: theo các bước sau:

- Về biến dưỡng: tiết lactate.

- Về huyết động: rối loạn sự thư giãn, giảm độ co dãn thất và sau đó là giảm sự
co bóp.

- Về điện tâm đồ: xuất hiện rối loạn sự tái cực.

- Về lâm sàng: xuất hiện cơn đau thắt ngực.

1.5 Nhận thức của sinh viên Cao đẳng điều dưỡng về tính cấp thiết của
bệnh suy mạch vành đối với sức khỏe con người cùng với sự phát triển của
xã hội:

Qua tìm hiểu tình hình suy mạch vành và hậu quả của nó đối với sức khỏe con
người và sự phát triển về kinh tế, văn hóa, xã hội là hết sức nặng nề, nhất là sự
tử vong của người bệnh, mà con người là trung tâm, là động lực, là nhân tố quan
trọng để phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội…của mỗi con người, mỗi gia đình,
cũng như của xã hội, đất nước…Việt Nam chúng ta hôm nay đang trong thời kỳ
hội nhập toàn diện với bạn bè quốc tế để xây dựng và phát triển đất nước, trên
tất cả các lĩnh vực về kinh tế, văn hóa, khoa học, kỹ thuật,.. sự hội nhập diễn ra
cả về chiều rộng và chiều sâu.

Là một cán bộ y tế tương lai tôi nhận thấy bản thân mình phải có trách nhiệm
học tập tốt, trang bị cho mình các kiến thức cũng như kỹ năng thực hành về
chăm sóc người bệnh suy mạch vành, để bản thân có đủ năng lực cống hiến cho
nước nhà nói chung, cho người bệnh và cho ngành y tế nói riêng.

1.6 Lý do thực hiện đề tài

Từ nhận thức về tầm quan trọng cũng như trách nhiệm của bản thân đối với
việc chăm sóc người bệnh suy mạch vành. Tôi viết khóa luận với lý do:

- Cập nhật các kiến thức về chăm sóc người bệnh suy mạch vành, nâng cao hiểu
biết về kiến thức chuyên môn và nhiệm vụ của người điều dưỡng và từ đó xây
dựng được lý luận về chuyên môn, nhiệm vụ nhằm đạt kết quả tốt trong học tập
cũng như thực hành chăm sóc người bệnh suy mạch vành.

- Cập nhật kiến thức, xây dựng các kỹ năng về giao tiếp, thái độ trong chăm sóc
người bệnh suy mạch vành trong cơ sở y tế để đảm bảo sự hài lòng của người
bệnh.

- Cập nhật và nâng cao kỹ năng thực hành của mỗi điều dưỡng trong chăm sóc
người bệnh suy mạch vành để đạt được cách chăm sóc người bệnh toàn diện,
đóng góp và nâng cao chất lượng điều trị người bệnh tại cơ sở y tế.

1.7 Mục tiêu thực hiện đề tài


Xuất phát từ lý do trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “ Tổng quan các
phương pháp điều trị và chăm sóc người bệnh suy mạch vành” với hai mục
tiêu sau:

Mục tiêu:

- Nhận thức được nguyên nhân, cơ chế bệnh sinh, triệu chứng bệnh suy mạch
vành.

- Nắm vững nội dung chính về các phương pháp điều trị và chăm sóc người
bệnh suy mạch vành.

1.8 Đối tượng và phương pháp nghiên cứu

1.8.1. Đối tượng nghiên cứu

- Các tài liệu (Sách chuyên ngành Y-Dược, giáo trình chuyên ngành các trường
ĐH Y Hà Nội, ĐH Dược Hà Nội, ĐH Y Thái Nguyên...) có liên quan đến bệnh
suy mạch vành và các thuốc điều trị.

- Các hướng dẫn điều trị bệnh suy mạch vành.

- Các thuốc điều trị bệnh suy mạch vành.

- Các phương pháp chăm sóc người bệnh suy mạch vành.

1.8.2. Nội dung nghiên cứu

1.8.2.1. Các phương pháp điều trị suy mạch vành

- Chế độ ăn uống nghỉ ngơi.

- Các thuốc điều trị suy mạch vành.

- Điều trị theo nguyên nhân gây bệnh suy mạch vành.
1.8.2.2. Chăm sóc người bệnh suy mạch vành

- Nhận định tình trạng người bệnh.

- Kế hoạch chăm sóc theo dõi.

- Thực hiện kế hoạch chăm sóc theo dõi.

- Đánh giá.

1.8.3. Thời gian và địa điểm nghiên cứu

- Thời gian:

- Địa điểm: Trường Cao Đẳng Y Dược Phú Thọ

1.8.4. Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp tra cứu các tài liệu theo giáo trình giảng dạy của nhà trường, các
tài liệu của thư viện nhà trường, các tài liệu trên mạng Internet, các tài liệu thực
tế khi thực tập lâm sàng tại bệnh viện đa khoa tỉnh, qua thầy cô hướng dẫn, qua
hồ sơ bệnh án của người bệnh, qua bạn bè đồng nghiệp…

- Xử lý tài liệu: Lựa chọn nội dung phù hợp theo từng vấn đề, sắp xếp nội
dung phù hợp theo từng vấn đề, sắp xếp nội dung theo trình tự logic tổng quan
khoa học theo các mục tiêu đã xây dựng
CHƯƠNG II. NỘI DUNG

2.1 Đại cương, cấu tạo giải phẫu của mạch vành
2.1.1 Đại cương về mạch vành

Động mạch vành là hệ thống mạch máu có chức năng nuôi dưỡng quả tim.
Tuần hoàn động mạch vành là tuần hoàn dinh dưỡng tim. Mỗi quả tim của
chúng ta có hai động mạch vành: động mạch vành phải và động mạch vành trái,
các động mạch vành này xuất phát từ gốc động mạch chủ qua các trung gian là
các xoang Valsalva và chạy trên bề mặt quả tim. Động mạch vành trái chạy một
đoạn ngắn  (1 – 3cm) sau đó chia thành 2 nhánh lớn là động mạch liên thất trước
và động mach mũ, đoạn ngắn đó được gọi là thân chung động mạch vành. Như
vậy, hệ thống động mạch vành có ba nhánh lớn làm nhiệm vụ nuôi dưỡng tim là:
động mạch liên thất trước, động mach mũ và động mạch vành phải. Từ ba nhánh
lớn này cho ra rất nhiều các nhánh động mạch nhỏ hơn như các nhánh vách,
nhánh chéo, nhánh bờ… sẽ có nhiệm vụ mang máu giàu oxy từ động mạch chủ
đi nuôi dưỡng tất cả các cấu trúc trong quả tim. Khi bị bệnh lý động mạch vành,
dòng máu từ động mạch vành tới cơ tim giảm sút, khi đó cơ tim không nhận đủ
oxy và xuất hiện triệu chứng cơn đau thắt ngực.

Động mạch vành phải cấp máu cho thất phải và 25 - 35% thất trái; động mạch
liên thất trước cấp máu cho 45 - 55% thất trái, động mạch mũ cấp máu cho 15 -
25% thất trái. Về mặt đại thể, tuần hoàn vành không có vòng nối, tuy nhiên luôn
tồn tại vòng nối giữa các nhánh của một thân hoặc giữa hai thân động mạch
vành. Các vòng nối này được gọi là tuần hoàn bàng hệ của động mạch vành, khi
tuần hoàn vành bình thường thì các vòng nối không mở, khi có hẹp hoặc tắc một
nhánh hoặc một thân, hệ bàng hệ mở ra nhằm tưới máu cho vùng cơ tim bị thiếu
máu tương ứng.

2.1.2 Đặc điểm giải phẫu sinh lý động mạch vành

Tim là khối cơ rỗng, là cơ quan trung tâm đảm bảo chức năng bơm máu của hệ
tuần hoàn, cơ tim được cấp máu, oxy và chất dinh dưỡng thông qua hệ thống
động mạch vành. Có hai động mạch vành (ĐMV): ĐMV trái và ĐMV phải xuất
phát ở gốc động mạch chủ qua trung gian là những xoang Valsalva, và chạy trên
bề mặt của tim (giữa cơ tim và ngoại tâm mạc). Những xoang Valsalva có vai
trò như một bình chứa để duy trì một cung lượng vành khá ổn định.

Hệ động mạch vành người được chia thành hai động mạch lớn, hay còn gọi là
các động mạch thượng tâm mạc, và các mạch máu nhỏ hơn, hay còn gọi là các
vi mạch.

2.1.2.1 Giải phẫu động mạch vành trái


Sau khi chạy một đoạn ngắn (1 – 3 cm) giữa ĐM phổi và nhĩ trái, ĐMV trái
chia ra thành 2 nhánh: động mạch liên thất trước (ĐMLTTr) và ĐM mũ. Đoạn
ngắn đó gọi là thân chung ĐMV trái. Trong 1/3 trường hợp, có sự chia 3 (thay vì
chia 2). Nhánh đó gọi là nhánh phân giác, tương đương với nhánh chéo đầu tiên
của ĐMLTTr cung cấp máu cho thành trước bên

a, ĐMLTTr: chạy dọc theo rãnh liên thất trước về phía mỏm tim, phân thành
những nhánh vách và nhánh chéo.
- Những nhánh vách: chạy xuyên vào vách liên thất. Số lượng và kích
thước rất thay đổi, nhưng đều có một nhánh lớn đầu tiên tách ra thẳng góc
và chia thành các nhánh nhỏ.
- Những nhánh chéo chạy ở thành trước bên của thất trái, có từ 1 -3 nhánh
chéo. Trong 80% trường hợp, ĐMLTTr chạy vòng ra tới mỏm tim, còn
20% trường hợp có động mạch liên thất sau của động mạch vành phải
phát triển hơn.
b, Động mạch mũ: chạy trong rãnh nhĩ thất, có vai trò rất thay đổi tùy theo sự ưu
năng hay không của ĐMV phải. ĐM mũ cho 2 – 3 nhánh bờ cung cấp máu cho
thành bên của thất trái. Trường hợp đặc biệt, ĐMLTTr và ĐM mũ có thể xuất
phát từ hai thân riêng biệt ở Động mạch chủ.

2.1.2.2 Giải phẫu động mạch vành phải


Có nguyên ủy từ xoang Valsalva trước phải.

ĐM vành phải chạy trong rãnh nhĩ thất phải. Ở đọan gần cho nhánh vào nhĩ
(động mạch nút xoang) và thất phải (động mạch phễu) rồi vòng ra bờ phải, tới
chữ thập của tim chia thành nhánh động mạch liên thất sau và quặt ngược thất
trái. Khi ưu năng trái, ĐMLTS và nhánh quặt ngược thất trái đến từ ĐM mũ

2.1.2.3 Cách gọi tên theo Nghiên cứu phẫu thuật động mạch vành
(CASS: Coronary Artery Surgery Study).
a, ĐMV phải chia làm 3 đoạn:
- Đoạn gần: ½ đầu tiên giữa lỗ ĐMV phải và nhánh bờ phải.
- Đoạn giữa: giữa đoạn gần và đoạn xa.
- Đoạn xa: từ nhánh bờ phải cho tới động mạch liên thất sau.
b, Thân chung động mạch vành trái: từ lỗ động mạch vành trái tới chỗ chia
thành ĐMLTTr và ĐMV mũ.
c, Động mạch liên thất trước chia thành 3 đoạn:
- Đoạn gần: từ chỗ chia cho tới nhánh vách đầu tiên.
- Đoạn giữa: từ nhánh vách đầu tiên cho tới nhánh chéo hai.
- Đoạn xa: từ sau nhánh chéo hai.
d, Động mạch mũ chia làm 2 đoạn:
- Đoạn gần: từ chỗ chia cho tới nhánh bờ 1.
- Đoạn xa: từ sau nhánh bờ 1.
2.2. Về lâm sàng và cận lâm sàng.
2.2.1. Định nghĩa về bệnh suy mạch vành

Mạch vành là hệ thống mạch máu bao quanh tim, làm nhiệm vụ cung cấp máu
giàu oxy và dưỡng chất cho tim hoạt động.
Suy mạch vành là bệnh lý đặc trưng bởi sự xuất hiện của các mảng xơ vữa
trong lòng mạch vành. Căn bệnh này còn được gọi là bệnh động mạch vành, xơ
vữa mạch vành hay thiểu năng vành…
2.2.2. Nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ

2.2.2.2 ) Nguyên nhân

Nguyên nhân gây suy mạch vành là do sự lắng đọng của cholesterol làm tổn
thương lớp nội mạc của động mạch vành (lớp lót bên trong thành mạch), và kích
hoạt các phản ứng viêm mạn tính của thành mạch máu. Khi đó một lượng lớn
tiểu cầu và các tế bào miễn dịch được cơ thể huy động tập trung về vị trí bị tổn
thương với mục đích làm lành vết thương. Nhưng chính những tế bào này sau đó
lại có thể bị kết dính với cholesterol và canxi, hình thành nên các mảng xơ vữa
trên thành mạch. Các mảng xơ vữa này phát triển dày lên theo thời gian và tiếp
tục làm tổn thương động mạch. Sau đó, chúng có thể bị nứt vỡ ra, tạo tiền đề
hình thành nên cục máu đông làm bít tắc hoàn toàn mạch máu và dẫn tới cơn
nhồi máu cơ tim cấp.

2.2.2.2 ) Các yếu tố nguy cơ

- Tuổi tác cao: càng lớn tuổi nguy cơ xơ vữa động mạch vành càng cao.

- Giới tính và yếu tố di truyền: nữ có nguy cơ mắc bệnh mạch vành cao sau giai
đoạn tiền mãn kinh. Gia đình có tiền sử mắc bệnh động vành thì nguy cơ trong
gia đình có nguy cơ mắc phải bệnh cao.

- Hút thuốc lá nhiều: trong thuốc lá có thành phần nicotin gây nên co mạch máu
và tổn thương động mạch vành. Theo thống kê tại bệnh viện chuyên khoa tim
mạch tỷ lệ đàn ông hút thuốc lá có nguy cơ mắc phải bệnh động mạch vành gấp
3 lần người bình thường.

- Huyết áp cao: Huyết áp chính là sát thủ thầm lặng gây nên xơ vữa động mạch
và làm hẹp lòng mạch.
- Cholesterol trong máu tăng cao: Cholesterol trong máu tăng cao làm tăng
nguy cơ hình thành các mảng xơ vữa hoặc cục máu đông.

2.2.3 Triệu chứng của bệnh suy mạch vành

2.2.3.1 . Triệu chứng cơ năng

Cơn đau thắt ngực là một trong các dấu hiệu hay gặp nhất của bệnh suy mạch
vành. Cơn đau thắt ngực với đặc điểm:

- Vị trí: sau xương ức.

- Hướng lan: xuống mặt trong cánh tay ngón tay trái, tuy nhiên nó có thể lan lên
vai ra sau lưng, lên xương hàm, răng, lên cổ.

- Tính chất đau: có thể mơ hồ kiểu như có gì chẹn ngực, co thắt hoặc là như là
có vật gì nặng đè ép lên ngực. Người bệnh hay không có cảm giác như là đau.
Lưu ý là những người bệnh mô tả điểm đau chính xác ở vùng mỏm tim, đau
nhói nóng thoáng qua thì thường không phải là đau thắt ngực do suy vành.

- Thời gian: đau ngắn và kéo dài không quá vài phút. Đau thường khởi phát sau
gắng sức, giảm và mất khi nghỉ ngơi hoặc là dùng thuốc giãn mạch.

Chúng ta cần phân biệt được 2 dạng của đau thắt ngực trong bệnh suy mạch
vành là:

- Đau thắt ngực ổn định ( còn được gọi là bệnh tim thiếu máu cục bộ mạn tính
hay đau ngực khi gắng sức) là điển hình nhất. Đau thắt ngực còn được gọi là “ổn
định” vì cơn đau xuất hiện lặp đi lặp lại với cùng một mức độ gắng sức, ít nhất
là trong cùng một hoàn cảnh.
Với cùng một cường độ gắng sức bình thường sẽ không gây đau ngực nhưng
nếu trong điều kiện bị lạnh hay xúc động mạnh có thể gây ra cơn đau.
Bệnh nhân có thể gắng sức với một mức độ bình thường nhưng khi gắng sức
đạt đến một mức độ nhất định, bệnh nhân sẽ cảm thấy đau và bệnh nhân có thể
biết trước điều đó sẽ xảy ra. Trong điều kiện thời tiết lạnh, đi ngược gió, hay ở
vùng núi cao có không khí loãng, bệnh nhân có thể bị đau ngực ở mức độ gắng
sức thấp hơn bình thường. Đau thắt ngực ổn định thường tự hết từ 1-5 phút sau
khi ngừng gắng sức.
- Đau thắt ngực không ổn định: Xuất hiện đột ngột và không thể dự đoán trước,
cơn đau có thể là dấu hiệu của nhồi máu cơ tim cấp nếu kéo dài trên 5 phút,
dùng thuốc đau thắt ngực không đỡ.
Ngoài cơn đau thắt ngực, người bệnh suy mạch vành còn có thể gặp phải một số
biến chứng như:
- Khó thở, hụt hơi.
- Vã mồ hôi lạnh.
- Chóng mặt, choáng váng.
- Mệt mỏi bất thường
- Tim đập nhanh, trống ngực.
- Chán ăn, khó tiêu, buồn nôn.

2.2.3.2 . Triệu chứng thực thể

Trong cơn có thể chẳng có gì tuy nhiên có thể có tăng tần số tim và trị số huyết
áp, nghe có thể có thổi tâm thu giữa và cuối tâm thu do loạn chức năng cơ nhú vì
thiếu máu cục bộ

2.2.3.3 . Cận lâm sàng ECG ( Điện tâm đồ)

Ghi được trong cơn đau ngực là có ích nhất qua đó cho phép thấy các biến đổi
xảy ra trong cơn suy vành: ST chênh xuống là điển hình, ngoài ra đôi khi thấy
ST chênh lên, rối loạn nhịp nhất là ngoại tâm thu thất. Ngoài cơn khi người bệnh
nghỉ ngơi ECG thấy bình thường ở 30% người bệnh có đau thắt ngực điển hình

2.2.4 Chẩn đoán bệnh suy mạch vành

2.2.4.1. Chẩn đoán xác định

- Chẩn đoán lâm sàng: Dựa trên bệnh cảnh đau ngực đặc trưng như đã mô tả ở
trên xảy ra khi gắng sức và giảm bớt sau khi nghỉ ngơi. Có thể khẳng định chẩn
đoán bằng theo dõi ECG thấy hồi phục trở về bình thường các biến đổi do thiếu
máu cục bộ hoặc bằng dùng test điều trị thử với nitroglycerin dưới lưỡi thấy
biến mất cơn đau trong vòng 1,5-3 phút. Không thấy đáp ứng giảm đau nhanh có
thể loại trừ nghi ngờ có cơn đau thắt ngực (tức là không phải đau thắt ngực do
suy vành hoặc là ngược lại là dạng nặng nhất của suy vành đó là nhồi máu cơ
tim). 

2.2.4.1. Chẩn đoán cận lâm sàng:

- Điện tim gắng sức: Giúp chẩn đoán sớm, dự hậu và theo dõi điều trị.

Kỹ thuật: Dùng xe đạp lực kế hay thảm lăn, tăng dần công mỗi 30W đối với xe
đạp hoặc dùng biểu đồ Bruce đối với thảm lăn. Cần có chuyên viên theo dõi
ECG và HA liên tục khi tiến hành. Độ nhạy của phương pháp: 60% và độ đặc
hiệu 80% trong phát hiện mạch vành. Tỷ lệ tử vong dưới 0,01%.

Chỉ định:
Chẩn đoán cơn đau thắt ngực ổn định hay cơn đau ngực không điển hình.
Bilan ở người trẻ có nhiều nguy cơ bilan bị bệnh mạch vành ổn định có hay
không điều trị.
Đánh giá hiệu quả của điều trị TMCT:
Đánh giá kết quả phẫu thuật mạch vành hay sau nông mạch vành, bilan sau nhồi
máu cơ tim vào ngày thứ 10 - 15.
Đánh giá chức năng của một số bệnh van tim (trừ hẹp van động mạch chủ).
Đánh giá chức năng của suy tim còn bù.
Tiêu chuẩn đánh giá: Được dựa vào nhiều yếu tố như: ST chênh xuống và nằm
ngang trên 1mm hoặc đi xuống trên 0,08 mm sau phức bộ QRS; ST chênh lên
(hiếm gặp); thời gian gắng sức; công tối đa đạt được; xuất hiện cơn ĐTĐ điển
hình; điện tâm đồ biến đổi trong hay sau trắc nghiệm gắng sức; huyết áp và tần
số tim; mức đạt tần số tim theo lý thuyết; xuất hiện loạn nhịp khi làm test và/
hoặc có dấu suy tim trái.
Kết quả test gắng sức gắn liền với tuổi và giới người bệnh (khó kết luận ở phụ
nữ <55 tuổi, dương giả >20% ở người < 40 tuổi trong khi giảm còn < 10% ở
người > 60 tuổi).
- Đo điện tim Holter trong 24 giờ: Một máy ghi điện tâm đồ nhỏ được gắn trên
người bệnh. Người bệnh có thể đi lại và làm việc bình thường. Máy sẽ tự động
ghi lại mọi hoạt động của tim người bệnh liên tục trong 24 giờ. Bác sĩ sẽ phân
tích các hình ảnh điện tâm đồ được ghi lại trên máy xem người bệnh có bị rối
loạn nhịp tim hay bị suy mạch vành hay không. Ngoài ra còn giúp chẩn đoán
bệnh mạch vành im lặng, chẩn đoán và theo dõi cơn ĐTN Prinzmetal, hoặc sự
gia tăng kích thích tâm thất.

- Xạ hình cơ tim
Để khẳng định chẩn đoán, phải tiêm vào tĩnh mạch một chất đồng vị phóng xạ
có khả năng tự gắn vào cơ tim khỏe mạnh ở giai đoạn cuối của trắc nghiệm gắng
sức. Sau đó, người bệnh được đặt dưới một máy đo hoạt tính phóng xạ và hình
ảnh của cơ tim của người bệnh sẽ được ghi lại, đó là xạ hình cơ tim. Hình thứ
hai được ghi sau đó vài giờ, trong khi nghỉ ngơi.
Vùng cơ tim thiếu oxy do nhánh động mạch vành tương ứng bị hẹp hay tắc sẽ
không được gắn các chất đồng vị phóng xạ và tạo ra một “khuyết xạ” trên hình
ảnh xạ vùng cơ tim ngay sau khi gắng sức. Trên hình ảnh chụp khi nghỉ ngơi,
hình “khuyết xạ” sẽ hiện diện nếu như người bệnh bị nhồi máu cơ tim
Nguyên tắc: Khảo sát sự tưới máu cơ tim vùng bằng cách so sánh sự phân bố
chất đồng vị phóng xạ Thalium 201 vào cơ tim khi đang gắng sức và sau một
thời gian tái tưới máu khi nghỉ ngơi.
Ích lợi và hạn chế: Nhạy hơn trắc nghiệm gắng sức (80%), đặc hiệu hơn (90%)
cho phép xác định vùng bị thiếu máu, đánh giá chức năng cơ tim. Giới hạn của
phương pháp: dương tính giả nếu có block nhánh trái, giá thành cao.
Chụp buồng thất bằng phóng xạ: Bơm tĩnh mạch chất Technium. Có thể đánh
giá sự co bóp từng vùng và toàn bộ thất trái cũng như chức năng tim trái.
- Siêu âm tim và Doppler:
Siêu âm cho thấy các buồng tim, thành tim, các van tim và chức năng của
chúng trong chu chuyển tim. Có thể nhìn thấy sẹo của vùng nhồi máu: vùng cơ
tim mất hoặc giảm khả năng co bóp. Tuy nhiên siêu âm tim không cho thấy hình
ảnh trực tiếp của suy mạch vành.
Phân tích sự hoạt động từng phần như giảm co bóp, không co bóp thậm chí rối
loạn co bóp khu trú, tim bất thường ở thân chung của động mạch vành như calci
hóa.
Tính chỉ số co hồi thất trái nhằm đánh giá chức năng thất trái toàn bộ.
Với Doppler giúp chẩn đoán hở van 2 lá do thiếu máu cơ tim, áp lực mạch
phổi. Các biến đổi về sự làm đầy thất, đánh giá lưu lượng động mạch khi gắng
sức và nghỉ ngơi.
Siêu âm tim gắng sức chẩn đoán thông qua việc thấy bất thường vận động
thành tim cho độ nhạy cảm chẩn đoán > 90% nếu hình ảnh tốt.
- Chụp cắt lớp động mạch vành ( Multislices CT scaner)
Máy chụp cắt lớp có tốc độ rất nhanh cho phép chụp được hình ảnh động mạch
vành của người bệnh. Máy sẽ tự động dựng lại hình ảnh hệ thống mạch vành của
người bệnh theo không gian 3 chiều. Bác sĩ sẽ phân tích các hình ảnh chụp cắt
lớp hệ động mạch vành của người bệnh xem có bị vôi hóa, bị hẹp, tắc hay
không.

- Chụp cộng hưởng từ (MRI)


Chụp cộng hưởng từ tim là một kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh có vai trò quan
trọng trong đánh giá bệnh mạch vành và là tiêu chuẩn vàng trong đánh giá chức
năng tim. Chụp cộng hưởng từ với chất đối từ rất có giá trị trong đánh giá mức
độ tưới máu của hệ thống động mạch vành sau nhồi máu cơ tim. Tín hiệu ở vùng
cơ tim có mạch máu bị tắc sẽ giảm hơn so với vùng cơ tim bình thường. Việc
đánh giá các thay đổi này sẽ giúp phát hiện vùng cơ tim bị nhồi máu, vùng cơ
tim còn sống hay đã chết và đánh giá diện tích vùng cơ tim đó.
- Chụp động mạch vành
Chụp động mạch vành sẽ giúp chẩn đoán xác định bệnh động mạch vành, đánh
giá chính xác mức độ tổn thương của hệ động mạch vành và giupws lựa chọn
phương pháp điều trị thích hợp nhất: điều trị nội khoa, can thiệp động mạch
vành qua da hay mổ bắc cầu nối chủ- vành.
2.2.4.1 Chẩn đoán phân biệt
- Đau vùng trước tim do rối loạn thần kinh thực vật: Là thường gặp trên thực
tế nhất là ở tuổi trẻ. Đau thường ở mỏm tim, không có khởi phát khi gắng sức
mà là khi nghỉ ngơi. Cơn đau có thể kéo dài hàng giờ hàng ngày. Ngoài ra có thể
kèm thêm các triệu chứng rối loạn thần kinh thực vật khác.
- Đau do bệnh cột sống - xương sườn: Viêm khớp, viêm thần kinh liên sườn.
Khám ấn đau khu trú, đau không có lan.
- Đau do bệnh đường tiêu hóa:
Đau do co thắt thực quản cũng ở sau xương ức, có kèm khó nuốt, ợ. Đôi khi lan
ra hai cánh tay và cũng giảm bớt sau khi dùng nitroglycerin. Chụp cine thực
quản cho phép chẩn đoán chính xác.
- Hội chứng trào ngược dạ dày - thực quản: Gây cảm giác nóng sau xương ức,
nặng lên khi nằm ngửa, dịu bớt sau khi dùng các thuốc kháng acide.
2.3 Phương pháp điều trị suy mạch vành

2.3.1 Nguyên tắc điều trị

Cải thiện các yếu tố nguy cơ: Đây là biện pháp hàng đầu có giá trị vì ít tốn
kém, áp dụng được cho các đối tượng giàu/nghèo nhưng đòi hỏi sự quyết tâm và
cộng tác của bệnh nhân. Cụ thể như vệ sinh đời sống và chế độ ăn uống giảm
mỡ, tập luyện thể dục đi bộ, bơi lội, đi xe đạp, tránh stress, theo dõi, khám bệnh,
xét nghiệm lipid đều đặn, làm trắc nghiệm gắng sức hằng năm.
2.3.2 Điều trị căn nguyên:
Nếu biết được. Tuy có khả năng cải thiện rõ nhưng chỉ áp dụng trong những cá
nhân, đơn vị có điều kiện kinh tế cao. Ví dụ: điều trị xơ vữa động mạch bằng các
thuốc giảm mỡ, điều trị phẫu thuật với các tổn thương van tim bẩm sinh hay mắc
phải.
2.3.3 Điều trị cụ thể
2.3.3.1 Điều trị nội khoa:
- Các thuốc làm giảm mức tiêu thụ oxy của cơ tim:

Ngược lại với hầu hết các giường mạch máu khác, việc lấy oxy của cơ tim gần
tối đa khi nghỉ, trung bình khoảng 75% lượng oxy có trong máu động mạch.
Khả năng lấy thêm oxy để tăng cung cấp oxy bị hạn chế trong hoàn cảnh hoạt
hóa thần kinh giao cảm và thiếu máu cơ tim dưới nội tâm mạc cấp tính. Hơn
nữa, phân áp oxy máu tĩnh mạch (PvO2) chỉ có thể giảm từ 25 xuống khoảng 15
torr. Do vậy tăng tiêu thụ oxy của cơ tim chủ yếu được đáp ứng bằng cách tăng
lưu lượng vành. Bên cạnh đó, khả năng cung cấp oxy còn bị ảnh hưởng trực tiếp
bởi phân áp oxy máu động mạch ( PaO2) tương ứng với nồng độ hemoglobin và
bão hòa oxy máu động mạch cùng với một lượng nhỏ oxy hòa tan trong huyết
tương.

Các yếu tố chính quyết định đến sự tiêu thụ oxy của cơ tim là tần số tim, áp
lực tâm thu ( hay sức căng của thành cơ tim) và sự co bóp tâm thất trái. Khi tăng
gấp đôi một trong số các yếu tố này thì cần tăng khoảng 50% lưu lượng vành.
Trên thực nghiệm, diện tích áp lực- thể tích tâm thu tỷ lệ với công của tim và
liên quan tuyến tính với sự tiêu thụ oxy của cơ tim. Nhu cầu oxy cơ bản của cơ
tim ( khoảng 15% lượng tiêu thụ oxy khi nghỉ) để duy trì chức năng chính của
màng tế bào và hoạt động điện học khá thấp.
- Các thuốc làm giảm tiền gánh

(Tiền gánh thể hiện bằng thể tích của máu trong tâm thất cuối thì tâm trương.
Hay nói một cách khác đi, tiền gánh chính là lượng máu đổ về tâm thất cuối thời
kỳ tâm trương): giảm tiền gánh sẽ giúp giảm gánh nặng hay giảm công co bóp
của tế bào cõ tim do vậy giảm được mực tiêu thụ ôxy của cơ tim Các thuốc này
gồm chủ yếu là các dẫn chất của nitrat (có 2 loại nitrat chủ yếu: tác dụng nhanh
và tác dụng chậm, kéo dài trong đó một số biệt dược được sử dụng chủ yếu
như nitroglycerin viên ngậm dưới lưỡi hay lọ xịt hoặc miếng dán trước ngực;
dạng viên như lenitral, nitromin, imdur...). Cơ chế tác động của các nitrat có thể
tóm tắt như sau:

+ Giảm nhu cầu ôxy cơ tim do làm giãn tĩnh mạch ngoại vi là chính, dẫn đến
giảm lượng máu trở về tim nên giảm tiền gánh. Thuốc cũng làm giãn các tiểu
động mạch dẫn đến giảm sức cản ngoại vi, giảm hậu gánh và như vậy làm giảm
công của cơ tim...

+ Cải thiện tưới máu cơ tim do làm giãn động mạch vành, chống co thắt nhưng
chỉ ở những động mạch chưa bị xơ cứng, phân bố lại máu trong các lớp cơ tim
có lợi cho lớp dưới nội tâm mạc, phát triển tuần hoàn bàng hệ.

- Các thuốc làm giảm hậu gánh

(Hậu gánh chính là lực cản mà cơ tim gặp phải khi tống máu đến các cơ quan tổ
chức của cơ thể, trong đó có vai trò quan trọng nhất của sức cản ngoại vi): gồm
các thuốc làm giãn tiểu động mạch, dẫn đến giảm sức cản ngoại vi, do vậy giảm
được công của tim nên giảm lượng tiêu thụ ôxy của tế bào cơ tim. Gồm các
thuốc như chẹn kênh calci, nitrat (như đã kể trên), ức chế thụ thể bêta giao
cảm...

- Các thuốc làm giảm sức co bóp cơ tim

Do vậy làm giảm mức tiêu thụ oxy của cơ tim: như các chất ức chế thụ thể
bêta giao cảm (một số thuốc như propranolol bisoprolol, metoprolol, atenolol...),
các thuốc chẹn kênh calci (verapamil, diltiazem).

- Các thuốc làm giảm nhịp tim: các chất ức chế thụ thể bêta giao cảm, các thuốc
chẹn kênh calci, amiodaron.

- Các thuốc làm phân bố lại máu có lợi cho vùng cơ tim bị thiếu oxy:

Do trong các lớp cơ tim, lớp dưới nội tâm mạc (tức là lớp cơ nằm sát với buồng
chứa máu của tim) bị áp lực của tim trực tiếp do vậy rất dễ bị thiếu máu so với
lớp dưới ngoại tâm mạc (là lớp cơ ngoài cùng). Một số thuốc, đặc biệt là dẫn
chất nitrat, các chất ức chế thụ thể bêta giao cảm có tác dụng làm thay đổi sự
phân phối máu giữa các cơ dưới nội và ngoại tâm mạc. Tạo điều kiện cho lớp
dưới nội tâm mạc được ưu tiên phân phối máu nhiều hơn nhờ vào những cơ chế
khác nhau. Do vậy làm cải thiện được tình trạng thiếu máu cơ tim ở lớp dưới nội
tâm mạc.

- Các thuốc làm tăng cung cấp lượng oxy cho tim:

Tăng cung cấp oxy, nghĩa là phải tăng cường lượng máu đến tế bào cơ tim hay
nói cách khác là làm tăng cung lượng máu của động mạch vành. Đó chính là vai
trò của các thuốc làm giãn động mạch vành Khi động mạch vành giãn ra có thể
sẽ xảy ra hiện tượng vùng tế bào cơ tim lành, do động mạch vành còn tốt nên
giãn nhiều hơn gây nên hiện tượng "cướp máu" của vùng cơ tim bị thiếu
máu làm vấn đề thiếu máu lại trở nên nghiêm trọng hơn. Tuy nhiên, những
khuyến cáo gần đây nhất về điều trị bệnh thiếu máu cơ tim vẫn nêu lên tác dụng
tốt của các thuốc giãn mạch vành, do vậy thuốc vẫn được chỉ định điều trị
cho các bệnh nhân thiếu máu cơ tim Nhóm thuốc này chủ yếu là các dẫn chất
của nitrat, dipyridamol.

- Các thuốc bảo vệ tế bào cơ tim bị thiếu máu:

Thuốc này có tác dụng bảo vệ chức năng của ty lạp thể (là nơi cung cấp năng
lượng cho tế bào cơ tim hoạt động) do vậy kéo dài được thời gian chịu đựng
thiếu ôxy của các tế bào cơ tim. Nhiều nghiên cứu gần đây đã cho thấy, nhóm
thuốc này có tác dụng làm giảm số cơn đau thắt ngực và tăng khả năng gắng sức
của bệnh nhân. Biệt dược được dùng rất phổ biến hiện nay là vastarel (hoạt chất
trimetazidin).

Ngoài các thuốc tác động trực tiếp lên cơ tim bị thiếu máu ngày nay, người ta
ngày càng chú trọng đến vai trò của thành mạch và tiểu cầu trong cơ chế bệnh
sinh của hội chứng mạch vành cấp, một diễn biến cấp tính và nguy hiểm của
bệnh suy mạch vành. Nguyên nhân là do sự nứt hoặc đứt gãy của mảng vữa xơ
động mạch vành, giải phóng các yếu tố tăng đông, hoạt hóa tiểu cầu và nhanh
chóng hình thành cục máu đông gây nên tắc một phần hoặc hoàn toàn động
mạch vành cấp tính. Chính vì vậy, trong điều trị suy mạch vành, không thể
không nhắc đến 2 nhóm thuốc: các thuốc chống kết tập tiểu cầu và các thuốc có
tác dụng làm ổn định hay thoái triển mảng vữa xơ động mạch.

+ Các thuốc chống kết tập tiểu cầu: đai diện là aspirin và các dẫn chất của
thienopyridin, có tác dụng ngăn chặn không cho tiểu cầu kết dính vào tổn
thương động mạch vành và kết dính với nhau, do vậy, ngăn cản sự hình thành
cục máu đông gây tắc nghẽn động mach vành.
+ Các nghiên cứu cho thấy, dùng nhóm statin có thể giảm tiến triển vữa xơ động
mạch ở mọi giai đoạn do làm giảm LDL-C phục hồi chức năng nội mạc, giảm
phản ứng viêm giảm biến cố thiếu máu cục bộ, ổn định mảng vữa xơ dễ vỡ và
do đó giảm các biến cố tim mạch trên những bệnh nhân có bệnh động mạch
vành Đối với thuốc rosuvastatin, nghiên cứu còn cho thấy tác dụng giảm kích
thước và thể tích mảng vữa xơ động mạch vành.

2.3.3.2 Phương pháp can thiệp và phẫu thuật

Can thiệp ngoại khoa giúp khơi thông lòng mạch, cải thiện dòng máu tới tim,
thường được áp dụng cho những trường hợp mạch vành bị tắc hẹp nặng, không
đáp ứng với thuốc điều trị hoặc mảng xơ vữa không ổn định, nguy cơ nhồi máu
cơ tim cao. Tuy nhiên, các phương pháp này tiềm ẩn nhiều rủi ro, vì vậy thường
chỉ được cân nhắc khi thật sự cần thiết.

- Nong mạch và đặt stent mạch vành: Là phương pháp sử dụng một giá đỡ động
mạch (stent), đặt cố định vào vị trí động mạch vành bị tắc hẹp để mở rộng lòng
mạch.

- Phẫu thuật bắc cầu mạch vành: Trong phương pháp này một đoạn mạch khỏe
mạnh được dùng để làm “cầu nối” bắc qua đoạn mạch vành bị tắc hẹp.

Bệnh suy mạch vành có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng, ảnh hưởng
nặng nề đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống. Hiểu rõ về bệnh, tuân thủ phác
đồ điều trị, kết hợp lối sống khoa học sẽ giúp người bệnh có được cuộc sống
khỏe mạnh.

2.3.3.3 Chế độ ăn uống, tập luyện khoa học


Thay đổi lối sống có ý nghĩa quan trọng, quyết định phần lớn đến hiệu quả điều
trị bệnh:
- Không hút thuốc lá và tránh xa môi trường có khói thuốc.
- Ăn uống lành mạnh: Không uống rượu bia, giảm cholesterol, muối, đường.
Nên tăng lượng rau xanh, quả tươi, cá, ngũ cốc nguyên hạt…
- Luyện tập thể thao đều đặn, hợp lý: Đi bộ 30 phút mỗi ngày và tối thiểu 5
ngày/ tuần là bài tập đơn giản, dễ thực hiện nhưng mang lại hiệu quả cao cho
người bệnh.
- Hạn chế căng thẳng, mệt mỏi tinh thần.
2.4 Chăm sóc người bệnh suy mạch vành

2.4.1. Nhận định

Tùy theo tình trạng hiện tại của người bệnh có cơn đau thắt ngực điển hình
hoặc ở thể không điển hình mà điều dưỡng nhận định tình trạng , thường người
bệnh có các biểu hiện sau:
- Cắt cơn đau thắt ngực: Thời gian xuất hiện cơn đau kéo dài một vài giây
đến vài phút, sau bữa ăn hoặc sau thời gian tập trung trí tuệ cao, hoặc hoạt
động gắng sức của người bệnh trước lúc xuất hiện cơn đau
- Đau: Đột ngột hoặc từ từ, đau như bị bóp chặt tim, đè nặng trước ngực
- Đường lan của đau: Đau ngang ngực, lan lên vai trái, có cảm giác nặng
cùng trước tim, tê dại tay trái
- Ngoài ra người bệnh còn đau đầu, buồn nôn, đánh trống ngực hồi hộp, lo
âu, vã mồ hôi
- Cần hỏi người bệnh: đã dùng thuốc gì, thời gian dùng thuốc, tác dụng sau
khi dùng thuốc.
- Hỏi bệnh sử đau ngực: bệnh tim mạch huyết áp?

+ Có vữa xơ động mạch không? (khám mạch máu).

+ Có suy tim không ?


+ Có lần nào bị nhồi máu cơ tim ?
2.4.2. Kế hoạch chăm sóc
Sau khi nhận định, điều dưỡng xác định các nhu cầu cần phải chăm sóc người
bệnh để đáp ứng kịp thời với bệnh, các nhu cầu cần xếp theo thứ tự ưu tiên
như sau:

- Chăm sóc về tinh thần


- Giảm đau
- Thực hiện các y lệnh như: các xét nghiệm, thuốc các thủ thuật.
- Theo dõi các dấu hiệu sinh tồn và các dấu hiệu bất thường.
- Thực hiện chăm sóc: Chế độ dinh dưỡng, chế độ sinh hoạt, vệ sinh thân
thể.
- Giáo dục sức khỏe
2.4.3. Thực hiện chăm sóc theo kế hoạch
2.4.3.1 Chăm sóc về tinh thần cho người bệnh

- Trấn an người bệnh để họ giảm bớt lo lắng, sợ hãi của cơn đau gây nên.
- Điều dưỡng thường xuyên có mặt ở cạnh họ để họ yên tâm.
- Người bệnh cần được nằm nghỉ ngơi tuyệt đối tại giường
- Buồng bệnh phải yên tĩnh, hạn chế người đến thăm.
2.4.3.2 Giảm đau

Điều dưỡng viên khi chăm sóc, nâng đỡ người bệnh cần phải nhẹ nhàng
tránh những động tác thô bạo gây nên cơn đau ( ví dụ: nâng đỡ khi uống
thuốc, khi cho ăn, vệ sinh than thể cho người bệnh, nằm thư thế phù hợp với
người bệnh cũng làm giảm đau)

2.4.3.3 Thực hiện các y lệnh

- Điều dưỡng bình tĩnh, khẩn trương thực hiện chính xác các y lệnh như:
thực hiện thuốc tiêm, truyền, thuốc uống.
- Khi cho người bệnh uống thuốc điều dưỡng cần phải cho nằm tại giường,
phải theo dõi mạch và huyết áp trước khi thực hiện y lệnh
- Theo dõi sát người bệnh để phát hiện kịp thời những dấu hiệu sớm dẫn đến
cơn đau
- Theo dõi cơn đau, thời gian đau, tính chất đau, sau cơn đau và các biến
chứng của bệnh.
- Theo dõi về giấc ngủ của người bệnh, tinh thần và sự ăn uống
- Theo dõi số lượng nước tiểu trong ngày.
- Theo dõi cơ thể và gọi ngay bác sĩ nếu có triệu chứng sau khi đặt stent như:

+ Đau ngực trên 5 phút, dù dùng thuốc hay nghỉ ngơi cũng không bớt

+ Rối loạn nhịp tim, khó thở

+ Có vấn đề bất thường ở vị trí luồn ống thông như tê đột ngột, yếu cơ, chảy
máu
+ Có dấu hiệu của nhồi máu cơ tim như đau/khó chịu/bóp nghẹt vùng
thượng vị, lưng, hàm, cổ, vai trái và cánh tay

+ Sốt sau khi đặt stent

+ Đổ mồ hôi lạnh hay choáng váng, té xỉu

+ Buồn nôn, nôn.

2.4.3.4 Các hành động chăm sóc

- Chế độ sinh hoạt: quy định chế độ nghỉ ngơi hợp lý, có chế độ luyện tập
vận động đã được quy định khi tình trạng cho phép, không được hút thuốc
lá….
- Vệ sinh thân thể: khi người bệnh còn ở giai đoạn nhẹ, có thể hướng dẫn
cho gia đình tự vệ sinh hàng ngày cho người bệnh như vệ sinh răng miệng
lau người và chân tay, vệ sinh bộ phận sinh dục, thay quần áo cho người
bệnh , thay ga trải giường hàng ngày…. Nếu tình trạng người bệnh nặng
điều dưỡng phải thực hiện chăm sóc vệ sinh hàng ngày cho người bệnh.
- Dinh dưỡng:
+ Đủ lượng Kcal (2400 Kcal/ ngày); chế độ ăn với người tăng huyết áp và
tăng mỡ máu.
+ Tuyệt đối không được uống rượu, thức ăn phải đảm bảo hợp vệ sinh, chế
biến hợp khẩu vị người bệnh yêu cầu, nên cho người bệnh ăn ít một mỗi
bữa tránh thức ăn ôi thiu để đề phòng tiêu chảy.

* Chế độ ăn của người bệnh suy mạch vành


Người bệnh mạch vành nên ăn những loại thực phẩm
- Giàu chất xơ
Chế độ ăn giàu chất xơ giúp làm giảm cholesterol xấu, giảm cân và duy trì cân
nặng. Bởi chất xơ ở lại trong dạ dày lâu hơn các loại thực phẩm khác, nên có
cảm giác no lâu, giúp bạn ăn ít hơn. Chất xơ cũng đẩy nhanh quá trình chuyển
chất béo qua đường ruột, nhờ đó giúp cơ thể ít hấp thu chất béo hơn.

- Chọn thức ăn chống viêm, giảm cholesterol máu


Các nghiên cứu chỉ ra rằng, thay vì tập trung vào chế độ ăn giảm chất béo để
giảm mỡ, ăn nhiều những thực phẩm giảm viêm tốt cho thành mạch, hiệu quả
với những ai đang mắc bệnh mạch vành. Bởi yếu tố viêm mới là căn nguyên sâu
xa h́ nh thành nên mảng xơ vữa gây bít tắc lòng mạch.
Thực phẩm chống viêm có chứa nhiều chất chống oxy hóa và các chất dinh
dưỡng thực vật giúp tăng cường chức năng của hệ thống miễn dịch bao gồm:
+ Rau: Tất cả các loại rau, tốt nhất là củ cải đường, cà rốt, rau cải, bông cải
xanh, súp lơ, cải xoăn, rau lá xanh, hành tây, đậu hà lan, rau xà lách, nấm, rau
biển, các cây họ bí…
+ Trái cây: Tất cả các loại trái cây, đặc biệt là cam quýt, bưởi… Nếu bạn bị
tiểu đường, nên hạn chế trái cây ngọt như mít, sầu riêng, vải, nhãn… Nên chọn
măng cụt, thanh long, kiwi, ổi, táo xanh…
+ Các loại thảo mộc và gia vị như húng quế, ớt, bột cà ri, gừng, hương thảo,
cỏ xạ hương, bột quế, củ nghệ…
+ Trà xanh, trà ô long, trà đen
+ Các sản phẩm sữa tươi đã tách béo, sữa chua không đường

- Chất béo nên ăn:


Chất béo không bão hòa đơn hoặc đa là tên chung cho nhóm chất béo tốt cho
sức khỏe, giảm nguy cơ mắc bệnh tim và cải thiện cholesterol của cơ thể. Axit
béo omega 3 từ cá hồi, các trích, hạt lanh, cải xoăn, rau chân vịt, quả óc chó…
nên bổ sung hàng ngày. Các nguồn chất béo tốt khác có trong dầu oliu, dầu hạt
hướng dương, quả hạch và quả bơ.

- Ăn hạn chế muối


Ăn muối làm tăng huyết áp. Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ khuyến cáo không nên
ăn nhiều hơn một thìa cà phê muối mỗi ngày cho người lớn.
Sau đây là cách giúp người bệnh cắt giảm lượng muối ra khỏi chế độ ăn hàng
ngày:
+ Giảm thực phẩm đóng hộp hoặc chế biến sẵn
+ Sử dụng các loại gia vị cho hương vị thay vì muối: Húng quế, húng tây,
hẹ, quế chi… có thể thay thế cho muối.
+ Kiểm tra nhãn đóng gói trước khi mua: Khi chọn đồ gia vị và thực phẩm
đóng gói, nên đọc kỹ nhãn và lựa chọn thực phẩm không chứa natri, hoặc
hàm lượng natri thấp.
+ Không sử dụng nước chấm trong các bữa ăn
+ Tránh xa các món kho hoặc đồ muối như dưa, cà.
Những loại thực phẩm người bệnh suy mạch vành không nên đụng đến
- Chất béo nên tránh:
Chất béo chuyển hóa và chất béo bão hòa làm tăng mức cholesterol xấu, tăng
nguy cơ đột quỵ, nhồi máu cơ tim. Chất béo này có nhiều trong thực phẩm chế
biến sẵn, đồ ăn đóng hộp, mì tôm, nội tạng động vật,…

- Thức ăn nhanh: Những loại thức ăn nhanh như gà rán, hamburger, đồ chiên...


là nguyên nhân gây rối loạn cholesterol, làm tăng nguy cơ xuất hiện thêm những
điểm tắc hẹp mới do chứa nhiều chất béo xấu (chất béo chuyển hóa).

- Thịt chế biến sẵn: Nghiên cứu cho thấy các món thịt đã qua chế biến như thịt
xông khói, xúc xích… có khả năng tăng nguy cơ bệnh tim mạch do chứa nhiều
chất béo trans và muối. Vốn dĩ người mắc bệnh mạch vành đã có huyết áp cao,
việc giảm muối, giảm cholesterol là điều cần thiết tránh làm bệnh tim mạch trầm
trọng hơn. 

- Nội tạng động vật và da của gia cầm: Nội tạng động vật bao gồm: tim, gan,
lòng, óc rất giàu cholesterol không có lợi cho người bệnh tim mạch, làm tăng
nguy cơ xơ vữa mạch.  Đặc biệt da của gia cầm chứa nhiều chất béo bão hòa, do
vậy khi ăn thịt gia cầm người bệnh cần bỏ da.

- Nước luộc thịt, hầm xương: Chất béo bão hòa có rất nhiều ở trong tủy xương,
nước luộc thịt (kể cả thịt nạc có màu đỏ). Vì thế, những người bệnh tim mạch,
đặc biệt là những người bệnh mạch vành không nên sử dụng.
Ngoài các thực phẩm trên, sữa chưa tách bơ (Sữa nguyên kem) cũng chứa nhiều
chất béo, do vậy người bệnh nên sử dụng hạn chế. Thay vào đó, nên sử dụng các
loại sữa ít chất béo, tốt nhất là sữa đậu nành.
- Thức ăn, đồ uống ảnh hưởng tới một số thuốc điều trị
Một số loại thức ăn, đồ uống, thực phẩm bổ sung người bệnh nên tránh dùng
chung với thuốc do có thể gây làm chậm, giảm hoặc tăng cường hấp thu thuốc:
+ Sản phẩm có chứa cam thảo; nhân sâm làm tăng nguy cơ chảy máu, xuất huyết
dưới da
+ Thực phẩm giàu vitamin K như rau cải, bông cải xanh, cần tây… tăng đông
máu, giảm tác dụng của thuốc chống đông.
+ Nước bưởi chùm tăng độc tính của nhóm thuốc hạ mỡ máu statin (nhóm thuốc
hay được chỉ định sử dụng trong bệnh mạch vành)
+ Thức uống có cồn như rượu tăng gánh nặng cho gan, làm tăng men gan ảnh
hưởng tới chuyển hóa thuốc điều trị.
- Loại bỏ chất kích thích ra khỏi chế độ ăn uống
Hút thuốc lá cho dù thụ động hay chủ động cũng làm tăng nguy cơ co thắt
vành, gây xơ vữa mạch vì thế người bệnh đặt stent mạch vành cần ngưng hút
thuốc lá. Ngoài ra, một số đồ uống có gas hoặc chứa cafein hoặc chứa các chất
kích thích đều có thể làm tăng nhịp tim không có lợi cho người bệnh tim
mạch. Trái tim vốn đã tổn thương và cần được điều chỉnh nhịp ổn định, nhóm
thực phẩm kích thích sẽ khiến tình trạng trở nên trầm trọng hơn.
2.4.3.5 Vận động trị liệu

Thay đổi tư thế, xoa nhẹ nhàng vùng tì đè để mạch máu được lưu thông.
Trường hợp nhẹ khuyến khích người bệnh tự xoa bóp và làm một số động tác ở
các chi, nhất là hai chân để cho mạch máu ngoại vi về tim dễ dàng, giảm bớt các
nguy cơ gây tắc nghẽn mạch, vận động nhẹ nhàng (không gây mệt nhọc) lúc
hoàn cảnh cho phép.
2.4.3.6. Giáo dục sức khỏe cho người bệnh và gia đình người bệnh

- Hướng dẫn người bệnh phải học cách thích nghi mọi hoạt động như đi lại,
sinh hoạt, lao động để cơ tim dần dần phù hợp
- Tránh lạnh, tránh xúc động quá mức.
- Giải thích để người bệnh hiểu khi có dấu hiệu đau không được gắng sức mà
phải dừng hoạt động nếu như đã biết bệnh từ trước, cần phải phòng tránh
không để xảy ra cơn đau , phải luôn mang thuốc bên người.
- Có chế độ nghỉ ngơi, luyện tập phù hợp.
- Có kế hoạch làm việc cho phù hợp với tình trạng sức khỏe.
- Khám sức khỏe định kỳ.
2.4.4.4. Đánh giá
Người bệnh được đánh giá là chăm sóc tốt khi biểu hiện:

- Người bệnh yên tâm, không quá lo lắng về bệnh tật.


- Các dấu hiệu sinh tồn dần dần đi vào ổn định.
- Đỡ đau hoặc các yếu tố làm khởi phát cơn đau được loại bỏ.
- Không có biến chứng, đặc biệt là biến chứng nhồi máu cơ tim
- Thuốc điều trị được thực hiện theo đúng y lệnh.
- Người bệnh và gia đình được hướng dẫn về cách phòng tránh xuất hiện cơn
đau khi tái phát.
- Ăn thấy ngon miệng và ăn theo chế độ ăn hướng dẫn của cán bộ y tế.
- Tránh stress, tránh hút thuốc lá, không uống rượu.
- Không để xảy ra các biến chứng.
- Tư tưởng yên tâm điều trị, thực hiện theo sự hướng dẫn của cán bộ y tế về
ăn uống, nghỉ ngơi, thực hiện thuốc men, có kiến thức về y học để phòng
bệnh tiến triển khi ra viện.
- PHẦN NÀY ĐỂ BÀN LUÂN. SO SÁNH KHÔNG NÊU TỪNG BỆNH
ÁN . QUA THỜI GIAN THỰC TẬP TẠI KHOA TIM MẠCH BỆNH
VIỆN TỈNH PHÚ THỌ CÓ MỘT SỐ NGƯỜI BỆNH BỊ SUY MẠCH
VÀNH BIỂU HỆN GIỐNG VÀ KHÁC VỀ TRIỆU CHỨNG VỀ CHẨN
ĐOÁN , ĐIỀU TRỊ
2.5. Một số bệnh án nội khoa tại bệnh viện
2.5.1 Bệnh án nội khoa bệnh nhân số 1

- Hà Thị Thiện sinh năm 1952 quê ở Phú Thọ. Bệnh nhân vào viện tháng 5
năm 2020 với lý do Đau ngực.
- Qua thăm khám và hỏi bệnh tôi thấy:
+ Người bệnh có tiền sử đau thắt ngực ( Đau ngực không ổn định), đã điều
trị nhiều lần. Ngày nay đau tức ngực (T) nhiều, chưa điều trị gì vào viện.
Khám toàn thân
+ Toàn thân: ý thức, da niêm mạc, tuyến giáp, hệ thống hạch, vị trí, kích
thước, số lượng, di động vv… Bình thường

+ Chỉ số sinh tồn: Mạch 70 lần/ph


Nhiệt độ 37độ C
Huyết áp 120/60mmHg
Nhịp thở 20 lần/phút
Cân nặng 53 kg
- Qua siêu âm tim, chụp cộng hưởng từ, chụp động mạch vành cho thấy
người bệnh có vị trí tổn thương LAD I-II. Chẩn đoán hình ảnh chụp ĐMV:
Hẹp 70% LAD I-II.
- Người bệnh đã được phẫu thuật Nong ĐMV, Đặt giá đỡ ĐMV (stent)
thành công

Sau khi Nong ĐMV, Đặt giá đỡ ĐMV (stent) người bệnh đã được sử dụng
thuốc theo y lệnh của bác sĩ.
* Điều dưỡng thực hiện:
a, Chăm sóc người bệnh sau phẫu thuật: Theo dõi dấu hiệu sinh tồn, hướng dẫn
người bệnh nghỉ ngơi, ăn uống, vận động nhẹ nhàng… Nếu có bất thường gọi
bác sĩ ngay.

b, Chăm sóc vết thương hở sau phẫu thuật

Tại vị trí đưa stent vào cơ thể sẽ để lại vết thương do phải luồn ống thông qua
động mạch động mạch đùi ở vùng háng hoặc động mạch quay ở cánh tay. Nếu
không biết cách chăm sóc người bệnh sẽ rất dễ bị nhiễm trùng và lâu lành.
Những lưu ư cần biết trong quá tŕnh chăm sóc bệnh nhân sau đặt stent:

- Vệ sinh vết thương: Điều dưỡng nên giúp người bệnh vệ sinh vết thương ít
nhất một lần mỗi ngày
- Tháo băng gạc vào buổi sáng:  Làm ẩm miếng gạc rồi tháo ra.
- Rửa vết thương ít nhất 1 lần mỗi ngày bằng nước muối hoặc nước sát
trùng: Có thể dùng pank kẹp gạc đã qua vô khuẩn lau bằng cách chấm nhẹ
nhàng, không chà xát vết thương.
- Dùng băng dán cá nhân để che phủ vết thương: Thông thường, vết thương
sẽ có màu đen và xanh trong vài ngày đầu, có thể sưng, hơi hồng và xuất
hiện cục u nhỏ.
+ Giữ vết thương khô ráo: Điều dưỡng cần nhắc người bệnh cố gắng giữ
vết thương khô ráo, trừ khi tắm.

+ Cẩn thận với các loại thuốc bôi: Không bôi kem, thuốc mỡ hay bất kỳ
thứ gì lên vết thương.

+ Mặc quần áo rộng rãi: Hãy chọn những bộ quần áo có chất liệu mềm
mại và độ rộng vừa phải để người bệnh luôn cảm thấy thoải mái.

+ Hạn chế tiếp xúc với nước: Không ngâm mình trong bồn tắm, đi bơi
trong một tuần sau phẫu thuật.

c, Nhắc người bệnh dùng thuốc đúng hướng dẫn

Một vấn đề rất quan trọng đối với người chăm sóc là cần chú ý cho người bệnh
sử dụng thuốc chống đông đúng cách, đúng liều lượng. Bởi sau đặt stent mạch
vành, người bệnh cần sử dụng thuốc chống đông để phòng huyết khối (bao gồm
huyết khối sớm và huyết khối muộn), ngăn ngừa tái tắc hẹp sau can thiệp, giảm
thiểu nguy cơ đau tim, nhồi máu cơ tim.

Trong một số trường hợp bệnh nhân bị nhiễm trùng vết mổ sau đặt stent sẽ có
biểu hiện sốt. Nếu người bệnh sốt cao điều dưỡng cần báo lại luôn cho bác sĩ để
tìm ra giải pháp khắc phục sớm nhất để không ảnh hưởng tới người bệnh.

d, Hướng dẫn người bệnh, người nhà người bệnh chế độ ăn hợp lý cho người
bệnh

- Bổ sung trái cây và rau xanh vào thực đơn để giúp người bệnh nhanh lành
vết thương
- Bổ sung chất đạm (Protein): Người bệnh nên ăn lượng vừa phải thịt nạc,
thịt gà bỏ da, trứng, đậu phụ; mỗi tuần nên ăn 2 bữa có các loại cá như cá
hồi, cá thu hoặc cá mòi để cung cấp cho cơ thể nhiều chất béo omega-3 có
lợi cho tim. Ngoài ra, bạn cần tránh thịt có màu đỏ như thịt bò, thịt chó…
để tránh làm tăng cholesterol và làm nặng thêm tình trạng xơ vữa mạch
vành.
- Chất béo: Nên sử dụng chất béo dễ tiêu (chất béo chưa bão hòa) như dầu
thực vật (dầu ô liu, hướng dương, dầu cải…) hoặc các từ các loại hạt, bơ,
dầu cá; hạn chế tối đa mỡ động vật, đồ ăn nhanh.
- Chất xơ: Bổ sung vào thực đơn cho người đặt stent mạch vành nhiều trái
cây tươi và rau xanh.
- Nước lọc: Người bệnh nên uống nhiều nước, sữa phù hợp và hạn chế chất
kích thích, đồ uống có đường. Sau khi đặt stent, nếu người bệnh ăn uống
trở lại được thì điều dưỡng, người nhà người bệnh hãy khích lệ họ uống 8 –
10 ly nước mỗi ngày để tăng đào thải các thuốc gây mê, gây tê. Ngoài
nước, bệnh nhân cũng nên uống sữa ít béo, sữa chua, sữa không đường
hoặc tốt nhất là uống sữa đậu nành.

f, Khích lệ người bệnh tập thể dục

- Sau khi đặt stent mạch vành, bệnh nhân nên nghỉ ngơi hoàn toàn trong
vòng 1 tuần, sau đó mới bắt đầu tập thể dục vừa sức. Cách vận động đơn
giản nhất là đi bộ, người bệnh nên đi bộ 30–60 phút mỗi ngày và 5 buổi
mỗi tuần. Ngoài ra, người bệnh cũng có thể chơi golf hoặc cầu lông nhưng
không nên chơi môn thể thao mạnh như tennis.
- Để giúp người bệnh duy trì thói quen vận động, bạn có thể thu xếp thời
gian cùng tập luyện mỗi ngày. Đây cũng là một bí quyết giúp kiểm soát
huyết áp, cân nặng và lượng cholesterol, giữ trạng thái thư giãn, tránh áp
lực, căng thẳng.

2.5.2 Bệnh án nội khoa bệnh nhân số 2


Bệnh nhân Nguyễn Thị Mão, sinh năm 1952, quê ở Phú Thọ. Bệnh nhân vào
viện tháng 5 năm 2020 với lý do Đau đầu, đau cổ gáy, đau ngực, nuốt nghẹn.

- Qua thăm khám và hỏi bệnh tôi thấy:


+ Người bệnh có tiền sử đau thắt ngực ( Đau ngực không ổn định), suy tim.
- Khám toàn thân
+ Toàn thân: ý thức, da niêm mạc, tuyến giáp, hệ thống hạch, vị trí, kích
thước, số lượng, di động vv… Bình thường
+ Chỉ số sinh tồn: Mạch 80 lần/ph
Nhiệt độ 37độ C
Huyết áp 120/80mmHg
Nhịp thở 22 lần/ph
Cân nặng 42 kg
- Qua siêu âm tim, chụp cộng hưởng từ, chụp động mạch vành cho thấy
người bệnh có vị trí tổn thương rất nặng 3 thân động mạch vành. Chẩn
đoán hình ảnh chụp ĐMV:
+ Thân chung ĐMV trái (left main): Xơ vữa
+ ĐM liên thất trước (LAD): Hẹp lan tỏa (mạch nhỏ) 70-80% đoạn 2-3
+ ĐM mũ (Lcx): Tắc hoàn toàn mạn tính đoạn 2
+ DDMV phải (RCA) Hẹp 80% đoạn 1-2, tắc hoàn toàn mạn tính đoạn 3

Người bệnh được phẫu thuật Nong ĐMV, Đặt giá đỡ ĐMV (stent) thành
công.
Tuy nhiên tỉ lệ thành công của bệnh nhân số 2 so với bệnh nhân số 1: tỉ lệ
thành công không cao, phẫu thuật khó hơn bệnh nhân số 1 ( khó phẫu thuật hơn
bởi vì người bệnh số 2 mức độ tổn thương mạch vành lớn hơn + suy tim).

CHƯƠNG III: KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN

3.1 Xu hướng phát triển và đặc điểm dịch tễ của bệnh suy mạch vành.
Bệnh mạch vành là một bệnh rất thường gặp trong số các bệnh tim mạch ở
các nước phát triển. Theo nhiều chuyên gia dự đoán hiện có khoảng 13 triệu
người Mỹ và 20 triệu người châu Âu mắc bệnh này. Hiện nay, ở Việt Nam có
khoảng 9% bệnh nhân nội trú tại Viện Tim mạch Việt Nam, Bệnh viện Bạch
Mai mắc bệnh động mạch vành, trong khi vào những năm 80 của thế kỷ 20, tỷ lệ
đó chỉ xấp xỉ 1%. Điều tra dịch tễ học về tăng huyết áp và bệnh động mạch
vành tại thành phố Hồ Chí Minh năm 2003 cho thấy, riêng tỷ lệ bệnh động mạch
vành của phụ nữ tuổi mãn kinh là 2,4% cho thấy tốc độ phát triển nhanh chóng
của bệnh này tại nước ta.

3.2. Kết quả về điều trị và chăm sóc người bệnh


3.2.1. Phải biết được nguyên nhân, triệu chứng dẫn đến suy mạch vành của
người bệnh: Triệu chứng điển hình nhất của người bệnh là Cơn đau thắt ngực

- Theo dõi dấu hiệu sinh tồn khi vào viện, trước và sau phẫu thuật.

- Chăm sóc và hướng dẫn người bệnh chế độ ăn uống, chế độ sinh hoạt, nghỉ
ngơi.

3.2.2. Phương pháp can thiệp và phẫu thuật

+ Nong mạch vành và đặt stent mạch vành ( viết thêm một vài kỹ thuật )
+ Phẫu thuật bắc cầu mạch vành ( nhắc lại một vài kỹ thuật)
*Những rủi ro khi phẫu thuật đặt stent

Mặc dù đặt stent mạch vành là kĩ thuật xâm lấn tối thiểu và khá an toàn. Tuy
nhiên, nó vẫn là một thủ thuật gây chảy máu và có thể gây ra những rủi ro nhất
định như: tổn thương mạch máu, quá mẫn với các thành phần của thuốc khi tiến
hành thủ thuật,… Trong đó hai biến chứng thường gặp nhất là hình thành các
cục máu đông trong lòng mạch và tái hẹp mạch vành sau đặt stent. Vì vậy,
người bệnh cần sử dụng thuốc chống đông lâu dài để phòng biến chứng.
* Thách thức về tài chính
Chi phí cho một ca đặt stent động mạch vành là không hề nhỏ, người bệnh cần
phải chuẩn bị kỹ lưỡng về tài chính và tâm lý trước khi tiến hành thủ thuật. Mức
giá này có thể khác nhau phụ thuộc vào từng bệnh viện nơi người bệnh chọn tiến
hành thủ thuật, loại stent và việc người bệnh có bảo hiểm y tế hay không.

Chi phí đặt stent mạch vành ở bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ vào khoảng:
50 – 90 triệu đồng. Bệnh nhân còn cần phải dự trù thêm các chi phí buồng
phòng, thuốc men, sinh hoạt,… Bệnh nhân có bảo hiểm y tế đúng tuyến, sẽ được
chi trả 60 – 80% chi phí phẫu thuật.
CHƯƠNG IV: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

4.1. Kết luận

Xuất phát từ mục tiêu của khóa luận, qua tìm hiểu, nghiên cứu đã thu
được kết quả sau:

4.1.1. Trình bày được đặc điểm của bệnh lý

Nguyên nhân suy mạch vành: sự xuất hiện của các mảng xơ vữa trong
lòng mạch vành.

Cơ chế bệnh sinh phụ thuộc vào:

- Cơ tim và oxy
- Dự trữ vành
- Khả năng vận mạch của động mạch vành
- Tình trạng thiếu máu cơ tim
- Hậu quả của thiếu máu cơ tim
Triệu chứng phổ biến của bệnh suy mạch vành: Cơn đau thắt ngực

4.1.2. Các biện pháp điều trị suy mạch vành

- Những biện pháp điều trị chung: Chế độ nghỉ ngơi, chế độ ăn nhạt hợp lý,
luyện tập khoa học

- Điều trị dùng thuốc:

* Các thuốc làm giảm mức tiêu thụ oxy của cơ tim

+ Các thuốc làm giảm tiền gánh

+ Các thuốc làm giảm hậu gánh

* Các thuốc làm giảm sức co bóp cơ tim

* Các thuốc làm phân bố lại máu có lợi cho vùng cơ tim bị thiếu oxy

+ Các thuốc làm tang cung cấp lượng oxy cho tim

+ Các thuốc bảo vệ tế bào cơ tim bị thiếu máu

- Phương pháp can thiệp và phẫu thuật


+ Nong mạch vành và đặt stent mạch vành
+ Phẫu thuật bắc cầu mạch vành

4.2. Đề xuất và kiến nghị

- Việc nhận thức được mình là vị trí trung tâm của công tác đào tạo, do
vậy phải chủ động học tập theo phương pháp tích cực, tận dụng mọi cơ hội,
phương pháp để học tập tốt.

- Luôn lấy tự học là cốt lõi trong đào tạo, tự đào tạo trong tất cả các lĩnh
vực, trong đó có CSNBSMV, để chăm sóc người bệnh một cách toàn diện nhất.
- Luôn tự giác trong liên hệ nội dung đã học và công việc cụ thể của
người điều dưỡng trong CSNBSMV

- Tuyên truyền vận động người dân và cộng đồng biết cách phòng trừ
bệnh suy mạch vành. Tham gia rèn luyện thân thể, ăn uống và nghỉ ngơi hợp lý
nhằm mục đích dự phòng, hạn chế cũng như chăm sóc tốt người bệnh suy mạch
vành để mọi người dân được sống an toàn, sống khỏe mạnh, để lao động tạo ra
nhiều của cải vật chất của xã hội để có cuộc sống no ấm, hạnh phúc và phát
triển.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

A. TIẾNG VIỆT
1. Giáo trình Điều dưỡng Nội khoa dùng trong các trường trung học chuyên
nghiệp. NXB Hà Nội. Trang 42-46
2. GS Phạm Tử Dương. Thuốc Tim Mạch. NXB Y Học. Trang 247-255
3. PGS.TS.BS. Nguyễn Quang Tuấn. Chụp và can thiệp động mạch vành qua
da (Một số nguyên lý và kỹ thuật cơ bản) NXB Y Học
4. PGS.TS.BS. Nguyễn Quang Tuấn (chủ biên). “Bệnh Động mạch vành- Tài
liệu hướng dẫn bệnh nhân”. (Bệnh viện chuyên khoa tim mạch đầu ngành
của Thủ Đô). NXB Y Học
5. Trường Cao đẳng Y Dược Phú Thọ, Bộ môn y học (2016) “Chăm sóc
người bệnh Nội khoa” (Dùng cho đào tạo cao đẳng Điều dưỡng).
6. Bệnh án nội khoa “ BN-Hà Thị Thiện” Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ
7. Bệnh án nội khoa “ BN- Nguyễn Thị Mão ” Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú
Thọ
8. Huỳnh Văn Minh, (2008), “Chụp động mạch vành”, Giáo trình sau đại học
Tim mạch học, Trường đại học Y khoa Dược Huế, tr. 311- 323.
9.  Nguyễn Huy Dung. (1990). “Bệnh mạch vành”. Nhà Xuất bản Y học Tp
HCM tr 1- 35.
10.Võ Quảng. (2002). “Bệnh động mạch vành tại Việt Nam”. Kỷ yếu toàn
văn các tài liệu khoa học -Đại hội tim mạch học quốc gia Việt Nam lần thứ
VIII, tr.444-446.
11.Phạm Nguyễn Vinh & Alain Combes. (1999). “Cơn đau thắt ngực “. Tim
mạch học (Concours Medical):, tr.113-141.
B. TRANG WED
12.https://www.dieutri.vn/benhhocnoi/benh-hoc-benh-mach-vanh-suy-vanh
13.http://chuabenh.net/tuan-hoan/suy-mach-vanh.html
14.https://nonghoc.com/docs-viewer/49E2AF47-A25E-4A22-8D08-
B72780B0116F/suy-mach-vanh.aspx
15.https://thongtinthuoc.net/Benh-hoc-benh-mach-vanh-suy-vanh.html
16.https://www.uptodate.com/contents/recovery-after-coronary-artery-
bypass-graft-surgery-cabg-beyond-the-basics
17.https://tailieu.vn/doc/suy-mach-vanh-phan-1-685003.html
C. TIẾNG ANH
18.Abreu A., Mahmarian JJ., Nishimura S., Boyce TM. & Verani MS. (1991).
“Tolerance and safety of pharmacologic coronary vasodilation with
adenosine in association with thallium-201 scintigraphy in patients with
suspected coronary artery disease”. JAm Coll Cardiol., 18, 730 – 735.
19.Achenbach S., Ropers D., Pohle FK., Raaz D., von Erffa J., Yilmaz A., et
al. (2005). “Detection of coronary artery stenoses using multidetector CT
with 16 _ 0.75 collimation and 375 ms rotation”. Eur Heart J, 26, 1978-
1986.
20.Agatston AS., Janowitz WR., Hildner FJ., Zusmer NR., Viamonte M. Jr. &
Detrano R. (1990). “Quantification of coronary artery calcium using
ultrafast computed tomography”. JAm Coll Cardiol 15, 827- 832.
21.Anderson A, Barboriak JJ & Rimm AA. (1978). “Risk factors and
angiographically determined coronary occlusion”. Am J Epidemiol 107(8).

You might also like