Báo Cáo OP AMP

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 49

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.

HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TP. HỒ CHÍ MINH

KHOA ĐIỆN – ĐIỆN TỬ


MÔN: THÍ NGHIỆM MẠCH ĐIỆN TỬ

BÁO CÁO THÍ NGHIỆM


KIỂM CHỨNG CÁC MẠCH ỨNG DỤNG
DÙNG OP-AMP
Giảng viên: Nguyễn Thanh Phương
Nhóm: L06 – Tổ: 03
Thực hiện bởi:
Họ và tên MSSV
Trương Quang Huy 1913572
Phan Khắc Khiêm 1913792
Nguyễn Bùi Nguyên Khoa 1910270
Link các phiên Google Meet:
1. Phiên 1:
https://drive.google.com/file/d/1bou18HDt0kHOJovXAh5jgScpWvDAG9RO/view?usp=sharing

2. Phiên 2:
https://drive.google.com/file/d/1qZFYZj9gloC_cobReVVRV_00SYTr0z3i/view?usp=sharing

Ngày hoàn thành báo cáo: 09/11/2021


Mục lục
I. GIỚI THIỆU CHUNG............................................................................................................ 2
II. CÁC THÍ NGHIỆM KIỂM CHỨNG ................................................................................... 2
1. Mạch khuếch đại đảo ......................................................................................................... 2
a) Lý thuyết – Sơ đồ nguyên lý – Các thông số liên quan ................................................. 2
b) Thực nghiệm - Sơ đồ thực nghiệm trên LTspice – Kết quả thu được ........................... 4
c) Nhận xét, kết luận ........................................................................................................ 12
2. Mạch khuếch đại không đảo ............................................................................................ 12
a) Lý thuyết – Sơ đồ nguyên lý – Các thông số liên quan ............................................... 12
b) Sơ đồ thực nghiệm trên LTspice – Kết quả thu được .................................................. 14
c) Nhận xét, kết luận ........................................................................................................ 18
3. Mạch khuếch đại cộng điện áp......................................................................................... 19
a) Lý thuyết – Sơ đồ nguyên lý – Các thông số liên quan ............................................... 19
b) Sơ đồ thực nghiệm trên LTspice – Kết quả thu được .................................................. 21
c) Nhận xét, kết luận ........................................................................................................ 24
4. Mạch khuếch đại trừ điện áp ............................................................................................ 25
a) Lý thuyết – Sơ đồ nguyên lý – Các thông số liên quan ............................................... 25
b) Sơ đồ thực nghiệm trên LTspice – Kết quả thu được .................................................. 27
c) Nhận xét, kết luận ........................................................................................................ 31
5. Mạch so sánh sử dụng OpAmp ........................................................................................ 32
a) Lý thuyết – Sơ đồ nguyên lý – Các thông số liên quan ............................................... 32
b) Sơ đồ thực nghiệm trên LTspice – Kết quả thu được .................................................. 34
c) Nhận xét, kết luận ........................................................................................................ 37
6. Mạch Schmitt Trigger ...................................................................................................... 37
a) Lý thuyết – Sơ đồ nguyên lý – Các thông số liên quan ............................................... 37
b) Sơ đồ thực nghiệm trên LTspice – Kết quả thu được .................................................. 39
c) Nhận xét, kết luận ........................................................................................................ 43
7. Mạch tạo sóng vuông – sóng tam giác ............................................................................. 43
a) Lý thuyết – Sơ đồ nguyên lý – Các thông số liên quan ............................................... 43
b) Sơ đồ thực nghiệm trên LTspice – Kết quả thu được .................................................. 46
c) Nhận xét, kết luận ........................................................................................................ 47
III. KẾT LUẬN CHUNG ........................................................................................................ 48

1
I. GIỚI THIỆU CHUNG
- Mục tiêu thí nghiệm: Tìm hiểu – phân tích các mạch ứng dụng dùng Op-Amp.
• Hiểu và phân tích được nguyên lý hoạt động của 7 mạch ứng dụng dùng OpAmp.
• Biết cách lắp mạch trên LTspice và chọn linh kiện, sóng ngõ vào phù hợp với điểm làm
việc ổn định của mạch.
• Biết cách thu thập các số liệu cần kiểm chứng và xác nhận tính chính xác của số liệu.
• Thực hiện so sánh số liệu thu thập từ thực nghiệm so với lý thuyết và giải thích được ý
nghĩa của các số liệu. Đưa ra được nhận xét và kết luận phù hợp.
- Phần mềm thí nghiệm: LTspice phiên bản 17.0.32.0.
- Module thí nghiệm: mã module OPAMPLABSN003.
- Linh các phiên google meet:
• Phiên 1:
Link chính:
https://drive.google.com/file/d/1bou18HDt0kHOJovXAh5jgScpWvDAG9RO/view?u
sp=sharing
• Phiên 2: Mạch Schmitt Trigger và Mạch tạo sóng vuông – Sóng tam giác
Link chính:
https://drive.google.com/file/d/1qZFYZj9gloC_cobReVVRV_00SYTr0z3i/view?usp
=sharing
Link dự phòng:
https://hcmuteduvn-
my.sharepoint.com/:v:/g/personal/khoa_nguyenbuinguyen_hcmut_edu_vn/EY8ugOtY
4ANMgjvDPHBBpn0BywBEWio1C_WaH9teLf72GQ?e=lvQm0O

II. CÁC THÍ NGHIỆM KIỂM CHỨNG


1. Mạch khuếch đại đảo
a) Lý thuyết – Sơ đồ nguyên lý – Các thông số liên quan
Mạch khuếch đại đảo theo tài liệu thí nghiệm có sơ đồ nguyên lý như sau:

Hình 1: Sơ đồ nguyên lý mạch khuếch đại đảo

Chức năng mạch: Để đáp ứng được nhu cầu cần điều khiển được độ lợi khuếch đại, mạch
khuếch đại đảo dùng Op-Amp có thể được dùng để giải quyết yêu cầu đặt ra này. Và theo như
tên gọi, ngõ ra sẽ bị khuếch đại đảo (ngược pha) so với ngõ vào.

2
Cấu tạo của mạch: Mạch gồm 1 Op-Amp được cấp nguồn ±12V. Chân tín hiệu dương của Op-
Amp được nối đất. Chân tín hiệu âm nhận 2 tín hiệu : một tín hiệu cần khuếch đại 𝑉𝑉𝑖𝑖 đi qua
một trở 𝑅𝑅𝑖𝑖 = 12𝑘𝑘𝑘𝑘, một tín hiệu từ ngõ ra 𝑉𝑉𝑜𝑜 được hồi tiếp về thông qua một trở 𝑅𝑅𝐹𝐹 ( tức hồi
tiếp âm).
Phân tích lý thuyết các thông số trên mạch:
Đặt điện áp trên các chân tín hiệu của Op-Amp như hình bên dưới

Hình 2: Phân tích mạch OP-AMP

Áp dụng định lý KCL cho nút tại chân tín hiệu âm của OpAmp, theo lý thuyết thì dòng đi vào
chân tín hiệu âm (-) của OpAmp bằng 0, nên ta có phương trình dòng như sau:
𝑉𝑉 − − 𝑉𝑉𝑖𝑖 𝑉𝑉 − − 𝑉𝑉𝑜𝑜
+ = 0 (1.1)
𝑅𝑅𝑖𝑖 𝑅𝑅𝐹𝐹
Ngoài ra, theo lý thuyết thì chân tín hiệu dương và âm của Op-Amp phải có điện áp bằng nhau,
vì vậy chân tín hiệu âm hiện tại là 1 điểm “đất ảo”, nói cách khác, 𝑉𝑉 − = 0(𝑉𝑉).
Từ điều kiện trên, thay vào phương trình (1.1) ta thu được mối liên hệ giữa 𝑉𝑉𝑜𝑜 và 𝑉𝑉𝑖𝑖 như sau:
𝑅𝑅𝐹𝐹
𝑉𝑉𝑜𝑜 = − 𝑉𝑉 (1.2)
𝑅𝑅𝑖𝑖 𝑖𝑖
𝑅𝑅𝐹𝐹
Chúng ta thấy được điện áp ngõ ra được khuếch đại lên lần, dấu trừ (-) biểu thị tín hiệu
𝑅𝑅𝑖𝑖
khuếch đại bị đảo (ngược pha) so với điện áp ngõ vào.
Hệ số khuếch đại của mạch:
𝑉𝑉𝑜𝑜 𝑅𝑅𝐹𝐹
𝐴𝐴𝑉𝑉 = =− (1.3)
𝑉𝑉𝑖𝑖 𝑅𝑅𝑖𝑖
Đặc tuyến ngõ ra theo ngõ vào của mạch (lý tưởng):

3
Hình 3: Đặc tuyến ngõ ra ngõ vào mạch khuếch đại đảo

Thực tế điện áp bão hòa ngõ ra của OpAmp sẽ không bao giờ đạt được giá trị nguồn cung,
thông thường nếu cấp nguồn nuôi ±12(VDC), thì điện áp bão hòa ngõ ra chỉ rơi vào khoảng
85-90% giá trị nguồn nuôi (tức khoảng 10,2V đến 10,8V).
Dạng đồ thị minh họa tín hiệu điện áp ngõ ra – ngõ vào: Theo hình bên dưới, biên độ điện áp
ngõ ra nếu Op-Amp hoạt động trong miền tuyến tính sẽ có biểu thức phụ thuộc vào biên độ
𝑅𝑅
điện áp tín hiệu ngõ vào �𝑉𝑉𝑝𝑝𝑝𝑝𝑝𝑝𝑝𝑝(𝑜𝑜𝑜𝑜𝑜𝑜) � = | 𝐹𝐹 | ∙ �𝑉𝑉𝑝𝑝𝑝𝑝𝑝𝑝𝑝𝑝(𝑖𝑖𝑖𝑖) �. Và quan sát trên đồ thị cũng cho ta
𝑅𝑅𝑖𝑖
thấy được tính chất ngược pha giữa tín hiệu ngõ ra và tín hiệu ngõ vào.

Hình 4: Minh họa dạng sóng áp vào - áp ra

b) Thực nghiệm - Sơ đồ thực nghiệm trên LTspice – Kết quả thu được
Dựa theo các lý thuyết cần kiểm chứng, ta cần tổ chức thực hiện 2 khâu kiểm chứng:
- Kiểm chứng đặc tuyến điện áp ngõ ra – điện áp ngõ vào.
- Kiểm chứng biên độ và độ lệch pha dạng sóng ngõ ra với dạng sóng ngõ vào.
Ta sẽ kiểm chứng với hai điện trở 𝑅𝑅𝐹𝐹 khác nhau, nhận 2 giá trị là 22k và 68k.
TH1: 𝑹𝑹𝑭𝑭 = 𝟐𝟐𝟐𝟐𝟐𝟐
Sơ đồ thực nghiệm trên LTspice:

4
Hình 5: Sơ đồ mạch khuếch đại đảo dùng Rf = 22k (Ohm)

Chúng ta lần lượt cấp nguồn nuôi cho OpAmp bằng 2 nguồn ±12V vào hai chân nguồn của
OpAmp.
Dùng trở R1 = 12kΩ và R5 = 22kΩ cho trường hợp này, ta tiến hành khảo sát mạch để kiểm
chứng đặc tuyến ngõ ra ngõ vào. Để khảo sát được đặc tuyến, ta cấu hình chế độ mô phỏng là
DC Sweep với các thông số như sau.

Hình 6: Cấu hình mô phỏng khảo sát đặc tuyến

( chọn giá trị -12V đến 12V là vì giá trị của nguồn cấp cho OpAmp tối đã cũng chỉ 12V, nếu
quét tại các giá trị lớn hơn cũng chỉ thu được dạng sóng bão hòa trên đặc tuyến.)
Ta chạy mô phỏng, trên cửa sổ mô phỏng ta chuột phải chọn “Add Trace” và chọn mục
“V(out)”. Thu được đồ thị và các thông số như sau:

5
Hình 7:Đặc tuyến thực nghiệm mạch khuếch đại đảo Rf = 22kOhm

Ghi nhận các thông số từ đồ thị:


Dạng đồ thị đặc tuyến giống với đặc tuyến lý thuyết đề ra.

Giá trị bão hòa âm: 𝑉𝑉𝑠𝑠𝑠𝑠𝑠𝑠 = −10,476663𝑉𝑉.
+
Giá trị bão hòa dương: 𝑉𝑉𝑠𝑠𝑠𝑠𝑠𝑠 = 10,477027𝑉𝑉.
Các điểm trên miền làm việc tuyến tính:
Điểm Giá trị 𝑉𝑉𝑖𝑖 Giá trị 𝑉𝑉𝑜𝑜 Độ dốc
1st 0 65,26uV N/A
(so với 1st)
2nd 2 -3,6665556V
-1,83331043
(so với 2nd)
3rd -2V 3,6666861V
-1,833310425
Độ dốc trung bình: -1,833310428
⇒ 𝐴𝐴𝑉𝑉 (𝑡𝑡𝑡𝑡) = 𝑠𝑠𝑠𝑠𝑠𝑠𝑠𝑠𝑠𝑠 = −1,833310428
Ngoài ra còn các điểm giới hạn điện áp 𝑉𝑉𝑖𝑖 trước khi ra khỏi miền tuyến tính:

- Giới hạn trên: 5,6572734V

6
- Giới hạn dưới: -5,6755522V
Tiếp theo dùng chính mạch trên, ta sẽ khảo sát biên độ dạng sóng ngõ vào và dạng sóng ngõ ra
để kiếm chứng thêm về độ lợi khuếch đại áp và sự ngược pha.
Dựa trên thông số giới hạn trên và giới hạn dưới của 𝑉𝑉𝑖𝑖 vừa khảo sát ở trên, chọn 2 sóng sine
để khảo sát nằm trong vùng làm việc tuyến tính ( |𝑉𝑉𝑖𝑖 | < 5,6V).
Ta cài đặt mô phỏng về vùng khảo sát Transient và cho thời gian mô phỏng khoảng 3ms ( để
phù hợp tần số tín hiệu sine vào khoảng 1k).

Hình 8: Mô phỏng khảo sát biên độ và tính ngược pha

Sóng 1st : 𝑉𝑉𝑖𝑖 = 0,8sin(1000𝑡𝑡)(𝑉𝑉)


Dạng đồ thị và các thông số ghi nhận được

Ghi nhận thông số:


Vi Vo Lệch pha
V input min (~=) -800mV 1.46491V ~= -180 độ
V input max (~=) 800mV -1,4648804V ~= -180 độ
𝑉𝑉𝑜𝑜
Độ lợi điện áp : 𝐴𝐴𝑉𝑉 = = −1,83339(𝑉𝑉)
𝑉𝑉𝑖𝑖

7
Sóng 2nd : 𝑉𝑉𝑖𝑖 = 3sin(1000𝑡𝑡)(𝑉𝑉)
Dạng đồ thị và các thông số ghi nhận được

Ghi nhận thông số:


Vi Vo Lệch pha
V input min (~=) -3V 5.4969508V ~= -180 độ
V input max (~=) 3V -5.4916895V ~= -180 độ
𝑉𝑉𝑜𝑜
Độ lợi điện áp : 𝐴𝐴𝑉𝑉 = = −1,83315(𝑉𝑉)
𝑉𝑉𝑖𝑖

TH2: 𝑹𝑹𝑭𝑭 = 𝟔𝟔𝟔𝟔𝒌𝒌


Sơ đồ thực nghiệm trên LTspice:

Hình 9:Sơ đồ mạch khuếch đại đảo dùng Rf = 68k (Ohm)

Dùng trở R1 = 12kΩ và R4 = 68kΩ cho trường hợp này, ta tiến hành khảo sát mạch để kiểm
chứng đặc tuyến ngõ ra ngõ vào tương tự TH1.

8
Hình 10: Cấu hình mô phỏng khảo sát đặc tuyến

Ta chạy mô phỏng, trên cửa sổ mô phỏng ta chuột phải chọn “Add Trace” và chọn mục
“V(out)”. Thu được đồ thị và các thông số như sau:

Hình 11: Đặc tuyến thực nghiêmh trở 68kOhm

Ghi nhận các thông số từ đồ thị:


Dạng đồ thị đặc tuyến giống với đặc tuyến lý thuyết đề ra.

Giá trị bão hòa âm: 𝑉𝑉𝑠𝑠𝑠𝑠𝑠𝑠 = −10.476663𝑉𝑉.
+
Giá trị bão hòa dương: 𝑉𝑉𝑠𝑠𝑠𝑠𝑠𝑠 = 10.477341𝑉𝑉.
Các điểm trên miền làm việc tuyến tính:
Điểm Giá trị 𝑉𝑉𝑖𝑖 Giá trị 𝑉𝑉𝑜𝑜 Độ dốc
1st 0 154.26536µV N/A
(so với 1st)
2nd 1 -5.6663473V
-5,6663473

9
(so với 2nd)
3rd -1V 5.6666555V
-5,6665014
Độ dốc trung bình: -5,666424
⇒ 𝐴𝐴𝑉𝑉 (𝑡𝑡𝑡𝑡) = 𝑠𝑠𝑠𝑠𝑠𝑠𝑠𝑠𝑒𝑒 = −5,666424
Ngoài ra còn các điểm giới hạn điện áp 𝑉𝑉𝑖𝑖 trước khi ra khỏi miền tuyến tính:

- Giới hạn trên: 1.8187357V


- Giới hạn dưới: -1.8552932V
Tiếp theo dùng chính mạch trên, ta sẽ khảo sát biên độ dạng sóng ngõ vào và dạng sóng ngõ ra
để kiếm chứng thêm về độ lợi khuếch đại áp và sự ngược pha.
Dựa trên thông số giới hạn trên và giới hạn dưới của 𝑉𝑉𝑖𝑖 vừa khảo sát ở trên, chọn 2 sóng sine
để khảo sát nằm trong vùng làm việc tuyến tính ( |𝑉𝑉𝑖𝑖 | < 1,8V).
Ta cài đặt mô phỏng về vùng khảo sát Transient và cho thời gian mô phỏng khoảng 3ms ( để
phù hợp tần số tín hiệu vào khoảng 1k).

Hình 12: Mô phỏng khảo sát biên độ và tính ngược pha

Sóng 1st : 𝑉𝑉𝑖𝑖 = 0,2sin(1000𝑡𝑡)(𝑉𝑉)

10
Dạng đồ thị và các thông số ghi nhận được

Ghi nhận thông số:


Vi Vo Lệch pha
V input min (~=) -200mV 1.1321432V ~= -180 độ
V input max (~=) 200mV -1.1318073V ~= -180 độ
𝑉𝑉𝑜𝑜
Độ lợi điện áp : 𝐴𝐴𝑉𝑉 = = −5,66(𝑉𝑉)
𝑉𝑉𝑖𝑖

Sóng 2nd : 𝑉𝑉𝑖𝑖 = 1,5sin(1000𝑡𝑡)(𝑉𝑉)


Dạng đồ thị và các thông số ghi nhận được

Ghi nhận thông số:


Vi Vo Lệch pha
V input min (~=) -1.5V 8.4936996V ~= -180 độ
V input max (~=) 1.5V -8.4969905V ~= -180 độ
𝑉𝑉𝑜𝑜
Độ lợi điện áp : 𝐴𝐴𝑉𝑉 = = −5,6637(𝑉𝑉)
𝑉𝑉𝑖𝑖

11
c) Nhận xét, kết luận
Các nhận xét thu được:
- Dạng đồ thị đặc tuyến ngõ ra - ngõ vào phù hợp hoàn toàn với lý thuyết với độ dốc bằng độ
lợi khuếch đại trên cả 2 trường hợp dùng điện trở Rf khác nhau.
- Dạng sóng ngược pha có thể rõ ràng được kiểm chứng thông qua khảo sát quá độ trên mạch
LTspice, dễ dàng nhận thấy tính ngược pha trên 2 dạng sóng.
- So sánh độ lợi tính theo lý thuyết và độ lợi tính theo đặc tuyến:
TH1: Rf = 22k
𝑉𝑉𝑜𝑜 𝑅𝑅𝐹𝐹 22k
𝐴𝐴𝑉𝑉 (𝑙𝑙𝑙𝑙) = =− =− = −1.83333
𝑉𝑉𝑖𝑖 𝑅𝑅𝑖𝑖 12k
𝐴𝐴𝑉𝑉 (𝑡𝑡𝑡𝑡) = 𝑠𝑠𝑠𝑠𝑠𝑠𝑠𝑠𝑠𝑠 = −1,833310428
Sai số: ~0.001%
Kết quả thí nghiệm hoàn toàn chính xác với tính toán lý thuyết
TH1: Rf = 68k
𝑉𝑉𝑜𝑜 𝑅𝑅𝐹𝐹 68k
𝐴𝐴𝑉𝑉 (𝑙𝑙𝑙𝑙) = =− =− = −5.66667
𝑉𝑉𝑖𝑖 𝑅𝑅𝑖𝑖 12k
𝐴𝐴𝑉𝑉 (𝑡𝑡𝑡𝑡) = 𝑠𝑠𝑠𝑠𝑠𝑠𝑠𝑠𝑠𝑠 = −5,666424
Sai số: ~0.004%
Kết quả thí nghiệm hoàn toàn chính xác với tính toán lý thuyết.
Kết luận: Qua các kết quả trên đây, ta đã kiếm chứng được các đặc điểm của mạch khuếch đại
đảo trên mô phỏng và nhận định hoàn toàn phù hợp với lý thuyết tính toán.
2. Mạch khuếch đại không đảo
a) Lý thuyết – Sơ đồ nguyên lý – Các thông số liên quan
Mạch khuếch đại không đảo theo tài liệu thí nghiệm có sơ đồ nguyên lý như sau:

Hình 13: Sơ đồ nguyên lý mạch khuếch đại không đảo

12
Chức năng mạch: Mạch khuếch đại không đảo cũng có khả năng định mức giá trị khuếch đại
như mạch khuếch đại đảo nhờ điện trở hồi tiếp. Tuy vậy mạch khuếch đại không đảo thì tín
hiệu ngõ ra sẽ không bị ngược pha mà luôn đồng pha với tín hiệu ngõ vào.
Cấu tạo của mạch: Mạch gồm 1 Op-Amp được cấp nguồn ±12V. Chân tín hiệu dương của Op-
Amp được nối với nguồn tín hiệu 𝑉𝑉𝑖𝑖 . Chân tín hiệu âm có 2 trở nối vào: một trở nối đất 𝑅𝑅𝐺𝐺 =
12𝑘𝑘𝑘𝑘, trở còn lại từ ngõ ra 𝑉𝑉𝑜𝑜 được hồi tiếp về thông qua một trở 𝑅𝑅𝐹𝐹 .
Phân tích lý thuyết các thông số trên mạch:
Đặt điện áp trên các chân tín hiệu của Op-Amp như hình bên dưới

Hình 14: Phân tích mạch OP-AMP khuếch đại không đảo

Áp dụng định lý KCL cho nút tại chân tín hiệu âm của OpAmp, theo lý thuyết thì dòng đi vào
chân tín hiệu âm (-) của OpAmp bằng 0, nên ta có phương trình dòng như sau:
𝑉𝑉 − − 0 𝑉𝑉 − − 𝑉𝑉𝑜𝑜
+ = 0 (2.1)
𝑅𝑅𝐺𝐺 𝑅𝑅𝐹𝐹
Ngoài ra, theo lý thuyết thì chân tín hiệu dương và âm của Op-Amp phải có điện áp bằng nhau,
vì vậy chân tín hiệu âm hiện tại là 1 điểm nhận tín hiệu Vi “ảo”, nói cách khác: 𝑉𝑉 − = 𝑉𝑉𝑖𝑖 (𝑉𝑉).
Từ điều kiện trên, thay vào phương trình (2.1) ta thu được mối liên hệ giữa 𝑉𝑉𝑜𝑜 và 𝑉𝑉𝑖𝑖 như sau:
𝑅𝑅𝐹𝐹
𝑉𝑉𝑜𝑜 = + �1 + � 𝑉𝑉 (2.2)
𝑅𝑅𝐺𝐺 𝑖𝑖
𝑅𝑅𝐹𝐹
Chúng ta thấy được điện áp ngõ ra được khuếch đại lên �1 + � lần, dấu cộng (+) biểu thị tín
𝑅𝑅𝐺𝐺
hiệu khuếch đại trùng pha so với điện áp ngõ vào.
Hệ số khuếch đại của mạch:
𝑉𝑉𝑜𝑜 𝑅𝑅𝐹𝐹
𝐴𝐴𝑉𝑉 = = �1 + � (2.3)
𝑉𝑉𝑖𝑖 𝑅𝑅𝐺𝐺
Đặc tuyến ngõ ra theo ngõ vào của mạch (lý tưởng):

13
Hình 15: Đặc tuyến ngõ ra - ngõ vào của mạch khuếch đại không đảo

Thực tế điện áp bão hòa ngõ ra của OpAmp sẽ không bao giờ đạt được giá trị nguồn cung,
thông thường nếu cấp nguồn nuôi ±12(VDC), thì điện áp bão hòa ngõ ra Vsat chỉ rơi vào
khoảng 85-90% giá trị nguồn nuôi (tức khoảng 10,2V đến 10,8V).
Dạng đồ thị minh họa tín hiệu điện áp ngõ ra – ngõ vào: Theo hình bên dưới, biên độ điện áp
ngõ ra nếu Op-Amp hoạt động trong miền tuyến tính sẽ có biểu thức phụ thuộc vào biên độ
𝑅𝑅𝐹𝐹
điện áp tín hiệu ngõ vào �𝑉𝑉𝑝𝑝𝑝𝑝𝑝𝑝𝑝𝑝(𝑜𝑜𝑜𝑜𝑜𝑜) � = �1 + � ∙ �𝑉𝑉𝑝𝑝𝑝𝑝𝑝𝑝𝑝𝑝(𝑖𝑖𝑖𝑖) �. Và quan sát trên đồ thị cũng cho
𝑅𝑅𝐺𝐺
ta thấy được tính chất cùng pha giữa tín hiệu ngõ ra và tín hiệu ngõ vào.

Hình 16: Dạng đồ thị lý thuyết sóng ngõ ra - ngõ vào khuếch đại không đảo lý tưởng

b) Sơ đồ thực nghiệm trên LTspice – Kết quả thu được


Dựa theo các lý thuyết cần kiểm chứng, ta cần tổ chức thực hiện 2 khâu kiểm chứng:
- Kiểm chứng đặc tuyến điện áp ngõ ra – điện áp ngõ vào.
- Kiểm chứng biên độ và độ đồng pha dạng sóng ngõ ra ứng với dạng sóng ngõ vào.
Ta sẽ kiểm chứng với điện trở 𝑅𝑅𝐹𝐹 nhận giá trị là 68k.
𝑹𝑹𝑭𝑭 = 𝟔𝟔𝟔𝟔𝒌𝒌𝛀𝛀
Sơ đồ thực nghiệm trên LTspice:

14
Hình 17: Sơ đồ mạch khuếch đại không đảo dùng Rf = 68k (Ohm)

Chúng ta lần lượt cấp nguồn nuôi cho OpAmp bằng 2 nguồn ±12V vào hai chân nguồn của
OpAmp. Thực tế điện áp bão hòa ngõ ra của OpAmp sẽ không bao giờ đạt được giá trị nguồn
cung, đối với cách cấp nguồn này thì điện áp bão hòa ngõ ra chỉ rơi vào khoảng 85-90% giá trị
nguồn nuôi (tức khoảng ±10,2V đến ±10,8V).
Dùng trở R1 = 12kΩ và R4 = 68kΩ cho trường hợp này, ta tiến hành khảo sát mạch để kiểm
chứng đặc tuyến ngõ ra - ngõ vào. Để khảo sát được đặc tuyến, ta cấu hình chế độ mô phỏng
là DC Sweep với các thông số như sau.

Hình 18: Cấu hình mô phỏng khảo sát đặc tuyến mạch khuếch đại không đảo

( chọn giá trị -12V đến 12V là vì giá trị của nguồn cấp cho OpAmp tối đa cũng chỉ 12V, nếu
quét tại các giá trị lớn hơn cũng chỉ thu được dạng sóng bão hòa trên đặc tuyến)
Ta chạy mô phỏng, trên cửa sổ mô phỏng ta chuột phải chọn “Add Trace” và chọn mục
“V(out)”. Thu được đồ thị và các thông số như sau:

15
Hình 19:Đặc tuyến thực nghiệm của mạch khuếch đại không đảo

Ghi nhận các thông số từ đồ thị:


Dạng đồ thị đặc tuyến giống với đặc tuyến lý thuyết đề ra.

Giá trị bão hòa âm: 𝑉𝑉𝑠𝑠𝑠𝑠𝑠𝑠 = −10.477654𝑉𝑉.
+
Giá trị bão hòa dương: 𝑉𝑉𝑠𝑠𝑠𝑠𝑠𝑠 = 10.476456𝑉𝑉.
Các điểm trên miền làm việc tuyến tính:
Điểm Giá trị 𝑉𝑉𝑖𝑖 Giá trị 𝑉𝑉𝑜𝑜 Độ dốc
1st 0 154,26536uV N/A
(so với 1st)
2nd 1.0009139V 6.6723403V
6.666093891
(so với 2nd)
3rd -1.0002295V -6.6674723V
6.666095293
Độ dốc trung bình: 6.666094592
⇒ 𝐴𝐴𝑉𝑉 (𝑡𝑡𝑡𝑡) = 𝑠𝑠𝑠𝑠𝑠𝑠𝑠𝑠𝑠𝑠 = 6.666094592
Ngoài ra còn các điểm giới hạn điện áp 𝑉𝑉𝑖𝑖 trước khi ra khỏi miền tuyến tính:

16
- Giới hạn trên: 1.581112V
- Giới hạn dưới: -1.5993907V
Tiếp theo dùng chính mạch trên, ta sẽ khảo sát biên độ dạng sóng ngõ vào và dạng sóng ngõ ra
để kiếm chứng thêm về độ lợi khuếch đại áp và sự đồng pha.
Dựa trên thông số giới hạn trên và giới hạn dưới của 𝑉𝑉𝑖𝑖 vừa khảo sát ở trên, chọn 2 sóng sine
để khảo sát nằm trong vùng làm việc tuyến tính ( |𝑉𝑉𝑖𝑖 | < 1,58V).
Ta cài đặt mô phỏng về vùng khảo sát Transient và cho thời gian mô phỏng khoảng 3ms ( để
phù hợp tần số tín hiệu sine vào khoảng 1k).

Hình 20: Mô phỏng khảo sát biên độ và tính trùng pha

Sóng 1st : 𝑉𝑉𝑖𝑖 = 0,8sin(1000𝑡𝑡)(𝑉𝑉)


Dạng đồ thị và các thông số ghi nhận được

Ghi nhận thông số:


Vi Vo Lệch pha
V min -799.0795mV -5.3261817V ~0 độ
V max 799.37371mV 5.3283121V ~0 độ

17
𝑉𝑉𝑜𝑜
Độ lợi điện áp : 𝐴𝐴𝑉𝑉 = = 6,6655024(𝑉𝑉)
𝑉𝑉𝑖𝑖

Sóng 2nd : 𝑉𝑉𝑖𝑖 = 1,2sin(1000𝑡𝑡)(𝑉𝑉)


Dạng đồ thị và các thông số ghi nhận được

Ghi nhận thông số:


Vi Vo Lệch pha
V input min -1.1987308V -7.9900619V ~0 độ
V input max 1.1986567V 7.9899262V ~0 độ
𝑉𝑉𝑜𝑜
Độ lợi điện áp : 𝐴𝐴𝑉𝑉 = = 6,665584(𝑉𝑉)
𝑉𝑉𝑖𝑖

c) Nhận xét, kết luận


Các nhận xét thu được:
- Dạng đồ thị đặc tuyến ngõ ra - ngõ vào phù hợp hoàn toàn với lý thuyết với độ dốc bằng độ
lợi khuếch đại.
- Dạng sóng đồng pha có thể rõ ràng được kiểm chứng thông qua khảo sát quá độ trên mạch
LTspice, dễ dàng nhận thấy tính trùng pha trên 2 dạng sóng.
- So sánh độ lợi tính theo lý thuyết và độ lợi tính theo đặc tuyến:
Rf = 68k
𝑉𝑉𝑜𝑜 𝑅𝑅𝐹𝐹 68k
𝐴𝐴𝑉𝑉 (𝑙𝑙𝑙𝑙) = =1+ =1+ = 6.66667
𝑉𝑉𝑖𝑖 𝑅𝑅𝐺𝐺 12k
𝐴𝐴𝑉𝑉 (𝑡𝑡𝑡𝑡) = 𝑠𝑠𝑠𝑠𝑠𝑠𝑠𝑠𝑠𝑠 = 6.666094592
Sai số: ~0.009%
Kết quả thí nghiệm hoàn toàn chính xác với tính toán lý thuyết
Kết luận: Qua các kết quả trên đây, ta đã kiếm chứng được các đặc điểm của mạch khuếch đại
không đảo trên mô phỏng và nhận định hoàn toàn phù hợp với lý thuyết.

18
3. Mạch khuếch đại cộng điện áp
a) Lý thuyết – Sơ đồ nguyên lý – Các thông số liên quan
Mạch khuếch đại cộng điện áp theo tài liệu thí nghiệm có sơ đồ nguyên lý như sau:

Hình 21: Sơ đồ nguyên lý mạch khuếch đại cộng điện áp

Chức năng mạch: Một bộ cộng tín hiệu là một trong những bộ thông dụng và quen thuộc, được
dùng trong xử lý tín hiệu, điển hình là lĩnh vực âm nhạc hoặc truyền thông. Những bộ cộng
này có chức năng kết hợp cộng các ngõ vào để xuất ra một ngõ ra duy nhất. Trên đây là một
mô hình cộng đơn giản nhất với 𝑉𝑉2 là một điện áp DC, với cấu hình này thì hai tín hiệu 𝑉𝑉1 , 𝑉𝑉2
sẽ được cộng với nhau (có tỷ lệ với các trở), tổ hợp thành tín hiệu trên ngõ ra và với cấu hình
trên thì ngõ ra sẽ là một ngõ ra bị đảo.
Cấu tạo của mạch: Mạch gồm 1 Op-Amp được cấp nguồn ±12V. Chân tín hiệu dương của Op-
Amp được nối đất. Chân tín hiệu âm nhận 2 tín hiệu đầu vào 𝑉𝑉1 , 𝑉𝑉2 đều được nối qua một trở
12k, ngoài ra còn có một tín hiệu từ ngõ ra 𝑉𝑉𝑜𝑜 được hồi tiếp về thông qua một trở 𝑅𝑅𝐹𝐹 ( tức hồi
tiếp âm).
Phân tích lý thuyết các thông số trên mạch:
Đặt điện áp trên các chân tín hiệu của Op-Amp như hình bên dưới

Hình 22: Phân tích mạch OP-AMP khuếch đại cộng

Áp dụng định lý KCL cho nút tại chân tín hiệu âm của OpAmp, theo lý thuyết thì dòng đi vào
chân tín hiệu âm (-) của OpAmp bằng 0, nên ta có phương trình dòng như sau:
𝑉𝑉 − − 𝑉𝑉1 𝑉𝑉 − − 𝑉𝑉2 𝑉𝑉 − − 𝑉𝑉𝑜𝑜
+ + = 0 (3.1)
𝑅𝑅𝑖𝑖1 𝑅𝑅𝑖𝑖2 𝑅𝑅𝐹𝐹
Ngoài ra, theo lý thuyết thì chân tín hiệu dương và âm của Op-Amp phải có điện áp bằng nhau,
vì vậy chân tín hiệu âm hiện tại là 1 điểm “đất ảo” 𝑉𝑉 − = 0(𝑉𝑉).

19
Từ điều kiện trên, thay vào phương trình (3.1) ta thu được mối liên hệ giữa 𝑉𝑉𝑜𝑜 và 𝑉𝑉𝑖𝑖 như sau:
(Đặt 𝑅𝑅𝑖𝑖1 = 𝑅𝑅𝑖𝑖2 = 12𝑘𝑘𝑘𝑘 = 𝑅𝑅𝑖𝑖 )
𝑅𝑅𝐹𝐹
𝑉𝑉𝑜𝑜 = − (𝑉𝑉 + 𝑉𝑉2 ) (3.2)
𝑅𝑅𝑖𝑖 1
Chúng ta thấy được điện áp ngõ ra chính là tổ hợp cộng của 2 tín hiệu điện áp ngõ vào được
𝑅𝑅
nhân thêm hệ số 𝐹𝐹 , dấu trừ (-) biểu thị tín hiệu tổ hợp ngõ ra bị đảo.
𝑅𝑅𝑖𝑖

Đặc tuyến ngõ ra theo ngõ vào của mạch (nếu điện áp V2 là một điện áp DC không đổi):

Hình 23: Đặc tuyến ngõ ra ngõ vào mạch khuếch đại cộng điện áp

Thực tế điện áp bão hòa ngõ ra của OpAmp sẽ không bao giờ đạt được giá trị nguồn cung,
thông thường nếu cấp nguồn nuôi ±12(VDC), thì điện áp bão hòa ngõ ra chỉ rơi vào khoảng
85-90% giá trị nguồn nuôi (tức khoảng 10,2V đến 10,8V).
Dạng đồ thị minh họa tín hiệu điện áp ngõ ra – ngõ vào: Dạng mạch khuếch đại cộng có đảo
như tài liệu sẽ có đồ thị tín hiệu ngõ ra Vout là đường tín hiệu màu tím. Dễ dàng thấy đường
tím chính là đảo ngược của đường tổng tín hiệu (đường màu vàng) của hai tín hiệu là V1 hình
sin (màu xanh dương) và đường V2 là một điện áp DC không đổi (màu nâu).

Hình 24: Minh họa dạng sóng áp vào - áp ra mạch khuếch đại cộng điện áp

20
b) Sơ đồ thực nghiệm trên LTspice – Kết quả thu được
Chúng ta sẽ chọn 𝑽𝑽𝟐𝟐 = 𝟏𝟏𝟏𝟏 và điện trở 𝑹𝑹𝑭𝑭 = 𝟐𝟐𝟐𝟐𝟐𝟐𝟐𝟐 để khảo sát mạch này.
Dựa theo các lý thuyết cần kiểm chứng, ta cần tổ chức thực hiện 2 khâu kiểm chứng:
- Kiểm chứng đặc tuyến điện áp ngõ ra – điện áp ngõ vào.
- Kiểm chứng biên độ và độ đồng pha dạng sóng ngõ ra với dạng sóng ngõ vào.
Sơ đồ thí nghiệm trên LTspice được đấu nối như sau:

Hình 25: Sơ đồ LTspice mạch khuếch đại cộng điện áp

Ta tiến hành khảo sát mạch để kiểm chứng đặc tuyến ngõ ra ngõ vào. Để khảo sát được đặc
tuyến, ta cấu hình chế độ mô phỏng là DC Sweep với các thông số như sau.

Hình 26: Cấu hình mô phỏng khảo sát đặc tuyến mạch khuếch đại cộng

( chọn giá trị -12V đến 12V là vì giá trị của nguồn cấp cho OpAmp tối đã cũng chỉ 12V, nếu
quét tại các giá trị lớn hơn cũng chỉ thu được dạng sóng bão hòa trên đặc tuyến)

21
Ta chạy mô phỏng, trên cửa sổ mô phỏng ta chuột phải chọn “Add Trace” và chọn mục
“V(out)”. Thu được đồ thị và các thông số như sau:

Hình 27:Đặc tuyến thực nghiệm

Ghi nhận các thông số từ đồ thị:


Dạng đồ thị đặc tuyến giống với đặc tuyến lý thuyết đề ra.

Giá trị bão hòa âm: 𝑉𝑉𝑠𝑠𝑠𝑠𝑠𝑠 = −10.476663𝑉𝑉.
+
Giá trị bão hòa dương: 𝑉𝑉𝑠𝑠𝑠𝑠𝑠𝑠 = 10.47689𝑉𝑉.
Giá trị Vo khi V1 = 0V : −1.8684434𝑉𝑉.
Các điểm trên miền làm việc tuyến tính:
Điểm Giá trị 𝑉𝑉𝑖𝑖 Giá trị 𝑉𝑉𝑜𝑜 Độ dốc
1st 0 -1.8684434V N/A
(so với 1st)
2nd -1.0191721V ~ 0V
-1.83329528
(so với 2nd)
3rd -4.0000586V 5.4648453V
-1.83329533
Độ dốc trung bình: -1.83329531
⇒ độ đốc thực nghiệm = −1.83329531
Ngoài ra còn các điểm giới hạn điện áp 𝑉𝑉𝑖𝑖 trước khi ra khỏi miền tuyến tính:

22
- Giới hạn trên: 4.6153846V
- Giới hạn dưới: -6.717441V
Tiếp theo dùng chính mạch trên, ta sẽ khảo sát biên độ dạng sóng ngõ vào và dạng sóng ngõ ra
để kiếm chứng thêm về độ lợi khuếch đại áp và sự ngược pha.
Dựa trên thông số giới hạn trên và giới hạn dưới của 𝑉𝑉𝑖𝑖 vừa khảo sát ở trên, chọn sóng sine để
khảo sát nằm trong vùng làm việc tuyến tính ( |𝑉𝑉𝑖𝑖 | < 4,6V).
Ta cài đặt mô phỏng về vùng khảo sát Transient và cho thời gian mô phỏng khoảng 3ms ( để
phù hợp tần số tín hiệu sine vào khoảng 1k).

Hình 28: Mô phỏng khảo sát biên độ và tính ngược pha

Sóng khảo sát : 𝑉𝑉𝑖𝑖 = 4sin(1000𝑡𝑡)(𝑉𝑉)


Dạng đồ thị và các thông số ghi nhận được

23
Ghi nhận thông số:
- Biên độ áp ngõ vào V1: biên độ đạt ~4V, dao động từ -4V đến 4V, xung quanh 0V.
- Điện áp cộng DC: 1VDC.
- Biên độ áp ngõ ra: biên độ đạt 7.3282116V , dao động từ 5.4576499V đến -9.1987733V , tức
xung quanh trục dao động = -1.87056V .
- Độ lệch áp ngõ ra: ngược pha (bị đảo)
𝑉𝑉𝑜𝑜 7.3282116V
- Hệ số nhân (hệ số khuếch đại) thực nghiệm: = =− = −1.8320529 (dấu trừ đặc
𝑉𝑉1 4𝑉𝑉
trưng cho việc ngõ ra bị đảo).
So sánh thử giữa điện áp ngõ ra thực nghiệm (đỏ) với điện áp ngõ ra lý tưởng (xanh ngọc):
chúng ta thấy giữa hai đường gần như bị chồng khít lên nhau.

c) Nhận xét, kết luận


Với việc chọn 𝑽𝑽𝟐𝟐 = 𝟏𝟏𝟏𝟏 và điện trở 𝑹𝑹𝑭𝑭 = 𝟐𝟐𝟐𝟐𝟐𝟐𝟐𝟐 để khảo sát mạch thì đã cho ta kiểm chứng
được:

24
- Ở quá trình khảo sát đặc tuyến:
𝑅𝑅𝐹𝐹
Đường đặc tuyến lý tưởng theo lý thuyết: 𝑉𝑉𝑜𝑜 = − (𝑉𝑉1 + 𝑉𝑉2 ) = −1.83333𝑉𝑉1 − 1.83333(𝑉𝑉)
𝑅𝑅𝑖𝑖

Đường đặc tuyến khảo sát được: 𝑉𝑉𝑜𝑜 = −1.83329531𝑉𝑉1 − 1.8684434 (𝑉𝑉)
Sai lệch hệ số góc giữa 2 đường: 0.0021%
Sai lệch giao điểm V1 = 0 giữa 2 đường: 1.91509%
- Ở quá trình khảo sát sóng hình sine: Đường thực nghiệm chồng lên khít với đường lý thuyết.
Từ đó, có thể thấy là sai lệch là là nhỏ không đáng kể, vì vậy kết quả đã cho ta thấy sự phù hợp
giữa lý thuyết và thực nghiệm của mạch khuếch đại cộng điện áp.
4. Mạch khuếch đại trừ điện áp
a) Lý thuyết – Sơ đồ nguyên lý – Các thông số liên quan
Mạch khuếch đại trừ điện áp theo tài liệu thí nghiệm có sơ đồ nguyên lý như sau:

Hình 29: Sơ đồ nguyên lý mạch khuếch đại trừ điện áp

Chức năng mạch: Một bộ trừ tín hiệu cũng là một trong những bộ thông dụng và quen thuộc,
được dùng trong xử lý tín hiệu. Bộ trừ này có chức năng tổ hợp trừ các ngõ vào để xuất ra một
ngõ ra duy nhất. Trên đây là một mô hình trừ đơn giản nhất với 𝑉𝑉2 là một điện áp DC, với cấu
hình này thì hai tín hiệu 𝑉𝑉1 , 𝑉𝑉2 sẽ được trừ cho nhau (có tỷ lệ với các trở), tổ hợp trừ này sẽ
được khếch đại thành tín hiệu trên ngõ ra. Tên tiếng Anh của bộ này là The Differential
Amplifier OpAmp Configuration.
Cấu tạo của mạch: Mạch gồm 1 Op-Amp được cấp nguồn ±12V. Chân tín hiệu dương của Op-
Amp được nối với tín hiệu 𝑉𝑉1 qua trở Ri1, và một phần nối qua trở Rf xuống GND. Chân tín
hiệu âm thì nối với tín hiệu 𝑉𝑉2 qua một trở Ri2 = 12k, ngoài ra còn có một tín hiệu từ ngõ ra 𝑉𝑉𝑜𝑜
được hồi tiếp về thông qua một trở 𝑅𝑅𝐹𝐹 .
Phân tích lý thuyết các thông số trên mạch:
Đặt điện áp trên các chân tín hiệu của Op-Amp như hình bên dưới

25
Hình 30: Phân tích mạch OP-AMP khuếch đại trừ điện áp

Tính điện áp của nút tại chân tín hiệu dương của OpAmp, theo lý thuyết thì dòng đi vào chân
tín hiệu dương (+) của OpAmp bằng 0, nên đó là dạng của một cầu phân áp Ri1 nối tiếp Rf:
𝑅𝑅𝐹𝐹
𝑉𝑉 + = 𝑉𝑉 (4.1)
𝑅𝑅𝐹𝐹 + 𝑅𝑅𝑖𝑖1 1
Áp dụng KCL cho chân tín hiệu âm (-) của OpAmp:
𝑉𝑉 − − 𝑉𝑉2 𝑉𝑉 − − 𝑉𝑉𝑜𝑜
+ = 0 (4.2)
𝑅𝑅𝑖𝑖2 𝑅𝑅𝐹𝐹
Ngoài ra, theo lý thuyết thì chân tín hiệu dương và âm của Op-Amp phải có điện áp bằng nhau,
vì vậy rút 𝑉𝑉 + = 𝑉𝑉 − từ 2 phương trình (4.1) và (4.2) ta được:
(𝑅𝑅𝐹𝐹 + 𝑅𝑅𝑖𝑖2 )𝑅𝑅𝐹𝐹 𝑅𝑅𝐹𝐹
⇔ 𝑉𝑉𝑜𝑜 = 𝑉𝑉1 − 𝑉𝑉2
(𝑅𝑅𝐹𝐹 + 𝑅𝑅𝑖𝑖1 )𝑅𝑅𝑖𝑖2 𝑅𝑅𝑖𝑖2
Đặt 𝑅𝑅𝑖𝑖1 = 𝑅𝑅𝑖𝑖2 = 12𝑘𝑘𝑘𝑘 = 𝑅𝑅𝑖𝑖 , ta thu được mối liên hệ giữa 𝑉𝑉𝑜𝑜 và 𝑉𝑉𝑖𝑖 được đơn giản hóa như sau:
𝑅𝑅𝐹𝐹
𝑉𝑉𝑜𝑜 = (𝑉𝑉 − 𝑉𝑉2 ) (4.3)
𝑅𝑅𝑖𝑖 1
Chúng ta thấy được điện áp ngõ ra chính là tổ hợp trừ cho nhau của 2 tín hiệu điện áp ngõ vào
𝑅𝑅
và được nhân thêm hệ số 𝐹𝐹 .
𝑅𝑅𝑖𝑖

Đặc tuyến ngõ ra theo ngõ vào của mạch (nếu điện áp V2 là một điện áp DC không đổi):

26
Hình 31: Đặc tuyến ngõ ra ngõ vào mạch khuếch đại trừ điện áp

Thực tế điện áp bão hòa ngõ ra của OpAmp sẽ không bao giờ đạt được giá trị nguồn cung,
thông thường nếu cấp nguồn nuôi ±12(VDC), thì điện áp bão hòa ngõ ra chỉ rơi vào khoảng
85-90% giá trị nguồn nuôi (tức khoảng 10,2V đến 10,8V).
Dạng đồ thị minh họa tín hiệu điện áp ngõ ra – ngõ vào: Dạng mạch khuếch đại trừ như tài liệu
sẽ có đồ thị tín hiệu ngõ ra Vout là đường tín hiệu màu vàng chính là tổ hợp trừ của 2 đường
tín hiệu ngõ vào. (Mang tính chất minh họa dạng sóng)

Hình 32: Minh họa dạng sóng áp vào - áp ra

b) Sơ đồ thực nghiệm trên LTspice – Kết quả thu được


Chúng ta sẽ chọn 𝑽𝑽𝟐𝟐 = 𝟏𝟏𝟏𝟏 và điện trở 𝑹𝑹𝑭𝑭 = 𝟐𝟐𝟐𝟐𝟐𝟐𝟐𝟐 để khảo sát mạch này.
Dựa theo các lý thuyết cần kiểm chứng, ta cần tổ chức thực hiện 2 khâu kiểm chứng:
- Kiểm chứng đặc tuyến điện áp ngõ ra – điện áp ngõ vào.
- Kiểm chứng biên độ và độ đồng pha dạng sóng ngõ ra với dạng sóng ngõ vào.

27
Sơ đồ thí nghiệm trên LTspice được đấu nối như sau:

Hình 33: Sơ đồ LTspice mạch khuếch đại trừ điện áp

Ta tiến hành khảo sát mạch để kiểm chứng đặc tuyến ngõ ra ngõ vào. Để khảo sát được đặc
tuyến, ta cấu hình chế độ mô phỏng là DC Sweep với các thông số như sau.

Hình 34: Cấu hình mô phỏng khảo sát đặc tuyến

( chọn giá trị -12V đến 12V là vì giá trị của nguồn cấp cho OpAmp tối đã cũng chỉ 12V, nếu
quét tại các giá trị lớn hơn cũng chỉ thu được dạng sóng bão hòa trên đặc tuyến)
Ta chạy mô phỏng, trên cửa sổ mô phỏng ta chuột phải chọn “Add Trace” và chọn mục
“V(out)”. Thu được đồ thị và các thông số như sau:

28
Hình 35:Đặc tuyến thực nghiệm

Ghi nhận các thông số từ đồ thị:


Dạng đồ thị đặc tuyến giống với đặc tuyến lý thuyết đề ra.

Giá trị bão hòa âm: 𝑉𝑉𝑠𝑠𝑠𝑠𝑠𝑠 = −10.477299𝑉𝑉.
+
Giá trị bão hòa dương: 𝑉𝑉𝑠𝑠𝑠𝑠𝑠𝑠 = 10.475636𝑉𝑉.
Giá trị Vo khi V1 = 0V : −1.8332461𝑉𝑉.
Các điểm trên miền làm việc tuyến tính:
Điểm Giá trị 𝑉𝑉𝑖𝑖 Giá trị 𝑉𝑉𝑜𝑜 Độ dốc
1st ~0V -1.8332461V N/A
(so với 1st)
2nd 2V 1.7663022V
1.799774131
(so với 2nd)
3rd -2V -5.432796V
1.79977455
Độ dốc trung bình: 1.799774341
⇒ độ đốc thực nghiệm = 1.799774341
Ngoài ra còn các điểm giới hạn điện áp 𝑉𝑉𝑖𝑖 trước khi ra khỏi miền tuyến tính:

29
- Giới hạn trên: 6.8271135V
- Giới hạn dưới: -4.7250571V
Tiếp theo dùng chính mạch trên, ta sẽ khảo sát biên độ dạng sóng ngõ vào và dạng sóng ngõ ra
để kiếm chứng thêm về độ lợi khuếch đại áp và sự đồng pha.
Dựa trên thông số giới hạn trên và giới hạn dưới của 𝑉𝑉𝑖𝑖 vừa khảo sát ở trên, chọn sóng sine để
khảo sát nằm trong vùng làm việc tuyến tính ( |𝑉𝑉𝑖𝑖 | < 4,7V).
Ta cài đặt mô phỏng về vùng khảo sát Transient và cho thời gian mô phỏng khoảng 3ms ( để
phù hợp tần số tín hiệu sine vào khoảng 1k).

Hình 36: Mô phỏng khảo sát biên độ và tính trùng pha

Sóng khảo sát : 𝑉𝑉𝑖𝑖 = 4sin(1000𝑡𝑡)(𝑉𝑉)


Dạng đồ thị và các thông số ghi nhận được

30
Ghi nhận thông số:
- Biên độ áp ngõ vào V1: ~4V, dao động từ -4V đến 4V, xung quanh 0V.
- Điện áp cộng DC: 1VDC.
- Biên độ áp ngõ ra: 7.19098155V , dao động từ -9.0223551V đến 5.359608V, tức xung quanh
trục dao động = -1.83137V.
- Độ lệch áp ngõ ra: đồng pha
𝑉𝑉𝑜𝑜 7.190981556V
- Hệ số nhân (hệ số khuếch đại) thực nghiệm: = = = 1.7977454
𝑉𝑉1 4𝑉𝑉

So sánh thử giữa điện áp ngõ ra thực nghiệm (xanh lục) với điện áp ngõ ra lý tưởng (xanh
ngọc): chúng ta thấy giữa hai đường nhiều phần gần như chồng khít lên nhau, tuy vậy vẫn có
sai lệch khi càng tiến về các giá trị đỉnh.

c) Nhận xét, kết luận


Với việc chọn 𝑽𝑽𝟐𝟐 = 𝟏𝟏𝟏𝟏 và điện trở 𝑹𝑹𝑭𝑭 = 𝟐𝟐𝟐𝟐𝟐𝟐𝟐𝟐 để khảo sát mạch thì đã cho ta kiểm chứng
được:

31
- Ở quá trình khảo sát đặc tuyến:
𝑅𝑅𝐹𝐹
Đường đặc tuyến lý tưởng theo lý thuyết: 𝑉𝑉𝑜𝑜 = (𝑉𝑉1 − 𝑉𝑉2 ) = 1.83333𝑉𝑉1 − 1.83333(𝑉𝑉)
𝑅𝑅𝑖𝑖

Đường đặc tuyến khảo sát được: 𝑉𝑉𝑜𝑜 = 1.799774341𝑉𝑉1 − 1.8332461 (𝑉𝑉)
Sai lệch hệ số góc giữa 2 đường: 1.83031%
Sai lệch giao điểm V1 = 0 giữa 2 đường: 0.004%
- Ở quá trình khảo sát sóng hình sine: Đường thực nghiệm chồng lên khít với đường lý thuyết,có
sai số ở các giá trị đỉnh nhưng là không đáng kể.
Từ đó, có thể thấy là sai lệch là nhỏ không đáng kể, vì vậy kết quả đã cho ta thấy sự phù hợp
giữa lý thuyết và thực nghiệm của mạch khuếch đại trừ điện áp.
5. Mạch so sánh sử dụng OpAmp
a) Lý thuyết – Sơ đồ nguyên lý – Các thông số liên quan
Mạch so sánh theo tài liệu thí nghiệm có sơ đồ nguyên lý như sau:

Hình 37: Sơ đồ nguyên lý mạch so sánh

Chức năng mạch: Bộ so sánh Op-amp so sánh một mức điện áp tín hiệu analog với mức điện
áp tham chiếu đặt trước, VREF và tạo ra tín hiệu đầu ra dựa trên sự so sánh điện áp này. Nói
cách khác, bộ so sánh điện áp op-amp so sánh độ lớn của hai đầu vào điện áp và xác định mức
lớn nhất trong hai đầu vào. Và trên đây là một bộ so sánh đảo, tức là Vi > Vref thì Vo = Vsat-
; còn Vi < Vref thì Vo = Vsat+.
Cấu tạo của mạch: Mạch gồm 1 Op-Amp được cấp nguồn ±12V. Chân tín hiệu dương của Op-
Amp được nối với điện áp tham chiếu. Chân tín hiệu âm thì nối với tín hiệu cần so sánh.
Phân tích lý thuyết các thông số trên mạch:
Đặt điện áp trên các chân tín hiệu của Op-Amp như hình bên dưới

32
Hình 38: Phân tích mạch OP-AMP

Giả sử hiện tại, 𝑽𝑽𝒊𝒊 > 𝑽𝑽𝒓𝒓𝒓𝒓𝒓𝒓 , tức là 𝑉𝑉 − > 𝑉𝑉 + , thì 𝑽𝑽𝒐𝒐 = 𝑽𝑽−
𝒔𝒔𝒔𝒔𝒔𝒔 .

Và nếu ở trạng thái ngược lại, 𝑽𝑽𝒊𝒊 < 𝑽𝑽𝒓𝒓𝒓𝒓𝒓𝒓 , tức là 𝑉𝑉 − < 𝑉𝑉 + , thì 𝑽𝑽𝒐𝒐 = 𝑽𝑽+
𝒔𝒔𝒔𝒔𝒔𝒔 .

Vì có tính ngược như vậy nên đây là một mạch so sánh đảo.
Đặc tuyến ngõ ra theo ngõ vào của mạch nếu một điện áp 𝑉𝑉𝑟𝑟𝑟𝑟𝑟𝑟 DC dương (+) không đổi:

Hình 39: Đặc tuyến ngõ ra ngõ vào mạch so sánh

Thực tế điện áp bão hòa ngõ ra của OpAmp sẽ không bao giờ đạt được giá trị nguồn cung,
thông thường nếu cấp nguồn nuôi ±12(VDC), thì điện áp bão hòa ngõ ra chỉ rơi vào khoảng
85-90% giá trị nguồn nuôi (tức khoảng 10,2V đến 10,8V).
Dạng đồ thị minh họa tín hiệu điện áp ngõ ra – ngõ vào:

33
Hình 40: Minh họa dạng sóng áp vào - áp ra

b) Sơ đồ thực nghiệm trên LTspice – Kết quả thu được


Chúng ta sẽ khảo sát mạch này với một điện áp tham chiếu 𝑽𝑽𝒓𝒓𝒓𝒓𝒓𝒓 = 𝟒𝟒𝟒𝟒.

Dựa theo các lý thuyết cần kiểm chứng, ta cần tổ chức thực hiện 2 khâu kiểm chứng:
- Kiểm chứng đặc tuyến điện áp ngõ ra – điện áp ngõ vào.
- Kiểm chứng tính chất dạng sóng ngõ ra với dạng sóng ngõ vào.
Sơ đồ thí nghiệm trên LTspice được đấu nối như sau:

Hình 41: Mạch so sánh - khảo sát thực nghiệm

Ta tiến hành khảo sát mạch để kiểm chứng đặc tuyến ngõ ra - ngõ vào. Để khảo sát được đặc
tuyến, ta cấu hình chế độ mô phỏng là DC Sweep với các thông số như sau.

34
Hình 42: Cấu hình mô phỏng khảo sát đặc tuyến

( chọn giá trị -12V đến 12V là vì giá trị của nguồn cấp cho OpAmp tối đa cũng chỉ 12V, nếu
quét tại các giá trị lớn hơn cũng chỉ thu được dạng sóng bão hòa trên đặc tuyến)
Ta chạy mô phỏng, trên cửa sổ mô phỏng ta chuột phải chọn “Add Trace” và chọn mục
“V(out)”. Thu được đồ thị và các thông số như sau:

Hình 43:Đặc tuyến thực nghiệm

Ghi nhận các thông số từ đồ thị:


Dạng đồ thị đặc tuyến giống với đặc tuyến lý thuyết đề ra.

Giá trị bão hòa âm: 𝑉𝑉𝑠𝑠𝑠𝑠𝑠𝑠 = −10.476151𝑉𝑉.
+
Giá trị bão hòa dương: 𝑉𝑉𝑠𝑠𝑠𝑠𝑠𝑠 = 10.477695𝑉𝑉.
Giá trị V1 khi Vo chuyển trạng thái: 3.9995416𝑉𝑉.
Tiếp theo dùng chính mạch trên, ta sẽ khảo sát tính chất dạng sóng ngõ vào và dạng sóng ngõ
ra để kiếm chứng về tính biến thiên ngõ ra phụ thuộc ngõ vào theo lý thuyết.
35
Ta cài đặt mô phỏng về vùng khảo sát Transient và cho thời gian mô phỏng khoảng 3ms ( để
phù hợp tần số tín hiệu sine vào khoảng 1k).

Hình 44: Mô phỏng khảo sát transient

Sóng khảo sát : 𝑉𝑉𝑖𝑖 = 3.5sin(1000𝑡𝑡)(𝑉𝑉) (tức vẫn bé hơn Vref)


Dạng đồ thị và các thông số ghi nhận được

Ghi nhận kết quả: Có thể thấy do tín hiệu có biên độ vẫn nhỏ hơn Vref nên ngõ ra vẫn luôn ở
trạng thái bão hòa dương.
Sóng khảo sát : 𝑉𝑉𝑖𝑖 = 6sin(1000𝑡𝑡)(𝑉𝑉) (tức biên độ dao động đã lớn hơn Vref)
Dạng đồ thị và các thông số ghi nhận được

36
Ghi nhận kết quả: Có thể thấy do tín hiệu có biên độ dao động lớn hơn Vref nên ngõ ra chuyển
trạng thái ở những điểm đồ thị V1 cắt ngang đường thẳng Vref = 4V. Mô phỏng chính xác tính
chất của mạch.
c) Nhận xét, kết luận
Thông qua 2 thí nghiệm khảo sát đặt tuyến và khảo sát dạng sóng rút ra được:
- Khảo sát đặc tuyến:
Giá trị chuyển trạng thái (lý thuyết) Vin = Vref = 4V
Gia trị chuyển trạng thái (thực nghiệm) Vin = 3.9995416𝑉𝑉
Sai số:0.01146%. Rất nhỏ không đáng kể nên mạch thực nghiệm hoàn toàn phù hợp so với đặc
tuyến lý thuyết đề ra.
- Khảo sát dạng sóng: Phù hợp với lý thuyết khi ngõ ra chuyển trạng thái ứng với từng điểm
cắt giữa Vref và Vin.
Ta kết luận được thực nghiệm hoàn toàn phù hợp với lý thuyết, giúp kiểm chứng được hoạt
động của mạch so sánh đảo trên LTspice.
6. Mạch Schmitt Trigger
a) Lý thuyết – Sơ đồ nguyên lý – Các thông số liên quan
Mạch Schmitt Trigger theo tài liệu thí nghiệm có sơ đồ nguyên lý như sau:

Hình 45: Sơ đồ nguyên lý mạch Schmitt Trigger

37
Chức năng mạch: Mạch Schmitt Trigger trên là một mạch có ngõ ra dạng đảo. Một mạch
Schmitt Trigger sẽ có 2 điện áp đáng quan tâm là điện áp ngưỡng trên 𝑉𝑉𝑈𝑈𝑈𝑈 ( Upper Threshold
Voltage) và điện áp ngưỡng dưới 𝑉𝑉𝐿𝐿𝐿𝐿 (Lower Threshold Voltage). Với một mạch Schmitt
Trigger cấu hình ngõ ra đảo như trên thì ngõ ra Vo sẽ đạt mức bão hòa âm nếu điện áp ngõ
vào vượt qua điện áp ngưỡng trên 𝑽𝑽𝑼𝑼𝑼𝑼 , ngược lại, ngõ ra Vo sẽ đạt mức bão hòa dương
nếu điện áp ngõ vào thấp hơn điện áp ngưỡng dưới 𝑽𝑽𝑳𝑳𝑳𝑳 .
Cấu tạo của mạch: Mạch gồm 1 Op-Amp được cấp nguồn ±12V. Chân tín hiệu dương của Op-
Amp được nối với 2 điện trở, 1 trở nối đất và một trở hồi tiếp tín hiệu Vo. Chân tín hiệu âm
của Op-Amp thì nối với tín hiện đầu vào.
Phân tích lý thuyết các thông số trên mạch:
Đặt điện áp trên các chân tín hiệu của Op-Amp như hình bên dưới

Hình 46: Phân tích mạch OP-AMP

Điện áp các chân OpAmp lần lượt là: điện áp chân tín hiệu dương (𝑉𝑉 + ) và chân tín hiệu âm
(𝑉𝑉 − = 𝑉𝑉𝑖𝑖 ).
Theo lý thuyết Op-Amp:
𝑉𝑉𝑖𝑖 > 𝑉𝑉 + ⇒ 𝑉𝑉𝑜𝑜𝑢𝑢𝑢𝑢 = −𝑉𝑉𝑠𝑠𝑠𝑠𝑠𝑠
𝑉𝑉𝑖𝑖 < 𝑉𝑉 + ⇒ 𝑉𝑉𝑜𝑜𝑜𝑜𝑜𝑜 = +𝑉𝑉𝑠𝑠𝑠𝑠𝑠𝑠
Giả sử hiện tại, Vo đang ở miền bão hòa dương, tức là 𝑉𝑉𝑖𝑖 < 𝑉𝑉 + .
Khi đó viết phương trình KCL tại nút chân dương (+) của OpAmp ta có:
𝑉𝑉 + − 0 𝑉𝑉 + − 𝑉𝑉𝑜𝑜
+ =0
𝑅𝑅𝐺𝐺 𝑅𝑅𝐹𝐹
+
𝑅𝑅𝐺𝐺 𝑉𝑉𝑜𝑜 =𝑉𝑉𝑠𝑠𝑠𝑠𝑠𝑠 𝑅𝑅𝐺𝐺
+
⇒ 𝑉𝑉 = 𝑉𝑉𝑜𝑜 ⇒ 𝑉𝑉1+ = 𝑉𝑉 +
𝑅𝑅𝐺𝐺 + 𝑅𝑅𝐹𝐹 𝑅𝑅𝐺𝐺 + 𝑅𝑅𝐹𝐹 𝑠𝑠𝑠𝑠𝑠𝑠
Vậy muốn từ trạng thái bão hòa dương ở hiện tại chuyển về trạng thái bão hòa âm thì 𝑉𝑉𝑖𝑖 > 𝑉𝑉1+ ,
𝑅𝑅 +
tức đồng nghĩa 𝑉𝑉𝑖𝑖 > 𝐺𝐺 𝑉𝑉𝑠𝑠𝑠𝑠𝑠𝑠 để OpAmp chuyển trạng thái.
𝑅𝑅𝐺𝐺 +𝑅𝑅𝐹𝐹

𝑹𝑹𝑮𝑮
Giá trị 𝒔𝒔𝒔𝒔𝒔𝒔 chính là 𝑽𝑽𝑼𝑼𝑼𝑼 của mạch OpAmp này.
𝑽𝑽+
𝑹𝑹𝑮𝑮 +𝑹𝑹𝑭𝑭

Chứng minh tương tự với giả thiết Vo ở miền bão hòa âm, suy luận lần lượt lại các điều kiện
𝑹𝑹𝑮𝑮
kích chuyển trạng thái cũng sẽ tìm được giá trị
𝑹𝑹𝑮𝑮 +𝑹𝑹𝑭𝑭 𝒔𝒔𝒔𝒔𝒔𝒔 chính là 𝑽𝑽𝑳𝑳𝑻𝑻 .
𝑽𝑽−

38
Đặc tuyến ngõ ra theo ngõ vào của mạch:

Hình 47: Đặc tuyến ngõ ra ngõ vào mạch Schmitt Trigger

Thực tế điện áp bão hòa ngõ ra của OpAmp sẽ không bao giờ đạt được giá trị nguồn cung,
thông thường nếu cấp nguồn nuôi ±12(VDC), thì điện áp bão hòa ngõ ra chỉ rơi vào khoảng
85-90% giá trị nguồn nuôi (tức khoảng 10,2V đến 10,8V).
Và ở OpAmp TL081 đính kèm thì giá trị bão hòa thường rơi vào khoảng ±10,47V
Dạng đồ thị minh họa biên độ tín hiệu điện áp ngõ ra – ngõ vào:

Hình 48: Minh họa dạng sóng áp vào - áp ra

b) Sơ đồ thực nghiệm trên LTspice – Kết quả thu được


Chúng ta sẽ khảo sát mạch này với một điện trở 𝑹𝑹𝒇𝒇 = 𝟔𝟔𝟔𝟔𝒌𝒌𝛀𝛀.

Dựa theo các lý thuyết cần kiểm chứng, ta cần tổ chức thực hiện 2 khâu kiểm chứng:
- Kiểm chứng đặc tuyến điện áp ngõ ra – điện áp ngõ vào.
- Kiểm chứng tính chất dạng sóng ngõ ra với dạng sóng ngõ vào.
Sơ đồ thí nghiệm trên LTspice được đấu nối như sau:

39
Hình 49: Mạch Schmitt Triger - khảo sát thực nghiệm

Ta tiến hành khảo sát mạch để kiểm chứng đặc tuyến ngõ ra ngõ vào. Ta cần 2 lần khảo sát đặc
tuyến, đặc tuyến thứ 1 tăng dần Vi và đặc tuyến thứ 2 giảm dần Vi để kiếm chứng 2 ngưỡng
điện áp của mạch Schmitt Trigger.
Để khảo sát được đặc tuyến thứ 1, tăng dần Vi, ta cấu hình chế độ mô phỏng là DC Sweep với
các thông số như sau.

Hình 50: Cấu hình mô phỏng khảo sát đặc tuyến

Ta chạy mô phỏng, trên cửa sổ mô phỏng ta chuột phải chọn “Add Trace” và chọn mục
“V(out)”. Thu được đồ thị và các thông số như sau:

40
Hình 51:Đặc tuyến thực nghiệm tăng dần Vi

Ghi nhận các thông số từ đồ thị:


Dạng đồ thị đặc tuyến giống với đặc tuyến lý thuyết đề ra.

Giá trị bão hòa âm: 𝑉𝑉𝑠𝑠𝑠𝑠𝑠𝑠 = −10.476867𝑉𝑉.
+
Giá trị bão hòa dương: 𝑉𝑉𝑠𝑠𝑠𝑠𝑠𝑠 = 10.477947𝑉𝑉.
Giá trị 𝑉𝑉𝑈𝑈𝑈𝑈 : 1.60049𝑉𝑉.

Để khảo sát được đặc tuyến thứ 2, giảm dần Vi, ta cấu hình chế độ mô phỏng là DC Sweep với
các thông số như sau.

Hình 52: Cấu hình mô phỏng khảo sát đặc tuyến giảm dần Vi

Ta chạy mô phỏng, trên cửa sổ mô phỏng ta chuột phải chọn “Add Trace” và chọn mục
“V(out)”. Thu được đồ thị và các thông số như sau:

41
Hình 53:Đặc tuyến thực nghiệm giảm dần Vi

Ghi nhận các thông số từ đồ thị:


Dạng đồ thị đặc tuyến giống với đặc tuyến lý thuyết đề ra.

Giá trị bão hòa âm: 𝑉𝑉𝑠𝑠𝑠𝑠𝑠𝑠 = −10.476867𝑉𝑉.
+
Giá trị bão hòa dương: 𝑉𝑉𝑠𝑠𝑠𝑠𝑠𝑠 = 10.477695𝑉𝑉.
Giá trị 𝑉𝑉𝐿𝐿𝑇𝑇 : −1.6005016𝑉𝑉.
Tiếp theo dùng chính mạch trên, ta sẽ khảo sát tính chất dạng sóng ngõ vào và dạng sóng ngõ
ra để kiếm chứng về khả năng chuyển trạng thái trễ theo lý thuyết
Ta cài đặt mô phỏng về vùng khảo sát Transient và cho thời gian mô phỏng khoảng 3ms ( để
phù hợp tần số tín hiệu sine vào khoảng 1k).

Hình 54: Mô phỏng khảo sát transient

Sóng khảo sát : 𝑉𝑉𝑖𝑖 = 2sin(1000𝑡𝑡)(𝑉𝑉)


Dạng đồ thị và các thông số ghi nhận được

42
Ghi nhận kết quả: Có thể thấy khi tín hiệu hình sine vượt qua được ngưỡng trên hay ngưỡng
dưới thì mạch Schmitt Trigger chuyển trạng thái khớp với các giá trị ngưỡng theo lý thuyết
tính được ( chuyển trạng thái tại các giá trị ±1.57V ~ ±1.63V).
c) Nhận xét, kết luận
Theo lý thuyết thì:
𝑅𝑅𝐺𝐺 68𝑘𝑘
𝑉𝑉𝑈𝑈𝑈𝑈 = 𝑉𝑉𝑠𝑠𝑠𝑠𝑠𝑠+ = ⋅ 10,47𝑉𝑉 = 1,5705𝑉𝑉
𝑅𝑅𝐺𝐺 + 𝑅𝑅𝐹𝐹 68𝑘𝑘 + 12𝑘𝑘
𝑅𝑅𝐺𝐺 68𝑘𝑘
𝑉𝑉𝐿𝐿𝐿𝐿 = 𝑉𝑉𝑠𝑠𝑠𝑠𝑠𝑠− = ⋅ −10,47𝑉𝑉 = −1,5705𝑉𝑉
𝑅𝑅𝐺𝐺 + 𝑅𝑅𝐹𝐹 68𝑘𝑘 + 12𝑘𝑘
Thực nghiệm thu được:
Giá trị 𝑉𝑉𝐿𝐿𝑇𝑇 : −1.6005016𝑉𝑉. Sai số : 1,91% (không đáng kể)
Giá trị 𝑉𝑉𝑈𝑈𝑈𝑈 : 1.60049𝑉𝑉. Sai số: 1,909% (không đáng kể)
Kết luận: Các đặc tuyến khi khảo sát thực nghiệm đều tuân theo lý thuyết, các giá trị điện áp
ngưỡng trên và điện áp ngưỡng dưới gần như y hệt lý thuyết với sai số rất nhỏ không đáng kể.
Dạng sóng tín hiệu ngõ ra – ngõ vào với tín hiệu sine cũng cho thấy tính phù hợp của thực
nghiệm so với lý thuyết.
7. Mạch tạo sóng vuông – sóng tam giác
a) Lý thuyết – Sơ đồ nguyên lý – Các thông số liên quan
Mạch tạo sóng vuông tam giác theo tài liệu thí nghiệm có sơ đồ nguyên lý như sau:

43
Hình 55: Sơ đồ nguyên lý mạch tạo sóng vuông – sóng tam giác

Chức năng mạch: Mạch trên ghép nối 2 bộ mạch ứng dụng OpAmp cơ bản để tạo ra tương đối
2 dạng sóng là sóng vuông ở đầu ra Vo1 và sóng tam giác ở đầu ra Vo2 mà không cần bất kỳ
một tín hiệu dao động nào từ bên ngoài đưa vào.
Cấu tạo của mạch: Mạch sử dụng 2 thành phần phép nối hồi tiếp bổ túc cho nhau. Khối mạch
phía bên tay trái là một bộ mạch Schmitt Trigger không đảo nhằm tạo sóng vuông, khối bên
trái là khối tích phân cơ bản nhằm tạo tín hiệu xung tam giác từ xung vuông nối tiếp đưa vào.
Hai khối này tự duy trì tín hiệu cho nhau..
Phân tích lý thuyết các thông số trên mạch:
Đầu tiên là khối Schmitt Trigger không đảo phía bên trái

Hình 56: Phân tích mạch Schmitt Trigger không đảo bên trái

Có thể phân tích mạch Schmitt Trigger này tương tự cách phân tích mạch Schmitt Trigger đảo
ở thí nghiệm 6. Một cách nhanh chóng thì có thể rút ra được các giá trị điện áp ngưỡng trên và
ngưỡng dưới như sau:
𝑅𝑅𝑖𝑖
𝑉𝑉𝑈𝑈𝑈𝑈 = − 𝑉𝑉
𝑅𝑅𝐹𝐹 𝑠𝑠𝑠𝑠𝑠𝑠−
𝑅𝑅𝑖𝑖
𝑉𝑉𝐿𝐿𝐿𝐿 = − 𝑉𝑉𝑠𝑠𝑠𝑠𝑠𝑠+
𝑅𝑅𝐹𝐹
Điện áp bão hòa của TL081 thường rơi vào khoảng ±10,47V

44
Ngõ ra của mạch này là các sóng vuông sẽ được nối tiếp làm ngõ vào cho mạch tích phân phía
bên phải có phương trình như sau:
𝑡𝑡
𝑑𝑑𝑑𝑑
𝑉𝑉𝑜𝑜2 = − � 𝑉𝑉𝑜𝑜1
0 𝑅𝑅𝑅𝑅
Ngõ ra Vo1 (xét một cách tương đối đúng) thì luôn là một hằng số có giá trị hoặc là tại bão hòa
âm hoặc là tại bão hòa dương, nên tích phân của các hằng số sẽ ra hàm bậc nhất tuyến tính có
độ dốc âm hoặc dương ( sóng tam giác).

Hình 57: Các đường dốc tuyến tính từ ngõ ra mạch tích phân

Mạch tích phân khi đã hoạt động ở miền ổn định thì chỉ dao động xung quanh 𝑉𝑉𝑈𝑈𝑈𝑈 và 𝑉𝑉𝐿𝐿𝐿𝐿 .
Nguyên nhân là do ngõ ra của mạch tam giác đưa về lại làm tín hiệu vào mạch Schmitt Trigger,
mỗi khi sóng tam giác đạt được 𝑉𝑉𝑈𝑈𝑈𝑈 thì mạch Schmitt Trigger lại đổi trạng thái làm mạch tích
phân đổi độ dốc theo, tương tự cách giải thích đó với 𝑉𝑉𝐿𝐿𝐿𝐿 . Dĩ nhiên quá trình chuyển đổi sẽ có
vọt lố nhưng không đáng kể.
Tần số của dao động: (dựa trên các phương trình độ dốc từ hình trên)
𝑉𝑉𝑠𝑠𝑠𝑠𝑠𝑠+
𝑉𝑉𝑈𝑈𝑈𝑈 − (𝑡𝑡 − 𝑡𝑡1 ) = 𝑉𝑉𝐿𝐿𝐿𝐿
� 𝑅𝑅𝑅𝑅 2
𝑉𝑉𝑠𝑠𝑠𝑠𝑠𝑠−
𝑉𝑉𝐿𝐿𝐿𝐿 − (𝑡𝑡 − 𝑡𝑡2 ) = 𝑉𝑉𝑈𝑈𝑈𝑈
𝑅𝑅𝑅𝑅 3
1 𝑉𝑉𝑠𝑠𝑠𝑠𝑠𝑠+ 𝑉𝑉𝑠𝑠𝑠𝑠𝑠𝑠−
⇒ 𝑓𝑓 = =
𝑡𝑡3 − 𝑡𝑡1 𝑅𝑅𝑅𝑅(𝑉𝑉𝑈𝑈𝑈𝑈 − 𝑉𝑉𝐿𝐿𝐿𝐿 )(𝑉𝑉𝑠𝑠𝑠𝑠𝑠𝑠− − 𝑉𝑉𝑠𝑠𝑠𝑠𝑠𝑠+ )
Dạng sóng ngõ ra

45
Hình 58: Dạng sóng minh họa ngõ ra sóng vuông – sóng tam giác

b) Sơ đồ thực nghiệm trên LTspice – Kết quả thu được


Để khảo sát mạch này, ta sử dụng trở 𝑹𝑹𝑭𝑭 = 𝟔𝟔𝟔𝟔𝟔𝟔𝟔𝟔 dùng cho mạch Schmitt Trigger tạo sóng
vuông. Sử dụng điện trở 𝑹𝑹 = 𝑹𝑹𝟏𝟏𝟏𝟏 = 𝟏𝟏𝟏𝟏𝟏𝟏𝟏𝟏 và tụ điện 𝑪𝑪 = 𝑪𝑪𝟏𝟏 = 𝟎𝟎, 𝟐𝟐𝟐𝟐𝟐𝟐𝟐𝟐 dùng cho mạch tạo
sóng tam giác.
Sơ đồ lắp mạch trên LTspice:

Tiến hành mô phỏng mạch ở chế độ xác lập trong 3ms


Thu được dạng sóng ngõ ra cùng các thông tin liên quan:

46
Biên độ dao động của sóng vuông thực nghiệm:
- V sq max = 10.476796V.
- V sq min = -10.476977V.
Biên độ dao động của sóng tam giác thực nghiệm:
- V tri max = 1.8515624V.
- V tri min = -1.8517536V.
Tiến hành đo tần số sóng:

Tần số sóng của hai sóng vuông , sóng tam giác là bằng nhau và thực nghiệm đo đạc gần
bằng f = 633.31913Hz.
c) Nhận xét, kết luận
- Nhận xét về dạng sóng: dạng sóng của của hai sóng vuông và tam giác đều phù hợp với lý
thuyết đề ra.
- Nhận xét về biên độ sóng vuông: thực nghiệm đo đạt dao động từ -10.476977V đến
10.476796V. Tức phù hợp với điện áp bão hòa 𝑉𝑉𝑠𝑠𝑠𝑠𝑠𝑠
+ −
, 𝑉𝑉𝑠𝑠𝑠𝑠𝑠𝑠 của OpAmp TL081.

47
- Nhận xét về biên độ sóng tam giác: thực nghiệm đo đạt dao động từ -1.8517536V đến
𝑅𝑅
1.8515624V. Theo lý thuyết này thì dao động từ 𝑉𝑉𝐿𝐿𝐿𝐿 = − 𝑖𝑖 𝑉𝑉𝑠𝑠𝑠𝑠𝑠𝑠+ = −1.84888𝑉𝑉 đến 𝑉𝑉𝑈𝑈𝑇𝑇 =
𝑅𝑅𝐹𝐹
𝑅𝑅𝑖𝑖
− 𝑉𝑉 = 1.84888𝑉𝑉. Tức có sai số nhưng rất nhỏ, khoảng 0,145%. Tức kết quả thực
𝑅𝑅𝐹𝐹 𝑠𝑠𝑠𝑠𝑠𝑠−
nghiệm hoàn toàn phù hợp với lý thuyết tính toán.
𝑉𝑉𝑠𝑠𝑠𝑠𝑠𝑠+ 𝑉𝑉𝑠𝑠𝑠𝑠𝑠𝑠−
- Nhận xét về tần số: Tần số tính theo lý thuyết 𝑓𝑓 = = 643,9472𝐻𝐻𝐻𝐻.
𝑅𝑅𝑅𝑅(𝑉𝑉𝑈𝑈𝑈𝑈 −𝑉𝑉𝐿𝐿𝑇𝑇 )(𝑉𝑉𝑠𝑠𝑠𝑠𝑠𝑠− −𝑉𝑉𝑠𝑠𝑠𝑠𝑠𝑠+ )
Trong khi đó tần số thực nghiệm là f(tn) = 633.31913Hz . Sai số là 1,65%, tức không đáng kể.
Tần số đo thực nghiệm phù hợp với tần số tính theo lý thuyết
Kết luận: Kiểm chứng được mạch tạo sóng vuông – sóng tam giác có các đặc điểm phù hợp
với các kết luận rút ra được từ lý thuyết.

III. KẾT LUẬN CHUNG


- Thông qua 7 bài thí nghiệm khảo sát các mạch OpAmp ứng dụng cơ bản đã giúp nhóm sinh
viên được hiểu rõ thêm về các mạch OpAmp này, đem lý thuyết được học để tiến hành kiểm
chứng thực tế.
- Học thêm được các kiến thức mới về các mạch ứng dụng và khả năng vận dụng của chúng.
- Học được cách ước lượng, cách thiết kế các thông số đo đạt để các mạch hoạt động trong
miền hoạt động mong muốn.
- Rèn luyện việc thu thập và xử lý số liệu, trình bày và ghi chép báo cáo.
- Rèn luyện kỹ năng sử dụng phần mềm LTspice và mô đun mô phỏng.
- Tổng quan, các thí nghiệm đều khảo sát thực nghiệm bám sát lý thuyết, các sai số cuối bài
thu được không có sai số nào lớn hơn 5%. Đảm bảo tính chính xác và xác thực của dữ liệu thí
nghiệm.

48

You might also like