Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 3

I.

Đồ thị chuyển động


Câu 1:

II. Cặp số đẹp.


1. Một con lắc lò xo có m = 250g, k = 100 N/m dao động điều hòa với biên độ A = 4 cm. Tìm tốc độ của
vật tại thời điểm nó có li độ x = 2 cm.
2. Một con lắc lò xo có m, k = 50 N/m dao động điều hòa với biên độ A = 4 cm. Biết rằng khi vật có li độ 2
cm thì nó có tốc độ 40 cm/s. Tìm giá trị của m?
3. Một con lắc lò xo có m = 250g, k = 100 N/m dao động điều hòa với biên độ A = 5 cm. Tìm li độ của vật
tại thời điểm nó có tốc độ 80 cm/s.
4. Một con lắc lò xo có m = 250g, k = 100 N/m dao động điều hòa. Biết tốc độ cực đại của vật trong quá
trình dao động là vmax = 100 cm/s. Tìm li độ của vật tại thời điểm nó có tốc độ 60 cm/s.
5. Một con lắc lò xo có m = 100g, k chưa biết dao động điều hòa. Biết khi vật có li độ x 1 = 4 cm thì nó có

tốc độ 60 cm/s, khi vật có li độ x2 = cm thì nó có tốc độ v2 = 50 cm/s. Tìm giá trị của k?
III. Lực tác dụng
1. Một con lắc lò xo có m = 100g và k = 100 N/m treo thẳng đứng, dao động điều hòa với biên độ A = 2
cm. Tìm độ lớn cực đại của lực kéo về.
2. Một con lắc lò xo có chiều dài tự nhiên là 30 cm và độ cứng k = 100 N/m, vật nặng m = 400g treo thẳng
đứng. Kích thích cho vật dao động điều hòa với biên độ A = 6 cm. Tìm chiều dài lớn nhất và nhỏ nhất của
lò xo trong quá trình vật dao động.
3. Một con lắc lò xo có k = 100 N/m, vật nặng m = 250g treo thẳng đứng. Tại vị trí cân bằng truyền cho vật
vận tốc ban đầu v0 = 1 m/s. Tìm lực đàn hồi lớn nhất và nhỏ nhất của vật trong quá trình dao động.
4. Một con lắc lò xo có k = 100 N/m treo thẳng đứng. Biết lực đàn hồi lớn nhất và nhỏ nhất của lò xo là 7N
và 1 N. Tìm tốc độ trung bình của vật trong quá trình dao động.
5. Một con lắc lò xo có m = 100g và k = 100 N/m treo thẳng đứng, dao động điều hòa với biên độ A = 2
cm. Tìm lực kéo lớn nhất và lực nén lớn nhất tác dụng lên điểm treo.
6. Một con lắc lò xo có m = 400g và k = 100 N/m treo thẳng đứng, dao động điều hòa. Biết tỷ số giữa lực
kéo lớn nhất và lực nén lớn nhất tác dụng lên điểm treo là 3:1. Tìm năng lượng dao động của vật.
IV. Năng lượng dao động.
1. Một con lắc lò xo có m = 100g và k = 100 N/m dao động điều hòa với biên độ A = 2 cm. Tìm động năng
của vật tại thời điểm nó có li độ bằng 1 cm.
2. Một con lắc lò xo có m = 250g và k = 100 N/m dao động điều hòa với biên độ A = 8 cm. Tìm tốc độ của
vật tại thời điểm vật có động năng bằng 3 lần thế năng.
3. Một con lắc lò xo dao động điều hòa. Tại thời điểm vật có tốc độ bằng tốc độ trung bình của vật trong
một chu kỳ thì tỷ số giữa động năng và thế năng bằng bao nhiêu?
4. Một con lắc lò xo có k = 100 N/m. Tại thời điểm vật có động năng bằng 3 lần thế năng thì li độ và vận
tốc của vật tương ứng là 2 cm và 40 cm/s. Tìm giá trị của m?
V. Bài toán gặp nhau
1. Hai vật cùng dao động trên trục Ox theo phương trình x 1 = 4cos(πt + π/3) cm và x2 = 4cos(2πt – π/6) cm.
Tìm thời điểm gần nhất hai vật gặp nhau.
2. Hai vật cùng dao động trên trục Ox theo phương trình x 1 = 4cos(πt + π) cm và x2 = 4cos(3πt – π/2) cm.
Tìm thời điểm hai vật gặp nhau lần thứ 5.
3. Hai vật dao động điều hòa với cùng chu kỳ T, biên độ A và 2A. Tìm khoảng thời gian giữa hai lần liên
tiếp hai vật gặp nhau.
4. Hai vật cùng dao động trên trục Ox theo phương trình x 1 = 4cos(3πt + π) cm và x2 = 6cos(4πt + π) cm.
Tìm khoảng thời gian giữa hai lần liên tiếp hai vật gặp nhau.
VI. Tính thời gian
1. Một vật dao động điều hòa với biên độ A và chu kỳ T. Tìm khoảng thời gian gần nhất vật đi từ biên đến
vị trí có động năng bằng 3 lần thế năng.
2. Một con lắc lò xo treo thẳng đứng, tại VTCB lò xo dãn 4 cm. Kéo vật đến vị trí lò xo dãn 12 cm rồi thả
nhẹ. Tìm thời gian ngắn nhất từ lúc thả cho đến khi vật đi qua vị trí không biến dạng.
3. Một vật dao động điều hòa. Biết thời gian ngắn nhất để động năng giảm từ giá trị cực đại đến giá trị một
nửa cực đại là t. Hỏi thời gian để tốc độ giảm từ cực đại đến nửa giá trị cực đại bằng bao nhiêu?
4. Một vật dao động điều hòa với biên độ A = 4 cm và chu kỳ T = 0,6s. Tại thời điểm ban đầu vật có li độ x
= 2 cm và đang đi theo chiều dương của trục tọa độ. Tìm thời điểm gần nhất vật đi qua vị trí cân bằng.
5. Một con lắc lò xo treo thẳng đứng dao động điều hòa với chu kỳ T. Biết rằng trong một chu kỳ thời gian
mà lò xo bị nén là T/3. Tìm tỷ số giữa lực kéo cực đại và lực nén cực đại tác dụng lên điểm treo.
6. Một con lắc lò xo dao động điều hòa với biên độ A và chu kỳ T = 0,6s. Biết rằng trong 1 chu kỳ khoảng
thời gian mà tốc độ của vật không vượt quá 50 cm/s là Δt = 0,2s. Tìm giá trị của A.

You might also like