1.BÀI GIẢNG Điền kinh 1-online

You might also like

Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 38

Bài giảng Điền kinh 1

BÀI GIẢNG SỐ 1 SỐ TIẾT: 04


I. TÊN BÀI GIẢNG
SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN MÔN ĐIỀN KINH
CÁC BÀI KHỞI ĐỘNG, CÁC BT BỔ TRỢ CHẠY 100M, BT PHÁT TRIỂN SỨC BỀN CHUNG
CÁC CHẤN THƯƠNG THƯỜNG GẶP TRONG HOẠT ĐỘNG THỂ DỤC THỂ THAO
CÁCH PHÒNG TRÁNH VÀ XỬ LÝ CHẤN THƯƠNG

II. MỤC TIÊU


Trang bị những kiến thức cơ bản về môn điền kinh nói chung và kỹ thuật chạy cự ly
100 m nói riêng; về các chấn thương thường gặp trong hoạt động thể dục thể thao, cách phòng
tránh và xử lý chấn thương, cụ thể:
- Giới thiệu sự hình thành và phát triển môn điền kinh.
- Các chấn thương thường gặp trong thể thao. Cách phòng tránh và xử lý.
- Các bài tập khởi động chung và chuyên môn. Các bài tập bổ trợ chạy ngắn.
- Bài tập phát triển sức bền chung.

III. NỘI DUNG BÀI GIẢNG


Nội quy môn học:
- Điểm danh.
- GV phổ biến mục đích, yêu cầu giờ học, một số quy định trong học phần GDTC1-Điền kinh1:
+ SV chuẩn bị thẻ SV để trình thẻ bất cứ lúc nào GV yêu cầu kiểm tra. Trước giờ học 10
phút SV cần chuẩn bị máy tính, điện thoại có mạng tốt đủ để không ảnh hưởng chất lượng giờ
học. SV phải tham gia 80% số tiết học của học phần.
+ GV phổ biến nội dung và hình thức kiểm tra, thi. Các đầu điểm, thang điểm đánh giá học
phần. Cách tính điểm và điều kiện qua môn (Điểm tổng kết tối thiểu 5 điểm sẽ qua môn).
+ Mỗi SV khi đến lớp bắt buộc phải đi giày ba ta hoặc giày thể thao, chuẩn bị dây nhảy
mặc quần áo đồng phục thể thao theo đúng khóa mình đang theo học hoặc trang phục thể thao
đủ rộng để dễ vận động (nếu không mang đồng phục về). Nên chọn giày tập nhẹ, ôm sát vào
chân nhưng không quá chật tới mức làm đau chân. Nếu giày rộng sẽ gây bất tiện trong tập
luyện khiến kết quả tập luyện bị giảm. Chuẩn bị bút, vở ghi lý thuyết, ghi chép đầy đủ.
+ Chia tổ tập luyện: Lớp chia thành 4 tổ, đối với các nội dung chia tổ thì các tổ trưởng đôn
đốc, điều khiển tổ tập. Đối với việc điểm danh hoặc thu bài các tổ trưởng tập hợp thông tin
nhanh chóng, chính xác gửi cho lớp trưởng. Lớp trưởng chủ động ổn định trật tự lớp, điểm
danh báo cáo sĩ số lớp cho GV. SV tự giác, ý thức và lắng nghe, làm theo chỉ dẫn của lớp
trưởng, của GV.
+ Các buổi học có tiết giáo dục thể chất yêu cầu các em phải ăn sáng đầy đủ, chuẩn bị nước
uống bổ sung trước, trong và sau khi tập luyện. Trong khi tập nếu thấy bất thường về sức khỏe
phải báo ngay cho giáo viên. SV ra vào lớp phải xin phép, những bạn nào ốm hoặc có lý do đặc
biệt thì xin kiến tập ngồi dự giảng, chỉ được kiến tập khi GV đã cho phép.

1
Bài giảng Điền kinh 1
+ GV phân loại SV theo chiều cao, giới tính, đặc điểm cá nhân, tình trạng sức khỏe biên
chế vào các tổ, các nhóm phù hợp để có phương pháp đối xử cá biệt, sử dụng LVĐ hợp lý
nhằm tăng hiệu quả giờ học. Nếu SV có bệnh nền phải kiêng hoặc hạn chế vận động bắt buộc
phải báo cáo GV. Lớp trưởng lập danh sách số điện thoại của 1-2 người nhà của mỗi SV để kịp
thời xử lý khi có tình huống xấu xảy ra trong quá trình học và tập luyện.
+ Khuyến khích SV chọn vị trí phòng học thoáng mát, rộng rãi, đủ sáng, yên tĩnh, hạn chế
tiếng ồn…
- Yêu cầu SV thực hiện nghiêm túc những nội quy và quy định của GV.

1- Giới thiệu môn điền kinh


1.1 Sự ra đời môn điền kinh
Có một sự thật rằng, trước cả khi con người biết đến những khái niệm về chạy bộ, đường
đua, giày thể thao hay đồng hồ tính giờ, con người chúng ta chạy vì một lý do duy nhất: Sinh
tồn (di chuyển, tìm kiếm thức ăn, tự vệ và phòng chống thiên tai,…). Đó chính là khởi điểm
của môn điền kinh.
Môn thể thao chạy bộ đã được hình thành và phát triển từ chính những cuộc chiến sinh tồn
ấy. Các hoạt động này ngày càng hoàn thiện cùng với sự phát triển của xã hội loài người và dần
trở thành phương tiện giáo dục thể chất, một môn thể thao có vị trí xứng đáng thu hút toàn xã
hội tham gia tập luyện.
Thế vận hội Olympic đầu tiên đã được diễn ra ở Hy Lạp vào khoảng 2,700 năm trước (năm
776 TCN), các vận động viên đã tham gia vào một cuộc thi chạy dài khoảng 200 dặm. Người
Hy Lạp yêu chạy và họ nói trong tiếng Hy Lạp là “mens sana in corpore sano” – Một tâm hồn
lành mạnh trong một cơ thể khỏe mạnh. Và hơn thế nữa, người thắng cuộc trong những cuộc
chạy đua sẽ được người dân tôn thờ như những vị thần.

1.2- Khái niệm và phân loại


Khái niệm: Điền kinh là môn thể thao có lịch sử lâu đời nhất, được ưa chuộng và phổ biến
rộng rãi trên toàn thế giới. Với nội dung phong phú và đa dạng, điền kinh chiếm một vị trí quan
trọng trong các chương trình thi đấu của các đại hội thể thao Olympic quốc tế và trong đời sống
văn hóa thể thao của nhân loại. 
Phân loại:
- Theo nội dung: gồm nội dung chính là đi bộ-chạy-nhảy-ném đẩy- nhiều môn phối hợp.
- Theo tính chất hoạt động: Hoạt động có chu kỳ (gồm đi bộ và chạy) và hoạt động không có
chu kỳ (gồm nhảy-ném đẩy và các môn phối hợp).
1.3- Quá trình phát triển.
a- Nguồn gốc hình thành sự phát triển môn điền kinh.
- Đi bộ, chạy, nhảy và ném đẩy là những hoạt động tự nhiên của con người. Những hoạt động
này ngày càng hoàn thiện cùng với sự phát triển của xã hội loài người. Từ những hoạt động với
mục đích di chuyển, tìm kiếm thức ăn, tự vệ và phòng chống thiên tai, dần dần thành các trò
chơi vận động, các cuộc thi đấu và nó thu hút mọi người tham gia tập luyện. 

2
Bài giảng Điền kinh 1
- Cuộc thi đấu chính thức vào năm 776 trước Công nguyên.
- Từ đại hội thể thao Olympic Aten (1896), điền kinh đã trở thành nội dung chủ yếu trong
chương trình thi đấu của các đại hội thể thao Olympic.
- Năm 1912, Liên đoàn Điền kinh nghiệp dư quốc tế- IAAF ra đời. Đây là tổ chức tối cao lãnh
đạo phong trào điền kinh toàn thế giới.
b- Sự phát triển kỹ thuật các môn điền kinh
Trước đây, vận động viên mới chỉ biết xuất phát cao, nhảy xa kiểu ngồi, nhảy cao bằng chạy
đà chính diện, nhảy sào bằng sào gỗ...
Ngày nay, nhờ sự phát triển của khoa học về TDTT, các nhà khoa học đã nghiên cứu ra các
kỹ thuật động tác mới, các bài tập mới, các công cụ hỗ trợ tập luyện, chế độ dinh dưỡng phù
hợp… kết quả là hiện nay các vận động viên đã sử dụng xuất phát thấp có bàn đạp trong thi đấu
chạy, nhảy xa kiểu cắt kéo, nhảy ưỡn thân hoặc nhảy tam cấp, nhảy cao lưng qua xà, nhảy cao
bằng sào chất dẻo tổng hợp...
c- Vài nét về điền kinh ở Việt Nam
- Cuộc thi đấu điền kinh đầu tiên tại Hà Nội vào tháng 4/1925. Thành tích thi đấu còn rất thấp
như: Chạy 100m nam 11,3 giây, chạy 1500m nam 4 phút 56 giây, đẩy tạ nam 10,45m…Nhưng
ngày nay với các kỹ thuật mới, các bài tập mới, các công cụ hỗ trợ tập luyện và chế độ dinh
dưỡng phù hợp thì thành tích đã được nâng lên rõ rệt như: Chạy 100m nam 10,02 giây, chạy
1500m nam 3 phút 53 giây, đẩy tạ nam 16,7 m,….
- Trong chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ diễn ra ác liệt nhưng các phong trào “Chạy, nhảy,
bơi, bắn, võ", "Rèn luyện chạy vì Miền Nam ruột thịt"....vẫn được tổ chức.
- Điền kinh được đưa vào chương trình giảng dạy thể dục thể thao ở các trường học là nội dung
giáo dục quan trọng và là yêu cầu bắt buộc.
1.4 - Luật thi đấu môn chạy 100m.
- Quy định về phạm quy: Giẫm vạch xuất phát khi xuất phát, “cướp xuất phát”, kéo người, chèn
đường chạy của nhau, chạy sang ô chạy của VĐV khác VĐV đó sẽ bị hủy thành tích nhưng
thành tích đó sẽ thuộc về VĐV ở ô mà VĐV này chạy sang, …
- Cách tính thành tích: Khi nhận tín hiệu cho xuất phát của trọng tài xuất phát thì trọng tài bấm
đồng hồ cho đồng hồ chạy. Khi người chạy chạm thân trên vào mặt phẳng tưởng tượng đi qua
vạch đích thì trọng tài bấm dừng đồng hồ.
- Số lần chạy: Với VĐV chỉ chạy 1 lần duy nhất trong 1 đợt chạy của 1 vòng thi. Với SV có thể
được chạy 1-2 lần, nghỉ giữa 2 lần chạy ít nhất 15 phút.
- Barem điểm cho sinh viên: Nữ: 18 giây 50 đạt 5 điểm. Nam: 14 giây 50 đạt 5 điểm
- Ở cả nam, nữ thành tích ± 0,5 giây thì được cộng hoặc bị trừ một điểm.

2- Cách phòng tránh và xử lý chấn thương trong thể thao.

2.1- Khái niệm chấn thương:


Chấn thương trong TDTT là những tổn thương về thực thể hoặc chức năng do tập luyện và
thi đấu gây nên. Đó chính là sự tổn thương về cấu trúc giải phẫu bình thường của một tổ chức
nào đó do tác động từ bên ngoài kéo theo sự suy giảm, rối loạn hoặc làm mất đi chức năng sinh
lý bình thường của tổ chức đó.

3
Bài giảng Điền kinh 1
Tuỳ thuộc vào vị trí và điều kiện, nguyên nhân gây ra chấn thương mà có thể chia chấn
thương thành các dạng như : Chấn thương do sản xuất, chấn thương trong sinh hoạt, chấn
thương do tai nạn giao thông, chấn thương trong chiến tranh và chấn thương thể thao.
Trong các dạng chấn thương trên, chấn thương thể thao chỉ được xếp hạng cuối cùng và chỉ
chiếm khoảng 2 – 3% trong tổng số các chấn thương thường gặp nhưng đặc biệt chú trọng tới
vấn đề này bởi vì trong tập luyện TDTT tỷ lệ mắc chấn thương cần được giảm tới mức tối
thiểu.
2.2- Phân loại chấn thương trong tập luyện và thi đấu TDTT
- Các bệnh thường gặp trong tập luyện và thi đấu TDTT: Choáng trọng lực, hội chứng hạ
đường huyết, say nắng, đau bụng trong tập luyện, chuột rút.
- Các chấn thương phần mềm khi tập luyện và thi đấu TDTT: Vết xây sát da, vết thương, chạm
thương trong vận động, giãn dây chằng, tổn thương cơ.

2.3- Nguyên nhân dẫn đến chấn thương trong tập luyện và thi đấu TDTT
a- Các tác nhân bên ngoài gây ra chấn thương
- Do sai lầm trong công tác giảng dạy của giáo viên hoặc huấn luyện viên
- Do không đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về vật chất, kĩ thuật trong tập luyện.
- Do các thiếu sót trong việc tổ chức tập luyện và thi đấu.
- Do các hành vi không đúng đắn của bản thân người tập
- Do không tuân thủ các yêu cầu về y tế; không đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về điều kiện khí
hậu, điều kiện vệ sinh.
b- Các tác nhân bên trong gây lên chấn thương
- Do những rối loạn về khả năng định hình trong không gian và sự giảm sút của các phản ứng
bảo vệ, sức tập trung chú ý của người tập (ví dụ: khi cơ thể đã mệt mỏi).
- Do những biến đổi về trạng thái chức năng của một số hệ cơ quan do ngừng tập luyện vì một
lý do nào đó (ốm, mệt…)
- Do cấu trúc giải phẫu của cơ thể không phù hợp với môn thể thao chuyên sâu.

2.4- Cách xử lý, phòng tránh chấn thương trong tập luyện và thi đấu TDTT.
2.4.1- Các bệnh thường gặp trong tập luyện và thi đấu thể thao
a- Hội chứng hạ đường huyết
Đường huyết bình thường khoảng từ 80-120mg/100ml máu. Nếu đường huuyết hạ thấp hơn
50-60mg/ml máu thì khi đó xuất hiện hội chứng hạ đường huyết.
- Triệu chứng: Người tập bị hạ đường huyết có các biểu hiện sau: đói không chịu được, bủn
rủn chân tay, chóng mặt toát mồ hôi, sắc mặt tái nhợt. Hạ đường huyết nặng hơn có thể xuất
hiện:những cơn kích động do rối loạn tinh thần, nói năng không lưu loát, co giật toàn thân hoặc
cục bộ (giống như động kinh), hôn mê. Mạch nhanh, yếu, huyết áp biến đổi không rõ ràng.
- Nguyên nhân: Khi hoạt động với cường độ vận động lớn, thời gian dài thì lượng đường trong
cơ thể bị tiêu hao rất nhiều và rất dễ sinh ra hiện tượng hạ đường huyết.

4
Bài giảng Điền kinh 1
INCLUDEPICTURE "https://image-us.24h.com.vn/upload/3-2020/images/2020-08-27/1598542096-
cce2e386f170d41c9f4eff39dcad3a43.jpg" \* MERGEFORMATINET

INCLUDEPICTURE
"https://yte.lamduongduong.vn/wp-content/uploads/2018/07/tri-dau-tu-cung-bang-huyet-nhan-trung-

300x212.jpg" \* MERGEFORMATINET

Vị trí các huyệt: Bách hội, Nhân trung, Dũng tuyền, Hợp cốc
INCLUDEPICTURE "https://encrypted-tbn0.gstatic.com/images?
q=tbn:ANd9GcTqdtYxEeZyDmMo--c8CEbEvi5R21wU595CoQ&usqp=CAU" \*

MERGEFORMATINET INCLUDEPICTURE
"https://encrypted-tbn0.gstatic.com/images?q=tbn:ANd9GcRb-nDmIaFQXr9FhJwyZqeJGtCC-

1iYSF9qnQ&usqp=CAU" \* MERGEFORMATINET

- Xử lý cấp cứu: Sau khi chuẩn đoán dúng là hạ đường huyết thì đưa người tập vào nơi yên
tĩnh, nằm nghỉ, chú ý mặc ấm. Cho người tập uống nước đường, nước trà đường nóng và cho
thức ăn dễ tiêu nhiều lần. Bình thường nằm nghỉ một thời gian ngắn hiện tượng hạ đường huyết

5
Bài giảng Điền kinh 1
sẽ mất dần. Trong trường hợp nặng mà hôn mê thì có thể bấm các huyệt: nhân trung, bách
hội,dũng tuyền, hợp cốc. Nhanh chóng đưa người bị bệnh tới bác sĩ để cấp cứu kịp thời .
- Phòng ngừa: Những người mới tham gia tập luyện, ốm yếu, bệnh tật hoặc người bị đói
không nên tham gia tập luyện trong thời gian dài và cường độ vận động lớn như: chạy cự ly
dài, đua xe đạp ở cự ly dài…trước khi tập luyện hoặc thi đấu có thể bổ sung đường cho người
tập. Trước thi đấu từ 10-15 phút có thể uống 100g đường. Trong các cuộc thi đấu có thời gian
dài thì nên bổ sung nước đường cho vận động viên tại các trạm tiếp nước trên tuyến đường đua.

b- Say nắng.
- Triệu chứng: Biểu hiện sớm của say nắng là hiện tượng co cứng các nhóm cơ (chuột rút) ở
tay, chân , bụng…do trong cơ thể lượng muối mất đi quá nhiều khi bài tiết theo tuyến mồ hôi.
Sắc mặt đỏ hăng, toát mồ hôi nhiều, khát nước…Lúc này người tập cảm thấy nhức đầu, hoa
mắt chóng mặt, mệt mỏi, buồn nôn, sợ ánh sáng…Toàn thân hoặc mặt ban đỏ, mồ hôi toát ra
nhiều, mạch tăng nhanh huyết áp hạ, khó thở (thở nông, nhanh). Nếu nặng có thể hôn mê, quá
nặng có thể tử vong.
- Xử lý cấp cứu: Khi có dấu hiệu của say nóng phải nhanh chóng đưa người tập vào nơi thoáng
mát và yên tĩnh. Đặt người tập nằm ngửa gối đầu cao, cởi nới bớt quần áo, quạt mát, dùng khăn
ướt chườm vào đầu và lau khắp người. Nếu người tập hôn mê thì bấm huỵêt: Nhân trung, Bách
hội, Hợp cốc, Dũng tuyền. Khi người tập tỉnh lại thì cho uống nước chè xanh, nước chè đường,
nước chanh và nên bổ sung ít muối. Thường xuyên theo dõi nhiệt độ cơ thể để người tập không
bị lạnh.
INCLUDEPICTURE
"https://lh3.googleusercontent.com/proxy/rCoKMi5kyERUzh5kn7_3kr9UOnBXx7VN3qOFzADIDWf
Y8USA--AF1QfkrEmeWIYV6z3P6nexoz-LzswB-_M8HL708tf2LWvscL5LizoT5Ymuf-

m_WdpyFdz8dUIS" \* MERGEFORMATINET
INCLUDEPICTURE

6
Bài giảng Điền kinh 1
"https://media.pti.com.vn/default-pti/images/20190518_111336_030623_de_phong_say_nang.max-

1800x1800.jpg" \* MERGEFORMATINET
Hình ảnh mô tả bệnh say nắng
- Phòng ngừa: Khi tập luyện trong mùa hè nắng nóng cần phải có các biện pháp chống nắng
nóng. Những ngày oi bức không nên tập luyện quá lâu. Cần chú ý đến chế độ ăn uống để cơ thể
có đầy đủ nước, muối khoáng, vitamin…

c- Đau bụng trong tập luyện.


- Triệu chứng: Trước tập luyện không thấy đau bụng. Khi khởi động và bước vào phần trọng
động (phần cơ bản của buổi tập) thì thấy đau ở vùng hạ sườn phải, hạ sườn trái. Lúc đầu ấn vào
thấy đỡ, sau đó cơn đau lại tăng lên và không thể tiếp tục tập luyện được. Dừng tập luyện thì
cơn đau giảm dần và cảm thấy dễ chịu hơn. Nếu tiếp tục tập lại thấy xuất hiện đau bụng.
- Nguyên nhân: Người sức khỏe yếu; khởi động không kỹ; phải thực hiện hoạt động với cường
độ cao, máu tập trung nhiều ở gan, lá lách làm cho màng gan và lách căng lên dẫn đến đau
bụng; hoặc do ăn quá no, uống quá nhiều mà không được nghỉ ngơi đầy đủ trước khi tập luyện.
INCLUDEPICTURE "https://thethaotaiphat.com.vn/vnt_upload/news/25-01-2021/51-tu-van-chay-bo-
bi-dau-bung-phai-lam-sao/tu_van_chay_bo_bi_dau_bung_phai_lam_sao_1.jpg" \*

MERGEFORMATINET INCLUDEPICTURE

7
Bài giảng Điền kinh 1
"https://vantelinvietnam.com/wp-content/uploads/2019/12/dau-bung-khi-chay-bo.jpg" \*

MERGEFORMATINET
Hình ảnh mô tả bệnh đau bụng trong tập luyện
- Xử lý cấp cứu: Nếu xuất hiện đau bụng nhẹ, dùng tay ấn vào chỗ đau, giảm tốc độ vận động,
thở sâu và nhịp nhàng trong thời gian từ 5 – 10 phút có thể khỏi. Nếu đau nặng quá thì phải
dừng tập luyện, mời bác sĩ đến khám để xác định nguyên nhân và điều trị cho đúng, có thể bấm
huyệt: Túc tam lý, nội quan, tam cân giao…
- Phòng ngừa: Tăng cường huấn luyện toàn diện cho vận động viên. Trước khi tập luyện
không được ăn quá no, uống quá nhiều. Sau khi ăn no cần nghỉ ngơi từ 90 – 120 phút mới được
tập. Khi tập trước tiên cần phải khởi động thật kĩ, chú ý các động tác hoạt động phải kết hợp
với thở nhịp nhàng và thở sâu. Phải tuân theo các nguyên tắc trong tập luyện thể dục thể thao
nhất là nguyên tắc tăng dần yêu cầu.
d- Chuột rút
INCLUDEPICTURE
"https://lh3.googleusercontent.com/proxy/rWJqLcc7uhcaK8vJH0ipzFHd9kJHErK9lRUQBhsXDmsdY
3Tu5_acgO7Otqe_RHkolZTloIb65foGCF7VQ-6iOfexZcNC0-h66twLhukKSgsCVOU8vPDHlg" \*

MERGEFORMATINET INCLUDEPICTURE
"https://thaoduocpqa.com.vn/wp-content/uploads/2015/08/nguyen-nhan-va-cach-dieu-tri-benh-chuot-

rut-khi-ngu-ve-dem-2.jpg" \* MERGEFORMATINET
INCLUDEPICTURE "https://encrypted-tbn0.gstatic.com/images?

8
Bài giảng Điền kinh 1
q=tbn:ANd9GcQKiPNqMl4OSXFxbI8R8y2bTrYD7kJmDlGBuA&usqp=CAU" \*

MERGEFORMATINET
Hình ảnh mô tả bệnh chuột rút

- Triệu chứng: Cơ bị co cứng không tự thả lỏng được, sờ vào nhóm cơ bị chuột rút thấy cứng
chắc và rất đau. Người bị chuột rút không thể tiếp tục hoạt động được nữa. Nguy hiểm nhất là
bị chuột rút ở dưới nước dễ bị dẫn đến tử vong vì tắc thở.
- Xử lý cấp cứu : Khi cơ bị chuột rút không nghiêm trọng thì chỉ cần kéo căng cơ bị chuột rút
theo hương ngược lại đến lúc cơ đó không tự co lại nữa.
INCLUDEPICTURE "https://encrypted-tbn0.gstatic.com/images?
q=tbn:ANd9GcTqdtYxEeZyDmMo--c8CEbEvi5R21wU595CoQ&usqp=CAU" \*

MERGEFORMATINET INCLUDEPICTURE
"https://trevang.vn/wp-content/uploads/2020/12/image1-1.jpg" \* MERGEFORMATINET

INCLUDEPICTURE

9
Bài giảng Điền kinh 1
"https://www.dongphuongyphap.com/wp-content/uploads/2021/01/bam-huyet-thua-son.jpg" \*

MERGEFORMATINET
Hình ảnh mô tả huyệt Dũng tuyền, Ủy trung và Sơn căn để cấp cứu bệnh chuột rút

- Ví dụ: Khi cơ tam đầu cẳng chân bị chuột rút làm cho bàn chân duỗi thẳng ra. Cách xử lý là
dùng lực đẩy mũi bàn chân để gấp mu bàn chân lên cẳng chân. Sau đó dùng các kỹ thuật của
xoa bóp để xoa bóp tương đối mạnh, cuối cùng có thể bấm huyệt uỷ trung, thừa sơn, dũng
tuyền. Nếu bị chuột rút ở dưới nước cần phải nhanh chóng đưa nạn nhân lên bờ, sau đó mới xử
lý.
2.4.2-Các chấn thương phần mềm khi tập luyện và thi đấu TDTT.
a- Vết xây sát da.
b- Vết thương.
c- Chạm thương trong vận động.
d- Giãn dây chằng.
e- Tổn thương cơ.
3- Khởi động
a) Khởi động chung theo link: https://youtu.be/GTBmOoRfSYg

- Chạy khởi động nhẹ nhàng tại chỗ 1 phút.


- Bài thể dục phát triển chung:
+ ĐT tay cao. + ĐT lườn.
+ ĐT tay ngực. + ĐT chân.
+ ĐT vặn mình. + ĐT lưng bụng.

- Khởi động các khớp.


+ Khởi động các khớp: Đầu cổ, cổ tay-cổ chân, khuỷu tay, tay vai, hông, gối.
+ Kéo căng cơ
+ Ép dây chằng dọc.
+ Ép dây chằng ngang.

b) Khởi động chuyên môn theo link: https://youtu.be/at_JvLIQGWM

10
Bài giảng Điền kinh 1
- Chạy bước nhỏ
- Chạy nâng cao gối
- Chạy đá lăng trước
- Chạy hất gót chân sau

4- Các bài tập bổ trợ chạy 100m. Bài tập phát triển sức bền chung.

- Bài tập phản xạ: Tập chạy đổi hướng theo hiệu lệnh còi hoặc vỗ tay của GV (di chuyển ngang
hoặc dọc xoay người đổi hướng theo chu kỳ 2-3 bước tùy không gian tập luyện): 3 lần x 1 phút.
- Bài tập phát triển sức nhanh theo link: https://youtu.be/NJYvUBWtMJQ
- Chạy bước nhỏ biến tốc: Chạy bước nhỏ với tốc độ chậm sau đó tăng dần rồi tăng nhanh và
lại giảm dần, chạy nhẹ nhàng rồi lại tăng theo tín hiệu của GV: 3lần x 1phút. Nhóm SV sức
khỏe yếu có thể vận động ít hơn, chậm hơn tùy theo tình trạng sức khỏe để tự điều chỉnh.
- Chạy nâng cao gối biến tốc: Chạy nâng cao gối với tốc độ chậm sau đó tăng dần rồi tăng
nhanh và lại giảm dần rồi lại tăng theo tín hiệu của GV: 3lần x 1phút. Nhóm SV sức khỏe yếu
có thể vận động ít hơn, chậm hơn tùy theo tình trạng sức khỏe để tự điều chỉnh.
- Thực hiện hai tay sau đầu, đứng lên ngồi xuống, hoặc bật bục: 3x30 lần. GV mở clip cho SV
quan sát và thực hiện theo link: https://youtu.be/TZjApqlJ-yI. GV quan sát và sửa sai cho SV.
- Khi các bài tập kết thúc SV đi bộ nhẹ nhàng 1-2 phút sau đó tiến hành thả lỏng hồi tĩnh theo
hướng dẫn từ link: https://youtu.be/d0czwOy0BTg
IV. TỔNG KẾT BÀI
- Củng cố lại những nội dung quan trọng của buổi học, rút kinh nghiệm và chỉnh sửa những
động tác sai mà sinh viên thường mắc phải.
- Hướng dẫn sinh viên đọc tài liệu cho bài học sau.
- Nhận xét và đánh giá kết quả giờ học.

V. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP VỀ NHÀ


- Câu hỏi: Anh/chị hãy nêu các nguyên nhân, cách phòng tránh và xử lý một số chấn thương
thường gặp trong tập luyện thể dục thể thao đã học.
- Thực hiện các bài tập:
+ Ôn tập các động tác khởi động chuyên môn: 3x30m cho mỗi loại. Giữa mỗi lần nghỉ 2-3’
+ Thực hiện hai tay sau đầu, đứng lên ngồi xuống 3x30 lần.
+ Ôn lại và nắm vững phần lý thuyết về các bệnh thường gặp trong hoạt động TDTT, cách
phòng tránh và xử lý để có thể áp dụng trong học tập các học phần GDTC nói riêng và trong
đời sống thường ngày nói chung.
- Xuống lớp.

11
Bài giảng Điền kinh 1
VI. RÚT KINH NGHIỆM (Về thời gian, nội dung, phương pháp, chuẩn bị,...)
……………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………

................., ngày.....tháng.....năm..........
Tổ môn duyệt Người soạn

………………………………

BÀI GIẢNG SỐ 2 SỐ TIẾT: 04


I. TÊN BÀI GIẢNG
BÀI THỂ DỤC TAY KHÔNG 45 ĐỘNG TÁC (ĐỘNG TÁC 1-25)
KỸ THUẬT XUẤT PHÁT VÀ CHẠY LAO SAU XUẤT PHÁT (CHẠY 100M)
KỸ THUẬT NHẢY DÂY KIỂU CHỤM CHÂN

II. MỤC TIÊU


- Sinh viên thuộc và thực hiện đúng, đẹp các động tác đã học
- Biết xuất phát đúng cách, an toàn để chạy lao sau xuất phát đạt hiệu quả
- Nắm vững kỹ thuật nhảy dây kiểu chụm hai chân
- Tăng cường thể lực cho sinh viên

III. NỘI DUNG BÀI GIẢNG

1- Khởi động
1.1- Khởi động chung theo link: https://youtu.be/GTBmOoRfSYg

12
Bài giảng Điền kinh 1
1.2- Khởi động chuyên môn theo link: https://youtu.be/at_JvLIQGWM

2- Học bài thể dục tay không 45 động tác: Từ 1-25


2.1- Các động tác bổ trợ
- Trước khi vào bài tập GV hướng dẫn cho SV làm một số ĐT bổ trợ cơ bản cho bài thể dục
(GV mở clip hướng dẫn theo link: https://youtu.be/KI4ZJlKUu04 ). Yêu cầu tay-chân-thân người
phải thẳng, khuôn dung tươi tỉnh, động tác mềm mại nhưng phải hết biên độ, các em nên tập
đúng, đẹp ngay từ đầu vì khi đã vào bài rồi mới sửa thì hiệu quả tập luyện sẽ không cao.
- TTCB: Tư thế đứng nghiêm.
- Động tác 1: Hai tay sang ngang lòng bàn tay úp đồng thời quay đầu sang phải, mắt nhìn theo
bàn tay phải.

TTCB Động tác 1, 2 Động tác 3 Động tác 4 Động tác 5

Hình ảnh mô tả các động tác bổ trợ bài thể dục tay không 45 động tác

- Động tác 2: Xoay cổ tay thành hai bàn tay ngửa, đưa hai tay chếch cao ( chữ V), lòng bàn tay
hướng vào nhau, mặt ngửa, mắt nhìn theo tay, ngực ưỡn căng, hai chân kiễng.
- Động tác 3: Đưa hai tay ra trước – sang ngang bàn tay ngửa, chân trái duỗi thẳng và nâng cao
để chân song song với mặt đất, mũi bàn chân thẳng, thân hơi ngả ra sau để giữ thăng bằng, mặt
ngửa.
- Động tác 4: Hai tay vẫn sang ngang, bàn tay sấp, đồng thời dồn trọng tâm vào bàn chân phải,
nâng chân trái sang ngang lên cao, mũi chân thẳng, mắt nhìn theo bàn tay trái.
- Động tác 5: Từ nhịp 3 lăng chân từ trái ra sau, thăng bằng sấp trên chân trái, ngực ưỡn, hai tay
dang ngang, bàn tay sấp, mặt hướng trước. Thân người song song mặt đất.
* Hết 5 nhịp đổi bên và làm ngược lại các động tác từ 1 đến 5.

2.2- Các động tác từ 1-25

- GV mở clip hướng dẫn theo link: https://youtu.be/OTr7GBk_6Gk SV quan sát 2 lần sau đó
tiến hành tập theo sự hướng dẫn của GV. GV quan sát và sửa sai cho SV.
- TTCB: Tư thế đứng nghiêm.
- Động tác 1: Đưa tay trái sang ngang, bàn tay sấp, tay phải ra trước-lên cao, lòng bàn tay
hướng sang trái, mắt nhìn theo bàn tay trái.
- Động tác 2: Tay phải thẳng, mở bàn tay phải hướng trước-sang phải-xuống dưới-sang ngang
thành hai tay dang ngang, bàn tay sấp, đồng thời quay đầu sang phải, mắt nhìn theo bàn tay phải.

13
Bài giảng Điền kinh 1
- Động tác 3: Xoay cổ tay thành hai bàn tay ngửa, đưa hai tay chếch cao (chữ V), lòng bàn tay
hướng vào nhau, mặt ngửa, ngực ưỡn căng, hai chân kiễng.
- Động tác 4: Hai tay vòng từ trên xuống bắt chéo trước mặt (tay phải ngoài) sau đó dang
ngang, bàn tay sấp, đồng thời dồn trọng tâm vào bàn chân phải, nâng chân trái sang ngang lên
cao, mũi chân thẳng, mắt nhìn theo bàn tay trái.
- Động tác 5: Dướn chân trái chạm đất rộng hơn vai. Khuỵu gối, hai tay đưa ra trước song song,
bàn tay sấp, chân phải duỗi thẳng (mũi chân thẳng), mặt hướng trước.
- Động tác 6: Đạp nhẹ chân trái chuyển trọng tâm sang chân phải tư thế như động tác 4
- Động tác 7: Về như động tác 3.
- Động tác 8: Như động tác 4 nhưng đổi bên.
- Động tác 9: Như động tác 5 nhưng đổi bên.
- Động tác 10: Duỗi thẳng chân phải thành đứng thẳng, hai chân rộng hơn vai, hai tay dang
ngang lòng bàn tay ngửa, mặt hướng trước, mắt nhìn thẳng.

Hình ảnh mô tả các động tác từ 1-10 bài thể dục tay không 45 động tác

- Động tác 11: Xoay người 900 sang trái, tay phải đưa xuống dưới-ra trước cùng với tay trái
song song cao ngang vai, bàn tay sấp, chân trái khuỵ, chân phải kiễng, mặt hướng trước.
- Động tác 12: Chân phải đá từ sau ra trước lên cao chếch sang trái, mũi chân thẳng đồng thời
vặn thân sang phải và đánh tay sang phải ra sau , bàn tay sấp, chân trụ kiễng, mắt nhìn theo mũi
chân phải.
- Động tác 13: Về như động tác 11.
- Động tác 14: Về như động tác 10.
- Động tác 15: Như động tác 11 nhưng đổi bên.
- Động tác 16: Như động tác 12 nhưng đổi bên.
- Động tác 17: Như động tác 15.

Hình ảnh mô tả các động tác từ 11-18 bài thể dục tay không 45 động tác

14
Bài giảng Điền kinh 1
- Động tác 18: Chuyển trọng tâm vào chân phải đứng thẳng, kéo chân sau về cách gót chân
trước 1 bàn chân, mũi chân chạm đất, hai tay chống hông, mặt hướng trước.
- Động tác 19: Nâng đùi chân trái ra trước lên cao ngang hông, cẳng chân vuông góc với đùi và
mặt đất, mũi bàn chân thẳng.
- Động tác 20-21: Đưa hai tay ra trước – sang ngang bàn tay ngửa, chân trái duỗi thẳng và nâng
cao đến mức tối đa, mũi bàn chân thẳng, thân hơi ngả ra sau để giữ thăng bằng, mặt ngửa.
- Động tác 22: Chân trái trạm đất tư thế như động tác 15.

Hình ảnh mô tả các động tác từ 19-25 bài thể dục tay không 45 động tác

- Động tác 23: Từ từ gập thân cúi đầu, đồng thời kéo bàn chân trái về phía chân phải để chuyển
trọng tâm vào chân phải. Chân phải khuỵ gối, chân trái và mũi chân duỗi thẳng, hai tay đưa
xuống dưới – ra sau, chếch cao lòng bàn tay hướng vào nhau, mắt nhìn theo bàn chân trái.
- Động tác 24: Nâng thân thẳng, dồn trọng tâm vào chân trái, chân phải phía sau hơi co gối, mũi
chân hơi chạm đất, hai tay giơ chếch cao, lòng bàn tay hướng vào nhau hơi ngửa đầu.
- Động tác 25: Hạ gót chân phải làm trụ, xoay người 90 0 về bên trái và bước chân trái sang trái
rộng bằng vai, hai tay dang ngang, bàn tay ngửa, mặt hướng trước.
* Yêu cầu khi tập: Tay-chân-thân người phải thẳng, khuôn dung tươi tỉnh, động tác mềm mại
nhưng phải hết biên độ.
3- Học KT xuất phát và chạy lao sau xuất phát trong chạy 100m.

- Chạy ngắn gồm các cự ly: 30, 60, 100, 200 và 400m.
- Chạy 100m gồm các giai đoạn: Xuất phát, chạy lao sau XP, chạy giữa quãng và về đích.
3.1- Kỹ thuật đánh tay và cách thở trong chạy 100m.
- Kỹ thuật đánh tay: Tay gấp ở khớp khuỷu được đánh mạnh về trước ra sau phù hợp với nhịp
điệu của chân. Bàn tay nắm hờ, vai thả lỏng, góc độ giữa cẳng tay và cánh tay khoảng 90 độ.
Khi đánh ra trước hơi khép vào trong hướng đến cằm thì dừng lại. Khi đánh ra sau (hơi mở)
không phải đánh sang hai bên. Nhịp điệu của tay, chân phối hợp nhịp nhàng với nhau (so le).
Đánh tay tích cực sẽ dẫn đến đạp chân tích cực để giữ thăng bằng cho cơ thể.
- Cách thở trong chạy 100m: Trên toàn cự ly vẫn thở bình thường thậm chí cần thở tích cực,
chủ động nhưng không làm rối loạn kỹ thuật và nhịp điệu chạy.
INCLUDEPICTURE "http://www.cubadebate.cu/wp-content/uploads/2013/08/Bolt-en-la-salida-de-
su-serie-de-100-metros.-Christian-Petersen-Getty-Images.jpg" \* MERGEFORMATINET

15
Bài giảng Điền kinh 1

INCLUDEPICTURE "https://anh.24h.com.vn/upload/4-
2012/images/2012-11-23/1353680782-the-thao-DienkinhVN1.jpg" \* MERGEFORMATINET

Hình ảnh mô tả xuất phát và chạy lao sau xuất phát


3.2- Kỹ thuật xuất phát cao

Có 3 lệnh trong xuất phát chạy 100m: “Vào chỗ”, “Sẵn sàng” và “Chạy”.
- Khi có hiệu lệnh “Vào chỗ”: Người chạy nhanh chóng di chuyển tới sát vạch xuất phát.
- Tư thế chân: Đặt chân thuận sát sau vạch xuất phát bằng cả bàn chân. Chân còn lại cách chân
kia nửa bước về phía sau. Lúc này hai bàn chân song song và hướng về trước, khoảng cách giữa
hai bàn chân bằng độ rộng 1 bàn chân. Chân gấp lại ở khớp gối, gối hơi khuỵu, tư thế lúc này
cần ổn định và thuận lợi.
- Tư thế tay : Tay nọ chân kia, hai tay để ngược bên với hai chân. Một tay để ở phía trước thân
người, tay còn lại ở phía sau. Hai tay co tự nhiên ở khớp khuỷu, bàn tay nắm hờ.
- Thân người: Trọng tâm dồn chân trước, thân trên ngả về trước (hơi khom). Mắt nhìn về phía
trước khoảng 3-4m.
- Khi có hiệu lệnh “Sẵn sàng…”: Người chạy gấp chân và gập thân trên nhiều hơn song phải
đảm bảo chống tựa vững vàng. Hai tay co ở khớp khuỷu tự nhiên ngược với hướng chân, động
tác đánh tay như đang chạy, mặt hướng về phía trước và tập trung chú ý nghe hiệu lệnh tiếp.
- Sau khi nghe tiếng súng hoặc có hiệu lệnh “Chạy” : Người chạy phải nhanh chóng lao về
trước. Lúc này chân tích cực đạp mạnh và duỗi hết các các khớp. Cùng với hai chân, tay đánh
mạnh trước sau (tay nọ chân kia) ; thân người có độ ngả về trước rất lớn (gần như song song với
mặt đất). Cần mau chóng đạt được tốc độ chạy theo dự định và duy trì tốc độ đó-chuyển sang
chạy giữa quãng.
3.3- Kỹ thuật chạy lao sau xuất phát.

16
Bài giảng Điền kinh 1
- Nhiệm vụ của chạy lao là đạt tốc độ nhanh nhất trong thời gian ngắn nhất. Độ ngả của thân
người về trước rất lớn, bước đầu tiên gần như song song với mặt đất. Các bước sau ngả ít dần.
Độ ngả này liên quan đến việc đạp sau tích cực để tăng nhanh tốc độ. Người chạy có xu hướng
đổ về trước, nên tần số bước chạy phải rất nhanh. Điểm đặt chân trong chạy lao không cùng nằm
trên đường thẳng ở những bước đầu mà đặt sang hai bên, sau đó thu gần lại và cuối cùng nằm
trên đường thẳng.
- Động tác đánh tay trong chạy lao sau xuất phát ở những bước đầu tay đánh tích cực theo
hướng trước sau với biên độ lớn.

4- Học kỹ thuật nhảy dây: Kiểu chụm chân


- Tác dụng của nhảy dây: Giúp tăng cường sức mạnh cơ chân, sự linh hoạt, khéo léo.
- GV mở clip hướng dẫn kỹ thuật nhảy dây theo link: https://youtu.be/bL7_sWdfz0U 2 lần
- Cách đo dây: Ở tư thế đứng thẳng, hai bàn chân giẫm lên đoạn giữa dây, lúc này hai cánh tay
ép sát thân người, hai tay cầm hai đầu dây sao cho 2 cẳng tay vuông góc với thân người thì dây
có độ dài phù hợp, nếu góc hai cẳng tay với thân người càng nhỏ hoặc càng lớn tức là tay phải
đưa lên cao hoặc hạ thấp thì dây quá dài hoặc quá ngắn.

INCLUDEPICTURE
"http://static.baomoi.com/Uploaded/2010_01_05/82/3702762.jpg" \* MERGEFORMATINET

INCLUDEPICTURE "https://ggstorage.oxii.vn/images/oxii-2019-7-
3/728x436/shutterstock-218922028_1000_600_721.png" \* MERGEFORMATINET

Hình ảnh mô phỏng cách đo dây và kỹ thuật nhảy dây kiểu chụm chân

17
Bài giảng Điền kinh 1
- Kỹ thuật nhảy dây kiểu chụm hai chân: Sau khi đã đo dây có chiều dài phù hợp, hai gót chân
tách khỏi mặt đất. Khi nhảy hai bàn chân luôn sát nhau-chụm lại, tiếp xúc với mặt đất bởi 1/3
bàn chân về phía mũi chân, dùng lực bật của cổ chân để bật nhảy lên cao khoảng 5 cm.
- Tập mô phỏng kỹ thuật nhảy dây: Tại chỗ bật hai chân liên tục 1 phút (không dây), bật nhảy
bằng lực bật của cổ chân, kết hợp xoay cổ tay. Khi nhảy đầu gối thẳng, gót không chạm mặt sân,
không quay cánh tay, cẳng tay.
- Tập chao dây: Hai bàn chân sát nhau, hai bàn tay cầm 2 đầu dây, để sát nhau. Thực hiện chao
dây sang hai bên phải trái. Khi chao linh hoạt khớp cổ tay, cánh tay.
* Chú ý: Nên chọn dây có tay cầm bằng gỗ, nhựa, dây không quá nặng, không quá nhẹ. Khi tập,
nên đi giày thể thao có đế mềm và dày giảm sự tác động từ mặt đất gây xung động đến cột sống,
dẫn đến những chấn thương nhỏ.
- Nên nhảy ổn định một vị trí, hai tay gấp ở khớp khuỷu tạo với thân người hình chữ W và quay
dây vòng từ sau ra trước bằng cổ tay là chủ yếu. Mặt hướng trước.
- Khi nhảy thân người thẳng, gối thẳng, động tác nhảy nhanh nhưng vẫn phải uyển chuyển và
đều nhịp, không gồng cứng các cơ.
5- Bài tập phát triển thể lực.

- Chạy bước nhỏ biến tốc: Chạy bước nhỏ với tốc độ chậm sau đó tăng dần rồi tăng nhanh và
lại giảm dần, chạy nhẹ nhàng rồi lại tăng theo tín hiệu của GV: 3lần x 1phút. Nhóm SV sức
khỏe yếu có thể vận động ít hơn, chậm hơn tùy theo tình trạng sức khỏe để tự điều chỉnh.
- Chạy nâng cao gối biến tốc: Chạy nâng cao gối với tốc độ chậm sau đó tăng dần rồi tăng
nhanh và lại giảm dần rồi lại tăng theo tín hiệu của GV: 3lần x 1phút. Nhóm SV sức khỏe yếu
có thể vận động ít hơn, chậm hơn tùy theo tình trạng sức khỏe để tự điều chỉnh.
- Thực hiện hai tay sau đầu, đứng lên ngồi xuống (hoặc bật bục): 3x30 lần. GV mở clip cho SV
quan sát và thực hiện theo link: https://youtu.be/TZjApqlJ-yI. GV quan sát và sửa sai cho SV.
- Khi các bài tập kết thúc SV đi bộ nhẹ nhàng 1-2 phút sau đó tiến hành thả lỏng hồi tĩnh theo
hướng dẫn từ link: https://youtu.be/d0czwOy0BTg

IV. TỔNG KẾT BÀI


- Củng cố lại những nội dung quan trọng của buổi học. Nêu gương hoặc nhắc nhở những
sinh viên thực hiện tốt hoặc chưa tốt các động tác kỹ thuật. Chỉ ra những lỗi sai thường mắc và
cách khắc phục.
- Hướng dẫn sinh viên đọc tài liệu cho bài học sau.
- Nhận xét và đánh giá kết quả giờ học.

V. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP VỀ NHÀ


- Câu hỏi: Anh/chị hãy nêu ý nghĩa tác dụng của nhảy dây đối với người tập. Ngoài nhảy
dây kiểu chụm hai chân còn có những kiểu nhảy dây nào khác nữa?
- Thực hiện các bài tập:
+ Tập các động tác khởi động chuyên môn: 3Lx30m cho mỗi loại. Giữa mỗi lần nghỉ 2-3’
+ Tại chỗ tập đánh tay đúng kỹ thuật, tập xuất phát và chạy lao sau xuất phát: 5 lần
+ Tập nhảy dây: 3Lx1 phút. Giữa mỗi lần nghỉ 3-5 phút
- Xuống lớp.

18
Bài giảng Điền kinh 1
VI. RÚT KINH NGHIỆM (Về thời gian, nội dung, phương pháp, chuẩn bị,...)
……………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………

................., ngày.....tháng.....năm..........
Tổ môn duyệt Người soạn

………………………………
BÀI GIẢNG SỐ 3 SỐ TIẾT: 04
I. TÊN BÀI GIẢNG
HOÀN THIỆN KỸ THUẬT NHẢY DÂY
KỸ THUẬT CHẠY GIỮA QUÃNG (CHẠY 100M)
BÀI THỂ DỤC TAY KHÔNG 45 ĐỘNG TÁC (ĐỘNG TÁC 26 -45)

II. MỤC TIÊU


- Sinh viên thuộc và thực hiện đúng, đẹp các động tác đã học
- Nắm vững kỹ thuật chạy giữa quãng
- Hoàn thiện KT nhảy dây kiểu chụm chân. Biết thêm vài kiểu nhảy dây khác.
- Tăng cường thể lực cho sinh viên

III. NỘI DUNG BÀI GIẢNG

1- Khởi động
1.1- Khởi động chung theo link: https://youtu.be/GTBmOoRfSYg
1.2- Khởi động chuyên môn theo link: https://youtu.be/at_JvLIQGWM

2- Ôn bài thể dục tay không 45 động tác: Từ 1-25


* GV mở clip bài tập 45 động tác tay không từ 1-25 theo link: https://youtu.be/OTr7GBk_6Gk
cho SV xem lại sau đó nhắc lại một số điều cần lưu ý khi tập bài thể dục tay không 45 động tác:
- Bàn tay khép các ngón tay. Khi đưa tay sang ngang yêu cầu cánh tay cao ngang vai.
- Hai tay chếch trên hợp một góc 30 độ.
- Chân đưa cao sang ngang thì bàn chân của chân đó cao ít nhất ngang đầu gối chân trụ.
- Khi động tác làm đối xứng thì thực hiện theo quy tắc từ trái sang phải. Khi chuyển động tác từ
trái qua phải bắt buộc phải có động tác trung gian, hầu hết các động tác này giống nhau.

19
Bài giảng Điền kinh 1
- Cánh tay đưa lên, xuống theo mặt phẳng của cơ thể.
- Đặc biệt lưu ý có những động tác mắt nhìn theo tay hoặc chân phải kiễng lên.

3- Học bài thể dục tay không 45 động tác: Từ 26-45.


- GV mở clip bài tập 45 động tác tay không từ 26-45 theo link: https://youtu.be/OTr7GBk_6Gk
cho SV xem 2-3 lần, GV phân tích hướng dẫn từng KT động tác cho SV sau đó tiến hành tập
luyện theo chỉ dẫn của GV. Yêu cầu SV tự giác tích cực tập luyện. GV quan sát sửa sai cho SV.
- Động tác 26: Đưa hai tay lên cao song song, lòng bàn tay hướng vào nhau, đồng thời nghiêng
lườn sang trái, trọng tâm dồn vào chân phải, chân trái thẳng mũi chân chạm đất.
- Động tác 27: Như động tác 25.
- Động tác 28: Như động tác 26, nhưng nghiêng lườn sang phải, trọng tâm dồn vào chân trái.
- Động tác 29:Như động tác 27.
- Động tác 30: Chuyển trọng tâm sang chân trái, nâng chân phải sang ngang - lên cao, chân và
mũi chân thẳng. Thân trên hơi nghiêng sang trái, hai tay dang ngang, bàn tay sấp và giữ thăng
bằng, mắt nhìn trước.

Hình ảnh mô tả các động tác từ 26-33 bài thể dục tay không 45 động tác

- Động tác 31: Như động tác 29, nhưng hai tay đưa ra trước song song, ḷòng bàn tay sấp.
- Động tác 32: Như động tác 30, nhưng đổi chân.
- Động tác 33: Như động tác 29.
- Động tác 34: Như động tác 24 nhưng ngược bên. Trọng tâm dồn chân trái.
- Động tác 35-36: Thăng bằng sấp trên chân trái, ngực ưỡn, hai tay dang ngang, bàn tay sấp, mặt
hướng trước.

Hình ảnh mô tả các động tác từ 34-45 bài thể dục tay không 45 động tác
- Động tác 37: Như động tác 3, động tác 7 nhưng thân người quay sang trái.
- Động tác 38-39: Như động tác 35-36 nhưng đổi thằng bằng sấp trên chân phải.
- Động tác 40: Khuỵu hai chân, hai tay đưa ra trước – xuống dưới – ra sau, ḷòng bàn tay hướng
vào nhau, thân hơi gập về trước, mắt nhìn chếch phía trước.
- Động tác 41: Bật nhảy lên cao ưỡn thân, hai tay thẳng vung ra trước chếch lên cao, lòng bàn
tay hướng vào nhau, chân và mũi chân thẳng, mặt hướng chếch lên cao.

20
Bài giảng Điền kinh 1
- Động tác 42: Khi hai chân chạm đất chùng chân (chụm chân) để giảm chấn động sau đó đứng
thẳng hai tay bằng vai song song, lòng bàn tay sấp.
- Động tác 43: Bước chân phải đồng thời xoay qua trước sang phải. Đứng thẳng, tay phải đưa từ
trái lên trên sang phải để hai tay ngang vai, lòng bàn tay ngửa, mặt hướng trước.
- Động tác 44: Hai tay lên chếch chữ V, mắt nhìn theo tay, hai chân rộng bằng vai.
- Động tác 45: Thu chân trái rồi về TTCB.

4- Ôn KT xuất phát và chạy lao sau xuất phát trong chạy cự ly 100m
- Đứng tại chỗ đánh tay: Đứng tại chỗ, chân trước-chân sau; tay gấp ở khớp khuỷu khoảng 900.
Đánh tay đánh từ sau về trước, bàn tay vung lên cao ngang vai, đánh tay về sau bàn tay vung
đến phía sau hông. Bàn tay không vượt qua trục giữa của cơ thể. Thả lỏng khớp vai, động tác
không giật cục, gò cứng các cơ ở tay, tăng dần tần số động tác.
- Tại chỗ lăng chân: Đứng trên một chân, chân còn lại thực hiện lăng từ sau ra trước, rồi ngược
lại. Khi chân lăng ra trước đưa mạnh đùi về trước, khi ra sau thì duỗi hết khớp gối.
Chú ý: Khi tập luyện BTVN hoặc tập ngoại khóa GV yêu cầu SV bổ sung các BT sau:
- Chạy nâng cao đùi di chuyển 20m rồi chuyển sang chạy biến tốc 30m. Khi chạy nâng cao đùi
thì đùi đưa về trước song song với mặt đất, chân đạp duỗi thẳng, gót chân không chạm đường.
- Chạy đạp sau 20m rồi chuyển tiếp sang chạy tăng tốc 40m. Khi chạy đạp sau duỗi thẳng chân,
đưa đùi chân lăng mạnh về trước.
- Chạy tăng tốc độ 50m sau đó chạy theo quán tính 15-20m. Khi thực hiện phối hợp nhịp nhàng,
đúng kỹ thuật tay, chân, thân người.
- Kết hợp xuất phát, chạy lao và chạy giữa quãng: Xuất phát, chạy lao và chạy tăng tốc độ 40m
sau đó chạy theo quán tính 15-20m. Khi thực hiện phối hợp nhịp nhàng, đúng kỹ thuật tay, chân,
thân người.

5- Học kỹ thuật chạy giữa quãng.


- Nhiệm vụ: Nhiệm vụ của chạy giữa quãng là duy trì và phát huy tốc độ cao nhất đã đạt được
sau khi chạy lao. Giai đoạn bắt đầu từ khi kết thúc chạy lao (25-30m) đến khi chạy về cách đích
khoảng 15-20m. Tốc độ người chạy thường đạt cao nhất ở mét thứ 50-60 ở cự ly 100m.

INCLUDEPICTURE "https://znews-photo-td.zadn.vn/w660/Uploaded/AfsSI/2013_08_12/4.jpg" \*

MERGEFORMATINET INCLUDEPICTURE

21
Bài giảng Điền kinh 1
"https://anh.24h.com.vn/upload/3-2017/images/2017-08-03/1501749414-bolt1.jpg" \*

MERGEFORMATINET
Hình mô phỏng kỹ thuật chạy giữa quãng

- Thân người: Khi đạt được tốc độ cao nhất, thân trên của VĐV hơi đổ về phía trước (72-78 0).
Trong một bước chạy, độ nghiêng của thân trên có thể thay đổi. Lúc đạp sau, độ nghiêng thân
trên tăng lên còn trong pha bay thì lại giảm đi.
- Chân: Trong chạy giữa quãng chân đạp đất phải tích cực duỗi hết các khớp. Góc độ đạp sau
thường từ 40-45˚. Việc lăng đùi về trước lên cao của chân lăng có tác dụng tăng cường áp lực
đạp đất của chân sau.
- Tay: Khi chạy bàn tay nắm hờ hoặc duỗi tự nhiên. Tay đánh về trước hơi đưa vào trong, khi ra
sau hơi đưa ra ngoài. Góc gấp của tay ở khớp khuỷu khoảng 900 khi đánh ra trước, khi đưa
xuống dưới-ra sau thì hơi duỗi. Chú ý khi đánh tay không làm nâng vai lên hoặc gò vai.
- Thở: Khi chạy trên toàn cự ly thở bình thường và không làm rối loạn KT và nhịp điệu chạy.
- Chú ý: Đây là giai đoạn dài nhất trong quá trình chạy 100m vì vậy giai đoạn này là quan trọng
nhất trong bốn giai đoạn kỹ thuật nên người chạy cần nỗ lực chạy giữa quãng nhiều nhất.
- Những lỗi sai thường mắc: Đặt cả bàn chân xuống đường chạy.
+ Khi đạp không duỗi hết khớp gối ở giai đoạn đạp sau. Đùi đưa về trước quá ít. Thân người ngả
về sau. Mắt không nhìn thẳng…
+ Tay đánh quá cao hoặc sang phải-trái quá nhiều. Bàn tay nắm quá chặt, gồng cứng các cơ.

6- Ôn KT nhảy dây kiểu chụm chân. Giới thiệu vài kiểu nhảy dây khác.
- Ngoài cách nhảy dây kiểu chụm hai chân, còn có rất nhiều các kiểu nhảy dây khác. GV mở
theo link https://youtu.be/Ho7mfCfXzzU cho SV tham khảo. Nhưng thường chỉ những người nhảy
tốt một kiểu nhảy cơ bản như chụm hai chân rồi mới có thể thực hiện kiểu nhảy khác được.
- Nhảy dây kiểu bật đổi chân hoặc nhảy một chân sau vài lần nhảy thì co chân đó lên và nhảy
đổi chân kia. Cách khác nữa là nhảy bắt chéo hai dây hoặc có thể trong một lần nhấc cả hai chân
khỏi mặt đất thì quay hai vòng dây liên tiếp.
- Chúng ta có thể nhảy bất cứ kiểu nào mà mình thích và thấy dễ tập. Nhưng chỉ nên tập một
kiểu thuần thục rồi mới nhảy kiểu khác. Vì mới tập nên các em không nên nhảy nhiều kiểu ngay.
Nhưng dù nhảy kiểu nào chúng ta cũng phải nhảy bằng nửa bàn chân trước, xoay dây bằng cổ
tay, nhảy nhịp nhàng và đều.

22
Bài giảng Điền kinh 1
- 1SV/80-100 nhịp nhảy/30 giây/3L. Hết lượt nhảy dây SV tự đi bộ nhẹ nhàng 1-2 phút sau đó
tiến hành thả lỏng hồi tĩnh theo hướng dẫn từ link: https://youtu.be/d0czwOy0BTg

IV. TỔNG KẾT BÀI


- Củng cố lại những nội dung quan trọng của buổi học. Nêu gương hoặc nhắc nhở những
sinh viên thực hiện tốt hoặc chưa tốt các động tác kỹ thuật. Chỉ ra những lỗi sai thường mắc và
cách khắc phục.
- Hướng dẫn sinh viên đọc tài liệu cho bài học sau.
- Nhận xét và đánh giá kết quả giờ học.

V. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP VỀ NHÀ


- Câu hỏi: Anh/chị hãy nêu ý nghĩa, tác dụng của nhảy dây đối với mọi người nói chung và
với các VĐV nói riêng. Kiểu nhảy dây nào mọi người thường sử dụng để nhảy nhất. Vì sao?
- Thực hiện các bài tập:
+ Tập bài thể dục tay không 45 động tác: 3 lần
+ Tập các động tác khởi động chuyên môn: 3Lx30m cho mỗi loại. Giữa mỗi lần nghỉ 2-3’
+ Tập nhảy dây: 3Lx1 phút. Giữa mỗi lần nghỉ 3-5’
+ Chạy tốc độ cao 50-70m: 3 lần. Giữa mỗi lần nghỉ 10-15’
- Xuống lớp.

VI. RÚT KINH NGHIỆM (Về thời gian, nội dung, phương pháp, chuẩn bị,...)
……………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………

................., ngày.....tháng.....năm..........
Tổ môn duyệt Người soạn

………………………………

23
Bài giảng Điền kinh 1

BÀI GIẢNG SỐ 4 SỐ TIẾT: 04


I. TÊN BÀI GIẢNG

KỸ THUẬT VỀ ĐÍCH (CHẠY 100M)


HOÀN THIỆN BÀI THỂ DỤC TAY KHÔNG 45 ĐỘNG TÁC

II. MỤC TIÊU


- Sinh viên thực hiện đúng, đẹp 45 động tác thể dục tay không đã học
- Biết chạy về đích an toàn, hiệu quả
- Biết phối hợp nhịp nhàng các giai đoạn trong chạy cự ly 100m
- Nâng cao thành tích nhảy dây
- Tăng cường thể lực cho sinh viên

III. NỘI DUNG BÀI GIẢNG


1- Khởi động
1.1- Khởi động chung theo link: https://youtu.be/GTBmOoRfSYg
1.2- Khởi động chuyên môn theo link: https://youtu.be/at_JvLIQGWM

24
Bài giảng Điền kinh 1

2- Hoàn thiện bài thể dục tay không 45 động tác


- GV lưu ý một số điều quan trọng để đạt kết quả cao khi kiểm tra bài TD: Yêu cầu khi thực
hiện động tác TD tay-chân-thân người phải thẳng, khuôn dung tươi tỉnh, ĐT mềm mại nhưng
phải hết biên độ.
- GV cho lớp xem lại clip bài 45 động tác tay không theo link: https://youtu.be/OTr7GBk_6Gk
Yêu cầu SV tự ôn các ĐT từ 1 đến 45 khoảng 2 lần. Sau đó lớp tiến hành ôn tập theo nhóm
danh sách theo chỉ định của GV.
- Các SV chưa tập có nhiệm vụ quan sát và chỉ ra lỗi sai cho các bạn. Nếu nhóm nào lên tập mà
có người sai thì cả hàng phải chống đẩy 10 lần.
- Từng cá nhân tự hô tự tập, tập nhiều những động tác khó và hay quên.
- Sau khi các nhóm tập xong cả lớp cùng hô đều và cùng ôn lại bài thể dục 45 động tác.
- GV gọi 4-5 SV tập đúng, đẹp lên tập biểu diễn làm mẫu. GV nhận xét, biểu dương và động
viên cả lớp cùng cố gắng.

3- Ôn KT xuất phát và chạy lao sau xuất phát trong chạy cự ly 100m
- Tại chỗ tập đánh tay: Đánh chậm nhịp nhàng sau đó đánh nhanh dần, đánh tay tích cực sẽ dẫn
đến đạp chân tích cực để giữ thăng bằng cho cơ thể.
* GV yêu cầu SV khi thực hiện BTVN hoặc tập luyện ngoại khóa bổ sung thêm BT:
- Sau khi đánh tay xong lớp tiến hành tập xuất phát rồi chạy lao sau xuất phát. Chỉ cho SV tập
một đoạn đường vừa đủ để GV dễ quan sát và sửa sai.
- Cần mau chóng đạt được tốc độ chạy theo dự định và duy trì tốc độ đó-chuyển sang chạy
giữa quãng.
4- Ôn kỹ thuật chạy giữa quãng.
* GV yêu cầu SV khi thực hiện BTVN hoặc tập luyện ngoại khóa thực hiện các BT sau để rèn
luyện KT chạy giữa quãng:
- Chạy nâng cao đùi 20m sau đó chạy tăng tốc 30m
- Chạy đạp sau 20m sau đó chạy tăng tốc 30m
- Chạy tăng tốc 2x50m
- Chú ý: Đây là giai đoạn dài nhất trong quá trình chạy 100m vì vậy giai đoạn này là quan
trọng nhất trong bốn giai đoạn kỹ thuật nên người chạy cần nỗ lực chạy giữa quãng nhiều nhất
đồng thời kết hợp với xuất phát tốt sẽ nâng cao thành tích.
- Những lỗi sai thường mắc:
+ Đặt cả bàn chân xuống đường chạy.
+ Khi đạp không duỗi hết khớp gối ở giai đoạn đạp sau. Đùi đưa về trước quá ít. Thân người
ngả về sau.
+ Tay đánh quá cao hoặc sang phải-trái quá nhiều. Bàn tay nắm quá chặt, gồng cứng các cơ.
Mắt không nhìn thẳng…

5- Học kỹ thuật chạy về đích.

25
Bài giảng Điền kinh 1
- Nhiệm vụ: Giai đoạn về đích gồm có chạy về đích và chạm đích, đây là giai đoạn cuối của
chạy cự ly ngắn. Giai đoạn này dài khoảng 15-20m cuối cùng của cự ly chạy. Lúc này tốc độ
chạy thường bị giảm đi từ 3-8%. Nhiệm vụ chủ yếu của giai đoạn này là dồn hết sức để hoàn
thành nốt cự ly chạy và nhanh chóng dùng thân trên chạm vào mặt phẳng thẳng đứng đi qua
đường đích.
INCLUDEPICTURE
"https://cdnimg.vietnamplus.vn/t1200/Uploaded/ngtmbh/2019_12_08/ttxvntuchinh2.jpg" \*

MERGEFORMATINET INCLUDEPICTURE
"https://loopnewslive.blob.core.windows.net/liveimage/sites/default/files/2017-08/ztPlnhn0lb.jpg" \*

MERGEFORMATINET
Hình mô phỏng kỹ thuật chạy về đích

- Kỹ thuật: Tương tự như chạy giữa quãng song cần phải tăng cường động tác đạp sau hơn,
độ ngả thân người về trước cũng nhiều hơn. Khi cách dây đích khoảng 1,5-2m người chạy
nhanh chóng đánh đích có thể bằng ngực, bằng vai hoặc chạy băng qua dây đích.
+ Đánh đích bằng ngực : Ở bước chạy cuối cùng, người chạy thực hiện động tác gập thân trên
đột ngột về trước để nhanh chóng chạm ngực vào dây đích.
+ Đánh đích bằng vai : Vừa gập thân trên vừa xoay để một bên vai chạm vào dây đích. Sau khi
chạm dây đích, để khỏi ngã, cần đặt nhanh chân lăng xa về phía trước để giữ thăng bằng.
+ Kỹ thuật đánh đích tốt sẽ có ý nghĩa rất lớn để xếp thứ hạng khi có nhiều vận động viên cùng
về đích. Nhưng nếu không quen hoặc kỹ thuật chưa thuần thục thì nên chạy qua đích với toàn
bộ tốc độ mà không đánh đích.
- Tại chỗ thực hiện đánh đích bằng ngực, bằng vai: Đứng tại chỗ, chân trước-chân sau; tay gấp
ở khớp khuỷu khoảng 900. Thực hiện đánh tay theo nhịp vỗ tay của GV hoặc trưởng nhóm. Khi
GV hoặc trưởng nhóm dừng vỗ tay thì nhanh chóng bước về trước 1 bước và thực hiện đánh

26
Bài giảng Điền kinh 1
đích bằng vai hoặc bằng ngực. Khi đánh đích thân trên gập mạnh về trước để đánh ngực hoặc
vừa gập thân trên vừa kết hợp với xoay vai.
- GV yêu cầu SV thực hiện BTVN hoặc tập luyện ngoại khóa chạy di chuyển kết hợp đánh
đích bằng ngực, bằng vai: Chạy nhẹ nhàng 10-15m hoặc chạy nhanh 30-40m, khi cách đích 1
bước chân thì thực hiện đánh đích bằng ngực hoặc bằng vai. Khi đánh đích hai tay đánh mạnh
sang ngang, ưỡn mạnh ngực về trước hoặc gập mạnh thân trên kết hợp xoay vai về trước để
chạm dây đích.

6- Ôn kỹ thuật nhảy dây


- Việc thực hiện 80-100 nhịp nhảy/phút tương đương với chạy bộ 10 km hoặc đi xe đạp 30
km/h. Do vậy, mỗi tuần chúng ta nên tập ít nhất 3-5 lần, thời gian cho mỗi buổi tập tối thiểu là
35 phút. Trước khi nhảy dây, ta nên dành 5 phút đầu tiên để vận động giãn các cơ, sau đó dành
30 phút để nhảy dây. Tuyệt đối, không được bỏ qua việc khởi động, thả lỏng cơ bắp trước và
sau khi tập.
- Mỗi SV thực hiện 3 lần x 30 giây. SV tự đếm báo thành tích cho trưởng nhóm. Các trưởng
nhóm báo lớp trưởng, lớp trưởng tổng hợp thông tin gửi GV. GV chọn 5 bạn có thành tích tốt
nhất cho nhảy thi.
- GV sẽ phân loại theo nhóm thành tích ngang bằng để SV thi cùng nhau tạo động lực phấn đấu
cải thiện thành tích. GV sẽ lựa chọn bài tập bổ trợ cho những sinh viên có thành tích còn hạn
chế.
- Lớp quan sát, cổ vũ và học hỏi các bạn.

7- Bài tập phát triển thể lực.


- Chạy bước nhỏ biến tốc: Chạy bước nhỏ với tốc độ chậm sau đó tăng dần rồi tăng nhanh và
lại giảm dần, chạy nhẹ nhàng rồi lại tăng theo tín hiệu của GV: 3lần x 1phút. Nhóm SV sức
khỏe yếu có thể vận động ít hơn, chậm hơn tùy theo tình trạng sức khỏe để tự điều chỉnh.
- Chạy nâng cao gối biến tốc: Chạy nâng cao gối với tốc độ chậm sau đó tăng dần rồi tăng
nhanh và lại giảm dần rồi lại tăng theo tín hiệu của GV: 3lần x 1phút. Nhóm SV sức khỏe yếu
có thể vận động ít hơn, chậm hơn tùy theo tình trạng sức khỏe để tự điều chỉnh.
- Thực hiện hai tay sau đầu, đứng lên ngồi xuống (hoặc bật bục): 3x30 lần. GV mở clip theo
link: https://youtu.be/TZjApqlJ-yI cho SV quan sát và thực hiện theo. GV quan sát và sửa sai
cho SV.
- Khi các bài tập kết thúc SV đi bộ nhẹ nhàng 1-2 phút sau đó tiến hành thả lỏng hồi tĩnh theo
hướng dẫn từ link: https://youtu.be/d0czwOy0BTg
IV. TỔNG KẾT BÀI
- Củng cố lại những nội dung quan trọng của buổi học, rút kinh nghiệm và chỉnh sửa những
động tác sai mà sinh viên thường mắc phải.
- Hướng dẫn sinh viên đọc tài liệu cho bài học sau.
- Nhận xét và đánh giá kết quả giờ học.

27
Bài giảng Điền kinh 1
V. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP VỀ NHÀ
- Câu hỏi: Theo anh/chị trong chạy cự ly 100m giai đoạn nào là quan trọng nhất. Vì sao?
- Thực hiện các bài tập:
+ Tập bài thể dục tay không 45 động tác: 3 lần
+ Bật cao tại chỗ 3 tổ x15 lần. Giữa mỗi tổ nghỉ 3-5 phút
+ Tập nhảy dây: 3Lx1 phút. Giữa mỗi lần nghỉ 3-5 phút
+ Tại chỗ tập đánh tay đúng kỹ thuật, tập xuất phát và chạy lao sau xuất phát: 5 lần
+ Tập phối hợp bốn giai đoạn kỹ thuật: 2x80m
- Xuống lớp.

VI. RÚT KINH NGHIỆM (Về thời gian, nội dung, phương pháp, chuẩn bị,...)
……………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………

................., ngày.....tháng.....năm..........
Tổ môn duyệt Người soạn

………………………………

BÀI GIẢNG SỐ 5 SỐ TIẾT: 04


I. TÊN BÀI GIẢNG
HOÀN THIỆN KỸ THUẬT CHẠY 100M,
ÔN TẬP BÀI TẬP TAY KHÔNG 45 ĐỘNG TÁC VÀ BÀI TẬP NHẢY DÂY

II. MỤC TIÊU


- Sinh viên thực hiện đúng, đẹp 45 động tác thể dục tay không đã học

28
Bài giảng Điền kinh 1
- Hoàn thiện bài tập chạy 100m cải thiện sức nhanh cho sinh viên
- Tăng cường thể lực cho sinh viên

III. NỘI DUNG BÀI GIẢNG

1- Khởi động
1.1- Khởi động chung theo link: https://youtu.be/GTBmOoRfSYg
1.2- Khởi động chuyên môn theo link: https://youtu.be/at_JvLIQGWM

2- Ôn tập bài thể dục tay không 45 động tác


- GV mở clip mẫu hướng dẫn của tập bài thể dục tay không 45 động tác cho SV xem lại theo
link: https://youtu.be/OTr7GBk_6Gk
- Hình thức ôn luyện: Cá nhân thực hiện như điều kiện kiểm tra.
- Giảng viên quan sát tổng thể và đánh giá nhận xét.

3- Ôn tập nhảy dây


- Hình thức ôn luyện: Cá nhân tự thực hiện kỹ thuật nhảy dây, mỗi SV thực hiện 3 lần.
- Giảng viên bấm thời gian 30 giây, sinh viên tự đếm số lần và báo cáo giáo viên.
- GV tổ chức nhảy dây thi giữa các nhóm. Mỗi nhóm cử ra 2 đại diện.

4- Bài tập phát triển thể lực

- Chạy bước nhỏ biến tốc: Chạy bước nhỏ với tốc độ chậm sau đó tăng dần rồi tăng nhanh và
lại giảm dần, chạy nhẹ nhàng rồi lại tăng theo tín hiệu của GV: 3lần x 1phút. Nhóm SV sức
khỏe yếu có thể vận động ít hơn, chậm hơn tùy theo tình trạng sức khỏe để tự điều chỉnh.
- Chạy nâng cao gối biến tốc: Chạy nâng cao gối với tốc độ chậm sau đó tăng dần rồi tăng
nhanh và lại giảm dần rồi lại tăng theo tín hiệu của GV: 3lần x 1phút. Nhóm SV sức khỏe yếu
có thể vận động ít hơn, chậm hơn tùy theo tình trạng sức khỏe để tự điều chỉnh.
- Thực hiện hai tay sau đầu, đứng lên ngồi xuống (hoặc bật bục): 3x30 lần. GV mở clip cho SV
quan sát và thực hiện theo link: https://youtu.be/TZjApqlJ-yI. GV quan sát và sửa sai cho SV.
- Khi các bài tập kết thúc SV đi bộ nhẹ nhàng 1-2 phút sau đó tiến hành thả lỏng hồi tĩnh theo
hướng dẫn từ link: https://youtu.be/d0czwOy0BTg
5- Hoàn thiện kỹ thuật chạy 100m.
- GV mở Clip chạy 100m trong thi đấu cho SV quan sát và học hỏi về kỹ thuật chạy, về luật
chạy 100m. link: https://youtu.be/b5i8uW13d8A hoặc link: https://youtu.be/8OyhSy2zu8I
* GV yêu cầu SV thực hiện BTVN hoặc tập luyện ngoại khóa các bài tập sau:
- Mỗi SV thực hiện toàn bộ kỹ thuật chạy 100m và tự bấm giờ ghi lại báo thành tích ch ạy c ủa
mình cho nhóm trưởng.

29
Bài giảng Điền kinh 1
- Trên đường chạy 100m người tập phải chạy hết cự ly 100m, yêu cầu thực hiện tốt 4 giai đoạn
chạy. Chạy đúng làn đường không chen đường chạy của người bên cạnh.
- Phát huy hết 100% sức để đạt thành tích cao nhất.

IV. TỔNG KẾT BÀI


- Củng cố lại những nội dung quan trọng của buổi học, rút kinh nghiệm và chỉnh sửa những
động tác sai mà sinh viên thường mắc phải.
- Hướng dẫn sinh viên đọc tài liệu cho bài học sau.
- Nhận xét và đánh giá kết quả giờ học.

V. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP VỀ NHÀ


- Tập bài thể dục tay không 45 động tác: 3 lần
- Chạy tùy sức 12 phút
- Xuống lớp.

VI. RÚT KINH NGHIỆM (Về thời gian, nội dung, phương pháp, chuẩn bị,...)
……………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………

................., ngày.....tháng.....năm..........
Tổ môn duyệt Người soạn

………………………………

BÀI GIẢNG SỐ 6 SỐ TIẾT: 04


I. TÊN BÀI GIẢNG

KIỂM TRA GIỮA KỲ: LÀM BÀI LÝ THUYẾT 90 PHÚT


ÔN BÀI TẬP TAY KHÔNG 45 ĐỘNG TÁC, BÀI TẬP NHẢY DÂY

II. MỤC TIÊU


- Hoàn thành tốt nội dung kiểm tra
- Sinh viên thực hiện đúng, đẹp 45 động tác thể dục tay không đã học
- Ôn tập kỹ thuật nhảy dây

30
Bài giảng Điền kinh 1

III. NỘI DUNG BÀI GIẢNG


1- Kiểm tra giữa kỳ
- Mỗi sinh viên cần chuẩn bị: Thẻ sinh viên, điện thoại hoặc máy tính có đủ chức năng phục vụ
việc học zoom, chụp ảnh bài kiểm tra để nộp về cho GV, giấy kiểm tra loại A4 và ghi đầy đủ
các thông tin cá nhân theo quy định như đi thi, không viết bút màu đỏ, không dùng bút xóa.
- Hình thức kiểm tra: Sinh viên xuất trình thẻ sinh viên, SV ngồi tại máy làm bài. SV không
được sử dụng tài liệu, không trao đổi thông tin với bạn dưới mọi hình thức. Yêu cầu làm bài
nghiêm túc. Hết giờ được dùng điện thoại để ngồi tại chỗ chụp bài up lên Zalo nhóm lớp gửi
cho GV. Yêu cầu SV không nộp bài trước, làm xong giữ trật tự không ảnh hưởng tới lớp. Đúng
15 phút kể từ khi hết giờ sinh viên phải hoàn thành việc nộp bài, quá thời gian hoặc bài chụp
không rõ ràng GV sẽ không thu bài kiểm tra đó nữa.
- Thời gian làm bài: 90 phút.
- Đề kiểm tra: GV giảng dạy sẽ chủ động lựa chọn và ra câu hỏi (đã nêu ở mục câu hỏi và bài
tập về nhà), yêu cầu phải bám sát chương trình. Đề kiểm tra giáo viên đưa ra 2 câu hỏi, trong
đó 1 câu hỏi về chuyên môn, 1 câu hỏi về chấn thương. SV phải chép đề vào giấy kiểm tra, nếu
SV không chép đề bài kiểm tra không được tính.
- Chú ý: Nếu vi phạm các điều trên GV xử lý theo đúng quy chế. Sẽ trừ 30-50% số điểm hoặc
sẽ hủy kết quả thi tùy vào mức độ vi phạm.

2- Khởi động
2.1- Khởi động chung theo link: https://youtu.be/GTBmOoRfSYg
2.2- Khởi động chuyên môn theo link: https://youtu.be/at_JvLIQGWM

3. Ôn tập bài thể dục tay không 45 động tác


- Hình thức ôn luyện: Cá nhân thực hiện như điều kiện thi kết thúc học phần.
- Giảng viên quan sát tổng thể và đánh giá nhận xét.

4- Ôn tập kỹ thuật nhảy dây

- Hình thức ôn luyện: Lớp chia làm 5 nhóm, mỗi nhóm thực hiện 3 lần.
- Giảng viên bấm thời gian 30 giây, sinh viên tự đếm số lần và báo cáo giáo viên
- Giảng viên giới thiệu về bảng tính thành tích để SV biết định mức và cố gắng nâng cao thành
tích cho kỳ học tiếp theo.

Bảng tính điểm nhảy dây học phần GDTC 1-Điền kinh 1
Điểm Điểm Điểm Điểm Điểm Điểm Điểm Điểm Điểm Điểm
Điểm
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Nam
55-59 60-64 65-69 70-74 75-80 81-85 86-90 91-95 96-100 101-105
(số lần/30 giây)
Nữ 95-100

31
Bài giảng Điền kinh 1

(số lần/30 giây) 50-54 55-59 60-64 65-69 70-75 76-80 81-85 8-90 91-95

IV. TỔNG KẾT BÀI


- Củng cố lại những nội dung quan trọng của buổi học, rút kinh nghiệm và chỉnh sửa những
động tác sai mà sinh viên thường mắc phải.
- Hướng dẫn sinh viên đọc tài liệu cho bài học sau.
- Nhận xét và đánh giá kết quả giờ học.

V. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP VỀ NHÀ


- Tập bài thể dục tay không 45 động tác: 3 lần
- Chạy tùy sức 12 phút
- Xuống lớp.
VI. RÚT KINH NGHIỆM (Về thời gian, nội dung, phương pháp, chuẩn bị,...)
……………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………

................., ngày.....tháng.....năm..........
Tổ môn duyệt Người soạn

………………………………
BÀI GIẢNG SỐ 7 SỐ TIẾT: 04
I. TÊN BÀI GIẢNG

ÔN TẬP BÀI TẬP TAY KHÔNG 45 ĐỘNG TÁC


ÔN TẬP KỸ THUẬT NHẢY DÂY. ÔN TẬP KỸ THUẬT CHẠY CỰ LY 100M

II. MỤC TIÊU


- Sinh viên thực hiện đúng, đẹp 45 động tác thể dục tay không đã học
- Ôn tập kỹ thuật nhảy dây
- Ôn tập kỹ thuật chạy cự ly 100m
- Hoàn thành tốt nội dung ôn tập

III. NỘI DUNG BÀI GIẢNG

32
Bài giảng Điền kinh 1

1- Khởi động
1.1- Khởi động chung theo link: https://youtu.be/GTBmOoRfSYg
1.2- Khởi động chuyên môn theo link: https://youtu.be/at_JvLIQGWM

2- Ôn tập bài thể dục tay không 45 động tác

* Hình thức ôn luyện: GV chỉ ra những lỗi sai thường mắc như: Một số động tác mắt không
nhìn theo tay, lòng bàn tay không ngửa, các ngón tay xòe ra ko gọn gàng, chưa hết biên độ
động tác hoặc độ ngả, nghiêng chưa chuẩn,....
- GV cho lớp xem lại clip bài 45 động tác tay không theo link: https://youtu.be/OTr7GBk_6Gk
Yêu cầu SV tự ôn các ĐT từ 1 đến 45 khoảng 2 lần. Sau đó lớp tiến hành ôn tập theo nhóm
danh sách theo chỉ định của GV.
- Sau khi ôn xong 45 ĐT lớp tiến hành ôn tập theo từng cá nhân tự hô tự tập. GV nhận xét,
động viên cả lớp cùng cố gắng tập luyện để thi đạt kết quả cao.
- Tiêu chí đánh giá: Thang điểm bài tập là 10 điểm. Căn cứ vào mức độ thực hiện bài tập như
thuộc bài hay không thuộc bài, kỹ thật động tác, biên độ động tác, tác phong thực hiện bài tập
như hô to rõ ràng đúng nhịp,…

3- Ôn tập bài tập chạy cự ly 100m


- GV cho SV xem một số clip thi đấu chạy cự ly 100m theo link: https://youtu.be/8OyhSy2zu8I
Hoặc link file Nữ VĐV Jamaica vừa chạy vừa hét lớn vì phá kỷ lục Olympic tồn tại 33 năm.html
- Nhắc nhở sinh viên khởi động kỹ trước khi chạy và luôn thả lỏng triệt để các nhóm cơ ngay
sau khi tập luyện đồng thời có chế độ dinh dưỡng, bù nước trước, trong và sau khi tập luyện.
4- Ôn bài tập kỹ thuật nhảy dây

- GV cho SV xem clip thi đấu nhảy dây theo link: https://youtu.be/WnuRWnIpZ2o
- Nhắc nhở sinh viên khởi động kỹ trước khi nhảy và luôn thả lỏng triệt để các nhóm cơ ngay
sau khi tập luyện đồng thời có chế độ dinh dưỡng, bù nước trước, trong và sau khi tập luyện.
- Mỗi SV thực hiện 2 lần x 30 giây.
- Khi các bài tập kết thúc SV đi bộ nhẹ nhàng 1-2 phút sau đó tiến hành thả lỏng hồi tĩnh theo
hướng dẫn từ link: https://youtu.be/d0czwOy0BTg

IV. TỔNG KẾT BÀI


- Củng cố lại những nội dung quan trọng của buổi học, rút kinh nghiệm và chỉnh sửa những
động tác sai mà sinh viên thường mắc phải.
- Hướng dẫn sinh viên đọc tài liệu cho bài học sau.
- Nhận xét và đánh giá kết quả giờ học.

33
Bài giảng Điền kinh 1
V. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP VỀ NHÀ
- Bài tập 1:Tập chạy 100m
- Bài tập 2: Nhảy dây ( tăng sức mạnh cho chân)
- Bài tập 3: ôn bài thể dục 45 động tác: 3 lần
- Xuống lớp.

VI. RÚT KINH NGHIỆM (Về thời gian, nội dung, phương pháp, chuẩn bị,...)
……………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………

................., ngày.....tháng.....năm..........
Tổ môn duyệt Người soạn

………………………………

BÀI GIẢNG SỐ 8 SỐ TIẾT: 02

I. TÊN BÀI GIẢNG

ÔN TẬP BÀI THỂ DỤC TAY KHÔNG 45 ĐỘNG TÁC

II. MỤC TIÊU

- Hoàn thành tốt nội dung kiểm tra

III. NỘI DUNG BÀI GIẢNG

1- Khởi động
1.1- Khởi động chung theo link: https://youtu.be/GTBmOoRfSYg
1.2- Khởi động chuyên môn theo link: https://youtu.be/at_JvLIQGWM

34
Bài giảng Điền kinh 1

2. Ôn tập bài thể dục tay không 45 động tác

* Hình thức ôn luyện:


- GV cho lớp xem lại clip bài 45 động tác tay không theo link: https://youtu.be/OTr7GBk_6Gk
Yêu cầu SV tự ôn các ĐT từ 1 đến 45 khoảng 2 lần. Sau đó lớp tiến hành ôn tập theo nhóm
danh sách theo chỉ định của GV.
- Sau khi ôn xong 45 ĐT lớp tiến hành ôn tập theo từng cá nhân tự hô tự tập.
- GV nhận xét, động viên cả lớp cùng cố gắng tập luyện để thi đạt kết quả cao.
- Tiêu chí đánh giá: Thang điểm bài tập là 10 điểm. Căn cứ vào mức độ thực hiện bài tập như
thuộc bài hay không thuộc bài, kỹ thật động tác, biên độ động tác, tác phong thực hiện bài tập
như hô to rõ ràng đúng nhịp,…

3. Ôn bài tập kỹ thuật nhảy dây

- Mỗi SV thực hiện 2 lần x 30 giây.


- Khi các bài tập kết thúc SV đi bộ nhẹ nhàng 1-2 phút sau đó tiến hành thả lỏng hồi tĩnh theo
hướng dẫn theo link: https://youtu.be/d0czwOy0BTg

IV. TỔNG KẾT BÀI


- Củng cố lại những nội dung quan trọng của buổi học, rút kinh nghiệm và chỉnh sửa những
động tác sai mà sinh viên thường mắc phải.
- Hướng dẫn sinh viên đọc tài liệu cho bài học sau.
- Nhận xét và đánh giá kết quả giờ học.
V. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP VỀ NHÀ
- Nhận xét và đánh giá kết quả giờ học.
- Giao bài tập về nhà : Các em nên tập TD thường xuyên nhưng phải vừa sức theo sức khỏe của mình.
- Xuống lớp.

VI. RÚT KINH NGHIỆM (Về thời gian, nội dung, phương pháp, chuẩn bị,...)
……………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………

................., ngày.....tháng.....năm..........
Tổ môn duyệt Người soạn

35
Bài giảng Điền kinh 1

………………………………

THI KẾT THÚC HỌC PHẦN SỐ TIẾT: 02

I. MỤC TIÊU BÀI GIẢNG

- Tư duy lại kỹ thuật động tác đã học và áp dụng có hiệu quả trong thi
- Thực hiện tốt nội dung thi

II. NỘI DUNG: THI BÀI THỂ DỤC TAY KHÔNG 45 ĐỘNG TÁC

1- Khởi động
1.1- Khởi động chung theo link: https://youtu.be/GTBmOoRfSYg
1.2- Khởi động chuyên môn theo link: https://youtu.be/at_JvLIQGWM

2- Tổ chức thi bài thể dục tay không 40 động tác


- Giảng viên nhấn mạnh các lỗi thường mắc và cách khắc phục khi tập bài thể dục tay không 45
động tác, nhấn mạnh những động tác khó, giảng viên cho sinh viên xem lại clip hướng dẫn bài

36
Bài giảng Điền kinh 1
thể dục tay không 45 động tác theo link https://youtu.be/bL7_sWdfz0U ). Yêu cầu sinh viên
chỉnh đốn trang phục trước khi vào thi.
- SV cần chuẩn bị: Thẻ sinh viên và chỉnh máy camera
- Hình thức thi: Thi theo danh sách lớp. Từng SV thực hiện theo yêu cầu và chỉ dẫn của GV.
SV tự hô tự tập. GV tổ chức kỳ thi nghiêm túc, an toàn, đạt kết quả cao. SV tuân thủ theo các
quy định trong thi cử. SV tự giác tích cực, tự tin vào thi. Trong lúc các SV thi các SV gần thi
chuẩn bị sẵn sàng trình thẻ trước khi vào thi. Các SV khác giữ trật tự không làm cản giờ thi.
GV thông báo điểm thi cho SV ngay sau khi SV đó thi xong.
- Tiêu chí đánh giá: Thang điểm bài tập là 10 điểm. Căn cứ vào mức độ thực hiện bài tập như
thuộc bài hay không thuộc bài, kỹ thật động tác, biên độ động tác, tác phong thực hiện bài tập
như hô to rõ ràng đúng nhịp…..

II. TỔNG KẾT BÀI


- Nhận xét và đánh giá kết quả giờ thi.
- Phổ biến những lưu ý về cách tính điểm và theo dõi trên trang cá nhân xem có vấn đề gì về
điểm nhanh chóng phản hồi lại cho GV. Hết thời gian quy định 1 tuần sau khi kết thúc SV phải
tự chịu trách nhiệm về kết quả của mình.

III. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP VỀ NHÀ


- Giao bài tập về nhà : Yêu cầu sinh viên sau khi kết thúc học phần cần tiếp tục tham gia tập
luyện các bài tập đã học trong thời gian rảnh nhằm nâng cao kỹ năng vận động, cải thiện sức
khỏe cũng như phát triển thể lực cho bản thân. Các em nên tập TD thường xuyên nhưng phải
vừa theo sức khỏe của mình.
- Xuống lớp.
IV. RÚT KINH NGHIỆM (Về thời gian, nội dung, phương pháp, chuẩn bị,...)
……………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………

..............................., ngày.....tháng.....năm..........
Tổ môn duyệt Người chấm thi

………………………

37
Bài giảng Điền kinh 1

38

You might also like