Sach - Ly Thuyet Va Thiet Ke Anten - Horn Antenna

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 26

Chương 10

ANTEN LOA
10.1 Sự phát xạ từ đầu hở của ống dẫn sóng chữ nhật
10.1.1 Trường trên mặt mở của ống dẫn sóng chữ nhật
Bài toán về sự phát xạ từ đầu hở của ống dẫn sóng chữ nhật chưa được
giải chặt chẽ, mới chỉ giải được bằng các phương pháp gần đúng. Khi đó,
người ta giả thiết rằng, trong phần đầu của ống dẫn sóng chỉ truyền một loại
sóng duy nhất là H10 . Để loại trừ các sóng khác thì kích thước của ống dẫn
sóng phải thỏa mãn các điều kiện:
 a
 a  ; b 
2 2
Trên mặt mở (Hình 10.1) xảy ra sự phản xạ một phần. Ngoài sóng cơ bản
(H10) còn xuất hiện các sóng bậc cao bị tắt dần, do đó trường trên mặt mở có cấu
trúc khác với trường trong phần đầu của ống dẫn sóng. Trên mặt ngoài của các
thành ống dẫn sóng còn xuất hiện các dòng mặt. Thực tế cho thấy rằng với mức
độ gần đúng thì các sóng bậc cao và cả dòng trên mặt ngoài của ống dẫn sóng có
thể không cần xét đến và ta giả thiết rằng trường trên mặt mở (z = 0) cũng có cấu
trúc như trong phần đều của ống dẫn sóng.
y x
P1
’ Mặt phẳng H


0 z
E0

Mặt phẳng E

Hình 10.1: Đầu hở của ống dẫn sóng chữ nhật.

205
 
 E y  (1  1 ) E cos( x)
 a
 E0  
 H x  (1  1 ) cos( x) (10.1)
 0 10 a
 E  
 H z  (1  1 ) 0 sin( x)
  0 2a a
Ở đây: 1 là hệ số phản xạ từ mặt mở (theo sóng cơ bản);

  120 (đối với chân không);

10 : Bước sóng của sóng H10 trong ống dẫn sóng hình chữ nhật.
Như vậy, với giả thiết gần đúng ở trên thì mặt mở của ống dẫn sóng chữ nhật
là một mặt đồng pha phân bố biên độ đều trong mặt phẳng điện và cosin trong
mặt phẳng từ.
1 có thể được xác định bằng thực nghiệm hoặc theo các công thức gần
đúng:

1 
10
1  (10.2)

1
10
Các thành phần ngang của điện và từ trường trên mặt mở liên quan với nhau
bằng hệ thức:
Ey 1  1 10
0   0 (10.3)
Hx 1  1 
Nếu chú ý tới (10.2) thì:
 
2

 0   10  0
  

10.1.2 Đặc trưng hướng


Phân bố trường trên mặt mở là phân bố tách biến, vì thế đặc trưng hướng
trong mặt phẳng điện có thể tìm được theo phương pháp mặt mở.
Giá trị biên độ cường độ điện trường trong mặt phẳng điện được xác định
bởi các biểu thức sau:
1  0 
1  cos    E y  x, y  e
jk  sin  .cos  '
E  dS
E
2 R   0 S

206
Nếu chú ý tới (10.1) và (10.3) ta có:
1  1  1   b /2  
a /2
E  1  cos    dy   1  1  E0 cos  x  e jk  sin cos 'dx
E
2 R  1  1 10  b /2  a /2 a 
Đối với mặt phẳng điện yoz (Hình 10.1):
' = 0; cos' = y
Tích phân theo tọa độ x, y ta có:
E0 ab  1  1   sin E
E  1  1  1  cos   (10.4)
E
 R  1  1 10  E
Ở đây:
b
E 
sin  (10.5)

Cường độ trường trong mặt phẳng từ E H
cũng được tính bằng cách tương
tự:
Eob  1  1   a /2  
E  . 1  1    cos     cos  x  e jkx sin dx
H
2 R  1  1 10   a /2 a 
Sau khi tính tích phân ta có:

Eo ab  1  1   cos H
E  1  1    cos   (10.6)
H
 R  1  1 10  2 
2

1   H 
 
Ở đây:
a
H  sin  (10.7)

Các đặc trưng hướng trong các mặt phẳng chính có dạng:
 1  1   sin E
f E ( )  1  cos   (10.8)
 1  1 10  E

 1  1   cos H
f H ( )    cos   (10.9)
 1  1 10
2
 1  2  
 H 
 
Rõ ràng, các biểu thức trong ngoặc là các đặc trưng hướng của yếu tố trên
mặt mở f1(,), còn các hàm số của E, H là các thừa số của hệ fhệ(,).
Trên Hình 10.2 mô tả các đặc trưng hướng đối với ống dẫn sóng tiêu chuẩn

207
a = 0,72, b = 0,32.
FE() FH()

0.8 0.8
0.6 0.6
0.4 0.4
0.2 0.2

-60 -30 0 30 60 o -60 -30 0 30 60 o


a) b)
Hình 10.2: Đặc trưng hướng của ống dẫn sóng chữ nhật.
a) Trong mặt phẳng E; b) Trong mặt phẳng H
------ Khi 1 = 0; --------- Khi 1 = 0,17
Để so sánh, trên đồ thị vẽ các đặc trưng hướng tính theo (10.8) và (10.9) khi
hệ số phản xạ tính theo (10.2) bằng 0,17 và khi 1 = 0 (không có sự phản xạ trên
mặt mở). Từ các đồ thị ta thấy rằng ở nửa không gian phía trước các đường cong
này rất ít khác nhau. Đó là do giá trị của 1 ở bước sóng công tác không lớn lắm
( 1  0, 2 ) và do 1 chỉ ảnh hưởng tới f1(,). Vì thế, khi tính toán kỹ thuật trong
trường hợp hệ số phản xạ nhỏ thì ta có thể dùng các công thức đơn giản hơn.
   sin E
f E ( )  1  cos   (10.10)
 10  E

   cos H
f H ( )    cos   (10.11)
 10
2
1  2  
 H 
 
Có thể tính gần đúng độ rộng cánh sóng chính của đặc trưng hướng theo
công thức.
- Trong mặt phẳng điện (phân bố biên độ đều):

 20,50 E  51  b
- Trong mặt phẳng từ (phân bố biên độ dạng cosin):

 20,50 H  68  a
10.1.3 Hệ số định hướng và Diện tích hiệu dụng
Để xác định Dmax ta dùng định nghĩa thứ 2 đã trình bày trong Chương 1.

208
2
E 
D   dh  khi Pdh = Pvh
 Evh 
Nếu dùng công thức (10.5) hoặc (10.7) và giả thiết gần đúng 1 = 0 ta có giá
trị bình phương của cường độ trường theo hướng phát xạ cực đại (, = 0):
2
  
2
 E ab 
E 2
  0  1  
  R   10 
dh

Công suất phát xạ từ mặt mở có thể tìm được theo biểu thức (10.1) khi
1 = 0.
1  1 b /2 a /2
E02   
Pdh  Re   E y H x*dS    dy  cos 2  x  dx
2 S  2 b /2  a /2 120 10 a 
E0 
 ab
480 10
Từ đây suy ra cường độ trường do anten vô hướng tạo ra ở khoảng cách R
đối với nguồn phát xạ.
Pdh E02 
E 2
 240  ab
4 R 2 8 R 2 10
vh

Theo định nghĩa ta có thể tính được:


4  2 10    
2

Dmax  2 2 1    ab (10.12)
     10  
 
Thông thường đối với bước sóng công tác thì  / 10 = 0,71 khi đó:
4
Dmax  0,84ab (10.13)
2
Đối với các ống dẫn sóng có kích thước tiêu chuẩn (a = 0,72; b = 0,32) thì
Dmax  2,4. Hệ số sử dụng diện tích A = 0,84. Như vậy, đầu hở của ống dẫn sóng
chữ nhật là một nguồn phát xạ có tính định hướng yếu.
10.2 Sự phát xạ từ đầu hở của ống dẫn sóng tròn
10.2.1 Đặc trưng hướng
Đầu cuối của ống dẫn sóng tròn (Hình 10.3a) cũng là loại anten có phát xạ
yếu. Nó dùng để làm bộ chiếu xạ cho những mặt mở tròn, ví dụ parabol tròn
xoay. Bộ phát xạ được kích thích bằng sóng cơ bản H11. Trường của sóng này
trong mặt cắt của ống dẫn sóng có cấu trúc mô tả như Hình 10.3b.

209
y x
P()
Mp H y

 
2a z x
H11 ’

Mp E

a) b)
Hình 10.3: Tính đặc trưng hướng của ống dẫn sóng tròn hở đầu cuối trong mặt
phẳng điện và từ.
a) Dạng chung của nguồn phát xạ; b) Mặt phát xạ
Để tính toán đặc trưng hướng, ta đưa vào hệ toạ độ cực (, ') các thành
phần trường điện từ của sóng H11 trong mặt mở khi tính đến sự phản xạ từ mặt
mở có thể viết dưới dạng.
a  
E  1  1  E0 sin  J1  11  
  a 
11 11 
E  1  1  E0 cos  J1  
2  a 
 11 
1  1  0 cos  J1  11  
E
H   (10.14)
11 2
0
0  a 
 a 
1  1  0 sin  J1  11  
E
H 
11 
0
0  a 
112 E0  
Hz   j 1  1  cos  J1  11  
4ka 0  a 
Ở đây:

11 = 1,84; 0 

110 : Bước sóng của sóng H11 trong ống dẫn sóng tròn.
Hệ số phản xạ 1 có thể xác định từ bài toán về sự phát xạ từ đầu hở của ống
dẫn sóng.
Từ Hình 10.3 ta có:
Ex  E cos   E sin  
 (10.15)
E y  E sin   E cos  

210
Từ biểu thức (10.14) và (10.15) ta có thể tìm được biểu thức cho các thành
phần trường ở vùng xa:
E0  1  1  
E   a 2 J1  11 1  1  1  cos   sin  1   (10.16)
2 R  1  1 11
0

E0  1  1   J1  
E   a 2 J1  11 1  1    cos   cos  (10.17)
2 R  1  1 11
0
  
2

1  
 11 
Ở đây 1(): Hàm lambda bậc một
  ka sin 
Trường tổng cộng:
2
E  E  E
2

Từ đó suy ra đặc trưng hướng trong các mặt phẳng chính có dạng:
 
- Trong mặt phẳng điện yoz     :
 2
 1  1  
f E ( )  1  cos   1   (10.18)
 1  1 11
0

- Trong mặt phẳng từ:

 1  1   J1  
f H ( )    cos   (10.19)
 1  1 110   
2

1  
 11 
Nếu bỏ qua hệ số phản xạ và gần đúng  11
0
  khi đó ta có:
f E ( )  (1  cos  )1 ( ) (10.20)

J1  
f H ( )  1  cos   2
(10.21)
 
1  
 11 
Điều kiện để tồn tại sóng H11 trong ống dẫn sóng:
2a
0,588   0,766 (10.22)

211
Độ rộng cánh sóng chính:

2 00,5  (50  75) (10.23)
2a
10.2.2 Hệ số định hướng của ống dẫn sóng tròn
Giả thiết 1 = 0 ta có
4
Dmax  0,90  a2 (10.24)
 2

10.3 Các loại anten loa


10.3.1 Nguyên lý hoạt động
Các nguồn phát xạ ống dẫn sóng đều là những nguồn định hướng yếu
(Dmax = 2  5) và có hệ số phản xạ tương đối cao. Để khắc phục những nhược
điểm đó ta phải dùng các cấu trúc phối hợp. Đó là các loại loa.
Loa là một ống dẫn sóng có thiết diện tăng dần một cách thích hợp để tránh
các sóng bậc cao có thể xuất hiện. Có nhiều loại loa khác nhau: Loa quạt H, loa
quạt E, loa tháp, loa nón, loa 2 nón 1 phía, loa 2 nón 2 phía (Hình 10.4).

H10 H11

a) d)

H10

TEM
b) e)

H10

TEM
c) g)
Hình 10.4: Các loại anten loa.
a) Loa quạt H; b) Loa quạt E; c) Loa tháp; d) Loa nón; e) Loa 2 nón 1 phía; g) Loa 2
nón 2 phía.
212
Các kích thước điện của mặt mở của loa có thể làm khá lớn so với ống dẫn
sóng. Do đó, tính định hướng tăng lên. Có thể thu hẹp cánh sóng tới 8  10o. Mặt
khác, sự biến đổi từ từ thiết diện của loa còn làm phối hợp tốt ống dẫn sóng cấp
điện với không gian tự do (loa là một dạng của cấu trúc phối hợp chuyển tiếp
dần). Vì thế, hệ số phản xạ từ mặt mở khá nhỏ so với trường hợp ống dẫn sóng
hở.
Trong loa có sự biến đổi từ từ cấu trúc và các tham số của trường từ ống dẫn
sóng tới không gian tự do. Vận tốc pha, bước sóng (cả kích thước của các vòng
đường sức mô tả cấu trúc trường) và trở kháng sóng sẽ biến đổi dần từ các giá trị
của nó ở trong ống dẫn sóng (ở “cổ” loa) đến các giá trị ở trong không gian tự do
(ở mặt mở).
Các anten loa có dải thông khá rộng, chúng được làm từ các anten độc lập và
làm các bộ chiếu xạ cho gương và thấu kính. Các loa quạt có dạng cánh sóng
hình “quạt”. Độ rộng cánh sóng trong một mặt phẳng thì hẹp, còn trong mặt
phẳng kia thì rộng. Các loa tháp và nón có đặc trưng hướng dạng “kim”: độ rộng
cánh sóng trong 2 mặt phẳng gần như nhau. Loa 2 nón một phía có đặc trưng
hướng dạng “phễu”. Loa 2 nón hai phía có đặc trưng hướng dạng “đĩa”: vô
hướng trong 1 mặt phẳng và hẹp trong một mặt phẳng khác.
Do những khó khăn lớn về toán học nên lý thuyết chặt chẽ về các anten loa
vẫn chưa được nghiên cứu đầy đủ. Chúng mới được nghiên cứu khá tỷ mỉ bằng
các phương pháp gần đúng.
Đầu tiên cần phải xác định trường ở trong loa, khi đó, người ta giả thiết rằng
loa là vô hạn, thành của nó dẫn điện lý tưởng.
Phần này của bài toán được giải chặt chẽ, sau đó chuyển sang xét loa có
chiều dài hữu hạn, đồng thời giả thiết rằng trường ở trong loa rất ít bị thay đổi và
có thể bỏ qua sự thay đổi đó. Do đó, trường trên mặt mở vẫn giữ nguyên như
trường hợp loa vô hạn. Sau khi đã xác định được trường trên mặt mở, ta sẽ tìm
trường trong vùng xa (bài toán ngoài). Trường của dòng ở mặt ngoài của thành
loa khá nhỏ so với trường trên mặt mở nên ta sẽ bỏ qua.
10.3.2 Loa quạt H
Để tìm các biểu thức đối với các thành phần của trường ở trong loa ta giả
thiết: loa dẫn điện, dài vô hạn, loa được kích thích bằng sóng H10 trong ống dẫn
sóng chữ nhật. Ta cũng chỉ tính toán đối với sóng cơ bản vì các sóng bậc cao ở

213
vùng “cổ” loa là những sóng không truyền được. Để dễ dàng ghi các điều kiện
biên ta dùng hệ toạ độ trụ (, , y).
Rõ ràng là vì đối với sóng H10 ở trong ống dẫn sóng ta có:
Ex = Ez = H y = 0
Cho nên đối với sóng cơ bản ở trong loa có:
E = E  = H y = 0

y
x

20
 
b 
z
aL

Hình 10.5: Phân tích trường điện từ trong loa quạt H.


Ta giải bài toán đối với điện trường. Phương trình sóng có dạng:
2 E y  k 2 E y  0
Trong hệ có toạ độ trụ, phương trình có dạng:
2Ey 1 E y 1  E y
2

  2  k 2Ey  0 (10.25)
 2     2

Ở đây cần chú ý rằng, trong ống dẫn sóng cấp điện cũng như ở trong loa,
trường không thay đổi theo trục y nên:
2 Ey
0
y 2
Ta giải phương trình bằng phương pháp tách biến. Nghiệm được biểu diễn
dưới dạng tích của 2 hàm, mỗi hàm chỉ phụ thuộc 1 biến.
Ey(,) = R()() (10.26)
2
Nếu thay (10.26) vào (10.25) và đưa vào hằng số tách biến p ta có:
d 2R    1 dR(  )  2 p2 
   k  2  R(  )  0 (10.27)
d2  d   

214
d 2   
 p 2     0 (10.28)
d 2
Phương trình (10.27) là phương trình Bessen; (10.28) là phương trình điện
báo.
Nghiệm của phương trình Bessen có thể viết dưới dạng tổ hợp tuyến tính của
các hàm Hankel loại 1 và 2 bậc p.
R() = C1Hp(1)(k) + C2Hp(2)(k) (10.29)
Nghiệm của phương trình điện báo (10.28) là:
 () = cos (p + 0) (10.30)
Như vậy, nghiệm tổng quát của phương trình sóng (10.26) có dạng:
Ey = cos(p + 0)[C1Hp(1)(k) + C2Hp(2)(k)] (10.31)
Các hằng số C1, C2, p, 0 phải được xác định bằng các điều kiện biên:
- Trên các thành bên phân kỳ của loa Ey = 0 với:
 = + 0
- Trên chỗ nối với ống dẫn sóng thì phải thỏa mãn điều kiện liên tục của các
thành phần tiếp tuyến của trường ở mặt phân cách giữa ống dẫn sóng với loa, có
nghĩa là:
|Ey|ODS = |Ey|Loa
Điều kiện này xác định biên độ trường trong loa. Trong trường hợp đang xét
nó không có ý nghĩa quan trọng vì thế ta sẽ không đặt điều kiện này.
- Ở cách xa “cổ” loa, trường phải là sóng chạy chỉ theo hướng    vì ta
đã giả thiết rằng loa dài vô hạn nên không thể tồn tại sóng ngược được. Điều kiện
này tương đương với điều kiện phát xạ.
Hai điều kiện biên đầu tiên cho ta xác định được giá trị p và 0 như sau:

pm (10.32)
20

0 = (m + 1) (10.33)
2
Để xác định C1 và C2 ta dùng các biểu thức tiệm cận của các hàm Hankel khi
đối số lớn (k >> p), tức là ở những khoảng cách lớn đối với “cổ” loa.
Biểu thức đó có dạng:
  1  
2  j k   p  2  2 
H (1,2)
(k  )  e (10.34)
p
 k
k >> p

215
Thừa số pha e jk  chỉ ra rằng với sự phụ thuộc thời gian ejt, hàm H p(1) (k  )
mô tả sóng chạy theo hướng từ vô cực về đỉnh loa, còn H p(2) (k  ) sóng chạy từ
đỉnh loa về hướng tăng . Vì thế trong trường hợp đang xét (loa phát xạ), chỉ có
phần trường được mô tả bằng hàm H p(2) (k  ) mới có ý nghĩa và do đó phải lấy C1
= 0.
Bây giờ nếu bỏ qua các chỉ số không cần thiết và đặt các giá trị p và 0 đã
tìm được vào biểu thức (10.31) ta có:
  
E y  C cos  m   m  1  H m / 20  k  
 2
(10.35)
 20 2
Ở đây m = 1, 2, 3…
Cũng như trong ống dẫn sóng, chỉ số m xác định loại sóng, tức là số lượng
biến thiên trường theo góc .
Khi kích thích loa bằng ống dẫn sóng chữ nhật với sóng H10 thì sóng cơ bản
(sóng “loa” H10) có biên độ lớn nhất, vì thế m = 1. Khi đó:
   (2)
E y  C cos   H / 20 (k  ) (10.36)
 20 
Cấu trúc trường trong loa giống cấu trúc trường của sóng H10 ở trong ống
dẫn sóng chữ nhật, nhưng có 1 số điểm khác:
- Từ biểu thức tiệm cận đối với hàm Hankel (10.34) ta thấy rằng pha
của trường là hàm của tọa độ , mặt sóng được xác định bằng phương trình
 = const. Do đó, trong loa quạt có sóng trụ được truyền lan.
- Trong loa, không có bước sóng tới hạn và tất cả các sóng đều là truyền lan
được.
- Vận tốc pha của sóng không phải là hằng số mà giảm dần về phía miệng
loa từ giá trị của nó ở trong ống dẫn sóng cấp điện đến giá trị gần với giá trị
của nó ở trong không gian tự do (v  c). Về mặt vật lý, có thể giải thích điều
đó bằng sự mở rộng thiết diện ngang của loa: trong ống dẫn sóng
c
v  , vì thế khi tăng a thì (v  c).
  
2

1  
 2a 
- Thành phần từ trường H giảm nhanh hơn so với H  khi tăng k. Vì thế
khi k  p thì ở xa loa, trường có đặc trưng ngang như sóng TEM. Điều đó
xảy ra ở cách xa đỉnh loa vài bước sóng.
216
a. Phân bố biên độ và pha của trường trên mặt mở của loa
Ta giả thiết rằng mặt mở phẳng của loa nằm tại vị trí sóng trụ đã được
hình thành. Nếu dùng biểu thức tiệm cận (10.34) và công thức (10.36) thì biểu
thức trường trên mặt mở của loa như sau:
2     jk 
E y   jC cos  e (10.37)
 k  20 
Trên miệng loa (Hình 10.6):
  R2  x2
x
  arcsin
R  x2
2

Vì thế ta có thể viết:


R   
E y  E0 cos   (10.38)
R2  x2  2 0 
2
Ở đây: E0  C
 k
Đối với các anten loa thông thường thì kích thước mặt mở aL khá nhỏ so với
chiều dài của loa R. Vì thế, trên mặt mở x << R và ta có thể lấy gần đúng:
R
1
R  x2
2

 2x

 0 aloa
Từ đây suy ra:
x
E y  x   E0 cos   (10.39)
 aLoa 

 x aL
O
0

Hình 10.6: Tính toán phân bố pha trên mặt mở của loa.
Như vậy, trên mặt mở của loa quạt H ở trong mặt phẳng từ phân bố biên độ
hầu như tuân theo quy luật hình cosin, gần giống như phân bố trong ống dẫn
217
sóng kích thích. Trong mặt phẳng điện (theo tọa độ y) phân bố biên độ trên mặt
mở của loa này là phân bố đều (như trong ống dẫn sóng).
Đặc trưng phân bố pha trên mặt mở có thể xác định gần đúng theo phương
pháp hình học (Hình 10.6). Pha của trường trên mặt mở (giả thiết  (0)  0 và
x << R) bằng:

 ( x)  k (   R)   k  
R 2  x 2  R  k
x2
2R
Hoặc:
 x2
 ( x)   (10.40)
R
Độ lệch pha cực đại của trường ở biên của mặt mở so với tâm (x = 0) là:
 aloa
2
max   (10.41)
4 R
Như vậy, phân bố pha trong mặt phẳng mở rộng, loa có đặc trưng gần đúng
bậc 2. Điều này là tổng quát đối với mọi anten loa.
b. Đặc trưng hướng
Để tính đặc trưng hướng ta lấy phân bố trường gần đúng trên mặt mở theo
các công thức (10.39) và (10.40):
  x   j xR
2

E y ( x)  E0 cos  e (10.42)
 aLoa 
Đặc trưng hướng trong mặt phẳng điện (kích thước loa quạt H không mở
rộng trong mặt phẳng này) không khác đặc trưng hướng của đầu hở ống dẫn sóng
chữ nhật.
Nếu chú ý rằng trên mặt mở của loa:
Ey
 0  0
Hx
Thì ta có:
  x   j xR jkx sin
a /2 2
L
Eb
E  0 (1  cos  )  cos  e e dx (10.43)
H
2 R  aL /2  aL 
Sau một số phép biến đổi ta có:

218
 j  R  1  2sin 
2

1  cos    e 4  aL   
E0b
E 
H
4 2 R 

2
 R  1 2sin  
  
 C  u1   C  u2   j S  u1   S  u2   e
j
 

4  aL



 C  u3   C  u4   j S  u3   S  u4   (10.44)


Ở đây C(u) và S(u) là các tích phân Fresnel:
1  al  1 2sin   
u1,2   R   
2  R  L
a  

1  al  1 2sin   
u3,4    R   
2  R  aL  
Để tìm đặc trưng hướng, ta phải lấy mô đun của biểu thức trên. Biểu thức đó
khá phức tạp nên không dẫn ra ở đây.
Đặc trưng hướng của anten tuyến tính với phân bố pha bậc 2 đã được
phân tích trước đây. Đặc điểm của chúng là mức cánh sóng phụ lớn hơn so với
anten đồng pha, cánh sóng phụ nhập vào cánh chính, độ rộng của cánh sóng
chính lớn, khi mức độ không đồng pha lớn thì cánh sóng chính bị phân tích
thành một vài cực đại như Hình 10.7 mô tả một loạt các đặc trưng hướng thực
nghiệm của anten loa quạt H trong mặt phẳng từ.
Từ đồ thị đó ta thấy rõ một hiện tượng đặc trưng đối với anten loa là: Khi
loa có kích thước thích hợp (ta gọi là kích thước tối ưu) thì cánh sóng chính
hẹp nhất, hệ số D cũng cực đại. Về mặt vật lý, tính chất đó có thể được giải
thích như sau:
Khi không thay đổi chiều dài của loa R/ = const và tăng dần góc mở 2 0
thì đầu tiên cánh sóng chính hẹp dần do kích thước điện của mặt mở tăng aL/.
Nhưng đồng thời mức độ không đồng pha của mặt mở cũng tăng
max (aL /  )2 nên bắt đầu từ giá trị 2 0 nào đó cánh sóng chính sẽ bị mở rộng
và sau đó dẫn đến sự phân tích cánh sóng chính thành vài cực đại. Đối với loa
quạt H tối ưu thì độ rộng cánh sóng chính trong mặt phẳng từ:

 20,50 H  78  aL
(10.45)

219
Khi dùng loa làm bộ chiếu xạ cho gương, người ta còn tính độ rộng theo
mức 0,1 về công suất:

 20,10 H  310  790 


aL
(10.46)

Cần nhận thấy rằng do phân bố pha là bậc 2 (hàm chẵn) trên mặt mở anten
loa không có điểm tâm pha.
R/ 1 2 3 4 5
2 0

400

600

800

Hình 10.7: Đặc trưng hướng thực nghiệm của loa quạt H trong mặt phẳng từ.
c. Hệ số định hướng
Phương pháp tính tương tự như đối với trường hợp ống dẫn sóng hở cuối.
Kết quả đối với loa quạt H ta có:
DH 
4 bR
 aL  2

C  u   C  u     S  u   S  u 
2
(10.47)

Ở đây:
1  aL R 
u    
2  R aL 
(10.48)
1  aL R 
u     
2  R aL 
Hình 10.8 mô tả các đồ thị về sự phụ thuộc của hệ số định hướng của
anten loa quạt H (có b/ = 1) vào các kích thước điện. Tính giá trị DH bằng
cách nhân số lấy được ở đồ thị với b/. Từ đồ thị ta thấy rằng đối với mỗi giá
trị R/ = const thì DH sẽ có một giá trị cực đại ứng với một giá trị aL/ nào đó
(hoặc 20) tương ứng với các kích thước tối ưu của loa.

220
Quan hệ tối ưu của các kích thước của loa được đánh dấu bằng đường
chấm chấm.
2
R 1  aL 
     (10.49)
  tu 3   
Khi đó sai pha cực đại trên biên mặt mở:
3
max    (10.50)
4 
 DH
DH b
b
100
dB aL E R=100 90
20 80
R
b/λ=1 70
50
18 60
30 50
16 40
15
30
8
14 25
4 20
12 15
2 13
10 10
1,5 2 3 4 5 6 7 8 910 15 20 30 a /λ
L

Hình 10.8: Sự phụ thuộc của hệ số định hướng của loa quạt H có chiều cao
đơn vị (b/=1) vào kích thước điện của chúng.
Hệ số sử dụng diện tích  A  0, 64 . Đối với các loa tối ưu:
4
( DH )t .u  0, 64
( a b) (10.51)
2 L
Từ đồ thị ta cũng thấy rằng khi aL /   const và tăng R/ cho tới khi đạt tới
2
R a 
 0,8  L  thì D tăng, sau giá trị R/ trên thì DH không tăng nữa (tất cả các
  
đường cong chập vào nhau). Bởi vì mặt mở thực tế sẽ trở nên đồng pha (A =
0,81). Vì thế, để nhận được đặc trưng hướng tối ưu và hệ số DH cực đại ta phải
chọn:
2 2
a  R a 
0,33  L    0,80  L  (10.52)
    

221
10.3.3 Loa quạt E
a. Phân bố biên độ pha
Loa quạt E là loa có kích thước được mở rộng trong mặt phẳng E (Hình
10.4b). Giải phương trình sóng ta sẽ được giá trị cường độ điện trường trong loa:
  x   2
E  C cos   H1    (10.53)
 a 

  
2

Ở đây:   k 1  
 2a 
Vận tốc pha (phụ thuộc vào kích thước không đổi a của loa này). Khác với
loa quạt H, ở gần mặt mở cũng có giá trị như ở trong ống dẫn sóng. Sóng không
phải là hoàn toàn ngang. Trong loa quạt E xảy ra sự tán sắc, bước sóng tới hạn
th = 2a.
Phân bố điện trường trên mặt mở được biểu diễn bằng công thức (gần đúng
như trong loa quạt H).
 y2
  x   j R
E y  E0 cos  e (10.54)
 a 
Như vậy, trong loa này phân bố biên độ gần như là đồng đều dọc theo trục y
(trong mặt phẳng E) và cosin dọc theo trục x (mặt phẳng H).
Phân bố pha là bậc 2 dọc theo trục y và đều dọc theo trục x.
b. Đặc trưng hướng
Đặc trưng hướng của anten loa quạt E trong mặt phẳng từ không khác đặc
trưng hướng của đầu hở ống dẫn sóng (công thức (10.9)).
Trong mặt phẳng điện (mặt phẳng mở rộng loa), đặc trưng hướng được biểu
diễn bằng biểu thức sau:

E E

E0 a 2 R
2 
 
1  cos  C  v1   C  v2   j  S  v1   S  v2  (10.55)

Ở đây:
bl 2R
v1,2  sin  (10.56)
2 R 
Hình 10.9 mô tả các đặc trưng hướng thực nghiệm của các loại loa quạt E.
Từ các đồ thị ta thấy rằng sự sai lệch đặc trưng hướng (bắt đầu xảy ra với kích
thước mặt mở lớn hơn kích thước tối ưu) thể hiện rõ rệt hơn so với trường hợp

222
loa quạt H. Có thể giải thích điều đó như sau: vì phân bố biên độ trên mặt mở
đồng đều hơn.
R/ 1 2 3 4 5
2 0

400

600

800

Hình 10.9: Đặc trưng hướng thực nghiệm của loa quạt E trong mặt phẳng E.
Đối với loa quạt E thì độ rộng cánh sóng chính trong mặt phẳng điện:

(20,5)E  560 (10.57)
bL

(20,1p)E  880 (10.58)
bL
Hệ số định hướng của loa quạt E được biểu diễn bằng công thức:
64aR 2
DE  C  v '  S 2  v '  (10.59)
bL
Ở đây:
bL
v  (10.60)
2 R
Hình 10.10 mô tả các đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của hệ số định hướng của
loa quạt E có độ rộng đơn vị (a/ = 1) vào các kích thước điện. Tính giá trị DE
bằng cách nhân giá trị lấy được từ đồ thị với a/.
Kích thước tối ưu của loa quạt E được biểu diễn bằng biểu thức:
2 2
b  R b 
0,5  L    1, 2  L  (10.61)
  
Quan hệ tối ưu của kích thước loa ứng với hệ số định hướng cực đại được
biểu diễn như Hình 10.10 bằng đường chấm chấm và bằng công thức:

223
2
R 1  bL 
     (10.62)
  t .u 2   
Sai pha cực đại trên biên của mặt mở khi kích thước tối ưu là:

max   (10.63)
2

 DE
DE a
a
100
dB bL 90
E
20 80
R
a/λ=1 70
18 60
50
16 40
30
14 25
20
12 15
13
10 10
1,5 2 3 4 5 6 7 8 910 15 20 30 b /λ
L

Hình 10.10: Sự phụ thuộc của hệ số định hướng của loa quạt E có chiều rộng
đơn vị (a/ = 1) vào các kích thước điện của nó.
10.3.4 Loa tháp
Loa tháp có kích thước mở rộng dần ở trong cả hai mặt phẳng điện và từ vì
thế nó làm thu hẹp giản đồ hướng trong cả 2 mặt phẳng đó. Các thành của loa
tháp có thể cắt nhau tại 1 điểm (RE = RH) hoặc tại những điểm khác nhau (RE 
RH):
Trường được tạo thành ở trong loa có tính chất của sóng cầu. Vì thế, biểu
thức đối với cường độ trường trên mặt mở có dạng:
  x2 y2 
  x   j   RH  RE 
E y  E0 cos  e (10.64)
 aL 
Như vậy, phân bố trường gần đúng là tách biến theo các toạ độ của x và y.
Trong mặt phẳng điện nó tương ứng với loa quạt E. Trong mặt phẳng từ nó tương
ứng với loa quạt H. Vì thế, đặc trưng hướng trong mỗi một mặt phẳng được biểu
diễn gần đúng bằng công thức đã đưa ra đối với các loa quạt tương ứng .
Hệ số định hướng của loa tháp có thể được tính theo công thức:
224
Dmax 
8 RE RH
aLbL
 2

C  u   C  u    S  u   S  u   C 2  v   S 2  v 
2
(10.65)

Ở đây u, u : Tính theo công thức (10.48) với RH = RE;
v : Tính theo công thức (10.60).
Nếu so sánh (10.65) với biểu thức của hệ số Dmax của các loa quạt (10.47) và
(10.59) thì ta có thể biểu diễn Dmax qua DH và DE.
    
Dmax   DH  DE  (10.66)
32  bL  aL 
Các biểu thức trong ngoặc được lấy trực tiếp từ đồ thị Hình 10.10 và Hình
10.8. Rõ ràng là tồn tại một quan hệ tối ưu giữa các kích thước của loa tháp. Đối
với loa tối ưu thì A = 0,5. Nếu lấy RE = RH = R0 thì đối với loa tối ưu ta có:
R0
(Dmax)t.ư = 16 (10.67)

Do sự mở rộng của loa tháp ở trong cả 2 mặt phẳng cho nên nó là một đoạn
chuyển tiếp từ từ hơn từ ống dẫn sóng tới không gian tự do so với trường hợp các
loa quạt. Vì thế, hệ số sóng đứng trong ống dẫn sóng kích thích nhỏ hơn (Ksđ =
1,02  1,10).
10.3.5 Loa nón
Khi kích thích bằng ống dẫn sóng tròn với sóng H thì trường trong loa nón
gần giống cấu trúc trường trong loa tháp. Sóng được hình thành ở mặt mở có đặc
trưng của sóng cầu. Phân bố pha ở mặt mở là phân bố bậc 2 và có tính đối xứng
tâm.
Do tính chất phân cực không ổn định nên loa này ít được dùng. Nó thường
được dùng trong các thiết bị anten phân cực tròn.
Độ rộng cánh sóng chính của loa nón tối ưu trong các mặt phẳng chính được
xác định gần đúng theo các công thức:

20,5
0
  60  80  (10.68)
2 aL
Các kích thước tối ưu của loa nón thỏa mãn hệ thức sau:
2
R  2 aL 
    0,3  0, 4    (10.69)
  t .u   
Hệ số sử dụng diện tích của loa nón tối ưu A = 0,51. Đối với các loa dài hơn
loa tối ưu thì A sẽ lớn hơn. Nhưng tăng R > 2,5Rt.ư sẽ không có ý nghĩa vì khi đó

225
sai pha trên mặt sẽ nhỏ hơn /4 và khi tăng R thì A hầu như không tăng. Đối với
các loa khác cũng có hiện tượng này.
10.3.6 Anten ống dẫn sóng và anten loa với phân cực elip
a. Điều kiện nhận được phân cực elip
Ta hãy xét anten ống dẫn sóng và anten loa có phân cực tuyến tính. Sự cần
thiết của phân cực tròn hay phân cực elip (vô tuyến trinh sát, tạo nhiễu, v.v…) có
thể nhận được bằng cách tạo ở mặt mở của những anten ấy 2 trường phân cực
tuyến tính trong các mặt phẳng khác nhau và lệch pha với nhau. Ví dụ, để có phát
xạ phân cực tròn, 2 trường cần phải có biên độ như nhau, phân cực vuông góc và
lệch pha nhau /2. Xét 1 số phương pháp thu nhận những trường như vậy, chúng
có thể chia ra 2 lớp:
- Sử dụng bộ kích thích trường phân cực tròn (hoặc 2 trường thỏa mãn các
điều kiện trên);
- Sử dụng những bộ quay pha.
b. Những bộ kích thích trường phân cực tròn
Những bộ kích thích như thế thường dùng trong ống dẫn sóng tròn. Một
trong những cấu trúc của bộ kích thích là dùng anten xoắn trong chế độ sóng T1
(Xem Chương 9), bộ kích thích từ anten xoắn được đặt ở tâm của ống dẫn sóng
tròn (Hình 10.11). Trong ống dẫn sóng, sóng phân cực tròn được truyền và phát
xạ từ đầu hở. Tính định hướng của anten có thể tăng lên bằng cách mở rộng dần
ống dẫn sóng theo hình nón. Để tăng độ bền vững của cấu trúc anten xoắn ta có
thể hàn trên thanh điện môi.
Cấu trúc khác với bộ kích thích 2 que (Hình 10.12). Cả 2 que được đặt trong
cùng 1 thiết diện ngang và vuông góc nhau. Thiết diện đặt bộ kích thích cách
thành của ống dẫn sóng 1 đoạn z0 = 110 / 4 ( 110 là bước sóng H11 trong ống dẫn
sóng tròn). Để kích thích sóng với phân cực tròn, dòng trong các que cần phải có
biên độ như nhau và pha lệch nhau 1 góc 900. Điều đó có thể đạt được nếu ta
dùng dây feeder phân nhánh không đối xứng.

l2  l1 
4
Ở đây  là bước sóng trong feeder nuôi.
Nhược điểm của phương pháp này là dải tần công tác tương đối hẹp.

226
A-A
z0 A

l2 l1

Hình 10.11: Bộ phát xạ loa nón với Hình 10.12: Bộ kích thích 2 que
bộ kích thích dùng anten xoắn. của trường phân cực tròn.
c. Ứng dụng bộ quay pha
Trong trường hợp này, trong ống dẫn sóng đưa vào 1 bộ kích thích sóng
phân cực tuyến tính truyền dọc theo hướng đến đầu hở ống dẫn sóng (Hình
10.13). Vector trường E0 này có thể phân tích thành tổng của 2 vector có biên độ
bằng nhau và vuông góc với nhau E1, E2 và vẽ nên trường đồng pha. Bộ quay pha
chiều dài l cần được thiết lập sao cho trường E1 và E2 truyền trong nó với những
vận tốc pha v1 và v2 khác nhau (bộ quay pha vi phân). Biên độ của sóng cố gắng
giữ không thay đổi (chúng có thể thay đổi chỉ trong một mức như nhau). Khi đó,
ở lối ra của bộ quay pha, giữa các trường tạo nên hiệu pha:
  1 1
  L  L  2 L  (10.70)
v1 v 2 1 2
Ở đây 1,2 là độ dài bước sóng ứng với tốc độ pha v1, v2. Để trường có phân
cực tròn, cần phải thoả mãn điều kiện sau:

   2n  1 ; n = 0, 1, 2; (10.71)
2

L

E1 E0
E2

Hình 10.13: Nguyên tắc làm việc của bộ phát xạ với bộ quay pha vi phân.

Hoặc:
2n  1
L  (10.72)
1 1
4 
1 2

227
Tốc độ pha khác nhau của 2 thành phần vuông góc nhau được tạo thành bằng
1 số phương pháp sẽ xét cụ thể dưới đây:
- Bảng điện môi (Hình 10.14a)
Một bảng điện môi mỏng có độ điện thẩm r được đặt song song với một
trong hai thành phần của trường, có nghĩa là đặt nghiêng 1 góc 450 so với bộ kích
thích (que dò, chấn tử, khe) bảng điện môi làm chậm sóng E1 và thực tế không
ảnh hưởng đến sự truyền sóng E2. Trong trường hợp đó v1 < v2.
- Bảng kim loại (dao) (Hình 10.14b).
Dao kim loại tương tự như bảng điện môi làm chậm sóng E1. Dao này hầu
như không ảnh hưởng đến sóng E2. Giá trị lệch pha giữa các thành phần có thể
điều chỉnh bởi độ sâu của dao.
- Một loạt các que thụ động điều chỉnh (Hình 10.14c).
Các que, cũng như bảng điện môi và dao kim loại được đặt vào mặt phẳng
vector điện của 1 trong 2 thành phần. Phụ thuộc vào số lượng của que, độ sâu của
que và khoảng cách giữa chúng có thể thay đổi độ lệch pha giữa các thành phần
của trường ở lối ra của bộ quay pha trong 1 phạm vi rộng.

E1 E0 E1 E0 Eo
E1
E2 E2 E2

a) b) c)
Hình 10.14: Cấu trúc của bộ quay pha vi phân.
a) Bảng điện môi; b) Bảng kim loại; c) Cấu trúc làm giữ chậm bằng que.
Ngoài những cấu trúc của bộ quay pha vi phân kể trên, để nhận được độ lệch
pha có thể dùng tốc độ pha khác nhau của sóng H10 và H01 trong ống dẫn sóng
chữ nhật, các cấu trúc răng lược và 1 số phương pháp khác. Ta có nhận xét là tất
cả những phương pháp này làm việc trong dải tần hẹp.
10.4 Các phương pháp hoàn thiện cấu trúc và tham số của anten loa
10.4.1 Tăng dải tần của anten loa theo đặc trưng hướng
Thành của loa song song với vector E được làm dưới dạng hàng rào (Hình
10.15), khoảng cách giữa các thanh của hàng rào dH tăng dần dần từ đỉnh tới
miệng loa. Ngoài ra, để loa làm việc được trong dải sóng min  max thì:

228
 min  max
(dH)min = ; (dH)max =
2 2

Hình 10.15: Loa với thành hàng rào.


Nguyên lý làm việc của loa này như sau: sóng hầu như đi qua các “cửa sổ”
trên các thành nếu khoảng cách giữa các thanh (song song với E) dH > /2 và hầu
như không đi qua được khi dH < /2. Vì thế với min <  < max thì thành phần
gần mặt mở là trong suốt đối với trường còn phần gần đỉnh không trong suốt.
Mặt mở phát xạ hiệu dụng sẽ dịch chuyển dần về phía trước khi tăng bước
sóng làm việc, khi đó, kích thước hình học tăng lên và như thế loa sẽ có đặc
trưng hướng không thay đổi trong một dải tần rộng.
10.4.2 Làm giảm sự phản xạ từ cổ và miệng loa
Ở trên ta đã có nhận xét sự phản xạ ở cổ và miệng loa không lớn. Ở trong
các thiết bị lớn, để giảm hơn nữa sự phản xạ này người ta có thể dùng một số
biện pháp bổ sung. Để giảm sự phản xạ từ cổ loa người ta có thể dùng một thiết
bị chuyển tiếp từ từ, chẳng hạn bộ chuyển tiếp hàm mũ (Hình 10.16).
Ngoài ra, bộ chuyển tiếp này còn làm giảm biên độ của các sóng bậc cao có
thể xuất hiện trong loa.
Có thể làm giảm sự phản xạ từ miệng loa bằng cách làm các thành vuông
góc với vector E có chiều dài khác nhau. Đồng thời:

r2 – r1 = (2n + 1) ; n = 0, 1, 2,…
4

r1

O E

r2

Hình 10.16: Phương pháp làm giảm sự phản xạ ở cổ và miệng loa.

229
Trong trường hợp này, sóng phản xạ từ 2 biên sẽ trái pha và sẽ bù trừ nhau
đáng kể.
10.4.3 Làm giảm kích thước dọc của loa, hiệu chỉnh pha
Như ta đã thấy, chiều dài tối ưu của loa tỷ lệ với bình phương độ rộng của
mặt mở của loa. Để đặc trưng hướng hẹp lại, ta phải làm loa có chiều dài khá lớn
nhưng bề mặt cấu trúc làm như thế sẽ không có lợi. Phương pháp hiệu quả nhất
để làm giảm chiều dài loa và hoàn thiện đặc trưng hướng là dùng các thấu kính
đặt sát miệng loa và làm đồng đều pha trên mặt mở. Trong trường hợp đó, chiều
dài loa gần bằng tiêu cự của thấu kính.
Một phương pháp có hiệu quả khác (nhưng khó khăn về kỹ thuật) là cuốn loa
quanh một trục song song với mặt mở.
Phương pháp thứ 3 là thay thế một loa dài bằng một dàn gồm nhiều loa ngắn
(Hình 10.17). Các anten này được kích thích đồng pha, do đó sai pha trên mặt mở
giảm đi đáng kể. Trong trường hợp này có thể áp dụng các phương pháp tính
toán đối với hệ nguồn gián đoạn.
Dải thông của dàn nhiều loa khá nhỏ so với dải thông của một loa dài.

Hình 10.17: Dàn đồng pha gồm nhiều loa.

230

You might also like