Buổi 1 Bài giảng Đã note

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 6

AAA CLASS – TCTT – LTTC – TTNH

BUỔI 1: TỔNG QUAN – THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH - TRUNG GIAN TÀI CHÍNH

GIÁ TRỊ THỜI GIAN TIỀN TỆ

Bộ đề trắc nghiệm: bit.ly/AAA_Bodetracnghiem

Đề thi sưu tầm: bit.ly/AAA_Dethi

PHẦN I. TỔNG QUAN TÀI CHÍNH TIỀN TỆ

I. TỔNG QUAN TÀI CHÍNH

1. Định nghĩa tài chính? Chức năng của tài chính?

Các đặc điểm chính của quỹ tiền tệ. Đặc điểm nào quan trọng nhất?

Ví dụ lưu chuyển vốn trực tiếp và gián tiếp trong hệ thống tài chính?

Tài chính là quá trình vận động các nguồn tài chính (hay vốn) gắn liền với việc tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ nhằm đáp ứng nhu cầu của các chủ thể kinh tế.

Chức năng phân phối: Là chức năng mà nhờ vào đó, các nguồn tài chính đại diện cho những bộ phận của cải xã hội được đưa vào các quỹ tiền tệ (QTT) khác nhau để sử dụng cho những mục đích nhất định của các chủ thể trong xã

hội.

Chức năng giám sát: Là chức năng mà nhờ vào đó việc kiểm tra bằng đồng tiền được thực hiện đối với quá trình vận động của các nguồn tài chính để tạo lập các QTT hay sử dụng chúng theo các mục đích đã định.

+ Tính sở hữu: Các quỹ tiền tệ được quản lý bởi các chủ thể chuyên nghiệp

+ Tính mục đích: Các quỹ tiền tệ được đưa vào để sử dụng cho những mục đích nhất định của các chủ thể trong xã hội.

+ Tính vận động: Các quỹ tiền tệ được tạo lập và sử dụng thường xuyên, liên tục (phân phối lần đầu và phân phối lại)

Tính sở hữu là cơ bản nhất và chi phối đến phương thức hoạt động quản lý, xác định mục tiêu của QTT,…

VD lưu chuyển vốn:

+ Trực tiếp: Doanh nghiệp AAA vay tiền của doanh nghiệp BBB thông qua trái phiếu

+ Gián tiếp: Cá nhân, hộ gia đình gửi tiền vào NHTM, NHTM sử dụng tiền để cho vay doanh nghiệp có nhu cầu vốn

2. Xác định vị trí của các khâu tài chính độc lập trong Hệ thống tài chính. Thị trường tài chính có phải là khâu tài chính độc lập trong hệ thống tài chính hay không? Vì sao?

- Các khâu trong hệ thống tài chính:

1. Ngân sách nhà nước: là khâu chủ đạo trong HTTC quốc gia. Đây là một "tụ điểm" của các nguồn TC gắn với việc tạo lập và sử dụng QTT tập trung của Nhà nước - quỹ NSNN phục vụ cho hoạt động của Nhà nước

2. Tài chính DN: là khâu cơ sở trong HTTC quốc gia. Đây là một "tụ điểm" của các nguồn TC gắn với việc tạo lập và sử dụng QTT riêng có của DN phục vụ cho hoạt động SXKD của DN.

3.Tín dụng: là một khâu quan trọng của HTTC. Tín dụng chính là “tụ điểm” của các nguồn tài chính tạm thời nhàn rỗi. Quỹ tín dụng được tạo lập bằng việc thu hút các nguồn TC tạm thời nhàn rỗi, sau đó quỹ này được sử dụng để

cho vay, theo nguyên tắc hoàn trả có thời hạn và có lợi tức.

4. Bảo hiểm (BH): Bảo hiểm là một khâu trong hệ thống tài chính BH có nhiều hình thức và nhiều QTT khác nhau, nhưng tính chất chung và đặc biệt của các quỹ BH là được tạo lập và sử dụng để bồi thường tổn thất cho những chủ

thể tham gia BH tùy theo mục đích của quỹ.

5. Tài chính các tổ chức XH và tài chính hộ gia đình: Đây là một "tụ điểm" của các nguồn TC gắn với việc tạo lập và sử dụng quỹ tiền tệ riêng có của các tổ chức XH hoặc hộ GĐ phục vụ cho mục đích tiêu dùng của tổ chức XH

hoặc hộ GĐ .

* Thị trường tài chính không phải là khâu độc lập trong hệ thống tài chính vì nó không gắn liền với một chủ thể phân phối xác đinh mà nó là môi trường cho các khâu tài chính hoạt động.

3. Đối tượng của chức năng phân phối là gì? Tại sao phải phân phối lại? Nhà nước tham gia vào quá trình phân phối tài chính ở giai đoạn phân phối lần đầu hay phân phối lại?

Đó là chức năng mà nhờ vào đó, các nguồn tài chính đại diện cho những bộ phận của cải xã hội được đưa vào các quỹ tiền tệ (QTT) khác nhau để sử dụng cho những mục đích nhất định của các chủ thể trong xã hội.

Phân phối của tài chính bao gồm 2 quá trình: Phân phối lần đầu và phân phối lại

- Phân phối lần đầu tiến hành trong quá trình sản xuất nhằm hình thành các quỹ tiền tệ để:

+ Bù đắp chi phí nguyên vật liệu tiêu hao

+ Hình thành quỹ lương, quỹ bảo hiểm

+ Thu nhập cho các chủ thể sở hữu vốn, tài nguyên

- Phân phối lại nhằm tiếp tục phân phối những phần thu nhập cơ bản trong phân phối lần đầu ra phạm vi xã hội rộng hơn, những mục tiêu chi tiết cụ thể hơn của quỹ tiền tệ, đảm bảo cho bộ phận phi sản xuất tồn tại và hoạt động,

đảm bảo công bằng xã hội.

Nhà nước tham gia vào quá trình phân phối tài chính ở cả phân phối lần đầu lẫn phân phối lại gắn với quỹ tiền tệ NSNN

4. Phân phối tài chính trên thị trường tuân theo quy luật nào? Hệ quả? Để giải quyết chính phủ thường làm gì?

Phân phối tài chính trên thị trường tuân theo quy luật sở hữu nguồn lực.

Hệ quả làm cho những chủ thể, ngành kinh tế có khả năng tiếp cận nguồn lực cao, tạo lợi nhuận cao dễ dàng phát triển còn những chủ thể, ngành kinh tế khó có khả năng tiếp cận nguồn lực, tạo lợi nhuận thấp khó khăn trong phát

triển, dẫn đến tình trạng chênh lệch giàu nghèo trong xã hội, chênh lệch mức lợi nhuận giữa các ngành,…

Chính phủ nên áp dụng các biện pháp đánh thuế vào những chủ thể tạo lợi nhuận cao cũng như trợ cấp, hỗ trợ phát triển cho các chủ thể khó có khả năng tiếp cận nguồn lực, chủ thể hoạt động vì mục đích xã hội, công cộng,…

B. TỔNG QUAN TIỀN TỆ

Hình thái: Hóa tệ (vàng, bạc) => Tiền mặt (tiền giấy, tiền nhựa, tiền xu) => Phi tiền mặt (Tiền trong TKTT, Ví điện tử) -----> Tiền kỹ thuật số, crypto (bitcoin, altcoin,...)

5. Một hàng hóa muốn trở thành tiền tệ thì cần thỏa mãn điều kiện cần thiết gì? Nêu 2 ưu điểm của tiền giấy so với hóa tệ trong việc đóng vai trò là các loại tiền tệ

Hàng hóa muốn trở thành tiền tệ cần có những thuộc tính sau:

+ Tính được chấp nhận

+ Tính dễ nhận biết

+ Tính có thể chia nhỏ được

+ Tính lâu bền

+ Tính dễ vận chuyển


AAA CLASS – TCTT – LTTC – TTNH

+ Tính khan hiếm

+ Tính đồng nhất

- 2 ưu điểm

+ Gọn nhẹ, dễ dàng phát hành cũng như luân chuyển

+ Có thể chia nhỏ đơn vị tiền dễ dàng để thực hiện đa dạng các giao dịch

6. Ưu và nhược điểm của nền kinh tế phi tiền mặt? Có nên phát triển nền kinh tế phi tiền mặt?

- Ưu điểm:

+ Hạn chế rủi ro, vấn nạn rửa tiền, tham nhũng

+ Tạo môi trường thanh toán văn minh, lịch sự, thuận tiện, nhanh chóng

+ Dễ dàng trong công tác quản lý của nhà nước (TNCN)

+ Giúp ngân hàng tập trung được nguồn vốn trong dân cư

- Nhược điểm:

+ Nhiều khu vực chưa đủ cơ sở hạ tầng và công nghệ để áp ứng các hình thức thanh toán phi tiền mặt

+ Thói quen sử dụng tiền mặt trong dân cư còn phổ biến

=> Nên phát triển nền kinh tế phi tiền mặt vì những lợi ích nó đem lại là rất lớn, hiện đại hóa thị trường tiền tệ cũng như thúc đẩy giao thương giữa các khu vực 1 cách thuận tiện hơn.

7. Người ta sử dụng công cụ nào để kiểm soát cung tiền trong lưu thông?

* NHTW sử dụng các khối tiền để kiểm soát cung tiền trong lưu thông và thường sử dụng M2 vì M2 phản ứng khá nhạy với các chính sách của nền kinh tế, đảm bảo đầy đủ cho NHTW thực hiện chính sách tiền tệ.

M1 chưa hiệu quả và phản ánh bao quát các phương thức thanh toán

M3, M4 có độ trơ làm giảm hiệu quả quá trình điều chỉnh

Trong đó:

1. Khối tiền giao dịch (M1):

Tiền mặt lưu hành, thẻ ATM, NT tự do chuyển đổi, vàng, ngân phiếu,TG không kỳ hạn,TG trên TK phát séc để rút tiền.

2. Khối tiền mở rộng (M2):

- M1

- TG ngắn hạn, trái phiếu ngắn hạn

3. Khối tiền tài sản (M3):

- M2

- TG dài hạn, trái phiếu dài hạn...

4. Khối tiền tài sản (M4), bao gồm:

- M3

- Các CK có giá có khả năng hoán đổi trên TTTC.

Tại sao thẻ tín dụng không nằm trong cả M1 và M2?

Vì số dư thẻ tín dụng thực chất là 1 khoản vay chứ không phải tài sản của người nắm giữ

Giải thích tại sao M1 và M2 có tốc độ tăng trưởng khác nhau?

Vì M2 không chỉ bao gồm M1 mà còn bao gồm cả TG ngắn hạn, trái phiếu ngắn hạn,...

Để đánh giá sự phát triển của HTTC, người ta thường dùng những thước đo giá trị nào?

Sự phát triển của thị trường tiền tệ

- Tỷ số giữa tổng phương tiện thanh toán trong nền kinh tế và GDP: M2/GDP

- Tỷ số giữa tiền gửi NH và GDP: D/GDP.

- Tỷ số giữa tổng tín dụng và GDP: CR/GDP.

- Tỷ số giữa tổng tín dụng tư nhân và GDP

- Tỷ số giữa tín dụng tư nhân trên tổng tín dụng.

Sự phát triển của thị trường vốn:

- Tổng giá trị cổ phiếu niêm yết/GDP

- Tổng giá trị trái phiếu công ty/GDP

8. Bà Hương có những tài sản như sau: (đơn vị VNĐ)

50 triệu đồng trong ví, 200 triệu đồng trong tài khoản thanh toán, 2 tỷ đồng trong tài khoản tiết kiệm, Séc du lịch từ chuyến công tác đến Mỹ có giá trị 50 triệu đồng, Hóa đơn thẻ tín dụng chưa thanh toán 50 triệu đồng,

Chứng chỉ tiền gửi có giá trị 500 triệu đồng, 1 ô tô có giá trị 1 tỷ đồng, 1 ngôi nhà có giá trị 3 tỷ đồng

a. Xác định những khoản mục nằm trong M1, trong M2, hoặc không nằm trong cả M1 và M2

b. Bà Hương lấy 50 triệu trong ví ra gửi vào tài khoản thanh toán tại ngân hàng, M1 và M2 có thay đổi không?

c. Bà Hương rút 100 triệu từ tài khoản thanh toán và gửi vào tài khoản tiết kiệm, M1 và M2 có thay đổi không?

a. Xác định

Nằm trong M2:

- M1: 50 triệu đồng trong ví, 200 triệu đồng trong tài khoản thanh toán, séc du lịch từ chuyến công tác đến Mỹ có giá trị 50 triệu đồng

- Ngoài M1 trong M2: 2 tỷ đồng trong tài khoản tiết kiệm (nếu thời hạn trong vòng 1 năm), chứng chỉ tiền gửi có giá trị 500 triệu đồng (nếu thời hạn trong vòng 1 năm)

Không nằm trong cả M1 và M2:

Còn lại
AAA CLASS – TCTT – LTTC – TTNH

b. Do 50 triệu đồng trong ví chuyển thành 50 triệu đồng trong tài khoản thanh toán vẫn thuộc M1 nên cả M1 và M2 đều không thay đổi

c. Nếu tài khoản tiết kiệm là ngắn hạn thì M1 giảm và M2 không đổi

Nếu tài khoản tiết kiệm là dài hạn thì M1 giảm và M2 cũng giảm

9. Nếu các yêu tố khác không đổi:

M1 sẽ thay đổi như thế nào khi lạm phát/mức giá chung tăng, khi lãi suất tiền gửi, tín phiếu kho bạc tăng?

Khi lạm phát/mức giá chung tăng người dân cần nhiều tiền mặt trong lưu thông hơn để chi trả cho hàng hóa, dịch vụ nên M1 tăng.

Khi lãi suất tiền gửi, tín phiếu kho bạc tăng, người dân sẽ rút bớt tiền, vàng trong lưu thông gửi vào ngân hàng, mua tín phiếu kho bạc làm M1 giảm.

M2 sẽ thay đổi như thế nào khi người dân có xu hướng đổi vàng ra tín phiếu kho bạc, khi thu nhập/GDP tăng?

M2 = M1 + TG ngắn hạn, trái phiếu ngắn hạn.

Khi dân bán vàng làm M1 giảm, tuy nhiên khi đổi lấy tín phiếu kho bạc thì phần trái phiếu ngắn hạn tăng đúng 1 lượng mà M1 giảm => M2 không thay đổi

Khi thu nhập/GDP tăng người dân cần lượng tiền, vàng trong lưu thông nhiều hơn, khối lượng tài sản ngắn hạn cũng nhiều hơn nên M2 tăng.

M2 thay đổi như thế nào khi dân chúng chuyển tiền gửi từ ngắn hạn sang dài hạn?

Khi dân chúng chuyển tiền gửi từ ngắn hạn sang dài hạn sẽ khiến cho M2 giảm

10. Chức năng của tiền? Chức năng nào là quan trọng nhất? Trong bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp, tiền tệ đã phát huy những chức năng gì? Có phải chỉ tiền tệ mới có chức năng trao đổi?

- Phương tiện trao đổi: Tiền được sử dụng làm môi giới, trung gian trong trao đổi hàng hóa, vận động đồng thời và ngược chiều với hàng hoá: H -T- H' (Quan trọng nhất vì đây là chức năng cơ sở cho các chức năng khác và nguồn

gốc ra đời của tiền tệ)

- Thước đo giá trị: Tiền tệ dùng làm thước đo để biểu hiện và đánh giá giá trị của các hàng hoá khác.

- Phương tiện cất trữ: Khi tiền nằm ngoài lưu thông một thời gian dài với mục đích tích trữ. (tiền gửi ngân hàng, TP, CP)

- Phương tiện thanh toán: Khi tiền dùng làm phương tiện để thanh toán các khoản nợ.

Trong bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp, tiền tệ giữ chức năng thước đo giá trị

Các hàng hóa khác cũng có thể có chức năng trao đổi. Ví dụ đổi 1 cái xe máy lấy 1 cái laptop.

Ý nghĩa của chức năng thước đo giá trị của tiền tệ? Sự vận dụng chức năng này trong thực tế?

Muốn đảm bảo được nguyên tắc trao đổi ngang giá thì điều kiện tiên quyết là phải đo lường và xác định được giá trị hàng hóa. Với chức năng thước đo giá trị, tiền tệ có thể giải quyết được yêu cầu này. Ngoài việc trao đổi ra, trong

một số hoạt động khác như kế toán, kế hoạch, tài chính,... người ta cũng cần đo lường giá trị và sử dụng tiền tệ như những đơn vị tính toán.

Milton Friedman, người được giải thưởng Nobel về kinh tế đưa ra nhận xét nổi tiếng: “Lạm phát luôn luôn và bao giờ cũng là một hiện tượng tiền tệ”. Nhận định và phân tích?

Hơn 30 năm trước, Friedman đưa ra luận điểm này trên cơ sở những bằng chứng thực nghiệm cho thấy bất cứ quốc gia nào có tỷ lệ lạm phát cao thì ở đó cũng đồng thời diễn ra quá trình cung tiền với tốc độ tăng trưởng rất cao.

Điểm đáng lưu ý trong luận điểm của Friedman là nó được xét trong một khoảng thời gian dài (nhiều năm) với tỷ lệ lạm phát hàng tháng cao (hơn 1%).

Tiền tệ là sản phẩm tất yếu của nền kinh tế thị trường. Đúng hay sai? Giải thích?

Khi tiền tệ tham gia trong các chức năng phương tiện trao đổi, thước đo giá trị làm cho sự vận động của hàng hóa trong lưu thông tiến hành một cách trôi chảy. Mặt khác, khi sử dụng tiền trong sản xuất kinh doanh giúp cho người

sản xuất có thể hạch toán được chi phí và xác định kết quả sản xuất kinh doanh, thực hiện được tích lũy tiền tệ để thực hiện tái sản xuất kinh doanh. Tiền tệ trở thành công cụ duy nhất và không thể thiêu để thực hiện yêu cầu quy luật

giá trị. Vì vậy, nó là công cụ không thể thiếu được để mở rộng và phát triển nền kinh tế hàng hóa.

Bitcoin, Tiền trong ví điện tử là loại tiền gì?

Tiền trong ví điện tử là loại phi tiền mặt, đối ứng tại tài khoản mở tại ngân hàng.

Bitcoin là tiền kỹ thuật số, sử dụng công nghệ blockchain trong giao dịch nên không thông qua trung gian tài chính, hiện chỉ được 1 số quốc gia công nhận. => Bitcoin chưa trở thành tiền tệ:

- Giá biến động rất mạnh, không có 1 tổ chức pháp lý đứng ra điều chỉnh giá

- Giao dịch xuyên biên giới, tiềm ẩn rủi ro rửa tiền, buôn bán hàng cấm

- Tồn tại nhiều nhà đầu cơ, coi bitcoin (crypto khác) là 1 loại tài sản đầu cơ

12. Đô la hóa là gì? Hãy chỉ ra những hệ lụy cơ bản khi nền kinh tế bị Đô la hóa?

Đô la hóa là tình trạng mà tỉ trọng tiền gửi bằng ngoại tệ chiếm trên 30% trong tổng khối tiền tệ mở rộng bao gồm: tiền mặt trong lưu thông, tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn và tiền gửi ngoại tệ. Hệ luy:

- Các quyết định của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ không nhằm phục vụ cho lợi ích của nền kinh tế nước đó và sẽ phải hi vọng rằng các quyết định của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ sẽ có lợi, mất đi sự chủ động trong việc điều chỉnh chính

sách tiền tệ.

- Gặp bất lợi khi mua bán với các quốc gia khác, không thể làm cho hàng hóa và dịch vụ của mình rẻ hơn trên thị trường thế giới bằng cách phá giá tiền tệ.

PHẦN II. GIÁ TRỊ THỜI GIAN TIỀN TỆ (FV, trả góp, PV trái phiếu,PV cổ phiếu) - ĐÁNH GIÁ DỰ ÁN (NPV IRR PI)

B1: Xác định các yếu tố đè bài ra

B2: Vẽ sơ đồ (chú ý đầu kỳ hay cuối kỳ - thông thường là cuối kỳ)

B3: Tính

Chiết khấu đi: x (1+r)^kc

Chiết khấu về: /(1+r)^kc

FV = PVx(1+r)^n

I. GIÁ TRỊ TƯƠNG LAI CỦA TIỀN TỆ - Tính FV

1. Giá trị tương lai dòng tiền không đều - Ứng dụng tính tổng giá trị đầu tư theo thời gian

Công ty X đầu tư liên tục vào trong 4 năm. Năm 1: 50tr, năm 2: 40tr, năm 3: 60tr, năm 4: 30tr. Lãi suất tài trợ 10%/năm. Tính tổng giá trị đầu tư theo thời gian cuối năm thứ 4:

+ Nếu đầu tư vào cuối mỗi năm

+ Nếu đầu tư vào đầu mỗi năm


AAA CLASS – TCTT – LTTC – TTNH

+ Nếu đầu tư vào cuối mỗi năm (thông thường)

Sơ đồ:
0 1 2 3 4
3 2 1 0
FV = 50.(1+0,1) + 40.(1+0,1) + 60.(1+0,1) + 30.(1+0,1) = 210,95 (triệu) FV
50 40 60 30
+ Nếu đầu tư vào đầu mỗi năm

Sơ đồ:
0 1 2 3 4
4 3 2 1
FV = 50.(1+0,1) + 40.(1+0,1) + 60.(1+0,1) + 30.(1+0,1) = 232,05 (triệu) FV
50 40 60 30
II. TÍNH SỐ TIỀN TRẢ GÓP

2. Mua nhà 2,5 tỷ, trả góp đều đặn mỗi quý trong 6 năm, lãi suất 7%/năm. Tính số tiền phải trả góp mỗi quý

(Giải theo trường hợp niên kim)

n = 6 x 4 = 24 r = 0,07/4 = 0,0175 PV = 2500 triệu

Sơ đồ: 0 1 24
2 23

2500 = C 2500 C ….. C C


1
+ C 2
+ …+
C
23
+C C
24
(1+0,0175) (1+0,0175) (1+0,0175) (1+0,0175)
C x 1
( )
2500 =
1− 24
0,0175 (1+ 0,0175)
C = 128,46 (triệu)

(Giải theo trường hợp niên kim đầu kỳ)

n = 6 x 4 = 24 r = 0,07/4 = 0,0175 PV = 2500 triệu

Sơ đồ: 0 1 24
2 23

C2500
(1 C
)
2500 = C+ x (niên kim đầu kỳ)
C …..
1− n−1
C C
r (1+ r)

III. ĐỊNH GIÁ TRÁI PHIẾU – Tính PV

Chứng minh công thức rút gọn:

PV = C C C C
1
+ 2
+ 3
+…+
(1+r ) (1+r ) (1+ r) (1+r )n
PV(1+r) = C C C
C+ 1
+ 2
+…+ n−1
(1+ r ) (1+r ) (1+ r)
PV(1+r) – PV = C - C
(1+r )n
Cx
( 1
)
PV = Dòng niên kim (thông thường – cuối kỳ)
1− n
r (1+ r)
PV = C (n -> +∞) Dòng niên kim vĩnh viễn (thông thường – cuối kỳ)

r
ABC phát hành trái phiếu, XYZ là ngừoi mua trái phiếu

=> XYZ cho vay tiền cho ABC

=> XYZ là chủ nợ, ABC là con nợ (phải trả lãi)

3. Trái phiếu coupon

Một trái phiếu coupon mệnh giá: $1000, C=80, thời gian đáo hạn còn 3 năm. Nếu tỷ suất lợi tức yêu cầu hàng năm là 10% (r/YTM), tính thị giá hiện tại (PV0) của trái phiếu nếu trả lãi vào cuối mỗi năm?

Sơ đồ:
0 1 2 3
PV = 80 + 80 80+ 80 + 801000 = 950,26 (USD)
80
1000

1 2 3 3
(1+0,1) (1+0,1) (1+0,1) (1+0,1)
80 x
(
1 1000
)
PV = +
1− 3
0,1 (1+ 0,1) (1+0,1)3
Cx
(
1
) MG
Công thức: PV = +
1− n n
r (1+ r) (1+r )

4. Trái phiếu chiết khấu

Định giá trái phiếu MH mệnh giá là 1000 USD. Biết lãi suất yêu cầu là 10%/năm, trái phiếu đáo hạn sau 5 năm.
AAA CLASS – TCTT – LTTC – TTNH

Sơ đồ:
0 1 2 3 4 5
PV = 1000 = 620,92 (USD) 1000
5
(1+0,1)
Công thức: PV = MG
n
(1+r )

5. Trái phiếu vô thời hạn

Định giá trái phiếu vô thời hạn DMH trả lãi 40 USD/năm, lợi suất yêu cầu là 15%/năm.

Sơ đồ:
0 1 2 3
PV = 40 = 266,7 (USD)
40 40 ….
0,15
Công thức: PV = C

IV. ĐỊNH GIÁ CỔ PHIẾU – Tính PV (Quyền sở hữu)

Chứng minh công thức rút gọn:

PV = C(1+ g)1 C(1+ g)2 C (1+ g)3 C (1+ g)n


+ + +…+
(1+ r)1 (1+r )2 (1+r )3 (1+r )n
1 2
PV
1+r = C (1+ g) C (1+ g) C (1+ g)n−1
x C+ + +…+
1+ g (1+r )
1
( 1+ r)
2
(1+r )
n−1

n
PV 1+r – PV = C - C(1+ g)
x
1+ g (1+ r) n

( ( ))
n (g khác r) Dòng niên kim tăng trưởng
PV =
C(1+ g) x 1+ g
1−
r−g 1+ r
PV = nC (g = r)

PV = C(1+ g) (n -> +∞ và g < r) Dòng niên kim tăng trưởng vinh viễn

r−g

PV = +∞ (n -> +∞ và g>r)

PV = +∞ (n -> +∞ và g = r)

6. Cổ phiếu tăng trưởng không đổi

a. Công ty ABC vừa trả cổ tức C=2USD/cổ phiếu và mức tăng trưởng cổ tức kỳ vọng trên thị trường sẽ mãi là g=5%/năm. Định giá cổ phiếu đó biết lãi suất chiết khấu là r=10%/năm.

Sơ đồ:
0 1 2 3
PV = 2.(1+0,05) = 42 (USD)2.1,05 2.1,05
2
2.1,05
3
….
0,1−0,05
Công thức: PV = C(1+ g)

r−g

b. Cổ phiếu XYZ có mức cổ tức không đổi trong 3 năm đầu là 2USD/cổ phiếu. Sau đó tăng với tốc độ không đổi là 5%/năm. Định giá cổ phiếu Y biết lãi suất chiết khấu là 10%/năm.

Sơ đồ:
0 1 2 3 4 5 6

PV3 = 2.(1+0,05)/(0,1-0,05)
2 2 2
PV = 2 + 2 + 2 + 2.(1+0,05)/(0,1−0,05)
PV3 = 36,53 (USD)
2 3
1 2 3 3 2.1,05 2.1,05
(1+0,1) (1+0,1) (1+0,1) (1+ 0,1) 2.1,05 ….

7. Cổ phiếu tăng trưởng thay đổi

Công ty MH vừa trả cổ tức 2USD/cổ phiếu và mức tăng trưởng cổ tức kỳ vọng trên thị trường trong 3 năm liên tiếp là 5%/năm. Sau đó trở đi tăng với tốc độ không đổi là 6%/năm. Định giá cổ phiếu đó biết lãi suất chiết

khấu là 10%/năm.

Sơ đồ:
0 1 2 3 4 5 6
2 3 3 3 2 3 3
2.1,05 2.1,05 2.1,05 2.1,05 .1,06 2.1,05 .1,06 2.1,05 .1,06
PV3
AAA CLASS – TCTT – LTTC – TTNH

3
PV3 =2. 1,05 .( 1+ 0,06)/(0,1−0,06)
1 2 3 3
PV =
2.1,05 + 2.1,05 + 2.1,05 + 2.1,05 .(1+0,06)/( 0,1−0,06) = 47,38 ( USD)
(1+0,1)1 (1+0,1)2 (1+0,1)3 (1+0,1)3

( ( ))
k +
Công thức: PV =
C(1+ g) x 1+ g C (1+g ¿ ¿ : k
1− r −g ¿ (1+r )
r−g 1+ r

V. THẨM ĐỊNH DỰ ÁN (NPV gía trị hiện tại ròng, IRR tỷ suất hoà vốn nội bộ)

8. Có 200, đầu tư thì năm nhất được 108, năm 2 được 75, năm 3 được 90

a. Lãi suất 14%, có đầu tư không?

b. Lãi suất 11%, có đầu tư không?

Sơ đồ:
0 1 2 3
Cách tính theo NPV
-200 108 75 90
a. NPV = -200 + 108 + 75 + 90 = 13,2 > 0 => Có đầu tư
1 2 3
1,14 1,14 1,14
b. Tương tự: NPV = 24 > 0 => Có đầu tư

Cách tính theo PI (chỉ số lợi nhuận)

a. PI = ( 108 + 75 + 90 )/200 = 1,066 > 1 => Nên đầu tư


1,141 1,142 1,143
b. PI = 1,12 >1 => Nên đầu tư

Cách tính theo IRR (Là r để NPV = 0)

NPV = 0 = -200 + 108 + 75 + 90


1 2 3
(1+ IRR) (1+ IRR) (1+ IRR)
Lấy máy tính nhẩm nghiệm => IRR = 18% (>14% => nên đầu tư a) (>11% => nên đầu tư b)

You might also like