Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 115

BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ


NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ TỔN THƯƠNG DO
XÂM NHẬP MẶN Ở CÁC TẦNG CHỨA NƯỚC TRẦM
TÍCH ĐỆ TỨ VEN BIỂN TỈNH NINH THUẬN TRONG BỐI
CẢNH BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

CHUYÊN NGÀNH: THỦY VĂN HỌC

NGUYỄN BẢO HOÀNG

HÀ NỘI, NĂM 2017


BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ


NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ TỔN THƯƠNG DO
XÂM NHẬP MẶN Ở CÁC TẦNG CHỨA NƯỚC TRẦM
TÍCH ĐỆ TỨ VEN BIỂN TỈNH NINH THUẬN TRONG BỐI
CẢNH BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

NGUYỄN BẢO HOÀNG


CHUYÊN NGÀNH : THỦY VĂN HỌC
MÃ SỐ: 604402248

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:


1. TS. TẠ THỊ THOẢNG

HÀ NỘI, NĂM 2017


CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI

Cán bộ hướng dẫn chính: TS. TẠ THỊ THOẢNG

Cán bộ chấm phản biện 1: PGS.TS. Đoàn Văn Cánh

Cán bộ chấm phản biện 2: TS. Hoàng Văn Hoan

Luận văn thạc sĩ được bảo vệ tại:


HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN THẠC SĨ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
Ngày 20 tháng 9 năm 2017
LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các tài liệu và số
liệu trong luận văn này là trung thực. Các kết quả, luận điểm của luận văn chưa được
công bố trong bất kỳ một công trình nào khác.

Hà Nội, ngày … tháng … năm 2017


Tác giả

Nguyễn Bảo Hoàng

4
LỜI CẢM ƠN

Luận văn thạc sĩ kỹ thuật chuyên ngành thủy văn với đề tài “Nghiên cứu đánh
giá mức độ tổn thương do xâm nhập mặn ở các tầng chứa nước trầm tích Đệ tứ ven
biển tỉnh Ninh Thuận trong bối cảnh biến đổi khí hậu” là kết quả của quá trình cố
gắng không ngừng của bản thân và được sự giúp đỡ, động viên khích lệ của các thầy,
bạn bè đồng nghiệp và người thân. Qua trang viết này tác giả xin gửi lời cảm ơn tới
những người đã giúp đỡ tôi trong thời gian học tập - nghiên cứu khoa học vừa qua.
Tôi xin tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc đối với PGS.TS Phạm Quý nhân
và người trực tiếp hướng dẫn là TS Tạ Thị Thoảng đã tận tình hướng dẫn cũng như
cung cấp tài liệu thông tin khoa học cần thiết cho luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà
Nội đã tạo điều kiện cho tôi hoàn thành tốt công việc nghiên cứu khoa học của mình.
Ngoài ra, tôi xin chân thành cảm ơn các đơn vị đã cung cấp tài liệu cho luận
văn gồm có: Cuc quản lý Tài nguyên nước, Liên đoàn điều tra Tài nguyên nước miền
Trung.
Luận văn là một phần trong đề tài nghiên cứu cấp nhà nước "Nghiên cứu các
giải pháp khoa học, công nghệ hạn chế xâm nhập mặn đối với các tầng chứa nước
ven biển miền Trung trong bối cảnh biến đổi khí hậu; ứng dụng thí điểm cho công
trình cụ thể trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận. Mã số BĐKH.16/16-20.
Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn đồng nghiệp, đơn vị công tác đã giúp đỡ tôi
trong quá trình học tập và thực hiện Luận văn.

TÁC GIẢ

Nguyễn Bảo Hoàng

5
TÓM TẮT LUẬN VĂN
+ Họ và tên học viên: NGUYỄN BẢO HOÀNG
+ Lớp: CAO HỌC THỦY VĂN Khoá: 1
+ Cán bộ hướng dẫn: TS. TẠ THỊ THOẢNG
+ Tên đề tài: Nghiên cứu đánh giá mức độ tổn thương do xâm nhập mặn ở các tầng
chứa nước trầm tích Đệ tứ ven biển tỉnh Ninh Thuận trong bối cảnh biến đổi khí
hậu.
+ Tóm tắt:
Ninh Thuận là một trong những vùng khô hạn nhất việt nam với mùa khô kéo
dài tới 9 tháng trong 1 năm. Lượng mưa trung bình năm đạt 300 – 400 mm. Với sự suy
giảm của nước mặt do biến đổi khí hậu, nguồn cung cấp nước cho Ninh Thuận chủ yếu
đến từ nước dưới đất. Tuy nhiên, với 60% nước dưới đất trong địa bản tỉnh đang bị
nhiễm mặn, việc nghiên cứu nhằm quy hoạch và quản lý tài nguyên nước dưới đất
trong địa bản tỉnh là một trong những nhiệm vụ cấp bách hơn bao giờ hết. Trong luận
văn này, mức độ tổn thương của các tầng chứa nước ven biển được nghiên cứu bằng
phương pháp GALDIT nhằm mục đích cung cấp một công cụ giúp thực hiện quy
hoạch và quản lý tài nguyên nước dưới đất trong khu vực.
Từ khóa: Xâm nhập mặn, phương pháp GALDIT, biến đổi khí hậu, nước dưới
đất, Ninh Thuận.
Ninh Thuan is one of the most arid regions in Vietnam with a dry season lasting
up to nine months in a year. Average annual rainfall is 300-400 mm. With the decline
of surface water due to climate change, water supply for Ninh Thuan mainly comes
from groundwater. However, with 60% of groundwater in the province is being
salinised, evaluation of seawater intrusion for planning and management of
groundwater resources is one of the most urgent tasks ever. In this study, the
vulnerability of coastal aquifers is assessed by the GALDIT method in order to
provide a tool for planning and management of groundwater resources in the area.
Keywords: Seawater intrusion, GALDIT method, climate change, groundwater,
Ninh Thuan.

6
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................................... 1
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................ 5
TÓM TẮT LUẬN VĂN ................................................................................................ 6
MỤC LỤC ...................................................................................................................... 7
DANH MỤC HÌNH ẢNH ............................................................................................. 9
DANH MỤC BIỂU BẢNG ......................................................................................... 11
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT................................................................................... 12
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................... 13
1. Cơ sở khoa học và tính thực tiễn ............................................................................ 14
2. Mục tiêu của đề tài .................................................................................................. 14
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu .............................................................................. 15
4. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................ 15
5. Nội dung nghiên cứu................................................................................................ 15
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ NGHIÊN CỨU TÍNH TỔN THƯƠNG DO XÂM
NHẬP MẶN CÁC TẦNG CHỨA NƯỚC VEN BIỂN VÀ KHU VỰC NGHIÊN
CỨU .............................................................................................................................. 16
1. Tổng quan về nghiên cứu tính tổn thương do xâm nhập mặn các tầng chứa
nước ven biển ............................................................................................................... 16
1.1. Trên thế giới ........................................................................................................ 17
1.2. Trong nước .......................................................................................................... 19
2. Tổng quan về các phương pháp đánh giá tính tổn thương của các tầng chứa
nước ............................................................................................................................... 20
2.1. Phương pháp GOD ............................................................................................. 21
2.2. Phương pháp DRASTIC ..................................................................................... 23
2.3. Phương pháp AVI ............................................................................................... 24
2.4. Phương pháp GALDIT ....................................................................................... 26
2.5. Các phương pháp đã áp dụng ở Việt Nam .......................................................... 27
3. Tổng quan về khu vực nghiên cứu ......................................................................... 28
3.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội ....................................................................... 28
3.2. Đặc điểm địa chất thủy văn khu vực nghiên cứu ................................................ 39
3.3. Hiện trạng khai thác, sử dụng tài nguyên nước dưới đất khu vực nghiên cứu ... 47
3.4. Hiện trạng thủy hóa và tình hình nhiễm mặn vùng ven biển tỉnh Ninh Thuận .. 48
3.6. Nhận xét, đánh giá .............................................................................................. 52
4. Tổng quan về kịch bản biến đổi khí hậu ............................................................... 52
CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨUVÀ TÌNH HÌNH SỐ LIỆU .......... 55
1. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................ 55
1.1. Thu thập dữ liệu .................................................................................................. 56
1.2. Xử lý số liệu ........................................................................................................ 56
1.3. Nghiên cứu, phát triển bộ nhân tố....................................................................... 58
1.4. Tính toán các nhân tố .......................................................................................... 58
1.5. Xây dựng bản đồ phân vùng tính tổn thương ..................................................... 59
2. Tình hình số liệu ...................................................................................................... 59
2.1. Đặc tính thủy lực của tầng chứa nước (loại tầng chứa nước) (G) ...................... 59
2.2. Hệ số thấm (A) .................................................................................................... 60
2.3. Cốt cao mực nước (L) ......................................................................................... 63
2.4. Khoảng cách tới đường bờ biển (D) ................................................................... 68

7
2.5. Ảnh hưởng của hiện trạng xâm nhập mặn (I) ..................................................... 69
2.6. Bề dày tầng chứa nước (đới bão hòa) (T) ........................................................... 72
2.7. Đánh giá, nhận xét .............................................................................................. 77
CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ TỔN THƯƠNG DO XÂM NHẬP
MẶN .............................................................................................................................. 78
1. Xây dựng bộ nhân tố GALDIT cho vùng nghiên cứu .......................................... 78
1.1. Bộ giá trị nhân tố và thang điểm GALDIT ......................................................... 78
1.2. Xác định trọng số của các yếu tố GALDIT cho khu vực ven biển Ninh Thuận 78
1.3. Áp dụng xây dựng bộ tiêu chí cho khu vực ven biển Ninh Thuận ..................... 82
2. Nội suy, phân vùng theo thang điểm...................................................................... 87
2.1. Kịch bản biến đổi khí hậu ................................................................................... 87
2.2. Nội suy ................................................................................................................ 89
2.3. Phân vùng theo thang điểm ................................................................................. 95
3. Xây dựng bản đồ phân vùng mức độ tổn thương do xâm nhập mặn ............... 100
CHƯƠNG 4 ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP HẠN CHẾ, KHẮC PHỤC XÂM
NHẬP MẶN ............................................................................................................... 102
1. Tổng quan các giải pháp hạn chế xâm nhập mặn đối với các TCN ven biển trên
thế giới ........................................................................................................................ 102
1.1. Hút nước dưới đất mặn nhằm tạo cân bằng giảm XNM vào các công trình khai
thác ........................................................................................................................... 102
1.2. Tăng cường nguồn cung cấp thấm từ trên mặt làm tăng dòng thấm ra biển .... 102
1.3. Tăng cường diện tích vùng đất ngập nước làm tăng cung cấp thấm ................ 102
1.4. Xây các tường chắn dưới đất ngăn mặn. .......................................................... 102
1.5. Tăng cường bổ sung nhân tạo ........................................................................... 103
1.6. Giảm lưu lượng khai thác các công trình không được vượt lưu lượng khai thác
bền vững................................................................................................................... 103
1.7. Bố trí lại các công trình khai thác nhằm giảm thất thoát nguồn nước nhạt chảy
ra biển....................................................................................................................... 103
2. Các giải pháp hạn chế, khắc phục xâm nhập mặn ............................................. 104
2.1. Giải pháp phi công trình ................................................................................... 104
2.2. Giải pháp công trình ......................................................................................... 107
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................... 110
Kết luận ...................................................................................................................... 110
Kiến nghị .................................................................................................................... 111
TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................... 112

8
DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1.1. Mực nước biển tăng có thể dẫn đến tăng nguy cơ xâm nhập ........................17
Hình 1.2. Phân chia mức độ tổn thương nước dưới đất theo phương pháp GOD .........22
Hình 1.3. Mô phỏng thời gian ngấm từ bề mặt xuống tới tầng chứa nước ...................25
Hình 1.4. Sơ đồ khu vực nghiên cứu [20] .....................................................................29
Hình 1.5. Biểu đồ lượng mưa, nhiệt độ và độ ẩm tại trạm Phan Rang .........................35
Hình 1.6. Sơ đồ thủy đẳng cao và hướng dòng ngầm lưu vực sông Cái Phan Rang ....43
Hình 1.7. Mặt cắt ĐCTV qua đồng bằng Phan Rang (Tây Bắc - Đông Nam) ..............43
Hình 1.8. Sơ đồ nhiễm mặn nước dưới đất vùng ven biển Ninh Thuận .......................50
Hình 2.1. Sơ đồ phương pháp nghiên cứu .....................................................................55
Hình 3.1. Sơ đồ cấu trúc thứ bậc ...................................................................................79
Hình 3.2. Bản đồ địa hình vùng nghiên cứu (a) ............................................................89
Hình 3.3. Vùng nghiên cứu thời điểm hiện tại (b), vùng nghiên cứu theo kịch bản
A1F1 tại năm 2100 (c) ...................................................................................................89
Hình 3.4. Sơ đồ vị trí các điểm số liệu (trái) và kết quả nội suy (phải) hệ số thấm tầng qh
.......................................................................................................................................90
Hình 3.5. Sơ đồ vị trí các điểm số liệu (trái) và kết quả nội suy (phải) hệ số thấm tầng qp
.......................................................................................................................................91
Hình 3.6. Sơ đồ vị trí điểm số liệu cốt cao mực nước tầng qh ......................................91
Hình 3.7. Kết quả nội suy cốt cao mực nước tầng qh ở thời điểm hiện tại (trái) và kịch
bản A1F1 (phải) .............................................................................................................91
Hình 3.8. Sơ đồ vị trí các điểm số liệu cốt cao mực nước tầng qp ................................92
Hình 3.9. Kết quả nội suy cốt cao mực nước tầng qp ở thời điểm hiện tại (trái) và theo
kịch bản A1F1 (phải) .....................................................................................................92
Hình 3.10. Sơ đồ vị trí các điểm số liệu (trái) và kết quả nội suy (phải) ảnh hưởng của
hiện trạng xâm nhập mặn tầng qh..................................................................................93
Hình 3.11. Sơ đồ vị trí các điểm số liệu (trái) và kết quả nội suy (phải) ảnh hưởng của
hiện trạng xâm nhập mặn tầng qp..................................................................................94
Hình 3.12. Sơ đồ vị trí các điểm số liệu (trái) và kết quả nội suy (phải) bề dày tầng
chứa nước (đới bão hòa) tầng qh ...................................................................................94
Hình 3.13. Sơ đồ vị trí các điểm số liệu (trái) và kết quả nội suy (phải) liệu bề dày tầng
chứa nước (đới bão hòa) tầng qp ...................................................................................95
Hình 3.14. Kết quả phân phân vùng theo đặc tính thủy lực của tầng chứa nước của
tầng qh (trái), qp (phải) ..................................................................................................96
Hình 3.15. Kết quả phân vùng theo hệ số thấm của tầng qh (trái), qp (phải) ...............96
Hình 3.16. Kết quả phân vùng theo cốt cao mực nước của tầng qh (trái), qp (phải) ở
thời điểm hiện tại ...........................................................................................................97
Hình 3.17. Kết quả phân vùng theo cốt cao mực nước của tầng qh (trái), qp (phải) theo
kịch bản A1F1 ...............................................................................................................97
Hình 3.18. Kết quả phân vùng khoảng cách đến bờ biển thời điểm hiên tại (trái) và
theo kịch bản A1F1 (phải) .............................................................................................98
Hình 3.19. Kết quả phân vùng theo ảnh hưởng của hiện trạng xâm nhập mặn của tầng
qh (trái), qp (phải) ..........................................................................................................99
Hình 3.20. Kết quả phân vùng theo bề dày tầng chứa nước (đới bão hòa) của tầng qh
(trái), qp (phải) ...............................................................................................................99
Hình 3.21. Bản đồ phân vùng tổn thương của tầng qh (trái), qp (phải) ở hiện tại ......101

9
Hình 3.22. Bản đồ phân vùng tổn thương của tầng qh (trái), qp (phải) theo kich bản
A1F1 ............................................................................................................................101
Hình 4.1. Xây dựng đập ngầm.....................................................................................103
Hình 4.2. Tuyên truyền, phổ biến bảo vệ tài nguyên nước .........................................104
Hình 4.3. Hệ thống cống ngăn mặn .............................................................................107
Hình 4.4. Trồng rừng ven biển ....................................................................................108
Hình 4.5. Hệ thống đê bao ngăn biển ..........................................................................108

10
DANH MỤC BIỂU BẢNG
Bảng 1.1. Phân chia mức độ tổn thương nước dưới đất theo phương pháp DRASTIC 23
Bảng 1.2. Các nhân tố GALDITvà trọng số trong nghiên cứu của Lobo-Ferreira .......27
Bảng 1.3.Thống kê các hồ nước ngọt ............................................................................32
Bảng 1.4.Lượng mưa trung bình tại Phan Rang ............................................................34
Bảng 1.5. Nhiệt độ trung bình tại Phan Rang ................................................................34
Bảng 1.6. Bốc hơi trung bình tại Phan Rang .................................................................35
Bảng 1.7. Độ ẩm trung bình tại Phan Rang ...................................................................35
Bảng 1.8. Giá trị trung bình các yếu tố khí tượng tại trạm Phan Rang .........................36
Bảng 1.9. Phân chia mức độ chứa nước ........................................................................40
Bảng 2.1. Tổng hợp số liệu hệ số thấm tầng chứa nước qh ..........................................61
Bảng 2.2. Tổng hợp số liệu hệ số thấm tầng chứa nước qp ..........................................62
Bảng 2.3. Tổng hợp số liệu cốt cao mực nước tầng chứa nước qh ...............................64
Bảng 2.4. Tổng hợp số liệu cốt cao mực nước của tầng chứa nước qp .........................67
Bảng 2.5. Tổng hợp số liệu ảnh hưởng của hiện trạng xâm nhập mặn tầng qh ............69
Bảng 2.6. Tổng hợp số liệu ảnh hưởng của hiện trạng xâm nhập mặn tầng qp ............70
Bảng 2.7. Tổng hợp số liệu bề dày tầng chứa nước (đới bão hòa) tầng chứa nước qh .72
Bảng 2.8. Tổng hợp số liệu bề dày tầng chứa nước (đới bão hòa) tầng chứa nước qp .76
Bảng 3.1. Các nhân tố GALDIT sử dụng trong nghiên cứu..........................................78
Bảng 3.2. Ví dụ mô tả ma trận so sánh ..........................................................................80
Bảng 3.3. xếp hạng các nhân tố .....................................................................................84
Bảng 3.4. So sánh thứ hạng mức độ quan trọng các nhân tố ........................................84
Bảng 3.5. Chuẩn hóa các giá trị ma trận so sánh và trọng số ........................................84
Bảng 3.6. Thang điểm cho đặc tính thủy lực của tầng chứa nước vùng nghiên cứu ....85
Bảng 3.7. Thang điểm cho hệ số thấm vùng nghiên cứu ..............................................85
Bảng 3.8. Thang điểm cho cốt cao mực nước nghiên cứu ............................................86
Bảng 3.9. Thang điểm cho khoảng cách đến đường bờ biển vùng nghiên cứu ............86
Bảng 3.10. Thang điểm cho ảnh hưởng của hiện trạng xâm nhập mặn vùng nghiên cứu
.......................................................................................................................................86
Bảng 3.11. Thang điểm cho bề dày đới bão hòa vùng nghiên cứu ...............................87
Bảng 3.12. Trọng số và thang điểm điều chỉnh cho vùng nghiên cứu ..........................87
Bảng 3.13. Mức dâng mực nước biển đến năm 2100 ....................................................88

11
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

BĐKH : Biến đổi khí hậu


NDĐ : Nước dưới đất
NBD : Nước biển dâng
TNN : Tài nguyên nước
SWI : Sea Water Intrusion

12
MỞ ĐẦU
Biến đổi khí hậu (BĐKH) đang diễn ra ở quy mô toàn cầu, khu vực và ở Việt
Nam do các hoạt động của con người làm phát thải quá mức khí nhà kính vào khí
quyển. BĐKH sẽ tác động nghiêm trọng đến sản xuất, đời sống và môi trường trên
phạm vi toàn thế giới; BĐKH đã đang và sẽ làm thay đổi toàn diện, sâu sắc quá trình
phát triển và an ninh toàn cầu như lương thực, nước, năng lượng, các vấn đề về an toàn
xã hội, văn hóa, ngoại giao và thương mại.
Mực nước biển dâng do khí hậu thay đổi là một nguy cơ nghiêm trọng có tính
toàn cầu, và nguy cơ này càng trở nên nghiêm trọng hơn đối với những nước có mật
độ dân cư dày đặc ở những vùng đất thấp và ven biển như Việt Nam. Nằm ở khu vực
ven biển Nam Trung Bộ, Ninh Thuận là một vùng đặc biệt khô hạn và hạn hán kéo dài.
Chính vì vậy, vấn đề khai thác và bảo vệ tài nguyên nước là một nhiệm vu cấp bách
của địa phương đặc biệt trong bối cảnh BĐKH. Mực nước biển dâng cao làm quá trình
xâm nhập mặn tại vùng cửa sông thuộc dải ven biển Ninh Thuận diễn biến phức tạp và
càng lấn sâu vào trong đất liền, ảnh hưởng đến nguồn tài nguyên nước dưới đất (NDĐ)
của các tầng chứa nước. Việc tính toán xác định mức độ xâm nhập mặn của các tầng
chứa nước vùng ven biển có vai trò quan trọng trong công tác quy hoạch, khai thác bền
vững nguồn tài nguyên quý giá này.
Nghiên cứu lý thuyết tương tác giữa nước ngầm và nước biển bao gồm việc xác
định vị trí biên giới mặn nhạt, tốc độ dịch chuyển của biên giới mặn nhạt vào đất liền,
sự khuếch tán biên giới nước mặn, sự hình thành phễu nước mặn khi các lỗ khoan khai
thác hoạt động, mô hình quá trình xâm nhập mặn, xác lập các biện pháp ngăn ngừa và
chống nhiễm mặn nước dưới đất. Trên thực tế, đại đa số các công trình nghiên cứu
nhiễm mặn đất và nước đề cập chủ yếu đến tình trạng nhiễm mặn, nguyên nhân và
biện pháp khắc phục. Nghiên cứu nàysẽ đề cập đến các phương pháp nghiên cứu đánh
giá mức độ tổn thương do xâm nhập mặn cho các tầng chứa nước ven biển và được áp
dụng tính toán cụ thể cho vùng ven biển Ninh Thuận. Kết quả thực hiện của luận văn
sẽ góp phần vào nghiên cứu xâm nhập mặn nước dưới đất ở Việt Nam và là cơ sở cho
công tác quản lý tài nguyên nước vùng ven biển.
- Ý nghĩa khoa học của luận văn: Đóng góp vào ứng dụng phương pháp nghiên
cứu đánh giá mức độ tổn thương của các tầng chứa nước ven biển đối với xâm nhập
mặn ở Việt Nam.
- Ý nghĩa thực tiễn của luận văn: Kết quả luận văn là khoanh vùng mức độ tổn
thương của tầng chứa nước ven biển, tính toán xu hướng dịch chuyển của biên mặn
trong các tầng chứa nước ven biển vùng nghiên cứu, phục vụ cho công tác quy hoạch
và quản lý tài nguyên nước dưới đất hợp lý và bền vững.
13
1. Cơ sở khoa học và tính thực tiễn
- Cơ sở khoa học:

Xâm nhập mặn (Sea Water Intrusion - SWI) là một vấn đề thời sự có tính toàn
cầu đặc biệt trong bối cảnh nước biển dâng, biến đổi khí hậu và khai thác tài nguyên
nước ngầm ven biển phục vụ cho cấp nước. Sự tác động lẫn nhau giữa nước biển và
nước dưới đất kết hợp với xâm nhập mặn gây ra các quá trình thủy địa hóa phức tạp.
Bên cạnh đó, vận động của dòng thấm phụ thuộc vào tỷ trọng của nước, do đó quan
trắc, điều tra, dự báo xâm nhập mặn là hết sức khó khăn. Phân tích chi tiết quá trình
xâm nhập mặn thường không khả thi vì tỷ lệ để điều tra, đánh giá xâm nhập mặn là rất
lớn. Các phương pháp đánh giá mức độ tổn thương do xâm nhập mặn ở các tầng chứa
nước ven biển thường được đánh giá định tính từ những phương pháp đơn giản đến
phức tạp tùy thuộc vào mức độ điều tra nghiên cứu. Trong công trình nghiên cứu này,
cơ sở khoa học và thực tiễn để tiến hành đó là:
- Các phương pháp đánh giá mức độ tổn thương do xâm nhập mặn đã và đang
được sử dụng trong nước và trên thế giới và lựa chọn để áp dụng cho vùng nghiên cứu
một cách phù hợp.
- Các kết quả nghiên cứu trước đây về địa chất, địa chất thủy văn và xâm nhập
mặn là cơ sở để đề tài triển khai thực hiện. Các tài liệu hiện đã thu thâp được để thực
hiện đề tài bao gồm:
+ Tài liệu địa lý tự nhiên, dân cư, kinh tế xã hội của vùng nghiên cứu;

+ Bản đồ địa chất, bản đồ địa chất thủy văn vùng nghiên cứu;
+ Tài liệu về điều tra, khảo sát đặc điểm địa chất thủy văn của vùng thuộc dự án
“đánh giá khả năng tự bảo vệ nước dưới đất các đô thị lớn”
+ Các tài liệu khí tượng của vùng nghiên cứu;
+ Tài liệu tại các trạm thủy văn thuộc mạng lưới KTTV quốc gia do Trung tâm
Khí tượng thuỷ văn Quốc gia quản lý
2. Mục tiêu của đề tài
Đánh giá được mức độ tổn thương do xâm nhập mặn cho các tầng chứa nước
trầm tích Đệ tứ ven biển tỉnh Ninh Thuận.
Đề xuất được các biện pháp khắc phục, giảm thiểu tác động xâm nhập mặn
nhằm phục vụ quản lý và khai thác bền vững tài nguyên NDĐ vùng nghiên cứu.

14
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là các tầng chứa nước trong trầm tích Đệ
Tứ khu vực ven biển trên địa bản tỉnh Ninh Thuận.
Phạm vi nghiên cứu là địa bàn tỉnh Ninh thuận.
4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp kế thừa,thu thập,chỉnh lý thống kê số liệu: điều tra, thu thập số
liệu từ các cơ quan quản lý có liên quan về:điều kiện tự nhiên, địa lý, hiện trạng dân
cư, tình trạng khai thác sử dụng nguồn nước cho sinh hoat, sản xuất, hệ thống tổ chức
quản lý nguồn tài nguyên nước dưới đất…
- Phương pháp xử lý số liệu: số liệu được xử lý bằng phần mềm thống kê và
trên excel; phương pháp đồ họa (số hóa) để lập bản đồ..
- Phương pháp chuyên gia: được tiến hành thông qua các hội thảo khoa học để
xin ý kiến tư vấn của các chuyên gia về các giải pháp KHCN trong khai thác, tính toán
đánh giá tiềm năng nước dưới đất, xây dựng quy trình, mô hình khai thác hiệu quả,
bền vững theo điều kiện thực tiễn của địa phương …
- Phương pháp mô hình:ứng dụng phương pháp GALDIT để tính toán, đánh giá mức
độ tổn thương do xâm nhập mặn trong quá trình nghiên cứu:
5. Nội dung nghiên cứu
- Thu thập và xử lý số liệu
- Nghiên cứu tổng quan các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước
- Nghiên cứu lựa chọn các phương pháp đánh giá mức độ tổn thương do xâm nhập
mặn đã và đang được sử dụng trong nước và trên thế giới để áp dụng cho vùng nghiên
cứu.
- Áp dụng một số phương pháp để đánh giá mức độ tổn thương do xâm nhập mặn cho
các tầng chứa nước trầm tích Đệ tứ ven biển vùng Nam Trung Bộ.
- Đề xuất các giải pháp hạn chế xâm nhập mặn và phương án khai thác NDĐ bền vững
cho khu vực.

15
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ NGHIÊN CỨU TÍNH TỔN THƯƠNG DO XÂM NHẬP MẶN
CÁC TẦNG CHỨA NƯỚC VEN BIỂN VÀ KHU VỰC NGHIÊN CỨU

Hiện nay, trong nước và trên thế giới đã có nhiều công trình nghiên cứu tính tổn
thương do xâm nhập mặn. Các nghiên cứu này tập trung vào đi phân tích các yếu tố
cấu thành nên tính tổn thương đối với tầng chứa nước và chồng chập lại tạo nên tính
tổn thương hoàn chỉnh cho các tầng chứa nước. Chủ yếu các nghiên cứu được thực
hiện với các phương pháp như phương pháp GOD, phương pháp AVI, phương pháp
GALDIT…Vùng nghiên cứu là một phần diện tích ven biển của tỉnh Ninh Thuận. Nơi
đây đặc trưng bởi lượng bốc hơi lớn dẫn đến quanh năm khô hạn. Dẫn đến nguồn nước
cấp chủ yếu đến từ nước dưới đất. Do đó, cần phải có nhiều nghiên cứu để bảo vệ
nguồn nước quý giá này.
1. Tổng quan về nghiên cứu tính tổn thương do xâm nhập mặn các tầng chứa
nước ven biển
Biến đổi khí hậu (BĐKH) gây ra ảnh hưởng sâu sắc đến vòng tuần hoàn nước
thông qua lượng mưa, bốc hơi nước và độ ẩm đất khi nhiệt độ ngày càng tăng. Vòng
tuần hoàn nước sẽ được tăng cường do lượng nước bốc hơi và lượng mưa ngày càng
gia tăng. Tuy nhiên, gia tăng lượng mưa cũng đồng thời làm tăng sự phân bố không
đồng đều trên toàn cầu. Ở một số vùng trên thế giới lượng mưa có thể giảm đi đáng kể,
hoặc có sự thay đổi lớn trong thời gian giữa mùa mưa và mùa khô [1]. Do vậy những
thông tin về các tác động của biến đổi khí hậu địa phương hoặc khu vực đối với các
quá trình thuỷ văn và tài nguyên nước sẽ ngày càng trở nên quan trọng. Những tác
động của sự nóng lên toàn cầu và biến đổi khí hậu đòi hỏi phải được nghiên cứu một
cách toàn diện trên cơ sở đa ngành, đặc biệt là khi xem xét vấn đề thủy văn và tài
nguyên nước toàn cầu .
Khi xem xét tài nguyên nước ở các vùng ven biển, tầng chứa nước ngầm ven
biển là những nguồn nước nhạt quan trọng. Do vậy, xâm nhập mặn là một vấn đề lớn
cần quan tâm trong những vùng này. Xâm nhập mặn là biểu hiện của sự thay thế nước
nhạt trong tầng chứa nước ngầm bởi nước mặn. Điều đó dẫn đến suy giảm nguồn nước
ngầm nhạt hiện có. Sự biến đổi về khí hậu gây ảnh hưởng lớn đến tốc độ bổ sung
nguồn nước ngầm ở các tầng chứa nước quan trọng, vì vậy sẽ ảnh hưởng đến khả năng
cung cấp nước nhạt cho các vùng ven biển. Sự mặn hóa tầng chứa nước ngầm ven biển
một phần là do sự giảm sút khả năng bổ sung nước cho tầng nước ngầm và kết quả là
làm giảm nguồn tài nguyên nuớc ngầm.
Đối với những vùng ven biển, nhiệt độ ấm lên toàn cầu sẽ dẫn đến sự giãn nở
nhiệt của đại dương thế giới (sự nở rộng về khối lượng của nước khi ấp lên), kết hợp

16
với sự tan băng, sẽ dẫn đến làm cho mực nước biển dâng (NBD). Mực nước biển dâng
được dự báo sẽ xảy ra với một tốc độ đáng báo động trong vòng 100 năm. Tổ chức
Liên Chính phủ về Biến đổi Khí hậu (IPCC) đã dự đoán rằng đến năm 2100, mực nước
biển sẽ tăng từ 18 cm đến 59 cm [1], mặc dù các nghiên cứu gần đây đã tính toán rằng
nước biển dâng cao có thể sẽ gấp hơn hai lần [2]. Xâm nhập mặn xảy ra là kết quả của
sự chuyển động về phía bờ của nước biển vào tầng nước ngầm ven biển.

Hình 1.1.Mực nước biển tăng có thể dẫn đến tăng nguy cơ xâm nhập
1.1. Trên thế giới
Sự xâm nhập của nước biển vào các tầng chứa nước ngầm ven biển đã được
nghiên cứu rộng rãi trong hơn một thế kỷ với nhiều nghiên cứu của các nhà khoa học
trên thế giới. Tuy nhiên việc nghiên cứu xâm nhập mặn do tác động biến đổi khí hậu
và nước biển dâng các tầng chứa nước ven biển gần đây mới được nghiên cứu sâu
rộng.
Với nhóm tác giả đánh giá theo phương pháp giải tích, kể từ khi tác phẩm nổi
tiếng củaBadon-Ghybenvà Herzbergtrình bày về quá trình xâm nhập mặn do nước
biển, nhiều nghiên cứu sâu rộng đã được tiến hành ở nhiều nơi trên thế giới trong việc
tìm hiểu các cơ chế khác nhau để có những hiểu bết rõ ràng về sự xâm nhập mặn. Các
nhân tố chi phối quá trình này là chế độ dòng chảy trong các tầng chứa nước phía trên
các nêm xâm nhập mặn, tỷ trọng biến đổi và phân tán thủy động lực học [3], [4].
Trong những nghiên cứu trước đây, và đặc biệt là trong những năm 50 và
những năm 60, một số lượng lớn các điều tra hiện trường cũng đã được tiến hành ở
nhiều tầng nước ngầm ven biển, cung cấp một cơ sở để hiểu biết các cơ chế phức tạp
gây xâm nhập mặn và ảnh hưởng đến hình dạng của vùng chuyển tiếp từ nước nhạt
tầng chứa nước đến nước biển. Tuy nhiên, tại thời điểm đó, công cụ tính toán không có
sẵn để dự đoán mức độ xâm nhập mặn trong điều kiện tự nhiên và nhân tạo khác nhau.
Trong thực tế, những giả định này dẫn đến mối quan hệ Ghyben-Herzberg nổi
tiếng giữa khối nước mặn và khối nước nhạt tồn tại một bề mặt ranh giới. Những
17
phương pháp tích phân đã cung cấp các ước tính về hình dạng của một ranh giới tĩnh
trong một tầng chứa nước ngầm ven biển, với dòng chảy ở khắp mọi nơi vuông góc
với bờ biển. Phương pháp tích phân Strack cho hình dạng parabol để giả định bề mặt
ranh giới giữa nước biển và nước nhạt trong tầng chứa nước có áp bề dày vô tận.
Strack đã sử dụng giả định Dupuit-Forchheimerđể xác định được một lời giải cho sự
xâm nhập nước biển ở một miền hai chiều ngang [5]. Ngày nay với ảnh hưởng của
BĐKH và NBD, quá trình xâm nhập mặn càng trở thành vấn đề đáng quan tâm. Kế
thừa những kết quả nghiên cứu quá trình xâm nhập mặn từ giai đoạn trước một số tác
giả đã áp dụng đánh giá xâm nhập mặn và mức độ dễ bị tổn thương do xâm nhập mặn
trong điều kiện BĐKH và NBD, trong số đó có những nghiên cứu sau:
Nghiên cứu của João Paulo và nnk gồm 2 phần: Phần 1 trình bày các ứng dụng
đầu tiên ở châu Âu trong khuôn khổ của dự án EU-Ấn Độ INCO-DEV COASTIN
nhằm đánh giá mức độ tổn thương do xâm nhập mặn tầng chứa nước ven biển. Các
nhân tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến xâm nhập mặn đã được xác định là: Đặc tính
thủy lực tầng chứa nước (loại tầng nước chứa nước; không áp, có áp...); Hệ số thấm
của tầng chứa nước; cốt cao mực nước; Khoảng cách từ bờ (khoảng cách đất liền
vuông góc từ bờ biển); Tác động của tình trạng hiện tại của xâm nhập mặn trong khu
vực; và bề dày của tầng nước ngầm đã được đưa lên bản đồ. GALDIT được tạo thành
từ các chữ cái nhấn mạnh các nhân tố để dễ tham khảo. Những nhân tố này, kết hợp,
được xác định bao gồm các yêu cầu cơ bản cần thiết để đánh giá tiềm năng nước biển
xâm nhập nói chung của mỗi đặc điểm thủy địa hóa. Việc đánh giá tiềm năng xâm
nhập nước biển bằng hệ thống xếp hạng số với các nhân tố địa chất thủy văn đã được
đưa ra sử dụng các nhân tố GALDIT. Việc áp dụng các phương pháp này được minh
họa trong bài báo để đánh giá mức độ tổn thương xâm nhập nước biển của các tầng
chứa nước ở Bồ Đào Nha (Monte Gordo tầng chứa nước ở khu vực Nam Bồ Đào Nha
Algarve). Hệ thống này bao gồm ba phần lớn: trọng số, phạm vi, và mức độ. Mỗi nhân
tố GALDIT đã được đánh giá đối với các khác để xác định tầm quan trọng tương đối
của mỗi nhân tố [6],[7].
Adrian D. Werner và Craig T. Simmons đã đánh giá ảnh hưởng của nước biển
dâng đến sự xâm nhập mặn các tầng chứa nước ven biển. Trong nghiên cứu này, một
cơ sở khái niệm đơn giản được sử dụng để đưa ra đánh giá đầu tiên về sự thay đổi xâm
nhập mặn nước biển trong tầng chứa nước không áp ven biển đối với nước biển dâng.
Hai mô hình khái niệm được thử nghiệm: (1) Lưu lượng thoát không đổi, hay lượng
thoát nước ngầm ra biển là ổn định mặc dù thay đổi mực nước biển, và (2) Áp lực mực
nước không đổi, hay bề mặt nước ngầm duy trì các điều kiện áp lực trong tầng nước
ngầm không phụ thuộc những thay đổi mực nước biển. Các khái niệm trên được giả
định trong điều kiện trạng thái vận động ổn định, và có một bề mặt ranh giới tại vùng
18
chuyển tiếp giữa nước nhạt và nước mặn, tầng chứa nước là đồng nhất và đẳng hướng,
và lượng bổ cập không đổi. Trong trường hợp điều kiện lưu lượng thoát không đổi,
giới hạn trên cho sự xâm nhập mặn do nước biển dâng cao (lên đến 1,5 m được kiểm
tra) không lớn hơn 50 m với các giá trị tiêu biểu của lượng bổ cập, hệ số dẫn nước, và
độ sâu tầng nước ngầm. Điều này là trái ngược với các trường hợp áp lực mực nước
không đổi, trong đó độ lớn của sự dịch chuyển nêm mặn từ vài trăm mét đến vài km
khi mực nước biển dâng. Nghiên cứu này cũng đã nêu bật tầm quan trọng của điều
kiện biên nội địa với tác động nước biển dâng [8].
Trong nghiên cứu của S. S. Honnanagoudar và nnk với diện tích nghiên cứu
rộng khoảng 40 km vuông. Các giếng được đặt trên bản đồ sử dụng các tọa độ GPS
thu được sau khi tiến hành khảo sát ở khu vực này. Dựa trên các nhân tốGALDIT, các
bản đồ chỉ số tầng chứa nước lỗ hổng đã được thực hiện. Sự phân bố của các khu vực
dễ bị tổn thương rất cao, trung bình và thấp tương ứng là 7.5, 5 và 2.5. Mục đích chính
của nghiên cứu là xác định các tổn thương của nước ngầm ở phía Tây Nam của bờ
biển Dakshina Kannada do xâm nhập mặn với mực nước biển hiện tại. Các phương
pháp được sử dụng trong nghiên cứu này bao gồm đánh giá tính dễ tổn thương vào
nước ngầm bị ô nhiễm bằng phương pháp GALDIT, nhận dạng nước mặn xâm nhập
khu vực sử dụng các chỉ số của như / tỷ lệ Cl/(HCO3 + CO3) và tỷ lệ NA/Cl…[9].
Nghiên cứu của V. Lenin Kalyana Sundaram và nnk đã ứng dụng phương pháp
GALDIT để đánh giá mức độ tổn thương do xâm nhập mặn vùng ven biển
Pondicherry. Kết quả nghiên cứu cho thấy, khu vực phía đông và đông nam (vùng giáp
biển) là khu vực có khả năng bị nhễm mặn lớn nhất, khu vực phía đông nam thì khả
năng này thấp hơn rất nhiều [10].
Trong nghiên cứu của Idowu Temitope Ezekielvà nnk, các tác giả đã ứng dụng
phương pháp GALDIT kết hợp GIS để đánh giá khả năng mức độ tổn thương do xâm
nhập mặn vùng bờ biển phía bắc Mombasa, Kenya. Kết quả nghiên cứu cho thấy tại
khu vực phía nam và phía đông bắc khu vực nghiên cứu có khả năng bị nhiễm mặn
cao nhất và giảm dần về phía tây [11].
Trong nghiên cứu của Zerin Tasnimvà nnk,các tác giả đã ứng dụng phương
pháp GALDIT với 6 nhân tố để đánh giá khả năng bị tổ thương do xâm nhập mặn cho
vùng nam Florida. Kết quả của nghiên cứu chỉ ra rằng, vùng đông nam khu vực nghiên
cứu có nguy cơ xâm nhập mặn lớn nhất [12].
1.2. Trong nước
Các nghiên cứu trong nước về xâm nhập mặn và tác động của nó gần đây đang
được nghiên cứu ngày càng nhiều với các quy mô khác nhau.

19
Phương pháp nghiên cứu chủ yếu là phương pháp mô hình số. dự án “Đánh giá
tác động của biến đổi khí hậu đến tài nguyên nước dưới đất vùng đồng bằng sông Cửu
Long, đề xuất các giải pháp ứng phó” do Liên đoàn quy hoạch và điều tra tài nguyên
nước Miền Nam thực hiện, tập thể tác giả đã sử dụng mô hình MT3DMS trong GMS
đánh giá tác động của BĐKH. Kết quả tính toán mô hình đã chỉ ra BĐKH làm tăng
diện tích chứa nước dưới đất mặn: đến cuối năm 2100 diện tích chứa nước dưới đất
mặn của các tầng chứa nước qp3, qp2-3, qp1, n22, n21 và n13 đều tăng [13].
Trong dự án “Phát triển và thực hiện các giải pháp thích ứng với biển đổi khí
hậu khu vực ven biển Việt nam” của trung tâm Cảnh báo và dự báo tài nguyên nước
kết hợp với Cục địa chất Phần Lan (GTK). Tập thể tác giả sử dụng các mô hình AVI
và GALDIT để đánh giá mức độ tổn thương do xâm nhập mặn của nước biển do
BĐKH và NBD cho các tầng chứa nước trầm tích khu vực ven biển của Hậu Lộc,
Thanh Hóa. Kết quả đánh giá đã chỉ ra các nguy cơ xâm nhập mặn theo các phương án
tính toán khác nhau. Dưới tác động BĐKH và NBD làm gia tăng nguy cơ xâm nhập
mặn, xuất hiện những vùng bị nhiễm mặn mới [14].
Gần đây trong các luận văn thạc sỹ nhiều học viên cũng tiếp cận với các
phương pháp để đánh giá ảnh hưởng BĐKH đến tài nguyên nước dưới đất. Trong luận
văn của mình, Trần Kiều Duy đã sử dụng mô hình SEAWAT và phương pháp Strack
để đánh giá sự dịch chuyển của ranh giới mặn nhạt có tính đến ảnh hưởng của BĐKH.
Kết quả tính toán bằng phương pháp mô hình cho thấy sự biến động nước nhạt trong
tầng chứa nước Pleistocen giữa trên, cụ thể ranh giới mặn nhạt của tầng chứa nước này
có xu thế dịch chuyển và lan rộng do ảnh hưởng của khai thác [15].
Tóm lại: Trên thế giới nghiên cứu quá trình xâm nhập mặn có ảnh hưởng của
BĐKH đã được nghiên cứu nhiều những năm gần đây với cả phương pháp mô hình và
phương pháp giải tích. Tuy nhiên, ở nước ta các nghiên cứu xâm nhập mặn cho các
vùng ven biển còn hạn chế và thông thường trong các báo cáo đánh giá tài nguyên
nước dưới đất mới chủ yếu sử dụng phương pháp mô hình số để giải quyết bài toán
này.
2. Tổng quan về các phương pháp đánh giá tính tổn thương của các tầng chứa
nước
Trên thế giới hiện nay có rất nhiều phương pháp khác nhau để đánh giá tính tổn
thương của nước dưới đất, như phương pháp GOD, DRASTIC, AVI, EPIK, GALDIT,
Hölting... Dưới đây là một vài phương pháp được sử dụng phổ biến hiện nay.

20
Mỗi một phương pháp đều xuất phát dựa trên cơ sở xem xét khả năng áp dụng,
đặc thù vùng nghiên cứu và mức độ sử dụng của chúng. Tuy nhiên, hệ thống lại có thể
thấy các phương pháp đang được sử dụng phổ biến trên thế giới như sau:
Phương pháp DRASTIC, GOD được sử dụng rộng rãi ở Mỹ và gần 20 nước
trên thế giới.
Phương pháp AVI được sử dụng ở Phần Lan, Canada và một số nước châu Âu.
Phương pháp GALDIT được sử dụng ở Bồ Đào Nha, Phần Lan và một số nước
châu Âu.
2.1. Phương pháp GOD
Tên gọi của phương pháp GOD được ghép từ 3 chữ cái có ý nghĩa như sau:
G- Groundwater hydraulic confinement: tính chất thủy lực của tầng chứa nước;
O - Overlaying strata: thành phần lớp phủ;
D - Depth to groundwater table: độ sâu tới mực nước dưới đất.
Chỉ số GOD được đánh giá bởi tích số = G*O*D.
Chỉ số GOD được xác định như sau.
“G” - Tính chất thủy lực của tầng chứa nước
Tầng chứa nước có thể là tầng chứa nước có áp hoặc không áp (có mặt thoáng
tự do). Một tầng chứa nước có áp có mái gần như cách nước ở phía trên và mực nước
luôn cao hơn đáy mái cách nước, nên trong tầng chứa nước có áp, các chất ô nhiễm
không dễ dàng xâm nhập vào tầng chứa nước. Trong tầng chứa nước không áp thì trái
lại. Chính vì thế thông tin về đặc tính thủy lực của tầng chứa nước tại vùng khoanh
định đới bảo vệ là hết sức quan trọng. Chất bẩn xâm nhập vào tầng chứa nước không
áp dễ dàng hơn vào tầng chứa nước có áp (từ 0 đến 1,0).
Nếu không xác định được rõ có áp hay không có áp, phương pháp GOD đề xuất
sử dụng giá trị “G” trong trường hợp tầng chứa nước “bán áp” (=0,40).
“O” - Thành phần lớp phủ
Tốc độ thẩm thấu của nước mặt qua lớp phủ vào tầng chứa nước phụ thuộc chủ
yếu vào thành phần vật chất, độ hạt của lớp phủ. Ví dụ một tầng chứa nước có lớp phủ
là sét dày 10m, thì theo hướng dẫn này diện tích đới bảo vệ có thể thu hẹp hơn nhiều
so với trường hợp khác. Tầng chứa nước được che chắn càng tốt thì chỉ số ”O” lấy
càng nhỏ.

21
Các tầng chứa nước nứt nẻ trong đới phá hủy kiến tạo hoặc trong các thành tạo
đá vôi karst rất dễ bị tổn thương, đặc biệt khi không có lớp phủ. Chất ô nhiễm có thể
thẩm thấu gần như trực tiếp vào tầng chứa nước theo khe nứt, di chuyển nhanh và hầu
như không được rửa lọc. Do vậy khi thiết kế đới bảo vệ nằm trong vùng đá nứt nẻ -
karst, chỉ số “O” thường lấy giá trị cao (từ 0,8-1,0).
“D” - Độ sâu tới mực nước dưới đất
Trong phương pháp GOD, độ sâu từ mặt đất tới mực nước dưới đất là chỉ số
quan trọng, phản ánh thời gian thẩm thấu trong lớp phủ phía trên (đới không bão hòa),
tạo điều kiện lưu giữ hoặc lọc các tạp chất. Chiều sâu càng lớn thì chỉ số ”D” càng
nhỏ.
Trong tầng chứa không áp, độ sâu mực nước được xác định bằng khoảng cách
từ mặt đất tới mực nước dưới đất, còn trong tầng chứa có áp, khoảng cách này được
tính từ mặt đất đến mực nước dâng lên trong lỗ khoan.
Việc tính toán chỉ số GOD đưa ra giá trị về mức độ rủi ro tiềm tàng (hay tính dễ
tổn thương) của nước dưới đất tại vị trí tính toán. Lưu ý là “mức độ tổn thương” tỷ lệ
nghịch với “mức độ tự bảo vệ”. Dưới đây là bảng phân chia mức độ tổn thương nước
dưới đất theo phương pháp GOD:

Hình 1.2. Phân chia mức độ tổn thương nước dưới đất theo phương pháp GOD
Mức độ tổn thương của tầng chứa nước được phân ra 5 cấp.
- Rất cao: bị tổn thương bởi hầu hết các chất ô nhiễm với tác động tương đối
nhanh trong các kịch bản đánh giá ô nhiễm (mức độ tự bảo vệ - rất thấp).
- Cao: bị tổn thương bởi nhiều chất ô nhiễm trong các kịch bản đánh giá ô
nhiễm, trừ những chất bị hấp phụ cao hoặc dễ bị chuyển hóa (mức độ tự bảo vệ - thấp).

22
- Trung bình: bị tổn thương bởi một số chất ô nhiễm khi được xả liên tục vào
nguồn nước (mức độ tự bảo vệ - trung bình).
- Thấp: chỉ bị tổn thương bởi những chất ô nhiễm không phân hủy được xả liên
tục vào nguồn nước trong thời gian dài và trên diện rộng (mức độ tự bảo vệ - cao).
- Rất thấp: có lớp phủ thấm nước yếu, nước dưới đất vận động chậm (mức độ tự
bảo vệ - rất cao).
Ưu nhược điểm của phương pháp: phương pháp GOD là một phương pháp đơn
giản và có hệ thống, được sử dụng như là phương pháp thăm dò xác định khả năng bị
tổn thương nước dưới đất. GOD không đi vào xem xét về mặt chất lượng nước cũng
như các chất gây ô nhiễm [16].
2.2. Phương pháp DRASTIC
Đây là phương pháp đánh giá khả năng dễ bị ô nhiễm của các tầng chứa nước
thứ nhất tính từ mặt đất, là một trong số các phương pháp đề cập đến nhiều nhân tố
nhất, các chỉ tiêu rõ ràng nhất và đã được áp dụng rộng rãi ở nhiều nước như Mỹ, Úc,
Thuỵ Điển... Phương pháp DRASTIC có tên được ghép từ 7 chữ cái đầu tiên của 7
nhân tố được dùng để đánh giá khả năng nhiễm bẩn, đó là:
D - Depth: chiều sâu tới tầng chứa nước, tính từ mặt đất đến mái;
R - Recharge: lượng bổ cập chính hàng năm cho nước dưới đất;
A - Aquifer: thành phần đất đá của tầng chứa nước;
S - Soil: thành phần đất đá của lớp phủ;
T - Topography: độ dốc địa hình mặt đất;
I - Impact of vadose zone: ảnh hưởng của đới thông khí;
C - Conductivity: tính thấm của tầng chứa nước;
Độ nhạy cảm của tầng chứa nước đối với ô nhiễm được đánh giá như một tổng
số (gọi là Chỉ số DRASTIC), tuỳ theo vai trò của từng nhân tố đối với nhiễm bẩn mà
chia ra 5 mức độ quan trọng của các nhân tố ảnh hưởng khác nhau: đóng vai trò quan
trọng nhất trong việc gây ra nhiễm bẩn được cho điểm 5 (như nhân tố D và I) còn kém
quan trọng nhất thì cho điểm 1 (nhân tố T). Chỉ số DRASTIC được xác định như sau:
IDR = 5D + 4R + 2A + 2S + 2T + 5I +3C
Trong đó: D, R, A, S, T, I, C là số điểm đánh giá cho từng nhân tố
Bảng 1.1. Phân chia mức độ tổn thương nước dưới đất theo phương pháp DRASTIC

Chỉ số DRASTIC Khả năng tổn thương


23
≥ 180 Rất cao
Từ 160 đến < 180 Cao
Từ 140 đến < 160 Trung bình
Từ 120 đến < 140 Thấp
< 120 Rất thấp
Ưu điểm của phương pháp: đây là phương pháp được nhiều nước sử dụng vì ít
tốn kém, trực tiếp và các số liệu điều tra thường sẵn có hoặc đã được đánh giá. Các sản
phẩm dễ đọc và dễ sử dụng đối với các nhà xây dựng kế hoạch, chính sách
Nhược điểm của phương pháp: phương pháp này chưa xét tới các tầng chứa
nước khe nứt và tầm quan trọng của các hệ số đưa ra chưa có cơ sở khoa học chắc
chắn [17].
2.3. Phương pháp AVI
Để minh họa sự phân bố các đặc tính của tầng chứa nước, sử dụng một số bản
đồ đẳng, như bản đồ đẳng độ sâu mực nước ngầm, bản đồ đẳng bề dày các đơn vị
thạch học của tầng chứa nước. Tuy nhiên, do điều kiện sử dụng thực tế, người ta muốn
định lượng khả năng tổn thương bởi một tham số duy nhất. Mô phỏng thấm của nước
từ bề mặt xuống tới tầng chứa nước (hình 1.3).
Phương pháp này định lượng khả năng tổn thương của nước dưới đất bởi thời
gian ngấm theo phương thẳng đứng của dòng chảy nước dưới đất qua lớp bảo vệ. Thời
gian ngấm C được xác định bằng công thức:
di
C i
Ki

di – bề dày lớp bảo vệ (m)


Ki – hệ số thấm thủy lực của lớp bảo vệ (m/s).
Sau khi tính toán được đại lượng C, hoặc log(C) xác định được khả năng tổn
thương của tầng chứa nước theo bảng sau:
Bảng 1.2. Bảng mối quan hệ giữa thời gian ngấm C và khả năng tổn thương
của tầng chứa nước

C (năm) Log (C) Khả năng tổn thương

Từ 1 đến 10 <1 Rất cao

Từ 10 đến 100 1–2 Cao

24
Từ 100 đến 1000 2–3 Trung bình

Từ 1000 đến 10000 3–4 Thấp

>10000 >4 Rất thấp

Phương pháp AVI gián tiếp tính đến các nhân tố và nhân tố sử dụng trong
DRATIC, trừ nhân tố địa hình.

Hình 1.3. Mô phỏng thời gian ngấm từ bề mặt xuống tới tầng chứa nước
Ưu điểm phương pháp:
- Phương pháp AVI là một phương pháp đơn giản dựa trên hai nhân tố là hệ số
thấm của các lớp đất đá và bề dày của mỗi lớp để đánh giá tính tổn thương cho mỗi
tầng chứa nước.
- Đây là một phương pháp cần ít số liệu, có thể đưa ra những đánh giá nhanh
về mức độ tổn thương của tầng chứa nước và đã được áp dụng nhiều nơi trên thế giới.
Nhược điểm của phương pháp:
- Các nhân tố sử dụng tính toán trong AVI là giá trị trung bình.
- Các nhân tố được chọn thường được dựa vào thành phần thạch học.
- Tầng chứa nước trên cùng thường được coi là đông nhất, không xét đến các
lớp thấm nước yếu xen kẹp nhau.

25
- Khoảng giá trị phân loại mức độ tổn thương không cố định, tùy thuộc vào
từng trường hợp cụ thể [18].
2.4. Phương pháp GALDIT
Phương pháp GALDIT là một trong các phương pháp xác định chỉ số đánh giá
mức độ dễ bị tổn thương của tầng chứa nước ven biển đối với xâm nhập mặn.
GALDIT được cấu tạo từ những chữ cái đầu tiên của nhóm các nhân tố ảnh hưởng đến
kiểm soát quá trình xâm nhập mặn được giả định bởi Lobo-Ferreira (2007), với các
thành phần:
+ G - (Groundwater Occurrence or Aquifer Type): Loại tầng chứa nước;
+ A - (Aquifer Hydraulic Conductivity): Hệ số thấm của tầng chứa nước;
+ L - (Height of Groundwater Level above Sea Level): Cốt cao mực nước dưới
đất;
+ D - (Distance from the Shore): Khoảng cách từ đường bờ biển đến vị trí
nghiên cứu;
+ I - (Impact of existing status of Sea Water Intrusion): Hiện trạng ảnh hưởng
của xâm nhập mặn;
+ T - (Thickness of Aquifer): Chiều dày tầng chứa nước;
Mỗi nhân tố được đánh giá dựa vào tính chất của chúng và mức độ nhạy cảm
với sự tác động của xâm nhập mặn của nước biển, các nhân tố được đánh giá theo
điểm từ 2.5 (mức độ tổn thương thấp nhất), 5, 7.5, 10 (mức độ tổn thương cao nhất).
Tùy theo mức độ quan trọng các nhân tố sẽ được nhân với các trọng số. Giá trị của các
trọng số này được xác định từ 1 (nhân tố ít quan trọng nhất) tới 4 (nhân tố quan trọng
nhất). Chỉ số tổn thương cuối cùng GALDIT là tổng điểm số của 6 nhân tố trên và
được xác định theo công thức:
(W1  G)  (W2  A)  (W3  L)  (W4  D)  (W5  I )  (W6  T )
GALDITIndex  6

W
i 1
i

Trong đó:
W1, W2, …, W6: Lần lượt là trọng số của các nhân tố
G, A, L, D, I, T: Lần lượt là điểm số tương ứng cho từng nhân tố
Chỉ số tổn thương cuối cùng GALDIT có giá trị biến đổi từ 2.5 đến 10 và được
chia ra thành 3 mức tổn thương: tổn thương cao (>7.5), tổn thương trung bình (5 đến
7.5), và tổn thương thấp (<5). Chỉ số tổn thương càng cao thì mưc độ tổn thương của

26
tầng chứa nước do tác động xâm nhập mặn của nước biển càng cao. Đánh giá mức độ
tổn thương và trọng số của các nhân tố được sử dụng trong phương pháp GALDIT
được trình bày trong bảng sau:
Bảng 1.2. Các nhân tố GALDITvà trọng số trong nghiên cứu của Lobo-Ferreira
Loại tầng chứa Hệ số thấm Cốt cao Khoảng Hiện trạng ảnh hưởng của xâm Bề dày tầng
Điểm
nước tầng chứa mực nước cách tới nhập mặn chứa nước
nước bờ biển Cl / [HCO3
- -
EC Cl (đới bão hòa)
(m)
(m d-1) (m) + CO32-] a (µS cm-1) (mg l-1) (m)
Tầng chứa
10 > 40 <1 < 500 >2 > 1,000 > 200 > 10
nước có áp
Tầng chứa
7.5 10-40 1-1.5 500-700 1.5 - 2 800-1,000 100-200 7.5 - 10
nước không áp
Tầng chứa
700-
5 nước có áp có 5-10 1.5-2 1 - 1.5 400-800 25-100 5 - 7.5
1000
thấp xuyên
Tầng chứa
2.5 nước bán vô <5 >2 > 1000 <1 < 400 < 25 <5
hạn b
Trọng số 1 3 4 4 1 2

Các nhân tố thể hiện hiện trạng xâm nhập mặn được đánh giá phân loại dựa vào
tiêu chuẩn nước uống, EC < 2,500 µScm-1 and Cl < 250 mg l-1 do WHO đưa ra năm
2011. Nồng độ Cl trong nước ngầm thường được phân ra < 50, 50-100, 100-200, và >
200 mg l-1 tương ứng với các điểm số đánh giá 2.5, 5, 7.5, 10. Theo báo cáo của
Mäkinen (2008) dựa vào vị và các đặc tính gây ăn mòn, nồng độ Cl trong nước ngầm
nên <25 mg l-1 để ngăn ngừa sự ăn mòn vật liệu làm ống dẫn. Bên cạnh đó, Bộ xã hội
và y tế Phần Lan khuyến cáo nồng độ Cl trong nước uống nên <100 mg l-1 sẽ tốt cho
con người. Do đó, trong bảng 1 chúng tôi sử dụng nồng độ Cl trong nước ngầm là 25
mg l-1 (thay vì 50 mg l-1) được sử dụng làm ngưỡng tối thiểu của việc phân loại đánh
giá [6],[7].
2.5. Các phương pháp đã áp dụng ở Việt Nam
Tại Việt Nam, các công trìnhnghiên cứu đã áp dụng các phương pháp đánh giá
mức độ dễ tổn thương do XNM đã được nghiên cứu và áp dụng trên thế giới để áp
dụng đánh giá cho một vùng cụ thể tại Việt Nam. Một số chuyên gia và nhà nghiên
cứu sử dụng phương pháp DRASTIC để đánh giá cho tầng chứa nước Holocen được
thực hiện trong các đề tài như sau:
- Trường đại học mỏ địa chất: Đề tài dự báo khai thác bền vững nguồn nước
ngầm thành phố Đà Nẵng trên cơ sở điều tra chất lượng, trữ lượng , hiện trạng ô nhiễm
và khả năng tự bảo vệ nước đưới dất, năm 2006.

27
- Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế, năm 2006 của Nguyễn Đình Tiến,
Hoàng Ngô Từ Do: Đánh giá độ nhạy cảm nhiễm bẩn nước dưới đất ở thành phố Huế
và vùng phụ cận.
- Bùi Trần Vượng, Ngô Đức Chân, Nguyễn Xuân Nhạ, Phạm Văn Hùng,
Nguyễn Thị Hường, 2004: Xây dựng bản đồ nhạy cảm nhiễm bẩn nước dưới đất tỉnh
Đồng Nai. Báo cáo HTKH nghiên cứu cơ bản trong lĩnh vực các KHTĐ phục vụ phát
triển bền vững KT-XH khu vực Nam Bộ. TP Hồ Chí Minh, tr 357 - 366.
Phương pháp GOG đã được Đoàn Văn Cánh và các cộng sự sử dụng trong đề
tài “Nghiên cứu đề xuất các tiêu chí và phân vùng khai thác bền vững, bảo vệ tài
nguyên nước dưới đất vùng đồng bằng Bắc Bộ và đồng bằng Nam Bộ” năm 2015 [19].
2.6. Đánh giá, nhận xét, lựa chọn phương pháp
Tóm lại, trên thế giới hiện nay đã có nhiều phương pháp đánh giá mức độ tổn
thương cho các tầng chứa nước. Tuy nhiên, phương pháp phù hợp nhất để đánh giá
mức độ tổn thương do xâm nhập mặn là phương pháp GALDIT với các nhân tố liên
quan nhiều nhất đến hoạt động xâm nhập mặn của nước biển vào các tầng chứa nước
ven biển. Vì vậy, phương pháp GALDIT đã được sử dụng trong luận văn này để đánh
giá mức độ dễ bị tổn thương do xâm nhập mặn của các tầng chứa bở rời Đệ Tứ nước
ven Ninh Thuận.
3. Tổng quan về khu vực nghiên cứu
3.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội
3.1.1.Vị trí địa lý
Ninh Thuận là một tỉnh ven biển thuộc vùng Duyên hải Nam Trung Bộ của Việt
Namđược giới hạn từ vĩ tuyến 11o18'28" đến vĩ tuyến 11o50'52" (vĩ Bắc); Từ kinh
tuyến 108o45'19" (kinh đông) đến sát bờ biển Đông (xem hình 1.4).
Nghiên cứu này tập trung vào khu vực ven biển của Ninh Thuận bao gồm các
xã:Xã Bắc Sơn, Bắc Phong, Công Hải thuộc huyện Thuận Bắc; xã Vĩnh Hải, Nhơn
Hải, Tri Hải, Phương Hải, Hộ Hải, Tân Hải và thị trấn Ninh Hải thuộc huyện Ninh
Hải; Xã Văn Hải, Mỹ Hải, phường Mỹ Đông và Đông Hải thuộc thị xã Phan Rang-
Tháp Chàm; Xã An Hải, Phước Diêm, Phước Dinh, Phước Sơn, Phước Nam, Nhị Hà,
Phước Hữu, Phước Hậu thuộc huyện Ninh Phước, và một số xã thuộc huyện Ninh Sơn.

28
Hình 1.4.Sơ đồ khu vực nghiên cứu [20]
3.1.2. Địa hình địa mạo
Tỉnh Ninh Thuận được bao bọc bởi ba mặt là núi và một mặt là biển. Phía Tây,
phía Bắc và Đông Bắc là vùng núi. Ở giữa và ven biển là các đồng bằng chuyển tiếp
thấp dần từ Bắc và Tây Bắc xuống Đông Nam. Phía Bắc và phía Tây thuộc huyện Bác
Ái và Ninh Sơn là những nơi có địa hình cao nhất toàn tỉnh. Địa hình của tỉnh Ninh
Thuận có 3 dạng chủ yếu sau:
Địa hình đồi núi thấp
Là địa hình chuyển tiếp giữa đồi núi thấp trung bình xuống đồng bằng ven biển,
gồm đồi gò bán sơn địa, độ cao tuyệt đối từ 50 - 400m, khoảng 480km2. Đặc điểm các
đồi gò là đỉnh tròn, sườn thoải, núi thấp xen kẽ với thung lũng sông suối nhỏ và
nghiêng dần ra biển.
Địa hình đồng bằng và cồn cát ven biển

29
Độ cao tuyệt đối dưới 50m, là phần còn lại. Gồm có đồng bằng Phan Rang vàcồn
cát ven biển phân bố dọc theo bờ biển và các vũng vịnh ven bờ thuộc địa phận các xã
ven biển của huyện Ninh Hải, Ninh Phước. Đặc điểm của địa hình này là bằng phẳng,
giao thông thuận tiện. Thành phần các tích tụ tạo nên đồng bằng và cồn cát ven biển
chủ yếu là trầm tích Đệ Tứ, rất đa dạng về nguồn gốc và thành phần vật chất.
3.1.3. Mạng thủy văn
Khu vực nghiên cứu có nguồn nước mặt hạn chế, lượng mưa ít, lượng bốc hơi
lớn. Điều tiết nguồn nước đóng vai trò đặc biệt quan trọng đối với phát triển nông
nghiệp và các ngành kinh tế khác.
Sông suối trong địa bàn khá phát triển và phân bố tương đối đồng đều. Đặc điểm
chung là các sông, suối đều bắt nguồn từ phía Đông dãy Trường Sơn, chảy theo hướng
Đông rồi đổ ra biển Đông. Nhìn chung các sông thường ngắn, độ dốc lưu vực 7 - 15o.
Tuy hệ thống sông suối ở Ninh Thuận tương đối nhiều, nhưng phần lớn sông có
lưu vực nhỏ, lòng sông hẹp, ngắn, nguồn nước không dồi dào, nhiều sông suối không
có nước vào mùa khô.
- Hệ thống sông Cái Phan Rang
Sông Cái Phan Rang còn gọi là sông Cái, sông Kinh Dinh hay sông Dinh nếu
tính cả phụ lưu các sông nhánh là các sông Mê Lam, sông Sắt, sông Ông, sông Chá,
sông Lu và sông Quao thì hệ thống sông Cái Phan Rang có tổng chiều dài 246 km,
diện tích lưu vực khoảng 3.000 km2, với trữ năng thủy điện trên hệ thống sông Cái
khoảng 20 nghìn KW.
Sông Cái Phan Rang bắt nguồn từ các dãy núi Som Gung, núi Già Lục phía Bắc
tỉnh, thuộc địa phận huyện Bác Ái, tiếp giáp với Khánh Hòa. Sông chảy theo hướng
Bắc - Nam, uốn lượn quanh co qua núi Hòn Rịa và xã Phước Bình chảy theo hướng
Tây Nam qua Phước Bình tiếp tục chảy theo hướng Bắc - Nam qua các xã Phước Hòa
(huyện Bác Ái), Quảng Sơn, Mỹ Sơn, Nhơn Sơn đến xã Phước Vinh (huyện Ninh Sơn)
đổi hướng chảy Tây Bắc - Đông Nam qua các xã Phước Sơn, Phước Hải, Phước Thuận
(Ninh Phước), Mỹ Hải (Phan Rang), An Hải (Ninh Phước) rồi đổ ra biển Đông ở cửa
Đông Hải.
Chế độ dòng chảy của sông Cái phân phối theo hai mùa rõ rệt. Lưu lượng mùa
kiệt chỉ đạt 3,35 m3/s. Vào cuối mùa khô, sông Cái nhiều nơi trơ lòng, trơ đáy và nhiều
đoạn, đặc biệt là ở hạ lưu, nước không chảy. Ngoài ra, sông Cái còn bị chi phối mạnh
mẽ bởi chế độ xả nước của Nhà máy thủy điện Đa Nhim.

30
Lưu vực sông Cái có hai mùa lũ là lũ chính vụ từ tháng 9 đến 11, và lũ phụ từ
tháng 6 đến tháng 7. Phân phối dòng chảy trong năm theo phân phối đại biểu trung
bình và tổ hợp bất lợi với tần suất 75 % của lưu vực sông Cái tại trạm Tân Mỹ (tính cả
lượng nước của Đa Nhim).
Dòng chảy mùa cạn là đặc trưng hết sức quan trọng đối với lưu vực sông Cái, đặc
biệt là vùng hạ lưu có lượng mưa nhỏ nhất nước.
Khu vực cửa sông Cái nước bị nhiễm mặn. Đoạn từ xã Nhơn Sơn lên phía
thượng lưu có tổng khoáng hóa thấp, có thể sử dụng cho ăn uống, sinh hoạt. Vào mùa
khô, nước trung tính, pH dao động từ 7,17 đến 8,08. Hàm lượng Clo trong nước thấp,
dao động trong khoảng 7 đến trên 30 mg/l. Loại hình hóa học của nước chủ yếu là
nước hỗn hợp bicarbonat - natri - calci, bicarbonat - clorur - natri - calci và bicarbonat
- natri. Đoạn chảy qua các xã Phước Hòa, Quảng Sơn, Mỹ Sơn, Nhơn Sơn sông có
mức độ uốn khúc lớn, xâm thực bờ xảy ra khá phổ biến và tương đối mạnh.
- Hệ thống các sông độc lập
Hệ thống các sông độc lậptrong đó đáng chú ý là các sông:
- Sông Bà Râu phát nguồn ở độ cao 200 m, chảy ra cửa Ninh Chữ. Các đặc trưng
hình thái chính của lưu vực là: diện tích lưu vực 250 km2, độ dài sông chính 26 km, độ
dài lưu vực 16 km, độ rộng bình quân 5,6 km.
- Sông Trâu, ở phía bắc Ninh Hải, diện tích lưu vực khoảng 66 km2, chảy từ hồ
Sông Trâu (xã Công Hải) ra suối Dâu rồi đổ ra biển tại vịnh Cam Ranh.
- Sông Quán Thẻ (Suối Tre) bắt nguồn từ dãy núi Tà Lan, đổ ra eo biển Cà Ná.
Sông có diện tích lưu vực khoảng 79 km2, độ dài sông chính 11 km, độ dài lưu vực
10,8 km, độ cao bình quân lưu vực 201,7m. Lưu vực sông này cũng thuộc vùng mưa
bé nên lượng nước ít.
Còn lại một số sông suối nhỏ khác thường ngắn và dốc đổ thẳng ra biển. Mùa
khô hầu hết các sông suối nhỏ này thường cạn kiệt.
- Hệ thống thủy lợi
Hệ thống thủy lợi Kênh Bắc và Kênh Nam lấy nước từ đập Nha Trinh trên sông
Dinh. Đây là hệ thống thủy lợi rất hiệu quả đối với sản xuất nông nghiệp cũng như
việc bổ cập trữ lượng cho nước dưới đất.
Ngoài ra, khu vực nghiên cứu có một hệ thống kênh mương nội đồng rộng khắp
các đồng bằng lớn nhỏ, đặc biệt là ở khu vực miền núi và vùng sâu, vùng xa. Các hệ
thống kênh mương này đón nước thủy lợi từ các đập dâng, hồ chứa và nước điều tiết
của nhà máy thủy điện Đa Nhim.
31
-Các hồ
Khu vực nghiên cứu có hồ tự nhiên lớn là đầm Nại, song đây lại là hồ nước mặn
có chế độ thủy triều của biển Đông (chế độ nhật triều).
Khu vực nghiên cứu có khoảng 12 hồ nước ngọt lớn, điển hình là các hồ: Sông
Trâu, Cho Mo, Phước Trung, Bàu Zôn, Suối Lớn, Bầu Ngư, Phước Nhơn, Sông Cái,
Tân Mỹ, Thành Sơn, Ông Kinh (bảng 1.3).
Bảng1.3.Thống kê các hồ nước ngọt [20]

Diện tích Dung


TT Hồ Xã Huyện lưu vực tích Ghi chú
(km2) (106m3)
1 Sông Trâu Công Hải Ninh Hải 31,53
2 Cho Mo Mỹ Sơn Ninh Sơn 77,00 8,795
3 Phước Trung Phước Trung Bác Ái 16,60 2,347
4 Bàu Zôn Phước Hữu Ninh Phước 17,30 1,658
5 Suối lớn Phước Nam Ninh Phước 8,00 1,103
6 Bầu Ngư Phước Dinh Ninh Phước 1,60
7 Phước Nhơn Phước Trung Bác Ái 11,30 0,780
8 Sông Cái Mỹ Sơn Ninh Sơn 773,00 97,800
9 Tân Mỹ Mỹ Sơn Ninh Sơn 3,700 Đập dâng
10 Tân Mỹ Mỹ Sơn Ninh Sơn 1200,00 60,000
11 Thành Sơn Xuân Hải Ninh Hải 30,00 1,760
12 Ông Kinh Xuân Hải Ninh Hải 6,50 0,811
Nhìn chung, do tổng lượng dòng chảy thấp và hệ thống đầm hồ nghèo nàn nên
càngvề gần cuối mùa khô thì hầu hết các sông suối trong vùng đều cạn kiệt, các sông
lớn lượng dòng chảy suy giảm mạnhvà các hồ đều ở dưới mực nước chết. Ngoài ra,
sông Cái Phan Rang, con sông lớn nhất vùng, lại chịu ảnh hưởng trực tiếp của chế độ
điều tiết bởi Nhà máy thủy điện Đa Nhim. Thủy điện Đa Nhim cung cấp mỗi năm hơn
550 triệu m3 nước phục vụ tưới tiêu cho hơn 20.000 ha canh tác của tỉnh Ninh Thuận.
3.1.4. Đường bờ biển
Bờ biển Ninh Thuận dài 105 km với vùng lãnh hải rộng khoảng 18.000 km2 có 3
cửa biển lớn là Đông Hải, Cà Ná và Khánh Hải. Bờ biển Phan Rang có đường bờ cân
bằng động không ổn định. Về lâu dài, đường bờ ở Ninh Thuận sẽ có khuynh hướng xói
lở không phải chỉ ở phía bãi trên mà còn ở phía bãi dưới.
Chế độ thủy triều của biển Ninh Thuận là chế độ nhật triều không đều với số
ngày nhật triều trong tháng chiếm 12 - 16 ngày. Những ngày triều cường biên độ triều
có thể đạt tới 1,5 - 2m.

32
Ngoài khơi biển Đông của khu vực Ninh Thuận có hai dòng hải lưu đối ngược
nhau di chuyển gần bờ qua vùng biển này. Trong đó có một dòng nóng di chuyển từ
phía Nam và một dòng lạnh từ phía Bắc xuống. Vị trí của hai dòng này đã quyết định
khá lớn đến chi phối mưa từ biển vào Ninh Thuận. Dòng biển lạnh di chuyển gần bờ,
trong khi đó dòng biển nóng di chuyển ở ngoài, làm cản trở quá trình tạo mưa cho khu
vực đất liền.
Do ảnh hưởng của triều dẫn đến sự xâm nhập của nước biển vào tầng chứa nước
nên ven biển Ninh Thuận nước dưới đất thường bị nhiễm mặn. Những vùng thấp,
trũng gần cửa biển sự xâm nhập mặn diễn ra thường xuyên với cường độ mạnh mẽ
hơn. Phần lớn diện tích của đồng bằng Phan Rang - Tháp Chàm, nước dưới đất bị
nhiễm mặn, trừ nước tồn tại trong các dải cồn cát cao ven biển. Tổng khoáng hóa của
nước tăng dần từ rìa đồng bằng ra vùng cửa sông ven biển.
Ngoài ra, khu vực từ vịnh Phan Rang có hiện tượng nước trồi xẩy ra. Nguyên
nhân nước trồi chính là do quá trình bù trừ trực tiếp theo chiều đứng, nước từ dưới sâu
trồi lên lấp chỗ trống của lớp nước bên trên bị vận chuyển ra nơi khác theo hướng dọc
bờ và tách bờ. Hiện tượng này là một trong những nguyên nhân làm cho khu vực này
ít mưa, khô hạn kéo dài.
3.1.5. Khí hậu
Khu vực nghiên cứu có khí hậu nhiệt đới gió mùa điển hình với đặc trưng khô
nóng, gió nhiều, bốc hơi mạnh,nhiệt độ trung bình từ năm 2002 đến năm 2011 dao
động 24,7-29,10C (cao hơn nơi khác 1-2oC). Độ ẩm không khí từ 73,2 - 77,7 %. Tổng
lượng bốc hơi trung bình năm tại Phan Rang lên tới 2181mm/năm (2005), lượng mưa
trung bình thời gian cùng kỳ là 1164 mm/năm; bằng 53 % lượng bốc hơi.Bảng 1.4,
1.5, 1.6, 1.7 tổng hợp số liệu lượng mưa, nhiệt độ, bốc hơi, và độ ẩm trung bình tháng
qua các năm 2002-2011 tại Ninh Thuận từ số liệu quan trắc của trạm thủy văn Phan
Rang-Tháp Chàm.Mùa mưa thường bắt đầu vào khoảng tháng 9 và kết thúc vào cuối
tháng 12. Mưa tập trung vào các tháng 9, 10 và 11, chiếm 40 - 80 % lượng mưa của cả
năm. Mùa khô từ tháng 1 đến tháng 8 năm sau. Lượng mưa biến đổi theo cả không
gian và thời gian. Về không gian, lượng mưa nhỏ nhất là ở Cà Ná, tăng dần lên phía
Bắc, vùng núi có lượng mưa lớn hơn vùng biển. Về thời gian, mùa mưa đến muộn dần
theo chiều từ Nam ra Bắc.
Vùng núi Ninh Thuận có lượng mưa khá lớn, địa hình dốc, rừng bị phá, sông lại
nhiều đập dâng tạo điều kiện thuận lợi gây ra lũ quét, trong khi đó, đồng bằng Ninh
Thuận lại là vùng bị khô hạn nhất trong cả nước. Lượng bốc hơi lớn hơn lượng mưalà
nguyên nhân gây ra hoang mạc ở Ninh Thuận (xem hình 1.5). Sự biến thiên lượng
mưa và dòng chảy trên mặt đã gây ảnh hưởng trực tiếp đến nước dưới đất. Mực nước
33
ngầm dao động theo mùa rất rõ rệt. Sự khan hiếm nước trên mặt trong suốt mùa khô đã
tạo điều kiện cho xâm nhập mặn rất sâu vào đất liền theo các dòng sông và các tầng
chứa nước nằm ven biển.
Thống kê trong 100 năm (1891-1990) có 47 cơn bão đổ bộ vào khu vực từ Phú
Yên trở vào, trung bình mỗi năm chưa đến 0,5 cơn. Song đáng chú ý nhất là trong ba
thập kỷ gần đây tần số bão xuất hiện tăng lên rõ rệt. Có năm tới 2 cơn (1968), có 3 cơn
(1985) và nhiều năm không có cơn bão nào.
Bảng 1.4.Lượng mưa trung bình tại Phan Rang [20]
Đơn vị: mm
Tháng Tổng
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
(mm)
Năm
2002 0 0 0 10,0 87,2 62,3 67,1 142,9 121,3 201,1 262,5 72,0 1026,4
2003 0 0 4,8 0,0 125,9 46,7 72,4 10,4 296,9 255,9 304,1 27,7 1144,8
2004 8,6 0 0 25,4 124,9 139,4 143,0 202,4 68,6 64,2 5,8 10,4 792,7
2005 0 0 0 0,0 97,7 64,4 56,0 115,7 190,7 144,2 160,0 335,7 1164,4
2006 5,6 9,6 71,2 3,1 56,3 25,8 56,5 98,0 232,6 94,7 0,7 0,0 654,1
2007 1,5 0 89,4 15,0 183,0 145,4 77,6 116,3 264,4 227,2 218,0 0,0 1337,8
2008 54,1 20,3 33,4 113,6 237,3 25,3 167,8 95,7 260,0 228,9 318,2 191,6 1746,2
2009 5,3 1,8 13,9 244,4 157,1 29,8 52,0 94,8 57,3 69,5 241,7 0,0 967,6
2010 103,4 0 0,0 56,5 26,8 167,9 142,7 144,8 91,4 564,2 202,6 85,6 1585,9
2011 20,6 0 25,8 10,3 112,1 49,1 78,9 7,3 116,2 412,7 38,5 22,6 894,1
Tổng 199,1 31,7 238,5 478,3 1208 756,1 914,0 1028 1699 2262 1752 745,6 11314
TB (mm) 16,6 2,6 19,9 39,9 100,7 63,0 76,2 85,7 141,6 188,6 146,0 62,1 1131,4

Bảng 1.5. Nhiệt độ trung bình tại Phan Rang [20]


Đơn vị: 0C
Tháng TB
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
Năm (oC)

2002 24,8 24,9 26,4 28 29,4 29,5 29,7 28,1 27,5 27,3 26,7 26,3 27,4
2003 24,5 25,8 26,8 28,2 28,8 29,1 28,4 29,6 28 26,7 26,4 24,7 27,3
2004 24,9 24,8 26,5 28,4 28,7 28,4 28,6 28,8 28,1 26,9 26,8 25,2 27,2
2005 24,2 25,8 26,3 28,2 29,9 30 29 29,2 27,6 26,9 26,5 24,6 27,4
2006 25 26 26,3 28,1 28,9 29,1 28,9 28,4 27,5 27,4 27,2 26,5 27,4
2007 25,1 25,6 26,9 28,3 28,5 28,8 28,5 27,9 28 26,8 25,1 25 27,0
2008 24,9 24,5 25,9 28,3 27,7 28,6 28,1 28,1 27,7 27,2 25,8 25,1 26,8
2009 23,9 26 27,2 27,1 27,2 29,3 28,6 28,8 28,4 26,9 26,4 25,6 27,1
2010 25,3 26,3 27,1 28,6 29,8 29,3 28,4 28,5 28,5 26,7 25,9 25,1 27,5
2011 24,5 25,1 25,8 27,1 28,5 28,7 28,2 28,4 28,2 27 26,7 25,1 26,9
o
TB ( C) 24,7 25,5 26,5 28 28,7 29,1 28,6 28,6 28 27 26,4 25,3 27,2

34
Bảng 1.6. Bốc hơi trung bình tại Phan Rang [20]
Đơn vị: mm
Tháng Tổng
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
(mm)
Năm
2002 201,0 194,6 189,6 154,3 175,4 178,3 226,6 142,8 101,7 118,6 105,7 130,2 1918,8
2003 209,0 173,3 165,7 150,0 138,2 156,7 141,9 207,2 129,1 95,8 156,2 165,2 1888,3
2004 191,8 186,7 162,6 142,1 135,7 151,4 160,0 190,1 158,2 176,5 172,1 223,0 2050,2
2005 227,0 173,1 221,3 209,1 240,3 189,9 220,0 230,5 114,9 94,4 126,6 133,6 2180,7
2006 200,4 220,8 157,7 169,0 137,3 173,3 162,6 153,9 106,3 139,9 156,8 204,4 1982,4
2007 223,4 173,6 144,5 186,0 120,6 114,5 129,2 126,6 100,2 89,7 94,7 119,9 1622,9
2008 164,3 182,1 167,2 147,9 102,0 131,3 137,7 159,8 110,9 101,6 109,0 195,2 1709,0
2009 208,7 160,2 142,2 168,9 78,2 145,9 140,0 157,9 136,7 105,9 149,3 184,8 1778,7
2010 171,2 137,8 167,6 146,1 152,6 132,8 118,4 120,9 121,4 78,4 80,8 159,5 1587,5
2011 197,7 169,9 167,1 160,5 127,2 130,3 134,4 116,4 117,1 97,6 131,4 173,5 1723,1
Tổng 1994 1772 1685 1634 1407 1504 1570 1606 1196 1098 1282 1689 18441
TB (mm) 166,2 147,7 140,5 136,2 117,3 125,4 130,9 133,8 99,7 91,5 106,9 140,8 1844,1

Bảng 1.7. Độ ẩm trung bình tại Phan Rang [20]


Đơn vị: %
Tháng TB
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
Năm (%)
2002 70,7 71,3 73,3 74,3 72,7 71,0 69,0 76,0 82,3 80,3 78,7 76,3 74,7
2003 68,3 72,0 74,0 74,3 76,7 74,3 75,7 69,3 76,7 79,3 71,3 66,3 73,2
2004 72,0 71,3 72,3 74,7 73,7 75,7 74,0 75,3 77,0 75,7 70,7 66,0 73,2
2005 69,0 71,0 72,0 72,7 72,7 73,0 73,0 72,3 82,0 84,7 83,0 79,7 75,4
2006 73,3 71,3 77,7 75,7 76,0 75,0 73,3 77,3 80,7 77,0 75,0 72,6 75,4
2007 69,7 71,7 75,7 74,0 76,3 74,3 73,3 78,0 81,0 79,0 78,3 76,0 75,6
2008 70,0 68,3 73,3 75,7 81,3 77,3 78,0 75,0 78,3 81,7 80,7 73,7 76,1
2009 67,0 74,4 76,4 78,1 83,3 73,8 74,4 75,3 76,3 79,5 75,3 71,9 75,5
2010 74,7 77,1 74,4 76,7 76,2 77,6 78,6 78,5 78,4 83,2 82,2 74,8 77,7
2011 70,0 72,0 72,0 73,0 77,0 78,0 76,0 78,0 75,0 82,0 77,0 73,0 75,3
TB (%) 70,5 72,0 74,1 74,9 76,6 75,0 74,5 75,5 78,8 80,2 77,2 73,0 75,2

Hình 1.5.Biểu đồ lượng mưa, nhiệt độ và độ ẩm tại trạm Phan Rang [20]

35
Bảng 1.8. Giá trị trung bình các yếu tố khí tượng tại trạm Phan Rang [20]

Số liệu từ năm 2002 đến 2011


Tổng lượng Tổng lượng bốc Độ ẩm trung bình Nhiệt độ trung
Tháng
mưa (mm) hơi (mm) (%) bình (oC)
1 199,10 1994 70,5 24,7
2 31,70 1772 72,0 25,5
3 238,50 1685 74,1 26,5
4 478,30 1634 74,9 28,0
5 1208,30 1407 76,6 28,7
6 756,10 1504 75,0 29,1
7 914,00 1570 74,5 28,6
8 1028,30 1606 75,5 28,6
9 1699,40 1196 78,8 28,0
10 2262,60 1098 80,2 27,0
11 1752,10 1282 77,2 26,4
12 745,60 1689 73,0 25,3
Tổng 1131,4 18441 75,2 27,2
3.1.6. Đặc điểm thảm thực vật
Nhìn chung thảm thực vật của khu vực các xã ven biển kém phát triển. Trên các
dãy núi đá cao cây lớn hầu như không có, chỉ có các cây nhỏ, chịu được hạn là tồn tại,
độ che phủ thấp. Khu vực đồi, chân núi và cồn cát ven biển (Công Hải, Vĩnh Hải, Bắc
Hải, Nhơn Hải, Phước Dinh và Phước Diêm...), được trồng các loại cây như bạch đàn,
tràm, phi lao... nhưng do lượng mưa ít, hạn hán nên cũng kém phát triển. Khu vực
đồng bằng nơi nhân dân canh tác các loại cây như lúa, nho, cỏ voi, hành tỏi... nhưng
mùa khô, những năm hạn hán kéo dài các loại cây này thường bị chết.
3.1.7. Đặc điểm giao thông, kinh tế, dân cư
a. Giao thông
Các xã ven biển tỉnh Ninh Thuận có điều kiện giao thông khá thuận lợi. Đường
bộ có QL1A chạy qua (xã Công Hải, Bắc Phong, Tân Hải, Hộ Hải, An Hải và Phước
Diêm), ngoài ra còn các đường liên huyện, liên xã, liên thôn, các đường này đều được
tráng nhựa hoặc trải đá cấp phối nên đi lại rất thuận tiện. Giao thông đường sắt khá
thuận tiện, vùng nghiên cứu rất gần ga Tháp Chàm, ga Cà Ná trên tuyến đường sắt
xuyên Việt. Về đường thủy, trong khu vực nghiên cứu có các cảng cá Đông Hải và Cà
Ná, nơi đây tàu thuyền đánh cá ra vào tấp nập. Ngoài ra, ở Cảng Cà Ná còn là nơi các
tàu thuyền đến để chuyên chở muối và thủy hải sản đi các nơi trong và ngoài nước.
Tại Tháp Chàm còn có sân bay Thành Sơn, một trong những căn cứ quân sự lớn của cả
nước.

36
b. Kinh tế
Ninh Thuận với nhiều lợi thế phát triển kinh tế do có nguồn tài nguyên thiên
nhiên phong phú và đa dạng, Tuy vậy, kinh tế phát triển rất không đồng đều giữa các
vùng miền.
Tài nguyên biển:
Ninh Thuận là một trong bốn ngư trường lớn nhất của Việt Nam. Với vùng lãnh
hải rộng 18.000 km², có khoảng 500 loài hải sản, cho phép khai thác mỗi năm 5 - 6
vạn tấn. Ngoài ra, còn có hệ sinh thái san hô phong phú và đa dạng với trên 120 loài và
rùa biển đặc biệt quý hiếm chỉ có ở tỉnh Ninh Thuận. Ven biển có nhiều đầm vịnh phù
hợp phát triển nuôi trồng thủy sản và sản xuất tôm giống là một thế mạnh của ngành
thủy sản.
Bên cạnh đó, du lịch cũng là thế mạnh của tỉnh với một số bãi biển đẹp hoang sơ
như Ninh Chữ - Bình Sơn, Bình Tiên, Cà Ná gắn liền với các công trình văn hoá Chăm
nổi tiếng.
Tài nguyên nước mặt
Tổng lượng nước nội địa toàn tỉnh là 2,55 tỉ m3/năm. Ngoài ra còn có thêm lượng
nước bổ sung từ hồ Đơn Dương xả xuống với Q0 = 16,65 m3/s hay 0,52 tỉ m3/năm. Trữ
năng thủy điện trên hệ thống sông Cái khoảng 20 nghìn kW.
- Hệ thống các sông độc lập ngoài sông Cái Phan Rang, gồm nhiều sông như:
sông Trâu, sông Quán Thẻ, suối Bà Râu... lượng nước thượng nguồn các sông nhánh
của sông Cái Phan Rang thuộc lãnh thổ của các tỉnh lân cận đổ vào là 16,64 m3/s hay
0,52 tỷ m3/năm.
Tài nguyên rừng:
Trong 157,3 nghìn ha rừng có 5 nghìn ha là rừng trồng với tỷ lệ che phủ rừng
46,8% và 7.000 ha rừng giàu. Trữ lượng gỗ trên 11 triệu m3.
Tài nguyên khoáng sản:
Khoáng sản kim loại có Wonfram, Molipđen, thiếc. Titan khu vực ven biển với
trữ lượng nhiều triệu tấn.
Phi kim loại có thạch anh tinh thể, đá granite, cát thủy tinh, sét gốm…
Tiềm năng về bùn khoáng mới được phát hiện ở thôn Suối Đá, xã Lợi Hải, huyện
Thuận Bắc. Bùn khoáng có chất lượng tốt, không có chứa các chất độc hại, trữ lượng
bùn khoáng dự kiến khoảng trên 30.000 tấn.
Kinh tế vùng nghiên cứu đặc biệt phát triển các ngành nghề như:
37
- Đánh bắt hải sản: Nhân dân các xã ven biển tỉnh Ninh Thuận phần lớn sống
bằng nghề đánh bắt hải sản, tập trung ở các khu vực ven biển như cảng cá Đông Hải,
cảng Cà Ná (xã Phước Diêm), thôn Sơn Hải (xã Phước Dinh), Phú Thọ (phường Đông
Hải)..., sản lượng đánh bắt hàng năm khá lớn, năm 2000 đạt 30.831 tấn (theo Quy
hoạch tổng thể phát triển ngành thuỷ sản tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2001-2010, Sở
thuỷ sản tỉnh Ninh Thuận).
- Nuôi trồng và chế biến thuỷ hải sản: Chủ yếu là nuôi tôm, sò, rong sụn..., chế
biến hải sản chủ yếu là làm nước mắm, chế biến cá, tôm khô và đông lạnh (Đông Hải,
Nhơn Hải, Tri Hải, Khánh Hải, Phước Diêm...).
- Sản xuất nước đá: Để đáp ứng nhu cầu bảo quản và chế biến hải sản, các cơ sở
và xí nghiệp sản xuất nước đá cũng rất phát triển tập trung ở cảng cá Đông Hải, Cà Ná,
Sơn Hải, Tri Hải....
- Đóng tàu thuyền: Trong vùng có các cơ sở đóng tàu đánh cá, cơ sở sửa chữa tàu
thuyền, cơ khí tập trung chủ yếu ở Tri Hải, Đông Hải và Cà Ná.
- Khai thác vật liệu xây dựng: Trong vùng các cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng
chủ yếu là khai thác cát, làm gạch ngói (xã An Hải), đá xây dựng và đá ốp lát (xã Công
Hải, Bắc Sơn, Vĩnh Hải, Nhơn Hải, Phước Dinh và Phước Diêm).
- Du lịch, dịch vụ: Trong vùng có nhiều bãi tắm đẹp như Ninh Chữ, Hoàn Cầu,
Cà Ná, Bình Tiên (xã Công Hải), Vĩnh Hy (xã Vĩnh Hải).... Tại đây đang được đầu tư
để thu hút khách du lịch với các nhà nghỉ, khách sạn, nhà hàng cùng như các dịch vụ
khác. Hiện nay cơ sở hạ tầng được cải thiện, giao thông khá thuận lợi nên lượng khách
đến tham quan, du lịch ngày càng tăng.
- Chăn nuôi, trồng trọt: Cũng rất phát triển với các loại cây, con đặc sản của Ninh
Thuận như nho, hành, tỏi, cỏ voi (cho chăn nuôi), bò, dê, cừu...
c. Dân cư
Dân cư các xã ven biển tỉnh Ninh Thuận chủ yếu là dân tộc Kinh, ngoài ra còn có
dân tộc Chăm (Chàm), phân bố không đều, tập trung chủ yếu ở đồng bằng ven biển
dọc các sông và trục lộ giao thông chính. Dân số của vùng nghiên cứu (các xã ven
biển) khoảng 170.310 người, tập trung ở các thị trấn, các phường xã ven thị xã Phan
Rang-Tháp Chàm như thị trấn Khánh Hải, xã Văn Hải, Hộ Hải, Phương Hải, Nhơn
Hải, Mỹ Hải, Mỹ Đông, Đông Hải và An Hải. Mật độ dân số đông nhất ở phường Mỹ
Đông và Đông Hải (4.711 và 7.957người/km2). Các xã Vĩnh Hải, Phước Dinh mật độ
dân số thấp nhất (39 và 40 người/km2) [20].

38
3.2. Đặc điểm địa chất thủy văn khu vực nghiên cứu
3.2.1. Lịch sử nghiên cứu
Trước năm 1975
Thời Pháp thuộc, nghiên cứu NDĐ vùng Ninh Thuận chỉ được tiến hành trên
những quy mô nhỏ, chưa được đầu tư nghiên cứu đầy đủ. Dưới chế độ Sài Gòn, Nha
cấp thủy nông thôn đã lập được sơ đồ trữ lượng và khả năng cấp nước của miền Nam
Việt Nam tỷ lệ 1/1.000.000. Ở Phan Rang, khoảng năm 1933, đã có 3 giếng khoan sâu
8mkhai thác nước trong các tầng trầm tích bở rời Đệ Tứ.
Nguồn tài liệu trên tuy hạn chế về quy mô và nội dung, song đã góp phần quan
trọng cho định hướng điều tra ĐCTV ở các giai đoạn tiếp theo.
Sau năm 1975
Từ sau năm 1975 đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu về ĐCTV. Liên
đoàn Quy hoạch và Điều tra TNN miền Trung đã tiến hành nghiên cứu, điều tra và lập
bản đồ ĐCTV tỷ lệ 1:200.000 trên toàn vùng; lập bản đồ ĐCTV tỷ lệ 1:50.000 và tìm
kiếm, thăm dò NDĐ ở nhiều đô thị và các khu kinh tế quan trọng.
Những công trình nghiên cứu ĐCTV và điều tra tài nguyên NDĐ ở Ninh Thuận
từ sau năm 1975 đến nay gồm các báo cáo sau:
- Bản đồ ĐCTV Việt Nam tỷ lệ 1:500.000 năm 1983;
- Bản đồ ĐCTV - ĐCCT tỷ lệ 1:200.000, Phan Rang - Nha Trang năm 1988;
- Tìm kiếm NDĐ bằng phương pháp Địa vật lý vùng Phan Rang, năm 1989;
- Nước dưới đất các đồng bằng ven biển Nam Trung Bộ Việt Nam, năm 1997;
- Điều tra địa chất đô thị vùng Phan Rang - Tháp Chàm năm 1999;
- Báo cáo khai thác nước tập trung phục vụ cung cấp nước sinh hoạt cho nhân
dân khu vực bị thiếu nước tỉnh Ninh Thuận, năm 2005;
- Điều tra đánh giá tiềm năng khai thác NDĐ phục vụ phát triển kinh tế xã hội
vùng cát ven biển tỉnh Bình Thuận, Ninh Thuận, Khánh Hòa, Phú Yênnăm 2007;
- Điều tra, đánh giá NDĐ các vùng đặc biệt thiếu nước sinh hoạt thuộc các tỉnh
Ninh Thuận và Bỉnh Thuận năm 2012;
- Báo cáo đề tài NCKH: Nghiên cứu mối quan hệ giữa các tầng, phức hệ chứa
nước với tiềm năng tài nguyên nước và đề xuất giải pháp trữ nước và bổ sung nhân tạo
nước dưới đất. Thí điểm áp dụng cho lưu vực sông Cái (Kinh Dinh) tỉnh Ninh Thuận,
năm 2013;

39
Và một số công trình nghiên cứu khác.

Tóm lại, trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận đã có nhiều công trình nghiên cứu về tài
nguyên NDĐ. Các tài liệu tổng hợp và thí nghiệm ĐCTV trong các công trình này khá
chính xác và có độ tin cậy cao.
3.2.2. Đặc điểm địa chất thủy văn
Đặc điểm ĐCTV vùng nghiên cứu được đánh giá trên cơ sở tổng hợp các nguồn
tài liệu đã thu thập được, tài liệu đo vẽ lập bản đồ địa chất thủy văn, cũng như tài liệu
các dạng công tác nghiên cứu (đo vẽ ĐCTV, địa vật lý, khoan ĐCTV, hút nước thí
nghiệm, phân tích mẫu nước, quan trắc động thái NDĐ,…).
Phân chia mức độ chứa nước của các tầng chứa nước được thể hiện trong bảng
dưới đây như sau:
Bảng1.9. Phân chia mức độ chứa nước

Lưu lượng Lưu lượng Diện phân bố


Mức độ chứa nước
lỗ khoan (l/s) nguồn lộ (l/s) của tầng chứa nước

Giàu nước > 5,0 > 1,0 Rộng

Tương đối giàu nước 1,0 - 5,0 0,1 - 1,0 Khá rộng

Nghèo nước < 1,0 < 0,1 Hẹp

1. Các tầng chứa nước


Các thành tạo địa chất vùng Ninh Thuận được chia ra 3 tầng chứa nước lỗ hổng,
4 tầng chứa nước khe nứt:
- Các tầng chứa nước lỗ hổng

+ Tầng chứa nước lỗ hổng trong trầm tích Đệ tứ không phân chia (q)
+ Tầng chứa nước lỗ hổng trong trầm tích Holocen (qh)
+ Tầng chứa nước lỗ hổng trong trầm tích Pleistocen (qp)
- Các tầng chứa nước khe nứt

+ Tầng chứa nước khe nứt phun trào bazan Pleistocen (/qp)
+ Tầng chứa nước khe nứt trầm tích Pliocen trên (n2)
+ Tầng chứa nước khe nứt Creta trên (k2)
+ Tầng chứa nước khe nứt trầm tích Jura giữa (j2)
+ Nước trong các đứt gãy kiến tạo

40
- Các thành tạo địa chất rất nghèo nước hoặc không chứa nước
a. Các tầng chứa nước lỗ hổng

 Tầng chứa nước lỗ hổng trong trầm tích Đệ tứ không phân chia (q)
Tầng chứa nước lỗ hổng các trầm tích Đệ tứ không phân chia (q) gồm các thành
tạo hỗn hợp sông - lũ - sườn tích (apdQ) phân bố ở các phần chuyển tiếp giữa vùng núi
và đồng bằng, diện tích lộ khoảng 65 km2. Chiều dày chứa nước của trầm tích biến đổi
từ 0,25 m đến 7,5 m; trung bình 3,16 m;
Thành phần đất đá không đồng nhất gồm bột, cát, sạn, cuội sỏi, dăm lẫn sét,
laterit màu nâu vàng, loang lổ; mài tròn và chọn lọc kém; kết cấu rời rạc.
Mực nước tĩnh dao động từ 0,17 m đến 9,8 m; trung bình 4,04 m. Mùa mưa mực
nước trong các giếng dâng cao, cuối mùa khô nhiều giếng bị cạn kiệt.
Các điểm lộ rất ít gặp, lưu lượng từ 0,1 - 0,2 l/s. Lưu lượng giếng từ 0,05 đến
0,62 l/s; trung bình 0,22 l/s. Lưu lượng lỗ khoan từ 0,5 đến 3,2 l/s, với trị số hạ thấp
2,1m và 3,6m; trung bình 1,63 l/s. Vùng chứa nước nghèo phân bố ở khu vực Phước
Tiến, Phước Đại (Bác Ái) và Hòa Sơn (Ninh Sơn) là các nón phóng vật có diện tích
nhỏ từ 1 đến vài km2.
Vùng chứa nước trung bình thuộc khu vực Phước Nam (huyện Thuận Nam).
Hệ số thấm các giếng biến đổi từ 0,37m/ngày đến 2,48m/ngày; trung bình 1,2
m/ngày. Hệ số dẫn nước từ 32,54m2/ngày đến 36,2m2/ngày; trung bình 34,37m2/ngày.
Tổng khoáng hóa của nước trong tầng này dao động từ 0,12 đến 2,8 g/l; trung
bình 0,69 g/l. Loại hình hóa học của nước chủ yếu là Bicarbonat - Natri, Bicarbonat -
Natri - Calci.
Nguồn cung cấp cho tầng chứa nước chủ yếu là nước mưa, nước mặt và từ các
tầng chứa nước nằm trên. Miền thoát là mạng thủy văn và thoát từ những nơi địa hình
cao. Hướng vận động về phía lòng sông, suối và theo chiều nghiêng địa hình. Động
thái biến đổi theo mùa. Loại hình hóa học của nước dưới đất tại khu vực Lợi Hải cũng
thay đổi từ nước Bicarbonat - Calci chuyển sang Clorur - Natri.
Tầng chứa nước Đệ tứ không phân chia phân bố không liên tục thành các dải nhỏ
hẹp, chiều dày mỏng, mức độ chứa nước từ nghèo đến tương đối giàu, chủ yếu là
nghèo, nên chỉ có ý nghĩa trong điều tra cung cấp nước quy mô nhỏ.

 Tầng chứa nước lỗ hổng trong trầm tích Holocen (qh)


Tầng chứa nước lỗ hổng các trầm tích Holocen được hình thành từ các trầm tích
sông, sông - biển (amQ23, amQ22-3, amQ22 và amQ21-2), biển - đầm lầy (mbQ23) và trầm

41
tích biển. Phân bố rộng rãi ở đồng bằng Phan Rang, dọc thung lũng sông Cái… Tổng
diện tích lộ khoảng 315 km2. Chiều dày chứa nước của trầm tích biến đổi từ 0,1 m đến
14,54 m; trung bình 1,94 m.
Thành phần đất đá gồm cuội, sỏi đa khoáng, cát thạch anh, cát pha, cát lẫn bột
sét, cát sét pha, bột, sét, cát chứa sạn, chứa vỏ sò, mảnh san hô màu xám đen, xám
vàng, kết cấu rời rạc.
Mực nước tĩnh dao động từ 0,1 m đến 9,45 m; trung bình 2,36 m. Mùa mưa mực
nước dâng cao, cuối mùa khô có khá nhiều giếng bị khô kiệt hoàn toàn.
Tầng chứa nước được chia ra khu vực nghèo nước và tương đối giàu nước.
- Khu vực nghèo nước:
Khu vực chứa nước nghèo phân bố chủ yếu ở trung tâm, Tây Nam, Đông Bắc
của đồng bằng Phan Rang và dọc theo QL27 từ Phan Rang - Tháp Chàm đến Mỹ Sơn
(Ninh Sơn). Thành phần gồm các trầm tích có nguồn gốc hỗn hợp sông biển, biển đầm
lầy và biển, có thành phần cát pha, sét pha.
Nước trong tầng thuộc loại nước ngầm, có độ sâu mực nước dao động từ 0,2 m
đến 6,24 m, giá trị thường gặp từ 1,0 đến 2,0 m.
Kết quả hút nước thí nghiệm các giếng và lỗ khoan cho thấy lưu lượng thay đổi
từ 0,05 l/s đến 0,91 l/s, trung bình là 0,32 l/s; hệ số thấm của đất đá trong tầng chứa
nước dao động từ 0,17 m/ng đến 5,15 m/ng, thường gặp 1,0 đến 2,0 m/ng.
- Khu vực tương đối giàu nước:
Chúng phân bố xen kẽ với khu vực chứa nước nghèo. Nước trong tầng thuộc loại
nước ngầm, có độ sâu mực nước dao động trong khoảng khá rộng từ 0,14 m đến 5,5 m.
Lưu lượng bơm hút thay đổi từ 1,0 l/s đến 4,16 l/s; hệ số thấm của đất đá trong
tầng thường > 1,0 m/ng.
Nhìn chung nước trong tầng Holocen chủ yếu là là nước siêu nhạt đến mặn. Tổng
độ khoáng hóa thay đổi từ 0,27 đến 18,88 g/l,. Loại hình hóa học nước trong tầng này
rất đa dạng, chủ yếu là Bicarbonat - Clorur Natri - Calci, Bicarbonat - Clorur Natri,
Bicarbonat - Clorur Calci,…
Nguồn cung cấp là nước mưa và nước mặt thấm trực tiếp.Miền thoát là mạng
sông suối và thấm xuống cung cấp cho các tầng chứa nước nằm phía dưới. Hướng vận
động của nước ngầm về phía lòng sông, suối, theo dộ dốc của mặt địa hình và thoát ra
biển (hình 4). Động thái biến đổi theo mùa.

42
Hình 1.6. Sơ đồ thủy đẳng cao và hướng dòng ngầm lưu vực sông Cái Phan Rang [20]
Tầng chứa nước Holocen tuy có diện phân bố rộng, song chiều dày nhỏ, nhiều
nơi bị nhiễm mặn nên khả năng cung cấp nước bị hạn chế. Tuy nhiên, ở những thung
lũng rộng, trung tâm đồng bằng Phan Rang tầng chứa nước có chiều dày thường lớn có
thể điều tra cung cấp nước quy mô nhỏ đến vừa.

 Tầng chứa nước lỗ hổng các trầm tích Pleistocen (qp)


Tầng chứa nước lỗ hổng các trầm tích Pleistocen tạo nên bởi các trầm tích biển,
trầm tích sông và trầm tích biển tướng bar cát. Phân bố chủ yếu khu vực xã Tân Hải và
phía Nam của đồng bằng Phan Rang, xã Phước Hòa (Bác Ái) đến Quảng Sơn (Ninh
Sơn). Tổng diện lộ của tầng chứa nước khoảng 364 km2. Chiều dày thay đổi từ 0,13 m
đến 42,9 m.
Thành phần đất đá chủ yếu là hạt thô: sạn, cát, cuội, cát pha, cát lẫn ít bột sét, ít
hơn là sét pha màu xám xanh, xám sáng, nâu đỏ loang lổ, kết cấu rời rạc đến nén yếu.

Hình 1.7.Mặt cắt ĐCTV qua đồng bằng Phan Rang (Tây Bắc - Đông Nam)[20]

43
Mực nước tĩnh dao động từ 0,0 m đến 17,10, trung bình từ 2,0 đến 4,0 m. Mùa
mưa mực nước trong các giếng dâng cao, cuối mùa khô nhiều giếng bị kiệt hoàn toàn.
Theo mức độ chứa nước của các trầm tích, tầng chứa nước được chia ra hai mức
độ chứa nước khác nhau là khu vực nghèo nước và khu vực tương đối giàu nước.
- Khu vực nghèo nước:
Mức độ chứa nước nghèo là các thành tạo hạt mịn sét pha, cát pha màu nâu đỏ
chiếm một diện tích đáng kể ở đồng bằng Phan Rang, khu vực Nhơn Sơn (Ninh Sơn),
Tân Hải (Ninh Hải),….
Nước trong tầng thuộc loại nước ngầm, có độ sâu mực nước dao động từ 0,0 m
đến 5,45 m.
Kết quả hút nước thí nghiệm lưu lượng thay đổi từ 0,06 l/s đến 0,95 l/s, trung
bình là 0,3 l/s; hệ số thấm của đất đá trong tầng chứa nước dao động từ 0,13 m/ng đến
4,33 m/ng, trung bình 1,55 m/ng.
- Khu vực tương đối giàu nước:
Phân bố hạn chế ở phía Nam Phước Hữu, phía Bắc xã Phước Nam (Thuận Nam)
và ở Phước Vinh (Ninh Phước).
Nước trong tầng thuộc loại nước ngầm, có độ sâu mực nước dao động từ 0,53 m
đến 17,1 m, giá trị thường gặp từ 1,0 đến 3,0 m. Kết quả hút nước thí nghiệm các
giếng và lỗ khoan cho thấy lưu lượng thay đổi từ 1,0 l/s đến 3,84 l/s, trung bình là 2,3
l/s; hệ số thấm của đất đá trong tầng chứa nước dao động từ 0,26 m/ng đến 4,79 m/ng.
Nhìn chung nước trong tầng Pleistocen là nước siêu nhạt đến mặn, đôi nơi rất
mặn. Tổng độ khoáng hóa thay đổi từ 0,02 đến 22,88 g/l. Loại hình hóa học của NDĐ
chủ yếu là Bicarbonat - Clorur Natri, Clorur - Bicarbonat Natri, Clorur - Bicarbonat
Natri - Calci,...
Nguồn cung cấp cho tầng là nước mưa, nước mặt và nơi bị phủ thì được nước
trong tầng Holocen cung cấp; miền thoát là mạng sông suối trong vùng, một phần cung
cấp cho tầng chứa nước bên dưới. Động thái NDĐ thay đổi theo mùa.
Tầng chứa nước trầm tích Pleistocen có ý nghĩa rất quan trọng đối với cung cấp
nước sinh hoạt nói riêng và phát triển kinh tế nói chung trong địa bàn tỉnh Ninh Thuận.
b. Các tầng chứa nước khe nứt

 Tầng chứa nước khe nứt phun trào bazan Pleistocen (/qp)
Tầng chứa nước được tạo thành bởi phun trào bazan hệ tầng Xuân Lộc(B/Q12xl),
chúng phân bố thành 3 khối nhỏ ở khu vực Ma Nới (Ninh Sơn), thuộc phía Tây vùng

44
nghiên cứu, giáp với tỉnh Lâm Đồng. Thành phần chủ yếu là bazan olivin, bazan bọt,
hyalobazan, tuf núi lửa. Trên mặt bazan phong hóa thành bột sét, màu nâu đỏ. Bề dày
20 - 50 m.
Độ sâu mực nước thay đổi từ 0,9 đến 4,48 m. Hệ số thấm thay đổi từ 1,61 đến 7,1
m/ng. Do diện phân bố nhỏ hẹp, thuộc loại nghèo nước lại nằm ở vùng sâu, vùng xa,
địa hình hiểm trở, nên ít có ý nghĩa trong cung cấp nước.

 Tầng chứa nước khe nứt trầm tích Pliocen trên (n2)
Thành tạo nên tầng chứa nước khe nứt trầm tích Pliocen (n2) là các trầm tích của
hệ tầng Mavieck phân bố thành dải hẹp ở Đông Nam núi Mavieck (Phước Dinh) kéo
xuống chân núi Đá Bạc.
Bề dày chứa nước quan sát được ở các lỗ khoan từ 11,0 m đến 29,7 m; trung bình
khoảng 15 m. Thành phần là cát sạn kết vôi, sét kết vôi, cát kết lẫn nhiều mảnh vụn
san hô, cát kết chứa tektit nguyên dạng; gắn kết yếu, dễ vỡ vụn.
Mực nước trong các giếng và lỗ khoan dao động từ 1,0 m đến 5,2 m; trung bình
là 3,4 m. Lưu lượng các lỗ khoan thay đổi từ 0,5 đến 3,12 l/s, trung bình khoảng 2,1
l/s. Hệ số thấm là 0,33 m/ng. Như vậy, có thể xếp tầng chứa nước Pliocen vào mức độ
tương đối giàu nước.
Nước trong tầng chủ yếu là nước nhạt, tổng độ khoáng hóa thay đổi từ 0,46 đến
1,61 g/l; trung bình 0,95 g/l. Loại hình hóa học chủ yếu là Clorur - Bicarbonat Natri.
Nguồn cung cấp là nước mưa nơi diện tích lộ và các tầng chứa nước nằm trên ở
phần bị phủ. Miền thoát trùng với miền thoát của tầng chứa nước lỗ hổng Holocen và
Pleistocen. Hướng vận động chung của nước dưới đất về phía biển theo chiều nghiêng
của mặt địa hình.
Tóm lại, tầng chứa nước Pliocen có diện tích phân bố và bề dày đáng kể, mức độ
chứa nước thuộc loại trung bình, là một trong những đối tượng cung cấp nước của
vùng nghiên cứu.

 Tầng chứa nước khe nứt Creta trên (k2)


Tầng chứa nước khe nứt Creta trên được tạo thành bởi các thành tạo phun trào hệ
tầng Đơn Dương. Chúng lộ ra ở phía Bắc của tỉnh Ninh Thuận, phía Tây xã Phước
Bình, khu vực xã Phước Thắng, Phước Thành (Bác Ái), xã Phước Chính, xã Mỹ Sơn,
Quảng Sơn (Ninh Sơn), Tây Nam Ma Nới. Diện tích lộ tổng cộng khoảng 620 km 2. Bề
dày từ 11,0 m đến 67,55 m.Thành phần chủ yếu là dacit, ryodacit, felsit andesitodacit
và tuf của chúng xen kẽ trầm tích nguồn núi lửa cuội kết tuf, sạn kết tuf, dăm kết tuf.

45
Nước trong tầng chủ yếu là nước ngầm, mực nước trong các lỗ khoan dao động
từ 1,06m đến 5,5 m; trung bình 3,34 m. Lưu lượng thay đổi từ 0,27 l/s đến 0,3 l/s. Hệ
số dẫn nước là 1,28 m2/ngày và 1,18 m2/ngày. Tổng khoáng hóa của nước dưới đất
trong tầng chứa nước khe nứt Creta trên từ 0,65 g/l đến 1,2 g/l. Loại hình hóa học của
nước dưới đất là Bicarbonat Clorur - Natri và Bicarbonat - Natri –Calci.
Nguồn cung cấp chủ yếu là nước mưa thấm xuống theo các kẽ nứt và vận động
theo hướng dốc của địa hình. Miền thoát nước là các khe xâm thực sông suối. Động
thái thay đổi theo mùa. Tầng chứa nước khe nứt Creta trên ít có ý nghĩa trong điều tra
cung cấp nước

 Tầng chứa nước khe nứt trầm tích Jura giữa (j2)
Tầng chứa nước khe nứt Jura giữa được thành tạo từ các trầm tích của hệ tầng La
Ngà. Phân bố rộng rãi ở khu vực Phước Bình, Phước Chính, Ma Nới và rải rác trong
vùng nghiên cứu. Tổng diện lộ khoảng 325 km2. Bề dày từ 11,2 m đến 103,65 m.
Thành phần trầm tích gồm: bột kết, cát kết, đá phiến sét, sét kết. Đá rắn chắc, cấu tạo
phân lớp vừa đến dày.
Độ sâu mực nước dao động từ 0,5 m đến 6,42 m, trung bình 3,7 m. Lưu lượng
dao động từ 0,11 l/s đến 1,23 l/s. Hệ số thấm tay đổi từ 0,01 m/ng đến 0,135 m/ng;
trung bình 0,08 m/ng. Như vậy, tầng chứa nước khe nứt trầm tích Jura thuộc loại
nghèo nước.
Tổng khoáng hóa của nước trong tầng thay đổi từ 0,42 g/l đến 2,91 g/l, giá trị
thường gặp từ 0,5 đến 0,9 g/l. Loại hình hóa học nước chủ yếu là Bicarbonat Calci -
Natri, Bicarbonat Natri -Calci - Magne.
Động thái của nước biến đổi theo mùa. Nguồn cung cấp là nước mưa và nước
từ các tầng chứa nước nằm trên ngấm xuống. Miền thoát là các thành tạo trẻ hơn và
các điểm xuất lộ. Như vậy, tầng chứa nước khe nứt Jura giữa có mức độ chứa nước
nghèo, chỉ có thể cung cấp ở quy mô nhỏ.

 Nước trong đứt gãy kiến tạo


Hoạt động đứt gãy phát triển khá mạnh mẽ trong vùng nghiên cứu, chủ yếu thuộc
2 nhóm Đông Bắc - Tây Nam và Tây Bắc - Đông Nam.
Các lỗ khoan gặp đứt gãy Ma Nới trong hệ tầng La Ngà bị cà nát, dập vỡ mạnh,
hình thành các đới nứt nẻ có khả năng chứa nước tốt. Ngoài ra, có một số lỗ khoan
nghiên cứu của các đề án trước đây đã gặp đứt gãy, có khả năng chứa nước tương đối
giàu.

46
Nước trong các đứt gãy kiến tạo chủ yếu là nước có áp yếu, độ sâu mực nước từ
0,0 m đến 12,3 m, giá trị trung bình khoảng 6,0 m. Mức độ chứa nước của các đứt gãy
từ tương đối giàu đến giàu, lưu lượng thay đổi từ 1,5 l/s đến 6,25 l/s.
Tổng độ khoáng hóa của nước thay đổi từ 0,23 g/l đến 1,26 g/l, thường gặp <0,7
g/l. Loại hình hóa học nước chủ yếu là Bicarbonat Calci - Natri, Bicarbonat Natri -
Calci- Magne.
Động thái của nước trong các đới phá hủy kiến tạo biến đổi theo mùa, biện độ
dao động 1,5 - 2,0 m. Nguồn cung cấp là nước mưa và nước từ các tầng chứa nước
nằm trên ngấm xuống. Miền thoát là các thành tạo trẻ hơn và các điểm xuất lộ.
Đới chứa nước khe nứt tuy có khả năng chứa nước tương đối giàu nhưng mức độ
chứa nước không ổn định, bất đồng nhất theo chiều sâu và theo phương kéo dài của
các đứt gãy. Do đó đơn vị chứa nước này ít có ý nghĩa kinh tế, chỉ có thể đáp ứng khả
năng cấp nước quy mô nhỏ đến vừa.
2. Các thành tạo rất nghèo nước hoặc không chứa nước
a. Các thành tạo địa chất rất nghèo nước
Hệ tầng Đèo Bảo Lộc (K1đbl)
Trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận các thành tạo núi lửa của hệ tầng phân bố chủ yếu
ở phía Tây tỉnh, tạo nên các khối núi Sa Ru, núi Kom Lom, núi Đao, núi Đỏ,… Diện
lộ tổng cộng khoảng 70 km2. Thành phần chủ yếu là andesit, dacit, andesitodacit,
ryodacit và tuf của chúng, với bề dày 200 - 500 m. Các đá cấu tạo khối đặc sít, rắn
chắc, ít nứt nẻ, chứa nước rất kém.
b. Các thành tạo địa chất không chứa nước
Các thành tạo địa chất không chứa nước bao gồm đá xâm nhập của các phức hệ
Cà Ná, Đèo Cả, Định Quán, An Kroet, Cù Mông và Phan Rang, phân bố rộng rãi,
chiếm một diện tích khá lớn, khoảng 1.400 km2 (chiếm 42% diện tích tỉnh Ninh
Thuận). Những thành tạo địa chất này chỉ chứa một lượng nước nhỏ trong lớp vỏ
phong hóa và thường bị cạn kiệt về mùa khô. Phần không phong hóa, các đá có cấu tạo
khối rắn chắc, hầu như không nứt nẻ và không chứa nước.
3.3. Hiện trạng khai thác, sử dụng tài nguyên nước dưới đất khu vực nghiên
cứu
Hiện trạng khai thác, sử dụng tài nguyên NDĐ trong vùng nghiên cứu như sau:
- Lưu lượng khai thác nước (từ năm 2004 đến nay) tại các lỗ khoan: NT-01 (An
Hải, Ninh Hải); NT-03 (Phường Mỹ Đông, thành phố Phan Rang - Tháp Chàm); NT-

47
04 (Nhơn Hải, Ninh Hải); NT-17 (Văn Hải, thành phố Phan Rang - Tháp Chàm); NT-
19 (Tân Hải, Ninh Hải); NT-20 (Bắc Hải, Thuận Bắc); NT-21 (Công Hải, Thuận
Bắc) ; PN1, PN2, PN3, PN4, PN5 và PN6 (khu công nghiệp Phước Nam, Thuận Nam)
vào khoảng 1.900 m3/ng.
- Lưu lượng khai thác NDĐ (từ năm 2005 đến nay) tại các lỗ khoan: LN01,
LN02 (Nhơn Hải, Ninh Hải); LN03, LN04, LN05, LN06, LN07 (An Hải, Ninh
Phước); LN08, LN09, LN10, LN11, LN12 (Phước Dinh, Ninh Phước); GKM1 (Mỹ
Sơn, Ninh Sơn); GKPĐ1, GKPĐ2 (Phước Đại, Bác Ái) và GKPC1 (Phước Chính, Bác
Ái); khoảng gần 2.800 m3/ng.
- Lưu lượng khai thác NDĐ (từ năm 2007 đến nay) tại các lỗ khoan của tổ chức
Jica: N-01 (Nhơn Hải, Ninh Hải), N-02 (Công Hải, Thuận Bắc), N-03 (Bắc Sơn,
Thuận Bắc) và N-06 (Phước Hải, Ninh Phước) khoảng 400 m3/ng.
- Lưu lượng của các lỗ khoan khai thác NDĐ (từ năm 2008 đến nay) tại Công
Hải (Thuận Bắc), Hòa Sơn, Lương Sơn, Ma Nới (Ninh Sơn), Phước Kháng (Thuận
Bắc), Phước Tân, Phước Thành, Phước Trung (Bác Ái) và Phước Vinh (Ninh Phước)
khoảng 2200 m3/ng.
Ngoài ra trong vùng nghiên cứu còn có các giếng đào, giếng khoan nhỏ lẻ của
các hộ dân khai thác nước phục vụ nhụ cầu hàng ngày của người dân với tổng lưu
lượng khai thác không xác định [20].
3.4. Hiện trạng thủy hóa và tình hình nhiễm mặn vùng ven biển tỉnh Ninh
Thuận
3.4.1. Loại hình hóa học nước dưới đất
Phía đông tỉnh Ninh Thuận nằm giáp với biển, do vậy nước dưới đất chịu tác
động trực tiếp và lâu dài với nước biển và chuyển tiếp của địa hình đã làm cho đặc
điểm thủy hóa của vùng nghiên cứu khá phức tạp. Các loại hình hóa học chủ yếu là
Clorua, Bicarbonat và nước hỗn hợp.
a. Loại hình nước clorur
Phân bố rộng rãi ở đồng bằng Phan Rang, phía Đông Nam của tỉnh Ninh Thuận
và tập trung chủ yếu ở đồng bằng lớn Phan Rang và các dải đồng bằng ven biển, với
diện tích khoảng trên 300 km2.
Thành phần ion chủ yếu của nước theo thứ tự giảm dần (Cl-), (HCO3), (SO42-).
pH từ 6,3 đến 9,01. Độ cứng toàn phần từ 0,1 mgđl/l đến 174 mgđl/l, nước thuộc loại
từ rất mềm đến rất cứng. Đặc biệt, những nơi nước nhiễm mặn độ cứng thường lớn
(>13 mgđl/l). Tổng khoáng hóa từ 0,08 g/l đến 13,33 g/l. Nước dưới đất thuộc loại

48
nước nhạt đến nước lợ và nước mặn. Sự biến đổi hàm lượng các ion của nước có loại
hình hóa học clorur thể hiện trong bảng dưới đây.
b. Loại hình nước bicarbonat
Nước dưới đất thuộc loại hình hóa học bicarbonat phân bố chủ yếu ở phía Tây
và phía Đông Bắc tỉnh Ninh Thuậnvới diện tích tổng cộng khoảng 540 km2.
Thành phần ion chủ yếu của nước theo thứ tự giảm dần (HCO3-), (SO42-),
(NO3).pH từ 5,99 đến 8,74thuộc loại acid yếu đến kiềm mạnh.Độ cứng toàn phần của
nước từ 0,25 mgđl/l đến 13,8 mgđl/l, nước thuộc loại rất mềm đến rất cứng.Tổng
khoáng hóa từ 0,06 g/l đến 2,12 g/l; thuộc loại nước nhạt đến nước hơi lợ.
c. Loại hình nước hỗn hợp
* Nước hỗn hợp clorur - bicarbonat
Phân bố thành 3 cụm chính ở đồng bằng lớn Phan Rang, dọc QL1A đoạn phía
Đông Bắc từ Công Hải đến Phan Rang và dọc QL1A đoạn phía Nam từ Phước Nam
đến Phước Minh. Ngoài ra, còn phân bố ở Phước Chính và Phước Dinh. Diện tích tổng
cộng khoảng 270 km2.
Thành phần ion chủ yếu của nước theo thứ tự giảm dần (Cl-), (HCO3). (SO42-)
(NO3-). Độ pH của nước thuộc loại hình hoá học này thay đổi từ 6,28 đến 8,68; nước
thuộc loại trung tính đến kiềm mạnh. Độ cứng toàn phần từ 0,2 mgđl/l đến 14,5
mgđl/l, nước thuộc loại rất mềm đến rất cứng. Những nơi nước nhiễm mặn độ cứng
thường lớn (>5,3 mgđl/l).
Tổng khoáng hóa từ 0,09 g/l đến 2,79 g/l; thuộc loại nước nhạt đến nước hơi lợ.
* Nước hỗn hợp bicarbonat - clorur
Phân bố đan xen với nước clorur, nước bicarbonat và nước hỗn hợp clorur -
bicarbonat với diện tích khoảng trên 200 km2.
Thành phần ion chủ yếu của nước theo thứ tự giảm dần (HCO3-), (Cl-), (SO42-),
(NO3-) pH từ 6,62 đến 8,52; nước thuộc loại trung tính đến kiềm mạnh. Độ cứng toàn
phần từ 0,2 mgđl/l đến 10,6 mgđl/l, nước thuộc loại rất mềm đến rất cứng.Tổng
khoáng hóa của từ 0,04 g/l đến 2,4 g/l; thuộc nước nhạt đến nước hơi lợ.
3.4.2. Hiện trạng nhiễm mặn nước dưới đất
Tỉnh Ninh Thuận có đường bờ biển dài 105 km, với nhiều vũng vịnh, cửa sông,
chịu sự tác động mạnh mẽ của thủy triều nên nước dưới đất bị nhiễm mặn ở nhiều
vùng khác nhau. Khu vực này đã hình thành những vùng nước dưới đất bị nhiễm mặn
hoàn toàn từ trên xuống dưới, khoảng 190 km2. Đồng bằng Quán Thẻ xấp xỉ 300 km2,

49
nhiễm mặn hoàn toàn khoảng 90 km2. Ngoài ra, một số đứt gãy sâu là các kênh dẫn
thuận lợi cho xâm nhập mặn từ dưới lên các tầng chứa nước phía trên. Như vậy, các
đồng bằng Phan Rang và Quán Thẻ còn khoảng 420 km2 có phần NDĐ trên nhạt và
phần dưới bị nhiễm mặn.
Xâm nhập mặn bao trùm phần lớn phía Đông thành phố Phan Rang - Tháp Chàm
kéo xuống Quán Thẻ, diện tích xấp xỉ 100 km2. Tại vùng này nước nhạt chỉ tồn tại
dưới dạng thấu kính trong các cồn cát, đụn cát ở những địa hình tương đối cao. Phía
Bắc Phan Rang - Tháp Chàm đến Ninh Hải, dọc quốc lộ 1A và phía Tây thành phố đến
cầu Tân Mỹ dọc theo sông Cái ít bị ảnh hưởng bởi xâm nhập mặn.
Nhìn chung, không gian phân bố của nước dưới đất bị nhiễm mặn trong toàn tỉnh
Ninh Thuận có phương Đông – Tây. Ranh giới nhiễm mặn nước dưới đất bắt đầu từ
cầu Mỹ Thanh (xã Công Hải) chạy dọc theo QL1A qua địa phận các xã Công Hải, Lợi
Hải (Thuận Bắc); sâu về phía Tây tới Phước Trung (Bác Ái), vòng qua khu vực Nhơn
Sơn, Mỹ Sơn (Ninh Sơn), Phước Vinh, Phước Hậu (Ninh Phước), Phước Nam cho đến
cầu Ga, Phước Diêm (Thuận Nam). Điểm xa nhất của ranh giới nhiễm mặn tính từ cửa
sông Cái theo hướng Tây Bắc, dọc QL27 đến gần UBND xã Mỹ Sơn là 22,5 km. Vùng
bị nhiễm mặn thể hiện trong hình 1.8.

Hình 1.8. Sơ đồ nhiễm mặn nước dưới đất vùng ven biển Ninh Thuận [20]

50
Kết quả khoanh định các vùng nước dưới đất bị nhiễm mặn (tổng khoáng hóa
M>1,0 g/l và k<10m) như sau:
* Vùng nước dưới đất phần trên nhạt, dưới bị nhiễm mặn:
Thuộc loại này phân bố rải rác từ khu vực suối giếng xã Công Hải (Thuận Bắc)
đến tận cầu Ga ở xã Phước Diêm (Thuận Nam). Chúng gồm các khoảnh:
- Khoảnh 1: từ cầu Bà Râu đến cầu Lăng Ông, xã Lợi Hải (Thuận Bắc) phân bố
chủ yếu các trầm tích Holocen và từ Tây Bắc xã Tân Hải đến Đồng Giầy, xã Mỹ Sơn
(Ninh Sơn) phân bố chủ yếu các trầm tích Pleistocen, diện tích khoảng 55 km2. Chiều
sâu bị nhiễm mặn thường >10m. Điện trở suất của đất đá k<10m. Phần trên là nước
nhạt và nước khoáng hóa cao, tổng độ khoáng hóa M < 1,0 g/l.
- Khoảnh 2: phân bố ở trung tâm, phía Tây và kéo ra phía Đông của đồng bằng
Phan Rang. Ở trung tâm thuộc các phường Đài Sơn, Phước Mỹ, Đô Vinh, Bảo An (PR
- TC) kéo xuống Phước Thuận Trường Sanh đến Phú Quý (Ninh Phước) ra Long Bình,
Lam Cương, Tuân Tú, Hòa Thanh thuộc xã An Hải ở phía Đông. Phía Tây gồm Ninh
Quý, Phước An, Phước Thiện xã Phước Sơn và một phần xã Phước Vinh (Ninh Sơn).
Diện tích phân bố của khoảnh này khoảng trên 100 km2. Tầng chứa nước bị nhiễm
mặn trong khoảnh này gồm tầng chứa nước lỗ hổng Holocen và tầng chứa nước
Pleistocen. Điện trở suất của trầm tích k<10m. Phần trên nước nhạt và nước khoáng
hóa cao, tổng độ khoáng hóa M < 1,0 g/l. Chiều sâu bị nhiễm mặn >10m.
- Khoảnh 3: phân bố ở phía Nam của đồng bằng Phan Rang và Đông Nam vùng
nghiên cứu gồm địa bàn 2 xã Phước Nam và Phước Dinh. Diện tích phân bố của
khoảnh này khoảng 110 km2. Tầng chứa nước bị nhiễm mặn trong khoảnh này gồm
tầng chứa nước lỗ hổng Holocen và tầng chứa nước Pleistocen. Điện trở suất của trầm
tích k<10m. Phần trên nước nhạt và nước khoáng hóa cao, tổng độ khoáng hóa M
<1,0 g/l. Chiều sâu bị nhiễm mặn >10 m.
* Vùng nước dưới đất mặn hoàn toàn
Vùng nước dưới đất bị nhiễm mặn hoàn toàn bao trùm phần lớn đồng bằng
Phan Rang và các dải cồn cát, đụn cát ven biển. Gồm các khoảnh sau:
- Khoảnh 1: phía Đông xã Lợi Hải, diện tích khoảng 26 km2. Gồm các trầm tích
sông biển thuộc tầng chứa nước lỗ hổng các trầm tích Holocen. Điện trở suất của trầm
tích k<10m. Nước dưới đất bị nhiễm mặn hoàn toàn, tổng khoáng hóa dao động từ
1,0 g/l đến 2 g/l, thuộc loại nước lợ.
- Khoảnh 2: phía Đông Bắc xã Lợi Hải thuộc thôn Vĩnh Hy, bãi Chuối, bãi
Thùng, bãi Chà Là giáp với biển, diện tích khoảng 40 km2. Nước dưới đất bị nhiễm

51
mặn hoàn toàn, tổng khoáng hóa dao động từ 1,5 g/l đến 5 g/l, thuộc loại nước hơi lợ
và nước mặn.
- Khoảnh 3: bao trùm phía Tây đồng bằng Phan Rang thuộc địa phận các xã
Lương Tri, Nhơn Sơn, khu vực sân bay Thành Sơn, trung tâm và phía Đông đồng
bằng: phường Mỹ Hải, Mỹ Đông, Đạo Long, Tấn Tài,... và xã Xuân Hải, Hộ Diêm,
Phương Hải, Tri Hải, Nhơn Hải, Mỹ Hải, Phước Thuận,... tổng diện tích khoảng gần
200 km2. Điện trở suất của trầm tích k<10m. Nước dưới đất bị nhiễm mặn hoàn
toàn, tổng khoáng hóa thường từ 1,0 g/l đến 6 g/l, thuộc loại nước lợ và nước mặn.
- Khoảnh 4: còn lại ở phía Tây, gồm một khoảnh lớn và vài ba khoảnh nhỏ với
diện tích tổng cộng chừng 120 km2 thuộc phạm vi các xã Phước Hải, Nhị Hà, Phước
Nam, Phước Minh, Phước Diêm. Điện trở suất của trầm tích k<10m. Nước dưới đất
bị nhiễm mặn hoàn toàn, tổng khoáng hóa dao động từ 1,0 g/l đến 6 g/l, thuộc loại
nước lợ và nước mặn.
3.6. Nhận xét, đánh giá
Tóm lại, vùng nghiên cứu là một phần tỉnh Ninh Thuận thuộc duyên hải Nam
Trung bộ với diện tích khoảng gần 1000 km2. Nơi đây đặc trưng với hệ thống sông lớn
nhất là sông cái Phan Rang. Lượng bốc hơi lớn dẫn đến vùng này khan hiếm nước
quanh năm. Các tầng chứa nước trong trầm tích đệ tứ của khu vực được tập trung đi
nghiên cứu gồm có 2 tầng là tầng chứa nước lỗ hổng trong trầm tích Holocen (qh) và
tầng chứa nước lỗ hổng trong trầm tích Pleistocen (qp).
4. Tổng quan về kịch bản biến đổi khí hậu
Ban Liên Chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC), một tổ chức gồm hơn hai
nghìn nhà khoa học hàng đầu trên thế giới trên tất cả các lĩnh vực, đã nghiên cứu một
cách toàn diện các hoạt động của nhân loại để đưa ra các dự đoán về mức độ phát thải
khí nhà kính trong tương lai. Trên cơ sở đó, lựa chọn ra được các kịch bản phát thải
khí nhà kính có độ thích hợp cao nhất làm cơ sở tính toán sự thay đổi của các yếu tố
khí hậu như nhiệt độ, lượng mưa, mức độ tan chảy của các khối băng trên phạm vi
toàn cầu và nước biển dâng. Các kết quả này được công bố trong các báo cáo đánh giá
của Ban Liên Chính phủ về biến đổi khí hậu, báo cáo gần đây nhất là Báo cáo đánh giá
lần thứ tư, năm 2007 và được cập nhật, bổ sung vào năm 2010.
Kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng cho Việt Nam được xây dựng dựa
trên kịch bản phát thải khí nhà kính và kịch bản biến đổi khí hậu toàn cầu của Ban liên
chính phủ về biến đổi khí hậu, phản ánh sự tiến triển trong tương lai của các mối quan
hệ giữa kinh tế - xã hội, GDP, phát thải khí nhà kính, biến đổi khí hậu và mực nước
biển dâng.

52
Các kịch bản được chi tiết hóa cho điều kiện khí hậu cụ thể của Việt Nam, thể
hiện mức độ thay đổi của các yếu tố khí hậu, tập trung vào các yếu tố chính là nhiệt
độ, lượng mưa và nước biển dâng cho các địa phương và các khu vực ven biển Việt
Nam.
Các kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng được xây dựng theo các kịch bản
phát thải khí nhà kính: Kịch bản phát thải thấp (B1), kịch bản phát thải trung bình (B2,
A1B), kịch bản phát thải cao (A2, A1FI).
Các kịch bản được xây dựng chi tiết cho các địa phương và các khu vực ven
biển Việt Nam theo từng thập kỷ của thế kỷ 21. Thời kỳ cơ sở để so sánh sự thay đổi
của khí hậu là giai đoạn 1980-1999, đây cũng là giai đoạn được IPCC dùng trong Báo
cáo đánh giá lần thứ tư.
Các yếu tố của kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng gồm: Mức tăng nhiệt
độ và sự thay đổi lượng mưa trung bình của các mùa (mùa đông (XII-II), mùa xuân
(III-V), mùa hè (VIVIII), mùa thu (IX-XI)) và trung bình năm; các cực trị khí hậu
gồm: Nhiệt độ tối cao trung bình, tối thấp trung bình, sự thay đổi của số ngày có nhiệt
độ nóng nhất và mức thay đổi của lượng mưa ngày lớn nhất; mực nước biển dâng cho
các khu vực ven biển.
Các kịch bản biến đổi khí hậu
- Về nhiệt độ: Vào cuối thế kỷ 21, theo kịch bản phát thải trung bình, nhiệt độ
trung bình tăng từ 2 đến 30C trên phần lớn diện tích cả nước, riêng khu vực từ Hà Tĩnh
đến Quảng Trị có nhiệt độ trung bình tăng nhanh hơn so với những nơi khác. Nhiệt độ
thấp nhất trung bình tăng từ 2,2 đến 3,00C, nhiệt độ cao nhất trung bình tăng từ 2,0 đến
3,20C. Số ngày có nhiệt độ cao nhất trên 350C tăng từ 15 đến 30 ngày trên phần lớn
diện tích cả nước.
- Về lượng mưa: Vào cuối thế kỷ 21, theo kịch bản phát thải trung bình, lượng
mưa năm tăng trên hầu khắp lãnh thổ, mức tăng phổ biến từ 2 đến 7%, riêng Tây
Nguyên, Nam Trung Bộ tăng ít hơn, dưới 3%. Xu thế chung là lượng mưa mùa khô
giảm và lượng mưa mùa mưa tăng. Lượng mưa ngày lớn nhất tăng thêm so với thời kỳ
1980-1999 ở Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ và giảm ở Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Nam Bộ.
Tuy nhiên ở các khu vực khác nhau lại có thể xuất hiện ngày mưa dị thường với lượng
mưa gấp đôi so với kỷ lục hiện nay.
- Mực nước biển dâng: Vào cuối thế kỷ 21, theo kịch bản phát thải trung bình,
nước biển dâng cao nhất ở vùng từ Cà Mau đến Kiên Giang trong khoảng từ 62 đến
82cm, thấp nhất ở vùng Móng Cái trong khoảng từ 49 đến 64cm; trung bình toàn Việt
Nam, nước biển dâng trong khoảng từ 57 đến 73cm. Theo kịch bản phát thải cao

53
(A1FI), vào cuối thế kỷ 21, nước biển dâng cao nhất ở vùng từ Cà Mau đến Kiên
Giang trong khoảng từ 85 đến 105cm, thấp nhất ở khu vực từ Móng Cái đến Hòn Dấu
trong khoảng từ 66 đến 85cm; trung bình toàn Việt Nam, nước biển dâng trong khoảng
từ 78 đến 95cm.
- Nếu nước biển dâng 1m, sẽ có khoảng 39% diện tích đồng bằng sông Cửu
Long, trên 10% diện tích vùng đồng bằng sông Hồng và Quảng Ninh, trên 2,5% diện
tích thuộc các tỉnh ven biển miền Trung và trên 20% diện tích Thành phố Hồ Chí
Minh có nguy cơ bị ngập; gần 35% dân số thuộc các tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu
Long, trên 9% dân số vùng đồng bằng sông Hồng và Quảng Ninh, gần 9% dân số các
tỉnh ven biển miền Trung và khoảng 7% dân số Thành phố Hồ Chí Minh bị ảnh hưởng
trực tiếp; trên 4% hệ thống đường sắt, trên 9% hệ thống quốc lộ và khoảng 12% hệ
thống tỉnh lộ của Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng.

54
CHƯƠNG 2
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ TÌNH HÌNH SỐ LIỆU
Luận văn được thực hiện dựa trên cơ sở nghiên cứu về đánh giá tính tổn thương
các tầng chứa nước do xâm nhập mặn bằng phương pháp GALDIT trong nghiên cứu
củaLobo-Ferreira, 2007. Từ đó, phương pháp GALDIT được điều chỉnh lại cho phù
hợp với vùng nghiên cứu. Với nguồn số liệu được thu thập từ nhiều nguồn và trải dài
trong một khoảng thời gian từ 2007 đến 2011, ngoài các nhân tố đặc tính thủy lực của
tầng chứa nước (G), hệ số thấm (A), khoảng cách đến đường bờ biển (D) có giá trị
không biến đổi lớn trong một gian đoạn thì các nhân tố còn lại cần được lựa chọn
trong cùng một khoảng thời gian do đặc tính riêng.
1. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện được mục tiêu đánh giá được mức độ tổn thương do xâm nhập
mặn cho các tầng chứa nước trầm tích Đệ tứ ven biển tỉnh Ninh Thuận, trình tự tiến
hành nghiên cứu tương ứng với các phương pháp sử dụng được biểu diễn trên hình
2.1.

Hình 2.1. Sơ đồ phương pháp nghiên cứu

55
1.1. Thu thập dữ liệu
1.1.1. Mục đích
Làm cơ sở đánh giá đặc điểm của khu vực nghiên cứu về điều kiện địa lý tự
nhiên, khí tượng, thủy văn, kinh tế, xã hội cũng như đặc điểm về địa chất, địa chất
thủy văn phục vụ cho xây dựng phương án thực hiện và thành lập báo cáo tổng kết.
1.1.2 Phương pháp tiến hành
Các tài liệu được thu thập từ các nghiên các dự án, đề tài nghiên cứu trước đây
bao gồm các tài liệu dưới dạng các báo cáo, bảng số liệu, file số liệu số được ghi chép,
phô tô, scan và sao lưu dưới dạng file mềm hoặc tài liệu giấy.
1.1.3 Nội dung
Các tài liệu thu thập được gồm có:
+ Tài liệu dân cư kinh tế
- Tài liệu về dân cư kinh tế, giao thông.
+ Tài liệu khí tượng thủy văn
- Lượng mưa, lượng bốc hơi, độ ẩm không khí, nhiệt độ, sông suối, ao hồ trong
vùng.
+ Các tài liệu về địa chất
- Tất cả các tài liệu địa chất trong các nghiên cứu trước đó (địa tầng, kiến tạo…).
- Địa mạo, kiến tạo.
+ Các tài liệu về địa chất thủy văn
- Bản đồ địa chất thủy văn của vùng
- Kết quả khảo sát
- Kết quả phân tích mẫu nước
+ Các tài liệu quan trắc
- Gồm các tài liệu quan trắc động thái nước dưới đất và nước mặt
+ Các tài liệu khác
- Tài liệu chi tiết về hiện trang sử dụng nước của vùng
- Tài liệu về quy hoạch phát triển kinh tế của vùng
1.2. Xử lý số liệu
1.2.1 Mục đích
Tổng hợp, phân tích, chọn lọc lấy ra các dữ liệu cần thiết cho nghiên cứu, làm
nền tảng để thực hiện việc đánh giá mức độ tổn thương của tầng chứa nước đối với
xâm nhập mặn.

56
1.2.2. Phương pháp tiến hành
Số liệu được chọn lọc và xử lý sử dụng các phần mềm microsoft word, excel,
mapinfo, ArcGIS.
1.2.3. Nội dung
Dữ liệu sau khi thu thập sẽ được tiến hành chọn lọc, sắp xếp, chuyển đổi để có
thể tính toán theo phương pháp GALDIT với 6 nhân tố.

 Đặc tính thủy lực của tầng chứa nước hoặc loại tầng chứa nước (G)
Để nghiên cứu yếu tổ G, việc cần thiết phải thực hiện là xác định trong khu vực
nghiên cứu, các dạng tầng chứa nước nào đang tồn tại. Việc xác định yếu tổ này được
thực hiện thông qua nghiên cứu, tổng hợp, phân tích các báo cáo, bản đồ, các mặt cắt
địa chất – địa chất thủy văn.

 Hệ số thấm (A)
Đối với hệ số thấm của tầng chứa nước. Dữ liệu có thể được tìm thấy trong các
bảng tổng hợp dữ liệu thực địa, được thu thập từ nhiều nguồn, nhiều dự án. Vì vậy,
quá trình xử lý số liệu cần lọc ra các dữ liệu để đảm bảo các tiêu chí gồm: phủ khắp
diện tích nghiên cứu và trong cùng một giai đoạn vài năm.

 Cốt cao mực nước (L)


Tương tự như đối với hệ số thấm, cốt cao mực nước được thu thập từ nhiều
nguồn và phân bố không đều theo không gian và thời gian phụ thuộc vào các dự án.
Cần tiến hành chọn lọc các dữ liệu với tiêu chí: phủ khắp diện tích và trong cùng một
khoảng thời gian (trong cùng 1 mùa của 1 năm).

 Khoảng cách đến bờ biển (D)


Nhân tố khoảng cách đến bờ biển có thể được thực hiện trên các bản đồ đã được
thu thập.

 Ảnh hưởng của hiện trạng xâm nhập mặn (I)


Được thực hiện tương tự như đối với cốt cao mực nước.

 Bề dày của tầng chứa nước (đới bão hòa) (T)


Thực hiện tương tự như đối với hệ số thấm.
Dữ liệu cần thiết cho các nhân tố của phương pháp GALDIT được thu thập từ
nhiều nguồn và tồn tại ở nhiều dạng (tài liệu giấy, file dữ liệu). Đối với tài liệu giấy,
cần phải tiến hành số hóa. Khi đã ở dưới dạng file mềm rồi thì cần chuyển đổi để có
thể chạy được trong ArcGIS với ứng dụng của tool universal convert trong mapinfo.

57
Sau đó, tiến hành chuyển đổi sang dạng dữ liệu của ArcGIS bằng các tool chuyển đổi
của ArcGIS.
1.3. Nghiên cứu, phát triển bộ nhân tố
1.3.1 Mục đích
Để đánh giá tính tổn thương do xâm nhập mặn tại các tầng chứa nước ven biển
tỉnh Ninh Thuận, nghiên cứu này áp dụng Phương pháp GALDIT dựa trên nghiên cứu
của Lobo-Ferreira (2007). Tuy nhiên, trong nghiên cứu đó, bộ nhân tố GALDIT được
xây dựng để ứng dụng cho khu vực Ấn Độ. Vì vậy, cần phải điều chỉnh lại bộ nhân tố
để áp dụng cho khu vực nghiên cứu của luận văn.
1.3.2. Phương pháp tiến hành
Việc nghiên cứu điều chỉnh bộ nhân tố GALDIT được thực hiện chủ yếu với sự
giúp đỡ của chuyên gia và phương pháp phân tích thứ bậc (Analytic Hierarchy
Process - AHP).
1.3.3 Nội dung
Nghiên cứu, đánh giá, điều chỉnh bộ nhân tố GALDIT theo vùng nghiên cứu.
1.4. Tính toán các nhân tố
1.4.1 Mục đích
Dữ liệu cho các nhân tố (ngoài nhân tố G, D) thì đều chủ yếu ở dưới dạng điểm
dữ liệu. Cần phải tiến hành nội suy để có được dữ liệu cho toàn vùng nghiên cứu. Từ
đó chia vùng theo thang điểm của phương pháp GALDIT làm cơ sở để thành lập bản
đồ phân vùng tính tổn thương của tầng chứa nước cuối cùng.
1.4.2 Phương pháp tiến hành
Ứng dụng phần mềm mapinfo và ArcGIS để tiến hành tính toán các nhân tố.
1.4.3 Nội dung
Việc tính toán các nhân tố được tiến hành với các nội cung công việc chính như sau:
- Đối với dữ liệu các nhân tố: Hệ số thấm (A), cốt cao mực nước (L), ảnh
hưởng của hiện trạng xâm nhập mặn (I) và bề dày tầng chứa nước (đới bão hòa) (T),
các dữ liệu này đều nằm ở dạng điểm dữ liệu trong các biểu bảng excel. Cần tiến hành
chuyển đổi dữ liệu từ dạng điểm trong biểu bảng thành dạng điểm trên bản đồ trong
mapinfo.
Đối với các nhân tố: Đặc tính thủy lực của tầng chứa nước (G) và nhân tố
khoảng cách đến đường bờ biển (D) được đưa trực tiếp lên bản đồ.

58
- Chuyển đổi dạng dữ liệu mapinfo dưới dạng file .tab sang dạng file .shp bằng
tool universal translator để phần mềm ArcGIS có thể đọc được.
- Tiến hành nội suy dữ liệu điểm ra cho toàn vùng trong ArcGIS.
- Phân vùng theo thang điểm GALDIT cho từng nhân tố.
1.5. Xây dựng bản đồ phân vùng tính tổn thương
1.5.1 Mục đích
Thành lập được bản đồ phân vùng tính tổn thương cuối cùng.
1.5.2 Phương pháp tiến hành
Ứng dụng phần mềm ArcGIS.
1.5.3 Nội dung
Tiến hành chồng chập 6 bản đồ thành phần của 6 nhân tố theo trọng số đã đưa ra
trong phương pháp GALDIT. Từ đó thành lập bản đồ phân vùng tính tổn thương cuối
cùng.
2. Tình hình số liệu
Dữ liệu được thu thập cho luận văn gồm có các dữ liệu về đặc điểm về vị trí địa
lý – tự nhiên, khí tượng thủy văn, địa chất, địa chất thủy văn của khu vực nghiên cứu.
Các dữ liệu này được thu thập từ nhiều nguồn, chủ yếu được thu thập ở Cục quản lý tài
nguyên nước, liên đoàn điều tra tài nguyên nước miền trung, liên đoàn điều tra tài
nguyên nước miền nam và một số đơn vị khác.
Đồng thời, các dữ liệu thu thập được rải rác từ năm 2007 đến năm 2011. Tuy
nhiên, tính chất của nhiều nhân tố trong phương pháp GALDIT cần phải có bộ dữ liệu
trong cùng một khoảng thời gian nhất định. Vì vậy, cần thiết phải chọn lọc ra môt bộ
dữ liệu để tính toán theo phương pháp GALDIT.
2.1. Đặc tính thủy lực của tầng chứa nước (loại tầng chứa nước) (G)
Các tài liệu để xác định đặc tính thủy lực của tầng chứa nước gồm có:

 Báo cáo kết quả thực hiện đề án điều tra, đánh giá nước dưới đất các vùng đặc
biệt thiếu nước sinh hoạt tỉnh Ninh Thuận
 Báo cáo kết quả đề tài đánh giá chất lượng và trữ lượng nước dưới đất các xã
ven biển tỉnh Ninh Thuận (Giai đoạn 1 gồm các xã Nhơn Hải, Mỹ Hải, Đông
Hải, An Hải, Phước Dinh, Phước Diêm)

59
 Báo cáo nghiên cứu mối quan hệ giữa các tầng, phức hệ chứa nước với tiềm
năng tài nguyên nước và đề xuất giải pháp trữ nước và bổ sung nhân tạo nước
dưới đất. Thí điểm áp dụng cho lưu vực sông Cái (Kinh Dinh) tỉnh Ninh Thuận.
 Các báo cáo chuyên đề có liên quan đến tỉnh Ninh Thuận thuộc dự án “Đánh
giá trữ lượng có thể khai thác nước dưới đất phục vụ công tác quản lý, bảo vệ
tài nguyên nước và đề xuất các giải pháp khai thác hợp lý phục vụ phát triển
kinh tế - xã hội trong vùng cát ven biển tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận, Khánh
Hòa, Phú Yên”.
 Báo cáo lập bản đồ địa chất thủy văn tỉ lệ 1:50000 tỉnh Ninh Thuận, Bình
Thuận.
 Bản đồ địa chất thủy văn tỉnh Ninh Thuận tỉ lệ 1:100000.
 Bản đồ địa chất thủy văn tỉnh Ninh Thuận tỉ lệ 1:50000.
Từ việc tổng hợp, phân tích các tài liệu nêu trên, đã xác định được trong trầm tích
đệ tứ ven biển khu vực tỉnh Ninh Thuận gồm 3 tầng chứa nước là:
- Tầng chứa nước không áp trong trầm tích đệ tứ không phân chia (q)
- Tầng chứa nước không áp trong trầm tích Holocen (qp)
- Tầng chứ nước có áp, thấm xuyên trong trầm tích Pleistocen (qp)
Tuy nhiên, tầng chứa nước q trong phạm vi nghiên cứu chiếm diện tích quá
nhỏ, nằm rất xa so với đường bờ biển (phần xa nhất phía tây bắc, tây của khu vực
nghiên cứu) và đều cách biển bằng đới không thấm nước hoặc thấm nước yếu. Vì vậy,
trong luận văn này không nghiên cứu đến tầng chứa nước q.
2.2. Hệ số thấm (A)
Đối với dữ liệu về hệ số thấm các tầng chứa nước, nguồn số liệu được tổng hợp,
tính toán từ dữ liệu khảo sát thực tế của các dự án, đề tài sau:
- Đánh giá chất lượng, trữ lượng lượng nước dưới đất các xã ven biển Ninh
Thuận;
- Nghiên cứu mối quan hệ giữa các tầng, phức hệ chứa nước với tiềm năng tài
nguyên nước và đề xuất giải pháp trữ nước và bổ sung nhân tạo nước dưới đất.
Thí điểm áp dụng cho lưu vực sông Cái (Kinh Dinh) tỉnh Ninh Thuận.
- Lập bản đồ địa chất thủy văn tỉ lệ 1:50000 tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận.
Sau khi chọn lọc và sắp xếp các dữ liệu tổng hợp được. Từ đó chọn ra một bộ số
liệu cho hệ số thấm cho 2 tầng chứa nước qh và qp. Đặc trưng của hệ số thấm trong
một tầng chứa nước không biến đổi đáng kể trong một giai đoạn dài. Đối với các nhân
tố đặc tính thủy lực của tầng chứa nước (loại tầng chứa nước) (G), hệ số thấm (A) là
các nhân tố không thay đổi đáng kể trong một giai đoạn dài. Các nhân tố cốt cao mực
60
nước (L), ảnh hưởng của hiện trạng xâm nhập mặn (I) và bề dày tầng chứa nước (đới
bão hòa) (T) là các yếu tố biến đổi mạnh theo thời gian, cần lấy số liệu trong một
khoảng thời gian nhất định (trong cùng một khoảng thời gian trong năm). Do vậy, các
số liệu được lựa chọn như sau:

 Tầng chứa nước qh


Bảng 2.1. Tổng hợp số liệu hệ số thấm tầng chứa nước qh [20],[21],[22]
Tọa độ (VN2000)
TT Số hiệu giếng A (m/ngày)
X Y
1 GN10 272288 1274981 1.78
2 GN12 274376 1277056 1.65
3 GN13 275677 1276384 0.73
4 GN14 278162 1277682 3.14
5 GN15 274715 1278337 3.48
6 GN18 273923 1280118 1.3
7 GN20 276689 1280006 1.15
8 GN21 279332 1279513 2.66
9 GN24 278018 1282219 0.71
10 GN25 280089 1282453 1.42
11 GN26 289910 1303579 0.58
12 GN27 277002 1283650 0.85
13 GN31 281104 1285805 0.88
14 GN37 267712 1289663 2.66
15 GN38 271299 1285813 1.84
16 GN40 281979 1287523 0.17
17 GN41 264792 1292763 2.34
18 GN42 262654 1294177 1.34
19 GN46 281343 1289532 2.69
20 GN47 282182 1290286 0.68
21 GN48 285535 1291378 2.29
22 GN51 274083 1285406 0.82
23 GN57 288022 1294274 0.91
24 GN64 257014 1311949 1.54
25 GN65 271659 1285550 1.17
26 GN66 287339 1296740 2.28
27 GN67 273721 1284585 1.03
28 GN68 290032 1300155 1.53
29 GN85 261944 1327870 0.63

61
Tọa độ (VN2000)
TT Số hiệu giếng A (m/ngày)
X Y
30 GN87 268210 1288509 5.12
31 GN91 275647 1282373 4.3
32 GN106 277013 1281847 1.26
33 GN107 279182 1282258 1.76
34 GN108 279833 1280914 5.15
35 GN109 279771 1284542 1.86
36 LK608 275341 1279167 1.23
37 LK607 282000 1280002 0.69
38 NM21 275891 1277242 0.79
Đối với tầng chứa nước qh, số liệu thu thập được gồm kết quả bơm hút thí
nghiệm của 38 giếng trong tầng qh, hệ số thẩm của toàn vùng nghiên cứu theo số liệu
thu thập được nằm trong khoảng 0.17 đến 5.15 m/ngày. Các giếng khảo sát được chủ
yếu nằm ở khu vực trung tâm và phía bắc, tây bắc của khu vực nghiên cứu.

 Tầng chứa nước qp


Bảng 2.2. Tổng hợp số liệu hệ số thấm tầng chứa nước qp [20],[21],[22]

Tọa độ (VN2000)
STT Số hiệu giếng A (m/ngày)
X Y
1 GN1 269552 1260157 3.47
2 GN4 270077 1265224 4.33
3 GN5 268419 1268575 0.75
4 GN6 264103 1270052 0.88
5 GN8 271976 1272273 1.42
6 GN9 268813 1272834 1.04
7 GN11 270263 1276341 1.34
8 GN16 270124 1277030 0.83
9 GN17 268494 1282491 0.83
10 GN19 269884 1278974 1.13
11 GN22 270166 1280964 1.70
12 GN30 270187 1284484 1.02
13 GN32 265206 1286932 0.13
14 GN33 268594 1287391 2.31
15 GN34 276417 1284673 0.79
16 GN39 278742 1288332 4.21
17 GN45 273920 1286236 1.11
18 GN50 268807 1291270 1.89
19 GN54 279217 1295545 3.04
20 GN70 257251 1316523 0.86
21 GN73 270304 1288279 1.12
22 GN83 270814 1288990 2.02
23 GN86 259845 1327759 0.61
24 GN89 267348 1290759 3.51

62
Tọa độ (VN2000)
STT Số hiệu giếng A (m/ngày)
X Y
25 GN98 259046 1302454 1.53
26 GN99 258027 1303241 2.58
27 GN100 257269 1303719 3.61
28 GN103 259796 1303727 1.52
29 GN104 258670 1304693 1.51
30 GN105 258635 1306631 1.59
31 NM16 273777 1290841 0.49
32 NM12 280374 1279607 0.85
33 NM20 271678 1281319 0.51
34 NT-22 288858 1292308 0.36
35 803A 269582 1265937 0.79
36 LK815A 272629 1274193 0.91
37 PN15 272430 1274090 1.36
38 PN58 271417 1270963 2.50
39 GN53 279531 1296482 1.78
40 PN245 271055 1273875 1.10
41 PN239 269814 1273261 0.65
42 GN28 268304 1283496 2.32
43 N-080 271798 1254326 2.78
44 GN29 267623 1284999 4.79
45 N-093 271119 1256452 0.69
46 PN278 269421 1270211 0.26
47 PN259 270436 1273200 0.81
48 LN-01 294516 1282916 1.93
49 PR19 277400 1285250 0.97
50 LK606 280935 1277290 0.57
51 N028 292699 1283422 0.78
52 LN-10 281904 1262877 1.22
53 LN-11 282197 1262559 0.98
Đối với tầng chứa nước qp, số liệu thu thập được gồm kết quả bơm hút thí
nghiệm của 53 giếng trong tầng qp, hệ số thẩm của toàn vùng nghiên cứu theo số liệu
thu thập được nằm trong khoảng 0.13 đến 4.79 m/ngày. Các giếng khảo sát được phân
bố tương đối đều khắp cả vùng nghiên cứu.
2.3. Cốt cao mực nước (L)
Dữ liệu về cốt cao mực nước được tổng hợp, tính toán từ tài liệu khảo sát thực tế
thuộc các dự án:
- Đánh giá chất lượng, trữ lượng lượng nước dưới đất các xã ven biển Ninh
Thuận;
- Nghiên cứu mối quan hệ giữa các tầng, phức hệ chứa nước với tiềm năng tài
nguyên nước và đề xuất giải pháp trữ nước và bổ sung nhân tạo nước dưới đất.
Thí điểm áp dụng cho lưu vực sông Cái (Kinh Dinh) tỉnh Ninh Thuận.
- Lập bản đồ địa chất thủy văn tỉ lệ 1:50000 tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận.

63
Sau khi chọn lọc và sắp xếp các dữ liệu tổng hợp được. Từ đó chọn ra một bộ số
liệu cho hệ số thấm cho 2 tầng chứa nước qh và qp. Đặc trưng của cốt cao mực nước
trong một tầng chứa nước biến đổi mạnh theo mùa trong năm và theo thời gian. Do
vậy, các số liệu cần được lựa chọn trong cùng một khoảng thời điểm. Trong luận văn
này, dữ liệu cốt cao mực nước được lựa chọn để tính toán là cốt cao mực nước vào
mùa khô năm 2007. Dữ liệu được lựa chọn như sau:

 Tầng chứa nước qh


Bảng 2.3. Tổng hợp số liệu cốt cao mực nước tầng chứa nước qh [20],[21],[22]

Tọa độ (VN2000)
TT SH L (m)
X Y
1 N-038 290924 1281778 4.30
2 N-041 280638 1260505 8.18
3 N-042 280971 1260901 6.63
4 N-043 281228 1261243 7.24
5 N-051 282183 1262187 3.16
6 N-064 282453 1262418 1.99
7 N-065 282816 1262720 1.28
8 N-067 282793 1263733 5.13
9 N-071 282550 1265898 0.49
10 N-072 282910 1266483 5.03
11 N-114 278077 1278304 3.43
12 N-116 278946 1278237 2.03
13 N-119 278552 1277613 5.12
14 N-120 278246 1277306 6.82
15 N-121 278248 1277307 5.46
16 N-127 279391 1276793 4.79
17 N-129 279423 1277094 4.62
18 N-132 279853 1276648 4.22
19 N-136 281683 1276621 -0.93
20 N-138 281038 1277162 2.68
21 N-144 282687 1279795 4.08
22 N-147 283017 1280254 2.25
23 N-148 282395 1279674 2.45
24 N-150 282907 1279025 5.23
25 N-155 282959 1278319 4.98
26 N-156 282502 1278653 4.56
27 N-204 296814 1281149 2.43
28 N-207 295842 1281209 1.66
29 N-214 295820 1280577 1.08
30 N-217 295314 1280628 5.40
31 N-253 283204 1268208 0.92
32 N-254 282874 1268108 0.49
33 N-256 282737 1269080 3.72
34 N-262 270328 1253738 0.86
64
Tọa độ (VN2000)
TT SH L (m)
X Y
35 N-264 270031 1253738 -1.05
36 N-274 268163 1254135 3.29
37 N-277 269147 1254204 1.29
38 N-295 282969 1272241 1.18
39 N-296 282577 1272602 7.00
40 N-297 282956 1273002 1.72
41 N-298 283039 1273383 6.00
42 N-302 283497 1275185 8.00
43 N-304 282431 1275362 1.78
44 N-306 282210 1275161 -0.15
45 N-309 281228 1274921 2.18
46 N-310 281053 1274748 3.10
47 N-313 281261 1273510 4.20
48 N-315 281008 1273389 4.11
49 N-317 281602 1274153 6.00
50 N-320 281413 1275783 0.38
51 N-321 281431 1275981 3.00
52 N-325 280567 1275569 0.24
53 N-333 285224 1277317 1.02
54 N-339 283864 1278821 6.90
55 N-341 283804 1277663 1.17
56 N-344 283266 1278151 4.66
57 N-345 283211 1278652 2.62
58 N-346 282818 1277329 -1.11
59 N433 285824 1291254 8.20
60 N470 282445 1287699 5.15
61 N529 283496 1287932 2.90
62 N622 285207 1282578 2.23
63 N633 282337 1283404 4.13
64 N689 287881 1287803 8.50
65 N725 298108 1284585 4.70
66 N734 299851 1288826 1.80
67 NT-05 268715 1254517 0.58
68 NT-07 282314 1262462 -0.63
69 NT-08 282940 1268360 -1.43
70 NT-09 283879 1275536 -0.57
71 NT-10 281437 1276841 0.04
72 NT-11 280376 1277520 0.48
73 NT-15 284292 1278450 3.17
74 NT-16 284575 1277511 -0.55
75 NT-23 288315 1288232 10.40
76 GN10 272288 1274981 18.26
77 GN106 277013 1281847 12.12
78 GN107 279182 1282258 17.52
79 GN108 279833 1280914 14.50

65
Tọa độ (VN2000)
TT SH L (m)
X Y
80 GN109 279771 1284542 18.60
81 GN12 274376 1277056 8.05
82 GN13 275677 1276384 8.91
83 GN14 278162 1277682 8.72
84 GN15 274715 1278337 7.83
85 GN18 273923 1280118 10.27
86 GN20 276689 1280006 14.29
87 GN21 279332 1279513 8.78
88 GN23 273952 1283279 17.93
89 GN24 278018 1282219 15.87
90 GN25 280089 1282453 16.77
91 GN26 289910 1303579 13.18
92 GN27 277002 1283650 16.99
93 GN31 281104 1285805 18.98
94 GN35 292337 1304873 6.48
95 GN37 267712 1289663 15.50
96 GN38 271299 1285813 18.70
97 GN40 281979 1287523 4.46
98 GN41 264792 1292763 30.93
99 GN42 262654 1294177 34.34
100 GN46 281343 1289532 12.30
101 GN47 282182 1290286 16.30
102 GN48 285535 1291378 12.50
103 GN51 274083 1285406 23.70
104 GN57 288022 1294274 18.30
105 GN65 271659 1285550 18.45
106 GN66 287339 1296740 33.54
107 GN67 273721 1284585 18.50
108 GN68 290032 1300155 38.21
109 GN69 290540 1302775 14.18
110 GN87 268210 1288509 16.88
111 GN91 275647 1282373 11.76
112 LK606 280934 1277289 5.18
113 LK607 281996 1280001 3.52
114 LK816A 280720 1286713 18.10
115 LN-06 281164 1274882 0.10
116 N-141 280429 1277879 6.02
117 N-142 280863 1277861 5.76
118 N420 283681 1290942 16.90
119 N460 284316 1289397 3.60
120 N590 286132 1286531 10.50
121 N622 285207 1282578 2.23
122 N626 284578 1282789 16.43
123 N642 283483 1283451 19.40
124 N667 285979 1282061 13.15

66
Tọa độ (VN2000)
TT SH L (m)
X Y
125 NM12 280374 1279607 10.65
126 NM21 275591 1277242 9.08
127 NT-01 279124 1277243 3.36
128 NT-03 282878 1277895 0.16
129 NT-18 281477 1286916 1.80
130 NT-19 284683 1289166 1.74
131 NT-21 292781 1305348 17.57
132 PN1 270904 1272681 12.60
133 PN112 271922 1275095 14.50
134 PN2 271764 1271201 14.50
135 PN26 272461 1272641 16.30
136 PN3 270787 1270025 16.00
137 PR10 275490 1280800 8.90
Đối với tầng chứa nước qh, số liệu thu thập được gồm kết quả khảo sát của 137
giếng trong tầng qh, cốt cao mực nước của toàn vùng nghiên cứu theo số liệu thu thập
được nằm trong khoảng -1.43 đến 38.21 m. Các giếng khảo sát được phân bố tương
đối đều khắp cả vùng nghiên cứu. Tuy nhiên khu vực phía tây nam còn tương đối thiếu
số liệu.

 Tầng chứa nước qp


Bảng 2.4. Tổng hợp số liệu cốt cao mực nước của tầng chứa nước qp [20],[21],[22]

Tọa độ (VN2000)
TT SH L (m)
X Y
1 GN1 269552 1260157 17.92
2 GN11 270263 1276341 17.78
3 GN16 270174 1277030 15.80
4 GN17 268494 1282491 16.95
5 GN19 269884 1278974 10.67
6 GN22 270166 1280964 18.67
7 GN28 268304 1283496 16.95
8 GN29 267623 1284999 18.47
9 GN3 269948 1263238 28.35
10 GN30 270187 1284484 18.04
11 GN32 265206 1286932 27.56
12 GN33 268594 1287391 18.34
13 GN34 276417 1284673 18.15
14 GN39 278742 1288332 17.50
15 GN4 270077 1265224 36.12
16 GN45 273920 1286236 18.77
17 GN5 268419 1268575 28.38
18 GN50 268807 1291270 37.10
19 GN53 279531 1296482 77.77
20 GN54 279217 1295545 60.31
21 GN6 264103 1270052 33.60
67
Tọa độ (VN2000)
TT SH L (m)
X Y
22 GN8 271976 1272273 17.69
23 GN83 270814 1288990 18.81
24 GN89 267348 1290759 17.20
25 GN9 268813 1272834 22.25
26 LK815A 272629 1274193 16.30
27 LN-01 294516 1282916 9.00
28 LN-09 282446 1266084 0.00
29 LN-10 281904 1262877 -8.90
30 LN-11 282197 1262559 3.10
31 LN-12 277281 1268289 59.78
32 N-045 281680 1262558 18.10
33 N-055 281568 1261868 12.90
34 N-056 278963 1266723 95.86
35 N-080 271798 1254326 5.60
36 N-101 270953 1256590 9.55
37 NM11 277930 1293955 45.35
38 NM16 273777 1290841 18.60
39 NM20 271678 1281319 15.92
40 NM27 273424 1284728 15.50
41 NT-04 294385 1282674 11.21
42 NT-20 288312 1288249 11.40
43 NT-22 288858 1292308 12.38
44 PN100 271332 1273311 14.70
45 PN113 271810 1271757 14.50
46 PN121 271387 1271065 13.60
47 PN15 272430 1274090 13.40
48 PN212 266359 1270475 33.75
49 PN239 269814 1273261 15.70
50 PN245 271055 1273875 15.16
51 PN246 271336 1274049 14.80
52 PN255 269014 1271776 21.60
53 PN259 270436 1273200 15.67
54 PN278 269421 1270211 16.00
55 PN58 271417 1270963 16.00
56 PN90 271966 1272428 14.00
57 N-259 282882 1271455 3.56
58 N619 285518 1282325 19.00
Đối với tầng chứa nước qp, số liệu thu thập được gồm kết quả khảo sát của 58
giếng trong tầng qp, cốt cao mực nước của toàn vùng nghiên cứu theo số liệu thu thập
được nằm trong khoảng -8.9 đến 95.86 m. Các giếng khảo sát được phân bố tương đối
đều khắp cả vùng nghiên cứu, tuy nhiên còn khu vực phía tây nam là còn tương đối ít
số liệu.
2.4. Khoảng cách tới đường bờ biển (D)
Khoảng cách tới đường bờ biển được xác định trực tiếp trên bản đồ.

68
2.5. Ảnh hưởng của hiện trạng xâm nhập mặn (I)
Đối với dữ liệu về ảnh hưởng của hiện trạng xâm nhập mặn, nguồn số liệu được
tổng hợp, tính toán từ dữ liệu kết quả phân tích mẫu nước của các dự án, đề tài sau:
- Đánh giá chất lượng, trữ lượng lượng nước dưới đất các xã ven biển Ninh
Thuận;
- Lập bản đồ địa chất thủy văn tỉ lệ 1:50000 tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận.
Sau khi chọn lọc và sắp xếp các dữ liệu tổng hợp được. Từ đó chọn ra một bộ số
liệu ảnh hưởng của hiện trạng xâm nhập mặn cho 2 tầng chứa nước qh và qp. Đặc
trưng của số liệu ảnh hưởng của hiện trạng xâm nhập mặn trong một tầng chứa nước
biến đổi theo mùa trong năm và theo thời gian. Do vậy, các số liệu cần được lựa chọn
trong cùng một khoảng thời điểm. Trong luận văn này, dữ liệu cốt cao mực nước được
lựa chọn để tính toán là cốt cao mực nước vào mùa khô năm 2007. Các số liệu được
lựa chọn như sau:

 Tầng chứa nước qh


Bảng 2.5. Tổng hợp số liệu ảnh hưởng của hiện trạng xâm nhập mặn tầng qh
[20],[21],[22]

Tọa độ (VN2000)
TT SH I
X Y
1 QK1 263551 1292847 0.18
2 QK2 273439 1284661 0.48
3 QK3 276905 1282480 0.53
4 QK4 278627 1284766 0.66
5 QK5 279095 1280063 1.28
6 QK6 280401 1280860 0.30
7 QK7 280401 1280860 0.31
8 QK8 280298 1283056 0.56
9 QK9 280992 1285846 0.14
10 QK10 283129 1288330 0.71
11 QK11 281240 1289804 1.44
12 QK12 282359 1290410 0.96
13 QK13 283126 1290494 0.56
14 QK14 283126 1290494 0.56
15 QK15 283624 1289156 0.92
16 QK16 286405 1294052 1.51
17 QK17 288124 1298100 0.94
18 QK18 288124 1299145 0.91
19 QK19 270778 1283935 0.11
20 QK20 270778 1283935 0.11
21 QK21 271847 1282172 0.12
22 QK22 272638 1279350 0.37
23 QK23 272638 1279350 0.37
24 QK24 273703 1281316 0.15
69
Tọa độ (VN2000)
TT SH I
X Y
25 QK25 273234 1284246 0.48
26 QK26 275901 1281691 0.21
27 QK27 277812 1281109 0.58
28 QK28 279170 1279647 0.92
29 QK29 278238 1277750 0.29
30 QK30 276443 1276676 0.23
31 QK31 273704 1277068 0.57
32 QK32 290331 1302901 0.52
33 QK33 269594 1254249 1.50
34 QK34 281957 1267061 1.16
35 QK35 283847 1276045 1.87
36 QK36 283847 1276045 1.87
37 QK37 277996 1277493 0.36
38 QK38 279045 1274509 1.17
39 QK39 286652 1282246 1.28
Đối với tầng chứa nước qh, số liệu thu thập được gồm kết quả khảo sát của 39
giếng trong tầng qh, Tỉ số của toàn vùng nghiên cứu theo số liệu thu thập được nằm
trong khoảng 0.11 đến 1.87. Các giếng khảo sát được phân bố không đồng đều trên
vùng nghiên cứu, còn khu vực phía tây và tây nam là còn tương đối ít số liệu.

 Tầng chứa nước qp


Bảng 2.6. Tổng hợp số liệu ảnh hưởng của hiện trạng xâm nhập mặn tầng qp
[20],[21],[22]

Tọa độ (VN2000)
TT SH I
X Y
1 NM12T 280,374 1,279,607 2.88
2 NĐ363 268,524 1,290,760 1.62
3 NĐ365 267,140 1,290,850 0.35
4 T5 (KT - NĐ365) 267,140 1,290,850 0.35
5 NĐ439 271,606 1,290,606 2.47
6 NĐ553 277,104 1,294,820 1.03
7 NĐ555 278,299 1,295,504 0.20
8 NĐ559 276,792 1,296,646 0.30
9 NĐ567 279,492 1,297,051 2.01
10 NĐ601 276,515 1,290,606 1.26
11 NĐ628 278,421 1,288,800 1.41
12 NĐ636 277,897 1,291,774 0.48
13 NĐ670 281,764 1,291,815 1.50
14 NĐ681 283,846 1,291,860 1.53
15 T7 (KT- NĐ681) 283,846 1,291,860 1.74
16 NĐ705 283,541 1,294,866 0.79
17 NĐ711 284,801 1,293,169 1.96
70
Tọa độ (VN2000)
TT SH I
X Y
18 NĐ749 286,150 1,298,396 0.53
19 NĐ751 284,551 1,298,402 0.38
20 T8 (KT- NĐ751) 284,551 1,298,402 0.48
21 NĐ871 266,573 1,291,062 0.41
22 NĐ880 266,224 1,290,209 0.26
23 NĐ884 266,097 1,288,448 0.80
24 NĐ896 266,051 1,286,089 0.68
25 NĐ994 268,307 1,283,838 1.49
26 KT25 (KT - 269,155 1,281,073 1.41
27 NĐ1046)
NĐ1046 269,155 1,281,073 1.41
28 NĐ1071 269,708 1,279,781 0.66
29 NĐ1075 269,137 1,278,707 0.85
30 NĐ1119 270,073 1,276,651 1.43
31 NĐ1213 269,655 1,284,992 0.19
32 NĐ1232 270,496 1,281,649 1.77
33 NĐ1342 271,612 1,275,242 1.11
34 NĐ1353 270,652 1,273,857 1.24
35 NĐ1357 272,622 1,273,401 0.43
36 NĐ1365 271,274 1,270,796 0.92
37 NĐ1383 265,956 1,270,314 0.06
38 NĐ1506 268,113 1,269,270 1.10
39 NĐ1514 269,838 1,269,098 2.77
40 KT29 (KT- 269,581 1,264,977 2.57
41 Đ1567)
NĐ1567 269,581 1,264,977 2.58
42 NĐ1589 265,398 1,262,772 1.42
43 NĐ1613 266,874 1,261,400 1.29
44 NĐ1617 269,745 1,260,650 1.63
45 NĐ1626 268,844 1,258,796 1.36
46 NBĐ20 269,947 1,258,505 1.30
47 NBĐ37 275,561 1,266,659 0.53
48 TB1 (KT- NBĐ37) 275,561 1,266,659 0.53
49 NBĐ45 278,392 1,262,849 1.16
50 NBĐ81 276,730 1,273,341 0.81
51 NBĐ167 288,510 1,290,615 2.27
Đối với tầng chứa nước qp, số liệu thu thập được gồm kết quả khảo sát của 51
giếng trong tầng qp, Tỉ số của toàn vùng nghiên cứu theo số liệu thu thập được nằm
trong khoảng 0.06 đến 2.88. Các giếng khảo sát được phân bố tương đối đều trên vùng
nghiên cứu, tuy nhiên còn khu vực cửa sông cái Phan Rang là còn tương đối ít số liệu.

71
2.6. Bề dày tầng chứa nước (đới bão hòa) (T)
Dữ liệu bề dày đới bão hòa tầng chứa nước được tổng hợp, tính toán từ tài liệu
khảo sát thực tế thuộc các dự án:
- Đánh giá chất lượng, trữ lượng lượng nước dưới đất các xã ven biển Ninh
Thuận;
- Nghiên cứu mối quan hệ giữa các tầng, phức hệ chứa nước với tiềm năng tài
nguyên nước và đề xuất giải pháp trữ nước và bổ sung nhân tạo nước dưới đất.
Thí điểm áp dụng cho lưu vực sông Cái (Kinh Dinh) tỉnh Ninh Thuận.
- Lập bản đồ địa chất thủy văn tỉ lệ 1:50000 tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận.
Từ đó chọn ra một bộ số liệu bề dày đới bão hòa tầng chứa nước cho 2 tầng chứa
nước qh và qp. Đặc trưng của bề dày đới bão hòa tầng chứa nước trong một tầng chứa
nước phụ thuộc vào cốt cao mực nước nên biến đổi theo mùa trong năm và theo thời
gian. Do vậy, các số liệu cần được lựa chọn trong cùng một khoảng thời điểm. Trong
luận văn này, dữ liệu bề dày đới bão hòa tầng chứa nước được lựa chọn để tính toán là
cốt cao mực nước vào mùa khô năm 2007. Dữ liệu được lựa chọn như sau:

 Tầng chứa nước qh


Bảng 2.7. Tổng hợp số liệu bề dày tầng chứa nước (đới bão hòa) tầng chứa nước qh
[20],[21],[22]

Tọa độ (VN2000)
TT SH T (m)
X Y
1 N-038 290924 1281778 4.3
2 N-041 280638 1260505 2
3 N-042 280971 1260901 2.5
4 N-043 281228 1261243 0.6
5 N-051 282183 1262187 0.65
6 N-064 282453 1262418 0.49
7 N-065 282816 1262720 0.4
8 N-067 282793 1263733 12
9 N-071 282550 1265898 0.3
10 N-072 282910 1266483 10.2
11 N-114 278077 1278304 2.28
12 N-116 278946 1278237 3.42
13 N-119 278552 1277613 3.25
14 N-120 278246 1277306 3.58
15 N-121 278248 1277307 5.13
16 N-127 279391 1276793 2.46
17 N-129 279423 1277094 2.97

72
Tọa độ (VN2000)
TT SH T (m)
X Y
18 N-132 279853 1276648 1.83
19 N-136 281683 1276621 0.86
20 N-138 281038 1277162 1.71
21 N-144 282687 1279795 1.55
22 N-147 283017 1280254 4.35
23 N-148 282395 1279674 2.76
24 N-150 282907 1279025 3.65
25 N-155 282959 1278319 0.88
26 N-156 282502 1278653 3.25
27 N-204 296814 1281149 0.3
28 N-207 295842 1281209 1.7
29 N-214 295820 1280577 0.39
30 N-217 295314 1280628 4
31 N-253 283204 1268208 1.11
32 N-254 282874 1268108 9
33 N-256 282737 1269080 9
34 N-262 270328 1253738 0.62
35 N-264 270031 1253738 0.43
36 N-274 268163 1254135 1.1
37 N-277 269147 1254204 0.25
38 N-295 282969 1272241 1.89
39 N-296 282577 1272602 8
40 N-297 282956 1273002 0.48
41 N-298 283039 1273383 9
42 N-302 283497 1275185 6
43 N-304 282431 1275362 0.63
44 N-306 282210 1275161 1.02
45 N-309 281228 1274921 1.36
46 N-310 281053 1274748 1.63
47 N-313 281261 1273510 0.53
48 N-315 281008 1273389 2.23
49 N-317 281602 1274153 5
50 N-320 281413 1275783 2.11
51 N-321 281431 1275981 6.5
52 N-325 280567 1275569 0.6
53 N-333 285224 1277317 1
54 N-339 283864 1278821 3.07
55 N-341 283804 1277663 0.91
56 N-344 283266 1278151 1.01
57 N-345 283211 1278652 1.47
58 N-346 282818 1277329 1.1
59 N433 285824 1291254 0.4
73
Tọa độ (VN2000)
TT SH T (m)
X Y
60 N470 282445 1287699 2.35
61 N529 283496 1287932 2.4
62 N622 285207 1282578 1.13
63 N633 282337 1283404 1.23
64 N689 287881 1287803 1.05
65 N725 298108 1284585 0.6
66 N734 299851 1288826 1
67 NT-05 268715 1254517 1.81
68 NT-07 282314 1262462 0.35
69 NT-08 282940 1268360 0.74
70 NT-09 283879 1275536 0.52
71 NT-10 281437 1276841 1.59
72 NT-11 280376 1277520 0.94
73 NT-15 284292 1278450 4.5
74 NT-16 284575 1277511 0.4
75 NT-23 288315 1288232 0.8
76 GN10 272288 1274981 3.36
77 GN106 277013 1281847 2.17
78 GN107 279182 1282258 1.68
79 GN108 279833 1280914 2.5
80 GN109 279771 1284542 2.2
81 GN12 274376 1277056 2.05
82 GN13 275677 1276384 1.72
83 GN14 278162 1277682 2.26
84 GN15 274715 1278337 1.63
85 GN18 273923 1280118 1.62
86 GN20 276689 1280006 1.97
87 GN21 279332 1279513 1.73
88 GN23 273952 1283279 3.44
89 GN24 278018 1282219 1.97
90 GN25 280089 1282453 1.64
91 GN26 289910 1303579 3.62
92 GN27 277002 1283650 2.5
93 GN31 281104 1285805 1.59
94 GN35 292337 1304873 3.31
95 GN37 267712 1289663 1.62
96 GN38 271299 1285813 2.2
97 GN40 281979 1287523 1.99
98 GN41 264792 1292763 2.16
99 GN42 262654 1294177 2.37
100 GN46 281343 1289532 1.7
101 GN47 282182 1290286 2.78
74
Tọa độ (VN2000)
TT SH T (m)
X Y
102 GN48 285535 1291378 3.53
103 GN51 274083 1285406 1.97
104 GN57 288022 1294274 2.1
105 GN65 271659 1285550 2.55
106 GN66 287339 1296740 4.12
107 GN67 273721 1284585 3.51
108 GN68 290032 1300155 5.61
109 GN69 290540 1302775 3.01
110 GN87 268210 1288509 1.74
111 GN91 275647 1282373 1.56
112 LK606 280934 1277289 9.94
113 LK607 281996 1280001 8.52
114 LK816A 280720 1286713 5.3
115 LN-06 281164 1274882 0.22
116 N-141 280429 1277879 0.52
117 N-142 280863 1277861 0.83
118 N420 283681 1290942 1.1
119 N460 284316 1289397 0.7
120 N590 286132 1286531 1.3
121 N622 285207 1282578 1.13
122 N626 284578 1282789 1.07
123 N642 283483 1283451 1.15
124 N667 285979 1282061 1.1
125 NM12 280374 1279607 2.15
126 NM21 275591 1277242 11.38
127 NT-01 279124 1277243 6.6
128 NT-03 282878 1277895 6.2
129 NT-18 281477 1286916 7.3
130 NT-19 284683 1289166 4.75
131 NT-21 292781 1305348 6.86
132 PN1 270904 1272681 5.95
133 PN112 271922 1275095 0.95
134 PN2 271764 1271201 5.5
135 PN26 272461 1272641 4.6
136 PN3 270787 1270025 2.7
137 PR10 275490 1280800 6
Đối với tầng chứa nước qh, số liệu thu thập được gồm kết quả khảo sát của 137
giếng trong tầng qh, nhân tố T toàn vùng nghiên cứu theo số liệu thu thập được nằm
trong khoảng 0.22 đến 12m. Các giếng khảo sát được phân bố tương đối đều trên vùng
nghiên cứu, tuy nhiên còn khu vực phíatây nam, tây bắc là còn tương đối ít số liệu.

75
 Tầng chứa nước qp
Bảng 2.8. Tổng hợp số liệu bề dày tầng chứa nước (đới bão hòa) tầng chứa nước qp
[20],[21],[22]

Tọa độ (VN2000)
TT SH T (m)
X Y
1 GN1 269552 1260157 1.92
2 GN11 270263 1276341 2.72
3 GN16 270174 1277030 1.92
4 GN17 268494 1282491 2.15
5 GN19 269884 1278974 1.56
6 GN22 270166 1280964 3.54
7 GN28 268304 1283496 2.67
8 GN29 267623 1284999 3.07
9 GN3 269948 1263238 8.61
10 GN30 270187 1284484 3.88
11 GN32 265206 1286932 0.92
12 GN33 268594 1287391 1.81
13 GN34 276417 1284673 1.65
14 GN39 278742 1288332 2.9
15 GN4 270077 1265224 6.37
16 GN45 273920 1286236 5.5
17 GN5 268419 1268575 2.05
18 GN50 268807 1291270 4.24
19 GN53 279531 1296482 1.47
20 GN54 279217 1295545 2.53
21 GN6 264103 1270052 2.15
22 GN8 271976 1272273 4.37
23 GN83 270814 1288990 2.05
24 GN89 267348 1290759 2.6
25 GN9 268813 1272834 5.55
26 LK815A 272629 1274193 15.5
27 LN-01 294516 1282916 10.5
28 LN-09 282446 1266084 6.9
29 LN-10 281904 1262877 25.8
30 LN-11 282197 1262559 13.3
31 LN-12 277281 1268289 18.48
32 N-045 281680 1262558 0.65
33 N-055 281568 1261868 0.3
34 N-056 278963 1266723 1.06
35 N-080 271798 1254326 3.75
36 N-101 270953 1256590 1.62
37 NM11 277930 1293955 0.55
38 NM16 273777 1290841 3
39 NM20 271678 1281319 8.22
40 NM27 273424 1284728 15.5
41 NT-04 294385 1282674 24.8
76
Tọa độ (VN2000)
TT SH T (m)
X Y
42 NT-20 288312 1288249 9.1
43 NT-22 288858 1292308 8.28
44 PN100 271332 1273311 1.2
45 PN113 271810 1271757 1.6
46 PN121 271387 1271065 3.25
47 PN15 272430 1274090 0.9
48 PN212 266359 1270475 1.03
49 PN239 269814 1273261 2.3
50 PN245 271055 1273875 1.36
51 PN246 271336 1274049 1.6
52 PN255 269014 1271776 3
53 PN259 270436 1273200 2.37
54 PN278 269421 1270211 1.9
55 PN58 271417 1270963 5.2
56 PN90 271966 1272428 1.1
57 N-259 282882 1271455 6.5
58 N619 285518 1282325 4.2
Đối với tầng chứa nước qp, số liệu thu thập được gồm kết quả khảo sát của 58
giếng trong tầng qp, nhân tố T toàn vùng nghiên cứu theo số liệu thu thập được nằm
trong khoảng 0.3m đến 25.8m. Các giếng khảo sát được phân bố tương đối đều trên
vùng nghiên cứu, tuy nhiên còn khu vực cửa sông cái Phan Rang là còn tương đối ít số
liệu.
2.7. Đánh giá, nhận xét
Tóm lại, số liệu thu thập được trong vùng nghiên cứu được thu thập từ nhiều
nguồn và trải dài trong một khoảng thời gian từ 2007 đến 2011, ngoài các nhân tố đặc
tính thủy lực của tầng chứa nước (G), hệ số thấm (A), khoảng cách đến đường bờ biển
(D) có giá trị không biến đổi lớn trong một gian đoạn thì các nhân tố còn lại đuwọc lựa
chọn từ bộ số liệu mùa khô năm 2007, dữ liệu trong khoảng thời gian này là đầy đủ
nhất. Tuy nhiên, trong quá trình thu thập số liệu còn gặp nhiều khó khăn như: không
thu thập được tài liệu một cách tập trung, rải rác trong một khoảng thời gian dài, nhiều
tài liệu được lưu trữ dưới dạng bản in nên nhiều chỗ bị mờ, hỏng.
.

77
CHƯƠNG 3
KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ TỔN THƯƠNG DO XÂM NHẬP MẶN

Từ cơ sở phương pháp nghiên cứu và các tài liệu thu thập được, tiến hành việc
xây dựng trọng số và thang điểm cho các nhân tố trong phương pháp GALDIT. Từ đó
tiến hành xây dựng bản đồ phân vùng tính tổn thương do xâm nhập mặn các tầng chứa
nước ven biển tỉnh Ninh Thuận. Công tác này được thực hiện chủ yếu trên các phần
mềm Mapinfo và ArcGIS.
1. Xây dựng bộ nhân tố GALDIT cho vùng nghiên cứu
1.1. Bộ giá trị nhân tố và thang điểm GALDIT
Dưới đây là bảng tổng hợp các nhân tố được sử dụng trong phương pháp
GALDIT do Lobo-Ferreira đề xuất trong nghiên cứu của mình:
Bảng 3.1. Các nhân tố GALDIT sử dụng trong nghiên cứu

Nhân tố Loại tầng chứa nước (G) Hệ số thấm (A) m/ngày Cốt cao mực nước (L) m
Tầng Tầng
Tầng
Tầng chứa chứa chứa
Giá trị chứa
nước nước có nước >40 10 - 40 5-10 <5 <1 1-1.5 1.5-2 >2
nhân tố nước có
không áp áp thấm bán vô
áp
xuyên hạn
Điểm 10 7.5 5 2.5 10 7.5 5 2.5 10 7.5 5 2.5
Ảnh hưởng của hiện trạng Bề dày tầng chứa nước
Nhân tố Khoảng cách đến bờ biển (D) m
xâm nhập mặn (I) (đới bão hòa) (T) m
Giá trị
<500 500-700 700-1000 >1000 >2 1.5-2 1-1.5 <1 >10 7.5-10 5-7.5 <5
nhân tố
Điểm 10 7.5 5 2.5 10 7.5 5 2.5 10 7.5 5 2.5

1.2. Xác định trọng số của các yếu tố GALDIT cho khu vực ven biển Ninh
Thuận
Phương pháp phân tích thứ bậc (Analytic Hierarchy Process - AHP) được
Thomas L. Saaty phát triển vào những năm đầu thập niên 1980, và được biết đến như
là quy trình phân tích thứ bậc nhằm giúp xử lý các vấn đề ra quyết định đa tiêu chuẩn
phức tạp. AHP cho phép người ra quyết định tập hợp được những kiến thức của các
chuyên gia về vấn đề nghiên cứu, kết hợp được các dữ liệu khách quan và chủ quan
trong một khuôn khổ thứ bậc logic. Trên hết, AHP cung cấp cho người ra quyết định
một cách tiếp cận trực quan theo sự phán đoán thông thường để đánh giá sự quan trọng
của mỗi thành phần thông qua quá trình so sánh cặp. AHP kết hợp được cả hai mặt tư
duy của con người cả về định tính và định lượng: định tính qua sự sắp xếp thứ bậc và
định lượng qua kết quả bộ trọng số cho từng yếu tố thứ bậc.
Sơ đồ cấu trúc thứ bậc của AHP được mô tả như trong Hình 3.1

78
Hình 3.1. Sơ đồ cấu trúc thứ bậc [23]
Sơ đồ cấu trúc thứ bậc bắt đầu với mục tiêu, được phân tích qua các tiêu chí lớn
và các tiêu chí thành phần, cấp bậc cuối cùng thường bao gồm các phương án có thể
lựa chọn. Quá trình đánh giá sử dụng ma trận so sánh cặp với thang điểm 9, xác định
trọng số dựa trên vector riêng ứng với giá trị riêng lớn nhất, sau đó kiểm tra hệ số nhất
quán. Cuối cùng, tất cả các trọng số được tổng hợp lại để đưa ra quyết định tốt nhất
[23].
a. Vị trí của phương pháp AHP trong việc ra quyết định
Quá trình cơ bản của AHP dựa trên cơ sở nhận thức, phân tích và tổng hợp. Mục
đích là để cung cấp một phương pháp cho mô hình hóa các vấn đề phi cấu trúc trong
các ngành khoa học kinh tế, xã hội và quản lý. Hệ thống phân cấp là sự trừu tượng của
cấu trúc của một hệ thống để nghiên cứu sự tương tác chức năng giữa các thành phần
của hệ thống và tác động của chúng lên toàn hệ thống. Sự trừu tượng này có thể mang
theo một số hình thức liên quan, tất cả hình thức đều hình thành một mục tiêu chung,
cho đến yếu tố có ảnh hưởng đến những mục tiêu phụ, cho những người ảnh hưởng
đến các yếu tố này, cho các mục tiêu của con người và sau đó đến chính sách của họ,
xa hơn là đến các chiến lược và cuối cùng là kết quả có được từ những chiến lược đó
[23].
b. Phương pháp xác định trọng số các chỉ tiêu đánh giá
Trong đánh giá đa chỉ tiêu, vai trò của các nhân tố đóng góp là không giống
nhau, do đó cần phải xác định trọng số của từng nhân tố trước khi tiến hành đánh giá
tổng hợp. Có một số phương pháp xác định trọng số như:

79
- Trọng số của các nhân tố được coi là bằng nhau và bằng 1;
- Trọng số của các yếu tố quan trọng hơn được tăng lên hoặc của các yếu tố kém
quan trọng hơn bị giảm đi;
- Trọng số của các yếu tố được xác định dựa vào ý kiến chuyên gia;
- Trọng số của các yếu tố được xác định nhờ phân tích hồi qui;
- Trọng số của các yếu tố được xác định nhờ phân tích các chỉ số kinh tế;
- Phương pháp xác định trọng số dựa vào kết quả đánh giá theo ma trận tam giác.
Trong đó tiêu chí quan trọng để lựa chọn phương pháp xác định trọng số là trọng
số phải thể hiện được sự phân bậc rõ ràng của các chỉ tiêu.

 Xây dựng ma trận so sánh các chỉ tiêu


Việc so sánh này được thực hiện giữa các cặp chỉ tiêu với nhau và tổng hợp
lại thành một ma trận gồm n dòng và n cột (n là số chỉ tiêu). Phần tử a ij thể hiện mức
độ quan trọng của chỉ tiêu hàng i so với chỉ tiêu cột j.

1 𝑎12 … 𝑎1𝑛
𝑎 1 … 𝑎2𝑛
𝐴 = (𝑎𝑖𝑗 ) = [ 21 ]
𝑛×𝑛 ⋮ ⋮ ⋮ ⋮
𝑎𝑛1 𝑎𝑛2 … 1
Mức độ quan trọng tương đối của chỉ tiêu i so với j được tính theo tỷ lệ k (k từ
1 đến 9), ngược lại của chỉ tiêu j so với i là 1/k. Như vậy aij> 0, aij = 1/aji, aii =1.
Ví dụ mô tả về ma trận so sánh cặp của 3 yếu tố i, j và k:
Bảng 3.2. Ví dụ mô tả ma trận so sánh

Yếu tố i Yếu tố i Yếu tố i


Yếu tố i 1 aij aik
Yếu tố i 1/aij 1 ajk
Yếu tố i 1/aik 1/ajk 1
 Tính toán trọng số
Để tính toán trọng số cho các chỉ tiêu, AHP có thể sử dụng nhiều phương pháp
khác nhau.
Giải pháp mà Saaty sử dụng để thu được trọng số từ sự so sánh cặp là phương
pháp số bình phương nhỏ nhất. Phương pháp này sử dụng một hàm sai số nhỏ nhất để
phản ảnh mối quan tâm thực của người ra quyết định.
Để đơn giản người ta đã đề ra phương pháp xác định vectơ riêng w bằng cách:

80
- Tính tổng mỗi cột trong ma trận: aij;

- Chuẩn hóa các giá trị bằng cách tính: aij/aij.


- Chuẩn hóa các giá trị để có được trọng số bằng cách lấy trung bình cộng của
từng hàng.

 Kiểm tra tính nhất quán


Vậy có phương pháp nào đánh giá tính hợp lý của các giá trị mức độ quan trọng
của các chỉ tiêu? Theo Saaty, ta có thể sử dụng tỷ số nhất quán của dữ liệu
(Consistency Ratio - CR). Tỷ số này so sánh mức độ nhất quán với tính khách quan
(ngẫu nhiên) của dữ liệu:
𝐶𝐼 CI: Chỉ số nhất quán (Consistency Index)
𝐶𝑅 =
𝑅𝐼
RI: Chỉ số ngẫu nhiên (Random Index)
𝜆𝑚𝑎𝑥 − 𝑛
𝐶𝐼 =
𝑛−1
n: số chỉ tiêu
Nếu giá trị tỷ số nhất quán CR < 0.1 là chấp nhận được, nếu lớn hơn đòi hỏi người ra
quyết định thu giảm sự không đồng nhất bằng cách điều chỉnh giá trị mức độ quan
trọng giữa các cặp chỉ tiêu.

 Tổng hợp kết quả


Sau khi đã tính toán được trọng số của các chỉ tiêu cũng như của các phương án
đối với từng chỉ tiêu, các giá trị trên sẽ được tổng hợp lại để thu được chỉ số thích hợp
của từng phương án theo công thức sau:

𝑊𝑖𝑠 = ∑𝑚 𝑠
𝑗=1 𝑤𝑖𝑗 ∗ 𝑤𝑗
𝑎
với i=1,…, n

Trong đó wijs: Trọng số của phương án i tương ứng với chỉ tiêu j.
wja: Trọng số của chỉ tiêu j.
n: Số các phương án; m: số các chỉ tiêu.
c. Các yếu tố để áp dụng AHP thành công
Qua phân tích cho thấy một vài yếu tố giúp cho việc áp dụng AHP thành công:
- Ra quyết định theo nhóm khách quan hơn nhận định của cá nhân. Nhiều người
với nhiều quan điểm và thông tin khác nhau sẽ làm cho vấn đề được phân tích toàn
diện hơn. Tuy nhiên, số lượng các thành viên trong nhóm quá lớn sẽ làm cho quá trình
đánh giá và tổng hợp phức tạp hơn.

81
- Quá trình phân tích theo AHP có thể mất nhiều thời gian vì phải tiến hành
theo nguyên tắc so sánh cặp và kiểm tra hệ số nhất quán. Khi hệ số nhất quán vượt quá
giới hạn, người ra quyết định cần phải xem xét và điều chỉnh lại bảng đánh giá cho
phù hợp.
- Tính phức tạp của quá trình đánh giá sẽ tăng khi ta tăng số lượng các tiêu chí
hay phương án lựa chọn. Vì vậy, các yếu tố nên được trình bày trong nhóm các chuyên
gia để loại bỏ các yếu tố kém quan trọng trước khi áp dụng AHP.
1.3. Áp dụng xây dựng bộ tiêu chí cho khu vực ven biển Ninh Thuận
1.3.1 Xác định trọng số
Dựa trên nền tảng phương pháp GALDIT, áp dụng phương pháp phân tích thứ
bậc (Analytic Hierarchy Process - AHP) kết hợp với ý kiến chuyên gia, tiến hành xây
dựng trọng số và thang điểm cho các nhân tố GALDIT cho vùng nghiên cứu.

 Đặc tính thủy lực của tầng chứa nước (loại tầng chứa nước)(G)
Trong tự nhiên, nước ngầm tồn tại trong các lớp đất đá, có thể dưới dạng không
áp, có áp, có áp thấm xuyên hoặc bán vô hạn. Mức độ xâm nhập mặn phụ thuộc vào
bản chất của môi trường tầng chứa nước. Ví dụ, tầng chứa nước có áp sẽ ít bị ảnh
hưởng bởi sự xâm nhập của nước biển so với tầng chứa nước do tầng chứa nước có áp
chịu thêm áp lực từ các tầng đất đá bên trên. Tương tự, tầng chứa nước có áp dễ bị tổn
thương trước sự xâm nhập của nước mặn hơn so với tầng chứa nước có áp thấm
xuyên. Do tầng chứa nước có áp thấm xuyên duy trì áp suất thủy lực tối thiểu do rò rỉ
nước sang các tầng chứa nước liền kề. Do đó, trong việc gán trọng số tương đối cho
môi trường tầng chứa nước, cần phải có sự hiểu biết cẩn thận về loại tầng chứa nước
trong khu vực nghiên cứu. Thế nhưng tầng chứa nước có áp lại dễ bị xâm nhập mặn
hơn do nước chảy ngay vào giếng trong quá trình bơm và phễu hạ thấp mực nước lớn
hơn làm tăng tính dễ bị tổn thương.Tuy nhiên, yếu tố này đóng vai trò ít quan trọng đối
với nghiên cứu tính tổn thương do xâm nhập mặn.

 Hệ số thấm (A)
Hệ số thấm là một nhân tố để đo tốc độ dòng nước trong tầng chứa nước. Hay
nói cách khác, hệ số thấm của tầng chứa nước là khả năng truyền nước. Hệ số thấm là
kết quả của độ xốp hữu hiệu trong các trầm tích và các khe nứt trong khối đá. Hệ số
thấm của tầng chứa nước ảnh hưởng đến độ lớn của chuyển động nước mặn. Hệ số
thấm càng cao thì nước biển càng dễ vào trong đất liền. Trong quá trình bơm hút ở
giếng, hệ số thấm cao cũng dẫn đến phễu hạ thấp mực nước lớn hơn. Do vậy nên hệ số
thâm được đánh giá có mức độ quan trọng tương đối đối với quá trình xâm nhập mặn.

82
 Cốt cao mực nước (L)
Cốt cao mực nước là nhân tố quan trọng nhất đối với quá trình xâm nhập của
nước mặn trong một khu vực. Do mực nước càng cao hơn mực nước biển thì cột áp
lực càng lớn và khả năng xâm nhập mặn càng giảm.Do cốt cao mực nước đóng vai trò
đặc biệt quan trọng đối với quá trình xâm nhập mặn nên được đánh giá cao trong
nghiên cứu tính tổn thương trong xâm nhập mặn.

 Khoảng cách đến bờ biển (D)


Tác động của sự xâm nhập mặn giảm khi đi sâu vào đất liền. Càng gần sát bờ
biển thì tác động của xâm nhập mặn càng lớn.Vì lí do rõ ràng này nên yếu tố khoảng
cách đến đường bờ biển được đánh giá cao trong nghiên cứu tính tổn thương trong
xâm nhập mặn.

 Ảnh hưởng của hiện trạng xâm nhập mặn (I)


Khu vực nghiên cứu có khả năng chịu áp lực có thể làm thay đổi cân bằng thủy
văn tự nhiên giữa nước biển và nước ngầm. Vì vậy, nhân tố này cần phải được xem xét
trong khi lập bản đồ mức độ tổn thương do xâm nhập mặn. Chachadi và Lobo-Ferreira
(2007) đã đưa ra nhân tố từ tỉ lệ 𝐶𝑙 − /(𝐻𝐶𝑂3− + 𝐶𝑂32− )là một tiêu chí để đánh giá sự
xâm nhập của nước mặn trong tầng chứa nước ven biển. Ion clo chiếm ưu thế trong
nước biển nhưng chiếm một phần rất nhỏ trong nước nhạt. Bicacbonat có nhiều trong
nước nhạt nhưng lại chiếm rất ít trong nước biển.
Tuy nhiên, do trong tài liệu thu thập thiếu số liệu về 𝐶𝑂32− nên công thức thay
𝐶𝑙−
[ ]
(𝐻𝐶𝑂3 + 𝐶𝑂2−

3 )
thế được sử dụng là [𝐶𝑙 − /(𝑇𝐷𝑆 − 𝐶𝑙 − )] × 2.25 do 𝐶𝑙− = 2.25.Tuy
[𝑇𝐷𝑆−𝐶𝑙− ]

nhiên, yếu tố này lại không đóng vài trò quá quan trọng trong nghiên cứu mức độ tổn
thương do xâm nhập mặn nên được đánh giá thấp trong nghiên cứu tính tổn thương
trong xâm nhập mặn

 Bề dày tầng chứa nước (đới bão hòa) (T)


Đới bão hòa tầng chứa nước là phần của tầng chứa nước có các lỗ rỗng được
lấp đầy bởi nước. Độ dày tầng chứa nước càng lớn thì mức độ xâm nhập của nước biển
càng lớn và ngược lại. Tuy nhiên, yếu tố này lại không đóng vai trò quan trọng trong
nghiên cứu đánh giá mức độ tổn thương do xâm nhập mặn nên được đánh giá thấp
trong nghiên cứu tính tổn thương trong xâm nhập mặn.

83
Từ phân tích ở trên thông qua các ý kiến chuyên gia trên thế giới như đã nêu
trong nghiên cứu [6],[7], thứ tự yêu tiên của các nhân tố GALDIT đươc tổng hợp theo
bảng sau:
Bảng 3.3. Xếp hạng các nhân tố
Nhân tố G A L D I T
Thứ tự ưu tiên 4 2 1 1 4 3
Lập bảng ma trận so sánh thứ hạng mức độ quan trọng các yếu tố:
Bảng 3.4. So sánh thứ hạng mức độ quan trọng các nhân tố

Nhân tố G A L D I T

G 1.000 0.500 0.250 0.250 1.000 0.750


A 2.000 1.000 0.500 0.500 2.000 1.500
L 4.000 2.000 1.000 1.000 4.000 3.000
D 4.000 2.000 1.000 1.000 4.000 3.000
I 1.000 0.500 0.250 0.250 1.000 0.750
T 1.333 0.667 0.333 0.333 1.333 1.000
Cộng 13.333 6.667 3.333 3.333 13.333 10.000
Chuẩn hóa các giá trị ma trận so sánh tương quan từng cặp để có được trọng số
bằng cách lấy trung bình cộng của từng hàng tương ứng của từng nhân tố theo bảng
dưới đây:
Bảng 3.5. Chuẩn hóa các giá trị ma trận so sánh và trọng số

Nhân tố G A L D I T Trọng số
G 0.075 0.075 0.075 0.075 0.075 0.075 0.075
A 0.15 0.15 0.15 0.15 0.15 0.15 0.15
L 0.3 0.3 0.3 0.3 0.3 0.3 0.3
D 0.3 0.3 0.3 0.3 0.3 0.3 0.3
I 0.075 0.075 0.075 0.075 0.075 0.075 0.075
T 0.1 0.1 0.1 0.1 0.1 0.1 0.1
1.3.2 Xác định thang điểm cho các nhân tố
Với sự giúp đỡ của chuyên gia, thang điểm cho các nhân tố trong GALDIT được
xây dựng cho vùng nghiên cứudựa trên phương pháp GALDIT). Thang điểm cho các
nhân tố cho vùng nghiên cứu được xác định như sau:

 Đặc tính thủy lực của tầng chứa nước (loại tầng chứa nước) (G)

84
Tầng chứa nước có áp sẽ ít bị ảnh hưởng bởi sự xâm nhập của nước biển so với
tầng chứa nước do tầng chứa nước có áp chịu thêm áp lực từ các tầng đất đá bên trên.
Tương tự, tầng chứa nước có áp dễ bị tổn thương trước sự xâm nhập của nước mặn
hơn so với tầng chứa nước có áp thấm xuyên. Do tầng chứa nước có áp thấm xuyên
duy trì áp suất thủy lực tối thiểu do rò rỉ nước sang các tầng chứa nước liền kề. Thế
nhưng tầng chứa nước có áp lại dễ bị xâm nhập mặn hơn do nước chảy ngay vào giếng
trong quá trình bơm và phễu hạ thấp mực nước lớn hơn làm tăng tính dễ bị tổn thương.
Do đặc điểm này ở khu vực nghiên cứu giống với các tầng chứa nước như trong
nghiên cứu của Lobo-Ferreira (2007) nên thang chia điểm cho nhân tố này giữ nguyên.
Do đó, thang điểm như sau:
Bảng 3.6. Thang điểm cho đặc tính thủy lực của tầng chứa nước vùng nghiên cứu

Nhân tố Đặc tính thủy lực của tầng chứa nước (loại tầng chứa nước) (G)
Trọng số 0.075
Giá trị Tầng chứa Tầng chứa nước Tầng chứa nước có áp Tầng chứa nước
Nhân tố nước có áp không áp thấm xuyên bán vô hạn
Điểm 10 7.5 5 2.5
 Hệ số thấm (A)
Hệ số thấm là kết quả của độ xốp hữu hiệu trong các trầm tích và các khe nứt
trong khối đá. Hệ số thấm của tầng chứa nước ảnh hưởng đến độ lớn của chuyển động
nước mặn. Hệ số thấm càng cao thì nước biển càng dễ vào trong đất liền. Đối với vùng
nghiên cứu, trong cả 2 tầng chứa nước qh và qp, hệ số thấm lớn nhất ghi nhận được là
5.15 m/ngày. Do đó, thang điểm được điều chỉnh lại như sau:
Bảng 3.7. Thang điểm cho hệ số thấm vùng nghiên cứu

Nhân tố Hệ số thấm (A) m/ngày


Trọng số 0.15
Giá trị Nhân tố >4 2 - 4 1 - 2 <1
Điểm 10 7.5 5 2.5
 Cốt cao mực nước (L)
Do mực nước càng cao hơn mực nước biển thì cột áp lực càng lớn và khả năng
xâm nhập mặn càng giảm. Hay nói cách khác, cứ mỗi 1m nước trên mực nước biển thì
có 40m nước nằm bên dưới. Do đặc điểm cốt cao mực nước ngầm trong khu vực
nghiên cứu dao động tương đối lớn. Thang điểm được điều chỉnh lại theo khu vực
nghiên cứu như sau:

85
Bảng 3.8. Thang điểm cho cốt cao mực nước nghiên cứu

Nhân tố Cốt cao mực nước (L) m


Trọng số 0.3
Giá trị nhân tố <1 1-2 2-4 >4
Điểm 10 7.5 5 2.5
 Khoảng cách đến đường bờ biển (D)
Theo kết quả thống kế tài liệu thu thập, trong bán kính 5km tới đường bờ biển,
các giếng chủ yếu chỉ lấy được nước trong đới gần mặt đất, bên dưới bị nhiễm mặn
hoàn toàn. Từ 5km đến 10km, có thể khai thác ở độ sau lớn hơn nhưng nước vẫn chứa
hàm lượng muối tương đối lớn. từ 10 -15km, nước ngầm được đánh giá là tương đối
sạch, chỉ một số lượng nhỏ các giếng bị nhiễm mặn nếu khoan ở độ sâu lớn. Và ngoài
bán kính 15km, nước gần như hoàn toàn không có dấu hiệu bị nhiễm mặn. Thang điểm
được điều chỉnh lại theo khu vực như sau:
Bảng 3.9. Thang điểm cho khoảng cách đến đường bờ biển vùng nghiên cứu

Nhân tố Khoảng cách đến bờ biển (D) km


Trọng số 0.3
Giá trị nhân tố <5 5-10 10-15 >15
Điểm 10 7.5 5 2.5
 Ảnh hưởng của hiện trạng xâm nhập mặn (I)
Chachadi và Lobo-Ferreira (2007) đã đưa ra nhân tố từ tỉ lệ 𝐶𝑙 − /(𝐻𝐶𝑂3− +
𝐶𝑂32− ).Tuy nhiên, do trong tài liệu thu thập thiếu số liệu về 𝐶𝑂32− nên công thức thay
𝐶𝑙−
[ 2− ]
(𝐻𝐶𝑂−3 + 𝐶𝑂3 )
thế được sử dụng là [𝐶𝑙 − /(𝑇𝐷𝑆 − 𝐶𝑙 − )] × 2.25do 𝐶𝑙 − = 2.25. Theo các
[ ]
𝑇𝐷𝑆−𝐶𝑙−

nghiên cứu về thủy địa hóa, nước có chỉ số I>2 được coi là nhiễm mặn nặng, I<1 được
coi là nước có chất lượng tốt.
Bảng 3.10. Thang điểm cho ảnh hưởng của hiện trạng xâm nhập mặn vùng nghiên cứu

Nhân tố Ảnh hưởng của hiện trạng xâm nhập mặn (I)
Trọng số 0.075
Giá trị nhân tố >2 1.5-2 1-1.5 <1
Điểm 10 7.5 5 2.5
 Bề dày tầng chứa nước (đới bão hòa) (T)

86
. Độ dày tầng chứa nước càng lớn thì mức độ xâm nhập của nước biển càng lớn
và ngược lại. Trong vùng nghiên cứu, bề dày tầng chứa nước của cả 2 tầng chủ yếu
nằm trong khoảng 10m đổ lại. Do đó, thang điểm được điều chỉnh lại như sau:
Bảng 3.11. Thang điểm cho bề dày đới bão hòa vùng nghiên cứu

Nhân tố Bề dày tầng chứa nước (đới bão hòa) (T) m


Trọng số 0.1
Giá trị nhân tố >10 7.5-10 5-7.5 <5
Điểm 10 7.5 5 2.5
Tóm lại, trọng số và thang điểm cho các nhân tố trong phương pháp GALDIT
được điều chỉnh lại theo vùng nghiên cứu như sau:
Bảng 3.12. Trọng số và thang điểm điều chỉnh cho vùng nghiên cứu
Nhân tố Loại tầng chứa nước (G) Hệ số thấm (A) m/ngày Cốt cao mực nước (L) m
Trọng số 0.075 0.15 0.3
Tầng Tầng
Tầng
Tầng chứa chứa chứa
Giá trị chứa
nước nước có nước >4 2-4 1-2 <1 <1 1-2 2-4 >4
nhân tố nước có
không áp áp thấm bán vô
áp
xuyên hạn
Điểm 10 7.5 5 2.5 10 7.5 5 2.5 10 7.5 5 2.5
Ảnh hưởng của hiện trạng Bề dày tầng chứa nước
Nhân tố Khoảng cách đến bờ biển (D) km
xâm nhập mặn (I) (đới bão hòa) (T) m
Trọng số 0.3 0.075 0.1
Giá trị
<5 5-10 10-15 >15 >2 1.5-2 1-1.5 <1 >10 7.5-10 5-7.5 <5
nhân tố
Điểm 10 7.5 5 2.5 10 7.5 5 2.5 10 7.5 5 2.5

2. Nội suy, phân vùng theo thang điểm


2.1. Kịch bản biến đổi khí hậu
Theo phương pháp GALDIT và kịch bản biến đổi khí hậu, và nước biển dâng cho
Việt Nam của Bộ Tài Nguyên và Môi Trường năm 2012 [24]. Các yếu tố có ảnh
hưởng đến mức độ tổn thương của tầng chứa nước là mực nước biển dâng (áp lực
nước biển lên nước dưới đất biến đổi, hiện tượng biển tiến, biển lùi..), thay đổi lượng
mưa (thay đổi lượng bổ cập nước dưới đất), thay đổi nhu cầu sử dụng nước của người
dân (biến đổi lượng khai thác nước dưới đất). Tuy nhiên, do các yếu tố khách quan nên
trong luận văn này yếu tố được lựa chọn để đánh giá ảnh hưởng của biến đổi khí hậu là
nước biển dâng dẫn đến xảy ra quá trình biển tiến, biển lùi.
Các kịch bản BĐKH và NBD của Bộ TNMT 2012 đều tính toán mực NBD có
xu thế tăng dần trong thế kỷ XXI. Đối với kịch bản cao A1FI vào năm 2020 tại vùng
nghiên cứu, nước biển sẽ dâng lên 9cm và tăng dần đến năm 2100 sẽ dâng lên
102cm.Đây là kịch bản xấu nhất có thể xảy ra. Do vậy trong luận văn này, tính tổn
thương của các tầng chứa nước ven biển đối với xâm nhập mặn sẽ được nghiên cứu
87
với kịch bản này tại năm 2100. Dưới đây là kịch bản phát thải cao A1F1 với mực nước
biển dâng:
Bảng 3.13. Mức dâng mực nước biển đến năm 2100 [24]

KB
2020 2030 2050 2070 2100
(cm)
A1FI 9 14 30 55 102
Để nghiên cứu tác động của nước biển dâng đối với quá trình biển tiến, biển lùi,
nghiên cứu được ứng dụng phần mềm ArcGIS để đánh giá vấn đề này. Với dữ liệu của
bản đồ địa hình, tiến hành ứng dụng ArcGIS để đánh giá vùng diện tích bị mất do
nước biển dâng. Dưới đây là kết quả xác định khu vực bị ngập nước do nước biển
dâng:

88
Hình 3.2. Bản đồ địa hình vùng nghiên cứu (a)

Hình 3.3.Vùng nghiên cứu thời điểm hiện tại (b), vùng nghiên cứu theo kịch bản A1F1
tại năm 2100 (c)
Theo kết quả xác định khu vực bị ngập do nước biển dâng, vùng bị ngập là dải
ven biển có độ cao địa hình <1m, vùng bị ngập có diện tích vào khoảng 17km2, chiếm
1.09% diện tích toàn vùng nghiên cứu. Yếu tố này có ảnh hưởng lớn đến nhân tố
khoảng cách đến đường bờ biển (D) (mực nước biển dâng thì một phần diện tích bị
ngập) và cốt cao mực nước (L) (do mực nước biển dâng dẫn đến cốt cao mực nước
giảm).
2.2. Nội suy
Do các nhân tố hệ số thấm (A), cốt cao mực nước (L), ảnh hưởng của hiện trạng
xâm nhập mặn (I) và bề dày tầng chứa nước (đới bão hòa) (T) đều là dữ liệu ở dạng
điểm. Do đó việc nội suy dữ liệu ra toàn vùng là việc cần thiết. Công tác nội suy dữ
liệu được tiến hành trên phần mềm ArcGIS.

 Hệ số thấm (A)
- Tầng qh
Kết quả nội suy cho thấy, hệ số thấm tầng chứa nước qh nằm trong khoảng 0.04
m/ngày đến 5.19 m/ngày. Khu vực có hệ số thấm lớn nhất toàn vùng là khu vực phía
tây, tây bắc và một phần nhỏ nằm ở trung tâm vùng nghiên cứu. Dưới đây là kết quả
nội suy:

89
Hình 3.4. Sơ đồ vị trí các điểm số liệu (trái) và kết quả nội suy (phải) hệ số thấm tầng qh
- Tầng qp

Kết quả nội suy cho thấy, hệ số thấm tầng chứa nước qp nằm trong khoảng 0.04
m/ngày đến 4.77 m/ngày. Khu vực có hệ số thấm lớn nhất toàn vùng là khu vực phía
tây nam và một phần nhỏ nằm ở trung tâm vùng nghiên cứu. Dưới đây là kết quả nội
suy:

90
Hình 3.5. Sơ đồ vị trí các điểm số liệu (trái) và kết quả nội suy (phải) hệ số thấm tầng qp

 Cốt cao mực nước (L)


- Tầng qh
Kết quả nội suy cho thấy, cốt cao mực nước tầng qh nằm trong khoảng -2.3m
đến 39.53m. Trong kịch bản A1F1,cốt cao mực nước giảm 1m. Cốt cao mực nước của
tầng qh trong vùng nghiên cứu giảm dần từ phía tây bắc đến đông nam, hướng biển
tiến. Dưới đây là kết quả nội suy:

Hình 3.6. Sơ đồ vị trí điểm số liệu cốt cao mực nước tầng qh

Hình 3.7. Kết quả nội suy cốt cao mực nước tầng qh ở thời điểm hiện tại (trái) và kịch

91
bản A1F1 (phải)
- Tầng qp
Kết quả nội suy cho thấy, cốt cao mực nước tầng qp nằm trong khoảng -10.29m
đến 96m. Cốt cao mực nước của tầng qp trong vùng nghiên cứu giảm dần từ phía tây
bắc đến đông nam, hướng biển tiến. Dưới đây là kết quả nội suy:

Hình 3.8.Sơ đồ vị trí các điểm số liệu cốt cao mực nước tầng qp

Hình 3.9. Kết quả nội suy cốt cao mực nước tầng qp ở thời điểm hiện tại (trái) và theo

92
kịch bản A1F1 (phải)

 Ảnh hưởng của hiện trạng xâm nhập mặn (I)


- Tầng qh
Kết quả nội suy cho thấy, ảnh hưởng của hiện trạng xâm nhập mặn tầng qh nằm
trong khoảng 0.02 đến 1.95. Nhân tố I của tầng qh trong vùng nghiên cứu tăng dần từ
phía tây bắc đến đông nam, hướng biển tiến. Dưới đây là kết quả nội suy:

Hình 3.10. Sơ đồ vị trí các điểm số liệu (trái) và kết quả nội suy (phải) ảnh hưởng của
hiện trạng xâm nhập mặn tầng qh
- Tầng qp

Từ số liệu thu thập được công tác nội suy dữ liệu được tiến hành trên ArcGIS.
Kết quả nội suy cho thấy, ảnh hưởng của hiện trạng xâm nhập mặn tầng qp nằm trong
khoảng 0.05 đến 3.0. Nhân tố I của tầng qp trong vùng nghiên cứu tăng dần từ phía đất
liền ra biển, đặc biệt cao ở khu vực cửa sông cái Phan Rang.Dưới đây là kết quả nội
suy:

93
Hình 3.11. Sơ đồ vị trí các điểm số liệu (trái) và kết quả nội suy (phải) ảnh hưởng của
hiện trạng xâm nhập mặn tầng qp

 Bề dày tầng chứa nước (đới bão hòa) (T)


- Tầng qh

Hình 3.12. Sơ đồ vị trí các điểm số liệu (trái) và kết quả nội suy (phải) bề dày tầng
chứa nước (đới bão hòa) tầng qh

94
Kết quả nội suy cho thấy, bề dày đới bão hòa tầng qh nằm trong khoảng 0.1m
đến 12.24m. Nhân tố T của tầng qh trong vùng nghiên cứu tăng dần từ phía tây bắc
đến đông nam, hướng biển tiến. Kết quả nội suy được thể hiện trong hình bên trên.
- Tầng qp
Từ số liệu thu thập được công tác nội suy dữ liệu được tiến hành trên ArcGIS.
Kết quả nội suy cho thấy, bề dày đới bão hòa tầng qp nằm trong khoảng 0.14m đến
25.01m. Nhân tố T của tầng qp trong vùng nghiên cứu đặc biệt cao ở khu vực nam
trung tâm và khu vực phía đông.Dưới đây là kết quả nội suy:

Hình 3.13. Sơ đồ vị trí các điểm số liệu (trái) và kết quả nội suy (phải) liệu bề dày tầng
chứa nước (đới bão hòa) tầng qp
2.3. Phân vùng theo thang điểm
Việc phân vùng theo thang điểm được thực hiện trên phần mềm ArcGIS.

 Loại tầng chứa nước (G)


Theo kết quả tổng hợp và phân tích số liệu thu thập, tầng chứa nước qh được
coi là tầng chứa nước không áp. Từ đó điểm cho tầng qh là 7.5. Tầng chứa nước qp
được xác định là tầng chứa nước có áp thấm xuyên nên có điểm là 5. Dưới đây là kết
quả phân vùng:

95
Hình 3.14.Kết quả phân phân vùng theo đặc tính thủy lực của tầng chứa nước của
tầng qh (trái), qp (phải)

 Hệ số thấm (A)
Đối với hệ số thấm, <1 m/ngày có điểm là 2.5, 1 – 2 m/ngày là 5, 2 – 4 m/ngày
là 7.5 và >4 m/ngày là 10. Hệ số thấm trong tầng qh khoảng 0.15 – 5.15 m/ngày. Do
vậy, khu vực nghiên cứu được chia ra làm bốn vùng: 2.5, 5, 7,5, 10. Tương tự đối với
tầng qp, hệ số thấm trong khoảng 0.17-4.79 m/ngày. Dưới đây là kết quả phân vùng:

Hình 3.15. Kết quả phân vùng theo hệ số thấm của tầng qh (trái), qp (phải)

96
 Cốt cao mực nước (L)
Theo thang chia GALDIT đối với cốt cao mực nước, >4m có điểm là 2.5, 2 –
4m là 5, 1 – 2m là 7.5 và <1 là 10. Dưới đây là kết quả phân vùng:

Hình 3.16. Kết quả phân vùng theo cốt cao mực nước của tầng qh (trái), qp (phải) ở
thời điểm hiện tại

Hình 3.17. Kết quả phân vùng theo cốt cao mực nước của tầng qh (trái), qp (phải)
theo kịch bản A1F1

97
Cốt cao mực nước trong tầng qh nằm trong khoảng -1.43m đến 38.21m, do đó
được phân ra là 4 mức độ tổn thương. Cũng tương tự đối với tầng qp với cốt cao mực
nước nằm trong khoảng -8.9m đến 95.86m. Tuy nhiên, tầng qp cốt cao mực nước
trung bình lớn hơn 4m nên chủ yếu mức độ tổn thương của tầng qp theo nhân tố L là
rất thấp.

 Khoảng cách đến bờ biển (D)


Khoảng cách đến đường bờ biển là một nhân tố quan trọng trong đánh giá mức
độ tổn thương do xâm nhập mặn. Rõ ràng rằng càng gần biển thì khả năng nhiễm mặn
càng lớn.
Theo thang chia GALDIT đối với nhân tố D, >15km có điểm là 2.5, từ 10km –
15km là 5, 5km – 10km là 7.5 và <5km là 10. Theo kịch bản A1F1, do diện tích bị mất
vì ngập mặn là khoảng 1% nên khoảng cách ngắn hơn. Dưới đây là kết quả phân vùng:

Hình 3.18. Kết quả phân vùng khoảng cách đến bờ biển thời điểm hiên tại (trái) và
theo kịch bản A1F1 (phải)

 Ảnh hưởng của hiện trạng xâm nhập mặn (I)


Theo thang chia GALDIT đối với nhân tố I, <1 có điểm là 2.5, từ 1 – 1.5 là 5,
từ 1.5 – 2 là 7.5 và >2 là 10. Tỉ số này trong tầng qh nằm trong khoảng 0.1 đến 1.87
nên được chia làm 3 mức độ: 2.5, 5, 7,5. Nhưng trong tầng qp, số liệu cho thấy tỉ số
này nằm trong khoảng 0.06 – 2.88 nên được chia làm 4 mức độ: 2.5, 5, 7.5, 10. Kết
quả chia điểm cho nhân tố này được kết hợp từ số liệu thực tế và bản đồ địa chất thủy
văn tỉnh Ninh Thuận tỉ lệ 1:50000 [20]. Dưới đây là kết quả phân vùng:

98
Hình 3.19. Kết quả phân vùng theo ảnh hưởng của hiện trạng xâm nhập mặn của tầng
qh (trái), qp (phải)

 Bề dày tầng chứa nước (đới bão hòa) (T)


Theo thang chia GALDIT đối với nhân tố T, <5m có điểm là 2.5 , từ 5m – 7.5m
là 5, từ 7.5 đến 10m là 7.5 và >10m là 10. Dưới đây là kết quả phân vùng:

Hình 3.20. Kết quả phân vùng theo bề dày tầng chứa nước (đới bão hòa) của tầng qh
(trái), qp (phải)

99
Trong tầng qh, bề dày đới bão hòa nằm trong khoảng 0.22m đến 12m nên được
phân làm 4 mức độ: 2.5, 5, 7.5, 10. Tương tự đối với tầng chứa nước qp, bề dày đới
bão hòa nằm trong khoảng 0.3m đến 25.8m.
Bề dày đới bão hòa trong tầng qh phân bố không đồng đều, mấp mô, chỗ cao
chỗ thấp. Nhưng bề dày đới bão hòa trong tầng qp lại tăng dần về phía biển, đặc biệt là
khu vực gần sông cái Phan Rang và phía đông bắc khu vực nghiên cứu.
3. Xây dựng bản đồ phân vùng mức độ tổn thương do xâm nhập mặn
Kết quả cuối cùng (bản đồ phân vùng mức độ tổn thương do xâm nhập mặn)
được tổng hợp lại bằng phép cộng bản đồ được thực hiện trong ArcGIS theo công
thức:
GALDIT = (0.075*G + 0.15*A + 0.3*L + 0.3*D + 0.075*I + 0.1*T)
Vùng có điểm số <5 được coi là có mức độ tổn thương thấp, vùng có điểm số 5
– 7.5 được coi là có mức độ tổn thương trung bình và >7.5 được coi là có mức độ tổn
thương cao.
Đối với tầng qh, điểm số tính toán được nằm trong khoảng 3.5 – 9. Do vậy, tầng
chứa nước được chia ra làm 3 mức độ tổn thương. Khu vực có mức độ tổn thương cao
nằm ở phía cửa sông Cái Phan Rang và phía nam khu vực nghiên cứu. Khu vực còn lại
chạy dọc ven biển với bản kính khoảng <15km được xác định là có mức độ tổn thương
ở mức trung bình. Khu vực xa biển nhất nằm ở phía tây bắc được xác định là có mức
độ tổn thương thấp.
Đối với tầng qp, điểm số tính toán được nằm trong khoảng 2.6 – 8.3. Do vậy,
tầng chứa nước được chia ra làm 3 mức độ tổn thương. Khu vực có mức độ tổn thương
cao là một dải chạy dọc ven biển nằm ở phía nam khu vực nghiên cứu . Khu vực còn
lại chạy dọc ven biển với bản kính khoảng <10km được xác định là có mức độ tổn
thương ở mức trung bình. Khu vực xa biển nhất nằm ở phía tây bắc được xác định là
có mức độ tổn thương thấp. Như trong hình thể hiện, theo kịch bản A1F1 xảy ra ở năm
2100, mức độ tổn thương của tầng chứa nước đối với xâm nhập mặn là lớn hơn
khoảng 10% so với thời điểm hiện tại.
Trong phạm vi nghiên cứu của luận văn, việc phân vùng mức độ tổn thương do
xâm nhập mặn trong các tầng chứa nước ven biển được xây dựng cho chung nhiều
mục đích như: ăn uống, sinh hoạt, xây dựng các đường ống kim loại ngầm, các hoạt
động hàng ngày nói chung. Để đánh giá cho từng mục đích cụ thể, việc xây dựng lại
thang điểm và trọng số cho phương pháp GALDIT là cần thiết để có thể đánh giá một
cách chính xác nhất. Dưới đây là bản đồ tính tổn thương cuối cùng:

100
Hình 3.21. Bản đồ phân vùng tổn thương của tầng qh (trái), qp (phải) ở hiện tại

Hình 3.22. Bản đồ phân vùng tổn thương của tầng qh (trái), qp (phải) theo kich bản
A1F1

101
CHƯƠNG 4
ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP HẠN CHẾ, KHẮC PHỤC XÂM NHẬP MẶN
Như đã phân tích tính toán ở các chương trước vấn đề lớn nhất của tầng chứa
nước Holocen và tầng chứa nước Pleistocen trong khu vực nghiên cứu đó là vấn đề
xâm nhập mặn. Để thích ứng với các tác động trên, nhìn chung các giải pháp phải
nhằm mục tiêu:
- Khai thác nước dưới đất phải hợp lý nhất;
- Tăng các nguồn bổ cập cho nước dưới đất để khôi phục lại số lượng và chất
lượng nước dưới đất.
- Hạn chế quá trình nước biển xâm nhập, đẩy lùi ranh giới mặn nhạt về phía
biển.
1. Tổng quan các giải pháp hạn chế xâm nhập mặn đối với các TCN ven biển trên
thế giới
1.1. Hút nước dưới đất mặn nhằm tạo cân bằng giảm XNM vào các công trình
khai thác
Trung tâm địa vật lý, Cục địa chất Ấn Độ đã sử dụng các phương pháp địa vật
lý nghiên cứu xâm nhập mặn trầm tích sông phía Tây vịnh Bengal. Trong kết quả
nghiên cứu đã xác định được nước mặn xâm nhập đã được xác định ở các độ sâu khác
nhau và xác định một số khu vực hạn chế và được phép khai thác. Giải pháp đưa ra là
hút nước dưới đất tầng mặn tạo cân bằng giảm XNM vào công trình khai thác
1.2. Tăng cường nguồn cung cấp thấm từ trên mặt làm tăng dòng thấm ra biển
- Bảo vệ bề mặt địa hình, nghiêm cấm chặt phá rừng bừa bãi.
1.3. Tăng cường diện tích vùng đất ngập nước làm tăng cung cấp thấm
- Xây dựng hồ, đập chứa nước với quy mô vừa và nhỏ nhiều hơn;
- Hạn chế phá rừng ngập mặn phục vụ xây dựng hạ tầng công nghiệp, du lịch;
- Đảm bảo cân bằng nước.
1.4. Xây các tường chắn dưới đất ngăn mặn.
Được xây dựng nhiều khu vực cửa sông, ven biển nơi tầng chứa nước bị khai
thác mạnh.
- Ưu điểm: ngăn mặn, tích trữ nước ngọt, điều tiết áp lực giữa các tầng chứa
nước và với biển.
- Nhược điểm: thi công khó, giá thành cao.

102
1.5. Tăng cường bổ sung nhân tạo
Được thi công phát triển nhiều vùng ven biển, khô cằn. Các dạng đập chính:
đập cát, đập nước ngầm. Đập tạo ra nhằm ngăn cản nước ngầm thoát ra ở các vùng cửa
sông suối cạn. Tích tụ các vật liệu cát cuội sỏi tăng cường khả năng chứa nước vào
mùa khô, khi cần thiết tiến hành xả đập ngăn chặn xâm nhập mặn.

Hình 4.1. Xây dựng đập ngầm


1.6. Giảm lưu lượng khai thác các công trình không được vượt lưu lượng khai
thác bền vững
Công trình mà Zeynel Demirel thực hiện trong năm 2014, đã tiến hành nghiên
cứu ở vùng công nghiệp ven biển ở Mersin, Thổ Nhĩ Kỳ cho thấy nguyên nhân chính
dẫn đến sự xâm nhập mặn nước dưới đất ngày càng nặng nề là do khai thác quá mức
cho phép. Người ta đã tiến hành quan trắc thành phần hóa học của nước dưới đất từ
năm 1984 -2000 hàm lượng Clo cao nhất đã đạt tới 3000mg/l. Qua việc phân tích cấu
trúc địa chất thủy văn, xác định nguồn bổ cập và tính toán cân bằng giữa lưu lượng
khai thác cho phép và lưu lượng khai thác thống kê qua các năm cũng như các thông
số địa chất thủy văn của tầng chứa nước, tác giả đã đưa ra tính toán tốc độ xâm nhập
mặn theo thời gian và theo không gian. Do đó, hạn chế khai thác chính là giải pháp cần
phải được áp dụng ngay.
1.7. Bố trí lại các công trình khai thác nhằm giảm thất thoát nguồn nước nhạt
chảy ra biển
Khomine đã nghiên cứu giải pháp hạn chế quá trình xâm nhập mặn ở vùng ven
biển Syria. Quá trình khai thác nước quá mức đã làm cho nước biển xâm nhập vào các
tầng chứa nước. Tác giả đưa ra 2 giải pháp cải thiện và hạn chế quá trình xâm nhập
mặn vào nước biển là đặt hệ thống giếng ép nước nhạt vào tầng chứa nước hoặc xây
dựng hệ thống đập ngầm để khống chế sự dịch chuyển của ranh giới mặn nhạt vào
tầng chứa nước. Tác giả cũng xác định được số lượng giếng bơm cần thiết hay vị trí
tiềm năng của các đập chắn ngầm.

103
2. Các giải pháp hạn chế, khắc phục xâm nhập mặn
2.1. Giải pháp phi công trình
2.1.1. Tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức, ý thức chủ động thích ứng với
biến đổi khí hậu
Tuyên truyền các tác động của xâm nhập mặn đến nước dưới đất để từ đó người
dân cảm nhận được nước dưới đất là nguồn tài nguyên quý, đang bị ảnh hưởng của sự
xâm nhập mặn và cần được sử dụng thật hợp lý.
Nâng cao nhận thức cộng đồng đối với các hoạt động liên quan đến nước dưới
đất khai thác sử dụng và bảo vệ, quản lý tuân thủ đúng pháp luật và các quy định hiện
hành.
Phổ biến các kiến thức áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong các hoạt động
khai thác, sử dụng và bảo vệ tài nguyên nước dưới đất.
Biên soạn, in ấn và cấp phát Sổ tay hướng dẫn người dân với nội dung:
+ Các biện pháp khai thác, sử dụng nước một cách hợp lý.
+ Các biện pháp tăng cường số lượng chất lượng nước dưới đất.
Đưa vấn đề tác động của xâm nhập mặn tới tài nguyên nước dưới đất vào giảng
dạy và các hoạt động sinh hoạt ngoại khoá, vẽ tranh, viết báo trường, các hội
thi,…giúp thế hệ tương lai nhận thức được tầm quan trọng của nước dưới đất để có ý
thức bảo vệ và sử dụng hợp lý
Nâng cao trách nhiệm của các cấp quản lý về công tác khai thác, sử dụng và
bảo vệ tài nguyên nước dưới đất.
Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về tài nguyên nước.

Hình 4.2. Tuyên truyền, phổ biến bảo vệ tài nguyên nước

104
Công tác giáo dục truyền thông được thực hiện rất đa dạng dưới nhiều hình
thức như tập huấn; tuyên truyền qua áp phích, khẩu hiệu và phát thanh, tham quan các
công trình cấp nước và xử lý nước tiên tiến quy mô hộ gia đình; thành lập các đội
tuyên truyền viên, thông qua việc giảng dạy trong các trường học
Cần có sự phối hợp tốt giữa Sở Tài nguyên Môi trường với các Sở Giáo dục, Sở
Y tế, Sở Thương Mại và Du lịch, Sở Văn hóa và Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi
trường nông thôn trong công tác giáo dục tuyên truyền về khai thác, sử dụng và bảo vệ
tài nguyên nước dưới đất.
Tăng cường vai trò của báo chí, các phương tiện thông tin đại chúng trong
tuyên truyền, cung cấp thông tin.
2.1.2. Các giải pháp về cơ chế, chính sách
Thực hiện việc rà soát, kiểm tra thường xuyên, phát hiện các tổ chức, cá nhân
khoan, thăm dò, khai thác NDĐ chưa có giấy phép hoặc chưa đăng ký. Định kỳ lập
danh sách các tổ chức, cá nhân chưa có giấy phép, thông báo và công bố trên các
phương tiện thông tin. Hoàn tất việc đăng ký, cấp phép đối với các công trình khai
thác NDĐ đã có để đưa vào quản lý theo quy định.
Xây dựng và thực hiện chương trình thanh tra, kiểm tra hằng năm, kết hợp với
công tác kiểm tra đột xuất, chú trọng đối với các tổ chức, cá nhân khai thác sử dụng
nước lớn, các công trình có quy mô khai thác, chiều sâu giếng lớn và đối với các khu
vực có nguy cơ ô nhiễm, nhiễm mặn rất cao.
Xây dựng và thực hiện chương trình kiểm soát việc thực hiện trách nhiệm, xử lý
và trám lấp các giếng không sử dụng. Xử lý vi phạm nghiêm chỉnh việc thực hiện xử
lý trám lấp các giếng khoan không sử dụng và các vi phạm về việc thực hiện các biện
pháp bảo vệ NDĐ theo quy định.
Các giếng khoan khai thác nước ngầm mới phát sinh của các tổ chức và cá nhân
khi thực hiện phải báo cho Uỷ ban Nhân dân phường, xã biết và xin cấp phép tại Sở
Tài nguyên và Môi trường theo quy định hiện hành của Nhà nước.
Giếng đào thủ công của các hộ gia đình chỉ được giữ nguyên các giếng hiện có,
không đào giếng trong khu vực nội thị nơi đã có hệ thống cấp nước chung của khu vực
để đảm bảo vệ sinh cũng như kết cấu đất nền móng, kết cấu hạ tầng.
2.1.3. Các giải pháp điều tra, khai thác nước dưới đất
Đẩy mạnh công tác điều tra, đánh giá tài nguyên nước dưới đất, ưu tiên thực
hiện trước đối với những vùng, những khu vực có nguy cơ ô nhiễm xâm nhập mặn
cao.

105
Phân vùng khai thác, vùng hạn chế, phạm vi, mức độ áp dụng các biện pháp bảo
vệ NDĐ chi tiết cho từng tầng chứa nước trên qui mô toàn huyện.
hực hiện chương trình kiểm kê hiện trạng khai thác nước dưới đất định kỳ, kết
hợp với rà soát, thống kê lập danh mục các giếng khoan phải xử lý trám lấp và xây
dựng kế hoạch xử lý, trám lấp giếng hàng năm.
Xây dựng và phát triển hệ thống thông tin và dữ liệu về biến đổi khí hậu và xâm
nhập mặn tài nguyên nước dưới đất phục vụ cho công tác quy hoạch, triển khai thực
hiện các hoạt động thích ứng với biến đổi khí hậu.
Căn cứ diễn biến nguồn NDĐ, tình hình thực tế về số lượng, chất lượng các
nguồn NDĐ và khai thác, sử dụng NDĐ, định kỳ rà soát, điều chỉnh bổ sung quy
hoạch cho phù hợp với yêu cầu thực tế.
Khoan đúng kỹ thuật: cần có hiểu biết về kỹ thuật khoan, hiểu biết sơ cấp về
cấu trúc địa chất do đó khi muốn khoan giếng phải thuê đơn vị có chức năng hành
nghề khoan (đơn vị có giấy phép hành nghề khoan giếng).
Phải trám lấp giếng không sử dụng và hỏng: Các giếng khoan hỏng hoặc không
còn sử dụng phải trám lấp đúng quy trình kỹ thuật để tránh xâm nhập nước mặn vào
tầng chứa nước.
Khai thác theo chế độ hợp lý: trước khi khai thác phải đánh giá khả năng cấp
nước, chất lượng nguồn nước và độ hồi phục nước của tầng chứa nước khai thác từ đó
có chế độ khai thác hợp lý.
Giữ nguyên hiện trạng và bảo vệ các nguồn nước giếng hiện có, có chế độ bảo
quản và kiểm soát thường xuyên. Vận hành cấp nước sinh hoạt khi có nhu cầu cần
thiết và cấp bách.
Ðối với các thị trấn lớn cần tăng cường khả năng cấp nước của các nhà máy xử
lý nước mặt để phục vụ đáp ứng nhu cầu nước sinh hoạt của nhân dân nội thị và ven
đô. Ðối với các khu vực được xác định không có nước ngầm cần thiết phải khuyến cáo
người dân không tiếp tục khoan nước
2.1.4. Xây dựng chế độ điều tiết nước hợp lý cho hệ thống cống ngăn mặn
- Thực hiện quan trắc đo mặn thường xuyên tại hệ thống các của sông ven biển.
- Xây dựng chế độ đóng mở cửa điều tiết hợp lý cống ngăn mặn theo mùa, vụ
và dự báo.

106
Hình 4.3. Hệ thống cống ngăn mặn
2.1.5. Giải pháp tài chính
- Huy động vốn ngân sách nhà nước bao gồm cả Trung ương và Địa phương.
- Huy động vốn do các tổ chức phi chính phủ tài trợ.
- Nhân dân đóng góp vốn dưới nhiều hình thức khác nhau trên cơ sở Nhà nước
và nhân dân cùng làm.
- Cho phép các tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước được kinh doanh nước
sạch với giá hợp lý.
2.1.6. Giải pháp hội nhập và hợp tác quốc tế
- Xây dựng chương trình hợp tác quốc tế trong công tác giảm thiểu và thích ứng
với xâm nhập mặn.
- Xây dựng và đề xuất các đề tài, dự án giảm thiểu tác động của xâm nhập mặn
tới TNN dưới đất.
- Xây dựng cơ chế thích hợp, để cán bộ được tham dự các khóa đào tạo, tập
huấn, học hỏi kinh nghiệm ở nước ngoài nhằm áp dụng được trong nước.
2.2. Giải pháp công trình
2.2.1. Tăng thêm nguồn cấp nước khác ngoài nguồn nước dưới đất
+ Đối với hộ gia đình: tiến hành thu nước trên mái nhà và dự trữ nước mưa
trong các bể chứa, lu, chum, vại,… để sử dụng cho ăn uống, sinh hoạt. Hỗ trợ các hộ
gia đình xây dựng bể chứa nước mưa tại nhà.
+ Với quy mô vùng: Thu giữ nước mưa và nguồn nước ngọt hiện có nhằm phục
vụ cho tưới bằng các kênh, mương hoặc các ao trữ nước ngọt phục vụ cho việc tưới
tiêu, xây dựng ao trữ nước mưa để phục vụ cho việc tưới.

107
2.2.2. Trồng rừng ven biển
Rừng ngập mặn, rừng phòng hộ có vai trò, chức năng to lớn trong việc bảo vệ
môi trường, bảo vệ đê biển, ngăn mặn và chống lại các tác động rủi ro trong xu thế
biến đổi khí hậu. Rừng tăng lượng bổ cập cho nguồn nước dưới đất.

Hình 4.4. Trồng rừng ven biển


Rừng làm chậm dòng chảy và phát tán rộng nước triều nhờ hệ thống rễ,… làm
cản sóng, tích lũy phù sa, mùn bã thực vật tại chổ, có tác dụng làm chậm dòng chảy,
sóng biển; làm chậm chảy tràn trên mặt đất, nước theo hệ thống rễ thấm vào đất, bổ
cập vào nguồn nước dưới đất.
2.2.3. Cải tạo hồ chứa nước và hệ thống đê bao ngăn biển
Xây dựng hồ chứa nước ngọt, điều tiết trong thời kỳ hạn hạn đẩy lùi XNM.
Điển hình như ở đồng bằng Gio Linh, tỉnh Quảng Trị hiện có 3 hồ chứa với dung tích
lớn là hồ Trúc Kinh W trữ = 38.9 (106 m3), hồ Kinh Môn W trữ = 18.2 (106 m3) và hồ
Hà Thượng W trữ = 38.9 (106 m3). Các công trình đa mục tiêu này phát huy hiệu quả.
Hệ thống đê bao ven biển chống nước biển dâng được xây dựng rất nhiều khu
vực dọc miền Trung.

Hình 4.5. Hệ thống đê bao ngăn biển

108
2.2.4. Xây dựng hệ thống công trình bổ cập nhân tạo nước dưới đất
Đê biển chỉ có tác dụng ngăn chặn sự tràn ngập bề mặt, còn phần nước dưới đất
vẫn có nguy cơ bị nhiễm mặn nếu tầng chứa nước có quan hệ thủy lực với biển, nên để
chủ động đối phó cần áp dụng các biên pháp đẩy lùi biên mặn-nhạt về phía biển, trong
đó biện pháp hữu hiệu nhất được nhiều quốc gia áp dụng là công nghệ bổ cập nhân tạo
nước dưới đất. Ý tưởng đó đã được các nhà khoa học nước ta đề xuất từ lâu, nhưng
tiếc rằng mãi đến nay nó vẫn chưa trở thành hiện thực.
- Hoàn thiện và mở rộng mạng lưới quan trắc động thái nước dưới đất và sụt lún
mặt đất
Để có tài liệu thực tế làm cơ sở tiến hành dự báo sự dâng cao mực nước biển,
nước mặt nội địa và nước dưới đất, cần thiết lập một hệ thống quan trắc hoàn chỉnh.
Cần quan tâm xây dựng các mạng lưới chuyên ở những địa bàn quan trọng ven biển
cũng như hải đảo và liên kết với những trạm quan trắc khí tượng - thủy văn - hải văn
để thu thập tài liệu thực tế phục vụ công tác đánh giá, dự báo một cách có hệ thống
mực nước biển dâng và xâm nhập mặn.
- Tiếp tục mở rộng và thúc đẩy nhanh các công trình lấn biển
Các biện pháp thích ứng với nước biển dâng nêu trên, xét cho cùng, chỉ là sự
phòng thủ thụ động. Còn có một cách tích cực hơn là chính con người phải chủ động
lấn biển. Trên thực tế, trong thời gian qua một số địa phương đã thực hiện thành công
nhiều công trình lấn biển. Theo số liệu thống kê trong khoảng thời gian 1958-1994, chỉ
riêng vùng ven biển từ Quảng Ninh đến Ninh Bình đã thực hiện được 56 dự án lấn
biển, tạo thêm được 55.465 ha đất mới.
- Nâng cao mặt bằng xây dựng và nền móng công trình ở vùng ven biển
Việc xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển đô thị, khu công nghiệp, hải cảng,
trung tâm du lịch, ... ở các vùng đồng bằng ven biển phù hợp với mực nước biển dâng
theo các kịch bản biến đổi khí hậu đã tính toán đang được các ngành hữu quan và các
địa phương xem xét.

109
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Kết luận
Sau khi đánh giá tổn thương cho 2 tầng chứa nước qh và qp tại khu vực ven
biển tỉnh Ninh Thuận, đã phân ra được 3 vùng tổn thương là vùng tổn thương, vùng
tổn thương cao, vùng tổn thương trung bình và vùng tổn thương thấp.
Đối với tầng qh:
- Vùng tổn thương cao phân bố tại vùng giáp biển phía đông trung tâm và phía
nam khu vực nghiên cứu gồm: phía nam xã Phước Diêm, phía đông bắc xã Phước
Dinh, xã An Hải, Đạo Long, Tấn Tài, khu vực phía nam xã Mỹ Hải, Đông Hải.
- Vùng tổn thương trung bình phân bố dọc theo bờ biển với các xã: Phước
Diêm, Phước Nam, Nhị Hà, Phước Dinh, nửa phía đông xã Phước Hữu, Phước Dan,
Phước Hải, phía tây bắc xã An Hải, Mỹ Hương, Thanh Sơn, Mỹ Hải, nửa phía trên xã
Đông Hải, Phước Thuận, Phủ Hà, Bảo An, nửa phía đông xã Thành Hải, Khánh Hải,
Tri Hải, Nhơn Hải, Hộ Hải, Xuân Hải, Tân Hải, nửa phía nam xã Phượng Hải, Vĩnh
Hải, nửa phía đông bắc xã Công Hải.
Vùng tổn thương thấp là khu vực xa biển nhất, nằm phía tây bắc của khu vực
nghiên cứu gồm các xã: Phước Chiến, Công Hải, Lợi Hải, Phước Kháng, Phượng Hải,
Tân Hải, Phước Trung, Mỹ Sơn, Phước Sơn, Nhơn Sơn, Đô Vinh, Phước Hậu, Phước
Thái, Phước Hữu, Nhị Hà, Phước Hà.
Đối với tầng qp:
- Vùng tổn thương cao là một dải ven biển nằm ở phía nam khu vực nghiên cứu
gồm các xã: Phước Diệm, Phước Dinh.
- Vùng tổn thương trung bình là khu vực chạy dọc ven biển với bán kính
khoảng 10km gồm các xã:Phước Diêm, Phước Dinh, Phước Nam, Phước Hải, Phước
Dân, An Hải, Đạo Long, Tấn Tài, Mỹ Hương, Mỹ Hải, Đông Hải, Phước Thuận, Phủ
Hà, Thành Hải, Văn Hải, Khánh Hải, Nhơn Hải, Tri Hải, Hộ Hải, Xuân Hải, Tân Hải,
Phương Hải, Vĩnh Hải.
Vùng tổn thương thấp là khu vực nằm cách xa biển nhất về phía tây bắc gồm
các xã: Phước Chiến, Công Hải, Lợi Hải, Phước Khánh, Phước Trung, Tân Hải, Xuân
Hải, Đô Vinh, Nhơn Sơn, Mỹ Sơn, Phước Sơn, Thành Hải, Phước Mỹ, Phước Thuận,
Bảo An, Phước Hậu, Phước Dân, Phước Hữu, Phước Nam, Phước Hà, Nhị Hà.
Trong phạm vi luận văn, yếu tố biến đổi khí hậu – nước biển dâng được xét đến
là tác động của mực nước biển dâng gây ra quá trình biển tiến biển lùi và ảnh hưởng
đến cốt cao mực nước. Theo như kịch bản đề ra (A1F1 tại năm 2100), mực nước biển
110
dâng 1m khiến cho vùng diện tích đất bị ngập trong nước biển chiếm khoảng 1.09% và
cốt cao mực nước giảm 1m. Việc đó khiến cho vùng có mức độ tổn thương trung bình
tăng khoảng 5%, vùng có mức độ tổn thương cao tăng khoảng 3% so với thời điểm
hiện tại.
Để giảm thiểu và khắc phục ảnh hưởng của xâm nhập mặn, các giải pháp được
đề ra bao gồm 2 nhóm giải pháp lớn là giải pháp phi công trình và giải pháp công
trình. Trong nhóm giải pháp phi công trình, các giải pháp đề xuất gồm: Tuyên truyền,
giáo dục, nâng cao nhận thức, ý thức chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu, các giải
pháp về cơ chế, chính sách, các giải pháp điều tra, khai thác nước dưới đất, xây dựng
chế độ điều tiết nước hợp lý cho hệ thống cống ngăn mặn, các giải pháp tài chính và
hội nhập, hợp tác quốc tế. Trong nhóm giải pháp công trình gồm: Tăng thêm nguồn
cấp nước khác ngoài nguồn nước dưới đất, trồng rừng ven biển, cải tạo hồ chứa nước
và hệ thống đê bao ngăn biển và xây dựng hệ thống công trình bổ cập nhân tạo nước
dưới đất.
Kiến nghị
Do những hạn chế của luận văn về mặt thời gian và kinh phí, dữ liệu được dùng
cho nghiên cứu này còn thiếu ở nhiều vùng. Để có được một đánh giá chính xác hơn
về mức độ tổn thương, cần nghiên cứu sâu hơn nữa. Cần tiến hành khảo sát, lấy và
phân tích mẫu nước dưới đất để bổ sung khu vực trống dữ liệu, và cập nhật dữ liệu đến
thời điểm hiện tại.
Do trong phạm vi của luận văn chỉ nghiên cứu đánh giá chung cho mức độ tổn
thương nên đối với mỗi mục đích nghiên cứu (phục vụ quy hoạch khai thác tập trung,
phát triển nông nghiệp, xây dựng công trình ngầm…), cần xây dựng lại bộ nhân tố cho
phù hợp hơn.
Để tăng cường cho công tác quản lý nước dưới đất vùng ven biển cần xây mạng
lưới quan trắc tài nguyên nước dưới đất hợp lý, ổn định để có thể kịp thời thích ứng
với những diễn biến phức tạp của hiện tượng xâm nhập mặn nhất là khi xảy ra các hiện
tượng mang tính toàn cầu như biến đổi khí hậu và nước biển dâng.
Những đánh giá xâm nhập mặn bằng các phương pháp như trên chỉ mang tính
dự báo. Vì vậy để đảm bảo tính chính xác cần có sự kết hợp với công tác quan trắc để
có thể thu được những kết quả chính xác nhất.

111
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]Pachauri, R.K. and Reisinger (2007), Climate Change 2007: Synthesis Report,
IPCC 2007.
[2]G.Feulner and S.Rahmstorf (2010), On the effect of a new grand minimum of solar
activity on the future climate on Earth, Geophysical research letters, vol. 37, L05707.
[3]Badon Ghyben (1888), Nota in verband met de voorgenomen putboring nabij
Amsterdam, Tijdschrift Kon. Inst. Ing.
[4]Herzberg, (1901), Die Wasserversorgung einiger Nordseebäder, Jour.
asbeleuchtung Wasserversorg. 44, 815–844.
[5]Strack (1995), A Dupuit-Forchheimer Model for three-dimensional flow with
variable density, water resources research journal.
[6]João Paulo Lobo Ferreira, A. G. Chachadi, Catarina Diamantino & M. J. Henriques
(2005), Assessing aquifer vulnerability to seawater intrusion using the GALDIT
method: part 1—application to the Portuguese Monte Gordo aquifer, IAHS.
[7]Chachadi A.G. & Lobo Ferreira, J.P. (2005), Assessing aquifer vulnerability to sea-
water intrusion using GALDIT method: Part 2 – GALDIT Indicators Description.
[8]Adrian D.Werner, Jame D.Ward, Leanne K.Morgan, Craig T.Simmons, Neville
I.Robinson, and Micheal D.Teubner (2012), Vulnerability Indicators of Sea Water
Intrusion, Ground Water, Vol. 50(1), pp. 48-58.
[9]S. S. Honnanagoudar, D. Venkat Reddyand Mahesha. A (2014), Analysis of
Vulnerability Assessment in the Coastal Dakshina Kannada District, Mulki to
Talapady Area, Karnataka, International Journal of Computational Engineering
Research, Vol, 04, Issue, 5.
[10]V. Lenin Kalyana Sundaram, G.Dinesh, G.Ravikumarand D.Govindarajalu (2008),
Vulnerability assessment of seawater intrusion and effect of artificial recharge in
Pondicherry coastal region using GIS, Indian Journal of Science and Technology
Vol.1 No 7.
[11]Idowu Temitope Ezekiel, Nyadawa Maurice, K’orowe Maurice (2016), Seawater
Intrusion Vulnerability Assessment of a Coastal Aquifer: North Coast Of Mombasa,
Kenya as a Case Study, International Journal of Engineering Research and
Applications Vol. 6, Issue 8.
[12]Zerin Tasnim, Subrina Tahsin (2016), Application of the Method of Galdit for
Groundwater Vulnerability Assessment: A Case of South Florida, Asian Journal of

112
Applied Science and Engineering, Volume 5, No 1.
[13]Liên đoàn quy hoạch và điều tra tài nguyên nước Miền Nam (2016), Đánh giá tác
động của biến đổi khí hậu đến tài nguyên nước dưới đất vùng đồng bằng sông Cửu
Long, đề xuất các giải pháp ứng phó.
[14]Trung tâm dự báo và cảnh báo tài nguyên nước (2016), Đánh giá tính tổn
thươngcủa tầng chứa nước holocen tại huyện Hậu Lộc tỉnh Thanh Hóa.
[15]Trần Kiều Duy (2016), Nghiên cứu tác động do biến đổi khí hậu và nước biển
dâng đến xâm nhập mặn các tầng chứa nước ven biển trầm tích Đệ Tứ và đề xuất các
giải pháp thích ứng vùng Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa.
[16]Foster (1987), S. Fundamental concept in aquifer vulnerability pollution risk and
protection strategy. Proc. Intl. Conf. Vulnerability of soil and groundwater to
pollution Nordwijk, The Nether-lands.
[17]Aller, L. et al.(1985), DRASTIC: a standardized system for evaluating
groundwater pollution poten-tial using hydrogeologic settings, US, USEPA Report
600/02-85/018.
[18]Van Stempvoort, D., L. Ewert, and L. Wassenar (1993), Aquifer Vulnerability
Index: A GIS Compatible Method for Groundwater Vulnerability Mapping, Canadian
Water Resources Journal.
[19]Đoàn Văn Cánh (2015), Nghiên cứu đề xuất các tiêu chí và phân vùng khai thác
bền vững, bảo vệ tài nguyên nước dưới đất vùng đồng bằng Bắc Bộ và đồng
bằng Nam Bộ, Trường đại học Mỏ - Địa chất Hà Nội.
[20]Liên đoàn ĐCTV - ĐCCT miền Trung (2013), Lập bản đồ địa chất thuỷ văn tỷ lệ
1/50.000 các tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận.
[21]Cục Quản lý tài nguyên nước (2009), Điều tra đánh giá tiềm năng khai thác NDĐ
phục vụ phát triển kinh tế xã hội vùng cát ven biển tỉnh Bình Thuận, Ninh Thuận,
Khánh hoà, Phú Yên.
[22]Cục Quản lý tài nguyên nước (2013), Nghiên cứu mối quan hệ giữa các tầng,
phức hệ chứa nước với tiềm năng tài nguyên nước và đề xuất giải pháp trữ nước và bổ
sung nhân tạo NDĐ. Thí điểm áp dụng cho lưu vực sông Cái (Kinh Dinh) tỉnh Ninh
Thuận.
[23]Saaty, T.L (1980), The Analytic Hierarchy Process, McGraw-Hill, New York.
[24] Bộ tài nguyên và môi trường (2012), kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển
dâng.

113
LÝ LỊCH TRÍCH NGANG

Họ và tên: Nguyễn Bảo Hoàng


Ngày tháng năm sinh:29/8/1991 Nơi sinh: Hà Nội
Địa chỉ liên lạc: Nhà số 10, ngõ 305, đường Cổ Nhuế, phường Cổ Nhuế 2, quận
Bắc Từ Liêm, tp. Hà Nội.
Quá trình đào tạo:
1. Đại học:
- Hệ đào tạo: Chính quy, thời gian đào tạo: từ năm 2009 đến 2014
- Trường đào tạo: Đại học Mỏ - Địa chất Hà Nội
- Ngành học: Địa chất thủy văn – địa chất công trình
- Bằng tốt nghiệp đạt loại: Khá
2. Thạc sĩ:
- Hệ đào tạo: Chính quy Thời gian đào tạo: từ 12/2015 đến 12/ 2017
- Chuyên ngành học: Thủy văn học
- Tên luận văn:“Nghiên cứu đánh giá mức độ tổn thương do xâm nhập mặn ở các
tầng chứa nước trầm tích Đệ tứ ven biển tỉnh Ninh Thuận trong bối cảnh biến đổi
khí hậu”.
- Người hướng dẫn Khoa học:
1- TS Tạ Thị Thoảng

Quá trình công tác:


Thời gian Nơi công tác Công việc đảm nhận

Công ty cổ phần phát triển công


2014 - 2015 Chuyên viên
nghệ T&V
Trung tâm chất lượng và bảo vệ
2015 – hiện nay Chuyên viên
tài nguyên nước

114
XÁC NHẬN QUYỂN LUẬN VĂN ĐỦ ĐIỆU KIỆN NỘP LƯU CHIỂU

CHỦ NHIỆM KHOA (BỘ MÔN) CÁN BỘ HƯỚNG DẪN


QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH (Ký và ghi rõ họ tên)
(Ký và ghi rõ họ tên)

115

You might also like