Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 21

Phần I: ABA/VB là gì?

(Để trả lời cho câu hỏi này, mình dịch một bài viết voi noi dung ngan gon
nhat)

ABA and Verbal Behaviour (Modern ABA)


Phân tích hành vi ứng dụng và Hành vi ngôn ngữ
(ABA hiện đại)
Lý thuyết về phân tích hành vi (Behaviour Analysis) được viết bởi Skinner vào
những năm 1930. ABA dựa trên lý thuyết này. Đến năm 1957 ông viết tiếp cuốn
hành vi ngôn ngữ (VB).

http://www.autismweb.com/aba.htm

AutismWeb™
A Parent's Guide to Autism Spectrum Disorders
Một số người đã sai lầm khi cho rằng ABA chỉ là phương pháp được tạo ra bởi Lovaas,
vị tiền bối trong Khoa tâm bệnh ở UCLA. Lovaas đã phát triển 1 hình thức của phương
pháp ABA. Năm 1987, ông đã công bố một nghiên cứu chỉ ra trong 19 trẻ tiền tiểu học đã
tham gia vào nghiên cứu can thiệp hành vi với liệu pháp 1 đối 1 trong 40 giờ mỗi tuần,
thì có 9 trường hợp đã trở về bình thường ở tuổi vào lớp 1. Ghi chú rằng: một vài thập kỷ
trước đây, Lovaas đã mô tả sử dụng những trừng phạt thể chất cho những hành vi
nghiêm trọng trong giờ giảng dạy. Sau đó thì ông cũng bác bỏ việc trừng phạt, và những
nhà trị liệu hành vi hiện đại cũng không sử dụng biện pháp trừng trị. Dr. Lovaas thọ 83
tuổi, mất ngày 2/8/2010.
(Thông tin thêm của người dịch: Hiện này con trai của ông kế nghiệp).
Chương trình ABA thường chỉ mô tả những nghiên cứu trong vài thập kỷ của Lovaas,
nhưng nó cũng có thể phối hợp với những phương pháp và công cụ khác.

Hành vi ngôn ngữ ứng dụng hay hành vi ngôn


ngữ (AVB hay VB) là kiểu mới nhất của ABA.
Nó sử dụng lý thuyết phân tích hành vi ứng dụng của Skinner năm 1957 để dạy và
khuyến khích nói và các kỹ năng khác. Skinner mô tả các loại nói hoặc hành vi ngôn ngữ
như sau:
- “Mand” là những yêu cầu (ví dụ: Con muốn uống)
- “Echo” là những hành vi bắt chước ngôn ngữ )ví dụ: Hi)
- “Tact” là những tên sự vật hiện tượng (ví dụ: đồ chơi, con voi) và
- “Intraverbal”là những trả lời hội thoại (Ví dụ: Con muốn gì?)
Chương trình VB sẽ tập trung vào để dạy trẻ nhận ra ngôn ngữ sẽ giúp chúng có cái gì
chúng muốn khi chúng sử dụng nó. Sự yêu cầu luôn là một trong những kỹ năng ngôn
ngữ đầu tiên dạy trẻ; trẻ được dạy ngôn ngữ để giao tiếp chứ không chỉ là để gọi tên
những đồ vật. Học cách để nói ra nhu cầu cũng sẽ giúp cải thiện hành vi. Một số cha mẹ
nói VB chính là một dạng tự nhiên hơn của ABA.
Cũng giống rất nhiều chương trình ABA của Lovaas, một chương trình VB sẽ sử dụng
phương pháp dạy khong sai sót (errorless teaching methods) bằng cách là gợi ý (prompt)
sau đó giảm dần sự gợi ý (fade of prompt), và sử dụng DTT (dạy từng bước nhỏ). Những
nhà hành vi học như Dr. Vincent Carbone, Dr. Mark Sundberg và Dr. James Partington
đã giúp phổ cập rộng rãi phương pháp này.
Một nhược điểm của ABA/VB: một số trường học hoặc các công ty bảo hiểm không đồng
ý trả cho chi phí này và cha mẹ tự trả thì quả là đắt. Nếu bạn quyết định tự chi trả, hãy
nghiên cứu kỹ và chọn những nhà tư vấn hoặc nhà trị liệu ABA/VB có kinh nghiệm thật
sự. Một nhà tư vấn phải có ít nhất là bằng Master về tâm lý hoặc về ABA, hoặc họ phải
được giám sát chặt chẽ bởi người nào đó đã có những thứ đó. Còn nhà trị liệu thì một số
gia đình chọn những người tình nguyện hoặc sinh viên sẵn sàng làm việc với mức lương
thấp để thu được kinh nghiệm với tự kỷ.
(Ghi chép thêm của người dịch: Theo như mình hiểu thì Autism Network của một người
cha có con tự kỷ tên là Dino ở Hongkong là được sự giúp đỡ của Dr. James Partington.
Tư vấn viên mà mình sử dụng cho con mình thì được sự giúp đỡ của Dr. Vincent
Carbone và trợ lý của ông. Cô ấy nói Dr. Carbone không sử dụng cụm từ ABA/VB mà chỉ
sử dụng cụm từ ABA bởi vì ABA của ông ấy đã bao gồm VB trong đó – ABA hiện đại)
………………..

0. ABA/VB
http://www.tretuky.com/f..._postst338_0--ABAVB.aspx

I. ABA/VB là gì?
http://www.tretuky.com/f...t339_I--ABAVB-la-gi.aspx

II. Kiểm soát việc giảng dạy và những nguyên tắc rèn kỹ năng học tập
http://www.tretuky.com/f...ren-ky-nang-hoc-tap.aspx

III. Ghi chép một số điều cơ bản khi áp dụng ABA/VB


http://www.tretuky.com/f...n-khi-ap-dung-ABAVB.aspx

IV. Một chương trình học


http://www.tretuky.com/f...ot-chuong-trinh-hoc.aspx
V. Pairing (Tạo mối quan hệ gắn bó và làm cho trẻ hứng thú khi bạn ở bên
trẻ)
http://www.tretuky.com/f...-o-ben-tre.aspx#post2444

ABA/VB là gì? (tiep)

1) Autism recovery network: Là trung tâm tự kỷ tự lập ở Hong Kong của người
cha có con trai năm nay đã học lớp 3, trường bình thường. Mình đã gặp ông ấy ở
Hong Kong, là một người có thể tin tưởng được. Chúng ta chỉ phải cân não về vấn
đề chi phí thôi. Tư vấn viên là tiến sỹ James Partington, thỉnh thoảng ông ấy bay
từ Mỹ sang HK để tư vấn cho một số gia đình. Bản thân người cha, giám đốc của
trung tâm này thì mình không rõ đã có chứng chỉ trở thành tư vấn viên chưa,
nhưng ông ấy cũng đang làm công việc này.
Có thể những bạn mới vào « nghề dạy trẻ tự kỷ » thì không cần phải phân biệt
ABA cổ điển với hiện đại làm gì, cứ nhìn những quy trình và video chuẩn mà thực
hiện thôi. Nhưng với những người như mình, thì đúng là phải nghiên cứu cho kỹ
để mà tâm phục khẩu phục. Bản thân mình còn khó chấp nhận sự thay đổi hơn là
cô giáo của con mình, khi mà mình đã bị nhiễm ABA cổ điển dù là một chút nhưng
kéo dài trong 3 năm rồi.
Để giúp các bạn hiểu rõ và phân biệt giữa ABA trong quá khứ với ABA/VB thì
mình dịch lại trang web này.

http://autismrecovery.as...vb-vs-other-types-of-aba

Trong vòng 15 năm qua, cứ nói đến chương trình ABA là mọi người lại nhầm lẫn
đó chỉ là ABA của Ivar Lovaas.
Trong quá khứ, phần lớn các chương trình ABA dành cho trẻ tự kỷ là dựa trên tài
liệu của Ivar Lovaas được xuất bản vào những năm 1980. Tuy nhiên, trong những
năm gần đây, Jack Michael, PHD., Mark Sundberg, PHD., và James Partington,
PHD., cùng với những người khác đã tập trung nghiên cứu phân tích hành vi ngôn
ngữ của Skinner và hiệu quả của nó trong dạy kỹ năng ngôn ngữ cho trẻ. Nghiên
cứu này đã cải tiến chương trình ABA bằng sự nhấn mạnh vai trò quan trọng của
thu nhận ngôn ngữ mà trước đây các chương trình ABA của Lovaas đã bỏ qua. Đó
là chớp khoảnh khắc mà trẻ có động lực để phát triển mối liên kết giữa giá trị của
một từ với chính từ đó.
Trong khi phương pháp của Lovaas sử dụng ABA để dạy những kỹ năng ngôn ngữ
chủ yếu là dạy ngôn ngữ nhận thức trước khi dạy ngôn ngữ diễn đạt.
Ngược lại, phương pháp hành vi ngôn ngữ (VB) tập trung vào dạy thành phần cụ
thể của ngôn ngữ diễn đạt trước (bao gồm: yêu cầu, dãn nhãn gọi tên sự vật, nói,
và giữa những thứ khác).
Phương pháp này bắt đầu với việc gọi là dạy trẻ “yêu cầu”, tức là dạy trẻ yêu cầu
những thứ, những hoạt động, và thông tin mà chúng muốn. Vì thế việc dạy trẻ
những “từ” là có giá trị và giúp cho chúng đạt được thứ mà chúng cần và muốn.
Một sự khác biệt khác nữa là nhấn mạnh “chức năng” của ngôn ngữ, trong khi
phương pháp của Lovaas là nhấn mạnh vào “hình thức” của ngôn ngữ. Ví dụ,
trong chương trình VB, một đứa trẻ đầu tiên sẽ được dạy để yêu cầu “bánh quy”
bằng bất cứ cách nào đó (nói, ngôn ngữ ký hiệu, …) chỉ khi chúng thực sự muốn
bánh quy. Chớp khoảnh khắc mà đứa trẻ mong muốn có bánh quy để dạy chúng
học cái từ đó (hoặc dấu hiệu đó) để chúng có thứ mà chúng muốn. Cũng là từ
“bánh quy”, trong chương trình của Lovaas sẽ là dạy cho đứa trẻ nói từ “bánh
quy” đồng thời những từ khác cũng được dạy lặp lại cùng lúc, nhưng thực tế là
không cần thiết khi mà đứa trẻ vào thời điểm đó chỉ đang cần 1 cái bánh quy.
Một ý tưởng chính của phương pháp VB là ý nghĩa của một từ được nhận ra qua
chức năng của nó chứ không chỉ là ý nghĩa của bản thân từ đó. Nếu như bạn không
xem xét chức năng của ngôn ngữ thì bạn thường kết thúc đứa trẻ với việc dán nhãn
hàng trăm sự vật nhưng không bao giờ sử dụng nó đúng chức năng hoặc sử dụng
tức thời trong môi trường bình thường được.
Khi bạn sử dụng một phương pháp VB, tức là bạn dạy một từ hoặc một sự vật
thông qua tất cả các mối liên quan chức năng tới từ hoặc vật đó.
Các thuật ngữ hành vi ngôn ngữ:
- Yêu cầu thứ bạn muốn và cần
- Gọi tên hoặc mô tả sự vật
- Ngôn ngữ nhận thức: không sử dụng lời nói mà làm theo các chỉ dẫn giữa những
bức ảnh hoặc vật (ví dụ sờ, chỉ, lấy, đưa, …)
- Bắt chước: lặp lại, làm theo những gì được nhìn thấy
- Âm: bắt chước âm
- Ngôn ngữ diễn đạt: nói (hoặc sử dụng dấu hiệu) để đáp ứng với những hành vi
ngôn ngữ của người khác
- Đọc
- Viết
Tất nhiên bạn không thể dạy tất cả các khía cạnh của một từ hoặc một vật như liệt
kê ở trên trong cùng một lúc, mà sẽ là dạy một vài kỹ năng cần thiết và đứa trẻ sẽ
có thể thiết lập được những thành phần ngôn ngữ này sớm hơn là bạn nghĩ.
Theo phương pháp cổ điển của Lovaas thì khái niệm “bánh quy” có thể được coi
là thành thạo (mastered) khi một đứa trẻ có thể chỉ cái bánh quy và nói “bánh
quy”, nhưng với phương pháp VB thì khái niệm “bánh quy” sẽ chỉ được coi là
thành thạo KHI:

- Yêu cầu bánh quy khi cần (Ngôn ngữ yêu cầu)

- Tìm bánh quy khi ai đó hỏi (Ngôn ngữ nhận thức)

- Chọn bánh quy khi được hỏi:

. Bạn ăn cái gì? (Chức năng)


. Loại bánh có socola gọi là gì? (Đặc điểm)

. Tìm thức ăn (Phân loại)

- Trả lời câu hỏi về bánh quy khi không nhìn thấy nó (Ngôn ngữ diễn đạt)

. Nói cho cô biết cái gì để ăn?

. Bánh gì có socola?

. Cái gì cứng và giòn?

Tóm lại, chương trình cổ điển của Lovaas và chương trình VB là hai phương pháp
khác nhau cùng sử dụng nguyên lý cơ bản ABA để giúp trẻ tự kỷ sống tốt hơn.
Mặc dù kiểu của Lovaas đã được tỏa sáng từ rất lâu, nhưng ngày nay càng nhiều
người sử dụng chương trình ABA với trọng tâm nhấn mạnh vào phần hành vi ngôn
ngữ (VB) bởi vì nó rõ ràng là bổ sung phần còn thiếu ở trong các chương trình
ABA cổ điển.

2) http://leapahead.org/autism/what-is-vb-therapy/

Đường link này cũng có thêm thông tin về VB giúp chúng ta hiểu rõ hơn nữa.
Mình xin dịch tiếp dưới đây.
What is VB Therapy?
VB là một phương pháp dựa trên nguyên lý hành vi mà dựa vào chủ yếu là dạy
học tích cực (intensive teaching), đưa ra các câu hỏi nhanh từ phía người dạy sau
đó là đến lượt trẻ trả lời. Để củng cố những câu trả lời chính xác và giảm sự thất
bại, phương pháp VB sử dụng kết hợp những yêu cầu dễ và khó (80% dễ và 20%
khó). Đây là phương pháp cụ thể cho phép người trị liệu thử đứa trẻ ở những lĩnh
vực yếu kém đồng thời giảm thất bại bằng cách cho phép đứa trẻ đáp ứng với
những nhiệm vụ đơn giản (điều này được mô tả rõ trong mục 5.2 Quy trình dạy
học).
VB sử dụng phương pháp hệ thống khác xa so với phương pháp ABA cổ điển. Ví
dụ, VB không yêu cầu số lượng cụ thể bao nhiều lần thử trước khi giảm “sự gợi
ý/trợ giúp” (prompt) và khuyến khích nhà trị liệu thử các kỹ năng của trẻ bằng
cách giảm mức trợ giúp nhanh nhất có thể. Phương pháp này cho phép một môi
trường học từng bước nhanh và thành công nhanh chóng. Nó cũng cho phép đứa
trẻ trở nên linh động hơn và ít cứng nhắc bởi vì trộn lẫn nhiều chủ đề trong một
buổi học.
Các thành phần của một chương trình ABA với sự nhấn mạnh về hành vi
ngôn ngữ (VB), sẽ bao gồm:

- VB tập trung vào dạy yêu cầu để tăng học ngôn ngữ
- VB dựa chủ yếu vào những phần thưởng tích cực

- VB sử dụng dạy học không sai sót để tăng tỷ lệ thành công và củng cố những gì
đang có với mức độ cao hơn

- VB trộn lẫn và đa dạng hóa nhiệm vụ

- VB dạy phần lớn trong môi trường tự nhiên và tập trung vào khái quát hóa

- VB đặc biệt sử dụng từng bước nhanh hơn để hỗ trợ khái quát và giảm thiểu
hành vi tiêu cực

- VB dựa vào dữ liệu kiểm tra hơn là ghi chép những đáp ứng khi tăng thời gian
dạy học (ví dụ dạy lặp lại nhiều lần thì cho kết quả là câu trả lời đúng nhưng đó có
thể là học vẹt nhiều hơn. Sử dụng quy trình kiểm tra ở mục 5.3, chỉ hỏi một lần và
không trợ giúp).

MOT SO Băng video

so sánh ABA cổ điển và ABA hiện đại (tức là có chứa phần VB ở trong đó)

Không phải tất cả các video không ghi chữ VB là không phải ABA hiện đại.
Chúng ta tìm hiểu các video trên internet đại đa số là của các gia đình post lên,
cũng không phải tất cả đều là hoàn hảo để làm theo.

Mình đã giành thời gian xem xét nhiều video và load về đây một số link để chúng
ta cùng tranh luận.

I. Video ABA/VB chuẩn

Video 1:

Carbone clinic: tacts and intraverbals

Xem video o day:


http://vbcommunity.org.u...c_tacts_and_intraverbals
Đây là video của một cô giáo dạy tại trung tâm tự kỷ của một trong những người
đã có công phát triển phương pháp VB, Dr. Carbone.

Trong video này cô giáo dạy hai nội dung:


- Tact: tên sự vật hiện tượng
- Intraverbal: trả lời hội thoại

* Bên tay trái cô giáo là tập ảnh với nội dung mới sẽ cần dạy cậu bé

* Bên tay phải cô giáo là 2 tập ảnh/thẻ tương ứng với những “việc làm dễ”, đó là
tập “thẻ hệ thống” + tập ảnh mà trẻ đã thuộc lòng: những nội dung này cô giáo biết
chắc đã là cực dễ với cậu bé.

* Nội dung đầu tiên là dạy cậu bé 1 bức ảnh ở bên tay phải – Tê giác (hôm qua
chuyên gia tự kỷ và các cô giáo của con cùng xem video này và đã phát hiện ra
đây là từ Tê giác, nói tắt kiểu Mỹ làm mình ban đầu nghe ko biết là gì)

- Bước 1: „việc làm dễ“


Cô giáo lật các ảnh ở bên tay phải để cô giáo nhớ là cần yêu cầu cậu bé làm gì mà
không bị lặp lại và cô giáo sẽ rất chủ động, ví dụ cô yêu cầu cậu ấy làm 2 động tác
dễ từ “tập thẻ hệ thống” là “há miệng” và “xoa hai tay vào nhau” – cô giáo làm
động tác và nói: Làm theo cô/ làm thế này.
Kế tiếp là trả lời câu hỏi về ảnh thẻ mà cậu bé đã biết, ví dụ Cái gì đây? Cậu bé trả
lời “wow wow” hay gì đó.

- Bước 2: dạy ảnh mới – hỏi cái gì đây? (lần 1)


Cô giáo đưa ảnh ở bên tay trái để dạy cậu ấy: Cô giáo giơ ảnh và hỏi: Cái gì đây?
đồng thời CÔ đưa câu trả lời luôn, tức là trợ giúp lần đầu 100% (“Tê giác”).
Cậu bé phải nói: “Tê giác”.

- Bước 3: Cô hỏi lần 2: Cái gì đây? Cậu bé lại nói “Tê giác”
Cô giáo nói: giỏi quá.

Nếu cậu bé trả lời sai thì cô giáo cần nhắc lại và đợi cậu bé lặp lại cho đúng
Nếu cậu bé không trả lời thì mình được hướng dẫn là sẽ đưa ảnh thẻ tiến gần mặt
cậu bé hơn và nói nhấn mạnh vài lần : Tê giác, nghỉ chờ đợi, chưa đáp ứng, lại Tê
giác, ...

- Bước 4: „việc làm dễ“: cô giáo lật 1 thẻ trong “tập thẻ hệ thống” để
cô đọc rồi cô yêu cầu cậu bé: Vỗ hai tay vào nhau, cậu bé làm xong, cô lật ảnh thẻ
mà cậu đã biết ở bên tay phải, hỏi: Cái gì đây? Cậu bé trả lời được.

- Bước 5: hỏi lại cái gì đây lần 3, không gợi ý hay trợ giúp gì cả
Cậu bé trả lời là “Tê giác”
Nếu cậu bé trả lời sai thì cô giáo cần nhắc lại và đợi cậu bé lặp lại cho đúng
Nếu cậu bé không trả lời thì mình được hướng dẫn là sẽ đưa ảnh thẻ tiến gần mặt
cậu bé hơn và nói nhấn mạnh vài lần : Tê giác, nghỉ chờ đợi, chưa đáp ứng, lại Tê
giác, ...

- Bước 6: „việc làm dễ“: cô giáo gõ hai nắm tay xuống bàn và nói với
cậu bé: Làm thế này, cậu bé làm xong thì cô lại giơ hai tay lên và bảo cậu làm thế
này, cậu bé cũng làm.
Cô giáo nói: giỏi lắm.
Thế là kết thúc một quy trình dạy học một sự vật, ví dụ là “Tê giác”
(Neu cau be khong tap trung, thi sau day se phai la phan thuong, nhung cau be van
tap trung nen ...)

* Cô giáo chuyển ngay sang quy trình dạy học sự vật tiếp theo “kẹo”

- Việc dễ: cô giáo bảo cậu bé sờ vào răng (cô cũng lật tập thẻ hệ thống
để nhắc chính cô giáo), cậu bé sờ song

- Cô giáo giơ ảnh lên hỏi: cái gì đâu, và cô đưa luôn câu trả lời “kẹo”,
cậu bé phải nói “kẹo”

… cứ thế tiếp tục cho đến hết quy trình dạy “kẹo” thì cậu bé nói “ti vi”, cô giáo
cho cậu bé phần thưởng là ăn và xem ti vi một tí.

Nửa video đầu là dạy cậu bé gọi tên 3 sự vật hiện tượng thông qua tranh, áp dụng
đúng 3 lần quy trình dạy học như mình đề cập đến ở mục 5.2. Sau đó cô giáo củng
cố thêm vài lần nữa với câu hỏi Cái gì đây trên từng ảnh này nhưng cũng đều phải
áp dụng “việc làm dễ” trước và sau câu hỏi đó.

Nửa sau là dạy hội thoại: Hãy nói cho cô biết cái gì dùng để ăn? Cô giáo để 3 bức
ảnh lên bàn: ví dụ: bánh quy, bánh hamburger, mỳ. Và cô giáo cũng áp dụng quy
trình dạy học như vậy, nhưng thay vì hỏi 1 lần cho 1 sự vật thì cô hỏi 3 lần: nói
cho cô biết cái gì để ăn? Cái gì để ăn nữa? Cái gì nữa.

Cậu bé đều trả lời và làm được “các việc làm dễ” rất chính xác. Nhưng có một
việc cô giáo đã cho là dễ với cậu bé nên mới hỏi: Tên con là gì? thì cậu bé trả lời
sai, nên cô đã sử dụng “quy trình sửa chữa” như mình trình bày ở mục 5.3.

Video này dài 3 phút 34 giây, nhưng cô giáo nói rất nhiều, làm nhiều động tác,
cậu bé cũng vậy, cậu ấy phải hoạt động cả chân tay mồm miệng và não liên tục
trong vòng 3 phút 34 giây, mình cảm thấy sao nó dài thế. Thực tế chỉ học có 6 thứ:
tên của 3 vật và liệt kê 3 vật khác dùng để ăn. Nhưng trong đó có tới mấy chục
“việc làm dễ“” mà cậu ấy phải làm hoặc phải trả lời.
* Có thể với con của những bạn khi mới bắt đầu can thiệp thì đó là việc làm chưa
dễ, thì chúng ta sẽ liệt kê những mục ấy vào giáo án đầu tiên, dạy trẻ dần dần đến
thành thạo thì thôi. Đây là kỹ thuật để đứa trẻ tập trung liên tục.

Ban đầu có thể chúng sẽ chống đối, nhưng sau nhiều lần thì chúng sẽ quen dần
đồng thời đó thực sự là những việc làm không khó với chúng. Tùy mức độ của trẻ
mà chọn „việc làm dễ“ cho phù hợp.

Đây cũng là một khía cạnh khi áp dụng nguyên tắc 80% dễ và 20% khó của
phương pháp VB. Chứ chúng ta không nên hiểu rằng giáo án sẽ bao gồm 80% nội
dung cũ và bổ sung 20% nội dung mới. Mà trong mỗi một quy trình dạy học ta áp
dụng 80% “việc làm dễ” và 20% là nội dung cần dạy để đứa trẻ không thất bại, sẽ
hào hứng để học tiếp.

* Video này thật sự là một video tốt, cô giáo kỹ thuật rất tốt mà cậu bé thì chăm
chú quá.

Các bạn nào có con mới can thiệp thì xem video về cậu bé Jaxon ma hom truoc
minh da comment, sẽ phù hợp hơn.

Nhưng video này rất bổ ích để các bạn học về “quy trình dạy học”. Nội dung dạy
có thể ở mức thấp hoặc cao hơn tùy con bạn.

Các bạn cần chuẩn bị “việc làm dễ” như sau:


- Làm “tập thẻ hệ thống”: mình có tập này 235 thẻ, viết bằng tiếng
Đức và Anh. Chỉ là chữ ở trên đó (ví dụ: đánh lưỡi sang trái, sờ mũi, con gì kêu
gâu gâu, …), Không biết đã có ai ở VN làm cái này thì xin chia sẻ tập thẻ cho
mọi người. Nếu không thì mình sẽ đánh máy lại thành tiếng Việt gửi cho mọi
người qua web, đã làm được 1/3 rồi.

- Chọn ra những sự vật/hiện tượng mà con biết, chuẩn bị ảnh hoặc vật
thật để hỏi con: cái gì đây? (ví dụ: ảnh hoặc vật thật con cá, mèo, chó, đồ ăn, hoa
quả, màu sắc, ô tô, …)
Những buổi đầu cô trò phải kiểm tra và lọc ra “việc làm dễ”, nếu chưa làm được
thì đưa vào nội dung trong giáo án.
..............

Riêng tư vấn viên của con mình thì có yêu cầu thêm so với video trên là có mục
tráo đổi phần thưởng liên tục để làm cho con hứng thú vui cười trong khi học.
Mình thấy tùy cơ mà ứng biến thôi. Ví dụ cậu bé trên chăm chú thế thì cần gì phải
có trò chơi gì cho nó bị gián đoạn.

Nhưng với những cháu còn kém tập trung thì có thể mua những thứ mà chúng
CỰC KỲ THÍCH và chỉ đem ra khi cần dạy con học thôi. Ví dụ mình mua những
con voi, con rùa, con bò, … mà ở trong rất là mềm, kiểu như chứa gel (giá có 1
euro/con) hoặc là có loại khác mua ở shop ABA thì cũng khoảng 2,5euro/con.
Hoặc là các con vật, các ô tô có thể chuyển động. Con gái mình thích sờ mó những
thứ ấy lắm. Hoặc mua cái kèn thổi thì nó thòi cái đuôi ra, thích lắm, giá cũng chỉ
khoảng 2 euro/ 1 túi có 6 cái kèn (chỉ dùng 1 cái thôi). Voi hoat dong nhu ve, viet,
choi do choi tri tue, con minh biet lam nhung khong thich, nen minh ap dung cho
chau nghe dia nhac tu may tinh - ko xem hinnh (minh chua mua duoc dai cattsete,
ma con minh nghe dai thi co ve hoi so vi khong quen)

Thực tế trước đây con gái mình có thể ngồi học liền mạch (1:1) cả tiếng đồng hồ
nhưng mà không tập trung ánh mắt như là cậu bé trên và quan trọng là cháu
không vui lắm. Mình áp dụng cách mới mà tư vấn viên hướng dẫn thì cháu hứng
thú học hơn hẳn. Bước đầu tư vấn viên khuyên cho lên bàn 10 phút mỗi lần thôi
nhưng mình đã quen việc dạy con cả tiếng nên mình cho con ngồi bàn liên tục 35
phút với phương pháp mới, nội dung học thì ngắn hơn so với trước nhiều, xen kẽ
là chơi những thứ con thích (vài giây chơi mỗi thứ rồi lại tráo đổi phần thưởng
khác, rồi lại học, rồi lại chơi, rồi lại học). Nên cháu cảm thấy như học là niềm vui
ấy.

Bạn nhớ là khi con ra khỏi bàn không được mang đồ chơi ra (chính là phần
thưởng), để con còn hứng thú quay trở lại học.
………….
Đây là comment của tư vấn viên về video trên:
Video giữa Emily và Vincent cho thấy đó là một buổi dạy học rất tót, tốc độ tốt, bố
trí dụng cụ học tốt, và xen kẽ rải rác các việc làm dễ. Tuy nhiên, video này là từ
vài năm rồi. Trong đó Emily đã luôn nhắc tới tên Vincent, mà ngày nay thì kỹ
thuật mới sẽ không nhắc tên của Vincent mỗi khi yêu cầu cậu bé làm một nhiệm vụ
gì đó nữa.
Như vậy, rút ra là: Có thể tham khảo video trên để dạy ABA/VB cho con
nhưng bỏ một chi tiết là không gọi tên con.
Về việc mình dạy con theo phương pháp mới mà lên bàn luôn 35 phút thì bị khiển
trách luôn như sau:
Hà, hãy xem xét kỹ quy trình dạy học và điều quan trọng là việc học ở trên bàn
phải trở nên vui vẻ với con trong thời gian dài. Vì thế, đừng dạy con quá 10 phút 1
lần ở trên bàn. Hãy xen kẽ là nghỉ giải lao sau mỗi 10 phút học trên bàn, trong lúc
ấy là thực hiện Pairing và tạo ra phần thưởng mới để dạy “yêu cầu” mà không phải
ở trên bàn, ngay cả khi con vẫn muốn được học tiếp cũng hãy dừng lại nghỉ.
Chúng tôi muốn chắc chắn là cô bé sẽ muốn được học trong mọi lúc, ngay cả khi
học những kỹ năng khó hơn khả năng một chút. Những “việc làm dễ” là một phần
của quy trình dạy học chứ không phải là bạn muốn chọn làm nó hay không. Bằng
cách này sẽ tạo đà cho hành vi và thậm chí động lực học tập cao hơn.
Với phần dạy “yêu cầu” (trong khi pairing), hãy tăng số lần yêu cầu ở lần sau
nhiều hơn lần trước.
………………………

Có thể là các bạn sẽ nóng lòng cho con học nhiều kiến thức (giống mình giai đoạn
đầu). Nhưng mình đi một chặng dài rồi mình nhận thức rất rõ rằng những lý
thuyết mà mình đã dịch từ những TÀI LIỆU cập nhật và KINH NGHIỆM mà tư
vấn viên cung cấp hoặc những link ở trên internet về phương pháp ABA/VB là
đúng đấy. VB nhấn mạnh chức năng của ngôn ngữ, tức là sử dụng ngôn ngữ. Vậy
nên các bạn cứ dạy con từ từ. Phối hợp nhuần nhuyễn giữa LÊN BÀN và
PAIRING. LÊN BÀN thì cố gắng cho con thấy vui, cho thấy động cơ học tập.
PAIRING thì TẠO CÀNG NHIỀU TÌNH HUỐNG để ban đầu con vui với mẹ, với
cô, nhưng mục tiêu lâu dài sau này là cũng để dạy con nói, con học từ môi trường
thực tế. Tránh tình trạng là LÊN BÀN con học được rất nhiều thứ nhưng không
kịp áp dụng hết ở ngoài thực tế.

Mình đã phải nghiền ngẫm tài liệu, video mất mấy đêm liền và ban ngày thì suy
nghĩ, và cả luyện tập một mình, rồi mới dám đưa con lên bàn theo phương pháp
mới.

Hướng dẫn cho cô giáo mới của con thì cô ấy cứ ngơ ngác hỏi đủ thứ, nên mình
cũng nghĩ chắc các bạn sẽ gặp khó khăn giai đoạn đầu.

Tuy nhiên, chia sẻ thật với mọi người, mình vốn hiểu lý thuyết rất nhanh và sâu
nhưng thực hành không phải là sở trường của mình đâu, vậy mà mình đã thử và
làm được, thấy tự tin, thì mình tin các cô giáo và các bạn cũng sẽ làm được.

I. (tiếp)

Video 2: ABA therapy February/2008

http://www.youtube.com/w...52V8&feature=related

Với cậu bé này hình như ngôn ngữ còn hạn chế

Cô giáo dạy chậm hơn ở video trên. Nội dung là:


- Chỉ cho cô màu xanh
- Chỉ cho cô hình ngôi sao
- Ghép hình phù hợp (matching)
- Trả lời câu hỏi: Cái gì đây?
Thực tế VB thiên về dạy ngôn ngữ diễn đạt TRƯỚC ngôn ngữ nhận thức. Nhưng
trong video này ta thấy cô giáo có dạy ngôn ngữ nhận thức (show me blue – chỉ
cho cô màu xanh). Mình không phải là chuyên gia nên không khẳng định đây có
đúng là một ABA/VB chuẩn không nhưng bản thân mình thì thấy nó vẫn hay.

Mình nghĩ rằng với cháu mà ngôn ngữ nói còn khó khăn thì vẫn nên áp dụng như
vậy.

Phần thưởng rất là hay, sau mỗi quy trình dạy học, cậu bé làm xong là được cô
khen: giỏi quá, làm tốt quá, và bật cho cậu bé xem ti vi một tí.

I. (tiếp)

Video 3:

Barry's ABA VB therapy with Mom

http://www.youtube.com/w...LU5SJ-_NIX6M&index=4

Mình thấy mẹ của Barry có post 4 video tất thảy, đây là một video mà mình cho
rằng là một buổi học nhận thức thông qua đồ chơi
- Mở hộp ra
- Cái gì đấy?
- Cái điện thoại
- Chỉ cho mẹ nút ấn
- Con nghe điện thoại đi

Cậu bé này có vẻ khá là tập trung và ngôn ngữ cũng khá. Mẹ cậu bé cũng làm tích
cực đấy.

Video 4:

Barry and Mommy playing

http://www.youtube.com/w...LU5SJ-_NIX6M&index=3

- Mẹ của Barry tạo ra 2 tình huống chơi:


+ Đu đưa và cù kỳ trêu ghẹo con ở trên ghế sa lông
+ Chơi với cái chăn ở trên giường, lấy chăn trùm lên mặt cậu bé rồi lại mở ra.

Thấy tiêu đề và thoạt xem thì cứ tưởng đây là video về pairing. Nhưng may quá
mình hỏi tư vấn viên thì cô ấy nói như sau: đây là một buổi dạy học ở môi trường
tự nhiên (NET) rất tốt, và là dạy về trả lời hội thoại (Intraverbals). Đây không
phải là Pairing và dạy “yêu cầu”. Đây là một buổi học được vận dụng tốt và dạy
học rất vui vẻ.Thời điểm này, chúng tôi chắc chắn là không muốn bạn dạy con trả
lời hội thoại (bằng tiếng Đức), bởi vì thời điểm này điều quan trọng hơn với cô bé
là diễn đạt được những gì cô ấy muốn và cần một cách tự lập và nhiều hơn (bằng
tiếng Đức). Vì thế, hãy dạy “yêu cầu” và TẠO ra tình huống pairing như là xích
đu, cù, kéo con trong chăn dưới sàn nhà, tráo đổi đồ chơi/phần thưởng mà con
thích, cho đồ ăn … để con sẽ phải nói ra “yêu cầu”.

Mình thấy video ở trên có đoạn hội thoại như sau: Mở chăn ra, con nhìn thấy ai?
Mẹ trả lời: con nhìn thấy mẹ. Những lần sau mẹ hỏi lại thì cậu bé trả lời “mẹ”

Ồ, nhưng trong video này mình còn nhìn thấy mẹ cậu bé đeo hai cái đồng hồ bấm
số lần cậu bé nói ở hai bên hông. Có lẽ mẹ cậu bé bấm cho hai hoạt động nên cần
dùng 2 cái đồng hồ riêng.

II. Video ABA không hoàn toàn chuẩn kiểu ABA/VB

Video 1:

Nathan during an ABA session. (Part 1)


http://www.youtube.com/w...h?v=Y00PndZKrqU&NR=1

Khoảng 10 phút

Những đoạn đầu là dạy cậu bé một việc là xếp các mảnh ghép chồng lên nhau (2
rồi 3 rồi 4 mảnh)

Cô giáo không sử dụng đầy đủ quy trình dạy (bỏ qua bước “việc làm dễ” – ví dụ
yêu cầu cậu bé đập tay xuống bàn, chỉ vào mắt, … mà kỹ thuật này là nhằm mục
đích cho đứa trẻ tập trung). Có thể đây là cách mà cô giáo thấy phù hợp với
Nathan, không cần đến kỹ thuật chuẩn của ABA/VB. Thực tế mình thấy cậu bé
vẫn học rất vui vẻ. Hoặc nếu như giai đoạn đầu mà cậu bé chưa thạo nhiều “việc
làm dễ” thì đây cũng là cách hay để đạt được mục đích là cậu bé hợp tác với cô,
tạo thói quen học ở trên bàn đã. Mà cô giáo vẫn có những câu hỏi và hướng dẫn
cậu bé nên đây không phải là buổi chơi, mà là buổi học thật sự.

Khi cậu bé quay đi thì cô giáo đưa cho cái xe để cậu bé tập trung trở lại.

Nhưng dù thế nào cũng không thể nói đây là ABA/VB được.

III. Video về Pairing và Manding (yêu cầu):

Video 1:
ABA/Manding Session w/ Toddler
http://www.youtube.com/w...CvbY&feature=related

This is a short video to show how we do our Manding sessions. The child in this
video is 2 years 4 months old, and had been in an ABA/VB program for 6 months.
He was previously completely non-verbal and could not sit still and would not sit
in a chair by himself.

Đây là một đoạn video ngắn cho thấy chúng tôi thực hiện dạy yêu cầu. Trẻ trong
video này là 2 tuổi 4 tháng, và đã được dạy bằng chương trình ABA/VB 6 tháng
rồi. Cậu bé ban đầu hầu như không có ngôn ngữ và không thể ngồi yên và không
tự ngồi trên ghế một mình.
Trong video này mình thấy là cậu yêu cầu các con vật (như là “ếch” …), khi cậu
nói ra được thì cô giáo đưa cho cậu ngay.
………..

Video 2:

http://www.youtube.com/watch?v=LGd-ETaHL3k

Play-Based ABA

Dùng cái chăn làm võng


Cậu bé có những yêu cầu như là đưa lên cao, làm thêm lần nữa, ...
………

Video 3:

http://www.youtube.com/w...kr78&feature=related

this is a video in the NET where the child is manding for "tickles" aka "gillee"
……..

Video 4:
Natural Environment/Mand Training
http://www.youtube.com/w...QER8&feature=related
BCBA doing initial mand training with 2 year old while playing.
Trẻ 2 tuổi, được dạy yêu cầu “nâng lên cao”, “cho xuống thấp” (up and down)
trong khi chơi.
……………

Video 5: người mẹ nói tiếng Đức

http://www.youtube.com/w...c4Y0&feature=related
ABA Manding, Caroline Peters

- Nằm trên chăn, kéo dưới sàn nhà


- Massage

Trong video có một hay hai lần mẹ hỏi con “Cái gì đây?”, thực ra theo chuẩn thì
trong khi pairing để con nói ra “yêu cầu” là không hỏi con nhưng mình nghĩ thật là
khó cho chúng ta khi không hỏi con 100%. Mình phải kìm chế lắm đấy.

IV. Video về cuốn VB-MAPP

http://www.youtube.com/w...xK1Q&feature=related

Nhân tiện mình tìm thấy video giới thiệu về cuốn VB-MAPP để đánh giá con và
dựa vào đó để viết giáo án thì mình giới thiệu với các bạn.

Nếu có cô giáo/thầy giáo nào muốn tham khảo cuốn này thì hay chúng ta tổ chức
dịch chung nhé. Mình thì không kham nổi một mình đâu. Nhưng thấy hay quá nên
cũng mê. Mac du la chung ta da co cuon ABLLS-R ma me Cong cung may me
khac da dich roi day.

V. Video về gia đình có 6 con tự kỷ

http://www.youtube.com/w...2sHw&feature=related

Family Of Six All Autistic

Từ 3 – 14 tuổi, hình như là 3 trai 3 gái.


Mình nghĩ rằng, ở VN chúng ta phương pháp mà mình vẫn gọi là „PP của MẸ“ là thông
dụng và hiệu quả nhất. Đó là phương pháp tổng hợp các kinh nghiệm và tài liệu từ nhiều
phương pháp, nhưng dù sao cũng phải có một pp làm chủ đạo, kỹ thuật dạy con học càng
tiên tiến càng tốt, vì thế mình mới cố gắng post lên đây những kỹ thuật dạy mới vài năm
nay để cô giáo và phụ huynh mới tham khảo. Thực ra nó ko quá khó đâu.

Con mình từ trước tới nay bạn bè trong câu lạc bộ vẫn biết là cháu ngồi ngoan học,
nhưng chân tay đầu óc vẫn không tập trung cao, đặc biệt là đôi tay cháu vẫn không
yên.

Nhưng các bạn nhìn thấy trong một số video ở trên thì đứa trẻ tập trung nhỉ, chúng
ta cứ nghĩ rằng thì nó khá, nhưng mình cam đoan là đã là tự kỷ thì chân tay chẳng
bao giờ yên, ngay cả một đứa ít hành vi như nàng của mình mà chân tay vẫn hiếu
động lắm.
Đó là do làm theo cái kỹ thuật này thì đứa trẻ nó tập trung đấy. Xưa nay mình ỷ lại
con mình không có nhiều hành vi nên mình không tìm cách triệt để, nhưng nay
thấy nhiều cháu mà mẹ cháu bảo nặng hơn con mình mà đã ngồi yên học, mình
xem video thấy con họ đúng là tập trung, nên mình sẽ áp dụng thử, khi nào thành
công mình sẽ báo cáo các bạn. Nếu con tập trung thi học sẽ nhanh và ghi nhớ hơn.

MOT SO Băng video

so sánh ABA cổ điển và ABA hiện đại (tức là có chứa phần VB ở trong đó)

Không phải tất cả các video không ghi chữ VB là không phải ABA hiện đại.
Chúng ta tìm hiểu các video trên internet đại đa số là của các gia đình post lên,
cũng không phải tất cả đều là hoàn hảo để làm theo.

Mình đã giành thời gian xem xét nhiều video và load về đây một số link để chúng
ta cùng tranh luận.

I. Video ABA/VB chuẩn

Video 1:

Carbone clinic: tacts and intraverbals

Xem video o day:


http://vbcommunity.org.u...c_tacts_and_intraverbals

Đây là video của một cô giáo dạy tại trung tâm tự kỷ của một trong những người
đã có công phát triển phương pháp VB, Dr. Carbone.

Trong video này cô giáo dạy hai nội dung:


- Tact: tên sự vật hiện tượng
- Intraverbal: trả lời hội thoại

* Bên tay trái cô giáo là tập ảnh với nội dung mới sẽ cần dạy cậu bé
* Bên tay phải cô giáo là 2 tập ảnh/thẻ tương ứng với những “việc làm dễ”, đó là
tập “thẻ hệ thống” + tập ảnh mà trẻ đã thuộc lòng: những nội dung này cô giáo biết
chắc đã là cực dễ với cậu bé.

* Nội dung đầu tiên là dạy cậu bé 1 bức ảnh ở bên tay phải – Tê giác (hôm qua
chuyên gia tự kỷ và các cô giáo của con cùng xem video này và đã phát hiện ra
đây là từ Tê giác, nói tắt kiểu Mỹ làm mình ban đầu nghe ko biết là gì)

- Bước 1: „việc làm dễ“


Cô giáo lật các ảnh ở bên tay phải để cô giáo nhớ là cần yêu cầu cậu bé làm gì mà
không bị lặp lại và cô giáo sẽ rất chủ động, ví dụ cô yêu cầu cậu ấy làm 2 động tác
dễ từ “tập thẻ hệ thống” là “há miệng” và “xoa hai tay vào nhau” – cô giáo làm
động tác và nói: Làm theo cô/ làm thế này.
Kế tiếp là trả lời câu hỏi về ảnh thẻ mà cậu bé đã biết, ví dụ Cái gì đây? Cậu bé trả
lời “wow wow” hay gì đó.

- Bước 2: dạy ảnh mới – hỏi cái gì đây? (lần 1)


Cô giáo đưa ảnh ở bên tay trái để dạy cậu ấy: Cô giáo giơ ảnh và hỏi: Cái gì đây?
đồng thời CÔ đưa câu trả lời luôn, tức là trợ giúp lần đầu 100% (“Tê giác”).
Cậu bé phải nói: “Tê giác”.

- Bước 3: Cô hỏi lần 2: Cái gì đây? Cậu bé lại nói “Tê giác”
Cô giáo nói: giỏi quá.

Nếu cậu bé trả lời sai thì cô giáo cần nhắc lại và đợi cậu bé lặp lại cho đúng
Nếu cậu bé không trả lời thì mình được hướng dẫn là sẽ đưa ảnh thẻ tiến gần mặt
cậu bé hơn và nói nhấn mạnh vài lần : Tê giác, nghỉ chờ đợi, chưa đáp ứng, lại Tê
giác, ...

- Bước 4: „việc làm dễ“: cô giáo lật 1 thẻ trong “tập thẻ hệ thống” để
cô đọc rồi cô yêu cầu cậu bé: Vỗ hai tay vào nhau, cậu bé làm xong, cô lật ảnh thẻ
mà cậu đã biết ở bên tay phải, hỏi: Cái gì đây? Cậu bé trả lời được.

- Bước 5: hỏi lại cái gì đây lần 3, không gợi ý hay trợ giúp gì cả
Cậu bé trả lời là “Tê giác”

Nếu cậu bé trả lời sai thì cô giáo cần nhắc lại và đợi cậu bé lặp lại cho đúng
Nếu cậu bé không trả lời thì mình được hướng dẫn là sẽ đưa ảnh thẻ tiến gần mặt
cậu bé hơn và nói nhấn mạnh vài lần : Tê giác, nghỉ chờ đợi, chưa đáp ứng, lại Tê
giác, ...

- Bước 6: „việc làm dễ“: cô giáo gõ hai nắm tay xuống bàn và nói với
cậu bé: Làm thế này, cậu bé làm xong thì cô lại giơ hai tay lên và bảo cậu làm thế
này, cậu bé cũng làm.
Cô giáo nói: giỏi lắm.
Thế là kết thúc một quy trình dạy học một sự vật, ví dụ là “Tê giác”
(Neu cau be khong tap trung, thi sau day se phai la phan thuong, nhung cau be van
tap trung nen ...)

* Cô giáo chuyển ngay sang quy trình dạy học sự vật tiếp theo “kẹo”

- Việc dễ: cô giáo bảo cậu bé sờ vào răng (cô cũng lật tập thẻ hệ thống
để nhắc chính cô giáo), cậu bé sờ song

- Cô giáo giơ ảnh lên hỏi: cái gì đâu, và cô đưa luôn câu trả lời “kẹo”,
cậu bé phải nói “kẹo”

… cứ thế tiếp tục cho đến hết quy trình dạy “kẹo” thì cậu bé nói “ti vi”, cô giáo
cho cậu bé phần thưởng là ăn và xem ti vi một tí.

Nửa video đầu là dạy cậu bé gọi tên 3 sự vật hiện tượng thông qua tranh, áp dụng
đúng 3 lần quy trình dạy học như mình đề cập đến ở mục 5.2. Sau đó cô giáo củng
cố thêm vài lần nữa với câu hỏi Cái gì đây trên từng ảnh này nhưng cũng đều phải
áp dụng “việc làm dễ” trước và sau câu hỏi đó.

Nửa sau là dạy hội thoại: Hãy nói cho cô biết cái gì dùng để ăn? Cô giáo để 3 bức
ảnh lên bàn: ví dụ: bánh quy, bánh hamburger, mỳ. Và cô giáo cũng áp dụng quy
trình dạy học như vậy, nhưng thay vì hỏi 1 lần cho 1 sự vật thì cô hỏi 3 lần: nói
cho cô biết cái gì để ăn? Cái gì để ăn nữa? Cái gì nữa.

Cậu bé đều trả lời và làm được “các việc làm dễ” rất chính xác. Nhưng có một
việc cô giáo đã cho là dễ với cậu bé nên mới hỏi: Tên con là gì? thì cậu bé trả lời
sai, nên cô đã sử dụng “quy trình sửa chữa” như mình trình bày ở mục 5.3.

Video này dài 3 phút 34 giây, nhưng cô giáo nói rất nhiều, làm nhiều động tác,
cậu bé cũng vậy, cậu ấy phải hoạt động cả chân tay mồm miệng và não liên tục
trong vòng 3 phút 34 giây, mình cảm thấy sao nó dài thế. Thực tế chỉ học có 6 thứ:
tên của 3 vật và liệt kê 3 vật khác dùng để ăn. Nhưng trong đó có tới mấy chục
“việc làm dễ“” mà cậu ấy phải làm hoặc phải trả lời.

* Có thể với con của những bạn khi mới bắt đầu can thiệp thì đó là việc làm chưa
dễ, thì chúng ta sẽ liệt kê những mục ấy vào giáo án đầu tiên, dạy trẻ dần dần đến
thành thạo thì thôi. Đây là kỹ thuật để đứa trẻ tập trung liên tục.

Ban đầu có thể chúng sẽ chống đối, nhưng sau nhiều lần thì chúng sẽ quen dần
đồng thời đó thực sự là những việc làm không khó với chúng. Tùy mức độ của trẻ
mà chọn „việc làm dễ“ cho phù hợp.
Đây cũng là một khía cạnh khi áp dụng nguyên tắc 80% dễ và 20% khó của
phương pháp VB. Chứ chúng ta không nên hiểu rằng giáo án sẽ bao gồm 80% nội
dung cũ và bổ sung 20% nội dung mới. Mà trong mỗi một quy trình dạy học ta áp
dụng 80% “việc làm dễ” và 20% là nội dung cần dạy để đứa trẻ không thất bại, sẽ
hào hứng để học tiếp.

* Video này thật sự là một video tốt, cô giáo kỹ thuật rất tốt mà cậu bé thì chăm
chú quá.

Các bạn nào có con mới can thiệp thì xem video về cậu bé Jaxon ma hom truoc
minh da comment, sẽ phù hợp hơn.

Nhưng video này rất bổ ích để các bạn học về “quy trình dạy học”. Nội dung dạy
có thể ở mức thấp hoặc cao hơn tùy con bạn.

Các bạn cần chuẩn bị “việc làm dễ” như sau:


- Làm “tập thẻ hệ thống”: mình có tập này 235 thẻ, viết bằng tiếng
Đức và Anh. Chỉ là chữ ở trên đó (ví dụ: đánh lưỡi sang trái, sờ mũi, con gì kêu
gâu gâu, …), Không biết đã có ai ở VN làm cái này thì xin chia sẻ tập thẻ cho
mọi người. Nếu không thì mình sẽ đánh máy lại thành tiếng Việt gửi cho mọi
người qua web, đã làm được 1/3 rồi.

- Chọn ra những sự vật/hiện tượng mà con biết, chuẩn bị ảnh hoặc vật
thật để hỏi con: cái gì đây? (ví dụ: ảnh hoặc vật thật con cá, mèo, chó, đồ ăn, hoa
quả, màu sắc, ô tô, …)
Những buổi đầu cô trò phải kiểm tra và lọc ra “việc làm dễ”, nếu chưa làm được
thì đưa vào nội dung trong giáo án.
..............

Riêng tư vấn viên của con mình thì có yêu cầu thêm so với video trên là có mục
tráo đổi phần thưởng liên tục để làm cho con hứng thú vui cười trong khi học.

Mình thấy tùy cơ mà ứng biến thôi. Ví dụ cậu bé trên chăm chú thế thì cần gì phải
có trò chơi gì cho nó bị gián đoạn.

Nhưng với những cháu còn kém tập trung thì có thể mua những thứ mà chúng
CỰC KỲ THÍCH và chỉ đem ra khi cần dạy con học thôi. Ví dụ mình mua những
con voi, con rùa, con bò, … mà ở trong rất là mềm, kiểu như chứa gel (giá có 1
euro/con) hoặc là có loại khác mua ở shop ABA thì cũng khoảng 2,5euro/con.
Hoặc là các con vật, các ô tô có thể chuyển động. Con gái mình thích sờ mó những
thứ ấy lắm. Hoặc mua cái kèn thổi thì nó thòi cái đuôi ra, thích lắm, giá cũng chỉ
khoảng 2 euro/ 1 túi có 6 cái kèn (chỉ dùng 1 cái thôi). Voi hoat dong nhu ve, viet,
choi do choi tri tue, con minh biet lam nhung khong thich, nen minh ap dung cho
chau nghe dia nhac tu may tinh - ko xem hinnh (minh chua mua duoc dai cattsete,
ma con minh nghe dai thi co ve hoi so vi khong quen)

Thực tế trước đây con gái mình có thể ngồi học liền mạch (1:1) cả tiếng đồng hồ
nhưng mà không tập trung ánh mắt như là cậu bé trên và quan trọng là cháu
không vui lắm. Mình áp dụng cách mới mà tư vấn viên hướng dẫn thì cháu hứng
thú học hơn hẳn. Bước đầu tư vấn viên khuyên cho lên bàn 10 phút mỗi lần thôi
nhưng mình đã quen việc dạy con cả tiếng nên mình cho con ngồi bàn liên tục 35
phút với phương pháp mới, nội dung học thì ngắn hơn so với trước nhiều, xen kẽ
là chơi những thứ con thích (vài giây chơi mỗi thứ rồi lại tráo đổi phần thưởng
khác, rồi lại học, rồi lại chơi, rồi lại học). Nên cháu cảm thấy như học là niềm vui
ấy.

Bạn nhớ là khi con ra khỏi bàn không được mang đồ chơi ra (chính là phần
thưởng), để con còn hứng thú quay trở lại học.
………….
Đây là comment của tư vấn viên về video trên:
Video giữa Emily và Vincent cho thấy đó là một buổi dạy học rất tót, tốc độ tốt, bố
trí dụng cụ học tốt, và xen kẽ rải rác các việc làm dễ. Tuy nhiên, video này là từ
vài năm rồi. Trong đó Emily đã luôn nhắc tới tên Vincent, mà ngày nay thì kỹ
thuật mới sẽ không nhắc tên của Vincent mỗi khi yêu cầu cậu bé làm một nhiệm vụ
gì đó nữa.
Như vậy, rút ra là: Có thể tham khảo video trên để dạy ABA/VB cho con
nhưng bỏ một chi tiết là không gọi tên con.
Về việc mình dạy con theo phương pháp mới mà lên bàn luôn 35 phút thì bị khiển
trách luôn như sau:
Hà, hãy xem xét kỹ quy trình dạy học và điều quan trọng là việc học ở trên bàn
phải trở nên vui vẻ với con trong thời gian dài. Vì thế, đừng dạy con quá 10 phút 1
lần ở trên bàn. Hãy xen kẽ là nghỉ giải lao sau mỗi 10 phút học trên bàn, trong lúc
ấy là thực hiện Pairing và tạo ra phần thưởng mới để dạy “yêu cầu” mà không phải
ở trên bàn, ngay cả khi con vẫn muốn được học tiếp cũng hãy dừng lại nghỉ.
Chúng tôi muốn chắc chắn là cô bé sẽ muốn được học trong mọi lúc, ngay cả khi
học những kỹ năng khó hơn khả năng một chút. Những “việc làm dễ” là một phần
của quy trình dạy học chứ không phải là bạn muốn chọn làm nó hay không. Bằng
cách này sẽ tạo đà cho hành vi và thậm chí động lực học tập cao hơn.
Với phần dạy “yêu cầu” (trong khi pairing), hãy tăng số lần yêu cầu ở lần sau
nhiều hơn lần trước.
………………………
Có thể là các bạn sẽ nóng lòng cho con học nhiều kiến thức (giống mình giai đoạn
đầu). Nhưng mình đi một chặng dài rồi mình nhận thức rất rõ rằng những lý
thuyết mà mình đã dịch từ những TÀI LIỆU cập nhật và KINH NGHIỆM mà tư
vấn viên cung cấp hoặc những link ở trên internet về phương pháp ABA/VB là
đúng đấy. VB nhấn mạnh chức năng của ngôn ngữ, tức là sử dụng ngôn ngữ. Vậy
nên các bạn cứ dạy con từ từ. Phối hợp nhuần nhuyễn giữa LÊN BÀN và
PAIRING. LÊN BÀN thì cố gắng cho con thấy vui, cho thấy động cơ học tập.
PAIRING thì TẠO CÀNG NHIỀU TÌNH HUỐNG để ban đầu con vui với mẹ, với
cô, nhưng mục tiêu lâu dài sau này là cũng để dạy con nói, con học từ môi trường
thực tế. Tránh tình trạng là LÊN BÀN con học được rất nhiều thứ nhưng không
kịp áp dụng hết ở ngoài thực tế.

Mình đã phải nghiền ngẫm tài liệu, video mất mấy đêm liền và ban ngày thì suy
nghĩ, và cả luyện tập một mình, rồi mới dám đưa con lên bàn theo phương pháp
mới.

Hướng dẫn cho cô giáo mới của con thì cô ấy cứ ngơ ngác hỏi đủ thứ, nên mình
cũng nghĩ chắc các bạn sẽ gặp khó khăn giai đoạn đầu.

Tuy nhiên, chia sẻ thật với mọi người, mình vốn hiểu lý thuyết rất nhanh và sâu
nhưng thực hành không phải là sở trường của mình đâu, vậy mà mình đã thử và
làm được, thấy tự tin, thì mình tin các cô giáo và các bạn cũng sẽ làm được.
Day la mot video ve quy trinh giang day rat tot, rat dang de cac ban tham khao ky nhe.

You might also like