Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 4

Tài liệu khóa học nhóm ―Luyện viết 90 ngày‖ – cô Trần Thùy Dương

———————————————————————————————————————————

―Khơi nguồn khả năng viết văn trong bạn!‖ – cô Trần Thùy Dương
TÀI LIỆU KHÓA HỌC NHÓM “LUYỆN VIẾT 90 NGÀY”
————————

Bài viết: Đoạn bữa cơm ngày đói

BÀI VIẾT
[Đoạn nói về tác giả, tác phẩm]
Kim Lân là nhà văn của nông thôn và người nông dân Bắc Bộ. Tác phẩm của ông phản
ánh chân thực cuộc sống con người trong những thời điểm khác nhau, đặc biệt là trong nạn
đói năm 1945 đến nay vẫn còn ám ảnh tâm trí biết bao người. Trong khung cảnh những ngày
đói kém “tối sầm lại” nồng nặc “mùi ẩm thối của rác rưởi và mùi gây ra của xác người”,
bóng dáng con người xuất hiện. Người chết “như ngả rạ”, “nằm ngổn ngang khắp lều chợ”.
Người sống lay lắt, dật dờ, vật vã “xanh xám như những bóng ma”. Miếng ăn với họ vô cùng
xa xỉ. Trong giây phút sinh tử gần kề ấy, Tràng, một anh thanh niên hiền lành, xấu xí, quê
mùa, cục mịch bỗng dưng “nhặt” được người đàn bà giữa đường giữa chợ đưa về làm “vợ”.
Sính lễ chẳng phải miếng trầu, buồng cau, vàng vòng tiền bạc...mà là bốn bát bánh đúc ngoài
chợ và một câu nói đùa bâng quơ. Thế là “Nên vợ nên chồng”!
Cuộc sống gia đình Tràng từ khi có người đàn bà về làm dâu, làm vợ đã thay đổi hẳn đi.
Cảnh vật và con người dường như tươi vui hẳng lên: “có cái gì vừa thay đổi mới mẻ, khác
lạ”. Ở trang văn cuối, Kim Lân khắc đậm ấn tượng trong lòng người đọc hình ảnh “bữa cơm
ngày đói”. Những con người đói khát, khốn khổ, đang quây quần bên nhau vui vẻ nói cười,
cùng ăn cơm, cùng bàn chuyện tương lai dẫu chưa biết phía trước sẽ như thế nào, sẽ rực rỡ,
tươi hồng hay vẫn mù mờ tăm tối.
Trong đoạn văn thứ nhất, hình ảnh niêu cháo lõng bõng mang nhiều ý nghĩa. Để tạo sự
bất ngờ cho người đọc, trước khi hình ảnh nồi cháo cám xuất hiện là dấu ấn “thảm hại” của
bữa cơm ngày đói. Người đọc cứ ngỡ rằng bữa cơm này cũng giống như bữa cơm trước đó,
buồn tẻ, lặng lẽ, trên mâm cơm chẳng có gì ăn ngoài rau chuối héo hon. Hai tiếng “thảm hại”
khiến người đọc nặng lòng. Trong hoàn cảnh đói kém thì nàh nào cũng vậy thôi! Dưới hai
tầng xích xiềng: Pháp và Nhật, nhân dân ta ngày càng cơ khổ. Chính sách “nhổ lúa trồng
đay” đẩy nhân dân ta vào cảnh lầm than. Vì thế, bữa cơm ngày đói nhà bà cụ Tứ “giữa cái

———————————————————————————————————————————
Trang 1
Tài liệu khóa học nhóm ―Luyện viết 90 ngày‖ – cô Trần Thùy Dương
———————————————————————————————————————————
mẹt rách có độc một lùm rau chuối thái rối, và một đĩa muối ăn với cháo”. Có lẽ đây là lần
đầu tiên bà cụ Tứ và Tràng ăn cháo trong sự vui vẻ, hứng khởi. Nồi cháo lõng bõng bà cụ Tứ
chắt chiu trong bữa cơm đón nàng dâu mới chứ không phải nồi cháo ăn trong tâm thế vật vã,
đói quay đói quắt như những lần trước đó. Những thứ bình dân khác như “rau chuối thái
rối”, “đĩa muối” càng khiến khung cảnh bữa cơm “thảm hại” hơn. Đối lập với sự thiếu thốn,
bi cực đó, cả nhà “đều ăn rất ngon lành”. Nếu trước đó họ ăn để sống thì trong giờ phút này,
họ vẫn ăn để sống qua ngày đói khát nhưng đã phần nào cảm nhận được sự “ngon lành”
trong chính những món ăn bình dị, nghèo nàn. Hình ảnh bà cụ Tứ hiện lên thật đẹp. Rõ là
một người mẹ hiền từ, phúc hậu rất mực: “Bà lão vừa ăn vừa kể chuyện làm ăn, gia cảnh với
con dâu”. Bà lão không giấu cái hoàn cảnh đói khổ nghèo nàn, chồng và con gái út cũng chết
trong nạn đói thảm khốc. Bà kể hết, bởi bà hiểu nàng dâu sẽ đồng cảm cho mẹ con bà, sẽ
thấu hiểu cho nỗi lòng người mẹ nghèo không mong gì hơn ngoài chuyện con trai và con dâu
mình hạnh phúc, đủ sức mạnh để chống chọi với cái đói đang hoành hành. Trong gia đình
này, bà cụ Tứ - một người gần đất xa trời - lại chính là người khơi dậu hạt mầm vui tươi le
lói trong tâm hồn Tràng và người vợ nhặt: “Bà lão nói toàn chuyện vui, chuyện sung sướng
về sau”. Không u sầu, bủng beo, ảm đạm. Bà cụ Tứ đã vực dậy hi vọng sống nơi các con
thân yêu của bà, tin rằng cuộc đời sẽ thay đổi “ai giàu ba họ, ai khó ba đời”. Niêu cháo lõng
bõng “mỗi người được có lưng hai bát” nhưng nó đã nói lên thật nhiều cái tình của người mẹ
nghèo khổ, đó là nồi cháo của niềm vui, niềm hạnh phúc đơn sơ.
Nồi cháo lõng bõng đã hết nhẵn, nhưng bữa cơm vẫn còn tiếp diễn. Sự xuất hiện của nồi
chè khoán là dụng ý đặc biệt của Kim Lân. Đoạn văn thứ hai gợi tả nồi chè khoán và cảm
xúc những con người trong gia đình ngụ cư này khi “thưởng thức” món chè không phải nhà
nào cũng có mà ăn trong hoàn cảnh đói khổ này. Cách bà lão “lật đật” chạy xuống bếp, rồi
“lễ mễ” bưng cái nồi trông thật xúc động. Người già thập thững chạy thật nhanh để bưng cái
nồi mà bà chuẩn bị sẵn lên, không muốn niềm vui bị ngắt quãng. Trước hết, nồi chè khoán là
biểu tượng cho sự chu đáo, tình thương sâu nặng của bà cụ Tứ dành cho con trai và con faau
của mình. Tác giả miêu tả “cái nồi khói bốc lên nghi ngút”, cách bà “cầm cái môi vừa khuấy
vừa cười” cũng với lời giới thiệu: “Chè đây”, “Chè khoán đây, ngon đáo để cơ” khiến người
đọc tưởng đâu nồi chè khoán thực sự ngon lành, ngọt ngào, nhất định cả nhà sẽ có một bữa
ăn no lòng trong ngày đói thảm. Nhưng không, khi người vợ nhặt đón bát chè khoán từ trong

———————————————————————————————————————————
Trang 2
Tài liệu khóa học nhóm ―Luyện viết 90 ngày‖ – cô Trần Thùy Dương
———————————————————————————————————————————
tay mẹ chồng thì “hai con mắt thị tối lại”. Vì sao thế? Bởi chè khoán mà bà cụ Tứ nói thật
chất là cháo cám - thức ăn vốn dĩ dành cho con vật, trong đói khổ túng cùng con người ngậm
ngùi nuốt vào thứ đắng nghét tâm can. Thật xót xa. Bà gọi “chè khoán” chỉ để món ăn tồi tàn
ấy ngon hơn, để các con bà bình tâm mà nuốt vào, mà chống chọi được với cơn đói. Nhưng
“Thị điềm nhiên và vào miệng” mà không hề chê bai than vãn. Chi tiết ấy thể hiện sự ý tứ, lễ
pháp của người con dâu, đồng thời cũng là khát khao ăn để sống, để vượt qua chuỗi ngày bơ
vơ cầu thực, đủ sức mạnh đối mặt với thực tại khắc nghiệt này.
Nhưng niềm vui không tắt đi trong tâm hồn người già khốn khổ. Bà cụ “vẫn tươi cười,
đon đả”. Lúc bấy giờ bà mới nói thật với các con của bà như một lời thú tội vì bà đã nói dối
là chè khoán: “Cám đấy mày ạ”, “Ngon đáo để”. Bà trấn an: “Xóm ta khối nhà còn chả có
cám mà ăn đấy”. Quả là người mẹ nghèo khổ này luôn nhìn sự việc, hoàn cảnh theo hướng
tích cực, hướng niềm vui. Chưa bao giờ niềm tin lụi tàn trong bà cụ Tứ từ hồi thị về làm dâu.
Cũng trong không khí bữa cơm gia đình, nhân vật Tràng hiện lên với những vẻ khác lạ.
Không còn một anh Tràng xáo rỗng, thô lỗ trước kia. Giò đâu Tràng đứng đắn và ngoan
ngoãn hơn. Kể cả khi “cầm đôi đũa, gợt một miếng bỏ vội vào miệng”, miếng cám chát xịt
khiến mặt anh “chùn ngay lại”, “nghẹn bứ trong cổ” thì Tràng vẫn cắm đầu mà ăn cho xong.
Bữa cơm ngày đói từ ấy “không ai nói với ai câu gì”, điều này đối lập hoàn toàn với không
khí vui tươi, rộn ràng đầu bữa ăn. Kim Lân viết “Một nỗi tủi hờn len vào tâm trí mọi người”.
Câu văn như trĩu nặng lòng người, gợi cảm giác xót xa, đau đáu khi nghĩ về cái “nỗi tủi hờn”
quặn lòng ngay cả khi họ đang quây quần, sum họp. Nồi cháo cám đã nói lên biết bao điều
về khát vọng sống, những gắng gượng, nỗ lực vươn lên của những con người trong cái gia
đình đói khổ này.
Hai hình ảnh (niêu cháo lõng bõng và nồi chè khoán) tưởng đối lập, ai ngờ lại tiếp nối,
hòa hợp nhau. Khi đói, người ta không đủ gạo để ăn thì ăn cám, miễn sao được sống, miễn
sao được vui. Điểm khác nhau dễ bắt gặp ở hai đoạn văn này chính là không khí bữa ăn và
thái độ của những người trong gia đình nhỏ. Nếu ở đoạn văn đầu, khong khí bữa ăn diễn ra
vui tươi, người cười, người nói thì đến đoạn văn sau, không khí đã chùng xuống hẳn, không
ai nói với ai câu gì, trong lòng họ nặng một nỗi tủi hờn, buồn bã. Đây là hiện thực thảm
thương của tác phẩm, đồng thời cũng là “cái đòn bẩy để nâng con người lên trong tình nhân
ái”, “ánh lên những tia sáng ấm lòng” (Nhà giáo Trần Đồng Minh). Trong hai đoạn văn này,

———————————————————————————————————————————
Trang 3
Tài liệu khóa học nhóm ―Luyện viết 90 ngày‖ – cô Trần Thùy Dương
———————————————————————————————————————————
Kim Lân sử dụng bút pháp hiện thực, ngòi bút miêu tả, phân tích tâm lý nhân vật sắc sảo.
Nhân vật bà cụ Tứ, Tràng và người vợ nhặt được nhà văn khác họa sinh động. Đồng thời,
ngôn ngữ kể chuyện cũng rất tự nhiên, giản dị, được chắt lọc tinh tế.
Niêu cháo lõng bõng khiến lòng người ấm áp, nồi cháo cám chát xít khiến lòng người
nghẹn đắng vô cùng. Truyện đã khẳng định: ngay bên bờ vực của cái chết, cong người vẫn
vượt lên cái thảm đạm để mà vui, mà hi vọng. Khát vọng sống mãnh liệt sẽ giúp cong người
vượt qua nghịch cảnh, có niềm tin vào sự sống, hi vọng ở tương lai. Nhất định con người sẽ
có đủ sức mạnh để đối mặt với hoàn cảnh.
[Phần kết] : Tự ghép vô nhé!

———————————————————————————————————————————
Trang 4

You might also like