Chủ trương đấu tranh đòi quyền dân chủ dân sinh

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 9

Chủ trương đấu tranh đòi quyền dân chủ dân sinh (7-1936)

1. Điều kiện lịch sử:


1.1. Tình hình thế giới:

Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, các nước tư bản chủ nghĩa trên thế giới lần lượt chịu
những thiệt hại nặng cả về người và vật chất, dẫn đến cuộc khủng hoảng kinh tế 1923-
1933. Chính sự kiện này là tiền đề cho những chính sách bóc lột tàn bạo và quyết liệt
hơn của các cường quốc, dẫn đến mâu thuẫn nội tại của chủ nghĩa tư bản ngày càng gia
tăng. Giữa bối cảnh rối ren này, chủ nghĩa Phát xít mọc lên như một vị cứu tinh cho nền
kinh tế đang thoi thóp của các nước, dẫn đến sự thành công vang dội của nó trên thế
giới.

Tuy nhiên, tiềm ẩn bên dưới là những chính sách cai trị tàn ác chưa từng thấy, là ngòi nổ
của cuộc chiến tranh thế giới kế tiếp. Nhằm phát triển lớn mạnh và khuếch đại tầm ảnh
hưởng, tập đoàn phát xít Đức, Ý, Nhật liên minh lại tạo thành một trục, là phe đối đầu
trực tiếp với Quốc tế Cộng sản.

Các nước còn lại đứng trước nguy cơ bị chiếm đoạt, nổi dậy, thành lập các mặt trận
nhân dân chống lại Phát xít, trong đó Mặt trận nhân dân Pháp giành thắng lợi và nắm
quyền trong chính phủ Pháp là một tấm gương sáng cũng như động lực cho phong trào
đấu tranh trên thế giới.
1.2. Tình hình trong nước:

Là một nước thuộc địa, nền kinh tế của chúng ta phụ thuộc rất lớn vào mẫu quốc. Khi
Pháp bị ảnh hưởng nặng nề, chúng chèn ép, khai thác tài nguyên thiên nhiên lẫn con
người. Lực lượng phản động ở Đông Dương ra sức vơ vét, bóc lột, khủng bố, đàn áp
phong trào đấu tranh của nhân dân. Vì thế liên tiếp các cuộc đấu tranh nổi dậy đều thất
bại.

Vì vậy Đảng đã xem xét và đưa ra nhận định “Ở một xứ thuộc địa như Đông Dương,
trong hoàn cảnh hiện tại, nếu chỉ quan tâm đến sự phát triển của cuộc đấu tranh giai
cấp có thể sẽ nảy sinh những khó khăn để mở rộng phong trào giải phóng dân tộc” 1
[dòng 19 trang 73 Gởi các tổ chức của Đảng]

Đồng thời, hệ thống tổ chức Đảng và cơ sở cách mạng của quần chúng cũng đã được
phục hồi. Tư tưởng đã xác định rõ, lực lượng cũng đã chuẩn bị sẵn sàng, giai đoạn này
thực dân Pháp còn bị kiệt quệ, Đảng ngay lập tức phát động phong trào đấu tranh mới,
“Chủ trương đấu tranh đòi quyền dân chủ dân sinh”. Vào tháng 7-1936, tại Thượng Hải
(Trung Quốc) Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Đông Dương do đồng
chí Lê Hồng Phong chủ trì đã đề ra đường lối rõ ràng dựa trên Nghị quyết Đại hội VII của
Quốc tế Cộng sản.
2. Nhiệm vụ cách mạng:

Cách mạng ở Đông Dương được xác định xuyên suốt với ba mục tiêu chính: Phản đế và
điền địa, lập chính quyền công nông và dự bị để đi tới cách mạng Xã hội chủ nghĩa.

Tuy nhiên dựa vào tình hình hiện tại, về cả lực lượng, chính trị và thời cơ chưa được
chín muồi để đương đầu bằng vũ trang với thực dân Pháp, chúng ta phải giải quyết các
nhu cầu bức thiết trước mắt : “Tự do, dân chủ, cải thiện đời sống”. Bởi “những yêu sách
tối thiểu về nền tự do dân chủ - mặc dù không thỏa mãn nguyện vọng của dân chúng,
nhưng có thể tạo nên một số điều kiện dễ dàng cho sự hoạt động của quần chúng và của
Đảng, từ đó dẫn đến tranh đấu cho những yêu cầu cao hơn.” 2 [dòng 8 trang 75 Gởi các
tổ chức của Đảng]

Nhiệm vụ trực tiếp: Chống chế độ phản động thuộc địa, chống phát xít, đòi tự do, dân
chủ, dân sinh, cơm áo, hòa bình.
3. Lực lượng cách mạng:

Đứng trước sự rời rạc của các Đảng “chỉ tồn tại trên giấy” và thực tế lực lượng quần
chúng nhân dân chưa đông đảo ủng hộ cách mạng, “Sách lược mới của Quốc tế Cộng
sản là đúng và cuộc tranh đấu để thành lập … Mặt trận dân tộc các nước thuộc địa là
nhiệm vụ cần thiết đầu tiên và đặc biệt cấp bách đối với đời sống chính trị quốc tế hiện
nay.” 3 [dòng 13 trang 79 Gởi các tổ chức của Đảng]

“Mặt trận dân tộc phản đế” được thành lập nhằm thoả mãn các yêu cầu về lực lượng, là
tập hợp tất cả những công dân Việt Nam và cả những công dân quốc tế yêu chuộng hòa
bình, đặt niềm tin và sẵn sàng cống hiến cho sự nghiệp lớn của dân tộc. Cùng nhau bỏ
qua sự khác biệt về xuất thân, giai cấp, chủng tộc Đảng phái để đạt được những mục
đích chung cao cả. “Mặt trận dân tộc phản đế phải trở thành tổ chức công khai nhất của
đông đảo quần chúng…Tóm lại, Mặt trận dân tộc phản đế bao gồm tất cả các đảng phái
và tất cả các tầng lớp nhân dân, không phụ thuộc vào dân tộc nào – dù là người Pháp,
người Việt, người Lào hay các dân tộc thiểu số khác, miễn là họ nhất trí tranh đấu để
thực hiện những yêu sách đã nêu ra trên đây” 4 [dòng 25 trang 81 Gửi các tổ chức của
Đảng]
4. Phạm vi giải quyết vấn đề dân tộc:
Do tính cấp thiết của vấn đề, Đảng đã hướng phạm vi ra toàn Đông Dương, liên kết
những dân tộc thuộc địa và nửa thuộc địa, với mong muốn “Một cây làm chẳng nên
non/ Ba cây chụm lại nên hòn núi cao” nhằm tạo lực lượng hùng hậu đoàn kết từng
bước chống thực dân.
5. Hình thức đấu tranh:

Trước đây, Đảng được xem là tổ chức bất hợp pháp, phản động với những phong trào
đấu tranh không công khai. Tuy nhiên, việc không công khai, bất hơp pháp đã vô tình
hạn chế lực lượng đông đảo dân chúng tiếp cận với chính sách và tư tưởng của Đảng. Vì
vậy chúng ta đã mở rộng hình thức đấu tranh thành đấu tranh công khai và nửa công
khai, hợp pháp và nửa hợp pháp, giữ vững nguyên tác củng cố và tăng cương tổ chức và
hoạt động bí mật của Đảng.
6. Phân tích:

Chống thực dân Pháp và phong kiến luôn là nhiệm vụ xuyên suốt phong trào cách mạng.
Tuy nhiên với tình hình giặc đói, giặc dốt hoành hành, Đảng đã đưa một nhu cầu cấp
thiết khác lên hàng đầu : “Chống Phát xít, đòi tự do, dân sinh, dân chủ, cơm áo”. Chính
bởi một kẻ đói có nghĩ gì khác ngoài việc lấp đầy bụng của mình, nên không nhiều người
tha thiết nghĩ đến cách mạng khi cơm còn chưa no, áo còn chưa ấm.

Những chính sách, quyền lợi Đảng đòi hỏi Chính phủ Mặt trận dân chúng thống nhất
bên Pháp phải thực hiện ngay lập tức:

Một là “Trao cho Đại Hội đồng kinh tế và tài chính Đông Dương tất cả các quyền của
Nghị viện do người Pháp và người bản xứ bầu ra và Nghị viện này có quyền giải quyết tất
cả các vấn đề chính trị và kinh tế có liên quan đến nước nhà.” 5

Điều này cho thấy Đảng ta đã nhận thức rõ được tầm quan trọng của việc quyết tâm lấy
lại quyền tự chủ tự quyết về các mặt, nhất là măt kinh tế cho Đại Hội đồng kinh tế và tài
chính Đông Dương – trong đó có nhiều thành phần chủ chốt là người bản xứ, qua đó thể
hiện sự kiên quyết, không nhún nhường trước những yêu sách của Pháp, từng bước xóa
bỏ sự phụ thuộc về kinh tế vào tay thực dân.

Hai là “Người Pháp và người bản xứ từ 18 tuổi trở lên có quyền bầu cử và ứng cử, không
phân biệt đẳng cấp.” 6

Tính cấp thiết của tự do dân chủ dân sinh còn được thể hiện ở việc đòi lấy quyền cơ bản
của một công dân, quyền được bầu cử và ứng cử. Việc giành lấy chính quyền đã được
đặt lên hàng đầu khi yêu cầu xem quyền bầu cử của người Pháp và người bản xứ là bình
đẳng, nhất là không phân biệt người nằm trong bộ máy điều hành xuất thân từ nước
thuộc địa hay mẫu quốc.

Ba là “Tự do báo chí, đặc biệt là dùng tiếng mẹ đẻ, tự do ngôn luận, tự do đi lại, tự do tổ
chức, v.v..” 7

Sau gần tám thập kỉ chịu sự bóc lột và quản thúc của đế quốc Pháp, khi ngôn ngữ mẹ đẻ
bị kiềm hãm và có xu hướng mất dần do Pháp thực hiện chính sách mị dân, “cổ động tôn
giáo để làm u mê dân chúng, lập ít nhà từ thiện gọi là bảo vệ trẻ con, giúp chút ít thất
nghiệp để lòe loẹt lòng bác ái” 8 Đảng đang từng bước khôi phục và thức tỉnh lòng ái
quốc thông qua việc yêu cầu được sử dụng tiếng mẹ đẻ trên báo chí, phương tiện tuyên
truyền hướng đến các tầng lớp, nhất là tri thức, tư sản, tiểu tư sản,…

Bốn là “Ban hành luật lao động (ngày làm tám giờ, bảo hiểm xã hội, v.v.)” 9

Học tập Nghị quyết của đại biểu Đại hội lần thứ VII của Quốc tế Cộng sản, Đảng đưa ra
yêu cầu dường như chưa từng được các nước thực dân quan tâm đến: Đòi quyền lợi
cho nhân dân lao động, trực tiếp là công nhân, tầng lớp đang chịu áp bức bóc lột nặng
nề nhất khi bị ép mất ruộng đất, buộc phải lao động trong nhiều giờ đồng hồ nhưng
không nhận được đồng lương tương xứng. Chính điều này đã thể hiện Đảng không chỉ
vận động quần chúng nhân dân suông, không “hứa hươu hứa vượn” mà thực sự chú
trọng giải quyết những bất công mà công nhân phải chịu.

Năm là “Ân xá cho tất cả tù chính trị (bãi bỏ kiểm tra hành chính, cho phép những người
lưu vong chính trị trở về nước).” 10

Đảng thể hiện sự tri ân công lao của những người tham gia cách mạng bằng việc đòi thả
tự do cho “tất cả tù chính trị” cũng như khuyến khích họ tiếp tục tham gia con đường
cách mạng.

Sáu là “Giảm thuế miễn thuế cho người nghèo.” 11

Đây chính là yêu cầu tiêu biểu và thiết thực nhất cho dân tộc Việt Nam nói riêng và toàn
Đông Dương nói chung nhưng lại đi ngược với chính sách hiện hành của thực dân Pháp.
Đế quốc Pháp đánh thuế, địa tô rất cao hướng đến những người nghèo, nhằm triệt hạ
mưu kế sinh nhai “cha truyền con nối” là đồng lúa, là trồng trọt. Thay vào đó, họ phải
trở thành công nhân, làm lương ít ỏi và chịu sự ràng buộc khắt khe của Pháp, dần dà ép
chúng ta từ một nước “văn minh lúa nước”, độc lập tự chủ trên đồng ruộng đất đai của
chính mình thành một nước thuộc địa, phụ thuộc kinh tế hoàn toàn vào mẫu quốc Pháp.
Chính vì nhận ra sự trớ trêu của chính sách tô thuế, là gánh nặng lên dân cày, Đảng ta đã
mạnh dạn yêu cầu miễn giảm thuế cho dân nghèo.

Thứ bảy là “Giúp đỡ những người thất nghiệp, tăng lương và giảm ngày lao động cho
công nhân và công chức trong các công sở và trong các xí nghiệp tư nhân.” 12

Yêu cầu này nhắm đến quyền lợi của người công nhân, cải thiện đời sống của nhân dân
khi đòi quyền sống và làm việc cho họ, trong khi thực dân Pháp chỉ coi người lao động là
một công cụ, có ích thì giữ lại, không còn nhu cầu thì vứt bỏ, khiến họ trở nên thất
nghiệp, không còn ruộng đất, khó lòng mà sinh sống.

Thứ tám là “Bãi bỏ độc quyền muối, rượu, thuốc lá và nước mắm.” 13

Về muối, muối là một trong những thứ nhu yếu phẩm hết sức quan trọng trong bữa
cơm của người Việt Nam. Muối không những là gia vị không thể thiếu mà còn là chất
bảo quản thực phẩm hữu hiệu, từ muối cá, muối chua, kho thịt, đến ăn cháo trắng lót
dạ, tất cả đều cần có muối. Chính vì thế mà có thể khẳng định muối với người Việt Nam,
quan trọng không kém gạo.

Về rượu, rượu được xem là một nét đặc sắc trong các lễ hội, trong các dịp vui, nó chính
là một yếu tố rất quan trọng trong bất kì một nền văn minh nào, đặc biệt với nếp nghĩ
“Khổng Mạnh”: “Nam vô tửu như kỳ vô phong” Vậy nên ở nước ta, rượu cũng vô cùng
quan trọng, trong thời xưa, bất kỳ làng xóm nào cũng có một hay hai gia đình sinh sống
bằng nghề nấu rượu, rượu trở thành sản phẩm rất thông dụng, không bao giờ khan
hiếm.

Về thuốc lá, chính thực dân Pháp đã tuyên truyền văn hóa hút thuốc đến với người dân
Việt Nam, khiến cho nhiều người dính vào tình trạng nghiện ngập sa ngã. Để thỏa mãn
nhu cầu hút, họ phải làm theo lời của các nhà phân phối. Nếu mô hình này được nhân
rộng, Pháp dễ dàng thao túng An Nam do chẳng ai thiết tha gì làm lụng hay ý chí đứng
lên cách mạng dân tộc nữa.

Về nước mắm, nước mắm cũng là sản phẩm truyền thống của ông cha ta từ đời xưa và
đã trở thành một nét văn hóa không thể thiếu. Hiếm có mâm cơm nào mà thiếu đi bát
nước mắm đậm đà, chính việc Pháp độc quyền nước mắm là từng bước đồng hóa dân
tộc Việt Nam, tiêu diệt ý chí yêu nước.
Đảng đã nhận thức hết sức đúng đắn khi quan tâm đến yếu tố văn hóa. Yêu cầu này giúp
ngăn cản âm mưu của Pháp, biến Việt Nam thành sân sau, thành nô lệ và phụ thuộc
hoàn toàn vào Pháp, ngoài ra còn tránh việc Pháp thu lợi trên những điều vốn dĩ rất
thông dụng và thường tình.

Thứ chín là “Sa thải những quan chức người Pháp và người bản xứ phạm tội và lộng
quyền.” 14

Đảng quan tâm đến đời sống của nhân dân khi nhìn thấy cảnh người dân bị áp bức, xem
thường. Vì vậy đòi hỏi quyền lợi cho người dân, đem lại sự công bằng để cuộc sống
người dân thêm ấm no hạnh phúc.

Thứ mười là “Được tự do học tập, sửa đổi quy chế học đường, bắt buộc học tập bằng
tiếng mẹ đẻ.” 15

Chính sự phân biệt giai cấp đã khiến phần lớn nhân dân Việt Nam mù chữ, khi đã không
được học tập, mở mang đầu óc, con người ta khó có ý chí lớn, hoặc có quyết tâm cao
nhưng không có tầm nhìn rộng, khó mà làm được việc lớn. Vì vậy, phải đòi bằng được
quyền học tập, và nhất là phải học bằng ngôn ngữ của dân tộc, mới mong nước ta phát
triển, mong nhiều người có thể giác ngộ cách mạng, nước Việt Nam ta mới phát triển.

Thứ mười một là “Nam nữ bình đẳng về kinh tế và chính trị” 16

Đây là một điểm mới trong nhận thức của Đảng, khi xem xét đến sự bình đẳng giới. Nữ
thường chịu nhiều thiệt thòi hơn nam do quan điểm nho giáo, phong kiến “trọng nam
khinh nữ.” Tuy nhiên trong cách mạng, già trẻ lớn bé, nam hay nữ đều có công như
nhau, vì vậy yêu cầu quyền bình đẳng giữa nam với nữ là một bước tiến bộ phù hợp với
hoàn cảnh cũng như nhu cầu của dân tộc.
5,6,7,9,10,11,12,13,14,15,16
Trang 80 -81, dòng 11 trong Gửi các tổ chức của Đảng
8
Trang 16, dòng 15, Văn kiện Đảng toàn tập tập 6
7. Nhận xét:
7.1. Nhiệm vụ cách mạng

Đảng đã linh hoạt chuyển đổi và cập nhật tình hình hiện tại của khu vực nhằm ưu tiên
nhiệm vụ ngắn hạn: “Chống chế độ phản động thuộc địa, chống phát xít, đòi tự do, dân
chủ, dân sinh, cơm áo, hòa bình.” Việc giải quyết từng nhiệm vụ cụ thể được xem như là
một nấc thang gần hơn với mục đích cuối cùng : giải phóng hoàn toàn dân tộc khỏi cảnh
nô lệ áp bức, trả lại tự do dân chủ và toàn vẹn lãnh thổ cho dân tộc Việt Nam.
7.2. Lực lượng cách mạng:

“Mặt trận dân tộc phản đế” là tập hợp thành phần từ nhiều đảng phái riêng lẻ khác
nhau, thậm chí họ đã từng đối địch, nghi kị, nhưng lại quy họp lại thành một Đảng với
một đường lối chung và một chí hướng cao cả, một quyết tâm chung.

Đảng đã sáng suốt khi bao gồm tất cả các tầng lớp nhân dân, bao gồm cả tri thức, liên
binh công-nông, tư bản bản địa và kêu gọi cả công dân quốc tế yêu chuộng hòa bình.
7.3. Phạm vi giải quyết vấn đề dân tộc:

Phạm vi toàn Đông Dương như trước đây được đánh giá là quá tầm của Đảng thì nay, lại
là một lợi thế trong công cuộc đấu tranh “chống chế độ phản động thuộc địa, chống
phát xít, chống nguy cơ chiến tranh, đòi tự do, dân sinh, dân chủ, cơm áo, hòa bình”. Do
tính chất đông đảo thích hợp với hình thức đấu tranh mới nên Đảng kêu gọi toàn Đông
Dương hưởng ứng phong trào cách mạng này.

Chung quanh vấn đề chiến sách mới (10-1936)


1. Điều kiện ra đời:

Sau khi Đảng hoàn thiện được chính sách cho cuộc đấu tranh giành dân chủ, dân sinh,
chúng ta tiến đến xác định những nhiệm vụ trong thời gian sắp tới như mối quan hệ
giữa hai nhiệm vụ: phản đế và điền địa, dân tộc và dân chủ.
2. Nhiệm vụ cách mạng

Ở văn kiện này đề ra hai nhiệm vụ chính cần được phổ cập rộng rãi với các Đảng viên:

Một là xác định rõ : ““Chiến sách của Đảng là nhận rõ ai là địch nhân nguy hiểm nhất
trong lúc hiện thời nhất định sẽ tập trung ngọn lửa vào đó mà đánh.” 17 Chính xác hơn
mà nói đế quốc Pháp là kẻ địch nhân chung của nhân dân Đông Dương và chủ nghĩa
phát xít, bọn phản cách mạng và tay sai của chúng là kẻ địch nhân trực tiếp cần bị bài
trừ chứ không phải là tư bản bản xứ như quan niệm của Tờrốtxky.

Hai là nhận định rằng “Phản đế và điền địa”, hai mục tiêu này không nhất thiết lúc nào
cũng phải tiến hành song song, tùy vào mâu thuẫn nào nổi trội hơn và tình hình của
từng khu vực, từng địa phương mà ưu tiên cho nhiệm vụ nào trước.
3. Lực lượng cách mạng:

Đảng vẫn chủ trương huy động lực lượng toàn dân tham gia ủng hộ phong trào, đặc biệt
nhất là tư bản bản xứ, hơn nữa chú trọng việc lập linh minh công-nông để giai cấp thợ
thuyền không hoạt động riêng lẻ, dễ bị trấn áp.

Với “Chính sách của Đảng Cộng sản Đông Dương không phải là chống người Pháp, mà
chỉ chống đế quốc Pháp”, chúng ta “chủ trương mật thiết với vô sản Pháp và đội tiefn
phong của họ và của quần chúng lao động ở Pháp là kẻ đồng minh trung thực, vĩnh viễn,
mà chúng ta còn cả quyết liên lạc với các phái khác, các cá nhân và chi bộ của Mặt trận
nhân dân Pháp ở Đông Dương.” 18 [dòng 11 trang 149 Chung quanh vấn đề chiến sách
mới]
4. Phạm vi giải quyết vấn đề dân tộc:

Toàn Đông Dương


5. Nhận xét:

Nhìn chung, hai văn kiện không có nhiều điểm khác biệt do được công bố cách nhau chỉ
ba tháng. Tuy nhiên, văn kiện Chung quanh vấn đề chiến sách mới đã bổ sung một nội
dung cực kì quan trọng và có yếu tố quyết định lên cuộc cách mạng “Cuộc dân tộc giải
phóng không nhất định phải kết chặt với cuộc cách mạng điền địa.” 19 Đây chính là minh
chứng cho việc vận dụng sáng tạo tư tưởng của Mác Lê-nin vào phong trào cách mạng
của dân tộc.

Đảng cũng đã nêu rõ lý do: “ Nếu phát triển cuộc tranh đấu chia đất mà ngăn trở cuộc
tranh đấu phản đế thì phải lựa chọn vấn đề nào quan trọng hơn mà giải quyết trước.
Nghĩa là chọn địch nhân chính, nguy hiểm nhất, để tập trung lực lượng của một dân tộc
mà đánh cho được toàn thắng.” 20 [dòng 21 trang 152 Chung quanh vấn đề về chiến sách
mới]

Tiểu kết:

Cao trào dân chủ 1936-1939 là một bước chuẩn bị vững chắc và cần thiết cho những
cuộc bùng nổ đấu tranh sắp tới. “Nhiệm vụ cuộc cách mạng tư sản dân quyền ở Đông
Dương là đuổi đế quốc Pháp ra khỏi xứ, tẩy sạch tàn tích phong kiến, Đông Dương hoàn
toàn độc lập” 21 [dòng 26 trang 152 Chung quanh vấn đề chiến sách mới]Tuy nhiên trước
mắt lại chưa phải là nhiệm vụ trực tiếp của Mặt trận nhân dân phản đế. Nhiệm vụ cụ thể
được xác định đúng đắn là: “Chống chế độ phản động thuộc địa, chống phát xít, đòi tự
do, dân chủ, dân sinh, cơm áo, hòa bình.”

Tóm lại, chủ trương mới của Đảng đã giải quyết gọn gàng và hợp lý mối quan hệ giữa
vấn đề dân tộc và dân chủ, khẳng định sự linh hoạt uyển chuyển và thức thời trong việc
thực hiện nhiệm vụ phản đế hay điền địa hay thực hiện song song tùy vào hoàn cảnh.

Giai đoạn này đánh dấu bước trưởng thành trong chính trị và tư tưởng, không chỉ thể
hiện bản lĩnh mà còn là tinh thần đoàn kết, quật cường, yêu chuộng hòa bình của dân
tộc. Hình thức đấu tranh được chuyển đổi từ bí mật sang công khai, nửa công khai, bí
mật, nửa bí mật đã giúp cho nhân dân tiếp cận với cách mạng dễ dàng hơn.

So với Cương lĩnh tháng 10-1930, ngoài nhiệm vụ lớn của cách mạng là cách mạng tư
sản dân quyền - phản đế và điền địa - lập chính quyền công nông bằng hình thức Xô
viết”, “để dự bị điều kiện đi tới cách mạng xã hội chủ nghĩa”, có nhiều điểm tiến bộ:

Thứ nhất là về tư tưởng, Đảng đã không gò bó mình vào một khuôn mẫu nào trong
chính sách của Quốc tế III, chỉ cần phù hợp với tình hình dân tộc là có thể mạnh dạn đề
nghị và thực hiện ngay.

Thứ hai thay đổi mục tiêu phù hợp với hoàn cảnh, đòi quyền tự do, dân chủ, dân sinh,
cơm áo và hòa bình là những mục tiêu thiết thực và hết sức nhân văn trong giai đoạn
này.

Thứ ba, hình thức đấu tranh được mở rộng, từ bí mật sang công khai và bán công khai,
bao gồm: bãi công, mít tinh, xuất bản nhiều tờ báo như Dân chúng, Tiền phong và nhất
là đấu tranh nghị trường.

Thứ tư, cách mạng tiếp cận rộng rãi hơn với nhiều người, không còn e dè, né tránh giai
cấp tư bản bản địa, địa chủ yêu nước.

Thứ năm, Đảng ta đã “mềm dẻo hơn, thông minh hơn và ủng hộ chính phủ Lêông
Blum.” Đồng thời, nhận thức rõ rằng “Không nên có ảo tưởng rằng, Chính phủ Lêông
Blum sẽ trao tặng chúng ta nền độc lập và tự do hào phóng nhất.” 22 [dòng 9 trang 83
Gửi các tổ chức của Đảng]
17
Dòng 4 trang 141 Chung quanh vấn đề chiến sách mới
19
Dòng 7 trang 151 Chung quanh vấn đề chiến sách mới.

You might also like