Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 46

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.

HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TP. HỒ CHÍ MINH

LỊCH SỬ ĐẢNG
Tiểu luận 1
Giảng viên hướng dẫn: Đào Thị Bích Hồng

Lớp : CC01

Nhóm : 09

Ngày nộp : 20/02/2022

No. Full name Student ID

1 Nguyễn Ngọc Bảo Trân 1952504

2 Trần Hữu Anh Triết 1953034

3 Lê Thanh Hải Triều 1952506

4 Đoàn Đức Toàn 1953024

5 Lê Hoàng Tín 1852794


BÁO CÁO PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ VÀ KẾT QUẢ

THỰC HIỆN ĐỀ TÀI CỦA TỪNG THÀNH VIÊN NHÓM 09 LỚP CC01

STT Họ và tên MSSV Nhiệm vụ Kết Chữ ký


quả

1. Nguyễn Ngọc Bảo Trân 1952504 Giai đoạn 2 100%

2. Trần Hữu Anh Triết 1953034 Giai đoạn 3 100%

3. Lê Thanh Hải Triều 1952506 Giai đoạn 1 100%

4. Đoàn Đức Toàn 1953024 Mở đầu và Kết luận 100%

5. Lê Hoàng Tín 1852794 Format 100%

NHÓM TRƯỞNG (ghi rõ họ tên, ký tên)


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU.................................................................................................................... 1

PHẦN NỘI DUNG................................................................................................................ 7

I. Giai đoạn 1 (1930-1935).....................................................................................................7

1.1. Luận cương chính trị tháng 10/1930.........................................................................7

1.1.1. Điều kiện lịch sử..................................................................................................7

1.1.2. Nhiệm vụ cách mạng............................................................................................8

1.1.3. Lực lượng cách mạng..........................................................................................9

1.1.4. Phạm vi giải quyết vấn đề dân tộc......................................................................10

1.1.5. Hình thức đấu tranh..........................................................................................10

1.1.6. Nhận xét.............................................................................................................10

1.2. Nghị quyết của Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ Nhất (3-1935).......................11

1.2.1. Điều kiện ra đời..................................................................................................11

1.2.2. Nhiệm vụ cách mạng..........................................................................................11

1.2.3. Lực lượng cách mạng........................................................................................13

1.2.4. Phạm vi giải quyết vấn đề dân tộc......................................................................13

1.2.5. Nhận xét.............................................................................................................14

1.3. Tiểu kết.....................................................................................................................14

II. Giai đoạn 2 (1936-1938).................................................................................................15

2.1. Chủ trương đấu tranh đòi quyền dân chủ dân sinh (7-1936)................................15

2.1.1. Điều kiện lịch sử.................................................................................................15

Tình hình thế giới.........................................................................................................15


2.1.2. Nhiệm vụ cách mạng..........................................................................................16

2.1.3. Lực lượng cách mạng........................................................................................16

2.1.4. Phạm vi giải quyết vấn đề dân tộc......................................................................17

2.1.5. Hình thức đấu tranh...........................................................................................17

2.1.6. Phân tích:............................................................................................................17

2.1.7. Nhận xét:............................................................................................................22

2.2. Chung quanh vấn đề chiến sách mới (10-1936)......................................................23

2.2.1. Điều kiện ra đời..................................................................................................23

2.2.2. Nhiệm vụ cách mạng..........................................................................................23

2.2.3. Lực lượng cách mạng........................................................................................24

2.2.4. Phạm vi giải quyết vấn đề dân tộc......................................................................24

2.2.5. Nhận xét.............................................................................................................24

2.3. Tiểu kết.....................................................................................................................25

III. GIAI ĐOẠN (1939-1945).............................................................................................27

3.1. Hội nghị ban chấp hành trung ương Đảng 11/1939...............................................27

3.1.1. Điều kiện lịch sử.................................................................................................27

3.1.2 Nhiệm vụ cách mạng...........................................................................................27

3.1.3. Lực lượng cách mạng........................................................................................28

3.1.4. Phạm vi giải quyết vấn đề dân tộc......................................................................28

3.1.5. Nhận xét.............................................................................................................29

3.2. Hội nghị ban chấp hành trung ương Đảng 11/1940...............................................29

3.2.1 Điều kiện lịch sử..................................................................................................29

3.2.2. Nhiệm vụ cách mạng..........................................................................................29


3.2.3. Lực lượng cách mạng........................................................................................30

3.2.4. Phạm vi giải quyết vấn đề dân tộc......................................................................30

3.2.5. Hình thức đấu tranh..........................................................................................31

3.2.6. Nhận xét.............................................................................................................31

3.3. Hội nghị ban chấp hành trung ương Đảng 5/1941.................................................32

3.3.1. Điều kiện lịch sử.................................................................................................32

3.3.2. Nhiệm vụ cách mạng..........................................................................................32

3.3.3. Lực lượng cách mạng........................................................................................33

3.3.4. Phạm vi giải quyết vấn đề dân tộc......................................................................33

3.3.5. Nhận xét.............................................................................................................33

3.4. Tiểu kết.....................................................................................................................34

PHẦN KẾT LUẬN..............................................................................................................36

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................40


PHẦN MỞ ĐẦU

Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám và sự ra đời của nước Việt Nam Dân chủ
cộng hòa, nay là nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thắng lợi vĩ đại, là mốc
son chói lọi của lịch sử cách mạng Việt Nam. Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám
1945, gắn liền với sự lãnh đạo sáng suốt, tài tình của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh -
lãnh tụ thiên tài của Đảng và dân tộc ta.
I. Lý do chọn đề tài
Đường lối cách mạng giải phóng dân tộc là nhân tố hàng đầu quyết định thắng lợi
của cuộc Cách mạng Tháng Tám. Quá trình hình thành đường lối chiến lược giải
phóng dân tộc là quá trình vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin vào điều kiện cụ
thể của xã hội Việt Nam đầu thế kỷ XX - một xã hội thuộc địa nửa phong kiến. Dưới
ách thống trị tàn bạo của thực dân Pháp, Việt Nam từ một xã hội phong kiến thuần
túy biến thành một xã hội thuộc địa, dù tính chất phong kiến còn được duy trì một
phần nhưng các mặt chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội đều chuyển động trong quỹ đạo
của xã hội thuộc địa. Trong lòng xã hội Việt Nam thời kỳ này đã hình thành nên
những mâu thuẫn giai cấp, dân tộc đan xen rất phức tạp.
Sự lãnh đạo của Đảng đã tạo nên một đất nước độc lập, tươi đẹp ngày hôm nay.
Chính vì sự hào hùng của đường lối cách mạng thành công là nguyên nhân chủ đề
này được chọn để tìm hiểu kỹ càng. Để cho lớp sinh viên trẻ, những trụ cột tương lai
của đất nước hiểu rõ về quá khứ đầy đau thương cũng như vĩ đại của dân tộc Việt
Nam.
Đất nước đang trên đà phát triển, những đường lối, quá trình lãnh đạo trong quá
khứ có ý nghĩa rất lớn trong sự phát triển đất nước, đặc biệt là quá trình Đảng từng
bước hoàn chỉnh đường lối cách mạng giải phóng dân tộc. Một là tích lũy thêm kinh
nghiệm, bài học quý giá không những cho các lãnh đạo mà còn cho nhân dân thực
hiện đúng đắn trong sự nghiệp phát triển đất nước. Hai là sự cỗ vũ về mặt tinh thần,

5
niềm tự tôn dân tộc Việt Nam từ thời khó khăn xưa nhưng vẫn kiên cường bước tiếp
đến ngày hôm nay. Ba là nhắc nhở thế hệ sau phải luôn cố gắng xây dựng tương lai
cho đất nước. Như Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã nói: “Với tất cả
sự khiêm tốn, chúng ta vẫn có thể nói rằng: Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ,
tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay.”
II. Nhiệm vụ của đề tài
1. Làm rõ được đặc điểm kinh tế, xã hội Việt Nam dưới chính sách thống trị, khai
thác thuộc địa của thực dân Pháp và nội dung Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng
Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng do Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc soạn thảo và
được Hội nghị thành lập Đảng 3/2/1930 thông qua đã xác định: Đường lối chiến lược
của cách mạng Việt Nam là: “Làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng
để đi tới xã hội cộng sản”. Đây là quá trình phát triển lâu dài trải qua những thời kỳ,
giai đoạn chiến lược khác nhau trong tiến trình cách mạng dân tộc, dân chủ và xã hội
chủ nghĩa mà trước tiên là đấu tranh giành độc lập dân tộc. Do đó, trong chánh cương
vắn tắt, sách lược vắn tắt xác định nhiệm vụ chiến lược là “Đánh đổ đế quốc chủ
nghĩa Pháp và bọn phong kiến làm cho nước Nam hoàn toàn độc lập; dựng ra chính
phủ công nông binh, tổ chức quân đội công nông; thu hết sản nghiệp lớn (như công
nghiệp vận tải, ngân hàng…) của tư bản chủ nghĩa đế quốc Pháp để giao cho chính
phủ công nông quản lý; giao hết ruộng đất của đế quốc chủ nghĩa làm của công chia
cho dân cày nghèo…; bỏ sưu thuế cho dân cày nghèo, thi hành luật ngày làm 8 giờ;
dân chúng được tự do tổ chức, nam nữ bình quyền, phổ thông giáo dục theo công
nông hóa.
Những nội dung chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa của cương lĩnh chính trị đầu
tiên của Đảng ta đã đáp ứng đúng yêu cầu khách quan của lịch sử, đáp ứng khát vọng
độc lập tự do của toàn đân tộc, phù hợp với xu thế phát triển của thời đại mới mở ra
sau thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga (1917), đúng như Chủ tịch Hồ Chí
Minh đã nhận định, thời đại mới là: “Thời đại cách mạng chống đế quốc, thời đại giải
phóng dân tộc”[1]. Cương lĩnh chính trị đầu tiên này đã xử lý đúng đắn vấn đề dân
6
tộc và giai cấp trong chiến lược cách mạng giải phóng dân tộc. Vì mâu thuẫn cơ bản
và chủ yếu của xã hội Việt Nam thời kỳ này là mâu thuẫn giữa dân tộc Việt Nam với
thực dân Pháp và tay sai phản động.
2. Phân tích được nội dung của Luận cương chính trị, làm rõ ưu điểm, hạn chế
của Luận cương và chủ trương của Đảng từ năm 1930 đến năm 1939
Luận cương chính trị của Đảng (thường gọi là Luận cương cách mạng tư sản dân
quyền) gồm ba phần:
- Tình hình thế giới và cách mạng Đông Dương.
- Những đặc điểm về tình hình ở Đông Dương.
- Tính chất và nhiệm vụ của cách mạng Đông Dương.
Trên cơ sở phân tích một cách khoa học tình hình thế giới và Đông Dương, Luận
cương chính trị nêu rõ tính chất của cuộc cách mạng ở Đông Dương là cách mạng tư
sản dân quyền. Cách mạng tư sản dân quyền là “thời kỳ dự bị để làm xã hội cách
mạng”, bỏ qua thời kỳ tư bản chủ nghĩa. Nhiệm vụ cốt yếu của cách mạng tư sản dân
quyền là đánh đổ đế quốc Pháp, giành độc lập dân tộc và đánh đổ giai cấp địa chủ
phong kiến, đem lại ruộng đất cho nông dân. Hai nhiệm vụ ấy có quan hệ khăng khít
với nhau.
Luận cương chính trị năm 1930 của Đảng đã đóng góp quan trọng vào kho tàng
lý luận của cách mạng Việt Nam, vạch ra con đường đi lên của cách mạng nước ta.
Song, Luận cương còn một số mặt hạn chế, không nêu ra được mâu thuẫn chủ yếu là
mâu thuẫn giữa dân tộc Việt Nam và đế quốc Pháp, từ đó không nêu được nhiệm vụ
chống đế quốc lên hàng đầu. Do vậy, chưa phát huy đầy đủ vị trí của yếu tố dân tộc,
chưa nhận thức được đầy đủ vai trò của Mặt trận dân tộc thống nhất trong việc đoàn
kết các lực lượng yêu nước. Luận cương chưa đánh giá đúng khả năng cách mạng của
giai cấp tiểu tư sản, tinh thần yêu nước của tư bản dân tộc và một bộ phận địa chủ
nhỏ.
3. Làm rõ những chủ trương của Đảng từ năm 1939 đến năm 1945 và sự hoàn
chỉnh đường lối cách mạng giải phóng dân tộc của Đảng
7
Trong giai đoạn từ 1939-1945, Hội nghị ban chấp hành trung ương Đảng 11/1939
xác định rõ tính chất của cuộc cách mạng là cách mạng giải phóng dân tộc, lực lượng
tiến hành cuộc cách mạng này là toàn dân Việt Nam bao gồm mọi tầng lớp, mọi tổ
chức chính trị, mọi giai cấp, mọi tôn giáo, dân tộc, mọi lứa tuổi được tập hợp trong
mặt trận dân tộc thống nhất phản đế với tên gọi Mặt trận Việt Nam Độc lập đồng
minh.
Hội nghị ban chấp hành trung ương Đảng 11/1940 khẳng định nhiệm vụ trước
mắt của Đảng là chuẩn bị lãnh đạo cuộc võ trang bạo động giành lấy quyền tự do độc
lập sau khi nhận thấy cuộc chiến tranh đế quốc rất có thể chuyển thành chiến tranh
giữa phát xít và Liên Xô.
Hội nghị ban chấp hành trung ương Đảng 5/1941 quyết định phải xúc tiến công
tác chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang là nhiệm vụ trung tâm của Đảng và nhân dân ta và đi
tới một quyết định cực kỳ quan trọng: giải quyết vấn đề dân tộc trong khuôn khổ từng
nước, cốt làm sao để thức tỉnh được tinh thần dân tộc của mỗi nước trên bán đảo
Đông Dương.
Như vậy, trong giai đoạn từ 1939-1945, Hội nghị đã xác định rõ tính chất của
cuộc cách mạng là cách mạng giải phóng dân tộc, lực lượng tiến hành cuộc cách
mạng này là toàn dân Việt Nam bao gồm mọi tầng lớp, mọi tổ chức chính trị, mọi giai
cấp, mọi tôn giáo, dân tộc, mọi lứa tuổi được tập hợp trong mặt trận dân tộc thống
nhất phản đế với tên gọi Mặt trận Việt Nam Độc lập đồng minh. Đường lối chiến lược
cách mạng giải phóng dân tộc đúc kết được qua các lần Hội nghị Trung ương Đảng là
sự khẳng định kế thừa, tiếp thu và phát triển sáng tạo tư tưởng cách mạng của lãnh tụ
Nguyễn Ái Quốc.
4. Làm rõ ý nghĩa của việc hoàn chỉnh đường lối cách mạng giải phóng dân tộc
đối với sự phát triển của cách mạng Việt Nam
Sự lãnh đạo của Đảng ta đối với xã hội trước hết là bằng cương lĩnh, đường lối
chính trị, mà theo nguyên tắc hoạt động của Đảng Cộng sản thì cương lĩnh, đường lối
chính trị của Đảng phải do Đại hội – cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đảng quyết định.
8
Trong thời kỳ 1930 – 1945 - thời kỳ đấu tranh giành chính quyền, Đảng phải hoạt
động bí mật là chủ yếu, chính quyền thực dân liên tục, điên cuồng đàn áp khủng bố
các tổ chức của Đảng nhất là Ban chấp hành Trung ương phải lập đi lập lại nhiều lần,
giao thông liên lạc thường bị gián đoạn cho nên trong thời kỳ này Đảng ta không thể
tiến hành Đại hội thường kỳ như quy định của Điều lệ Đảng để có thể phát huy trí tuệ
của toàn Đảng trong việc hình thành cương lĩnh, đường lối chính trị. Sau hội nghị hợp
nhất thành lập Đảng 3/2/1930, trong thời kỳ này, Đảng ta chỉ tiến hành duy nhất Đại
hội lần thứ I vào tháng 3/1935. Trong hoàn cảnh đó, Ban Chấp hành Trung ương có
trọng trách vận dụng sáng tạo lý luận cách mạng vào thực tiễn để hình thành, phát
triển, hoàn thiện đường lối chiến lược cách mạng giải phóng dân tộc.
Để hình thành đường lối cách mạng đúng đắn nghĩa là phải vận dụng lý luận cách
mạng vào điều kiện lịch sử cụ thể của xã hội thuộc địa Việt Nam để nhận thức đúng
mâu thuẫn cơ bản, chủ yếu của xã hội Việt Nam, xác định đúng kẻ thù, quyết định
nhiệm vụ chiến lược, các chủ trương chính sách để tập hợp lực lượng và phương pháp
cách mạng giải phóng dân tộc đúng đắn. Do đó, quá trình hình thành đường lối cách
mạng giải phóng dân tộc giai đoạn 1930 – 1945, Đảng ta đã trải qua quá trình đấu
tranh cách mạng kiên cường vừa trực tiếp tuyên truyền, giáo dục, vận động tổ chức
quần chúng đấu tranh chống đế quốc thực dân, chống sưu cao thuế nặng, chống
khủng bố dã man, vừa phát triển lực lượng bổ sung, tăng cường lãnh đạo các cấp của
Đảng nhất là phải nhiều lần lập mới, bổ sung Ban chấp hành Trung ương của Đảng,
vừa phải đẩy mạnh hoạt động “tự chỉ trích”, đấu tranh với tinh thần Bônsêvích để
khắc phục những quan niệm cho rằng: Những nguyên lý về “giai cấp cách mạng”
được coi như những giáo lý phải được tiếp thu vô điều kiện như chân lý bất biến khi
vận dụng lý luận cách mạng vào điều kiện lịch sử cụ thể của xã hội thuộc địa Việt
Nam. Đây là cuộc đấu tranh rất quyết liệt và phức tạp chống chủ nghĩa giáo điều, dập
khuôn máy móc, chống chủ nghĩa chủ quan tách rời thực tiễn.

9
Để làm rõ quá trình đảng từng bước hoàn chỉnh đường lối cách mạng giải phóng
dân tộc, chúng ta nghiên cứu chi tiết các chủ trương của Đảng trong 3 giai đoạn: 1930
– 1935, 1936 – 1939 và 1939 – 1945.
Trong giai đoạn đầu tiên (1930 – 1935), hai văn kiện cần xem xét là:
- Luận cương chính trị (10/1930)
- Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ Nhất (3-1935)
Giai đoạn thứ hai (1936 – 1939), Đảng ta có hai văn kiện vào tháng 7 và tháng
10:
- Chủ trương đấu tranh đòi quyền dân chủ dân sinh (7-1936)
- Chung quanh vấn đề chiến sách mới (10-1936)
Vào giai đoạn cuối cùng (1939 – 1945), chúng ta sẽ tìm hiểu 3 nghị quyết:
- Nghị quyết Hội nghị BCHTƯ lần thứ 6 (11-1939)
- Nghị quyết Hội nghị BCHTƯ lần thứ 7 (11-1940)
- Nghị quyết Hội nghị BCHTƯ lần thứ 8 (5-1941).

10
PHẦN NỘI DUNG
I. Giai đoạn 1 (1930-1935)

1.1. Luận cương chính trị tháng 10/1930

1.1.1. Điều kiện lịch sử:

Tình hình thế giới:

Tình hình thế giới lúc bấy giờ và có sự liên hệ đến Cách mạng ở khu vực
Đông Dương. Cuộc cách mạng vô sản Nga thành công đã làm ảnh hưởng cộng sản
lan rộng khắp thế giới. Bên cạnh đó, ở các nước đế quốc, phong trào vô sản cũng
đang diễn ra cách kịch liệt (bãi công quy mô lớn ở Đức, Pháp, Ba Lan, …), còn ở các
nước thuộc địa cũng đã nổi lên nhiều cuộc cách mạng và cách mạng thuộc địa cũng
đã đạt tới trình độ cao.

Tình hình trong nước và trong khu vực:

Về những đặc điểm về tình hình ở Đông Dương lúc bấy giờ, Luận cương đã
chỉ ra những mâu thuẫn gay gắt giữa các giai cấp và mâu thuẫn cơ bản trong xã hội.
Dân cày phải chịu đói khổ, phải chịu địa tô cao, ngày càng phụ thuộc và tư bản. Thợ
thuyền cũng chịu chung số phận bị giai cấp tư bản ở các đồn điền, hầm mỏ bóc lột, đè
nén cách dã man.

Tuy nhiên, lực lượng cách mạng ở Đông Dương cũng đã và đang tham gia vào
phong đấu tranh rầm rộ, mở rộng hàng ngũ công nông chống lại chủ nghĩa đế quốc.
Ngoài ra, các cuộc đấu tranh, phong trào cách mạng ở các nước trong khu vực Châu
Á cũng đã ảnh hưởng mạnh đến phong trào cách mạng Đông Dương, làm cho cách
mạng ngày càng lan rộng. Do đó thể hiện mối liên hệ chặt chẽ giữa cách mạng Đông
Dương và cách mạng thế giới.

Đứng trước xu hướng cách mạng bùng nổ, Luận cương chính trị tháng 10/1930
của Đảng Cộng sản Đông Dương được soạn thảo bởi đồng chí Trần Phú cùng một số

11
đồng chí khác ra đời, nhằm chuẩn bị cho hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng
diễn ra từ ngày 14-30/10/1930. Hội nghị ban chấp hành Trung ương Đảng họp lần thứ
nhất tại Hương Cảng dưới sự chủ trì của đồng chí Trần Phú đã thông qua nghị quyết
về tình hình và nhiệm vụ của Đảng cũng như thảo luận về Luận cương chính trị của
Đảng, điều lệ Đảng và điều lệ tổ chức quần chúng.

1.1.2. Nhiệm vụ cách mạng:

Luận cương đã nêu rõ nhiệm vụ mang tính chiến lược là của cách mạng Đông
Dương lúc bấy giờ là thực hiện “cách mạng tư sản dân quyền”, “chỉ có tánh chất thổ
địa và phản đế” và sau khi giành thắng lợi cách mạng sẽ làm cho “cách mạng tư sản
dân quyền tiến lên con đường cách mạng vô sản”, “bỏ qua thời kỳ tư bổn mà tranh
đấu thẳng lên con đường xã hội chủ nghĩa”.

Trong đó, nhiệm vụ cốt yếu của tư sản dân quyền cách mạng bao gồm: “tranh
đấu để đánh đổ các di tích phong kiến, đánh đổ các cách bóc lột theo lối tiền tư bổn
và để thực hành thổ địa cách mạng cho triệt để” và “tranh đấu để đánh đổ đế quốc chủ
nghĩa Pháp, làm cho Đông Dương hoàn toàn độc lập”.

Để đạt được mục tiêu chiến lược đã đề ra, cần phải có những bước nhiệm vụ
cụ thể nhằm từng bước phát triển cách mạng, gia tăng sức mạnh cho giai cấp vô sản
nhằm lan rộng tầm ảnh hưởng của vô sản giai cấp thêm sâu, thêm rộng khắp trên
Đông Dương.

Các nhiệm vụ cụ thể được đặt ra nhằm thực hiện nhiệm vụ chiến lược gồm có:

-Đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp, phong kiến và địa chủ

-Lập chính phủ công nông

-Tịch ký hết thảy ruộng đất của bọn địa chủ ngoại quốc, bổn xứ và các giáo hội; giao ruộng
đất ấy cho trung và bần nông, quyền sở hữu ruộng đất về chánh phủ công nông

-Sung công hết thảy các sản nghiệp lớn của bọn tư bổn ngoại quốc

12
-Bỏ các sưu thuế hiện thời, lập ra thuế lũy tiến

-Ngày làm công tám giờ, sửa đổi sự sanh hoạt cho thợ thuyền và quần chúng lao khổ

-Xứ Đông Dương hoàn toàn độc lập, thừa nhận dân tộc tự quyết

-Lập quân đội công nông

-Nam nữ bình quyền

-Ủng hộ Liên bang Xôviết; liên kết với vô sản giai cấp toàn thế giới và phong trào cách
mạng thuộc địa và bán thuộc địa.

1.1.3. Lực lượng cách mạng:

Lực lượng cách mạng được nêu ra bao gồm có giai cấp vô sản ở Đông
Dương-“động lực chánh và rất mạnh của cách mạng ở Đông Dương” và dân cày, lực
lượng này được coi như là “động lực mạnh cho cách mạng tư sản dân quyền”, chiếm
đại đa số ở Đông Dương.

Tuy nhiên, đối với những giai cấp khác như tư bản thì Đảng xác định thành hai
bộ phận; một bộ phận đã hợp tác với đế quốc chủ nghĩa, bộ phần còn lại thì đang còn
tìm cách thỏa hiệp với đế quốc những quyền lợi riêng và đồng thời để lừa gạt quần
chúng. Quan điểm của Đảng về cả hai bộ phận này là cả hai đều có ảnh hưởng “nguy
hiểm cho sự phát triển của cách mạng”, cần phải có sự tranh đấu kịch liệt để làm cho
quần chúng hiểu rõ tính chất phản cách mạng của giai cấp tư bản.

Về phần giai cấp tiểu tư sản, trí thức thì bản Luận cương đã nêu rằng ban đầu họ
còn ở trong địa vị quốc gia cách mạng nhưng rồi đây cũng hóa ra quốc gia cải lương.
Đối với đế quốc thì giai cấp trí thức tiểu tư sản và các đảng phái chủ trương quốc gia
cách mạng, nhưng mục đích chính của họ “chỉ chủ trương sự phát triển tư bổn cho xứ
Đông Dương mà thôi”. Khi phong trào cách mạng lên cao, giai cấp này sẽ bỏ cách
mạng mà chạy về cải lương và hiệp tác với đế quốc chủ nghĩa. Vì vậy về mặt chính trị
và tổ chức, Đảng chủ trương tách biệt, phân biệt rõ Đảng cộng sản và các đảng phái

13
tiểu tư sản, bên cạnh đó phải đánh đổ các xu hướng tiểu tư sản ở trong Đảng. Tuy
nhiên, Đảng cũng chủ trương lợi dụng hết mọi cơ hội để mở rộng phong trào cách
mạng, vì vậy có thể tạm thời hợp tác với các đảng phái tiểu tư sản có tính chất tranh
đấu chống đế quốc chủ nghĩa và không ngăn trở sự cổ động tuyên truyền cộng sản
trong quần chúng nhưng phải luôn dè chừng.

1.1.4. Phạm vi giải quyết vấn đề dân tộc:

Về phạm vi giải quyết vấn đề dân tộc, Luận cương chính trị tháng 10/1930 chỉ ra
sự phụ thuộc của kinh tế Đông Dương vào kinh tế của đế quốc chủ nghĩa Pháp và
đồng thời cũng cho rằng “Xứ Đông Dương cần phải phát triển một cách độc lập,
nhưng vì là thuộc địa cho nên không phát triển độc lập được” Luận cương cũng chỉ ra
một đặc điểm khác của khu vực Đông Dương là “sự mâu thuẫn giai cấp càng ngày
càng kịch liệt: một bên thì thợ thuyền, dân cày và các phần tử lao khổ; một bên thì địa
chủ, phong kiến tư bổn và đế quốc chủ nghĩa”. Có thể thấy, Luận cương chính trị
tháng 10/1930 đã xác định phạm vi giải quyết vấn đề dân tộc không chỉ gói gọn ở
Việt Nam mà là trên toàn xứ Đông Dương.

1.1.5. Hình thức đấu tranh:

Cách thức đấu tranh cách mạng cũng đã được Đảng nêu rõ thông qua Luận
cương, bằng cách thực hiện bạo lực cách mạng, vũ trang bạo động dưới sự lãnh đạo
của Đảng. Thế nhưng Đảng cũng có những lưu ý để tránh tình trạng vũ trang bạo
động quá sớm, manh động, mà cốt là để huy động đại đa số quần chúng thực hiện bãi
công, thị oai nhằm dự bị họ cho các cuộc vũ trang bạo động sau này. Đảng cũng
khẳng định, cách mạng vô sản ở Đông Dương cần phải có sự liên lạc mật thiết với vô
sản thế giới, nhất là vô sản ở Pháp để làm mặt trận vô sản cho “mẫu quốc” và thuộc
địa nhằm tạo ra sức tranh đấu cho cách mạng.

Luận cương chính trị khẳng định mâu thuẫn cơ bản chủ yếu chính là mâu thuẫn gay gắt giữa
dân cày, thợ thuyền và các phần tử lao khổ với địa chủ phong kiến và tư bản đế quốc.

14
1.1.6. Nhận xét

Ưu điểm

Phân tích nội dung của Luận cương chính trị tháng 10/1930, có thể thấy Đảng đã
có những xác định đúng đắn về phương hướng chiến lược cách mạng, xác định đúng
đắn về hai nhiệm vụ chống đế quốc và lật đổ tàn dư phong kiến. Bên cạnh đó bản
luận cương cũng đã nêu ra được lực lượng nòng cốt của cách mạng là giai cấp công
nhân, nông dân, xác định rõ phương pháp thực hiện cách mạng và giai cấp lãnh đạo
cách mạng cũng như khẳng định tính mật thiết trong việc liên hệ cách mạng vô sản ở
Đông Dương với giai cấp vô sản thế giới.

Hạn chế:

Tuy nhiên, bản luận cương cũng còn những hạn chế như việc không thể vạch ra
được đâu mới chính là mâu thuẫn chủ yếu của xã hội thuộc địa khi quá đề cao vấn đề
mâu thuẫn giai cấp và quá nhấn mạnh nhiệm vụ chống phong kiến. Bên cạnh đó,
trong vấn đề tập hợp lực lượng cách mạng, Luận cương chính trị tháng 10/1930 đã
đánh giá không đúng vai trò vị trí của các giai cấp khác như phong kiến, tư sản, tiểu
tư sản mà bỏ qua họ, dẫn đến không có khả năng lôi kéo được bộ phận có tinh thần
yêu nước về phía mình mà gián tiếp để họ về phe đế quốc. Về mặt phạm vi giải quyết
vấn đề, bản luận cương cũng có những sai sót khi đề ra phạm vi giải quyết vấn đề dân
tộc trên toàn cõi Đông Dương, không phát huy được quyền tự quyết của các dân tộc ở
những quốc gia trong khu vực Đông Dương..

1.2. Nghị quyết của Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ Nhất (3-1935)

1.2.1. Điều kiện ra đời:

Sau năm năm thực hiện và triển khai chiến lược được đề ra trong Luận cương
chính trị tháng 10/1930, Đảng đã tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ nhất của Đảng
Cộng sản Đông Dương. Đại hội diễn ra trong hoàn cảnh lực lượng cộng sản trong

15
nước gần như bị triệt tiêu sau đợt khủng bố trắng của Pháp đang dần hồi phục trở lại.
Trong kì Đại hội, Đảng đã thông qua Nghị quyết về công tác phản đế liên minh.

1.2.2. Nhiệm vụ cách mạng:

Thông qua Nghị quyết, Đại hội đã đề ra ba nhiệm vụ chủ yếu của toàn Đảng
trong khoảng thời gian tới. Trước mắt là củng cố và phát triển Đảng, thâu phục quảng
đại quần chúng lao động và chống đế quốc chiến tranh. Với mỗi nhiệm vụ chiến lược
nêu trên, bản Nghị quyết cũng nêu ra các nhiệm vụ cụ thể trong việc thực hiện.
Đối với nhiệm vụ phát triển và củng cố Đảng, có hai nhiệm vụ cụ thể bao gồm:
Khoách trương tổ chức của Đảng. Củng cố lực lượng của Đảng, bằng cách kết nối
“thiết pháp tìm những bộ phận cộng sản và những phần tử cộng sản lẻ tẻ mà Đảng
hãy còn chưa khôi phục được mối liên lạc”, phân bổ lực lượng của Đảng tới những
khu vực chưa phát triển được, tập trung chủ yếu ở các khu vực kỹ nghệ, nhà máy lớn
và mỏ quan trọng với mục đích đặt ra là “cần phải biến mỗi sản nghiệp thành một
thành lũy của Đảng”. Tuy nhiên cũng cần phải có sự chọn lọc, dè chừng, tránh kết
nạp vào Đảng những thành phần có những tính xấu có thể gây ảnh hưởng xấu đến
hoạt động của Đảng. Tiêu chí tuyển lựa Đảng viên được đề ra là: “vừa có tính chất
quần chúng, vừa gồm những phần tử tranh đấu, hoạt động cương quyết, trung thành
với cộng sản chủ nghĩa”. Bên cạnh đó, Điều lệ mới của Đảng cũng quy định tổ chức
các cơ quan chỉ đạo cho “thích hợp với điều kiện bí mật, cần phân quyền và phân
công cho rõ rệt”, cần phải có mối liên kết với các đảng khác tuy nhiên cần phân định
rõ ràng tránh lẫn lộn. Ngoài ra, Đại hội cũng ủy quyền cho Ban Trung ương định kế
hoạch đào tạo cán bộ mới phòng khi cán bộ cũ bị bắt. Đi kèm với đó, cần tìm cách
mở rộng tuyên truyền sách lược của Đảng trong quần chúng lao động, nói rõ chính
sách bóc lột của đế quốc Pháp, truyền bá kinh nghiệm chống đế quốc, và truyền bá
thắng lợi ở Xôviết Liên bang và Xôviết Tàu.
Tranh đấu trên hai mặt trận. Với mục đích bảo vệ cho sự trong sạch của chủ nghĩa
Mác-Lênin, Đảng chủ trương thống nhất cả về lý thuyết lẫn thực hành cho hàng ngũ

16
nên luôn luôn mở rộng tự kiểm điểm, “chỉ trích bônsơvích trong các cấp đảng bộ”
nhằm tìm ra và nghiên cứu các ưu điểm, khuyết điểm trong tổ chức đảng bộ. Tiếp đó
là đấu tranh nhằm gỡ mặt nạ lý thuyết phản động và lý thuyết cách mạng tiểu tư sản
không triệt để cho quần chúng. Giữ kỷ luật sắt cho Đảng, khai trừ những phần tử đi
trái đường chính trị chung của Đảng, của Quốc tế Cộng sản, không chịu sữa lỗi hay
không chịu phục từng nghị quyết, điều lệ hoặc có hành vi phá hoại kỷ luật Đảng.
Cuối cùng là “tăng gia sức tranh đấu chống quốc gia cải lương”.
Về nhiệm vụ thâu phục quảng đại quần chúng, Đảng đề ra các mục tiêu:
Bênh vực quyền lợi của quần chúng. “Đảng phải tranh đấu chống các xu hướng
đầu cơ, miệt thị cuộc tranh đấu hang ngày của quần chúng lao động”, “vạch ra các
hình thức bóc lột của đế quốc cho quần chúng hay”.
Củng cố và phát triển các tổ chức quần chúng.
Mặt trận thống nhất tranh đấu. Đảng cần phải sử dụng triệt để các phương pháp
khác nhau để lôi kéo quần chúng sang phe cộng sản, kéo quần chúng ra khỏi ảnh
hưởng của quốc gia cải lương, “tổ chức mặt trận thống nhất bên dưới với quần
chúng”.
Chống đế quốc chiến tranh, ra sức tuyên truyền nhằm vạch trần bộ mặt giả dối
của chính sách “hòa bình” của đế quốc nhất là đế quốc Pháp ở Đông Dương. Huấn
luyện quần chúng những phương pháp chống đế quốc chiến tranh như: bãi công, thị
oai, biểu tình, bạo động vũ trang lập chính quyền Xôviết.

1.2.3. Lực lượng cách mạng

Lực lượng tham gia cách mạng được nêu ra trong Nghị quyết của Đại hội đại biểu
lần thứ nhất là quần chúng lao động. Đảng cũng khẳng định sức mạnh của Đảng “căn
cứ vào ảnh hưởng và thế lực của Đảng trong quần chúng”, do đó cần có mối quan hệ
mật thiết với quần chúng. Bên cạnh đó Đảng cũng ra sức lôi kéo quần chúng trong
các tổ chức quốc gia cải lương, phản động hoặc các đảng phái tiểu tư sản về phe cộng
sản. Đảng cũng nhấn mạnh thắng lợi của các phong trào đấu tranh phần nhiều phụ

17
thuộc vào năng lực tranh đấu của vô sản giai cấp và quần chúng lao động, nếu không
đấu tranh bênh vực quyền lợi cho quần chúng, không tổ chức quần chúng thì ảnh
hưởng của Đảng kém phát triển dẫn đến tranh đấu không thắng lợi.

1.2.4. Phạm vi giải quyết vấn đề dân tộc

Nhìn chung, phạm vi giải quyết vấn đề dân tộc trong Nghị quyết vẫn có sự tương
đồng so với Luận cương chính trị tháng 10/1930. Phạm vi tranh đấu của vô sản giai
cấp vẫn nằm trên toàn cõi Đông Dương. Đại hội cũng nhận định rằng vận động cách
mạng ở Đông Dương sẽ ngày càng bành trướng và sâu sắc. Đại hội cũng cho rằng nếu
nghị quyết của đại hội được thảo luận và thực hành rộng rãi trong các đảng thì sẽ nắm
chắc thắng lợi trong tay nhân dân Đông Dương.

1.2.5. Nhận xét

Phân tích nội dung của nghị quyết, có thể thấy được Đảng đã có những bước tiến
nhất định trong việc khắc phục những hạn chế của bản Luận cương chính trị năm năm
trước khi đã có những điều chỉnh nhằm lôi kéo thêm thành viên từ những giai cấp
khác, nhất là việc xác định phải tận dụng hết các nguồn lực từ phe phản đế trong dân
tộc mặc dù chưa nhận thấy tiềm lực cách mạng từ họ. Điểm nổi bật nhất chính là sự
đột phá trong tư duy lý luận, không còn gò bó vào luận cương của Quốc tế III khi đặt
mâu thuẫn cốt yếu của cách mạng là giữa dân tộc Việt Nam và đế quốc Pháp, đặt
nhiệm vụ phản đế làm nhiệm vụ trọng tâm của cách mạng tư sản dân quyền.

1.3. Tiểu kết

Nhìn chung, hai văn kiện Luận cương chính trị tháng 10/1930 và Nghị quyết Đại
hội đại biểu toàn quốc lần thứ Nhất (3-1935) đã có những xác định đúng đắn về chiến
lược đấu tranh, phương thức thực hiện cách mạng cũng như có những định hướng cụ
thể để phát triển cách mạng khu vực. Thế nhưng, cả hai vẫn còn có những hạn chế
trong việc đề ra các chiến lược phù hợp với tình hình thực tiễn của từng quốc gia.
Thay vào đó lại mở rộng phạm vi giải quyết vấn đề ra toàn khu vực Đông Dương dẫn

18
đến có nhiều chiến lược không phù hợp. Điển hình là ở Việt Nam, Đảng đã bỏ qua
phần lớn những lực lượng tranh đấu tiềm năng do không hiểu rõ bối cảnh, mâu thuẫn
ở Việt Nam. Có thể nói bản Nghị quyết năm 1935 giống như một văn kiện bổ sung
cho Luận cương chính trị năm 1930 chứ vẫn chưa triệt để khắc phục những hạn chế
của luận cương, vẫn chưa làm sáng tỏ được tình hình thực tiễn Việt Nam lúc bấy giờ.

19
II. Giai đoạn 2 (1936-1938)

2.1. Chủ trương đấu tranh đòi quyền dân chủ dân sinh (7-1936)

2.1.1. Điều kiện lịch sử


Tình hình thế giới

Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, các nước tư bản chủ nghĩa trên thế giới lần lượt
chịu những thiệt hại nặng cả về người và vật chất, dẫn đến cuộc khủng hoảng kinh tế
1923-1933. Chính sự kiện này là tiền đề cho những chính sách bóc lột tàn bạo và
quyết liệt hơn của các cường quốc, dẫn đến mâu thuẫn nội tại của chủ nghĩa tư bản
ngày càng gia tăng. Giữa bối cảnh rối ren này, chủ nghĩa Phát xít mọc lên như một vị
cứu tinh cho nền kinh tế đang thoi thóp của các nước, dẫn đến sự thành công vang dội
của nó trên thế giới.
Tuy nhiên, tiềm ẩn bên dưới là những chính sách cai trị tàn ác chưa từng thấy, là
ngòi nổ của cuộc chiến tranh thế giới kế tiếp. Nhằm phát triển lớn mạnh và khuếch
đại tầm ảnh hưởng, tập đoàn phát xít Đức, Ý, Nhật liên minh lại tạo thành một trục, là
phe đối đầu trực tiếp với Quốc tế Cộng sản.
Các nước còn lại đứng trước nguy cơ bị chiếm đoạt, nổi dậy, thành lập các mặt
trận nhân dân chống lại Phát xít, trong đó Mặt trận nhân dân Pháp giành thắng lợi và
nắm quyền trong chính phủ Pháp là một tấm gương sáng cũng như động lực cho
phong trào đấu tranh trên thế giới.

Tình hình trong nước

Là một nước thuộc địa, nền kinh tế của chúng ta phụ thuộc rất lớn vào mẫu quốc.
Khi Pháp bị ảnh hưởng nặng nề, chúng chèn ép, khai thác tài nguyên thiên nhiên lẫn
con người. Lực lượng phản động ở Đông Dương ra sức vơ vét, bóc lột, khủng bố, đàn
áp phong trào đấu tranh của nhân dân. Vì thế liên tiếp các cuộc đấu tranh nổi dậy đều
thất bại.

20
Vì vậy Đảng đã xem xét và đưa ra nhận định “Ở một xứ thuộc địa như Đông
Dương, trong hoàn cảnh hiện tại, nếu chỉ quan tâm đến sự phát triển của cuộc đấu
tranh giai cấp có thể sẽ nảy sinh những khó khăn để mở rộng phong trào giải phóng
dân tộc”1
Đồng thời, hệ thống tổ chức Đảng và cơ sở cách mạng của quần chúng cũng đã
được phục hồi. Tư tưởng đã xác định rõ, lực lượng cũng đã chuẩn bị sẵn sàng, giai
đoạn này thực dân Pháp còn bị kiệt quệ, Đảng ngay lập tức phát động phong trào đấu
tranh mới, “Chủ trương đấu tranh đòi quyền dân chủ dân sinh”. Vào tháng 7-1936, tại
Thượng Hải (Trung Quốc) Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Đông
Dương do đồng chí Lê Hồng Phong chủ trì đã đề ra đường lối rõ ràng dựa trên Nghị
quyết Đại hội VII của Quốc tế Cộng sản.

2.1.2. Nhiệm vụ cách mạng

Cách mạng ở Đông Dương được xác định xuyên suốt với ba mục tiêu chính: Phản
đế và điền địa, lập chính quyền công nông và dự bị để đi tới cách mạng Xã hội chủ
nghĩa.
Tuy nhiên dựa vào tình hình hiện tại, về cả lực lượng, chính trị và thời cơ chưa
được chín muồi để đương đầu bằng vũ trang với thực dân Pháp, chúng ta phải giải
quyết các nhu cầu bức thiết trước mắt : “Tự do, dân chủ, cải thiện đời sống”. Bởi
“những yêu sách tối thiểu về nền tự do dân chủ - mặc dù không thỏa mãn nguyện
vọng của dân chúng, nhưng có thể tạo nên một số điều kiện dễ dàng cho sự hoạt động
của quần chúng và của Đảng, từ đó dẫn đến tranh đấu cho những yêu cầu cao hơn.” 2
Nhiệm vụ trực tiếp: Chống chế độ phản động thuộc địa, chống phát xít, đòi tự do,
dân chủ, dân sinh, cơm áo, hòa bình.

1
Văn kiện Đảng toàn tập – tập 6, Nhà xuất bản chính trị quốc gia Hà Nội (2000), tr. 73
2
Văn kiện Đảng toàn tập – tập 6, Nhà xuất bản chính trị quốc gia Hà Nội (2000), tr. 75

21
2.1.3. Lực lượng cách mạng

Đứng trước sự rời rạc của các Đảng “chỉ tồn tại trên giấy” và thực tế lực lượng
quần chúng nhân dân chưa đông đảo ủng hộ cách mạng, “Sách lược mới của Quốc tế
Cộng sản là đúng và cuộc tranh đấu để thành lập … Mặt trận dân tộc các nước thuộc
địa là nhiệm vụ cần thiết đầu tiên và đặc biệt cấp bách đối với đời sống chính trị quốc
tế hiện nay.” 3
“Mặt trận dân tộc phản đế” được thành lập nhằm thoả mãn các yêu cầu về lực
lượng, là tập hợp tất cả những công dân Việt Nam và cả những công dân quốc tế yêu
chuộng hòa bình, đặt niềm tin và sẵn sàng cống hiến cho sự nghiệp lớn của dân tộc.
Cùng nhau bỏ qua sự khác biệt về xuất thân, giai cấp, chủng tộc Đảng phái để đạt
được những mục đích chung cao cả. “Mặt trận dân tộc phản đế phải trở thành tổ chức
công khai nhất của đông đảo quần chúng…Tóm lại, Mặt trận dân tộc phản đế bao
gồm tất cả các đảng phái và tất cả các tầng lớp nhân dân, không phụ thuộc vào dân
tộc nào – dù là người Pháp, người Việt, người Lào hay các dân tộc thiểu số khác,
miễn là họ nhất trí tranh đấu để thực hiện những yêu sách đã nêu ra trên đây” 4

2.1.4. Phạm vi giải quyết vấn đề dân tộc

Do tính cấp thiết của vấn đề, Đảng đã hướng phạm vi ra toàn Đông Dương, liên
kết những dân tộc thuộc địa và nửa thuộc địa, với mong muốn “Một cây làm chẳng
nên non/ Ba cây chụm lại nên hòn núi cao” nhằm tạo lực lượng hùng hậu đoàn kết
từng bước chống thực dân.

2.1.5. Hình thức đấu tranh

Trước đây, Đảng được xem là tổ chức bất hợp pháp, phản động với những phong
trào đấu tranh không công khai. Tuy nhiên, việc không công khai, bất hơp pháp đã vô
tình hạn chế lực lượng đông đảo dân chúng tiếp cận với chính sách và tư tưởng của
Đảng. Vì vậy chúng ta đã mở rộng hình thức đấu tranh thành đấu tranh công khai và
3
Văn kiện Đảng toàn tập – tập 6, Nhà xuất bản chính trị quốc gia Hà Nội (2000), tr. 79
4
Văn kiện Đảng toàn tập – tập 6, Nhà xuất bản chính trị quốc gia Hà Nội (2000), tr. 81

22
nửa công khai, hợp pháp và nửa hợp pháp, giữ vững nguyên tác củng cố và tăng
cương tổ chức và hoạt động bí mật của Đảng.

2.1.6. Phân tích:

Chống thực dân Pháp và phong kiến luôn là nhiệm vụ xuyên suốt phong trào cách
mạng. Tuy nhiên với tình hình giặc đói, giặc dốt hoành hành, Đảng đã đưa một nhu
cầu cấp thiết khác lên hàng đầu : “Chống Phát xít, đòi tự do, dân sinh, dân chủ, cơm
áo”. Chính bởi một kẻ đói có nghĩ gì khác ngoài việc lấp đầy bụng của mình, nên
không nhiều người tha thiết nghĩ đến cách mạng khi cơm còn chưa no, áo còn chưa
ấm.
Những chính sách, quyền lợi Đảng đòi hỏi Chính phủ Mặt trận dân chúng thống
nhất bên Pháp phải thực hiện ngay lập tức:
Một là “Trao cho Đại Hội đồng kinh tế và tài chính Đông Dương tất cả các quyền
của Nghị viện do người Pháp và người bản xứ bầu ra và Nghị viện này có quyền giải
quyết tất cả các vấn đề chính trị và kinh tế có liên quan đến nước nhà.” 5
Điều này cho thấy Đảng ta đã nhận thức rõ được tầm quan trọng của việc quyết
tâm lấy lại quyền tự chủ tự quyết về các mặt, nhất là măt kinh tế cho Đại Hội đồng
kinh tế và tài chính Đông Dương – trong đó có nhiều thành phần chủ chốt là người
bản xứ, qua đó thể hiện sự kiên quyết, không nhún nhường trước những yêu sách của
Pháp, từng bước xóa bỏ sự phụ thuộc về kinh tế vào tay thực dân.
Hai là “Người Pháp và người bản xứ từ 18 tuổi trở lên có quyền bầu cử và ứng
cử, không phân biệt đẳng cấp.” 5
Tính cấp thiết của tự do dân chủ dân sinh còn được thể hiện ở việc đòi lấy quyền
cơ bản của một công dân, quyền được bầu cử và ứng cử. Việc giành lấy chính quyền
đã được đặt lên hàng đầu khi yêu cầu xem quyền bầu cử của người Pháp và người bản
xứ là bình đẳng, nhất là không phân biệt người nằm trong bộ máy điều hành xuất thân
từ nước thuộc địa hay mẫu quốc.

5
Nhà xuất bản chính trị quốc gia Hà Nội (2000), Văn kiện Đảng toàn tập - tập 6, trang 80-81.

23
Ba là “Tự do báo chí, đặc biệt là dùng tiếng mẹ đẻ, tự do ngôn luận, tự do đi lại,
tự do tổ chức, v.v..” 6
Sau gần tám thập kỉ chịu sự bóc lột và quản thúc của đế quốc Pháp, khi ngôn ngữ
mẹ đẻ bị kiềm hãm và có xu hướng mất dần do Pháp thực hiện chính sách mị dân, “cổ
động tôn giáo để làm u mê dân chúng, lập ít nhà từ thiện gọi là bảo vệ trẻ con, giúp
chút ít thất nghiệp để lòe loẹt lòng bác ái” 7 Đảng đang từng bước khôi phục và thức
tỉnh lòng ái quốc thông qua việc yêu cầu được sử dụng tiếng mẹ đẻ trên báo chí,
phương tiện tuyên truyền hướng đến các tầng lớp, nhất là tri thức, tư sản, tiểu tư sản,

Bốn là “Ban hành luật lao động (ngày làm tám giờ, bảo hiểm xã hội, v.v.)” 8
Học tập Nghị quyết của đại biểu Đại hội lần thứ VII của Quốc tế Cộng sản, Đảng
đưa ra yêu cầu dường như chưa từng được các nước thực dân quan tâm đến: Đòi
quyền lợi cho nhân dân lao động, trực tiếp là công nhân, tầng lớp đang chịu áp bức
bóc lột nặng nề nhất khi bị ép mất ruộng đất, buộc phải lao động trong nhiều giờ đồng
hồ nhưng không nhận được đồng lương tương xứng. Chính điều này đã thể hiện Đảng
không chỉ vận động quần chúng nhân dân suông, không “hứa hươu hứa vượn” mà
thực sự chú trọng giải quyết những bất công mà công nhân phải chịu.
Năm là “Ân xá cho tất cả tù chính trị (bãi bỏ kiểm tra hành chính, cho phép
những người lưu vong chính trị trở về nước).” 9
Đảng thể hiện sự tri ân công lao của những người tham gia cách mạng bằng việc
đòi thả tự do cho “tất cả tù chính trị” cũng như khuyến khích họ tiếp tục tham gia con
đường cách mạng.
Sáu là “Giảm thuế miễn thuế cho người nghèo.” 10
Đây chính là yêu cầu tiêu biểu và thiết thực nhất cho dân tộc Việt Nam nói riêng
và toàn Đông Dương nói chung nhưng lại đi ngược với chính sách hiện hành của thực
6
Văn kiện Đảng toàn tập – tập 6, Nhà xuất bản chính trị quốc gia Hà Nội (2000), tr. 80-81
7
Văn kiện Đảng toàn tập – tập 6, Nhà xuất bản chính trị quốc gia Hà Nội (2000), tr. 15
8
Văn kiện Đảng toàn tập – tập 6, Nhà xuất bản chính trị quốc gia Hà Nội (2000), tr. 80-81
9
Văn kiện Đảng toàn tập – tập 6, Nhà xuất bản chính trị quốc gia Hà Nội (2000), tr. 80-81
10
Trang 80 -81, dòng 11 trong Gửi các tổ chức của Đảng.

24
dân Pháp. Đế quốc Pháp đánh thuế, địa tô rất cao hướng đến những người nghèo,
nhằm triệt hạ mưu kế sinh nhai “cha truyền con nối” là đồng lúa, là trồng trọt. Thay
vào đó, họ phải trở thành công nhân, làm lương ít ỏi và chịu sự ràng buộc khắt khe
của Pháp, dần dà ép chúng ta từ một nước “văn minh lúa nước”, độc lập tự chủ trên
đồng ruộng đất đai của chính mình thành một nước thuộc địa, phụ thuộc kinh tế hoàn
toàn vào mẫu quốc Pháp. Chính vì nhận ra sự trớ trêu của chính sách tô thuế, là gánh
nặng lên dân cày, Đảng ta đã mạnh dạn yêu cầu miễn giảm thuế cho dân nghèo.
Thứ bảy là “Giúp đỡ những người thất nghiệp, tăng lương và giảm ngày lao động
cho công nhân và công chức trong các công sở và trong các xí nghiệp tư nhân.” 11
Yêu cầu này nhắm đến quyền lợi của người công nhân, cải thiện đời sống của
nhân dân khi đòi quyền sống và làm việc cho họ, trong khi thực dân Pháp chỉ coi
người lao động là một công cụ, có ích thì giữ lại, không còn nhu cầu thì vứt bỏ, khiến
họ trở nên thất nghiệp, không còn ruộng đất, khó lòng mà sinh sống.
Thứ tám là “Bãi bỏ độc quyền muối, rượu, thuốc lá và nước mắm.” 12
Về muối, muối là một trong những thứ nhu yếu phẩm hết sức quan trọng trong
bữa cơm của người Việt Nam. Muối không những là gia vị không thể thiếu mà còn là
chất bảo quản thực phẩm hữu hiệu, từ muối cá, muối chua, kho thịt, đến ăn cháo trắng
lót dạ, tất cả đều cần có muối. Chính vì thế mà có thể khẳng định muối với người Việt
Nam, quan trọng không kém gạo.
Về rượu, rượu được xem là một nét đặc sắc trong các lễ hội, trong các dịp vui, nó
chính là một yếu tố rất quan trọng trong bất kì một nền văn minh nào, đặc biệt với
nếp nghĩ “Khổng Mạnh”: “Nam vô tửu như kỳ vô phong” Vậy nên ở nước ta, rượu
cũng vô cùng quan trọng, trong thời xưa, bất kỳ làng xóm nào cũng có một hay hai
gia đình sinh sống bằng nghề nấu rượu, rượu trở thành sản phẩm rất thông dụng,
không bao giờ khan hiếm.

11
Văn kiện Đảng toàn tập – tập 6, Nhà xuất bản chính trị quốc gia Hà Nội (2000), tr. 80-81
12
Văn kiện Đảng toàn tập – tập 6, Nhà xuất bản chính trị quốc gia Hà Nội (2000), tr. 80-81

25
Về thuốc lá, chính thực dân Pháp đã tuyên truyền văn hóa hút thuốc đến với
người dân Việt Nam, khiến cho nhiều người dính vào tình trạng nghiện ngập sa ngã.
Để thỏa mãn nhu cầu hút, họ phải làm theo lời của các nhà phân phối. Nếu mô hình
này được nhân rộng, Pháp dễ dàng thao túng An Nam do chẳng ai thiết tha gì làm
lụng hay ý chí đứng lên cách mạng dân tộc nữa.
Về nước mắm, nước mắm cũng là sản phẩm truyền thống của ông cha ta từ đời
xưa và đã trở thành một nét văn hóa không thể thiếu. Hiếm có mâm cơm nào mà thiếu
đi bát nước mắm đậm đà, chính việc Pháp độc quyền nước mắm là từng bước đồng
hóa dân tộc Việt Nam, tiêu diệt ý chí yêu nước.
Đảng đã nhận thức hết sức đúng đắn khi quan tâm đến yếu tố văn hóa. Yêu cầu
này giúp ngăn cản âm mưu của Pháp, biến Việt Nam thành sân sau, thành nô lệ và
phụ thuộc hoàn toàn vào Pháp, ngoài ra còn tránh việc Pháp thu lợi trên những điều
vốn dĩ rất thông dụng và thường tình.
Thứ chín là “Sa thải những quan chức người Pháp và người bản xứ phạm tội và
lộng quyền.” 13
Đảng quan tâm đến đời sống của nhân dân khi nhìn thấy cảnh người dân bị áp
bức, xem thường. Vì vậy đòi hỏi quyền lợi cho người dân, đem lại sự công bằng để
cuộc sống người dân thêm ấm no hạnh phúc.
Thứ mười là “Được tự do học tập, sửa đổi quy chế học đường, bắt buộc học tập
bằng tiếng mẹ đẻ.” 14
Chính sự phân biệt giai cấp đã khiến phần lớn nhân dân Việt Nam mù chữ, khi đã
không được học tập, mở mang đầu óc, con người ta khó có ý chí lớn, hoặc có quyết
tâm cao nhưng không có tầm nhìn rộng, khó mà làm được việc lớn. Vì vậy, phải đòi
bằng được quyền học tập, và nhất là phải học bằng ngôn ngữ của dân tộc, mới mong
nước ta phát triển, mong nhiều người có thể giác ngộ cách mạng, nước Việt Nam ta
mới phát triển.

13
Văn kiện Đảng toàn tập – tập 6, Nhà xuất bản chính trị quốc gia Hà Nội (2000), tr. 80-81
14
Văn kiện Đảng toàn tập – tập 6, Nhà xuất bản chính trị quốc gia Hà Nội (2000), tr. 80-81

26
Thứ mười một là “Nam nữ bình đẳng về kinh tế và chính trị” 15
Đây là một điểm mới trong nhận thức của Đảng, khi xem xét đến sự bình đẳng
giới. Nữ thường chịu nhiều thiệt thòi hơn nam do quan điểm nho giáo, phong kiến
“trọng nam khinh nữ.” Tuy nhiên trong cách mạng, già trẻ lớn bé, nam hay nữ đều có
công như nhau, vì vậy yêu cầu quyền bình đẳng giữa nam với nữ là một bước tiến bộ
phù hợp với hoàn cảnh cũng như nhu cầu của dân tộc.

2.1.7. Nhận xét:

Nhiệm vụ cách mạng


Đảng đã linh hoạt chuyển đổi và cập nhật tình hình hiện tại của khu vực nhằm ưu
tiên nhiệm vụ ngắn hạn: “Chống chế độ phản động thuộc địa, chống phát xít, đòi tự
do, dân chủ, dân sinh, cơm áo, hòa bình.” Việc giải quyết từng nhiệm vụ cụ thể được
xem như là một nấc thang gần hơn với mục đích cuối cùng : giải phóng hoàn toàn dân
tộc khỏi cảnh nô lệ áp bức, trả lại tự do dân chủ và toàn vẹn lãnh thổ cho dân tộc Việt
Nam.
Lực lượng cách mạng:
“Mặt trận dân tộc phản đế” là tập hợp thành phần từ nhiều đảng phái riêng lẻ khác
nhau, thậm chí họ đã từng đối địch, nghi kị, nhưng lại quy họp lại thành một Đảng
với một đường lối chung và một chí hướng cao cả, một quyết tâm chung.
Đảng đã sáng suốt khi bao gồm tất cả các tầng lớp nhân dân, bao gồm cả tri thức,
liên binh công-nông, tư bản bản địa và kêu gọi cả công dân quốc tế yêu chuộng hòa
bình.
Phạm vi giải quyết vấn đề dân tộc:
Phạm vi toàn Đông Dương như trước đây được đánh giá là quá tầm của Đảng thì
nay, lại là một lợi thế trong công cuộc đấu tranh “chống chế độ phản động thuộc địa,
chống phát xít, chống nguy cơ chiến tranh, đòi tự do, dân sinh, dân chủ, cơm áo, hòa

15
Văn kiện Đảng toàn tập – tập 6, Nhà xuất bản chính trị quốc gia Hà Nội (2000), tr. 80-81

27
bình”. Do tính chất đông đảo thích hợp với hình thức đấu tranh mới nên Đảng kêu gọi
toàn Đông Dương hưởng ứng phong trào cách mạng này.

2.2. Chung quanh vấn đề chiến sách mới (10-1936)

2.2.1. Điều kiện ra đời

Sau khi Đảng hoàn thiện được chính sách cho cuộc đấu tranh giành dân chủ, dân
sinh, chúng ta tiến đến xác định những nhiệm vụ trong thời gian sắp tới như mối quan
hệ giữa hai nhiệm vụ: phản đế và điền địa, dân tộc và dân chủ.

2.2.2. Nhiệm vụ cách mạng

Ở văn kiện này đề ra hai nhiệm vụ chính cần được phổ cập rộng rãi với các Đảng
viên:
Một là xác định rõ : ““Chiến sách của Đảng là nhận rõ ai là địch nhân nguy hiểm
nhất trong lúc hiện thời nhất định sẽ tập trung ngọn lửa vào đó mà đánh.” 16 Chính xác
hơn mà nói đế quốc Pháp là kẻ địch nhân chung của nhân dân Đông Dương và chủ
nghĩa phát xít, bọn phản cách mạng và tay sai của chúng là kẻ địch nhân trực tiếp cần
bị bài trừ chứ không phải là tư bản bản xứ như quan niệm của Tờrốtxky.
Hai là nhận định rằng “Phản đế và điền địa”, hai mục tiêu này không nhất thiết
lúc nào cũng phải tiến hành song song, tùy vào mâu thuẫn nào nổi trội hơn và tình
hình của từng khu vực, từng địa phương mà ưu tiên cho nhiệm vụ nào trước.

2.2.3. Lực lượng cách mạng

Đảng vẫn chủ trương huy động lực lượng toàn dân tham gia ủng hộ phong trào,
đặc biệt nhất là tư bản bản xứ, hơn nữa chú trọng việc lập linh minh công-nông để
giai cấp thợ thuyền không hoạt động riêng lẻ, dễ bị trấn áp.
Với “Chính sách của Đảng Cộng sản Đông Dương không phải là chống người
Pháp, mà chỉ chống đế quốc Pháp”, chúng ta “chủ trương mật thiết với vô sản Pháp
và đội tiefn phong của họ và của quần chúng lao động ở Pháp là kẻ đồng minh trung
16
Văn kiện Đảng toàn tập – tập 6, Nhà xuất bản chính trị quốc gia Hà Nội (2000), tr. 141

28
thực, vĩnh viễn, mà chúng ta còn cả quyết liên lạc với các phái khác, các cá nhân và
chi bộ của Mặt trận nhân dân Pháp ở Đông Dương.” 17

2.2.4. Phạm vi giải quyết vấn đề dân tộc

Toàn Đông Dương

2.2.5. Nhận xét

Nhìn chung, hai văn kiện không có nhiều điểm khác biệt do được công bố cách
nhau chỉ ba tháng. Tuy nhiên, văn kiện Chung quanh vấn đề chiến sách mới đã bổ
sung một nội dung cực kì quan trọng và có yếu tố quyết định lên cuộc cách mạng
“Cuộc dân tộc giải phóng không nhất định phải kết chặt với cuộc cách mạng điền
địa.”18 Đây chính là minh chứng cho việc vận dụng sáng tạo tư tưởng của Mác Lê-nin
vào phong trào cách mạng của dân tộc.
Đảng cũng đã nêu rõ lý do: “ Nếu phát triển cuộc tranh đấu chia đất mà ngăn trở
cuộc tranh đấu phản đế thì phải lựa chọn vấn đề nào quan trọng hơn mà giải quyết
trước. Nghĩa là chọn địch nhân chính, nguy hiểm nhất, để tập trung lực lượng của một
dân tộc mà đánh cho được toàn thắng.” 19

2.3. Tiểu kết

Cao trào dân chủ 1936-1939 là một bước chuẩn bị vững chắc và cần thiết cho
những cuộc bùng nổ đấu tranh sắp tới. “Nhiệm vụ cuộc cách mạng tư sản dân quyền
ở Đông Dương là đuổi đế quốc Pháp ra khỏi xứ, tẩy sạch tàn tích phong kiến, Đông
Dương hoàn toàn độc lập” 20
Tuy nhiên trước mắt lại chưa phải là nhiệm vụ trực tiếp
của Mặt trận nhân dân phản đế. Nhiệm vụ cụ thể được xác định đúng đắn là: “Chống
chế độ phản động thuộc địa, chống phát xít, đòi tự do, dân chủ, dân sinh, cơm áo, hòa
bình.”

17
Văn kiện Đảng toàn tập – tập 6, Nhà xuất bản chính trị quốc gia Hà Nội (2000), tr. 149
18
Văn kiện Đảng toàn tập – tập 6, Nhà xuất bản chính trị quốc gia Hà Nội (2000), tr. 151
19
Văn kiện Đảng toàn tập – tập 6, Nhà xuất bản chính trị quốc gia Hà Nội (2000), tr. 152
20
Văn kiện Đảng toàn tập – tập 6, Nhà xuất bản chính trị quốc gia Hà Nội (2000), tr. 152

29
Tóm lại, chủ trương mới của Đảng đã giải quyết gọn gàng và hợp lý mối quan hệ
giữa vấn đề dân tộc và dân chủ, khẳng định sự linh hoạt uyển chuyển và thức thời
trong việc thực hiện nhiệm vụ phản đế hay điền địa hay thực hiện song song tùy vào
hoàn cảnh.
Giai đoạn này đánh dấu bước trưởng thành trong chính trị và tư tưởng, không chỉ
thể hiện bản lĩnh mà còn là tinh thần đoàn kết, quật cường, yêu chuộng hòa bình của
dân tộc. Hình thức đấu tranh được chuyển đổi từ bí mật sang công khai, nửa công
khai, bí mật, nửa bí mật đã giúp cho nhân dân tiếp cận với cách mạng dễ dàng hơn.
So với Cương lĩnh tháng 10-1930, ngoài nhiệm vụ lớn của cách mạng là cách
mạng tư sản dân quyền - phản đế và điền địa - lập chính quyền công nông bằng hình
thức Xô viết”, “để dự bị điều kiện đi tới cách mạng xã hội chủ nghĩa”, có nhiều điểm
tiến bộ:
Thứ nhất là về tư tưởng, Đảng đã không gò bó mình vào một khuôn mẫu nào
trong chính sách của Quốc tế III, chỉ cần phù hợp với tình hình dân tộc là có thể mạnh
dạn đề nghị và thực hiện ngay.
Thứ hai thay đổi mục tiêu phù hợp với hoàn cảnh, đòi quyền tự do, dân chủ, dân
sinh, cơm áo và hòa bình là những mục tiêu thiết thực và hết sức nhân văn trong giai
đoạn này.
Thứ ba, hình thức đấu tranh được mở rộng, từ bí mật sang công khai và bán công
khai, bao gồm: bãi công, mít tinh, xuất bản nhiều tờ báo như Dân chúng, Tiền phong
và nhất là đấu tranh nghị trường.
Thứ tư, cách mạng tiếp cận rộng rãi hơn với nhiều người, không còn e dè, né
tránh giai cấp tư bản bản địa, địa chủ yêu nước.
Thứ năm, Đảng ta đã “mềm dẻo hơn, thông minh hơn và ủng hộ chính phủ Lêông
Blum.” Đồng thời, nhận thức rõ rằng “Không nên có ảo tưởng rằng, Chính phủ Lêông
Blum sẽ trao tặng chúng ta nền độc lập và tự do hào phóng nhất.” 21

21
Văn kiện Đảng toàn tập – tập 6, Nhà xuất bản chính trị quốc gia Hà Nội (2000), tr. 83

30
III. GIAI ĐOẠN (1939-1945)

3.1. Hội nghị ban chấp hành trung ương Đảng 11/1939

3.1.1. Điều kiện lịch sử

Tình hình thế giới và trong nước:


Tháng 9/1939, Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ. Mặt trận nhân dân Pháp tan
vỡ do những chính sách tham chiến hà khắc và sự thao túng lực lượng dân chủ trong
chính nước Pháp và cả các nước thuộc địa: Một mặt, trắng trợn phát xít hóa bộ máy
cai trị, thẳng tay đàn áp phong trào cách mạng, tập trung chĩa mũi nhọn tiêu diệt Đảng
Cộng sản Đông Dương; mặt khác, ra sức vơ vét của cải và tăng cường bắt lính phục
vụ chiến tranh đế quốc chủ nghĩa. Năm 1940, phát xít Đức tấn công Pháp và giành
được chính quyền. Đảng Cộng sản Pháp bị đặt ra ngoài vòng pháp luật.
Mất đi một người anh em trong cách mạng, Đảng như mất đi một điểm tựa tinh
thần. Hơn thế nữa, thực dân Pháp thực thi chính sách thống trị thời chiến phản động:
xu hướng phát xít hóa bộ máy thống trị và ban hành lệnh tổng động viên, vơ vét kinh
tế thuộc địa.
Chỉ trong thời gian ngắn, khoảng 8 vạn binh lính người Việt Nam bị đưa sang
chiến trường châu Âu. Chính sách phản động đó đã đẩy các tầng lớp nhân dân lao
động vào cảnh sống ngột ngạt về chính trị, bần cùng về kinh tế. Mâu thuẫn giữa nhân
dân Đông Dương với thực dân Pháp và tay sai càng trở nên gay gắt. Vì vậy, Đảng đã
chủ trương chuyển hướng chỉ đạo chiến lược. Từ ngày 6 đến ngày 8-11-1939, Trung
ương Đảng họp ở Bà Điểm, Hóc Môn (Gia ĐỊnh) để phân tích và đề ra các chủ
trương của Đảng trong tình hình mới,dưới sự chủ trì của đồng chí Nguyễn Văn Cừ.
Tham dự Hội nghị có các đồng chí Lê Duẩn, Phan Đăng Lưu,...

3.1.2 Nhiệm vụ cách mạng

Về nhiệm vụ chiến lược:

31
Hội nghị nhận định : trong điều kiện lịch sử mới, giải phóng dân tộc là nhiệm vụ
hàng đầu và cấp bách của cách mạng Đông Dương và xác định kẻ thù cụ thể, nguy
hiểm nhất của cách mạng Đông Dương là chủ nghĩa đế quốc và tay sai phản bội dân
tộc. Đánh đổ đế quốc Pháp và bè lũ tay sai, chống tất cả ách ngoại xâm vô luận da
trắng hay da vàng để giành lấy giải phóng độc lập. “Đứng trên lập trường giải phóng
dân tộc, lấy quyền lợi dân tộc làm tối cao, tất cả vấn đề của cuộc cách mệnh, cả vấn
đề điền địa cũng phải nhằm cái mục đích ấy mà giải quyết” 22
Về nhiệm vụ cụ thể:
Thứ nhất là tạm gác khẩu hiệu “cách mạng ruộng đất” và thay bằng các khẩu hiệu
chống địa tô cao, chống cho vay lãi nặng, tịch thu ruộng đất của đế quốc và địa chủ
phản bội quyền lợi dân tộc chia cho dân cày
Thứ hai là chủ trương thành lập Mặt trận dân tộc thống nhất phản đế Đông
Dương, thu hút tất cả các dân tộc, các giai cấp, đảng phái và cá nhân yêu nước ở
Đông Dương nhằm đánh đổ đế quốc Pháp và tay sai, giành độc lập hoàn toàn cho các
dân tộc Đông Dương.
Thứ ba, hội nghị chủ trương tạm gác khẩu hiệu “lập chính quyền Xô viết công-
nông-binh”, thay bằng khẩu hiệu “lập chính quyền cộng hoà dân chủ”, hình thức nhà
nước chung cho tất cả các tầng lớp dân chúng và phong trào giải phóng dân tộc.

3.1.3. Lực lượng cách mạng

Tập trung toàn bộ lực lượng của dân tộc, các giai cấp, đảng phái và cá nhân yêu
nước ở Đông Dương. “Tất cả các giai cấp trừ bọn phong kiến và một số bộ phận phản
động trong đám địa chủ và tư sản, tất cả các đảng phái, trừ bọn chó sản đế quốc phản
bội quyền lợi dân tộc, đều phải gánh những tác hại ghê tởm của đế quốc chiến tranh,
đều căm tức kẻ thù chung là đế quốc chủ nghĩa” 23

22
Văn kiện Đảng Toàn tập – tập 6, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội (2000) tr. 756
23
Văn kiện Đảng toàn tập – tập 6, Nhà xuất bản chính trị quốc gia Hà Nội (2000), tr. 536

32
3.1.4. Phạm vi giải quyết vấn đề dân tộc

Trên toàn Đông Dương.

3.1.5. Nhận xét

Có thể thấy, từ nhận thức đúng đắn về mâu thuẫn cơ bản chủ yếu trong xã hội
thuộc địa, về nhiệm vụ của cách mạng thuộc địa, về mối quan hệ giữa hai nhiệm vụ
chống đế quốc, thực dân và chống phong kiến, mối quan hệ giữa chiến lược và sách
lược, về mối quan hệ giữa dân tộc và giai cấp… nên khi chiến tranh thế giới thứ 2
bùng nổ, Ban Chấp hành Trung ương Đảng trong Hội nghị từ ngày 6, 7, 8/11/1939 đã
xác định: Toàn Đảng phải “đứng trên lập trường cách mệnh giải phóng dân tộc, sự
điều hòa những cuộc đấu tranh của những giai cấp người bổn xứ đưa nó vào phong
trào đấu tranh chung của dân tộc ta là nhiệm vụ cốt lõi”. Hội nghị Ban Chấp hành
Trung ương Đảng tháng 11-1939 đã đáp ứng đúng yêu cầu khách quan của lịch sử,
đưa nhân dân vào thời kỳ trực tiếp vận động giải phóng dân tộc.

3.2. Hội nghị ban chấp hành trung ương Đảng 11/1940

3.2.1 Điều kiện lịch sử

Hội nghị họp từ ngày 6 đến ngày 9-11-1940, trong bối cảnh dù có mâu thuẫn,
nhưng Pháp và Nhật câu kết chặt chẽ với nhau để cùng áp bức, bóc lột nhân dân
Đông Dương. Các tầng lớp nhân dân bị đẩy đến tình trạng vô cùng cực khổ, mâu
thuẫn dân tộc ta với chủ nghĩa đế quốc phát xít càng thêm sâu sắc.
Ngày 17-1-1940, Tổng Bí thư Nguyễn Văn Cừ bị địch bắt. Nhiều đồng chí Trung
ương cũng sa vào tay giặc.
Hơn một tháng sau khi Nhật vào Đông Dương, Hội nghị cán bộ Trung ương diễn
ra vào tháng 11-1940 tại Đình Bảng (Từ Sơn, Bắc Ninh). Tham gia Hội nghị có các
đồng chí Trường Chinh, Phan Đăng Lưu, Hoàng Văn Thụ, Hoàng Quốc Việt, Trần
Đăng Ninh.

33
3.2.2. Nhiệm vụ cách mạng

Về nhiệm vụ chiến lược:


Hội nghị nhận định cuộc chiến tranh thế giới càng lan rộng và ác liệt, đế quốc
Pháp đã bị bại trận, phát xít Nhật sẽ nhân cơ hội này mở rộng chiến tranh cướp lấy
các thuộc địa của Pháp, Mỹ, Anh ở Viễn Đông. Cuộc chiến tranh đế quốc rất có thể
chuyển thành chiến tranh giữa phát xít và Liên Xô. Bọn đế quốc hiếu chiến sẽ mau
chóng bị Hồng quân Liên Xô và cách mạng thế giới tiêu diệt. Khẳng định nhiệm vụ
trước mắt của Đảng là chuẩn bị lãnh đạo cuộc võ trang bạo động giành lấy quyền tự
do độc lập.
Về nhiệm vụ cụ thể:
Quan trọng nhất là mở rộng mặt trận phản đế, tổ chức các đội tự vệ, trực tiếp vũ
trang cho dân chúng, tổ chức nhân dân cách mạng quân, tiến lên vũ trang bạo động.
Thứ hai, tại hội nghị, Ban Chấp hành Trung ương cho rằng: “Cách mạng phản đế
và cách mạng thổ địa phải đồng thời tiến, không thể cái làm trước, cái làm sau”. “Mặc
dù lúc này khẩu hiệu cách mạng phản đế-cách mạng giải phóng dân tộc cao hơn và
thiết dụng hơn song nếu không làm được cách mạng thổ địa thì cách mạng phản đế
khó thành công”24
Thứ ba, phải lựa chọn người trong các đoàn thể Mặt trận đặng mở rộng các đội tự
vệ. “Trong giờ tranh đấu quyết liệt, Mặt trận phải trực tiếp võ trang cho dân chúng
cùng Đảng tổ chức nhân dân cách mệnh quân, trực tiếp tham gia điều khiển bạo
động.”25

3.2.3. Lực lượng cách mạng

Nhân dân trên toàn Đông Dương, trong đó duy trì, phát triển lực lượng vũ trang
Bắc Sơn, thành lập những đội du kích, dùng hình thức vũ trang công tác, khi cần thì
chiến đấu chống khủng bố, bảo vệ sinh mạng tài sản của nhân dân.

24
Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, tập 6, trang 536, 538.
25
Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, tập 7, trang 81.

34
3.2.4. Phạm vi giải quyết vấn đề dân tộc

Liên minh giữa các lực lượng cách mạng phản đế không phân biệt giai cấp, đảng
phái, dân tộc, tôn giáo, mục đích là thực hiện việc thống nhất hành động giữa các lực
lượng ấy đặng tranh đấu lên võ trang bạo động đánh đổ đế quốc Pháp, Nhật và các
lượng lượng phản động ngoại xâm, làm cho Đông Dương được hoàn toàn giải
phóng…

3.2.5. Hình thức đấu tranh

Tiến đến đấu tranh vũ trang đồng thời vẫn kết hợp các hình thức bí mật, nửa bí mật,
công khai, nửa công khai.

3.2.6. Nhận xét

Hội nghị Trung ương tháng 11/1939 đã chủ trương tạm gác khẩu hiệu “cách
mạng ruộng đất” và đề ra khẩu hiệu “tịch thu ruộng đất của đế quốc và địa chủ phản
bội quyền lợi dân tộc, chống tô cao, chống lãi nặng”. Đặt ra nhiệm vụ, mục tiêu trước
mắt: Đánh đổ đế quốc và tay sai; giải phóng các dân tộc ở Đông Dương, làm cho
Đông Dương hoàn toàn độc lập. Đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu.
Nghị quyết của Hội nghị Trung ương tháng 11/1940 đã đưa ra quan niệm về “Mặt
trận Dân tộc thống nhất phản đế là sự liên minh giữa các lực lượng cách mệnh phản
đế không phân biệt giai cấp, đảng phái, dân tộc, tôn giáo, mục đích là thực hiện thống
nhất hành động giữa các lực lượng ấy đặng tranh đấu tiến lên vũ trang bạo động đánh
đổ đế quốc Pháp, Nhật và các lực lượng phản động ngoại xâm và các lực lượng phản
bội quyền lợi dân tộc làm cho Đông Dương được hoàn toàn giải phóng”.
Có thể thấy rằng, hội nghị tháng 11/1940 khẳng định: chủ trương chuyển hướng
về chỉ đạo chiến lược, nêu cao nhiệm vụ giải phóng dân tộc, tạm rút khẩu hiệu cách
mạng ruộng đất của Hội nghị Trung ương Đảng năm 1939 là đúng.

35
3.3. Hội nghị ban chấp hành trung ương Đảng 5/1941

3.3.1. Điều kiện lịch sử

Dù có mâu thuẫn, nhưng Pháp và Nhật câu kết chặt chẽ với nhau để cùng áp bức,
bóc lột nhân dân Đông Dương. Các tầng lớp nhân dân bị đẩy đến tình trạng vô cùng
cực khổ, mâu thuẫn dân tộc ta với chủ nghĩa đế quốc phát xít càng thêm sâu sắc.
Nhiều cuộc đấu tranh đã nổ ra, tiêu biểu là khởi nghĩa Bắc Sơn (27/9/1940), khởi
nghĩa Nam Kỳ (23/11/1940), cuộc binh biến Đô Lương (13/1/1941). Dù bị kẻ thù đàn
áp, chịu nhiều tổn thất, song các cuộc đấu tranh đó đã nêu cao tinh thần yêu nước, để
lại cho cách mạng những bài học, kinh nghiệm quý báu.
Trước tình hình ngày càng khẩn trương và cấp bách đó, ngày 28-1-1941, lãnh tụ
Nguyễn Ái Quốc về nước và làm việc tại Cao Bằng. Tháng 5-1941, Nguyễn Ái Quốc
chủ trì Hội nghị lần thứ tám Ban chấp hành Trung ương Đảng. Trung ương bầu đồng
chí Trường Chinh làm tổng bí thư.

3.3.2. Nhiệm vụ cách mạng

Về nhiệm vụ chiến lược:


Mục tiêu đấu tranh được xác định là giải phóng cho được các dân tộc Đông
Dương khỏi ách cai trị của Pháp - Nhật, nhấn mạnh: “Nếu không giải quyết được vấn
đề dân tộc giải phóng, không đòi được độc lập, tự do cho toàn thể dân tộc, thì chẳng
những toàn thể quốc gia dân tộc còn chịu mãi kiếp ngựa trâu, mà quyền lợi của bộ
phận giai cấp đến vạn năm cũng không đòi lại được”.
Về nhiệm vụ cụ thể:
Hội nghị quyết định phải xúc tiến công tác chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang là nhiệm
vụ trung tâm của Đảng và nhân dân ta trong giai đoạn hiện tại.
Hội nghị đi tới một quyết định cực kỳ quan trọng: giải quyết vấn đề dân tộc trong
khuôn khổ từng nước, cốt làm sao để thức tỉnh được tinh thần dân tộc của mỗi nước
trên bán đảo Đông Dương. Hội nghị chủ trương thành lập ở mỗi nước một mặt trận
dân tộc thống nhất rộng rãi. Ở Việt Nam mặt trận này được lấy tên là: “Việt Nam Độc
36
lập đồng minh (gọi tắt là Việt minh). Các tổ chức quần chúng yêu nước chống đế
quốc được thành lập trước đây đều thống nhất lấy tên là: Hội Cứu quốc”, như Hội
nông dân cứu quốc, Hội Công nhân cứu quốc, Hội Phụ nữ cứu quốc, Hội Thanh niên
cứu quốc, Hội Phụ lão cứu quốc, Hội Nhi đồng cứu quốc… và tất cả các Hội Cứu
quốc đều tham gia là thành viên của Việt Minh.

3.3.3. Lực lượng cách mạng

Tập hợp rộng rãi mọi lực lượng dân tộc, “không phân biệt thợ thuyền, dân cày,
phú nông, địa chủ, tư bản bản xứ, ai có lòng yêu nước thương nòi sẽ cùng nhau thống
nhất mặt trận, thu góp toàn lực đem tất cả ra giành quyền độc lập, tự do cho dân tộc”.

3.3.4. Phạm vi giải quyết vấn đề dân tộc

Giải quyết vấn đề dân tộc trong khuôn khổ từng nước, cốt làm sao để thức tỉnh
được tinh thần dân tộc của mỗi nước trên bán đảo Đông Dương, thi hành chính sách
“dân tộc tự quyết”. Sau khi đánh đuổi Pháp-Nhật, các dân tộc trên cõi Đông Dương sẽ
“tổ chức thành liên bang cộng hòa dân chủ hay đứng riêng thành lập một quốc gia tùy
ý”. “Sự tự do độc lập của các dân tộc sẽ được thừa nhận và coi trọng”.26

3.3.5. Nhận xét

Từ xác định đúng mâu thuẫn cơ bản chủ yếu, đến chỉ rõ kẻ thù chủ yếu là đế quốc
Pháp - Nhật, Hội nghị đã xác định rõ tính chất của cuộc cách mạng là cách mạng giải
phóng dân tộc, lực lượng tiến hành cuộc cách mạng này là toàn dân Việt Nam bao
gồm mọi tầng lớp, mọi tổ chức chính trị, mọi giai cấp, mọi tôn giáo, dân tộc, mọi lứa
tuổi được tập hợp trong mặt trận dân tộc thống nhất phản đế với tên gọi Mặt trận Việt
Nam Độc lập đồng minh. Đảng Cộng sản Đông Dương là thành viên của Việt Minh
và là hạt nhân chính trị lãnh đạo Việt Minh. Hội nghị Trung ương tám đã quyết định
phương pháp cách mạng giải phóng dân tộc là khởi nghĩa vũ trang từ khởi nghĩa vũ

26
Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, tập 7, trang 113.

37
trang từng phần. Giành chính quyền ở từng địa phương chuẩn bị lực lượng đón thời
cơ tiến tới tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước.

Về cơ bản, ta có thể thấy những sự hoàn chỉnh rõ nét ở hội nghị 1941 so với
1939: hội nghị 1941 chủ trương tạm gác cách mạng ruộng đất, tịch thu của đế quốc và
địa chủ năm 1939 và thay vào đó là việc quyết định đặt ngọn cờ giải phóng dân tộc
lên hàng đầu. Đó là ngọn cờ dẫn đường cho toàn dân Việt Nam đẩy mạnh công cuộc
chuẩn bị lực lượng, tiến lên trong sự nghiệp đánh Pháp, đuổi Nhật, giành độc lập tự
do.

Nếu ở hội nghị 1940, Trung ương cho rằng: “Khẩu hiệu cách mệnh phản đế; cách
mạng giải phóng dân tộc cao hơn và thiết dụng hơn” và “Cách mạng phản đế và cách
mạng thổ địa phải đồng thời tiến, không thể cái làm trước cái làm sau”, thì đến hội
nghị 1941 đã khẳng định “nhiệm vụ chủ yếu trước mặt là giải phóng dân tộc”. Hội
nghị Trung ương 8 đã hoàn chỉnh sự chuyển hướng chiến lược và sách lược đề ra, chủ
trương giương cao hơn nữa và đặt ngọn cờ giải phóng dân tộc lên hàng đầu, chủ
trương tiến tới khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền.

Năm 1939 Đảng ta chủ trương xây dựng đoàn thể quần chúng bí mật thì đến đại
hội Đảng năm 1941, Đảng ta đã nhận thấy cơ hội khởi nghĩa chín muồi. Điểm khác
biệt lớn nhất là tạm dựng cách mạng ruộng đất, khiến cho tinh thần đoàn kết dân tộc
tăng cao, tạo tiền đề xây dựng lực lượng giải phóng dân tộc bao hàm cả tầng lớp địa
chủ và tiểu tư sản thay vì cô lập như năm 1939, đây là một bước đi sáng suốt tạo điều
kiện cho Cách mạng tháng 8 thành công.

3.4. Tiểu kết

Như vậy, trong giai đoạn từ 1939-1945, trải qua các lần hội nghị Ban chấp hành
Trung ương, Đảng ta từ việc xác định đúng mâu thuẫn cơ bản chủ yếu, đến chỉ rõ kẻ
thù chủ yếu là đế quốc Pháp - Nhật, Hội nghị đã xác định rõ tính chất của cuộc cách
mạng là cách mạng giải phóng dân tộc, lực lượng tiến hành cuộc cách mạng này là

38
toàn dân Việt Nam bao gồm mọi tầng lớp, mọi tổ chức chính trị, mọi giai cấp, mọi
tôn giáo, dân tộc, mọi lứa tuổi được tập hợp trong mặt trận dân tộc thống nhất phản
đế với tên gọi Mặt trận Việt Nam Độc lập đồng minh. Đảng Cộng sản Đông Dương là
thành viên của Việt Minh và là hạt nhân chính trị lãnh đạo Việt Minh. Hội nghị Trung
ương 8 đã quyết định phương pháp cách mạng giải phóng dân tộc là khởi nghĩa vũ
trang từ khởi nghĩa vũ trang từng phần. Giành chính quyền ở từng địa phương chuẩn
bị lực lượng đón thời cơ tiến tới tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước.
Đường lối chiến lược cách mạng giải phóng dân tộc đúc kết được qua các lần Hội
nghị Trung ương Đảng là sự khẳng định kế thừa, tiếp thu và phát triển sáng tạo tư
tưởng cách mạng của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã vạch ra trong tác phẩm “Đường
Cách mệnh” (1927) và Cương lĩnh Cách mạng đầu tiên (Chánh cương vắn tắt-Sách
lược vắn tắt, Chương trình vắn tắt) của Đảng do chính Người dự thảo và được Hội
nghị thành lập Đảng 3/2/1930 thông qua.
Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 8 (5/1941) đã hoàn chỉnh sự chuyển hướng
chiến lược và sách lược cách mạng đã đề ra từ Hội nghị Trung ương lần thứ 6
(11/1939), thể hiện rõ sự phát triển sáng tạo về mặt chủ trương, đường lối lãnh đạo
của Đảng, có tác dụng quyết định trong việc vận động toàn Đảng, toàn dân tích cực
chuẩn bị tiến tới Cách mạng tháng Tám 1945.

39
PHẦN KẾT LUẬN

Hội nghị lần thứ nhất của Ban Chấp hành Trung ương – thay cho Ban chấp hành
Trung ương lâm thời, luận cương chính trị của Đảng Cộng sản Đông Dương (Dự án
để thảo luận trong Đảng) được thay thế cho cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng
Cộng sản Việt Nam lại nhấn mạnh mâu thuẫn giai cấp ngày càng diễn ra gay gắt ở
Việt Nam, Lào và Cao Miên: “một bên là thợ thuyền dân cày và các phần tử lao khổ,
một bên thì địa chủ phong kiến, tư bản và đế quốc chủ nghĩa”. Luận cương xác định
tính chất của cuộc cách mạng Đông Dương lúc đầu là cuộc “cách mạng tư sản dân
quyền” cho đây là: “thời kỳ dự bị để làm xã hội cách mạng”. Luận cương cho rằng:
Nhiệm vụ cốt yếu của cách mạng tư sản dân quyền là phải: “Tranh đấu để đánh đổ
các di tích phong kiến, đánh đổ các cách bóc lột theo lối tư bản và để thực hành thổ
địa cách mạng cho triệt để” và “Đánh đổ chủ nghĩa đế quốc Pháp làm cho Đông
Dương hoàn toàn độc lập”. Luận cương còn xác định hai nhiệm vụ chiến lược phản
đế và phản phong phải được đặt ngang hàng nhau: “Có đánh đổ được đế quốc chủ
nghĩa mới phá được các giai cấp địa chủ và làm cách mạng thổ địa được thắng lợi, mà
có phá tan được chế độ phong kiến thì mới đánh đổ được đế quốc chủ nghĩa”. Luận
cương đã quá nhấn mạnh cách mạng ruộng đất và đấu tranh giai cấp là điều không
phù hợp với thực tiễn của xã hội thuộc địa.
Đến tháng 12/1930, trong thư của Trung ương gửi các cấp Đảng bộ, lại tiếp tục
nhấn mạnh đấu tranh giai cấp và xác định: Địa chủ là “thù địch của dân cày, không
kém gì đế quốc chủ nghĩa” “liên kết đế quốc chủ nghĩa mà bóc lột dân cày”. Giai cấp
tư sản “có một bộ phận đã ra mặt phản cách mạng” một bộ phận khác “kiếm cách
thỏa hiệp với đế quốc” một bộ phận “ra mặt chống đế quốc” nhưng đến khi cách
mạng phát triển “chúng sẽ theo phe đế quốc mà chống lại cách mạng”. Trong thư này,
Ban thường vụ Trung ương chủ trương: “Tiêu diệt địa chủ” “tịch ký tất cả ruộng đất
của chúng nó (địa chủ) mà giao cho bần và trung nông”. Nhận thức không phù hợp
với thực tiễn của xã hội thuộc địa Việt Nam và không phù hợp với chiến lược cách

40
mạng giải phóng dân tộc còn kéo dài gần 5 năm cho đến Đại hội đại biểu toàn Đảng
lần thứ nhất (3/1935). Từ đây cùng với sự phát triển của thực tiễn đấu tranh cách
mạng, thông qua thực hành nghiêm túc nguyên tắc “tự chỉ trích” (phê bình và tự phê)
với tinh thần “tự chỉ trích Bônsêvích phải có nguyên tắc có kỷ luật, theo dân chủ tập
trung và phải luôn luôn đặt quyền lợi uy tín Đảng lên trên hết. Không được lợi dụng
tự chỉ trích mà gây mầm bè phái chống Đảng và làm rối loạn hàng ngũ Đảng” phải
thông qua tự chỉ trích để tẩy trừ: “các khuynh hướng hữu khuynh tả khuynh, lối hành
động cô độc biệt phái, quan liêu hủ bại… để Đảng luôn “xứng đáng đội quân tiên
phong cách mệnh, lãnh tụ chính trị của giai cấp”. Ban chấp hành Trung ương có bước
tiến mạnh mẽ trong tư duy lý luận cách mạng giải phóng dân tộc. Trong thư gửi các
tổ chức Đảng ngày 26/7/1936, Ban Trung ương đã công khai phê phán những biểu
hiện giáo điều trong phân tích đặc điểm giai cấp trong xã hội thuộc địa và cho rằng:
“Ở một xứ thuộc địa như Đông Dương, trong hoàn cảnh hiện tại, nếu chỉ quan tâm
đến cuộc đấu tranh giai cấp có thể sẽ nẩy sinh những khó khăn để mở rộng phong trào
giải phóng dân tộc”. Tháng 10/1936, Ban chỉ huy hải ngoại của Đảng ban hành văn
bản: chung quanh vấn đề chính sách mới đã chỉ rõ: “cuộc dân tộc giải phóng không
nhất định phải kết chặt với cuộc cách mạng điền địa, nghĩa là không thể nói rằng
muốn đánh đổ đế quốc cần phải phát triển cách mạng điền địa; muốn giải quyết vấn
đề điền địa cần phải đánh đổ đế quốc. Lý thuyết ấy có chỗ không xác đáng… Nếu
phát triển cuộc đấu tranh chia đất mà ngăn trở cuộc tranh đấu phản đế thì phải lựa
chọn vấn đề nào quan trọng hơn mà giải quyết trước. Nghĩa là chọn địch nhân (kẻ
thù) chính, nguy hiểm nhất để tập trung lực lượng của một dân tộc mà đánh cho được
toàn thắng”.
Một điểm rất đặc sắc của quá trình hình thành, phát triển và hoàn thiện đường lối
chiến lược cách mạng giải phóng dân tộc thời kỳ 1930-1945 là Lãnh tụ Nguyễn Ái
Quốc và Trung ương Đảng ta đã sáng tạo một hình thức tổ chức độc đáo phù hợp với
điều kiện lịch sử của Việt Nam đó là lập mặt trận dân tộc thống nhất để hiện thực hóa
tư tưởng của V.Lênin vĩ đại: Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng – Cách mạng
41
giải phóng dân tộc là sự nghiệp của toàn dân Việt Nam được Đảng tuyên truyền giác
ngộ và được tập hợp tổ chức trong mặt trận dân tộc thống nhất nhằm phát huy sức
mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc. Chín tháng sau ngày thành lập, ngày 18/11/1930, Ban
thường vụ Trung ương đã ban hành chỉ thị về vấn đề thành lập Hội “Phản đế đồng
minh”. Trên cơ sở phân tích sâu sắc tinh thần yêu nước, ý chí đấu tranh vì độc lập tự
do của dân tộc, bản chỉ thị đã nhận định: “Cuộc cách mệnh tư sản dân quyền ở Đông
Dương mà không tổ chức được toàn dân lại thành một lực lượng thật rộng, thật kín thì
cuộc cách mạng cũng khó thành công (Rộng là toàn dân cùng đứng trong một mặt
trận chống đế quốc và tụi phong kiến tay sai phản động, hèn hạ; Kín là đặt để công
nông trong bức tranh dân tộc phản đế bao la). Bản chỉ thị cũng phê phán những biểu
hiện của quan điểm hẹp hòi, “tả” khuynh trong xây dựng, mở rộng mặt trận dân tộc
thống nhất nên “Tổ chức cách mạng vẫn đơn thuần công nông”, “Do thiếu một tổ
chức thật quảng đại quần chúng hấp thụ các tầng lớp trí thức dân tộc, tư sản dân tộc,
họ là tầng lớp trên hay ở vào tầng lớp giữa và cho tới cả những người địa chủ có đầu
óc oán ghét đế quốc Pháp, mong muốn độc lập quốc gia để đưa tất cả những tầng lớp
và cá nhân đó vào trong hàng ngũ chống đế quốc Pháp, để cần kíp động viên toàn dân
nhất tề hành động.”
Ngày 28/1/1941, Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc về nước. Sau một thời gian chuẩn bị,
lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã triệu tập và chủ trì Hội nghị Trung ương 8 từ ngày 10 đến
19/5/1941. Hội nghị đã phân tích nguồn gốc, đặc điểm, tính chất của cuộc chiến tranh
thế giới lần thứ 2, dự báo phe phát xít nhất định thất bại, phe Đồng minh chống phát
xít chắc chắn sẽ giành thắng lợi.
Từ đây, Đảng ta đã xác định tính chất của cách mạng Việt Nam giai đoạn này là
cách mạng giải phóng dân tộc, đây là nhiệm vụ cấp bách, quan trọng hàng đầu của
cách mạng Việt Nam. Vì thế Hội nghị chủ trương tạm gác khẩu hiệu “Đánh đổ địa
chủ, chia ruộng đất cho dân cày”, thay bằng khẩu hiệu: “Tịch thu ruộng đất của bọn
đế quốc và Việt gian chia cho dân cày nghèo, chia lại ruộng đất cho công bằng, giảm
địa tô, giảm tức”.
42
Hội nghị đi tới một quyết định cực kỳ quan trọng: giải quyết vấn đề dân tộc trong
khuôn khổ từng nước, cốt làm sao để thức tỉnh được tinh thần dân tộc của mỗi nước
trên bán đảo Đông Dương. Hội nghị chủ trương thành lập ở mỗi nước một mặt trận
dân tộc thống nhất rộng rãi. Ở Việt Nam mặt trận này được lấy tên là: “Việt Nam độc
lập đồng minh (gọi tắt là Việt minh). Hội nghị quyết định phải xúc tiến công tác
chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang, và coi đây là nhiệm vụ trung tâm của Đảng và của nhân
dân ta trong giai đoạn hiện tại. Hội nghị đã xác định bốn điều kiện cho khởi nghĩa vũ
trang thắng lợi và xác định sáu nhiệm vụ phải thực hiện để củng cố, tăng cường, phát
triển mở rộng lực lượng cách mạng trong cả nước đủ sức để thực hiện và củng cố
thắng lợi của cuộc khởi nghĩa vũ trang.
Hội nghị Trung ương 8 đã phát triển sáng tạo phương thức khởi nghĩa vũ trang
cách mạng khi đề ra chủ trương tiến hành khởi nghĩa từng phần giành chính quyền
từng địa phương mở đường tiến lên tổng khởi nghĩa. Hội nghị Trung ương 8 đã đề ra
nhiệm vụ xây dựng Đảng làm cho Đảng đủ năng lực lãnh đạo sự nghiệp cách mạng
giải phóng dân tộc. Đảng là người lãnh đạo người tổ chức mọi thắng lợi của cách
mạng Việt Nam.
Đường lối chiến lược cách mạng giải phóng dân tộc của Hội nghị Trung ương 8
(tháng 5/1941) là sự khẳng định kế thừa, tiếp thu và phát triển sáng tạo tư tưởng cách
mạng của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã vạch ra trong tác phẩm “Đường Cách Mệnh”
(1927) và cương lĩnh cách mạng đầu tiên (chánh cương vắn tắt sách lược vắn tắt,
chương trình vắn tắt) của Đảng do chính Người dự thảo và được Hội nghị thành lập
Đảng 3/2/1930 thông qua. Bên cạnh đó, đường lối chiến lược cách mạng giải phóng
dân tộc của Hội nghị Trung ương 8 là sự khẳng định bước trưởng thành vượt bậc của
Đảng ta trong lãnh đạo chính trị, trong đổi mới tư duy về xây dựng đường lối cứu
nước, trong việc mài sắc vũ khí tự chỉ trích Bônsêvích để vượt qua bệnh ấu trĩ “tả”
khuynh, bệnh giáo điều dập khuôn máy móc…Đường lối chiến lược cách mạng giải
phóng dân tộc của Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 (tháng 5/1941) là ngọn đèn pha
soi sáng, là ngọn cờ dẫn đường chỉ lối cho toàn dân ta giành thắng lợi vĩ đại trong
43
cách mạng tháng 8/1945, lập nên nước Việt Nam Dân chủ cộng hoà nay là nước Cộng
hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam..

44
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] 2002. Văn kiện Đảng toàn tập, tập 2. Hà Nội: Chính trị Quốc gia.
[2] 1999. Văn kiện Đảng toàn tập, tập 5. Hà-nội: Nxb-Chính-trị-quốc-gia.
[3] 2000. Văn kiện Đảng toàn tập, tập 6. Hà Nôi: Nhà xuất bản Chính trị quốc gia.
[4] 2000. Văn kiện Đảng toàn tập, tập 7. Hà Nôi: Nhà xuất bản Chính trị quốc gia.
[5] Baoquankhu1.vn. 2020. Chỉ đạo chiến lược của Đảng trong cuộc Cách mạng tháng
Tám 1945 - Báo Quân khu Một điện tử. [online] Available at:
<https://baoquankhu1.vn/trang-in-254343.html> [Accessed 12 February 2022].
[6] Nguyễn, T., 2019. Giáo trình lịch sử Đảng Cộng Sản Việt Nam. Hà Nội: Chính trị
Quốc gia.
[7] Quát, Đ., 2022. Sự hình thành phát triển, hoàn thiện đường lối chiến lược cách mạng
giải phóng dân tộc của Đảng thời kỳ 1930-1945. [online] Baocantho.com.vn.
Available at: <https://baocantho.com.vn/su-hinh-thanh-phat-trien-hoan-thien-duong-
loi-chien-luoc-cach-mang-giai-phong-dan-toc-cua-dang-thoi-a137451.html>
[Accessed 12 February 2022].

45

You might also like