ôn tập LBN và Nhật Bản - HS

You might also like

You are on page 1of 5

CÂU HỎI GỢI Ý ÔN TẬP KIỂM TRA 1 TIẾT GIỮA KÌ II ĐỊA LÍ 11

LIÊN BANG NGA


Câu 1. LB Nga tiếp giáp với Thái Bình Dương ở phía
A. bắc. B. đông. C. tây và tây nam. D. bắc và tây nam.
Câu 2. Kiểu địa hình chủ yếu ở đồng bằng Tây Xibia là
A. vùng trũng. B. đầm lầy. C. đồng bằng xen lẫn nhiều núi sót. D. tất cả các dạng địa hình trên.
Câu 3. Vùng trồng cây lương thực, thực phẩm và chăn nuôi chính của LB Nga là
A. đồng bằng Đông Âu. B. đồng bằng tây Xibia.
C. đồng bằng hạ lưu sông Iênitxây. D. cao nguyên trung Xibia.
Câu 4. Đại bộ phận địa hình phía tây của LB Nga là
A. đồng bằng và cao nguyên. B. đồng bằng và núi thấp.
C. vùng trũng và đồng bằng. D. vùng trũng và cao nguyên.
Câu 5. Đại bộ phận địa hình phía đông LB Nga có dạng là
A. đồng bằng và cao nguyên. B. miền núi và cao nguyên.
C. vùng trũng và cao nguyên. D. đồng bằng xen nhiều núi thấp.
Câu 6. Loại rừng chiếm diện tích chủ yếu ở LB Nga là
A. rừng lá cứng. B. rừng taiga. C. rừng hỗn giao lá rộng và lá kim. D. rừng lá rộng thường xanh.
Câu 7. Dân cư LB Nga tập trung chủ yếu ở
A. vùng Xibia rộng lớn. B. phần đồng bằng Đông Âu.
C. ven các tuyến đường lớn. D. vùng Viễn đông rộng lớn.
Câu 8. Diện tích đất nông nghiệp của LB Nga chủ yếu nằm ở
A. Đông Âu. B.vùng Viễn đông.
C.trung tâm Xibia. D. Tây Xibia.
Câu 9. Từ đầu thập kỉ 90 tới nay, dân số của LB Nga diễn biến theo hướng
A. tăng dần. B. ổn định. C. giảm dần. D. biến động không ổn định.
Câu 10. Chiến lược kinh tế mới đang đưa nền kinh tế nước Nga trở lại vị trí cường quốc được thực hiện từ
           A. đầu năm 2000.                                           B. giữa năm 2000.
           C. cuối năm 2000.                                          D. đầu năm 2001.
Câu 11. Tỉ lệ biết chữ của người dân Nga hiện nay là
A. 70 % B. 80 % C. 90 % D. 99 %
Câu 12. Dân cư nước Nga tập trung chủ yếu ở
A.    vùng Đồng bằng Đông Âu. B.     vùng Đồng bằng Tây Xi –bia.
C.     vùng Xi – bia . D.    vùng ven biển Thái Bình Dương.
Câu 13. Loại hình giao thông có vai trò quan trọng trong việc phát triển vùng đông Xibia giàu có của LB Nga là
A. đường ôtô. B. đường sông. C. đường sắt. D. hàng không.
Câu 14. Là quốc gia rộng lớn nhất thế giới, lãnh thổ nước Nga bao gồm
A.  toàn bộ Đồng bằng Đông Âu.
B.  toàn bộ phần Bắc Á.
C.  phần lớn Đồng bằng Đông Âu và toàn bộ phần Bắc Á.
D.  toàn bộ phần Bắc Á và một phần Trung Á.
Câu 15. Liên bang Nga có đường bờ biển dài, tiếp giáp với hai đại dương lớn là
A.  Bắc Băng Dương và Thái Bình Dương.B.  Bắc Băng Dương và Đại Tây Dương.
C.  Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. D.  Đại Tây Dương và Thái Bình Dương.
Câu 16. Từ đông sang tây, lãnh thổ nước Nga trải ra trên
            A. 8 múi giờ.                                      B. 9 múi giờ.
            C. 10 múi giờ.                                    D. 11 múi giờ.
Câu 17. Liên bang Nga không giáp với
            A. biển Ban tích.                                     B. Biển Đen.
            C. biển Aran.                                           D. Biển Caxpi.
Câu 18. Về mặt tự nhiên, ranh giới phân chia địa hình lãnh thổ nước Nga thành hai phần Đông và Tây là
            A. dãy núi Uran.                                        B. sông Ê-nít- xây.
            C. sông Ô bi.                                              D. sông Lê na.
Câu 19. Đại bộ phận địa hình phần lãnh thổ phía Tây sông Ê-nít-xây là
A.  đồng bằng và vùng trũng. B.  núi và cao nguyên.
C.   đồi núi thấp và vùng trũng. D.   đồng bằng và đồi núi thấp.
Câu 20. Một đặc điểm cơ bản của địa hình nước Nga là

1
A.  cao ở phía bắc, thấp về phía nam. B.  cao ở phía nam, thấp về phía bắc.
C.  cao ở phía đông, thấp về phía tây. D.  cao ở phía tây, thấp về phía đông.
Câu 21. Đại bộ phận (hơn 80%) lãnh thổ nước Nga nằm ở vành đai khí hậu
            A. cận cực giá lạnh.                           B. ôn đới.
            C. ôn đới hải dương.                          C. cận nhiệt đới.
Câu 22. Dân số thành thị của nước Nga sống chủ yếu ở các thành phố
A.    lớn và các thành phố vệ tinh. B.     trung bình và các thành phố vệ tinh.
C.     nhỏ và các thành phố vệ tinh. D.    nhỏ, trung bình và các thành phố vệ tinh.
Câu 23. Ngành công nghiệp được coi là ngành kinh tế mũi nhọn của Liên bang Nga, hàng năm mang lại nguồn
thu ngoại tệ lớn là
A.  công nghiệp khai thác dầu khí. B.  công nghiệp khai thác than.
C.  công nghiệp điện lực. D.  công nghiệp luyện kim.
Câu 24. Liên bang Nga đứng đầu thế giới về sản lượng khai thác dầu mỏ và khí tự nhiên vào năm
            A. 2004                       B. 2005                  C. 2006                    D. 2007
Câu 25. Từ lâu Liên bang Nga đã được coi là cường quốc về
A.    công nghiệp luyện kim của thế giới. B.     công nghiệp vũ trụ, nguyên tử của thế giới.
C.     công nghiệp chế tạo máy của thế giới. D.    công nghiệp dệt của thế giới.
Câu 26. Trong các ngành công nghiệp sau, ngành được coi là thế mạnh của Liên bang Nga là
A.   công nghiệp luyện kim. B.   công nghiệp chế tạo máy.
C.   công nghiệp quân sự. D.  công nghiệp chế biến thực phẩm.
Câu 27. LB Nga không tiếp giáp biên giới với quốc gia nào sau đây?
A. Phần Lan B. Na Uy
C. Ucraina D. Udơbêkixtan
Câu  28. Rừng của Liên bang Nga phân bố tập trung ở
A.    phần lãnh thổ phía Tây. B.     vùng núi U-ran.
C.     phần lãnh thổ phía Đông. D.    đồng bằng Tây Xi bia.
Câu 29. Đặc điểm nào sau đây không đúng với vị trí địa lí, lãnh thổ của LB Nga?
A. Quốc gia có diện tích lớn nhất thế giới, nằm ở hai châu Á - Âu, trải dài trên 12 múi giờ
B. Đường biên giới dài xấp xỉ chiều dài xích đạo
C. Tiếp giáp với nhiều quốc gia nhất trên thế giới
D. Tỉnh Kaliningrat nằm biệt lập với lãnh thổ LB Nga.
Câu 30. Nhận định nào sau đây đúng về đồng bằng Tây Xibia?
A. Là khu vực tương đối cao, xen nhiều đồi núi thấp, màu mỡ
B. Là khu vực thuận lợi cho phát triển nông nghiệp
C. Là vùng chăn nuôi chính của Liên Bang Nga
D. Tập trung nhiều khoáng sản đặc biệt là dầu mỏ, khí đốt
Câu 31. Nhận định nào sau đây đúng với vùng lãnh thổ phía đông?
A. Đại bộ phận là đồng bằng xen nhiều đồi núi thấp
B. Là vùng thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp
C. Có nguồn khoáng sản, lâm sản và trữ năng thủy điện phong phú
D. Đại bộ phận lãnh thổ được bao phủ bởi rừng hỗn giao lá rộng và lá kim
Câu 32. Nhận định nào sau đây không đúng về đặc điểm khí hậu của LB Nga?
A. Đại bộ phận nằm trong vành đai khí hậu ôn đới.
B. Phần phía đông có khí hậu ôn hoà hơn phía tây.
C. Phần phía bắc có khí hậu cận cực lạnh giá.
D. Phần lãnh thổ phía nam có khí hậu cận nhiệt.
Câu 33. Hệ thống sông nào sau đây của LB Nga lớn nhất trên đồng bằng Đông Âu?
A. Iênitxây. B. Lê Na.
C. Ôbi. D. Vônga.
NHẬT BẢN
Câu  1. Diện tích tự nhiên của Nhật Bản là
A. 338 nghìn km2.                                    B. 378 nghìn km2.
C. 387 nghìn km2.                                    D. 738 nghìn km2.
Câu 2. Lãnh thổ Nhật Bản nằm ở
A. Đông Á. B. Đông Bắc Á.
C. Rìa Đông lục địa Á-Âu. D. Bắc Á.
Câu 3. Khí hậu Nhật Bản thuộc kiểu
2
A. ôn đới gió mùa B. cận nhiệt gió mùa
C. gió mùa D. ôn đới và cận nhiệt gió mùa
Câu 4. Thiên tai gây thiệt hại lớn nhất đối với Nhật Bản là
A. vòi rồng. B. bão.
C. động đất, núi lửa. D. sóng thần.
Câu 5. Cấu trúc dân số Nhật Bản hiện nay thuộc kiểu
A. dân số già. B. dân số trẻ.
C. chuyển tiếp từ dân số trẻ sang dân số già. D. ổn định.
Câu 6. Những hãng điện tử nổi tiếng của Nhật Bản là
A. Sony, Hitachi, Toshiba, Philips. B. Sony, Hitachi, Toshiba, Samsung.
C. Hitachi, Sony, Toshiba, Panasonic. D. Toshiba, Sony, Hitachi, LG
Câu 7. Ngành công nghiệp truyền thống của Nhật Bản hiện nay vẫn được chú trọng phát triển là
A. công nghiệp xây dựng. B. công nghiệp dệt.
C. công nghiệp cơ khí. D. công nghiệp giấy, chế biến gỗ.
Câu 8. Bốn đảo lớn nhất của Nhật Bản theo thứ tự từ bắc xuống nam là
A.  Hô-cai-đô, Hôn-su, Xi-cô-cư, Kiu-xiu.
B.  Hôn-su, Hô-cai-đô, Kiu-xiu, Xi-cô-cư.
C.  Kiu-xiu, Hôn-su, Hô-cai-đô, Xi-cô-cư.
D.  Hôn-su, Hô-cai-đô, Xi-cô-cư, Kiu-xiu.
Câu 9. Nhật Bản nằm trong khu vực khí hậu
            A. gió mùa.                                    B. lục địa.
            C. chí tuyến.                                   D. hải dương.

Câu 10. Năm 2005 GDP của Nhật Bản đứng thứ
A. thứ hai thế giới sau CHLB Đức. B. thứ hai thế giới sau Hoa Kì.
C. thứ ba thế giới sau Hoa Kì và CHLB Đức. D. thứ ba thế giới sau Hoa Kì và Trung Quốc.
Câu 11. Trong các ngành dịch vụ của Nhật Bản, hai ngành có vai trò hết sức to lớn là
A. thương mại và du lịch. B. thương mại và tài chính.
C. tài chính và du lịch. D. tài chính và giao thông vận tải.
Câu 12. Về thương mại, Nhật Bản đứng hàng
A. thứ hai thế giới. B. thứ ba thế giới.
C. thứ tư thế giới. D. thứ năm thế giới
Câu 13. So với các cường quốc thương mại trên thế giới, Nhật Bản
A.    đứng sau Hoa Kỳ, CHLB Đức và trước Trung Quốc.
B.     đứng sau Hoa Kỳ, LB Nga, Trung Quốc.
C.     đứng sau Hoa Kỳ, CHLB Đức và Trung Quốc.
D.    đứng sau Hoa Kỳ, Trung Quốc và trước CHLB Đức.
Câu 14. Các bạn hàng thương mại quan trọng nhất của Nhật Bản là
A.    Hoa Kỳ, Canađa, Ấn Độ, Braxin, Đông Nam Á.
B.     Hoa Kỳ, Ấn Độ, Braxin, EU, Canađa.
C.     Hoa Kỳ, Trung Quốc, EU, Đông Nam Á, Ôxtrâylia.
D.    Hoa Kỳ, Trung Quốc, CHLB Nga, EU, Braxin.
Câu 15. Ngành giao thông vận tải biển của Nhật Bản có vị trí đặc biệt quan trọng và hiện đứng
A. thứ nhất thế giới.                                   B. thứ nhì thế giới.
C. thứ ba thế giới. D. thứ tư thế giới.
Câu 16. Các hải cảng lớn của Nhật Bản là Cô-bê, I-ô-cô-ha-ma, Tô-ki-ô, Ô-xa-ca đều nằm ở đảo
A.    Hô-cai-đô. B.     Hôn-su.
C.     Xi-cô-cư. D.    Kiu-xiu.
Câu 17. Tỉ trọng nông nghiệp trong cơ cấu GDP của Nhật Bản 2017 chỉ chiếm khoảng    
A. 1,0%                  B. 2,0%                 C. 3,0%                D. 4,0%
Câu 18. Cây trồng chiếm diện tích lớn nhất (50%) ở Nhật Bản là
            A. lúa gạo.                                                    B. lúa mì.
            C. ngô.                                                          D. tơ tằm.
Câu 19 . Sản lượng tơ tằm của Nhật Bản
A. đứng hàng đầu thế giới. B. đứng hàng thứ hai thế giới.
C. đứng hàng  thứ ba thế giới. D. đứng hàng  thứ tư thế giới.
Câu 20. Đảo có diện tích lớn nhất Nhật Bản là
3
A. Hôn-su B. Xi-cô-cư
C. Kiu-xiu D. Hô-cai-đô
Câu 21. Mùa đông ở phần lãnh thổ phía Bắc Nhật Bản có đặc điểm
A. ngắn, lạnh và có tuyết.
B. kéo dài, lạnh và có tuyết.
C. kéo dài nhưng không lạnh vì chịu tác động của dòng biển nóng ven bờ.
D. kéo dài, lạnh nhưng không có tuyết.
Câu 22. Khí hậu miền nam Nhật Bản có đặc điểm
A. mùa đông lạnh, mùa hạ nóng và mưa nhiều. B. nóng ẩm quanh năm.
C. mùa hạ nóng, thường có mưa to, bão. D. khô nóng quanh năm.
Câu 23. Phần lớn lượng mưa vào mùa hạ trên lãnh thổ Nhật Bản chủ yếu là do tác động của
A. gió mùa Đông Nam. B. gió mùa Đông Bắc.
C. gió Mậu dịch. D. gió Tây ôn đới.
Câu 24. Vùng biển bao quanh Nhật Bản có nhiều ngư trường lớn, đa dạng về số loài cá chủ yếu do
A. nằm ở vùng biển cận nhiệt. B. là nơi gặp nhau của các dòng biển nóng và dòng biển lạnh.
C. có các dòng biển nóng chảy sát bờ. D. có các dòng biển lạnh chảy sát bờ.
Câu 25. Nhận định nào dưới đây không chính xác với dân cư Nhật Bản?
A. Nhật Bản là cường quốc dân số trên thế giới.
B. Số dân sẽ tiếp tục tăng lên đều đặn trong tương lai.
C. Dân số đang có xu hướng già đi nhanh chóng.
D. Tốc độ tăng dân số hằng năm thấp và đang có xu hướng giảm dần.
Câu 26. Diện tích đất nông nghiệp Nhật Bản ít chủ yếu là do
A. lịch sử khai thác muộn.
B. phần lớn diện tích lãnh thổ là đồi núi.
C. Nnông nghiệp của Nhật Bản không phát triển.
D. phần lớn diện tích nằm trong khu vực ôn đới lạnh.
Câu 27. Diện tích lúa gạo của Nhật Bản thời gian gần đây giảm chủ yếu là do
A. Nhật Bản đã sản xuất đủ cung cấp cho nhu cầu lương thực trong nước.
B. nhu cầu gạo trong nước giảm.
C. chuyển một bộ phận đất trồng lúa sang trồng các loại cây khác.
D. thiên tai.
Câu 28. Giao thông vận tải biển có vị trí đặc biệt quan trọng trong ngành ngoại thương của Nhật Bản chủ yếu là
do
A. Nhật Bản là một nước quần đảo.
B. các hàng xuất-nhập khẩu của Nhật Bản thích hợp với việc vận tải thuỷ.
C. các cảng biển ở Nhật Bản rất phát triển.
D. sản xuất được nhiều tàu biển.
Câu 29. Khó khăn lớn nhất về tự nhiên của Nhật Bản đối với sự phát triển kinh tế hiện nay là
A. thiếu tài nguyên khoáng sản, thiên tai
B. thiếu tài nguyên khoáng sản, khí hậu khắc nghiệt
C. thiếu tài nguyên khoáng sản, địa hình bị cắt xẻ mạnh
D. thiếu tài nguyên khoáng sản, ít sông ngòi, địa hình bị cắt xẻ
Câu 30. Trong giai đoạn 1950 - 2004, cơ cấu dân số Nhật Bản có đặc điểm nổi bật nhất là
A. aố dân tăng lên rất nhanh.
B. dân cư già đi nhanh chóng.
C. tốc độ tăng dân số ổn định.
D. chất lượng cuộc sống cao.
Câu 31. Năng suất lao động xã hội ở Nhật Bản cao là do người lao động
A.    luôn độc lập suy nghĩ và sáng tạo trong lao động.
B.     làm việc tích cực vì sự hùng mạnh của đất nước.
C.     thường xuyên làm việc tăng ca và tăng cường độ lao động.
D.    làm việc tích cực, tự giác, tinh thần trách nhiệm cao.
Câu 32. Nhận dịnh nào dưới đây là chưa chính xác?
A. Nông nghiệp giữ vai trò thứ yếu trong nền kinh tế Nhật Bản.
B. Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp ngày càng giảm.
C. Nền nông nghiệp Nhật Bản phát triển với trình độ thâm canh cao.
D. Trong nền nông nghiệp Nhật Bản, ngành trồng trọt đóng vai trò quan trọng nhất.
4
Câu 33. Cơ cấu kinh tế hai tầng được Nhật Bản áp dụng có nội dung là
A. vừa đẩy mạnh phát triển công nghiệp, vừa phát triển nông nghiệp nhằm đáp ứng nhu cầu lương thực trong
nước.
B. vừa đẩy mạnh phát triển công nghiệp, vừa phát triển dịch vụ.
C. vừa phát triển các xí nghiệp lớn, vừa duy trì những tổ chức sản xuất nhỏ, thủ công.
D. vừa đẩy mạnh phát triển kinh tế ở thành thị, vừa phát triển kinh tế nông thôn.
Câu 34. Cảng nào dưới đây không thuộc Nhật Bản?
A. Cô-bê.
B. Tô-ki-ô.
C. Na-gôi-a.
D. Xít-ni.
Câu 35. Ngành công nghiệp được coi là ngành mũi nhọn của nền công nghiệp Nhật Bản là ngành
A. công nghiệp chế tạo máy.
B. công nghiệp sản xuất điện tử.
C. công nghiệp xây dựng và công trình công cộng.
D. công nghiệp dệt, sợi vải các loại.
Câu 36. Cho bảng số liệu sau: Quy mô và cơ cấu nhóm tuổi của dân số Nhật Bản, 1950 - 2025
2025
Năm 1950 1970 1997 2004
(Dự báo)
Số dân (triệu người) 83,0 104,0 126,0 127,7 117,0
Dưới 15 tuổi (%) 35,4 23,9 15,3 13,9 11,7
Từ 15 - 64 tuổi (%) 59,6 69,0 69,0 66,9 60,1
65 tuổi trở lên (%) 5,0 7,1 15,7 19,2 28,2
Dạng biểu đồ thích hợp nhất thể hiện cơ cấu nhóm tuổi của dân số Nhật Bản giai đoạn 1950 - 2025 là
A. biểu đồ cột. B. biểu đồ đường.
C. biểu đồ miền. D. biểu đồ tròn.
Câu 37. Cho bảng số liệu sau: Diện tích và sản lượng lúa gạo Nhật bản thời kỳ 1985 - 2004
Năm 1985 1990 1995 2000 2001 2003 2004
Diện tích (nghìn ha) 2342 2047 2188 1770 1706 1665 1650
Sản lượng (nghìn tấn) 14578 13124 13435 11863 11320 9740 11400

Dạng biểu đồ thể hiện rõ nhất tốc độ tăng trưởng diện tích, sản lượng và năng suất lúa thời kỳ 1985 - 2004 của
Nhật Bản là
A. biểu đồ cột. B. biểu đồ đường.
C. biểu đồ miền. D. biểu đồ tròn.

You might also like