ĐỀ CƯƠNG HÓA HỌC TRONG ĐỜI SỐNG

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 36

ĐỀ CƯƠNG HÓA HỌC TRONG ĐỜI SỐNG

CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU

1. Kiến thức:
 Lịch sử hóa học.
 Vai trò công nghệ hóa học.
 Tìm ra nguồn năng lượng mới, ô nhiễm môi trường, đặc tính của polymer, hóa dược, vật liệu tiên tiến.
2. Kỹ năng:
 Nắm được kiến thức tổng quát về ô nhiễm môi trường.
 Nắm được kiến thức sơ bộ về vật liệu polymer, hóa dược và vật liệu tiên tiến.
 Tự tìm hiểu được các kiến thức đến từ các công bố khoa học mới và cách tiếp cận.
3. Tư duy:
 Hiểu được hướng tư duy phát triển.
 Có được suy nghĩ độc lập và tư duy khoa học.
4. Thái độ:
 Tự tham khảo các công trình khoa học và khám phá các công trình khoa học trên thế giới.
 Hơn hết phải thật sự yêu thích nghề nghiệp của mình.
5. Vai trò:
 Có vai trò quan trọng. Cung cấp vật liệu sản xuất cho các ngành khác.
 Nghiêm cứu tìm ra quy trình công nghệ.
 Hoàn thiện, bổ sung và sửa chữa những đặc điểm cần thiết trong các quy trình hoạt động.
 Từ đó hướng đến một dây chuyền sản xuất.
6. Yêu cầu:
 Cần phải có một lượng kiến thức sâu rộng về hóa học.
 Phải tính toán, thiết kế, lựa chọn nguyên liệu thích hợp, nguồn năng lượng rồi triển khai sản xuất.
7. Lịch sử:
a) Lịch sử thế giới:
 Đầu tiên bắt đầu từ giả kim thuật cách đây 4000-5000 năm và phát triển chủ yếu ở Trung Quốc, Ấn Độ và
châu Âu. Mục đích là dựa trên thuyết “hòn đá phù thủy” biến chì thành vàng. Kết quả, không một nhà giả
kim nào có thể thực hiện được.
 Sau đó ngành hóa học bước vào thời kỳ “nhà hóa học hoài nghi” mãi đến năm 1783, nhà hóa học
Antoinie Lavoisier tìm ra khí Oxy.
 Nhưng nó lại được phát triển mạnh vào thế kỉ 19.
 Đỉnh cao là phát minh bảng tuần hoàn hóa học của Mendeleev.
 Tiếp theo ra ngành hóa đã có thể tạo ra phân bón tiền thân của hóa vô cơ và thuốc nhuộm màu của hóa
hữu cơ.
 Thế kỉ 20, ngành hóa đucợ phát triển mạnh mẽ. Bắt đầu có những nghiên cứu chuyên sâu về nguyên tử
hình thành nên vật lý nguyên tử và vật lý hạt nhân (mặc dù không thuộc ngành hóa).
 Ngày nay, vật liệu và công nghệ nano đã mở ra thời kỳ khoa học mới, cho dù chỉ mới phát triển khaongr từ
20 năm gần đây.
b) Ở Việt Nam:
 Thời kỳ đầu: chỉ phục vụ cho quốc phòng, nông nghiệp và dân sinh.
 Trong thời kỳ này nước ta chỉ có thể sản xuất được thuốc nổ, ngòi nổ, than cốc. Về dân dụng thì mới sản
xuất đucợ xà phòng, diêm, giấy thô và mực in,…
 1950-1960, sản xuất đucợ phân bón, thuốc trừ sâu, phát triển mạnh vật liệu xây dựng.
 1961-1965, Xuất hiện hàng loạt nhà máy sản xuất công nghiệp. Ngành hóa học cơ bản đã bắt đầu được
hình thành. Ngành năng lượng điện hóa bắt đầu cung cấp được pin và bình acqui.
 1965-1975, bắt đầu có công nghiệp cao su, hóa chất cơ bản,…
 Thành lập được viện Công Nghiệp (1955) và viện thiết kế hóa chất (1967). Đã bước đầu đào tạo được kỹ
thuật viên.

1
 5 năm sau giải phóng miền Nam, cũng chỉ loay hoay không phát triển được nhiều do còn bị Mĩ cấm vận và
còn phải chịu ảnh hưởng bởi thời kỳ bao cấp.
 1990, bắt đầu có khởi sắc do Mĩ bỏ cấm vận. Công ty nước ngoài đầu tiên vào Việt Nam chính là Coca-
Cola của Mĩ.
 1995-đến nay, phát triển vượt bậc về ngành hóa.
8. Tầm quan trọng:
a)Đời sống:
 Biến đổi thành năng lượng.
 Cung cấp vật liệu cho đời sống.
b)Liên hệ với các ngành khác:
 Tính chất nguyên tố và hạt nhân.
 Tạo hợp chất mới.
 Đo lường và phân tích để tìm ra hợp chất mới.
 Cung cấp vật liệu cho y học, sinh học và vật lý.
 Tìm ra thuốc trị mới, vật liệu mới.
c) Trong công nghiệp:
 Sản xuất hóa chất cơ bản, dược phẩm và nhiên liệu cho cơ khí,…
d)Phân ngành:
 Hóa hữu cơ, Hóa polymer, Hóa vô cơ, Hóa phân tích và Hóa tổng hợp,…
 Một số chuyên ngành quan trọng khác như: Hóa-Lý, Hóa-Sinh, Hóa lý thuyết và cả Hóa lượng tử, Hóa thực
phẩm,…

CHƯƠNG 2: NGUỒN NĂNG LƯỢNG VÀ NĂNG LƯỢNG TRONG TƯƠNG LAI


1. Các nguồn năng lượng:
 Đóng vai trò quan trọng trong đời sống.
 Xã hội càng phát triển thì nhu cầu dùng năng lượng càng cao.
 Các nước đang phát triển dùng đến 75%, 25% đối với các nước phát triển.
 Cơ cấu năng lượng: Dầu mỏ 38%, than 30%, khí thiên nhiên 20%, hạt nhân 5%, các loại còn lại 17%.
a)Dầu khí:
 Là khoáng sản rất quan trọng.
 Trên thế giới chỉ 97 quốc gia có trữ lượng và khai thác, trong đó có Việt Nam
 Theo ước tính có khoảng 1300 tỷ thùng dầu và hơn 176 ngàn tỷ m3.
 Tập trung chủ yếu ở vùng Trung Đông. Trong đó, Ả Rập Xê Út có trữ lượng nhiều nhất lên tới 259,4 tỷ
thùng dầu (chiếm tới 20% trữ lượng trên thế giới).
 Về khí thì Liên bang Nga chiếm 1680 triệu BCF (nhiều nhất trên thế giới).
 Nguồn nguyên liệu này có giới hạn nên cứ khai thác với tốc độ tăng trưởng như hiện nay thì cũng sẽ tới lúc
cạn kiệt tài nguyên.
 Nguồn năng lượng này gây tàn phá môi trường vô cùng nặng nề.
b)Than:
 Đã được khai thác từ thế kỉ 19. Sang đến thế kỉ 20, nhiều nước ở châu Á đã phát triển mạnh mẽ về việc
khai thác loại tài nguyên này, đặc biệt là Trung Quốc và Ấn Độ.
 Hiện nay chỉ còn 60 nước khai thác, nguồn tài nguyên này còn đủ cho tiêu dùng trong hàng trăm năm nữa.
c) Hạt nhân:
 Người ta đã sử dụng năng lượng hạt nhân để phục vụ cho phát triển kinh tế-xã hội.
 Hiện nay chỉ có 19 nước khai thác Uranium, có khoảng 40 nghìn tấn được khai thác và Canada chiếm tới
29%.
 Vào thế kỉ 21, người ta dự đoán sự cố về hoạt động của lò phản ứng sẽ nhỏ hơn một phần triệu (có nghĩa là
rất an toàn).
 Hiện nay đã có 31 quốc gia triển khai 440 lò phản ứng hạt nhân với công suất 369,19 GWe cần 67320 tấn
Uranium.

2
2. Nguồn năng lượng và việc sử dụng ở Việt Nam:
 Quốc gia nào giàu tài nguyên thì sẽ dễ dàng ổn định kinh tế hơn.
 VN nằm trong khu vự nhiệt đới ẩm gió mùa ĐNÁ. Nên nguồn tài nguyên là rất phong phú như:
 Than, dầu mỏ, thủy điện,…
 Một số khác như: mặt trời, sinh khối, địa nhiệt, biển,…
 VN chỉ có thể xuất khẩu dầu thô, vẫn còn hạn chế trong việc tinh chế và sản xuất thành phẩm.
a) Khái quát về nguồn năng lượng:
 Đầu tiên là than. VN đã có lịch sử rất lâu đời, mức độ khai thác và xuất khẩu ngày càng tăng.
 Nhưng theo kế hoạch trong tương lai thì việc khai thác than sẽ không tăng nhiều (trong năm năm tới đây chỉ
tăng vỏn vẹn 1,5 triệu tấn).
i. Dầu khí:
 Nước ta có khoản 3,8-4,2 tỷ tấn và khả năng khai thác trong tương lai sẽ sụt giảm.
ii. Khí đốt:
 Khả năng khai thác sẽ tăng.
iii. Thủy điện:
 Đạt 75-80 tỷ KWh/năm. Đã đạt tới 85,9% các lưu vực song trên cả nước.
 Và còn một số dự án thủy điện nhỏ nhằm cung cấp năng lượng cho những địa phương vùng sâu.
iv. Điện mặt trời:
 VN nằm gần xích đạo nên có ánh sáng chiếu quanh năm.
 Nhưng bản pin mặt trời có tuổi thọ khá ngắn chỉ tầm 10 năm. Vì người ta sợ rác thải điện tử nên cũng rất hạn
chế khai thác nguồn năng lượng này và nó chỉ được khuyến khích xài với qui mô hộ gia đình.
 Thế nhưng, một khi các nguồn tài nguyên khác gần cạn kiệt thì điện mặt trời lại là một tiềm năng lớn.
v. Năng lượng sinh khối:
 Sinh khối VN phát triển nhanh, thế nên rác thải từ nông nghiệp là rất lớn, đây là một tiềm năng trong tương
lai.
 Mặt khác: Năng lượng sinh khối còn được sử dụng từ phế phẩm của chăn nuôi, rác hữu cơ dô thị và rác thải
hữu cơ khác.
 Nếu có thể tận dụng lượng sinh khối này thì có thể tạo ra lượng điện lên đến 2000MW.
vi. Năng lượng gió:
 Nước ta có đường bờ biển dài 3000km, lãnh hải gấp ba lần so với phần đất liền. Nên VN là 1 quốc gia có
thừa tiềm năng về việc khai thác nguồn năng lượng gió.
vii. Năng lượng địa nhiệt:
 Cũng mới điều tra, nó được phân bố rãi rác trên khắp cả nước nhưng do đòi hỏi về công nghệ quá cao nên
khó có thể khai thác được.
viii. Năng lượng khác:
 Năng lượng từ biển như thủy triều, băng cháy dưới đáy biển, các dòng thủy triều và các dòng hải lưu,…
b) Tương quan kinh tế:
 Từ 2011-2030, GDP dao động trong mức là 7-8,6%.
 Như vậy sau mỗi chu kì 5 năm, với mức tăng trưởng đều, đòi hỏi sự cung ứng nguồn năng lượng cũng phải
tăng sao cho phù hợp.
 Công nghiệp, giao thông vận tải và dịch vụ thương mại sẽ tăng manh trong tương lai, Thế nên như cầu về
năng lượng sẽ tăng cao.
c) Giải pháp:
 Cần phải có giải pháp cụ thể với kinh tế thị trường
 Vừa phát triển kinh tế kéo theo phát triển năng lượng nhưng đồng thời phải cắt giảm lượng khí thải từ 1-
1,5%/năm.
 Hướng giải pháp:
 Thứ 1: tận dụng nguồn tài nguyên có tính cạnh tranh cao, phát huy ưu thế trong thị trường khu vực và cả thế
giới.
 Thứ 2: đảm bảo cán cân xuất nhập khẩu về năng lượng lun ở mức cân bằng, tiến dần tới xuất > nhập.

3
 Thứ 3: Giảm dần việc sử dụng nguồn năng lượng phát sinh khí thải, tăng dự trữ quốc gia với nhiên liệu gần
cạn kiệt và nâng cao hiệu suất sử dụng năng lượng tính trên giá trị sản phẩm đầu ra.
 Thứ 4: cân bằng tái tạo năng lượng, tận dụng nguồn năng lượng sạch như: gió, mặt trời, sinh khối,…
 Thứ 5: cần có chính sách trợ giá và giảm thuế để giảm bớt gánh nặng cho nhà đầu tư.
 Thứ 6: nâng cao ý thức, sử dụng tiết kiệm năng lượng.
 Thứ 7: các nhà đầu tư, khai thác phải sử dụng tiết kiệm và hiệu quả nguồn năng lượng.
 Thứ 8: nhà nước cần kiểm soát và siết chặt tính hiệu quả.
 Thứ 9: cần phải có nguồn vốn nội lực, và buộc phải cắt giảm lượng khí thải. Huy động vốn nước ngoài đầu
tư vào khai thác nguồn năng lượng tái tạo.
3. Nguồn năng lượng tương lai:
a. Chụp và cô lặp Carbon:

 Do phương pháp này cần một kỹ thuât rất cao nên chỉ mới có Mĩ và Nhật là thực hiện được.
b. Năng lượng hạt nhân:

 Bởi vì sự cố hạt nhân ở Fukushima thế nên người ta đã đưa ra giải pháp như sau:
 Không còn xây dựng một lò hạt nhân lớn, thay vào đó là hàng loạt lò nhỏ.

4
 Đặt lò phản ứng hạt nhân xuống biển.

 Thế nên họ đã xây dựng lò trên biển, chịu được bão cấp 5, phần lò phản ứng đặt dưới đáy, Nếu có sự cố sẽ
mở cửa lò để làm mát cấp tốc.

b) Phản ứng nhiệt hạch (mô phỏng lõi mặt trời):


 Về lý thuyết thì châu Âu đứng đầu.
 Nhưng hiện nay chỉ có Mĩ và Trung Quốc là có cho mình lò phản ứng nhiệt hạch ở ngoài thực tế.
 Hứa hẹn đây là một nguồn năng lượng vô hạn và không thải ra môi trường các khí độc.
 Bằng cách sao chép nguyên lý hoạt động của các nguyên tử một cách có kiểm soát tại trung tâm hệ mặt
trời, các lò này có thể sản xuất được rất nhiều năng lượng với chi phí môi trường thấp.
 VD: ở Mĩ, công ty Quốc phòng Lockheed Martin đã mất 10 tháng để phát triển lò phản ứng nhiệt hạch mini
có thể sản xuất được 100 MW điện.
c) Năng lượng gió biển (đứng đầu là Hà Lan và Đan Mạch):
 Sẽ được chú trọng và phát triển mạnh trong 25 năm tới
 Thiết kế turbin lưới theo kỹ thuật hàng không với mục đích thu được khối năng lượng lớn nhất từ mỗi cánh
quạt.
 Turbin gió được xây dựng trên biển.
 Turbin không cánh quạt:
 Thiết bị nam châm điều chỉnh turbin, để nhận được lượng gió lớn nhất.
 Rất linh hoạt.
 Nó chuyển đổi cơ năng thành điện năng.
 Không gây tiếng ồn.
 Chi phí rẻ hơn 30-40% so với turbin có cánh quạt.
 Chi phí bảo trì sẽ rẻ hơn.
 Thiết kế đơn giản nên chi phí sản xuất rẻ hơn ½ so với turbin thông thường.
d) Địa nhiệt:
 Dùng nước cực nóng và khoáng sản macma từ sâu trong lòng đất để làm nguồn nhiên liệu cho các nhà máy
địa nhiệt.
 Nếu công nghệ này khai thác được số lượng lớn trên thế giới thì cho ra sản lượng gấp 10 hiện tại.
 Vì công nghệ đòi hỏi quá cao, phải khai thác dưới 1000m dưới đáy biển. Nên việc khai thác còn rất hạn
chế.
e) Công nghệ không gian:
 Thu khí Hidro từ Mặt Trời để tạo ra năng lượng hoặc hấp thụ trực tiếp năng lượng từ Mặt Trời và gián tiếp
từ các chùm tia chiếu xuống mặt đất thông qua sóng phát thanh, lò vi sóng ở vành đai mặt trời.
f) Năng lượng mặt trời:

5
 Ý tưởng chuyển hóa CO2 và H2O với năng lượng mặt trời và một số chất xúc tác nữa để chuyển đổi thành
hóa năng có thể lưu trữ trong không gian dài như xăng dầu.

CHƯƠNG 3: Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ VÀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

1. Hiện trạng ô nhiễm không khí:


 Là vấn đề toàn cầu, các quốc gia trên thế giới đã bắt đầu quan tâm đến.
 Nó đã xãy ra nhiều vấn đề như: biến đổi khí hậu, nóng lên toàn cầu, suy giảm tầng Ozone và mưa Acid,…
 Ở VN, nó cũng là một vấn đề gây bức xúc với môi trường từ đô thị, công nghiệp và các làng nghề,…
 Nó không chỉ tác động xấu lên sức khỏe con người mà còn tác động lên hệ sinh thái.
 Ngày nay, công nghiệp hóa càng mạnh, đô thị hóa càng phát triển thì càng tác động mạnh lên môi trường.
 Ở VN, tại các khu công nghiệp lớn, các trục đường giao thông lớn đã bị ô nhiễm với các cấp độ khác nhau,
vượt mức tiêu chuẩn cho phép.
2. Khái niệm về ô nhiễm môi trường không khí:
a) Khái niệm:
 Là sự có mặt của các chất lạ trong không khí, nó ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người và các sinh vật
sống.
 Có hai loại:
 Ô nhiễm sơ cấp: Xâm nhập trực tiếp đến môi trường như: CO2; SO2; bụi,…
 Ô nhiễm thứ cấp: Thông qua các phản ứng khác nhau làm chúng biến đổi làm những chất khác như: SO3
sinh ra từ SO2+O2; H2SO4 sinh ra từ SO2+O2+H2O,…
b) Các dạng ô nhiễm khác:
i. Bản chất hóa học:
 Ô nhiễm khí: COx; NOx; SOx (x có thể là 1;2;3),…
 Ô nhiễm bụi.
ii. Bản chất lý học:
 Ô nhiễm nhiệt: thừa nhiệt, gây nóng lên toàn cầu dẫn đến bang tan, nước dâng cao lên,…
 Ô nhiễm tiếng ồn: là những âm thanh không có giá trị.
iii. Ô nhiễm phóng xạ.
 Bản chất sinh học: ô nhiễm bào tử từ phấn hoa,vi khuẩn, vi rút gây bệnh,…
3. Thực trạng ở Việt Nam:
 VN nằm trong 10 quốc gia ô nhiễm nhất trên thế giới.
a) Đô thị hóa quá nhanh:
 Dân số đô thị ngày càng đông, hoạt động kinh tế-xã hội càng tập trung nhiều ở các vùng đô thị.
 Năng lượng tiêu thụ ở các vùng đô thị chiếm ¾ số năng lượng toàn quốc.
 Thế nên ô nhiễm ở các khu đô thị ngày càng phức tạp hơn.
b) Phương tiện giao thông, và nhu cầu sử dụng phương tiện cơ giới tăng nhanh:
 Đất nước phát triển kéo theo nhu cầu sử dụng phương tiện cơ giới tăng cao.
 Động cơ của phương tiện cơ giới chính là nguyên nhân thải ra môi trường các chất độc hại như: CO; hơi
xăng dầu (HmCn,VOC,…); SO2; chì;…
c) Hoạt động giao thông vận tải:
 Ô nhiễm do giao thông vận tải gây ra chiếm đến 70%.
 Nó còn đóng góp tới 85% lượng khí CO, 95% VOCs,…
d) Hoạt động xây dựng, sửa chữa công trình:
 Do việc xây dựng và sửa chữa gây phát sinh rất nhiều bụi, bao gồm bụi nặng và bụi lơ lững.
 Rác thải không được thu gôm hết, đường xá mất vệ sinh, bụi dày trên mặt đường.
4. Thực trạng trên thế giới:
 Ô nhiễm không khí làm tăng số bệnh nhân mắc bệnh phổi.
 Hằng năm có hơn 2 triệu trẻ em chết do nhiễm khuẩn đường hô hấp, 60% liên quan đến ô nhiễm không khí.

6
5. Nguyên nhân:
a) Tự nhiên:
 Núi lửa: Khi phun trào sẽ phát ra nham thạch nóng và nhiều khói bụi giàu SOx; CH4; và nhiều khí khác,…
Gây ô nhiễm diện rộng nên hậu quả là mưa Acid.
 Cháy rừng: tàn phá thảm thực vật, phát sinh nhiều bụi và khí gây ô nhiễm môi trường.
 Bão bụi do gió mạnh và bão.
 Quá trình phân hủy, thối rửa xác động thực vật. Biến đổi thành các khí SOx; NOx; các loại muối,…
b) Nhân tạo:
 Rất đa dạng. Do công nghiệp, đốt cháy nhiên liệu hóa thạch và các hoạt động của phương tiện giao thông
vận tải.
 Do sự bốc hơi, rò rỉ, thất thoát trong quá trình sản xuất,…
 Các ngành công nghiệp chủ yếu gây ô nhiễm nhiễm: nhiệt điện, vật liệu xây dựng, hóa chất và phân bón, cơ
khí,…
 Rò rỉ (CFCs) làm thủng tần Ozone.
 Thải khí SO2 khây mưa acid.
6. Hậu quả:
a) Động-Thực vật:
 Ảnh hưởng tai họa cho tất cả sinh vật.
 SOx; NOx; O3; fluor; chì,… gây hại trức tiếp lên thực vật khi đi vào không khí, nó còn làm hư hại hệ thống
thoát nước và giảm khả năng kháng bệnh.
 Nếu Ozone trong không khí, nó sẽ hoạt động như các khí khác và xâm nhập vào trong các bộ phận của cây
cùng một cách.Ozone sẽ phá hủy một số thành phần quan trọng trong quang hợp. Nó ngăn cản quá trình
quang hợp và tăng trưởng của cây.
 Sự nóng lên toàn cầu gây những biến đổi lên Động-Thực vật trên Trái Đất.
 Mưa acid làm cây thiếu thức ăn, gây chết các vi sinh vật, giải phóng Al3+ làm hại cho rễ.
 Đối với động vật thì fluor gây nhiễm độc trực tiếp khi hít phải hay thông qua chuỗi thức ăn.
 Làm độc nguồn nước, giết chết cây cối, đông vật,…
b) Với con người:
i. Tác hại của bụi:
 Tiếp xúc với bụi nhiều sẽ gây tổn thương nội tạng.
 Dễ mắc các bệnh về hô hấp: ho ra đờm, ho ra máu, khó thở,…
 Bụi đất đá không gây phản ứng phụ: Không gây độc, ít ảnh hưởng đến sức khỏe.
 Bụi than: thành phần chủ yếu là Hidrocarbon nên rất dễ gây ung thư.
 SOx và NOx:
 Đều rất nguy hiểm, dễ tạo thành acid gây tàn phá phổi, là nguyên nhân gây ung thư.
 SOx:
 Khi hít phải khí SOx có thể gây co thắt các cơ thẳng xủa phế quảng, ảnh hưởng đến chức năng của phổi,
gây viêm phổi, viêm phế quản mãn tính, gây các bênh về tim mạch,…
 Nhiễm độc qua da làm giảm lượng kiềm trong máu.
 Độc tính chung là gây rối loạn chuyển hóa Protein và đường, gây thiếu vitamin B và C, ức chế enzim
Oxydaza.
 NOx:
 Gây tổn thương niêm mạc phổi, tăng nguy cơ mắc các bệnh về hô hấp; gây tổn thương các chức năng của
phổi, mắt, mũi và họng,…
 CO: được tạo thành từ việc đốt các nhiên liệu như than,…
 Làm giảm khả năng vận chuyển Oxy dẫn đến thiếu Oxy trong máu,…
 NH3:
 Là khí độc có khả năng kích thích mạnh lên mũi, miệng và hệ hô hấp.
 H2S:
 Gây thiếu Oxy đột ngột, có thể dẫn đến tử vong do ngộp thở.

7
 Hợp chất hữu cơ bay hơi (VOCs):
 Quan trọng nhất là Toluen, Bezene, Xylene, các Hidrocarbon mạch vòng.
 Gây tàn phá nghiêm trọng lên hệ hô hấp, rối loạn tiêu hóa và nguy hiểm hơn là suy thận và ung thư máu.
 Chì: phát sinh từ khói xả của các động cơ cơ giới.
 Ngoài ra, nó còn xâm nhập vào cơ thể thông qua thức ăn, nước uống, qua da,…
 Hậu quả: phá hủy hồng cầu gây rối loạn đến tủy xương, đau khớp, huyết áp cao hay thiếu máu và làm rối loạn
chức năng của thận.
ii. Khí radon:
 Gây hại cho tim trong quá trình khai thác và sử dụng Uranium.
c) Đối với tài sản:
 Làm gỉ kim loại.
 Ăn mòn bê tông.
 Phá hủy lớp sơn trên bề mặt sản phẩm.
 Làm giảm độ bền và độ dẻo của cao su, chất dẻo, thuộc da,…
 Đối với toàn cầu:
 Mưa acid.
 Hiệu ứng nhà kính.
 Suy giảm tầng Ozone.
 Biến đổi nhiệt độ.
7. Biện pháp:
a) Hạn Chế:
 Dời các xí nghiệp, các khu đô thị ra ngoài thành phố.
 Phát triển công nghệ xanh.
 Thực hiện trồng cây xanh trong khu công nghiệp, đô thị.
 Quản lí chặt chẽ các nguồn thải ra môi trường.
 Tuyên truyền, nâng cao ý thức người dân, chủ doanh nghiệp.
 Thực hiện “trồng cây gây rừng”.
 Chôn lấp chất thải một cách khoa học.
 Xây dựng các nhà máy tái chế.
b) Khắc phục ô nhiễm:
i. Lọc không khí:
 Lọc sinh học là xử lí các chất khí có mùi hôi, các chất bay có nồng độ thấp.
 Nguyên tắc là loại bới các chất gây ô nhiễm trong khí thải. Nó sẽ giữ lại bụi và giết chết các vi sinh vật rồi
phân hủy chúng tạo nên năng lượng. Sau đó tiếp xúc với các phụ gia như CO2 và H2O theo phương trình
sau: Hữu cơ gây ô nhiễm+O2 sinh ra tạo thành CO2+H2O+năng lượng+sinh khối.
ii. Công nghệ Biofilter với giá thể vỏ dừa:
 Là phương pháp xử lí ô nhiễm khí thải với chi phí thấp, vận hành rẻ và thân thiện với môi trường, và nó
chủ yếu là xử lí mùi hôi.
 Khẩu trang than hoạt tính kháng không khí ô nhiễm:
 Ngăn ngừa bụi nhỏ và các chất khí có nồng độ thấp.
 Lọc hầu hết mùi hôi, hóa chất, mùi xăng, một phần khí độc như CO; SOx; NOx; H2S,…
 Bảo vệ hệ hô hấp, giúp hạn chế viêm mũi, dị ứng.
iii. Sử dụng máy lọc không khí:
 Dựa trên nguyên tắc các nguyên tử mang điện tích sẽ hút nhau. Tạo hiệu ứng thu hút bụi bẩn, vị khuẩn,
nấm móc,…
 Được dùng trong phạm vi các nhân hóa, trong phòng kín hay trong máy điều hòa không khí.
c) Những giải pháp mới chống ô nhiễm:
i. Lọc công nghệ cao:

VD: Mexico, tại bệnh viện Mnuel Gea González ở thủ đô Mexico City đã trình làng tòa nhà “hút khói”.

8
 Tòa nhà được phủ sơn chứa TiO2, có khả năng phản ứng với ánh sáng để trung hòa các tác nhân gây ô
nhiễm môi trường. Phương pháp này có thể giảm tới 45% tình trạng ô nhiễm, nhưng giá thành rất cao nên
khó áp dụng.
 Có ý kiến cho rằng hạt nano TiO2 vào bột giặt và quần áo sẽ có chức năng lọc không khí tốt hơn sau khi
giặt.
ii. Cảm biến MicroPEM-giải pháp cảnh báo ô nhiễm mức độ cá nhân:
 Nó chỉ có tác dụng cảnh báo những nơi ô nhiễm và có nguy có nguy cơ gây ô nhiễm.
 Nó giúp phát hiện hàng loạt mối đe dọa đến sức khỏe.
iii. Mạng nhện nhân tạo chống ô nhiễm lấy cảm hứng từ loài nhện:
 Độ mỏng và sự tích điện của các sợi tơ cho phép chúng hút mọi hạt bụi bay ngang đều bị dính lại và còn
được lớp keo bao phủ giúp giữ hạt bụi lại.
 Thế nên, tiến sĩ Vollrath cho rằng tơ nhện nhân tạo sẽ giúp giảm hàm lượng ô nhiễm.
8. Biến đổi khí hậu và suy giảm tầng Ozone:
a) Khái niệm:
 Là sự thây đổi hệ thống khí hậu gồm khí quyển, sinh quyển, thạch quyển của hiện tại và trong tương lai bởi
các nguyên nhân tự nhiên và nhân tạo.
 Là những biến đổi vật lý hoặc sinh học trong môi trường gây ra những ảnh hưởng có hại đáng kể đến thành
phần, khả năng, phục hồi hoặc sinh sản của hệ sinh thái tự nhiên.
 Là một trong những thách thức lớn cảu toàn nhân loại.
 Nhiệt độ tăng; mật nước biển dâng cao; gây ngập mặt, ảnh hưởng đến nông nghiệp, gây rủi ro lớn tới công
nghiệp và ảnh hưởng đến nền kinh tế trong tương lại.
 Ở VN, trong 50 năm nhiệt độ đã tăng khoảng 0,5-0,70C, mật nước đã dâng lên đến 20cm.
 VN là một trong những quốc gia bị ảnh hưởng nặng nè cảu biến đổi khí hậu.
 Gây đe dạo đến an ninh lương thực và phát triển nông nghiệp.
b) Nguyên nhân:
 Do hoạt động khái thác quá mức các bể sinh thái như: rừng, sinh khối, hệ sinh thái biển,…
 CO2 được thải ra từ việc đốt các nhiên liệu hóa thạch.
 CH4 sinh ra từ bãi rác.
 N2O phát sinh từu phân bón và hoạt động công nghiệp.
 PFCs phát sinh từ quá trình luyện kim, sản xuất Al,…
c) Các biểu hiện:
 Sự nóng lên của khí quyển và Trái Đất.
 Sự thay đổi thành phần và chất lượng khí quyển, điều này có hại co môi trường sống của con người và các
sinh vật trên Trái Đất.
 Việc dâng mật nước biển do băng tan, dẫn đến ngập úng.
d) Một số hiện tượng:

Hiệu ứng nhà kính:

 Kết quả của sự trao đổi không cân bằng về năng lượng giữa Trái Đất và không gian xung quanh, dẫn đến sự
tăng nhiệt độ của khí quyển Trái Đất.

Nguyên nhân của hiệu ứng nhà kính:

 Như CO2; CH4; CFC, SO2; hơi nước,… Các khí này tác dụng lẫn nhau và giữ lại một phần nhiệt độ là
nguyên nhân chính gây ra hiệu ứng nhà kính.

Mưa acid, Thủng tần Ozone, Cháy rừng, Lũ lụt, Hạn hán, Sa mạc hóa, Hiện tượng sương khói,…

Thực trạng và hậu quả việc biến đổi khí hậu:

Các hệ sinh thái bị phá hủy:

9
 Phá hủy hệ sinh thái như việc san hô bị tẩy trắng do nhiệt độ đáy biển tăng cao.

Mất đa dạng sinh học:

 Có đến 50% loài vật có nguy cơ tuyệt chủng vào năm 2050 nếu nhiệt độ cứ tăng thêm 1,1-6,40C.

Chiến tranh và xung đột, Các tác hại đến nền kinh tế, Dịch bệnh, Những đợt nắng nóng gây gắt, Núi băng và
sông băng dần tan, Mực nước biển dâng cao,…

Sự suy giảm tầng Ozone (O3):

 Là một chất có trong tự nhiên, nằm ở độ cao 25km trong tầng bình lưu. Chất khí này bao bọc xung quanh
hành tinh nên được gọi là tầng Ozone.
 Ozone không bền dễ bị phân hủy thành khí O2 và nguyên tử Oxi.

VD: O3=O2+O.

Vai trò của Ozone:

 Tránh những tia bức xạ đi vào Trái Đất.


 Tia bức xạ UV có ba loại: UV-A (400-315nm); UV-B (315-280nm); UV-C (280-100nm). Trong đó nguy
hiểm nhất là UV-C có khả năng gây ung thư da rất cao.
 Nên tầng Ozone đã hấp thụ gần hết. Mật độ UV trên bề mặt Trái Đất yếu hơn 350 tỉ lần so với trên tầng khí
quyển.

Nguyên nhân thủng tầng Ozone:

 Các Freon là tên gọi của một nhóm chất CFC là nguyên nhân chính gây thủng tầng Ozone.
 Sau đó, các nguyên tử Cl;F;Br tác dụng và làm biến đổi Ozone.
 Cuôi cùng là do chất thải nông nghiệp.

Ngăn chặn:

 Khuyến khích sử dụng năng lượng sạch như: năng lượng Mặt Trời, năng lượng gió, sóng biển,…
 Xử lý ô nhiễm trong từng khu vực nhỏ.
 Áp dụng thuế rác thải chất ô nhiễm, tái chế rác thải nhựa.
 Giáo dục và tuyên truyền.
 Tự bảo vệ mình khỏi sự tiếp xúc với ánh nắng.
 Giảm ô nhiễm không khí do xe cộ, khuyến khích dùng phương tiện công cộng, xe đạp.
 Tiết kiệm năng lượng.

CHƯƠNG 4: POLYMER

1. Các khái niệm cơ bản:


a) Khái niệm polymer:
 là hợp chất cao phân tử được cấu tạo từ rất nhiều nhóm có cấu tạo hoá học giống nhau lặp đi lặp lại và
chúng nối với nhau bằng liên kết đồng hoá trị.

VD:

10
Hay

 Với PVC thương mại thì có số n=1000.

Lưu ý: 1 polymer là một hợp chất cao phân tử, nhưng hợp chất cao phân tử chưa hẳn là polymer. Vì một số chất
như tinh bột không có tính chất lặp đi lặp lại.

 Oligomer (polymer): khối lượng phân tử thấp là hợp chất trung gian, chưa mang những đặc trưng tính chất
như polymer. Sự phân biệt giữa oligomer và polymer không rõ ràng, tuy nhiên oligomer không có sự thay
đổi rõ ràng với những tính chất quan trọng. VD: Sơn, keo dán,…
 Monomer: là những phân tử hữu cơ đơn giản có chứa liên kết kép (đôi hoặc ba, độ chức) hoặc có ít nhất
hai nhóm chức hoạt động có khả năng phản ứng với nhau tạo thành polymer – tham gia phản ứng trùng
hợp.
 Mắt xích cơ sở: là những nhóm nguyên tử lặp đi lặp lại trong phân tử polymer.
 Đoạn mạch: là một giá trị trọng lượng của các mắc xích liền nhau sao cho sự dịch chuyển của mắc xích
liền sau đó không phụ thuộc vào mắc xích ban đầu. Hay có thể hiểu là khi điểm A chuyển động sẽ làm các
điểm khác ảnh hưởng theo, nhưng đến một điểm nào đó không còn chịu ảnh hưởng bởi A thì khoảng cách
giữa điểm A đến điểm đó được gọi là đoạn mạch.
 Đoạn mạch càng dài thì polymer càng mềm dẻo.
 Đoạn mạch càng ngắn thì polymer càng cứng.

 Độ trùng hợp (n): biểu thị số mắt xích cơ sở có trong đại phân tử của polymer.

n = M/m

 M: khối lượng phân tử trung bình của Polymer.


 m : khối lượng phân tử của mắt xích.

VD: tính trọng lượng phân tử PVC có độ trùng hợp là 1000: (-CH2-CHCl-)

Giải:

Khối lượng phân tử của một mắt xích PVC:

m= 12+2+12+1+35,5= 62,5đvC

Khối lượng phân tử trung bình của Polymer:

M=m.n=62,5.1000=62500đvC

b) Nhựa nhiệt dẻo:

11
 Mạch thẳng là mạch lý tưởng và chỉ có trên lý thuyết. Trên thực tế, chỉ tồn tại mạch phân nhánh. Mạch nào
ít phân nhánh thì giá thành càng cao.
 Không có cấu trúc không gian ba chiều, nên có thể tái sinh.

Tên gọi: Poly+ tên monomer

VD: PE=Polyethylene

PP=Polypropylene

c) Cao su:

 Thông thường sẽ không có cấu trúc không gian, nhưng khỉ sử dụng ngoài thực tế, người ta sẽ tạo cho nó
một cấu trúc không gian ba chiều. Vì thế nó không thể tái sinh được.

Tên gọi: Tên monomer+Rubber

VD: BR=Butadiene Rubber

SBR=Styrene Butadiene Rubber

d) Nhựa nhiệt rắn:

 Sẽ được tạo mạng không gian ba chiều, nó khác cao su ở bản chất vật liệu đucợ sử dụng, mật độ không gian
rất dày giúp nó cứng hơn. Đều không thể tái sinh.

Tên gọi: không có một quy ước thống nhất.

VD: PF: Phenol Formaldehyde

UF: Ure Formaldehyde

Epoxy Resin (nhựa lỏng)

Epoxy

 Nhưng với nhựa nhiệt dẻo: dùng từ Resin nghĩa là nhựa chưa cho chất độn hay phụ gia vào.
 Homopolyme là những polyme được tạo thành từ một loại monome.
 Copolyme là polyme được tạo thành từ hai hay nhiều monome khác nhau. Rất nhiều polyme tổng hợp có
giá trị thương mại, ví du: ABS, NBR …
Copolymer gồm nhiều loại:

12
 Loại đều: -A-B-A-B-A-B-A-B-A-B-
 Loại khối: -A-A-A-A-A-B-B-B-B-B-
 Loại ngẫu nhiên: -A-A-A-B-B-A-B-A-A-
 Loại ghép: -A-A-A-A-A-A-A-A-A-A-A-A-

e) Ứng dụng:
 Polymer chịu nhiệt, oxy hóa ứng dụng trong tàu vũ trụ.
 Nhựa kỹ thuật thay thế cho kim loại.
 Polymer không cháy, giảm tối thiểu lượng khói hoặc hơi độc.
 Polymer phân huỷ sinh học.
 Polymer ứng dụng trong sinh học ví dụ: chỉ tự tiêu, cơ quan nội tạng nhân tạo.
 Polymer dẫn điện.

f) Phân loại:
i. Phân loại theo nguồn gốc: polymer thiên nhiên (cao su), polymer tổng hợp, polymer nhân tạo
(nitrocellulose, CAB…).
ii. Phân loại theo thành phần hoá học của mạch chính của polymer:
 Polymer mạch carbon: mạch phân tử được cấu thành từ nguyên tử carbon. Polymer này được hình thành
từ các olyfine hay các dẫn xuất của hydrocarbon.
 Polymer dị mạch: mạch chính được hình thành từ carbon và các nguyên tố phổ biến như : S, O, N, P…
 Polymer vô cơ: mạch chính của polymer không phải là carbon.

VD:

Polyoxymethylene:

Polyeste:

13
Polyuretane (dị mạch):

Polysiloxane (mạch vô cơ):

iii. Phân loại theo cấu trúc mạch phân tử:


 Polymer không phân nhánh.
 Polymer phân nhánh.
 Polymer mạch có cấu trúc không gian.
iv. Phân loại theo lĩnh vực ứng dụng: chất dẻo, phủ bảo vệ, sơn, sợi, cao su, keo dán, polymer composite…
v. Phân loại theo tính chất:

g) Copolymer
 Copolymer là một đại mạch phân tử mà trong cấu trúc của nó có hai hay nhiều nhóm phân tử (monomer,
olygomer, polymer khối lượng phân tử thấp) khác nhau.
 Tổng hợp copolymer có thể bằng phương pháp trùng hợp hay trùng ngưng đều quan trọng là sản phẩm của
tổng hai loại monomer M1 và M2 không phải là hỗn hợp hay là sự trộn giữa n1 [M1 ] + n2 [M2 ]. Đồng
trùng hợp (hay đồng trùng ngưng) được ứng dụng nhiều trong thực tế vì làm thay đổi hay cải thiện tính chất
của cao phân tử theo mục đích sử dụng.

14
VD:

ABS (Arcylonitrile Butadiene Styrene)

2. Cao su:
 VN gần xích đạo và có thổ nhưỡng thích hợp để trồng.
 Chỉ cso đất đỏ ba giang và đất đen mới có thể trồng đucợ. Và hơn hết là có thể đáp ứng được nhiệt độ và
lượng mưa sao cho phù hợp.
 Và cây cao su thuộc rẻ cọc, có yêu cầu rất khó. Thế nên trên thế giới chỉ có vùng Đông Nam Bộ có thể
trồng được.
 Hiện nay chỉ có vài quốc gia là có thể trồng được như VN; Malayxia; Indonesia; Ấn Độ,…
a) Thành phần Latex (mủ cao su):
 Là hạt cao su cuộn tròn vfa phân tán trong môi trường nước. Từ sinh lý của cây tổng hợp ra, nó có thể chứ
tế bào sống, protein acid béo, sterol, glucid, heterosid, enzyme, muối khoáng,…
 Hàm lượng những chất có trong Latex còn phu thuộc vào điều kiện khí hậu, hoat tính sinh lý và hiện trạng
sống của cây.
i. Các phân tích mẫu Latex gồm các thành phần như sau:

Cao su : 30-40%

Nước : 52-70%

Protêin : 2-3%

Acid béo + dẫn xuất : 1-2%

Glucid + Heterosid : 1%

Khoáng chất : 0.3-0.7%

Chất ổn định : Là thành phần protêin có trong latex.

 Nhờ vào protein bám xung quanh hạt cao su biến chúng mang điện tích âm và đẩy nhau dẫn đến tình trạng
không đông Latex khi còn trên cây.
 Trong quá trình bảo quản latex thường được bổ sung NH3 để tránh đông tụ cao Trong latex có nhiều loại
hạt như phân tử cao su, hạt lutoid…chứa trong dung dịch chất lỏng gọi là “serum” tương tự như serum của
sữa.
ii. Hóa tính:
 Nó là polyisoprene có công thức (-C5H8-)n; n=20.000 ở dang isoprene cis-1,4 của giống Hevea Brasilliensis.
Thế nên cao su kết tinh khó bị kéo căng, khi chưa có độn.
 Mỗi đơn vị -C5H8- có một nối đôi nên dễ bị gãy mạch. Vì thế cần phải được tạo mạng không gian ba chiều
hay được gọi là lưu hóa.
 Vì có nối đôi nên dễ bị lão hóa, chịu nhiệt kém, không chịu được trong môi trường dầu nhớt nhưng lại
không tan trong acetone.
b) Các loại cao su thiên nhiên:
 Cao su tờ RSS (Ribbed smoked sheet): dày từ 2.5→3.5mm, màu hổ phách, trên bề mặt có vân sọc, xông
hơi bằng khói bụi. Có 5 hạng: RSS1, RSS2, RSS3, RSS4, RSS5 (cao nhất).

15
 Cao su tờ ICR (Initial concentration rubber) : đánh đông ở nồng độ nguyên thủy DRC ~ 33%; xông khói
hoặc hơi nóng. Có 4 hạng: ICR1, ICR2, ICR3, ICR4 (cao nhất).
 Cao su tờ ADS (Air Dried Sheet): không xông khói hoặc hơi nóng (bằng khí ngoài trời).
 Cao su Crêpe: Được xông hơi, bề mặt gồ ghề; Crepe màu nhạt: SX từ mủ nước, chống hóa nâu bằng
sodium bisulfite, tẩy trắng bằng 0.1%xylyl mercaptan.Cao su cao cấp nhất (dụng cụ y tế, núm vú trẻ con,
dụng cụ tắm…).
 Crêpe nâu: SX từ mủ phụ.
 Cao su cốm bún SVR: dạng khối, được ép lại từ Cao su cốm hoặc Cao su bún Có 6 hạng: VR3L, SVR5,
SVR CV50, SVR CV60, SVR10, SVR20.
 Mủ cô đặc: dạng lỏng có DRC> 60%.

ĐỐI VỚI VN VỀ QUY ĐỊNH QUỐC TẾ VỀ CAO SU THIÊN NHIÊN:

SVR: Standard Vietnamese Rubber: cao su định chuẩn VN. (VD: SIR, SMR,…)

SVR 3L (line): chuẩn màu đo bằng kính Lovibond với cao su màu: 1 đến 7; số chuẩn là: 3;5;7)

SVR-CV50 (60): (Control Viscosity, kiểm soát độ nhớt Mooney). 50=45-55; 60=55-65.

Mủ bị đông trước khi về nhà máy sản xuất, mủ đông tại vườn.

Cao su tạp: SVR 5;10;20.

Latex đậm đặc: DRC (Dry Rubber Contents: hàm lượng cao su không)

Latex HA; LA (DRC>60)

HA (High Amonia: Hàm lượng NH3 cao) để sản xuất các sản phẩm mỏng.

LA (Low Amonia: Hàm lượng NH3 thấp) để sản xuất các sản phẩm dày.

Cao su tổng hợp:

 Nó được tổng hợp lần đầu trong hoàn cảnh thế chiến I. Cao su tổng hợp thời đó được xem như một giải
pháp thay thế cao su thiên nhiên nhằm đáp ứng nhu cầu quân sự.

16
c) Cao su Butadiene (BR):

i. Tính chất cơ lý:


 Polybutadien khó sơ luyện, khó định hình, khó đùn so với cao su SBR.
 Khi tăng nhiệt độ lên quá 1000F, Polybutadien trở nên khô nhám không bám trục cán, kém dính và võng
xuống do đó khó cán luyện.
 Cao su Polybutadien có khả năng ngậm chất độn rất cao mà không giảm tính năng cơ lý của thành phẩm.
Chất độn thường dùng là than đen (lấy từ cặn của dầu mỏ)
 Cao su BR phối hợp với các loại cao su khác để tăng tính kháng mỏi mệt, kháng mòn, kháng nứt.
 Với mức chất độn bằng nhau, sản phẩm BR cho sức kháng xé, sức kháng hút nước và độ kháng mòn thấp
hơn cao su thiên nhiên và cao su SBR.
 Vì tính thấm khí cao nên điện trở và tính kháng điện của BR gần giống cao su thiên nhiên. Ở nhiệt độ thấp,
độ nẩy của cao su BR không thay đổi nhiều do đó BR được kết hợp với các loại cao su khác để cải thiện
tính năng này cho hỗn hợp.
 Cao su BR (PB) dùng trong băng tải phối hợp với cao su thiên nhiên để cải thiện tính cắt, tính xé rách, tính
kháng mòn, kháng nhiệt tốt và tính kháng uốn khúc dập nứt tốt.
ii. Ứng dụng:
 Sử dụng làm cao su mặt lốp xe khi trộn với các cao su khác để cải thiện tính kháng mòn và chống nứt.
 Trong vải mành thân lốp và hỗn hợp hông lốp để cải thiện tính kháng nhiệt.
 Sức bám mặt đường ẩm ướt của hỗn hợp BR/cao su thiên nhiên hoặc BR/SBR tốt hơn so với hỗn hợp chỉ
dùng BR.
d) Cao su Styrene Butadiene (SBR):

i. Tính chất:
 Là sản phẩm đồng trùng hợp của butadiene và styrene.
 Có rất nhiều loại cao su SBR thay đổi theo hàm lượng styren, chất ổn định, nhiệt độ đồng trùng hợp...
 Tính kháng nứt thấp nhất là ở nhiệt độ cao. Ở 100 0C sẽ mất đi 60% tính kháng nứt.
 Tính chịu nhiệt thấp, ở 940C cao su lưu hoá mất đi 2/3 cường lực và 30% tỷ lệ dãn dài .
 Độ loang vết nứt lớn.
 Lượng tiêu hao năng lượng trong sơ luyện, hỗn luyện lớn. Nếu sơ luyện lâu dài độ dẻo giảm.
 Độ dẻo thấp nên khó điền đầy khuôn, có thể tăng độ dẻo bằng dầu naphthalene, nhựa thông...
 Nhiệt nội sinh lớn so với cao su thiên nhiên gây tổn thất lớn đối với sản phẩm bị uốn ép nhiều lần.
 Cao su SBR không có chất độn, cường lực kéo đứt rất thấp, không đáp ứng yêu cầu sử dụng do đó khi sử
dụng cần phải có một lượng chất độn gia cường lớn đặc biệt là than đen.
 Tốc độ lưu hóa cao su SBR chậm hơn so với cao su thiên nhiên.

17
ii. Ứng dụng:
 Sử dụng SBR kinh tế nhất là cao su mặt lốp xe du lịch. Thí nghiệm cho thấy cao su mặt lốp xe du lịch làm
bằng cao su SBR độn gia cường bằng than HAF khả năng kháng mòn có thể bằng hoặc hơn cao su mặt lốp
xe du lịch làm bằng cao su thiên nhiên gia cường bằng than EPC.
 Cao su tổng hợp SBR có thể thêm vào để làm keo lót lốp xe, tỷ lệ thêm vào là 30-50% cao su SBR và 70-
75% cao su thiên nhiên.
 Vì tình trạng thiếu trầm trọng cao su thiên nhiên, vì nhu cầu chiến tranh thế giới lần thứ hai, vì số lượng
tiêu thụ cao su trên thế giới ngày càng tăng, nền công nghiệp dầu mỏ phát triển mạnh số lượng phụ phẩm
phải được giải quyết nên cao su tổng hợp, trong đó sản lượng cao su SBR chiếm phần quan trọng, có cơ hội
phát triển.
 Do nhu cầu dùng cao su ngày càng cao tăng, mà lượng cao su thiên nhiên không đủ để đáp ứng. Thế nên,
người ta sẽ dùng cao su tổng hợp xem như một giải pháp thay thế.
e) Cao su Cao su Butyl (IIR):

i. Tính chất:
 IsoButadiene tạo cho cao su Butyl một độ kín khí rất cao, tốt hơn gấp 8 lần so với cao su thiên nhiên.
 Cao su Butyl lưu hoá với hệ thống lưu huỳnh về chất xúc tiến khuynh hướng biến mềm nếu thường xuyên
tiếp xúc với môi trường có nhiệt độ 300 – 4000F.
 Nếu dùng hệ thống lưu hoá bằng resin để làm cho sản phẩm kết mạng kháng nhiệt rất tốt, khám phá này
được áp dụng săm lốp lưu hoá lốp xe.
 Cao su Buytl độ kháng bão hoà rất thấp, kháng Ozone tốt nhất cùng với hệ thống chất lưu hoá phù hợp để
kháng Ozone, kháng nhiệt, kháng thời tiết tối đa, sử dụng làm bọc cáp điện, tấm lợp nhà, tấm trải phòng
tắm.
 Tính nhớt dẻo (Viscoclastic) của cao su Butyl phản ảnh cấu trúc của dây Polysicobo Tylene với hai dãy
Methyl ở hai bên có tác dụng giảm chấn, giảm biến dạng. Tính chất này được áp dụng để sản xuất các loại
đệm chống rung trong kỹ nghệ ô tô.
 Cao su Butyl chống ẩm rất tốt. Dùng để sản xuất các vật liệu cách điện. Thành phần Olefine không bão hoà
thấp dẫn đến tính kháng Acid cao.
 Sản phẩm cao su không có chất độn mặc dầu cường lực kéo đứt rất cao nhưng tính chống nứt thấp do đó
phải thêm chất độn (có thể đến 100% so với trọng lượng cao su) để cải thiện tính này đồng thời gia tăng
cường lực định dãn, tăng tính chống mòn.

ii. Ứng dụng:


 Sản lượng và lượng tiêu thụ cao su Butyl đứng hàng thứ ba trong các loại cao su tổng hợp (sau SBR và
BR). Việc áp dụng rất đa dạng nhưng số lượng sử dụng lớn nhất là làm săm ô tô.
 Để sản xuất chịu nhiệt như săm lưu hoá lốp, tấm lợp, bao cáp điện, thảm lót phòng tắm có thể chịu được
nước thường xuyên.
 Dùng cao su này để làm các nệm hơi, nệm giảm xóc, các đệm thành cửa kiếng, ô tô v.v… và với tính kháng
Acid loãng, kháng dầu thực vật người ta sản xuất các dụng cụ thường xuyên tiếp cận với các loại hoá chất
này.

18
f) Cao su Silicone( Siloxane):

 Là một loại cao su có tính năng vừa hữu cơ vừa vô cơ, có mạch silic và oxy xen kẽ nhau và được bọc bằng
nhóm hữu cơ, các thể tích phân tử rất lớn. Hiện nay trên thị trường thông thường sử dụng silicone biến tính
có gốc vinil, hoặc có thể thay thế bằng gốc phenyl để tăng một số tính chất cơ lý của cao su.
i. Tính chất cơ lý:
 Khoảng nhiệt độ sử dụng khá rộng – 1500F – 6000F, tuy rằng có những tính chất cơ lý thua những loại cao
su tổng hợp khác nhưng khả năng sử dụng ở nhiệt độ khá cao 4000F 2 – 5 năm, 5 – 10 năm ở 3000F, ở
2500F trong thời gian 10 –20 năm.
 Khả năng kháng biến dạng nén của Silicone rất cao. Cao su silicone được sử dụng bọc đường dây điện nhờ
những tính chất ưu việt của nó: tính kháng cháy ngay cả khi tiếp xúc với ngọn lửa, bị cháy thành than
nhưng không dẫn điện, kháng ôzôn tốt, chịu được khí hậu mưa nắng, lạnh…sau 15 năm mà tính chất của nó
không bị suy giảm, ngoài ra còn chịu được nhiều hóa chất tác dụng.
 Silicone không mùi, không độc, không bị ăn mòn, độ trương nở trong họ thơm thấp, silicone được lưu hóa
bằng perôxyd.
ii. Ứng dụng:
 Kỹ nghệ không gian: Các đệm kín thiết bị, đệm cửa. Ống dẫn khí nóng. Các màng điều hoà áp suất Oxy
và không khí. Ống khởi động máy phản lực. Đệm tròn dùng cho chất lỏng bôi trơn và hệ thống thuỷ lực.
Bọc dây điện cho máy bay và tên lửa. Bao cách điện và cách nhiệt cho tên lửa.
 Kỹ nghệ ôtô: Áo nền đánh lửa. Bao cấp dày đánh lửa. Đệm truyền lực. Ống dẫn chịu nhiệt.
 Dụng cụ gia đình: Cửa lò, đệm máy giặt và sấy. Đệm vật cách điện cho bàn ủi, chảo rán, phin cà phê v.v…
 Kỹ nghệ điện: Ống cao su, bình điện, dung dịch tẩm bọc dày điện. Băng cách điện có và không có vải.
Đệm đèn hình máy truyền hình. Lớp bọc kiếng. Dây cấp năng lượng hạt nhân.
 Kỹ nghệ xây dựng: Các đệm, các lớp phủ (tường, mái, kệ) chống tác động môi trường.
 Các áp dụng khác: Trục cao su. Cao su xếp. Dụng cụ y tế. Nút chai thuốc. Ống truyền dịch v.v…

g) Cao su NBR (Nitrile Butadiene Rubber):

19
 Sản phẩm có rất nhiều loại nhưng phổ biến có từ 5 – 6 loại trên thị trường tùy thuộc vào hàm lượng nitrile
trong cao su 18 – 50%.
 Trọng lượng của hai monome này gần bằng nhau cho nên khi gọi tỉ số phối hợp thì có thể hiểu vừa là tỉ số
phân tử vừa là tỉ số khối lượng.
i. Tính chất cơ lý:
 Nếu hàm lượng nitrile cao thì khả năng cao su làm việc chịu được môi trường xăng dầu, dầu họ thơm, dầu
thực vật, chất béo. Nói chung là trong môi trường những chất không phân cực.
 Hàm lượng Nitrile càng cao thì chống dầu càng tốt.
 Hàm lượng trung bình và thấp thì được sử dụng ở nhiệt độ thường là một sản phẩm mềm dẻo hơn là sản
phẩm chống dầu.
 Kháng mỏi mệt tốt, kháng biến dạng nén tốt. Kháng mòn tốt và tính không thấm khí còn tốt hơn cao su
butyl nếu có hàm lượng acrylonitrile cao.
 Cao su Nitrile dính tốt với kim loại nhất là trên bề mặt kim loại đã tẩy sạch có phết một dung dịch 15% cao
su chloroprene trong dung môi toluene.
 Tính kháng lão hóa của cao su nitrile tương đối cao : 900C có thể sử dụng liên tục, 1200C trong 40 ngày,
1500C trong 3 ngày.
 Kháng mệt mỏi tương đối tốt, kháng biến dạng nén tốt, kháng mòn tốt, kháng thẩm khí tốt, nên được sử
dụng tương đối nhiều trong công nghệ trục in ( những trục tiếp xúc với dung môi không phân cực ).
 Cao su butadien acrylonitrile hàm lượng nitrile cao được sử dụng để sản xuất các sản phẩm trực tiếp tiếp
xúc với xăng dầu, dung môi, dầu họ thơm.
ii. Ứng dụng:
 Cao su nitrile chủ yếu để làm các sản phẩm chịu dầu ở nhiệt độ cao, trong kỹ nghệ dầu mỏ, ô tô, máy bay,
tàu biển, xe quân sự và máy móc

CHƯƠNG 5: HÓA DƯỢC

Giới thiệu sơ bộ về ngành dược và hóa dược:

 Được ví von như cuộc đua của “nhà giàu” vì nó rất tốn kém, nhưng nó rất béo mỡ vì có thị trường của nó
rất lớn.
 Ngành dược có lịch sử rất lâu đời, thuốc Bắc và thuốc Nam đã được phát triển từ rất lâu. Riêng thuốc Tây
thì chỉ mới phát triển gần đây.
 Ban đầu chỉ tìm những loại thực vật, cây cỏ có khả năng giảm đau.
 Từ đó, người xưa đã thử nghiệm nhiều lần với thực vật và việc nghiên cứu dược phẩm đã ra đời.
 Nhờ sự tò mò và sáng tạo mà con người đã tạo ra được nhiều hợp chất có lợi cho con người. VD: Cây ngãi
cứu có một số chất an thần và giảm đau.
 Asprin là một trong những hợp chất đucợ con người tổng hợp ra đầu tiên và sản phẩm được gọi là “thuốc”.
Từ đó, đánh dấu cho quá trình phát triển thuốc Tây sau này.
 Vai trò của hóa dược vô cùng quan trọng. Hóa dược chính là sự giao thoa giữa hóa học với dược học, liên
kết chặc chẽ giữa tính dược lý và cấu trúc hóa học.
 Hầu hết các loại thuốc đều là hữu cơ và được cô lập từ thiên nhiên, hoặc là thay đổi cấu trúc hóa học theo
hướng mong muốn và số ít thì được tổng hợp nên.
 Hiện nay, việc chiết suất dược liệu từ thiên nhiên chiếm tới hơn 95% còn việc tổng hợp thì còn nhiều hạn
chế nên chỉ chiếm 5% và chỉ có một số chất là có thể tổng hợp được.

20
VD: Quy trình chiết suất nọc bò cạp:

 Sau khi có được dược liệu, người ta mới bắt đầu khảo sát các hoạt tính của phân tử này. Khi nghiên cứu
người thường gọi là “các hoạt tính” vì trong mỗi chất nó sẽ có rất nhiều hoạt tính nên trên thực tế người ta
không bao giờ nghiên cứu một hoạt tính trong một chất hết.
 Bốn yếu tố quan trọng trong ngành hóa dược là dược lực học, dược động học (PK-ADME), độc tính và
tính chất lý-hoá học.

Dược lực học : nghiên cứu về những tác động sinh lý của thuốc trên cơ thể hoặc vi sinh vật, ký sinh trùng trong
hoặc trên cơ thể, các cơ chế của hoạt động của thuốc và quan hệ giữa nồng độ thuốc với hiệu quả chữa bệnh.

Có bốn bước thửu nghiệm:

 Thử nghiệm inVitro (Phòng thí nghiệm) thuộc ngành hóa: đưa đưa dược liệu và vi khuẩn, vi rút vào trong
một tế bào và tạo môi trường giả lập trong phòng Lab.
 Thử nghiệm trên chuột thuộc ngành hóa: quy trình làm rất cầu kỳ, phải nuôi chuột bạch từ nhỏ với số
lượng lớn. Xong cáy bệnh và chuột và tiến hành điều trị.
 Thử nghiệm trên động vật thuộc ngành dược: Lúc đầu người ta thường thí nghiệm trên khỉ, nhưng lại bị
lên án vì tính nhân đạo. Sau đó người ta đã nghiên cứu trên chó, nhưng do các nước châu Âu và Mĩ yêu quí
chó. Điều này đã khiến cho chi phí nghiên cứu được đội lên quá cao. Cuối cùng đã chuyển sang nghiên cứu
trên thỏ.
 Thử nghiệm lâm sàn thuộc ngành dược: giai đoạn 1 là thử ở 50 người, giai đoạn 2 là với 500 người, cuối
cùng là 5000 người với quy mô lớn. Do việc thử nghiệm với số lượng lớn như thế trong một khu vực là
không thể. Nên họ thường chia thuốc cho các nước đang phát triển để thử thuốc và họ chỉ lấy báo cáo.
 Sản xuất thuốc: do các công ty dược do ngành hóa cung cấp dược liệu

Lưu ý: Mỗi giai đoạn phải hoàn thành tối thiểu 90% mới được phép chuyển giai đoạn.

PK-ADME (dược động học) viết tắt của nhóm từ (Pharmacocinétique, Absorption, Distribution, Métabolisme,
Excrétion) có nghĩa là dược tính, hấp thu, phân tán, trao đổi chất, và bài tiết là những tương tác của thuốc với cơ thể
thông qua sự ảnh hưởng của hệ thống sinh học phân tử.

 Xác định các thông số này rất phức tạp bởi vì cơ thể là hệ thống được trang bị vô số các cơ chế để loại bỏ
dị vật xâm nhập vào bên trong nó trong quá trình chuyển hoá hoặc bài tiết.
 Cơ thể sử dụng một tập hợp các enzim có chức năng trao đổi chất (quan trọng nhất trong tế bào là họ các
hemoprotein cytochromes P450), các chất vận chuyển, bài tiết, khoang sẽ hấp thu và sau đó chuyển hoá
thuốc…do đó cần phải có những phương pháp để phân tử tồn tại ở vị trí cần thiết đủ lâu để phát huy hiệu
quả của nó.

21
Nghiên cứu độc tính của thuốc là điều cực kỳ quan trọng, các loại thuốc không chỉ có tác dụng chữa bệnh mà nó
còn gây nhiều tác dụng phụ và hậu quả rất khó lường.

VD: Thalidomid đã được giới thiệu như là một loại thuốc an thần vào cuối những năm 1950. Năm 1961, nó đã được
thu hồi do gây quái thai và các bệnh thần kinh.

Tính chất vật lý và hoá học của thuốc có lẽ là thông số thường bị bỏ qua bởi các nhà hoá học, nhưng nó cũng để lại
hậu quả nặng nề cho các nhà sản xuất thuốc.

 Nhiều tiến bộ gần đây cho phép chúng ta tạo ra các hợp chất quá “thân dầu” có độ hoà tan kém trong nước.
Một ví dụ nổi tiếng nhất là gia đình Pfizer đã bị phá sản bởi hợp chất Ritonavir kháng virus. Nó có độ hoà
tan kém do đó không thể sản xuất thành sản phẩm được. Trong vòng vài tuần, nó đã làm ô nhiễm tất cả các
địa điểm sản xuất và trong thời gian kỷ lục.

Đặc điểm nghiên cứu ngành hóa dược:

 Hoá dược với đặc điểm liên ngành của nó đã làm cầu nối kết hợp hóa hữu cơ, hoá phân tích, hóa học phức
chất, vật lý ... với sinh lý học và y học.
 Một ngành khoa học có tính cơ bản rất cao trong việc phát hiện, nghiên cứu bản chất của thuốc và các
nghiên cứu cơ bản đã và đang phát triển rất mạnh trong thập kỷ qua.
 Ngày nay với sự hợp tác của các nhà khoa học trên nhiều lĩnh vực đa và đang tiến hành nghiên cứu và tìm
các loại hợp chất mới có khả năng chống ung thư, HIV-ADSI, virus,… và mở ra những hi vọng cho các
bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo.
 Nhiều công nghệ hiên nay cho phép tổng hợp và đánh giá các phân tử với tốc độ không bao giờ đạt được
trước đây.
 Chúng ta hoàn toàn có thể đánh giá 10000- 50000 phân tử mỗi ngày trong một thử nghiệm HTS (liệu pháp
thử nghiệm lâm sàng bằng phương pháp thay thế hoocmonl'hormonothérapie substitutive). Kỹ thuật này
cũng đã được áp dụng cho thử nghiệm dự đoán ADME (dược động học), để có thể loại bỏ sớm các hợp
chất có đặc tính không mong muốn.
 Gần đây nhất, phương pháp tổng hợp trên những phân mảnh của ADN được sử dụng để tạo ra các thư viện
đồ sộ với hành tỉ hợp chất.Tuy nhiên vẫn còn rất ít so với không gian khoảng 10 mũ 24 các phân tử hoá
dược…
 Trong cơ cấu của dự án nghiên cứu hóa dược, những yếu tố cần nhiều thời gian và tiền bạc phải luôn được
tập trung định hướng hợp lý.
 Trong khi cần phải có mười lăm năm nghiên cứu hoạt tính, bây giờ các thử nghiệm được thực hiện song
song với mục đích loại bỏ sớm các phân tử không mong muốn trước khi tiêu tốn hàng triệu đôla cho nghiên
cứu.

Phương pháp trị bệnh ung thư ngày xưa:

Có hai phương pháp điều trị:

 Xạ trị (phương pháp vật lý).


 Hóa trị (bomb thảm): có nghĩa là đưa thuốc điều trị ung thư vào cơ thể, nhằm phát hiện ra các tế bào phát
triển nhanh thì nó sẽ tiêu diệt ngay. Phương pháp này khá hay, nhưng có một khuyết điểm khác lớn chính là
nó sẽ phá hủy lun các tế bào mang sắc tố da và tế bào tóc gây ra hiện tượng rụn tóc.

Dẫn thuốc-Truyền thuốc:

 Là một phương pháp mới, chỉ đưa thuốc vào cơ thể nhưng sẽ đưa vào đúng vị trí ung thư, chỉ tiêu diệt tế
bào ung thư, không làm tổn hại đến các tế bào khác.

Phát triển công nghệ chiết xuất dược liệu:

22
 Trong khi đang sở hữu cả “kho vàng” dược liệu với gần 4.000 cây thuốc có thể dùng trực tiếp làm thuốc
hay để tách chiết một số hoạt chất bào chế thuốc thành phẩm, ngành dược Việt Nam lại phải phụ thuộc rất
nhiều vào nguyên liệu nhập khẩu.
 Thống kê mới đây của Cục Quản lý dược Việt Nam cho thấy, năm 2008, thuốc sản xuất trong nước mới chỉ
đáp ứng được 50,18% nhu cầu sử dụng với 90% nguyên liệu sản xuất phải nhập từ nước ngoài.
 Tình trạng phụ thuộc này là do Việt Nam chưa đầu tư đúng mức vào công nghệ tách chiết tinh khiết để khai
thác nguồn dược liệu quý giá sẵn có.
 Với những hứa hẹn từ công nghệ chiết xuất tinh khiết dược liệu, ngành dược Việt Nam hoàn toàn có thể
nghĩ đến việc chủ động sản xuất các loại thuốc đặc trị thay vì các loại thuốc thông thường hiện nay.
 Thực tế cho thấy, công nghiệp chiết xuất dược liệu của Việt Nam chưa phát triển. Gần như chưa có các nhà
máy chiết xuất lớn đúng nghĩa.
 Các cơ sở thường tự xây dựng các phân xưởng chiết xuất nhỏ phục vụ cho nhu cầu của mình.
 Phương pháp chiết xuất chủ yếu vẫn là nấu cao, cô cao trực tiếp ở áp suất thường trong không khí.
 Các cơ sở chiết dược liệu ở vùng trồng (nếu có) cũng chủ yếu là cơ sở nhỏ chế biến một loại cao nhất định
với các trang thiết bị khá thô sơ.
 Việc đầu tư các thiết bị chiết xuất, các dây chuyền chiết xuất hiện đại cùng với các quy trình chiết xuất
dược liệu tiên tiến, hiệu quả chỉ mới là ý tưởng hay mơ ước.
 Đề án “Phát triển công nghiệp dược và xây dựng mô hình hệ thống cung ứng thuốc của Việt Nam giai đoạn
2007-2015 và tầm nhìn đến năm 2020” đã xác định: Xây dựng cơ sở chiết xuất hoạt chất tinh khiết từ dược
liệu để đảm bảo 20% nhu cầu hoạt chất cho sản xuất thuốc vào năm 2015 và 30% vào năm 2020.
 Việc để các doanh nghiệp tự thân đầu tư quy trình chiết xuất dược liệu tiên tiến là rất khó khi nguồn vốn
đầu tư rất lớn và phải sau một thời gian dài mới có thể thu hồi được.
 Chính vì vậy, cần phải có sự hậu thuẫn mạnh mẽ của nhà nước.
 Trước nhất là những chính sách tầm vĩ mô về phát triển vùng nguyên liệu ổn định, hỗ trợ về vốn, ưu đãi về
thuế cho các doanh nghiệp nghiên cứu, đầu tư công nghệ chiết xuất.
 Đầu năm 2011, các dược phẩm sử dụng công nghệ NaNo- Lipposome để điều trị bệnh ung thư được tung ra
thị trường.
 Đây là kết quả của chương trình hợp tác, chuyển giao công nghệ giữa Công ty Affordable Quality
Pharmaceuticals (AQP - trụ sở tại bang California, Mỹ) với Công ty Cổ phần Dược Danapha Đà Nẵng.
 Ở Việt Nam, công nghệ này vẫn còn khá mới. Hạt nano-liposome (những tiểu phân nhân tạo hình cầu có
kích thước nano được cấu tạo cơ bản từ các thành phần phospholipid tự nhiên và cholesterol) có kích cở đo
bằng nano mét (1 nano mét – 1/1 tỷ mét) đã trở thành yếu tố quan trọng trong việc tải thuốc vào cơ thể của
người bệnh.
 Các dạng thuốc thông thường, phần tử thuốc tự do có thể đi xuyên qua thành huyết quản và đi đến các mô
trong toàn cơ thể để hủy diệt tế bào ung thư lẫn các tế bào khỏe mạnh.
 Thuốc được gói trong các hạt nano-liposome có kích cở đo bằng nano mét có thể chui lọt qua những
khoảng hở đi vào khối ung thư mà không ảnh hưởng đến thành huyết quản.

Xu hướng hóa học xanh trong sản xuất dược phẩm:

VD: 1kg lấy từ thiên nhiên, thông thường chỉ tách chiết được khoảng 4-5 viên thuốc. VÀ phần còn lại đucợ xem như
phế phẩm và thải ra môi trường.

 Vì trong quá trình sản xuất có thể gây ô nhiễm môi trường thế nên người ta đang hướng đến một mô hình
sản xuất dược phẩm xanh.
 Khi phát triển các quá trình sản xuất có hiệu quả về mặt chi phí, các nhà sản xuất cũng thường tạo ra các
quá trình sản xuất sạch hơn.
 Hai lĩnh vực hóa học quá trình và hóa học môi trường có cùng mục đích chung là tạo ra ít phế thải và phát
thải hơn, giảm xuống tối thiểu tiêu thụ nguyên liệu và năng lượng, vận hành an toàn hơn trong các điều
kiện ít độc hại hơn.
 Lượng phế thải trong sản xuất dược phẩm tương đối lớn.

23
 Tuy sản lượng các loại thuốc hàng năm chỉ bằng một phần nghìn sản lượng các hóa chất thông dụng, nhưng
tỷ lệ phế thải sinh ra (một trong những thước đo hiệu quả quá trình) lại cao hơn nhiều, khoảng 25 - 100 kg
phế thải/ kg sản phẩm.
 Trong thời gian cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu vừa qua và bất chấp áp lực về năng suất cao, các công
ty dược phẩm vẫn tiềp tục thực hiện các chương trình hóa học xanh của mình.
 Năm 2005, các hãng dược phẩm Pfizer, Merck, Lilly và Viện Hóa học xanh của Hội Hóa học Mỹ đã lập ra
Hội nghị Bàn tròn dược phẩm với mục đích hỗ trợ việc kềt hợp hóa học xanh với sản xuất dược phẩm.
 Kết quả của nghiên cứu đã xác nhận dung môi là nguồn phề thải chính trong sản xuất dược phẩm, chúng
chiếm hơn 50% cường độ vật chất được sử dụng trong quá trình sản xuất các thành phần có hoạt tính dược
học.
 Các nhà nghiên cứu đã xếp loại các dung môi dựa trên các tác động của chúng đối với sức khỏe, môi
trường và an toàn nhằm mục đích đính hướng việc sử dụng các dung môi thích hợp hơn.
 Các nhà nghiên cứu luôn tìm kiếm các cơ hội để thu hồi hoặc tái chế các dòng phế thải trong sản xuất dược
phẩm.
 Với những công cụ sàng lọc và đánh giá mới, họ có thể hiểu rõ những gì mà các quá trình sản xuất sẽ tạo ra
và tìm cách thu hồi một số phế thải để cung cấp cho các lĩnh vực sản xuất khác, ví dụ cung cấp dung môi
cho sản xuất sơn.
 Các nhóm nghiên cứu cũng đề ra các giải pháp tiết kiệm chi phí và bảo vệ môi trường, đặc biệt đối với các
quy trình sản xuất thế hệ hai, được phát triển sau khi các quy trình thế hệ đầu đã được chấp thuận và áp
dụng trong sản xuất.
 Các công nghệ và phương pháp mới lần lượt được đưa ra để ứng dụng sản phẩm một cách hợp lí, thân môi
trường và tiết kiệm chi phí.
 Phần lớn các công ty dược phẩm đi theo xu hướng hóa học xanh sẵn sàng thực hiện các quá trình thay đổi
đối với sản phẩm trong quá trình phát triển lâm sàng giai đoạn II, tức là trước khi công bố các thành phần
hóa học để xin phép lưu hành sản phẩm.
 Tính chất thân môi trường của quá trình sản xuất được đánh giá ở các cấp khác nhau ngay trong quá trình
phát triển loại thuốc mới.
 Các nhà sản xuất thuốc hết hạn bảo hộ sáng chế cũng đang tìm cách áp dụng các nguyên tắc hóa học xanh,
đặc biệt là khi các phương pháp thân môi trường cũng mang lại hiệu quả kinh tế do giảm chi phí nguyên
liệu và chi phí xử lề môi trường.
 Tại Ấn Độ (cùng với Trung Quốc là nơi có nhiều nhà sản xuất thuốc giá rẻ), chi nhánh của Viện hóa học
xanh thuộc Hội hóa học Mỹ đã thành lập Trung tâm Hóa học xanh tại Niu Đêli với mục đích hỗ trợ phát
triển hóa học xanh.
 Các quá trình của Công ty có tốc độ chuyển hóa và tính chọn lọc cao hơn, nhờ đề tạo ra ít phế thải hơn và
các dung dịch thải cũng dễ xử lí hơn.

Ví dụ, một quá trình khử của Công ty cho phép tái sử dụng 25 lần dung dịch phản ứng với thành phần chính là nước.

 Ban đầu, việc áp dụng công nghệ xanh có thể sẽ tốn kém do chi phí phát triển và mở rộng sản xuất. Nhưng
sau khi đi vào sản xuất ổn định, công nghệ xanh cho phép phát triển sản xuất một cách bền vững với chi phí
ngày càng giảm.
 Trong khi đó, những nhà sản xuất không đầu tư vào hóa học xanh thì lúc đầu có thể sản xuất với giá thành
thấp nhưng chi phí khắc phục các hậu quả môi trường sẽ ngày càng cao, khiến cho chi phí sản xuất ngày
càng tăng, quá trình sản xuất sẽ trở nên không bền vững.
 Một trong những xu hướng hóa học xanh hiện nay là việc sử dụng ngày càng tăng các xúc tác hóa sinh
trong sản xuất dược phẩm quy mô lớn cũng như việc áp dụng các quá trình sản xuất liên tục và các thiềt bị
phản ứng cỡ micro.
 Tuy ngành sản xuất dược phẩm đã đạt được những tiến bộ đáng kể trong xu hướng hóa học xanh, nhưng
vẫn còn nhiều cơ hội để đổi mới và còn nhiều lĩnh vực cần được cải tiến.
 Việc xử lí các dung môi cả về mặt chất lượng và khối lượng chỉ mới là những bước đi đầu tiên.

24
 Những yêu cầu ngày càng cao đang đòi hỏi các giải pháp sáng tạo hơn để đáp ứng mục tiêu phát triển bền
vững của ngành. Mặt khác, cũng có thể đạt được nhiều tiền bộ chỉ đơn giản bằng cách làm cho mọi người
nhận thức rõ hơn về hóa học xanh và thay đổi các thói quen cũ.

CHƯƠNG 6: VẬT LIỆU TIÊN TIẾN

1. Xu thế phát triển vật liệu tiên tiến:


 Công nghệ và vật liệu thay thế là xu hướng phù hợp cho sự phát triển trong tiến trình phát triển bền vững.
 Với những cái mới, sự đánh giá rõ ràng chi tiết về tiềm năng, ứng dụng... phải phụ thuộc vào từng đối
tượng và quan điểm xác định giá trị.
 Xác định hướng sử dụng vật liệu và công nghệ mới gắn với phát triển bền vững trên cơ sở ứng dụng công
nghệ xanh, sạch.

Công nghệ xử lý lớp dầu mỏng trên mặt biển khi bị tràn dầu.

 Nó chỉ hút dầu, không hút nước biển, chỉ cần ép ra là có thể thu được dầu.
 Các hướng nghiên vật liệu tiên tiến như vật liệu màng mỏng, nano, vật liệu xốp, xúc tác, vật liệu cho năng
lượng và năng lượng tái tạo, nhiên liệu sinh học,
 Pin Mặt Trời, pin và vật liệu tích trữ năng lượng, vật liệu quang học, vật liệu y sinh-dược phẩm - môi
trường, các phương pháp nghiên cứu và đánh giá vật liệu.
 Nghiên cứu về vật liệu nano trong y sinh, ứng dụng vật liệu nano trong lĩnh vực năng lượng.
 Sử dụng chất lỏng ion mới để xử lý rong tảo trên cạn phục vụ sản xuất nhiên liệu sinh học.
 Chất dẫn truyền dendrimer kích thước nano lên việc giảm thiểu độc tính của chất chống ung thư.
 Tổng hợp nano vàng từ dịch chiết lá mướp đắng và khảo sát khả năng kháng vi sinh vật của nó…
2. Vật liệu tiên tiến:
a) Graphene:
 Graphene là vật liệu carbon có hình dạng mạng lưới lục giác nối kết các nguyên tố carbon giống tổ ong và
có độ dày của một nguyên tử carbon. Vì vậy, graphene là vật liệu 2 chiều.
 Than chì (graphite) là tập hợp của những lớp graphene mà người ta thường dùng làm lõi bút chì.

25
 Tháng 12 năm 2010, Viện Hàn lâm Khoa học Thụy Điển trao giải Nobel Vật lý cho công trình nghiên cứu
graphene của hai nhà khoa học người Anh gốc Nga, Andre Geim và Konstantin Novoselov (Đại học
Manchester, Anh quốc).
 Graphene là vật liệu carbon có hình dạng mạng lưới lục giác nối kết các nguyên tố carbon giống tổ ong và
có độ dày của một nguyên tử carbon. Graphene là vật liệu 2 chiều.
 Than chì (graphite) là tập hợp của những lớp graphene mà thường dùng làm lõi bút chì.
 Với thao tác "dán bóc" đơn giản dùng băng keo Geim và Novoselov lần đầu tiên đã "bóc" ra được một lớp
graphene từ than chì, vật liệu mỏng nhất trong vũ trụ và đã mở màn cho những nghiên cứu cơ bản về mặt
phẳng của thế giới vi mô và các ứng dụng trong công nghiệp điện tử, bộ cảm ứng, gia cường, công cụ tích
trữ năng lượng và nhiều ứng dụng khác.

Các lớp Graphene liên kết với nhau bằng những liên kết vật lý

b) Carbon nanotubes (CNT):

Có hai loại:

 Ống đơn lớp (chỉ có một lớp Graphene).


 Ống đa lớp (nhiều lớp).
 Ống đơn lớp có giá gấp 1000 lần ống đa lớp. Khi mà ống đa lớp có giá là 300USD/kg thì ống đơn lớp lại có
giá 300USD/g.
 CNT : "vật liệu thần kỳ" với y nghĩa là trong lịch sử khoa học chưa có một vật liệu nào có một đặc tính vô
cùng đa dạng, tiềm năng ứng dụng cực kỳ phong phú.
 Ống than nano có độ cứng (stiffness), độ bền (strength) rất cao và truyền nhiệt tốt. Cấu trúc của ống có thể
được thiết kế để thay đổi độ dẫn điện từ mức độ của kim loại đồng đến chất bán dẫn.
 CNT mang một sức bền có thể treo vài chục chiếc xe tăng khi ống được phóng đại có đường kính to bằng
cây viết chì.
 Đây là một vật liệu gia cường (reinforcement) quy giá cho các polymer gia dụng.
 Nói về các đặc tính điện tử và quang điện tử (opto-electronics), CNT có tiềm năng ứng dụng vượt trội có
thể thay thế nguyên tố silicon.

VD: chỉ với một sợi Graphene có đường kính chỉ 1cm thì có thể treo đucợ vài chục chiếc xe tăng về mặt lý thuyết.

26
Thang không gian:

27
Lý Thuyết về thang không gian:

28
c) Hạt nano vàng, bạc, TiO2:
 Hạt nano vàng là một thay thế tuyệt vời cho hạt nano phát quang của hợp chất cadmium vì vàng không có
độc tính.
 Ngoài ra, cũng như hạt nano bán dẫn, bề mặt hạt nano vàng có thể kết hợp với phân tử thuốc, phân tử sinh
học như DNA, các loại protein như enzyme, kháng thể cho nhiều ứng dụng y học khác nhau .
i. Hạt nano kim loại vàng:
 Trên phương diện y học, hạt lai nano vàng/silica giải quyết được những khó khăn của các vật liệu cổ điển
trong việc tạo ảnh hồng ngoại và trị liệu nhiệt.
 Trong các liệu pháp y khoa những vật liệu cảm ứng với tia hồng ngoại (tức là nhiệt) mang đến nhiều ưu
điểm hơn tia tử ngoại hay laser mang năng lượng cao.
ii. Hạt nano bạc:
 Bạc đã được sử dụng để điều trị bệnh y tế trong hơn 100 năm do thuộc tính của nó kháng khuẩn và kháng
nấm tự nhiên.
 Các hạt Nano bạc có diện tích mặt rất lớn, gia tăng tiếp xúc của chúng với vi khuẩn hoặc nấm, nâng cao
hiệu quả diệt khuẩn và diệt nấm.
 Nano bạc khi tiếp xúc với vi khuẩn và nấm bất lợi sẽ ảnh hưởng đến chuyển hóa tế bào và ức chế sự phát
triển của tế bào.
 Nano bạc ức chế hô hấp, quá trình trao đổi chất cơ bản của hệ thống truyền và vận chuyển chất nền trong
các màng tế bào vi khuẩn.
 Nano bạc ức chế sự nhân và tăng trưởng của các vi khuẩn và nấm gây nhiễm trùng, mùi, ngứa và lở loét.
 Nano bạc có thể được ứng dụng vào các sản phẩm chăm sóc sức khỏe khác như băng cho vết bỏng, chữa
bỏng, da; vết thương mụn trứng cá; và các sản phẩm vệ sinh phụ nữ, khăn vệ sinh…
 Ứng dụng của Nano bạc vào sản phẩm ở nồng độ rất thấp.
 Ngay khi chúng ta ăn các sản phẩm có chứa Nano bạc, thì hàm lượng Nano bạc cũng không thể cao hơn
định mức WHO đã đưa ra.

iii. Hạt nano TiO2:


 Titanium dioxide (TiO2 ) là một oxide kim loại bán dẫn hết sức thông dụng.
 Vật liệu này có rất nhiều ứng dụng trong các ngành công nghiệp quan trọng như quang xúc tác, pin mặt
trời, vi điện tử, điện hóa học.
 Khi ở kích thước nano, vật liệu TiO2 cũng tồn tại ở các dạng thù hình anatase, rutile, brookite, và vô định
hình như khi ở kích thước lớn.
 TiO2 có rất nhiều ứng dụng trong đời sống hằng ngày, việc nghiên cứu chúng cũng đã được tiến hành từ
lâu.
 Nghiên cứu sự chuyển pha vô định hình của vật liệu vẫn là một đề tài được các nhà khoa học quan tâm
đáng kể.
d) Một số ứng dụng:

29
i. Ứng dụng CNT:

A. Tiềm năng ứng dụng công nghiệp điện tử:


 Một trong những động lực lớn đẩy mạnh các nghiên cứu ứng dụng của ống than nano trong lĩnh vực điện tử
là việc thay thế silicon trong các linh kiện điện tử điển hình là transistor.
 Ống than nano với đường kính 1- 2 nm với những đặc tính điện tử thích hợp nên việc tiếp tục thu nhỏ
transistor là việc khả thi trong khi vật liệu silicone hiện tại đã bị tới hạn.
 Transistor ống than có tiềm năng thu nhỏ, ít phát nhiệt và do đó sự tiêu hao năng lượng thấp hơn 10 lần so
với transistor silicon.
 Việc sản xuất đại trà transistor và chế tạo một mạch tích hợp có thể chứa hàng tỷ transistor ống than là một
vấn đề nan giải vì nhiều lý do.
B. Nanocomposite và sợi gia cường:
 Composite là một công nghiệp đang tiêu thụ nhiều nhất ống than nano, phần lớn là MWNT.
 Với cơ tính siêu việt của ống than nano chỉ cần pha trộn một lượng nhỏ (~1%) vào polymer thông thường
như poly(methylmethacrylate) hay epoxy thì cơ tính sẽ tăng vài mươi lần.
 Tích trữ năng lượng: Pin
 Tích trữ năng lượng: Siêu tụ điện
 Xử lý nước
 Y học và an toàn sinh học
ii. Ứng dụng Graphene:
A. Ứng dụng chế tạo transistor:
 Vật liệu chính dùng trong transistor hiện nay là nguyên tố silicon.
 Kích cỡ của transistor hiện nay đang dừng ở 22 nm và chip dùng trong các máy tính chứa hàng tỷ transistor
trên một diện tích vài cm2 .
 Số transitor quyết định tốc độ CPU của máy tính, điện thoại di động thông minh (Smart phone).
 Các nhà khoa học nhìn quanh từ nhiều năm qua tìm vật liệu mới có thể thay thế silicon để tiếp tục cuộc thu
nhỏ.
 Việc dùng ống than nano vỏ đơn (single-walled carbon nanotube, SWNT) thay silicon trong transistor đã
được thực hiện thành công trong các phòng nghiên cứu nhưng còn nhiều vướng mắc kỹ thuật trong việc sản
xuất.
 Thứ nhất, SWNT vẫn chưa có thể sản xuất đại trà có độ tinh khiết hơn 99 % và có sự đồng nhất về cấu trúc
và độ dẫn điện.

30
 Khả năng chế tạo transistor với độ dày một nguyên tử (0,335 nm), hay nói một cách khác - độ mỏng tận
cùng của vật chất với độ di động cao hơn silicon đã mang nhiều hứng khởi đến cộng đồng khoa học điện tử.
 Một vấn đề cũ lại được đem ra tái kiểm nghiệm rằng liệu graphene có thể thay thế silicon để tiếp tục cuộc
cách mạng thu nhỏ của transistor?

Mô hình sản xuất Transistor

 Composite (vật liệu phức hợp) chế tạo từ chất nền polymer và các loại sợi gia cường (thủy tinh, Kevlar,
carbon) là một thế hệ vật liệu mới ở thập niên 60 của thế kỷ trước mà ảnh hưởng của nó vô cùng sâu rộng
trong mọi lĩnh vực công nghiệp ngày nay.
 Các loại vật liệu nano như ống than nano và graphene đã được dùng như thành phần gia cường đã tạo
hướng trọng trong composite, là nano composite. Gia cường cần hai yếu tố chính để composite đạt được cơ
tính tối đa.

31
 Sợi là một vật liệu không thể thiếu trong gia cường. Tằm cũng như nhện sản xuất ra tơ.
 Tơ nhện có độ bền siêu việt và gần đây đã trở nên một đề tài nghiên cứu hấp dẫn.
 Chế tạo sợi có độ bền, dai siêu việt là một điều mong ước từ ngàn xưa. Ngày nay với sự phát triển của sợi
polymer Kevlar và các loại sợi khác như thủy tinh, carbon, polyethylene đánh dấu một cột mốc quan trọng
trong sự phát triển tơ sợi công nghiệp tiên tiến.
 Bền và nhẹ của các vật liệu hữu cơ trở thành một yếu tố quan trọng trong các ứng dụng cấu trúc mà kim
loại đã từng sử dụng một thời như trong thân máy bay, tàu bè. Một ứng dụng quan trọng khác của sợi là tạo
ra áo giáp chống đạn và composite chống sức công phá của chất nổ.
 Trong ứng dụng gia cường người ta dùng độ dai (toughness) như là tiêu chuẩn. Độ dai là năng lượng cần để
làm gãy nứt hay phá hủy vật liệu, có thể xem như là tích số của độ bền (stress) và độ căng (strain).
 Một nhóm nghiên cứu quốc tế từ Úc, Mỹ và Hàn Quốc đã nghĩ ra một cách tiếp cận mới là tạo ra một hỗn
hợp ống than nano và graphene trong chất nền polymer (poly vinylalcohol) (PVA) rồi kéo thành sợi.
 Kết quả vượt qua sự mong đợi của nhóm là độ dai của sợi composite là 2.000 MJ/cm3 lớn nhất từ trước đến
nay, lớn gần 10 lần tơ nhện (214 MJ/cm3 ) và 13 lần sợi Kevlar (150 MJ/cm3 ).
B. Ứng dụng graphene sản xuất siêu tụ điện:
 Tụ điện là một linh kiện điện học dùng để nạp điện, tích điện và phóng điện khi cần thiết. Do bản chất, kích
cỡ của tụ điện thường rất cồng kềnh và nặng.
 Để chứa một năng lượng điện tương đương với cục pin AA tụ điện cần một không gian vài ngàn lần to hơn.
 Cũng như transistor, tụ điện cần phải được thu nhỏ và gia tăng hiệu suất để đáp ứng với nhu cầu của các
dụng cụ điện tử hiện đại.
 Ngoài ra, điều kiện hoạt động lý tưởng của tụ điện là nạp điện nhanh, tích điện to và phóng điện nhanh.
Những đòi hỏi này đã đẩy mạnh sự ra đời của siêu tụ điện (super-capacitor).
 Tụ điện và pin cùng có chức năng chứa năng lượng. Nhưng pin phóng điện từ từ trong khi tụ điện cần
phóng điện thật nhanh. Chiếc đèn chớp của máy ảnh kỹ thuật số là một ứng dụng của siêu tụ điện.
 Mỗi lần chớp sáng là do sự phóng điện thật nhanh từ siêu tụ điện. Sau đó siêu tụ điện nhanh chóng nạp điện
từ nguồn điện của pin rồi sẵn sàng cho ánh chớp kế tiếp.
 Siêu tụ điện còn được cài đặt trong dụng cụ cầm tay như điện thoại thông minh cho đến phương tiện lớn
như xe hơi chạy bằng điện. Tăng tốc xe hơi cần sự phóng điện thật nhanh nhả ra một lượng điện lớn để đẩy
mạnh xe đi tới.
 Siêu tụ điện là một linh kiện có thị trường rộng lớn và tiềm năng doanh thu cao.

C. Bộ cảm ứng:
 Một tiềm năng ứng dụng khác của graphene là vật liệu cho bộ cảm ứng để "cảm" các loại hoá chất.
 Bộ cảm ứng có ứng dụng quan trọng cho việc phát hiện các hóa chất, khí độc, độc tố hay phân tử sinh học
trong công nghệ, môi trường và quốc phòng.
 Bộ cảm ứng graphene đầu tiên có thể cảm được một phân tử thể khí sau 3 năm trao giải nobel cho công
trình graphene.

32
Mô hình cách bộ cảm ứng hoạt động

 Graphene là một vật liệu tĩnh ít bị nhiễu điện học. Nhờ vậy tác động của phân tử khí trên mạng graphene sẽ
gây sự dao động độ dẫn điện của mạng mà có thể đo được.
 Gần đây, nhiều bộ cảm ứng "thế hệ mới" được chế tạo từ polymer dẫn điện, ống than nano và dây nano
(nanowire) có độ nhạy cảm đạt đến hàm lượng một phần tỷ (par per billion).
 Nhưng độ nhạy đạt đến một phân tử của bộ cảm ứng graphene là độ nhạy của sự tột cùng.
3. Siêu vật liệu:
 Graphene là một vật liệu tĩnh ít bị nhiễu điện học. Nhờ vậy tác động của phân tử khí trên mạng graphene sẽ
gây sự dao động độ dẫn điện của mạng mà có thể đo được.
 Gần đây, nhiều bộ cảm ứng "thế hệ mới" được chế tạo từ polymer dẫn điện, ống than nano và dây nano
(nanowire) có độ nhạy cảm đạt đến hàm lượng một phần tỷ (par per billion).
 Nhưng độ nhạy đạt đến một phân tử của bộ cảm ứng graphene là độ nhạy của sự tột cùng.
 Graphene là một vật liệu tĩnh ít bị nhiễu điện học. Nhờ vậy tác động của phân tử khí trên mạng graphene sẽ
gây sự dao động độ dẫn điện của mạng mà có thể đo được.
 Gần đây, nhiều bộ cảm ứng "thế hệ mới" được chế tạo từ polymer dẫn điện, ống than nano và dây nano
(nanowire) có độ nhạy cảm đạt đến hàm lượng một phần tỷ (par per billion).
 Nhưng độ nhạy đạt đến một phân tử của bộ cảm ứng graphene là độ nhạy của sự tột cùng.
 Vật liệu nhân tạo này được biểu hiện bằng tiền tố "siêu" dịch từ chữ "meta" từ tiếng Hy Lạp, nghĩa là
"vượt".
 Siêu vật liệu "vượt" qua những vật liệu thiên nhiên nằm ở ý nghĩa là khi đơn vị cơ bản của vật chất như
chúng ta thường biết là phân tử, thì trong siêu vật liệu là những đơn vị cấu trúc nhân tạo có kích cỡ từ
milimét đến nanomét.
 Chúng có thể là que micro/nano vàng, sợi micro/nano bạc, vòng kim loại hay là mạng lưới vi mô.
 Hình dáng, kích thước và cách sắp xếp của những đơn vị này được tính toán để thích ứng cho một ứng
dụng do sự tương tác giữa siêu vật liệu và sóng điện từ (ánh sáng).
 Siêu vật liệu có chiết suất âm có ngay một tiềm năng ứng dụng là chế tạo ra "siêu thấu kính" (superlens).
 Các thấu kính quang học bình thường không cho hình ảnh rõ rệt của vật quan sát khi vật này có kích thước
tương đương với bước sóng ánh sáng do sự nhoè nhiễu xạ.
 Nếu bước sóng của ánh sáng trắng là 550 nm (nanomét) thì ảnh của vật nhỏ hơn 550 nm (độ lớn của vi-rút)
trong kính hiển vi quang học sẽ bị nhoè.
 Siêu vật liệu có chiết suất âm có ngay một tiềm năng ứng dụng là chế tạo ra "siêu thấu kính" (superlens).
 Các thấu kính quang học bình thường không cho hình ảnh rõ rệt của vật quan sát khi vật này có kích thước
tương đương với bước sóng ánh sáng do sự nhoè nhiễu xạ. Nếu bước sóng của ánh sáng trắng là 550 nm
(nanomét) thì ảnh của vật nhỏ hơn 550 nm (độ lớn của vi-rút) trong kính hiển vi quang học sẽ bị nhoè.
 Một ứng dụng khác là "tàng hình". Khi nhìn mặt đường vào mùa hè, từ một khoảng cách thích hợp ta thấy
trước mắt xuất hiện một “vũng nước" lung linh ảo ảnh của bầu trời và cây cối bên đường.
 Hiện tượng này do sự thay đổi dần dần của chiết suất từ trị số lớn của không khí lạnh phía trên đến trị số
nhỏ hơn của không khí nóng tiếp giáp với mặt đường.
 Sự thay đổi chiết suất uốn cong đường đi của ánh sáng.

33
 Các nhà khoa học cũng đã thiết kế siêu vật liệu có sự thay đổi chiết suất làm cong đường đi của sóng điện
từ xung quanh một vật như dòng nước chảy quanh khối đá nhô lên giữa dòng.
 Vì không có sự phản xạ sóng từ vật nên đối với người quan sát vật này "tàng hình".
 Siêu vật liệu không những có thể có chiết suất âm mà còn là một tập hợp của những mảnh khảm (mosaic)
quang học mang từng trị số chiết suất khác nhau làm cong đường đi sóng điện từ tùy theo ý muốn của con
người.
 Bằng cách thay đổi hình dạng đơn vị cấu trúc, các nhà khoa học hứa hẹn sẽ gia tăng chiết suất từ 33 đến vài
trăm. Siêu vật liệu quả là "siêu" vì những tiềm năng ứng dụng mà con người chưa lường hết được.

Ứng dụng siêu vật liệu:

 Một trong những tiềm năng ứng dụng của siêu vật liệu là "tàng hình" và "siêu thấu kính”.
 Sóng thần, động đất và năng lượng xanh ban đầu không có một sự liên hệ nào đến siêu vật liệu, trong báo
cáo khoa học gần đây đã dựa theo khái niệm chế tạo siêu vật liệu "tàng hình" làm thuật toán mô phỏng số
cho thấy một ứng dụng rất thực tế và gần gũi: bảo vệ bờ biển bằng cách triệt tiêu những cơn sóng lớn.

 Việc phát hiện siêu vật liệu 10 năm là một cột mốc quan trọng trong lịch sử vật lý mang tầm vóc ngang
hàng với việc khám phá laser, pin mặt trời hay tin học lượng tử. Trong việc thiết kế siêu vật liệu những đơn
vị tạo thành phải nhỏ hơn bước sóng của sóng.
 Như thế, sóng không thể "nhìn" được từng chi tiết của đơn vị mà chỉ "thấy" một vật liệu đồng nhất. Thí dụ,
vi ba có bước sóng vài centimét, đơn vị cấu trúc để tương tác với vi ba có thể ở cấp milimét.
 Đối với ánh sáng thấy được (có bước sóng vài trăm nanomét), việc thiết kế đòi hỏi kỹ năng tinh vi của công
nghệ nano với sự chính xác ở cấp nanomét.
 Đối tượng của siêu vật liệu là việc bẻ cong sóng điện từ theo ý muốn của mình khi đi qua môi trường siêu
vật liệu.

34
 Bẻ cong đường đi ánh sáng là sự kiện bình thường trong thiên nhiên khi ánh sáng đi vào môi trường có
chiết suất khác nhau như sự khúc xạ giữa nước và không khí, trong lăng kính, hay giữa không khí nóng và
lạnh gây ảo ảnh trên mặt đường.
 Khi nhìn thấy vật vì có sự phản xạ của ánh sáng từ vật đến mắt. Việc làm "tàng hình" một vật là việc bẻ
cong đường đi của sóng điện từ xung quanh vật đó khiến cho sự phản xạ đến người quan sát không xảy ra,
do đó vật tàng hình.
 Năm 2006, nhóm nghiên cứu khoa học Anh, Mỹ lần đầu tiên đã chế tạo một siêu vật liệu làm tàng hình một
vật trong vi ba (bước sóng centimét). Kết quả nghiên cứu này mang ý nghĩa quan trọng trong khoa học
quốc phòng vì vi ba được sử dụng cho radar.
 Vài năm sau, trong nỗ lực nhằm làm tàng hình trong vùng ánh sáng thấy được, nhóm khoa học người Mỹ
làm tàng hình một vật trong tia hồng ngoại (bước sóng 1.600 nanomét).
 Nhưng trong các thí nghiệm dùng siêu vật liệu, vật bị tàng hình có kích thước rất nhỏ ở cấp micromét
(0,001 mm). Để làm con người tàng hình, một triệu lần to hơn, hay chiếc máy bay, một tỷ lần to hơn, chắc
chắn sẽ còn nhiều khó khăn.
 Các nhà khoa học còn có tham vọng triển khai siêu vật liệu cho sóng âm thanh. Siêu vật liệu âm thanh dễ
chế tạo hơn siêu vật liệu sóng điện từ vì bước sóng của âm thanh khoảng 1 m.
 Ngày nào đó siêu vật liệu âm thanh sẽ được phủ lên tàu ngầm, các luồng âm thanh phát từ sonar truy lùng
tàu ngầm chỉ trượt lên thân tàu mà không bị phản hồi.
 Sóng ra đi mà không bao giờ trở lại; sonar trở nên vô hiệu. Vì bản chất thực dụng quốc phòng, những triển
khai của siêu vật liệu âm thanh sẽ ít nghe thấy trên các diễn đàn công khai và đi dần vào bí mật.
 Khái niệm siêu vật liệu còn áp dụng cho sóng cơ học mà sóng nước. Chế tạo ra những đơn vị siêu vật liệu ở
kích thước milimét cho vi ba, triển khai thành những ống hình trụ rỗng ở đơn vị mét.
 Những ống này có 4 khe dọc theo chiều cao ống và nếu được bố trí thích hợp sẽ làm triệt tiêu sóng và hấp
thụ 90 % năng lượng sóng biến thành điện năng. Có nhiều phê phán về công trình này nhưng cũng có ý
kiến cho rằng đây là khái niệm tuyệt vời nhằm ngăn chặn sóng thần và thậm chí động đất.

 Khi các nhà khoa học đang băn khoăn tìm kiếm giải đáp làm tàng hình con người hay chiếc máy bay thì tại
sao ta lại không áp dụng siêu vật liệu che dấu những vật nhỏ hơn?
 Những nếp nhăn thời gian, tàn nhan, mụn nám trên da mặt có thể tàng hình khi thoa lên một lớp kem siêu
vật liệu. Nó sẽ cho người quan sát một ảo giác là ánh sáng phản xạ từ làn da trắng muốt, mịn màng…
Những ca phẫu thuật căng da kéo mặt tốn kém và các lớp dày son phấn sẽ trở nên lỗi thời.

Công nghệ OLED:

 Thời gian gần đây công nghệ hiển thị OLED đang được nhắc đến nhiều và nổi lên như là một ứng cử viên
sáng giá thay thế cho công nghệ LCD.

35
 Một chiếc TV độ phân giải cao với kích thước 80 inch nhưng chỉ dày vài mm, tiêu thụ ít điện năng hơn hầu
hết các loại TV có trên thị trường hiện nay và có thể cuộn lại được khi không dùng nó.
 Nếu như có một màn hiển thị (head-up display) trên kính chiếc xe ô tô và còn cả những màn hình được tích
hợp vào quần áo?
 Những thiết bị này sẽ có thể thành hiện thực trong tương lai gần với sự trợ giúp của một công nghệ gọi là
OLED (Organic Light-Emitting Diode: Diode phát sáng hữu cơ).
 Các OLED là các thiết bị thể rắn cấu tạo từ các tấm phim mỏng làm từ các hợp chất hữu cơ. Tấm phim này
sẽ phát ra ánh sáng khi được cung cấp điện năng.
 OLED có thể tạo ra những hình ảnh sáng và rõ nét hơn nhưng lại tiêu thụ ít điện năng hơn các công nghệ
màn hình LED (Light-Emitting Diode: Diode phát quang) hay LCD (Liquid Crystal Display: Màn hình tinh
thể lỏng) hiện tại.

Một OLED gồm các phần sau:

 Tấm nền (substrate): Làm từ polymer trong, thủy tinh, ... Tấm nền có tác dụng chống đỡ cho OLED.
 Anode (trong suốt): Anode sẽ lấy đi các electron (hay tạo ra các lỗ trống mang điện dương) khi có một
dòng điện chạy qua thiết bị. Các lớp hữu cơ: Các lớp này được tạo thành từ các phân tử hữu cơ hay
polymer.
 Lớp dẫn (conductive layer): Lớp này được làm từ các phân tử hữu cơ dẻo có nhiệm vụ truyền tải các lỗ
trống từ anode. Một polymer dẫn được sử dụng trong các OLED là polyaniline.
 Lớp phát sáng (emissive layer): Lớp này được làm từ các phân tử hữu cơ dẻo (nhưng khác loại với lớp
dẫn) có nhiệm vụ truyền tải các electron từ cathode. Một loại polymer dùng trong lớp phát sáng là
polyfluorence.
 Cathode (có thể trong suốt hoặc không tùy thuộc vào loại OLED): Cathode sẽ tạo ra các electron khi có
dòng điện chạy qua thiết bị.

36

You might also like