Tailieuxanh Ung Dung Phan He Suu Tap So Cua Phan Mem Libol 6 0 Tai Thu Vien Hoc Vien Ky Thuat Quan Su 4741

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 77

z Ứng dụng phân hệ Sưu tập số của phần mềm Libol 6.

ol 6.0 tại Thư viện Học viện Kỹ thuật Quân sự

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI


TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA THÔNG TIN – THƢ VIỆN
----------

NGUYỄN THỊ THỦY

ỨNG DỤNG PHÂN HỆ SƢU TẬP SỐ


CỦA PHẦN MỀM LIBOL 6.0 TẠI THƢ VIỆN
HỌC VIỆN KỸ THUẬT QUÂN SỰ

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC


NGÀNH THÔNG TIN – THƢ VIỆN
HỆ ĐÀO TẠO: CHÍNH QUY
KHÓA HỌC: QH – 2008 – X

GIÁO VIÊN HƢỚNG DẪN: TS. CHU NGỌC LÂM

Hà Nội - 2012

Nguyễn Thị Thủy – K53TTTV Page 1


Ứng dụng phân hệ Sưu tập số của phần mềm Libol 6.0 tại Thư viện Học viện Kỹ thuật Quân sự

LỜI CẢM ƠN

Trong thời gian học tại trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn,
cùng với sự giúp đỡ tận tình của các Thầy cô trong khoa Thông tin – Thư viện
trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn, tôi đã tiếp thu được những
kiến thức bổ ích trong học tập và cuộc sống. Thầy cô là những người đã dìu
dắt tôi trong suốt quãng đường sinh viên của tôi. Khoá luận này là thành quả
lớn trong suốt chặng đường học tập của tôi.
Để hoàn thành được Khoá luận này, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến
các thầy cô trong khoa trong trường và các thầy cô trong khoa đã cung cấp
cho tôi những kiến thức mà tôi đã thu được trong suốt thời gian qua. Đặc biệt,
thầy TS. Chu Ngọc Lâm– người đã định hướng và trực tiếp hướng dẫn tôi
trong suốt quá trình hoàn thành khóa luận này.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các cô chú, các anh chị làm
việc tại Thư viện Học viện Kỹ thuật Quân sự đã giúp đỡ tôi trong suốt quá
trình thực tập, tìm hiểu những thông tin cần thiết cho Khoá luận của mình.
Khóa luận chắc chắn không thể tránh khỏi những hạn chế và thiếu xót, rất
mong Qúy thầy cô và các bạn có những đóng góp và cho ý kiến để tôi có thể
sửa chữa, bổ sung hoàn thiện hơn nghiên cứu của mình.

Hà Nội, ngày 06 tháng 02 năm 2012


Ký tên

Nguyễn Thị Thủy

Nguyễn Thị Thủy – K53TTTV Page 2


Ứng dụng phân hệ Sưu tập số của phần mềm Libol 6.0 tại Thư viện Học viện Kỹ thuật Quân sự

BẢNG GIẢI NGHĨA TỪ VIẾT TẮT

Từ viết tắt Nghĩa tiếng Anh Nghĩa tiếng Việt


Anglo – American
AACR Quy tắc biên mục Anh – Mỹ
Cataloguing Rules
Compact Disc Read Only Bộ nhớ chỉ đọc dùng cho đĩa
CD – ROM
Memory compact
CSDL - Cơ sở dữ liệu
Dewey Decimal Bảng phân loại thập phân
DDC
Classification Dewey
GT - TL - Giáo trình – tài liệu
HVKTQS - Học viện Kỹ thuật Quân sự
Hyper Text Mark – up Ngôn ngữ đánh dấu siêu văn
HTML
Language bản
ICP Internet Concept Provider Nhà cung cấp nội dung Internet
ILL InterLibrary Loan Mượn liên thư viện
International Standard Tiêu chuẩn Quốc tế về mô tả
ISBD
Bibliography Description thư mục
Nhóm 10 chữ số duy nhất, đại
International Standard
ISSN diện cho một tạp chí trên toàn
Serial Number
thế giới
International Organization
ISO Tổ chức tiêu chuẩn Quốc tế
for Standardization
KHKT - Khoa học kỹ thuật

Library of Congress Bảng phân loại của thư viện


LCC
Classification Quốc hội (Mỹ)
LIBOL Library Online Thư viện trực tuyến
MARC Machine – Readable Machine – Readable

Nguyễn Thị Thủy – K53TTTV Page 3


Ứng dụng phân hệ Sưu tập số của phần mềm Libol 6.0 tại Thư viện Học viện Kỹ thuật Quân sự

Optical Character
OCR Nhận dạng lý tự quang học
Recognition
Online Public Access Mục lục truy nhập công cộng
OPAC
Catalogue trực tuyến
Thủ tục định sẵn, được lưu trữ
SP Stored Procedure
trong cơ sở dữ liệu
TCVN - Tiêu chuẩn Việt Nam
Transfer control Giao thức kiểm soát truyền dẫn
TCP/IP
Protocol/Internet Protocol dữ liệu/Giao thức Internet
Định danh tài nguyên đồng
Uniform Resource nhất. Thông tin này thường
URL
Location dùng để xác định một trang
trên Web
VH, CT & XH - Văn học, chính trị và xã hội
Extensible Markup
XML Ngôn ngữ đánh dấu mở rộng
Language
Chuẩn dùng để trao đổi thông
Z39.50 -
tin về sách giữa các thư viện

Nguyễn Thị Thủy – K53TTTV Page 4


Ứng dụng phân hệ Sưu tập số của phần mềm Libol 6.0 tại Thư viện Học viện Kỹ thuật Quân sự

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Cùng với sự phát triển nhanh chóng của xã hội, vai trò của thư viện
ngày càng được đánh giá cao.
Ngày nay, khoa học công nghệ phát triển với tốc độ rất nhanh và được
ứng dụng ngày càng nhiều vào mọi lĩnh vực của đời sống xã hội trong đó có
ngành thông tin thư viện.
Sự tiến bộ vượt bậc của khoa học công nghệ, nhu cầu thông tin trở nên
phong phú và thiết yếu trong cuộc sống của mỗi người. Cuộc sống luôn luôn
có những thay đổi không ngừng đòi hỏi chúng ta phải nắm bắt kịp thời nó
trước khi nó trở nên lạc hậu. Những yêu cầu thông tin được đặt ra là nhanh
chóng, kịp thời, chính xác và đầy đủ. Để đáp ứng được đầy đủ những thông
tin này, các trung tâm thông tin thư viện sẽ đóng vai trò chủ chốt. Thư viện là
nơi cung cấp những nguồn tin tin cậy và đầy đủ nhất.
Trong những năm gần đây, sự nghiệp thư viện Việt Nam đang trên đà
phát triển mạnh, đạt được nhiều thành tựu to lớn, khẳng định vị trí quan trọng
đối với sự nghiệp phát triển đất nước. Để theo kịp với xu thế phát triển của sự
nghiệp thư viện thế giới và đáp ứng nhu cầu thông tin ngày càng cao hiện nay,
các thư viện đã tiến hành ứng dụng những công nghệ mới trong hoạt động
thông tin thư viện, nhằm mục đích hướng tới xây dựng thư viện phát triển
theo hướng thư viện điện tử, tự động hóa hoàn toàn.
Thư viện HVKTQS là một trong những cơ quan được đánh giá là cơ sở
vật chất khá đầy đủ và hiện đại. Hiện nay, cơ quan đang tiến hành số hóa dần
dần tài liệu. Để quản lý tốt hoạt động thư viện, đặc biệt bộ sưu tập số của
mình, Thư viện hiện đang sử dụng phần mềm quản lý thư viện Libol 6.0 với
phân hệ Sưu tập số khá mạnh. Phân hệ Sưu tập số chính là điểm mạnh của
Libol 6.0, và là bước phát triển mới của phần mềm Libol, góp phần quan
trọng trong việc quản lý, khai thác các bộ sưu tập số của Thư viện. Do đó, tôi

Nguyễn Thị Thủy – K53TTTV Page 5


Ứng dụng phân hệ Sưu tập số của phần mềm Libol 6.0 tại Thư viện Học viện Kỹ thuật Quân sự

đã lựa chọn đề tài “Ứng dụng phân hệ Sưu tập số của phần mềm Libol 6.0 tại
Thư viện Học viện Kỹ thuật Quân sự”. Qua đó, tôi muốn nghiên cứu sâu hơn
về những tính năng và khả năng ứng dụng của phân hệ Sưu tập số - phần mềm
Libol 6.0 trong hoạt động thông tin – thư viện tại Thư viện HVKTQS nói
riêng và hoạt động thông tin - thư viện nói chung.
2. Tình hình nghiên cứu
Số hóa tài liệu trong hoạt động thông tin – thư viện hiện nay vẫn là một
vấn đề mới mẻ ở nước ta. Các đề tài nghiên cứu về vấn đề này rất ít, có một
số đề tài nghiên cứu khoa học nghiên cứu đến vấn đề này nhưng chỉ là đề cập
đến một khía cạnh nhỏ chưa đi vào cụ thể. Một số công trình nghiên cứu về
vấn đề liên quan đến số hóa tài liệu như “Xây dựng và phát triển nguồn lưc
thông tin điện tử ở Học viện Hậu cần” của Lê Anh Tiến – Luận văn thạc sĩ
năm 2010; “Đề án số hóa tài liệu” của Thư viện Hà Nội năm 2011; “Đề án
nâng cao năng lực ứng dụng công nghệ thông tin của hệ thống thư viện công
cộng giai đoạn 3” của Thư viện Quốc gia Việt Nam năm 2002,…
Phân hệ Sưu tập số là phân hệ mới của phần mềm Libol 6.0, đây là
điểm nổi bật của phần mềm này, là giải pháp cho việc xây dựng thư viện số
trong các cơ quan thông tin thư viện. Thư viện HVKTQS mới ứng dụng Libol
6.0 từ năm 2010, việc nghiên cứu ứng dụng của phân hệ Sưu tập số tại Thư
viện HVKTQS hoàn toàn là mới mẻ, chưa có nghiên cứu nào về vấn đề này.
Vấn đề số hóa tài liệu và việc ứng dụng phần mềm trong việc quản lý
và khai thác bộ sưu tập số là vấn đề đang được nhiều cơ quan thông tin – thư
viện ở nước ta quan tâm, hướng tới mục tiêu xây dựng thư viện thành các thư
viện điện tử.
Vì vậy, việc nghiên cứu vấn đề số hóa tài liệu và ứng dụng phân hệ Sưu
tập số - Libol 6.0 là cần thiết đối với việc nâng cao chất lượng hoạt động
thông tin – thư viện nước ta nói chung và hoạt động thông tin – thư viện tại
Thư viện HVKTQS nói riêng hiện nay.

Nguyễn Thị Thủy – K53TTTV Page 6


Ứng dụng phân hệ Sưu tập số của phần mềm Libol 6.0 tại Thư viện Học viện Kỹ thuật Quân sự

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu


3.1. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng ứng dụng bộ sưu
tập số của phần mềm Libol 6.0 tại Thư viện HVKTQS.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Làm rõ những vấn đề chung về số hóa tài liệu
- Giới thiệu khái quát về Thư viện HVKTQS
- Phân tích, đánh giá thực trạng ứng dụng phân hệ Sưu tập số và phần
mềm Libol 6.0 tại Thư viện HVKTQS.
- Đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng ứng dụng bộ sưu tập số
phần mềm Libol 6.0 tại Thư viện HVKTQS.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
 Đối tượng: Tìm hiểu việc ứng dụng phân hệ Sưu tập số - Libol 6.0
tại Thư viện HVKTQS
 Phạm vi nghiên cứu: Phân hệ Sưu tập số - Libol 6.0 tại Thư viện
HVKTQS từ năm 2010 đến nay.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận
Đề tài nghiên cứu dựa trên phương pháp duy vật biện chứng, duy vật
lịch sử, các văn kiện của Đảng, Nhà nước và Quân đội về hoạt động thông tin – thư
viện.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu dựa trên các phương pháp cụ thể như:
- Phân tích, tổng hợp tài liệu
- Trao đổi, phỏng vấn
- Phương pháp thống kê

Nguyễn Thị Thủy – K53TTTV Page 7


Ứng dụng phân hệ Sưu tập số của phần mềm Libol 6.0 tại Thư viện Học viện Kỹ thuật Quân sự

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn


6.1. Ý nghĩa lý luận
Làm rõ hơn những vấn đề chung về số hóa, vai trò của số hóa trong
hoạt động thông tin thư viện
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Kết quả nghiên cứu sẽ góp phần nâng cao hiệu quả ứng dụng công
nghệ thông tin và số hóa tài liệu trong Thư viện HVKTQS.
- Làm tài liệu tham khảo cho các thư viện và công tác đào tạo cán bộ
thư viện
7. Bố cục của khóa luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, bảng giải thích các từ
viết tắt, khóa luận gồm 3 chương:
- Chương 1: Thư viện Học viện Kỹ thuật Quân sự với vấn đề số hóa tài liệu.
- Chương 2: Thực trạng ứng dụng phân hệ Sưu tập số - Libol 6.0 tại
Thư viện Học viện Kỹ thuật Quân sự
- Chương 3: Các giải pháp nâng cao chất lượng ứng dụng phân hệ Sưu
tập số - Libol 6.0 tại Thư viện Học viện Kỹ thuật Quân sự

Nguyễn Thị Thủy – K53TTTV Page 8


Ứng dụng phân hệ Sưu tập số của phần mềm Libol 6.0 tại Thư viện Học viện Kỹ thuật Quân sự

Chƣơng 1: THƢ VIỆN HỌC VIỆN KỸ THUẬT QUÂN SỰ


VỚI VẤN ĐỀ SỐ HÓA

1.1. Số hóa tài liệu


1.1.1. Các khái niệm
 Thƣ viện điện tử
Hiện nay, trên thế giới xu thế phát triển Thư viện số đã trở thành phần
chủ đạo trong toàn cảnh hoạt động thông tin thư viện. Tuy nhiên, Thư viện
điện tử và Thư viện số là những khái niệm đang còn rất mới ở Việt nam.
Thư viện điện tử (TVĐT): Khái niệm về thư viện điện tử được định
nghĩa như sau: “Một hệ thống thông tin trong đó các nguồn thông tin đều có
sẵn dưới dạng có thể xử lý được bằng máy tính và trong đó tất cả các chức
năng bổ sung, lưu trữ, bảo quản, tìm kiếm, truy cập và hiển thị đều sử dụng kỹ
thuật số”.
Sự xuất hiện khái niệm này có liên quan trực tiếp tới sự bùng nổ
Internet và Web mang lại. Khái niệm này đang được các chuyên gia công
nghệ thông tin sử dụng để chỉ toàn bộ hệ thống dạng này, bất kể có dựa trên
một thư viện truyền thống hay không. Môi trường kỹ thuật Internet hiện nay
thậm chí cho phép một số người coi toàn thể nguồn thông tin của mạng một
lúc nào đó như một thư viện số ảo toàn cầu mà độc giả là toàn thể những
người sử dụng mạng trên hành tinh và các công cụ tìm tin và sự hiện diện của
Web bảo đảm các chức năng thư mục cho thư viện đó.
 Có thể hiểu theo nghĩa tổng quát: Thư viện điện tử là một loại hình
thư viện đã tin học hóa toàn bộ hoặc một số dịch vụ thư viện. Là nơi người sử
dụng có thể tới để tra cứu, sử dụng các dịch vụ thường làm như với một thư
viện truyền thống nhưng đã được tin học hóa.Nguồn lực của Thư viện điện tử
bao gồm cả tài liệu in giấy và tài liệu đã được số hóa.

Nguyễn Thị Thủy – K53TTTV Page 9


Ứng dụng phân hệ Sưu tập số của phần mềm Libol 6.0 tại Thư viện Học viện Kỹ thuật Quân sự

 Thƣ viện số
Theo định nghĩa của TS. Ian Witten: “Thư viện số là tập hợp những bộ
sưu tập thông tin của các đối tượng số hoặc đã được số hóa có tổ chức và tập
trung. Tập trung theo đề tài hay chủ đề và có tổ chức để thông tin dễ truy cập
và lưu trữ theo những tiêu chuẩn chuyên biệt”.
Thư viện số là một Thư viện điện tử cao cấp trong đó toàn bộ các tài
liệu của thư viện đã được số hóa và được quản lý bằng một phần mềm chuyên
dụng có tổ chức giúp người dung dễ dàng truy cập, tìm kiếm và xem được nội
dung toàn văn của chúng từ xa thông qua hệ thống mạng thông tin và các
phương tiện truyền thông.
Một Thư viện số hoàn chỉnh phải thực hiện được tất cả các dịch vụ cơ
bản của thư viện truyền thống kết hợp với việc ứng dụng các lợi thế của công
nghệ thông tin trong việc lưu trữ, tìm kiểm và phổ biến nội dung thông tin.
Thư viện số là cơ hội đặc biệt cho thư viện truyền thống đổi mới
phương thức phục vụ cho người dùng tin, đảm bảo hiệu quả, chất lượng cho
đối tượng phục vụ. Quá trình tin học hoá này được thực hiện hầu như không
tách rời với truyền thống và các chuẩn đã định về mô tả và các công cụ thư
mục, được thực hiện nhờ các mô tả theo chuẩn quốc tế (ISBD, AACR2) đã
tiêu chuẩn hoá việc phân vùng các phiếu mục lục chuẩn bị chuyển thành
khuôn khổ trao đổi các biểu ghi dạng số. Vấn đề đặt ra các công cụ tin học
phải đáp ứng được các nhu cầu xử lý đặc biệt có liên quan đến vấn đề đa ngôn
ngữ và đa chữ viết của các loại hình tài liệu. Các nhà công nghệ thông tin đã
phát triển ứng dụng tin học riêng với trình độ của các nước Bắc Mỹ, sau đó là
trình độ quốc tế, kèm theo thiết bị chuẩn riêng biệt nhằm mục đích cho phép
kết nối các ứng dụng này với nhau cũng như việc trao đổi chung các dữ liệu
thư mục trên bình diện thế giới. Người ta đã áp dụng các chuẩn quốc tế về
khổ mẫu và trao đổi dữ liệu, về mã hoá các ký tự cho các hệ thống các chữ

Nguyễn Thị Thủy – K53TTTV Page 10


Ứng dụng phân hệ Sưu tập số của phần mềm Libol 6.0 tại Thư viện Học viện Kỹ thuật Quân sự

viết khác nhau, về giao thức kết nối mục lục trực tuyến hoặc các hệ thống
cung cấp tư liệu từ xa vào quy trình xử lý và khai thác thông tin.
Khái niệm Thư viện số không chỉ tương đương với bộ sưu tập số, đó là
một môi trường tập hợp các bộ sưu tập số theo chủ đề. Nguồn thông tin của
thư viện số có thể nằm ngay trong thư viện và có thể cả bên ngoài thư viện (ví
dụ: CSDL toàn văn mua quyền truy cập theo thời gian).
 Bộ sƣu tập số
Bộ sưu tập số là một tập hợp có tổ chức nhiều tài liệu đã được số hoá
dưới nhiều hình thức khác nhau (văn bản, hình ảnh, Audio, Video…) về một
chủ đề. Mặc dù mỗi loại hình tài liệu có sự khác nhau về cách thể hiện, nhưng
nó đều cung cấp một giao diện đồng nhất mà qua đó các tài liệu có thể truy
cập, tìm kiếm dễ dàng.
Ví dụ: Bộ sưu tập số về chủ tịch Hồ Chí Minh gồm các văn bản, các tác
phẩm văn học, các văn kiện chính trị do Bác viết và do người khác viết về
Bác; Những bài hát, bản nhạc viết về Hồ chí Minh; những đoạn phim, những
băng video phản ánh cuộc đời và sự nghiệp hoạt động cách mạng của Người.
Như vậy, một Thư viện số có thể bao gồm nhiều bộ sưu tập theo các
chủ đề khác nhau, có thể do tập thể hoặc cá nhân tự xây dựng hoặc trao đổi,
mua bán. Có thể nằm trong lưu trữ của thư viện nhưng cũng có thể nằm ngoài
thư viện thông qua một kênh cung cấp từ phía đối tác.
Sự có mặt của các nguồn tin số hoá mở đầu một chiều hướng mới trong
việc quản lý các thư viện được tin học hoá, bởi vì cũng cần đảm bảo việc
quản lý bản thân các nguồn số hoá gắn liền với sự thông báo trong mục lục
truyền thống. Như vậy các thư viện số đã bổ sung vào hệ thống quản lý thư
viện tích hợp một hệ thống quản lý các nguồn số hoá trong quá trình xây dựng
các sưu tập thông tin. Sự hiện diện đồng thời dưới dạng số của một nguồn lực
và hình thức mô tả nguồn đó tác động đến sự tiến triển của các khổ mẫu dữ
liệu.

Nguyễn Thị Thủy – K53TTTV Page 11


Ứng dụng phân hệ Sưu tập số của phần mềm Libol 6.0 tại Thư viện Học viện Kỹ thuật Quân sự

 Số hóa tài liệu


Số hóa tài liệu của vai trò quan trọng bậc nhất trong quá trình hình
thành các bộ sưu tập số. Thông thường, các dữ liệu dạng chữ, hình ảnh, âm
thanh… sử dụng trên máy tính và được máy tính nhận biết đúng định dạng,
được gọi chung là dữ liệu số. Quá trình chuyển các dạng dữ liệu truyền thống
như các bản viết tay, bản in trên giấy, hình ảnh… sang chuẩn dữ liệu trên máy
tính và được máy tính nhận biết được gọi là số hoá dữ liệu.
Như vậy, số hoá dữ liệu là hình thức chuyển đổi các dữ liệu truyền
thống bên ngoài thành dạng dữ liệu số mà máy tính có thể hiểu được.
1.1.2. Nội dung (công đoạn) số hóa tài liệu
Số hóa tài liệu cũng giống như bất kì hoạt động nào khác của thư viện
đều phải tuân theo một trình tự nhất định. Sản phẩm của số hóa tài liệu là các
dữ liệu số ở dạng văn bản, âm thanh, hình ảnh…, được lưu trữ dưới dạng file
trong bộ nhớ của máy tính và máy tính có thể đọc được. Các bước tiến hành
trong số hóa tài liệu bao gồm có 2 bước:
 Quét hình – Scanning
 Nhận dạng ký tự quang học - OCR (Optical Character Recognition).
1.1.2.1. Quét hình - Scanning
Giai đoạn này cho ra sản phẩm số hóa dạng hình gọi là quét hình –
scanning.
Nếu như trước đây, khi ta muốn số hóa một cuốn sách khoảng 2000
trang thì phải mất hàng mấy ngày để quét từng trang sách. Nhưng hiện nay
cũng với cuốn sách đó chỉ mất vài giờ đồng hồ là cho ra một sản phẩm tài liệu
số đảm bảo chất lượng tốt, sắc nét, hình ảnh đẹp, giống 100% bản gốc và đặc
biệt còn cho phép tự động tạo các siêu dữ liệu mô tả và siêu dữ liệu cấu trúc
của tài liệu ở định dạng XML. Hiện nay ở Việt nam đã có các thiết bị số hóa
tài liệu của công nghệ KIRTAS APT 1200, công nghệ này cùng với thiết bị
BookScan APT 1200 có thể giúp các thư viện có thể số hóa nguồn tài liệu với

Nguyễn Thị Thủy – K53TTTV Page 12


Ứng dụng phân hệ Sưu tập số của phần mềm Libol 6.0 tại Thư viện Học viện Kỹ thuật Quân sự

số lượng lớn, giá cả hợp lý và đảm bảo chất lượng, thiết bị nhận dạng quang
học OCR. Đặc biệt là công nghệ KIRTAS APT 1200 có một phần mềm biên
tập BookScan Editor cho phép tự động biên tập, tạo siêu dữ liệu theo yêu cầu;
BookScan APT 1200 không làm hư hỏng tài liệu gốc do không phải tháo gáy
tài liệu đối với tài liệu có độ dày trang khi thực hiện Scan.
1.1.2.2. Nhận dạng ký tự quang học
Giai đoạn này cho ra sản phẩm dạng số hóa văn bản gọi là nhận dạng
ký tự quang học – OCR (Optical Character Recognition).
Nhận dạng ký tự quang học (tiếng Anh: Optical Character
Recognition, viết tắt là OCR), là loại phần mềm máy tính được tạo ra để
chuyển các hình ảnh của chữ viết tay hoặc chữ đánh máy (thường được quét
bằng máy scanner) thành các văn bản tài liệu. OCR được hình thành từ một
lĩnh vực nghiên cứu về nhận dạng mẫu, trí tuệ nhận tạo và machine vision.
Mặc dù công việc nghiên cứu học thuật vẫn tiếp tục, một phần công việc của
OCR đã chuyển sang ứng dụng trong thực tế với các kỹ thuật đã được chứng
minh.
Nhận dạng ký tự quang học (dùng các kỹ thuật quang học chẳng hạn
như gương và ống kính) và nhận dạng ký tự số (sử dụng máy quét và các
thuật toán máy tính) lúc đầu được xem xét như hai lĩnh vực khác nhau. Bởi vì
chỉ có rất ít các ứng dụng tồn tại với các kỹ thuật quang học thực sự, bởi vậy
thuật ngữ Nhận dạng ký tự quang học được mở rộng và bao gồm luôn ý nghĩa
nhận dạng ký tự số.
Đầu tiên hệ thống nhận dạng yêu cầu phải được huấn luyện với các
mẫu của các ký tự cụ thể. Các hệ thống "thông minh" với độ chính xác nhận
dạng cao đối với hầu hết các phông chữ hiện nay đã trở nên phổ biến. Một số
hệ thống còn có khả năng tái tạo lại các định dạng của tài liệu gần giống với
bản gốc bao gồm: hình ảnh, các cột, bảng biểu, các thành phần không phải là
văn bản.

Nguyễn Thị Thủy – K53TTTV Page 13


Ứng dụng phân hệ Sưu tập số của phần mềm Libol 6.0 tại Thư viện Học viện Kỹ thuật Quân sự

Hiện nay, với chữ Việt, phần mềm nhận dạng chữ Việt in VnDOCR 4.0
có khả năng nhận dạng trực tiếp các loại tài liệu được quét qua máy quét,
không cần lưu trữ dưới dạng tệp ảnh trung gian. Các trang tài liệu có thể được
quét và lưu trữ dưới dạng tệp tin nhiều trang. Kết quả nhận dạng được lưu trữ
sang định dạng của Microsoft Word, Excel... phục vụ rất tốt nhu cầu số hóa
dữ liệu.
Ngoài ra, còn có một dự án OCR Tiếng Việt có tên VietOCR, được
phát triển dựa trên nền tảng mã nguồn mở tesseract-ocr do Google tài trợ.
VietOCR có khả năng nhận dạng chữ Việt rất tốt. Đây là một chương trình
nguồn mở Java/.NET, hỗ trợ nhận dạng cho các dạng ảnh PDF, TIFF, JPEG,
GIF, PNG, và BMP.
ABBYY - một hãng công nghệ hàng đầu trên thế giới về lĩnh vực Nhận
dạng ký tự quang học đã tiến hành nghiên cứu và triển khai công nghệ nhận
dạng Tiếng Việt vào tháng 4 năm 2009. Với công nghệ này độ chính xác
trong việc nhận dạng tài liệu chữ in Tiếng Việt lên tới hơn 99% (cứ nhận dạng
100 ký tự thì có chưa đến 1 ký tự sai). Công nghệ của ABBYY chấp nhận hầu
hết các định dạng ảnh đầu vào như: PDF, TIFF, JPEG, GIF, PNG, BMP,
PCX, DCX, DjVu... Kết quả nhận dạng được lưu trữ dưới các định dạng MS
Word, MS Excel, HTML, TXT, XML, PDF, PDF 2 lớp, trong đó định dạng
PDF 2 lớp là một định dạng hoàn hảo cho việc lưu trữ và khai thác tài liệu.
Với định dạng này, người đọc có thể đọc trung thực ảnh gốc nhờ lớp ảnh bên
trên, các công cụ tìm kiếm có thể tìm kiểm toàn văn trên văn bản nhờ lớp text
nhận dạng được bên dưới.
1.1.3. Yêu cầu
Tài liệu số hóa là một dạng tài liệu hiện đại. Tuy nhiên, yêu cầu đặt ra
đối với một sản phẩm số hóa về cơ bản sẽ mang một số nét đặc trưng giống
với tài liệu nói chung và một số yêu cầu riêng của mình. Yêu cầu đối với một
tài liệu số hóa bao gồm:

Nguyễn Thị Thủy – K53TTTV Page 14


Ứng dụng phân hệ Sưu tập số của phần mềm Libol 6.0 tại Thư viện Học viện Kỹ thuật Quân sự

- Nội dung;
- Hình thức;
- Sản phẩm số hóa phải phù hợp với phần mềm.
1.1.3.1. Nội dung
Nội dung chứa trong tài liệu là một yêu cầu không thể thiếu trong mỗi
cuốn sách. Nội dung bao gồm toàn bộ tri thức mà cuốn sách muốn truyền đạt
đến bạn đọc. Một cuốn sách hay khi nội dung của nó được đáp ứng đúng yêu
cầu của người đọc, không vi phạm đến những điều luật pháp quy định. Những
yêu cầu về nội dung đối với một sản phẩm số hóa bao gồm:
- Nội dung tài liệu số hóa phải phù hợp với nhu cầu tin chiếm đại đa số
mà người dùng tin tại Thư viện.
- Nội dung trong các tài liệu không vi phạm luật pháp quốc gia và quốc
tế như về bản quyền tác giả, có nội dung tốt,….
- Có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng như nhà xuất bản, tác giả, ….
Tất cả các yêu cầu về nội dung đòi hỏi thư viện phải tiến hành chặt chẽ
để đảm bảo chất lượng cho sản phẩm số hóa.
1.1.3.2. Hình thức
Sản phẩm tài liệu số hóa cũng giống như các tài liệu ở dạng truyền
thống thì ngoài yêu cầu về nội dung thì cần phải đảm bảo yêu cầu về hình
thức. Nếu yêu cầu về hình thức đối với tài liệu truyền thống là tài liệu phải
được trình bày đẹp, dễ nhìn, trang trí thu hút trí tò mò của bạn đọc…thì tài
liệu số hóa cũng tương tự như vậy. Tuy nhiên do tài liệu số hóa và tài liệu
truyền thống khác nhau ở phương thức lưu trữ là ở trên bộ nhớ của máy tính,
được thể hiện dưới dạng file, cần phải có phương tiện hỗ trợ là máy tính thì
mới có thể sử dụng được.
Yêu cầu về mặt hình thức đối với tài liệu số hóa chính là tài liệu số hóa
phải được ở một định dạng phổ biến để mọi người có thể dễ dàng truy cập, dễ
dàng khai thác. Một số định dạng phổ biến của tài liệu điện tử:

Nguyễn Thị Thủy – K53TTTV Page 15


Ứng dụng phân hệ Sưu tập số của phần mềm Libol 6.0 tại Thư viện Học viện Kỹ thuật Quân sự

 Định dạng văn bản


- Những định dạng văn bản phổ biến nhất của tài liệu điện tử như:
Các định dạng đơn phần mềm Microsoft Word và Word Perfect;
- Định dạng RTF (Rich Text Format) được bảo đảm bởi nhiều phụ lục
phần mềm trong khi đó vẫn giữ định dạng văn bản đã đặt;
- Định dạng PDF (Portable Ducument Format) gồm có hình ảnh trang
với cả văn bản và biểu đồ. Có thể đọc những file theo định dạng PDF bằng
nhiều phần mềm để đọc files khác nhau, nhưng chúng được xây dựng chỉ nhờ
phần mềm Adobe Acrobat.
 Các định dạng đồ họa lưu giữ hình ảnh (ví dụ, ảnh chụp, hình vẽ)
và được chia ra thành hai kiểu chính:
Các định dạng vector - lưu giữ hình ảnh như là tập hợp các hình
dạng hình học. Phổ biến hơn cả là:
- Định dạng DXF (Drawing Interchange Format) được sử dụng rộng
rãi trong các chương trình thiết kế bằng máy tính cho các kỹ sư và kiến trúc
sư;
- Định dạng EPS (Encapsulated PortScript) được sử dụng rộng rãi
trong các hệ thống biểu quyết/bầu cử tại bàn;
- Định dạng CGM (Computer Graphics Metafile) được sử dụng rộng
rãi trong nhiều phần mềm đồ họa (ví dụ trong phần mềm Photoshop).
Các định dạng mành, chúng lưu giữ hình ảnh như là tập hợp
những điểm ảnh - pixels. Khi thay đổi kích cỡ ảnh, đồ họa mành bị biến
dạng. Phổ biến hơn cả là:
- Định dạng BMP (Bitmap)- định dạng tương đối kém về chất lượng,
thường dùng vào quá trình soạn thảo văn bản;
- Định dạng TIFF (Tagget Image File Format) sử dụng rộng rãi trong
các ứng dụng phần mềm;

Nguyễn Thị Thủy – K53TTTV Page 16


Ứng dụng phân hệ Sưu tập số của phần mềm Libol 6.0 tại Thư viện Học viện Kỹ thuật Quân sự

- Định dạng GIF (Graphics Interchange Format) sử dụng rộng rãi


trong các phần mềm dành cho Internet.
 Các định dạng bảng điện tử.
Những file trong định dạng bảng điện tử lưu giữ trong các ô những con
số và mối liên hệ giữa những con số đó. Ví dụ, một ô có thể chứa công thức
thực hiện việc cộng dữ liệu của hai ô khác. Giống như các file cơ sở dữ liệu,
các file bảng điện tử thường có định dạng của chính phần mềm tạo ra nó. Một
số chương trình có thể nhập khẩu và khai thác những dữ liệu của các nguồn
khác kể cả của những chương trình dùng để trao đổi dữ liệu kiểu này (thí dụ,
định dạng DIF (Data Interchange Format)). Các file của bảng điện tử có thể
chuyển đổi thành file văn bản, nhưng những con số và mối liên hệ giữa các số
sẽ bị mất đi.
 Các định dạng nghe-nhìn/video-audio. Những định dạng đó chứa
các hình ảnh chuyển động (ví dụ video số, hoạt hình) và các dữ liệu âm thanh
được xây dựng và có thể xem, nghe nhờ các chương trình tương thích và lưu
giữ trong định dạng đơn chương trình. Những định dạng được sử dụng nhiều
hơn cả là QuickTime và MPEG (Motion Picture Experts Group).
 Đánh dấu ngôn ngữ còn được gọi là các định dạng đánh dấu,
gồm có các hướng dẫn đính kèm để biểu diễn nội dung của file. Chúng là:
- SGML (Standard Generalized Markup Language) được sử dụng
trong các cơ quan nhà nước ở nhiều nước trên thế giới và là tiêu chuẩn quốc tế;
- HTML (Hypertext Markup Language) được sử dụng để hiển thị hầu
như toàn bộ thông tin của mạng World Wide Web;
- XML (Extensible Markup Language) - ngôn ngữ tương đối đơn giản
dựa trên cơ sở SGML và được dùng phổ biến khi quản lý thông tin và trao đổi
thông tin.
Từng định dạng file có điểm mạnh và điểm yếu riêng khi áp dụng vào
việc bảo đảm tài liệu cho quản lý. Thí dụ, những định dạng văn bản

Nguyễn Thị Thủy – K53TTTV Page 17


Ứng dụng phân hệ Sưu tập số của phần mềm Libol 6.0 tại Thư viện Học viện Kỹ thuật Quân sự

(MicrosoftWord, WordPerfect, RTF v.v.) thuận tiện cho tìm kiếm ngữ cảnh
theo các tài liệu trong cơ sở dữ liệu, còn các định dạng đồ hoạ (PDF, TIFF
v.v.) giúp nhận được hình ảnh khi scan với toàn bộ những đặc điểm bên ngoài
của nó và giữ tài liệu có dạng đúng như trên giấy với đầy đủ chữ ký, con dấu,
bút tích.
Định dạng MS Word rất tiện cho biên tập tài liệu và xử lý thông tin,
nhưng file MS Word lại chứa đựng nhiều thông tin ẩn (trước tiên về những
thay đổi đã thực hiện trong file) và như vậy, nó rất không an toàn theo quan
điểm thất thoát thông tin công vụ. Ví dụ, trong lúc chuẩn bị tài liệu thương
mại, thông tin ẩn lại cho ta biết những đề xuất khởi điểm, ai có ảnh hưởng
mạnh nhất tới văn bản. Trong chuẩn bị tài liệu theo nhóm, sự phân tích sửa
đổi cho ta khả năng nhận biết không chỉ họ tên những người lập tài liệu mà cả
mức độ đóng góp của từng người vào phương án hoàn chỉnh của tài liệu.
1.1.3.3. Phần mềm quản lý và khai thác
Nếu như bộ sưu tập số là nguồn lực thông tin, là nguồn tài nguyên
thông tin của một Thư viện điện tử, Thư viện số thì Phần mềm thư viện đóng
vai trò như công cụ đi kèm theo giúp hỗ trợ việc sử dụng nó. Trên thực tế thì
phần mềm quản trị Thư viện là một yếu tố đặc biệt quan trọng không thể thiếu
trong hoạt động Thư viện điện tử, Thư viện số. Phần mềm thư viện có những
vai trò như:
+ Tạo siêu dữ liệu bao gồm:
- Siêu dữ liệu mô tả: Mô tả các thông tin về tài liệu;
- Siêu dữ liệu cấu trúc: Mô tả các liên kết giữa các đối tượng thông tin
liên quan của tài liệu như mục lục, chương, phần, trang sách, hình ảnh minh
họa, phụ lục…giúp người dùng dễ dàng di chuyển đến các thành phần của tài
liệu.
- Siêu dữ liệu quản trị: gồm tạo kích cỡ tập tin; Định dạng tài liệu
(PDF); Đặc tính sử dụng và tình trạng của tài liệu.

Nguyễn Thị Thủy – K53TTTV Page 18


Ứng dụng phân hệ Sưu tập số của phần mềm Libol 6.0 tại Thư viện Học viện Kỹ thuật Quân sự

+ Mô tả dữ liệu
+ Quản lý các nguồn dữ liệu truy cập được cho phép (phần này chưa có
trong các phần mềm nguồn mở) . Theo đó chỉ có các thành viên đã được đăng
ký mới được quyền truy cập vào tài liệu (hoặc quản lý chế độ dowload của tài liệu).
+ Xuất – nhập dữ liệu để trao đổi với các hệ thống khác theo các chuẩn
chung.
+ Vận hành liên kết là tạo ra một giao diện tra cứu tích hợp cho người
dùng trên nhiều bộ sưu tập cùng một lúc dựa trên các điểm truy cập nhất quán
như: tác giả; Nhan đề tài liệu, từ khóa; chủ đề; chỉ mục quốc gia…
 Như vậy phần mềm thư viện đóng vai trò quan trọng như là một
công cụ dùng để tổ chức, quản lý, khai thác các bộ sưu tập. Yêu cầu đặt ra đối
với sản phẩm số hóa là các sản phẩm số hóa phải phù hợp với phần mềm để
khai thác, truy cập, đặc biệt là về định dạng tài liệu.
1.2. Khái quát về Thƣ viện Học viện Kỹ thuật Quân sự
1.2.1. Vài nét về quá trình hình thành và phát triển
Thư viện ra đời cùng với Học viện vào năm 1966 trước năm 1978 thư
viện trực thuộc phòng Huấn luyện.
Từ năm 1978 đến tháng 04/1996 Thư viện trực thuộc phòng Khoa học
công nghệ và Môi trường.
Từ tháng 05/1996 đến tháng 11/1998 Thư viện trực thuộc ban Giám
đốc Học viện.
Từ tháng 11/1998 đến nay Thư viện trực thuộc Phòng Thông tin Khoa
học Quân sự - Học viện KTQS.
1.2.2. Chức năng và nhiệm vụ
Pháp lệnh Thư viện do ủy ban Thường vụ Quốc hội Khóa IX thông qua
ngày 28/12/2000 quy định: “Thư viện có chức năng, nhiệm vụ giữ gìn di sản
thư tịch của dân tộc, thu thập, tàng trữ, tổ chức việc khai thác và sử dụng
chung vốn tài liệu trong xã hội nhằm truyền bá tri thức, cung cấp thông tin

Nguyễn Thị Thủy – K53TTTV Page 19


Ứng dụng phân hệ Sưu tập số của phần mềm Libol 6.0 tại Thư viện Học viện Kỹ thuật Quân sự

phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu, công tác và giải trí của mọi tầng lớp
nhân dân, góp phần nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực bồi dưỡng nhân tài phát
triển khoa học, công nghệ, kinh tế, văn hóa phục vụ công cuộc công nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước”.
Ngoài chức năng, nhiệm vụ của một thư viện nói chung, Thư viện Học
viện Kỹ thuật Quân sự còn thực hiện một số chức năng, nhiệm vụ mang tính
chất đặc thù như sau:
- Nghiên cứu, thu thập, lưu trữ, xử lý những tài liệu cần thiết phục vụ
cho nhu cầu học tập, nghiên cứu của cán bộ, giảng viên, học viên, và sinh
viên trong trường.
- Ứng dụng hiệu quả thành tựu của khoa học công nghệ tiên tiến từng
bước hiện đại hóa Thư viện.
- Tuyên truyền phục vụ cho công tác Đảng, công tác chính trị trong
môi trường Quân đội và là công cụ đấu tranh trên mặt trận văn hóa, tư tưởng.
Nghiên cứu, ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến để từng
bước hiện đại hóa thư viện.
- Tổ chức, bổi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ thư viện.
- Thư viện là cầu nối đưa sách báo, thông tin chính trị, văn hóa, xã hội
cập nhật vào môi trường quân đội.
Hiện nay, Thư viện tổ chức phục vụ tại 03 cơ sở:
 Cơ sở 1: 100 Hoàng Quốc Việt, Từ Liêm, Hà Nội
 Cơ sở 2: Thành phố Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc
 Cơ sở 3: Xuân Phương, Phú Diễn
1.2.3. Cơ cấu tổ chức, nguồn nhân lực
Hiện nay, Phòng Thông tin Khoa học Quân sự được chia thành 03 ban:
Ban Thông tin khoa học
Ban Tạp chí khoa học và kỹ thuật
Ban Thư viện

Nguyễn Thị Thủy – K53TTTV Page 20


Ứng dụng phân hệ Sưu tập số của phần mềm Libol 6.0 tại Thư viện Học viện Kỹ thuật Quân sự

Đội ngũ cán bộ hiện nay phần lớn là trẻ, năng động, nhiệt tình, đều
được đào tạo cơ bản, có trình độ ngoại ngữ về tiếng Anh, Nga và tin học bao
gồm 20 người (trong đó có 17 cán bộ đang làm việc, 03 cán bộ đang chờ nghỉ
hưu):
Thạc sĩ: 01 người (chiếm 5%)
Đại học, Cao đẳng: 18 (90%)
Trung cấp: 1 (chiếm 5%)
Cơ cấu tổ chức hiện nay: 17 cán bộ
Chỉ huy ban: 01 cán bộ
Tổ nghiệp vụ: 04 cán bộ
Tổ phòng đọc: 08 cán bộ
Tổ phòng mượn: 04 cán bộ

Nguyễn Thị Thủy – K53TTTV Page 21


Ứng dụng phân hệ Sưu tập số của phần mềm Libol 6.0 tại Thư viện Học viện Kỹ thuật Quân sự

Phòng Thông tin Khoa học Quân sự

Ban Thông tin Ban Thư Ban Tạp chí khoa học
khoa học viện và kỹ thuật

Nhà H2
Nhà H1

2.501.Phòng
1.101.Phòng tự học 1
mượn trả GT - TL
Tầng 1 1.102.Phòng dịch 2.502.Phòng
vụ photocopy học nhóm 1 Tầng 5
1.103.Phòng xử lý 2.503.Phòng
nghiệp vụ học nhóm 2
Tầng 2 1.201.Phòng đọc
mở 1 2.504.Phòng
tự học 2
Tầng 3 1.301.Phòng truy cập internet,
QS Net không dây (Wifi) 2.505.Phòng
lưu chiểu

1.301.Phòng máy tính truy cập 2.506.Phòng


internet và Multimedia hội thảo

1.301.Phòng đọc tài liệu mật và truy


cập Internet cho cán bộ, giáo viên

1.302.Phòng Trưởng ban


Thư viện
1.401.Phòng đọc mở 2
Tầng 4
1.401.Phòng đọc báo, tạp chí

Sơ đồ cơ cấu tổ chức phòng ban trong thƣ viện

Nguyễn Thị Thủy – K53TTTV Page 22


Ứng dụng phân hệ Sưu tập số của phần mềm Libol 6.0 tại Thư viện Học viện Kỹ thuật Quân sự

1.2.4. Cơ sở vật chất và trang thiết bị


1.2.4.1. Cơ sở vật chất
 Cơ sở 1: 100 Hoàng Quốc Việt, Từ Liêm, Hà Nội
Hiện nay, Thư viện Học viện KTQS tại Hà Nội đang sử dụng tòa nhà 5
tầng với tổng diện tích là 2.240 m2/650 chỗ ngồi. Trong đó:
Tên phòng Diện tích (m2)/ chỗ
ngồi
Kho sách mượn và trả GT – TL 435
Phòng đọc mở 435/150
Phòng Multimedia, Internet 100/40
Phòng truy cập mạng Wifi 150/60
Phòng đọc tài liệu mật, Internet cán bộ 50/24
Phòng đọc báo/tạp chí 100/30
Phòng đọc mở 2 350/140
Phòng tự học 1 và 2 150/120
Phòng hội thảo 100/60
Phòng học nhóm 1 và 2 75/30
Bộ phận dịch vụ, photo 25
Phòng truyền thống 25
 Cơ sở 2: Thành phố Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc
Thư viện khu 125 Vĩnh Yên: 486 m2/ 50 chỗ ngồi
Phòng đọc, phòng máy tính: 385 m2/ 50 chỗ ngồi
Kho GT – TL: 100m2
 Cơ sở 3: Xuân Phương, Phú Diễn: 250m2 / 70 chỗ
Phòng đọc, phòng máy: 150m2 / 70 chỗ
Phòng mượn GT, TL: 100m2

Nguyễn Thị Thủy – K53TTTV Page 23


Ứng dụng phân hệ Sưu tập số của phần mềm Libol 6.0 tại Thư viện Học viện Kỹ thuật Quân sự

1.2.4.2.Trang thiết bị và phần mềm ứng dụng


 Trang thiết bị
Thư viện HV KT QS trang bị với số lượng khá đầy đủ nhằm đảm bảo
cho việc sử dụng các nguồn lực thông tin tại Thư viện được hiệu quả nhất.
Hiện Thư viện có:
Có 300 giá sắt trong đó có 180 giá chuyên dụng, 250 bàn đọc, 500 ghế,
100 máy tính, 6 máy in, 14 máy scan (01máy scan khổ A3, 13 máy scan khổ
A4) , 01 camera kỹ thuật số, 02 máy in mã vạch chuyên dụng, 04 máy hút bụi,
06 máy hút ẩm, 02 máy photocophy, 01 máy ép plastic, 15 máy điều hòa nhiệt
độ, 01 tivi màu 29 inch, 01 tivi Daewoo 20 inch, 01 tivi Samsung 40 inch và
nhiều trang thiết bị khác. Bên cạnh đó Thư viện có 01 hệ thống camera đặt tại
phòng đọc tự chọn, 01 hệ thống mạng INTRANET với 25 máy chủ (01 máy
chủ và 24 máy trạm).
 Phần mềm ứng dụng
Nhằm đảm bảo cho công tác quản lý, khai thác và xây dụng bộ sưu tập
số tiến tới phát triển thư viện theo hướng thư viện điện tử, Thư viện HV
KTQS có trang bị cho thư viện một hệ thống phần mềm đang được nhiều thư
viện và được đánh giá khá cao.
Phần mềm quản lý và khai thác thư viện
Thư viện hiện đang sử dụng phần mềm LIBOL 6.0 với điểm nổi bật là
phân hệ quản lý tư liệu điện tử nhằm phục vụ cho việc quản lý, khai thác và
xây dựng bộ sưu tập số.
Phần mềm phục vụ công tác số hóa tài liệu
- Phần mềm AABBYY: là một phần mềm nhận dạng ký tự (OCR).
Phần mềm này tạo ra các file và sách điện tử (e-book) có thể soạn thảo hoặc
tìm kiếm từ các bản quét lấy từ scanner, file PDF và ảnh kỹ thuật số. Tốc độ
xử lý nhanh và khả năng nhận dạng với độ chính xác cao, hỗ trợ đến 189 ngôn
ngữ kể cả khi văn bản gốc sử dụng nhiều loại ngôn ngữ khác nhau, tự động

Nguyễn Thị Thủy – K53TTTV Page 24


Ứng dụng phân hệ Sưu tập số của phần mềm Libol 6.0 tại Thư viện Học viện Kỹ thuật Quân sự

nhận dạng và xử lý các file trong thư mục. Thư viện HV KTQS sử dụng phần
mềm AABBYY trong việc nhận dạng ký tự tiếng Anh và tiếng Nga, sử dụng
các phiên bản AABBYY 8.0 đến AABBYY 11.0.
- Phần mềm xử lý và đọc các file .pdf Acrobat: Giúp cho việc nhanh
chóng cung cấp các thông tin phản hồi trên tài liệu PDF bao gồm nhiều kiểu
nội dung, từ trang tài liệu được quét từ máy quét tới các trang bảng tính, file
trình diễn và file CAD ba chiều.Thư viện sử dụng các phiên bản từ Acrobat
6.0 đến Acrobat 9.0.
- Phần mềm VnDOCR: Đây là chương trình phần mềm giúp cho việc
nhận dạng các ký tự tiếng Việt. Hiện tại, Thư viện đang sử dụng phiên bản
VnDOCR 4.0.
1.2.5. Nguồn lực thông tin
 Tài liệu truyền thống
Vốn tài liệu rất phong phú và đa dạng bao gồm cả tài liệu truyền thống
và tài liệu hiện đại thuộc các lĩnh vực nghiên cứu chính như: vô tuyến điện tử,
điện tử y sinh, kỹ thuật điều khiển, cơ khí…
Hiện thư viện có trên 77.047 đầu tài liệu với 554.807 cuốn trong đó:
Sách tham khảo KHKT: 55.916 đầu sách/ 167.511 cuốn;
Sách VH, CT & XH: 5.046 đầu sách/34.269 cuốn;
Giáo trình: 3.150 đầu sách/278.886 cuốn;
Luận án , luận văn: 1000 đấu sách /35.000 cuốn;
Tài liệu mật: 4.003 cuốn;
ĐA tốt nghiệp: 3.394 cuốn;
Báo: 61 đầu;
Tạp chí: 147 đầu.
 Tài liệu điện tử
Hiện nay Thư viện HVKTQS có khoảng gần 3000 tài liệu điện tử
đưa vào khai thác và sử dụng. Các tài liệu điện tử này chủ yếu là các tài

Nguyễn Thị Thủy – K53TTTV Page 25


Ứng dụng phân hệ Sưu tập số của phần mềm Libol 6.0 tại Thư viện Học viện Kỹ thuật Quân sự

liệu giáo trình và tài liệu tham khảo chuyên ngành kỹ thuật quân sự phục
vụ cho việc học tập, nghiên cứu của cán bộ giảng viên và học viên.
1.2.6. Người dùng tin và nhu cầu tin
Hiện nay, Thư viện HVKTQS có trên 11.500 bạn đọc chia làm 4 nhóm:
- Nhóm 1: Người làm công tác quản lý lãnh đạo, gồm: Ban Giám đốc
Học viện, Trưởng khoa, Trưởng phòng, Trưởng bộ môn, hệ tiểu đoàn nhóm
này cần các thông tin mang tính tổng kết, dự đoán trên mọi lĩnh vực khoa học,
giáo dục, quản lý, khoa học quân sự 500 người.
- Nhóm 2: Nhóm người dùng tin là cán bộ giảng dạy và nghiên cứu
khoa học : 1000 cán bộ (trong đó có trên 800 giáo viên). Nhóm bạn đọc này
thường quan tâm đến tài liệu chuyên sâu, những đề tài mà họ trực tiếp tham
gia giảng dạy, nghiên cứu.
- Nhóm 3: Nhóm người dùng tin là học viên, sinh viên trên 9000
người. Trong đó học viên quân sự: 4000 người (bao gồm cao học chuyển cấp
và hệ đào tạo kỹ sư quân sự), học viên dân sự: 5000 người. Hình thức phục vụ
cho nhóm này thường là tài liệu sách giáo trình, tài liệu tham khảo, luận án,
luận văn và các nguồn tin điện tử, vật mang tin khác phục vụ cho học tập và
nghiên cứu.
- Nhóm 4: Ngoài 3 nhóm trên có 1.000 cán bộ, nhân viên làm công
tác phục vụ.
1.3. Vai trò của số hóa tài liệu và phân hệ Sƣu tập số - Libol 6.0 tại Thƣ
viện Học viện Kỹ thuật Quân sự
Thư viện Học viện KTQS là một trong số các thư viện đi đầu trong việc
ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động thông tin thư viện ở nước ta.
Thư viện luôn luôn có những định hướng mới nằm thúc đẩy hoạt động thư
viện của mình và họ đã sớm nhận thấy những ưu điểm của việc ứng dụng
công nghệ thông tin và vai trò của việc xây dựng Thư viện điện tử trong hoạt
động của mình. Hiện nay, Thư viện HVKTQS đang tiến hành xây dựng thư

Nguyễn Thị Thủy – K53TTTV Page 26


Ứng dụng phân hệ Sưu tập số của phần mềm Libol 6.0 tại Thư viện Học viện Kỹ thuật Quân sự

viện trở thành Thư viện điện tử. Việc số hóa tài liệu và phân hệ Sưu tập số có
vai trò quan trọng trong định phát triển của Thư viện HVKTQS.
1.3.1. Vai trò của số hóa tài liệu
Muốn đưa thư viện từ dạng thư viện truyền thống sang thư viện điện tử
thì bước đầu tiên là xây dựng các bộ sưu tập số. Bộ sưu tập số đóng vai trò
như nguồn lực thông tin chủ yếu của thư viện điện tử. Số hóa tài liệu sẽ có ý
nghĩa đặc biệt trong việc xây dựng bộ sưu tập số. Vai trò của số hóa tài liệu
trong Thư viện HVKTQS được thể hiện như sau:
 Giúp việc lưu trữ, truy xuất, chia sẻ, tìm kiếm thông tin một cách dễ
dàng
 Linh hoạt trong việc chuyển đổi sang các loại dữ liệu số khác nhau
 Giảm chi phí tối đa cho việc quản lý, không gian lưu trữ
 Có khả năng chỉnh sửa và tái sử dụng dữ liệu
Vậy, việc số hóa tài liệu là bước căn bản đầu hình thành các Thư viện
điện tử, Thư viện, là vấn đề được đặt ra hàng đầu cho các thư viện trong xu
thế hiện nay.
1.3.2. Vai trò của phân hệ Sưu tập số - Libol 6.0
Yêu cầu đặt ra đối với việc quản lý, khai thác các tài nguyên số là cần
phải phần mềm quản lý và khai thác. Thư viện HVKTQS lựa chọn phần mềm
Libol 6.0 với điểm nổi bật là phân hệ Sưu tập số có một ý nghĩa lớn cho việc
quản lý và khai thác tài nguyên số hóa của thư viện. Phân hệ Sưu tập số -
Libol 6.0 có vai trò như sau:
- Lưu trữ các file dữ liệu điện tử với số lượng lớn
- Quản lý các dữ liệu điện tử của thư viện
- Hỗ trợ việc khai thác các dữ liệu điện tử cả trên phương diện không
thu phí và thu phí
- Quản lý người dùng tin qua việc cung cấp tài khoản và quyền truy
cập

Nguyễn Thị Thủy – K53TTTV Page 27


Ứng dụng phân hệ Sưu tập số của phần mềm Libol 6.0 tại Thư viện Học viện Kỹ thuật Quân sự

- Tăng cường khả năng chia sẻ thông tin với các thư viện khác…
 Nói chung, phân hệ Sưu tập số - Libol 6.0 có vai trò quan trọng
trong việc quản lý, lưu trữ và khai thác nguồn tài nguyên số hóa tại Thư viện
HVKTQS.

Nguyễn Thị Thủy – K53TTTV Page 28


Ứng dụng phân hệ Sưu tập số của phần mềm Libol 6.0 tại Thư viện Học viện Kỹ thuật Quân sự

Chƣơng 2: THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG PHÂN HỆ SƢU TẬP


SỐ - LIBOL 6.0 TẠI THƢ VIỆN HỌC VIỆN KỸ THUẬT
QUÂN SỰ

2.1. Phần mềm Libol 6.0 và phân hệ sƣu tập số


2.1.1. Phần mềm Libol 6.0

Phần mềm Libol do công ty công nghệ Tinh Vân xây dựng và phát
triển. Công ty cổ phần Tinh Vân (Tên giao dịch tiếng Anh: Tinh Vân
Technologies JSC hoặc Tinh Vân Group). Đây là công ty tin học được thành
lập vào năm 1997, tiền thân là phòng thí nghiệm mạng Netlab và an toàn
thông tin thuộc công nghệ vi điện tử IMET.
“Libol (LIBrary OnLine) là bộ phần mềm giải pháp Thư viện điện tử -
Thư viện số được Tinh Vân nghiên cứu và phát triển từ năm 1997, là sản
phẩm phần mềm thư viện điện tử và quản lý tích hợp nghiệp vụ thư viện
thành công nhất ở Việt Nam. Libol có những tính năng chính sau:

Nguyễn Thị Thủy – K53TTTV Page 29


Ứng dụng phân hệ Sưu tập số của phần mềm Libol 6.0 tại Thư viện Học viện Kỹ thuật Quân sự

 Hỗ trợ chuẩn biên mục MARC 21, AACR-2, ISBD; các khung phân
loại thông dụng như DDC, BBK, NLM, LOC, UDC, subject headings; chuẩn
ISO 2709 cho nhập/xuất dữ liệu;
 Liên kết với các thư viện và tài nguyên thông tin trực tuyến trên
Internet qua giao thức Z39.50 và OAI-PMH;
 Mượn liên thư viện theo giao thức ISO 10161, sử dụng định dạng
mã hoá dữ liệu BER/MIME;
 Tích hợp với các thiết bị mã vạch, thẻ từ và RFID; các thiết bị mượn
trả tự động theo chuẩn SIP 2;
 Hỗ trợ đa ngữ Unicode với dữ liệu và giao diện làm việc; các bảng
mã tiếng Việt như TCVN 5712, VNI ...
 Công cụ xây dựng, quản lý và khai thác kho tài nguyên số;
 Xuất bản các cơ sở dữ liệu hoặc thư mục trên đĩa CD;
 Tìm kiếm toàn văn;
 Khả năng tuỳ biến cao;
 Bảo mật và phân quyền chặt chẽ;
 Thống kê tra cứu đa dạng, chi tiết và trực quan phục vụ mọi nhóm
đối tượng;
 Vận hành hiệu quả trên những CSDL lớn hàng triệu bản ghi, Hỗ trợ
hệ QT CSDL Oracle hoặc MS SQL Server;
 Khai thác và trao đổi thông tin qua web, thư điện tử, GPRS (điện
thoại di động) và thiết bị hỗ trợ người khiếm thị;
 Tương thích với cả mô hình kho đóng và kho mở;
 Hỗ trợ hệ thống thư viện nhiều kho, điểm lưu thông…
Các phân hệ chức năng chính:
 Phân hệ tra cứu trực tuyến OPAC: Là cổng thông tin chung cho
mọi đối tượng để khai thác tài nguyên và dịch vụ thư viện theo cách riêng phù
hợp với nhu cầu của từng cá nhân; Là môi trường giao tiếp và trao đổi thông

Nguyễn Thị Thủy – K53TTTV Page 30


Ứng dụng phân hệ Sưu tập số của phần mềm Libol 6.0 tại Thư viện Học viện Kỹ thuật Quân sự

tin giữa bạn đọc với nhau, giữa bạn đọc và thư viện và giữa bạn đọc với các
thư viện khác.
 Phân hệ bổ sung: Quy trình quản lý ấn phẩm chặt chẽ và xuyên
suốt kể từ lúc phát sinh nhu cầu bổ sung, đặt mua, kiểm nhận, gán số đăng ký
cá biệt, xếp giá tới lưu kho và đưa ra khai thác.
 Phân hệ biên mục: Công cụ mạnh, thuận tiện và mềm dẻo giúp
biên mục mọi dạng tài nguyên thư viện theo các tiêu chuẩn thư mục quốc tế;
Giúp trao đổi dữ liệu biên mục với các thư viện trên mạng Internet và giúp
xuất bản các ấn phẩm thư mục phong phú và đa dạng.
 Phân hệ ấn phẩm định kỳ: Tự động hoá và tối ưu hoá các nghiệp
vụ quản lý đặc thù cho mọi dạng ấn phẩm định kỳ (báo, tạp chí, tập san...)
như bổ sung, đăng ký, kiểm nhận, đóng tập, khiếu nại thiếu số và tổng hợp số
có số thiếu.
 Phân hệ bạn đọc: Quản lý thông tin cá nhân và phân loại bạn đọc
giúp thư viện áp dụng được những chính sách phù hợp với mỗi nhóm bạn đọc
và tiến hành các xử lý nghiệp vụ theo lô hoặc theo từng cá nhân.
 Phân hệ lưu thông: Tự động hoá những thao tác thủ công lặp đi lặp
lại trong quá trình mượn trả và tự động tính toán, áp dụng mọi chính sách lưu
thông do thư viện thiết đặt. Cung cấp các số liệu thống kê về tình hình mượn
trả tài liệu phong phú và chi tiết.
 Phân hệ sưu tập số: Theo dõi và xử lý các yêu cầu đặt mua tài liệu
điện tử qua mạng, quản lý kho tư liệu số hoá.
 Phân hệ mượn liên thư viện (ILL): Quản lý những giao dịch trao
đổi tư liệu với các thư viện khác theo chuẩn quốc tế dưới các vai trò là thư
viện cho mượn và thư viện yêu cầu mượn. Cho phép bạn đọc của thư viện này
có thể mượn sách tại các thư viện khác.
Phân hệ quản lý: Quản lý, phân quyền người dùng và theo dõi toàn bộ
hoạt động của hệ thống. Tích hợp với cơ sở dữ liệu người dùng trên LDAP

Nguyễn Thị Thủy – K53TTTV Page 31


Ứng dụng phân hệ Sưu tập số của phần mềm Libol 6.0 tại Thư viện Học viện Kỹ thuật Quân sự

hoặc Microsoft AD. Cho phép tùy biến ngôn ngữ trên giao diện chương
trình.” (Trích nguồn tin từ http://tinhvan.com ).
Điểm nổi bật của LIBOL 6.0 chính là Phân hệ Quản lý Tƣ liệu điện
tử. Nếu như ở các phiên bản trước đây là một nhóm tính năng nằm rải rác
trong một số phân hệ thì tới LIBOL 6.0, nghiệp vụ này đã được hoàn thiện
thành một phân hệ riêng. Phân hệ này cho phép thư viện có thể quản lý các
dạng tài liệu số phổ biến. Với khả năng tách ra hoạt động độc lập, nó cho
phép thư viện đóng vai trò như một nhà cung cấp tài liệu số tới mọi đối tượng
người dùng. Như vậy, thư viện trong tương lai hoàn toàn có thể quản lý một
lượng tài nguyên số đa dạng (âm thanh, hình ảnh, video, text) với dung lượng
khổng lồ và khả năng lưu trữ phân tán. Để làm được điều này, Libol 6.0 đã
xây dựng mới phân hệ sưu tập số, tích hợp với phân hệ Phát hành nhằm quản
lý, biên tập, phân quyền …. và đưa ra khai thác tài nguyên số hoá. Đây là
khác biệt và cũng là ưu điểm rất lớn của Libol 6.0 so với các phiên bản trước
đó. Với phân hệ này, các thư viện hoàn toàn có thể thực hiện mua bán, trao
đổi và cung cấp tài liệu điện tử một cách dễ dàng...
Ngoài ra, Libol 6.0 còn hỗ trợ đa ngữ, giúp người quản trị hệ thống tự
thêm mới, soạn thảo ngôn ngữ và sửa giao diện chương trình, lựa chọn ngôn
ngữ hiển thị. Khả năng đăng nhập một lần (single sign on), cho phép người
dùng sử dụng một tài khoản chung duy nhất để đăng nhập và thao tác trên
nhiều ứng dụng khác nhau.
Libol là Giải pháp phần mềm thư viện điện tử được áp dụng nhiều nhất
tại Việt Nam hiện nay. Với hơn 60 khách hàng là các thư viện Đại học, thư
viện công cộng và Trung tâm nghiên cứu lớn nhất cả nước, Libol đã khẳng
định những đóng góp xuất sắc về công nghệ cho sự nghiệp tin học hoá và
hiện đại hoá công tác quản lý và khai thác thư viện. Libol được đánh giá là
giải pháp thư viện điện tử - thư viện số hiện đại và phù hợp nhất cho các
Trung tâm Thông tin – Thư viện Việt Nam.

Nguyễn Thị Thủy – K53TTTV Page 32


Ứng dụng phân hệ Sưu tập số của phần mềm Libol 6.0 tại Thư viện Học viện Kỹ thuật Quân sự

2.1.2. Phân hệ Sưu tập số

Phân hệ Sưu tập số hay Phân hệ Quản lý Tư liệu điện tử là điểm nổi
bật của Libol 6.0 so với các phiên bản trước của Libol. Phân hệ Sưu tập số
do Công ty Tinh Vân xây dựng với nhiều tính năng vượt trội.
“Phân hệ Sưu tập số có khả năng lưu giữ các file điện tử với số lượng
lớn, khả năng cập nhật dữ liệu nhanh chóng và dễ dàng đảm bảo dữ liệu
chính xác, phục vụ tra tìm và sử dụng tài liệu điện tử một cách hiệu quả.
Phân hệ Sưu tập số còn có khả năng quản lý các tài khoản đặt mua tài
liệu điện tử, cung cấp các tài liệu điện tử theo yêu cầu đặt mua của bạn đọc.
Khả năng quản lý tài liệu điện tử trên cả hai loại hình: có thu phí và
không thu phí. Quản lý tài liệu hạn chế với mức độ mật khác nhau.
Cho phép biên mục các file dữ liệu, khả năng gắn kèm các file dữ liệu
số với một biểu ghi biên mục đã có sẵn.
Khả năng xử lý các yêu cầu của bạn đọc một cách nhanh chóng, dễ
dàng.

Nguyễn Thị Thủy – K53TTTV Page 33


Ứng dụng phân hệ Sưu tập số của phần mềm Libol 6.0 tại Thư viện Học viện Kỹ thuật Quân sự

Khả năng quản lý tài chính liên quan đến việc sử dụng và đặt mua tài
liệu điện tử.” (Trích nguồn tin từ tài liệu “Hướng dẫn sử dụng phần mềm
Libol (phiên bản 6.0) – Phân hệ Sưu tập số, tr 4)
Phân hệ sưu tập số - LIBOL 6.0 bao gồm 6 menu chính:
 Menu tài khoản
Cho phép người dùng tạo lập và quản lý thông tin về hệ thống tài khoản
truy nhập dữ liệu điện tử. Người dùng có khả năng thêm mới, sửa chữa và xóa
các thông tin về tài khoản một cách dễ dàng và nhanh chóng.
 Menu xử lý yêu cầu
Giao diện xử lý yêu cầu giúp cho việc đưa ra các yêu cầu về dữ liệu bạn
đọc đăng ký trên trang OPAC của Thư viện. Căn cứ vào nội dung, chính sách
của thư viện cũng như tình trạng thực tế các tài liệu điện tử của thư viện, cán
bộ thư viện sẽ định vị tài liệu và đưa ra các hành động / thao tác với mỗi yêu
cầu này.
 Menu công cụ
- Công cụ là danh mục phương thức giao nhận tài liệu, các khuôn dạng
nhãn, thư, hóa đơn…phục vụ cho trao đổi tài liệu điện tử.
- Libol 6.0 cho phép người dùng có khả năng tạo ra các phương thức
giao nhận tài liệu khác nhau tùy thuộc vào từng hệ thống thư viện.

 Menu kế toán
Cho phép việc quản lý các thông tin về các khoản thu chi liên quan đến
dịch vụ cung cấp tài liệu điện tử , đồng thời có thể in ra các báo cáo theo yêu cầu
 Menu thống kê
- Chương trình cho phép người dùng có khả năng thống kê các yêu cầu
tài liệu điện tử theo nhiều hình thức và tiêu chí khác nhau.
- Kết quả thống kê sẽ được hiển thị dưới dạng bản đồ hình tròn hoặc
hình cột

Nguyễn Thị Thủy – K53TTTV Page 34


Ứng dụng phân hệ Sưu tập số của phần mềm Libol 6.0 tại Thư viện Học viện Kỹ thuật Quân sự

 Menu tài nguyên số hóa


- Đây là menu chính và quan trọng nhất trong phân hệ
- Cho phép thư viện quản lý toàn bộ tài liệu điện tử với nhiều định dạng
khác nhau theo từng bộ sưu tập, chia làm nhiều cấp độ mật, chế độ khai
thác…khác nhau. Menu này thực hiện với 4 chức năng chính:
- Quản lý bộ sưu tập
- Dữ liệu điện tử
- Trình soạn thảo ngoài
- Quản trị UNIVIS
2.2. Ứng dụng phân hệ Sƣu tập số - Libol 6.0 tại Thƣ viện Học viện
Kỹ thuật Quân sự
Xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu của người dùng tin cũng phát
triển. Việc ứng dụng công nghệ hiện đại không còn là mới mẻ trong các thư
viện nữa. Nhờ có công nghệ phát triển, thông tin cũng phát triển theo những
bước tiến mới, thông tin ngày nay không chỉ được lưu trữ dưới dạng đơn giản
sách báo nữa mà còn được lưu trữ trên các sản phẩm công nghệ hiện đại hơn
như đĩa CD – ROM, sách điện tử,...Người dùng tin có thể khai thác thông tin
ở mọi nơi qua một chiếc máy tính có nối mạng Internet.
Nhận thấy ưu điểm của việc số hóa tài liệu và bộ sưu tập số, dựa trên
nền tảng của phần mềm trước Libol 5.5, năm 2010, Thư viện HVKTQS tiến
hành nâng cấp phần mềm quản lý thư viện Libol 5.5 lên Libol 6.0. Điểm nổi
bật nhất của Libol 6.0 thuyết phục sự lựa chọn của Thư viện chính là Phân hệ
Quản lý Tƣ liệu điện tử mà phiên bản trước không có. Hiện nay, Phần mềm
libol 6.0 đang quản lý và khai thác tại Thư viện HVKTQS với tổng số lượng
CSDL thư mục trên 56.000, trong đó có 2.892 tài liệu điện tử.
Do nhu cầu và tính đặc thù trong quản lý của trường là trường quân đội,
được sự bao cấp của nhà nước về mọi mặt, việc này hạn chế đến việc ứng
dụng đầy đủ các tính năng của phân hệ Sưu tập số trong việc quản lý vả khai

Nguyễn Thị Thủy – K53TTTV Page 35


Ứng dụng phân hệ Sưu tập số của phần mềm Libol 6.0 tại Thư viện Học viện Kỹ thuật Quân sự

thác tư liệu số của Thư viện. Hiện nay, Thư viện HVKTQS mới chỉ sử dụng
đến một số tính năng trong phân hệ Sưu tập số, chủ yếu là việc ứng dụng
trong công tác biên mục và quản lý bộ sưu tập trong menu tài nguyên số hóa,
còn các tính năng liên quan đến việc thu phí, thống kê, phân quyền sử dụng,
xuất khẩu bộ sưu tập số đều chưa sử dụng.
Menu tài nguyên số là một ứng dụng quan trọng nhất của phân hệ Sưu
tập số, là khâu ứng dụng phục vụ cho việc quản lý và khai thác các bộ sưu tập
số của thư viện. Thư viện HVKTQS sử dụng menu này trong việc quản lý và
đưa ra khai thác các bộ sưu tập của mình.

Giao diện
của menu
tài nguyên
số hóa

2.2.1. Quản lý bộ sưu tập


Nguồn lực thông tin là tài sản giá trị nhất của mỗi cơ quan thông tin thư
viện. Nguồn lực thông tin càng phong phú thì tiềm năng của thư viện đó càng
được đánh giá cao.Hoạt động quản lý là công tác ảnh hưởng trực tiếp đến bảo
vệ tài sản của cơ quan đó. Chính vì vậy, việc quản lý nguồn tư liệu điện tử
cũng là bảo vệ chính tài sản của thư viện mình.
Cũng như các thư viện khác,Thư viện HVKTQS luôn đặt cao vai trò
việc quản lý nguồn lực thông tin của thư viện mình, họ tiến hành ứng dụng

Nguyễn Thị Thủy – K53TTTV Page 36


Ứng dụng phân hệ Sưu tập số của phần mềm Libol 6.0 tại Thư viện Học viện Kỹ thuật Quân sự

chức năng quản lý bộ sưu tập phân hệ Sưu tập số - Libol 6.0 vào việc quản lý
tài nguyên số hóa của mình.
Để thuận lợi cho việc phân loại, quản lý các ấn phẩm điện tử trong thư
viện, các bộ thư viện sẽ tiến hành tạo lập các bộ sưu tập ấn phẩm điện tử khác
nhau tùy theo định dạng, mục đích sử dụng…các ấn phẩm điện tử này.
Thư viện HVKTQS sử dụng các tính năng trong quản lý bộ sưu tập
như:
 Thêm mới bộ sưu tập
 Sửa bộ sưu tập
 Xóa bộ sưu tập
 Gộp các bộ sưu tập
2.2.1.1. Thêm mới bộ sưu tập
Với chức năng thêm mới các bộ sưu tập sẽ giúp cho cán bộ thư viện có
thể thêm các bộ sưu tập mà mình vừa tiến hành xây dựng để đưa vào quản lý
và khai thác. Thư viện HVKTQS lấy đây là bước đầu tiên cho việc đưa ra một
sản phẩm số hóa của mình. Các bộ sưu tập sau khi được cán bộ thư viện xây
dựng xong sẽ được thêm mới vào trong hệ thống để giúp cho việc quản lý bộ
sưu tập, chuẩn bị những bước tiếp theo để đưa vào khai thác.
Công việc này được cán bộ thư viện thực hiện với thao tác rất ngắn
gọn: Cán bộ thư viện chỉ việc nhập tên bộ sưu tập và mô tả ngắn gọn về bộ
sưu tập này vào ô trống bấm vào Thêm. Như vậy là việc thêm mới một bộ
sưu tập đã hoàn thành.
Đặc trưng về nội dung của các bộ sưu tập trong Thư viện HVKTQS
bao gồm các bộ sưu tập có nội dung liên quan đến kỹ thuật quân sự. Các tài
liệu chủ yếu là tài liệu sách giáo khoa và tài liệu tham khảo chuyên ngành kỹ
thuật quân sự thuộc các ngành đào tạo của trường như bộ sưu tập các tài liệu
về Cơ khí – Động lực, Vô tuyến điện tử, Xây dựng – Công trình,…Tất cả đều
phục vụ cho việc học tập, nghiên cứu của giảng viên và học viên.

Nguyễn Thị Thủy – K53TTTV Page 37


Ứng dụng phân hệ Sưu tập số của phần mềm Libol 6.0 tại Thư viện Học viện Kỹ thuật Quân sự

Bấm vào
thêm

2.2.1.2. Sửa bộ sưu tập


Cùng với việc xây dựng bộ sưu tập, Thư viện HVKTQS sử dụng chức
năng sửa bộ sưu tập.Với chức năng sửa bộ sưu tập sẽ giúp cho việc cung cấp
các thông tin về bộ sưu tập một cách chính xác nhất, tránh tình trạng dập
khuôn máy móc, ảnh hưởng đến chất lượng thông tin mà cán bộ thư viện mất
nhiều công sức mới có thể hoàn thành.
Để sửa lại thông tin cho bộ sưu tập, cán bộ thư viện bấm vào biểu
tượng Sửa trong cột sửa cùng hàng với bộ sưu tập mà mình muốn sửa thông
tin.

Nguyễn Thị Thủy – K53TTTV Page 38


Ứng dụng phân hệ Sưu tập số của phần mềm Libol 6.0 tại Thư viện Học viện Kỹ thuật Quân sự

Sau khi sửa lại thông tin cho bộ sưu tập xong bấm nút Cập nhật, để
lưu lại thông tin bấm nút v hoặc bấm X để hủy bỏ thao tác.
2.2.1.3. Xóa bộ sưu tập
Trong trường hợp muốn xóa bộ sưu tập, cán bộ thư viện bấm chọn bộ
sưu tập cần xóa, sau đó chọn chức năng Xóa tương ứng trên giao diện. Mục
đích của chức năng này giúp cho cán bộ thư viện linh hoạt hơn trong việc đưa
vào bộ sưu tập tài nguyên số những CSDL đảm bảo chất lượng tốt nhất.

Biểu tượng
xóa

2.2.1.4. Gộp các bộ sưu tập


Chức năng Gộp các bộ sƣu tập sẽ giúp cho việc gộp các tài liệu có nội
dung tương ứng hoặc liên quan đến nhau vào một bộ sưu tập. Nếu như trong
việc quản lý vốn tài liệu truyền thống, phân loại tài liệu để tập hợp các loại tài
liệu có cùng môn loại tri thức với nhau thì gộp tài liệu có chức năng tương tự
là gộp các tài liệu có nội dung tương ứng hoặc liên quan mật thiết với nhau
làm một bộ sưu tập. Việc này giúp cho việc quản lý tài nguyên số một cách
khoa học nhất, đồng thời tạo điều kiện cho việc khai thác dữ liệu điện tử được
dễ dàng hơn khi tìm những dữ liệu số liên quan đến lĩnh vực mà mình quan
tâm.

Nguyễn Thị Thủy – K53TTTV Page 39


Ứng dụng phân hệ Sưu tập số của phần mềm Libol 6.0 tại Thư viện Học viện Kỹ thuật Quân sự

Thao tác thực hiện: tích chọn vào các bộ sưu tập sẽ đƣợc gộp tương
ứng trên giao diện và lựa chọn bộ sưu tập sẽ gộp tới trong danh sách Bộ sưu
tập bên dưới cùng và bấm Gộp.
Ví dụ dễ hiểu trong các tài liệu Thư viện HVKTQS chủ yếu là tài liệu
liên quan đến các ngành kỹ thuật quân sự. Khi hai bộ sưu tập các tài liệu điện
tử về ngành Cơ khí và bộ sưu tập về động lực có những tài liệu của ngành
Động lực có nội dung liên quan đến ngành cơ khí thì sẽ được gộp chung vào
một bộ sưu tập Cơ khí - động lực. Việc gộp các bộ sưu tập sẽ tạo điều kiện
cho việc quản lý các bộ sưu tập một cách khoa học hơn.

2.2.2. Dữ liệu điện tử


Đây là nơi quản lý, lưu trữ và thực hiện các thao tác chủ yếu cho bộ sưu
tập tư liệu điện tử. Mục này thực hiện một số chức năng chính như:
+ Tải các tài liệu điện tử lên chương trình
+ Biên mục tài liệu điện tử theo chuẩn biên mục quốc tế Dublin Core
+ Thiết đặt trạng thái, khai thác, cấp độ mật…cho ấn phẩm điện tử.

Nguyễn Thị Thủy – K53TTTV Page 40


Ứng dụng phân hệ Sưu tập số của phần mềm Libol 6.0 tại Thư viện Học viện Kỹ thuật Quân sự

Dựa trên một số đặc trưng của Thư viện được quản lý chế độ bao cấp
của nhà nước, mọi dịch vụ ở đây đều miễn phí (Free), Thư viện chỉ sử dụng
đến một số chức năng của mục dữ liệu điện tử như:
2.2.2.1. Tải các tài liệu điện tử lên chương trình
Để tiến hành lưu trữ và quản lý tập trung các ấn phẩm điện tử -> biên
mục và đưa vào phục vụ cho bạn đọc tra cứu, khai thác và sử dụng, cán bộ thư
viện phải tiến hành bước đầu tiên là tải ấn phẩm điện tử đó lên chương trình.
Toàn bộ ấn phẩm điện tử của thư viện sẽ được lưu trữ trong thư mục
LibolEbook trong ổ C của máy chủ thư viện.
Thư viện HVKTQS sử dụng 2 cách hỗ trợ tải ấn phẩm điện tử của Libol:
+ Tải các tài liệu điện tử từ máy trạm của người dùng: Cho phép tải các
ấn phẩm điện tử từ máy trạm của cán bộ lên máy chủ của thư viện.
+ Nhập khẩu các tài liệu điện tử từ thư mục LibolEbook trên ổ C của
máy chủ.
 Tải các tài liệu điện tử từ máy trạm của ngƣời dùng:
 Trên giao diện Quản lý các dữ liệu điện tử, chúng ta chỉ cần bấm
chọn chức năng Tải lên file
 Xuất hiện của sổ nhập khẩu tệp từ máy trạm

Nguyễn Thị Thủy – K53TTTV Page 41


Ứng dụng phân hệ Sưu tập số của phần mềm Libol 6.0 tại Thư viện Học viện Kỹ thuật Quân sự

 Cán bộ thư viện chỉ việc nhấn Browse để chọn các file dữ liệu trên
máy trạm (Số lượng file tối đa mỗi lần là 5 file)
 Cán bộ thư viện có thể tích chọn vào 1 trong 2 lựa chọn Giữ
nguyên tên tệp nhập khẩu hoặc Ghi đè lên tên tệp hiện thời đẻ nhập khẩu
các dữ liệu điện tử lên chương trình
 Cuối cùng bấm Nhập khẩu
Kết quả là tài liệu điệntử đó đã được tải lên chương trình.
 Nhập khẩu các file dữ liệu điện tử từ máy chủ
 Cán bộ thư viện sẽ lưu toàn bộ các dữ liệu điện tử trực tiếp vào thư
mục LibolEbook trên ổ Ccủa máy chủ
 Trên giao diện Quản lý dữ liệu điện tử, cán bộ thư viện sẽ bấm chọn
chức năng Nhập khẩu từ file system
 Xuất hiện hộp thoại nhập đường dẫn của thư mục muốn nhập khẩu
 Nhập đường dẫn đến thư mục muốn nhập khẩu vào ô trống rồi bấm OK
 Chương trình sẽ tự động nhập khẩu cá dữ liệu điện tử từ thư mục lên
chương trình.
Mục đích của việc tải tài liệu lên chương trình: Đưa tài liệu điện tử
vào lưu trữ và quản lý tập trung, chuẩn bị tiến hành biên mục và đưa vào
phục vụ bạn đọc tra cứu và khai thác.
2.2.2.2. Biên mục các tài liệu điện tử theo tiêu chuẩn Dublin Core
Đảm bảo cho việc cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến tài liệu điện
tử của thư viện và tránh trùng lặp khi tiến hành số hóa các tài liệu tiếp theo,
Thư viện HVKTQS tiến hành biên mục cho mỗi tài liệu điện của của mình.
Các ấn phẩm điện tử của thư viện được tiến hành biên mục theo 16
trường dữ liệu của chuẩn Dublin Core trong mục biên mục, đây là điểm tiến
bộ hơn hẳn so với Libol 5.5. Libol 5.5 biên mục cho các tư liệu điện tử theo
tiêu chuẩn MARC21. Libol 6.0 tiến hành biên mục cho ấn phẩm điện tử theo
tiêu chuẩn Dublin Core.

Nguyễn Thị Thủy – K53TTTV Page 42


Ứng dụng phân hệ Sưu tập số của phần mềm Libol 6.0 tại Thư viện Học viện Kỹ thuật Quân sự

Dublin Core Metadata là một trong những sơ đồ yếu tố siêu dữ liệu phổ
biến và được nhiều người biết đến. Bộ yếu tố này được hình thành lần đầu
tiên vào năm 1995 bởi Sáng kiến Yếu tố Siêu dữ liệu Dublin Core (Dublin
Core Metadata Element Initiative). Tập hợp yếu tố siêu dữ liệu này được gọi
là “cốt lõi” (core) vì nó được thiết kế đơn giản và chỉ bao gồm 15 yếu tố mô
tả cốt lõi nhất (trong khi Marc21 có hơn 200 trường và rất nhiều trường con).
Việc tiến hành theo tiêu chuẩn Dublin Core có một số điểm mạnh như:
- Tạo lập và sử dụng dễ dàng: cho phép những người không chuyên
nghiệp có thể tạo các bản ghi mô tả đơn giản cho các tài nguyên thông tin và
truy xuất chúng trên môi trường mạng một cách dễ dàng.
- Ngữ nghĩa dễ hiểu, sử dụng đơn giản: Việc khai thác thông tin trên
mạng internet diện rộng thường gặp trở ngại bởi những sự khác nhau về thuật
ngữ và sự mô tả thực tế. Dublin Core Metadata giúp những người dò tìm
thông tin không chuyên có thể tìm thấy vấn đề mình quan tâm bằng cách hỗ
trợ một tập hợp các phần tử thông dụng mà ngữ nghĩa của chúng được hiểu
phổ biến.
- Phạm vi phổ biến: Tập hợp các phần tử Dublin Core Metadata lúc
đầu được phát triển bằng tiếng Anh, nhưng hiện nay nó được câp nhật thêm
với khoảng 25 ngôn ngữ khác nhau (phiên bản v1.1)
- Tính mở rộng: Những nhà phát triển Dublin Core đã cung cấp một
cơ chế cho việc mở rộng tập các phần tử Dublin Core, phục vụ nhu cầu khai
thác các tài nguyên bổ sung. Các phần từ Metadata từ những tập các phần tử
khác nhau có thể liên kết với metadata của Dublin Core. Điều này cho phép
các tổ chức khác nhau có thể dùng các phần tử Dublin Core để mô tả thông tin
thích hợp cho việc sử dụng tài nguyên trên Internet.
- Giúp nâng cao độ chính xác của định chỉ số
- Có khả năng liên tác (Interoperability), sử dụng lẫn nhau
- Mở rộng thuận lợi

Nguyễn Thị Thủy – K53TTTV Page 43


Ứng dụng phân hệ Sưu tập số của phần mềm Libol 6.0 tại Thư viện Học viện Kỹ thuật Quân sự

- Mỗi yếu tố Dublin Core được đặt tên (Element Name) và quy định
nhãn (label) để sử dụng ghi vào trong thẻ meta. Mỗi yếu tố được định nghĩa
cụ thể để mô tả đối tượng và có chú thích rõ ràng.
Sự khác nhau giữa Dublin Core và Marc 21:
- So với MARC 21, Dublin Core đơn giản hơn gấp nhiêu lần, cán bộ
không chuyên cũng có thể sử dụng và biên mục được với Dublin Core.
- Dublin Core có ít trường (15 trường) và không có trường con, không
có chỉ thị, không phức tạp.
- MARC 21 có rất nhiều trường (800) với cấu trúc phức tạp, người sử
dụng cần được đào tạo chính quy.
- MARC 21 mang tính chất truyền thống, thường sử dụng cho biên
mục tài liệu in ấn.
- Dublin Core mang tính chất hiện đại, thường sử dụng cho biên mục
tài liệu điện tử.
- MARC 21 là một giá trị cũ được làm mới để thích ứng với công
nghệ mới
- Dublin Core là một giá trị mới thích ứng với công nghệ mới, hiện
đại.
- Biên mục với MARC 21 mất nhiều thời gian hơn so với Dublin
Core. Thường thì phải mất từ một đến hai tiếng đồng hồ để có thể biên mục
được một biểu ghi MARC thực sự, trong khi đó để biên mục được một biểu
ghi Dublin Core ta chi cần mất mười lăm đến hai mươi phút.
- Để trao đổi dữ liệu dạng thư tịch với nhau biểu ghi MARC phải
được hiển thị thật giống nhau, giống đến từng “tag” một. Đây là một cách trao
đổi biểu ghi thư tịch trong thư viện truyền thống.
- Trong khi đó Dublin Core dễ dàng tổ chức thông tin (biên mục và
chỉ mục) để trao đổi theo phương thức mới. Muốn trao đổi dữ liệu toàn văn và
đa phương tiện chỉ cần dùng hình thức XML để tổ chức dữ liệu mà không cần

Nguyễn Thị Thủy – K53TTTV Page 44


Ứng dụng phân hệ Sưu tập số của phần mềm Libol 6.0 tại Thư viện Học viện Kỹ thuật Quân sự

quan tâm đến MARC. Trong khi đó biêu ghi thư mục MARC muốn trao đổi
dữ liệu toàn văn và đa phương tiện thi phải chuyển sang dạng siêu dữ liệu
MARC với ngôn ngữ đóng gói XML để trở thành MARC – XML...
Cách thức tiến hành biên mục cho ấn phẩm điện tử được tiến hành như
sau:
 Tích chọn vào file dữ liệu để biên mục. Sau đó nhấn nút Biên mục
để tiến hành việc biên mục cho file dữ liệu.

2.Bấm
chọn
Biên
mục

1.Chọn file
dữ liệu điện
tử

 Xuất hiện cửa sổ biên mục ấn phẩm điện tử:

Nguyễn Thị Thủy – K53TTTV Page 45


Ứng dụng phân hệ Sưu tập số của phần mềm Libol 6.0 tại Thư viện Học viện Kỹ thuật Quân sự

 Cán bộ thư viện nhập thông tin các trường biên mục cho ấn phẩm
+ Title: Nhan đề
+ Creator: Tác giả
+ Subject: Chủ đề
+ Description: Chú thích (Tóm tắt)
+ Publisher: Nhà xuất bản
+ Contributior: Nhà cung cấp.
+ Date: Thời gian xuất bản
+ Type: Loại ấn phẩm điện tử
+ Format: Định dạng
+ Identifier: Từ định danh
+ Source: Nguồn của ấn phẩm điện tư
+ Language: Ngôn ngữ của ấn phẩm điện tử
+ Relation: Thông tin liên hệ với ấn phẩm điện tử
+ Coverage: Nơi lưu trữ
+ Rights: Bản quyền
 Sau khi biên mục xong, bấm Cập nhật để ghi lại các thông tin.
 Bấm Xóa nếu như muốn nhập lại các thông tin bản ghi biên mục.
 Việc biên mục này sẽ nhằm cung cấp cho bạn đọc những thông tin
giúp tìm kiếm chính xác tài liệu điện tử theo yêu cầu.
Ví dụ biên mục cho ấn phẩm điện tử có nhan đề là “Automat ngôn
ngữ hình thức và nguyên lý chương trình dịch” của tác giả Nguyễn Văn
Xuất.
+ Title (Nhan đề): Automat ngôn ngữ hình thức và nguyên lý
chương trình dịch
+ Creator(Tác giả): Nguyễn Văn Xuất
+ Subject (Chủ đề): Ngôn ngữ hình thức

Nguyễn Thị Thủy – K53TTTV Page 46


Ứng dụng phân hệ Sưu tập số của phần mềm Libol 6.0 tại Thư viện Học viện Kỹ thuật Quân sự

+ Description (Chú thích): Phần I trình bày các kiến thức cơ bản về
lý thuyết ngôn ngữ…
+ Publisher (Nhà xuất bản): Học viện KTQS
+ Contributior (Nhà cung cấp): Nguyễn Thị Minh Hiền
+ Date (Thời gian xuất bản): 2004
+ Type (Loại ấn phẩm điện tử): GT
+ Format (Định dạng): pdf
+ Source (Nguồn của ấn phẩm điện tử): Theo dự án TTTV 2011
+ Language (Ngôn ngữ của ấn phẩm điện tử): Vie
2.2.2.3. Thay đổi trạng thái cho ấn phẩm
Để tách khỏi công việc trong quá trình xử lý và khai thác, Thư viện HV
KTQS ứng dụng tính năng thay đổi trạng thái cho ấn phẩm điện tử.
Một ấn phẩm điện tử trong chương trình sẽ có 1 trong 4 trạng thái:
+ Được khai thác (1)
+ Đang xử lý (2)
+ Chờ duyệt (3)
+ Ngừng khai thác (4)
 Chỉ ở trạng thái được khai thác này bạn đọc mới có thể tra tìm, khai
thác tài liệu
 Nếu như một ấn phẩm ở 1 trong 3 trạng thái (Đang xử lý, chờ duyệt
hay Ngừng khai thác). Để thiết đặt lại trạng thái cho các tài liệu, cán bộ thư
viện lựa chọn các tài liệu tương ứng đó trong danh sách rồi bấm Đổi trạng
thái

Nguyễn Thị Thủy – K53TTTV Page 47


Ứng dụng phân hệ Sưu tập số của phần mềm Libol 6.0 tại Thư viện Học viện Kỹ thuật Quân sự

2.Bấm chọn
Đổi trạng
thái

1.Bấm
chọn các
file dữ liệu

 Xuất hiện hộp thoại Nhập trạng thái cho tên tệp lựa chọn

 Nhập trạng thái tương ứng cho ấn phẩm vào ô trống (theo con số từ
1 đến 4)
 Cuối cùng bấm nút OK để cập nhật thông tin. Trong trường hợp
muốn hủy bỏ việc thiết đặt trạng thái cho ấn phẩm bấm nút Cancel

Nguyễn Thị Thủy – K53TTTV Page 48


Ứng dụng phân hệ Sưu tập số của phần mềm Libol 6.0 tại Thư viện Học viện Kỹ thuật Quân sự

2.2.2.4. Thiết đặt chế độ khai thác cho ấn phẩm điện tử


 Mỗi tài liệu điện tử trong thư viện có thể có một trong hai chế độ
khai thác : Free (Miễn phí) hoặc Charge (Thu phí)
+ Free: Cho phép bạn đọc khai thác và sử dụng (tải về) mà không cần
phải trả bất kỳ một khoản chi phí nào
+ Charge: Bạn đọc muốn sử dụng và khai thác các ấn phẩm điện tử sẻ
phải trả một khoản chi phí cụ thể theo quy định của thư viện.
 Ngay khi ấn phẩm điện tử mới được tải lên chương trình sẽ được
mặc định ở chế độ Free.
 Để thiết đặt lại chế độ khai thác cho các dữ liệu điện tử, cán bộ thư
viện lựa chọn các ấn phẩm điện tử tương ứng trong danh sách rồi bấm nút
Charge
Tuy nhiên, do tất cả các dịch vụ thư viện là cung cấp miễn phí cho Học
viên nên chế độ khai thác cho ấn phẩm điện tử của Thư viện luôn giữ ở chế độ
là free (miễn phí). Tuy nhiên để kiểm soát nguồn lực thông tin thì Thư viện
giới hạn chỉ khai thác được dữ liệu điện tử trong mạng nội bộ của trường.
2.2.2.5. Thiết lập chế độ mật cho ấn phẩm điện tử
Nhằm phục vụ tối đa cho việc bảo mật đối với các tài liệu điện tử,
chương trình hỗ trợ thư viện thiết đặt các cấp độ khác nhau cho dữ liệu điện
tử mà thư viện đang lưu trữ.
Mức độ mật của tài liệu sẽ quy định đối tượng bạn đọc nào (tùy theo
mức độ mật được cấp trong menu Tài khoản) được quyền khai thác và sử
dụng các tài liệu này.
Cấp độ mật của tài liệu sẽ được thiết đặt theo trật tự tăng dần từ 0 -> 9.
+ Tương ứng với các tài liệu ở cấp độ mật thấp nhất là 0 thì tài khoản
người dùng trong thư viện đều có thể tra cứu, khai thác và sử dụng.

Nguyễn Thị Thủy – K53TTTV Page 49


Ứng dụng phân hệ Sưu tập số của phần mềm Libol 6.0 tại Thư viện Học viện Kỹ thuật Quân sự

+ Tương ứng với tài liệu ở cấp độ mật cao nhất là 9 thì chỉ có tài khoản
người dùng nào có mức độ mật từ 9 trở lên mới có quyền tra cứu, khai thác,
sử dụng
Ngay sau khi mới được tải lên chương trình, ấn phẩm điện tử sẽ được
để mặc định ở cấp độ mật là 0. Để thay đổi cấp độ mật cho các ấn phẩm điện
tử, cán bộ thư viện lựa chọn các ấn phẩm tương ứng trong danh sách và bấm
Cấp độ mật

2. Bấm
chọn Cấp
1.Chọn các độ mật
file dữ liệu

 Xuất hiện hộp thoại nhập cấp độ mật cho tài liệu:

Nguyễn Thị Thủy – K53TTTV Page 50


Ứng dụng phân hệ Sưu tập số của phần mềm Libol 6.0 tại Thư viện Học viện Kỹ thuật Quân sự

 Cán bộ thư viện nhập cấp độ mật tương ứng cho tài liệu vào ô trống
 Cuối cùng bấm OK để cập nhật thông tin. Trường hợp muốn hủy bỏ
thao tác thiết đặt cấp độ mật cho tài liệu bấm Cancel.
2.2.2.6. Gắn biểu ghi cho ấn phẩm điện tử
Việc gắn biểu ghi cho ấn phẩm điện tử giúp cho bạn đọc khi tra cứu tài
liệu trên OPAC có thể xem chi tiết các thông tin này. Thư viện HVKTQS sử
dụng tính năng hỗ trợ gắn biểu ghi của Libol để gắn biểu ghi cho mỗi ấn
phẩm điện tử của mình.
Libol hỗ trợ thư viện khả năng gắn kèm các biểu ghi biên mục của các
tài liệu thuộc các dạng khác nhau trong thư viện: sách, luận án – luận văn, đề
tài… đã được biên mục tại phân hệ Biên mục) có nội dụng liên quan đến ấn
phẩm điện tử -> Khi bạn đọc tra cứu tài liệu điện tử trên OPAC cũng có thể
xem chi tiết thông tin biên mục của các tài liệu này.

Để gắn kèm biểu ghi với ấn phẩm điện tử, cán bộ thư viện chọn ấn
phẩm điện tử trong danh sách rồi bấm Gắn biểu ghi

Nguyễn Thị Thủy – K53TTTV Page 51


Ứng dụng phân hệ Sưu tập số của phần mềm Libol 6.0 tại Thư viện Học viện Kỹ thuật Quân sự

Bấm chọn
Bấm chọn gắn biểu
ấn phẩm ghi
điện tử

 Cán bộ thư viện nhập các điều kiện tìm kiếm vào các
trường tìm kiếm để tìm biểu ghi biên mục cấn gắn kèm rồi bấm Tìm
 Chương trình sẽ hiển thị các biểu ghi biên mục tìm thấy
trong CSDL phù hợp với các tiêu chí tìm kiếm đưa vào.

 Bấm trực tiếp vào tên biểu ghi biên mục để gắn biểu ghi vào ấn
phẩm điện tử -> chương trình sẽ đưa ra thông báo. Khi đó cán bộ thư viện chỉ
cần bấm OK.

Nguyễn Thị Thủy – K53TTTV Page 52


Ứng dụng phân hệ Sưu tập số của phần mềm Libol 6.0 tại Thư viện Học viện Kỹ thuật Quân sự

 Kết quả đã gắn xong biểu ghi cho ấn phẩm đó.


2.2.2.7. Bỏ biểu ghi cho ấn phẩm điện tử
Tương tự như vậy, nếu việc gắn biểu ghi là không cần thiết thì cán bộ
thư viện có thể bỏ gắn biểu ghi bằng việc lựa chọn ấn phẩm điện tử rồi bấm
Bỏ biểu ghi

2. Chọn
Bỏ gắn
1.Chọn ấn biểu
phẩm điện ghi
tử

2.2.2.8.Chia ấn phẩm điện tử cho các bộ sưu tập


Việc tiến hành chia ấn phẩm điện tử giúp cho việc đưa ấn phẩm điện tử
đó về đúng vị trí củ mình trong bộ sưu tập.
 Sau khi đã thiết đặt các bộ sưu tập cho ấn phẩm điện tử (Tại chức
năng Quản lý bộ sưu tập), cán bộ thư viện lựa chọn các ấn phẩm điện tử

Nguyễn Thị Thủy – K53TTTV Page 53


Ứng dụng phân hệ Sưu tập số của phần mềm Libol 6.0 tại Thư viện Học viện Kỹ thuật Quân sự

tương ứng trong danh sách rồi bấm chọn Bộ sƣu tập đê phân chia các ấn
phẩm điện tử vào từng bộ sưu tập.

Bấm
1.Chọn các chọn Bộ
file dữ liệu sƣu tập
điện tử

 Sau khi lựa chọn xong sẽ xuất hiện hộp thoại chọn bộ sưu tập điện
tử, cán bộ thư viện chỉ việc lựa chọn bộ sưu tập phù hợp cho ấn phẩm điện tử
rồi bấm kết thúc.
2.2.2.9. Chuyển chỗ các ấn phẩm điện tử
Việc chuyển chỗ các ấn phẩm điện tư giúp cho việc sắp xếp lại các ấn
phẩm điện tử một các hợp lý trong thư mục.
 Chương trình cho phép chuyển chỗ cho các ấn phẩm điện tử từ thư
mục này đến các thư mục khác nhau trong hệ thống.
 Để chuyển chỗ, cán bộ thư viện lựa chọn các ấn phẩm điện tử tương
ứng trong danh sách rồi bấm chọn Chuyển chỗ

2.Bấm
1.Chọn file chọn
dữ liệu Chuyển
điện tử chỗ

Nguyễn Thị Thủy – K53TTTV Page 54


Ứng dụng phân hệ Sưu tập số của phần mềm Libol 6.0 tại Thư viện Học viện Kỹ thuật Quân sự

 Khi đó, chương trình sẽ hiển thị hộp thoại chuyển chỗ cho ấn phẩm
điện tử.

 Cán bộ thư viện sẽ nhập đường dẫn của thư mục đích muốn chuyển
các ấn phẩm điện tử vào ô trống rồi chọn OK để ghi nhận.
 Chương trình sẽ đưa ra thông báo:

2.2.2.10. Bỏ ấn phẩm điện tử ra khỏi cơ sở dữ liệu


Nếu ấn phẩm điện tử được coi là không cần thiết hoặc ít được người
dùng tin sử dụng thì cán bộ thư viện có thể sẽ loại bỏ nó ra khỏi CSDL.
Để loại bỏ ấn phẩm điện tử ra khỏi CSDL, cán bộ thư viện lựa chọn các
ấn phẩm điện tử tương ứng trong danh sách rồi bấm chọn Bỏ khỏi CSDL.

Nguyễn Thị Thủy – K53TTTV Page 55


Ứng dụng phân hệ Sưu tập số của phần mềm Libol 6.0 tại Thư viện Học viện Kỹ thuật Quân sự

2. Bấm
chọn Bỏ
khỏi
CSDL

1.Chọn các
file dữ liệu
điệntử

Khi đó chương trình sẽ hiển thị hộp thoại để người dùng xác nhận lại
việc loại bỏ ấn phẩm điện tử này, bấm OK để khẳng định hoặc bấm Cancel
để hủy bỏ thao tác.

Tuy nhiên, trong thực tế việc lựa chọn các tài liệu để tiến hành xây
dựng bộ sưu tập là vấn đề quan trọng, thư viện luôn luôn phải cân nhắc kỹ
lưỡng dựa trên nhu cầu của người dùng tin là chính, nó còn phải dựa trên
nguồn kinh phí cho dự án. Chính vì vậy, việc phải loại bỏ một ấn phẩm điện
tử ra khỏi CSDL là rất hiếm.

Nguyễn Thị Thủy – K53TTTV Page 56


Ứng dụng phân hệ Sưu tập số của phần mềm Libol 6.0 tại Thư viện Học viện Kỹ thuật Quân sự

2.2.2.11. Xóa ấn phẩm điện tử


Cán bộ thư viện cũng có thể xóa ấn phẩm điện tử đó đi nếu như không
cần thiết.
Để loại bỏ ấn phẩm điện tử ra khỏi CSDL, cán bộ thư viện lựa chọn các
ấn phẩm điện tử tương ứng trong danh sách rồi bấm chọn Xóa.

2. Bấm
chọn Xóa
1.Chọn các
file dữ liệu
điện tử

Chương trình hiển thị một hộp thoại để người dùng xác nhận lại việc
xóa các ấn phẩm điện tử:

Bấm OK để khẳng định hoặc bấm Cancel để hủy bỏ thao tác.

Nguyễn Thị Thủy – K53TTTV Page 57


Ứng dụng phân hệ Sưu tập số của phần mềm Libol 6.0 tại Thư viện Học viện Kỹ thuật Quân sự

2.2.3. Khai thác bộ sưu tập số - Libol 6.0


Tiến hành khai thác bộ sưu tập là kết quả cuối cùng của việc xây dựng
các bộ sưu tập số. Phân hệ sưu tập số có chức năng chính là xây dựng, tổ
chức, quản lý và tiến hành khai thác các bộ sưu tập số. Các bộ sưu tập số sau
khi được hoàn thành về các khâu xây dựng, tổ chức, quản lý sẽ được Thư viện
HVKTQS đưa lên OPAC để tiến hành khai thác trực tuyến trong mạng nội bộ
của trường.
Quy trình người dùng tin tiến hành khai thác tại Thư viện HVKTQS
như sau:
 Tra cứu
Sau khi vào địa chỉ tra cứu OPAC của thư viện HVKTQS, người dùng
tin vào mục Sƣu tập số để tiến hành tra cứu tài liệu điện tử mà mình cần.
Người dùng tin tiến hành tra cứu giống như tra cứu tài liệu dạng truyền thống.
Họ có thể sử dụng các dạng tra cứu theo nhan đề, từ khóa, tác giả tùy theo
nhu cầu của họ để tra cứu chính xác tài liệu mà họ cần.
Ví dụ: Nhu cầu tin của người dùng tin là tìm các tài liệu điện tử nói về
chi tiết máy. Khi đó họ chỉ cần nhập vào “ Chi tiết máy%”.

Nguyễn Thị Thủy – K53TTTV Page 58


Ứng dụng phân hệ Sưu tập số của phần mềm Libol 6.0 tại Thư viện Học viện Kỹ thuật Quân sự

Sau khi nhập xong thì người dùng tin nhấn vào mục tìm kiếm ở phía
dưới, hệ thống sẽ tự động xử lý yêu cầu của họ và đưa ra kết quả là có hoặc
không tài liệu đó trong CSDL của Thư viện.
Kết quả ở ví dụ trên cho ra kết quả là 2 tài liệu được tim thấy trong
CSDL. Người dùng tin có thể xem dữ liệu biên mục về tài liệu tìm được đó để
kiểm tra lại xem đó có chính xác là tài liệu mà mình cần không bằng việc
nhấn vào biểu tượng chi tiết biểu ghi biên mục gắn kèm.

Biểu tượng xem chi tiết


biểu ghi biên mục có
nội dung liên quan đến
tài liệu điện tử trên
OPAC

 Chi tiết về biểu ghi biên mục đó sẽ hiển thị đầy đủ các thông tin liên
quan đến ấn phẩm điện tử đó.

Nguyễn Thị Thủy – K53TTTV Page 59


Ứng dụng phân hệ Sưu tập số của phần mềm Libol 6.0 tại Thư viện Học viện Kỹ thuật Quân sự

 Tải về máy
Sau khi kiểm tra lại thông tin về tài liệu đó, nếu đúng là tài liệu mà
mình cần thì người dùng tin có thể tiến hành tải tài liệu này về máy để sử
dụng.

 Nhìn chung, trong quá trình ứng dụng phân hệ Sưu tập số - Libol
6.0, cán bộ Thư viện HV KTQS đã tuân thủ đầy đủ các bước theo quy trình
ứng dụng. Tuy nhiên,trong quá trình ứng dụng, Thư viện do nhu cầu thực tế,
một số tính năng của Phân hệ Sưu tập số - Libol 6.0 chưa ứng dụng được như:
- Cung cấp tài khoản và phân quyền sử dụng đối người dùng tin;
- Xử lý các yêu cầu trong quá trình người sử dụng yêu cầu đến tài liệu
điện tử của thư viện;
- Công cụ (khuôn dạng nhãn đóng gói, khuôn dạng thư từ chối, khuôn
dạng hóa đơn, khuôn dạng thư nhắc trả tiền);
- Xuất khẩu tài liệu điện tử;
- Kế toán khoản thu và chi đối với các dữ liệu điện tử;
- Thống kê số người dùng tin đối với tài liệu điện tử…

Nguyễn Thị Thủy – K53TTTV Page 60


Ứng dụng phân hệ Sưu tập số của phần mềm Libol 6.0 tại Thư viện Học viện Kỹ thuật Quân sự

2.3. Nhận xét


2.3.1. Ưu điểm
Thư viện HVKTQS là một trong những thư viện đi đầu ứng dụng công
nghệ hiện đại vào hoạt động thư viện. Năm 1998, Thư viện đã bắt đầu ứng
dụng phần mềm Libol để quản lý nghiệp vụ thư viện của mình. Năm 2010,
nhận thấy tầm vai trò quan trọng của việc số hóa tài liệu, những tiện ích của
việc quản lý và khai thác các bộ sưu tập số, để phục vụ đắc lực cho việc quản
lý và khai thác các dữ liệu điện tử thì Thư viện nâng cấp Libol 5.5 lên Libol
6.0. Điểm nổi bật của LIBOL 6.0 chính là Phân hệ Quản lý Tƣ liệu điện tử.
Ưu điểm của Phân hệ Sưu tập số được thể hiện:
- Phân hệ này cho phép thư viện có thể quản lý các dạng tài liệu số
phổ biến. Với khả năng tách ra hoạt động độc lập, nó cho phép thư viện đóng
vai trò như một nhà cung cấp tài liệu số tới mọi đối tượng người dùng. Với
việc ứng dụng phân hệ Sưu tập số vào trong công tác quản lý, khai thác tài
liệu điện tử , Thư viện HVKTQS đã khắc phục được những khó khăn trong
việc cung cấp tài liệu phục vụ nghiên cứu và học tập cho học viên, giảng viên
trong trường. Trong thực tế nguồn tài liệu truyền thống hiện tại của Thư viện
chỉ đáp ứng nhu cầu tin được 90% đối với học viên quân sự và 30% đối với
học viên dân sự. Việc đưa vào khai thác nguồn tài liệu điện tử góp phần to
lớn trong việc đáp ứng nhu cầu tin cho nguời dùng tin tại Học viện.
- Phân hệ này giúp Thư viện có thể quản lý một lượng tài nguyên số
đa dạng (âm thanh, hình ảnh, video, text) với dung lượng khổng lồ và khả
năng lưu trữ phân tán. LIBOL 6.0 đã xây dựng mới phân hệ sưu tập số, tích
hợp với phân hệ Phát hành nhằm quản lý, biên tập, phân quyền …. và đưa ra
khai thác tài nguyên số hoá.
- Với phân hệ này, các thư viện hoàn toàn có thể thực hiện mua bán,
trao đổi và cung cấp tài liệu điện tử một cách dễ dàng...

Nguyễn Thị Thủy – K53TTTV Page 61


Ứng dụng phân hệ Sưu tập số của phần mềm Libol 6.0 tại Thư viện Học viện Kỹ thuật Quân sự

- Libol 6.0 còn hỗ trợ đa ngôn ngữ, giúp người quản trị hệ thống tự
thêm mới, soạn thảo ngôn ngữ và sửa giao diện chương trình, lựa chọn ngôn
ngữ hiển thị. Khả năng đăng nhập một lần (single sign on), cho phép người
dùng sử dụng một tài khoản chung duy nhất để đăng nhập và thao tác trên
nhiều ứng dụng khác nhau.
- Với giao diện đẹp, thân thiện với người sử dụng, phần mềm Libol
6.0 giúp cho mọi người dễ dàng khai thác và truy cập đến các dữ liệu điện tử
mà họ mong muốn.
- Cùng với chức năng phân quyền sử dụng trong phân hệ Sưu tập đối
với đối tượng người dùng giúp cho việc đảm bảo an ninh, an toàn dữ liệu cho
thư viện.
2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân
 Hạn chế
Bên cạnh những ưu điểm trên việc sử dụng phân hệ Sưu tập số của
phần mềm Libol 6.0 cũng không tránh khỏi những hạn chế. Đó là:
- Hạn chế lớn nhất của phân hệ này là quản lý tài liệu số có dung
lượng lớn hơn 400MB mở rất chậm. Điều này gây khó khăn cho bạn đọc khi
download tài liệu với dung lượng lớn phải chờ lâu hoặc khó có thể download
được tài liệu mà mình mong muốn.
- Hạn chế trong việc đảm bảo về dịch vụ chăm sóc khách hàng từ
phía công ty Tinh Vân
- Do phân hệ sưu tập số - Libol 6.0 mới được ứng dụng vào Thư
viện HVKTQS vào năm 2010 và nhu cầu hiện tại thì Thư viện mới chỉ áp
dụng phân hệ này trong công tác quản lý bộ sưu tập, biên mục dữ liệu điện
tử và tra cứu, còn các tính năng khác của phân hệ hầu như là không sử dụng
tới.
- Bộ máy quản lý của Thư viện HVKTQS nói riêng và của trường
nói chung thì vẫn theo cơ chế quản lý bao cấp của nhà nước, các sản phẩm

Nguyễn Thị Thủy – K53TTTV Page 62


Ứng dụng phân hệ Sưu tập số của phần mềm Libol 6.0 tại Thư viện Học viện Kỹ thuật Quân sự

số hóa của Thư viện đều miễn phí (Free) với điều kiện là muốn khai thác các
tài liệu này thì chỉ khai thác được trong mạng nội bộ của trường. Điều này
cũng hạn chế việc sử dụng các tính năng của phân hệ Sưu tập số - Libol 6.0
và khả năng chia sẻ nguồn lực thông tin với các cơ quan khác.
- Hạn chế trong việc sử dụng tài nguyên số của người dùng tin
 Nguyên nhân
- Do chế độ chăm sóc khách hàng của công ty Tinh Vân chưa được
tốt, ảnh hưởng đến việc đáp ứn đầy đủ những nhu cầu của khách hàng;
- Chất lượng đường truyền dữ liệu chưa tốt gây ra tình trạng khó
download tài liệu điện tử có dung lượng lớn trên 400MB;
- Do Thư viện HVKTQS mới ứng dụng phân hệ Sưu tập số nên nhu
cầu còn ít, chưa sử dụng hết các chức năng mà phân hệ có;
- Do Thư viện HVKTQS nằm trong sự quản lý trực tiếp của nhà
nước, được nhà nước bao cấp toàn bộ chi phí, các dịch của thư viện đều là
miễn phí sử dụng trong mạng cục bộ của trường. Trong khi đó, phân hệ Sưu
tập số - Libol 6.0 có rất nhiều tính năng hỗ trợ trong việc khai thác nguồn tài
nguyên số có tính phí, chia sẻ nguồn tin qua việc xuất khẩu thông tin, điều
đó đã gây hạn chế nhiều trong việc ứng dụng đầy đủ các tính năng của phân
hệ;
- Việc tuyên truyền, hướng dẫn sử dụng khai thác bộ sưu tập số còn
ở mức khiêm tốn nên nhiều người dùng tin và sử dụng chưa thành thạo;

Nguyễn Thị Thủy – K53TTTV Page 63


Ứng dụng phân hệ Sưu tập số của phần mềm Libol 6.0 tại Thư viện Học viện Kỹ thuật Quân sự

Chƣơng 3: CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG


ỨNG DỤNG PHÂN HỆ SƢU TẬP SỐ - LIBOL 6.0 TẠI THƢ
VIỆN HỌC VIỆN KỸ THUẬT QUÂN SỰ
Cùng với sự phát triển công nghệ thông tin, xu hướng xây dựng Thư
viện điện tử, Thư viện số hiện nay đang trở thành xu hướng chung của thế
giới. Phần mềm Libol 6.0 với phân hệ Sưu tập số nhằm giải quyết nhu cầu
trong việc tổ chức, quản lý, khai thác tài nguyên số trong các thư viện. Việc
đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng ứng dụng phân hệ Sưu tập số
là cần thiết đối với hoạt động thông tin – thư viện nước ta hiện nay. Trong quá
trình hoàn thành khóa luận này, tôi xin đề xuất một số giải pháp nhằm nâng
cao chất lượng ứng dụng phân hệ Sưu tập số - Libol 6.0 tại Thư viện
HVKTQS như sau:
3.1. Nâng cao nhận thức cho nhà cung cấp và ngƣời dùng tin
Cần phải nâng cao nhận thức của mọi người về tính ưu việt của việc số
hóa tài liệu bằng cách cung cấp cho họ những kiến thức về ý nghĩa của các bộ
sưu tập số. Việc xây dựng các bộ sưu tập số có ý nghĩa rất lớn trong sự phát
triển thư viện và xã hội thông tin hiện nay:
- Một bản tài liệu số có thể cùng lúc phục vụ cho nhiều đối tượng
khác nhau, không phụ thuộc vào số lượng người dùng, thời gian và vị trí địa
lý của người học.
- Tiết kiệm thời gian và kinh phí: thư viện đỡ tốn kinh phí xây dựng
kho tàng, kinh phí bổ sung tài liệu, bảo quản và kinh phí trả lương cho người
phục vụ. Hơn hết là giúp cho người dùng tin được dễ dàng thuận tiện, tiết
kiệm được thời gian, tiền bạc trong việc tìm thông tin.
- Giúp cho người dùng tin có thể chủ động hơn trong việc sử dụng
thời gian của mình. Bộ sưu tập số kết hợp với phương thức thư viện truyền
thống sẽ phục vụ có hiệu quả hơn cho việc đổi mới và nâng cao chất lượng
đào tạo, đặc biệt là đào tạo theo tín chỉ, đào tạo trực tuyến của nhà trường.

Nguyễn Thị Thủy – K53TTTV Page 64


Ứng dụng phân hệ Sưu tập số của phần mềm Libol 6.0 tại Thư viện Học viện Kỹ thuật Quân sự

Giúp cho người học chủ động trong việc sắp xếp thời gian học tập, họ không
phải đến thư viện cũng có thể lấy được tài liệu qua hệ thống mạng thông tin ở
mọi lúc, mọi nơi.
- Trong điều kiện còn thiếu nguồn tài liệu tham khảo học tập in giấy,
thì việc có thêm giải pháp tài liệu số hóa sẽ giúp cho người học có thêm nhiều
lựa chọn để phục vụ cho kế hoạch học tập của cá nhân.
- Bộ sưu tập số góp phần giải phóng kiến thức, mở rộng đối tượng
phục vụ: Phạm vi phục vụ các tài liệu của thư viện không bị bó hẹp trong
khuôn viên của nhà trường mà nó vươn tới các vị trí địa lý khác.
- Bộ sưu tập số là lựa chọn tối ưu để bảo tồn được lâu dài các tài liệu
quý hiếm, ngăn chặn những rủi ro hủy hoại do thời gian, thiên tai, khí hậu và
tần suất sử dụng.
Chính vì vậy, việc nâng cao nhận thức của người dùng tin về vai trò và
tính ưu việt của bộ sưu tập số có vai trò rất quan trọng, điều này sẽ giúp cho
người dùng tin cũng như nhà cung cấp thông tin:
- Đối với nhà cung cấp thông tin:
+ Nhận thức rõ vai trò và tính ưu việt của việc xây dựng các bộ sưu tập
số trong việc quản lý, tổ chức và khai thác;
+ Giúp cho việc đưa ra những định hướng trong kế hoạch phát triển thư
viện của mình hiện tại và trong tương lai;
+ Đổi mới hoạt động thư viện nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm và
dịch vụ thông tin – thư viện của mình để đáp ứng một cách đầy đủ nhất nhu
cầu tin cho người dùng tin.
- Đối với người dùng tin:
+ Nhận thức rõ tính ưu việt trong việc cung cấp thông tin của bộ sưu
tập số mà các thư viện truyền thống không thể thực hiện được.
+ Qua đó, tạo thói quen cho người dùng tin trong việc sử dụng các bộ sưu tập số
của thư viện.

Nguyễn Thị Thủy – K53TTTV Page 65


Ứng dụng phân hệ Sưu tập số của phần mềm Libol 6.0 tại Thư viện Học viện Kỹ thuật Quân sự

3.2. Tăng cƣờng đầu tƣ cơ sở vật chất kỹ thuật


Cơ sở vật chất là một trong 4 yếu tố không thể thiếu để cấu thành thư
viện. Việc xây dựng cơ sở vật chất luôn gắn liền với việc xây dựng nguồn lực
thông tin. Ngày nay, sự phát triển của công nghệ thông tin và những ứng dụng
của nó vào trong thư viện, nguồn lực thông tin trong thư viện không chỉ đơn
giản là nững cuốn sách bằng giấy đơn giản mà nó dược thể hiện dưới dạng
các tài liệu điện tử. Tài liệu điện tử là một dạng tài liệu hiện đại được hình
thành trong quá trình chuyển các thông tin dạng giấy sang các thông tin được
lưu trữ dưới dạng file trong máy tính điện tử, được khai thác và quản lý dựa
trên các phương tiện hiện đại. Chính vì vậy việc xây dựng, quản lý và khai
thác loại tài liệu này cần sự đầu tư rất lớn về cơ sở vật chất hiện đại. Cơ sở vật
chất phục vụ cho công tác tổ chức, quản lý, khai thác bộ sưu tập số chủ yếu là
máy tính, máy scan phục vụ công tác số hóa, hệ thống mạng giúp khai thác tài
liệu trực tuyến.
Thư viện HVKTQS có một số lượng tài liệu điện tử khá lớn gần 3000
tài liệu, số lượng này còn được tiếp tục tăng, cơ sở vật chất tương đối hiện
đại. Tuy nhiên, để đáp ứng nhu cầu trong việc tổ chức, quản lý, khai thác và
sử dụng nguồn lực thông tin của thư viện thì Thư viện HVKTQS cần phải đầu
tư thêm về cơ sở vật chất như:
- Cần đầu tư thêm máy tính phục vụ cho công tác xử lý, quản lý và
khai thác các tài liệu này được tốt nhất.
- Nâng cấp hệ thống mạng nhằm phục vụ tốt cho việc sử dụng tài
nguyên số của thư viện, tránh tình trạng khó download hoặc download gây
chậm ảnh hưởng đến tâm lý người dùng tin khi sử dụng các sản phẩm và dịch
vụ thông tin – thư viện.
- Đầu tư thêm trang thiết bị phục vụ công tác số hóa tài liệu như máy
scan (máy scan khổ A3 và A4) có chất lượng tốt để đảm bảo cho công tác số
hóa tài liệu.

Nguyễn Thị Thủy – K53TTTV Page 66


Ứng dụng phân hệ Sưu tập số của phần mềm Libol 6.0 tại Thư viện Học viện Kỹ thuật Quân sự

- Thường xuyên tiến hành kiểm tra và nâng cấp hệ thống mạng để
đảm bảo việc truyền tải CSDL được tốt nhất.
- Ngoài ra, Thư viện cần thường xuyên tiến hành nâng cấp hệ thống
các phòng chức năng tiến hành khai thác cơ sở dữ liệu tạo điều kiện tốt nhất
cho người dùng tin khi đến thư viện.
3.3. Nâng cao trình độ cán bộ thƣ viện
Ngày nay, xu hướng phát triển thư viện theo hướng hiện đại trở thành
một xu thế tất yếu của hầu hết các thư viện trên thế giới. Nguồn lực thông tin
phong phú với nhiều dạng tài liệu khác nhau, cơ sở vật chất hiện đại là yếu tố
cần thiết để xây dựng thư viện truyền thống trở thành thư viện hiện đại. Thư
viện dù tồn tại ở hình thức thư viện truyền thống hay hiện đại thì người cán bộ
thư viện vẫn chiếm một vị chí quan trọng không thể thiếu được . Nếu ví thư
viện giống như một cỗ máy thì người cán bộ thư viện sẽ đóng vai trò là người
vận hành cỗ máy đó, cỗ máy đó có hoạt động hiệu quả hay không là do người
điều khiển nó. Thư viện càng hiện đại thì yêu cầu đối với người cán bộ thư
viện càng cao. Những yêu cầu đối với người cán bộ thư viện hiện nay như:
- Yêu cầu về kiến thức chuyên môn như xây dựng, tổ chức, quản lý
nguồn lực thông tin và phục vụ người dùng tin
- Yêu cầu về trình độ ngoại ngữ
- Yêu cầu về trình độ tin học
Việc nâng cao trình độ cán bộ thư viện có ý nghĩa quan trọng trong việc
tăng cường chất lượng hoạt động của thư viện. Hiện nay, Thư viện HVKTQS
có một đội ngũ cán bộ với trình độ cao. Tuy nhiên, để theo kịp với những sự
tiến bộ của xã hội thì thư viện cần phải nâng cao hơn nữa trình độ tay nghề
cho cán bộ thư viện bằng việc:
- Thường xuyên tổ chức các lớp học nghiệp vụ nhằm nâng cao trình
độ về công tác nghiệp vụ cho cán bộ thư viện. Qua đó trang bị thêm cho cán
bộ thư viện những kiến thức nghiệp vụ liên quan đến hoạt động nghiệp vụ thư viện.

Nguyễn Thị Thủy – K53TTTV Page 67


Ứng dụng phân hệ Sưu tập số của phần mềm Libol 6.0 tại Thư viện Học viện Kỹ thuật Quân sự

- Cử cán bộ đi học thêm các lớp huấn luyện sử dụng các phương tiện
hiện đại liên quan đến công tác nghiệp vụ để ứng dụng vào thư viện như các
lớp đào tạo kỹ năng sử dụng phần mềm trong thư viện, sử dụng các thiết bị
hiện đại vào hoạt động thư viện nhằm đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ
thông tin trong hoạt động thông tin – thư viện.
- Nâng cao trình độ tin học, ngoại ngữ của cán bộ thư viện bằng cách
tạo điều kiện tốt nhất cho cán bộ thư viện có thể tham gia các lớp học thêm về
tin học và ngoại ngữ.
3.4. Nâng cao vai trò trách nhiệm của công ty Tinh vân
Công ty Tinh Vân là công ty cung ứng sản phẩm phần mềm Libol 6.0
cho Thư viện HVKTQS. Việc nâng cao trách nhiệm của công ty Tinh Vân
nhằm đảm bảo cho việc sử dụng phần mềm được hiệu quả hơn. Để nâng cao
vai trò trách nhiệm của công ty Tinh Vân cần phải:
- Có những yêu cầu buộc công ty Tinh Vân phải nâng cao trách
nhiệm của mình trong việc giải quyết vấn đề liên quan đến sản phẩm của họ.
Công ty phải có những biện pháp cho việc nâng cao chất lượng sản phẩm của
mình, giải quyết hạn chế trước mắt về việc download tài liệu có dung lượng
lớn trên 400MB để người dùng tin có thể sử dụng tốt nguồn lực thông tin của
thư viện.
- Đồng thời, thường xuyên có những đóng góp ý kiến cho việc nâng
cao chất lượng sản phẩm Libol của họ.
- Qua đó giúp cho việc gắn kết chặt chẽ giữa nhà cung cấp với người
sử dụng, với mục tiêu là nâng cao chất lượng sản phẩm phần mềm Libol 6.0.
3.5. Tăng cƣờng sử dụng sản phẩm số hóa
Việc tăng cường sử dụng sản phẩm số hóa sẽ giúp cho người dùng tin
nhận thấy lợi ích khi sử dụng các sản phẩm số hóa và thông qua đó, thư viện
cũng có thể nắm rõ được nhu cầu tin của người dùng tin hơn để bổ sung thêm

Nguyễn Thị Thủy – K53TTTV Page 68


Ứng dụng phân hệ Sưu tập số của phần mềm Libol 6.0 tại Thư viện Học viện Kỹ thuật Quân sự

các tài liệu vào bộ sưu tập số hóa một cách chính xác nhất. Tăng cường sử
dụng các sản phẩm số hóa bằng cách:
 Tuyên truyền cho người dùng tin thấy được tiện ích của việc khai
thác các sản phẩm số hóa bằng nhiều phương pháp như áp phích, tổ chức các
buổi giới thiệu các sản phẩm của thư viện, kết hợp với việc tuyên truyền
thông qua các phương tiện thông tin đại chúng …
 Mở các lớp học hướng dẫn người dùng tin cách khai thác nguồn lực
thông tin dữ liệu điện tử của thư viện.
 Thường xuyên mở các buổi tọa đàm để có sự giao lưu giữa cán bộ
thư viện và người dùng tin. Qua đó tìm hiểu thêm những khó khăn của người
dùng tin trong quá trình sử dụng các sản phẩm số hóa của thư viện, đồng thời
tìm hiểu thêm nhu cầu thông tin của người dùng tin để kịp thời bổ sung thêm
tài liệu điện tử vào trong bộ sưu tập của mình.
Qua các hoạt động này sẽ giúp cho việc:
 Giúp người dùng tin nhận thức rõ về những tiện ích trong việc sử
dụng tài liệu điện tử
 Tạo thói quen cho người dùng tin đối với tài liệu điện tử
 Nắm rõ được nguồn lực thông tin tại thư viện mình đang sử dụng và
những quyền lợi của mình trong việc sử dụng những nguồn lực thông tin đó.
3.6. Tăng cƣờng chia sẻ nguồn lực thông tin với các cơ quan thông tin khác
Mục đích của việc xây dựng Thư viện điện tử, Thư viện số còn thể hiện
ở chức năng chia sẻ nguồn thông tin dễ dàng, tránh lãng phí nguồn lực thông
tin, giảm chi phí cho việc số hóa tài liệu. Việc tăng cường hoạt động thông tin
thư viện là việc làm cần thiết và nên làm nhằm tận dụng tối đa nguồn lực
thông tin của mỗi thư viện, tăng thu nhập cho thư viện. Để tăng cường hoạt
động chia sẻ nguồn lực thông tin, yêu cầu đặt ra đối với thư viện như:
- Mở rộng chính sách của thư viện trong việc trao đổi chia sẻ nguồn
tin số hóa với các cơ quan thông tin thư viện khác.

Nguyễn Thị Thủy – K53TTTV Page 69


Ứng dụng phân hệ Sưu tập số của phần mềm Libol 6.0 tại Thư viện Học viện Kỹ thuật Quân sự

- Tăng cường maketing các sản phẩm số hoá của mình nhằm giới
thiệu nguồn tài nguyên số của thư viện mình với các bạn đọc và các cơ quan
thông tin thư viện khác bằng việc:
+ Tổ chức tác buổi giới thiệu nguồn lực thông tin của thư viện mình
+ Tuyên truyền rộng rãi qua các phương tiện truyền thông rộng rãi như
Internet, tivi,….
+ Mở rộng quan hệ hợp tác với các cơ quan thông tin thư viện trong và
ngoài nước
- Trao đổi, chia sẻ tài nguyên, đặc biệt là các tài liệu điện tử của thư
viện mình thông qua hình thức như trao đổi, mua bán CSDL, biếu tặng…Cụ
thể một số cơ quan thông tin – thư viện mà Thư viện có thể tiến hành chia sẻ
như:
+ Trung tâm thông tin Khoa học Công nghệ của Bộ Quốc phòng
+ Thư viện Quốc gia Việt Nam
+ Thư viện Đại học Bách khoa Hà Nội...
- Tiến hành thu phí với một số sản phẩm số hóa của thư viện mình
nhằm nâng cao chất lượng của sản phẩm và làm cho người dùng tin thấy được
tầm quan trọng của các sản phẩm đó.
- Tiến hành khai thác tài liệu số hóa của Thư viện trên mạng Internet
bằng cách cung cấp các tài khoản cho người dùng tin nhằm tăng cường khả
năng chia sẻ thông tin, tạo điều kiện cho người dùng tin có thể chủ động hơn
trong thời gian của mình và giảm tải cho hệ thống mạng khi phục vụ đông.
Đồng thời, qua đó việc sử dụng đầy đủ các tính năng của phân hệ sưu tập số
được đầy đủ nhất.

Nguyễn Thị Thủy – K53TTTV Page 70


Ứng dụng phân hệ Sưu tập số của phần mềm Libol 6.0 tại Thư viện Học viện Kỹ thuật Quân sự

KẾT LUẬN
Trong quá trình thực tập tại Thư viện HVKTQS, tôi đã tìm hiểu được
hoạt động Thông tin – Thư viện, tiếp cận với việc sử dụng phần mềm quản trị
thư viện Libol 6.0 tại Học viện này. Phần mềm Libol 6.0 là sản phẩm mới của
công ty Tinh Vân, phát triển dựa trên nền tảng các phiên bản trước. Ngoài
việc đáp ứng được tốt những công việc mà phiên bản trước đã làm được thì
điểm trội của nó còn là phân hệ quản lý dữ liệu điện tử. Với chức năng này,
phần mềm Libol 6.0 về cơ bản đã đáp ứng được những nhu cầu trong việc
quản lý và khai thác dữ liệu điện tử của Thư viện.
Cùng với sự nỗ lực không ngừng của cán bộ thư viện, sự quan tâm của
ban Giám đốc Thư viện HVKTQS đã vận dụng hiệu quả phần mềm quản trị
Libol 6.0 vào hoạt động của mình, đặc biệt là việc ứng dụng phân hệ Sưu tập
số tạo điều kiện cho việc quản lý và khai thác dữ liệu điện tử, đáp ứng nhu
cầu thông tin đang ngày càng phát triển hiện nay, đưa thư viện phát triển theo
hướng thư viện hiện đại trên thế giới.
Phân hệ sưu tập số - Libol 6.0 với ưu điểm nổi bật là giúp Thư viện
quản lý và khai thác với một số lượng tài liệu khổng lồ với nhiều định dạng
khác nhau. Với nhiều menu khác nhau để thực hiện các chức năng giúp cho
việc quản lý bộ sưu tập được hiệu quả, cung cấp các thông tin một cách đầy
đủ nhất đến người dùng tin tại thư viện.
Như vậy, với điểm nổi bật là phân hệ Sưu tập số, với sự ra đời của
Libol 6.0 đã đáp ứng được nhu cầu cấp thiết của xã hội Việt Nam, đưa nền
thông tin – thư viện của Việt Nam đi lên những bước phát triển hòa nhập với
xu hướng phát triển của ngành thông tin – thư viện trên thế giới. Thư viện
HVKTQS đóng vai trò là những cơ quan thông tin – thư viện đi đầu trong
việc ứng dụng công nghệ thông tin của cả nước, góp phần to lớn trong sự
nghiệp thông tin – thư viện của nước nhà.

Nguyễn Thị Thủy – K53TTTV Page 71


Ứng dụng phân hệ Sưu tập số của phần mềm Libol 6.0 tại Thư viện Học viện Kỹ thuật Quân sự

Tuy nhiên trong quá trình sử dụng phân hệ Sưu tập số - Libol 6.0 còn
bộc lộ một số hạn chế cần khắc phục. Hy vọng các giải pháp do tôi đề xuất sẽ
góp phần đáng kể vào việc hoàn thiện việc sử dụng phân hệ Sưu tập số - Libol
6.0 tại Thư viện HVKTQS và các cơ quan Thông tin – thư viện đang ứng
dụng phần mềm Libol 6.0.

Nguyễn Thị Thủy – K53TTTV Page 72


Ứng dụng phân hệ Sưu tập số của phần mềm Libol 6.0 tại Thư viện Học viện Kỹ thuật Quân sự

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


I. Tài liệu Website
1. Trang Web của Bộ Văn hóa Thể thao và du lịch
URL: http://www.cinet.gov.vn
2. Trang Web của công ty Tinh Vân
URL: http://tinhvan.com/san-pham/phan-mem-dong-goi/libol/
3. Trang Web của Công ty Cổ phần Thương mại Dịch vụ Kỹ thuật ITC

:
URL http://www.itc.vn

4. Trang Web của diễn đàn văn thư lưu trữ


URL: http://www.vanthuluutru.com/index
5. Trang Web của Thư viện trường Đại học An Giang
URL: http://lib.agu.edu.vn/
6. Trang Web của Thư viện Đại học Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên
 URL: http://lib.tnut.edu.vn
II. Tài liệu dạng văn bản
1. Bộ Văn hóa – Thông tin (2005), “Quy hoạch phát triển ngành Thư viện
Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020”, Hà Nội.
2. Công ty Cổ phần công nghệ Tinh Vân (2008), “Hướng dẫn sử dụng
phần mềm Libol (phiên bản 6.0) – phân hệ sưu tập số”, 45tr.
3. Doãn Anh Đức (2011), “Ứng dụng mã nguồn mở xây dựng phần mềm
quản trị”, Đề cương Luận văn Thạc sĩ Thông tin – Thư viện, Hà Nội, 14tr.
4. Khoa Thông tin – Thư viên, Trường Đại học KHXH&NV (ĐH Quốc
gia), “Kỷ yếu hội thảo khoa học sinh viên ngành Thông tin – Thư viện lần thứ
XV (năm học 2010 – 2011)”, Hà Nội, tr 264 – tr 174.
5. Lê Anh Tiến (2010), “Xây dựng và phát triển nguồn lưc thông tin điện
tử ở Học viện Hậu cần”, Luận văn Thạc sĩ Thoa học Thư viện, Hà Nội.
6. Thư viện Hà Nội (2011), “Đề án số hóa tài liệu”, Hà Nội.

Nguyễn Thị Thủy – K53TTTV Page 73


Ứng dụng phân hệ Sưu tập số của phần mềm Libol 6.0 tại Thư viện Học viện Kỹ thuật Quân sự

7. Thư viện Quốc gia Việt Nam (2002), “Đề án nâng cao năng lực ứng
dụng công nghệ thông tin của hệ thống thư viện công cộng giai đoạn 3”, Hà
Nội.
8. Thư viện Quốc gia Việt Nam (2010), “Hoàn thiện mô hình Thư viện số
tại Thư viện Quốc gia Việt Nam và thư viện thành phố trực thuộc trung
ương”, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ, Hà Nội.

Nguyễn Thị Thủy – K53TTTV Page 74


Ứng dụng phân hệ Sưu tập số của phần mềm Libol 6.0 tại Thư viện Học viện Kỹ thuật Quân sự

MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................................ 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ..................................................................................................... 5
2. Tình hình nghiên cứu .......................................................................................................... 6
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ..................................................................................... 7
3.1. Mục đích nghiên cứu........................................................................................................... 7
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu .......................................................................................................... 7
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................................ 7
5. Phƣơng pháp nghiên cứu ...................................................................................................... 7
5.1. Cơ sở lý luận ........................................................................................................................ 7
5.2. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................................... 7
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn .................................................................................................. 8
6.1. Ý nghĩa lý luận ..................................................................................................................... 8
6.2. Ý nghĩa thực tiễn ................................................................................................................. 8
7. Bố cục của khóa luận ............................................................................................................. 8
Chƣơng 1:THƢ VIỆN HỌC VIỆN KỸ THUẬT QUÂN SỰ VỚI VẤN ĐỀ SỐ HÓA ....... 9
1.1. Số hóa tài liệu ...................................................................................................................... 9
1.1.1. Các khái niệm ............................................................................................................. 9
1.1.2. Nội dung (công đoạn) số hóa tài liệu...................................................................... 12
1.1.2.1. Quét hình - Scanning .............................................................................................. 12
1.1.2.2. Nhận dạng ký tự quang học.................................................................................... 13
1.1.3. Yêu cầu ..................................................................................................................... 14
1.1.3.1. Nội dung ................................................................................................................ 15
1.1.3.2. Hình thức ................................................................................................................ 15
1.1.3.3. Phần mềm quản lý và khai thác ............................................................................. 18
1.2. Khái quát về Thƣ viện Học viện Kỹ thuật Quân sự ...................................................... 19
1.2.1. Vài nét về quá trình hình thành và phát triển ......................................................... 19
1.2.2. Chức năng và nhiệm vụ ........................................................................................... 19
1.2.3. Cơ cấu tổ chức, nguồn nhân lực ............................................................................. 20
1.2.4. Cơ sở vật chất và trang thiết bị ................................................................................ 23
1.2.4.1. Cơ sở vật chất......................................................................................................... 23
1.2.4.2.Trang thiết bị và phần mềm ứng dụng .................................................................... 24
1.2.5. Nguồn lực thông tin ................................................................................................. 25
1.2.6. Người dùng tin và nhu cầu tin................................................................................. 26

Nguyễn Thị Thủy – K53TTTV Page 75


Ứng dụng phân hệ Sưu tập số của phần mềm Libol 6.0 tại Thư viện Học viện Kỹ thuật Quân sự

1.3. Vai trò của số hóa tài liệu và phân hệ Sƣu tập số - Libol 6.0 tại Thƣ viện Học viện Kỹ
thuật Quân sự .......................................................................................................................... 26
1.3.1. Vai trò của số hóa tài liệu ........................................................................................ 27
1.3.2. Vai trò của phân hệ Sưu tập số - Libol 6.0.............................................................. 27
Chƣơng 2: THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG PHÂN HỆ SƢU TẬP SỐ - LIBOL 6.0 TẠI
THƢ VIỆN HỌC VIỆN KỸ THUẬT QUÂN SỰ ................................................................. 29
2.1. Phần mềm Libol 6.0 và phân hệ sƣu tập số .................................................................... 29
2.1.1. Phần mềm Libol 6.0 ................................................................................................. 29
2.1.2. Phân hệ Sưu tập số .................................................................................................. 33
2.2. Ứng dụng phân hệ Sƣu tập số - Libol 6.0 tại Thƣ viện Học viện Kỹ thuật Quân sự.. 35
2.2.1. Quản lý bộ sưu tập ................................................................................................... 36
2.2.1.1. Thêm mới bộ sưu tập .............................................................................................. 37
2.2.1.2. Sửa bộ sưu tập ........................................................................................................ 38
2.2.1.3. Xóa bộ sưu tập........................................................................................................ 39
2.2.1.4. Gộp các bộ sưu tập................................................................................................. 39
2.2.2. Dữ liệu điện tử ......................................................................................................... 40
2.2.2.1. Tải các tài liệu điện tử lên chương trình .............................................................. 41
2.2.2.2. Biên mục các tài liệu điện tử theo tiêu chuẩn Dublin Core .................................. 42
2.2.2.3. Thay đổi trạng thái cho ấn phẩm .......................................................................... 47
2.2.2.4. Thiết đặt chế độ khai thác cho ấn phẩm điện tử ................................................... 49
2.2.2.5. Thiết lập chế độ mật cho ấn phẩm điện tử ............................................................ 49
2.2.2.6. Gắn biểu ghi cho ấn phẩm điện tử........................................................................ 51
2.2.2.7. Bỏ biểu ghi cho ấn phẩm điện tử .......................................................................... 53
2.2.2.8. Chia ấn phẩm điện tử cho các bộ sưu tập ............................................................ 53
2.2.2.9. Chuyển chỗ các ấn phẩm điện tử .......................................................................... 54
2.2.2.10. Bỏ ấn phẩm điện tử ra khỏi cơ sở dữ liệu............................................................. 55
2.2.2.11. Xóa ấn phẩm điện tử ............................................................................................. 57
2.2.3. Khai thác bộ sưu tập số - Libol 6.0 ..................................................................... 58
2.3. Nhận xét............................................................................................................................. 61
2.3.1. Ưu điểm..................................................................................................................... 61
2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân ......................................................................................... 62
Chƣơng 3: CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG ỨNG DỤNG PHÂN HỆ SƢU
TẬP SỐ - LIBOL 6.0 TẠI THƢ VIỆN HỌC VIỆN KỸ THUẬT QUÂN SỰ ................... 64
3.1. Nâng cao nhận thức cho nhà cung cấp và ngƣời dùng tin ............................................ 64

Nguyễn Thị Thủy – K53TTTV Page 76


Ứng dụng phân hệ Sưu tập số của phần mềm Libol 6.0 tại Thư viện Học viện Kỹ thuật Quân sự

3.2. Tăng cƣờng đầu tƣ cơ sở vật chất kỹ thuật .................................................................... 66


3.3. Nâng cao trình độ cán bộ thƣ viện .................................................................................. 67
3.4. Nâng cao vai trò trách nhiệm của công ty Tinh vân...................................................... 68
3.5. Tăng cƣờng sử dụng sản phẩm số hóa ............................................................................ 68
3.6. Tăng cƣờng chia sẻ nguồn lực thông tin với các cơ quan thông tin khác .................... 69
KẾT LUẬN .............................................................................................................................. 71
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 73

Nguyễn Thị Thủy – K53TTTV Page 77

You might also like