KHÁI NIỆM VÀ PHÂN LOẠI

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 2

KHÁI NIỆM VÀ PHÂN LOẠI

1. Khái niệm
- Theo định nghĩa của tổ chức y tế thế giới WHO đưa ra thì “Bạo lực là hành vi cố ý sử
dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực hoặc quyền lực để hủy hoại mình, chống lại người
khác hoặc một nhóm người, một tập thể cộng đồng làm họ bị tổn thương hoặc có
nguy cơ tổn thương, hoặc tử vong hoặc sang chấn tâm lý, ảnh hưởng đến sự phát triển
của họ hoặc gây ra các ảnh hưởng khác”.
- Bạo lực học đường có thể là những hành vi xâm phạm về thể chất: đánh đấm nhau;
nhưng cũng có thể là hành vi xâm hại về mặt tâm lý của học sinh như sử dụng lời nói,
hành vi đe dọa từ giáo viên với học sinh, từ học sinh với nhau. Ngày nay bạo lực học
đường còn có thể là sự xâm phạm tình dục, bạo lực hoặc quấy rối tình dục diễn ra
ngày càng nhiều hơn… Các hành vi bạo lực có thể diễn ra trực tiếp như dung lời nói,
dung vũ khí trực tiếp hoặc cũng có thể qua mạng internet.
- Dưới góc độ pháp luật quy định tại Khoản 5 Điều 2 Nghị định 80/2017/NĐ-CP quy
định Quy định về môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống
bạo lực học đường thì “bạo lực học đường là hành vi hành hạ, ngược đãi, đánh đập;
xâm hại thân thể, sức khỏe; lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm; cô lập, xua đuổi
và các hành vi cố ý khác gây tổn hại về thể chất, tinh thần của người học xảy ra trong
cơ sở giáo dục hoặc lớp độc lập”.
- Như vậy có thể hiểu một cách chung nhất về bạo hành học đường đó là một hành vi
gây thương tích một cách có chủ đích đối với người khác, gây tổn hại về mặt sức
khỏe cũng như tinh thần của người bị hại, từ đó, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến
tâm lý, tính cách và tương lai của người đó.
2. Phân loại bạo lực học đường
Bạo lực học đường cũng diễn ra dưới nhiều hình thức khác nhau tùy vào nhiều nhóm đối
tượng học sinh khác nhau. Có thể kể đến một số loại bạo lực học đường hiện nay như:
- Bạo lực bằng lời nói: sử dụng những hành vi hoặc lời nói gây xúc phạm, gán ghép
hoặc bôi nhọ, sỉ nhục, chế nhạo hoặc bắt người khác làm theo ý mình. Hành vi này có
thể ở giáo viên đối với học sinh hoặc học sinh với nhau.
- Bạo lực tâm lý: là hành xâm phạm tình dục, có thể động chạm những bộ phận nhạy
cảm hoặc thậm chí có những hành vi cưỡng ép tình dục, hiếp dâm, … Hành vi này
xảy ra giáo viên đối với học sinh hoặc học sinh với nhau.
- Bạo lực xã hội: phân biệt đối xử, cô lập, tẩy chay, nói xấu, bêu rếu xung quanh hay
thậm chí là trên mạng xã hội.
- Bạo lực điện tử: là hành vi uy hiếp bằng các phương tiện điện tử như gọi điện, nhắn
tin, đe dọa và bêu rếu người nào đó trên mạng xã hội.
Bạo lực học đường xảy ra dưới nhiều hình thức khác nhau, cụ thể như sau:
1. Bạo lực của giáo viên đối với học sinh. Ví dụ: khi giáo viên đưa ra một quy tắc với
những học sinh không tuân theo các quy tắc hoặc khi họ gọi chúng là "lừa", "vũ phu",
"tốt chẳng vì gì cả".
2. Bạo lực của học sinh đối với giáo viên. Ví dụ: tạo niềm vui bằng quần áo của giáo
viên, nói những lời lăng mạ và thô tục trong và ngoài lớp học, đe dọa đến cái chết, …
3. Loại trừ. Loại bạo lực này xảy ra khi một nhóm học sinh quyết định "gạt sang một
bên" một học sinh. Họ hành động như thể người này không tồn tại, khiến họ phải tự
cô lập mình. Loại trừ là một loại bạo lực tâm lý và có thể là một trong những nguyên
nhân phổ biến nhất dẫn đến tự tử.
4. Hăm dọa. Hăm dọa là hành động gieo rắc nỗi sợ hãi thông qua các mối đe dọa và sử
dụng nó để nạn nhân làm những gì mà hung thủ mong muốn.
5. Bạo lực tình dục. Loại bạo lực này xảy ra khi có sự hiện diện của hành vi tình dục
không phù hợp trong cộng đồng giáo dục.
6. Ép buộc. Loại bạo lực này đề cập đến bạo lực gây ra cho ai đó để buộc họ làm điều gì
đó mà người đó không muốn. Sự ép buộc, giống như sự đe dọa, sử dụng các mối đe
dọa để đạt được những gì bạn muốn. Tuy nhiên, nó cũng sử dụng bạo lực thể xác.
7. Bạo lực của phụ huynh và người đại diện đối với giáo viên. Nó bao gồm tất cả các
mối đe dọa và thiệt hại vật chất được thực hiện bởi phụ huynh và đại diện cho giáo
viên.

You might also like