Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 29

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG


---o0o---

Tiểu luận môn:


QUẢN LÝ LOGISTICS
(Học kỳ I nhóm 2 năm học 2021 – 2022)

Đề tài: Thực trạng và giải pháp tiết kiệm chi phí logistics của chuỗi
cung ứng tôm Minh Phú

Giáo viên hướng dẫn:


Sinh viên thực hiện:
Mã sinh viên:
Số điện thoại:
Email:

Người chấm 1 Người chấm 2

HÀ NỘI – 2021
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU..................................................................................................................... 3
Tính cấp thiết của đề tài....................................................................................................3
Mục tiêu nghiên cứu:.........................................................................................................3
Đối tượng nghiên cứu:.......................................................................................................3
Phạm vi nghiên cứu:..........................................................................................................4
Bố cục của đề tài:..............................................................................................................4
NỘI DUNG.......................................................................................................................... 1
CHƯƠNG I. LOGISTICS VÀ QUẢN LÝ LOGISTICS TRONG CHUỖI CUNG
ỨNG.............................................................................................................................. 1
1. Một số khái niệm.................................................................................................1
2. Vai trò của logistics trong nền kinh tế..................................................................1
3. Các hoạt động logistics........................................................................................2
4. Chi phí logistics.................................................................................................10
CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG CHI PHÍ LOGISTICS CỦA CHUỖI CUNG ỨNG
TÔM MINH PHÚ........................................................................................................12
1. Giới thiệu về chuỗi cung ứng tôm Minh Phú.....................................................12
2. Các thành viên tham gia chuỗi cung ứng tôm Minh Phú....................................13
3. Các hoạt động logistics của chuỗi cung ứng tôm Minh Phí...............................13
4. Thực trạng chi phí logistics của chuỗi cung ứng tôm Minh Phú........................17
5. Những cơ hội và thách thức với ngành thủy sản Việt Nam nói chung và với
chuỗi cung ứng tôm Minh Phú nói riêng..................................................................21
CHƯƠNG III. GIẢI PHÁP VÀ KHUYẾN NGHỊ.......................................................23
1. Giải pháp............................................................................................................ 23
2. Khuyến nghị.........................................................................................................24
KẾT LUẬN.......................................................................................................................24
LỜI MỞ ĐẦU
Tính cấp thiết của đề tài
Từ lâu, thuỷ sản đã được xem là một ngành công nghiệp mũi nhọn trong hội nhập kinh tế
quốc tế của Việt Nam với sản lượng luôn duy trì mức tăng trưởng ổn định trong 17 năm
qua, đạt bình quân 9,07%/năm. Lợi thế sẵn có mà thiên nhiên ban tặng từ hệ thống sông
ngòi dày đặc và đường bờ biển dài 3260km, cùng chủ trương thúc đẩy phát triển ngành của
Chính phủ đến năm 2020, đã thúc đẩy sự phát triển của hoạt động nuôi trồng, khai thác
thuỷ sản của các doanh nghiệp trong nước trong thời gian qua, đóng góp đáng kể vào tỉ lệ
tăng trưởng tổng sản lượng thủy sản của cả nước.
Hơn thế nữa, thủy sản còn đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp thực phẩm có giá trị
dinh dưỡng cao cần, thiết cho sự phát triển của con người. Trong thủy sản chứa hầu hết các
chất dinh dưỡng như protein, lipid, canxi,... cà cung cấp một lượng lớn năng lượng cần
thiết cho hoạt động của con người. Không những là nguồn thực phẩm có giá trị dinh dưỡng
cao, thủy sản còn là nguồn thu nhập trực tiếp và gián tiếp cho một bộ phận dân cư làm
nghề khai thác, nuôi trồng, đánh bắt, chế biến và tiêu thụ cũng như các ngành dịch vụ cho
nghề thủy sản như cảng, bến, đóng sửa tàu thuyền,...
Là tập đoàn đi đầu trong lĩnh vực xuất nhập khẩu tôm sang thị trường quốc tế, Công ty cố
phần Tập đoàn Thủy sản Minh Phú đã trở thành doanh nghiệp dẫn đầu trên thị trường tôm
xuất khẩu, chiếm 18.8% kim ngạch và có tỷ trọng lợi nhuận khoảng 13.5% trong tổng số
khoảng 30% lợi nhuận toàn ngành. Bên cạnh những yếu tố góp phần nên sự thành công của
chuỗi cung ứng tôm Minh Phú không thể kể đến các giải pháp tiết kiệm các chi phí
logistics giúp cho các hoạt động trong chuỗi cung ứng diễn ra một cách nhịp nhàng, không
bị đứt gãy, tiết kiệm chi phí cũng như thời gian sản xuất, vận chuyển cho doanh nghiệp.
Chính vì vậy, em xin chọn đề tài “Thực trạng và giải pháp tiết kiệm chi phí logistics của
chuỗi cung ứng tôm Minh Phú” để hiểu kỹ hơn về vấn để này.
Mục tiêu nghiên cứu:
Tìm hiểu mô hình chuỗi cung ứng tôm Minh Phú, nêu ra thực trạng các loại chi phí
logisitcs trong chuỗi, từ đó đề xuất các giải pháp giúp giảm thiểu các loại chi phí này.
Đối tượng nghiên cứu:
Mô hình chuỗi cung ứng tôm Minh Phú và các loại chi phí logistics có trong chuỗi cung
ứng tôm Minh Phú
Phạm vi nghiên cứu:
Phân tích những khái niệm, thành phần, các loại chi phí logistics có trong chuỗi cung ứng
tôm Minh Phú.
Bố cục của đề tài:
Ngoài lời mở đầu, mục lục, đề tài gồm 3 phần:
Chương I: Logistics và Quản lý logisitcs trong chuỗi cung ứng
Chương II: Thực trạng chi phí logisitcs của chuỗi cung ứng tôm Minh Phú
Chương III: Giải pháp và khuyến nghị
NỘI DUNG
CHƯƠNG I. LOGISTICS VÀ QUẢN LÝ LOGISTICS TRONG CHUỖI CUNG
ỨNG
1. Một số khái niệm
a. Khái niệm logistics

Logistics là quá trình lên kế hoạch, áp dụng và kiểm soát các luồng dịch chuyến hàng hóa
hay các thông tin liên quan đến nguyên nhiên liệu vật tư (đầu vào) và sản phẩm cuối cùng
(đầu ra) từ điểm xuất phát tới điểm tiêu thụ. Hiểu đơn giản nhất, Logistics là một phần của
Chuỗi cung ứng bao gồm tổng thể các hoạt động liên quan đến hàng hóa như đóng gói, vận
chuyển, lưu kho, bảo quản,... cho tới khi hàng được lưu chuyển đến người tiêu dùng cuối
cùng.

b. Khái niệm chuỗi cung ứng


Chuỗi cung ứng là chuỗi các hoạt động và tổ chức tham gia vào dòng vận động của nguyên
nhiên vật liệu và thông tin từ nhà cung cấp đầu tiên đến người tiêu dùng cuối cùng. Trong
đó, hoạt động logistics tại mỗi mắt xích của một chuỗi là một quá trình lập kế hoạch, vận
hành triển khai, kiểm soát có hiệu lực và hiệu quả của dòng hàng hóa, dịch vụ và thông tin
liên quan từ điểm đầu vào của mắt xích này đến điểm đầu vào của mắt xích kế tiếp và toàn
chuỗi. Do vậy, chuỗi cung ứng là chuỗi các hoạt động của logistics.
c. Khái niệm quản lý logistics
Quản lý Logistics là hoạt động bao gồm quản lý vận chuyển đầu vào và đầu ra cho một tổ
chức quản lý kho hàng, vật tư, đơn hàng, thiết kế mạng lưới logistics, quản lý hàng tồn
kho, dự báo cầu và quản lý các nhà cung cấp dịch vụ logistics cho bên thứ ba. Tùy vào
cách vận hành của từng công ty, các chức năng của quản trị logistics có thể bao gồm thêm
dịch vụ khách hàng, thu mua và lên kế hoạch sản xuất.
2. Vai trò của logistics trong nền kinh tế
Logistics là phương pháp vận tải quốc tế, không thể thiếu trong các giao dịch quốc tế để
đưa hàng hóa từ nước này đến nước khác. Khi logistics phát triển sẽ thúc đẩy các hoạt
động mua bán dễ dàng hơn, thúc đẩy việc xuất nhập khẩu, giúp các doanh nghiệp mở rộng
quy mô sản xuất ra quốc tế, thúc đẩy kinh tế phát triển. Hơn nữa, logistics phát triển giúp
các quốc gia trong nước giảm thiểu được chi phí vận chuyển, nâng cao giá trị của sản

5
phẩm. Tại các quốc gia phát triển, logistics đóng góp lớn và GDP, có thể thấy đây là một
thị trường rất màu mỡ, đem lại nguồn lợi nhuận lớn.
Đối với các doanh nghiệp:
 Quản trị logistics tốt giúp doanh nghiệp giải quyết được cả đầu vào và đầu ra cho
sản phẩm hoặc dịch vụ của mình.
 Tối ưu hóa quá trình lưu chuyển nguyên vật liệu, bán thành phẩm, thành phẩm từ
điểm bắt đầu cho tới nơi kết thúc của chuỗi cung ứng.
 Giảm giá thành sản phẩm bán ra, vận chuyển hàng hóa đến đúng nơi cần đến trong
thời gian đúng hẹn, tăng uy tín của doanh nghiệp và tăng sự tin tưởng khách hàng
đối với doanh nghiệp
Đối với nền kinh tế quốc gia:
 Gia tăng lợi thế cạnh tranh của một số nước so với nước khác
 Giúp hàng hóa, dịch vụ có khả năng tiếp cận với thị trường lớn và đầy tiềm năng.
 Gia tăng tầm ảnh hưởng của đồng nội tệ, đem lại người lợi nhuận khổng lồ cho quốc
gia.
 Logistics phát triển kéo theo rất nhiều ngành khác phát triển như thương mại quốc
tế, bảo hiểm, đóng tàu, hàng không,... từ đó thúc đẩy nên kinh tế phát triển, nâng
cao vị trí cạnh tranh của quốc gia trên thị trường quốc tế.
3. Các hoạt động logistics
a: Quản lý và dự báo cầu:
Quản lý cầu là một quy trình bao gồm dự báo cầu, lập kế hoạch và quản lý sản phẩm, dịch
vụ.
Dự báo cầu là lập dự án cầu trong tương lai của doanh nghiệp nhằm giải quyết các tình
huống như nên sản xuất để lưu kho hay sản xuất theo đơn hàng,.v.v. Đây được coi là yếu tố
căn bản nhất cho các công ty để định ra kế hoạch hành động riêng nhằm đáp ứng nhu cầu
thị trường.
Việc dự báo khoa học, chính xác giúp doanh nghiệp chủ động trong việc đề ra các quyết
định đúng đắn phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh. Ngoài ra, dự báo cầu còn cung
cấp các thông tin cho phép phối hợp hành động giữa các bộ phận trong doanh nghiệp. Điều
này sẽ giúp doanh nghiệp ước tính được số lượng hàng hóa, dịch vụ mà khách hàng của họ
sẽ mua trong tương lai gần. Đây cũng là một lĩnh vực phân tích nhằm nỗ lực hiểu và dự

6
đoán nhu cầu của khách hàng, doanh nghiệp sẽ chủ động hơn trong việc lập kế hoạch cũng
như đưa ra các quyết định cung ứng đúng đắn cho chuỗi cung ứng.
b: Quản lý đặt hàng
Quản lý đặt hàng là quản lý các hoạt động khác nhau liên quan đến chu kỳ đặt hàng. Hoạt
động này bao gồm 4 giai đoạn bao gồm:
 Chuyển giao đơn hàng: là thời gian từ khi khách hàng đặt hàng cho đến khi người
bán tiếp nhận được đơn hàng. Một số phương thức chuyển giao hàng phổ biến như
giao tận tay, bằng thư tín, điện thoại, máy fax, phương tiện điện tử
 Xử lý đơn hàng: là thời gian từ khi người bán nhận đơn đặt hàng cho đến khi một
địa điểm thích hợp được ủy quyền để hoàn thành đơn hàng đó. Các hoạt động xử lý
đơn hàng điển hình bao gồm: kiểm tra đơn hàng đầy đủ, chính xác; nhập thông tin
đơn hàng vào hệ thống; ghi doanh số cho nhân viên bán hàng,...
 Chọn hàng và đóng gói
 Giao hàng: đây là giai đoạn cuối cung của chu kỳ đặt hàng, là thời gian từ khi lô
hàng được tiếp nhận bởi một hãng vận chuyển cho đến khi hàng được giao đến tay
khách hàng.
c: Dịch vụ khách hàng và quản lý dịch vụ khách hàng
Theo quan điểm của Paul R.Murphy, Jr., A Michael Knermyer trong quyển “Logistics đại
cương” (2018), dịch vụ khách hàng được định nghĩa là “khả năng quản lý logistics để đpas
ứng người dùng về thời gian, độ tin cậy, giao tiếp (phản hồi) và sự thuận tiện”. Dịch vụ
khách hàng được xem như là một trong những vũ khí cạnh tranh sắc bén. Theo một nghiên
cứu thì chi phí để phát triển một khách hàng mới gấp khoảng năm lần so với việc giữ lại
một khách hàng hiện tại. Nói một cách đơn giản, doanh nghiệp sẽ dễ dàng giữ một khách
hàng hiện tại hơn là có được khách hàng mới. Do đó, bản chất của dịch vụ khách hàng là
cố gắng duy trì sự hài lòng của khách hàng đối với các sản phẩm, dịch vụ của doanh
nghiệp.
Dịch vụ khách hàng được cấu thành từ 4 yếu tố: thời gian giao hàng (Time), độ tin cậy
(Dependability), giao tiếp (Communication) và sự thuận tiện (convenience)
Quản lý dịch vụ khách hàng gồm 4 hoạt động:
 Thiết lập cụ thể các mục tiêu chiến lược (goals) và mục tiêu cụ thể (objectives). Các
mục tiêu này cần phải rõ ràng, cụ thể, dễ thực hiện, có thể đo lường được, thực tế và
kịp thời (theo nguyên tắc SMART).
7
 Đo lường dịch vụ khách hàng: có thể đo lường theo 4 yếu tố cầu thành dịch vụ
khách hàng là thời gian giao hàng, độ tin cậy, giao tiếp, phản hồi, sự thuận tiện.
 Phân tích lợi nhuận khách hàng: cho thấy mỗi khách hàng khác nhau sẽ mang lại
các giá trị khác nhau đối với doanh nghiệp, từ đó sẽ giúp doanh nghiệp phân bổ
nguồn lực tốt hơn.
 Lỗi cung cấp dịch vụ và khả năng phục hồi: doanh nghiệp cần xây dựng những
hướng dẫn chung để việc xác định lỗi và khôi phục dịch vụ giúp hỗ trợ khách hàng
và giúp tổ chức cải thiện hoạt động của mình.
d: Quản lý hàng lưu kho
Hàng lưu kho là những nguồn lực vật chất thuộc tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp, bao
gồm: hàng hóa, nguyên vật liệu, sản phẩm dở dang, thành phẩm,.v.v.. Hàng lưu kho được
sử dụng để duy trì cho nhiều mục đích khác nhau như có thể đáp ứng được nhu cầu của
khách hàng một cách nhanh chóng; tiết kiệm chi phí đặt hàng,... trong đó cơ bản là để đáp
ứng các nhu cầu thông thường của doanh nghiệp.
Công tác quản lý hàng lưu kho là phương pháp xác định khối lượng và thời điểm đặt hàng
hợp lý. Mục tiêu chính của hoạt động này là giảm chi phí liên quan đến hàng lưu xuống
mức tối thiểu, loại bỏ các chi phí thừa trong giá thành sản phẩm cuối cùng. Đây cũng là
một phần quan trọng trong quản lý chuỗi cung ứng và logistics vì các quyết định liên quan
đến hàng lưu kho thường là điểm khởi đầu hoặc yếu tố tác động tới hoạt động kinh doanh
khác.
e: Phân bổ phương tiện Logistics
Phân bổ phương tiện logistics là một hoạt động nhằm lựa chọn ví trí cho các trung tâm
phân phối, kho và các cơ sở sản xuất để tăng hiệu quản logistics.
Phân bổ logistics xoay quanh việc sắp xếp địa điểm sản xuất, gia công, lắp ráp và cơ sở
phân phối dọc theo chuỗi cung ứng. Mức độ ảnh hưởng của cá yếu tố thay đổi theo loại cơ
sở, sản phẩm được xử lý, khối lượng và các vị trí địa lý đang được xem xét. Việc phân bố
phương tiện logistics cần được xem xét trong mối quan hệ giữa các cơ sở logistics với nhau
và chịu sự tác động của nhiều yếu tố như tài nguyên thiên nhiên, đặc điểm dân số đối với
thị trường hàng hóa, đặc điểm nguồn lao động, các vấn đề liên quan đến vận chuyển, mô
hình thương mại, định vị ở các nước khác, chất lượng cuộc sống, vị trí gần các cụm thương
mại, thuế và các ưu đãi,...

8
Việc phân bổ phương tiện logistics hợp lý như đặt các cơ sở sản xuất, phân phối đến gần
hơn với người sẽ giúp doanh nghiệp giảm thiểu được các chi phí vận chuyển, chu kỳ đặt
hàng ngắn, thời gian đáp ứng nhanh, đáp ứng mong muốn của khách hàng một cách nhanh
chóng, tiếp cận đến nhiều khách hàng, nhiều thị trường cung cấp hơn nữa.
f: Quản lý kho bãi
Kho bãi là một phần của hệ thống logistics trong doanh nghiệp, là nơi cất trữ các loại hàng
lưu kho như nguyên vật liệu, nhiêu liệu, bán thành phẩm, thành phẩm, hàng hóa trong suốt
quá trình chu chuyển từ điểm đầu đến điểm tiêu thụ. Kho bãi đóng một vai trò không thể
thiếu trong chuỗi dịch vụ cung ứng logistics và các doanh nghiệp muốn tối ưu hóa các hoạt
động quản trị và vận chuyển hàng hóa bằng việc chuyên môn hóa các hoạt động kho bãi
của mình.
Hoạt động kho bãi có ảnh hưởng trực tiếp đến vấn đề lưu trữ và quản lý hàng hóa của
doanh nghiệp. Chính vì vậy, việc quản lý kho bãi trong logistics tốt giúp doanh nghiệp:
 Giảm thiểu chi phí sản xuất, vận chuyển, phân phối hàng hóa
 Chủ động trong việc sắp xếp, vận chuyển các lô hàng có cùng kích thước, cùng lộ
trình vận tải. Từ đó sẽ làm giảm giá thành trên mỗi đơn vị sản phẩm.
 Duy trì nguồn cung ổn định, sẵn sàng giao hàng bất kỳ lúc nào mà khách hàng có
nhu cầu.
 Cung cấp đến khách hàng dịch vụ tốt hơn do hàng hóa đúng yêu cầu về số lượng,
chất lượng và tình trạng.
 Góp phần giúp giao hàng đúng thời gian, địa điểm.
 Tạo nên sự khác biệt và tăng vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường.
Các dạng kho bãi bao gồm các nhà kho, trung tâm phân phối, trung tâm hoàn tất đơn hàng
hoặc các cơ sở kho đa năng tổng hợp cross-docking.
Trung tâm hoàn tất đơn hàng: là loại hình trung tâm phân phối tập trung đặc biệt vào các
đơn hàng thương mại điện tử.
Kho đa năng tổng hợp (Cross-docking) là loại kho mà việc nhận và vận chuyển sản phẩm
trong cùng ngày hoặc đêm mà không cất hàng vào kho. Nó cho phép các sản phẩm đến
đích nhanh hơn cũng như giảm chi phí vận chuyển hàng lưu kho.
Nhà kho (Warehouse): là loại hình nhà kho chú trọng việc lưu trữ sản phẩm và tối đa hóa
không gian lưu trữ có sẵn.

9
Trung tâm phân phối (Distribution center): là loại hình nhấn mạnh sự di chuyển nhanh
chóng của sản phẩm, do vậy, họ cố gắng tối đa hóa lưu lượng sản phẩm thông qua trung
tâm phân phối trong một khoảng thời gian nhất định.
Quản lý kho bãi trong logistics được cấu thành từ việc quản trị từng hoạt động liên quan
đến kho bãi như:
 Bố trí, thiết kế cấu trúc kho bãi và các phương tiện cất trữ, bốc xếp hàng trong kho
 Quản lý hàng hóa: bao gổm việc phân loại, định vị, lập danh mục, dán nhãn hoặc
thanh lý hàng kém chất lượng
 Kiểm kê hàng hóa: điều chỉnh sự chênh lệnh (nếu có), kiểm kê tồn kho, lưu trữ hồ
sơ.
 Quản lý công tác xuất nhập hàng.
 Đảm bảo an toàn cho hàng hóa, người lao động
 Phòng ngừa trộm cắp, cháy nổ.
Công tác quản lý kho bãi là một phần không thể thiếu trong các hoạt động của logistics.
Chính vì vậy, người quản lý kho (thủ kho) cần phải thực hiện các hoạt động sau để các
hoạt động kho diễn ra trơn tru, hiệu quả:
 Lập sơ đồ kho, dán ngay tại cửa
 Cập nhập ngay khi có phát sinh thay đổi
 Ký hiệu bằng nhãn dán vị trí hàng hóa phải rõ ràng, dễ hiểu
 Hướng dẫn và kiểm soát hoạt động xếp dỡ hàng
 Chịu trách nhiệm về cách thức và chất lượng hàng hóa khi bốc dỡ
 Kiểm soát hoạt động xuất nhập khẩu và dịch chuyển hàng hóa trong kho.
 Bảo quản tốt hàng hóa
 Thu dọn và sắp xếp kho sạch sẽ, gọn gàng.
g: Quản lý dịch vụ vận tải
Vận tải là hoạt động có mục đích của con người nhằm đáp ứng nhu cầu di chuyển của con
người hoặc hàng hóa từ nơi này đến nơi khác. Như vậy, có thể hiểu, vận tải là quá trình
thay đổi (di chuyển) vị trí hàng hóa, hành khách trong không gian và thời gian nhằm thỏa
mãn nhu cầu nào đó của con người. Quá trình này bắt đầu với chuỗi cung ứng và kết thúc
bằng việc vận chuyển thành phẩm đến tay người tiêu dùng.

10
Công tác quản lý vận tải là hoạt động quản lý việc mua và kiểm soát dịch vụ vận chuyển
của một người giao hàng hàng hoặc người nhận hàng, giúp doanh nghiệp đưa ra các
phương pháp để kiểm soát chi phí và chất lượng của việc giao hàng trong nước và quốc tế.
Quá trình vận tải bao gồm rất nhiều những phương thức vận chuyển khác nhau. Mỗi
phương thức lại ảnh hưởng đến logistics theo cách khác nhau, cụ thể là:
 Vận tải đường bộ: rất linh hoạt, có thể áp dụng cho dịch vụ giao hàng tận nhà; hỗ trợ
cho việc vận tải hàng hóa đến các địa điểm cách xa các cảng, trạm hoặc các điểm tải
hàng.
 Vận tải đường sắt: đây là phương thức đóng vai trò quan trọng trong giao thông vận
tải. Phương thức này có thể vận chuyển hàng hóa theo khối lượng lớn một cách ổn
định với chi phí thấp hơn so với đường bộ.
 Vận tải đường hàng không: phù hợp với các lô hàng giá trị cao, thường được áp
dụng để đảm bảo chất lượng hàng hóa; tốc độ giao hàng nhanh giúp giảm thiểu rủi
ro trong vận chuyển, từ đó cải thiện chất lượng tổng quát của dịch vụ logistics và
giảm chi phí do thất lạc hàng hóa.
 Vận chuyển đường thủy: đây là loại hình vận tải phổ biến nhất được sử dụng trong
logistics vì những ưu điểm như công suất lớn, chi phí thấp,... Phương thức này được
sử dụng chủ yếu trong giao dịch quốc tế.
 Vận tải đường ống: thích hợp cho các loại hàng hóa là chất lỏng và khí với khối
lượng lợn, vận chuyển giữa các chị trí có tính cố định và cự ly dài, không phụ thuộc
vào thời tiết. Phí vận chuyển của phương thức này thường là thấp hơn các phương
thức vận chuyển khác.
 Vận tải đa phương thức: là hình thức vận tải mà hàng hóa được vận chuyển bằng ít
nhất hai loại phương tiện vận tải trở lên nhưng chỉ sử dụng một chứng từ duy nhất
và chỉ có một người chịu trách nhiệm trong quá trình vận tải đó. Phương pháp này
được áp dụng trong vận tải quốc tế đường dài, người ta thường đóng hàng hóa trong
các container để thuận tiện cho quá trình vận chuyển cũng như xếp dỡ hàng hóa.
h: Bao bì và xử lý vật liệu
 Bao bì là các vật liệu được sử đụng để chứa đựng, bảo vệ, đóng gói, giao hàng và
giới thiệu về hàng hóa từ sản xuất đến tiêu dùng. Bao bì gắn liền với toàn bộ quá trì
logistics trong kênh phân phối và trong hệ thống logistics doanh nghiệp. Bao bì hỗ trợ cho
quá trình mua, bán, vận chuyển và dự trữ, bảo quản sản phẩm, nguyên liệu, hàng hóa. Bao
11
bì xuất hiện với tư cách là đồ vật để chứa đựng, bọc giữ hàng hóa đóng gói bên trong
chống hư hỏng, mất mát. Vì vậy, chứng năng bảo quản, bảo vệ hàng hóa của bao bì là chức
năng quan trọng đầu tiên vẫn giữ nguyên ý nghĩa về giá trị của nó.
Tùy thuộc vào tính chất của hàng hóa và quá trình vận chuyển mà chúng có rất nhiều loại
bao bì khác nhau. Nhưng để thực hiện chức năng logistics của mình, bao bì hàng hóa phải
đảm bảo các yêu cầu sau:
 Giữ gìn nguyên vẹn về số lượng và chất lượng sản phẩm.
 Tạo điều kiện thuận lợi cho việc xếp dỡ, vận chuyển, bảo quản, tiêu thụ sản phẩm,
góp phần nâng cao năng suất lao động.
 Tạo điều kiện để sử dụng triệt để diện tích và dung tích kho
 Tạo điều kiện để đảm bảo an toàn lao động, bảo vệ sức khỏe cho nhân viên làm
công tác giao nhận, vận chuyển, xếp dở, bảo quản
 Đảm bảo chi phí hợp lý
 Phù hợp với nhiều loại hình vận chuyển (tàu biển, máy bay, xe tải, hàng rời, hàng
container,...)
 Đáp ứng được yêu cầu về độ bền, dẻo dai, chịu được va chạm, kéo, đẩy trong quá
trình lưu trữ, bốc xếp và vận chuyển đường biển, đường hàng không, đường bộ.
 Thể hiện rõ những yêu cầu cần lưu ý trong quá tình xếp hàng, vận chuyển, bốc
xếp,... trên bao bì
 Xử lý nguyên vật liệu là sự di chuyển khoảng cách ngắn diễn ra trong một toà nhà
như nhà máy hoặc DC (dry container: container hàng khô) hay giữa tòa nhà và nhà cung
cấp dịch vụ vận tải.
Các vật liệu có khả năng di chuyển ở thể lỏng hoặc thể khí với số lượng lớn, chẳng hạn
như dầu mỏ và khí tự nhiên, thường được di chuyển qua đường ống từ các địa điểm khai
thác đến các bể chứa và nhà máy lọc dầu, và lần lượt đến các cơ sở phân phối. Mạng lưới
đường ống cũng được sử dụng để vận chuyển bùn, là chất rắn (như than) lơ lửng trong
nước. Việc nén khí tự nhiên và sử dụng các tàu chở dầu công suất lớn cũng đã tạo điều
kiện thuận lợi cho việc vận chuyển các vật liệu này trên quãng đường dài và thông qua các
tuyến đường thủy chính. Vật liệu được xử lý ở dạng rời không thể chảy qua đường ống bị
hạn chế đối với vận chuyển bằng đường bộ, vận tải đường bộ và đường sắt. Các mặt hàng
này bao gồm khoáng sản và vật liệu xây dựng chưa qua chế biến. Loại vật liệu thứ ba bao

12
gồm các bộ phận máy móc và hàng hóa sản xuất khác có thể được vận chuyển với số lượng
lớn đến dây chuyền lắp ráp hoặc nhà phân phối.
Viện Xử lý vật liệu – một hiệp hội thương mại phi lợi nhuận hàng đầu đại diện cho ngành
xử lý vật liệu đã đưa ra 10 nguyên tắc xử lý vật liệu như sau:
1. Nguyên tắc lập kế hoạch
2. Nguyên tắc chuẩn hóa
3. Nguyên tắc làm việc
4. Nguyên lý công thái học
5. Nguyên tắc đơn vị lượng tải
6. Nguyên tắc sử dụng không gian
7. Nguyên tắc hệ thống
8. Nguyên tắc tự động hóa
9. Nguyên tắc môi trường
10. Nguyên tắc chi phí vòng đời.
Các thiết bị xử lý vật liệu bao gồm từ xe đẩy và xe cút kít đơn giản nhất đến các loại cần
cẩu chuyên dụng có độ phức tạp cao. Xe tải điện và xe nâng hàng được sử dụng để nâng
những vật có tải trọng lớn hoặc cồng kềnh, thường được kết nối với xe kéo vận chuyển vật
liệu dọc theo một tuyến đường cụ thể để phân phối. Băng tải và ray đơn, được cung cấp
năng lượng nhân tạo hoặc bằng trọng lực, cũng được sử dụng rộng rãi trong việc chuyển
vật liệu trong khoảng cách ngắn trong nhà máy và để phân loại và lắp ráp trong dây chuyền
sản xuất. Các loại thùng chứa từ hộp và thùng đến tỷ lệ kích thước xe tải giúp giảm thiểu
khối lượng xử lý cần thiết đối với vật liệu và bộ phận và tối đa hóa hiệu quảthông qua việc
vận chuyển với số lượng lớn. Khung cũng được sử dụng, có hoặc không có pallet, như một
cách để tối ưu hóa việc sử dụng không gian lưu trữ theo chiều dọc.
Nhìn chung, hiệu quả xử lý tối ưu liên quan đến sự cân bằng giữa tốc độ mong muốn của
một lô hàng riêng lẻ và kích thước, trọng lượng và thành phần của nó. Những đổi mới
trong vận tải đường bộ đã tạo ra các thiết bị chuyên dụng để vận chuyển hàng lạnh, chất
lỏng rời và khí và đã phát triển các phương pháp xếp hàng sử dụng pallet và bệ rộng để
giảm thiểu lao động xếp dỡ. Các ngành công nghiệp đường sắt đã sản xuất các toa xe lửa
có thể tải từ bên hông, toa phẳng, toa ba bánh để vận chuyển ô tô, và các đoàn tàu bao gồm
một chuỗi các toa chở một hàng rời. Những đoàn tàu này có thể được tải hiệu quả bằng cần
trục, phễu và băng tải và có khả năng vận chuyển số lượng lớn hàng hóa trên quãng đường

13
dài với chi phí thấp hơn. Vượt đại dương hiệu quả vận chuyển của vật liệu rời thường được
thực hiện bằng cách chuyển hàng hóa lớn, người vận chuyển hàng hóa và người vận
chuyển hội nghị. Tàu siêu thăng có khả năng mang tải lớn hơn, nhưng chúng cũng kéo theo
nguy cơ thiệt hại kinh tế nghiêm trọng trong trường hợp tai nạn hoặc trong quá trình vận
chuyển xăng dầu, có nguy cơ hủy hoại môi trường. Tàu chở hàng tổng hợp được sử dụng
để di chuyển hàng hóa đóng gói dọc theo các tuyến đường thủy thuận tiện. Trong tất cả các
phương thức vận tải, đường hàng không mang lại lợi thế lớn nhất về tốc độ giao hàng,
nhưng cũng là phương thức có chi phí cao nhất và kém khả năng xử lý các lô hàng cồng
kềnh hoặc nặng. Tuy nhiên, thiết bị đã được phát triển để giảm thời gian xếp hàng và các
container đặc biệt giúp tối đa hóa việc sử dụng hiệu quả không gian vận chuyển hàng hóa
bằng đường hàng không.
4. Chi phí logistics
“Chi phí logistics” là thuật ngữ chỉ việc sử dụng các nguồn lực khác nhau, bao gồm nhân
lực, hàng hóa, tiền bạc, thông tin để thực hiện dịch vụ chăm sóc khách hàng; nó được tính
bằng khối lượng tiền tiêu thụ. Khi gắn với dòng chu chuyển hàng hóa thương mại, chi phí
logistics diễn tả sổ tiền được chi cho hệ thống phân phối hậu mãi, nguồn cung hàng hóa và
việc điều hành sản xuất.
Theo mô hình Lamper, chi phí logistics bao gồm: chi phí dịch vụ khách hàng; chi phí vận
tải; chi phí kho bãi, bảo quản; chi phí trao đổi thông tin; chi phí sản xuất thu mua; chuẩn bị
hàng; chi phí liên quan đến dự trữ.
Công thức tính chi phí logisitcs:
Clg = C1+ C2 + C3 + C4 +...+ Cn
Trong đó:
Clg: tổng chi phí logistics
C1 .... Cn : chi phí cấu thành
Chi phí dịch vụ khách hàng: bao gồm tất cả các chi phí để hoàn tất một đơn đặt hàng (chi
phí phân loại, kiểm tra, đóng gói, dán nhãn,...); chi phí để cung cấp dịch vụ, phụ tùng, chi
phí giải quyết các tính huống hàng bị trả lại,...

Chi phí vận tải: đây là chi phí lớn nhất trong chi phí logistics, chịu ảnh hưởng của nhiều
yếu tố như chủng loại hàng hóa, quy mô sản xuất, tuyến đường vận tải,... Để đạt được mức
độ thỏa mãn nhu cầu khách hàng cao (giao nhanh chóng, đúng địa điểm, đúng chủng loại)
thì thường phải vận chuyển với tấn số lớn, khối lượng ít, từ đó sẽ dẫn đến việc chi phí vận
14
chuyển nói riêng và chi phí logistics nói chung tăng cao. Vì vậu, các doanh luôn chú trọng
tìm giải pháp để giảm thiểu chi phí vận tải xuống mức tối ưu mà vẫn đáp ứng hoàn hảo
nhất nhu cầu của khách hàng.

Chi phí kho bãi, bảo quản: loại chi phí này nhằm đảm bảo cho các công tác quản lý kho
được diễn ra suôn sẽ, bao gồm chi phí thuê kho, chi phí nhân công, chi phí bảo trì máy
móc... Chi phí quản lý kho bãi tỷ lệ thuận với số lượng kho hàng, khối lượng kho hàng lại
ảnh hưởng tới dịch vụ khách hàng và doanh thu của công ty. Chính vì vậy, doanh nghiệp
cần đề ra những giải pháp tối ưu loại chi phí này mà vẫn đảm bảo hàng hóa lưu thông liên
tục.

Chi phí trao đổi thông tin: các doanh nghiệp thường phải bỏ ra một khoản chi phí không
nhỏ để trao đổi thông tin với khách hàng và các bộ phận khác có liên quan để giải quyết
đơn đặt hàng, thiết lập các kênh phân phối, xác định nhu cầu thị trường,.. Để giải quyết
đơn đặt hàng còn cần các chi phí liên quan tới dự trữ, quản lý kho, sản xuất,... Vì thế cần
phải xác định rõ ràng các khoản chi phí liên quan để tính toán được tổng chi phí logistics ở
mức thấp nhất để giải quyết đơn đặt hàng.

Chi phí sản xuất, thu mua, chuẩn bị hàng: chi phí này dùng để thu gom, chuẩn bị hàng
cung cấp cho khách hàng, bao gồm: xây dựng cơ sở gom hàng, tìm kiếm nhà cung cấp, thu
mua và tiếp nhận nguyên liệu sản xuất....

Chi phí liên quan đến dự trữ: chi phí này liên quan đến số lượng hàng hóa dự trữ ít hay
nhiều. Có 4 loại chi phí dự trữ:

 Chi phí về vốn: lượng vốn đầu tư vào hàng dự trữ.


 Chi phí cho các dịch vụ hàng dự trữ: bao gồm thuế và bảo hiểm đánh trên lượng
hàng dự trữ.
 Chi phí kho bãi: bao gồm các loại trang bị trong các kho, chi phí thuê mặt bằng kho,
bãi,...
 Chi phí đề phòng ngừa rủi ro đối với hàng dự trữ khi có hàng hóa bị lỗi thời, mất
cắp, hư hỏng, thiết hụt,...

15
CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG CHI PHÍ LOGISTICS CỦA CHUỖI CUNG ỨNG
TÔM MINH PHÚ

1. Giới thiệu về chuỗi cung ứng tôm Minh Phú


Tiền thân của Công Ty Cổ Phần Thuỷ Hải Sản Minh Phú là Xí Nghiệp Chế Biến Cung
Ứng Hàng Xuất Khẩu Thuỷ Sản Minh Phú, được thành lập ngày 14 tháng 12 năm 1992.
Ngành nghề chính là chế biến tôm, cua, cá, mực để cung ứng hàng xuất khẩu cho các đơn
vị trong nước và khắp nơi trên thế giới. Phương châm của Minh Phú là: Uy Tín – Chất
Lượng – Vệ Sinh – An Toàn và Hiệu Quả. Phương châm này cũng phản ánh xứ mệnh chia
sẽ, quan tâm và kết nối mọi người ở khắp nơi thông quan việc cùng chia sẻ và trải nghiệm
những món ăn ngon được chế biến từ sản phẩm tôm Minh Phú.
Tháng 12/2002, xí nghiệp chế biến thủy sản Minh Phú được giải thể và thành lập Công ty
xuất nhập khẩu thủy sản Minh Phú - TNHH với vốn điều lệ là 90 tỷ đồng, ngành nghề kinh
doanh chính của công ty là thu mua chế biến hàng thủy sản xuất khẩu, nhập khẩu nguyên
vật liệu, máy móc thiết bị phục vụ sản xuất hàng xuất khẩu. Năm 2006, chuyển từ mô hình
công ty TNHH sang công ty cổ phần. Tháng 12/2006 cổ phiếu của Công ty chính thức
được niêm yết tại Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội với 60.000.000 cổ phiếu phổ
thông mệnh giá 10.000 đồng/1 cổ phiếu, doanh thu đạt trên 10,000 tỷ VNĐ mỗi năm. Đây
là một bước tiến quan trọng trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt và đòi hỏi khắc khe của thị
trường. Trong mô hình khép kín đó, Minh Phú trở thành công ty mẹ của các công ty thành
viên gồm:
 Công Ty Sản Xuất Giống Thủy Sản Minh Phú – Ninh Thuận, chuyên sản xuất tôm
giống, với công suất 4,5 tỉ con tôm mỗi năm.
 Công Ty Nuôi Trồng Thuỷ Sản Minh Phú – Kiên Giang, chuyên nuôi tôm công
nghiệp theo công nghệ sinh học, đảm bảo nguồn cung cấp tôm nguyên liệu sạch,
không nhiễm kháng sinh và hoá chất, công suất 7.000 tấn tôm nguyên liệu mỗi năm.
 Công Ty Nuôi Trồng Thuỷ Sản Minh Phú – Cà Mau, chuyên nuôi tôm theo phương
thức quảng canh cải tiến và nuôi tôm công nghiệp theo công nghệ vi sinh, đảm bảo
nguồn cung cấp tôm nguyên liệu sạch, không nhiễm kháng sinh và hoá chất, với
công suất 33.000 tấn tôm nguyên liệu mỗi năm.
 Công Ty Cổ Phần Thuỷ Hải Sản Minh Phú, với công suất chế biến 10.000 tấn sản
phẩm mỗi năm.
16
 Công Ty Chế Biến Thuỷ Sản Minh Quí, công suất 5.400 tấn thành phẩm mỗi năm
 Công Ty Chế Biến Thuỷ Sản Minh Phát, công suất 5.400 tấn thành phẩm mỗi năm.
Sau 15 năm không ngừng phát triển, đến nay Minh Phú đã khẳng định được vị trí uy tín
của mình trong ngành ở khu vực và trên toàn thế giới. Đến nay Minh Phú là một trong
những nhà chế biến – xuất khẩu thuỷ sản lớn nhất của Việt Nam.
2. Các thành viên tham gia chuỗi cung ứng tôm Minh Phú
So các chuỗi cung ứng của các công ty thủy sản khác, thì chuỗi cung ứng của Minh Phú
cũng có các bên tham gia có nhiều điểm tương đồng căn bản với các thành viên của chuỗi
cung ứng chính gồm: nhà cung cấp (gồm các vùng nguyên liệu, các nhà cung cấp tôm
giống), đại lý thu mua, nhà sản xuất chế biến, nhà phân phối, khách hàng.

Nhà máy
Nhà cung Đại lý thu Nhà phân Khách
sản xuất
cấp mua phối hàng
chế biến

Sơ đồ chuỗi cung ứng tôm Minh Phú


3. Các hoạt động logistics của chuỗi cung ứng tôm Minh Phí
a: Nhà cung cấp
Vùng nguyên liệu:
Người nuôi tôm là những hộ gia đình nông dân ở các tỉnh Cà Mau, Kiên Giang, Bà Rịa –
Vũng Tàu đào ao, đìa để nuôi tôm. Thông thường những hộ nông dân này sẽ tự tìm hiểu
các kỹ thuật và học hỏi kinh nghiệm nuôi tôm lẫn nhua chứ không được đào tạo qua các
trường lớp chính quy. Mô hình nuôi chủ yếu là theo mô hình nuôi thâm canh, một năm có
2 mùa chính và 1 mùa phụ. Để vụ nuôi thu hoạch được hiệu quả, đòi hỏi hộ nông dân cần
tuân thủ chặt chẽ các yếu tố kỹ thuật theo tiêu chuẩn của ngành, sử dụng hợp lý các chi phí
trong quá trình nuôi để mang lại lợi ích kinh tế. Mô hình nuôi được các hộ áp dụng là nuôi
thâm canh theo quy trình, kỹ thuật kết hợp với kinh nghiệm dân gian của nghề nuôi tôm.
Tôm sau thu hoạch sẽ được bán cho trực tiếp cho các đại lý thu mua hoặc bán ra ngoài cho
thị trường bán lẻ. Diện tích nuôi tôm ở đây khoảng 100,000 héc ta.

Ngư dân đánh bắt xa bờ đây là bộ phận cung cấp nguyên liệu trực tiếp cho công ty. Bộ
phận thu mua của công ty sẽ đến trực tiếp các cảng để đón các tàu đánh bắt xa bờ và mua
nguồn tôm tươi nguyên nhất với giá cả rẻ hơn so với thị trường.

17
Ngoài ra, Minh Phú có nhóm nghiên cứu và phát triển con giống riêng, có các kỹ sư hàng
đầu về giống tôm, tập trung tìm ra con giống khỏe mạnh nhất, sạch bệnh và năng suất cao.
Công ty sản xuất giống Minh Phú ở Ninh Thuận ngoài việc chọn nguồn giống chất lượng
cao để tự nuôi trồng còn cung cấp giống tôm cho các hộ dân nuôi tôm. Minh Phú sẽ quay
lại thu mua tôm ở các hộ này vào cuối mỗi mùa vụ. Đây là việc làm vô cùng cần thiết để có
thể đảm bảo, nâng cao nguồn tôm nguyên liệu đầu vào. Minh Phú đã tạo dựng lợi thế cho
riêng mình từ việc xây dựng chuỗi giá trị sản xuất tôm có trách nhiệm và hệ thống quản lý
theo quy trình khép kín toàn diện: từ nghiên cứu khoa học & công nghệ, sản xuất con
giống sạch bệnh & kháng bệnh đến ứng dụng vào nuôi tôm theo mô hình an toàn, sạch
kháng sinh, đảm bảo chất lượng sản phẩm đầu ra được kiểm soát một cách chặt chẽ từ
khâu đầu đến khâu cuối. Chính vì thế, sản xuất và nuôi theo quy mô, khả năng tổ chức liên
kết cao tạo giá trị gia tăng, chất lượng sản phẩm đồng đều, khả năng kiểm soát dịch bệnh
tốt là những điều mà Minh Phú đang chủ động hoàn toàn.

Nuôi trồng và chăm sóc:

Một trong những yếu tố giúp cho Minh Phú thực hiện thành công quy trình nuôi tôm an
toàn, sạch kháng sinh chính là việc áp dụng các mô hình nuôi sử dụng công nghệ vi sinh
hiện đại, điển hình là mô hình nuôi áp dụng sản phẩm vi sinh của Bio-Wish và mô hình
nuôi theo công nghệ Aqua-Mimicry (Copefloc). Đây là 2 mô hình nuôi hướng đến việc tạo
ra một môi trường thuận lợi để các loại vi sinh có ích phát triển, làm giàu lượng thức ăn và
dinh dưỡng cho tôm, đồng thời ngăn chặn hoặc kiềm chế sự phát triển của các loại vi sinh
có hại; từ đó tăng cường hệ miễn dịch, giúp tôm khoẻ và đạt tỷ lệ sống cao. Khi áp dụng
mô hình nuôi tôm sử dụng vi sinh, điều kiện đầu tiên và bắt buộc đó chính là tuyệt đối
không sử dụng bất kỳ chất kháng sinh nào trong suốt quá trình nuôi, bởi vì chất kháng sinh
sẽ tiêu diệt cả vi sinh có ích và vi sinh có hại, trong khi đó, chất lượng nước sẽ giảm dần
theo thời gian nuôi, và các vi sinh có hại sẽ có điều kiện phát triển nhanh hơn các loại vi
sinh có ích, dẫn đến nguy cơ bệnh dịch bùng phát và gây ô nhiễm toàn bộ vùng nuôi.
Những điều này đã quyết định đến 70% thành công cho việc xây dựng thương hiệu.

b: Đại lý thu mua


Đại  lý  thu  mua  đóng  vai  trò trung  gian  giữa công ty chế biến và người nuôi  tôm. Họ
có chức năng đánh bắt, bảo quản và vận chuyển tôm thương phẩm tới nhà máy chế biến và
thanh toán tiền trực tiếp cho người nuôi sau khi bắt tôm lên khỏi ao. Trong một số trường
18
hợp, đại lý có thể ứng tiền cho hộ nuôi tôm nếu họ có nhu cầu. Lợi ích họ là phần chênh
lệch giữa số tiền bỏ ra và số tiền nhận được khi bán tôm.
Minh Phú thu mua tôm qua hai hình thức là thu mua qua các đại lý trung gian (chiếm 70%)
và thu mua trực tiếp từ các hộ nuôi (chiếm 30%).
Đánh bắt và nuôi trồng thủy sản là ngành bị phụ thuộc khá nhiều vào các điều kiện tự
nhiên như thiên tai, dịch bệnh bất ngờ xảy ra khiến cho rủi ro trong kinh doanh là khá lớn.
Nguồn nguyên liệu nuôi trồng thường bị tình trạng tôm chết hàng loạt do nguồn nước bị ô
nhiễm; môi trường sinh thái bị biến động, con giống nhiễm bệnh,... ảnh hưởng tới nguồn
thu mua của công ty. Mặt khác, giá thức ăn chăn nuôi; thuốc kháng sinh chữa bệnh đang có
xu hướng tăng trong thời gian gần đây cũng khiến cho giá thu mua tăng cao. Hoạt động
đánh bắt cá xa bờ thì bị phụ thuộc nhiều vào giá xăng dầu nguyên liệu. Thực tế cho thấy,
tính đến thời điểm hiện tại, giá dầu DO đã chạm mức 18,710 VNĐ/lit dầu, khiến cho ngư
dân không thể tiếp tục đánh bắt cá xa bờ khiến cho nguồn cung của công ty bị sụt giảm.
Mặt khác do thiếu nguyên liệu khiến cho các doanh nghiệp thu mua trong ngành cạnh tranh
càng đẩy giá tăng cao hơn, dẫn đến việc không đủ nguồn tôm cung ứng cho sản xuất.
c: Vận chuyển về nhà máy
Hầu hết các khu vực nuôi tôm giống và nhà máy chế biến đều nằm gần nơi nuôi trồng để
thuận tiện cho việc vận chuyển về nhà máy chế biến, tiết kiệm được chi phí vận chuyển
cũng như chi phí bảo quản cho doanh nghiệp. Các sản phẩm tôm sau thu hoạch sẽ được
đựng trong các thùng tre để chuyển lên thuyền thông thủy, bên hông thuyền luôn có nhiều
lỗ nhằm lưu thông với nguồn nước bên ngoài, vì vận trong quá trình vận chuyển, tôm vẫn
còn tươi, sống. Trong trường hợp tôm được vận chuyển bằng đường bộ từ các hộ nuôi tôm
thì trong những thùng chuyên chở luôn phải được sục oxi để duy trì sự sống cho tôm. Khi
đến nhà máy, tôm sẽ được đưa ra khỏi thuyền hoặc thùng chứa, loại bỏ những con chết,
cho vào các thúng nhựa vầ chuyển lên các xe chở đến nơi tiếp nhận nguyên liệu tại nhà
máy.

 Từ đó dẫn đến phát sinh chi phí vận chuyển từ nơi cung cấp về nhà máy chế biến.
Nếu vận chuyển bằng đường bộ thì phát sinh thêm chi phí mua oxi để sục vào trong các
thùng chuyên chở, đảm bảo sự sống của tôm trong quá trình vận chuyển đến nhà máy sản
xuất.

19
d: Nhà máy sản xuất chế biến
Đây là đối tượng chính trong chuỗi cung ứng, chịu trách nhiệm về toàn bộ vấn đề chất
lượng sản phẩm đối với thị trường và người tiêu dùng.
Tôm nguyên liệu sau khi tiếp nhận sẽ được xử lý và chế biến thành sản phẩm đạt chất
lượng theo yêu cầu của khách hàng và được xuất đi trên khắp thị trường thế giới. Với các
yêu cầu ngày càng cao về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm, đòi hỏi doanh nghiệp
chết biến và xuất khuẩu thủy sản phải kiểm soát, giám sát được chất lượng ngay từ khâu
nguyên liệu, các công đoạn trong quy trình sản xuất cho tới sản phẩm cuối cùng, được sự
chấp thuận của các cơ quan chức năng và khách hàng.
Hiện nay, Minh Phú có tất cả 4 nhà máy sản xuất, chế biến chính là nhà máy Minh Phú Cà
Mau, Nhà máy chế biến Minh Quý và Minh Phát, Công ty Cổ phần Thủy sản Minh Phú
Hậu Giang với công suất 80-100 tấn sản phẩm mỗi ngày.
Năm 2015, thủy sản Minh Phú tiếp tục mở rộng sản xuất, không chỉ chú trọng vào công
nghệ sản xuất, mà còn tập trung nâng cấp toàn bộ hệ thống nguồn điện cho các cơ sở sản
xuất, bắt đầu bằng giải pháp UPS-3 pha cho nhà phân loại tôm của nhà máy thủy sản Minh
Phú Hậu Giang. Đây là một giải pháp lưu điện tiên tiến được tập đoàn Schneider Electric
(được biết đến rộng rãi trong lĩnh vực bảo vệ nguồn với thương hiệu APC) nghiên cứu và
phát triển. Giải pháp này đảm bảo nguồn điện của các thiết bị sản xuất được hoạt động ổn
định, mang điến sự an toàn và hoạt động liên tục cho hệ thống thiết bị ngay cả khi có sự cố
mất điện xảy ra. Đây cũng là bước đi chiến lược của Minh Phú nhằm tạo dựng một thương
hiệu phát triển toàn diện và bền vững, cả về năng suất sản xuất cũng như chất lượng sản
phẩm.
e: Nhà phân phối
 Đối với thị trường trong nước
Hiện tại, các sản phẩm của Minh Phú xuất hiện rất ít trên thị trường nội địa, gần như không
có mặt tại các siêu thị, các cửa hàng tiện lợi hay các khu chợ đầu mối,... Công ty chỉ tiêu
thụ một lượng sản lượng tôm rất nhỏ (chiếm 1%) thông qua trang website trực tuyến của
công ty: https://tomminhphu.vn/
 Đối với thị trường nước ngoài
Đây là thị trường chủ lực của công ty, chiếm đến 99% tổng sản lượn tiêu thụ. Năm 2010,
Minh Phú xuất sang 33 thị trường, nhưng tập trung vào các thị trường lớn như Mỹ chiếm
khoảng 45-50% tổng giá trị xuất khẩu của công ty , Nhật bản 15%, EU 13%, Hàn Quốc
20
13% và Canada trong đó Nhật Bản nhập chủ yếu các sản phẩm cao cấp. Tại các thị trường
chủ lực, Minh Phú đã xây dựng được mối quan hệ khá tốt với các nhà phân phối lớn như
Công ty Cổ phẩn Mekong Logisitcs, Osaka, Maru, FPI, Calkin,...

f: Khách hàng
Ông Lê Văn Quảng – Tổng Giám đốc công ty Minh Phú từng chia sẽ: “Năm 2020, sản
lượng tiêu thụ trong nước chỉ chiếm 1%”. Như vậy, có thể thấy, khách hàng chính của
Minh Phú là các thị trường nước ngoài như Mỹ, Nhật Bản, Canada và EU. Vì vậy mà tốc
độ tăng trưởng kinh tế và mức thu nhập bình quân đầu người ảnh hưởng trực tiếp đến khả
năng tiêu thụ sản phẩm của công ty.
Thị trường Mỹ là thị trường có sức tiêu thụ lớn, giá bán cao mà tiêu chuẩn chất lượng lại
không quá khắt khe. Người mỹ thường ưa chuộng tôm cỡ lớn – là sản phẩm chủ lực của
công ty. Nhưng pháp luật Mỹ thường áp dụng các rào cản thương mại và chính sách xem
xét lại mức thuế phá giá hàng năm nên Minh Phú đang áp dụng nhiều biện pháp để tiếp tục
giữ vững thị trường tại đây và thực hiện chính sách tìm kiếm các thị trường mới.
Nhật Bản là thị trường có nhiều yêu cầu khắt khe về tiêu chuẩn chất lượng và giá bán. Sản
phẩm chính của người dân ở đâu ưa chuộng là tôm cỡ vừa, công ty bán các sản phẩm thông
qua các nhà nhập khẩu lớn như Osaka, Hanwa, Marua,... Nhật Bản cũng là thị trường chiến
lược mà Minh Phú đang hướng tới khi đây là nơi tiêu thụ lượng lớn các sản phẩm giá trị
gia tăng.
Thị trường Canada có những nét tương đồng với thị trường Mỹ trong khi thị trường EU
thường chuộng các loại tôm với giá thấp. Công ty cũng đang tiến tới việc mở rộng thị
trường sang các nước trong khu vực này như Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha,...
Bên cạnh đó, Minh Phú cũng cấp sản phẩm cho một lượng ít khách nội địa (chiếm 1%).
Như vậy, mỗi thị trường xuất khẩu đều có những yêu cầu và đặc điểm khác nhau đòi hỏi
doanh nghiệp phải linh động trong chiến lức tiếp thị và bán hàng, nâng cao mức độ hài
lòng khách hàng lên tốt nhất có thể.
4. Thực trạng chi phí logistics của chuỗi cung ứng tôm Minh Phú.
Hiện nay, ở Việt Nam, chi phí logistics chiến tỉ phần khá cao trong tổng GDP. Đối với
ngành thủy hải sản nói chung và chuỗi cung ứng tôm Minh Phú nói riêng, chi phí logistics
trong những năm gần đây chiếm khoảng từ 12-15%, trong đó chi phí vận tải chiếm 60%,
chi phí lưu kho khoảng 20% và còn nhiều chi phí khác như: chi phí quản lý, chi phí bao bì,
chi phí xếp dỡ,...
21
Do có nhiều hạn chế về thông tin và số liệu nên em xin tập trung đi sâu vào hai nhóm chi
phí chiếm tỉ trọng nhiều nhất là chi phí vận tải và chi phí lưu kho.
a: Về chi phí vận tải
Chi phí vận tải bao gồm những chi phí vận chuyển tôm nguyên liệu từ các hộ dân nuôi
trồng hoặc từ các vùng tự nuôi tôm của Minh Phú ở các tình như Cà Mau, Bà Rịa – Vũng
Tàu về nhà máy chế biến; chi phí vận chuyển tôm thành phẩm sau khi chế biến đến các nhà
phân phối, các cửa hàng, đại lý bán buôn, bán lẻ. Nếu xuất khuẩu thì chi phí vận tải sẽ là
chi phí thuế container, thuê các phương tiện vận tải như tàu thuyến để chở hàng hóa,...
Hiện nay, do dịch bệnh cũng như khó khăn trong khai thác dầu mỏ, giá nhiên liệu xăng dầu
tăng cao, đẩy chi phí vận tải Minh Phú tăng mạnh. Trong khi đó, Minh Phú chủ yếu vận
chuyển hàng bằng các phương tiện vận tải đường bộ ( chủ yếu dùng xe container lớn vận
chuyển từ nhà máy chế biến Cà Mau đến các nhà phân phối khắp cả nước) nên không thể
tránh khỏi những ảnh hưởng đến chi phí vận tải. Minh Phú đã phải chi nhiều hơn cho việc
vận chuyển sản phẩm tôm ở trong nước cũng như nước ngoài. cùng với đó, ở Việt Nam
hiện nay có rất nhiều các trạm thu phí (BOT) nên chi phí vận tải đã bị gia tăng đáng kể.

và chi phí vận tải còn gồm những chi phí về bảo trì bảo dưỡng xe. khi vận chuyển hàng hóa
đi xa với tần suất liên tục, việc kiểm tra an toàn, tình trạng hỏng hóc của xe là điều vô cùng
cần thiết. Vì nếu khi đang vận chuyển mà bị hỏng giữa đường thì phải chờ đội ngũ nhân
viên đến sửa xe. Thời gian giao hàng do đó sẽ bị muộn cũng như chất lượng sản phẩm bị
hỏng (vì tôm- thủy hải sản có thời hạn sử dụng cũng như cần sự bảo quản kịp thời). Minh
Phú hiểu được sự quan trọng của nó nên cho kiểm tra các phương tiện vận chuyển một
cách thường xuyên. Các xe container của công ty được kiểm tra định kỳ về tình trạng xe,
nếu là container lạnh thì máy móc làm mát, thiết bị làm lạnh bảo quản các sản phẩm từ tôm
luôn được kiểm tra liên tục.

Khi đi quãng đường dài, chi phí về nhiên liệu không chỉ tăng cao mà chi phí phát sinh từ
container lạnh cũng chiếm một tỉ trọng rất lớn.

Tình hình dịch bệnh kéo dài đã khiến việc vận chuyển hàng hóa gặp nhiều khó khăn. đó là
việc ách tắc tại các chốt kiểm dịch. Việc xuất trình giấy phép, giấy xét nghiệm gây mất rất
nhiều thời gian. các xe chở hàng phải đợi rất lâu mới có thể di chuyển qua lại giữa các
vùng. đặc biệt, với các vùng có dịch, đại lý thu mua rất khó tiếp cận vùng nuôi tôm nguyên
liệu, hoặc có thể phải bị cách li 14 ngày nên việc thu mua tôm nguyên liệu để chế biến bị
22
chậm tiến độ, hay nói cách khác là thiếu hàng. do đó, các xe container chở hàng ở tình
trạng không đầy chuyến. Các chuyền hàng có khi chỉ sử dụng có 50% không gian chứa
đựng tối đa. điều này đã phát sinh thêm nhiều chi phí vận tải cho minh phú vì không tận
dụng được hết nguồn lực hiện có. Việc vận chuyển tôm ra nước ngoài gặp

Việc các thị trường xuất khẩu liên tục thay đổi chính sách kiểm dịch thực vật đã tác động
lớn đến chi phí logistics.

"Thời gian qua Trung Quốc thay đổi quy trình kiểm dịch thực vật khiến doanh nghiệp mất
thêm 5- 7% sản phẩm vì hư hỏng do thời gian chờ đợi được kiểm dịch tăng lên 12 giờ từ
lúc hạ đảo chuyến đến lúc mở container kiểm hàng, đồng thời chúng tôi tốn thêm 1 - 2
triệu đồng cho 1 container. Đó là chưa kể, lượng container lạnh đủ tiêu chuẩn xuất khẩu
không đủ gây nên tình trạng kẹt chờ lấy container rỗng từ 12 - 24 giờ.

b: Về chi phí lưu kho


 Đối với kho lạnh

Tôm và các sản phẩm của tôm là những sản phẩm cần sự bảo quản kĩ lưỡng ở nhiệt độ
thấp. Minh Phú có một đối tác chiến lược cung cấp dịch vụ kho lạnh, đó là Công ty Cổ
phần Mekong Logistics.

Kho lạnh Mekong logistics cung cấp dịch vụ logistics trọn gói với các dịch vụ và tiêu
chuẩn như sau:

Kho lạnh Mekong logistics gồm 24 dock có thể nhập xuất trên 700 tấn/ngày, cửa dock với
hệ thống bàn nâng và túi khí bao kín xe/cont tránh thất thoát nhiệt đảm bảo chất lượng
hàng hóa khi xuất nhập hàng. Phương tiện bốc dỡ và di chuyển hàng hóa hiện đại được
nhập khẩu từ Mỹ đáp ứng tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm của các nhà nhập khẩu khó
tính. Đội ngũ bốc xếp chuyên nghiệp nhập xuất hàng hóa nhanh chóng, an toàn đảm bảo
chất lượng hàng hóa.

Sân bãi đậu đỗ xe container rộng rãi với nhiều ổ ghim điện đáp ứng nhu cầu lưu xe/cont
của khách hàng. Thủ tục ra vào cổng thuận tiện, nhanh chóng nhưng đảm bảo an ninh chặt
chẽ.

23
Áp dụng giải pháp tiên tiến về CNTT, sử dụng máy quét mã vạch QR, phủ wifi toàn kho,
phần mềm quản lý nhập xuất hiện đại có thể trích xuất dữ liệu tự động cho khách hàng đáp
ứng nhu cầu nhập xuất nhanh chóng và chính xác.

Hệ thống kho bảo quản đông lạnh và phòng đệm được đầu tư đồng bộ với máy móc hiện
đại nhập khẩu từ Nhật đảm bảo nhiệt độ bảo quản hàng ổn định ở -20±2độC, nhiệt độ
phòng đệm 5-7 độC. Hệ thống kiểm soát nhiệt độ tự động và máy phát điện dự phòng nhập
khẩu từ Mỹ đủ công suất để giữ ổn định nhiệt độ kho bảo quản và phòng đệm đáp ứng tiêu
chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm các thị trường khó tính. Hệ thống ô kệ bảo quản hàng
hiện đại tránh nhiễm chéo, tránh đổ vỡ, có thể bảo quản các loại thủy sản đông lạnh, nông
sản đông lạnh với nhiều hình thức bao gói khác nhau.

Phòng thay bao bì duy trì nhiệt độ 20độC đáp ứng 2 khách hàng thực hiện cùng lúc nhưng
vẫn đảm bảo sự riêng tư cho từng khách. Phòng kiểm hàng được trang bị đầy đủ dụng cụ
phù hợp cho việc kiểm các loại hàng nông thủy sản đông lạnh xuất khẩu.

Bảo vệ, hệ thống camera an ninh trong kho-dock xuất nhập-khu vực xung quanh hoạt động
24/24, hệ thống đèn chiếu sáng tự động đảm bảo an ninh hàng hóa.

Chi phí để vận hành các kho lạnh rất là lớn: tốn rất nhiều tiền điện nước, tiền thuê mặt
bằng, máy móc, trang thiết bị làm mát,...dự án kho lạnh này của Minh Phú có diện tích
50.000m², kinh phí lên đến 300 tỷ đồng, được đầu tư bằng công nghệ tiên tiến nhất của
nước ngoài. Kho lạnh 50.000 pallets lớn nhất khu vực ĐBSCL được thiết kế bằng các giải
pháp tối ưu, có tính năng ít tiêu tốn năng lượng, đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe nhất về
bảo quản thủy sản đông lạnh. Hiện tại , đây là hệ thống kho lạnh hiện đại nhất đông nam á.

 Đối với kho bãi

Các sản phẩm tôm Minh phú phải lưu trữ ở các kho bãi gần bến cảng trước khi xuất khẩu.
Vì vậy, chi phí thuê kho bãi khá là lớn. Hàng hóa không được vận chuyển đi ngay mà còn
phải nằm ở cảng chờ làm thủ tục giấy tờ hoặc chờ các phương tiện vận chuyển. Hiện nay,
do dịch bệnh nên gây ra tình trạng thiếu container chở hàng, nên chi phí về kho bãi lại càng
cao.

24
Thêm vào đó, xuất khẩu giảm nên thời gian lưu kho càng kéo dài thêm, chi phí thuê kho
bãi, điện nước ngày một tăng cao. Các thực phẩm thủy hải sản kéo dài thời gian lưu kho thì
thời hạn sử dụng ngắn đi, gây thêm các chi phí phát sinh

Ảnh hưởng của dịch bệnh còn dẫn đến việc thiếu người, phương tiện vận chuyển, thu mua,
cung ứng (con giống, thức ăn, thuốc, hóa chất, chế phẩm) phục vụ cho sản xuất do yêu cầu
kiểm soát người và phương tiện từ các vùng dịch đều phải cách ly 14-21 ngày, nên rất khó
đáp ứng kịp thời và phát sinh tăng chi phí. Ngoài ra, một số nhà máy chế biến tôm phải
dừng hoạt động hoặc thực hiện “3 tại chỗ” nên công suất giảm.

Công suất sản xuất giảm nên không sử dụng được tối đa nguồn lực dẫn đến chi phí
logistics tăng vọt.

5. Những cơ hội và thách thức với ngành thủy sản Việt Nam nói chung và với
chuỗi cung ứng tôm Minh Phú nói riêng
Trong bối cảnh hầu hết các doanh nghiệp đều chịu ảnh hưởng từ dịch COVID-19, Công ty
Cổ phần Tập đoàn Thủy Sản Minh Phú là một trong những doanh nghiệp vượt qua dịch
bệnh một cách "ngoạn mục". Nửa đầu năm 2020, Thuỷ sản Minh Phú đạt được kết quả
kinh doanh rất tích cực với lợi nhuận tăng trưởng mạnh.

 Cơ hội
+ Dịch Covid-19 kéo dài khiến cho các quốc gia cạnh tranh thủy sản với Việt Nam như Ấn
Độ phải thường xuyên phong tỏa, cách ly xã hội để chống dịch dẫn đến sản lượng sản xuất
và xuất khẩu giảm đáng kể khoảng 50%. Tương tự, những quốc gia láng giềng như
Indonesia, Philippines và Thái Lan cũng giảm khoảng 30% sản lượng xuất khẩu do dịch
Covid-19 liên tục bùng phát. Vì vậy, các nước này sẽ có độ trễ đáng kể hơn Việt Nam về
phục hồi sản xuất để duy trì nguồn cung cho thế giới. Nhờ vào quyết sách và phương châm
chống dịch hiệu quả, năm 2020, Việt Nam kiểm soát được dịch bệnh, đồng thời đẩy mạnh
phát triển kinh tế, sản lượng xuất khẩu vượt khó trong tình hình dịch bệnh, duy trì tăng
trưởng dương (sản lượng tôm xuất khẩu tăng nhanh, đạt 2,68%, cao hơn năm 2019 là
2.01%). Ngoài ra, theo các chuyên gia phân tích đến từ Công ty cổ phần chứng khoán MB
(MBS), khi Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), có
hiệu lực từ tháng 1/2019 sẽ tạo ra cơ hội quý giá cho ngành tôm để đấy mạnh xuất khẩu
vào các thị trường Nhật Bản, Canada và Australia. Cụ thể, thuế nhập khẩu cho các sản

25
phẩm tôm đông lạnh từ Việt Nam sẽ được xóa bỏ từ năm 2019, trong khi thuế cho sản
phẩm tôm chế biến sẽ được xóa bỏ dần về 0% vào năm 2022. Những ưu đãi này tạo ra lợi
thế lớn cho Minh Phú so với các đối thủ từ Ấn Độ, Thái Lan và Indonesia. Đây là những
thị trường không tham gia CPTPP và không được hưởng ưu đãi thuế.
+ Việc ký kết các Hiệp định thương mại tự do đã mang lại những tín hiệu tích cực hco nền
kinh tế Việt Nam, đặc biệt là Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và EU (EVFTA)
có hiệu lực từ thánh 8/2020. Xuất khẩu thủy sản sang EU (trừ Anh) trong năm 2020 đạt
958 triệu USD. Dù con số này có giảm nhẹ so với năm 2019, song kết quả tương đối khả
quan trong một năm nền kinh tế bị ảnh hưởng nặng nền do dịch Covid-19.
+ Ngoải ra, chiến tranh thương mại giữa Trung Quốc và Mỹ kéo dài sẽ tạo điều kiện cho
tôm chế biến của Việt Nam tăng thị phần ở thi trường Mỹ trong tương lai. Cụ thể trong
năm 2019, giá trị xuất khẩu tôm chế biến từ Trung Quốc vào Mỹ giảm 41,8%, dẫn đến thị
phần giảm từ 50% (2018) xuống 29% (2019), do Mỹ tăng thuế với sản phẩm này. Ngược
lại, giá trị xuất khẩu tôm chế biến của Việt Nam vào Mỹ tăng mạnh 44% trong năm 2019,
nâng thị phần từ 16% lên 23%. Tận dụng cơ hội này, Minh Phú đã thông qua kế hoạch xây
dựng nhà máy tôm tẩm bột với công suất 40,000 tấn/năm với mục tiêu chiếm lĩnh thị
trường Mỹ.
 Thách thức
+ Dịch căng thẳng khiến cho thương mại thủy sản lại bế tắc vì thiếu container rỗng để xếp
hàng xuất đi các nước và cước phí vận tải lại đội lên nhiều lần khiến hoạt động xuất khẩu
bị đình trệ và sụt giảm. Từ đầu tháng 6/2021 đến nay, giá cước vận tải container đi Mỹ
tăng theo từng tuần. Cho tới thời điểm hiện tại thì chi phí vận chuyển của một container
40feet đi Mỹ đã chạm mốc 20.000USD. Đối với container lạnh, nếu tháng 4/2021 cước vận
tải chỉ khoảng 7.500USD thì đầu tháng 7/2021 đã tăng gần gấp đôi, lên 13.000-
14.000USD/container. Không chỉ chặng đi Mỹ, giá cước chở container trên các tuyến dịch
vụ từ Việt Nam đi châu Âu cũng gia tăng chóng mặt.
+ Thẻ vàng IUU của EU đã khiến cho xuất khẩu hải sản của Việt Nam sang thị trường này
sụt giảm liên tục từ từ năm 2018 đến nay. Năm 2020, xuất khẩu sang EU bị tác động kép
bởi đại dịch Covid-19, thẻ vàng IUU và Vương Quốc Anh rời EU, khiến cho giá trị xuất
khẩu hải sản sang thị trường này giảm 8% so với năm trước. Xuất khẩu thủy hải sản sang
EU liên tục giảm và kể từ năm 2019 thị trường này đã rớt xuống vị trí thứ 4 trong các thị

26
trường nhập khẩu thủy sản, sau Mỹ, Nhật Bản và Trung Quốc. Tuy nhiên, EU vẫn là thị
trường lớn có tính định hướng và chi phối, là đối tác quan trọng của thủy sản Việt Nam.
CHƯƠNG III. GIẢI PHÁP VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Giải pháp
a: Đối với chi phí vận tải
 Tình hình dịch Covid-19 ngày càng diễn biến phức tạp, Minh Phú cần hỗ trợ, ưu
tiên tiêm vaccine và miễn phí xét nghiệm cho các tài xế chở hàng. Khi có đầy đủ giấy tờ
xét nghiệm và chứng nhận tiêm thì việc vận chuyển hàng hóa được diễn ra nhanh hơn,
tránh tình trạng ùn tắc không qua được các chốt kiếm dịch.
 Minh Phú cần khảo sát chặt chẽ, kỹ lưỡng nguồn và số lượng tôm tập trung tại một
số nguồn nguyên liệu trọng điểm. Việc này giúp làm giảm các chi phí vận chuyển hàng từ
nguồn nguyên liệu đến các nhà máy sản xuất. việc phân tán lẻ tẻ các nhà cung cấp nguyên
liệu gây hao phí nguồn lực
 Phân bổ các phương tiện logistics gần vùng nguyên liệu: tôm và các loại thủy hải
sản khác cần chế biến nhanh chóng sau khi thu hoạch nên việc phân bổ các phương tiện
logistics gần các vùng nguyên liệu giúp giảm thiểu thời gian vận chuyển, nhờ đó cũng làm
giảm chi phí vận chuyển mà hàng hóa lại được bảo quản một cách tốt hơn.
 Đẩy mạnh khai thác vận tải biển và thủy nội địa, phát triển vận tải đa phương thức,
giảm thị phần vận tải đường bộ. Hiện nay, Minh phú chủ yếu sử dụng vận tải đường bộ nên
chi phí rất cao. Vận tải đường biển và thủy nội địa vô cùng tiềm năng vì nước ta có hệ
thống sông ngòi dày đặc cũng như tiếp giáp với biển. nếu kết hợp sử dụng vận tải đa
phương thức thì giúp giảm chi phí vận tải.
 Minh Phú cần đầu tư phương tiện vận chuyển tôm và các sản phẩm từ tôm lớn, hiện
đại: máy móc hiện đại, bảo quản sản phẩm sẽ được lâu hơn, tránh tình trạng máy móc bảo
quản lạnh công suất thấp, gia tăng thêm chi phí mất mát.
 Bên cạnh đó, Minh phú cần Phát triển hơn nữa nguồn nguyên liệu tôm Minh Phú
100% có nguồn gốc từ Việt Nam
b: Đối với chi phí lưu kho
 Tập trung đầu tư phát triển kho bãi đông lạnh và dây chuyền cung ứng lạnh phục vụ
trực tiếp cho việc sản xuất, tiêu dùng nội địa và xuất khẩu hàng thủy sản nói chung. Hiện
nay, kho bãi đông lạnh và dây chuyền cung ứng lạnh mới chỉ đáp ứng được khoảng từ 30-

27
35% yêu cầu. Hệ thống kho lạnh mới tập trung vào phục vụ xuất nhập khẩu là chính, bên
cạnh phục vụ thị trường nội địa, cần giảm giá điện cho hoạt động kho đông lạnh để cắt
giảm chi phí logistics vì hiện này còn cao hơn giá điện sản xuất từ 25%-30%.
 Giảm chi phí kho bãi thông qua việc xây dựng và phát triển các Trung tâm logistics
phục vụ cho phát triển kinh tế và xuất nhập khẩu vùng, nhất là khu vực Đồng bằng Sông
Cửu Long, Thành phố Hồ Chi Minh. Đi đôi với phát triển các trung tâm logistics vùng là
xây dựng các ICD khu vực có quy mô lớn, gần cảng biển. Việc phát triển một trung tâm
logistics đúng nghĩa cho Đồng bằng Sông Cửu Long sẽ tập trung được hàng hóa đủ cho
việc vận chuyển hàng hóa xuất khẩu, tận dụng được phương tiện chuyên chở.
 Minh Phú đã làm rất tốt, đi đầu về vấn đề kho lạnh, tuy nhiên vẫn cần phát triển hơn
nữa, Minh Phú cần đầu tư hơn nữa vào các trang thiết bị, dây truyền sản xuất hiện đại, đầu
tư hệ thống kho lạnh tiên tiến, cũng như áp dụng công nghệ thông tin, phần mềm quản lý
kho hàng một cách hiệu quả và tiết kiệm
2. Khuyến nghị
 Nhà nước có các chính sách hỗ trợ như hỗ trợ doanh nghiệp mua nhiên liệu giá rẻ
ưu đãi tại nhà máy lọc dầu Dung Quất.
 Nhà nước Giảm phí BOT cho thủy hải sản: kiểm soát các mức phí mà đại lý hãng
tàu tại Việt Nam thu từ các doanh nghiệp, loại bớt các trạm thu phí (BOT) hoặc mua lại
BOT; miễn giảm phí BOT khi xe trình hóa đơn gốc chở phân bón, nông sản…
 Nhà nước đầu tư xây dựng hệ thống cảng mở để giảm bớt các chi phí về thủ tục hải
quan, thuế xuất nhập khẩu; xây dựng trung tâm logistics tại các khu vực trọng điểm, ban
hành chính sách ưu đãi và hỗ trợ đầu tư các trung tâm logistics cho các tổ chức, cá nhân
trong và nước ngoài có các dự án tại khu kinh tế trọng điểm.

KẾT LUẬN
Từ thương hiệu nhận diện đến những việc làm cụ thể, giải quyết những bất cập của ngành
đã nói lên sự chỉn chu, sự tâm huyết và tôn trọng khách hàng của Minh Phú. Bên cạnh
những yếu tố góp phần nên sự thành công của chuỗi cung ứng tôm Minh Phú không thể kể
đến các giải pháp tiết kiệm các chi phí logistics giúp cho các hoạt động trong chuỗi cung
ứng diễn ra một cách nhịp nhàng, không bị đứt gãy, tiết kiệm chi phí cũng như thời gian
sản xuất, vận chuyển cho doanh nghiệp. Vua tôm” Minh Phú” đã và đang khẳng định vị thế
của mình trên thị trường quốc tế, để các doanh nghiệp “đàn em” chịu học hỏi và làm theo.
28
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1) Giáo trình Quản trị Logistics


2) http://vasep.com.vn/san-pham-xuat-khau/tom/doanh-nghiep/thuy-san-minh-phu-nam-
bat-co-hoi-cac-fta-10876.html
3) https://tapchitaichinh.vn/tai-chinh-kinh-doanh/co-hoi-va-thach-thuc-cua-chuoi-cung-
ung-thuy-san-viet-nam-trong-boi-canh-dai-dich-covid19-333106.html
4) https://vietnamnet.vn/vn/kinh-doanh/cong-nghe-dac-biet-cua-vua-tom-minh-phu-
263197.html
5) https://minhphu.com/vi/tap-doan-minh-phu-thuong-hie%CC%A3u-dang-cap/

You might also like