Nhận Định Văn Học

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

NHẬN ĐỊNH VĂN HỌC

-Theo Bakhtin: “Cuộc sống trong những tác phẩm văn học là sự liên tục sáng tạo: thực tại và đại
diện thế giới tìm thấy bản thân họ trong sự tương tác lẫn nhau như người đọc với không-thời
gian, sáng tạo lại cũng như viết lại văn bản”
-...đều hướng tới tìm tòi và thể hiện thế giới bên trong đầy ảo diệu của con người, cái được gọi là
“sự thật ý thức của bản thân” hay “ẩn mật bản ngã”
-Nhà văn Vi Hồng muốn gửi tới bạn đọc một thông điệp đậm chất
nhân văn: “Hãy yêu thương và biết yêu thương những cái đẹp, nhất là những con
người đẹp đẽ, cao cả,đồng thời đem hết sức mình ra trừ diệt cái ác, kẻ ác. Trừ
khử những kẻ phản bội trắng trợn, nguyền rủa những kẻ “béc kha cải” (đại nịnh
hót), khinh bỉ lũ yếu hèn”

-Trịnh Bản Kiều từng nói “Văn Dữ Khả vẽ trúc trong lòng đã thành trúc, Trịnh Bản Kiều vẽ trúc
trong lòng không thành trúc. Đậm nhạt, thưa, ngắn dài, gầy béo theo tay người vẽ ra tự nó đã
thành nếp ấy là do lí và thần đều đầy đủ cả… cái điều thành trúc hay không thành trúc thực ra
chỉ là một đạo lí mà thôi”
-Nhà văn “không phải là một nhà nhiếp ảnh nô lệ của hiện thực” mà ở đó “nhà văn có thể sử
dụng phương pháp loại trừ hệ thống chi tiết không cần thiết, làm nổi bật đặc trưng điển hình
trong hiện thực, tiến hành gia công đối với hiện thực” [15]. Gia công hiện thực không phải là sự
tô hồng cuộc sống để tô đen hiện thực mà đó là sự nhào nặn, gia công trên cái nền của hiện thực,
chất liệu của cuộc sống.
-Sernyvski cho rằng “Cái đẹp là cuộc sống. Thực tế đẹp là thực tế trong đó ta nhìn thấy cuộc
sống đúng như quan niệm của chúng ta. Một đối tượng đẹp là đối tượng trong đó cuộc sống
được thể hiện, hay là nó nhắc ta nghĩ đến cuộc sống”. Tolstoi thì “Nhân vật mà tôi yêu quý nhất
là sự thật”. Balzac tự nhận xét “Lịch sử nước Pháp là một pho sử, còn tôi chỉ là thư kí trung
thành của pho sử ấy”. Nhà văn Stendhal bảo rằng “Sự thật, sự thật chua chát” [18]. Maupassant
thì “Sự thật hèn mọn” [19]. Các nhà văn hiện thực đều nhất quán với “cái nhìn hiện thực” và
lấy nó làm tiêu chí hàng đầu trong việc sáng tác. 
-Nhà văn hiện thực Standhal từng nói “Đừng kết tội tấm gương nếu nó phản ánh bùn lầy” [28].
Văn học là tấm gương phản ánh hiện thực. Tấm gương ấy có lúc phản ánh “bầu trời xanh” và
cũng có lúc phản ánh “vũng bùn lầy”. Vì thế, chúng ta cần phải thông cảm và chia sẻ với Balzac,
tức là chia sẻ với nỗi đau của nhân loại. Trước những công kích, lên án chua chát của bao người,
Balzac vẫn đứng vững lập trường và càng hăng say viết, với niềm tin rằng: một ngày nào đó bạn
đọc sẽ bênh vực ông, bênh vực cho một nhà văn hiện thực chân chính. Bởi lẽ, ông thấu hiểu rất
rõ “Nếu anh chân thực trong miêu tả, người ta sẽ ném vào mặt anh cái từ vô đạo đức” 
-Lại có ý kiến cho rằng ông chịu ảnh hưởng từ thơ của Musset và Vi-nhi.
                          “Vẫn diễn viên xưa, vẫn hài kịch ấy;
                           Dù đời giả dối bầy đặt bao nhiêu
                          Chỉ có bộ xương người bên trong là thực”
                                     (Alfred de Musset )
                     “Ta không nghe tiếng các ngươi thở dài, than khóc
                      Chỉ thoáng thấy bên trên diễn Tấn trò đời
                      Đang tìm khán giả trên thinh không tìm hoài chẳng thấy”
                                                 (An-phrết đơ Vinhi)
-Đó là cả một quá trình tìm tòi, nghiên cứu và sáng tạo của Balzac. Đồng thời qua tác phẩm của
mình, Balzac cũng thể hiện được mối quan hệ giữa nghệ thuật và đời sống. Hay nói một cách
khác là vấn đề “cái thật trong nghệ thuật”. Nói về vấn đề này, trong “Những bức thư về văn
học”, ông nói “Tôi không ngừng nhắc lại rằng cái thật của tự nhiên không thể, sẽ không bao giờ
cái cái thật của nghệ thuật; nếu nghệ thuật và tự nhiên gặp nhau đúng hệt trong tác phẩm, thì là
vì ở đấy tự nhiên, mà những ngẫu nhiên thật vô kể, đạt tới những điều kiện của nghệ thuật. Thiên
tài của nghệ sĩ là ở chỗ lựa chọn những tình huống tự nhiên trở thành yếu tố của cái thật văn
học và nếu anh ta không hàn gắn chúng lại tốt, nếu những kim loại không làm thành một bức
tượng đẹp màu, nguyên khối, thế thì anh ta đã làm hỏng tác phẩm”. Thật vậy, nghệ thuật không
phải là sự sao chép máy móc hiện thực mà nghệ thuật là sự tinh luyện diệu kì. Ở đó, nhà văn biết
sàn lọc và tạo ra những tình huống rất bình thường như trong xã hội nhưng cách thể hiện và lí
giải của nhà văn lại không đơn giản. Bấy lâu nay, con người luôn hít thở trong bầu không khí
hiện thực và chỉ biết chấp nhận nó như một điều lệ mà không hề đi sâu giải thích và cũng chẳng
biết nguyên nhân vì sao. Chẳng hạn hành động Anastasie và Delphine luôn đến xin tiền cha tiêu
vào những cuộc ăn chơi. Xã hội khi ấy không thiếu những con người như thế. Mọi người cho
rằng đó là việc rất bình thường và không hề đi sâu lí giải. Thế nhưng khi đọc tác phẩm của
Balzac người đọc ngoài việc cảm nhận được hơi thở của hiện thực còn thấy được sự vận động
nội tại của cuộc sống. Sự vận động đó sẽ phá hủy nhân cách của con người. Balzac đã chọn
những hoàn cảnh rất bình thường nhưng sự nhìn nhận và giải thích của nhà văn thật đáng khâm
phục.
-Thomas Merton đã từng nhận xét “Nếu chúng ta chỉ biết tìm hạnh phúc cho riêng mình thì có
thể chúng ta sẽ chẳng bao giờ tìm thấy. Hạnh phúc đích thực là biết sống vì người khác – một
tình yêu không vị kỉ, không đòi hỏi phải được đền đáp”. Thật vậy, được yêu thương là hạnh
phúc, nhưng yêu thương người khác còn hạnh phúc hơn. Tình thương sẽ mang lại hạnh phúc cho
con người. Đó chính là lí do tại sao mỗi người phải biết yêu thương và san sẻ lẫn nhau “Cái đẹp
cứu vớt thế giới” [42]. Tình thương là nét đẹp tiềm ẩn sức mạnh vĩ đại, là niềm hạnh phúc quý
giá của con người. Cần biết trân trọng những gì ta đang có, yêu thương và san sẻ để cuộc sống
trở nên có ý nghĩa hơn. Đó là tất cả thông điệp mà Balzac muốn gửi đến bạn đọc.

-Nhưng cái lay chuyển vô thanh ấy nơi tâm hồn không đơn thuần mà có được, người đọc không
thể chỉ ngửi lấy hương thơm phảng phất trong con chữ rồi quay đi. Vì thứ rượu tuyệt hảo đang
chờ đợi người đến thưởng thức ở phía sau trang giấy, nơi vô hình trên bề mặt mà dạt dào chứa
đọng ở bề sâu. “Mỗi tác phẩm là một tiếng gọi” (Sartre) chân thành, nồng nhiệt như tiếng gọi của
người bạn hiền, thôi thúc những kẻ ghé thăm đặt chân mình vào cái thế giới lặng lẽ, giữa những
khoảng trắng ngôn từ.   
-Một nhà thơ đã tâm tình về sức sống của thi ca “Thời gian hủy hoại các lâu đài, nhưng lại làm
giàu những vần thơ”
-Vượt qua muôn ngọn trùng khơi, từ lịch sử cho đến hiện tại, mãnh liệt và xúc động là những
điều vẫn vẹn tròn trong văn chương, trong mỗi con chữ vần thơ. Cái âm vọng dồn nén trong câu
văn xa xưa vọng về với tâm thức của mỗi chúng ta thực tại, khiến tôi liên tưởng đến cách mà
Jack London đã miêu tả tiếng kêu của loài sói trong “Tiếng gọi của hoang dã”, ấy là “nỗi đau của
sự sống đã từng là nỗi đau của những tổ tiên hoang dã của nó xưa kia”
-“Thời gian qua kẽ tay/Làm khô những chiếc lá” (Văn Cao), nếu thời gian cuộc đời làm phôi pha
vạn vật trong quy luật quá khứ – hiện tại – tương lai, những cuộc đối thoại văn chương khiến cho
thời gian ấy như co dãn một cách nhịp nhàng, để lịch sử và hiện tại hòa trộn vào nhau, se duyên
gắn kết cho muôn kẻ tri âm, tri kỷ.
-Chính hơi thở căng tràn ấy làm cho văn chương từ lịch sử đến hiện tại rộn rã thanh âm của
những cuộc đối thoại, bàng bạc khắp tận cùng những trang văn, lời thơ.   

“Các triều đại bể dâu nhưng thi cảo trường tồn

Anh lập công trên dòng ngôn ngữ ấy

Bạch Đằng anh là cắm cọc vào thời gian nước chảy

Cho ngàn năm sau vầng trăng tiếng Việt mãi còn”

                                                                             (Chế Lan Viên)

- Đó là một tác phẩm dạy con người ta “nhìn bằng con mắt thật” (Lưu Quang Vũ), giúp người
đọc đứng từ thời đại này mà trải qua cuộc đời ở thời đại kia.

-Thi sĩ Chế Lan Viên cảm thức về những cuộc đối thoại của văn chương: “ Nó viết ở kinh tuyến
này và rung động trào sôi ở kinh tuyến khác/ Trong dân tộc và ngoài dân tộc”

-Và chính lớp bụi mờ bay lên từ những đặc sắc của nền văn hóa sẽ làm rung chuyển sâu sắc đến
nhận thức, góc nhìn của từng người cầm bút. Nói đến hai nền văn hóa, ta có thể hình dung đó là
cuộc đối thoại giữa hai nhà văn với hai phong cách nghệ thuật khác biệt

-Và để đối thoại thì không thể chỉ riêng nhà văn, bạn đọc cần khám phá tác phẩm “ở chiều sâu
như nguồn nước không ngừng tuôn trào của nó”

You might also like