Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 9

Bất kỳ một quá trình sản xuất vật chất nào cũng cần phải có nhân tố thuộc về người

lao động (như năng lực, kỹ năng, tri thức… của người lao động) cùng các tư liệu
sản xuất nhất định (như đối tượng lao động, công cụ lao động, các tư liệu phụ trợ
của quá trình sản xuất…). Toàn bộ các nhân tố đó tạo thành lực lượng sản xuất của
các quá trình sản xuất. Lực lượng sản xuất là tổng hợp các yếu tố vật chất và tinh
thần tạo thành sức mạnh thực tiễn cải biến giới tự nhiên theo nhu cầu sinh tồn, phát
triển của con người. Như vậy, lực lượng sản xuất là những nhân tố có tính sáng tạo
và tính sáng tạo đó có tính lịch sử. Do đó, trình độ phát triển của lực lượng sản
xuất phản ánh trình độ chinh phục giới tự nhiên của con người: trình độ thủ công
của lực lượng sản xuất phản ánh trình độ chinh phục giới tự nhiên thấp hơn rất
nhiều so với lực lượng sản xuất ở trình độ kỹ thuật công nghiệp và công nghệ cao.

Trong các nhân tố tạo thành lực lượng sản xuất, “người lao động” là nhân tố giữ
vai trò quyết định. Bởi vì, suy đến cùng thì các tư liệu sản xuất chỉ là sản phẩm
lao động của con người, đồng thời giá trị và hiệu quả thực tế của các tư liệu sản
xuất phụ thuộc vào trình độ thực tế sử dụng và sáng tạo của người lao động. Mặt
khác, trong tư liệu sản xuất nhân tố công cụ lao động là nhân tố phản ánh rõ nhất
trình độ phát triển của lực lượng sản xuất và thể hiện tiêu biểu trình độ con người
chinh phục giới tự nhiên.
Trong lực lượng sản xuất, người lao động là nhân tố hàng đầu giữ vai trò quyết định. Sở dĩ
như vậy là vì người lao động là chủ thể sáng tạo và sử dụng công cụ lao động. Suy
đến cùng, các tư liệu sản xuất chỉ là sản phẩm lao động của con người, đồng thời giá trị
và hiệu quả thực tế của các tư liệu sản xuất phụ thuộc vào trình độ sử dụng của
người lao động. Hơn nữa, trong quá trình sản xuất, nếu như công cụ lao động bị hao phí
và di chuyển dần giá trị vào sản phẩm., thì người lao động do bản chất sáng tạo của mình,
trong quá trình lao động họ không chỉ sáng tạo ra giá trị đủ bù đắp hao phí lao động, mà
còn sáng tạo ra giá trị mới lớn hơn giá trị bỏ ra ban đầu. Người lao động là nguồn gốc
của mọi sáng tạo trong sản xuất vật chất, nguồn gốc của sự phát triển sản xuất.

Tiểu luận triết - nhân tố con người trong sự phát triển lực lượng sản - StuDocu

https://www.quantri123.com/nhan-to-nao-la-co-ban-nhat-trong-luc-luong-san-xuat-tai-sao/
https://123docz.net/document/272896-669-nhan-to-con-nguoi-trong-su-phat-trien-luc-luong-san-xuat-
chien-luoc-dao-tao-nguon-nhan-luc-chat-luong-cao.htm
người lao động và có thể thực hiện tốt nhiệm vụ vận động, tổ chức công nhân, viên
chức, người lao động thực hiện thắng lợi đường lối, chủ trương của Đảng. Không
những tích cực tham gia công đoàn mà còn tham gia quản lý Nhà Nước với tư cách
là công dân để thể hiện rõ khả năng lãnh đạo của giai cấp mình là để phục vụ lợi
ích chính đáng của mình. Ngoài ra đòi hỏi phải thực hiện kế hoạch hóa gia đình
một cách đúng đắn, phải biếtdạy bảo con cái, sẽ là thế hệ công nhân mai sau,
những người tiếp tục lãnh đạo đất nước để tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã
hội.Nhiệm vụ của những người công nhân ở đây tuy tạm thời chắp vá vì giáo dục
phải là từ nhỏ mới có nền tảng, do đó, giáo dục những mầm xanh của giai cấp công
nhân hiện tại để họ có thể trở thành công nhân xã hội chủ nghĩa, khi đó công nhân
sẽ được coi như một nghề cao quý có thể ngẩng cao đầu với thiên hạ chứ chẳng bị
bĩu môi bảo “nhìn mấy thằng công nhânkìa”. Công nhân hiện tại phải nhận thức
rằng tương lai của những người công nhân xã hội chủ nghĩa sẽ rộng rất mở như
tiền đồ của những kỹ sư, bác sĩ… Nên mọi người hãy cố gắng trau dồi về chuyên
môn, tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống… “Nếu có ai hỏi tôi những người công
nhân yêu nước như thế nào, thì tôi trả lời rằng là họ vẫn đang hăng hái ngày đêm
làm giàu cho Tổ Quốc.” Điều đó là điều chúng ta mong ước và chúng ta chắc chắn
sẽ làm được

Có một câu nói rằng “Suy nghĩ tạo nên hành động. Hành động tạo nên thói quen. Thói quen tạo
nên tính cách. Tính cách tạo nên số phận.” Để đạt được sự thành công  không phải vận may từ trên
trời rơi xuống, cũng không phải tự nhiên có mà cần phải bắt đầu từ những thói quen nhỏ nhất trong
công việc và cuộc sống. Hãy cùng CareerLink.vn tìm hiểu những thói quen giúp bạn có những
định hướng trên con đường đi đến thành công.
 
Không ngại thất bại
 
Một trong những câu nói nổi tiếng của ông chủ Facebook Mark Zuckerberg  “Rủi ro lớn nhất chính là
không dám đối mặt với rủi ro. Trong một thế giới không ngừng biến động, lộ trình duy nhất đưa
bạn đến thất bại là không dám chấp nhận rủi ro.”  Bạn không thể tạo được những thành công vượt
bậc nếu cứ sống trong vùng an toàn của chính mình. Để đạt được thành công, bạn hãy không
ngừng thử thách bản thân, coi thất bại là những trải nghiệm để phát triển bản thân. Từ đó, bạn sẽ
phát hiện ra những khả năng tiềm ẩn của bản thân.
 
Biết cách đặt niềm tin đúng chỗ
 
Bạn không thể thành công nếu không có những người bạn, cộng sự đáng tin cậy bên cạnh. Điều
này còn có ý nghĩa trong việc làm việc nhóm hay trong các công việc tập thể. Bạn nên khích lệ,
động viên và tôn trọng ý kiến của các thành viên, tìm kiếm những điểm tốt ở họ để đặt niềm tin
đúng chỗ. Đây cũng chính là động lực lớn nhất để các thành viên trong nhóm phát huy được thế
mạnh của bản thân, đóng góp hiệu quả nhất cho công việc chung.
 
Suy nghĩ tích cực
 
Cuộc sống không bao giờ là một tấm thảm đầy hoa và êm ái mà lẫn trong đó là những chiếc gai
nhọn. Có những lúc bạn không tránh khỏi những khó khăn, thất bại cay đắng. Vào những thời điểm
như vậy, hãy luôn biết cách nhìn nhận vào mặt tốt của vấn đề, nhận ra ưu điểm của chính mình và
có niềm tin vào cuộc sống. Chỉ khi bạn có lòng tin ở bản thân mình thì mới có động lực để phấn đấu
và nỗ lực. Chắc chắn thành công luôn ở phía trước bạn, hãy đi tìm chúng nếu bạn thực sự đam mê.
 
Sáng tạo
 
Người thành công không bao giờ bước đi trên con đường đã được lập trình sẵn. Họ luôn tìm tòi,
khám phá những điều mới mẻ và khẳng định tài năng của chính mình. Bởi vậy, nếu không có sự
sáng tạo thì bạn sẽ mãi không có bước tiến mới, những đột phá trên con đường đi đến thành công.
Vì thế, hãy luôn rèn luyện cho bản thân tư duy sáng tạo để phục vụ tốt nhất cho cuộc sống, công
việc của bạn và cho cả xã hội.
 
Không bằng lòng với những điều đã đạt được
 
Đạt được thành công không phải là tất cả. Với những người này, họ luôn muốn vươn tới những đỉnh
cao mới, những mục tiêu lớn lao hơn. Chính vì vậy, nếu chỉ biết hài lòng với vị trí của mình, bạn sẽ
bỏ qua cơ hội, làm cản trở việc học hỏi và phát triển của chính mình. Hãy phát triển bản thân ở
nhiều lĩnh vực, không ngừng học hỏi để tạo ra những thành công lớn hơn.
 
Biết thừa nhận sai lầm
 
Người thành công không bao giờ ngụy biện hay đổ lỗi cho sai lầm của mình. Họ thừa nhận thất bại,
học hỏi từ những sai lầm và cố gắng khắc phục nó để không bao giờ mắc phải những điều tương tự.
Điều này cũng cho thấy họ luôn cố gắng hoàn thiện bản thân, rút ra bài học cho sự thành công
trong tương lai.
 
Không ngừng học hỏi
 
Cuộc sống là một cuộc hành trình với những bài học thú vị. Hãy không ngừng học hỏi từ sách vở, từ
cuộc sống để tự hoàn thiện bản thân mỗi ngày. Theo một nghiên cứu cho thấy 88% người giàu
thành công nói rằng, họ đọc 30 phút hoặc hơn mỗi ngày để trau dồi kiến thức hoặc các kỹ năng cho
công việc; trong khi chỉ 2% người gặp thất bại làm điều đó. Vì vậy, liên tục học hỏi và cải thiện
mình là cách để bạn trưởng thành và tự tin hơn.
 
Quan tâm đến những người xung quanh
 
Những người thành công không bao giờ là người co cụm trong vỏ ốc của chính mình mà họ là người
biết tạo dựng và duy trì các mối quan hệ. Xây dựng một mạng lưới mối quan hệ bền vững trở thành
một trong những bí quyết nổi bật của người thành công. Nhờ đó, họ gặp gỡ, trao đổi kinh nghiệm
và học hỏi từ nhiều người cũng như giúp ích trong công việc của mình.
 
Giữ lời hứa
 
Có thể nói, giữ lời hứa là một trong những việc làm khó khăn nhất của con người.  Chính vì vậy, việc
cố gắng giữ lời hứa tức là bạn đang giữ gìn danh dự của mình và tạo sự tin cậy nơi người
khác. Điều này giúp bạn có thêm nhiều mối quan hệ tốt đẹp. Nhất là với người thành công, họ luôn
coi chữ tín là tiêu chí hàng đầu và luôn nỗ lực hết mình để thực hiện điều đó.
 
Biết cách lắng nghe
 
Lắng nghe tưởng chừng như điều rất đơn giản nhưng có không ít người bỏ lỡ thành công vì không
chịu lắng nghe người khác. Hãy luôn nhớ rằng khi chúng ta lắng nghe và thấu hiểu người khác tức
là việc bắt đầu một cuộc giao tiếp và gây dựng mối quan hệ. Điều này cũng thể hiện bạn tôn trọng
người đối diện. Đây chính là một trong những yếu tố quan trọng nhất giúp bạn thành công trong
tương lai.
Thành công không phải là thứ hễ bạn cứ muốn là được mà đòi hỏi phải trải qua một quá trình nuôi
dưỡng, rèn luyện những thói quen tốt. Hi vọng những bí quyết này có thể giúp bạn có được bài học
quý báu khi muốn phấn đấu đứng trên đỉnh cao của thành công.
Để thành công, cần rèn luyện những thói quen nào? | CareerLink.vn
 

Theo C.Mác, sản xuất vật chất là hoạt động đặc trưng của con người. Đó là hoạt
động đầu tiên và cơ bản nhất, quyết định sự tồn tại và phát triển của loài người. Để
tiến hành sản xuất vật chất, trước hết con người có quan hệ với giới tự nhiên và
mối quan hệ đó được gọi là lực lượng sản xuất.
Khi bàn đến các yếu tố cấu thành của lực lượng sản xuất, ngoài việc chỉ ra vai trò
to lớn của tư liệu sản xuất với tư cách là điều kiện, tiền đề của sản xuất vật chất,
C.Mác đã khẳng định vai trò quyết định của nhân tố người lao động. Người lao
động là những người có khả năng lao động, tức là phải có cả sức mạnh cơ bắp và
sức mạnh trí tuệ mà C.Mác đã gọi cụ thể là có “đôi bàn tay” và “đầu óc”. Ngoài ra,
người lao động cũng cần có kinh nghiệm, kỹ năng, kỹ xảo trong lao động. C.Mác
viết: “Chúng tôi hiểu sức lao động hay năng lực lao động là toàn bộ những năng
lực thể chất và tinh thần tồn tại trong một cơ thể, trong một con người đang sống,
và được người đó đem ra vận dụng mỗi khi sản xuất ra một giá trị sử dụng nào đó”.
Như vậy, người lao động không phải là con người nói chung và không phải người
nào có sức mạnh thể chất và tinh thần cũng được coi là người lao động. Chỉ những
người nào dùng sức mạnh thể chất và tinh thần tham gia vào quá trình sản xuất
nhằm tạo ra của cải, vật chất mới được coi là người lao động với tư cách là yếu tố
cấu thành của lực lượng sản xuất.
Theo C.Mác, yếu tố vật thể sẽ không có bất cứ tác dụng nào nếu không có một lực
lượng xã hội để tiến hành sản xuất vật chất. Tư liệu sản xuất sẽ trở thành vô nghĩa
nếu không có sự tác động của con người. Điều này đã được C.Mác khẳng định như
sau: “Giới tự nhiên không chế tạo ra bất kỳ máy móc nào, không chế tạo ra xe hơi,
đường sắt, điện báo, máy dệt... Chúng là sản phẩm lao động của con người, đã biến
thành vật chất tự nhiên của ý chí con người điều khiển tự nhiên hoặc bộ máy hoạt
động của con người trong giới tự nhiên. Chúng là cơ quan đầu não của con người
được sáng tạo bởi bàn tay con người; là lực lượng tri thức được vật hóa”(3). Như
vậy, nếu không có con người chế tạo và sử dụng công cụ lao động, tác động vào
giới tự nhiên thì sẽ không có quá trình sản xuất vật chất.
Khi tham gia vào quá trình sản xuất, trước hết, người lao động sử dụng sức mạnh
cơ bắp. Tuy nhiên, nếu chỉ tiến hành sản xuất bằng sức mạnh thể chất thuần túy thì
con người sẽ không bao giờ tiến xa hơn động vật. Vì con người là một sinh vật xã
hội nên ngoài sức mạnh cơ bắp, con người còn có cả trí tuệ, ý thức và toàn bộ hoạt
động tâm sinh lý, do đó lao động của họ trở nên khéo léo, linh hoạt, năng động,
sáng tạo hơn. Chính điều này làm cho các quá trình sản xuất vật chất có thể giống
nhau ở máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu đầu vào nhưng sản phẩm đầu ra của
những lao động khác nhau lại rất khác nhau. Điều đó cho thấy rõ vai trò quyết định
của nhân tố người lao động trong lực lượng sản xuất.
Trong thời gian qua, những thành tựu của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 đã tác
động đến sự phát triển của lực lượng sản xuất như: làm cải tiến công cụ lao động,
tạo ra những đối tượng lao động mới có tính bền vững và thân thiện với môi
trường, hiện đại hóa các phương tiện sản xuất... Nhiều người cho rằng, khoa học,
công nghệ đang dần thay thế vai trò quyết định của người lao động. Sự xuất hiện
của “trí tuệ nhân tạo”, “người máy thông minh” là minh chứng cho sự phát triển
không ngừng của khoa học, công nghệ. Công nghệ thông tin đã thâm nhập vào hầu
hết các lĩnh vực của sản xuất cũng như trong đời sống của con người. Mặc dù
người máy thông minh đang có xu hướng thay thế dần cả lao động giản đơn và lao
động phức tạp, song không có nghĩa là khoa học, công nghệ hiện đại trở thành yếu
tố quyết định sự phát triển của lực lượng sản xuất, hay người lao động trở thành
nhân tố thứ yếu, đứng bên ngoài quá trình sản xuất. Về thực chất, khoa học, công
nghệ trước hết là sản phẩm của quá trình nhận thức, sản phẩm của sự phát triển trí
tuệ của con người. Do yêu cầu của sản xuất mà con người đã sáng tạo và quyết
định khuynh hướng, tốc độ phát triển của khoa học, công nghệ, đồng thời sử dụng
khoa học, công nghệ vào sản xuất theo mục đích của mình. Do đó, dù khoa học,
công nghệ có thể tạo ra một cuộc cách mạng vĩ đại trong phát triển lực lượng sản
xuất nhưng bản thân nó không bao giờ có thể trở thành một yếu tố độc lập, đóng
vai trò quyết định đối với sự phát triển của lực lượng sản xuất.
Thực tế cho thấy, khoa học, công nghệ hiện đại - với tư cách là phần vật chất trong
các yếu tố cấu thành của lực lượng sản xuất - dù năng động và cách mạng đến mấy
cũng chỉ là sản phẩm do bàn tay và khối óc của con người tạo ra và chịu sự điều
khiển, giám sát của con người. Trí tuệ nhân tạo dẫu tiên tiến đến đâu cũng chỉ là
sản phẩm của con người, hoạt động của nó phụ thuộc vào những chương trình mà
con người đã lập ra, cài đặt vào máy tính điện tử và người máy công nghiệp. Vì
vậy, khoa học - công nghệ là của con người, gắn liền với con người, phụ thuộc vào
con người và phải thông qua hoạt động của con người mới có thể được vật hóa vào
quá trình sản xuất. Nếu không xuất phát từ con người, được tiến hành bởi con
người và hướng về mục đích phục vụ con người, thì không có quá trình sản xuất
nào có đủ lý do để tồn tại và phát triển. Vì thế, trong bất cứ thời đại nào, kể cả thời
đại của khoa học - công nghệ hiện đại, người lao động vẫn là yếu tố hàng đầu của
lực lượng sản xuất, là nhân tố đóng vai trò quyết định sự phát triển của lực lượng
sản xuất.

You might also like