Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 219

TRƯỜNG DẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VÀN

■ § t »

HOÀNG BÁ THỊNH

, T T TV * ĐHQGHN

305
HOÀNG BÁ THỊNH

GIÁO TRÌNH
XÃ HỘI HỌC VỀ GIỚI

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC Q u ố c GIA HÀ NỘI


MỤC LỤC

Trang
Thay lời ßitfi thiộu ......................................................................................1

Chương 1:
Xã hội học là một khoa hục ....................................................................5
Mục tiêu học tậ p .......................................................................................... 5
1. Định n g h ĩa............................................................................................ 5
2. Đôi tượng nghiên cứu của xã hội học .............................................6
3. Nguồn gen; ra đời của xã hội h ọ c ..................................................... 9
4. Các nhà xã hội học đầu tiên ........................................................... 12
5. Chức năng và nhiệm vụ của xã hội h ọ c....................................... 29
6. Vấn đề giới trong xã hội học .........................................................30
Tóm tắt ....................................................................................................... 34
Câu hỏi ôn tập .......................................................................................... 34
Tài liệu đọc th ê m ..................................................................................... 34

Chương 2:
Khái niệm và đôi tưựng nghiên cứu................................................... 35
Mục tiổu học tập........................................................................................ 35
1. Khái niệm giới tính và giđi.............................................................. 35
2. Phản ứng của các nhà nữ quyển...................................................... 50
3. Đôi tượng nghiên cứu của xã hội học vể giđi................................53
Tóm tắt......................................................................................................... 65
Câu hỏi ôn tập............................................................................................. 65
Tài liệu đọc thêm....................................................................................... 65

Chương 3:
Lý thuyết phát triển và vai trò của phụ nữ trong phát triển ....67
Mục tiêu học tập ................................. ...................................................... 67
1 Quan niệm về phát triển....................................................................67
ì. Những cách tiếp cận lý thuyết xã hộihọc đương đại................... 82
Ị. Điểm hạn chế của các lý thuyết..................................................... 90
ị. Từ phụ nữ trong phát triển đến giới và phát triển.........................91
í. Các chỉ sô" về phát triển giđi.............................................................96
.7.
róm t ắ t ................. ................. ............................................................... 97
râu hòi ôn tập.............................................................................................97
rài liộu đọc them....................................................................................... 97

iv
Chương 4:
Sơ lược phong trào nữ quyền và lý thuyết nữ quyền.................*...99
Mục tiêu học tập..........................................................................................99
1. Sơ lược về phong trào nữ quyển.................................................... 99
2. Một sô' lý thuyết nữ quyền.................................................................107
Tóm tắ t............................. ............. . !„117
Câu hỏi ôn tập...............................................................................................118
Tài liệu đọc thêm....................................................................................... 118

Chương 5:
B ât bình đẳng, bình đẳng gỉđỉ và công bằng giđi.......................„ ...1 19
Mục tiêu học tậ p .................................................................................... .....119
1 Bất bình đẳng giđi...............................................................................119
2. Bình đẳng giới......................................................................................132
3 Công bằng xã hội và công bằng giđi................................... .........135
4. Đặc thù giđi ở Việt N am ........................................................ .........146
5. Bình đẳng giới ỏ Việt Nam................................................................ 151
Tóm tắt.................................................................................................... «„..160
Câu hỏi ổn tập.............................................................................................. 160
Tài liệu đọc thêm......................................................................................... 161

Chương 6: Bản sắc giđi - vai trò giđi.................................................163


Mục tiêu học tập................................................................................................ .... 163
1. B ả n sắ cg iđ i................................................................................................ .....163
2. Vai trò g iđ i.................. ............. ...................................................... ...172
3. Những giải thích vể các vai trò giđi theoquan điểm
xã hội học...............................................................................................182
4. Các vai trò cơ bản của giđi.............................................................. 187
5. Xã hội hoá vai trò giđi........................................................................195
.7.
Tóm tắt.......................... ..... ............................................................... .213
Câu hỏi ôn tập.............................................................................................. 213
Tài liệu đọc thêm.........................................................................................213

Chương 7: Giđi và giáo dục........................................................ »,.........215


Mục tiêu học tập ...................................................................................... ...215
1. Giáo dục và vai trò của giáo dục đôivđi phát triển...... ............ 215
2. Vai trò của phụ nữ trong giáo dục...................................... ............ 211
3. Một vài biểu hiện bất bình đẳng giới tronggiáo dục.....................221
4. Quan điểm và mục tiêu bình đẳng giớitronggiáo dục____ ___ 231
Tóm tắ t......................................................................................................... 232
Câu hỏi ổn lập.............................................................................................232
Tài liệu đọc them....................................................................................... 232

Chương 8: Giổi và lao đ ộng.............. ............ ...... ....... .......... .....233


Mục tiêu học tập........................................................................................ 233
1. Ý nghĩa của lao động........................................................................ 233
2. Quan điểm xã hội học về giđi và lao động................................... 235
3. Phân công lao động theo giới...........................................................243
4. Bình đẳng giđi trong lĩnh vực việc làm.......................................... 248
5. Một vài biểu hiện bất bình đẳng giới trong lao động.................. 254
Tóm tắ t......................................................................................................... 264
Câu hỏi ôn tập.............................................................................................264
Tài liệu đọc thêm....................................................................................... 264

Chương 9: Giới và quảnlý................................................................... 265


Mục tiêu học tập........................................................................................ 265
1. Quan niệm về quản lý ...................................................................... 265
2. Phụ nữ tham gia quản lý, lãnh đạo.................................................268
3. Những khía cạnh bình đẳng giớivề tham gia chính trị
ở Việt Nam...........................................................................................272
4. Vì sao phụ nữ Việt Nam còn íttham gia hoạt động
chính trị - xã hội?..............................................................................276
Tóm tắt.................... ..................................................... ....... ................... 281
Câu hỏi ôn tập............................................................................................. 281
Tài liệu đọc thêm........................................................................................281

Chương 10: Giđi và sứckhoe.............................................................. 283


Mục tiêu học tập ........................................................................................ 283
1. Sức khoẻ............................................................................................... 283
2. Một vài cách tiếp cận vể sức khoẻ, bệnh tậ t............................... 286
3. Giới và sức khoẻ................................................................................. 293
4. Phụ nữ và những rủi ro về sức khoẻ................................................302
5. về thực hiện chính sách chăm sóc sức khoẻ phụ nữ ................. 305
Tóm t ắ t ........................................................................................................308
Câu hỏi ôn tập.............................................................................................308
Tài liệu đọc thêm....................................................................................... 309
Chương 11: Quan hệ giới trong gia đình....................................... -..,.311
Mục tiêu học tập ...........................................................................................311
1. Định nghĩa và loại hình gia đình................................................. „...311
2. Gia đình như một thiết chế và nhóm xã hội.................................. 313
3. Những cách tiếp cận xã hội học về gia đình................................3 1 8
4. Giđi và các vai trò trong gia đình................................................. ..3 3 9
5. Vài nét về gia đình và biến đổi của gia đình
ở Việt Nam hiện nay.................................................................................. .. .341
6. Bạo lực giđi trong gia đình........................................................................... .3*66
Tóm tắt .............................................. .. ....... ....... .............................. 3 76
Câu hỏi ôn tập.......................................................................................... .3 76
Tài liệu đọc thêm...................................................................................... 3 77

Chương 12: Phương pháp nghiên cứu xâ hội học về giới............. 3 79


Mục tiêu học tập ....................................................................................... 3 79
1. Phương pháp nghiên cứu xã hội học........................................................... .3 79
2. Nghiên cứu xã hội học giđi..................................................................... .... .3 85
Tóm tắ t........................................................................................................ 3 92
Câu hỏi ôn tập...............................................................................................393
Tài liệu đọc thêm.........................................................................................3*93

Tài liệu tham khảo............................................................................... »..,3*95


A. Sách........................................................................... .............................3*95
I. Tiếng Việt........................................................................................ -3*95
II. Tiếng Anh...................................................................................... 4‘0()
B. Tạp chí...................................................................................................4*03
c B áo......................................................................................................... 4*05

DANH MỤC CÁC BẲNG

Trang
Bảng 1: Những điểm giông nhau giữa sự phân biệt đôi xử giới
và chủ nghĩa phân biệt chủng tộc...................................... 33
Bảng 2: Khác biệt về cấu tạo cơ thể nam và n ữ ........................... 39
Bảng 3: Những đặc điểm của giới tính (sex) và giđi (gender) ...A6
Bảng 4: Quan niệm và hành vi liên quan đến kinh nguyệt.........52
Bảng 5: Phân phối tỷ lệ nghèo theo dân.......................................... 0*9
Bảng 6: Những đặc điểm nam tính và nữ tính.............................. 2 1
Bảng 7: Những tính cách được mong đợi nhất ở con trai
và con gái (Xếp theo cường độ từ mạnh đến yếu).......... 166
Bảng 8: Các thành tố của bản sắc giđi...............................................167
Bảng 9: Giáo viên nữ trong tổng sô" giáo viên phổ thông,
năm học 2006- 2006.............................................................171
Bảng 10: Tỷ lộ giđi từ 15 tuổi trở lên mù chữ
theo khu vực, năm 2001 .......................................................222
Bảng 11 : Tương quan giới với sô năm đi học
theo khu vực, năm 2000........................................................222
Bảng 12: Tỷ lệ phần trăm dân sô 10 tuổi trở lên biết chữ
chia theo nhóm tuổi, giđi tính và nơi cư tái...................... 222
Hảng 13: Phần trăm dân s ố 5 tuổi trở lên
theo cấp giáo dục - đào tạo và giđi....................................223
Bảng 14: Sự phân công lao động theo giới tính trong 124 xã hội 224
Bảng 15: Tỷ lệ người đang làm việc từ 15 tuổi trở lên
theo câ'p độ đào tạo và giới................................................. 225
Bảng 16: Loại công việc theo giới ..................................................... 226
Bảng 17: Nữ nghị sĩ ở các quôc gia, giai đoạn 1945 - 2007 ...........227
Bảng 18: Tỷ lệ nữ trong nghị viện ..................................................... 228
Bảng 19: Phụ nữ và quyền hành pháp............................................... 229
Bảng 20: Tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội
qua các nhiệm kỳ Quốc hội.................................................230
Bảng 21: Vi khuẩn trong lòng lợn, tiết canh
(tiêu chuẩn con/gam)............................................................246
Bảng 22: Các loại hệ thống y học cổ truyển......................................257
Bảng 23: Người làm chủ yếu các công việc nội trơ ........................ 258
Bảng 24: Sô' người tự tử ở Paris theo giới
và tình trạng hôn nhânAriệu dân........................................269
Bảng 25: số lượng và tỷ lệ tăng số hộ từ 1979 đến 2002...............269
Bảng 26: số dân, sô" hộ và quy mô trung bình một hộ gia đình ...271
Bảng 27: Những khó khăn của cha mẹ trong giáo dục con cái
theo địa bàn nghiên cứ u ...................................................... 277
Bàng 28: Tương quan giới với những khó khăn
trong giáo dục con ở Bắc Giang và Nam Định................ 286
Bàng 29: Chăm sóc người phụ thuộc trong gia đình (% )................288

viii
Bảng 30: Phân công lao động trong gia đình .............................. 2^4
Bảng 31: Con cái trò chuyện vđi cha mẹ theo giđi tính ................323
Bảng 32: Các bưđc trong đánh giá nhanh về giđi............................341
Bảng 33: Các bưđc đánh giá tăng cường phụ nữ
trong phát triển: phần chủ yếu của bảng kiểm.................342
Bảng 34: Những khó khăn của cha mẹ trong giáo dục con cái theo
địa bàn nghiên cứu..................................................................352
Bảng 35: Tương quan giđi vđi những khó khăn trong giáo
dục con...................................................................................... 352
Bảng 36: Chăm sóc người phụ thuộc trong gia đình......................... 361
Bảng 37: Phân công lao động trong gia đình.................................... >361
Bảng 38: Con cái trò chuyện với cha mẹ theo giđi tính................. .363
Bảng 39: Các bưđc trong đánh giá nhanh vể giđi.............................. 390
Bâng 40: Các bưđc đánh giá tăng cường phụ nữ trong phát triển
phần chủ yếu của bảng kiểm................................................391

DANH MỤC CÁC HỘP

Hộp 1: Bị chồng ghét bỏ vì sinh con g á i ......................................... 141


Hộp 2: Làn sóng công chức nghỉ v i ệ c ............................................. 176
Hộp 3: Vai trò giới và xã hội hoá trẻ e m ...................................... 199
Hộp 4: Tóm tắt về sự tham gia của phụ nữ Việt Nam
vào lực lượng lao động......................................................... 249
Hộp 5: Thi tuyển công chức: Viện KN, Bộ Y ................................ 260
Hộp 6: Cơ hội thăng tiến nghề nghiệp của tôi kết thúc
trưđc cả khi bắt đầu................................................................262
Hộp 7: Những phụ nữ thành đạt ngoài xã hội
trô về chăm lo gia đình .......................................................280
Giáo trình Xã hôi hoc về giới

THAY LỜI GIỚI THIỆU


Vào những năm 1970, thuật ngữ giới chính thức hiện diện trong
các công trình nghiên cứu xã hội học, mặc dù những quan điểm, tư
tường về phụ nữ đã xuât hiện từ trong các tác phẩm của các nhà xã hội
học đầu tiên như A. Comte, K. Mark, H. Spencer, E. Durkheim,.v.v.
Gần nửa thế kỷ qua, chuyên ngành Xã hội học về giới đã có những
bước tiến nhanh về lý thuyết cũng như phương pháp nghiên cứu, có
nhiều đóng góp to lđn cho sự phát triển ngành Xã hội học và thúc đẩy
bình đẳng giới. Dù vậy, những tưtưỏng ban đầu của các nhà xã hội học
đầu tiên vẫn còn nguyên những giá trị trong nghiên cứu giđi nói chung
và xã hội học vể giới nói riêng.
Giđi là một chủ đề quan trọng không chỉ trong đời sông gia đình -
xã hội, trong nghiên cứu phụ nữ, nghiên cứu giới mà còn được xem là
một trong những nội dung cơ bản của nghiên cứu xã hội học. Chính vì
thế, tiếp cận liên ngành khoa học tự nhiên, xã hội và nhần văn khác
trong khi nghiên cứu xã hội học về giđi (hoặc nghiên cứu giới) là một
ycu cầu tiên quyết khi thực hiện những chủ đề liên quan đến giđi.
Từ quan điểm xã hội học cho thấy, các yếu tồ’ xã hội là những tác
nhân quan trọng tạo nên sự khác biệt trong các cơ hội, phát triển và
những hạn chế của phụ nữ và nam giđi. Điều này thông qua các quá
trình xã hội bao gồm xã hội hoá, nhưng quan trọng hơn cả là thông qua
ảnh hưởng của các thiết chế xã hội, ví như hệ thống chính trị và kinh
tế, mà các vai trò giới được hình thành và tái hình thành qua các chu kỳ
cuộc đời con người.
Những khác biệt sinh học giữa hai giđi tự bản thân chúng không đíi
để hạn chê và ảnh hưởng đến các cá nhân tới một mức độ lớn như các
quy tắc xã hội. Những giải thích xã hội học cho thây thực tê, những
1
Hoàng Bá Thinh

hành vi được gán cho phụ nữ và cho nam giới khác biệt rết lđn từ xã
hội này sang xã hội khác. Thêm nữa, một vài xã hội được đặc trưng bởi
sự phân biệt rất mạnh giữa những đặc tính liên quan đến giới, và một
vài xã hội khác thì sự phân biệt ít hơn hoặc yếu hơn. Cũng như đã có
sự thay đổi không nhỏ trong các vai trò giới từ một thời điểm này đến
thời điểm khác trong một xã hội.
Những khác biệt tâm lý tồn tại nhiủig đã được tạo nên hoặc được
thúc đẩy bởi các yếu tố xã hội. Nhưng khi có sự biến đổi xã hội, các
hình mẫu tâm lý cũng biến đổi theo. Ví dụ, có sự tăng lên về sức ép đôi
với nam giới về thể hiện tình cảm, và rất nhiều phụ nữ được "dạy d ỗ "
không thể hiện sự mạnh mẽ thì giờ đây đang trở thành tự tin, quyết
đoán. Vai trò giđi, do vậy là sự phát triển xã hội hoặc là sự khuyến
khích sự khác biệt giữa hai giđi tính, vốn chỉ đơn giản là hai nhóm dân
sô' có sự khác biệt sinh học trong đó mỗi người chúng ta là một thành
viên của nhóm này hay nhóm kia. Vì thế, sử dụng thuật ngữ vai ưò giới
(gender) mới đúng nghĩa thay vì vai trò giới tính (sex), vai trò giới không
nhân mạnh những đặc điểm sinh học không thay đổi của phụ nữ và nam
giới mà tập trung vào các đặc điểm xã hội có thể thay đổi của họ.
Mặc dầu môi trường xã hội của chúng ta ảnh hưởng mạnh đến
cách thức chúng ta hành động như là một người phụ nữ hay một người
nam giới, sự giải thích hàng ngày về các vai trò xã hội vẫn còn dựa
hoàn toàn vào sự giải thích sinh học hoặc đặc điểm cá nhân "Anh ta
đúng là nam giới" hoặc "Chị ta cuối cùng đã có được cách nghĩ của phụ
nữ"<*). Đúng là, các yếu tô' sinh học và tâm lý học cũng ảnh hưởng đến
hành vi; tuy nhiên, trong sự phân tích xã hội học về giđi, chúng tôi nhân
mạnh tầm quan trọng của bôi cảnh xã hội cho sự hiểu biết về hành vi
và thái độ của các cá nhân và nhóm trong mối quan hệ giới.
Mục tiêu của giáo trình này là đem lại một sự hiểu biết về các vai
trò giđi là sản phẩm của xã hội như thế nào, hơn là sản phẩm của những
phẩm chất sinh học - cá nhân vốn có của phụ nữ và nam giới. Nhằm
góp phần vào sự hiểu biết giđi và các vai trò giới từ quan điểm xã hội
học, những cách tiếp cận và các chủ đề trong giáo trình này có thể sử

(*) 'Anh ta xử sự như thể đàn bà!*, 'Chị này có tinh cách đàn ông!', ‘ Suy nghĩ của chị ta đúng
lầ dàn bà!*
2
(ỉiáo trình Xã hôi hoc về ỊỊUỊỈ

dụnị. cho các khoá học xã hội học về giđi, về phụ nữ và vổ nam giới.
Dồru thời nó cũng có thế sử dụng làm tài liệu cho nghiên cứu phụ nữ,
nghien cứu giới và một vài chuyên ngành xã hội học liên quan khác
như: xã hội học gia đình xã hội học lao dộng và nghề nghiệp, xã hội
học (ịuản lý, nghicn cứu về phái triển xã hội,.v.v. Đặc biệt, nó là tài
liệiu iham khảo cho các nhà hoạch định chính sách cũng như những nhà
quản lý ở tất cả các lĩnh vực khác nhau về cách tiếp cận giới trong các
chiêỉ lưực phát triển đất nưđc.

/đi mong muốn như vậy, giáo trình này hy vọng có thể góp phần
nâng cao nhận thức về hình đẳng và công bằng giđi, để thực hiện tinh
thần -ủa Nghị quyết số 1 1-NQ/TƯngày 27-4-2007 của Bộ Chính trị về
côngtác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nưclc "Nâng cao nhận thức về công tác phụ nữ và bình đàng giới.... Các
cơ qiatì Dang, Nhà nước, Mặt trận Tố quốc, các đoàn thế, tổ chức xã
hội , cơ quan thông tin đại chúng tdng cưởng tuyên truyền, giáo dục nâng
caoi nhận thức về giới và ý thức trách nhiệm thực hiện bình đẳng giới cho
cán lộ, đảng viên, các tầng lớp nhân dân; lên án, đấu tranh chổng tư
tưđmị, coi thường phụ nữ, các hành vi phân biệt đổi xử, xâm hại, xúc
phạimnhân phẩm phụ nừ. Dưa nội dung giáo dục về giới, Luật Bình đẳng
giới Iào chương trình đào tạo, bồi dưỡng trong các trường chính trị và
các tiường thuộc hệ thống giáo dục quốc dân

Cuốn giáo trình này là kết quả tri thức và kinh nghiệm của tác giả
với lí năm giảng dạy xã hội học về giổi cho sinh viên Khoa Xã hội học
và inHều đơn vị đào lạo khác trên phạm vi cả nưđc; cùng vđi kinh
nghiệm và tri thức tích luỹ được chừng đó năm tham gia thực hiện
nhữnị công trình nghiổn cứu cơ bản và ứng dụng qua các chuyến đi
thực cịa tại Trung tâm Nghiên cứu Giới, Gia đình và Môi trường trong
Phá t riển (CGFED). Chuyên ngành Xã hội học về giới được giảng dạy
đầu tiìn cho sinh viên hệ chính quy của Khoa Xã hội học, Trường Đại
học TỈng hợp Hà Nội (1992) nay là Trường Đại học Khoa học Xã hội
và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội) với 4 đơn vị học trình cho đào
tạo c ì nhân và 3 đơn vị học trình đốì vđi cao học. Môn học này cũng
đượic ỊÌảng dạy cho các sinh viên những khoá đầu tiên của Khoa Xã
hội h(C, Công tác xã hội (Đại học Công đoàn) và một sô" trường, học
3
Hoàng Bá Thịnh

viện khác.
Giáo trình Xã hội học về giới gồm 12 chương, từ chương 1 đến
chương 6 giđi thiệu một cách hệ thông về lý thuyết nghiên cứu vể
giđi từ quan điểm xã hội học, từ chương Từ chương 7 đến chương 11,
lần lượt đề cập đến các lĩnh vực: Giđi và giáo dục (chương 7); Giđi
và lao động (chương 8); Giđi và quản lý (chương 9); Giđi và sức
khoẻ (chương 10), và Quan hệ giđi trong gia đình (chương 11). Cuổì
cùng, chương 12 trình bày một sô" nét cơ bản về phương pháp nghiên
cứu xã hội học về giđi.
Tác giả chân thành cảm ơn các em sinh viên - nguồn cảm hứng và
là đích mà giáo trình này hướng tđi - về những trao đổi liên quan đến
nội dung của môn học. Xin cảm ơn sự giúp đỡ của các bạn đồng nghiệp,
xin cảm ơn Ban chủ nhiệm Khoa Xã hội học và Ban giám hiệu Trưrtng
Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội) đã
tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tác giả hoàn thiện cuốn giáo trình này.
Xin cảm ơn Nhà xuất bản Đại học Quốic gia Hà Nội đã tạo điều
kiện để cuốn giáo trình này nhanh chóng đến vđi bạn đọc.
Cuối cùng, xin cảm ơn gia đình và những người thân đã động viên
và giúp đỡ để tác giả yên tâm dành thời gian hoàn thành giáo trình.
Tác giả rất mong nhận được và chân thành cảm ơn những ý kiến
đóng góp của các em sinh viên, các đồng nghiệp và bạn đọc, cho cuốn
giáo trình Xã hội học Giđi được hoàn thiện.
PGS, TS. Hoàng Bá Thịnh
Chủ nhiệm BỌ mữn Xã hội học Giới và Gia dinh

4
Giáo trình Xã hôi hoc vê giới

CHƯƠNG 1

XÃ HỘI HỌC LÀ MỘT KHOA HỌC

Mục tiêu học tộp


Hiểu được tiền để ra đời của xã hội học và tư tưởng cơ bản của các
nhà xã hội học đầu tiên.
Nắm được đốì tượng, chức năng và nhiệm vụ của xã hội học.
Hiểu được giđi là một vấn đề cơ bản trong nghiên cứu xã hội học.

1. ĐỊnh nghĩa
Có nhiều định nghĩa khác nhau về xã hội học, tuỳ thuộc vào quan
điểm tiếp cận của các nhà nghiên cứu. Chúng tôi xin giđi thiệu một sô"
định nghĩa đó.
E. Durkheim: Xã hội học cổ thể được định nghĩa như sau: Khoa
học về các thể chế, về sự hình thành và sự hoạt động của chdng
(Durkheim; 1993:25).
Joseph. H. Fichter: Xã hội học là công cuộc nghiên cứu một cách
khoa học những con người trong môi tương quan vđi những người khác
(Fichter; 1972:1)
V.AJadov: Xã hội học là khoa học về sự hình thành, phát triển và
sự vận hành của các cộng đồng xã hội, các tổ chức và các quá trình xã
hội với tư cách là các hình thức tồn tại của chiíng; là khoa học vể các
quan hệ xã hội vđi tính cách là các cơ chế liên hệ và tác động qua
lại giữa các cộng đồng, giữa các cá nhân và các cộng đổng; là
kh oa học về các tính quy luật của các hành động xã hội và hành vi
ciìa quần chúng.
5
Hoàng Bá Thjnh

Xã hội học có thể được định nghĩa là khoa học nghiên cứu về xã
hội và các quan hệ xã hội.(N. Smelser; 1988:1)

Các nhà xã hội học nghiên cứu những hình mẫu và các quá trình
về những mô'i quan hệ xã hội của con người.Một số' nhà xã hội học
quan tâm đến các nhóm nhỏ và những hình mẫu và quá trình về những
tương tác trực tiếp giữa những con người. Bộ phận này được biết đến
như là xã hội học vi mô.Những nhà xã hội khác lại quan tâm đến những
nhóm lđn hơn, thậm chí cả xã hội. Đó là xã hội học vĩ mô, các nhà xã
hội học vĩ mô cố gắng giải thích những hình mẫu và các quá trình nền
tảng của các quan hệ xã hội trên phạm vi rộng lđn.(R. Stark; 1992:7).

Xã hội học (Sociology) là sự nghiên cứu có hệ thông về hành vi xã


hội và các đoàn thể con người. Nó nhắm chủ yếu vào các quan hệ xã
hội và ảnh hưởng đến quan điểm và cách xử sự của người ta, và vào
việc các xã hội được lập thành cũng như biến đổi ra sao (T. Schaefer,
2005:14)

Có thể thây, có những cách tiếp cận khác nhau khi định nghĩa về
xã hội học, từ quan điểm vi mô đến vĩ mô. Đây cũng là một vân đề
không dễ đôi vđi các nhà xã hội học khi phải đối diện vđi định nghĩa,
“khi nói rằng đó là việc nghiên cứu về xã hội thì dường như không công
bằng cho bộ môn này, còn nếu định nghĩa một cách chi li và phức tạp
hơn thì lại phạm vào tội dùng nhiều thuật ngữ nghề nghiệp làm cho quá
nhiều người trong xã hội trưđc hết đâm ra e dè vđi bộ môn này” (W.
Kidd và cộng sự, 2006:10).

2. ĐỐI tượng nghlén cứu của xã hộl học


Để hiểu được đôì tượng nghiên cứu của xã hội học trưđc hết ta
phải đặt câu hỏi “Xã hội học là gì?”, và câu trả lời có thể tìm thấy phần
nào qua một sô" định nghĩa nói trên. Mặc dù vậy, theo các nhà xã hội
học thì lời giải đáp tốt nhất cho câu hỏi “xã hội học là gì?” chính là
nhận xét sau đây: “Hiện nay chưa có một tập hợp kiến thức nào được
nhâít trí cao để tạo nên một ngành xã hội học đơn nhât, mà nói chính
xác ra là hiện có nhiều ngành xã hội học - và việc nghiên cứu xã hội
học liên quan đến việc xử lý nhiều quan điểm phong phú về bản chât
(jiao trình Xã hội hoc về giới

của đời sông xã hội” (W. Kidd và cộng sự, 2006:10). Chúng ta chỉ có
thể hiểu xã hội học là gì một cách thấu đáo nhất là khởi đầu bằng việc
đọc những tác phẩm, hài viết xã hội học nguyên gốc của các nhà xã hội
học. Nhưng việc này thật khổng dễ dàng, khi mà hầu hết những công
trình của các nhà xã hội học nổi tiếng trên thế giới lại được xuất bản
bằng tiếng Anh, tiếng Pháp, nhiều người gặp phải “rào cản ngôn ngữ”
nên gặp khó khăn trong việc tiếp cận, trong khi ở Việt Nam mđi có vài
cuốn sách xã hội học được dịch và xuất bản.
Câu hỏi liếp theo mà sinh viên thường đặt ra là “Giá trị của xã hội
học là gì?” Nói cách khác, làm thế nào có thể suy nghĩ theo cách mà
lợi ích của khoa học này đem lại cho cá nhân và cộng đồng, xã hội. Và
để hiểu được bản chẩt của việc thăm dò xã hội học về thế giới quanh
ta, chúng ta cần phải hiểu phương thức tiến hành thế nào: Nghĩa là
người ta tiến hành các hoạt động xã hội học thế nào? Các nhà xã hội
học đã sử dụng các phương pháp thu thập thông tin nào để có được công
trình khảo cứu của mình?(W. Kidd và cộng sự, 2006:10).
A. Comte, nhà xã hội học đầu tiên lập luận rằng xã hội học hay
theo cách gọi của ông là “Triết học tích cực về xã hội” thể hiện một
khoa học mđi ưu thế hơn tất cả các khoa học trưđc đó. Trong bài mô tả
về “Chủ nghĩa thực chứng” Comte có nêu lên rằng xã hội học chẳng
nhừng là một cơ sở khoa học để hiểu xã hội mà nó còn nên được đem
sử dụng như một cơ sở để cải tạo đời sông xã hội.(W. Kidd và cộng sự,
2006:19).
Đi tìm lời giải đáp cho câu hỏi “Tại sao xã hội học lại có giá trị?”,
thì theo các nhà xã hội học cần phải có cái nhìn thâu suốt của khoa học
xã hội học thì mđi giúp cho xã hội hiện đại tiến tđi môi trường khoan
dung và tự do. Như Berger cho rằng “Những ai đã quen với xã hội học,
những ai có khả năng tư duy một cách có phê phán về thế giới quanh
mình, đều có cái nhìn vượt quá phạm vi hay đằng sau các hoạt động
diễn ra hàng ngày của xã hội. Do vậy, xã hội học có thể dạy chúng ta
đi vượt ra khỏi trực giác thường thức, làm cho cái quen thuộc trở nên
không quen thuộc, lật ra cái không đúng hay nghiền nát những sự việc
hàng ngày để coi hên dưới nó là cái gì”. Còn theo Bauman, thì xã hội
học cho phcp chúng ta hiểu được rằng xã hội là một mạng lưđi gồm

7
Hoảng Bá Thinh

những mốì tương quan tác động vđi nhau để từ đó hiểu được càng rõ
hớn nơi chúng ta đang sông trong xã hội.(W. Kidd và cộng sự, 2006:11).
Từ quan điểm “xã hội học là một môn học vể chủ nghĩa nhân
văn”, Peter L. Berger khẳng định “Ngay từ lúc ban đầu, xã hội học đã
tự biêt mình là một khoa học”, và ông chỉ ra một sô* giá trị của xã hội
học đốì vđi đời sông xã hội. Đó là trách nhiệm của nhà xã hội học trong
việc đánh giá những phát hiện của mình tđi mức mà trình độ tâm lý của
mình cho phép mà không căn cứ vào thành kiến của mình, vào việc
thích hay không thích, hy vọng hay lo sỢ. Thêm nữa, một giá trị ẩn chứa
trong nhu cầu của nhà xã hội học là lắng nghe những người khác mà
không tự đưa ra trưđc quan điểm riêng của mình, bởi vì “Nghệ thuật
lắng nghe lặng lẽ và chăm chú là một yếu tô' mà bất kỳ nhà xã hội học
nào cũng phải có nếu muôn tham gia vào các công trình nghiên cứu
mang tính kinh nghiệm”. Cũng theo ông, ngoài những giá trị nhân văn
có sẵn trong sự nghiệp khoa học của bản thân khoa học xã hội học ra,
còn do “Xã hội học nhiều lần trăn trỏ với câu hỏi cơ bản là con người
có ý nghĩa như thế nào và sự có mặt của con người ở trong một tình
huống đó có ý nghĩa gì”(W. Kidd và cộng sự, 2006:28, 29).

Chúng ta cũng có thể hiểu thêm về đôì tượng nghiên cứu của xã
hội học khi tìm kiếm sự khác biệt giữa xã hội học vđi một sô' ngành
thuộc khoa học xã hội và nhân văn khác, v ề điểu này, z. Bauman đã
có những kiến giải thuyết phục về sự phân chia các bộ phận tri thức
phản ánh sự phân chia các lĩnh vực mà các nhà khoa học đi sâu nghiên
cứu. Nếu như lịch sử tìm hiểu về những hành động diễn ra trong quá
khứ và giờ đây không còn nữa, thì Xã hội học lại tập trung vào những
hành động đang diễn ra hay vào những phẩm chất của những hành
động không có sự thay đổi theo thời gian. Trong khi Nhân loại học kể
cho chúng ta nghe VC những hành động của con người ở những xã hội
xa xưa vể khổng gian và khác với chúng ta ngày nay, còn Xã hội học
tập trung vào tìm hiểu những hành động đang diễn ra trong xã hội
chúng ta, hay vào những khía cạnh hành động mà các xã hội đều có
điểm chung. Khi đề cập đến bản chất của nhà xã hội học, Bauman cho
rằng “Chât liệu mà kiến thức xã hội học được hình thành chính là kinh
nghiệm của người dân thường thu thập được trong sinh hoạt đời thường;
___________ ( ìiáo trinh Xã hôi hoc về giới

một trải nghiệm mà đỏi với hêt thảy mọi người có thể tiếp cận được
trên nguyên tắc, tuy không phải hao giờ cũng thực hành được; đổ là trải
nghiệm mà Irước khi đưực soi dưđi ống kính phóng đại của nhà xã hội
học đã đưực ai đó trải qua rối - ngưui Jó không phải là nhà xã hội học,
khỏng được đào tạo đế sử dụng ngôn ngữ xã hội học và xcm xét sự việc
từ góc đô xã hội hoc”.(W. Kidd và cộng sự. 2(X)6:37).
Với Anthony Giddens thì xã hội học là một bộ môn có tính khái
quát hoá, bản thân nó quan tâm đến tính hiện đại vđi tính chất và các
yêu tổ năng động của các xã hội hiện đại hay công nghiệp hoá. So với
các khoa học xã hội khác thì “Xã hội học có liên quan trực tiếp đến
chúng ta trong đời sống hàng ngày, đó là cách thức phát triển đô thị
hiện đại, tội ác và sự trừng phạt; giđi, gia đình và tổn giáo, sức mạnh
của kinh tế và xã hội”.(W. Kidd và cộng sự, 2(X)6:46).

3. Nguồn gốc ra dời của xã hội học


Sự phát triển kinh tế - xã hội và khoa học ở chầu Âu là nền tảng
quan trọng của việc hình thành xã hội học. Người ta nhân mạnh đến
những thay đổi cách mạng ở châu Âu thế kỷ XVII, XVIII, bao gồm
những lĩnh vực chủ yếu sau đây:

3. /. Những tiến bộ trong khoa học và công nghiệp hoá

Các nhà xã hội học nhận thây “Sự phát triển khoa học dần dần ở
châu Âu là nền tảng quan trọng của xã hội họe”(J. Macionis,2004:22).
Những thành tựu khoa học có tính cách mạng trong giai đoạn này bao
gồm: Thứ nhất, phát minh cổng nghệ đa dạng trong thế kỷ XVIII ở
châu Âu dẫn đến sự ra đời của các xí nghiệp, nhà máy. Vđi phương
thức sản xuất hàng hoá vật chất này là cơ sở hình thành nền kinh tế
công nghiệp. Thứ hai, do các nhà máy đặt irong thành phô' ncn thu hút
hàng triệu người dân nông thôn, dẫn đến sự phát triển công I>ghiệp
song hành cùng sự phát triển đổ thị. Thứ ba, sự phát triển kinh tế và sư
phát triển đô thị tạo ncn sự thay đổi vổ quan điểm tư tưởng, chính trị.
Từ thế kỷ XVIII, ở Tây Âu xảy ra những thay đổi quan trọng trong
nhận thức về xã hội và các cá nhân trong xã hội, đã đạt được những
tiến hộ đáng kể trong khám phá khoa học. Những tiến bộ khoa học kỹ

9
Hoàng Bá Thịnh

thuật đã đặt nền móng cho sự thay đổi từ lốỉ sông chủ yếu là nỏng
nghiệp, nổng thôn và lao động chân tay sang lô'i sổng đô thị, còng
nghiệp và cơ khí hoá. Những phát minh sáng chê' và phương thức sản
ximt mới đã làm thay đổi quy mô và đốì tượng sản xuất từ đất đai và
các xí nghiệp nhỏ sang đô thị và các nhà máy quy mô lớn hơn, VỚI sỏ'
lượng ngành nghề cũng đa dạng hơn.
Những thay đổi sâu sắc này gắn liền vđi quá trình công nghiệp
hoá. Tuy nhiên, có một nghịch lý lđn là chính quá trình công nghiệp
hoá đã đem lại một xã hội mđi vđi tiềm năng sản xuất rất lớn và lối
sông phức tạp và đa dạng hơn, đồng thời phá vđ những khuôn mẫu và
các môì quan hệ truyền thông trong cuộc sống cũng như gây nên những
vân đề vật chẩl như tình trạng đông dân và không dễ chịu ở các thành
phô", nạn nghèo đói và thất nghiệp (T.Bilton và cộng sự, 1993:18).

3.2. Sự phát triển đô thị


Khi ngành công nghiệp dệt ngày càng phát triển, ruộng đất trước
đây canh tác nông nghiệp được chuyển đổi sang trồng cỏ nuôi cừu,
nguồn nguyên liệu chính cho các nhà máy dệt. Quá trình “cừu ăn thịt
người” này đã đẩy hàng triệu người nông dần không còn ruộng đất để
về thành phô' tìm kiếm công ăn việc làm. Vì lẽ đó, không có gì ngạc
nhiên nếu trong thời gian này đô thị phát triển nhanh vđi quy mỏ lớn.
Ví dụ, vào đầu năm 1700, khi thời kỳ công nghiệp mới bắt đầu, thành
phố’ Luân Đôn được xem là lđn nhâlt châu Âu khi đó chỉ có 500.000 dân,
thế nhưng sau hai thế kỷ, dân sô' Luân Đôn đã tăng gấp 13 lần, vđi gần
6,5 triệu người. Có thể nói, sự phát triển đô thị diễn ra ở khắp các quốc
gia châu Âu khi thành phô' trở thành các trung tâm kinh tế công nghiệp
mđi (Macionis, 2004: 23).

Lôi sông đô thị khác xa với lôì sốing nông thổn. Hàng loạt các “vấn
đề xã hội” nảy sinh, như: tội phạm; ô nhiễm môi trường; mại dâm;
người vô gia CƯ..V.V. đã thu hút sự quan tâm của các nhà xã hội, khuyến
khích sự phát triển các quan điểm xã hội học tìm kiếm “phương thuốc”
giải quyết các vân đề xã hội ở các khu đô thị.
Các nhà xã hội học đầu tiên bị ảnh hưởng mạnh bởi những lô'i sông
diễn ra quanh họ như quá trình cổng nghiệp hoá và họ thường lo ngại

10
Oiào trình Xã hôi học về giới

về những gì họ quan sát thây, cần nhân mạnh rằng, các nhà xã hội học
tiền bôi không phải là những con người thực sự “cấp tiến” mà thực lế
họ thưởng xuyên bị coi là “bảo thủ” đôi với những thay đổi trong xã
hội. Tuy nhiên, họ hét sức quan tâm đến ý tưỏng thu thập kiên thức
chính xác về những vận hành của xã hội, và do sống trong một thời kỳ
mà khoa học tự nhiên đang tạo nên những bước tiến dài trong tri thức,
họ tháy rằng việc áp dụng những phương pháp khoa học tự nhiên trong
nghiên cứu khoa học xã hội sẽ đem lại những tiến bộ tương tự trong
hiểu biết. Do đó, từ lúc sơ khai, các nhà xã hội học đã nhân mạnh nhiều
vào việc cần thiết phải giải thích đời seing xã hội một cách khoa học
(T. Bilton và cộng sự, 1993: 19).

3.3. Bôi cảnh chính trị, văn hoá


Trong bối cảnh phát triển kinh tế và đô thị như vậy thì sự thay đổi
về quan điểm chính trị là điều tất yếu. Trái với chủ nghĩa bảo thủ chính
trị trong thời kỳ Trung cổ, từ thế kỷ XVI trở đi sự chỉ trích vẫn là công
kích quyết liệt vào quan điểm cho rằng xã hội là sự thể hiện ưđc muôn
ihần thánh. Đặc điểm xã hội và trách nhiệm cá nhân câu thành xã hội
trd thành vấn đề tranh luận gay gắt. Trong tác phẩm của các nhà tư
tưỏng như Thomas Hobbes (1588-1679), John Locke (1632 -1704) và
Adam Smith (1723 -1790) chúng ta nhận thấy ít quan tâm đến trách
nhiệm đạo đức của cá nhân vđi xã hội... Nhóm từ phổ biến trong không
khí chính trị mđi là tự do cá nhân và quyền lợi cá nhân. Điển hình là
Tuyôn ngôn độc lập - vãn kiện ca ngợi các thuộc địa Bắc Mỹ tách khỏi
Anh và phản ánh mạnh mẽ quan điểm của Locke - là lời tuyên bô" rõ
ràng của những quan điểm chính trị này, ủng hộ mọi người phải có
“một sô" quyền không thể chuyển nhượng” trong đó có “quyền sống,
quyền tự do và quyển mưu cầu hạnh phúc”. Cách mạng Pháp sau năm
1789 ít lâu thậm chí là một nỗ lực ấn tưựng hơn nhằm phá vỡ quan niệm
truyền thông về chính trị, xã hội (Macionis, 2004: 24-25).
Trong bôi cảnh nói trén, có thể hiểu vì sao A.Comte và những nhà
xã hội học tiên phong khác ít lâu sau phát triển môn xã hội học. Khắp
châu Âu, xã hội học được khuyến khích ở hầu hết các quốc gia đã trải
qua sự thay đổi xã hội, như ở Pháp, Đức, Anh nơi mà sự chuyển biến
xã hội mang tính cách mạng thực sự, xã hội học đã phát triển vào cuối
11
Hoàng Bá Thịnh

thế kỷ XIX. NgưỢe lại, ở các quốc gia ít chịu tác động của những sự
kiện quan trọng này như Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Y và Đông Âu,
thì quan điểm xã hội học chậm phát triển hơn (Macionis, 2004: 25).

4. Các nhà xã hộl học đổu tiên


4.1. Aguste Comte (1789 -1857), người đã đặt tên cho khoa học mới này
là xã hội học và đã đặt cđ sỏ cho một chưđng trình chi tiết cho khoa này
theo đuổi, chương trình đó đã có ảnh hưởng sâu sắc đến cả châu Âu và
châu Mỹ. Và đây là lời tuyên ngôn về mục tiêu của xã hội học mổi do
Comte ncu lên “Mục đích của mọi khoa học là tiên liệu. Đôi vđi các
quy luật rút ra từ quan sát hiện tượng thì thường được dùng để tiên liệu
các bước nôi tiếp chúng. Mọi con người, dầu trình độ có thấp như thế
nào cũng có thể đưa ra những dự báo đúng, những dự báo này bao giờ
cũng căn cứ trên cơ sở nguyên tắc như nhau, từ quá khứ mà hiểu biết
được tương lai”(W. Kidd và cộng sự, 2006:17).
Tác phẩm chính của A. Comte gồm: Hệ thống chính trị học thực
chứng (xuất bản 1851- 1854) và Tập bài giảng về triết học thực chứng
(6 tập, xuất bản trong các năm 1830 -1842), với ba chương cuối mang
tựa đề “Xã hội học” và thuật ngữ này đã được ông sử dụng ngay từ đầu
chương I, khi ông viết “Sự hình thành xã hội học đem lại sự hoàn thiện
cho hệ thông các khoa học”. Các nhà xã hội học hiện đại, khi nghiên
cứu về lịch sử xã hội học đã đánh giá công lao đóng góp của A. Comte
đối vđi sự phát triển của xã hội học như sau “Thành tựu của ông là d
chỗ ông đã đặt ra một ngành khoa học mđi bên cạnh triết học và khoa
học tự nhiên, mà tư tưởng chủ đạo của nó cho rằng sự tồn tại và phát
triển của xã hội loài người chẳng thể nào lý giải và hiểu được thông
qua những trừu tượng triết học, mà cũng chẳng thể thông qua sự so sánh
đơn giản vđi tự nhiên” (H. Korte, 1997:51).

Nói đến A. Comte, người ta thường nhắc đến quy luật ha giai đoạn
của ông (thần học, siêu hình, thực chứng). Đây có thể xem là một trong
những tư tưởng về sự phát triển xã hội nhìn từ quan điểm xã hội học;
nhưng không nhiều người biết được bản chất của quy luật này là ở chỗ
A. Comte đã nhận ra rằng “sự phát triển của trí tuệ là một khía cạnh
của toàn bộ sự phát triển xã hội” và lần đầu tiên, ông đã đưa ra một lý

12
— ---- ------ — ------------ -------------- ---------------- ------ ,— „ — —
(iiáo trình Xã hội học về gì (rì
----------------- — - ■............... ........-... ■— — Jl n

thuyêt xã hội học về tri thức, theo đó quy luật ba giai đoạn không có ý
nghía ở bản thân nó mà là “môi quan hộ đan xen giữa sự phát triển của
tư duy và toàn bộ câu trúc xã hội”(H. Korte, 1997:55).
Một quy ỉưật khác có mối quan hệ vđi quy luật ba giai đoạn, đó là
quy luật bách khoa. Trong tác phẩm “Triết học thực chứng” của A.
Comie có đề cập đên môi quan hộ này, theo đó quy luật bách khoa thể
hiện sự phân cáp về các ngành khoa học được ông gọi là “cốt lõi thực
chât của lý thuyết khoa học”. Vđi sự phân cấp này, theo A. Comte cũng
là trật tự của sự hình thành tri thức, được khởi đầu từ toán học, hình học,
thiên văn học, tiếp theo là các khoa học hiện đại như vật lý, hoá học,
sinh học và cuối cùng kết thúc ở ngành khoa học tổng hợp nhẩt: Xã hội
học với tư cách là khoa học nhân văn.
Trong quy luật hách khoa, chúng ta cũng có thể thấy quan điểm
của A. Comte về phương pháp nghiên cứu của các ngành khoa học.
Theo đó, vđi toán học trừu tượng đó là phép logic, còn vđi toán học cụ
thể như hình học thì đó là sự quan sát. Với thicn văn học và vật lý học
cũng dùng phương pháp quan sát, nhưng vật lý còn có cả thí nghiệm;
với sinh học còn có thêm sự so sánh. Vđi xã hội học, phương pháp
nghiên cứu theo A. Comte, được sử dụng với các phương pháp quan sát,
thí nghiệm, phân loại, so sánh và đặc biệt bằng phương pháp lịch sử:
“Nhờ có phương pháp lịch sử thì ông mđi tìm ra quy luật ba giai đoạn
và sự phát triển của lịch sử phát triển của con người”(H. Korte,
1997:57)
c ẳ hai quy luật ba giai đoạn và quy luật bách khoa đều cô" gắng trả
lời câu hỏi tại sao xã hội và con người gắn bó vđi nhau và biến đổi. Trật
tự và tĩnh tại xã hội, tiến bộ và động lực xã hội, đó là những khái niệm
then chốt để đưa các tư duy lý thuyết của Comte vào thực tế xã hội.
Bên cạnh đó, A. Comte còn đề cập đến những cầu hỏi khác như:
bất bình đẳng giữa con người, câu hỏi về thâm nhập thực tế, vể tư
tưởng. Và, thật là có lý khi chứng ta gọi A. Comte là nhà “xã hội học
đầu tiên”.

4.2. Karl Marx (1818-1883)


Được xcm là nhà tư tưởng vĩ đại nhất của thế kỷ 19, những nghiên
cứu của ông về ý nghĩa các điểu kiện kinh tế xã hội đên ngày nay vẫn

13
Hoàng Bá Thinh

còn cần và được sử dụng trưđc hết là trong xã hội học. Ngay cả chững
nghiên cứu kinh tế chính trị của ông nếu chỉ có ý nghĩa lịch sử, thì
trong mọi trường hợp nó vẫn quan trọng đốì vđi lịch sử xã hội học.
Các nghiên cứu của ông vẫn còn ảnh hưởng đến các cuộc tranh luận
vể xã hội học 100 năm sau. Norbert Elias đã gọi Marx là “nhân vật
vĩ đại của thế kỷ X IX ”.
Trong bôi cảnh khủng hoảng tài chính, bộ sách kinh điển củi nhà
sáng lập chủ nghĩa cộng sản khoa học Karl Marx (1818-1883) ĩ ỉ bản
luận trỏ nên hút hàng. Theo ông Jorn Schutrumpf, giám đốc điều hãnh
Nhà xuât bản Berlin Karl - Dietz, con s ố bán ra bộ Tư bản luận ÎO vđi
năm 2005 đã tăng gấp ba, tới 1.500 bản. Ồng dự báo đến cuối năn may
sẽ còn tăng. Đặc biệt, khô'i độc giả quan tâm nhiều nhất tđi công trình
của Marx và Engels chính là giới trẻ, những sinh viên vừa tốt nghiệp
đại học (Nguồn: báo Tuổi trẻ, 17/10/2008).
Các tác phẩm quan trọng: Phê phán cương lĩnh Gô-ta (1875 ; <]ia
đình thần thánh (1845); Tuyên ngổn Đảng cộng sản (viết chung vđi
F. Engel, 1848); Góp phẩn phê phán kinh tế học chính trị (1859); Tư
bản: Phê phán khoa kinh tế chính trị, tập 1 (1867), tập 2 và 3 được xu ất
bản sau khi Marx qua đời.
Vđi những công trình đổ sộ (được tập hợp trong bộ Marx - Smgel
toàn tập, gồm khoảng 130 tập ở Đức, và Việt Nam đã xuẩt bản toàn tập
nên chúng tôi chỉ giđi thiệu một vài điểm lđn, giúp cho hiểu đuíỢc
những gì quan trọng nhâ't mà ông luôn đòi hỏi các nhà khoa học ĩã hội
và nhân văn, đặc biệt là xã hội học. Đó là quan điểm về giai cấp> và
đấu tranh giai câ'p; quan điểm về lịch sử; và cách tiếp cận vổ tưtưóăng
của ông.
về quan điểm giai cấp và đấu tranh giai cấp: vấn đề này được điiỗn
đạt rõ ràng và đơn giản nhất trong Tuyên ngôn Đảng cộng sân, vtíi .câu
nổi tiếng: “Lịch sử của các xã hội từ trưđc đến nay là lịch sử của các
cuộc đâu tranh giai cấp”. Vđi K. Marx, ông không coi mình là ng;ười
đầu tiên phát hiện ra vấn đề giai cấp và đấu tranh giai cấp trong ĩã hội
hiện đại, mà chỉ nhận mình làm được những cái mới, đó là “ 1. Chiứng
minh được sự tồn tại của giai cấp chỉ gắn liền vđi giai đoạn phá' tiriển
lịch sử nhất định của sản xuất. 2. Rằng đấu tranh giai cấp cần thiết ttiến
tđi chuyên chính vô sản. 3. Rằng bản thân nền chuycn chính vô sảm đó
____________________ ____ Giáo trình Xã hội hoc về guH

chỉ tạo nên bước quá độ tiên tới việc xoá bỏ tất cả các giai cấp và tiến
tđi một xã hội không có giai câp”.
Điểm đầu tiên mà Marx khiêm tốn viết ông chỉ “Chứng minh được
sự tổn tại của giai câp chỉ gắn liền với giai đoạn phát triển lịch sử nhất
định của sản xuất” chính là ổng đã trình bày một tư tưởng quan trọng
của ông về vân đề vì sao các xã hội lại phát triển.
Điểm thứ hai, rằng “Đâu tranh giai cấp cần thiết tiến tới chuyên
chính vô sản” cho thấy các cuộc đấu tranh giai cấp đã quy định lịch sử
xã hội từ trước đến nay ngày càng trở nên sâu sắc. Trong xã hội tư bản,
cuộc đâu tranh giai cấp ngày càng trở nên gay gắt, và giai cấp vô sản
phải trỏ thành giai câp vì mình, họ phải hiểu được tình trạng chung và
cổ chiến lược chung về những xung đột lợi ích kinh tế. Giai cấp vô sản
cẩn được tổ chức lại, vân đề là ỏ chỗ, giai cấp vô sản phải giải thích
đƯỢe tình trạng của minh, phải tự ý thức về sứ mệnh lịch sử giai cấp của
mình, để các phong trào đâu tranh chông giai câp tư sản “từ tự phát đến
tự giác”.
Điểm thứ ba “bản thân nền chuyên chính vô sản đó chỉ tạo nên
bước quá độ tiến tđi việc xoá bỏ tất cả các giai cấp và tiến tđi một xã
hội không có giai cấp”, nói về thời kỳ quáđộ từ chuyên chính vổsản
tiến lén xã hội cộng sản chủ nghĩa, một xãhội không có giai cấp.
về quan điểm lịch sử: Đầu tiên, cần xác định rõ lịch s ử hay quá
trình lịch sử được hình thành như thế nào. Trong tác phẩm của Marx thể
hiện rõ quan niệm duy vật lịch sử xem xét lịch sử xã hội xuất phát từ
con người. Trong tác phẩm Hệ tư tưởng Đức- một tác phẩm được xem
khổng chỉ là công trình quy mô lđn nhẫt trong thời kỳ hình thành triết
học Marx mà còn có thể xem như là tác phẩm chín muồi đầu tiên của
chủ nghĩa Marx - Marx và Engel đã khẳng định “Tiền đề đẩu tiên của
toàn bộ lịch sử nhân loại thì dĩ nhiên là sự tồn tại của những cá nhân
con người sông”1. Nhưng đó là những con người hiộn thực mà sản xuất
vật chất là hành vi lịch sử đầu tiên của họ. Điểu này đã được Marx giải
thích, “Việc sản xuất ra những tư liệu sinh hoạt vật chất trực tiếp... tạo
ra một cơ sở, từ đó mà người ta phát triển các thể chế nhà nưđc, các
quan diểm pháp quyền, nghệ thuật và thậm chí cả những quan niệm tôn
giáo của con người...”2.

» cMác và Ph Ângghen: Toàn tập, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội 1995, tập 3; tr, 29.
2 c Mác và Ph. Angghen Toàn tập, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội 1995, tập 19; tr, 500.

15
Hoàng Bá Thinh

Theo Marx, “Xã hội - cho dù nó có hình thức gì đi nữa - là cái


gì? Là sản phẩm của sự tác động qua lại giữa những con người”'. Mà
con người, là sản phẩm cao nhất của tự nhiên, thông qua những hioạt
động của mình con người đã làm nên lịch sử. Cũng theo Marx, hoạt
động tự do có ý thức của con người đã tác động tđi sự hình thành lịch
sử, bổi lẽ “chính nhu cầu đầu tiên được thoả mãn, hành động thoả rriãn
và công cụ để thoả mãn dẫn đến các nhu cầu mđi và việc sán sinh ra
những nhu cầu mđi đó đã là hành động lịch sử đầu tiên”. Và điềi này
lại dẫn đến điểm tiếp theo, lịch sử là hoạt động thực tiễn của con rguíời,
và hoạt động của con người tự nó quyết định đường đi của lịch sử ‘Lịch
sử không làm gì cả, nó không sở hữu gia tài to lớn”, lịch sử cũng
“không tiến hành cuộc đấu tranh nào” mà chính con người - khổng
phải là con người trừu tượng - mà là “con người thực sự, sống độig đã
làm tất cả, sở hữu và đâu tranh”. Một câu hỏi đặt ra, động cơ nàc thúc
đẩy hành động của con người? Đó là nhu cầu sông (tồn tại) và pihát
triển, điều này được Engels trong bài viết Các Mác (1877), chỉ rarầng
“ ...Trước hết con người cần phải ăn, uô'ng, ở, và mặc, nghĩa là phii lao
động, trước khi có thể đâu tranh để giành quyền thông trị, trước khii có
thể hoạt động chính trị, tôn giáo, triết học..v.v.”4
về tiếp cận tư tưởng: Các tác phẩm của Marx đã sử dụng có phê
phán ba truyền thông tư tưởng khác nhau, đó là: Triết học duy tâmĐ»ức,
chủ nghĩa xã hội Pháp và kinh tế chính trị ở nưđc Anh. Các lý tíuỵyết
của Marx đã phê phán sự hình thành chủ nghĩa tư bản trong nhữnỉ niăm
giữa thế kỷ XIX, thông qua việc bác bỏ mạnh mẽ nguồn gốc đé, ổng
phẳn bác triết học duy tâm của Hegel, ủng hộ cách tiếp cận duy \ật vé
lịch sử và ông đã cố gắng đặt chủ nghĩa xã hội vào cơ sđ khoa họcb&ng
việc định rõ những điều kiện cho chủ nghĩa xã hội.
Khi tham gia trường phái Hegel ưẻ cấp tiến, Marx nhìn nhìni sự
việc xa hơn nhiều. Trưđc hết, ông sử dụng các quan niệm chủ ngtĩai xã
hội của Pháp mà đã phát triển ra ngoài với Cách mạng Pháp đé icho
giai cấp vỏ sản có thể là “giai cấp phổ biến”, có thể đưa sự phé b'inh
của nhà triết học tđi khai hoa kết quả thổng qua cách mạng. 0 Ịgiai
đoạn đó (1843-1844) vai trò của giai cấp vô sản không phải nhậnđiươc
từ sự phân tích kinh tế thực, mà Marx thực hiện hưđc triệt đế phủ

3 c Mác và Ph. Angghen: Toàn tập, Nxb Chính trị Quỗc gia, Hà Nội 1996, tập 27; r, 657
4 C Mác và Ph Angghen: Toàn tập, Nxb Chinh trị Quốc giã, Hà Nội 1995, tập 19; tr. !6fS.

16
( iiáo trình Xã hội hoc r êÆ i

nhán quan niệm rằng Nhà nước là hiện thân của Tinh thần và Ý niệm,
lưc lương của Hegel đằng sau lịch sử. Thay vào đó, Marx đi tđi chỗ
coi nhà nước như là sản phẩm phản ánh các quan hệ giai cấp irnng xã
hộI loài người, và ông bắt đầu xem những quan hộ xã hội này như là
quí trình hình thành bản chất con người “Trong tính hiện thực của nó,
bản chất con người là tổng hoà các môi quan hệ xã hội”. Điều này
tạo nên sự bác bỏ hoàn toàn chủ nghĩa duy tâm, ủng hộ cách tiếp cận
và giải thích duy vật về lịch sử với những lập luận các hoạt động thực
tiễn của con người bị ràng buộc hỏi các cấu trúc xã hội cụ thể (T.
Billon và cộng sự, 1993: 515).

4.3. Herbert Spencer (IH20-I903)


Henbert Spencer, sinh ngày 27/4/1820 ở Derby miền Tning nước
Anh, và mất ngày 8/12/19035 tại Brighton miền Nam nước Anh.
Ong không được học về các bộ môn nghệ thuật và nhân loại học
mà chỉ là các vấn đề kỹ thuật và thực tế. Năm 1837 đến năm 1846, ồng
làm việc cho một công ty xe lửa với tư cách là kỹ sư dân s ự ; trong thời
gian này ông tiếp tục tự nghiên cứu và hắt đầu cho xuất bản các tác
phẩm khoa học và chính trị.(G.Ritzer 2000:34). Như vậy, mđi 17 tuổi
ông đã làm việc với tư cách một kỹ sư đường sắt, tuy không học chính
quy như giới thượng lưu nưđc Anh, vào thời gian đó đồng nghĩa không
phải là một nhà khoa học và không có được một địa vị xã hội phù hợp,
ổng vẫn trở thành nhà khoa học qua việc tự đào tạo.
Các tác phẩm chính: Nghiên cứu xã hội học (1853); Xã hội học
miêu tà ( 1873); Các nguyên lý của xã hội học ( 1876) và Tình học xã hội
(1950).
Là người theo thuyết hữu cơ trong nghiên cứu xã hội và chịu ảnh
hưởng bởi thuyết tiến hoá của Charles Darwin, nên xuất phát điểm
trong quan điểm của Spencer trong thuyết tiến hoá xã hội là mỗi cơ thể
đcu cố gắng để tồn tại, bởi vậy một sự cân bằng giữa môi trường và cơ
thể là cần thiết. Khi nghicn cứu xã hội, ổng so sánh cơ thể sinh học với
cơ thể xã hội (mà ổng gọi là cơ thể siêu hữu cơ: Super - Organic). Ông
sử dụng quan điểm tiến hoá của Darwin: “Sự lổn tại của loài biết thích

5 CỐ tài liệu cho rằng H spencer mất ngây 27/4/1903 (xem H Korf¿'MSplm ôn Lịch sừ xã
hội hợc, 1997 88), nhưng các tàr liệu kliấc eho M y ngẳỷ in đ rctid'önfl là 8/3/1903 (Xem:
G Ritzer: Socilogical Theory, 5th edition; 2000:34: tíâỳ.ldni:Wiki0t<lia' w M Spencer)

17
Hoàng Bá Thinh

nghi nhâV’để giải thích cho việc phân tầng giàu nghèo trong xã hội là
chuyện “ tự nhiên“. Các cơ sở tự nhiên và tư duy trên nền tảng đó đã
được Spencer mang vào học thuyết xã hội, trong lời nói đầu của “ Sinh
học xã hội” ông viết rằng: Tiến hoá cơ thể và tiến hoá xã hội cùng
tuân thủ một quy luật.
Không giông vđi những nhà xã hội khác, như A. Comte chẳng hạn,
Spencer theo thuyết tiến hoá và cho rằng xã hội chỉ nên biến đổi dần
dần, không cần có những tác động tích cực làm thay đổi xã hội. Trong
nguyên lý này, chúng ta thây ít nhất Spencer có hai quan điểm về
thuyết tiến hoá:
Thứ nhất, thuyết tiến hoá liên quan đến sự tăng lên quy mô của các
xã hội (size of societies). Xã hội phát triển, tăng trưởng thông qua việc
nhân lên các cá nhân và cả sự hợp nhất các nhóm. Việc tăng lên quy
mô xã hội dẫn đến sự mở rộng và khác biệt nhiều hơn các cấu trức xã
hội, cũng như sự gia tăng sự khác biệt về các chức năng của câu trúc
xã hội. Đây là điểm mà Spencer nói về quá trình xã hội tiến hoá từ đơn
giản đến phức hợp, phức hợp hơn và siêu phức hợp.
Thứ hai, Spencer nói đến thuyết tiến hoá từ xã hội quân sự đến xã
hội công nghiệp. Trước đó, các xã hội quân sự được xác định bằng các
cấu trúc về chiến tranh phòng ngự và phản công. Trong khi phê phán
chiến tranh, ông đã bác bỏ trong một giai đoạn trước đó nó có chức
năng đưa các xã hội đến vđi nhau (ví dụ, thông qua chinh phục quân
sự) và trong việc tạo nên sự thu nạp sô' lượng lđn hơn con người cần
thiết cho sự phát triển của xã hội công nghiệp. Tuy vậy, vđi sự hình
thành xã hội công nghiệp, chiến tranh không còn là chức năng và đáp
ứng để cản trở sự tiến hoá xa hơn. Xã hội công nghiệp được xây dựng
trên sự thân thiện, lòng vị tha, sự chuyên môn hoá, công nhận sự thành
đạt hơn là những phẩm châ't có sẵn, và sự hợp tác tự nguyện ở mức độ
cao giữa các cá nhân. Một xã hội như vậy được ràng buộc vđi nhau bởi
các môi quan hệ tự nguyện, và quan trọng hơn, bởi một đạo đức chung
bền vững. Vai trò của Nhà nưđc là hạn chế và chỉ tập trung vào cái mà
con người buộc phải làm.
Hình thái xã hội quân sự và xã hội công nghiệp là “hai thái cực tồn
tại ở mọi xã hội và thể hiện rất khác nhau” . Trong đó, xã hội quán

18
__________________ ____________ Giáo trình Xã hội hoc về g ịới

sự có các hệ đức tin tướng đối thống nhất, các mỗi quan hệ xã hội của
con người mang tính chất hắt buộc và hạo lực. Nhà nước đặt trên cá
nhàn, các cá nhân tồn tại vì nhà nước Còn xã hội công nghiệp có sự đa
dạng về các đức tin và sư chung sống của con người là hành động hợp
tác dựa trên nguyên tắc tư nguyện. Nhà nước chỉ còn vì các cá nhân, ở
xã hội công nghiệp, môi tương quan Nhà nước - cá nhân đã đảo ngược
so với xã hội quân sự.

Quá trình tiến hoá, theo Spencer, là quá trình đồng thời tiếp nhận
cả sự phức hợp và sự hoà hợp, Ồng chia quá trình tiến hoá đó thành tiến
hoá vô cở (sự hình thành vũ trụ và trái đất); tiến hoá hữu cơ (tiến hoá
sinh học) và tiến hoá siêu hữu cơ (chỉ sự phát triển xã hội và hình thành
đạo đức và nhân cách). Trong tác phẩm “Triết học tổng hợp” ông đã
dành 3 tập trong số 10 tập viết về “nguyên tắc xã hội học” và xếp xã
hội học vào tiến hoá siêu hữu cơ, tức là cơ thể đặc biệt của xã hội
(Korte, 1997:90). Thuyết tiến hoá của Spencer thể hiện quan điểm về
sự phát triển xã hội, theo ông trong tự nhiên cũng như trong xã hội, sự
phát triển có thể được định nghĩa là “sự chuyển biến từ tính đồng nhất
không cô" kết đến sự khác biệt có cố kết”.

Là người “chưa từng nhận được một chứng chỉ đại học hoặc một
địa vị hàn lâm” nhưng Spencer đạt được danh vọng không chỉ ở nước
Anh mà cả trên thế giới, như nhận xét cùa Richard Hostadter: “Trong
ba thập kỷ sau Chiến tranh thế giới lần thứ nhất, không thể nào hoạt
động trong bất cứ lĩnh vực tri thức nào mà lại không thây bậc thầy
Spencer” (1959:33, dẫn theo G.Ritzer 2000:34).
Có thể nói, Spenccr là một trường hợp đặc biệt, trong khi ông có
những công trình khoa học nổi tiếng nhưng lại “dường như không hề
đọc sách”, như chính ông đã nói: “Cả đời tôi đã là một nhà tư tưởng chứ
không phải là một độc giả”, và điều này cuối cùng đã làm giảm thanh
danh của ông. Việc Spencer không quan tâm đến các quy tắc của giới
học giả đã khiến ông có những ý tưỏng kỳ lạ và những phán xét không
có căn cứ. Đó là những lý do khiến các nhà xã hội học thế kỷ X X loại
bò tác phẩm của Spencer đế thay vào đó là nghicn cứu thực nghiệm và
có tính khoa học nghiêm túc hơn” (G.Ritzer 2000:34).

19
Hoàng Bá Thinh

4.4. Emile Dürkheim (1858 -1917)


E.Durkheim sinh ngày 15/4/1858 tại Epinal, thuộc Lothringen nưtfc
Pháp và qua đời ngày 15/11/1917 tại Pari.
Các tác phẩm chính: Phân công lao động trong xã hội (1893) ; Các
quy tấc của phương pháp xã hội học (1895); Sự tự tử (1897); Những hình
thức sơ đẳng của đời sông tôn giáo (1912).

Sau khi tốt nghiệp Trang học, năm 1879 ông thi đỗ vào Trường
Cao đẳng Sư phạm. Năm 1882 ông tốt nghiệp và trở thành giáo viên
trung học. Năm 1885-1886 ông nhận được một học bổng du học bên
Đức. Trong thời gian này, ông làm quen với các nhà khoa học ở Đức,
trong đó có Ferdinand Tonnies, tác giả của cuốn sách kinh điển Cộng
đồng và xã hội (1887) và nhà tâm lý học Whilheim Wudt. Thời gian du
học ở Đức giúp cho Durkheim nhận ra khả năng phát triển một luận
thuyết về đạo đức có thể can thiệp sâu hơn vào sự phát triển của xã hội.
Trong hai báo cáo của mình về những ngày ở Đức, ông đã làm rõ quan
điểm của mình là đã thây khả năng và sự cần thiết đưa vào hệ thông
giáo dục, đào tạo và chương trình giảng dạy một thuyết đạo đức dựa
trên nền tảng xã hội học.
Năm 1887 ông được gửi đi học tại Đại học Tổng hợp Bordeaux, nơi
lúc đầu ông dạy về khoa học giáo dục và từ năm 1896 học về sư phạm
và khoa học xã hội.
Năm 1902 ông được gọi về Sorbonne làm giáo sư về SƯphạm và
xã hội học, ở đó ‘ông trở thành một trong những trí thức có ảnh hưởng
mạnh nhâ't ỏ Pháp và trở thành trung điểm của các cuộc tranh luận
chính trị và khoa học gay gắt” .
Là người được xem là đặt nển móng hình thành chủ nghĩa chức
năng và chủ nghĩa câu trúc, đồng thời ông cũng là nhà khoa học chuyên
ngành đầu tiên trong lịch sử xã hội học. Là nhà xã hội học cả từ cơ sở
khoa học lẫn chính trị, Durkheim có những đóng góp to lđn cho sự phát
triển ngành xã hội học. Lần đầu tiên, vđi Durkheim xã hội học chiếm
một vị trí tương đối độc lập trong phạm vi các ngành khoa học, cả trong
xã hội và trong chính trị.
Nói đến tư tưởng xã hội học của Durkhiem, trưđc hết cần để cập
đến khái niệm sự kiện xã hội (social fact) là một khái niệm quan trọng
_______________ Giáo trình Xã hội học về ỊỊÌÍti

hỏi vì ‘sự phát triển và sử dung khái niệm về sự kiện xã hội nằm ỏ
trung tâm xã hội hoc của Durkhcim” (Gilbert, 1994). Sự kiện xã hội là
các câu trúc xã hội và các chuẩn mực vân hoá và giá trị mà những cái
đó ỏ bên ngoài các tác nhân, và cổ sức ép đôi vđi các tác nhân (Rit/er,
2000:73).
Durkheim tin tưởng rằng, những tư tưởng có thể được biết trong suy
nghĩ, cảm xúc/nội tâm, nhưng các sự vật không thể nhận thức bằng các
hành động tinh thần, mà nó đòi hỏi sự nhận thức chúng từ các dữ liệu
bén ngoài tư duy. Đây là điểm khác giữa xã hội học của Durkheim
(nghiên cứu thực nghiệm về các sự kiện xã hội) với Comte và Spencer
là những người có xu hưđng lý thuyết hoá những suy nghĩ nội tâm/
hưđng nội.

Các sự kiện xã hội đóng một vai trò trung tâm trong xã hội học của
Durkheim, ông chia sự kiện xã hội ra làm hai loại hình rộng lđn: sự kiện
xã hội có tính vật chất (Material social facts) và sự kiện xã hội có tính
phi vật chất (nonmaterial social facts). Chúng ta có thể thấy các cấp độ
của hiện thực xã hội theo cách tiếp cận của Durkheim. Ông bắt đầu với
cấp độ của các sự kiện xã hội có tính vật chất, không phải chỉ vì nó
quan trọng đôi vđi ông, mà còn bởi vì các yếu tô" của nó thường là
nguyên nhân ưu tiên trong lý thuyết của Durkheim, chúng tác động đến
các sự kiện xã hội phi vật chất, nó thực sự là tiêu điểm tác phẩm của
ông. Các cấp độ chính của hiện thực xã hội trong tác phẩm của
Durkheim có thể được mỏ tả như sau:

Sự kiện xã hội có tính vật chẩt, hao gồm: 1) Xã hội; 2) Các yếu
tố của cơ cấu xã hội (ví dụ, nhà nưđc, nhà thờ); 3) Các yếu tô" hình
thái học (ví dụ: Sự phân bổ dân sô", các kênh truyển thồng, và sự sắp
xếp nhà cửa).

Sự kiện xã hội có tính phi vật chất, bao gồm: 1) Đạo đức; 2) Lương
tâm tập thể; 3) Hành động tập thể; 4) Các diễn biến, tiến trình, xu
hưđng xã hội (Ritzer, 2000:77).
Nghiên cứu về các sự kiện xã hội phi vật chât chiếm phần lđn tác
phẩm của Durkheim và là trung tâm xã hội học của ông. Ông nói:
“Khổng phải tất cả lương tâm xã hội đạt được... sự bộc lộ và hiện thực

21
Hoàng Bá Thịnh

hoá”. Đó là cái mà xã hội học ngày nay gọi là các chuẩn mực và giá
trị, hay một cách chung hơn là văn hoá. Chdng ta có thể thấy quan điềm
này ngay từ tác phẩm đầu tiên và nổi tiếng của ông là Sự phân công
lao động trong xã hội. Đôi với Durkheim, phân công lao động trong xã
hội là một sự kiện xã hội có tính vật chất, nó liên quan đến cấp độ mà
trong đó các chức năng hoặc trách nhiệm được chuyên môn hoá.
Quan điểm phát triển của Durkheim được thể hiện rõ trong tác
phẩm Phân công lao động trong xã hội6, ông tìm hiểu về mối quan hệ
giữa phân công lao động và đoàn kết xã hội. Đoàn kết xã hội được
Durkhiem hiểu như là phương thức của những môi quan hệ. Đoàn kết
là một kiểu quan hệ, một hình thức của khả năng xã hội, mô tả môl
quan hệ giữa câu trúc và chức năng của xã hội vđi hệ thống các giá trị
phù hợp. Xuất phát điểm trong quan niệm của Durkheim là sẽ tồn tại
đoàn kết xã hội nếu hình thức tổ chức và mô hình đạo đức xã hội phù
hợp nhau.
Trong tác phẩm đầu tiên này, ông phân tích về hai loại hình lý
tưởng về xã hội, thông qua các khái niệm về đoàn kết xã hội, vđi hai
loại hình đoàn kết xã hội như sau:
Loại hình cổ sơ, nguyên thuỷ hơn được đặc trưng bởi đoàn kết cơ
học (mechanical solidarity) có một cấu trúc xã hội tương đôi thông
nhất, vđi ít hoặc không có sự phân công lao động. Con người trong các
xã hội cổ sơ có xu hướng chiếm giữ rất nhiều vị trí chung trong đó họ
thực hiện một loạt các chức năng và nắm giữ một sô' các trách nhiệm.
Nói một cách khác, cá nhân trong xã hội cổ xứa có xu hướng là một
người có thể làm nhiểu loại công việc khác nhau nhưng chẳng tinh
thông nghề nào.
Đoàn kết cơ học được Durkheim mô tả ở ba mức độ khác nhau. Bắt
đầu là quan sát hình thái học, một là, ông tìm hiểu xem từ bên ngoài
người ta có thể xác định được những gì thuộc về xã hội bị phân chia
(các thị tộc, các bộ lạc,...) và xã hội có phân công lao động. Hai là, tìm
hiểu các tiêu chuẩn khác nhau để phân biệt giữa các xã hội bị phân

6 Tên đáy đủ cùa tác phẩm là. “ Phân công lao động trong xâ hội : Nghiên cứu vể tổ chức
cùa xã hội ưu việt".

22
( ìiáo trình Xã hôi học về giới

chia và xã hội có phân công lao động. Ớ xã hội có đoàn kết cớ học
thì sư thông trị là luật trừng phạt, trấn áp. hình phạt mang tính chất
đền l)i vì hành động được coi là xâm phạm hệ thông đạo đức đã đưực
công nhận.

ịta lù ý thức cộng đồng được xem là hạt nhân của sự hệ thông hoá
này. Trong xã hội đoàn kết cớ học, ý thức cộng đồng đặc biệt được phát
triến và có ý nghĩa tổng quát, trong đó ý nghĩa tôn giáo thông trị và ý
nghĩí xã hội đứng trước mọi cá thể.

1 oại hiện đại hdn, được đặc trưng bởi đoàn kết hữu cơ (organic sol­
idarité), có sự phân công lao động nhiều hớn và rộng hơn. Những người
sông rong xã hội hiện đại có vị trí chuyên môn hoá nhiều hơn và có ít
nhiện vụ và trách nhiệm hơn so với xã hội cổ sơ. Durkheim cũng mô
lả ha mức độ khác nhau của đoàn kết hữu cơ.

Vlức độ đầu tiên, phạm vi quan sát hình thái học cho thây sự ra
đời cía các chợ lđn và sự lđn mạnh của các thành phô", sự phụ thuộc
gia tăng giữa các nhóm riêng lẻ và dân sô" đã tương đốì cao. Mức thứ
hai,, rong xã hội có phân công lao động thì luật pháp thông trị là luật
cải tạo/ bồi hoàn; rằng trong xã hội công nghiệp phát triển thì luật dân
sự, luit thương mại và các quy định quản lý khác quan trọng hơn nhiều
đôì vìi cuộc sông chung của mọi người. Cuối cùng, trong xã hội có
phân công lao động, thì ý thức xã hội không còn quá nổi bật, cũng
khô nj. có sức quyết định đôVi cá thể riêng lẻ nữa, mà cá thể giờ đã có
điềiu tiện chủ động (Korte, 1997: 99-100).
Sự biến đổi trong phân công lao động có những ứng dụng to lớn đốì
với cểu trúc của xã hội, và một số’ có mức độ ứng dụng quan trọng hơn
và điỢc phản ánh trong sự khác biệt giữa hai loại đoàn kết xã hội - cơ
h ọ c VI hữu c ơ .

Miưđã nói, đốì vđi Durkheim, phân công lao động là một sự kiện
xã h ậ có tính vật chất, bởi vì nó là một hình thức tương tác trong thế
giớii xí hội. Mặt khác, sự kiện xã hội có tính vật chất là yếu tô" nguyên
nhâ n ;hính trong lý thuyết của Durkheim về sự quá độ, chuyển đổi từ
đoà n cết cơ học sang đoàn kết hữu cơ, có liên quan mật thiết vđi mật
độ măig động/động lực (dynamic density). Khái niệm này liên quan

23
Hoàng Bá Thịnh

đến số lượng dân cư trong một xã hội và sô' lượng tưđng tác xuất hiện
trong dân cư hoặc sự gia tăng đân sô" hoặc sự tăng lên sự tương tác là
một yếu tố có ý nghĩa trong sự biến đổi xã hội. Khi có sự gia tăng dân
sô' và một tăng sự tưđng tác giữa họ (đó là mật độ động lực) dẫn đến
sự biến đổi từ đoàn kết cơ học sang đoàn kết hữu cơ. Nguyên do là do
có sự cạnh tranh nhiều hơn bởi sự khan hiếm các nguồn lực và sự đâu
tranh khắc nghiệt để tồn tại trong xã hội.

Chúng ta có thể thấy rõ thêm điều này khi xem xét quan điểm của
Durkheim về lưđng tâm tập thể (collective conscience), khái niệm này
cho phép chúng ta trở lại sự phân tích của ông trong tác phẩm Phân
công lao động xã hội, về các sự kiện xã hội phi vật chất và môi quan
hệ của chúng đốì vđi sự biến đổi trong đạo đức chung. Logic của sự
tranh luận này là sự tăng lên phân công lao động là nguyên nhân của
sự chuyển đổi (một sự giảm bớt, thu nhỏ chứ không phải một sự biến
mất) về lương tâm tập thể. Lương tâm tập thể ít có ý nghĩa ưong xã hội
đoàn kết hữu cơ so vđi xã hội đoàn kết cơ học, vì con người trong xã
hội hiện đại được gắn kết với nhau bằng sự phân công lao động và do
nhu cầu về các chức năng được thực hiện bởi những người khác hơn là
do một sự chia sẻ và sức mạnh của lương tâm tập thể.

Anthony Giddens đã chỉ ra bôn khía cạnh của lương tâm tập thể (ở
cả hai loại hình xã hội) như sau: số' lượng/Khối lượng (volume): liên
quan đến sô' lượng người được bao phủ bởi lương tâm tập thể. Cường độ
(intensity): mức độ con ngưởi cảm nhận như thế nào về lương tâm tập
thể. Sự nghiêm khắc (rigidity): Sự xác định rõ ràng của lương tâm tập
thể như thế nào. Nội dung (content): hình thức mà lương tâm tập thể có
ỏ trong hai loại hình đoàn kết xã hội.
Mặc dù Durkheim Tấl hứng thú vđi việc giải thích sự phân công lao
động xã hội như thế nào và mật độ năng động dẫn đến các loại hình
khác nhau của đoàn kết xã hội ra sao, nhưng môi quan tầm hàng đầu
của ông là giải thích tác động của những biến đổi vật chất đó lên, và
bản chất của các sự kiện xã hội phi vật chất của cả xã hội đoàn kết cơ
học và xã hội đoàn kết hữu cơ. Tuy nhiên do quan niệm của Durkheim
về một khoa học xã hội học sẽ phải làm gì nên ông cảm thấy rằng nó
không có khả năng nghiên cứu trực tiếp các sự kiện xã hội có tính phi

24
(jiao truth Xã hôi hoc về giới

vật chất (Ritzer, 2(X)0: 79). Theo ông, việc xcm xét trực tiếp các sự
kiện xã hội phi vật chất thuộc vé triết học nhiều hớn xã hội học.

Dối vđi Durkheim, để nghiên cứu có tính khoa học về các sự kiện
xả họ 1 phi vật chất, các nhà xã hội học phải tìm kiếm và xem xét các
sự kiện xã hội vật chất mà nó phản ánh bản chất của, và những biến
đổi trong các sự kiện xã hội phi vật chất.
Điều này, theo ông đó là quy luật (được đề cập trong tác phẩm
Sự phân công lao độrtịỊ trong xã hội) và những khác biệt giữa quy luật
trong các xã hội vđi đoàn kết cơ học vđi quy luật trong xã hội đoàn
kết hữu cơ.
Khi phân tích về quy luật, Durkheim tranh luận rằng, một xã hội
với đoàn kết cđ học được đặc trưng hỏi luật hà khắc, luật trân áp
(repressive law). Bởi vì trong xã hội này, con người rất giống nhau và
họ có xu hướng tin tưởng mạnh mẽ vào một đạo đức xã hội chung, bất
cứ sự xâm phạm nào chống lại hệ thông giá trị mà họ chia sẻ đều có
nghĩa là xâm phạm đến hầu hết các cá nhân, và kẻ vi phạm sẽ bị trừng
phạt do hành động vi phạm đó. Ngược lại, trong xã hội với loại hình
đoàn kết hữu cơ, được đặc trưng bởi luật bồi hoàn, luật phục hồi (resti-
tutive law) thay vì trừng phạt khi ai đó vi phạm đạo đức tập thể, cá nhân
vi phạm được yêu cầu bồi hoàn những gì họ vi phạm. Tuy rằng, vẫn còn
sự tồn tại của luật trừng phạt trong xã hội đoàn kết hữu cơ (ví dụ, hình
phạt tử hình) nhưng luật bồi hoàn là chủ yếu và sự giám sát và đuy trì
luật bồi hoàn chủ yếu là trách nhiệm của các cơ quan chuyên môn (ví
dụ, cảnh sát, toà án).
Trong hệ thống lý thuyết của Durkheim, sự biến đổi trong một sự
kiện xã hội vật chất cũng giông như quy luật, chỉ phản ánh về sự biến
đổi trong các thành tô' quan trọng hơn về xã hội học của ông, đó là các
sự kiện xã hội phi vật chất (như là đạo đức, lương tâm tập thể, hành
động tập thể, xu hướng xã hội,..). Chính vì thế, ở cấp độ chung nhất,
có thể nói Durkheim là nhà xã hội học về đạo đức (Mestrovic, 1988;
Turner, 1993). Thêm nữa, Ernest Wallwork (1972 :182) tranh luận
rằng xã hội học của Durkheim chỉ là một sản phẩm về sự quan tâm của
ổng với các vân đề đạo đức. Sự quan tâm của Durkheim trong các vấn
đề đạo đức vào thời điểm của ông đã đưa ông thành một nhà xã hội học
25
Hoàng Bá Thịnh

công hiến sự quan tâm của mình đốĩ vđi các yếu tô" đạo đức của đời
sông xã hội (Ritzer, 2000 : 82).

Dürkheim có ảnh hưởng sâu sắc đến sự phát triển xã hội học,
nhưng ảnh hưởng của ông không chỉ giđi hạn ở ngành khoa học này.
Nhiểu tác động của ông đối với các lĩnh vực khác do Tạp chí Niên giám
xã hội học mà ông sáng lập năm 1898, thổng qua tạp chí này, ông và
những tư tưởng của ông đã ảnh hưởng đến các lĩnh vực như: Nhân học,
Lịch sử, Ngôn ngữ, Tâm lý học (Ritzer, 2000: 81). Dürkheim có ảnh
hưởng lớn không chỉ ở Pháp và châu Âu mà còn có ảnh hưỏng đến xã
hội học Mỹ. Các tác phẩm của ông qua bản dịch của T. Parsons và
những người khác đã “có ảnh hưởng mạnh đến việc định hình thuyết
câu trúc - chức năng, với sự nhân mạnh của nó đến cấu trúc xã hội và
văn hoa” (Lehmann, 1995, dẫn theo Ritzer, 2000 : 73).

4.5. Max Weber (1864 - 1920)


M.Weber sinh ngày 21/4/1864 d Refurt, Đức và mất Ở München
ngày 16/6/1920 vì bệnh viêm phổi. Cha ông xuất thân từ một gia đình
dệt len giầu có và là luật gia. Từ 1867 đến 1897, cha ông là Ihành
viên của Nghị viện Phổ và từ năm 1873 đến 1884 là nghị viên của
Quốc hội Đức.
Weber chọn ngành luật học và bảo vệ luận án ở môn Luật Thương
mại là một môn rất khó, năm 1892, ông bảo vệ luận án tiến sĩ vổ luật
La Mã. (Korte, 1997: 141). Năm 1897, ông được gọi về làm việc ở Bộ
môn Kinh tế quốc dân tại Đại học tổng hợp Heidelberg. Thời điểm này
ông đã nổi tiếng trong hoạt động khoa học và công luận chính trị. Từ
năm 1903, vì lý do sức khoẻ Weber phải từ bỏ hoạt động giảng dạy của
mình và trỏ thành giáo sư danh dự của Heidelberg. Cho đến đầu năm
1920, nhóm Weber ở Heidelberg là một trong các trung tâm trí thức ở
Đức, lực hút mạnh đến nỗi hầu hết các học giả đều là khách của nhà
Weber, ông trd thành “ huyền thoại của Heidelberg ngay từ khi ông
còn sông” (Korte, 1997:143). Sự nghiệp khoa học của ông được các nhà
xã hội học sau này đánh giá rất cao “ Max Weber có thể là người nổi
tiếng nhất và là người có ảnh hưởng nhiều hơn cả đến lý thuyết xã hội
học” (Collins, 1985; Goldman, 1988, 1992, 1993; Kalbếrg, 1984).

26
(ìiáo tnjth Xã hôi hoc về giới

Cắc tác phẩm chính: Dạo đức T in Ixinh vù tinh thần chủ nghĩa tư
bân (1905); Xã hội học tôn giáo (1912); Tổn giáo Trung Quốc (1913);
Tôn giáo Ân Độ (1916); Kinh tế và xã hội (1920);

Các khái niệm cơ hân và phương phán xã hội học của M. Weber
Trước hết, cần đề cập đôn quan điểm của Weber vổ xã hội học,
một khoa học mà ông coi là nghiên cứu về hành động xã hội như ông
viết trong điều 1 của chương I “Các khái niệm xã hội học cơ bản” trong
tập I “Bàn về phạm trù xã hội học” thuộc tác phẩm đồ sộ gần 1000
trang “Kinh tế và xã hội”, như sau:
“ Xã hội học phải là một khoa học định lý giải các lý do của hành
động xã hội, quá trình và tác động của chúng. “Hành động” có nghĩa
là một thái độ của con người (tự có, hành động bên ngoài hoặc bên
trong, không được phép hoặc được phép), khi và chỉ khi chủ thể gắn
liền thái độ của mình với một ý nghĩa chủ quan. “Hành động xã hội”
thì lại là hành vi có định hướng ý nghĩa theo thái độ của những người
khác” (Weber, 1980:1; dẫn theo Korte, 1997:157).
Đoạn trích dẫn trên đây đã xác định “khung xã hội học” của
Weher, với những khái niệm quan trọng như “hành động”,“hành động
xã hội”, “nhận thức”, “ý nghĩa” và “nguyên nhân”. Weber không coi
tât cả các hành động đều là đối tượng nghiên cứu của xã hội học, mà
chỉ là “Hành động hiện hữu khi người hành động gắn vđi một ý nghĩa
chủ quan”. Còn “ý nghĩa” (theo giải thích ở chương Các cơ sở của
phương pháp) được hiểu theo hai nghĩa:

Thứ nhất, có thể hiểu là những gì trong trường hợp lịch sử cụ thể
hoặc tính trung bình trong các trường hợp người hành động suy nghĩ chủ
quan trong sự liên quan vđi người hành động khác.
Thứ hai, có thể là những gì người hành động suy nghĩ có ý thức
hoặc vô thức bằng hành vi của mình theo kiểu thuần phác do các nhà
xã hội học dựng nên.
Sự khác biệt này được Weber sử dụng để có thể liên kết có hệ
thống hai khái niệm khác là “hiểu” và “ giải thích nguyên nhân” .

Weber quan niệm rằng các nhà xã hội học có một ưu thế hơn các
nhà khoa học tự nhiên, do các nhà xã hội học có khả năng hiểu được

27
Hoán« fìá Thịnh

hiện tượng xã hội, điều mà các nhà khoa học tự nhiên không thể đạt
được một sự hiểu biết giốing như hiểu biết về một nguyén tử. Weber
đặc biệt sử dụng thuật ngữ tiếng Đức verstehen (hiểu biết) trong nghiên
cứu lịch sử của ông. Đây là một trong những khái niệm nổi tiếng nhất
của ông và cũng ỉà mội khái niệm gây tranh luận nhiều nhất, đóng góp
nhiều cho phương pháp luận của xã hội học hiện đại (Ritzer, 2000: 112)

Các nhà nghiên cứu thường hiểu lầm về thuật ngữ verstehen (hiểu
biết) khi chỉ sử dụng nó vđi nghĩa “ trực giác” , tuy nhiên phạm trù của
Weber từ chối ý tưởng verstehen chỉ liên quan đến trực giác, đồng cảm,
hoặc sự tham dự đồng cảm. Đối với Weber, verstehen bao hàm việc thực
hiện nghiên cứu nghiêm túc và hệ thống hơn là có được “ cảm giác”
đòì vđi một khung cảnh hay hiện tượng xã hội. Nói một cách khác, đốì
vđi Weber, verstehen là một công cụ nghiên cứu hợp lý/duy lý.

Một câu hỏi quan trọng trong việc giải thích khái niệm verstehen
của Weber là không biết ông nghĩ khái niệm đó được vận dụng thích
hợp đôi vđi trạng thái chủ quan của cá nhân các chủ thể hành động
hoặc thích hợp vđi những đặc điểm chủ quan của các đơn vị phân tích
vđi phạm vi rộng lđn (ví dụ như văn hoá). về vân đề này có ba cách
giải thích, có quan điểm cho rằng khái niệm nói trên chủ yếu là áp
dụng để giải thích ở câp độ cá nhân, nhưng cũng có những nhà xã hội
học lại quan niệm có thể áp đụng verstehen “như một công cụ để học
hỏi văn hoá và ngôn ngữ của một xã hội cụ thể” (W.G. Runciman,
1972; Murray Wax, 1967). Cuô'i cùng, quan điểm cho rằng verstehen có
thể áp dụng cho cả hai cấp độ: Xác định mục đích của hành động như
là định hướng của tác nhân; và công nhận bối cảnh trong đó hành động
diễn ra và tạo ra mục đích (P.A. Munch, 1975).

Sự đa dạng trong cách giải thích về thuật ngữ verstehen của Weber
giúp chứng ta hiểu thêm vì sao ông có vai trò trung tâm trong lý thuyết
xã hội học. Lý giải thuật ngữ verstehen ở câp độ văn hoá sê tạo nên lý
thuyết ở phạm vi rộng lđn ( ví dụ, thuyết câu trúc chức năng) trong khi
giải thích thuật ngữ verstehen ở câp độ cá nhân lại thích hợp vđi lý
thuyết ở phạm vi nhỏ (ví dụ, thuyết tương tác biểu tượng).

28
( Háo trình Xã hội hoc về_gịớị

Cách giải thích nào đúng không phải là vấn đề đáng quan tâm, mà
vân c'ề quan trọng là ở chỗ đã có những cách giải thích khác nhau và
ảnh hưởng của nó đến các quan điểm lý thuyết. Với Weber, ổng tâp
trung vào những bôi cảnh văn hoá và cấu trúc xã hội của hành động,
và <điều này đưa chúng ta đốn sự nhìn nhận rằng versíehen là một công
cự đế phân tích cấp độ vĩ mô (Rit/cr, 2000: 113).

về khái niệm giải thích nguyên nhân (causality) cũng là một đặc
điểmtrong phương pháp luận của Weber. Theo ông, nguyên nhân đơn
giản :ó nghĩa là khả nãng một sự kiện sẽ kéo theo hoặc xảy ra cùng
với rrột sự kiện khác. Cũng theo Weber, các nhà nghiên cứu cần xem
xét CÍC nguyên nhân cũng như ý nghĩa của những biến đổi lịch sử, cho
dù vờ Weber có thể đưực hiểu đó là mô hình nguyên nhân một chiều
- trái ngược với phép biện chứng của Marx về mốì quan hệ nhân quả -
trong xã hội học của ông luôn luôn có sự hoà hợp về các mỏi quan hệ
tương tác giữa kinh tế, xã hội, chính trị, tôn giáo, phân tầng xã hội,.v.v..

5. Chức nãng và nhiệm vụ của xâ hội học

5.1. Các chức năng cơ bản của xã hội học

Theo các nhà xã hội học Mác xít, thì xã hội học có các chức năng
cổ hải sau đây:
5.1.1. Chức năng nhận thức: Chức năng này được thể hiện ở các
khúa cạnh chủ yếu như sau cung câp những tri thức khoa học về sự phát
triể n ;ủa xã hội và những quy luật của sự phát triển đó, vạch ra nguồn
gốc VI cơ ch ế của các quá trình phát triển đó.

57.2. Chức nđng thực tiễn: Chức năng này có mỏi liên quan trực
tiếp) v3i chức năng nhận thức của xã hội học. Khi nghiên cứu hiện trạng
của C1C quan hệ xã hội, xã hội học giúp cho con người có thể đặt những
qua n lệ xã hội của mình dưới sự kiểm soát của bản thân và điều hoà
các qian hệ đó cho phù hợp vđi yôu cầu khách quan của tiến bộ xã hội.

Một trong những điểm quan trọng của chức năng thực tiễn là việc
dự Ibáo xã hội dựa trcn cơ sở nhận thức sâu sắc các quy luật và xu
hưđ nị. phát triển xã hội.
29
Hoàng Bá Thịnh

Theo đó, tương ứng vđi dự báo xã hội dài hạn là chương trình, còn
tương ứng vđi dự báo xã hội ngắn hạn là kế hoạch (Viện Hàn lâm khoa
học Liên Xô, 1988:40-41).
5.1.3. Chức năng tư tưởng: Bên cạnh chức năng nhận thức khoa học
và chức năng thực tiễn thì xã hội học còn có chức năng quan trọng khác
là chức năng tư tưởng, được thể hiện ở việc trang bị thế giới quan khoa
học và phương pháp luận Mácxít, chủ nghĩa Mác - Lê Nin và tư tưíng
Hồ Chí Minh. Đổng thời, phát triển và hình thành tư duy khoa học, tạo
điều kiện hình thành thói quan phân tích, đánh giá trên quan điểm duy
và vật biện chứng đôi vđi các hiện tượng của đời sông xã hội.

5.2. Nhiệm vụ của xã hội học


Xã hội học có những nhiệm vụ chủ yếu như sau: Một là, xã hội học
có nhiệm vụ phân tích lý luận hoạt động nhận thức trong các công trình
nghiên cứu xã hội học và các công trình nghiên cứu xã hội khác, từ đó
xây dựng và phát triển lý luận và phương pháp luận nhận thức xã hội.
Hai là, nhiệm vụ nghiên cứu của xã hội học là xác định xem những nhu
cầu phát triển của xã hội nói chung của các giai cấp, tầng lớp xã hội
biểu hiện trong hành động xã hội của con người như thế nào. Ba là, xã
hội học có nhiệm vụ làm sáng tỏ xu hướng vận động của xã hội trong
tương lai gần cũng như ưong tương lai xa hơn, nói như V.I. Lê Nin
“không chỉ để giải thích quá khứ mà còn để dự kiến tương lai mội cách
mạnh dạn và thực hiện dự kiến ấy bằng một hành động dũng cảm...” 7.

6. Vốn đề giới trong xâ hộl học


Có cơ sỏ để nói rằng, giđi có thể được xem là một trong những
vân đề cơ bản trong nghiên cứu xã hội học bên cạnh các vân đổ cơ
bân khác như nghiên cứu về bâ't bình đẳng và phân tầng xã hội; về
phát triển xã hội, .v.v. Chứng ta có thể giải thích điều này qua một
vài dẫn chứng sau đây:

Thứ nhất, vấn đề giđi (hay vấn đề phụ nữ) đã được đề cập đến rất
sđm trong những công trình nghiên cứu của các nhà xã hội học nổi
tiếng - những người đặt nền móng cho sự phát triển khoa học xã hội

7 V I. Lê -nin, Toàn tập, tiếng Việt, NXB Tiến bộ, Matxcova, t.22; tr.88
_________________________________ ( ỉiáo trinh Xã hội học về giới

họe. Ví dụ như A. Comte, khi đồ cập đến trật tự xã hội vđi sự thiên vị
giới: “Trật tự có tổ chức được định tính bằng quyền giám sát toàn là
nam giới gồm các nhà công nghiệp, các linh mục và các nhà công nghệ
xã hội được xếp !à môt khả năng luôn tổn tại trong các giai đoạn trước
đó. Nó tổn tại phổ thông và bất biến trong các giai đoạn” (Korte,
1997:58). Khi đề cập đến gia đình như là một đơn vị cơ bản nhất, trước
tiên Comte phân tích cấu trúc của gia đình với sự phân công lao động
theo giới tính và sau đó phân tích mỗi quan hệ của cha mẹ (J. Turner
và CS, 1998: 27).

Thứ hai, khi bàn đến vân đề cơ bản của nghiên cứu xã hội học là
bất bình đẳng xã hội, thì sẽ không hoàn hảo khi thiếu vắng chủ đề bất
bình đẳng giđi bên cạnh bất bình đẳng giai cấp, dân tộc và chủng tộc.
Chẳng hạn như F. Tonnies mô tả bất bình đẳng xã hội giữa nam và nữ;
giữa uísản và công nhân. Đàn bà và công nhân trở nên khôn khổ trong
quá trình văn minh hoá thời hiện đại và điều đó đem lại hậu quả xã hội
tương ứng. Ông cũng mô tả vai trò, nhiệm vụ và địa vị của phụ nữ trong
cộng đồng một cách lý tưởng, đó là kiểu đàn bà điển hình với đặc trưng
nặng về tình cảm, rụt rè, có nhiều năng khiếu mỹ thuật...

H. Spencer khi phân tích các bước tiến hoá của xã hội, ông nhấn
mạnh rằng trong các xã hội phức hợp đơn giản, sự khác biệt về điều
hành và hoạt động của các câu trúc chỉ có thể quan sát được trong sự
phân công lao động theo giới trong các dòng họ; trong đó nam giới thực
hiện các hoạt động lãnh đạo, săn bán và chiến tranh còn phụ nữ đảm
nhận công việc gia đình. (J. Turner và cs, 1998: 59). Dòng họ, vđi
Spencer không chỉ là một “nhánh cơ bản” mà còn là một thiết chế đầu
tiên của con người. Chúng ta có thể thây quan điểm này khi ông phân
tích về các thiết chế xã hội. Theo ông, gia đình và đòng họ có chức
năng kiểm soát sự tái sản xuất liên quan đến sự kiểm soát hành vi tình
dục, phát triển và gắn bó bền vững giữa phụ nữ và nam giới và cung
cấp một môi trường an toàn cho việc nuôi dưỡng trẻ em.

Thứ ba, quan điểm về phát triển xã hội có thể được xem là một nội
dung quan trọng nhất của các nhà xã hội học đầu tiên. Khi bàn đến
quan điểm này, chúng ta thây các nhà xã hội học kinh điển thường đề
cập đến vấn đề phụ nữ. Người cha của xã hội học là A. Comte, trong

31
Hoàng Bá Thịnh

công trình Một cái nhìn khái quát về chủ nghĩa thực chúng, đã viết rằng
“ Tôi sẽ cho thây... học thuyết thực chứng đã được tính toán xuẩt sắc
như thế nào để nâng cao và điều tiết điều kiện xã hội của phụ nữ. Chỉ
từ khía cạnh phụ nữ thôi mà đời sống con người dầu được xem xét một
cách cá nhân hay tập thể, ta cũng có thể thật sự nắm được cái tổng thể.
Vì cái cơ sở duy nhất mà một chế độ dựa vào làm nền tảng thật sự bao
gồm mọi yêu cầu của cuộc sông có thể được hình thành nên, chính là
sự phụ thuộc vào quan niệm, dư luận từ tri thức đến xã hội, một sự lệ
thuộc mà chúng ta thây trực tiếp thể hiện ở loại tính cách của nữ giđi,
dầu xem xét từ các mốì quan hệ cá nhân hay xã hội”. “Tôi đã chứng
minh cho độc giả niềm tin là chủ nghĩa thực chứng phù hợp vđi xu
hưđng tự phát của quần chúng và phụ nữ hơn là Thiên Chúa giáo và do
đó xứng đáng hơn để tạo lập nên một lực lượng tinh thần. Cũng nên
nhận xét rằng điểm tựa khiến cho cả hai giai tầng này ủng hộ chính là
chủ nghĩa thực chứng...”.

“Xu hướng của học thuyết này lại là đề cao tính cách của cả hai
giai tầng này và đổng thời đem lại một sự ủng hộ rất mạnh mẽ cho mọi
nguyện vọng chính đáng của họ” (W. Kidd và cs, 2006 :21).

Thứ tư, giđi đã tác động đến thay đổi nhận thức không chỉ trong
lĩnh vực đào tạo mà cả trong lĩnh vực xuất bản, điều này thể hiện ở việc
đặt lại tên cho các công trình nghiên cứu hay triển khai những khoá học
mới mang tên “Các nghiên cứu về giđi” chứ không phải là “Những
nghiên cứu phụ nữ” , vđi sự thừa nhận rằng “Công trình nghiên cứu và
lý thuyết hoá việc bênh vực phụ nữ là khổng chỉ về phụ nữ hay cho
người phụ nữ mà phải bao gổm một sự phân tích phụ nữ trong mốĩ
tương quan với nam giđi và vân đề nữa là nếu định giải phóng phụ nữ
thì nam giđi cũng phải thay đổi” (W. Kidd và cs, 2006:51). Trong khi
đó, một số nhà xuẩt bản đã đổi tên danh mục của họ từ “Những nghiên
cứu phụ nữ” sang “Những nghiên cứu giới” .

Thứ năm, nghiên cứu giđi không chỉ có nghiên cứu về nữ giđi mà
cần có những nghiên cứu về nam giđi. Ví dụ, Sheider (1994) đã lập
luận rằng những ví dụ về giới tính và giới nam hiện nay là trọng tâm
đôi với lý thuyết xã hội. Còn D.Richardson và V. Robinson (1994) cũng
32
_________________________________ (Háo trình Xã hội học về giớii

ncu lcn rằng việc triển khai các công trình nghiên cứu về nam giđi thực
sự cổ cho phép nam giới tránh phải xem xét nghiêm túc những vấn đổ
mấu chối về nam giđi mà những người bénh vực phụ nữ đã nhấn mạnh”
(W.Kidd và cs, 2006:51 >.
Thứ sáu, khi nghiên cứu về bất hình đẳng và phân tầng xã hội, các nhà
xã hội học thường liên hệ và so sánh hất hình đẳng giới với bất bình đẳng
giai cấp, hay chủ nghĩa phân hiệt chủng tộc, như bảng sau đây:

Hảng I : Những điếm giống nhau giữa sự phân biệt đôi x ử giới
và chủ nghĩa phân biệt chủng tộc
Phu nữ Ngiíil da Om
Liên kết vời đặc điểm Đặc diểm giới tinh thứ cấp Mầu da sẫm
cá nhán dễ nhln thấy Phụ nữ có đẩu ốc thấp kém Người đa đen có đáu ốc
thấp kèm
Khẳng định sự thấp Phụ nữ vổ trách nhiệm, Ngưỡi da đen luôn ở vị trí
kém bẩm sinh khổng đáng tin vầ xúc cảm của minh
Khẳng định những ai "Vị trí phụ nữ lầ ở nhầ" Nguỡi da đen luồn hài
thất thế đểu đổng ý Tất cả phụ nữ thực sự rất lòng với cuộc sống hiện
với “vị trí thỉch hợp" thlch đối xử "giống như phụ có.
cùa mình trong xẫ hội nữ”

Rầo cản đối với cơ hội Phụ nữ không cán học vấn Nguỡi da đen khững cán
Gò bố trong "công việc nội học vấn.
trợ" Gò bố trong những "nghề
nghiệp của minh"
Chỉ trích nhũng ai không Phụ nữ khổng nỗn tham gia Nguỡi da đen khổng nên
an phận" chính trị tham gia chính trị
Phụ nữ tham vọng cô' gắng Nguỡỉ đa đen tham vọng
lầm cho giống nam giới cố làm cho giống nguỡi
da trắng
(Nguổn: trtch từ Helen M Hacker, "Women as a Minority group' , Social Forces, Vol 30,10/1951:
60-69; din theo J. Macionis, 2004 389)

Thứ bảy, kể từ khi khái niệm giới được A. Oakley đưa vào xã hội
học đầu những năm 1970, giđi không chỉ trở thành một chuyên ngành
của xã hội học mà chủ đề giđi còn hiện diện trong những nghiên cứu
xã hội học về các lĩnh vực của đời sống xã hội, không chỉ là nghiên cứu
thực nghiệm mà cả trong nghicn cứu ứng dụng và phát triển.

33
Hoàng Bá Thịnh

Tóm »ốt
Chương 1 giới thiệu khái quát về sự hình thành của xã hội hợc,
cùng vđi những nét cơ bản về tư tưởng của các nhà xã hội học đầu liên.
Tiếp đó, chương đề cập đến chủ đề giđi như một vấn đề cđ bản troíig
nghiên cứu xã hội học; như một sự đề dẫn cho những chương tiếp íh<eo
tìm hiểu xã hội học về giđi.

Câu hỏi ôn tộp


1. Phân tích các tiền đề cho sự ra đời của xã hội học như một khoa nọic?
2. Nhiệm vụ của xã hội học?
3. Những tư tưỏng cơ bản của các nhà xã hội học đầu tiên?
4. Giđi có phải là vấn đề c ơ bản trong nghiên cứu xã hội học?

Tàl liệu đọc thêm


1. Phạm Tất Dong, Lê Ngọc Hùng, Phạm Văn Quyết, Nguyễn Q»uý
Thanh và Hoàng Bá Thịnh (1997, 2001, 2006, 2008): Xã hội học,
NXB ĐHQG Hà Nội.
2. Hoàng Bá Thịnh (2001): vấn đề nghiên cứu giới trong xã hộihípc;
đề tài nghiên cứu cơ bản, Mã số’ CB.01.38 - ĐHQG Hà Nội.
3. Hoàng Bá Thịnh (2001): vấn đề giới trong xã hội học - Lý huyết
và thực tiễn; Tạp chí Nghiên cứu Khoa học về Phụ nữ; số’ 4.

34
Giáo trình Xã hôi hoc về giới

CHƯƠNG 2

KHÁI N IỆ M VÀ ĐỐI TƯỢNG N G H IÊ N cứu


Mục tiêu học tộp:
Phân biệt sự khác nhau giữa khái niệm giđi tính và giđi.
Nhận biết được ý nghĩa của sự khác biệt giới tính theo quan điểm
xã hội học.

Nắm được sđ lược lịch sử phát triển và nhiệm vụ của xã hội học
về giới.

Hiểu được đối tượng nghiên cứu xã hội học về giđi.

1. Khái niệm Giới tính (Sex) và Giới (Gender)


Khoảng ba thập kỷ trở lại đây, trong các tác phẩm khoa học xã hội
nói chung và xã hội học nói riêng, vân dể giới được đề cập đến khá
nhiều. Và cũng như những ngành khoa học khác mới xuẫt hiện, việc
xác định khái niệm công cụ cũng như phương pháp nghiên cứu của
khoa học giới đã thu hút sự quan tâm của nhiều học giả từ các ngành
khoa học khác nhau.
Trước hết, theo chúng tôi cần phân biệt khái niệm giđi và khái
niệm giđi tính. Bỏi vì cho đến nay, vẫn còn tình trạng “Nhiều người vẫn
còn gặp khó khăn khi phân biệt những khái niệm cơ bản như “giới”,
“giới tính”, “bình đẳng giới”... Bên cạnh đó, sự nhầm lẫn giữa các khái
niệm cũng khá phổ biến..”8, ví dụ trong một cuốn sách là kết quả

8 Dự án VIE 01- 015 -01 “ Giới trong chính sách công" uỷ ban Quốc gia vi sự tiến bộ của
Phụ nữ Việt Nam, Hà Nôi 2004, tr 24
35
Hoàng Bá Thịnh

nghiên cứu của đề tài độc lập cấp Nhà nưđc. Các tác giả đã quan niệm
rằng “Giới chính là cơ sở để xã hội phân biệt giữa người này vđi ngư^i
khác, giữa người da trắng hay người da màu; kẻ giàu hay người ngh^o
khổ; người già hay người trẻ”9. Theo chúng tôi, quan niệm này đã “tích
hợp” cả hai khía cạnh sinh học liên quan đến chủng tộc ( da trắng hay
người da màu) vđi khía cạnh xă hội khi đề cập đến phân tầng xã hội từ
góc độ mức sông( kẻ giàu hay người nghèo khổ) cộng thêm tiêu chí về
nhân khẩu học hay phân tầng theo độ tuổi (người già hay người trẻ).
Trang tiếp theo, các tác giả cuốn sách lại viết: uG.iới muôn nói ở
đây là giới cán bộ nam và giới cán bộ nữ, những sự giông và khác nhau
giữa họ về câu tạo cơ thể, chức năng sinh học và vai trò xã hội”. Đèn
đây, cách hiểu về giđi là sự “tích hợp” giữa giới tính (về câu tạo cơ thể,
chức năng sinh học) vđi giới ( vai trò xã hội) lại càng rõ. Đó là chưa kể,
cách diễn đạt “giới cán bộ nam và giới cán bộ nữ" có vẻ như lạc sang
hưđng phân tầng xã hội theo nghề nghiệp (theo đó, có giới công nhân,
giới trí thức, giđi doanh nhân, .vv..). Nếu theo cách hiểu đó chúng ta
thây trong xã hội có hàng chục giới, chứ không chỉ có hai giới nam và
nữ như khoa học giới đã xác định.
Trong một cuôn sách khác, một chuyên gia về sức khoẻ sinh sản
viết về giđi như sau: “Nội hàm đầu tiên của thuật ngữ Giđi là những
thuộc tính sinh lý để quy định một người là nam hay nữ (cơ quan sinh
dục, những hormon chủ yếu, khả năng sản xuất ra tinh trùng hay noãn,
khả năng sinh con). Giới cũng còn mang một nội hàm nữa là những
chuẩn mực và quan niệm liên quan đến phụ nữ và nam giới, những đặc
tính và hành vi theo kiểu nữ hay nam; cách hiểu này phản ánh và ảnh
hưởng đến vai trò, vị thế xã hội, kinh tế và quyền lực chính trị của phụ
nữ và nam giới trong xã hội”10. Quan niệm này cũng rơi vào tình huống
“2 trong 1 Và vđi cách hiểu như vậy thì chỉ cần một khái niệm giđi
đã bao hàm trong nó cả nội dung của khái niệm giới tính.
Bên cạnh sự hiểu chưa đúng về khái niệm, còn có cách sử dụng
khác nhau về thuật ngữ trong tạp chí chuyên ngành, sách xã hội học và

9 Nguyễn Đức Hạt (chủ biên): Nàng cao năng lực của cán bộ nữ trong hệ thống chíntì trị;
Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2007, tr. 41.
10 Dào Xuân Dũng (2006): Cha mẹ cẩn biết vể vị thành niên; NXB Lao động, Hà Nội , tr 327.
36
_________________ __________________Girío trình Xã hôi hoc về ỊỊỉúri

trớn các phưdng tiện truyền thông đại chúng. Chẳng hạn, các thuật ngữ
như: giới, giđi tính, giông, hoặc giông phái được các nhà chuyên môn
sử dụng không thông nhât, cho dù đều nhằm diễn đạt về thuật ngữ giới
tính (Sex) hay giới (Genđer).

/ ./ . Giới tính (Sex)


l l . l . Định nghĩa

Theo Ann Oakley, được xem là người đầu tiên đã đưa thuật ngữ
giới vào trong xã hội học những năm 1970, thì:

Giđi tính (sex): Nhắc đến những khác biệt sinh lý căn bản nhất
giữa đàn ông và đàn bà, khác biệt về cơ quan sinh dục và những khả
năng sính sản.11
Từ khái niệm nêu trên, tác giả đi đến phân biệt giđi tính (con trai
và con gái) được xác định về mặt gien, và có tính phổ quát rộng rãi;
còn phân biệt giới được dựa trên những đặc điểm về mặt văn hoá và
đề biến đổi.
Một số tác giả khác lại nhấn mạnh đến yếu tô' sinh học và gien
trong khi định nghĩa “giđi tính là những đặc điểm sinh học của phụ nữ
và nam giới được xác định bởi gien”. Luật bình đẳng giđi (2006) định
nghĩa “giđi tính chỉ các đặc điểm sinh học của nam, nữ” (2007:6)
Còn các nhà nhân học xã hội sử dụng thuật ngữ giới tính để chỉ
những đặc điểm nhận dạng bôn ngoài phần biệt một người nam vđi một
người nữ, cần thiết cho sự tái sản xuất sinh học của con người. Người
la chú ý đến hình thức của giới tính (tức là hình dạng của cơ quan sinh
dục bên ngoài và những đặc điểm giới tính khác có thể thây được như
bộ ngực đã phát triển ở nữ giđi). Mặt khác, các nhà khoa học còn phân
biệt nam nữ dựa trcn giđi tính sinh sản giao tử (sự hiện diện của buồng
trứng ở nữ giđi và tinh hoàn ở nam giới) và giới tính nhiễm sắc thể (hai
nhiễm sắc thể X ở nữ giđi, một nhiễm sắc thể X và một nhiễm sắc thể
Y ở nam giđi). Đồng thời, những nghiên cứu liên văn hoá đã cho thây
những chỉ Hổ crt thể vc sự khác biệt giđi tính không cho phép chúng ta

,1 Tony Bilton và những nguởi khác (1993): Nhẫp môn xã hội học, NXB Khoa học Xã hội;
Hà NỘI. tr 147.
37
Hoàng Bá Thinh

đoán trưđc được những vai trò mà nam giới hay phụ nữ sẽ đảm chận
trong một xã hội cụ thể nào đó. Do vậy các nhà nhân học xã hội phân
biệt giữa giđi tính và giới, vđi cách hiểu giđi là sản phẩm của văn hoá
liên quan đến những quan niệm và hành vi được xem là phù hỢf vđi
mỗi giới tính.

1.1.2. Những đặc điểm của giới tính sơ cấp và thứ cấp

Đặc điểm giđi tính sơ cấp - cơ quan sinh dục, dùng để sinh íản -
biểu hiện ở tinh hoàn (nam) và buồng trứng (nữ). Những sự khác biệl
nam - nữ bắt đầu hình thành vào tháng thứ hai của thai nhi, khi xuiẩt
hiện nhiễm sắc thể X (nữ) hoặc Y (nam). Mỗi bào thai gổm 23 cặp
nhiễm sắc thể - được xem là “mật mã sinh học” định hưđng sự phát
triển cơ thể con người- trong đó có một cặp nhiễm sắc thể xác định giiđi
tính, người mẹ luôn góp vào nhiễm sắc thể X, người cha góp vào nhiễm
sắc thể X hay Y, nếu người cha góp vào nhiễm sắc thể Y thì bào thai
sẽ có giđi tính nam (XY) còn nếu người cha góp vào nhiễm sắc thể X
thì bào thai sẽ có giđi tính nữ (X X). Điều này chẳng những giải híích
quá trình hình thành con trai hay con gái, mà còn cho thấy việc sink Cion
gái hay con trai là do người nam giới quyết định chứ không phải ồ nỗi
của những người vợ “không biết đ ẻ” như nhiều người vẫn lầm tưống.
Nói về sự khác biệt giđi tính giữa nam và nữ, Ann Oakley đã viiết
trong tác phẩm Giới tính, Giới và xã hội như sau:
“Âm vật của phụ nữ và dương vật của nam giđi biến đổi rhitều
về kích thưđc, và dạ dày, thực quản, tá tràng, kết tràng, gan, tim.nhiịp
tim, sự phân bô' cơ bắp và mỡ, thành phần hoá học của máu và ìưĩđc
dãi, trọng lượng và hình dạng của tuyến giáp cũng vậy. Đổi khimiức
độ khác biệt không chỉ là 50 hay 100 phần trăm mà gấp 10 hay 50
lần. Ví dạ như kích cỡ của buổng trứng bình thường có thể biến íộ'ng
từ 2 gram đến 10 gram. Nhịp tim bình thường của phái nam biến ỉộ'ng
từ 45 đến 105 lần đập mỗi phút, lượng máu tim bơm đẩy bình thíờíng
có thể sai biệt từ 3,16 lít đến 10,8 lít một phút...” (Warren Kicìd và
cộng sự, 2006: 224).

Khi dậy thì, những hoóc môn sẽ tạo nên những đặc điểm giđ tíính
thứ hai (thứ cấp, là những đặc điểm cơ thể khác biệt giữa nam 'à nừ
_____________________________ (ìiátì trình Xã hôi học về giới

khôrg liên quan trực tiếp với sinh sản) ỏ vào độ tuổi vị thành niên:
hônf, cặp vú, thân hình thon thả và tóc dài (vđi con gái) và gương mặt,
vỡ giọng và thân hình lực lưỡng, cơ bắp (vđi con trai). Tuy nhiên, hệ
thốn’ hoóc môn có ihể phát triển sai lệch, quá nhiều hoặc quá ít
hoót môn nam giới có thể tạo nên lưỡng tính (ái nam ái nữ).

rất nhiên, có một vài sự khác biệt về thể chất giữa hai giđi tính.
Trẻ cm trai thường có xu hướng nặng hơn trẻ em gái và có tim, phổi lớn
hơn rỏ em gái (Hutt, 1972). Khi 18 tuổi, phụ nữ có cơ bắp yếu hơn nam
giới choảng 50% (Prab, 1978). Trỏ em gái có xu hướng đi, nói và rụng
răng phát tiển xương trưđc bé trai, đồng thời trẻ em gái dậy thì sớm
hdn tẻ em trai 1-2 năm.

Hai nhà tâm lý học Elena E. Maccoby và Carol N. Jacklin (1974)


thực liên một khảo sát cơ bản vđi hơn 2000 cuốn sách và bài báo về
nhữnị khác biệt giới tính đã kết luận rằng có 4 điểm khác biệt chủ yếu
giữa các cô bé và các cậu bé:

1. Bắt đầu vào tuổi 11, các cô bé cho thấy khả năng nói tốt hơn các
A f /

cậu bí.

2 Các cậu bé có ưu thế hơn các cô bé vể các chức năng quan sát
khô nị. gian trong thời gian vị thành niên và thanh niên.

3 Vào khoảng 12-13 tuổi, con trai có năng lực toán hơn con gái.

4 Nam giđi hung hăng, hiếu chiến hơn nữ giới. (J. w . Vander
Zantdcn, 1990: 207).

Nghiên cứu cho thây có sự khác biệt vể giải phẫu học cơ thể của
phụ nỉ và nam giđi, như bảng dưới đây:

Bảng 2 : Khấc biệt về cấu tạo cơ thể nam vồ nữ (%)

llil Mill ti HI Ml If II Mil


Nữ 15 36 30 12 7
Narm 20 40 20 12... 8...........

(Nguóin: \ Neubert, 1991:15)

39
Hoàng Bá Thinh

Từ phương diện y học cho thây, dự trữ mỡ rất cần thiết đốì với khả
năng sinh sản của phụ nữ. Để có thể sinh sản bình thường, cơ thể nữ
phải có ít nhât 16% mỡ để duy trì các hormone thiết yếu. Trên cơ thể
phụ nữ, mỡ tích tụ chủ yếu ở đùi, mông, ngực, cánh tay và bụng, tạo
nên các đường cong thẩm mỹ của nữ giđi (M. Stoppard, 2006: 13)
Ngoài ra, nghiên cứu cũng cho thấy trọng lượng não của hai giđi
cũng khác nhau, nam giới có trọng lượng não lđn hơn nữ giới: Nữ: 1,3 kg;
Nam: 1,45 kg.
Một vài khác biệt có thể không phải do yếu tố sinh học, như các cậu bé
phát triển cơ bắp hơn trẻ em gái vì chúng được cổ vũ trở thành những lực sĩ
hơn so với các cô gái. Nếu các cô gái có hoạt động liên quan đến thể thao
nhiều hơn, thì sự khác biệt này có thể được xoá bỏ. Nam giới có tuổi thọ ngắn
hơn phụ nữ vì phải đối diện với chiến ưanh, tai nạn và những căng thẳng của
công việc trong một môi trường cạnh tranh. Khi các vai trò giới biến đổi,
những khác biệt này có thể biến đổi theo.
Một điều khác biệt rõ ràng giữa hai giới tính là phụ nữ có thai và
sinh con còn nam giđi thì không. Đàn ông và đàn bà còn khác nhau ở
hoocmôn, kích thưđc bộ não, các đặc điểm giđi tính thứ câp...

1.2. Giới (Gender)

1.2.1. Khái niệm Giới


Nếu như khái niệm giđi tính dễ có sự nhất trí khi xác định khái
niệm, thì vđi khái niệm giới s ố lượng định nghĩa phong phú hơn rất
nhiều. Sau đây là một vài ví dụ:
Một nữ giáo sư xã hội học định nghĩa giđi như sau: “Giới liên
quan đến sự học hỏi hành vi xã hội và những trổng đợi được tạo nên
vđi hai giđi tính. Trong khi “con trai” hay “con gái” là những yếu tổ'
sinh học thì việc trở thành một phụ nữ hay một nam giđi là một quá
trình văn hoá”12.
Nếu như định nghĩa trên nhân mạnh giđi là ”cấu trúc văn hoá - xã
hội” thì có một định nghĩa khác nhân mạnh đến môi quan hệ giữa phụ
nữ và nam giới:

'2 M L Andersen: Thinking about Women, tr. 20

40
(îiâo trinh Xä hôi hoc vè giâi

“Gidi là nhîïng khâc hiçt giiïa nfi gidi và nam gidti trong cùng hô
gia dinh, trong và giCfa câc nén vàn hoâ, là eau truc xâ hôi -vàn hoâ cô
the bien doi theo thcfi gian. Nhîïng khâc hiçt này dtïdc phân ânh trong
c â c vai trô, trâch nhiêm, khà nâng lié p can càc nguôn hic, nhîïng siic
cp, nhîïng 1A1 tien, câc nhu eau, nhân thiic và quan diém... diïdc thây
trong cà hai gidi. Do vây, giâi không (long nhât vâi phu nCtmà di/çfc xem
là ( à ni7 giâi và nam giâi cùng nhiïng moi quart hê tuang tâc cüa ho13.
binh dàng gidi dinh nghîa: ”Gidi chî dâc diém, vj tri, vai tro
lAiât
cüa nam và nff trong tât câ câc moi quan hê xâ hôi” (2007:6)
Vdi mot vài dan chiîng nêu trên vê dinh nghîa gidi cho phép chüng
ta hinh dung dutfc câch tiêp cân da dang cüa vân dé; và chûng ta cùng
nhân thây tùr nhîïng djnh nghîa nôi trên diém thô’ng nhât quan trong. Bd
là .siï nhât tri vê gidi nhiï mot sân pham cüa xâ hôi-vân hoâ.
E>é hiéu cd sd xâ hôi cüa gidi doi hôi phâi dât gidi trong mot bol
cânh xâ hôi eu thé. Tùf quan diém xâ hôi hoc, gidi là môt hê thông câu
trüc trong câc thiêt chê" xâ hôi, vdi hàm y ràng gidi diïdc gân lién vdi
cd câu xâ hôi. Dieu cân phâi nhân thâ’y Ôdây là: Gidi diïdc tao thành
không chi trong gia dînh hoàc trong quan hê giiïa câc câ nhân (mâc dau
nhîïng yêu tô" này là rât quan trong cüa câc quan hê gidi) mà con
trong câu truc cüa tât câ câc thiêt chê' xâ hôi chü yêu, bao gém
triïdng hoc, tôn giâo, kinh tê”và chinh tri. Nhîïng thiêt chê' này dinh
hiïdng cho tât câ chiîng ta nam gidi và phu nîï, nhîïng thành viên
trong môt xâ hôi eu thé.

Gidi do vây là môt thuât ngîï dé chi vai trô xâ hôi, hành vi lïng xüf
xâ hôi và nhîïng kÿ vong liên quan dên nam và nîï. Là m0t pham trù
xâ hôi, gidi cüng giông nhiïchüng tôc, tôc ngiïdi và dàng câ"p, trong môt
mtfc dô ldn, sê quyéft djnh cd hôi cuôc sông cüa con ngiïdi, xâc dinh vai
trô cüa chüng ta trong xâ hôi và trong nên kinh té". Tiï nhîïng phân tich
dô, chüng tôi di dên dinh nghîa vê gidi nhiïsau:
Khài niêm giâi không chi de câp den nam và nîtmà câ mô'i quan hê
giiïa nam và niï. Trong moi quan hê ay cô su phân biêt vê vai trô, trâch

'3 World Food Programme Gender Glossary, 1996; tr:26-27

41
Hoàng Bá Thịnh

nhiệm, hành vi hoặc sự mong đợi mà xã hội đã quy định cho mỗi giới.
Những quy định/mong đợi xã hội này phù hợp với các đặc điểm văn hoá,
chính trị, kinh tế, xã hội và tôn giáo; vì thế nó luôn biến đổi theo các
giai đoạn lịch sử và có khác biệt giữa các cộng đồng, xã hội.
1.2.2. Các đặc tính của giới
Theo các nhà nghiên cứu về giđi, thì khái niệm giđi có những dặc
tính sau đây:
a. Tính quan hệ: Nó có tính quan hệ vì nó không quy cho phụ nữ
hoặc nam giđi sông biệt lập, mà nói đến những mốì quan hệ giữa họ và
những quan hệ này được xây dựng có tính xã hội như thế nào.
b. Tính thứ bậc tôn ti: Nó có tính thứ bậc tôn ti bởi vì những sự khác
biệt được thiết lập giữa phụ nữ và nam giới, khác xa với tính trung lập,
có khuynh hướng quy giá trị và tầm quan trọng lđn hơn cho những đặc
tính và hoạt động gắn vđi cái gì mang nam tính và tạo ra những quan
hệ quyền lực không bình đẳng.
c. Tính lịch sử: Nó có tính lịch sử bởi vì nó được nuôi dưỡng bởi
những yếu tô' thay đổi theo thời gian và không gian, và rồi có thể được
điều chỉnh thông qua những can thiệp.
d. Bối cảnh cụ thể: Nó có tính đặc thù bối cảnh vì có những biến
đổi trong các quan hệ về giđi phụ thuộc vào các nhóm dân tộc, tầng
lđp, văn hoá... Bởi vậy, cần thừa nhận tính đa dạng trong khi phân tích
các quan hệ giđi.
e. Tính thiết chê: Nó được cấu trúc có tính thể chế bởi vì nó khổng
chỉ đề cập đến mốì quan hệ giữa nam và nữ ở mức độ cá nhân mà còn
ờ trong các thể chế xã hội như trường học hoặc các hệ thông y tế và
trong toàn bộ hệ thông xã hội được qui định bởi những giá trị, luật pháp,
tổn giáo...
f. Quan hệ giới có tính cá nhân và xã hội: Cá nhân là vì những vai
trò giới mà chúng ta có xác định rằng chúng ta là ai, chúng ta làm gì và
chúng ta nghĩ như thế nào về bản thân. Xã hội là vì những vai trò và
quan niệm giđi đã được duy trì và thúc đẩy bởi các thiết chế xã hội và
thách thức những quan niệm này, thách thức cách mà xã hội đã được tổ
chức như hiện nay (Nguồn: CGFED- AIDOS, 2001:28).

42
( Háo trình Xã hội học vé giới

1.2.3. Hiên biết về ỊỊÌỚi: những thuật rtỊỊữ và ý nghĩa


( ỉiới là một khái niệm licn quan đến một hệ thông của các vai trò
và các môi quan hệ giữa phụ nữ và nam giới được xác định không chỉ
OÜI sinn học mà còn bỏ 1 hỏi cảnh xả hội, chính trị, và kinh tế. Giđi tính
sinh học của một ai đó là một sản phẩm của tự nhiên, giới là được câu
tạo nên. Theo Naila Kabeer, giới có thể được hiểu là “quá trình mà
bằng cách đó các cá nhân được sinh ra trong những phạm trù sinh học
của đùn ông hoặc đàn bù trở thành những phạm trù xã hội về phụ nữ
hoặc nam g iớ i thông qua việc đạt được những phấm chất được xác định
bởi nam tính và nữ tính” (Kabeer, 1990:9), để thích nghi với một quan
điêrn giới “phùn biệt giữa cái gì là sinh học vù tự nhiên với cái gì là xã
hội và cấu trúc văn hoú...
Những đặc điểm giới tính được xác định trong dạ conÀử cung
(womb) vào thời kỳ mang thai. Bản sắc giđi liên quan thông qua thời
kỳ trẻ thơ và trong thời kỳ thanh niên. Câu trúc của các vai trò giới và
các quan hệ giđi là một quá trình bền vững. Cha mẹ, anh chị em, họ
hàng và bạn bè đều đóng một phần trong việc hình thành những hành
vi nhất định đôi với những cậu bé hay cô bé. Trường học đóng vai trò
chính thức, cũng như truyền thông và những thiết chế xã hội khác có
quan hệ mật thiết với gia đình để chuyển giao các giá trị, các mô hình
và các khuôn mẫu vai trò giới.
Gia đình thường được xem như là “ăngten” chủ yếu của các quan
hệ giđi. Nhưng phụ nữ và nam giđi còn gặp gỡ và tương tác với nhau
trong các văn phòng, doanh nghiệp, các tổ chức đoàn thể chính trị - xã
hội và mọi nơi đểu thâm đẫm vđi các quan điểm, các khả năng và điều
kiện được gán cho họ trên cơ sở giđi cùa họ, lặp lại và hình thành nên
những khuôn mẫu giới.
Nói về giới không chỉ có nghĩa rằng tất cả phụ nữ đều có khâ năng
như nhau. Nhưng phụ nữ có thể chia sẻ kinh nghiệm, sức mạnh và
những trở ngại đã gắn bó họ lại như là một nhóm và đem lại cho họ với
những nhu cầu và lợi ích chung.
Tóm lại, giới là một khái niệm, một điều kiện, một phạm trù và
một thành tố. Nhưng giới đồng thời cũng là một sự nhận thức hay quan

43
Hoảng Bá Thịnh

điểm, được thể hiện ở một sô" khái niệm, như thiên vị giới, mù gtđi,
trung tính giới và nhạy cảm giđi.

Thiên vị giới (Gender biased): Liên quan đến sự phân biệt đối xử,
nó “ sắp xếp từ sự loại trừ phụ nữ ra ngoài các chương trình phát triển
tđi sự phân biệt đốì xử về lương và bạo lực có hệ thông chống lại phụ
nữ” như Jodi Jacobson viết “sự phân phôi bất bình đẳng về các nguồn
lực, cho dù là lương thực, tín dụng, giáo dục, nghề nghiệp, thông tin
hoặc đào tạo’’(Jacobson, 1992:9).

Mù giới (Gender blind) : mô tả con người hoặc các chính sách bị


thất bại vì không xem giđi như là một yếu tô' quyết định chủ yếu về
những khẳ năng chọn lựa đôi vđi phụ nữ và nam giđi...

Nhạy câm giới (Gender sensitive): Mô tả một cách tiếp cận mà


những yếu tô' xác định có nguồn gốc trong sự phân công lao động và
quyền lực giữa phụ nữ và nam giới, việc sử đụng thông tin và ảnh
hưởng tđi sự phát hiện ai được và ai không được hưỏng lợi từ những ý
tưởng phát triển.

1.2.4 . Phụ nữ được sinh ra - Giới được tạo nên

Quá trình về câu trúc giđi trong thế giới ngày nay không chỉ giản
đrtn là một “quá trình về sự khác biệt giới, quá trình tạo ra “sự chia tách
nhưng bình đẳng” các vai trò giới cho phụ nữ và nam giới” như Dian
Elson và Ruth Pearson viết “Hơn nữa nó là một quá trình về sự phụ
thuộc của phụ nữ như là một giới” (Whitehead, 1979, được trích dẫn bỏi
Elson và Pearson, 1981:151).

Phân tích giđi làm sáng tỏ những điểm phức hợp trong quá trình
này. Trong khi những vân đề như sự phân công lao động, sự phân chia
quyền lực và mối liên hệ giữa các vai trò sản xuâ't và tái sẫn xuất của
phụ nữ đã là chủ đề quan tâm lâu nay của các học giả từ nhiều ngành
khoa học, giờ đây chúng chỉ được giđi thiệu như là những yếu tô" của sự
phân tích trong kế hoạch phát triển.

Trọng tâm của sự tranh luận này là sự công nhận rằng những khác
biệt sinh học giữa phụ nữ và nam giđi được sử dụng như là một sự minh

44
____ ____________________ _____ (iiáo trinh Xã hôiJioc_yề^UH

chứng đúng đắn cho sự phân hiệt đối xử chông lại phụ nữ. Khả năng
sinh học của phụ nữ đối với việc nuôi dạy con cái được đưa ra như một
lý do đổ xêp đặt cho các hoạt động của phụ nữ trong phạm vi gia đình,
đòi hỏi họ Jáp ứng đầy đủ những nhiệiri vụ cụ thể và xác định những
hoạt động nào họ thực hiện hên ngoài gia đình. Trong khi cả phụ nữ và
nam giới trở thành cha mẹ, phụ nữ phần lớn được xã hội xác định trong
các thuật ngữ, điều kiện và các vai trò như là người mẹ, thường không
đem xía đốn những khát vọng và nhu cầu của họ như là những cá nhân.
Hơn nữa, nhận thức phổ biên của phụ nữ như là “giđi tính yếu hơn” trái
ngược vđi bằng chứng rằng phụ nữ thực hiện mọi thứ nhiệm vụ như
nam giới.
Thực tế của sự khác biệt giđi tính được sử dụng như một cách
thức nhằm hạn chế sự độc lập của phụ nữ, các hoạt động kinh tế và
sự tiếp cận đôi vđi quyền lực chính trị. Các quan hệ xã hội mà được
phân chia theo giđi tính đem lại những cơ hội khác nhau đôi vđi phụ
nữ và nam giđi. Xã hội được cấu trúc iheo một cách mà phụ nữ đã
gặp, đối diện vđi những bất lợi ở khắp mọi nơi. Phụ nữ trên thế giđi
đang đối diện vđi những hạn chế vổ luật pháp, xã hội và văn hoá và
sự phán biệt đô'i xử, bị đẩy ra bên lề và phụ thuộc, cả ngâm ngầm và
công khai. Như Gertrude Mongella, tổng thư ký của Hội nghị Phụ nữ
thế giđi lần thứ 4 đã tuyên bô' “Những vấn đề của phụ nữ không khác
nhau từ nước này đến nưđc khác. Chúng chỉ khác nhau trong cường độ
mà thổi” (LHQ 1994:3).

Rất nhiều người hiện nay tin rằng các yếu tô' sinh học có ảnh
hưởng rất nhiểu trong việc định hình các vai trò giđi của phụ nữ và
nam giđi trong xã hội. Liên quan đến điều này, người ta thường tranh
luận rằng nam giđi khoẻ mạnh hơn nữ giđi do vậy phù hợp hơn vđi
những công việc đòi hỏi sức mạnh thể chất. Một số người cho rằng,
các yếu tô" sinh học liên quan vđi nhân cách và những khác biệt cơ
bản giữa hai giđi do vậy phụ nữ được xem là tình cảm hơn nam giđi
và có hành vi khát vọng nuôi dưỡng hoặc chăm sóc người khác.
Những phẩm chất này khiến nữ giđi phù help vđi các cổng việc như y
tá, giáo viên, và chăm sóc trẻ cm. (S. Garrett: 1987)

45
Hoàng Bá Thịnh

1.3. Sự phân biệt giới tính và giới - ý nghĩa


1.3.1. Sự phân biệt các đặc điểm giới tính và giới
Nhìn chung, khi phân biệt sự khác nhau giữa giđi tính và giđi, cắc
nhà khoa học thường chỉ ra những đặc điểm tương phản sau đây:

Bảng 3: Những đặc điểm của giới tính (sex) và giới (gender)

Gitfi tinh (sexl Gitfi (Bender)


- Đãc trưng sinh học * Dặc trưng xẫ hội
- Bấm sinh - Dạy và học mầ cố
- Đổng n h ít • Đa dạng
- Khổng thay đối - Có thể thay đối

Tuy nhiên, cũng cần nhận thấy cho dù có thể phân biệt sự khác
nhau giữa giới tính và giới qua những đặc điểm nêu trên, nhưng trong
đời thường và cả trong giđi khoa học, vẫn còn có sự nhận thức không
phân biệt hai khái niệm đó, và có quan niệm cho rằng hai khái niệm
trên có thể sử dụng thay thê' lẫn nhau. Bên cạnh đó, một sô' người sử
dụng từ “giới” đồng nghĩa vđi từ “phụ nữ” và nhân mạnh việc xác định
các chuẩn mực về giới tính nữ.
1.3.2. Ý nghĩa của những khác biệt giới tính sinh học
Các yếu tô' sinh học đã được sử dụng để giải thích sự khác nhau về
vai trò xã hội và hành vi xã hội của hai giới tính, và ở một vài trường
hợp, như là sự minh chứng cho sự đối xử khác nhau giữa nam và nữ. Ví
dụ, kích thước bộ não của phụ nữ nhỏ được sử dụng để giải thích cho
sự kém thông minh khi so sánh vđi nam giđi, và quan điểm này đã
được dùng để lý giải cho việc giải thích nam giđi phù hợp hơn và có cơ
hội tốt hơn trong giáo dục. Clarke (1873) được trích dẫn trong Best và
Birke (1980) xác định giáo dục khổng phải là mong muôn của phụ nữ
bởi vì như vậy nó sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng lực nuỏi dạy
con cái của họ, điều được xem là môt mục đích chính trong cuộc đời
của người phụ nữ.
Hoóc môn của nữ giđi cũng được sử dụng để giải thích về sự thiêu
thành đạt về trí tuệ và những hành vi “phi lý”. Dalton(1979) trong tác
phẩm của mình cũng trình bày cho thây hành vi của phụ nữ đươc quyết
định bởi sinh học khi cho rằng, trong thời gian hành kinh, khi hoóc mỏn
của phụ nữ giảm đi và họ đạt kết quả thấp hơn trong công việc khoa
học, và hay đánh con cái nhiều hơn những lúc khác, có hành vi phạm
( Háo trình Xã hôi hoe về giới

pháp, dỗ tự sát.. . Bà chứng minh rằng, phụ nữ thường gặp “sự căng
thẳng trước kinh nguyệt” với những triệu chứng trầm cảm, mệt mỏi.
Đây là thời điểm mà lình cảm không ổn đinh và phụ nữ ít có thể làm
được điều gì. Những người tranh luận về vấn đề này cho rằng sự khác
hiệt cơ bản giữa nam và nữ về sinh học được xem là cơ sở để loại trừ
phụ nữ khỏi một sỏ' công việc do tình cảm không ổn định của phụ nữ
khiến họ không có khả năng đôi diện với trách nhiệm và những áp lực
và sự căng thẳng.
Thực tế trong rất nhiều nền văn hóa, vấn đề kinh nguyệt của phụ
nữ đã được sử dụng để chứng minh cho việc loại bỏ phụ nữ khỏi các
hoạt động xã hội, và giông như những điều câm kỵ vẫn còn tồn tại
trong một số xã hội hiện nay. Trong một số’ các xã hội loài người thì
hiện tượng kinh nguyệt của phụ nữ đáng lo sợ hoặc được xem là nguy
hiểm, và được trông đợi để giữ thật kín về điểu này. Chỉ có rất ít xã hội
chấp nhận điều này, theo Best và Birke (1980) thì ở xã hội của người
Pygmies (Congo)' máu hành kinh của phụ nừ được tạo thành cuộc sông.
Đây là một ví dụ khác về cách thức mà sự khác biệt về sinh học được
sử dụng để hợp pháp hoá những khác biệt giữa hai giới tính.
Sự khác biệt giữa giđi tính và giđi phản ánh những quan điểm khác
nhau hoặc những giả định khác nhau về các nguyên nhân của hành vi.
Sử dụng thuật ngữ giới tính khẳng định rằng những đặc điểm của
một cá nhân là một phần quan trọng của nhân cách chàng trai hoặc cô
gái. Những khác biệt giđi tính trong hành vi giao tiếp là một phần thuộc
về bản chất của phụ nữ và nam giới, nhưng những khác biệt giđi có
nguồn gốc trong hệ thổng xã hội hờn là trong cá nhân con người
(Unger, 1990). Những hình thức giới tính sinh học là cơ sở cho một hệ
thớng phạm trù xã hội được biết đến như là giđi (Keashly, 1994). Sử
dụng thuật ngữ những khác biệt giới, do vậy, hàm ý rằng những hành
vi dó phản ánh những niềm tin và những mong đợi của xã hội. Do đó,
những hành vi có thể được lựa chọn, và cá nhân không thể khổng ứng
xử như xã hội mong đợi.
1.3.3. Những khác biệt giới tính trong lý thuyết xã hội học
Trong xã hội học, những khác biệt giới tính sinh học đã được sử
dụng để giải thích và hớp pháp hoá sự phân công lao động trong gia

47
Hoàng Bá Thịnh

đình và xã hội. Tiger và Fox (1972) tranh luận rằng, phụ nữ và nam giđi
có sự khác nhau về “những lập trình sinh học”, hoặc các lập trình được
dựa trên cơ sở gien, điều này khiến họ ứng xử trong những cách khác
nhau. Lập trình sinh học của nam giđi khiến cho đàn ông mạnh mẽ. tự
tin và thông trị trong khi lập trình sinh học của nữ giđi ảnh hưởng đến
việc phụ nữ có con và chăm sóc con cái. Vì thế lập trình sinh học giải
thích và chứng minh sự ưu thế của nam giđi trong việc ra các quyết định
và các chính sách xã hội, còn phụ nữ trội hơn trong việc chăm sóc con
cái. Lập trình sinh học mà nam và nữ có hiện nay là sự kế thừa từ tổ
tiên của họ, những người sông trong các xã hội săn bắn và hái lượm.
Lập trình sinh học của nam và nữ khổng phải là tuyệt đôi cố định, mà
chúng biến đổi rất chậm, và sự biến đổi không thể đem lại cái mà Tiger
và Fox hiểu như là những sự nỗ lực “phi tự nhiên” của giới này hay giđi
kia thách thức sự tồn tại của các vai trồ. Murdock (1949) trong một
nghiên cứu về 224 xã hội, phát hiện thấy rằng nam giđi chủ yếu chịu
trách nhiệm trong những nhiệm vụ đòi hỏi thể lực, như săn bắn và khai
thác mỏ (than, quặng...) và phụ nữ chịu trách nhiệm vể những nhiệm
vụ gia đình và chăm sóc trẻ em. Ông giải thích sự phân công lao động
này không phải bằng thuật ngữ về lập trình sinh học, trong đó sức mạnh
thể lực của nam giđi được dựa trên cơ sở của gien, và vai trò tái sinh
sản của phụ nữ. Những khác biệt sinh học này tạo thành một cđ sở thực
tiễn cho sự phân công lao động trong xã hội nói chung - một sự phân
công mà Murdock, giống như Tiger va Fox, đã xem như là toàn bộ “tự
nhiên” và tất cả khả năng xác định từ cả quan điểm của xã hội và quan
điểm cá nhân của phụ nữ và nam giđi.

Parsons (1955) chứng minh rằng: “Phụ nữ có một bản năng đối vđi
việc nuôi dưỡng, điều này là một kết quả về vai trò tái sinh sản của họ
được dựa trên cơ sỏ sinh học, và nó tạo cho họ phù hợp một cách lý
tưởng vđi một vai trò “tình cảm ” trong gia đình hạt nhân. Một vai
trò “tình cảm ” liên quan đến sự chăm sổc những nhu cầu thể châ't
và tình cảm của tất cả các thành viên gia đình, đặc biệt những đứa
trẻ còn phụ thuộc”.

Trong khi đó, sinh học của nam giới thích hợp vđi vai trò “cổng
cụ” trong gia đình, liên quan đến sự hỗ trợ, cung cấp kinh tế và liên hệ

48
__ ______________________ ( ỉiáo tnnh Xã hôi hữ£- ỵẾ SĨỬL

với thế giđi bên ngoài gia đình. Ncu một đứa trẻ được phát triển ổn
định khi trưỏng thành cổ khả năng thực hiện điều đó trong xã hội thì -
theo Parsons - nó phải được xã hội hoá trong một gia đình mà ở đó
những người trưởng thành thực hiện hai vai trò này. Một sự phân cổng
lao động trong gia đình, do vậy dược xem là quan trọng để đảm bảo sự
phát triển “bình thường”. Parsons cho rằng chức năng xã hội hoá của
gia đình là một yêu tô quan trọng trong việc duy trì về sự ổn định xã
hội, và không có một thiết chế xã hội nào có thể thực hiện chức năng
này tốt như gia đình. Trong những tác phẩm của các nhà tâm lý học như
Bowlby (1953) và Winnicott(1944) đều tranh luận rằng sự hiện diện
vĩnh hằng của một phụ nữ trong vai trò làm mẹ là một yếu tố quan
trọng trong việc tạo nên những thanh niên ổn định, không lơ là nhiệm
vụ, đã ủng hộ cho khái niệm về một sự phân công lao động trong gia
đình và trong xã hội nói chung. Bất cứ một hành động nào mà đem phụ
nữ ra khỏi gia đình và xa những con cái của họ đều ngấm ngầm bị lên
án là “ phản tự nhiên”.

Các nhà chính trị cũng như các nhà xã hội học có giđi thiệu một sự
phân công lao động trong gia đình và trong xã hội như là “tự nhiên” và
đáng mong muôn. Năm 1979, Patrick Jenkin, bộ trưởng thuộc đâng Bảo
thủ (Anh) đã phát biểu trong một chương trình của đài BBC có tên gọi
“Man Alive” rằng “Nếu Thượng đế có ý định cho tất cả chúng ta có
quyền bình đẳng để đi làm bên ngoài gia đình và ứng xử bình đẳng, bạn
biết Thượng đô' sẽ khổng tạo ra nam giới và phụ nữ....những cái này
thuộc về dữ kiện sinh học của cuộc sông, mà một đứa trẻ phải phụ
thuộc vào mẹ của chúng” (Garrett, 1987: 6).

Quan điểm cho rằng, bản năng làm mẹ được dựa trên cơ sở sinh
học là một quan điểm được định hình bởi nhiều “chuyên gia” trong lĩnh
vực chăm sóc trẻ em, như Spock, Leach và Jolly, tất cả họ đều khổng
tán thành về việc phụ nữ xuầl hiện mà lại không ứng xử theo cách đó.
Quan điểm này đồng thời cũng là của nhiều chuyên gia trong lĩnh vực
sức khoe, và đã cổ ảnh hưỏng mạnh đến luật phúc lợi xã hội được giới
thiệu ở Anh năm 1945.
49
Hoàng Bá Thjnh

Hunt (1975) phát hiện thấy rất nhiều người thuê lao động đã sử
dụng yếu tô' sinh học như một sự bào chữa, minh chứng cho sự đô'i xử
khác biệl giữa lao động nam và nữ. Bà đã khám phá ra rằng đa sô' phụ
nữ được xem như những lao động ít được mong muôn hơn nam giới bởi
vì người ta đã tin rằng phụ nữ thường đau ốm, bệnh tật và do vậy có
nhiều khả năng nghỉ làm hơn nam giđi, đổng thời họ cũng được xem
như là những người mẹ tương lai nên trong thời gian mang thai, sinh con
phải nghỉ việc. Đàn ông được xem là khoẻ mạnh hơn, có nhiều tham
vọng hơn và gắn bó vđi công việc hơn phụ nữ. Một ưu điểm của lao
động nữ, theo quan điểm của nhiều người sử dụng lao động trưđc đây
và có thể cả hiện nay, đó là “bản chất” dễ bảo, ngoan ngoãn của phụ
nữ. Phụ nữ được xem là ít có khả năng để hoạt động trong công nghiệp
và có thể đương đầu rất tốt vđi công việc buồn tẻ, đơn điệu, lặp lại.
Trong thực tế lao động, việc làm, quan điểm này vẫn còn hiện diện ở
nhiều lĩnh vực, ở các quốc gia vđi những mức độ khác nhau.

2. Phản ứng của các nhà nữ quyền


Các nhà nữ quyền đã phản ứng rất mạnh đối vđi những cách nhìn
về phụ nữ và nam giđi đã được miêu tả ỏ các phần trên. Họ cho rằng
“thuyết bản chất sinh học” hoặc tư tưỏng xem phụ nữ và nam giđi được
xác định bởi sinh học, là không đủ chứng cứ, và một tư tưởng như vậy
là có hại và nguy hiểm đốỉ vđi những lợi ích của phụ nữ và nam giđi
với tư cách là những cá nhân.
Các nhà nữ quyền đã thách thức nhận thức rằng nam và nữ là hai
phạm trù tách biệt, được phân biệt bởi sinh học. Oakley(1972,1981) đã
đem lại một sự giải thích toàn diện về công việc được thực hiện trong
lĩnh vực này. Bà khẳng định “đàn ông” và “đàn bà” phải được xem là
những phạm trù ở hai đầu đôi lập của một sự liên tục vđi sự trùng nhau
ở giữa. Có một sự khác biệt lđn trong các phẩm chẫt sinh học của phụ
nữ và nam giới, và những phẩm châ't như chiều cao, trọng lượng và sức
mạnh thể chất là không thể chỉ giới hạn trong một phạm trù. Một sổ cá
nhân, như nghiên cứu của Money và Ehrhardt(1972), được sinh ra vđi
cả những phẩm chất “nam giđi” và “nữ giới” như là cơ quan sinh sản

50
__ ________________________________ Cỉiáo trình Xã hội hoc về ịịuH

của fữ và bộ phận sinh dục của nam giđi. Những người này thường
được phẫu thuật và điều trị coocti/on (cortisone) để sắp đặt trở thành
“phụ nữ”.

ĩranh luận của Oaklcy cho rằng những khác biệt về hoocmôn giữa
n a m và nữ là không có ý nghĩa rõ ràng hoặc to lớn như thường vẫn giả
định Nam và nữ có sự giông nhau về hoocmôn hiện diện trong cơ thể
họ nhưng khác nhau về số lượng. Chức năng của hoocmôn giđi tính là
đ ể đím bảo cho cơ thể phát triển trong ranh giới về giới tính và trở nên
có khả năng tái sinh sản. Tuy nhiên, kết quả của hoocmỗn giđi tính nam
là testosterone khác nhau giữa những nam giới do đó không phải tất cả
namgiđi đều giông nhau về tóc, lông (hoocmôn này kích thích sự phát
triển của tóc, lông khi dậy thì).

Các nhà nữ quyền đặt câu hỏi về quan điểm về hành vi và khí chất
của phụ nữ đưực xác định bởi hoocmôn của họ. Họ không châp nhận
qu^rđicm cho rằng biến đổi hoocmôn được tạo nên khi có kinh nguyệt
là trích nhiệm đỗi vđi phụ nữ như là ứng xử tình cảm hơn, hoặc không
thể ilảm đưđng công việc trong thời gian này. Oakley bảo vệ rằng
khtôrg có nguồn gốc về sự liên hệ sinh hoá và biến đổi những điều
kiện tình cảm, cũng như sự thay đổi thể chât đi cùng với chu kỳ kinh
nginệt. Best và Birke(1980) tranh luận rằng, mặc dù đôi với nhiều phụ
nữ’ si biến đổi, thay đổi máu trong thời kỳ kinh nguyệt là đúng, nhưng
điều này không có nghĩa là những biến đổi này trực tiếp phụ thuộc vào
hotocmôn. Trong nhiều xã hội tồn tại những điều câm kỵ mạnh mẽ liên
qu ar đốn kinh nguyệt, cộng với trạng thái phòng ngừa vể sự khó chịu,
đỏ i »đi nhiều phụ nữ có thể đủ để tạo nôn những triệu chứng đã được
Dínlnn và những người khác lưu ý rằng nó có thể làm cho những triệu
chtứrg này tồi tệ hơn. Phụ nữ từ nhiều nền vãn hoá khác nói vể những
tri<ệi chứng khác nhau từ những gì được lưu ý bởi Dalton trong thời kỳ
truíổ; và trong kinh nguyệt, cho thấy rằng trải nghiệm về kinh nguyệt
là b ảnh hưởng bởi những giá trị văn hoá. Như những dữ liệu nghiên
cứ'u >au đây cho thây quan niệm văn hoá cổ tính “phân biệt đốì xử” với
phiụnữ trong thời kỳ kinh nguyệt:

51
Hoàng Bá Thịnh

Bảng 4: Quan niệm và hành vi liên quan đến kinh nguyệt

l|lti Mil till III Irfl

lllll lllll tấll 10 (MI

Rllli Mil ể lllliltll

Tiu «li til »tlilstn


R|fil Jill < lllllttil

TÌIIPIIMCỈII

lllltllliu
hlllltli
Jiitlei

Mlllci

3E s S3
1 96 95 96 58 85 61 79 57 33 84 95 42
2 88 69 48 82 93 33 34 53 58 40 41 7
3 67 20 7 19 14 37 22 26 5 3 61 7
4 98 97 94 94 98 91 91 90 88 86 90 54
5 16 18 2 58 61 21 11 14 36 16 68 5
6 1 79 75 1 2 27 2 3 3 3 6 0
7 42 8 3 7 2 18 72 20 47 44 72 10
8 55 49 56 2 2 39 7 16 12 7 24 0
9 58 58 55 65 70 61 53 51 68 50 62 57
10 42 44 40 34 23 42 52 38 58 39 48 71

(NgiỂn: Tinh % số ngutt đuọt khảo sát theo diếu fra cùa UNESCO, dẫn theo M. stoppard ; 2006 : 89)

Chú thích:
1. Kinh nguyệt là cần thiết cho phụ nữ
2. Kinh nguyệt là dơ bẩn
3. Kinh nguyệt giông như bị bệnh
4. Nên tránh giao hợp trong thời gian hành kinh
5. Nên tránh gội đầu trong thời gian hành kinh
6. Nên tránh nấu nưđng trong thời gian hành kinh
7. Nên tránh tắm trong thời gian hành kinh
8. Nên tránh viếng thăm bạn bè trong thời gian hành kinh
9. Cơ thể khó chịu trước hoặc trong khi hành kinh
10. Thay đổi tính khí trưđc hoặc trong thời gian hành kinh

Một nghiên cứu khác cho thấy: Con gái có kinh lần đầu phải ở
trong phòng tôi 9 ngày. Tháng thứ hai ỏ ít thời gian hơn và dần dà mỗi
tháng là 4 ngày tự xem mình là không được sạch sẽ. Chúng không được
vào bếp, không được đụng tới thức ăn của người khác, phải ăn và ngủ
riêng. Sau 4 ngày phải giặt giũ quần áo mình đã mặc cũng như tấm trải
52
Giáo trinh Xã hôi hoc về ỊỊÌíti

giườig. Nếu không cảm thây đổ là phân hiệt đôi xử, thì chúng có thể
thưỏig thức 4 ngày “nghỉ” (Nguồn: Phạm Đình Thái, 1998)

3. Dối tượng nghiên cứu củo Xõ hội học về gỉới


Cần phải nhân mạnh rằng xã hội học về giới là một chuyên ngành
của lã hội học, bởi vì cổ không ít người - ngay cả trong ngành xã hội
học, hay những người nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn - vẫn
còm ỉhầm lẫn hoặc đồng nhất nghiên cứu giới với xã hội học vể giới.
Mghiên cứu giới là một ngành học khoa học độc lập, cho dù nó ra
đời nuộn hớn xã hội học hàng thế kỷ. Xét về chỗ đứng trong khoa học
thì nó ngang hàng với xã hội học cũng như vđi các ngành khoa học xã
hội \à nhân văn khác, như sử học, văn học, kinh tế học .v.v. Trong khi
xã hói học về giới chỉ là một trong những chuyên ngành của xã hội học
mà nôi, và nó chỉ ngang hàng với các chuyên ngành xã hội học khác,
ví «dụnhư: xã hội học gia đình, xã hội học dân số, xã hội học đô thị, V.V..
Vì thế, khổng thể đồng nhất hai cái đó là một.
3ên cạnh đó, một sô" người thường sử dụng cách gọi tắt (có thể họ
doinç nhất hai lĩnh vực như trên, cũng có thể họ hiểu khác nhưng gọi tắt
cho £Ç>n) là môn Giđi, chẳng hạn Bộ môn Xã hội học Giới và Gia đình
trong Khoa Xã hội học - Trường Đại học KHXH và NV lại thường được
gọii H Bộ môn Giđi và Gia đình. Gọi như thế không đúng và gây nên
hiềulầm, bởi vì ngay Xã hội học Gia đình cũng không đồng nhâ't vđi
nghiín cứu gia đình (Family Studies), mà chì nghiên cứu gia đình từ góc
độ xí hội học mà thôi.
Chính vì vậy, để phân biệt nghiên cứu giđi và xã hội học vể giđi,
chiín¿ tôi thây cần giđi thiệu vài nét về hai lĩnh vực nghiên cứu khác
nhíau nhưng có mốì quan hệ vđi nhau này.

3.1. Sghiên cứu phụ nữ và nghiên cứu giới


Trong quá trình nghiên cứu phụ nữ, những người theo trường phái
này ¿ẵ đặt vấn đề phụ nữ vào trung tâm theo quan điểm phụ nữ trong
phát triển (WID). Và quan điểm này đã cho thây những hạn chê của
việ c ;hú trọng đến phụ nữ một cách tách hiệt vđi nam giới nên không
thấ y lết dược vân đề phụ nữ và các môi liên hệ của phụ nữ vđi xã hội,

53
Hoàng Bá Thịnh

do vậy các chương trình phát triển không đạt được hiệu quả như mong
đợi bởi chưa thu hút được sự quan tâm của nam giới. Vì thế, các nhà
nữ quyền và các nhà khoa học xã hội chuyển hưđng nghiên cứu về gtđi
và phát triển (GAD). Tại Hội nghị phụ nữ thế giđi lần thứ 4, tổ chức tại
Bắc Kinh (Trung Quốc, 1995) đã nhân mạnh vào giđi đã đem lại sự
tương phản nổi bật so vđi “phương pháp lấy phụ nữ làm trung tâm” hạn
hẹp hơn nhiều của Nairobi một thập kỷ ưưđc đó. Chúng ta có thể thấy
điều này qua xem xét vài nét về sự chuyển hướng từ phụ nữ trong phát
triển (WID) đến giới và phát triển (GAD).
3.1.1. Nghiên cứu phụ nữ (Women Studies)
Nghiên cứu phụ nữ: Như một lĩnh vực của nghiên cứu, tương đôi
mới, được thành lập vào cuối những năm 60 vào đầu những năm 70 để
điểu chỉnh lại sự thiếu chú ý vể phụ nữ ưong hầu hết các lĩnh vực hàn
lâm. Do ảnh hưởng của phong trào nữ quyền, các nhà khoa học trong
hầu hết các lĩnh vực đã bắt đầu suy nghĩ một cách nghiêm túc về phụ
nữ. Dù những năm trước, sự nghiên cứu về đời sống của phụ nữ và các
quan hệ giđi đã được cơ bản bắt đầu. Giờ đây nghiên cứu phụ nữ như
là một lĩnh vực nghiên cứu thịnh vượng. Nó đã phát triển như một khoa
học tư duy nghiêm túc về cuộc sông của phụ nữ, và làm như vậy đã
xem xét lại hiểu biết của họ về phụ nữ. Như chúng ta sẽ thấy quá trình
này thường xuyên đòi hỏi sự thách thức một số những giả định cơ sở
trong việc tạo thành kiến thức - cả trong những nhận thức bình dân và
những nghiên cứu hàn lâm.
Các nhà học giả đã phát hiện rằng, suy nghĩ về phụ nữ biến đổi
ra sao, chúng ta nghĩ như thế nào về lịch sử nhân loại và xã hội, và nó
trở lại sự hiểu biết các thiết chế xã hội ra sao. Suy nghĩ về phụ nữ cũng
liên quan mật thiết tđi các mẫu hình của các quan hệ giđi trong xã hội
đương thời. Đã từ lâu những hình mẫu này không được chú ý, nhưng
chúng vẫn ảnh hưởng đến chúng ta. Thường xuyên chúng ta coi những
mẫu hình này của cuộc sông hàng ngày là đương nhiên. Chúng là một
phần của thế giđi xã hội ở xung quanh chúng ta và nó ảnh hưởng đến
việc chúng ta là ai, chúng ta nghĩ gì, và những cơ hội và khả năng đốì
với chúng ta.
Nghiên cứu khoa học về phụ nữ cho chúng ta hiểu biết về những
gì mà phụ nữ trải qua, và làm thay đổi suy nghĩ của chúng ta về xã hội

54
__ _______________________ (Ìiátì trìn h Xã hội hoc vê giới

và những giả định mà các lĩnh vực hàn lâm khác nhau sử dụng đc hiểu
về xã hội và văn hoá.

Dịnh nghĩa: Nghiên cứu phu nữ là một môn khoa học muôn tìm
cách nghiên cứu việc tổ chức lại thế giới dựa trên cơ sở về sự bình đằng
giới trong quan hộ của con người. Đây là một môn học muôn phủ nhận
sự phân hiệt giữa các cá nhân và mucín tranh đấu để nêu cao việc thừa
nhận tính nhân văn nói chung của nam giới cũng như phụ nữ trên nền
tảng của luật pháp và phong tục.
Vì thố, nghiên cứu phu nữ không chỉ đơn thuần nghiên cứu về thân
phận phụ nữ trong đời sổng xã hội mà nó còn nghiên cứu về con người
theo cách nhìn của phụ nữ, theo quan điểm của phụ nữ và vì quyền lợi
của phụ nữ. Từ năm 1996 trở về trước, các nhà nữ quyền cho rằng
nghiên cứu về phụ nữ chỉ có nữ nghiên cứu mđi đúng còn nam giới
nghicn cứu khó có thể làm được vì bản thân họ đã có quan niệm gia
trưỏng nên nghiên cứu về phụ nữ sẽ “thiếu khách quan”. Nghiên cứu
phụ nữ nhằm mục đích:
Cung cấp thêm những tri thức mđi. Nó xuất phát từ quan điểm đật
phụ nữ vào trung tâm quá trình nghiên cứu.
Điều chỉnh hiểu biết, nhận thức còn thiên vị nam giđi; nhận thức
chưa đúng về phụ nữ.
Làm thay đổi nhận thức của cả nam và nữ: Trong đó nam giđi cần
nhận thức đúng về phu nữ và phu nữ cần nhận thức đúng hơn bản
thân mình về vị trí, vai trò của phụ nữ trong đời sông xã hội.
Giúp phụ nữ ý thức đưực vổ tư cách và quyền lợi của phụ nữ, từ đó
thay đổi những khát vọng của phụ nữ dựa trên lòng tin tạo cho
mình sự lựa chọn mđi trên đường đời của phụ nữ.
Làm biến đổi quan hệ giữa nam và nữ, tạo ra sự thân thiện và tôn
trọng đích thực thay cho sự áp bức giữa hai giới, đồng thời tạo cho
mọi người có ý thức đổi mới về tư cách con người. Từ đó xây đựng
tình yẽu, lòng nhân ái, công lý và nâng cao chất lượng cuộc sông.

Một câu hỏi đặt ra là: Tại sao phải nghiên cứu phụ nữ? Khi mà
hiện nay phụ nữ đã và đang phát triển đến mức các nhà tương lai học
dự báo “Thế kỷ XXI là the" kỷ của phụ nữ”. Người ta đã đồng ý là phụ

55
Hoàng Bá Thịnh

nữ có vai trò hết sức quan trọng, như “Phụ nữ chiếm 1/2 thế giới’ , một
lãnh tụ của Trung Quốc từng nói “Phụ nữ nâng nửa bầu trời”. Còr theo
Tổ chức nông lương thếgiđi (FAO) thì phụ nữ làm ra 1/2 lương thực của
toàn thế giđi: “Phụ nữ nuôi sống thế giới” và *Lúa gạo nuôi sống châu
Á và phụ nữ nuôi cả thế giới” (Rice feeds Asia and women feecs the
World)14.

Mặc dù nhân loại đã đạt được nhiểu tiến bộ trên con đường bình
đẳng giới, nhưng những sô' liệu của UNDP trong Báo cáo phát triền con
người (1995) cho thấy:
Phụ nữ làm hay đảm nhiệm 2/3 số lượng công việc của toàn thế g iới.
Phụ nữ làm việc nhiểu hơn nam giđi, đổng góp vào Ithế
giđi râ't nhiều.

Nhưng:
Phụ nữ chỉ hưỏng thụ bằng 1/10 tổng sản phẩm thế giđi.
Phụ nữ chiếm 70% trong sô' 1,3 tỷ người nghèo đói của thế g iđi,
đây chính là “phụ nữ hoá sự nghèo đói9.
2/3 số người mù chữ trên thế giới là phụ nữ và trẻ em gái.
Còn rất nhiều bất công thiệt thòi cho phụ nữ. Nghiên cứu piụ nữ
vì thế liên quan rất chặt chẽ tđi các mô hình (mẫu hình) quan hệ giđi
trong xã hội hiện nay. Những mô hình này tồn tại trong đời sônghiàng
ngày của chúng ta và chứng ta coi đó là đương nhiên. Và nhữnị nnẫu
hình đó trở thành một phần trong hành vi ứng xử. Nó ảnh hưởng (đến
chúng ta suy nghĩ như thế nào? Chúng ta là ai? Những cơ hội, ihiững
khả năng của mỗi người? .v.v.
3.1.2. Nghiên cứu giới

Là nghiên cứu nhằm vào mốì quan hệ xã hội giữa hai giđi mrm và
nữ. Những quan hệ này có thể là môì tương quan về mặt kinh ế„ về
quyền lực trong gia đình và ngoài xã hội. Đó cũng có thể là mô' qman
hệ hai giđi trong việc nắm bắt các cơ hội, tiếp cận các nguồn lựcvìà sử
dụng các thành quả đạt được. Nghiên cứu giới có một sô'đặc điển .«au:

14 FA0 (2004): Regional consultation on Gender Dimensions in Asian Rice Livelihood JysJtems
in the Changing Milieu of Technologies and Economy

56
Giáo trình Xã hôi hoc về gịới

Nghiên cứu các vân đề phụ nữ nhưng không đặt trọng tâm nghiên
cứu phụ nữ như phu nff học (nghiên cứu phụ nữ) đã làm.
Tập trung vào mỗi liên hộ giữa nam và nữ, tức là hành vi xã hội
của cả hai giới được coi là dôi iưựng nghiên cứu cơ bân.
Những khác nhau về mặt kinh tế, xã hội, vãn hoá và chính trị giữa
nam và nữ được nghiên cứu giới xem xét trên quan điểm không
phải khi nào cũng có nghĩa là những quan hệ bất bình đẳng (đây
là một đặc điểrp cần lưu ý trong khi nghiên cứu giđi).
Mục tiêu của nghicn cứu giới nhằm xây dựng mối quan hệ giới
mang tính nhân văn và có trách nhiệm giữa hai giới nam và nữ.
Nhiều nhà nghiên cứu thuộc các chuyên ngành khác nhau, kể cả
ngành pháp lý khi nghiên cứu giới, đã thông nhất những vân đề cơ bản.
Đó là:
Tập trung nghiên cứu khía cạnh xã hội (gender) hơn là khía cạnh
sinh học (sex), dẫu rằng sinh học không tách rời xã hội.
Giđi (gender) là nhân tô' mang tính xã hội và thay đổi theo từng
thời kỳ lịch sử.
Hệ thông giới là quan hệ không cân xứng, theo thứ bậc quan hệ
quyền lực - giữa hai giđi.
Quan điểm toàn diện: Đời sông của mỗi cá nhân phải được xem
xét trong tổng thể. Ví dụ, trong hoạt động công tác và đời sống gia
đình phải được xem xét tổng thể đôi vđi cả hai giđi.
Môi quan hệ: Có một mô'i quan hệ giữa tổ chức công việc của nam
giđi và tổ chức công việc của nữ giđi, xét cả ở tầm vi mô và vĩ
mô. Nếu đa sô" phụ nữ chiếm vị trí thấp hơn trong xã hội thì nó sẽ
tạo nên khuynh hưđng nam giới chiếm vị trí cao hơn.
Khoa học không thể trung tính về giới, mà khoa học luôn được đặc
trứng bởi cơ câu xã hội giđi riêng biệt của xã hội được nghiên cứu.
Cần nhận thấy rằng, đề cập đến giới là nói đến môi quan hệ của
cả hai giđi nam và nữ, chứ không phải chỉ một trong hai giđi. Trong xã
hội, giđi này là một phần khổng thể thiếu được của giđi kia . Và cũng
không nên hiểu “Giđi nghĩa là phụ nữ” như nhiều người vẫn quan
niệm. Giới không bao giờ là vấn đề riêng của phụ nữ. Giới xét về khía
cạnh xã hội là môi quan hệ giữa đàn ổng và đàn bà, giữa nam tính vù

57
Hoàng Bá Thịnh

nữ tính, trong đó, thành tô' này luôn là điều kiện cho thành tô' kia. Do
quan hệ giới được tạo nên bởi quan hệ quyền lực giữa nam và nữ, nên
nam giđi cũng có vai trò lđn trong quan hệ này, nhằm tạo được một môi
quan hệ giđi (về mặt xã hội) thực sự tốt đẹp (Tổ chức SIDA - Thuỵ
Điển: Phân tích giới ở Việt Nam).

Những cách tiếp cận đôi vđi các vân đề liên quan đến phụ nữ ở các
nưđc đang phát triển đã trở thành mốì quan tâm đến giđi và những môi
quan hệ giđi được hình thành về mặt xã hội. v ề điều này, Whitehead
đã lưu ý rằng “Sự chú trọng đến giđi chứ không phải là phụ nữ làm nảy
sinh sự cần thiết phải nghiên cứu không chỉ một đôi tượng phụ nữ (vì
họ chỉ là một nửa vấn đề), mà còn phải nghiên cứu cả môi quan hệ giữa
phụ nữ và nam giđi với cách thức các môi quan hệ đó được hình .hành
trong xã hội. Phụ nữ và nam giđi đóng những vai trò khác nhau trong
xã hội, với những đặc diểm giới khác nhau do các yếu tô' về tư ưỏng,
lịch sử, tôn giáo, dân tộc, kinh tế và văn hoá quy định”(C. Moser,
1996:5).
3.1.3. Nghiên cứu và đào tạo giới ở Việt Nam
Trên thế giđi, hơn ba thập kỷ qua giới và phát triển là một tgành
khoa học được đào tạo trong các trường đại học vđi chương trìih cử
nhân, thạc sĩ. Hầu hết các nưđc phát triển đều có chương trình đèo tạo
này. Còn ở Việt Nam, khoảng hai thập kỷ qua, vấn đề giđi đã và đang
trở nên quen thuộc không chỉ trong giới hàn lâm mà cả trong đời sổng
xã hội, trong khi nghiên cứu phụ nữ được bắt đầu sđm hơn từ thững
năm 1970 và được khởi đầu vđi tác phẩm Phụ nữ Việt Nam qua cá' thời
đại của PGS. Lê Thị Nhâm Tuyết (1973, 1975), cuốn sách nàyđược
xuâ't bản sang các tiếng Anh, Trung Quốc, Nga và hiện nay Trường Đại
học Tôkyô đang có kế hoạch dịch và xuất bẳn sang tiếng Nhật. Ktoảng
một thập kỷ sau đó, nghiên cứu giới được quan tâm nhưng cũng phải
đến những năm 1990 thì giđi mđi trở thành một môn học chính thức
trong trường đại học, được giảng dạy đầu tiên tại Khoa Xã hộ học,
Trường Đại học KHXH và NV (1993) với môn học Xã hội học vé Giđi
(4 đơn vị học trình cho đào tạo cử nhân và 3 đơn vị học trình đôi V(ỉi cao
học). Sau đó, tại Trường Đại học Mở bán cổng - Tp Hồ Chí Minh,
chuyẽn ngành Phụ nữ học thuộc Khoa Xã hội học được hình hành

58
_________________________ Giáo trình Xã hội hoc về giới

(19'M), sinh viên năm cuồi có thổ chọn chuyên ngành Xã hội học hoặc
chuyên ngành Phụ nữ học (với 5 món học: Giđi và phát triển, Phân tích
Giới; Lịch sử phong trào phụ nữ thố giới. Lịch sử phong trào phu nữ
Việt Nam, và Phụ nữ trong văn nọc;, nhưng bằng tòt nghiệp vẫn ià cử
nhân Xã hội học. Cùng thời gian này, một sô khoa Xã hội học thuộc
một vài trường đại học cũng đưa môn này vào chướng trình đào tạo với
các tên gọi khác nhau( Xã hội học về Giđi, Khoa học Giđi...). Ví dụ như,
Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh (nay là Học viện Chính trị -
Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh) năm 1998 đưa giới thành một
chuyênđề với 10 tiết học Giới và phái triển, đến năm 2004 trong chưđng
irình cao học ngành Chủ nghĩa xã hội hoa học có môn Khoa học Giới với
dung lượng 45 tiết. Trường Cán bộ phụ nữ Trung ương nhiều năm qua
cũng đã giới thiệu một sô"chuyên đề về giới cho nhiều khoá đào tạo dành
cho cán hộ Hội phu nữ từ Trung ương đến địa phương với những loại hình
đào tạo khác nhau.
Cũng cần đề cập đến vai trò của các tổ chức phi chính phủ trong
ni/đe và quốc tế trong việc thúc đẩy hoạt động đào tạo và nghiên cứu
giới ở Việt Nam, với những nghiên cứu đa lĩnh vực và mở các khoá tập
huân ngắn hạn về giới, trong đó Trung tâm Nghiên cứu Giới, Gia đình
và Môi trường trong phát triển (CGFED) thành lập tháng 5/1993, được
xem là tổ chức phi chính phủ trong nưđc đầu tiên của Việt Nam nghiên
cứu và đào tạo các khoá tập huấn về các vấn đề liôn quan đến giới và
phát triển.
Đốn nay, giới là một lĩnh vực quan trọng không thể thiếu trong các
hoạt động đào tạo (với các loại hình đào tạo và câp độ đào tạo khác
nhau) và nghiên cứu (nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu ứng dụng - triển
khai). Mức độ phổ biến của vân đề phụ nữ hay vân đề giới không chỉ
thể hiện trong việc lồng ghép giới vđi các chính sách công, mà còn thể
hiện ổ các chủ đề được đề cập trên các phương tiện truyền thông đại
chiíng, trong các tác phẩm văn học, nghệ thuật.

3.2. Xã hội học Giới


3.2.1. Lược sử hình thành xã hội học giới
Mặc dù thuật ngữ giới mãi đến những năm 1970 mđi chính thức
xuất hiện trong xã hội học, qua các tác phẩm của nhà xã hội học nữ

59
Hoàng Bá Thinh

người Anh tên là Ann Oakley, với các tác phẩm: Giới tính, giới và xã
hội (1972) Xã hội học về công việc nội trợ (1974); Người vợ nội trợ
(1974) nhưng các quan điểm, tư tưởng về phụ nữ trong các công trình
nghiên cứu xã hội học đã có từ rết sđm trong quá trình hình thành và
phát triển của xã hội học.
Trong các cuốn sách xã hội học về giđi, hoặc các tác phẩm viết vé
giới từ quan điểm xã hội học mà chúng tôi có điều kiện tiếp cận, thì
chưa thấy đề cập đến lược sử của chuyên ngành xã hội học vể giđi.
Với 15 năm nghiên cứu, giảng dạy về giới, chúng tôi mạnh dạn phân
chia các giai đoạn phát triển của xã hội học về giới như sau:

Giai đoạn thứ nhất: Nửa sau thế kỷ XIX đến những nửa đầu của
K.Marx thế kỷ X X , vđi những tác phẩm xã hội học của K.Marx và
F.Engels (Tuyên ngôn Đảng cộng sản (1848), Bộ Tư bản (1867);
Nguồn gốc của gia đình, của c h ế độ tư hữu và của nhà nước (1884),
Tinh cảnh giai cấp công nhân Anh (1845). Giai đoạn này cũng cần kể
đến một vài tên tuổi của các nhà xã hội học nữ nổi tiếng, như Jane
Addams (1860 -1 9 3 5 ) “được xem là nhà xã hội học nữ vĩ đại nhất
trong thời kỳ của bà” (file://E:/ Addams, Jane, htm) vđi các tác phẩm
như: Dân chủ và đạo đức xã hội (1907); Tinh thần của thanh niên và
những đường phô'đô thị (1919),.v.v.
Giai đoạn thứ hai: Từ sau Chiến tranh thế giđi thứ hai đến những
năiti cuối của thập kỷ 60 được đánh dâu bằng tác phẩm nổi tiếng “Giới
tính thứ hai” của Simone de Beauvoir. Đây là một tác phẩm mà khi
xuất hiện (năm 1949) đã khuấy động người dân nưđc Pháp, đặc biột là
giới đàn ông Pháp và gây nên sự phẫn nộ trong thế giđi đàn ông.
A. Camus cho rằng cuốn sách này là một sự “sỉ nhục đôi với giới đàn
ông La tinh” và chê trách tác giả “đã biến đàn ông nước Pháp thành trò
cười”. Trong khi trên báo chí đăng tải các bài viết ca ngợi và khẳng
định tầm quan trọng của tác phẩm “Giới tính thứ hai”, trong Bách khoa
về phụ nữ, F. J.J Buytendijk có viết: “Cuốn sách này là cuốn sách quan
trọng nhất trong những cuốn sách viết về phụ nữ, có cái gì đó hơn là sự
miêu tả khoa học về tính cách phụ nữ... hơn là tuyển tập các học thuyết
đề cập đến bản châ't của người phụ nữ...”. Còn Alice Schawarzer, nhà
văn nữ quyền đã viết: “Trong sự tốĩ tăm của những năm 50 và 60, trước

60
------------— ---------------------------------------— -------------------- -— .......... .....—
( ìiáo trình Xã hội học về viới
------------------------- ------- ---------- ________________________________________________________ É----------- J --------------------- £ 3 _________

ngày bùng nổ của phong trào phụ nữ mới. Giđi thứ hai được xem như
một cẩm nang bí mật mà chị cm phụ nữ chúng tôi đã dùng để tuyên truyền
cho nhau trong các thông điệp...” ( dẫn theo Bùi Thị Tỉnh, 2007: 57)
{¡¡di đoạn này cũng có những tác phẩm gắn liền với làn sóng nữ
quyền thứ hai như cuôn sách “Huyền thoại nữ tính” (Feminine Mystique,
1963) của Betty Friedan. Thời kỳ này, trong xã hội học xuất hiện những
công Irình nghiên cứu với chủ đề giới, điển hình là nghiên cứu của T.
Parsons và Bales về vai trò của người phụ nữ trong gia đình (1955). Bên
cạnh đó là một sô tác phẩm gây được sự chú ý của giới khoa học xã hội
nói chung và xã hội học nói riêng của một sô nhà xã hội học nữ quyền,
điển hình là Jessie Bernard với các tác phẩm như: Sự tái hôn, một
nghiên cứu về hôn nhân (1957); Phụ nữ hàn lâm (1964); Trò chơi tình
dục: Sự giao tiếp giữa hai giới tính (1968) (G. Ritzer, 2000:458).

(Hai đoạn thứ ba, đánh dâu bằng tác phẩm “Giới tính, giới và xã
hội" của Ann Oakley (1972), đây là tác phẩm “ rõ rệt đầu tiên về xã
hội học đầu tiên theo quan điểm ủng hộ nam - nữ bình quyền”
(Warrenkidd và cộng sự, 2006:223). Ann Oakley đã phản bác những
luận điểm thường được khẳng định rằng vai trò xã hội của người phụ
nữ có liên quan đến khả năng nuôi con. Bà chứng minh rằng phụ nữ
trong xã hội phương Tây chỉ dành trung bình 3% cuộc đời cho việc trực
tiếp nuôi dạy con cái mà thôi.

Một thập kỷ sau, vân đề nghiên cứu giới trong xã hội học trở nên
rất phổ biến, đến mức “Trong xã hội học, xã hội học về giới tính và
giđi là lĩnh vực nghiổn cứu rộng lớn nhất”( M. L. Andersen, 1997:ix).
Tiêp cận giđi từ quan điểm xã hội học, có vai trò hết sức quan trọng
“Quan điểm xã hội học là đặc biệt quan trọng đôi vđi nghiên cứu phụ
nữ hổi vì nó đặt kinh nghiệm của cá nhân trong bối cảnh của các thiết
chế xã hội” ( M. L. Andersen, I997:ix). Vào những năm 1980, các tác
phẩm có tiếng vang trong giới xã hội học đề cập đến vân đề phụ nữ,
vân đề giới cần được nhắc đến, như các cuốn sách của J. Bernard:
Tương lai của hôn nhân (1972) Tương lai của chức năng làm mẹ (1974);
Phụ nữ, những người vợ, những người mẹ: Các giá trị và sự lựa chọn
(1975); Thế giới phụ nữ (1980) và Thế giới phụ nữ từ một quan điểm

61
Hoàng Bá Thinh

toàn cầu (1987) (G. Ritzer, 2000: 458). Thời gian này, trong lĩnh vực
đào tạo đã có nhiều cuốn giáo trình, tài liệu tham khảo như : Hướng đến
một xã hội học về phụ nữ (C. Safilios- Rothschild, 1972); Xã hội học về
giới (Davidson và L. Kramer Gordon, 1979), Một Xã hội học về phụ nữ
(J. c. Olleburger và H. A. Moor, 1979)v.v... Sự phát triển này, như các
nhà xã hội học nữ quyền đã tranh luận rằng “Cuộc sông và kinh
nghiệm của phụ nữ là trung tâm đôi với nghiên cứu xã hội học”
(A. Giddens và cộng sự, 2005: 20). Việc hình thành chủ nghĩa nữ quyền
và thuyết xã hội học nữ quyền trong lý thuyết xã hội học hiện đại đã
tạo nên một sự biến đổi mạnh không ngờ. Đến mức, nhà xã hội học nổi
tiếng A. Giddens đã nhận xét rằng: “Sự thành công của chủ nghĩa nữ
quyền trong xã hội học đòi hỏi một sự thay đổi nền tảng trong tiếp cận
khoa học”(A. Giddens và cộng sự, 2005: 20).
Kể từ đó đến nay, vđi gần nửa thế kỷ phát triển, xã hội học vé
giới đã thành môn học chuyên ngành có mặt trong hầu hết các trường
đại học trên thế giđi. Đội ngũ các nhà xã hội học nghiên cứu giới ngày
càng đông, bên cạnh những nhà khoa học xã hội quan tâm nghiên cứu
về giới, về phụ nữ từ góc độ liên ngành. Nhiều công trình nghiên cứu
về giới từ quan điểm của xã hội học đã được công bô'.

3.2.2. Đôi tượng nghiên cứu


Cũng giông như nghiên cứu giđi, xã hội học giđi nghiên cứu mô'i
quan hệ giữa nam và nữ nhưng nó chú ý tđi quá trình học hỏi và thực
hiện các vai trò của giđi trong các bốì cảnh kinh tế, văn hoá, xã hội
khác nhau.
Xã hội học giới, nói chính xác hơn, là nghiên cứu cấu trúc xã hội
về các vai trỏ, các quan hệ và những bản sắc của nam giới và phụ nữ
(Acker, 1992 dẫn theo G. Ritzer 1996: 310, 2000:450)
Quan niệm sau đây cho thấy những vân đề mà xã hội học quan tâm
khi nghiên cứu giới: “Khỏi đầu của vân đề giới là tổng số hình mẫu của
các quan hệ giđi, những chuẩn mực trông đợi các quan hệ tương tác cá
nhân, những khác biệt về sự sắp xếp thứ bậc nam - nữ trong các trật tự
về xã hội, kinh tế và chính trị. Đây là điều mà các nhà xã hội học quan
tâm, và nó cũng là cái mà họ diễn đạt bởi cấu trúc xã hội của các quan
hệ giđi trong xã hội” (M. Andersen; 1997).
( ìiáọ trịnh Xã hôi hoc yg gi&i

Định nghĩa trcn đã cho tháy đối tượng nghiên cứu của Xã hội học
(ỉiới lù “nghiên cứu môi quan hệ Ịịiđa nam và nữ nhưng nó chú ý tới
quá trình học hỏi vù thực hiện các vui trờ của giới trong các bôi cảnh
kinh tế, văn hoú, xã hội khát nhau". Trong quá trình nghiên cứu giới
trong xã hội học, các nhà khoa học cô" gắng làm sáng tỏ cấu trúc xã
hội của giđi và từ quan điểm xã hội học chứng minh giđi là sản phẩm
của xã hội.

Xã hội học giới xác định những cách thức trong đó những khác biệt
thể chất giữa phụ nữ và nam giới là kết quả của của văn hoá và câu
trúc xã hội. Những khác biệt xã hội và văn hoá này được cụ thể hơn vì:
1) Phụ nữ được gán cho những phẩm chất nữ tính và bản sắc giđi thông
qua xã hội hoá; 2) Phụ nữ thường tách biệt vđi các hoạt động xã hội
trong các xã hội công nghiệp do họ bị hạ thâ'p vì những công việc
riêng của gia đình; 3) Phụ nữ được phân công vào những hoạt động
sản xuât giản đơn và kém giá trị; và 4) Phụ nữ là chủ thể của hệ tư
tưđng trong đó xác định phụ nữ là yếu đuổi, tình cảm và phụ thuộc
vào nam giđi.
Có hai tranh luận chủ yếu trong xã hội học giới. Thứ nhất, thể hiện
vấn đề giới như là một khía cạnh tách biệt và độc lập của phân tầng xã
hội và phân công lao động xã hội. Thứ hai, những tranh luận quan tâm
đến sự thích hợp của các quan điểm lý thuyết để phân tích về những khác
biệt giới và phân công xã hội (N. Abercrombie và cộng sự; 1988 :235).

3.2.3. Nhiệm vụ nghiên cứu xã hội học giới


Xã hội học giới có những nhiệm vụ nghiên cứu chủ yếu sau đây:
3.2.3.1. Nghiên cứu lý luận
Là một chuyên ngành khoa học, xã hội học giới cũng như các
chuyên ngành xã hội học khác có nhiệm vụ nghiên cứu lý luận, để xây
dựng nên những khái niệm, hình thành nên những lý thuyết. Đây có thể
xem là một trong những nhiệm vụ quan trọng của xã hội học giđi, bởi
vì theo quan điểm về phướng pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin,
nếu thiếu sự dẫn dắt của lý luận thì các hoạt động thực tiễn sẽ gặp
nhiều khó khăn “Không có lý luận cách mạng thì không có phong trào
cách mạng”. Thêm nữa, một ngành khoa học không thể thiêu vắng lý
63
Hoàng Bá Thịnh

luận - cùng vđi các khái niệm và phương pháp nghiên cứu - là các yếu
tô' làm nên một khoa học.
Nghiên cứu lý luận xã hội học giđi không chỉ là ở việc vận dụng
một cách đúng đắn và sáng tạo các khái niệm chủ chốt của xã hội học,
các lý thuyết quan trọng của xã hội học mà còn có nhiệm vụ phát triển
hệ thông các khái niệm, phân tích các lý thuyết và phát triển, lo-àn
thiện lý thuyết xã hội học về giới. Trên cơ sở thực tiễn của quá trình
đâu tranh tiến đến công bằng giđi và bình đẩng giới, xuất phát từ mírng
bốì cảnh kinh tế- xã hội, chính trị và văn hoá của các thời kỳ lịch sử
khác nhau, sẽ làm phong phú thêm lý luận xã hội học về giđi.
3.2.3.2. Nghiên cứu thực nghiệm
Cũng giông như các ngành khoa học xã hội và nhân văn khác, cá c
chuyên ngành xã hội học giới có nhiệm vụ nghiên cứu thực ngHệm.
Đây là một hoạt động đặc thù của xã hội học nói chung. Nghiêỉ cứu
thực nghiệm về xã hội học giđi không chỉ góp phần chứng minh lâm
sáng tỏ hoặc bác bỏ một giả thuyết, một luận điểm mà còn góp phiần
sáng tạo nên những khái niệm mđi, hoàn thiện lý thuyết đã có và rơng
những bối cảnh cụ thể, hình thành nên lý thuyết mđi.
Nghiên cứu xã hội học thực nghiệm còn góp phần “kiểm địm” sự
đúng đắn của các chính sách xã hội, các chủ trương của Nhà nước, của
Đảng và các văn bản luật pháp liên quan đến giđi và bình đẳnggnđi.
Thông qua nghiên cứu thực nghiệm, xã hội học giới đưa ra nhữngcơí sở
khoa học gũíp cho các cấp quản lý, những người ra quyết định Thững
thông tin khoa học để tham khảo, cân nhắc và cố quyết định đúng điắn.
Có thể nói, nghiên cứu thực nghiệm chính là cầu nốì giữa lý luín về
giới vào thực tiễn, từ lý luận đến ứng dụng, can thiệp vào cuộc sếnỊg.
3.2.3.3. Nghiên cứu ứng dụng - triển khai
Có thể thấy trong lĩnh vực nghiên cứu giđi hay trong xã hội Hiọc
giới nhu cầu nghiên cứu ứng dụng - triển khai (hoặc nghiên cứu - pihát
triển) ngày càng được xem là một nhiệm vụ không thể thiếu. Vđ hioạt
động này, xã hội học giđi cho thấy tính thực tiễn của các luận điếm., iý
thuyết đã được cuộc sông đón nhận như thế nào. Chúng ta có thể k ể ra
nhiều hoạt động liên quan đến nghiên cứu ứng dụng - triển khai về
giới. Chẳng hạn, vân đề giđi và xoá đói giảm nghèo với những hioạt
động cho phụ nữ nghèo vay vốn, tập huân nâng cao năng lực chi jphụ

64
( Háo trình Xã hòi hoe về giới

nữ các vùng sâu, vùng xa về chăn nuôi, phát triển kinh tế hộ gia đình,
quản lý kinh tế vi mô,v.v.
Nhiệm vụ của nghiên cứu ứng dụng - triển khai trong lĩnh vực xã
hội học giđi không chỉ góp phẩn giúp nhóm phụ nữ yếu thế vươn lên,
hội nhập vào quá trình phát triển mà còn góp phần nâng cao nhận thức
về vai trò của phụ nữ trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất
nước, và nâng cao nhận thức về bình đẳng giới.

Tóm tắt
Chương này giới thiệu và phân biệt hai khái niệm giới tính và giới
cùng với những đặc trưng của mỗi khái niệm. Sự tiếp cận từ quan điểm
xã hội học cho thây ý nghĩa quan trọng của sự khác biệt giđi tính trong
đời sông gia đình và xã hội.
Một nội dung quan trọng khác của chương là giđi thiệu về đối
tượng nghiôn cứu của xã hội học giới, vđi vài nét sơ lược về sự hình
thành và phát triển cũng như nhiệm vụ nghiên cứu của nó. Đồng thời,
việc chỉ ra đặc trưng của nghiên cứu phụ nữ, nghiên cứu giới và xã hội
học về giới cho thấy sự giao thoa và những khác biệt giữa các môn học
này.

Câu hỏl ôn tộp


1. Phân biệt khái niệm giđi tính (sex) và giđi (gender)?
2. Quan điểm xã hội học về sự khác biệt giới tính?
3. Phân tích giđi là sản phẩm của xã hội?
4. Ý nghĩa của sự khác biệt giđi tính?
5. Nhiệm vụ nghiên cứu của xã hội học giới?

TÒI liệu đọc thêm


1. Lê Thị Nhâm Tuyết (1973,1975): Phụ nữ Việt Nam qua các thời
đại’, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội.
2. Lê Ngọc Hùng - Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2000): Xã hội học về giới
và phát triển’, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
3. Stephanie Gaưett (1987): Gender; Tavistock Publication.

65
(Ìiáo trình Xã hôi ỉtoc về KÌ(fi

CHƯƠNG 3

LÝ THUYẾT PHÁT TRIEN v à v a i trò

CỦA PHỤ NỮ TRONG PHÁT TRIEN

Mục tiêu học tộp


Nắm được nét chính của quan niệm về phát triển.
Các quan điểm xã hội học về động lực của sự phát triển.
Hiểu được vai trò của phụ nữ trong phát triển từ quan điểm xã hội
học.
Biết được các chỉ số về phát triển giới, vị thế của giới.

1. Quan niệm về phát triển

/ . / . Khái niệm

Có nhiều quan niệm khác nhau khi đẹ cập đến thuật ngữ phát
triển. Có quan điểm coi phát triển và tăng trưởng có cùng nội dung,
“Các nhà kinh tế học thường sử dụng thuật ngữ phát triển có thể được
thay thế bằng thuật ngữ tăng trưởng”. Một tác giả khác quan niệm
“nhiều khái niệm chủ yếu - sự tăng trưởng, phát triển và hiện đại hoá
- được sử dụng không phân biệt”.
Phát triển không thể được hiểu chỉ như là một hiện tượng kinh tế
mà phải là một quá trình bao trùm trong đó phụ thuộc vào những nỗ lực
của con người licn quan đến môi trường của họ. Phát triển phải được
xem như là toàn bộ một quá trình bao gồm các đặc điểm kinh tế, chính
trị, xã hội và văn hoá. Từ quan điểm xã hội và văn hoá, phát triển giúp
cho con người đi đến cuộc sống đầy đủ hơn và giàu có hơn, ít bị ràng
buộc bởi truyền thông.

67
Hoảng Bá Thinh

Một khía cạnh đạo đức của phát triển đó là sự tăng cường về chât
iượng cũng như sổ' lượng của cuộc sông. Chất lượng sông liên quan đôn
những mối quan tâm về xã hội, sức khoẻ và giáo dục.

Uỷ ban Thế giới về môi trường và phát triển (WCED) đã định


nghĩa, phát triển bền vững là sự phát triển thoả mãn những nhu cầu của
thế hệ hiện tại mà không ảnh hưởng đến khả năng làm thoả mãn nhu
cầu của các thế hệ tương lai. Trên cơ sở của định nghĩa này, cả hai vân
đề công bằng giữa các thế hệ và sự công bằng trong cùng một thế hệ
phải được thoả mãn trưđc khi bất cứ một xã hội nào cố thể đạt được
mục tiêu bền vững.

Định nghĩa trên thường được trích dẫn và đã trở nên rất có ảnh
hưởng. Như một tuyên bô' chung nó nhắc nhở chúng ta rằng sự bền vững
là một nghĩa vụ đối vđi thế hệ tương lai (hưđng tđi việc đáp ứng các
“nhu cầu” của họ), và vì thê'nhất thiết phải đề cập đến sự phân bổ giữa
các thế hệ.

Có lẽ đó cũng chính là một trong những lý do khiến cho xã hội học


về phát triển la áp dụng lý thuyết xã hội vào sự phân tích đốì với các
xã hội (thường là ở các nước đang phát triển), nó nhân mạnh một sự
chuyển đổi quá độ đến công nghiệp hoá. “Lý thuyết này đặc biệt quan
tâm đến sự phân tích các ảnh hưởng xã hội lên các quan hệ giai cấp và
các nhóm xã hội, như nông đân và người nghèo ở đô thị”.
Khi bàn đến phát triển, có 3 trường phái nổi bật. Thứ nhất, quan
điểm kinh tế xem phát triển đồng nghĩa vđi tăng trưởng kinh tế. Thứ
hai, quan điểm được tổng kết từ thập kỷ phát triển đầu tiên của Liên
Hiệp Quốic (1960-1970): “Phát triển = tăng trưởng kinh tế + biến đểi xã
hội”. Thứ ba, các nhà tư tưởng về phát triển nhấn mạnh các giá trị văn
hoá - đạo đức. Quan điểm trọng tâm của các nhà tư tưởng đó là nâng
cao chất lượng cuộc sống trong tất cả các xã hội và các nhóm, các cá
nhân trong xã hội. Nói cách khác, sự tăng trưởng kinh tế có quan hệ
mật thiết vđi công bằng xã hội trong quá trình phát triển. Vì thê", khái
niệm phát triển được Kenneth E. Boulding định nghĩa là: “Gia tăng sản
lượng kinh tế dựa trên tiến trình sản xuất bển vững và được phân phôi
công bằng là phát triển”.

68
_________ ___ __ (iiáo tnnh Xã hÿi hoc về fîiifi

Một điều có thể nhận thây là những lý thuyết về sự phát triển hiện
nay đang có xu hướng giảm hớt những vân đề thuần tuý có tính kinh tế
(một nội dung mà trưđc đáy được xem như là vân đề trọng tâm của lý
thuyết phát trien). Thêm vào đo, lý thuyết phát triển chú ý đến các vấn
dề phi kinh tế trong quá trình phát triển (lĩnh vực văn hoá, xã hội,..).
Bởi vậy, phát triển xã hội không còn đồng nhất với phát triển kinh tế,
với táng trưởng kinh tế, mà là sự phát triển tổng thể. “Sự phát triển của
một xã hội không bao giờ chỉ dừng lại ở sự lăng trưởng kinh tế. Nó phải
diễn ra trên mọi lĩnh vực của đời sống: cả kinh tế, chính trị, xã hội và
văn hoá. Nó phải được thể hiện ở toàn xã hội và từng cá nhân”.

Đây chính là quan điểm nhìn sự phát triển xã hội từ những yếu tô"
phi kinh tế, chẳng những thế, các yếu tố phi kinh tế cồn có vai trò quan
trọng đôi với phát triển: “Những nhân tô"dẫn tđi phát triển bởi vậy cũng
còn cổ ở cả những phạm vi ngoài kinh tế mà những điều kiện và hoàn
cảnh nhâ*t định lại có thể đóng vai trò như là sự chủ đạo cho chính sự
phát triển kinh tế cũng như sự phát triển nói chung”.

Tóm lại, quan niệm vể phát triển trong bốĩ cảnh nền kinh tế toàn
cầu hiện nay có xu hưđng nhân mạnh đến sự phát triển bền vững,
trong đó phát triển con người được xem như là mục tiêu quan trọng
của quá trình phát triển. Đồng thời, con người cũng được xác định là
động lực quyết định sự phát triển xã hội, nhâ't là trong nền kinh tế tri
thức hiện nay.

1.2. Động lực của sự phát triển xã hội theo quan điểm xã hội học

1.2.1. Sự phân câng ¡ao động


Như chúng ta đã biết, A.Comte là một nhà xã hội học thực
chứng. Khi nhìn nhận về sự phát triển của xã hội ông coi giai đoạn
thực chứng là “điểm CUỐI cùng của lịch s ử ” mà hạt nhân của nó là tư
tưỏng khoa học (chứ không phải là thần học) và A.Comte tin chắc
rằng xã hội loài người chỉ có thể được phát triển trên cơ sỏ của khoa
học xã hội thực chứng. Theo ông, tri thức khoa học là tác nhân đem
lạ 1 sự phái triển kinh tế: “Sự phát triển trí tuệ kích thích và đem lại
sự phát triển vật chất”.

69
Hoàng Bá Thịnh

Trong một xã hội như vậy, ông cho rằng “sự phân công lao dộng
là nguyôn nhân chủ yếu của sự phát triển xã hội hoàn hảo”.
Vđi H. Spencer, quá trình tiến hoá xã hội (hiểu theo cách diễr đạt
sau này là sự phát triển xã hội) chính là sự tăng lên không ngừng về
phân công lao động trong xã hội. Ông xem những nguyên nhân khác
của phân công lao động như: đặc điểm của môi trường vật chất, sự fhân
công trong cùng địa bàn và sự phân công giữa các vùng, cũng nhí sự
khác biệt giữa lĩnh vực sản xuất và lĩnh vực phân phôi là những sắc th ái
khác nhau của phân công lao động. Xem xét sự phát triển của xã hội
loài người, Spencer chỉ ra con đường tiến hoá về nền sản xuất của thân
loại đi từ hình thức đơn giản (như săn bắn và hái lượm) đến việc sân
xuất đáp ứng các nhu cầu vật chất, tiện nghi đời sông. Ông viết rỉng,
sản xuất - tự bản thân nó - trải qua một sự tiến hoá từ việc sử dụng sức
người cho đến việc sử dụng sức kéo động vật và cuối cùng là sử cụng
máy móc.
Cũng nhìn sự phát triển xã hội, từ sự phân công lao động, fong
E.Durkheim lại lý giải xã hội đi từ truyền thông đến hiện đại theo cách
khác. Theo ông, sự phân công lao động không chỉ cần thiết mà còti 3à
“quy tắc tối cao trong các xã hội loài người và điều kiện cho sự tiếi bộ
của loài người”. Xã hội hiện đại, theo ông, là nơi “cơ chế chủ yếulà m
xói mòn lôi sông truyền thông do sự tăng lên số lượng dân sô' và m:ật
độ dân số”. Điều này dẫn đến sự cạnh tranh nhiều hơn trong xã hỏi vì
dân sô' tăng trong khi các nguồn lực trở nên tương đôi khan hiếm TTừ
quan điểm của người tiến hoá luận, Durkheim tin tưởng rằng tiomg
những bôì cảnh này, khi sự cạnh tranh ngày càng trở nên mãnh liệt, tlhì
một cuộc cách mạng đôi vđi vấn đề này phải xuất hiện: Xã hộ có
những cách làm thế nào để phù hợp vđi hoàn cảnh đó hoặc xã hội Siẽ
đi xuông. Cách giải quyết vấn để ở đây - theo Durkheim - là bằng“siự
tăng lên dần dần sự phân công lao động xã hội”.
Theo Durkheim, sự phân công lao động trong xã hội trỏ thành yếu
tô quyết định tạo nên “sự cân bằng xã hội”, ông viết rằng: “Sự fhâìn
công lao động, do vậy, trở thành điều kiện chủ yếu của sự cân bằnỊ Xíã
hội”. Và, cũng chính nhờ sự phân công lao động ngày càng rõ, càmg
chuyên sâu tạo nên sự đổi mới trong xã hội, và trở thành nhân tố tìúíc

70
(ìiáo trình Xã hôi hoc vê giới

đây xã hội phát triển theo hưđng hiện đại, tách rời xã hội truyền
thóng “sự đổi mđi to lớn, nhờ đó chia tách xã hội hiện đại khỏi quá
khứ, được thúc đẩy tăng thêm hỏi số lượng và mật độ (dân số) của
các xã hội. Diều này cổ ih r là một trong những yếu tỏ chủ yếu thỏng
trị tất cả lịch sử”
Với Durkhcim, yếu tô đặc trưng trong xã hội của sự đoàn kết có tổ
chức là sự phân công lao động. Xã hội ngày càng tổ chức phân công lao
động cao thì mạng lưới các mối quan hệ phụ thuộc càng dày đặc và
đồng thời năng lực chuyên môn của cá nhân cũng đòi hỏi ngày càng
cao “Trong điều kiện này, quá trình chuyên môn hoá càng có khả năng
trỏ thành điểm xuất phát cho sự phát triển nhân cách của cá nhân”.
Tương tự như Comte và cả Spencer, Dürkheim đã nhìn ra một quá
trình tiến hoá. Quá trình đó diễn ra “từ đoàn kết máy móc đến đoàn kết
hữu cơ, từ xã hội phân chia đến xã hội có phân công lao động”. Tuy
nhiên, theo ông, trong quá trình phân công lao động cũng cần chú ý đến
các hình thức không bình thường (abnormal) về sự phân công lao động,
và chỉ ra ba hình thức phân công lao động không bình thường như sau:
Thứ nhất, trong khi đô'i vđi K. Marx, xung đột (mâu thuẫn) giai cấp
đánh dấu sự xuất hiện của một loại hình xã hội mđi - chủ nghĩa tư bản
- thì vđi Durkheim đó lại là một đặc điểm của sự phát triển không hoàn
thiện từ đoàn kết máy móc đến đoàn kết hữu cơ đi tới xã hội công
nghiệp. Đó là sản phẩm của sự phân công lao động phi chuẩn mực
(Anomic division of labour). Cổng nghiộp hoá đã phát triển quá nhanh
và các doanh nghiệp kinh tế không phát triển kịp các giá trị và quy tắc
để có thc đảm bảo chức năng của chúng một cách trôi chảy, cũng như
xã hội cũng chưa phát triển ngay được những cơ chế để sức cạnh tranh
có Ihổ được kiểm soát và thị trường được điểu chỉnh.
Thứ hai, Durkheim gọi nó là sự phân công lao động cưỡng bức
(1'orced). Sức ép đến từ sự bất bình đẳng quá mức đã ngăn cản sự phát
triển lành mạnh của sự phần công lao động. Do vậy, con người có thể
được sắp đặt vào các vị trí trong sự phân công lao động mà ở đó họ
không phù hợp vđi khả năng và tài năng vốn có của họ. Ví dụ, một
ai đó trở thành người quản lý doanh nghiệp thông qua các mối quan
hộ gia đình hơn là thông qua năng lực quản lý, đây là hiện tượng
“ngồi nhầm ghế”.

71
Hoàng Bá Thinh

Thứ ba, là một sự phân công lao động mà thiếu sự quản lý hiệi quả
do đó các doanh nghiệp không được tổ chức để đạt được hiệu quả tốt
nhâ't...(Craib, 1997: 63)

K. Marx đánh giá cao vai trò của sự phân công lao động đếi vđi
sự phát triển xã hội. Quan điểm này được thể hiện rõ trong tác phẩm
Hệ tư tưởng Đức, trong đó K. Marx và F. Engels đã khẳng định ‘trầnh
độ phát triển của những lực lượng sản xuất của một dân tộc biểu lộ rõ
nhâ't ở trình độ phát triển của sự phân công lao động”. Hai nhà kinh
điển của chủ nghĩa Mác cũng chỉ ra các bưđc (các hình thức) pháttriiển
của phân công lao động trong xã hội. Trước tiên là sự tách rời các lĩnh
vực hoạt động sản xuất khác nhau: “Sự phân công lao động trong nội
bộ một dân tộc gây ra tníđc hết sự tách rời giữa lao động công nghiệp
và thương nghiệp vđi lao động nông nghiệp và do đó gây ra sự tách rời
giữa thành thị và nông thôn và sự đốì lập giữa lợi ích của thành ữĩị và
nông thôn”. Nhưng theo K. Marx và F. Engels thì sự tách biệt giCa lao
động vật chất và lao động tinh thần mđi là yếu tô' quyết định ‘Phân
công lao động chỉ trở thành sự phân công lao động thực sự từ khixiuất
hiện sự phân chia thành lao động vật chất và lao động tinh thần”

Khác vđi các nhà xã hội học tư sản, các nhà xã hội học Mác xít íkhi
trình bày về sự phân công lao động và vai trò của nó đôi vđi phát triển
xã hội đã chỉ ra mối liên hệ giữa phân công lao động với các hìnỉ tlhức
sỏ hữu khác nhau: “Những giai đoạn phát triển khác nhau của sựphân
công lao động cũng đổng thời là những hình thức khác nhau của sở hiữu,
nói một cách khác là mỗi giai đoạn mđi của phân cổng lao độngcũing
quy định những quan hệ giữa cá nhân vđi nhau, căn cứ vào quan hậ (của
họ vđi tư liệu sản xuẩt, công cụ lao động và sản phẩm lao động”

Hai ông cũng chỉ ra những giai đoạn phát triển khác nhau cìai sự
phân công lao động và cũng đồng thời là những hình thức khác nlhau
của sở hữu:
*Hình thức sở hữu đầu tiên là bộ lạc. Nó phù hợp vđi giai đoạn
chưa phát triển của sản xuât, khi người ta sông bằng săn bắn vàđíánh
cá, bằng chăn nuôi, hay nhiều lắm là bằng trồng trọt.
72
(ìiáo trình Xã hôi hoc về giới

Hình thức sở hữu thứ hai là sở hữu cổng xã và sở hữu nhà nưđc tồn
tại (rong thời cơ đại và ra đời chủ yếu từ sự tập hợp - bằng hiệp ước hay
bằng chinh phục nhiều bộ lạc thành một thành thị và chế độ nô !ệ vẫn
liêp tục tồn tại ở đó.

ỉĩtnh thức sở hữu thứ ba là sở hữu phong kiên hay sở hữu đẳng câp”.

Cũng trong tác phẩm Hệ tư tưởng Đức, K. Marx và F. Engels đã


chỉ ra bản chất của sở hữu chính là “quyền tự do chi phổi sức lao động
của người khác”. Đồng thời hai ông cũng cho thây sự giông nhau giữa
phún ('ông lao động và sở hữu tư nhân: “Sự phân công lao động và sở
hữu tư nhân là những từ ngữ cùng nghĩa: Người ta dùng từ ngữ thứ nhất
để nổi về mặt hoạt động và dùng từ ngữ thứ hai để nói về mặt sản
phẩm của hoạt động”

K.Marx - F.Engels cho rằng những quan hệ qua lại giữa các dân
tộc khác nhau đều phụ thuộc vào trình độ phát triển của mỗi dân tộc đó
về những lực lượng sản xuất, sự phân cổng lao động và sự giao tiếp nội
bộ. Nguyên lý đó được mọi người thừa nhận. Song không phải chì riêng
những quan hệ của dân tộc này vđi bản thân dân íộc đó, đểu phụ thuộc
vào trình độ phát triển của sản xuất và sự giao tiếp bên trong và bên
ngoài của dân tộc ấy. ở đây, chúng ta thấy tư tưởng của hai ông về sự
phân công lao động phát triển dẫn đến phát triển mốĩ quan hệ quốc tế,
hay nói như thuật ngữ hiện nay là “toàn cầu hoá”:

“Vị trí của sự phân cỏng lao động chi tiết khác nhau ấy đôi vđi
nhau được quy định bởi những phương thức kinh doanh lao động nông
nghiệp, lao động công nghiệp và lao động thương nghiệp (chế độ gia
trưồng, chế độ nô lệ, đẩng cấp, giai cấp). Khi sự giao tiếp phát triển
hơn nữa thì những quan hệ như thế cũng xuất hiện cả trong mốì liên hệ
qua lại giữa các dân tộc vđi nhau”. Như vậy:

Vđi quan niệm đó, các nhà kinh điển Mác xít đã chỉ ra bản chât
của phân công lao động và tầm quan trọng quyết định của nó đôi với
sự phát triển xã hội. Đó là điều mà các nhà xã hội học tư sản không thể
đạt đến khi đề cập đến phân công lao động như là một trong những
động lực quan trọng của sự phát triển xã hội.
73
Hoàng Bá Thịnh

1.2.2. Yếu tô'con người đối với sự phát triển xã hội


Theo A. Comte, con người có vai trò trong phát triển xã hội, vì: ‘sự
phát triển tiến bộ, không diễn ra theo một đường thẳng. Không chỉ xuâ't
hiện sự dao động mà còn tốc độ của sự tiến bộ cũng được làm sáng tỏ
bởi sự can thiệp của con người”. Khi đề cập đến sự phát triển,
A. Comte lưu ý đến tư tưởng bảo thủ, coi nó là vật cản của quá trình
tiến hoá, bởi lẽ “một sự đối kháng chủ yếu giữa nhu cầu của sự đồi mđi
và chủ nghĩa bảo thủ cần được chú ý".
Vđi Spencer: Một “barie” đôi vđi phát triển công nghiệp là bản
chất con người. Trong yêu cầu để cho sự tiến hoá công nghiệp: “Bản
chất người phải được đắp lại”. Spencer tranh luận rằng bản chất con
người không phải là giông nhau nhưng đều liên quan đến phát triển xã
hội. Vì “sản xuất tăng lên cũng như những khát vọng đa dạng và trở
nên mạnh mẽ hơn”, do vậy có một sự biện chứng giữa sự phát triển của
công nghiệp và của bản chất con người, và sự tiến bộ của cái này thúc
đẩy cái kia.
E. Durkheim: Nói đến yếu tô' con người, ông để cao mỏ hình mđi
về đạo đức và một hệ thống chuẩn mực, những yếu tô" này tạo nên hệ
thông xã hội hiện đại mà ở đó các quy tắc xã hội ít cứng nhắc hơn rết
nhiều so vđi những gì của một xã hội truyền thông. Điều này có nghĩa
rằng, cá nhân trong xã hội hiện đại có được sự tự do nhiều hơn vể hành
động trong một tập hợp chung về những ràng buộc đạo đức. Durkheim
đã tin tưởng rằng điều đó chứa đựng những tiềm năng nguy hiểm đối
với xã hội, nếu những khát vọng của cá nhân đi chệch khỏi những quy
tắc đạo đức nói chung. Khi khát vọng của cá nhân vượt khỏi trật tự đạo
đức thì con người trở nên không hài lòng vđi cuộc sông và sự đoàn kết
xã hội bắt đầu rạn vỡ. Vì thế, Durkheim xem minh là nhà duy trì đạo
đức, mà mỗi cá nhân phải được khuyến khích để tuân thủ những chuẩn
mực đạo đức chung cùa xã hội và làm theo nó vì lợi ích của chính minh.

K. Marx và F. Engels viết tác phẩm Hệ tư tưởng Đức vào cuối


năm 1845 đầu 1846, trong đó các ông khẳng định: “Tiền đề đầu tiên
của toàn bộ lịch sử nhân loại thì dĩ nhiên là sự tồn tại của những cá
nhân con người”. Cách xem xét theo quan niệm duy vật vể lịch sử này:
“Xuất phát từ những tiền đề hiện thực”, nhưng đó “không phải là

74
(jiao trịnh Xã hôi học vê giới

những con người ở trong một tình trang hiệt lập và cô định tưđng tượng
mà là những con người trong qúa trình phát triển - quá trình phát triển
hiện thực và có thể thấy được hằng kinh nghiệm - của họ dưới những
điều kiện nhât định”.

Vạch ra vai trò các quan hệ xã hội trong những yêu tô cấu thành
bản chất con người là công hiến quan trọng của triết học Marx. Đương
nhiên phải thây đó là sự tiếp thu có phê phán và phát triển những giá
trị trong lịch sử tư tưởng nhân loại. Và trong “Luận cương Phơbách”
(1845), Marx đã đi tới luận đề: “Trong tính hiện thực của nó, bản chất
con người là tổng hoà những quan hệ xã hội”. Nhưng vđi K. Marx, con
người không phải là một tồn tại trừu tượng, ẩn náu ở đâu đó bên ngoài
thế giđi. Con người chính là thế giới những con người, là nhà nước, là
xã hội.

Theo Marx, con người có đời sống hiện thực và hiến đổi cùng với
sự biến đổi đời sông hiện thực của nó; trong đó phương thức sản xuất
vật chất không chỉ đớn thuần là sự tái sản xuâ't ra tổn tại thể xác của cá
nhân, mà hơn thế “nó đã là một hình thức hoạt động nhất định của
những cá nhân ấy, một hình thức nhất định của sự biểu hiện đời sông
của họ, một phương thức sinh sông nhất định của họ”. Vì vậy, để hiểu
được nguyên nhân sâu xa của tình trạng tha hoá bản chẩt con người,
nhờ đó mà nhận thức được đúng con đường giải phóng con người, giải
phóng nhân loại, Marx đã đi vào nghiên cứu sự vận động và biên đổi
của quá trình sản xuất vật chất của xã hội, vạch ra quy luật khách
quan của nó. Từ đó, triết học Marx có quan niệm khoa học về giai
cấp, đấu tranh giai cấp (một thực tế lịch sử mà các nhà tư tưởng trưđc
Marx đã phát hiện ra) và đi tđi lý luận khoa học về nhà nưđc, về cách
mạng xã hội,...

Lý thuyết về giai cấp được Marx và Engels diễn đạt rõ ràng nhất
nhưng cũng đơn giản nhất trong “Tuyên ngôn Đảng cộng sản” được bắt
đầu bằng câu: “Lịch sử của các xã hội cho đến ngày nay chỉ là lịch sử
đâu iranh giai cấp”.
Như K. Marx đã nhận xét: Ông không phải là người đầu tiên quan
tâm đến giai cấp và đấu tranh giai cấp, vì trước đó “các nhà viết sử tư
75
Hoàng Bá Thịnh

sản đã mô tả sự phát triển lịch sử của đâu tranh giai cấp”. Song, lông
hiến của K. Marx là ỏ chỗ: “Cái mđi mà tôi làm được là: 1. Chứng ninh
được rằng sự tổn tại của giai cấp chỉ gắn liền với giai đoạn phát tiền
lịch sử nhất định của sản xuất; 2. Rằng đấủ tranh giai câ'p cần thiếttiến
tđi chuyên chính vô sản; 3. Rằng bản thân nền chuyên chính đó ch tạo
nên bước quá độ tiến tới việc xoá bỏ tất cả các giai cấp và tiến tđimiột
xã hội không có giai cấp”. Chỗ mà Marx khiêm tốn viết ông chỉ ‘gắn
liền sự tồn tại của giai cấp vđi giai đoạn phát triển lịch sử nhất đnh”
chính là ông đã trình bày luận điểm trung tâm của ông về vân đề V sao
các xã hội lại phát triển.
Quan điểm của Marx về chủ nghĩa duy vật lịch sử đã thể hiệi r ät
rõ vai trò của con người đôi với sự phát triển lịch sử xã hội loài njười.
Câu trả lời của Marx là hoạt động tự do, có ý thức của con người đậc
điểm của chính loài người - đã tác động tđi sự hình thành lịch sử bei vì:
“...chính nhu cầu đầu tiên được thoả mãn, hành động thoả mãn và lômg
cụ để thoả mãn dẫn đến các nhu cầu mđi và việc sản sinh ra nhữngnlhu
cầu mđi đó đã là hành động lịch sử đầu tiên”. Điểm đầu tiên nàytnực
tiếp dẫn đến điểm thứ hai. Lịch sử là hoạt động thực tiễn của con nịưỡi.
Hoạt động của con người tự nó quyết định đường đi của lịch sử. ‘Lịich
sử không làm gì cả, nó không sở hữu gia tài to lđn”, nó “khôngtiến
hành cuộc đâu tranh nào”. Chính con người, con người thực sự, .cung
động đã làm tất cả, sở hữu và đâu tranh”
Có thể nói: Chừ nghĩa Marx chính là học thuyết chung về sựphtát
triển, trong đó vạch ra nguổn gốc, quy luật và cơ chế của sự phát t iến,
đặc biệt là cơ câu và quy luật của sự phát triển xã hội.
Trên đầy, chúng tôi đã trình bày hết sức ngắn gọn tư tưởng củí cỉác
nhà xã hội học tiêu biểu về sự phát triển xã hội. Cho dù những tưtrỏmg
đó được thể hiện dưđi dạng lý thuyết nào: lý thuyết tiến hoá, thiy'ết
chức năng hoặc lý thuyết về hình thái kinh tế - xã hội, thì vể bảnchiất
của mỗi lý thuyết đó đều chứa đựng những quan điểm, tư tưởng v§ sự
phát triển xã hội ở những giai đoạn khác nhau.
Trong cách phân chia xã hội loài người thành các giai đoạnphiát
triển khác nhau, chúng ta đã biết đến quy luật 3 giai đoạn của A. Grmte
và H. Spencer, quy luật 2 giai đoạn của Pareto và E. Durkheim, vi hcọc
Giáo truth Xã hội hoc về giới

ihuyêt về 5 hình thái kinh tế - xã hội của K. Marx. Và gần đây là quan
diem 4 hước phát triển của N. J. Smclser và lý thuyết cất cánh của w.
Rostow vđi 5 hước .

Mặc dù còn có những tranh luận VC các quan điểm phát triến nêu
trén, nhưng các nhà khoa học dỗ thống nhát ở điểm này: Những quan
điểm và tư tưỏng về phát triển xã hội đó có ảnh hưởng rất lđn đến các
nhà xã hội học sau này - và cả các nhà khoa học ở các lĩnh vực khác -
trong quá trình xây dựng và phát triển khoa học xã hội nói chung và xã
hội học nói riêng.

Ị.3. Vai trò của phụ nữ trong phát triển


1.3.1. Quan điếm của các nhà sáng lập xã hội học

Trong số’ năm nhà sáng lập ra xã hội học: A. Comte, K. Marx,
H. Spencer, E. Dürkheim, M. Weber, chỉ có K. Marx và M. Weber được
coi là có quan điểm giải phóng về phụ nữ.
Những bài viết của Marx đã có nhiều đóng góp vào sự nghiên cứu
phạ nữ. Các khái niệm chính được sử dụng trong sự phân tích vé sự áp
bức phụ nữ bao gổm sự tha hoá, áp bức kinh tế, giá trị sử dụng, lao động
phục vụ và phép biện chứng. K.Marx cung cẩp một khung phân tích về
những bất hòa trong hôn nhân do cảnh sông nô lệ trong gia đình của
phụ nữ. Trong “Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản” khi đâu tranh với
nhừng lời trách cứ của giai cấp tư sản, K. Marx (và F. Engels) đã đề cập
dên địa vị của người phụ nữ, đến những vân để gia đình. Có một điều
đáng chú ý là Marx rät coi trọng việc tìm hiểu và nghiên cứu sự thật
cụ thể của đời sông xã hội hiện đại. Bằng việc sử dụng phương pháp
phân tích sô" liệu thống ké và các công trình nghiên cứu xã hội rộng
lđn, Marx cho chúng ta thấy trong bộ Tư bản nhiều vân đề của phụ
nữ được Marx đề cập vđi sự phân tích về sự ảnh hưởng của máy móc
và đại công nghiệp đến đời sông của người phụ nữ và gia đình họ
(Hoàng Bá Thịnh, 1999, 2006)
Khi M. Weber chỉ rõ bình đẳng giới trong hôn nhân thì ông cũng
cho thây để phân tích về phụ nữ trong xã hội thì cần chú ý đến xung
đột địa vị, bởi vì địa vị hoặc vị trí cùa một người trong một trật tự xã
hội lại liên quan đến quyển lực. Địa vị của phụ nữ trong xã hội hiện

77
Hoàng Bá Thinh

nay có thể được phân tích ở những điều kiện bất lợi của họ tronị cả
quyền lực kinh tế và quyền lực xã hội và sự tạo nên uy tín xã hội, \ì nó
liên quan đến giđi và các vai trò nghề nghiệp.
H. Spencer phản đôi hôn nhân như một thể chế bất bình đẳng, và
người phụ nữ phải có quyển cạnh tranh bình đẳng với nam giới, nhưng
trong những bài viết sau này ông lại thay đổi những quan niệm của
mình. Hai đặc điểm về thuyết hữu cơ thực chứng của Spencer giúp cho
những mô hình ban đầu đôi với sự phân tích xã hội học về phụ nữ. Thứ
nhất là khái niệm về bản thân thuyết hữu cơ, nó hàm ý một sự cần
bằng. Khi tất cả các bộ phận hoạt động vì lợi ích của tổng thể, xẽ hội
duy trì một sự cân bằng. Phụ nữ thường được phân tích trong thuật ngữ
về “nơi/chôn” không gian cùa phụ nữ trong xã hội - bởi vì, chức tăng
của họ là trong gia đình. Vì phụ nữ duy trì chỗ của họ trong thiết chế
gia đình thông qua các vai trò xã hội của họ là người mẹ, người vc, họ
giúp cho gia đình hoà hợp như một sự thông nhất. Sự cân bằng thông
nhất này được thực hiện trong hai cách:
Một là: Phụ nữ đem lại tình cảm nữ tính trong sự hoà hợp gia đình
trong khi nam giới phục vụ như là cầu nôi giữa gia đình và các tổ chức
xã hội khác trong xã hội. Những vai trò của người cha và người mẹ và
các chức năng tạo nên những sự thích nghi xã hội trong các hành n và
vai trò thể chất và tâm lý của phụ nữ, nam giới.
Hai là: Nó đặt gia đình và các thành viên của nó trong trạng thái
cân bằng vđi các thiết chế khác. Hành động xã hội hoặc các phongtrào
xã hội nào cô' gắng loại bỏ những áp bức cá nhân hoặc giai cấp, vi như
các phong trào nữ quyền, chính là những lực lượng ngắt quãng quá Lrình
tạo nên sự cân bằng. Nếu sự biến đổi xã hội xuất hiện như các nhà thực
chứng tranh luận, nó sẽ đến từ từ thông qua tiến hoá xã hội.
Đặc điểm thứ hai về mô hình cân bằng hữu cơ của H. Sptncer
được áp dụng đôi vđi phụ nữ giả thiết về sự phát triển theo đường tiẳng
(tuyến tính). Thể hiện tập trung vào tiến hoá xã hội trong lý thiyết
chức năng, các nhà lý thuyết này cho rằng cái tồn tại hiện my là
một sự phát triển trên cái đã có trưđc đó. Vì các xã hội tiến hoátheo
đường thẳng (từ đơn giản đến phức tạp), theo Spencer, sẽ là phảnchức
năng nếu can thiệp vào quá trình tiến hoá này thông qua hành độig xã

78
( Ìiátì trình Xã hội học vê giới

hội, cách mạng hoặc những hoạt động khác nhằm vào thay đổi trật
tự xã hội. Những hành động này có thể dẫn đến sự phá vỡ cân hằng
xã hội.
A. Comte là một người thành kiên giđi tính một cách giáo điều và
triết lý của ông về phụ nữ được chỉ ra rất rõ ràng trong quan điểm của
một người không tưởng về một khung lý luận thực chứng của sự tái câu
trúc xã hội. Mọi tầng lớp xã hội chấp nhận phụ nữ có một vị trí trong
hệ thông tÔD ti trật tự về tầm quan trọng và sự chuyên môn hóa của
chức năng. Phụ nữ chịu trách nhiệm về đạo đức gia đình và phẩm hạnh
của họ sẽ được đảm bảo bởi luật hôn nhân một vợ một chồng bền vững.
Cuôi cùng, quan điểm của ông giảm xuống vđi niềm tin vào địa vị thấp
kém hơn của phụ nữ được quy định trong hiến pháp, mà sự trưởng thành
của phụ nữ được A. Comte xem như được hình thành từ thời thơ âu.
Theo A. Comte, phụ nữ là thuộc về “thiểu sô' so với nam giới vì sự chín
chẩn của họ kết thúc trong thời thơ ấu”. Do vậy, ông tin tưởng rằng phụ
nữ khi kết hôn trở nên phụ thuộc nam giđi. Ly hôn không được chấp
nhận đôi vđi phụ nữ bởi vì đđn giản họ là những nô lệ được nuông chiều
của nam giới. A. Comte khẳng định rằng trong yêu cầu vì trật tự xã hội
và tiến bộ xuất hiện ở Pháp, cần có cả quyển uy gia trưởng và chế độ
độc tài chính trị. Thuyết thực chứng của ông là một triết lý về sự ổn
định, được dựa trên sự bển vững của đơn vị gia đình “thực sự”.

Quan điểm của E. Durkheim về phụ nữ chịu ảnh hưởng của thuyết
sinh học: Phụ nữ lệ thuộc tự nhién vào gia đình. Phân tích của ông vể
cấu trúc của đời sông gia đình của vợ và chổng hiện đại được diễn đạt
duy nhât từ quan điểm của nam giđi. Durkheim đã tranh luận vể phụ nữ
trong hai bổì cảnh hẹp:
Thứ nhất, sự liên kết tích cực của hồn nhân và gia đình, phụ nữ đáp
ứng đầy đủ các vai trò truyền thông được nhận thức như là chức năng
với gia đình.
Thứ hai, sự liên kết tiêu cực về tự sát, ly hôn và tình dục, trong đó
tình dục của phụ nữ đóng một vai trò trong tự sát và ly hôn. Trong từng
sự liên kết trên, một lần nữa, phụ nữ lại được xem như là khác biệt tự
nhiên so vđi nam giđi - phụ nữ như một phần của tự nhiên, không phải
của xã hội, hoặc như một phần của một xã hội nguyên thuỷ.

79
Hoàng Bá Thinh

Như vậy, vđi các nhà sáng lập của xã hội học, chúng ta thây họ
đều sđm quan tâm đến nghiên cứu vấn đề phụ nữ và vai trò của họ vđi
gia đình trong mô'i liên hệ với sự phát triển xã hội, cho dù quan điểm
của họ có khác nhau. Phụ nữ được thể hiện trong các vai trò gia đình
của họ bởi vì gia đình được xem như là một thiết chê' chứng minh cho
các quá trình xã hội rộng hơn. Ví dụ, từ những phân tích sớm nhẫt về
xã hội, gia đình là đơn vị nền tảng nhất của xã hội, so sánh với khái
niệm tế bào trong sinh học. Phụ nữ được thảo luận chỉ trong quan hệ
của họ đối vđi đơn vị này mà thôi.
1.3.2. Một số lý thuyết xã hội học giới
Bên cạnh những quan điểm xã hội học về giđi của những người
sáng lập ra xã hội học, cần nhận thấy rằng, lý thuyết xã hội học giđi
được thể hiện khá rõ nét từ những năm 1960 đến nay. Người ta chia các
lý thuyết xã hội học giới thành 2 nhóm sau:
1.3.2.1. Lý thuyết xã hội vĩ mô giới, trong nhóm này gồm có:
Thuyết chức nâng: Đại biểu là Mữiam Johnson, với cách xác định
nguồn gốc của bất bình đẳng giđi trong câu trúc của gia đình gia
trưđng, được biết đến trong hầu hết các xã hội. Gia đình cổ những
chức năng phân biệt vđi những chức năng của thiết chê' kinh tê' và
các thiết chế xã hội khác: xã hội hoá trẻ em và thực hiện chức năng
tình cảm của gia đình.
Tuy nhiên, những bài viết xã hội học có ảnh hưỏng hơn cả về
nghiên cứu phụ nữ lại từ một quan điểm chức năng nghiên cứu của
Talcott Parsons. Ông xem gia đình hạt nhân như là tiến trình không thể
đảo ngược trong xã hội công nghiệp dẫn đến những khác biệt xã hội
tăng lên từ sự cô lập, di động địa lý và những nhu cầu của một quốc gia
công nghiệp hoá đôi với lực lượng lao động được đào tạo.
T. Parsons đã mở đường cho những ưanh luận về sự phân công lao
động theo giđi trong thuật ngữ về các vai trò. Arlie Hochschild (1973)
đã xác định 4 kiểu nghiên cứu trong xã hội học về các vai trồ giới:
Thứ nhất, nghiên cứu tập trung vào những khác biệt giới tính, phân
tích những khác biệt về tình cảm và nhận thức giữa nam và nữ. Thường
là những nhà tâm lý học thực hiện các nghiên cứu này, và sau đó các
nhà xã hội học sử dụng kết quả này.

80
( ìiáo trình Xã hôi hoc về gịới

Thứ hai, nghiên cứu phân tích sự căng thẳng vai trò. Ví dụ
T. Parsons vđi cổng trình nghiên cứu về những khác biệt vai trò giới
tính và sau đó phác hoạ những chuẩn mưc để xác định những vai trò
này. Ông quan niệm vai trò như một đơn VỊ cđ bản trong hệ thông xã
hội, sự định hướng vai trò tình cảm và vai trồ công cụ; gia đình như một
thiết chế trong quan hệ vđi các thiết chế khác, những chức năng tiên
quyết của hệ thống xã hội (thích nghi, đạt mục tiêu, hội nhập và duy trì
kiều mẫu), sự phân tích các cấp độ của hằnh động xã hội (xã hội, vãn
hoá, nhân cách và hành vi), các bưđc của những biến đổi xã hội (sự
khác hiệt, hướng đến thích nghi, hội nhập và hình thành giá trị)
(Parsons, 1949).

Cả hai mô hình nghiên cứu này đều thừa nhận rằng sự phân công
giữa nam và phụ nữ là chức năng và tìm kiêm sự giải thích những khác
biệt lừ một quan điểm cân bằng.
Thứ ba, nghiên cứu vai trò giới tính phân tích phụ nữ như là một
nhỏm thiểu số, đặc biệt trong thuật ngữ về sự phân biệt đốì xử, sự thiên
kiến và phụ nữ ở bên lề kinh tế và xã hội (Hacker, 1951).
Thứ tư, nghiên cứu quan điểm “đẳng cấp chính trị”. Quan điểm
này cũng tương tự như quan điểm thiểu sô' nhưng tập trung vào những
khác biệt giữa phụ nữ và nam giđi trong điểu kiện lợi ích và đâu
tranh quyền lực.
Hai kiểu nghiên cứu này lầy những khác biệt giữa nam và nữ như
là một vân đề để giải thích (Hochschild, 1973).
Thuyết phân tích xung đột: Đại biểu là Janet Chafetz, vđi cách tiếp
cận liên văn hoá và xuyên lịch sử và tìm kiếm lý thuyết giới trong tất
cả các hình mẫu xã hội cụ thể của nó. Cụ thể hơn, Chafetz tập trung
vào bất bình đẳng giới hay như bà gọi nó là sự phân tầng giđi tính.
Quan điểm của Chafetz là phụ nữ sẽ ít bất lợi khi họ có thể cân bằng
các trách nhiệm ẹủa chủ hộ gia đình vđi một vai trò độc lập và có ý
nghĩa trong thị trường sản xuất. Hộ gia đình hoặc gia đình được nhìn
không chỉ như là một lĩnh vực bên ngoài công việc, một lĩnh vực thuộc
về tình cảm và nuôi dưỡng, mà còn được xem như một lĩnh vực trong
đó xuất hiện lao động (chăm sóc trẻ em, nội trợ)...

81
Hoàng Bá Thinh

Lý thuyết hệ thống thế giới: Đại biểu là Kathryn B. Ward, đã tranh


luận rằng: 1) Lý thuyết này sẽ không thể hiểu được trừ khi lao động của
hộ gia đình và lao động của nền kinh tế phi chính thức được công nhận
và 2) bởi vì phụ nữ chiếm tỷ lệ lớn trong những lao động như vậy, nên
phụ nữ phải được đặc biệt quan tâm trong lý thuyết hệ thông thế giđi
và không chỉ đơn giản xếp họ vào dưới cái tên gọi “người lao động”.
Hộ gia đinh tạo nên tất cả các công việc được thực hiện ở nhà để duy
trì và tái tạo người lao động; nền kinh tế không chính thức do vậy được
tổ chức để trong đó không có sự tách biệt rõ ràng giữa lao động và tư
bản và không có sự điều chỉnh lao động bằng luật pháp hoặc tổ chức tư
bản. Ward tranh luận rằng những đóng góp đặc biệt về lao động khống
được trả lương của phụ nữ đôi với nền kinh tế của thế giới và sự thông
trị của nam giđi đôi vđi phụ nữ phải được hiểu và được giải thích khổng
chỉ đơn giản như là những sản phẩm của chủ nghĩa tư bản mà phải
“phân biệt những thuộc tính của hiện tượng với logic riêng của chúng”.
1.3.2.2. Lý thuyết xã hội vi mô về giới: Các nhà lý thuyết xã hội học
vi mô ít tập trung vào giải thích sự bất lợi xã hội của phụ nữ mà tập
trung nhiều hơn vào việc chỉ ra giới như một hiện tượng xã hội được tồn
tại trong sự tương tác. Họ đặt câu hỏi: Giới hiện diện như thế nào trong
sự tương tác và những tương tác đó tạo nên giđi ra sao? Hai lý thuyết
chủ yếu của xã hội học vi mô về giới là thuyết tương tác biểu tượng và
phương pháp luận dân tộc học.

2. Những cách tiếp cộn lý thuyết xâ hộl học dương dạl


Ba cách tiếp cận đương đại trong xã hội học đặc biệt để nhằm vào
phụ nữ và giđi trong xã hội: cách tiếp cận cấu tnic-chức năng, quan
điểm vai trò giđi và quan điểm xung đột, mỗi cách tiếp cận gắn với một
mô hình có vai trò giđi tính.

2.1. Thuyết chức năng - Nghiên cứu văn hoá của con người
Thuyết chức năng trong xã hội học vôn mang tính bảo thủ và gắn
với các công trình của Auguste Comte, Herbert Spencer và Emile
Dürkheim. Các thuyết gia chức năng đương đại tập trung chứ ý vào
những vân đề ổn định xã hội và hoà thuận xã hội, đặc biệt những yêu
tô" góp phần giữ vững ổn định xã hội hoặc làm thay đổi dần xã hội.

82
___________________ _____________ iiiáo trình Xã hôi hoc về giới

Thay đổi xã hội được đăt trong khuôn khổ tiến hoá tự nhiên đáp
ứng những cân bằng giữa chức năng và câu trúc của các vai trò xã hội.
Diều này có thể dẫn tđi sự lặp lại khóng cần thiết như: Các yếu tô" xã
hội khuycn khích sự ổn định được coi là chức năng và những yếu tô
khuyên khích sự thay đổi xã hội nhanh chóng được coi là phi chức năng.
Trong phạm vi này, việc tập trung chú ý vào phụ nữ là do chức năng
và vai trò của họ trong xã hội góp phần vào sự ổn định, được xem là có
tính chức năng, vì chúng góp phần làm thay đổi nhanh chóng, chẳng
hạn như việc đi vào thị trường lao động được trả công vđi con số ngày
một tăng bị coi là mang tính phi chức năng (Park, 1967).

Như chúng ta thấy, quan điểm này không ủng hộ việc phụ nữ tham
gia vào thị trường lao động, mà ủng hộ việc gắn phụ nữ vđi gia đình,
vđi những công việc nội trự, hy sinh vì chồng vì con.
Như đã nói, có lẽ bài viết về xã hội học có ảnh hưởng nhất về phụ
nữ với quan điểm những người theo thuyết chức năng là của Talcott
Parsons. Ông nhìn nhận gia đình hạt nhân là điều tất yếu trong một xã
hội công nghiệp hoá do bị cô lập - phân hoá xã hội bởi sự cô lập,
chuyển dịch địa lý và nhu cầu về nhân lực cho quốc gia công nghiệp
hoá tạo ra. Từ sự cô lập này nổi lên hai vai trò rõ rệt cho nam và nữ
với nam đảm nhận vai trò công cụ tích cực và nữ đảm nhận vai trò tình
cảm xã hội (Parsons, 1949; Parsons và Bales, 1955). Thuyết vai trò
được chắt lọc từ định hướng truyền thông này.
T. Parsons đã mở đường cho sự tranh luận về sự phân công lao
động theo giđi trong thuật ngữ về các vai trò. Parsons (1959) chứng
minh rằng, phụ nữ có một bản nãng đối vđi việc nuôi dưỡng như là kết
quả vổ vai trò tái sinh sản của họ được dựa trên cơ sở sinh học, và điều
này tạo cho họ phù hợp một cách lý tưởng với một vai trò “tình cảm ”
trong gia đình hạt nhân. Một vai trò “tình cảm” liên quan đến sự chăm
sóc vổ những nhu cầu thể chât và tình cảm của tất cả các thành viên
gia đình, đặc biệt những đứa trẻ còn phụ thuộc.
Theo sự giải thích của Parsons (1951, 1954) thì giới tính đóng một
vai trò quan trọng trong việc duy trì xã hội, ít nhất trong hình thức
truyền thông. Ông khẳng định giới tính là hệ thống quan trọng của quan
điểm văn hoá liên kết nam giđi và nữ giới trong các đơn vị gia đình, và
đến lượt mình, gia đình trở thành trung tâm hoạt động xã hội.
83
Hoàng Bá Thinh

Phụ nữ duy trì hoạt động bên trong gia đình, quán xuyến công việc
nội trợ và nhận trách nhiệm nuôi con. Nam giới thực hiện chức
năng liên kết gia đinh với xã hội rộng lớn hơn, chủ yếu thông qua
sự tham gia của họ trong lực lượng lao động.

Vđi quan niệm này, người phụ nữ (trong vai trò người vợ) và nam
giới (trong vai trò người chồng) có sự phân định chức năng riêng biệt,
từ đó, phạm vi hoạt động (không gian xã hội) của họ cũng khác nhau.
Vđi sự mặc định như thế, người ta công nhận điều này: Nam giđi hưđng
ngoại còn phụ nữ hưđng nội.

T. Parsons giải thích thêm rằng, cả nam giới và nữ giới đều học
cách nhận diện giới tính sao cho thích hợp, cũng như kỹ năng và thái
độ cần thiết để thực hiện vai trò giđi. điều này được hình thành thổng
qua quá trình xã hội hoá cá nhân phù hợp vđi phụ nữ và nam g iớ i, đáp
ứng mong đợi xã hội tuỳ thuộc vào các nén văn hoá cụ thể:
Với trách nhiệm xã hội chính cửa nam giới là thành đạt trong lực
lượng lao động xã hội, nên nam giới được xã hội hoá đ ề trở thành
người duy lý, quả quyết và ganh đua, một phức hợp các đặc điểm
mà Parsons mô tả mang tính công cụ. Còn nữ giới, đ ể đảm bảo
trách nhiệm chính trong việc nuôi con, nữ giới được xã hội hoá đ ể
thể hiện điều mà Parsons gọi là tính chất biểu cảm, chđng hạn như
cảm xúc hay nhạy cảm với người khác(J. Macionis, 2004: 410).
Cấu trúc sinh học của nam giđi thích hợp với vai trò “công cụ ”
trong gia đình, liên quan đến sự hỗ trỢ/cung cấp kinh tế và liên hệ vđi
thế giđi bên ngoài gia đình. Nếu một đứa trẻ được phát triển ổn định
thành một thanh niên cố khả năng thực hiện điều đố trong xã hội thì
nó phải, theo Parsons, được xã hội hoá trong một gia đình mà ỡ đó
những người trưởng thành thực hiện hai vai trò này. Một sự phân công
lao động trong gia đình, do vậy được xem là quan trọng để đảm bảo sự
phát triển “bình thường”. Parsons cho rằng chức năng xã hội hoá của
gia đình là một yếu tô' quan trọng trong việc duy trì về sự ổn định xã
hội, và không có một thể chế nào có thể thực hiện chức năng này tốt
như gia đình.

Xã hội học chức năng của T. Parsons đã đặt gia đình ở trung tâm
của sự học hỏi xã hội về các vai trò giđi. Theo Parsons, trong gia đình,
84
( ìiậọ trình Xã hội hoc về giới

trẻ cm học các vai trò tình cảm là vai trò được tạo nân với sự nuôi
dưỡng, chăm sóc và trông nom gia đình, đều là những việc phụ nữ
thường làm. Còn vai trò công cụ, được xem như sự thành đạt, làm kinh
tê, vai trò “kiếm cơm”, do nam giới Ihực hiện. Theo quan điểm của
Parsons, những vai trò này giúp cho xã hội ổn định từ thế hệ này qua
thế hộ khác. Hđn nữa, xã hội nói chung và gia đình nói riêng dược xem
như là hoạt động có hiệu quả nhât trông các hình thức vai trò này. Sự
thừa nhận này trôn cơ set thưc tế rằng, người phụ nữ do có khả năng sinh
đỏ, nuôi con do vậy họ được xem là phù hợp nhât vđi vai trò tình cảm
(Hoàng Bá Thịnh, 2000).

Khi tiếp cận với quan điểm của Parsons về phân công lao động
theo giới, cần chú ý đến hôi cảnh kinh tế - xã hội ra đời luận điểm của
ông. Thời điểm mà ông cùng với đồng nghiệp thực hiện nghiên cứu này
là vào những năm 1950, khi đó đa sô" phụ nữ làm việc bán thời gian
hoặc làm nội trợ. Vì thế, những phân tích của ông về vai trò giới thích
hợp vđi bốì cảnh kinh tế - xã hội giữa thế kỷ 20.
Arlie Hochschild (1973) đã xác định 4 kiểu nghiên cứu trong xã
hội học về các vai trò giđi tính:

Thứ nhất, nghiên cứu tập trung vào những khác biệt giới tính, phân
tích những khác biệt vé tình cảm và nhận thức giữa nam và nữ. Thường
là những nhà tâm lý học thực hiện các nghiên cứu, và sau đó các nhà
xã hội học sử dụng kết quả này.

Thứ hai, có những nghiên cứu phân tích sự căng thẳng vai trò. Ví
dụ T. Parsons vđi công trình nghiên cứu về những khác biệt vai trò giới
tính và sau đó phác hoạ những chuẩn mực để xác định những vai trò
này. Ông quan niệm vai trò như một đơn vị cơ bản trong hệ thông xã
hội, sự định hướng vai trò tình cảm và vai trò cổng cụ; gia đình như một
thiếi chế trong quan hệ với các thiết chế khác,những chức năng tiên
quyết của hệ thông xã hội (thích nghi, đạt mục tiêu, hội nhập và duy trì
kiểu mẫu), sự phân tích các cấp độ của hành động xã hội (xã hội, văn
hoá, nhân cách và hành vi), các bưđc của những biến đổi xã hội (sự
khác biệt, hướng đến thích nghi, hội nhập và hình thành giá trị)
(Parsons, 1949).
Hoàng Bá Thịnh

Cả hai mô hình nghiên cứu này thừa nhận rằng sự phân công giữa
nam giđi và phụ nữ là chức năng, và tìm kiếm sự giải thích những khác
biệt từ một quan điểm cân bằng.
Thứ ba, bao gồm nghiên cứu vai trò giđi tính phân tích phụ nữ như
là một nhóm thiểu số, đặc biệt trong thuật ngữ về sự phân biệt đôi xử,
sự thiên kiến và phụ nữ ở bên lề kinh tế và xã hội (Hacker, 1951 ).

Thứ tư, là quan điểm “đẳng cấp chính trị” nó cũng tương tự như
quan điểm thiểu sô" nhưng tập trung vào những khác biệt giữa phụ nữ
và nam giới trong điều kiện lợi ích và đâu tranh quyền lực.
Hai kiểu nghiên cứu này lấy những khác biệt giữa nam và nữ như
là một vân đề để giải thích (Hochschild, 1973).

Nhưng người đề xưđng chủ yếu cho thuyết chức năng về giới là
Miriam Johnson (một nhà chức năng theo thuyết nữ quyền). Bà thừa
nhận rằng có một xu hưđng “Phân biệt giđi tính không chủ ý trong lý
thuyết của Parsons về gia đình”. Điểm quan trọng đốì vđi nhận thức
của một nhà chức năng là sự vận dụng của Johnson về các khái niệm
vai trò thể hiện tình cảm mang tính phương tiện, luận đề về môi quan
hệ của gia đình vđi các thiết chế xã hội khác, và các mô hình về điều
kiện tiên quyết của Parsons. Bà đã xác định những nguồn gốc của sự
bất bình đẳng trong câu trúc gia đình theo chế độ gia trưởng ở các xã
hội khác nhau. Gia đình có những chức năng khác biệt với các thiết chế
xã hội khác ở chỗ: Gia đình xã hội hoá trẻ em và tái tạo tình cảm đôi
vđi các thành viên đã trưdng thành ưong gia đình. Vị trí cơ bản của
người phụ nữ trong gia đình là người chủ yếu tạo nên các chức năng
quan trọng đó... Điều này sẽ ảnh hưởng đến phụ nữ, khi mà phụ nữ
được hưđng tới những nghề nghiệp có tính thể hiện tình cảm, trong khi
nghề nghiệp của nam giới thường ngược lại.

2.2. Thuyết xung đột và môĩ quan hệ giữa vai trò giới và phân tầng giới
Thuyết phân tầng giđi tập trung vào địa vị phụ nữ trong thị trường
lao động có trả công, tương phản vđi mô hình nghiên cứu vai trò giđi
(Chafetz, 1988). Điểu này nêu ra khả năng có một cách tiếp cận xung
đột để giải thích nguồn gốc, sự duy trì và thay đổi địa vị phụ nữ trong

86
Cìiáo trình Xã hôi hoc vê giới

xã hội. Một điển hình của mô hình vị trí xung đột được lấy từ khái niệm
cihi Weher về sự bất hình đẳng nhiều chiều trong công trình của
Randall Collins.
Kaikiall Collins biện ly rằng hất bmh dẳng giới khác nhau trong
các loại xã hội nhưng xác định ba thực tế xã hội bất biến ấn định phụ
nữ là tài sản tình dục của nam. Mọi người đều có (1) ham muôn mạnh
mẽ thoả mãn tình dục và (2) sức kháng cự mạnh mẽ với sức ép. Điều
thứ ha đàn ông thường to khoẻ hơn đàn bà, “...do vậy đàn ông trở thành
kẻ xâm chiếm tình dục, và nữ nói chung ở vào vị thế phòng thủ”
(Collins, 1975:231). Collins còn biện luận thêm là bất bình đẳng giđi và
cưỡng bức sẽ có mức độ khác nhau theo hai câu trúc xã hội: bị các tổ
chức chính trị trong một xã hội kiềm chế (gia đình, luật pháp v.v.) và
vị trí thị trường và nguồn lực của nam và nữ. Trong điều thứ nhất,
Collins đề nghị rằng càng tập trung lực lượng và quyền lực chính trị
trong phạm vi hộ gia đình lớn bao nhiêu thì nam giới càng có quyền
lực lớn bấy nhiêu đôi với phụ nữ “về mặt lao động thấp kém (không
cần kỹ năng gì), khác biệt nghi lễ và chuẩn mực đạo đức về tình dục”
(Collins, 1975:283).
Collins nhận thấy phụ nữ bị thông trị có nguồn gốc từ sinh học -
nhưng là một sinh học gắn với tiếp cận tình dục đô'i lập với sinh sản và
tài sản tư nhân. Câu trúc kinh tế và chính trị làm trung gian hoà giải
cho sự phục tùng này vđi tình trạng bất bình đẳng cao nhất tồn tại trong
các hộ gia đình của các xã hội tiền công nghiệp và có sự phân tầng. Tỉ
lệ bất bình đẳng thấp nhất là trong các xã hội có thị trường phong phú,
tuỳ thuộc mức độ bình đẳng của phụ nữ về địa vị kinh tế. Collins ghi
nhận rằng phụ nữ vẫn tiếp tục ở vị trí kinh tế và chính trị phụ thuộc
trong các xã hội có thị trường thịnh vượng này, nhưng điểu này có
những khác biệt vể thời gian và vị trí địa lý.

Thuyết xung đột, với nguồn gốc trong các tác phẩm của Karl Marx,
cho rằng sự biến đổi xã hội xẩy ra thông qua một quá trình biện chứng.
Nhiổu thuyết xung đột trong xã hội học sau này đã phát triển trái với
những quan niệm truyền thống. Phép hiện chứng miêu tả những mâu
thuẫn và đôì kháng tất yếu dẫn đến thay đổi. Lấy bất kỳ một lý thuyết
nào (như thuyết bình đẳng nam nữ), một phản luận đề sẽ phát triển.

87
Hoàng Bá Thịnh

Mâu thuẫn giữa các nhóm bất bình đẳng dựa trên những xung đột vể
lợi ích diễn ra hàng ngày tạo nên sự đốì kháng giữa luận đề và phản
luận đề. Từ đó nẩy sinh một tổng hợp mđi không nhâ't thiết là một sự
bình đẳng. Sự tổng hợp này trở thành luận đề mđi cùng vđi một phản
luận đề kèm theo và v.v...
Chúng ta có thể sử dụng khái niệm phép biện chứng để phản ánh
những thay đổi xã hội, lý thuyết, tể chức, nhóm v.v... Ví dụ, trong lý
thuyết xã hội học cách tiếp cận truyền thông của Parsons đôi với vai
trò giđi có thể xem là một luận đề, từ đó một phản luận đề - thuyết
bình đẳng nam nữ cầp tiến - sẽ là thuyết đốì kháng. Từ đó, xã hội học
đã phát triển nghiên cứu vai trò giđi. Sự tổng hợp mđi này sẽ có thể
trở thành luận đề mđi và một thuyết bình đẳng nam nữ cần thiết cho
nghiên cứu vai trò giđi sẽ trở thành phần luận đề mđi. Và rồi sự phát
triển một xã hội học về phụ nữ có thể được nhận thức là một sự tổng
hợp hiện đại hơn về ý tưởng này. Do các nhóm người trong xã hội trỏ
thành xung đột vđi nhau về các nguồn lực hiếm hoi hoặc về các tư
tưởng, thì nó làm nảy sinh ra sự thay đổi. Trọng tâm của thuyết xung
đột là về mặt kinh tế, đặc biệt cuộc tranh đua về những nguồn lực hiếm
hoi giữa các nhóm và ảnh hưởng của nó đối vđi các mối quan hệ xã hội
khác. Các thuyết xung đột đương đại luôn mở rộng tiêu điểm này bao
gồm cá các thành phần đa diện để mô tả đôi xung đột và bất bình đẳng
trong các cấu trúc xã hội. Công trình của Max Weber vđi tiêu điểm
nhằm vào quyển lực, địa vị và của cải khi miêu tả những bất bình đẳng
xã hội là tiêu biểu cho lập trường này (Weber, 1947), cũng như Collins
nhân mạnh sự tiếp cận giđi và phân chia quyền lực.
Trong lý thuyết xung đột, chúng ta giả định là địa vị phụ nữ trong
xã hội là do sự phân chia của cải và quyền lực không công bằng gây
ra. Như đã nói ở phần trưđc, thuyết phân tầng giđi tập trung vào địa vị
phụ nữ trong thị trường lao động có ưả công (Chaferz, 1984). Vì tập
trung chú ý vào kinh tế gia trưởng, tư bản, phần lđn công việc của phụ
nữ (chăm sóc, tình nguyện, v.v.) trở thành vô hình. Lao động của phụ
nữ vẫn được phân tích chủ yếu trong tương quan với nền kinh tế trả
công, và lờ đi nền kinh tế không được trả công. Khi công việc không
được trả công được đưa ra phân tích, thường được phân tích theo cách

88
( Háo trình Xã hội hoc yg RỈíti

phần đóng góp của họ cho nền kinh tế cổ trả công. Các nhà lý thuyết
xung đột xcm xct lao động không được trả công phục vụ các nhu cầu
của giai cấp tư sản thế nào thông qua sản xuất giá trị thặng dư và việc
bảo vệ !ợi nhuận. Nhưng họ lại thường bỏ qua vấn đề tuổi thọ của phụ
nữ vể những chăm sóc hàng ngày, trong đổ có những tác động đến đời
sống gia đình, sự tự trọng, tình dục, v.v... Collins lờ đi giả định người
thích tình dục khác giới trong công trình của mình, rằng tất cả nam và
nữ đảm nhận vai trò như được xác định hằng những chuẩn mực tình dục
khác giới. Vậy làm thế nào để mô hình của ồng giải thích được cuộc
sông của người phụ nữ luyến ái đồng tính? Làm thế nào để công trình
của ông góp phần để hiểu biết các môi quan hệ của những đàn bà và
đàn ông khổng nằm trong dòng chảy chung?

2.3. Thuyết tư<tng tác biểu tượng

Thuyết tưdng tác biểu tượng và cụ thể là công trình của George
Herbert Mead có nguồn gốc từ trường phái Chicago đã ảnh hưởng
mạnh đến xã hội học ở Hoa Kỳ trong phần đầu của thế kỷ hai mươi,
w .l. Thomas có ảnh hưởng đến trường phái Chicago và có lẽ được nổi
tiếng nhẩt vđi những trích dẫn việc ông miêu tả: “Nếu người ta xác
định các tình huống là thực thì các hậu quả của chúng cũng là thực”
(Thomas và Thomas, 1928:572). Thuyết tương tác biểu tượng là quan
điểm tập trung vào nội tâm cá nhân và mốì quan hệ giữa cá nhân và
câu trúc, thường được nổi đến là xã hội học vi mô. Điều quan trọng của
thuyết tương tác biểu tượng là sự công nhận ý nghĩa ảnh hưởng qua lại
giữa câu trúc xã hội (xã hội học vĩ mỏ) - được xác định là quá trình và
thói quen hoặc hình thức tác động qua lại - và cá nhân (xã hội học vi
mô) (Mead, 1934). Chủ đề này nhân mạnh đến xã hội loài người đang
tiến triển hơn là đứng yên. Những người chủ trương thuyết tương tác
biểu tượng cũng công nhận rằng những hành động cá nhân và những
giải thích diễn ra trong phạm vi bốì cảnh các nhóm và thể chế và rằng
các cá nhân có nhiều nguồn lực khác nhau trong các thể chế này để
tạo ra sự thay đổi (Manis và Meitzer, 1978). Cách giải thích này tập
trung vào ý nghĩa tượng trưng gắn vđi đời sông xã hội và có ý nghĩa sâu
sắc để hiểu được phụ nữ trong xã hội.

89
Hoàng Bá Thinh

Không giông thuyết chức năng và thuyết xung đột tiếp cận từ một
quan điểm xã hội hoặc thiết chế rộng lđn, tương tác biểu tượng, cùng
gọi là quan điểm tương tác, tiếp cận hẹp hơn, liên quan đến khung tâm
lý học xã hội. Mô hình tương tác được dựa trên sự giả định rằng xã hội
được tạo ra và duy trì thông qua sự tương tác của các thành viên của nố
và các thành viên xác định hiện thực như thế nào. Trong khái niệm này,
hiện thực là cái mà các thành viên nhất trí là hiện thực. Quá trình thoả
thuận/thương lượng này được thể hiện trong tuyênbô' kinh điển của
William I. Thomas (1931/1966) mà ngày nay trở thành định lý Thomas.
Được phát triển bởi G. H Mead (1934), tương tác biểu tượng là nhffng
sở thích/quan tâm trong những ý nghĩa con người gán cho những hành
vi riêng của họ cũng như hành vi của những người khác. Tương tác xuất
hiện trong một mẫu hình, cách thức được câu trúc bởi vì con người có
thể nhất trí về ý nghĩa của việc chia sẻ các biểu tượng, như là lời nói,
chữ viết, ký hiệu và điệu bộ. Các thành viên của nhóm phản ứng vđi
người khác trên cơ sở sự chia sẻ những ý nghĩa và sự giải thích về hành
vi. Do vậy, con người không tương tác một cách tự động đối với người
khác, mà thay vào đó họ chọn lựa cẩn thận trong một sô' những quan
điểm phụ thuộc vào hoàn cảnh cụ thể.

3. Điếm hạn chế của các lý thuyết


Có một nhược điểm cổ' hữu trong sử dụng các quan điểm lịch sử về
phụ nữ. Các lý thuyết này dựa vào kinh nghiệm của nam giđi, câu trúc
phụ hệ và một mô hình nam tính. Phụ nữ được ghép vào mô hình ỉý
thuyết được phát triển khổng có các kinh nghiệm của phụ nữ làm khuôn
khổ hoặc đĩnh điểm giá trị.
Vân đề ỏ đây không phải đơn giản bởi vì lý thuyết chính trị tự do
và tri thức luận kinh nghiệm chủ nghĩa. Chủ nghĩa Mác, một lý luận
phê phán; thuyết phân tâm; thuyết chức năng; thuyết câu trúc; thuyết
phi câu trúc; và những khuôn khổ lý thuyết khác, đều có hoặc khổng
có thể áp dụng cho phụ nữ và cho quan hệ giđi. Mặt khác, có thể sử
dụng nhiều phương diện hoặc thành phần của mỗi một lý thuyết này để
làm sáng tỏ những vân đề trong chủ đề nghiên cứu xã hội học giđi.

90
(iiáo trình Xã hôi hục về giới

Hơn nữa, chính là những kinh nghiệm của phu nữ đã làm nổn tảng cho
hát kỳ ]ý thuyct nào. Khi tìm hiểu nhữnịỊ kinh nghiệm của phụ nữ thay
cho những kinh nghiệm của nam giới thường gặp phải những hiện tượng
đó (như những mật tích cực: của câu trúc quan hệ cá nhân) đã bị các
khái niệm và các loại lý thuyết này làm mờ đi không thấy được
(Harding, 1986:646). Điều này, như nhận xét của một tác giả nữ
“...Nhưng đó là lý thuyết trong thực tế có căn cứ, bắt nguồn từ kinh
nghiệm, nhận thức và niềm tin của đàn ỏng, đồng thời cũng củng cô
những kinh nghiệm, nhận thức và niềm tin ấy. Sự thiên vị nam giới
trong các môn học hiện đại là quan trọng hơn hết... Thậm chí ngay cả
khi phụ nữ là đốì tượng được nghiên cứu, thì quan điểm cũng như cách
thức cũng vẫn là của đàn ông, của một nền văn hoá thống soái- vđi tất
cả những chuyện hoang đường và niềm tin, những chỉ dẫn về vấn đề
phụ nữ là ai, phụ nữ nên là ai và là cái gì...”
Quan niệm sai ỉầm lấy nam giới là trung tâm trong gần như tất cả
các môn khoa học xã hội khi nhìn nhận phụ nữ là như thế này: “Người”
được coi là giông đực, còn giông cái, tức là phụ nữ, thì được định nghĩa
bằng cách giải thích rằng đó “không phải là đàn ông”. Và trong xã hội
học, nhân chủng học, lịch sử, cũng như tâm lý học “Giông cái thường
có xu hưđng bị xem là những cái gì bất thường, những phát sinh từ
chuẩn giông đực và từ lý tưởng của “người”- đó là ngôn ngữ của chúng
ta, vđi việc cả loài người đểu được biểu thị bằng một đại từ “anh ta”
(Barbara Du Bois:1979, dẫn theo G. Bowles; 1996:138).

4. Từ phụ nữ trong phát triển đến giới và phát triển


Nghiên cứu vể giđi có nguồn gốc của nó trong nhân học xã hội về
phụ nữ và vì lý do này thường xuyên nhầm lẫn khi nói vổ phụ nữ.
Nghién cứu giđi, dù vậy, được chú ý với cầu trúc văn hoá về sự
hiện diện con người, phụ nữ và nam giới. Vì thuyết nữ quyển được phát
triển vào một thời kỳ khi sự tham gia của phụ nữ vào lực lượng lao động
tăng nhanh trong khi sự phán biệt đôi xử vẫn tổn tại, sự phê phán trước
hết nhằm vào sự phân biệt giđi tính về ngôn ngữ và về văn hoá và các
thể chế kinh tế.
Nói đốn sự tham gia của phụ nữ trong quá trình phát triển, có nhiều
cách tiếp cận khác nhau. Từ các nhà quản lý tạo lập chính sách xã hội

91
Hoàng Bá Thịnh

đến khác nhà nghiên cứu khoa học, đều xoay quanh sự đánh giá về vai trò
của phụ nữ trong sự phát triển. Có thể dẫn ra hai quan điểm chủ yếu sau:

4.1. Phụ nữ trong phát triển (WID: Woman in Development)


Thuật ngữ “Phụ nữ trong phát triển” (WID) được Uỷ ban phụ nữ
của thành phô' Washington DC, đưa vào sử dụng vào đầu những năm
1970, trong chương nói về xã hội đối với phát triển quô'c tế. Thuật ngữ
này đã được áp dụng một cách nhanh chóng ỏ Cơ quan phát triển quốc
tế Hoa Kỳ (USAID), trong đó phương pháp tiếp cận WID là phụ nữ,
những người có đóng góp cho phát triển nhưng lại không được cung cấp
các nguồn lực (Caroline, 1996: 4).
Cách tiếp cận WID - mặc dù trọng tâm chú ý đã chuyển từ bình
đẳng sang hiệu quả - vẫn dựa vào cơ sở là các quá trình phát triển sẽ
được tiến hành tốt hơn rất nhiều nếu như phụ nữ được tham gia đầy đủ
vào các quá trình đó. Cách tiếp cận này chỉ chú trọng đến phụ nữ một
cách tách biệt, thúc đẩy các biện pháp như tiếp cận tín dụng và việc
làm để phụ nữ được tham gia vào quá trình phát triển tốt hơn.

Mặc dù quan điểm WID đã đạt được những tiến bộ và thành công
đáng kể trong việc khiến cho các chương trình phát triển quan tâm hơn
đến phụ nữ và các vân để của phụ nữ (biểu hiện ở sự ra đời một sô hộ
máy tổ chức về phụ nữ trong chính phủ và ở các cơ quan làm công tác
phát triển), cho đến những năm 1980 WID đã được chấp nhận và được
thông qua trên phạm vi quốc tế như là một chiến lược Irọng tâm nhằm
đạt được sự hoà nhập của nữ giđi vào tất cả mọi lĩnh vực của quá trình
phát triển. Tuy vậy, quan điểm phát triển WID cũng bộc lộ một sô' điểm
yếu trong cách tiếp cận:

Thứ nhất, WID đã tiếp cận và đặt vân đề phụ nữ một cách cô lập.
Theo quan điểm này, phụ nữ được xem như là một nhóm đặc thù, từ đổ
các giải pháp đưa ra cũng mang tính đặc thù dành riêng cho nữ giđi. Ví
dụ, các chương trình chỉ nhằm vào nữ giới thường không thành công vì
những đốì tác nam giđi, những người mà sự tham gia của họ đóng góp
vào thành công của chương trình dân sô' lại không được chú trọng.
Trong khi đó “các dự án chỉ chú trọng đến riêng nữ giđi đã dẫn tới việc
cách ly và đặt nữ giđi ra ngoài lề không cho hoà nhập vào sự phát
triển” (ADB, 1999: 43).

92
______________________________ (ỉiáo trình Xã hôi học về giới

Thứ hai, quan điểm này do quá quan lâm đen việc tìm kiếm các
giải pháp để làm thê nào đưa phụ nữ vào quá trình phát triển, nên đã
không chú trọng xem xct đốn mục đích và nội dung của chính sự phát
triển đó. Điều này có thể thấy nếu các nhà lập chính sách đưa mục tiêu
tăng trưởng kinh tê len trên hết mà xem nhẹ hoặc bỏ qua các mục tiêu
về tiến bộ và công bằng xã hội thì việc thu hút phụ nữ vào quá trình
phát triển có thể sẽ không đcm lại điều tốt lành cho phụ nữ.
Việc xem xét lại phương pháp tiếp cận WID cũng dẫn đến việc
chuycn từ việc đánh giá những ảnh hưởng ticu cực của sự phát triển đôi
với nữ giới sang việc kiểm nghiệm ảnh hưỏng tiêu cực của việc tách rời
nữ giđi khỏi sự phát triển, “nữ giđi cần sự phát triển” đã được thay thê"
bằng “sự phát triển cẩn nữ giới”.
Đồng thời, việc đánh giá những thát bại của quá khứ cũng dẫn đến
nhận thức rằng bản thân quá trình phát triển cũng cần xem xét đến vân
đề giới. Vì thế, cần định hướng lại trọng tâm chiến lược từ một cách
tiếp cận WID hẹp đến một cách tiếp cận giới và phát triển (GAD) năng
động hơn.

4.2. Giới và phát triển (GAD: Gender and Development)


Khác vđi cách tiếp cận WID, cách tiếp cận GAD cho rằng: Tiếp
tục chú trọng đến phụ nữ một cách tách biệt sẽ bỏ qua một thực tế là
nam giới có vị thế áp đảo đôi với phụ nữ. Khi kiên định quan điểm cho
rằng không nên nghiên cứu phụ nữ một cách tách rời, GAD đã chú
trọng hơn đến các mối quan hệ giới khi đề ra các biện pháp để giúp họ
trong quá trinh phát triển.
GAD xem phụ nữ như là những tác nhân của sự biến đổi hơn là
những người nhận sự giúp đỡ của phát triển một cách thụ động. Xuất
hiện từ những năm 1980, nguồn gốc lý luận của GAD được tìm thấy
trong lý thuyết nữ quyền xã hội chủ nghĩa. Nổ xác định câu trúc xã hội
như là cơ sỏ của sự áp bức nữ giới. CiAD tập trung sự chú ý vào các
quan hệ xã hội của Giđi, vào vấn đề tính hợp pháp của các vai trò giới
đã được gán cho cả phụ nữ và nam giới trong các xã hội khác nhau.
Vào những năm 1980, cách tiếp cận giđi xuất hiện như một sự thay
thế đôi vđi phụ nữ trong phát triển. Việc sử dụng thuật ngữ giđi như

93
Hoàng Bá Thịnh

một công cụ để phân tích đem lại sự thuận lợi hơn khái niệm phụ nữ
trong phát triển bởi vì nó không chỉ tập trung vào phụ nữ chỉ như một
nhóm cô lập, mà còn tập trung vào các vai trò và các nhu cẩu của phụ
nữ và nam giđi - một cách tiếp cận đòi hỏi đầu vào từ cả hai phía trong
yêu cầu nỗ lực thay đổi nhu cầu để đạt được sự bình đẳng to lđn hơn
giữa phụ nữ và nam giđi. Phương pháp GAD xem giđi như một vân đề
xuyên suốt có liên quan đến toàn bộ các quá trình kinh tế, xã hội và
chính trị.
Xem xét toàn bộ tổ chức xã hội, kinh tế và đời sông chính trị trong
trật tự để hiểu được sự thể hiện của những đặc điểm cụ thể của xã hội;
GAD quan tâm đến những câu trúc xã hội của giới và sự sắp đặt của
các vai trò giđi cụ thể, những trách nhiệm và những trông đợi đôi vđi
phụ nữ và nam giới, hoan nghênh sự đổng góp tiềm tàng của nam giđi
chia sẻ một sự quan tâm chung đối vđi các vân đề bình đẳng và công
bằng xã hội.

GAD phân tích bản chất về sự đóng góp của phụ nữ trong bốì cảnh
công việc được thực hiện cả bên trong và bên ngoài gia đình, bao gồm
cả sự sản xuất không tạo ra sản phẩm, đặc biệt GAD quan tâm đến sự
áp bức phụ nữ trong gia đình, một lĩnh vực vốn được gọi là “phạm vi
riêng tư”. Nó cũng nhân mạnh nhiều hơn đến sự tham gia của Nhà nước
trong sự thúc đẩy hành động giải phóng phụ nữ, xem đó như là phận sự
của Nhà nưđc để trợ giúp một sô' dịch vụ xã hội, mà nhờ đó phụ nữ ở
rất nhiều nưđc có được sự giúp đỡ trong đời sông.
Một xu hướng khác trong cách tiếp cận vân đề quan hệ giđi là
thông qua sự phân tích xem nam và nữ làm gì. Từ góc độ xã hội học,
môi quan tâm chính ở đây là coi giđi như một mốì quan hệ xã hội. Các
phương pháp tiếp cận giđi và phát triển ngày càng được hình thành một
cách đa dạng trong những năm gần đây. “Giới” đã được sử dụng như
một thứ thuốc bách bệnh của những người làm việc trong lĩnh vực phụ
nữ và phát triển. Tuy nhiên, “giđi” được áp dụng như là một công cụ
hoạch định chính sách và lập kế hoạch còn ít được phân tích.
Trên thực tế, “giới” đang được sử dụng theo một sô" cách khác
nhau. Thứ nhất, “giới” được dùng để đánh giá phương pháp tiếp cận
giới và xem xét phương pháp luận về “đào tạo giới” do các nhà nghiên
_ ___________ (ìiáo tnnh Xã hội học về giới

cứu và các cđ quan phát triển đưa ra. Thứ hai, bằng cách so sánh hai
vân đề “những vai trò của giới” và “những phân tích các quan hệ xã
hội” để nít ra một vài khía cạnh chính trong cách mà giới đang được
các nhà nghiên cứu và những ngư<ti thực hiện k ế hoạch sử dụng.

Kết quả mà hai phương pháp tiếp cận giđi mang lại sự phân tích
các vai trò của giới cũng như cách sử dụng/kiểm soát nguồn lực. Hai
phương pháp tiếp cận nói trên khác nhau về mức độ phân tích giới, thứ
nhất - sự phán tích về giới đã vượt quá lĩnh vực sản xuất để đi vào các
mối quan hệ, để xem xét quyền hạn, nghĩa vụ, chuẩn mực và giá trị
nhằm duy trì đời sông xã hội, thứ hai - chúng khác nhau khi gắn vấn để
phân tích vào các quan hệ xã hội khác như quan hệ giai cấp, đẳng cấp
... và cuối cùng là các lý lẽ về hiệu quả hoặc công bằng như cơ sở để
xem xét lại việc kế hoạch hoá phát triển.

Cũng cần nhận thấy rằng, việc đánh giá lại vai trò của phụ nữ
không phải là một việc đơn giản. Ngay cả quan điểm GAD từ khi hình
thành đến nay dù được chấp nhận nhiều hơn cả cũng chưa phải là một
cách tiếp cận hoàn hảo. Bởi lẽ:
Một là, như nhà kinh tế học Amartya Sen đã viết, vân đề GAD rất
phức tạp và căn bản là không có mô hình đơn giản nào có thể “giải
quyết” được.
Hai là, “GAD” là khái niệm rất mđi mà không phải tất cả giđi học
giả chuyên nghiệp hay giđi thực hành phát triển kể cả những người
làm công việc phân tích vĩ mô đã biết đề cập đầy đủ trong nghiên
cứu hay hoạt động của họ (Meier, 1995: 152).

Tóm lại, sự khác biệt cơ bản giữa cách tiếp cận WID và GAD
được dựa trên phương pháp đánh giá và giải quyết địa vị bất bình
đẳng của nữ giđi trong xã hội. Phương pháp GAD đã không loại phụ
nữ ra khỏi vị trí là chủ thể chính. Hơn thế nữa, trong khi WID tập
trung riêng vào phụ nữ nhằm cải thiện địa vị bất bình đẳng của nữ
giđi, thì GAD cho rằng việc cải thiện địa vị của phụ nữ đòi hỏi phân
tích những môi quan hệ giữa nam giới và nữ giđi, cũng như sự tán
thành và hợp tác của nam giđi.

95
Hoàng Bá Thinh

5. Các chỉ SỐ về phát triển giới

5.1. Chi số phát triển giới (GDI: Gender Development Index)


Chỉ sô' phát triển giđi là một chỉ tiêu tổng hợp phản ánh trình độ
phát triển trung bình xét trên ba phương diện được thể hiện trong chi sô'
phát triển con người: một cuộc sông trường thọ và mạnh khoẻ; có tri
thức và cuộc sống tử tế (UNDP, 2001: 294)7
Trong khi chỉ sô' phát triển con người (Human Development Index
- HDI) đo thành tựu trung bình, chỉ sô' phát triển giđi lại điều chỉnh các
thành tựu trung bình đó để phản ánh sự bất bình đẳng giữa nam và nữ
theo các thước đo sau:
Một cuộc sông dài lâu và khoẻ mạnh, được đo bằng tuổi thọ trung
bình từ lúc sinh.
Kiến thức, được đo bằng tỷ lệ người lđn biết chữ và tỷ lệ nhập học
các cấp giáo dục tiểu học, trung học và đại học.
Mức sống khá, được đo bằng thu nhập kỳ vọng ước tính tỷ giá theo
sức mua tương đương (PPP U SD )) (UNDP, 2001:284).
Theo báo cáo Phát triển con người của UNDP, năm 2006, chỉ sổ'
phát triển giđi của Việt Nam là 0,708, xếp hạng 80/136 quốc gia.

5.2. Thước đo vị th ế giới (GEM : Gender Empowerment Measures)


Thước đo vị thế giđi còn gọi là chỉ tiêu nâng cao vị thế (trao
quyển) giđi (GEM) là một chi tiêu tổng hợp phản ánh tình trạng bất
bình đẳng về giđi xét trên ba phương điện: Tham gia vào hoạt động
kinh tế và ra quyết định; tham gia vào hoạt động chính trị và ra quyết
định; và quyền lực đối vđi các nguồn lực kinh tế.
Tập trung vào các cơ hội của phụ nữ chứ không phải là khả năng
của họ, chỉ số GEM đã chỉ ra sự bất bình đẳng giới tính trên ba phưđng
diện chính:

Tham gia hoạt động chính trị và có quyền quyết định: được đo
bằng tỷ lệ sô' ghế trong quốc hội của phụ nữ và nam giới.

Tham gia hoạt động kinh tế và có quyền quyết định: được đo băng
hai chỉ số: tỳ lệ các vị trí lãnh đạo và quản lý do phụ nữ và nam giđi

96
(ììáo tritth Xä hoi hoc về gUH

đảm nhiệm và tỷ lộ các vị trí trong các ngành kỹ thuật và chuyén gia
do phụ nữ và nam giới đảm nhiệm.

Quyển đôi với các nguồn lực kinh tế: đưực đo băng thu nhập ước
tính của phụ nữ va nam giđi theo tỷ giá sức mua tương đương (ppp
USD) (UNDP, 2001:285).

Tóm tất

Chương 3 giới thiệu khái quát về quan niệm phát triển, sau đó trình
bày các quan điểm về động lực phát triển xã hội của các nhà xã hội
học đầu tiên.

Những nội dung chủ yếu về vai trò của phụ nữ trong phát triển nhìn
từ góc độ xã hội học cũng được giđi thiệu tương đối hệ thông. Chúng ta
cũng làm quen và phân biệt được cách tiếp cận vể phụ nữ trong phát
triển (WID) và giđi trong phát triển (GAD). Bằng việc giới thiệu chỉ sổ"
phát triển giới (GDI) và thưđc đo vị thế giới (GEM) sẽ giúp cho việc
vận dụng vào phân tích giới, đánh giá mức độ bình đẳng giới ở các lĩnh
vực xã hội, các vùng trên phạm vi quốc gia.

Câu hỏi ôn tộp


1. Trình bày các quan điểm về phát triển.
2. Động lực phát triển theo quan điểm của các nhà xã hội học kinh điển.
3. Các lý thuyết xã hội học đưđng đại về giới và phát triển.
4. Từ phụ nữ trong phát triển (WID) đến giđi và phát triển (GAD).

TÒI liệu đọc thêm


1. Caroline O.N. Moser (1996): Kê hoạch hoá về giới và phát triển',
NXB Phụ nữ, Hà Nội.
2. Hoàng Bá Thịnh (2002): Lý thuyết phát triển xã hội; Bài giâng -
Khoa Xã hội học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn.
3. Hoàng Bá Thịnh (2001): vấn đề giới trong xã hội học, Lý thuyết và
thực tiễn nghiên cứu\ Tạp chí Khoa học về Phụ nữ, sô 4.

97
Hoàng Bá Thịnh__________________________________________________

4. Chương trình phát triển Liên Hợp Quốc (2001): Báo cáo phát triển
con người 200T, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
5. Jonathan H. Turner et (1998): The Emergence of Sociological
Theory, 4th edition\ Wadsworth Publishing Company.

98
Giáo trình Xã hội học về gUH

CHƯƠNG 4

Sơ LƯỢC PHONG TRÀO NỮ QUYEN


VÀ LÝ THUYẾT NỮ QUYEN

Mục tiêu học tộp


Biết sơ lược lịch sử về phong trào nữ quyền.
Phân tích được sự khác biệt giữa ba làn sóng nữ quyền.
Hiểu được bản chất của một số trường phái nữ quyền chủ yếu.
Nắm được các lý thuyết quan trọng về nữ quyền.

1- Sơ lược về phong trào nử quyền

1.1. Định nghĩa về nữ quyền và phong trào nữ quyền.

Không giông như các lý thuyết khác, nền tảng khái niệm lý thuyết
của thuyết nữ quyền không hắt nguồn từ một cổng thức lý thuyết đơn
lẻ nào. Không có một người nào (chẳng hạn như Marx, Mao Trạch
Đông hoặc Gandhi) định nghĩa thuyết nữ quyền cho tất cả chúng ta, cho
mọi thời đại. Do vậy không có định nghĩa lý thuyết cụ thể nào của
thuyết nữ quyền phù hợp cho mọi phụ nữ ở mọi thời đại.

Định nghĩa, vì vậy, có thể và rõ ràng là luôn thay đổi bởi vì thuyết
nữ quyền dựa trên những thực trạng và mức độ cụ thể về văn hoá, lịch
sử của sự ý thức, nhận thức và hành động. Do vậy, có thể nói thuyết nữ
quyền được sử dụng vào thập niên 1990 sẽ khác biệt so vđi thuyết nữ
quyền được sử dụng lần đầu tiên vào thế kỷ XVIII. Xin giới thiệu hai
định nghĩa về nữ quyền.

99
Hoàng Bá Thịnh

Theo định nghĩa thứ nhất, thuyết nữ quyền là “sự nhận thức về nạn
áp bức và bóc lột phụ nữ trong xã hội, ở nơi làm việc và trong gia đình,
và sự hành động có ý thức để thay đổi tình hình ấy”.
Định nghĩa thứ hai có phần sáng tỏ hơn “Thuyết nữ quyền là sự
nhận thức về sự thông trị gia trưởng, sự bóc lột và áp bức ỏ các câp độ
vật chât và tư tưởng đôi với lao động, sự sinh sản, và tình dục của phụ
nữ trong gia đình, ở nơi làm việc và trong xã hội nói chung, là hành
động có ý thức của phụ nữ và nam giới làm thay đổi tình trạng đó”
(Kamla Bhasin, 2000:3).

Theo định nghĩa đơn giản và khá phổ biến ấy, bất kể người nào
(đàn ông hay phụ nữ) thừa nhận sự tồn tại của sự phân biệt đốì xử do
giới tính, sự thông trị của nam giđi và chế độ gia trưởng, và những
người có hành động nào đó chông lại nó, được gọi là nhà nữ quyền.
Như vậy, “nhà nữ quyển” không đồng nhất vđi phụ nữ, mà đó là một
thuật ngữ chỉ những ai tán thành sự đấu tranh cho sự bình đẳng nam nữ.
Theo chúng tôi, khi đề cập đến thuật ngữ “nữ quyền”, có thể hiểu
từ những cấp độ sau:

về phương diện lý luận, nữ quyền là một thuật ngữ chỉ “học thuyết đâu
tranh cho sự bình đẳng của phụ nữ so vđi nam giđi” (Feminist
theory), hình thành từ thế' kỷ XVIII, sau đó phát triển vđi nhiều
trường phái khác nhau, ví dụ: thuyết nữ quyền tự do, thuyết nữ
quyền văn hoá, thuyết nữ quyền Mác xít, thuyết nữ quyền và
thuyết của Freud; thuyết nữ quyền và thuyết hiện sinh; thuyết nữ
quyền câp tiến, v.v. Các học thuyết khác nhau này đều thuộc là
thuyết nữ quyền (Feminism), hay thuyết nam nữ bình quyền, gọi
tắt là thuyết/chủ nghĩa nữ quyền.
Trên phương diện hoạt động thực tiễn, có phong trào nữ quyền (Feminist
movement) với mục tiêu ban đầu là đấu tranh giành quyền cho phụ
nữ vể các phương diện chính trị (quyền bầu cử như nam giới), kinh
tế (được trả lương bình đẳng với nam giđi). Quá trình phát triển của
nố, phong trào nữ quyền đã trải qua những giai đoạn khác nhau,
hiện nay phong trào nữ quyền đang ở làn sóng thứ ba (third wave),
vđi những mục tiêu đấu tranh đa dạng hơn: bảo vệ nhân phẩm và
100
(Háo trinh Xã hoi hoc về giới

danh dự của phụ nữ (chổng lạm dụng tình dục, quấy roi tình dục
nới công sỏ), đòi hỏi sự chung thuỷ của nam giđi, khổng chấp nhận
“sự trinh hạch một phía”(chỉ phu nữ phải chung thuỷ, còn nam giới
thì ...có thể ngoại tình (!), chống bạo lực đối vđi phụ nữ và trẻ em
gái. Bên cạnh đó, phong trào nữ quyén cũng mở rộng mục ticu đấu
tranh vì các quyền con người, bảo vệ môi trường, chông chiến
(ranh, vì sự phát triển bền vững...v.v.

Từ góc độ nghề nghiệp, có những người được gọi là nhà nữ quyển


(Feminist), họ là những người đấu tranh cho mục tiêu bình đẳng
nam và nữ (hay còn gọi là hình đẳng giđi). Mức độ thấp hơn, là
những người chịu ảnh hưởng - ít hoặc nhiều - của quan điểm nữ
quyền, họ ứng xử theo tư tưởng nữ quyển, ủng hộ và tham gia vào
phong trào nữ quyền ở mức độ khác nhau.
Nếu hiểu một cách nôm na nhất, thì “nữ quyền” - một từ Hán Việt
- là quyền của phụ nữ, còn hiểu đầy đủ thì đó là “đâu tranh cho quyền
bình đẳng của phụ nữ” vđi niềm tin dựa trên nguyên tắc cho rằng phụ
nữ phải có các quyền và cơ may trong cuộc sông như nam giđi (vể
chính trị, kinh tế, luật pháp, v.v...) (Hoàng Bá Thịnh, 2008a).
Các nhà xã hội học định nghĩa phong trào xã hội như là những
nhổm hành động để ủng hộ hoặc đâu tranh chông lại những thay đổi
trong xã hội. Các phong trào thường nổi lên do sự nhận thức của các
thành viên vể sự bất công hoặc mong muôn tạo nên những thay đổi để
sửa đổi những bất công như vậy của họ (Turner và Kilian, 1972). Các
phong trào xã hội liên quan tđi hoạt động bển vững của những nhóm có
tổ chức, và họ thường bao gồm một mạng lưđi các tổ chức mặc dầu họ
có thể có những mục tiêu hay thành viên khác, nhưng có một cách hiểu
như nhau về những gì thuộc về phong trào. Các nhà xã hội học nghiên
cứu về phong trào xã hội cũng thử phân biệt các điểu kiện xã hội thúc
đẩy sự phát triển của phong trào đó. Trong trường hợp phong trào nữ
quyền đương đại, sự phát triển của thuyết nữ quyển có thể được coi
xuất phát từ sự phát triển của phong trào phụ nữ thế kỉ XIX.

1.2. Sự hình thành phong trào nữ quyền

Vào năm 1840, một hội nghị thế giới về chông chế độ nô lệ được
tổ chức ở London. Sự đại diện nhỏ bé của đoàn phụ nữ trong hội nghị
101
Hoàng Bá Thịnh

này làm nảy sinh ra sự khơi dậy về tiềm lực của phụ nữ, mặc dầu phụ
nữ đã bị loại khỏi các nhà trưng bày và bị cấm tham gia vào các hoạt
động tiếp theo. Sự loại trừ họ đôi với những chương trình tiếp theo dấy
lên sự nhận thức của những người phụ nữ này về sự cần thiết phải có
một phong trào cho phụ nữ. Khi họ quay lại Mỹ, hai trong sô" những
người đã tham dự hội nghị, Lucretia Mott và Elizabeth Cady Stanton,
tiếp tục gặp gỡ và thảo luận về chiến lược để thiết lập quyền phụ nữ.
Vào ngày 14/7/1848, 5 ngày sau, họ kêu gọi lập ra một Uỷ ban quyền
của phụ nữ ở Seneca Falls (New York). Bất chấp thông báo gâp như
vậy, 300 người, cả nam giới và phụ nữ đã đến Seneca Falls và ủng hộ
cho một tuyên bô' về quan điểm giông như Tuyên ngôn độc lập của Mỹ
(1776) rằng “tất cả nam giđi và phụ nữ được sinh ra bình đẳng, rằng họ
được tạo hoá ban tặng những quyền không thể chối cãi được, trong đó
có quyển được sông, quyền được tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”
(Hole và Levine, 1971: 6). Những người này tham gia hội nghị Seneca
Falls cũng thông qua 12 nghị quyết, một trong số đó là quyết tâm đấu
tranh cho quyền bầu cử của phụ nữ. Các quyền khác của phụ nữ được
thiết lập trên khắp nưđc Mỹ, bao gồm một quyển vào năm 1851 ở
Akron, Ohio, nơi mà Sojourner Truth, một nô lệ trước kia, thách thức
quan điểm phổ biến về sự yếu đuối của phụ nữ về thể chất và tinh thần.
Bà hỗ hào rằng:
*Không một ai đã từng giúp tôi bê vác hay cày cấy, hay cho tôi chỗ
tốt nhất- và liệu tôi có phải là một phụ nữ không? ... Hãy nhìn tay tôi.
Tôi đã cày bừa và trồng trọt và thu hoạch vào các nhà kho, và không
một người đàn ông nào chỉ dẫn cho tôi- và liệu tôi có phải là một phụ
nữ không? Tôi có thể làm việc và ăn nhiều như một người đàn ổng- khi
mà tôi có thể làm được - và chịu đựng cả sự đả kích nữa ỉ Và liệu tới có
phải là một người phụ nữ không? Tôi sinh ra 13 đứa trẻ, và nhìn thây
hầu hết chúng phải trở thành nô lệ, và khi tới khóc bởi nối đau xót của
một người mẹ, không ai nghe tôi hết ngoài Chúa Jesus- và liệu tôi có
phải là một phụ nữ? ịHole và Levine, 1971: 191).
Năm 1890, các hiệp hội Mỹ và quô*c gia vì quyền bầu cử của phụ
nữ đã kết hớp để trở thành Hiệp hội quốc gia Mỹ vì quyền bầu cử của
phụ nữ (NAWSA). Vào ngày 26 tháng 8 năm 1920, trong Luật sửa đổi

102
íiiáo trình Xã hôi ho£ về giới

thứ 19, sự bảo đảm cho phụ nữ quyền được bầu cử đã được chấp thuận.
Với ihành công của phong trào đòi quyền hầu cử, phong trào phụ nữ
mát nhiều sự ủng hộ của công chúng dôi vđi nó, và như nhiều người
nói, phong trào chìm xuống (ngủ yen) trong nhiều năm. Nhiều phụ nữ
tiêp tục theo đuổi những mục tiêu nữ quyền trong nhiều tổ chức và
hoàn cảnh khác nhau; công việc của họ tiếp nôi giữa phong trào phụ nữ
thời kì đầu và chủ nghĩa nữ quyền đương thời. Mặc dầu chỉ còn một ít
tổ chức từ những năm 1920 đến 1960 rõ ràng còn đi theo những mục
tiêu của thuyết nữ quyền, phong trào kiểm soát mức sinh và kế hoạch
hoá gia đình, phong trào nhà định cư, sự thiết lập của các tể chức làm
việc để cải thiện điều kiện làm việc cho những người phụ nữ có việc
làm, và sự thành lập các nhóm của phụ nữ có việc làm (bao gồm Liên
đoàn quốc gia các câu lạc bộ thương nhân nữ và những người có nghề
nghiệp nữ, Tổ chức của những phụ nữ có quyền bầu cử và Hiệp hội Mỹ
của trường đại học phụ nữ) v.v... đã tạo nên một bưđc mới cho những
sự phát triển của thuyết nữ quyền trong những năm sau đó (Ferree và
Hess, 1985). Thậm chí ngay cả sau thời kì chiến tranh thế giới thứ hai,
khi mà hệ tư tưởng văn hoá bênh vực cho ý kiến: chỗ thích hợp dành
cho người phụ nữ là ở nhà, thì Đảng phụ nữ quốc gia, do Alice Paul
thành lập, tiếp tục đáu tranh để cải thiện địa vị của người phụ nữ. Bất
chấp những quan điểm và mục tiêu khác nhau, tâ't cả những tổ chức này
đểu cung cấp mạng lưđi ủng hộ mạnh mẽ cho phụ nữ trong môi trường
của học thuyết phân biệt giới sau Chiến tranh thế giới thứ hai (Rupp và
Taylor, 1987).

1.3. fía làn sóng nữ quyền


Khi nhận xét và phân chia thời gian về phong trào nữ quyền, một
vài tác giả khẳng định cho đến nay mới có hai làn sóng nữ quyền, ví dụ
trong cuốn sách xuất bản gần đây, một lác giả viết: “Trên thế giới,
phong trào đâu tranh cho quyển bình đẳng của nữ giới đã có từ lâu,
nhưng căn cứ vào tính chất, đặc điểm và mức độ đấu tranh mà người ta
chia cuộc đâu tranh ấy ra làm hai giai đoạn và mỗi giai đoạn ấy là một
“làn sóng”. Cho tđi nay, có thể lổng kết thành hai “làn sóng” như vậy.
“Làn sóng” thứ nhất là trước thập niên 1970 và “làn sóng” thứ hai được
đánh dâu khoảng từ cuối thập niên 1960 đầu thập niên 1970 cho đến

103
Hoàng Bá Thjnh

nay” (Trần Xuân Điệp, 2005:23). Đoạn trích dẫn này từ cuốn sách là
công trình nghiên cứu của một luận án tiến sĩ. Nhưng có thể nói rằng,
tác giả đã viết chưa đúng về các làn sóng nữ quyển. Trong nhiều
công trình của các nhà xã hội học Mỹ, đã đề cập đến làn sóng nữ
quyền thứ ba (G. Ritzer, 1996: 303, 332-333; 2000: 447; D. K. Ivy và
Ph. Backlund, 2000: 490 -91).
Nhìn vào lịch sử phong trào nữ quyền, vđi các môc thời gian cụ thể
và những mục tiêu đấu tranh trong các giai đoạn khác nhau, kể cả sự
thăng trầm của phong trào nữ quyền ở Mỹ, người ta chia ra - cho đến
nay - có ba làn sóng nữ quyền.
Làn sóng nữ quyền thứ nhất, bắt đầu từ cách mạng Pháp, và đánh
dấu bằng việc xuất bản cuốn “Một biện minh cho quyển phụ nữ”
(A vindication of the right of women) của Mary Wollstonecraft (1792),
chủ yếu quan tâm giáo dục bình đẳng và sự tham gia của phụ nữ vào
các nghề của nam giđi (nghề y) (Mai Huy Bích, 2002).
Còn ỏ Mỹ, làn sóng nữ quyền thứ nhất tập trung vào sự đấủ tranh
cho các quyền của phụ nữ về chính trị, đặc biệt là quyền bầu cử, và làn
sóng nữ quyền thứ nhất này được chú ý bởi hai thời điểm quan trọng
“Hội nghị lần thứ nhất vể các quyền của phụ nữ năm 1848 tại Seneca
Falls, NewYork; và năm 1920 khi sự thông qua và phê chuẩn Tu chính
án Hiến pháp lần thứ mười chín, cho phép phụ nữ được đi bầu cử quôc
gia kể từ năm 1920” (G. Ritzer, 2000: 447). Thế nhưng, quyền đầu
phiếu đã không dẫn đến những cải cách khác cho địa vị kinh tế và xã
hội của phụ nữ và phong trào nữ quyền lại chưa phái là một lực lượng
đủ mạnh cho sự thay đổi xã hội vào đầu và giữa thế kỷ 20.

Làn sóng thứ hai của phong trào nữ quyền tại Mỹ xuất hiện vào
thập niên 1960 và vươn đến đỉnh cao vào thập niên 1970. Phong trào
một phần nào đã được thúc đẩy từ ba quyển sách tiên phong luận vổ nữ
quyển: Giới tính thứ hai (The second sex) của Simone de Beauvoir,
Huyền thoại phụ nữ (The Feminine Mystique) của Betty Friedan và
Chính trị học giới tính (Sexual Politics) của Kate Milieu. Thêm nữa,
tinh thần tích cực chính trị nói chung của thập niên 1960 đã dẫn phụ nữ
- nhiều người trong số đó đang đấu tranh vì dân quyền của người da đen

104
________________________________ (/ịậq trình Xã hội học về giới

và chông chiến tranh Việt Nam - đã đi đến việc xem xét lại tình trạng
khỏng có địa vị và quyền lực của phụ nữ. Tư tưởng phân biệt giới tính
xảy ra trong giđi chính tri đưực cho là cấp tiên và tiến hộ đã khiến cho
Iihicu phụ nữ quyết định rằng họ cần phải lập ra phong trào “Giải
phóng phụ nữ” cho riêng mình (Evans 1980; Firestone 1970; Freeman
1973, 1975). Theo nhận xét của nhà xã hội người Mỹ, G. Ritzer thì “làn
sóng thứ hai” là của giới học giả” (1996:332).

Tuy nhiên, các cuộc điều tra trên phạm vi toàn quốc ngày nay đều
cho thây rằng tuy phụ nữ nói chung ủng hộ các quan điểm duy nữ
quyền, họ không nhất thiết châp nhận cái nhãn “Người phụ nữ duy
quyền Gần 40% phụ nữ tự xem mình là những người đấu tranh cho nữ
quyền vào năm 1989; lỷ lệ đó đã giảm xuống 20% vào năm 1998. Tinh
thần vì nữ quyền vđi tư cách một sự nghiệp chính trị thô'ng nhâ't, vôn
đòi hỏi người ta phải châp nhận một lập trường nhât quán trong mọi
chuyện, từ chuyện phá thai, quây rối tình dục, cho đến sách báo - phim
ảnh khiêu dâm, lại không được ưa chuộng cho lắm. Cả nam giới lẫn nữ
giđi đều thích này tỏ quan điểm cá nhân của mình trong các vân đề
phức tạp hơn là dưđi một chiếc ô “chủ nghĩa nữ quyển”. Thế nhưng tư
tưởng vị nữ quyền lại đầy tràn sức sống trong sự chấp nhận ngày một
tăng của phụ nữ ở các vai trò phi truyền thông, lẫn trong cả sự thừa
nhận cơ bản rằng một bà mẹ đã có gia đình không chỉ có thể làm việc
hên ngoài kiếm sông, mà cũng còn có thể thuộc về lực lượng lao động
hưởng lương nữa. Đa sô" các phụ nữ đều bảo rằng nếu được lựa chọn,
họ sẽ thích đi làm kiếm tiổn hơn là ở nhà, lo việc nhà và chăm sóc gia
đình và khoảng một phần tư chuộng Ms. hơn là Miss hay Mrs
(Bellafante 1998; Geyh 1998).
Phong trào của phụ nữ đã có những phân đối công khai qua rất
nhiều vấn đề. Các nhà duy nữ quyển đã đứng đằng sau chuyện thông
qua Tu chính án về quyền bình đẳng, các tài trợ nhà nưđc cho chuyện
nuôi giữ trẻ, hành động kiên quyết cho phụ nữ và cho các dân tộc thiểu
sổ, pháp định liên bang coi chuyện phân biệt giới tính trong giáo dục là
bất hợp pháp, sự có mặt của đại biểu phụ nữ nhiều hơn trong chính
quyền và quyền phá thai hợp pháp (R. Tschaefer, 2005: 414-16).

105
Hoàng Bá Thinh

Làn sóng thứ ba, vào những năm 1990s, khi trên một sỏ" kênh
truyền thông đại chúng thích đề cập đến “ một cái chết dần dần và một
cái chết đầy đau khổ” của chủ nghĩa nữ quyển (H. Sommers, 1994).
Thuật ngữ “làn sóng nữ quyền thứ ba” được dùng để xác định một giai
đoạn mđi trong lịch sử của thuyết nữ quyền, một giai đoạn tương phản
vđi “làn sóng thứ nhất” của các tác phẩm nữ quyền, đi cùng vđi sự vận
động cho quyền đi bầu cử của phụ nữ từ giữa thế kỷ XIX đến đầu thế
kỷ XX, và “làn sóng thứ hai” của giới học giả mở rộng, khởi đầu vào
cuối những năm 1960 cho đến nay (G. Ritzer, 1996: 332).

Tầm quan trọng của một làn sóng thứ ba về lý thuyết nữ quyền trở
nên rõ ràng trong những năm 1990 và hiện đang tạo thành một trong
những lĩnh vực trung tâm và năng động nhất của sự tăng trưởng tri thức
trong chủ nghĩa nữ quyền. Sự phát triển này thật sự là một dấủ hiệu về
sự thành công của phong trào phụ nữ hiện nay, một phong trào ngày
càng tăng lên môi quan hệ liên kết toàn cầu. Làn sóng nữ quyền thứ ba
tập trung mối quan tâm vào những khác biệt trong phụ nữ, theo đó các
nhà nữ quyền của làn sóng thứ ba đánh giá lại giá trị và mở rộng thêm
các vân đề mà làn sống thứ hai đã mở ra, đổng thời đánh giá lại cổ sự
phê phán các chủ đề và những khái niệm của các lý thuyết của làn
sóng thứ hai (G. Ritzer, 1996: 332). Các lý thuyết thuộc làn sóng thứ ba
bao gồm: Lý thuyết nữ quyền và phát triển, lý thuyết giđi và phát triển,
lý thuyết nữ quyền các nước đang phát triển và lý thuyết về nữ quyền
phụ nữ da đen.
Trong cuốn sách Lý thuyết xã hội học hiện đại, của G.Ritzer (in lần
thứ 4, 1996) có đề cập đến cụm từ “Làn sóng nữ quyền thứ ba" và tác
giả cuốn sách nhân mạnh: “Tầm quan trọng của một làn sóng lý thuyết
nữ quyền thứ ba trở nên rõ ràng trong những năm 1980 và hiện đang
tạo thành một trong các lĩnh vực trọng tâm và năng động nhất của sự
tăng trưởng tri thức của chủ nghĩa nữ quyền. Sự phát triển này thật sự
là một biểu hiện thành công của phong trào phụ nữ hiện đại, một phong
trào ngày càng có môi liên kết toàn cầu” (Ritzer, 1996:332). Trong lần
xuất bản thứ năm, khi đề cập đến làn sóng thứ ba, tác giả cuốn Lý
thuyết xã hội học cho thây rõ hơn tầm quan trọng của làn sóng nữ quyền
thứ ba, vì nó “mô tả những tư tưởng nữ quyền vể một thế hệ mới của

106
(n ú o trinh Xã hội hoc về giới

nhiĩng phụ nữ trẻ tuổi, những người sc dẫn dắt cuộc sông của hầu hết
thanh nicn của thế kỷ 21 ’’(Ritzer, 2000:447). Chủ thể của làn sóng nữ
quyền thứ ha, đó là những nhà nữ quyền trẻ không chỉ tăng lên sự cam
két cá nhân họ vđi chủ nghĩa nữ quyền, mà họ còn cho thây mức độ
tình nguyện rất cao để thực hiện những hành động tập thể nhằm tạo
nên sự biến đổi có hiệu quả. Các nhà nữ quyển làn sóng thứ ba “tập
trung vào các vấn đề như nhận thức và giáo dục AIDS, các quyền sinh
sản, không bị lạm dụng tình dục, bạo lực và cưỡng hiếp; nghèo đói và
vô gia CƯ trong thanh niên,...”(Renzetti &Curran, 1996; Tobias, 1997;
dẫn theo D. Ivy, 2000: 491 ) (Hoàng Bá Thịnh, 2008a).

2. Một số lý thuyết nữ quyền

2.1. Các câu hỏi và đặc điểm cơ bản của thuyết n ữ quyền
Sự thúc đẩy đôi với thuyết nữ quyền đương đại bắt đầu trong một
câu hỏi tưởng chừng nhưđdn giản: "Thếcòn phụ nữ thì sao?". Nói cách
khác, những người phụ nữ ở chỗ nào, trong bất cứ hoàn cảnh nào được
khám phá/tìm hiểu? Nếu họ không hiện diện, thì tại sao? Nêu họ hiện
diện, chính xác là họ đang làm gì? Họ trải nghiệm hoàn cảnh như thế
nào? Họ đóng góp gì cho nó? Nó có ý nghĩa gì đô'i vđi họ?( G. Ritzer,
2000: 444).
Câu hỏi cơ bản thứ hai của thuyết nữ quyển là "Vậy thì tại sao tất
cả những chuyện này lại là như vậy?". Trong khi câu hỏi đầu tiên thể
hiện một sự mô tả thế giới xã hội, câu hỏi này đồi hỏi một sự lý giải
về Ihô" giới đó. Sự mô tả và sự lý giải về thế giới xã hội là hai mặt của
bâ't kỳ lý thuyết xã hội học nào. Các nỗ lực của thuyết nữ quyền để trả
lời các câu hỏi này do đó đã tạo ra một lý thuyết về sự quan trọng phổ
quát cho xã hội học.
Câu hỏi cơ bản thứ ba cho các nhà lý thuyết nữ quyền là "Chúng
la có thể thay đổi và cải thiện thế giới như thê' nào để nó có thể tạo ra
sự công băng nhiều hơn cho phụ nữ và cho tất cả mọi người ?". Điểu
này dẫn đến sự chuyển đổi xã hội trong sự quan tâm về sự công
hằng/công lý là đặc điểm phân biệt của thuyết xã hội phê phán, một
sự cam kết đưđc chia sẻ trong xã hội học bởi thuyết nữ quyền, thuyết
Mác xít và tân Mác xít và các lý thuyết xã hội đang được phát triển

107
Hoàng Bá Thịnh

hỏi các nhóm thiểu sô' chủng tộc và dân tộc và trong các xã hội hậu
đế quốc (G. Ritzer, 2000: 444).
Các câu hỏi lý thuyết cơ bản của thuyết nữ quyền, tương tự, cũng
tạo ra một cuộc cách mạng trong nhận thức của chứng ta về thếgiđi.
Các câu hỏi này cũng dẫn chúng ta tđi việc khám phá ra rằng cái chitng
ta xem là kiến thức tuyệt đối và phổ quát về thế giđi, trong thực tế, là
kiến thức phát sinh từ các kinh nghiệm của một bộ phận có quyển lực
của xã hội, nam giđi - với tư cách là những "chủ nhân ông". Kiếr thức
này bị tương đôi hoá nếu chúng ta phát hiện lại thế giđi từ một lợi điểm
của những người từ trước tđi nay bị vô hình hoá, bị che khuất, thỏng
được biết tđi "ở đáy": những người phụ nữ, những người phụ huộc
nhưng đóng các vai trò "phục vụ" rất cần thiết đã lao động để day trì
và tái tạo xã hội mà chúng ta đang sông. Sự phát hiện này làm nả/ sinh
các câu hỏi về mọi thứ mà chúng ta vẫn tưởng là chúng ta đã biết về
xã hội. Sự khám phá này và những hàm ý của nó thiết lập tầm quan
trọng về ý nghĩa của thuyết nữ quyền đương đại đôTi vđi lý thuyết xã
hội học (G. Ritzer, 2000: 445).
Thách thức duy lý của thuyết nữ quyền đôi với các hệ thổng tri
thức đã thiết lập, bằng cách đối lập chứng vđi những hiểu biết piụ nữ
- trung tâm của hiện thực, không chỉ tương đôi hoá kiến thức đỗ thiết
lập, mà còn "huỷ diệt" kiến thức đó. Nói kiến thức đó bị "huỷ dặt" là
nói rằng chúng ta khám phá ra cái mà trước nay đã bị che đậy bê» dưới
sự thể hiện của kiến thức đã thiết lập, đơn nhất, tự nhiên - sự thế hiện
đó là một kiến trúc dựa trên những sắp đặt có tính xã hội, quan nệ và
quyền lực. Thuyết nữ quyển nên phá huỷ các hệ thống kiến thíc đó
bằng cách chỉ ra sự thiên vị nam tính của hệ thống kiến thức này và nền
chính trị học giđi đã cơ cấu và hình thành nên chúng. Nhưng bải thân
thuyết nữ quyền cũng đã trở thành chủ thể cữa các áp lực tương dôi và
có tính phá huỷ ngay từ bên trong phạm vi ranh giới lý thuyết cia nó,
đặc biệt là trong thập kỷ cuối cùng. Áp lực ưu tiên, và cũng vẫn có tính
chất hiệu quả hơn trong sô' đó đến từ phong trào làn sóng nữ quyén thứ
ba, trong đó phản đôi quan điểm đơn nhât ban đầu về "phụ nữ" víi quả
quyết rằng có nhiều phụ nữ có hoàn cảnh khác nhau và có nhểu hệ
thông kiến thức phụ nữ - trung tâm phản kháng kiến thức theo xu ìưđng
chủ đạo nam giới đã thiết lập cũng như bất kỳ đòi hỏi sự lãnh cạo nữ
quyền nào về một lập trường của giđi nữ.
108
Giáo trình Xã hôi học về giới

Điều quan trọng là thuyết nữ quyển hậu hiện đại làm nảy sinh
những cáu hỏi về tính chát bổn vững của hản thân giđi như là một cách
thức nhìn nhận thố giới và về bản thân cá nhân như là một vị trí bền
vững của ý thức và nhân cách từ đó giđi và thế gịđi được trải nghiệm.
Tác động tiềm ẩn của các câu hỏi này về cđ bản rơi vào nhận thức luận
nữ quyền - hệ thông của nó để tạo ra các quyết định chân thực. Trong
cuôn sách Lý thuyết xã hội học xuất bản lần thứ năm, G. Ritzer đã phân
biệt các loại hình lý thuyết nữ quyền như dưđi đây:

Bảng 5: Khái quất về các thế' hại lý thuyết nữ quyền

Những lý thuyết nữ quyển cơ bản - Những phân biệt trong các lý thuyết - trả
trả lời cho câu hòi có tính chất mô "Tại
lời cho cáu hỏi cố tinh chất giải thích
tả “ Thế còn phụ nữ thì sao?" sao hoàn cảnh của phụ nữ, lại là như
v ậ /r
Sự khác biệt giới
Vị trí và kinh nghiệm của phụ nữ Thuyết nữ quyén vể văn hoá
trong phán lớn các hoần cảnh khác Thuyết nữ quyển vé sinh học
biệt với của nam giới trong các Thuyết nữ quyén vể thể chế và xã hội hoá
hoàn cảnh đó Thuyết nữ quyển vé tâm lý - xã hội
Sự bất bình đẳng giới
VỊ trl của phụ nữ trong phẩn lớn Thuyết nữ quyển tự do
hoàn cảnh khỗng chl khác biệt mà
còn ít đặc quyển hơn hoặc là không
binh đẳng với nam giới
Sự áp bức giới
Phụ nữ bị áp bức, khỗng chl khác Thuyết nữ quyển phân tâm học
với hay khổng binh đẳng với nam Thuyết nữ quyển cá'p tiến
giới, mầ còn bị klm hãm, làm cho
lê thuộc, bị đúc nặn, sử dụng vầ
lạm dụng bởi nam giới
Sự áp bức cấu trúc
Kinh nghiệm của phụ nữ vể sự Thuyết nữ quyển xã hội chủ nghĩa
khác biệt, bất bình đẳng, và áp bức Thuyết liên ngành/liẽn khu vực
khác nhau bởi vị trí xã hội cùa họ
trong chủ nghĩa tư bản, chế độ gia
trưởng và chủ nghĩa chủng tộc
Thuyết nữ quyển và thuyết hậu hiện đạl hoá
(Ngũĩn: G Ritzer: Sociological Theory 5th; 2000 450)

109
Hoàng Bá Thinh

Trên cơ sở đó, nhà xã hội học người Mỹ này đưa ra bốn phương án
trả lời cho câu hỏi "Thê' còn phụ nữ thì sao?", sau đây:
Thứ nhất, vị trí và kinh nghiệm của phụ nữ trong phẩn lđn các hoàn
cảnh khác biệt với vị ưí và kinh nghiệm của nam giới trong các hoàn
cảnh đó.
Thứ hai, vị trí của phụ nữ trong phần lđn hoàn cảnh không chỉ khác
biệt mà còn ít đặc quyền hơn hoặc là không bình đẳng vđi nam giới.
Thứ ba hoàn cảnh của phụ nữ cũng phải được nhận thức theo nghĩa
một quan hệ quyền lực trực tiếp giữa nam và nữ. Phụ nữ bị áp bức,
nghĩa là bị kìm nén, làm cho lệ thuộc, bị đúc nặn, bị sử dụng và lạm
dụng bởi nam giđi.
Khả năng thứ tưđứỢc cung cấp bởi luận đề trung tâm của làn sóng
nữ quyển thứ ba: kinh nghiệm của phụ nữ về sự khác biệt, bất bình
đẳng và sự áp bức khác nhau tuỳ theo sự địa vị của họ trong các xã hội;
những xếp đặt mang tính chất phân tầng hay các vec-tơ của sự áp bức
và sự đặc quyền - giai cấp, chủng tộc, dân tộc, lứa tuổi, tình trạng hồn
nhân... Mỗi một kiểu thể loại khác nhau của thuyết nữ quyền có thể
được phân loại như là một lý thuyết về sự khác biệt hay sự bất bình
đẳng, hay về sự áp bức, hay về làn sóng nữ quyển thứ ba.
Mặc dù các quan điểm nữ quyền có từ thế kỷ XVIII và phát triển
mạnh ở thế kỷ XIX, nhưng thuyết nữ quyền lại chỉ được hình thành vào
nửa sau của thế kỷ X X . Như một tĩnh vực có thể xác định của các khoa
học xã hội, do đó thuyết nữ quyền có từ những năm 1970 vđi tác phẩm
của Kate Millett có tên Chính trị học giới tính (Sexual Politics). Thuyết
nữ quyền cổ những đặc điểm sau:

Thứ nhất, là một khoa học liên ngành (có tính liên ngành mạnh
mẽ, xuyên suốt các chủ đề thường được phân chia trong các khoa học
xã hội, bao gổm lịch sử, triết học, nhân học xã hội, nghệ thuật.v.v.
Thứ hai, những đề tài cụ thể thường tái xuất hiện như: tái sinh sản,
sự phân công lao động theo giđi..v.v.
Thứ ba, và ấn tượng hơn cả, những khái niệm mới như là thuyết
phân biệt giới tính (sexism) và thuyết bản chất (essentalism) được tạo

110
(Háo trinh Xã hôi hoc về giới

nên thể hiện sự thiếu hiểu biết cũng như phân hiệt đôi xử khi mô tả
những khái niệm này.

Thứ tư, những vân dề kinh nghiệm của phụ nữ được rút ra để iàm
phung phú thêm các ịý thuyết khoa học và các nhà khoa học. (Adam
Kuper & Jessica Kuper; 1999: 296-297).
Thuyết nữ quyền là một hệ thống tư tưởng trải rộng và khái quát
về đời sống xã hội và kinh nghiệm con người được phát triển từ một
quan điểm phụ nữ - trung tâm. Thuyết nữ quyển có tính chất phụ nữ là
trung tâm (woman - centered) hoặc những người phụ nữ là trung tâm
(women - centered) theo ba cách thức. Trước hết, “đốì tượng” khám
phá chủ yếu của nó, điểm xuâ’t phát của mọi sự khám phá là trạng thái
(hay các hoàn cảnh) và những kinh nghiệm của phụ nữ trong xã hội.
Thứ hai, nó coi phụ nữ là các “chủ thể” trung tâm trong quá trình
nghiên cứu; nghTa là, nó tìm cách nhìn thế giới từ những điểm ưu thế
khác biệt của phụ nữ trong thế giới xã hội. Thứ ba, thuyết nữ quyển có
tính chát phẽ phán và hành động nhân danh phụ nữ, tìm cách tạo ra một
thế giới tốt đẹp hơn cho nữ giới và từ đó, nó tranh đấu vì con người.(G.
Ritzer, 2000: 443).
Thuyết nữ quyền khác vđi đa phần các lý thuyết khác theo hai
cách chủ yếu.
Thứ nhất, nó là tác phẩm của một cộng đồng liên ngành, bao gồm
không chỉ các nhà Xã hội học, mà cả các học giả từ các khoa học khác
như Nhân học xã hội, Sinh học, Kinh tế học, Lịch sử, luật, Văn hoá,
Triết học, Khoa học chính trị, Tâm lý học và Thần học, những người tốt
nhâ"t được nhìn nhận là các tác giảAác gia sáng tạo, những người tự cho
mình là các nhà hoạt động chính trị, những người phát ngôn cho phụ nữ
da màu và các tác giả từ nhiều cộng đồng tri thức của châu Âu và thế
giới thứ ba. Thứ hai, các nhà xã hội học nữ quyền giống như các học
giả hàn lâm nữ quyền thuộc các ngành khoa học khác, làm việc vđi
một lịch trình gấp bội, để mở rộng và đào sâu ngành khoa học khởi
thuỷ của họ - xã hội học, trong trường hợp này - bằng cách tái tạo lại
kiến thức ngành học để lý giải các phát hiện được thực hiện bởi các
học giả nữ quyền và để phát triển một hiểu biết có phê phán về xã
hội, nhằm thay đổi thế giđi theo những chiều hưđng công bằng và
nhân bản hơn (G. Ritzer, 2000:444).
111
Hoàng Bá Thịnh

2.2. Hệ thống lý thuyết nữ quyền


Đốì với nhiều người, tư tưởng về lý thuyết hàm ý một cách thức tư
duy mà có tính trừu tượng cao và tất nhiên không có bâ't cứ sự liên hệ
nào vđi thế giđi hiện thực. Nhiều người có xu hưđng nghĩ về các lý
thuyết như là những tư tưởng mà nó giữ một cấp độ nhất định của sự
hấp dẫn đôi vđi những tri thức nhưng nó không liên quan cụ thể đô'ị vđi
nguồn gốc hiểu biết của cá nhân về cuộc sông hoặc thế giđi.
Lý thuyết xã hội học nỗ lực để giâi thích quan hệ giữa các sự kiện
xã hội, cấu trúc xã hội và văn hoá. Tương tự, lý thuyết nữ quyền cilng
nỗ lực để đặt các sự kiện hàng ngày của đời sông phụ nữ và nam giới
trong một sự phân tích liên quan vđi kinh nghiệm cá nhân và tập thể để
hiểu về cấu trúc của các quan hệ giđi trong xã hội và văn hoá. Các nhà
nữ quyền cũng đòi hỏi chiíng ta biết cái gì, cả tri thức và thực tiễn điíỢc
truyền tải vđi những giả định giới về những đặc điểm của thế giới xã
hội, các vân đề của nó, những thói quen của nó và ý nghĩa của nó.
Mục đích của thuyết nữ quyền là giúp chúng ta hiểu các điều kiện
trong xã hội và hình dung những khả năng cho những biến đổi xã hội.
Trong khi những phân tích lý thuyết dường như có thể phức hợp và đôi
lúc trừu tượng, mục đích của họ là giúp cho sự hiểu biết đặc điểm của
câu trúc xã hội, do đó hiểu những khả năng để biến đổi xã hội. Chúng
ta có thể thây bằng cách xem xét những lý thuyết khác nhau của lý
thuyết nữ quyền và quan hệ của chúng vđi các chính sách nữ quyền.
Hệ thông lý thuyết và tư tưởng nữ quyền hình thành từ một sổ' lý
thuyết xã hội và chính trị kinh điển truyền thông. Nhưchdng ta sẽ thấy,
trong sự xem xét vấn đề về cuộc sông của phụ nữ, các nhà nữ quyền
đã sử dụng một vài quan điểm kinh điển để giải thích tốt hơn vị trí phụ
nữ trong xã hội. Giông như các tư tưởng truyển thống mà từ đó tư tưởng
nữ quyền xuất phát, lý thuyết nữ quyền được tổ chức xung quanh những
giả định khác nhau về tể chức xã hội và biến đổi xã hội.

2.3. Các thuyếơtrường phái n ữ quyền


Trong quá trình phát triển của phong trào nữ quyền, đã hình ihành
nên những lý thuyết khác nhau, bao gồm: thuyết nữ quyển tự do, thuyết
nữ quyền Mác xít, thuyết nữ quyền cấp tiến, thuyết nữ quyền phân tâm,

112
_________________________ ( ỉiáo trịnh Xã hôi học về íĩiới

thuyết nữ qu yền hiện sinh, thuyết nữ quyền da đen, thuyết nữ quyền


hậu hiện đại v.v... Chúng tôi chỉ giới thiệu ba quan điểm lý thuyết
chính, đổ là thuyết nữ quyền tự do; nữ quyền xã hội chủ nghĩa và nữ
quyền cấp tiến/triêt để.
Thuyết nữ quyền tự do: Nhân mạnh cải cách xã hội và luật pháp
qua các chính sách được xây dựng để tạo nên những cơ hội bình đẳng
cho phụ nữ. Hớn nữa, thuyết nữ quyền tự do nhân mạnh sự xã hội hoá
giới như là nguồn gốc của những khác biệt giới, do đó thuyết này cho
rằng những biến đổi trong thực tiễn xã hội hoá và giáo dục của xã hội,
công cộng sẽ dẫn đến tự do hơn và các quan hệ giđi bình đẳng hơn.
Theo quan điểm trên có cơ sỏ triết học và pháp lý, nam giới và phụ
nữ đểu có quyền lợi công hằng như nhau và quan điểm này chịu ảnh
hưỏng của chủ nghĩa khai sáng. Những người theo thuyết nữ quyền tự
do cho rằng học vấn là yếu tô"quan trọng giúp cho phụ nữ tiếp cận được
sự công bằng xã hội và các quyền bình đẳng khác. Khi tiếp cận được
sự cổng bằng, giữa hai giới có những lợi ích xã hội như nhau. Quá trình
này theo họ - những người trường phái nữ quyền tự do - là quá trình
thích ứng hai chiều: Phụ nữ cần mở rộng ra ngoài tham gia hoạt động
chính trị, tham gia hoạt động lao động sân xuất; nam giới tham gia các
công việc gia đình. Tư tưởng này xuât hiện vào những năm 1960, nhân
mạnh sự chia sẻ trách nhiệm nam giđi đôi vđi phụ nữ trong việc chăm
sóc con cái, công việc gia đình.
Từ phương diện phát triển xã hội, theo quan điểm của phong trào
nữ quyền tự do, để đạt được mục đích công bằng giữa nam và nữ không
cần có cuộc cách mạng xã hội mà chỉ cần làm sao hợp nhâ't, hoà hợp
phụ nữ vào các lĩnh vực vai trò mđi vđi sự bình đẳng và có ý nghĩa hơn.
Phong trào nữ quyền tự do được những tầng lđp phụ nữ trung lưu, trí
thức ủng hộ mạnh mẽ bởi họ là những người có trình độ học vấn, hiểu
biết và họ thây có Ihể cạnh tranh vđi nam giđi.
Thuyết nữ quyền xã hội chủ nghĩa: Là một quan điểm câp tiến
nhiểu hđn, nó giải thích các nguồn gốc về sự áp bức phụ nữ trong các
hệ thông của chủ nghĩa tư hàn và chế độ gia trưỏng. Các nhà Macxit
kinh điển trong thực tế nhìn sự áp bức của phụ nữ chủ yếu bắt nguồn từ
chủ nghĩa tư bản, trong đó phụ nữ được xác định như là của cải của nam

113
Hoàng Bá Thinh

giđi và ở đó bóc lột sức lao động của phụ nữ để tăng thêm lợi nhuận là
điều cần thiết. Các nhà nữ quyền Mác xít đã phân tích, phê phán sự hạn
chế của thuyết Mác xít truyền thông về nguồn gôc của sự hạ thấp địa
vị của phụ nữ chỉ riêng đối với chủ nghĩa tư bản. Mặc dù duy trì tầm
quan trọng của các hệ thông giai cấp và các quan hệ kinh tế của chủ
nghĩa tư bản trong những phân tích của mình, các nhà nữ quyền xã hội
chủ nghĩa xem chủ nghĩa tư bản như là sự tương phản với chế độ gia
trưởng để tạo nên sự áp bức của phụ nữ. Quan điểm của họ khổng tập
trung vào các cá nhân, mà họ tập trung vào các cấp độ rộng lđn hơn (vĩ
mô) với các quan hệ xã hội và các thiết chế xã hội. Nó duy trì ưu thế
thông trị giữa nam giđi vđi phụ nữ.
Những người quan điểm Mác xít cho rằng, sự khác biệt bất bình
đẳng giữa hai nhóm nam - nữ liên quan chặt chẽ vđi chủ nghĩa tư bản.
Hệ thông này mang đậm tính giai cấp và trong cấu trúc gia đình của xã
hội tư bản. Do vậy, quan niệm của những người nữ quyền Mác xít chứ
trọng quan tâm đến cải tổ các thiết chế xã hội, quan hệ xã hội trong
lĩnh vực kinh tế của xã hội, gia đình. Tư tưởng này rất phổ biến trong
phụ nữ của nhóm công nhân các nưđc xã hội chủ nghĩa nhằm cải thiện
vân đề kinh tế trong gia đình, ngoài xã hội. Người phụ nữ ít lệ thuộc
vào nam giđi về vấn đề kinh tế trong việc ly hôn.

Thuyết nữ quyền Mác xít đương đại: các nhà nữ quyền Mác xít hiện
nay gắn các quan hệ giđi vào trong cái mà họ xem là một cấu trúc cơ
bản của hệ thống giai cấp và đặc biệt là ưong cấu trức của hệ thông
giai cấp tư bản chủ nghĩa đương đại (Chinchilỉa, 1991; Folbre, 1993;
Giminez, 1990, 1991; Shelton và Agger, 1993; Wilson, 1993). Từ lợi
thế lý thuyết này, chất lượng trải nghiệm cuộc sống của mỗi cá nhân là
một sự phản ánh trưđc tiên về vị trí giai cấp của anh ta hay cô ta và thứ
hai mđi đến giới của anh ta hay cô ta. Nhìn chung, phụ nữ có hoàn cảnh
giai cầp khác nhau có ít kinh nghiệm sống hơn là những phụ nữ thuộc
một giai cấp cụ thể nào đó có vđi những người đàn ồng cùng giai cấp
vđi họ. Ví dụ, trong các kinh nghiệm được quyết định bởi giai cấp cũng
như trong các quan tâm của họ, những người phụ nữ tầng lđp thượng
lưu, giàu có tương phản hẳn vđi những phụ nữ thuộc tầng lđp lao động
hoặc phụ nữ nghèo hưởng phúc lợi xã hội nhưng chia sẻ nhiều kinh
<iiáo trình Xq hôị hoc vê giới

nghiệm và quan tâm vđi những người đàn ông thuộc tầng lóp thượng
lưu, giàu có. K)Ưa ra xuất phát điểm này, các nhà nữ quyền Mác xít ghi
nhạn rằng trong bất cứ giai cấp nào, phụ nữ có ít lợi thế so với nam giới
trong việc tiếp cận vđi vật chất, quyền lực, địa vị và các khả năng đối
với sự tự thể hiện bản thân. Nguyên nhân của những bất bình đẳng này
nằm trong tổ chức của bản thân chủ nghĩa tư bản (G. Ritzer, 1996: 320).
Dâu ân của sự bất hình đẳng giới trong hệ thông giai cấp hiển
nhiên là đơn giản và rõ ràng nhât trong giai cấp thông trị của chủ nghĩa
tư bản đương thời, giai cấp tư sản. Những nam giđi thuộc giai cấp tư sản
sở hữu sản xuất và các nguồn lực tổ chức của nền sản xuất công
nghiệp, nền nông nghiệp hàng hoá và kinh doanh trong nưđc và quốc
tế. Phụ nữ thuộc giai câp tư sản không sở hữu tài sản nhưng bản thân
họ cũng là của cải, những người vợ và sở hữu của các ông chủ tư sản,
và những người nam giới tư sản hiểu ở câp độ sâu sắc nhất nghệ thuật
chiếm hữu. Phụ nữ là loại hàng hoá hâp dẫn và riêng biệt trong một
quá trình trao đổi đang diễn tiến giữa những nam giới (Rubin, 1975), và
thường là một phương tiện của các liên minh tài sản giữa những nam
giới tư sản. Phụ nữ thuộc giai cấp tư sản sinh đẻ và dạy dỗ những đứa
con trai để chúng sẽ kế thừa các nguồn lực kinh tế xã hội của cha
chúng. Phụ nữ tư sản cũng đáp ứng các dịch vụ về tình cảm, xã hội và
tình dục cho những người đàn ông cùng giai cấp. Đổi lại họ nhận được
một lối sôVig sang trọng tương ứng. Phụ nữ tư sản, theo cách nói của
Rosa Luxemburg "loài ký sinh của loài ký sinh" (1971: 220, dẫn theo
Mackinnon, 1982:7).

Bất hình đẳng giới trong các giai cấp lao động làm công ăn lương
cũng có chức năng đôi với chủ nghĩa tư bản và do đó được các nhà tư
bản duy trì. Phụ nữ làm công ăn lương vì địa vị xã hội thấp kém của họ,
được trả "đồng lương chết đói" và do nhận thức của họ về sự đứng bên
lc của lĩnh vực làm công ăn lương, khó mà tham gia vào tổ chức công
đoàn. Do vậy, họ phục vụ như một nguồn lực không thể cưỡng lại được
với các giai cấp cầm quyển. Hơn nữa, do tình trạng bên lề của khu vực
làm công ăn lương, họ trỏ thành một bộ phận quan trọng của lực lượng
lao động dự bị, với ý nghĩa là một nhóm lao động có thể lựa chọn, hành

115
Hoàng Bá Thịnh

động như là một sức ép và là một cái phanh hãm đốì vđi những đòi hỏi
vể lương của nam giđi. Vđi tư cách là các bà vợ, bà mẹ, phụ nữ đã hỗ
trợ một cách vô thức cho quá trình tạo ra lợi nhuận của giai cấp tư sản
khi thực hiện chức năng người tiêu thụ các hàng hoá và dịch vụ gia đình
và người chăm sóc không được trả lương, họ trợ giúp và che đậy những
chi phí thực sự của sự tái sản xuất và duy trì lực lượng lao động. Cuối
cùng, nhưng ít có ý nghĩa đối vđi các nhà Mác xít là, các bà vợ của
những người làm công ăn lương cung cấp cho chồng mình một tí chút
kinh nghiệm quyền lực cá nhân, đền bù cho sự không có quyền lực của
họ trong xã hội. Nói cách khác, phụ nữ thuộc giai cẩp lao động là "nô
lệ của những người nô lệ" (MacKinnon, 1982:8).

Như chúng ta đã thây, nhận thức của các nhà nữ quyển Mác xít đã
được vận dụng vào "lý thuyết các hệ thông thế giới" trên cơ sở thuyết
Mác xít, đặc biệt được phát triển bởi Immanuel Wallerstein. Lý thuyết
các hệ thông thế giđi của các nhà nữ quyền Mác xít mô tả và lý giải
kinh nghiệm cùa phụ nữ về sự bất bình đẳng trên cơ sở giai cấp chịu
ảnh hưởng và tăng thêm mức độ sâu sắc do vị trí của họ trong hệ thông
toàn cầu ra sao.

Vậy, phụ nữ không bình đẳng vđi nam giđi không phải vì bất kỳ
xung đột cơ bản và trực tiếp nào về lợi ích giữa hai giới, mà bởi vì họ
làm việc trong một môi trường áp bức giai cấp, vđi các yếu tô"kèm theo
của nó vể sự bất bình đẳng về tài sản, sự bóc lột lao động và sự tha hoá.
Thực tế là trong bất kỳ giai cấp nào, phụ nữ cũng có ít thuận lợi hơn so
vđi nam giđi hơn là ngược lại. Theo như thuyết nữ quyền lự do, thực tế
này là kết quả từ một bưđc ngoặt lịch sử bởi sự sụp đổ của chủ nghĩa
cộng sản nguyên thuỷ như Engels đã mồ tả. Như vậy, giải pháp đôi vđi
sự bất bình đẳng giđi là sự phá huỷ sự áp bức giai cấp. Việc phá huỷ
này sẽ đến thông qua hành động cách mạng của giai cấp công nhân
đoàn kết, bao gồm cả nam và nữ (G. Ritzer, 1996:321).

Thuyết nữ quyền cấp tiến (còn gọi là thuyết nữ quyền triệt để:
Radical feminism): Sự phân tích chế độ gia trưởng như là nguyên nhân
chính của sự áp bức phụ nữ. Các nhà nữ quyền cấp tiến xem xét sự phi
116
_____________________ ____ _____ ( 'tiáo trình Xã hôi Ịtoc vê giới

giá trị của phụ nữ trong tất cả các xã hội gia trưởng như là hằng chứng
về sự tập trung của ché độ gia Iruứng trong sự quyết định địa vị phụ
Iiữl(‘. Các nhà nữ quyền cáp tiên không thừa nhận đặc điểm sinh học là
yéu tù quyết đinh sự phu thuộc của phụ nữ vào nam giđi, dicu mà
những người theo trường phái hảo thủ lại nhấn mạnh và coi đặc điểm
sinh học tạo nên sô phận khác hiệt giữa nam giới và phụ nữ.

Mặc dù có sự khác hiệt trong các nhà nữ quyền cấp tiến, song
những đề tài chủ yếu mà họ thường đề cập đến là sự sinh sản, giới và
tình dục. Khi đề cập đến các chủ đổ này, họ nhấn mạnh đến việc nam
giđi kiểm soát vai trò sinh đỏ và nuôi dưỡng con cái của phụ nữ. Nói
theo ngôn ngữ ngày nay, thì người phụ nữ chưa/không có quyền sinh
sản, quyền tình dục; khi mà phụ nữ chưa có quyền quyết định đời sống
tình dục của mình cũng như không có quyền quyết định khi nào sinh
con hoặc không.

Phong trào này đạt đỉnh cao vào những năm cuối 1960 và đầu
những năm 1970. Khi phu nữ tham gia vào phong trào phản đổi chiến
tranh và phong trào đấu tranh đòi quyền công dân của phụ nữ ví dụ,
phong trào nữ quyển Mỹ phản đôi Chính phủ Mỹ gây ra chiến tranh
Việt Nam).

Tóm tắt
Chương 4 giđi thiệu khái quát sơ lược về phong trào nữ quyền, đặc
trưng của ba làn sóng nữ quyền cùng vđi một vài trường phái nữ quyền
quan trọng.

Các khái niệm về bất bình đẳng xã hội và bất bình đẳng giđi được
làm rõ không chỉ bằng việc định nghĩa mà còn được minh chứng bằng
nhừng dẫn chứng từ cuộc sổng. Một vài quan niệm về bất bình đẳng
giới trong chương này cho thấy những khía cạnh khác nhau về bất bình
đẳng giđi trong cuộc sông. Trở ngại này được càng thêm thách thức với
bẫy bất bình đẳng giới trong cuộc sông.

16 Thinking about Women 320

117
Hoàng Bá Thịnh

Câu hỏi ôn tộp


1. Sơ lược về sự hình thành và phát triển của phong trào nữ qu>ền.
2. Các trường phái chủ yếu của phong trào nữ quyền và điểm khác
nhau của các trường phái này.
3. Phân tích một vài quan điểm về bất bình đẳng giđi, chỉ ra hạn chê'
của các quan điểm đó.

Tàl liệu đọc thôm


1. R. T. Chaefer (2005): Xã hội học, NXB Thông kê, Hà Nội.
2. Waưenkid và cộng sự (2006): Tập bài giảng về xã hội học; MXB
Thống kê, Hà Nội.
3. Kamla Bhasin - Nighat Said Khan (2000): Some questiors on
Feminism and its Relevance in South Asia', Kali for Women.
4. G.Ritzer (2000): Sociological Theory, 5th edition, McGraw Hill
Company.

118
Giáo trình Xã hôi hoc về

CHƯƠNG 5

BẤT BÌNH ĐẲNG , BÍNH Đ AN G g iớ i

VÀ CÔNG BẰNG GIỚI

Mục tiêu học tộp


Nắm được các khái niệm về bình đẳng xã hội, công bằng xã hội.
Hiểu được các khái niệm về bình đẳng giđi và công bằng giới.
Biết được một sô* đặc thù về giới ở Việt Nam.
Phân tích được một sô' quan điểm chủ yếu của Đảng và Nhà nưđc
về bình đẳng giđi.

1. Bốt bình đẳng giới

1.1. Hất bình đắng xã hội


Là một vấn đề trọng tâm của xã hội học, bất bình đẳng có ý nghĩa
quyết định đốĩ vđi sự phân tầng xã hội. Do vậy, các nhà xã hội học
quan tâm tới những cách thức mà các nhóm xã hội có mối quan hệ bất
bình đẳng vđi những nhóm xã hội khác. Những thành viên trong của
mỗi nhóm xã hội sẽ có những đặc điểm chung và luôn coi vị trí bất bình
đẳng của mình sẽ được truyền lại cho con cái của họ.
Có những định nghĩa khác nhau về bất bình đẳng xã hội, sau đây
chỉ là một trong những định nghĩa về bất bình đẳng:
Bất bình đẳng xã hội là điều kiện mà ở đó con người có sự tiếp cận
không bình đẳng về các nguồn lực có giá trị, các dịch vụ và những vị
trí trong xã hội (Harold R. Kerbo; 1996:10).
119
Hoàng Bá Thinh

Bất bình đẳng là sự không bình đẳng (không ngang bằng nhíiii) vể
các cơ hội hoặc lợi ích đốì vđi những cá nhân khác nhau trong một
nhóm hoặc giữa các nhóm xã hội. (Hoàng Bá Thịnh, 1997, 1999,2000,
2001,2006, 2008:224).
Bất bình đẳng xã hội là một hiện tượng phổ biến từ khi xã hội có
giai cấp. Sự bất bình đẳng tổn tại khắp các quốc gia, chỉ khác nhỉu về
mức độ bất bình đẳng mà thôi. Bất bình đẳng xã hội thường đưcc thể
hiện rõ nhất qua sự phân tầng giàu - nghèo, nói cách khác, ngíời ta
thường căn cứ vào sô' lượng của cải mà các quốc gia hoặc cá nhìn có
được để xếp hạng “Một trong những tiêu chí chính của Ngân hànị Thế
giới dùng để phân loại các nền kinh tế là tổng thu nhập quốc dân iGNl)
tính theo đầu người. Từng nền kinh tế đều được phần loại thàrh thu
nhập thâp, trung bình và cao. Những nền kinh tế thu nhập thẩp là ỉhững
nưđc có GNI tính theo đầu người vào năm 2001 là từ 745 đô ía trở
xuông. Những nền kinh tế thu nhập trung bình là những nưđc c( CỈNI
tính theo đầu người trên 745 đô la Mỹ nhưng dưđi 9.206 đô li Mỹ.
Những nền kinh tế có thu nhập cao là những nước có GNI tính theo đầu
người từ 9.206 đô la Mỹ trở lên. Những nền kinh tế thấp và trung bình
đôi khi được gọi là các nưđc đang phát triển” (WB: Atlas nhỏ vế phát
triển toàn cầu; 2004:7).
Báo cáo phát triển con người của Liên hợp quốc có trích dẫi một
nghiên cứu so sánh giữa người giàu nhất và người nghèo nhất tiên cơ
sỏ dữ liệu điều tra 1988 -1 9 9 3 của 91 quốc gia (chiếm khoảng 84 ợ0 dân
sổ" thế giới), đã cho thấy bức tranh về bất bình đẳng như sau:
Mức độ bất bình đẳng trên thế giđi rất Iđn. Năm 1993, thu nhập
của 10% những người nghèo nhất trên thế giđi chỉ bằng 1,6% thu nhập
của 10% những người giàu nhết.
1% những người giàu nhất thế giới có mức thu nhập bằng 57%
những người nghèo nhất.
Tổng thu nhập của 10% những người giàu nhất nước Mỹ (kkoảng
25 triệu người) lđn hơn thu nhập của 43% những người nghèo nhấ trên
thế giới (khoảng 2 tỷ người).

Khoảng 25% dân số thế giđi chiếm 75% thu nhập toàn thi' giđi
(theo ppp USD) (UNDP, 2001: 24).

120
_______________ __________ ( Ìiáo trình Xã hôi hoc về giới

Bât hình đẳng về thu nhập ở Việt Nam trong thời kỳ đổi mđi cũng diễn
ra với xu hưđng tăng. Theo Báo cáo phát triển con người 2007-2008 của
Chương trình phát triển Liên hơp quốc (UNDP), chỉ sỏ"chênh lệch giàu
nghèo ỏ Việt Nam là 34,4 lần. Đây la khoảng cách giàu nghèo gia tăng
lđn nhât từ trước đến nay. Theo sô liệu thông kê của nưđc ta, nếu như
năm 1993, thu nhập của 20% sô" hộ có thu nhập cao nhất gấp 4,43 lần
số hộ có thu nhập thẩp nhất, thì năm 1996, con số này đã là 7,3 lần và
năm 2005 mức chênh lệch khoảng 9 lần. Chênh lệch giàu nghèo là một
hiểu hiện rõ nhât của bất hình đẳng trong xã hội.
Theo Báo cáo cập nhật tình hình phát triển kinh tế Việt Nam của
Ngán hàng Thế giới tại Hội nghị giữa kỳ Nhổm tư vấn các nhà tài trợ
cho Việt Nam, ngày 5-6/6/2008 tại Sapa, đã cho câu trả lời: Nghèo khổ
mang gương mặt nông dân (xem bảng).

Bảng 6: Phân phối tỷ lệ nghèo theo dân

Phấn trăm Tỷ nghèo Khoảng Đòng góp vào


dân sỏ' cách nghèo tỷ lệ nghèo
Tất cả 100,0 15,9 3,8 100,0

Nông thôn 73,3 20,3 4,9 93,6


Thành thị 26,7 3,8 0,8 6,4

Kinh vầ Hoa 86,5 10,2 2,0 55,6


Dân tđc thiếu sổ' 13,5 52,2 15,4 44,4

Phi nống nghiệp 29,0 5,0 1,1 9,1


Nông nghiệp 71,0 20,4 4,9 90,9

Không trđng lúa 46,9 7,5 1,7 22,0


Trổng lúa 53.1 23,4 5,6 78,0

Số liệu từ bảng trên cho thấy mây điểm đáng chú ý sau đây:
Một là, đa sô người nghèo sống ỏ nông thôn: phần lđn người dân
Việt Nam sông ở các vùng nông thôn, và với 73% người dân sống ỏ'
nông thôn chiếm đến 94,1 % s<í người nghèo của cả nưđc. Trong khi đó,
gần 27% dân số sông ở đô thị chỉ có 5,9% người nghèo. Tỷ lệ nghèo d

121
Hoàng Bá Thịnh

nông thôn cao hơn đô thị gần 16 lần; trong khi nếu theo tỷ lệ dàn sô'
nông thôn và đô thị thì sự chênh lệch này lẽ ra chỉ là 3 lần mà thôi.
Sô' liệu nghiên cứu trên thế giđi cũng cho một kết quả tương tự: tghèo
đói tập trung ở vùng nông thôn. Vđi chuẩn nghèo quôc tế là 1,08
đôla/ngày, có đến 75% người nghèo ở những nưđc đang phát triển sống
ở các vùng nông thôn. Nếu tính theo chuẩn nghèo mức 2,15 đôla'ngày
thì tỷ lệ nghèo là 70% vđi 2,ltỷ người nghèo. (Ngân hàng Thẻ giđi,
2007).
Hai là, những người làm nghề nông thường nghèo hơn những người
làm các nghề khác. Trong sô' người nghèo, chia theo nghề nghièp thì
những người làm nông nghiệp (trồng lúa) chiếm đến 78% sô" Igười
nghèo, cao hơn 3,5 lần so vđi 22% những người khổng trồng lúa Nếu
xem xét tỷ lệ nghèo giữa người làm nông nghiệp và phi nông nghiệp
thì tỷ lệ người làm nông nghiệp nghèo nhiều hơn 10 lần so vđi phi nổng
nghiệp (90,9% và 9,1 %). s ố liệu trên thế giới cũng cho thấy 58% íigười
nghèo làm nông nghiệp.
Ba là, người dân tộc thiểu số chiếm tỷ lệ nghèo nhiều hơn các dân
tộc khác, với tỷ lệ nghèo nhiều gấp hơn 5 lần người Kinh và ngườ; Hoa.

1.2. Bất bình đẳng giới


Bất bình đẳng giới: Nói một cách đơn giản, đó là sự không ìgang
bằng nhau giữa cá nhân nam giới và phụ nữ, giữa các nhóm phụ nữ và
nam giđi trong các cơ hội, việc tiếp cận các nguổn lực và sự sử dụng,
hưởng thụ những thành quả xã hội.
F. Tonnies khi tình bày về bất bình đẳng xã hội cũng đã dề cập
đến bất binh đẳng vể giới, ông mô tả các bất bình đẳng xã hội, ví dụ
giữa nam giđi và phụ nữ, giữa tư sản và công nhân. Phụ nữ và công
nhân trở nên khôn khổ trong quá trình văn minh hoá thời hiện dại và
điều đó đem lại những hậu quả xã hội tương ứng.
Trong trường hợp bất bình đẳng giữa nam giđi và phụ nữ, Tonnies
trước hết đã mô tả lại vai trò, nhiệm vụ và địa vị của phụ nữ tronị cộng
đồng một cách lý tưởng và sau đó gọi đó là kiểu phụ nữ điển hình,
nặng về tình cảm, rụt rè, có nhiều năng khiếu mỹ thuật... Cùng vii quá

122
______________________________ Cỉiáq trình Xã hội hoc về giới

trình công nghiệp hoá thì hình Ihức cuộc sông cộng đồng đó cũng bị tan
rã và điều đó cũng đưa lại cho phu nữ những hậu quả “khủng khiếp”:

“Dàn bù trâ nên thông tuệ, lạnh ¡ùng và tự tin. Không còn gì
như họ xưa kia, dù có nhiều biên cải vẫn luôn xa lạ VỚI tự nhiên
bẩm sinh, rõ là ghê gớm. Không gì có thể đặc trưng hơn và có ý
nghĩa hcm thê đồi với quá trình hình thành và tan r ă của cuộc sổng
cộng đ ổn g” (F. Tonnies, 1988: 139; dẫn theo H. Korte, 1997: 118).

Đề cập đến sự thấp kém và lệ thuộc của phụ nữ như một “tài sản”
của nam giới, tác giả cuốn Luận về xã hội học nguyên thuỷ có viết “Sự
vật sẽ trở nên đích thực, nếu chúng ta quan sát thấy rằng không phải
chiíng ta đụng chạm tới một khái niệm mơ hồ mà trái lại, tới một quan
niệm hoàn toàn rõ rệt về sự thấp kém của nữ giới. Như dẫn chứng về
tộc người Kirghiz đã chỉ rõ, khái niệm này không kéo theo tội đồ cũng
giông như ở các vùng khác. Nó có nghĩa người vợ là một tài sản lệ
thuộc, có thể được bán đi hay khá hơn là làm quà tặng, được chuyển
thừa kế cho họ hàng của người chồng vđi tư cách bản thân là một thứ
tài sản, người vợ không thể có được tài sản riêng” (R. Lowie,
2001:251).

Mặc dù phụ nữ đã đạt được nhiều tiến bộ trên hành trình đi tới bình
đẳng giđi, như phụ nữ có tiếng nói lớn hơn trong cuộc sông cá nhân
cũng như cộng đồng, có quyền bầu cử và tham gia các cáp lãnh đạo,
ngày càng nhiều cơ hội tiếp cận các dịch vụ giáo dục, y tế, v.v... Nhưng
bất bình đẳng giđi vẫn cồn là một hiện tượng mang tính toàn cầu. Điều
này thể hiện:

- Không ở đâu trong bất kỳ khu vực đang phát triển nào mà phụ nữ
được hưởng những quyền bình đẳng vđi nam giđi. Ở nhiều nước, phụ
nữ không còn quyền độc lập trong việc làm chủ đất đai, quản lý tài sản
hay điều hành kinh doanh. Thí dụ, ở nhiều nước châu Phi hạ Sahara,
phụ nữ có được quyền đất đai chủ yếu thông qua chồng của họ, và sẽ
mất quyền đó khi họ ly hôn hoặc goá bụa. và ở một số nước Nam Á và
Trung Đông, phụ nữ không thể tự do đi lại nếu chưa được sự đồng ý của
người chồng.
123
Hoàng Bá Thinh

- Sự phân biệt đốì xử theo giới đã làm tăng tỷ lệ tử vong của phụ
nữ ở nhiều vùng, làm thế giđi mất đi từ 60 đến 100 ưiệu sinh mạng phụ
nữ (Sen 1989, 1992; Coaíe 1991; Klasen 1994). Điều này phản ánh
những thiên vị vể giđi trong việc cung cấp lương thực và y tế, cũng như
tình trạng bạo lực đối vđi phụ nữ, nhất là trong thời niên thiếu. Ở Trung
Quốc, việc nạo thai cô' ý khi có con gái và các phương pháp chọn sinh
con trai đã làm thiên lệch thêm tỷ lệ sinh con trai so vđi con gái từ 1,07
năm 1980 lên 1,14 năm 1993. Ở Ấn Độ, tỷ lệ sinh con trai so với sinh
con gái đạt tđi mức cao là 1,18 như ỏ bang Punjab. Còn ở Việt Nam,
những bằng chứng trong vài năm gần đây cho thấy tình trạng đáng báo
động về chênh lệch tỷ lệ giới tính trong dân số. Có những cơ sở để quan
ngại về sự mất cân bằng giới tính trong dân số Việt Nam những năm gần
đây sẽ bất lợi cho nam giđi về cơ hội kết hôn trong tương lai. Theo kết quả
Tổng điều ưa dân sô' và nhà ở năm 1999, xử lý trên mẫu 3% cho thấy tỷ
lệ giới tính của trẻ sơ sinh ở nhiều tỉnh rất cao, như: An Giang: 126; Kiên
Giang: 125; Kon Tum, Trà Vinh, Sóc Trăng: 124; Hải Dương, Thái Bình:
120. Điều tra biến động Dân sô' - KHHGĐ năm 2006 cho thấy tỷ sô' giới
tính của trẻ sơ sinh trên phạm vi toàn quốc là 110, đây là mức cao vào
hàng thứ tư trên thế giới (Hoàng Bá Thịnh, 2008).
- Tuy tỷ lệ đi học của phụ nữ có tăng so vđi nam giới nhưng vẫn
còn một khoảng cách lđn về giđi. Tính trung bình, lao động nữ chỉ được
hưởng mức lương bằng ba phần tư của nam giới - nhưng những khác
biệt giới về giáo dục, kinh nghiệm làm việc và đặc điểm nghề nghiệp
chỉ giải thích được cho một phần năm mức chênh lệch đó. Hơn nữa, tỷ
lệ nữ vẫn ít hơn rất nhiều trong những công việc được trả lương cao, kể
cả công việc hành chính và quản lý.
- Phụ nữ có rất ít đại diện ưong tất cả các cấp chính quyền. Điều
đó đã hạn chế khả năng tác động đến hoạt động quản lý của nhà nước
và các chính sách công. Ở tất cả các vùng đang phát triển, trừ Đông Á,
phụ nữ chỉ nắm giữ chưa đến 10% sô' ghế trong quốc hội. Và không một
khu vực phát triển nào mà phụ nữ chiếm hơn 8% sô* ghế bộ trưởng (WB,
2001:34)
Các nghiên cứu cũng cho thấy, mặc dù rõ ràng sự bất bình đẳng
giới gây ra cái giá phải trả rất cao cho cá nhân, nhưng “ngày càng nhiều

124
(iiáq trình Xã hôi hoc về gUH

các bằng chứng thực tien cho thây sự hất hình dẳng giới dai dẳng còn áp
đàt cái giá phải trả rất lớn cho xã hội nữa - về khả năng tăng trưởng, xoá
đói giảm nghèo và quản lý nhà nước hữu hiệu” (WB, 2001: 35).

1.3. ỉ’hân chia quyền lục theo giới

Nói đến bất bình đẳng giới, thì một trong những vấn để thường được
đề cập đến là quyền lực, quyền quyết định của phụ nữ và nam giới. Nói
cách khác, phân chia quyền lực theo giới biểu hiện như thế nào?

Sự tiếp cận của phụ nữ đôi với yụyền lực kinh tế và chính trị còn
xa mới tương xứng với sô" lượng, nhu cẩu và những đóng góp của họ.
Sự iham gia của phụ nữ vào quá trình ra quyết định luôn chậm trễ và
đứng sau nam giđi ở mọi cấp độ: Từ cấp độ tập thể (trong Quốc hội,
Ban giám đôV) đến câp độ cá nhân (ở nưi làm việc, giữa các cặp vỢ
chồng), từ những nơi mà ở đó phụ nữ không có đại diện đến những nơi
mà phụ nữ chiếm đa số’ (như nhiều nhóm hàng xóm, láng giềng) v.v...
đó là những nơi mà các quan điểm của phụ nữ bị xem nhẹ.

Nam giđi thực thi quyền uy ở khắp mọi nơi mà điều này được sự
chấp nhận của rất nhiều phụ nữ và nam giđi, coi đó là “đương nhiên”.
Mặc dầu điều đó thường được củng cô' bằng sức mạnh thể chất, nhưng
quyền uy về bản chất không phải là một phẩm chất sinh học. Nó là một
hành vi xã hội được học hỏi, một lợi ích, một phần thưởng... được ban
cho và lấy đi. Nhiều thế kỷ đã qua, nam giới được xã hội hoá để thực
thi quyền uy, phụ nữ được xã hội hoá để phục tùng quyền uy.
Rất nhiều biểu hiện về sự không tương xứng về các quan hệ quyền
lực giữa phụ nữ và nam giới có thể nhận thấy ở khắp mọi nơi. Có những
quyền lực thực tế, như lợi ích của nam giđi trong xã hội và truyền
thông; có những thiên vị nam giđi vốn có trong những thể chế như cảnh
sát, toà án và các cơ quan luật pháp; có sự hđp pháp của hệ tư tưỏng về
sự phụ thuộc của phụ nữ trong giáo dục và văn hoá; có những mất cân
đô'i về quyển hạn được thể chế hoá trong các luật đôi xử phân biệt về
của cải và các quyền thừa kế. Điều này dẫn đến một thực tế là những
luật và cấu tníc luật pháp được tạo nén bởi nam giđi, nhấn mạnh ý
tưởng ricng của họ và hảo vệ lợi ích của họ “Điều đó dễ dàng để nghĩ

125
Hoàng Bá Thinh

về quyền lực như là một đặc điểm của các quan hệ chủng tộc, đẳng cấp
và giai cấp hơn là các quan hệ giữa phụ nữ và nam giđi, đặc biệt những
quan hệ trong cùng một gia đinh’’(Kabeer,1990:9).

Chúng ta sẽ thấy sự không cân bằng về quyền lực giới được thể
hiện qua một sổ' quan điểm về bất bình đẳng giđi sau đây.

1.4. Một số quan điểm về bất bình đẳng giới

Bất bình đẳng nam nữ (bết bình đẳng giđi) là một hiện tưựng nảy
sinh trong quá trình phát triển của nhân loại. Sự áp bức phụ nữ là hình
thức áp bức sđm nhất trong lịch sử nhân loại, theo cách diễn đạt của F.
Engels: “Sự đốì lập giai cấp đẩu tiên xuất hiện trong lịch sử là trùng
với sự phát triển đô'i kháng giữa chổng và vợ trong hôn nhân cá thể và
sự áp bức giai câ'p đầu tiên là trùng với sự nô dịch của đàn ông đốĩ vđi
đàn bà”17. Sau đây là một vài quan điểm về bất bình đẳng giđi.

1.4.1. Nhìn nhận từ góc độ triết lý: Chịu ảnh hưỏng tư tưởng quan
niệm bất bình đẳng giđi, coi thường phụ nữ của các danh nhân trong các
thế kỷ trưđc. Trong lịch sử hình thành con người: Thượng đế tạo con
người không hề nghĩ ra phụ nữ, sau này Thượng đế lấy xương sườn thứ
7 của nam giđi làm ra phụ nữ, chẳng qua là tạo nên nữ giới từ việc lây
thêm một bộ phận của nam giới mà thôi. Một vài nền văn hóa coi phụ
nữ như là một loại của cải (như ngôi nhà, con trâu...), là một loại hình
của cải của nam giới.
1.4.2. Quan điểm “văn hoá cao hơn tự nhiên”

Khái niệm “thuyết nữ quyền sinh thái” (ecofeminism) do bà


Françoise d’ Eaubonne, một phụ nữ đấu tranh cho nữ quyền, tạo nên và
được Susan Griffin, Carolyn Merchant, Vandana Shiva và những người
khác tích cực quảng bá. Khái niệm này lập luận rằng phụ Ỉ1Ữ gần vđi
thiên nhiên hơn nam giđi, còn nam giđi gần vđi văn hoá hơn (và thường
được coi là cao hơn), và có liên quan đến việc nam giới thống trị tự
nhiên và thông trị nữ giới (K. Neefjes, 2003:30).

17 c Mác - Ph ăngghen (1984): Tuyển tập, tập 6, Nxb Sự thật, Hà Nội, tr. 106.

126
Cìiátì trinh Xã hôi hoc về gịới

Những người theo quan điểm văn ho á cao hơn tự nhiỗn cho rằng
cái gì có giá trị gắn thường liền vđi văn hoá, còn cái gì ít giá trị gắn liền
với tự nhiên. Và những người theo quan niệm này lấy điều này để giải
thích sự bất bình đẳng về giđi.
Trong sản xuất, nhờ con người mà tự nhiên được nâng cao giá trị,
văn hoá là những thứ do con người làm ra, những thứ con người tạo nên.
Cho đên hiện nay, ở một vài dân tộc vẫn cồn quy định trong những
ngày chu kỳ kinh nguyệt phụ nữ không được đụng chạm đến những
dụng cụ: cuốc, cày, chuồng trâu, chuồng lợn... làm ô uế hoặc gây nên
những mất mát, tổn thất trong trổng trọt, chăn nuôi.
Ortner (1974) đã cho rằng bởi vì vai trò sinh sản của phụ nữ đã và
đang còn được xem gần tự nhiên hơn so với nam giđi, do nam giới thiếu
“những chức năng tự nhiên”. Phụ nữ còn được xem là trung gian giữa
tự nhiên và văn hoá, trong khi nam giới “ly hôn” khỏi tự nhiên, do vậy
nam giới uy tín hơn phụ nữ (Charles E. Hurst, 1992: 231).
1.4.3. Lý thuyết chân đế/ bệ đờ
Những người theo thuyết này ca ngợi thiên chức phụ nữ sinh con
để duy trì nhân loại. Phụ nữ còn đảm nhận việc chăm sóc và nuôi dạy
thế hệ trẻ, vì thế không thể phủ nhận là mỗi người mẹ là một cô giáo
và là cô giáo suốt đời. Phụ nữ là người thực hiện chức năng tình cảm,
tạo nên sự bình yên, â'm êm trong gia đình. Đồng thời, sự tham gia đóng
góp của phụ nữ trong hoạt động xã hội, địch vụ xã hội có một vai trò
rất quan trọng. Theo họ, đó là những ưu điểm của phụ nữ mà nam giới
không có được, và khi phụ nữ đảm nhận những công việc như vậy trong
gia đình chính là tạo điểu kiện cho nam giđi có nhiều thuận lợi tập
trung vào công việc, phấn đẩu cho công danh, sự nghiệp. Đúng như câu
nói “Đằng sau sự thành công của nam giới, bao giờ cũng có hình bổng
của người phụ nữ”, sự hy sinh vì chồng, vì con của người phụ nữ cũng
giống như cái chân đế/bệ đỡ để làm cho nam giới nổi bật, thành đạt và
phát triển. Trong khi đó, vì phụ nữ dành thời gian chủ yếu cho việc thực
hiện nhừng chức năng này nên nó choán hết thời gian và sức lực, phụ nữ
ít có hoặc không có thời gian dành cho việc học tập, nâng cao kiến thức,
chuyên môn, vì vậy hạn chế sự phụ nữ phát triển. Chính điều này dẫn
đến sự thua kém của phụ nữ so vđi nam giới, đến bất bình đẳng giđi.

127
Hoàng Bá Thịnh

Còn có thể kể ra một vài quan điểm giải thích vể bâ't bình đẳng
giới, như: quan điểm Mác xít (phần này được giđi thiệu khi đề cập đến
quan điểm của K. Marx, F. Engels), quan điểm xã hội học truyền thông,
tiêu biểu là T. Parsons (được giđi thiệu ở phần lý thuyết vai trò giđi),
hay như quan điểm bóc lột lao động, quan điểm sinh học, v.v...

1.5. Giới và Bầy bất bình đẳng


Bấy bất bình đẳng được hiểu là những tác động bất lợi của việc
phân phôi cơ hội và quyền lực chính trị một cách không bình đẳng đến
phát triển càng trở nên tai hại hơn vì sự bất bình đẳng kinh tế, chính trị
và xã hội có xu hưđng tự tái diễn qua thời gian và các thế hệ (WB,
2006:3).
Nghiên cứu của các chuyên gia Ngân hàng Thế giới cho thẩy sự
bất bình đẳng chồng chéo về chính trị, xã hội, văn hoá và kinh tế làm
ngăn cản tính di động xã hội. Rất khó phá vỡ những bất bình đẳng này
vì chúng gắn chặt vào cuộc sống hàng ngày. Chúng tồn tại dai dẳng
nhờ nhóm đặc quyền và thường các nhóm nghèo khổ và bị áp bức coi
đó là điều nghiễm nhiên, khiến người nghèo rất khó thoát nghèo. Và
quá trình này cứ lặp lại, như các chu kỳ của cuộc đời, bởi lẽ: “Bất bình
đẳng về cơ hội cũng được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Con
cái nhà nghèo và địa vị thấp kém ít được hưởng cơ hội cuộc sông về
giáo dục, y tế, thu nhập và địa vị.” Điều này dẫn đến con em gia đình
nghèo ít có cơ hội phát triển, nhất là phát triển vốn con người, điều kiện
tiên quyết cho sự vươn lên thoát khỏi đói nghèo. Tuy nhiên, các nhà
nghiên cứu cũng cho thấy: khổng dễ dàng thoát khỏi “câu trúc xã hội”
mà các cá nhân là một thành viên, bởi lẽ “Ngay cả khi đã có sự bình
đẳng thực sự về cơ hội thì chứng ta vẫn luôn dự kiến sẽ được thây một
sự khác biệt nào đó về kết cục, do sự khác nhau về sở thích, tài năng,
nỗ lực và sự may mắn... Và khi chính sách đụng chạm đến những đặc
quyền thì các nhóm có quyền lực có thể tìm cách phong toả cải cách. ”
(WB, 2006: 4).
Bên cạnh đó, sự kỳ thị và định kiến - những cơ chế làm tái diễn sự
bất bình đẳng giữa các nhóm người - đã làm xói mòn sự tự tin, nỗ lực
và thành tích hoạt động của các cá nhân thuộc nhóm bị phân biệt đối
xử. Điểu đó làm giảm tiềm năng thăng tiến của cá nhân và khả năng
128
„Giáo
JL Z
trình Xã hôi
—JL
hoc về g----
iới
__________ — -------------------------------------------- ---------------- ••______________ U

đóng góp của họ cho nền kinh tế. Lập luận ờ đây là quyền lực khổng
đồng đều sẽ dẫn đcn sự hình thành các thể chế kéo dài mãi sự bất bình
đẳng về quyền lực, địa vị và của cải - và những thế chế đó cũng rất có
hạ 1 cho dầu tư, sáng tạo và việc dám chấp nhận rủi ro, vôn là những trụ
cột làm giá đỡ cho tăng trưởng dài hạn.
Xem xét tình trạng của một phụ nữ trong những xã hội gia trưởng
do nam giđi chi phôi. Phụ nữ thường không có quyền sở hữu tài sản và
quyền thừa kế. Quyền tự ÜO di chuyển của họ cũng bị ràng buộc bởi
các chuẩn mực xã hội, mà những chuẩn mực đó đã tạo ra những lĩnh
vực hoạt động “bên trong” và “hên ngoài” dành riêng cho nam và nữ.
Những hất hình đẳng xã hội này gây ra hậu quả về kinh tế: các em gái
ít có khả năng được đi học, và phụ nữ khổ tìm được việc làm ngoài gia
đình. Điều này đã làm giảm sự lựa chọn của phụ nữ ngoài việc lập gia
đình và làm tăng sự phụ thuộc kinh tế của họ vào nam giới. Những bất
bình đẳng này cũng gây ra hậu quả là phụ nữ có thu nhập thấp hơn nam
giới, và họ ít có điều kiện tham gia vào các quyết định quan trọng trong
và ngoài gia đình.
Những cơ câu kinh tế và xã hội bất bình đẳng đó có xu hướng tái
diễn dễ dàng. Nếu một phụ nữ khồng được học hành và lđn lên với
niềm tin rằng phụ nữ “tốt, cổ lễ giáo” phải hành xử theo các chuẩn
mực xã hội hiện hành, thì cô ta dễ truyền tải niềm tin đó sang con gái
mình và củng cô' thêm những hành vi như vậy ở con dâu. Do đó, bẫy
bâ't bình đẳng có thể ngăn cản nhiều thế hệ phụ nữ khiến họ khổng
được đi học, hạn chế sự tham gia của họ vào thị trường lao động, và làm
giảm khả năng của họ được tự do đưa ra các quyết định, có đủ thông tin
và biến các tiềm năng của bản thân thành hiện thực. Điều này củng cố
thẽm sự khác biệt giới về quyền lực, khiến nó có xu hướng tồn tại dai
dẳng qua thời gian (WB, 2006: 32).
Bất bình đẳng giới là một “bẫy bất bình đẳng” điển hình. Phần lớn
các xã hội đều có những chuẩn mực để duy trì trật tự xã hội hiện hành,
phân định vai trò và lĩnh vực ảnh hưởng của nam và nữ. Trong đó, lĩnh
vực của nam thường là công việc và sự tương tác xã hội bên ngoài gia
đình và trên thị trường, nhầm củng cô địa vị và quyền lực của gia đình.
Còn lĩnh vực của phụ nữ thường là bén trong gia đình - chăm sóc công

129
Hoàng Bá Thinh

việc gia đình, nuôi dạy con cái và góp phần tạo ra hoà khí trong gia
đình. Vì thê', hoạt động của phụ nữ chủ yếu là đầu vào cho phúc lợi của
hộ gia đình, trong khi đàn ông nhìn bề ngoài lại là trung tâm của gia
đình - là cần câu cơm của cả nhà và là mối liên hệ của gia đình vđi thế
giđi rộng lớn, nơi quyết định địa vị kinh tế - xã hội của gia đình.
Hôn nhân và hệ thông họ hàng duy trì những cấu trú gia trưởng dó.
Hầu hết các xã hội đều theo chế độ “tòng phu”, trong đó phụ nữ sau
hôn nhân sẽ dời khỏi nhà cha mẹ mình để về nhà chổng. Do đó, hôn
nhân được coi là một cơ chế phục vụ cho việc trao đổi phụ nữ giữa các
hộ gia đình, và quyết định hôn nhân được đưa ra vđi quan điểm bảo
đảm rằng sự trao đổi phụ nữ này hứa hẹn một lợi ích tôi đa cho cả hai
bên gia đình. Nhà trai là tâm điểm để cân nhắc, trong khi phụ nữ chỉ
đơn thuần là một đầu vào cho những quá trình trong hộ gia đình do
người đàn ông kiểm soát nhằm tạo ra lợi nhuận kinh tế và xã hội (WB,
2006: 76).

Chế độ thừa kế là một ví dụ sinh động minh chứng cho bất bình
đẳng giới. Hầu hết các xã hội đều không chỉ theo chế độ tòng phu, mà
còn theo chế độ tòng tử nữa, vđi quyền thừa kế và quyền tài sản chủ
yếu được chuyển cho con trai. Đại đa số chủ đất đều là nam giđi. Ở
Camơrun, phụ nữ chiếm trên 51% dân sô' và đảm nhận trên 75% khối
lượng công việc đồng áng, nhưng ưđc tính họ chỉ sở hữu chưa đến 10%
tổng số giấy chứng nhận đất đai. Ngoài việc bị từ chối quyền sd hừu và
thừa kế tài sản, phụ nữ trong nhiểu xã hội còn bị ngăn cấm không cố
khả năng di chuyển/đi lại. Thí dụ, ở bang Utta Prađét thuộc miền bắc
Ấn Độ, gần 80% sô' phụ nữ phải được chổng cho phép mđi được đến
trạm xá, và 60% phải được phép trưđc khi bưđc chân ra khỏi cửa (WB,
2006: 78).
Bất bình đẳng trong gia đinh: Trong một thời gian dài, các nhà kinh
tế học chưa nhận thức được một cách đầy đủ rằng bất bình đẳng giđi có
ảnh hưởng ngay trong gia đình, và các mô hình về gia đình đều giả định
rằng các quyết định đều do một người đưa ra - không có chỗ cho những
lựa chọn khác nhau giữa vợ và chồng. Hậu quả của quan điểm này
không chỉ đơn thuần về mặt học thuật. Chẳng hạn, nó còn cho thấy sự
can thiệp chính sách nào đang cô' gắng xoá đói giảm nghèo thì khổng

130
Giáo trình Xã hôi hoc về gịới

nén hân tám lắm với việc định hưđng theo giới - hoặc nó cho rằng thuế
đánh vào hộ gia đình sẽ không ảnh hưỏng đến phân bổ nguồn lực trong
gia đình.

Ngày nay. các nhà kinh tế phê phan quan điểm này, xây dựng các
mô hình ra quyết định trong hộ gia đình, trong đó cho phép có sự bất
bình đẳng giữa vợ chồng. Các mô hình mới hắt đầu với giả thuyết rằng
các hộ gia đình đều có hiệu quả, theo nghĩa họ ra quyết định tôi đa hoá
việc sử dụng nguồn lực trong gia đình. Với các giả định này, các mô
hình cho thấy, tỷ trọng của vợ và chồng trong nguồn lực của hộ gia đình
chịu ảnh hưởng bởi hai yếu tô. Thứ nhất là sự lựa chọn phân chia tài sản
của vỢ và chồng trong trong trường hợp ly hôn (luật thừa kế, tài sản và
việc ly hôn sẽ có ý nghĩa quan trọng). Thứ hai là quy mô tương đối của
phần đóng góp của từng người vào thu nhập của gia đình, mà điều này phụ
thuộc vào cơ hội của họ ưên thị trường lao động (WB, 2006:79).

Một sự phân chia đến mức tách biệt vai trò bên trong và bên ngoài
là sự bất bình đẳng trong gia đình cũng có thể được chứng minh qua sự
khác biệt về khả năng tiếp cận thông tin, là thứ có thể được sử dụng để
tăng cường năng lực đàm phán trong nội bộ gia đình. Trong một nghiên
cứu dân tộc học vể công nhân dệt may ở Bănglađét, Kabeer (1997)
thây rằng nam giđi và phụ nữ cố gắng không cho bạn đời biết thu nhập
của mình, nhờ đó họ có thể mua sắm mà không cần hỏi ý kiến ai. Khi
vợ và chổng không chia sẻ thổng tin vđi nhau, hoặc tìm cách thao túng
các luồng thông tin, thì chắc chắn họ đang không sử dụng tôi ưu các
nguồn lực của mình. Nói cách khác, hành vi trong nội bộ gia đình không
hiệu quả, một điều tương phản vđi giả định quan trọng trong các mô
hình kinh tế.
Vì thế, bất bình đẳng giới là kết quả của vô sô* những sự bất bình
đẳng kinh tế, xã hội, văn hoá và chính trị chồng chéo lên nhau và
chúng củng cô" lẫn cho nhau. Chúng khiến cho phụ nữ ít có khả năng
tiếp cận đến quyền về tài sản, của cải và giáo dục và hạn chế khả năng
tiếp cận của họ đến thị trường lao động và các lĩnh vực hoạt động bên
ngoài gia đình. Đến lượt nó, điều này lại ngăn cản khả năng phụ nữ có
thể tác động đến các quyết định trong gia đình (WB, 2006: 80-81).
131
Hoàng Bá Thịnh

2. Bình đẩng glớl

2.1. Bình đẳng xã hội

Bình đảng: khái niệm nói lên vị trí như nhau của con người trong
xã hội, nhưng lại có nội dung khác nhau trong những thời đại lịch sử
khác nhau và ở những giai cấp khác nhau. Theo quan niệm tư sản, sự
bình đẳng chỉ có nghĩa là sự bình đẳng của các công dân trưđi pháp
luật, trong khi vẫn duy trì tệ người bóc lột người, sự bất bình đẳng
về tài sản và về chính trị, tình trạng vô quyền thực tế của quần
chúng lao động...

Nhưng dưđi chủ nghĩa xã hội cũng vẫn còn duy trì những tỉn tích
của sự bất bình đẳng xã hội, đó là vì trình độ phát triển chưa đầy đỏ của
nền sản xuất vật chẩt, vì còn những khác biệt giữa lao động trí óc và
lao động chân tay, giữa thành thị và nông thôn, vì nguyên tắc phâi phôi
theo số lượng và chất lượng lao động v.v...
Sự bình đẳng hoàn toàn chỉ được tạo ra dưđi chủ nghĩa cộrg sản,
“nhưng sự bình đẳng này không có nghĩa là một sự san bằng nào ió đốĩ
với tất cả mọi người, mà ngược lại, nó mở ra khả năng vô hạn clo mỗi
người tự do phát triển những năng lực và những nhu cầu của mình,
tương xứng vđi những phẩm chất và năng khiếu cá nhân” (Từđiềi Triết
học, 1986: 43).
Nguyên tắc cơ bản của chủ nghĩa xã hội là “Làm theo nđtg lực,
hưởng theo lao động”... Song ỗ đây vẫn còn tình trạng bất bìnl đẳng
trong phân phối các sản phẩm xã hội cho các thành viên, bởi vì các
nguyên tắc trả như nhau cho lao động ngang nhau - đó là áp dụig một
thưđc tỷ lệ giông nhau cho những người khác nhau về năng lực, điều
kiện gia đình “...người ta có trình độ nghề nghiệp khác nhau, thành
phần gia đình khác nhau vể sô" lượng, có thái độ khác nhau đối *đi lao
động v.v... cho nên tất nhiên khi trả lương theo lao động họ sẽ hưởng
thu nhập không giông nhau” (Từ điển chủ nghĩa cộng sản khoa học,
1986: 214). Trong khi đó, nguyên tắc cơ bản của chủ nghĩa cộngiản là
“Làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu”, nó nói lên sự bìni đẳng
hoàn toàn về mặt xã hội của xã hội chủ nghĩa cộng sản, những dòi hỏi
mà xã hội này nêu lên cho các thành viên của nó, cũng như nói lèn tính

132
Giáo trinh Xã hôi hoc về giới

chât cùa sự phần phôi của cải vật chât và linh thần {Từ điển chủ nghĩa
cộng sin khoa học, 1986: 214).

2.2. Bừth dẳng giới


Co những quan niệm khác nhau về bình đẳng giới, như một vài
định níhĩa sau đây:
“Một thuật ngữ phản ánh một sự chia sẻ bình đẳng về quyển lợi
giữa rum và nữ giđi, trong sự tiếp cận hình đẳng của họ vể giáo dục,
sức kh)ẻ, quản lý và lãnh đạo, bình đẳng về tiền lương, về sô'đại biểu
quốc hội và về những cái khác” (World Food Programme, 2001: 32).
“Bình đẳng giđi... xem xét theo nghĩa bình đẳng về luật pháp, cơ
hội —hao gồm sự bình đẳng trong việc tiếp cận nguồn nhân lực, vốn và
các nguồn lực sản xuất khác, bình đẳng trong trả lươngAhù lao công
việc vi trong tiếng nói (WB, 2001: tr.37).
“Rình đẳng giới: Là sự thừa nhận và coi trọng như nhau các đặc
điểm ị.iống và khác nhau giữa phụ nữ và nam giđi. Nam giđi và phụ nữ
có ctùrg vị thế bình đẳng và được tôn trọng như nhau. Phụ nữ và nam
giới cìng:
C) điểu kiện để phát huy hết khả năng và thực hiện các mong
miô'n của mình.
C5 cơ hội bình đẳng để tham gia, đóng góp và thụ hưởng từ các
nịUồn lực của xã hội và quá trình phát triển.
ĐíỢc hưởng tự do và chầt lượng cuộc sổng bình đẳng.
ĐíỢc hưởng thành quả bình đẳng trong mọi lĩnh vực của xã hội”
(Uỷ ban Quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam; 2004: 2).
Bnh đẳng giới: Là việc nam, nữ có vị trí, vai Irò ngang nhau, được
tạo (điều kiện và cơ hội phát huy năng lực của mình cho sự phát triển
của c<ng đồng, của gia đình và thụ hưởng như nhau về thành quả của
sự pthỂt triển đo (Điều 5, Luật Bình đẳng giới).

2.3. B nh đẳng giới được hiểu như thế nào?


C5 những người hiểu bình đẳng giới là sự ngang bằng nhau, nam
giđi niư thế nào thì phụ nữ như vậy, không thua kém nam giđi. Nói
cách Lhác, họ hiểu bình đẳng giđi theo nghĩa cào bằng. Đây là một

133
Hoàng Bẩ Thinh

cách hiểu khổng đúng về bình đẳng giđi. v ề vân đề này, Chủ tịch Hổ
Chí Minh đã phân tích và chỉ ra cách hiểu chưa đúng về sự bình đẳng
nam nữ là chia đều các công việc trong gia đình giữa hai giới: “Nhiều
người lầm tưởng đó là một việc dễ, chỉ: hôm nay anh nâu cơm, rửa bát,
quét nhà, hôm sau em quét nhà, nấu cơm, rửa bát thế là bình đẳng, bình
quyền. Lầm to. Đó ỉà một cuộc cách mạng to và khó!”18.
Trong Luật Bình đẳng giđi, đã chl ra các nguyên tắc cơ bản về bình
đẳng giđi, như sau:
“1. Nam, nữ bình đẳng trong các lĩnh vực của đời sông xã hội và
gia đình.
1. Nam, nữ không bị phân biệt đối xử về giđi.
2. Biện pháp thúc đẩy bình đẳng giđi không bị coi là phân biệt đôi xử
về giđi.
3. Chính sách bảo vệ và hỗ trợ người mẹ không bị coi là phân biệt
đôi xử vể giới.
4. Bảo đảm lổng ghép vấn đề bình đẳng giđi trong xây dựng và thực
thi pháp luật.
5. Thực hiện bình đẳng giđi là trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, gia
đình, cá nhân” (Điều 6).
Như vậy, các nguyên tắc cơ bản về bình đẳng giđi của Luật Bình
đẳng giđi cho thây cần tính đến sự khác biệt giữa nam giđi và nữ giđi
trong việc thóc đẩy bình đẳng giđi. Sự quan tâm và ưu tiên cho phụ nữ
không được coi là “phân biệt đốì xử về giới”, không phải là bất bình
đẳng giđi trong việc thực thi các chính sách xã hội, luật pháp. Quan
điểm bình đẳng và công bằng giới cần tính đến sự khác biệt giới đã
được PGS. Lê Thị Nhâm Tuyết đề cập đến trong một bài viết trình bày
tại Hội thảo khoa học quốc tế năm 1988 và 1996.
Cũng có quan niệm cho rằng, khi người phụ nữ không tham gia
hoạt động bên ngoài gia đình (lao động sản xuâ't, quản lý lãnh đạo hay
hoạt động văn hoá nghệ thuật,.v.v) thì như vậy là “bấi bình đẳng” nam
nữ. Chúng tôi nghĩ rằng, không nên quan niệm một cách máy móc vổ
điều này, bởi vì bình đẳng giới quan trọng là ở sự tổn trọng lẫn nhau,

18 HỔ Chí Minh (1995): Toàn tập, Tập 6, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr. 433

134
Giáo truth Xã hôi hoc về giới

tạo ciều kiện cho nhau làm việc và cống hiến. Những dữ liệu nghiên
cứu xã hội học ở Mỹ cho thấy ỏ tầng lớp thượng lưu thì “Phụ nữ trong
giai -'ấp này thường khổng có nghề nghiệp mang lại thu nhập, họ
thường tham gia hoại động tình nguyện của các lổ chức cứu trợ. Trong
khi giúp đỡ cộng đồng, những hoạt động này cũng phục vụ việc duy trì
tình Joan kết giai cấp thượng lưu từ thế hệ này sang thế hệ khác”
(Ostrander, 1980,1984 dẫn theo J. Macionis, 2004: 320-21). Mặc dù
khổng có nghề nghiệp mang lại thu nhập, nhưng đời sông gia đình của
giai tấp thượng lưu xem ra lại hền vững hớn các giai cấp lao động khác,
và qian hệ vợ chồng cũng bình đẳng hơn: “Mốì quan hệ vợ chồng cũng
liên (|uan đến giai cấp xã hội. Sự phân chia cứng nhắc hơn trong trách
nhiệm giữa chồng và vợ là các đặc điểm chung của các cuộc hôn nhân
thuội giai cấp lao động, trong khi các cuộc hôn nhân ở giai câ*p trung
lưu có phần nào mang tính chất nam nữ bình quyển (Bott, 1971). Ly dị
cũng là điều phổ biến trong các gia đình có vị trí xã hội thấp hơn, chắc
chần là do những yếu tổ’ chẳng hạn như thu nhập thâp và nguy cơ thất
nghiệp cao khiến cho những gia đình này chịu nhiều áp lực hơn như
thế ” Kitson & Raschke, 1981; Fergusson, Horwood & Shannon, 1984),
(J. Micionis, 2004: 327).

3. Công bằng xâ hội và công bằng giới


3.1. Công bằng xã hội: Theo quan điểm của một số’ nhà xã hội học
Xô viết trước đây: “Công bằng xã hội là một phạm trù đạo đức - pháp
quyền và chính trị - xã hội. Như vậy, khái niệm công bằng bao hàm
yêut cìu về sự phù hợp giữa vai trò thực tiễn của cá nhân (nhóm xã hội)
khá c nhau vđi địa vị của họ trong đời sông xã hội, giữa những quyển
và mgiĩa vụ của họ, giữa công hiến và đãi ngộ, giữa lao động và sự trả
côn,g,giữa tội phạm và sự trừng phạt, giữa công lao và sự thừa nhận của
xã hột. Sự khổng phù hợp của quan hệ đó được đánh giá là sự bết công”
(Từ đến Bách khoa Triết học, NXB Matxcova 1983, tr.650, bản tiếng
Nga- iẫn theo T/c Cộng sản, sô' 24 (12/2004) tr.33).
Cổng bằng xã hội: Trong tác phẩm Phê phán cương lĩnh Gôta
(1875), K. Marx đã chỉ ra sự khác nhau giữa công bằng xã hội và bình
đẳn.g xã hội. Trong xã hội xã hội chủ nghĩa, quyền bình đẳng tức là

135
Hoàng Bá Thịnh

quyền ngang nhau giữa mọi người lao động chưa thể thực hiện loàn
toàn. Vì giữa các cá nhân có sự khác nhau “về thể chất và tinh ửần”,
về hoàn cảnh gia đình “người công nhân này lập gia đình rồi, người kia
chưa; người này có nhiều con hơn người kia.v.v. và V.V.”. Từ đó, theo
Marx “Muổn ưánh tất cả những thiếu sót ấy thì quyền là phải knông
bình đẳng, chứ không phải là bình đẳng” (Tập 19; 1995:35). Marxeũng
lưu ý rằng, công bằng dưđi chủ nghĩa xã hội có thể từng bước thực hiện
được vì mỗi người lao động sẽ nhận lại được từ xã hội một sổ lượng và
chất lượng ỉao động mà anh ta cung cấp cho xã hội, sau khi đã trừ đi
các khoản để tái sản xuất và để duy trì đời sông cộng đổng. Đó chính
là nguyên tắc phân phôi công bằng chứ không phải là phân phối ngang
nhau, mặc dù “cái quyền ngang nhau” được “người ta đo bằng một
thưđc đo như nhau, tức là bằng lao động”. Vđi tinh thần đó, công bằng
xã hội và bình đẳng xã hội, khác vđi bình quân chủ nghĩa và cào bằng.
Công bằng xã hội là sự phù hợp và tương xứng giữa cái đónị góp
và công hiến của cá nhân cho xã hội, vđi cái mà cá nhân đượb thụ
hưởng và nhận lại từ phía xã hội, xét ỏ tất cả các khía cạnh. Công bằng
xã hội là môi quan tâm lâu dài của các nền văn hoá, cho thây tínhcổng
bằng bắt rễ sâu xa từ tính nhân bản. Có lẽ sự biểu hiện cổ điểr nhất
cho môi quan tâm về công bằng và tránh sự bần cùng là từ tôn giáo.
Nhiểu tôn giáo lớn của thế giới đã đưa ra quan niệm về công bằig xã
hội và nghĩa vụ đối vđi người nghèo. Phật giáo cũng đề cao ngtĩa vụ
phải chăm sóc người nghèo, Thiên Chúa giáo cũng dạy “thương người
như thể thương thân”. Ngôn ngữ Hebrew coi “từ thiện” đồng nghía vđi
“công lý”. Một ưong năm trụ cột của sự “trung thực” ưong đạo Hồi là
“zakat”, tức là chu cấp cho người nghèo và cùng khổ. Công bằng cũng
là chủ đề then chốt của nhiều tư tưởng thế tục truyền thỏng. Thí dụ, tư
tưỏng chính trị và đạo đức phương Tây từ lâu đã quan tâm đến sụ phân
phôi Vào thời Hy Lạp cổ đại, Platon đã cho rằng “Nếu nhà nước muôn
tránh... sự tan rã trong dân chúng... thì không thể cho phép đói Ìghèo
và giàu có cùng cực cùng gia tăng trong một bộ phận dân chúng vì cả
hai đều dẫn đến thảm hoạ”. Trong khi phân biệt đối xử với nô lt, luật
La Mã, cũng như tất cả các đế chế cổ đại, đều đặt nền móng cho một
số nguyên tắc về sự bình đẳng mà ngày nay còn là căn bản cho nhiều
nguycn tắc pháp lý hiện đại ở nhiều nưđc.
Ciiáo trình Xã hôi hoc về giới

Trong kỷ nguyên hiện đại, quan niệm phương Tây về cổng bằng
xã hội chịu ảnh hưỏng lớn của chủ nghĩa vị lợi - một ý tưởng bắt nguồn
từ Bentham (1789), cho rằng mục tiêu xã hội là phải đạt đưực “sự hạnh
phúc tôi đa cho nhiều người nhất”. Các lý thuyết hiện đại về công bằng
trong phân phôi phần lớn đã vượt xa chủ nghĩa vị lợi, một phần là do
hạn chế cơ bản của thuyết này là khổng quan tâm đến sự phân phôi
phúc lợi. Kc từ những năm 1970, nhiều nhà tưtưỏng có ảnh hưởng lớn
nhií Jhon Rawls, Amartya Sen, Ronal Dworkin và Jhon Roemer, đã có
những đổng góp đặc biệt và quan trọng cho cách nghĩ cùa chúng ta về
sự công bằng. Mặc dù lý thuyết về cổng bằng và sự lựa chọn xã hội mà
mỗi người trong số họ đưa ra có những điểm khác nhau quan trọng
nhưng chúng cũng có rất nhiều điểm chung WB, 2006: 111). Điều mà
cả bôn người đều không nhất trí vđi nhau là khái niệm này nên hiểu
chính xát như thế nào. Rawls (1971) cho rằng, công bằng xã hội đòi hỏi
phải thoả mãn hai nguyên tắc cơ bản. Nguyên tắc thứ nhất, “yêu cầu
mở rộng tôi đa sự tự do cho mỗi người, nhât quán vđi sự tự do tương tự
của người khác”. Nguyên tắc thứ hai yêu cầu cơ hội - điều mà ông liên
hệ vđi khái niệm về “hàng hoá sơ cấp” - phải được mở ra cho tất cả
các thành viên trong xã hội. Theo nguyên tắc khác biệt, ông đề nghị
cách phân bổ phải được chọn phải tôl đa hoá được cơ hội cho những
nhỏm thiệt thòi nhất (nguyên tắc khác biệt còn được gọi là “nguyên tắc
cực đại thấp nhâV’ của Rawls). Sen (1985) - nhà kinh tế học được giải
thưđng Nobel- cho rằng, những cá nhân khác nhau có thể có “hệ sô"
chuyển đổi” khác nhau từ nguồn lực hành động và phúc lợi. Theo
ông, tất cả các hàng hoá, kể cả “hàng hoá sơ cấp ” của Rawls, đểu
là đầu vào cho sự vận hành của một người - đó là tập hợp các hành
động mà một người thực hiện và tập hợp các trạng thái mà người đó
đánh giá cao hoặc thụ hưởng.

Pworkin (1981) cho rằng, công bằng đòi hỏi các cá nhân phải được
đền bù cho những khía cạnh thuộc về hoàn cảnh của họ mà không có
khả năng kiểm soát, hoặc không phải chịu trách nhiệm vể nó. Ông
quan niệm, sự phân phôi nguồn lực để bù đắp lại cho sự khác biệt bẩm
sinh của mọi người mà họ không thể có được sẽ phát huy tác dụng, kể
cả sự khác hiệt về tài năng.
137
Hoàng Bá Thinh

Vđi Roemer (1998), công bằng đòi hỏi phải có “chính sách C1 hội
bình đẳng”, ông thừa nhận cá nhân phải chịu trách nhiệm nhất định
trước phức lợi của riêng mình nhưng đồng thời, những hoàn cảnh mà họ
không có khả năng kiểm soát có ảnh hưởng đến cả mức độ nỗ lục mà
họ đầu tư và phúc lợi mà cuôì cùng họ đạt được. Ông cho rằng, ỉhính
vì thế mà các hành động công cộng cần nhằm vào việc bình đẳnị hoá
“lợi thế” giữa tất cả mọi cá nhân có hoàn cảnh khác nhau tại bất cứ
điểm nào trong suốt quá trình phân phôi nỗ lực (WB, 2006:112).
Công bằng xã hội là sự ngang nhau giữa người vđi người troig xã
hội không phải vể mọi phương diện mà chủ yếu vể phương diện phân
phôi sản phẩm theo nguyên tắc cống hiến ngang nhau thì hưởng ương
ngang nhau. V.I. Lenin có phân tích về điều này: “Người nào đã hoàn
thành một phần lao động xã hội ngang nhau thì sẽ được lĩnh phầi sản
phẩm xã hội ngang nhau”19

Hồ Chí Minh, khi đề cập đến nguyên tắc phân phối của chủ Ighĩa
xã hội, Người đã khẳng định chủ nghĩa xã hội là công bằng, hợp ỉỷ bởi
vì “Làm nhiều hưởng nhiều, làm ít hưởng ít, không làm thì khỏng
hưởng. Những người già yếu tàn tật thì sẽ được Nhà nước trông ncm”20.
Đồng thời, Hồ Chí Minh cũng lưu ý cần phải tránh chủ nghĩa bình quân,
bởi vì như vậy là không đúng vì “Bình quân chủ nghĩa là trái v<*i chủ
nghĩa xã hội”21.
Nguyên tắc phân phô'i theo năng lực lao động như vậy là rất cổng
bằng trong bô'i cảnh của chủ nghĩa xã hội, nhưng nó chỉ là tươrg đô'i
bình đẳng vì vẫn còn người giàu, người nghèo do hoàn cảnh gia đhh và
điều kiện sông cửa mỗi người khác nhau.

3.2. Công bằng gi&i (Gender Equity)


Sự phân phốỉ công bằng các nguồn lực và lợi ích giữa phụ lữ và
nam giới, theo các giá trị và chuẩn mực văn hoá. Khái niệm rây có
những sự vận dụng khác nhau ở các nưđc khác nhau bởi vì nó đưcc dựa
trên những chuẩn mực văn hoá khác nhau. Nó luôn dựa trên nhậi thức

19 V. I Lenin Toàn tập, Toàn Tập, tập 33, NXB Tiến bộ Matxcowva, 1976; tr. 114
20 HỔ Chí Minh, Toàn tập, Tập 9, NXB Chính trị Quỗc gia, Hà Nội, 1996, tr. 175.
21 Hỗ Chi Minh, Toàn tập, Tập 8, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1996, tr. 386.

138
(Háo trình Xã hôi học vế giới

truycn thống rằng phụ nữ và nam giđi không cần các nhu cầu và quyền
như nhau (World Food Programme, 2001: 31).
Câng bằng giới: Là quá trình đôi xử công hằng đôi vđi nam giới và
nữ giới - ví dụ như sự phân bổ công bâng về nguồn lực và cơ hội. Công
bằng có thể được coi là phương tiện/biện pháp thực hiện và bình đẳng
giới là mục đích cuối cùng. Công hằng sẽ dẫn tới bình đẳng (Ưỷ ban
quốc gia vì sự tiến hộ của phụ nữ Việt Nam; 2004:2).
Có nhiều ví dụ cho thấy xã hội còn chưa có công bằng giđi, điều
này thể hiện rất rõ ở chuẩn mực kép trong quan hệ giới. Vận dụng khái
niệm chuẩn mực kép vào lĩnh vực nghiên cứu giđi, có thể định nghĩa
giới và chuẩn mực kép như sau: Đó là sự lượng giá (khen, chê) mà ngưởi
ta áp đặt cho các thành viên của giới này nhưng lại không áp đặt cho
các thành viên của giới kia.

Chúng ta đều nhận biết những gì được mô tả theo truyền thông


trong văn hoá về mối quan hệ giữa phụ nữ và nam giđi như là “chuẩn
mực kép”, nghĩa là cùng một hiện tượng nhưng được lượng giá theo hai
chiểu đôi lập, mà sự đốì lập này mang đặc trưng: nghiêm ngặt, khắt khe
với phụ nữ nhưng lại khoan dung, độ lượng với nam giới. Ví như, trong
quan hệ tình dục nam nữ thì sự kiểm soát của xã hội đôi với quan hệ
khác giới thường có xu hưđng sát nhập tiêu chuẩn kép về đạo đức: “Sự
thừa nhận rằng việc giao hợp tính dục là điều kiện tự nhiên và thậm chí
đáng tán dương ở con trai, đàn ỏng nhưng lại đáng xâu hổ, phá hoại trật
tự xã hội ỏ con gái, đàn bà”(T. Bilton và cộng sự: 1993:174).
Theo các nhà xã hội học, sự kiểm soát xã hội theo tiêu chí kép như
vậy irong quan hệ giới đã tác động đến hai cấp độ: Thứ nhất, quá trình
nhi5m không chính thức: bao gồm các áp lực xã hội (gia đình, nhà
trường, nhóm bạn cùng trang lứa) đôi với nam và nữ đang tỏ ra đi chệch
khỏi những vai trò thông thường của giới. Thứ hai, ở mức độ chính thức
hơn của sự kiểm soát xã hội vđi tính dục, những thừa nhận về sự khác
biệt nam nữ trong tính dục đôi khi được củng CÔ”(T. Bilton và cộng sự:
1993:175).

Trong xã hội Việt Nam truyền thông, khi đề cập đến môì quan hệ
nam nữ trong quan hệ tình ycu bao giờ cũng nhấn mạnh vai trò chủ

139
Hoàng Bá Thịnh

động của nam và thụ động của nữ qua câu ngạn ngữ “Trâu đi tìm cọc,
chứ đời nào cọc đi tìm trâu”. Ngay cả chuyện chăn gô'i trong đời sông
vỢ chồng thì người phụ nữ cũng thụ động, và xã hội đòi hỏi phụ nữ phải
chung thuỷ, còn vđi nam giđi thì không “Trai năm thê bảy thiếp, gái
chính chuyên chỉ có một chồng". Chuẩn mực kép về hành vi tình dục
này cho phép nam giđi có thể quan hệ tình dục ngoài hôn nhân, nhưng
lại đòi hỏi phụ nữ phải giữ gìn trinh tiết, là cái mà được xã hội lượng
giá “chữ trinh đáng giá ngàn vàng”.22 Khuôn mẫu đó cho thấy nam giđi
thường có hành vi tình dục thoải mái hơn phụ nữ. Trong thực tế, nam
giđi thường được phép, và thậm chí được khuyến khích “chơi bời ”
trong khi phụ nữ lại phải kiềm chế, phải cân nhắc trong vân đề này,
nên tham gia với ai, nhiều hay ít, trong quan hệ tình dục.
Đặc trưng trong quan niệm xã hội về chuẩn mực kép như vậy, theo
các nhà nữ quyền chính là một biểu hiện của quan niệm gia trưởng
trong xã hội nam trị: “Chắc chắn chuẩn mực kép là một mẫu văn hoá
liên kết vđi sự thông trị của nam giđi đối vđi phụ nữ trong lịch
sử”(Barry, 1983).

Sự tồn tại của chuẩn mực kép trong quan hệ giđi đã tạo nên những
khuôn mẫu hành vi phổ biến trong nhiều nền văn hoá, mà những khuôn
mẫu ứng xử trong quan hệ giới như vậy thường bất lợi đối vđi phụ nữ.
Trong hầu hết các xã hội, việc nuôi con được xem như là bổn phận
chính của phụ nữ. Điều này có nguổn gốic về cấủ tạo sinh học của phụ
nữ quy định vai trò sinh sản của họ. Quan niệm này về vai trò nuôi dạy
con cái của người phụ nữ đã được xã hội hoá từ thuở ấu thơ. Sẽ chẳng
có gì đáng nói nếu như xã hội không gắn liền vđi bổn phận đó sự lượng
giá người phụ nữ trong quá trình thực hiện vai trò này. Như câu tục ngừ
“Co/I hư tại mẹ, cháu hư tại bà"13. Đặc biệt là ưong trường hợp người
vợ chậm sinh con cái, cho dù nguyên nhân có thể là từ người vợ hay
người chồng, thì gia đình và họ hàng chồng, cộng đồng và xã hội vẫn

22 Điểu này dúng với hẩu hết các xã hội/nển văn hoá, tuy nhiên cũng có ngoại lệ, ví dụ :
"Quan hệ nam nữ của nhóm Dao Tiền ỏ Phú Thọ r ĩt cởi mở. Ngừôi ta khổng chú trọng
dến trinh tiết, chung thuỷ với chỏng vì thế dôi khi còn là một khái niệm mơ hô" (Nguyễn
Hữu Nhàn, 2006).
23 Nếu không tính đến quan điểm giới, thl câu ngạn ngữ đó cho thấy vai trò hất sức quan
trọng cùa phụ nữ trong chức năng giáo dục gia dinh, xã hội hoá trẻ em.

140
Giáo truth Xã hội học về giới

cho đó là lồi của người vơ, và xem đó là “sự thất bại” về phưcíng diện
xã hội của vai trò làm vợ, để rồi rất có thể người vợ đó bị gạt sang bên
lề của đời sông gia đinh như bị bỏ rơi, ly hôn hoặc chấp nhận chồng lấy
thêm vợ. Diều này cũng sẽ xảy ra trong trường hựp người V(Ị sinh con
một bé là gái, với những gia đình khát con trai thì đó là lỗi ở người vợ
“can tội không biết đẻ” (khoa học đã chứng minh việc sinh con trai hay
gái là do người chồng quyết định, bởi chỉ có nam giđi mới có cặp nhiễm
sắc thể XY) để rồi người vợ phải chiều theo ý muôn của chồng và gia
đình chồng thoả mãn cơn “khát con trai” tiếp tục sinh thêm con, cho dù
đã cổ năm, bảy thậm chí chín, mười con gái. Và kết cục, người vợ
khổng có quyền sinh sản (tự quyết định, mà khổng bị ép buộc sinh con),
sức khoẻ giảm sút, nguy cơ tử vong cao, hoặc cũng bị gạt sang bên lề
của đời sống gia đình chồng.

Hộp I: Bị chồng ghét bỏ vì sinh con gái


Nhìn bạn bè ai cũng có “người nôi dõi”, anh cảm thây mình thua
ként, lép vế. Từ khi chị Thanh sinh đứa con gái thứ ba càng làm cho
anh Tuân trở nên bất cần vợ con, đổi xử thô bạo, thiếu trách nhiệm
đối với mẹ con chị. Ngày đêm chồng chị Thanh trách móc hành hạ
chị, anh so sánh chị với vợ người này, người kia, coi chị là kẻ vô tích
sự. Anh gán cho chị cái tội là “không biết đẻ ” để ruồng rẫy, khinh
rẻ chị. Ba đứa con gái cũng bị bố chửi măng, ghét bỏ...(Đỗ Thu
Giang, 2004)

Trong những xã hội còn phổ biến những quan niệm như vậy,
thì lời nhận xét “sinh học là số mệnh” có phần nào đúng, nhưng phải
chứ ý là “Tầm quan trọng của sinh học khi xác định vị trí của phụ nữ
dựa trên những chuẩn mực xã hội và cấu trúc xã hội ngăn cấm các
nguồn an ninh và kính trọng khác của phụ nữ, chứ không dựa trên các
định luật tự nhiên ”(T. Bilton và cộng sự; 1993: 170).
Chuẩn mực kép trong quan hệ giới, còn được thể hiện trong sự
phán xét của luật pháp. Như các nhà xã hội học đã chỉ ra, trong khi nhà
trường truyền bá một số’ thái độ đối vđi tình dục, và các nhà chức trách
toà án có phần trực tiếp hơn khi bắt tổn trọng những điều xác định vể
tình dục nam và nữ: “Trong nghiên cứu về hành vi phạm pháp, người

141
Hoàng Bá Thịnh

ta cho rằng toà án quan tâm nhiều đến hổ sơ tính dục của các c<f gái
được đưa đến cho họ, trong khi thông thường thì họ coi hành vi tính
dục của bọn con trai phạm pháp là vụn vặt” (T. Bilton và cộn| sự;
1993: 175).
Khả năng tình dục, theo Tiefer (1986), về cơ bản thể hiện sự nam
tính của đàn ông. Một người đàn ông bết lực sẽ được xem như là sựbổu
xâu nam giđi. Khả năng tình dục được coi như là yếu tô' để xác ỉhận
nam tính cũng như sự thành công trong việc đôi mặt vđi các khó thân
trong suốt cuộc đời của anh ta (Linda, 1994: 216).
Chính chuẩn mực kép đã góp phần làm tăng thêm các hành ñ sai
lệch chuẩn mực xã hội, nhất là những hành vi liên quan đến tình d ục
và sức khoẻ sinh sản, bởi vì “Các hình thái xã hội khuyến khích một
“lý tưởng” về nam tính có thể thúc đẩy nam giđi và nam thanh niên
tham gia vào các hành vi có nguy cơ cao làm tổn hại cho chính h? *và
những người khác” (UNFPA, 2005). Trong xã hội hiện đại, có thể xem
đây là một vân đề có tính toàn cầu khi mà các nền văn hoá đềi Ctho
phép nam giđi có nhiều bạn tình nhưng phụ nữ thì bắt buộc phải ciujig
thuỷ hoặc không được quan hệ tình dục trưđc hôn nhân và ngoài hiôn
nhân. Điều này làm tăng lên những nguy cơ về các bệnh lây truyềi qjua
đường tình dục, kể cả HIV/AIDS, mà nạn nhân là phụ nữ đang (ó xu
hưđng tăng nhanh, như số liệu cho thấy: “Trên toàn cầu có 17 triệi pìhụ
nữ và 18,7 triệu nam giđi trong độ tuổi 1 5 - 4 9 đang sông vđi
HIV/AIDS. Kể từ năm 1985, tỷ lệ phụ nữ trong sô' người trưởng tìà nh
sống vđi HIV/AIDS tăng từ 35% lên 48%. vấn đề đặc biệt quan tìm ở
đây là sự gia tăng nhanh chống sô' nhiễm HIV ưong nữ thanh niên,hiiện
nay nhóm này chiếm hơn 60% số những người trong độ tuổi 15-24 jamg
sông vđi HIV/AIDS. Trên toàn cầu, nữ thanh niên có nguy cơ miễm
HIV cao gấp nam thanh niên 1,6 lần” (ƯNAIDS/ UNFPA/ ƯNIĨEIM,
2004:1).
Thậm chí, chuẩn mực kép còn làm tăng thêm tội phạm hiếp lâm ,
bởi vì “Khả năng cưỡng hiếp có thể được tăng lên bởi những áp kc xã
hội đôi vđi đàn ông để tự chứng tỏ bân thân và chấp nhận một thíi độ
kẻ mạnh - hùng hổ trong những cuộc gặp gỡ vđi phụ nữ”. Hơnníữa,
chuẩn mực kép cho rằng “Người phụ nữ mà chủ động về mặt tìnỉ dlục

142
Cìiáo trình Xã hôi học về giới

là n^ười lầm lạc và bị tước mất sự tồn trọng của những người khác;
tronf nhiều trường hợp xét xử ở toà án, câu chuyện mà các nạn nhân
của sư cưỡng hiếp đã được bàn luận với hàm ý rõ rành rành người phụ
nữ rào tự nguyện đi vào tính dục không có quyền gì đc từ chốĩ “ân
huệ’ của họ đối vđi người khác, và theo một ý nghĩa nào đó, họ tự đặt
mình bên ngoài sự bảo hộ của pháp luật” (T. Bilton và cộng sự; 1993:
177) Cách ứng xử như vậy cho thấy sự khác biệt rất rõ của sự vận hành
chuẩn mực kép trong môi quan hệ giới. Trong khi với con trai, nam giới
thì “Hành vi tình dục biểu hiện một sự nđi rộng vai trò nam giđi của
con cai, con trai chứng tỏ nam tính của họ bằng thành tích và sự phiêu
lư u tình dục” thì đôi với con gái, điều đó lại hoàn toàn khác “Người ta
trông chờ con gái càng hâ'p dẫn về mặt tình dục thì càng hay nhưng
khỏng được chủ động về mặt tình dục - nữ tính bao hàm mọi sự từ bỏ
tình dục”. Khe khắt đôi vđi phụ nữ tróng quan hệ tình dục còn được thể
hiện trong lĩnh vực bảo hiểm và phúc lợi xã hội, và nó cho thây phụ nữ
phụ ihuộc kinh tế vào nam giđi “Trong trường hợp mà một người phụ
nữ đưẠc coi là đã có chồng hoặc ăn ở với người khác như vợ chồng, bà
ta không có quyền đòi hỏi những trợ câp phụ. Có sự thừa nhận chính
thửc rằng ỏ đâu một phụ nữ và một người đàn ông ăn nằm với nhau,
người đàn ông sẽ là kẻ CƯU mang người phụ nữ”(T. Bilton và cộng sự;
1993 176).
Đáng chú ý rằng, chuẩn mực kép của mối quan hệ giđi trong
hôm thân - gia đình đã được Engels đề cập rất sđm trong tác phẩm nổi
tiếng Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và của Nhà nước, nó
thể hiện ở các khía cạnh đa dạng trong quan hệ giđi. Mà biểu hiện
trưíđchết trong sự lượng giá của xã hội “Cái gì là tội lỗi đốì với người
phụ rữ và đưa lại những hậu quả pháp luật và xã hội nghiêm trọng thì
ở n;gi'ời đàn ông, lại được coi là một điều rất vinh dự, hoặc tệ lắm, cũng
chỉ lè một vết nhơ cỏn con về đạo đức mà người ta vui thích nhận lấy”
(Engels, 1984:119). Cho dù, hôn nhân được xem là điều thiêng liêng
“đằnông vui lòng lấy một vợ, đàn bà bị sự trinh tiết của mình bó buộc”
nhưnỉ với tầng lớp giàu sang thì chế độ nhiều vợ vẫn thịnh hành. Trong
quíanhệ hôn nhân, sự chung thuỷ là một đòi hỏi bắt buộc đôì vđi phụ
nữ nhưng không bắt buộc với nam giới, bởi vì “Cần phải có chế độ một
vỢ mît chổng về phía người vợ, chứ không phải về phía người chồng,

143
Hoàng Bá Thịnh

thành thử chế độ một vợ một chồng về phía người vợ không hề làn trỏ
ngại chút nào cho chế độ nhiểu vợ công khai hay bí mật của Igườị
chổng” (Engels, 1984:120). Hiện tượng này có cơ sở kinh tế - Xỉ hội
sâu xa trong lịch sử “Sự tồn tại của chế độ nỏ lệ bên cạnh chế đ< một
vợ một chồng, sự có mặt của những người nô lệ trẻ, đẹp, thuộc về ĩgười
đàn ông cả tâm hổn lẫn thể xác,- đổ là điều, ngay từ đầu, đã khiếi cho
chế độ một vợ một chồng có được tính chất đặc biệt là: một vc một
chồng chỉ riêng đôi vđi người đàn bà, chứ không phải đối vđi ngưòi đàn
ông. Và cho đến nay, chế độ một vợ một chồng vẫn còn giữ tính chất
ấy” (Engels, 1984:103). Đây chính là vân đề.mà các nhà nghiê» cứu
giới gọi đó là “sự trinh bạch một chiều”, để rồi những năm 1960 -1970,
trong các phong trào nữ quyển có thêm một nội dung đâu tranh đò nam
giới cũng phải chung thuỷ như nam giới mong đợi ở phụ nữ, vì thế xuất
hiện khẩu hiệu “Một lá phiếu cho phụ nữ và sự trinh trắng cho nam
giới” (Hoàng Bá Thịnh, 2004:52).
Có thể dẫn ra nhiều ví dụ về chuẩn mực kép và mối quan hế giđi
trong đời sông xã hội. Chẳng hạn, xét về khía cạnh văn hoá, xã hội -
đặc biệt là các xã hội Á Đông- thường có cái nhìn khổng mấy thiện
cẳm vđi những phụ nữ uấng rượu, hút thuốc lá trong khi nam giỗi hút
thuốc lá được xem là một chỉ báo của người đàn ông thực thụ. Và việc
nam giđi uông rượu (trong xã hội truyền thống) và rượu, bia (troỉg xã
hội hiện đại) được xem là một biểu hiện cda nam tính, còn không uổng
rượu, bia thì không phải là nam giới, quan niệm này đã thành chuẩn
mực xã hội qua câu nói “Nam vô tửu như kỳ vô phong”. Chính ihuẩn
mực xã hội này đã dẫn đến hiện tượng lạm dụng rượu bia, như nghiên
cứu cho thấy ở Việt Nam “lượng sử dụng rượu bình quân 6,4 ly/ngiy và
26,llyAuần đã vượt quá xa ngưỡng an toàn cho phép của Tổ chức Y tế
thế giđi và tình trạng lạm đụng rượu bia ở Việt Nam đã đến mứỉ báo
động” (TTCT, 27.8.2006).
Chuẩn mực kép trong quan hệ giới có nguồn gốc từ quan niện của
xã hội về nam tính và nữ tính. Với những đặc điểm hoàn toàn ương
phản giữa nam tính (khoẻ mạnh, dũng cảm, quyết đoán, cứng rắr, duy
lý, độc lập, gây hân .v.v.) và nữ tính (yếu đuôi, nhạy cảm, dịu dàig, vị
tha, phụ thuộc, v.v.) không chỉ tạo nên những chuẩn mực vể vai tồ đôi

144.
( ìiáo trình Xã hội học vê giới

với nam giới và người phụ nữ đáp ứng những mong đợi của xã hội mà
họ là thành viên, mà còn khuyến khích nam giới hành động để chứng
tỏ ‘ bản lĩnh người đàn ông”, kể cả những hành vi bạo lực. Nghiên cứu
chi thây, tính cách hay gáỵ hấn, hành hung của nam giđi là nguyên
nhán của phần lđn những vụ bạo lực trong cộng đổng và bạo hành trong
gia đình. Biểu hiện nam tính này, đã đem lại nhiều hậu quả cho gia
đình và xã hội và cho nam giới khiến cho việc là đàn ông có nhiều nguy
cơ rủi ro hdn phụ nữ: Đa phần các vụ đánh nhau, đâm chém hoặc giết
nhau hầu như thuộc lãnh vực riêng của đàn ông.
Nhìn từ mối quan hộ giđi, chuẩn mực kép đã tồn tại rất lâu đời và
nó hiện diện trong mọi khía cạnh của cuộc sông. Ví như, sinh con trai
thì người ta ăn mừng và loan báo rộng rãi còn sinh con gái thì người ta
lờ đi, như một nhà thơ đã viết “Đất nước này, sinh COIĨ trai, ăn mừng một
tuần lễ. Đất nước này, sinh con gái, người mẹ lặng im” (gtz, 2000: 90).
Chuẩn mực kép có nguồn gôc trong nhận thức xã hội và nó in dấu ấn
trong quá trình xã hội hoá trẻ em, với quan niệm “Nam ngoại, Nữ nội”
người ta dạy cho con trai những quy tắc ứng xử ngoài xã hội, còn con
gái được dạy những phép tắc trong đời sông gia đình vđi công, dung,
ngôn, hạnh: “ Sự giáo dục ở gia đinh đôì vđi con trai và con gái đều có
công dụng như nhau, song ngay từ khi nhỏ nó cũng đã cảm thấy cái thói
trọng nam khinh nữ, như con trai thì được rong chơi hay đi học, con gái
thì phải giữ em hay giúp mẹ làm việc nhà; con trai thì được giúp đỡ cha
mẹ trong việc tế tự gia tiên, mà con gái thì phải nâu nướng ở trong xó
bếp” và “đối vđi con trai thì dạy những nghĩa vụ với cha mẹ, họ hàng,
làng nưđc và đạo kính thầy trung vua, đôi với con gái thì dạy tứ đức,
nghĩa là dáng dấp đứng ngổi và cử chỉ phải Ihế nào (dung), nói năng
thưa gởi phải thế nào (ngổn), công việc thêu dột nấu nưđng phải thế
nào (công), nết na phải nhường nhịn nhu mì thế nào (hạnh) và tam
tòng” (Đào Duy Anh, 2000: 321- 322).
Không chỉ trong xã hội truyền thông mđi có quan niệm xã hội hoá
vai trò giđi khác nhau giữa con trai và con gái, mà điều này vẫn còn
ảnh hưởng khá mạnh đến quá trình xã hội hoá vai trò giới trong xã hội
hiện đại: “Một trong những công thức giới tính trong xã hội công
nghiệp định nghĩa đàn ông như là “khách quan” trong định hưđng, còn

145
Hoàng Bá Thinh

phụ nữ là “chủ quan” (A. Toffler, 2002: 52). Với quan niệm của x ã hội
như thế, người ta chuẩn bị cho nam giới và phụ nữ vào đời theo hai
hưđng khác nhau: “Đàn ông được chuẩn bị từ nhỏ cho vai trò của họ
trong nhà máy, nơi mà họ sẽ đi vào thế giđi của các sự phụ thuộc lẫn
nhau, được khuyến khích trở thành “khách quan”. Phụ nữ được chuẩn
bị ngay từ lức mđi sinh nhiệm vụ sản xuất nòi giống, nuôi con, cổng
việc nhà cửa cực nhọc v.v... Điều đó đã thực hiện đến một mức độ đáng
kể trong việc cô lập vđi xã hội, được dạy bảo là phải “chủ quan”, nghĩa
là không có khả năng về loại tư tưởng hợp lý và phân tích được giả thiết
là đi cùng với sự khách quan” (A.Toffler, 2002: 55). Vđi chuẩn mực
kép này, sự phân công lao động xã hội theo giđi thật tương phản
“Người chổng chịu trách nhiệm dạng công việc tiến bộ hơn, người vợ
lo dạng công việc cũ hơn và lạc hậu hơn” khiến cho sự phát triển của
nam giđi và phụ nữ cũng khác nhau đến trái ngược “Người chồng đi
vào tương lai, người vợ ở lại với quá khứ” (A.Toffler, 2002:54).
Chuẩn mực kép trong môi quan hệ giđi, như trên đã phân tích, cho
thấy tác động tiêu cực nhiều hơn tích cực. Từ quan điểm bình đẳng và
công bằng giới, dễ nhận thây phụ nữ là nạn nhân chính của chuẩn mực
kép, trong khi nam giđi cũng chịu ảnh hưởng không tốt của quan niệm
này. Chuẩn mực kép trong quan hệ giới có mối liên hệ chặt chẽ vđi bất
bình đẳng giới trong xã hội, vì thế nó sẽ giảm dần theo sự gia tăng của
bình đẳng giới và công bằng giđi trong xã hội.

4. ĐỘC thù glớl ỏ Việt Nam24

4.1. Đặc íhù giới ở Việt Nam trong lịch sừ

ở thời kỳ Hùng Vương, tức là thời kỳ mỏ đầu của lịch sử nhà nước,
dân tộc và văn hoá Việt Nam, có một hình tượng người phụ nữ được
cịác tư liệu cổ tập trung xây dựng và phản ánh, đó là mẹ Âu Cơ, một
rmân vật nửa huyền thoại, nửa lịch sử, chính là người mẹ không những
đã sinh ra vị vua đầu tiên của các nhà nước cổ truyền Việt Nam, mà
còn là người mẹ của cả dân tộc Việt Nam và là người nữ anh hùng văn

24 Lê Thị Nhâm Tuyết (2001): Đặc thù giđi â Việt Nam và bàn sắc vãn hoá dản tộc, Kỷ yếu
Hội thảo Việt Nam học lẩn thứ nhít, Nxb T h í giới; Tập 4, tr. 94-101.

146
Giáo trình Xã hôi hoc về giới

hoá đầu tiên đã dạy mọi người biết làm rất nhiều nghề, biết làm các
món ăn.

Tiêp đến thế kỷ I, các biên niên sử cổ Việt Nam và cả Trung Quốc
nữa, iại dã có rát nhiều IU liệu tập trung vào một người đúng hơn là hai
người, hai chị em, là chị cm Bà Trưng - những nữ anh hùng chiến đâu
đầu tiên của lịch sử dần tộc, những người đã cùng vđi cả một đội ngũ
phụ nữ, lật đổ được cả một nền xâm lược và thông trị rất mạnh mẽ,
khắc nghiệt của đế quốc Hán ở Trung Quốc vào năm 40 và đã lên ngôi
nữ vư<íng của đất nước sau cuộc khỏi nghĩa thắng lợi ấy.
Một người phụ nữ nữa ỏ thê kỷ thứ II cũng đã được các biên niên
sử Việt Nam và Trung Quốc ngày xưa mô tả như một nữ anh hùng
giông như chị em Bà Trưng. Đó là Bà Triệu. Cuộc khởi nghĩa của bà
vào năm 248 đã làm lung lay, khôn đôn nền thông trị của triều đại nhà
Ngô, không chỉ khẳng định ý chí tự chủ, tinh thần độc lập của dân tộc,
mà còn một lần nữa khẳng định vai trò của giới vđi một tuyên ngôn bất
hủ: “Tỏi muốn cưỡi gió mạnh, đạp sóng dữ, chém cá kình ở biển Đông,
quét sạch bờ cõi để cứu dân ra khỏi vòng chìm đắm, chứ không chịu
khom lưng làm tỳ thiếp người ta
Những tư liệu lịch sử ấy, cùng vđi cả hệ thông những tư liệu nhân
học \ĩ\ hội ghi nhận được rải rác trong các sách vở cổ, trong suốt thiên
niên kỷ I, như sự tồn tại của các tục Avunkulat (quyền ông Cậu), Levirat
(hôn nhân anh em chồng), Couvade (đàn ông “đẻ” - làm động tác đẻ
giông lúc vợ đẻ)... đã cho phép nhận định rằng cho đến thế kỷ X, vai trò
và địa vị người phụ nữ ở Việt Nam vẫn râ't đáng kể, do đó, quan niệm
phổ cập và cổ truyền về họ cũng chính là một sự đánh giá cao về nhiều
mặt, Có một hiện tượng lịch sử nói lên một nét đặc thù về giới ở Việt
Nam trong lịch sử đó là sự di dân rất mạnh mẽ của người Tàu xuống
Việt Nam, liên tục trong mười mây thế kỷ, trước thế kỷ X và sau đấy
vẫn cồn tiếp tục. Chúng ta thử hình dung xcm, những người Trung Hoa
đến sổng ở Việt Nam, phần lớn là đàn ông, là làm nhiệm vụ đồng hoá,
tất phải lây những người phụ nữ Việt Nam làm vợ. vấn để gia đình ở
đây đã hiến thành vân đề dân tộc. Nếu người đàn ông Tàu làm chủ các
gia dinh thực sự, họ sẽ biến vợ họ thành người Tàu. Và lịch sử đã cho
thây kết quả là không phải những người phụ nữ Việt Nam ấy cùng vđi

147
Hoàng Bá Thịnh

con cái họ đã hoá thành người Tàu mà ngược lại cái làng Huê Cểu kia
bây giờ là một làng Việt Nam 100%. Và điều này cho thấy một hé luận
rất rõ ràng: trong cuộc tranh đấu ngàn năm, nếu có thể gọi nhà’ thế,
giữa hai giới vđi nhau cũng là cuộc đấu tranh dân tộc và văn hoá, và phụ
nữ Việt Nam đã thắng. Họ thắng chính là vì họ có những vai trò và địa vị
thực tế trong lịch sử rất đáng kể ở các thế kỷ này. Ở đây, chúng ta lại có
thể nói, phụ nữ Việt Nam là người bảo vệ và phát triển nền văn hcá dân
tộc bao gồm tất cả các dạng của nền văn hoá - văn hoá tinh thần - vồn hoá
vật chất - văn hoá xã hội và gia đình.
Có thể nghĩ đến một số’ nguyên nhân đã tạo nên một tình trạng có
phần đặc biệt như thế đôi vđi vấn đề phụ nữ trong các thế kỷ nà/.
Thứ nhất, đó là sự đề kháng dân tộc, nhằm chống lại sự xâiầ lâng
và đặc biệt là sự đồng hoá của ngoại bang, đã tạo ra một tình trạng gần
như là sự cô' thủ đặc biệt là ở các tế bào làng xã. Người ta cô' giữ
nguyên những giá trị cổ truyền để cưỡng lại sự xâm nhập của nhữìg cái
khác lạ. Cũng vì thế, những truyền thông quý báu đầu tiên được người
phụ nữ xây dựng từ thời kỳ chế độ mẫu quyền đã không bị thủ têu đi
như ở nhiều nơi, mà trở thành truyền thông không dứt đoạn ở Việt Nam.
Thứ hai, điều này quan trọng hơn, liên quan đến vân đề hìm thái
kinh tế xã hội, là sự tổn tại lâu đời của “phương thức sản xuất chiu Á ”
mà một đặc trưng quan trọng của nó chính ỉà sự bảo lưu nhiều làn dư
của xã hội nguyên thuỷ. Điều này liên quan đến sự tiếp tục duy trì
những truyển thông có lợi cho người phụ nữ, đã được tạo ra từ thli đại
xã hội nguyên thuỷ.
Thứ ba, hoàn cảnh lịch sử cụ thể đã tạo ra một tình trạng mì một
câu tục ngữ cổ Việt Nam đã trình bày gọn: “Giặc đến nhà đàn bà cững
đánh”. Chĩ tính từ thời các vua Hùng dựng nưđc cho đến nay, hai mươi
tư cuộc chiến tranh ái quốc vđi quy mô cả nưđc đã nổ ra để giữnước.
Biết bao thế hệ phụ nữ đã trở thành chiến sĩ trong những lần vậr nưđc
gặp nguy nan.
Thư tư, điều này quan trọng nhất, đây là xét vể mặt văn mũh, thì
một nền nông nghiệp trồng lúa nưđc theo chế độ tiểu nông đã sớn hình
thành và tồn tại rất lâu đời ở Việt Nam. Trong hoàn cảnh đó, viíc sản

148
Giáo trinh Xã hôi hoc về giới

xuât dược giao cho các đơn vị gia đình nhỏ. Suốt lịch sử hàng nghìn
năm, ngoài nhu cầu lớn về nhân công mà bản thân việc trồng lúa nước
yêu cầu, còn có những nguyên nhân xã hội, tạo ra một sự căng thẳng
Ihướng xuyên vổ nhân lực. Tinh hình này đòi hòi người phụ nữ phải
tích cực tham gia vào mọi khâu quan trọng chủ yếu của nền sản xuât
nông nghiệp.
TƯđng ứng với các vai trò truyền thông của phụ nữ trong lao động
sản xuất, trong đấu tranh xã hội, trong xây dựng gia đình, trong sáng
tạo và phát triển nền văn hoá dân tộc chúng ta sẽ thây hiện ra những
con người rõ nét: Người lao động, Người nội trợ, Người chiến sĩ, Người
nghệ sĩ. Hình ảnh khác - Nhà chính trị - mờ nhạt hơn, hoặc đồng nhất
vào đấy, hoặc tách riêng ra. Đó là những hình ảnh của người phụ nữ
Việt Nam, của môi quan hệ giới ở Việt Nam.
Tuy nhiên, lịch sử cho thây rằng, từ thế kỷ XI, XII trở đi, đặc biệt
là từ thế kỷ XV, khi sự du nhập Nho giáo vào các tầng lđp trên của xã
hội trở ncn sâu đậm, khi các chế độ phong kiến dần dà xác lập vđi thiết
chế cd sở là tổ chức gia đình phụ quyền thì địa vị của người phụ nữ Việt
Nam cũng thay đổi dần theo chiểu hướng đi xuống. Trong hoàn cảnh
đổ xuất hiện và tồn tại một cấu trúc môi trường xã hội của phụ nữ khá
đặc biệt. Đó là ở trong các tế bào gia đình họ vẫn là những người có
vai trò kinh lế (lao động) quan trọng, đàn ông nhiều khi vẫn gọi là “nội
tướng” (bà tưđng trong nhà), nhưng thực tế họ chỉ là người phụ thuộc.
Gần một thế kỷ sông dưđi ách chế độ thực dấn đã làm trầm trọng
thêm rất nhiều vân đề phụ nữ. Câu nói phổ cập ở Việt Nam vào
những năm giữa thế kỷ XX là nếu người đàn ổng phải chịu một cổ
hai Iròng thì phụ nữ còn phải chịu “một cổ ba tròng”, nghĩa là thêm
vào sự áp bức về giđi nữa - dĩ nhiên đây cũng chỉ là nhìn theo quan
điểm giai cấp. Cũng vì vậy, người ta sẽ dễ hiểu vì sao ở Việt Nam lại
sđm có tình trạng tích cực và mạnh mẽ của cuộc đâu tranh do người
phụ nữ và vì người phụ nữ.

4.2. Đặc thù giới từ sau Cách mạng tháng Tám


Sự nghiệp cách mạng giải phóng phụ nữ ở Việt Nam chính là đã
xuất phát từ một tiền đề của tình trạng người phụ nữ như thế. Cách
mạng tháng Tám năm 1945 - cuộc cách mạng dân tộc - dân chủ có sự
149
Hoàng Bá Thịnh

đóng góp lđn lao của phụ nữ, chính quyển dân chủ nhân dân được thành
lập đã thực hiện từng bước nhiệm vụ giải phóng phụ nữ mà điểm dầu
tiên quan trọng nhất là giải phóng về chính trị - xã hội. Từ chỗ không
một phụ nữ nào được bầu cử cương vị chính trị xã hội nào ở Việt Nam,
đến chỗ một lực lượng lđn phụ nữ tham gia quản lý xã hội, quản lý Nhà
nưđc và tham gia sản xuất xã hội, vđi quan điểm nhận thức chung rằng:
“Chì có trong điều kiện mà phụ nữ tham gia vào bộ máy Nhà nước, thực
hiện được quyền bình đầng của mình, thì Nhà nước mới phát huy được
cao nhất hiệu lực trong sự nghiệp giải phóng phụ n ữ ”\ Sự nghiệp giải
phóng phụ nữ Việt Nam không chỉ ở khía cạnh giải phóng về mặt chính
trị - xã hội mà còn giải phóng phụ nữ về mặt văn hoá - giáo dục. Nhà
nưđc đã tạo mọi điều kiện cho phụ nữ và lời kêu gọi tha thiết của Chủ
tịch Hồ Chí Minh từ những năm đầu cách mạng thành công: “Phụ nữ
lại càng cần phải đi học. Đã lâu chị em bị kìm hãm. Đây là lúc chị em
phải cô' gắng để xứng đáng mình là một bộ phận trong nưđc, có quyền
bầu cử, ứng cử”, đã được phụ nữ cả nước thực hiện nghiêm túc, sôi nổi.

Về mặt kinh tế- xã hội, xã hội hoá lao động phụ nữ là một vân đề
chiến lược ỏ Việt Nam trong vòng mấy chục năm nay. Việc thực hiện
vấn đề chiến lược này đã đưa đến một tình hình hiện nay là lực lượng
lao động nữ đã có mặt ở hầu hết các ngành kinh tế quốc dân với một
tỷ lệ quan trọng trong tổng số lao động chung ở Việt Nam.

Giải phóng phụ nữ về mặt gia đình, là tiêu chí rõ rệt và thiết thực
nhất của vấn đề giải phóng phụ nữ. Gia đình Việt Nam truyền thống có
thể nói là nơi giam hãm đoạ đầy người phụ nữ, nhưng lại cho phụ nữ
làm chủ vđi biết bao nghĩa vụ, trách nhiệm và công việc cụ thể. Và
người phụ nữ vđi tâ'm lòng vị tha vô hạn, đã rất gắn bó vđi gia đình
mình. Những quan sát dân tộc học, xã hội học đối vđi các đổi mđi
về chức năng và sinh hoạt ở gia đình Việt Nam hiện đại - từ nông
thôn đến thành thị - đều ghi nhận một sự đóng góp ngày càng bình
đẳng, trách nhiệm tích cực hơn của người đàn ổng đôì vđi các công
việc của gia đình.

1 Trích "Lịch sử phong trào phụ nữ Việt Nani', Tập II, trang 65, NXB Phụ n ií 1987

150
_________________________________ ( ijáo trình Xã hôi hoc về guH

4.3. ¡)ậ c thù giới it Việt Nam trong (hời kỳ đối mới và kinh t ế
thị trường
Bản chât của quá trình đổi mới này, nói ngắn gọn là phù hợp với
quy luật hưđng tới dân giảu, nước mạnh, mọi người hạnh phúc văn
minh. Quá trình này cũng đã dẫn đến những thay đổi trong đặc điểm
giới ở Việt Nam với những mặt tích cực, đáng phấn khỏi, đồng thời
cũng xuất hiện những khía cạnh tiêu cực, đáng lo ngại. Cùng vđi “đổi
mới”, những khía cạnh tích cực đã nổi lên. Phụ nữ có thêm vai trò quan
trọng và những thế mạnh mới, vai trò quan trọng trong chức năng xã
hội; trong phát triển kinh tế (đặc hiệt là kinh tế hộ) và trong các hoạt
động khoa học kỹ thuật, nghệ thuật. Vai trò xã hội của họ ngày nay
không đơn thuần là sự xuất hiện của họ ngày càng nhiều trong vị trí
lãnh đạo, quản lý, mà quan trọng hơn, những vị trí này được đánh giá
là thực chất chứ không phải chỉ là hình thức.

Đô i vđi gia đình, vai trò phát triển kinh tế hộ của họ rõ ràng đã đưa
họ lên địa vị cần kính nể. Đặc hiệt là, đội ngũ nữ trí thức Việt Nam đã
được hình thành, đang trên đà phát triển nhanh chóng và mạnh mẽ.
Nhưng những vấn đề then chốt mà phụ nữ Việt Nam đang đốì diện lại
chính là những khía cạnh tiêu cực về mặt văn hoá xã hội và gia đình
đang đột ngột phát triển v.v...

5. Bỉnh đẳng glớl ở việt Nam

5.1. Quan điểm của Đảng và Nhà nước về bình đẳng giới
Ngay từ khi mới thành lập, trong Luận cứctng chính trị của Đảng đã
quan tâm đến sự nghiệp giải phóng phụ nữ. Quan điểm bình đẳng nam
nữ được thể hiện xuyên suốt trong các giai đoạn cách mạng của dân
tộc. Kể từ Hiến pháp đầu tiên (1946) vđi tứyên ngôn: “Đàn bà ngang
quyồn với đàn ông trên mọi phương diện” đã đánh dâu bước ngoặt
quan trọng về chính sách, luật pháp của Đảng về bình đẳng nam nữ và
chông phân biệt đôi xử đôi với phụ nữ. Các văn bản hiến pháp tiếp theo
(1959, 1980, 1992) đều kế thừa quan điểm về quyền bình đẳng của phụ
nữ so vđi nam giđi từ Hiến pháp đầu tiên năm 1946. Điều này đã tạo
cơ sở pháp lý vững chắc cho việc thực hiện quyền bình đẳng nam nữ
trong xã hội Việt Nam.
151
Hoàng Bá Thịnh

Trong thời kỳ đổi mđi, chủ trương của Đảng về công tác phụ nữ và
bình đẳng giđi được thể hiện xuyên suốt trong Nghị quyết Đại hội
Đảng, các nghị quyết và chỉ thị của Trung ương Đảng, Bộ Chính trị,
Ban bí thư vể công tác quần chúng, công tác vận động phụ nữ, công tác
cán bộ phụ nữ. Nhà nưđc đã ban hành nhiều chính sách cụ thể nhằm
tạo điều kiện để phụ nữ phát triển và thúc đẩy bình đẳng giđi. Lần đầu
tiên, trong các văn kiện của Đảng, khi đề cập đến vân đề phụ nữ, thuật
ngữ giới chính thức được sử dụng ưong Văn kiện Đại hội đại biểu toàn
quốc lần thứ IX của Đảng, được nhắc đến hai lần “Đốì vđi phụ nữ, thực
hiện tốt luật pháp và chính sách bình đẳng giới” và “Thiết thực chăm
lo sự bình đẳng về giđi, sự tiến bộ của phụ nữ”25, và được khẳng định
lại trong Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X : “Đôì vđi phụ nữ, nâng
cao trình độ mọi mặt và đời sống vật chất, tinh thần, thực hiện bình đẳng
giới”26. Việc xây dựng và ban hành Luật Bình đẳng giới (có hiệu lực từ
ngày 1/7/2007) nhằm đảm bảo quyền lợi của phụ nữ một cách tập
trung, hệ thông và đầy đủ trong giai đoạn mđi là một biểu hiện của một
bưđc tiến mới trong việc thực thi quan điểm bình đẳng giới của Đảng
và Nhà nước. Mđi đây, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết sô' 11 -
NQ/T.Ư về công tác phụ nữ trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá,
hiện đại hoá đất nưđc, khi đề cập đến quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ
và các giải pháp đã chỉ ra nhiệm vụ đầu tiên là nâng cao nhận thức về
công tác phụ nữ và bình đẳng giới, trong đó nhân mạnh: “Đưa nội dung
giáo dục về giới, Luật Bình đđng giới vào chương trình đào tạo, bồi
dưỡng trong các trường chính trị và các trường thuộc hệ thông giáo dục
quốc dân’' (Hoàng Bá Thịnh, 2008b).

5.2. Quan điểm cùa Chủ tịch Hồ Chi Minh về bình đẳng giới
Chủ tịch Hồ Chí Minh rất coi trọng vân đề giải phổng phụ nữ và
bình đẳng nam nữ, Người đánh giá cao vai trò quan trọng của phụ nữ
trong sự nghiệp cách mạng Việt Nam. Một sô' nhà nữ quyền còn cho
rằng cuộc đấu tranh để đi đến bình đẳng nam - nữ là “Cuộc đâu tranh
lâu dài nhấi trong lịch sử nhân loại”. Các nưđc châu Á chịu ảnh hưởng

25 V3n kiện Đại hội dại biếu toàn quốc lán thứ IX, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2001,
tr. 126,163.
26 Văn kiện Đại hội dại biểu toàn qu& lán thứ X, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2006, tr. 120
(Jiáo trĩnh Xã hội hoc về giới
•t *<ậ&x %ĩ-

của tư tưởng Nho giáo còn khá nặng nề nê n Hổ Chí Minh hiểu rất rõ tư
tưởng “trọng nam khinh nữ” còn để lại dấu â'n khá đậm nét trong đời
sóng xã hội Việt nam, Người viết: “Trọng trai khinh gái là một thói
quen mây nghìn năm để lại. Vì nó ăn sâu trong đầu óc của mọi người,
mọi gia đình, mọi tầng lớp xã hội.” Có sự phân biệt đốì xử như vậy,
chính là - như Người đã nhận xét- còn có một sô người chưa “thấy rõ
vai trò của phụ nữ hiện nay cũng như sau này, nên cồn tư tưởng xem
thường khả năng của phu nữ”.
Theo Hồ Chí Minh, một trong những mục tiêu quan trọng của cách
mạng Việt Nam là “Chúng ta làm cách mạng là để đấu tranh lây bình
quyền hình đẳng, trai gái đểu ngang quyền như nhau”. Nhưng không
phải mọi người đều đã nhận thức đúng về bình đẳng nam - nữ, vì thế
Hồ Chí Minh đã chỉ ra cách hiểu chưa đúng về sự bình đẳng nam nữ là
chia đều các công việc trong gia đình giữa vợ và chồng: “Nhiều người
lầm tưởng đó là một việc đễ, chỉ: hôm nay anh nấu cơm, rửa bát, quét
nhà, hôm sau em quét nhà, nấu cơm, rửa bát thế là bình đẳng, bình
quyền. Lầm to. Đó là một cuộc cách mạng to và khó!”27. Cách hiểu
một cách “máy móc” về bình đẳng nam nữ (bình đẳng giới) như vậy
hiện nay chưa phải đã hết. Không ít người vẫn hiểu bình đẳng giới theo
nghĩa “cào bằng”, mà không cần biết đến sự khác biệt giđi trong đời
sống gia đình và xã hội.
Mãi đến những năm 1970, các nhà nghiên cứu giđi, nghiên cứu
phụ nữ Irên thế giđi mđi để cập đên “giđi như lằ vân đề giai cấp, dân
tộc”, nhưng vào những năm đầu của thế kỷ XX, Hồ Chí Minh và Đảng
Cộng sản Đông Dương (nay là Đảng Cộng sản Việt Nam) đã sớm nhận
ra mối quan hệ khăng khít giữa giải phóng đất nưđc, giải phóng dân tộc
vđi giải phóng phụ nữ. Bình đẳng giới chỉ có thể cổ được một khi dân
tộc có được độc lập - tự do, khi phụ nữ được giải phóng. Vì thê', một
trong những mục tiêu quan trọng của cách mạng Việt Nam là giải
phóng phụ nữ: “Nói phụ nữ là nói đến phân nửa xã hội. Nếu không giải
phóng phụ nữ thì không giải phóng một nửa loài người”28. Chẳng những
vậy, sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội gắn liền vđi sự nghiệp giải

27 Hố Chí Minh (1995): Toàn tâp, Tâp 6 NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội, tr. 433
28 Hố Chí Minh (1996): Toàn tập, Tâp 9, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr. 523.

153
Hoàng Bá Thịnh

phóng phụ nữ và công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội sẽ không thành
công nếu phụ nữ chưa được giải phóng, vì vậy: “Nếu không giải phóng
phụ nữ là xây dựng chủ nghĩa xã hội chỉ một nửa”. Nhưng để giải
phóng được phụ nữ thì điều cốt yếu theo Hồ Chí Minh là giải quyết vân
đề tư tưởng “trọng nam khinh nữ” trong nam giđi. Trong bài nói tại Hội
nghị cán bộ thảo luận dự thảo Luật Hôn nhân và gia đình (10/10/1959)
Người nhân mạnh: “Giải phóng người đàn bà, đồng thời phải tiêu diệt
tư tưởng phong kiến, tư tưởng tư sản trong người đàn ông”. Quan đtểm
này của Hồ Chí Minh cho thấy, để đạt được bình đẳng nam nữ thì quá
trình này phải đồng thời thực hiện ở trên hai phương diện: thứ nhất, giải
phóng người phụ nữ khỏi những ràng buộc của phong tục, tập quán lạc
hậu, tạo điều kiện cho phụ nữ bưđc vào các lĩnh vực đời sông xã hội,
và thứ hai, cần phải thay đổi nhận thức của một nửa dân sô' xã hội là
nam giđi về vai trò và vị trí của phụ nữ trong gia đình và ngoài xã hội.
Ngày nay, những nghiên cứu giđi cuối thế kỷ X X cho thấy rằng, để
thực hiện được bình đẳng giđi là một quá trình hai chiều: mộí là, tạo
điều kiện cho phụ nữ bưđc chân ra khỏi ngôi nhà tham gia vào các hoạt
động kinh tế, văn hoá, chính trị - xã hội; hai là, nam giđi không chỉ làm
tốt chức năng kinh tế mà cần phải trở về vđi ngôi nhà của mình (quan
tâm đến các thành viên trong gia đình, chia sẻ các công việc nội trợ vđi
người phụ nữ trong gia đinh). Quá trình hai chiều này cho thây bên cạnh
những vai trò hiện có thì cả phụ nữ và nam giới cần được bổ sung và
tăng cường vai trò (phụ nữ hưđng ngoại và nam giđi hưđng nội), làm
được như vậy sẽ tạo nên binh đẳng giới thật sự.
Một điều quan trọng, theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, là phải có sự tôn
trọng phụ nữ, đây là một nội dung nhân văn trong quan hệ giới mà ngày
nay các nhà nghiên cứu giđi thường đề cập. Điều này cách đây hơn bôn
mươi năm (1/1/1967) Hồ Chí Minh đã nổi đến không chĩ một lần: “Đàn
ông phải kính trọng phụ nữ”. Ngày nay, những nghiên cứu về giđi trong
phát triển cho thấy, bản chất của bình đẳng giđi chính là xuất phát từ
sự tôn trọng lẫn nhau giữa phụ nữ và nam giới. Trong phạm vi gia đình,
sự yêu thương và tôn trọng giữa các thành viên chính là nền tảng của
gia đình hạnh phúc. Khi đề cập đến quan điểm của Hồ Chí Minh về
phổng phụ nữ, chúng ta cũng không thể quên con đường mà Người chỉ
ra để đi đến mục đích “Không thể dùng vũ lực mà tranh đấu.... Vũ lực
154
Giáo trình Xã hội học về giới

của cuộc cách mạng này là sự tiến hộ vổ chính trị, kinh tế, văn hoá,
pháp luật”. Có thể nói rằng, gần nửa thế kỷ trước đây, Chủ tịch Hồ Chí
Minh phát biểu “Vũ lực của cuộc cách mạng này là sự tiến bộ về chính
trị, kinh tế, ván hoá, pháp luậi” là đả đề cập đến bản chát của “quyền
lực mềm”, một khái niệm mà gần đây các nhà xã hội học, các nhà văn
hoá và phát triển trong bôi cảnh toàn cầu hoá, mới bàn đến.
Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, giải phóng phụ nữ không phải là của
riêng ai, mà cuộc cách mạng giải phóng phu nữ phải là sự nghiệp của
mỗi cá nhân và của toàn xã hội “Phải cách mạng từng người, từng gia
đình đến toàn dân. Dù to và khó nhưng nhất định thành công”29. Nhưng
bên cạnh đó một điều cũng hết sức quan trọng, đó là để đạt được sự
hình đẳng nam nữ thì chính phụ nữ phải đấu tranh, phải tự vươn lên
“các cô phải tự mình phân đấu, đâu tranh chông cái tệ đó”. Muôn làm
tròn nhiệm vụ vẻ vang đó, theo Bác Hồ, thì phụ nữ Việt Nam “phải xoá
bò cái tâm lý tự ti và ỷ lại, phải có ý chí tự cường, tự lập, phải nâng cao
lên mãi trình độ chính trị văn hoá, kỹ thuật”30.
Có thể thấy rằng, Hồ Chí Minh hiểu rất rõ sức cản của những thói
quen, quan niệm đã ăn sâu vào tiềm thức con người không dễ gì thay
đổi ngày một ngày hai, vì vậy đến khi chuẩn bị vào côi vĩnh hằng, trong
Di chức để lại, Người vẫn còn dặn dò phụ nữ Việt Nam: “Bản thần phụ
nữ thì phải cố gắng vươn lên. Đó là một cuộc cách mạng đưa đến quyền
bình đẳng thực sự cho phụ nữ”31. Nhưng để đạt được mục tiêu cao cả
đó, điểu quan trọng đôi vđi phụ nữ Việt Nam - theo Chủ tịch Hổ Chí
Minh - là chính bản thân phụ nữ không nên trông chờ, mong đợi người
khác làm thay mình, mà điểu quan trọng là phụ nữ phải đứng lên, tự
mình đấu tranh giành quyền lợi cho mình, để đạt được sự bình đẳng
nam nữ: “Phụ nữ không nên ngồi chờ Chính phủ, chờ Đảng ra chỉ thị
cho mình mà tự mình phải tự cường, phải đấu tranh”.
Có thể nói rằng, trong sự nghiệp giải phóng và tự giải phóng của
người phụ nữ Việt Nam, Hồ Chí Minh đã có những công hiến cực kỳ vĩ

29 Hổ Chù tịch và vấn để giải phóng phụ nữ, NXB Phụ nữ, Hà Nội, 1970, tr. 11.
30 HÔ Chí Minh (1996): Toàn tập, Tập 10, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr. 225.
31 Toàn văn Di chúc của Chủ tịch Hố Chí Minh, NXB Thanh niên, Hà Nội, 2000, tr.31.

155
Hoàng Bá Thịnh

đại. Dưđi sự dìu dắt của Người, phụ nữ Việt Nam đã “đổi mđi toàn bộ
cuộc sông của mình từ vị trí, vai trò đến ý thức trách nhiệm và hành
động thiết thực trên mọi lĩnh vực kinh tế, xã hội, chính trị và văn hoá ”
(Vũ Khiêu).

5.3. Thực trạng bình đẳng giới ở Việt Nam


Master Card Worldwide công bố các kết quả của cuộc khảo sát năm
2007 về sự tiến bộ của phụ nữ (Master IndexTM of Women’ Advancement),
đây là một chỉ sô" tổng hợp đo lường mức độ kinh tế xã hội của phụ nữ
so vđi nam giđi bằng cách sử dụng bôn chỉ tiêu chính. Hai chỉ tiêu đầu
tiên cho biết tỷ lệ tham gia của phụ nữ so vđi nam giđi vào lực lượng
lao động và giáo dục đại học và được dựa trên những dữ liệu từ các cơ
quan thông kê quốc gia. Hai chỉ tiêu còn lại, dựa trên kết quả khảo sát,
đo lường nhận thức của người trả lời phỏng vân của phụ nữ và nam giđi
về việc họ có nắm giữ các chức vụ quản lý hay không.
Kết quả cho thấy phụ nữ Việt Nam tiếp tục tiến bộ một cách vững
chắc. Việt Nam là quốc gia duy nhất tại Đông Nam Á có sự cải thiện
về chỉ sô' trong năm nay (72,18 trong năm 2007 so vđi 70,57 năm 2006),
chứng tỏ cải cách kinh tế đã và đang diễn ra có hiệu quả (Giáo dục và
Thời đại Chủ nhật, sổ" 14, ngày 8/4/2007).
Đánh giá tiến trình giđi ở Việt Nam, Nghị quyết sô' 11-NQ/T.Ư của
Bộ Chính trị về công tác phụ nữ trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp
hoá, hiện đại hoá đất nước, đã khẳng định: “Phụ nữ được tôn trọng và
bình đẳng hơn, địa vị của người phụ nữ trong xã hội và gia đình ngày
càng được cải thiện. Bình đẵng giới ở Việt Nam được Liên hợp quốc
đáng giá là điểm sáng trong thực hiện các mục tiêu thiên niên kỷ” (báo
Nhân dân 3/5/2007). Trong báo cáo Đánh giá tình hình giới ở Việt Nam
(12/2006) được thực hiện bởi các nhà tài trợ như: Ngân hàng Thế giđi,
Ngân hàng phát triển châu Á. Cơ quan phát triển quốc tế Canada và Vụ
phát triển quốc tế Vương quốc Anh, đã có những đánh giá hết sức tốt
đẹp: “Trong những thập kỷ vừa qua, Việt Nam đã đạt được thành tựu
nổi bật vể cải thiện điều kiện sông của nhân dân và giảm chênh lệch
giới” và “Những nỗ lực thu hẹp khoảng cách giđi và đầu tư vào nguồn
vốn con người đã đưa đất nước đứng hàng thứ 80 trên thế giới (trong
tổng sô" 136 quốc gia) về chỉ sô" phát triển giđi (GDI) và trở thành quốc
156
( ììáo trình Xã hôi hoc về gutị

gia đạt được sự thay đổi nhanh chóng nhất trong xoá bỏ khoảng cách
giđi trong vòng 20 năm trỏ lại đây ở khu vực Đông Á ”, hơn nữa “Việt
Nam được xem như một trong những nưđc tiến hộ hàng đầu về lĩnh vực
hình đẳng girti”. Cổ dượt thành tựu nổi bật này về bình đẳng giđi ỏ
nước ta, theo các nhà tài trợ điều này “Phản ánh nỗ lực đáng kể của đất
nước trong xoá đói giảm nghco và cam kết của Chính phủ tiến tđi bình
đẳng giới”. Đồng thời, các nhà tài trự cũng dự báo và tin tưởng vào
triển vọng của hình đẳng giới ở nước ta: “Vđi việc các kế hoạch quốc
gia khi xây dựng có chú ý đến vấn đề giđi, chắc chắn vấn đề bình đẳng
giđi sẽ đạt được các bước tiến xa hơn nữa”.
Báo Lao động cuối tuần sô" 25 ra ngày 29/6 đến 1/7/2007 có bài
viết “Gia đình Việt Nam thời kỳ hội nhập". Trong bài viết này, tác giả
cho rằng: “Trong xã hội hiện đụi, vị thế của người phụ nữ nói chung đã
được xã hội xác nhận trên cơ sở bình đẳng giới nhờ vào kết quả của
phong trào nữ quyền”. Đây là một nhận định quan trọng liên quan đến
bình đẳng giđi, và chúng tôi thây rằng cần được ưao đổi thêm. Vì mấy
lý do sau:
phong trào nữ quyền hình thành và phát triển ở một số nước thuộc
châu Âu và Mỹ vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. Kể từ đó đến nay,
phong trào nữ quyền đem lại những thành quả nhất định, với mục tiêu đấu
tranh để phụ nữ có quyền bầu cử và bình đẳng lương so với nam giới.
Cần nhận thấy rằng các nưđc châu Á, trong đó có Việt Nam, ít có
hoặc không có phong trào nữ quyển theo đdng nghĩa của từ này. Chúng
ta hãy lây Việt Nam làm ví dụ để phân tích để cho thấy nhận định nói
trên của tác giả bài “Gia đình Việt Nam thời kỳ hội nhập" sẽ khổng
đứng vững trưđc những luận điểm sau đây:
Một là, trong suổt quá trình cách mạng, Đảng ta luôn quan tâm
lãnh đạo công tác phụ nữ và thực hiện mục tiêu bình đẳng giđi. Ngay
từ những năm đầu thành lập Đảng, trong bản nghị quyết Trung ương
toàn thể hội nghị của Đảng Cộng sản Đông Dương (tháng 10 năm 1930)
về công tác vận động phụ nữ đã nhận định: “Phẫi làm cho quần chúng
phụ nữ lao khổ tham gia vào những cuộc đâu tranh cách mạng của công
nông, đó là điều cốt yếu nhất, nếu phụ nữ đứng ngoài cuộc đấu tranh
cách mạng của công nông thì sẽ khổng hao giờ đạt mục đích phụ nữ

157
Hoàng Bá Thinh

giải phóng được”. Thâm nhuần quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Marx
- Lenin, vì thế ngay từ những buổi đầu thành lập, Đảng ta đã nhận
định: trong một nưđc nửa thuộc địa, nửa phong kiến như Việt Nam,
người phụ nữ chịu hai tầng áp bức (áp bức của thực dân, áp bức của
phong kiến), lại thêm sự phân biệt đốì xử “trọng nam khinh nữ”. Do
vậy, con đường giải phóng phụ nữ không thể tách rời sự nghiệp giải
phóng dân tộc, giải phóng giai cấp.
Hai là, ngay từ Hiến pháp đầu tiên của nưđc Việt Nam Dân chủ
Cộng hoà (1946), quan điểm bình đẳng nam nữ đã được ghi trong
Điều 9: “Đàn bà ngang quyền vđi đàn ông trên mọi phương diện” đã
đánh dấu bưđc ngoặt quan trọng về quan điểm bình đẳng giđi và chông
phân biệt đối xử nam nữ. Các văn bản Hiến pháp tiếp theo đó (1959,
1980, 1992) đều kế thừa quan điểm bình đẳng nam nữ có từ Hiến pháp
1946. Điểu này đã tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho việc thực hiện
quyền bình đẳng giđi trong xã hội Việt Nam. Rõ ràng, vào thời điểm
nưđc nhà mđi giành được độc lập, Việt Nam chưa có “phong trào nữ
quyền” theo các mục tiêu, đường lối như các phong trào nữ quyền của
các nước phương Tây. Mặc dù vậy, phụ nữ Việt Nam đã có được quyền
công dân ngay sau khi đất nưđc được độc lập, trong đó có quyền bầu
cử. Đây là một minh chứng hùng hồn cho thấy địa vị xã hội của người
phụ nữ Việt Nam có được sự bình đẳng vđi nam giới là do thắng lợi của
cách mạng giải phóng dân tộc, giải phống giai cấp đem lại chứ khổng
phải “nhờ vào kết quả của phong trào nữ quyền”.
Ba là, trong thời kỳ đểi mđi, chủ trương của Đảng về công tác phụ
nữ và bình đẳng giới được thể hiện xuyên suốt trong Nghị quyết Đại
hội Đảng, các nghị quyết và chỉ thị của Trung ương Đảng, Bộ Chính trị,
Ban bí thư về công tác quần chúng, công tác vận động phụ nữ, công tác
cán bộ nữ. Chính phủ cũng đã ban hành nhiều chính sách cụ thể nhằm
tạo điều kiện để phụ nữ phát triển và thúc đẩy bình đẳng giới.
Những thành tựu rất ấn tượng về bình đẳng giđi ở nưđc ta trong
thời kỳ đổi mđi, theo chứng tôi, dường như không thấy dấu ấn của
phong trào nữ quyền. Theo chúng tôi, nhân tô'quyết định bình đẳng giđi
là do chính sách, đường lôì của Đảng có quan điểm giđi, hay nói theo
thuật ngữ chuyên môn là “có sự nhạy cảm giđi”. Đúng như nhận định

158
Giáo tnnh Xã hoi hoc về giới

của các nhà tài trđ trong Báo cáo đánh giá tình hình giđi ổ Việt Nam:
“Việt Num có những chinh sách phù hợp nhàm đảm bảo quyền bình đẳng
cho phụ nữ và nam giới và đã có những tiên bộ đáng kể nhằm giâm
khuâng cách về giới ironịí lĩnh vực Vtê và giáo dục cũng như cải thiện
tình hình của phụ nữ nói chunfỉ".
Địa vị của người phụ nữ - dù trong xã hội truyền thống hay trong
xã hội hiện đại - đều chịu tác động của các yếu tô'quan trọng như chính
trị, kinh tế, văn hoá và tôn giáo. Tuỳ thuộc những yếu tô" này như thế
nào mà người phụ nữ ở các nước khác nhau có được địa vị cao hay thấp
trong đời sôVig gia đình và xã hội, phụ nữ có được bình đẳng vđi nam
giới hay còn chịu bất bình dẳng giđi. Điều này giải thích vì sao, cũng
vào những nãm đầu của thế kỷ XXI, ở một số’ quốc gia phụ nữ có địa
vị khá bình đẳng với nam giới, trong khi nhiều quốc gia thì ngược lại,
địa vị của phụ nữ vẫn thấp kém nhiều so với nam giđi. Chúng ta có thể
lấy một số dẫn chứng như sau:
- Có 41 nưđc đã không ký công ưđc về việc loại trừ tất cả hình thức
phân biệt đô'i xử vđi phụ nữ (do Liên hiệp quốc thông qua năm 1979).
Tại nhiều nơi, phụ nữ và đàn ông không bình đẳng trưđc pháp luật - ví
dụ: Một người đàn bà Saudi Arabia hoặc Iran không thể đi du lịch nếu
không được người chồng ưng thuận. Những quổc gia không ký công ưđc
nói trên đa sô" là các nưđc Ả Rập và Hồi giáo (thuộc châu Á, châu Phi)
cùng vđi Monaco và Liechtenstein (thuộc châu Âu). Thông kê chính
thức của Liên hiệp các nghị viện trên thế giới (Inter - Parliamentary
Union - IPU), được thành lập từ năm 1889, đặt trụ sở tại thành phô'
Geneva, Thụy Sĩ, đã liệt ké danh sách 185 nghị viện trên thế giới theo
thứ tự vđi tỉ lệ tham gia của phụ nữ, cho thấy quốc gia đứng hàng đầu
trong danh sách làm nở mày nỏ mặt giđi phụ nữ lại là Rwanda vđi 39
nữ dân biểu trên tổng sô" 80, đạt tỉ lệ gần 49%. Sau đó là các nước Bắc
Âu nổi tiếng vđi truyền thông cấp tiến cao như Thụy Điển, Na Uy và
Đan Mạch (từ 45% đến 37%). Cuba chiếm hạng 7 vđi tĩ lệ 36% (219 nữ
dân biểu trên tổng sô'609).

- Việt Nam chiếm một vị trí cũng đáng nể ở hạng 19 với tỉ lệ 21,3%
(136/498), ở hạng 41 là Trung Quốc với tỉ lệ 20,2% (604/2.985) và kế
đến, hạng 42 là CHDCND Triều Tiên vđi tỉ lệ 20,1% (138/687).

159
Hoàng Bá Thinh

Hoa Kỳ theo sau ở hạng 60 vđi tỉ lệ khoảng 16%; còn Pháp thì (thấp
hơn nữa, ở thứ hạng 72, với tỉ lệ 12,2% (70/574). Các quốc gia Ả Rập
không có một phụ nữ nào được bầu vào quốc hội của những nước như
Saudi Arabia, Bahrain, Kuwait hay Các tiểu vương quốc Ả Rập thống
nhât. Cũng cần thấy rằng, phong trào nữ quyền chỉ là một trong những
phong trào/hoạt động xã hội - mà các phong trào/hoạt động này ngày
càng đa dạng, làm nên “xã hội dân sự” đang ngày càng phát triển -
nếu có tác động thì chỉ là góp phần vào quá trình bình đẳng giđi, chứ
không phải là nhân tô' quyết định tạo nên “địa vị xã hội của người phụ
nữ” và “bình đẳng giđi”. Thêm nữa, mức độ ảnh hưỏng của phong trào
nữ quyền cũng rất khác nhau tuỳ thuộc các quốic gia, các nển văn hoá.
Đó là chưa tính đến, phong ưào nữ quyền vđi nhiều trường phái khác
nhau, không có sự nhất quán về quan điểm, cách tiếp cận. Mặt khác,
mỗi trường phái nữ quyền lại nhằm đến những nhóm đối tượng phụ nữ
thuộc các tầng lđp xã hội khác nhau, khiến cho những hoạt động của
phong trào nữ quyền không có được hiệu quả như mong đợi (Hoàng Bá
Thịnh, 2008b).

Tóm tốt
Chúng ta đã cùng nhau đi qua các khái niệm về bình đẳng xã hội,
công bằng xã hội cũng như bình đẳng giđi và công bằng giđi. Đổng
thời, chương 5 cũng giđi thiệu về bản chất của bình đẳng giới cùng vđi
những nhân tố quan trọng đem lại bình đẳng giđi trong bối cânh hiện
nay. Các quan điểm của Đảng và Nhà nước, của Hổ Chí Minh về bình
đẳng giđi gũíp chúng ta làm sáng tỏ hơn vì sao Việt Nam đạt được
những thành tựu râ't ấn tượng về bình đẳng giđi trong bô'i cảnh toàn
cầu hoá.

Câu hốl ôn tộp


1. Khái niệm bình đẳng và công bằng xã hội? Chỉ ra mốì liên hộ giữa
hai khái niệm này?
2. Bình đẳng giới là gì? Bản chất của bình đẳng giđi?
3. Phân tích một vài đặc thù giới ở Việt Nam.
4. Quan điểm Đảng và Nhà nưđc về bình đẳng giđi?

160
__ _________________________________( ìiáo trình Xã hôi hoc_ về giới

TÒI liệu dọc thêm


1. Hồ Chủ tịch và vấn đề giải phóng phụ nữ, NXB Phụ nữ, Hà Nội,
1970.
2. Dang Cộng sản Vịột Nam (2007): Nghị quyết sô 11/NQ •T .ư củ a
Hộ Chính trị về Công tác phụ nữ trong thời kỳ công nghiệp hoá,

3. luật Bình đẳng giới, NXB Lao động - Xã hội, Hà Nội, 2007.
4. I,ê Thị Nhâm Tuyết (1996): Đặc thù giới ở Việt Nam.

161
Giáo trình Xã hôi học về gịới

CHƯƠNG 6

BẢN SẮC GIỚI - VAI TRÒ GIỚI


Mục tiêu học tập

Hiểu được khái niệm nam tính và nữ tính.


Biết được các thành tô làm nên bản sắc giđi.
Hiểu bản chất của khái niệm vai trò xã hội, vai trò giới và phân
tích được cơ sở khoa học của các vai trò cơ bản của giđi.
Hiểu được cá c nhần tổ' tác động đến quá trình xã hội hoá
vai trò giđi.

1. Bản Sắc giới

/./. Định nghĩa bản sắc giới


■ ■ • í

Bản sắc giới được hiểu ỉà nhận thức của một ai đó về quá trình tiếp
thu các chuẩn mực, các giá trị và những hành vi đi cùng vđi sự mong
chờ, trông đợi của xã hội phù hợp với giới nam hay giới nữ.

Bản sắc giđi cũng có thể hiểu là nhận thức của ai đó về những cái
đưực coi là phù hợp với phụ nữ và nam giới. Những khác biệt trong các
vai trò của phụ nữ và nam giđi từ xã hội này đến xã hội khác là nền
tàng xã hội cho những khác biệt này.

Hai nhà tâm lý học Elena E. Maccoby và Carol N. Jacklin (1974)


thực hiện một khẳo sát cơ bản vđi hơn 2000 cuô'n sách và bài báo vể
những khác biệt giđi tính, đã kết luận rằng có bôn điểm khác biệt chủ
yếu giữa các cô bé và các cậu bé:

163
Hoàng Bá Thịnh

1. Bắt đầu vào tuổi 11, các cô bé cho thấy khả năng nói tốt hởi các
cậu bé.
2. Các cậu bé có ưu thế hơn các cô bé về các chức năng quen sát
trong độ tuổi vị thành niên và thanh niên, mặc dầu trong thơi thư
ấu điều này cũng có sự khác biệt.
3. Vào khoảng 12-13 tuổi, con trai có năng lực toán hơn con gái.
4. Nam giđi hung hăng/hiếu chiến hơn nữ giới (J.W.Vander Zaiden,
1990:207).

1.2. Nam tính (Masculinity) và n ữ tính (Femininity)


Bản sắc được cụ thể hoá bằng những đặc điểm nam tính hỉy nữ
tính theo những kỳ vọng, mong chờ của xã hội. Nghiên cứu cho thấy,
các nền văn hoá khác nhau, có một sự nhất trí chung về nhữn» đặc
điểm nam tính và nữ tính.
Nam tính: Những người có những đặc điểm: hung hăng/hiếu thiến,
duy lý, mạnh mẽ, thông trị, năng nổ, vô tình, độc lập, cạnh traih. tự
quyết định, và ít bộc lộ tình cầm.
Nữ tính: Những người trực giác, tình cảm, yếu đuôi, dễ xúc íộng,
phụ thuộc, dễ bị tổn thương, dễ bảo/ngoan ngoãn, không cạnh ranh,
mềm yếu/nhân hậu và dễ bộc lộ tình cẫm (Edwards và Williams 1980;
Williams và Best 1982) (A. G. Johson,1996: 321).
Các tác giả cuốn Từ điển Xã hội học (2002) có đề cập đến m)t vài
đặc trưng của nam tính và nữ tính như sau: “Trong xã hội của chdng ta,
người ta coi ai đó là có nữ tính, nếu như người đó biết nén lại tính hung
hăng, chú ý tđi vẻ ngoài ở xã hội và tỏ ra hoà nhã, nặng về tình cảm;
là nam tính nếu có biểu lộ tính hiếu chiến, có định hưđng động iéc như
tính mạnh mẽ, biết nén tình cảm, đặc biệt là nỗi lo sợ lại...”(2002:544).

Mặc dù những định kiến đã bám rễ sâu sắc trong chúng ta nam
tính và nữ tính - xét theo nghĩa truyền thông- không phải do bẩn sinh
mà có được. Những yếu tô' sinh học không đủ cơ sở để lý giải sụ khác
biệt vể vai trò của hai giới. Trên thực tế, ở mỗi người có thể tìn thấy
những điểm được coi là nam tính hay nữ tính theo nghĩa truyền hổng,
tuy rằng tỷ lệ đó khác nhau đốì vđi mỗi người. Điều này không hoàn
164
__ _______________________ ( ỉiátí truth Xã hôi hoc về ữiới

toàn phụ thuộc vào tỷ lộ lương hóc môn nam hay nữ trong cơ thể của
mỗi tá nhân, hay những điểm dị biệt khác trong cơ thể. Một người đàn
ônịỉ có vẻ ngoài “rất nam tính” nhưng có thể là người thụ động, nhạy
cảm một cách tinh tế, do dự theo “kiểu đàn hà”. Trong khi đổ, một phụ
nữ có vẻ ngoài “rất nữ tính” lại cổ thể là người tích cực, mạnh mẽ, năng
nổ theo “kiểu đàn ông”.

Trong cuốn Dàn ông vù đàn bà của Margaret (1970) có những mô


tả rất đáng chú ý như: ở nước Ghinê (miền tây châu Phi) trong bộ lạc
Gambuliki đứng đầu gia đình là đàn bà, phụ nữ là trụ cột của gia đình,
nuôi nấng mọi thành viên trong đại gia đình, còn các vị đàn ông thì tuân
thủ SƯ chỉ huy đó một cách ngoan ngoãn, họ chỉ phải lo làm việc nhà
nấu nướng, dọn dẹp, chăm sóc con cái. Như thế, theo cách hiểu của
chúng ta, thì rõ ràng phụ nữ Gambuliki “làm đàn ông” còn các ông
chồng của họ “làm đàn bà”. Còn trong bộ lạc của người Arapesi thì lại
khác, cả hai giới đểu nhu mì, hiền lành, hay nhường nhịn và rất nhạy
cảm. Song lại có bộ lạc mà những người thuộc hai giđi đều có vẻ “rất
đàn ông”, như bộ lạc Munđugumuri, họ ưa bạo lực, thích dùng vũ lực
để tranh hơn thua, nhiều khi trở nên tàn bạo đôi vđi nhau vì những lý
do nhỏ nhặt.

Như vậy, có thể khẳng định rằng nam tính hay nữ tính không phải
do hẩm sinh, mà cả hai phẩm chất này đểu được cá nhân tiếp nhận đần
dần từ tuổi ấu thơ do hoàn cảnh sông trực tiếp và giáo dục của gia đình
và xã hội. Điều đó có nghĩa là sự khác biệt trong vai trò của hai giđi
chỉ là tương đổì, và không thể biện minh cho sự thông trị của nam giới,
sự tuân thủ và phụ thuộc của nữ giđi vđi bất kỳ một lý do nào. Hơn nữa,
sự phân chia vai trò giđi một cách quá rành mạch không có ích lợi gì,
mà thậm chí còn có hại cho cá nhân cũng như cho xã hội nói chung. Bởi
vì cộng đồng xã hội bị tách đôi làm hai cực đôi đầu nhau: những người
đàn ông và những người đàn bà, những người chồng và những người vợ.
Việc chuyên môn hoá một cách cứng nhắc các vai trò theo các đặc
điểm giđi tính sẽ cản trỏ những người bạn đời yêu nhau muôn giúp đỡ
nhau trong công việc, thay thế nhau khi cần thiết (mà đây là nhu cầu
165
Hoàng Bá Thinh

thường xuyên nảy sinh trong mọi gia đình), nó sẽ là trở ngại lđa cho
việc tạo ra những môi quan tâm chung và thái độ thông cảm đếi vđi
nhau trong cuộc sông.

Có thể phẩm chất nam tính và nữ tính sẽ được giới hạn bởi những
đặc điểm giđi tính, hay là bằng những hoạt động gắn liền vđi những
khác biệt về câu trúc cơ thể (như: mang thai, sinh đẻ, cho con bí,...).
Nhưng đồng thời sẽ còn có những khác biệt đáng kể về phương diện
ứng xử, sự khác biệt khá tế nhị khi phân biệt mức độ của nam tínk hay
nữ tính. Có thể là trong tương lai vẫn còn đòi hỏi những người nara giđi
phải tích cực hơn, năng động hơn, bình tĩnh hơn, chủ động hơn một chút
so với phụ nữ, còn đốì với nữ giđi thì đòi hỏi cách cư xử giàu tình cảm
hơn, trực giác hơn, tinh tế hơn... một chút so với nam giđi. Bảng sai đây
cho thây quan niệm truyền thông về nam tính và nữ tính.

Bảng 7: Những đặc điểm nam tính và n ữ tính

Nam tính Nữ tính


Thể lực khoẻ mạnh Thể lực yếu
ít lo lắng vổ hình dáng và tuổi tác Lo lắng vổ ngoại hình, tuổi tác
Là trụ cột vể kinh tế Là nguôi nội trợ
Khổng mém yếu Mém yếu, nhạy cảm
Logic, duy lý, trí tuệ Hay dẫng trí, khổng nhất quán, trực gác
Lãnh đạo, thống trị Phục tùng, đi theo
Dộc lập, tự do Phụ thuộc, bị kiểm soát
Tháo vát, năng nổ, chù động Thụ động
Huớng tới thành cỗng, nhiêu tham Dễ bị bát nạt, xấu hổ
vọng

(Nguỗn: Chafetz, 1978, bảng 21 trang 38 - Dẫn theo: N. J. Smelser (1988): Sociology, 3-d edi­
tion, p.210 )

Có thể nói, quan niệm về nam tính và nữ tính khá tương đồnggiiữa
các quô'c gia, cho dù đó là nưđc Mỹ hay Việt Nam. Điổu này có thể
thây ỏ quan niệm về nam tính và nữ tính cũng được thể hiện ở míTng
tính cách mà cha mẹ mong đợi ở con cái mình. Như bảng dưđ đỉây
cho thấy:
166
Cĩiáo trình Xã hôi hojc_về giới

fíấnfỉ H: Những tính cách dưực mong đợi nhất ở con trai và con gái
(Xếp theo cường độ từ mạnh đến yếu)

Trẻ em nam Trẻ em nữ


1 Mạnh mẽ, cứng rấn, quyẽt đoán Hiến hậu, dịu dàng, dế thương, thuỳ mị
2 Tháo vát, nhanh nhen, năng động Đảm dang, quán xuyến
3 Tự lâp Tể' nhị, ý tứ, kín đáo
4 Thẳng thắn, trung thực Vâng lời, ngoan ngoãn
5 Ham học, học giỏi Nết na, đức hạnh
6 Can đẩm, dũng cẩm Sạch sẽ. gọn gàng
7 Hiếu thảo Hiếu thảo
8 Đạo đức Ham học
9 Giúp đỡ người khác Chung thuỷ
10. Hoạt bát, VUI vể Thảnh thực, trung thực

(Nguổn Ngưyln Xuân Nghĩa, 2000 47)

Với những đặc điểm nam tính và nữ tính truyền thống như bảng
trên, nghiên cứu ở Mỹ những năm 1980 cho thây, chỉ có 35% nam giới
là hoàn toàn “nam tính” và khoảng 41% phụ nữ lúc nào cũng là “nữ
tính”. Nghiên cứu của các nhà xã hội học Mỹ đi đến kết luận, quan
niệm về nam tính và nữ tính khá tương đồng giữa các quốc gia, cho dù
đó ỉà nước Mỹ hay các nưđc công nghiệp, nưđc đang phát triển ở những
năm 1970 hay năm cuối của thế kỷ XX.

Kết quả nghiên cứu vể bình đẳng giđi (5 Việt Nam cho thây “ba
đặc điểm mà phần lớn người mẹ lựa chọn để dạy con gái mình là: Vâng
lời cha mẹ: 86,9%; Khéo cư xử: 64%; cẩn cù chịu khó: 51,9%. Ba đặc
điểim mà phần lớn người mẹ muổn dạy con trai là: Vâng lời cha mẹ:
80,9% ; Có trách nhiệm: 61 %; Không ỷ lại: 44,5%. Đáng chú ý là tỷ lệ
nguPời bô" lựa chọn ba đặc điểm để giáo dục con trai và con gái cũng
tương tự như tỷ lệ của người mẹ” (Trần Thị Vân Anh - Nguyễn Hữu
Minh, 2008: 404)!

Đặc điểm nam tính và nữ tính qua lăng kính xã hội học cho thấy
đó lià những đặc tính đôi lập nhau của nữ tính - nam tính. Nhưng trong
xã hội hiện đại liệu có còn giữ được nguyên vẹn những đặc tính tương
phản như trong xã hội truyền thông hay không? Như đã phân tích ở

167
Hoàng Bá Thịnh : ____________________________________________

trên, nam tính và nírtính dù có cơ sở sinh học nhưng phần nhiều được
quyết định bởi yếu tô' văn hoá - xã hội, và là sản phẩm của quá trình
xã hội hoá. Không có quy định nào khiến cho nam tính và nữ tính là sự
phân định cứng nhắc đến rạch ròi giữa nam giới hay phụ nữ. Nghiên
cứu chỉ ra rằng, trong xã hội hiện nay đang có sự giao thoa vể bản sắc
giới, biểu hiện ở sự pha trộn một số đặc điểm của nam tính và nữ tính
trong các cá nhân, tuỳ theo những đặc điểm nhân khẩu học xã hội của
người đó như thế nào (học vấin, nghề nghiệp, tôn giáo, độ tuổi), và tuỳ
theo hoàn cảnh, môi trường xã hội mà mỗi cá nhân giao tiếp, tương tác
với người khác. Ví đụ như, trong vấn đề giao dịch hay trong một cuộc
thương thảo, nếu nam giđi cứ theo đuổi sự cứng rắn, kiên định (là phẩm
chat của nam tính) thì rất có thể sẽ thất bại trong việc ký hợp đồng kinh
tế. Ngược lại, nếu người đó có được một chứt mềm dẻo, nhẹ nhàng (là
phẩm chẩt của nữ tính) thì kết quả chắc sẽ khả quan. Chúng ta cùng
có thể lấy ví dụ tương tự về sự cần thiết có một vài phẩm chất nam
tính đối vđi phụ nữ, họ cũng cần có sự quyết đoán, cứng rắn khi cần
thiết, cả trong quan hệ tình cảm và trong công việc, vđi những phụ nữ
như vậy họ thường gặt hái thành cổng trong cuộc sông gia đình và
trong sự nghiệp.
Sự giao thoa về bản sắc giđi qua việc “cộng hưởng” một vài đặc
điểm của nam tính và nữ tính, bên cạnh sự cần thiết cho đời sông và
công việc thì cũng còn có tác động của sức ép của khuôn mẫu vai trò
giới, nhất là vđi phái nam khi mà những khuôn mẫu cứng nhắc vổ nam
tính không thay đổi. Xu hưđng giao thoa bản sắc giđi, theo đó nam giđi
có thêm một vài đặc điểm của nữ tính và phụ nữ có thêm một vài đặc
điểm của nam tính, xét về nhiều phương diện, là có nhiều lợi ích cho
cả cá nhân và gia đình, cộng đồng và xã hội. Đừng vội lo rằng, sự giao
thoa bản sắc giới sẽ dẫn đến sự xoá nhoà ranh giđi nam tính và nừ tính.
Điều này không bao giờ xảy ra, một khi xã hội loài người vẫn còn có
hai giới tính là hậu duệ của chàng Adam và nàng Eva, thì hầu hết các
nền văn hoá vẫn còn mong đợi có sự khác biệt về nam tính và nữ tính.

1.3. Bản sắc giới và học hỏi vai trò giới


Mặc dù chúng ta được xã hội hoá suốt cuộc đời mình, nhưng những
cái mà chúng ta nhận thức từ thuở ấu thơ là tồn tại bển vững hrtn cả.

168
Giáo trình Xã hôi hoc về giới

Vân dề học hỏi vai trò giđi có hai kết quả khác hiệt cần phân tích:
1) Sự hình thành bản sắc giới và 2) Quá trinh học hỏi vai trò giđi.

Sự xác định của xã hội về mốt con người và sự tự nhận diện tiếp
theo của một đưa trẻ là con trai hay con gái là một vấn đề quan trọng
cho sự phát triển của cả bản sắc giới và vai trồ giđi. Những đứa trẻ sinh
ra vđi câu tạo sinh học của cả hai giới cho chúng ta thấy một sự bất
thường nhưng cũng là một ví dụ hữu ích về sức mạnh của sự dán nhãn
xã hội về trường hợp này. Nghiên cứu về những trẻ em này cho thấy
rằng, một khi được gán cho nhãn giới từ lúc sinh ra là đứa trẻ đó được
chấp nhận trong những năm đầu của nó, điều này là một sự xác định
vĩnh cửu. Nó duy trì sự không biến đổi trong tư duy của con trẻ, thậm
chí trong những trường hợp ở đó sự phát triển tâm lý tiếp theo xác định
một cách khách quan đứa trẻ đó như là thành viên của một giới đôi lập.
Các mô hình lý thuyết về sự phát triển vai trò giới đều nhấn mạnh
tầm quan trọng của môi trường xã hội sđm nhất của đứa trẻ. Những
người xung quanh đứa trẻ là những người mà đứa trẻ tương tác thường
xuyên, là những thầy giáo về bản sắc giới và vai trò giđi. Hơn nữa, thật
lý tưởng nếu điều này được thực hiện bởi “những người khác có ý
nghía” trong đời sông hàng ngày của trẻ em.
Những người khác có ý nghĩa: Là những người mà với người đó,
đứa trẻ có sự tương tác đều đặn và thường xuyên, những người có sự
kiểm soát các phần thưởng và sự trừng phạt đôi với đứa trẻ, và là người
có những định hướng, mong muốn đứa trẻ sẽ trở thành người như thê
nào. Cha mẹ và các thành viên khác trong gia đình là những người khác
có ý nghĩa trưđc tiên trong cuộc đời của một đứa trẻ. Khi chúng lđn lên,
những người khác như là bạn bè, thầy cô giáo... có thể trở thành các tác
nhân xã hội quan trọng. Những người khác có ý nghĩa ảnh hưởng đến
sự phát triển của trẻ em, bao gổm sự phát triển vai trò giới của chúng,
theo một vài cách: Những người mà đứa trẻ tôn trọng, yêu thích, những
hình ảnh có ý nghĩa này là những mô hình về hành vi mà đứa trẻ sẽ
muôn thi đua (cô' làm tốt bằng hoặc tốt hơn). Sự bắt chưđc này, hoặc
hình mẫu, xuất hiện như là phần thưởng quan trọng đốì với đứa trẻ...
Cũng cần lưu ý, bản sắc giđi của một cá nhân có thể không phù
hợp vđi lý tưỏng giới. Một người đàn ông có thể cảm thấy hoàn toàn

169
Hoàng Bá Thinh

thoải mái như một nam giđi về mặt sinh học nhưng lại không cảm thấy
thoải mái trong ứng xử theo những trông đợi văn hoá đôì với người đàn
ông. Thêm nữa, những quyền và trách nhiệm của cá nhân về vai trò
giới có thể không tương xứng vđi lý tưởng giđi của xã hội. Ví dụ, hiện
nay phụ nữ làm cảnh sát, cứu hoả và giữ những vị trí trong quân đội,
những vai trò giđi này không phù hợp vđi lý tưỏng giđi truyền thông.
Hoặc hình ảnh người “đàn ông nội trợ” không phải là mẫu hình mong
đợi của nhiều nền văn hoá.

1.4. Bản sắc giới và lý tưởng giới


Hầu hết các thành viên trong một xã hội chia sẻ những hình ảnh
lý tưởng về giới - những niềm tin được lý tưởng hoá về cái mà phụ nữ
và nam giđi được cho là cần nghĩ và làm như vậy. Những cậu bé khổng
đáp ứng được yêu cầu này được gọi là yếu đuôi, hèn nhát hoặc là các
cô bé thích chơi đùa ầm ĩ, chạy nhảy, leo trèo thì được xem là như con
trai. Một cậu bé được coi là yếu đuôi, hèn nhát nếu cậu ta nhạy cảm và
dễ xúc động, bỏ chạy thay vì đánh ưả đôi phương, hoặc ghét bóng đá.
Một cô gái được gọi là con trai nếu cô ta thích chơi thể thao, có tính
ganh đua v.v...

Những đứa trẻ như vậy hiểu rằng hành vi của chúng không phù
hợp, chúng thường ứng xử với những sức ép tiêu cực này bằng những
hành vi phù hợp hơn vđi giđi của chứng. Phản ứng tiêu cực đôl vđi hành
vi “không phù hợp” không chỉ là một yếu tô'ưong sự phát triển của bản
sắc giđi. Maccoby và Jacklin (1974) cho rằng có ba quá trình chủ yếu
liên quan, đó là: mẫu hình; sự cưỡng ép/cưỡng bức và tự xã hội hoá.
Những cơ sỏ truyền thống về sự khác biệt vai trò giới: những khác
biệt giữa nam và nữ là hết sức đa dạng và phức tạp. Các nhà xã hội học
xem xét những khía cạnh khác biệt này qua bôn khái niệm: giđi tính;
bản sắc giđi; các lý tưởng giđi và các vai trò giđi.
Giới tính: Là dễ xác định nhất, nó tạo thành các đặc điểm thể chất sơ
cấp và thứ cấp được sử dụng để xác định một cá nhân là một người đàn
ông hay đàn ba về phương diện sinh học; như các cơ quan sinh sản, tóc,...
Bản sắc giới: Liên quan đến hình ảnh giđi của chính bản thân
chúng ta, với thực tế rằng chúng ta thực sự cảm nhận là nam hay nữ

170
___ _______________________________ Giáo trình Xã hội hoc về guri

giới. Bản sắc giới của một cá nhân không phải hao giờ cũng đồng nhấi
vđi giđi tính c ủ a người đó.

Những lý tưởng giới- í,à những mong đợi về văn hoá đối vđi hành
vi của nam giới và nữ giđi. Ví dụ, điếu thuốc lá minh hoạ cho chân dung
“nam tính” như là một lý tưởng giđi đổi với nam giới. Do vậy, lý tưỏng
giđi là cái mà nam giới và nữ giới cho là và thừa nhận là giới. Những
lý tưdng giới này đã và đang biến đổi trong những thập niên qua.
Cúc vai trò giới: Là sự phân công lao động, các quyền và trách
nhiệm theo giđi tính. Trong quá khứ, các vai trò dựa trên giđi tính được
phác hoạ rõ ràng: nam giđi làm kiếm tiền để giúp đỡ gia đình; phụ nữ
làm việc trong nhà, giữ gìn nhà cửa và nuôi nâng con cái. Hiện nay, các
vai trò giới, cũng giông như lý tưởng giới, đang hiến đổi.

liảriỊỊ 9: Các thành tô'của bản sắc giới

Nđ giửl Man glửl


Giới tính Tữi CÓ thể sinh con; tôi có Tôi tạo ra tinh trùng, tôi cố thể có
một giọng nói trong trẻo râu
Bản sác giới Tôi cảm thấy giống một Tôi cảm thấy giống một nam giới
phụ nữ
Các lý tuủng Tôi được trổng đợi để mặc Tôi duọc trởng đợi để mặc comlê,
giới váy vầ trang điểm; có thể thắt clavat, chi tập trung vào công
nấu ăn giỏi; dễ khốc. việc, kiềm chế tinh cảm của minh.
Vai trò giới Xã hội của tôi đá đặt tôi Xã hội clẫ giao cho tữi nhiệm vụ
vầo nhiệm vụ chăm sốc - lầm việc VỚI một nghể nghiệp để
nuỡi duSng trè em và trổng giúp đỡ vợ con tỗi
nom nhà cửa. Nếu tôi cố
một nghề nghiẽp, đố lầ
mỡt trách nhiẽm thêm vào

Nguôn N. J Smelser;1988 202

Các tác giả cuốn Từ điển Xã hội học (2002) đã trình bày một cách
nhìn vổ bản sắc như là “việc xử lý chủ quan độ liên tục/không liên tục
về mặt tiểu sử và độ bển vững/khổng bền vững về sinh thái qua một cá
nhân gắn vđi những đòi hỏi của bản thân và yêu cầu xã hội” (2002:19)
và trích dẫn định nghĩa của Erikon - là nhà kinh điển trong số’ những
nhà lý luận về bản sắc, vđi định nghĩa về bàn sắc là “sự cảm nhận trực

171
Hoàng Bá Thịnh

tiếp về sự bình đẳng và tính liên tục của bản thân và cùng vđi nó là
việc cảm nhận rằng người khác cũng nhận thức được sự bình đẳng và
tính liên tục này”(2002:19). Khi trình bày về bản sắc, các tác giả cuốn
từ điển này cũng phân biệt cách tiếp cận xã hội học về bản sắc so vđi
tâm lý học: “Trong khi các giác độ về bản sắc và quan hệ chủ quan của
chúng tạo thành một lĩnh vực của xã hội học thì việc nghiên cứu bản
sắc tâm lý học, trước hết lại nghiên cứu các thành phần bản sắc tâm lý
(cấủ trúc bản sắc) và động thái của chúng. Theo đó, bản sắc cấu thành
từ ba thành phần tất cả: Sự tự quan niệm như là tổng thể các cách nhìn
mà một cá nhân tự mình tạo ra (Fillip,1979); cảm giác về giá trị tự thân
như là sự đánh giá và định giá về mặt cảm xúc đôi với các cách nhìn
này và niềm tin kiểm soát như là sự tin tưởng vào sự hữu hiệu của bản
thân” (2002: 21).

2. Vai trò giới

2.1. Vai trồ xã hội


Các nhà xã hội học đã vay mượn thuật ngữ vai trò từ sân khâu để
miêu tả vai trò ảnh hưởng như thế nào trong đời sống xã hội. Giông như
các diễn viên trên sân khấu, mỗi cá nhân đều đóng các vai trò ưong
cuộc sống hàng ngày của chủng ta. Gắn vđi mỗi vai trò là một kịch bản
mà nó cho chúng ta biết cách ứng xử như thế nào với người khác và họ
sẽ tương tác trở lại chúng ta ra sao. Trong xã hội học, lý thuyết vai trò
cổ một vị trí đáng kể. “Thuật ngữ vai trồ sẽ được dùng để chỉ ra toàn
bộ hình mẫu văn hoá được tạo nên vđi một địa vị cụ thể. Do vậy, nó
bao gồm các quan điểm, các giá trị hành vi được xã hội gán cho mỗi cá
nhân và tất cả các cá nhân (đang) chiếm giữ địa vị đó”. Dưđi ánh sáng
của quan niệm này, thì một vai trò có thể được hiểu như là một tập hợp
của các chuẩn mực và những mong đợi được áp dụng đối với người
chiếm giữ môt vị trí cụ thể.

Từ cuôì những năm 1940 đến đầu những năm 1960, khái niệm vai
trò đã giữ một vai trò quan trọng trong xã hội học. Đã từng có cả một
hệ thống được xếp loại kỹ lưỡng gồm những khái niệm để ta có thổ chia
nhỏ hành động thành những chi tiết để nghiên cứu và phân tích. Đôi khi
thuyết vai trò thậm chí còn lấn át cả việc nghiên cứu xã hội học. Song
_____________________________ Giáo trinh Xã hôi học về giới

dần theo thời gian, ý nghĩa của thuyết vai trò ngày càng suy giảm, sự
phê phán quan trọng nhất đôi vđi lý ihuyết hộ thống nói chung và lý
thuyết vai trò nói riêng là ở chỗ: “thúng đã định hướng quá cứng nhắc
vào trạng thái hiện tại mà không hướng theo những thay (tổi thường
xuyên của xã hội”(H. Korte, 1997: 276). Người phát minh khái niệm
vai trò là nhà nhân học văn hoá Ralph Linton(1893- 1953), ông đã đưa
ra định nghĩa về khái niệm vai trò trong tác phẩm Study of Man (1936).
Sau này, trong bản thảo được biên soạn lại( 1945), khái niệm này được
thể hiện như sau: “Từ nay trở đi chúng ta sẽ gọi vị trí do một cá nhân
chiếm lĩnh vào một thời gian cụ thể, trong một hệ thông cụ thể là địa
vị của cá nhân đó... v ế thứ hai, vai trò được coi là tổng thể của những
khuôn mẫu văn hoá gắn liền vđi một địa vị cụ thể. Như vậy khái niệm
này sẽ bao gồm những quan điếm, ước lệ về giá trị và phương thức hành
động được xã hội quy định cho chủ nhân của địa vị này” (R. Linton,
1973: 31). R. Linton phân chia vai trò trong đó:

Vai trò có sẵn: Là dấu hiệu đôi vđi cá nhân không liên quan đến
những khác biệt về năng lực của họ. Tiêu chí đồi vđi vai trò có sấn phải
là dâu hiệu lúc sinh ra, đó là những gì thuộc về giđi tính, tuổi, các quan
hệ họ hàng và sinh ra trong một giai cấp hoặc đẳng câp xã hội cụ thể.

Vai trò đạt được: Thổng qua sự cạnh tranh và nỗ lực của cá
nhân. Vai trò đạt được, do vậy được gán cho những người mà họ
hoàn thiện các phẩm chât của mình, vđi những thành công họ đạt
được trong cuộc đời.

Cũng như trường hợp của khái niệm địa vị xã hội, khái niệm vai
trò xã hội được sử dụng với một nghĩa kép. Mỗi cá nhân có một loạt
vai trò, tương ứng vđi các quan hệ xã hội của người đó. Trong tiến trình
cuộc đời, mỗi cá nhân thực hiện nhiều vai trò khác nhau, lần lượt hoặc
đồng thời, và tổng hợp tất cả các vai trò xã hội của cá nhân đó đã thực
hiện từ lúc sinh ra cho đến khi mất đi tạo thành nhân cách xã hội của
người đó.

Cần nhận thấy rằng, cá nhân không hoàn toàn thực hiện được vai
trò của mình nếu không có sự hợp tác của nhóm xã hội mà người đó

173
Hoàng Bá Thịnh

tham gia. Ví dụ sẽ không có hoạt động của thầy thuốc nếu khíng có
bệnh nhân, sẽ không có giáo viên khi không có học sinh,... Mặt khác,
sự thực hiện vai trò được hoàn thành bởi sự tương tác vđi tác nhâí khác
(hoặc các tác nhân khác). Như vậy, các quyền của một tác nhâr đồng
thời cũng là những nghĩa vụ về vai trò của đốì tác của người đó (ví dụ
người chồng được chăm sóc bởi người VỢ: nấu ăn, giặt giũ,... ìhưng
người vỢ khi thực hiện các công việc đó có quyền được hỗ trỢ (;hẳng
hạn, về kinh tế) và những quyền này lại là nghĩa vụ của chồn»), Sự
“trao đổi” hay “sự nhân nhượng lẫn nhau” này để cập đến thực tếrầng,
tết cả các vai trò có các quyền và các nghĩa vụ tương ứng vđi né.

Vì vậy có thể định nghĩa, vai trò là một tập hợp các mong đợi, các
quyền và những nghĩa vụ được gán cho một địa vị cụ thể. Những sự
mong đợi này xác định các hành vi của con người được xem như à phù
hợp và không phù hợp đốì với người chiếm giữ một địa vị. Bởi ữế, khi
đề cập đến vai trò, người ta thường nhấn mạnh hai đặc tính quan trọng
của vai trò, đó là: các quyền lợi và những nghĩa vụ tương ứng vổi mỗi
một vai trò cụ thể.

Bên cạnh đó, cũng không nên quên vai trò được hiểu như là “một
tập hợp của các chuẩn mực và những mong đợi được áp dụng đíi vđi
người chiếm giữ một vị trí cụ thể”, nghĩa là vai trò được lượng giá bởi
những giá trị, chuẩn mực xã hội. Mà những tiêu chí lượng giá láy là
các thành tô" của văn hoá - có thể biến đổi và thay đổi theo thờ gian,
nhanh hay chậm tuỳ thuộc vào trình độ phát triển của xã hội ở ìhững
thời kỳ khác nhau. Như vậy, cùng một vai trò tương ứng vđi một địa vị
xã hội cụ thể, song người chiếm giữ vai trò đó ỏ những thời kỳ lã hội
khác nhau thì phải đáp ứng “những mong đợi” có thể không giông
nhau; và đương nhiên vì vậy những quyền lợi và nghĩa vụ tương ứig vđi
vai trò cũng có thể khác nhau.

Vai trò được xem là một thành tô" quan trọng của cơ cấu xỉ hội.
Theo quan điểm chức năng, vai trò giúp cho sự ổn định của một cã hội
bởi nó cho phép các thành viên trong xã hội đoán trưđc được cáci thức
sử xự của người khác và ứng xử sao cho phù hợp. Tuy nhiên, 'ai trò

174
Giáo trình Xã hội hoc về giới

cũng có thể là sai lệch chức năng nếu chúng ta nhìn nhận ai đổ là một
quan to à thì khổ quan hệ với người đó với tư cách bạn bò hay hàng
xórti, láng giềng.

Vai trò xã hội có những dạng hiểu hiện chủ yếu sau đây:

X'urtịỊ đột vai trò, xảy ra khi các kỳ vọng trái ngược nhau xuất hiện
lừ hai hay nhiều địa vị mà một người đồng thời đang nắm giữ. Mà việc
thực hiền các vai trò của địa vị thứ nhất có thể vi phạm đến các vai trò
của địa vị thứ hai. Ví dụ, người cha làm cảnh sát, con người đó lại vi
phạm pháp luật. Người đó sẽ thực hiện vai trò nhưthếnào: Bắt con hay
bỏ qua?

Căng thẳng vai trò, nói đến những khó khăn phát sinh khi cùng địa
vị xã hội đó nhưng lại đặt ra những nhu cầu và mong đợi khác nhau, có
tính xung đột.
Sự trốn tránh vai trò, là tiến trình rời bỏ một vai trò được xem là
điểm cốt lõi để nhận diện một cá nhân và thiết lập một vai trò mới.
Nhà xã hội học nữ, Helen Rose Fuchs (R. T. Schaefer, 2005:155), đưa
ra bốn giai đoạn của sự trôn tránh vai trò, bao gồm:
Giai đoạn thứ nhất, bắt đầu bằng sự nghi ngờ. Người ta trải qua sự
chán nản, kiệt sức hay không vui với một địa vị quen thuộc cùng với
những vai trò đi liền vđi nó.

Ví dụ, làn sóng công chức nghỉ việc ở Việt Nam gần đây cho thấy
không chỉ vì lương thấp mà còn vì môi trường làm việc không thuận lợi.
Giai đoạn thứ hai, tìm những thay thế khác. Ví dụ, một người
không thích làm công chức thì người đó sẽ bỏ việc tìm việc làm ở lĩnh
vực khác.
Giai đoạn thứ ba, là giai đoạn hành động, người ta cảm thây dứt
khoát phải rời bỏ vai trò đó, tìm kiếm vai trò khác. Ví dụ, ở TP. Hồ Chí
Minh có Phó giám đốc sỏ Kế hoạch và Đầu tư xin thôi việc
Giai đoạn thứ tư, tạo nên vai trò mđi. Ví dụ: Người không thích làm
nghề công chức hay quản lý, như trường hợp Phó giám đốc Sở Kế
hoạch và Đầu tư, người đó tìm thấy việc làm mđi, thành lập cổng ty
riêng và làm giám đốc.
175
Hoàng Bá Thinh

Vừa qua, ƯBND TPHCM đã phải báo cáo Bộ Nội vụ về ình


trạng cán bộ, công chức bỏ việc “rộng khắp ” tại địa phương này với
con số lên gần 6.500 người. Trong đó, sổ' cán bộ bỏ việc ở khối qiđrt
lý nhà nước kể cả CBCC xã - phường là 698 người; khối sự nghiệp
giáo dục: 3.034 người; khối sự nghiệp y tế: 849 người và sự ngkiệp
khác là 1.841 người. Đông nhất phải ke đến Y tế là 576, Sở GD&ĐT
288, Sở GT&CC (nay là Sở GT&VT) 247 người... Thành phần r.ghì
việc có đủ, từ lãnh đạo Sở cho đến trưởng phó phòng ban, GĐ các
đơn vị trực thuộc, chuyên viên lâu năm. Có nơi như Ban Quản 1} d ự
án Dại lộ Đông Tây, Ban Quản lý Khu Công nghệ cao, Sở Thưmg
mại... có trên 20 kỹ sư, trưởng các bộ phận chuyên môn xin ra rtịoâi
làm!
(http://www.tienphong.vn/

Vận dụng khái niệm vai trò vào xem xét vai trò của phụ nữ ương
sản xuất nông nghiệp, chđng ta có thể thấy rằng: Cũng là vai trò Ìguíừi
lao động nữ trong nông nghiệp ở nông thôn nhưng xã hội monị chờ
người phụ nữ ở những năm đầu của thế kỷ XXI sẽ khác vđi mon? đợi
người phụ nữ ở giai đoạn những thập niên 70 của thế kỷ X X , vđi vai trò
là chủ thể xây dựng nông thôn. Điều làm nên sự khác biệt này chnb là
bốì cảnh kinh tế - xã hội - văn hoá ỏ hai thời kỳ nói trên không ỊÌỐing
nhau; nếu vẫn giữ nguyên những chuẩn mực xã hội của thập niên 70 để
“lượng giá” người lao động nữ trong nông nghiệp năm 2000 tiì sẽ
không phù hợp và ngược lại, nếu vậy xã hội sẽ không đạt được mục
tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn.

176
( ỉiáo trình Xã hôi học về gịới

I). J Levinson cho rằng, trong xã hội học hiện đại, tổì thiểu chúng
ta cũng gặp ha định nghĩa vổ vai trò. Những định nghĩa này xuất hiện
ở nhiều lác giả khác nhau, và nhiều khi cũng những tác giả đổ lại sử
dung không nhất quán lắm.

ỉ)ịnh nghĩa thứ nhât, coi vai trò như là một hệ thông các yêu cầu
(những quy tắc, những đòi hỏi,..v.v.) gắn liền với một vị trí xã hội nhất
định. Đó là hệ thông tác động đến cá nhân từ bên ngoài, gồm những
nhân tố tạo thuận lợi và kìm hãm, điều chỉnh hoạt động của cá nhân.
Định nghĩa thứ hai, xác định vai trò như là sự định hưđng hoặc quan
niệm cá nhân đó phải đóng góp gì cho xã hội. Chính đây là quan niệm
về cá nhân có liên quan đến những gì người ta đòi hỏi ở cá nhân chiếm
giữ mội vị trí xã hội nhât định.
Định nghĩa thứ ba, vai trò như một hệ thống hành động của cá nhân
được xem xét trong sự liên hệ vđi hệ thống giá trị và quy tắc nào đó từ
bên ngoài. Ớ đây, vai trò dành để chỉ các phương thức hành động của
cá nhân đang giữ một vị trí xã hội nhất định: phù hợp hoặc không phù
hợp với hệ thông quy tắc đo (S. Kowalski, 2003: 486).
Khi đưa ra ha loại định nghĩa trên, tác giả xem kiểu định nghĩa thứ
nhất coi vai trò như là từ bên ngoài đưa đến, một hệ thống quy phạm
đã được khách quan hoá. Còn hai định nghĩa sau lại coi vai trò như là
thuộc tính của chủ thể hành động.
VI thế, cần phân biệt khái niệm vai trò xã hội từ bén ngoài đưa đến
với vai trò của mình do cá nhân tự nhận định. Sự phân biệt này có trong
xã hội học đại cương, được biết đến là sự đôi lập của quan niệm vai trò
được khách quan hóa trong nhóm hay là vai trò của nhóm áp đặt cho cá
nhân (vai trò có sẵn/vai trò gán cho và vai trò đo cá nhân tiếp thụ được,
đạt được). Điều cần lưu ý là, vđi vai trò “có sẵn”, vai trò “được áp đặt”
thì xét về mặt chức năng xã hội của nó, tức là vai trò được thể hiện dưới
hình thức của những hành vi phổ biến đã được khách quan hoá (những
biểu tượng, những mong đợi, đòi hỏi, thái độ, ý kiến, đánh giá...) đó là
sức mạnh của các vai trò mà những thành viên của nhóm nói chung
“tiếp thụ ” được và sức mạnh đó đang hướng về một người nào đó trong
các thành viên. Ở đây, chúng ta gặp phải một vấn đề mầu thuẫn trong
xã hội học, đó là quan hệ cá nhân và nhóm xã hội.

177
Hoàng Bá Thinh

Sự phân biệt vai trò có sẵn với vai trò đạt được có ý nghĩa quan
trọng trong việc phân tích quá trình hình thành nhân cách của cá nhân.

2.2. Vai trò giới


Có những quan niệm khác nhau về vai trò giđi. Ví dụ:
Vai trò giđi bao gồm các quyển, những trách nhiệm, những mong
đợi và các quan hệ của phụ nữ và nam giđi trong một xã hội cạ thể
(Benokraitis và Feagin, 1995).
Trong Từ điển Xã hội học của G. Endrweit và G. Trommsdorff
(2002) lại sử dụng khái niệm vai trò giđi tính (sexual roles) nhu sau:
khái niệm vai trò giới tính chỉ những kỳ vọng văn hoá chủ đạo và ihuẩn
mực xã hội vể phương diện năng lực, đặc điểm nhân cách, thếi độ,
động cơ và phương thức hành vi đặc trưng và thích hợp đốì vđi nan giới
và nữ giđi (2002: 544). Cũng theo các tác giả này, việc tiếp nhận vai
trò cá nhân mang bổn thành phần sau:
1. Tự cảm nhận như là nam tính hay nữ tính (sự đổng nhẩt Vỉi trò
giđi tính).
2. Quan niệm về phân biệt giđi tính trong môi trường xã hội quan
niệm về vai trò giới tính).
3. Đánh giá và tính ưu việt về các đặc điểm và hoạt động gitì tính
đặc trưng (thái độ về vai trò giới tính).
4. Phương thức hành vi có đặc trưng giđi tính (hành vi vai trò giđi
tính) (2002:544).
Theo chúng tôi, vai trò giđi là những trông đợi về những hình vi
và quan điểm mà nền văn hoá xác định là phù hợp đối vđi phụ lữ 1 và
nam giđi. Các vai trò giđi cơ bản bao gồm: vai trò sinh sản, vai tiò sản
xuất và vai trò quân lý cộng đồng. Những vai trò giới này được học
thông qua quá trình xã hội hoá. Vai trò giđi và môi quan hệ giđi có thể
biến đổi qua các thời kỳ xã hội và khác nhau giữa các nền văn Ihóa
(Hoàng Bá Thịnh, 2000).
Các vai trò giới được định nghĩa là những hành vi và những qiuan
điểm, thái độ được trông đợi trong một xã hội tạo nên vđi mỗi giđi tính.
Những vai trò này bao gồm các quyền và các trách nhiệm được ;hiuẩn
hoá đôi với từng giới tính trong một xã hội cụ thể. Vai trò giới dược
( ¡iáo trình Xã hội hoc vê giới

hiểu là những trông đợi về những hành vi và quan điểm mà nền vãn
hoá xác định là phù hợp đối với phu nữ và nam giđi.

Vai trò là một khái niệm được sử dụng như là cách thức tổ chức
hành vi của con người trong một ý nghĩa lổng thể. Nó ứng xử như một
cớ chc để hiểu được những cách thức mà ỏ đó những trông đợi xã hội,
những hành động phản ánh những khuôn mẫu chung về những hành vi
được trổng đợi. Do vậy, vai trò sẽ được thực hiện như thế nào, do ai và
trong hoàn cảnh nào. Trong hói cảnh về sự hiểu biết các quan hệ giới
này dẫn đến sự xác định các vai trò của nữ giđi và nam giới. Những vai
trò này được xem như sự hướng dẫn các hành vi của hai giđi được xem
là phù hợp vđi những mong đợi của xã hội.
Để nghiên cứu về bất hình đẳng giới, các nhà xã hội học bắt đầu
với việc xem xét về những cơ sở sinh học và xã hội của các vai trò giới.
Theo đó, vai trò giới cổ cả cơ sở sinh học và xã hội. Cơ sở sinh học của
vai trò giới có cội nguồn từ sự khác biệt hoocmon giữa nam và nữ, khi
một đứa trẻ hình thành, người mẹ góp một nhiễm sắc thể X và người
cha góp một nhiễm sắc thể X (nếu là bé gái) hoặc nhiễm sắc thể Y
(nếu là bé trai). Sự khác nhau giữa hoocmon nữ (esưogens) và
hoóc môn nam (androgens) tạo nên những khác biệt khi mới sinh vể
những đặc điểm giới tính sơ cấp (chẳng hạn, cơ quan sinh dục). Đến
tuổi dậy thì, khác biệt hoocmon giữa nam và nữ tạo nên những đặc
điểm giới tính thứ cấp (ví dụ, đặc điểm thể chất, những biểu hiện liên
quan đến khả năng sinh sản như kinh nguyệt của nữ giđi, ngực nở eo
thon, trong khi nam giđi phát triển cơ bắp, vỡ giọng, phát triển chiều
cao hơn v.v...). Còn cơ sở xã hội của vai trò giđi là hệ thông niềm tin
về giđi, là những tư tưđng vể nam tính và nữ tính tuỳ thuộc vào xã hội
cụ thể. Hệ thổng niểm tin vé giđi phản ánh cái mà các nhà xã hội học
quan tâm đến sự phân công lao động theo giới: quá trình các chức năng
sản xuất được tách biệt dựa trên cơ sở về giới.
Để giải thích bât bình đẳng giđi, một sô" nhà xã hội học sử dụng
cách tiếp cận vai trò giới, tập tmng vào tìm hiểu xem quá trình xã hội
hoá đóng góp như thế nào vào sự thông trị của nam giới và sự phụ thuộc
của nữ giới. Một sô nhà xã hội học khác sử dụng cách tiếp cận cấu trúc,
tập trung vào sự tương tác, và các cấu trúc xã hội quyết định như thế
nào những ranh giđi của hành vi cá nhân.

179
Hoàng Bá Thịnh

Lý thuyết vai trò giđi xuâ't phát từ những nguồn gốc sinh học, nó
xác định sự khác biệt giữa đàn ông và đàn bà. Những nguổn gốc sinh
học này tạo nên nguyên liệu thô, trên cơ sđ đó tổ chức nên những
hành vi cụ thể, được gọi là những vai trò giđi, các vai trò giđi éược
hình thành thông qua quá trình xã hội hoá. Xã hội học chức năng của
T. Parsons đã đặt gia đình ỏ trung tâm của sự học hỏi xã hội về các vai
trò giđi. Theo ông, bất bình đẳng giới là không thể đảo ngược bởi 'ì sự
phần chia sinh học về lao động: Nam giđi có thể lực khoẻ mạnhhđn
phụ nữ và họ có những khả năng và những quan tâm c»lh ể; tronỉ lchi
phụ nữ có khả năng mang thai, sinh con và nuôi con, và họ có ntững
khả năng và quan tâm riêng (D. Kendall, 2004:89). Nói về những thuộc
tính sinh học, Parsons cho rằng nam giới nhận thấy họ phù hợp hơt vđi
các chức nâng công cụ (instrumental tasks) được xem như là hướng đí«ch
(goal -oriented) còn phụ nữ thích hợp hơn vđi các chức năng biểu liện
(định hướng tình cảm: Emotionally oriented).
Theo Parsons, trong gia đình, trẻ em học các vai trò tình cảm lỉ vai
trò được tạo nên với sự nuôi dưỡng, chăm sóc và trông nom gia đìruh,
đều là những việc phụ nữ thường làm. Còn vai trò công cụ, được xcm
như sự thành đạt, làm kinh tế, vai trò “kiếm cơm”, do nam giđi thìực
hiện. Theo quan điểm của Parsons, những vai trò này giúp cho xỉ hội
ổn định từ thế hệ này qua thế hệ khác. Hơn nữa, xã hội nói chung và
gia đình nối riêng được xem như là hoạt động cố hiệu qua nhất tro ng
các loại hình vai trò này. Sự thừa nhận này trên cơ sở thực tế lằng,
người phụ nữ do có khả năng sinh đẻ, nuôi con do vậy họ được xem là
phù hợp nhất vđi vai trò tình cảm.
Connell (1987) đã nói về lý do tại sao lý thuyết vai trò giới lại t.ạo
nên sự hấp dẫn khởi đầu cho những sự giải thích về sự quan tân về
giới và sự khác biệt giới. Ông đã đưa ra ba lý do giải thích sau:
Thứ nhất, lý thuyết vai trò giới cho rằng sự biến đổi của chúig ta
về sinh học được xem là một cách giải thích những khác biệt vể giiđi
trong hành vi, giông như sự tiếp cận học hỏi những trông đợi xí hội
thay thế cho cách tiếp cận sinh học.
Thứ hai, lý thuyết vai trò nói chung và thuyết vai trò giới nói rêmg,
đem lại một cơ chế nhờ đó có được sự hiểu biết về ảnh hưởng cia cơ
180
___________________ _____ (ìiáo trình Xã hôi hoc về giói

câu xã hội có thể được tiếp cận trong sự hiểu biết về nhân cách cá
nhân. Quá trình xã hội hoá hiển nhiên là quan trọng trong cách tiếp cận
này và một cách tư duy linh hoạt về những ảnh hưởng của c á c thiết c h ế
trung gian củ a cơ cấu đối với c á c cá nhân.

Thứ ba, khi nhân mạnh về quá trình xã hội hoá, lý thuyết vai trò
đã công hiến một quan điểm về sự hiến đổi. Phụ nữ và nam giđi trở
thành như vậy là bởi vì những kinh nghiệm của họ khác nhau cùng vđi
quá trình xã hội hoá khác nhau. Nêu quá trình này có thể thay đổi, thì
cũng có thể làm thay đổi nam giới và nữ giới.

Những vai trò giới này được học hỏi thông qua quá trình xã hội
hoá. Vai trò giới và môi quan hệ giới có thể biến đổi qua các thời kỳ
xã hội và khác nhau giữa các nền văn hoá. Vai trò và mổi quan hệ giới
phát triển dần trong sự tưđng tác giữa các ràng buộc về sinh học, kinh
tế, công nghệ và các môì quan hệ xã hội. Các vai trò giđi cơ bản bao
gồm: vai trò tái sản xuất, vai trò sản xuất và vai trò cộng đồng.

Nam giới và phụ nữ có sự khác biệt giới tính sinh học, họ đồng thời
cũng được xã hội gán cho những vai trò khác nhau được dựa trên giới
tính của họ. Những vai trò này được biết đến như là những vai trò giđi-
cách thức tồn tại và tương tác như là phụ nữ và nam giới được định
hưđng bởi lịch sử, hệ tư tưởng, văn hoá, tôn giáo và sự phát triển kinh
tế. Các vai trò giới do dạy và học mà có. Chũng khác nhau từ nền văn
hoá này đến nền văn hoá khác, xã hội này xã hội khác; từ nơi này
đến nơi khác. Những đặc điểm như tóc dài, được xác định là nữ tính
trong một vùng này nhưng lại có thể được xem là nam tính trong một
vùng khác.
Nghiên cứu của Robert Brannon (1976) và James Doyle (1995) đã
nhận diện ra năm khía cạnh vai trò giđi của nam giđi như sau:
Yếu tô'phi nữ tính: Không õng à õng ẹo, kể cả bất cứ biểu hiện lộ
liễu hay dễ xúc động nào.
Yếu tố thành cổng: Chứng tỏ sự nam tính của mình trong công việc
và trong thể thao.
Yểu tô'hung hăng: Dùng vũ lực trong cư xử vđi người khác.

181
Hoàng Bá Thịnh

Yếu tô'tính dục: Khrti mào và làm chủ mọi quan hệ tình dục.
Yếu tố tự tin : Bình tĩnh và điềm đạm.

Chưa có nghiên cứu mang tính hệ thống nào coi hết thảy các
yêu tô" đổ như thể nhất thiết phổ biến đ toàn thể nam giđi, nhưng các
nghiên cứu chuyên biệt đã xác nhận vể từng yếu tổ" (R. T. Schatfer,
2005 : 398).

3. Những glái thích về các val trò giới theo quan điểm
xã hộl học
3.1. Thuyết chức năng: Cũng được biết như thuyết cơ cấu- chức nin g,
bắt đầu vđi giả thiết cho rằng xã hội được tạo nên bởi những bộ |hận
phụ thuộc lẫn nhau, mỗi bộ phận đóng góp vào chức năng chung cũa
xã hội. Các nhà chức năng tìm kiếm việc xác định những thành tồ"ioặc
thành phần cơ bản của xã hội, xác định các chức năng mà những tiành
phần này thực hiện, và do vậy xác định xã hội sẽ vận hành như thế là o.
Như Hess và cộng sự (1988:15) nói, vấn để cơ bản của phân tích chức
năng là “những yếu tố/thành tô' cụ thể của cơ câu xã hội đóng góp như
thế nào cho sự ổn định của toàn xã hội, và chức năng xã hội của tlàrah
phần cấu trúc đó là gì?”. Thuyết chức năng, do vậy là nỗ lực để kiá m
phá những ảnh hưởng của bất kỳ hình mẫu cụ thể nào đôi vđi sự )h.át
triển xã hội.
Dahrendorf (1959, dẫn theo Smelser,1981:14) tóm tắt những giả
định chủ yếu về thuyết chức năng hiện đại như sau:
1. Một xã hội là một hệ thông của các bộ phận thông nhất/hợp rhất.
2. Các hệ thông xã hội có xu hưđng ổn định bởi vì chúng được xầy
dựng trong các cơ chế của sự kiểm soát.
3. Các phản chức năng cũng tồn tại, nhưng chúng có khuynh hvđmg
tự giải quyết hoặc trở thành thiết chếhoá trong quá trình vận lành
ỉâu dài.
4. Sự biến đổi là thường xuyên chậm chạp/dần dần.
5. Sự hoà nhập/hội nhập xã hội được tạo nên bởi sự nhất trí củahẩu
hết các thành viên của xã hội trên cơ sở một tập hợp các gií Itrị
nhất định. Hệ thông giá trị này là yếu tô" có khả năng bền 'ữmg
nhất trong hệ thông xã hội.

182
Qiao truth Xã hôi hoc vê giới

Vđi sự nhán mạnh về sự hoà thuận/hoà hợp và ổn định của xã hội,


đó là sự gắn bó với những nhận thức giá trị mạnh mẽ, thuyết chức năng
cho rằng hệ thông đó luôn hoạt động hướng tới sự cân bằng. Những vấn
đề xã hội và xung đột có thế xuất hiện, nhưng về bản chất, chúng là
tạm thời và không phải là hiểu hiện của một sự “trục trặc” trong hệ
thống xã hội.
Trong thuật ngữ các vai trò giđi, các nhà chức năng tranh luận rằng
trong các xã hội tiền công nghiệp, ví dụ xã hội phụ thuộc vào săn bắn
và hái lượm, nam giới và phụ nữ hoàn toàn khác nhau trong các vai trò
và thực hiện những nhiệm vụ khác nhau bởi vì điều đó hữu ích cho xã
hội. Vđi vai trò người đi săn, nam giới thường xuyên đi khỏi ngôi nhà
của mình, do vậy trọng tâm cuộc sông của họ xoay quanh trách nhiệm
đem lương thực, thực phẩm về gia đình. Vì sự di động của phụ nữ bị hạn
chế nhiều hớn do chức năng sinh sản (thai nghén, sinh con và nuôi
dưỡng) nên phụ nữ dành nhiều thời gian ở gần nhà và thực hiện các
chức năng chăm sóc con cái và nội trợ. Một khi điều này được thiết lập,
thì sự phân cổng lao động này được thực hiện dù đó là xã hội phát triển
và đang phát triển. Ngay cả khi phụ nữ có thể tham gia sản xuất nông
nghiệp thì họ cũng còn phụ thuộc nhiều vào nam giới vể lương thực,
thực phẩm và sự bảo vệ. Vai trò chủ đạo của nam giđi được thừa nhận,
tạo nôn một hình mẫu ở đó các hoạt động của nam giđi trở nên có giá
trị cao hơn các hoạt động của nữ giđi. Chính vì vậy, những hình mẫu đó
trở thành thiết chế hoá và khổ hiến đổi, nó dựa trên một niềm tin rằng
sự phân tầng theo giới là không thể tránh khỏi liên quan đến những
khác biệt giđi tính sinh học.
Thuyết chức năng chì ra một tập hợp tương tự về các nguyên tắc
khi áp dụng với các vai trò giđi trong gia đình hiện đại. Parsons và
Bales (1955) tranh luận rằng khi các cặp vợ chồng thừa nhận các vai
trò đền bù, bổ sung cho nhau và chuyên môn hoá các vai trò thì gia đình
ít c6 sự cạnh tranh và phá vỡ, do vậy gia đình hoà hợp và ổn định hơn.
Khi người chồng - người cha thực hiện vai trò công cụ, anh ta giúp để
duy trì cơ sở xã hội và sự toàn vẹn về vật chất của gia đình, bằng cách
cung cấp lương thực, nơi ở và là cầu nôi gia đình vđi thếgiđi bên ngoài.
Khi người vợ - người mẹ thực hiện vai trò tình cảm/biểu cảm, chị ta

183
Hoảng Bá Thịnh

đem lại các môi quan hệ gắn bó, hỗ trợ tình cảm và sự nuôi dưỡrg có
chất lượng để duy trì đời sông gia đình, và đảm bảo cho gia đình vận
hành một cách trôi chảy. Khi xuất hiện sự sai lệch trong các vai trc này
hoặc có sự chồng chéo vai trò vđi mức độ lđn, hệ thông gia đình b: đẩy
vào trạng thái không cân bằng tạm thời. Thuyết chức năng xác ihận
rằng, hệ thông gia đình đó thậm chí sẽ trở về một trạng thái cân bằng,
nhưng sự rối loạn, ngắt quãng này có thể giải quyết được nếu các vai
trò giđi truyền thông đi theo đúng mong đợi.
Điều đó đường như hiển nhiên, và từ điều này mà thuyết chức
năng có khuynh hướng bảo thủ cô' hữu trong sự định hưđng của ró và
không giải thích về sự khác nhau về sự tồn tại các hệ thông gia đìrii mà
có thể được giải thích là chức năng cho bản thân chúng và cho xỉ hội.
Như gia đình và hộ gia đình hiện đại là những đơn vị có khả năng thích
nghi rết lớn và thể hiện một sự đa dạng về các hình mẫu và hoàn ĩảnh.
Ví dụ, cha mẹ đơn thân đòi hỏi phải thực hiện một số các vai tri mà
theo quan điểm chức năng là phi truyền thông, dù đã đạt được rất ihiều
thành công trong việc kết hợp vai trò công cụ và vai trò tình cảm
vể hệ tư tưởng, thuyết chức năng đã được sử dụng để minh «.hứng
cho sự vĩnh hằng về sự thông trị nam giđi và sự phân tầng về gidi nói
chung. Sự phân tích chức năng về gia đình đã được phát triển V» phổ
biến trong những năm 1950. Thuyết chức năng đã đem lại một st giải
thích tương đôi có lý về nguồn gốc của sự khác biệt vai trò giới Aà thể
hiện sự hữu dụng của chức năng vẻ những nhiệm vụ được quy CIO và
phân công dựa trên cơ sở của giới. Trong các xã hội công nghiệj hiện
nay, phần lớn các gia đình thực sự phản chức năng và gia đình ự bản
thân nó khổng còn là một đơn vị sản xuất kinh tế. Các gia đình ló thể
được duy trì mà không cố sự phân cổng lao động cứng nhắc nhưtrước
đây, điều đó có nghĩa rằng sự chuyên môn hoá trong các chứcnãng
trong gia đình, đặc biệt sự phân công theo giđi, giờ đây là phảr chức
năng hơn là chức năng.

3.2. Thuyết xung đột: Hình thành từ thế kỷ XIX bằng những côriị trình
cùa K. Marx (1848/1864; 1867-1895/1967), thuyết xung đọt dựi trên
giả định rằng xã hội là một trạng thái mà ở đó đấu tranh vì quyền lực
và sự thông trị là hành động theo đuổi, tìm kiếm của các cá nhân, các
184
Cìiáo trình Xã hôỊ hoc vê giới

nhóm xã hội. Những cuộc đâu tranh này xuất hiện trong các giai cấp
vì cạnh tranh sự kiểm soát các phương tiện sản xuất và phân phổi
sàn pliẩrn.

í/ác nhà lý ihuyêi xung đột hiện đại như Dahrendorf (1959) và
Collins (1975; 1979) xác định lại các cách tiếp cận xuất phát điểm của
nhửnịỉ người Mác xít để phản ánh những hình mẫu hiện nay. Xung đột
kháng chỉ đcin giản dựa trên đâu tranh giai câp và những căng thẳng
giữa người chủ và công nhân hoặc người sử dụng lao động và người lao
động, mà còn xuât hiện trong rất nhiều nhóm khác nữa. Những nhóm
này bao gồm cha mẹ và con cái, chồng và vợ, người già và người trẻ,
người tàn tật và không tàn tật, thầy thuốc và bệnh nhân, nam và nữ, và
bất cứ một nhóm nào khác mà có thể được xác định như là một nhóm
thiểu sô'hoặc đa sô". Dahrendorf (1959) đã xác định bản chất của thuyết
xung đột hiện đại như sau:
1. Những đặc điểm, khía cạnh chính của xã hội là biến đổi, xung đột
và gắn kết.
2. Câu trúc xã hội được dựa trên sự thông trị của một sô" nhóm bởi
những người khác.
3. Mỗi một nhóm trong xã hội có một tập hợp các lợi ích chung, cho
dù các thành viên của nó cổ nhận thức được hay không.
4. Khi con người nhận thức được những lợi ích chung của họ, họ có
thể trở thành một giai cấp xã hội.
5. Sự căng thẳng vé xung đột giai câp phụ Ihuộc vào sự hiện diện của
những điều kiện chính trị và xã hội nhât định (ví dụ, sự tự do đối
vđi hình thức liên minh), trên cơ sỏ phân phôi về quyền uy và lợi
ích, và trên sự “mở” của hệ thông giai cấp (Smelser, 1988: 9).

Vận dụng khung lý thuyết xung đột vào sự phân tầng giđi, giai cấp
có thể xác định ý nghĩa các nhóm người có sự tiếp cận và kiểm soát
khác nhau về các nguồn lực khan hiếm như là quyền uy và quyền lực
chính trị, hay quyền lực kinh tế. Trong cách diễn đạt đơn giản, nam giđi
có một sự thuận lợi kinh tế hơn nữ giđi, và sự phân chia này là cơ sở
cho bất bình đẳng giới. Nam giđi chiếm lĩnh một vị trí kinh tế tuyệt đôi
từ xã hội đến gia đình. Sự thông trị của nam giới với phụ nữ sẽ còn mãi
mãi, trừ khi lao động gia đình có được một sei dạng giá trị tiền mặt,
185
Hoàng Bá Thịnh

hoặc như Engels tin rằng, trừ khi phụ nữ không còn bị ràng buộc với các
vai trò gia đình. Quan điểm này được chứng minh trong nghiên cứu của
Shelton và Firestone (1989) về ảnh hưởng của lao động gia đình lên
khoảng cách giđi trong thu nhập. Họ phát hiện rằng những trách nhiệm
gia đình ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập đồng thời cũng có môi liên
hệ với nơi làm việc, kinh nghiệm lao động và số giờ lao động trong một
tuần. Điều này chỉ ra rằng, để hiểu được khoảng cách giới trong thu
nhập thì cần phải xem xét tác động của lao động không được trả cóng
của phụ nữ đối vđi công việc được trả lương của họ.

Một sự mở rộng thuyết xung đột đã được phát triển bởi Hacker
(1951) vđi nghiên cứu kinh điển của bà xem phụ nữ như là nhóm thiểu
sô' Bằng sự so sánh vđi các nhóm chủng tộc thiểu sô', Hacker chứng
minh rằng phụ nữ chia sẻ những đặc điểm tương tự. Bên cạnh sự phân
biệt đối xử, phụ nữ bị “giam” trong những công việc tĩnh lặng và đơn
điệu khi họ tham gia trong lĩnh vực kinh tế, họ chiêm một tỷ lệ lớn
trong xã hội và họ được xác định và khuôn mẫu trên cơ sở của những
phẩm chất có sẵn. Điều đáng chú ý trong cách tiếp cận của Hacker là
nó được hình thành hơn một thập kỷ trưđc khi các nhà xã hội học có
những cố' gắng thể hiện những vân đề liên quan đến giới và xã hội.
Phân tích này đã đem lại một khung hữu ích mà ở đó quan điểm xung
đột có thể dễ dàng áp dụng vđi cái mà hiện nay liên quan đến như là
phi truyền thông hoặc những nhóm thiểu số khác bao gồm người già,
người tàn tật, tình dục đồng tính và những người khác.

3.3. Thuyết tương tức biểu tượng: Không giống thuyết chức năng và
thuyết xung đột tiếp cận từ một quan điểm xã hội hoặc thiết chế rộng
lđn, tương tác biểu tượng, tiếp cận hẹp hơn, liên quan đến khung tâm
lý học xã hội. Mô hình tương tác được dựa trên sự giả định rằng xã hội
được tạo ra và duy trì thông qua sự tương tác của các thành viên của nó
và các thành viên xác định hiện thực như thế nào. Trong khái niệm này,
hiện thực là cái mà các thành viên nhât trí là có thực. Quá trình thoả
thuận này được thể hiện trong tuyên bô" kinh điển của William
I.Thomas mà ngày nay trở thành định lý Thomas: “Một hoàn cảnh được

186
(Iiáo trình Xã hôi hoc về giới

xác dinh là hiện thực, là hiện thực trong những hệ quả của nó”. Như
Cì. H Mead đã phát triển (1934), tương tác biểu tượng là mốì quan tâm
trong những ý nghĩa con người gán cho những hành vi riêng của họ
cũng như hành vi của những người khác. Tương tác xuất hiện trong một
mẫu hình, cách thức được cấu trúc hỏi vì con người có thể nhất trí về ý
nghĩa của việc chia sẻ các biểu tượng, như là lời nói, chữ viết, ký hiệu
và điệu hộ. Các thành viên của nhóm phản ứng với người khác trên cơ
sở sự chia sẻ những ý nghĩa và sự giải thích về hành vi. Do vậy, con
người không tương tác một cách “tự động” đối với người khác, mà thay
vào đổ họ chọn lựa cẩn thận trong mội sô những quan điểm phụ thuộc
vào hoàn cảnh cụ thể.

4. C á c vai trò cơ bản củ a giới

4.1. Vai trò tái sản xuất

Vai trò tái sản xuất bao gồm trách nhiệm sinh đẻ hoặc nuôi con và
công việc nhà do phụ nữ làm cần thiết để duy trì và tái sản xuất sức lao
động. Vai trò đó không chỉ bao gồm sự tái sản xuất sinh học, mà còn
có cả chăm lo và duy trì lực lượng lao động (con cái và chồng đang làm
việc) và lực lượng lao động sau này (trẻ nhỏ và trẻ đi học)3*.

Phân tích giới thực sự cần tạo ra cái nhìn liên kết giữa các chức
năng dược tạo ra với sản xuất và tái sản xuất. Từ quan điểm về đời
sông của phụ nữ và sự tồn tại gia đình, các hoạt động tái sinh sản con
người không hạn chế ở việc sinh con, mà còn bao gồm cả việc chăm
sóc con, chăm sóc và nuôi dưỡng gia đình, giáo dục, chăm nom khi đau
ốrn, lấy nước, trồng trọt lưđng thực, che chở và liên quan đến những
trách nhiệm khác.

Theo Tổ chức vì sự tiến bộ của phụ nữ của Liên hợp quốc, các nhà
nghiên cứu WID nhận ra “Sự không thừa nhận các hoạt động tái sinh
sân con người” và cụ thể hơn, sự thiếu vắng của “Tính hợp lý, được tổ
chức và điều khoản luật pháp” giữa sản xuất và tái sản xuất “ở trung

32 Caroline 0 N Moser, Kế hoạch hoá vế giđi và phát triển, NXB Phự nữ, 1996, tr. 53

187
Hoàng Bá Thinh

tâm của hầu hết các tuyên ngân về bất bình đẳng giới". Cái nhìn rộng
về các hoạt động tái sinh sản con người là một điểm khởi đầu xui't sắc
cho việc bổ sung vào các chiến lược phát triển có sự nhạy cảm giđi. Từ
quan điểm này, hiểu biết cách thức trong đó sản xuấi và tái sản xiất là
đan xen vđi nhau trong cuộc sông của phụ nữ có thể giúp cho việc tháo
gỡ nhiều trở ngại trên con đường phân phối công bằng những lơi ích
phát triển.

Trong vai trò này, có sự phân công lao động theo giđi rít rõ,
K.Marx và F. Engels trong tác phẩm Hệ tư tưởng Đức đã viết rằn£: “Sự
phân công lao động đầu tiên là sự phân công lao động giữa đàn ông và
đàn bà trong việc sinh con đẻ cái”. Trong vai trò sinh sản, phụ nff là
người đảm nhận chính. Tại sao lại như vậy? Bởi vì do cấu trúc sirh học
nên chỉ phụ nữ mđi có thể mang thai, sinh đẻ và nuôi con bằng sữỉ mẹ,
và việc này gắn một cách tự nhiên vđi sự tái sản xuẩt con người. Nam
giđi, ngược lại họ không thể làm thay phụ nữưong những công viẻc nói
trên, nhưng họ có thể tham gia vào vai trò tái sản xuất không chỉ ớ việc
tạo nên đứa con mà còn ở việc chia sẻ cùng nữ giđi trong việc chăm
sóc- nuôi dạy con cái. Ví dụ: nam giới không thể nuôi con bằng sfa mẹ
nhưng có thể nuôi con bằng sữa.„Cô gái Hà Lan. Có một quan niệm
phổ biến coi việc tái sản xuất con người sinh học là thiên chức cùa phụ
nữ.
Khi nói vai trò tái sản xuất là việc đương nhiên của phụ nữ, người
ta hàm ý rằng việc phụ nữ mang thai, sinh đẻ gắn một cách tự nhiên
vđi việc tái sinh sản nhân loại. Tuy nhiên, một câu hỏi đặt ra: vì SIO vai
trò này của nữ giđi không chi dừng lại ổ việc nuôi nâng chăm SIC con
cái mà còn mở rộng đến chăm sóc cả những thành viên lđn tuổi trong
đời sông hàng ngày, nhất là khi họ đau ô'm, già cả. Câu hỏi đó chổng
chỉ phản ánh sự đa dạng của khái niệm mà còn liên quan đến vấn để
nhận thức giới. Rõ ràng, ở đầy có điều gì đó không chĩ liên quai đến
yếu tố sinh học của phụ nữ, mà nó còn liên quan đến những }ếu tô'
thuộc về văn hoá -xã hội. Nói cách khác, tuỳ thuộc quan niệm lủa xã
hội về sự phân công lao động theo giđi mà trong vai trò tái sảr xuất,
phụ nữ đảm nhận đến đâu và nam giđi sẽ đảm nhận đến đâu.

188
( Háo trình Xã hôi hoc vê eUH

về khái niệm tái sản xuất, cần lưu ý hai cấp độ sau:

Tái sản xuất sinh học (hay còn gọi là tái sinh sản) là khái niệm ngụ
V chỉ những hoạt đông liên quan đến việc mang thai và sinh con.

Tái sản xuất: là khái niệm được mỏ rộng hơn, khái niệm này
không chỉ “bao gồm việc chăm sóc, xã hội hoá và nuôi dưỡng các cá
nhán trong suốt cuộc đời họ, hảo đảm cho sự kế tục của xã hội đến thế
hệ sau” (Eílholm và các tác giả khác, 1997; dẫn theo Moser, 1996:53)
mà còn chăm sóc các thành viên khác trong gia đình ở độ tuổi lao động
để họ có thể phục hổi sức lao động sau một ngày làm việc, thông qua
các cóng việc nội trợ, nâu nưđng... Đây chính là “sự đổi mđi và tái tạo
hàng ngày sức lao động” hay còn gọi là tái sản xuât hàng ngày, tái sản
xuâ”t con người...

C ác nhà nghiên cứu cũng lưu ý chúng ta cần phân biệt khái niệm
tái sản xuâ't nói trên với khái niệm tái sản xuất xã hội. Theo
Mackintosh thì thuật ngữ tái sản xuất xã hội “Gồm các quá trình rộng
lđn h(fn nhiều, mà theo đó các quan hệ sản xuất chính trong xã hội được
tái tạo và trường tồn. Các quá trình này không chỉ bao gồm sản xuất và
nuôi tlưỡng lực lượng lao động ăn lương mà còn tái sản xuất cả vốn tư
bản nữa”(Moser, 1996:54).

C'ó thể nói rằng, phụ nữ đảm nhận vai trò quan trọng nếu khổng
nói là chủ yếu trong vai trò tái sần xuất, mặc dù khi đảm nhận “thiên
chức” vinh quang và vất vả này người phụ nữ vẫn chưa được xã hội, gia
đình và nam giới nhìn nhận đúng và đánh giá đúng những đóng góp của
phụ nữ. Điển hình nhất là cho đến nay, các quốc gia trên thếgiđi vẫn
quan niệm công việc nội trợ vẫn không phải là một nghề, và công việc
gia đình không được trả cổng. Dù biết rằng những công việc gia đình
có ý nghĩa cực kỳ quan trọng đổì với các cá nhân, với xã hội: “Trong
xã hội loài người, phụ nữ đảm nhận những chức năng của loài động vật
cái: nuôi dưỡng cuộc sông, canh giữ và mang lại sinh khí cho ngôi nhà
nơi lưu truyền quá khứ, và sắp đặt tương lai; sản sinh ra thế hệ mai sau
và nuôi dạy những đứa con đã ra đời; bảo đảm bữa ăn, giấc ngủ cho
chổng, bất luận những bất trắc ngoài xã hội, chăm sóc chồng khi ốm

189
Hoàng Bá Thịnh

đau, may vá, giặt giũ. Và trong tiểu vũ trụ gia đình do mình tạo lập
và duy trì, người phụ nữ đưa vào cẳ thế giđi mênh mổng: đốt lửa,
cắm hoa, sắp đặt mọi viêc tưởng chừng như cám hoá cả đâ't trời”
(S. Beauvoir, 1993).

v ể giá trị kinh tế của công việc nội trợ, trong một báo cáo về phát
triển của UNDP (1995) đã cho thấy: mỗi năm, lao động gia đình của
phụ nữ đáng giá 11000 tỷ đô la Mỹ.

4.2. Vai trồ sản xuất

Vai trò sản xuât bao gồm những công việc do cả nam giới và phụ
nữ làm để lây công hoặc bằng tiền, hoặc bằng hiện vật. Nó còn bao
gồm cả sản xuất hàng hoá có giá trị trao đổi, và sản xuất vừa có ý nghĩa
tiêu dùng tại gia vừa có giá trị sử dụng, nhưng cũng có giá trị trao đổi
tiềm tàng. Đôi với phụ nữ trong sản xuất nông nghiệp, vai trò đó bao
gồm công việc của người nông dân độc lập, vợ của những người nổng
dân và công nhân làm ăn lương.33

Ở nông thôn, vai trò sản xuất của phụ nữ bao gồm các công việc
cấy, làm cỏ, gặt, chăn nuôi, trồng rau, lấy củi, thêu, ren, dệt,... còn nam
giới vai trò sản xuất thường thể hiện ở các công việc như: cày bừa, vận
chuyển sản phẩm trồng và bảo vệ cây, khai thác gỗ, làm mộc, xây dựng
nhà cửa,...

Trong vai trò này, phụ nữ và nam giới đều là những người đảm
nhận chủ yếu. Theo quan niệm truyền thông, nam giđi là trụ cột kinh
tế, là người kiếm cơm nuôi các thành viên trong gia đình. Đây là lý do
khiến cho hệ tư tưởng gia trưởng cổ' gắng duy trì hình mẫu vể vai trò
kinh tế trụ cột của nam giới, để khẳng định ưu thế và quyền lực của
nam giđi đối với phụ nữ.

Cần nhận thây một thực tế, mặc dù phụ nữ tham gia sản xuấi trong
hầu hết các lĩnh vực như nam giđi, song còn tổn tại sự khác biệt về trả
công theo giđi trong cùng một loại hình công việc, điều này dẫn đến

33 Caroline 0. N Moser, Sđd, tr. 57

190
( ìiáo trình Xã hôi hoc về giới

một hiện tượng mà các nhà xã hội học VC giới gọi là hất hình đẳng vổ
lường giữa phụ nữ và nam giới. Một trong những nguyên nhân dẫn đến
tiền công iao động của họ thấp hđn hởi vì vị trí ihấp hđn của họ trên thị
trường lao dộng dã đưọc xác dinh và khả năng của họ là sinh con cái.
Theo Moser, phân chia thị trường lao động có nghĩa là ở tất cả các nền
kinh tê phụ nữ đứng ở đầu thấp hơn của thị trường lao động... Họ không
chỉ đưực phân bồ theo ngành dọc, có nghĩa là phân theo giới tính dựa
trên ihứ bậc theo giới, vào các công việc tiền công thấp hơn và tay
nghề thấp hơn. Họ cũng được phân theo chiều ngang trong một ngành
cụ thể, vđi một sô" ít phụ nữ vào các vị trí quản lý còn phần lớn là vào
các nghề mỏ rộng của lao động ở nhà34

Thực hiện hai vai trò trên đây, nói theo quan điểm duy vật của
K.Marx và F. Engels, chính là: “Theo quan điểm duy vật lịch sử, nhân
tô"quyết định trong lịch sử, quy cho đến cùng là sản xuất và tái sản xuất
ra đời sống trực tiếp. Nhưng bản thân sự sản xuất đó lại có hai loại. Một
mặt là sản xuất ra tư liệu sinh hoạt, ra thức ăn, quần áo và nhà ở và
những công cụ cần thiết để sẳn xuất ra những thứ đó; mặt khác là sự
sản xuâ't ra bản thân con người, là sự truyền nòi giông”35. Và “Đôi vđi
ehiíng ta, sự sản xuất ra đời sông - ra đời sống của bản thân mình bằng
lao động, cũng như đời sống của người khác bằng việc sinh con đẻ cái-
biểu hiện ra là một quan hệ song trùng: một mặt là quan hệ tự nhiên,
mặt khác là quan hệ xã hội, quan hệ xã hội vđi ý nghĩa đó là hoạt động
kết hợp của nhiều cá nhân, không kể là trong điều kiện nào, theo cách
nào và nhằm mục đích gì”36

Vđi quan niệm duy vật lịch sử này, Marx - Engels khẳng định tầm
quan trọng của hai loại sản xuất đó quyết định những thiết chế xã hội
trong đó những con người của một thời đại nhất định và của một nước
nhất định đang sinh sông.

34 Caroline 0 N Moser, Sdd, tr 60


35 K.Mara - F Engels, Tuyển tập Tâp VI, NXB Sự thật, Hà Nội, 1984. tr. 26
36 K Marx - F Engels, Tuyến tập, Tâp I, NXB Sự thật, Hà Nỗi, 1980, tr. 288

191
Hoàng Bá Thịnh

4.3. Vai trò cộng đồng

Vai trò cộng đồng gồm các hoạt động do phụ nữ và nam giới thực
hiện ở cấp cộng đồng. Vai trò cộng đồng có thể chia làm hai cấp độ:

Vai trò tham gia cộng đồng: Bao gồm cá c hoạt động chủ yếu do
phụ nữ thực hiện ở cẩp cộng đồng: làng bản, khôi phô' như là sự mở
rộng vai trò tái sản xuất của mình. Đó là các hoạt động nhằm duy trì,
bảo vệ các nguồn lực khan hiếm được sử dụng chung ở cộng đổng như
nưđc sinh hoạt, chăm sóc sức khoẻ và giáo dục, giữ gìn môi trường (như
quét dọn đường làng xóm phố). Đây là những công việc tự nguyện,
không được trả công và thường làm vào thời gian rỗi.

Vai trò lãnh đạo cộng đồng: Bao gồm các hoạt động ở cấp cộng
đồng, thường là trong các thể chế chính trị của quốc gia. Những cổng
việc này đa sô" do nam giđi thực hiện và được trả công trực tiếp bằng
tiền hoặc gián tiếp bằng sự tăng thêm vị thế và quyền lực. Có quan
điểm cho rằng, giông như công việc tái sản xuất, vai trò tham gia cộng
đồng được xem như là việc “đương nhiên” của phụ nữ.

Các vai ưò giới trên đây chính là thể hiện sự phân công lao động
theo giđi, vì giđi là một sản phẩm xã hội- văn hoá nên sự phân cổng
lao động theo giđi cũng biến đổi theo thời gian, như K.Marx và
F. Engels đã viết: “Sự phân công lao động cũng phát triển, lúc đầu chỉ
là phân công lao động trong hành vi tình dục và vể sau là phân cổng
lao động tự hình thành hoặc hình thành “một cách tự nhiên” do những
thiên tính bẩm sinh (như thể lực chẳng hạn), do những nhu cầu, do
những sự ngẫu nhiên,v.v. và v.v...”37 . F. Engels, trong tác phẩm nổi
tiếng Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và của Nhà nưđc, khi
nói về sự phân công lao động theo giđi trong thời kỳ bộ lạc đã cho thấy:
“Sự phân công lao động là hoàn toàn có tính chất tự nhiên; nó chỉ tồn
tại giữa nam và nữ. Đàn ông đi đánh giặc, đi săn bắn và đánh cá, tìm

37 K.Marx - F. Engels: Tuyển tập, Tập1, NXB Sự thật, HN.1980, tr:291

192
________________________ ('ìiáo trình Xã hệi học về giới

nguyên liệu dùng làm thức ăn và kiếm những cổng cụ cần thiết cho
việc dó. Đàn hà chăm sóc việc nhà, chuẩn bị cái ăn và cái mặc: họ làm
bép. dệt, may vá’\ Từ sự phân công lao động “hoàn toàn có tính chat
lự nhiên như the đá dẫn đen một sự phân chia phạm vi hoạt động theo
giới một cách tự nhiên: “Mỗi bên làm chủ trong lĩnh vực hoạt động
riêng của mình: đàn ông làm chủ trong rừng, đàn bà làm chủ ở nhà”.
Và, điều này đưa đến một sự sở hữu có đặc trưng theo giới: “Mồi bên
đều là người sở hữu những công cụ do mình chế tạo và sử dụng: đàn
ông làm chủ vũ khí, dụng cụ săn hắn và đánh cá; đàn bà làm chủ những
dạng cụ gia đình”38.

Sự phân công lao động theo giới cũng khác biệt giữa các nền văn
hoá, nghiên cứu của các nhà nhân học xã hội nổi tiếng Margaret Mead
vào thập niên 1930 khi bà nghiên cứu các xã hội khác nhau để tìm ra
phạm vi và nguyên nhân của các vai trò giới, đã cho thây điều này. Một
nghiên cứu về 224 nền văn hoá cho thây có 5 nền văn hoá trong đó nam
giới làm tất cả những việc bếp núc và 36 nền văn hoá trong đó phụ nữ
làm lát cả những việc liên quan đến xây dựng nhà cửa39.

Các nhà nghiên cứu phụ nữ đã phê phán cách phân công lao động
mà ở đó phân chia tách biệt hai lĩnh vực gia đình và xã hội. Trong đó
sự phAn công lao động theo giới ở đây là: nam giđi hoạt động trong lĩnh
vực xã hội còn nữ giđi hoạt dộng trong lĩnh vực gia đình, và đối vđi phụ
nữ thì “phường, phố là phần mở rộng việc nhà của họ”, nói cách khác
vđi phụ nữ những hoạt động bên ngoài gia đình chỉ được xem như là
những vai trò “thêm vào” mà thôi. Chúng ta không tán đồng vđi tư
tưởng cực đoan cho rằng chỗ của “phụ nữ là ở trong ngôi nhà” nhưng
cũng không nhất trí vđi quan điểm cho rằng nam giới có thể thay thế
phụ nữ trong công việc gia đình, v ề vấn đề này, có ý kiến cho rằng sự
phân công lao động theo giới trong gia đình cần được hiểu bình đẳng

38 K Marx - F. Engels: Tuyển tâp, Tập 6, NXB Sự thật, HN.1984, tr:243-244


39Williams s , Seed J and Mwau A The Gender training manual, Oxford, Oxfam,
1994 tr 87-89

193
Hoảng Bá Thinh

theo nghĩa nam giđi và phụ nữ đều làm những công việc như tihau,
thậm chí nam giđi có thể làm thay nữ giđi những công việc gia đình.
Cách hiểu như vậy giông như quan niệm của một người nưđc ngcài về
phần công lao động theo giđi ở Việt Nam, ngài Morten Giersing-
Trưởng đại diện Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) cho rằng: “Do
sự thay đổi cơ cấu kinh tế và sự phân công nghề nghiệp mà ở ĩầột sô"
lĩnh vực, người phụ nữ kiêm được nhiều tiền hơn nam giới và vai trò
của họ trong gia đình cũng thay đổi, người đàn ông sẵn sàng đảm trách
việc chăm sóc gia đình, dạy dỗ con cái. Đáng mừng là sự thay đối này
không còn là chuyện hiếm gặp ở Việt Nam và trên thế giới”40. Cách
nhìn như vậy, không đúng vđi thực tiễn nưđc ta kể cả trong lịch sử và
hiện tại, chưa bao giờ trong các nền văn hoá phương Đông có chuyện
hoán vị vai trò giới, lại càng hiếm có chuyện “người đàn ông sẵr sàng
đảm trách việc chăm sóc gia đinh, dạy dỗ con cái” để cho người vợ
kiếm tiền. Có thể có một sổ'người chồng sẵn sàng chia sẻ công việc gia
đình cùng vợ, gánh vác công việc nhà cửa khi vợ đi vắng; hoặc vì lý
do việc làm mà chấp nhận làm công việc gia đình vì việc làm của vợ
có thu nhập cao hơn. Nhưng hiếm có chuyện người phụ nữ không chăm
lo đến công việc gia đình, giáo dục con cái, chăm sóc chổng con 'à các
thành viên khác trong gia đình của mình. Ngay cả khi người vợ ỉó thu
nhập cao hơn chổng thì họ cũng không vì thế mà lấn lưđt chổng, Itơ là
công việc gia đình. Ở nưđc ta, khó có thể có một gia đinh ấm êm hạnh
phúc khi người vợ sao nhãng vai ưò nội trợ, chỉ mê mải vđi cônị việc
bên ngoài xã hội mà không làm tốt vai trò của một nội tướng.

Nhìn từ góc độ nghiên cứu giới, thì mục đích xác định vai tiò giđi
không chỉ là phân chia các công việc khác nhau giữa nam giđi vầ nữ
giới, giữa con gái và con trai, mà nó còn để đảm bảo đánh gií công
bằng các công việc thông qua việc xác định vai trò của tái sản xuĩt, sản
xuâ't, quản lý cộng đồng và chính trị.

40 Báo Phụ nữ T.p Hỗ Chí Minh, số 50, ngày 4-7-2001

194
(Háo trình Xã hôi học về giới

5. Xã hội hoá val trò giới

5.1. Khái niệm Xã hội hóa


Cỏ nhiều dịnỉi nghĩa khác nhau vé xã hội noá, như một sô" ví dụ
sau dây:
Thứ nhất, xã hội hoá liên quan đến học hỏi vai trò xã hội. Các nhà
xã hội học định nghĩa xã hội hoá là những cách thức trong đó con người
học những kỹ năng và quan điếm/thái độ liên quan đến các vai trò xã
hội của họ (N. Smclscr;1988).
Thứ hai, xã hội hoá là học cách để làm thành viên của một xã
hội cụ thể: “Xã hội hoá là quá trình qua đó cá nhân học được cách
ứng xử và suy nghĩ theo mong đợi của xã hội. Xã hội hoá là quá
trình mà qua đó chúng ta học được những phẩm chất nhân văn, quá
trình mà nhờ đó chúng ta trở thành những thành viên của xã hội”
(Joel M. Charon; 1989).
Thứ ba, xã hội hoá liên quan đến phát triển nhân cách của con
người: “Xã hội hoá là một quá trình trong đó trưđc hết các giá trị và
chuẩn mực, và cả năng lực nhận thức cũng được nội tâm hoá, nghĩa là
thâm sâu vào nhân cách của các cá nhân hành động” (G. Ritzer; 1999).
Có sự phân biệt giữa hai hình thức xã hội hoá: a) Quá trình liên
quan đến việc trở thành một thanh niên, vđi sự tập trung chủ yếu vào
thời thơ ấu, xã hội hoá sơ cấp. Và b) Quá trình chung hơn - xã hội hoá
thứ cấp - thông qua đó văn hoá được chuyển giao, ví dụ, các nhóm bạn
cùng trang lứa, truyền thông đại chúng v.v...
Theo D. Wrong (1961), điều này rất hữu ích để phân biệt giữa hai
hình thức của xã hội hoá, đồng thời nó cũng quan trọng vđi hành động,
mục tiêu và các khía cạnh phản ánh của xã hội hoá, về quan hệ giữa
cái tôi và những người khác, cần được biết đến đôi vđi cả hai hình thức
của xã hội hoá (Happer Collins Dictionary, 452-453).

Các nhà xã hội học sử dụng thuật ngữ xã hội hoá để mô tả quá
trình mà nhờ đó con người học được sự tuân thủ các chuẩn mực xã hội,
một quá trình mà tạo ra khả năng có thể kéo dài xã hội và sự chuyển
giao văn hoá của xã hội giữa các thế hệ. Quá trình đó được nhận thức
trong hai cách:

195
Hoàng Bá Thinh

1. Xã hội hoá có thể được nhận thức như là sự tiếp thu các chuẩn mực
xã hội: các quy tắc xã hội trở thành một phần trong mỗi cá rhỉìn;
khái niệm này tự đặt cho mình bổn phận hơn là sự áp đặt bởi các
phương tiện điều chỉnh bên ngoài và do vậy là một phần nhân cách
riêng của các cá nhân. Cá nhân, vì thế cảm thấy một sự cần thiết
để phục tùng.

2. Nó có thể được nhận thức như một yếu tô' quan trọng về sự tương
tác xã hội, dựa trên sự giả định rằng con người mong muôn có được
hình ảnh của bản thân bằng cách đạt được sự chấp nhận và cá địa
vị trong mắt người khác; trong trường hợp này, cá nhân đã đươc xã
hội hoá như là họ định hưđng các hành động của mình theo sự
trông đợi của những người khác.

Hai cách hiểu này có thể được kết hợp làm một trong tác phẩn của
T. Parsons. Xã hội hoá có thể được chia làm ba bưđc:

Bước thứ nhất: Liên quan đến xã hội hoá trẻ em trong gia đhh.

Bước thứ hai: Liên quan đến trường học, nhà trường.

Bước thứ ba: Là xã hội hoá thanh niên, khi các cá nhân bước vào
các vai trò mà quá trình xã hội hoá ở bưđc thứ nhất và bước thứ hai có
thể chưa được chuẩn bị đầy đủ (ví dụ, trở thành một người lao dộng,
một người chồng/vợ, người làm cha/mẹ..).

Thời kỳ giữa thế kỷ X X , đặc biệt trong thuyết chức năíiị của
những người theo Parsons, các nhà xã hội học đã không thể hiện á i mà
D.Wrong(1961) gọi là “Xã hội hoá quá mức nhận thức của con người”,
bởi vì họ nhìn xã hội hoá như là toàn bộ sức mạnh và ảnh hưởng hơn là
quá trình thử nghiệm, mà những ảnh hưởng có thể có nhưng khôn» xác
định những niểm tin và hành vi của các cá nhân. Thuyết tương tác biểu
triftig cũng chỉ trích cách dùng thông thường nhấn mạnh xã hội hoi như
là một quá trình chuyển giao giữa các cá nhân và xã hội, trong 40 cả
hai ảnh hưởng lẫn nhau. Điều này giờ đây được chấp nhận rằng cic cá
nhân hiếm khi là bộ khuôn đúc tẻ nhạt của văn hoá trong xã hội nà họ
sông (The Penguin Dictionary of Sociology, 1988: 231).

196
____ (Háo trinh Xã hội ho£ về giới

Ngoài việc phân kỳ (các giai đoạn xã hội hoá) người ta còn phân
biệt trình độ xã hội hoá. Dựa vào các bậc thang trình độ thấp, trung
bình, cao; người ta có thể xác định dượt tình trạng xã hội hoá ở các giai
đoạn cụ thổ, ưưđc hOt là Ỉỉ các giai đoạn kê tiếp nhau của quá irình xã
hội hoá, cũng như xác định hiệu quả cuối cùng của xã hội hoá.

Có thể đo được trình độ xã hội hoá ở các khía cạnh: 1) Các bình
diện hay thành phần của xã hội hoá, ví dụ phạm vi tham gia của cá
nhân vào các nhóm và vai trò xã hội; 2) Cơ cấu của sự tham gia đó,
được đánh giá từ góc độ các giá trị xã hội nói chung được nhìn nhận,
trước hết là loại nhóm và vai trò mà cá nhân có liên hệ chủ yếu, và
đồng thời loại nhóm và vai trò khác phụ thuộc vào các nhóm và vai trò
chủ yếu, và 3) Mức độ đồng nhất giữa cá nhân vđi các nhóm và vai trò
có liên hệ chủ yếu; mức độ đổng nhất này được xem xét trong mốì quan
hệ vđi mức độ đồng nhất với các nhóm và vai trò khác (S. Kowalski,
2003:548).

Người ta áp dụng tiêu chuẩn của ba trình độ xã hội hoá (cao,


trung bình, thấp) thổng qua các tiêu chí sau: 1) Kết quả học tập, 2)
Kết lịuả lao động, 3) Thành công trong hôn nhân; và 4) Uy tín cá
nhân. Theo đó, trình độ xã hội hoá khác nhau được thể hiện vđi
những đặc điểm sau đây:

Trình độ xã hội hoá cao: Thích nghi tốt ở trường đại học, có kết
quả học tập trên trung bình, có tiền thu nhập trong thời gian nghỉ hè, ổn
định trong hôn nhân, không phạm khuyết điểm, có kế hoạch cho tương
lai, không phụ thuộc cha mẹ vào vật chất, ổn định trong công tác hoặc
được đề bạt vào những vị trí xã hội có trọng trách.

Trình độ xã hội hoá trung bình: Tương đôi ổn định trong công việc,
được thu nhận vào trường đại học, nhưng kết quả không cao mặc dầu
có cỗ'gắng; (trong trường hợp không được thu nhận vào đại học thì thích
nghi tốt vđi lao động), tương đổi ổn định trong hôn nhân, có quan tâm
và có những tiếp xúc rộng rãi nhất định về mặt xã hội; hài lòng với
công việc, trong hôn nhân, trong học tập và trong đời sông xã hội.
197
Hoàng Bá Thjnh

Trình độ xă hội hoá thấp: Không ổn định trong hôn nhân; hay
phạm tội, không ổn định trong lao động, trình độ tư duy thấp, có thí i độ
không thích hợp vđi hôn nhân, pháp luật, cộng đồng xã hội, v.v... juan
tâm đến bản thân mình là chính, trình độ đạo đức thấp (S. Kowalski,
2003: 550-51).

Có gì khác biệt giữa xã hội hoá và thích nghi xã hội? Thườrg thì
người ta hay đồng nhất xã hội hoá vđi thích nghi về mặt xã hội. Tuy
nhiên, sự phân biệt hai khái niệm này về mặt khoa học cũng là điều
cần thiết và có ích.

Thích nghi: Được hiểu là sự tiếp nhận, tâm đắc và thực hiện mững
vai trò đã được áp đặt mà không sửa đổi gì đôi với chúng. Xã hộihoá:
ngoài những điều đó ra, còn có việc học tập và thực hiện một cách có
chọn lọc, có phê phán và sáng tạo.

Như vậy, về phạm vi, khái niệm xã hội hoá rộng hơn thích ngii xã
hội, nó bao hàm việc đi vào các vai trò theo một cách có tính chấtcông
thức cũng như theo cách sáng tạo để đi đến hoàn thiện chúng. Cònthích
nghi xã hội là chỉ quá trình đổng nhất theo khuôn mẫu với các nhóm và
các vai trò. Do đó, khái niệm thích nghi xã hội được xem là khái liệm
hẹp so vđi khái niệm xã hội hoá, còn xã hội hoá rộng hơn và baohàm
cả khái niệm thích nghi xã hội (S. Kowalski, 2003: 516).

Sự phân biệt này râlt có ích cho việc phân tích xã hội học âC\ vđi
quá trình xã hội hoá, điều này thể hiện ở 1) Sự truyền đạt có tính chất
xã hội vĩ mô nền văn hoá đang phát triển từ thế hệ này sang tlế hệ
khác; 2) Nguồn gốc phát sinh của nhân cách xã hội. Nhưng điều cổ ý
nghĩa đặc biệt là, sự phân biệt các khái niệm xã hội hoá vđi sự thích
nghi xã hội trong việc phân tích nguồn gôc phát sinh của nhân cá:h xã
hội, tức là phân tích các giai đoạn của sự hình thành và phát triểi của
nhân cách. Ví dụ, giai đoạn mở đầu của quá trình xã hội hoá vđi
một em bé rõ ràng là mang tính chất thích nghi. Những chức năng nang
tính chất thích nghi cũng chiếm ưu thế trong các thời kỳ mà cá nhìn xã
hội hoá mđi bưđc vào những hệ thông môi trường mới (ví dụ: nđi đi
học, từ tiểu học sang trung học cơ sở,v.v.„).

198
(ìiáọ trình Xã hôi hoc về giới

Hộp .1: Vai trò giới và xã hội hoá trẻ em


“Các nhà bác học mang đến cho các cháu vườn trỏ khoảng hai
chục tấm ảnh, trong đổ vẽ các đồ dùng sinh hoat và đồ gỗ khác
nìiaiỉ trong gia đình và dổ nghị các cháu phân loại chúng theo
nguyên tắc: đồ dùng “của mẹ”, đồ dùng “của cha”. Một bộ phim
khoa học thường thức dành cho cuộc thử nghiệm này, tôi đã xem nó
mây lần và lần nào cũng rất khó chịu phải nghe sự thật về bản thân
được nói hằng miệng con trẻ. Nhưng biết sao được, nếu nó đúng là
thế. Trong sô" đồ đạc “của mẹ” có chổi, máy giặt, bếp gas, bàn là,
máy khâu... Trong sô" đồ vật “của cha” gồm cần câu, đivăng, tivi,
báo chí... Thật thú vị, đồ vật “của mẹ” đồng nhất cả ở các cháu
được giáo dục trong những gia đình trọn vẹn và cả ở các cháu chỉ
có mẹ nuôi dưỡng. Dần tới một kết luận: thực tế là đứa trẻ thờ ơ, có
hoặc không có người đàn ông trong nhà - dẫu sao thì ông ta cũng
chẳng làm một công việc nhà nào hết”.(V. Vladislavski;1999: 31)

5.2. Môi trường xã hội hoá vai trò giới


5.2.1. Khái niệm xã hội hoá vai trò giới
Xã hội hoá vai trò giới là quá trình học hỏi những giá trị, những
khuôn mẫu, những hành vi ứng xử phù hợp với vai trò mỗi giđi.
Theo Simone de Beuvior, trong tác phẩm Giới tính thứ hai (The
Second Sex) thì đây chính là quá trình “Người ta không phải sinh ra là
phụ nữ, người ta trỏ thành phụ nữ” (1993:281). Nếu điễn đạt theo ngôn
ngữ nghiôn cứu giới thì câu nói này được chuyển ngữ là “Phụ nữ được
sinh ra, còn giđi thì được xã hội tạo nên”, nghĩa là một ai đó sinh ra là
phụ nữ thì sẽ được dạy dỗ để có những hành vi, ngôn ngữ, ứng xử phù
hợp vđi vai trò nữ giđi, có nữ tính, đúng như mong đợi của xã hội về
một người phụ nữ.
5.2.2. Mới trường xã hội hoá vai trò giới
5.2.2.1. Gia đình: Là môi trường đầu tiên tác động đến quá trình xã
hội hoá vai trò giđi của trẻ cm. Có quan điểm cho rằng, việc xã hội hoá
vai trò giđi bắt đầu từ khi trẻ em còn trong bụng mẹ (đặt tên con theo
giới tính, chuẩn bị đồ dùng cho trẻ sơ sinh phù hợp vđi giđi tính của trẻ).
Mổ tả sự khác biệt về xã hội hoá vai trò giới giữa bé trai và bé gái,

199
Hoảng Bá Thinh

Simone de Beauvoir viết “Bé trai ngày càng ít được hôn hít, vuốt ve,
nhưng bé gái vẫn tiếp tục được mơn trđn, được phép “sống trong váy
mẹ”, được bô' bế lên đầu gỏì và vuốt ve tóc, được bận những tấm áo
dài êm ái, được khoan dung tníđc những giọt nưđc mắt và tính khí thâ't
thường, được chải tóc cẩn thận. Người ta thích thú trưđc điệu bộ và lốỉ
làm duyên làm dáng của nó. Trái lại, bé trai bị câni đoán nhiều điều
“Một người đàn ông không đòi hỏi người ta hôn.... Một người đài ổng
không soi gương.... Một người đàn ông không khóc” - người ta bảo nó
như vậy, người ta muôn nó là “một chàng trai” (1993: 284).
Cách xã hội hoá như vậy, người ta muốn con trai lđn lên sẽ có nam
tính, còn con gái sau này có nữ tính. Nhà xã hội học Jessie Bernad cho
rằng nam giới và phụ nữ sinh ra trong hai thếgiđi khác nhau tron» một
xã hội “thế giđi hồng của con gái” và “thế giới xanh da ười của con
trai”. Nghiên cứu thái độ của cha mẹ đối vđi con cái cho thấy cả cha
và mẹ đều có khuynh hưđng nhấn mạnh đến sức khoẻ cơ thể, tírh xốc
vác và thành tựu ở con trai, trong khi lại nghĩ con gái phải mểĩầ mại,
nhu mỳ và kém quyết đoán hơn (Witkin - Lanoil, 1984: 66-71). Tiöng
thường, bô' mẹ chuyển tải những kỳ vọng này vào cách đốì xử víi con
cái. Thông điệp ở đây rất rõ, thế giới con gái là thế giới thụ động và
tình cảm, trong khi thế giới con trai là thế giđi độc lập và hành động.
Cha mẹ cũng dạy trẻ cách hiểu tầm quan trọng của giới tính bằnỊ cách
khuyến khích cách ăn mặc và chải chuốt sao cho phù hợp v<s nam
giđi hay nữ giđi. Ngoài ra, đồ chơi cung cấp cho trẻ và cách cia mẹ
yêu cầu trẻ em phụ giúp việc nhà cũng củng cô' thêm thực tế con trai
và con gái sông trong một thế giđi xã hội khác biệt, trên cơ să giđi
tính (J. Macionis, 2004: 394).
Theo ngôn ngữ của T.Parsons, vđi chức năng xã hội hoá cia gia
đình, đứa trẻ được hưđng vào những quy chuẩn phù hợp với vai tò sau
này mà nó sẽ đảm nhiệm. Theo ông, những gì mà đứa trẻ đượchọc là
những khuôn mẫu vể vai trò mà cha, mẹ, thầy giáo và những ng/ời đỡ
đầu của cộng đồng đã thực hiện.
Vđi gia đình Việt Nam, xã hội hoá vai trò giới còn thể hiện rít sớm
qua cách đặt tên của con sao cho phù hợp với giđi tính của trẻ. "ừ xưa
đến nay, đặc biệt là trong xã hội truyền thông, việc đặt tên cho on của

200
_________________________ Cỉiáo trình Xã hôi học về giới

người Việt Nam có sự khuôn mẫu về giđi Vđi đặc điểm của tên đệm
đtíỢc đặc trưng theo giới tính: Thị (con gái) còn con trai không bao giờ
có Uệm chữ Thị mà thường là Văn, hoặc Bá V..V. Điều này giúp cho ta
xát. định khá chính xóc người mang lên dỏ là nam hay nữ. Một nghiên
cứu đã thông kê vổ tên gọi của nữ giđi ở miền Bắc41 cho thây các tên
sau đây có tỷ lệ xuất hiện nhiều nhất: Nga (1,25%), Lan (0,99%), Vân
(0,86%), Tuyết, Thanh (0,78%)... ỏ miền Nam42 các tên gọi sau: Anh
(5%), Lan (3,07%), Dung (2,69%) Hương, Trang (2,30%), Hằng, Ngọc,
Vân (1,53%), Hà, Nga (1,92%), Hoa, Hong (1,15%).
Khảo sát tên của nam giđi: ở miền Bắc : Hùng (3,15%), Tuấn, Sơn
(1,88%), DũngO ,82%), Bình (1,39%). Còn ở miền Nam: Minh (3,24%),
Dũng(2,70%), Hải, Tuấn (2,16%), Nam, Quang, Trí (1,89%)...
Mặc dù không hoàn toàn có tính chất tuyệt đôi, nhưng tên của nam
giới thường mang thuộc tính dương, động, chủ động còn tên nữ giới
mang thuộc tính âm, tĩnh và thụ động43.
Có những điểm khác biệt trong cách đặt tên cho con theo giới tính.
Với những đặc điểm sau:
Đặt tên cho con trai có thể theo những phẩm chất, đức tính mạnh
mẽ: Trung, Hiếu, Hùng, Dũng, Kiên, Cường; những mong ưđc, hoài
bão về công danh sự nghiệp: Thành, Đạt, Công, Danh; những hiện
tượng to lđn trong vũ trụ: Thiên, Nhật, Sơn, Phong, Vũ, Quốc...
Còn đặt tén cho con gái cố thể theo những phẩm hạnh của con gái:
Dung, Hạnh, Ngoan, Hiổn, Dịu, Thảo; tên các loài hoa đẹp, mềm mại:
Lan, Hồng, Huệ, Cúc, Mai; tên các loài chim đẹp có giọng hót hay:
Hoạ Mi, Sơn Ca, Oanh, Yến, Phượng...
Như vậy, trong cách đặt tên cho con, người Việt Nam đã có một ý
thức phân biệt nam/nữ rất rõ ràng và tên của con trai hay con gái đã ít
nhiổu mang những mong ước của cha mẹ đôi với con cái của mình.

41 Phạm Tất Thẳng (1988): Vài nhặn xét về yếu tô' tên đệm trong tên gọi người Việt, trong
Tiếng Việt và ngôn ngữ Đông Nam Á, NBX KHXH, Hà Nôi
42 Lê Trung Hoa (1992): Họ và tên ngưỡì Việt Nam, NXB KHXH, Hà Nội
43 Nguyễn Thê' Truyển (2000): Ngưđi Việt đặt tên cho con như thế nào, Đặc san Ngôn ngữ
và Đời sống, s ĩ Xuân Canh Thìn, tr 8

201
Hoàng Bá Thịnh

Ngày nay, cách đặt tên con tuy vẫn còn mang những đặc điểm nói trên
nhưng đã có những thay đổi đáng chd ý; biểu hiện ở:
Tên con gái hiện nay giảm dần số trường hợp dùng tên đệm là Thị
và thay vào đó bằng những tên đệm mỹ miểu, gợi đến vẻ đẹp
nhiều hơn, như: Bích Ngọc, c ẩ m Lệ, Kiều Dung...
Có sự giao thoa tên giữa hai giới, một số tên trong truyền thông chỉ
đặt cho con trai nay cũng được dùng để đặt tên cho con gái, và
ngược lại, tuy trường hợp như vậy không thật phổ biến.
Vđi hai đặc điểm biến đổi nói trên dẫn đến việc nếu chỉ nghe họ
tên/đọc trên danh sách mà không gặp người thì khó đoán được chính
xác giới tính của người đó. Chúng tôi đã thử như sau: Lấy danh sách
của 5 lđp sinh viên thuộc Khoa Xã hội học (từ khoá 37 đến 42), đếm
tên và đoán giđi tính của sinh viên. Kết quả, chỉ đoán đúng 95% giđi
tính của sinh viên, còn 5% đoán sai trong đó có sự nhầm lẫn về giới tính
do tên của sinh viên đã ’’hoán vị giđi tính” so vđi cách đặt tên truyền
thông.
Nếu ngay từ tuổi âu thơ, trẻ em gái và trẻ em trai không được giáo
dục một cách đúng đắn rằng: tất cẳ chứng ta đều cố thể làm được những
việc khác nhau ưong gia đình và ngoài xã hội; thì khi lớn lên các em
sẽ chỉ quen thực hiện các công việc liên quan đến vai trò giới được
phân định riêng theo giđi tính của mình. Do vậy, hình thành nên hai
giới khác biệt nhau, và ưong những hoàn cảnh cụ thể có thể dẫn đến
những mâu thuẫn, xung khắc không tránh khỏi trong đời sông gia đình.
s .2 .2 .2 . N h à trư ờ n g

Nhà trường tiếp tục quá trình đặt nam và nữ trong những thế giđi
xã hội khác biệt vđi những khuôn mẫu về vai trò giđi. Chương trình phổ
thông bắt đầu phản ánh vai trò khác nhau mà nam và nữ giđi nghĩ là
nên đảm nhận như người lđn. Hưđng dẫn các kỹ năng tập trung vào
chuyện nhà như dinh dưỡng, nấu ăn và thêu thùa, may mặc được đưa
vào các lđp học hầu như là toàn học sinh nữ, trong khi các lđp nghề
mộc hay sửa ô tô thì hầu như chi đành cho học sinh nam. ở đại học,
những định hưđng tương tự cũng diễn ra khi nam giới và nữ giđi được
khuyến khích theo đuổi các môn khác nhau. Theo truyền thông, cắc

202
(Háo trình Xã hội học vê gịới

môn học khoa học tự nhiên - gồm toán, lý , hoá- thường được xem là
mội bộ phận trong thế giới của nam giới. Còn nữ giới được định hưđng
ở các môn học khoa học nhân văn, nghệ thuật, hoặc các môn khoa học
xã hội. Có thể thấy vai trò của nhà tiường trong việc xã hội hoá vai trò
giới thể hiện rất rõ trong các khía cạnh sau:
Vai trỏ của giáo viên: người giáo viên tác động đến học sinh qua
hai hoạt động quan trọng: Một là, việc chọn sách giáo khoa, tài liệu:
hiện nay giáo trình trong giảng dạy, sách giáo khoa nhiều nhưng giáo
viên chọn sách như thế nào để giảng dạy cho học sinh, sinh viên thì
sinh viên nhận được thông tin nhưthế. Hai là, sự uốn nắn của giáo viên
đổi với học sinh trong quan hệ ứng xử theo giới. Chẳng hạn, nam học
sinh chạy nhảy nô đùa thì nhắc nhở nhẹ nhàng, còn với nữ sinh chạy
nhảy trêu đùa thì phạt, phê bình, cho rằng hành vi như vậy không phù
hựp với nữ tính. Bên cạnh đó, giáo viên cũng chịu ảnh hưởng về nam
giới cần phát triển trí tuệ hơn nữ. Qua trắc nghiệm, số học sinh nam -
nữ có điểm toán tương đương nhau thì học sinh nam được động viên
phát triển tài năng, còn học sinh nữ không được động viên như thế.
Thiên hướng quan niệm vai trò giới ảnh hưởng đến giáo viên, định
hưđng ứng xử của họ đổi vđi học sinh nam - nữ là khác nhau.
Một nghiên cứu ở Mỹ cho thấy, giới tính của các giáo SƯcũng ảnh
hưởng đến mức độ tích cực tham gia học tập trên lớp của sinh viên. Theo
đó, trong những lớp do nam giáo sư giảng dạy có tỷ lệ nam và nữ sinh
viên xấp xỉ bằng nhau thì nam sinh viên chiếm khoảng 75% thảo luận
trong lớp. Còn lđp học do nữ giáo sư hướng dẫn thì sự tham gia phát biểu
của nữ sinh viên tăng từ 25% lên 42% ưong khi phát biểu của nam sinh
viên giảm từ 75% xuống còn 58%. Nhiều nữ sinh viên có vẻ thoải mái
hơn trong giờ học của nữ giáo sư. Hiện tượng này được giải thích có thể
do nữ giáo sư rất có thể hướng dẫn những câu hỏi cụ thể cho nữ sinh viên
cũng như nam sinh viên, trong khi nam giáo sư hướng dẫn cho nam sinh
viên gấp hai lần. Giới tính, do vậy cũng là một bộ phận trong động lực
tướng tác giữa các cá nhân trong lớp (Macionis, 2004: 508)
Khuôn mẫu giới trong sách giáo khoa: Những tác động của giáo
viên, cùng với sách giáo khoa, tài liệu giáo dục càng củng cô' thêm
khuôn mẫu vai trò giới đôi vđi người học. Đặc hiệt đỏi vđi các câp học

203
Hoàng Bá Thịnh

phổ thông.Trong hệ thôTig giáo dục ở Việt Nam, sách giáo khoa chuẩn
là những công cụ chính nhằm giảng dạy tất cả các môn và ở tất cả các
cấp học. Sách giáo khoa là nguồn tài liệu chính thức của học sinh, cung
cấp thông tin và hưđng dẫn cho giáo viên dùng để biên soạn bài giảng.
Sách giáo khoa hưđng dẫn sự phát triển vé tri thức, tình cảm và xã hội
cho cả thầy cô giáo và học trò và do vậy nó có ảnh hưởng cao.
Trong hầu hết các hệ thông giáo dục chính quy trên thế giới, sách
giáo khoa phản ánh các giá trị được xã hội châp nhận các thái độ, quan
điểm truyền thông. Vì lý do đó mà sách giáo khoa thường bao gồm các
khuôn mẫu phổ biến hoặc những khái quát hoá về những nhóm người
mà điều này không mô tả đầy đủ tính đa dạng hoặc tiềm năng của loài
người (Chính phủ Australia, Ban Giáo dục, 1991). Khuỗn mẫu giới là
những ý tưỏng hoặc tin tưởng về em gái và phụ nữ, đặc điểm ctí thể,
tính cách, khả năng và vai trò trong xã hội. Sách giáo khoa thường xây
dựng hình ảnh nam giđi và phụ nữ theo vai trò và nghề nghiệp truyền
thông, mà trong đó giđi tính thường bị tách biệt hơn so vđi thực tế ngoài
xã hội.
Khuôn mẫu giđi trong sách giáo khoa mang đến cho học sinh sự
hiểu biết về thế giới chưa đầy đủ hoặc bị thiên lệch, điều này ảnh
hưỏng đến quan điểm của học sinh đối với chính bản thân mình và đổì
với người khác. Khi khuôn mẫu giới được trình bày trong sách giáo
khoa, chúng có xu hưđng hạn chế những mong đợi của khả năng học
sinh và hậu quả hạn chế sự tiếp cận, tham gia, hoạt động và tác động.
Khuôn mẫu giđi cững ảnh hưỏng bất lợi đến những mong muôn về
nghề nghiệp (Leo- Rhynie 1999) bằng cách hạn chế những gì mà trỏ
em cho là những lựa chọn có thể châ”p nhận được.

Một nghiên cứu về bộ sách giáo khoa ở ba bộ môn: Tiếng Việt,


Đạo đức và Giáo dục công dân cho thấy sự hiển hiện của khuôn mẫu
giới trong sách giáo khoa ở Việt Nam. Những hình ảnh và ý tưởng trình
bày trong sách giáo khoa cho thấy trẻ em gái và phụ nữ có vai trò nghề
nghiệp truyền thông ở nhà và trên đồng ruộng, là bác sĩ, y tá chăm sóc
người khác và làm các công việc chân tay. Trẻ em gái và phụ nữ được
mô tả là rụt rè, tình câm, chăm chỉ, trông cậy vào sự giúp đỡ của người
khác và thấp kém hơn nam giới. Trẻ em trai và nam giới được mô tả ít

204
( ìịáo trình Xã hôi hoe vế giới

cỏ vai trò nghề nghiệp truyền thông hơn, làm việc và vui chơi trong
cộng đồng và xã hội, là lãnh đạo, học giả, nhà thám hiểm và là công
nhán được đào tạo. Trẻ em trai và nam giđi được mô tả khoe mạnh, lý
trí, tư tin. sử dụng kỹ thuật, độc lập và được người khác tôn trọng
(Tiếng Việt lđp 1-5, Bộ GD-ĐT 2000; Môn Đạo đức lđp 7, Bộ GD-ĐT
2000, Giáo dục công dân lớp 9, Bộ GD-ĐT 2000).

về vân đề định kiến giới trong sách giáo khoa, báo cáo CEDAW
lần 5&6 cho thấy: Sách giáo khoa ở các trường phổ thông trong giai
đoạn vừa qua vẫn còn có một sô biểu hiện về định kiến giới. Các hình
ảnh và quan niệm được trình bày trong sách giáo khoa vẫn khắc họa vai
trò truyền thống của trỏ em gái và phụ nữ như làm việc nhà, làm ruộng
và các công việc lao động chân tay. Bên cạnh đó, họ thường được mô
tả là rụt rò, trông cậy vào sự giúp đỡ của người khác và thấp kém hơn
nam giđi. Trong khi đó, trẻ em trai và nam giđi thường được khắc hoạ
thông qua hình ảnh các học giả, nhà thám hiểm hay công nhân kỹ thuật
được đào tạo và là những người khỏe mạnh, có lý trí, sử dụng kỹ thuật
thành thạo, độc lập, được người khác tôn trọng. Để khắc phục những
tồn tại nêu trên, sách giáo khoa lđp 1, 2 ,6 và 7 đã được nghiên cứu sửa
đổi theo hướng: sử dụng những hình vẽ minh hoạ thể hiện tỷ lệ cân
bằng về giới tính, nhấn mạnh quyền được đổi xử bình đẳng giữa trẻ em
trai và gái, phê phán những quan niệm, hành vi phân biệt đối xử với
phụ nữ trong gia đình, ngoài xã hội, trong quan hệ vđi bạn bè. Việc xóa
bỏ Uịnh kiến giới trong giáo dục và đào tạo sẽ được Bộ Giáo dục và
Đào tạo tiếp tục chỉ đạo thực hiện thông qua các chương trình, dự án về
biên soạn sách giáo khoa có tích hợp giáo dục giới.
Các nhà giáo dục, người biên soạn ra những tài liệu giáo dục vẫn
chưa có sự nhạy cảm giới đổì vđi vai trò của khuôn mẫu giới trong sách
giáo khoa. Việc thông qua sách giáo khoa chính thức Hội đồng thẩm
định chỉ xem xét tới các vấn để sư phạm mà lãng quên đi vấn đề giới.
Khuôn mẫu giđi trong sách giáo khoa phổ thông ảnh hưởng đôn giáo
viên và học sinh, đặc biệt là những mong muôn của giáo viên tđi thái
độ của học sinh, đào tạo và lựa chọn học hành cao hơn và nghề nghiệp
trong tương lai. Cộng với những thiên lệch về giđi của chính giáo viên,

205
Hoàng Bá Thịnh

khuôn mẫu giđi trong sách giáo khoa càng góp phần củng cố vai trò
giới truyền thống và tạo nên sự tách biệt giới trong thị trường lao động.
5.2.2.3. Nhóm bạn
Khi đến tuổi đi học, trẻ em bắt đầu tương tác nhiều hơn vđi những
người bên ngoài gia đình, nhất là bạn bè cùng trang lứa (peer group) là
những người có cùng sự quan tâm và quan điểm xã hội do cùng độ tuổi.
Đó là những bạn bè chơi cùng ở hàng xóm và sau này trong trường học
và trong các hoạt động vui chơi, giải trí. Tham gia các nhóm bạn cùng
độ tuổi, trẻ em được khuyến khích ứng xử theo “nam tính” vđi các em
trai và ứng xử “nữ tính” đôi vđi các nhóm em gái. Nhóm bạn cùng tuổi
khác vđi gia đình và trường học ở chỗ tạo điều kiện cho trẻ tham gia
vào nhiều hoạt động không có sự giám sát trực tiếp của người lớn.
Trong thực tế, thanh thiếu niên thường tham gia các nhóm bạn cùng
tuổi và họ cô" thoát khỏi sự ràng buộc do thầy cô và bô' mẹ áp đặt.

Nghiên cứu cho thây, nhóm bạn có ảnh hưởng đến trẻ em ngay từ
khi bưđc vào tuổi mẫu giáo, và nhóm bạn tiếp tục phát huy “quyền lực”
của nó lên các cấp phổ thông và cao đẳng, đại học. Nhóm bạn cùng
tuổi đặt biệt có tầm quan trọng trong thời thanh niên, khi thanh niên bắt
đầu cuộc sông xa gia đình và nghĩ về bản thân mình như là những người
lđn có trách nhiệm. Đặc biệt, trong giai đoạn này của đời sông, nhóm
bạn cùng tuổi tạo áp lực mạnh đối với thành viên trong nhóm phải tuân
thủ. Sự tuân thủ theo các chuẩn mực, giá trị của nhóm làm giảm bđt sự
lo âu nẳy sinh do sổng xa gia đình.
s.2.2.4. Truyền thông đại chúng
Truyền thông đại chứng (bao gồm báo, tạp chí, truyền hình, phim)
tác động mạnh đến quá trình xã hội hoá. Mặc dù khuôn mẫu giđi tính
trong phương tiện truyền thông đại chúng đã giảm trong những năm
gần đây, nhưng quảng cáo thương mại không thay đổi nhiều. Nghiên
cứu của Linda Busby (1975) nhận thấy truyền hình và tạp chí quảng
cáo hình ảnh phụ nữ ngồi nhà hơn là đảm nhận vai trò nghề nghiệp.
Hơn nữa, phụ nữ xuất hiện nhiều trong các quảng cáo vật dụng gia đình
như sản phẩm tẩy rửa, thực phẩm, quần áo, đồ điện gia dụng. Trong khi
nam giới áp đảo trong các quảng cáo ô tô, đi lại, dịch vụ ngân hàng,

206
_____________________________ Giáo trình Xã hội học về giới

công ty công nghiệp, và đổ uổng có chất cồn. Hrving Coffman (1979)


cũng kết luận rằng, quảng cáo chuyến tải quan điểm văn hoá liên quan
đên mỗi giới. Trong nghiên cứu quảng cáo trên các tạp chí và nhật báo.
( joffman nhận thây nam giđi thường được đặt trong ảnh có vẻ c ao hơn
nữ, ngụ ý tính vượt trội hơn trong xã hội. Ngoài ra, nữ giới rất có thể
có nhiều hình ảnh hơn so với nam giới trong các tư thế nằm dài (trên
gitrờng hay trên tràng kỷ), hay như trẻ em ngồi trên sàn. Sự biểu hiện
và cử chỉ của nam giđi chuyển tải năng lực và uy quyển, trong khi phụ
nữ xuất hiện trong tư thế giông trẻ con hay ngụ ý phải cung kính người
khác (J. Macionis, 2004: 398-99).
Nghiên cứu cho thây, những tác động của các ấn phẩm văn hoá
đến trẻ em rất sđm, kể từ khi trẻ cm chưa biết đọc, thông qua truyện
tranh. Lenore J.Weitman là giáo sư khoa xã hội học ở Đại học Havard.
Những nghiên cứu của bà chủ yếu tập trung vào xã hội học pháp luật,
vai trò giđi, gia đình, luật lệ gia đình, quá trình thay đổi luật pháp, của
cải, luật ly hôn và ảnh hưởng của xã hội ly hôn. Trong bài báo lần đầu
tiên được xuất bản rộng rãi vào năm 1972, Weitzman và các đồng
nghiệp của bà đã trình bày kết quả của một công trình nghiên cứu và
họ phát hiện ra rằng những cuốn sách đoạt giải thưởng cao chủ yếu viết
về nam giới và tỷ lệ nữ giđi giữa nhân vật nam vđi nhân vật nữ là 11:1.
•Hơn nữa, những cuôn sách này đã khắc hoạ những nhân vật nam bằng
ngôn ngữ tích cực và các nhân vật nữ phần Iđn bằng ngôn ngữ tiêu cực.
C ác nhân vật nam được coi như là những người năng động và ưa phiêu
lưu còn các nhân vật nữ được coi là thụ động. Các nhân vật nam tìm
kiếm những cuộc theo đuổi ihú vị và sự độc lập còn các nhân vật nữ lại
nhứt nhát và phụ thuộc. Phân tích truyện tranh của Weitzman và những
ngurời khác về sự bất bình đẳng giới và ánh hưởng của nó tđi sự phát
trien của cá nhân và những ưđc vọng trong tương lai của một đứa trẻ
đã ¿giúp cho chúng ta hiểu ra nhiều điều mới mẻ.
Truyộn tranh đóng một vai trồ quan trọng trong quá trình xã hội
hoái theo vai trò giđi ở thời kỳ đầu bởi chúng là một công cụ để chuyển
những giá trị xã hội tới đứa trẻ. Qua truyện tranh, trẻ em biết được
nhũìng cậu bé những cô bc khác làm gì, nói và cảm thây như thế nào;
chứing học được thế nào là đúng, là sai; và chúng học được những gì

207
Hoàng Bá Thinh

người ta mong đợi ở trẻ em vào độ tuổi của chúng. Ngoài ra, các cuốn
truyện tranh cung cấp những mô hình vai trò - những hình ảnh mà các
em có thể và nên trở thành giống như thế khi trưởng thành.
Truyện của trẻ em phản ánh những giá trị văn hoá và là công cụ
quan trọng để thuyết phục trẻ em chấp nhận những giá trị này. Những
cuốn truyện này cũng chứa đựng những “công thức” về giới, khuyến
khích trẻ em tuân theo nhưng chuẩn mực về hành vi có thể chấp nhận.
Hiệp hội nghiên cứu trẻ em (1969) đã thừa nhân tiểm năng xã hội
hoá của sách truyện. Họ đã khẳng định rằng cần phải xét tđi những
ảnh hưđng về tình cảm và trí tuệ đốì vđi độc giả trẻ tuổi. Vì vậy, họ
đề nghị rằng sách truyện của trẻ em nên trình bày những giá trị đạo
đức tích cực....
Xã hội hoá theo vai trò giđi tạo thành một trong những kinh
nghiệm học hỏi quan trọng nhất của trẻ em. Khi trẻ em và học lđp mẫu
giáo, chúng đã có thể phân biệt được vai trò của giới. Các bé trai đã
gắn mình vđi vai trò của nam giđi và các bé gái tự gắn mình vđi vai trò
của nữ giới (Brown 1956). Chứng cũng học được những hành vi phù
hợp vđi bé trai và vđi bé gái, cũng như vđi phụ nữ và nam giđi. Hartley
(1960) đã cho thấy rằng cho đến khi trẻ em được bôn tuổi, chứng đã
nhận ra rằng vai trò chủ yếu của nữ giđi là nội trợ còn vai trồ chủ yếu
của nam giđi là kiếm tiền.
Ngoài việc nhận biết được những đặc tníng cũng như những mong
đợi vể vai trò của giới, các cậu bé và cổ bé được xã hội hóa để châ'p
nhận định nghĩa của xã hội về giá trị tương ứng của mỗi giđi và để thừa
nhận những đặc điểm điển hình về nhân cách của mỗi giới. Xét ở mức
độ tương đổíi thì chúng ta nhận ra rằng các bé trai được đánh giá cao
hơn các bé gái, khi xem xét sự khác nhau về tính cách, chúng “học”
được rằng các bé trai vốn chủ động và giàu ý chí trong khi các bé gái
thì bị động và giàu cảm xúc. Các bé trai tám tuổi miêu tả các bé gái là
những người sạch sẽ, gọn gàng, yên lặng, dịu dàng và nhút nhát trong
khi coi những người phụ nữ trưởng thành là không thông minh, không
hiệu quả, không có tính phiêu lưu, khó chịu và trục lợi (Hartley 1959).
Maccoby đã nhận thây rằng, trong cuộc sôlng, thời kỳ đầu bé gái thường
thành công hơn bé trai nhưng dần dần chúng bị tụt lại sau khi chúng
được xã hội hoá (Maccoby, 1966).

208
__ ______________________ ( náo trình Xã hôi hoc về giới

Mặc dù trong thực tế phu nữ sử dụng phần nhiều thời gian của
mình với những phụ nữ khác, các cuốn truyện tranh đã ám chỉ rằng phụ
nữ không thể tồn tại nếu không có nam giới. Vai trò của phần lđn các
cô g á i được quyốt định CTÍ bản trong mối quan hộ vđi vai trò của nam
giới trong cuộc sông. Các cô bé thường đưực khắc hoạ là những húp bê
xinh đẹp không làm gì cả ngoài việc được ngưỡng mộ và làm người
khác hài lòng. Nụ cười thường trực trên môi của họ dạy rằng phụ nữ
sinh ra để làm hài lòng người khác, làm người khác cười và cảm thấy
hạnh phúc. Hình ảnh này có thể phản ánh những giá trị của các ông bô"
thuộc tầng lớp trung lưu đôi vđi con cái họ. Aberle và Naegele (1960,
tr. 188-198) đã cho thấy rằng điều làm cho các ông bố hài lòng về con
cái của mình dường như là sự dễ thương, ngọt ngào, xinh đẹp, giàu tình
cảm và được mọi người ưa thích.
Nếu chúng ta đi theo các cậu bé, cô bé trong quá trình lớn lên và
tailing thành chúng ta sẽ thầy sự phát triển của các vai trò phục vụ của
người phụ nữ từ khi còn nhỏ tuổi. Chúng ta thấy rằng trong các cuốn
truyện tranh, các cô bé đủ lớn để tưới hoa hồng, nhào bột làm bánh,
dọn bàn ăn, làm y tá và giúp đỡ bác sỹ (tất nhiên bác sỹ là nam giới),
hái quả, lấy sữa từ tủ lạnh, chuẩn bị chế độ cho trẻ em và cho em trai
ăn. Thật “tiện lợi” cho những người chồng tương lai, các cô gái trong
truyện đã học cách giặt, là, phđi quần áo cho khô, nâu ăn và dọn bàn.
Tất nhiên khi các cậu con trai lớn lên thì chúng thường tham gia những
hợat động năng động hớn: bát bướm, cắt cỏ, diễu hành, đến vườn thú
cho voi ăn, đóng đinh ỡ bàn thợ mộc.

Sự cứng nhắc của những khuôn mẫu giới không chỉ có hại đốì với
những hc gái. Các bc trai cũng có thể bị cảm thây bị gò ép không kém,
khi phải trở ncn luôn luôn dũng cẳm, khổng biết sợ và thông minh.
Trong khi các cô gái được phép bày tỏ cảm xúc khá nhiều thì một
chàng trai mà khốc hay bộc lộ sự sỢ hãi là chuyện khổng thể chấp nhận
được. Cũng giống như những cô gái là nữ anh hùng trong các truyện
tranh mang ten con trai hay là công chúa ngoại quốc, chỉ có nhân vật
nam khóc trong truyện tranh là động vật: Êch nhái hay lừa....
Xã hội hoá vai trò giđi còn được củng cố thêm bởi các phương tiện
truyền thông đại chúng, ví dụ như quảng cáo trên truyền hình,
Internet,.v.v...

209
Hoàng Bá Thịnh

5.3. Lý thuyết về xã hội hoá vai trò giới


5.3.1. Thuyết học hỏi xã hội
Thuyết học hỏi xã hội do Bandura (1977) và Mischel (1970) khởi
xưđng, thuyết này cho rằng hành vi của trẻ em bị chi phôi, uô'n nắn bởi
hành vi của người khác, đặc biệt là của cha mẹ (Nguyễn Xuân Nghĩa,
2000: 101).

Thuyết học hỏi xã hội xác định xã hội hoá dựa trên những phần
thưởng và sự trừng phạt. Trẻ em đạt được phần thưởng vì những hành
vi phù hợp và bị trừng phạt khi có những hành vi không phù hợp. Cững
giống như các hành vi khác, vai trò giđi được học hỏi trực tiếp thổng
qua những phần thưởng và những lời phê bình, trách mắng, và gián tiếp
thông qua quan sát và bắt chưđc (Bandura, 1986). Khi thực hiện các
hành vi, trẻ em thường suy nghĩ về những hành vi của con gái hoặc con
trai và cần nhắc hành vi đó vđi gắn vđi những phần thưởng. Điều này
tạo nên cơ sở cho bản sắc giđi, khi một đứa trẻ phát triển sự nhận thức
rằng hai giđi tính ứng xử khác nhau và do vậy các vai trò của hai giđi
là đúng. Các mồ hình ứng xử vể vai ưò giđi của cha mẹ, thầy cô giáo,
bạn cùng trang lứa trong những năm đầu của xã hội hoá được trẻ em
bắt chưđc. Thuyết học hỏi xã hội không chú ý đến những ảnh hưởng
của yếu tô'sinh học, hoặc những quá trình bên trong khác, nhưng thuyết
này nhìn xã hội hoá giới trong điều kiện những ảnh hưởng của môi
trường.

Nhận diện vai trò giới của cha mẹ có thể ảnh hưởng đến kiểu hình
hành vi được tán thưởng hay chê trách của trẻ em. Chẳng hạn, nghiên
cứu trên phạm vi rộng lđn của Jacobs và Eccles (1992) đã phát hiện ảnh
hưởng của những niềm tin khuôn mẫu giđi vể nhận thức của người mẹ
của những đứa trẻ 11-12 tuổi. Kết quả cho thấy những người mẹ tin
rằng con gái họ có năng lực toán học thấp hơn con trai, cũng như năng
lực thể thao của con trai tốt hơn con gái. Vai trò xã hội cũng ảnh hưởng
đến việc con người học hỏi vai ưò giđi của họ như thế nào. Ví như,
hành vi của nam giđi và phụ nữ, trong một mức độ nhất định, là một
chức năng của vai trò xã hội bổ sung vào vai trò giới.

210
(ìiátì trình Xã hôi hoc về giới

Tât nhiên, sự bắt chước và những phần thưởng là quan trọng,


nhưng thuyêt học hỏi xã hội có bất lợi là sự thiếu nhât quán của nó.
Chẳng hạn, một cổ gái có thể nhận được cho một hành động nam tính,
ví dụ đạt thành tích xuất sắc trong thể thao, nhưng vẫn duy trì những
khía cạnh vai trò nữ tính (D. K. Ivy và p. Backlund, 2000: 78-79).
5.3.2. Thuyết phát triển nhận thức

Jean Piagct (1896- 1980) trở thành nhà tâm lý học lỗi lạc nhất thế
kỷ, phần lđn quan điểm của ông đều tập trung vào nhận thức của con
người. Ổng xác định bôYi giai đoạn phát triển của nhận thức, mà ông
khẳng định phản ánh sự trưỏng ihành về mặt sinh học cũng như gia tăng
kinh nghiệm xã hội. Đổ là:

Giai đoạn vận động cảm giác: Mức độ phát triển của con người
trong thếgiới được hiểu chỉ bằng các giác quan theo nghĩa tiếp xúc cụ
thể. Trong giai đoạn này, tương ứng vđi khoảng thời gian hai năm đầu
tiên trong đời sổng, trẻ em khám phá thế giới thông qua sự sờ mó, thúc,
đẩy, bú, mút và lắng nghe. Mặc dù nồ lực của trẻ em trong việc bắt
chước hành động hay âm thanh của người khác ngày càng tinh vi hơn
trong giai đoạn vận động cảm giác, nhưng trẻ em không có khả năng
sử dụng các ký hiệu. Vì thế, trẻ sơ sinh không thể hành động có suy
nghĩ, chúng chỉ hiểu thế giới qua kinh nghiệm cụ thể trực tiếp.

Giai đoạn tiền suy nghĩ: Đây là giai đoạn thứ hai được Piaget mô
tả chỉ mức độ phát triển của con ngữời trong đó ngôn ngữ và các ký
hiệu khác được sử dụng lần đầu tiên. Giai đoạn này bắt đầu từ khi hai
tuổi đến bảy tuổi. Giai đoạn này, trẻ em có thể nhận thức một vấn đề
nào đó không cần phải tiếp xúc trực tiếp. Trẻ em cũng có thể phân biệt
giữa ý tưỏng và thực tế khách quan.

Giai đoạn suy tính cụ thể: Là giai đoạn thứ ba theo Piaget, với mức
độ phát triển của nhận thức con người biểu hiện bằng việc sử dụng tính
lôgic để hiểu đồ vật hay sự kiện, nhưng không phải Iheo nghĩa trừu
tượng. Trong giai đoạn này, thường tương ứng với độ tuổi 7 đến 11. Trẻ
em bắt đầu suy nghĩ một cách lý luận, gắn liền vđi một sự kiện hay đồ
vật cụ thể bằng một hay nhiều biểu tượng.

211
Hoàng Bá Thịnh

Giai đoạn suy tính hình thức: Là mức độ phát triển của con rgười
được biểu thị bằng những khả năng tư duy trừu tượng cao và khả năng
tưởng tượng những điều thay thế cho hiện tại. Bắt đầu khi 12 tuổi, trẻ
em có khả năng suy nghĩ vể chính mình và thế giới theo nghĩa trừu
tượng hơn là theo các tình huống cụ thể.
Có thể thấy, Piaget tin rằng con người trong mỗi nền văn hoá phát
triển liên tục theo bôn giai đoạn nói trên. Nhưng ông cũng lưu ý đc tuổi
chính xác đạt đến từng giai đoạn lại khác nhau ở mỗi người tuỳ
thuộc khả năng trí tuệ bẩm sinh và mức độ hiểu biết xã hội. Hcín
nữa, không phải ai cũng đạt đến giai đoạn hoạt động chính thức sau
cùng (J. Macionis, 2004: 160-62).
Đề cập đến lý thuyết phát triển nhận thức không thể quên mCTng
công trình nghiên cứu của L. Kohlberg là những nghiên cứu đầi tiên
ứng dụng lôi tiếp cận nhận thức nhằm tìm hiểu sự phát triển của vũ trò
giđi. Kohlberg (1966) giải thích rằng trẻ em học các vai trò giđt của
chúng tuỳ thuộc vào mức độ phát triển nhận thức và mức độ tiến bò của
thế giới. Theo quan điểm của Kohlberg, trẻ em không có nhận thức một
cách bền vững về giới tính của chúng trong khoảng độ tuổi 5 đến 7, cho
dù ỏ tuổi lên 3 trẻ hắt đầu tự xác định giđị tính cho mình và gán nhãn
cho những gì liên quan đến chúng.

Tóm tốt
Chương 6 giúp chúng ta hiểu được bản sắc giđi qua các khái niệm
nam tính, nữ tính cùng với các thành tô' của tạo nên bản sắc giđi. Điều
này tác động đến nhận thức của cá nhân về các phẩm chất cần có của
phụ nữ và nam giới. Chương cũng giđi thiệu các khái niệm về vũ trò
xã hội, vai trò giđi cùng vđi các vai trò cơ bản của giđi. Sự giải thích
vai trò giđi theo quan điểm xã hội học giúp chúng ta hiểu thêm sựphiân
công lao động theo giđi. Đổng thời, quá trình xã hội hoá vai trò gđii từ
khi còn trẻ thơ đến lúc trưởng thành với các môi trường xã hội hcá ^ai
trò giới không chỉ giúp cho việc hiểu được vì sao khuôn mẫu giđi lú Itác
động mạnh đến mỗi cá nhân, mà còn giúp chúng ta hiểu thêm quá trìình
xã hội hoá con người nói chung vđi các mức độ thành công khác ih.au.
Một sô" lý thuyết vổ xã hội hoá vai trò giđi gổp phần làm sáng tỏ htêm
cách tiếp cận xã hội học về vai trò giới.

212
_______________________ ( Ìiáo trình Xã hôi học về giới

cỏu hói ôn tộp


I. ỉ'hân tích cách thành tố của hản sắc giới,

2.. . rinh ijúctii ù it Hi Xíi hoi ỈIOC vc Víti iru £ĩkJi.

3. rhân tích các vai trò cơ bản của giđi.


4. Trình hày quan điểm xã hội học về phân công lao động xã hội và
fhân công lao động theo giới.
5. I hán tích các mỏi trường xã hội hoá vai trò giới.
6. Trình bày các lý thuyết về xã hội hoá vai trò giđi.

Tài liệu đọc thêm

1. Hoàng Bá Thịnh (2002): Vai trò của người phụ nữ nông thôn trong
(ông nghiệp hoú nông nghiệp, nông íhôn\ NXB Chính trị Quốc gia,
Hà Nội.
2. Nguyễn Xuân Nghĩa (2000): Quá trình xã hội hoá vai trò giới ở trẻ
em\ Ban xuất bản Đại học Mỏ Bán công Tp. Hồ Chí Minh.
3. linda. L. Lindsey - Sandra Christie (1994): Gender Roles -
A Sociological Perspective; Prentice Hall.

213

You might also like