Nghiên Cứu Phát Triển Du Lịch Nông Thôn Tỉnh an Giang

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 166

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

TRẦN THỊ TUYẾT VÂN

NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DU LỊCH


NÔNG THÔN TỈNH AN GIANG

LUẬN VĂN THẠC SĨ DU LỊCH

Hà Nội, 2015
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

TRẦN THỊ TUYẾT VÂN

NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DU LỊCH


NÔNG THÔN TỈNH AN GIANG

Chuyên ngành: Du lịch


(Chương trình đào tạo thí điểm)

LUẬN VĂN THẠC SĨ DU LỊCH

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Phạm Hồng Long

Hà Nội, 2015
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1.Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................. 1
2.Tổng quan tình hình nghiên cứu .................................................................... 2
3.Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu ............................................... 5
4. Mục tiêu nghiên cứu ...................................................................................... 6
5.Quan điểm và phương pháp nghiên cứu ........................................................ 6
6.Kết cấu của luận văn ...................................................................................... 8
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ DU LỊCH NÔNG THÔN VÀ PHÁT
TRIỂN DU LỊCH NÔNG THÔN TẠI VIỆT NAM ..................................... 9
1.1. Khái quát chung về du lịch nông thôn ................................................... 9
1.1.1.Khái niệm về nông thôn ........................................................................... 9
1.1.2. Khái niệm về du lịch nông thôn ............................................................ 10
1.1.3. Khái niệm phát triển du lịch nông thôn ................................................ 14
1.1.4. Các loại hình du lịch nông thôn ............................................................ 15
1.1.5. Tác động của du lịch nông thôn ............................................................ 18
1.2. Cơ sở lý luận về phát triển du lịch nông thôn ..................................... 21
1.2.1. Xác định giai đoạn của chu kỳ phát triển của du lịch nông thôn ......... 21
1.2.2. Quy trình và phương pháp phát triển du lịch nông thôn ...................... 22
1.2.3. Nguyên tắc khi phát triển du lịch nông thôn ......................................... 23
1.2.4. Những bên liên quan tham gia vào phát triển du lịch nông thôn ......... 24
1.3. Lịch sử ra đời và phát triển của du lịch nông thôn trên thế giới ...... 26
1.4. Tiềm năng và sự cần thiết phát triển loại hình du lịch nông thôn ở
Việt Nam ......................................................................................................... 30
1.4.1. Tiềm năng phát triển loại hình du lịch nông thôn ở Việt Nam ............. 30
1.4.2. Sự cần thiết phát triển du lịch nông thôn ở Việt Nam .......................... 31
1.4.3. Bài học kinh nghiệm từ các mô hình phát triển du lịch nông thôn trên
thế giới và ở Việt Nam cần nghiên cứu và học tập ......................................... 33
*Tiểu kết chƣơng 1 ........................................................................................ 34
CHƢƠNG 2: TIỀM NĂNG VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU
LỊCH NÔNG THÔN TỈNH AN GIANG .................................................... 36
2.1. Tổng quan chung tình hình hoạt động du lịch tỉnh An Giang ........... 36
2.1.1. Thực trạng phát triển du lịch tỉnh An Giang ........................................ 36
2.1.2. Lượng khách du lịch đến An Giang giai đoạn 2005-2014.................... 37
2.2. Tiềm năng phát triển du lịch nông thôn tỉnh An Giang ..................... 39
2.2.1.Vị trí địa lý .............................................................................................. 39
2.2.2. Tiềm năng tự nhiên ................................................................................ 40
2.2.3. Tiềm năng nhân văn ............................................................................... 45
2.2.4. Tiềm năng về sản xuất nông nghiệp ...................................................... 53
2.3. Thực trạng phát triển du lịch nông thôn tỉnh An Giang .................... 54
2.3.1. Quy trình phát triển của mô hình du lịch nông thôn tỉnh An Giang ..... 54
2.3.2. Hiệu quả từ sự phát triển du lịch nông thôn ở An Giang ..................... 61
2.3.3. Chính sách phát triển du lịch nông thôn cho các bên liên quan .......... 75
2.4. Đánh giá về hoạt động phát triển du lịch nông thôn tại An Giang ... 77
*Tiểu kết chƣơng 2 ........................................................................................ 81
CHƢƠNG 3: ĐỊNH HƢỚNG, GIẢI PHÁP CHIẾN LƢỢC PHÁT
TRIỂN DU LỊCH NÔNG THÔN TỈNH AN GIANG ............................... 83
3.1. Định hƣớng phát triển du lịch nông thôn tỉnh An Giang................... 83
3.1.1. Định hướng phát triển chung cho loại hình du lịch nông thôn ............ 83
3.1.2. Xây dựng mô hình kinh tế nông thôn .................................................... 83
3.1.3. Khuyến khích người dân nông thôn tham gia làm du lịch .................... 85
3.1.4. Phát triển du lịch nông thôn gắn với bảo vệ môi trường và cảnh quan
thiên nhiên ....................................................................................................... 86
3.2. Một số giải pháp phát triển du lịch nông thôn .................................... 87
3.2.1. Đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật ....................... 87
3.2.2. Nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch nông thôn ................................... 90
3.2.3. Xây dựng các chương trình xúc tiến, quảng bá, kích cầu du lịch ......... 94
3.2.4. Liên kết đào tạo và phát triển nguồn nhân lực ..................................... 98
3.2.5. Quy hoạch phát triển du lịch nông thôn tỉnh An Giang ...................... 101
3.2.6. Tăng cường quản lý công tác của địa phương ................................... 102
3.2.7. Tiến trình thực hiện các giải pháp phát triển du lịch nông thôn ........ 104
3.3. Một số kiến nghị ................................................................................... 106
3.3.1. Kiến nghị đối với cơ quan quản lý Nhà nước về du lịch ..................... 106
3.3.2. Kiến nghị đối với các doanh nghiệp, công ty du lịch .......................... 107
3.3.3. Kiến nghị đối với chính quyền địa phương ......................................... 108
3.3.4. Kiến nghị đối với cộng đồng địa phương ............................................ 108
3.3.5. Kiến nghị đối với khách du lịch .......................................................... 109
*Tiểu kết chƣơng 3 ...................................................................................... 110
KẾT LUẬN .................................................................................................. 111
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 113
PHỤ LỤC
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: So sánh sự khác nhau giữa nông thôn và thành thị ....................... 10
Bảng 1.2: Đặc trưng của du lịch nông thôn và du lịch thành thị ................... 13
Bảng 1.3: Một số loại hình du lịch nông thôn ................................................ 16
Bảng 1.4: Các tác động của du lịch nông thôn .............................................. 20
Bảng 1.5: Định nghĩa chu kỳ phát triển du lịch ............................................. 22
Bảng 2.1: Lượng khách du lịch đến tỉnh An Giang giai đoạn 2005-2009 ..... 38
Bảng 2.2: Lượt khách du lịch đến tỉnh An Giang giai đoạn 2010-2014 ........ 39
Bảng 2.3: Các di tích lịch sử - văn hóa được xếp hạng cấp quốc gia ............ 46
Bảng 2.4: Một số lễ hội trên địa bàn tỉnh An Giang ...................................... 50
Bảng 2.5: Các làng nghề tiểu thủ công nghiệp truyền thống tỉnh An Giang ....... 51
Bảng 2.6: Đặc trưng vùng nông thôn để phát triển loại hình du lịch nông thôn .... 55
Bảng 2.7. Các vùng được chọn phát triển loại hình du lịch nông thôn ......... 59
Bảng 2.8: Kết quả kinh doanh du lịch nông thôn tỉnh An Giang giai đoạn 1 ...... 61
Bảng 2.9: Kết quả kinh doanh du lịch nông thôn tỉnh An Giang giai đoạn 2 ...... 62
Bảng 2.10: Khảo sát mục đích du lịch của khách đến tỉnh An Giang ........... 62
Bảng 2.11: Thực trạng đầu tư cơ sở hạ tầng du lịch nông thôn An Giang .... 64
Bảng 2.12: Số lượng cơ sở lưu trú tại các huyện/TP của An Giang .............. 65
Bảng 2.13: Số lượng nhà nghỉ homestay tại các huyện/Tp của An Giang .... 66
Bảng 2.14: Khảo sát loại hình lưu trú của khách du lịch ............................... 66
Bảng 2.15: Các hạng mục trang thiết bị đầu tư cho dịch vụ homestay ......... 67
Bảng 2.16: Đánh giá của KDL về các món ăn truyền thống ......................... 69
Bảng 2.17: Các hạng mục đầu tư phương tiện vận chuyển của du lịch nông
thôn tỉnh An Giang .......................................................................................... 69
Bảng 2.18: Các lớp tập huấn nhân lực cho du lịch nông thôn ....................... 71
Bảng 2.19: Hoạt động quảng bá du lịch nông thôn của An Giang ................ 74
Bảng 3.1: Trình tự thực hiện giải pháp phát triển du lịch nông thôn An Giang ... 104
DANH MỤC BIỂU ĐỒ - SƠ ĐỒ

Danh mục biểu đồ


Biểu đồ 2.1:Nguồn thu nhập thêm từ hoạt động du lịch nông thôn ............... 64

Danh mục sơ đồ
Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức du lịch nông thôn tỉnh An Giang ......................... 57
MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài
Những năm gần đây, Việt Nam đã nỗ lựctìm hướng phát triển để nâng tầm vị
thế của du lịch Việt Nam trên bản đồ du lịch thế giới. Tài nguyên du lịch của Việt
Nam đa dạng, phong phú, trải dọc miền đất nước…mang đến cho nước ta lợi thế du
lịch vô cùng to lớn. Tuy nhiên sự phát triển của ngành vẫn chưa tương xứng với tiềm
năng vốn có của nó. Sự trùng lặp trong các sản phẩm dịch vụ, yếu kém trong khả năng
cung cấp các sản phẩm du lịch đặc trưng, đặc sắc khiến cho ngành du lịch Việt Nam
không tạo được ấn tượng trong lòng khách quốc tế cũng như khách nội địa.
Việt Nam với xuất phát điểm là một quốc gia có nền sản xuất nông nghiệp
lâu đời trong khu vực và trên thế giới. Lịch sử Việt Nam gắn liền với nông thôn,
nông nghiệp truyền thống. Định hướng của Đảng và Nhà nước nhằm chuyển dịch
cơ cấu kinh tế từ sản xuất nông nghiệp sang các ngành công nghiệp, dịch vụcòn gặp
rất nhiều khó khăn trong các vấn đề giải quyết việc làm, tăng nguồn thu nhập ổn
định cho cư dân nông thôn, tạosự phát triển bền vững trong tương lai. Bên cạnh đó
các mối quan tâm về sự thay đổi cơ cấu hệ thống kinh tế tại nông thôn sẽ phá vỡ các
truyền thống văn hóa vốn có tại các làng, bản, địa phương. Các giá trị văn hóa sẽ bị
mai một hoặc biến chất do chạy theo sự thay đổi của xã hội cũng là một trong
những vấn đề quan trọng được các cơ quan chức năng đặc biệt lưu ý.
Để giải quyết những khó khăn trên, ngành du lịch Việt Nam cần tìm ra một
hướng đi khác. Tìm và khai thác một loại hình du lịch mới, có nét đặc trưng riêng
biệt từ nguồn tài nguyên nông thôn, nông nghiệp to lớn hiện có của Việt Nam. Xử
lýđược các thực trạng trên, ngành du lịch Việt Nam đã có thể giải quyết được các
vấn đề cấp bách hiện nay, giải được bài toán về vấn đề tìm hướng đi riêng biệt cho
du lịch Việt Nam, giải quyết vấn đề công ăn việc làm, tạo thêm sinh kế mới cho cư
dân nông thôn. Thông qua du lịch có thể lưu giữ được những nét văn hóa của cư
dân nông nghiệp truyền thống, các giá trị nhân văn hiện vẫn còn được bảo tồn và
lưu truyền trong nông thôn. Phát triển một cách bền vững là hướng phát triển giúp
cho Việt Nam có thể chuyển dịch cơ cấu kinh tế một cách hiệu quả và đạt được
thành công.

1
An Giang là tỉnh có nền kinh tế nông nghiệp chủ yếu của đồng bằng sông
Cửu Long với đất nông nghiệp chiếm 75% diện tích, có 73% dân số sống ở nông
thôn và 71% lao động hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp(1). Sản lượng lương
thực An Giang cung cấp cho khu vực và cả nước luôn chiếm số lượng lớn. Tuy
nhiên, trong nền kinh tế hiện nay, vấn đề lao động trong nông nghiệp đang rất được
quan tâm. Nguồn lao động tại nông thôn của tỉnh giảm đáng kể qua từng năm, do
tâm lý đổ xô tìm kiếm công việc tại các khu công nghiệp thành phố lớn, thu nhập
thấp, công việc nặng nhọc, không tạo được sức hút đối với các lao động trẻ, tỷ lệ đất
canh tác nông nghiệp giảm dần, đang gây ra nguy cơ về vấn đề đảm bảo lương thực
cho Việt Nam, cũng như xuất khẩu lương thực ra thế giới.
Tỉnh An Giang đang đứng trước những cơ hội và thách thức trong vấn đề
giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân địa phương nhưng vẫn phải
đảm bảo nguồn lương thực cho đất nước và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh theo
định hướng của Đảng và Nhà nước trong thời gian tới. Thực trạng trên đòi hỏicác
cơ quan chức năng, lãnh đạo tỉnh cần tìm hướng giải quyết. Cùng với các ngành,
nghề khác trên địa bàn, ngành du lịch đã có nhiều nghiên cứu tìm hướng đi thích
hợp để khai thác tốt tiềm năng du lịch, giải quyết vấn đề việc làm cho một bộ phận
lao động trẻ, chuyển dịch cơ cấu kinh tế sang các ngành dịch vụ, cung cấp hàng hóa
xuất khẩu tại chỗ các mặt hàng nông sản, thủ công mỹ nghệ… Tạo nguồn thu nhập
thêm bên cạnh nguồn thu chủ yếu từ hoạt động canh tác nông nghiệp.
Từ các lý do trên, học viên lựa chọn “Nghiên cứu phát triển du lịch nông
thôn tỉnh An Giang” làm đề tài luận văn tốt nghiệp của mình.
2.Tổng quan tình hình nghiên cứu
Dưới góc độ khoa học, nghiên cứu phát triển du lịch nông thôn tỉnh An Giang là
một đề tài mới. Tuy vậy, trên thế giới và ở Việt Nam cũng đã có nhiều công trình
nghiên cứu về loại hình du lịch này, được thực hiện ở nhiều quy mô, phạm vi và địa
phương khác nhau. Trong phần này, tác giả tiến hành tổng quan tình hình nghiên cứu
để hệ thống cơ sở lí luận hoàn chỉnh về loại hình du lịch nông thôn. Trên cơ sở đó có
thể đưa vào vận dụng, khai thác tiềm năng tại các nông thôn ở Việt Nam.
1
Niên giám thống kê tỉnh An Giang, 2013

2
Trên thế giới
Richard và Julia Sharpley trong cuốn “Giới thiệu về du lịch nông thôn”đưa
racác nghiên cứu về mô hình du lịch nông thôn, các bài học từ thực tiễn trong việc
áp dụng tại nhiều quốc gia khác nhau trên thế giới. Công trình nghiên cứu đưa ra
các khái niệm du lịch nông thôn, định nghĩa nguồn tài nguyên du lịch, yêu cầu cần
cho phát triển du lịch, thế nào là sản phẩm, thị trường và các chiến lược nhằm
quảngbá du lịch nông thôn. Nghiên cứu đã mang lại kiến thức, sự hiểu biết một cách
khái quát nhất về loại hình du lịch này trên thế giới. [29]
Sue, Beeton trong cuốn “Phát triển cộng đồng từ du lịch”đã hệ thống hóa cơ
sở lý luận về du lịch cộng đồng nông thôn,lập kế hoạch cho du lịch cộng đồng tại
nông thôn, xúc tiến phát triển du lịch ở nông thôn, phát triển cộng đồng thông qua
hoạt động du lịch. [24, pg 141-163]
E.Wanda George, Heather Mair và Donald G.Reid trong cuốn “Phát triển du
lịch nông thôn: sự biến đổi phong tục tập quán và văn hóa địa phương”trình bài các
nghiên cứu liên quan đến: phát triển du lịch tại vùng nông thôn, vai trò của văn hóa
bản địa trong hoạt động du lịch nông thôn, sự thay đổi vùng nông thôn, vai trò của
cộng đồng địa phương trong quá trình phát triển du lịch. Nghiên cứu trực tiếp tác
động của du lịch nông thôn và sự thay đổi văn hóa từ các địa phương: Port Stanley
(Ontario), Vulcan (Alberta), Canso (Nova Scotia). [27]
Grey Richards and Dereck Hall trong cuốn “Du lịch và phát triển cộng
đồng”đưa ra những khái niệm, đặc điểm về sự tham gia du lịch của cộng đồng,
phương pháp tiếp cận lập kế hoạch phát triển du lịch bền vững gắn với phát triển
cộng đồng, phát triển các doanh nghiệp nhỏ của cộng đồng, các tiêu chuẩn của môi
trường và đo lường điểm đến. Trong cuốn sách còn đề cập đến các công cụ tiếp thị
cho cộng đồng nông thôn và phát triển du lịch. Những mô hình và kinh nghiệm thực
tiễn để phát triển du lịch cộng đồng ở nhiều quốc gia trên thế giới. [30]
Stephen J.Page , Don Getz trong cuốn “Thực trạng kinh doanh du lịch nông
thôn trên thế giới” đã đề cập các vấn đề văn hóa và kinh doanh trong du lịch nông
thôn. Trong đó tác giả trình bày các hoạt động kinh doanh, chiến lược, tài chính,
hoạt động marketing cho du lịch nông thôn. Ngoài hệ thống cơ sở lý thuyết, còn là

3
những bài học kinh nghiệm từ thực tiễn hoạt động tại các quốc gia: Mỹ, Trung
Quốc, Canada, Đức, Australia, New Zealand,…[29]
Theo ETC(2) trong một cuộc thảo luận chuyên đề về “Du lịch nông thôn: Vấn
đề giải quyết việc làm, phát triển địa phương và môi trường”, trong báo cáo đã nêu
lên các vấn đề cơ bản của du lịch nông thôn, thông qua các chủ đề: sản phẩm, thị
trường, lĩnh vực marketing, đào tạo nhân lực, sự đa dạng của loại hình du lịch nông
thôn,thách thức của quá trình phát triển du lịch nông thôn đối với cộng đồng địa
phương. Bên cạnh đó, đặt ra các vấn đề quan trọng khác như: phát triển địa phương,
bảo vệ môi trường và các chính sách hỗ trợ từ chính các quốc gia có loại hình du
lịch nông thôn. Thông qua hội thảo ETC đã đưa ra các triển vọng phát triển loại
hình du lịch nông thôn trong tương lai. Hợp tác để đảm bảo chất lượng của các sản
phẩm du lịch tại địa phương. Thông qua các chuyên đề ETC cũng đã nêu lênquan
điểm, cách nhìn nhận về du lịch nông thôn, các bài học thực tiễn được áp dụng từ
các làng quê, vườn quốc gia, biển, đảo…[32]
Ở Việt Nam
Các công trình nghiên cứu về loại hình du lịch nông thôn chưa có nhiều,
trước hết phải kể đến một công trình khoa học có giá trị lý thuyết và thực tiễn cho
phát triển du lịch nông thôn Việt Nam, chính là “Cẩm nang thực tiễn phát triển du
lịch nông thôn Việt Nam”. Công trình này là kết quả hợp tác giữa Việt Nam – Nhật
Bản, trong năm 2013. Tổng cục Du lịch Việt Nam đã giao Viện Nghiên cứu Phát
triển Du lịch phối hợp cùng Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) biên tập và
xuất bản cuốn “Cẩm nang thực tiễn phát triển du lịch nông thôn Việt Nam” trên cơ
sở đúc rút kết quả thực hiện các dự án hỗ trợ phát triển du lịch của Nhật Bản tại các
vùng nông thôn của Việt Nam là: Đường Lâm (Hà Nội), Hồng Phong (Hải Dương),
Đông Hòa Hiệp (Tiền Giang), Tabhing (Quảng Nam) và ba làng nghề Phù Lãng,
Đình Tổ và Hòa Long (Bắc Ninh).[17]
Còn lại chủ yếu là các nghiên cứu nhỏ lẻ về tiềm năng và định hướng phát
triển du lịch nông thôn ở từng địa phương, có thể kể ra các công trình sau:

2
ETC: European Travel Commission

4
Đề tài thạc sĩ kinh tế nông nghiệp “Phát triển du lịch nông thôn ở tỉnh Lâm
Đồng” của tác giả Huỳnh Lê Ái Linh, Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh,
năm 2012.
Luận văn thạc sĩ du lịch “Phát triển du lịch nông thôn tỉnh Ninh Bình” của
tác giả Lê Thị Bích Huyền, Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn, Đại học Quốc
Gia Hà Nội, năm 2012.
Xét riêng với tỉnh An Giang, việc nghiên cứu phát triển du lịch nông thôn thì
chưa được đề cập trong bất cứ tài liệu nào. Một số công trình, đề tài nghiên cứu có
liên quan đến phát triển du lịch, cộng đồng, bảo vệ môi trường du lịch, hoạt động
xóa đói giảm nghèo tại các địa điểm nông thôn trên địa bàn tỉnh An Giang có thể kể
đến như là:
Luận văn thạc sĩ kinh tế: “Phát triển du lịch tỉnh An Giang năm 2020” của
Mai Thị Ánh Tuyết, Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh, năm 2007. Trong đó
tác giả nêu lên các thực trạng phát triển du lịch tỉnh An Giang trong thời gian qua và
đề xuất các giải pháp phát triển ngành du lịch tỉnh An Giang đến năm 2020.
Từ kết quả nghiên cứu về lí luận và thực tiễn phát triển du lịch nông thôn của
các tác giả trên thế giới cũng như Việt Nam. Trên cơ sở tiếp thu, kế thừa kiến thức
về loại hình du lịch nông thôn và các loại hình du lịch khác có liên quan đến cộng
đồng, nông thôn sẽ là nguồn tài liệu tham khảo quý giá cho tác giả vận dụng vào
nghiên cứu đề tài luận văn thạc sĩ của mình.
3.Đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là loại hình du lịch nông thôn hiện đang
được tiến hành triển khai hoạt động tại An Giang.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Về không gian: Nghiên cứu được tiến hành trên địa bàn các huyện, thành phố
trực thuộc tỉnh An Giang bao gồm: Thành phố Long Xuyên, thành phố Châu Đốc và
các huyện Tân Châu, Tịnh Biên, An Phú, Tri Tôn, Châu Phú, Thoại Sơn, Chợ Mới.
Về thời gian:Đề tài được tiến hành nghiên cứu từ tháng 12/2014 – đến tháng
6/2015. Các số liệu hoạt động du lịch trong đề tài được lấy chủ yếu từ năm 2005 –
2015.

5
4. Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu, hệ thống hóa cơ sở lý luận liên quan đến loại
hình du lịch nông thôn, các mô hình, kinh nghiệm phát triển du lịch nông thôn trên
thế giới và Việt Nam.
Nghiên cứu thực trạng phát triển du lịch nông thôn tỉnh An Giang.
Đánh giá hiệu quả mô hình du lịch nông thôn mang lại cho cộng đồng.
Đề xuất các giải pháp phát triển du lịch nông thôn tỉnh An Giang. Những kết
quả đạt được của đề tài sẽ là bài học kinh nghiệm để An Giang phát triển du lịch nông
thôn trở thành loại hình du lịch mang dấu ấn đặc trưng riêng của tỉnh An Giang.
5.Quan điểm và phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Các quan điểm nghiên cứu
5.1.1. Quan điểm duy vật biện chứng và duy vật lịch sử
Các vấn đề về cơ sở lí luận và thực tiễn phát triển du lịch nông thôn tại tỉnh
An Giang được nghiên cứu trong sự vận động và phát triển của các thành tố trong
một thành phần, cũng như giữa các thành phần theo các quy luật tự nhiên, kinh tế -
xã hội khách quan. Từ đó, đưa ra các phân tích, nhận định, đánh giá khách quan xác
thực làm cơ sở khoa học cho việc xây dựng, đưa ra các kiến giải nhằm phát triển du
lịch nông thôn của địa phương đạt hiệu quả cao.
Đồng thời tìm hiểu nghiên cứu các công trình có liên quan đến du lịch nông
thôn đã được thực hiện, từ đó tổng quan, vận dụng vào việc nghiên cứu cho phát
triển du lịch nông thôn tại An Giang.
5.1.2. Quan điểm hệ thống
Vận dụng trong việc sắp xếp các bước, các vấn đề nghiên cứu cần được thực
hiện của đề tài. Hệ thống hóa sắp xếp, xử lý các tri thức lý luận cũng như thực tiễn.
Việc tổng quan cơ sở lý luận và thực tiễn về du lịch nông thôn được nghiên
cứu xem xét trong mối quan hệ biện chứng với cơ sở lí luận của khoa học du lịch,
của các ngành khoa học khác và thực tiễn phát triển du lịch nông thôn ở các quốc
gia và địa phương khác.
5.1.3. Quan điểm bền vững
Vận dụng cơ sở lý luận cũng như thực tiễn phát triển bền vững ở Việt Nam
và trên thế giới để làm sáng tỏ cho vấn đề nghiên cứu của đề tài.

6
5.1.4. Quan điểm kế thừa
Kế thừa có chọn lọc kết quả nghiên cứu, các nguồn thông tin tư liệu của các
nhà khoa học, tận dụng những ưu điểm của các công trình nghiên cứu đi trước để
khắc phục những hạn chế của đề tài nghiên cứu
5.2. Các phương pháp nghiên cứu
5.2.1.Phương pháp thu thập tài liệu thứ cấp
Nguồn dữ liệu thứ cấp từ các kết quả nghiên cứu, sách báo trong và ngoài
nước, tạp chí, trang website điện tử, các tài liệu, báo cáo của các cơ quan quản lý du
lịch và chính quyền địa phương.
Phương pháp này giúp thu thập được nguồn dữ liệu phong phúliên quan đến
loại hình du lịch nông thôn ở Việt Nam và trên thế giới, làm tư liệu cho quá trình
nghiên cứu, so sánh, đánh giá hoạt động du lịch nông thôn tỉnh An Giang.
5.2.2. Phương pháp thống kê, phân tích, so sánh và tổng hợp
Lựa chọn sắp xếp các thông tin theo nội dung nghiên cứu, sau đó tiến hành
phân tích, so sánh, đánh giá, tổng hợp thành các nhận định, báo cáo nhằm có được
nội dung phù hợp tổng thể và đối tượng nghiên cứu. Một số công cụ hỗ trợ cho việc
phân tích và tổng hợp dữ liệu là phần mềm Excel và SPSS.
Phương pháp này giúp cho việc thống kê các kết quả điều tra nghiên cứu
được thực hiện nhanh chóng, chính xác.
5.2.3. Phương pháp khảo cứu thực tế
Lập kế hoạch khảo cứu thực tế kết hợp với việc thu thập tư liệu bằng văn
bản, chụp ảnh tư liệu, quan sát ghi chép các nguồn tri thức thực tiễn thông qua 5
chuyến đi thực tế tại các huyện, xã có loại hình du lịch nông thôn ở An Giang từ
tháng 12/2014 đến tháng 6/2015.
Trong các chuyến đi, tiến hành quan sát, chụp ảnh kết hợp với việc phỏng
vấn người dân tham gia và không tham gia vào các hoạt động du lịch nông thôn tại
địa bàn để có nhận định khách quan về sự ảnh hưởng của du lịch đến các mặt đời
sống của cư dân tại địa phương.
Phương pháp khảo cứu thực tế là một trong những phương pháp quan trọng
cần được áp dụng khi nghiên cứu. Quá trình này giúp tác giả có cái nhìn trực tiếp về
hiện trạng phát triển, các vấn đề còn tồn đọng tại địa phương đang nghiên cứu.

7
5.2.4.Phương pháp PRA
Là phương pháp đánh giá nông thôn có sự tham gia trực tiếp của người dân.
Hiện nay, phương pháp này được coi là cách tiếp cận có hiệu quả cao trong các dự
án liên quan đến người dân và vùng nông thôn. Qua phương pháp này, người điều
tra sẽ có được lượng thông tin nhanh chóng và khá chính xác về tình hình kinh tế,
đời sống văn hóa của người dân. Phương pháp này ngày càng được áp dụng rộng rãi
trong các nghiên cứu vì chính các ưu điểm hiện có.
Các phương pháp cụ thể bao gồm:
Điều tra bảng hỏi: Tiến hành điều tra với tổng số bảng hỏi được phát ra là
392/400 bảng hỏi (8 bảng hỏi không hợp lệ), đối tượng điều tra bao gồm: hộ dân địa
phương 77 bảng, khách du lịch 300 bảng và các công ty du lịch trên địa bàn tỉnh An
Giang 15 bảng.
Phương pháp quan sát trực tiếp: nhằm khảo sát, đánh giá, kiểm tra tài nguyên
du lịch, điều kiện tự nhiên, con người, đời sống kinh tế, sinh hoạt của cộng đồng và
hiện trạng phát triển du lịch tại địa phương.
6.Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục. Luận văn được
trình bày trong ba chương:
Chương 1: Cơ sở lí luận về du lịch nông thôn và phát triển du lịch nông thôn
ở Việt Nam
Chương 2: Tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch nông thôn tại tỉnh An Giang
Chương 3: Định hướng, giải pháp chiến lược phát triển du lịch nông thôn
tỉnh An Giang.

8
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ DU LỊCH NÔNG THÔN VÀ PHÁT
TRIỂN DU LỊCH NÔNG THÔN TẠI VIỆT NAM
1.1. Khái quát chung về du lịch nông thôn
1.1.1.Khái niệm về nông thôn
Trong các cuộc thảo luận về định nghĩa thế nào là nông thôn, Bernard Lane
nêu ra ba vấn đề chủ yếu có sự ảnh hưởng lớn, tạo nên các đặc điểm để phân biệt
giữa nông thôn và thành thị. Đó chính là:
 Mật độ dân số và số lượng dân định cư tại nông thôn:
Vùng nông thôn có mật độ dân số thấp: đó là kết quả của sự định cư nhỏ
trong một không gian rộng lớn. Môi trường tự nhiên, nông trại, các khu rừng, các
khu thiên nhiên hoang dã chiếm ưu thế hơn môi trường nhân tạo. Tuy nhiên mật độ
dân số trung bình tại nông thôn ở các quốc gia phát triển thì lớn hơn.
“Kích cỡ, số lượng người dân định cư tại nông thôn rất đa dạng, nhưng tất
cả đều chiếm tỷ lệ nhỏ, dưới 10.000 người và mật độ dân số thấp” [28, pg.13]. Đây
là yếu tố khác biệttạo nên sức hấp dẫn cho du lịch nông thôn.Hiện nay khách du lịch
chủ yếu đến từ các đô thị lớn, mật độ dân số đông đúc, muốn tìm kiếm không gian
yên tĩnh, trong lành và cảnh quan khác biệt cho kì nghỉ của mình.
 Đất canh tác và loại hình kinh tế
“Đất canh tác tại nông thôn bao gồm đất nông nghiệp, đất trồng rừng, các
vùng đất bỏ hoang trong tự nhiênlà nơi có ít hơn hoặc khoảng 10 – 20% diện tích
đất được bao phủ bởi các công trình nhân tạo” [28, pg.11]. Nền kinh tế và hoạt
động kinh tế của các vùng nông thôn chịu sự chi phối chủ yếu bởi thị trườngsản
phẩm có nguồn gốc từ nông nghiệp và lâm nghiệp. Mặc dù trong những năm gần
đây, nguồn lao động tại các vùng nông thôn có xu hướng giảm mạnh, tỷ lệ việc làm
cho phụ nữ còn thấp, ít cơ hội tìm được việc làm phù hợp. Do vậy, phát triển du lịch
nông thôn sẽ tạo cơ hội tốt cho phụ nữ tại địa phương có thể tìm kiếm công việc phù
hợp tăng thêm thu nhập cho bản thân và gia đình.
 Cấu trúc xã hội truyền thống
Quá trình đô thị hóa biến đổi cấu trúc xã hộitrở nên khác biệt so với cấu trúc
xã hội truyền thống tại các vùng quê,nơi lưu giữ lối sống truyền thống trong các

9
hoạtđộng thường nhật, canh tác, buôn bán, trao đổi… Đây là những nét đặc trưng
độc đáo của từng vùng nông thôn nếu kết hợp với giá trị cảnh quan thiên nhiên tại
địa phương sẽ tạo ra cơ hội lớn để hấp dẫn khách du lịch đến từ các đô thị.
Rất khó để định nghĩa một cách chính xác nông thôn, tuy nhiên có thể so
sánh những nét đặc trưng giữa thành thị và nông thôn để thấy sự khác biệt.
Bảng 1.1: So sánh sự khác nhau giữa nông thôn và thành thị
Nông thôn Thành thị
 Cộng đồng  Xã hội
 Xã hội bao gồm những mối quan hệ có  Xã hội bao gồm những mối quan hệ có
vai trò phức tạp vai trò trùng khớp với nhau
 Vai trò xã hội khác nhau được thể hiện  Vai trò xã hội khác nhau được thể hiện
bởi những người giống nhau bởi những người khác nhau
 Nền kinh tế đơn giản  Nền kinh tế đa dạng
 Ít sự phân chia lực lượng lao động  Có sự chuyên môn hóa lực lượng lao
động
 Địa phương  Toàn cầu
 Gắn bó, kết hợp với nhau  Độc lập, riêng rẽ nhau
Nguồn: Frankenbug, 1966
Sự phát triển du lịch kéo theo sự phát triển của vùng nông thôn. Hoạt động
trao đổi mua bán có xu hướng phát triển mạnh trong những ngày khách du lịch đến
tham quan, bên cạnh đó người dân có cơ hội giao lưu học hỏi, trao đổi kiến thức với
du khách, mang đến cho vùng nông thôn nhiều cơ hội phát triển. Tuy nhiên sự viếng
thăm ồ ạt và đông về số lượng một cách nhanh chóng cũng gây ra cho địa phương
những tác động về văn hóa, đời sống xã hội.
1.1.2. Khái niệm về du lịch nông thôn
Về mặt ngữ nghĩa, du lịch nông thôn mà nhiều nơi dùng lẫn với thuật ngữ du
lịch nông nghiệp - agritourism. Danh từ này được dùng khác nhau ở các quốc gia: ở
Ý là Agri - tourism (Du lịch nông nghiệp); ở Anh là Rural tourism (Du lịch nông
thôn), ở Mỹ là Homestead (Du lịch trang trại); ở Nhật Bản là Green – tourism (Du
lịch xanh), còn ở Pháp là Tourisme rural (Du lịch nông thôn) hoặc Tourisme vert
(Du lịch xanh).

10
Tiếp cận một cách khoa học, tác giả Bernard Lane trong bài viết “Du lịch
nông thôn là gì?” đăng trên tạp chí Du lịch Bền vững, đã định nghĩa về du lịch
nông thôn như một loại hình du lịch:
(1) Được diễn ra ở khu vực nông thôn
(2) Thiết thực cho nông thôn – hoạt động dựa trên những đặc điểm tiêu biểu
của những khu vực nông thôn với quy mô kinh doanh nhỏ, không gian mở, được tiếp
xúc trực tiếp và hòa mình vào thế giới thiên nhiên, những di sản văn hóa, xã hội và
văn hóa truyền thống ở làng xã.
(3) Có quy mô nông thôn – bao gồm các công trình xây dựng cũng như quy
mô khu định cư thường có quy mô nhỏ (thôn, bản).
(4) Dựa trên đặc điểm, yếu tố truyền thống, phát triển chậm và được tổ chức
chặt chẽ, gắn kết với các hộ dân địa phương. Được phát triển và quản lí chủ yếu
bởi địa phương, phục vụ mục đích lâu dài của dân cư trong làng xã.
(5) Với nhiều loại hình,thể hiện đặc tính đa dạng về môi trường, kinh tế, lịch
sử, địa điểm của mỗi nông thôn.[28, pg. 14]
Đến năm 2000, trong cuốn Từ điển du lịch (Encyclopedia of tourism,
Routlegde) đã giải thích về khái niệm Du lịch nông thôn (Rural tourism) như sau:
“Du lịch nông thôn là loại hình du lịch khai thác các vùng nông thôn như
một nguồn tài nguyên và đáp ứng nhu cầu của cư dân đô thị trong việc tìm kiếm
một không gian yên tĩnh và giải trí ngoài trời hơn là chỉ liên quan đến thiên nhiên.
Du lịch nông thôn bao gồm các chuyến thăm vườn quốc gia và công viên công
cộng, du lịch di sản trong khu vực nông thôn, các chuyến đi tham quan danh lam
thắng cảnh và thưởng thức cảnh quan nông thôn và du lịch nông nghiệp. Nói
chung, khu vực hấp dẫn nhất với du khách là những vùng ven khu công nghiệp,
thường là vùng dân cư thưa thớt, vùng biệt lập hoặc những vùng cao, miền núi ít
được biết đến. Du lịch nông thôn cung cấp một nguồn thu nhập thêm, đặc biệt là
cho phụ nữ, và đóng vai trò quan trọng trong việc giảm tỷ lệ suy giảm dân số nông
thôn. Đầu tư cho du lịch nông thôn có thể bảo tồn các công trình lịch sử, và các
hoạt động truyền thống như lễ hội làng có thể phục hồi thông qua sự quan tâm của
khách du lịch.

11
Các công trình bỏ hoang trong các ngôi làng xuống cấp hoặc đang có dấu
hiệu xuống cấp có thể được phục dựng để trở thành ngôi nhà thứ 2 cho cư dân đô
thị. Sự phát triển đó mang lại sự thịnh vượng mới cho các vùng nông thôn nghèo,
nhưng cũng có thể phá hủy các đặc trưng của cảnh quan mà ban đầu đã thu hút
khách du lịch. Việc gia tăng sự hiện diện của người dân đô thị đã thay đổi tính chất
xã hội của các làng, lưu lượng dày đặc của xe ôtô và các đoàn khách gây ra ùn tắc
giao thông trên những tuyến đường làng chật hẹp và cản trở sự di chuyển của gia
súc. Ô nhiễm giao thông, vật nuôi thả rông,sự thiếu kiểm soát của du khách ra vào
có thể gây tổn thương vật nuôi và cây trồng. Sự trùng hợp mùa vụ nông nghiệp và
du lịch cũng dễ dẫn đến xung đột về nguồn nhân lực. Vì vậy, cán cân giữa chi phí
và lợi ích từ du lịch nông thôn không phải lúc nào cũng mang đến kết quả tích cực,
nhưng tại một số vùng nông thôn, du lịch được xem là một hoạt động hiển nhiên.”
[26, pg. 514-515]
Trong báo cáo “Du lịch nông thôn: cơ hội duy trì sự phát triển của vùng
nông thôn”đã trình bày các định nghĩa du lịch nông thôn như:
“Du lịch nông thôn là một loại hình du lịch đa dạng các hoạt động được tổ
chức ngoài môi trường tự nhiên và xa các vùng đô thị. Là một ngành công nghiệp
đặc trưng bởi hoạt động kinh doanh du lịch diễn ra trên quy mô nhỏ, khu vực diễn
ra các hoạt động du lịch chủ yếu chịu sự ảnh hưởng lớn của các hoạt động nông,
lâm, ngư nghiệp hoặc các vùng tự nhiên chưa được con người khai thác sử
dụng”[32, pg.6]
“Du lịch nông thôn còn có thể gọi là du lịch nông nghiệp hoặc du lịch phi
nông nghiệp được diễn ra ở vùng nông thôn, ở cộng đồng dân cư nhưng không bao
gồm các hoạt động nghỉ ngơi ở các khu vực công viên quốc gia, ở các khu rừng
hoặc ở nơi hoang dã” [32, pg.7].
Dựa vào sự đa dạng của các yếu tố tạo thành sản phẩm du lịch nông thôn, thì
du lịch nông nghiệp, du lịch xanh, du lịch ẩm thực, du lịch cưỡi ngựa, săn bắn …
cũng có thể xem là một lĩnh vực trong du lịch nông thôn. Nét đặc trưng khác biệt
chính là mang đến cho khách du lịch sự tương tác qua lại với môi trường tự nhiên
của vùng quê và cho phép họ tham gia vào các hoạt động truyền thống, lối sống của

12
cư dân địa phương. Vì thế du lịch nông thôn đôi khi cũng được xem như là một tập
hợp con của du lịch sinh thái.
Nhiều nghiên cứu khác về du lịch nông thôn tập trung vào các yếu tố như:
mật độ dân số thấp và không gian mở, tỷ lệ định cư thấp, số dân tại đó có thể ít hơn
10.000 người. Đất sử dụng thường tập trung canh tác trong nông nghiệp, lâm nghiệp
hoặc đất tự nhiên. Xu hướng xã hội lưu giữ nhiều các giá trị truyền thống, ảnh
hưởng từ trong quá khứ đến mọi mặt trong cuộc sống xã hội còn rất lớn. Chính sách
phát triển của địa phương có xu hướng bảo tồn hơn là thay đổi một cách nhanh
chóng.
Bảng 1.2: Đặc trƣng của du lịch nông thôn và du lịch thành thị
Du lịch nông thôn Du lịch thành thị
 Nhiều không gian mở  Có ít không gian mở
 Sự định cư dưới 10.000 người  Sự định cư lớn hơn 10.000 người
 Dân số thưa thớt  Dân số đông đúc
 Môi trường tự nhiên  Môi trường nhân tạo
 Nhiều các hoạt động tìm hiểu, khám  Nhiều các hoạt động diễn ra bên
phá, vui chơi ngoài trời trong
 Người dân sở hữu  Quốc gia, quốc tế sở hữu
 Ít thời gian hoạt động kinh doanh du  Toàn thời gian kinh doanh hoạt động
lịch du lịch
 Bao gồm nông trại, rừng,  Không có nông trại, rừng
 Người lao động sống tại nơi hoạt động  Người lao động sống xa nơi làm việc
 Thường xuyên chịu sự tác động của tính  Ít chịu tác động của tính thời vụ
mùa vụ
 Ít khách  Nhiều khách
 Quản lý hoạt động nghiệp dư  Quản lý chuyên nghiệp
 Nhiều kiến trúc xưa, truyền thống  Nhiều công trình hiện đại
 Hấp dẫn, lôi cuốn, đặc biệt  Hấp dẫn, lôi cuốn chung
 Thị trường chuyên biệt, giới hạn  Thị trường rộng lớn
Nguồn: Bernard Lane, 1994

13
Từ các đặc điểm nghiên cứu về nông thôn, có thể nêu ra được đặc điểm của
loại hình du lịch nông thôn như:
 Địa điểm hoạt động du lịch diễn ra tại vùng nông thôn.
 Tìm hiểu đặc trưng vùng nông thôn tại các khu vực có không gian mở, gắn liền
với tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, di sản, yếu tố xã hội truyền thống, các hoạt
động canh tác nông, lâm, ngư nghiệp.
 Tỷ lệ các công trình nhân tạo và sự định cư thường ở mức độ thấp.
 Các đặc trưng truyền thống vẫn còn được lưu giữ, chi phối, điều khiển các hoạt
động tại địa phương tạo nên nét văn hóa, truyền thống của cộng đồng vùng nông
thôn.
 Nền tảng của du lịch nông thôn là nông nghiệp. Mục tiêu của du lịch nông thôn
là: thỏa mãn nhu cầu của du khách, đáp ứng lợi ích cho các nhà kinh doanh du
lịch và là chiến lược để phát triển nông thôn bằng việc khai thác và đưa các sản
phẩm nông nghiệp vào du lịch.
 Mô hình của du lịch nông thôn có thể thay đổi theo thời gian và không gian cho
phù hợp với tình hìnhvà chịu sự chi phối của tính mùa vụ nông nghiệp trong du
lịch.
 Du lịch nông thôn không cạnh tranh với các loại hình du lịch khác, sự phát triển
của các ngành khác là tiền đề cho du lịch nông thôn phát triển. Tuy nhiên, sự
cạnh tranh trong ngành thì rất lớn.
 Dễ phát sinh những hình thái biến tấu của du lịch nông thôn.
 Du lịch nông thôn có tính liên ngành và liên vùng cao. Tính liên ngành không
chỉ thể hiện giữa du lịch với nông thônmà còn với các ngành khác. Liên vùng
bởi phát triển du lịch nông thôn là phát triển bền vững, những sản phẩm du lịch
giống nhau, hoặc những vùng chỉ có một sản phẩm du lịch đặc trưng nhất định,
có thể kết hợp với nhau tạo thành một chuỗi sản phẩm để cùng nhau phát triển.
1.1.3. Khái niệm phát triển du lịch nông thôn
Theo thạc sĩ Bùi Thị Lan Hương: “Phát triển du lịch nông thôn là phát triển
theo hướng mở rộng và khai thác các mối liên kết giữa các loại hình du lịch ở địa

14
phương nhằm đảm bảo hài hòa lợi ích của tổ chức làm du lịch và lợi ích của cộng
đồng địa phương. Có sự tham gia của cộng đồng và quan tâm chỉ đạo của chính
quyền địa phương nhằm góp phần phát triển nông thôn của địa phương theo hướng
bền vững” [4, tr.53]
Như vậy, khi phát triển du lịch nông thôn cần lưu ý các vấn đề sau:
 Mở rộng, khai thác mối liên kết giữa các loại hình du lịch của địa phương.
 Hài hòa lợi ích của cộng đồng địa phương và các tổ chức làm du lịch.
 Sự tham gia của người dân địa phương là yếu tố không thể thiếu.
 Sự quan tâm chỉ đạo của chính quyền địa phương.
 Định hướng phát triển bền vững.
1.1.4. Các loại hình du lịch nông thôn
1.1.4.1. Loại hình du lịch nông thôn
Du lịch nông thôn là sự tổng hợp từ du lịch đại chúng và du lịch thay thế. Du
lịch đại chúng được đặc trưng bởi số lượng lớn khách du lịch tìm kiếm, tìm hiểu chủ
yếu về những kiến thức văn hóa của cư dân tại điểm đến trong suốt kì nghỉ của
mình. Du lịch thay thế có thể được xem như “là một loại hình du lịch thú vị” hoặc
“du lịch có trách nhiệm” với điểm nhấn là sự liên kết, tìm hiểu về đời sống của cư
dân địa phương và môi trường tự nhiên tại địa phương.
Hình thái du lịch nông thôn rất đa dạng, bên cạnh đó phụ thuộc vào tài
nguyên trong các khu vực nông thôn. Có thể kể các phong cách du lịch ở một số
khu vực trên cơ sở vận dụng đặc trưng của từng khu vực nông thôn đó, sẽ có du lịch
di sản văn hóa, du lịch văn hóa, du lịch làng nghề truyền thống, du lịch cộng đồng,
du lịch sinh thái, du lịch nông sinh học. Điều quan trọng trong phát triển du lịch
nông thôn là vận dụng tính đặc sắc có ở từng vùng nông thôn.
Sự hấp dẫn đặc biệt có thể kể đến trong hoạt động du lịch nông thôn bao gồm
du lịch di sản (có thể bao gồm cả di sản văn hóa du lịch). Du lịch di sản có thể được
xem như là một chuyến du lịch nghỉ ngơi với mục đích chủ yếu là tìm hiểu các di
sản văn hóa vật thể, phi vật thể, kinh nghiệm của nơi đến và các hoạt động điển hình
của họ.

15
Loại hình hoạt động chủ yếu thứ hai của du lịch nông thôn là du lịch tự
nhiên/du lịch sinh thái. Được miêu tả là quá trình hoạt động tham quan các khu vực
tự nhiên với mục đích là thưởng thức cảnh quan thiên nhiên, cây cối và hệ động
thực vật hoang dã. Du lịch dựa vào thiên nhiên có xu hướng hoàn toàn tôn trọng bảo
tồn tự nhiên.
Loại hình hoạt động chủ yếu thứ ba của du lịch nông thôn là du lịch nông
nghiệp bao gồm các hoạt động viếng thăm, tìm hiểu các công việc ở nông trại hoặc
nông nghiệp, nghề làm vườn hoặc kinh doanh nông nghiệp. Với mục đích chính là
thưởng thức, học hỏi, tìm hiểu các hoạt động ởtrang trại nông nghiệp bao gồm các
hoạt động như tham quan chợ nông sản, chợ đêm,…Sản phẩm du lịch nông nghiệp
chủ yếu có nguồn gốc từ nông nghiệp, là một trong các yếu tố của nông thôn.
Bảng 1.3: Một số loại hình du lịch nông thôn
Loại hình Đặc trƣng Nét hấp dẫn du lịch (điển hình)
Là du lịch bảo tồn và phát huy các di
Thăm thú và học tập về các di tích
sản văn hóa trong làng (nhà cổ, đình
lịch sử, thăm các nhà cổ, lưu trú, ẩm
Du lịch di làng, miếu đền, nhà thờ họ, bia đá)
thực tại các nhà hàng nông gia,
sản được truyền lại cho hậu thế và các
hướng dẫn viên địa phương hướng
hoạt động của người xưa, để người
dẫn du khách đi thăm làng, …
bên ngoài có thể học tập, giao lưu
Tham quan các buổi trình diễn nghệ
Du lịch sử dụng các đặc trưng văn
thuật truyền thống, tour tham quan
Du lịch văn hóa, nghi lễ, nghệ thuật truyền thống
nguồn gốc văn hóa truyền thống,
hóa và văn hóa phi vật thể độc đáo của
tham quan và trải nghiệm các nghi
làng.
lễ, …
Trải nghiệm nghề truyền thống, giao
Du lịch Du lịch trải nghiệm, giao lưu nghề
lưu với nghệ nhân, mua các sản
làng nghề truyền thống, nghề thủ công mỹ
phẩm nghề truyền thống, tham gia
truyền nghệ, các tác phẩm nghệ thuật, nghề
tour đi tham quan nguồn gốc các sản
thống gốm, … có nguồn gốc từ nông thôn
phẩm nghề truyền thống, …
Du lịch Du lịch với thú vui hòa mình vào Trải nghiệm và giao lưu liên quan
cộng đồng cuộc sống và người dân nông thôn, đến nghề truyền thống, nghề nghiệp

16
giao lưu với họ. do người dân sinh sống trong làng
kinh doanh, tour tiếp xúc đời sống
nông thôn, tour vận dụng môi trường
tự nhiên trong làng, …
Du lịch vận dụng các không gian tự Tour khám phá môi trường thiên
Du lịch nhiên như cảnh quan sông nước, cây nhiên như sông nước, phong cảnh,
sinh thái xanh, công viên, vườn cây ăn quả, thăm và dùng thử tại các cơ sở chế
nhà vườn, … biến trái cây, …
Các chương trình trải nghiệm, học
Du lịch
Du lịch có các hoạt động nghề và tập về nông nghiệp, dùng thử nông
nông sinh
cuộc sống tại các nông thôn. sản, giao lưu với người dân làm
học
nông nghiệp, …
Lý giải đời sống của người dân tộc
Du lịch dân Du lịch vận dụng đời sống và văn thiểu số, trải nghiệm văn hóa dân
tộc thiểu số hóa của các dân tộc thiểu số. tộc, tham gia các buổi trình diễn, âm
nhạc của người dân tộc thiểu số.
Nguồn: Cẩm nang thực tiễn phát triển nông thôn, 2013
1.1.4.2. Loại dịch vụ trong du lịch nông thôn
Cũng theo Cẩm nang thực tiễn phát triển du lịch nông thôn ở Việt Nam thì
du lịch nông thôn đòi hỏi tạo ra các dịch vụ vận dụng tài nguyên du lịch có ở nông
thôn đó. Dịch vụ du lịch nông thôn đang được thực hiện tại Việt Nam gồm các loại
như sau:
 Nhà hàng nông gia: là dịch vụ ẩm thực tại nhà người dân sử dụng rau và các loại
thực phẩm lấy tại nông thôn.
 Dịch vụ homestay: là dịch vụ lưu trú tại nhà người dân, trải nghiệm chính cuộc
sống của họ.
 Trải nghiệm mua sắm với nghề truyền thống: quảng diễn cho du khách các nghề
thủ công truyền thống, các loại hình nghệ thuật dân gian,… còn lưu lại tại làng,
cung cấp các dịch vụ trải nghiệm hoặc bán cho du khách hàng lưu niệm.
 Trải nghiệm nông nghiệp: dịch vụ trải nghiệm khi tham gia vào các hoạt động
nông nghiệp.

17
 Bơi thuyền, đi xe đạp: là dịch vụ vận dụng cảnh quan của nông thôn (sông nước,
cảnh quan thiên nhiên) để làm hấp dẫn cho du khách.
 Tham quan, trải nghiệm màn trình diễn truyền thống: múa hát tại các lễ hội, tổ
chức các buổi trình diễn truyền thống.
 Giao lưu với người dân địa phương – hướng dẫn viên địa phương: là hoạt động
giao lưu hoặc giới thiệu về địa phương cho du khách bởi chính người dân địa
phương.
 Tái hiện lại lịch sử về văn hóa: là dịch vụ viếng thăm, nghe giải thích các tài
nguyên văn hóa và các kiến tạo vật thể còn lưu giữ lại từ xưa.
 Các dịch vụ khác: Là các dịch vụ tài nguyên du lịch và tài nguyên con người
khác còn lưu giữ tại địa phương.
1.1.5. Tác động của du lịch nông thôn
1.1.5.1. Tác động tích cực
Du lịch nông thôn vẫn là một thị trường nhỏ trong thị trường du lịch rộng
lớn, tạo nên sự đóng góp có giá trị cho kinh tế khu vực nông thôn. Không chỉ góp
phần tạo ra sự thay đổi, đóng góp nguồn tài chính, tạo nguồn việc làm, tạo các quỹ
bảo tồn, khuyến khích các việc làm thực tế cho kinh tế nông nghiệp,..Tiềm năng của
du lịch nông thôn còn có thể mang đến cho cộng đồng như:
a. Tạo nguồn việc làm
Du lịch nông thôn tạo ra nguồn việc làm cho cư dân địa phương trong quá
trình tạo ra các dịch vụ cung cấp cho du khách như: hoạt động hướng dẫn, dịch vụ
ăn uống, bán các mặt hàng có sẵn tại địa phương, dịch vụ vận chuyển,...Tuy không
thể tạo ra nguồn thu nhập chính nhưng có thể tạo thêm thu nhập cho cộng đồng nhỏ
vào những lúc nông nhàn.
b. Tạo cơ hội kinh doanh mới
Du lịch nói chung tạo ra rất nhiều cơ hội mới cho các ngành công nghiệp.
Ngay cả những doanh nghiệp tại nông thôn không tham gia vào hoạt động du lịch
vẫn có thể trực tiếp hưởng lợi từ các hoạt động du lịch thông qua phát triển các mối
quan hệ chặt chẽ với các cơ sở du lịch. Đa dạng hóa dịch vụ ở nông thôn như vận
chuyển, cung cấp thực phẩm cho du khách tại địa phương, kinh doanh các mặt hàng
truyền thống, các sản phẩm thủ công mỹ nghệ,…

18
c. Cơ hội cho lao động trẻ
Công nghiệp du lịch với sự năng động, sáng tạo, tìm hiểu khám phá, thường
rất hấp dẫn. Có thể định hướng phát triển nghề nghiệp tương lai cho lao động trẻ
vùng nông thôn một cách rõ ràng thông qua các hoạt động du lịch thực tiễn tại địa
phương. Nâng tầm phát triển hoạt động du lịch của địa phương thông qua thế hệ trẻ
đã được đào tạo một cách khoa học.
d. Đa dạng hóa cộng đồng
Hoạt động du lịch bên cạnh những lợi ích kinh tế còn mang lại cho cộng
đồng địa phương sự giao lưu, tiếp xúc với những tiến bộ của xã hội trong các lĩnh
vực: khoa học, kỹ thuật, công nghệ, y tế, giáo dục,..tìm hiểu các giá trị văn hóa của
cư dân khác ngoài khu vực đã biết, gia tăng sự hiểu biết cho người dân địa phương.
Đặc biệt cư dân ở các vùng nông thôn sâu, vùng xa có cơ hội giao lưu, tiếp xúc với
khách du lịch tạo cơ hội học hỏi lẫn nhau giữa hai chủ thể tham gia.
đ. Du lịch nông thôn gia tăng niềm tự hào của cộng đồng địa phương
Du lịch khuyến khích cộng đồng nông thôn xây dựng hình ảnh một cộng
đồng thân thiện, hiếu khách. Xây dựng, phát triển mối quan hệ cá nhân, đoàn kết
cộng đồng, chia sẻ các giá trị văn hóa tốt đẹp hình thành nên bản sắc và niềm tự hào
địa phương. Đặc biệt là các vùng nông thôn điển hình còn lưu giữ gần như nguyên
vẹn các giá trị văn hóa bản địa.
e. Bảo tồn văn hóa và di sản vùng nông thôn
Du lịch nông thôn góp phần nâng cao nhận thức của du khách về vai trò, giá
trị của các di sản trong đời sống cộng đồng địa phương nói riêng và của nhân loại
nói chung thông qua các hoạt động tham quan, tìm hiểu, khám phá. Điều này góp
một phần quan trọng để nâng cao vai trò, bảo tồn các di sản, giá trị văn hóa có tại
địa phương thông qua khách du lịch.
Nhìn chung, hoạt động du lịch sẽ là cơ hội giúp cho nông thôn phát triển.
Tuy nhiên, phát triển du lịch cũng không phải là giải pháp tối ưu và có thể không
phù hợp với tất cả các địa phương nông thôn. Du lịch nông thôn ảnh hưởng nhiều
đến cộng đồng như sự tự do của các hộ gia đình, ảnh hưởng đến các vùng lân
cận,ngoài ra còn phụ thuộc vào rất nhiều các yếu tố khác như chất lượng nguồn lao
động, đặc trưng tính thời vụ,..

19
1.1.5.2. Tác động tiêu cực
a. Tác động của du lịch nông thôn đến kinh tế
Du lịch làm tăng nhu cầu hàng hóa tại địa phương nông thôn (thực phẩm, đất
đai, nhà cửa), giá cả dịch vụ leo thang gây tác độngđến giá trị thu nhập của người
dân nông thôn.
Trong nền kinh tế nhỏ với ngành du lịch chiếm ưu thế lớn, tỷ giá hối đoái
cũng có thể bị ảnh hưởng.
b. Tác động của du lịch nông thôn đến văn hóa xã hội
Bất kì loại hình du lịch nào kể cả du lịch nông thôn đều sẽ tác động đến văn
hóa xã hội cả tích cực lẫn tiêu cực.
Bảng 1.4: Các tác động của du lịch nông thôn
Xã hội Văn hóa
Tác động tích cực
 Nâng cấp cơ sở hạ tầng, tăng cường khả năng tiếp
cận cơ sở hạ tầng và tiện ích.
 Tăng cường khả năng tiếp cận thông tin (thông  Tăng giá trị văn hóa
qua việc nâng cấp cơ sở hạ tầng và truyền thông).  Khôi phục văn hóa
 Xây dựng năng lực và giáo dục.  Cải thiện bảo tồn và khôi phục
 Trao quyền các điểm di sản văn hóa
 Đẩy mạnh các thiết chế cộng đồng  Tăng cường bán sản phẩm thủ
 Công bằng giới công địa phương, tăng niềm tự
 Khoan dung và tôn trọng hào và niềm tin cho người dân
 Thu được kiến thức vềxã hội và các nền văn hóa địa phương.
khác, tăng cường sự tôn trọng đối với người dân
từ các nền văn hóa khác
Tác động tiêu cực
 Xói mòn giá trị xã hội  Xói mòn văn hóa địa phương
 Tội phạm, mại dâm và bóc lột trẻ em  Mất văn hóa
 Gây thù ghét của người dân địa phương khi  Suy thoái các khu vực văn hóa
không được hưởng thụ du lịch và tiện nghi khi
thấy sự chênh lệch rõ ràng về sự giàu có của

20
khách du lịch
 Mất tài nguyên
 Hành vi không phù hợp đối với người dân địa
phương gây cho họ nỗi đau
 Gia tăng tình trạng lạm dụng tình dục trẻ em, vị
thành niên, lây lan các bệnh truyền nhiễm nguy
hiểm và tình trạng quấy rối tình dục
Nguồn: Tác giả tổng hợp
1.2. Cơ sở lý luận về phát triển du lịch nông thôn
Để phát triển du lịch nông thôn, cần có quá trình nghiên cứu, khảo sát trên
bình diện rộng các đối tượng liên quan, mối quan hệ, liên kết các loại hình du lịch
khác trong quá trình hoạt động. Cần xác lập các bước thực hiện, theo từng giai đoạn
phát triển cụ thể của mô hình nhằm đạt được các mục tiêu đề ra và phát triển du lịch
nông thôn theo hướng bền vững trong tương lai.
1.2.1. Xác định giai đoạn của chu kỳ phát triển của du lịch nông thôn
Để bắt đầu phát triển du lịch nông thôn tại một khu vực, theo các chuyên gia
trong lĩnh vực du lịch, cần tiến hành xem xét đánh giá tổng quan để xác định xem
khu vực đó đang ở giai đoạn nào của chu kỳ phát triển. Việc đánh giá này dựa trên
lý thuyết về chu kỳ phát triển của một điểm du lịch thông thường, cụ thể theo giáo
sưR.W.Butler trong bài: “The concept of a tourism area life cycle of evolution:
Implecation of management of resources” đăng trên tạp chí Nhà địa lý Canada Tập
24, số 1 thì chu kì phát triển du lịch của một điểm trải qua sáu giai đoạn:
Cụ thể là giai đoạn tìm hiểu (Exploration), giai đoạn tham gia (Involvement),
giai đoạn phát triển (Development), giai đoạn hoàn chỉnh (Consolidation), thời kỳ
đình trệ (Stagnation), thời kì suy thoái (Decline) và thời kỳ tái sinh (Rejuvenation).
[25, pg.7]
Trong Cẩm nang thực tiễn phát triển du lịch nông thôn ở Việt Nam, các
chuyên gia đã đưa ra định nghĩa chu kỳ phát triển du lịch theo lý thuyết của giáo sư
R.W. Butler như sau:

21
Bảng 1.5: Định nghĩa chu kỳ phát triển du lịch
Các giai đoạn
Đặc điểm
phát triển du lịch
Hầu như không có du khách, không phát sinh thay đổi gì tới các đối
1. Giai đoạn tìm
tượng cứng, mềm trong khu vực do du lịch. Sự lui tới của khách
hiểu (Exploration)
viếng thăm hầu như không tạo tác động kinh tế, xã hội gì với cư dân.
Số lượng du khách tăng, thường thì đến một con số kì vọng nhất định
nào đó thì một bộ phận người dân sẽ tham gia. Một vài cơ sở dịch vụ
2. Giai đoạn tham
dành cho du khách sẽ được trang bị. Các chiến dịch quảng bá cho du
gia (Involvement)
khách sẽ được thực hiện. Có thể nhìn thấy được sự thay đổi trong đời
sống của người dân.
3. Giai đoạn phát Đã hình thành được thị trường trọng điểm, loại hình du lịch cũng đã
triển hình thành. Sự tham gia của người dân vào việc phát triển tăng lên,
(Development) mở rộng hỗ trợ, đầu tư trang bị lên tầm quốc gia.
Tỷ lệ tăng trưởng du lịch giảm dần, nhưng số lượng tổng thể vẫn tiếp
4. Giai đoạn hoàn tục tăng. Du khách sẽ nhiều hơn cư dân. Thành phần chủ đạo của
chỉnh kinh tế khu vực gắn liền với du lịch. Đầu tư bên ngoài về trang bị cơ
(Consolidation) sở vật chất để có thể tiếp nhận số lượng lớn du khách cũng sẽ tăng
lên.
Đạt đỉnh về số lượng du khách, chạm ngưỡng hoặc vượt quá giới hạn
5. Giai đoạn đình cho phép về nhiều mặt, phát sinh nhiều vấn đề về môi trường, kinh
trệ (Stagnation) tế, xã hội. Lúc đó vẫn giữ được hình ảnh là một điểm du lịch nhưng
không còn là điểm đến thịnh hành nữa.
6. Giai đoạn suy Không còn sức cạnh tranh với các điểm du lịch mới nữa, lượng du
thoái (Decline), khách cũng giảm. Lúc này cần phát hiện lại các giá trị du lịch mới để
thời kỳ tái sinh tái sinh: 1. Cần sáng tạo để tăng sự hấp dẫn, 2. Khai thác tài nguyên
(Rejuvenation) du lịch mới, …
Nguồn: Cẩm nang thực tiễn phát triển du lịch nông thôn, 2013
1.2.2. Quy trình và phương pháp phát triển du lịch nông thôn
Để phát triển nông thôn thành điểm du lịch cần nhiều phương pháp theo
nhiều bước khác nhau. Dựa trên các mô hình đã phát triển du lịch nông thôn thực tế
tại các khu vực và các dự án thí điểm do Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch và

22
JICA phối hợp thực hiện thì có thể chia các bước phát triển du lịch nông thôn thành
sáu bước.
Bƣớc 1: Là giai đoạn lập kế hoạch, với phương pháp lập kế hoạch từ bình
diện rộng hoặc lập kế hoạch nội bộ thôn. Cần bắt tay vào thực hiện bước này như là
bước đầu tiên trong phát triển du lịch nông thôn.
Bƣớc 2: Là giai đoạn xây dựng cơ chế, tổ chức. Cần xây dựng các tổ chức
bền vững chuẩn bị cho việc thực hiện dự án phát triển du lịch như: lập ban quản lý,
xây dựng cách thức liên kết với các nhóm người dân, thúc đẩy người dân tham
gia,…
Bƣớc 3: Là giai đoạn thiết kế các tài nguyên du lịch có tại nông thôn thành
sản phẩm (dịch vụ) du lịch. Thiết kế ở đây bao gồm giáo dục ý thức người dân, bồi
dưỡng (huấn luyện) nhân lực cần thiết để cung cấp dịch vụ, gán thêm giá trị gia tăng
vào cho sản phẩm du lịch, …
Bƣớc 4: Là giai đoạn thực hiện các hạng mục cần thiết để hoàn chỉnh khả
năng tiếp nhận du lịch; về phần cứng thì hoàn chỉnh hệ thống giao thông. Hệ thống
vệ sinh môi trường trong thôn làng; phần mềm thì hoàn chỉnh thể chế, khả năng đón
tiếp khách, lòng hiếu khách, …
Bƣớc 5: Là giai đoạn xúc tiến quảng bá. Bước này giải thích ý tưởng và
phương pháp bán ra thị trường sản phẩm du lịch nông thôn đã hoàn chỉnh.
Bƣớc 6: Là giai đoạn kiểm soát và giám sát. Xu hướng du lịch thay đổi từng
ngày, nhu cầu của du khách cũng thay đổi. Ngoài ra, ý thích của người dân trong
khu vực cũng thay đổi, nên việc kiểm soát tình hình du lịch tại mỗi nông thôn một
cách thích hợp cũng là một hình thức quản lý cho điểm du lịch đó được tốt hơn.
1.2.3. Nguyên tắc khi phát triển du lịch nông thôn
Từ những đặc điểm cơ bản của du lịch nông thôn đã trình bày ở phần trên,
khi phát triển du lịch nông thôn, cần đảm bảo các nguyên tắc sau:
 Đảm bảo tính công bằng cho các chủ thể tham gia
 Đem lại lợi ích cho người dân địa phương và phát huy nội lực ở từng địa
phương, bảo tồn, phát huy vốn di sản, và bảo vệ môi trường.
 Luôn đổi mới và tạo sự khác biệt

23
 Tăng cường mối liên kết theo chiều dọc và chiều ngang để làm phong phú
thêm sản phẩm.
 Giữ gìn bản sắc, xây dựng hình ảnh đẹp trong lòng du khách.
1.2.4. Những bên liên quan tham gia vào phát triển du lịch nông thôn
Để du lịch nông thôn phát triển, các chuyên gia cho rằng cần phải có nhiều
bên liên quan tham gia vào phát triển du lịch nông thôn có thể kể ra như sau:
a. Các cơ quan hành chính
Các cơ quan hành chính ở trung ương thì có Bộ Văn hóa, Thể thao và Du
lịch, Tổng cục Du lịch, các cơ quan như Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch; ở địa
phương thì có Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch các tỉnh, ở cấp huyện (District) thì
có các phòng phụ trách Văn hóa Du lịch, ở xã (Commune) thì Ủy ban Nhân dân
(UBND) đóng vai trò quan trọng. Đối với các địa phương có văn phòng quản lý các
Di sản Văn hóa và Du lịch, có các vị trí liên quan đến văn hóa trực tiếp thì các cơ
quan, bộ phận này cũng đóng vai trò quan trọng.
Ngoài các cơ quan quản lí vềdu lịch, các công việc phát triển nông thôn do
Bộ Nông nghiệp Phát triển Nông thôn (Ministry of Agriculture and Rural
Development) thực hiện và các hỗ trợ thương mại hóa do Bộ Công thương
(Ministry of Trade and Industry) thực hiện như sản phẩm làng nghề truyền thống,..
đều có quan hệ với phát triển du lịch nông thôn.
b. Các công ty tư nhân
Gần đây, vai trò của các công ty tư nhân trong phát triển du lịch ngày càng
được nâng cao. Đã có những điển hình về hình thành điểm đến du lịch nhờ vào vốn
của các công ty tư nhân, và sự hỗ trợ của họ vào phát triển du lịch nông thôn cũng
được kỳ vọng rất nhiều. Ví dụ, có nhiều trường hợp mà các công ty du lịch, trên
quan điểm khai thác thị trường, đã tư vấn cho cộng đồng và các cơ quan hành chính
địa phương, đã đầu tư các cơ sở vật chất quy mô nhỏ (nhà vệ sinh v.v) cho hộ dân
họ có kế hoạch gửi khách. Cũng có nhiều công ty du lịch khác đã hợp tác phát triển
các dịch vụ du lịch (chương trình du lịch), đào tạo hướng dẫn viên (thuyết minh
viên du lịch) ... Một khi kết hợp mật thiết với địa phương như thế thì đối với các
công ty du lịch cũng có lợi ích trong việc tạo sản phẩm hay thực hiện các hoạt động

24
xúc tiến thị trường. Ngoài ra, các công ty du lịch thông qua hướng dẫn viên để
hướng dẫn du khách thăm làng, tiếp xúc với văn hóa và người dân nông thôn nên
vai trò của hướng dẫn viên hết sức quan trọng.
Để phát huy hiệu quả các hoạt động của các công ty tư nhân đòi hỏi sự hợp tác
của Hiệp hội Du lịch Việt Nam (VITA), Hiệp hội Lữhành Việt Nam (VISTA). Và có lẽ
sẽ thiếu sót nếu không nói đến mối liên hệ của ngành khách sạn, ngành dịch vụ ẩm
thực, hàng lưu niệm, ngành lữ hành, ngành vận tải, ngành quảng cáo, các cơ quan
truyền thông… với việc gửi du khách đến cho các điểm du lịch nông thôn.
c. Cộng đồng nông thôn
Tại các khu vực nông thôn, các tổ chức có sức gắn kết trong cộng đồng như
hội phụ nữ, hợp tác xã nông nghiệp, Đoàn thanh niên, các nhóm ngành nghề và các
hộ dân… đều hỗ trợ cho du lịch. Các hộ dân độc lập thì có thể hình dung là tham
gia cung cấp dịch vụ du lịch đơn vị gia đình như cung cấp dịch vụ ẩm thực hay tiếp
nhận lưu trú tại nhà mình... Cộng đồng nông thôn thì cung cấp dịch vụ theo nhóm
ngành nghề trong các nghề truyền thống, các tổ chức quần chúng sẵn có trong xã
hội nông thôn như hội phụ nữ, hội nông dân…cũng có thể tham gia làm dịch vụ du
lịch. Tuy nhiên, khi phát triển du lịch tại các vùng nông thôn thì những người dân
trước nay chưa làm du lịch sẽ cung cấp dịch vụ, nên đa số các trường hợp cần hợp
tác đào tạo kỹ thuật chuyên môn thông qua các chương trình tập huấn.
d. Các cơ quan đào tạo nhân lực
Kỳ vọng vào sự hỗ trợ phát triển du lịch nông thôn của khoa du lịch của các
trường đại học, các trường nghiệp vụ du lịch, cao đẳng du lịch trực thuộc Bộ Văn
hóa, Thể thao và Du lịch thông qua việc thực hiện tập huấn kỹ thuật, các chương
trình huấn luyện tính hiếu khách…cho cộng đồng tham gia du lịch.
đ. Các cơ quan truyền thông
Việc giới thiệu khu vực nông thôn trên truyền hình, báo chí hay mạng
internet sẽ khơi sâu sự hiểu biết của khán thính giả bình thường đối với khu vực
nông thôn đó, có hiệu quả mời gọi du khách đến cho các nông thôn đối tượng phát
triển du lịch. Do đó, cần tăng cường giới thiệu du lịch nông thôn trên cơ sở kết hợp
chặt chẽ với các cơ quan truyền thông để gia tăng hiệu quả mời gọi du khách.

25
e. Khách du lịch
Du khách là người quyết định nhất việc phát triển du lịch nông thôn là thích
hợp hay không thông qua việc tự du khách tham quan các điểm du lịch nông thôn
để lý giải văn hóa và lối sống nông thôn, trải nghiệm sự khác biệt trong văn hóa
đem lại động cơ cho cộng đồng địa phương đó. Và du lịch được đánh giá thông qua
những lời truyền miệng của du khách đăng trên internet và mạng xã hội về những
điểm du lịch họ đã tham quan. Từ ý này, người ta cho rằng du khách cũng trở thành
một thành phần tạo nên du lịch nông thôn.
f. Các chuyên gia trong lĩnh vực du lịch
Các chuyên gia Việt Nam có chuyên môn trong lĩnh vực du lịch, các nhà tư
vấn, các cơ quan hỗ trợ quốc tế, các tổ chức phi chính phủ…cũng hợp tác phát triển
du lịch nông thôn.
1.3. Lịch sử ra đời và phát triển của du lịch nông thôn trên thế giới
Du lịch nông thôn được manh nha hình thành trong xã hội Anh và châu Âu
vào những năm cuối của thế kỷ XVIII. Vùng nông thôn được xem như là nơi tổ
chức các hoạt động vui chơi giải trí. Tuy nhiên, sự tham gia vẫn còn hạn chế bởi đó
hầu như là đặc quyền của tầng lớp quý tộc hoặc những người trực tiếp sở hữu nông
trại, các vùng đất rộng lớn tại nông thôn. Do vậy đối với phần lớn mọi người, cơ hội
để được tham gia vào các hoạt động du lịch nông thôn hoặc bất cứ loại hình du lịch
nào đều là không thể.
Đến những năm 1700, hoạt động du lịch thư giãn, nghỉ ngơi bắt đầu cạnh
tranh với các hình thức du lịch nhằm mục đích kinh doanh, tôn giáo hoặc giáo dục
bắt đầu được hình thành tại châu Âu. Mặc dù vẫn là loại hình du lịch dành riêng cho
giới giàu có và những người có thời gian rỗi. Tầng lớp trí thức quý tộc trẻ châu Âu
đã tổ chức những chuyến đi vòng quanh châu Âu để tìm hiểu, khám phá các nền văn
hóa của vùng.
Những năm cuối thế kỷ XVIII hoạt động du lịch dần trở nên phổ biến và bắt
đầu xâm nhập vào tầng lớp trung lưu trong xã hội. Bên cạnh đó mục đích du lịch
không còn giới hạn trong loại hình du lịch giáo dục hoặc du lịch tham quan thuần
túy,mà dần thay vào đó là các loại hình du lịch khám phá thiên nhiên, phong cảnh

26
đẹp ở các vùng nông thôn. Sự thay đổi đã biến những vùng nông thôn trở thành
điểm đến du lịch phổ biến.
Cũng như các loại hình du lịch khác, sự tăng trưởng và phát triển của du lịch
nông thôn được mở rộng đến nhiều tầng lớp trong xã hội. Trong suốt thế kỷ XIX, sự
ra đời và phát triển của hệ thống xe lửa đã giúp cho việc tiếp cận đến vùng nông
thôn xa xôi một cách dễ dàng với số lượng lớn khách du lịch tham gia. Ngành công
nghiệp du lịch dần hình thành kéo theo sự tăng trưởng của loại hình du lịch nông
thôn. Thomas Cook đã tổ chức thành công chuyến đi đến Thụy Sĩ năm 1863 và cuối
thế kỷ XIX, Thụy Sĩ đã phát triển du lịch nông thôn thành một ngành công nghiệp
với loại hình hoạt động chủ yếu là leo núi và nghỉ dưỡng.
Mặc dù phát triển trong suốt thế kỷ XIX nhưng mãi đến thế kỷ XX, du lịch
nông thôn mới trở thành hoạt động du lịch được nhiều người ưa thích. Trong thời
gian này, du lịch nông thôn không chỉ gia tăng một cách nhanh chóng về nhu cầu
mà còn đa dạng loại hình và hoạt động tham quan.
Trong khoảng thời gian diễn ra các cuộc chiến tranh, nhiều người đã tham
gia trải nghiệm loại hình du lịch nông thôn với sự cải thiện trong loại hình phương
tiện vận chuyển. Các vùng nông thôn trở nên dễ dàng tiếp cận hơn. Ở Anh các hoạt
động bơi thuyền, câu cá,… trở nên phổ biến hơn trong thời kì này. Nhu cầu tăng
dẫn đến hoạt động du lịch được diễn ra ở nhiều vùng nông thôn hơn và phạm vi
ngày một rộng lớn. Trong thời gian dài, du lịch nông thôn truyền thống dựa trên các
hoạt động cơ bản diễn ra tại nông trại ở một số quốc gia như Thụy Sĩ, Thụy Điển,
Australia, Đức,…
Từ năm 1945 là thời kì phát triển một cách ấn tượng của ngành du lịch nói
chung và sự gia tăng các nhu cầu của du lịch nông thôn nói riêng. Nhân tố ảnh
hưởng nhiều nhất đến sự phát triển của hoạt động du lịch nông thôn phải kể đến là
sự gia tăng số lượng phương tiện di chuyển cá nhân trong dân cư. Ở Anh, năm 1939
có khoảng 2 triệu xe ô tô lưu thông trên đường và con số này tăng lên khoảng 20
triệu chiếc vào năm 1990. Cùng với chất lượng cuộc sống ngày một nâng cao là quỹ
thời gian rỗi cũng ngày một gia tăng trong xã hội công nghiệp. Kết quả là số lượng
lớn du khách có thể thực hiện các chuyến tham quan, vui chơi, giải trí, nghỉ dưỡng
đến các vùng nông thôn [31, pg.53].

27
Ngày nay, nhận thức được tầm quan trọng của loại hình du lịch nông thôn
một số nước phát triển đã luật hóa hoạt động này: ở Ý, đưa thành luật vào năm 1995
sau 35 năm phát động (1960); ở Nhật, ban hành Luật giải trí ở những vùng nông
thôn, vùng chài cá và vùng núi năm 1994, thi hành từ 2006.
Ở Châu Âu, để phát triển du lịch nông thôn, tổ chức Eurogites – Hiệp hội Du
lịch nông thôn Châu Âu đã được thành lập với 27 quốc gia thành viên, theo thống
kê, mỗi năm du lịch nông thôn ở Châu Âu cung cấp hơn 3,6 triệu giường và doanh
thu mỗi năm lên tới hơn 100 triệu euro. Một trong những quốc gia Châu Âu rất chú
trọng tới phát triển hoạt động du lịch nông thôn là Pháp, quốc gia này là một trong
những điểm đến hàng đầu của du khách quốc tế. Để đa dạng hóa các loại hình du
lịch tăng tính hấp dẫn với du khách quốc tế, Bộ du lịch Pháp chủ trương lựa chọn
khoảng 300 điểm du lịch nông thôn để đầu tư cơ sở hạ tầng du lịch như đường giao
thông, các phương tiện giao thông công cộng (tàu điện ngầm - metro…) nhằm thu
hút du khách quốc tế. Ở Pháp còn có nhiều mạng lưới du lịch nông thôn như: Mạng
lưới “Nhà ở nước Pháp” (Gites de France), Mạng lưới “Đón tiếp nông dân”
(Acceuil paysan), “Chào mừng đến nông trại” (Bienvenue à la ferme)…Các mạng
lưới du lịch kể trên phân bố khắp nước Pháp sử dụng nhà của người nông dân được
sửa chữa lại để đón khách du lịch. Đây không phải là các nhà mới xây dựng với tiện
nghi hiện đại mà là các nhà cổ truyền có ngăn các phòng cho khách ở với các tiện
nghi vệ sinh tối thiểu. Các nhà phải giữ được phong cách địa phương. Nông dân nào
muốn tham gia vào mạng lưới du lịch nông thôn phải sửa chữa nhà cửa của mình
cho hợp với tiêu chuẩn của hệ thống du lịch. Các mạng lưới này mở lớp huấn luyện
về dịch vụ du lịch, kiểm tra và xếp hạng các nhà nông dân theo tiêu chuẩn du lịch từ
1 đến 5 sao và quy định giá thuê. Phát hành sách hướng dẫn du lịch để thông tin cho
khách hàng. Có nhiều loại cơ sở khác nhau. Khách hàng đến ở nhà nông dân, cùng
sinh hoạt và làm việc với họ, tham gia các hoạt động văn hóa và đi thăm các thắng
cảnh trong vùng.
Tại Ý, trong 5 năm(1985-1990), doanh thu từ du lịch nông thôn tăng gấp đôi,
trong 10 năm tiếp theo (đến 2000) tăng thêm 50%. Doanh thu năm 2004 là 880 triệu
euro với ¾ du khách đến từ các quốc gia Châu Âu khác. Các gia đình thành phố đi

28
du lịch nông thôn ở lại khá dài (3-6 ngày) với mục đích ưu tiên là nghỉ ngơi rồi mới đến
mục đích tham gia sự kiện và tham quan di sản văn hóa, cuối cùng mới là ăn uống.
Ngoài ra, ở Châu Âu còn có khá nhiều địa danh du lịch đồng quê nổi tiếng,
cụ thể ngày 26/10/2007, tại Diễn đàn Du lịch hàng năm của Cộng đồng chung châu
Âu (EU) tại Bồ Đào Nha, Ủy ban châu Âu (EC) đã trao danh hiệu “Điểm đến tuyệt
vời của châu Âu”(EDEN) cho 10 địa danh du lịch đồng quê: Thung lũng Pielachtal,
Dirndl (Áo); Thị trấn Durbuy nhỏ nhất thế giới (Bỉ); Khu di sản thiên nhiên Sveti
Martin na Muri (Croatia); Khu nghỉ dưỡng Troodos gần bờ biển (Đảo Cyprus);
Vùng du lịch nông thôn sinh thái Florina (Hy Lạp); Phong cảnh thiên nhiên tại
Orség (Hungary); Quận Clonakilty (Ireland); Khu truyền thống cách tân Specchia
(Ý); Thị trấn Kuldiga (Latvia); Nadur, đảo Gozo(Malta).
Trong khu vực Châu Á, Trung Quốc cũng là nước tăng cường phát triển du
lịch nông thôn từ những năm 1990 nhằm xóa đói, giảm nghèo ở một số vùng nông
thôn kém phát triển như Vân Nam, Quảng Đông. Mỗi năm, các điểm du lịch nông
thôn ở Trung Quốc đón tiếp khoảng 300 triệu du khách, doanh thu từ du lịch nông
thôn khoảng 5,13 tỷ USD (40 tỷ nhân dân tệ). Năm 2006, Tổng cục Du lịch Trung
Quốc công bố 30 điểm du lịch nông thôn quanh thành phố Thượng Hải đã đón 3,91
triệu lượt khách, và hằng năm có khoảng 60 triệu lượt khách thành thị đến các vùng
nông thôn trong các “tuần lễ vàng” (Nhân dịp quốc khánh 1/10, ngày Lao động 1-5
và ngày Tết nguyên đán). Từ năm 1999 là năm đầu tiên áp dụng chế độ nghỉ “Tuần
lễ vàng”, tổng thu nhập về du lịch của 14 “Tuần lễ vàng” trong 7 năm qua tại Trung
Quốc đạt 429,2 tỷ nhân dân tệ với 1,07 tỷ người đi du lịch. Theo báo cáo của Tổ
chức Du lịch Liên hợp Quốc (UNWTO) tháng 3/2007: Du lịch nông thôn đang giúp
xóa đói giảm nghèo ở Trung Quốc, đặc biệt là những tỉnh lạc hậu nơi có đa số dân
cư thuộc các dân tộc thiểu số giàu nét văn hóa dân tộc.
Ngoài Trung Quốc, trong khu vực Đông Á còn có Nhật Bản cũng chú trọng phát
triển du lịch nông thôn, từ năm 1995, Bộ Nông Lâm Thủy sản đã thiết lập hệ thống các
nhà nghỉ nông thôn trên khắp đất nước. Các nhà nghỉ này do các hộ nông dân cá thể hoặc
trang trại đảm nhiệm dịch vụ ăn nghỉ và hướng dẫn du khách tham gia các hoạt động
cùng người dân địa phương như: trồng trọt, chăn nuôi, gặt hái, câu cá…

29
Hàn Quốc bắt đầu phát triển du lịch nông thôn từ năm 1984 với hình thức dự
án của chính phủ nhằm tăng thu nhập cho nông dân. Hiện nay, du lịch nông thôn là
một trong những lĩnh vực hứa hẹn nhất cho người nông dân Hàn Quốc nhằm bù đắp
sự sụt giảm thu nhập trong nông nghiệp của họ. Từ năm 2003, chính phủ đương
nhiệm đề xuất quy hoạch nông nghiệp và nông thôn với khoản kinh phí 119 nghìn
triệu won (khoảng 119 tỷ USD) trong suốt giai đoạn 10 năm từ 2004- 2013.
Xã hội phát triển, ngày càng nhiều loại hình du lịch mới ra đời cạnh tranh với
loại hình du lịch nông thôn. Tuy nhiên, loại hình du lịch nông thôn vẫn được duy trì
một cách ổn định và bền vững bởi nhiều nguyên nhân như:
 Ở các quốc gia có nền công nghiệp phát triển mạnh, số lượng thời gian nghỉ
ngắn ngày được tăng lên. Các kỳ nghỉ ngắn ngày rất phù hợp với loại hình du
lịch nông thôn đến các vùng lân cận.
 Kể từ đầu thập niên 1980, đã bắt đầu có sự quan tâm lớn đến các loại di sản
nói chung và di sản ở các vùng nông thôn nói riêng. Sự phát triển du lịch kéo
theo sự quan tâm, bảo tồn các giá trị văn hóa tại địa phương.
 Mối quan tâm đến sức khỏe và nhận thức về lợi ích của cuộc sống lành mạnh
đã khuyến khích mọi người tham gia vào các hoạt động chủ yếu được diễn ra
trong tự nhiên, trong khung cảnh nông thôn.
 Sự cải tiến chất lượng và tính khả dụng của các thiết bị và vật dụng ngoài trời
tạo điều kiện giúp du khách gần gũi với thiên nhiên cũng như dễ dàng thưởng
thức phong cảnh vùng nông thôn.
 Các cơ quan, tổ chức, cá nhân tại nông thôn ngày càng nhận thức được vai trò,
tầm quan trọng cũng như lợi ích mà hoạt động du lịch mang lại cho cộng đồng
địa phương đã góp phần thúc đẩy sự phát triển du lịch của vùng tăng cường
quảng bá, tìm kiếm thị trường trong và ngoài nước.
1.4. Tiềm năng và sự cần thiết phát triển loại hình du lịch nông thôn ở
Việt Nam
1.4.1. Tiềm năng phát triển loại hình du lịch nông thôn ở Việt Nam
Ở Việt Nam cho đến nay, khái niệm du lịch nông thôn vẫn chưa được nhắc
tới trong các văn bản pháp lý, mặc dù nước ta có tiềm năng lớn để phát triển du lịch

30
nông thôn. Khu vực nông thôn có khoảng 75% dân cư đang sinh sống, có diện tích
đất chiếm trên 92% diện tích lãnh thổ Việt Nam. Qua khảo sát năm 2013của JICA
và Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch đã thực hiện trên 63 tỉnh thành thì cả nước
có 121 khu vực nông thôn đang thực hiện, hoặc có tiềm năng thực hiện phát triển du
lịch. Như vậy, tỉnh nào ở nước ta cũng có các làng nông nghiệp với không gian làng
xã sinh động và cảnh quan đồng quê hấp dẫn,làng nghề có tiềm năng trở thành điểm
du lịch nông thôn hấp dẫn du khách trong và ngoài nước.
Việt Nam có văn hóa truyền thống đặc sắc, phong cảnh thiên nhiên đẹp, địa
hình đa dạng gồm núi đồi, sông suối, biển đảo, hang động, hệ động, thực vật phong
phú.Vùng nông thôn với những làng quê có văn hóa truyền thống đặc sắc, những
vùng đất có lịch sử hình thành lâu đời lưu giữ nhiều di tích lịch sử, văn hóa, những
cánh đồng bát ngát, hệ thống sông ngòi kênh rạch chằng chịt, những vườn trĩu quả,
người dân Việt Nam thân thiện hiếu khách,…là những điều kiện cần và đủ để nước
ta phát triển du lịch nông thôn.
Một tiềm lực đáng kể khác ở nhiều vùng nông thôn Việt Nam là truyền thống
sản xuất hàng thủ công, như gốm sứ, dệt, đồng, da, sơn mài, mộc,đan lát... Các làng
nghề này tuy có tiềm năng phát triển, nhưng chưa được sự quan tâm và đầu tư đúng
mức,khó khăn trong quá trình vận chuyển, buôn bán cũng như nhu cầu của địa
phương thấp. Du lịch được thiết lập như là nguồn thu nhập, là cầu nối giúp trao đổi
mua bán các mặt hàng nông sản xuất khẩu tại chổ và các sản phẩm thủ công mỹ
nghệ. Du lịch nông thôn có tiềm năng mang lại lợi ích trên phạm vi rộng hơn, nếu
được phát triển một cách bền vững.
1.4.2. Sự cần thiết phát triển du lịch nông thôn ở Việt Nam
Thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn thấp hơn dân cư thành phố
khoảng 2,5 lần và khoảng cách thu nhập ngày càng có xu hướng gia tăng. Tình
trạng thiếu việc làm, thất nghiệp ở nông thôn cũng cao hơn thành thị khoảng 7 triệu
người. Mỗi năm, khu vực này có hơn 1 triệu người được bổ sung thêm vào lực
lượng lao động, hàng chục nghìn người dân di cư tự phát ra các thành phố lớn hoặc
đến những địa phương khác để tìm kiếm việc làm. Việc di cư làm suy yếu cơ cấu xã
hội ở vùng nông thôn, gia tăng tệ nạn, tăng thêm áp lực ở thành phố về các mặt kinh

31
tế, xã hội, môi trường. Sự yếu kém của khu vực nông thôn còn thể hiện ở kết cấu hạ
tầng như hệ thống đường sá, cung cấp nước tưới, tiêu, cung cấp điện, thông tin...
Về nông nghiệp: Nông nghiệp là hoạt động chính của kinh tế nông thôn,
chiếm 68% tổng giá trị sản phẩm (GDP) ở nông thôn. Luật Đất đai năm 1993 đã tạo
lập cơ sở pháp lý để hộ nông dân là đơn vị sản xuất nông nghiệp tự chủ, nhờ đó tạo
ra động lực nâng cao sản xuất, bảo đảm an toàn lương thực cho hầu hết người dân.
Nông nghiệp, đặc biệt là sản xuất gạo, hiện nay đang đóng góp nhiều cho xuất khẩu.
Tuy nhiên, thu nhập bình quân của nông dân vẫn còn rất thấp. Hầu hết nông dân
không có đủ việc làm, vì có ít đất đai (trung bình có 0,5 ha/hộ), ruộng đất lại bị chia
thành nhiều mảnh nhỏ. Cơ khí hóa nông nghiệp phát triển rất chậm. Tương tự, có
nhiều việc phải làm để cải thiện giống cây trồng, vật nuôi và áp dụng kỹ thuật canh
tác hiện đại. Do vậy, nếu so sánh với nông nghiệp của các nước Đông Nam Á khác
như Thailand và Philippines thì nông nghiệp Việt Nam không hiệu quả và không có
tính cạnh tranh. Sự tiếp cận của Việt Nam với thương mại thế giới ngày càng sâu
rộng làm cho việc khắc phục những thiếu sót này là mang tính cấp thiết.
Về công nghiệp, dịch vụ ở nông thôn: Khu vực công nghiệp, dịch vụ ở nông
thôn còn yếu, nhưng có nhiều tiềm năng để phát triển. Do công nghiệp chưa phát
triển nên chất lượng gạo xuất khẩu từ Việt Nam thấp do hư hại trong quá trình chế
biến; chi phí sản xuất đường mía cao hơn các nước khác; lãng phí trong bảo quản,
chế biến rau quả. Hơn nữa, quá nhiều nhà máy chế biến lại đặt ở thành phố, điều
nàycó nghĩa là chi phí nhiều cho việc vận chuyển nông sản nguyên liệu từ nông
thôn đến nhà máy.Khu vực nông thôn không có thêm việc làm do các nhà máy chế
biến sản phẩm không ở gần nơi có nguồn nguyên liệu.
Để góp phần xóa đói, giảm nghèo, từ năm 2001, Tổ chức Phát triển quốc tế
của Hà Lan (SNV)phối hợp với Sở du lịch của một số tỉnh thực hiện Chương trình
Du lịch bền vững vì người nghèo và Sa Pa (Lào Cai) là điểm được lựa chọn làm thí
điểm. Tại Thừa Thiên - Huế, SNV phối hợp với Sở Du lịch của tỉnh đề ra nhiều
chương trình thiết thực và cụ thể với những nội dung chính: nâng cao nhận thức về
du lịch bền vững; xóa đói, giảm nghèo; quản lý nhà nước về du lịch ở địa phương;
xây dựng mô hình du lịch cộng đồng và quan hệ hợp tác giữa các bên liên đới trong

32
du lịch. Với chương trình này, SNV hỗ trợ tư vấn kỹ thuật cho các đối tác cấp tỉnh,
huyện và cộng đồng để xây dựng mô hình du lịch bền vững, góp phần bảo vệ môi
trường, văn hóa và phát triển sinh kế cho người nghèo. Mô hình thí điểm tại vùng
đồng bào dân tộc thiểu số vốn khá nghèo nàn ở miền núi của tỉnh đã thu hút trên 30
đoàn khách quốc tế đến mua các sản phẩm du lịch của địa phương. Từ năm 1986 tại
Long Hồ (Vĩnh Long) đã xây dựng được mô hình du lịch sinh thái ở nông thôn khá
hiệu quả, mô hình đầu tiên từ ngôi nhà ba gian truyền thống của Nam Bộ gắn liền
với sông nước, kênh rạch, miệt vườn. Hiện nay mô hình này đã được nhân rộng lên
21 điểm du lịch miệt vườn, thu hút khá đông khách du lịch trong và ngoài nước.
Tuy nhiên, các mô hình này vẫn còn thiếu sự quan tâm hỗ trợ của chính quyền địa
phương.Thực tế phát triển du lịch nông thôn tại 4 làng quê trong 7 điển hình phát
triển du lịch nông thôn mà Cẩm nang thực tiễn phát triển du lịch nông thôn Việt
Nam đưa ra đã chứng tỏ rằng du lịch nông thôn có thể tạo ra nguồn thu nhập kinh tế
mới cho khu vực nông thôn từ đó mang lại các lợi ích cho cộng đồng bằng việc cải
thiện cơ sở hạ tầng, dịch vụ y tế, giáo dục nhờ nguồn thu từ du lịch đóng góp vào quỹ
cộng đồng hay tăng cường giao lưu trao đổi văn hóa giữa cộng đồng và du khách cũng
như nâng cao ý thức bảo tồn môi trường tự nhiên và văn hóa của cộng đồng.
1.4.3. Bài học kinh nghiệm từ các mô hình phát triển du lịch nông thôn
trên thế giới và ở Việt Nam cần nghiên cứu và học tập
Quá trình nghiên cứu, khảo sát, đánh giá tiềm năng vùng nông thôn để phát
triển du lịch cần có sự phối hợp của nhiều yếu tố và nhiều thành phần kinh tế cùng
tham gia, bàn bạc, đóng góp ý kiến và đưa ra kết luận cuối cùng. Trong đó, cần
tham khảo ý kiến của các chuyên gia trong lĩnh vực du lịch, phát triển nông thôn. Ý
kiến của chính quyền địa phương trong vấn đề quản lý, phát triển các hoạt động, dự
án đầu tư, quản lý lượng khách đến địa phương khi hoạt động du lịch nông thôn bắt
đầu được triển khai nhằm đảm bảo vấn đề an ninh, môi trường du lịch an toàn, bảo
vệ môi trường vùng nông thôn trong dự án,…Ý kiến đóng góp, thái độ và mong
muốn của chính cộng đồng cư dân vùng nông thôn sẽ tiến hành khai thác hoạt động
du lịch. Đây chính là ba nhân tố quan trọng quyết định sự vận hành thành công của
loại hình du lịch nông thôn.

33
Cần tìm kiếm sự hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi của các cấp chính quyền từ
Trung ương đến địa phương trong vấn đề pháp lý, các cơ chế chính sách, xây dựng
nâng cấp cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật, tài chính, đào tạo, xúc tiến du lịch,
phân chia lợi ích từ hoạt động du lịch. Sự hỗ trợ cần tạo ra cho các doanh nghiệp
muốn tham gia kinh doanh loại hình du lịch nông thôn, cho cộng đồng cư dân và
cho cả khách du lịch.
Những hạn chế cần khắc phục: Ở các quốc gia nông nghiệp tìm kiếm sự phát
triển từ loại hình du lịch nông thôn trong đó có Việt Nam vẫn còn tồn động các vấn
đề về: hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật, cơ sở hạ tầng du lịch, các thiết bị, đồ dùng,
nhà vệ sinh công cộng, hệ thống nước sạch, điện, mạng lưới thông tin liên lạc còn
nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu du khách về số lượng cũng như chất
lượng các dịch vụ.
Sự xung đột văn hóa giữa cư dân bản địa và khách du lịch vẫn còn xuất hiện
gây ảnh hưởng không nhỏ trong quá trình xúc tiến du lịch nông thôn. Hiện tượng
suy giảm, xói mòn các giá trị văn hóa truyền thống bản địa của cư dân, hiện tượng
lai căn, dị biến của các lễ hội gây ảnh hưởng đến giá trị truyền thống của vùng nông
thôn. Đi ngược lại với tiêu chí phát triển ban đầu khi tiến hành phát triển loại hình
du lịch nông thôn tại các địa phương,… Nhận thức được các hạn chế, khuyết điểm
cũng như các bài học kinh nghiệm phát triển du lịch nông thôn trên thế giới cũng
như ở Việt Nam sẽ giúp loại hình du lịch nông thôn tỉnh An Giang khắc phục các
yếu kém, sai sót. Dần hoàn thiện loại hình du lịch mới này, mang lại hiệu quả và các
giá trị vật chất cũng như tinh thần cho các bên tham gia.
*Tiểu kết chƣơng 1
Trong chương 1 luận văn đã hệ thống và nêu lên một cách khái quát về cơ sở
lý luận của du lịch nông thôn, cơ sở lý luận về phát triển du lịch nông thôn. Hệ
thống cơ sở lý luận sẽ là nền tảng khoa học để luận văn tiến hành nghiên cứu thực tế
tại địa phương.
Trong phần cơ sở lý luận nêu ra các định nghĩa từ các nhà nghiên cứu du lịch
nông thôn trên thế giới và ở Việt Nam, hệ thống hóa các loại hình, lợi ích từ hoạt

34
động du lịch nông thôn, đúc rút ra các tác động đến môi trường tự nhiên, văn hóa xã
hội của du lịch đến vùng nông thôn.
Trong phần cơ sở lý luận về phát triển du lịch nông thôntập trung xác định
phân tích các giai đoạn, quy trình, phương pháp, nguyên tắc cũng như các bên liên
quan khi tham gia hoạt động. Làm nền tảng và hướng phân tích nghiên cứu tiếp theo
khi ứng dụng cơ sở lý luận về du lịch nông thôn trong thực tiễn phát triển mô hình
du lịch nông thôn tại tỉnh An Giang.
Bên cạnh đó, chương 1 cũng đã trình bày một cách khái quát về lịch sử hình
thành, tiềm năng, sự cần thiết và các bài học kinh nghiệm về loại hình du lịch nông
thôn khi áp dụng tại Việt Namcũng như một số nước trên thế giới. Làm kim chỉ
nam để tác giả vận dụng phân tích tiềm năng và đánh giá thực trạng phát triển loại
hình du lịch nông thôn tại tỉnh An Giang.

35
CHƢƠNG 2: TIỀM NĂNG VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH
NÔNG THÔN TỈNH AN GIANG
2.1. Tổng quan chung tình hình hoạt động du lịch tỉnh An Giang
2.1.1. Thực trạng phát triển du lịch tỉnh An Giang
Trong những năm qua, ngành du lịch tỉnh An Giang đã có những bước tiến
đáng kể trong các hoạt động thu hút đầu tư, nâng cấp cải tạo hạ tầng cơ sở vật chất
kỹ thuậtphục vụ du lịch, thu hút nhiều thành phần kinh tế, các doanh nghiệp tư nhân
trong và ngoài địa bàn tham gia đầu tư du lịch. Với định hướng phát triển du lịch
thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh trong tương lai. Qua các năm, ngành du lịch
đã có những hoạt động đáng kể tạo điểm nhấn quan trọng để tỉnh đưa vào tổ chức
các sự kiện chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội gắn với các hoạt động quảng bá và
phát triển du lịch. Hầu hết các di tích lịch sử, văn hóa đều được trùng tu, tôn tạo;
một số làng nghề truyền thống được khôi phục và phát triển; các khu du lịch; cơ sở
lưu trú được thẩm định, cải tạo, xây dựng mới. Các doanh nghiệp trong và ngoài
tỉnh đang khai thác các tour, tuyến du lịch đến An Giang thông qua các loại hình du
lịch chủ yếu như: du lịch tâm linh, du lịch sinh thái, du lịch tham quan văn hóa, du
lịch nghỉ dưỡng,…từ nguồn tài nguyên sẵn có trên địa bàn như sông nước, miệt
vườn, làng bè, vùng nông thôn, cảnh quan sinh thái hoang sơ,.. Các hoạt động xúc
tiến đã thu hút được nhiều nguồn lực từ các thành phần kinh tế, góp phần giải quyết
việc làm cho nguồn lao động tại địa phương.
Các dự án đầu tư phát triển hạ tầng đã phản ánh được phần nào sự quan tâm
của các cấp lãnh đạo, chính quyền địa phương đến ngành du lịch. Để phát triển du
lịch, tỉnh An Giang đã tập trung đầu tư xây dựng hệ thống cầu đường thông suốt
đến các khu, điểm du lịch trong tỉnh như:
Đầu tư cải tạo tuyến đường từ cầu Nguyễn Trung Trực (Long Xuyên) đến
thành phố Châu Đốc (Quốc lộ 1) mở rộng nâng cấp để đạt chuẩn đường cấp III
đồng bằng. Tuyến đường cao tốc Sóc Trăng-Cần Thơ-Châu Đốc (An Giang) tuyến
đường sẽ rút ngắn thời gian kết nối từ Long Xuyên đến Phnompenh qua quốc lộ 2
của Cambodia. Tỉnh lộ 943 mở rộng trên địa bàn huyện Thoại Sơn để đi Kiên
Giang. Tuyến N1 kết nối Tân Châu-Châu Đốc,…

36
Dự án sân bay An Giang với diện tích 245 ha trên địa bàn huyện Châu
Thành, với kinh phí hơn 5.000 tỷ đồng. Khi dự án sân bay hoàn thành sẽ là một
trong những điều kiện không chỉ giúp hoạt động kinh tế xã hội An Giang phát triển
mạnh mà còn là một trong những điều kiện thuận lợi quan trọng giúp tỉnh thu hút
khách du lịch.
Dự án xây dựng nhà máy xử lý rác thải thành phố Long Xuyên với kinh phí
585 tỷ đồng. Khi đưa vào sử dụng nhà máy sẽ thu gom, xử lýrác thải trên địa bàn
thành phố và các huyện thị lân cận nhằm cải tạo, hạn chế vấn đề xả thải ra môi
trường góp phần bảo vệ các nguồn tài nguyên tự nhiên.
Ngoài các dự án về cơ sở hạ tầng, phát triển mạng lưới giao thông. Các chính
sách ưu đãi của tỉnh trực tiếp dành cho ngành du lịch bao gồm nhiều dự án lớn như:
tranh thủ nguồn vốn vay ADB xây dựng cầu tàu du lịch tại Châu Đốc, xây dựng cửa
khẩu liên hợp quốc tế đường thủy tại xã Vĩnh Xương, xây dựng khu du lịch sinh
thái Búng Bình Thiên (An Phú) với diện tích 132,9 ha, kinh phí khoảng 600 tỷ
đồng. Hoàn thành hệ thống cáp treo đầu tiên tại đồng bằng sông Cửu Long là công
trình trọng điểm, tuyến cáp treo dài 3.400m, gồm 89 cabin, vận chuyển khoảng
2.000 lượt khách mỗi giờ. Đặc biệt là sự hỗ trợ của tổ chức Nông nghiệp Hà Lan
(Agriterra) trong việc giúp nông dân làm du lịch nông thôn,..
Các dự án, chính sách ưu đãi của An Giang trong các năm qua đã phần nào
phản ánh được sự quan tâm, chú trọng phát triển của tỉnh đối với ngành du lịch, xác
định trọng tâm phát triển du lịch trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn, giúp An
Giang chuyển dịch cơ cấu kinh tế thành côngtrong thời gian tới.
2.1.2. Lượng khách du lịch đến An Giang giai đoạn 2005-2014
Ngành du lịch của tỉnh An Giang trong những năm gần đây đã được các cấp
ủy, chính quyền địa phương và các thành phần kinh tế quan tâm đầu tư phát triển,
từng bước đáp ứng nhu cầu của khách du lịch trong và ngoài nước.Sự đầu tư đã đạt
được một số kết quả đáng kể thông qua sự gia tăng số lượng khách du lịch đến với
tỉnh An Giangvà sự tăng trưởng thể hiện rõ nét qua từng năm.

37
Bảng 2.1: Lƣợng khách du lịch đến tỉnh An Giang giai đoạn 2005-2009
Đơn vị tính: Lượt khách
Tiêu chí 2005 2006 2007 2008 2009
Tổng (Lƣợt khách) 3.800.000 4.100.000 3.840.000 4.454.000 4.510.000
Mức tăng trƣởng (%) 10.78 -9.36 11.59 10.12
Khách nội địa 3.757.000 4.065.000 3.800.000 4.410.800 4.463.900
Mức tăng trƣởng (%) 10.81 -9.34 11.60 10.08
Khách quốc tế 43.000 35.000 40.000 43.200 46.100
Mức tăng trƣởng (%) -8.13 11.42 10.8 10.67
Nguồn: Sở VH-TT&DL An Giang, 2014
Từ bảng thống kê lượt khách đến tỉnh An Giang giai đoạn 2005-2009, có thể
nhận thấy, lượt khách du lịch đến An Giang có sự thay đổi. Tuy nhiên không gây ra
hiện tượng đột biến tăng, giảm lượt khách.Theo bảng số liệu tổng lượt khách đến
An Giang từ năm 2005 đến năm 2009 tăng 23.13%, mức tăng trung bình năm đạt
5.82%. Trong đó, số lượt khách quốc tế đến tăng 24.76%, mức tăng trung bình năm
đạt 6.19%. Số lượt khách nội địa tăng 23.15%, mức tăng trung bình năm đạt 5.78%.
Trong năm 2007, lượt khách đến An Giang có sự giảm nhẹ so với cùng kì năm 2006
do sự ảnh hưởng khách quan của các yếu tố kinh tế xã hội trong nước, thời gianđầu
của giai đoạn khủng hoảng nền kinh tế thế giới đã tác động đến hoạt động du lịch
không chỉ riêng đối với tỉnh An Giang mà còn ảnh hưởng đến hoạt động du lịch của
Việt Nam nói chung. Tuy nhiên sự tăng trưởng ổn định của lượt khách đến An
Giang đã phần nào thể hiện được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo và các chính
sách phát triển du lịch đã dần đạt được những kết quả bước đầu.
Cơ cấu khách du lịch đến An Giang phần lớn là khách du lịch nội địa từ các
tỉnh thành lân cận trong cả nước. Lượt khách nội địa tăng nhanh quá các năm. Tuy
nhiên, sự tăng trưởng khách quốc tế chiếm tỷ lệ cao hơn so với khách du lịch nội
địa,nhưng khách quốc tế còn chiếm một tỉ lệ nhỏ trong cơ cấu khách. Chủ yếu đến
từ các thị trường gửi khách lớn của Việt Nam như Mỹ, Anh, Pháp, Đài Loan, Hàn
Quốc,..Điều này cho thấy thị phần khách của tỉnh An Giang luôn bị áp lực của các
địa phương khác chia sẻ, du lịch của tỉnh cần có nhiều hơn nữa các biện pháp kích

38
cầu thu hút khách du lịch, đẩy mạnh khai thác tính độc đáo, đặc thù để cạnh tranh
thị phần từ địa phương khác trong vùng cũng như cả nước.
Bảng 2.2: Lƣợt khách du lịch đến tỉnh An Giang giai đoạn 2010-2014
Đơn vị tính: Lượt khách
Tiêu chí 2010 2011 2012 2013 2014
Tổng (Lƣợt khách) 5.271.758 5.549.087 5.348.851 5.726.000 6.000.000
Mức tăng trƣởng (%) 10.52 -9.63 10.7 10.47
Khách nội địa 5.224.203 5.497.271 5.293.353 5.668.683 5.938.998
Mức tăng trƣởng (%) 10.52 -9.62 10.7 10.47
Khách quốc tế 47.555 51.816 55.498 57.317 60.002
Mức tăng trƣởng (%) 10.89 10.71 10.32 10.46
Nguồn: Sở VH-TT&DL An Giang, 2014
Giai đoạn từ năm 2010 – 2014 tổng số lượt khách du lịch đến An Giang tăng
nhanh. Mức tăng trưởng đạt 22.06%, mức tăng trung bình năm đạt 5.51%. Trong
đó, khách du lịch quốc tế tăng 42.38%, mức tăng trung bình năm đạt 10.59%.
Khách du lịch nội địa tăng 22.07%, mức tăng trung bình năm đạt 5.51%. Tuy nhiên
so với giai đoạn 2005 - 2009, mức tăng trưởng du lịch của An Giang giai đoạn
2010-2014 đã giảm 1.07%. Sự suy giảm xuất phát từ các nguyên nhân như: hiệu
quả hoạt động kinh doanh du lịch còn thấp, chất lượng dịch vụ chưa cao, vệ sinh
môi trường trong các khu, điểm du lịch còn hạn chế. Trong thời gian tới, ngành du
lịch An Giang cần có thêm nhiều biện pháp xúc tiến, quảng bá, hợp tác phát triển
với các khu vực khác và cả nước trong việc thu hút khách du lịch bằng cách cung
cấp các sản phẩm du lịch mang tính đặc trưng, tạo dấu ấn cho du lịch An Giang
trong lòng du khách.
2.2. Tiềm năng phát triển du lịch nông thôn tỉnh An Giang
2.2.1.Vị trí địa lý
An Giang là tỉnh thuộc đồng bằng sông Cửu Long nằm ở phiá Tây Nam của
Tổ quốc. Phía Bắc và Tây Bắc giáp Cambodia với 104 km chiều dài đường biên
giới(theo Hiệp ước hoạch định biên giới Việt Nam – Cambodia kí ngày
27.12.1985), Tây Nam giáp tỉnh Kiên Giang 69,789 km, Nam giáp Cần Thơ 44,734

39
km và Đông giáp tỉnh Đồng Tháp 107,628 km. Tọa độ địa lý từ 10010’ đến 11o37’
vĩ độ Bắc và 104o47’ đến 105o35’ kinh độ Đông. Diện tích tự nhiên toàn tỉnh là
3.406 km2, bằng 1,05% diện tích toàn quốc và bằng 8,71% diện tích toàn vùng đồng
bằng sông Cửu Long (đứng thứ tư trong vùng), dân số khoảng 2.157.000 người, mật
độ 612 người/km2.(3)
An Giang là tỉnh nằm giữa 3 trung tâm kinh tế lớn: thành phố Hồ Chí Minh -
thành phố Cần Thơ – thủ đô PhnomPenh (Cambodia), với khoảng cách lần lượt là
180 km, 60 km, 200 km. An Giang có cửa khẩu đường sông và đường bộ (cửa khẩu
quốc gia). Trong đó trục đường bộ chính là quốc lộ 91 nối với quốc lộ 2 của
Cambodia qua cửa khẩu Xuân Tô (huyện Tịnh Biên) và trục đường thuỷ quốc tế là
sông Tiền và sông Hậu, bước đầu tạo thuận lợi trong quá trình hội nhập phát triển
kinh tế - xã hội, mở rộng trao đổi hàng hoá trực tiếp với nước bạn Cambodiavà các
tỉnh ởđồng bằng sông Cửu Long.
Vị trí địa lý thuận lợi là điều kiện quan trọng cho việc hình thành, phát triển
du lịch tỉnh An Giang nói chung và loại hình du lịch nông thôn nói riêng. Yếu tố
thuận lợi trong quá trình tiếp cận điểm đến, quá trình di chuyển giữa các khu điểm
du lịchbằng nhiều loại hình phương tiện giao thông công cộng cũng là một nhân tố
ảnh hưởng đến hoạt động du lịch An Giang. Bên cạnh đó, An Giang nằm giữa các
đầu mối giao thông lớn, có cửa khẩu đường biên giới trải rộng là điều kiện định
hướng thị trường khách quốc tế cho loại hình du lịch nông thôn tỉnh An Giang trong
các giai đoạn phát triển.
2.2.2. Tiềm năng tự nhiên
2.2.2.1. Địa hình
Địa hình An Giang mang những đặc điểm nổi bật so với địa hình đồng bằng
vùng Tây Nam Bộ khi có sự xen kẽ giữa đồng bằng châu thổ và đồi núi.
Đồi núi của An Giang gồm nhiều đỉnh có hình dạng, độ cao và độ dốc khác
nhau, phân bổ theo vành đai cánh cung kéo dài 100 km ở hai huyện Tri Tôn và Tịnh
Biên. Trong đónúi Cấm là núi lớn nhất có tới 6 đỉnh với độ cao từ 142m đến 705m,
liên kết với các núi khác thành một mạch núi liên tục, trải dài 35km, rộng 17km với
3
Niên giám thống kê tỉnh An Giang, 2013

40
diện tích gần 600km2. Địa hình núi non với nhiều di tích, lịch sử, văn hóa, tôn giáo,
danh lam thắng cảnh tạo điều kiện thuận lợi cho An Giang phát triển các loại hình
du lịch tâm linh, du lịch tham quan, nghỉ dưỡng, du lịch tìm hiểu.
Địa hình đồng bằng là đặc trưng của vùng đồng bằng châu thổ sông Mekong.
Về hình dạng, đồng bằng phù sa ở An Giang có 3 dạng chính và 1 dạng phụ: dạng
cồn bãi (cù lao) có hình dạng như chiếc thuyền úp, ở giữa cao và thấp dần sang hai
bên như cù lao Mỹ Hòa Hưng, cù lao Tiên, Phó Ba (Long Xuyên), Bà Hòa (Châu
Thành), Bình Thủy, Khánh Hòa (Châu Phú), Vĩnh Trường (An Phú) của sông Hậu
và cù lao Giêng (Chợ Mới), cù lao Tây, cù lao Ma, Cái Vừng, cồn Cỏ (Tân Châu)
của sông Tiền. Từ bao đời nay xung quanh các cù lao dần hình thành các vùng nông
thôn với hoạt động sản xuất nông nghiệp, làm vườn, chăn nuôi gia súc, gia cầm,
nuôi thả cá bè, đánh bắt thủy sản nước ngọt là hoạt động kinh tế chính. Đa dạng
hoạt động canh tác tạo thuận lợi cho tỉnh phát triển được các loại hình du lịch miệt
vườn, du lịch sông nước, tham quan các cù lao,…
An Giang có nhiều hình thái nông thôn, bao gồm nông thôn vùng núi, nông
thôn vùng đồng bằng, nông thôn vùng sông nước…được tạo thành do sự đa dạng
của địa hình. Nhiều loại hình nông thôn trong một phạm vi nhỏ tạo điều kiện thuận
lợi cho sự đầu tư phát triển đa dạng dịch vụ cung cấp cho du khách, góp phần đa
dạng hóa các sản phẩm du lịch nông thôn.
2.2.2.2. Khí hậu
An Giang nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, trong năm có hai mùa
rõ rệt, mùa mưa và mùa khô. Nhiệt độ trung bình khoảng 28oC, lượng mưa trung
bình năm khoảng 1.130 mm; độ ẩm trung bình 80 – 85% và có sự dao động theo
chế độ mưa, theo mùa. Nói chung, các yếu tố của khí hậu tỉnh An Giang như chế độ
bức xạ, nắng, nhiệt độ, độ ẩm, sức gió,… khá phù hợp với sự phát triển của loại
hình du lịch nông thôn. Lượng bức xạ tương đối lớn, tổng lượng nhiệt bình quân
trong năm là 10.0000C. Số giờ nắng ở An Giang dao động từ 100 đến 300 giờ nắng.
Chế độ gió được đặc trưng bởi tác động luân phiên của hệ thống hoàn lưu gió mùa
nên rất ổn định. Trong mùa khô thịnh hành gió mùa Đông Bắc kéo dài từ tháng 11
đến tháng 4 năm sau, thời tiết ít mưa, chỉ chiếm 10% lượng mưa của cả năm. Vào

41
mùa mưa, gió mùa Tây Nam mang khối khí biển nhiệt đới và xích đạo, lượng ẩm
dồi dào, mưa nhiều, chiếm 90% lượng mưa của cả năm, tập trung cao nhất vào các
tháng 7, 8, 9, 10. Với đặc điểm nằm sâu trong đất liền nên An Giang ít chịu ảnh
hưởng của gió bão. Đây là điều kiện cơ bản để phát triển nông nghiệp giúp cho
An Giang là một trong những tỉnh sản xuất lúa gạo nhiều nhất đồng bằng sông
Cửu Long.
Tuy nhiên khí hậu nhiệt đới ẩm cao đòi hỏi các nhà du lịch, nhà kiến trúc lưu
ý trong việc quy hoạch các vùng thể kiến trúc du lịch, đảm bảo yêu cầu thoáng mát,
có cây xanh phù hợp. Căn cứ vào chỉ số sinh khí hậu đối với con người, các yếu tố
khí hậu của An Giang cho thấy mức độ thích nghi và phù hợp cho việc phát triển
các loại hình du lịch tham quan, vui chơi, giải trí,…
2.2.2.3. Thủy văn
Nguồn nước mặt và nước ngầm ở An Giang rất dồi dào. Sông Tiền và sông
Hậu chảy song song từ Tây Bắc xuống Đông Nam trong địa phận của tỉnh dài gần
100 km, lưu lượng trung bình năm 13.800 m3/s. Bên cạnh đó có 280 tuyến sông
rạch và kênh lớn, mật độ 0.72 km/km2. Song chế độ thủy văn của tỉnh phụ thuộc
chặt chẽ vào chế độ nước của sông Mekong. Hàng năm bị ngập lụt từ tháng 8 đến
tháng 11 gọi là “mùa nước nổi” nước dâng cao từ 1 – 3m, có năm lên đến 4,5m thời
gian ngập lụt kéo dài từ 2 – 4 tháng. Hệ thống giao thông thủy, bộ rất thuận tiện.
Giao thông chính của tỉnh là một phần của mạng lưới giao thông liên vùng quan
trọng của quốc gia và quốc tế, có cửa khẩu quốc tế Tịnh Biên và Vĩnh Xương. Đây
là lợi thế cho quá trình mở cửa, phát triển và hội nhập nền kinh tế An Giang với các
tỉnh trong nước, ngoài nước, nhất là khu vực Đông Nam Á. Lợi thế về hệ thống
nguồn nước nổi lớn từ ao, hồ, kênh, rạch, sông lớn tạo tiền đề cho An Giang phát
triển các loại hình du lịch liên quan đến sông nước, miệt vườn, chợ nổi, làng bè, nhà
trên sông,…
Cùng với cảnh núi rừng hoang sơ, An Giang còn là vùng đất của sông nước
do hai nhánh sông Tiền và sông Hậu của sông Mekong chảy qua. An Giang có hơn
2.500 km đường thủy, đặc biệt ở những sông lớn bao quanh các cù lao như Mỹ Hòa
Hưng – quê hương chủ tịch Tôn Đức Thắng, bên cạnh có những kênh rạch nổi tiếng

42
như Vĩnh Tế, Thoại Ngọc Hầu ngày xưa và các kênh T4, T5, T6, … ngày nay đã tạo
điều kiện cho du lịch sông nước An Giang phát triển.
An Giang có mùa nước nổi từ 2 – 4 tháng hàng năm. Tỉnh An Giang đã tác
động nhiều chính sách để khai thác mùa nước nổi thông qua các mô hình sản xuất
phong phú như nuôi cá, trồng ấu tạo tính đa dạng đặc thù của miền sông nước. Đây
cũng là lợi thế lớn giúp đa dạng hoạt động du lịch nông thôn An Giang và giải quyết
việc làm vào mùa nước nổi cho người dân trong vùng.
Nhìn chung, hệ thống thủy văn của tỉnh An Giang đã góp phần làm nên cảnh
quan sông rạch phong phú. Vì vậy, trong phát triển ngành du lịch cần khai thác nét
độc đáo của nền văn hóa sông nước đặc thù An Giang để góp phần vào việc duy trì
và bảo tồn những bản sắc truyền thống của địa phương. Đây là một trong những
phương thức tạo ra sản phẩm thay thế, tăng tính đa dạng của sản phẩm du lịch là
một trong những cách giữ lại nét đặc thù của tỉnh, kết hợp với nét riêng biệt để thu
hút du khách đến với du lịch An Giang.
2.2.2.4. Sinh vật
An Giang có diện tích rừng khá lớn gần 12.000 ha. Hệ sinh thái rừng đa dạng
và phong phú bao gồm kiểu rừng khớp ở các tỉnh miền Đông Nam Bộ và các tỉnh
Tây nguyên. Bên cạnh đó là luồng thực vật thân thuộc với khu hệ thực vật Ấn Độ -
Mianmar xâm nhập vào vùng núi cao phía Tây của miền Bắc Việt Nam và tràn
xuống phía Nam Việt Nam theo dọc sườn phía Tây của dãy Trường Sơn xuống cực
Nam Trung Bộ phần đuôi của NamTrường Sơn kéo dài đến vùng Bảy núi. Việt
Nam có 8 ngành thực vật bậc cao thì vùng Bảy núi cũng đã có đại diện của 5 ngành,
chiếm 62.5% (khảo sát 815 loài thực vật rừng ghi nhận được thì có 116 loài cây gỗ
lớn, 149 loài cây gỗ nhỏ, 208 loài cây bụi, tiểu mộc, 105 loài dây leo, 178 loài cây
dạng cỏ, 34 loài khuyết thực vật, 25 loài thực vật kí sinh, phụ sinh). Các cánh rừng
tự nhiên ở các núi Phú Cường, núi Cấm, núi Cô Tô còn được bảo quản tốt tạo môi
trường cho các loài động vật hoang dã về sinh sống như khỉ, heo rừng, chồn, thỏ,
trăn và các loài chim,...Các khu rừng tràm đồng bằng ngoài chức năng phòng hộ
cho nông nghiệp, còn là nơi trú ngụ và sinh sản lý tưởng cho các loài chim nước.
Đặc biệt rừng tràm Trà Sư là nơi quy tụ 11 sinh cảnh thực vật rừng. Hệ thực vật nơi

43
đây cũng rất phong phú và đa dạng với 140 loài, thuộc 52 họ và 102 chi; trong đó
có 22 loài cây gỗ, 25 loài cây bụi, 10 loài dây leo, 70 loài cỏ và 13 loài thủy sinh.
Nếu xét theo tỉ lệ tổng số loài thực vật so với tổng diện tích khu vực điều tra thì khu
vực này có tỷ tệkhá cao, đứng thứ hai khu bảo tồn thiên nhiên khu vực đồng bằng
sông Cửu Long, sau Xẻo Quít của tỉnh Đồng Tháp. Trong nhiều năm qua, hệ thống
rừng trên địa bàn tỉnh An Giang không bị cháy, không bị chặt phá và ít bị tác động
bởi những hoạt động của con người. Chính vì vậy, nơi đâyđã tập trungnhiều loài
chim quý hiếm, cá, thuỷ sinh vật đặc trưng tìm đến khi lũ tràn về, chọn làm nơi cư
trú thích hợp để sinh sản.
Khu hệ chim thì có thể nói là rất đa dạng và phong phú. Hiện nay, đây là nơi
cư trú của 70 loài chim thuộc 13 bộ và 31 họ, trong đó nhiều nhất là bộ sẻ với 26
loài; đặc biệt có 2 loài chim quí hiếm được ghi trong sách đỏ Việt Nam là cò Lạo
Ấn Độ (Mycteria leucocephala) và Cổ rắn Điêng Điểng
(Anhingamelanogaster).Trên những vùng hiện còn rừng, Trà Sư vẫn còn lưu giữ
trên 62 loài chim nước, nhiều loài quí hiếm đang bị đe doạ trong vùng hay toàn cầu.
Đó là Diệc lửa (A. purpurea) đặc trưng của vùng đồng bằng sông Cửu Long, Ròng
rộc vàng (Ploceus hypoxanthus) cũng là loài gần bị đe dọa toàn cầu, phân bốrất ít
điểm ở đồng bằng sông Cửu Long(như Tràm Chim, Trà Sư), loàiVạc Nycticorax
nycticorax và Cốc đế nhỏ Phalacrocorax niger.
Ngoài ra, nơi đây còn là nơi di trú theo mùa của Sếu đầu đỏ (Sarus crane),
được phát hiện từ những năm 1992, hay loài Bồ nông chân xám (Pelecanus
philippensis) và loài sắp bị đe dọa toàn cầu là Giang sen (Mycteria
leucocephala)nay vẫn tìm về hàng năm, với số lượng gần trăm con trong mùa nước
rút.Ngoài chim muông, theo số liệu khảo sát bước đầu của một số nhà khoa học cho
biết, về hệ động vật hoang dã đã tồn tại, nơi đây đã có đến 11 loài thú trong 6 họ và
4 bộ.Ngoài ra, còn có 20 loài bò sát và 5 loài ếch nhái, là những loài phổ biến cũng
xuất hiện trong khu vực. Về loài cá thì có 23 loài, là những loài có giá trị kinh tế cao
. Ngoài tác động của rừng đối với môi trường, làm thay đổi khí hậu trong vùng
có lợi cho con người và thiên nhiên, rừng và hệ thống động, thực vật trong rừng còn
mang lại giá trị to lớn trong hoạt động du lịch.Các hoạt động tham quan rừng, tìm

44
hiểu sự đa dạng sinh thái trong rừng, cảnh quan thiên nhiên hoang sơ,…chắc chắn
sẽ thu hút sự tham gia của số lượng đông khách du lịch yêu thiên nhiên, muốn tìm
về môi trường tự nhiên.
2.2.3. Tiềm năng nhân văn
Nếu tiềm năng tự nhiên làm tăng tính hấp dẫn cho các hoạt động khám phá
tự nhiên thì tiềm năng nhân văn sẽ làm tăng tính hấp dẫn du khách tìm về cội nguồn
văn hóa bản địa. Nguồn tài nguyên văn hóa gồm có thành phần văn hóa vật chất và
phi vật chất mang lại những giá trị nhân văn nhất định và tạo nét đặc trưng cho sản
phẩm du lịch. Các giá trị văn hóa thể hiện qua bề dày lịch sử của quá trình hình
thành và phát triển các di tích, phong tục tập quán, … tất cả sẽ là động lực thúc đẩy
sự phát triển các loại hình du lịch vì nó thể hiện giá trị của sự sáng tạo, phong phú
và văn hóa được kết tinh lại tạo sức thu hút cao. Phân loại các tiềm năng nhân văn
một cách cụ thể giúp cho du lịch An Giang có được sự định hướng phát triển trong
việc quy hoạch nguồn tài nguyên, xác định thị trường khách trọng tâm cũng như có
hướng bảo tồn, lưu giữ và phát huy các giá trị văn hóa một cách tốt nhất.
2.2.3.1. Di tích lịch sử, văn hóa
Tỉnh An Giang có 27 di tích lịch sử - văn hóa được xếp hạng cấp quốc gia
và 48 di tích xếp hạng cấp tỉnh, tập trung:
 Thành phố Long Xuyên
Khu lưu niệm Bác Tôn ở cù lao Mỹ Hòa Hưng, xã Mỹ Hòa Hưng, đình Mỹ
Phước, đình Ông Bắc là những di tích kiến trúc nghệ thuật.
 Thành phố Châu Đốc
Thuộc cụm di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh gồm: di tích lăng Thoại Ngọc
Hầu, Miếu bà Chúa Xứ, di tích chùa Tây An, di tích chùa Hang, đình Châu Phú.
 Huyện Tri Tôn
Là cụm di tích cách mạng nằm trong khu vực xã Ba Chúc gồm: Nhà mồ,
chùa Tam Bửu, chùa Phi Lai, đồi Tức Dụp, chùa Xò Tón (chùa Khmer).
 Huyện Phú Tân:
Gồm Chùa Giồng Thành ( Long Hưng Tự) là di tích lịch sử thuộc xã, Chùa
Chăm là di tích khiến trúc nghệ thuật thuộc xã Phú Hiệp.

45
 Huyện Châu Phú:
Gồm Đền thờ Quản Cơ Trần Văn Thành là di tích lịch sử, xã Thạnh Mỹ Tây.
 Huyện Chợ Mới:
Gồm Chùa Đạo Nằm xã Tấn Mỹ, Chùa Bà Lê ( tức Phước Hội tự) là di tích
lịch sử thuộc xã Hội An, Cột Dây Thép là di tích lịch sử thuộc xã Long Điền A.
 Huyện Thoại Sơn:
Gồm 2 bia đá tượng Phật 04 tay là di tích kiến trúc nghệ thuật, xã vọng Thê,
Bia Thoại Sơn là di tích lịch sử thuộc thi trấn Núi Sập.
 Huyện Tịnh Biên:
Có Hòa Thành Cổ Tự là di tích lịch sử, kiến trúc nghệ thuật ở xã Nhơn Hưng.
Bảng 2.3: Các di tích lịch sử - văn hóa đƣợc xếp hạng cấp quốc gia
STT Di tích Số lƣợng
1 Di tích khảo cổ 03
2 Di tích văn hóa – lịch sử 11
3 Di tích kiến trúc 11
4 Di tích danh thắng 01
5 Di tích lưu niệm danh nhân 01
Tổng 27
Nguồn: Tác giả điều tra thống kê, 2014
Phát triển du lịch là một trong những hướng đi mới của tỉnh. Vì vậy, những
năm gần đây tỉnh đã và đang tập trung đầu tư khai thác phát triển các khu, điểm di
tích lịch sử văn hóa như:
 Miếu Bà Chúa Xứ núi Sam
Miếu Bà Chúa Xứ ở khu danh thắng Núi Sam, tại chân núi Sam - thuộc xã
Vĩnh Tế, thành phố Châu Đốc. Miếu được lập vào đầu thế kỷ XIV ( khoảng 1820-
1825), khi ấy còn làm bằng tre lá đơn sơ. Qua nhiều lần nâng cấp đến năm 1972
Miếu được xây dựng lại qui mô và tráng lệ theo kiểu hình khối tháp, có bốn tầng
mái cong lợp ngói ống, tráng men xanh. Nghệ thuận chạm trổ rất tinh xảo. Toàn khu
Miếu Bà là một công trình nghệ thuật tiêu biểu cho sự hài hòa của nền kiến trúc
truyền thống, dân tộc và hiện đại.

46
Vì vậy, Miếu đã được Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch công nhận và xếp
hạng di tích lịch sử văn hóa. Đây là một lễ hội dân gian lớn nhất đồng bằng sông
Cửu Long. Năm 2001 Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịchđã chính thức công nhận lễ
hội Vía Bà Chúa Xứ Núi Sam là lễ hội cấp quốc gia, trở thành một trong 15 lễ hội
tiêu biểu của cả nước.
 Bia Thoại Sơn
Bia Thoại Sơn là một di tích lịch sử do Thoại Ngọc Hầu xây dựng vào năm
1822. Năm 1817, Thoại Ngọc Hầu về trấn thủ Vĩnh Thanh và chủ trương đào con
kênh dẫn đến Rạch Giá, kênh dài hơn 30 Km, có một vị trí quan trọng trong việc
giao thông vận tải và phát triển nông nghiệp, góp phần nâng cao đời sống văn hóa,
kinh tế của nhân dân trong vùng. Ông được triều đình khen ngợi và cho lấy tên Ông
đặt tên cho con kênh là Thoại Hà.
Để đánh dấu công trình trọng đại này, Thoại Ngọc Hầu đã soạn bài văn và
cho khắc vào bia đá. Năm 1822, ông long trọng làm lễ dựng bia và khánh thành
miếu thờ sơn thần tại triền Núi Sập. Bia có chiều cao 3 mét, ngang 1,2 mét, bề dày
0,2 mét, mặt bia chạm đúng 629 chữ. Bia Thoại Sơn đến nay vẫn còn ở vị trí ban
đầu, nét chữ Hán trên mặt bia vẫn còn sắc nét. Đây là một trong ba công trình di
tích lịch sử loại bia ký nổi tiếng ở Việt Nam dưới chế độ phong kiến còn lưu lại đến
ngày nay.
 Khu di chỉ Óc Eo
Đây là một địa danh được nhiều người trong và ngoài nước biết đến, là một
khu di tích cổ rộng lớn gắn liền với vết tích vật chất của Vương quốc Phù Nam một
quốc gia hùng mạnh ở vùng Đông Nam Á cách nay khoảng hai nghìn năm.
Ngoài khu vực được xem là “thành phố Óc Eo” có diện tích 4.500 ha còn có
một số vùng ở miền Tây Nam Bộ như Đồng Tháp, Châu Đốc, Kiên Giang. Hiện
nay, Khu di tích Óc Eo không những đón được rất nhiều nhà sưu tầm, khảo cổ đến
nghiên cứu, tìm hiểu. Nơi này còn thu hút được nhiều du khách trong và ngoài nước
đến tham quan các di vật, vết tích được phát hiện để biết thêm về một thời kỳ phát
triển rực rỡ của vùng đất An Giang ngày xưa.

47
 Đồi Tức Dụp
Tức Dụp thuộc huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang, là ngọn đồi của dãy núi Cô Tô
(Phụng Hoàng Sơn). Tuy là một ngọn đồi nhỏ với chiều cao khoảng 300 mét, nhưng
có địa hình hiểm trở với nhiều tảng đá dựng cheo leo, tạo thành những hang trên núi
ăn luồng nhau như tổ ong. Nhờ đặc điểm ưu việt nàyTức Dụp đã trở thành một căn
cứ kháng chiến nổi tiếng trong thời kỳ chống Mỹ.
Suốt 128 ngày đêm, với một lực lượng hùng hậu máy bay, pháo binh, bộ
binh nhưng kẻ địch vẫn không thể đánh thắng được. Để rồi Mỹ phải thảm bại và cái
tên “Ngọn đồi 2 triệu đô la” là số tiền Mỹ đã bỏ ra để mua bom đạn trút xuống ngọn
đồi. Đến đây du khách có thể tham quan những địa danh như hang C6, hang Quân
y, hang thanh niên, Hội trường Tỉnh Ủy…Đồi Tức Dụp ngày nay là một khu tham
quan. giải trí lý tưởng .
An Giang còn nhiều các di tích lịch sử, văn hóa có giá trị truyền thống được phân
bố rải rác khắp tỉnh, là một trong những tiềm năng để bổ sung, khai thác làm phong phú
hoạt động du lịch nông thôn tỉnh An Giang khi cung cấp thêm cho khách hoạt động tham
quan, tìm hiểu, nghiên cứu các giá trị văn hóa lịch sử có tại địa phương.
2.2.3.2. Cư dân, dân tộc và các lễ hội sinh hoạt văn hóa cộng đồng
Cộng đồng dân cư sinh sống trên lãnh thổ An Giang, người Kinh chiếm đông
nhất (94,30%), người Khmer (4,07%), người Hoa (1.009%) và người Chăm
(0.65%). Mỗi dân tộc đều có những nét sinh hoạt văn hóa, lễ hội riêng của mình. Từ
điều kiện lịch sử nên cơ cấu lễ hội tại tỉnh An Giang rất phong phú, ngành du lịch
cần quan tâm tận dụng thế mạnh này để khai thác lễ hội các dân tộc nhằm phục vụ
du lịch. Trong năm tỉnh An Giang có các lễ cách mạng là ngày Kỷ niệm ngày sinh
Chủ tịch Tôn Đức Thắng vào ngày 14/8 hằng năm và 14 lễ hội dân gian được tổ
chức. Trong đó, có một lễ hội thuộc cấp Bộ quản lí và 6 lễ hội thuộc cấp tỉnh quản
lí. Đặc biệt, lễ hội Bà Chúa Xứ núi Sam hằng năm thu hút rất đông khách du lịch
đến chiêm bái, tín ngưỡng. Người Chăm sống chủ yếu ở hai huyện Châu Phú, Phú
Tân có các lễ hội:Romadol, lễ Hatgi (Roya Hadji),.. Người Khmer sống tập trung ở
hai huyện Tịnh Biên, Tri Tôn thường tổ chức các lễ hội như: đua bò Bảy Núi, tết
Cholchnamthmay, lễ dolta, lễ cúng trăng và hội đua ghe,..

48
Tại An Giang còn có các tôn giáo như: Phật, Cao đài, Công giáo, Hòa Hảo
với nhiều lễ hội dành riêng cho các tôn giáo này tạo thêm nhiều nét chấm phá cho
bức tranh lễ hội của tỉnh An Giang.Một số lễ hội tiêu biểu cụ thể như là:
a. Lễ hội của người Chăm
Người Chăm ở An Giang hầu hết là tín đồ Hồi giáo (Islam). Vì vậy, các lễ
hội của người Chăm tiến hành theo Hồi lịch và được tổ chức hàng năm tại các
Thánh đường ở mỗi địa phương. Lễ Ramadan là một trong những lễ hội lớn tập
trung nhiều người dân tham gia.
Lễ Ramadan còn gọi là tháng thánh lễ bắt đầu từ ngày 1 tháng 9 đến ngày 30
tháng 9 Hồi lịch. Người Chăm gọi lễ này là “Pănơh” có nghĩa là “tháng nhịn ăn”
hay “tháng ăn chay”.
b. Lễ Dolta và Hội đua bò của dân tộc Khmer
Lễ Dolta tức là lễ “cúng ông bà” của người Khmer nhằm mục đích cầu
siêu cho người đã chết, lễ diễn ra từ ngày 29 tháng 8 âm lịch đến ngày 1 tháng 9
âm lịch. Trong dịp này, hội đua bò được tổ chức, đây là môn thể thao đậm đà bản
sắc dân gian của đồng bào Khmet vùng Bảy núi. Tục đua bò đã có từ lâu đời.
Cuộc đua thường tổ chức trên các ruộng lúa đã gặt, nước xâm xấp, gọi là “đua bò
bừa”. Ngày xưa, ngày lễ Dolta trùng vào dịp xuống giống vụ lúa Thu Đông nên
bà con nào trong phum, sóc có bò mang đến bừa cho thửa ruộng của ngôi chùa
gọi là “bừa công quả”.
Về sau, hình thành tục đua bò được tổ chức tự phát ở nhiều nơi trong 2
huyện Tri Tôn và Tịnh Biên, thu hút cả chủ bò người Kinh tham gia. Đến năm 1992
chính quyền 2 huyện thống nhất tập hợp và tổ chức “lễ hội đua bò”. Hàng năm luân
phiên tổ chức tại 2 trường đua thuộc xã Lương Phi (Tri Tôn) và Vĩnh Trung (Tịnh
Biên) với quy mô lớn.

49
Bảng 2.4: Một số lễ hội trên địa bàn tỉnh An Giang
TT Tên lễ hội Thời gian
1 Lễ hội Bà Chúa Xứ núi Sam (Lễ Vía Bà) 23-27/04 âm lịch
2 Lễ hội Choi Chnam Thmay 12-15/04 âm lịch
3 Hội đền Nguyễn Trung Trực 18-19/10 âm lịch
Lễ hội đua bò của người dân tộc Khmer (Lễ hội
4 9-10/10 âm lịch
đua bò Bảy Núi)
5 Lễ hội Hát Gi (Hatgi hay Royal Hadji) 7-10/12 lịch Hồi giáo
6 Lễ hội Kì an đình Châu Phú 10/5 âm lịch
7 Lễ Ramadan của đồng bào Chăm 1-30/9 lịch Hồi giáo
Nguồn: Tác giả điều tra thống kê, 2014
Với tính phong phú của các lễ hội, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh An
Giang cần có sự đầu tư vào chiều sâu trong việc bảo tồn các giá trị văn hóa dân gian
trong từng lễ hội thông qua nghiên cứu cẩn thận các giá trị thể hiện trong trang
phục, các điệu múa dân gian, tập tục, nghi thức thờ cúng để có sự ghi chép cũng
như thực hiện các nghi lễ một cách chuẩn xác.Đây không chỉ là khai thác để phát
triển du lịch mà còn có ý nghĩa trong việc bảo tồn, nâng cao bản sắc văn hóa dân tộc
của địa phương, bảo tồn giá trị văn hóa của các lễ hội dân gian tỉnh An Giang.
2.2.3.3. Văn hóa ẩm thực
Ẩm thực có những nét rất riêng của An Giang khi có sự hòa hợp trong văn
hóa ẩm thực của 4 dân tộc cùng sinh sống trên địa bàn. Du khách sẽ có dịp thưởng
thức và khám phá những món ngon do chính bàn tay khéo léo của những người phụ
nữ dân tộc Chăm với món Tung Lò Mò (xúc xích bò), món canh chua lá vang của
đồng bào Khmer và những sản phẩm được chế biến từ nguyên liệu nổi tiếng của
vùng sông nước là con cá Ba Sa của người Kinh. Ngoài ra, còn những món ăn mang
đậm nét miền sông nước Nam bộ, mang tính độc đáo, hương vị đặc sắc, đặc trưng
của địa phương chế biến. Đặc biệt nhất là những món ăn chế biến từ cá nước ngọt
như cá Ba Sa, cá Chẽm, cá Thác Lát, cá Linh, … với một số sản phẩm đặc thù của
tỉnh và được nhiều du khách biết đến như mắm thái và khô cá lóc chế biến từ nguồn
cá lóc tự nhiên, mắm linh được chế biến từ cá linh đánh bắt, đường thốt nốt; độc

50
đáo nhất là mỗi khi đến mùa nước nổi, thiên nhiên cung cấp cho tỉnh lượng cá linh
rất lớn, vào mùa này khách du lịch có thể đánh bắt cá linh để chế biến các thức ăn
hấp dẫn, …Nói chung, các món ăn của tỉnh An Giang thật sự là độc đáo, hấp dẫn,
mang đậm nét thiên nhiên, mộc mạc của miền sông nước.
2.2.3.4. Các làng nghề thủ công truyền thống
An Giang có nhiều làng nghề thủ công truyền thống sản xuất các sản phẩm
phục vụ cho cuộc sống của cư dân vùng sông nước từ việc tận dụng nguồn nguyên
vật liệu sẵn có tại địa phương. Có 34 làng nghề tiểu thủ công, trong có có 25 làng
nghề được Ủy ban nhân dân tỉnh công nhận với 6.300 hộ tham gia, thu hút trên
18.600 lao động.An Giang quy tụ nhiều nghệ nhân và nhiều hộ gia đình tham gia
sản xuất các mặt hàng thủ công. Các sản phẩm của làng nghề tập trung vào 5 nhóm:
dệt, sản xuất tư liệu lao động, vật dụng sinh hoạt gia đình, mộc và đan lát. Hình
thành những làng nghề nổi tiếng như: nghề mộc chạm trổ ở Chợ Thủ (Chợ Mới),
nghề dệt lụa ở Tân Châu, nghề rèn ở Phú Mỹ (Phú Tân), nghề vẽ tranh trên kiếng ở
Long Điền B (Chợ Mới). Đặc biệt nhất là làng nuôi cá bè với mô hình nhà nổi trên
sông (Châu Đốc, Long Xuyên).
Bảng 2.5: Các làng nghề tiểu thủ công nghiệp truyền thống tỉnh An Giang
TT Làng nghề tiểu thủ công truyền thống Huyện/Tp
1 Chiếu Uzu Tân Châu
2 Đóng ghe xuồng Mỹ Hiệp Chợ Mới
3 Lợp cua Mỹ Đức Châu Phú
4 Nhang Bình Đức Long Xuyên
5 Chằm nón lá Hòa Bình Chợ Mới
6 Tợ lụa Tân Châu Tân Châu
7 Rập chuột An Châu Châu Thành
8 Mộc, chạm khắc gỗ gia dụng Chợ Mới
9 Lưỡi câu Mỹ Hòa Long Xuyên
10 Lò trấu Long Điền B Chợ Mới
11 Dây keo Mỹ Hội Đông Chợ Mới

51
12 Đan lát Mỹ An Chợ Mới
13 Bánh tráng Mỹ Khánh Long Xuyên
14 Sản xuất đường Thốt Nốt An Phú
15 Bó chổi cọng dừa Vĩnh Chánh Thoại Sơn
16 Bó chổi bông sậy cồn Nhỏ Phú Tân
17 Rèn Phú Mỹ Phú Tân
18 Bánh phồng Phú Mỹ Phú Tân
19 Dệt thổ cẩm Khmer Văn Giáo Tịnh Biện
20 Dệt thổ cẩm Châu Phong Tân Châu
Nguồn: Sở VH-TT&DL tỉnh An Giang, 2014
Ở những làng nghề các nghệ nhân tài giỏi đã liên tục đào tạo ra các thế hệ
thợ tiếp nối, nhiều nghề có tính chất cha truyền con nối.Các nghệ nhân đã và đang
tạo ra các sản phẩm truyền thống phục vụ cho xã hội và phát triển du lịch. Tuy
nhiên, các sản phẩm thủ công hiện nay dần bị mai một bởi sự đa dạng các sản phẩm
thay thế, nhu cầu tiêu dùng thay đổi, giá thành tạo ra sản phẩm cao, nguồn tiêu thụ
không ổn định…
Do đó, để phát triển du lịch tỉnh cần khôi phục một số làng nghề truyền
thống như: làng nghề dệt ở xã Đa Phước, Nhơn Hội, Vĩnh Trường và Quốc Thái
(An Phú), hiện nay hầu như không còn do sản phẩm sản xuất bằng thủ công với
công cụ thô sơ, giá thành cao không cạnh tranh được với các sản phẩm khác trên thị
trường. Làng nghề đá thủ công núi Sập (Thoại Sơn) do việc chấm dứt khai thác đá
đã dẫn đến ngưng hoạt động đối với các sản phẩm đá chẻ, đá xây dựng. Làng nghề
nắn nồi đất, cà ràng của đồng bào Khmer ở huyện Tri Tôn có nhiều nét văn hóa đặc
sắc. Ngoài ra, một số làng nghề thủ công đã hình thành chưa lâu, quy mô sản xuất
nhỏ, sản lượng sản phẩm ít chủ yếu làm theo dạng kinh tế phụ, sản xuất những sản
phẩm mang tính đặc trưng, mới lạ như tranh lá thốt nốt, đồ mỹ nghệ tre bông, tranh
gỗ ghép, tranh lá cây, thắt lục bình, khô cá tra, … những sản phẩm này cần phải sắp
xếp, đầu tư để phát triển thành làng nghề truyền thống đưa vào khai thác du
lịch.Làng nghề và các sản phẩm thủ công sẽ là điểm nhấn ấn tượng thu hút du khách
đến với du lịch nông thôn tỉnh An Giang.

52
2.2.3.5. Các loại hình nghệ thuật
An Giang là nơi quy tụ tinh hóa văn hóa độc đáo của 4 cộng đồng dân tộc:
Kinh, Chăm, Hoa, Khmer. Với nhiều đặc trưng văn hóa truyền thống khác nhau
hình thành bức tranh văn hóa nghệ thuật sinh động, nhiều màu sắc. Người Khmer có
loại hình nghệ thuật đặc trưng như hát Dù Kê, múa trống, múa Chằng,.. Người Kinh
nổi tiếng với Đờn ca tài tử đã được UNESCO công nhận là di sản phi vật thể. Người
Chăm có loại hình nghệ thuật dân ca Chăm và biểu diễn kèn Saranai, trống Pànà,
Paranưng theo phong cách Hồi giáo. Người Hoa với nghệ thuật múa dù, múa quạt,
múa lân sư rồng và hát Hồ Quảng. Sự đa dạng của các loại hình nghệ thuật truyền
thống trên địa bàn tỉnh là một tiềm năng lớn để du lịch An Giang khai thác các hoạt
động du lịch tạo sự đa dạng cho các sản phẩm du lịch cung cấp cho khách.
2.2.4. Tiềm năng về sản xuất nông nghiệp
Tỉnh An Giang có nhiều thế mạnh về sản xuất nông nghiệp, tạo tiền đề khai
thác phát triển du lịch nông nghiệp trong loại hình du lịch nông thôn. An Giang là
một trong hai tỉnh có diện tích trồng lúa cao nhất đồng bằng sông Cửu Longvà cả
nước, chiếm 14,9% diện tích và 41,1% sản lượng lúa của toàn vùng đồng bằng
sông Cửu Long. Diện tích các loại cây ăn quả ngày càng mở rộng, góp phần đa
dạng hóa cơ cấu trồng trọt. Bên cạnh đó, An Giang còn là một trong các tỉnh dẫn
đầu về sản lượng nuôi trồng thủy sản của vùng và cả nước. Các hình thức tổ chức
sản xuất nông nghiệp ngày càng đa dạng, hộ gia đình và trang trại ngày càng được
chú trọng phát triển. An Giang là tỉnh có số lượng trang trại lớn, trong đó chủ yếu là
dạng trang trại cây trồng lâu năm và trang trại chăn nuôi thủy sản. Sự phát triển của
các loại hình trang trại trong nông nghiệp đã thúc đẩy hiệu quả kinh tế sản xuất,
đồng thời tạo ra tiền đề bước đầu cho việc xây dựng các tour du lịch tham quan, học
hỏi kinh nghiệm sản xuất giữa nông dân các vùng trên cả nước.
Trên cơ sở khai thác thế mạnh về nông nghiệp, nhiều sản phẩm du lịch được
tạo ra từ sản xuất nông nghiệp có sức thu hút khách du lịch trong và ngoài nước.
Các loại hình du lịch sinh thái, các tour tham quan mô hình trang trại, miệt vườn,
tham gia sản xuất nông nghiệp, đánh bắt cá, chài lưới trên sông,… đầu tư phát triển
và ngày càng hấp dẫn du khách. Nhìn chung sự phát triển về nông nghiệp và thủy

53
sản đã tạo ra những tiền đề quan trọng để xây dựng các loại hình du lịch nông thôn
đa dạng. Việc phát triển hoạt động nông nghiệp gắn liền với hoạt động du lịch có
tác động to lớn trong việc phát huy thế mạnh, nâng cao thu nhập, đa dạng hóa cơ
cấu sản xuất giúp chuyển dịch cơ cấu kinh tế vùng nông thôn, thúc đẩy kinh tế xã
hội của tỉnh phát triển trong thời gian tới.
2.3. Thực trạng phát triển du lịch nông thôn tỉnh An Giang
Loại hình du lịch nông thôn cũng chỉ mới được triển khai trên địa bàn tỉnh
An Giang trong những năm gần đây, thực sự rất khó để đánh giá toàn diện ảnh
hưởng, vai trò cũng như tầm quan trọng của loại hình du lịch này trong định hướng
phát triển chung của ngành du lịch tỉnh. Ngoài ra loại hình du lịch cũng chưa thực
sự được triển khai rộng rãi đến tất cả vùng nông thôn trên địa bàn mà chỉ mới bước
đầu được triển khai tại một số điểm nông thôn điển hình. Do đó, để đánh giá được
hiệu quả của loại hình du lịch nông thôn trong vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế
vùng nông thôn, tạo thêm mô hình kinh doanh mới giúp người nông dân tăng thu
nhập cho gia đình chỉ mới là khảo sát sơ bộ của học viên thông qua việc phát bảng
hỏi, phỏng vấn các hộ gia đình, phát bảng hỏi tìm hiểu nhu cầu, sự hiểu biết của
khách du lịch về loại hình du lịch nông thôn tỉnh An Giang. Kết quả khảo sát giúp
ngành du lịch An Giang có được cái nhìn sơ bộ, đánh giá được bước đầu về hiệu
quả, tính khả thi của loại hình du lịch nông thôn mang lại cho du lịch tỉnh nói riêng
và cho các vùng nông thôn tiềm năng cả nước nói chung.
2.3.1. Quy trình phát triển của mô hình du lịch nông thôn tỉnh An Giang
2.3.1.1. Lập kế hoạch, khảo sát các địa phương tiềm năng
Để khai thác tiềm năng du lịch nông thôn tỉnh An Giang, giai đoạn 2007-
2009, tổ chức Nông nghiệp Hà Lan (Agriterra) đã triển khai đầu tư dự án Phát triển
du lịch nông thôn giai đoạn 1 tại 3 tỉnh Lào Cai, Tiền Giang và An Giang. Trên cơ
sở đó, Hội nông dân tỉnh An Giang đã tiến hành khảo sát trên toàn địa bàn tỉnh An
Giang, những địa phương, làng, xã tiềm năng có thể tiến hành hoạt động du lịch.

54
Bảng 2.6: Đặc trƣng vùng nông thôn để phát triển loại hình du lịch nông thôn
TT Huyện/TP Sản phẩm đặc trƣng khai thác du lịch nông thôn
Khu lưu niệm Bác Tôn
Tham quan địa hình vùng cù lao Ông Hổ, vườn cây ăn trái, chợ nổi
bằng xe đạp, xe lôi, thuyền,..
Lưu trú tại nhà dân (homestay)
Mỹ Hòa
Tìm hiểu đời sống nông thôn, phương thức sản xuất nông nghiệp, thu
1 Hưng-Long
hoạch hoa màu trên cánh đồng
Xuyên
Tìm hiểu các làng nghề truyền thống tại địa phương như: nuôi trồng
nấm rơm, đan lát,…
Tham gia các hoạt động câu cá, tát mương, giăng lưới, tắm bùn phù
sa, mò ốc,..
Tham quan đặc trưng sinh thái rừng tràm Trà Sư. Tìm hiểu hệ động
thực vật trong rừng
Tìm hiểu văn hóa, tín ngưỡng, lễ hội, ẩm thực truyền thống của đồng
bào Khmer.
Tìm hiểu hoạt động làng nghề dệt thổ cẩm của người Khmer
2 Tịnh Biên
Tham quan khu du lịch (KDL) Lâm Viên Núi Cấm với các công
trình: hệ thống cáp treo đầu tiên của vùng đồng bằng sông Cửu Long
(ĐBSCL), tượng phật Di Lặc, chùa Phật lớn, hồ Thủy Liêm,..
Tham quan mua sắm các mặt hàng lưu niệm, hàng hóa, đặc sản tại
khu vực của khẩu như: đường Thốt Nốt, ..
Tham quan các thánh đường Hồi giáo
Tìm hiểu đời sống văn hóa, lễ hội truyền thống,..Thưởng thức ẩm
thực đặc trưng của đồng bào Chăm như: cà ri bò, Tung Lò Mò, bánh
3 Tân Châu Chăm,…
Tham quan tìm hiểu các làng nghề truyền thống như: làng nghề dệt
chiếu Uzu, thổ cẩm Châu Giang, tơ lụa Tân Châu
Tham quan cửa khẩu quốc tế đường sông, chợ nổi trên sông
Tham quan đặc trưng làng, nhà bè nổi dọc theo hai bên sông
4 An Phú Tìm hiểu hoạt động sản xuất nuôi cá da trơn trên hệ thống nhà bè
Tham quan KDL Búng Bình Thiên - hồ nước ngọt lớn với sự đa dạng

55
sinh thái (mùa nước nổi)
Thưởng thức các món ăn tươi sống tại các nhà dân
Tìm hiểu các làng nghề truyền thống như: mộc chạm khắc gỗ, đan
lát, nghề làm tranh kiếng,..
Tham quan địa hình cù lao Giêng, vườn cây ăn trái, các cánh đồng
trồng lúa, hoa màu ven các bãi bồi bên sông,..
Tham gia các hoạt động canh tác nông nghiệp, tự tay thu hoạch, chế
5 Chợ Mới
biến các sản phẩm,..
Tìm hiểu lịch sử, nguồn gốc lăng Ba Quan Thượng Đẳng, kiến trúc
nhà thờ Cù Lao Giêng - nhà thờ đầu tiên của xứ Nam kì,đình thần
Tấn Mỹ, di tích lịch sử cách mạng Cột Dây Thép,..
Thưởng thức các sản vật địa phương như: dưa xoài, dưa cóc,..
Tìm hiểu khu di chỉ Óc Eo - vết tích vật chất của vương quốc Phù
Nam
6 Thoại Sơn Tham quan chùa Linh Sơn, núi Ba Thê với Thạch đại đao (đao đá lớn
một mặt đá bén như lưỡi dao khổng lồ,..
Khám phá cảnh quan lòng hồ núi Sập
Tham quan, tìm hiểu làng cốm dẹp TaBang Kh-leng của đồng bào
7 Khmer. Nét văn hóa trong đời sống sinh hoạt, trang phục truyền
thống, lễ hội, văn hóa của người dân
Tri Tôn Di tích lịch sử cách mạng Đồi Tức Dụp
Viếng chùa Phi Lai - Tam Bửu
Nhà mồ Ba Chúc - chứng tích chiến tranh vụ thảm sát thời kì Khmer
đỏ
Viếng miếu Bà Chúa Xứ núi Sam
Thưởng thức các sản vật nổi tiếng địa phương như: mắm Châu Đốc,
8 Châu Đốc
bún cá Châu Đốc,..
Tham gia lễ hội đền Nguyễn Trung Trực
Địa phương Tham quan Thạnh Mỹ Tây - Tượng đài quản cơ Trần Văn Thành
9
khác (Châu Phú)
Nguồn: Hội nông dân tỉnh An Giang, 2014

56
Quá trình khảo sát, đánh giá tiềm năng du lịch đã tham khảo ý kiến của các
chuyên gia du lịch, chính quyền địa phương các cấp, doanh nghiệp du lịch trong quá
trình nhận định các địa phương hội đủ điều kiện để tiến hành đầu tư hoạt động du
lịch nông thôn. Từ kết quả khảo sát, Hội nông dân An Giang tiến hành phối hợp với
chính quyền tại các vùng, mở các buổi hội thảo có sự tham gia của chính người dân
địa phương, lấy ý kiến của cộng đồng về quá trình tổ chức triển khai hoạt động du
lịch, cải tạo môi trường cảnh quan, thái độ của người dân khi có sự tham gia của
khách du lịch đến địa phương,… Tiến hành lấy ý kiến của các hộ gia đình mong
muốn tham gia kinh doanh du lịch và tiến hành các khóa tập huấn chuyên môn
nghiệp vụ cho người dân tham gia.
2.3.1.2. Mô hình cơ chế tổ chức của du lịch nông thôn An Giang
Nguyên tắc phát triển du lịch nông thôn An Giang đã nêu ra các mục tiêu:
đảm bảo lợi ích của các bên tham gia (cộng đồng địa phương, chính quyền, các
doanh nghiệp), phát triển bền vững, bảo tồn các giá trị tài nguyên của địa phương.
Hội nông dân và Tổ chức Nông nghiệp Hà Lan đã bắt tay triển khai, xây dựng hệ
thống cơ chế tổ chức quản lý chung cho mô hình du lịch nông thôn và do chính Hội
nông dân An Giang chỉ đạo quản lý trong giai đoạn đầu hoạt động.
Cơ quan hành chính Cộng đồng, doanh nghiệp

Các trưởng nhóm du lịch


Văn phòng (4 người)
Nhóm biểu diễn làng nghề
Hội
nông P. Dự án Phụ trách bảo tồn làng nghề Nhóm dịch vụ homestay
dân tỉnh du lịch
An nông thôn Nhóm dịch vụ ăn uống
Phụ trách dịch vụ du lịch
Giang

Phụ trách hoạt động marketing, liên Dịch vụ cho thuê phương tiện
kết các doanh nghiệp du lịch vận chuyển

Doanh nghiệp du lịch

Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức du lịch nông thôn tỉnh An Giang


Cơ cấu tổ chức du lịch nông thôn tỉnh An Giang hiện nằm trong sự quản lí
của Hội nông dân tỉnh An Giang. Là cơ quan chuyên trách các hoạt động nông

57
nghiệp, tình hình kinh tế xã hội đời sống cộng đồng tại các làng, xã, nông thôn trên
địa bàn tỉnh. Hội nông dân tỉnh An Giang, là cơ quan chính quyền có tầm quyết
định tư tưởng trong bộ máy hành chính và trong người dân ở các địa phương. Sự
quản lý của Hội nông dân có thể thay mặt cộng đồng địa phương họp bàn các chính
sách, kế hoạch, phương hướng phát triển du lịch với Sở Văn hóa – Thể thao và Du
lịch,các tổ chức, doanh nghiệp kinh doanh du lịch. Bên cạnh đó cũng thay mặt cộng
đồng góp ý những hạn chế, mong muốn của người dân khi tham gia vào hoạt động
tại địa phương. Hội nông dân An Giang sẽ là cầu nối trực tiếp giữa các bên: cung
cấp dịch vụ du lịch, khách du lịch và chính quyền địa phương trong thực tiễn kinh
doanh để thay đổi, bổ sung các chính sách phù hợp nhằm đảm bảo lợi ích của các
bên liên quan.
Tại các địa phương triển khai du lịch nông thôn tiến hành công khai họp đề
cử ra các trưởng nhóm du lịch đại diện cho địa phương, là người tổ chức quản lý, xử
lý các vấn đề phát sinh, đóng góp ý kiến, triển khai kinh doanh du lịch và liên hệ
với ban quản lý dự án khi có vấn đề phát sinh trong quá trình hoạt động du lịch. Kết
thúc giai đoạn hai của dự án, Hội nông dân đã đề xuất thành lập Trung tâm du lịch
nông thôn lên UBND tỉnh An Giang. Nếu được cấp phép thành lập, trung tâm du
lịch nông thôn sẽ là cơ quan chuyên trách, nhận định thành viên tổ chức, quy định
chặt chẽ vai trò, nội quy tổ chức, làm rõ trách nhiệm và quyền hạn của từng cơ quan
chức năng, thành viên trong tổ chức. Là nơi các thành viên trong tổ chức có thể chia
sẻ với nhau các kiến thức kinh nghiệm thực tiễn để ngày càng hoàn thiện quy trình
phục vụ khách. Bên cạnh đó, trung tâm có tiền thân từ Hội nông dân nên hình thức,
cũng như cách thức tổ chức phù hợp với người dân. Khuyến khích người dân địa
phương phát biểu đóng góp ý kiến.
2.3.1.3. Thiết kế các sản phẩm dịch vụ du lịch
Các dịch vụ bao gồm homestay, nhà hàng nông gia, du thuyền trên sông,
tham quan rừng tràm Trà Sư, săn cá bông lao,… thu hút nhiều khách du lịch trong
nước và quốc tế. Nối tiếp thành công của giai đoạn 1, Agriterra tiếp tục đầu tư dự án
Phát triển du lịch giai đoạn 2. Dự án được triển khai trong giai đoạn 3 năm, từ ngày
1-7-2011 đến 30-6-2014 với tổng ngân sách 676.400 Euro (với khoảng hơn 18,4 tỷ

58
đồng), trong đó đóng góp của Agriterra là 328.000 Euro (khoảng 9 tỷ đồng). Mục
tiêu của dự án là Xây dựng trung tâm du lịch nông thôn nằm trong Hội nông dân An
Giang, góp phần thúc đẩy và tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động du lịch nông
thôn của hội viên, đồng thời tăng thu nhập và tạo thêm việc làm cho nông dân trong
vùng dự án. Hình thành một hệ thống tour du lịch nông thôn mang tính liên kết chặt
chẽ giữa những điểm du lịch do nông dân với vai trò là điều phối của Trung tâm du
lịch nông thôn; vừa nâng cao năng lực nông dân các điểm trong giới thiệu, quảng bá
hình ảnh sông nước, con người An Giang với du khách trong và ngoài nước. Vừa
giúp nông dân tăng thu nhập cho gia đình, thay đổi bộ mặt nông thôn theo hướng
tiến bộ, bền vững.
Kết quả hoạt động bước đầu cho thấy, hoạt động của dự án phát triển du lịch
nông thôn đạt hiệu quả cao, những tác động tích cực của chương trình đã tạo nên
mô hình phát triển kinh tế - xã hội hữu ích, giúp nông dân có thêm mô hình kinh
doanh mới. Thu nhập người dân tăng từ khi hoạt động du lịch nông thôn được đưa
vào khai thác hoạt động. Đến nay, đã có 15/156 xã, phường, thị trấn trên địa bàn
tỉnh An Giang được chọn tham gia dự án gắn với các danh lam, thắng cảnh, di tích
lịch sử - văn hóa.
Bảng 2.7. Các vùng đƣợc chọn phát triển loại hình du lịch nông thôn
TT Nông thôn đƣợc chọn Xã, huyện
1 Châu Phong – Thánh đường hồi giáo Tân Châu
2 Đa Phước – Làng bè An Phú
3 Núi Sam – Miếu Bà Chúa Xứ Châu Đốc
4 Văn Giáo – Rừng tràm Trà Sư Tịnh Biên
5 An Hảo – Núi Cấm Tịnh Biên
6 Di chỉ văn hóa Óc Eo Thoại Sơn
7 Núi Sập – Hồ Ông Thoại Thoại Sơn
8 Vàm Nao – săn cá Hô, cá Bông Lao Phú Tân
9 Long Điền A - Làng nghề chạm khắc gỗ Chợ Mới
10 Mỹ Hòa Hưng - Khu lưu niệm Bác Tôn Long Xuyên

59
11 Thạnh Mỹ Tây - Tượng đài Quản cơ Trần Văn Thành Châu Phú
12 Bình Phước Xuân - Lăng Ba Quan Thượng Đẳng Chợ Mới
13 Ba Chúc - Chùa Phi Lai Tri Tôn
14 An Tức - Di tích lịch sử văn hóa Đồi Tức Dụp Tri Tôn
15 Trung tâm du lịch nông thôn Châu Thành
Nguồn: Hội Nông dân tỉnh An Giang, 2014
Mỗi xã có từ 5 đến 10 hộ tham gia dự án, tổng số hộ tham gia hưởng lợi trực
tiếp từ 75-100 hộ, chưa kể đến các hộ được hưởng lợi gián tiếp từ chương trình đào
tạo, cùng tham gia các dịch vụ của dự án và bộ mặt nông thôn được thay đổi, phát
triển của cộng đồng.
Việc đầu tư cho phát triển nông thôn, nông nghiệp được chú trọng trong
tương lai. Nhiều dự án đầu tư cho phát triển du lịch nông thôn đã được quy hoạch:
Dự án phát triển mạng lưới các điểm, tuyến du lịch sinh thái và nông thôn mới cù
lao Mỹ Hòa Hưng với 9 điểm và 3 tuyến (2011-2020); đề án xây dựng điểm, tuyến
du lịch đường sông An Giang (làng cá bè, cù lao, kênh đào,..). Việc phát triển loại
hình du lịch nông thôn gắn với tín ngưỡng, lễ hội được đưa vào quy hoạch như một
chương trình ưu tiên trọng điểm trong giai đoạn 2011-2020. Mặt khác, các chính
sách thu hút đầu tư trong và ngoài nước cho phát triển du lịch nông thôn được quan
tâm. Ngoài nguồn vốn từ ngân sách nhà nước, hiện nay tỉnh đang thu hút đầu tư khu
vực ngoài nhà nước, xã hội hóa phát triển du lịch thông qua việc tổ chức các sự kiện
xúc tiến đầu tư và chính sách ưu đãi về đất đai, tài chính, tín dụng cho nhà đầu tư.
Du lịch nông thôn An Giang sau các giai đoạn chuẩn bị, đã hoàn chỉnh khả
năng tiếp nhận khách du lịch tại các địa phương nông thôn. Các sản phẩm, dịch vụ
du lịch bước đầu đã được đưa vào phục vụ số lượng khách trên quy mô nhỏ. Vừa
thực hiện, vừa học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau trong quá trình phục vụ khách. Và
bước đầu đã đạt được các kết quả khả quan.
2.3.1.4. Giám sát hoạt động du lịch nông thôn
Để du lịch nông thôn được tiến hành đúng tiến trình, hoạch định cần có sự
giám sát, theo dõi của các bên liên quan trong hoạt động:

60
Giám sát của nhân viên trong trung tâm để điều chỉnh lại bảng giám sát các
kết quả hoạt động của dự án theo ý kiến góp ý của các chuyên gia rút ra từ thực tiễn
hoạt động ở các địa phương. Bên cạnh đó, Hội nông dân An Giang cũng cử 12 nhân
viên giám sát các xã đã được đầu tư với các hộ đang tham gia hoạt động.
Giám sát bởi chính các hộ tham gia trong hoạt động du lịch. Tổ chức cho các
hộ nông dân tham quan, trao đổi học tập kinh nghiệm trong hoạt động với các xã địa
phương khác. Hoạt động tham quan các mô hình của địa phương bạn giúp hộ dân có
thể học hỏi và kiểm tra các hoạt động lẫn nhau trong suốt quá trình tổ chức hoạt
động du lịch.
Ngoài ra, thường xuyên tổ chức các cuộc họp tổng kết đánh giá theo định kì
theo tháng và họp đột xuất để bàn giải pháp thực hiện, đẩy mạnh tiến độ dự án. Tổ
chức sơ kết hằng năm để tổng kết các kết quả đạt được và đề ra các hướng phát triển
tiếp theo của du lịch nông thôn. Làm việc đơn vị tư vấn để hoàn tất các báo cáo tư
vấn về nâng cao năng lực trong điều hành tài chính dự án bao gồm: thiết lập, quản
lý sổ sách, xây dựng quy chế chi tiêu dự án,.. Kí kết hợp đồng, làm việc với công ty
kiểm toán CPA đánh giá về hiệu quả hoạt động của dự án.
2.3.2. Hiệu quả từ sự phát triển du lịch nông thôn ở An Giang
2.3.2.1. Hiệu quả hoạt động kinh doanh
Dựa trên cơ sở đánh giá tiềm năng du lịch nông thôn, tỉnh An Giang bước
đầu đã thu hút các nhà đầu tư tiến hành triển khaihoạt động và đạt được những kết
quả khả quan. Bước đầu tình hình hoạt động kinh doanh mang lại những hiệu quả
đáng kể, giúp cho cộng đồng cư dân, chính quyền địa phương nhận thức được tiềm
năng phát triển của loại hình du lịch, bổ sung thêm vào mô hình kinh doanh mới có
hiệu quả cao, cải thiện chất lượng cuộc sống cho cộng đồng vùng nông thôn trong
thời gian tới.
Bảng 2.8: Kết quả kinh doanh du lịch nông thôn tỉnh An Giang giai đoạn 1
Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2010
Tổng (Lượt khách) 800 1.000 3.000
Khách quốc tế Giai đoạn 105 157 211
Khách nội địa bắt đầu 575 843 2.789
Doanh thu (triệu đồng) 80,6 103,99 308,97
Nguồn: Hội nông dân tỉnh An Giang, 2015

61
Thông qua bảng kết quả kinh doanh du lịch nông thôn tỉnh An Giang giai
đoạn 1 thấy rằng: trong năm 2007 khi dự án mới được đưa vào nghiên cứu, thử
nghiệm tại một số địa phương hầu như chưa nhận được sự quan tâm, tìm hiểu của
khách du lịch. Trong thời gian này du lịch nông thôn được xem như là một loại hình
du lịch mang tính chất hoàn toàn mới tại An Giang. Tuy nhiên, qua các năm tiếp
theo của dự án, hoạt động du lịch bắt đầu thu hút được một số lượng khách tham
gia, tìm hiểu. Kết quả bước đầu năm 2008 số lượt khách tham gia đạt 800 khách,
đến năm 2010 lượt khách tham gia du lịch tăng gấp 3,75 lần. Doanh thu du lịch
cũng tăng từ 80,6 triệu trong năm 2008 lên 308,97 triệu năm 2010, tăng gấp 3,83
lần. Kết quả kinh doanh đã mở ra cho các vùng nông thôn trên địa bàn tỉnh An
Giang hướng đi mới trong việc tìm kiếm mô hình hoạt động kinh doanh mới ngoài
các hoạt động sản xuất nông nghiệp truyền thống.
Trong giai đoạn 2 hoạt động kinh doanh du lịch nông thôn tỉnh An Giang đã
đạt được kết quả rất tốt khi lượt khách và doanh thu du lịch đều tăng một cách đáng
kể. Tổng lượt khách tham gia năm 2011 là 5.000 lượt và đến năm 2014 thì số lượng
khách đã tăng lên 42.848 lượt khách, tăng gấp 8,57 lần. Doanh thu cũng tăng từ
510,95 triệu đồng lên đến 4.370,06 triệu đồng, tăng gấp 8,55 lần.
Bảng 2.9: Kết quả kinh doanh du lịch nông thôn tỉnh An Giang giai đoạn 2
Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2014 6/2015
Tổng (Lượt khách) 5.000 10.000 20.280 42.848 26.111
Khách quốc tế 810 837 885 1.909 2.904
Khách nội địa 4.190 9.163 19.395 40.939 23.207
Doanh thu (triệu đồng) 510,95 1.021,9 2.071,35 4.370,06 2.693,056
Nguồn: Hội nông dân tỉnh An Giang, 2015
Bảng 2.10: Khảo sát mục đích du lịch của khách đến tỉnh An Giang
Mục đích chuyến viếng thăm của ông (bà) đến địa Kết Tỷ lệ
STT
phƣơng là gì? quả (%)
Tham quan các thắng cảnh, di tích lịch sử văn hóa, đền
1 191 22.6
chùa tại địa phương
2 Nghỉ ngơi, thư giãn. 116 20.4
3 Thưởng thức phong cảnh thiên nhiên nông thôn trong lành 98 17.4
4 Tìm hiểu về văn hóa, làng nghề truyền thống, ẩm thực của 61 10.7

62
địa phương
Tìm hiểu về đời sống nông thôn thông qua các hoạt động
5 58 10.2
sản xuất nông nghiệp, sinh hoạt thường nhật của cư dân
6 Thăm viếng người thân, bạn bè 32 5.6
7 Mua sắm 12 2.1
Nguồn: Tác giả điều tra thống kê, 2014
Từ kết quả điều tra khảo sát, nhận thấy mục đích du lịch đến An Giang của
khách hiện nay vẫn tập trung lớn vào loại hình du lịch tham quan di tích, đền, chùa
vốn là thế mạnh của ngành du lịch tỉnh chiếm tỷ lệ 22.6% trên tổng số khách điều
tra. Tuy nhiên, từ kết quả có thể nhận thấy mục đích khách du lịch đến An Giang
tham gia vào các hoạt động du lịch liên quan đến vùng nông thôn, tham quan các
làng nghề, tìm hiểu đời sống nông thôn thông qua các hoạt động nông nghiệp cũng
đã phát triển, dần thu hút sự quan tâm, tham gia của khách. Hiện nay, loại hình du
lịch gắn kết các hoạt động tham quan, tìm hiểu, khám phá vùng nông thôn lần lượt
chiếm tỷ lệ 17.4%, 10.7%, 10.2% . Khi các loại hình du lịch tham quan thuần túy
dần bão hòa thì sự phát triển của loại hình du lịch mới như du lịch nông thôn sẽ thu
hút được sự quan tâm của khách du lịch nếu được quy hoạch phát triển đúng
hướng.Các kết quả đạt được mang đến cho nông thôn An Giang nói riêng và các
vùng nông thôn tiềm năng trong nước nói chung hướng phát triển bền vững dựa trên
các tài nguyên sẵn có của địa phương. Phát triển một mô hình kinh doanh mang lại
hiệu quả kinh tế, bên cạnh vẫn duy trì được môi trường cảnh quan, đảm bảo sản
lượng lương thực, hoa màu cho cả nước, đồng thời cải thiện chất lượng môi trường
nông thôn theo hướng bền vững.
2.3.2.2.Quá trình thay đổi bộ mặt xã hội vùng nông thôn
Hoạt động kinh doanh đạt hiệu quả cao giúp tăng thêm thu nhập cho các hộ
dân tham gia. Thu nhập bình quân của các hộ dân trong quá trình khảo sát cho thấy,
kinh tế gia đình có sự gia tăng một cách đáng kể.Trước khi tham gia hoạt động du
lịch, mức thu nhập trung bình của các hộ gia đình mỗi tháng dao động trong khoảng
từ 2-4 triệu đồng/hộ, chiếm tỷ lệ 72.7% trong tổng số hộ được khảo sát. Từ khi
tham gia kinh doanh các loại hình dịch vụ trong du lịch nông thôn theo hướng dẫn
của các chuyên gia, Hội nông dân thì thu nhập của người dân đã tăng thêm trong

63
khoảng từ 1-5 triệu đồng/tháng.Người dân cải thiện được đáng kể chất lượng cuộc
sống mà hoạt động kinh doanh lại nhẹ nhàng và mang đến niềm vui, sự tự hào cho
chính các hộ dân tham gia.
Biểu đồ 2.1:Nguồn thu nhập thêm từ hoạt động du lịch nông thôn

Nguồn: Tác giả điều tra thống kê, 2014


Nguồn thu từ hoạt động du lịch nông thôn mang lại chưa thật sự đáng kể.
Tuy nhiên những kết quả ban đầu sẽ là nền tảng, cơ sở để người dân có những nhận
thức tích cực khitham gia vào các hoạt động kinh doanh du lịch trong những lúc
nông nhàn đến giai đoạn thực hiện song song hoạt động nông nghiệp và hoạt động
du lịch như một trong những nguồn thu chính của gia đình.
Bên cạnh việc tạo thêm thu nhập thì loại hình du lịch nông thôn cũng
giúp cải thiện, tạo bộ mặt mới cho các vùng nông thôntrên địa bàn tỉnh An
Giang.Để phục vụ hoạt động đón tiếp, quảng bá, triển khai tham quan tìm hiểu địa
phương. Dự án cũng đã dành ra một phần kinh phí để cải tạo xây dựng mới hệ
thống cơ sở vật chất kỹ thuật, hạ tầng du lịch cho các địa phương, vùng nông thôn
có tiềm năng phát triển du lịch.
Bảng 2.11: Thực trạng đầu tƣ cơ sở hạ tầng du lịch nông thôn An Giang
Tiêu chí Kinh phí
Nhà xưởng, vật dụng, kiến trúc 93.825.000
Văn phòng du lịch
Trang thiết bị 152.266.000
Thùng đựng rác công cộng 100.000.000
Đầu tƣ cho cộng
Bảng tên làng du lịch, cổng chào 261.924.000
đồng
Máy vi tính 36.240.000

64
Lắp hệ thống đèn đường 370.859.000
Bến tàu, phao nổi 104.345.000
Nhà chờ bến xe (Điểm đón khách) 102.475.000
Nguồn: Hội nông dân tỉnh An Giang, 2014
Hội nông dân tỉnh An Giang phát động các phong trào như: dọn dẹp cảnh
quan môi trường địa phương, phát quan bụi rậm, thu gom rác thải, cải tạo hệ thống
giao thông nông thôn quanh vùng, lắp đặt hệ thống đèn đường, xây dựng cổng chào,
trang bị các thùng rác công cộng quanh các địa điểm tập trung khách, trong vùng.
Cải tạo hệ thống kênh rạch, bến bãi đỗ xe,..
Sự thay đổi theo chiều hướng tích cực đã được du khách đánh giá tốt trong
quá trình khảo sát. Phần lớn du khách đánh giá tích cực vấn đề vệ sinh môi trường,
môi trường an toàn, an ninh trong hoạt động du lịchđạt tỷ lệ chung là chấp nhận
được và khá tốt.
Bộ mặt nông thôn dần được thay đổi theo hướng tích cực đã tạo được sự tin
tưởng của cộng đồng địa phương về hiệu quả mang lại của dự án. Tạo sự quan tâm,
tham gia ngày càng đông của người dân trong vùng. Bên cạnh đó, ý thức giữ gìn vệ
sinh môi trường tại địa phương dần được người dân tham gia tích cực hơn. Qua hai
giai đoạn, hiện trạng của 15 xã tham gia dự án đã thay đổi theo chiều hướng tốt, là
bài học kinh nghiệm quý báucho các xã, địa phương khác học hỏi trong quá trình
triển khai hoạt động du lịch nông thôn tại Việt Nam.
2.3.2.3. Đầu tư hệ thống cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ du lịch nông thôn
a. Hệ thống cơ sở lưu trú du lịch
Bảng 2.12: Số lƣợng cơ sở lƣu trú tại các huyện/TP của An Giang
Số lƣợng cơ
Huyện/TP Số phòng Số giƣờng
sở
TP. Long Xuyên 43 1.243 1.906
TP. Châu Đốc 36 990 1.775
Tân Châu 3 81 108
Châu Thành 4 77 86
Thoại Sơn 2 30 36
Châu Phú 2 74 121
Tịnh Biên 2 38 72
Chợ Mới 1 30 47
Tổng 93 2.563 4.151
Nguồn: Sở VH-TT&DL An Giang, 2014

65
Qua bảng tổng hợp nhận thấy các cơ sở lưu trú chủ yếu phân bố ở hai thành
phố là Long Xuyên và Châu Đốc. Các cơ sở đã được Sở Văn hóa Thể thao và Du
lịch thẩm định là 93 khách sạn với tổng số phòng là 2.563 và 4.151 giường. Các
khách sạn được xếp hạng từ khách sạn đạt tiêu chuẩn đón khách du lịch đến khách
sạn đạt tiêu chuẩn 4 sao.
Tuy nhiên, bảng số liệu chỉ dừng lại ở việc thống kê các cơ sở đạt tiêu chuẩn,
là một trong các hình thức lưu trú phổ biến của khách du lịch. Mà chưa đánh giá
xếp hạng được các cơ sở, nhà nghỉ homestay tại các địa phương. Bất cập trong vấn
đề thẩm định xếp hạng chất lượng gây ảnh hưởng lớn trong việc quảng bá, thu hút
khách đến lưu trú tại địa phương.
Bảng 2.13: Số lƣợng nhà nghỉ homestay tại các huyện/Tp của An Giang
Huyện/TP Số lƣợng homestay
Mỹ Hòa Hưng-Long Xuyên 5
Văn Giáo-Tịnh Biên 5
Ô Lâm-Tri Tôn 4
Đa Phước-An Phú 4
Núi Sam-Châu Đốc 3
Óc Eo-Thoại Sơn 2
Châu Phong-Tân Châu 2
Tổng 25
Nguồn: Hội nông dân An Giang, 2014
Theo số liệu thống kê được từ việc phát bảng hỏi khảo sát khách du lịch
trong quá trình tham gia hoạt động du lịch nông thôn thì chỉ có 21,7% số khách
được hỏi muốn chọn loại hình lưu trú tại nhà dân (homestay) trong quá trình du
lịch, là kết quả thấp so với các loại hình lưu trú khác mà bảng hỏi nêu ra.
Bảng 2.14: Khảo sát loại hình lƣu trú của khách du lịch
Nếu có thời gian lƣu trú lại địa phƣơng, ông (bà) Kết Tỷ lệ
muốn chọn loại hình lƣu trú nào? quả (%)
Khách sạn đạt tiêu chuẩn (từ 1 – 5sao) 80 26.7
Nhà nghỉ 155 51.7
Lưu trú tại nhà dân (homestay) 65 21.6
Nguồn: Tác giả điều tra thống kê, 2014
Kết quả khảosát phù hợp với quá trình phỏng vấn nhanh khách du lịch
tìm ra được các nguyên nhân chủ yếu: khách du lịch chưa có nhiều thông tin về loại

66
hình dịch vụ lưu trú mới, hệ thống niêm yết giá chưa được công bố rộng rãi để du
khách tham khảo, so sánh trong quá trình tìm thông tin điểm đến du lịch. Thời gian
lưu lại của du khách không kéo dài do các chương trình hầu như là tour trong ngày.
Các cơ sở homestay chủ yếu nằm tại các vùng hẻo lánh, dịch vụ về đêm hầu như
không có, hạn chế các yếu tố phụ trợ trong hoạt động của khách. Bên cạnh đó, các
nhà nghỉ homestay với sức chứa còn hạn chế chưa thể cùng lúc đón tiếp được các
đoàn khách với số lượng đông, là một hạn chế chủ yếu của mô hình kinh doanh này.
Ngoài ra còn nhiều các yếu tố nhỏ lẻ làm loại hình kinh doanh homestay chưa đạt
được kết quả khả quan.
Trong giai đoạn 2 của dự án phát triển du lịch nông thôn, Hội nông dân
đã khảo sát và hỗ trợ đầu tư một phần kinh phí bên cạnh số vốn của các hộ gia đình
bỏ ra trong việc đầu tư nâng cấp, xây dựng mới, cải tạo môi trường sống xung
quanh nhà để xây dựng mô hình kinh doanh homestay nhằm phục vụ khách du lịch.
Kinh phí được phân chia đều cho 25 hộ đăng kí tham gia cung cấp dịch vụ.
Bảng 2.15: Các hạng mục trang thiết bị đầu tƣ cho dịch vụ homestay
STT Trang thiết bị Số lƣợng
1 Nhà vệ sinh + nhà tắm 45
2 Phòng ngủ + giường ngủ 53
3 Bộ chăn nệm 63
4 Quạt gió 46
5 Tủ đồ cá nhân 9
6 Các vật dụng khác
Nguồn: Hội Nông dân tỉnh An Giang, 2014
Hội nông dân và các chuyên gia đã nghiên cứu, khảo sát trong quá trình
trang bị cho dịch vụ homestay. Các trang thiết bị phục vụ được đầu tư đầy đủ về số
lượng, chất lượng, nhưng vẫn tạo được sự đồng bộ, tinh tế, phù hợp với thiết kế của
từng ngôi nhà về kiểu dáng, màu sắc, chất liệu,… Các thiết bị được đặt từ các làng
nghề mộc, chạm khắc gỗ trong tỉnh, thiết kế tạo mẫu riêng phù hợp cho từng ngôi
nhà. Trong quá trình đầu tư, hệ thống nhà vệ sinh, nhà tắm dành cho khách đã được
chú trọng xây dựng, cải tạo mới ở hầu hết toàn bộ 25 hộ tham gia. Nhà vệ sinh xây
mới đạt tiêu chuẩn để phục vụ khách quốc tế, tạo sự thoải mái trong quá trình lưu
trú của khách. Tổng kinh phí đầu tư cho hoạt động kinh doanh homestay là 1.267

67
triệu đồng. Bước đầu đã bổ sung vào loại hình du lịch nông thôn thêm một dịch vụ
đặc trưng bên cạnh các nhà nghỉ, khách sạn tiêu chuẩn truyền thống.
Quá trình khảo sát bảng hỏi thu được kết quả có 16,9% hộ dân hiện đang
tham gia vào hoạt động cung cấp dịch vụ homestay, đón tiếp chủ yếu là khách nước
ngoài. Và số lượng hộ gia đình mong muốn được tham gia ngày càng tăng. Bên
cạnh đó, ý kiến đóng góp của các công ty du lịch về tiềm năng phát triển của dịch
vụ homestay là cao, chiếm tỷ lệ 14,3% trong tất cả các dạng tiềm năng khai thác.
Khi nhận thức được điểm yếu của dịch vụ cung cấp từ việc tham khảo ý kiến du
khách, cộng đồng địa phương, sẽ giúp khắc phục hạn chế tồn đọng của loại hình
kinh doanh dịch vụhomestay,mang lại hiệu quả cao cho các hộ dân tham gia.
b. Thực trạng cơ sở dịch vụ ăn uống
Bên cạnh dịch vụ homestay, du lịch nông thôn An Giang tạo sự đa dạng
thông qua việc xây dựng quán ăn sinh thái, nhà hàng nông gia chuyên chế biến các
món ăn truyền thống của địa phương để phục vụ du khách. Cả hai giai đoạn của dự
án có 27 hộ gia đình tham gia hoạt động phục vụ ăn uống kết hợp với tham quan
vườn cây sinh thái.
Tổng kinh phí mà Hội nông dân cùng với các hộ gia đình đóng góp để
trang bị các dụng cụ chế biến, trang trí món ăn phục vụ khách, sửa sang nhà ăn, nhà
bếp là 906,363 triệu đồng. Ngoài việc đầu tư trang thiết bị, dự án cũng kết hợp với
các cơ sở, trường dạy nghề trong và ngoài tỉnh An Giang mở các khóa tập huấn về
vệ sinh an toàn thực phẩm, cách bày trí các món ăn, quy trình chế biến món phù hợp
và đạt tiêu chuẩn chất lượng, tổ chức hội thi tay nghề nấu nướng, chế biến sản vật
địa phương, thiết kế bao bì, logo đóng gói sản phẩm, đăng ký thương hiệu, sản
phẩm trí tuệ,…nhằm mục đích gia tăng giá trị cho các sản vật địa phương.Đặc biệt
dự án phối hợp với các cơ sở đào tạo, hộ gia đình sau khi tham khảo ý kiến của các
chuyên gia, công ty du lịch, khách du lịch trong việc thống nhất thực đơn, đưa các
món ăn truyền thống của địa phương vào giảng dạy chế biến. Quá trình này không
chỉ giúp các hộ kinh doanh ăn uống dần hoàn thiện quy trình, chất lượng phục vụ
khách mà còn giúp bảo tồn văn hóa ẩm thực địa phương, quảng bá các món ăn ngon
cho khách du lịch.

68
Bảng 2.16: Đánh giá của KDL về các món ăn truyền thống (%)
Rất tốt Tốt Chấp nhận Tệ Rất tệ
Các món ăn truyền thống tại địa
phương đặc sắc, hấp dẫn, ngon 24 36.3 34 3.7 2
miệng.
Nguồn: Tác giả điều tra thống kê, 2014
Theo khảo sát thống kê được thì đa số khách du lịch thích thú với các
món ăn truyền thống địa phương do chính tay người dân chế biến từ các sản phẩm
hiện có trong vườn nhà. Hoạt động du khách tham gia thu hoạch sản vật trong vườn
và đưa cho người dân chế biến là hoạt động thu hút nhiều du khách tham gia hơn cả.
c. Thực trạng loại hình kinh doanh vận chuyển khách du lịch
Thực hiện phương châm đa dạng hóa dịch vụ trong du lịch nông thôn
nhằm thu hút khách. Trong cả hai giai đoạn, dự án cũng đã chú trọng vấn đề hỗ trợ
kinh phí cho các hộ dân mua các phương tiện vận chuyển để phục vụ quá trình tham
quan của khách tại địa phương. Đầu tư cải tạo bến tàu, bãi đỗ xe tạo sự thuận tiện
trong quá trình vận chuyển, đi lại tham quan của khách trong thời gian lưu trú tại
địa phương.
Bảng 2.17: Các hạng mục đầu tƣ phƣơng tiện vận chuyển của du lịch nông
thôn tỉnh An Giang
STT Danh mục đầu tƣ Số lƣợng
1 Thuyền chèo 15
2 Dù che 10
3 Xe đạp + Thùng xe lôi 41
4 Thuyền máy chở khách 1
Nguồn: Hội nông dân tỉnh An Giang, 2014
Tổng kinh phí để trang bị cho 25 hộ tham gia hoạt động vận chuyển
khách du lịch là 932,450 triệu đồng. Các phương tiện được nghiên cứu đầu tư phù
hợp với địa hình của từng vùng nông thôn như: thuyền cho Mỹ Hòa Hưng với đặc
trưng sông nước bao quanh, cảnh quan ven hai bờ sông phù hợp cho phương tiện
chuyên chở bằng thuyền để khách tham quan, tạo sự thích thú cho du khách. Ở các
phum, sóc của đồng bào Khmer, Chăm thì xe đạp, xe bò kéo, xe lôi sẽ là phương
tiện được du khách ưa chuộng, phù hợp với địa hình đồi núi. Ngoài ra dự án cũng
đã đầu tư cải tạo các bến thuyền du lịch, quy hoạch các bến bãi đỗ xe dành cho các

69
loại xe khách có trọng tải lớn. Việc đỗ xe đúng nơi quy định hạn chế tình trạng ùn
tắc do hệ thống giao thông địa phương chủ yếu là các con đường nhỏ, gây tâm lý khó
chịu cho cư dân địa phương. Nhìn chung, các phương tiện vận chuyển trong giai đoạn
này khá đa dạng, cung cấp cho du kháchnhiều lựa chọn trong hoạt động di chuyển đến
điểm tham quan, tạo thêm nhiều nguồn thu cho các hộ gia đình trong dự án.
2.3.2.4. Phát triển làng nghề phục vụ du lịch nông thôn
Các làng nghề thủ công truyền thống giữ vai trò quan trọng trong quá
trình phát triển của địa phương nói chung và của hoạt động du lịch nói riêng. Trong
cả hai giai đoạn thực hiện dự án đã đầu tư tổng kinh phí là 1.0388,197 triệu đồng
giúp khôi phục 7 làng nghề truyền thống tại các địa phương điển hình như: làng
nghề làm đường Thốt Nốt, làng nghề dệt thổ cẩm của dân tộc Chăm, Khmer,..Ngoài
thời gian sản xuất phục vụ khách du lịch tham quan, cư dân vẫn tiếp tục duy trì sản
xuất làng nghề như một hoạt động kinh tế thêm giúp tạo thu nhập cho gia đình.
Quá trình phỏng vấn cộng đồng đang thực hiện làng nghề cũng như
khách du lịch đều thu được các ý kiến, nhận xét, đóng góp về làng nghề là: Hoạt
động sản xuất các sản phẩm truyền thống thực sự rất hấp dẫn đối với khách du lịch,
khách thích thú tham quan, tìm hiểu quy trình sản xuất, làm ra các sản phẩm bằng
phương pháp thủ công truyền thống vẫn còn được lưu truyền. Bên cạnh đó, du
khách cũng rất hào hứng tập thực hiện một vài công đoạn trong quá trình thực hiện
các sản phẩm và thử ngay tại xưởng các mặt hàng ẩm thực như đường Thốt Nốt,
bánh phồng, bánh tráng,..Do vậy, có thể nhận thấy được, tiềm năng của các tour
“Một ngày làm thợ thủ công”sẽ là chương trình có khả năng thu hút sự quan tâm,
tham gia của khách du lịch đến tìm hiểu, tham quan, nghiên cứu làng nghề.
Song song đó, hoạt động du lịch đã giúp làng nghề truyền thống của An
Giang tiếp tục được duy trì, các sản phẩm được xuất khẩu tại chỗ, tìm được thị
trường trực tiếp, ổn định. Sự quảng bá sản phẩm thông qua khách du lịch đến địa
phương ra các vùng lân cận hay quốc tế giúp vực dậy các làng nghề tưởng đã bị mai
một. Khi thị trường tiêu thụ là vấn đề sống còn của sản phẩm, thì hoạt động du lịch
đã góp phần giải được bài toán quan trọng giúp làng nghề tiếp tục được duy trì và
phát triển trong tương lai.

70
2.3.2.5. Thực trạng nguồn nhân lực du lịch
Nguồn nhân lực hoạt động du lịch nông thôn An Giang hiện nay vẫn
chiếm phần lớn là nông dân, dân ngụ cư tại các vùng nông nghiệp trên địa bàn tỉnh
An Giang. Các hoạt động kinh doanh lưu trú, ăn uống, vận chuyển, làng nghề, hoạt
động biểu diễn các loại hình văn hóa nghệ thuật dân tộc trong du lịch đã góp phần
tạo cơ hội việc làm cho 2.000 người dân nông thôn trong giai đoạn 2 của dự án,giúp
gia tăng thu nhập cho người dân. Mục tiêu của dự án là xây dựng được mô hình
kinh tế mới, giúp cải thiện chất lượng cuộc sống, tăng thu nhập cho cư dân vùng
nông thôn. Dự án thu được kết quả đáng kể, nguồn việc làm cho lao động nữ tại
nông thôn được gia tăng, cải tạo bộ mặt xã hội vùng nông thôn là một phản hồi tích
cực để mô hình du lịch nông thôn tiếp tục được phát triển tại các địa phương tiềm
năng khác trên cả nước.
Bảng 2.18: Các lớp tập huấn nhân lực cho du lịch nông thôn
Mục tiêu Các khóa tập huấn Số lƣợng
Đào tạo thuyết minh viên cho cán bộ, cộng tác
Đào tạo nhân viên của
viên dự án.
trung tâm quản lý du 8 học viên
Đào tạo tiếng Anh cho cán bộ và cộng tác viên dự
lịch, quảng bá và tiếp (5 nam, 3
án
thị, quản lý và đánh nữ)
Xây dựng chương trình đào tạo tiếng Anh cho cán
giá,…
bộ và các hộ dân tham gia dự án.
Đào tạo các điều phối Cử cán bộ dự án tập huấn về điều hành tour, quản
viên địa phương làm lý trang web, quảng bá các chương trình tour du 2 học viên
việc nhóm, giao tiếp, lịch.
thiết kế tour du lịch,
Xây dựng quy chế thành lập câu lạc bộ Du lịch –
tiếp thị, quản lý và 20 học viên
Ngoại ngữ
đánh giá
Đào tạo cho nông dân Lớp về kỹ năng du lịch cơ bản, kỹ năng giao tiếp, 263 học
trong kỹ năng du lịch kỹ năng phục vụ ẩm thực phục vụ du khách (tổ viên (145
cơ bản, kỹ năng chuyên chức tại các xã: Ba Chúc, Ô Lâm, TT Núi Sập, TT nam, 123
môn, tiếp thị và tiếng Óc Eo, Bình Phước Xuân, Long Điền A) nữ)
Anh,.. Tổ chức lớp hướng dẫn phục vụ khách tại điểm 26 học viên

71
cho các hộ dân tại 5 xã: Mỹ Hòa Hưng, Văn Giáo, (17 nam, 9
Đa Phước, An Hảo, Ô Lâm. nữ)
22 học viên
Mở lớp kỹ năng làm việc nhóm cho cán bộ dự án
(17 nam, 5
và hộ dân
nữ)
Mở các lớp kỹ năng xây dựng sản phẩm du lịch
độc đáo riêng biệt
100 học
Kỹ năng quảng bá giao tiếp thu hút khách du lịch,.
viên
Kỹ năng lập kế hoạch kinh doanh
(64 nam, 36
Kỹ năng đàm phán và xử lý tình huống cho các
nữ)
cán bộ và các học viên của các hộ gia đình đang
kinh doanh dịch vụ homestay
Nguồn: Hội nông dân tỉnh An Giang, 2014
Tuy nhiên trong thời gian tới, khi hoạt động du lịch phát triển hơn thì vấn
đề cần quan tâm là cần phải nâng cao kiến thức, sự hiểu biết cho cộng đồng để có
thể đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của khách du lịch. Do vậy, bên cạnh việc nâng
cao kiến thức cho các hộ nông dân, thì hoạt động du lịch nông thôn cũng cần phải
thu hút, tạo thêm việc làm nhằm thu hút nguồn nhân lực trẻ của địa phương tham
gia. Giải quyết bài toán việc làm cho nguồn lao động trẻ tại nông thôn, song song
việc giải quyết được vấn đề nguồn nhân lực có trình độ cao, tay nghề vững tạo sự
phát triển bền vững cho loại hình du lịch nông thôn An Giang trong tương lai.
2.3.2.6. Đánh giá thực trạng khai thác các tour du lịch nông thôn
Tại các địa phương thực hiện mô hình homestay, các gia đình được đầu
tư trang bịđể đạt tiêu chuẩn phục vụ cho khách du lịch với sức chứa khoảng 5-7
khách ở mỗi hộ. Các hộ gia đình tham gia đều đã được khảo sát và tập huấn các
khóa học nghiệp vụ về các quy trình đón tiếp khách du lịch. Nhà ở đón tiếp khách
đều sạch sẽ, diện tích rộng, thoáng mát, hệ thống điện nước đầy đủ, người dân tính
tình dễ mến, gần gũi, thân thiện, có những hiểu biết nhất định về lịch sử, nguồn gốc
địa phương, các phong tục tập quán, truyền thống đặc trưng của gia đình, cộng đồng
hoặc các làng nghề mà gia đình hiện đang tham gia sản xuất. Đặc biệt có yêu cầu
riêng về khu vệ sinh của gia đình.

72
Các hoạt động mà du khách khi đến địa phương được khám phá, tìm hiểu
trong cuộc sống của cộng đồng như: tham quan các công trình kiến trúc truyền
thống của người dân vùng đồng bằng sông nước Nam bộ, thăm làng cổ, hoạt động
sản xuất nông nghiệp, đánh bắt cá, cảnh quan vùng nông thôn, đền chùa, khu lưu
niệm danh thắng,.. tham gia các lễ hội văn hóa của địa phương, tìm hiểu phong tục
tập quán, các màn trình diễn nghệ thuật dân tộc. Bên cạnh đó du khách còn được
tham gia các hoạt động sinh hoạt thường nhật các hộ dân, cùng nghe người dân kể
về lịch sử, nguồn gốc địa phương, thưởng thức các món ăn đặc trưng chính gia chủ,
tham gia các hoạt động nông nghiệp, cày cấy, thu hoạch các loại trái cây, hoa màu,
đánh bắt các loài thủy sản trên sông,…Ngoài ra du khách còn có thể tự tham quan
địa phương bằng các loại phương tiện sẵn có như xe lôi, xe đạp, thuyền,.. để cảm
nhận được cuộc sống bình dị, hiền hòa tại các vùng quê. Kết quả phỏng vấn cho
thấy khách du lịch đều rất thích các hoạt động này. Số lượng lớn khách tham gia
vào loại hình du lịch này là kiều bào trở về thăm quê hương, học sinh, sinh viên từ
các địa phương khác đến tham quan tìm hiểu cuộc sống của người dân, khách quốc
tế muốn tìm hiểu, khám phá Việt Nam.
Các tuyến du lịch chính hiện đang được đưa vào khai thác trong loại hình
du lịch nông thôn tỉnh An Giang bao gồm:
 Tuyến du lịch Khu lưu niệm Bác Tôn - Châu Đốc - rừng tràm Trà Sư - Núi
Cấm-Óc Eo.
 Tuyến du lịch Khu lưu niệm Bác Tôn - Vàm Nao - núi Sam - Bà Chúa Xứ
 Tuyến du lịch Cù lao Giêng - Phú Tân - làng Chăm Tân Châu
 Tuyến Khu lưu niệm bác Tôn - Thoại Sơn - Tri Tôn - Tịnh Biên - Châu Đốc
Từ các tuyến du lịch, nhiều chương trình tour du lịch nông thôn(4)đã được
Hội nông dân phối hợp với các doanh nghiệp, công ty du lịch khai thác hoạt động
phục vụ khách. Các chương trình du lịch đã mang đến cho khách nhiều trải nghiệm
thú vị về vùng nông thôn, về cuộc sống làng quê, hoạt động canh tác nông
nghiệp,…Sự thành công từ các chương trình du lịch đã phần nào khẳng định được
tiềm năng du lịch nông thôn của An Giang.
(4)
Phụ lục 4: Một số tour du lịch nông thôn ở tỉnh An Giang

73
2.3.2.7. Hoạt động quảng bá du lịch nông thôn
Du lịch nông thôn là loại hình du lịch mới được đưa vào khai thác trong
thời gian ngắn. Do vậy,để thu hút sự chú ý của khách du lịch, tìm kiếm thị trường,
đối tượng khách, các hoạt động tuyên truyền, quảng bá được Hội nông dân thực
hiện thông qua nhiều kênh, nhiều phương tiện truyền thông.
Bảng 2.19: Hoạt động quảng bá du lịch nông thôn của An Giang
Hoạt động Hoạt động cụ thể
Quảng cáo trên các Thiết kế lại trang điện tử giới thiệu các hoạt động dự án, điểm
phương tiện truyền thông tham quan dự án, các tour tuyến của dự án
khác nhau: truyền hình, Xây dựng phóng sự nông dân thời hội nhập giới thiệu về du
radio, báo lịch nông thôn tại các điểm dự án triển khai.
In ấn hơn 2.000 tài liệu giới thiệu mô hình bằng tiếng Anh
Thiết kế menu giới thiệu các món ăn truyền thống bằng 2
Phát triển tài liệu quảng
ngôn ngữ Anh – Việt trang bị cho các hộ phục vụ dịch vụ ăn
bá: tập gấp, tờ rơi, DVD,..
uống của dự án
Làm phóng sự giới thiệu về tour du lịch nông thôn
Xây dựng và duy trì trang Thiết kế lại trang tin giới thiệu về các hoạt động và mô hình
website dự án du lịch trên website Hội nông dân An Giang
Bảng quảng cáo, pano Thiết kế, lắp đặt 03 cổng chào, 10 pano lớn, 12 bảng quảng
quảng cáo cáo về mô hình dịch vụ dự án.
Nguồn: Hội nông dân tỉnh An Giang, 2014
2.3.2.8. Nhận định chu kì phát triển du lịch nông thôn tỉnh An Giang
Qua nghiên cứu,khảo sát hoạt động du lịch nông thôn tại tỉnh An Giang
có thể nhận thấy:
Trong hai giai đoạn thực hiện dự án du lịch nông thôn tỉnh An Giang kéo
dài từ năm 2007 đến năm 2014, số lượt khách du lịch đăng kí tham gia đã có sự gia
tăng rõ rệt, khảo sát sự hiểu biết, mong muốn tham gia loại hình du lịch mới từ
khách du lịch cũng có kết quả khá tốt. Chứng minh được tiềm năng phát triển của
loại hình du lịch nông thôn trong thời gian tới.
Từ số lượng một vài hộtham gia hoạt động kinh doanh du lịch ban đầu
của dự án. Đến nay đã có 77 hộ dân tham gia trên 15 xã thực hiện mô hình. Hoạt

74
động hiệu quả mang lại nguồn thu nhập ổn định, đã tạo sự chú ý, thu hút cộng đồng
tham gia ngày càng nhiều.
Hệ thống cơ sở vật chất kĩ thuật đặc trưng, phục vụ cho mô hình du lịch
nông thôn bước đầu cũng đã được đầu tư cơ bản, tính toán phục vụ được một số
lượng khách du lịch nhất định. Chính quyền địa phương cũng đã có sự tuyên truyền,
quảng bá loại hình du lịch thông qua nhiều kênh, phương tiện truyền thông để thu
hút sự chú ý của xã hội.
Đặc trưng rõ nét nhất là sự thay đổi bộ mặt đời sống xã hội tại các vùng
nông thôn tham gia du lịch. Các địa phương được nâng cấp, đầu tư, xây dựng mới
nhiều công trình dân sinh phục vụ cộng đồng bên cạnh mục đích phát triển du lịch.
Ý thức của người dân dần được nâng cao thông qua hoạt động hướng dẫn, đón tiếp
du khách. Sự tự hào về văn hóa, phong cảnh làng quê chính là yếu tố thúc đẩy hoạt
động du lịch phát triển một cách bền vững.
Từ thực trạng phát triển vàquá trình khảo sát điều tra có thể xác định mô
hình du lịch nông thôn của tỉnh An Giang đang trong “giai đoạn tham gia” của chu
kì phát triển du lịch nông thôn.Xác định được giai đoạn phát triển của mô hình du
lịch trong chu kì sẽ là cơ sở để các chuyên gia, chính quyền địa phương và các tổ
chức hoạt động có những kế hoạch, định hướng xây dựng, đầu tư phát triển đúng
hướng trong tương lai.
2.3.3. Chính sách phát triển du lịch nông thôn cho các bên liên quan
An Giang chủ trương phát triển du lịch là dựa trên tiềm năng lớn về nông
thôn của tỉnh với mục đích hỗ trợ nông dân xây dựng mô hình kinh doanh, tạo thêm
nguồn thu nhập. Tỉnh đã thông qua các chủ trương, chính sách, mục tiêu, quy hoạch
phát triển cơ sở hạ tầng, xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù và nâng cao chất lượng
nguồn nhân lực du lịch tại nông thôn.
Về chính sách: Phát triển du lịch gắn với bảo tồn tài nguyên môi trường;
bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa lịch sử và lợi ích cộng đồng cư dân địa
phương. Tạo môi trường thuận lợi để các thành phần kinh tế, đặc biệt là cư dân
vùng nông thôn cùng tham gia theo chủ trương xã hội hóa hoạt động du lịch; tạo ra
sản phẩm du lịch nông thôn đa dạng, đặc sắc, hấp dẫn, đáp ứng nhu cầu du khách,

75
góp phần đảm bảo môi trường an ninh xã hội và nâng cao đời sống cư dân vùng
nông thôn.Nghiên cứu phát triển loại hình du lịch nông thôn theo định hướng phát
triển du lịch An Giang phù hợp với chiến lược, Quy hoạch tổng thể phát triển du
lịch Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 và Đề án phát triển du lịch
vùng đồng bằng sông Cửu Long theo hướng bền vững, chuyên nghiệp. Tập trung
phát triển du lịch của tỉnh nói chung và loại hình du lịch nông thôn nói riêng trở
thành ngành kinh tế quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, đưa An
Giang trở thành trung tâm du lịch hấp dẫn của đồng bằng sông Cửu Long.
Về mục tiêu: Đề xuất với Uỷ ban nhân dân tỉnh An Giang thành lập
Trung tâm du lịch nông thôn, nhằm định hướng, quản lýloại hình du lịch nông thôn
phát triển thành một trong những nét đặc trưng của du lịch An Giang. Ưu tiên phát
triển hạ tầng giao thông du lịch, bến bãi vận chuyển, đón tiếp du khách. Đầu tư cơ
sở vật chất cho các hộ gia đình tham gia loại hình du lịch homestay, vận chuyển du
khách, dịch vụ ăn uống,.. theo nguồn vốn hỗ trợ của tỉnh hoặc các dự án đầu tư.
Về quy hoạch: Quy hoạch, tôn tạo và bảo tồn các làng nghề truyền thống,
các loại hình văn hóa, nghệ thuật của các dân tộc. Hệ thống các khu du lịch sinh
thái, cửa khẩu, vùng biên giới, hệ thống cấp thoát nước, hệ thống xử lý rác thác môi
trường, hệ thống nhà vệ sinh đạt chuẩn,..
Thống kê khảo sát thực hiện đối với cộng đồng địa phương và các công
ty kinh doanh du lịch trên địa bàn nhận thấy chính quyền địa phương các cấp đã tạo
điều kiện hỗ trợ cho đồng đồng địa phương về cơ chế chính sách, nguồn tài chính,
hỗ trợ về hướng dẫn, tập huấn, đào tạo, bồi dưỡng kĩ năng nghiệp vụ, cơ sở vật chất
kĩ thuật theo các tỷ lệ nhất định, tạo điều kiện bước đầu thuận lợi giúp người dân
hoạt động kinh doanh đạt kết quả hơn. Trong hai giai đoạn hoạt động, dự án đã mở
37 lớp với 921 học viên (263 học viên nữ). Tổ chức 18 chuyến tham quan cho 387
nông dân học cách làm du lịch tại các tỉnh Tiền Giang, Cần Thơ, Đồng Tháp,.. Cử
19 cán bộ dự án và 15 nông dân tham quan du lịch tại Đà Nẵng, Hội An, Sa Pa.
Bên cạnh sự hỗ trợ cộng đồng, chính quyền còn liên kết tạo điều kiện cho
các doanh nghiệp kinh doanh du lịch tiến hành khảo sát, bắt đầu đưa loại hình du
lịch nông thôn vào kinh doanh thông qua việc hỗ trợ doanh nghiệp trong các hoạt

76
động xúc tiến du lịch tại các hội chợ du lịch, tạo điều kiện, cơ chế chính sách thông
thoáng giúp các doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận với loại hình du lịch mới.
Sự phối, kết hợp giữa chính quyền, doanh nghiệp kinh doanh du lịch và
cư dân tham gia một cách hiệu quả trong vấn đề xúc tiến, cải thiện chất lượng dịch
vụ, tìm kiếm nguồn khách ổn định, mang lại hiệu quả kinh doanh cũng như hướng
phát triển bền vững cho loại hình du lịch nông thôn An Giang.
2.4. Đánh giá về hoạt động phát triển du lịch nông thôn tại An Giang
Loại hình du lịch nông thôn chỉ mới bước đầu khai thác được một phần nhỏ
tiềm năng du lịch vốn có của An Giang thông qua các hoạt động mang tính vui chơi
giải trí đơn giản từ các hoạt động sản xuất nông nghiệp, thu hoạch nông sản, tham quan
vườn cây ăn trái, đánh bắt cá, mò ốc,… vốn phổ biến, mang tính đại trà tương đồng hầu
như có mặt khắp trong các hoạt động du lịch của vùng đồng bằng sông nước Nam bộ,
chưa thể mang lại nét đặc sắc, thu hút khách du lịch đến với An Giang.
Các tour du lịch nông thôn mà Hội nông dân kết hợp với các công ty du
lịch cung cấp hiện nay chủ yếu là các tour đi tham quan trong ngày hoặc chỉ là các
tour du lịch ngắn, chưa có tour dài ngày. Thời gian tham quan tại các địa phương
ngắn, hoạt động lưu trú tại các cơ sở du lịch, homestay của địa phương không thể
phục vụ khách đạt hiệu quả mong muốn, hạn chế nguồn thu từ hoạt động lưu trú
vốn là một trong những nguồn thu chính trong du lịch. Các tour du lịch ngắn ngày
còn hạn chế chi tiêu của du khách đối với các hoạt động ăn uống, vui chơi giải trí,
tiêu dùng trong du lịch,…
Dịch vụ ăn uống cung cấp cho du khách còn phụ thuộc phần lớn vào thời
gian lưu lại của khách tại địa phương. Hoạt động của các quán ăn sinh thái, nhà
hàng nông gia chưa thực sự thu hút khách du lịch dù thực đơn các món ăn khá đa
dạng, giá cả hợp lý theo đánh giá chung của khách du lịch. Hiện trạng này một phần
do thời gian lưu trú ngắn, khách du lịch hầu như chỉ đến tham quan và về ngay
trong ngày. Các món ăn đặc trưng của địa phương còn phụ thuộc vào tính mùa vụ
của các sản vật chế biến, trong mùa khô thì các món ăn đặc trưng mùa nước nổi là
không thể phục vụ được nếu khách có nhu cầu gọi món. Đây cũng là một trong
những hạn chế còn tồn đọng của hoạt động kinh doanh ăn uống tại các địa phương
khai thác loại hình du lịch nông thôn.

77
Các làng nghề truyền thống tại địa phương vẫn chưa được đưa vào khai
thác du lịch một cách triệt để nhằm đạt được các mục tiêu đề ra như: mang lại hiệu
quả quảng bá thương hiệu, duy trì hoạt động sản xuất làng nghề, tạo thu nhập cho
cộng đồng địa phương,… Hiện nay chưa có tour du lịch riêng biệt khai thác, các
làng nghề truyền thống,tham quan, tìm hiểu làng nghề chỉ mới là yếu tố phụ trong
các chương trình du lịch nông thôn. Trong khi các giá trị văn hóa đặc trưng của sản
phẩm, làng nghề, lịch sử, nét độc đáo, mới lạ trong quá trình sản xuất vốn là tiềm
năng du lịch lớn của tỉnh. Khi An Giang có nhiều làng nghề và hiện còn nhiều làng
nghề vẫn đang duy trì hoạt động sản xuất mặt hàng thủ công. Nhóm các mặt hàng
thủ công dệt như làng nghề tơ lụa Tân Châu, dệt thổ cẩm Chăm, nghề sản xuất
chiếu Uzu, thổ cẩm Khmer vẫn đang được duy trì nhưng hiệu quả kinh tế làng nghề
chưa thực sự đáng kể khi còn gặp nhiều khó khăn trong quá trình cạnh tranh với các
mặt hàng vải dệt công nghiệp, giá thành rẻ, chất lượng tượng đối tốt và sản lượng
nhiều. Riêng sản phẩm làng nghề thì còn hạn chế về số lượng, mẫu mã, giá thành
đắt và chưa có nhiều ứng dụng phổ biến trong đời sống hằng ngày. Có hiện tượng
dần mai một khi số lượng lao động tham gia sản xuất ngày càng giảm, sản lượng
giảm và hoạt động sản xuất hiện nay chỉ mang tính chất cầm chừng.Không tìm được
thị trường tiêu thụ cho các mặt hàng thủ công của địa phương.Nhóm các mặt hàng
thủ công phục vụ cho sản xuất đánh bắt, nông nghiệp cũng có hiện tượng bị mai
một, các nghề thủ công đóng xuồng ghe, lợp cua Mỹ Đức, lưỡi câu Mỹ Hòa. Các
hoạt động sông nước, đánh bắt thủy sản không mang lại hiệu quả kinh tế cao, phụ
thuộc phần lớn vào tính mùa vụ (mùa nước nổi) cũng là một trong các nguyên nhân
góp phần làm mai một dần hoạt động sản xuất của làng nghề.Nhóm các mặt hàng
thủ công gia dụng như mộc chạm khắc gỗ, đan lát, nghề sản xuất nhang trầm, nón
lá,.. hiện vẫn còn được duy trì sản xuất do vẫn đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng,
hoạt động sản xuất vẫn tìm được thị trường tiêu thụ và mang lại hiệu quả kinh tế
cho người dân. Nhìn chung, tiềm năng làng nghề du lịch cần có hướng nghiên cứu
để khai thác hiệu quả hơn nhằm mang lại giá trị kinh tế, bảo tồn và phát huy các
làng nghề thủ công truyền thống và làm đa dạng loại hình du lịch nông thôn An
Giang trong thời gian tới.

78
Khi tìm hiểu về nguồn nhân lực để phục vụ cho loại hình du lịch nông
thôn hiện nay nhận thấy chủ yếu vẫn là các hộ gia đình, nông dân tự hoạt động kinh
doanh. Nhân lực phục vụ du lịch vẫn chưa được đào tạo chuyên môn, chuyên sâu về
du lịch nói chung và loại hình du lịch nông thôn nói riêng mà chỉ mới qua các khóa
đào tạo, tập huấn ngắn hạn về các nghiệp vụ chuyên môn, kĩ năng cần thiết để hoạt
động du lịch. Đặc biệt khả năng giao tiếp ngôn ngữ nước ngoài của người dân làm
du lịch còn gặp rất nhiều hạn chế trong quá trình phục vụ khách du lịch đến tham
quan, lưu trú, dịch vụ ăn uống tại các hộ gia đình hoặc địa phương. Hiện nay, đón
tiếp các đoàn khách quốc tế chủ yếu do các công ty du lịch trong và ngoài địa bàn
phụ trách luôn có kèm theo hướng dẫn viên để thực hiện công tác hướng dẫn, phiên
dịch cho khách quốc tế. Điều này làm hạn chế không nhỏ đến chất lượng phục vụ
khách quốc tế trong vấn đề truyền tải lịch sử, truyền thống văn hóa, phong tục tập
quán của gia đình, địa phương đến với du khách.
Thu nhập từ hoạt động du lịch mang lại cho người dân còn thấp, chưa thể
trở thành hoạt động kinh tế mang lại thu nhập chính cho cộng đồng dân cư tham gia
mà chỉ mới bước đầu thêm vào hoạt động kinh doanh mới, tạo thêm nguồn thu nhập
phụ cho người dân trong thời gian rỗi của hoạt động sản xuất nông nghiệp, chăn
nuôi. Hoạt động du lịch chưa thực sự được triển khai rộng rãi trong cộng đồng dân
cư, ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường chung, bảo vệ tài nguyên tự nhiên, các di tích
lịch sử văn hóa, đền chùa xung quanh địa phương chưa tốt. Người dân tham gia các
hoạt động du lịch nông thôn chưa thực sự chủ động trong việc tự kiếm nguồn khách
ổn định cho gia đình, chưa chủ động trong hoạt động kinh doanh đón tiếp khách mà
chủ yếu còn dựa vào nguồn khách do Hội nông dân tỉnh An Giang và các công ty
du lịch hợp tác từ trước với các hộ gia đình liên hệ và đặt dịch vụ. Người dân chưa
nhận thức được vai trò, tầm quan trọng của hoạt động quảng bá thương hiệu, tự tạo
mối liên kết với các công ty kinh doanh du lịch.
Qua quá trình điều tra tìm hiểu, phân tích các yếu tố phát triển loại hình
du lịch nông thôn, nhận thấy An Giang có những thế mạnh, cơ hội, điểm yếu cũng
như thách thức trong hoạt động khai thác du lịch nông thôn

79
 Điểm mạnh
Vị trí địa lý thuận lợi, nằm giữa trung tâm tam giác phát triển kinh tế của
vùng là Tp.Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Phnompenh (Cambodia).
Tài nguyên tự nhiên đa dạng về địa hình, phong phú về chủng loại động thực
vật, khí hậu, thủy văn,..ổn định, ít tác động của tính thời vụ. Tài nguyên nhân văn
hấp dẫn, vẫn còn giữ được hầu như nguyên vẹn các giá trị văn hóa, lễ hội, làng
nghề, tính đa dạng trong cộng đồng dân tộc.
Là vùng nông thôn với các hoạt động sản xuất nông nghiệp trồng, chăn nuôi
thủy sản nước ngọt là chủ yếu. Đặc trưng nông thôn còn khá nguyên vẹn trong đời
sống sinh hoạt, sản xuất của cư dân địa phương.
Môi trường an ninh, an toàn và ổn định.
 Điểm yếu
Du lịch nông thôn là loại hình du lịch mới trong cơ cấu chung của ngành du
lịch tỉnh An Giang. Chưa có cơ chế, chính sách, văn bản pháp lý, hướng dẫn quy
định cụ thể về phương thức hoạt động của du lịch nông thôn.
Nguồn nhân lực cho hoạt động còn thiếu về số lượng và yếu về chất lượng.
Công tác xúc tiến về loại hình du lịch nông thôn còn chưa được Sở Văn hóa Thể
thao và Du lịch, Hội nông dân và các cấp chính quyền quan tâm, đầu tư đúng mức.
Thiếu gắn kết giữa các địa phương nông thôn, giữa địa phương với doanh nghiệp.
 Cơ hội
Xu thế hội nhập quốc tế, các chương trình kích cầu du lịch của Việt Nam
nhằm thu hút khách quốc tế.
Các dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng du lịch, dự án phát triển nguồn
nhân lực của tỉnh trong các giai đoạn phát triển
Sự quan tâm của chính quyền địa phương từ Trung ương, Ủy ban nhân dân
cấp tỉnh, các sở ban ngành liên qua và chính quyền địa phương có tiềm năng du lịch
 Thách thức
Sự phát triển nhanh chóng dẫn đến môi trường cảnh quan bị phá vỡ, phát
triển không bền vững.
Sự bất cập trong phân chia lợi ích giữa các hộ gia đình gây chia rẽ, cạnh
tranh không lành mạnh giữa người dân với nhau, chính quyền địa phương và các
doanh nghiệp du lịch.

80
Xung đột văn hóa giữa cư dân bản địa và khách du lịch do sự khác biệt về
văn hóa, môi trường, điều kiện sống,…
* Đánh giá thực trạng hoạt động phát triển du lịch nông thôn An Giang
theo ma trận SWOT
SO WO
Tận dụng cơ hội để khai thác thế mạnh ra Khai thác cơ hội bên ngoài để hạn chế điểm
bên ngoài: yếu bên trong:
+ Rà soát, tiếp tục tiến hành các dự án về + Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật du + Thực hiện liên kết phát triển du lịch giữa
lịch các doanh nghiệp kinh doanh du lịch với cư
+ Định vị thị trường khách mục tiêu của du dân nông thôn để tạo lượng khách ổn định
lịch nông thôn là khách du lịch quốc tế +Tăng cường hoạt động marketing, quảng
+ Nâng cao ý thức của người dân nông thôn bá du lịch thông qua mọi hình thức sẵn có từ
khi tham gia hoạt động du lịch báo, đài, truyền thông, internet, khách du
lịch,…
ST WT
Tận dụng điểm mạnh để hạn chế tác động Khắc phục điểm yếu, giảm tác động từ bên
từ thách thức bên ngoài: ngoài:
+ Khai thác tiềm năng du lịch một cách bền + Đầu tư cơ sở hạ tầng vật chất kỹ thuật cho
vững du lịch hài hòa với môi trường, kiến trúc đặc
+ Tăng cường tuyên truyền nâng cao ý thức trưng của địa phương
của người dân trong việc giữ gìn môi trường + Tập huấn cơ bản những nét đặc trưng văn
cảnh quan để phát triển du lịch một cách hóa cho cả cộng đồng, khóa chuyên sâu về
bền vững văn hóa của thị trường khách chủ yếu cho
hộ kinh doanh. Tránh tình trạng sốc văn hóa
dẫn dến xung đột văn hóa giữa cư dân và
khách du lịch

*Tiểu kết chƣơng 2


Trình bày các nghiên cứu một cách khái quát về hoạt động du lịch tỉnh An
Giang trong giai đoạn từ năm 2005 – 2014, thực trạng phát triển du lịch nông thôn

81
giai đoạn 2007- 2014 khi loại hình du lịch nông thôn được triển khai lần đầu tiên tại
An Giang.
An Giang có nhiều tiềm năng thuận lợi để phát triển du lịch nông thôn. Luận
văn tập trung khai thác, phân tích các yếu tố vị trí địa lý, các tài nguyên tự nhiên, tài
nguyên nhân văn và tập trung nhấn mạnh vào nguồn tài nguyên du lịch ở các vùng
nông thôn khai thác trong tỉnh An Giang.
Luận văn nghiên cứu quy trình và phương pháp của mô hình du lịch nông
thôn ở An Giang từ các bước lập kế hoạch khảo sát, xây dựng mô hình, thiết kế sản
phẩm và quy trình giám sát hoạt động du lịch nông thôn. Hoạt động nghiên cứu
giúp đánh giá được tiềm năng tại các địa phương tìm kiếm mô hình phát triển phù
hợp với đặc điểm, không gian của từng làng xã và đảm bảo được chất lượng sản
phẩm du lịch nông thôn. Tập trung đánh giá thực trạng phát triển của du lịch, hệ
thống cơ sở vật chất kỹ thuật, nguồn nhân lực, hoạt động tuyên truyền quảng bá và
những hiệu quả du lịch nông thôn mang lại cho các địa phương ở An Giang.
Nghiên cứu, đánh giá thực trạng phát triển du lịch nông thôn An Giang sẽ là
cơ sở, nền tảng để luận văn đưa ra các định hướng, giải pháp chung và giải pháp
riêng phù hợp với đặc điểm của từng địa phương để có sự phát triển đồng bộ, toàn
diện và hiệu quả trong thời gian tới.

82
CHƢƠNG 3: ĐỊNH HƢỚNG, GIẢI PHÁP CHIẾN LƢỢC PHÁT TRIỂN DU
LỊCH NÔNG THÔN TỈNH AN GIANG
3.1. Định hƣớng phát triển du lịch nông thôn tỉnh An Giang
3.1.1. Định hướng phát triển chung cho loại hình du lịch nông thôn
Xác định các thế mạnh trọng tâm của tỉnh về loại hình du lịch nông thôn, từ
đó đầu tư có trọng điểm nhằm tạo nên hiệu quả đối với phát triển du lịch nông thôn.
Nâng cao đào tạo nguồn nhân lực cho phát triển du lịch nông thôn dựa trên
việc mở rộng các loại hình đào tạo, mở các lớp tập huấn ngắn hạn, kết hợp với việc
học hỏi và phổ biến kinh nghiệm về phát triển du lịch nông thôn trong nước và trên
thế giới cho cộng đồng, nông dân, các chủ trang trại, làng nghề,…
Nâng cao chất lượng và phát triển đa dạng hơn nữa các sản phẩm du lịch
nông thôn. Kết hợp với các tiềm năng về sinh thái, tự nhiên, nhân văn, các hoạt
động sản xuất, làng nghề tạo thành một chuỗi các sản phẩm đặc trưng riêng cho du
lịch nông thôn An Giang. Xây dựng các sản phẩm du lịch nông thôn đặc thù, tạo lợi
thế so sánh để thu hút khách đối với các tỉnh khác.
Tiếp tục hoàn thiện cơ chế, hệ thống chính sách, các ưu đãi nhằm thu hút hơn
nữa việc đầu tư vào phát triển du lịch nông thôn. Phát triển cơ sở hạ tầng du lịch,
đẩy mạnh việc quảng bá xúc tiến du lịch.
3.1.2. Xây dựng mô hình kinh tế nông thôn
Xã hội ngày càng phát triển đã tạo nên khoảng cách ngày càng lớn giữa các
khu vực thành thị, nông thôn, giữa các vùng miền trên cả nước. Khu vực nông thôn
với các ngành kinh tế nông, lâm, ngư nghiệp truyền thống ngày càng trở thành các
ngành vất vả hơn và ít lợi nhuận hơn cho đa số người dân. Các vùng nông thôn trên
địa bàn tỉnh An Giang cũng không nằm ngoài xu thế chung. Để giải quyết các vấn
đề: đảm bảo an ninh lương thực, xóa đói giảm nghèo, giảm dần khoảng cách xã hội
giữa thành thị và nông thôn, đảm bảo nguồn lao động trong nông nghiệp và giảm tỷ
lệ lao động nông thôn di cư ra các thành phố lớn,…đang là vấn đề cần giải quyết
triệt để nhằm xây dựng mô hình nông thôn bền vững theo định hướng của Đảng và
Nhà nước trong giai đoạn hiện nay.

83
Ngành du lịch nói chung và loại hình du lịch nông thôn nói riêng đang là
hướng đi mới giúp tỉnh An Giang có thể giải quyết tốt cả hai vấn đề đảm bảo phát
triển bền vững kinh tế vùng nông thôn và chuyển dịch cơ cấu các ngành kinh tế theo
định hướng chung. Bên cạnh những lợi ích như cải thiện chất lượng dịch vụ cơ sở
hạ tầng, y tế - sức khỏe, giáo dục,.. từ nguồn thu phí tham quan địa phương. Du lịch
nông thôn giúp cho hoạt động trao đổi văn hóa, bảo tồn các giá trị văn hóa truyền
thống đặc sắc, các di tích lịch sử văn hóa có tại địa phương. Song song đó, hoạt
động du lịch cũng mang lại cho cư dân địa phương hướng phát triển kinh tế mới,
tăng nguồn thu nhập, cải thiện chất lượng cuộc sống từ các hoạt động: cung cấp
dịch vụ ẩm thực cho du khách từ chính các sản phẩm thu hoạch được tại ruộng,
vườn– một hình thức quảng bá, xuất khẩu tại chỗ mang lại giá trị cao cho sản vật
của cư dân; dịch vụ homestay cung cấp dịch vụ lưu trú tại nhà người dân sẽ là một
trải nghiệm mới cho khách. Ngoài ra, cư dân địa phương còn tăng thêm thu nhập
bằng các hoạt động kinh tế khác khi tham gia vào loại hình du lịch nông thôn như:
cung cấp cho khách du lịch trải nghiệm hoạt động nông nghiệp, tham gia hoạt động
hướng dẫn khách tham quan nông thôn, cung cấp nguồn nguyên liệu cho các nhà
hàng nông gia,…
Song song với các dịch vụ cung cấp cho khách, cư dân địa phương còn có
thể cải tạo những khu vườn cây ăn trái, những cánh đồng canh tác nông nghiệp,
những ao cá, vuông tôm vốn là thu nhập chính của gia đình thành mô hình tham
quan điển hình vùng nông thôn. Mang lại sự trải nghiệm chân thật, sinh động cho
du khách. Các mô hình kinh tế nông nghiệp “Vườn – Ao – Chuồng” nếu được cải
tạo vệ sinh, thông thoáng môi trường cảnh quan sẽ là một địa điểm tham quan hấp
dẫn đối với khách. Thành lập hợp tác xã, duy trì các làng nghề thủ công truyền
thống, tạo các mặt hàng thủ công như một hoạt động thương mại, quảng bá bán các
sản phẩm thủ công như một mặt hàng lưu niệm mang dấu ấn địa phương và duy trì
hoạt động sản xuất sản phẩm thủ công trong cộng đồng. Đây cũng là một cách giúp
người dân bảo tồn được các giá trị văn hóa của họ.
Có thể xây dựng rất nhiều mô hình kinh tế dựa vào tài nguyên nông thôn
giúp người nông dân tạo thêm nguồn thu cho bản thân cũng như cho gia đình. Bên

84
cạnh đó vẫn duy trì môi trường cảnh quan nông thôn vốn có, tạo sự gắn bó của
người dân với vùng nông thôn, với các hoạt động chính vẫn là từ nông, lâm, ngư
nghiệp. Sự phát triển của mô hình du lịch nông thôn sẽ tạo sự phát triển bền vững
cho các vùng nông thôn Việt Nam nói chung và của tỉnh An Giang nói riêng.
3.1.3. Khuyến khích người dân nông thôn tham gia làm du lịch
Với việc phát triển loại hình du lịch nông thôn thì sự tham gia của cộng đồng
người dân là điều không thể thiếu khi tiến hành hoạt động du lịch.
Nâng cao nhận thức của cộng đồng địa phương và người dân về tầm quan
trọng của việc phát triển du lịch nông thônlà chiến lược nhằm nâng cao hiệu quả
cho phát triển kinh tế khu vực nông thôn của cộng đồng đang sinh sống. Các hộ gia
đình đều có thể tham gia vào nhiều hoạt động trong loại hình du lịch để tăng thêm
giá trị kinh tế.Việc chuyển từ làm nông nghiệp cá nhân, nhỏ lẻ sang kết hợp với
nhau tạo thành các chương trình khép kín phục vụ khách du lịch, song song với việc
vẫn duy trì các hoạt động trồng trọt, chăn nuôi mang lại nguồn thu nhập chính cho
hộ gia đình.
Tạo động cơ, thúc đẩy cá nhân trong cộng đồng mong muốn được tham gia
vào hoạt động du lịch nông thôn. Du lịch nông thôn là một loại hình, một hướng
hoạt động kinh doanh mới mẻ đối với phần lớn người dân sinh sống trên địa bàn.
Bởi từ trước đến nay, người dân chủ yếu chỉ tập trung vào các hoạt động trồng trọt,
chăn nuôi và buôn bán các nông sản thu hoạch được. Khuyến khích người dân tham
gia hoạt động du lịch từ chính mảnh đất, vườn cây, ao cá, từ các nghề thủ công
truyền thống của gia đình. Sự tham gia, ủng hộ của người dân, cộng đồng địa
phương sẽ là tiền đề quan trọng để loại hình du lịch nông thôn phát triển dựa trên
các điều kiện tự nhiên, văn hóa và con người sẵn có.
Để thúc đẩy, tạo động lực cho người dân tham gia tích cực vào hoạt động du
lịch thì các Sở, Ban, Ngành cần phối hợp một cách đồng bộ với chính quyền địa
phương trong công tác khảo sát, tổ chức các chương trình tham quan kinh nghiệm
làm du lịch thực tiễn tại các địa phương khác để cộng đồng nhận thức được các lợi
ích thực tế từ hoạt động du lịch. Cần có những chỉ dẫn cụ thể hướng dẫn người dân
từng bước tham gia vào mô hình,những văn bản hướng dẫn, chương trình tập huấn

85
về quản lý chung cũng như các nghiệp vụ cần thiết để giúp cộng đồng, người dân
địa phương thoát khỏi lúng túng trong thời gian đầu tham gia. Để người dân có thể
thấy được mô hình du lịch nông thôn sẽ là một giải pháp tốt giải quyết tình trạng
kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế một cách bền vững khi người dân làm kinh
doanh dịch vụ trên chính mảnh đất, làng nghề truyền thống của mình. Trong quá
trình hoạt động, các cơ quan chính quyền cần theo dõi sát sao và kịp thời giúp đỡ về
kiến thức cũng như hỗ trợ tài chính cho người dân trong quá trình hoạt động.
Tuy nhiên, bên cạnh việc đưa ra các lợi ích hấp dẫn mà cộng đồng địa
phương có thể thu được từ hoạt động kinh doanh du lịch thì cũng cần chỉ ra các
thách thức, khó khăn cũng như những rào cản mà người dân sẽ gặp phải khi tham
gia vào lĩnh vực mới này.Nêu ra những khó khăn, rào cản cũng là một biện pháp để
người dân có thể định hướng giải quyết nếu phát sinh các vấn đề trong quá trình
hoạt động, giảm thiểu được tối đa thiệt hại nếu có.
3.1.4. Phát triển du lịch nông thôn gắn với bảo vệ môi trường và cảnh
quan thiên nhiên
Với ngành du lịch nói chung và loại hình du lịch nông thôn nói riêng thì môi
trường tự nhiên và cảnh quan khu vực nông thôn cũng được xem làdạng tài nguyên
thu hút khách du lịch. Môi trường nông thôn với thiên nhiên không khí trong lành,
cảnh quan đặc trưng vùng miền, đời sống sinh hoạt truyền thống của cư dân là một
trong những nét hấp dẫn du khách sống tại các khu vực đô thị, các du khách nước
ngoài từ trước chỉ biết về cuộc sống nông thôn qua sách, báo hay thông qua các
kênh truyền hình.
Hoạt động bảo vệ môi trường, duy trì cảnh quan nông thôn cần được tuyên
truyền đến khách du lịch từ các hoạt động diễn giải để du khách nhận thức được vai
trò, trách nhiệm giữ gìn môi trường bằng việc: cung cấp các tờ rơi, đặt thùng rác ở
những nơi du khách nghỉ chân, thiết kế các thùng rác thân thiện với môi trường,
phân loại rác thải. Ngoài ra còn có thể diễn giải cho du khách các loại rác thải hữu
cơ có thể sử dụng để tái chế hoặc làm phân bón hữu cơ cho cây trồng trong vườn
nhà như một cách hoạt động du lịch.

86
Sự tham gia của cộng đồng địa phương là nhân tố quan trọng trong vấn đề
bảo vệ môi trường, duy trì cảnh quan đặc trưng vùng nông thôn. Cần diễn giải để
giúp người dân địa phương hiểu được cảnh quan xung quanh cũng là một dạng tài
nguyên du lịch để thu hút khách. Khuyến khích người dân sử dụng năng lượng sạch,
xây dựng, trang bị hệ thống nhà vệ sinh đạt chuẩn bên cạnh việc để đón tiếp du
khách, còn giúp cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân. Thường xuyên phát
động những phong trào làm sạch môi trường tự nhiên, thu gom rác thải trong cộng
đồng. Tổ chức các cuộc thi thiết kế sân vườn, hàng rào, cổng nhà bằng các nguyên
liệu sẵn có tại địa phương, làm đẹp thêm cảnh quan quanh khu vực nông thôn.
Chính quyền địa phương cần có chính sách quản lý chặt chẽ với những dự án
đang được triển khai, yêu cầu ban quản lý dự án phải có cam kết tác động đánh giá
tới môi trường và có những biện pháp bảo vệ môi trường. Các hoạt động xây dựng,
cải tạo môi trường nông thôn để khai thác du lịch cần có sự tham khảo ý kiến các
chuyên gia nhằm duy trì cảnh quan sinh thái đặc trưng của vùng. Tránh tình trạng
quy hoạch phá vỡ các kiến trúc cảnh quan làm mất dần hình ảnh ban đầu của địa
phương.
3.2. Một số giải pháp phát triển du lịch nông thôn
3.2.1. Đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật
3.2.1.1. Xây dựng hệ thống cơ sở vật chất, hạ tầng kĩ thuật
Sở Văn hoá Thể thao và Du lịch tranh thủ các dự án đầu tư từ vốn ODA,Tổ
chức Agriterra (Hà Lan), dự án đầu tư của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch, Ban
Chỉ đạo Tây Nam bộ, kết hợp với các khoản đầu tư từ ngân sách tỉnh để từng bước
xây dựng hoàn chỉnh cơ sở hạ tầng, hệ thống đường sá, điện nước, mạng lưới thông
tin liên lạc tại các địa phương được chọn đầu tư phát triển loại hình du lịch nông
thôn trên toàn địa bàn tỉnh An Giang. Việc hoàn chỉnh hệ thống cơ sở hạ tầng giúp
cải thiện mới bộ mặt nông thôn, bên cạnh đó giúp cho khách du lịch tiếp cận đến
với các điểm du lịch dễ dàng, rút ngắn thời gian di chuyển giữa các địa điểm tham
quan trong tỉnh, giữa các đầu mối giao thông lớn đến với An Giang như thành phố
Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Cambodia.

87
Đầu tư đồng bộ hệ thống nhà vệ sinh đúng quy chuẩn phục vụ khách du lịch
tại các địa điểm du lịch nông thôn trên địa bàn tỉnh. Cụ thể cần hỗ trợ các hộ gia
đình tham gia dịch vụ homestay, dịch vụ nhà hàng nông gia xây dựng các nhà vệ
sinh đạt tiêu chuẩn để phục vụ khách du lịch.
Ngành Giao thông - Vận tải phấn đấu đến năm 2020 cơ bản hoàn thành các
công trình giao thông đường bộ, đường thủy đến các khu, điểm du lịch, cụ thể:
đường từ chợ Quốc Thái đến búng Bình Thiên, đường vòng quanh búng Bình
Thiên, huyện An Phú; mở rộng đường nông thôn liên xã Mỹ Hòa Hưng, bến phà
Trà Ôn qua Mỹ Hòa Hưng; đoạn đường từ thị trấn Núi Sập đến Ba Thê (Óc Eo);
đoạn từ phà An Hòa đến ngã ba kinh Cựu Hội; đoạn đường từ thị trấn Nhà Bàng
đến núi Cấm; tuyến Lộ Tẻ đến thị trấn Tri Tôn, nhà mồ Ba Chúc, đồi Tức Dụp; đầu
tư cầu tàu du lịch tại xã Tấn Mỹ và cầu tàu du lịch Long Xuyên để đón khách du
lịch tham quan trên đường sông.
Đề nghị Bộ Giao thông - Vận tải đầu tư nâng cấp Quốc lộ 91 từ Trà Nóc đến
cầu Cái Sắn giáp Long Xuyên, quốc lộ 91 đoạn Châu Đốc đến cửa khẩu Tịnh Biên,
quốc lộ 91C từ cầu Cồn Tiên đến cửa khẩu Khánh Bình.
Bên cạnh đó, Trung tâm du lịch nông dân, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch
tỉnh An Giang cần phối hợp đồng bộ với Sở Thông tin và truyền thông trong việc
xây dựng mạng lưới hệ thống thông tin liên lạc, bưu chính viễn thông, hệ thống
internet tại các khu vực nông thôn. Nơi vốn còn hạn chế nhiều trong việc cung cấp
các dịch vụ thông tin liên lạc. Đầu tư xây dựng, cải tạo hệ thống cơ sở hạ tầng
không chỉ nhằm mục đích cung cấp dịch vụ cho người dân tại các vùng nông thôn
mà còn giúp hoàn thiện dần các dịch vụ cung cấp cho khách du lịch trong quá trình
diễn ra hoạt động du lịch tại địa phương.
Loại hình du lịch nông thôn với không gian hoạt động du lịch chủ yếu diễn ra
tại vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa phân tán trên khắp 15 huyện thị của tỉnh An
Giang, là những nơi còn gặp nhiều khó khăn trong vấn đề tiếp cận các loại hình dịch
vụ thiết yếu cho đời sống như dịch vụ y tế, điện nước, thông tin liên lạc,.. Việc phát
triển hoạt động du lịch, khai thác loại hình du lịch nông thôn sẽ giúp cải thiện chất
lượng các loại dịch vụ cung cấp cho người dân địa phương song song với việc phục
vụ cho hoạt động du lịch.

88
3.2.1.2. Quy hoạch cải tạo môi trường cảnh quan nông thôn
Trước khi tiến hành các hoạt động xây dựng, cải tạo môi trường, cảnh quan
khu vực nông thôn để triển khai hoạt động du lịch cần tham khảo ý kiến chuyên
môn từ các chuyên gia trong các lĩnh vực liên quan. Việc nâng cấp, xây dựng nếu
không có sự nghiên cứu cẩn thận có thể phá hoại cảnh quan môi trường tự nhiên tại
nông thôn, đánh mất tiềm năng cũng như tài nguyên du lịch của địa phương. Bên
cạnh đó cần tham khảo ý kiến của các hộ dân tham gia vào hoạt động du lịch, ý kiến
từ các cấp chính quyền địa phương.Trong quá trình cải tạocần tôn trọng ý kiến của
cộng đồng địa phương vì đây sẽ là môi trường sinh sống và lao động hằng ngày của
cư dân. Tạo sự thoải mái, thuận tiện, thân thiện trong đời sống sinh hoạt hằng ngày
cũng là một cách thu hút khách du lịch đến trải nghiệm cuộc sống tại nơi đây.
Phát động phong trào cải tạo môi trường cảnh quan xung quanh khu vực
nông thôn. Làm sạch các tuyến đường chính trong thôn, ấp, xã. Cải tạo, làm sạch
hoặc xây mới các nhà vệ sinh công cộng và nhà vệ sinh tại các điểm mà du khách
dừng chân. Đầu tư các thùng rác, xe thu gom rác thải, hỗ trợ hệ thống ghế đá cho
khách dừng chân, các dụng cụ phục vụ bữa ăn truyền thống. Xây dựng các biển chỉ
dẫn, hình thành các bãi đỗ xe. Nghiên cứu triển khai đầu tư từng bước phù hợp với
nhu cầu và mục đích tham gia hoạt động kinh doanh du lịch của từng hộ gia đình để
có hướng hỗ trợ đầu tư cơ sở phù hợp. Nhằm mục đích giúp đỡ các hộ gia đình
tham gia bằng cách hoạch định, hỗ trợ một phần các trang thiết bị tạo cơ sở bước
đầu để phục vụ khách du lịch. Có thể quy hoạch thành các khu khác nhau nhưng cơ
bản bao gồm:
Khu trồng trọt: những cánh đồng lúa của các hộ nông dân, các khu vườn nuôi
trồng các loại cây ăn quả đặc sản, có thể thêm các khu vườn ươm, nhà kính.
Khu chăn nuôi: gồm các chuồng trại chăn nuôi gia súc, ao cá
Khu trưng bày: bán các mặt hàng nông sản thu hoạch được tại các hộ gia
đình. Có thể kết hợp với nhà trưng bày các sản vật, dụng cụ hoặc bảo tàng trưng
bày, giới thiệu về lịch sử hình thành của vùng đất, các sản vật đặc trưng của địa
phương để du khách tham quan và hiểu hơn về địa phương mà mình đã đến.

89
Trong giai đoạn đầu, cộng đồng địa phương có thể chỉ mới xem loại hình du
lịch nông thôn như là một hoạt động văn hóa mang lại thu nhập phụ cho gia đình
trong thời gian nhàn rỗi. Còn hoạt động chính của họ vẫn là sản xuất nông, ngư
nghiệp do đó khu vực trồng trọt, chăn nuôi, sản xuất làng nghề thủ công vẫn đóng
vai trò cơ bản vì nó mang lại nguồn thu nhập chính cho gia đình. Cộng đồng có thể
liên kết với nhau để làm phong phú thêm hoạt động tham quan, du lịch. An Giang
xác định xây dựng loại hình du lịch nông thôn đa dạng các hoạt động, làng nghề,
cảnh quan đặc trưng của môi trường nông thôn. Xác định phát triển du lịch theo
hướng bảo tồn, phát triển đặc trưng riêng của từng xã tạo thành tiềm năng thu hút
khách du lịch.
3.2.2. Nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch nông thôn
3.2.2.1. Dịch vụ lưu trú tại gia
Để đa dạng các dịch vụ cung cấp, kéo dài thời gian lưu trú tại địa phương của
khách du lịch. Cũng như giúp du khách hiểu thêm về đời sống văn hóa của cư dân
miền sông nước. Dịch vụ lưu trú tại gia hay còn gọi là dịch vụ homestay cần được
nhân rộng ra các địa phương đang triển khai loại hình du lịch nông thôn. Đối với
các xã địa phương đã triển khai loại hình dịch vụ lưu trú tại gia trong giai đoạn 1
của dự án thì cần khảo sát, thống kê nhu cầu cũng như số lượng khách lưu trú lại tại
các hộ gia đình. Thống kê được công suất sử dụng các trang thiết bị để có hướng
phát triển, mở rộng dịch vụ.
Còn đối với các hộ gia đình mới tham gia vào dịch vụ lưu trú tại gia. Bên
cạnh việc cải tạo môi trường xung quanh nhà thoáng mát, sạch sẽ. Cần đưa ra các
phương pháp cải tạo, xây mới các khu vực chức năng chính để phục vụ khách du
lịch, tuy nhiên vẫn giữ được hình ảnh đặc trưng ban đầu của ngôi nhà. Các cơ sở vật
chất kĩ thuật ban đầu cần triển khai để có thể cơ bản đón tiếp khách:
 Phòng vệ sinh và tắm chung: Cần xây dựng hệ thống phòng vệ sinh đạt tiêu
chuẩn. Bình quân 5 khách có một phòng vệ sinh và tắm chung. Các trang thiết
bị chất lượng khá và hoạt động tốt bao gồm: tường ốp gạch men 2m, sàn lát
bằng vật liệu chống trơn, đèn điện, quạt thông gió, ổ cắm điện an toàn, chậu
rửa mặt, gương soi, vòi nước, nước nóng, xà phòng, vòi tắm hoa sen, móc treo

90
quần áo, trang bị khăn các loại, bàn cầu, giấy vệ sinh, thùng rác có nắp đậy.
 Phòng ngủ: cần được trang bị khá và hoạt động tốt. Bài trí hợp lý, thông gió
tốt, đèn điện, công tắc bố trí hợp lí, quạt điện, giường hoặc đệm ngủ có kích
thước tối thiểu 0.9m x 2m cho một người; 1.5m x 2m cho hai người. Đệm dày
10cm có ga bọc, chất lượng tốt, chăn có ga bọc, gối có ga bọc, màn ngủ. Bình
nước uống và cốc thủy tinh cho mỗi khách. Móc treo quần áo, thùng rác có
nắp đậy. Trang bị đầy đủ các vật dụng cá nhân cho mỗi khách gồm: khăn mặt,
khăn tắm, bàn chải đánh răng, kem đánh răng, dầu gội, xà phòng. Tùy vào
diện tích, cách thiết kế và bài trí từng nhà để có sự đầu tư trang thiết bị cho
phù hợp.
Ngoài vấn đề đảm bảo chất lượng dịch vụ thì còn phải tính đến sự tiện
dụngtrong cuộc sống hằng ngày của các thành viên trong gia đình. Hoạt động du
lịch nông thôn của các xã trên địa bàn tỉnh An Giang trong giai đoạn này chỉ mới là
một hướng phát triển mang lại thu nhập thêm chứ chưa phải là nguồn tạo ra kinh tế
chính cho cộng đồng do vậy mọi sự đầu tư, thay đổi đều cần phải tính đến sự linh
hoạt trong sinh hoạt hằng ngày của gia đình. Sự đầu tư các trang thiết bị như giường
có thể là giường xếp tạo sự nhẹ nhàng, linh động trong di chuyển vị trí, gấp lại nếu
vào mùa du lịch thấp điểm. Và vốn đầu tư vào các loại giường này thấp hơn các loại
giường cố định.
Bàn ghế trang bị trong gia đình, dành cho khách có thể đầu tư là loại ghế làm từ
các loại tre nứa tạo sự thân thiện với môi trường, giá thành thấp, được tạo từ các chất
liệu dễ tìm và tạo cơ hội cho các làng nghề tre đan của tỉnh An Giang phát triển.
Ngoài ra còn có thể trang bị thêm các vật dụng khác để phục vụ nhu cầu của
du khách như là: tủ y tế, tủ đồ cá nhân, tủ áo,.. tạo sự thuận tiện trong quá trình lưu
trú cho khách du lịch.
3.2.2.2.Dịch vụ ẩm thực nông thôn
Thông qua khảo sát bằng bảng hỏi đối với người dân, có thể nhận thấy
nguyện vọng tham gia của cộng đồng trong việc tạo thêm các dịch vụ khác để cung
cấp cho khách du lịch trong đó có dịch vụ ẩm thực. Đa số là các chị em phụ nữ
trong làng xã mong muốn tạo thêm thu nhập cho gia đình từ chính các món ăn hằng

91
ngày thông qua đôi bàn tay khéo léo của mình. Để ngày càng hoàn thiện dịch vụ ẩm
thực cung cấp cho khách cần có sự phối hợp đồng bộ của các Sở, ngành chức năng,
sự tham gia hợp tác tích cực của cộng đồng địa phương phối hợp trong việc:
 Nghiên cứu lên danh sách thực đơn, phân loại các món ăn đặc trưng của từng
xã, từng địa phương, của tỉnh và của cả vùng được chế biến từ các sản vật,
nguyên liệu sẵn có củađịa phương.Cần hội ý với các hộ gia đình tham gia để có
thể tham khảo ý kiến món ăn ngon, chế biến được và phù hợp với đặc điểm của
từng loại khách.
 Phối hợp với các trường đào tạo nghề, các trung tâm trong việc mở các khóa
tập huấn cho người dân các bước cơ bản đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn
thực phẩm trong quá trình chế biến thức ăn. Tập huấn kĩ năng chuẩn bị, trải
khăn ăn, trang trí các món ăn sao cho phù hợp và đẹp mắt. Ngoài ra, còn có thể
mở thêm các lớp học nấu ăn chuyên sâu, chuyên chế biến các món ăn đặc sản
nhằm đa dạng hóa thực đơn phục vụ cũng như đáp ứng nhu cầu, khẩu vị đa
dạng của từng loại khách du lịch. Trong giai đoạn đầu, có thể tìm sự hỗ trợ,
mời các giảng viên từ trường Cao đẳng nghề An Giang mở các khóa ngắn hạn,
dài hạn tùy vào từng nội dung giảng dạy cho người dân tham gia. Hình thức
các lớp tập huấn có thể là tập huấn phổ biến tại địa phương cho tất cả người
dân bao gồm cách thức phục vụ chuyên nghiệp, cách sắp xếp bàn ăn, xếp
khăn trải bàn. Chế biến thực phẩm đảm bảo vệ sinh, an toàn thực phẩm. Các
khóa tập huấn chuyên biệt cho phụ nữ để nâng cao kĩ năng chế biến các món
ăn được mở tại trường, thời gian tập huấn kéo dài tùy thuộc vào từng nội
dung cụ thể.
 Tìm hiểu điều kiện cụ thể của từng hộ gia đình tham gia dịch vụ cung cấp ẩm
thực cho khách du lịch để có hướng dẫn đầu tư các dụng cụ, thiết bị phù hợp
như bàn ghế, tủ chén, dụng cụ ăn uống, khăn ăn, khăn trải bàn phù hợp,…
 Tổ chức các cuộc thi ẩm thực tại địa phương giữa các hộ gia đình để tìm ra các
món ăn ngon đưa vào danh sách cung cấp cho khách, ngoài ra còn có thể tạo sự
cạnh tranh trong việc nâng cao khả năng tay nghề của các chị em. Thông qua
cuộc thi có thể tìm thêm nhiều các món ăn truyền thống trong đời sống, công

92
thức chế biến các đặc sản. Từ đó có thể đa dạng hóa các món ăn cung cấp tạo
sự hấp dẫn cho khách du lịch. Mở hội thi thiết kế logo đặc sản địa phương để
có thể giới thiệu đặc sản địa phương ra bên ngoài như một cách quảng bá.
3.2.2.3. Dịch vụ biểu diễn nghệ thuật, nghề thủ công
Vấn đề đưa các hoạt động biểu diễn văn hóa nghệ thuật truyền thống của các
dân tộc trên địa bàn tỉnh An Giang, cũng như duy trì biểu diễn hoạt động của các
làng nghề truyền thống để du khách thưởng thức cũng là một trong những cách giúp
các loại hình văn hóa nghệ thuật, các làng nghề truyền thống được duy trì và phát
triển.Song song đó là lợi thế hấp dẫn khách du lịch tham gia vào hoạt động du lịch
nông thôn.
3.2.2.4. Hoạt động hướng dẫn du lịch trực tiếp tại địa phương
Trong hai giai đoạn của dự án phát triển du lịch nông thôn trên địa bàn của
tỉnh An Giang, hoạt động hướng dẫn du lịch tại chỗ do chính cộng đồng, người dân
tại địa phương tham gia hoạt động chưa phát triển mạnh. Để đẩy mạnh hoạt động
hướng dẫn với sự tham gia của chính những người dân bản địa, những người có thời
gian sinh sống lâu, hiểu rõ lịch sử, quá trình hình thành của vùng đất, cũng nhưng
những nét văn hóa đặc trưng. Cần tạo điều kiện, thúc đẩy sự tham gia của cộng
đồng thông qua các khóa tập huấn kỹ năng hướng dẫn du lịch cho các đối tượng
tham gia. Đa dạng đối tượng tham gia và có thể tập trung vào những người trung
niên trong cộng đồng, là những người có thời gian rỗi, có sự hiểu biết sâu sắc về địa
phương. Đây là đối tượng đã có sẵn những hiểu biết cần thiết về địa phương, qua đó
chỉ cần tập huấn những kỹ năng hướng dẫn khách du lịch cơ bản là có thể đáp ứng
nhu cầu hướng dẫn cho du khách tới tham quan địa phương. Hoạt động hướng dẫn
bên cạnh vấn đề tạo thêm thu nhập cho đối tượng còn tăng lòng tự hào của người
dân về địa phương mình đang sinh sống. Trong hai giai đoạn, đã mở được các khóa
tập huấn hướng dẫn. Nên việc tiếp tục duy trì những khóa học, lớp tập huấn này sẽ
dễ thu hút cộng đồng tham gia.
Tiềm năng du lịch nông thôn chính của tỉnh An Giang hướng đến việc thu
hút sự tham quan của khách du lịch quốc tế thì vấn đề tồn đọng cần giải quyết trong
khâu hướng dẫn là vấn đề ngôn ngữ.Ngoài ra còn có thể chú ý vào các đối tượng lao

93
động trẻ trên địa bàn. Là những người trẻ có khả năng học hỏi nhanh chóng, việc
mở các khóa học ngôn ngữ giao tiếp như: tiếng Anh, tiếng Trung,.. sẽ giúp các lao
động trẻ có thêm nhiều cơ hội việc làm thông qua hoạt động hướng dẫn cho khách
du lịch, nâng cao sự nhận thức, lòng tự hào dân tộc cũng như góp phần giải quyết
việc làm cho các lao động trẻ tại địa phương.
3.2.3. Xây dựng các chương trình xúc tiến, quảng bá, kích cầu du lịch
Đối với cộng đồng, người dân nông thôn kinh doanh loại hình du lịch nông
thôn là một hoạt động mới mẻ, chưa có nhiều kinh nghiệm và hiểu biết. Tuy nhiên
trong nền kinh tế thị trường thì marketing lại là một khâu vô cùng quan trọng và
đóng vai trò quyết định cho sự thành công mô hình kinh doanh,được du khách gần
xa tìm hiểu đón nhận hay không? Một loại hình du lịch mới từ trước đến nay muốn
được biết đến cần có sự đầu tư trong công tác quảng bá, tuyên truyền và giới thiệu.
Tỉnh An Giang, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch, Hội nông dân cần giúp đỡ các địa
phương trong việc giới thiệu về du lịch nông thôn bằng cách cập nhật thông tin trên
báo, đài, trang website chính thức của tỉnh, đưa loại hình du lịch nông thôn vào
chương trình du lịch chung của tỉnh và tổ chức nhiều sự kiện để thu hút sự chú ý
của khách du lịch. Để việc quảng bá, tiếp thị đạt được hiệu quả như mong muốn thì
ban quản lý dự án cần xác định các nhiệm vụ công việc cần thiết thực hiện trong
thời gian sắp tới, bao gồm:
3.2.3.1. Xác định phương thức tiếp thị
Sử dụng các công cụ của marketing hỗn hợp: Đây là phương pháp sử dụng
các công cụ về sản phẩm (product), chiến lược định vị (positioning), phân phối
(place), giá cả (price) và quảng bá (promotion) còn gọi là 5P để đạt được trọng tâm
tiếp thị trong thị trường mục tiêu.
Những sản phẩm nào mà cộng đồng sẽ chào bán cho khách du lịch?
Sản phẩm Sản phẩm đó có chất lượng tốt và được khách mong muốn không?
Đối tượng khách hàng nào mà các sản phẩm sẽ tập trung vào?
Những yếu tố nào giúp cho điểm du lịch nông thôn của mình khác biệt, đặc
Định vị
trưng hơn so với các điểm du lịch nông thôn khác/loại hình du lịch khác
Phân phối Làm thế nào khách du lịch dễ dàng tiếp cận được với các sản phẩm/ dịch vụ

94
của loại hình du lịch nông thôn tại địa phương
Làm thế nào định được giá tour du lịch nông thôn để có nguồn kinh phí duy
Giá cả trì, phát triển loại hình du lịch đồng thời vẫn đảm bảo được tính cạnh tranh
trong thị trường du lịch nói chung?
Đâu là vị trí tốt nhất để quảng bá các tour du lịch nông thôn của địa phương?
Thông điệp của tour du lịch là gì?
Quảng bá
Địa phương đã sử dụng mạng lưới đối tác nào để truyền tải thông tin về tour
du lịch tại địa phương đến với khách du lịch như thế nào?
3.2.3.2. Quảng bá bằng cách tổ chức FAM tour
Sau khi phát triển các chương trình du lịch, cần mời các công ty du lịch trong
tỉnh An Giang và các công ty du lịch ở các vùng lân cận tham dự FAM tour. Trong
chương trình FAM tour, Ban quản lý du lịch nông thôn và cộng đồng dân cư giới
thiệu các sản phẩm, dịch vụ sẵn có tại địa phương và các hộ gia đình. Nét đặc trưng,
đặc biệt của các tour khi đến với địa phương. Hướng phát triển của loại hình du lịch
nông thôn có phù hợp với hướng phát triển, mở rộng thị trường khách của các công
ty du lịch, lữ hành hay không? Trong các FAM tour, ban quản lý và người dân bên
cạnh việc giới thiệu sản phẩm, dịch vụ của mình còn có thể được nghe, tiếp nhận
nhiều thông tin phản hồi về chất lượng các tour, tuyến, sản phẩm, dịch vụ của địa
phương thông qua các nhà du lịch chuyên nghiệp. Các đánh giá khách quan, chủ
quan về chất lượng dịch vụ sẽ giúp ban quản lý và người dân nhận thức được những
yếu kém, sai sót trong các khâu, để dần hoàn thiện chất lượng dịch vụ tại địa
phương hơn.
Trong môi trường du lịch gần như bão hòa, các công ty du lịch sẽ rất thích
thú với loại hình du lịch mới để tìm một thị trường khách mới, một loại hình du lịch
mới nhằm cung cấp cho khách. Do vậy, cùng với một mục đích quảng bá loại hình
du lịch nông thôn, hoạt động FAM tour còn giúp Ban quản lý, người dân tìm được
thêm nhiều đối tác trong việc tìm nguồn khách cho địa phương thông qua hợp tác
với các công ty tổ chức du lịch. Hoạt động song song mang lại hiệu quả và lợi ích
cho cả hai bên sẽ giúp mối quan hệ duy trì một cách bền vững, lâu dài. Mang lại
hiệu quả kinh tế ổn định giúp loại hình du lịch nông thôn phát triển tốt hơn trong
thời gian tới.

95
3.2.3.3. Quảng bá tại các hội chợ du lịch
Trong giai đoạn nghiên cứu, hình thành và phát triển loại hình du lịch nông
thôn trên địa bàn tỉnh An Giang. Hội nông dân đã phối hợp với Sở Văn hóa Thể
thao và Du lịch cho thiết kế, in ấn hơn 30,000 tờ rơi, tập gấp quảng cáo bằng ngôn
ngữ tiếng Việt và tiếng Anh. Thiết kế các tài liệu, bản đồ du lịch, sản phẩm móc
khóa xe, quạt lá thốt nốt,... để giới thiệu cho khách du lịch tại các hội chợ du lịch
trong và ngoài tỉnh.
Hàng năm, tổ chức các đoàn xúc tiến quảng bá, kết nối du lịch trong và ngoài
nước, cụ thể:
 Trong nước:
Hà Nội và các tỉnh miền Bắc.
Huế, Đà Nẵng và các tỉnh miền Trung
Nha Trang và các tỉnh Nam Trung bộ.
Tây Nguyên và các tỉnh miền Đông Nam bộ.
Các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long.
Kết nối với thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Huế, Đà Nẵng, Khánh Hòa,
Cần Thơ để thu hút khách du lịch bằng đường bộ và đường hàng không.
 Quốc tế:
Khu vực Đông Nam Á: Lào, Thái Lan, Cambodia, Singapore, Malaysia,
Myanmar, Philippines, Indonesia, Brunei.
Khu vực Đông Á: Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản.
Một số nước châu Âu, châu Mỹ, Tây và Nam châu Á.
Xây dựng logo, slogan du lịch với những hình ảnh gây ấn tượng đặc thù, dấu
hiệu nhận dạng của An Giang để tiếp thị điểm đến.
Sở Văn hoá Thể thao và Du lịch, Hiệp hội Du lịch An Giang phối hợp với
thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội và các tỉnh miền Trung, Hiệp hội Du lịch đồng
bằng sông Cửu Long, các tỉnh - thành phố vùng kinh tế trọng điểm đồng bằng sông
Cửu Long tổ chức các hội nghị, hội thảo quảng bá, xúc tiến du lịch tại các thị
trường trọng điểm; đồng thời chọn lọc các sự kiện, ngày hội du lịch do Tổng cục Du
lịch và các tỉnh, thành phố tổ chức hàng năm để tham gia.

96
Liên kết tổ chức xúc tiến điểm đến du lịch tại địa phương thông qua các
công ty du lịch trong và ngoài tỉnh. Huy động các tổ chức, doanh nghiệp trong tỉnh
tham gia các hội chợ du lịch trong và ngoài nước để quảng bá hình ảnh, sản phẩm
du lịch An Giang như: Ngày hội Du lịch thành phố Hồ Chí Minh, Hội chợ Quốc tế
về Du lịch ITE – thành phố Hồ Chí Minh, Lễ hội trái cây ngon Nam bộ, Lễ hội ẩm
thực đất Phương Nam, Hội chợ du lịch biển quốc tế Nha Trang, các hoạt động du
lịch trong và ngoài nước theo chương trình hợp tác với thành phố Hà Nội, Đà Nẵng
- Huế - Quảng Nam; hàng năm tham gia chuỗi sự kiện năm du lịch quốc gia, tham
gia các hội chợ quốc tế về du lịch.
3.2.3.4. Xây dựng bản đồ du lịch, website quảng bá du lịch
Trung tâm Xúc tiến Du lịch tỉnh đẩy mạnh xúc tiến, quảng bá du lịch trên các
kênh phát thanh truyền hình, tạp chí, báo du lịch, địa chí du lịch, bưu thiếp, DVD,
panô quảng bá du lịch tại các khu kinh tế cửa khẩu, các trục đường chính giáp với
thành phố Cần Thơ, tỉnh Kiên Giang và Đồng Tháp.
Tạo trang website riêng cho loại hình du lịch nông thôn và thường xuyên cập
nhật thông tin điểm đến, các tour du lịch khởi hành thường xuyên, nét đặc trưng của
từng tour, điểm đến du lịch nông thôn, cập nhật giá cả hoặc các sự kiện lễ hội đặc
trưng sắp được điễn ra cũng là một cách thu hút khách du lịch đến tham quan tìm
hiểu. Trang website cần sử dụng ít nhất hai loại ngôn ngữ là tiếng Việt và tiếng Anh
thông qua các kỹ thuật tối ưu hóa tại các công cụ tìm kiếm, các diễn đàn xã hội.
Trong thời đại ngày nay, khách du lịch luôn muốn tham khảo nhiều nguồn thông
tin, tìm hiểu trước thông tin về điểm đến du lịch. Cập nhật thông tin một cách
thường xuyên giúp cho các Sở, Ban ngành quản lý hoạt động du lịch có thể khảo
sát, tìm hiểu nhu cầu, sở thích, những tour, tuyến nào hấp dẫn khách du lịch nhiều
nhất, du khách thích tìm hiểu, khám phá những nét đặc trưng gì trong tour du lịch.
Cải tiến chất lượng, nâng cấp các điểm đến du lịch, cập nhật thêm nhiều dịch vụ
mới, nâng cao chất lượng, dần tiến đến hoàn thiện các dịch vụ cung cấp cho khách
du lịch.
Tạo mail, website riêng cho các hộ gia đình tham gia loại hình du lịch nông
thôn, các hộ tham gia các dịch vụ homestay, nhà hàng nông gia,... để các hộ gia

97
đình có thể trực tiếp quảng bá hình ảnh, dịch vụ của chính gia đình. Khách du lịch
có thể tìm hiểu thông tin, tự tìm đến như một hình thức khách lẻ có nhu cầu tham
quan. Việc ứng dụng mô hình thương mại điện tử để cho khách du lịch có thể tìm
kiếm những dịch vụ và đặt hàng ngay tại trang website của các hộ gia đình cũng là
một trong những hướng phát triển và marketing đạt hiệu quả cao hơn. Ngoài ra,
trong giai đoạn đầu phát triển, Hội nông dân tỉnh An Giang đã phối hợp với các Sở,
Ban ngành có liên quan trong việc thiết kế, lắp đặt 12 bảng quảng cáo tập thể, 21
bảng quảng cáo cá nhân, 03 cổng chào làng du lịch nông dân. Xây dựng 4 khu vực
giới thiệu du lịch: Đa Phước - Châu Phong, Ba Chúc, Ô Lâm và An Hảo cũng đã
tạo được dấu ấn, sự tìm hiểu nhất định của khách du lịch trong quá trình tìm kiếm
loại hình du lịch, thông tin du lịch mới khi đến với An Giang. Cần tiếp tục phát huy
các kết quả sẵn có, thiết kế xây dựng thêm các bảng hiệu chỉ dẫn cụ thể, bảng hiệu
đón tiếp khách du lịch.
Có nhiều cuốn sổ tay (cẩm nang) hướng dẫn cho khách đi du lịch ở Việt
Nam như Exploring Vietnam, Lonely Planet–Vietnam, Vietnam Tourist
Guidebook, Trip Advisor, Thorntree, Vietnam Sketch (dành riêng cho khách
Nhật Bản),... Hội nông dân tỉnh An Giang cũng như Sở Văn hóa Thể thao và Du
lịch tỉnh An Giang cần liên lạc với các công ty phát hành các cuốn cẩm nang du
lịch này để đưa loại hình du lịch, các tour du lịch đặc trưng vào thông qua các
thông điệp, thiết kế ấn tượng.
Ban quản lý loại hình du lịch nông thôn có thểtiếp thị điểm du lịch nông thôn
trên các trang mạng xã hội như: Facebook, Twitter, Youtube,...là các trang mạng xã
hội được nhiều người quan tâm theo dõi nhiều hiện nay.
3.2.4. Liên kết đào tạo và phát triển nguồn nhân lực
Triển khai thực hiện Đề án đào tạo nguồn nhân lực du lịch tỉnh An Giang
giai đoạn 2013 - 2020. Cụ thể, chia làm 02 giai đoạn:
 Giai đoạn 1: Từ 2013 đến 2015 đào tạo cho xã hội 120 lao động, cho doanh
nghiệp 120 lao động.
 Giai đoạn 2: Từ 2016 đến 2020 đào tạo cho xã hội 300 lao động, cho doanh
nghiệp 300 lao động.

98
3.2.4.1. Liên kết mở các khóa tập huấn du lịch cho cộng đồng
Trong hai giai đoạn phát triển loại hình du lịch nông thôn từ năm 2007 –
2014, Hội nông dân tỉnh An Giang đã phối hợp với Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch
tỉnh An Giang mở được 37 lớp tập huấn với 28 lớp cơ bản về: Kỹ năng du lịch, tiếp
thị, xây dựng sản phẩm du lịch độc đáo riêng biệt, kỹ năng quảng bá – giao tiếp, lập
kế hoạch kinh doanh, kỹ năng đàm phán – xử lý tình huống. Và 9 lớp nâng cao về:
thuyết minh viên, tiếng anh, lái thuyền, hướng dẫn viên du lịch, thuyết minh tại
điểm,… Tổng cộng có hơn 921 học viên với 263 học viên nữ.
Trong thời gian tới, vẫn cần tiếp tục duy trì mở thêm nhiều các lớp, khóa
học, tập huấn về nhiều mảng trong lĩnh vực du lịch nhằm hoàn thiện kĩ năng, kiến
thức về du lịch cho cộng đồng tham gia. Tùy vào từng hộ gia đình, cộng đồng dân
cư tham gia vào mảng nào trong hoạt động du lịch để có thể sắp xếp các khóa học
phù hợp như:
 Nhóm đón tiếp và hướng dẫn khách: có thể cho người dân tham gia vào các
khóa học cơ bản hoặc chuyên sâu về các vấn đề như: kỹ năng đón khách, tìm
hiểu văn hóa địa phương, ngoại ngữ cơ bản, kỹ năng diễn thuyết/ hướng dẫn,
kỹ năng giao tiếp đa văn hóa,..
 Nhóm biểu diễn các loại hình văn hóa nghệ thuật truyền thống: sẽ được tập
huấn về các kỹ năng như kỹ năng đón khách, kỹ năng biểu diễn, kỹ năng
giao tiếp đa văn hóa,...
 Nhóm sản xuất các sản phẩm hàng hóa/hàng thủ công mỹ nghệ/làng nghề
truyền thống tại địa phương: sẽ được tham gia vào các khóa tập huấn như:
phát triển sản phẩm mới phục vụ du lịch và gia tăng giá trị sản phẩm (giá trị
vật chất và giá trị văn hóa tinh thần của sản phẩm), đăng ký chất lượng sản
phẩm, thương hiệu sản phẩm, đóng gói các sản phẩm, kỹ năng đón khách, kỹ
năng tiếp thị, kỹ năng giao tiếp đa văn hóa,…
 Nhóm ẩm thực: được tham gia tập huấn các kỹ năng về văn hóa ẩm thực và
nghệ thuật trưng bày món ăn, kỹ năng đón tiếp, kỹ năng giao tiếp đa văn hóa,
vệ sinh an toàn thực phẩm,…
 Nhóm tham gia các dịch vụ homestay/ vận chuyển khách du lịch có thể tham

99
gia vào các khóa học như: kỹ năng đón khách, kỹ năng giao tiếp đa văn hóa,
kỹ năng vận chuyển khách du lịch,…
 Đối với Ban quản lý tại các địa phương, xã có thể tham gia các khóa tập
huấn về các vấn đề pháp lý liên quan đến du lịch nói chung và loại hình du
lịch nông thôn nói riêng (an toàn, an ninh, lưu trú của khách quốc tế,..), kỹ
năng quản lý (nguồn tài chính, nhân lực,..), kỹ năng làm việc, đàm phán,
thương lượng với các công ty du lịch, kỹ năng tiếp thị, kỹ năng giám sát và
đánh giá, kỹ năng giao tiếp đa văn hóa, kỹ năng quản lý văn hóa và môi
trường,..
3.2.4.2. Chính sách thu hút nguồn lao động nữ hoạt động du lịch
Tỷ lệ học viên nữ chỉ mới chiếm 28,56% trên tổng số học viên tham gia vào
hoạt động du lịch. Đây là số lượng thấp cho thấy loại hình du lịch vẫn chưa hút sự
quan tâm tham gia của đa số lao động nữ tại các cộng đồng địa phương.
Để thu hút sự quan tâm, tham gia hơn nữa của lao động nữ vào hoạt động du
lịch tại các địa phương ban quản lý cần có sự tuyên truyền nâng cao nhận thức, hiểu
biết cho phụ nữ về vai trò, tầm quan trọng và khả năng tạo thêm nguồn thu nhập cho
gia đình từ các hoạt động thường nhật mà chính bản thân người phụ nữ có thể tham
gia một cách dễ dàng. Các dịch vụ như: ẩm thực, đón tiếp khách du lịch, tham gia
đội biểu diễn nghệ thuật truyền thống, biểu diễn sản xuất các mặt hàng thủ công
truyền thống để khách du lịch tham quan tìm hiểu cũng giúp lao động nữ tạo thêm
nguồn thu nhập đáng kể.
3.2.4.3. Tổ chức trao đổi kinh nghiệm giữa các địa phương
Trong giai đoạn đầu của dự án phát triển loại hình du lịch nông thôn, Hội
nông dân tỉnh An Giang đã phối hợp tổ chức 18 chuyến tham quan cho 387 người
dân nông thôn học cách làm du lịch tại các tỉnh có loại hình du lịch nông thôn như:
Tiền Giang, Cần Thơ, Vĩnh Long, Bạc Liêu, Tp. Hồ Chí Minh, Lào Cai,.. Ngoài ra
còn cử 19 cán bộ dự án vá 15 hộ nông dân tham quan du lịch cộng đồng tại Đà
Nẵng, Hội An, Sa Pa để học hỏi kinh nghiệm làm du lịch từ các địa phương có sự
tương đồng về địa hình, khí hậu, thổ nhưỡng, hoạt động kinh tế với tỉnh An Giang.
Thông qua các chuyến tham quan học hỏi sẽ giúp cán bộ, người dân có những kiến

100
thức thực tiễn hơn trong quá trình hoạt động du lịch tại địa phương mình. Những
cán bộ dự án được cử đi tham quan học tập, hay những cộng đồng địa phương được
cử đi tham quan học hỏi kinh nghiệm từ các địa phương khác khi trở về sẽ truyền
đạt lại những kinh nghiệm, bài học, những kiến thức học hỏi được giúp cho cộng
đồng địa phương có thể tổ chức tốt hơn hoạt động du lịch trong giai đoạn đầu phát
triển loại hình này tại địa phương. Bên cạnh đó, việc tổ chức các chuyến tham quan
học hỏi giúp cho người dân các địa phương có thể cùng nhận thức được vai trò, tầm
quan trọng và tính khả thi của loại hình du lịch nông thôn trong vấn đề giúp nâng
cao chất lượng cuộc sống, tạo thêm nguồn thu nhập, chuyển dịch cơ cấu kinh tế của
công đồng cư dân thông qua loại hình du lịch từ các nguồn tài nguyên sẵn có tại địa
phương mình.
Trong thời gian sắp tới, cần tổ chức thêm các chuyến đi tham quan học hỏi
kinh nghiệm cho các địa phương mới tham gia vào loại hình du lịch nông thôn từ
chính các xã đã hoạt động du lịch nông thôn trước đó trên địa bàn tỉnh An Giang, có
thể kết hợp trong các chuyến đi tham quan đó là các khóa tập huấn về kĩ năng phục
vụ, marketing, quản lý hoạt động du lịch,… Cũng như vấn đề khai thác, bảo tồn các
di tích lịch sử, các loại hình nghệ thuật truyền thống tại các địa phương mà cộng
đồng đến tham quan.
3.2.5. Quy hoạch phát triển du lịch nông thôn tỉnh An Giang
3.2.5.1. Xây dựng cơ chế tổ chức quản lý du lịch nông thôn
Trong giai đoạn sắp tới, cần có kế hoạch thành lập “Trung tâm du lịch nông
thôn tỉnh An Giang” và các Ban quản lý ở các xã địa phương có hoạt động du lịch
nông thôn. Các cuộc họp cộng đồng tại các xã đã được tiến hành với sự tham gia
đầy đủ của các cấp chính quyền, các thành phần, ban ngành đoàn thể của xã (hội
phụ nữ, nông dân,..), các trưởng ấp, các hộ gia đình tham gia vào các dịch vụ khác
nhau trong hoạt động du lịch nông thôn
3.2.5.2. Xác định sản phẩm dịch vụ du lịch đặc trưng
Khách du lịch luôn kì vọng một sản phẩm du lịch độc đáo của bất kỳ điểm du
lịch nông thôn nào đó. Không có một lý do nào mà du khách có thể ghé thăm một
điểm du lịch đó không có một điểm khác biệt. Địa phương hoạt động du lịch nông

101
thôn có các phong cảnh tự nhiên, các di tích lịch sử, văn hóa, làng nghề truyền
thống, đặc sản địa phương,... nhưng cộng đồng địa phương cần thống nhất sản
phẩm, tập trung thể hiện nét đặc sắc riêng cho địa phương mình.
Khu rừng tràm Trà Sư: Hình thành và phát triển các loại hình du lịch sinh
thái, thiên nhiên. Tổ chức các dịch vụ du lịch phù hợp nhưng không phá vỡ cảnh
quan môi trường; mở rộng vùng đệm bên ngoài rừng tràm Trà Sư để phát triển các
loại hình du lịch sinh thái truyền thống vùng sông nước Cửu Long như: dỡ chà, bắt
cá, câu cá, tham quan rừng tràm bằng xuồng ba lá, tắc ráng..., chế biến các món ăn
dân dã.v.v.
Khu du lịch sinh thái búng Bình Thiên: Đầu tư hệ thống hạ tầng giao thông
đường bộ vòng quanh búng Bình Thiên, cầu tàu phục vụ giải trí bơi thuyền; khôi
phục làng nghề dệt của đồng bào dân tộc Chăm, hình thành câu lạc bộ bơi thuyền
truyền thống, thuyền hiện đại và các môn thể thao dưới nước như mô tô nước, lướt
ván,...để đáp ứng nhu cầu đa dạng của du khách.
Cụm di tích và du lịch miệt vườn 03 xã Cù LaoGiêng, huyện Chợ Mới (bao
gồm 03 xã Tấn Mỹ, Bình Phước Xuân, Mỹ Hiệp): Xây dựng cầu tàu đón khách du
lịch đường sông xã Tấn Mỹ.Hình thành sản phẩm đặc thù của từng xã; khai thác các
di tích như nhà thờ Cù Lao Giêng, Dòng tu Chúa Quan phòng, chùa Ông Đạo Nằm
- xã Tấn Mỹ; du lịch miệt vườn – xã Bình Phước Xuân, xã Mỹ Hiệp để thu hút
khách tham quan du lịch, hành hương.
Xây dựng các tour du lịch đặc trưng như:
 Khám phá sông núi An Giang
 Tour “Săn cá Bông lau”
 Tour “Tắm bùn phù sa”
3.2.6. Tăng cường quản lý công tác của địa phương
Triển khai thực hiện “Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020
tầm nhìn đến năm 2030”, “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam giai
đoạn đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030” của Thủ tướng Chính phủ; Đề án phát
triển du lịch đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2020 của Bộ Văn hoá, Thể thao và
Du lịch và Quy hoạch Tổng thể Phát triển Du lịch An Giang đến năm 2020, tầm

102
nhìn đến năm 2030; Kế hoạch số 81/KH-UBND ngày 07/11/2013 của UBND tỉnh
về triển khaithực hiện Chỉthị số 18/CT-TTgcủaThủ tướngChính phủ về tăng cường
công tác quản lý môi trường du lịch, bảo đảm an ninh, an toàn cho khách du lịch.
Hướng dẫn thực hiện Luật Du lịch, các văn bản của Trung ương và của tỉnh
về quản lý nhà nước về du lịch để định hướng và tạo hành lang pháp lý cho các
ngành, các cấp, doanh nghiệp và cộng đồng dân cư thực hiện hoạt động kinh doanh,
dịch vụ du lịch thuận lợi.
Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch phối hợp với các địa phương thực hiện đề án
bảo tồn, trùng tu và tôn tạo các di tích văn hóa - lịch sử, danh lam thắng cảnh của
tỉnh giai đoạn đến năm 2020, gắn việc tham quan học tập tại các di tích, danh thắng
với các tour, tuyến du lịch trong và ngoài tỉnh.
Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch hướng dẫn các huyện, thị xã, thành phố tiến
hành lập thủ tục để Uỷ ban nhân dân tỉnh ban hành quyết định công nhận các khu,
điểm du lịch địa phương (cấp tỉnh) như: Núi Cấm, rừng tràm Trà Sư, di tích lịch sử
đồi Tức Dụp, lòng hồ Thoại Sơn, di sản văn hóa Óc Eo, búng Bình Thiên, tiến tới
lập hồ sơ trình Thủ tướng Chính phủ quyết định công nhận các khu du lịch: Núi
Sam, núi Cấm, khu di sản văn hóa Óc Eo là khu du lịch quốc gia và Khu lưu niệm
Chủ tịch Tôn Đức Thắng là điểm du lịch quốc gia.
Các sở, ngành chức năng tăng cường hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra các hoạt
động kinh doanh dịch vụ; vệ sinh môi trường, an toàn vệ sinh thực phẩm, an ninh
trật tự và kiên quyết xử lý nghiêm các tệ nạn xã hội, nhằm xây dựng nếp sống văn
minh, an toàn và thân thiện tại các khu, điểm du lịch, các nhà hàng - khách sạn,
trung tâm thương mại, cửa khẩu quốc tế và cửa khẩu quốc gia.
Hiệp Hội Du lịch tỉnh An Giang xây dựng cơ chế phối hợp giữa cơ quan
quản lý nhà nước với doanh nghiệp và cộng đồng, tạo sản phẩm du lịch truyền
thống, các tour, tuyến du lịch trong tỉnh, khu vực. Xây dựng cơ chế quản lý đặc thù
đối với các khu du lịch có nhiều tiềm năng phát triển như núi Cấm, núi Sam.
Tiến hành quy hoạch đồng thời với rà soát, sửa đổi bổ sung quy hoạch các
khu, điểm du lịch địa phương, cụ thể:
 Xây dựng quy hoạch các khu du lịch rừng tràm Trà Sư, khu di sản văn hóa

103
Óc Eo, khu di tích lịch sử Ô Tà Sóc, khu du lịch sinh thái Cù Lao Giêng.
 Sửa đổi, bổ sung quy hoạch các khu du lịch núi Cấm, núi Sam, búng Bình
Thiên, sinh thái Mỹ Hòa Hưng và khu lòng hồ Thoại Sơn.
 Khuyến khích các doanh nghiệp kinh doanh lưu trú, nhà hàng, điểm dừng
chân, điểm tham quan và cửa hàng hàng mua sắm tự nguyện đăng ký áp
dụng bộ tiêu chí nhãn du lịch xanh bền vững. Qua đó, nhằm đưa các cơ sở
trở thành một điểm du lịch xanh, góp phần bảo vệ môi trường tự nhiên và xã
hội.
3.2.7. Tiến trình thực hiện các giải pháp phát triển du lịch nông thôn
Để du lịch nông thôn trở thành loại hình du lịch mang dấu ấn đặc trưng của
tỉnh An Giang, tạo được ấn tượng thu hút khách, tăng hiệu quả hoạt động kinh
doanh và đáp ứng mục tiêu cải thiện chất lượng cuộc sống của cư dân vùng nông
thôncần thực hiện các giải pháp lần lượt theo thứ tự ưu tiên.
Bảng 3.1: Trình tự thực hiện giải pháp phát triển du lịch nông thôn An Giang
Thứ tự
Giải pháp Lý giải
ƣu tiên
Chất lượng dịch vụ là một trong những nhân tố quan trọng
Nâng cao quyết định sự thu hút khách của loại hình du lịch. Do đó, để
chất lượng tăng khả năng thu hút, đáp ứng tốt các nhu cầu của
1 dịch vụ du khách,tỉnh An Giang cần ưu tiên thực hiện giải pháp cải
lịch nông thiện, nâng cao chất lượng các loại dịch vụ cung cấp cho
thôn khách hiện nay tại các xã, địa phương tiến hành hoạt động
du lịch nông thôn.
Thực hiện song song vấn đề đào tạo, phát triển nguồn nhân
Liên kết
lực với việc nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch nông thôn.
đào tạo và
Nhân lực góp phần quan trọng trong các hoạt động của du
2 phát triển
lịch, cũng là một trong những nhân tố giúp nâng cao chất
nguồn
lượng các dịch vụ cung cấp cho khách.
nhân lực
Nguồn nhân lực hoạt động trong du lịch nông thôn cần đủ

104
về số lượng và chất lượng. Vẫn trên cơ sở sử dụng nguồn
nhân lực hiện có tại các địa phương và thu hút sự tham gia
của lao động trẻ. Do vậy, cần có sự nghiên cứu cách thức
tiếp cận, phương pháp tập huấn để đạt được hiệu quả truyền
đạt kiến thức về du lịch cho các đối tượng được đào tạo.
Khi chất lượng dịch vụ và nguồn nhân lực phục vụ đã sẵn
sàng, các cơ quan quản lí cần phối hợp với các đơn vị kinh
doanh tiến hành xây dựng các chương trình xúc tiến, quảng
bá, kích cầu du lịch.
Xây dựng Du lịch nông thôn là loại hình du lịch mới ở Việt Nam nói
các chương chung và ở tỉnh An Giang nói riêng, do vậy, để thu hút sự
trình xúc quan tâm, chú ý của khách. Các chương trình xúc tiến
3
tiến, quảng quảng bá cần được thực hiện rộng rãi trên nhiều phương
bá, kích tiện truyền thông bên cạnh đó, nội dung các chương trình
cầu du lịch cần tập trung nhấn mạnh những điểm khác biệt, mới lạ của
loại hình du lịch nông thôn. Các trải nghiệm mới sẽ mang
lại cho du khách. Cách thức quảng bá có điểm nhấn sẽ tạo
được hiệu quả thu hút khách cho du lịch nông thôn An
Giang.
Đầu tư Để du lịch nông thôn phát triển bền vững, trong các giai
nâng cấp đoạn tiếp theo, các giải pháp vĩ mô cần bắt đầu được tiến
hạ tầng hành triển khai:
giao thông. Tiến hành triển khai các dự án đầu tư nâng cấp đầu tư hạ
Quy hoạch tầng điện, đường, trường, trạm,.. Bên cạnh việc phục vụ
4
phát triển loại hình du lịch nông thôn ngày càng phát triển thì còn đáp
du lịch ứng nhu cầu của cộng đồng tại các địa phương. Lợi ích
nông thôn. mang lại từ hoạt động du lịch góp phần nâng cao chất lượng
Tăng cuộc sống cho cộng đồng tại địa phương.
cường Trong quá trình triển khai hoạt động du lịch nông thôn, đúc

105
công tác rút kinh nghiệm trong thực tiễn để Hội nông dân tỉnh An
quản lý,... Giang, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch có những quy
hoạch phát triển phù hợp với định hướng phát triển chung
của vùng đồng bằng sông Cửu Long và cả nước.
Ngoài ra cần tăng cường công tác quản lý nhà nước về du
lịch nông thôn đảm bảo cho hoạt động du lịch phát triển bền
vững và đúng định hướng ban đầu.
Nguồn: Tác giả tổng hợp, 2015
3.3. Một số kiến nghị
3.3.1. Kiến nghị đối với cơ quan quản lý Nhà nước về du lịch
3.3.1.1. Cơ quan quản lý Nhà nước về du lịch ở cấp Bộ và Tổng cục
Nghiên cứu, xây dựng hoàn chỉnh hệ thống văn bản pháp lý về loại hình du
lịch nông thôn, văn bản hướng dẫn thực hiện.
Xây dựng, ban hành và hướng dẫn chỉ đạo việc thực hiện các quyết định,
hướng dẫn, áp dụng tiêu chuẩn quốc gia về phân loại xếp hạng các cơ sở kinh doanh
lưu trú, ăn uống. Đặc biệt là đưa ra bộ tiêu chuẩn xếp hạng loại hình lưu trú
homestay, nhà hàng nông dân.
Tăng cường xúc tiến phát triển sản phẩm du lịch nông thôn thông qua các hội
chợ du lịch trong và ngoài nước. Mời các đơn vị có uy tín xây dựng các video, hình
ảnh quảng cáo trực tiếp trên các kênh truyền hình quốc gia, đưa hình ảnh du lịch
nông thôn đến với mọi người.
Đầu tư cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật, hỗ trợ chuyên gia tư vấn cho
phát triển du lịch nông thôn tỉnh An Giang,
Liên kết, hợp tác với Cambodia trong việc tạo thuận lợi cho khách du lịch
nước bạn tham gia du lịch nông thôn An Giang từ các vùng cửa khẩu quốc tế đường
bộ, đường sông.
3.3.1.2. Cơ quan quản lý về du lịch tại địa phương
Phổ biến, lập kế hoạch, hướng dẫn thực hiện các nghị quyết, chính sách của
các cơ quan chức năng trong quá trình phát triển du lịch nông thôn tại địa phương.

106
Trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt các đề án, kế hoạch về xúc tiến, quảng
bá du lịch An Giang nói chung và loại hình du lịch nông thôn nói riêng,xây dựng
các sản phẩm du lịch nông thôn. Song song đó tiến hành quản lý, kiểm tra, giám sát
hoạt động du lịch nông thôn nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm cung cấp cho
khách.
Hướng dẫn và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, nhân dân tham gia kinh
doanh du lịch tại địa phương.
Bố trí nguồn vốn đảm bảo thực hiện kế hoạch, ưu tiên vốn đối ứng nguồn
vốn hỗ trợ từ các chương trình mục tiêu quốc gia, nguồn từ kêu gọi đầu tư và nguồn
vốn ngân sách tỉnh để đầu tư xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng du lịch ở các
vùng nông thôn.
Phối hợp với Sở Ngoại vụ, Trung tâm xúc tiến du lịch tỉnh An Giang, Hội
nông dân xây dựng các chương trình ngoại giao văn hóa, các hoạt động quảng bá du
lịch trong và ngoài nước.
Giáo dục ý thức cho cộng đồng lòng tự hào về quê hương, các giá trị truyền
thống của địa phương, đặc biệt là thế hệ trẻ trong công tác xây dựng, bảo tồn, phát
huy các giá trị văn hóa truyền thống, các công trình kiến trúc, di tích lịch sử.
Hợp tác với các trường đại học, cao đẳng, trường dạy nghề tổ chức triển khai
đào tạo, giáo dục nguồn nhân lực du lịch và giáo dục các bên tham gia.
3.3.2. Kiến nghị đối với các doanh nghiệp, công ty du lịch
Các doanh nghiệp, tổ chức, công ty du lịch trên địa bàn và ở các địa phương
khác cần tăng cường giao lưu, hợp tác với địa phương, ban quản lý, hộ dân tham gia
du lịch nông thôn để có sự tìm hiểu, đánh giá nhằm tạo ra các sản phẩm du lịch
nông thôn có chất lượng, mới mẻ, đa dạng, hấp dẫn và phù hợp với nhiều đối tượng
khách.
Thường xuyên khảo sát khách du lịch của doanh nghiệp để nhận được các ý
kiến đóng góp, phản hồi giúp địa phương cải thiện chất lượng sản phẩm trong quá
trình hoạt động kinh doanh.
Cùng với ban quản lý, các Sở, Ban, Ngành thường xuyên mở các khóa tập
huấn các chủ đề: tâm lý du khách, nghiệp vụ hướng dẫn, thuyết trình tại điểm, quy

107
trình đón tiếp và phục vụ khách,... Hỗ trợ cộng đồng trong việc quảng bá tiếp thị,
giới thiệu hình ảnh địa phương, gia đình thông qua các kênh thông tin truyền thông
của doanh nghiệp.
Tôn trọng các chỉ tiêu về sức chứa, các giá trị văn hóa truyền thống, bảo vệ
môi trường tự nhiên tại địa phương. Tránh chạy theo lợi nhuận khi tự ý gia tăng sức
chứa điểm đến gây tác động xấu đến địa phương.
Tham gia, tuân thủ đóng góp đầy đủ các loại thuế, phí tham quan để tạo
nguồn thu cho cộng đồng bảo tồn các công trình kiến trúc, di tích lịch sử, hỗ trợ
người dân duy trì và phát triển làng nghề.
3.3.3. Kiến nghị đối với chính quyền địa phương
Tư vấn, hỗ trợ pháp lý cho cộng đồng, tuyên truyền các văn bản, chỉ đạo
hướng dẫn từ các Sở, Ban, Ngành đến với các hộ gia đình.
Quản lý, kiểm tra, giám sát số lượng khách du lịch trong quá trình lưu trú tại địa
phương. Đảm bảo an ninh trật tự, an toàn xã hội, đề phòng các trường hợp quấy nhiễu
cộng đồng, tuyên truyền các thông tin sai lệch gây hoang mang cho người dân.
Tuyên truyền giáo dục, khuyến khích người dân bảo tồn các giá trị truyền
thống, tránh thương mại hóa các nghi thức, lễ hội, giữ gìn sạch sẽ vệ sinh môi
trường.
Bảo vệ quyền lợi cho người dân, là cầu nối giúp cộng đồng phản ánh, đóng
góp ý kiến về hoạt động du lịch nông thôn.
3.3.4. Kiến nghị đối với cộng đồng địa phương
Để du lịch nông thôn phát huy được hiệu quả kinh tế, giúp nâng cao đời sống
vật chất tinh thần cho người dân, thay đổi diện mạo vùng nông thôn thì vai trò, sự
tham gia tích cực của người dân là yếu tố quan trọng mang tính chất quyết định cho
sự thành công của mô hình.
Tại các xã, địa phương triển khai du lịch nông thôn cộng đồng cần tạo ra môi
trường du lịch thân thiện, hiếu khách, an ninh, an toàn. Người dân Việt Nam thân
thiện mến khách, cư dân vùng nông thôn với lối sống giản dị, hài hòa với thiên
nhiên cũng là một yếu tố gia tăng giá trị thu hút khách lựa chọn loại hình du lịch
nông thôn và lựa chọn đến với vùng nông thôn.

108
Nâng cao nhận thức của cộng đồng trong vấn đề giữ gìn vệ sinh môi trường.
Môi trường nông thôn sạch sẽ, thông thoáng không chỉ thuận lợi để hoạt động du
lịch mà quan trọng hơn là tạo bộ mặt mới cho địa phương, nâng cao chất lượng
cuộc sống cho người dân. Mỗi gia đình nên xây dựng hệ thống vệ sinh khép kín,
sạch sẽ. Địa phương cần thường xuyên tổ chức các buổi tập trung dọn dẹp vệ sinh
quanh làng xã, phát quan bụi rậm, trồng hoa cây kiểng dọc theo các lối đi quanh
thôn làng tạo mỹ quan cho địa phương, vừa tạo dấu ấn riêng cho mỗi hộ gia đình,
Cộng đồng dân cư đặc biệt là phụ nữ cần thường xuyên tham gia các khóa
học, lớp tập huấn nâng cao kỹ năng chế biến các món ăn, cách trình bày, vệ sinh an
toàn thực phẩm,... do Hội nông dân tổ chức để có thêm kiến thức, kinh nghiệm
trong quá trình tham gia du lịch.
Khi hộ dân có nhu cầu tham gia kinh doanh du lịch cần tham khảo ý kiến của
chính quyền và thực hiện đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật.
Liên kết với các hộ kinh doanh khác để có thông tin tư vấn cho khách thêm
nhiều lựa chọn khi tham gia du lịch tại địa phương. Cùng nhau chia sẻ lợi ích từ
hoạt động du lịch để giảm sự phân biệt, cạnh tranh không lành mạnh giữa các hộ gia
đình với nhau. Giúp các hộ dân vừa tham gia du lịch, vừa tiếp tục sản xuất nông
nghiệp, hàng thủ công truyền thống bảo tồn được các làng nghề tại địa phương. Tạo
được sự phát triển bền vững cho mô hình du lịch nông thôn.
3.3.5. Kiến nghị đối với khách du lịch
Du khách cần tôn trọng pháp luật của Việt Nam, các quy định, quy chế tại
địa phương và tại các điểm tham quan. Cần ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường điểm
đến, tôn trọng giá trị truyền thống văn hóa bản địa.
Sử dụng các sản phẩm, dịch vụ của địa phương như: nông sản, dịch vụ lưu
trú, ăn uống, vận chuyển, vui chơi giải trí, quà lưu niệm...góp phần gia tăng thu
nhập, hỗ trợ cộng đồng địa phương về tài chính và xóa đói giảm nghèo. Tham gia
du lịch nông thôn như một loại hình du lịch có trách nhiệm.
Phản hồi về chất lượng dịch vụ du lịch nông thôn với người dân, chính quyền
địa phương, các công ty du lịch là một cách giúp hoàn thiện chất lượng sản phẩm du
lịch ngày càng tốt hơn. Giới thiệu với gia đình, bạn bè về các sản phẩm du lịch nông
thôn ở An Giang và Việt Nam.

109
*Tiểu kết chƣơng 3
Các giải pháp, kiến nghị của chương 3 được xây dựng trên cơ sở nghiên cứu
bài học kinh nghiệm, thực tiễn mô hình phát triển du lịch nông thôn trên thế giới và
của một số địa phương ở Việt Nam. Từ kết quả điều tra, phân tích, đánh giá thực
tiễn phát triển du lịch nông thôn ở tỉnh An Giang giai đoạn từ năm 2007 đến nay.
Để đạt được mục tiêu phát triển bền vững, cộng đồng địa phương, các chủ
thể tham gia cần đóng góp ý kiến, đầu tư phát triển du lịch đi đôi với phát triển kinh
tế - xã hội vùng nông thôn, xóa đói giảm nghèo. Du lịch nông thôn ở An Giang đã
và đang thiếu quy hoạch, mang tính chất tự phát. Để bảo tồn và khai thác các nguồn
lực phát triển du lịch nông thôn, cần có một hệ thống các giải pháp để thực hiện
đồng bộ lâu dài. Về cơ chế chính sách, quy hoạch đúng đắn, tổ chức và quản lý theo
quy hoạch và pháp luật, đào tạo, giáo dục nguồn nhân lực và sản phẩm du lịch, xúc
tiến phát triển du lịch kết hợp với bảo vệ môi trường du lịch, bảo vệ cảnh quan vùng
nông thôn.
Một số kiến nghị đối với các chủ thể tham gia hoạt động du lịch nông thôn ở
các địa phương trong tỉnh An Giang nhằm đảm bảo hài hòalợi ích phát triển nói
riêng và mục tiêu phát triển du lịch nông thôn tỉnh An Giang nói chung.

110
KẾT LUẬN
Trong một vài năm trở lại đây, du lịch nông thôn dần nhận được sự quan tâm
không chỉ của du khách như một loại hình du lịch mang lại những trải nghiệm mới
về cuộc sống nông thôn, lối sinh hoạt canh tác nông nghiệp, tìm hiểu nghiên cứu
những giá trị văn hóa truyền thống mà còn được nhìn nhận như một chiến lược hiệu
quả tạo ra hướng sinh kế mới, góp phần giải quyết các vấn đề tạo nguồn việc làm
cho lao động vùng nông thôn, nâng cao chất lượng cuộc sống, phát triển kinh tế - xã
hội, đóng góp cho việc bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên du lịch, duy trì
đảm bảo số lượng đất canh tác nông nghiệp Việt Nam trước nguy cơ đô thị hóa
nông thôn đang ngày càng lan rộng. Du lịch nông thôn ra đời, phát triển như một
loại hình du lịch có trách nhiệm và trở thành xu hướng chiến lược phát triển du lịch
ở các quốc gia có tài nguyên nông thôn trong đó có Việt Nam.
An Giang là tỉnh sản xuất nông nghiệp, cung cấp sản lượng lương thực lớn
cho cả nước. Tiềm năng, thế mạnh của du lịch nông thôn An Giang là có nhiều làng,
xã, địa phương nông thôn còn lưu giữ được cảnh quan, hoạt động canh tác nông
nghiệp lâu đời, nhiều làng nghề thủ công vẫn còn duy trì hoạt động với kỹ năng tinh
xảo, những di tích lịch sử, văn hóa ẩm thực sông nước đặc trưng, các lễ hội, phong
tục tập quán nông thôn được lưu giữ qua nhiều thế hệ, người dân nông thôn chất
phác, thân thiện, mến khách là những tiềm năng lớn về du lịch,…
Du lịch nông thôn được tiến hành triển khai ởcác địa bàn nông thôn trong
tỉnh An Giang đã thu được một số kết quả khả quan. Người dân có thêm thu nhập
khi tham gia cung cấp các dịch vụ trong thời gian nông nhàn. Ý thức chung của
cộng đồng trong các vấn đề bảo vệ môi trường cảnh quan nông thôn, bảo tồn, khôi
phục hoạt động làng nghề, trùng tu tôn tạo các di tích lịch sử,… gia tăng khi có sự
thăm viếng của khách du lịch. Cơ sở vật chất kỹ thuật nông thôn được đầu tư nâng
cấp. Bên cạnh sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương là sự ủng hộ, tạo điều
kiện của chính quyền địa phương, của các công ty du lịch, các tổ chức trong và
ngoài nước.
Tuy nhiên, bên cạnh các kết quả đạt được, quá trình phát triển du lịch nông
thôn ở An Giang còn gặp những khó khăn, hạn chế. Du lịch nông thôn chưa có một

111
hệ thống cơ sở lý thuyết tiêu chuẩn làm nền tảng pháp lý để tiến hành khai thác,
hoạt động phù hợp với từng mô hình, điều kiện nông thôn cụ thể, việc tổ chức quản
lý còn mang tính chất hình thức, thiếu các cơ chế chính sách thuận lợi, cơ sở hạ
tầng, vật chất kỹ thuật nhiều vùng nông thôn An Giang chất lượng thấp, chưa đáp
ứng được yêu cầu phát triển du lịch, trình độ nhận thức và chuyên môn nghiệp vụ
của nguồn nhân lực du lịch chưa cao, sản phẩm du lịch đơn điệu, chất lượng thấp,
kinh doanh du lịch còn mang tính chất mùa vụ chưa chủ động trong việc tìm kiếm
nguồn khách, thu nhập từ hoạt động du lịch chưa ổn định.
Nguồn tài nguyên khai thác phục vụ du lịch chưa tương xứng với tiềm năng
vốn có, các làng nghề thủ công chưa tận dụng được hoạt động du lịch để quảng bá
sản phẩm, tìm đầu ra cho sản phẩm, cạnh tranh không lành mạnh giữa các hộ gia
đình, văn hóa ngoại lai có nguy cơ ảnh hưởng không tốt đến một bộ phận trẻ tại
nông thôngây ra sai lệch trong hành vi ứng xử, các truyền thống văn hóa, lễ hội,
phong tục có nguy cơ bị thương mại hóa để phục vụ du lịch.
Trên cơ sở tiềm năng và hiện trạng của du lịch nông thôn ở An Giang, đề tài
đã đề xuất một số giải pháp, kiến nghị nhằm tăng cường sự phát triển của du lịch
nông thôn trong thời gian tới. Các giải pháp tập trung vào giải quyết, nâng cao chất
lượng sản phẩm du lịch nông thôn, đầu tư phát triển cơ sở vật chất kĩ thuật, đào tạo
nguồn nhân lực du lịch và tăng cường công tác quản lý, quảng bá, giới thiệu sản
phẩm, tìm kiếm thị trường cho du lịch nông thôn.Việc thực hiện các giải pháp và
những kiến nghị đối với các chủ thể du lịch nông thôn, các cấp, các ngành được
thực hiện đồng bộ, kiên trì, đúng định hướng sẽ mang lại hiệu quả và hoàn thành
các mục tiêu nâng cao chất lượng cuộc sống, xóa đói giảm nghèo, đảm bảo công
bằng xã hội, bảo tồn khôi phục làng nghề và văn hóa truyền thống, bảo vệ môi
trường cảnh quan vùng nông thôn và chuyền dịch cơ cấu kinh tế nông thôn hiệu
quả, bền vững cho tỉnh An Giang nói riêng và các vùng nông thôn ở Việt Nam
nói chung.

112
TÀI LIỆU THAM KHẢO
*Tiếng Việt
1. Đoàn Thị Mỹ Hạnh – Bùi Thị Quỳnh Ngọc (2012), Phát triển du lịch nông thôn
ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long: Đường đến cơ cấu kinh tế dịch vụ - nông –
công nghiệp, Tạp chí khoa ĐHQGHN, Kinh tế và Kinh doanh 28 tr.261 – 268.
2. Dauglas Hainsworth (SNV – Tổ chức phát triển quốc tế Hà Lan) (2006), Phương
pháp tiếp cận du lịch vì người nghèo, một số kinh nghiệm và bài học ở Việt Nam,
Kỷ yếu Hội thảo khoa học, Bảo vệ môi trường du lịch với sự tham gia của cộng
đồng, Hà Nội 2006.
3. Nguyễn Đình Hòe và Vũ Văn Hiếu (2002), Du lịch bền vững, NXB ĐHQG Hà
Nội.
4. Bùi Thị Lan Hương (2010), Du lịch nông nghiệp và Du lịch nông thôn, Nội san
năm 2010 (số 1) – Trường Cán bộ quản lý nông nghiệp và Phát triển nông thôn
2, tr.51-53.
5. Bùi Thị Lan Hương (2012), Quan niệm và hành vi khách du lịch nông thôn:
khảo sát tại thành phố Hồ Chí Minh, Tạp chí Khoa học 2012:24B, tr.210-218,
Trường Đại học Cần Thơ.
6. Kế hoạch thực hiện nghị quyết số 11-NQ/TU ngày 18/01/2013 của Ban chấp
hành Đảng bộ tỉnh về đẩy mạnh phát triển du lịch An Giang đến năm 2015 và
định hướng đến năm 2020.
7. Phạm Trung Lương (Chủ biên) và cộng sự (2002), Du lịch sinh thái, những vấn
đề lú luận và thực tiễn phát triển ở Việt Nam, NXB Giáo dục.
8. Nguyễn Văn Mạnh – Trần Huy Đức (2010), Phát triển du lịch nông thôn để thúc
đẩy hiện đại hóa nông thôn ở Hà Nội.
9. Bùi Xuân Nhàn (2009), Phát triển du lịch nông thôn ở nước ta hiện nay, Tạp chí
Cộng sản, số 17 tháng 9/2009.
10. QĐ 2473/QĐ-TTg ngày 30/12/2011 của Thủ tướng chính phủ về việc phê duyệt
“Chiến lược phát triển du lịch đến năm 2020, tầm nhìn 2030”.
11. Quốc hội Việt Nam khóa XI (2005), Luật Du lịch, NXB Tư pháp Hà Nội.
12. Trần Đức Thanh (2005), Nhập môn khoa học du lịch, NXB ĐHQG Hà Nội.

113
13. Hoàng Trọng (2005), Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS, NBX Thống kê
14. Lê Anh Tuấn (2008), Du lịch nông thôn – Định hướng phát triển ở Việt Nam,
Tạp chí Du lịch Việt Nam, số 3/2010, tr.46-47.
15. Từ điển bách khoa Việt Nam (2000), tập 1, NXB Khoa học và Kỹ thuật.
16. Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch – Tổng cục Du lịch Việt Nam, Báo cáo tóm tắt
Quy hoạch tổng thể du lịch Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.
17. Viện nghiên cứu phát triển du lịch (2013), Cẩm nang thực tiễn phát triển du lịch
nông thôn ở Việt Nam.
18. Bùi Thị Hải Yến (2004), Vai trò giáo dục cộng đồng với phát triển bền vững trên
thế giới và ở Việt Nam, Tạp chí Văn hóa nghệ thuật số 4.
19. Bùi Thị Hải Yến (2006), Tuyến điểm du lịch Việt Nam, NXB Giáo dục.
20. Bùi Thị Hải Yến (2007), Quy hoạch du lịch, NXB Giáo dục.
21. Bùi Thị Hải Yến (2012), Du lịch cộng đồng, NXB Giáo dục.
22. Bùi Thị Hải Yến (chủ biên) và Phạm Hồng Long (2011), Tài nguyên du lịch,
NXB Giáo dục.
23. Bùi Thị Hải Yến (2008), Du lịch cộng đồng, NXB Giáo dục, Hà Nội.
*Tiếng Anh
24. Sue Beeton (2006), Community Development throught Tourism, Landlinks
Press, Australia.
25. R.W. Butler (1980), The concept of a tourism area cycle of evolution, Canadian
Geographer 24, pg 5-12.
26. Encyclopedia of tourism (2000), Routlegde
27. E.Wanda George, Heather Mair and Donald G.Reid (2009), Rural tourism
Development – Localism and Cultural Change, Channel View Publication, UK.
28. Bernard Lane (1994), What is rural tourism?, Journal of Sustainable, Publisher:
Routlegde, pg. 7-21.
29. Stephen J. Page and Don Getz (1997), The Business of Rural Tourism:
International Perspectives, International Thomson Business Press, USA.
30. Grey Richards and Derek Hall (2000), Tourism and Sustainable Community
Development, Routledge (imprint of the Taylor & Francis Group), UK.

114
31. Richard and Julia Sharpley (1997), Rural tourism: An Introduction, International
Thomson Business Press, USA.
32. World Tourism Organization (1997), Rural Tourism: A solution for Employment,
Local Development and Enviroment, Madrid- Spain.
*Websites:
33. Bùi Thị Lan Hương (2007), Vai trò của du lịch nông thôn trong chuyển dịch cơ
cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn,
http://environmentvina.blogspot.com/2007/03/vai-tro-cua-du-lich-nong-thon-
trong.html, 17/3/2007
34. Kostas E. Sillignakis (1994), Rural tourism: An opportunity for sustainable
Development of rural areas, http://www.sillignakis.com, 10/9/2009
35. Nguyễn Tố (2008), Khai thác du lịch nông thôn: Sự gắn kết lỏng lẻo,
http://www.kinhtenongthon.com.vn/Khai-thac-du-lich-nong-thon-Su-gan-ket-
long-leo-106-12227.html, 15/8/2008

115
PHỤ LỤC
 Phụ lục 1: Bảng xử lý số liệu phiếu điều tra
 Phụ lục 2: Danh sách đầu tƣ vốn và tài sản cho dự án du lịch nông thôn
giai đoạn 2011 - 2014
 Phụ lục 3: Một số hình ảnh hoạt động du lịch nông thôn ở tỉnh An Giang
 Phụ lục 4: Một số chƣơng trình tham quan du lịch nông thôn ở tỉnh An
Giang
PHỤ LỤC 1
BẢNG XỬ LÝ SỐ LIỆU ĐIỀU TRA

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI


TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA DU LỊCH HỌC
HỌC VIÊN CAO HỌC: TRẦN THỊ TUYẾT VÂN
*********************************

PHIẾU ĐIỀU TRA DÀNH CHO CỘNG ĐỒNG ĐỊA PHƢƠNG THAM GIA
TRONG CÁC HOẠT ĐỘNG DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH AN GIANG
Trong những năm gần đây, du lịch nông thôn là một trong những loại hình
du lịch mới đang được nghiên cứu phát triển ở An Giang. Những hiệu quả ban đầu
trong cung cấp một nguồn thu nhập thêm và đóng vai trò quan trọng trong việc
giảm tỷ lệ suy giảm dân số nông thôn cho thấy rằng việc nghiên cứu nhằm phát
triển loại hình du lịch này là cần thiết. Phiếu điều tra nhằm mục đích nghiên cứu về
sự tham gia của cộng đồng địa phương trong các hoạt động của du lịch nông thôn
tại tỉnh An Giang. Tôi cam kết rằng những thông tin mà ông (bà) cung cấp sẽ được
xử lý và sử dụng phục vụ cho các công trình khoa học cũng như ứng dụng vào thực
tiễn. Không nhằm bất cứ mục đích nào khác. Rất mong sự hợp tác và giúp đỡ của
ông (bà).
Câu 1
Ông (bà) đã tham gia vào các hoạt động du lịch nào dưới đây?
 Kinh doanh lưu trú
 Kinh doanh ăn uống
 Kinh doanh dịch vụ cho thuê các loại giao thông
 Sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ
 Biểu diễn văn hóa nghệ thuật
 Tham gia hoạt động hướng dẫn
 Sản xuất hàng hóa nông phẩm phục vụ du lịch
Câu 2
Ông (bà) có được tham gia vào việc lập kế hoạch và ra quyết định cho việc phát
triển du lịch tại địa phương hay không?
 Có
 Không
Câu 3
Ông (bà) có được tham gia tập huấn, học tập các khóa học về chuyên môn nghiệp
vụ du lịch hoặc quy trình thực hiện hoạt động du lịch nào chưa?
 Đã tham gia nhiều khóa học
 Đã được tham gia một khóa học
 Chưa được tham gia
Câu 4
Nếu chưa được tham gia các khóa học, tập huấn về chuyên môn nghiệp vụ du lịch
hoặc quy trình thực hiện hoạt động du lịch, ông (bà) có muốn tham gia hay không?
 Có
 Không
Câu 5
Ông bà có thể cho biết mức thu nhập của gia đình mình trước khi có hoạt động du
lịch trong 1 tháng
 Dưới 2 triệu đồng
 Từ 2 – 4 triệu đồng
 Từ 4 – 6 triệu đồng
 Trên 6 triệu đồng
Câu 6
Ông bà có thể cho biết mức thu nhập thêm của gia đình trong 1 tháng từ các hoạt
động du lịch (nếu có tham gia)
Sản xuất Các hoạt
Kinh doanh Kinh doanh
ngành nghề động du lịch
lƣu trú ăn uống
truyền thống khác
Từ 1 – 2 triệu
Từ 2 – 3 triệu
Từ 3 – 5 triệu
Trên 5 triệu
Câu 7
Ông (bà) có nhận được sự hỗ trợ nào từ các tổ chức du lịch, chính quyền các cấp,
các công ty du lịch
STT Các mục Có Không
1 Cơ chế chính sách
2 Tài chính
Hỗ trợ về hướng dẫn, tập huấn, đào
3
tạo, bồi dưỡng kĩ năng nghiệp vụ
4 Cơ sở vật chất kĩ thuật
Câu 8
Ông (bà) mong muốn đón tiếp đối tượng khách nào?
 Khách du lịch nội địa
 Khách du lịch quốc tế
 Cả hai loại khách trên
Câu 9
Khi đón tiếp khách du lịch ông (bà) sẽ đối xử với du khách như thế nào?
 Lịch sự thân thiện như khách quý
 Như người thân, bạn bè
 Bình thường
 Thờ ơ, lạnh nhạt
Câu 10
Ông (bà) hãy cho biết nguồn thu nhập chính của gia đình ông (bà) hiện nay chủ yếu
dựa vào các hoạt động từ ngành nghề nào?
 Trồng trọt
 Chăn nuôi, đánh bắt
 Kinh doanh buôn bán
 Du lịch
Câu 11
Khi tham gia đón tiếp khách du lịch, ông (bà) sẽ giới thiệu nét đọc đáo, đặc sắc gì
của địa phương đến với khách du lịch
 Phong cảnh nông thôn yên bình
 Làng nghề truyền thống có từ lâu đời ở địa phương
 Các món ăn đặc sản của địa phương
 Các di tích văn hóa, lịch sử
 Các lễ hội truyền thống của cộng động, của tộc người vẫn còn lưu giữ đến
nay
 Các hoạt động canh tác nông nghiệp, đánh bắt thủy hải sản của cư dân bản
địa
 Tình cảm chân thành, thân thiện, hiếu khách của người dân địa phương
Câu 12
Sự xuất hiện của khách du lịch tại địa phương có ảnh hưởng như thế nào đến lối
sống, sinh hoạt hằng ngày của gia đình ông (bà)?
 Bình thường không có gì thay đổi
 Cảm thấy không thoải mái
 Cảm thấy hứng thú, vui vẻ vì được giao lưu với khách du lịch để giới thiệu
với họ về lòng tự hào của gia đình với địa phương. Cũng như giao lưu, học
hỏi về những nét văn hóa của khách du lịch
Câu 13
Sự tham quan, tìm hiểu của khách du lịch đối với địa phương có làm ông (bà) cảm
thấy tự hào và suy nghĩ đến vấn đề cần có các biện pháp bảo tồn, cũng như lưu giữ
những cảnh quan thiên nhiên, về những nét văn hóa, lễ hội, các di tích lịch sử của
địa phương hay không?
 Có
 Không
Câu 14
Nếu được chọn tham gia vào các khóa tập huấn về du lịch, ông (bà) sẽ chọn khóa học
 Kinh doanh lưu trú
 Kinh doanh ăn uống
 Hoạt động đón tiếp, hướng dẫn khách du lịch
 Biểu diễn văn hóa nghệ thuật phục vụ khách du lịch
 Sản xuất sản phẩm hàng mỹ nghệ, đồ lưu niệm, sản vật địa phương để bán
cho khách du lịch
Câu 15
Ông (bà) có đề nghị gì với các cơ quan quản lý du lịch, các cấp chính quyền địa
phương, các tổ chức về sự hỗ trợ cho phát triển du lịch cũng như tổ chức các hoạt
hoạt du lịch?
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
……………………………………………………..
Xin ông (bà) có thể cho biết một số thông tin cá nhân sau:
Tuổi:………………… Nam/ nữ:…………………………………….
Nghề nghiệp:…………………………………………………………
Địa chỉ (quận/huyện, tỉnh/thành phố): ……........................................
……………………………………………………………………….
Xin trân trọng cảm ơn! ./.
BẢNG XỬ LÝ SỐ LIỆU
PHIẾU ĐIỀU TRA DÀNH CHO CỘNG ĐỒNG ĐỊA PHƢƠNG THAM GIA
TRONG CÁC HOẠT ĐỘNG DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH AN GIANG
Số lượng: 77 phiếu
CH 1 Ông (bà) đã tham gia vào các hoạt động du lịch nào Kết Tỷ lệ
dƣới đây ? quả (%)
Trả lời Kinh doanh lưu trú 25 16.9
Kinh doanh ăn uống 44 29.7
Kinh doanh dịch vụ cho thuê các loại giao thông 24 16.2
Sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ 21 14.2
Biểu diễn văn hóa nghệ thuật 6 4.1
Tham gia hoạt động hướng dẫn 16 10.8
Sản xuất hàng hóa nông phẩm phục vụ du lịch 12 8.1

CH 2 Ông (bà) có đƣợc tham gia vào việc lập kế hoạch và Kết Tỷ lệ
ra quyết định cho việc phát triển du lịch tại địa quả (%)
phƣơng hay không ?
Trả lời Có 74 96.1
Không 3 3.9

CH 3 Ông (bà) có đƣợc tham gia tập huấn, học tập các Kết Tỷ lệ
khóa học về chuyên môn nghiệp vụ du lịch hoặc quy quả (%)
trình thực hiện hoạt động du lịch nào chƣa ?
Trả lời Đã tham gia nhiều khóa học 64 83.1
Đã được tham gia một khóa học 11 14.3
Chưa tham gia 2 2.6

CH 4 Nếu chƣa đƣợc tham gia các khóa học, tập huấn về Kết Tỷ lệ
chuyên môn nghiệp vụ du lịch hoặc quy trình thực quả (%)
hiện hoạt động du lịch, ông (bà) có muốn tham gia
hay không ?
Trả lời Có 77 100
Không 0 0

CH 5 Ông (bà) có thể cho biết mức thu nhập của gia đình Kết Tỷ lệ
trƣớc khi có hoạt động du lịch trong một tháng ? quả (%)
Trả lời Dưới 2 triệu đồng 6 7.8
Từ 2 – 4 triệu đồng 56 72.7
Từ 4 – 6 triệu đồng 13 16.9
Trên 6 triệu đồng 2 2.6
CH 6.1 Ông (bà) có thể cho biết mức thu nhập thêm của gia Kết Tỷ lệ
đình trong một tháng từ các hoạt động du lịch (Nếu quả (%)
có tham gia)
 Sản xuất ngành nghề truyền thống
Trả lời Từ 1 – 2 triệu 3 27.3
Từ 2 – 3 triệu 5 45.4
Từ 3 – 5 triệu 3 27.3
Trên 5 triệu 0

CH 6.2 Ông (bà) có thể cho biết mức thu nhập thêm của gia Kết Tỷ lệ
đình trong một tháng từ các hoạt động du lịch (Nếu quả (%)
có tham gia)
 Kinh doanh lưu trú
Trả lời Từ 1 – 2 triệu 4 15.4
Từ 2 – 3 triệu 16 61.5
Từ 3 – 5 triệu 5 19.2
Trên 5 triệu 1 3.9

CH 6.3 Ông (bà) có thể cho biết mức thu nhập thêm của gia Kết Tỷ lệ
đình trong một tháng từ các hoạt động du lịch (Nếu quả (%)
có tham gia)
 Kinh doanh ăn uống
Trả lời Từ 1 – 2 triệu 5 16.1
Từ 2 – 3 triệu 14 45.2
Từ 3 – 5 triệu 12 38.7
Trên 5 triệu 0 0

CH 6.4 Ông (bà) có thể cho biết mức thu nhập thêm của gia Kết Tỷ lệ
đình trong một tháng từ các hoạt động du lịch (Nếu quả (%)
có tham gia)
 Các hoạt động du lịch khác
Trả lời Từ 1 – 2 triệu 11 33.3
Từ 2 – 3 triệu 16 48.5
Từ 3 – 5 triệu 6 18.2
Trên 5 triệu 0 0

CH 7.1 Ông (bà) có nhận đƣợc sự hỗ trợ nào từ các tổ chức Kết Tỷ lệ
du lịch, chính quyền các cấp, các công ty du lịch về : quả (%)
 Cơ chế chính sách
Trả lời Có 77 100
Không 0 0
CH 7.2 Ông (bà) có nhận đƣợc sự hỗ trợ nào từ các tổ chức Kết Tỷ lệ
du lịch, chính quyền các cấp, các công ty du lịch về : quả (%)
 Tài chính
Trả lời Có 59 76.6
Không 18 23.4

CH 7.3 Ông (bà) có nhận đƣợc sự hỗ trợ nào từ các tổ chức Kết Tỷ lệ
du lịch, chính quyền các cấp, các công ty du lịch về : quả (%)
 Hỗ trợ về hướng dẫn, tập huấn, đào tạo, bồi
dưỡng kỹ năng nghiệp vụ
Trả lời Có 77 100
Không 11 0

CH 7.4 Ông (bà) có nhận đƣợc sự hỗ trợ nào từ các tổ chức Kết Tỷ lệ
du lịch, chính quyền các cấp, các công ty du lịch về : quả (%)
 Cơ sở vật chất kỹ thuật
Trả lời Có 55 71.4
Không 22 28.6

CH 8 Ông (bà) mong muốn đón tiếp đối tƣợng khách nào? Kết Tỷ lệ
 Cơ chế chính sách quả (%)
Trả lời Khách du lịch nội địa 4 5.2
Khách du lịch quốc tế 9 11.7
Cả hai loại khách trên 64 83.1

CH 9 Khi đón tiếp khách du lịch ông (bà) sẽ đối xử với Kết Tỷ lệ
khách nhƣ thế nào ? quả (%)
Trả lời Lịch sự thân thiện như khách quý 63 81.8
Như người thân, bạn bè 10 13
Bình thương 4 5.2
Thờ ơ lạnh nhạt 0 0

CH 10 Ông (bà) hãy cho biết nguồn thu nhập chính của gia Kết Tỷ lệ
đình ông (bà) hiện nay chủ yếu dựa vào các hoạt quả (%)
động từ ngành nghề nào ?
Trả lời Trồng trọt 30 39
Chăn nuôi, đánh bắt 24 31.2
Kinh doanh buôn bán 26 20.8
Du lịch 7 9.1
CH 11 Khi tham gia đón tiếp khách du lịch, ông (bà) sẽ giới Kết Tỷ lệ
thiệu nét độc đáo, đặc sắc gì của địa phƣơng đến với quả (%)
khách du lịch
Trả lời Phong cảnh nông thôn yên bình 64 16.3
Làng nghề truyền thống có từ lâu đời của địa phương 58 14.8
Các món ăn đặc sản của địa phương 65 16.6
Các di tích văn hóa, lịch sử 65 16.6
Các lễ hội truyền thống của cộng đồng, của tộc người 42 10.7
vẫn còn lưu giữ đến nay
Các hoạt động canh tác nông nghiệp, đánh bắt thủy hải 63 16.1
sản của cư dân bản địa
Tình cảm chân thành, thân thiện, hiếu khách của người 35 8.9
dân địa phương

CH 12 Sự xuất hiện của khách du lịch tại địa phƣơng có Kết Tỷ lệ


ảnh hƣởng nhƣ thế nào đến lối sống, sinh hoạt hằng quả (%)
ngày của gia đình ông (bà)?

Trả lời Bình thường không có gì thay đổi 6 7.8


Cảm thấy không thoải mái 1 1.3
Cảm thấy hứng thú, vui vẻ vì được giao lưu với khách 70 90.9
du lịch để giới thiệu với họ về lòng tự hào của gia đình
với địa phương. Cũng như giao lưu, học hỏi về những
nét văn hóa của khách du lịch

CH 13 Sự tham quan, tìm hiểu của khách du lịch đối với địa Kết Tỷ lệ
phƣơng có làm ông (bà) cảm thấy tự hào và suy nghĩ quả (%)
đến vấn đề cần có các biện pháp bảo tồn, cũng nhƣ
lƣu giữ những cảnh quan thiên nhiên, về những nét
văn hóa, lễ hội, các di tích lịch sử của địa phƣơng
hay không?
Trả lời Có 77 100
Không 0 0

CH 14 Nếu đƣợc chọn tham gia vào các khóa tập huấn về Kết Tỷ lệ
du lịch, ông (bà) sẽ chọn khóa học quả (%)
Trả lời Kinh doanh lưu trú 45 22.2
Kinh doanh ăn uống 47 23.2
Hoạt động đón tiếp, hướng dẫn khách du lịch 48 23.6
Biểu diễn văn hóa nghệ thuật phục vụ khách du lịch 33 16.3
Sản xuất sản phẩm hàng mỹ nghệ, đồ lưu niệm, sản vật 30 14.7
địa phương để bán cho khách du lịch
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA DU LỊCH HỌC
HỌC VIÊN CAO HỌC: TRẦN THỊ TUYẾT VÂN
*********************************

PHIẾU ĐIỀU TRA DÀNH CHO CÔNG TY DU LỊCH

Trong những năm gần đây, du lịch nông thôn là một trong những loại hình
du lịch mới đang được nghiên cứu phát triển ở An Giang. Những hiệu quả ban đầu
trong cung cấp một nguồn thu nhập thêm và đóng vai trò quan trọng trong việc
giảm tỷ lệ suy giảm dân số nông thôn cho thấy rằng việc nghiên cứu nhằm phát
triển loại hình du lịch này là cần thiết. Phiếu điều tra nhằm mục đích nghiên cứu về
sự tham gia của quý công ty trong các hoạt động của du lịch nông thôn tại tỉnh An
Giang. Tôi cam kết rằng những thông tin mà quý công ty cung cấp sẽ được xử lý và
sử dụng phục vụ cho các công trình khoa học cũng như ứng dụng vào thực tiễn.
Không nhằm bất cứ mục đích nào khác. Rất mong sự hợp tác và giúp đỡ của quý
công ty.

Câu 1
Quý công ty nhận xét như thế nào về khả năng phát triển loại hình du lịch nông thôn
tại tỉnh An Giang trong thời gian tới?
 Du lịch nông thôn sẽ trở thành hướng phát triển chính của du lịch An Giang
 Du lịch nông thôn sẽ là một loại hình du lịch mới, được bổ sung làm tăng sự
đa dạng cho các loại hình du lịch tại An Giang
 Du lịch nông thôn vẫn là loại hình du lịch tiềm năng của An Giang
Câu 2
Quý công ty đã tổ chức thực hiện chương trình du lịch tại các địa phương nông thôn
trong tỉnh An Giang cho khách du lịch chưa?
 Chưa xây dựng và tổ chức thực hiện
 Đã xây dựng nhưng chưa tổ chức thực hiện
 Đã xây dựng và tổ chức thực hiện một số lần
Câu 3
Nếu chưa Quý công ty có kế hoạch xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình
du lịch nông thôn tại các địa phương trong tỉnh hay không?
 Có
 Không
Câu 4
Nếu đã xây dựng và tổ chức thực hiện Quý công ty sử dụng hình thức liên kết hợp
tác nào sau đây?
 Liên kết thực hiện với cộng đồng địa phương để cung cấp các dịch vụ lưu
trú, ăn uống, bán hàng lưu niệm, sản vật của địa phương và các dịch vụ du
lịch khách cho du khách
 Tự tổ chức kinh doanh và cung ứng các dịch vụ lưu trú, ăn uống và các dịch
vụ khác với đối tác kinh doanh của mình, chỉ thuê người dân địa phương
phục vụ
 Thiết lập, kí kết hợp đồng với người dân địa phương là chủ các cơ sở lưu trú,
ăn uống, bán hàng lưu niệm, các sản vật địa phương để cung ứng phục vụ du
khách
Câu 5
Theo Quý công ty các loại tài nguyên tự nhiên và nhân văn, các hoạt động du lịch
nào của địa phương có tiềm năng đưa vào khai thác phục vụ du lịch nông thôn
STT Các mục
Phong cảnh làng quê, thôn xóm điển hình của vùng đồng
1
bằng sông Cửu Long
Các di tích lịch sử, văn hóa, đền, chùa, lăng miếu trên địa
2
bàn tỉnh An Giang
Nghệ thuật sản xuất nghề và các sản phẩm thủ công truyền
3
thống có tại các địa phương
Đặc trưng văn hóa thể hiện trên từng sản phẩm hàng lưu
4
niệm, sản vật địa phương
Các loại hình biểu diễn văn hóa nghệ thuật của đồng bào dân
5
tộc
Văn hóa truyền thống của cộng đồng vẫn còn được bảo tồn
khá nguyên vẹn trong đời sống sinh hoạt thường nhật, trong
6
các lễ hội văn hóa dân tộc, lễ hội truyền thống của địa
phương
7 Dịch vụ lưu trú tại nhà dân (homestay)
8 Thưởng thức văn hóa ẩm thực tại địa phương
9 Dịch vụ vui chơi giải trí
Câu 6
Theo Quý công ty, để phát triển loại hình du lịch nông thôn tại các địa phương cần
cải thiện các yếu tố nào dưới đây?
STT Các mục
1 Các di tích lịch sử - văn hóa
2 Quy hoạch kiến trúc tổng thể địa phương
3 Vệ sinh môi trường
4 An ninh an toàn du lịch
5 Nghề thủ công truyền thống
6 Bán hàng lưu niệm
7 Biểu diễn văn hóa nghệ thuật
8 Dịch vụ lưu trú
9 Dịch vụ ăn uống
10 Dịch vụ vận chuyển
11 Dịch vụ vui chơi giải trí
12 Hoạt động hướng dẫn du lịch tại địa phương
Câu 7
Khi tiến hành khảo sát, thực hiện các chương trình du lịch nông thôn tại địa phương,
Quý công ty có nhận được sự trợ giúp từ các
 Chính quyền, đoàn thể, các chi hội tại địa phương
 Các hộ gia đình tại địa phương
 Các cá nhân trong cộng đồng
 Các tổ chức khác
Câu 8
Chính quyền, cộng đồng địa phương, các tổ chức đã tạo điều kiện cho Quý công ty
thực hiện các chương trình du lịch nông thôn tại địa phương như thế nào?
 Tạo điều kiện về các cơ chế chính sách
 Cơ sở vật chất kĩ thuật
 Hoạt động xúc tiến du lịch
 Tài chính
 Đóng góp ý kiến để hoàn thiện chương trình du lịch
 Thái độ hợp tác, hỗ trợ, thân thiện, hiếu khách của cư dân dành cho khách du
lịch
Câu 9
Quý công ty đã có hỗ trợ cho phát triển du lịch nông thôn ở địa phương như thế
nào?
 Mở các khóa tập huấn ngắn hạn đào tạo cho cộng đồng về hoạt động hướng
dẫn, phục vụ khách du lịch
 Hỗ trợ tài chính
 Xúc tiến phát triển du lịch
 Đầu tư cơ sở vật chất kĩ thuật
Câu 10
Quý công ty có kiến nghị gì với các cơ quan quản lý du lịch, các cấp chính quyền,
cộng đồng địa phương và các tổ chức về hỗ trợ cho sự phát triển du lịch nông thôn
tại tỉnh An Giang?
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………

Xin quý công ty có thể cho biết một số thông tin cá nhân sau:
Tên công ty:……………………………………………………………….
Thời gian hoạt động của công ty:…………………………………………
Tổng nguồn nhân lực của công ty:………………………………………..
Địa chỉ (quận/ huyện, tỉnh/ thành phố): ………………………..................
Xin trân trọng cảm ơn!./
BẢNG XỬ LÝ SỐ LIỆU
PHIẾU ĐIỀU TRA DÀNH CHO CÔNG TY DU LỊCH
Số lượng: 15 phiếu
CH 1 Quý công ty nhận xét nhƣ thế nào về khả năng phát Kết Tỷ lệ
triển loại hình du lịch nông thôn tại tỉnh An Giang quả (%)
trong thời gian tới ?
Trả lời Du lịch nông thôn sẽ trở thành hướng phát triển chính 2 13.3
của du lịch An Giang
Du lịch nông thôn sẽ là một loại hình du lịch mới, được 8 53.3
bổ sung làm tăng sự đa dạng cho các loại hình du lịch
tại An Giang
Du lịch nông thôn vẫn là loại hình du lịch tiềm năng của 5 33.4
An Giang

CH 2 Quý công ty đã tổ chức thực hiện chƣơng trình du Kết Tỷ lệ


lịch tại các địa phƣơng nông thôn trong tỉnh An quả (%)
Giang cho khách du lịch chƣa?
Trả lời Chưa xây dựng và tổ chức thực hiện 2 13.3
Đã xây dựng nhưng chưa tổ chức thực hiện 5 33.4
Đã xây dựng và tổ chức thực hiện một số lần 8 53.3

CH 3 Nếu chƣa Quý công ty có kế hoạch xây dựng và tổ Kết Tỷ lệ


chức thực hiện các chƣơng trình du lịch nông thôn quả (%)
tại các địa phƣơng trong tỉnh hay không?
Trả lời Có 11 73.3
Không 4 26.7

CH 4 Nếu đã xây dựng và tổ chức thực hiện Quý công ty Kết Tỷ lệ


sử dụng hình thức liên kết hợp tác nào sau đây? quả (%)
Trả lời Liên kết thực hiện với cộng đồng địa phương để cung 10 66.7
cấp các dịch vụ lưu trú, ăn uống, bán hàng lưu niệm, sản
vật của địa phương và các dịch vụ du lịch khách cho du
khách
Tự tổ chức kinh doanh và cung ứng các dịch vụ lưu trú, 1 6.7
ăn uống và các dịch vụ khác với đối tác kinh doanh của
mình, chỉ thuê người dân địa phương phục vụ
Thiết lập, kí kết hợp đồng với người dân địa phương là 4 26.6
chủ các cơ sở lưu trú, ăn uống, bán hàng lưu niệm, các
sản vật địa phương để cung ứng phục vụ du khách
CH 5 Theo Quý công ty các loại tài nguyên tự nhiên và Kết Tỷ lệ
nhân văn, các hoạt động du lịch nào của địa phƣơng quả (%)
có tiềm năng đƣa vào khai thác phục vụ du lịch nông
thôn
Trả lời Phong cảnh làng quê, thôn xóm điển hình của vùng 10 15.9
đồng bằng sông Cửu Long
Các di tích lịch sử, văn hóa, đền, chùa, lăng miếu trên 15 23.8
địa bàn tỉnh An Giang
Nghệ thuật sản xuất nghề và các sản phẩm thủ công 6 9.5
truyền thống có tại các địa phương
Đặc trưng văn hóa thể hiện trên từng sản phẩm hàng lưu 2 3.2
niệm, sản vật địa phương
Các loại hình biểu diễn văn hóa nghệ thuật của đồng bào 6 9.5
dân tộc
Văn hóa truyền thống của cộng đồng vẫn còn được bảo 5 7.9
tồn khá nguyên vẹn trong đời sống sinh hoạt thường
nhật, trong các lễ hội văn hóa dân tộc, lễ hội truyền
thống của địa phương
Dịch vụ lưu trú tại nhà dân (homestay) 9 14.3
Thưởng thức văn hóa ẩm thực tại địa phương 6 9.5
Dịch vụ vui chơi giải trí 4 6.4

CH 6 Theo Quý công ty, để phát triển loại hình du lịch Kết Tỷ lệ
nông thôn tại các địa phƣơng cần cải thiện các yếu tố quả (%)
nào dƣới đây?
Trả lời Các di tích lịch sử - văn hóa 14 16.1
Quy hoạch kiến trúc tổng thể địa phương 4 4.7
Vệ sinh môi trường 11 12.6
An ninh an toàn du lịch 3 3.4
Nghề thủ công truyền thống 10 11.5
Bán hàng lưu niệm 3 3.4
Biểu diễn văn hóa nghệ thuật 3 3.4
Dịch vụ lưu trú 10 11.5
Dịch vụ ăn uống 11 12.6
Dịch vụ vận chuyển 8 9.2
Dịch vụ vui chơi giải trí 6 6.9
Hoạt động hướng dẫn du lịch tại địa phương 4 4.7

CH 7 Khi tiến hành khảo sát, thực hiện các chƣơng trình Kết Tỷ lệ
du lịch nông thôn tại địa phƣơng, Quý công ty có quả (%)
nhận đƣợc sự trợ giúp từ các
Trả lời Chính quyền, đoàn thể, các chi hội tại địa phương 13 31
Các hộ gia đình tại địa phương 13 31
Các cá nhân trong cộng đồng 9 21.3
Các tổ chức khác 7 16.7

CH 8 Chính quyền, cộng đồng địa phƣơng, các tổ chức đã Kết Tỷ lệ


tạo điều kiện cho Quý công ty thực hiện các chƣơng quả (%)
trình du lịch nông thôn tại địa phƣơng nhƣ thế nào?
Trả lời Tạo điều kiện về các cơ chế chính sách 13 22.8
Cơ sở vật chất kĩ thuật 7 12.3
Hoạt động xúc tiến du lịch 11 19.3
Tài chính 9 15.8
Đóng góp ý kiến để hoàn thiện chương trình du lịch 8 14
Thái độ hợp tác, hỗ trợ, thân thiện, hiếu khách của cư 9 15.8
dân dành cho khách du lịch

CH 9 Quý công ty đã có hỗ trợ cho phát triển du lịch nông Kết Tỷ lệ


thôn ở địa phƣơng nhƣ thế nào? quả (%)
Trả lời Mở các khóa tập huấn ngắn hạn đào tạo cho cộng đồng 11 29.7
về hoạt động hướng dẫn, phục vụ khách du lịch
Hỗ trợ tài chính 7 18.9
Xúc tiến phát triển du lịch 12 32.5
Đầu tư cơ sở vật chất kĩ thuật 7 18.9
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA DU LỊCH HỌC
HỌC VIÊN CAO HỌC: TRẦN THỊ TUYẾT VÂN
*********************************

PHIẾU ĐIỀU TRA DÀNH CHO KHÁCH DU LỊCH

Trong những năm gần đây, du lịch nông thôn là một trong những loại hình
du lịch mới đang được nghiên cứu phát triển ở An Giang. Những hiệu quả ban đầu
trong cung cấp một nguồn thu nhập thêm và đóng vai trò quan trọng trong việc
giảm tỷ lệ suy giảm dân số nông thôn cho thấy rằng việc nghiên cứu nhằm phát
triển loại hình du lịch này là cần thiết. Phiếu điều tra nhằm mục đích nghiên cứu về
sự tham gia của du khách trong các hoạt động của du lịch nông thôn tại tỉnh An
Giang. Tôi cam kết rằng những thông tin mà ông (bà) cung cấp sẽ được xử lý và sử
dụng phục vụ cho các công trình khoa học cũng như ứng dụng vào thực tiễn. Không
nhằm bất cứ mục đích nào khác. Rất mong sự hợp tác và giúp đỡ của ông (bà).

Câu 1
Mục đích chuyến viếng thăm của ông (bà) đến địa phương là gì?
 Nghỉ ngơi, thư giãn
 Thăm viếng người thân, bạn bè
 Mua sắm
 Tìm hiểu về đời sống nông thôn thông qua các hoạt động sản xuất nông
nghiệp, sinh hoạt thường nhật của cư dân
 Tìm hiểu về văn hóa, làng nghề truyền thống, ẩm thực của địa phương
 Tham quan các thắng cảnh, di tích lịch sử văn hóa, đền chùa tại địa phương
 Thưởng thức phong cảnh thiên nhiên nông thôn trong lành
Câu 2
Ông (bà) biết đến địa phương thông qua:
 Các công ty du lịch
 Thông qua sự giới thiệu của bạn bè, người thân đã từng đến địa phương
trước đó
 Sách, báo, tạp chí du lịch, truyền hình
 Thông qua các tổ chức, các trung tâm xúc tiến du lịch ở huyện, tỉnh
 Internet
Câu 3
Ông (bà) đi du lịch đến địa phương thông qua
 Mua chương trình tour của các công ty du lịch
 Cá nhân tự tổ chức đi
 Các tổ chức khác
Câu 4
Đây là chuyến viếng thăm lần thứ mấy của ông (bà) đến địa phương?
 Lần đầu tiên
 Lần thứ 2
 Lần thứ 3
 Nhiều hơn ba lần
Câu 5
Thời gian lưu trú qua đêm tại địa phương của ông (bà) khoảng bao lâu?
 Đi về trong ngày (không lưu trú qua đêm)
 Một đêm
 Từ 2 – 3 đêm
 Trên 3 đêm
Câu 6
Nếu có thời gian lưu trú lại địa phương, ông (bà) muốn chọn loại hình lưu trú nào?
 Khách sạn đạt tiêu chuẩn (từ 1 – 5sao)
 Nhà nghỉ
 Lưu trú tại nhà dân (homestay)
Câu 7
Ông (bà) đánh giá như thế nào về các tài nguyên, dịch vụ du lịch hiện có của địa
phương?
Rất Chấp Rất
STT Các mục Tốt Tệ
tốt nhận tệ
Phong cảnh thiên nhiên đẹp, không khí
1
trong lành
Hệ thống tài nguyên du lịch nhân văn đa
2 dạng, phong phú, hấp dẫn vẫn còn được
lưu giữ khá nguyên vẹn
Làng nghề thủ công truyền thống vẫn còn
3 duy trì hoạt động và lưu giữ được những
nét độc đáo
Trải nghiệm hoạt động sản xuất nông
4
nghiệp thú vị cùng cư dân địa phương
Các chương trình biểu diễn văn hóa nghệ
5
thuật dân tộc
Các mặt hàng, sản phẩm lưu niệm đa
6
dạng, phong phú, đẹp mắt
Các món ăn truyền thống tại địa phương
7
đặc sắc, hấp dẫn, ngon miệng.
Vệ sinh an toàn thực phẩm được đảm bảo
8
(nơi chế biến, phục vụ khách du lịch,…)
9 Môi trường an ninh, an toàn du lịch
10 Hoạt động hướng dẫn viên tại địa phương
Địa điểm hướng dẫn, cung cấp thông tin
11
du lịch tại địa phương
Văn hóa bản địa, phong tục tập quán
12 trong sinh hoạt, lễ hội vẫn còn được bảo
tồn trong cộng đồng địa phương
Các cơ sở hạ tầng khác( đường xá, cầu,
13
trạm y tế, bưu điện, ngân hàng,…)
Câu 8
Theo ông (bà) thái độ ứng xử của cộng đồng địa phương với khách du lịch như thế
nào?
 Lịch sự, cởi mở, thân thiện, nhiệt tình, hiếu khách
 Bình thường
 Thái độ thờ ơ, khó chịu, lạnh nhạt
Câu 9
Ông (bà) nhận xét như thế nào về giá cả các dịch vụ cung cấp ở địa phương
Rất Hợp Rất
STT Các mục Rẻ Đắt
rẻ lý đắt
1 Giá cả dịch vụ lưu trú tại địa phương
2 Giá cả dịch vụ ăn uống tại địa phương
Giá dịch vụ hướng dẫn viên du lịch tại địa
3
phương
Giá cả các chương trình biểu diễn văn hóa
4
nghệ thuật truyền thống
Giá cả các sản phẩm, hàng hóa lưu niệm
5
tại địa phương
Giá cả thuê các loại giao thông di chuyển
6
tại địa phương (xe đạp, thuyền,..)
Giá vé tham quan các khu sinh thái, làng
7
nghề truyền thống của địa phương
Câu 10
Ông (bà) sẽ quay trở lại viếng thăm địa phương trong những chuyến du lịch sắp tới
của mình không?
 Có
 Không
Câu 11
Ông (bà) sẽ giới thiệu cho những người thân, bạn bè của mình về địa phương như là
một điểm du lịch hấp dẫn, nên đến thăm?
 Có
 Không
Xin ông (bà) có thể cho biết một số thông tin cá nhân sau:
Tuổi:…………………………. Nam/ nữ: …………………..
Nghề nghiệp: ………………………………………………..
Địa chỉ (quận/ huyện, tỉnh/ thành phố): ……………………
Xin chân thành cám ơn!/
BẢNG XỬ LÝ SỐ LIỆU
PHIẾU ĐIỀU TRA DÀNH CHO KHÁCH DU LỊCH
Số lượng: 300 phiếu
CH 1 Mục đích chuyến viếng thăm của ông (bà) đến địa Kết Tỷ lệ
phƣơng là gì? quả (%)
Trả lời Nghỉ ngơi, thư giãn 116 20.4
Thăm viếng người thân, bạn bè 32 5.6
Mua sắm 12 2.1
Tìm hiểu về đời sống nông thôn thông qua các hoạt 58 10.2
động sản xuất nông nghiệp, sinh hoạt thường nhật của
cư dân
Tìm hiểu về văn hóa, làng nghề truyền thống, ẩm thực 61 10.7
của địa phương
Tham quan các thắng cảnh, di tích lịch sử văn hóa, đền 191 33.6
chùa tại địa phương
Thưởng thức phong cảnh thiên nhiên nông thôn trong 98 17.4
lành

CH 2 Ông (bà) biết đến địa phƣơng thông qua: Kết Tỷ lệ


quả (%)
Trả lời Các công ty du lịch 16 4.5
Thông qua sự giới thiệu của bạn bè, người thân đã từng 229 64
đến địa phương trước đó
Sách, báo, tạp chí du lịch, truyền hình 54 15.1
Thông qua các tổ chức, các trung tâm xúc tiến du lịch ở 18 5.0
huyện, tỉnh
Internet 41 11.5

CH 3 Ông (bà) đi du lịch đến địa phƣơng thông qua: Kết Tỷ lệ


quả (%)
Trả lời Mua chương trình tour của các công ty du lịch 14 4.7
Cá nhân tự tổ chức đi 267 89
Các tổ chức khác 19 6.3

CH 4 Đây là chuyến viếng thăm lần thứ mấy của ông (bà) Kết Tỷ lệ
đến địa phƣơng? quả (%)
Trả lời Lần đầu tiên 91 30.3
Lần thứ 2 51 17
Lần thứ 3 36 12
Nhiều hơn ba lần 122 40.7
CH 5 Thời gian lƣu trú qua đêm tại địa phƣơng của ông Kết Tỷ lệ
(bà) khoảng bao lâu? quả (%)
Trả lời Đi về trong ngày (không lưu trú qua đêm) 169 56.3
Một đêm 63 21
Từ 2 – 3 đêm 46 15.3
Trên 3 đêm 22 7.3

CH 6 Nếu có thời gian lƣu trú lại địa phƣơng, ông (bà) Kết Tỷ lệ
muốn chọn loại hình lƣu trú nào? quả (%)
Trả lời Khách sạn đạt tiêu chuẩn (từ 1 – 5sao) 80 26.7
Nhà nghỉ 155 51.7
Lưu trú tại nhà dân (homestay) 65 21.6

CH 7 Ông (bà) đánh giá nhƣ thế nào về các tài nguyên, dịch vụ du lịch hiện có của địa
phƣơng?
Rất tốt Tốt Chấp nhận Tệ Rất tệ
Trả lời Kết Tỷ Kết Tỷ Kết Tỷ Kết Tỷ Kết Tỷ
quả lệ % quả lệ % quả lệ % quả lệ % quả lệ
%
Phong cảnh thiên 124 41.3 105 35 68 22.7 1 0.3 2 0.7
nhiên đẹp, không khí
trong lành
Hệ thống tài nguyên 72 24 131 43.7 91 30.3 4 1.3 2 0.7
du lịch nhân văn đa
dạng, phong phú, hấp
dẫn vẫn còn được lưu
giữ khá nguyên vẹn
Làng nghề thủ công 56 18.7 124 41.3 97 32.3 20 6.7 3 1
truyền thống vẫn còn
duy trì hoạt động và
lưu giữ được những
nét độc đáo
Trải nghiệm hoạt 52 17.3 101 33.7 113 37.7 29 9.7 4 1.6
động sản xuất nông
nghiệp thú vị cùng cư
dân địa phương
Các chương trình biểu 40 13.3 105 35 119 39.7 31 10.3 5 1.7
diễn văn hóa nghệ
thuật dân tộc
Các mặt hàng, sản 65 21.7 117 39 103 34.3 13 4.3 2 0.7
phẩm lưu niệm đa
dạng, phong phú, đẹp
mắt
Các món ăn truyền 72 24 109 36.3 102 34 11 3.7 6 2
thống tại địa phương
đặc sắc, hấp dẫn, ngon
miệng.
Vệ sinh an toàn thực 46 15.3 81 27 130 43.3 29 9.7 14 4.7
phẩm được đảm bảo
(nơi chế biến, phục vụ
khách du lịch,…)
Môi trường an ninh, 65 21.7 101 33.7 118 39.3 12 4.0 4 1.3
an toàn du lịch
Hoạt động hướng dẫn 35 11.7 111 37 122 40.7 29 9.6 3 1.0
viên tại địa phương
Địa điểm hướng dẫn, 40 13.3 112 37.3 120 40 25 8.4 3 1
cung cấp thông tin du
lịch tại địa phương
Văn hóa bản địa, 59 19.7 123 41 86 28.7 31 10.3 1 0.3
phong tục tập quán
trong sinh hoạt, lễ hội
vẫn còn được bảo tồn
trong cộng đồng địa
phương
Các cơ sở hạ tầng 46 15.3 115 38.3 101 33.7 29 9.7 9 3
khác( đường xá, cầu,
trạm y tế, bưu điện,
ngân hàng,…)

CH 8 Theo ông (bà) thái độ ứng xử của cộng đồng địa Kết Tỷ lệ
phƣơng với khách du lịch nhƣ thế nào? quả (%)
Trả lời Lịch sự, cởi mở, thân thiện, nhiệt tình, hiếu khách 213 71
Bình thường 77 25.7
Thái độ thờ ơ, khó chịu, lạnh nhạt 10 3.3

CH 9 Ông (bà) nhận xét nhƣ thế nào về giá cả các dịch vụ cung cấp ở địa phƣơng?
Rất rẻ Rẻ Hợp lý Đắt Rất đắt
Kết Tỷ Kết Tỷ Kết Tỷ Kết Tỷ Kết Tỷ
Trả lời
quả lệ % quả lệ % quả lệ % quả lệ % quả lệ %
Giá cả dịch vụ lưu trú 13 4.3 32 10.7 202 67.3 41 13.7 12 4
tại địa phương
Giá cả dịch vụ ăn 11 3.7 25 8.3 201 67 49 16.3 14 4.7
uống tại địa phương
Giá dịch vụ hướng 7 2.3 41 13.7 201 67 45 15 6 2
dẫn viên du lịch tại
địa phương
Giá cả các chương 12 4.0 40 13.3 184 61.3 59 19.7 5 1.7
trình biểu diễn văn
hóa nghệ thuật truyền
thống
Giá cả các sản phẩm, 10 3.3 54 18 144 48 78 26 14 4.7
hàng hóa lưu niệm tại
địa phương
Giá cả thuê các loại 12 4.0 25 8.3 153 51 90 30 20 6.7
giao thông di chuyển
tại địa phương (xe
đạp, thuyền,..)
Giá vé tham quan các 14 4.7 29 9.7 174 58 64 21.3 19 6.3
khu sinh thái, làng
nghề truyền thống của
địa phương

CH 10 Ông (bà) sẽ quay trở lại viếng thăm địa phƣơng Kết Tỷ lệ
trong những chuyến du lịch sắp tới của mình không? quả (%)
Trả lời Có 277 92.3
Không 23 7.7

CH 11 Ông (bà) sẽ giới thiệu cho những ngƣời thân, bạn bè Kết Tỷ lệ
của mình về địa phƣơng nhƣ là một điểm du lịch hấp quả (%)
dẫn, nên đến thăm?
Trả lời Có 296 98.7
Không 4 1.3
PHỤ LỤC 2
DANH SÁCH ĐẦU TƢ VỐN VÀ TÀI SẢN CHO DỰ ÁN DU LỊCH NÔNG THÔN
GIAI ĐOẠN 2011 – 2014
ĐVT: Đồng

Thời Trong đó :
Thời gian
ST gian Số
Tên tài sản Nơi sử dụng đƣa vào Số tiền
T sử lƣợng
sử dụng Đối ứng Tài trợ
dụng

I. Văn phòng dự án 287,191,000 50,280,000 236,911,000

Nhà xưởng, vật kiến trúc 93,825,000 90,000.00 93,735,000


1 Tài sản nội thất văn phòng dự án Văn phòng DA 31/01/2012 5 58,735,000 58,735,000
Nhà về sinh (bổ sung nguồn
2 Văn phòng DA 25/03/2012 5 1 35,090,000 90,000 35,000,000
ZLTO)
Máy móc thiết bị 17,600,000 17,600,000
Máy quay phim KTS sony
3 Văn phòng DA 09/12/2012 3 1 17,600,000
HDE-XR
Phƣơng tiện vật chất 23,500,000 23,500,000
4 Xe Wave Văn phòng DA 15/03/2012 3 1 23,500,000
Trang thiết bị văn phòng Văn phòng DA 20/03/2012 3 1 152,266,000 50,190,000 102,076,000
5 Máy chiếu và đèn chiếu Văn phòng DA 30/03/2012 3 1 16,500,000 16,500,000
6 Máy ảnh kỹ thuật số Văn phòng DA 31/12/2012 3 1 15,290,000 15,290,000
7 Máy tính để bàn Văn phòng DA 31/12/2013 3 1 9,536,000 9,536,000
8 Máy in HP Văn phòng DA 31/12/2014 3 1 5,275,000 5,275,000
9 Máy in Epson Văn phòng DA 31/12/2015 3 1 5,275,000 5,275,000
Máy photocopy RICOH
10 Văn phòng DA 31/12/2016 3 1 25,000,000 25,000,000
AFICIO
11 Bàn kính trăng sao Văn phòng DA 09/06/2012 3 3 25,200,000 25,200,000
12 Tủ tài liệu nhôm kiếng Văn phòng DA 31/01/2012 3 1 5,000,000 5,000,000
13 Tủ hồ sơ nhôm kiếng Văn phòng DA 31/01/2013 3 1 3,000,000 3,000,000
14 Giá đựng tài liệu Văn phòng DA 31/01/2014 3 1 3,600,000 3,600,000
15 Bàn làm việc bằng mê ca Văn phòng DA 31/01/2015 3 1 1,600,000 1,600,000
16 Bộ salon tiếp khách Văn phòng DA 31/01/2016 3 1 12,000,000 12,000,000
17 Máy tính để bàn Văn phòng DA 31/01/2017 3 2 10,000,000 10,000,000
18 Điện thoại cố định Văn phòng DA 31/01/2018 3 2 1,500,000 1,500,000
19 Loa tăng âm dạy học Văn phòng DA 02/04/2013 3 1 13,000,000 13,000,000
20 Lắp đặt wifi Văn phòng DA 03/07/2013 3 1 490,000 490,000
II. Đầu tƣ hộ dân 5,976,661,906 4,455,987,856 1,520,674,050
* Đầu tƣ mới 5,264,426,386 4,026,252,336 1,238,174,050
1 Trần Trung Nghĩa Mỹ Hòa Hưng-LX 10/01/2012 5 56,081,500 42,061,125 14,020,375
Phòng ngủ 2 31,761,500
Nhà vệ sinh 15,000,000
Giường tre 7,200,000
Bộ mùn mền gối 1,500,000
Quạt gió 620,000
2 Lê Văn Màng Văn Giáo-TB 10/01/2012 5 124,805,000 93,603,750 31,201,250
Nhà ăn gỗ 1 82,000,000
Phòng ngủ 2 16,905,000
Lò rượu 1 10,000,000
Tủ chén 1 3,200,000
Bộ bếp ga + bình 1 1,800,000
Kệ ly inox 1 650,000
Tủ áo nhôm 1 2,400,000
Tủ y tế 1 250,000
Quạt gió 1 1,200,000
Bộ bàn ghế inox 1 6,400,000
3 Tôn Thất Đính Mỹ Hòa Hưng-LX 10/01/2012 5 116,409,960 87,307,470 29,102,490
Nhà bếp + nhà ăn 1 53,659,960
Nhà vệ sinh + nhà tắm 3 51,000,000
Tủ đồ cá nhân 1 3,000,000
Giường ngủ 5 8,750,000
4 Võ Văn Tùng Mỹ Hòa Hưng-LX 10/01/2012 5 119,388,000 89,541,000 29,847,000
Chòi lá (tum) 3 14,788,000
Lối đi 1 18,000,000
Nhà về sinh 1 20,000,000
Nông ao cá 1 47,500,000
Tủ chén 1 4,000,000
Quạt gió 3 600,000
Bộ dụng cụ ăn uống 1 1,900,000
Bộ bàn ghế cây 3 12,600,000
5 Nguyễn Nhật Đô Văn Giáo-TB 12/01/2012 5 59,300,000 44,475,000 14,825,000
Áo phao 20 4,000,000
Thuyền 1 25,000,000
Dù che 10 2,000,000
Máy nổ K6 1 6,000,000
Băng ghế 7 2,100,000
Túi y tế 1 200,000
Bến thuyền 1 20,000,000
6 Hồ Quốc Tuấn Mỹ Hòa Hưng-LX 12/01/2012 5 90,948,750 68,211,563 22,737,188
Nâng cấp đê bao vườn Sari 1 44,264,000
Tum 12 14,899,750
Phòng ngủ 3 6,000,000
Lối đi 1 15,000,000
Giường ngủ 3 9,000,000
Tủ y tế 1 285,000
Bộ mùn mền 3 1,500,000
7 Hồ Thanh Vân Mỹ Hòa Hưng-LX 12/01/2012 5 120,460,000 90,345,000 30,115,000
Nâng nền nhà 1 24,000,000
Hàng rào 1 14,285,000
Nhà ăn 1 30,000,000
Nhà bếp 1 15,000,000
Tủ đồ cá nhân 1 8,500,000
Tủ chén 1 5,000,000
Tủ đựng mùng mền 1 6,000,000
Tủ y tế 1 195,000
Ghế dưah gỗ 8 5,600,000
Ghế đôn gỗ 11 1,650,000
Bàn ăn 2 1,400,000
Quạt gió 4 1,400,000
Nồi cơm điện 1 1,000,000
Bộ dụng cụ nấu ăn 20 3,430,000
Gíá đở + phi nước 1 3,000,000
8 Lê Văn Huề Văn Giáo-TB 01/01/2013 5 94,750,000 71,062,500 23,687,500
Nhà ăn 1 20,600,000
Nâng nền nhà 1 24,000,000
Nhà về sinh 1 14,000,000
Tủ đồ cá nhân 2 4,000,000
Tủ y tế 1 300,000
Tủ chén 1 1,500,000
Giường ngủ 2 8,400,000
Bộ bàn ghế inox 2 3,400,000
Bếp ga + bình 1 2,500,000
Bếp cồn 5 400,000
Tủ lạnh 1 5,500,000
Bộ nệm mùng mền 2 7,000,000
Bộ chén đủa 5 2,500,000
Quạt gió 2 650,000
9 Trần Văn Lợi Văn Giáo-TB 01/01/2013 5 59,668,000 44,751,000 14,917,000
Bồn nuôi lươn 1 25,000,000
Nhà vệ sinh 1 12,000,000
Nhà bếp 1 16,068,000
Bộ bếp ga + bình 1 1,700,000
Tủ cá nhân 1 2,000,000
Tủ y tế 1 200,000
Bộ chén đủa 1 500,000
Giường ngủ 1 1,000,000
Quạt gió 3 1,200,000
10 Huỳnh Văn Đáng Em Tân Trung-PT 01/01/2013 5 113,200,000 84,900,000 28,300,000
Bến cầu phao 1 5,000,000
Võ lãi 1 51,200,000
Máy nổ KUBOTA 1 17,000,000
Dớn lưới lỗ 4 30,000,000
Chà bắt cá 2 10,000,000
11 Võ Thành Trang Tân Trung-PT 01/01/2013 5 79,200,000 59,400,000 19,800,000
Bộ bàn ghế inox 2 9,000,000
Thảm mặt bàn 2 200,000
Giường ngủ gỗ 3 9,000,000
Tủ đồ cá nhân 1 5,500,000
Chiếc xuồng 2 10,500,000
Dớn lưới lỗ 3 12,000,000
Bộ mùn ,mền gối 3 15,000,000
Chà bắt cá 2 13,000,000
Bộ chén đũa 1 2,900,000
Bộ bếp ga + bình 1 1,600,000
Bếp ga mini 2 500,000
12 Phan Văn Hổ Tân Trung-PT 01/01/2013 5 125,529,000 94,146,750 31,382,250
Máy phát điện + ổn áp 1 12,000,000
Nhà ăn 1 52,329,000
Nhà vệ sinh 1 35,000,000
Bộ bàn ghế inox 2 10,000,000
Bộ chén đủa 2 7,600,000
Tủ chén 1 8,000,000
Tủ y tế 1 400,000
Võng 10 200,000
13 Dƣơng Văn Nguyên Tân Trung-PT 01/01/2013 5 94,755,989 71,066,992 23,688,997
Nhà vệ sinh 1 36,000,000
Máy hiên trước nhà 1 20,000,000
Phòng ngủ 1 7,025,989
Bộ mùn, mền, gối 5 9,400,000
Đôi chiếu nằm 1 250,000
Giường ngủ 2 6,000,000
Bộ bàn ghế 1 4,000,000
Tủ đồ cá nhân 1 1,000,000
Bộ khung dệt chiếu 1 5,000,000
Bộ bếp ga + bình 1 3,280,000
Bộ chén đủa 1 1,900,000
Quạt gió 3 900,000
14 Nguyễn Thanh Tùng An Hảo-TB 27/04/2013 5 100,774,653 75,774,653 25,000,000
Nhà ăn 1 30,000,000
phòng vệ sinh 2 25,000,000
Phòng nghĩ 2 25,774,653
Bồn chứa nước 1 20,000,000
15 Phan Thị Phƣợng Tân Trung-PT 01/05/2013 5 115,000,000 90,000,000 25,000,000
Trẹt chở khách 1 115,000,000
16 Trần Phƣớc Nguyên Mỹ Hòa Hưng-LX 01/05/2013 5 108,065,000 83,065,000 25,000,000
Nhà khách 1 11,000,000
Nhà vệ sinh 1 13,000,000
Nhà bếp 1 14,165,000
Lối đi 1 10,000,000
Chuồng nuôi rắn mối 1 5,000,000
Xe đạp 15 45,000,000
Tủ đựng hành lý 1 3,000,000
Tủ y tế 1 300,000
Giường xếp gỗ 6 6,600,000
17 Nguyễn Thị Hồng Phƣơng Mỹ Hòa Hưng-LX 28/06/2013 5 110,289,000 85,289,000 25,000,000
Phòng ngủ 2 12,000,000
Nhà ăn + bếp 1 31,289,000
Nhà vệ sinh 2 40,000,000
Bộ gối + áo 10 1,500,000
Mền 10 2,200,000
Mùn 10 1,800,000
Grap 10 2,000,000
Nệm 5 2,500,000
Giường xếp gỗ 5 5,000,000
Giường nệm 2 12,000,000
18 Nguyễn Văn Dũng Ba Chúc-TT 15/07/2013 5 110,435,744 85,435,744 25,000,000
Nhà bếp 1 25,000,000
Nhà vệ sinh 2 35,000,000
Tum 3 15,000,000
Nhà ăn 1 16,435,744
Lót đanl lối đi 1 5,000,000
Bộ bàn ghế 5 5,000,000
Quạt gió 5 2,000,000
Bếp ga + lẩu 5 2,000,000
Dụng cụ nấu ăn 5 5,000,000
19 Nguyễn Thị Hiền Ba Chúc-TT 30/07/2013 5 73,835,004 61,335,004 12,500,000
Nhà bếp 1 25,000,000
Nhà vệ sinh 2 24,000,000
Tum 1 10,735,004
Bộ bàn ghế 5 5,000,000
Quạt gió 4 1,600,000
Tủ đựng thức ăn 1 5,000,000
Bộ dụng cụ nấu ăn 5 2,500,000
20 Dƣơng Thị Bích Tuyền Ba Chúc-TT 30/08/2013 5 178,954,881 153,954,881 25,000,000
Máy sấy bánh phồng 1 80,000,000
Máy ép bánh phòng 1 10,000,000
Nhà xưởng bánh phồng 1 88,954,881
21 Nguyễn Văn Phƣơng An Hảo-TB 27/08/2013 5 50,010,000 37,510,000 12,500,000
Nhà vệ sinh 1 28,885,000
Nhà tắm 5 20,000,000
Quạt gió 1 1,125,000
22 Hoàng Tấn An Hảo-TB 17/08/2013 5 102,518,680 77,518,680 25,000,000
Nhà bếp 1 57,518,680
Nhà vệ sinh 5 15,000,000
Bồn chứa nước 1 30,000,000
23 Châu Thu Hà Ô Lâm-TT 09/10/2013 5 82,000,000 61,500,000 20,500,000
Đàn Organ Yamaha S710 1 20,000,000
Bộ dàn âm thanh 1 32,000,000
Trang phục dân tộc Khmer 20 30,000,000
24 Chau On Ô Lâm-TT 09/10/2013 5 74,000,000 55,500,000 18,500,000
Nhà vệ sinh 1 15,000,000
Nhà bếp 1 5,000,000
Bộ bàn ghế 10 10,000,000
Bộ rạp che di động 10 20,000,000
Bộ dụng cụ ăn uống 50 16,000,000
Nồi cơm điện 10 8,000,000
25 Khƣu Phƣớc Thành Ô Lâm-TT 09/09/2013 5 67,000,000 50,250,000 16,750,000
Nhà bếp 1 17,400,000
Bộ bàn ghế 5 9,000,000
Bộ rạp che di động 4 32,000,000
Quạt gió 4 1,000,000
Bộ dụng cụ ăn uống 5 2,500,000
Xe đẩy 1 5,100,000
26 Chau Phinh Ô Lâm-TT 09/08/2013 5 20,000,000 15,000,000 5,000,000
Nhà bếp nấu đường Thốt Nốt 1 3,000,000
Lò nấu đường Thốt Nốt 1 5,900,000
Nồi nấu đường Thốt Nốt 2 7,600,000
Bộ dụng cụ nấu đường Thốt Nốt 2 3,500,000
27 Chau Sone Ô Lâm-TT 09/08/2013 5 20,000,000 15,000,000 5,000,000
Nhà bếp nấu đường Thốt Nốt 1 3,000,000
Lò nấu đường Thốt Nốt 1 5,900,000
Nồi nấu đường Thốt Nốt 2 7,600,000
Bộ dụng cụ nấu đường Thốt Nốt 2 3,500,000
28 Chau Sóc Phát Ô Lâm-TT 09/09/2013 5 20,000,000 15,000,000 5,000,000
Nhà bếp nấu đường Thốt Nốt 1 3,000,000
Lò nấu đường Thốt Nốt 1 5,900,000
Nồi nấu đường Thốt Nốt 2 7,600,000
Bộ dụng cụ nấu đường Thốt Nốt 2 3,500,000
29 Neáng Dƣơne Ô Lâm-TT 09/09/2013 5 60,400,000 45,300,000 15,100,000
Nhà bếp nấu đường Thốt Nốt 1 20,900,000
Nhà vệ sinh 1 20,000,000
Lò nấu đường Thốt Nốt 1 5,900,000
Nồi nấu đường Thốt Nốt 2 7,600,000
Bộ dụng cụ nấu đường Thốt Nốt 4 6,000,000
30 Chau Sóc Sane Ô Lâm-TT 09/09/2013 5 46,500,000 34,875,000 11,625,000
Tha la 1 25,000,000
Nhà vệ sinh 1 10,000,000
Bộ bàn ghế 3 3,000,000
Bộ cối chài dã nếp 5 4,000,000
Bộ dụng cụ chế biến cớm dẹp 10 4,000,000
Bộ đập lúa, nếp 1 200,000
Tủ y tế 1 300,000
31 Trần Hải Óc Eo-TS 25/12/2013 5 103,308,380 78,308,380 25,000,000
Nhà xưởng 1 68,008,380
Bọ dụng cụ sản xuất quạt Thốt
1 15,000,000
Nốt
Dàn phơi quạt Thốt Nốt 1 5,000,000
Bộ bàn ghế inox 5 15,000,000
Tủ y tế 1 300,000
32 Trần Thị Bích Thuỷ Óc Eo-TS 25/12/2013 5 100,090,000 75,090,000 25,000,000
Nhà ăn 1 50,000,000
Nhà bếp 1 12,300,000
Nhà vệ sinh 2 20,000,000
Bộ dụng cụ nấu ăn 5 3,090,000
Bộ bàn ghế inox 5 10,000,000
Bộ bếp + bình ga 1 2,000,000
Quạt gió 4 2,400,000
Tủ y tế 1 300,000
33 Lâm Văn Mọi Óc Eo-TS 15/11/2013 5 30,000,000 22,500,000 7,500,000
Lò nung 1 18,000,000
Mô tơ điện 1 2,000,000
Kệ phơi 10 3,000,000
Bàn quay 2 2,000,000
Khuôn đổ 10 5,000,000
34 Trần Thị Hƣơng Óc Eo-TS 25/12/2013 5 107,137,300 82,137,300 25,000,000
Nhà bếp 1 35,000,000
Bồn nước 1 11,000,000
Nhà vệ sinh 1 20,137,300
Lò nấu đường Thốt Nốt 1 2,000,000
Cối xay 1 6,000,000
Nồi 3 3,000,000
Bộ bàn ghế 5 13,000,000
Mô tơ điện 2 8,000,000
Bộ bếp + bình ga 1 2,500,000
Bộ chén đũa 5 5,000,000
Bộ bếp + bình ga mini 5 1,500,000
35 Trịnh Thành Nhơn Núi Sập-TS 20/12/2013 5 116,492,400 91,492,400 25,000,000
Phòng ăn 1 84,492,400
Bộ bàn ghế gỗ 1 15,000,000
Bộ amly + thùng pas 1 10,000,000
Máy lạnh ssum 15 1 7,000,000
36 Lý Thị Kim Thoa Núi Sập-TS 15/11/2013 5 110,699,000 85,699,000 25,000,000
Nhà vệ sinh 1 17,299,000
Nhà khách 1 46,000,000
Tủ trưng bày 2 20,000,000
Bộ bàn ghế inox 2 3,400,000
Máy thái mì 1 8,000,000
Máy xay bột 1 4,000,000
Máy xay dừa 1 4,000,000
Nồi 2 4,000,000
Vĩ phơi 100 4,000,000
37 Trần Minh Đoàn Long Điền A-CM 15/12/2013 5 104,733,280 79,733,280 25,000,000
Nhà trưng bày sản phẩm nghề
1 88,733,280
trạm, mộc
Nhà vệ sinh 1 16,000,000
38 Trần Thị Thuý Kiều Long Điền A-CM 15/12/2013 5 105,000,000 80,000,000 25,000,000
Nhà ăn 1 11,000,000
Nhà vệ sinh 1 20,000,000
Bộ bàn ghế gỗ 9 72,000,000
Quạt gió 5 2,000,000
39 Bùi Văn Tấn Tài Long Điền A-CM 15/12/2013 5 100,500,000 75,500,000 25,000,000
Nhà xưởng 1 20,500,000
Máy hạ tràm 1 40,000,000
Máy liên hợp 1 20,000,000
Máy cưa vòng 1 20,000,000
40 Đinh Thị A Đa Phước-AP 17/06/2013 5 10,160,000 7,635,000 2,525,000
Đò chèo 1 10,160,000
41 Phạm Thi Thắm Đa Phước-AP 17/06/2013 5 10,160,000 7,635,000 2,525,000
Đò chèo 1 10,160,000
42 Nguyễn Thị Hà Đa Phước-AP 17/06/2013 5 10,150,000 7,625,000 2,525,000
Đò chèo 1 10,150,000
43 Nguyễn Văn Mót Đa Phước-AP 17/06/2013 5 10,170,000 7,645,000 2,525,000
Đò chèo 1 10,170,000
44 Nguyễn Thị Nhung Đa Phước-AP 17/06/2013 5 10,130,000 7,605,000 2,525,000
Đò chèo 1 10,130,000
45 Phạm Thị Kim Yến Đa Phước-AP 17/06/2013 5 10,160,000 7,635,000 2,525,000
Đò chèo 1 10,160,000
46 Phạm Thị Gấm Đa Phước-AP 17/06/2013 5 10,150,000 7,625,000 2,525,000
Đò chèo 1 10,150,000
47 Nguyễn Thị Ly Đa Phước-AP 17/06/2013 5 10,150,000 7,625,000 2,525,000
Đò chèo 1 10,150,000
48 Huỳnh Thị Điệp Đa Phước-AP 17/06/2013 5 10,170,000 7,645,000 2,525,000
Đò chèo 1 10,170,000
49 Nguyễn Thị Hoa Đa Phước-AP 17/06/2013 5 10,130,000 7,605,000 2,525,000
Đò chèo 1 10,130,000
50 Nguyễn Văn Chuôi Đa Phước-AP 17/08/2013 5 94,300,000 70,725,000 23,575,000
Thuyền máy chở khách 1 63,000,000
Máy nổ KIA 4 1 15,000,000
Ghế gỗ 20 4,400,000
Áo Phao 20 1,600,000
Bình ắc qui 2 6,000,000
Tủ y tế 1 300,000
Bộ ampli + thùng pas 1 4,000,000
51 Đinh Thị Út Đa Phước-AP 17/08/2013 5 75,600,000 56,700,000 18,900,000
Nhà bè 1 60,000,000
Chiếc xuồng chày lưới 1 4,000,000
Dớn bắt cá 2 6,000,000
Tủ chén 1 2,000,000
Tủ y tế 1 200,000
Lưới dàn 4 1,000,000
Bếp ga mini 2 400,000
Bộ chén đũa 3 900,000
Nồi 3 600,000
Bộ dụng cụ nấu ăn 1 500,000
52 Nguyễn Văn Lâm Tân Trung-PT 15/12/2013 5 80,000,000 60,000,000 20,000,000
Nhà ăn 1 48,000,000
Nhà vệ sinh 1 16,000,000
Bàn gỗ 8 6,400,000
Ghế gỗ 32 9,600,000
53 Huỳnh Hữu Chí Châu Phong-TC 01/04/2014 5 100,000,000 75,000,000 25,000,000
Dàn lượt 2 10,000,000
Bộ thùng loa 3 18,000,000
Bộ micro 2 2,000,000
Đầu đĩa 1 2,000,000
Ampli 1 2,000,000
Đàn Orang 1 30,000,000
Bộ trang phục văn nghệ chăm 24 36,000,000
54 MO HA MAD Châu Phong-TC 01/04/2014 5 101,000,000 76,000,000 25,000,000
Máy vắt sổ hiệu SurSir 767 1 15,000,000
Máy may hiệu Juki 5550 2 16,000,000
Khung thêu 10 20,000,000
Khung dệt 2 50,000,000
55 Nguyễn Truc Nguyên Châu Phong-TC 01/04/2014 5 100,000,000 75,000,000 25,000,000
Nhà xưởng 1 64,000,000
Bộ khuôn bánh 7 14,000,000
Bộ bàn ghế gỗ 4 22,000,000
56 SAY ROH Châu Phong-TC 15/04/2014 5 100,691,200 75,691,000 25,000,000
Nhà khách 1 32,000,000
Hành lang 1 28,691,200
Nhà vệ sinh 1 12,000,000
Tủ đông 1 4,000,000
Tủ nhôm 1 5,000,000
Bộ bếp + bình gas 1 4,000,000
Bộ bàn ghế 3 15,000,000
57 ZEILROH Châu Phong-TC 01/04/2014 5 104,270,000 79,270,000 25,000,000
Phòng trưng bày 1 51,270,000
Kệ trưng bày 3 18,000,000
Bộ phong màn 3 15,000,000
Bộ trang phục cưới dân tộc
2 20,000,000
Chăm
58 Ôn Thị Kim Hai Ba Chúc-TT 30/11/2013 5 50,000,000 37,500,000 12,500,000
Nhà vệ sinh 1 20,000,000
Lót gạch nền 1 6,000,000
Bộ bếp + bình gas 1 2,500,000
Bộ bàn ghế 10 10,000,000
Tủ lanh Panasonic 175 1 4,500,000
Nồi cơm điện 1 3,500,000
Dụng cụ ăn uống 2 2,000,000
Thùng nước đá 2 1,500,000
Bình Phước
59 Nguyễn Hoàng Liệt 15/06/2014 5 155,240,092 130,240,092 25,000,000
Xuân-CM
Nhà khách tiền chế 1 80,000,000
Nhà vệ sinh gồm 3 phòng 1 71,525,092
Tủ trưng bày 1 2,400,000
Tủ y tế 1 250,000
Quạt máy 3 1,065,000
Bình Phước
60 Nguyễn Văn Khuyến 15/01/2014 5 128,856,100 103,856,100 25,000,000
Xuân-CM
Xây bến tàu 1 128,856,100
61 Huỳnh Văn Long Núi Sam-CĐ 17/07/2014 5 20,000,000 15,000,000 5,000,000
Xe Wave Alpha 1 20,000,000
62 Lê Hùng Cƣờng Núi Sam-CĐ 29/07/2014 5 100,000,000 75,000,000 25,000,000
Xe đạp + thùng xe lôi 10 100,000,000
Thạnh Mỹ Tây-
63 Đoàn Thanh Nhàn 29/08/2014 5 113,250,000 88,250,000 25,000,000
CP
Nhà vệ sinh 1 18,000,000
Tum 4 20,000,000
Bộ bàn ghế 4 8,500,000
Lối đi 1 46,750,000
Cải tạo ao 1 20,000,000
Thạnh Mỹ Tây-
64 Nguyễn Phƣớc Quang 29/08/2014 5 51,800,000 38,850,000 12,950,000
CP
Máy dệt chiếu 1 39,000,000
Máy may 2 kim 1 8,000,000
Tủ nhôm trưng bày 1 3,500,000
Tủ y tế 1 500,000
Bình chửa cháy 1 800,000
65 Dƣơng Văn Việt Ba Chúc-TT 30/05/2014 5 70,013,761 52,513,761 17,500,000
Nhà homestay 1 70,013,761
Bình Phước
66 Nguyễn Hữu Chấn 16/10/2014 5 109,721,994 84,721,994 25,000,000
Xuân-CM
Lối đi 1 30,000,000
Nhà ăn 1 43,721,994
Nhà vệ sinh 1 36,000,000
67 Lê Hoàng Ánh An Hảo-TB 27/11/2014 5 73,350,000 54,450,000 18,900,000
Nhà vệ sinh 1 20,000,000
Tum 5 22,500,000
Lối đi 1 30,850,000
68 Võ Chí Tân Tân Trung-PT 04/12/2014 5 62,563,718 47,563,718 15,000,000
Sửa chữa nhà bếp + sàn nước 1 20,000,000
Nhà vệ sinh 1 20,000,000
Bến tàu 1 22,563,718

* Đầu tƣ bổ sung (nguồn


182,878,000 17,878,000 165,000,000
ZLTO)
1 Lê Văn Mang Văn Giáo-TB 25/03/2014 5 20,000,000 20,000,000
Nhà ăn uống 2 17,000,000
Nhà bếp 1 3,000,000
2 Nguyễn Nhật Đô Văn Giáo-TB 25/03/2014 5 10,000,000 10,000,000
Thuyền máy chở khách 1 10,000,000
3 Tôn Thất Đính Mỹ Hòa Hưng-LX 25/03/2014 5 43,760,000 13,760,000 30,000,000
Cầu bê tông 1 20,280,000
Tủ lạnh Sanyo SR-9JR SS 1 2,990,000
Máy nước nóng Panasonic DH-
1 3,490,000
4HP1W
Bộ bàn ghế gỗ 2 10,000,000
Tủ trưng bày 1 7,000,000
4 Hồ Thanh Vân Mỹ Hòa Hưng-LX 25/03/2014 5 17,438,000 2,438,000 15,000,000
Nhà vệ sinh 1 17,438,000
5 Trần Phƣớc Nguyên Mỹ Hòa Hưng-LX 25/03/2014 5 21,500,000 1,500,000 20,000,000
Cải tạo ao 1 21,500,000
6 Võ Văn Tùng Mỹ Hòa Hưng-LX 25/03/2014 5 20,180,000 180,000 20,000,000
Nhagf vệ sinh 1 20,180,000
7 Chau Soc Sane Ô Lâm-TT 25/04/2014 5 10,000,000 10,000,000
Nhà vệ sinh 1 4,500,000
Tủ đông 1 5,500,000
8 Trần Thị Hƣơng Óc eo-TS 25/03/2014 5 20,000,000 20,000,000
Nhà vệ sinh 1 10,000,000
Bộ bàn ghế inox 1 5,000,000
Tủ nhôm trưng bày 1 5,000,000
9 Trần Thị Bích Thuỷ Óc eo-TS 25/03/2014 5 20,000,000 20,000,000
Tủ lạnh 1 6,800,000
Bộ bàn ghế inox 3 13,200,000

* Đầu tƣ mở rộng 529,357,520 411,857,520 117,500,000


1 Võ Văn Tùng Mỹ Hòa Hưng-LX 22/01/2014 5 45,000,000 35,000,000 10,000,000
Xe đạp 15 45,000,000
Thạnh Mỹ Tây-
2 Nguyễn Phƣớc Quang 14/11/2014 5 60,000,000 45,000,000 15,000,000
CP
Nhà xưởng 1 60,000,000
3 Bùi Văn Tấn Tài Long Điền A-CM 22/11/2014 5 81,400,000 61,400,000 20,000,000
Nhà xưởng 1 76,400,000
Tủ trưng bày 1 5,000,000
Bình Phước
4 Nguyễn Hoàng Liệt 15/12/2014 5 90,620,000 73,120,000 17,500,000
Xuân-CM
Lối đi 1 90,620,000
5 Hoàng Tấn An Hảo-TB 14/12/2014 5 72,843,120 57,843,000 15,000,000
Nâng cấp dãy nhà vệ sinh 1 22,843,120
Bộ bàn ghế 10 25,000,000
Tủ gỗ 4 12,000,000
Kệ trưng bày 1 13,000,000
6 Nguyễn Thanh Tùng An Hảo-TB 25/12/2014 5 60,000,000 45,000,000 15,000,000
Bộ bang ghế tre 10 30,000,000
Giường ngủ tre 4 24,000,000
Tủ tre 1 6,000,000
7 Huỳnh Văn Long
Khu nhà nghỉ
Bộ bàn ghế
Bộ khung kệ trưng bày sản
phẩm
Tủ gỗ

III. Đầu tƣ công cộng 976,056,538 709,816,538 266,240,000


1 Thùng đựng rác công công Mỹ Hòa Hưng-LX 30/08/2013 5 10 100,000,000 75,000,000 25,000,000
Bảng tên làng du lịch Mỹ Hòa
2 Mỹ Hòa Hưng-LX 30/08/2014 5 1 100,000,000 75,000,000 25,000,000
Hưng
3 Máy vi tính Mỹ Hòa Hưng-LX 29/12/2014 5 1 9,060,000 9,060,000
Lắp hệ thống đèn đường đợt
4 Long Điền A-CM 18/12/2013 5 75 100,055,000 75,055,000 25,000,000
1/2014
Lắp hệ thống đèn đường đợt
5 Long Điền A-CM 31/12/2014 5 50 60,000,000 45,000,000 15,000,000
2/2014
6 Cổng chào làng du lịch Tân Trung-PT 28/12/2013 5 1 60,578,310 45,578,310 15,000,000
7 Máy vi tính Tân Trung-PT 29/12/2014 5 1 9,060,000 9,060,000
8 Máy vi tính Óc eo-TS 29/12/2015 5 1 9,060,000 9,060,000
HND Châu
9 Bến tàu + Phao nổi 28/03/2014 5 1 104,560,000 79,560,000 25,000,000
Phong-TC
UBND Ba Chúc-
10 Cổng chào làng du lịch 28/03/2015 5 2 101,345,000 76,345,000 25,000,000
TT
Nhà chờ bến xe (Điểm đón UBND Núi Sam-
11 01/08/2014 5 5 102,474,228 77,474,228 25,000,000
khách)\ CĐ
12 Máy vi tính Núi Sam-CĐ 29/12/2014 5 1 9,060,000 9,060,000
UBND An Hòa-
13 Lắp đặt hệ thống đèn đường 14/10/2014 5 40 105,784,000 80,784,000 25,000,000
CT
UBND Thạnh Mỹ
14 Lắp đặt hệ thống đèn đường 25/10/2014 5 30 105,020,000 80,020,000 25,000,000
Tây-CP
Tổng cộng 7,239,909,444 5,216,084,394 2,023,825,050
(Nguồn: Hội Nông dân tỉnh An Giang, 2014)
PHỤ LỤC 3
MỘT SỐ HÌNH ẢNH HOẠT ĐỘNG
DU LỊCH NÔNG THÔN Ở TỈNH AN GIANG

Hình: Khu lưu niệm Bác Tôn Hình: Khu trưng bày sản phẩm
Nguồn: Tác giả chụp, 28/4/2015 Nguồn: Tác giả chụp, 28/4/2015

Hình: Dịch vụ quán ăn sinh thái Hình: Dịch vụ homestay


Nguồn: Tác giả chụp, 28/4/2015 Nguồn: Tác giả chụp, 28/4/2015

Hình: Bảng chỉ dẫn các điểm du lịch nông thôn Hình: Dịch vụ vận chuyển bằng thuyền
Nguồn: Tác giả chụp, 8/4/2015 Nguồn: Tác giả chụp, 28/4/2015
Hình: Nhà cung cấp dịch vụ homestay Hình: Bàn ghế trong cơ sở homestay
Nguồn: Tác giả chụp, 28/4/2015 Nguồn: Tác giả chụp, 28/4/2015

Hình: Giường ngủ cho khách lưu trú homestay Hình: Giường ngủ cho khách lưu trú homestay
Nguồn: Tác giả chụp, 28/4/2015 Nguồn: Tác giảa chụp, 28/4/2015

Hình: Nhà vệ sinh trong homestay Hình: Nhà vệ sinh trong homestay
Nguồn: Tác giả chụp, 28/4/2015 Nguồn: Tác giả chụp, 28/4/2015
Hình: Khu trưng bày sản phẩm Hình: Khu bán sản phẩm thổ cẩm
Nguồn: Tác giả chụp, 01/5/2015 Nguồn: Tác giả chụp, 01/5/2015

Hình: Sản phẩm thổ cẩm của dân tộc Chăm Hình: Bộ máy dệt thổ cẩm
Nguồn: Tác giả chụp, 01/5/2015 Nguồn: Tác giả chụp, 01/5/2015

Hình: Dệt thổ cẩm Chăm Hình: Vận chuyển khách vào rừng tràm Trà Sư
Nguồn: Tác giả chụp, 01/5/2015 Nguồn: Tác giả chụp, 02/5/2015
Hình: Nhà cổ homestay Hình: Tủ đựng đồ khách lưu trú
Nguồn: Tác giả chụp, 28/4/2015 Nguồn: Tác giả chụp, 28/4/2015

Hình: Giường của dịch vụ homestay Hình: Làng làm giá đỗ


Nguồn: Tác giả chụp, 28/4/2015 Nguồn: Tác giả chụp, 28/4/2015

Hình: Hái ấu trên cánh đồng Hình: Thánh đường Hồi giáo
Nguồn: Sưu tầm, dulichnongnghiep.vn Nguồn: Tác giả chụp, 01/5/2015
PHỤ LỤC 4
MỘT SỐ TOUR DU LỊCH NÔNG THÔN Ở TỈNH AN GIANG
*Chƣơng trình tham quan: “Tắm bùn phù sa”
8h00: Đón khách tại bờ hồ Nguyễn Du (phường Mỹ Bình, Long Xuyên). Du
ngoạn trên dòng sông Hậu.
9h00: Tham quan khu lưu niệm Bác Tôn (Mỹ Hòa Hưng), nghe kể chuyện về
thân thế và sự nghiệp của cố chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam Tôn Đức Thắng.
10h00: Tập trung tại Trung tâm thông tin du lịch nông thôn, tham quan đồng
ruộng, rẫy rau, màu, vườn cây ăn trái, hái trái cây, thưởng thức các món ăn dân dã,
nghỉ ngơi thư giãn, hoặc học làm các loại bánh mứt, gỏi cuốn, các nông cụ thường
dùng của người nông dân,… (Đờn ca tài tử nếu có yêu cầu).
14h00: Ra bờ sông Hậu tắm bùn phù sa (hoặc tắm cồn cát phù sa Phó Ba) mò
ốc đắng, dẹm, bung bung, chan chan,.. xem ngư dân đánh bắt cá. Chế biến và
thưởng thức các chiến lợi phẩm, đặc sản do ngư dân đánh bắt cá trên sông Hậu (sinh
hoạt trên các bè cá).
16h00: Về Long Xuyên. Kết thúc tour tham quan!
*Chƣơng trình tham quan: “Săn cá Bông Lau”
11h00: Đón khách và ăn trưa tại Long Xuyên.
13h00: Tham quan khu lưu niệm Bác Tôn (Mỹ Hòa Hưng), nghe kể chuyện
về thân thế và sự nghiệp của cố chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam Tôn Đức Thắng.
14h00: Tập trung tại Trung tâm thông tin du lịch nông thôn, tham quan đồng
ruộng, rẫy rau, màu, vườn cây ăn trái, hái trái cây, thưởng thức các món ăn dân dã,
nghỉ ngơi thư giãn, hoặc học làm các loại bánh mứt, gỏi cuốn, các nông cụ thường
dùng của người nông dân,… (Đờn ca tài tử nếu có yêu cầu).
16h00: Ra bờ sông Hậu tắm bùn phù sa (hoặc tắm cồn cát phù sa Phó Ba) mò
ốc đắng, dẹm, bung bung, chan chan,.. xem ngư dân đánh bắt cá. Chế biến và
thưởng thức các chiến lợi phẩm, đặc sản do ngư dân đánh bắt cá trên sông Hậu (sinh
hoạt trên các bè cá).
17h00:Xuống thuyền khởi hành đi Vàm Nao săn cá “Bông Lau”, thưởng
thức đặc sản tại thuyền (hoặc trên nhà dân). Tối cùng nông dân nướng bắp, khoai tại
rẫy ở bãi cồn Vàm Nao.
22h00: Sử dụng dịch vụ lưu trú homestay hoặc trở về Long Xuyên. Kết thúc
tour tham quan!
*Chƣơng trình tham quan: Cảnh sắc An Giang “Mùa nƣớc nổi”
Ngày 1:
8h00: Hướng dẫn viên hợp tác xã Du lịch nông thôn An Giang đón khách tại
Long Xuyên, khởi hành đi tham quan Vàm Nao.
9h00: Đến Vàm Nao, tham gia vào hoạt động bắt cá, dỡ chà, lợp, xuống
xuồng nhỏ đi hái “bông điên điển”. Xuống cánh đồng ấu tham gia cuộc thi hái ấu.
11h30: Dùng cơm trưa tại hộ dân homestay với những món ăn đặc sản mùa
nước nổi (bông súng chấm cá linh kho lạt, cá linh nấu canh chua điên điển,..
13h30: Thưởng thức món ấu luộc, ấu nướng, ấu chiên
14h00: Khởi hành tham quan làng cá bè Châu Đốc
16h30: Về khách sạn tại núi Sam nghỉ ngơi.
17h00: Dùng cơm chiều.Tối tham quan tự do
Ngày 2:
6h30: Dùng điểm tâm sáng tại khách sạn. Khởi hành đến rừng tràm Trà Sư -
nơi sinh sống của loài cò, dơi và rất nhiều loài chim thú quý hiếm.
8h30:Đến rừng tràm Trà Sư. Lên xuồng máy vào khu rừng, sau đó qua xuồng
chèo vào ngõ nhỏ khu rừng.
10h00: Khởi hành về núi Sam. Tham quan cụm ba di tích nổi tiếng: Miếu Bà
Chúa Xứ núi Sam, Lăng Thoại Ngọc Hầu và chùa phật thầy Tây An.
11h30: Dùng cơm trưa tại núi Sam.
12h30: Khởi hành về Long Xuyên, trên đường ghé mua sắm tại chợ Châu
Đốc.
15h30: Về đến Long Xuyên. Kết thúc tour tham quan!
*Chƣơng trình tham quan “Về quê Bác Tôn”
Chương trình 1:
7h30: Đón khách tại bến phà Ô Môi đưa qua Mỹ Hòa Hưng, tham quan khu
lưu niệm Bác Tôn.
8h30: Tham quan vườn trái cây, câu cá, hái trái cây, vò lá sâm, làm gỏi cuốn,
gõ bánh in, làm bánh kẹp cuốn, thưởng thức các món ăn vừa chế biến và ăn trưa tại
vườn nhà dân.
13h30: Cùng nông dân trải nghiệm đồng quê xứ cù lao Ông Hổ; chăm sóc,
thu hoạch rau màu, làm đất, cấy lúa,..
16h30: Về Long Xuyên. Kết thúc tour tham quan!
Chương trình 2:
11h30: Đón khách tại bến phà Ô Môi đưa qua Mỹ Hòa Hưng, du khách sẽ
được đi xe lôi đến các nhà các hộ dân homestay; ăn trưa tại nhà dân.
14h00: Tham quan một vòng cù lao Ông Hổ; chùa Ông Hổ, làng làm nhang,
vườn cây ăn trái, tham gia các hoạt động như: tham quan vườn trái cây, câu cá, hái
trái cây, vò lá sâm, làm gỏi cuốn, gõ bánh in, làm bánh kẹp cuốn, thưởng thức các
món ăn vừa chế biến và ăn trưa tại vườn nhà dân.
17h00: Trở về nhà dân nghỉ ngơi.
18h30: Ăn tối tại nhà dân, tìm hiểu đời sống sinh hoạt của người dân.
Sinh hoạt tự do (hoặc nghe đàn ca tài tử)!
*Chƣơng trình tham quan: “Bồng bềnh sông núi An Giang”
Ngày 1:
7h00: Khởi hành từ Tp. Hồ Chí Minh đến Long Xuyên.
12h00: Xuống phà Ô Môi đi Mỹ Hòa Hưng, xe lôi thùng đưa khách đến nhà
các hộ dân homestay. Ăn trưa tại nhà dân.
14h00:Đi xe đạp tham quan làng nghề se nhang, chùa Ông Hổ, khu lưu niệm
Bác Tôn, hái và ăn trái cây tại vườn, tát mương bắt cá, thưởng thức các món ăn,
cocktail miệt vườn, nghe đờn ca tài tử.
18h00: Nghỉ đêm tại nhà dân.
Ngày 2:
6h00: Ăn sáng chia tay chủ nhà.
7h00:Khởi hành đi tham quan chợ nổi.
8h00: Lên xe trên bến phà An Hòa (Chợ Mới). Tham quan nhà thờ Cái Sâu,
lăng Ba Quan Thượng Đẳng, vườn xoài, tham quan làng làm dưa xoài, làng nghề
chạm khắc gỗ,
12h00: Ăn trưa tại Chợ Mới.
13h00: Tham quan làng nghề làm bánh phồng Phú Mỹ, dệt chiếu Tân Châu
Long, dệt thổ cẩm Châu Giang. Ăn chiều tại Châu Phong, xem biểu diễn văn nghệ
dân tộc Chăm.
18h00: Nghỉ đêm tại nhà dân, tìm hiểu đời sống sinh hoạt của người dân.
Ngày 3:
6h30: Ăn sáng tại nhà dân
7h30: Xuống thuyền tham quan làng bè.
8h30: Lên bờ Châu Đốc. Tham quan khu danh thắng núi Sam, chùa Tây An,
Miếu Bà Chúa Xứ, lăng Thoại Ngọc Hầu.
10h00: Chinh phục Thiên Cấm Sơn, ngọn núi cao nhất vùng Thất Sơn với
nhiều giai thoại bí ẩn. Thưởng thức các món ăn đặc sản núi Cấm.
14h00: Xuống núi tham quan rừng tràm Trà Sư, cùng nông dân dỡ chà, bắt
cá,.. Tự chế biến các món ăn dân dã từ các sản phẩm thu hái được.
17h00: Về ấp Mằng Rò xã Văn Giáo liên hoan, thưởng thức văn nghệ với
đồng bào Khmer
22h00: Kết thúc chương trình gala chia tay đoàn!
*Chƣơng trình tham quan: “Khám phá sông núi An Giang”
Ngày 1:
7h00: Khởi hành từ Tp.Hồ Chí Minh đi Long Xuyên.
12h00: Xuống thuyền đi tham quan khu lưu niệm Bác Tôn, hái và ăn trái cây
tại vườn, tát mương bắt cá, thưởng thức các món ăn, cocktail miệt vườn, nghe đờn
ca tài tử.
16h00: Xem ngư dân đánh bắt cá cơm và các loài cá trên dòng sông Hậu,
tắm bùn phù sa, mò ốc, bung bung, dẹm,..lên bè thưởng thức các món ăn được chế
biến từ sản vật bắt được.
18h00: Lênh đênh ngược dòng sông Hậu lên Châu Đốc. Trên đường đi ghé
các điểm ngư dân giăng lưới bắt cá (cá Kình, cá Hô, cá Bông Lau,..)
Ngày 2:
6h30: Ăn sáng tại Châu Đốc. Đi mua sắm tại cửa khẩu Tịnh Biên.
10h00: Tham quan, giao lưu lễ hội văn hóa Khmer Nam Bộ.
14h00: Tham quan rừng tràm Trà Sư, tìm hiểu đời sống của các loài chim di
cư, cùng nông dân dỡ chà, bắt cá,.. thưởng thức các món ăn dân dã từ các sản vật
địa phương.
Ngày 3:
7h00: Ăn sáng tại địa phương
9h00: Chinh phục Thiên Cấm Sơn, viếng chùa Vạn Linh, tượng phật Di Lặc,
chùa Phật Lớn,…
10h00: Tham quan tìm hiểu các loài cây dược liệu, thưởng thức các món ăn
đặc sản tại núi Cấm.
18h00: Ăn tối, nghỉ đêm tại núi Cấm.
Ngày 4:
6h00: Khởi hành đi Tri Tôn, ăn sáng cháo bò Tri Tôn, tham quan di chỉ văn
hóa óc Eo – phế tích của vương quốc Phù Nam xưa.
10h00: Tham quan và dùng cơm trưa tại khu du lịch lòng hồ Thoại Sơn.
14h00: Về Long Xuyên, chia tay đoàn. Kết thúc tour tham quan!

You might also like