Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 45

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG PHẦN MỀM PVSYST

1. GIỚI THIỆU PHẦN MỀM PVsyst


PVsyst là một phần mềm hoàn chỉnh để nghiên cứu, đo lường, mô phỏng và phân
tích các hệ thống quang điện. Phần mềm PVsyst được ra đời vào năm 1994, do hai tác giả
đồng sáng lập là ông André Mermoud và ông Michel Villoz. Phần mềm PVsyst được
dùng để thiết kế các dạng hệ thống ứng dụng điện mặt trời khác nhau: hệ thống nối lưới,
hệ thống độc lập, hệ thống bơm. Cấu trúc dữ liệu của tấm PV mặt trời, inverter từ nhiều
hãng khác nhau với các model khác nhau được hãng gửi dữ liệu chính xác về PVsyst và
được tích hợp sẵn trong phần mềm để người dùng có thể dễ dàng sử dụng. Người dùng dễ
dàng truy xuất thông tin chi tiết về dữ liệu thời tiết, khí tượng của vị trí thiết kế trong
phần mềm với sự hỗ trợ của: Meteonorm 7.2, NASA-SSE, PVGIS TMY. PVsyst giúp
người dùng thiết kế hệ thống dựa trên công suất dự kiến hoặc diện tích khả dụng. Nó
cũng giúp ta phân tích sản lượng và công suất của hệ thống điện mặt trời theo ngày, theo
tháng, theo năm [1].

Đối tượng người sử dụng cũng vô cùng đông đảo, đa dạng, phong phú, bao gồm:
các chuyên gia trong lĩnh vực, chuyên viên phân tích, khảo sát của chính phủ, các nhà
khoa học nghiên cứu về đề tài này, các quỹ đầu tư về năng lượng, các công ty tư vấn,
thiết kế, lắp đặt hệ thống điện mặt trời, các kỹ sư tính toán, mô phỏng các hệ thống quy
mô lớn nhỏ khác nhau, các sinh viên chuyên ngành tại các trường cao đẳng, đại học. Hiện
nay có rất nhiều các báo cáo, phân tích chuyên sâu, mô phỏng hệ thống, bài báo khoa học
về lĩnh vực điện mặt trời dựa vào việc ứng dụng và phân tích kết quả trên phần mềm
PVsyst.

 Các tính năng của PVsyst

 Chỉ định công suất mong muốn hoặc khu vực có sẵn;

 Chọn tấm PV mặt trời từ cơ sở dữ liệu nội bộ;


 Chọn inverter từ cơ sở dữ liệu nội bộ;

 Đề xuất một cấu hình sắp xếp tấm PV và hệ thống cho một mô phỏng sơ bộ;

 Hiển thị đường cong I/V (Intensity - Cường độ dòng điện/Voltage - Điện áp) của
hệ thống, cùng với điện áp, dòng điện và MPPT (Maximum Power Point Tracker –
Theo dõi điểm công suất cực đại);

 Cung cấp các công cụ chuyên dụng để đánh giá tổn thất dây (và các tổn thất khác,
chẳng hạn như chất lượng tấm PV), không khớp giữa các tấm PV, hành vi nhiệt do
cài đặt cơ học, không có sẵn hệ thống…;

 Tính toán tổng năng lượng MWh/năm để đánh giá lợi nhuận của hệ thống;

 Tính toán năng lượng cụ thể kWh/kWp, chỉ số sản xuất dựa trên bức xạ có sẵn (vị
trí và định hướng);

 Hiển thị năng lượng chính và tổn thất liên quan đến mô phỏng;

 Tính toàn được hiệu suất của hệ thống vào bất cứ năm hoạt động nào;

 Một công cụ mạnh mẽ để phân tích nhanh hành vi hệ thống và cải thiện tiềm năng
trong thiết kế;

 Tìm kiếm trực tiếp vị trí bằng Google Maps;

 Tính toán mạch điện ở đầu vào của mỗi biến tần;

 Quản lý dự án: truy cập tham số, sao chép, mẫu;

 Công cụ tối ưu hóa tham số [2].

2. KHỞI TẠO DỰ ÁN

2.1 Bắt đầu sử dụng phần mềm PVsyst

Khi vừa vào phần mềm, ta có giao diện màn hình chính như sau
Hình 2.1: Giao diện PVsyst 7.2

2.2 Tạo địa điểm


– Tại giao diện màn hình chính, ta chọn Database để nhập dữ liệu dự án

– Tại đây, ta chọn Geographical Sites để nhập thông tin địa lý dự án

Hình 2.2: Giao diện Database


Hình 2.3: Giao diện chọn vị trí địa lý
– Chọn New ở để thiết lập địa điểm chính xác của dự án
– Chọn thẻ Geographical Coordinates nhập các thông tin dự án:

 Site name: Tên dự án

 Country (đất nước): Việt Nam

 Region (châu lục): Asia (châu Á)

 Lattitude (Kinh độ)

 Attitude (Vĩ độ)

 Time zone (Múi giờ): +7


Hình 2.4: Giao diện nhập dữ liệu chính xác vị trí dự án thiết kế

 Chọn nguồn dữ liệu thời tiết mà ta muốn truy xuất, nhóm chọn Meteonorm 7.2 rồi
chọn Import

 Tiếp theo, ta tiến hành lưu dữ liệu địa lý

 Trong ô File name, ta có thể đổi tên dữ liệu địa lý theo ý mình

 Sau đó, nhấn OK => Save

 Ghi nhớ đường dẫn Directory để truy xuất dữ liệu dễ dàng ở các thao tác phần sau
Hình 2.5: Tiến hành lưu dữ liệu địa lý
– Về kinh độ và vĩ độ, ta có thể trích xuất từ Google Maps như sau:

Bước 1: Truy cập trang web Google Maps: https://www.google.com/maps/?hl=vi

Bước 2: Nhập địa điểm cần thiết kế vào ô tìm kiếm

Hình 2.6: Nhập địa điểm cần thiết kế vào ô tìm kiếm Google Maps
Bước 3: Click chuột phải vào chính xác dấu mũi tên đỏ trên bản đồ
Hình 2.7: Click chuột phải vào chính xác dấu mũi tên đỏ trên bản đồ

Bước 4: Click chuột trái vào chính xác dấu mũi tên đỏ trên bản đồ, ta sẽ thấy được dữ
liệu như trên hình. Ta có: Số đầu tiên là vĩ độ, số thứ hai là kinh độ

Hình 2.8 Trích xuất dữ liệu vĩ độ và kinh độ

3. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG PHẦN MỀM PVSyst TRONG THIẾT KẾ HỆ


THỐNG ĐIỆN MẶT TRỜI NỐI LƯỚI

3.1 Thiết kế tiền khả thi

– Tại giao diện màn hình chính, ta chọn Preliminary Design, sau đó chọn Grid-
connected để thiết kế hệ thống nối lưới
Hình 3.1: Chọn thiết kế tiền khả thi
– Chọn Site and Meteo

Hình 3.2: Giao diện thiết kế tiền khả thi

 Mục tiêu chính của phần thiết kế tiền khả thi giúp ta có những đánh giá, định lượng
nhanh về tiềm năng và những điều kiện của dự án. Đối với hệ thống nối lưới, đây chỉ
là một công cụ để đánh giá nhanh về tiềm năng dự án, chưa đầy đủ, chưa chính xác và
cũng không nên sử dụng những kết quả ở đây cho phần báo cáo.

Hình 3.3: Thông tin cơ bản của dự án


Tại đây, ta nhập các thông tin cơ bản của dự án:
– Nhập tên của dự án trong Project’s Name:
– Country: Nhập đất nước của dự án
– Site
 Chọn Open site
 Tại đây, trong thẻ Geographical Coordinate, ta chọn tên dữ liệu địa lý lúc nãy
ta đã tạo ra
 Chọn Close để hoàn tất
– Xuất thông tin dự án, rồi OK.
– Kế tiếp, ta chọn System để thiết kế hệ thống
Hình 3.4: Thông số cơ bản của hệ thống

 Active area (m2): thiết kế dự án theo diện tích

 Nominal Power (kWp): thiết kế dự án theo công suất dự kiến

 Annual yield (MWh/year): thiết kế dự án theo sản lượng điện mong muốn sản xuất
được hàng năm

 Tilt(o): điền góc nghiêng dự kiến thiết kế của dàn tấm PV

 Azimuth(o): điền góc phương vị dự kiến thiết kế. Góc phương vị có giá trị = 0 độ ở
hướng chính Nam và giảm dần khi di chuyển từ hướng Nam sang hướng Đông. Cách
xác định đơn giản là ta giữ chuột trái vào chấm đỏ và kéo xoay sao cho hình chữ nhật
màu xanh có phương gần giống với mái nhà ta thấy trên Google Maps.

 Rồi chọn Next.


 Ta chọn các lựa chọn ở System Specification:

Hình 3.5: Chọn các yếu tố của hệ thống

 Module type (loại module):

 Standard: dạng tấm PV tiêu chuẩn

 Translucide custom: dạng tấm PV 2 mặt kính

 Not yet defined: dạng tấm PV khác

 Technology (công nghệ):

 Monocrystalline: tấm PV đơn tinh thể

 Polycrystalline: tấm PV đa tinh thể


 Thin film: tấm PV màng mỏng

 Mouting disposition (cách lắp đặt dàn pin):

 Facade or tilt roof: lựa chọn cho các thiết kế trên mái nghiêng, mái tôn, mái
ngói.

 Flat roof: lựa chọn cho các thiết kế trên sàn bê tông

 Ground based: lựa chọn cho các thiết kế trên nền đất

 Ventilation Property (Đối lưu):

 Fully insulated: dành cho thiết kế dàn PV áp sát mái/nền đất, không có khoảng
trống.

 Free air circulation (lắp trên dàn khung cao): thường dùng trong các nhà máy điện
mặt trời

 Semi-integration (lắp trên dàn khung vừa): dàn khung không quá cao nhằm tạo sự
thông gió để tăng hiệu suất dàn PV

– Ta lưu dữ liệu lại => Save => OK

Hình 3.6: Lưu dữ liệu


3.3 Thiết kế chi tiết hệ thống

Đây là phần chính của phần mềm. Nó bao gồm việc chọn:
 Dữ liệu địa lý
 Thiết kế hệ thống
 Mô phỏng che bóng
 Tính toán tổn hao
 Định lượng kinh tế.
– Quá trình mô phỏng diễn ra cả năm với dữ liệu của từng giờ cụ thể giúp đưa ra được
một báo cáo hoàn chỉnh và những kết quả phụ khác.

 Tại giao diện màn hình chính, ở ô Project Design and Simulation, chọn Grid–
Connected

Hình 3.7: Chọn thiết kế hệ thống nối lưới


Hình 3.8: Giao diện chính thiết kế hệ thống điện mặt trời hòa lưới (chưa có dữ liệu đầu
vào, kết quả)

 Ta nhấn vào biểu tượng tờ giấy có dấu cộng bên cạnh biểu tượng Open ở hàng Site
File để tải dự án và nhập tên file, tên dự án, vị trí dự án và dữ liệu dự án vào phần
Project’s name. Sau đó, chọn địa điểm đã thiết lập ban nãy và Open.

Hình 3.8: Mở địa điểm

 Sau đó, chọn biểu tượng Save để lưu dự án.


Hình 3.9: Giao diện chính thiết kế hệ thống điện mặt trời hòa lưới (đã có dữ liệu đầu
vào, kết quả)

 Sau đó, ta chọn Orientaion để xác định phương hướng của dàn PV.

Hình 3.10: Nhập các thông số về số mái, độ nghiêng


– Đối với các hệ thống cố định, ta chọn Fixed Tilted Plane cho hệ thống có tất cả tấm PV
cùng nghiêng theo 1 hướng hoặc Several orientations cho hệ thống các nhóm các tấm
PV nghiêng theo nhiều hướng khác nhau và ta có thể tùy chọn số hướng.
– Ở ô Fields Parameters, ta nhập góc nghiêng vào ô Plane Tilt và góc phương vị vào ô
Azimuth
– Đối với các hệ thống xoay (tracking), ta chọn các phương án có chữ Tracking ở đầu:
 Tracking, horizontal axis E-W cho hệ thống xoay theo trục đứng theo hướng Đông-
Tây
 Tracking, vertical axis cho hệ thống xoay theo trục ngang
 Tracking sun-shields cho hệ thống xoay theo ánh nắng mặt trời

 Tilt(o): điền góc nghiêng dự kiến thiết kế của dàn tấm PV

 Azimuth(o): điền góc phương vị dự kiến thiết kế. Góc phương vị có giá trị = 0 độ ở
hướng chính Nam và giảm dần khi di chuyển từ hướng Nam sang hướng Đông. Cách
xác định đơn giản là ta giữ chuột trái vào chấm đỏ và kéo xoay sao cho hình chữ nhật
màu xanh có phương gần giống với mái nhà ta thấy trên Google Maps.

– Chọn OK rồi vào System để cấu hình hệ thống điện mặt trời
Hình 3.11: Nhập các thông số thiết kế

 Tại ô Presizing help ta chọn cách thiết kế hệ thống.

 Enter ‘planned power’ tức là thiết kế theo công suất dự tính có thể lắp đặt.

 ‘Available area’ tức là thiết kế theo diện tích mái dự tính có thể lắp đặt.

 Trong ô Orientation, ta chọn kiểu thiết kế Mixed #1 and #2. Đây là lựa chọn thiết kế
cho 2 mái đối xứng, có cấu tạo, cách bố trí tấm PV, đường đi,…giống hệt như nhau.
Hoặc có thể lựa chọn Orientation #1, Orientation #2,… để thiết kế riêng cho từng
nhóm tấm PV theo các hướng khác nhau.

 Ở ô Select the PV module và ô Select the inverter, ta nhập các thành phần cấu tạo hệ
thống bao gồm: tấm PV, inverter và số lượng

– Trong phần Design the array, ta thiết kế số lượng chuỗi PV (Nbre strings) và số tấm
PV mắc nối tiếp trên mỗi chuỗi (Mod. in series) trong các khoảng mà phần mềm gợi ý.
– Chú ý ô hướng dẫn hình chữ nhật bên phải màn hình, ô đó có chức năng nhận xét cách
thiết kế của bạn có phù hợp không, nếu ô đó chữ màu đỏ, vàng thì bạn cần điều chỉnh
lại thiết kế dựa trên gợi ý từ ô đó, còn chữ màu xanh hoặc không có chữ thì tức là thiết
kế của bạn đã thỏa.

– Ta có thể thiết kế mô hình 3D của dự án bằng phần mềm Sketchup, xuất file có đuôi
(.3ds) và chèn vào phần dữ liệu mô phỏng PVSyst ở đây để tính toán đổ bóng, tăng độ
chính xác cho quá trình mô phỏng.

Hình 3.12: Ô nhận xét phương án thiết kế của phần mềm


Hình 3.13: Chạy mô phỏng
– Sau khi đã thiết kế mô hình 3D xong, ta chọn Near Shadings để chèn vào PVSyst

Hình 3.14: Chọn Near Shadings


Hình 3.15: Giao diện Near Shadings
– Chọn Construction/Perspective sẽ hiện ra không gian 3D

Hình 3.16: Không gian 3D


– Chọn thẻ File => Import => Import 3D Scene và tải file đã thiết kế vào => Save =>
OK => Close

 Ta nhấn OK và tiến hành chạy mô phỏng (Run simulation) rồi Save. Các bước thiết
kế, nhập dữ liệu đã hoàn thành. Ta đến phần đọc và phân tích kết quả báo cáo.

4. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG PHẦN MỀM PVSyst TRONG THIẾT KẾ HỆ


THỐNG ĐIỆN MẶT TRỜI ĐỘC LẬP

4.1 Thiết kế tiền khả thi

– Tại giao diện màn hình chính, ta chọn Preliminary Design, sau đó chọn Stand-alone
để thiết kế hệ thống nối lưới

Hình 4.1: Chọn thiết kế hệ thống độc lập

– Chọn Site and Meteo


Hình 4.2: Chọn Site and Meteo

 Mục tiêu chính của phần thiết kế tiền khả thi giúp ta có những đánh giá, định lượng
nhanh về tiềm năng và những điều kiện của dự án. Đối với hệ thống độc lập, đây chỉ
là một công cụ để đánh giá nhanh về tiềm năng dự án, chưa đầy đủ, chưa chính xác và
cũng không nên sử dụng những kết quả ở đây cho phần báo cáo.

Hình 4.2: Tạo địa điểm của hệ thống


– Sau đó, ta lần lượt chọn System và User’s Needs để thực hiện các thiết lập

Hình 4.3: Màn hình giao diện


– Ở giao diện System Specification, ta tiến hành nhập góc nghiêng của dàn PV vào ô Tilt
và góc phương vị vào ô Azimuth. Sau đó, chọn OK.

Hnh 4.4: Khai báo các góc


– Khi chọn User’s needs sẽ xuất hiện giao diện Daily use of energy, trong thẻ
Consumptions, ta tiến hành nhập các thiết bị tiêu thụ điện (tải) trong nhà, căn hộ,
…, tương ứng với mỗi loại là số lượng, công suất của chúng và số giở sử dụng
trong 1 ngày.

Hình 4.5: Khai báo tải tiêu thụ


– Sau đó, ta chọn qua thẻ Hourly distribution, ta cần nhập thông tin về các thời điểm sử
dụng của các thiết bị trong ngày, mỗi ô màu cam tương đương nửa giờ đồng hồ. Sau đó,
ta chọn OK.

Hình 4.6: Khai báo thời gian sử dụng các thiết bị


Thiết kế chi tiết

Đây là phần chính của phần mềm. Nó bao gồm việc chọn:

 Dữ liệu địa lý
 Thiết kế hệ thống
 Mô phỏng che bóng
 Tính toán tổn hao
 Định lượng kinh tế.
– Quá trình mô phỏng diễn ra cả năm với dữ liệu của từng giờ cụ thể giúp đưa ra được
một báo cáo hoàn chỉnh và những kết quả phụ khác.

 Tại giao diện màn hình chính, ta chọn Project Design, chọn Stand alone

4.2 Thiết kế hệ thống chi tiết

Hình 4.7: Chọn thiết kế hệ thống độc lập


Hình 4.5: Giao diện chính thiết kế hệ thống điện mặt trời hòa lưới (chưa có dữ liệu đầu
vào, kết quả)

 Ta nhấn vào biểu tượng Open ở hàng Site File để dữ liệu địa lý của dự án và nhập tên
file, tên dự án, vị trí dự án và dữ liệu dự án vào phần Project’s name. Sau đó, chọn
OK => Save

Hình 4.9: Mở file địa điểm hệ thống


Hình 4.10: Lưu dự án

 Sau đó, ta chọn Orientaion để xác định phương hướng của dàn PV.

Hình 4.11: Giao diện chính thiết kế hệ thống điện mặt trời hòa lưới (đã có dữ liệu đầu
vào, kết quả)
Hình 4.12: Nhập các thông số về số mái, độ nghiêng
– Đối với các hệ thống cố định, ta chọn Fixed Tilted Plane cho hệ thống có tất cả tấm PV
cùng nghiêng theo 1 hướng.
– Ở ô Fields Parameters, ta nhập góc nghiêng vào ô Plane Tilt và góc phương vị vào ô
Azimuth
– Đối với các hệ thống xoay (tracking), ta chọn các phương án có chữ Tracking ở đầu:
 Tracking, horizontal axis E-W cho hệ thống xoay theo trục đứng theo hướng Đông-
Tây
 Tracking, vertical axis cho hệ thống xoay theo trục ngang
 Tracking sun-shields cho hệ thống xoay theo ánh nắng mặt trời
– Ở ô Optimization with respect to, ta có thể chọn điều chỉnh các góc tối ưu theo năm
hoặc theo mùa hè hoặc theo mùa đông. Thường là chọn tối ưu theo năm.
– Chọn OK rồi vào System để cấu hình hệ thống điện mặt trời
– Khi chọn User’s needs sẽ xuất hiện giao diện Daily use of energy, trong thẻ
Consumptions, ta tiến hành nhập các thiết bị tiêu thụ điện (tải) trong nhà, căn hộ,…,
tương ứng với mỗi loại là số lượng, công suất của chúng và số giở sử dụng trong 1
ngày.
Hình 4.13: Khai báo các tải tiêu thụ
– Sau đó, ta chọn qua thẻ Hourly distribution, ta cần nhập thông tin về các thời điểm sử
dụng của các thiết bị trong ngày, mỗi ô màu cam tương đương nửa giờ đồng hồ. Sau đó,
ta chọn OK => Save.
Hình 4.14: Khai báo thời gian sử dụng các tải
– Chọn OK rồi vào System để cấu hình hệ thống điện mặt trời

Hình 4.15: Thiết lập hệ thống ắc quy (chưa có dữ liệu)


– Đầu tiên, ta cấu hình ắc quy lưu trữ ở thẻ Storage
– Battery (user) voltage: nhập điện áp của các ắc quy, thường là: 12V, 24V hoặc 48V
– Enter accepted PLOL: lượng phần trăm thời gian giả sử tải không được cấp điện trong
ngày, có thể do sự cố gì đó
– Enter requested autonomy: số ngày giả sử dàn PV không sản xuất điện trong 1 tháng
(có thể do không có nắng hoặc dàn PV có sự cố,…). Toàn bộ dàn ắc quy sẽ cấp điện
cho tải trong chừng đó ngày. Khi tăng thông số này đồng nghĩa với việc tăng dung
lượng ắc quy, do đó, sẽ phải tăng thêm chi phí đầu tư.
– Sau đó, ở ô Specify the Battery set, ta chọn hãng, model ắc quy sử dụng cho hệ thống.
Ta nên lựa chọn dựa theo thông số Suggest capacity mà phần mềm đưa ra ở phía trên.
Sau khi chọn xong, PVSyst đưa ra cách đấu nối ắc quy tham khảo cho bạn ở batteries
in series, batteries in parallel. Bạn có thể tự điều chỉnh cách đấu nối bằng cách tăng
giảm số lượng mắc nối tiếp, mắc song song. Sau khi điều chỉnh xong, cột bên phải đã
tính toán các thông số của hệ ắc quy cho bạn, bao gồm: điện áp hệ ắc quy (battery
voltage), tổng dung lượng (global capacity), năng lượng lưu trữ (stored energy), tổng
khối lượng (total weight), số lần xả sâu tại mức 80% (Nb. Cycles at 80% DOD), tổng
năng lượng lưu trữ suốt vòng đời của ăc quy (total stored energy during battery life).
– Phần Operating battery temperature, ở thẻ Temper. Mode, ta có thể chọn các chế độ
nhiệt độ: có điều hòa (fixed air-conditioned), xác định theo tháng (monthly specified
value), nhiệt độ môi trường (external ambient temp.), hoặc nhiệt độ trung bình
(average temp.).
– Ở ô Fixed temperature:
 Nếu chọn Monthly specified value, ta cần điền nhiệt độ của từng tháng vào
 3 lựa chọn còn lại thì điền 1 nhiệt độ cố định của ắc quy vào
Theo dòng chữ đỏ gợi ý, nhiệt độ tăng 10 độ C, tuổi thọ ắc quy giảm một nửa

Hình 4.16: Thiết lập hệ thống ắc quy (đã có dữ liệu)

Sau khi đã thiết lập ắc quy xong, ta chuyển qua thẻ PV Array để thiết lập dàn PV
Hình 4.17: Thiết lập dàn PV (chưa có dữ liệu)
– Ở phần Select the PV module, ta chọn hãng và model tấm PV. Phần mềm sẽ dựa vô
lượng Suggest PV Power ở phía trên mà gợi ý cách đấu nối các tấm PV tham khảo ở
phần Number of modules and strings. Bạn cũng có thể tự điều chỉnh các thiết lập này.
– Ở ô Select the control mode and controller, ta lựa chọn biến tần độc lập cho hệ thống.
Cách làm nhanh là ta tick ô Universal controller, chọn MPPT converter, sau đó, PVSyst
sẽ gợi ý cho ta 1 thiết bị có dòng sạc và dòng xả phù hợp. Sau đó, nếu muốn, ta có thể
bỏ tick ô Unversal Controller và chọn hãng, model biến tần mà mình muốn. Ta cũng có
thể click biểu tượng Open để xem các thông số kĩ thuật của loại biến tần được chọn.

Hình 4.17: Thiết lập dàn PV (đã có dữ liệu)


– Sau đó, ta chuyển qua thẻ Back-up để chọn máy phát điện nếu hệ thống có dùng.

Hình 4.18: Thiết lập máy phát điện (chưa có dữ liệu)


– Nếu có dùng, ta tick ô Use back-up genset và nhấn chọn loại máy phát, nếu các thông số
của máy phát mặc định chưa đúng thì ta vào Open để khai báo các thông số.

Hình 4.19: Thiết lập máy phát điện (đã có dữ liệu)


– Ở thẻ Simplified Sketch, ta có thể xem sơ đồ đơn tuyến của hệ thống. Sau khi đã
khai báo xong các thẻ, ta nhấn OK. Sau đó, ta nhấn Save và Run simulation để
chạy mô phỏng.

Hình 4.20: Lưu và chạy mô phỏng

– Sau khi đã chạy mô phỏng xong, ta nhấn Report để lấy file báo cáo.

Hình 4.21: Lấy báo cáo


5. PHÂN TÍCH KẾT QUẢ BÁO CÁO

Sau khi đã chạy mô phỏng cho dự án (Run simulation), ta chọn mục Report trong ô
Simulation để xuất ra báo cáo. Ta nhận được một file pdf báo cáo

 Ở hệ thống nối lưới:

 Trang đầu tiên thể hiện các thông số cơ bản ta nhập cho hệ thống, bao gồm:

 Thông tin cơ bản về dự án, dữ liệu khí tượng, hướng lắp đặt

Hình 5.1: Thông tin cơ bản của dự án

Hình 5.2: Thông tin thiết kế hệ thống


Thông tin về loại và số lượng tấm PV, inverter, công suất, số chuỗi, số pin mỗi chuỗi,
điện thế tại điểm có công suất cực đại (Ump), dòng điện tại điểm có công suất cực đại
(Imp)
 Trang tiếp theo:

 Mục Main simulation results thể hiện thông số kết quả của hệ thống:

 Công suất hệ thống sản xuất trong 1 năm (System Production)

 Hiệu suất của hệ thống (Performance Ratio): Đây là tỉ lệ công suất hệ thống sẽ
sản xuất được so với công suất dự kiến thiết kế ban đầu.

 Ta có biểu đồ thể hiện sản lượng trong năm đầu tiên:

Hình 5.3: Kết quả sản lượng điện hệ thống sản xuất được trong năm đầu tiên

Hình 5.4: Biểu đồ sản lượng điện hệ thống sản xuất được trong năm đầu tiên
Ta thấy mỗi cột là sản lượng dự kiến trong mỗi tháng, tuy nhiên bị giảm bởi 2 phần
trên của cột (Lc, Ls) và phần còn lại chính là sản lượng thực sự có ích mà hệ thống sản
xuất được.

 Lc (kWh/kWp/ngày) thể hiện phần công suất bị mất do tấm PV, chuỗi; trung bình

 Ls (kWh/kWp/ ngày) thể hiện phần công suất bị mất do inverter; trung bình

 Và sản lượng thực sự có ích (kWh/kWp/ngày) là phần màu nâu trong hình.

 Kế tiếp là biểu đồ thể hiện hiệu suất theo từng tháng của hệ thống trong năm đầu tiên

Hình 5.51: Hệ số tỉ lệ trong năm đầu tiên


– Ta có thể thử nghiệm chạy mô phỏng thông số của hệ thống sau một số năm để có sự
đánh giá về chất lượng thiết bị và cách lắp đặt cũng như hiệu quả mà hệ thống mang
lại ở các giai đoạn.

– Ta tiến hành các bước chọn ô Detail losses ở giao diện chính rồi chọn thẻ Aging,
trong mục Uses degradation in simulation, ta tích chọn Use in simulations. Sau khi ô
Parameter for Simulation đã cho phép chỉnh sửa dữ liệu, trong ô Simulation for year
no. , ta tăng lên chỉ số năm mong muốn khảo sát . Ta có thể nhập thêm dữ liệu về các
yếu tố công suất, Imp, Vmp suy giảm qua các năm mà nhà sản xuất công bố. Sau đó,
chọn OK, chọn lại Run simulation và bấm trở lại thẻ Report để xem báo cáo và nhận
xét sự khác nhau về kết quả giữa các mốc thời gian.

Hình 5.6: Giao diện Detail Losses


Sau đó, ta nhận được các kết Sau đó, ta nhận được các kết quả như sau:
Hình 5.7: Biểu đồ sản lượng điện hệ thống sản xuất được trong năm thứ 20

Hình 5.8: Hệ số tỉ lệ của hệ thống sau 20 năm


Hình 5.9: Các thông số qua các tháng
GlobHor: Bức xạ trong mặt phẳng nằm ngang.

T amb: Nhiệt độ trung bình của môi trường xung quanh.

GlobInc: Bức xạ trong mặt phẳng tấm PV

sửa chữa (thường được đặt tên là POA cho Mặt phẳng của Mảng).

GlobEff: Hiệu suất bức xạ trên các tấm PV, sau khi bị tổn thất (bóng râm xa và gần,

IAM, sỏi đá).

EArray: Năng lượng được tạo ra bởi dãy PV (đầu vào của inverter).

E_Grid: Năng lượng đưa vào lưới, sau những tổn thất trên bộ inverter và dây AC.

EffArrR: Hiệu suất mảng PV EArray liên quan đến bức xạ trên tổng diện tích của tấm
PV.

EffSysR: Hiệu quả hệ thống E_Grid liên quan đến bức xạ trên tổng diện tích của tấm PV.
Hình 5.10: Biểu đồ tương qua giữa bức xạ mặt trời và lượng điện sản xuất được
Biểu đồ này thể hiện sự tương quan giữa lượng bức xạ của mặt trời – yếu tố đầu vào (trục
hoành) và lượng điện năng được sản xuất – yếu tố đầu ra (trục tung) trong 1 ngày. Phần
đậm nhất thể hiện xác suất phân bố nhiều nhất.

 Trang thứ 4, ta đọc về các yếu tố gây tổn hao cho hệ thống. Đây là thông tin rất quan
trọng trong thiết kế hệ thống. Nó chỉ ra hệ thống thực tế mà chúng ta thiết kế sẽ bị tổn
thất ở những phần nào và tổn thất bao nhiêu. Dựa vào kết quả này mà ta có những
điều chỉnh trong thiết kế hệ thống. Một số tổn hao không đến từ thiết kế hệ thống mà
đến từ môi trường (bức xạ, nhiệt độ,…) hoặc thiết bị (tấm PV, inverter, dây cáp AC,
dây cáp DC,...). Dựa vào đó, ta có những sự lựa chọn thiết bị phù hợp. Mong muốn
của giai đoạn thiết kế là giảm các chỉ số trong hình sau đến mức tối thiểu có thể, qua
đó nâng cao hiệu suất chung của hệ thống.
Hình 5.11:Các yếu tố gây tổn hao cho hệ thống

 Ta thấy các nguyên nhân gây tổn hao sau:


 Do sự phản xạ của bầu khí quyển (IAM factor on global)
 Do chênh lệch nhiệt độ môi trường (PV loss due to temperature)
 Tổn thất trên đường dây dẫn AC (AC ohmic loss)
 Tổn thất do hệ thống chưa sẵn sàng (System unavailability)
Các thông số của tấm PV được nhà sản xuất thử nghiệm ở điều kiện tiêu chuẩn 25 0C.
Với mỗi độ C tăng lên so với mức trên thì hiệu suất của tấm PV sẽ giảm trung bình
khoảng 0.5%.
 Trên các đường dây DC nối từ các tấm PV đến inverter (Ohnic wiring loss)
 Tổn thất trên đường dây AC nối từ inverter đến trạm biến áp (AC ohmic loss)

 Tổn thất do hiện tượng LID (Light inducted degradation)

 Tổn thất do hiện tượng mismatch trong 1 tấm PV và giữa các tấm PV với nhau
(Mismatch loss, modules and strings)

 Tổn thất trong quá trình vận hành của inverter ( Inverter loss during operation)

 Ở hệ thống độc lập:


– Ta sẽ có 1 file báo cáo gồm 6 trang, các bước đọc và hiểu báo cáo cũng tương tự như ở
bên hệ thống nối lưới. Có 1 biểu đồ khác:

Hình 5.12: Biểu đồ sản lượng hệ thống độc lập


Lượng Unused energy tức là khi tấm PV vẫn sản xuất ra điện nhưng ắc quy đã đầy,
không sạc thêm được, nên lượng đó bị hao phí => ta cần quay lại điều chỉnh các thông
số để tối ưu kết quả hơn.
– Ngoài ra, ta có thể chọn Table, Predef. Graph, Hourly Graph, Loss diagram để xem rất
nhiều các biểu đồ và thống kê
[1] K.J. Thomas, Jones K.Chacko – Analysis of Different Solar Panels Arrangement
using PVSYST, International Journal of Engineering Research & Technology
(IJERT) 4 (2015) 510-513

[2] Tổng công ty Điện lực Miền Trung (EVNCPC): Hướng dẫn sử dụng phần mềm mô
phỏng hệ thống điện mặt trời PVsyst 6.7.8 (Phần 1: Tạo site)
https://cpc.vn/vi-vn/Tin-tuc-su-kien/Tin-tuc-chi-tiet/articleId/24749

You might also like