Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 6

LUẬT

TỐ TỤNG HÌNH SỰ

CHƯƠNG 7: TRUY TỐ
I. NHẬN ĐỊNH
1. VKS chỉ thực hành quyền công tố trong giai đoạn truy tố.
Nhận định SAI
CSPL: Điều 165, điều 266 BLTTHS 2015.
Điều 165 và điều 266 BLTTHS 2015 quy định lần lượt về nhiệm vụ, quyền hạn của
VKS khi thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự và thực hành
quyền công tố trong giai đoạn xét xử vụ án.
Như vậy, ngoài thực hành quyền công tố trong giai đoạn truy tố theo quy định
tại điều 236 BLTTHS 2015 thì VKS còn thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều
tra và giai đoạn xét xử vụ án nữa.

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 24 tháng 11 năm 2021


2.      VKS cấp nào thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra thì VKS cấp đó
thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử. 
Nhận định SAI. 
CSPL: Khoản 1 Điều 239 BLTTHS 2015.
Đối với vụ án do Viện kiểm sát cấp trên thực hành quyền công tố và kiểm sát
điều tra thì Viện kiểm sát cấp trên quyết định việc truy tố. Ngay sau khi quyết định
truy tố, Viện kiểm sát cấp trên ra quyết định phân công cho Viện kiểm sát cấp dưới
thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử; sau khi nhận được hồ sơ vụ án kèm theo
bản cáo trạng, Viện kiểm sát cấp dưới có thẩm quyền thực hành quyền công tố và
kiểm sát xét xử. Do đó, không phải VKS cấp nào thực hành quyền công tố và kiểm
sát điều tra cũng thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử.
3.  Khi Tòa án yêu cầu điều tra bổ sung thì VKS phải chuyển hồ sơ cho CQĐT để
tiến hành điều tra.
Nhận định SAI
CSPL Điều 246 BLTTHS 2015
Khi Tòa án yêu cầu điều tra bổ sung thì VKS phải xem xét căn cứ của việc yêu
cầu và giải quyết. VKS chỉ phải chuyển hồ sơ cho CQĐT để điều tra bổ sung khi quyết
định trả hồ sơ yêu cầu điều tra bổ sung của Tòa án là có căn cứ nhưng VKS không thể
tự điều tra bổ sung được. Trong trường hợp quyết định trả hồ sơ yêu cầu điều tra bổ
sung có căn cứ mà xét thấy không cần phải trả hồ sơ cho CQĐT thì VKS sẽ là cơ quan
trực tiếp tiến hành một số hoạt động điều tra để bổ sung tài liệu chứng cứ mà không
cần phải chuyển hồ sơ cho CQĐT. Hoặc, trong trường hợp quyết định trả hồ sơ yêu
cầu điều tra bổ sung của Tòa án không có căn cứ thì VKS có văn bản nêu lý do, giữ
nguyên quyết định truy tố và chuyển hồ sơ cho Tòa án, không cần phải chuyển hồ sơ
cho CQĐT.
Do đó, không phải khi có yêu cầu điều tra bổ sung của Tòa án thì VKS phải
chuyển hồ sơ cho CQĐT mà còn tùy thuộc vào yêu cầu đó có căn cứ hay không, VKS
có tự điều tra bổ sung được hay không.
4.      Khi cần thiết, VKS có quyền tiến hành một số hoạt động điều tra trong giai
đoạn truy tố. 
Nhận định ĐÚNG. 
CSPL: Khoản 3 Điều 236 BLTTHS 2015; Khoản 2 Điều 12 TTLT/ 04/2018/
VKSNDTC-BCA-BQP
“Điều 12. Viện kiểm sát trực tiếp tiến hành một số hoạt động điều tra. 2.
Trường hợp Viện kiểm sát trực tiếp tiến hành một số hoạt động điều tra theo quy định
tại khoản 3 Điều 236, khoản 1 Điều 246 Bộ luật Tố tụng hình sự mà thấy cần phối hợp
với Cơ quan điều tra thì chậm nhất 24 giờ trước khi tiến hành một số hoạt động điều
tra, Viện kiểm sát thông báo cho Cơ quan điều tra thời gian, địa điểm tiến hành một
số hoạt động điều tra để phân công Điều tra viên cùng phối hợp thực hiện; trường
hợp Điều tra viên vắng mặt thì chậm nhất 02 giờ trước khi Kiểm sát viên tiến hành
một số hoạt động điều tra, Điều tra viên phải thông báo cho Kiểm sát viên biết.”
Nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát khi thực hành quyền công tố trong giai
đoạn truy tố là: Trực tiếp tiến hành một số hoạt động điều tra nhằm kiểm tra, bổ sung
1
tài liệu, chứng cứ để quyết định việc truy tố hoặc khi Tòa án yêu cầu điều tra bổ sung
mà xét thấy không cần thiết phải trả hồ sơ cho Cơ quan điều tra.
5.  Vụ án có thể được phục hồi khi VKS đã ra quyết định đình chỉ vụ án. 
Nhận định ĐÚNG
CSPL: Khoản 1 Điều 249 BLTTHS.
Căn cứ khoản 1 Điều 249 BLTTHS thì khi có lý do để hủy bỏ quyết định đình
chỉ vụ án hoặc quyết định tạm đình chỉ vụ án thì Viện kiểm sát ra quyết định phục hồi
vụ án nếu chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự. Nếu vụ án bị đình chỉ do đã
hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự; tội phạm đã được đại xá mà bị can không
đồng ý và yêu cầu phục hồi vụ án thì Viện kiểm sát ra quyết định phục hồi vụ án. Vì
vậy, VAHS đã ra quyết định đình chỉ vụ án thì vẫn có thể được phục hồi.
6.  VKS có thể truy tố những bị can mà CQĐT không đề nghị truy tố. (2.BT1.2)
Nhận định: SAI
CSPL: Điều 238 BLTTHS 2015 
Viện kiểm  truy tố bị can khi CQĐT giao tài liệu trong hồ sơ vụ án, vật chứng
kèm theo (nếu có) đã đầy đủ so với bảng kê khai tài liệu, vật chứng và bản kết luận
điều tra đề nghị truy tố đã được giao cho bị can hoặc người đại diện của bị can, còn
trường hợp tài liệu trong hồ sơ vụ án, vật chứng kèm theo không đầy đủ so với bảng kê
khai tài liệu thì VKS yêu cầu CQĐT bổ sung tài liệu, vật chứng, giao bản kết luận điều
tra cho bị can hoặc người đại diện của bị can thì CQĐT mới có thể tiến hành truy tố.
7.      Khi có lý do để hủy bỏ quyết định đình chỉ vụ án hoặc quyết định tạm đình
chỉ vụ án thì VKS phải ra quyết định phục hồi vụ án.
  Nhận định  SAI.
CSPL: Khoản 1 Điều 249; khoản 5, 6 Điều 157 BLTTHS 2015.
VKS chỉ phải ra quyết định phục hồi vụ án khi chưa hết thời hiệu truy cứu trách
nhiệm hình sự. Nếu vụ án bị đình chỉ theo quy định tại khoản 5 và khoản 6 Điều 157
của Bộ luật này mà bị can không đồng ý và yêu cầu phục hồi vụ án thì Viện kiểm sát
mới phải ra quyết định phục hồi vụ án. Vì thế, việc phục hồi vụ án là không bắt buộc
trong một số trường hợp.
II.   BÀI TẬP
Bài tập 1: A và B thực hiện hành vi giết 04 người tại tỉnh N. Vụ án do cơ quan
CSĐT Bộ công an khởi tố và điều tra. Bản kết luận điều tra và đề nghị truy tố
được gửi đến VKS có thẩm quyền.
Câu hỏi:
1. VKS cấp nào có thẩm quyền quyết định việc truy tố bị can A, B?
Căn cứ theo cơ sở pháp lý tại Đều 239 Bộ luật TTHS 2015 quy định thì cơ quan
điều tra nào tiến hành điều tra thì VKSND cấp đó sẽ thực hiện việc truy tố. Vì trong vụ
án trên do Bộ công an khởi tố và điều tra nên VKSND cấp cao sẽ có quyền quyết định
việc truy tố đối với A và B.
 2. VKS nào có trách nhiệm thực hành quyền công tố tại phiên tòa?

2
 
Trong trường hợp trên do vụ án được VKS cấp cao thực hành quyền công tố,
kiểm sát điều tra và quyết định việc truy tố nên theo quy định tại Khoản 1 Điều 239
BLTTHS 2015 thì ngay sau khi quyết định truy tố, VKS cấp cao sẽ ra quyết định phân
công cho VKS cấp dưới cùng cấp với Tòa án có thẩm quyền xét xử sơ thẩm vụ án để
thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử; sau khi nhận được hồ sơ vụ án kèm theo
bản cáo trạng, Viện kiểm sát cấp dưới có thẩm quyền thực hành quyền công tố và kiểm
sát xét xử.

3. Lệnh tạm giam bị can A, B của cơ quan CSĐT Bộ công an vẫn còn thời hạn.
VKS có thể tiếp tục sử dụng lệnh tạm giam này không hay phải ra lệnh tạm
giam mới? Cơ sở pháp lý?
Theo quy định tại Điều 241 BLTTHS 2015, thời hạn áp dụng biện pháp ngăn
chặn trong giai đoạn truy tố không được quá thời hạn quy định tại Khoản 1 Điều 240
của Bộ luật này.
Trong trường hợp, lệnh tạm giam bị can A, B của CQĐT Bộ công an vẫn còn
thời hạn, theo quy định tại Điều 18 Thông tư liên tịch  04/2018/TTLT- VKSNDTC-
BCA-BQP thì VKS có thể tiếp tục sử dụng lệnh tạm giam đó hoặc phải ra lệnh tạm
giam mới, cụ thể: 
- Nếu thời hạn tạm giam vẫn còn mà bằng hoặc dài hơn thời hạn quyết định việc
truy tố quy định tại khoản 1 Điều 240 Bộ luật Tố tụng hình sự đối với tội
phạm đang xem xét quyết định việc truy tố và xét thấy cần thiết phải tiếp tục
tạm giam bị can trong giai đoạn truy tố thì Viện kiểm sát tiếp tục sử dụng lệnh
tạm giam hoặc quyết định gia hạn tạm giam đó mà không phải ra lệnh tạm
giam mới;
- Nếu thời hạn tạm giam vẫn còn nhưng không đủ để hoàn thành việc truy tố thì
trước khi hết thời hạn tạm giam ít nhất 05 ngày, Viện kiểm sát ra lệnh tạm
giam mới; thời hạn tạm giam còn lại và thời hạn tạm giam mới không vượt
quá thời hạn quyết định việc truy tố quy định tại khoản 1 Điều 240 Bộ luật Tố
tụng hình sự đối với tội phạm đang xem xét quyết định việc truy tố. Sau khi ra
lệnh tạm giam mới, Viện kiểm sát giao ngay lệnh tạm giam cho bị can, cơ sở
giam giữ nơi bị can đang bị tạm giam;

4. VKS phát hiện A là người chưa thành niên nhưng CQĐT đã không chỉ định
người bào chữa cho A trong giai đoạn điều tra. VKS giải quyết như thế nào?
CSPL: 
Điểm o khoản 1 Điều 4 BLTTHS: “o) Vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng
là việc cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng trong quá trình khởi tố, điều
tra, truy tố, xét xử không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ các trình
tự, thủ tục do Bộ luật này quy định và đã xâm hại nghiêm trọng đến quyền, lợi ích hợp
pháp của người tham gia tố tụng hoặc làm ảnh hưởng đến việc xác định sự thật khách
quan, toàn diện của vụ án.”

3
Điểm d khoản 1 Điều 245 BLTTHS:  “Điều 245. Trả hồ sơ vụ án để điều tra
bổ sung. 1. Viện kiểm sát ra quyết định trả hồ sơ vụ án, yêu cầu Cơ quan điều tra điều
tra bổ sung khi thuộc một trong các trường hợp:
a) Còn thiếu chứng cứ để chứng minh một trong những vấn đề quy định tại Điều 85
của Bộ luật này mà Viện kiểm sát không thể tự mình bổ sung được;
b) Có căn cứ khởi tố bị can về một hay nhiều tội phạm khác;
c) Có người đồng phạm hoặc người phạm tội khác liên quan đến vụ án nhưng chưa
được khởi tố bị can;
d) Có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng”.
Tham khảo tinh thần điểm b khoản 2 Điều 4 TTLT số 01/2010/TTLT-
VKSNDTC-BCA-TANDTC: “b) Không yêu cầu cử người bào chữa cho bị can, bị
cáo theo quy định tại khoản 2 Điều 57 của BLTTHS”.
Theo các cơ sở pháp lý trên thì vì có xuất hiện việc vi phạm nghiêm trọng thủ
tục tố tụng cụ thể là cơ quan điều tra đã không chỉ định người bào chữa cho A chưa đủ
18 tuổi đã ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của A nên Viện kiểm sát sẽ trả hồ sơ
vụ án, yêu cầu Cơ quan điều tra bổ sung.
Tiếp theo, căn cứ theo quy định tại Điều 76 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015,
trong giai đoạn điều tra,Viện kiểm sát phải yêu cầu hoặc đề nghị các tổ chức sau đây
cử người bào chữa cho A gồm:
- Đoàn luật sư phân công tổ chức hành nghề luật sư cử người bào chữa hoặc
- Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước cử Trợ giúp viên pháp lý, luật sư bào chữa
cho người thuộc diện được trợ giúp pháp lý hoặc
- Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận cử
bào chữa viên nhân dân bào chữa cho người bị buộc tội là thành viên của tổ
chức mình. 
5. Khi đang xem xét quyết định việc truy tố thì B bỏ trốn. VKS giải quyết như
thế nào?
Theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 247 BLTTHS, khi bị can bỏ trốn mà
không biết rõ bị can ở đâu nhưng đã hết thời hạn quyết định việc truy tố thì VKS ra
quyết định tạm đình chỉ vụ án nhưng trước khi ra quyết định phải yêu cầu cơ quan
điều tra truy nã bị can theo quy định tại Điều 231 của Bộ luật này.
Bài tập 2: A và B bị VKSND tỉnh X truy tố về tội giết người. Giả sử TAND tỉnh X
xác định những tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ án chưa đủ cơ sở kết luận A
và B phạm tội giết người và trả hồ sơ để VKS điều tra bổ sung. Nhận thấy không
thể tự mình bổ sung được nên VKS trả hồ sơ cho CQĐT để điều tra bổ sung.
Câu hỏi:
1. Tổng thời hạn để điều tra bổ sung trong trường hợp này được pháp luật quy
định là bao lâu?
Theo khoản 1 Điều 246 BLTTHS 2015 thì khi Tòa án quyết định trả hồ sơ vụ
án yêu cầu điều tra bổ sung nếu Viện kiểm sát không thể tự mình điều tra bổ sung
được thì Viện kiểm sát sẽ ra quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung và chuyển ngay
hồ sơ cho Cơ quan điều tra để tiến hành điều tra.
4
Trong tình huống nêu trên, áp dụng khoản 2 Điều 174 BLTTHS 2015, do Tòa
án trả lại để yêu cầu điều tra bổ sung nên thời hạn điều tra bổ sung không quá 1 tháng
kể từ ngày Cơ quan điều tra nhận lại hồ sơ vụ án và yêu cầu điều tra bổ sung.
Tình tiết bổ sung thứ nhất
2. Giả sử kết quả điều tra bổ sung cho thấy A và B phạm tội cố ý gây thương tích
thì VKS giải quyết như thế nào?
Trong trường hợp trên, kết quả điều tra bổ sung cho thấy A và B phạm tội cố ý
gây thương tích mà VKSND tỉnh X truy tố 2 bị can về tội giết người. Như vậy, kết
quả điều tra bổ sung đã làm thay đổi cơ bản nội dung của bản cáo trạng trước đó. Do
đó, căn cứ theo khoản 1 Điều 246 BLTTHS 2015, kết quả điều tra bổ sung trong dẫn
đến đình chỉ vụ án nên VKS phải ban hành cáo trạng mới thay thế và chuyển hồ sơ
đến TAND tỉnh X.
Tình tiết bổ sung thứ hai
3. Giả sử trong giai đoạn truy tố, có kết luận giám định tư pháp xác định bị can
A mắc bệnh hiểm nghèo nên đã ra quyết định tách vụ án. Hỏi quyết định của
VKS có đúng không? Tại sao? 
Quyết định tách vụ án của VKS là không đúng. Căn cứ vào điểm b khoản 2
Điều 242 BLTTHS 2015 thì trong trường hợp này tuy có kết quả giám định tư pháp
xác định A mắc bệnh hiểm nghèo nhưng VKS chỉ được tách vụ khi đã có quyết định
tạm đình chỉ vụ án đối với bị can A nhưng trường hợp này vẫn chưa có quyết định
tạm đình chỉ nên sẽ không thể ra quyết định tách vụ án.

You might also like