Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 35

BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG

HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG


VIỆN KHOA HỌC KỸ THUẬT BƯU ĐIỆN

THUYẾT MINH DỰ THẢO

RÀ SOÁT, CẬP NHẬT VÀ CHUYỂN ĐỔI TIÊU CHUẨN


NGÀNH SANG TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

THUYẾT MINH
Mã số: 90 - 10 - KHKT - TC
DỰ THẢO QUY CHUẨN QUỐC GIA
VỀ THIẾT BỊ NGUỒN – 48 V DC DÙNG CHO VIỄN THÔNG VÀ
CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
National technical regulation on
Power supply equipment -48V DC for telecommunication and
Information equipment

À NỘI – 8/2010

HÀ NỘI – 2018
MỤC LỤC
1 Tên gọi và ký hiệu quy chuẩn.........................................................................3
1.1 Tên quy chuẩn............................................................................................3
1.2 Ký hiệu quy chuẩn QCVN........................................................................3
1.3 Mục tiêu......................................................................................................3
1.4 Nội dung thực hiện.....................................................................................3
1.5 Phương pháp thực hiện.............................................................................3
2 Đặc điểm tình hình đối tượng......................................................................4
2.1 Công nghệ nguồn, hệ thống cấp nguồn trong mạng viễn thông............4
2.1.1 Tủ nguồn và công nghệ nắn nguồn.....................................................4
2.1.2 Tổ ắc quy nguồn dự phòng -48 V DC................................................11
2.2 Tình hình tiêu chuẩn hoá nguồn điện -48 V DC dùng cho thiết bị viễn
thông và CNTT...............................................................................................23
2.2.1 Tình hình tiêu chuẩn hoá trong nước...............................................23
2.2.2 Tình hình tiêu chuẩn hoá thiết bị nguồn ngoài nước......................24
3 Kết quả xây dựng Quy chuẩn....................................................................24
3.1 Tài liệu viện dẫn....................................................................................24
3.2 Tình hình tiêu chuẩn hoá nguồn điện.................................................25
4 Xây dựng quy chuẩn..................................................................................28
4.1 Hình thức xây dựng..............................................................................28
4.2 Nội dung quy chuẩn..............................................................................28
5 Kết luận và kiến nghị.................................................................................34
5.1 Kết luận.................................................................................................34
5.2 Kiến nghị...............................................................................................35
6 Tài liệu tham khảo........................................................................................36

2
THUYẾT MINH QUY CHUẨN
1 Tên gọi và ký hiệu quy chuẩn
1.1 Tên quy chuẩn
QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA
VỀ THIẾT BỊ NGUỒN - 48V DC DÙNG CHO VIỄN THÔNG VÀ CÔNG NGHỆ
THÔNG TIN
National technical regulation on
Power supply equipment -48V DC for telecommunication and
information equipment

1.2 Ký hiệu quy chuẩn QCVN


QCVN XXX:2018/BTTTT
1.3 Mục tiêu
Quản lý chất lượng sản phẩm viễn thông và công nghệ thông tin.
1.4 Nội dung thực hiện
- Tổng hợp tài liệu quy chuẩn của các tổ chức quy chuẩn quốc tế và khu vực về
lĩnh vực lĩnh vực liên quan.
- Lựa chọn tài liệu tham chiếu để rà soát, nghiên cứu Quy chuẩn Việt Nam.
- Nghiên cứu về công nghệ nguồn viễn thông, hệ thống cấp nguồn trong mạng
viễn thông.
- Nghiên cứu, phân tích tình hình tiêu chuẩn hóa thuộc lĩnh vực nguồn viễn thông
trong nước và quốc tế.
- Nghiên cứu phân tích lựa chọn tiêu chuẩn tham chiếu chính làm cơ sở xây dựng
quy chuyển kỹ thuật về nguồn -48V DC.
- Xây dựng quy chuẩn kỹ thuật giao diện cung cấp nguồn -48 V DC dùng cho
viễn thông và công nghệ thông tin.
- Các cấu hình đo kiểm: Các điều kiện đo kiểm, diễn giải kết quả đo.
- Hoàn chỉnh hồ sơ Quy chuẩn quốc gia liên quan.
- Viết báo cáo kết quả nghiên cứu.
1.5 Phương pháp thực hiện
Rà soát tiêu chuẩn tiêu chuẩn, quy chuẩn liên quan:
- Trên cơ sở thực tế sản xuất, vận hành, khai thác trong và ngoài nước;
- Phạm vi áp dụng đảm bảo phù hợp với thực tiễn và các qui định, chính sách hiện
tại;

3
- Tính cập nhật và phù hợp của tài liệu tham chiếu.
- Rà soát các tài liệu tham chiếu liên quan của các tổ chức tiêu chuẩn quốc tế, khu
vực hoặc trong nước mới cập nhật;
- Lựa chọn các tiêu chuẩn phù hợp với hiện trạng công nghệ và thị trường thiết bị
viễn thông Việt Nam để làm tài liệu đối chiếu.
- Kiểm tra tính chính xác về nội dung.
Rà soát tiêu chuẩn: soát xét nội dung, phạm vi áp dụng, loại bỏ các qui định không phù
hợp với mục tiêu quản lý và hiện trạng mạng viễn thông.
- Soát xét bố cục, văn phạm, dịch thuật trong các tiêu chuẩn cần rà soát.
- Thực hiện sửa đổi, bổ sung, cập nhật nội dung tiêu chuẩn cũ hoặc đề xuất thay
thế bằng tiêu chuẩn mới phù hợp hơn đáp ứng yêu cầu quản lý thiết bị và hiện trạng
mạng viễn thông.
Nghiên cứu khả năng chuyển đổi tiêu chuẩn Việt Nam sang quy chuẩn Việt Nam
- Chuyển đổi định dạng từ tiêu chuẩn Việt Nam sang Quy chuẩn quốc gia theo quy
định chung.
- Nội dung Quy chuẩn mới bao gồm nội dung tiêu chuẩn đã được rà soát và một số nội
dung mới bổ sung và đã sửa đổi.
2 Đặc điểm tình hình đối tượng
2.1 Công nghệ nguồn, hệ thống cấp nguồn trong mạng viễn thông
2.1.1 Tủ nguồn và công nghệ nắn nguồn
Nguồn điện là một phần rất quan trọng đối với hệ thống mạng viễn thông, nó ảnh
hưởng trực tiếp đến hoạt động của hệ thống thiết bị viễn thông và công nghệ thông
tin. Nguồn điện được chia ra làm 2 loại là nguồn AC (nguồn xoay chiều) và nguồn DC
(nguồn một chiều). Nguồn DC được sử dụng rất rộng rãi và hầu hết trong các mạch
điện hay hệ thống thiết bị viễn thông, Nhưng để tạo ra được các nguồn điện một chiều
DC thì cần các bộ chuyển đổi nguồn AC thành DC còn gọi là bộ chỉnh lưu (Rectifier)
và bộ chuyển đổi từ DC thành DC (DC- DC converter).
Công nghệ nguồn xung là bộ nguồn sử dụng công nghệ biến đổi điện áp xoay chiều
sang điện áp một chiều AC – DC và hoặc từ điện áp một chiều sơ cấp sang các loại
điện áp một chiều thứ cấp DC – DC dựa trên nguyên lý đóng mở các van bán dẫn, với
ưu điểm là khả năng cung cấp đầu ra hiệu suất cao, tổn hao thấp,  ổn định được đầu ra
khi đầu vào có sự thay đổi và đặc biệt là kích thước mạch nhỏ gọn so với mạch biến
đổi dùng điện áp thông thường. Để có các điện áp ra một chiều ổn định thì công nghệ
điều chế độ rộng xung, tần số cao có nhiều ưu điểm sẽ được nêu dưới đây. Riêng công
nghệ ổn áp tương tự (analog) ngoài việc đảm bảo độ ổn định của đầu ra thì có nhiều
nhược điểm như hiệu suất không cao, do phát sinh nhiệt ở phần tử điều chỉnh công
suất (regulator) yêu cầu phải có tản nhiệt lớn dẫn đến kích thước và khối lượng bộ

4
nguồn tăng do vậy nguyên lý tương tự này chỉ áp dụng với các mạch điện nguồn công
xuất nhỏ.
Công nghệ nguồn điện trước đây thường dùng biến áp cách ly, các chỉnh lưu dẫn hoặc
điều chỉnh góc pha bằng diode điều khiển SCR và các bộ ổn áp tương tự. Việc sử dụng
biến áp hạ thế lỗi sắt từ, và các cuộn cảm và tụ lọc nguồn làm cho kích thước và khối
lượng bộ nguồn lớn đáng kể so các bộ nguồn sử dụng công nghệ số mới hiện nay. Sau
khi được nắn bằng các linh kiện bán dẫn, nhiều gợn sóng có tần số khoảng 100Hz và
nhiều tần số cao ký sinh gây ra do đóng ngắt góc pha của SCR gây ra nhiễu nguồn lớn.
Việc lọc nguồn ở tần số thấp cũng yêu cầu phải có các tụ điện giá trị lớn mới đáp ứng
được yêu cầu tín hiệu DC tại đầu ra. Từ những đặc điểm trên, các thiết bị nguồn sử
dụng công nghệ chỉnh lưu truyền thống có kích thước lớn và hiệu suất không cao
thông thường chỉ đạt được ở mức dưới 75%.
Nguyên lý chung của các bộ nguồn AC – DC hầu như giống nhau chỉ phụ thuộc vào
độ lớn công suất, điện áp vào 1 pha hay 3 pha hoặc tần số công tác của bộ điều chế
PWM, cũng như đòi hỏi về các mức bảo vệ và các tính năng tự kiểm tra và chia tải.
Hiện nay, thiết bị nguồn một chiều -48 V DC được dùng trong viễn thông có chung
một nguyên lý là: Bộ nguồn hay còn gọi là tủ nguồn (Power Plant hay Power Rack)
được cấu thành bởi nhiều phần tử sau đây:
Các khối đầu vào, bao gồm
 Các đầu đấu dây đầu vào 3 pha hoặc 1 pha;
 Các bộ cầu chì bảo vệ đầu vào hoặc đóng ngắt CB (curcuit Breaker);
 Các bộ chống sét, cắt lọc sét;
 Các bộ chống lọc nhiễu và chống nhiễu tần số vô tuyến RFI (Radio Frequency
Interference).
Bộ nguồn cấp trước, bao gồm
 Các khối chỉnh lưu (Rectifier).
 Bộ điều khiển, quản lý các chức năng của bộ nguồn:
a. Chức năng quản lý, giám sát nguồn đầu vào đầu ra;
b. Quản lý giám sát dòng điện đầu vào và đầu ra;
c. Điều khiển chia tải của các khối chỉnh lưu;
d. Điều khiển các chế độ nạp ắc quy;
e. Hiển thị các chức năng và các thông số của bộ nguồn;
f. Giám sát và cảnh báo các trạng thái của bộ nguồn:
- Trạng thái nguồn hỏng;
- Mất điện áp vào;
- Điện áp vào quá cao hay quá thấp;

5
- Điện áp ra quá cao hay quá thấp;
- Bảo vệ ngắt tải khi điện áp quá thấp (LLVD – Load Low Voltage
Disconnect);
- Bảo vệ ngắt Ắc quy khi điện áp quá thấp (BLVD – Battery Low Voltage
Disconnect);
- Bảo vệ và cảnh báo quá tải.
Như vậy, để tăng công suất của thiết bị nguồn thì nó có thể có một hoặc nhiều
bộ chỉnh lưu (Rectifier) thường gọi là khối hoặc mô đun chỉnh lưu (Rec mô đun).
Trong một số thiết bị công suất vừa và trung bình thì bộ chỉnh lưu đóng vai trò là bộ
nguồn tức là có các chức năng điều khiển giám sát và hiển thị như đã trình bày ở phần
trên.
Thông thường các khối chức năng của mô đun chỉnh lưu được mô tả dưới đây:
Các khối cơ bản của một bộ nguồn gồm có:
Khối đầu vào và bảo vệ: bao gồm các phần tử chính như các jắc cắm đầu vào
(có thể là điện áp 220 V AC, 1 pha hoặc 380 V AC, 3 pha, các bộ bảo vệ như cầu chì,
CB (Curcuit Breaker) hoặc các rơ le bảo vệ, tiếp đến là các bộ chống phát xạ nhiễu vô
tuyến điện RFI (Radio Frequency Interference). Một số thiết bị nguồn có trang bị các
van chống sét, chống quá áp hoặc chống đột biến điện áp khi khởi động. Như vậy khối
nguồn đầu vào có chức năng bảo vệ, chống đột biến điện áp khi khởi động tiếp đến là
các khối chỉnh lưu (Rectifier) đảm nhiệm chức năng biến đổi điện áp xoay chiều AC
thành điện áp một chiều DC. Với các nguồn công suất thấp dưới 1kW thì không sử
dụng khối nguồn tăng áp (Boost converter). Một số khối nguồn còn có khả năng nhân
áp đầu vào hoặc thăm dò điện áp vào để bộ tăng áp (Boost) có điện áp ra ổn định
(thông thường + 400 V DC) đây là điện áp nguồn DC sơ cấp của các thiết bị nguồn
dùng để cung cấp cho các tầng tiếp theo của bộ nguồn. Bộ tăng áp cũng hoạt động theo
công nghệ điều chế độ rộng xung PWM (Pulse Width Modulation) với tần số từ 75kHz
đến 500kHz, thậm trí một số thiết bị nguồn hiện đại ngày nay tần số PWM có thể lên
đến 1GHz. Cũng chính vì nhờ có công nghệ vật liệu, linh kiện nên các phần tử công
suất sử dụng trong các khối chuyển mạch là các linh kiện MOSTFET, IGBT... có thể
chuyển mạch với tần số cao nói trên dẫn đến giá trị các phần tử cảm kháng, tụ điện
không yêu cầu giá trị làm cho thiết bị nguồn nhỏ gọn đáng kể.
Bộ tăng áp (Boost) ở các bộ nguồn hiện đại có khả năng ổn áp cao và có các khả
năng bảo vệ và hạn chế dòng điện tiêu thụ quá mức hoặc chập đầu ra hoặc bảo vệ dòng
khởi động khi bật tắt thiết bị nguồn. Để các khối nguồn có thể hoạt được thì các khối
điều khiển PWM, các khối bảo vệ cũng như các khối so sánh được cấp bởi một bộ
nguồn cấp trước công suất nhỏ thông thường từ 1-5W. Bộ nguồn cấp trước thông
thường sử dụng nguồn đầu vào AC thì thường sử dụng nguồn biếp áp đối với các loại
thiết bị nguồn thế hệ trước. Đối với các thiết bị nguồn hiện đại thì bộ nguồn cấp trước
thông thường cũng là nguồn xung sử dụng công nghệ PWM đầu vào có thể là nguồn
6
điện AC hoặc nguồn điện DC + 400V như đã nêu ở trên. Như vậy, đột phá trong lĩnh
vực công nghệ nguồn điện là: Công nghệ các linh kiện chuyển mạch bán dẫn:
- Có khả năng làm việc ở điện áp cao;
- Dòng điện của khối công xuất giảm;
- Có khả năng chuyên mạch nhanh;
- Kích thước các linh kiện vật liệu giảm.
Như vậy với công nghệ chuyển mạch nhanh, và linh kiện bán dẫn chịu được điện
áp cao giúp cho hiệu suất của thiết bị nguồn lên đến 85-95%.
Tuy nhiên, việc chuyển mạch nhanh (switching), chịu được điện áp làm việc cao,
cũng phát sinh những vẫn đề cần giải quyết đó là:
- Gây ra phát nhiễu vô tuyến điện từ không mong muồn từ khối nguồn;
- Độ cách điện của các vật liệu sử dụng trong bộ nguồn cần yêu cầu cao;
- Dòng khởi động lúc quá độ tăng nhanh;
Các vấn đề nêu trên cần được tính đến khi thiết kế các thiết bị nguồn để đảm bảo
chất lượng thiết bị, cũng như không làm ảnh hưởng đến các thiết bị viễn thông khi sử
dụng thiết bị nguồn này.
Các bộ biến đổi DC-DC có thể được chia làm 2 nhóm:
- Nhóm cách ly;
- Nhóm không cách ly.

7
Hệ thống Bảo vệ
phân phối đầu vào, Cắt, Lọc Chống
nguồn AC cầu chì Sét nhiễu Chỉnh lưu
hoặc CB RFI

Bộ nguồn Bộ điều
cấp trước khiển
PWM

Boost Tầng
Lọc Converter Bảo vệ công suất Biến áp
nguồn lên DC Quá dòng PWM xung
+400V Power

Chia áp Bộ chia
Chỉnh lưu Lọc và và phản tải và Phân phối
thứ cấp bảo vệ hồi điệp giám sát DC
-48 V DC áp

Hình 1. Sơ đồ các khối thiết bị nguồn viễn thông


Bộ biến đổi DC-DC cách ly:
Đối với bộ biến đổi DC-DC cách ly thì sự biến đổi điện áp một chiều đầu vào
thành điện áp một chiều đầu ra được thực hiện chủ yếu thông qua biến áp. Nguyên lý
phổ biến là nguồn xung điều chế độ rộng xung PWM, một số thiết bị nguồn sử dụng cả
điều chế độ rộng xung và thay đổi tần số.
Các biến áp được sử dụng ở đây là những biến áp xung với kích thước nhỏ gọn,
hoạt động ở tần số cao. Các sơ đồ biến đổi theo nguyên lý này gồm có: Flyback,
Forward, Double Forward, Push-pull, Half-brigde, LLC resonant.
Ưu điểm: Các bộ biến đổi cách ly giúp bộ nguồn có thể đạt được công suất cao. Với
các yêu cầu thiết kế trên 500W nên xem xét đến các nguyên lý biến đổi nguồn này.
Nguyên lý này được áp dụng phần lớn đối với các bộ nguồn AC-DC-DC, với công
suất lớn thường sử dụng bộ tăng áp (Boost) lên +400V DC.

8
Nhược điểm: Biến áp là phần tử quan trọng, thiết kế biến áp xung là cả vấn để công
nghệ để đạt được công suất và hiệu suất cao. Việc điều khiển các bộ biến đổi này có
nhiều vấn đề phải xem xét kỹ lưỡng vì mô hình hóa phức tạp. Đặc biệt cần phải có bộ
nguồn cấp trước cho bộ điều khiển PWM cũng như cách ly phần điều khiển và bộ
phận điều khiển công suất.
Bộ biến đổi DC-DC không cách ly
Các bộ biến đổi DC-DC biến đổi điện áp một chiều đầu vào thành điện áp một chiều
đầu ra chủ yếu dựa vào sự phóng nạp năng lượng qua các tụ điện và cuộn cảm. Các
nguyên lý theo sơ đồ này gồm có: Buck, Boost, Buck-Boost. Đối với nguồn công suất
thì phần tăng áp không cách ly sử dụng để boost điện áp không ổn áp +310 V DC lên
+400 V DC như đã trình bày ở trên.
Ưu điểm: Sơ đồ nguyên lý đơn giản - Mô hình hóa dễ dàng nên thuận tiện hơn cho
việc thiết kế các bộ điều khiển. Việc cuốn cuộn cảm và lựa chọn tụ điện dễ dàng hơn
so với cuốn biến áp xung
Nhược điểm: Công suất nhỏ và không cách ly giữa đầu vào, đầu ra nên trong khi hoạt
động có thể xảy ra sự cố và gây nhiễu tín hiệu, an toàn điện. Tùy vào từng hoạt cảnh
và trường hợp cụ thể xem xét và thiết kế  phù hợp.
Thiết bị nguồn điện dùng cho viễn thông và công nghệ thông tin
Nguồn đơn lẻ
Hiện tại, trong mạng viễn thông Việt Nam đang sử dụng một số lượng lớn thiết bị
nguồn điện đơn lẻ để đảm bảo sự hoạt động của các thiết bị viễn thông. Các thiết bị
nguồn đơn lẻ này vẫn đang đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo chất lượng
mạng và dịch vụ viễn thông. Về nguyên lý nguồn cho thiết bị viễn thông không khác
nhiều so với các ứng dụng trong công nghiệp và dân dụng. Tuy nhiên, nguồn viễn
thông đơn lẻ này có một số điểm khác nhau cơ bản:
- Nguồn viễn thông có điện áp danh định là 48 V DC;
- Cực dương nguồn nối đất (Grouding);
- Yêu cầu cầu cao về độ gợn sóng và phải có chống nhiễu tần số vô tuyến;
- Có các tính năng bảo vệ đầu vào và cả đầu ra;
- Có các tính năng chia tải đối với ghép nối các mô đun nguồn.
Ưu điểm của loại nguồn đơn lẻ này là đơn giản, dễ dàng trong sử dụng bảo hành sửa
chữa, ít bị ảnh hưởng do các yếu tố môi trường mạng điện lưới không ổn định, giông
sét và giá thành không cao. Hiện tại các thiết bị nguồn loại này thường được dùng cho
các trạm viễn thông nhỏ, vi ba tổng đài nhỏ tuyến huyện, vùng sâu vùng xa…
Nguồn tổ hợp
Ngoài ra, trên mạng viễn thông còn sử dụng một số lượng lớn nguồn switching
(chuyển mạch) có chất lượng và công suất cao hơn loại nguồn trên. Loại nguồn

9
switching này được thiết kế dạng tổ hợp mô đun nắn trực tiếp từ nguồn điện 220VAC,
công suất thay đổi linh hoạt, có thể hostswap từng mô đun, có màn chỉ thị trạng thái,
hệ thống quản lý giám sát, điều chỉnh từ xa qua giao diện phần mềm nguồn online. Các
hệ thống nguồn này thường có giá thành cao, được trang bị cho các tổng đài loại mới,
các trạm viễn thông, BTS... Ví dụ một trong số bộ nguồn của các hãng đang sử dụng
trong các mạng viễn thông đó là:
1. Emerson
2. Flatpack (Eltek)
3. Huawei
4. ZTE
5. Alcatel
6. Ericsson
7. Powerone
8. DongAh (Hàn quốc)
9. Delta
10. Agisson
11. NEC
12. Siemens
13. Loza
14. SM1800
15. SAFT
Các thiết bị nguồn này thường được nhập khẩu từ các hãng sản xuất chuyên
dụng. Hiện nay, trong nước cũng có một số cơ sở sản xuất loại nguồn switching đạt
chất lượng.
Khi đề cập đến thiết bị nguồn viễn thông -48 V DC tức là tủ nguồn (Power
Rack hay Power Plant, Power Equipment) bao gồm các chức năng chỉnh lưu, điều
khiển và giám sát. Phần lớn các tủ nguồn viễn thông hiện nay để sử dụng công nghệ
điều chế độ rộng xung PWM (nguồn xung hay nguồn switching) vì có hiệu suất cao
làm giảm kích thước, khối lượng tủ nguồn. Để đảm bảo thiết bị viễn thông có thể hoạt
động khi mất điện lưới các tủ nguồn có các ắc quy dự phòng đấu nối song song với
đầu ra.
Để đảm bảo chất lượng và độ bền của ác quy thì bộ nguồn phải có chức năng
nạp ắc quy theo các chế độ sau đây:
 Chế độ nạp đệm – Float charge
 Chế độ nạp tăng cường – Boost charge.
 Chế độ nạp theo chu kỳ - Equilizing hoặc Cycle charge
Một số thiết bị nguồn chỉ có hai chế độ nạp đầu tiên, còn chế độ thứ 3 là chế độ
nạp ắc quy theo chu kỳ theo thời gian nhằm mục đích bảo dưỡng. Đây là tính năng tự
động chỉ có ở những thiết bị nguồn có bộ điều khiển trên cơ sở MCU. Như vậy, khi
10
nói đến thiết bị nguồn không tách rời bộ nguồn hay bộ nạp ắc quy, mà chỉ đề cập đến
bộ nguồn có chức năng nạp ắc quy.
Thực tế có một số bộ nạp ắc quy – nhưng chỉ dùng chuyên biệt cho việc nạp ắc
quy tách rời khởi mạng viễn thông các yêu cầu của bộ nguồn này không thuộc phạm vi
của quy chuẩn này. Các bộ nạp ắc quy chuyên biệt này thường là các bộ nạp ở chế độ
phục hồi ắc quy, dùng để bảo dưỡng và bảo trì ắc quy các yêu cầu và công nghệ phụ
thuộc vào hãng sản xuất và chức năng cũng như loại ắc quy.
2.1.2 Tổ ắc quy nguồn dự phòng -48 V DC
Ắc quy được thiết kế trở thành một nguồn điện dự phòng nhằm mục đích đảm
bảo nguồn điện không bị gián đoạn khi xảy ra các sự cố mất điện bất thường (AC/DC
UPS). Tổ ắc quy sử dụng trong nguồn cho thiết bị viễn thông, công nghệ tin -48 V DC
sử dụng kết hợp đấu nối tiếp 24 bình ắc quy 2 V DC/bình.
Để đảm bảo chất lượng phục vụ các dịch vụ ICT đòi hỏi hệ thống thiết bị ICT
phải hoạt động liên tục, chất lượng tin hiệu đạt yêu cầu kể cả trong các trường hợp nơi
có nguồn điện lưới thường xuyên bị gián đoạn bất thường. Điều này yêu cầu hệ thống
ắc quy lưu điện -48 V DC của hệ thống nguồn phải có chất lượng, khả năng lưu điện
phù hợp với yêu cầu thiết kế và đặc điểm điện lưới của trạm.
Đồng thời, để đảm bảo an toàn cho công tác vận hành, đảm bảo không gây ô
nhiễm môi trường xung quanh yêu cầu các ắc quy sử dụng tuân thủ IEC 60622 (Ngăn
ắc quy đơn có thể nạp lại niken-cadmi không thoát khí), IEC 60623 (Ngăn ắc quy đơn
có thể nạp lại niken-cadmi có thoát khí), IEC 60896-2 (Bình ắc quy axít-chì tĩnh – Yêu
cầu chung và phương pháp thử nghiệm. Phần 2: Kiểu có van điều chỉnh).
2.1.2.1 Phân loại ắc quy
Trên thị trường ắc quy toàn quốc nói chung hiện tại có rất nhiều tên gọi Ắc quy
khác nhau như: ắc quy nước, ắc quy axít, ắc quy axít kiểu hở, ắc quy kín khí, ắc quy
không cần bảo dưỡng, ắc quy khô, ắc quy GEL, ắc quy kiềm... Thực ra thì cách nói
như trên là các cách gọi khác nhau của vài loại ắc quy cơ bản mà thôi, cách gọi như
trên chính là cách gọi có thể bao hàm vào nhau mà nếu nghe qua đừng hoang mang
rằng tại sao có nhiều loại ắc quy như vậy. Trên thực tế thường phân biệt thành hai
loại ắc quy thông dụng hiện nay là:
-   Ắc quy sử dụng điện môi bằng A-xít gọi tắt là ắc quy A-xít (hoặc ắc quy Axít-
Chì) và cũng được chia làm 2 loại chính sau:
     + Ắc quy A-xít chì hở (Vented Lead-Acid Batteries)
     + Ắc quy A-xít chì kín (Valve-Regulated Lead- Acid)
     Hai loại này đang bị gọi nhầm một cách thông dụng là: ắc quy nước và ắc quy khô
(đúng ra thì ắc quy điện môi dạng keo mới gọi là ắc quy khô).
-   Ắc quy sử dụng điện môi bằng kiềm gọi tắt là ắc quy kiềm (Nickel-Cadmium
Batteries)
11
    Tuy có hai loại chính như vậy nhưng ắc quy kiềm có vẻ ít gặp vì giá thành cao hơn
nhiều so với Ắc quy A-xít có cùng các thông số tương đương như: điện áp định mức
(Nominal voltage), dung lượng Ah (Capacity)… nên đa số các ắc quy thông dụng mà
gặp trên thị trường hiện nay là loại ắc quy A-xít chì, còn ắc quy kiềm đa phần được sử
dụng trong các nhà máy công nghiệp như: Nhà máy điện, nhà máy thép, giàn khoang,
trạm điện, trạm viễn thông.... Tuy nhiên, đối với loại Axít-chì thì theo kinh nghiệm
thực tế cũng như các tiêu chuẩn quốc tế hiện hành như IEEE 450-2010&IEC 60896-
11(Axit-chì hở), IEEE 1188-2005&IEC 60896-22 (A-xít chì kín) cho thấy nó dễ bị gặp
hiện tượng chết đột tử khi dung lượng bình suy giảm chỉ còn lại dưới 80%, dễ bị hư
hỏng khi ngắn mạch và công tác bảo dưỡng ắc quy axit-chì khó khăn tốn kém hơn loại
Ắc quy kiềm. Đối với các loại bình Ắc quy kiềm thì theo tiêu chuẩn IEEE1106-2005
& IEC 60623 & IEC 60993 (Ni-cd kiềm) cho thấy các công tác bảo dưỡng ắc quy
kiềm dễ dàng, độ tin cậy cao. Ngoài ra, ắc quy kiềm có thể xả rất sau, ngắn mạch mà
không sợ bị chết đột tử và dung lượng bình dù bị suy giảm theo thời gian cho đến khi
không đạt yêu cầu của nguồn điện dự phòng theo thiết kế chứ hiếm khi xảy ra hiện
tượng hư hỏng bất thường.
2.1.2.2 Cấu tạo của bình Ắc quy
    Trước khi nói về phần nguyên lý, để có một cái nhìn tổng quan nhất tôi xin trình bày
về cấu tạo của bình Ắc quy, sau khi hiểu về cấu tạo của bình Ắc quy sẽ dễ dàng hình
dung hơn về các phản ứng hóa học diễn ra bên trong nó, cấu tạo được mô tả như sau:
                         

Hình 1: Cấu tạo các bản cực của Ắc quy


-   Đối với loại Ắc quy axit chì: Bao gồm 2 bản cực, trong đó bản cực dương (+) được
làm bằng oxit Chì (PbO2) và bản cực ẩm (-) được làm bằng Chì (Pb). Điền đầy giữa
các bản cực là dung dịch axít sulfuric (H2SO4) loãng, và tất nhiên là dung dịch loãng
như vậy thì Nước (H2O) là chiếm phần lớn thể tích.
12
-   Đối với loại Ắc quy Ni-Cd kiềm: Bản cực dương (+) được làm bằng Niken hydro
xít Ni(OH)2 và cực âm được làm bằng Catmi hydro xít Cd(OH)2. Điền đầy giữa các
bản cực là dung dịch kali kiềm (KOH).
    Trên thực tế, các cực của ắc quy có số lượng nhiều (để tạo ra dung lượng bình ắc
quy lớn) và mỗi bình ắc quy lại bao gồm nhiều ngăn (cells). Nhiều tấm cực mắc song
song nhau để tạo ra tổng diện tích bản cực được nhiều hơn, giúp cho quá trình phản
ứng xảy ra đồng thời tại nhiều vị trí và do đó dòng điện cực đại xuất ra từ ắc quy đạt trị
số cao hơn - và tất nhiên là dung lượng ắc quy cũng tăng lên; Còn khi nhiều tấm cực
mắc nối tiếp nhau sẽ tạo ra mức điện áp định mức của bình lớn hơn. Ví dụ: Mỗi một
ngăn cực của ắc quy a-xít chì cho mức điện áp khoảng 2 đến 2,2 V, dung lượng 200Ah
do đó để 1 bình Ắc quy đạt được các mức 6V, 200Ah thì Ắc quy được ghép nối tiếp 3
ngăn cực với nhau để thành bình ắc quy 6V, 200Ah hoặc muốn bình Ắc quy đạt mức
2V, 600Ah thì cần ghép 3 ngăn cực song song nhau.
    Một bình Ắc quy hở khí thông thường sẽ bao gồm các thành phần sau: Nút thông
hơi để thoát các khí bên trong bình ra ngoài, cọc bình để nối với tải ngoài hoặc nối
ghép các bình với nhau, thanh nối để nối các bản cực dương/âm lại, bản cựcgồm các
bản cực dương và bản cực âm, dung dịch điện phân và tấm chắn nằm giữa các bản
cực (Hình 2: Cấu tạo bình Ắc quy). Nếu là Ắc quy Axit-chì kín khí thì cấu tạo cũng
giống với ắc quy hở nhưng sẽ không có nút thông hơi.
    Do kết cấu xếp lớp nhau giữa các tấm cực của ắc quy nên thông thường số cực
dương và cực âm không bằng nhau bởi sẽ tận dụng sự làm việc của hai mặt một bản
cực (nếu số bản cực bằng nhau thì các tấm ở bên rìa sẽ có hai mặt trái chiều ở cách
nhau quá xa, do đó phản ứng hóa học sẽ không thuận lợi). Ở giữa các bản cực của ắc
quy đều có tấm chắn, các tấm chắn này không dẫn điện nhưng có độ thẩm thấu lớn để
thuận tiện cho quá trình phản ứng xảy ra khi các cation và anion xuyên qua chúng để
đến các điện cực.

Hình 2: Cấu tạo bình Ắc quy


13
2.1.2.3 Nguyên lý hoạt động của Ắc quy
     Khi đã hiểu về nguyên lý hoạt động của Ắc quy thì sẽ dễ dàng phân biệt được
chúng và các đặc tính riêng của từng loại ắc quy.
a. Nguyên lý hoạt động của Ắc quy loại Axit chì

Hình 3: Phản ứng hóa học xả/nạp Ắc quy Axit-chì


-   Quá trình phóng/xả điện: diễn ra nếu như giữa hai cực ắc quy có một thiết bị tiêu
thụ điện, phản ứng hóa học xảy ra như sau:

Tại cực dương: 2PbO2 + 2H2SO4 = 2PbSO4 + 2H2O + O2

Tại cực âm: Pb + H2SO4 = PbSO4 + H2

Phản ứng toàn bình: Pb+PbO2+2H2SO4 = 2PbSO4 + 2H2O

   Quá trình phóng điện kết thúc khi mà PbO2 ở cực dương và Pb ở cực âm hoàn toàn
chuyển thành PbSO4.
-   Quá trình sạc/nạp điện: do tác dụng của dòng điện nạp mà bên trong ắc quy sẽ có
phản ứng ngược lại so với chiều phản ứng trên, phản ứng chung gộp lại trong toàn
bình sẽ là:

     2PbSO4 + 2H2O = Pb+PbO2+2H2SO4.

    Kết thúc quá trình nạp thì ắc quy trở lại trạng thái ban đầu: Cực dương gồm: PbO2,
cực âm là Pb.

14
b. Nguyên lý hoạt động của loại Ắc quy kiềm (Ni-Cd kiềm)
-   Quá trình phóng điện: Tương tự như Axit chì, quá trình phóng Ắc quy kiềm diễn ra
khi có một thiết bị tiêu thụ điện nối vào cực dương và cực âm của Ắc quy. Phản ứng
hóa học xảy ra theo hướng ở cực dương Niken hydro xit hóa trị 3 (Trivalent nickel
hydroxide) sẽ bị giảm xuống Niken hydro xit hóa trị đến mức 2 (divalent nickel
hydroxide), và ở cực âm thì Catmi (Cadmium) hình thành nên Catmi hydro xit
(Cadmium hydroxide)
-   Quá trình nạp điện: Xảy ra theo hướng ngược lại quá trình phóng cho đến khi điện
áp bình tăng đến mức mà hydro bốc ra ở cực âm và oxy bốc ra ở cực dương, điều này
là nguyên nhân gây ra tổn hao nước.

-   Dung dịch điện phân (electrolyte) chỉ được dùng để truyền dẫn các Ion và không bị
thay đổi hay lão hóa tính chất hóa học trong suốt quá trình nạp/xả.
-   Không giống như Ắc quy Axit-chì, có rất ít sự thay đổi về tỷ trọng của dung dịch
điện phân trong suốt quá trình nạp/xả. Điều này cho phép ta có thể lưu trữ một lượng
dung dịch lớn trong bình Ắc quy mà không có vấn đề bất tiện gì về các phản ứng điện
hóa học. Hơn nữa, vì tính chất điện hóa này mà Ắc quy kiềm có tính ổn định hơn Ắc
quy Axit chì, chu kỳ sống dài hơn. Thông thường mỗi ngăn cực (cell) của Ắc quy kiềm
có điện áp định mức (nominal voltage) là 1.2V.
2.1.2.4 Các thông số quan trọng của Ắc quy
     Dưới đây là các thông số kỹ thuật đặc trưng của một bình ắc quy. Khi cần mua hoặc
thay thế một bình Ắc quy tương đương thì cần thiết phải hiểu và xem xét tới các thông
số kỹ thuật này. Tất nhiên tùy vào từng ứng dụng mà ta chọn bình ắc quy có các thông
số phù hợp với đặc tính kỹ thuật trong ứng dụng đó. Ví dụ, để chọn lựa ắc quy cho ôtô,
xe máy thì ta quan tâm tới 3 thông số là dung lượng C, điện áp định mức V và dòng
khởi động CA.
a. Thông số dung lượng của Ắc quy (C)
    Dung lượng là thông số cơ bản và quan trọng nhất của ắc quy, thông số này đặc
trưng cho khả năng lưu trữ điện năng của ắc quy. Đơn vị tính của thông số này được
tính thông dụng theo Ah (Ampe giờ), một số ắc quy nhỏ hơn và thường là các pin thì
tính theo mức mAh (mili-ampe giờ).
    Một cách đơn giản để dễ hình dung về tham số dung lượng ắc quy như sau: Ah là
tham số bằng số dòng điện phát ra (tính bằng Ampe) trong khoảng thời gian nào đó
(tính bằng giờ). Ví dụ như ắc quy 10 Ah thì có thể phát một dòng điện 10A trong vòng
một giờ, hoặc 5A trong 2 giờ, ... hay 1A trong 10h.

15
C=I*t (Ah)
    Trong ứng dụng thực tế, có nhiều phương pháp để đánh giá được tình trạng của ắc
quy như đo nội trở ắc quy, kiểm tra điện áp cọc bình, kiểm tra tỷ trọng dung
dịch...Nhưng tiêu chí đánh giá chính xác nhất tình trạng của ắc quy vẫn là kiểm tra %
dung lượng tối đa của bình so với dung lượng định mức thiết kế của nó, hay có thể
hiểu là khả năng lưu điện thực tế của bình đó sau 1 thời gian sử dụng. Hiện nay có 2
phương pháp để đánh giá dung lượng ắc quy được đánh giá là chính xác nhất, cụ thể
như sau:

+ Đối với các bình ắc quy axit-chì có dung lượng dưới 200Ah thì ta có thể kiểm tra
dung lượng bình bằng máy kiểm tra dung lượng ắc quy axit-chì cầm tay, máy này sử
dụng phương pháp gián tiếp là thử nghiệm tải xung để đánh giá dung lượng bình. 
+ Tuy nhiên, đối với các bình ắc quy kiềm hay ắc quy axit-chì có dung lượng lớn hơn
200Ah thì phương pháp để đánh giá dung lượng ắc quy đó là thực hiện nạp đầy sau đó
xả qua bộ tải giả để đánh giá dung lượng thực tế của ắc quy đó.
*Ảnh hưởng của cường độ dòng điện phóng đến dung lượng thực tế của Ắc quy
   Một điều cực kỳ quan trọng đó là thực tế thì dung lượng ắc quy lại bị thay đổi tuỳ
theo cường độ dòng điện phóng ra. Nếu dòng điện phóng càng lớn thì dung lượng thực
của ắc quy tương ứng với dòng điện phóng đó càng nhỏ và ngược lại dòng điện phóng
càng nhỏ thì dung lượng được bảo toàn ở mức cao.
   Dung lượng của ắc quy tương ứng với thời gian phóng t được ký hiệu là Ct. Ví dụ,
một Ắc quy loại US 2200XC2 có dung lượng ký hiệu là C10=206Ah tức là dung
lượng Ắc quy là 206Ah tương ứng với thời gian phóng là 10h và dòng điện phóng là
0.1C10=20.6A (chú ý: C10 Ah=0.1C10 A*10 h); Hoặc C20=232Ah tức là dung lượng
Ắc quy là 232Ah tương ứng với thời gian phóng là 20h và dòng điện phóng là
0.05C20=11.6A (C20 Ah=0.05C20 A*20 h). Như vậy, đến đây có thể hình dung được
rằng cùng một loại Ắc quy US 2200XC2 nhưng với dòng điện phóng nhỏ thì dung
lượng thực tế của nó lớn hơn khi ta phóng với dòng điện lớn.
    Vậy thì phóng dòng điện càng lớn thì dung lượng của ắc quy càng giảm đi. Muốn
dung lượng ắc quy đúng như số liệu công bố của các hãng sản xuất thì có lẽ phải
phóng với một dòng đủ nhỏ mà chỉ có thể thực hiện được điều này thông qua việc sử
dụng điện tiết kiệm (sử dụng với nhu cầu tối thiểu) hoặc phải trang bị một hệ thống
nhiều ắc quy.
    Khi muốn thay thế một bình Ắc quy thì cần đặc biệt chú ý đến thông số dung
lượng bình được công bố của nhà sản xuất. Giả sử bình cũ của có C10=200Ah, nhưng
khi thay mới loại chọn loại bình có C20=200Ah như vậy là không hợp lý vì bình mới
này thực tế thì dung lượng ứng với C10 sẽ thấp hơn 200Ah.
    Có điều gì vô lý ở đây chăng? Năng lượng tích trữ trong ắc quy bị mất đi - và điều
đó vi phạm định luật bảo toàn năng lượng? Chắc chắn là không phải, năng lượng
16
không tiêu hao đi mất, nó sẽ vẫn nằm trong ắc quy nhưng không thể phóng được ra mà
thôi.
   Nhìn Hình 4 ta thấy rằng khi ắc quy trong trạng thái còn có thể phóng điện thì cực
dương là PbO2 còn cực âm là Pb quá trình phóng điện sẽ làm cho cả hai đều biến
thành PbSO4. Nếu quá trình phóng điện diễn ra một cách từ từ thì các cực được lần
lượt chuyển thành PbSO4 mà chúng không bị đè lên nhau (tức là lớp PbSO4 đè lên lớp
PbO2 ở cực dương hoặc Pb ở cực âm), do đó dung lượng ắc quy không bị mất đi. Nếu
phóng điện với dòng điện lớn thì phản ứng xảy ra mạnh, PbSO4 sinh ra nhiều và bám
vào các cực đè lên các lớp PbO2 hoặc Pb khiến cho sau một thời gian ngắn thì chúng
không còn phản ứng được nữa (do đã bị nằm phía trong của bản cực), điều đó dẫn đến
dung lượng bình thực tế bị giảm đi.

Hình 4: Đại diện ngăn cực của Ắc quy Axit-chì


b. Điện áp của ắc quy
    Có 4 thông số điện áp rất quan trọng mà ta bắt buộc phải hiểu khi nói về Ắc quy,
mỗi thông số mang một ý nghĩa riêng và đặc trưng cho loại Ắc quy đó.
- Điện áp định mức (Nominal Voltage): Đây là giá trị điện áp được công bố bởi nhà
sản xuất, tùy vào số lượng và cấu tạo của các ngăn cực của bình Ắc quy sẽ cho một giá
trị điện áp định mức. Nó cũng là giá trị điện áp đặc trưng cho loại Ắc quy đó, Ví dụ:
khi ta nói Ắc quy loại 1.2V, 2V, 4 V,6V,12V…  tức là ta đang nói giá trị điện áp định
mức (Nominal voltage) của Ắc quy đó.
- Điện áp thả nổi (Float voltage): Điện áp này được đo lường khi dòng điện chảy qua
bình bằng 0A (zero current). Thông thường điện áp thả nổi của HT Ắc quy được đo
khi Ắc quy đã được nạp đầy (full charge) và bộ sạc đang cấp nguồn cho cả HT Ắc quy
đấu song song với tải DC; Hoặc Ắc quy đang được để hở mạch (Open-circuit voltage).
- Điện áp nạp (charge voltage): là điện áp của Ắc quy đo được trong quá trình đang
nạp.
- Điện áp xả (Discharge voltage): là điện áp của Ắc quy đo được trong quá trình xả.

17
Hình 6: Các giá trị điện áp của Ắc quy
*Dung lượng Ắc quy theo mức độ điện áp
   Cũng để đánh giá dung lượng của ắc quy (Cả Axit và kiềm), người ta có các thí
nghiệm đo đạc và cho thấy dung lượng ắc quy phụ thuộc vào mức độ điện áp (lúc
không phát dòng). Thực tế, người ta cũng sẽ đo điện áp của Ắc quy trong quá trình xả
hoặc nạp cho Ắc quy để kiểm soát mức dung lượng của Ắc quy.
   Đối với loại Ắc quy Axit-chì, theo bảng trên thì dung lượng ắc quy sẽ cạn kiệt ở mức
điện áp 10.5V, một số kích điện loại "điện tử" (tức là theo dõi được mức độ điện áp
đầu vào) sẽ lấy mốc 10,7V để ngừng hoạt động nhằm tránh cho sự sử dụng ắc quy cạn
kệt (gây hại cho ắc quy). Điều đó là hợp lý bởi nếu như sử dụng điện từ ắc quy ở trạng
thái cạn kiệt thì các bản cực của ắc quy sẽ nhanh bị hư hỏng, dẫn đến hư hỏng chung
cho toàn bộ ắc quy (trong một ắc quy 12V, chỉ một trong 6 ngăn hư hỏng thì toàn bộ
ắc quy đó sẽ hư hỏng). Tuy nhiên, đối với loại Ắc quy kiềm thì ta có thể xả sâu hơn và
mức điện áp Ắc quy cạn kiệt có thể xuống rất thấp mà không sợ Ắc quy bị hư hỏng.
c. Điện trở nội của Ắc quy
    Điện trở nội của Ắc quy  (Ri) là một thông số quan trọng ảnh hưởng rất lớn tới hiệu
suất và dung lượng định mức của Ắc quy. Điện trở nội của Ắc quy là tổng của nhiều
điện trở của các thành phần cấu tạo bên trong bình bao gồm: điện trở của dung dịch
điện phân; điện trở giữa dung dịch và thanh nối; điện trở tiếp xúc giữa các thanh nối. 
Sẽ có hiện tượng rơi áp (voltage drop) trên điện trở nội này khi có dòng điện chạy qua
bình. Khi Ắc quy hở mạch (Open-circuit) thì sẽ không có dòng điện chạy qua nên điện
áp đo được trên 2 cực bình sẽ bằng với sức điện động của nó/ điện áp hở mạch (E 0).
Tuy nhiên, nếu ta đấu tải vào 2 cực thì sẽ có dòng điện chạy vào bên trong bình Ắc
quy thông qua 2 cực và chạy qua tải, khi đó sẽ có một điện áp rơi trên nội trở của Ắc
quy (R) và điện áp thực tế đo trên 2 cực của Ắc quy cũng chính là điện áp trên tải sẽ có
giá trị như sau:
          E = IR = E0 –I.Ri (V)
Với:    I dòng điện trong mạch
          R: điện trở tải
          Ri: điện trở nội của Ắc quy

18
          E0: sức điện động của Ắc quy/ điện áp hở mạch
          E: điện áp bình vận hành (operating voltage).
   Điện trở nội này sẽ tiêu thụ một lượng năng lượng của Ắc quy khi nó hoạt động ở
dạng nhiệt lượng (Q= R.I2) gây tăng nhiệt độ bình ắc quy, do đó lâu ngày điện trở nội
của Ắc quy tăng lên sẽ làm giảm đi dung lượng định mức của Ắc quy. Vì vậy, kết
quả kiểm tra giá trị điện trở nội cũng là một yếu tố quan trọng để đánh giá chất lượng
của bình Ắc quy.
   Trong hệ thống AC/DC UPS, ta đo điện áp thả nổi (float charged voltage) trên từng
bình của một giàn bình Ắc quy mắc nối tiếp sẽ cho ra các kết quả có sự chênh lệch
nhau mặc dù các bình này cùng loại và lắp đặt cùng một thời điểm. Lý do là bởi vì
điện trở nội của từng bình sẽ không thể hoàn toàn giống nhau và về lý tưởng thì Ắc
quy đang hoạt động ở chế độ thả nổi sẽ có dòng điện bằng 0 (Zero voltage) nhưng thực
tế vẫn có 1 dòng điện rất nhỏ chạy qua các bình Ắc quy nối tiếp đó là làm rơi áp trên
các điện trở nội. 
d. Các thông số khác của Ắc quy
- Dòng khởi động nguội CCA (Cold Cranking Amps)
    Dòng khởi động nguội CCA (Cold Cranking Amps) là dòng điện có thể phát ra
được trong trạng thái nhiệt độ 0 độ F (tức bẳng - 17,7 độ C) trong vòng 30 giây.
    Tham số này thường chỉ được quan tâm tại các nước có nhiệt độ thấp (dưới 0 độ C),
khi đó việc khởi động của động cơ gặp khó khăn vì độ nhớt dầu không đảm bảo và
việc các phản ứng hóa học xảy ra trong điều kiện nhiệt độ thấp thường khó khăn hơn
so với khi ở nhiệt độ cao.
- Dòng khởi động nóng HCA (Hot Cranking Amps)
    Tương tự như dòng khởi động nguội, nhưng nó được tính tại nhiệt độ 80 độ F (tức
khoảng 26,7 độ C). Tham số này thường ít quan trọng hơn so với thông số khởi động
nguội (và thông số này cũng ít khi được ghi vào nhãn của các ắc quy).
- Dung lượng RC (Reserve Capacity)
    Là tham số thể hiện thời gian phóng điện với dòng 25A ở nhiệt độ 25 độ C cho đến
khi điện áp ắc quy hạ xuống dưới mức sử dụng được. Thông số này khá trực quan, thể
hiện sự hoạt động liên tục của ắc quy ở chế độ bình thường với nhu cầu sử dụng thông
thường (đa phần người dùng kích điện thường phát dòng ở mức này).
2.1.2.5 Kỹ thuật Nạp/xả Ắc quy
    Công tác nạp xả ảnh hưởng rất lớn đến tuổi thọ, hiệu suất của Ắc quy. Do đó, một
điều bắt buộc đối với một nhân viên chuyên bảo dưỡng Ắc quy hoặc người sử dụng
cần phải hiểu rõ kiến thức cơ sở cũng như kỹ thuật trong công tác nạp xả Ắc quy.
a. Kỹ thuật nạp Ắc quy

19
Hình 9: Mạch tương đương của Ắc quy khi nạp
   Quá trình nạp Ắc quy diễn ra khi ta đặt một điện thế nạp (Un) lên 2 đầu cọc của bình
Ắc quy với điện thế nạp (Un) lớn hơn suất điện động của Ắc quy (E) tại thời điểm
nạp.
   Dòng điện nạp In sẽ đi vào cực dương (+) và chảy ra cực (-) của Ắc quy. Vì Ắc quy
luôn có một điện trở nội (r), nên sẽ có một điện thế rơi trên điện trở nội này với giá trị
là r.In (Vdc).
   Phương trình điện thế quá trình nạp như sau:
E = Un – r.In
   Quá trình nạp thì suất điện động của Ắc quy (E) sẽ tăng dần cho đến khi nó đạt tới
suất điện động của Ắc quy khi đã đầy (E đ). Thực tế khi nạp thì Un sẽ tăng theo suất
điện động của Ắc quy (E), người ta sẽ kiểm soát điện áp nạp Un bằng cách đo hiệu
điện thế trên 2 đầu cọc bình Ắc quy.
   Ví dụ: Ta nạp cho bình ắc quy 2V, khi bình đầy thì suất điện động của bình này tầm
Eđ=2.7V và Un = Eđ + In.r >2.7V, do đó khi ta thấy Un khoảng 2.9V nghĩa là bình Ắc
quy 2V này đã được nạp rất gần đầy, thực tế người ta sẽ tiếp tục giữ điện áp Un=2.9V
để nạp hấp thụ trong khoảng vài giờ cho đến khi dòng nạp In gần bằng 0 (vài chục
mA), Un~Eđ thì sẽ hoàn thành việc nạp.
* Các phương pháp nạp Ắc quy
- Nạp với dòng điện không đổi.
   Phương pháp nạp điện với dòng nạp không đổi cho phép chọn dòng điện nạp thích
hợp với mỗi loại ắc quy, đảm bảo cho ắc quy được nạp no. Đây là phương pháp sử
dụng trong các xưởng bảo dưỡng sửa chữa để nạp điện cho các ắc quy mới hoặc nạp
sửa chữa cho các ắc quy bị sunfat hoá.
   Nhược điểm của phương pháp nạp với dòng không đổi là thời gian nạp kéo dài và
yêu cầu các ắc quy đưa vào nạp có cùng cỡ dung lượng định mức. Để khắc phục

20
nhược điểm thời gian nạp kéo dài người ta sử dụng phương pháp nạp với dòng điện
nạp thay đổi hai hay nhiều nấc.
   Ví dụ: Trong trường hợp nạp hai nấc cho một Ắc quy có dung lượng C20=232Ah,
dòng điện nạp ở nấc thứ nhất chọn bằng 0,2C20=46.4A sau khoảng 5 giờ, ta chuyển
qua dòng điện nạp ở nấc thứ hai bằng 0,05 C20=11.6A.
- Nạp với điện áp không đổi.
    Phương pháp nạp với điện áp nạp không đổi yêu cầu các ắc quy được mắc song
song với nguồn nạp. Hiệu điện thế của nguồn nạp không đổi và được tính bằng ( 2,3
÷2,5 )V cho một ngăn ắc quy Axit-chì & (1.7÷1.9)V cho một ngăn ắc quy Ni-Cd kiềm.
   Phương pháp nạp với điện áp nạp không đổi có thời gian nạp ngắn, dòng điện nạp tự
động giảm theo thời gian. Tuy nhiên dùng phương pháp này ắc quy không được nạp
no, vậy nạp với điện áp không đổi chỉ là phương pháp nạp bổ xung cho ắc quy trong
quá trình sử dụng.
   Để đánh giá khả năng cung cấp điện của ắc quy người ta dùng vôn kế phụ tải hoặc
đánh giá gián tiếp thông qua nồng độ dung dịch điện phân của ắc quy. Quan hệ tỷ
trọng của Ắc quy và trạng thái điện của ắc quy được biểu diễn trên đồ thị sau:

Hình 10: Quan hệ điện áp nạp với tỷ trọng ắc quy


- Phương pháp nạp kết hợp dòng áp.
   Đây là phương pháp tổng hợp của hai phương pháp trên. Nó tận dụng được những
ưu điểm của mỗi phương pháp.
Đối với ắc quy axit: Để đảm bảo cho thời gian nạp cũng như hiệu suất nạp thì trong
khoảng thời gian tn=8 giờ tương ứng với ( 75 ÷ 80 )% dung lượng ắc quy ta nạp với
dòng điện không đổi là In = 0,1C10 .Vì theo đặc tính nạp của ắc quy trong đoạn nạp
chính với dòng điện nạp không đổi thì suất điện động ắc quy tăng dần do đó điện áp
nạp Un cũng sẽ tăng lên, sau thời gian khoảng 8 giờ điện áp nạp ắc quy sẽ đạt đến gần
bằng điện áp ngưỡng Unđầy. Sau đó ta chuyển sang nạp ở chế độ ổn áp thêm 2-3 giờ,
21
tức là giữ cho điện áp nạp của Ắc quy không đổi tại Un=Un đầy và dòng điện nạp sẽ
giảm dần theo thời gian về đến gần bằng 0A (vài chục mA) thì xem như hoàn thành
quá trình nạp.
Đối với ắc quy kiềm: Trình tự nạp cũng giống như ắc quy axit nhưng do khả năng quá
tải của ắc quy kiềm lớn nên lúc ổn dòng ta có thể nạp với dòng nạp In = 0,2 C5.
Do vậy, khi ắc quy là tải có tính chất dung kháng kèm theo suất phản điện
động cho nên khi tổ ắc quy -48 V DC cạn mà ta nạp theo phương pháp điện áp
thì dòng điện trong ắc quy sẽ tự động dâng lên không kiểm soát được sẽ làm sôi
ắc quy dẫn đến hỏng hóc nhanh chóng. Vì vậy trong vùng nạp chính ta phải tìm
cách ổn định dòng nạp trong ắc quy.
Khi dung lượng của ắc quy dâng lên đến 80% lúc đó nếu ta cứ tiếp tục
giữ ổn định dòng nạp thì ắc quy sẽ sôi và làm cạn nước. Do đó đến giai đoạn
này ta lại phải chuyển chế độ nạp cho ắc quy sang chế độ ổn áp. Chế độ ổn áp
được giữ cho đến khi ắc quy đã thực sự no. Khi điện áp trên các bản cực của ắc
quy bằng điện áp nạp thì lúc đó dòng nạp sẽ tự động giảm về không, kết thúc
quá trình nạp.

2.2 Tình hình tiêu chuẩn hoá nguồn điện -48 V DC dùng cho thiết bị viễn thông
và CNTT
2.2.1 Tình hình tiêu chuẩn hoá trong nước
Tổng cục Bưu điện (nay là Bộ Thông tin và Truyền thông) đã ban hành tiêu chuẩn về
thiết bị nguồn điện viễn thông -48 V: TCN 68-162:1996. Tiêu chuẩn này đã được áp
dụng rộng rãi và hiệu quả trong việc quản lý và chứng nhận hợp chuẩn cho các trang
thiết bị nguồn điện viễn thông -48 V không dùng kỹ thuật switching, công suất nhỏ.
Tiêu chuẩn này được xây dựng theo phương pháp tự biên soạn, trên cơ sở tham chiếu
các tài liệu kỹ thuật của các hãng sản xuất nguồn điện viễn thông và một số tiêu chuẩn
ngành và quốc tế liên quan.
Tiêu chuẩn nguồn điện viễn thông -48 V: TCN 68-162:1996 áp dụng cho các hệ thống
nguồn có công suất nhỏ (chỉ tới 2,5KW), sử dụng công nghệ chỉnh lưu bán dẫn, ổn áp
thyristor, dùng cho các tổng đài điện thoại hoặc các trạm viễn thông dung lượng thấp.
Các hệ thống nguồn này bao gồm phần cung cấp nguồn cho thiết bị viễn thông và phần
nạp acqui với dòng điện tổng ít hơn hoặc bằng 50 A.
Đối với các thiết bị nguồn điện viễn thông -48 V DC dùng kỹ thuật switching công
suất lớn, việc áp dụng tiêu chuẩn này cho nguồn dùng kỹ thuật switching còn nhiều
điểm bất cập, vì loại nguồn này có nhiều chức năng, chỉ tiêu chất lượng khác với loại
nguồn không dùng kỹ thuật switching.
Để quản lý đánh giá hệ thống nguồn điện viễn thông -48V DC loại dùng kỹ thuật
22
switching cần bổ sung tiêu chuẩn về lĩnh vực này.
Tiêu chuẩn ngành TCN 68-162:1996 được soạn thảo trên cơ sở một số tài liệu kỹ thuật
nguồn -48 V dùng cho tổng đài viễn thông của các hãng sản xuất nguồn và các tiêu
chuẩn ngành và quốc tế về tiếp đất chống sét và tương thích trường điện từ EMC.
Ngoài ra tiêu chuẩn này còn tham chiếu đến một số tài liệu kỹ thuật về vật liệu, linh
kiện và nguyên lý mạch điện của các nhà xuất bản kỹ thuật khác nhau.
Cụ thể các tài liệu tham chiếu sau đã được áp dụng trong TCN 68-162:1996:
- Standard specifications for negative 50 volt rectifier power plant
for large telephone exchanges.
- SCR manual (General electric company USA - 1972).
- Rectifier technologies Australia 1995.
- Manual for float cum boost charger - 48V (12 + 12) A for RAX - 256. 1995
- Maintenance & operation manual for negative 50V Volts power plant for
small telephone exchanges. 1994.
- Technical specifications C-DOT-256 RAX.
- Sources a semiconductor (CNET). 1985.
- Kitayeva V.YE. Elektropitaniye Ustroistv Sviazi. 1981.
- Chống sét bảo vệ các công trình Viễn thông, TCN 68 - 135 – 1995.
- Tiếp đất cho các công trình Viễn thông, TCN 68 - 141-1 995.
- Tổng đài dung lượng nhỏ - Yêu cầu kỹ thuật. TCN 68 - 146 – 1995.

Năm 2010 đã có một đề tài rà soát và sửa đổi tiêu chuẩn TCN 68-162:1996 và thành
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 8687:2011 cùng tên “Thiết bị nguồn 48 V DC dùng cho
thiết bị viễn thông - yêu cầu kỹ thuật” và tên tiếng Anh là “Power plant 48 VDC for
telecommunication equipment - Technical requirements” được ban hành năm 2011.
2.2.2 Tình hình tiêu chuẩn hoá thiết bị nguồn ngoài nước
- Các tổ chức tiêu chuẩn quốc tế không đưa ra tiêu chuẩn nguồn điện viễn thông cụ
thể, mà chỉ đưa ra các tiêu chuẩn liên quan như tương thích điện từ trường, an toàn
điện.
- Tổ chức tiêu chuẩn IEC đưa ra một số tiêu chuẩn xác định và phương pháp đo kiểm
cụ thể đối với yêu cầu tương thích điện từ của các loại nguồn điện viễn thông.
- Các quốc gia thường tự xây dựng tiêu chuẩn nguồn điện viễn thông của riêng mình,
trên cơ sở tham chiếu các tiêu chuẩn về tương thích điện từ, an toàn điện quốc tế và
yêu cầu cụ thể về cung cấp nguồn điện của thiết bị viễn thông.
- Các hãng sản xuất thiết bị nguồn cũng có ban hành tiêu chuẩn riêng của từng thiết

23
bị của mình. Do vậy việc xây dựng một tiêu chuẩn chung cho thiết bị nguồn là rất
khó khăn.
- Qua rà soát, hiện có một tiêu chuẩn của IEC là ETSI EN 300 132-2 V2.4.6 (2011-
12). Power supply interface at the input to telecommunications and datacom (ICT)
equipment; Part 2: Operated by -48 V direct current (dc) là liên quan đến nguồn -
48V DC. Tiêu chuẩn này thực chất tiêu chuẩn về yêu kỹ thuật đầu ra của thiết bị
nguồn -48V DC và yêu cầu kỹ thuật đầu vào sử dụng nguồn -48V DC của các thiết
bị viễn thông và công nghệ thông tin giao diện “A”. Tiêu chuẩn này đề cập đến
các yêu cầu kỹ thuật giao diện “A” là giao diện cấp nguồn giữa thiết bị nguồn và
thiết bị viễn thông và công nghệ thông tin. Giao diện “A” là giao diện đầu vào cấp
nguồn, đồng thời cũng là giao diện đầu ra của bộ nguồn một chiều -48V DC cho
thiết bị viễn thông và công nghệ thông tin.
3 Kết quả xây dựng Quy chuẩn
3.1 Tài liệu viện dẫn
Các tài liệu tham khảo cụ thể (xác định bởi ngày công bố và phiên bản số) hoặc không
cụ thể. Đối với tài liệu tham khảo cụ thể chỉ có phiên bản được trích dẫn áp dụng. Đối
với tài liệu tham khảo không cụ thể, phiên bản mới nhất của tài liệu tham khảo (bao
gồm các sửa đổi) được áp dụng.
Các tài liệu viện dẫn sau đây được sử dụng trong quy chuẩn này:
1) Tiêu chuẩn TCVN 8687:2011 - Thiết bị nguồn -48 V DC dùng cho thiết bị viễn
thông - Yêu cầu kỹ thuật (Power plant -48 V DC for telecommunication
equipment - Technical requirements).

2) ETSI EN 300 132-2 V2.4.6 (2011-12) Power supply interface at the input to
telecommunications and datacom (ICT) equipment; Part 2: Operated by -48 V
direct current (dc) là liên quan đến nguồn -48V DC. (Giao diện cung cấp nguồn
– 48V DC dùng cho thiết bị viễn thông và công nghệ thông tin).

3) IEC 60050 (486) International Electrotechnical Vocabulary - Chapter 486:


Secondary cells and batteries (Từ ngữ kỹ thuật điện quốc tế (IEV) – Chương
486: Ngăn và bình ắc quy).

3.2 Tình hình tiêu chuẩn hoá nguồn điện


3.2.1 Tổng hợp và lựa chọn tài liệu tham chiếu
Như đã trình bày ở trên thiết bị nguồn viễn thông đã phát triển đến mức đáp ứng được
các điều kiện như: Điện áp đầu vào dải rộng từ 95 VAC đến 265 V AC đối với nguồn
điện xoay chiều 1 pha, có hiệu suất cao đến 95 % . Các thiết bị nguồn được thiết kế
cấu trúc mô đun để có thể ghép nối thành các bộ nguồn có dòng điện đầu ra đến hàng
trăm Ampe nhờ có các phần giám sát và điều khiển phân tải vẫn đảm bảo được hoạt

24
động ổn định của hệ thống thiết bị nguồn.
Phần lớn các thiết bị nguồn đang dùng trên mạng là nguồn sử dụng công nghệ chuyển
mạch hay còn gọi là nguồn xung sử dụng phương thức điều chế độ rộng xung PWM.
Mặt khác các thiết bị nguồn hiện nay đều được điều khiển và giám sát và sử dụng
công nghệ số tiên tiến có các chip vi điều khiển MCU, vì thế có thể giám sát được các
điều kiện điện áp, dòng điện vào và ra cũng như các tính năng bảo vệ thiết bị nguồn.
Khi các thông số của thiết bị nguồn vượt quá các giá trị ngưỡng như điện áp vào ra quá
thấp hoặc quá cao, cũng như các dòng điện đầu vào hoặc đầu ra vượt quá ngưỡng cho
phép thì khối điều khiển và giám sát để kích hoạt các các thiết bị bảo vệ không cho các
thiết bị nguồn hoạt động ở chế độ quá mức hoặc không phù hợp.
Việc lựa chọn tài liệu tham chiếu để xây dựng quy chuẩn cho một thiết bị nguồn là rất
quan trọng bởi những lý do sau đây:
- Đảm bảo tương thích và áp dụng hài hoà cho các nhà cung cấp thiết bị.
- Đảm bảo thích ứng các hệ thống tiêu chuẩn ITU, ETSI, IEEE, IEC hoặc ISO.
- Đảm bảo các quy định các tham số chung nhất, cần thiết nhất cho việc kiểm
soát chất lượng thiết bị.
- Đảm bảo các quy chuẩn thiết bị phải phù hợp với đặc điểm tình hình phát triển
viễn thông và công nghệ thông tin của Việt Nam.
- Các tham số trong quy chuẩn phải phục vụ cho việc kiểm soát chất lượng thiết
bị và tướng thích cũng như hoạt động hài hoà không ảnh hưởng đến các thiết bị
viễn thông khác.
Trên cơ sở nghiên cứu các tiêu chuẩn Việt Nam, tiêu chuẩn quốc tế về thiết bị nguồn
cũng như các tiêu chuẩn liên quan cho thấy chưa có một tiêu chuẩn tiêu hoàn chỉnh
nào của các tổ chức tiêu chuẩn quốc tế như ITU, ETSI, IEEE, IEC hoặc ISO có một
tiêu chuẩn đầy đủ về thiết bị nguồn -48V DC về thiết bị nguồn viễn thông nói chung,
mà chỉ có các tiêu chuẩn tương tự liên quan như:
- Tiêu chuẩn về EMC
o ETSI EN 300 386 V1.3.1 (2001-09) Electromagnetic compatibility and
Radio spectrum Matters (ERM); Telecommunication network
equipment; ElectroMagnetic Compatibility (EMC) requirements
- Tiêu chuẩn về tiếp đất ;
o ETSI EN 300 253 V2.2.1(2015-06) Environmental Engineering (EE);
Earthing and bonding of ICT equipment powered by -48 VDC in
telecom and data centers
- Tiêu chuẩn An toàn điện
o IEC 60950-1 Information technology equipment- Safety-Part 1:
General requirements

25
Các thiết bị nguồn hiện nay rất đa dạng về chủng loại có đến gần 20 nhà cung cấp thiết
bị nổi tiếng trên thế giới, hàng trăm chủng lại thiết bị nguồn dùng cho viễn thông; Do
vậy không thể sử dụng một tiêu chuẩn riêng của bất cứ hãng nào để áp đặt cho quy
chuẩn Việt Nam về thiết bị nguồn; Vì vậy, Việt Nam đã ban hành một tiêu chuẩn về
thiết bị nguồn -48 V DC là một tiêu chuẩn Việt Nam đã được rà soát tiêu chuẩn ngành
năm 1996 thành tiêu chuẩn Việt Nam TCVN và thanh ban hành năm 2011. Có thể làm
tài liệu tham khảo cùng với các tiêu chuẩn quốc tế khác liên quan để nghiên cứu và
tham khảo, để rà soát tiêu chuẩn Việt Nam hiện nay, lựa chọn những yêu cầu đặc trưng
quan trọng nhất kết hợp với các tiêu chuẩn quốc tế khác để xây dựng Quy chuẩn về
thiết bị nguồn một chiều -48 V DC
Một trong những thay đổi quan trọng trong lĩnh vực viễn thông đó là việc hợp nhất
viễn thông và công nghệ thông tin, xu hướng mạng gói băng rộng và cung cấp đa dịch
vụ ngoài các dịch vụ truyền thống, hội tụ các dịch vụ mới đa phương tiện và tăng tính
năng di động. Các thiết bị công nghệ thông tin cũng sử dụng nguồn cung cấp là -48 V
DC truyền thống phù hợp cho việc sử dụng ắc quy dự phòng (backup); Mặt khác hiện
nay tổ chức tiêu chuẩn quốc tế IEC cũng đưa ra các yêu cầu tham số đầu vào cấp
nguồn của thiết bị viễn thông và công nghệ thông tin như tiêu chuẩn quốc tế sau đây:
Nguồn điện thuộc lĩnh vực điện, điện tử và tự động hoá áp dụng cho viễn thông, hiện
nay tổ chức tiêu chuẩn kỹ thuật Châu Âu ETSI có một tiêu chuẩn liên quan đó là:
ETSI EN 300 132-2 V2.4.6 (2011-12) Power supply interface at the input to
telecommunications and datacom (ICT) equipment; Part 2: Operated by -48 V direct
current (dc) là liên quan đến nguồn -48V DC (Giao diện cung cấp nguồn – 48V DC
dùng cho thiết bị viễn thông và công nghệ thông tin) là phù hợp để có thể nghiên cứu,
bổ sung nội dung, tài liệu cho biên soạn thành quy chuẩn liên quan đến thiết bị nguồn
– 48V DC cho viễn thông và công nghệ thông tin; Tiêu chuẩn EN 300 132-2 V2.4.6
(2011-12) đề cập đến giao diện cung cấp nguồn – 48 V DC dùng cho thiết bị viễn
thông và công nghệ thông tin đáp ứng được yêu cầu và nội dung của đề cương.
Trong tiêu chuẩn EN 300 132-2 V2.4.6 này đề cập đến các thông số gây ảnh hưởng
của thiết bị nguồn đến các thiết bị viễn thông tại giao diện cấp nguồn, các yêu cầu đặc
tính điện áp, dòng khởi động, dòng bảo vệ và mức nhiễu tạp âm thoại trên đầu ra của
khối nguồn. Tiêu chuẩn còn đề cập đến tiếp đất của thiết bị nguồn trong viễn thông
cũng như các mức phát xạ dẫn EMC trên đầu ra nguồn tại giao diện nguồn; Ngoài ra
còn có tiêu chuẩn ETSI EN 300 132-3-1 V2.1.1 (2012-02) Environmental Engineering
(EE); Power supply interface at the input to telecommunications and datacom (ICT)
equipment; Part 3: Operated by rectified current source, alternating current source or
direct current source up to 400 V; Sub-part 1: Direct current source up to 400 V nhưng
không thuộc phạm vi của đề tài.
Do vậy, nhóm đề xuất lựa chọn các tiêu chuẩn tham chiếu cho việc xây dựng quy
chuẩn cần xây dựng như sau:

26
- Tiêu chuẩn TCVN 8687:2011 - Thiết bị nguồn -48 V DC dùng cho thiết bị viễn
thông - yêu cầu kỹ thuật; “Power plant -48V DC for telecommunication
equipment - Technical requirements”.
- ETSI EN 300 132-2 V2.4.6 (2011-12) Power supply interface at the input to
telecommunications and datacom (ICT) equipment; Part 2: Operated by -48 V
direct current (dc) là liên quan đến nguồn -48V DC (Giao diện cung cấp nguồn
– 48V DC dùng cho thiết bị viễn thông và công nghệ thông tin).
- Tiêu chuẩn về EMC;
o ETSI EN 300 386 V1.3.1 (2001-09) Electromagnetic compatibility and
Radio spectrum Matters (ERM); Telecommunication network
equipment; ElectroMagnetic Compatibility (EMC) requirements
- Tiêu chuẩn về tiếp đất ;
o ETSI EN 300 253 V2.2.1(2015-06) Environmental Engineering (EE);
Earthing and bonding of ICT equipment powered by -48 VDC in
telecom and data centres
- Tiêu chuẩn An toàn điện
o IEC 60950-1 Information technology equipment- Safety-Part 1:
General requirements
4 Xây dựng quy chuẩn
4.1 Hình thức xây dựng
- Xây dựng mới trên cơ sở rà soát và tham khảo tiêu chuẩn trong nước và quốc tế.
- Rà soát tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 8687:2011; “Thiết bị nguồn 48 V DC dùng
cho thiết bị viễn thông - yêu cầu kỹ thuật” và tên tiếng Anh là “Power plant 48
VDC for telecommunication equipment - Technical requirements”. Đã được ban
hành năm 2011 và cập nhật mới các yêu cầu của tiêu chuẩn EN 300 132-2 V2.4.6
(2011-12) “Power supply interface at the input to telecommunications and
datacom (ICT) equipment; Part 2: Operated by -48 V direct current (DC)”.
- Rà soát, chuyển đổi tiêu chuẩn Việt Nam thành quy chuẩn Việt nam.
- Biên dịch, biên soạn và bố cục quy chuẩn liên quan phù hợp theo khuôn dạng của
quy chuẩn quốc gia. (Hướng dẫn trình bày dự thảo quy chuẩn quốc gia trong lĩnh
vức Thông tin và Truyền thông 10/2009 của Bộ Thông tin và Truyền thông)
- Tính đến thời điểm sau nghiệm thu cấp cơ sở của đề tài nhóm chủ trì chủ trì để tài
đã kiểm tra và rà soát tiêu chuẩn EN 300 132-2 V2.4.6 (2011-12) đã có phiên bản
mới ETSI EN 300 132-2 V2.5.1 (2016-10). IEC 60050 (486) International
Electrotechnical Vocabulary - Chapter 486: Secondary cells and batteries (Từ ngữ
kỹ thuật điện quốc tế (IEV) – Chương 486: Ngăn và bình ắc quy). Nhóm chủ trì
đã rà soát và cập nhật những thông tin mới nhất của tiêu chuẩn này.

27
4.2 Nội dung quy chuẩn
- Xây dựng mới trên cơ sở ra soát và tham khảo tiêu chuẩn trong nước và quốc tế.
- Bổ sung cập nhật các nội dung yêu cầu kỹ thuật, phạm vi áp dụng, tài liệu viện dẫn
như đã đề cập trong phần rà soát. Cụ thể như đã nêu trong bảng nội dung rà soát
cho tiêu chuẩn.
- Bổ sung thêm một số phương pháp đo kiểm các yêu cầu kỹ thuật.
- Cấu trúc quy chuẩn mới bao gồm các nội dung sau:
1 QUY ĐỊNH CHUNG
1.1 Phạm vi điều chỉnh
1.2 Đối tượng áp dụng
1.3 Tài liệu viện dẫn
1.4 Giải thích thuật ngữ
1.5 Ký hiệu/Chữ viết tắt
2 QUY ĐỊNH KỸ THUẬT
2.1 Yêu cầu chung
2.2 Yêu cầu kỹ thuật khối điều khiển giám sát
2.3 Yêu cầu kỹ thuật tủ giá nguồn
2.4 Yêu cầu giao diện nguồn “A”
2.5 Yêu cầu tổ ắc quy -48V DC
2.6 Kiểm tra đo thử
3 QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ
4 TRÁCH NHIỆM CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN
5 TỔ CHỨC THỰC HIỆN
PHỤ LỤC A (Quy định) Nhận diện giao điên “A”
PHỤ LỤC B (Quy định) Hướng dẫn đo dòng khởi động và chuyển xung được
ghi vào biểu đồ giới hạn
PHỤ LỤC C (Quy định) Chuẩn bị bài đo của nhiễu điện tại giao diện “A”
PHỤ LỤC D (Quy định) Nhiễu băng rộng
PHỤ LỤC E (Quy định) Định cỡ bộ bảo vệ
PHỤ LỤC F (Quy định) Ảnh hưởng hoạt động quá độ của thiết bị bảo vệ trong
phân phối nguồn điện
THƯ MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Nội dung rà soát, sửa đổi và bổ sung quy chuẩn

28
NỘI DUNG QUY ETSI EN 300 132-2
TCVN 8687:2011 SỬA ĐỔI, BỔ SUNG
CHUẨN V2.5.1 (2016-10)
1. QUY ĐỊNH
CHUNG
1.1 Phạm vi điều Tiêu chuẩn này bao gồm các Quy chuẩn này bao gồm
chỉnh yêu cầu kỹ thuật đối với thiết bị các yêu cầu kỹ thuật đối
nguồn – 48 V DC dùng cho với thiết bị nguồn – 48 V
thiết bị viễn thông, gồm các loại DC dùng cho thiết bị viễn
sau: thông và công nghệ thông
- Thiết bị nguồn điện không sử tin.
dụng kỹ thuật switching công - Đề xuất loại bỏ
suất đến 2,5 kW và
- Thiết bị nguồn điện sử dụng
- Đề xuất loại bỏ
kỹ thuật switching.
Quy chuẩn này làm cơ sở
Tiêu chuẩn này làm cơ sở kỹ
kỹ thuật cho việc quản lý,
thuật cho việc quản lý, đánh giá
đánh giá chất lượng thiết
chất lượng thiết bị nguồn -48 V
bị nguồn -48 V DC dùng
DC dùng trên mạng viễn thông
trên mạng viễn thông
quốc gia.
quốc gia.
1.2 Đối tượng áp
dụng
1.3 Tài liệu viện
2 Tài liệu viện dẫn
dẫn
- Maintenance & operation - Bổ sung tài liệu viện
manual for negative 50V dẫn ETSI EN 300 132-
Volts power plant for small 2 V2.4.6 (2011-12)
telephone exchanges. 1994 - Đề xuất loại bỏ
(Tài liệu vận hành và bảo
dưỡng bộ nguồn -50V dùng - Đề xuất loại bỏ
cho tổng đài cỡ nhỏ) Bổ sung tài liệu đặc
- 48V Powersystem and tính kỹ thuật thiết bị
Rectifier Specification - nguồn của các hãng
Rectifier Technologies cung cấp nguồn
Pacific Pty Ltd Australia Emerson, ELTEK
(Đặc điểm kỹ thuật hệ thống
nguồn và bộ nắn điện -48V).
1.4 Giải thích 3.1 Definitions
3 Thuật ngữ và định nghĩa
thuật ngữ
1.4.1 Giao diện “A” interface "A":
(interface "A") terminals at which
Bổ sung theo 300 132-2
the power supply is
V2.4.6
connected to the
system block

29
NỘI DUNG QUY ETSI EN 300 132-2
TCVN 8687:2011 SỬA ĐỔI, BỔ SUNG
CHUẨN V2.5.1 (2016-10)
1.4.2 Sự cố malfunction: Bổ sung theo 300 132-2
(malfunction) termination of the V2.4.6
normal service
1.4.3 Dòng điện ổn maximum steady Bổ sung theo 300 132-2
định đầu vào tối đa state input current V2.4.6
(Im)
1.4.4 Dải điện áp normal operating Bổ sung theo 300 132-2
hoạt động bình voltage range V2.4.6
thường
1.4.5 Dịch vụ bình normal service Bổ sung theo 300 132-2
thường V2.4.6
1.4.6 Dải phục vụ normal service Bổ sung theo 300 132-2
điện áp bình thường voltage range V2.4.6
1.4.7 Điệp áp hoạt operating voltage Bổ sung theo 300 132-2
động V2.4.6
1.4.8 Thiết bị
3.1 Bộ nguồn một chiều -48
nguồn một chiều - Cập nhật chỉnh sửa
VDC
48V DC
1.4.9 Khối chỉnh 3.2 Khối chỉnh lưu cấp nguồn
Cập nhật chỉnh sửa
lưu (rectifier) cho thiết bị (float rectifier)
1.4.10 Bộ lọc nhiễu
3.5 Bộ lọc nhiễu (noise filter) Chấp thuận
(noise filter)
1.4.11 Bộ chống sét 3.6 Bộ chống sét (lightning
Chấp thuận
protection)
1.4.12 Chế độ nạp 3.7 Phương thức nạp đệm (float
Cập nhật chỉnh sửa
đệm mode)
1.4.13 Chế độ nạp
3.8 Phương thức nạp bổ sung
bổ sung (boost Cập nhật chỉnh sửa
(equalizing mode)
mode)
1.4.14 Chế độ nạp
Bổ sung mới
theo chu kỳ
1.4.15 Bảo vệ quá 3.9 Bảo vệ quá áp, bảo vệ điện
Cập nhật chỉnh sửa
áp/ điện áp thấp áp thấp
1.4.16 Hạn chế 3.10 Hạn chế dòng (current
Cập nhật chỉnh sửa
dòng (current limit) limit)
1.4.17 Chức năng
3.11 Chức năng cảnh báo
cảnh báo (alarm Cập nhật chỉnh sửa
(alarm arrangement)
function)
1.4.18 Ngắt bảo vệ
3.12 Ngắt (trip) Cập nhật chỉnh sửa
(trip)

30
NỘI DUNG QUY ETSI EN 300 132-2
TCVN 8687:2011 SỬA ĐỔI, BỔ SUNG
CHUẨN V2.5.1 (2016-10)
1.5 Ký hiệu/ Chữ 3.2 Symbols
4 Chữ viết tắt Cập nhật và chỉnh sửa
viết tắt
2 QUY ĐỊNH KỸ
THUẬT
2.1 Yêu cầu chung 6.1 Yêu cầu chung Cập nhật và chỉnh sửa
2.1.1 Kết cấu 6.1.1Kết cấu Cập nhật và chỉnh sửa
2.1.2 Điện áp vào 6.1.2 Điện áp vào
Chấp thuận

2.1.3 Đầu ra 4.2 Normal service


voltage range at Tham khảo và chỉnh sửa
interface "A"
2.1.4 Bảo vệ 4.5 Power supply
6.1.11 Bảo vệ protection at interface Tham khảo và chỉnh sửa
"A"
2.1.5 Tiếp đất 6.1.12 Tiếp đất chống sét Cập nhật và chỉnh sửa
2.1.6 Cảnh bảo 6.1.13 Cảnh báo Cập nhật và chỉnh sửa
2.1.7 Khả năng
6.1.14 Khả năng thay thế bổ
thay thế bổ sung Cập nhật và chỉnh sửa
sung các khối nắn điện
các khổi chỉnh lưu
2.1.8 Điều kiện môi 6.1.15 Điều kiện môi trường
Cập nhật và chỉnh sửa
trường

2.1.9 Điều chỉnh 6.2.4 Điều chỉnh Cập nhật và chỉnh sửa

2.1.10 Cảnh báo,


6.2.5 Cảnh báo, chỉ thị Cập nhật và chỉnh sửa
chỉ thị
2.1.11 Các yêu cầu
6.2.5 Các yêu cầu kỹ thuật khác Chấp nhận
kỹ thuật khác
2.2 Yêu cầu kỹ
6.3 Yêu cầu kỹ thuật khối
thuật khối điều Cập nhật và chỉnh sửa
điều khiển giám sát
khiển giám sát
2.3 Yêu cầu kỹ 6.4 Yêu cầu kỹ thuật tủ giá
Cập nhật và chỉnh sửa
thuật tủ giá nguồn nguồn
2.4 Yêu cầu giao 4 Requirements
Chấp thuận nguyên vẹn
điện nguồn đầu ra
2.5 Yêu cầu tổ ắc
quy nguồn dự
phòng -48V DC
2.5.1 Ngăn và bình Bổ sung mới theo
ắc quy

31
NỘI DUNG QUY ETSI EN 300 132-2
TCVN 8687:2011 SỬA ĐỔI, BỔ SUNG
CHUẨN V2.5.1 (2016-10)
IEC 60050 (486); IEC
60622; IEC 60896-2
2.5.2 Điều kiện làm Bổ sung mới theo
việc chung IEC 60050 (486); IEC
60622; IEC 60896-2
2.5.3 Dung lượng Bổ sung mới theo
của tổ ắc quy IEC 60050 (486); IEC
60622; IEC 60896-2
2.5.4 Độ bền theo Bổ sung mới theo
chu kỳ của bình ắc IEC 60050 (486); IEC
quy 60622; IEC 60896-2
2.5.5 An toàn cho Bổ sung mới theo
tổ ắc quy IEC 60050 (486); IEC
60622; IEC 60896-2
2.5.6 Tài liệu sử Bổ sung mới theo
dụng tổ ắc quy IEC 60050 (486); IEC
60622; IEC 60896-2
2.6 Kiểm tra đo
5.4 Kiểm tra đo thử Cập nhật và chỉnh sửa
thử
3 QUY ĐỊNH VỀ Biên soạn theo quy định
QUẢN LÝ quy chuẩn
4 TRÁCH
NHIỆM CỦA TỔ Biên soạn theo quy định
CHỨC, CÁ quy chuẩn
NHÂN
5 TỔ CHỨC Biên soạn theo quy định
THỰC HIỆN quy chuẩn
PHỤ LỤC A (Quy Annex A (normative):
định) Nhận dạng Identification of Chấp thuận nguyên vẹn
giao diện “A” interface "A"
PHỤ LỤC B (Quy Annex C (informative) Chấp thuận nguyên vẹn
định) Hướng dẫn Guide for measuring
đo dòng khởi động inrush current and for
và chuyển xung transferring the
được ghi vào biểu
recorded pulses onto
đồ giới hạn
the limit chart
PHỤ LỤC C (Quy Annex D Chấp thuận nguyên vẹn
định) Chuẩn bị bài (informative):
đo của nhiễu điện Test arrangements for
tại giao diện “A” the injection of
32
NỘI DUNG QUY ETSI EN 300 132-2
TCVN 8687:2011 SỬA ĐỔI, BỔ SUNG
CHUẨN V2.5.1 (2016-10)
electrical noise at
interface "A"
PHỤ LỤC D (Quy Annex E Chấp thuận nguyên vẹn
định) Nhiễu băng (informative):
rộng Wideband noise
PHỤ LỤC E (Quy Annex F Chấp thuận nguyên vẹn
định) Định cỡ bộ (informative):
bảo vệ Protection
dimensioning
PHỤ LỤC F (Quy Annex G Chấp thuận nguyên vẹn
định) Ảnh hưởng (informative):
hoạt động quá độ Effects of protective
của thiết bị bảo vệ device operation
trong phân phối transients in the power
nguồn điện
distribution
THƯ MỤC TÀI 2.1 Normative Chấp thuận nguyên vẹn
LIỆU THAM references
KHẢO 2.2 Informative
references

5 Kết luận và kiến nghị


5.1 Kết luận
Sau khi nghiên cứu tình hình phát triển công nghệ nguồn điện và các thiết bị nguồn
cũng như các tiêu chuẩn ngành và tiêu chuẩn Việt Nam. Nhóm chủ trì đề tài thấy
TCVN 8687:2011 “Thiết bị nguồn 48 V DC dùng cho thiết bị viễn thông - yêu cầu kỹ
thuật” và tên tiếng Anh là “Power plant 48 VDC for telecommunication equipment -
Technical requirements”, đã được ban hành năm 2011 và Tiêu chuẩn ETSI EN 300
132-2 V2.5.1 (2016-10) “Power supply interface at the input to telecommunications
and datacom (ICT) equipment; Part 2: Operated by -48 V direct current (dc)” là tiêu
chuẩn giao nguồn điện đầu ra của thiết bị nguồn đồng thời là đầu vào cấp nguồn cho
các thiết bị viễn thông và công nghệ thông tin hoạt động bằng nguồn điện một chiều -
48 V DC. Tiêu chuẩn này đưa ra các yêu cầu giao diện “A” đầu ra giữa thiết bi nguồn -
48 V DC và các thiết viễn thông và công nghệ thông tin
- Các tiêu chuẩn liên quan đến an toàn điện;
- Các tiêu chuẩn liên quan đến Tiếp đất, chống sét;
- Các tiêu chuẩn liên quan đến tương thích điện từ trường EMC;

33
- Một số tài liệu đặc tính kỹ thuật các thiết bị nguồn của các hãng Emerson như
NetSure 701 A51:-48 V DC, up to 16 kW (Emerson Network Power Co., Ltd);
- Tài liệu kỹ thuật thiết bị nguồn của các hãng khác như ELTEK, EATON,
UNIPOWER;
Nhóm biên soạn đưa ra kết luận như sau:
- Xuất phát từ thực tế nhu cầu quản lý chất lượng thiết bị nguồn dùng cho thiết bị
Viễn thông và công nghệ thông tin, tình hình phát triển công nghệ nguồn điện, các
tiêu chuẩn TCVN, tiêu chuẩn quốc tế liên quan và các tài liệu đặc tính kỹ thuật của
các hãng cũng cấp thiết bị nguồn. Nhóm chủ trì đã đề xuất và xây dựng dự thảo
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thiết bị nguồn – 48 V DC dùng cho thiết bị viễn
thông và công nghệ thông tin.
Về nội dung yêu cầu kỹ thuật trong quy chuẩn: nhóm đã bổ sung, cập nhật sửa đổi một
số yêu cầu kỹ thuật phù hợp theo tiêu chuẩn viện dẫn mới cập nhật, chi tiết như trong
bảng rà soát.
Các yêu cầu này được xây dựng trên cơ sở các khuyến nghị, tiêu chuẩn quốc tế và
trong nước liên quan về an toàn điện, tiếp đất, chống sét, tương thích điện từ. Các chỉ
tiêu khác được xây dựng trên cơ sở các tài liệu kỹ thuật của các hãng chuyên sản xuất
thiết bị nguồn viễn thông trong nước và trên quốc tế.
Về khả năng ứng dụng: Trên cơ sở thực tế mạng viễn thông Việt Nam, cùng với sự
phát triển mạnh mẽ hạ tầng viễn thông và công nghệ thông tin, các hệ thống nguồn
đang được lắp đặt, sử dụng số lượng lớn và chủng loại đa dạng việc xây dựng quy
chuẩn về thiết bị nguồn như đã nêu trên là cần thiết nhằm phục phụ cho công tác quản
lý chất lượng ngày một tốt hơn.
5.2 Kiến nghị
Từ kết quả nghiên cứu nhóm chủ trì đề tài kiến nghị đổi tên kết quả đề tài như sau:
- Ký hiệu quy chuẩn: QCVN XXX: 2018/BTTTT
- Tên quy chuẩn:
“QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA
VỀ THIẾT BỊ NGUỒN - 48V DC DÙNG CHO VIỄN THÔNG VÀ CÔNG NGHỆ
THÔNG TIN”
National technical regulation on Power supply equipment -48V DC for
telecommunication and information equipment

34
6 Tài liệu tham khảo
[1.] CENELEC EN 60269-1: "Low-voltage fuses - Part 1: General requirements - Cầu chì
điện áp thấp – phần 1: Các yêu cầu chung".
[2.] CENELEC EN 60934: "Circuit-breakers for equipment (CBE) - Bộ đóng ngắt điện cho
các thiết bị (CBE)”.
[3.] ETSI EN 300 253: "Environmental Engineering (EE); Earthing and bonding of
telecommunication equipment in telecommunication centres - Môi trường kỹ thuật (EE); Nối
đất và liên kết của các thiết bị viễn thông trong các trung tâm viễn thông".
[4.] ITU-T Recommendation O.41: "Psophometer for use on telephone-type circuits - Tạp
thoại sử dụng cho các loại mạch điện thoại".
[5.] CENELEC EN 61000-4-5: "Electromagnetic compatibility (EMC) - Part 4-5: Testing
andmeasurement techniques - Surge immunity test - Tương thích điện từ (EMC) - Mục 4-5:
Kỹ thuật kiểm thử và đo lường – Bài đo miễn nhiễm".
[6.] IEC 60050-601: "International Electrotechnical Vocabulary. Chapter 601: Generation,
transmission and distribution of electricity - General" (Area 826 "Electrical installations",
section 826-11 "Voltages and currents - Từ vựng quốc tế về điện – chương 601: Thế hệ,
truyền tải và phân phối điện – Tổng quát").
[7.] CENELEC EN 61000-4-29: "Electromagnetic compatibility (EMC) - Part 4-29: Testing
andmeasurement techniques - Voltage dips, short interruptions and voltage variations on d.c.
input power port immunity tests - Tương thích điện từ - Mục 4-29: Kỹ thuật kiểm thử và đo
lường – lệch điện áp, gián đoạn ngắn và biến điện áp DC ở cổng nguồn đầu vào bài đo miễn
nhiễm".
[8.] IEC 60664-1:"Insulation co-ordination for equipment within low voltage systems".
[9.] IEC 60364-4-41: "Electrical installations of buildings - Part 4: Protection for safety -
Chapter 41: Protection against electric shock".
[10.] ETSI EN 300 386: "Electromagnetic compatibility and Radio spectrum Matters (ERM);
Telecommunication network equipment; ElectroMagnetic Compatibility (EMC)
requirements".
[11.] ETSI EG 201 212: "Electricalsafety; Classification of interfaces for equipment to be
connected to telecommunication networks".
[12.] CENELEC TR 62102: "Electrical Safety - Classification of interfaces for equipment to
be connected to information and communications technology networks".
[13.] CENELEC EN 50310: "Application of equipotential bonding and earthing in buildings
with information technology equipment".
[14.] CENELEC EN 60950-1: "Safety of information technology equipment".
[15.] IEC 60950-1: "Information technology equipment - Safety - Part 1: General".
[16.] CENELEC EN 41003: "Particular safety requirements for equipment to be connected to
telecommunication networks and/or a cable distribution system".
[17.] CENELEC EN 62368-1 Ed 1.0: Audio/Video: "Information and Communication
Technology Equipment - Part 1: Safety requirements".
[18.] Electropedia.org: Electropedia: "The World's Online Electrotechnical Vocabulary".

35

You might also like