CHương 6 Chủ Tịch Nước

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 6

BÀI 6: CHỦ TỊCH NƯỚC

Nhận định

1. Theo quy định của pháp luật hiện hành, Chủ tịch nước có quyền bổ
nhiệm Thẩm phán của Toà án nhân dân các cấp.
=> Nhận định sai.
Bởi vì:
- Theo Khoản 3, Điều 88, Hiến pháp 2013, Chủ tịch nước căn cứ vào nghị
quyết của Quốc hội, bổ nhiệm, bãi nhiệm, cách chức Thẩm phán Tòa án
nhân dân tối cao; bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Chánh án Tòa án
nhân dân tối cao, Thẩm phán các Tòa án khác.
- Theo Khoản 7, Điều 70, Hiến pháp 2013 quy định Thẩm phán Tòa án nhân
dân tối cao do Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm.
2. Theo quy định của pháp luật hiện hành, Chủ tịch nước có quyền quyết
định phong quân hàm đại úy.
=> Nhận định sai
Bởi vì: Theo Khoản 5, Điều 88, Hiến pháp 2013 quy định Chủ tịch nước
quyết định phong, thăng, giáng, tước quân hàm cấp tướng. Còn đại úy do
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng phong hàm, được quy định trong Luật Sĩ quan
quân đội nhân dân Việt Nam.
3. Theo quy định của pháp luật hiện hành, Chủ tịch nước có quyền
quyết định đại xá.
Nhận định sai
- Theo quy định vào khoảng 3 Điều 88 Hiến pháp 2013 Chủ tịch nước không
có quyền quyết định đại xá , chỉ có quyền căn cứ vào nghị quyết của Quốc
hội, công bố quyết định đại xá.

4. Theo quy định của pháp luật hiện hành, Chủ tịch nước có quyền công
bố quyết định tuyên bố tình trạng chiến tranh.
Nhận định sai
- Chủ tịch nước không có quyền quyết định mà căn cứ theo khoảng 2 Điều 89
Hiến pháp 2013“Hội đồng quốc phòng và an ninh trình Quốc hội quyết định
tình trạng chiến tranh, trường hợp Quốc hội không thể họp được thì trình
Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định.”
5. Theo quy định của pháp luật hiện hành, Chủ tịch nước có quyền quyết định phê
chuẩn, gia nhập hoặc chấm dứt hiệu lực đối với tất cả các điều ước quốc tế

Sai vì : theo khoản 6 điều 88 Hiến Pháp 2013 CTN có quyền quyết định gia nhập hoặc
chấm dứt hiệu lực điều ước quốc tế nhân danh nhà nước. Tuy nhiên 1 số điều ước quốc
tế CTN phải trình QH phê chuẩn quyết định gia nhập hoặc chấm dứt hiệu lực pháp lí :
điều ước quốc tế liên quan đến chiến tranh, hòa bình, chủ quyền quốc gia (khoản 14
điều 70 hp 2013) . Như vậy CTN không có quyền quyết định phê chuẩn, gia nhập hoặc
chấm dứt hiệu lực đối với tất cả các điều ước quốc tế chỉ được với 1 số điều ước còn lại
là phải thông qua QH phê chuẩn .

6. Theo quy định của pháp luật hiện hành, Chủ tịch nước không có quyền yêu cầu
Chính phủ họp.
Sai vì : theo khoản 2 điều 90 Hiến Pháp 2013 quy định CTN có quyền yêu cầu Chính Phủ
họp bàn về vấn đề mà CTN xét thấy cần thiết để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của
CTN.

7. Theo quy định của pháp luật hiện hành, Chủ tịch nước có quyền phủ quyết các
đạo luật do Quốc hội ban hành. -> SAI

- Hiện nay chúng ta không hề có bất kỳ quyền phủ quyết nào ( đặc biệt là không
có quyền phủ quyết các đạo luật do Quốc hội ban hành hay thậm chí là không có quyền
yêu cầu Quốc hội xem lại các văn bản), chỉ có quyền dề nghị UYTVQH xem xét lại pháp
lệnh trong thgian 10 ngày (không hẳn là quyền phủ quyết).

8. Theo quy định của pháp luật hiện hành, Chủ tịch nước phải công bố tất cả các
pháp lệnh của UBTVQH chậm nhất 15 ngày kể từ ngày các pháp lệnh này được thông
qua. -> SAI

- Theo nhiệm vụ và quyền hạn của Chú tịch nước trong lĩnh vực lập pháp thì Chủ
tịch nước không có trách nhiệm công bố tất cả các pháp lệnh của UBTVQH trong vòng
15 ngày vì có những pháp lệnh mà Chủ tịch nước xem xét lại trong vòng 10 ngày, sau đó
đề nghị UBTVQH xem xét lại pháp lệnh đó. Sau đó Chủ tịch nước mới thông qua và công
bố chậm nhất trong vòng 15 ngày.

9. Các bản Hiến pháp trong lịch sử lập hiến Việt Nam đều quy định về độ tuổi của
ứng cử viên cho chức vụ Chủ tịch nước và quy định Chủ tịch nước phải là đại biểu Quốc
hội.
Nhận định sai. Vì:
+ HP 1946: Không quy định về độ tuổi của ứng cử viên cho chức vụ CTN và quy định
CTN phải là đại biểu QH
+ HP 1959: Chỉ quy định về độ tuổi của ứng cử viên cho chức vụ CTN ở điều 62, không
quy định CTN phải là đại biểu QH.
+ HP 1980: Không quy định về độ tuổi của ứng cử viên cho chức vụ CTN và quy định
CTN phải là đại biểu QH
10. Theo quy định của pháp luật hiện hành, Chủ tịch nước có quyền bổ nhiệm, miễn
nhiệm, cách chức Thẩm phán của Tòa án nhân dân tối cáo theo đề nghị của Chánh án
Tòa án nhân dân tối cao.
Nhận định trên là sai. Căn cứ khoản 3, Điều 88, HP2013, CTN miễn nhiệm, bãi nhiệm,
cách chức Thẩm phán tòa án nhân dân tối cao căn cứ vào nghị quyết của Quốc hội.
Điều này giải thích rằng CTN k có quyền tự ý bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Thẩm
phán của Tòa án nhân dân tối cao và Chánh án Tòa án nhân dân tối cao cũng không phải
là người đề nghị mà do QH đưa ra nghị quyết.

Tự luận
1. Giải thích vì sao theo pháp luật hiện hành, Chủ tịch nước không có quyền phủ
quyết các đạo luật do Quốc hội ban hành. ( mạng )
Chủ tịch nước không có quyền phủ quyết các đạo luật do Quốc hội ban hành vì:
- Tại Điều 84, Hiến pháp 2013 quy định: Chủ tịch nước trình dự án luật trước Quốc
hội, trình dự án pháp lệnh trước Ủy ban Thường vụ Quốc hội;trình kiến nghị về
luật, pháp lệnh dưới tư cách là Đại biểu Quốc hội. Tại Điều 88, Hiến pháp 2013
Chủ tịch nước công bố Hiến pháp, luật và pháp lệnh. Trong quá trình lập pháp,
Chủ tịch nước dưới tư cách là Đại biểu Quốc hội hoàn toàn có quyền trình bày ý
kiến của mình về các đạo luật, tham gia trực tiếp vào quá trình xây dựng và ban
hành luật. Theo hướng lập luận này, Chủ tịch nước có quyền nêu ý kiến không tán
thành trong quá trình thảo luận, xây dựng luật. Do vậy, cơ quan soạn thảo quyết
định loại bỏ phương án quy định quyền phủ quyết luật của Chủ tịch nước khỏi dự
thảo Hiến pháp sửa đổi lần này.
- Việt Nam bị chi phối bởi nguyên tắc tập quyền xã hội chủ nghĩa. Vì Quốc hội là cơ
quan quyền lực cao nhất của Nhà nước. Theo nguyên tắc tổ chức quyền lực nhà
nước ở Việt Nam, Chủ tịch nước là người đứng đầu Nhà nước. Tuy nhiên, Chủ tịch
nước lại do Quốc hội bầu trong số đại biểu Quốc hội, chịu trách nhiệm trước Quốc
hội. Từ sự phụ thuộc vào mối quan hệ giữa nguyên thủ quốc gia và cơ quan lập
pháp. Vì vậy, Chủ tịch nước không có quyền phủ quyết các đạo luật do Quốc hội
ban hành.
2. Anh (Chị) hãy giải thích vì sao Khoản 1 Điều 88 Hiến pháp hiện hành quy định
cho Chủ tịch nước có quyền đề nghị Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét lại các
pháp lệnh trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày pháp lệnh được thông qua. ( mạng )
Có 3 lý do :
- Hành động đó cho thấy sự phối hợp giữa chủ tịch nước và Ủy ban thường
vụ Quốc hội hay nói cách khác là mối liên hệ mật thiết giữa nguyên thủ quốc gia
và cơ quan thường trực của Quốc hội
- Chủ tịch nước là người trực tiếp công bố pháp lệnh việc chủ tịch nước đề
nghị xem xét lại là để biết rằng văn bản của mình công bố có phù hợp hay không .
- Tính chất pháp lý của pháp lệnh do Ủy ban thường vụ của Quốc hội thông
qua trong trường hợp Quốc hội không thể họp do vậy pháp lệnh có giá trị tương
đương với luật về giá trị pháp lý việc chủ tịch nước đề nghị xem xét lại cũng thể
hiện sự cẩn trọng nhất định của người đứng đầu nhà nước trước khi pháp lệnh
đến với người dân .
3. Anh (Chị) hãy trình bày điểm khác nhau cơ bản giữa chế định Chủ tịch
nước theo Hiến pháp năm 1946 với Hiến pháp năm 2013 và giải thích.
TIÊU CHÍ HP 1946 HP 2013
Tên gọi Chủ tịch nước Việt Nam Chủ tịch nước
dân chủ cộng hoà

Vị trí, tính chất Là nười đứng đầu nhà Là người đứng đầu nhà
nước và Chính phủ, thay nước, thay mặt cho nước
mặt cho nước Việt Nam CHXHCN Việt Nam về
dân chủ cộng hoà về đối đối nội đối ngoại.
nội, đối ngoại.
Nhiệm vụ quyền hạn Thay mặt nhà nước về Với tư cách là người
đối nội, đối ngoại; giữ đứng đầu nhà nước.
quyền tổng chỉ huy quân Ngoài ra bổ sung thêm
đội toàn quốc; kí sắc lệnh một số quyền hạn và
bổ nhiệm các chức danh nhiệm vụ như: Quyết
trong Chính phủ; không định phong, thăng, giáng,
chịu trách nhiệm nào, trừ tước quân hàm cấp tướng,
khi phạm tội phản quốc chuẩn đô đốc, phó đô
đốc, đô dốc hải quân; bổ
nhiệm, miễn nhiệm, cách
chức Tổng tham mưu
trưởng…Có quyền yêu
cầu Chính phủ họp bàn về
vấn đề Chủ tịch nước xét
thấy cần thiết để thực
hiện nhiệm vụ, quyền hạn
của Chủ tịch nước.
Cách thức thành lập _Chủ tịch nước Chủ tịch nước do Quốc
VNDCCH chọn trong hội bầu trong số đại biểu
nghị viện nhân dân và quốc hội.
phải được 2/3 tổng số
nghị viên bỏ phiếu thuận.
_Nếu bỏ phiếu lần đầu
mà không đủ số phiếu thì
theo đa số tương đối.
Nhiệm kì -Chủ tịch nước Nhiệm kì của Chủ tịch
VNDCCH được bầu nước theo nhiệm kì của
trong thời hạn 5 năm và quốc hội. Khi Quốc hội
có thể được bầu lại. hết nhiệm kì, Chủ tịch
_Trong vòng một tháng nước tiếp tục làm nhiệm
trước khi hết nhiệm kì vụ cho tới khi bầu Quốc
của chủ tịch, Ban thường hội khóa mới, trong đó
vụ phải triệu tập Nghị nhiệm kì của Quốc hội là
viện để bầu chủ tịch mới. 5 năm và có thể rút ngắn
hoặc kéo dài theo đề nghị
của Uỷ ban thường vụ
Quốc hội; việc kéo dài
không được quá 12 tháng
trừ trường hợp có chiến
tranh.

Do tình hình thực tế của đất nước mà tùy vào giai đoạn mà quyền hạn, vị trí vai trò của
CTN được xác lập khác nhau. Giúp cho việc quản lí, xây dựng nhà nước một cách tốt
nhất, tối ưu nhất

You might also like