Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 8

ÔN TẬP BÀI 1

NHẬN ĐỊNH
Các câu nhận định dưới đây ĐÚNG hay SAI và giải thích tại sao:
Câu 1: Nguồn của Luật Hiến pháp chỉ bao gồm Hiến pháp
1992 (đã được sử đổi, bổ sung). -> SAI
-Lý do: vì nguồn cơ bản của luật Hiến pháp là những văn bản quy
phạm pháp luật có chứa đựng quy phạm pháp luật Hiến pháp.
Trong đó, Hiến pháp là nguồn quan trọng, chủ yếu và phổ biến
nhất. Dưới luật Hiến pháp còn có các đạo luật nói về việc tổ chức
các cơ quan nhà nước như: Luật tổ chức Quốc hội, Luật tổ chức
Chính phủ, Luật tổ chức Tòa án, Viện Kiểm sát, Luật tổ chức Hội
đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân các cấp, … Ngoài những văn
bản Hiến pháp, các đạo luật nói trên, các văn bản khác như Pháp
lệnh của Ủy ban thường vụ Quốc hội, các nghị quyết của Quốc hội,
các nghị định của Chính phủ về việc tổ chức Nhà nước, cũng đều
tạo nên nguồn của luật Hiến Pháp.
Câu 2: Nguồn của khoa học Luật Hiến pháp chỉ bao gồm các
bản Hiến pháp Việt Nam. -> SAI
- Lý do: Vì nguồn của Luật Hiến pháp không chỉ có các bản Hiến
pháp mà còn cả các bộ luật, pháp lệnh, nghị quyết, nghị định
của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác.
Câu 3: Hiến pháp ra đời cùng với sự ra đời của nhà nước.->
SAI
Lý do: Vì
+ Nhà nước ra đời khi xã hội xuất hiện giai cấp và những mâu thuẫn
giai cấp không thể giải quyết được, cần có một tổ chức ra đời dập tắt, điều
hòa những mâu thuẫn ấy, và đó là nhà nước.
+ Hiến pháp ra đời khi thỏa mãn những điều kiện nhất định về kinh tế,
văn hóa, xã hội. Hiến pháp ra đời sau sự ra đời của nhà nước.
Câu 4: Ở nước ta, Hiến pháp ra đời trước Cách mạng tháng 8
năm 1945. -> SAI
- Lý do: vì ở nước ta, Hiến pháp ra đời vào ngày 09/11/1946.
Vào thờ điểm đó, nước ta không có dân chủ, chỉ là một nước thuộc
địa nửa phong kiến. Đất nước không có tự do, độc lập, nhân dân
không được quyền làm chủ, vì vậy, không có Hiến pháp.
Câu 5: Trong khoa học pháp lý hiện nay, việc phân chia Hiến
pháp thành Hiến pháp cổ điển và Hiến pháp hiện đại là căn cứ
vào thời gian ban hành các bản Hiến pháp. -> SAI

- Lý do: việc phân chia HP thành HP cổ điển và HP hiện đại là


căn cứ vào nội dung.
 Hiến pháp cổ điển: là Hiến pháp có nội dung chủ yếu quy
định về tổ chức quyền lực nhà nước, ít có những quy định về các
quyền tự do.
 Hiến pháp hiện đại: là Hiến pháp có nội dung được
mở rộng, quy định thêm nhiều quyền tự do của công dân.

Câu 6: Hiến pháp không thành văn là Hiến pháp chỉ được cấu
thành từ một nguồn là các tập tục mang tính Hiến pháp. -> SAI
- Lý do: vì hiến pháp không thành văn không chỉ được cấu
thành từ một nguồn là tập tục mang tính Hiến pháp mà còn cấu
thành từ nhiều nguồn khác như: Một số văn bản luật có giá trị
Hiến pháp, một số án lệ hoặc tập tục cổ truyền mang tính hiến
định.
Câu 7: Theo quy định của Hiến pháp năm 2013, thủ tục sửa đổi
Hiến pháp được tiến hành như thủ tục sửa đổi một đạo luật
thông thường. -> SAI
- Lý do: căn cứ vào Điều 120 Hiến pháp 2013 thì
- Về chủ thể được yêu cầu sửa đổi HP, các trình tự sửa đôi,...:
1. . Chủ tịch nước, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ hoặc ít nhất
một phần ba tổng số đại biểu Quốc hội có quyền đề nghị làm Hiến
pháp, sửa đổi Hiến pháp. Quốc hội quyết định việc làm Hiến pháp,
sửa đổi Hiến pháp khi có ít nhất hai phần ba tổng số đại biểu Quốc
hội biểu quyết tán thành.
2. Quốc hội thành lập Ủy ban dự thảo Hiến pháp. Thành phần, số lượng
thành viên, nhiệm vụ và quyền hạn của Ủy ban dự thảo Hiến pháp do
Quốc hội quyết định theo đề nghị của Ủy ban thường vụ Quốc hội.
3. Ủy ban dự thảo Hiến pháp soạn thảo, tổ chức lấy ý kiến Nhân dân và
trình Quốc hội dự thảo Hiến pháp.
- Các đạo luật thông thường là loại văn bản nhu tính nên thủ tục sửa
đổi, thông qua 1 cách dễ dàng và đơn giản hơn.
 Thủ tục sửa đổi LHP bài bản, khó khăn và phức tạp hơn thủ
tục sửa đổi một đạo luật thông thường.

Câu 8: Thủ tục sửa đổi Hiến pháp được quy định trong Hiến pháp
2013 giống Hiến pháp 1992. -> SAI
- Lý do
1. Về chủ thể sửa đổi:
- Hiến pháp 1992: Chỉ Quốc Hội mới có quyền sửa đổi Hiến pháp.
- Hiến pháp 2013: Chủ tịch nước, UBTV Quốc hội, Chính phủ hoặc ít
nhất 1/3 Đại biểu Quốc hội có quyền đề nghị làm Hiến pháp, sửa đổi
Hiến pháp (Khoản 1, Điều 120)
 Như vậy, Hiến pháp năm 2013, số lược đề xuất sửa đổi, bổ
sung Hiến pháp nhiều hơn Hiến pháp 1992.
2. Về soạn thảo:
- Hiến pháp 1992: Không thấy quy định.
- Hiến pháp 2013: UB dự thảo.
=> Hiến pháp 2013 thành lập Ủy Ban dự thảo Hiến pháp.
3. Về tỷ lệ yêu cầu:
- Hiến pháp 1992: ít nhất là 2/3 tổng số Đại biểu QH biểu quyết tán thành
việc làm Hiến pháp, sửa đổi Hiến pháp.
- Hiến pháp 2013: Ít nhất là 2/3 tổng số Đại biểu QH biểu quyết tán thành
việc làm Hiến pháp, sửa đổi Hiến pháp.
=> Hiến pháp 1992 và Hiến pháp 2013 không khác nhau.
4. Về hiệu lực:
- Hiến pháp 1992: Quốc hội biểu quyết thông qua.
- Hiến pháp 2013: Trưng cầu dân ý do Quốc hội Quyết định.
=> Hiến pháp 1992 chỉ QH biểu quyết thông qua, Hiến pháp 2013 QH biểu
quyết thông qua, không bắt buộc do QH quyết định.
KẾT LUẬN:

- Hiến pháp 1992:


+ Quyền sửa HP thuộc về QH, không phù hợp với xu thế chung của
thế giới, HP trở thành công cụ trong tay Nhà nước để quản lý dân.
- Hiến pháp 2013:
+ Đã cố gắng khó khăn, phức tạp hơn.
+ Các nhà lập hiến đã cố gắng dung hòa quyền lập hiến thuộc về nhân
dân nhưng phù hợp với bối cảnh dân trí, văn hóa của nhân dân.
Câu 9: Thủ tục sửa đổi Hiến pháp được quy định trong Hiến pháp
2013 giống Hiến pháp 1946. -> SAI
1. Về chủ thể sửa đổi:
- Hiến pháp 1946:
a) Do hai phần ba tổng số nghị viên yêu
b) Nghị viện bầu ra một ban dự thảo những điều thay đổi
c) Những điều thay đổi khi đã được Nghị viện ưng chuẩn thì
phải đưa ra toàn dân phúc quyết.
(điều 70 HP 1946)
 Hiến pháp 2013: Chủ tịch nước, UBTV Quốc hội, Chính phủ hoặc
ít nhất 1/3 Đại biểu Quốc hội có quyền đề nghị làm Hiến pháp, sửa
đổi Hiến pháp (Khoản 1, Điều 120)
 Như vậy, Hiến pháp năm 2013, số lược đề xuất sửa đổi, bổ
sung Hiến pháp nhiều hơn Hiến pháp 1946.
2. Về soạn thảo:

-  Hiến pháp 1946: Ban dự thảo

-  Hiến pháp 2013: Ủy ban dự thảo

=> Hiến pháp 1946 là Ban, Hiến pháp 2013 là Ủy Ban

3. Về tỷ lệ yêu cầu:

- Hiến pháp 1946: Ít nhất 2/3 nghị viên yêu cầu.

- Hiến pháp 2013: Ít nhất 2/3 Đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành việc
làm Hiến pháp, sửa đổi Hiến pháp. 

=>  Hiến pháp 1946 và Hiến pháp 2013 không khác nhau.

4. Về hiệu lực

- Hiến pháp 1946: Toàn dân phúc quyết là bắt buộc

- Hiến pháp 2013: Trưng cầu dân ý do Quốc hội Quyết định.

 => Hiến pháp 1946 phúc quyết là bắt buộc, Hiến pháp 2013 do Quốc
hội quyết định không bắt buộc trưng cầu dân ý.

KẾT LUẬN:

 Hiến pháp 1946: có phân định hai việc khác nhau là “làm Hiến
pháp” và “sửa đổi Hiến pháp”. Nhưng trong các văn bản pháp luật
hiện hành của Nhà nước ta lại chưa có những quy định cụ thể về
“cách thức” Quốc hội thực hiện nhiệm vụ này.
 Hiến pháp 2013:
+ Đã cố gắng khó khăn, phức tạp hơn.
+ Các nhà lập hiến đã cố gắng dung hòa quyền lập hiến thuộc về nhân
dân nhưng phù hợp với bối cảnh dân trí, văn hóa của nhân dân.
TỰ LUẬN
1. Anh (Chị) hãy so sánh Điều 146 Hiến pháp năm 1992 với Điều 119
Hiến pháp năm 2013 và giải thích.
- Điều 146 Hiến pháp năm 1992 quy định: “Hiến pháp nước Cộng hòa
XHCN Việt Nam là luật cơ bản của Nhà nước, có hiệu lực quản lý
cao nhất. Mọi văn bản pháp luật khác phải phù hợp với Hiến pháp”
- Khoản 1 Điều 119 Hiến pháp năm 2013 sửa lại: “Hiến pháp là luật cơ
bản của nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, có hiệu lực pháp lý cao
nhất. Mọi văn bản pháp luật khác phải phù hợp với Hiến pháp. Mọi
hành vi vi phạm Hiến pháp đều bị xử lý”.
- Như vậy, theo Hiến pháp 2013 thì Hiến pháp không phải là luật cơ
bản của Nhà nước mà là luật cơ bản của nước Cộng hòa XHCN Việt
Nam, tức là luật cơ bản của Nhân dân. Lịch sử lập hiến của nhân loại
đã cho thấy, không thể quan niệm Hiến pháp phải là công cụ trong tay
của Nhân dân để kiểm soát Nhà nước. Vì vậy, quyền lập hiến phải
thuộc về Nhân dân chứ không thuộc về Nhà nước. Khẳng định quyền
lập hiến thuộc về Nhân dân là vấn đề cốt lõi nhất trong quy trình lập
hiến bởi vì từ đây sẽ xác định nhận thức đúng đắn về bản chất và nội
dung của Hiến pháp, về thủ tục sửa đổi Hiến pháp, về hiệu lực của
Hiến pháp cũng như về cơ chế bảo hiến.

2. Anh (Chị) hãy chứng minh và giải thích sự độc đáo của chế định
Chủ tịch nước trong Hiến pháp năm 1946. (Tham khảo mạng nên
đừng copy lại, nên dùng từ ngữ của mình để viết, thêm ý)
- Hiến pháp năm 1946 dựa trên nguyên tắc xây dựng chính quyền nhân
dân sáng suốt mạnh mẽ, chủ tịch nước có địa vị rất đặc biệt để có toàn
quyền và toàn quyền điều hành đất nước. Mặt khác, trong những ngày
đầu thành lập Chính quyền nhân dân, một sự trùng hợp lịch sử, đáp
ứng nhu cầu cấp thiết của cách mạng Việt Nam là Chủ tịch Hồ Chí
Minh, lãnh tụ toàn quốc được công nhận là Chủ tịch Đảng.
- Mô hình chủ tịch nước được quy định trong hiến pháp năm 1946 là
một nét đặc sắc trong tư duy lập hiến của những người làm công tác
lập hiến Việt Nam do Hồ Chí Minh lãnh đạo.
- Một sáng tạo độc đáo và tiêu biểu của Thể chế Chủ tịch nước . Thiết
chế này không chỉ bảo đảm nghị viện nhân dân là cơ quan quyền lực
cao nhất của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ”(Điều 22 Hiến pháp
năm 1946) mà còn bảo đảm tập trung và tăng cường quyền lực quản
lý, điều hành công việc quốc gia cho chính phủ do Chủ tịch nước
đứng đầu, lãnh đạo đất nước trong thời kỳ đất nước mới độc lập, đang
trong tình trạng khó khăn về ngoại giao, kinh tế, sản xuất lạc hậu,
trình độ dân trí hạn chế, thù trong, giặc ngoài,… còn trong trứng
nước, mục đích chống phá, lật đổ nhân dân. chính quyền cách mạng.
- Chủ tịch nước có thẩm quyền ban hành một loại văn bản quy phạm
pháp luật duy nhất là “sắc lệnh” thực hiện quyền hạn của mình trên
mọi lĩnh vực.
- Ngoài ra, là Tổng chỉ huy quân đội toàn quốc, vị trí, vai trò của Chủ
tịch nước còn bảo đảm bằng sức mạnh quân sự, bằng quyền “ điều
binh khiển tướng” để bảo vệ nền độc lập dân tộc, chống kẻ thù xâm
lược.
- Có thể thấy rằng Hiến pháp năm 1946 đã xây dựng hình thức chính
thể tương đối đặc biệt, điểm đặc biệt đó thể hiện rõ nhất ở chế định
Chủ tịch nước. Về mặt hình thức, nó có những đặc điểm của một nền
cộng hòa tổng thống và một nền cộng hòa đại diện, nhưng về bản chất
thì không theo bất kỳ hình thức nào. Có một điều chắc chắn là chế độ
tổng thống theo hiến pháp năm 1946 có nhiều đặc điểm nổi bật của
một nguyên thủ quốc gia - các tổng thống cộng hòa hỗn hợp rất phổ
biến trên thế giới ngày nay. Nhưng vào giữa những năm 1940, hình
thức chính quyền này chưa từng tồn tại. Vì vậy, thể chế chủ tịch nước
theo hiến pháp năm 1946 là sự sáng tạo tài tình của Chủ tịch Hồ Chí
Minh, người trực tiếp lãnh đạo Ủy Ban dự thảo hiến pháp năm 1946.
- Như vậy, hệ thống nguyên thủ quốc gia theo Hiến pháp năm 1946 là
mô hình nguyên thủ quốc gia độc đáo chưa từng có trong lịch sử các
hiến pháp thế giới, không sao chép một cách cứng nhắc, máy móc từ
bất kỳ mô hình nào. Nguyên thủ quốc gia trong chính phủ nào cũng
thể hiện sự tiếp thu có chọn lọc và sáng tạo đối với Chủ tịch Hồ Chí
Minh, người đã chủ trì soạn thảo bản hiến pháp này. Sử dụng mô hình
nguyên thủ quốc gia được quy định trong hiến pháp năm 1946, chắc
chắn Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thiết kế và thành lập mô hình chính
phủ của một nước cộng hòa hỗn hợp đầu tiên trên thế giới.

You might also like