Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 2

CLB TOÁN HỌC MUÔN MÀU HÌNH CHỮ NHẬT

Môn: Toán 8C4


Ngày học: 5/11/2021
HOTLINE: 0973 872 184 Thời gian buổi học: 180 phút

Mục tiêu bài học


• Nắm chắc được định nghĩa, các tính chất, dấu hiệu nhận biết hình chữ nhật.
• Vận dụng các kết quả trên để giải các bài tập từ cơ bản đến nâng cao.

Bài tập trên lớp


Bài 1. Cho tam giác ABC vuông tại A, đường cao AH. Gọi D, E lần lượt là hình chiếu của
H trên AB, AC.

a) Chứng minh rằng AH = DE.

b) Gọi M là trung điểm của BC. Chứng minh rằng AM ⊥ DE.

Bài 2. Tính độ dài các cạnh của hình chữ nhật ABCD, biết rằng đường vuông góc BH kẻ từ
B đến AC chia AC thành hai đoạn thẳng HA = 16cm, HC = 9cm.

Bài 3. Cho tam giác nhọn ABC có H là trực tâm. Gọi M, N, P lần lượt là trung điểm của
AB, BC, CA. Gọi X, Y, Z lần lượt là trung điểm của HA, HB, HC.

a) Xác định dạng của tứ giác M P ZY .

b) Chứng minh các đường thẳng XN, Y P, ZM đồng quy.

c) Với điều kiện nào của tam giác ABC thì Y M = M X = XP ?

Bài 4. Cho hình bình hành ABCD có O là giao điểm hai đường chéo. Gọi H là hình chiếu của
A trên OD và K là hình chiếu của O trên AB. Biết rằng các góc DAH, HAO, OAB bằng
nhau. Chứng minh rằng

a) OK = 12 OB. b) ABCD là hình chữ nhật.

Bài 5. Cho hình chữ nhật ABCD.

a) Giả sử điểm M nằm trong hình chữ nhật ABCD. Chứng minh rằng
M A2 + M C 2 = M B 2 + M D 2 .
b) Kết quả trên còn đúng không nếu M nằm ngoài hình chữ nhật ABCD ?

Bài 6. Cho hình chữ nhật ABCD có H là hình chiếu của B trên AC. Gọi M, I, N lần lượt
là trung điểm của AH, BH, CD. Chứng minh rằng

a) Tứ giác M ICN là hình bình hành. b) BM


\ N = 90◦ .

Bài 7. Cho hình chữ nhật ABCD có O là giao điểm hai đường chéo, điểm M nằm giữa O và
B. Lấy điểm E đối xứng với A qua M . Gọi H là hình chiếu của E trên BC. Vẽ hình chữ nhật
EHCF . Chứng minh rằng

a) CE k BD và HF k AC. b) M, H, F thẳng hàng.


Bài tập về nhà
Bài 1. Cho tứ giác ABCD có hai đường chéo vuông góc với nhau. Gọi M, N, P, Q lần lượt
là trung điểm của AB, BC, CD, DA. Chứng minh rằng tứ giác M N P Q là hình chữ nhật.

Bài 2. Cho hình bình hành ABCD. Gọi Ax, By, Cz, Dt lần lượt là tia phân giác của các
góc A, B, C, D. Ax cắt By, Dt lần lượt tại M, N . Cz cắt By, Dt lần lượt tại Q, P . Chứng
minh rằng tứ giác M N P Q là hình chữ nhật.

Bài 3. Cho hình chữ nhật ABCD có AB = 12cm, BC = 5cm. Gọi H là hình chiếu của B trên
AC. Tính HA, HC.

Bài 4. Cho hình chữ nhật ABCD. Giả sử tồn tại điểm M sao cho M A = 3cm, M B = 4cm,
M C = 5cm. Tính độ dài M D.

Bài 5. Cho hình bình hành ABCD. Gọi E, F, G, H lần lượt là trung điểm của AB, BC, CD, DA.
Gọi M , N lần lượt là giao điểm của BD với AF , CH.

a) Chứng minh rằng tứ giác EM GN là hình bình hành.

b) Tìm điều kiện của hình bình hành ABCD để tứ giác EM GN là hình chữ nhật.

You might also like