Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 4

Nội dung

Công nghiệp hóa theo mô hình cổ điển diễn ra vào giữa thế kỷ XVIII đến thế
kỷ XIX. Đầu tiên ở nước Anh sau đó được mở rộng sang nước Pháp.

Đây là mô hình công nghiệp hóa đầu tiên trong lịch sử được gắn liền với cuộc
cách mạng công nghiệp 1.0. Mô hình công nghiệp hóa theo kiểu cổ điển có
những đặc điểm và đặc trưng chủ yếu sau:

Đặc điểm lịch sử xuất phát của mô hình

 Những nước như Anh, Pháp có quy mô lãnh thổ và dân số tương đối là
lớn → cơ sở để phân công lao động XH trong phạm vi quốc gia

 Những nước dẫn đầu TG về sự tiến bộ KH-CN → quá trình CNH không
thể vay mượn (dựa vào) công nghệ từ bên ngoài cũng như không lệ thuộc
vào công nghệ bên ngoài

 Quan hệ KTQT lúc này còn hạn chế → mức độ ảnh hưởng TG đối với
CNH & CDCC là không lớn

 Nguồn tài nguyên là tương đối phong phú đa dạng → đáp ứng được nhu
cầu của giai đoạn đầu của CNH

 Những nước này có nguồn bổ sung quan trọng về nguyên liệu, nguồn lao
động và thị trường từ hệ thống các nước thuộc địa

Đặc điểm về vốn

 Quá trình CNH đòi hỏi vốn nhiều

 Trong mô hình cổ điển vốn không gây ra áp lực lớn → không gây ra
những mất cân đối trầm trọng về vốn

 Vốn chủ yếu dựa vào từ nguồn vốn tích lũy trong nước (NN) và nguồn
vốn từ các thuộc địa
Đặc điểm về CDCC ngành

Chuyển dịch tuần tự, từ từ từng bước

CN nhẹ → CN nặng → GTVT, bưu điện → các ngành dịch vụ khác

Đặc điểm về chuyển dịch lao động

LĐ từ NN chuyển sang CN theo xu hướng chung, tuy nhiên giá trị chuyển dịch
này không gây ra những căng thẳng về vấn đề thất nghiệp. Vì:

 Quá trình chuyển dịch diễn ra từ từ

 LĐ ở các quốc gia này di cư sang những vùng đất mới nên không gây ra
những căng thẳng về lao động và việc làm ở trong nước

đặc trưng

- mô hình công nghiệp hóa cổ điển được hoàn thành trong một thời gian tương
đối dài.

Đặc trưng cơ bản mô hình này là bắt đầu từ sự Chuyển đổi công nghệ thủ
công sang công nghiệp cơ khí. Với sự phát triển sử của ngành công nghiệp nhẹ
(ngành dệt), nông nghiệp, rồi cuối cùng là ngành công nghiệp nặng (cơ khí chế
tạo máy). Quá trình này diễn ra với các máy hơi nước và hệ thống đường xe lửa,
sử đụng điện năng,...
- Áp dụng các biện pháp bóc lột tàn bạo và thực hiện các cuộc chiến tranh
chiếm đoạt các nguồn tài nguyên và thị trường. Để tiến hành chiếm đoạt các
nguồn tài nguyên vốn to lớn, thì các quốc gia châu Âu đã thực hiện các biện
pháp tích lũy nguyên thủy tàn bạo nhất. Trong bộ “T ban”, C.Mác đã diễn tả
các hình thức tích luỹ nguyên thuỷ điển hình ở nớc Anh đuổi nông dân ra khỏi
đồng ruộng, biến ruộng lúa mì thành những cánh đồng trồng cỏ nuôi cừu, bắt
ngời lao đông phải làm việc từ 15 đến 18 giờ một ngày... “T bản “tích luỹ đuợc
ở đây chính là mồ hôi, nớc mắt ngời lao động,
=>Vì thế, quá trình công nghiệp hóa cổ điển dẫn đến mâu thuẫn gay gắt giữa
tư bản và lao động, giữa các nước tư bản với nhau, giữa các nước tư bản và các
nước thuộc địa.
- Các ngành công nghiệp chủ yếu mang tính hướng nội. Những ngành công
nghiệp mới ra đời ở châu Âu thường có trình độ phát triển thấp, quy mô sản
xuất không lớn, do vậy thị trường trong nước là đủ cho nó phát triển. Khi quy
mô sản xuất của những ngành này vợt quá phạm vi của thị truờng nội địa, Chính
phủ của các nước này buộc phải tìm kiếm thị trường bên ngoài. Dòng nh vào
thời đó chiến tranh là biện pháp duy nhất đảm bảo thị trường ngoài nước cho
các quốc gia, Song phần lớn các quốc gia không làm được việc đó, do vậy phải
huớng sự phát triển của các ngành công nghiệp của mình chủ yếu vào thị trường
trong nước.
- Tăng trưởng thấp và bất bình đẳng xã hội cao – đây là đặc trưng nổi bật của
mô hình công nghiệp hóa theo kiểu cổ điển châu Âu. Trước thế kỷ XX, các
quốc gia châu Âu đã tiến hành công nghiệp hóa với tốc độ tăng trưởng thấp chỉ
vào khoảng 2%/năm. Trong điều kiện đó, con đường tích lũy vốn duy nhất để
công nghiệp hóa là phải giảm tiền lương và thu nhập của người lao động từ đó
gây bất bình đẳng nghiêm trọng của các xã hội châu Âu.
    - quá trình công nghiệp hóa theo mô hình cổ điển thường diễn ra mang tính tự
phát. Công nghiệp hóa theo mô hình cổ điển chịu tác động lớn của bàn tay vô
hình (thị trường) còn nhà nước tư bản với tính cách là một lực lượng điều hành
có ảnh hưởng đến môi trường sản xuất kinh doanh nhưng không can thiệp trực
tiếp vào quá trình công nghiệp hóa.
Những đặc trưng trên đây tiêu biểu cho mô hình CNH của các quốc gia châu
Âu tuy nhiên mỗi quốc gia lại có những sắc thái riêng. Quá trình CNH ở Anh,
Pháp, Đức đã đi liền với các cuộc chiến tranh xâm lược, cướp bóc thuộc địa.
Nhưng quá trình CNH ở các nước nhỏ hơn ở Châu Âu đã mang tính lệ thuộc
hơn vào các nước mạnh.

You might also like