Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 5

CHƯƠNG 3.

GIÁ TRỊ CỦA VIỆC KẾT HỢP BA YẾU TỐ TRONG VIỆC THÀNH LẬP
ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
3.1. Giá trị lý luận
3.1.1. Giá trị lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin
Chủ nghĩa Mác - Lênin là hệ tư tưởng của giai cấp công nhân, là vũ hí lý luận sắc bén của
giai cấp công nhân trong cuộc đấu tranh giải phóng giai cấp mình, qua đó giải phóng xã hội và
giải phóng con người. Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân là xoá bỏ chế độ tư bản chủ nghĩa,
xoá bỏ chế độ người bóc lột người, giải phóng giai cấp công nhân, nhân dân lao động và toàn thể
nhân loại khỏi mọi sự áp bức, bóc lột, nghèo nàn lạc hậu; xây dựng xã hội mới thực sự tốt đẹp
chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản. Theo quan điểm của C.Mác và Ph.Ăngghen, việc thực
hiện sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân cần phải trải qua hai bước. Bước thứ nhất: giai cấp
công nhân biến thành giai cấp thống trị và giành lấy chính quyền nhà nước vào tay giai cấp mình.
Bước thứ hai: giai cấp công nhân dùng sự thống trị của mình để từng bước đoạt lấy toàn bộ tư
bản trong tay giai cấp tư sản để tập trung tất cả những công cụ sản xuất vào trong tay nhà nước từ
đó tiến hành tổ chức xây dựng xã hội mới - xã hội chủ nghĩa. Hai bước này quan hệ chặt chẽ với
nhau, giai cấp công nhân không thực hiện được bước thứ nhất thì cũng không thực hiện được
bước thứ hai nhưng bước thứ hai là quan trọng nhất để giai cấp công nhân hoàn thành sứ mệnh
lịch sử của mình.
3.1.2. Giá trị lý luận việc bổ sung phong trào yêu nước của Nguyễn Ái Quốc
Mọi thắng lợi của cách mạng nước ta trong hành trình chín mươi năm qua đều bắt nguồn từ
việc Đảng Cộng sản Việt Nam kiên định và vận dụng sáng tạo học thuyết cách mạng và khoa học
- chủ nghĩa Mác - Lê-nin vào thực tiễn cách mạng nước mình. Sự kiên định và sáng tạo đó trên cơ
sở tính khoa học, tính cách mạng, tính nhân văn, tính phù hợp với điều kiện Việt Nam và thời đại,
mà mục tiêu không đổi là phấn đấu cho độc lập của Tổ quốc, tự do, hạnh phúc của nhân dân.
Đảng Cộng sản Việt Nam nhận thức một cách biện chứng rằng, kiên định và sáng tạo khi
vận dụng chủ nghĩa Mác - Lê-nin là hai mặt thống nhất trong một vấn đề; kiên định không có
nghĩa là rập khuôn, máy móc mà phải trên cơ sở không ngừng sáng tạo phù hợp với không gian,
thời gian. Và, sáng tạo phải trên cơ sở kiên định những nguyên tắc căn bản thuộc về nó, nếu
không sẽ sa vào sai lầm của chủ nghĩa giáo điều, máy móc hoặc chủ nghĩa cơ hội, xét lại. Kiên
định và sáng tạo khi vận dụng chủ nghĩa Mác - Lê-nin là quan hệ biện chứng trong việc vận dụng
những quy luật phổ quát vào điều kiện cụ thể và đặc thù. Kiên định những nguyên lý đúng đắn
không có nghĩa là giáo điều, máy móc, siêu hình; sáng tạo nhưng phải bảo đảm những nguyên tắc
căn bản của nó là giữ vững bản chất cách mạng, tính khoa học, tính phù hợp, tính thực tiễn, là
sáng tạo biện chứng để cách mạng thành công, tuyệt nhiên không phải là xét lại hay chệch hướng,
“đổi màu”. Nguyễn Ái Quốc không rập khuôn, máy móc, giáo điều vào chủ nghĩa Mác - Lênin,
Người muốn bổ sung thêm lý luận chủ nghĩa Mác – Lênin bằng dân tộc học phương Đông, bằng
điều kiện lịch sử phương Đông; không có lý thuyết, học thuyết nào hoàn hảo cả, không có cái gì
là tuyệt đối nên phải sáng tạo, phải bổ sung thêm. Cụ thể, trong việc thành lập Đảng, Người bổ
sung phong trào yêu nước.
Sức mạnh to lớn của phong trào yêu nước Việt Nam tiếp tục được khẳng định đến hiện nay.
Yêu nước được hiểu là tình cảm thiêng liêng gắn liền với ý thức về đất nước, tổ quốc, niềm tự
hào dân tộc. Yêu nước là thước đo phẩm hạnh của mỗi cá nhân, cũng như mỗi giai tầng trong xã
hội. Điểm xuất phát, cái nôi, cội nguồn của lòng yêu nước chính là tình yêu quê hương, mảnh đất
chôn rau cắt rốn của mỗi con người, không gian sinh tồn của mỗi gia đình, cộng đồng, quốc gia
dân tộc. Kế thừa truyền thống của dân tộc, vận dụng chủ nghĩa Mác-Lênin, Đảng Cộng sản Việt
Nam, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn dành sự quan tâm đặc biệt cho việc xây dựng và
thực hiện chủ trương, chính sách nhằm khơi dậy, phát huy tinh thần yêu nước, ý chí tự cường, sức
mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc nhưng ở từng giai đoạn, từng hoàn cảnh có cách thể hiện, mức độ
khác nhau. Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là
một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy
lại càng sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy
hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước”. Tại Đại hội III, trong bối
cảnh cách mạng Việt Nam thực hiện hai nhiệm vụ: xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Miền Bắc, đánh
đuổi đế quốc Mỹ và tay sai ở Miền Nam, Đảng xác định đường lối chung trong thời kỳ quá độ lên
chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc là “phát huy tinh thần yêu nước nồng nàn và truyền thống phấn đấu
anh dũng, lao động cần cù của nhân dân ta”; ở miền Nam là “phát huy đến cao độ tinh thần yêu
nước của các tầng lớp nhân dân; không ngừng vạch trần những âm mưu và hành động gian ác của
đế quốc Mỹ và bọn tay sai”. Đại hội VI – Đại hội của đổi mới, Đảng xác định bồi dưỡng tinh thần
yêu nước là nội dung quan trọng, là động lực trong công cuộc đổi mới, đưa đất nước tiến lên. Đặc
biệt là Hội nghị lần thứ 9, Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI), ban hành Nghị quyết “Về
xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất
nước”, trong đó, xác định yêu nước, xây dựng lòng yêu nước là giá trị hàng đầu của con người
Việt Nam nhằm xây dựng nền văn hóa và con người Việt Nam phát triển toàn diện, hướng đến
chân-thiện-mỹ, thấm nhuần tinh thần dân tộc, nhân văn, dân chủ và khoa học.
3.2. Giá trị thực tiễn
3.2.1. Đối với sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất Tổ quốc (1930-1975)
Từ ngày 6/1 đến ngày 7/2/1930, Hội nghị hợp nhất các tổ chức Cộng sản thành lập Đảng
Cộng sản Việt Nam đã họp ở bán đảo Cửu Long thuộc Hồng Kông (Trung Quốc) dưới sự chủ trì
của đồng chí Nguyễn Ái Quốc thay mặt cho Quốc tế Cộng sản. Trong Hội nghị thành lập Đảng,
đồng chí Nguyễn Ái Quốc đề ra 5 điểm lớn cần thảo luận và thống nhất, trước hết là tự phê bình
và phê bình, “Bỏ mọi thành kiến xung đột cũ, thành thật hợp tác để thống nhất các nhóm cộng sản
Đông Dương". Hội nghị đã nhất trí thống nhất các tổ chức cộng sản thành lập một đảng, lấy tên là
Đảng Cộng sản Việt Nam. Hội nghị đã thông qua các văn kiện gồm: Chánh cương vắn tắt, Sách
lược vắn tắt, Chương trình tóm tắt, Điều lệ vắn tắt của Đảng và Lời kêu gọi của đồng chí Nguyễn
Ái Quốc thay mặt Quốc tế Cộng sản và Đảng Cộng sản Việt Nam gửi đến công nhân, nông dân,
binh lính, thanh niên, học sinh và tất cả đồng bào bị áp bức, bóc lột nhân dịp thành lập Đảng.
Trong đó, Chánh cương vắn tắt của Đảng và sách lược vắn tắt của Đảng phản ánh nội dung
cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam. Hội nghị hợp nhất các tổ chức Cộng
sản có ý nghĩa như Đại hội thành lập Đảng. Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng
(9/1960) đã quyết nghị lấy ngày 3 tháng 2 dương lịch mỗi năm làm ngày kỷ niệm thành lập Đảng
Cộng sản Việt Nam.
Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời với Cương lĩnh chính trị đầu tiên đã mở ra thời kì mới cho
cách mạng Việt Nam - thời kì đấu tranh giành độc lập dân tộc tiến lên chủ nghĩa xã hội. Cương
lĩnh đầu tiên của Đảng ra đời, đã xác định được những nội dung cơ bản nhất của con đường cách
mạng Việt Nam; đáp ứng được những nhu cầu bức thiết của lịch sử và trở thành ngọn cờ tập hợp,
đoàn kết thống nhất các tổ chức cộng sản, các lực lượng cách mạng và toàn thể dân tộc. Sự kiện
thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam là một bước ngoặt vô cùng quan trọng của lịch sử cách mạng
Việt Nam, quyết định sự phát triển của dân tộc, chấm dứt sự khủng hoảng về đường lối và tổ
chức lãnh đạo của phong trào yêu nước Việt Nam đầu thế kỷ XX. Đó là kết quả của sự vận động,
phát triển và thống nhất phong trào cách mạng trong cả nước; sự chuẩn bị công phu về mọi mặt
của Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc và sự đoàn kết nhất trí của những chiến sỹ tiên phong vì lợi ích của
giai cấp, của dân tộc. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là thành quả của sự kết hợp chủ nghĩa
Mác-Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam; chứng tỏ giai cấp công
nhân Việt Nam đã trưởng thành, đủ sức lãnh đạo cách mạng, làm cho cách mạng Việt Nam thực
sự trở thành một bộ phận khăng khít của cách mạng thế giới, là sự chuẩn bị cho mọi thắng lợi của
cách mạng Việt Nam về sau. Sự lãnh đạo của Đảng là nhân tố hàng đầu bảo đảm mọi thắng lợi
của cách mạng Việt Nam; khích lệ tinh thần sáng tạo trong đấu tranh giải phóng dân tộc. Đảng
Cộng sản Việt Nam ra đời và việc Đảng chủ trương cách mạng Việt Nam là một bộ phận của
phong trào cách mạng thế giới, đã tranh thủ được sự ủng hộ to lớn của cách mạng thế giới, kết
hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh của thời đại làm nên những thắng lợi vẻ vang; đồng thời
đóng góp tích cực vào sự nghiệp đấu tranh vì hòa bình, độc lập dân tộc và tiến bộ của nhân loại
trên thế giới.1
3.2.2. Đối với sự phát triển của đất nước hiện nay (1975-nay)
Ngày nay, những thành tựu to lớn qua hơn 32 năm đổi mới đã làm cho thế và lực của nước
ta được nâng cao trên trường quốc tế, như Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã
khẳng định: Chưa bao giờ chúng ta có được cơ đồ như ngày hôm nay. Kỷ niệm 92 năm ngày
thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03/02/1930 - 03/02/2022), chúng ta cùng nhìn lại những
đóng góp, sáng tạo của Hồ Chí Minh trong việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.
Một là, Hồ Chí Minh vận dụng sáng tạo quy luật ra đời Đảng cộng sản của chủ nghĩa Mác -
Lênin và chỉ ra quy luật ra đời đặc thù của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Hai là, Hồ Chí Minh xác định: giải phóng dân tộc là nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng Việt
Nam.
Ba là, sáng tạo của Hồ Chí Minh về việc xác định lực lượng tiến hành cách mạng.
Bốn là, sáng tạo của Hồ Chí Minh trong việc đặt tên Đảng và chủ trương giải quyết vấn đề
dân tộc trong khuôn khổ mỗi nước Đông Dương.
Những sáng tạo của Hồ Chí Minh trong thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam ở một nước
thuộc địa đã được thực tế cách mạng Việt Nam và cách mạng thế giới trong thế kỷ XX kiểm
chứng là đúng đắn và khoa học. Đây là sự cống hiến quan trọng của Hồ Chí Minh vào kho tàng lý
luận Mác - Lênin. Trải qua hơn 90 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, vượt qua muôn vàn
khó khăn, thử thách, với bản lĩnh của một đảng cách mạng chân chính, luôn gắn bó mật thiết với
nhân dân, Đảng Cộng sản Việt Nam với sự sáng lập và rèn luyện của Hồ Chí Minh đã lãnh đạo
cách mạng Việt Nam giành những thắng lợi vẻ vang, có ý nghĩa lịch sử to lớn. Ngày nay, những
tư tưởng của Người vẫn còn nguyên giá trị, soi sáng cho toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta trong
sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa vì mục tiêu
dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
Hiện nay trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập quốc tế, sự lãnh
đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam rất cần có sự sáng tạo. Trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện
đại hóa, Đảng ta luôn nhất quán xác định khoa học - công nghệ là quốc sách hàng đầu, là động
lực quan trọng thúc đẩy đất nước phát triển nhanh và bền vững. Đại hội XIII của Đảng tiếp tục
nhấn mạnh yêu cầu phát triển khoa học - công nghệ và đổi mới sáng tạo, coi đó là một trong
những đột phá chiến lược của đất nước trong bối cảnh chuyển đổi số hiện nay.

1
Truy cập từ https://hanam.gov.vn/Pages/dang-cong-san-viet-nam-ra-doi-la-buoc-ngoat-to-lon-trong-lich-su-cach-mang-viet-
nam.aspx
Tóm lại, thực tiễn quá trình vận động của phong trào cách mạng Việt Nam để đưa đến sự ra
đời của Đảng Cộng sản Việt Nam cũng như thực tiễn 89 năm Đảng lãnh đạo cách mạng Việt
Nam đã cho thấy, ngay từ khi mới vừa ra đời, cho đến xuyên suốt trong quá trình xây dựng và
phát triển của Đảng, chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh chính là nền tảng tư tưởng,
kim chỉ nam cho hành động của Đảng và Đảng thật sự là người lãnh đạo của cả giai cấp, cả dân
tộc. Chính điều này đã tạo nên sức mạnh để Đảng lãnh đạo cách mạng Việt Nam vượt qua khó
khăn, giành được những thắng lợi to lớn kể cả trong đấu tranh giành độc lập dân tộc, cũng như
trong xây dựng chủ nghĩa xã hội. Trong bối cảnh tình hình hiện nay trước những khó khăn, thách
thức đang đặt ra khi Đảng lãnh đạo công cuộc đổi mới càng đòi hỏi Đảng phải tiếp tục đẩy mạnh
hơn nữa việc nghiên cứu, tuyên truyền và vận dụng, phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh vào điều kiện cụ thể hiện nay; chú trọng phát triển giai cấp công nhân, nhưng
đồng thời cũng phải hết sức coi trọng việc khơi dậy và phát huy được các phong trào yêu nước,
sức mạnh của toàn dân tộc để xây dựng Đảng ngày càng vững mạnh.2
TIỂU KẾT CHƯƠNG 3
Những sáng tạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong quá trình chuẩn bị thành lập Đảng cộng
sản ở một nước thuộc địa đã được thực tế cách mạng Việt Nam và cách mạng thế giới trong thế
kỷ XX kiểm chứng là đúng đắn và khoa học. Sự sáng tạo này của Chủ tịch Hồ Chí Minh không
chỉ có giá trị đặc biệt đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc Việt Nam mà còn là sự
cống hiến quan trọng của Người vào kho tàng lý luận Mác-Lênin. Thực tiễn hơn 92 năm qua
cũng đã cho thấy sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng là nhân tố hàng đầu quyết định mọi thắng lợi
của cách mạng Việt Nam. Đảng Cộng sản Việt Nam thực sự là đội tiên phong của giai cấp công
nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và toàn dân tộc Việt Nam. Với những
thành tựu mà cách mạng Việt Nam đã đạt được, với truyền thống vẻ vang của Đảng và dân tộc,
với sức mạnh nội lực của đất nước hơn 96 triệu dân, với những kinh nghiệm quý báu đã tích lũy
được chúng ta có đủ cơ sở để tin tưởng rằng, thời gian tới đất nước ta tiếp tục phát triển nhanh và
bền vững, thực hiện thắng lợi mục tiêu: Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh,
vững bước đi lên chủ nghĩa xã hội.

2
Truy cập từ http://truongchinhtrithanhhoa.gov.vn/web/trang-chu/khoa-hoc-thong-tin-tu-lieu/bai-viet-chuyen-de/cac-yeu-to-
dua-toi-su-ra-doi-cua-dang-cong-san-viet-nam-va-su-van-dung-vao-cong-tac-xay-dung-dang-hien-nay.html

You might also like