Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 11

BÀI 9: CẤU TRÚC VI THỂ HỆ TUẦN HOÀN.

MỤC TIÊU:

1. Mô tả được cấu trúc vi thể của thành động mạch, tĩnh mạch.
2. Giải thích được mối liên quan giữa cấu trúc vi thể và chức năng của mao mạch.

Hệ tuần hoàn gồm hệ tuần hoàn máu và hệ tuần hoàn bạch huyết. Tuần hoàn máu
gồm có tim và hệ thống ống mạch: động mạch, mao mạch và tĩnh mạch. Tim được coi là
một cơ quan bơm máu. Hệ tuần hoàn bạch huyết gồm các mao mạch bạch huyết và tĩnh
mạch bạch huyết dẫn bạch huyết từ khoảng gian bào của các mô qua các bạch hạch, đưa
vào hệ tuần hoàn máu.

1. HỆ TUẦN HOÀN MÁU

1.1. Động mạch


Động mạch là những ống dẫn máu từ tim tới lưới mao mạch, chúng chia nhánh
nhỏ dần, đoạn mạch nhỏ nhất nối tiếp với lưới mao mạch gọi là tiểu động mạch.
1.1.1. Cấu tạo chung
Từ trong ra ngoài, thành động mạch có ba lớp áo đồng tâm (Hình 5-1).
1.1.1.1. Áo trong
Từ trong ra ngoài gồm ba lớp:
- Lớp nội mô. Là lớp mỏng nhất, hợp thành bởi những tế bào nội mô, nhân lồi vào lòng mạch,
bào tương mỏng.
- Lớp dưới nội mô. Là mô liên kết thưa, rải rác có những sợi cơ trơn.
- Màng ngăn chun trong. Là một màng chun, ngăn cách áo trong với áo giữa. Màng ngăn
chun trong có những cửa sổ (còn gọi là lỗ thủng), tạo điều kiện cho các chất qua lại.
1.1.1.2. Áo giữa
Là lớp dày nhất của động mạch. Áo giữa bao gồm nhiều lớp sợi cơ trơn chạy theo
hướng vòng quanh lòng mạch, xen kẽ là những lá chun và sợi chun, những sợi collagen
và chất gian bào proteoglycan. Ở những động mạch cỡ lớn, còn thấy những mạch của
mạch ở lớp áo giữa và màng ngăn chun ngoài định ranh giới giữa áo giữa với áo ngoài.

5
2 4
1

Hình 9-1. Sơ đồ cấu tạo của động mạch [1].


1. Áo trong; 2. Áo giữa; 3. Áo ngoài; 4. Lớp nội mô; 5. Màng
1.1.1.3. Áo ngoài
Là mô liên kết có nhiều sợi collagen và sợi chun chạy dọc theo động mạch. Ở những
động mạch cỡ lớn, áo ngoài còn có những mạch của mạch, những mạch bạch huyết và dây
thần kinh.
1.1.2. Phân loại động 5 4
mạch 3 2 1
Căn cứ vào độ lớn
của mạch và thành phần
chiếm ưu thế của áo giữa, 6
có thể chia động mạch ra
ba loại.
1.1.2.1. Động mạch chun E
Những động M
mạch chun của cơ thể là
động mạch chủ, động
mạch phổi, động mạch
cánh tay đầu, động mạch
dưới đòn, động mạch
cảnh gốc, động mạch Hình 9-2. Sơ đồ cấu tạo của động mạch chun [1].
chậu gốc. Những động 1. Lớp nội mô; 2. Lớp dưới nội mô; 3. Màng ngăn chun trong; 4. Áo
mạch chun có màu vàng giữa; 5. Áo ngoài; 6. Mạch của mạch; E. Lá chun; M. Sợi cơ trơn trong
và có khả năng đàn hồi. áo giữa.
- Áo trong. Lớp nội mô
cách màng ngăn chun trong bởi một lớp mô liên kết thưa. Màng ngăn chun trong không
điển hình như ở động mạch cơ.
- Áo giữa. Thành phần chun rất phong phú. Những lá chun có cửa sổ chạy theo hướng
vòng, xếp thành nhiều lớp, liên hệ với nhau bởi những lá chun và sợi chun chạy theo
hướng xiên. Xen kẽ giữa các lá chun là những lớp tế bào cơ trơn và sợi collagen chạy
theo hướng dọc của mạch (Hình 5-2). Tất cả các thành phần trên được vùi trong một chất
gian bào giàu proteoglycan.
- Áo ngoài. Áo ngoài tương đối mỏng, gồm những nguyên bào sợi, những bó sợi collagen
chạy theo hướng dọc của thành mạch và một lưới thưa các sợi chun nhỏ. Thành những
động mạch chun cỡ lớn còn có các mạch của mạch.
1.1.2.2. Động mạch cơ
- Áo trong. Ở những động mạch cơ loại nhỏ, áo trong không có lớp dưới nội mô. Ở tiêu
bản cắt ngang qua mạch, rất dễ nhận biết màng ngăn chun trong là một đường lượn
sóng chạy theo hướng vòng, định ranh giới giữa áo trong và áo giữa (Hình 5-3). Màng
ngăn chun trong có nhiều cửa sổ có kích thước khác nhau.
- Áo giữa. Những tế bào cơ trơn thường xếp thành nhiều lớp dày đặc chạy theo hướng
vòng. Ở một số mạch, áo giữa còn có một số
bó sọi cơ trơn mảnh chạy theo hướng dọc tại
vùng sát với áo trong và vùng sát áo ngoài.
Xen giữa các lớp cơ trơn là những lá chun
mảnh và những sợi chun chạy theo hướng
vòng.
Dưới kính hiển vi quang học, màng 1
ngăn chun ngoài thường thể hiện là một 2
đường lượn sóng liên tục ngăn cách áo giữa
3
và áo ngoài. 6
- Áo ngoài. Áo ngoài gồm mô liên kết sợi, 4
lưới sợi chun tập trung nhiều ở vùng gần
màng ngăn chun ngoài, càng ra phía ngoài tỉ 5
lệ sợi collagen càng tăng. Vùng ngoài cùng
của áo ngoài là mô liên kết thưa có những
Hình 9-3. Sơ đồ cấu tạo của động
đám tế bào mỡ, những mô bào và dưỡng bào.
mạch cơ [1].
Áo ngoài động mạch cơ loại lớn còn có
1. Lớp nội mô; 2. Lớp dưới nội mô; 3.
những sợi cơ trơn chạy theo hướng dọc. Ở
Màng ngăn chun trong; 4. Áo giữa; 5.
một số nơi như động mạch não, áo ngoài rất
Áo ngoài; 6. Mạch của mạch.
kém phát triển.
1.1.2.3. Tiểu động mạch
- Áo trong. Lớp dưới nội mô rất mỏng. Màng ngăn chun trong mỏng và có cửa sổ, nhưng
ở các tiểu động mạch tận không còn màng này nữa.
- Áo giữa. Có từ 1 đến 5 lớp tế bào cơ trơn chạy theo hướng vòng (Hình 5-4).
- Áo ngoài. Mỏng và kém phát triển.
Đoạn mạch ngắn (từ 50 đến
100àm), chuyển tiếp từ tiểu động
mạch sang mao mạch dược gọi là tiểu
động mạch tiền mao mạch hoặc vùng 5
thắt tiền mao mạch. Ở đoạn mạch 6
1

2
7

8
4

này, lớp nội mô dựa trên một màng đáy mỏng, bên ngoài là một số sợi cơ trơn đứng phân
tán, quây quanh lòng mạch. Tiểu động mạch tiền mao mạch điều chỉnh lượng máu tới
mao mạch. Hình 9-4. Sơ đồ cấu tạo siêu vi của thành tiểu
Những tế bào cơ trơn ở thành động mạch chunđộng mạch
không có [1].
tác dụng làm thu hẹp
đường kính lòng mạch, chúng tham gia làm thay đổi
1. Màng đáy;tính chất
2. Tế bàođàn
cơ hồi của
trơn; 3. thành
Nhánhmạch.
bào
Những động mạch cơ vừa có tính đàn hồi,tếvừa
tương bàocónộitính
mô;co4.bóp
Sợido đó nó điều
collagen; hoà được
5. Màng
lưu lượng máu đến từng khu vực. ngăn chun trong; 6. Tế bào nội mô; 7. Không
Tiểu động mạch giữ vai trò chính trong
bào viviệc
ẩm; làm giảm giới
8. Ranh áp suất
giữavàcác
giảm tốc độ
tế bào nộidòng
máu đến mao mạch. Việc điều chỉnh lượng mô. máu cho lưới mao mạch còn phụ thuộc vào
hoạt tính của thắt tiền mao mạch. Trương lực cơ bản của thành mạch lại phụ thuộc vào
hoạt tính của hệ thần kinh giao cảm đến chi phối.
1.2. Mao mạch
Mao mạch thường chia nhánh và nối với nhau thành lưới nằm giữa động mạch và
tĩnh mạch, đường kính trung bình từ 9-12àm. Lưới mao mạch có mật độ dày đặc như ở:
phổi, gan, thận, các niêm mạc, tuyến, cơ bám xương và trong chất xám của não; có thể
không có mao mạch như ở sụn; hoặc mật độ thưa như ở: gân, thanh mạc, dây thần kinh
và mô cơ trơn.
1.2.1. Cấu tạo
Thành mao mạch mỏng, từ trong ra ngoài gồm có:
1.2.1.1. Lớp nội mô
Là một hàng tế bào đa giác dẹt lợp mặt trong thành mao mạch. Phần bào tương
chứa nhân lồi vào lòng mạch, phần bào tương ở ngoại vi tế bào toả thành lá mỏng. Các tế
bào nội mô liên kết với nhau bởi những dải bịt hoặc mối liên kết khe, cũng có nơi bào
tương của hai tế bào chỉ chờm lên nhau.
Dưới kính hiển vi điện tử có thể thấy ở lá bào tương tế bào nội mô có những cửa
sổ (hay lỗ nội mô), màng bào tương ở cả hai mặt tế bào có những vết lõm siêu vi, trong
bào tương có những không bào vi ẩm. Những bào quan như lưới nội bào, ti thể, ribosom
nằm rải rác nhưng tập trung nhiều quanh nhân; bộ Golgi nhỏ, thường nằm sát nhân (Hình
5-5).
1.2.1.2. Màng đáy
Dày khoảng 50nm 6
bọc ngoài lớp nội mô. Một 4
số mao mạch màng đáy cũng 77 3 8
2
có cửa sổ. Ở một số nơi mao 7
1 5

9
A
B
Hình 9-5. Mao mạch kín (A) và tế bào quanh mạch (B)
[1].
1. Tế bào nội mô; 2. Dải bịt; 3,4. Vết lõm siêu vi và không
bào vi ẩm; 5. Tế bào quanh mạch; 6. Nhánh bào tương tế
một; 9. Nhánh bào tương bậc hai.

mạch không có màng đáy. Mặt ngoài màng đáy có sợi võng hoặc nhánh của một số loại
tế bào bám vào.
1.2.1.3. Tế bào quanh mạch (pericyte)
Tế bào này có những nhánh bào tương dài bao quanh thành mạch và màng đáy bao
lấy chúng cả phía trong và phía ngoài.
Trong bào tương có những bào quan như bộ Golgi, ti thể và lưới nội bào. Tế bào
quanh mao mạch có khả năng co rút, kiểm soát dòng máu lưu thông trong các vi mạch.
Phía ngoài màng đáy của nhiều mao mạch còn có tế bào ngoại mạc (adventitial cell), tế
bào này kém biệt hoá có khả năng thực bào.
1.2.2. Phân loại mao mạch
Căn cứ vào đặc điểm các thành phần cấu tạo, có thể phân biệt ba loại mao mạch
sau: mao mạch kín, mao mạch có cửa sổ và mao mạch kiểu xoang.
1.2.2.1. Mao mạch kín
Đây là những mao mạch mà tế bào nội mô và màng đáy không có cửa sổ. Màng
bào tương tế bào nội mô có nhiều vết lõm siêu vi và trong bào tương có nhiều không bào
vi ẩm. Hầu hết các mao mạch kín đều có tế bào quanh mao mạch. Những mao mạch ở mô
cơ, mô mỡ và hệ thần kinh trung
ương thuộc loại mao mạch kín.
1.2.2.2. Mao mạch có cửa sổ
Những lá bào tương của tế
bào nội mô có những cửa sổ (hay lỗ 4 1 2
nội mô). Lỗ nội mô có đường kính
khoảng 60-70nm (Hình 5-6).
Loại mao mạch này có ở tiểu 3
cầu thận, niêm mạc ruột, tuyến nội
tiết, đám rối màng mạch, thể mi. Hình 9-6. Mao mạch có cửa sổ
1.2.2.3. Mao mạch kiểu xoang (lỗ nội mô) [1].
1. Tế bào nội mô; 2. Cửa sổ (lỗ nội mô); 3.
Mao mạch kiểu xoang có ở
Màng đáy; 4. Hồng cầu.
gan, lách, tuỷ xương và có đặc
điểm:
- Đường đi ngoằn ngoèo, lòng rộng 30-40àm. Vì vậy dòng máu lưu thông trong các mao
mạch này rất chậm.
- Khoảng gian bào giữa các tế bào nội mô rất rộng. Vì vậy, các tế bào máu và các chất có
phân tử lượng lớn có thể ra vào lòng mạch dễ dàng.
- Lớp nội mô có nhiều cửa sổ.
- Nhiều tế bào có khả năng thực bào ở quanh thành mao mạch.
- Không có màng đáy.
Những đặc điểm trên tạo điều kiện thuận lợi cho sự trao đổi chất giữa máu và mô,
đồng thời các tế bào máu có thể chuyển qua thành mạch dễ dàng.
Mao mạch là nơi trao đổi chất giữa máu với tế bào và mô. Vì vậy, người ta còn
phân biệt mao mạch dinh dưỡng và mao mạch thẳng (hay mao mạch nối). Mao mạch
dinh dưỡng có đặc điểm là: tại nơi xuất phát, nó thường tạo ra với tiểu động mạch một
góc nhọn hoặc góc vuông và tại đây có các điểm thắt tiền mao mạch; lòng không đều, có
đường đi kiểu xoắn ốc. Máu lưu thông trong các mao mạch dinh dưỡng không liên tục.
Mao mạch thẳng nối trực tiếp từ tiểu động mạch đến tiểu tĩnh mạch; lòng thường đều đặn
và rộng, không có điểm thắt tiền mao mạch, máu lưu thông liên tục trong mao mạch.
Mao mạch là nơi chủ yếu của hệ tuần hoàn diễn ra sự trao đổi chất giữa máu và
mô. Hệ thống lưới mao mạch chiếm một diện tích trao đổi khoảng 100m 2. Với cấu tạo
thành mạch đơn giản, tốc độ dòng chảy của máu rất chậm, mao mạch là nơi rất thuận lợi
cho sự trao đổi khí, nước và các chất hoà tan khác giữa máu và mô.
Mao mạch có thể co giãn do trương lực của lớp nội mô và được điều khiển bởi hệ
thần kinh. Thành mao mạch tiếp xúc với lưới sợi thần kinh giao cảm phong phú. Sự điều hoà
dòng máu ở mao mạch phụ thuộc vào sự co rút các sợi cơ trơn ở tiểu động mạch và cơ thắt
tiền mao mạch.
Sự trao đổi chất giữa máu và mô qua thành mao mạch phụ thuộc vào tính thấm của
thành mạch. Lỗ nội mô, hình thức vận chuyển vi ẩm bào, khoảng gian bào giữa các tế bào
nội mô cho phép các chất lọt qua thành mao mạch có chọn lọc. Ở một số mao mạch, các
enzyme do tế bào nội mô sản xuất ra và sự có mặt của các đại thực bào ở quanh thành
mạch tạo nên hàng rào máu-mô. Trong cơ thể có nhiều hàng rào máu-mô có ý nghĩa sinh lý
như: hàng rào máu-mắt, máu-tuyến ức, máu-thần kinh và máu-ống sinh tinh.
1.3. Tĩnh mạch
Tĩnh mạch dẫn máu từ các mao mạch về tim. Thông thường, tĩnh mạc đi kèm với
động mạch tương ứng. Trên đường trở về tim, đường kính của tĩnh mạch lớn dần và
thành cũng dày dần lên.
1.3.1. Cấu tạo chung
So với động mạch, thành tĩnh mạch có những điểm khác sau (Hình 5-7):
- Thành tĩnh mạch mỏng hơn thành động mạch cùng cỡ.
- Không thấy màng ngăn chun trong, các lá chun hướng vòng kém phát triển.
- Thành phần cơ ít hơn ở động mạch.
- Thành phần collagen hướng dọc phát triển mạnh.
Tĩnh mạch cũng có ba lớp áo nhưng không rõ ràng như ở động mạch. Từ trong ra
ngoài có:
1.3.1.1. Áo trong
Phía ngoài lớp nội mô là lớp dưới nội mô kém phát triển, có khi không có lớp này.
Không có màng ngăn chun trong. Mặt trong nhiều tĩnh mạch cỡ trung bình có các van
tĩnh mạch, đó là những nếp gấp hình bán nguyệt của lớp áo trong ở hai bên thành đối diện
nhau. Van không cho dòng máu chảy ngược chiều và tránh cho các tĩnh mạch, đặc biệt là
tĩnh mạch ở chi không phải chịu trọng lượng của cả cột máu.
1.3.1.2. Áo giữa
Áo giữa tĩnh mạch mỏng hơn áo giữa động mạch cùng cỡ, cấu tạo gồm những sợi
cơ trơn hướng vòng, cách nhau bởi những sợi collagen và ít sợi chun. Tỉ lệ các thành
phần áo giữa thay đổi tuỳ theo từng loại tĩnh mạch.
1.3.1.3. Áo ngoài
Áo ngoài là một bao mô liên kết gồm nhiều bó sợi collagen và lưới sợi chun chạy
theo hướng dọc, xen kẽ là một số ít sợi cơ trơn.

Hình 9-7. Thành động mạch cơ (A) và tĩnh mạch cơ (B) [1].
1. Áo trong; 2. Áo giữa; 3. Áo ngoài;
a. Lớp nội mô; b. Màng ngăn chun trong.

1.3.2. Phân loại


- Căn cứ vào tỷ lệ giữa các thành phần cấu tạo của áo giữa, có thể chia tĩnh mạch ra các
loại sau:
+ Tĩnh mạch cơ: thành phần chủ yếu của áo giữa là cơ trơn (tĩnh mạch chi).
+ Tĩnh mạch xơ: áo giữa được cấu tạo bởi những sợi collagen, không có cơ trơn (tĩnh
mạch não và màng não).
+ Tĩnh mạch hỗn hợp:
Tĩnh mạch xơ-chun: là những tĩnh mạch phía trên tim (tĩnh mạch nách, tĩnh mạch
dưới đòn, tĩnh mạch cảnh).
Tĩnh mạch xơ-cơ là những tĩnh mạch ở vùng sâu của cánh tay.
Tĩnh mạch cơ-chun có thành phần cơ chiếm ưu thế xếp thành ba lớp dọc, vòng,
dọc (tĩnh mạch chi dưới).
- Căn cứ vào đường kính của tĩnh mạch, có thể chia thành ba loại: Tiểu tĩnh mạch,
tĩnh mạch cỡ trung bình và tĩnh mạch cỡ lớn. Sự phân loại này không hoàn toàn thoả
đáng, vì cấu tạo thành mạch không phải là luôn tương xứng với đường kính của mạch.
Hơn nữa, cấu trúc thành mạch của một tĩnh mạch cũng thay đổi tuỳ theo chiều dài của
nó.
Tĩnh mạch là loại mạch có sức chứa và có thể tăng dung lượng tuần hoàn trước
những thay đổi áp lực máu ở mức độ nhất định.
Ở những tĩnh mạch xơ trong sọ, ngoài sức hút của lồng ngực, trọng lượng máu đủ
làm cho máu lưu thông được. Những tĩnh mạch xơ-chun có thể co giãn được nên dễ thích
ứng với sự thay đổi khối lượng máu. Những tĩnh mạch cơ, do trương lực của thành mạch
nên mạch bao giờ cũng ở trạng thái căng và ít bị giãn bởi sức nặng của cột máu. Hơn nữa
ở các tĩnh mạch thuộc loại này còn có các van, vì vậy áp lực máu khi tăng lên trong chốc
lát sẽ được phân tán trên toàn bộ chiều dài của mạch. Sự lưu chuyển máu từ tĩnh mạch về
tim còn có sự tham gia của các cơ bám xương quanh các tĩnh mạch.
1.4. Những hệ thống cửa
Trong cơ thể, những lưới mao mạch thường xen giữa các nhánh tận của hệ động
mạch và của hệ tĩnh mạch. Nhưng ở một số nơi, để phù hợp với chức năng đặc biệt, lưới
mao mạch đã có những vị trí khác đi tạo thành những hệ thống cửa: hệ thống cửa tĩnh
mạch (hệ thống gánh) hình thành bởi một tĩnh mạch nằm xen giữa hai lưới mao mạch. Hệ
thống cửa động mạch hình thành bởi một động mạch nằm xen giữa hai lưới mao mạch.
- Hệ thống cửa tĩnh mạch:
Hệ thống cửa tĩnh mạch ở gan bao gồm những lưới mao mạch ở ruột non và của
một số cơ quan khác trong ổ bụng dẫn máu qua tĩnh mạch cửa để tới gan.
Hệ thống cửa tĩnh mạch dưới đồi-yên: các mao mạch ở phần phễu của não trung
gian tập trung máu đổ vào đám rối các tiểu tĩnh mạch chạy dọc cuống tuyến yên, sau đó
chia nhánh, đổ máu vào mao mạch kiểu xoang của thuỳ trước tuyến yên.
- Hệ thống cửa động mạch:
Trong cơ thể có một hệ thống cửa động mạch duy nhất là hệ thống cửa động mạch
ở thận: tiểu động mạch đến chia nhánh, hình thành chùm mao mạch Malpighi, những
mao mạch này họp lại để đưa máu vào tiểu động mạch đi. Tiểu động mạch đi dẫn máu tới
lưới mao mạch bao quanh các đoạn tiếp theo của ống sinh niệu.
1.5. Tim
Tim là một khối cơ rỗng gọi là cơ tim, được lợp ở mặt trong bởi màng trong tim
(tương đương với áo trong của các mạch) và ở mặt ngoài bởi màng ngoài tim mang tính
chất một thanh mạc.
1.5.1. Màng trong tim
Màng trong tim (nội tâm mạc) giống áo trong của các mạch máu bao gồm lớp nội
mô và lớp dưới nội mô chứa các sợi collagen, sợi chun và những nguyên bào sợi.
Giữa màng trong tim và cơ tim là lớp mô liên kết gọi là lớp dưới nội tâm mạc
chứa lưới sợi chun, một số sợi cơ trơn, những mạch máu nhỏ, những sợi thần kinh và
những bó sợi của hệ thống thần kinh tự động của tim (hệ thống nút).
Van tim là nếp gấp của màng trong tim. Trục của van là một lá xơ vững chắc, xuất
phát từ vòng xơ của khung xơ tim ở các lỗ tim. Hai mặt van được nội mô bao phủ. Xen
giữa trục xơ và nội mô là lớp mô liên kết lỏng lẻo có nhiều sợi thần kinh nhưng không có
mạch máu.
1.5.2. Cơ tim và hệ thống mô nút (xem mô cơ)
1.5.3. Màng ngoài tim
Màng ngoài tim là một thanh mạc gồm hai lá cách nhau bởi một khoang ảo chứa
thanh dịch gọi là khoang ngoài tim.
- Lá tạng. Lá tạng phủ mặt ngoài khối cơ tim, mặt trông vào khoang ngoài tim được phủ
bởi lớp tế bào nội mô, giữa nội mô và khối cơ tim là mô liên kết chứa nhiều sợi chun, tiểu
thuỳ mỡ mạch máu, sợi thần kinh và các tế bào hạch.
- Lá thành. Phía trông vào khoang ngoài tim là lớp tế bào dạng nội mô. Phía ngoài là lớp
mô liên kết giàu sợi chun tiếp xúc với túi xơ của tim.

2. HỆ TUẦN HOÀN BẠCH HUYẾT

Hệ tuần hoàn bạch huyết khởi đầu bởi những mao mạch kín một đầu. Chúng thu
nhận dịch mô tập trung về mạch bạch huyết, kích thước mạch lớn dần và cuối cùng dẫn
tới mạch bạch huyết quản gốc để về tim qua đường tĩnh mạch máu. Bạch huyết thường
chảy qua một hay nhiều hạch bạch huyết kế tiếp nhau trước khi đổ vào tĩnh mạch. Khi
chảy qua các hạch, bạch huyết được làm sạch bởi các tế bào có khả năng thực bào. Đồng
thời bạch huyết mang theo các tế bào lympho và các yếu tố miễn dịch từ các hạch bạch
huyết.
Mạch bạch huyết có thể thấy ở hầu hết các cơ quan, các mô; ngoại trừ ở hệ thần
kinh trung ương, mô sụn, mô xương, tuỷ xương, tuyến ức, răng và rau.

3
2
4

Hình 9-8. Mao mạch bạch huyết [1].


1. Sơ đồ không gian lưới mao mạch bạch huyết; 2.
Tế bào nội mô; 3. Lá bào tương của các tế bào nội
mô chờm lên nhau; 4. Những bó xơ.

2.1. Mao mạch bạch huyết


Thành của mao mạch bạch huyết có cấu tạo rất đơn giản, chỉ có một lớp tế bào nội
mô dẹt, không có màng đáy. Nơi tiếp giáp giữa các tế bào nội mô, lá bào tương chỉ chờm
lên nhau. Khi chúng tách khỏi nhau, hình thành khoảng gian bào rộng. Mao mạch bạch
huyết được tăng cường bởi những nhóm xơ nhỏ, một đầu các xơ liên hệ với màng bào
tương phía ngoài tế bào nội mô, đầu kia liên hệ với các bó sợi collagen của các mô quanh
mao mạch (Hình 5-8).
2.2. Mạch bạch huyết
Thành của mạch bạch huyết có cấu tạo tương tự như thành tĩnh mạch máu, nhưng
mỏng hơn và rất khó phân biệt ba lớp áo.

Phía ngoài lớp nội mô là một lớp sợi


chun mỏng, tiếp theo là một đến hai hàng tế
bào cơ trơn chạy theo hướng vòng, ngoài cùng
là lớp gồm các bó sợi collagen và sợi chun 1
chạy theo hướng dọc và lẫn với mô liên kết ở
quanh mạch. Mặt trong mạch bạch huyết có
nhiều van, mật độ van nhiều hơn tĩnh mạch 2
máu, đoạn mạch ở giữa hai van gần nhau
3
thường phình ra. Van có vai trò quan trọng sự
lưu thông bạch huyết theo một chiều trong
4
mạch bạch huyết (Hình 5-9).

Hình 9-9. Mặt cắt dọc mạch bạch


huyết lớn [1].
1. Van; 2. Lớp nội mô; 3. Sợi cơ
2.3. Bạch huyết quản gốc
Bạch huyết quản gốc (ống bạch huyết) gồm có ống bạch huyết phải và ống ngực.
Thành của bạch huyết quản gốc tương tự như thành của các tĩnh mạch máu cỡ lớn nhưng
sự phân biệt ba lớp áo không rõ ràng và lớp cơ trơn ở
lớp áo giữa ít phát triển hơn ở thành tĩnh mạch.

You might also like