Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 3

Giá yến sào giao động từ $1000 đến $10,000 tùy thuộc vào tên gọi, hình dạng,

loài và nguồn gốc

Indonesia là nhà sản xuất tổ yến lớn nhất ở Đông Nam Á khoảng 2.000 tấn /
năm, tiếp theo là Malaysia với 600 tấn / năm và Thái Lan với 400 tấn / năm
(Panyaarvudh, 2018). Trung quốc có 1 vài khu vực có yến nhưng sản lượng
hàng năm không đáng kể.

Trung Quốc là thị trường tiêu thụ yến sào lớn nhất thế giới, chiếm hơn 80% thị
phần toàn cầu. Trung Quốc cũng là nhà nhập khẩu yến sào lớn nhất hàng năm.
Trung Quốc năm 2019 là 180 tấn, năm 2020 là 220 tấn và năm 2021 ước tính
300 tấn. Từ tháng 1 đến tháng 6 năm 2021, Trung Quốc đã nhập khẩu khoảng
128,3 tấn, 42,3 tấn và 0,1 tấn từ Indonesia, Malaysia và Thái Lan

Indonesia đã xuất khẩu khoảng 998 triệu đô la Mỹ trong năm 2015 và giá trị
đã tăng lên đến 3,64 tỷ đô la Mỹ trong năm 2019 (Badan Pusat Statistika,
2020).

Tổ yến trong hang động được báo cáo là có hàm lượng canxi gấp 3 lần so với
tổ yến nuôi trong nhà. Nguồn thức ăn cho chim yến dồi dào hơn trong mùa
mưa. Các mẫu tổ yến được thu hoạch từ tháng 8 đến tháng 11 có hàm lượng
protein cao nhất ( tại bờ Đông bán đảo Malaysia)

Tổ yến được nuôi dọc theo bờ biển Thái Lan được báo cáo là rất giàu axit amin
chứa lưu huỳnh, canxi và magiê

(PDF) Edible Bird’s Nest: Recent Updates and Industry Insights Based On
Laboratory Findings (researchgate.net)

Hiện có 42/63 tỉnh, thành phố có nghề nuôi yến với số lượng khoảng 30.000
nhà yến. Kiên Giang là tỉnh có nhiều nhà yến nhất, với khoảng 2.600. Nhà Sản
lượng yến của Việt Nam hiện đạt trên dưới 120 tấn, giá trị tương đương 450
triệu USD.

Sản lượng tổ yến toàn cầu năm 2010 là 1.514 tấn, bình quân mỗi năm tăng
trưởng khoảng 22%, năm 2018 sản lượng tăng lên hơn 2.000 tấn. Trong đó,
riêng sản lượng yến Indonesia là khoảng 1.600 tấn
Ngành yến Việt Nam đã phát triển “chóng mặt” trong 5 năm trở lại đây. Từ con
số chỉ có 5.000 nhà yến vào năm 2016, đến năm 2021, báo cáo của Bộ
NN-PTNT cho thấy, Việt Nam có khoảng 20.000 nhà yến. Khi Hiệp hội Trang
trại và Doanh nghiệp Nông nghiệp Việt Nam tiến hành kiểm tra thực tế thì thấy
cả nước đã có đến gần 30.000 nhà yến. Trong số đó, hiện chỉ có khoảng 5.000
nhà yến đã có sản phẩm, phần còn lại là nhà mới xây, chưa có tổ.

Sản lượng tổ yến tại Việt Nam chỉ chiếm khoảng 3% sản lượng tổ yến toàn cầu.

Malaysia có 33 công ty được phép xuất khẩu tổ yến chính mạch vào thị trường
Trung Quốc. Tuy nhiên, chỉ có khoảng gần 2.100 nhà yến trên tổng số hơn
120.000 nhà yến của Malaysia đồng ý tuân thủ quy định pháp luật để đăng ký
cung cấp tổ yến cho doanh nghiệp sơ chế, xuất khẩu. Do đó, dù sản lượng tổ
yến của nước này lên đến gần 500 tấn/năm nhưng chỉ có 50 tấn được phép
xuất khẩu chính ngạch vào Trung Quốc

Điểm mạnh:

Việt Nam là một trong những quốc gia có nguồn yến sào với điều kiện tự nhiên
vượt trội. Chất lượng yến sào của Việt Nam được đánh giá rất cao. Được nhiều
đơn vị đánh giá chất lượng là tốt nhất thế giới, kể cả Malaysia, Indonesia, Thái
Lan…

Điểm yếu:

Hầu hết các chủ nhà yến Việt Nam tự thu hoạch tổ yến, tự sơ chế tại nhà và
bán nhỏ lẻ khi thương lái thu mua yến nguyên liệu với giá thấp. Dẫn đến Việt
Nam có nhiều thương hiệu yến sào nhưng chất lượng chế biến chưa đạt yêu
cầu cạnh tranh quốc tế.

Nhiều nhà yến vệ sinh không sạch sẽ dẫn tới hàm lượng nitrat trong tổ rất cao,
khiến tổ yến không đạt tiêu chuẩn chất lượng để xuất khẩu.

Thách thức:

Ảnh hưởng của dịch Covid-19, các hoạt động đàm phán, xúc tiến xuất khẩu bị
đình trệ nên thời gian kéo dài.
Hiện nay đang xuất hiện tình trạng xây dựng mới và cải tạo nhà yến một cách
ồ ạt, thiếu kiểm soát về quy mô. Điều này nếu không được kiểm soát sớm thì
sẽ phát sinh những bất cập gây thiệt hại lớn cho người chăn nuôi và cho ngành
yến của VN mà Malaysia đã trả giá với 80% nhà yến đầu tư không hiệu quả.

Nghề này đến nay vẫn chưa được thừa nhận và chưa được bảo hộ về mặt
pháp luật, quan trọng nhất là chưa có quy hoạch vùng nuôi yến để đảm bảo
việc sinh tồn, làm tổ của chim yến được bền vững. Chưa có hành lang pháp lý,
quy định rõ ràng cho các hộ gia đình nuôi yến

Việc mua, bán, thương mại sản phẩm tổ yến còn chưa có thị trường ổn định,
nhiều khi bị ép giá; việc đầu tư vào khâu chế biến còn chưa được chú trọng,
chưa có tiêu chuẩn sản phẩm đối với mặt hàng này, nhiều sản phẩm chủ yếu
xuất khẩu dưới dạng sản phẩm thô nên giá trị chưa cao.

Cơ hội:

Một số khu vực tại Việt Nam chưa khai thác triệt để hết tiềm năng chim yến về
nhà làm tổ

Nhu cầu sử dụng yến sào ngày một tăng cao do người dùng hiện nay đã chú ý
hơn đến sức khỏe của bản thân cũng như người thân trong gia đình. Yến sào (
tổ yến) được sử dụng phổ biến ở các khu vực như Trung Quốc, Mỹ, Châu Âu,
Trung Đông,..

Công ty CP Tập đoàn Quảng bá và Phát triển thị trường yến sào Việt Nam (Tập
đoàn Yến Việt) đã ký kết hợp đồng xuất khẩu chính ngạch yến sào với Công ty
Đông Nam Yến Đô Hạ Môn (Trung Quốc) với sản lượng khoảng 100 tấn
yến/năm, bao gồm yến sào và yến thô, trị giá khoảng 150 triệu đô la Mỹ. Dự
kiến, trong quý 1 – 2021, sản phẩm yến sào của Việt Nam có thể được xuất
khẩu vào thị trường lớn này. Tuy nhiên, sản lượng yến này chỉ đáp ứng được
1/3 nhu cầu của Trung Quốc.

Đã có quy trình kiểm tra, thẩm định của Hiệp hội Trang trại và Doanh nghiệp
Nông nghiệp Việt Nam cho các nhà yến nhỏ lẻ. Hiệp hội cũng có những hướng
dẫn giúp chủ nhà yến sửa sang, vệ sinh lại nhà yến để khắc phục những hạn
chế còn mắc phải.

You might also like