Tư Tưởng Triết Học Của Albert Einstein

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 251

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN


--------------------

TRẦN LĂNG

TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC


CỦA ALBERT EINSTEIN

LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC


CHUYÊN NGÀNH: LỊCH SỬ TRIẾT HỌC
MÃ SỐ: 62.22.80.01

Thành phố Hồ Chí Minh – 2014


ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
--------------------

TRẦN LĂNG

TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC


CỦA ALBERT EINSTEIN
LUẬN ÁN TIẾN SĨ
Chuyên ngành: LỊCH SỬ TRIẾT HỌC
Mã số: 62.22.80.01

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:


PGS.TS. ĐINH NGỌC THẠCH

CÁN BỘ PHẢN BIỆN ĐỘC LẬP:


1. PGS.TS. TRẦN NGUYÊN VIỆT
2. PGS.TS. TRỊNH DOÃN CHÍNH

CÁN BỘ PHẢN BIỆN HỘI ĐỒNG CẤP TRƯỜNG:


1. PGS.TS. TRƯƠNG VĂN CHUNG
2. PGS.TS. TRẦN NGUYÊN VIỆT
3. PGS.TS. LƯƠNG MINH CỪ

Thành phố Hồ Chí Minh – 2014


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập do
chính tác giả thực hiện. Các cứ liệu sử dụng trong luận án là trung thực
và chính xác. Các chú thích đều có nguồn trích dẫn tài liệu tham khảo rõ
ràng. Các phân tích, nhận định, đánh giá và kết luận được đưa ra dựa
trên nghiên cứu của tác giả luận án, không có sự sao chép từ bất kỳ công
trình khoa học nào khác đã công bố.

TÁC GIẢ LUẬN ÁN

Trần Lăng
1

MỤC LỤC Trang


PHẦN MỞ ĐẦU.…………………………..…………………………………………………............... 3
Tính cấp thiết của đề tài………………………………………………................................................. 3
Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài…….…………………………………………………… 5
Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài……..………………………………..……………… 20
Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận án………………………………… 20
Những đóng góp mới và ý nghĩa của luận án………..……………………….……………... 20
Kết cấu của luận án …….………………………………………………………………………………. 21
Chương 1. NHỮNG ĐIỀU KIỆN, TIỀN ĐỀ HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG
TRIẾT HỌC CỦA ALBERT EINSTEIN………………............................................................ 22
1.1. Điều kiện lịch sử hình thành tư tưởng triết học của Albert Einstein……… 23
1.1.1. Hoàn cảnh kinh tế nước Đức cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX………............. 23
1.1.2. Chính trị - xã hội nước Đức cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX………............. 27
1.2. Những tiền đề hình thành tư tưởng triết học của Albert Einstein…….............. 33
1.2.1. Tiền đề khoa học tự nhiên…………………………………………………………………… 33
1.2.2. Tiền đề tư tưởng và lý luận……………..………………………………………………….... 38
1.3. Tư duy độc lập của Albert Einstein……………..………………………….……................. 46
Chương 2. NỘI DUNG TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC CỦA ALBERT EINSTEIN 52
2.1. Tư tưởng của Albert Einstein về bản thể luận……………………..……………... 53
2.1.1. Quan điểm của Albert Einstein về cấu trúc của vật chất……………………….. 54
2.1.2. Quan điểm của Albert Einstein về không - thời gian…………………………….. 67
2.1.3. Quan điểm của Albert Einstein về sự thống nhất của thế giới……………….. 78
2.2. Tư tưởng của Albert Einstein về nhận thức luận .………………………………. 84
2.2.1. Thuyết thực tại của Albert Einstein……………………………………………………… 86
2.2.2. Con đường nhận thức của Albert Einstein……………………………………………. 95
2.3. Vấn đề nhân sinh quan trong triết học của Albert Einstein……………….. 103
2.3.1. Quan điểm của Albert Einstein về tôn giáo và mối quan hệ giữa
khoa học và tôn giáo……………………………………………………………………………………… 104
2

2.3.2. Quan điểm của Albert Einstein về con người và ý nghĩa cuộc sống……… 121
2.3.3. Chủ nghĩa hòa bình của Albert Einstein……………………………………………….. 130
2.3.4. Tư tưởng giáo dục của Albert Einstein………………………………………………… 145
Chương 3. Ý NGHĨA LỊCH SỬ TRONG TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC CỦA
Einstein…..
ALBERT EINSTEIN…………………………………………………………………………………….. 161
3.1. Tư tưởng triết học của Albert Einstein là nhận thức sâu sắc của con
người về thế giới, góp phần hoàn thiện thế giới quan triết học duy vật
.......................
khoa học…………………………………………………………………………………………………………. 162

3.1.1. Thuyết tương đối - sự phủ nhận vai trò của Thượng đế và minh chứng
về một vũ trụ hài hòa…………………….…………………………………………………….………… 164
3.1.2. Tư tưởng bản thể luận của Albert Einstein - sự hoàn thiện thế giới quan
triết học……………………………..……………………………………………….…………………………. 168
3.2. Ý nghĩa cách mạng trong nhận thức luận của Albert Einstein………..… 171
3.2.1. Thuyết tương đối – tư duy mới về những vấn đề cũ……………………………... 171
3.2.2. Nhận thức luận của Albert Einstein và yêu cầu đổi mới tư duy…………….. 174
3.3. Giá trị nhân văn trong tư tưởng triết học của Albert Einstein…………... 179
3.3.1. Nhân sinh quan của Albert Einstein thể hiện quan điểm duy vật vô
thần, có tác dụng chống lại chủ nghĩa duy tâm và tôn giáo……………..……………… 180
3.3.2. Tư tưởng triết học của Albert Einstein mang tính nhân văn sâu sắc, vì
một nền hòa bình của nhân loại…………………………….………………………………………. 184
KẾT LUẬN……………………….………………………….……………………………………………… 190
TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………..………………………………………. 196
PHỤ LỤC………………………………………………………………………………………….…………. 204
Phụ lục 1: Niên biểu Albert Einstein………………………………………………….………….. 205
Phụ lục 2: Thuật ngữ Việt –Anh đối chiếu và chú giải…………………………………… 225
Phụ lục 3: Một số nhân vật trong luận án………………………………………………………. 234
3

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài


Albert Einstein (A. Einstein), nhà vật lý học vĩ đại nhất của nhân loại,
người phát minh ra thuyết tương đối và hình thành vũ trụ học hiện đại, đồng
thời góp phần khai sinh thuyết lượng tử. Thuyết tương đối và thuyết lượng tử
là hai trụ cột làm nên cuộc cách mạng trong vật lý học thế kỷ XX. A. Einstein
không chỉ là nhà vật lý học kiệt xuất, mà còn là nhà triết học nổi tiếng bởi
những đóng góp quan trọng của ông trong việc tạo dựng cơ sở khoa học tự
nhiên cho các tư tưởng triết học đúng đắn về thế giới vật chất, về vận động,
tính tương đối và thống nhất của không - thời gian, tính thống nhất vật chất
của thế giới. Những phát minh vĩ đại của ông còn khẳng định khả năng to lớn
của trí tuệ con người có thể đi sâu phản ánh bản chất và những quy luật vận
động phức tạp của thực tại khách quan.
Thuyết tương đối của A. Einstein đánh dấu một bước ngoặt vĩ đại
không chỉ trong lĩnh vực vật lý học, mà cả trong thế giới quan triết học.
Những khám phá có tính chất quan trọng trong vật lý học của A. Einstein và
tư tưởng của ông về những quy luật phổ quát được đánh giá có tính cách
mạng đối với khoa học. Trong tiểu luận Ý nghĩa triết học của lý thuyết tương
đối, H. Reichenbach - nhà triết học Đức nhận xét, những khám phá vật lý
của A. Einstein đã có những hệ quả rất sâu sắc đối với lý thuyết nhận thức.
Trong bài báo A. Einstein - nhà triết học khoa học, D. Howard đã đánh giá
cao ý nghĩa triết học trong những công trình vật lý của A. Einstein.
Tư tưởng triết học của A. Einstein thể hiện trên nhiều phương diện: bản
thể luận, nhận thức luận, nhân sinh quan… Trong đó, tư tưởng bản thể luận có
ý nghĩa quan trọng, phản ánh thế giới quan của ông. Vật lý học của A.
4

Einstein là những phát hiện có tính đột phá về bản chất của ánh sáng, về
không - thời gian, về mối quan hệ giữa khối lượng và năng lượng và sự thống
nhất vật chất của thế giới; đã góp phần giải quyết những vấn đề bản thể luận
triết học. Tư tưởng bản thể luận của A. Einstein thể hiện quan điểm duy vật
trong việc nhận thức và giải thích thế giới. Ý nghĩa vật lý và ý nghĩa triết học
trong tư tưởng của ông có sự hòa quyện đặc biệt, đồng thời có tác động đến
nhiều lĩnh vực khác nhau trong đời sống và khoa học.
Nếu như thuyết tương đối giá trị to lớn trong tiến trình phát triển của
vật lý học, bản thể luận, nhận thức luận triết học thì cuộc đời và hoạt động xã
hội của ông là những chuẩn mực đẹp đẽ có ý nghĩa và ảnh hưởng lớn, thể hiện
giá trị nhân văn sâu sắc. Dưới ánh sáng phương Đông, ông là một minh triết.
Có nhà nghiên cứu đã xem tư tưởng nhân văn của ông với tư tưởng của Đức
Phật và M. Gandhi có những nét tương đồng. Tư tưởng về đạo đức, lẽ sống
được biểu hiện trong lao động cần mẫn và đời sống giản dị của A. Einstein là
hình mẫu có giá trị và ý nghĩa đối với mỗi người và cuộc sống. Tính độc lập
và sáng tạo trong tư duy của A. Einstein là vấn đề cần được nghiên cứu và áp
dụng trong học tập và nghiên cứu khoa học nhằm phát huy trí tuệ và sự sáng
tạo của con người. Nhân sinh quan của A. Einstein rất phù hợp với những
quan điểm cơ bản của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch
sử, do đó việc nghiên cứu để kế thừa và vận dụng tư tưởng của ông là việc
làm phù hợp trong giai đoạn hiện nay.
Mặt khác, thông qua quan điểm về tôn giáo và mối quan hệ giữa khoa
học và tôn giáo, A. Einstein đã thể hiện tư tưởng của ông về Thượng đế và
bộc lộ quan niệm tôn giáo vũ trụ - một khái niệm mới do ông khởi xướng.
Khác với quan niệm tôn giáo thông thường, tôn giáo vũ trụ chính là cảm
5

thức và sự ngưỡng mộ vô biên của con người trước vẻ đẹp kỳ bí của tự nhiên
và sự say mê nghiên cứu để thấu hiểu bản chất của nó.
Với những tài liệu đã được công bố do chính ông viết hoặc những tác
giả khác viết về ông, thông qua những thư từ trao đổi giữa ông và nhiều người
khác chúng ta thấy rằng, ngoài một nhà khoa học vĩ đại, A. Einstein còn là
một nhà triết học với những tư tưởng có tính chất đặc biệt. Tư tưởng triết học
của A. Einstein bao quát nhiều lĩnh vực quan trọng; tư duy và hành động của
ông đã kiến giải nhiều vấn đề mang tính thời đại. Chính điều đó làm cho tư
tưởng triết học của A. Einstein có sức cuốn hút đối với nhiều người. Do vậy,
việc nghiên cứu tư tưởng triết học của một nhà khoa học thiên tài mà ở nước
ta từ trước đến nay mới chỉ được biết về mặt khoa học, chưa được biết nhiều
và có hệ thống về mặt triết học, là vấn đề vô cùng cần thiết. Chính lẽ đó, tôi
quyết định chọn đề tài nghiên cứu “Tư tưởng triết học của Albert
Einstein”. Thông qua nghiên cứu, luận án này nhằm khái quát, hệ thống tư
tưởng triết học đồng thời đánh giá ý nghĩa lịch sử trong tư tưởng triết học của
A. Einstein theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng.

2. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài


Từ Năm kỳ diệu (Annus Mirabilis) đến khi A. Einstein qua đời (1905-
1955), là tròn 50 năm thuyết tương đối đã cùng ông đạt đến đỉnh cao trong
khoa học. Với bốn bài báo được công bố trên Niên giám vật lý (Annalen
Physik) năm 1905, A. Einstein đã đặt cột mốc có ý nghĩa cho kỷ nguyên vật
lý học hiện đại. Trong thời gian ông còn sống cũng như sau khi ông qua đời, ở
phương Tây nhất là ở Mỹ, nhiều công trình của A. Einstein về vật lý học đã
được công bố và in thành sách. Bên cạnh đó, người ta còn sưu tập tư tưởng
triết học, chính trị, xã hội, nhân văn của ông để xuất bản thành sách như: Thế
giới như tôi thấy (The World as I See It, Philosophical Library, New York,
6

1949), Những năm cuối của đời tôi (Out of My Later Years, New York,
Philosophical Library, 1950), Tư tưởng và quan điểm (Ideas and Opinions,
Crown Publishers, Inc, New York, 1954). Các tác phẩm này, theo thời gian
đã được tái bản nhiều lần và được dịch ra nhiều thứ tiếng trên thế giới. Những
tác phẩm đó đã thể hiện cơ bản tư tưởng và quan điểm của A. Einstein về triết
học, tôn giáo và giá trị nhân văn. Sau này, những nhà sử học, nhà nghiên cứu
đã căn cứ những phát biểu của A. Einstein để trích dẫn hoặc đánh giá về tư
tưởng của ông. Ngoài ra, những bài viết, bài nói của ông ở các diễn đàn, các
trường đại học cũng như trên các phương tiện thông tin đại chúng đã được
phổ biến bằng nhiều hình thức, là dữ liệu quan trọng giúp cho việc nghiên cứu
về cuộc đời và tư tưởng của A. Einstein.
Trên thế giới, đã có những công trình nghiên cứu về A. Einstein với
nhiều góc độ khác nhau. Tổng quan lịch sử nghiên cứu đề tài, trong phạm vi
luận án này, chúng tôi tạm chia thành 3 mảng chính như sau:

2.1. Những công trình, tư liệu nghiên cứu tiểu sử Albert Einstein
Là thiên tài khoa học, nhân vật của thế kỷ XX, A. Einstein được đánh
giá là vĩ nhân thứ 8 trong tiến trình phát triển của lịch sử nhân loại. Do vậy
tiểu sử, cuộc đời và sự nghiệp của ông là mối quan tâm lớn của nhiều nhà sử
học, nhà nghiên cứu. Đã có nhiều công trình và tư liệu về A. Einstein dưới
dạng tiểu sử danh nhân được xuất bản thành sách hoặc phổ biến thông qua các
trang mạng toàn cầu. Một trong những trang mạng tương đối đầy đủ dữ liệu
về A. Einstein có địa chỉ tại www.alberteinstein.info của The Hebrew
University of Jerusalem bằng tiếng Anh và tiếng Do Thái đã sưu tập tất cả
những tư liệu liên quan đến A. Einstein bao gồm tiểu sử, hoạt động, công
trình khoa học, tư tưởng, hình ảnh và thư tín… Đây là nguồn tham khảo quan
trọng cho những ai quan tâm đến cuộc đời và sự nghiệp của A. Einstein. Ở
7

mảng này, trong quá trình nghiên cứu đề tài, chúng tôi đã tiếp cận một số
công trình, tư liệu chủ yếu sau đây:
A. Foelsing đã có tác phẩm Albert Einstein - Nhà bác học vĩ đại của
nhân loại, xuất bản năm 1993 và được Nhà xuất bản Thanh Niên ấn hành
năm 2005, nhân năm Vật lý thế giới. Là tác phẩm đồ sộ với gần 1000 trang in,
A. Foelsing đã tổng hợp, chọn lọc và giới thiệu tiểu sử, cuộc đời và sự nghiệp
của A. Einstein một cách chi tiết và đầy đủ. Tác phẩm giúp cho người đọc có
cái nhìn tổng quan về A. Einstein từ những năm tháng trẻ tuổi đến sự thành
đạt trong khoa học và ảnh hưởng lớn lao của nhà bác học vĩ đại của nhân loại.
Tác phẩm đã thể hiện sự nghiên cứu công phu và đánh giá xác đáng những
cống hiến khoa học và sự lan tỏa của những thành tựu đó đối với sự phát triển
của lịch sử nhân loại.
F. MacDonald với tác phẩm Albert Einstein (Nxb Văn hoá - Thông tin,
2002); Mã Quan Phục với tác phẩm Albert Einstein - con người vĩ đại (Nxb
Văn hoá - Thông tin, 2003). Đây là những ấn phẩm danh nhân, đề cập đến A.
Einstein từ cuộc đời, sự nghiệp, thuyết tương đối và những ảnh hưởng của
ông đối với thời đại. Cũng dưới hình thức phổ biến kiến thức trong loạt sách
danh nhân, R. Downs đã xuất bản Những tác phẩm biến đổi thế giới (Books
That Changed The World, Nxb Lao Động, Hà Nội, 2003). Được xem là công
trình có sức mạnh biến đổi thế giới, R. Downs đã dành 1 chương để viết về
thuyết tương đối của A. Einstein đồng thời đánh giá ảnh hưởng và vai trò của
nó đối với vật lý học nói riêng và khoa học, đời sống nói chung.
Nguyễn Thế Tài, một kỹ sư, nhà nghiên cứu khoa học người Việt tại
Bỉ. Sau khi xem triển lãm về A. Einstein với chủ đề A. Einstein, một cái nhìn
khác vào đầu tháng 02 năm 2006 tại Bruxelles đánh dấu năm 2005 nhân kỷ
niệm 100 năm ra đời của thuyết tương đối, Nguyễn Thế Tài đã xuất bản khảo
8

cứu Albert Einstein, nhà bác học đam mê và chân thật (Bruxelles, tháng 01-
2007). Tác phẩm đã đề cập đến cuộc đời, sự nghiệp khoa học, tư tưởng triết
học và giá trị của A. Einstein đối với hôm nay. Với 230 trang sách, Nguyễn
Thế Tài đã dành 3 chương quan trọng: tư tưởng chính trị, quan niệm vũ trụ,
triết học - tôn giáo để khắc họa đầy đủ và sâu sắc những đóng góp khoa học
và tư tưởng của A. Einstein. Với sự khâm phục dành cho nhà bác học vĩ đại,
Nguyễn Thế Tài cũng đã viết một số bài báo đăng trên các trang mạng và
khẳng định rằng, A. Einstein là nhà bác học vĩ đại với những tư tưởng có ý
nghĩa quan trọng đối với cuộc sống hôm nay. Từ những nghiên cứu về A.
Einstein, Nguyễn Thế Tài đã đi đến kết luận: “Tính đến nay, đã hơn 100 năm
thuyết tương đối ra đời và đã bao lần được nghiệm chứng. Những tư tưởng
đột phá, mới lạ của thuyết này đã tạo ra một cuộc cách mạng vĩ đại trong lối
suy nghĩ của con người về vũ trụ và thời gian. Trong một giai đoạn nghiêm
trọng của lịch sử khoa học, A. Einstein đã chứng minh cho ta thấy những gì
cổ xưa được gọi là bất di bất dịch không hẳn là vĩnh cửu, và đó, chính là sự
thăng hoa tư tưởng con người. Nó đã mở đường cho bao nhiêu trí tuệ của thế
kỷ XX trong cuộc hành trình sáng tạo và khám phá. Nền vật lý và khoa học
hiện đại đã ghi đậm ảnh hưởng và công ơn của thiên tài A. Einstein.” [53, tr.
199].
Hưởng ứng Năm Vật lý thế giới (2005) do Liên Hợp quốc phát động,
nhân 100 năm A. Einstein công bố thuyết tương đối, Hội thảo Vật lý học,
văn hoá và phát triển đã được tổ chức tại Thành phố Hội An (tỉnh Quảng
Nam) từ 31/7/2005 đến 01/8/2005. Gần 100 đại biểu là các nhà khoa học và
nhà nghiên cứu, văn nghệ sĩ đã tham dự Hội thảo với những tham luận khoa
học về vật lý học, về tư tưởng của A. Einstein. Những tham luận tại Hội thảo
đã được Nhà xuất bản Trẻ Tp. Hồ Chí Minh và Tạp chí Tia Sáng tuyển chọn,
9

xuất bản thành sách Einstein - dấu ấn trăm năm (2006). Sách đã có nhiều
bài viết phong phú về cuộc đời, thuyết tương đối và tư tưởng triết học của A.
Einstein: Gã cứng đầu - Einstein (Lê Đăng Doanh), Trước đây 100 năm A.
Einstein đã nói gì? (Phạm Duy Hiển), Vũ trụ, phòng thí nghiệm thiên nhiên
thử nghiệm lý thuyết tương đối (Nguyễn Quang Riệu), Ở đâu cũng gặp A.
Einstein (Nguyễn Xuân Chánh), Bohr và Einstein đã để lại dấu ấn gì trong
hai quả bom nguyên tử rơi xuống nước Nhật (Phạm Duy Hiển), A. Einstein và
các cuộc cách mạng tư duy khoa học trong thế kỷ XX (Phan Đình Diệu), Tư
duy phương Đông nhìn dưới ánh sáng học thuyết Einstein (Nguyễn Huệ
Chi)… Thông qua những bài viết được trình bày tại Hội thảo và sau đó được
xuất bản thành sách, những nhà nghiên cứu, nhà văn hóa Việt Nam đã đánh
giá cao những thành tựu về khoa học và tư tưởng của A. Einstein. Những
thành tựu đó có tính chất bước ngoặt, thể hiện tính cách mạng và là những
đóng góp quan trọng của A. Einstein đối với lịch sử khoa học và tư tưởng của
nhân loại. Giá trị về nhân cách, đạo đức và nhân văn từ tư tưởng của A.
Einstein được các nhà nghiên cứu đánh giá là mẫu mực đối với cuộc sống và
sự sáng tạo trong khoa học.
Chung quy, đối với những công trình, tư liệu dưới dạng tiểu sử đã giúp
cho người nghiên cứu đề tài có nhiều thông tin và cứ liệu về cuộc đời và sự
nghiệp của A. Einstein để đối chiếu, so sánh, hệ thống, phân tích và đánh giá
làm cơ sở cho việc nghiên cứu tư tưởng triết học của A. Einstein một cách
toàn diện, có hệ thống.

2.2. Những công trình nghiên cứu về vật lý học của A. Einstein
Thuyết tương đối là thành tựu vật lý học của A. Einstein có ý nghĩa vô
cùng quan trọng đối với sự tiến triển của vật lý học đầu thế kỷ XX. Do vậy,
những tư liệu và công trình được xuất bản về A. Einstein có liên quan đến
10

thuyết tương đối nói riêng và vật lý học nói chung vô cùng phong phú, đa
dạng. Trong quá trình thực hiện luận án, chúng tôi đã tiếp cận và khảo cứu
nhiều tư liệu thuộc mảng này. Tuy nhiên, trong khuôn khổ của luận án và giới
hạn của đề tài, chúng tôi đã chọn lọc và nghiên cứu kỹ một số tư liệu và công
trình sau đây:
Nhà vật lý vĩ đại người Đức, người góp phần khai sinh ra cơ học lượng
tử, tác giả của nguyên lý bất định nổi tiếng, đã được nhận giải thưởng Nobel
năm 1932 - W. Heisenberg, đã có loạt bài giảng về Vật lý và triết học được
đọc tại Đại học St. Andrews (Scotland) và xuất bản thành sách năm 1958 với
nhan đề Vật lý và triết học (Physics and Philosophy). Năm 2009, sách của W.
Heisenberg đã được dịch sang tiếng Việt và Nhà xuất bản Tri thức phát hành
tại Việt Nam với tên gọi: Vật lý và triết học - Cuộc cách mạng trong khoa học
hiện đại. Được viết bởi nhà vật lý nổi tiếng, người đã nhiều lần gặp gỡ và trao
đổi học thuật cùng A. Einstein, đây là tác phẩm có ý nghĩa thật sự trong việc
nghiên cứu về A. Einstein. W. Heisenberg đã dành một chương để trình bày
về thuyết tương đối của A. Einstein và đã có nhận xét: “Trong lĩnh vực vật lý
hiện đại, thuyết tương đối luôn luôn đóng một vai trò rất quan trọng.
Chính là ở lý thuyết này lần đầu tiên người ta thừa nhận sự cần thiết phải
thay đổi những nguyên lý cơ bản của vật lý học” [21, tr. 155].
Nhà vật lý lý thuyết có ảnh hưởng lớn hiện nay, S. Hawking, đã có hai
cuốn sách bán chạy nhất trên toàn thế giới. Trong mỗi cuốn ông đã dành cho
thuyết tương đối cũng như bản thân A. Einstein vị trí trang trọng về mặt phổ
biến kiến thức và nhận định, đánh giá ý nghĩa tư tưởng triết học. Hai cuốn
sách đó là: Lược sử thời gian (A Brief History of Time, Nxb Trẻ, 2006) và Vũ
trụ trong vỏ hạt dẻ (The Universe in a Nutshell, Nxb Trẻ, 2008).
11

Trong Lược sử thời gian, S. Hawking đã trình bày những vấn đề căn
bản của vật lý học như: bức tranh vũ trụ, không gian và thời gian, vũ trụ giãn
nở, nguyên lý bất định, các hạt cơ bản và các lực trong tự nhiên, lỗ đen, lỗ sâu
đục và lý thuyết thống nhất của vật lý học… Trong phần kết luận, S.
Hawking đã đề cập đến A. Einstein với tất cả sự kính trọng dưới góc độ khoa
học và chính trị - xã hội. Trong tác phẩm Vũ trụ trong vỏ hạt dẻ, S. Hawking
lấy tên chương 1 là Lược sử thuyết tương đối với khoảng 30 trang viết về A.
Einstein và những công trình có tính chất đặc biệt của ông và đi đến kết luận:
là biểu tượng cho những tiến bộ vượt bậc của thế kỷ XX, những đóng góp
trong vật lý học và tư tưởng của A. Einstein có giá trị dài lâu, có tác động
mạnh mẽ, làm thay đổi nhận thức của con người về thế giới.
B. Greene, giáo sư vật lý của Đại học Colombia, Mỹ đã viết và xuất
bản (1999) cuốn Giai điệu dây và bản giao hưởng vũ trụ (The Fabric of The
Cosmos, Tạp chí Tia sáng và Nxb Trẻ, Tp. HCM, 2006). Cuốn sách được phát
hành với hy vọng độc giả không được đào tạo chuyên sâu về vật lý và toán
học có thể tiếp cận được. Người đọc tìm thấy trong cuốn sách này sự cô đọng
của những kiến thức vật lý hiện đại như thuyết tương đối hẹp, thuyết tương
đối mở rộng và cơ học lượng tử.
A. Aczel đã ví công thức E = mc2 của A. Einstein là Phương trình của
Chúa trong tác phẩm Câu chuyện về Phương trình thâu tóm cả vũ trụ (God’s
Equation, Nxb Trẻ, 2007). Qua tác phẩm này, A. Aczel đã đánh giá ý nghĩa
lịch sử và ảnh hưởng cũng như nền tảng của phương trình kỳ dị đối với
khoa học hiện tại và tương lai. Câu chuyện về phương trình thâu tóm cả vũ
trụ đã làm sống lại lịch sử, đặc biệt những sự kiện sôi động đầu thế kỷ XX.
Qua đó người đọc không chỉ hiểu rõ hơn về nguồn gốc của thuyết tương đối
mở rộng - một sản phẩm nhận thức đến nay được coi là cổ điển nhưng vẫn là
12

trụ cột của tòa nhà vật lý - mà còn có cái nhìn tổng quan về vật lý và vũ trụ
học hiện đại.
F. Capra, giáo sư vật lý tại các đại học và viện nghiên cứu danh tiếng
của Mỹ và Anh đã xuất bản cuốn Đạo của vật lý (The Tao of Physics, Nxb
Trẻ, 2007). Với tác phẩm này, F. Capra đã trình bày một cách khúc chiết các
vấn đề vật lý và các nền đạo học phương Đông như Ấn giáo, Phật giáo, Lão
giáo. Đặc biệt, trong chương 4 của tác phẩm có tên gọi Nền vật lý mới, F.
Capra đã trình bày và đánh giá những thành tựu vật lý hiện đại và xem sự
sáng tạo của A. Einstein là thành tựu tư duy to lớn của con người.
Hướng đến kỷ niệm 100 năm ngày ra đời của thuyết tương đối và 55
năm ngày mất của A. Einstein (2005), năm 2001 Nhà xuất bản Đại học Quốc
gia Hà Nội đã cho xuất bản quyển sách Thuyết tương đối dành cho mọi người
(Relativity For The Million) của nhà vật lý người Mỹ M. Gardner. Chính M.
Gardner từng nói rằng trên thế giới chỉ có chừng mươi mười hai người hiểu
được A. Einstein, kể cả những nhà vật lý tầm cỡ. Do vậy, cuốn sách của
M. Gardner ra đời với mục đích phổ cập thuyết tương đối hẹp và thuyết tương
đối mở rộng cho mọi người; nó được minh họa rất đẹp giống như một cuốn
album thuyết tương đối bằng tranh hấp dẫn. Tiến sĩ Toán-Lý A. Bazi đã nhận
xét, sách của M. Gardner là một cuốn sách nổi trội trong số những quyển sách
phổ thông viết về thuyết tương đối đã từng được xuất bản trên thế giới.
Vật lý học và tư tưởng của A. Einstein còn hấp dẫn với cô gái sinh năm
1986 ở Berlin. Năm 17 tuổi, S. Camejo đã viết cuốn sách Thế giới lượng tử kỳ
bí (Skurrile Quantenwelt, Nxb Trẻ, 2008). Sách đã đề cập những vấn đề liên
quan đến A. Einstein và các công trình khoa học của ông một cách sáng sủa.
Ánh sáng và vật chất, nguồn gốc của lượng tử, hiệu ứng quang điện, nguyên
13

lý bất định của W. Heisenberg, cuộc tranh luận N. Bohr - A. Einstein, phương
trình E. Schrödinger, nghịch lý EPR… đã được S. Camejo trình bày và luận
giải một cách ngắn gọn, dễ hiểu, giúp người đọc có những hiểu biết nhất định
về thuyết tương đối và vật lý học của A. Einstein.
Đối thoại giữa M. Ricard và Trịnh Xuân Thuận về những vấn đề liên
quan đến tâm linh, Phật giáo, triết học và vật lý là nội dung căn bản của tác
phẩm Cái vô hạn trong lòng bàn tay- Từ Big bang đến Giác ngộ (L’infini
dans la paume de la main- Du Big Bang à l’Éveil, Nxb Trẻ và Tạp chí Tia
sáng, 2009). Với những nội dung được trình bày: Tồn tại và không tồn tại,
những vấn đề về thời gian, ngữ pháp của vũ trụ… thông qua hình thức đối
thoại, Trịnh Xuân Thuận và M. Ricard đã đề cập đến A. Einstein và thuyết
tương đối cả ở phương diện vật lý cũng như triết học. Trong quá trình nghiên
cứu khoa học, Trịnh Xuân Thuận ngưỡng mộ và đánh giá cao những cống
hiến vật lý học và tư tưởng triết học của A. Einstein. Với những tác phẩm
như: Những con đường của ánh sáng (Les voies de la lumière, Nxb Trẻ,
2008) và Trò chuyện với nhà vật lý thiên văn Trịnh Xuân Thuận (Un
Astrophysicien, Nxb Trẻ và Tạp chí Tia sáng, 2008), cùng một số tác phẩm
khác đã xuất bản ở ngoài nước… Trịnh Xuân Thuận đã nhận định và đánh giá
ý nghĩa to lớn của học thuyết, tư tưởng của A. Einstein và ảnh hưởng của A.
Einstein đối với khoa học và cuộc sống hiện đại. Về A. Einstein, Trịnh Xuân
Thuận đã viết: “A. Einstein với thuyết tương đối của mình đã làm nổ tung các
khái niệm quá khứ, hiện tại và tương lai” [63, tr. 226].
Ở Việt Nam, từ những năm 30 của thế kỷ XX, thuyết tương đối của A.
Einstein đã được phổ biến. Trong những năm gần đây, có nhiều tác phẩm giới
thiệu về cuộc đời và công trình khoa học của A. Einstein trong lĩnh vực vật lý;
một số tác giả đã có những bài báo, cuốn sách phân tích tư tưởng triết học của
14

A. Einstein. Nguyễn Ngọc Giao với Hạt cơ bản và vũ trụ (Nxb Đại học
quốc gia Tp. HCM, 2001), đã dành một chương (chương 3), trình bày quan
niệm về không gian, vật chất và vận động theo quan điểm của A. Einstein.
Nguyễn Xuân Chánh với tác phẩm A. Einstein và khoa học công nghệ hiện
đại xung quanh ta (Nxb Giáo dục, 2005), sách đã đề cấp đến giá trị của
thuyết tương đối, hiệu ứng quang điện, công thức E = mc2… của A. Einstein
và giá trị thực tế của nó đối với khoa học và đời sống. Hai tác giả Nguyễn
Cảnh Lâm và Minh Đức đã xuất bản tác phẩm Những người khám phá thế
giới bí ẩn A. Einstein và S. Freud (Nxb Trẻ, 2006); sách đề cập đến hai nhà
khoa học và tư tưởng đã sáng tạo ra hai ngành khoa học mới: vũ trụ học và
phân tâm học.
Nhóm các tác giả Đặng Mộng Lân, Đoàn Nhượng và Phạm Văn Thiều
có tác phẩm Albert Einstein và sự tiến triển của vật lý học hiện đại (Nxb Khoa
học và Kỹ thuật, 2006); sách đã được biên soạn và dịch thuật giới thiệu những
vấn đề chính liên quan đến thuyết tương đối và tư tưởng của A.
Einstein. Với 406 trang, sách đã trình bày những nội dung vật lý và triết học
gắn liền với A. Einstein như: A. Einstein từ năm kỳ diệu (1905) cho đến lý
thuyết trường thống nhất, ý nghĩa triết học của lý thuyết tương đối, kiểm tra
thực nghiệm lý thuyết tương đối, vũ trụ học hiện đại từ A. Einstein cho đến
ngày nay, vật lý học trong kỷ nguyên mới. Là một tác phẩm dịch thuật và
tổng hợp, Albert Einstein và sự tiến triển của vật lý học hiện đại đã giúp
cho người đọc có tầm nhìn đầy đủ về thuyết tương đối cũng như ý nghĩa triết
học có được từ thuyết tương đối của A. Einstein.
Năm 2008, nhân sinh nhật lần thứ 150 (1858-2008) của M. Planck -
người đã khai sinh ra thuyết lượng tử, một kỷ yếu về ông: Max Planck người
khai sáng thuyết lượng tử (Nxb Tri thức, 2009) đã được xuất bản tại Việt
15

Nam, trong đó có một số bài viết về A. Einstein và thuyết tương đối. Thông
qua quyển sách này, người đọc được cung cấp những thông tin, tư liệu liên
quan đến hai trụ cột của nền vật lý hiện đại đầu thế kỷ XX: thuyết tương đối
và thuyết lượng tử. Đánh giá về ảnh hưởng của M. Planck và A. Einstein, các
tác giả đã đề cập đến bước ngoặt phát triển của vật lý học hiện đại sau những
phát minh làm đảo lộn vật lý học và hệ quả của nó có tính chất mở đường cho
sự phát triển của những ngành (lĩnh vực) khoa học mới.
Đánh giá về cuộc đời và hoạt động của A. Einstein; nhân kỷ niệm sinh
nhật lần thứ 100 của ông, Tạp chí TIME số ngày 19/02/1979 đã viết: “Cơn sốt
lễ kỷ niệm một trăm năm dâng lên về một con người mà những ý tưởng của
ông đã định dạng lại vũ trụ. Ông là một Merlin thời hiện đại, làm hiện ra
những khái niệm mới đáng ngạc nhiên về không gian và thời gian, thay đổi
vĩnh viễn sự nhận thức của con người về vũ trụ của ông - và về chính ông.
Ông là cha đẻ của thuyết tương đối và báo hiệu thời đại nguyên tử với công
thức nổi tiếng của ông: E = mc2. Tiếng tăm lừng lẫy của ông không làm xói
mòn nhân tính đơn giản của ông. Ông lên tiếng một cách can đảm chống lại
bất công xã hội…” [93].
Nhìn chung, những tư liệu và công trình về vật lý học và thuyết tương
đối có ý nghĩa quan trọng đối với đề tài luận án. Thông qua việc khảo cứu,
giúp cho người thực hiện đề tài nắm bắt được những nội dung quan trọng về
vai trò, vị trí của thuyết tương đối trong sự phát triển của vật lý học cũng như
giá trị của nó trong việc định hình tư tưởng triết học của A. Einstein dưới góc
độ bản thể luận và nhận thức luận.

2.3. Những công trình, tư liệu về tư tưởng triết học của A. Einstein
Bên cạnh những tư liệu, công trình nghiên cứu về tiểu sử A. Einstein
nhằm giới thiệu và tôn vinh danh nhân khoa học vĩ đại, nhà vật lý học xuất
16

chúng. Trong quá trình thực hiện đề tài này, chúng tôi đã tiếp cận một số tư
liệu, công trình nghiên cứu về A. Einstein với tư cách là nhà triết học. Các tác
giả và tác phẩm đã góp phần tìm hiểu và đánh giá tư tưởng triết học của A.
Einstein dưới góc độ bản thể luận, nhận thức luận, tư tưởng tôn giáo và giá trị
nhân văn.
Một trong những công trình nghiên cứu tương đối sớm về A. Einstein
đó là Einstein: cuộc sống và thời đại (Einstein: His Life and Times) của F.
Frank xuất bản năm 1947. Với tác phẩm này, F. Frank đã nghiên cứu rất công
phu về cuộc đời và sự nghiệp và tác động của những công trình vật lý của A.
Einstein cùng với sự tiến triển của vật lý học hiện đại. Đặc biệt, F. Frank đã
sớm đề cập đến ý nghĩa triết học của thuyết tương đối của A. Einstein. Thông
qua công trình này, F. Frank đã gợi mở hướng nghiên cứu về A. Einstein với
tư cách là nhà triết học khoa học có tư tưởng nhân văn sâu sắc.
Năm 1949, P. Schilpp xuất bản tác phẩm Albert Einstein - Nhà triết
học khoa học (Albert Einstein: Philosopher-Scientist). Đây là một trong
những quyển sách đầu tiên nghiên cứu về A. Einstein với tư cách là nhà triết
học. Thông qua tác phẩm, P. Schilpp đã giới thiệu, nhận định và đánh giá tư
tưởng triết học của A. Einstein. Nhà triết học D. Howard đã gọi A. Einstein là
nhà triết học khoa học và có nhiều công trình nghiên cứu về A. Einstein. Tiêu
biểu như Albert Einstein nhà triết học khoa học (Albert Einstein as a
Philosopher of Science, Physics Today, 2005) và Albert Einstein và sự phát
triển của triết học khoa học thế kỷ XX (Albert Einstein and the
D evelopment of Tw entieth-Century Philosophy of Science, Cambridge
Companion to A. Einstein). D. Howard đã đánh giá những thành tựu vật
lý có ý nghĩa triết học của A. Einstein cũng như sự ảnh hưởng của các nhà
triết học trước đó là E. Mach, J. Poincaré, S. Mill, R. Avenarius, K. Pearson,
17

R. Dedekind, D. Hume đối với việc hình thành tư tưởng triết học của A.
Einstein.
S. Thorpe đã đánh giá cao phương pháp tư duy của A. Einstein qua tác
phẩm Tư duy như Einstein (How to Think Like Einstein, Nxb Lao động-
Xã hội, 2008). Cuốn sách gồm 11 chương và 2 phụ lục, hai chương đầu giới
thiệu khái quát về A. Einstein và nguyên tắc tư duy của ông. S. Thorpe cho
rằng, nếu có phương pháp, ai cũng có thể tận dụng tối đa sự kỳ diệu của bộ óc
như cách A. Einstein đã làm để thay đổi thế giới. Tư duy như Einstein
không nói về tài năng của A. Einstein, mà tìm cách vận dụng tư duy của ông
để rút ra các phương pháp tư duy đúng đắn và hiệu quả cho tất cả mọi người.
Đánh giá những ảnh hưởng của A. Einstein đối với thế kỷ XXI, nhóm
các tác giả P. Galison, G. Holton và S. Schweber đã biên tập và xuất bản cuốn
sách A. Einstein for the 21st Century: His Legacy in Science, Aart, and
Modern Culture, do Nhà xuất bản Đại học Princeton ấn hành năm 2008.
Cuốn sách tổng hợp những bài viết về khoa học, nghệ thuật và văn hóa hiện
đại dưới tác động của học thuyết và tư tưởng của A. Einstein cũng như sức
lan tỏa của học thuyết A. Einstein đối với thế kỷ XXI.
Gần đây, W. Isaacson nhà báo Mỹ, Tổng giám đốc điều hành của CNN
và Tổng biên tập Tạp chí TIME, chuyên viết về tiểu sử các nhân vật nổi tiếng
đã công bố tác phẩm Einstein cuộc đời và vũ trụ (Einstein - His Life and
Universe, Nxb Tổng hợp Tp.HCM, 2011). Trong cuốn sách này, W. Isaacson
đã lược sử, đánh giá những đóng góp quan trọng của A. Einstein đối với vũ
trụ học. Theo W. Isaacson, lý thuyết của A. Einstein đã có những tác động đối
với thế giới quan và nhận thức luận của con người về vũ trụ. Cuốn sách được
giáo sư vật lý B. Greene của Đại học Colombia, Mỹ (tác giả của sách Giai
điệu dây và bản giao hưởng vũ trụ) nhận xét: Isaacson đã mô tả bức tranh
18

trọn vẹn về A. Einstein một cách chính xác và khoa học. Isaacson giúp chúng
ta cảm nhận sâu sắc về cuộc sống, tâm hồn, và sự nghiệp khoa học của một
nhân vật đã thay đổi toàn bộ quan điểm của chúng ta về vũ trụ. Thật vậy, với
Einstein cuộc đời và vũ trụ, W. Isaacson đã trình bày và đánh giá toàn bộ cuộc
đời của A. Einstein gắn với những sự kiện và thành tựu; đây là nguồn tư liệu
có ý nghĩa, góp phần quan trọng để chúng tôi hoàn thành đề tài này.
Tác giả có đóng góp lớn trong việc nghiên cứu cuộc đời và sự sáng tạo
của A. Einstein với tư cách là nhà vật lý, nhà tư tưởng là Nguyễn Xuân Xanh
với tác phẩm Einstein (Nxb Tổng hợp TP. HCM, 2007). Sau khi xuất bản,
sách đã được các học giả khen ngợi là tác phẩm nghiên cứu công phu nhất về
cuộc đời và sự nghiệp của A. Einstein được xuất bản ở Việt Nam. Thông qua
tác phẩm này, Nguyễn Xuân Xanh đã tổng hợp những tư liệu phong phú về
cuộc đời và sự nghiệp của A. Einstein, trong đó đề cập khá sâu sắc đến tư
tưởng triết học và giá trị nhân văn của A. Einstein. Đặc biệt, Nguyễn Xuân
Xanh đã dành hai chương cuối cùng của quyển sách (chương 9 và 10) có tên
gọi Einstein – Con người giải phóng, nhận định và đánh giá tư tưởng triết học
dưới góc độ bản thể luận, nhận thức luận cũng như tư duy độc lập và sáng tạo
của A. Einstein.
PGS.TS. Nguyễn Tấn Hùng có loạt bài nghiên cứu về A. Einstein đăng
trên các tạp chí trong nước như: Quan niệm về sự bất tử của con người (Tạp
chí Tâm lý học, số 10, 2002), Quan điểm của A. Anhxtanh về quan hệ giữa
tôn giáo và khoa học (Tạp chí Lý luận chính trị, số 3, 2003), A. Anhxtanh -
Nhà khoa học, nhà triết học (Tạp chí Triết học, số 4, 2003), Quan niệm của
A. Einstein về con người, động cơ, mục đích và ý nghĩa của cuộc sống (Tạp
chí Nghiên cứu con người, số 3, 2003). Thông qua các bài báo, Nguyễn Tấn
Hùng đã trình bày và bước đầu đánh giá A. Einstein trên nhiều phương diện:
19

con người, khoa học và tôn giáo, giá trị nhân văn và tư tưởng triết học; gợi
mở hướng nghiên cứu về A. Einstein với tư cách là một nhà triết học - một
vấn đề còn khá mới mẻ ở Việt Nam.
Bùi Văn Mưa với luận án tiến sĩ Triết học và Bức tranh vật lý học về
thế giới, được in thành sách (Nxb Đại học Quốc gia Tp. HCM, 2007), đi sâu
phân tích bức tranh vật lý học về thế giới trong lịch sử phát triển của nó; trong
đó đã đề cập đến bức tranh vật lý học về thế giới và ý nghĩa triết học của học
thuyết A. Einstein.
Tổng quan lịch sử nghiên cứu đề tài, chúng tôi nhận thấy rằng, đã có
nhiều công trình về A. Einstein ở trong và ngoài nước là sách, tiểu luận khoa
học, bài báo khoa học… tập trung nghiên cứu, đánh giá về A. Einstein dưới
nhiều góc độ: cuộc đời và sự nghiệp của một nhà khoa học vĩ đại; nhà vật lý
học với những phát minh làm biến đổi thế giới; nhà triết học, với những tư
tưởng, quan điểm có ý nghĩa đối với lịch sử triết học. Tư tưởng triết học của
A. Einstein đã được các tác giả phân tích và đánh giá trên các mặt sau:
- Ý nghĩa triết học của thuyết tương đối.
- Tư tưởng bản thể luận và nhận thức luận.
- Tư tưởng tôn giáo và mối quan hệ giữa khoa học và tôn giáo.
- Giá trị nhân văn trong tư tưởng của A. Einstein.
Từ những công trình đã xuất bản về A. Einstein, chúng tôi nhận thấy
rằng các tác giả đã nghiên cứu và có đánh giá hầu hết tư tưởng triết học trong
học thuyết và tư tưởng của nhà khoa học, nhà triết học A. Einstein. Tuy nhiên,
chưa có một công trình nào đi sâu nghiên cứu, phân tích một cách đầy đủ và
có tính hệ thống về tư tưởng triết học của A. Einstein.
20

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài


3.1. Mục đích nghiên cứu đề tài
Nghiên cứu tư tưởng triết học của A. Einstein một cách khái quát và có
hệ thống trên các phương diện: tư tưởng bản thể luận, tư tưởng nhận thức
luận, vấn đề nhân sinh quan; từ đó, rút ra những giá trị và đóng góp của A.
Einstein đối với sự phát triển tư tưởng triết học của nhân loại.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu đề tài
Để đạt được mục đích trên, luận án có nhiệm vụ:
- Trình bày những điều kiện, tiền đề hình thành tư tưởng triết học A.
Einstein.
- Khái quát và hệ thống tư tưởng triết học của A. Einstein trên các
phương diện: bản thể luận, nhận thức luận, nhân sinh quan.
- Đánh giá ý nghĩa lịch sử trong tư tưởng triết học của A. Einstein.

4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận án


Luận án được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy
vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử, cách tiếp cận hệ thống - cấu trúc
trong nghiên cứu đề tài.
Trên cơ sở lý luận chung, nghiên cứu đề tài này chúng tôi còn sử dụng
tổng hợp các phương pháp nghiên cứu cụ thể như: phân tích - tổng hợp, logic
- lịch sử, phương pháp hệ thống - cấu trúc, khái quát hóa - hệ thống hóa và
các phương pháp khác...

5. Những đóng góp mới và ý nghĩa của luận án


5.1. Những đóng góp mới của luận án
- Luận án đã trình bày có hệ thống và tương đối đầy đủ về tư tưởng triết
học của A. Einstein trên các mặt: bản thể luận, nhận thức luận, nhân sinh
quan, mà từ trước đến nay ở nước ta chưa có một công trình nào thực hiện.
21

- Luận án đã phân tích và rút ra ý nghĩa triết học của những phát minh
trong lĩnh vực vật lý học của A. Einstein, như thuyết tương đối nói chung,
không - thời gian, vận động, công thức E = mc2, tính thống nhất vật chất trong
thế giới vi mô… mở ra khả năng vận dụng những thành tựu trong lĩnh vực
khoa học này vào nghiên cứu và phát triển triết học.
- Luận án đã chứng minh nhân sinh quan của A. Einstein với những
quan điểm về tôn giáo, ý nghĩa cuộc sống, chủ nghĩa hòa bình, giáo dục tư
duy độc lập; tinh thần quả cảm trong khoa học và lối sống giản dị của nhà
khoa học vĩ đại, là mẫu mực về quan niệm sống, là tấm gương sáng để mọi
người noi theo.
5.2. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
Về lý luận: Luận án góp phần làm sáng tỏ những quan điểm về bản thể
luận, nhận thức luận, nhân sinh quan của A. Einstein theo quan điểm của chủ
nghĩa duy vật biện chứng.
Về thực tiễn: Luận án là cơ sở để thúc đẩy việc nghiên cứu tư tưởng
triết học của A. Einstein ở Việt Nam trong thời gian đến. Tư tưởng nhân văn
của A. Einstein góp phần giáo dục lòng yêu chuộng hòa bình, lòng tự trọng và
sáng tạo trong nghiên cứu và học tập, rèn luyện kỹ năng sống cho mọi người
nói chung và thế hệ trẻ nói riêng. Kết quả nghiên cứu của luận án có thể làm
tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu, giảng dạy triết học trong các trường
đại học và cao đẳng. Luận án sau khi hoàn thành và bảo vệ cấp cơ sở đào tạo
có thể được xuất bản thành sách phục vụ cho việc tham khảo trong giảng dạy
và học tập.
6. Kết cấu của luận án: Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài
liệu tham khảo, luận án gồm 3 chương, 9 tiết.
22

NỘI DUNG
Chương 1
NHỮNG ĐIỀU KIỆN, TIỀN ĐỀ HÌNH THÀNH
TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC CỦA ALBERT EINSTEIN

A. Einstein là nhà vật lý, nhà triết học khoa học người Đức gốc Do
Thái. Năm 1905 khi ông cho đăng bốn bài báo khoa học gắn liền với thuyết
tương đối và hiệu ứng quang điện - được gọi là Năm kỳ diệu vì những công
trình ấy đã làm thay đổi số phận của chính ông và tạo ra bước ngoặt trong sự
phát triển của khoa học. Năm 1921, ông được tặng giải thưởng Nobel về vật
lý học. Năm 1933, khi A. Hitler lên cầm quyền ở Đức, ông đã di cư sang Mỹ;
từ đó, ông giảng dạy và nghiên cứu tại Đại học Princeton cho đến cuối đời.
Cuộc đời của A. Einstein vô cùng sinh động và phong phú. Chính điều
đó làm cho ông có sự hấp dẫn lớn đối với mọi người. Khi nghiên cứu về cuộc
đời của A. Einstein, nhiều học giả ngạc nhiên về một hình mẫu đầy cá tính:
ông vừa là nhà khoa học, nhà triết học, nhà hoạt động chính trị - xã hội
dũng cảm; nhà giáo dục nhân bản; chiến sĩ vì hòa bình… Dưới góc độ khoa
học, thuyết tương đối của ông đã mang lại cho vật lý học những vấn đề mới
mẻ, tạo ra sự biến chuyển từ nhận thức đến hành động vào đầu thế kỷ XX.
Những khám phá khoa học đó không những có giá trị hiện thời mà còn có ý
nghĩa đối với tương lai khoa học. Phạm Duy Hiển nhận xét trong tác phẩm
Bằng chứng và lý giải: “Qua bí ẩn quanh chuyển động của hạt phấn hoa trong
nước, A. Einstein lần đầu tiên chứng minh sự tồn tại của phân tử như những
thực thể chứ không còn là những sản phẩm tư duy trong đầu con người. Cùng
với việc đặt nền móng cho thuyết lượng tử qua lượng tử ánh sáng và việc bác
bỏ thuyết ê te làm giá đỡ cho sóng ánh sáng, A. Einstein đã khai thông một bế
tắc lớn thời bấy giờ để khoa học thẳng tiến vào
23

thế giới vi mô, hướng khoa học chủ đạo xuyên suốt thế kỷ XX với thuyết
lượng tử và thuyết tương đối là nền tảng. Vật lý vi mô đã để lại dấu ấn trong
mọi mặt phát triển của thế giới, từ nhận thức luận đến các khoa học, công
nghệ, từ tiện nghi sinh hoạt hàng ngày đến công cuộc chinh phục khoảng
không vũ trụ” [23, tr. 17].
Nếu sự nghiệp khoa học của A. Einstein gắn với thời kỳ nở rộ của
nhiều phát minh mới trong lĩnh vực vật lý và hóa học, thì cuộc đời ông lại gắn
liền với thời kỳ phát triển mạnh mẽ về kinh tế, chính trị và giáo dục của nước
Đức. Trên cơ sở phát triển kinh tế, những năm cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ
XX, nước Đức đã tích cực phát triển quân sự và quân đội; đó chính là mầm
mống của hai cuộc chiến tranh thế giới. Bối cảnh lịch sử đó là những điều
kiện, tiền đề có tác động mạnh mẽ đối sự sáng tạo và tư tưởng của ông.
Nghiên cứu về A. Einstein cùng những biến cố lịch sử và tư duy đặc biệt của
ông, chúng ta thấy rằng tư tưởng triết học của A. Einstein được hình thành từ
ba điều kiện, tiền đề cơ bản và quan trọng: điều kiện lịch sử; tiền đề khoa học
tự nhiên, tư tưởng - lý luận và tư duy độc lập của A. Einstein. Mỗi một điều
kiện, tiền đề có vị trí riêng tạo nên chỉnh thể vừa thống nhất, vừa mâu thuẫn
trong quá trình hình thành và phát triển tư tưởng triết học của A. Einstein.

1.1. Điều kiện lịch sử hình thành tư tưởng triết học của A. Einstein
1.1.1. Hoàn cảnh kinh tế nước Đức cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX
Nước Đức vào những năm cuối thế kỷ XIX có một nền kinh tế phát
triển vô cùng thuận lợi. Cuộc đấu tranh thống nhất Đức hoàn thành năm 1871,
giai cấp tư sản Đức cấu kết chặt chẽ với quý tộc tạo thành một lực lượng
chính trị hùng hậu. Sau cuộc chiến tranh hoàn toàn chiến thắng với Pháp
(Chiến tranh Pháp – Phổ, 1870 -1871), nước Đức được bồi thường 5 tỷ fran
và làm chủ Alsace và Lorraine, hai vùng đất giàu có về tài nguyên, khoáng
24

sản. Nguồn tài chính và tài nguyên có được nhờ chiến tranh là điều kiện quan
trọng để Đức xây dựng và phát triển một nền kinh tế hiện đại.
Sau chiến tranh, công nghiệp Đức phát triển mạnh mẽ, đuổi kịp và vượt
Anh, Pháp trở thành nước đứng đầu châu Âu. Công nghiệp nặng chiếm ưu thế
vượt trội so với các ngành kinh tế khác. Sự phát triển mạnh mẽ của đường sắt
(tăng 2,3 lần, từ 17.160 km lên 49,878 km), than đá (tăng 3,5 lần, từ 37,9 triệu
tấn lên 149 triệu tấn), gang (tăng 5,5 lần, từ 1,56 triệu tấn lên 8,5 triệu tấn),
thép (tăng 26 lần, từ 0,25 triệu tấn lên 6,6 triệu tấn); tạo điều kiện cho sự giao
lưu và phát triển kinh tế. Các ngành kinh tế khác đều chiếm vị trí hàng đầu
châu Âu.
Cùng với công nghiệp, nông nghiệp nước Đức đã có những đổi thay và
tiến bộ; tuy nhiên, phần lớn ruộng đất (khoảng 40%) lại tập trung trong tay
địa chủ, quý tộc. Bên cạnh việc vẫn duy trì những tàn dư của chế độ phong
kiến để khai thác, bóc lột sức lao động của nông dân thì những biện pháp canh
tác mới đã được áp dụng như: cơ giới hoá, phân bón, thuốc trừ sâu, thị trường
hoá sản phẩm. Vùng đông bắc Đức là chế độ đại sở hữu, còn ở tây nam Đức
vẫn phổ biến là nền kinh tế tiểu nông. Sự phân hóa diễn ra sâu sắc trong nông
thôn Đức, phần lớn nông dân đi làm thuê cho địa chủ hoặc thành công nhân
công nghiệp.
Thương nghiệp Đức phát triển mạnh mẽ trên cơ sở thị trường nội địa
thống nhất được xây dựng trên nền kinh tế công - nông nghiệp phát triển.
Ngành ngoại thương Đức vào cuối thế kỷ XIX có bước phát triển đặc biệt do
xuất khẩu các sản phẩm công nghiệp. Sự tập trung sản xuất và tư bản diễn ra
mạnh mẽ đã dẫn đến hình thành các tổ chức độc quyền. Sự xuất hiện và
không ngừng lớn mạnh của các công ty khổng lồ về than, công nghiệp quân
sự đã làm cho bộ mặt nước Đức hoàn toàn thay đổi.
25

Sang đầu thế kỷ XX, nền công nghiệp Đức tiếp tục khẳng định vị trí
hàng đầu châu Âu và thứ hai thế giới về cả tổng sản lượng cũng như thu nhập
từ những ngành kinh tế cơ bản. Nền nông nghiệp Đức đạt tới mức độ cơ giới
hoá cao, phân công lao động theo chuyên môn hoá và kinh doanh theo hướng
tư bản chủ nghĩa. Thương nghiệp Đức vẫn tiếp tục phát triển trong cả hai lĩnh
vực nội thương và ngoại thương. Sự tập trung sản xuất và tư bản tăng lên
nhanh chóng, trên quy mô lớn hơn. Ngành ngân hàng phát triển vô cùng mạnh
mẽ. Cùng với xuất khẩu hàng hóa, phần lớn số tư bản được xuất khẩu ra nước
ngoài, mở rộng thị trường sản xuất và kinh doanh. Với sự phát triển lớn mạnh
về kinh tế, nhất là kinh tế công nghiệp đã làm cho nước Đức trở thành một
nước tư bản trẻ trung, đầy tham vọng. Sự phát triển nền kinh tế tư bản chủ
nghĩa với tính chất tập trung và chuyên môn hóa cao đã thúc đẩy nước Đức
nhanh chóng thể hiện sự hiếu chiến về chính trị và quân sự; đồng thời cũng
làm cho xã hội Đức bộc lộ sự phân cực sâu sắc.
Mặc dù bước đầu phát triển nền kinh tế tư bản chủ nghĩa và thu được
những thành quả, song nền kinh tế Đức đã sớm bộc lộ những giới hạn. Bằng
tư duy vượt trội, A. Einstein đã sớm thấy khuyết tật của chủ nghĩa tư bản về
kinh tế và giáo dục. Điều đó đã thôi thúc ông hướng đến mô hình xã hội mới
một cách tự nhiên. Trong bài viết Tại sao chủ nghĩa xã hội, được đăng trên
Nguyệt san, một tạp chí xã hội chủ nghĩa ở New York vào tháng 5 năm
1949 đã cho thấy thiện cảm của A. Einstein đối với xã hội xã hội chủ nghĩa,
mà ông hướng đến với tất cả hy vọng.
Thấy rõ nguyên nhân gây nên sự bất công trong xã hội, A. Einstein đã
chỉ ra rằng nguồn gốc những xấu xa của xã hội tư bản là do tình trạng vô
chính phủ của nền sản xuất. Trong nền sản xuất với sản lượng tăng lên không
ngừng; sự tước đoạt sức lao động không phải bằng bạo lực mà bằng phương
26

pháp hoàn toàn phù hợp với luật lệ đã được thiết lập; tư liệu sản xuất chủ yếu
thuộc về sở hữu cá nhân; cạnh tranh, sự phát triển công nghệ và sự phân chia
lao động, tư bản tư nhân có khuynh hướng tập trung trong tay một số ít người;
từ hiện trạng đó, A. Einstein cho rằng: “Kết quả là sự hình thành tầng lớp tư
bản đầu sỏ mà quyền lực của nó không thể kiểm soát được ngay cả trong một
xã hội về chính trị được tổ chức một cách dân chủ. Sự thật là đại biểu các cơ
quan lập pháp được các chính đảng bầu ra, được cung cấp tài chính hoặc bị
chịu ảnh hưởng của các nhà tư bản, còn đại biểu của nhân dân không thể bảo
vệ một cách có hiệu quả quyền lợi của họ. Tư bản tư nhân tất nhiên trực tiếp
hoặc gián tiếp nắm quyền kiểm soát những nguồn thông tin. Do vậy, cá nhân
công dân cực kỳ khó khăn và thật ra trong nhiều trường hợp hoàn toàn không
thể có sự hiểu biết khách quan và sử dụng một cách thông minh những quyền
chính trị của mình” [80].
Từ góc nhìn khách quan, A. Einstein cũng cho rằng chủ nghĩa xã hội
cũng có những khuyết tật cần phải điều chỉnh. Ông phê phán lối suy nghĩ đơn
giản về chủ nghĩa xã hội với một nền kinh tế kế hoạch hóa. Theo ông, nền
kinh tế kế hoạch hóa được thực hiện một cách thiếu khoa học thì hậu quả của
nó sẽ nghiêm trọng và phát sinh tình trạng quan liêu. Ông giải thích: “Cần
phải nhớ rằng một nền kinh tế có kế hoạch chưa phải là chủ nghĩa xã hội. Một
nền kinh tế có kế hoạch như vậy có thể đi kèm với sự nô dịch hoàn toàn đối
với cá nhân. Để đạt được chủ nghĩa xã hội cần phải giải quyết được những
vấn đề chính trị - xã hội cực kỳ khó khăn: làm thế nào để có thể thực hiện sự
tập trung chính trị và kinh tế mà lại ngăn ngừa được tình trạng quan liêu
không để nó trở thành lớn mạnh. Làm thế nào để quyền của cá nhân được bảo
vệ và thêm vào đó một đối trọng với nạn quan liêu được đảm bảo” [80].
27

Sự phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa ở nước Đức với xu hướng
chuyển dần từ tự do cạnh tranh sang chủ nghĩa đế quốc với tính chất điển
hình; những hạn chế, khuyết tật của mô hình kinh tế cũng dần dần xuất hiện.
Đó chính là điều kiện quan trọng, các tác động mạnh mẽ đối với A. Einstein
dưới góc độ tư tưởng về việc cần thiết phải hướng tới và xây dựng một xã hội
tốt đẹp, mang tính nhân văn.

1.1.2. Chính trị - xã hội nước Đức cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX
Nước Đức sau chiến tranh Pháp – Phổ đã có nhiều thay đổi về chính trị
và xã hội. Hiến pháp năm 1871 quy định nước Đức là một liên bang gồm 22
vương quốc và 3 thành phố tự do là Hamburg, Breme, Lubeck. Đứng đầu nhà
nước liên bang là nhà vua, có toàn quyền về quân đội, cảnh sát, bổ nhiệm và
cách chức thủ tướng, ký kết hiệp ước ngoại giao, tuyên chiến... thậm chí còn
có quyền triệu tập, giải tán và hoãn các phiên họp của Hội đồng liên bang và
Quốc hội mà không phải chịu trách nhiệm trước Quốc hội. Ở giai đoạn này,
sự cấu kết giữa giới quý tộc và tư sản Đức là rất mật thiết. Cả hai đều ủng hộ
chính sách thuế quan bảo hộ mậu dịch, tăng cường bộ máy quân đội và cảnh
sát để đàn áp quần chúng và gây chiến tranh xâm lược. Bộ máy quan liêu
nặng nề và chủ nghĩa quân phiệt Đức làm cho nhà nước Đức mang tính chất
đế quốc tư sản.
Cuối thế kỷ XIX về mặt chính trị, nước Đức có nhiều đảng phái đại
diện cho các quyền lợi khác nhau, điều đó càng làm cho xã hội Đức có tính
chất đặc biệt. Sự khác biệt giữa các giai tầng xã hội ở một đất nước có tính
chất quân phiệt như Đức, là nguồn gốc phát sinh những mâu thuẫn sâu sắc về
mặt xã hội. Mặt khác, sự phát triển mạnh mẽ của nền công nghiệp Đức là điều
kiện cho phong trào công nhân phát triển với những cuộc đấu tranh mạnh mẽ.
28

Về mặt đối ngoại, là một đế quốc trẻ, có tiềm lực về kinh tế và quân sự
hùng hậu, được trang bị tư tưởng thượng đẳng, nước Đức tăng cường phát
động chiến tranh xâm lược thuộc địa. Giới cầm quyền Đức đã ráo riết xây
dựng quân đội nhất là hải quân để thực hiện mưu đồ phân chia lại bản đồ thế
giới, kiểm soát thị trường và tranh chấp khu vực ảnh hưởng với các nước “tư
bản già” như Anh, Pháp, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha... Thông qua chính sách
ngoại giao bành trướng, mục đích lớn nhất của Đức là xác lập địa vị bá chủ ở
châu Âu. Nước Đức đã thực hiện ý đồ đó bằng việc ký kết hàng loạt hiệp
ước liên minh song song với chạy đua vũ trang. Từ năm 1909 đến 1914, chi
phí quân sự của nước Đức đạt hơn 2 tỷ mác, tăng lên gần 33% chiếm gần
50% ngân sách quốc gia. Năm 1912, số quân chính quy của Đức có 136.000
người, với 232 tàu chiến các loại. Lò lửa chiến tranh đang được nhen nhúm ở
Đức, chuẩn bị đẩy nhân loại vào cuộc chiến tranh tàn khốc.
Sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế cùng với những biến động về chính
trị - xã hội ở nước Đức vào cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX là nguyên nhân
trực tiếp của đường lối chính trị, quân sự, ngoại giao mang bản chất hiếu
chiến và xâm lược. Có thể thấy rằng, nước Đức cùng với sự phát triển mạnh
mẽ trên nhiều lĩnh vực là thành quả tất yếu trong tiến trình phát triển có tính
quy luật của chủ nghĩa tư bản. Tuy nhiên, đó cũng là hệ quả thảm khốc mà thế
giới phải gánh chịu từ hai cuộc đại chiến thế giới do nước Đức quân phiệt và
phát xít phát động.
Một công dân được sinh ra tại Đức trong bối cảnh ấy; cuộc đời của A.
Einstein gắn liền với những thăng trầm và biến động của thời đại. Ông là
người chứng kiến và đã có những hành động tích cực nhằm ngăn chặn và làm
giảm đi tính khốc liệt của chiến tranh. Đối diện với những vấn đề nhạy cảm
của thời đại, bằng tư duy và sự mẫn tiệp A. Einstein biết rằng nhà khoa học có
29

một vũ khí gần như duy nhất và lợi hại đó là chân lý. Nói lên sự thật đó là
mệnh lệnh của trái tim ông. Chính điều này đã giúp ông có những nhận định
hết sức đúng đắn về thời cuộc, về chiến tranh và hậu quả của nó. Đối với ông,
khoa học và tư tưởng phải phục vụ cho nhân loại và chính trong hoàn cảnh
đặc biệt, A. Einstein đã biểu hiện những suy nghĩ bằng hành động can đảm.
Một số công trình nghiên cứu về A. Einstein đã so sánh tư tưởng nhân
văn của ông với các nhà hiền triết phương Đông. Minh triết ở ông là khoan
dung nhân hậu, yêu chuộng hòa bình, căm ghét chiến tranh. Tình cảm của ông
không xuất phát bởi tính dân tộc hẹp hòi, khối óc và tư tưởng của ông trước
sau như một vì hạnh phúc của nhân loại, nhất là trước những vấn đề liên quan
đến chiến tranh. Những hoạt động vì hòa bình, chống chiến tranh của ông trở
nên sôi nổi và có ý nghĩa như chính cuộc sống của ông. Tư tưởng yêu chuộng
hòa bình và nhân văn cao cả của A. Einstein thể hiện trong ba bức tuyên ngôn
nổi tiếng có tác động nhất định trong một giai đoạn lịch sử.
Năm 1914, trước nguy cơ xảy ra Chiến tranh thế giới lần thứ nhất với
các âm mưu xâm lược và bành trướng nảy sinh tại chính đất nước ông. A.
Einstein là một trong bốn người dũng cảm ký tên vào Thư cảnh báo gửi công
dân châu Âu, với thông điệp kêu gọi: Thế giới cần hòa bình, chiến tranh
không người thắng, châu Âu sẽ phải trả giá bằng xương máu và huỷ diệt nếu
lao vào cuộc chiến. Năm 1930 với sự thành hình của chủ nghĩa phát xít Đức,
ông đã thấy trước bản chất hiếu chiến của một thế lực đang lên và nguy cơ về
một cuộc chiến tranh thế giới mới. Chính ông là người đầu tiên cùng B.
Russell, I. Pavlov... ký vào lời kêu gọi phản chiến, bản Tuyên ngôn tài giảm
quân bị toàn thế giới. Năm 1955, A. Einstein đã khởi xướng Bản tuyên
ngôn Russell - Einstein, nhằm cảnh báo về một cuộc chiến tranh lạnh, ngăn
chặn các cường quốc thi đua sản xuất những phương tiện giết người hàng loạt
30

- bom nguyên tử và bom khinh khí. Hơn hai mươi nhà khoa học nổi tiếng
trong đó có mười người được giải Nobel cùng ký tên và chính B. Russell đã
gửi bản tuyên ngôn cho nguyên thủ của sáu nước lớn là Mỹ, Liên xô, Trung
Quốc, Anh, Pháp và Canada.
Bằng những hoạt động như vậy, A. Einstein chứng tỏ ông không chỉ là
nhà khoa học khác biệt mà còn là nhà tư tưởng dấn thân, suốt đời đấu tranh
cho hòa bình. Giống như G. Bruno hay G. Galile, ông đã dám bày tỏ quan
điểm và chính kiến của mình trong những thời điểm đặc biệt mà không phải ai
cũng có đủ dũng khí để nói và làm được như ông. Thông qua hai cuộc đại
chiến thế giới và chính hai cuộc chiến tranh này đã thúc giục A. Einstein -
một nhà khoa học phải dành trọn con tim và khối óc cho xã hội, cho nhân
loại. Ông có mục đích rất rõ là ngăn chặn tham vọng chiến tranh, vì một nền
hòa bình giữa các dân tộc.
Được sinh ra và lớn lên trong lòng xã hội tư bản nên A. Einstein đã
nhận thấy rõ những khiếm khuyết về giáo dục. Theo ông nền giáo dục tư bản
đã làm què quặt cá nhân, ông viết: Tôi cho rằng sự làm què quặt cá nhân là
điều xấu xa tồi tệ nhất của chủ nghĩa tư bản. Cả hệ thống giáo dục của chúng
ta chịu đau khổ vì khuyết tật này. Một thái độ cạnh tranh quá đáng được khắc
sâu vào sinh viên, anh ta được huấn luyện để tôn thờ sự thành công hám lợi
như một sự chuẩn bị cho sự nghiệp tương lai. Thông qua những phân tích về
chủ nghĩa tư bản, A. Einstein chú ý vai trò của nền kinh tế và giáo dục được
tổ chức có kế hoạch như ở một số nước xã hội chủ nghĩa. A. Einstein cho
rằng, chỉ có một cách duy nhất có thể loại bỏ được những giới hạn nghiêm
trọng của xã hội hiện tại là thông qua việc thiết lập nền kinh tế mới, cùng với
một hệ thống giáo dục hướng tới những mục đích xã hội. Bởi vì, việc giáo
dục con người ngoài việc phát triển những khả năng vốn có của cá nhân, sẽ
31

phát triển trong họ ý thức trách nhiệm đối với đồng bào của mình thay cho
tình trạng tán dương quyền lực và sự thành đạt trong xã hội hiện tại.
Từ sự phê phán đó, A. Einstein đã có tầm nhìn vượt trội và trình bày
những quan điểm của ông dưới góc độ khác trong khi nhiều người vẫn chưa
thấu hiểu những tồn tại và hậu quả. Tư tưởng của ông về xã hội, giáo dục,
nhân văn xuất phát từ sự phân tích và đánh giá xã hội hiện thời một cách tinh
tế và sắc bén. Trong những phát biểu và các bài viết của ông, sự phê phán xã
hội đương thời và chỉ ra những giới hạn cần phải vượt qua của xã hội tư bản
chủ nghĩa đã góp phần nâng cao giá trị tư tưởng của ông về mặt thực tiễn. Sự
bất công xã hội, sự chú trọng địa vị và thành đạt cá nhân, mối thù hằn giữa
các dân tộc… là trọng tâm mà A. Einstein chỉ trích và kêu gọi mọi người xóa
bỏ. Đối với lĩnh vực giáo dục, A. Einstein luôn đề cao một nền giáo dục tự do,
đánh thức tiềm năng và sự tự giác ở mỗi con người. Với A. Einstein, trong
khoa học và giáo dục, tự do nội tâm là đỉnh cao cần phải hướng tới trong
chinh phục trí tuệ, tìm kiếm chân lý nhằm giải phóng con người. Sự phê phán
mô hình xã hội và nền giáo dục đương thời của A. Einstein nhằm hướng đến
mục đích đó.
A. Einstein là nhà khoa học, nhà tư tưởng gắn bó chặt chẽ với chính trị.
Chính trị theo A. Einstein không xuất phát từ động cơ ham muốn quyền lực,
mà là tiếng nói về quyền sống, quyền tự do và giá trị nhân phẩm của con
người suốt đời gắn bó với số phận của dân tộc, đất nước và nhân loại một
cách đúng nghĩa. Đối với A. Einstein việc tham gia chủ nghĩa phục quốc Do
Thái là vấn đề quan trọng. Cuộc sống chiêm nghiệm và tư tưởng của ông đã
gắn bó như máu thịt đối với dân tộc Do Thái. Khi phong trào bài Do Thái
phát triển, ông dần dần gắn bó với cộng đồng Do Thái, cuối cùng trở thành
người phát ngôn đầy tâm huyết. Hệ quả, ở Đức, ông bị công kích và bôi nhọ,
32

có cả một tổ chức bài xích A. Einstein được thành lập và thậm chí nhiều kẻ đã
hô hào giết ông. Vì vậy, năm 1933 khi nghe tin A. Hitler lên cầm quyền ở
Đức, đang giảng bài ở Mỹ ông đã tuyên bố không về nước. Thông qua các
hoạt động cho phong trào phục quốc Do Thái ông đã bộc lộ những tư tưởng
nhân văn và khát khao hòa bình cho mỗi một dân tộc và toàn nhân loại.
Vấn đề thành lập một nhà nước cho những người Do Thái luôn thôi
thúc A. Einstein. Vào ngày 14/5/1948, nhà nước Do Thái đầu tiên đã ra đời tại
Trung Đông trên một phần lãnh thổ Palestine và lấy tên là Israel. Thế nhưng,
điều khiến A. Einstein thất vọng không ít là các cuộc xung đột và hận thù
luôn tăng cao giữa những người Israel và người Arập. Điều này đã đi ngược
lại nguyện vọng ban đầu của ông là mong muốn dân tộc Do Thái và các dân
tộc Arập chung sống trong hòa bình. Cũng chính điều này đã mang lại cho A.
Einstein sự đền đáp xứng đáng về mặt tinh thần, khi ông được đề cử chức vụ
Tổng thống Israel vào năm 1952. Theo S. Hawking, A. Einstein đã từ chối với
lý do còn "ngây thơ chính trị". Nhưng lý do thực chất và sâu xa chính như lời
ông nói: Phương trình quan trọng hơn, chính trị là giành cho hiện tại, còn
phương trình là giành cho vĩnh cửu.
Tóm lại, chiến tranh với những hậu quả khốc liệt đã làm cho A.
Einstein nhận diện đúng bản chất của nó và có thái độ hết sức rõ ràng, dũng
cảm trong việc chống chiến tranh, vì một nền hòa bình của nhân loại. Sống
trong lòng chủ nghĩa tư bản nên ông đã hiểu rõ những khiếm khuyết về kinh
tế và giáo dục của xã hội tư bản để từ đó ông hướng đến một nền giáo dục
nhân bản, vì sự phát triển của con người. Nhận thức đúng đắn về nhà nước
cũng như bản chất của các quan hệ xã hội, A. Einstein là người tỉnh táo về
chính trị và mọi biểu hiện của chủ nghĩa dân tộc cực đoan, hẹp hòi. Từ điều
33

kiện chính trị - xã hội với những nét đặc trưng như vậy, là cơ sở quan trọng
hình thành tư tưởng nhân văn trong tư tưởng triết học của A. Einstein.

1.2. Những tiền đề hình thành tư tưởng triết học của A. Einstein
Bên cạnh điều kiện lịch sử với những thay đổi về kinh tế và những biến
động về chính trị - xã hội; những tiền đề về khoa học tự nhiên và tư tưởng, lý
luận có ý nghĩa quyết định đối với sự hình thành tư tưởng triết học của A.
Einstein. Chính những phát hiện mới trong khoa học tự nhiên, nhất là trong
lĩnh vực vật lý học cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX cùng những giá trị về tư
tưởng và lý luận trước đó đã tạo ra bước đổi thay có tính chất đột biến, ảnh
hưởng mạnh mẽ đến A. Einstein về mặt nhận thức luận và phương pháp luận.

1.2.1. Tiền đề khoa học tự nhiên


Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, lĩnh vực vật lý học đã xuất hiện những
thành tựu mới như: W. Röntgen phát hiện ra tia X năm 1895, A. Becquerel
phát hiện ra hiện tượng phóng xạ năm 1896, J. Thomson phát hiện ra điện tử
và chứng minh điện tử là một trong những thành phần cấu tạo nên nguyên tử
năm 1897, A. Einstein với thuyết tương đối hẹp năm 1905.
Tia X được nhà vật lý người Đức, W. Röntgen (1845–1923) phát hiện
ngày 8 tháng 11 năm 1895. Khi đang nghiên cứu tia ca-tôt thì ông phát hiện ra
một hiện tượng lạ. Sau một số thí nghiệm, W. Röntgen phát hiện thấy tia ca-
tôt tạo ra một dạng bức xạ chưa biết, được ông gọi là tia X. Tia X có khả năng
xuyên qua những loại vật chất nhất định. Phát minh ra tia X đã mang lại cho
W. Röntgen giải Nobel về vật lý đầu tiên trong lịch sử vào năm 1901. Việc
phát hiện ra tia X chứng minh rằng vật chất không có khối lượng nhưng vẫn
tồn tại.
Năm 1896 nhà vật lý người Pháp H. Becquerel (1852-1908) đã phát
hiện ra hiện tượng phóng xạ. Cùng với H. Becquerel, sau đó ông bà Pierre
34

Curie và Marie Curie, phát hiện ra rằng các hợp chất của uranium có khả năng
tự phát ra những tia không không nhìn thấy được, có thể xuyên qua những vật
mà tia sáng thường không đi qua được gọi là các tia phóng xạ. Dưới tác dụng
của điện trường, tia phóng xạ bị tách làm 3 tia: Tia anpha lệch về phía cực âm
của điện trường, gồm các hạt anpha mang điện tích dương (gấp 2 lần điện tích
của proton), có khối lượng bằng khối lượng của nguyên tử heli. Tia beta lệch
về phía cực dương của điện trường gồm các hạt electron. Tia gamma không
lệch về cực nào của điện trường, có bản chất như tia sáng. Những nghiên cứu
về bản chất của hiện tượng phóng xạ chứng tỏ rằng hạt nhân của các nguyên
tử phóng xạ không bền, tự phân hủy và phóng ra các hạt vật chất khác nhau
như hạt anpha, beta kèm theo bức xạ điện từ như tia gamma. Đồng thời với
hiện tượng phóng xạ tự nhiên, người ta cũng phát hiện một số loại nguyên tử
của một số nguyên tố nhân tạo cũng có khả năng phóng xạ. Việc phát hiện ra
hiện tượng phóng xạ làm sụp đổ quan niệm về sự bất biến của nguyên tử đã
tồn tại từ thời cổ đại.
Năm 1897, nhà vật lý người Anh, J. Thompson (1856-1940) đã phát
hiện ra điện tử. J. Thompson đã chứng minh sự tồn tại của electron mặc dù là
ông chưa thể nhìn thấy hay tách được chúng ra. Electron được xác nhận là
loại hạt đầu tiên cấu tạo nên vật chất nhỏ hơn cả nguyên tử. Khám phá này đã
cung cấp cho chúng ta bằng chứng về một đơn vị mang điện cơ bản và miêu
tả về nó. Những thí nghiệm và phát hiện của J. Thompson đã mở ra một lĩnh
vực khoa học mới – vật lý hạt. Ông đã được trao trao giải Nobel vật lý năm
1906 cho công trình khám phá ra điện tử. Phát hiện lịch sử của J. Thompson
đã đưa nhân loại tiến thêm một bước mới trong việc hiểu bản chất của vật
chất. Với việc phát hiện điện tử là thành phần cấu tạo của nguyên tử, đã bác
bỏ lập luận rằng nguyên tử là đơn vị vật chất nhỏ nhất.
35

Bằng những phát minh đó, vật lý học rơi vào khủng hoảng sâu sắc về
mặt lý luận. Lĩnh vực khoa học này phát triển rất nhanh, bước từ thế giới vĩ
mô với các vật thể hữu hình, đến thế giới vi mô cực nhỏ mắt thường không
nhìn thấy với các hiện tượng xảy ra mới mẻ có tính đột phá, thách thức khả
năng nhận thức của con người. Thế giới vật chất có một cấu trúc phức tạp hơn
nhiều so với những quan niệm trước đây. Nguyên tử không phải là viên gạch
cuối cùng của lâu đài vật chất mà còn có những hạt bé hơn. Khối lượng của
một vật thể không phải là bất biến mà nó có thể thay đổi theo vận tốc chuyển
động. Khối lượng và năng lượng không phải là hai thực thể tách biệt hoàn
toàn, mà khối lượng là năng lượng và năng lượng có khối lượng. Những hiểu
biết mới đã gây ra một cuộc khủng hoảng trong vật lý học và gây hoang mang
cho những nhà triết học. Trong bối cảnh đó, J. Poincaré, nhà toán học - triết
học Pháp đã viết tác phẩm Giá trị của khoa học, cho rằng vật lý học có những
triệu chứng của một cuộc khủng hoảng nghiêm trọng và đã dành một chương
để viết về cuộc khủng hoảng ấy. Ông đã nêu ra nhiều dẫn chứng như: hiện
tượng phân rã hạt nhân nguyên tử sinh ra năng lượng thì nguyên lý bảo toàn
năng lượng có còn đúng không, nguyên lý bảo toàn khối lượng cũng bị đánh
đổ. Khối lượng tiêu tan thì nền tảng cơ học của I. Newton bị sụp đổ. J.
Poincaré viết, chúng ta đứng trước sự sụp đổ của những nguyên lý vật lý cũ…
thời kỳ hoài nghi đã đến, không thể chối cãi được. Cuối cùng J. Poincaré đã
rút ra kết luận về nhận thức luận: “Phàm cái gì không phải là tư tưởng đều hư
vô thuần túy”. V.I. Lenin cho kết luận như vậy là duy tâm và đã vạch rõ:
“Thực chất của cuộc khủng hoảng vật lý học hiện đại là ở sự đảo lộn của
những quy luật cũ và những nguyên lý cơ bản, ở sự gạt bỏ thực tại khách
quan ở bên ngoài ý thức, tức là ở sự thay thế chủ nghĩa duy vật bằng chủ
nghĩa duy tâm và chủ nghĩa bất khả tri” [37, tr. 318].
36

Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm khác nhau ở chỗ giải quyết
vấn đề nguồn gốc nhận thức. Xuất phát từ quan niệm vào thời cổ đại, vật chất
được cấu tạo từ nguyên tử, khi phát hiện ra điện tử nhỏ hơn nguyên tử rất
nhiều thì các nhà triết học duy tâm cho rằng: vật chất tiêu tan mất. Với lập
trường duy vật biện chứng, bằng sự tổng kết và đánh giá các thành tựu của
khoa học tự nhiên, nhất là vật lý học, cho đến lúc đó; V.I. Lenin luận chứng
rằng: Vật chất tiêu tan mất, điều đó có nghĩa là giới hạn hiểu biết về vật chất
trước đây của chúng ta đang tiêu tan mất và nhận thức của chúng ta bây giờ
sâu hơn; những đặc tính của vật chất, trước đây chúng ta cho rằng là tuyệt đối,
bất biến, có từ đầu tiên (tính không thể xâm nhập được, quán tính, khối
lượng…) đang tiêu tan mất và bây giờ đây được coi là tương đối và chỉ một
số trạng thái nào đó của vật chất thì chính là ở chỗ: vật chất là thực tại khách
quan, nó tồn tại ở ngoài ý thức của chúng ta. Chủ nghĩa duy vật chính là ở chỗ
thừa nhận đặc tính đó.
Những thành tựu vĩ đại của vật lý học cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX
đã có ý nghĩa rất quan trọng đối với triết học trong việc tìm kiếm những luận
cứ khoa học để bảo vệ và phát triển chủ nghĩa duy vật, như V.I. Lenin nhận
xét: “Vật lý học hiện đại đang nằm trên giường đẻ. Nó đang đẻ ra triết học
duy vật biện chứng. Một cuộc sinh đẻ đau đớn” [37, tr. 387]. V.I. Lenin còn
nhấn mạnh, chủ nghĩa duy vật biện chứng kiên quyết cho rằng, bất cứ nguyên
lý khoa học nào về cấu tạo và đặc tính của vật chất cũng đều có tính gần đúng
và tương đối cả. Trong tự nhiên không hề có ranh giới nào tuyệt đối, vật chất
đang vận động sẽ chuyển hóa từ trạng thái này sang trạng thái khác; mà chúng
ta không thể xác định được các trạng thái của chúng trong cùng một thời điểm
(nguyên lý bất định của W. Heisenberg xác nhận điều này). Nhận thức khoa
học của con người trong sự phát triển đều có tính tạm thời, tương đối và gần
37

đúng. Điện tử cũng vô cùng như nguyên tử, tự nhiên là vô tận; chỉ có sự thừa
nhận một cách tuyệt đối và vô điều kiện đối với sự tồn tại của tự nhiên ở
ngoài ý thức và cảm giác của con người thì mới phân biệt được chủ nghĩa duy
vật biện chứng với thuyết bất khả tri và chủ nghĩa duy tâm. Chính sự vận
động của khoa học đã đặt ra câu hỏi cần có lời giải đáp đối với bản thể luận,
nhận thức luận triết học. Tư tưởng khoa học của A. Einstein mới mẻ, kỳ lạ và
khó hiểu nhưng đã góp phần giải thích câu hỏi được đặt ra là thế giới bắt đầu
từ đâu? Sự thống nhất của thế giới được thiết lập như thế nào? Lý thuyết
trường thống nhất mà suốt đời A. Einstein chiêm nghiệm và theo đuổi cũng
nằm trong mạch tư duy như thế. Đặc biệt, với sự xuất hiện của “thuyết tương
đối và thuyết lượng tử đã mang lại những quan niệm khoa học hoàn toàn mới
mẻ về thế giới vật chất… đã trở thành những nền móng không thể thiếu của
sự phát triển khoa học và kỹ thuật” [48, tr. 275]. Trên cơ sở của hai lý thuyết
đó, khoa học thế kỷ XX đã tiến những bước chưa từng thấy và chỉ trong vòng
nửa thế kỷ nó đã đạt được những thành tựu hơn hẳn những gì nó đã tích lũy
được từ hơn hai chục thế kỷ trước đó.
Tóm lại, những phát minh vật lý học nói riêng và những thành tựu
khoa học tự nhiên nói chung vào cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX đã có tác
động mạnh mẽ đến bản thể luận và nhận thức luận triết học. Sự thay đổi đó
đòi hỏi trong nhận thức luận phải có tư duy khác, cách giải thích khác trên cơ
sở những khám phá của vật lý học hiện đại. Giới hạn của nhận thức được thay
đổi cũng chính là đường nét và toàn cảnh của bức tranh vật lý học về thế giới
được vẽ lại với bố cục và gam màu của một trường phái mới.
38

Thuyết tương đối của A. Einstein mang bản chất cách mạng về thế
giới vật chất với tất cả sự khác biệt, đã đem lại cho con người những thay đổi
lớn lao trong nhận thức khoa học và cải tạo thế giới. Chính những tiền đề
khoa học tự nhiên là cơ sở quan trọng hình thành tư tưởng bản thể luận,
nhận thức luận trong triết học của A. Einstein.

1.2.2. Tiền đề tư tưởng và lý luận


Trong tác phẩm Einstein, nhà nghiên cứu Nguyễn Xuân Xanh đã gọi A.
Einstein là con người giải phóng, con người văn hóa; dưới góc độ chủ quan,
chúng ta có thể nói rằng A. Einstein - con người tư tưởng. Nước Đức nửa
cuối thế kỷ XIX đã đạt được những thành tựu vượt bậc về khoa học và tư
tưởng. Chính A. Einstein đã thụ hưởng những giá trị đó trong thời gian học
tập tại trường bác học (gymnasium). Bản thân A. Einstein luôn hướng đến
sự phá bỏ những ước lệ, khuôn mẫu làm cản trở tư duy và mang lại cho tư
duy sức sống mãnh liệt. Theo tự thuật của A. Einstein, ngay từ thời tuổi trẻ,
tư tưởng triết học đã có sức cuốn hút hết sức mạnh mẽ đối với ông. Nguyễn
Thế Tài cũng cho rằng, theo lời kể của em gái A. Einstein, từ năm 12 đến 15
tuổi, A. Einstein đã viết những bài tiểu luận phê bình những quyển sách triết
học mà ông đã đọc.
Tư tưởng triết học của A. Einstein có cội nguồn từ việc say mê triết học
và việc sử dụng những nguyên lý triết học phục vụ cho khoa học của ông. A.
Einstein nghiên cứu triết học rất sớm, ông thường đọc những tác phẩm triết
học của B. Spinoza, I. Kant, A. Shopenhauer… Trong thời gian ở Thụy Sĩ,
ông cùng với một số bạn thân như M. Solovine, M. Besso, C. Habicht đã lập
ra nhóm Olympia để cùng thảo luận những đề tài khoa học và triết học. Ngoài
những sách khoa học, nhóm Olympia còn bỏ nhiều thời gian nghiên cứu
những tác phẩm triết học của D. Hume, E. Mach, J. Poincaré, B. Spinoza. Từ
lập luận về mối quan hệ giữa tôn giáo và khoa học, với A. Einstein, khoa học
và triết học có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ
XX, để giải quyết những vướng mắc khi lý giải những đột phá trong lĩnh
39

vực vật lý học, A. Einstein đã sử dụng triết học làm nền tảng cho khoa học.
Với ông, những công thức phức tạp, những nguyên lý khoa học, những lý
thuyết vật lý là thành quả của quá trình tư duy, của tư tưởng có ý nghĩa triết
học chứ không chỉ là những phương trình, những con số thuần túy. Nhà viết
tiểu sử nổi tiếng người Mỹ, W. Isaacson đã nhận xét trong tác phẩm Einstein
cuộc đời và vũ trụ: “Ẩn phía sau tất cả các bài thuyết trình của ông, kể cả bài
thuyết trình về thuyết tương đối, là sự mong muốn tìm kiếm sự bất biến, chắc
chắn, và trọn vẹn. Nhất định phải có sự sắp xếp hài hòa giữa các quy luật
trong vũ trụ, Einstein tin thế, và mục tiêu của khoa học là phải khám phá được
điều đó” [32, tr. 21].
Là một nhà vật lý học, với tư duy và phương pháp khoa học, A.
Einstein thể hiện tính vượt trội, vượt qua phạm vi hạn hẹp của một lĩnh vực để
hướng đến tính phổ quát, tiếp cận bản chất của vũ trụ. Tầm tư tưởng đó, tính
chất phổ quát đó đạt đến yêu cầu của tư duy triết học trong việc nhận thức thế
giới. Do vậy, mỗi khám phá của A. Einstein đều hướng đến bản chất sự vật và
nguyên lý có tính phổ quát của thế giới vật chất. Công thức E = mc2 của ông
là minh chứng cho khuynh hướng đó, nhằm giải thích bản chất chung nhất
của các sự vật hiện tượng, của cả vũ trụ. Sau thành công của thuyết tương đối
hẹp và thuyết tương đối mở rộng, A. Einstein đã cố gắng giải quyết lý thuyết
trường thống nhất, tuy chưa đạt kết quả nhưng điều đó nằm trong mạch nguồn
tư duy triết học của A. Einstein. Điều quan trọng thể hiện sự thống nhất trong
tư duy của A. Einstein, đó là sự kết hợp hài hòa giữa các yếu tố trong quá
trình nghiên cứu và xem xét các sự vật như: vật lý và hình học, không gian và
thời gian, sóng và hạt… Đặc biệt sự kết hợp giữa vật lý với hình học trong lý
thuyết về không gian bốn chiều, về độ cong của lực hấp dẫn trong không -
thời gian của A. Einstein đã được đánh giá là một sự kết hợp hoàn hảo; như
40

M. Born, nhà vật lý, nhà toán học người Đức nhận xét: đó là “thành tựu lớn
nhất của tư duy con người về thiên nhiên, sự kết hợp của chiều sâu triết học,
trực giác vật lý và nghệ thuật toán học một cách đáng ngạc nhiên” [69, tr.
254].
Nhà triết học có ảnh hưởng trong cuộc đời khoa học và triết học của A.
Einstein là D. Hume, nhà triết học kinh nghiệm người Scottland. Giống như J.
Locke và G. Berkeley, D. Hume nghi ngờ về bất kỳ kiến thức nào ngoại trừ
những gì ông trực tiếp cảm nhận được. Thậm chí luật nhân quả cũng nằm
trong số những quy luật khiến ông hoài nghi, đây là thói quen của ông… Triết
lý này được gọi là chủ nghĩa thực chứng, phủ nhận giá trị của bất kỳ khái
niệm nào không thể mô tả được những hiện tượng mà chúng ta trực tiếp trải
nghiệm. Điều đó đã hấp dẫn A. Einstein, như ông nói: “Thuyết tương đối xuất
hiện trong chủ nghĩa thực chứng. Lối suy nghĩ này đã ảnh hưởng nhiều đến
suy nghĩ của tôi. Tôi đã đọc say sưa tác phẩm Luận về bản chất con người
(Treatise of Human Nature) cùng sự cảm phục ngay trước khi tôi khám phá ra
thuyết tương đối” [32, tr. 96]. Những quan niệm về không gian, thời gian, mối
quan hệ và tính tương đối của chúng, bắt đầu từ những tiền đề của D. Hume,
về sau đã được A. Einstein trình bày trong thuyết tương đối của mình với sự
kết hợp tài tình giữa vật lý, toán học và triết học.
Cùng với D. Hume, A. Einstein có mối quan tâm lớn đối với triết học
của I. Kant, nhà triết học vĩ đại người Đức. Ông đã đọc tác phẩm Phê phán
lý tính thuần túy của I. Kant ngay từ thời học sinh. Theo nhà nghiên cứu
Nguyễn Xuân Xanh; với I. Kant, A. Einstein đã đến với triết học thông qua
việc phân biệt rõ hai loại sự thật: sự thật do phân tích mà có, sự thật này có
được từ lý luận thay vì phải quan sát từ thế giới bên ngoài; và sự thật do tổng
hợp mà có, sự thật này có được do trải nghiệm và sự quan sát. Tuy nhiên, về
41

sau A. Einstein đã công khai bác bỏ quan niệm này của I. Kant vì ông cho
rằng đó là sự phân biệt cứng nhắc và sai lạc. Khi bàn về các khái niệm hình
học và thuyết nhân quả, ông nói: “Ngày nay, mọi người đều biết, dĩ nhiên
rằng các khái niệm của chúng ta không hề chắc chắn, chứ không phải là
những quy luật tất yếu, đây là thuộc tính do Kant gắn cho chúng” [32, tr. 97].
Tư duy triết học được thể hiện trong thuyết tương đối của A. Einstein
còn ảnh hưởng bởi những tư tưởng của E. Mach, nhà vật lý, nhà triết học
người Áo. E. Mach được biết đến bởi những đóng góp cho vật lý như “số
Mach” và “sóng xung kích”. Là một nhà triết học khoa học, E. Mach là người
khai phá và đại diện tiêu biểu cho chủ nghĩa thực chứng lôgic và thông qua
những phê phán về lý thuyết I. Newton; ông đóng vai trò là người báo trước
thuyết tương đối của A. Einstein. Khi được đọc quyển Lực học của E.
Mach, A. Einstein đã vô cùng thích thú với thái độ hoài nghi và những quan
điểm độc lập của E. Mach về lực học của I. Newton. Suy nghĩ nghiêm túc
những quan điểm của E. Mach, phê phán thời gian và không gian tuyệt đối
của I. Newton, A. Einstein đã nói với một người bạn: “Đối với quan điểm
này, I. Newton cho rằng, đó là ý chí của thần linh và I. Kant lại cho đó là tiên
nghiệm, mà những khái niệm về thời gian và không gian cũng là tiên nghiệm.
Một khi con người đã rơi vào ngưỡng cửa thần bí của thuyết tiên nghiệm, thì
những nhà vật lý của chúng ta cũng đành phải bó tay. Theo đó, chúng mình
nên mang cái tuyệt đối của thời gian và không gian rút ra từ thuyết tiên
nghiệm và kết hợp với kinh nghiệm của chúng ta mà kiểm nghiệm chúng”
[49, tr. 67]. Sự ảnh hưởng lớn nhất của E. Mach đối với A. Einstein là việc áp
dụng các khái niệm của I. Newton về thời gian tuyệt đối và không gian tuyệt
đối. Theo E. Mach, chúng ta không thể nào định nghĩa các khái niệm này
thông qua việc quan sát; vì vậy chúng trở nên vô nghĩa. E. Mach cho rằng
42

những quan niệm như thế là không thể ứng dụng vào thực tế. Từ quan niệm
đó của E. Mach, về sau A. Einstein đã xây dựng thuyết tương đối nổi tiếng về
tính tương đối của không - thời gian cũng như mối quan hệ giữa chúng. A.
Einstein nói: “Đối với Mach mà nói, tôi muốn có sự phân biệt giữa ảnh hưởng
của ông ấy với xã hội và ảnh hưởng của ông ấy đối với tôi thật sự là rất
lớn” [49, tr. 69]. Với E. Mach, A. Einstein đã tiếp thu phương pháp luận của
nhà triết học này trong việc định hướng quan sát và thực nghiệm tư duy
đối với sự hình thành thuyết tương đối. Dưới góc độ triết học, tư tưởng của E.
Mach có ý nghĩa tạo tiền đề quan trọng cho những tư tưởng triết học có tính
chất bước ngoặt của A. Einstein về không gian, thời gian - các hình thức tồn
tại của thế giới vật chất.
Nhà triết học có ảnh hưởng lớn nhất đối với những quan điểm triết học
của A. Einstein về sau là B. Spinoza, nhà triết học người Hà Lan; bản thân
ông và triết học của ông là biểu tượng của tự do, độc lập cả về trí tuệ và đạo
đức. Tư tưởng của B. Spinoza có ảnh hưởng sâu rộng không chỉ trong triết
học mà còn lan tỏa trong nhiều lĩnh vực. Những mầm mống tư tưởng triết học
hiện đại đều có trong các tác phẩm của B. Spinoza. Chịu ảnh hưởng tư tưởng
phiếm thần luận, mà trực tiếp từ G. Bruno, B. Spinoza đã viết: “Tôi không
tách rời quá mức Thượng đế khỏi tự nhiên như các nhà tư tưởng trước đây đã
làm” hay “Thượng đế là nguyên nhân nội tại của sự vật chứ không phải về
quảng tính” [9, tr. 372 - 373].
Lý giải về sự ngưỡng mộ của mình đối với B. Spinoza, trong một lá thư
gởi cho tiến sĩ Dagobert Runes vào ngày 8 tháng 9 năm 1932, A. Einstein đã
viết: Tôi không có kiến thức chuyên ngành để viết một bài có tính học thuật
về B. Spinoza; nhưng những gì tôi thấu hiểu về ông chỉ có thể biểu hiện trong
một vài từ; B. Spinoza là người đầu tiên áp dụng một cách tuyệt đối nhất quán
43

tư tưởng quyết định luận đối với tư tưởng, cảm giác và hành động của con
người. Trong số những nhà triết học tự coi mình thuộc trường phái tư tưởng
B. Spinoza, “có thể kể đến J. Goethe, G. Lessing, H. Heine, F. Nietzsche, G.
Eliot, A. Einstein, S. Freud, B. Russell… trong khi G. Hegel thì coi triết học
B. Spinoza là một giai đoạn biện chứng đặc biệt quan trọng trên con đường
dẫn đến ý tưởng tuyệt đối của chính ông” [26, tr. 1073]. G. Hegel đã nói, khi
bắt đầu triết lý, người ta phải để cho tâm hồn mình tắm trong ether của B.
Spinoza, một chất liệu mà trong đó, tất cả những gì người ta cho là đúng sẽ bị
tiêu tan hết.
Tác phẩm chính của B. Spinoza là Đạo đức học, đã được A. Einstein
say mê đọc cùng bạn bè trong thời trẻ và ông còn đọc nó nhiều lần trong đời.
Chính những tư tưởng triết học của B. Spinoza đã khơi dậy niềm ngưỡng mộ
và say mê triết học ở A. Einstein. Sau này, A. Einstein đã nói: “Tôi bị mê
hoặc bởi thuyết phiếm thần của B. Spinoza, nhưng tôi thậm chí ngưỡng mộ
hơn trước sự đóng góp của B. Spinoza vào tư tưởng hiện đại vì ông là triết gia
đầu tiên đã xem linh hồn và thể xác là một, không phải là hai đối tượng riêng
biệt” [32, tr. 383 - 384]. Thế giới quan của A. Einstein được bộc lộ qua nhiều
lần phát biểu khi ông bày tỏ sự ngưỡng mộ, đồng tình với B. Spinoza về quan
điểm bản thể luận. B. Spinoza cho rằng giới tự nhiên tồn tại vĩnh cửu và vô
tận; ông xem đó là thực thể duy nhất hay là Thượng đế. “Theo Spinoza thì mọi
đại lượng vật lý quanh ta đều phản ánh Thượng đế hay Thiên nhiên. Ý nghĩ
cũng vậy, những gì được nghĩ ra đều là từ Thượng đế hay Thiên nhiên. Tất cả
chỉ có một” [47, tr. 144]. B. Spinoza quan niệm mọi vật đều có linh hồn; ông
đã bổ sung cho triết học lịch sử bằng học thuyết về tự do không mâu thuẫn với
tất yếu mà phù hợp với tất yếu; tự do là nhận thức ra tính tất yếu. Ông là nhà
triết học đã mạnh mẽ phê phán tôn giáo, nêu ra vấn đề nguồn gốc, vai trò xã hội
44

và bản chất của tôn giáo. Các tác phẩm Luận văn chính trị thần học (1670),
Đạo đức học (1675) của B. Spinoza có ảnh hưởng đến những quan niệm về
Thượng đế và tôn giáo của A. Einstein, như về sau ông đã phát biểu: “Suy tư
về thế giới này đã cuốn hút tôi như một sự giải phóng, và tôi sớm nhận ra
rằng nhiều người mà tôi ngưỡng mộ và kính trọng đã tìm được sự tự do và an
toàn trong việc theo đuổi điều đó” [84, tr. 4 - 5].
Từ sau cuộc khủng hoảng vật lý học, đã có hiện tượng các nhà vật lý
tiến vào lĩnh vực triết học với những nghiên cứu về bản thể luận, nhận thức
luận. A. Einstein là một trong số đó. Ông đã sử dụng triết học để có tầm nhìn
xa và xác định hướng đi của mình trong lĩnh vực vật lý bằng phương pháp và
tư duy triết học. Mặc dù, dưới góc độ triết học ông chưa bao giờ tự coi mình
là người phát ngôn tư tưởng; nhưng trong những công trình, bài nói, bài viết
thể hiện quan điểm cá nhân và để phục vụ cho khoa học, những quan điểm
triết học của ông được bộc lộ một cách rõ ràng, sâu sắc. Vào thời của A.
Einstein, trong chừng mực nhất định, những nhà vật lý thực tế cũng là những
nhà triết học. Như Adolf Harnack, nhà thần học và là Chủ tịch đầu tiên của
Trung tâm nghiên cứu vua Wilhelm (sau này là Viện Max Planck), đã nói: các
nhà triết học bây giờ “không ngồi trong phân khoa triết nữa mà ngồi trong
phân khoa vật lý với những tên như Planck, Einstein” [69, tr.266].
Thông qua những khám phá của vật lý học, hoạt động thực tiễn và nhận
thức của con người ngày một phát triển. Từ hiểu biết về quy luật vận động
của tự nhiên và xã hội, thực tế đã minh chứng, càng đi sâu nghiên cứu các
hiện tượng khác nhau của thế giới, khoa học càng vấp phải nhiều vấn đề mà
tự nó không giải quyết được vì những vấn đề đó tuy gắn bó mật thiết với khoa
học nhưng lại là những vấn đề triết học. Trong bối cảnh ấy, chính A. Einstein
đã cho rằng, những khó khăn mà vật lý học đang vấp phải trong lĩnh vực
45

của mình đã buộc họ phải đề cập đến những vấn đề triết học nhiều hơn so
với các nhà vật lý trước đây. Với những đổi thay lớn lao và sự phát triển
của khoa học tự nhiên hiện đại nói chung và của vật lý học hiện đại nói riêng,
nhà khoa học không chỉ dừng lại ở chuyên môn hẹp của mình; họ không
chỉ vấp phải những vấn đề phương pháp luận mà cả những vấn đề triết
học do chính lĩnh vực của mình đặt ra và buộc họ phải suy nghĩ và giải
quyết. Từ những thành tựu của khoa học tự nhiên vào đầu thế kỷ XX như:
thuyết lượng tử của M. Planck (1900), lý thuyết kết cấu nguyên tử
lượng tử hoá của N. Bohr (1913), thuyết tương đối hẹp (1905) và thuyết
tương đối mở rộng (1916) của A. Einstein, cơ học lượng tử của W .
Heisenberg (1925)… đã tạo nên những cuộc tranh luận gay gắt về sự nhận
thức của con người. Chính điều đó buộc các nhà khoa học tự nhiên phải tìm
đến một thế giới quan triết học đúng đắn để từ đó lý giải những vấn đề cụ thể
trong lý thuyết khoa học của mình. A. Einstein cho rằng, các kết quả nghiên
cứu khoa học thường gây nên những sự thay đổi trong các quan điểm triết
học đối với những vấn đề vượt ra ngoài phạm vi của những lĩnh vực rất hạn
chế của bản thân khoa học. Như M. Born, nhà vật lý người Anh, đã nhận xét:
“Mỗi nhà vật lý đều tin tưởng sâu sắc rằng công việc của ông ta quyện chặt
với triết học, và nếu không có sự hiểu biết nghiêm túc tài liệu triết học thì đó
sẽ là một việc làm hết sức vô ích” [24, tr. 121]. Những quan điểm triết học
khoa học xuất hiện trong những thành tựu vật lý học nói chung và thuyết
tương đối nói riêng của A. Einstein nhằm để giải quyết thỏa đáng vấn đề có
tính chất thời đại đang đặt ra.
Tóm lại, việc tiếp nhận những giá trị tư tưởng của những người đi trước
có ý nghĩa quan trọng, trực tiếp hình thành tư tưởng triết học của A. Einstein.
K. Marx đã từng nói, sở dĩ học thuyết của ông có được và đã góp phần giải
46

quyết những vấn đề cơ bản của thời đại là vì ông đã biết đứng trên vai những
người khổng lồ. Với A. Einstein cũng thế; ông trở nên vĩ đại về mặt khoa học
và tư tưởng vì ông đã biết đứng trên vai những nhà tư tưởng vĩ đại như I.
Kant, D. Hume, B. Spinoza, E. Mach, A. Schopenhauer… Trong tiểu luận Thế
giới như tôi thấy, A. Einstein đã viết: “Câu nói của A. Schopenhauer: con
người tuy có thể làm những gì mình muốn nhưng không thể cứ muốn (chạy
theo) những gì mình muốn” đã hằng sống theo tôi từ thời trẻ và luôn là nguồn
an ủi với tôi trong những lúc đối mặt và chịu đựng sự khắc nghiệt của cuộc
đời và là nguồn suối vô tận của lòng khoan dung” [11, tr. 16]. Từ những quan
niệm như thế, chúng ta nhận thấy rằng, A. Einstein đã đánh giá cao và kế
thừa được những giá trị trong các học thuyết triết học, kể cả triết học duy tâm
chủ quan, vốn là đối tượng phê phán và bác bỏ của chủ nghĩa duy vật biện
chứng; nhưng ông đã có cách nhìn khác, thấy được mặt hợp lý và đã vận dụng
được tư tưởng của các nhà triết học này vào sự phát triển thuyết tương đối. Có
thể khẳng định rằng, quan điểm của A. Einstein về Thượng đế, về mối quan hệ
giữa khoa học và tôn giáo nói riêng cũng như tư tưởng triết học nói chung
xuất phát trực tiếp từ những tiền đề tư tưởng - lý luận như đã trình bày. Mặt
khác, là một nhà vật lý

1.3. Tư duy độc lập của Albert Einstein


Ở góc độ khác, toàn bộ những công trình khoa học và tư tưởng của A.
Einstein là một sự kỳ lạ đối với những người nghiên cứu về ông. Từ thuyết
tương đối hẹp, đến thuyết tương đối mở rộng; từ quan điểm bản thể luận,
nhận thức luận, chủ nghĩa hòa bình đến tư tưởng giáo dục của A. Einstein là
kết quả của một tư duy khác. Các nhà nghiên cứu đã gọi ông là người lật đổ
trật tự cũ. Toàn bộ thành tựu về tư tưởng của ông đã mở ra một cuộc cách
mạng trong nhận thức và hành động. Con người không thể tư duy như cũ,
không thể đi theo lối mòn. Tư duy khác hay tư duy độc lập và sáng tạo không
47

chỉ là khởi điểm cho những khám phá có tính chất đột biến làm thay đổi diện
mạo thế giới của riêng ông mà còn vạch đường cho nhiều người khác khám
phá những chân trời khoa học. W. Isaacson nhận định rằng, đời sống và công
việc của A. Einstein phản ánh sự đổ vỡ của các cơ cấu xã hội trong quá trình
biến chuyển vào đầu thế kỷ XX. Truyền sinh lực cho bầu không khí này là
khái niệm về một vũ trụ mà trong đó không gian, thời gian và các đặc tính của
các hạt dường như chỉ dựa vào sự thay đổi thất thường của việc quan sát.
Tư duy độc lập của A. Einstein được bộc lộ ngay từ thời trẻ tuổi.
Không đồng tình với nền giáo dục trại lính ở các trường trung học nước
Đức, năm 14 tuổi, A. Einstein đã rời bỏ nước Đức để tìm kiếm cho mình một
môi trường giáo dục phù hợp ở Thụy Sĩ. Tư duy khác biệt còn được thể hiện
trong phong cách nghiên cứu khác thường của ông với duy nhất cây bút chì và
những mảnh giấy. Cá tính khoa học của A. Einstein được thể hiện ở phong
cách cũng như trong các hoạt động chính trị - xã hội. Bản tính trung thực,
ngay thẳng của ông khiến ông có những phản ứng mạnh trước chủ nghĩa
quốc gia và chủ nghĩa quân phiệt. Năm 1914, nước Đức phát động Chiến
tranh thế giới lần thứ nhất, nhiều trí thức nổi tiếng ảo tưởng về chiến
tranh, nhưng bằng nhãn quan chính trị sắc bén, ông đã mạnh mẽ cảnh tỉnh
châu Âu về sự nguy hiểm bởi những thủ đoạn và hành vi độc ác của cuộc
chiến tranh này.
Tư duy độc lập và sáng tạo của A. Einstein thể hiện qua phương tiện tư
duy mạnh mẽ - tự do nội tâm, như ông nhiều lần nhắc lại. Theo ông, chỉ có tự
do nội tâm con người mới có thể hành động độc lập và tạo ra những thành
quả mang dấu ấn cá nhân hữu ích, góp phần mang lại ích lợi cho cộng đồng,
như có một “bàn tay vô hình” xúi giục họ làm điều đó. Ông chủ trương con
người cần có tự do nội tâm, để phát huy tính độc lập trong sáng tạo, nghiên
cứu khoa học, giảng dạy và học tập. Khi bộ phận Giáo dục bang New York
48

hỏi rằng chúng ta cần đề cao bộ môn nào trong việc giảng dạy tại các trường
học, A. Einstein trả lời: Giảng dạy lịch sử, chúng ta cần thảo luận nhiều về
những nhân vật đã đem lại lợi ích cho toàn nhân loại qua cá tính và khả năng
phán xét độc lập của họ. Trong nghiên cứu cũng như dạy học, A. Einstein chủ
trương đề cao tính độc lập, sáng tạo của cá nhân; tuy nhiên điều đó hoàn toàn
khác hẳn với chủ nghĩa cá nhân ích kỷ và tư lợi. Bởi vì theo ông, sự độc lập
trong tư duy luôn gắn liền với trí tưởng tượng, đó là món quà vô giá của tạo
hóa đối với mỗi con người. A. Einstein nói: “Khi khảo nghiệm bản thân và
phương pháp tư duy của mình, tôi đã đi đến kết luận, đối với tôi, món quà kỳ
diệu của trí tưởng tượng có nhiều ý nghĩa hơn khả năng tiếp thu tri thức” [61,
tr. 72]. A. Einstein là một điển hình về tư duy sáng tạo vì ông quan niệm: trí
tưởng tượng quan trọng hơn kiến thức. Kiến thức luôn bị giới hạn của sự nhận
thức còn trí tưởng tượng luôn phong phú, nó mang con người đến những chân
trời xa lạ trong hành trình khám phá chân lý.
Trong quan niệm của A. Einstein, ở mỗi người, sự độc lập và sáng tạo
phải gắn liền với hoài nghi, chất vấn. Điều quan trọng là không ngừng hỏi, đó
chính là chìa khóa để A. Einstein khám phá những bí mật của thế giới với sự
ngạc nhiên và thú vị. Thuyết tương đối và tư duy khác biệt của ông có lẽ được
xuất phát từ câu hỏi dạng như: con người có thể song hành cùng ánh sáng
không? Một câu hỏi mà ông trăn trở và đã giải quyết. Đối với khoa học và đời
sống, A. Einstein là một người độc lập và sáng tạo với lòng kính trọng dành
cho sự hài hòa của tự nhiên. Ông là người có trí tưởng tượng và sự sáng suốt
để làm thay đổi sự hiểu biết của chúng ta về vũ trụ; và chính A. Einstein là
người giúp chúng ta mở ra một thời đại hoàn toàn mới. Mặt khác, sự hoài
nghi đối với kiến thức và chân lý luôn đeo đuổi ông, đóng một vai trò vô cùng
quan trọng. Không có đức tính đó, A. Einstein không thể có được suy nghĩ
49

độc lập giúp ông có dũng khí phủ nhận các tri thức đã từng được xem là chân
lý, từ đó tạo ra một cuộc cách mạng lớn trong khoa học. B. Hoffmann, cộng
tác viên trong thời gian cuối đời của A. Einstein, đã nhận xét: “Einstein vĩ đại
không hẳn chỉ vì những tư tưởng khoa học mà còn vì tác dụng tâm lý. Trong
một giai đoạn nghiêm trọng của lịch sử khoa học, Einstein đã chứng minh
rằng, những tư tưởng xưa không hẳn đã là thiêng liêng bất di bất dịch. Chính
sự chứng minh đó đã mở đường cho trí tưởng tưởng của những người như
Bohr và de Broglie khiến họ có thể thành công trong địa hạt lượng tử. Toàn
thể khoa vật lý học của thế kỷ XX đều mang dấu ấn không thể xóa nhòa của
thiên tài Einstein” [8, tr. 280].
Cuộc đời của A. Einstein liên quan đến nền khoa học hiện đại, từ vi
phân cho đến tích phân, từ lượng tử ánh sáng cho đến sự giãn nở của vũ trụ.
Ngày nay, chúng ta vẫn sống trong vũ trụ của A. Einstein, một vũ trụ được
định nghĩa ở mức độ vĩ mô bởi thuyết tương đối và ở mức độ vi mô bởi thuyết
lượng tử mà mãi đến nay chúng ta vẫn gặp nhiều khó khăn khi tiếp cận. Trong
lĩnh vực tư tưởng, chúng ta biết đến A. Einstein với tư cách một nhà vật lý
học, nhà triết học khoa học, nhà hoạt động xã hội nhân văn và yêu chuộng hòa
bình. Từ nền giáo dục và khoa học Đức, chúng ta biết rằng vật lý học, toán
học và triết học đã có sự giao thoa mạnh mẽ và mang lại cho chúng ta ba học
thuyết có tính chất xung khắc trong thế kỷ XX: tính tương đối của A.
Einstein, tính bất định của W. Heisenberg, tính không trọn vẹn của K. Godel.
Với thuyết tương đối của A. Einstein, vật lý học, toán học và triết học đã có
tầm nhìn xa, thúc đẩy khoa học phát triển theo một xu hướng mới mẻ.
Tóm lại, tất cả những thành tựu tư tưởng đó gắn liền với bộ óc và
phương pháp tư duy độc lập của A. Einstein. Ông đã góp phần khẳng định và
chứng minh, chân lý không thuộc về số đông; chân lý là những gì phù hợp với
50

hiện thực khách quan. Tư duy độc lập và sáng tạo của A. Einstein đã trở thành
nhân cách của ông; mang lại cho nhân loại những giá trị khoa học và tư tưởng
triết học có giá trị. Điều đặc biệt đó được A. Einstein thể hiện trong việc phá
bỏ “nguyên tắc lối mòn” trong tư duy, mặc dù trong cuộc sống chúng ta luôn
hành động theo nguyên tắc. Làm được như vậy bởi vì bản thân ông biết tránh
xa những “ảo tưởng” như F. Bacon đã từng lý giải. Làm được như vậy bởi vì
A. Einstein biết rằng có những nguyên tắc cản trở tư duy sáng tạo, chúng che
giấu những “giải pháp ưu việt” tồn tại ở bên ngoài những nguyên tắc; như A.
Einstein đã nói: “Chỉ một số ít người có thể bình thản diễn đạt các ý kiến khác
biệt với định kiến trong môi trường xã hội của họ. Còn hầu hết mọi người
thậm chí không có khả năng hình thành các ý kiến như vậy” [61, tr. 14]. Làm
sao để có được những tư tưởng có tính chất độc đáo, có ý nghĩa vạch thời đại
như A. Einstein. S. Thorpe đã nêu ra trong tác phẩm của mình Tư duy như
Einstein - đó là một đề xuất và cũng là câu trả lời hướng đến sự khác biệt
trong sáng tạo bởi tư duy của một thiên tài; như A. Einstein đã phát biểu: “Sự
phát triển của khoa học và sự sáng tạo của tâm hồn đòi hỏi sự tự do trong suy
nghĩ, thoát khỏi sự gò ép của các định kiến xã hội” [32, tr. 516].

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1


Sự phát triển của nền kinh tế nước Đức sau chiến tranh Pháp – Phổ
(1870-1871) cùng với những đặc điểm về chính trị - xã hội trong thời đại tư
bản chủ nghĩa đã làm cho Đức nhanh chóng trở thành một nước phát triển
mạnh. Sự lớn mạnh của nước Đức trên các lĩnh vực đã có tác động đến chính
trị, xã hội, quân sự, ngoại giao của nước Đức nói riêng và quan hệ quốc tế nói
chung vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. Chủ nghĩa cực đoan cùng “tư
tưởng đại Đức” đã biến nước Đức trở nên hiếu chiến và là thủ phạm chính của
hai cuộc chiến tranh thế giới. Sự phân cực về mặt xã hội, sự thảm khốc của
51

chiến tranh phi nghĩa, văn hóa châu Âu trước nguy cơ hủy diệt, tính giáo điều
trong nền giáo dục Đức… đã tác động mạnh mẽ đến suy tư, tình cảm và tư
tưởng của A. Einstein. Đó chính là các điều kiện đã góp phần định hình giá trị
nhân văn; tư tưởng vì con người, vì một nền hòa bình và hạnh phúc của nhân
loại trong tư tưởng triết học của A. Einstein.
Cùng với những điều kiện lịch sử, cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX là
giai đoạn nở rộ của những phát minh khoa học, nhất là trong lĩnh vực khoa
học tự nhiên, đặt con người trước những thách thức về sự hiểu biết và cải tạo
thế giới. Những phát minh trong lĩnh vực vật lý học đã tạo ra một cuộc khủng
hoảng thật sự trong khoa học; tuy nhiên, nó đã góp phần chỉ ra sự giới hạn
trong nhận thức của con người, cần phải có phương pháp luận mới để khắc
phục và nhận thức thế giới khách quan một cách phù hợp.
Kế thừa di sản tư tưởng trước đó, tiếp cận giá trị khoa học đương thời,
cùng với “tư duy mới” mang dấu ấn cá nhân, những thành tựu trong khoa học
và tư tưởng của A. Einstein đã góp phần giải quyết những bế tắc, khủng
hoảng trong vật lý học và triết học đầu thế kỷ XX. Chính điều này là cơ sở, là
suối nguồn cho sự hình thành tư tưởng triết học của A. Einstein dưới góc độ
bản thể luận và nhận thức luận. Việc đánh giá đúng tính chất của thời đại,
những tác động của xã hội, cùng sự sáng tạo của một nhân vật vĩ đại sẽ giúp
chúng ta có quan điểm toàn diện và quan điểm lịch sử để nhận diện và đánh
giá đúng tư tưởng triết học của A. Einstein và ý nghĩa của tư tưởng ấy trên lập
trường của chủ nghĩa duy vật biện chứng.
52

Chương 2
NỘI DUNG TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC CỦA ALBERT EINSTEIN

Triết học ra đời vào thời kỳ cổ đại với tư cách là khoa học của mọi
khoa học. Bản thân triết học đã chứa đựng trong nó những thành tựu hiện thời
của khoa học tự nhiên. Vì lẽ ấy, triết học thời cổ đại được gọi là triết học tự
nhiên. Trong những thành tựu khoa học tự nhiên, vật lý học chiếm một vị trí
quan trọng. Mối quan hệ giữa triết học và vật lý học luôn biến đổi trong quá
trình phát triển của triết học cũng như của vật lý học. Giữa thế kỷ XVII, trong
tác phẩm Nguyên lý triết học, R. Descartes đã đưa ra cây triết học nổi tiếng.
Ông cho rằng toàn bộ triết học giống như một cái cây, gốc cây là siêu hình
học, thân cây là vật lý học, trên thân cây mọc ra nhiều cành nhánh, đó là các
môn khoa học khác. Thật vậy, những phát minh trong vật lý học từ quá khứ
đến hiện tại, không chỉ mang lại cho con người những quan niệm khoa học
cơ bản, mà còn trang bị những công cụ hiệu quả để đào sâu và mở rộng nhận
thức đúng đắn về thế giới hiện thực.
Cùng với thuyết tương đối nổi tiếng, A. Einstein là nhà vật lý hàng đầu
của thế kỷ XX, đã đạt giải thưởng Nobel về vật lý học với những đóng góp từ
hiện tượng hiệu ứng quang điện. Sự nổi tiếng trong vật lý học đã phần nào
làm mờ khuất tư tưởng triết học của A. Einstein. Nghiên cứu toàn bộ những
công trình, bài nói, bài viết của A. Einstein và các tác giả viết về ông, chúng
ta thấy rằng đối với triết học, A. Einstein đã có những đóng góp ý nghĩa. Tư
tưởng triết học của A. Einstein đã góp phần giải quyết vấn đề cơ bản của triết
học và được thể hiện trên các phương diện: bản thể luận, nhận thức luận, tôn
giáo và mối quan hệ giữa khoa học và tôn giáo, tư tưởng nhân văn... Trong
phạm vi đề tài này, chúng tôi chỉ khái quát và đánh giá ba nội dung cơ bản: tư
53

tưởng bản thể luận, tư tưởng nhận thức luận và vấn đề nhân sinh quan trong
tư tưởng triết học của A. Einstein.

2.1. Tư tưởng của Albert Einstein về bản thể luận


Triết học là gì nếu không là những trăn trở về nguồn cội và thân phận
của con người và vạn vật ? Vì lẽ đó, nhiều nhà khoa học, nhà văn, nhà thơ,
nhà hoạt động xã hội đã có những suy tư, trăn trở nhằm giải quyết câu hỏi lớn
của mọi thời đại. Giải quyết những câu hỏi đó họ đã ghi tên mình vào lịch sử
triết học với tư cách là nhà triết học. Tổng kết toàn bộ quá trình hình thành và
phát triển của lịch sử triết học, F. Engels đã cho rằng: “Vấn đề cơ bản lớn của
mọi triết học, đặc biệt là của triết học hiện đại, là vấn đề quan hệ giữa tư duy
và tồn tại” [41, tr. 403]. Vấn đề cơ bản của triết học nhằm giải quyết hai câu
hỏi lớn là: mối quan hệ giữa vật chất và ý thức (tồn tại và tư duy), thuộc vấn
đề bản thể luận; và con người có nhận thức thế giới được hay không, thuộc
vấn đề nhận thức luận. Triết học từ thời cổ đại đến nay không có nhiệm vụ
nào khác là giải quyết hai câu hỏi lớn đó.
A. Einstein là nhà vật lý học nổi tiếng với thành tựu đặc biệt trong thế
kỷ XX, tạo ra dấu ấn có tính cách mạng dưới góc độ khoa học - thuyết tương
đối. Tuy nhiên, toàn bộ cuộc đời sáng tạo, dấn thân của A. Einstein bằng niềm
đam mê sáng tạo và “tích cách lập dị” của một nhà khoa học “nổi loạn”; tư
tưởng triết học của ông đã thể hiện những quan điểm rất rõ ràng về bản thể
luận. Nghiên cứu về A. Einstein với tư cách là nhà triết học là một vấn đề mới
mẻ ở Việt Nam. Trên thế giới, một số nhà lịch sử, nhà triết học, nhà nghiên
cứu đã xem A. Einstein là nhà triết học thông qua những công trình vật lý,
những bài nói, những bài viết cũng như ngay chính đời sống rất riêng tư và
đặc biệt của ông. Tư tưởng của A. Einstein về bản thể luận được thể hiện
54

thông qua những phát hiện và quan điểm của ông về cấu trúc của thế giới vật
chất, hình thức tồn tại và sự thống nhất của thế giới vật chất.

2.1.1. Quan điểm của Albert Einstein về cấu trúc của vật chất
Trong lịch sử triết học, quan điểm về thế giới, bản chất và cấu trúc của
vật chất là chủ đề xuyên suốt được các nhà khoa học, các nhà triết học bàn
luận nhiều thế kỷ và đã có những ý kiến trái ngược nhau. Cùng với những
thành tựu đạt được trong vật lý học, hóa học, triết học đầu thế kỷ XX, A.
Einstein đã có những đóng góp dưới góc độ vật lý học và triết học thông qua
những quan điểm mới mẻ về cấu trúc của vật chất. Bản chất của ánh sáng;
khối lượng, năng lượng và mối quan hệ giữa chúng, đã được A. Einstein tìm
hiểu và giải quyết, giúp chúng ta có cách trả lời mới, khác biệt với những
quan niệm và cách giải thích trước đây. Điều đó có ý nghĩa đối với sự phát
triển của chủ nghĩa duy vật biện chứng. Quan điểm của A. Einstein về cấu
trúc của vật chất, theo chúng tôi thể hiện ở hai vấn đề nổi bật: bản chất của
ánh sáng và mối quan hệ giữa khối lượng và năng lượng.
Bản chất của ánh sáng là vấn đề được bàn luận nhiều trong lịch sử vật
lý học. Thời Hy Lạp cổ đại, Aristotle cho rằng ánh sáng được truyền trong
không gian như sóng trên đại dương. Đối lập với Aristotle, có quan điểm cho
rằng ánh sáng là những dòng các hạt đều đặn. Bản chất của ánh sáng lần lượt
được C. Huygens, I. Newton và nhiều nhà khoa học nghiên cứu và đưa ra
những luận điểm để minh chứng và đã hình thành hai trường phái trái ngược
nhau trong khi đề cập đến vấn đề này.
C. Huygens, người Hà Lan, được xem là nhà toán học và vật lý học lớn
nhất thời kỳ giữa G. Galileo và I. Newton. C. Huygens quan niệm rằng ánh
sáng không thể bắt nguồn từ sự dịch chuyển các hạt của vật sáng tới mắt. Ông
bác bỏ quan điểm của R. Descartes cho rằng ánh sáng như một xung động lan
55

truyền tức thời. Năm 1690, C. Huyghens công bố Giáo trình quang học, đây
là công trình đầu tiên về lý thuyết sóng ánh sáng. Với ông, ánh sáng lan
truyền trong không gian giống như sóng được tạo ra khi ta ném một viên đá
xuống hồ, nó sẽ truyền trên khắp mặt nước. Sóng ánh sáng truyền trong
không gian qua trung gian ête, một chất bí ẩn không trọng lượng, tồn tại như
một thực thể vô hình trong không khí và không gian, nhờ vậy mà sóng ánh
sáng có thể truyền chuyển động không những cho cho tất cả những hạt khác
tiếp xúc với nó mà còn cho tất cả những hạt khác tiếp xúc với hạt đó và cản
chuyển động của nó. Ánh sáng truyền nhanh hơn rất nhiều so với âm thanh,
điều mà mọi người có thể nhận thấy khi trời có giông, ta nhìn thấy chớp sớm
hơn nhiều khi nghe tiếng sấm. C. Huygens giải thích sự chênh lệch lớn về vận
tốc này là do có độ chênh lệch lớn về độ cứng giữa không khí và ête. Vận tốc
lan truyền của một sóng tăng theo độ cứng của môi trường trong suốt. C.
Huygens thừa nhận rằng các hạt ête cứng và rắn đến mức chúng truyền mọi
nhiễu động hầu như tức thời. Chỉ cần một sự rung nhẹ ở đầu bên này của một
hạt ête là ngay lập tức nó sẽ được truyền sang đầu bên kia. Ngược lại, các hạt
không khí mềm hơn và truyền các rung động chậm hơn rất nhiều. Từ quan
niệm ánh sáng có tính chất sóng, C. Huygens đã giải thích các hiện tượng
phản xạ, khúc xạ, nhiễu xạ.
Khác với C. Huygens, trong tác phẩm Optics được xuất bản năm
1704, nhà vật lý nổi tiếng người Anh, I. Newton đã tuyên bố ánh sáng có tính
chất hạt. Ánh sáng được xem như những dòng hạt đặc biệt nhỏ bé được phát
ra từ các vật phát sáng và bay theo đường thẳng trong môi trường đồng chất.
Ông bác bỏ giả thuyết sóng ánh sáng vì nếu ánh sáng có bản chất sóng, như
âm thanh, thì trong những điều kiện như nhau, chúng ta sẽ phải nhìn thấy ánh
sáng giống như nghe thấy âm thanh. Từ quan niệm đó, I. Newton đã giải thích
56

các hiện tượng: nguyên nhân tạo ra màu sắc, hiện tượng phản xạ, khúc xạ,
nhiễu xạ, sự tán sắc ánh sáng qua lăng kính… Giải thích các hiện tượng đó, I.
Newton đã đưa ra lực hút và đẩy giữa các hạt ánh sáng, những hạt mà nếu để
tự do chúng sẽ truyền theo đường thẳng. Thuyết hạt của I. Newton đã được sự
chấp nhận rộng rãi.
Tuy nhiên, bất chấp quan điểm của nhà khoa học có uy tín thời bấy giờ
là I. Newton, nhiều nhà khoa học có danh tiếng vào đầu thế kỷ XVIII đã
không tán thành thuyết ánh sáng là hạt của ông. Một số người tranh luận rằng
nếu ánh sáng là các hạt, thì khi hai chùm sáng cắt ngang nhau, một số hạt sẽ
va chạm lên nhau gây ra sự chệch hướng trong chùm sáng. Rõ ràng điều này
không xảy ra, nên họ kết luận ánh sáng không thể là tập hợp những hạt rời rạc
được. Do đó, bản chất của ánh sáng là sóng hay là hạt tiếp tục là vấn đề gây
tranh cãi trong giới khoa học suốt thế kỷ XVIII. Bản chất của ánh sáng tiếp
tục được nghiên cứu bởi nhà vật lí người Anh là T. Young, khi ông đã thực
hiện một thí nghiệm củng cố mạnh mẽ bản chất giống sóng của ánh sáng.
Chính trong quá trình này ông đã phát hiện ra hiện tượng giao thoa ánh sáng.
Ở góc độ khác, khi nghiên cứu về bản chất ánh sáng, nhà vật lí người
Anh J. Maxwell đã tổng hợp các kiến thức về điện và từ để đưa ra một hệ
gồm bốn phương trình được gọi là hệ phương trình J. Maxwell vào năm 1864.
Với hệ phương trình đó, J. Maxwell đã phát hiện ra rằng sóng điện từ thực
chất cũng chính là sóng ánh sáng. Với ông, điện và từ trở thành một cặp thống
nhất không thể tách rời. Chúng là hai thành phần của sóng điện từ lan truyền
trong không gian dưới dạng sóng ngang. Năm 1873, J. Maxwell đã tính toán
chính xác vận tốc truyền sóng điện từ, đáp số này hoàn toàn trùng khớp với
vận tốc ánh sáng.
57

Như vậy cho đến đầu thế kỷ XX, quan niệm ánh sáng là sóng đã được
xác nhận, nó truyền trong “môi trường ête” với vận tốc 300.000km/s. Tuy
nhiên, cũng từ đây lại nảy sinh ra mâu thuẫn cần phải giải quyết; môi trường
ête không thể vừa “rắn” lại vừa “lỏng” một cách tinh tế được. Nếu thật sự có
một không gian tràn ngập ête cứng rắn thì trái đất không thể nào chuyển động
mà không có va đập. Giải quyết vấn đề này, năm 1887, hai nhà vật lý người
Mỹ, A. Michelson và E. Morley đã thực hiện một thí nghiệm để chứng minh
có hay không sự tồn tại của ête. Hai ông đã chế tạo một dụng cụ gọi là giao
thoa kế, dựa trên nguyên lý giao thoa của T. Young. Với thí nghiệm của mình,
A. Michelson và E. Morley đã chứng minh “môi trường ête” thực chất chỉ là
sản phẩm tưởng tượng khoa học. Vì vậy, bản chất của ánh sáng là sóng hay là
hạt khi môi trường ête không hề tồn tại.
Về bản chất của ánh sáng trong lịch sử phát triển của quang học…
những quan điểm từng một thời chiếm địa vị thống trị đó, hoặc bị sự thật phủ
định, hoặc bị rơi vào tình trạng lúng túng, “sau khi M. Planck đưa ra giả
thuyết lượng tử để lấy đó giải thích vấn đề phóng xạ của vật thể đen, thì
thuyết lượng tử ánh sáng của A. Einstein lại giúp cho mọi người nhận thức
được trở lại tính chất vi hạt của ánh sáng” [64, tr. 235-236]. Chính trong bối
cảnh đó, vấn đề bản chất của ánh sáng đã được A. Einstein giải quyết trong
“Năm kỳ diệu” bằng một bài báo khoa học - hiện tượng “hiệu ứng quang
điện”. Hiệu ứng quang điện là một hiện tượng trong đó các electron thoát ra
khỏi bề mặt của một tấm kim loại khi có ánh sáng chiếu vào. Theo quan điểm
cổ điển, với cường độ ánh sáng càng mạnh thì electron ngày càng tích tụ được
nhiều năng lượng để bức ra khỏi kim loại, nhưng trên thực tế lại không phải
như vậy. A. Einstein đã nhận thấy rằng, nếu chiếu một ánh sáng có tần số thấp
vào một kim loại, thì hiệu ứng vẫn không thể xảy ra, dù chiếu với cường độ
58

mạnh bao nhiêu đi nữa. Ngược lại khi chiếu ánh sáng với tần số cao, như ánh
sáng cực tím thì hiệu ứng lại lập tức xảy ra mà không cần khoảng thời gian để
electron tích lũy năng lượng.
Giải thích hiện tượng này, A. Einstein cho rằng cần xem xét lại bản
chất của ánh sáng. Từ đó ông đã đưa ra giả thuyết, hiệu ứng quang điện chỉ có
thể giải thích được nếu sóng ánh sáng bị kim loại hấp thụ không phải là một
sóng liên tục mà được cấu thành từ các“hạt” hay các lượng tử năng lượng xác
định. Ngay khi tiếp cận thuyết lượng tử của M. Planck, A. Einstein hiểu rằng
giả thuyết lượng tử của M. Planck không phải chỉ là một biện pháp tình thế,
mà là một thực thể vật lý có tính chất cách mạng. Trên cơ sở đó, ông đưa ra
“giả thuyết lượng tử ánh sáng”… cho rằng ánh sáng được cấu tạo thành
những hạt, được gọi là hạt photon, mang những gói năng lượng. "Sự táo bạo
tràn đầy tính cách mạng của ông thể hiện ở tuyên bố mạnh mẽ rằng ánh sáng
được tạo thành từ các hạt có một năng lượng xác định, bằng hằng số Planck
nhân với tần số của sóng, và rằng hiệu ứng quang điện chỉ có thể hiểu được
nếu ánh sáng không có bản chất sóng, mà được cấu thành từ các hạt năng
lượng” [58, tr. 141]. Quan niệm của A. Einstein về giả thuyết lượng tử ánh
sáng có ý nghĩa rất quan trọng cho sự thắng lợi của thuyết lượng tử. Năm
1909, A. Einstein đã tóm tắt quan điểm của ông về thuyết này tại Hội nghị
các nhà nghiên cứu tự nhiên và bác sĩ Đức như sau: “Giai đoạn tới của sự
phát triển vật lý lý thuyết sẽ mang lại cho chúng ta một lý thuyết về ánh sáng
được hiểu như một dạng hợp nhất lại thuyết sóng và thuyết phát xạ của ánh
sáng” [53, tr. 61-62]. Và ông cho rằng hai thuyết đó hoàn toàn không mâu
thuẫn với nhau. Đề cập đến A. Einstein và bản chất của ánh sáng, Trịnh Xuân
Thuận đã viết trong sách Những con đường của ánh sáng, rằng các viên
gạch vật chất (electron, proton, notron) mà chúng ta tin chắc chắn là thuộc đội
59

ngũ các hạt, lại cũng có các dáng vẻ sóng. Ông viết: “Einstein đã dạy chúng ta
bằng công thức E = mc2, công thức nổi tiếng nhất trong toàn bộ lịch sử vật lý,
rằng khối lượng (m) của vật chất liên hệ với năng lượng (E) của nó bằng bình
phương vận tốc (c) của ánh sáng. Mặt khác, M. Planck và A. Einstein nói với
chúng ta rằng năng lượng này lại liên hệ với tần số của một sóng. Điều này
dẫn tới hệ quả là vật chất cũng có bản chất sóng, với một bước sóng hay một
tần số gắn liền với nó” [58, tr. 151].
Trong vật lý hiện đại, với không - thời gian của thuyết tương đối,
những khái niệm tưởng chừng mâu thuẫn với nhau, song chúng thống nhất
với nhau, trường hợp tiêu biểu cho sự thống nhất này là lưỡng tính sóng - hạt
theo quan điểm của A. Einstein. Quan điểm của A. Einstein cho rằng ánh sáng
được tạo thành từ các hạt năng lượng cũng đúng như quan điểm của C.
Huygens, T. Young, A. Fresnel, M. Faraday và J. Maxwell cho rằng ánh sáng
có bản chất sóng. Hai cách mô tả không loại trừ nhau mà bổ sung cho nhau.
Đó chính là điều mà N. Bohr đã gọi là nguyên lý bổ sung. Công lao quan
trọng của A. Einstein là ở chỗ, “ông đã giải thích các kết quả thực nghiệm
xung quanh hiệu ứng quang điện bằng cách sử dụng giả thuyết lượng tử của
Planck” [3, tr. 42]. Tính chất cách mạng trong phát hiện của A. Einstein được
khẳng định vào những năm 1920 bởi các thí nghiệm của nhà vật lí người Mỹ
là A. Compton, người chứng minh được photon có xung lượng, một yêu cầu
cần thiết để củng cố lý thuyết vật chất và năng lượng có thể hoán đổi cho
nhau. Cũng vào khoảng thời gian đó, nhà khoa học người Pháp - de Broglie
cho rằng tất cả vật chất và bức xạ đều có những tính chất vừa giống sóng vừa
giống hạt. Dưới sự chỉ dẫn của M. Planck, Broglie đã ngoại suy công thức nổi
tiếng của A. Einstein liên hệ khối lượng với năng lượng chứa luôn hằng số
Planck: E = mc2 = hν; trong đó:
60

- E là năng lượng của hạt,


- m là khối lượng
- c là vận tốc ánh sáng
- h là hằng số Planck và ν là tần số của sóng.
Công trình của de Broglie, liên hệ tần số của một sóng với năng lượng
và khối lượng của một hạt, mang tính cơ sở trong sự phát triển của một lĩnh
vực mới cuối cùng sẽ được dùng để giải thích bản chất vừa giống sóng vừa
giống hạt của ánh sáng. Với khám phá về những chùm “hạt”- lượng tử ánh
sáng, “A. Einstein đã chứng minh là ánh sáng vừa có cấu tạo sóng như mọi
người đã biết, vừa có cấu tạo hạt, và do đó ông được xem như một trong
những người đóng góp quan trọng trong việc sáng tạo ra môn vật lý mới: vật
lý lượng tử” [69, tr. 71].
Từ lượng tử của M. Planck đến lượng tử ánh sáng của A. Einstein cùng
những thành tựu của de Broglie, N. Bohr, E. Schrödinger… đã hình thành bức
tranh vật lý học mới về bản chất của ánh sáng bằng khái niệm lưỡng tính, hay
là hành trạng vừa giống sóng vừa giống hạt. Một kiểu “bất định” mới trong
vật lý học lại được chấp nhận. Phép biện chứng được xác lập khi bàn về tính
chất của ánh sáng; rằng trong điều kiện, quan hệ này thì ánh sáng là sóng và
trong điều kiện, quan hệ khác thì ánh sáng là hạt. Tính chất lưỡng tính trong
các hình thức tồn tại của ánh sáng có thể dùng để mô tả tất cả các đặc điểm đã
biết được quan sát bằng thực nghiệm, từ sự khúc xạ, phản xạ, giao thoa, và
nhiễu xạ cho tới các hiệu ứng phân cực ánh sáng và hiệu ứng quang điện. Hai
tính chất của ánh sáng vừa mâu thuẫn lại vừa thống nhất với nhau trong mối
quan hệ biện chứng đó, cho phép chúng ta khám phá những nét đẹp của vũ
trụ. Vũ trụ luôn có một sự hài hòa sâu xa. Các định luật vật lý được phát hiện
dường như có thể áp dụng trong toàn vũ trụ. “Tất cả các thiên hà và ngôi sao
61

đều cùng được làm ra từ một loại vật chất (proton và electron) và phát ra cùng
một ánh sáng (photon). Người ta cũng có thể tưởng tượng ra một vũ trụ trong
đó các định luật và hằng số vật lý thay đổi từ nơi này sang nơi khác, nhưng đó
không phải là vũ trụ của chúng ta” [60, tr. 39].
Việc phát hiện lưỡng tính sóng - hạt vào đầu thế kỷ XX, mà A. Einstein
là người có công đầu, đã kết thúc cuộc tranh luận kéo dài mấy thế kỷ. Hành
trình ấy đối với khoa học không phải là sự tranh chấp đúng, sai giữa các quan
điểm mà kết quả là sự thống nhất chúng trong một lý thuyết mới. Việc thừa
nhận lưỡng tính sóng - hạt đã mang lại cho con người nhận thức một cách bao
quát các đặc tính của ánh sáng trong việc khám phá vũ trụ. Với quan niệm
tính chất lưỡng tính của ánh sáng, bức tranh vật lý học về thế giới của A.
Einstein luôn mang tính tương đối và ông đã chỉ cho chúng ta chỉ có một cái
tuyệt đối đó là tốc độ ánh sáng. Mọi thứ khác đều nằm trong giới hạn tốc độ
lớn nhất này.

Cùng với cách giải thích mới về bản chất của ánh sáng, quan điểm về
cấu trúc thế giới vật chất của A. Einstein được thể hiện qua công thức nổi
tiếng về mối quan hệ giữa khối lượng và năng lượng E = mc2. Công thức này
không những chỉ ra mối quan hệ mật thiết giữa khối lượng và năng lượng, sự
chuyển hóa của vật chất mà còn góp phần phát hiện ra một dạng năng lượng
tiềm tàng, mạnh mẽ - năng lượng nguyên tử. Những phát hiện dưới góc độ lý
thuyết của A. Einstein đã được thực tế chứng minh, khi những quả bom
nguyên tử được chế tạo thành công với sức công phá khủng khiếp.
Năng lượng là khái niệm dùng để mô tả các hiện tượng tự nhiên, nó có
thể tồn tại dưới nhiều dạng khác nhau: động năng, nhiệt năng, điện năng, thế
năng, năng lượng hóa học… Năng lượng luôn gắn liền với một quá trình hoạt
động và tổng số năng lượng tham gia vào một quá trình luôn không đổi. Định
62

luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng được biết đến như là quy luật căn bản
nhất của vật lý học. Khối lượng của một vật luôn gắn liền với một dạng vật
chất không thể phá hủy; cùng với năng lượng, khối lượng của vật chất cũng
được bảo toàn và chuyển hóa theo quy luật. “Dưới góc độ triết học duy vật,
khối lượng và năng lượng là hai mặt của một quá trình vận động vật chất
thống nhất. Biểu thị tính vật chất của khối lượng là ở các thuộc tính quán tính
và hấp dẫn, còn biểu hiện ở sự vận động là ở khả năng sinh công của năng
lượng” [10, tr. 86].
Cuối thế kỷ XIX, khoa học tự nhiên dựa trên vật lý cổ điển mà đỉnh cao
là cơ học I. Newton. Với quan niệm không gian, thời gian tuyệt đối và tách
biệt nhau, các định luật vật lý của I. Newton đã thống trị trong khoa học một
2
thời gian dài. Công thức động năng E = mv , quan niệm về mối quan hệ
giữa năng lượng và khối lượng của I. Newton như là một chân lý. Một vật nhẹ
chuyển động với một vận tốc lớn có thể sản sinh ra năng lượng lớn; còn một
vật nặng đứng yên thì không sản sinh ra năng lượng. Nhưng theo A. Einstein,
vận động của vật chất là tự thân vận động do năng lượng bên trong của nó,
ngay trong trường hợp một vật đang đứng yên tương đối cũng có một năng
lượng E = mc2. Giải quyết mối quan hệ giữa khối lượng và năng lượng của
một vật đang ở trong trạng thái đứng yên của A. Einstein đã khắc phục được
hạn chế trong quan điểm duy vật siêu hình, máy móc thế kỷ XVII-XVIII, vì
nó chỉ dựa trên cơ học I. Newton.
Năng lượng không phải là một dạng tồn tại của vật chất, cũng không
phải là một dạng (chất) tương đương với vật chất để chúng có thể chuyển hóa
lẫn nhau; nó chỉ là một trong nhiều đặc tính của vật chất, vừa là nguyên nhân,
vừa là kết quả của sự vận động của vật chất, do đó, không thể nói vật chất
sinh ra từ năng lượng hay, ngược lại vật chất bị tiêu hủy và biến thành năng
63

lượng. Điều quan trọng là năng lượng có thể biến đổi từ dạng này sang dạng
khác trong quá trình vận động của vật chất. Mỗi một dạng năng lượng nhất
định tương ứng với một vài khả năng hoặc một vài kết quả tương tác nhất
định. Mỗi một dạng vật chất nhất định bao giờ cũng hàm chứa một năng
lượng xác định tương ứng với chính nó, chính vì vậy, năng lượng của một
dạng vật chất nhất định không thể vô hạn mà là hữu hạn. Trong quyển sách
Những con đường của ánh sáng, nói về mối quan hệ giữa khối lượng và
năng lượng, nhà vật lý Trịnh Xuân Thuận đã viết: “Trong thế giới nguyên tử,
tự nhiên có thể vay mượn năng lượng mà không phải trả lại ngay, đồng thời
sử dụng năng lượng vay miễn phí này để tạo ra các hạt cơ bản vì, như A.
Einstein đã dạy chúng ta, vật chất và năng lượng là tương đương với nhau.
Nhưng sự vay mượn năng lượng này phải tuân theo nguyên lý bất định. Sớm
muộn gì rồi nó cũng phải hoàn trả, và năng lượng vay càng nhiều thì việc
hoàn trả phải càng nhanh” [58, tr. 157].
Chủ nghĩa duy vật biện chứng quan niệm rằng, các sự vật hiện tượng
trong thế giới vật chất có mối liên hệ phổ biến. Việc phát hiện ra mối quan hệ
giữa năng lượng và khối lượng qua công thức nổi tiếng E = mc2 của A.
Einstein đã góp phần khẳng định tính đúng đắn của nguyên lý triết học duy
vật biện chứng. Công thức của A. Einstein liên hệ giữa hai dạng vận động của
vật chất là sự đứng im tương đối, có nghĩa là có thể chuyển vật chất từ sự
đứng im tương đối thành vật chất vận động rõ rệt hơn nữa trong mọi vật đứng
im đều có một khả năng vận động cực mạnh. Mặt khác, công thức này còn
cho thấy rằng không thể tách riêng vận động ra khỏi vật chất và ngược lại,
chúng liên quan chặt chẽ với nhau. Trong thuyết tương đối hẹp, khi một vật
chuyển động nhanh, không gian và thời gian cũng thay đổi, sẽ có các hiệu ứng
kéo không gian, thời gian cụ thể là vật sẽ co lại và đồng hồ gắn với người đó
64

sẽ chỉ chậm đi so với đồng hồ đối với người được xem là đứng im. Đây là một
minh chứng cho sự tác động lẫn nhau giữa không gian - thời gian với vật chất
đang vận động trong triết học. Vật chất vận động sẽ kéo theo không gian, thời
gian của nó cũng biến đổi theo. Theo S. Hawking, thuyết tương đối hẹp đã tổ
hợp không gian và thời gian lại, nhưng chúng vẫn là một cái khung cố định
trong đó các sự kiện xảy ra. Ta có thể chọn đi theo các con đường khác nhau
trong không - thời gian nhưng mọi cái ta làm không thể thay đổi khung không
- thời gian. A. Einstein nói: “Theo thuyết tương đối đặc biệt thì khối lượng và
năng lượng đều là hiện thân nhưng khác nhau của cùng một thứ” [22, tr. 22].
Năm 1916, khi A. Einstein công bố thuyết tương đối mở rộng đã dẫn đến
nhiều thay đổi. Ý tưởng cách mạng của A. Einstein là, hấp dẫn không đơn
thuần là một lực tác dụng trong khung không - thời gian cố định mà sự có mặt
của vật chất và năng lượng đã làm méo không - thời gian. Những vật, những
viên đạn đại bác hoặc những hành tinh chuyển động theo quỹ đạo thẳng trong
không - thời gian nhưng quỹ đạo đó đã bị cong đi vì không - thời gian đã bị
cong đi chứ không phẳng nữa. Trái đất tìm cách chuyển động theo một quỹ
đạo thẳng trong không - thời gian nhưng khối lượng của mặt trời đã làm cong
không - thời gian và buộc trái đất chuyển động quanh mặt trời. Cũng như vậy,
ánh sáng tìm cách chuyển động theo một đường thẳng nhưng sự cong của
không - thời gian ở gần mặt trời làm ánh sáng phát ra từ các ngôi sao xa xôi bị
lệch đường truyền khi tới gần mặt trời. Thông thường không thể phân biệt
được những ngôi sao xa nằm trên cùng một hướng với mặt trời. Nhưng khi có
nhật thực, phần lớn ánh sáng từ mặt trời đến trái đất bị mặt trăng che chắn, khi
đó có thể quan sát được ánh sáng từ các ngôi sao đó. Thuyết tương đối mở
rộng được A. Einstein công bố trong thời gian Chiến tranh thế giới lần thứ
nhất, do đó chưa thể kiểm chứng bởi các quan sát khoa học. Sau chiến tranh,
65

một đoàn khảo sát người Anh quan sát nhật thực năm 1919 đã xác nhận tiên
đoán của thuyết tương đối mở rộng: không - thời gian không phải là phẳng mà
bị cong đi tại chỗ có vật chất và năng lượng. Ðây là một thắng lợi vĩ đại của
A. Einstein.
Theo S. Hawking, tính chất quan trọng của khối lượng và năng lượng là
chúng luôn luôn dương. Ðó là cơ sở để lý giải vì sao lực hấp dẫn giữa các vật
luôn luôn là lực hút. Ví dụ lực hấp dẫn của trái đất kéo chúng ta về phía trái
đất dù ta ở bất kỳ đâu trên mặt đất. Lực hấp dẫn của mặt trời giữ các vệ tinh
của nó trên các quỹ đạo quanh mặt trời và ngăn cản không để trái đất biến vào
khoảng không tối tăm giữa các vì sao. Ðộ cong dương của không - thời gian,
biểu hiện lực hấp dẫn là lực hút, đã đặt ra một bài toán lớn cho A. Einstein.
Với thuyết tương đối, A. Einstein đã thống nhất những khái niệm căn bản mà
ngày trước chúng hoàn toàn độc lập với nhau. Điển hình cho sự thống nhất
này là mối quan hệ giữa khối lượng, năng lượng đã được A. Einstein trình bày
trong công thức nổi tiếng của mình E = mc2. Bằng phương trình hết sức ngắn
gọn này A. Einstein đã cho ta một nhận thức mang tính khoa học và triết học.
“Vật chất chẳng sao tách biệt, cặp không - thời gian (cái vỏ chứa) và cặp lực -
vật chất (cái được chứa) chồng chéo liên kết với nhau, cấu trúc không phẳng
mà cong uốn của không - thời gian (cái vỏ) được xây dựng bởi chính cái nội
dung vật chất chứa đựng trong vỏ. Năng lượng là gốc nguồn chung cho tất cả,
từ đó vật chất, lực, không gian, thời gian được tạo dựng nên” [73].
Theo công thức E = mc2 của A. Einstein, mối quan hệ giữa năng lượng
và khối lượng được biểu thị ở chỗ khi một vật đứng yên (v = 0) thì bản thân
vật đó cũng mang trong nó một năng lượng, năng lượng đó chính là nội năng,
là phần năng lượng dự trữ của vật đó. A. Einstein cũng cho rằng khối lượng là
năng lượng, năng lượng có khối lượng, hoặc năng lượng có khối lượng và
66

khối lượng biểu thị năng lượng. Mối quan hệ giữa khối lượng và năng lượng
của vật lý học cổ điển và lý thuyết của A. Einstein là hoàn toàn khác biệt.
Theo I. Newton, khối lượng của một vật cho dù xem xét ở hệ quy chiếu nào
vẫn không đổi; nhưng theo thuyết tương đối, khối lượng của một vật phụ
thuộc vào vận tốc. Tuy nhiên, lúc tìm ra công thức nổi tiếng E = mc 2, A.
Einstein vẫn chưa hình dung hết được ý nghĩa lớn lao của công thức này. Hai
quả bom thả xuống Hiroshima và Nagazaki của Nhật Bản đã xác thực mối
quan hệ giữa năng lượng và khối lượng về mặt lý thuyết là hoàn toàn đúng.
Sức công phá và hủy diệt của hai quả bom nguyên tử đã làm nhói đau lương
tâm của nhân loại nhưng ở góc độ khác nó đã mở ra kỷ nguyên nguyên tử với
nhiều triển vọng và âu lo.
Công thức E = mc2 là một dạng công thức đẹp, vì nó vô cùng đơn giản.
Nhưng ẩn trong sự đơn giản, nó đã mô tả đúng đắn mối quan hệ giữa khối
lượng và năng lượng và tính chất hai mặt của công thức này. Xuất phát từ tính
chất đó, đòi hỏi con người phải điều chỉnh khi sử dụng năng lượng trong cuộc
sống. Đối với A. Einstein hệ quả từ công thức do ông sáng tạo, được sử dụng
để chống lại loài người, phục vụ cho chiến tranh hủy diệt quả là điều ông
chưa hề nghĩ. Trong một bức thư được viết năm 1950, A. Einstein đã giải bày:
“Tôi không tham gia vào một dự án quân sự nào và tôi không bao giờ thực
hiện những nghiên cứu của tôi với mục đích làm bom nguyên tử. Sự tham gia
duy nhất của tôi trong lĩnh vực này là phát minh năm 1905 về quan hệ giữa
khối lượng và năng lượng, một chân lý của tự nhiên rất tổng quát trong vật lý.
Giả sử có mối liên hệ giữa chân lý đó và ứng dụng của nó trong quân sự thì
đối với tôi là hoàn toàn xa lạ” [44, tr. 95].
Với công thức E = mc2, thuyết tương đối hẹp của A. Einstein đã mở ra
một chân trời mới của khoa học có ý nghĩa triết học dưới góc độ bản thể luận.
67

Trên cơ sở các định luật về bảo toàn khối lượng và năng lượng, mối quan hệ
giữa năng lượng và khối lượng đã góp phần khẳng định tính đúng đắn của chủ
nghĩa duy vật biện chứng: vật chất không sinh ra, cũng không mất đi, nó chỉ
chuyển từ dạng này sang dạng khác. Công thức của A. Einstein đã có ý nghĩa
ứng dụng vô cùng quan trọng, nó dự báo cho loài người một nguồn năng
lượng khổng lồ chứa đựng trong vật chất: năng lượng nguyên tử. Cũng với lý
thuyết này đã mở ra một số nghiên cứu mới trong khoa học như: siêu chảy,
siêu dẫn, vật lý năng lượng cao, công nghệ nano… Những nghiên cứu đó đã
và đang mang lại cho con người những ứng dụng to lớn. Vì vậy, A. Aczel đã
gọi công thức E = mc2 là “phương trình thâu tóm cả vũ trụ” hay “phương
trình của Chúa”.

2.1.2. Quan điểm của Albert Einstein về không - thời gian


Không gian, thời gian là những phạm trù được đề cập rất sớm trong lịch
sử triết học. Khi giải quyết vấn đề cơ bản của triết học, giải quyết mối quan hệ
“giữa tồn tại và tư duy” không thể không đề cập đến không gian và thời gian.
Chủ nghĩa duy vật biện chứng quan niệm rằng không gian, thời gian là những
hình thức tồn tại của vật chất đang vận động. Quan niệm đó được kế thừa từ
tư tưởng triết học của Aristotle, G. Leibniz, D. Diderot. Theo Trịnh Xuân
Thuận, với các nhà triết học trước Socrates, thời gian được xác định qua
chuyển động như thời gian vật lý. Thời gian với Heraclitus là một đứa trẻ chơi
trò cá ngựa. Còn theo Aristotle, thời gian là con số của chuyển động; và ông
cũng tự hỏi “vấn đề rắc rối cần phải biết là nếu như không có linh hồn, thì
thời gian có còn tồn tại hay không?” Đến thế kỷ thứ IV, S. Augustin đã bác bỏ
những lập luận của Aristotle và cho rằng: thời gian không phải là chuyển
động của một vật thể và khẳng định chiều tâm lý của thời gian: thời gian chỉ
trôi trong linh hồn, vì rằng đối tượng của chờ đợi (tương lai) trở thành đối
68

tượng của chú ý (hiện tại) và đối tượng này lại biến thành đối tượng của ký ức
(quá khứ). I. Kant cũng từng nói các khái niệm về không gian và thời gian
xuất phát từ các mối quan hệ của chúng ta với tự nhiên, chứ không chỉ là đặc
tính riêng của bản thân tự nhiên: “Thời gian chỉ là một điều kiện chủ quan của
trực giác chúng ta, và nó sẽ chẳng là gì khi nằm ngoài chủ thể” [59, tr. 211].
Đã có nhiều tranh luận về không gian và thời gian gắn liền với sự xuất hiện
thuyết Vụ nổ lớn - nguyên nhân hình thành vũ trụ. Đó là một câu hỏi có ý
nghĩa khoa học và triết học: trước vụ nổ lớn là cái gì? Những người theo
thuyết Vụ nổ lớn cho rằng, trước Vụ nổ lớn khi vũ trụ chưa hình thành, vật
chất chưa xuất hiện thì chưa có không gian, thời gian. Trong lịch sử vật lý và
toán học, cấu trúc không - thời gian vật lý vũ trụ đã được nghiên cứu rất sâu
sắc trong hình học Euclid và cơ học I. Newton. Tuy nhiên, quan niệm truyền
thống về không gian thường đề cập đến một số khái niệm như tính đồng nhất,
tính vô tận, tính ba chiều, tính liên tục… còn thời gian gắn liền với tính vô
tận, tính một chiều, tính không thuận nghịch, tính đều đặn, tính liên tục.
Không gian và thời gian hay các hình thức tồn tại của vật chất được A.
Einstein trình bày trong thuyết tương đối. Thuyết tương đối đề cập đến nhiều
phạm trù: không gian, thời gian, vật chất, khối lượng, năng lượng… Tuy
nhiên, vấn đề lớn nhất của học thuyết là tính chất cách mạng trong quan điểm
của A. Einstein về không gian và thời gian. Trong một lần diễn thuyết, M.
Planck đã nói: “Quan điểm về không gian và thời gian của A. Einstein thật sự
đã vượt qua những thành quả của triết học và nghiên cứu của khoa học” [49,
tr. 126]. Có hai giai đoạn phát triển của thuyết tương đối: thuyết tương đối
hẹp và thuyết tương đối mở rộng. Thuyết tương đối ra đời vào thời kỳ khủng
hoảng của vật lý học hiện đại, khi vũ trụ I. Newton với quan niệm “không
gian tuyệt đối”, “thời gian tuyệt đối” và các nguyên lý cơ học cổ điển khác
69

của I. Newton; thậm chí cả những nguyên lý của nhiệt và điện động lực học
cổ điển cũng không còn khả năng giải thích các hiện tượng thiên nhiên quan
sát được bởi những thiết bị chính xác và hiện đại. Mặt khác, giả thiết về sự
tồn tại “chất ête” tràn đầy vũ trụ, đứng yên tuyệt đối và là môi trường truyền
sóng điện từ, sóng ánh sáng… đã tồn tại trong quan niệm lâu nay, là sai lầm.
Đến mức, nhà vật lý học J. Poincaré phải thốt lên: đã có những dấu hiệu của
một cuộc khủng hoảng nghiêm trọng… trước mắt chúng ta là đống đổ nát của
những nguyên lý cũ kỹ, là sự tan rã hoàn toàn của các nguyên lý đó.
Thuyết tương đối hẹp được A. Einstein đưa ra năm 1905, xuất phát từ
việc nghiên cứu và chuyển đổi các vận động trong một hệ quy chiếu quán tính
này sang một hệ quy chiếu quán tính khác của các hiện tượng biến đổi và vận
động của vật chất (vật thể). Nguyên lý này được dựa trên hai tiên đề: một là,
mọi định luật vật lý đều giống nhau trong các hệ quy chiếu quán tính; hai là,
vận tốc ánh sáng truyền trong chân không là một bất biến đối với mọi hệ quy
chiếu quán tính. Từ thuyết tương đối hẹp, A. Einstein đã chứng minh tính
tương đối của không gian, thời gian cũng như hiệu ứng co của không gian và
thời gian theo quy mô và tốc độ của vận động. Theo A. Einstein, không có
thời gian tuyệt đối, duy nhất; mỗi người có một độ đo thời gian riêng của
mình, phụ thuộc vào vị trí và tốc độ chuyển động của chính họ. Nếu một vật
thể có tốc độ vận động bằng tốc độ của ánh sáng, kích thước vật thể đó rút
ngắn lại và thời gian trôi chậm đi. Từ lập luận này, Paul Langevin - nhà vật lý
học người Pháp đã đưa ra “nghịch lý anh em sinh đôi”. Giả thiết, nếu hai anh
em sinh đôi, một người ở lại trái đất, một người đi vào vũ trụ, sau một thời
gian trở về thì người đi vào vũ trụ sẽ trẻ hơn người anh em sinh đôi của mình.
Trong kho tàng truyện cổ tích và huyền thoại, chúng ta đã từng gặp vấn đề
này với mô-típ về thời gian tiên cảnh và thời gian trần thế, như câu chuyện
70

dân gian viễn tưởng Từ Thức lên tiên hay Lưu Nguyễn nhập thiên thai. Trong
những câu chuyện đó, Từ Thức, Lưu Thần, Nguyễn Triệu sau mấy năm ở tiên
cảnh về lại trần gian thì tất cả đã đổi thay, như hàng trăm năm đã trôi qua.
Với những cơ sở khoa học từ thuyết tương đối có thể giúp chúng ta lý giải
những câu chuyện viễn tưởng của người xưa. Thời gian ở tiên cảnh là thời
gian trôi rất chậm do tất cả các quá trình vật chất ở đây đều diễn ra rất chậm
nhưng toàn bộ hệ thống (ví dụ, tiên cảnh trên một hành tinh khác) thì chuyển
động rất nhanh. Cũng như một người đi trên con tàu vũ trụ, tốc độ của con tàu
rất nhanh, nhưng tốc độ lão hóa của cơ thể, sự chuyển động của kim đồng hồ
đặt trên con tàu đó thì chậm gấp ngàn lần quá trình lão hóa của người trên trái
đất, đồng hồ trên trái đất. Trong quyển sách có tính chất phổ biến khoa
học Vũ trụ trong vỏ hạt dẻ, khi ‘lược sử thuyết tương đối”, nhà vật lý lý
thuyết nổi tiếng người Anh, S. Hawking đã nhận xét giá trị lớn lao của thuyết
tương đối hẹp: “Vẻ đẹp và sự đơn giản của lý thuyết này đã thuyết phục
nhiều nhà tư tưởng, nhưng vẫn tồn tại nhiều ý kiến trái ngược. A.
Einstein đã lật đổ hai khái niệm tuyệt đối của khoa học thế kỷ XIX: đứng yên
tuyệt đối mà tiêu biểu là ête, và thời gian tuyệt đối hay thời gian phổ quát mà
mọi đồng hồ đều chỉ như nhau” [19, tr. 16]. Có những ý kiến trái ngược về
thuyết tương đối, bởi họ biện luận rằng, nếu chấp nhận như thế, có nghĩa mọi
thứ trên đời này, chỉ là tương đối; và như thế cũng sẽ chẳng có tiêu chuẩn đạo
lý tuyệt đối nào. Theo S. Hawking, hàng tuần ông vẫn nhận được hai, ba bức
thư cho rằng A. Einstein đã sai; tuy nhiên, thuyết tương đối hiện nay đã được
cộng đồng khoa học chấp nhận hoàn toàn và những tiên đoán của nó đã được
kiểm chứng trong vô số các ứng dụng của khoa học và đời sống.
Trong vật lý học, thời gian được xem xét dưới nhiều góc độ. Thời gian
tâm lý, luôn trôi về phía trước; nó luôn bất thuận nghịch. Thời gian nhiệt động
71

học, nói về mức độ hỗn loạn (entropy) luôn tăng; mọi vật sẽ luôn xuống cấp,
hao mòn theo thời gian. Thời gian vũ trụ là sự giãn nở của vũ trụ, đi từ nhỏ tới
lớn hơn; các thiên hà ngày càng chạy ra xa nhau. Thời gian vật lý, chi phối
của các hạt tạo nên vật chất; ở thang vi mô thời gian không còn là một chiều
bất thuận nghịch nữa. Trịnh Xuân Thuận nói rằng: “Có nhiều loại thời gian.
Thời gian của con người và thời gian tâm lý. Nó luôn trôi về phía trước, và
nhất quyết đưa chúng ta từ cái nôi đến nấm mồ mà không gì có thể cản trở
nổi. Chính điều này đã gây ra nỗi ám ảnh của chúng ta về cái chết. Chúng ta
tiếp nhận thời gian này như nước của một dòng sông đang chảy, nó đi xa dần
những làn sóng của quá khứ và tiến tới gặp những ngọn sóng của tương lai.
Người ta cũng tìm thấy tính chất bất thuận nghịch này trong thời gian nhiệt
động học - thời gian chi phối thế giới vĩ mô. Mũi tên của thời gian này chỉ về
hướng theo đó tất cả đều tiến tới hao mòn và hư hỏng. Những nhà thờ tráng lệ
bỏ hoang sẽ đổ nát và các bông hồng sẽ úa tàn. Thời gian thứ ba gắn liền với
sự giãn nở của vũ trụ và là thời gian vũ trụ học. Hướng của thời gian này
được quyết định bởi thực tế là vũ trụ đi từ nhỏ tới lớn hơn, không gian giữa
các thiên hà ngày càng rộng thêm ra” [60, tr. 225].
Với thuyết tương đối hẹp, thời gian còn được xem xét dưới góc độ tâm
lý. Theo A. Einstein, ở góc độ tâm lý chủ quan, mọi cái trong thế giới đều trôi
chảy, thời gian chỉ là một “ảo tưởng của tâm thức”. Khi thế giới lên cơn sốt về
thuyết tương đối, A. Einstein khá vất vả với những buổi thuyết trình ở nhiều
nơi trên thế giới. Thế nhưng, lý giải thuyết tương đối một cách ngắn gọn, dễ
hiểu cho mọi người không phải là điều đơn giản. Với tính hài hước, dí dỏm
của một nhà khoa học, A. Einstein đã dùng hình ảnh “cô gái đẹp” và “lò than
nóng” để giải thích tính tương đối của thời gian: “Ngồi cạnh cô gái đẹp thì
72

một giờ giống như một phút, ngồi bên lò than nóng thì một phút giống như
một giờ. Đó là tính tương đối” [69, tr. 187].
Sau mười năm phát minh ra thuyết tương đối hẹp, năm 1916, A.
Einstein đưa ra thuyết tương đối mở rộng, mở rộng phạm vi nghiên cứu sang
cả hệ quy chiếu có gia tốc, tức là chuyển động có vận tốc thay đổi và dùng hệ
quan sát bốn chiều, gồm ba chiều không gian và một chiều thời gian. Thuyết
tương đối mở rộng của A. Einstein đã đưa ra ý tưởng mới làm đảo lộn khoa
học thời bấy giờ khi ông cho rằng không - thời gian trong vũ trụ có chỗ
phẳng, có chỗ cong. Những vùng không - thời gian cong là những vùng có
khối lượng vùng chung quanh khá lớn như mặt trời, các ngôi sao, các thiên
thể… Gần những vùng này, quỹ đạo của photon - ánh sáng cũng bị cong lại,
tức là ánh sáng đi chệch hướng. Theo A. Einstein, mức độ cong của không
gian phụ thuộc độ lớn của khối lượng và khoảng cách vật đến. Bằng lập luận
đó, thuyết tương đối mở rộng giúp chúng ta có nhận thức mới về không gian,
thời gian. “Từ nay không còn không gian và thời gian trống rỗng không gắn
với cái gì, không ảnh hưởng đến cái gì và cũng không cái gì làm cho nó ảnh
hưởng. Một khái niệm khoa học và triết học như vậy về không gian và thời
gian là không phù hợp với tự nhiên bởi vì trong vũ trụ này không có cái gì
độc lập tuyệt đối, mà giữa chúng luôn có mối quan hệ với chung quanh dưới
nhiều hình thức và khía cạnh khác nhau” [10, tr. 139-140]. Thuyết tương đối
mở rộng của A. Einstein đã đưa ra bằng chứng về sự uốn cong của không gian
và thời gian; chính điều này tạo ra sự thay đổi lớn nhất trong nhận thức của
con người về vũ trụ mà chúng ta đang sống kể từ khi Euclid viết cuốn sách
Cơ sở của hình học khoảng 300 năm trước công nguyên. S. Hawking nhận
định: “Lý thuyết tương đối mở rộng của A. Einstein đã biến không gian và
thời gian từ cái nền thụ động trong đó diễn ra các sự kiện thành những nhân tố
73

chủ động tham gia vào sự vận động của vũ trụ” [19, tr. 27]. Chính vũ trụ chứa
đầy vật chất và vật chất đã làm cong không - thời gian, khiến cho các vật thể
rơi vào nhau. Đây chính là cơ sở có tính chất bằng chứng làm thay đổi hoàn
toàn cuộc tranh luận về nguồn gốc và số phận của vũ trụ. Vũ trụ chưa bao giờ
cố định và sẽ không bao giờ cố định. Không - thời gian của A. Einstein là cơ
sở khoa học và triết học để giải quyết vấn đề bản nguyên của vũ trụ trong sự
phát sinh và phát triển của nó trên cơ sở quan điểm duy vật; góp phần phê
phán và bác bỏ những quan điểm sai lầm của chủ nghĩa duy tâm và tôn giáo
về nguồn gốc của thế giới.
H. Reichenbach - nhà triết học Đức đã nhận định rằng, với sự xuất hiện
của thuyết tương đối, những quan niệm về không gian và thời gian đã hoàn
toàn thay đổi. Không một nhà triết học nào ngày nay khi nói đến không gian
và thời gian lại không bàn đến sự thay đổi đó. Các khái niệm không gian và
thời gian thuộc cả cơ học I. Newton lẫn thuyết tương đối. Nhưng không gian
và thời gian trong cơ học I. Newton là độc lập nhau; còn trong thuyết tương
đối chúng liên hệ với nhau qua phép biến đổi H. Lorentz. Về không - thời
gian đã được H. Minkowski, nhà toán học Đức và là thầy giáo cũ của A.
Einstein phát biểu trước các cử tọa của kỳ họp lần thứ 80 Đại hội đồng các
nhà Khoa học Tự nhiên và Y học Đức vào năm 1908 và in trong quyển
Những nguyên lý của thuyết tương đối được xuất bản năm 1923 tại New
York. H. Minkowski cho rằng, những quan điểm về không gian và thời gian
của A. Einstein đã xuất phát từ nền tảng của vật lý thực nghiệm, đó chính là
ưu thế của chúng. Những quan điểm đó thật là triệt để. “Từ nay trở về sau,
không gian đứng một mình và thời gian đứng một mình sẽ phải chịu số phận
mờ dần đi để trở thành hai cái bóng mờ nhạt, và chỉ một sự thống nhất giữa
không gian và thời gian mới duy trì được một thực tại độc lập” [51, tr. 161].
74

Với thuyết tương đối, A. Einstein cho rằng, tùy theo chuyển động của
mình, mỗi người ghi lại một cuộn phim chứa các cảnh giống nhau nhưng có
thể được sắp xếp theo cách khác nhau. Tuy nhiên, thuyết tương đối không bác
bỏ tiến trình của luật nhân quả, vì trật tự của hai sự kiện chỉ có thể bị đảo lộn
khi chúng ở đủ xa nhau về không gian hoặc quá gần nhau về thời gian khiến
cho ánh sáng không thể truyền từ sự kiện này sang sự kiện kia trong khoảng
thời gian ngăn cách chúng. Trong cả hai trường hợp này, chúng không thể là
nguyên nhân của nhau. Nó cách khác, để quá khứ, hiện tại và tương lai của
hai sự kiện này mất đi đặc tính của chúng thì hai sự kiện này phải không có
đủ thời gian để thực hiện được liên hệ nhân quả với nhau bằng các thông tin
do ánh sáng truyền đi.
Sự thay đổi nhận thức về không gian, thời gian và các tính chất của nó
là cần thiết trong sự phát triển của tư duy. W. Heisenberg, người đề xuất
Nguyên lý bất định đã quả quyết: “Lý thuyết tương đối cho thấy rằng, ngay cả
những khái niệm cơ bản như không gian và thời gian, có thể thay đổi, và
trong thực tế nó phải được thay đổi, nhằm đáp ứng yêu cầu kinh nghiệm mới”
[56, tr. 104]. Thuyết tương đối của A. Einstein đã tạo sự thay đổi lớn lao trong
nhận thức và thực tiễn về cấu trúc không - thời gian của các hiện tượng. Với
thuyết tương đối các khái niệm cổ điển đã bị chuyển hóa, thời gian không
phải chỉ ba chiều mà còn có một chiều mới là không - thời gian. Bản thân
không - thời gian tưởng chừng như hai khái niệm hoàn toàn khác nhau nhưng
trong thuyết tương đối, chúng đã được thống nhất. Không - thời gian luôn
luôn vận động, trong đó bản thân mỗi vật thể là một tiến trình và tất cả mọi
hình dạng đều là cấu trúc động. Nhận xét về thuyết tương đối của A. Einstein,
de Broglie đã phát biểu rằng: “Trong không - thời gian, tất cả những gì mà
mỗi người chúng ta gọi là quá khứ, hiện tại, tương lai, chúng hiện hữu một
75

lúc. Có thể nói mỗi quan sát viên, khi thời gian của họ trôi qua thì họ phát
hiện ra những mặt cắt với cái không - thời gian đó, những mặt cắt đó hiện ra
với họ như những khía cạnh khác nhau của thế giới vật chất, có trước, có sau,
mặc dù trong thực tại thì tổng thể của những biến cố đã hiện hữu trước khi họ
biết tới, xây dựng nên tổng thể không - thời gian [4, tr. 221]. Tuy nhiên ở vấn
đề này, chúng ta cần hiểu rõ cái gọi là “hiện hữu cùng một lúc” theo phát biểu
của de Broglie, để nắm bắt ý nghĩa quan trọng của không - thời gian trong
thuyết tương đối. Theo chúng tôi, xét dưới góc độ vật lý và triết học, sự phân
biệt giữa quá khứ, hiện tại và tương lai chỉ có ý nghĩa tương đối chứ không
phải là đồng nhất. Ví dụ: Ta đang nhìn thấy một ngôi sao (hiện tại đối với
chúng ta), nhưng thật ra ngôi sao đó đã biến mất cách đây hàng triệu năm (đã
là quá khứ, nhưng ánh sáng của nó bây giờ mới đến được với chúng ta);
ngược lại cái đang xảy ra (là hiện tại ở một nơi nào đó trong vũ trụ) nhưng
phải hàng triệu năm nữa chúng ta mới biết đến (nghĩa là cái hiện tại ở nơi nào
đó trong vũ trụ, nhưng sẽ là tương lai của chúng ta).
Thuyết tương đối của A. Einstein đã chứng tỏ rằng mọi đo lường về
không gian và thời gian đã mất tính chất tuyệt đối và đòi hỏi chúng ta phải từ
bỏ khái niệm cổ điển về không gian và thời gian. Tuy nhiên khi đánh giá về
thuyết tương đối, nhà vật lý người Mỹ, M. Sachs đã nói: “Cuộc cách mạng
đích thực của A. Einstein… đó là từ bỏ ý niệm xem hệ thống không gian -
thời gian là khách quan và là một thực tại riêng biệt. Thay vào đó, thuyết này
cho thấy trục của không gian - thời gian chỉ là yếu tố của một ngôn ngữ để
quan sát viên mô tả môi trường của mình” [4, tr. 197]. Như vậy, theo M.
Sachs, không gian và thời gian không có tính khách quan mà chỉ là khái niệm
chủ quan, cấu tạo ngôn ngữ mà thôi. Quan niệm như thế là không thấu triệt tư
tưởng của A. Einstein. Vì A. Einstein không bao giờ phủ nhận tính khách
76

quan của không gian và thời gian, mà chỉ khẳng định rằng chúng có tính
tương đối. Chúng ta từng biết rằng, trước phát minh của A. Einstein về tính
tương đối của không gian và thời gian, nhiều nhà vật lý đã hoang mang và
giải thích một cách duy tâm. Cũng giống như trước hiểu biết rằng nguyên tử
có thể bị phá hủy, bởi phát minh ra điện tử vào cuối thế kỷ XIX, nhiều nhà
khoa học đã từng có thái độ như vậy. V.I. Lenin đã từng gọi họ là những “nhà
duy tâm vật lý”.
Dưới góc độ triết học, A. Einstein đã chỉ ra rằng thời gian và không
gian luôn tương đối, chúng có quan hệ mật thiết với vật chất và sự vận động.
A. Einstein cũng quan niệm rằng thời gian và không gian có sự thay đổi theo
tốc độ vận động của vật thể. Tính đồng thời cũng là tính tương đối, bản thân
không gian và thời gian gắn liền với vật chất và sự vận động của vật chất
không thể tách rời nó. Mặt khác, A. Einstein công nhận thời gian có tính khả
nghịch, không phương và chiều. Tháng 03 năm 1955, khi bạn ông, M. Besso
qua đời, trong thư chia buồn an ủi gia đình đã ông viết: “Đối với chúng ta,
những nhà vật lý tin rằng sự tách biệt giữa quá khứ, hiện tại và tương lai chỉ là
một ảo tưởng, mặc dù đó là một điều có tính thuyết phục” [6, tr. 192]. Cách
nói ấy của A. Einstein xuất phát từ quan điểm cơ bản của ông: sự phân biệt
giữa sự sống và cái chết, giữa quá khứ và hiện tại chỉ là tương đối.
Trong tác phẩm Vật lý và triết học - Cuộc cách mạng trong khoa học
hiện đại, W. Heisenberg nhận định rằng: “Thuyết tương đối hẹp đã phát hiện
ra cấu trúc của không gian và thời gian hơi khác với cấu trúc nói chung đã
được giả thiết từ thời cơ học Newton. Đặc điểm đặc trưng nhất của cấu trúc
mới được khám phá này là sự tồn tại tốc độ lớn nhất mà không có bất kỳ một
vật chuyển động nào hoặc không có bất kỳ các tín hiệu truyền đi nào có thể
vượt qua tốc độ ấy, đó là tốc độ của ánh sáng” [21, tr. 223]. Thuyết tương đối
77

của A. Einstein đã làm thay đổi những khái niệm cổ điển về quá khứ và tương
lai. A. Einstein đã làm sụp đổ tính phổ quát của thời gian bằng một quan điểm
mới có ý nghĩa triết học về sự tồn tại của thế giới vật chất. Khác với những
quan điểm trước đây về hình thức tồn tại của vật chất, với không gian và thời
gian được xem là tuyệt đối với mọi sự vật hiện tượng. Thông qua thuyết
tương đối, A. Einstein đã cho chúng ta biết rằng quá khứ của một người có
thể là hiện tại của một người khác hoặc còn là tương lai của người thứ ba.
Nguyễn Thị Toan đã nhận xét trong bài viết Thời gian trong Phật giáo
và vật lý học hiện đại: Thuyết tương đối mở rộng đã “tiên đoán về sự tồn tại
của các lỗ đen trong vũ trụ. Không gian và thời gian như một tấm vải có thể
co giãn và rách được. Chỗ rách của tấm vải không - thời gian chính là lỗ đen.
Khi thiên thể co lại thì sức hút của nó tăng lên, không - thời gian quanh nó
cũng tăng độ cong. Tới một thời điểm nhất định, không - thời gian quanh
thiên thể đó cong tới mức ánh sáng cũng không thoát ra nổi. Khi đó, trong lỗ
đen, thời gian ngừng lại, không còn trôi chảy” [62, tr. 49]. Thực tế đã chứng
minh, vào năm 1995, Trung tâm Nghiên cứu hạt nhân châu Âu (CERN) đã tạo
ra được 9 hạt phản nguyên tử (phản vật chất) - một dạng vật chất đặc biệt có
khả năng hút nguyên tử vào nó. Đây là một trong những cơ sở để khẳng định
về sự tồn tại thực tế của lỗ đen trong vũ trụ. Gần đây, các nhà thiên văn học
quan sát trên bầu trời thấy có những “vì sao nặng”, quay quanh một đối tượng
vô hình. Đối tượng ấy có thể là một lỗ đen trong vũ trụ. Giữa thế kỷ XX, S.
Hawking tiếp tục phát triển tư tưởng về lỗ đen trong vũ trụ bằng giả thuyết:
khi vật chất bị rơi vào lỗ đen, thời gian ngừng lại, sự vật bất động trong trạng
thái tiềm sinh.
Tóm lại, có sự tương đồng giữa triết học Phật giáo với tư tưởng của A.
Einstein. Với không - thời gian của A. Einstein cho phép chúng ta liên hệ với
78

quan niệm về không gian và thời gian Phật giáo như S. Vivekananda đã phát
biểu: “Thời gian, không gian và mối liên hệ nhân quả giống như một tấm kính
ta nhìn xuyên qua nó để thấy cái tuyệt đối... Trong tuyệt đối thì không có thời
gian, lẫn không gian, lẫn quan hệ nhân quả” [4, tr. 223]. Nhà thiên văn học
nổi tiếng hiện nay, Trịnh Xuân Thuận cũng nhận xét, A. Einstein chính là
người đã làm cuộc cách mạng không gian. “Không gian của A. Einstein khác
một cách sâu sắc với không gian của Newton. Không gian Newton tĩnh và bất
động. Đó chỉ là cái sân khấu thụ động nơi diễn ra các tấn kịch của vũ trụ với
diễn viên là các hành tinh, các ngôi sao và các thiên hà. A. Einstein đã cho
không gian một vai diễn. Không gian đã vứt bỏ tính thụ động của mình và trở
nên động. Nó có thể co, giãn, biến dạng hoặc xoắn lại tùy theo lực hấp dẫn.
Nghĩa là có một sự tương tác giữa vật chất và không gian” [61, tr. 100]. Bản
thể luận triết học từ thuyết tương đối của A. Einstein đã thể hiện tính chất mới
mẻ và đúng đắn của nó: tính tương đối của không gian và thời gian và một
chiều mới do A. Einstein phát hiện: không - thời gian.

2.1.3. Quan điểm của Albert Einstein về sự thống nhất của thế giới
Tính thống nhất của thế giới được bàn luận rất nhiều trong tiến trình
phát triển của lịch sử triết học. Ở Hy Lạp cổ đại, nhà duy vật biện chứng chất
phác Heraclitus trong cuốn Bàn về tự nhiên đã cho rằng, thế giới là một chỉnh
thể bao gồm tất cả. Democritus, nhà nguyên tử luận cũng xem toàn bộ vũ trụ
hoặc giới tự nhiên là một hệ thống khổng lồ. Thời Phục hưng, N. Cusamus -
nhà triết học Đức đã cho rằng: “Mọi sự vật đều ở trong những mối quan hệ
qua lại nào đó, thông qua những quan hệ này, tất cả các cá thể được kết hợp
thành vũ trụ thống nhất và trong sự thống nhất tuyệt đối đó, tính đa dạng của
thể thực tồn tại là do tự thân đơn nhất” [6, tr. 79-80]. Nhà toán học, nhà triết
học Đức – G. Leibniz, quan niệm vũ trụ là “một thể thống nhất trong một trật
79

tự hoàn hảo đã quy định từ trước”. I. Kant coi vũ trụ là một chỉnh thể, một hệ
thống, các hành tinh đều là đơn vị thành phần của chỉnh thể đó. Năm 1817,
G. Hegel nhà triết học Đức đã viết trong Triết học toàn thư, rằng cần phải coi
tự nhiên là một hệ thống bao gồm nhiều giai đoạn hợp thành.
Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, thế giới vật chất
biểu hiện hết sức phong phú, đa dạng; những dạng biểu hiện của thế giới vật
chất đều phản ánh bản chất của thế giới và thống nhất với nhau. Thế giới
khách quan thống nhất ở bản tính vật chất của nó. Chỉ có một thế giới duy
nhất là thế giới vật chất; vật chất là cái có trước, tồn tại khách quan, độc lập
với ý thức của con người. Thế giới vật chất tồn tại vĩnh viễn, vô tận, vô hạn,
không được sinh ra và không bị mất đi. Mọi tồn tại của thế giới vật chất đều
có mối liên hệ thống nhất với nhau, đều là những dạng cụ thể của vật chất, là
những kết cấu vật chất, có nguồn gốc vật chất và chịu sự chi phối của những
quy luật khách quan, phổ biến. Nhận thức đó có ý nghĩa quan trọng, không
những định hướng cho con người về tính đa dạng của thế giới mà còn nhận
thức tính đa dạng ấy để thực hiện quá trình cải tạo hợp quy luật. Cả K. Marx,
F. Engels và V.I. Lenin đều nhấn mạnh tính thống nhất vật chất của thế giới.
Sự thống nhất đó bao hàm tính chỉnh thể, tính đa dạng, tính phong phú; sự
thống nhất đó được quy định và vận hành bởi các quy luật của tự nhiên. Trong
tác phẩm Biện chứng của tự nhiên, F. Engels cho rằng, toàn bộ giới tự
nhiên trước mắt chúng ta hình thành nên một hệ thống, đó là tổng thể của các
mối liên hệ vật chất. Chỉ cần nhận thức được vũ trụ là một hệ thống, là tổng
thể của các mối liên hệ qua lại của các loại vật thể thì tất sẽ phải rút ra kết
luận như vậy. Với quan điểm đó, chủ nghĩa duy vật biện chứng xem toàn bộ
giới tự nhiên là một hệ thống. Từ những hạt cơ bản trong thế giới vi mô đến
các hành tinh trong thế giới vĩ mô, từ giới vô cơ đến giới hữu cơ… tất cả mọi
80

sự vật, hiện tượng trong thế giới là một thể thống nhất. Tính thống nhất của
thế giới vật chất đã được khoa học chứng minh là chân thực.
Trong vật lý học, sự hiểu biết có ý nghĩa cách mạng là khám phá các
nguyên lý, các quy luật của vũ trụ, của tự nhiên chi phối thế giới trong sự hài
hòa và thống nhất. Như A. Einstein nói: “Chúng ta phải khâm phục trong
khiêm nhường sự hài hoà xinh đẹp của cấu trúc của thế giới này như khi
chúng ta có thể có được nó. Và đó là tất cả” [89]. Thông qua định luật vạn vật
hấp dẫn, I. Newton đã thống nhất trong công thức này chuyển động của các
hành tinh trong hệ mặt trời và tác động của những vật rơi trên trái đất. Đến thế
kỷ XIX, J. Maxwell đã thống nhất quy luật điện và từ thông qua chứng minh
các sóng điện từ không là gì khác ngoài các sóng ánh sáng; ông đã thống nhất
quang học và điện từ học. Vào đầu thế kỷ XX, A. Einstein thống nhất không
gian và thời gian… Tuy nhiên, mục tiêu của vật lý là khám phá sự thống nhất
ẩn sau thế giới vật chất, khám phá quy luật chung nhất chi phối thế giới. Khát
khao lớn nhất của A. Einstein (và ông đã thực hiện điều này) là đi tìm “hằng
số vũ trụ” hay phương trình trường - một sự huyền bí, nhằm khám phá điều
không thay đổi trong phạm vi toàn bộ sự biến đổi, một sự thống nhất ngay từ
nguồn cội của cả hệ thống vật chất trong vũ trụ bao la và bí ẩn. Dưới góc độ
đó, A. Einstein nói: “Chúng ta nghĩ về vật chất như là điều gì đó không thể
nào sáng tạo ra, và cũng không thể bị hủy diệt” [56, tr. 114].
Suốt cuộc đời nghiên cứu và sáng tạo, A. Einstein thường xuyên đặt
nhiều câu hỏi liên quan đến tâm linh, tín ngưỡng vũ trụ hay tôn giáo vũ trụ.
Tuy nhiên, tất cả những trăn trở và chiêm nghiệm của ông chỉ nhằm mục đích
duy nhất là đi tìm sự thống nhất, tìm qui luật chi phối cả vũ trụ trên cơ sở
nhận thức về sự hài hòa của nó. Bởi vì trong quan niệm của A. Einstein, thế
giới là một phức hợp nhưng hài hòa; sự đa dạng của thế giới ẩn chứa trong nó
81

những giai điệu tuyệt vời của vũ trụ. A. Einstein nói: “Tôi hoàn toàn không
nghĩ rằng tất cả mọi chuyện đều đã được định trước. Những định luật vật lý
cho vũ trụ một đường hướng chung, các định luật này cho phép sự sống và ý
thức xuất hiện. Nhưng còn tính bất định lượng tử và hỗn độn nữa. Chính là
chúng đã dành chỗ cho ý chí tự do, cho tính phức tạp và phong phú của thế
giới, nơi có vô số loài động, thực vật và những buổi hoàng hôn luôn mới mẻ”
[60, tr. 220]. A. Einstein khác với những nhà vật lý khác; ông dám tấn công
vào sự trói buột của lý luận cũ. Bởi vì, nếu vẫn theo lý luận của quan điểm
truyền thống thì không thể nào giải thích được các hiện tượng như quang học,
điện tử học… “Ông thấy rằng, chỉ có đi sâu vào nghiên cứu bản chất của thế
giới vật chất, và nghiên cứu nắm cho được chuẩn xác khái niệm không gian
và thời gian thì mới tìm ra được lý luận chính xác” [66, tr. 266]. Trong sự
thống nhất của thế giới theo quan niệm của A. Einstein, con người luôn có
một cảm giác lạ lẫm và say mê trước một trật tự có vẻ ngẫu nhiên đầy diệu
kỳ, thách thức sự khám phá. Giải thích về vấn đề này, A. Einstein đã so sánh:
“Chúng ta ví như một đứa trẻ nhỏ bé bước vào một thư viện khổng lồ chứa
đầy sách bằng nhiều ngôn ngữ. Đứa trẻ biết rằng có một người nào đó đã viết
những cuốn sách này. Nhưng nó không biết như thế nào. Nó không hiểu các
ngôn ngữ đã được sử dụng để viết các quyển sách đó. Đứa trẻ ngờ một trật tự
huyền bí chứa trong sự sắp xếp các quyển sách, nhưng không biết trật tự đó là
gì” [69, tr. 321].
Trong bài báo Lược giải Thuyết tương đối, hình thành, hiện tình và
triển vọng, Phạm Xuân Yêm đã viết: “A. Einstein là người trước tiên nhận ra
cái toàn bộ chẳng sao tách biệt giữa vật chất - lực (cái bị chứa) và không -
thời gian (cái vỏ chứa). Tất cả chỉ là một mà ông gọi là vũ trụ và khoa học
nghiên cứu cái toàn bộ đó mang tên là vũ trụ học mà nguyên tắc vẫn tiếp tục
82

làm nền tảng rọi sáng cho mãi đến ngày nay, mặc dầu thay đổi nhiều về chi
tiết và mô hình ban đầu” [73]. Trong những năm cuối đời, A. Einstein không
ngừng nỗ lực xây dựng lý thuyết trường thống nhất nhằm chứng minh tính hài
hòa và thống nhất của thế giới vật chất. Theo A. Einstein, các định luật vật lý
chi phối thế giới vi mô (ở mức độ nguyên tử) cũng có thể áp dụng đối với thế
giới vĩ mô (vũ trụ). Lý thuyết trường thống nhất, theo quan niệm của A.
Einstein có thể giải thích được mọi hiện tượng vật lý theo một khuôn mẫu cố
định; tất cả bốn lực trong tự nhiên (lực hút, điện lực, từ trường và lực nguyên
tử) đều có thể giải thích được bằng một lý thuyết duy nhất. A. Einstein nói:
“Thật là một cảm giác tuyệt vời khi khám phá được tính thống nhất của một
phức hợp các hiện tượng vốn biểu hiện trước cảm quan trực tiếp như những
sự vật hoàn toàn tách biệt nhau” [69, tr. 325]. Năm 1950, lần đầu tiên A.
Einstein trình bày thuyết trường thống nhất. Ông hy vọng với lý thuyết này vũ
trụ bí ẩn sẽ được giải mã; thế giới vật chất và vũ trụ bao la từ nay sẽ thống
nhất trong một quan niệm. Lý thuyết của A. Einstein vấp phải chướng ngại là
chưa được những sự kiện vật lý kiểm chứng do những khó khăn về mặt toán
học. Tuy nhiên, cho đến những ngày cuối cùng của đời mình, A. Einstein vẫn
tin rằng lý thuyết trường thống nhất của ông giải thích và chứng minh được sự
hiện hữu của một vũ trụ có sắp đặt rất trật tự.
Cùng với thuyết tương đối, học thuyết vĩ đại nhất của loài người; sự
lãng mạn khoa học của A. Einstein trong thuyết trường thống nhất đã mang
lại một mô hình vũ trụ kiểu A. Einstein. Một trong những đặc tính quan trọng
của mô hình đó là tính thống nhất của vũ trụ. Tuy sự kiểm chứng là cần thiết
để xác thực chân lý khoa học nhưng điều đó không dập tắt những khát khao
vươn lên của con người nói chung và bản thân A. Einstein nói riêng về sự làm
mờ đi những giới hạn của sự hiểu biết trong công cuộc chinh phục và cải tạo
83

thế giới. Giống như W. Heisenberg đã giải bày: “Tôi cho rằng khát vọng vượt
qua những điều đối lập, bao gồm sự tổng hợp cả hiểu biết duy lý và trải
nghiệm tâm linh về tính thống nhất, là một nét đặc trưng nhất, dù được thể
hiện ra hay không được nói ra, của thời đại chúng ta” [59, tr. 10].
Quan niệm về sự thống nhất của vũ trụ của A. Einstein được thể hiện
một cách nhất quán trong thái độ nghiên cứu khoa học và thái độ sống. Nhà
vật lý Trịnh Xuân Thuận nhận xét một cách tinh tế rằng, người ta cũng đã
quan sát thấy ở A. Einstein những vết rạn nứt trên bình diện cá nhân. Vết rạn
nứt trong đời sống riêng tư xuất phát từ niềm say mê cống hiến cho khoa học,
cho việc tìm kiếm quy luật chung nhất chi phối thế giới của A. Einstein như là
một sứ mệnh khoa học chân chính mà ông suốt đời theo đuổi. Điều này đã
được chính bản thân A. Einstein xác nhận: “Đối với một người như tôi, trong
quá trình phát triển của mình, sẽ xuất hiện một bước ngoặt quyết định khi dần
dần không còn quan tâm gì đến những cái chỉ mang tính chất riêng tư và bột
phát nữa, nhằm dành toàn bộ những nỗ lực của mình cho việc tìm hiểu bản
chất vạn vật” [59, tr. 20]. Theo chúng tôi, sự nổ lực tìm hiểu bản chất của các
sự vật hiện tượng của A. Einstein chính là hành trình đi tìm sự thống nhất của
thế giới, của vũ trụ theo quan niệm của ông.
Tóm tại, theo quan điểm của chủ nghĩa Marx-Lenin, quan niệm về sự
thống nhất thế giới của A. Einstein thể hiện tính duy vật và biện chứng. A.
Einstein đã trực tiếp hoặc gián tiếp thừa nhận thế giới là vật chất, không do ai
sáng tạo ra cũng không thể bị tiêu diệt; tồn tại khách quan và độc lập với nhận
thức của con người. A. Einstein luôn đặt sự đa dạng trong thống nhất để
nghiên cứu, nhận thức và ông xem sự thống nhất có được dựa trên sự chi phối
của các quy luật tự nhiên. Trong một cuộc trò chuyện với R. Tagore vào năm
1930, A. Einstein đã nói: “Có hai khái niệm khác nhau về bản chất của vũ trụ:
84

Thế giới là một sự hài hòa phụ thuộc vào con người. Thế giới là một thực thể
không phụ thuộc vào nhân tố con người” [88, tr. 40]. Quan niệm của A.
Einstein, cho thấy rằng vũ trụ luôn hài hòa vì cuộc sống tươi đẹp của con
người, như nguyên lý vị nhân diễn giải. Mặt khác, thế giới là một thực thể độc
lập với con người; do vậy, vũ trụ sẽ không có chỗ cho một Thượng đế được
sản sinh từ cảm giác của con người chi phối mọi hoạt động.

2.2. Tư tưởng của Albert Einstein về nhận thức luận


Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, một trong hai nội
dung của vấn đề cơ bản của triết học đó là nhận thức luận. Trong quá trình
phát triển của lịch sử triết học, xuất phát từ thế giới quan, mỗi trường phái
(nhà) triết học có quan niệm về nhận thức, về bản chất nhận thức khác nhau.
Quan điểm duy vật cho rằng, nhận thức là sự phản ánh thế giới khách quan
vào trong bộ óc con người thông qua sự cảm biết của các giác quan. Quan
điểm duy tâm chủ quan lập luận, nhận thức là sự phản ánh trạng thái chủ quan
của con người (thông qua cảm giác, xúc cảm) hoặc quan niệm, tri thức có tính
chất tiên nghiệm, tức tri thức đã có sẵn trong đầu óc con người. Quan điểm duy
tâm khách quan và tôn giáo cho rằng, tri thức có bản chất siêu nhiên; con người
biết được là nhờ các lực lượng siêu nhiên mang lại thông qua sự hồi tưởng, đốn
ngộ, mặc khải, niềm tin… Từ xuất phát điểm khác nhau về bản chất của nhận
thức, đã hình thành những quan niệm khác nhau về con đường nhận thức. Chủ
nghĩa duy vật biện chứng khẳng định rằng, tri thức không phải là cái có sẵn
trong đầu óc con người. Nhận thức là sự phản ánh thế giới khách quan vào
đầu óc con người theo quá trình từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ
chưa hoàn thiện đến hoàn thiện, từ hiện tượng đến bản chất. Ở trình độ thấp là
nhận thức cảm tính (trực quan sinh động), trình độ cao hơn là nhận thức lý
tính (tư duy trừu tượng).
85

Nghiên cứu những tác phẩm của A. Einstein và về A. Einstein chúng ta


thấy, là một nhà khoa học tự nhiên, ông không chủ tâm bàn về nhận thức theo
nghĩa đầy đủ như một nhà triết học. Tuy nhiên, thuyết tương đối của A.
Einstein đã thật sự tạo ra những chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức. Đánh giá
tính chất cách mạng và việc cần xem xét lại khái niệm thời gian liên quan đến
thuyết tương đối, M. Planck đã viết: “Nó đã vượt trội về tính táo bạo, hơn hẳn
tất cả những gì từng có lâu nay trong nghiên cứu tự nhiên tư biện, quả như
vậy, trong nhận thức luận triết học” [13, tr. 386]. Giáo sư D. Hoffmann, Viện
Max - Planck nghiên cứu lịch sử khoa học Berlin, cũng đã nhắc lại ý kiến
quan trọng của nhà vật lý sáng lập thuyết lượng tử: “M. Planck bị ấn tượng
đặc biệt bởi sự táo bạo mà A. Einstein đã xét lại khái niệm thời gian của vật lý
Newton” [46, tr.109]. Cùng với thuyết tương đối, quan điểm về nhận thức của
A. Einstein được bộc lộ thông qua những bài phát biểu, những bài viết, những
tiểu luận khoa học của ông. Bài viết thể hiện khá sâu sắc quan điểm của A.
Einstein về nhận thức đó là Nhận xét về lý luận nhận thức của Bertrand
Russell (Remarks on Bertrand Russell’s Theory of Knowledge). Tiểu luận
này được A. Einstein viết cho lời tựa tập 5 của tuyển tập Library of Living
Philosophers do P. Schilpp chủ biên, xuất bản lần đầu năm 1946, đề cập
riêng về triết học B. Russell.
T. Kuhn đã từng nhận xét rằng, toàn bộ lịch sử khoa học chứng tỏ rằng
tất cả các cuộc cách mạng khoa học đều là sự bác bỏ một hệ ý niệm cũ cùng
với sự tiếp nhận một hệ ý niệm mới. Điều này rất đúng khi đề cập đến nhận
thức luận của A. Einstein. Yêu cầu cần thiết phải thay đổi ý nghĩa của các
khái niệm đã biết là vấn đề có tính chất mới mẻ trong thuyết tương đối của A.
Einstein. Nhận thức luận của A. Einstein xuất phát từ quan niệm triết học
đóng một vai trò quan trọng trong việc hình thành các ý niệm nền tảng của
86

khoa học, nhất là trong giai đoạn cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. Chính trong
giai đoạn bộc lộ những nhiễu loạn về phương pháp luận và dao động về thế
giới quan, sự phát triển của khoa học rất cần sự hiện diện của triết học. A.
Einstein cho rằng: “Nhận thức luận mà không tiếp xúc với khoa học sẽ biến
thành công thức rỗng. Khoa học mà không có nhận thức luận sẽ là - trong
chừng mực có thể hình dung được - thô thiển và mơ hồ” [69, tr. 256]. Chính
với quan niệm như vậy, trong quá trình sáng tạo của A. Einstein, những vấn
đề thuộc về nhận thức của thời đại đặt ra đã được A. Einstein giải quyết theo
cách của ông. Khảo cứu về tư tưởng của A. Einstein, chúng ta nhận thấy rằng
đối với nhận thức luận, A. Einstein đã có những đóng góp giá trị qua thuyết
thực tại và quan niệm về con đường nhận thức thế giới khách quan.

2.2.1. Thuyết thực tại của Albert Einstein


Gắn khoa học với siêu hình học, khoa học hiện đại đã đặt con người
vào trung tâm của quá trình nhận thức thực tại. Con người không phải là
khách thể mà là chủ thể quan sát thực tại đó. Giống như K. Marx đã dự báo
rằng, khoa học tự nhiên sẽ bao gồm khoa học về con người, cũng như khoa
học về con người sẽ bao gồm khoa học tự nhiên, và đó sẽ là một khoa học. Từ
trong quá trình nghiên cứu khoa học của mình, A. Einstein đã thấy được mối
quan hệ giữa các lý thuyết khoa học với bản chất của quá trình nhận thức.
Chính vì thế trong bài điếu tang E. Mach vào năm 1916, A. Einstein đã viết
rằng: Các khái niệm một khi đã tỏ ra hữu ích trong việc sắp xếp trật tự của sự
vật sẽ dễ chiếm lấy một quyền lực mạnh mẽ lên chúng ta đến độ chúng ta
quên đi nguồn gốc thế gian của chúng và xem chúng như những dữ kiện bất
di bất dịch…Con đường của sự tiến bộ khoa học thường bị bế tắc một thời
gian dài bởi những ngộ nhận như thế. Vì thế, không phải là thú tiêu khiển
nhàn rỗi nếu chúng ta tập làm quen phân tích các khái niệm vốn quen thuộc
87

và chỉ ra cơ sở tồn tại và tính hữu dụng của chúng lệ thuộc vào những tình
huống nào, rằng chúng đã thoát thai từ những hoàn cảnh nào của thực tế. Qua
đó quyền lực quá lớn của chúng sẽ bị bẻ gãy. Chúng sẽ bị loại bỏ nếu không
tự biện minh được cho sự hiện hữu, được tu chỉnh nếu sự hình thành của
chúng từ sự vật quá cẩu thả, và được thay thế bằng những khái niệm khác nếu
một hệ thống khác được thiết lập mà chúng ta vì những lý do gì đó ưa thích
hơn. Từ ý nghĩa triết học của thuyết tương đối, H. Reichenbach đã nhận định:
“Khoa học hiện đại có tính chất chống siêu hình rõ rệt. Nhà khoa học đã chỉ
đường cho nhà triết học: Tất cả những cái mà nhà triết học có thể làm là phân
tích các kết quả của khoa học. Lý thuyết về nhận thức chính là sự phân tích
bản thân khoa học” [36, tr. 83].
Trong tác phẩm Einstein, Nguyễn Xuân Xanh đã nhận xét rằng, đầu thế
kỷ XX, A. Einstein “đã sử dụng quan điểm “thực chứng luận”, hay là thuyết
“tai nghe mắt thấy” chỉ tin vào những gì con người cân, đo, đong, đếm được.
Thuyết này có ảnh hưởng rất mạnh mẽ ở thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX” [69,
tr. 257]. Chính vì vậy A. Einstein đã cắt bỏ khỏi thuyết tương đối hẹp tất cả
những gì không quan sát và không cảm nhận được bằng giác quan. Trên cái
nền thực chứng, ông đã phê phán thuyết không gian và thời gian tuyệt đối là
một thuyết thuần túy duy tâm. Theo ông, nó dựa vào những ý tưởng không
dẫn tới một kinh nghiệm thực tiễn nào, ngay cả một cách gián tiếp.
Với quan niệm rằng, mối quan hệ giữa khoa học và nhận thức luận là
mối quan hệ đặc biệt, lệ thuộc lẫn nhau. Khi nhận xét về lý luận nhận thức
của B. Russell vào năm 1946, A. Einstein đã cho rằng: Hiện đã có một sự
hoài nghi ngày càng gia tăng trước mọi thử nghiệm theo hướng tư duy thuần
túy hòng nắm bắt được điều gì đó về thế giới khách quan và thế giới sự vật
đối lập với thế giới của những biểu tượng và tư tưởng. “Niềm tin cho rằng,
88

chỉ cần tư duy thuần túy là có thể tìm ra mọi tri thức đáng giá trên đời, niềm
tin ấy khá phổ biến trong buổi đầu của triết học. Đó đã là một ảo tưởng mà bất
cứ ai cũng có thể dễ dàng nhận ra, trong một phút giây, tạm quên đi những gì
anh ta đã học được từ triết học và khoa học tự nhiên sau này [83, tr. 19-20].
Thông qua việc đánh giá có phê phán nhận thức luận của D. Hume, I. Kant;
trong bài viết “Nhận xét về lý luận nhận thức của Bertrand Russell”, A.
Einstein đã trình bày tư tưởng nhận thức luận của mình. Ông cho rằng, khao
khát của con người là đòi hỏi phải có nhận thức được đảm bảo chắc chắn.
Ông quan niệm, nhận thức là một bộ phận trong bộ công cụ tư duy. Những
khái niệm xuất hiện trong tư duy và trong các biểu đạt bằng ngôn ngữ của
chúng ta, tất cả - từ những điểm nhìn logic - là những sáng tạo tự do của tư
duy trên cơ sở các kinh nghiệm được quan sát và kiểm chứng.
Trong tác phẩm Einstein cuộc đời và vũ trụ, W. Isaacson cho rằng, cuộc
tranh luận giữa A. Einstein với các đại biểu của trường phái Copenhagen về
cơ học lượng tử không chỉ liên quan đến việc liệu Thượng đế có chơi trò
xúc xắc với vũ trụ hay không. “Cuộc tranh luận này cũng không chỉ bàn về
thuyết nhân quả, tính cục bộ hay tính trọn vẹn. Nó bàn về sự thực. Liệu sự
thực có tồn tại không? Nói chính xác hơn, liệu có tồn tại một sự thực tồn tại
độc lập với những gì chúng ta có thể quan sát được? Vấn đề trung tâm, A.
Einstein nói về cơ học lượng tử, không phải là thuyết nhân quả mà là thuyết
duy thực” (đó chính là “thuyết thực tại” – theo quan điểm của người nghiên
cứu)”. [32, tr. 445]. N. Bohr và những người thuộc trường phái Copenhagen
giễu cợt ý tưởng về một sự thực tồn tại phía sau những gì chúng ta có thể
quan sát được. Song với A. Einstein, tất cả những con người biết được đều là
kết quả của thử nghiệm và quan sát, chứ không nằm ngoài phạm vi hiểu biết.
Ông tin rằng có một sự thực khách quan độc lập với những quan sát của con
89

người. Chúng tôi đồng tình với quan điểm của W. Isaacson khi cho rằng,
thuyết thực tại của A. Einstein gồm 3 đặc tính:
Thứ nhất, có một sự thực tồn tại độc lập với khả năng quan sát của
chúng ta. A. Einstein quan niệm rằng, ngay cả trong cuộc sống thường nhật,
ta cũng luôn phải gán cho những vật dụng một thực tại độc lập với con người.
Chúng ta làm điều này để gắn kết những cảm quan khi nhận thức một cách
hợp lý. Ví dụ, nếu không có ai ở trong nhà, mọi vật dụng vẫn ở nơi mà nó ở.
Trong cuốn tự truyện của mình A. Einstein đã viết: “Vật lý học là sự cố gắng
dựa trên các khái niệm nhằm nắm bắt sự thực vì nó được xem là tồn tại độc
lập với việc nó được quan sát. Xét từ góc độ này chúng ta có thể nói về “sự
thực vật lý” [32, tr. 445]. Lý luận của A. Einstein đã cho chúng ta thấy rằng
không gian và thời gian không phải là những vật thể lý tưởng, cũng không
phải là những dạng trật tự cần thiết cho trí tuệ của con người. Thuyết tương
đối bảo vệ tính thực tại của không gian và thời gian. Các khái niệm này mô tả
các quan hệ giữa các vật thể và các quan hệ này nói lên các định luật vật lý
tổng quát xác định một số đặc tính cơ bản của thế giới vật lý.
Đề cập đến thực tại vật lý, A. Einstein cho rằng thế giới khách quan
hoàn toàn độc lập với nhận thức con người. Kết quả của quá trình nhận thức
là những khái niệm, những phạm trù được tổng kết từ thực tiễn thông qua tư
duy sáng tạo, những hình ảnh đó là sự phản ánh thế giới bên ngoài vào đầu óc
con người. A. Einstein viết: “Khái niệm vật chất là sự sáng tạo tự do của tư
duy con người, và ngược lại, tuy nhiên điều đó dường như là một quyết đoán
độc nhất vô nhị của thế giới bên ngoài” [56, tr. 69]. Luận điểm này hoàn toàn
phù hợp với quan niệm của chủ nghĩa duy vật biện chứng về vai trò của chủ
thể và khách thể trong quá trình nhận thức thế giới.
90

Thứ hai, niềm tin của A. Einstein dành cho tính hữu phân và tính cục
bộ. Nói cách khác, vật thể xuất hiện tại một điểm nào đó trong không - thời
gian, và tính hữu phân là một đặc tính của chúng. Theo A. Einstein, tính hữu
phân có nghĩa là các hạt hoặc các hệ thống khác nhau xuất hiện tại vị trí
không gian khác nhau luôn có sự độc lập với nhau; tính cục bộ có nghĩa là
một hoạt động liên quan đến một trong những hạt hoặc hệ thống này không
thể ảnh hưởng đến một hạt hoặc một hệ thống khác tại vị trí không gian khác,
trừ khi có thứ gì đó chuyển động giữa các hạt hoặc hệ thống này, sự chuyển
động này bị giới hạn bởi vận tốc của ánh sáng. A. Einstein đã nói với M. Born
rằng: Nếu chúng ta từ bỏ giả thuyết rằng những gì tồn tại ở những khu vực
khác nhau trong không gian có sự độc lập của chính nó, thì tôi không thể hiểu
được vật lý học đang muốn mô tả thứ gì. Theo ông, thuyết thực tại và cục bộ
là nền móng của vật lý. Với những gì ông trao đổi cùng M. Born thì “Vật lý
học cần mô tả được sự thật trong không gian và thời gian, không chấp nhận sự
tác động bí ẩn giữa hai đối tượng cách xa nhau” [32, tr. 435]. Theo W.
Isaacson, chính điều đó đã làm cho A. Einstein không ngừng bám chặt lấy
thuyết thực tại, niềm tin rằng có “sự thật” tồn tại “độc lập với những gì chúng
ta quan sát được”. Niềm tin này là một trong những nguyên nhân khiến ông
không thỏa mãn với nguyên lý về sự không chắc chắn của W. Heisenberg và
các nguyên lý khác của cơ học lượng tử khẳng định rằng kết quả quan sát
chính là sự thật. Băn khoăn đó cũng chính là câu hỏi mà A. Einstein đã đặt ra
khi tham dự buổi thuyết trình của Leon Rosenfeld, một nhà vật lý học người
Bỉ quan tâm nhiều đến triết học vào năm 1933: “Giả sử hai hạt chuyển động
hướng về nhau với xung lượng cực lớn như nhau, và chúng tương tác trong
một khoảnh khắc cực nhỏ khi chúng lướt qua một số vị trí nào đó. Khi đó, từ
các điều kiện của thử nghiệm, rõ ràng anh ta có thể suy luận được xung lượng
91

của hạt còn lại” [32, tr. 433]. Với câu hỏi đặt ra cho Rosenfeld, A. Einstein đã
triển khai khái niệm tính cục bộ. Theo A. Einstein, nếu hai hạt trong không
gian cách xa nhau, bất kỳ điều gì xảy ra với hạt này cũng đều độc lập với
những gì xảy ra với hạt còn lại, và không có lực nào có thể giúp chúng tương
tác với vận tốc nhanh hơn vận tốc ánh sáng.
Thứ ba, niềm tin của A. Einstein dành cho thuyết nhân quả, thuyết này
ngụ ý muốn nói đến sự chắc chắn và thuyết tiền định cổ điển. Ý tưởng cho
rằng xác suất đóng một vai trò quan trọng trong sự thực là một ý tưởng khiến
ông bối rối không kém ý tưởng cho rằng việc quan sát của chúng ta có thể ảnh
hưởng đến xác suất đó. N. Bohr đã nói: “Thuyết nhân quả có thể được xem
như một phương thức của nhận thức, nhằm thông qua đó, chúng ta hạn chế
dấu ấn cảm quan trong trật tự vật chất” [56, tr. 109]. Một số nhà vật lý, trong
đó có A. Einstein, không thể tin được rằng các sự kiện xảy ra trong tự nhiên
chẳng khác gì chơi trò xúc xắc. Điều đó xuất phát tranh luận giữa A. Einstein
với các nhà vật lý thuộc trường phái Copenhagen về nguyên lý bất định tại
Hội nghị Solvay lần thứ 5 năm 1927. Tại hội nghị này, A. Einstein đã bác bỏ
phân tích của N. Bohr và đề nghị phải xây dựng một lý thuyết đầy đủ hơn,
theo nguyên lý nhân quả. Nhưng sau khi thảo luận và phân tích, hội nghị cho
rằng nguyên lý bất định đã giải thích hiện tượng một cách đầy đủ. Hành vi
của một vi hạt riêng lẻ không mang tính nhân quả, nhưng hành vi của một hệ
rất nhiều vi hạt mang tính nhân quả thống kê. Bàn về việc giải thích ý nghĩa
của cơ học lượng tử, trong giáo trình Lịch sử vật lý học, Đào Văn Phúc đã
nhận xét về vấn đề chính yếu mà các nhà khoa học quan tâm tại Hội nghị
Solvay lần thứ 5: “Một vấn đề mang tính triết học nhiều hơn là vật lý học
cũng được hội nghị tranh luận sôi nổi. Đó là vấn đề tính hiện thực của đối
92

tượng vĩ mô và vai trò của yếu tố chủ quan trong sự nhận thức các hiện tượng
vi mô” [48, tr. 273].
Cuộc tranh luận giữa A. Einstein và N. Bohr kéo dài gần ba mươi năm,
mãi đến khi A. Einstein qua đời. Nhưng A. Einstein vẫn luôn tin rằng thiên
nhiên vận động theo quy luật, không có sự ngẫu nhiên, tùy tiện, ông luôn bảo
vệ nguyên lý nhân quả và không chấp nhận tính thống kê của thế giới vi mô.
Còn N. Bohr thì quả quyết rằng những khái niệm cơ bản của cơ học lượng tử
bắt chúng ta phải từ bỏ lý tưởng cổ điển về tính nhân quả và xem lại một cách
triệt để những quan điểm của chúng ta về vấn đề thực tại vật lý. Tuy nhiên, A.
Einstein vẫn giữ vững quan điểm của mình khi cho rằng thế giới vi mô phải
có một trạng thái thực, nó tồn tại khách quan, không phụ thuộc vào bất kỳ sự
quan sát hay đo đạc nào, và về nguyên tắc nó có thể được mô tả bằng các cách
biểu đạt của vật lý học. Trong một lần có người hỏi A. Einstein rằng, nhân
loại là những sinh linh tự do? “Không, tôi là người tin vào thuyết tiền định -
Ông đáp - Mọi thứ đều đã được định sẵn, từ đầu đến cuối, bởi những sức
mạnh mà chúng ta không thể kiểm soát được. Nó được quyết định đối với sâu
bọ lẫn các tinh tú. Nhân loại, cỏ cây hoặc những hạt bụi trong vũ trụ, tất cả
đều được hòa mình trong một điệu nhảy bí ẩn, nhịp nhàng bởi một nhạc
trưởng vô hình” [32, tr. 387-388].
Vật lý học hiện đại khám phá ra vị trí trật tự thế giới; mặt bằng cụ thể
của sự tồn tại, tạo nên mức độ bên ngoài còn rất hời hợt. Trong khi ở mức độ
sâu sắc hơn, mặt bằng thực tại tinh vi hơn, sự vật tồn tại trong một trạng thái
tiềm năng thống nhất. Ở trình độ khác nhau, nguyên nhân và hậu quả xảy ra ở
mức độ khác nhau. A. Einstein nói: “Nhiều người thấm nhuần các trật tự quy
củ trong tất cả các sự kiện khắc ghi vào trí nhớ của họ, và trở thành người có
lòng tin chắc chắn rằng, họ không thể nào bỏ qua một bên trật tự quy củ này,
93

dù cho hoàn cảnh diễn biến tự nhiên có khác nhau. Đối với ông ta, không có
quy luật nhân bản, cũng không có quy luật thiêng liêng nào sẽ tồn tại, với tư
cách như một nguyên nhân độc lập với các sự kiện tự nhiên” [56, tr. 108].
W. Isaacson cho rằng, chúng ta có thể hình dung một thuyết thực tại chỉ
có hai, thậm chí chỉ có một, trong số ba đặc tính này, và A. Einstein không
ngừng suy nghĩ về một khả năng như thế. “Các học giả thường tranh luận về
việc A. Einstein suy nghĩ nhiều về đặc tính nào trong số ba đặc tính này.
Nhưng A. Einstein vẫn không ngừng hy vọng, và tin tưởng, rằng cả ba đặc
tính này cùng xuất hiện trong một lúc. Không những thế, ông còn xem đó là
tín ngưỡng của mình mãi đến khi ông qua đời” [32, tr. 446].
Với quan niệm về thực tại có thể kiểm chứng làm cơ sở cho nhận thức,
song với bản tính không giáo điều, chính A. Einstein lại là người giải phóng
khoa học ra khỏi ảnh hưởng của triết học thực chứng luận sau đó. Bởi vì ông
cho rằng, mỗi một quan điểm triết học về nhận thức luận chỉ có một lĩnh vực
hiệu lực tương đối, không bao giờ tuyệt đối cả. Về nguyên tắc sẽ thật sai lầm
nếu xây dựng lý thuyết chỉ dựa trên những đại lượng quan sát được; vì đúng
ra thực tế phải ngược lại. Chính lý thuyết quyết định về cái mà người ta có thể
quan sát được. Theo A. Einstein, một nhà khoa học hay một người có suy
nghĩ khoa học, không thể là một người giáo điều chỉ biết bám vào một hệ
thống triết học cố định mà phải có nhiều chọn lựa khi cần thiết. A. Einstein đã
lý giải: “Anh ta (nhà khoa học) là một người duy thực khi muốn diễn tả một
thế giới độc lập với những hành động của tri giác; là một người duy tâm khi
xem các khái niệm và lý thuyết là những trước tác tự do của tư duy con
người; là một người duy thực chứng luận khi xem các khái niệm và lý thuyết
của anh ta chỉ hợp lý trong chừng mực chúng cung cấp được một sự diễn tả
logic của các quan hệ giữa những điều đã cảm nhận được bằng giác quan”
94

[69, tr. 260]. Với lập luận như vậy, trong nhận thức luận có vẻ như A.
Einstein cũng đã mâu thuẫn. Nhưng đó chính là mâu thuẫn trong thống nhất.
Từ thuyết thực tại của A. Einstein, P. Schilpp đã viết trong tác phẩm “Albert
Einstein - Nhà triết học khoa học” rằng: “Sự tin tưởng vào một thế giới bên
ngoài độc lập với chủ thể nhận biết là cơ sở của toàn bộ khoa học tự nhiên.
Tuy nhiên, vì sự nhận biết bằng giác quan chỉ cho thông tin về thế giới khách
quan này hay là về “thực tại vật lý” một cách gián tiếp, cho nên chúng ta chỉ
có thể nắm được thực tại vật lý ấy bằng cách suy đoán. Từ đó ta suy ra rằng,
các khái niệm của chúng ta về thực tại vật lý không bao giờ kết thúc. Chúng
ta phải luôn luôn sẵn sàng thay đổi các khái niệm này - nghĩa là cấu trúc tiên
đề của vật lý học - để đánh giá đúng các sự kiện được nhận biết theo cách
hoàn hảo nhất về logic” [99, tr. 243].
Theo Eintsein có một sự thực tồn tại độc lập với sự nhận biết của con
người nhưng để nhận biết sự thực đó (thực tại khách quan) cơ chế của quá
trình nhận thức phải có sự linh hoạt cần thiết để nhận thức đúng đắn thế giới
như nó đã tồn tại. Để làm được điều đó cần phải vượt qua hai loại ảo tưởng
mà A. Einstein gọi là ảo tưởng nặng vẻ quý tộc và ảo tưởng nặng vẻ bình dân.
Trong đó “ảo tưởng nặng vẻ quý tộc” cho rằng chỉ cần tư duy thuần túy là có
thể tìm ra mọi tri thức đáng giá trên đời; còn “ảo tưởng nặng vẻ bình dân” là
về “một thuyết thực tại ngây thơ”, theo đó sự vật “tồn tại” y hệt như khi ta tri
giác chúng bằng giác quan. Ảo tưởng này chi phối hoạt động thường nhật của
con người và thú vật. Nó cũng là khởi điểm của các khoa học, nhất là các
khoa học tự nhiên” [11, tr. 73]. A. Einstein còn cho rằng, việc vượt qua hai
loại ảo tưởng trên không độc lập với nhau. So ra, việc vượt qua thuyết thực tại
ngây thơ là đơn giản hơn. Nếu không vượt qua được ảo tưởng đó, sẽ dẫn đến
những thành kiến triết học có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của khoa học.
95

Chỉ ra tác động của vấn đề này đối với Oswald và E. Mach, A. Einstein đã
nói: Sự không thiện cảm của những nhà nghiên cứu này đối với thuyết nguyên
tử rõ ràng là bắt nguồn từ quan niệm triết học thực chứng luận của họ. Đó là
một thí dụ đáng suy ngẫm, rằng ngay những nhà nghiên cứu khoa học có tinh
thần táo bạo và bản tính tinh tế vẫn có thể bị kìm hãm bởi những thành kiến
triết học trong việc diễn giải các sự kiện.
Tóm lại, với thuyết thực tại, A. Einstein quan niệm rằng có một sự thực
tồn tại độc lập với khả năng quan sát của chúng ta. Để nhận thức chân lý
khách quan, A. Einstein đã xuất phát từ thực tại vật lý, ông tin rằng mọi tri
thức đạt được đều có cơ sở khoa học và phải được kiểm chứng mà không
chấp nhận bất kỳ sự ngẫu nhiên, may rủi. Chân lý đạt được trong nhận thức
của A. Einstein là phức hợp của trực giác, lý tính và của cả kinh nghiệm thực
tiễn. Bằng trực giác và trải nghiệm khoa học, coi trọng khả năng thấu triệt của
tư duy lý tính, song ông không xem thường nhận thức kinh nghiệm. Nhận
thức luận của A. Einstein không phải là chủ nghĩa duy lý hay chủ nghĩa kinh
nghiệm mà chính ông đã kết hợp được những yếu tố hợp lý và khắc phục
được những hạn chế của hai khuynh hướng đối lập này. Đó là vấn đề có giá
trị trong tư tưởng triết học của A. Einstein đối với sự phát triển của lý luận
nhận thức.

2.2.2. Con đường nhận thức của Albert Einstein


Khi phát triển toàn diện lý luận nhận thức của chủ nghĩa Marx, dựa trên
cơ sở học thuyết về sự phản ánh, V.I. Lenin đã viết: “Cảm giác, đó là mối
quan hệ thẳng, trực tiếp của ý thức với thế giới bên ngoài, là sự chuyển hoá
năng lượng kích thích bên ngoài vào thực tại của nhận thức” [37, tr. 39]. Thực
tại đó là sự miêu tả các sự vật và các quá trình hiện thực, đang xảy ra trong tự
nhiên, còn chính nhận thức là quá trình biện chứng của sự phản ánh bằng ý
96

thức về thế giới khách quan. Từ đó V.I. Lenin đã đưa ra ba kết luận quan
trọng có tính nguyên tắc về nhận thức luận: 1) Sự vật tồn tại một cách khách
quan và độc lập với ý thức của con người; 2) Giữa hiện tượng và "vật tự nó"
không có một sự khác biệt có tính nguyên tắc nào cả; 3) Sự nhận thức hiện
thực phát triển từ chỗ chưa biết đến biết, từ nhận thức chưa đầy đủ, chưa
chính xác đến nhận thức đầy đủ và chính xác hơn.
Về nhận thức, A. Einstein quan niệm rằng, thế giới xung quanh chúng
ta tồn tại độc lập, là cơ sở để con người nhận thức. Thế giới là một trật tự
thống nhất, được sắp xếp có quy luật. Các sự vật hiện tượng trong thế giới tồn
tại và hoạt động hài hòa cùng một điệu nhảy của “bản giao hưởng vũ trụ”.
Trước thế giới đa dạng và thiên nhiên kỳ vĩ đã đem lại cho A. Einstein nhiều
cảm giác kỳ lạ. Trong một bức thư năm 1945, A. Einstein viết: “Điều tôi thấy
trong Thiên Nhiên là một cấu trúc lộng lẫy mà chúng ta chỉ có thể hiểu một
cách rất bất toàn và chắc phải làm cho một người tư duy tràn đầy một cảm
giác khiêm tốn” [42, tr. 8]. Theo ông, để biết được thế giới ấy không phải là
điều đơn giản. Cảm giác bất toàn trong sự chiêm ngưỡng và nhận thức thế
giới đòi hỏi phải có một con đường, một nguyên tắc để khám phá thế giới như
nó đã và đang tồn tại.
Là nhà khoa học, về nhận thức A. Einstein đứng trên quan điểm duy
vật. Ông không tin vào sự mặc khải, tức là sự tiết lộ của Thượng đế về những
bí mật của thế giới cho một vài người, mà trái lại, con người nhận thức thế
giới bằng chính lý trí của mình. Theo ông, mặc dù lý trí con người là nhỏ bé,
nhưng là cái duy nhất mà con người có được để nhận thức thế giới. Trong bài
báo Albert Einstein - nhà khoa học, nhà triết học, Nguyễn Tấn Hùng nhận xét
rằng, A. Einstein đã kịch liệt phê phán niềm tin tôn giáo cùng những lý thuyết
bịa đặt về khả năng nhận thức những bí mật của thế giới thông qua sự liên hệ
97

trực tiếp của linh hồn con người với thần thánh, như chủ nghĩa duy linh,
chủ nghĩa thần trí. Nhận xét đó xuất phát từ luận điểm của A. Einstein:
“Khuynh hướng thần bí của thời đại chúng ta đặc biệt thể hiện ở sự gia tăng
đột ngột của cái gọi là chủ nghĩa thần trí và chủ nghĩa duy linh, theo tôi chỉ là
dấu hiệu của yếu đuối và sự nhầm lẫn. Bởi vì những kinh nghiệm nội tâm của
chúng ta chỉ là những biểu tượng và sự kết hợp những ấn tượng cảm tính, do
đó quan niệm về một linh hồn không có cơ thể đối với tôi hình như chỉ là sự
trống rỗng và vô nghĩa” [78, tr. 40].
Nhận biết rằng, “tất cả nhận thức về thực tại đều xuất phát từ kinh
nghiệm (thực tiễn) và lại trở về lại nó” nhưng A. Einstein không quá đề cao
chủ nghĩa kinh nghiệm cũng như biểu hiện hiện đại của nó là chủ nghĩa thực
chứng mới. Mặt khác, nếu quá tin vào nhận thức lý tính của tư duy thuần túy
sẽ mắc phải những ảo tưởng dẫn đến sai lầm trong nhận thức. A. Einstein nói:
“Hết năm này qua năm khác, lòng say mê hiểu biết dẫn chúng ta đến với ảo
tưởng rằng con người có khả năng nhận thức thế giới khách quan một cách
thấu đáo bằng tư duy thuần túy, không dựa trên nền tảng của chủ nghĩa kinh
nghiệm hoặc khiếm khuyết của thuyết không tưởng” [56, tr. 76]. A. Einstein
cho rằng, niềm tin cần phải dựa một cách tốt nhất trên cả kinh nghiệm và tư
duy. Ông cũng đã nhận ra điểm yếu của tư duy duy lý là ở chỗ, có những tri
thức đóng vai trò tất yếu và quyết định hành vi ứng xử và sự phán xét của con
người, song nó không chỉ tìm được bằng phương pháp khoa học cứng nhắc.
Bởi vì, phương pháp khoa học chỉ mang đến cho con người các sự kiện liên
hệ với nhau, quy định lẫn nhau như thế nào. Ông nhấn mạnh rằng: “Khát
vọng vươn tới tri thức khách quan là cái tối cao mà con người có khả năng đạt
được, và các bạn chắc sẽ không nghi ngờ tôi có ý định xem nhẹ những thành
tựu và những nỗ lực anh hùng của con người trong lĩnh vực này. Tuy nhiên,
98

cũng rõ ràng rằng tri thức về cái đang tồn tại sẽ không mở cửa trực tiếp đi đến
tri thức về cái sẽ phải tồn tại. Một người có thể có tri thức rõ ràng nhất, hoàn
chỉnh nhất về cái đang tồn tại, nhưng không thể từ đó mà suy diễn ra rằng cái
gì sẽ là mục đích của những khát vọng của con người chúng ta" [76, tr. 622].
Từ phân tích đó, A. Einstein đã chỉ ra những hạn chế của chủ nghĩa duy
lý. Bàn về sự bất cập của chủ nghĩa duy lý, A. Einstein nói rằng, cái khó hiểu
nhất của thế giới là chúng ta có thể hiểu được thế giới. Điều đó có nghĩa là sự
phi lý nhất của thế giới là ở tính duy lý của nó. Cho nên sự phát triển của khoa
học đạt được trong khi thực hiện mối quan hệ giữa con người với tự nhiên,
không chỉ có sự tương hợp giữa lý trí và tự nhiên, mà còn có một nhân tố thứ
ba, A. Einstein gọi đó là trực giác. Trực giác mà A. Einstein đề cập đến chính
là sự tưởng tượng phong phú của con người (nhà khoa học) vượt quá giới hạn
bình thường của lý trí. “Trực giác của nhà khoa học là kết quả của quá trình
tiềm thức tiếp sau một quá trình lý tính rất tập trung, kéo dài, sâu sắc; kết quả
đó lại (và phải) được diễn ra rõ ràng bằng lý tính và nó chỉ có giá trị khi nó
được lý tính kiểm tra, công nhận” [14, tr. 123]. Chính vì vậy, A. Einstein cho
rằng trí tưởng tượng quan trọng hơn kiến thức. Lịch sử phát triển khoa học và
một số thành tựu vĩ đại của nhân loại đã minh định quan niệm này của A.
Einstein là hoàn toàn chân thực. Bên cạnh kinh nghiệm và lý trí, trực giác có
vai trò quan trọng trong việc nhận thức thế giới.
Về con đường biện chứng của quá trình nhận thức, trong Nhận xét về
lý luận nhận thức của Bertrand Russell, A. Einstein đã viết: “Trong quá trình
phát triển của tư duy triết học những thế kỷ qua, câu hỏi sau đây đóng vai trò
chủ đạo: Những nhận thức nào có thể được mang lại từ tư duy thuần túy,
không phụ thuộc vào những ấn tượng cảm tính? Liệu có thể có những nhận
thức như vậy không? Nếu không, nhận thức của chúng ta có quan hệ thế nào
99

với những chất liệu thô do những ấn tượng cảm tính của giác quan cung cấp”
[83, tr. 19]. Với tư duy độc lập và lối suy nghĩ khác biệt của một nhà khoa
học, bằng phương pháp thí nghiệm độc đáo để đưa ra thuyết tương đối gây
chấn động, A. Einstein không có một phòng thí nghiệm để tiến hành thực
nghiệm mà chỉ “thí nghiệm bằng ý tưởng”. Theo A. Einstein con đường từ
thực nghiệm đến nhận thức cần những tư duy táo bạo có tính tư biện mới đưa
chúng ta đi xa, chứ không phải chỉ có sự tích lũy kinh nghiệm. Đã có quá
nhiều khối lượng kinh nghiệm không thể hiểu được. Tuy nhiên, quan niệm
của A. Einstein không phải là “duy lý tính”, mà ông đề cập đến nó trong mối
quan hệ hài hòa với kinh nghiệm và sự lóe sáng của tư duy hay vai trò của
trực giác đối với nhận thức.
Bàn về nhận thức, I. Kant đã từng nói rằng, mặc dù tất cả kiến thức đều
bắt đầu từ kinh nghiệm, nhưng không nhất thiết tất cả kiến thức đều nảy sinh
từ kinh nghiệm. Rất am hiểu hệ thống triết học của I. Kant, nhất là về nhận
thức luận, A. Einstein đã viết: “Không có một phương pháp thuần kinh
nghiệm nào mà không có một sự xây dựng khái niệm tư biện; và không có tư
duy tư biện nào mà những khái niệm của nó không phản ánh tư liệu kinh
nghiệm, vốn là nguồn gốc của nó” [69, tr. 334]. A. Einstein đã hiểu rất rõ vai
trò của nhận thức kinh nghiệm đối với việc hình thành các khái niệm (kể cả
những khái niệm khoa học) đồng thời ông cũng nhận ra mối quan hệ biện
chứng giữa chúng. Nhận xét về con đường nhận thức của A. Einstein, Nguyễn
Xuân Xanh cho rằng, với A. Einstein tư liệu của thí nghiệm là những thực thể
ở dưới đất, chúng là biểu lộ cục bộ của những nguyên lý nào đó ở trên trời, và
tư duy của con người phải lên trên trời để tìm, bằng những suy đoán của trực
giác, của trừu tượng hóa ngày càng cao, kết hợp với các công cụ toán học
ngày càng phức tạp. Trong tác phẩm Một vũ trụ lạ thường, khi đề cập về
100

phương cách nhận thức của A. Einstein, R. Laughlin đã nhận xét: “A. Einstein
là một nghệ sĩ và là một học giả nhưng trước nhất, ông là một nhà cách mạng.
Cách tiếp cận vật lý học của ông có thể được tóm gọn lại là, hạn chế tối thiểu
việc đưa ra các giả thuyết không bao giờ đưa ra ý kiến đối lập với thực
nghiệm, đòi hỏi sự nhất quán toàn diện về mặt logic, và nghi ngờ những niềm
tin không có căn cứ” [33, tr. 183].
Trong mối quan hệ giữa nhận thức cảm tính (do kinh nghiệm mang lại)
và nhận thức lý tính (tư duy thuần tuý) theo quan niệm của A. Einstein, giữa
chúng có mối quan hệ hài hòa. Ông luôn coi trọng chất liệu thô do nhận thức
các giác quan, nhận thức kinh nghiệm mang lại; nhưng mặt khác, A. Einstein
lại cho rằng một nhà khoa học phải là một “nhà siêu hình học thuần hóa”, vì
ông cũng tin vào khả năng tư duy thuần túy của con người. A. Einstein viết,
tư duy thuần túy làm cho ta có khả năng hiểu được sự thật, như điều mà người
xưa mơ ước. Xuất phát từ quan niệm nhận thức như thế, khi đánh giá về lý
luận nhận thức của B. Russell, A. Einstein đã viết: “Bằng sự phê phán sáng
sủa của mình, D. Hume đã không chỉ thúc đẩy triết học một cách quyết định
mà sự phê phán ấy - không phải lỗi tại ông - đã trở thành mối nguy hiểm, khi
nó tạo ra một “sự sợ hãi trước siêu hình học”. Nỗi sợ hãi ấy chứa đầy hiểm
họa và là một căn bệnh của triết học thực nghiệm ngày nay; căn bệnh này là
cái đối ứng với loại “triết học trên mây” trước đây, loại triết học vốn tưởng
rằng không cần đến hoặc có thể bỏ qua dữ liệu cảm tính” [83, tr. 24]. Theo A.
Einstein, để tư duy không bị sa đà vào “siêu hình học” cũng như vào lý luận
suông, cần phải có đủ các định luật của hệ thống khái niệm được kết nối chắc
chắn với các kinh nghiệm giác quan; đồng thời hệ thống khái niệm, với nhiệm
vụ sắp xếp các kinh nghiệm giác quan và làm cho ta dễ có cái nhìn đầy đủ về
chúng, phải có tính thống nhất.
101

Phê phán quan niệm của D. Hume về mối quan hệ giữa nhận thức cảm
tính và nhận thức lý tính, A. Einstein viết: “Thông điệp rõ ràng của Hume làm
ta thất vọng ê chề: chất liệu thô cảm tính – nguồn gốc duy nhất của nhận thức,
nhờ thói quen, có thể đưa chúng ta tới niềm tin và sự mong đợi, nhưng không
thể đưa chúng ta tới sự nhận biết hay thậm chí đến sự thấu hiểu về các quan
hệ có tính quy luật” [83, tr. 22]. Nhận định này của A. Einstein làm chúng ta
nhớ lại phát biểu của B. Russell: Tất cả tri thức, dựa vào kinh nghiệm cho
chúng ta biết về điều không rút ra từ kinh nghiệm, đều dựa vào niềm tin mà
kinh nghiệm có thể hoặc củng cố nó hoặc bác bỏ nó, nhưng ít nhất trong các
ứng dụng cụ thể hơn của nó, xem ra được bén rễ chắc chắn trong chúng ta qua
nhiều sự thể của kinh nghiệm. Sự hiện hữu và sự biện minh về các niềm tin
như thế… đem lại một số vấn đề triết học khó khăn nhất và được bàn cãi
nhiều nhất.
Kết quả của quá trình nhận thức là những tri thức đạt được trải qua từ
nhận thức kinh nghiệm đến việc hình thành những khái niệm và đỉnh cao là
những suy luận thể hiện sự hùng mạnh của tư duy, để khám phá những cái
chưa biết từ những cái đã biết phục vụ cho mục đích chinh phục và cải tạo thế
giới của con người. Trong tác phẩm Tái cấu trúc triết học, nhà triết học Mỹ -
J. Dewey đã chỉ rõ: “Những khái niệm, những lý luận và những hệ thống tư
tưởng… đều là những công cụ. Giống như các công cụ khác, giá trị của những
công cụ này không phải ở trong bản thân chúng, mà ở trong năng lực làm việc
của chúng. Năng lực ấy biểu hiện trong những kết quả đạt được khi sử dụng
chúng” [34, tr. 292]. Về con đường nhận thức, A. Einstein cũng cho rằng,
toàn bộ thế giới khoa học chẳng là gì khác ngoài sự tinh lọc của những tư duy
thường ngày. Con người hoàn toàn có khả năng nhận thức thế giới, tuy nhiên
đó là một quá trình phức tạp. Trong bản thể luận, A. Einstein đã quan niệm
102

rằng, thế giới ngoài những điều chúng ta có thể biết được, còn những điều kỳ
bí mà tư duy con người và khoa học chân tính phải hướng đến để nhận thức
chúng một cách đúng đắn và chân thực.
Một trong hai câu hỏi lớn của vấn đề cơ bản của triết học là: con người
có thể nhận thức thế giới được hay không? Trước tự nhiên bao la và hùng vĩ,
trước thực tại vật lý bí ẩn song hành với những quy luật tự nhiên đã được
khám phá bởi con người, trả lời câu hỏi về khả năng và giới hạn của nhận
thức, A. Einstein cho rằng: “Nếu được đánh giá khách quan thì dù cố gắng
bao nhiêu chăng nữa, sự hiểu biết của một người có được cũng chỉ là rất nhỏ”
[61, tr. 230]. Điều đó có thể hiểu rằng, con người có thể nhận thức được giới
tự nhiên, tuy nhiên khả năng nhận thức của con người luôn bị giới hạn bởi
nhiều điều kiện. Chủ nghĩa duy vật biện chứng quan niệm rằng, nhận thức là
một quá trình từ biết ít đến biết nhiều, từ đơn giản đến phức tạp, từ chưa hoàn
thiện đến hoàn thiện. Đối tượng nhận thức của con người là thế giới khách
quan, tuy nhiên trong những hoàn cảnh và điều kiện cụ thể, sự hiểu biết của
con người chỉ là một phần, một bộ phận chứ không phải là toàn bộ thế giới
hiện thực. A. Einstein cũng quan niệm rằng, với sự phát triển của đời sống tri
thức của con người cũng ngày càng tiến triển; tuy nhiên tri thức của con
người càng được rộng mở thì thế giới xung quanh và những bí ẩn cần phải
nhận biết đối với con người càng phong phú hơn nhiều. Ông nói: “Dùng một
vòng tròn biểu thị kiến thức tôi đã học thì phần trắng bên ngoài đường tròn
còn rộng biết bao, có nghĩa là những điều tôi chưa biết còn rất nhiều. Hơn nữa
vòng tròn càng to, chu vi của nó càng lớn, thì sự tiếp xúc với phần trắng bên
ngoài càng mênh mông hơn. Do đó có thể thấy những điều tôi chưa biết là
nhiều vô kể” [65, tr. 30]. Lập luận của A. Einstein chính là cơ sở lý giải động
lực của quá trình nhận thức. Khi những tri thức chưa biết của thế giới hiện
103

thực được nhận biết thì nó lập tức xuất hiện những tri thức chưa biết mới mà
con người cần phải khám phá. Hạnh phúc và ý nghĩa của đời người và khoa
học chân chính là hành trình vĩnh viễn, không mệt mỏi khám phá những chân
trời xa lạ đó.
Tóm lại, nhận thức là quá trình chinh phục và cải tạo giới tự nhiên của
con người. Với A. Einstein, đây là một quá trình phức tạp trải từ kinh nghiệm
đến lý tính. Về con đường nhận thức, A. Einstein đã có quan điểm biện chứng
khi không tuyệt đối hóa nhận thức cảm tính hoặc nhận thức lý tính, mà đặt
chúng trong mối quan hệ hài hòa, bổ sung cho nhau. Trong nhận thức chân lý,
A. Einstein đã đề cập đến trí tưởng tượng (trực giác) và xem nó như là một
công cụ cần thiết đối với nhận thức khoa học. Với A. Einstein, đối tượng của
quá trình nhận thức là thế giới khách quan. Tuy nhiên, đối với mỗi người và
nhân loại, kết quả đạt được trong nhận thức chỉ là bộ phận, một vùng của thế
giới mà thôi. Những phần còn lại của thế giới khách quan không phải là vật
tự nó như I. Kant quan niệm. Theo A. Einstein đó là những bí ẩn của thế giới
mà con người cần phải tiếp tục tìm hiểu và nhận thức. Những bí ẩn của thế
giới không phải là không thể biết mà nó chính là động lực để con người và
khoa học hướng đến và lý giải trong tương lai.

2.3. Vấn đề nhân sinh quan trong triết học của Albert Einstein
Sự nghiệp khoa học của A. Einstein đã tạo cho ông nổi tiếng và đạt đến
vinh quang rất sớm. Đó cũng chính là điều kiện thuận lợi để A. Einstein dấn
thân vào các hoạt động chính trị, xã hội. Đánh giá về A. Einstein, nhiều nhà
sử học cho rằng, ông không chỉ là nhà khoa học đặc biệt thể hiện những phẩm
chất tư duy vượt trội mà còn là nhà hoạt động xã hội dũng cảm, có cá tính,
nhân hậu và có trách nhiệm với đời sống cộng đồng. Cuộc đời và hoạt động
của ông gắn liền với giai đoạn lịch sử có tính chất đặc biệt, nhiều biến động.
104

Đó là thời kỳ khủng hoảng kinh tế và chủ nghĩa tư bản phát triển đến giai
đoạn tột cùng là chủ nghĩa đế quốc; sự xuất hiện của chủ nghĩa phát xít và hai
cuộc đại chiến thế giới; thắng lợi của chủ nghĩa xã hội hiện thực từ sau Cách
mạng tháng Mười Nga, sự phát triển của chủ nghĩa dân tộc, sự xuất hiện của
vũ khí giết người hàng loạt…
Chính bối cảnh đó là câu trả lời cho những hoạt động xã hội không mệt
mỏi và cho một thế giới vì hòa bình của A. Einstein. Từ những hoạt động
chính trị - xã hội, A. Einstein đã thể hiện chính kiến và trách nhiệm của một
nhà khoa học đối với xã hội, đối với con người. Vấn đề nhân sinh quan của A.
Einstein trong phạm vi luận án này giải quyết bốn vấn đề chính là: quan điểm
về tôn giáo và mối quan hệ giữa khoa học và tôn giáo, quan niệm về con
người và ý nghĩa cuộc sống, chủ nghĩa hòa bình và tư tưởng giáo dục.

2.3.1. Quan điểm của Albert Einstein về tôn giáo và mối quan hệ
giữa khoa học và tôn giáo
A. Einstein cho rằng nguồn gốc của vũ trụ và của con người là do các
quy luật của tự nhiên và sự hài hòa của vũ trụ chi phối. Đó chính là cơ sở cho
sự phát sinh, tồn tại và phát triển của thế giới; không có một Thượng đế cá
nhân; tín ngưỡng của ông chính là tôn giáo vũ trụ. Những quan niệm đó thể
hiện nhân sinh quan của A. Einstein về tôn giáo với những nét đặc sắc. Để
hiểu rõ tư tưởng của A. Einstein về vấn đề này, chúng tôi nghiên cứu và đánh
giá hai vấn đề cơ bản: Quan điểm của ông về Thượng đế và mối quan hệ giữa
khoa học và tôn giáo.
Tác phẩm quan trọng thể hiện thế giới quan của A. Einstein là Tiểu
luận Thế giới như tôi thấy được ông viết năm 1930 tại Berlin bằng tiếng Đức;
năm 1931, tiểu luận được dịch sang tiếng Anh và in trong tập thứ 13 của bộ
sách Living Philosophies của Nhà xuất bản New York (Mỹ). Đến gần cuối
105

đời, hai tác phẩm khác của ông cũng đã được xuất bản tại Mỹ là Những năm
cuối đời tôi và Tư tưởng và quan điểm. Thông qua những tác phẩm đó, A.
Einstein đã bộc lộ những quan điểm về tôn giáo và Thượng đế; mặc dù một số
người nhận xét rằng, A. Einstein không chủ trương hoặc không theo bất kỳ
một trường phái triết học nào. Nhân dịp kỷ niệm 10 năm ngày mất của A.
Einstein (1965), trong một bài viết R. Oppenheimer đã nhận xét: “Ông dĩ
nhiên có nhiều khủng khiếp những môn đệ, theo nghĩa những người, qua việc
đọc tác phẩm của ông hay nghe ông dạy, đã học hỏi từ ông và có một cái nhìn
mới về vật lý, về triết lý của vật lý, của bản thể của thế giới mà chúng ta sống
trong đó. Nhưng ông không có, theo thuật ngữ kỹ thuật, một trường phái nào
cả” [69, tr. 286]. A. Einstein tin rằng thế giới tồn tại khách quan không phụ
thuộc vào thần thánh và ý thức con người; vũ trụ hoạt động theo quy luật
khách quan. Ông đã nhiều lần nói rằng, ông không thể tin Thượng đế lại có
thể can thiệp vào sự vận hành của các thiên thể. Các sự kiện diễn ra không bị
ảnh hưởng bởi những điều mong ước hoặc lời cầu nguyện trước Đấng siêu
nhiên.
Khi thuyết tương đối nổi tiếng, làm thay đổi quan niệm trong nhận thức
khoa học và đời sống; A. Einstein bị nhiều người chất vấn về có hay không sự
tồn tại của lực lượng siêu nhiên. Tháng 4/1921 khi được Rabbi Herbert
Goldstein hỏi ông có tin vào Thượng đế không? Ông đã trả lời: “Tôi tin vào
Thượng đế của Spinoza đã mặc khải chính mình trong sự hài hòa có trật tự
của những gì đang tồn tại, chứ không phải một vị Thượng đế liên quan đến số
phận và hoạt động của con người” [75, tr. 413]. Trong Tiểu luận Thế giới
như tôi thấy, đề cập đến sự tồn tại của mỗi con người, A. Einstein viết rằng:
từ cuộc sống thường nhật, chúng ta biết rằng chúng ta đã đến đây vì người
khác, vì những người mà hạnh phúc của riêng ta phụ thuộc hoàn toàn vào nụ
106

cười và sự âu yếm của họ. Bản chất của thế giới và cuộc sống với sự thấu hiểu
và nhận thức của A. Einstein là sự giải phóng tư duy khỏi những quan điểm
triết học đương thời, đặc biệt là trong giai đoạn khủng hoảng về hướng đi
trong vật lý và triết học vào đầu thế kỷ XX. Từ góc độ đó, A. Einstein cho
rằng nhà vật lý không thể đơn giản giao phó sự trăn trở về những vấn đề có
tính chất nền tảng cho nhà triết học, vì chỉ có nhà vật lý mới biết được những
khó khăn cần phải giải quyết là ở chỗ nào. Ông nói: “Triết học giống như một
bà mẹ đã sinh ra và trang bị tất cả các ngành khoa học còn lại. Người ta vì thế
không nên đánh giá thấp bà mẹ ấy trong sự nghèo khổ và trần truồng, mà phải
hy vọng rằng cũng vẫn còn chút lý tưởng Don - Quichote hiện thân trong lũ
con của bà để chúng không trở thành những kẻ nhỏ nhen” [78, tr. 160]. Với
những quan niệm như thế, A. Einstein luôn chối từ sự có mặt của Thượng đế
trong những suy tư về nguồn gốc và bản chất của vũ trụ. Bởi lẽ, sự say mê
những điều kỳ diệu và những quy luật huyền bí của vũ trụ là động lực mạnh
mẽ thúc đẩy ông tìm hiểu và khám phá thế giới.
Dưới góc độ triết học, một số người xem A. Einstein là tín đồ của
Phiếm thần luận. Theo W. Sahakan: Phiếm thần luận quan niệm rằng “Thượng
đế đồng nhất với thế giới, rằng Thượng đế với tự nhiên là một, rằng tự nhiên là
biểu hiện của thần thánh” [50, tr. 135]. Những người theo thuyết phiếm thần
chấp nhận sự tồn tại của Thượng đế, nhưng không quan niệm Thượng đế là
nguyên nhân ban đầu tạo ra tất cả, mà biểu hiện ngay trong vạn vật và bản thân
con người; Thượng đế với thế giới là một. Khái niệm Thượng đế được dùng để
chỉ về thiên nhiên hay những quy luật vật lý trong vũ trụ. Quan niệm phiếm
thần được chấp nhận rộng rãi trong cộng đồng người Hindu tại Ấn Độ, một số
nhà triết học phương Tây theo thuyết phiếm thần như: B. Spinoza, G. Hegel…
Có những người không hiểu, đã xem A. Einstein là người hữu thần theo nghĩa
107

thông thường; điều đó, đã làm cho ông bực bội. Khi một người thợ máy đọc
bài báo viết về tôn giáo của A. Einstein, anh đã không tin nên viết thư để hỏi
ông. A. Einstein đáp lời trong một bức thư ngày 24/3/1954, và xác nhận lập
trường vô thần của mình: “Dĩ nhiên, đó là lời nói láo khi người ta bàn về niềm
tin tín ngưỡng của tôi. Lời nói láo đó đang được lặp đi lặp lại một cách có hệ
thống. Tôi không tin vào Thượng đế và tôi chưa bao giờ phủ nhận điều ấy mà
đã từng tuyên bố một cách rõ ràng. Nếu có điều gì trong tôi có thể được gọi là
tôn giáo thì đó chính là niềm ngưỡng mộ vô biên đối với cấu trúc của thế giới
đến tận cùng những gì khoa học chúng ta có thể khám phá” [77, tr. 15]. Trước
tạo hóa kỳ vĩ, A. Einstein không biểu lộ sự sợ hãi mà thay vào đó là sự đam
mê, ngưỡng mộ mong tìm hiểu những bí ẩn đằng sau những quy luật bị che
dấu, một dạng “vật tự nó” của các sự vật hiện tượng trong thế giới, như quan
niệm của I. Kant - nhà triết học mà A. Einstein ngưỡng mộ.
Từ những lập luận của A. Einstein về Thượng đế, một số người cho
rằng, ông là người thuộc phái Tự nhiên thần luận. Theo W. Sahakan: “Tự nhiên
thần luận quan niệm rằng Thượng đế đứng ngoài các quy luật vũ trụ mà Ngài
tạo ra. Đối lập trực tiếp với Phiếm thần luận, Tự nhiên thần luận cho rằng
Thượng đế hoàn toàn siêu nhiên và không hiện diện khắp thế giới” [50, tr.
137]. Với cách hiểu như thế, sau khi vũ trụ được hình thành, các quy luật tự
nhiên giúp nó tiếp tục vận hành như một cỗ máy, Thượng đế đã tự tách mình ra
khỏi thế giới, chỉ ngắm nhìn nó từ xa như một kẻ ngoại cuộc - Thượng đế đã
trở thành kẻ “vắng mặt”, chẳng để tâm lắng nghe lời cầu nguyện cũng không
buồn ban phát phép lạ. Trong thời kỳ thống trị của nhà thờ, tự nhiên thần luận
là một hình thức biểu hiện của tư tưởng vô thần muốn tách giới tự nhiên khỏi
thần thánh, đề cao tính tích cực và khả năng nhận thức thế giới của con người.
Tự nhiên thần luận phát triển ở Tây Âu vào thế kỉ XVII như một khuynh hướng
108

triết học phản ánh lợi ích của giai cấp tư sản tiến bộ. Những đại biểu tiêu biểu
của tự nhiên thần luận như J. Locke, J. Toland, Voltaire, J. Rousseau… Tự
nhiên thần luận đã có ý nghĩa tích cực trong việc giải phóng khoa học và triết
học khỏi ảnh hưởng của nhà thờ, trí tuệ khỏi tín ngưỡng.
Sớm tiếp nhận và thích thú với triết học của D. Hume và B. Spinoza, A.
Einstein thường khẳng định quan niệm về Thượng đế của ông cũng giống như
Spinoza. Tìm hiểu quan niệm về Thượng đế của B. Spinoza, chúng ta thấy
rằng ông là người theo thuyết phiếm thần. Xuất phát từ phiếm thần luận, B.
Spinoza khẳng định rằng mọi thứ tồn tại trong thiên nhiên đều là một thực tại.
B. Spinoza lý luận rằng Thượng đế và thiên nhiên là hai cái tên của cùng một
thực tại, đó là chất duy nhất - là cơ sở của vũ trụ. B. Spinoza cũng khẳng định
rằng Thượng đế hay thiên nhiên là một thực thể gồm vô hạn các thuộc tính.
Triết học B. Spinoza còn cho chúng ta hình dung về một Thượng đế không
cai trị vũ trụ bằng quyền năng, mà chính Thượng đế lại là một phần của hệ
thống tất định mà mọi thứ trong thiên nhiên đều là một phần của hệ thống
này. Do đó, Thượng đế là giới tự nhiên và không có tính cá nhân.
Qua nghiên cứu, chúng tôi thấy rằng những phát biểu của A. Einstein
về tôn giáo và Thượng đế cũng như sự ngưỡng mộ đặc biệt của ông dành cho
B. Spinoza, không có cơ sở để kết luận rằng ông là người theo phiếm thần
luận hay tự nhiên thần luận. Chủ nghĩa duy tâm và tôn giáo khi truy tìm
nguyên nhân đầu tiên của thế giới, thường đi đến việc đồng nhất nguyên tắc
sáng thế với một Thượng đế. Tuy nhiên trong lĩnh vực vật lý học, “các nhà
vật lý không nói về Thượng đế, mà thường nói về các định luật vật lý, và các
định luật vật lý này có những đặc tính gợi nhớ một cách kỳ lạ đến những đặc
tính thường được gán cho một Thượng đế. Những định luật này là phổ quát và
được áp dụng khắp nơi trong không gian và thời gian, từ Trái đất nhỏ bé của
109

chúng ta tới tận các thiên hà vô cùng rộng lớn” [59, tr. 85]. Từ lập luận như
vậy, khi bàn về ý chí sáng tạo theo quan niệm của A. Einstein, Trịnh Xuân
Thuận cho rằng các hằng số và các điều kiện ban đầu để dẫn đến một vũ trụ ý
thức được về chính mình, chúng ta xem đó là Thượng đế hay không là tùy
chúng ta. Tuy nhiên theo ông, đó không phải là một Thượng đế được nhân
hóa. Như A. Einstein đã từng có những phát biểu gây ra sự hiểu nhầm dưới
dạng thế này: “Chắc chắn rằng niềm tin, rất gần với tình cảm tôn giáo, rằng
thế giới là duy lý hay chí ít là cũng có thể hiểu được, là cơ sở của mọi công
trình khoa học ít nhiều nghiêm túc. Niềm tin này tạo nên quan niệm của tôi về
Thượng đế. Đó cũng là quan niệm của Spinoza” [59, tr. 81].
Trong quá trình nghiên cứu chúng tôi nhận thấy rằng, khi bàn về
nguyên lý sáng thế, A. Einstein thường phủ nhận sự tồn tại của Thượng đế.
Ông khẳng định nếu có một điều gì khó hiểu, chưa tường tận về thế giới thì
đó chính là sự kỳ vĩ của tạo hóa, trong vẻ đẹp tuyệt diệu, đầy bí mật mà con
người chưa khám phá hết. Do vậy, quan niệm về Thượng đế của A. Einstein
giống với B. Spinoza ở chỗ, phê phán sự tồn tại của Thượng đế (phiếm thần
luận) nhưng khác với B. Spinoza ở chỗ, trong quan điểm bản thể luận của ông
không tồn tại một Thượng đế mà thay vào đó là tự nhiên và các quy luật của
nó là sự quyết định cho sự tồn tại và phát triển của thế giới. Chính vì vậy,
trong tác phẩm Những bộ óc vĩ đại trong khoa học thế kỷ XX, các tác giả đã
nhận xét: “Có được Einstein, thế kỷ của chúng ta đã từ bỏ quan niệm trước
đây về vũ trụ và về Chúa trời từ thuở hồng hoang. Những giải thích mới này
không cứng nhắc và xác định như thế giới cũ của Newton. Chúa của Einstein
không tạo ra đồng hồ nhưng ông ta bao chứa được cơ sở của tự nhiên, ông ta
tinh tế nhưng không độc ác. Vị chúa này không kiểm soát hành động của
chúng ta hoặc ngồi phán quyết chúng ta. Vị chúa này dường như tốt bụng và
110

vô tâm hơn, gần với thực tiễn hơn. Vật lý học được tự do hơn và chúng ta
được thoải mái hơn trong vũ trụ của Einstein” [54, tr. 36-37].
Khi cơ học lượng tử đạt được những thành tựu nhất định vào những
năm 20 của thế kỷ XX, đặc biệt khi W. Heisenberg đưa ra nguyên lý bất định;
với nguyên lý đó, con người dường như bị tạo hóa giới hạn về sự hiểu biết đối
với thiên nhiên. Tính nhân quả bị đặt lại vấn đề trong thế giới lượng tử. Chính
điều này làm phát sinh hoài nghi về vai trò của Thượng đế đối với những quy
luật của tự nhiên. Vào năm 1926, A. Einstein đã viết cho M. Born, cơ học
lượng tử là đáng kính nể; nhưng một tiếng nói nội tâm đã mách bảo tôi rằng,
đó không phải là tất cả. Lý thuyết đó đem lại nhiều thành công, nhưng nó
không mang chúng ta đến gần hơn những bí mật của Thượng đế. Sự băn
khoăn đó cũng chính là lập luận ông đã phản bác lại Diễn giải Copenhagen do
N. Bohr là người chủ xướng tại Hội nghị vật lý Solvay lần thứ 5: “Tôi không
thể tin rằng Thượng đế chơi trò xúc xắc với vũ trụ” [76, tr. 19]. Chính quan
điểm đó của A. Einstein cùng với những khám phá vật lý học của ông cũng
như những nhà khoa học tự nhiên khác đã giúp cho con người có tầm nhìn
đúng đắn về nguồn gốc vũ trụ. Các lý thuyết vật lý học về sau đề cập đến
nguyên nhân đầu tiên, như Big Bang, vũ trụ giãn nở, lỗ đen…đều có khởi
điểm từ những ý tưởng quan trọng của A. Einstein về nguồn gốc của tự nhiên
và vũ trụ.
Đề cập đến sự tồn tại của thế giới và con người, chủ nghĩa duy tâm và
tôn giáo thường nói đến Thượng đế, Chúa trời, Đấng sáng tạo… có quyền
năng vô hạn, can thiệp đến số phận con người và sự tồn tại của thế giới. Mặc
dù “khoa học xây dựng nên tính tự trị của trật tự tự nhiên, từ những thiên hà
mênh mông làm kinh ngạc bao nhiêu trí tuệ đến những điều nhỏ bé ngoài sức
tưởng tượng. Các thực thể của vũ trụ nguyên tử đến sự phức tạp vô tận của
111

thế giới con người…” [55, tr. 56]. Thế nhưng, một số khuynh hướng trong
triết học đã đặt tính tự trị của tự nhiên trong mối quan hệ dung hòa, không
mâu thuẫn với tôn giáo và Thượng đế. Ngược lại, với tôn giáo và Thượng đế,
A. Einstein luôn có cái nhìn hết sức khắt khe, đôi khi còn thể hiện sự cực
đoan. Ông cho rằng các tôn giáo xuất phát từ nỗi sợ hãi của con người trước
tự nhiên hùng vĩ. Do vậy, A. Einstein đã phủ nhận sự hiện hữu của Thượng
đế cá nhân; ông không tin vào Thượng đế do con người tạo dựng theo ý
nghĩ. Năm 1936, một học sinh lớp 6 của trường trung học gởi thư cho ông hỏi
rằng những nhà khoa học có cầu nguyện không, và nếu có thì họ cầu nguyện
điều gì? Trả lời câu hỏi này, A. Einstein quả quyết rằng nhà khoa học và việc
nghiên cứu khoa học dựa trên tư tưởng tất cả mọi sự việc xảy ra đều gắn liền
với các quy luật tự nhiên và điều này cũng hoàn toàn đúng với các hoạt động
và đời sống con người. “Vì lẽ đó, một nhà nghiên cứu khoa học khó có
khuynh hướng tin rằng những sự kiện đó lại có thể bị ảnh hưởng bởi một lời
cầu nguyện, nghĩa là, một điều mong ước được khấn với một thực thể siêu
nhiên” [53, tr. 175]. Tuy nhiên, ông có một niềm tin sâu xa - niềm tin xuất
phát từ một nền tảng hợp lý - đó là những quy luật của tự nhiên được khám
phá. Hạnh phúc của cả đời ông là khám phá khoa học. Chủ nghĩa hiện thực và
tinh thần lạc quan của ông được minh chứng bằng nhận xét: “Chúa tinh tế
nhưng không nham hiểm”. Khi một đồng nghiệp hỏi ông về ý nghĩa đó, ông
trả lời: "Thiên nhiên ẩn giấu bí mật của mình vì sự kiêu ngạo thuộc về bản
chất của nó, nhưng không phải bằng những ý đồ gian xảo” [98].
Với thuyết tương đối, A. Einstein khẳng định thời gian và không gian
không phải tuyệt đối như những quan niệm cũ. Trịnh Xuân Thuận cho rằng
quan niệm của A. Einstein về thời gian có thể co giãn; do vậy, một Thượng đế
ở trong thời gian sẽ không còn là Đấng toàn năng nữa vì phải tuân theo những
112

biến thiên của thời gian do các chuyển động có gia tốc hay do các trường hấp
dẫn mạnh như trường ở xung quanh các lỗ đen gây ra. Còn một Thượng đế ở
ngoài thời gian sẽ có sức mạnh vạn năng nhưng lại không thể cứu rỗi chúng ta
được, vì các hành động của chúng ta đều nằm trong thời gian. Nếu Thượng đế
vượt lên trên cả thời gian thì Ngài hẳn đã biết trước tương lai. Vậy thì tại sao
Thượng đế lại phải bận tâm đến sự tiến bộ trong cuộc đấu tranh của con người
chống cái ác, vì nếu như thế Thượng đế đã biết tất cả từ trước rồi chứ! Chính
vì vậy, Thượng đế được nhân cách hóa là một trong những vấn đề mà A.
Einstein thường xuyên bác bỏ. Như A. Einstein đã từng nói: “Ý tưởng
Thượng đế cá nhân khá xa lạ đối với tôi, và thậm chí ngây thơ” [75, tr. 217].
Quan niệm về Thượng đế của A. Einstein hay đi tìm nguyên nhân đầu
tiên của thế giới là truy tìm nó trong vẻ đẹp hài hòa của vũ trụ. Ông cho rằng,
quan điểm về Thượng đế cá nhân là khái niệm nhân chủng học mà ông không
thể chấp nhận một cách nghiêm túc. Giống như nhiều nhà khoa học tự nhiên,
A. Einstein phê phán sự can thiệp của các lực lượng siêu nhiên - “cú huých
của Thượng đế” - đối với thế giới hiện tồn, bởi vì sự can thiệp đó là hoàn toàn
xa lạ, không thể xảy ra và không thể tưởng tượng được, vì nó không có mục
đích thuyết phục. Ông nói: “Đối với tôi ý tưởng về Đức Chúa trời cá nhân là
khái niệm nhân chủng học mà tôi không chấp nhận một cách nghiêm túc. Tôi
cảm thấy cũng không thể tưởng tượng một số mục đích ở bên ngoài trái đất.
Quan điểm của tôi gần giống như của Spinoza: thán phục vẻ đẹp và niềm tin
vào tính đơn giản hợp lý của một trật tự mà chúng ta có thể nắm bắt một cách
khiêm tốn và không hoàn hảo” [90, tr. 95].
Xuất phát từ quan niệm Thượng đế chính là tự nhiên với tất cả sự hài
hòa và phong phú; Eintsein luôn nói rằng, ông không thể tưởng tượng được
một Thượng đế ở dạng con người, ảnh hưởng trực tiếp các hành động hay
113

phán quyết số phận của con người. Tín ngưỡng của ông là sự ngưỡng mộ
khiêm nhường trước tinh thần vô vàn vượt trội, thể hiện trong những gì chúng
ta có khả năng nhận thức được bằng sự hiểu biết ít ỏi của chúng ta về thực tại.
Vì vậy, Thượng đế theo quan niệm của các tôn giáo, với vai trò sáng thế và
chi phối cuộc sống cũng như thân phận của mỗi con người là hoàn toàn xa lạ
đối với A. Einstein. Ông cho rằng, với các tôn giáo, Thượng đế theo quan
niệm của họ chỉ là sự thể hiện bạc nhược và yếu đuối của con người trong
cuộc sống. A. Einstein lại viết: “Tôi không thể hình dung Thượng đế là một
kẻ khen thưởng và trừng phạt những tạo vật do chính mình tạo ra, kẻ gần như
có một ý chí như người trần thế chúng ta - Thượng đế, tóm lại, chỉ là một suy
tư yếu đuối của con người” [101, tr. 134]. Quan điểm này của A. Einstein
cũng giống như suy nghĩ của nhiều nhà khoa học trong giai đoạn phát triển
của khoa học và công nghệ. Kết quả từ một nghiên cứu thăm dò do Larson và
Witham thực hiện và tổng kết, được đăng trên tạp chí Tự nhiên (Nature)
năm 1998, ghi nhận rằng chỉ có 7% những nhà khoa học Mỹ có tên trong
Hội Hàn lâm Khoa học Quốc gia (National Academy of Sciences) là tin vào
một Thượng đế có nhân tính; nghĩa là có đến 93% các nhà khoa học là những
người vô thần.
Khi suy tư về các định luật vật lý trong suốt cả đời mình, cũng như khi
đối mặt với cơ học lượng tử và những mâu thuẫn của nó, A. Einstein thường
trăn trở như ông đã viết cho Laue - một nhà vật lý: Nếu tôi học được điều gì
trong suy ngẫm của một cuộc đời, thì đó là chúng ta còn lâu lắm mới thấu
hiểu được những hiện tượng cơ bản, không như những người đương thời
tưởng. Với A. Einstein, những giới hạn của nhận thức, những bí mật của vũ
trụ luôn đặt ra cho con người một mục đích để tìm hiểu và giải quyết. Bí mật
ấy, theo ông không ảnh hưởng gì đến một lực lượng siêu tự nhiên, trong một
114

lá thư gởi cho D. Bohm năm 1954, ông cũng viết: Nếu Thượng đế đã tạo ra
thế giới thì nỗi lo của chính Ngài chắc chắn không phải là tạo ra nó cách nào
để chúng ta hiểu được nó.
Tóm lại, từ thực tiễn nhận thức thế giới, A. Einstein đã bộc lộ thế giới
quan và nhân sinh quan của mình. Với ông, thế giới tự nhiên huyền bí chi
phối cuộc sống con người chỉ là đối tượng nghiên cứu của khoa học trong sự
say mê khám phá bí ẩn của vũ trụ. Xem xét quan điểm của A. Einstein về
Thượng đế cũng như từ tư duy độc lập của ông, chúng tôi hoàn toàn đồng ý
với R. Oppenheimer rằng, về mặt thế giới quan A. Einstein là người không
theo trường phái nào cả. Mặc dù ngưỡng mộ B. Spinoza và nhiều lần nói rằng
quan niệm của ông về Thượng đế gần giống với B. Spinoza, song ông không
phải là người thuộc phiếm thần luận cũng như tự nhiên thần luận. Thế giới tự
nhiên phong phú, đa dạng được chi phối bởi các quy luật - đó chính là
Thượng đế theo quan niệm của A. Einstein. Như ông đã nói: “Tôi không thể
tin tưởng vào khái niệm Thượng đế có những đặc tính của con người, người
có quyền năng can thiệp vào các quy luật tự nhiên. Như tôi đã nói trước đây,
cảm xúc tôn giáo đẹp đẽ và sâu sắc nhất mà chúng ta có thể trải nghiệm đó là
cảm giác huyền bí. Và chính điều này là quyền năng của khoa học chân
chính” [74, tr. 86].

Khoa học và tôn giáo dường như là hai phạm trù có nhiều mâu thuẫn.
Dưới góc độ lịch sử, “người ta có xu hướng xem khoa học và tôn giáo như
những địch thủ không đội trời chung”. Tuy nhiên, khi nghiên cứu về A.
Einstein chúng ta thấy rằng, quan niệm của ông về mối quan hệ giữa khoa học
và tôn giáo có tính chất khác thường. Trao đổi với Bucky về mối quan hệ giữa
khoa học và tôn giáo, A. Einstein đã chứng tỏ điều đó bằng một câu nói nổi
tiếng: “Khoa học mà không có tôn giáo thì khập khiễng, trái lại tôn giáo mà
115

không có khoa học thì mù quáng” [74, tr. 87]. Là nhà khoa học nhưng A.
Einstein rất có thiện cảm với Phật giáo và những phát biểu của ông về Đạo
Phật được nhiều phật tử trích dẫn, như một minh chứng về triết lý khoa học
của tôn giáo này. Đặc biệt, A. Einstein đã viết Tiểu luận Khoa học và Tôn
giáo, được công bố lần đầu tiên ngày 11/11/1930 trên Nhật báo Berlin
(Berliner Tageblatt) thể hiện những quan điểm của ông về tôn giáo; nhất là
những kiến giải về tôn giáo vũ trụ, một quan điểm mới mẻ, và của riêng
ông. Từ những phát biểu và những bài viết của A. Einstein về tôn giáo đã dẫn
đến ngộ nhận, A. Einstein là người hữu thần và có niềm tin vào tôn giáo.
Tuy nhiên tín ngưỡng của A. Einstein, như ông thường trao đổi là sự
ngưỡng mộ trước vẻ đẹp bí ẩn của thế giới mà thôi. Chính điều này đã tạo nên
trong ông những cảm xúc về thế giới: “Cái đẹp đẽ nhất mà chúng ta có thể trải
nghiệm được là cái bí ẩn. Đó là cảm thức nền tảng trong chiếc nôi của nghệ
thuật và khoa học chân chính. Kẻ nào không biết đến nó, không còn khả năng
thảng thốt hay kinh ngạc, kẻ đó có thể coi như đã chết, đã tắt rụi lửa sống
trong mắt mình” [11, tr. 20]. Với A. Einstein, tôn giáo và khoa học có điểm
tương đồng là cảm xúc ngưỡng mộ, kinh ngạc, kỳ vĩ trước vẻ bí ẩn, huyền
diệu của thế giới với mong muốn khám phá ra chúng. Ông xem xúc cảm đó là
tình cảm tôn giáo và đó cũng là một trong những động lực sáng tạo khoa học
của mình. Bởi lẽ, A. Einstein nghĩ rằng có nhiều điều trong vũ trụ mà con
người chưa thể cảm nhận và thâm nhập được và chúng ta cũng chỉ mới nhận
thức được một ít trong số những điều tốt đẹp nhất của cuộc sống dưới một
hình thức rất sơ khai. Chỉ trong mối liên hệ với những điều huyền diệu đó, A.
Einstein mới xem mình là người có tôn giáo.
Thông qua việc nhận xét và đánh giá của A. Einstein về các tôn giáo,
nhất là Do Thái giáo, thế giới quan của ông đã thể hiện sự khác biệt so với
116

quan niệm truyền thống. Ông phát biểu rằng, Do Thái giáo dường như chỉ
quan tâm chủ yếu đến thái độ đạo đức trong cuộc sống và đối với cuộc sống.
Do Thái giáo không phải là một tín điều. “Chúa trời của Do Thái giáo chỉ là
sự phủ định sự mê tín, một thế phẩm tưởng tượng của việc loại trừ thói mê
tín” [11, tr. 176] - A. Einstein đã viết như thế. Là một người Do Thái và gia
đình ông cũng theo Do Thái giáo nhưng ông quan niệm rằng, những tín đồ
của tôn giáo này “phụng sự Chúa trời cũng ngang bằng với phụng sự những
người đang sống”. Theo A. Einstein, những người con ưu tú nhất của dân tộc
Do Thái như các vị tiên tri và Chúa Jesus đã từng phấn đấu không mệt mỏi vì
điều đó. Ông quan niệm, Do Thái giáo cũng không phải là một tôn giáo có
tính chất siêu việt, vì nó luôn quan tâm đến đời sống thường nhật của con
người. Do đó ông nghi ngờ việc gọi Do Thái giáo là một tôn giáo, bởi lẽ nó
không đòi hỏi ở các tín đồ đức tin mà “đòi hỏi một sự thánh hóa đời sống theo
nghĩa siêu nhân tính”. Từ quan niệm như thế của A. Einstein chúng ta thấy
rằng, tôn giáo đối với ông chỉ là sự kinh ngạc trước sự huyền bí của vũ trụ, là
những chân trời bí ẩn đang dần hé mở mà con người phải hướng đến để khám
phá và soi rọi tâm hồn.
Tháng 01 năm 1954, một năm trước khi qua đời, A. Einstein đã có thư
gửi cho Gutkind, nhà triết học người Do Thái; sau khi đọc quyển sách mang
tựa đề Choose life: The Biblical Call to Revolt. Bức thư là cách A. Einstein
thể hiện quan điểm của mình với Thiên chúa giáo nói riêng và các tôn giáo
nói chung. Ngày 08/10/2012, bức thư đã được eBay bán đấu giá với giá ban
đầu là 3 triệu đô la Mỹ. Bức thư có đoạn viết: “Chúa trời, đối với tôi, không
có gì hơn là một sự biểu hiện, và chỉ là thứ cho thấy sự yếu đuối của con
người. Kinh thánh là một quyển sách cao quý, nhưng những truyền thuyết
117

trong đó vẫn khá hoang sơ và mang tính cổ tích ngây dại. Không lời giải thích
nào, dù tinh tế đến đâu, có thể thay đổi định kiến này trong tôi” [92].
Theo chủ nghĩa duy vật biện chứng, về mặt lịch sử tôn giáo phản ánh
trình độ hạn chế của con người, khi chưa đủ sức mạnh chinh phục thế giới để
tự giải phóng, do vậy phải cậy nhờ đến một sức mạnh siêu nhiên. Dưới góc độ
nhận thức, là do sự hiểu biết thấp kém, chưa thể lý giải các quá trình xảy ra
xung quanh, vì thế phải lý giải các quá trình ấy thông qua một ý chí tối cao.
Tôn giáo phản ảnh sự bất lực của con người trước tự nhiên. Trong tác phẩm
Phê phán triết học pháp quyền của G. Hegel, K. Marx đã viết: “Tôn giáo
biến bản chất con người thành tính hiện thực ảo tưởng” [39, tr. 570]. Trong
Tiểu luận Khoa học và Tôn giáo, từ sự phân tích sâu sắc, A. Einstein cho rằng
có ba nguồn gốc phát sinh tôn giáo. Thứ nhất, ở thời kỳ sơ khai, sự sợ hãi
đã gợi lên những biểu tượng tôn giáo. Sợ đói, sợ thú dữ, bệnh tật và cái chết.
Do sự hiểu biết về các mối quan hệ nhân quả còn thấp, vì vậy con người tự
tưởng tượng ra các hình nhân giống như họ. Những trải nghiệm đầy sợ hãi
của con người phụ thuộc vào ý muốn cũng như tác động của những hình nhân
ấy. Từ đó, con người nghĩ rằng, nếu họ tiến hành các nghi lễ và đem đến vật
hiến tế sẽ có tác dụng làm cho những hình nhân ấy nguôi giận và phù hộ cho
con người. A. Einstein gọi tôn giáo theo nghĩa này là tôn giáo sợ hãi. Thứ hai,
tôn giáo xuất phát từ những cảm xúc xã hội. Chính lòng khao khát được yêu
thương và che chở đã kích thích sự hình thành khái niệm Thượng đế theo
nghĩa xã hội cũng như luân lý. Theo nghĩa này, đó là vị “Thượng đế quan
phòng”, là người che chở, quyết định, ban thưởng và trừng phạt. Tùy thuộc
vào sự tưởng tượng của mỗi người, vị Thượng đế ấy có thể nổi giận hay an ủi,
động viên, chăm sóc, canh giữ… con người lúc họ sống hay khi đã chết. A.
Einstein gọi tôn giáo theo nghĩa này là tôn giáo xã hội hay luân lý. Theo A.
118

Einstein, điểm chung của hai loại hình tôn giáo đó là, sự xác định hiện hữu
một Thượng đế cá nhân. Thứ ba, theo A. Einstein có một dạng trải nghiệm
tôn giáo khác, dù nó ít khi xuất hiện ở dạng thuần túy; ông gọi đó là Tôn giáo
vũ trụ. Tuy nhiên, theo ông rất khó giải thích khái niệm này cho những ai
hoàn toàn không có nó, vì nó không giống với khái niệm Thượng đế cá nhân.
Vì bản chất của Thượng đế chính là phản ánh mục đích chủ quan và sự yếu
đuối của con người.
Tôn giáo vũ trụ là quan niệm mới của A. Einstein về tôn giáo. Tuy
nhiên, tôn giáo này của A. Einstein không liên quan gì đến tôn giáo theo ý
niệm truyền thống, như ông đã nhiều lần khẳng định. A. Einstein cho rằng,
cùng với sự tiến bộ khoa học của loài người sẽ là sự thay thế hình thức tôn
giáo dựa trên sự sợ hãi bị trừng phạt và niềm tin mù quáng bằng tôn giáo vũ
trụ, tức một tôn giáo thực sự phấn đấu nhằm đạt được những hiểu biết bản
chất và khoa học về bí mật của vũ trụ. Ông nói: “Sự tiến hóa tiếp theo về mặt
tinh thần của nhân loại sẽ là con đường dẫn đến một tín ngưỡng chân chính
không dựa trên sự sợ hãi trong cuộc sống, sợ hãi về cái chết và trên niềm tin
mù quáng, mà thông qua sự phấn đấu cho nhận thức lý tính... Tôn giáo tương
lai sẽ là một tôn giáo vũ trụ, tôn giáo dựa trên kinh nghiệm và từ bỏ giáo
điều” [97, tr. 29]. Quan niệm đó của A. Einstein xuất phát từ những bí ẩn của
vũ trụ với sự nhận thức giới hạn của chúng ta; đằng sau những mắc xích có
thể nhận ra được, còn có những điều tinh tế mà chúng ta chưa thể hiểu thấu
đáo, chưa thể giải thích được. Sự “tôn kính” trước sức mạnh đó chính là tín
ngưỡng, là tôn giáo của A. Einstein, như ông khẳng định: “Cái tôi đã thấy
trong thiên nhiên là một cấu trúc tuyệt vời mà chúng ta chỉ có thể hiểu một
cách không trọn vẹn, và điều này phải làm cho một người tư duy cảm thấy
phải khiêm nhường. Đấy là một cảm giác thực sự tôn giáo, không dính gì đến
119

chủ nghĩa thần bí” [69, tr. 301]. Theo A. Einstein, chính cảm giác tôn giáo
như vậy đã trở thành nguồn cảm hứng trong nghiên cứu khoa học. Điều ấy
được A. Einstein bộc lộ năm 1930, khi J. Murphy và J. Navin hỏi có phải
khoa học hiện đại có thể cung cấp “trợ giúp tâm linh và cảm hứng mà tôn giáo
có tổ chức dường như không có khả năng cung cấp được” - Tôi cho rằng tất
cả tư duy tư biện tinh tế hơn trong lĩnh vực khoa học đều bắt nguồn từ cảm
giác tín ngưỡng, và không có một cảm giác như thế, chúng sẽ không đơm hoa
kết trái; A. Einstein đã trả lời như vậy.
Xem sự phát triển cao nhất của hình thức tôn giáo trong đời sống là tôn
giáo vũ trụ; A. Einstein khẳng định rằng tôn giáo vũ trụ là động lực mạnh mẽ
nhất và cao quý nhất của nghiên cứu khoa học; nếu không có nó thì không thể
có những phát minh khoa học mang tính mở đường. Chính nhờ tôn giáo vũ
trụ mà con người mới có thể xác định đúng sức mạnh của xúc cảm; để rồi từ
đó con người có thể quay lưng với cuộc sống "cơm áo gạo tiền" thực tế - làm
sống dậy những tư tưởng hữu ích phục vụ nhân loại. A. Einstein luận chứng,
phải nuôi dưỡng một niềm tin vào sự hợp lý của cấu trúc thế giới, phải nuôi
dưỡng một khát vọng hiểu biết về bản chất của vũ trụ thì sau bao năm ròng
đơn độc trong công việc, J. Kepler và I. Newton mới lý giải được nguyên lý
của cơ học thiên thể! Chỉ có những ai cống hiến đời mình cho những mục
đích như thế mới có được một hình dung sống động về điều đã hun đúc tinh
thần cũng như đem đến sức mạnh cho họ; cho dù, có thể gặp muôn vàn thất
bại, họ vẫn luôn trung thành với mục đích của mình. Tôn giáo vũ trụ chính là
động lực đã ban cho họ sức mạnh ấy.
Xuất phát từ quan niệm tôn giáo vũ trụ là một hình thức tôn giáo; cả
cuộc đời của A. Einstein đắm chìm trong nghiên cứu khoa học để tìm thấy vẻ
đẹp của vũ trụ từ cảm thức tôn giáo của riêng mình. Các tôn giáo quan niệm,
120

Thiên đường là một thế giới mà con người kiếm tìm và chờ đợi hạnh phúc ở
kiếp sau. Thiên đường của A. Einstein là thiên đường khoa học, như ông nói:
“Con đường dẫn đến thiên đường này không thoải mái, không quyến rũ bằng
con đường dẫn đến thiên đường tôn giáo; nhưng nó đã tự chứng tỏ sự đáng tin
cậy của nó, và tôi không bao giờ hối tiếc đã chọn con đường đó” [100, tr. 3-
4]. Chính thiên đường đó mang đến hạnh phúc cho những nhà nghiên cứu như
ông trong cuộc đầy đam mê ở thực tại. Bên cạnh tôn giáo vũ trụ, trong quan
niệm về mối quan hệ giữa khoa học và tôn giáo, A. Einstein còn đề xướng và
bàn luận Đạo nghiên cứu; như ông nói, “cái Đạo ấy lại khác hẳn với cái đạo
của những người ngây thơ cả tin”. Bởi vì, những nhà nghiên cứu thấu hiểu
tính nhân quả của tất cả các hiện tượng. Đạo nghiên cứu không phải là một sự
vụ của Thượng đế mà thuần túy là sự vụ của con người; đó là sự kinh ngạc
cao độ trước sự hài hòa của tính quy luật tự nhiên, nơi tỏa rạng một lý tính ưu
việt; đó chính là động cơ nghiên cứu. Bàn về động cơ nghiên cứu, trong sinh
nhật lần thứ 60 của M. Planck, A. Einstein đã phát biểu: “Nó đưa tâm hồn
nhạy cảm hơn ra khỏi cuộc sống cá nhân để đi vào thế giới của quan sát và
nhận thức, chính cái động cơ này có thể so sánh với sự thèm khát đã cuốn hút
không cưỡng được người thành phố ra khỏi môi trường náo nhiệt hỗn độn của
anh ta để đi lên miền núi cao, để ánh mắt mình bay lượn trong cõi không khí
yên tĩnh và trong lành, và để thả mình theo các nét tĩnh mịch như đã được tạo
ra cho sự vĩnh cửu” [69, tr. 317].
Tóm tại, như chúng ta đã biết, tất cả các nhà khoa học đều thể hiện thế
giới quan và nhân sinh quan của mình khi tiếp cận và nghiên cứu thế giới. Tư
tưởng về tôn giáo của A. Einstein đã thể hiện ông là một nhà khoa học- nhà
triết học tự mâu thuẫn. Dưới góc độ vật lý học; lượng tử là lĩnh vực mà ông
có công đầu khám phá, tuy nhiên với “tính bất định” lượng tử, ông đã phản
121

đối một cách cực đoan. Cuộc tranh luận kéo dài 30 năm giữa A. Einstein và
Trường phái Copennhagen xuất phát từ mâu thuẫn của ông cũng chỉ nhằm để
chứng minh quy luật vũ trụ hài hòa. Dưới góc độ triết học, ông kiên quyết phê
phán quan niệm về Thượng đế cá nhân, nhưng lại phát biểu:“Tôi không phải
là một người vô thần, và tôi không nghĩ tôi có thể gọi mình là một người
phiếm thần luận”. Ở A. Einstein, quan điểm về mối quan hệ giữa khoa học và
tôn giáo cũng như quan hệ giữa triết học và tôn giáo chứa đựng yếu tố vừa
thống nhất vừa mâu thuẫn. Về vấn đề này, chúng tôi thống nhất với quan
điểm của Lê Công Sự khi phân tích mối quan hệ giữa triết học và tôn giáo đã
phát biểu rằng: “Giữa triết học và tôn giáo vừa có sự thống nhất lại bao hàm
mâu thuẫn; do vậy, lời nhận xét của B. Russell: “Triết học là hình thái tư
tưởng nằm ở ranh giới giữa khoa học và tôn giáo” không phải là không có lý”
[52, tr. 51-52].

2.3.2. Quan điểm của A. Einstein về con người và ý nghĩa cuộc sống
Con người là chủ đề trung tâm của lịch sử triết học từ thời cổ đại cho
đến nay. Trong triết học phương Đông cũng như triết học phương Tây, vấn đề
con người được bàn đến với nhiều khía cạnh khác nhau như: bản chất, cuộc
sống, hạnh phúc, đức hạnh… Tùy theo thế giới quan, những quan điểm về
con người và bản chất của con người cũng khác nhau. Chủ nghĩa duy vật biện
chứng quan niệm rằng, con người là một thực thể thống nhất giữa mặt sinh
học với mặt xã hội. Để nhấn mạnh bản chất xã hội của con người, K. Marx đã
nêu lên luận đề nổi tiếng:“Bản chất con người không phải là một cái trừu
tượng cố hữu của cá nhân riêng biệt. Trong tính hiện thực của nó, bản chất
con người là tổng hoà những quan hệ xã hội” [40, tr. 11].
Từ luận đề của K. Marx chúng ta thấy rằng, không có con người trừu
tượng thoát ly mọi điều kiện, hoàn cảnh lịch sử xã hội. Con người luôn cụ thể,
122

xác định sống trong một điều kiện cụ thể, một thời đại nhất định. Qua đó,
bằng hoạt động thực tiễn con người tạo ra những giá trị vật chất và tinh thần
để tồn tại, phát triển về thể lực và trí tuệ. Chỉ trong tổng thể các mối quan hệ,
con người mới bộc lộ toàn bộ bản chất xã hội của mình. Mặt khác, bản chất
với ý nghĩa là cái phổ biến, mang tính quy luật chứ không phải là cái đơn
nhất. Do đó cần phải thấy được các biểu hiện riêng biệt, phong phú và đa
dạng của mỗi cá nhân về tính cách, nhu cầu và lợi ích xã hội.
Đối với các nhà khoa học nói chung và nhà vật lý nói riêng, khi bàn về
con người và bản chất con người, họ đều hướng đến quan hệ giữa con người
với vũ trụ và các quy luật tự nhiên. Xuất phát từ niềm tin vào thực tại vật lý
cũng như nguyên lý vị nhân và những khám phá của khoa học, nhà vật lý
Trịnh Xuân Thuận đã phát biểu rằng: “Những phát minh mới đây của vũ trụ
học hiện đại đã chứng tỏ rằng Con người và Vũ trụ cộng sinh chặt chẽ với
nhau: nếu Vũ trụ như nó hiện tồn tại thì đó là bởi vì Con người đã hiện diện ở
đó để quan sát và đặt ra những câu hỏi. Sự tồn tại của con người đã được ghi
sẵn trong những tính chất của từng nguyên tử, trong từng định luật vật lý chi
phối Vũ trụ” [60, tr. 223-224].
Quan niệm trên của Trịnh Xuân Thuận ảnh hưởng bởi thuyết tiền định,
vì ông là một người rất am hiểu và gắn bó với triết lý Phật học. Là nhà vật lý,
nghiên cứu về sự hài hòa của vũ trụ, A. Einstein thấy được vẻ đẹp của tự
nhiên với quy luật vốn có, đã tạo nên trong ông những xúc cảm tuyệt diệu về
con người và đời sống xã hội. A. Einstein cho rằng con người có nguồn gốc tự
nhiên và giữ một vị trí quan trọng trong tự nhiên. Từ những phát biểu của ông
khi đề cập về nguồn gốc của con người, A. Einstein bác bỏ quan niệm của các
tôn giáo, về sự liên quan của thần thánh đến số phận, hành vi và ý thức con
người. A. Einstein cho rằng: “Con người là một bộ phận của cái tổng thể mà
123

ta gọi là vũ trụ, một bộ phận bị hạn chế bởi không gian và thời gian. Nó rút ra
kinh nghiệm từ chính mình, từ những suy nghĩ và tình cảm của mình như các
sự kiện tách rời khỏi phần còn lại của tổng thể, và đây chính là một dạng ảo
ảnh quang học của chính ý thức con người” [59, tr. 112]. Theo A. Einstein, ảo
ảnh này là một dạng tù ngục giam hãm con người, buột con người quanh quẩn
với những ham muốn cá nhân và chỉ dành tình cảm cho một vài người gần
gũi. Nhiệm vụ của con người là phải tự giải phóng ra khỏi tù ngục này bằng
cách mở rộng lòng thương yêu, để bao dung được mọi sinh linh cũng như
toàn bộ tự nhiên trong vẻ đẹp kỳ diệu, bí ẩn.
Luận về bản chất con người trong mối quan hệ thống nhất giữa mặt
sinh học và mặt xã hội, A. Einstein quan niệm rằng, con người ngoài những
hoạt động có tính chất bản năng còn có những xúc cảm xã hội. Mặt sinh học
của con người được A. Einstein xem là những bản năng sơ đẳng. Ông nói:
“Những thực thể xã hội chúng ta hướng tới quan hệ với đồng loại bằng những
xúc cảm như sự thương cảm, lòng kiêu hãnh, sự thù ghét, lòng trắc ẩn, nhu
cầu quyền lực, v.v.. tất cả những xung lực sơ đẳng này tuy khó có thể diễn đạt
bằng từ ngữ, nhưng chúng là cội nguồn của hành vi con người” [82, tr. 15].
Với ý nghĩa đó, trong quan niệm của A. Einstein, tất cả mọi con người đều có
bản năng sơ đẳng như nhau, tuy nhiên bản năng sơ đẳng đó bị tác động bởi
các điều kiện xã hội. Nhưng xét cho cùng con người vẫn luôn giống nhau về
niềm vui, sự bất hạnh, lý tưởng và những khát vọng, không phân biệt chủng
tộc hay dân tộc. Trong những năm trước Chiến tranh thế giới lần thứ hai, khi
chủ nghĩa phát xít thâu tóm quyền lực ở Đức, xu hướng bài Do Thái ngày
càng gia tăng, khiến cho A. Einstein đau buồn. Trong thư gởi chủ bút Diễn
đàn New York (New York Herald Tribune) năm vào 1935, A. Einstein viết:
“Phân tích cho cùng thì mọi người đều là con người, không kể người đó là
124

người Mỹ hay người Đức, người Do Thái hay không phải Do Thái. Nếu có
thể tìm được cách giải quyết quan điểm này, là quan điểm duy nhất đáng tôn
quý, thì tôi sẽ là một người hạnh phúc” [42, tr. 64].
Bàn về động cơ hoạt động của con người J. Dewey cho rằng: “Toàn bộ
khái niệm về động cơ thực ra chính là tâm lý đặc biệt. Nó là kết quả của nỗ
lực của con người tác động lên hành động của con người, trước nhất là lên
hành động của người khác, sau đó là tác động lên chính hành vi của người đó”
[64, tr. 283]. Thấy rõ sự phong phú của nhân cách và vai trò sáng tạo của cá
nhân, A. Einstein cho rằng hoạt động của con người chính là động cơ hoàn
thiện nhân cách, sự cống hiến của cá nhân tạo ra những giá trị tiềm năng, cao
quý và đích thực: “Cái mà tôi cho là có giá trị đích thực trong các hoạt động
của con người không phải là nhà nước, mà là cá thể sáng tạo và cá thể cảm
nhận, là cá nhân: Chỉ cá nhân mới vượt lên tạo dựng được những giá trị chân
quý và cao cả, trong khi bầy đàn, xét như bầy đàn, cứ mãi vẫn là trì độn trong
tư duy và trì độn trong cảm xúc” [11, tr. 19]. A. Einstein cũng cho rằng, con
người với tư cách và xúc cảm cá nhân là điều kiện cần thiết để đạt được giá trị
của đời sống. Tuy nhiên, chỉ khi nào động cơ hoạt động của cá nhân gắn liền
với xã hội, hướng đến lợi ích căn bản của cộng đồng thì lúc đó mới tìm thấy
hạnh phúc thật sự trong xã hội. Ông viết: “Nếu cá nhân con người mà đầu
hàng và làm theo tiếng gọi của những bản năng sơ đẳng, lẩn tránh sự đau khổ
và tìm kiếm sự thỏa mãn cho riêng mình thì hậu quả rốt cục sẽ là một tình
trạng không an toàn, lo sợ và khốn khổ. Ngoài ra, nếu họ dùng trí thông minh
của một kẻ cá nhân chủ nghĩa, nghĩa là một lập trường ích kỷ, xây dựng cuộc
sống của mình dựa trên ảo tưởng về sự tồn tại hạnh phúc cá nhân tách rời xã
hội thì sự vật cũng khó tốt đẹp hơn” [82, tr. 15].
125

Từ những cách biểu đạt như trên của A. Einstein, chúng ta thấy rằng
trong quan điểm của ông con người và những hoạt động, cá nhân và xã hội
suy cho cùng là sự khẳng định và tôn vinh phẩm giá con người. Trong tiểu
luận tốt nghiệp trung học K. Marx đã từng viết, chỉ có những người phấn đấu
và cống hiến trọn đời mình cho hạnh phúc của nhân loại thì khi nằm xuống,
những bông hồng tươi đẹp sẽ nở trên mộ của người đó. A. Einstein cũng có
quan điểm tương đồng như thế. Từ những suy tư về động cơ hoạt động của
con người, ông đã đi đến kết luận: “Những cá nhân có đóng góp nhiều nhất
vào việc nâng cao phẩm giá con người và cuộc sống con người thường được
yêu mến nhiều nhất, và điều đó về nguyên tắc là đúng” [11, tr. 28]. Trong tiểu
luận Thế giới như tôi thấy, A. Einstein đã thể hiện rất rõ quan niệm của ông
về mục đích và động cơ của con người. Ông cho rằng, từ góc nhìn khách
quan, câu hỏi về ý nghĩa hoặc mục đích tồn tại của mình cũng như của các sự
vật nói chung luôn có vẻ vô nghĩa đối với ông. Nhưng mặt khác, mỗi người
đều có những lý tưởng nhất định làm kim chỉ nam cho nỗ lực và sự phán xét
của mình. Theo nghĩa này, sự thỏa mãn và yên ấm chưa bao giờ là mục đích
tự thân của cá nhân ông. A. Einstein viết: “Điều chủ yếu là một con người
theo kiểu của tôi, chính xác nằm trong CÁI GÌ mà con người này nghĩ và
CÁCH NÀO mà con người này nghĩ, chứ không phải trong cái gì mà con
người này làm hoặc phải chịu” [42, tr. 67].
Trong thần học, sự bất tử và hạnh phúc vĩnh cửu của con người ở kiếp
sau (thiên đường) là động cơ, mục đích của đời người; động cơ đó chính là
điểm yếu của con người bị các tôn giáo lợi dụng. Là người phát minh ra
thuyết tương đối, A. Einstein bác bỏ quan niệm về sự bất tử tuyệt đối của cá
nhân, tức cuộc sống vĩnh cửu ở kiếp sau. Theo ông, chỉ có sự bất tử duy nhất
và chân chính là sự bất tử của vũ trụ. Còn sự bất tử của cá nhân chỉ có thể là
126

một sự tương đối. A. Einstein nói rằng: “Sự bất tử ư? Có hai loại. Loại thứ
nhất nằm trong trí tưởng tượng của con người và do vậy chỉ là ảo tưởng. Có
một sự bất tử tương đối, đó là sự duy trì hình ảnh của một con người trong ký
ức của một số thế hệ. Nhưng chỉ có một sự bất tử chân chính duy nhất trên
phạm vi vũ trụ, đó là sự bất tử của chính vũ trụ. Không có sự bất tử nào khác”
[53, tr. 182].
Hiểu rõ mục đích tồn tại của con người trong cuộc sống hiện thực, nên
khi một dân tộc gặp biến cố, một nhà khoa học bị xúc phạm, một giảng viên
bị bôi nhọ, một học sinh gặp khó khăn trong học tập…ông đã góp phần giải
quyết, lên tiếng phản đối, giải bày như công việc của chính mình. Tất cả
những hành động của con người dù cao cả hay bé nhỏ, theo ông đều xuất phát
từ mệnh lệnh của cuộc sống, hướng đến sự giải quyết những khó khăn, làm
vơi đi những đau khổ của kiếp người, như ông viết: “Mọi điều mà loài người
đã làm và đã nghĩ ra đều có liên quan đến việc thoả mãn những nhu cầu và
làm dịu bớt sự đau khổ. Xúc cảm và sự mong muốn là động lực ở đằng sau sự
nổ lực và sáng tạo của con người, dù cho chúng có hiện ra trước chúng ta
dưới một cái lốt cao siêu như thế nào chăng nữa” [83, tr. 36].
Bàn về ý nghĩa của cuộc sống, A. Einstein cho rằng đời người là ngắn
ngủi, nhưng trong chuyến du hành của kiếp người, suy cho cùng đó là gắn bó
hạnh phúc cá nhân với hạnh phúc của đồng loại. Với sự đồng cảm sâu sắc đó,
ông đã viết: “nhìn từ cuộc sống thường nhật mà không đi sâu hơn, ta biết
rằng: ta đến đây vì người khác - trước hết vì những người mà hạnh phúc của
riêng ta phụ thuộc hoàn toàn vào nụ cười và sự yên ấm của họ, kế đến là vì
bao người không quen mà số phận của họ nối với ta bằng sợi dây của lòng
cảm thông” [11, tr.15]. Cuộc sống của mỗi người trong xã hội luôn có sự gắn
bó mật thiết với cộng đồng. A. Einstein đã thể hiện điều đó một cách sống
127

động bằng chính cuộc đời ông. Việc ông từ bỏ nước Đức, rút khỏi Viện hàn
lâm Phổ ở đỉnh cao của vinh quang, cũng chính vì ông không muốn có một
cuộc sống đầy đủ cho riêng mình. Trong loạt bài về vấn đề Do Thái ông đã
viết: “Cuộc sống của cá nhân chỉ có ý nghĩa chừng nào nó giúp cho việc làm
cuộc sống của mọi sinh thể trở nên cao thượng hơn, đẹp hơn. Cuộc sống là
thiêng liêng - có nghĩa, nó là giá trị tối thượng, mà mọi giá trị khác đều phụ
thuộc vào” [11, tr. 176]. Cũng với quan điểm đó, trong một lần trả lời phỏng
vấn vào ngày 20 tháng 6 năm 1932, trên tờ The New York Times, ông đã nói:
cuộc sống vì người khác là một cuộc sống có giá trị. Khi những quả bom
nguyên tử được chế tạo trên cơ sở công thức E = mc2 của ông, được thả xuống
Nhật Bản gây nên cái chết bi thảm của 200.000 thường dân, làm nhói đau
lương tâm nhân loại, đã làm ông vô vọng về giá trị của sự vĩ đại của một nhà
khoa học. Tâm trạng ấy của A. Einstein được R. Oppenheimer nhắc lại trong
bài giảng của mình khi dẫn lời A. Einstein tại Nhà UNESCO (UNESCO
House) ở Paris ngày 13/12/1965: “Nếu bây giờ được làm lại cuộc đời, tôi sẽ
không muốn là một nhân vật quan trọng, không muốn làm bác sĩ hay thầy
giáo mà chỉ muốn làm ông thợ hàn hay thợ sửa ống nước để được hưởng sự tự
do ít ỏi mà con người còn có được trong xã hội hiện nay” [44, tr. 17].
Khi trả lời một học sinh về kinh nghiệm cuộc sống, A. Einstein viết:
“Không có gì thực sự có giá trị mà lại phát sinh do một ý thức bổn phận đơn
thuần, đúng hơn, nó bắt nguồn từ tình yêu và sự hết lòng đối với nhân loại và
đối với những sự việc khách quan” [42, tr. 24]. Ý nghĩa cuộc sống từ góc độ
đó, theo quan niệm của ông không chỉ xuất phát từ những việc làm vĩ đại mà
nó song hành cùng sự tồn tại của mỗi con người trong tự do, niềm vui sống,
sự cống hiến vô tư không gây ra một sự tổn thương hay chiếm đoạt. Ở khía
cạnh tích cực này, A. Einstein phản đối một số quan điểm triết học coi cuộc
128

sống là vô nghĩa. Ông nói: “Kẻ nào thấy cuộc sống của mình và của đồng loại
là vô nghĩa, kẻ đó không chỉ bất hạnh mà còn hầu như không thể sống được”
[11, tr. 21]. Ở Trung Hoa cổ đại, phái Đạo gia đề xuất vô vi để mong tìm thấy
hạnh phúc nhàn hạ từ trong cuộc sống đơn sơ, giản tiện như thời nguyên thủy.
Thực chất của sự quay ngược bánh xe lịch sử đó là một kiểu trọng kỷ, quý
sinh. Trong cuộc sống với vô số các mối quan hệ, như ông thường đề cập,
mà mỗi con người được hưởng thành quả từ quá khứ và các giá trị hiện tại,
A. Einstein phê phán việc tìm kiếm sự nhàn hạ và sự sung sướng như là mục
đích tự thân, ông cho điều đó là sự tệ hại trong đời sống. Là một con người,
theo A. Einstein:“Không có cảm nhận về sự đồng điệu với những người
cùng chí hướng, không có sự đau đáu với cái khách quan, với cái mãi mãi
không vươn tới được trong lĩnh vực nghệ thuật và nghiên cứu khoa học, thì
cuộc sống với tôi thật trống rỗng. Những mục đích tầm thường mà người đời
theo đuổi như của cải, thành đạt bề ngoài, sự xa xỉ, với tôi từ thời trẻ đã luôn
đáng khinh” [11, tr. 17].
Trong xã hội hiện đại, thời A. Einstein đang sống, sự phát triển của chủ
nghĩa tư bản đã làm cho đời sống kinh tế phát triển cả về mặt tích cực và tiêu
cực. Sự đam mê vật chất, chạy theo đồng tiền, coi đó là hạnh phúc và ý nghĩa
của cuộc sống cần phải đạt được là tâm lý và hành động căn bản của một số
người. Thế nhưng A. Einstein luôn coi rằng, tiền bạc chỉ kích thích sự ích kỷ
và không tránh khỏi dẫn đến sự bất lương. Với ông, ba điều trong những cố
gắng của con người là của cải, sự thành đạt bề ngoài và sự xa hoa luôn đáng
khinh bỉ. Trả lời phỏng vấn trên tờ Ladies Homel tháng 12 năm 1946, A.
Einstein nói rằng: “"Những điều quý giá nhất trong cuộc sống không phải là
những thứ bạn có được nhờ đồng tiền” [95]. Một cuộc sống quí giá và có ý
nghĩa không phụ thuộc quá nhiều vào vật chất, như một lần khác ông đã nói:
129

“Tôi tin rằng một cuộc sống giản dị và khiêm tốn là tốt cho tất cả mọi người
về thể chất lẫn tinh thần” [83, tr. 8].
Nổi tiếng nhờ khoa học nhưng ông thường nói rằng, khoa học thật là
tuyệt vời nếu ta không phải kiếm sống bằng nó. Ông cũng bị thuyết phục bởi
lý lẽ cho rằng con người chỉ có được niềm vui thuần khiết nhất từ những việc
làm thiêng liêng chỉ khi nào họ không bị ràng buộc bởi phương kế sinh nhai.
Trong thư gởi cho một sinh viên Mỹ đã viết thư tỏ ý thán phục ông, A.
Einstein viết: “Phần thưởng đẹp nhất cho người nào đã phấn đấu suốt cả cuộc
đời để nắm bắt một chút sự thật nào đó, là nếu người đó thấy rằng những
người khác thực sự hiểu công trình của mình” [42, tr. 8]. A. Einstein đã từ
chối và coi thường phần lớn những nhu cầu và ham muốn thường nhật. Ông
quan niệm rằng cuộc sống của mỗi một con người chỉ có ý nghĩa khi ta nổ lực
làm cho cuộc sống của những người xung quanh trở nên cao quí và đẹp đẽ
hơn. Do đó đối với ông, ý nghĩa cao cả nhất, sự đam mê mạnh mẽ suốt đời
ông là sự nghiệp khoa học để phục vụ nhân loại, được ông coi là thiên đường
của mình, và ông gọi đó là thiên đường khoa học.
Con đường đến với khoa học để đạt được ý nghĩa cuộc sống cao đẹp là
một con đường khó khăn, đầy chông gai và thử thách. Điều mà A. Einstein
luôn quan tâm để cho khoa học phát huy giá trị tiềm tàng của nó là văn hóa
đạo đức. Văn hóa ấy được thể hiện trong suy nghĩ, tư tưởng và cơ bản nhất là
trong hành động của con người, của nhà khoa học, như ông đã nói: “Nỗ lực
quan trọng nhất là ta phải tranh đấu cho đạo đức hành động. Trạng thái cân
bằng nội tâm và ngay cả sự tồn tại của chúng ta đều lệ thuộc vào điều này.
Chỉ có đạo đức hành động mới mang lại vẻ đẹp và phẩm giá cho đời người.”
[103, tr. 102].
130

Tóm lại, dấn thân trong các hoạt động xã hội và thấu hiểu nó, quan
điểm của A. Einstein về con người đã thể hiện mối quan hệ giữa bản năng sơ
đẳng và mặt xã hội trong bản chất của con người. Trong mối quan hệ ấy, sự
gắn kết giữa cá nhân với xã hội thông qua các hoạt động vừa là mục đích vừa
là động cơ, được thể hiện một cách hài hòa để con người khẳng định giá trị
sống và cống hiến. Bàn về ý nghĩa cuộc sống, A. Einstein cho rằng con người
chỉ có thể tìm thấy được giá trị đích thực và ý nghĩa thật sự với những việc
làm không vụ lợi, hướng đến hạnh phúc cao cả của nhân loại. Quan điểm về
con người và ý nghĩa cuộc sống của A. Einstein mang tính biện chứng, vì ông
thấy được mối quan hệ thống nhất giữa mặt sinh học và mặt xã hội của con
người nếu chúng ta đối chiếu với quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện
chứng. Mặt khác, quan điểm đó của A. Einstein thể hiện tính nhân văn vì mục
đích của hoạt động của con người là vì cuộc sống hạnh phúc và ý nghĩa thật
sự có được cho mỗi cá nhân và cho toàn nhân loại.

2.3.3. Chủ nghĩa hòa bình của Albert Einstein


A. Einstein là một người có cá tính trong khoa học và trong đời sống,
như ông từng nói “Sự lớn lao trong khoa học thực chất chỉ là một vấn đề cá
tính” [69, tr. 6]. Cá tính mạnh mẽ, tư duy khác biệt được thể hiện khi ông giải
quyết những vấn đề khoa học, chính trị, đời sống; tất cả khía cạnh nhân văn
của A. Einstein được bộc lộ trong suy nghĩ tích cực và hành động dũng cảm
của ông. Nghiên cứu về A. Einstein chúng ta thấy rằng, ngay từ thời tuổi trẻ,
khác với bạn bè đồng lứa, ông không quan tâm đến những trò chơi súng đạn
hay có yếu tố bạo lực. Đến lúc trưởng thành ông căm ghét chiến tranh, quân
sự, quân đội. Khi nổi tiếng, những phát biểu của ông về chiến tranh đôi lúc
thể hiện sự quá khích. Ngoài những phát biểu có tính chất cực đoan về quân
131

đội và quân sự, A. Einstein đích thực là chiến sĩ tiên phong đấu tranh cho hòa
bình, chống chiến tranh và vũ khí hạt nhân trong thời đại của ông.
A. Einstein là người thiết tha với nền hòa bình thế giới; do đó, ông là
người căm ghét chiến tranh đến tột độ. Ông thường nói: “Với tôi, chiến tranh
thật đê tiện và đáng khinh làm sao. Tôi thà bị băm vằm làm muôn mảnh còn
hơn là dự phần vào cái trò khốn nạn đó” [11, tr. 20]. Năm 1914, khi nước Đức
phát động Chiến tranh thế giới lần thứ nhất, các tầng lớp nhân dân nước Đức
và kể cả các nhà khoa học đều đồng tình với cuộc chiến tranh này. Để biện
minh và ủng hộ cuộc chiến tranh của Đức, 93 nhà văn hóa, khoa học, nghệ sĩ
Đức đã ký vào Lời kêu gọi thế giới văn hóa. Trong xu hướng đang lên của chủ
nghĩa quốc gia cực đoan và những ảo tưởng về một cuộc chiến tranh, A.
Einstein đã “làm một cuộc lội ngược dòng lịch sử có một không hai đầy mạo
hiểm.” [69, tr. 9]. Thất vọng trước thái độ của các đồng nghiệp, A. Einstein đã
cương quyết không ký vào bản Tuyên ngôn 93 người. Yêu lẽ phải và hòa bình,
tư tưởng tất cả vì cuộc sống tốt đẹp của con người luôn thường trực trong
ông. Để chống lại bản tuyên ngôn tiếp tay cho cuộc chiến tranh phi nghĩa,
tháng 10 năm 1914, ông cùng với một số bạn thân viết Lời kêu gọi công dân
châu Âu, nhằm tìm kiếm một giải pháp hòa bình. Tuyên ngôn viết: “Chưa bao
giờ xảy ra một cuộc chiến tranh hủy diệt cả một cộng đồng văn hóa như
cuộc chiến ta đang sống… Những người mà ta hằng nghĩ thiết tha với
những giá trị về hợp tác quốc tế, nghĩa là những nhà bác học và những
nghệ sĩ, cho đến giờ chỉ biết tuyên bố những lời đề cao chiến tranh. Hầu như
không một ai nói lên một câu hòa bình. Không tư tưởng quốc gia nào có thể
biện minh cho tinh thần đó, một tinh thần không xứng đáng với ý nghĩa của
danh từ văn minh mà cả thế giới vẫn hiểu … Có lẽ nào châu Âu sẽ tàn lụi và
suy vong trong những cuộc chiến tương tàn?” [53, tr. 140]. Với bản tuyên
132

ngôn này, A. Einstein đã thực sự dấn thân vào con đường chính trị, để từ đây
đến cuối đời, ông đã đấu tranh không mệt mỏi cho tự do, công lý, cho sự phát
triển nhân văn của khoa học, cho hòa bình và những khát vọng chân chính của
nhân loại. Điều đáng nói là A. Einstein đã có những suy nghĩ và việc làm mà
nhiều nhà khoa học khác không dám làm.
Tháng 11/1914, A. Einstein đã cùng các trí thức phản đối chiến tranh
lập ra Đồng minh Tổ quốc mới ở Berlin. Ông là người hoạt động sôi nổi
nhất trong đồng minh đó. Với tinh thần yêu chuộng hòa bình, A. Einstein đã
có những mối quan hệ và bạn bè quốc tế cùng chung chí hướng. Điển hình
trong các mối quan hệ đó là với R. Rolland. Năm 1915, A. Einstein đã gặp R.
Rolland, nhà văn, nhà đấu tranh cho hòa bình người Pháp tại Thụy Sĩ. A.
Einstein đã nói: “Tôi rất khâm phục ông. Tôi hy vọng những người có tư
tưởng chủ nghĩa hòa bình hợp tác lại với nhau, đoàn kết phấn đấu phát huy
sức mạnh của nó” [49, tr. 172]. Phù hợp về tư tưởng, chí hướng và hành động,
A. Einstein và R. Rolland trở thành bè bạn và thường xuyên trao đổi cho nhau
những vấn đề liên quan đến tình hữu nghị giữa các dân tộc cho đến cuối cuộc
đời. Năm 1917, Cách mạng tháng Mười nổ ra và giành thắng lợi ở Nga, đối
với V.I. Lenin, người lãnh đạo của cuộc cách mạng, A. Einstein tỏ ra rất kính
phục và nói: “Tôi sùng bái Lenin, ông ấy là một vĩ nhân, vì sự nghiệp tranh
đấu thực hiện công bằng cho xã hội mà đã hiến dâng tất cả đời mình” [49, tr.
173].
Trong những năm 20 của thế kỷ XX, nước Đức trải qua một cuộc
khủng hoảng chính trị - xã hội trầm trọng với sự phát triển mạnh của chủ
nghĩa dân tộc cực đoan, chủ nghĩa bài Do Thái. Nhận thấy nguy cơ này, từ
tháng 10/1922 đến tháng 03/1923 ông có chuyến đi sang các nước Nhật,
Palestine, Tây Ban Nha. Những chuyến du hành khắp thế giới là cách ông tạm
133

lánh không khí ngột ngạt ở Đức, đã mang lại cho ông những vinh quang về
mặt khoa học và cũng là dịp để ông bày tỏ với mọi người về sự cần thiết của
hòa bình, sự hòa hợp giữa các dân tộc. Sau khi thăm Nhật Bản lần đầu trở về,
ông đã có thư gởi các học sinh Nhật Bản với nội dung tràn đầy tình thân ái và
hữu nghị: “Ở thời đại chúng ta, con người từ nhiều quốc gia khác nhau mới có
thể tiếp xúc với nhau một cách vui vẻ và hiểu biết, trong khi trước đây các
dân tộc ở đâu sống đó, không hiểu biết, thậm chí sợ hãi hoặc thù ghét lẫn
nhau. Mong rằng tình huynh đệ hiểu biết giữa các dân tộc ngày càng được
bám rễ bền chặt !” [11, tr. 51].
Sau Chiến tranh thế giới lần thứ nhất, ở châu Âu xu hướng bài Đức
mạnh mẽ. Xu hướng này lan tràn trong nhiều lĩnh vực, kể cả khoa học. Hội
nghị Solvay lần đầu tiên được tổ chức năm 1911, có sự tham gia của A.
Einstein. Năm 1923, khi nghe tin các nhà khoa học Đức sẽ không được mời
tham dự hội nghị Solvay năm 1924 (trừ A. Einstein), với quan niệm khoa học
xuất phát vì mục đích hòa bình, A. Einstein đã gởi thư phản đối đến Ủy ban
khoa học Hội nghị Solvay: “Theo ý tôi, không thể đem chính trị vào những
vấn đề khoa học, nếu không, chúng ta sẽ gánh phải trách nhiệm những hành
động gây ra bởi quốc gia của mình. Nếu tôi chấp nhận tham dự Hội nghị, tôi
sẽ trở thành đồng lõa cho một điều mà tôi cho là bất công… Tôi mong là quí
vị sẽ không gởi giấy mời cho tôi” [53, tr. 142]. Với A. Einstein khoa học là
quan trọng nhưng không phải là hố sâu ngăn cách giữa các dân tộc, khoa học
phải đồng hành với hòa bình và sự hiểu biết lẫn nhau.
Tháng 01 năm 1933, A. Hitler lên cầm quyền ở Đức và thẳng tay đàn
áp những người thuộc lực lượng cánh tả; báo chí Đức đã tấn công A. Einstein
và giới nghệ sĩ, trí thức… A. Einstein và vợ lúc này đang ở Mỹ, trước khi
xuống tàu từ Mỹ về châu Âu, ông đã tuyên bố không trở về nước Đức nữa.
134

Hành động đó của ông đã được các nhà nghiên cứu về sau nhận xét: “Có lẽ ít
ai hiểu hết bản chất của Hitler và chế độ quốc xã sớm như A. Einstein, cũng
như ít ai đã có cái đánh giá về cuộc thế chiến thứ nhất như A. Einstein đã
đánh giá” [69, tr. 141]. Nhận diện cái ác, nhận diện chiến tranh và sự nguy
hiểm đang rình rập thế giới là một tố chất vượt trội ở A. Einstein. Điều đó
xuất phát từ chủ nghĩa hòa bình ở ông và thái độ của ông đối với cái ác, ông
nói: “Thế giới này thật nguy hiểm ! Nguy hiểm không phải do những người
làm chuyện ác, mà do những người đứng yên nhìn và để chuyện ác xảy ra”
[53, tr. 186]. Có thái độ dứt khoát trước những mối hiểm nguy đe dọa nền văn
minh thế giới, cùng với sự nổi tiếng, thông qua những hoạt động của mình, A.
Einstein đã dấn thân tích cực cho hòa bình. Năm 1930, ông ký tên một lời kêu
gọi tài giảm binh bị thế giới của Liên minh phụ nữ thế giới vì hòa bình và tự
do. Năm 1932, ông phản đối việc kết án Carl von Ossietzky, người đấu tranh
cho hòa bình, về tội phản quốc và đấu tranh chính trị cho sự tồn tại của nền
Cộng hòa Weimar.
Chủ nghĩa hòa bình của A. Einstein được thể hiện rõ nét trong những
hoạt động chống lại việc chế tạo vũ khí hạt nhân; mặc dù, công thức nổi tiếng
của ông E = mc2 là cơ sở lý thuyết cho việc tạo ra vũ khí đó. Ông cũng chính
là người đã ký tên vào bức thư lịch sử gởi tổng thống Mỹ F. Roosevelt, cảnh
báo nguy cơ Đức quốc xã có khả năng chế tạo bom nguyên tử. Vào một ngày
hè năm 1939, L. Szilard và E. Wigner, hai nhà vật lý trẻ Hunggari nhập cư
sang Mỹ, đã tìm đến với A. Einstein và đề nghị ông ký tên vào một bức thư
đã được viết sẵn, gởi tổng thống F. Roosevelt; bởi vì, họ hiểu chỉ có A.
Einstein mới đủ uy tín để gởi thư cho tổng thống Mỹ. Hiểu rõ tính chất nguy
hiểm của cuộc chiến tranh của chủ nghĩa phát xít và là người tích cực chống
chiến tranh, A. Einstein nhận thức được rằng, đây là cơ hội để tạo ra sự đối
135

trọng, có thể ngăn chặn được sự nguy hiểm một khi chủ nghĩa phát xít có
được vũ khí nguyên tử trong tay. Bức thư đã được A. Einstein ký và gởi đến
cho tổng thống Mỹ nhằm cảnh báo và đề xuất, với lời mở đầu: “Những công
trình gần đây của E. Fermi và L. Szilard, mà tôi đã có được bản thảo trong
tay, khiến tôi biết rằng nguyên tố uranium có thể trở thành một nguồn năng
lượng mới và quan trọng trong tương lai gần đây. Một số tình hình nảy sinh
trong giai đoạn hiện nay cần phải được theo dõi chặt chẽ, và nếu cần phải có
hành động kịp thời của chính phủ” [76, tr. 678-679]. Trong suy nghĩ của ông,
khi ký tên vào bức thư, A. Einstein không muốn phát xít Đức có trước bom
nguyên tử. Ông đã suy tính đơn giản rằng, chính phủ Mỹ không bao giờ sử
dụng loại vũ khí khủng khiếp đó trong bất kỳ tình huống nào, trừ khi an ninh
của nước Mỹ bị đe dọa nghiêm trọng. Một người kiên định theo chủ nghĩa
hòa bình như A. Einstein đã không ngờ được những diễn biến phức tạp của
đời sống chính trị và quân sự. Phương trình đẹp nhất của đời ông, phương
trình của Chúa - E = mc2 đã phản ánh thiên tài khoa học của ông trong thực
tế, nhưng đó là một thực tế đáng buồn. Cho dù ông không hề tham gia vào bất
cứ công việc gì trong Dự án Manhattan. Từ năm 1939 đến năm 1945, A.
Einstein gởi đến tổng thống Mỹ F. Roosevelt bốn bức thư, bức thư cuối cùng
là để ngăn chặn thảm họa đáng tiếc, nhưng đã quá muộn. Tổng thống F.
Roosevelt từ trần ngày 12/4/1945, tổng thống H. Truman kế vị và hai quả
bom nguyên tử đã rơi xuống nước Nhật. Chiến sĩ vì hòa bình đã không ngăn
được sự khốc liệt từ một cuộc chiến tranh - đó là nỗi đau dai dẳng của đời
ông. Ông cho rằng, ông đã sai lầm khi gởi thư cho tổng thống Mỹ và đề xuất
chế tạo bom nguyên tử; nếu ông biết phát xít Đức không sản xuất được bom
nguyên tử thì ông không bao giờ làm việc đó. Thất vọng với những diễn biến
vào giai đoạn cuối của cuộc chiến tranh và nguy cơ về một cuộc chạy đua vũ
136

trang, ngày 10/10/1945 tại New York, A. Einstein đọc bài diễn văn “Cuộc
chiến đã được chiến thắng, nhưng hòa bình thì chưa có”, được dư luận chú ý.
Ngay sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai, ông tiên đoán thế giới sẽ đối
diện với những bất ổn và nguy cơ chiến tranh. Do vậy, ông chua chát bảo
rằng: Tôi không biết chiến tranh thế giới thứ 3 sẽ xảy ra khi nào nhưng tôi
biết rằng chiến tranh thế giới thứ 4, người ta sẽ dùng đá và gậy để ném nhau!
Vì vậy, A. Einstein tận dụng mọi cơ hội, thông qua các diễn đàn kiên quyết
lên án chính sách ngoại giao của Mỹ dựa trên sự độc quyền vũ khí hạt nhân,
lên án mọi động thái gây căng thẳng trong quan hệ giữa các quốc gia trong
cuộc chiến tranh lạnh do Mỹ chủ xướng. Năm 1947, tại một phiên họp trọng
thể của Liên Hiệp Quốc ở New York, A. Einstein kêu gọi mọi người phải nỗ
lực để đạt tới “Sự hiểu biết trọn vẹn giữa các dân tộc, các quốc gia có các
chính kiến khác nhau”. Năm 1948, trong thông điệp gởi cho hội nghị chống
lại nguy cơ chiến tranh hạt nhân, ông nói: “Cuộc chiến tranh thắng lợi chống
nước Đức Nazi và Nhật Bản đã đem lại ở đất nước chúng ta một ảnh hưởng
quá lớn của quân sự và của cách suy nghĩ quân sự, nó đe dọa cơ cấu dân chủ
của đất nước chúng ta và hòa bình của thế giới... Sức mạnh nguyên tử được
giải phóng đã thay đổi tất cả nhưng không thay đổi được tư duy chúng ta, và
như thế chúng ta đang đi vào một thảm họa mới mà không có chuẩn bị” [69,
tr. 233]. Tuyên bố của ông chỉ rõ nguy cơ đe dọa an ninh và hòa bình thế giới,
đồng thời nhấn mạnh trách nhiệm của các nhà khoa học trong cuộc đấu tranh
ngăn chặn việc sử dụng vũ khí hủy diệt hàng loạt.
Cuộc chiến chống lại vũ khí hạt nhân là nỗi trăn trở lớn nhất của A.
Einstein sau khi Mỹ thả hai quả bom nguyên tử xuống Hiroshima và
Nagasaki, với hậu quả nghiêm trọng, gây nhức nhối lương tâm nhân loại. Một
số người cho rằng, A. Einstein tích cực đấu tranh chống sử dụng vũ khí hạt
137

nhân là do ân hận đã ký tên vào lá thư ngày 02/8/1939 khuyến cáo tổng thống
thứ 32 của Hoa Kỳ F. Roosevelt cho xúc tiến nghiên cứu phản ứng phân hạch
dây chuyền uranium dẫn đến đề án Manhattan chế tạo bom nguyên tử. Theo
Phạm Duy Hiển, trong bài viết Borh và Einstein để lại dấu ấn gì trong hai
quả bom nguyên tử rơi xuống nước Nhật, thì: “Hai quả bom nguyên tử rơi
xuống Hiroshima và Nagasaki là những đứa con bất hảo của thuyết tương đối
và lượng tử. Mặc dầu lúc đầu cả Einstein và Borh đều không tin vào khả năng
có thể nhanh chóng tạo ra chúng, song dù muốn dù không, bằng cách này hay
cách khác, người ta không thể để hai ông đứng ngoài cuộc” [44, tr. 173].
Chạy đua trong cuộc chiến tranh lạnh, ngày 31/01/1950 tổng thống Mỹ
H. Truman công bố chương trình chế tạo vũ khí hạt nhân, bao gồm cả bom
khinh khí (bom hydro). Tháng 2 năm 1950, trên đài truyền hình NBC, A.
Einstein đã cảnh báo nhân dân Mỹ và toàn thế giới về hậu quả khủng khiếp
của vũ khí hạt nhân, chống lại quyết định của chính quyền Mỹ trong việc tiếp
tục chế tạo bom khinh khí. Ủng hộ hành động dũng cảm của nhà bác học có
uy tín, phong trào phản đối việc chế tạo bom khinh khí lan nhanh tại nước Mỹ
và trên toàn thế giới. Bất chấp những lời kêu gọi và sự phản đối của các lực
lượng tiến bộ, chiến tranh lạnh vẫn diễn gay gắt, sự chạy đua vũ trang giữa
hai cường quốc Mỹ và Liên Xô vẫn tiếp diễn và ngày càng quyết liệt.
Thực tế đã cho A. Einstein biết rằng, những suy nghĩ và hành động đơn
lẻ khó có tác dụng mạnh mẽ để làm thay đổi những quyết sách của giới cầm
quyền hiếu chiến. Trong những ngày cuối đời, với sự giày vò của bệnh tật
nhưng bằng sự khỏe khoắn của trái tim yêu chuộng hòa bình, ông đã ký tên
vào bản Tuyên ngôn Russell - Einstein một tuần trước khi qua đời. Bản tuyên
ngôn đã nêu: “Trong tình hình cả nhân loại đang đối mặt với tấn thảm kịch,
tôi lấy tư cách là một thành viên của nhân loại đứng trước vấn đề nhân loại
138

liệu còn tiếp tục sinh tồn nữa hay không, khẩn thiết kêu gọi: Hãy chặn đứng
chạy đua vũ trang, hãy cấm sử dụng vũ khí hạt nhân !” [65, tr. 76].
Tuyên ngôn đặt ra những vấn đề mà thế giới phải đối đầu, và biện pháp trước
tiên trong quá trình ngăn chặn chiến tranh là từ bỏ vũ khí hạt nhân. Bản tuyên
ngôn kết luận: “Chúng tôi nhân danh mối quan hệ giữa con người với con
người kêu gọi: Hãy nhớ lấy lòng nhân đạo của mình, và quên tất cả mọi thứ
khác.” Bản tuyên ngôn tạo ra một hiệu ứng mạnh mẽ, đã kết nối các nhà khoa
học có tiếng nói chung, chống lại chạy đua vũ trang và ảnh hưởng đến các nhà
hoạch định chính sách.
Tư tưởng và hành động chống sản xuất vũ khí hủy diệt hàng loạt vẫn
tiếp diễn cho đến hôm nay. Thấy rõ tác hại của vũ khí hóa học, mới đây nhân
ngày “Quốc tế chống vũ khí nguyên tử” (06/8/2013), nhà văn Colombia nổi
tiếng G. Marquez (Nobel văn chương 1982) viết rằng: “Phải trôi qua 4 kỷ
nguyên địa chất, để con người biết hát hay hơn chim hót và biết hy sinh vì
tình yêu. Nhưng cái “kỷ nguyên vàng son” của nền khoa học tân kỳ ngày nay
lại chế ra một điều trái khoáy: chỉ cần một nút nhấn hạch tâm là mọi sự lại trở
về buổi bình minh hoang sơ - khi mà sự sống chưa phôi thai” [38, tr. 16]. Từ
đó thấy rằng, ở thời đại khoa học công nghệ, sự sáng tạo khoa học và lương
tri của nhà khoa học phải có sự song hành, mục đích cuối cùng là ngăn chặn
sự hủy diệt vì nền hòa bình vĩnh cửu. Những hành động dũng cảm và trung
thực trong việc phi hạt nhân hóa của A. Einstein trong suốt cuộc đời mình là
một minh chứng tuyệt vời về tinh thần sáng tạo, trách nhiệm và văn hóa đạo
đức của nhà khoa học đối với sự phát triển của tri thức và hạnh phúc của nhân
loại. Như dự báo ông gởi đến Hội văn hóa đạo đức (Ethical Cultural
Society) tại New York nhân ngày sinh nhật lần thứ 75 của Hội (06/01/1876-
06/01/1951): “Sự nan giải đáng lo ngại trong tình hình chính trị thế giới hiện
139

nay có liên quan mật thiết tới các lỗi lầm vì đã không chịu làm những gì đáng
lẽ phải làm của nền văn minh chúng ta. Không có “văn hóa đạo đức” thì
không thể có sự cứu vãn cho nhân loại” [11, tr. 41]. Điều này khẳng định
rằng, chủ nghĩa hòa bình, một khi không tích cực đấu tranh chống lại sự chạy
đua vũ trang của các quốc gia, thì nó vẫn và sẽ mãi mãi chỉ là một thứ chủ
nghĩa hòa bình bất lực mà thôi - ông đã từng nói như thế.
Giải trừ quân bị là vấn đề có tính chất quan trọng đối với thế giới trong
giai đoạn trước đây cũng như hiện nay. Giải trừ quân bị là hệ thống các biện
pháp nhằm cắt giảm hoặc tiêu hủy các phương tiện chiến tranh, cắt giảm lực
lượng vũ trang và các tổ chức quân sự của các quốc gia, cắt giảm chế tạo, sản
xuất và tiêu hủy dần dần, tiến tới xóa bỏ hoàn toàn việc sản xuất và sử dụng
vũ khí giết người hàng loạt để duy trì một nền hòa bình cho thế giới. Hội nghị
giải trừ quân bị lần đầu tiên được tiến hành tại La Haye (Hà Lan) vào năm
1899. Vào đầu những năm 30 của thế kỷ XX, với sự hình thành của chủ nghĩa
dân tộc cực đoan và chủ nghĩa phát xít ở Đức, cũng như những diễn biến phức
tạp trong quan hệ quốc tế, Hội Quốc Liên đã tổ chức “Hội nghị giải trừ quân
bị” vào năm 1932 tại Geneva (Thụy Sĩ). Quan tâm đến vấn đề này, A.
Einstein đã có một số bài viết gởi đến Hội Quốc Liên để bày tỏ quan điểm của
mình về hòa bình, giải trừ quân bị, về chế độ quân dịch, về hệ quả của chiến
tranh; những bài viết đó sau này được in trong quyển sách Thế giới như tôi
thấy. Bàn về Hội nghị giải trừ quân bị năm 1932, A. Einstein đã đề cập
đến vai trò của Châu Âu, của Mỹ và các nước với một tiềm lực kinh tế, quân
sự mạnh, có ảnh hưởng lớn đối với thế giới. Đồng thời ông cũng nhận ra nguy
cơ chiến tranh giữa các nước, cũng như thực quyền của các tổ chức đảm bảo
an ninh và hòa bình thế giới. Ông viết: “Chúng ta hiện đang có Hội Quốc Liên
và một Tòa án Trọng tài. Nhưng Hội Quốc Liên thì lại chẳng hơn gì một
140

phòng họp và Tòa án Trọng tài cũng lại không có phương tiện để thực thi các
quyết định của mình. Các cơ quan này không đảm bảo an ninh được cho bất
kỳ quốc gia nào trong trường hợp bị tấn công” [11, tr. 117]. Cũng trên tinh
thần ấy, A. Einstein đã bày tỏ quan điểm rằng, những thỏa thuận thuần túy về
hạn chế vũ khí sẽ không thể đảm bảo được an ninh trên thế giới. Điều quan
trọng cần phải đấu tranh chống chế độ quân dịch - vì nó như “một ổ dịch của
chủ nghĩa dân tộc bệnh hoạn”. Do đó, những người chống quân dịch cần phải
được bảo vệ trên cơ sở quốc tế. Theo A. Einstein, Hội nghị giải trừ quân bị
năm 1932 có ý nghĩa quan trọng. Từ những hệ quả của cuộc Chiến tranh thế
giới lần thứ nhất, ông tiên liệu rằng: “Nếu không giải trừ quân bị thì không
thể có nền hòa bình bền vững. Ngược lại, việc duy trì các trang thiết bị quân
sự có quy mô hiện nay chắc chắn sẽ dẫn đến những thảm họa mới” [11, tr.
122]. Suốt đời theo đuổi chủ nghĩa hòa bình nên A. Einstein luôn hy vọng
rằng Hội nghị giải trừ quân bị là cơ hội cuối cùng nhằm đảm bảo những giá trị
tốt đẹp nhất mà nhân loại đã tạo ra. Tuy nhiên, trên thực tế những nguy cơ và
giải pháp do chính ông vạch ra và đề xuất đã hoài công. Năm 1933, A. Hitler
lên cầm quyền ở Đức, đơn phương tăng cường sức mạnh quân sự và từng
bước dùng vũ lực xóa bỏ hòa ước Versailles. Năm 1939, Chiến tranh thế giới
lần thứ hai chính thức bắt đầu, đã chứng nghiệm những dự báo của A.
Einstein đã thành sự thật, với tất cả sự khốc liệt của nó.
Yêu chuộng hòa bình, phản đối chiến tranh nên A. Einstein luôn có thái
độ và hành động tích cực ủng hộ giải trừ quân bị. Để ngăn chặn chiến tranh có
thể xảy ra, A. Einstein cho rằng cần phải hạn chế vũ trang thông qua các quy
định hạn chế trong khi tiến hành chiến tranh. Mặt khác, các nước trên thế giới
phải thiết lập một định chế thông qua những hiệp ước đủ mạnh để đảm bảo
rằng, quyết định của các quốc gia phải dựa trên cơ sở luật pháp và thông lệ
141

quốc tế. Giải trừ quân bị và an ninh chỉ có thể đạt được trong sự gắn kết với
nhau và được đảm bảo bởi nghĩa vụ của tất cả các quốc gia. Tuy nhiên, A.
Einstein cũng sớm nhận thấy rằng, các quy định vẫn có thể dễ dàng bị xâm
phạm, chiến tranh luôn là một nguy tiềm ẩn. A. Einstein nói rằng, chiến tranh
không phải là cuộc chơi tập thể, trong đó các bên tuân thủ một cách ngoan
ngoãn luật chơi. Một khi liên quan đến sự sống còn, thì các quy định và nghĩa
vụ của cuộc chơi trở nên bất lực. Vì vậy, theo ông chỉ có sự dẹp bỏ vô điều
kiện mọi cuộc chiến tranh mới có thể cứu vãn nền hòa bình của thế giới.
Kiên trì chống lại chế độ quân dịch, A. Einstein nói rằng, chỉ khi nào
thành công trong việc xóa bỏ nghĩa vụ quân sự nói chung, lúc ấy việc giáo
dục giới trẻ theo tinh thần hòa giải, tinh thần khích lệ cuộc sống và tình yêu
đối với mọi người mới được thực hiện. Ông đã bày tỏ quan điểm của mình về
việc chống lại chế độ quân dịch: “tốt nhất là thái độ khước từ quân dịch bằng
cách phản đối, dựa vào sự hậu thuẫn của các tổ chức bênh vực cả về vật chất
lẫn tinh thần cho những người dũng cảm chống quân dịch ở từng nước” [11,
tr. 96]. Chủ trương chống thi hành quân dịch, nhưng trước hiểm họa của chủ
nghĩa phát xít Đức, năm 1933 ông đã có một cái nhìn khác, khi kêu gọi công
dân hai nước Bỉ và Pháp đứng lên cầm súng bảo vệ đất nước. Chính sự căm
ghét chiến tranh, tình yêu công lý và hòa bình một cách sáng suốt và thiết tha
với nền văn minh châu Âu đã giục A. Einstein viết thư cho một người từ chối
thi hành quân dịch tại Bỉ. Ông viết: “Cách đây không lâu, chúng ta sống trong
một thời kỳ mà mọi người hy vọng có thể chống lại chế độ quân phiệt một
cách hiệu quả bằng những hành động phản kháng cá nhân. Nhưng ngày hôm
nay, tình trạng đã hoàn toàn khác hẳn. Tại Trung Âu, có một cường quốc,
nước Đức, đang công khai bằng đủ mọi cách, sửa soạn chiến tranh. Những
nước theo văn minh La mã, đặc biệt là Pháp và Bỉ, đang bị đe dọa trầm trọng
142

và cần phải dựa vào quân đội. Bởi thế, tôi thẳng thắn nói với các bạn: trong
tình trạng hiện tại, hỡi công dân Bỉ, tôi sẽ không từ chối thi hành nghĩa vụ
quân dịch. Tôi chấp nhận làm chuyện đó, với ý nghĩa là mình đã góp vào việc
bảo tồn nền văn minh châu Âu. Điều đó không có nghĩa là tôi từ bỏ những
quan niệm đã có từ trước” [53, tr. 143-144].
Hướng đến việc loại bỏ nguy cơ chiến tranh, ông kêu gọi các quốc gia
giải quyết các xung đột và bảo vệ lợi ích của mình bằng các giải pháp hòa
bình trên cơ sở pháp luật. Hơn ai hết ông hiểu rất rõ rằng, chiến tranh đồng
nghĩa với sự hủy diệt, và đó đích thực là một tội ác. Với suy nghĩ và hành
động của một người theo chủ nghĩa hòa bình đầy tin tưởng, A. Einstein nói
rằng: “Tàn sát trong chiến tranh theo quan niệm của tôi chẳng có gì tốt đẹp
hơn so với việc giết người thông thường” [11, tr. 94]. Theo ông, cần phải dẹp
bỏ các nguy cơ dẫn đến chiến tranh trên cơ sở quyết tâm thực thi các giải
pháp hòa bình. Trong một bài viết đăng trên tạp chí Keizo (Nhật Bản) vào
mùa thu năm 1952, A. Einstein ca ngợi M. Gandhi là bậc thiên tài vĩ đại nhất
thời đại, vì đã tiến hành “bất bạo động” một cách đúng đắn. Ông cho rằng sự
nghiệp giải phóng Ấn Độ thành công của M. Gandhi là bằng chứng sinh động
về thắng lợi của ý chí con người và văn hóa phi bạo lực trước các thế lực vật
chất tưởng chừng không thể vượt qua được.
Tư tưởng nhân văn và chủ nghĩa hòa bình của A. Einstein còn được
ông thể hiện trong vấn đề Do Thái và công cuộc tái thiết Palestine. Với một số
phận nghiệt ngã, dân tộc Do Thái phải phiêu dạt khắp thế giới suốt hai ngàn
năm lịch sử. A. Einstein đã nhớ lại điều đó với nỗi buồn đau và niềm hy vọng.
Bằng chứng là ông luôn tin tưởng vào sự đoàn kết, truyền thống đạo đức, trí
tuệ và sức sống mãnh liệt của cộng đồng Do Thái. A. Einstein đã viết: “Ở mọi
thời, cộng đồng đó đã sản sinh những con người là hiện thân cho lương tri của
143

thế giới phương Tây, những kẻ bảo vệ phẩm giá con người và công lý” [11, tr.
182]. Ông cũng đã minh chứng rằng, truyền thống đó đã sản sinh ra B.
Spinoza và K. Marx.
Thông qua những bài viết, bài nói, những lần gặp gỡ, các tầng lớp khác
nhau thuộc cộng đồng Do Thái, A. Einstein đã có dịp bày tỏ chính kiến, tình
cảm và trách nhiệm của mình đối với vấn đề tồn tại và phát triển của người
Do Thái. Sự cần thiết của chủ nghĩa phục quốc Do Thái là ý nghĩ thường trực
trong khối óc của ông, nhằm hướng đến việc giải quyết bi kịch và sự bất an
của người Do Thái. Sau khi đọc bài viết quy kết chủ nghĩa phục quốc Do Thái
là chủ nghĩa dân tộc của giáo sư Hellpach, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Đức; A.
Einstein đã phúc đáp cho giáo sư Hellpach và nêu rõ lý do tối quan trọng của
chủ nghĩa phục quốc Do Thái: “Tôi đã thấy những người Do Thái đáng kính
bị châm biếm một cách hèn hạ, cảnh đó khiến tim tôi rỉ máu. Tôi đã thấy nhà
trường, các tờ báo hài hước và vô số những yếu tố văn hóa của đa số
không phải Do Thái đã chôn vùi lòng tự tin của ngay cả những người ưu tú
nhất trong đồng bào của tôi. Tôi cảm thấy không thể cho phép điều đó tiếp
diễn” [11, tr. 203]. Để “hồi phục dân tộc này” và “thành lập một ngôi nhà cho
dân tộc” - như cách nói của ông, người con của dân tộc Do Thái cùng lòng
nhân ái của một chiến sĩ vì hòa bình - A. Einstein, từ suy nghĩ đến hành động,
đã đóng góp nhiều công sức cho phong trào phục quốc Do Thái. Năm 1921,
bằng uy tín của một nhà khoa học, ông đã cùng C. Weizmann đến Mỹ để
quyên góp tiền cho hoạt động của tổ chức Phục quốc Do Thái. Sự ra đời
của Trường Đại học Do Thái ở Jerusalem là minh chứng hùng hồn cho sự
cống hiến quan trọng của nhà khoa học vĩ đại vì sự khẳng định giá trị và sự
tồn vong của một dân tộc.
144

Về mối quan hệ giữa người Do Thái và người Ả Rập, từ góc độ lịch sử


và tâm lý, hai dân tộc đã có mối thù hằn dài lâu. Điều đó có ảnh hưởng lớn
đến sự tái thiết của Palestine cũng như tiến trình lập quốc của người Do Thái.
Thông hiểu sâu sắc, ông đã chủ trương giải quyết vấn đề trên cơ sở thiết lập
mối “quan hệ thỏa đáng” giữa hai dân tộc. Việc thành lập một nhà nước cho
những người Do Thái luôn thôi thúc A. Einstein. Vào ngày 14/5/1948, Nhà
nước Do Thái lần đầu tiên đã ra đời tại Trung Đông trên một phần lãnh thổ
Palestine và lấy tên là Israel. “Thế nhưng, điều khiến A. Einstein thất vọng
không ít là các cuộc xung đột và hận thù luôn tăng cao giữa những người
Israel và người Arập. Điều này đã đi ngược lại nguyện vọng ban đầu của ông
là mong muốn dân tộc Do Thái và các dân tộc Arập chung sống trong hoà
bình.”[25]
Tóm lại, chủ nghĩa hòa bình là vấn đề chủ đạo, xuyên suốt trong cuộc
sống với mưu cầu hạnh phúc và hiểu biết lẫn nhau giữa các dân tộc của A.
Einstein. Điều đó được thể hiện từ suy nghĩ đến hành động khi ông giảng dạy
hay giới thiệu thuyết tương đối, trong những chuyến công du hay trong những
bức thư trao đổi, trong hội nghị hay những cuộc tranh luận… Điều đó giúp
chúng ta có tầm nhìn đầy đủ dưới góc độ nhân văn về tư tưởng chống bạo lực,
bất công, sự thù hằn giữa các dân tộc và đề cao chủ nghĩa hòa bình mà ông
luôn theo đuổi. Chính vì thế, sau khi ông mất, đã có nhiều bình phẩm đánh giá
về ông với tư cách là “một nhà khoa học đam mê và chân thật”, một con
người vĩ đại luôn mang trong mình những giá trị tốt đẹp nhất. B. Russell nhà
triết học và toán học Anh, khi nhận xét về ông đã viết: “Einstein không những
là một nhà khoa học vĩ đại, ông còn là một con người vĩ đại. Ông đấu tranh
cho hòa bình trong một thế giới đang tiến dần về chiến tranh. Ông vẫn thánh
thiện trong một thế giới điên loạn, và phóng khoáng trong tư duy trong một
145

thế giới của những người cuồng tín” [69, tr. 245]. R. Oppenheimer, người đã
biến lý thuyết của ông thành hiện thực trong Dự án Manhattan, cho rằng ông
là một con người đặc biệt, “ông đã cất lên tiếng nói có trọng lượng chống lại
bạo lực và tàn ác bất cứ nơi nào ông thấy” [96].

2.3.4. Tư tưởng giáo dục của Albert Einstein


Nếu nước Pháp ở thế kỷ XVIII được xem là trung tâm của châu Âu vì
sự phát triển của văn hóa, giáo dục và kỹ thuật, thì nước Đức thế kỷ XIX cũng
có thể ví như vậy. Với đội ngũ những nhà khoa học, nhà tư tưởng, nhà giáo
dục có trí tuệ uyên bác, nước Đức đã phát triển mạnh mẽ trên tất cả các lĩnh
vực, trở thành điểm sáng của châu Âu. Trong ưu thế vượt trội đó, giáo dục
đóng vai trò tiên phong, vì nước Đức đã tiến hành một cuộc cải cách căn bản
và toàn diện hệ thống giáo dục. Người đặt nền tảng, cũng như có ảnh hưởng
quyết định đến tiến trình cải cách là W. Humboldt. Mục tiêu của cải cách giáo
dục là thay đổi hiệu quả với đích đến là một nền giáo dục toàn diện. Trong
nền giáo dục đó, con người được phát triển nhân cách tự do, được phát huy
tính tự lập và trưởng thành về trí tuệ và đạo đức. Nhiệm vụ của người thầy là
đánh thức khả năng tiềm tàng ở người học và tạo mọi cơ hội cho họ phát triển.
Triết lý giáo dục ấy đã làm cho “nước Đức trong thế kỷ XIX thực sự đã bước
lên đỉnh cao của phong trào giáo dục trong các dân tộc châu Âu. Đại học của
nó đã trở thành các trung tâm nghiên cứu khoa học cho cả thế giới, và đón
nhận sự ngưỡng mộ cũng như những dòng người đến từ khắp nơi trên trái
đất” [68, tr. 65].
Tuy nhiên, đến cuối thế kỷ XIX, để thực thi triết lý giáo dục mới, nền
giáo dục Đức đã có những biện pháp “cứng nhắc” và “khuôn mẫu”. Thấu hiểu
giá trị của giáo dục và sứ mệnh của nhà trường nhưng A. Einstein khó chịu
với kiểu giáo dục có tính chất “khô cứng” của nền giáo dục Đức hiện thời.
146

Ông đòi hỏi giáo dục phải có sự thay đổi thật sự với khả năng phát huy cao độ
tính tự do ở người học. Tư tưởng cơ bản về giáo dục A. Einstein chính là quan
điểm của ông về sứ mệnh nhà trường và giáo dục tư duy độc lập. Theo A.
Einstein, nhà trường chính là môi trường tự do học thuật để mỗi cá nhân phát
huy tính độc lập trong học tập và nghiên cứu, có như vậy sẽ tạo được động
lực mạnh mẽ để phát triển giáo dục nhằm đào tạo ra những con người hữu
dụng cho xã hội.
Mặc dù ở thế kỷ XIX nước Đức là gã khổng lồ về giáo dục và khoa học
ở châu Âu, “là khuôn mẫu cho đại học thế giới”, “là một miền đất hứa, nơi
rèn luyện cho tài năng, một xứ sở cho những ý tưởng mới, không ngừng phát
triển trong khoa học, toán học và công nghiệp” [69, tr. 25]. Thế nhưng, A.
Einstein đã từ giã miền đất lý tưởng đó ra đi lúc 15 tuổi, và vài năm sau ông
đã từ bỏ quốc tịch Đức. Ông cho rằng, nền giáo dục ở nước Đức lúc đó là một
nền giáo dục trại lính, giáo dục gia trưởng, “tại bậc tiểu học, các thầy giáo đối
với tôi như các ông thượng sĩ, còn tại bậc trung học thì giáo sư là các thiếu
úy” [53, tr. 120]. Rời bỏ nước Đức, ông đã đến học tại trường Aarau (Thụy
Sĩ) và tiếp nhận ở đó một nền giáo dục làm ông hài lòng, như đến cuối đời
(1955), ông đã viết: “cách giáo dục nhằm để có được tự do trong hành động
và ý thức tự chịu trách nhiệm, vượt trội hơn biết bao nếu so với cái cách giáo
dục chỉ biết duy nhất dựa vào kỷ luật nhà binh, uy quyền bên ngoài cộng với
tham vọng cá nhân” [13, tr. 109].
Nhất quán trong tư duy và hành động, ngay từ những năm tháng trẻ
tuổi, A. Einstein đã có suy nghĩ về một nền giáo dục thực chất. Chính sớm
nhận biết giá trị của giáo dục tư duy độc lập, và thực hiện nó đối với chính
bản thân mình, cuộc đời A. Einstein là biểu hiện cao độ về “tự do nội tâm”;
ông thường nói “trí tưởng tượng quan trọng hơn kiến thức”, “điều quan trọng
147

là không ngừng hỏi”. Theo Nguyễn Xuân Xanh: “Einstein bản tính là một
người “nổi loạn”, không chịu khép mình vào những trật tự cố định. Ông sinh
ra là để làm người tự do và chấp nhận mọi sự trả giá để được sống và tư duy
tự do. Einstein không phải là sản phẩm của các lò đào tạo elite (học trò xuất
sắc), trường chuyên, của chế độ đào tạo bằng nhồi nhét, hay của bộ máy hàn
lâm kiêu hãnh, lại càng không phải là thần đồng. Ông đứng ngoài tất cả những
thứ đó, là sản phẩm của tự học và óc tò mò vô hạn trước thiên nhiên. Ông đã
để tư duy của mình bay bổng với đôi cánh mộng tưởng trong bầu trời tự do vô
hạn của tạo hóa” [69, tr. 26].
Triết lý giáo dục hiện đại khi đề cập đến mục đích giáo dục cũng như
vai trò nhà trường đều tính đến yếu tố đổi mới, cải cách nhằm tạo ra môi
trường năng động cho tất cả các chủ thể tham gia vào quá trình giáo dục. Bàn
về giáo dục, D. Glinos (1882-1943), nhà triết học, nhà giáo dục Hy Lạp cho
rằng: “Giáo dục sẽ trở nên vô dụng và kém hiệu quả, nếu không tự điều chỉnh
để thích nghi với sự phát triển. Bởi vì sự tiến hóa và thay đổi hoàn cảnh là
những quá trình liên tục, nên cải cách chính là người bạn đồng hành thường
xuyên cùng với giáo dục. Nền giáo dục năng động và có ý nghĩa là nền giáo
dục luôn luôn được đổi mới” [67, tr. 206]. Trong bất kỳ thời đại nào, hướng
đến những giá trị tốt đẹp và hành động để đạt giá trị đó, là một quá trình gian
nan. Để vươn đến những giá trị đích thực trong cuộc sống, đòi hỏi phải có
nhân sinh quan phù hợp và đúng đắn. Nhân loại đã từng thao thức và kiếm
tìm ý nghĩa trong cuộc sống. Giáo dục như là một cứu cánh, là chìa khóa để
mở cánh cửa bước ra thế giới trong niềm hy vọng giúp con người giải phóng
mọi ràng buộc để có được hạnh phúc mong đợi. J. Krishnamurti cho rằng, nếu
giáo dục để đạt đến sự phân biệt ly cách, để chiếm một nghề nghiệp tốt hơn,
để được kết quả hơn, để chi phối trên các kẻ khác rộng rãi hơn, thì lúc bấy giờ
148

cuộc sống của chúng ta sẽ nông cạn và trống rỗng. Nếu giáo dục để trở thành
những nhà khoa học, những nhà học giả kết hợp với những cuốn sách, hoặc
những nhà chuyên môn chăm chú vào kiến thức rồi thì chúng ta sẽ góp phần
vào sự hủy hoại và nỗi thống khổ của thế giới. Trong tác phẩm Lịch sử phát
triển ngành sư phạm Pháp, E. Durkheim (1858-1917) - nhà giáo dục Pháp
cũng đã nói: “Mục tiêu của chúng ta không phải biến mỗi học sinh trở thành
một nhà khoa học mà trở thành một con người duy lý…Ngày nay, chúng ta
phải duy trì chủ nghĩa Descartes, bởi chúng ta phải đào tạo những người duy
lý, hay có thể nói là những người chú trọng vào việc suy nghĩ thấu đáo” [67,
tr. 59].
Giáo dục đối với A. Einstein là cứu cánh và vẻ đẹp của thế giới, nhưng
vẻ đẹp ấy nếu không được chăm sóc, hoặc chăm sóc không đúng phương cách
sẽ làm nó nhạt nhòa, như ông viết: “Giáo dục cũng giống như một bức tượng
cẩm thạch đứng trong sa mạc và liên tục bị đe dọa chôn vùi bởi cát chảy.
Luôn luôn cần có những bàn tay chăm sóc để bức tượng cẩm thạch ấy tiếp tục
tỏa sáng trong ánh mặt trời” [12, tr. 2]. Một nền giáo dục đúng nghĩa theo A.
Einstein, là nhà trường không phải dạy khái niệm, chữ nghĩa mà phải hướng
đến sự phát triển toàn diện của con người; không phải dạy học vẹt, mà dạy
học sinh biết sử dụng các giác quan để phát triển tư duy; không phải khinh
miệt, mà khuyến khích kiến thức về thiên nhiên và cuộc sống; không hành hạ
hoặc kỷ luật, mà nhằm phát triển những tố chất của con người theo các quy
luật của tự nhiên.
Trong xã hội, nhất là xã hội hiện đại, với sự phát triển kinh tế sẽ làm
biến dạng các giá trị truyền thống; ông đã nhận thấy điều đó ngay những năm
đầu thế kỷ XX. Do vậy, để giáo dục tồn tại và mãi là “ánh mặt trời”, nhà
trường là nơi tốt nhất và quan trọng nhất để thực hiện sứ mệnh cao cả đó; ông
149

đã viết: “Học đường luôn luôn là nơi hữu hiệu nhất để chuyển giao sự phong
phú của truyền thống từ thế hệ này sang thế hệ khác” [86]. Theo ông, trong xã
hội hiện đại điều này được áp dụng với một mức độ cao hơn hẳn so với các
thời đại trước đây, bởi vì gia đình, với tư cách là nơi chuyển giao truyền
thống và giáo dục, đã bị suy yếu qua sự phát triển của đời sống kinh tế hiện
đại. Do đó, sự tồn tại và lành mạnh của xã hội vẫn phải tùy thuộc vào học
đường với tầm quan trọng còn to lớn hơn cả giai đoạn trước đây.
Phê phán xu hướng coi trọng sự phân hóa sớm theo kiểu “trường
chuyên, lớp chọn”, ông cho rằng đó là sự sai lầm lớn và một tệ hại của nhà
trường. Bởi lẽ, sự phấn đấu đạt được chủ yếu và mục tiêu căn bản của nhà
trường là giáo dục con người phát triển toàn diện và hài hòa. Trả lời phỏng
vấn tờ New York Times vào mùa thu năm 1952, A. Einstein đã nói: “Dạy cho
con người một chuyên ngành thì chưa đủ. Bởi bằng cách đó, anh ta tuy có thể
trở thành một cái máy khả dụng nhưng không thể trở thành một con người với
đầy đủ phẩm giá. Điều quan trọng là anh ta phải được dạy để có một cảm
thức sống động về cái gì là đáng để phấn đấu trong cuộc đời. Anh ta phải
được dạy để có một ý thức sống động về cái gì là đẹp và cái gì là thiện. Nếu
không, với kiến thức được chuyên môn hóa của mình, anh ta chỉ giống như
một con chó được huấn luyện tốt hơn là một con người được phát triển hài
hòa” [11, tr. 47-48].
J. Krishnamurti, nhà triết học và tư tưởng Ấn Độ đã cho rằng: “Giáo
dục không chỉ là sự tiếp thu kiến thức, gom góp lại những sự kiện có tương
quan với nhau; giáo dục là để nhìn thấy ý nghĩa cuộc sống như một toàn thể…
Sứ mạng của giáo dục là đào tạo những con người toàn vẹn và do đấy là
những con người thông minh… Thông minh không chỉ là sự hiểu biết; nó
không phải nhờ ở những cuốn sách, cũng chẳng phải cốt ở những phản ứng tự
150

vệ khôn khéo và những xác ngôn công kích... Thông minh là khả năng nhận
thức được cái cốt yếu, cái tự tại (what is) và việc đánh thức khả năng này,
trong bản thân mình và trong các kẻ khác, đấy là giáo dục” [31]. Tương đồng
với quan điểm của J. Krishnamurti, không đồng tình với quan điểm xem giáo
dục chỉ là sự chuyển giao tri thức trong trường học, A. Einstein nhấn mạnh
nhà trường không chỉ là nơi dạy tri thức mà phải là nơi phát triển nhân cách
cho giới trẻ. A. Einstein viết: “Đôi khi người ta chỉ nhận thấy học đường qua
khía cạnh chuyển giao một khối lượng tối đa tri thức nào đó cho thế hệ hiện
hữu. Điều này không đúng. Tri thức có tính xơ cứng và bất động; học đường,
trong khi đó, phục vụ cho người sống. Thế nên, học đường phải phát triển cho
từng cá nhân người trẻ những đức tính và khả năng có giá trị đối với lợi ích
của sự thịnh vượng chung” [12, tr. 2]. Ông cho rằng, trong đời sống xã hội,
đạo đức con người cần được thể hiện trong hành động; và do đó giáo dục là
môi trường tốt nhất để đạt được. Vì rằng, chỉ có đạo đức trong hành động của
chúng ta mới đem lại vẻ đẹp và nhân phẩm tới cuộc sống. Để làm điều này
thành một sức mạnh sống động và đưa nó thành ý thức rõ ràng là nhiệm vụ
hàng đầu của giáo dục. Nhà trường có sứ mệnh thực hiện nhiệm vụ quan
trọng đó để góp phần tạo ra những “sản phẩm giáo dục” như mục tiêu mà nó
mong đợi.
J. Dewey, nhà giáo dục, nhà triết học nổi tiếng của Mỹ cũng có quan
niệm như thế. Với “trường Dewey”- một công trình thực nghiệm giáo dục,
ông đã đề xướng triết lý: “Hãy chấm dứt quan niệm coi giáo dục như là sự
chuẩn bị đơn thuần cho cuộc sống tương lai, hãy coi giáo dục như là ý nghĩa
đầy đủ của đời sống đang diễn ra trong hiện tại” [7, tr. 12]. Với J. Dewey,
“giáo dục chính là bản thân cuộc sống” (education is life itself). Do giáo dục
chính là bản thân cuộc sống nên nhà trường không thể tách khỏi hoạt động
151

thực tiễn và kiến thức không thể được áp đặt từ bên ngoài. Cũng do vậy,
không thể có một thứ giáo dục chung cho tất cả mọi người. Người thầy phải ý
thức rõ và tôn trọng sự khác biệt giữa các học sinh. Giáo dục phải là quá trình
của người học, chứ không phải của người dạy. Giáo dục là quá trình mà người
học là trung tâm. Nói cách khác, giáo dục phải là một quá trình dân chủ sâu
sắc. Bàn về giáo dục và nhà trường, A. Einstein chú trọng đến vị trí người
thầy trong sự truyền bá và khơi gợi niềm đam mê và sáng tạo trong học tập
của học sinh. Để giáo dục phát triển, rất cần những người thầy giỏi nhằm
đánh thức ý thức trong học tập của học sinh. Thế nhưng trong hoàn cảnh lúc
bấy giờ, A. Einstein cho rằng thực hiện được điều đó quả là khó khăn. Ông
nói: “Bục giảng thì nhiều nhưng thầy giỏi và cao quý thì hiếm. Giảng đường
thì nhiều và rộng, nhưng số người trẻ tuổi thành thật khao khát chân lý và lẽ
công bằng thì ít. Tạo hóa hào phóng vung ra vô số sản vật, nhưng chỉ hy hữu
mới sản sinh ra vài hạt giống tốt” [11, tr. 43]. Từ kinh nghiệm bản thân ở
những trường học Đức trong những năm tháng ấu thơ, A. Einstein quan niệm
người thầy phải như một nhạc trưởng biết làm cho âm thanh rung lên trong
tâm hồn học sinh những giai điệu đẹp đẽ, đắm say: “Biết dạy học có nghĩa là
dạy một cách thú vị, là giảng bài, kể cả một bài trừu tượng, sao cho những
dây đàn cộng hưởng trong tâm hồn của học sinh cùng rung lên và óc tò mò
vẫn mãi sinh động“ [70]. Không đồng tình với quan điểm dạy học nhồi nhét,
khô cứng làm cho học sinh luôn thụ động, A. Einstein cho rằng, nghệ thuật
quan trọng nhất của người thầy là đánh thức niềm vui trong hoạt động nhận
thức của học sinh. Sự truyền thụ tri thức của người thầy đến với người học có
ý nghĩa lớn, nhưng thái độ của người thầy trong việc điều chỉnh quá trình đó
càng có ý nghĩa lớn hơn nhiều. A. Einstein nói: “Những lời phê bình của sinh
viên cần phải được cân nhắc với tinh thần thân thiện. Kiến thức của bậc thầy
152

không phải để đàn áp suy nghĩ độc lập của sinh viên” [32, tr. 25]. Trong quan
niệm dạy học của ông người thầy giữ vai trò định hướng, để học sinh tìm tòi,
khám phá tri thức một cách tốt nhất. Giống như quan điểm giáo dục hiện tại
chúng ta thường đề cập, dạy học “lấy học sinh làm trung tâm”, ông nói: “Tôi
không bao giờ dạy học sinh; tôi chỉ cố gắng tạo điều kiện để chúng có thể
học” [70].
Coi trọng vai trò của nhà trường trong việc giáo dục và hình thành nhân
cách cho học sinh, A. Einstein cho rằng học đường là nơi hữu hiệu để chuyển
giao tri thức từ thế hệ này sang thế hệ khác. Đối với nhà trường, để thực hiện
được sứ mệnh đó đòi hỏi phải có sự thay đổi từ nhận thức đến hành động cả
về hình thức và phương pháp dạy học; để những kiến thức đạt được trong quá
trình nhận thức đảm bảo sống động, phát huy được hiệu quả khi vận dụng vào
cuộc sống. Yếu tố quan trọng đối với nhà trường đó là những người thầy.
Phẩm chất, trí tuệ và phương pháp của người thầy được A. Einstein xem là
vấn đề trung tâm để “đánh thức niềm vui” của người học; “nghệ thuật” của
người thầy có tính cộng hưởng tạo cho học sinh hứng thú trong học tập. Tích
lũy kinh nghiệm bản thân, A. Einstein xem nhà trường có vai trò quan trọng
trong việc thúc đẩy hoặc kìm hãm niềm vui, sự hứng thú trong học tập; do đó
có ý nghĩa lớn đối với tương lai giáo dục.
Trong quyển sách Nước Đức thế kỷ thứ XIX - những thành tựu khoa
học và kỹ thuật, nhà nghiên cứu Nguyễn Xuân Xanh đã thống kê và đánh giá
sự vượt trội của nước Đức về những thành quả đạt được trong khoa học, kỹ
thuật và giáo dục. Sự vượt trội đó khởi nguồn từ những nhà khoa học tiên
phong trong việc tìm kiếm và thi hành triết lý giáo dục đề cao tính tự do và
độc lập trong giảng dạy, học tập và nghiên cứu khoa học. Tinh thần đó thể
hiện mạnh mẽ nhất trong giáo dục đại học: “Đại học Đức vào cuối thế kỷ
153

XVIII đã rũ bỏ hết tinh thần của triết lý kinh viện của những thế kỷ trước, và
thay vào đó là một triết lý của sự độc lập, tự do và duy lý, đặt việc nghiên cứu
khoa học lên hàng đầu và không công nhận các quyết định của các cơ quan
quyền lực thuần túy” [68, tr. 66]. Có công lao to lớn đối với sự phát triển của
nước Đức nói chung và nền giáo dục Đức nói riêng là W. Humboldt. Chính
W. Humboldt đã thổi luồng sinh khí cho nền giáo dục đại học Đức với ba đặc
trưng nổi bật là: sự thống nhất giữa dạy học và nghiên cứu, tự do dạy và tự do
học. Trong nền giáo dục tiến bộ ấy, tinh thần độc lập trong tư duy được đề
cao nhằm đánh thức sức mạnh tiềm ẩn ở mỗi con người, nhất là tầng lớp
thanh niên. “Mục đích thật sự của đại học không phải là học, mà là sự đánh
thức một cuộc đời mới trong thanh niên, một tinh thần khoa học đích thực”
[68, tr. 79]. Chính nước Đức và tinh thần tiến bộ của nền giáo dục đại học
Đức lúc bấy giờ đã góp phần định hình tư tưởng giáo dục độc lập của A.
Einstein.
Tư tưởng giáo dục tư duy độc lập của A. Einstein gắn liền với việc xác
định lý tưởng ở mỗi một con người, theo ông lý tưởng có vai trò quyết định
đối với mỗi cá nhân. Ông nói: “Mỗi người có một lý tưởng nhất định, nó quy
định phương hướng phấn đấu và sự phán xét của mình”; lý tưởng cao cả nhất,
như ông nói “Lý tưởng soi sáng con đường tôi đi và luôn luôn cho tôi sự can
đảm để đối mặt với cuộc sống một cách vui vẻ là chân lý, lòng nhân ái và cái
đẹp” [81, tr. 6]. Lý tưởng của một con người luôn gắn liền với giá trị, A.
Einstein khẳng định: “Giá trị của một con người trước hết xác định bởi: anh ta
đã đạt đến chỗ giải phóng cái Tôi đến mức độ nào và theo nghĩa gì” [11, tr.
22]. Vượt lên cái tôi cá nhân, giá trị của một con người được đánh giá căn cứ
vào thái độ trong việc phục vụ lợi ích chung, của toàn xã hội. Ông nói: “Giá
trị của một con người trong cộng đồng phụ thuộc trước hết vào việc những
154

tình cảm, suy nghĩ và hành động của anh ta hướng tới việc phục vụ cho những
điều tốt đẹp của cộng đồng như thế nào. Tùy theo thái độ của anh ta trong mối
quan hệ này mà chúng ta đánh giá anh ta thuộc loại tốt hay xấu” [81, tr. 9].
Điểm quan trọng nhất trong tư tưởng của A. Einstein về giáo dục đó là
hình thành và phát triển tư duy độc lập ở mỗi một con người. Một mặt, ông
coi trọng sự phát triển hài hòa, phục vụ cộng đồng ở mỗi sản phẩm giáo dục
như là một tất yếu; nhưng mặt khác, ông lại đề cao phẩm chất sáng tạo ở mỗi
cá nhân “Bởi lẽ một cộng đồng với các thành viên bị tiêu chuẩn hóa và thiếu
vắng đặc tính và mục đích cá nhân sẽ là một cộng đồng nghèo nàn, không có
khả năng phát triển. Trái lại, cứu cánh của giáo dục phải là sự huấn luyện
hành động và suy nghĩ độc lập cho cá nhân, người nhận thức rõ ràng vấn đề
đời sống quan trọng nhất của anh ta khi phục vụ cộng đồng” [12, tr. 2]. A.
Einstein cho rằng, tất cả những giá trị được tồn tại và truyền lưu qua nhiều thế
hệ “được tạo dựng bởi những cá thể sáng tạo đơn lẻ”, do vậy, sự tư duy độc
lập và sáng tạo là vô cùng cần thiết: “Chỉ có những cá thể đơn lẻ mới có thể tư
duy và qua đó tạo ra những giá trị mới cho xã hội, vâng, thậm chí đề ra những
quy phạm đạo đức mới để đời sống cộng đồng hướng theo. Nếu không có
những cá thể sáng tạo, suy nghĩ và phán xét độc lập, thì sự phát triển lên cao
của xã hội là khó tưởng tượng” [11, tr. 24].
Nền giáo dục mong muốn, theo A. Einstein là phải biết phát huy khả
năng tư duy độc lập, sáng tạo ở mỗi cá nhân. Sự phát triển khả năng tổng quát
nhằm tư duy và phán đoán tự lập nên luôn luôn được đặt lên hàng đầu chứ
không phải sự tích luỹ của kiến thức chuyên môn. A. Einstein trao đổi: “Khi
khảo nghiệm bản thân và phương pháp tư duy của mình, tôi đã đi đến kết
luận, đối với tôi, món quà kỳ diệu của trí tưởng tượng có nhiều ý nghĩa hơn
khả năng tiếp thu tri thức” [62, tr. 72]. Bản chất của nền giáo dục có giá trị
155

theo A. Einstein là tư duy phê phán độc lập phải được phát triển ở những
người trẻ tuổi - một sự phát triển đang bị đe dọa trầm trọng bởi sự nhồi nhét;
giáo dục nhồi nhét tất yếu dẫn tới sự nông cạn và vô văn hóa.
Đề cao giáo dục tư duy độc lập, ông chủ trương phát huy “tự do nội
tâm” của người học. “Để phát triển khoa học và hoạt động sáng tạo của tinh
thần nói chung cần phải có một thứ tự do khác, có thể gọi là tự do nội tâm. Đó
là cái tự do của tinh thần thể hiện qua sự độc lập của tư duy trước những hạn
chế của thành kiến xã hội độc đoán, cũng như của những suy nghĩ thông tục
hóa thiếu tính triết lý và của những thói quen nói chung. Tự do nội tâm này là
một món quà hiếm có của thiên nhiên ban cho và là một mục tiêu có giá trị
của cá nhân” [86]. Để con người có tri thức trên cơ sở tư duy độc lập và sáng
tạo, phương pháp học tập là vấn đề quan trọng. Dưới góc độ phương pháp, A.
Einstein cho rằng: “Đối với con người, kiến thức không quan trọng lắm. Để
có kiến thức con người không cần đến đại học. Cái đó người ta có thể học từ
sách. Giá trị của giáo dục đại học không nằm ở chỗ học thuộc lòng thật nhiều
kiến thức mà ở chỗ tập luyện tư duy, cái mà người ta không bao giờ học được
từ sách giáo khoa” [87, tr. 185].
Được sinh ra và lớn lên trong lòng xã hội tư bản nhưng là một người có
tư tưởng độc lập và nhân bản, A. Einstein đã nhận thấy rất rõ những hạn chế
của chủ nghĩa tư bản không những về mặt kinh tế, xã hội mà còn ở trong giáo
dục. Theo ông nền giáo dục tư bản đã làm què quặt cá nhân. Trong bài báo
“Tại sao chủ nghĩa xã hội” vào tháng 5 năm 1949, ông viết: “Tôi cho rằng sự
làm què quặt cá nhân là điều xấu xa tồi tệ nhất của chủ nghĩa tư bản. Cả hệ
thống giáo dục của chúng ta chịu đau khổ vì khuyết tật này. Một thái độ cạnh
tranh quá đáng được khắc sâu vào sinh viên, anh ta được huấn luyện để tôn
thờ sự thành công hám lợi như một sự chuẩn bị cho sự nghiệp tương lai” [80].
156

Để khắc phục khiếm khuyết này, ông chỉ ra một phương cách mới, với một hệ
thống giáo dục hướng tới mục đích xã hội tốt đẹp. Việc giáo dục con người,
bên cạnh phát triển những tố chất cá nhân, còn giúp người học phát triển ý
thức trách nhiệm đối với đồng loại thay cho tình trạng tán dương quyền lực và
sự thành đạt trong xã hội. A. Einstein dẫn giải rằng, đối với giáo dục “Điều
quan trọng là phải biến ước vọng thơ ấu thành ý tưởng được chấp nhận và
hướng dẫn trẻ em tiến tới những lĩnh vực quan trọng của xã hội” [61, tr. 73].
Từ nền tảng giáo dục hiện đại và những thành quả của nó, A. Einstein cho
rằng giáo dục phải khuyến khích sự phát triển những khả năng bẩm sinh của
con người và dạy cho con người tinh thần trách nhiệm với cộng đồng và xã
hội, hơn là tôn vinh thành đạt và quyền lực.
Tư tưởng giáo dục của A. Einstein có những điểm tương đồng khi đối
chiếu với bốn trụ cột của giáo dục do UNESCO tuyên bố, được xem như
cương lĩnh của nền giáo dục hiện đại: (1) học để biết, (2) học để làm, (3) học
để tự khẳng định, (4) học để cùng chung sống. Tuy nhiên, theo A. Einstein
“không nên hiểu việc nêu cao yêu cầu phải đào tạo những con người có tư
duy phê phán, có óc độc lập sáng tạo là những đòi hỏi của chủ nghĩa cá nhân
mà phải thấy rằng đó là những phẩm chất cần thiết để làm cho xã hội công
nghiệp hiện đại phát triển.” [15, tr. 47]. Bàn về giá trị của giáo dục tư duy độc
lập, Lê Văn Giạng cho rằng “sự truyền thụ các giá trị về tinh thần và phương
pháp của các triết lý giáo dục Âu Mỹ hiện đại nêu lên thành các giá trị là tư
duy độc lập, óc phê phán và sáng tạo mà việc truyền thụ cho người học trở
thành sứ mạng cao cả và quyết định nhất trong các triết lý đó. Sự đồng nhất
giữa hai loại giá trị đó là đúng đắn nếu như rằng óc phê phán và tư duy độc
lập, sáng tạo là để tìm ra chân lý và phải phục tùng lý trí và thực tiễn; còn nếu
thoát ly mục đích và điều kiện nói trên để đề cao tư duy độc lập, óc phê phán
157

và sáng tạo thành một giá trị tự bản thân của nó thì sẽ sai lầm vì dễ dàng biến
thành một thứ chủ nghĩa vô chính phủ về tư tưởng, khi ấy nó không có và
không cần bất cứ một chuẩn mực hay nguyên tắc nào cả, sản phẩm giáo dục
này chắc chắn không một xã hội nào mong đợi” [15, tr. 47-48].
Tư tưởng giáo dục tư duy độc lập của A. Einstein và bản thân ông trở
thành khuôn mẫu cho những người trí thức có lương tri và can đảm dấn thân
vì sự phát triển của nhân loại. Dấu ấn và sự lan tỏa của ông trong cuộc sống
hiện tại đã chứng minh điều đó. Tư tưởng giáo dục của ông được xây dựng
trên cách “tiếp cận toàn diện”, chủ trương một nền giáo dục mang tính hài
hòa. Đối với ông, nền giáo dục đạt được hiệu quả là vừa phát huy cá tính, tạo
nên sự độc đáo của mỗi cá nhân nhưng vừa hướng con người đến sự lương
thiện, cao cả với vẻ đẹp của sự đa dạng và mục đích tối thượng là phục vụ
cộng đồng, phục vụ nhân loại.
Từ quan niệm giáo dục tư duy độc lập, phát triển những phẩm chất cá
nhân một cách hài hòa, đặt con người trong mối quan hệ hữu cơ với cộng
đồng, với xã hội, A. Einstein phê phán phương pháp giáo dục nặng về bắt
buộc, không những không khuyến khích được sự sáng tạo, năng động và phát
triển tư duy của người học mà còn có tác hại là làm cho người học thụ động,
yếu về năng lực tự học, tự tìm tòi và khám phá. A. Einstein nhận xét: “kiểu
trường học chủ yếu dùng những phương tiện gây sợ hãi, cưỡng bách và
chuyên chính giả tạo. Phương pháp đó huỷ diệt tình cảm lành mạnh của sự
sống, sự chân thật và sự tự tin của học trò. Nó tạo ra một thứ dân ngoan
ngoãn” [70]. Một nền giáo dục với tính chất như vậy, tất yếu tạo ra những sản
phẩm kém chất lượng, khó hội nhập với cộng đồng và khó có thể sáng tạo
những giá trị mới, khác biệt góp phần phát triển xã hội một cách nhanh hơn.
Bởi lẽ “sứ mạng của giáo dục đối với người học là phải chuẩn bị cho người
158

học gia nhập và có tác dụng tích cực đối với một xã hội nhất định” [15, tr.
48].
Chỉ có những nền giáo dục tốt, khuyến khích tư duy sáng tạo, phát huy
tinh thần tự học mới tạo ra những con người khác biệt, hữu ích. Thế giới
không ngừng phát triển, các khuynh hướng giá trị và tư tưởng giáo dục cũng
ngày thêm phong phú nhưng vấn đề phát huy “cái tôi” sáng tạo của mỗi cá
nhân vì lợi ích cộng đồng một cách hài hòa mãi mãi là giá trị cốt lõi của nhà
trường. Thư của Tổng thống Pháp N. Sarkozy gửi các thầy, cô giáo nước
Pháp vào năm 2007 như một minh chứng sống động về sự lan tỏa của triết lý
và sứ mạng giáo dục của A. Einstein. N. Sarkozy viết: “Không bao giờ để cho
con em chúng ta chỉ bị giam chặt trong lớp học. Từ rất sớm, các em đã cần
được đến nhà hát, bảo tàng, thư viện, phòng thí nghiệm, xưởng họa. Từ rất
sớm, các em đã cần được đối mặt với những vẻ đẹp của thiên nhiên và quen
dần với những bí ẩn của thiên nhiên. Chính là ở trong rừng, trên cánh đồng,
trên núi hoặc ở bãi biển mà những bài học vật lý, địa chất, sinh học, địa lý,
lịch sử và cả những bài học thơ ca sẽ có thêm tầm rộng mở và có thêm ý
nghĩa” [45, tr. 410]. Chính môi trường giáo dục rộng mở, thân thiện và
khuyến khích người học mới tạo ra động lực và khơi nguồn sáng tạo, vì rằng
“Học sinh phải thở được không khí học tập dễ thở như hít thở khí trời tự
nhiên, các em phải là chủ thể chứ không phải là ‘vật thể’. Mọi cách giáo dục
cứng nhắc, khuôn mẫu đều làm cho miếng đất giáo dục khô cằn và chai cứng,
và không thể có được những cánh đồng bội thu” [70].
Tóm lại, tư tưởng giáo dục A. Einstein là cách nhìn khác về nhà trường,
vị trí của người thầy, giá trị của giáo dục, phương pháp và động cơ học tập.
Quan niệm đó hướng giáo dục đến giá trị nhân bản, đến mục tiêu phát triển
con người hài hòa và toàn diện, để trường học mãi là nơi tốt nhất làm nên
159

chân, thiện, mỹ ở mỗi con người. Đó cũng là góc nhìn tham chiếu đáng suy
ngẫm về cách thức “đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài” của mỗi quốc gia,
mỗi thời đại. Đề cao tư duy độc lập của mỗi cá nhân, A. Einstein nhấn mạnh
tính cá thể trong hoạt động và sáng tạo, bởi vì mọi thành quả mà nhân loại có
được phần lớn đều là kết quả của hoạt động sáng tạo của mỗi con người.
Song, A. Einstein cũng thấy được mối quan hệ hữu cơ giữa cá nhân và xã hội.
Mọi thành tựu cá nhân chỉ có giá trị khi mục đích của nó là phục vụ cho sự
phát triển của xã hội và mang lại hạnh phúc cho nhân loại.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Xuất phát từ vật lý học nói chung và thuyết tương đối nói riêng, tư
tưởng bản thể luận của A. Einstein với những khám phá mới mẻ về tính tương
đối của không - thời gian, lưỡng tính ánh sáng, mối quan hệ giữa khối lượng
và năng lượng, sự thống nhất của thế giới vật chất; là nhận thức phong phú và
sâu sắc của con người về bản chất của thế giới. Bản thể luận của A. Einstein
với thuyết thực tại và con đường nhận thức đã góp phần khẳng định thế giới
khách quan hoàn toàn độc lập với ý thức con người. Con người hoàn toàn có
thể nhận thức được thế giới, nhưng đó là một con đường gian nan, từ đơn giản
đến phức tạp, từ chưa hoàn thiện đến hoàn thiện và luôn có những giới hạn.
Đó chính là tầm nhìn mới, có tính cách mạng, góp phần giải quyết vấn đề cơ
bản của triết học.
Cùng với thế giới quan duy vật biện chứng, nhân sinh quan trong tư
tưởng triết học của A. Einstein giải quyết nhiều vấn đề có tính nhân văn sâu
sắc, hướng đến thân phận và hạnh phúc của con người. Quan điểm của A.
Einstein về tôn giáo đã khẳng định nguồn gốc tự nhiên và xã hội của con
người, có tác dụng chống lại chủ nghĩa duy tâm và tôn giáo về bản chất con
160

người. Tư tưởng của A. Einstein còn nhấn mạnh vai trò, vị trí của con người
trong thế giới và ý nghĩa cuộc sống đích thực của mỗi con người nói riêng và
của xã hội nói chung như thước đo phẩm giá mà mỗi người và nhân loại cần
hướng đến vì một xã hội ngày càng tốt đẹp hơn.
Khác với nhiều nhà khoa học chỉ đắm chìm trong không gian suy
tưởng, A. Einstein là một nhà hoạt động chính trị - xã hội năng động. Chủ
nghĩa hòa bình và tư tưởng giáo dục của A. Einstein đã phản ánh thiên tư của
một nhà khoa học, có giá trị nhân văn sâu sắc. Tư tưởng cùng với những hoạt
động nhân văn của ông có tác dụng giúp mỗi người nhìn lại chính mình để có
những suy nghĩ và hành động đúng đắn vì sự phát triển của mỗi cá nhân, cho
cộng đồng cũng như góp phần giải quyết những vấn đề căn bản của thời đại.
Nhiều người đã công nhận rằng, A. Einstein là nhà khoa học dũng cảm nhất
trong việc đấu tranh vì chân lý, một nhà triết học có cá tính. Nguyễn Thế Tài
đã nhận xét rất tinh tế về bản thân và tư tưởng của A. Einstein: “… là một
cuộc đời chan chứa ý nghĩa và nhân bản. Và do đó, ông đã vượt lên trên tầm
vóc của bất cứ nhà khoa học nào” [53, tr.199-200].
Tư tưởng triết học của A. Einstein gồm ba nội dung cơ bản: bản thể
luận, nhận thức luận và vấn đề nhân sinh quan; giữa chúng có mối quan hệ
mật thiết với nhau, thể hiện thế giới quan duy vật biện chứng. Tư tưởng triết
học của A. Einstein có tính độc đáo, là kết quả của những thành tựu khoa học
tự nhiên trong thời kỳ mới, sự kế thừa tinh hoa nhân loại và sự sáng tạo vượt
bậc trong tư duy nổi trội của ông. Tư tưởng triết học A. Einstein là sự nhận
thức sâu sắc của con người về cấu trúc và bản chất của thế giới, góp phần
hoàn thiện thế giới quan triết học duy vật khoa học. Toàn bộ nội dung tư
tưởng triết học của A. Einstein có ý nghĩa quan trọng, đóng góp vào tiến trình
phát triển của lịch sử triết học nhân loại.
161

Chương 3
Ý NGHĨA LỊCH SỬ
TRONG TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC CỦA ALBERT EINSTEIN

Từ đầu thế kỷ XX đến nay, không có một lý thuyết nào, nhà bác học
nào trên thế giới gây chú ý và được nghiên cứu nhiều như thuyết tương đối và
chính bản thân A. Einstein. Dưới góc độ bản thể luận, những khám phá của A.
Einstein có sức mạnh thay đổi thế giới, mang lại cho triết học và các khoa học
khác những vấn đề mới trong nhận thức và ứng dụng. Bằng 5 bài báo khoa
học năm 1905, A. Einstein đã hướng đến 3 chủ đề chính: bản chất của chuyển
động Brown trong chất lỏng, góp phần đặt cơ sở cho ngành cơ học thống kê;
giả thuyết lượng tử ánh sáng, với quan niệm ánh sáng được cấu tạo bằng
những hạt được gọi là photon với những gói năng lượng rời rạc, chỉ được phát
ra hay hấp thu trọn gói; về điện động lực học các vật thể chuyển động, tức
thuyết tương đối hẹp. Những khám phá của A. Einstein đã mở đầu cho một
thời đại mới với hai cuộc cách mạng. Cuộc cách mạng thứ nhất đã làm thay
đổi hẳn quan niệm về không gian và thời gian do thuyết tương đối mang lại.
Cuộc cách mạng thứ hai là cách nhìn hoàn toàn mới về bản chất hạt của vật
chất từ thuyết lượng tử ánh sáng. S. Hawking đã nhận xét: “Lý thuyết của A.
Einstein cung cấp một bức tranh chân thật về nguồn gốc của vũ trụ. Sở dĩ như
vậy là vì thuyết tương đối mở rộng tiên đoán có một thời điểm tại đó nhiệt độ,
mật độ, độ cong của vũ trụ, tất cả đều vô cùng rộng lớn, một tình trạng mà các
nhà toán học gọi là một kỳ dị” [20, tr. 126]. Chúng ta có thể nói rằng, toàn bộ
những công trình khoa học của A. Einstein đã làm thay đổi có tính chất quan
trọng các khái niệm về thời gian, không gian, năng lượng… tức là làm
thay đổi cả tòa nhà cơ học cổ điển I. Newton.
162

Cùng với thuyết tương đối, những bài viết, tiểu luận khoa học và những
phát biểu của A. Einstein đã thể hiện tư duy vượt trội, đề xuất và kiến giải
những vấn đề thời đại có tác động mạnh mẽ đến cuộc sống đương thời và
ngày càng phát huy giá trị. Tư tưởng triết học của A. Einstein bao gồm nhiều
nội dung: về bản thể luận, nhận thức luận, tư tưởng tôn giáo, giá trị nhân
văn… Ở nội dung nào A. Einstein cũng có những đóng góp có ý nghĩa quan
trọng về mặt tư tưởng, góp phần vào sự phát triển của triết học hiện đại.
Việc đánh giá đúng ý nghĩa lịch sử và những tác động của tư tưởng triết
học của A. Einstein có ý nghĩa lý luận và thực tiễn quan trọng. Điều đó giúp
chúng ta nhận thức đầy đủ những đóng góp của A. Einstein với lịch sử triết
học. Thông qua tư tưởng triết học của A.Einstein giúp chúng ta định hình về
khuynh hướng phát triển của triết học hiện đại nói chung và tính chất cách
mạng của tư tưởng triết học A. Einstein nói riêng. Từ việc phân tích và đánh
giá có tính hệ thống tư tưởng triết học của A. Einstein, chúng tôi nhận thấy
rằng, ý nghĩa lịch sử trong tư tưởng triết học của A. Einstein được thể hiện ở
những nội dung căn bản như sau:

3.1. Tư tưởng triết học của Albert Einstein là nhận thức sâu sắc
của con người về thế giới, góp phần hoàn thiện thế giới quan triết học duy
vật khoa học
Tiếp nối truyền thống trong lịch sử khoa học, là một nhà vật lý, sự sáng
tạo A. Einstein đã góp phần tạo ra những tiền đề tư tưởng, định hướng cho
khoa học phát triển. Đầu thế kỷ XX, hai lý thuyết góp phần làm sáng tỏ một
số vấn đề thuộc về bản chất của thế giới: thuyết lượng tử, đối với thế giới vi
mô và thuyết tương đối, đối với thế giới vĩ mô. Những lý thuyết như thế tự nó
đã chứa đựng giá trị và ý nghĩa triết học đối với nhận thức của con người.
Nguyễn Đình Cửu đã viết trong tác phẩm Tìm hiểu triết học tự nhiên, rằng:
Từ Thales đến A. Einstein, từ thuyết nguyên tử cổ đại đến những tư biện của
163

R. Dercastes về vật chất, từ những tư biện về lực của I. Newton, G. Leibniz


đến những tư biện về trường lực của M. Faradey, A. Einstein… đều có thể
nhận thấy ý nghĩa trong siêu hình học. Như G. Hegel đã từng khẳng định:
“Một dân tộc có văn hóa mà không có siêu hình - khác nào như một ngôi đền
trang hoàng vô cùng tráng lệ nhưng không có một vị thánh thần nào ở trong”
[6, tr. 16]. Luận điểm đó cho thấy, mối quan hệ giữa các khoa học và triết học
là mối quan hệ biện chứng và tất yếu; thông qua mối quan hệ đó, phương
pháp luận triết học góp phần mở đường cho khoa học phát triển và phát huy
giá trị đáp ứng yêu cầu nhận thức và cải tạo thế giới.
Xem xét dưới góc độ bản thể luận, thuyết tương đối của A. Einstein thể
hiện ý nghĩa triết học sâu sắc. H. Reichenbach, nhà triết học Đức đã nhận xét
về thuyết tương đối: “Thật là sai lầm trầm trọng nếu cho rằng lý thuyết tương
đối của A. Einstein đưa đến một chủ nghĩa tương đối về bổn phận và quyền
hạn của con người. Sự tương tự giữa tính tương đối của đạo đức và tính tương
đối của không gian và thời gian chỉ đơn thuần là một sự tương tự bề ngoài.
Nhưng nếu cho rằng lý thuyết của A. Einstein không phải là một lý thuyết
triết học thì cũng sai lầm. Khám phá của nhà vật lý này đã có những hệ quả
sâu sắc đối với lý thuyết nhận thức. Nó đã khiến chúng ta phải xem xét lại
một số quan niệm cổ truyền đã từng đóng một vai trò quan trọng trong lịch sử
triết học; và nó còn cung cấp lời giải đáp đối với một số vấn đề trước đây
không thể giải đáp được. Sự so sánh các nghiên cứu của Plato và I. Kant với
các nghiên cứu của A. Einstein cho thấy rõ rằng nếu các học thuyết của Plato
và Kant là những lý thuyết triết học thì lý thuyết tương đối cũng là một lý
thuyết triết học” [36, tr. 75].
Thuyết tương đối của A. Einstein đề cập đến hình thức tồn tại của thế
giới vật chất, đó là không gian và thời gian; đến phương thức tồn tại của vật
164

chất, đó là vận động và tốc độ vận động; cũng như mối quan hệ giữa khối
lượng và năng lượng. Những phạm trù ấy, trong lịch sử đã được nhiều nhà
khoa học, nhà triết học nghiên cứu và giải quyết; và tưởng chừng như đã hoàn
tất. Tuy nhiên, hệ quả của thuyết tương đối mang lại thật to lớn; nó đã thay
đổi những trật tự và quan niệm cũ, bằng những trật tự và quan niệm mới.
Trong tác phẩm Những kiến giải về triết học khoa học, Đỗ Anh Thơ đã
nhận xét: “Ý nghĩa vạch thời đại của thuyết tương đối của A. Einstein là ở chỗ
nó xác định một sự thực: cho dù lý luận khoa học đã qua bao nhiêu lần kinh
nghiệm chứng thực cũng đều có thể bị đánh đổ hoặc điều chỉnh” [57, tr. 181].
Việc thay thế những khái niệm cũ bằng những khái niệm mới đã chứng tỏ sự
tiến triển và thay đổi mạnh mẽ của thế giới quan cũng như những trải nghiệm
có được từ thực tiễn sinh động mang lại. Theo chúng tôi, ý nghĩa bản thể luận
trong tư tưởng triết học của A. Einstein được thể hiện ở những điểm chủ yếu
sau đây:

3.1.1. Thuyết tương đối - sự phủ nhận vai trò của Thượng đế và
minh chứng về một vũ trụ hài hòa
Thuyết tương đối cho phép chúng ta có tầm nhìn đúng đắn về nguyên
lý sáng thế và phủ nhận vai trò của Thượng đế trong việc tạo dựng thế giới.
So sánh với thế giới quan của chủ nghĩa duy vật biện chứng và tư tưởng của
A. Einstein chúng ta thấy có điểm tương đồng. Trong lời giới thiệu viết cho
lần xuất bản đầu tiên của tác phẩm Lược sử thời gian của S. Hawking,
Sagan đã viết: “Hawking đã dấn thân đi tìm câu trả lời cho câu hỏi nổi tiếng
của A. Einstein: liệu Thượng đế có sự lựa chọn nào trong việc tạo ra vũ trụ
này hay không? Hawking đã nhiều lần tuyên bố một cách công khai rằng ông
có ý định tìm hiểu ý nghĩa của Thượng đế. Và từ nổ lực đó, ông rút ra một kết
luận bất ngờ, ít nhất là cho đến hiện nay, đó là vũ trụ không có biên trong
165

không gian, không có bắt đầu và kết thúc trong thời gian và chẳng có việc gì
cho Đấng sáng thế phải làm ở đây cả” [18, tr. 11]. Tính tương đối của không -
thời gian do A. Einstein phát hiện đã luận chứng rằng Thượng đế không có
không gian để tồn tại. Nếu ở trong thời gian, Thượng đế không thể có quyền
năng vô hạn, vì chính Thượng đế sẽ chịu sự chi phối bởi các quy luật thời
gian; còn nếu ở ngoài thời gian thì Thượng đế sẽ không thể can thiệp được
cuộc sống và thân phận của con người. Với cách hiểu như thế, Thượng đế đã
và sẽ chỉ là sản phẩm tưởng tượng của con người, xuất phát từ sự yếu đuối
của con người trong cuộc sống như A. Einstein đã nhiều lần khẳng định. Giá
trị triết học của thuyết tương đối là đã góp phần khẳng định bản tính tự nhiên
của thế giới, có tác dụng phê phán những quan điểm duy tâm và tôn giáo về
bản chất của thế giới khách quan.
Từ sự phủ nhận vai trò của Thượng đế, A. Einstein tin tưởng mạnh mẽ
vào sự hài hòa, có trật tự của vũ trụ; thuyết tương đối rõ ràng là một minh
chứng đầy đủ nhất thể hiện sự tin tưởng đó. Tuy nhiên, là nhà triết học khoa
học, A. Einstein không chỉ quan tâm tới nội dung của khám phá khoa học mà
còn xác nhận giá trị đích thực của những khám phá đó. Triết học trong những
công trình vật lý học không phải là sản phẩm của niềm tin, mà là kết quả của
sự phân tích để làm sáng tỏ ý nghĩa của các lý thuyết vật lý, độc lập với mọi
sự giải thích hướng đến các quan hệ có tính biện chứng. Gerard t’Hooft, Viện
Spinoza và Viện Vật lý lý thuyết, Đại học Utrecht (Hà Lan), Giải Nobel Vật
lý năm 1999, nói rằng: “Tôi không nói rằng cơ học lượng tử là sai hay không
đầy đủ. Nhưng tôi thật sự nghĩ rằng, một lý thuyết tối hậu sẽ không có những
yếu tố ngẫu nhiên nào: Tôi đứng về phía A. Einstein, người luôn cho rằng
những phương trình đích thực của tự nhiên không cho phép sự có mặt của trò
may rủi” [36, tr. 281]. Xuất phát từ lập luận như vậy, A. Einstein đã từng
166

phản bác một cách gay gắt với N. Borh, rằng “Thượng đế không chơi trò xúc
xắc”; đó cũng chính là “sự sáng rõ về mặt triết học của A. Einstein là một đặc
điểm phân biệt ông với nhiều nhà vật lý khác mà công trình của họ đã trở
thành nguồn gốc cho một triết học khác với cách giải thích mà họ đưa ra” [36,
tr. 77].
Với những thành quả do khoa học mang lại, sự đóng góp của A.
Einstein từ thuyết tương đối thật phi thường. Với những quan niệm về không
- thời gian, về ánh sáng; ông đã cung cấp phương pháp mới để nhìn lại các
vấn đề mà vật lý học đã nghiên cứu. Từ Plato, B. Spinoza, I. Kant đến I.
Newton... đã đưa ra các câu trả lời khác nhau cho câu hỏi: không gian và thời
gian là gì? Nhưng với thuyết tương đối của A. Einstein, chúng ta đã có một
câu trả lời rất khác, khác hẳn những gì I. Newton đã từng quan niệm. Thuyết
tương đối đã vạch rõ rằng không gian và thời gian không phải là những vật
thể lý tưởng, cũng không phải là những dạng trật tự cần thiết cho trí tuệ của
con người. “Lý thuyết tương đối bảo vệ tính thực tại của không gian và thời
gian. Các khái niệm này mô tả các quan hệ giữa các vật thể và các quan hệ
này nói lên các định luật vật lý tổng quát xác định một số đặc tính cơ bản của
thế giới vật lý” [36, tr. 80]. F. Macdonald cũng đã nhận xét rằng, A. Einstein
đã cung cấp những công cụ toán học mới nhằm giúp các nhà khoa học đến
sau ông tìm ra những câu trả lời làm kinh ngạc cho những câu hỏi vũ trụ đã
bắt đầu như thế nào và nó hoạt động như thế nào từ lý thuyết tương đối.
Từ quan niệm khác biệt về không gian và thời gian, A. Einstein đã
chứng thực rằng không gian và thời gian có “hành trạng” rất kỳ lạ. Thuyết
tương đối của A. Einstein đã cùng thế giới lượng tử với “nhiều chiều ẩn giấu”
đã mang lại cho khoa học và triết học một cấu trúc mới là không - thời gian và
mang lại cho con người chìa khóa để trả lời những vấn đề cơ bản nhất của thế
167

giới đã từng được đặt ra. Không - thời gian là một vấn đề có tính chất đặc biệt
vì sự tinh tế mà nó mang lại, đó là điều mà con người có thể nhận thức được
dưới góc độ triết học cũng như trong đời sống và cho phép chúng ta có cái
nhìn hoàn toàn khác về vũ trụ. Trong tiểu luận Ý nghĩa triết học của thuyết
tương đối, H. Reichenbach đã cho rằng, điều kỳ lạ là sự phân tích toán lý
khái niệm thời gian, lý thuyết của A. Einstein đã đạt được một sự sáng tỏ mà
sự phân tích triết học không thể đạt được. Với thuyết tương đối, A. Einstein
đã đưa khái niệm thời gian về khái niệm nhân quả và mở rộng khái niệm trật
tự thời gian thành tính tương đối của sự đồng thời. Chính điều đó, A. Einstein
không những làm thay đổi các quan niệm của chúng ta về thời gian mà còn
làm soi rọi ý nghĩa của khái niệm thời gian cổ điển. H. Reichenbach nhấn
mạnh: “Thời gian là trật tự của những chuỗi nhân quả, đó là khám phá phi
thường của A. Einstein. Nhà triết học duy nhất đã đề cập đến vấn đề này là
Leibniz, nhưng ở thời đại ông người ta vẫn chưa thể nhận thức được tính
tương đối của sự đồng thời” [36, tr. 81-82].
Trịnh Xuân Thuận đã có nhận xét: các nhà vật lý vĩ đại nhất như A.
Einstein hay P. Dirac đều rất nhạy cảm với vẻ đẹp trong lý thuyết của họ. Họ
để cho mỹ học dẫn dắt trực giác và sự lựa chọn của mình. Dirac thậm chí còn
nói rằng nếu một thí nghiệm trái với một lý thuyết đẹp, thì cái sai là thực
nghiệm chứ không phải lý thuyết đó. Công thức nổi tiếng E = mc2 về mối
quan hệ giữa năng lượng và khối lượng cùng với sự không đổi của vận tốc ánh
sáng là một lý thuyết như vậy. Công thức đó, cũng như lý thuyết vật lý của A.
Einstein buộc chúng ta phải thay đổi quan niệm truyền thống về không gian
và thời gian như những cấu trúc phổ quát và bất động bằng một quan niệm
mới trong đó không gian và thời gian phụ thuộc một cách mật thiết vào
chuyển động tương đối của người quan sát và vật được quan sát. Với quan
168

niệm như vậy, về mặt triết học, thuyết tương đối đã bao quát được sự hài hòa
và sự thống nhất của vũ trụ một cách sâu sắc hơn, bao quát được tất cả những
hiện tượng của giới tự nhiên. Xác nhận tính chất đúng đắn và ý nghĩa phổ
quát đó, tại cuộc họp của Hội Royal Society, nơi A. Eddington công bố các
kết quả quan sát nhật thực năm 1919, J. Thomson đã đánh giá việc tìm ra
thuyết tương đối mở rộng của A. Einstein “không phải như việc phát hiện ra
hòn đảo nhỏ nhoi xa tít nơi chân trời, mà là cả một châu lục các ý tưởng khoa
học mới có tầm quan trọng vĩ đại nhất đối với một số vấn đề cơ bản nhất liên
quan đến vật lý” [35, tr. 209].

3.1.2. Tư tưởng bản thể luận của Albert Einstein – sự hoàn thiện
thế giới quan triết học.
Những khám phá của A. Einstein từ thuyết tương đối, ông đã chỉ ra con
đường đi tới một triết học cao hơn triết học tổng hợp tiên nghiệm. Như nhận
xét của H. Reichenbach, thuyết tương đối của A. Einstein thuộc vào triết học
của chủ nghĩa kinh nghiệm. Tuy nhiên, chủ nghĩa kinh nghiệm của A.
Einstein không giống với F. Bacon và S. Mill. “Chủ nghĩa kinh nghiệm của
A. Einstein là chủ nghĩa kinh nghiệm của vật lý lý thuyết hiện đại, chủ nghĩa
kinh nghiệm của sự kết cấu toán học. Trong các giả thiết toán học của vật lý
có yếu tố quy nạp, bên cạnh các phép diễn dịch. Tuy có một bộ máy toán học
khổng lồ, lý thuyết của A. Einstein là sự chiến thắng của chủ nghĩa kinh
nghiệm trong một lĩnh vực vẫn được xem là nơi của các khám phá có tính
chất lý trí thuần túy” [36, tr. 83]. Những quan niệm của A. Einstein đã giúp
cho triết học có sự nhìn nhận đầy đủ một số tính chất của thế giới theo quan
niệm duy vật biện chứng.
Mặt khác, những quan niệm mới của A. Einstein cũng như thuyết tương
đối đã góp phần giải quyết cuộc khủng hoảng của vật lý học và triết học cuối
169

thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX. Những hiểu biết mới của khoa học, nhất là những
phát minh trong vật lý học đã mang lại một sinh khí mới cho triết học duy vật
biện chứng, nhằm xóa đi những khiếm khuyết trong nhận thức của con người.
Như V.I. Lenin đã giải thích rằng, sự thay thế một khái niệm này bằng một
khái niệm khác đó không phải là “sự sụp đổ” có tính hệ thống trong nhận thức
mà đó là “sự tất yếu”cần được thay thế trong quá trình phát triển của tư duy
và khám phá khoa học. Từ cơ sở nhận thức như vậy, trong tác phẩm Triết
học và bức tranh vật lý học về thế giới, Bùi Văn Mưa đã cho rằng: “Thuyết
tương đối rộng đã góp phần khắc phục quan niệm duy vật siêu hình máy móc
về không gian và thời gian như những thực thể tồn tại tách rời nhau và độc lập
với vật chất mà bức tranh cơ học đã tạo dựng nên, đồng thời củng cố tính
khoa học cho quan điểm duy vật biện chứng về tính khách quan - đa dạng,
tính phụ thuộc của không - thời gian vào vật chất vận động” [43, tr. 128].
Thuyết tương đối đã đem lại sự thay đổi căn bản trong quan niệm về
vận động của vật chất mà trước hết là phủ nhận cách giải thích thuần túy cơ
học về trường điện từ. Ý nghĩa quan trọng nhất từ thuyết tương đối đã mang
vào trong nguyên lý vận động là phát hiện ra sự biến đổi của các dạng vật
chất, trên cơ sở đó phủ nhận tính bền vững tương đối của các dạng sự vật cụ
thể, ngay cả với những hạt vô cùng nhỏ trong vũ trụ. Nghĩa là không có sự tồn
tại vững bền của “những “viên gạch” lâu đài vũ trụ - tức của bất kỳ những vi
hạt nào mà ta thường gọi bằng cái tên “các hạt cơ bản”. Trong quá trình phát
triển của thế giới, các vi hạt luôn luôn biến đổi, do đó ta có thể nghĩ rằng tất
cả những cấu trúc phức tạp hơn cũng chỉ có tính chất chuyển tiếp, tạm thời”
[72, tr. 159]. Từ lập luận đó chúng ta thấy rằng, quan niệm của chủ nghĩa duy
vật biện chứng về các sự vật cụ thể trong thế giới vật chất không tồn tại vĩnh
viễn và mãi mãi mà phải tuân theo các quy luật của phép biện chứng; vật chất
170

tồn tại vĩnh viễn, không sinh ra cũng không mất đi, chúng chỉ chuyển từ dạng
này sang dạng khác có đầy đủ cơ sở khoa học và được chứng minh.
Với những đóng góp từ thuyết tương đối của A. Einstein và của vật lý
học hiện đại, chúng ta có thể thấy rằng sự thay đổi quan trọng nhất mang lại
từ các kết quả đạt được đã phá vỡ bộ khung cứng nhắc của các khái niệm của
thế kỷ XIX. Trong bối cảnh “hỗn độn”, khiến người ta không thể hiểu được
cái gì là sai đối với các khái niệm cơ bản như vật chất, không gian, thời gian
và tính nhân quả vốn đã cực kỳ thành công trong lịch sử khoa học và triết học.
Thông qua những thành tựu vật lý học, đã dẫn đến sự phân tích có tính chất
phê phán làm phá vỡ các khái niệm từng tồn tại trong nhận thức, đưa nhận
thức của con người đến gần với chân lý hơn. Sự phá vỡ đó diễn ra theo hai
giai đoạn gắn liền với thuyết tương đối và thuyết lượng tử. Trong tiến trình
đó, A. Einstein và tư tưởng của ông có vai trò chủ đạo, định hướng cho tư duy
và hành động của các nhà khoa học và triết học. Vì vậy, có thể nói rằng “sứ
mệnh mà A. Einstein tự đặt ra cho mình không phải là thay đổi cách thức các
nhà triết học tự nhiên làm những gì họ làm. Thực tế, tấm gương của A.
Einstein cho phép họ làm những gì mà họ làm suốt ngay từ đầu” [35, tr. 206].
Trong tác phẩm Con đường đi đến thực tại: Một bản hướng dẫn đầy
đủ các định luật của vũ trụ, R. Penrose đã viết: “Không nghi ngờ gì là trong
sự hiểu biết đã có những thành tựu kỳ diệu, những thành tựu này đạt được qua
sự quan sát vật lý thận trọng và hoạt động thực nghiệm cực kỳ to lớn, qua sự
lập luận vật lý sâu sắc và qua các lập luận toán học đi từ cái phức tạp thông
thường hằng ngày cho đến những bước nhảy đầy cảm hứng ở bậc cao
nhất…Gần đây, thế kỷ XX đã cho chúng ta lý thuyết tương đối hẹp, đi đến lý
thuyết tương đối rộng kỳ diệu được kiểm chứng một cách chính xác… Lý
171

thuyết tương đối rộng của A. Einstein, theo tôi, là thành tựu đơn nhất vĩ đại
nhất của thế kỷ” [36, tr. 194-195].

3.2. Ý nghĩa cách mạng trong nhận thức luận của A. Einstein
Đến thế kỷ XIX, quan niệm cấu trúc của thế giới vật chất về căn bản
vẫn còn bị tác động bởi học thuyết nguyên tử của Democritus và những quan
niệm của chủ nghĩa duy vật thế kỷ XVIII. Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX,
sự xuất hiện những phát minh quan trọng trong vật lý học đã có tác động
mạnh mẽ đến triết học và nhận thức của con người. Sự ảnh hưởng đó được
biểu hiện trong trạng thái dao động trước những vấn đề mới mẻ, phá vỡ tính
truyền thống và những hiểu biết mà con người đã đạt được đến thời bấy giờ.
Đánh giá những tác động của vật lý học đầu thế kỷ XX, trong quyển sách
Triết học thế kỷ XX, R. Bodei đã viết: “Vật lý học cống hiến một hình ảnh về
thế giới gây sửng sốt cho cảm thức thông thường, lật đổ ý tưởng về một vũ trụ
luôn luôn bình đẳng với chính mình, độc lập với hệ thống quy chiếu được
chọn để đóng khung nó, và độc lập với sự can thiệp của người quan sát” [2, tr.
44]. Sự thay đổi quan trọng nhất được mang lại từ những thành tựu vật lý học
là đã đòi hỏi cần phải thay thế nội hàm các khái niệm cũ. Chính các nghiên
cứu thực nghiệm đã được thực hiện với các thiết bị mà khoa học kỹ thuật hiện
đại cung cấp và sự giải thích toán học của nó, đã tạo ra được sự phân tích có
tính chất phê phán để dẫn đến sự hủy bỏ bộ khung cứng nhắc đó. Sự hủy bỏ
diễn ra theo hai giai đoạn với thuyết tương đối và thuyết lượng tử. Theo
chúng tôi, ý nghĩa cách mạng trong nhận thức luận của A. Einstein thể hiện ở
những nội dung chủ yếu sau:

3.2.1. Thuyết tương đối – tư duy mới về những vấn đề cũ


Với trí tưởng tượng phong phú và tư duy độc lập, phá bỏ những lối
mòn; thuyết tương đối đã đặt vật lý học, và nhận thức luận triết học trước
172

những câu hỏi có tính khoa học và thực tiễn. Bởi lẽ, trong lịch sử nhận thức
đến lúc bấy giờ, ngoài một số ít người như E. Mach và J. Poincaré ra, đa số
các nhà triết học đều xem hình học Euclid và cơ học I. Newton là mẫu mực cố
định, bất biến của toán học và khoa học kinh nghiệm, là chân lý không thể
nào thay đổi. Đến thế kỷ XIX xuất hiện hình học phi Euclid và đầu thế kỷ XX
là thuyết tương đối và cơ học lượng tử. “Tất cả những cái đó về khách quan
mà nói, đã làm rung chuyển cơ sở khoa học nhận thức luận và phát sinh hình
thức chuyển đổi triết học hiện đại, tức là “chuyển hướng logic học”. Trong
đó, nhất là công việc phân tích khái niệm không gian và thời gian trong tương
đối luận của Einstein. Đối với các nhà triết học hiện đại đã phỏng theo
Einstein mà áp dụng phương pháp phân tích logic làm sáng tỏ ý nghĩa mệnh
đề và đã có tác dụng khởi phát rất lớn” [57, tr. 46-47]. Đề cập đến vấn đề này,
trong tác phẩm Einstein con người và vũ trụ, W. Isaacson đã nhận xét:
“Planck, Poincaré và Lorentz, tất cả đều đến gần những bước đột phá mà
Einstein thực hiện vào năm 1905. Nhưng họ bị hạn chế bởi những quan niệm
cũ kỹ. Chỉ mình Einstein có thể thể bứt phá và vượt qua được phạm vi của
những quan niệm cũ kỹ tồn tại suốt nhiều thế kỷ này” [32, tr. 516]. Chính sự
bức phá đó về mặt nhận thức và hành động đã làm cho A. Einstein thực sự trở
thành “nhà cách mạng” trong khoa học và là nhà khoa học vĩ đại nhất thế kỷ
XX.
Bằng thuyết tương đối hẹp, A. Einstein đã thống nhất được không gian
và thời gian nhờ xem xét lại tính phổ quát của chúng. Thời gian của một nhà
du hành với vận tốc không đổi gần vận tốc ánh sáng sẽ bị giãn ra trong khi đó
không gian bị co lại so với thời gian và không gian của một người nào đó
đứng yên. Bằng công thức E = mc 2, A. Einstein đã thiết lập và luận chứng
được sự tương đương giữa khối lượng và năng lượng. Điều đó cho phép
173

chúng ta giải thích được vì sao mặt trời và các hành tinh có thể phát sáng:
chúng đã biến một phần khối lượng của chúng thành năng lượng. Trong Giai
điệu dây và bản giao hưởng vũ trụ, B. Green đã viết: “Einstein đã chứng tỏ
rằng không gian và thời gian có hành trạng rất lạ lùng. Giờ đây, những phát
minh của ông đã được sáp nhập vào thế giới lượng tử với nhiều chiều ẩn giấu
được cuộn lại trong cấu trúc của không - thời gian và hình học phức tạp của
những chiều mới này có thể sẽ cho ta chìa khóa để trả lời một số câu hỏi cơ
bản nhất đã từng được đặt ra” [17, tr. 15]. B. Green cho rằng, mặc dù một số
khái niệm rất tinh tế, nhưng chúng ta thấy rằng chúng vẫn có thể lĩnh hội
được thông qua những sự tương tự trong đời thường. Và một khi những ý
tưởng đó đã được nắm bắt, chúng sẽ cho ta một cái nhìn hoàn toàn bất ngờ về
vũ trụ của chúng ta. Mặt khác, sự không đổi của vận tốc ánh sáng đã khiến
chúng ta phải thay quan niệm truyền thống về không gian và thời gian như
những cấu trúc phổ quát và bất động bằng một quan niệm mới. Thuyết tương
đối hẹp đã cho chúng ta một khuôn khổ thống nhất sâu sắc hơn, bao quát
được tất cả những hiện tượng đó.
Thuyết tương đối mở rộng của A. Einstein giúp chúng ta có những
nhận thức ban đầu về vũ trụ trên cơ sở khoa học. Với thuyết tương đối mở
rộng được công bố năm 1916 cùng những nghiên cứu sau đó, A. Einstein là
người đã khai sinh ra một khoa học mới - vũ trụ học (1917). Học thuyết của
A. Einstein về vũ trụ đã đề cập đến những vấn đề mới mẻ của thế giới xung
quanh chúng ta, đã giúp cho chúng ta có cơ sở để nhận thức về trường hấp
dẫn, về lỗ đen, về sự giãn ra của thời gian và sự cong của không gian. Đánh
giá về thuyết tương đối mở rộng, B. Green viết: “Einstein một lần nữa lại làm
cuộc cách mạng trong nhận thức của chúng ta về không gian và thời gian: ông
đã chỉ ra rằng không gian và thời gian bị uốn cong và lượn sóng để truyền đi
174

lực hấp dẫn” [17, tr. 98]. Theo đó, các phương trình của thuyết tương đối mở
rộng cũng chứng minh rằng vũ trụ hoặc đang gian nở, hoặc là đang co lại, chứ
không thể là tĩnh tại, cũng giống như khi một quả bóng được tung lên không
hoặc là đang bay lên cao hoặc là rơi xuống chứ không thể treo lơ lửng trong
không khí được. Vũ trụ học của A. Einstein có ý nghĩa quan trọng đối với các
nhà vật lý trong việc giải mã những bí ẩn của vũ trụ. Sự tiếp tục nghiên cứu
về lỗ đen, Big Bang, lý thuyết dây, lý thuyết M…vào những năm giữa sau thế
kỷ XX và đầu thế kỷ XXI xuất phát từ niềm cảm hứng bởi lý thuyết vũ trụ của
A. Einstein mang lại. Theo W. Isaacson, khi cuốn sách mới của A. Einstein,
cuốn Ý nghĩa của thuyết tương đối (The Meaning of Relativity) được phát
hành năm 1949, ông đã bổ sung thêm bài thuyết trình mà ông gởi cho E.
Schrödinger ở phần phụ lục. Tờ New York Times in lại toàn bộ các phương
trình phức tạp này từ bản thảo, cùng tiêu đề “Học thuyết mới của A. Einstein
cho chúng ta nguyên lý chủ đạo của vũ trụ: Nhà khoa học, sau ba mươi năm
nghiên cứu, đã tìm ra được khái niệm có khả năng kết nối các vì sao và
nguyên tử” [32, tr. 487].

3.2.2. Nhận thức luận của A. Einstein và yêu cầu đổi mới tư duy
A. Einstein quan niệm rằng, nhận thức là một quá trình phức tạp, từ
“cảm tính” đến “lý tính” và luôn tồn tại giới hạn. Xét về bản chất, trong một
thời gian nhất định, con người khó lòng nhận thức hết được bản chất của thế
giới và vũ trụ; đó chính là giới hạn của nhận thức. Tuy nhiên, giới hạn đó
không phụ thuộc vào sự “thần bí” theo nghĩa thần học mà là những bí mật
tuyệt diệu của vũ trụ với sự hiểu biết ít ỏi do nhận thức hữu hạn của con
người. A. Einstein đã có tư duy mới, nhất là trong lĩnh vực nhận thức dưới
góc độ triết học, thông qua thuyết tương đối. Ông cho rằng tất cả các kiến
thức khám phá vũ trụ của con người bằng thực nghiệm còn rất hữu hạn,
175

không thể nào nhận thức hết vũ trụ vật chất, không thể hiểu thấu đáo hết vũ
trụ bao la. Nhận thức của con người chỉ có khả năng phát hiện từng mặt riêng
lẻ của thế giới, nếu như thế đã vội vàng khẳng định mình biết tất cả thế giới -
đó là điều hoang tưởng. A. Einstein kết luận: “Vũ trụ giống như một đại
dương mênh mông, vận động và biến đổi không ngừng theo quy luật của
chính nó, bên trên nó xuất hiện những con sóng, bọt nước, đây là những hình
thái sống, phát sinh, tồn tại và mất đi, và hòa lại vào trong đại dương bao la
của vũ trụ” [56, tr. 125].
Nhận thức luận của A. Einstein có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát
triển của nhận thức và lịch sử triết học. Giáo sư S. Arrhenius, Chủ tịch Ủy ban
Giải Nobel Vật lý của Viện Hàn lâm Khoa học Hoàng gia Thụy Điển đã phát
biểu tại Lễ tuyên dương những người được giải Nobel năm 1921: “Có lẽ
không có nhà vật lý nào đang sống hiện nay mà tên tuổi lại được nhiều người
biết đến như Einstein. Hầu hết các cuộc hội thảo tranh luận đều xoay quanh
thuyết tương đối của ông. Thuyết này liên quan chặt chẽ với nhận thức luận,
nên các nhóm triết học cũng tranh luận sôi nổi. Cần công khai nói rằng, lý
thuyết tương đối không được nhà triết học lừng danh ở Paris là Bergson chấp
nhận. Nhưng nhiều nhà triết học khác lại toàn tâm, toàn ý tôn vinh” [5, tr. 38].

Điều đó được thể hiện trong thuyết tương đối hẹp; nó đã buột chúng ta
phải nhận thức khác về thực tại vật lý kể năm 1905. Từ năm kỳ diệu trở về
sau, các nguyên lý sau đây đã tích hợp, có mối quan hệ chặt chẽ và trở thành
quan niệm hoàn toàn mới về thế giới khách quan: Không gian và thời gian
mang tính tương đối, là những tọa độ tương hỗ nhau và kết hợp với nhau để
tạo nên một chiều kích cao hơn mà chúng ta có thể tạm gọi là liên kết không -
thời gian. Chúng không bất biến, tuyệt đối và tách biệt. Không hề tồn tại cái
gọi là điểm quan sát được ưu tiên. Đối với những vật thể vật chất, không có
176

hệ quy chiếu quán tính nào ở trạng thái nghỉ tuyệt đối, và ether là chất không
hề tồn tại. Các quy tắc nhân quả của thế kỷ XIX sẽ bị hủy bỏ trong những
hoàn cảnh tương đối nhất định. Màu sắc không phải là thuộc tính cố hữu của
vật chất, mà phụ thuộc vào vận tốc tương đối của người quan sát. Không tồn
tại một khoảnh khắc hiện tại mang tính phổ quát. Các quan sát về thực tế phụ
thuộc vào người quan sát, điều này ngụ ý rằng chúng ít nhiều đều mang một
mức độ chủ quan. Trên cơ sở phân tích những hệ quả từ thuyết tương đối hẹp
mang lại, đặc biệt là vấn đề nhân quả, L. Shlain đã viết: “Tầm nhìn xa và sâu
sắc của Einstein cũng làm đảo lộn cả niềm tin triết học cơ bản đối với quy luật
về nhân quả, quy luật hình thành nên cái nền tảng của lẽ phải thông thường.
Khi có bất kỳ cái gì vi phạm quy luật đó, chúng ta đều nói rằng như vậy là kỳ
quặc, lạ lùng, hay không thể như thế được. Tuy nhiên thuyết tương đối hẹp đã
nêu ra một ngoại lệ của quy luật” [53, tr. 161-162]. Cái ngoại lệ của quy luật
nhân quả mà L. Shlain nói đó chính là, nó phải được viết lại bao gồm cả
những trường hợp đặc biệt mà theo các cách phát biểu của thế kỷ XIX sẽ là
những vi phạm nghiêm trọng đối với nó. Minh chứng điều này, L. Shlain đã
dẫn đoạn thơ của Arthur Buller, phóng đại sự vi phạm của thuyết tương đối so
với lẽ phải thông thường: “Có cô nàng xinh xắn. Đi nhanh hơn ánh sáng. Làm
một chuyến xa nhà. Sáng nay lên đường sớm. Rồi trở về đêm qua” [53, tr.
162]. Cho dù chấp nhận hoặc không chấp nhận ngoại lệ đó, chúng ta phải
công nhận rằng, nhận thức phải được thay đổi thì mới có thể theo kịp những
diễn biến thực tế mà khoa học phải đối diện.
Mặt khác, từ học thuyết của mình, A. Einstein đã cùng với M. Planck
đã xây dựng một hệ thống giá trị mới chi phối cuộc sống hàng ngày của con
người; đó là đóng góp quan trọng nhất của khoa học hiện đại đối với tri thức
nhân loại. Tư tưởng này đã đặt nền móng cho một cách nhìn mới về thế giới:
177

thế giới các sự kiện lượng tử hoàn toàn khác hẳn với thế giới theo sự nhận
thức cổ điển. M. Planck đã từng nhận xét: “Nếu lý thuyết của A. Einstein là
đúng, và tôi nghĩ rằng nó sẽ đúng, thì ông sẽ được xem là Copernicus của thế
kỷ XX” [1, tr. 43]. A. Einstein đã đúng! Học thuyết của ông buộc chúng ta
phải “đổi mới tư duy” để nhận thức thế giới như nó tồn tại. Mặt khác, tư
tưởng của A. Einstein còn là chìa khóa mở cửa cho khoa học công nghệ phát
triển trong giai đoạn hiện nay.
Về mặt phương pháp luận, nhận thức luận của A. Einstein đã cung cấp
phương pháp mới để lý giải các vấn đề vật lý học chưa được biết từ thời I.
Newton. Ông đã phát triển một phương pháp mới để đo những kích thước cơ
bản của thế giới trong thời gian và không gian. Ông đã cung cấp những công
cụ toán học mới nhằm giúp các nhà khoa học tìm ra câu trả lời nan giải là vũ
trụ đã bắt đầu từ đâu và nó hoạt động như thế nào. Khám phá của A. Einstein
có những hệ quả rất sâu sắc đối với nhận thức luận. Chỉ trong vòng mười năm
đầu của thế kỷ XX, A. Einstein đã làm thay đổi nhận thức của con người về
trường hấp dẫn trong lý thuyết cơ học của I. Newton. Với A. Einstein, trường
hấp dẫn đã được đồng nhất với độ cong không - thời gian. Nguyễn Ngọc Giao
đã nhận xét: “Lý thuyết hấp dẫn A. Einstein đã cho lời giải đáp thỏa đáng đối
với các khoảng cách lớn giữa các thiên hà, đối với toàn vũ trụ, khi mà từng
thiên hà được coi gần đúng là một điểm” [16, tr. 100].
Với sự bùng nổ của những thành tựu mới trong lĩnh vực vật lý học,
thuyết tương đối của A. Einstein đã mang lại cho khoa học hiện đại một
phương pháp nhận thức mới. Từ đây, con người khám phá ra một thế giới và
gắn liền với nó là một phương pháp khoa học hoàn toàn khác về chất so với
thời trước đó. Trong cuốn Cơ cấu cách mạng khoa học, nhà triết học người
Mỹ - T. Kuhn cho rằng mỗi thời kỳ phát triển bình thường của khoa học đều
178

có một hệ thống chuẩn tương ứng: hiện nay là hệ chuẩn kiểu A. Einstein,
trước đó là hệ chuẩn kiểu I. Newton. Nhà triết học Pháp, G. Bachelar cho rằng
mỗi giai đoạn phát triển của khoa học là một sự gần đúng: lý thuyết về vạn
vật hấp dẫn của I. Newton là sự gần đúng thứ nhất, còn lý thuyết tương đối
của A. Einstein là sự gần đúng thứ hai. Sự tác động mạnh mẽ và có ý nghĩa
sâu sắc đối với nhận thức đồng thời cũng giải quyết câu hỏi về khả năng nhận
thức của lý thuyết A. Einstein là ở chỗ nó đòi hỏi con người phải phá vỡ
những “ảo tưởng”, phải nhận thức bằng một góc độ khác, phải quan sát thế
giới bằng một tầm nhìn khác. Chính A. Einstein là người đã truyền đi thông
điệp đó qua lý thuyết của mình vào đầu thế kỷ XX và nó đã có tác động vô
cùng mạnh mẽ. W. Isaacson đã nhận xét: “Picasso, Joyce, Freud, Stravinsky,
Schoenberg và những nhân vật khác đã phá vỡ các rào cản truyền thống.
Truyền sinh lực cho bầu không khí này là khái niệm về một vũ trụ mà trong
đó không gian, thời gian và các đặc tính của các hạt dường như chỉ dựa vào sự
thay đổi thất thường của việc quan sát” [32, tr. 21].
Thuyết tương đối cùng với những tiến bộ cách mạng của thế kỷ XX đã
thay đổi sâu sắc nhận thức của con người về thế giới. Nhiều nhà nghiên cứu
đã đánh giá rằng, sự thay đổi đó còn sâu sắc hơn gấp bội đời sống vật chất
con người. Khám phá mới mẻ từ thuyết tương đối và các công trình của A.
Einstein có ý nghĩa quan trọng đối với bản thể luận và nhận thức luận triết
học. Những quan niệm của A. Einstein về không gian, thời gian, mối quan hệ
giữa khối lượng và năng lượng, bản chất của ánh sáng, tính thống nhất của thế
giới… đòi hỏi vật lý học và triết học phải nhận thức lại một số khái niệm và
phạm trù đã từng tồn tại. Đánh giá thuyết tương đối, S. Hawking đã phát biểu
rằng: “Người ta không thể nói về các sự kiện trong vũ trụ mà không có khái
niệm về không gian và thời gian, nên trong thuyết tương đối mở rộng sẽ trở
179

nên vô nghĩa nếu nói về không gian và thời gian ở ngoài giới hạn của vũ trụ.
Trong những thập kỷ tiếp sau, sự nhận thức mới này về không gian và thời
gian đã làm cách mạng quan niệm của chúng ta về vũ trụ” [18, tr. 62].
Từ những phân tích, chúng ta thấy rằng tư tưởng triết học của A.
Einstein có giá trị lớn đối với nhận thức và giải quyết vấn đề cơ bản của triết
học; đã cung cấp cho chúng ta những luận cứ khoa học để khẳng định thế giới
khách quan vận hành theo các quy luật tự nhiên và không bị can thiệp bởi một
lực lượng siêu nhiên. Điều đó có ý nghĩa trong việc chống lại những quan
niệm duy tâm và tôn giáo về bản thể luận. Mặt khác từ tư tưởng triết học của
A. Einstein, bức màn che khuất giới tự nhiên được hé mở, giúp chúng ta nhận
thức rõ hơn về cấu trúc của thế giới vật chất để loại suy một số quan niệm
từng được xem là đúng đắn trong lịch sử triết học và vật lý học. Sự cần thiết
và giá trị của tư tưởng triết học của A. Einstein chính là “cuộc cách mạng” mà
A. Einstein mang lại từ những thành quả khoa học và tư tưởng của ông.

3.3. Giá trị nhân văn trong tư tưởng triết học của Albert Einstein
Tư tưởng nhân văn của A. Einstein là tư tưởng vượt lên trên tầm vóc
khoa học, vì cuộc đời và sự nghiệp của ông có sự thống nhất giữa tư duy và
hành động, giữa khoa học và hạnh phúc của nhân loại một cách nhuần nhuyễn
đến đặc biệt. Ít có nhà khoa học, nhà tư tưởng nào trong thế kỷ XX lại có sức
thu hút và lan tỏa mạnh mẽ như ông. Ở A. Einstein, chúng ta tìm thấy sự
thông tuệ của những phương trình ngắn gọn, đẹp đẽ thâu tóm cả vũ trụ. Và
cũng chính ở ông chúng ta cảm nhận được sự gần gũi của một con người đích
thực, minh triết trong sự giản dị, khiêm tốn như tự nhiên hài hòa không cần
thêm sắc màu tô vẽ. Ở đỉnh cao của vinh quang, sự trọng vọng, là thượng
khách được đón tiếp bất kỳ nơi đâu nhưng ông là con người của đại chúng, từ
bỏ mọi địa vị, danh vọng để cống hiến cho khoa học theo tiếng gọi của tự do,
180

lương tri và nhân phẩm con người. Chính vì vậy, ông trở thành biểu tượng
cho lực lượng trí thức tiến bộ, dũng cảm vì sự thay đổi và phát triển của xã
hội. Theo chúng tôi, giá trị tư tưởng nhân văn của A. Einstein thật đáng suy
ngẫm, với những vấn đề có ý nghĩa sau đây:

3.3.1. Nhân sinh quan của Albert Einstein thể hiện quan điểm duy
vật, vô thần có tác dụng chống lại chủ nghĩa duy tâm và tôn giáo
Nghiên cứu về triết học về rất sớm, A. Einstein đã nhiều lần thể hiện
trong các bài nói, bài viết của ông về những thích thú và suy tư đối với hệ
thống triết học D. Hume, I. Kant, B. Spinoza… Quan điểm của A. Einstein về
tôn giáo đã thể hiện thế giới quan và nhân sinh quan của ông. Tư tưởng về tôn
giáo của A. Einstein giúp chúng ta có hiểu biết đúng đắn về các tôn giáo trong
sự phát sinh và phát triển của nó.
Quan điểm về Thượng đế của A. Einstein thể hiện lập trường duy vật,
vô thần có tác dụng chống lại chủ nghĩa duy tâm và tôn giáo. Dù nhiều lần
ông nói rằng, quan điểm của ông về Thượng đế cũng giống B. Spinoza. Tuy
nhiên trong nhiều bài nói, bài viết A. Einstein đã khẳng định: đối với ông
không thể có một Thượng đế cá nhân chi phối cuộc sống hiện thực. Cách lập
luận như thế dường như A. Einstein đã tự mâu thuẫn về mặt thế giới quan,
hay ông đã tự biến mình thành một nhà phiếm thần luận. Theo chúng tôi, cần
có sự đánh giá những diễn giải của A. Einstein về Thượng đế một cách phù
hợp, mới có thể hiểu đúng về thế giới quan của ông. Vì rằng, đối với các nhà
vật lý nói chung hay A. Einstein nói riêng, thực tại vật lý là vấn đề căn bản
nhất trong mọi suy tư và chiêm nghiệm của họ về thế giới.
Nghiên cứu toàn bộ quan điểm của A. Einstein về tôn giáo và Thượng
đế, chúng ta thấy rằng, nếu A. Einstein có một “vị thần” trong quan niệm thì
vị thần ấy chính là toàn bộ thế giới, là vũ trụ với sự bí ẩn và huyền diệu cùng
181

với những quy luật, là đối tượng khám phá của khoa học chân chính. Vị thần
của A. Einstein trú ngụ trong “thánh đường khoa học” và hoàn toàn khác với
Thượng đế mà chủ nghĩa duy tâm và tôn giáo đề cập. Ở góc độ ấy, A.
Einstein là một người đứng giữa phiếm thần luận và tự nhiên thần luận. Với
quan điểm duy vật biện chứng, dù là người theo thuyết phiếm thần hay tự
nhiên thần luận, suy cho cùng họ đều là những người vô thần.
Quan điểm của A. Einstein về mối quan hệ giữa tôn giáo và khoa học
và sự khẳng định giá trị của khoa học trong việc nhận thức và cải tạo thế giới
thể hiện những yếu tố tích cực. Theo quan điểm của chủ nghĩa Marx - Lenin,
tất cả các tôn giáo đều có nguồn gốc, đều xuất phát từ thực tiễn cuộc sống và
từ nhu cầu nội tại của con người. Điều đó phản ánh sức mạnh tự nhiên và các
quy luật tất yếu khách quan chi phối đời sống xã hội có ảnh hưởng trực tiếp
đến cuộc sống hàng ngày và số phận của mỗi con người. Con người có nhu
cầu giải thích và chế ngự những lực lượng tự nhiên, nhưng do trình độ nhận
thức và trình độ thực tiễn còn thấp kém, chưa thể tìm ra con đường hiện thực
để thỏa mãn những nhu cầu ấy, do đó một bộ phận xã hội đã không tránh khỏi
tìm đến con đường ảo tưởng.
Nhận thức đúng nguồn gốc thực chất của các tôn giáo, A. Einstein
không tán thành quan niệm tôn giáo của chủ nghĩa duy tâm và thần học. Ông
cho rằng tất cả các tôn giáo đều thể hiện sự “ngây thơ” và “yếu đuối”; tín điều
của các tôn giáo đều phản ánh yếu tố chủ quan của con người. Mặt khác, A.
Einstein cũng thấy được mặt tích cực của các tôn giáo trong đời sống xã hội,
đã góp phần xoa dịu những nỗi đau nhân thế, như K. Marx từng chỉ rõ “tôn
giáo là thuốc phiện của nhân dân”; một khi xã hội chưa vươn tới ngưỡng tự
do thật sự cũng như trong lúc khoa học chưa giải quyết được hết những bối
rối từ cuộc sống hiện thực. A. Einstein đã phát biểu rằng: “Mọi tôn giáo, nghệ
182

thuật, khoa học đều là những nhánh của cùng một cây. Tất cả những khát
vọng đó đều nhằm mục đích hướng thượng, nâng con người thoát khỏi sự
hiện hữu của vật chất để đạt đến tự do” [53, tr. 187]. Từ mối quan hệ giữa
khoa học và tôn giáo, A. Einstein đã luận chứng rằng giữa chúng có mối quan
hệ tương hỗ, nhận thức của con người sẽ “khập khiễng” hoặc “mù quáng” nếu
như thiếu vắng một trong hai yếu tố: khoa học hoặc tôn giáo. Tuy nhiên,
chúng ta phải nhận thức được rằng khi A. Einstein nói: “khoa học mà thiếu
tôn giáo thì khập khiễng”; tôn giáo được ông đề cập ở đây chính là niềm tin
mãnh liệt, sự say mê đến tột độ, sự tự nguyện không điều kiện trên con đường
chinh phục những đỉnh cao của khoa học, kiếm tìm chân lý. Tôn giáo trong
mối quan hệ với khoa học trong quan niệm của A. Einstein là như thế. Nếu
không có sự say mê và “ đức tin” được xem như là một tôn giáo mà ông từng
gọi là Đạo nghiên cứu thì sẽ không thể có những công trình khoa học giá trị
phục vụ nhân loại. Ông chứng minh rằng, chỉ theo nghĩa đó, những nhà khoa
học vĩ đại như Copernicus, Kepler… mới để lại những di sản khoa học có ý
nghĩa dài lâu cho nhân loại mà thôi.
A. Einstein đã nhìn thấy triết lý Phật giáo có những yếu tố tích cực
cũng như đóng góp về mặt tư tưởng của tôn giáo này đối với sự phát triển của
khoa học. Chúng ta biết rằng, lịch sử triết học Ấn Độ cổ đại xem Phật giáo là
một trường phái không chính thống vì đã đối lập về thế giới quan với tư tưởng
của Upanishad (một tác phẩm có tính triết học trong hệ thống Vedas). Khi bàn
về nguyên lý sáng thế, Phật giáo đã luận chứng rằng không hề có Đấng sáng
tạo (Brahma), trên cơ sở đó Phật giáo đưa ra quan điểm “Vô tạo giả”; tất cả
mọi sự vật hiện, tượng trong vũ trụ đều bắt nguồn từ lý “nhân duyên chi
khởi”. Về mặt thế giới quan, tư tưởng Phật giáo đã thể hiện quan điểm duy
vật phác.
183

Mặc dù chưa tìm thấy văn bản nào hoặc chưa bao giờ A. Einstein thừa
nhận là người chịu ảnh hưởng của tư tưởng Phật giáo. Song một số nhà
nghiên cứu cho rằng, quan điểm thế giới quan giữa ông và Đức Phật có những
nét tương đồng. Dẫn lời Đức Phật nói: “thời gian ngài giảng một bài kinh trên
thế gian thì hàng ngàn năm đã trôi qua nơi một thế giới khác” [53, tr. 179];
Nguyễn Thế Tài đã đặt câu hỏi: hình ảnh này phải chăng chính là thuyết
tương đối của A. Einstein đề ra gần 2500 năm sau đó. Không chấp nhận một
Thượng đế cá nhân có quyền năng, tạo ra muôn loài và chi phối thế giới, khi
tìm hiểu về Phật giáo, A. Einstein đã thấy ở tôn giáo này có nhiều điểm thích
hợp. Trong tiểu luận Khoa học và tôn giáo, ông đã viết rằng: Tôn giáo của
tương lai sẽ là một tôn giáo vũ trụ, vượt lên trên ý niệm Thượng đế cá nhân,
và thoát ra khỏi giáo điều, thần học. Tôn giáo này bao quát hai phương diện tự
nhiên lẫn siêu nhiên, đặt trên căn bản của ý thức đạo lý, phát xuất từ kinh
nghiệm tổng thể gồm mọi lĩnh vực trên trong cái nhất thể đầy đủ ý nghĩa. Phật
giáo sẽ đáp ứng được các điều kiện đó. Nếu có một tôn giáo nào đáp ứng
được những nhu của khoa học hiện đại thì đó chính là Phật giáo.
Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng chúng ta thấy rằng,
về mặt nhân sinh quan với chủ trương từ bi, Phật giáo đã có cái nhìn bi quan,
yếm thế về cuộc sống; song về mặt thế giới quan, Phật giáo thể hiện quan
điểm duy vật chất phác. Ở góc độ phát triển, A. Einstein đã nhìn thấy sự vượt
trội trong triết lý Phật giáo, ông đã nhận xét rằng: “Phật giáo không cần xét lại
quan điểm của mình để cập nhật hóa với những khám phá mới của khoa học.
Phật giáo không cần phải từ bỏ quan điểm của mình để đi theo xu hướng của
khoa học, vì Phật giáo bao hàm cả khoa học cũng như vượt qua khoa học”
[53, tr. 180]. Luận điểm đó của A. Einstein là đúng nhưng quả nhiên là cường
điệu; điều đó xuất phát từ sự thiện cảm của A. Einstein dành cho Phật giáo.
184

Trong quá trình khám phá thế giới, những góc khuất của khoa học sẽ là vùng
đất tốt cho tôn giáo phát triển. Theo A. Einstein, Phật giáo khác với các tôn
giáo khác; tính khác biệt và vượt trội của nó là đã đồng hành cùng khoa học,
gắn liền với khoa học, góp phần giải quyết những vấn đề của cuộc sống.
Chính sự tinh tế trong nhìn nhận cũng như những đánh giá tích cực của A.
Einstein về Phật giáo đã mang đến cho chúng ta những thông điệp để chúng ta
hiểu hơn về giá trị và đóng góp của ông về tư tưởng tôn giáo.

3.3.2. Tư tưởng triết học của A. Einstein mang tính nhân văn sâu
sắc, vì một nền hòa bình của nhân loại
Trong bất kỳ thời đại nào, cuộc sống phải có những giá trị để hướng
đến và để đạt được mục đích là một hành trình gian nan. Để vươn đến những
giá trị đích thực trong cuộc sống, đòi hỏi phải có nhân sinh quan phù hợp và
đúng đắn. Sẽ có những câu hỏi được đặt ra: đâu là ý nghĩa của cuộc sống.
Chúng ta đang sống và chiến đấu cho cái gì? Từ tư tưởng nhân văn của A.
Einstein đã giúp chúng ta có những luận điểm trả lời cho những câu hỏi đó.
Nguyên nhân của tất cả các vấn nạn trong xã hội suy cho cùng nằm trong giáo
dục, hiểu theo nghĩa rộng, tức là giáo dục từ gia đình, nhà trường, đến xã hội.
Sự thiếu nhất quán, sự khiếm khuyết giữa ba môi trường giáo dục tất yếu sẽ
sản sinh ra những sản phẩm giáo dục không hoàn thiện. Einstein đã từng nói
rằng, khi xã hội phát triển (nhất là xã hội hiện đại) sẽ làm cho các giá trị
truyền thống, trong đó có giá trị gia đình bị mai một. Vì vậy, nếu ý nghĩa cuộc
sống là một hành trình thiếu định hướng với mục tiêu duy vật chất và hưởng
thụ thì tự nó đã bị hoài phí một cách vô nghĩa. Nếu mục đích đời người là
danh vọng và sự thành đạt, đó là sự chưa trọn vẹn. Cuộc sống mỗi người luôn
bao hàm ý nghĩa cộng đồng, do đó ý nghĩa đích thực trong cuộc sống là
185

những nỗ lực để tạo ra giá trị cho từng cá nhân, cho người thân và cho cộng
đồng - như Einstein đã quan niệm.
Từ quan điểm về mục đích và ý nghĩa cuộc sống của Einstein, chúng ta
thấy rằng, để có được một thế hệ người và một xã hội tốt đẹp, giáo dục phải
được phát huy một cách đích thực và hiệu quả. Bằng nhiều hình thức, định
hình chân giá trị, tạo dư luận trong thực tế cùng với những định chế làm thay
đổi nhận thức và hành vi của con người. Chuẩn giá trị có thể không phù hợp
với mọi người, mọi thời kỳ nhưng nó phải mang tính phổ quát, bền vững. Phải
có sự rõ ràng giữa thiện và ác, tốt và xấu, đúng và sai, điều nên làm và điều
không nên. Từ đó mỗi công dân thấy được rằng, thế nào là sống đẹp, sống có
ích và có ý nghĩa. Bên cạnh chuẩn giá trị, cần xác định chuẩn hành vi và
chuẩn dư luận. Các hành vi đúng, sai được đánh giá một cách phù hợp, đúng
đắn với dư luận và quy phạm pháp luật. Xã hội sẽ tốt đẹp lên khi cái đúng, cái
tốt, những người trung thực được bảo vệ, có nhiều người dám đứng ra bảo vệ,
và những điều đó phải được triển trong sự trân trọng, đẹp đẽ. Cái đúng, cái tốt
phải đánh bại được cái sai, cái xấu trong cuộc đụng độ về giá trị. Và theo đó,
cái sai, cái xấu, cái ác phải được nhận diện, được chỉ ra một cách kịp thời phải
được loại trừ. Cần làm cho nhiều người thấy được và dám chỉ ra cái sai, cái
xấu đang hiện hữu và tác động. Sự lệch lạc trong nhận thức và hành vi về mục
đích và ý nghĩa của cuộc sống có nguyên nhân từ sự không chuẩn về dư luận
và thiếu chặt chẽ, nghiêm minh của hệ thống luật pháp.
Suy ngẫm về tư tưởng của A. Einstein, chúng ta thấy phương pháp giáo
dục của các nhà trường trong giai đoạn hiện nay nặng về bắt buộc, không
khuyến khích được sự sáng tạo, năng động, thể hiện tư duy độc lập của người
học; còn người học thì thụ động, yếu về năng lực tự học, tự tìm tòi và khám
phá. Một nền giáo dục với tính chất như vậy, tất yếu tạo ra những sản phẩm
186

thụ động, khó hội nhập với cộng đồng và khó có thể sáng tạo những giá trị
mới, khác biệt góp phần phát triển xã hội một cách nhanh hơn. Bởi lẽ “sứ
mạng của giáo dục đối với người học là phải chuẩn bị cho người học gia nhập
và có tác dụng tích cực đối với một xã hội nhất định nào đó, hoặc là một xã
hội chưa có nhưng đang hình thành đối với nền giáo dục xã hội chủ nghĩa”
[15, tr.48]. Từ tư tưởng giáo dục nói chung và giáo dục tư duy độc lập của A.
Einstein nói riêng, chúng ta cần có cách nhìn khác về nhà trường, về giá trị
của giáo dục, về phương pháp và động cơ học tập. Cách nhìn đó hướng giáo
dục đến các giá trị nhân bản, đến mục tiêu phát triển con người hài hòa và
toàn diện, để trường học mãi là nơi tốt nhất làm nên chân, thiện, mỹ ở mỗi
con người. Đó cũng là góc nhìn tham chiếu để chúng ta cùng suy ngẫm về
cách thức đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, như tiến sĩ Lê Đăng Doanh đã
viết: “Từ con người, sự sáng tạo và nhân cách lớn của Einstein có thể suy
nghĩ nhiều về cách đào tạo nhân tài của chúng ta” [44, tr. 19]. Có thể nói rằng
ở nước nào, vào thời kỳ nào trong đời sống vẫn tồn tại những thói hư, tật xấu
nhưng không phải là phổ biến và được xem như là một sự tự nhiên. Ngoài
những yếu tố khách quan tác động, sự chủ quan của con người vẫn là nguyên
nhân phổ biến. Do vậy, tiếp thu giá trị nhân văn trong tư tưởng A. Einstein có
ý nghĩa quan trọng trong việc điều chỉnh hành vi, giáo dục lối sống, thái độ
học tập và nghiên cứu khoa học cho mọi người, nhất là giới trẻ.
Chủ nghĩa hòa bình của A. Einstein là tiếng nói mạnh mẽ chống lại bất
công, bạo lực hướng đến việc bảo vệ nhân phẩm và giá trị của con người. Từ
thực tế đời sống chính trị - xã hội, sự nhạy cảm của một con người nhiệt huyết
và sự dũng cảm của một nhà khoa học, những tư tưởng và hành động của ông
đã có tác động đến đời sống chính trị đương thời và góp phần tạo ra làn sóng
đấu tranh mạnh mẽ chống chiến tranh, chống sản xuất và sử dụng vũ khí hạt
187

nhân. Ông đã “tự thuật”: Với khả năng bé nhỏ, suốt cuộc đời ông chỉ muốn
phục vụ cho sự thật và công lý, cho dù ông biết rằng những việc ông làm sẽ
gây khó chịu cho nhiều người.
Chủ nghĩa hòa bình của A. Einstein gắn liền với tinh thần dũng cảm và
trách nhiệm của một nhà khoa học, nhà tư tưởng trong việc chống lại chủ
nghĩa quân phiệt, chủ nghĩa phát xít và chiến tranh phi nghĩa. Năm 1914 cả
nước Đức và nhiều nhà khoa học nổi tiếng hoang tưởng về Chiến tranh thế
giới lần thứ nhất do giới cầm quyền hiếu chiến Đức phát động. A. Einstein là
một trong số ít người, và là người đứng đầu đã nhận diện đúng bản chất của
cuộc chiến tranh và có những hành động quyết chống lại nó. Khi A. Hitler lên
nắm quyền ở Đức năm 1933, chủ nghĩa phát xít Đức đơn phương tăng cường
sức mạnh, ráo riết chuẩn bị một cuộc chiến tranh mới; đang ở châu Âu, A.
Einstein tuyên bố không về lại nước Đức, sau đó định cư ở Mỹ. Dù ở châu Âu
hay ở Mỹ, ông luôn có tiếng nói trọng lượng chống lại chủ nghĩa bài Do Thái,
nạn phân biệt chủng tộc, sự cực đoan của giới cầm quyền.
Chủ nghĩa hòa bình của A. Einstein có ý nghĩa lịch sử quan trọng, giúp
chúng ta có những nhìn nhận và đánh giá đầy đủ hơn về nhân cách của một
nhà tư tưởng, một nhà khoa học vĩ đại. Với sự nổi tiếng của cá nhân, A.
Einstein có thể yên vị trong tháp ngà khoa học để hưởng những vinh hoa mà
mọi người cũng như nhà nước dành cho ông. Tuy nhiên ông đã có những hoạt
động dấn thân, bất chấp những hiểm nguy, hướng đến chân lý, sống vì mọi
người và tìm kiếm một nền hòa bình và sự hiểu biết lẫn nhau giữa các dân tộc.
Những hoạt động vì hòa bình của A. Einstein đã đặt ra yêu cầu về thái độ và
hành vi cá nhân trong đời sống xã hội, khẳng định giá trị của khoa học cũng
như trách nhiệm của nhà khoa học đối với sự tồn vong của các dân tộc và an
ninh thế giới. Chủ nghĩa hòa bình của A. Einstein không chỉ có ý nghĩa đối
188

với thời đại của ông đang sống mà còn là bài học lịch sử hôm nay và ngày
mai, bởi những hiểm họa vẫn đang rình rập; chiến tranh tôn giáo, chiến tranh
sắc tộc, chạy đua vũ trang vẫn đang tiềm ẩn; nguy cơ về một cuộc chiến tranh
thế giới mới luôn có thể xảy ra. Chính trước những diến biến phức tạp đó,
chúng ta nhận ra rằng chủ nghĩa hòa bình của A. Einstein là ánh sáng soi rọi
góp phần thức tỉnh lương tri nhân loại trong cuộc đấu tranh vì một thế giới tốt
đẹp, chống lại bất công, bạo lực, luôn giữ nguyên giá trị.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3


Nghiên cứu về nội dung tư tưởng triết học của A. Einstein, chúng ta
nhận diện được giá trị to lớn, có ý nghĩa lịch sử trong hệ thống tư tưởng của
ông. Thuyết tương đối, ngoài ý nghĩa có tính chất quan trọng dưới góc độ
vật lý học còn có một giá trị lớn đối với chủ nghĩa duy vật biện chứng trong
việc nhận thức và cải tạo thế giới. Bằng những phát minh mới mẻ trong lĩnh
vực vật lý học về cấu trúc của thế giới như: bản chất của ánh sáng, mối quan
hệ giữa năng lượng và khối lượng, tính tương đối của không – thời gian, sự
thống nhất vật chất của thế giới đã đưa nhận thức của con người vượt qua giới
hạn, vươn tới những hiểu biết mới. Những tri thức và tư tưởng đó có giá trị
đối với triết học trong việc hoàn thiện thế giới quan triết học, khẳng định thế
giới là vật chất, vũ trụ luôn có sự hài hòa trong sự vận động của các quy luật
tự nhiên.
Khẳng định giá trị và những thành tựu của chủ nghĩa duy vật trong sự
phát triển qua các thời đại, với những luận cứ khoa học, A. Einstein đã trực
tiếp bác bỏ sự tồn tại và vai trò của Thượng đế đối với thế giới hiện thực.
Luận đề của chủ nghĩa duy vật biện chứng, vật chất không do ai tạo ra, cũng
không mất đi mà chỉ chuyển từ dạng này sang dạng khác, càng có một sức
sống mạnh mẽ qua những thành tựu khoa học và tư tưởng của A. Einstein.
189

Cùng với tư tưởng bản thể luận, nhận thức luận của A. Einstein đã góp
phần vào việc giải quyết vấn đề cơ bản của triết học theo quan điểm duy vật
biện chứng. Thuyết duy thực cùng con đường nhận thức của A. Einstein đã
luận chứng thế giới khách quan tồn tại độc lập với ý thức con người. Con
đường nhận thức thế giới đi từ “cảm tính” đến “lý tính” là một quá trình, giữa
hai cấp độ đó có mối quan hệ biện chứng. Mặt khác, A. Einstein đã thấy được
vai trò của trực giác đối với nhận thức khoa học, tuy nhiên ông không đề cao
trực giác đối với quá trình nhận thức nói chung. Từ thuyết tương đối và nhận
thức luận của A. Einstein, là một bước tiến của phương pháp luận. Nhận thức
luận của A. Einstein chính là tư duy mới về những vấn đề đã cũ; do đó, đổi
mới tư duy để nhận thức thế giới là một yêu cầu trong lý luận về nhận thức
của A. Einstein. Nhận thức luận của A. Einstein xem xét dưới góc độ đó có
giá trị lớn đối với quá trình phát triển và nhận thức của con người.
Trên cơ sở những quan điểm đó của A. Einstein giúp chúng ta có điều
kiện đối chiếu, phân tích, so sánh và khẳng định giá trị, tính đúng đắn của chủ
nghĩa duy vật biện chứng trong sự phát triển của khoa học và thời đại. Tư
tưởng nhân văn của A. Einstein với những quan điểm tích cực về ý nghĩa
cuộc sống, chủ nghĩa hòa bình và tư tưởng giáo dục đã bổ sung cho chủ nghĩa
duy vật lịch sử những vấn đề liên quan đến con người và đời sống xã hội trên
cơ sở quan điểm lịch sử và toàn diện. Từ những yếu tố đó, chúng ta có thể
khẳng định rằng tư tưởng triết học của A. Einstein có ý nghĩa lớn đối với hôm
nay và mai sau trong việc nhận thức thế giới, cũng như góp phần cải biến và
xây dựng xã hội ngày càng tốt đẹp hơn, trên cơ sở trân trọng và phát huy nhân
tố, phẩm giá con người.
190

KẾT LUẬN

Thuyết tương đối cùng với cuộc đời và tư tưởng của A. Einstein đã làm
cho ông nổi tiếng ngay khi còn sống. Được biết đến như một nhà vật lý, nhà
triết học với những tư tưởng có tính chất đột phá, tác động đến nhiều lĩnh vực
của đời sống. Trong những thành tựu khoa học đạt được, vật lý học là lĩnh
vực mà A. Einstein có nhiều cống hiến quan trọng. Thuyết tương đối cùng với
những tư tưởng khoa học và triết học của A. Einstein thể hiện quan điểm duy
vật, đối lập với chủ nghĩa duy tâm và tôn giáo. A. Einstein thường nhấn mạnh
vai trò của triết học trong vật lý và lập luận rằng, triết học đảm bảo cho vật lý
có sự độc lập căn bản và cần thiết để thực hiện sự đổi mới mang tính cách
mạng trong khoa học và triết học.
Tư duy của A. Einstein kết hợp giữa sự coi trọng giá trị thực nghiệm
với sự tìm kiếm vẻ đẹp có quy luật của thế giới. Từ nguyên tắc đó, A. Einstein
đã đạt được những thành tựu quan trọng trong khoa học và tư tưởng mà đỉnh
cao, có ảnh hưởng lớn nhất là thuyết tương đối. Học thuyết của A. Einstein
không chỉ làm cho bức tranh vật lý học về thế giới của A. Einstein mang tính
đặc biệt, nó đã vượt khỏi phạm vi vật lý học và khoa học tự nhiên, tác động
sâu sắc đến thế giới quan triết học, phương pháp luận khoa học, làm thay đổi
giá trị lý luận và thực tiễn của những tri thức từng được xem là chân lý trong
lịch sử phát triển tri thức của nhân loại. Tư tưởng triết học của A. Einstein bao
quát nhiều phương diện: bản thể luận, nhận thức luận, tôn giáo và mối quan
hệ giữa khoa học và tôn giáo, tư tưởng nhân văn. Ở phương diện nào, tư
tưởng của A. Einstein đều thể hiện tính mới lạ, để lại dấu ấn đặc biệt và có
tầm ảnh hưởng sâu rộng đối với sự phát triển của xã hội, triết học, khoa học,
công nghệ và nghệ thuật từ đầu thế kỷ XX đến nay.
191

Bản thể luận của A. Einstein với những quan điểm về cấu trúc của vật
chất, không - thời gian, tính thống nhất của thế giới, về Thượng đế và tôn
giáo, mối quan hệ giữa khoa học và tôn giáo… có ý nghĩa lớn đối với nhận
thức và sự phát triển của triết học cũng như nhiều lĩnh vực của thế giới hiện
đại. Tư tưởng đó đã góp phần khẳng định tính đúng đắn và khoa học của chủ
nghĩa duy vật biện chứng về mối quan hệ giữa không gian với thời gian, giữa
vật chất và vận động, giữa khối lượng và năng lượng. Richard V. Duffy nhận
xét: “A. Einstein, một trong những nhà triết học tự nhiên lớn nhất của mọi
thời đại, ông mất đi nhưng đã để lại di sản những lý thuyết khoa học gợi mở
tư duy. Hiện nay, các nhà vật lý vẫn tiếp tục khám phá các lý thuyết được tạo
ra bởi trí tuệ chói lọi của ông” [80]. Việc nghiên cứu và đánh giá đúng đắn giá
trị từ tư tưởng bản thể luận của A. Einstein là việc làm cần thiết, góp phần
nâng cao sự hiểu biết của mỗi con người cũng như góp phần nhận thức và cải
tạo thế giới.
Nhận thức luận của A. Einstein với thuyết thực tại và con đường nhận
thức đã góp phần bổ sung và khẳng định sự đúng đắn của nguyên tắc nhận
thức theo quan điểm duy vật biện chứng. A. Einstein quan niệm rằng, thế giới
khách quan tồn tại độc lập với nhận thức của con người, là đối tượng và là
khách thể của nhận thức. Trên cơ sở thấu hiểu các quy luật tự nhiên, con
người hoàn toàn có thể nhận thức được thế giới, song ở mỗi thời điểm nhất
định, do giới hạn của tư duy, tri thức đạt được của con người so với thế giới là
nhỏ bé, và chỉ là một phần của hiện thực khách quan. A. Einstein cũng khẳng
định rằng, cái khó hiểu của thế giới là con người là có thể hiểu được nó. Tuy
nhiên, trong hành trình gian nan đó, muốn hiểu biết con người phải không
ngừng hỏi và phải tìm kiếm câu trả lời bằng chính quá trình nghiên cứu khoa
học thông qua sự lóe sáng của tư duy.
192

Tư tưởng nhân văn sâu sắc của A. Einstein đã làm cho ông trở thành
một nhà khoa học có tính chất khác biệt, một nhà khoa học thực sự hành động
vì xã hội. Quan điểm của A. Einstein về mục đích, ý nghĩa cuộc sống và chủ
nghĩa hòa bình gắn liền với chống chiến tranh và bất công xã hội của ông như
là tấm gương phản chiếu những biến động của thời đại mà ông là người đã
góp phần làm thay đổi hình ảnh trong chiếc gương ấy. Những thành tựu khoa
học và di sản tư tưởng của A. Einstein cho thấy, ông rất gần với chủ nghĩa
duy vật biện chứng dưới góc độ triết học và với chủ nghĩa xã hội dưới góc độ
chính trị - xã hội. Mặc dù, không phải một nhà hoạt động xã hội thuần túy
nhưng tư tưởng và những hoạt động vì hòa bình và nhân đạo của A. Einstein
thật đáng suy ngẫm; nhất là trong thời kỳ đầy bất ổn với nguy cơ chiến tranh
cục bộ và những diễn biến phức tạp bởi mâu thuẫn tôn giáo và sắc tộc trên thế
giới. Nhận xét về vấn đề này, trong biên khảo Albert Einstein, nhà bác học
đam mê và chân thật, Nguyễn Thế Tài đã viết: “Ngoài thiên tài khoa học,
ông còn là một người có lý tưởng nhân bản, thiết tha với cuộc sống của nhân
loại. Ông không phải là nhà khoa học chỉ biết vùi đầu trong lý thuyết hay
trong phòng thí nghiệm và quên hết mọi chuyện chung quanh, đôi khi còn
không biết là những gì mình sáng chế đang tàn sát đồng loại bên ngoài. Đối
với ông, con người không thể sống tách rời xã hội, con người sống được là do
xã hội và vì thế, phải có trách nhiệm đối với nó…Ông dấn thân tranh đấu cho
hòa bình và hạnh phúc nhân loại. Với tư tưởng hướng thượng, ông không
ngừng kêu gọi lương tri và trách nhiệm con người trong cộng đồng, xã hội để
thế giới ngày càng thăng tiến” [53, tr. 170].
Tư tưởng giáo dục của A. Einstein với những quan niệm về nhà trường
và sứ mệnh của nhà trường, vai trò của người thầy, và giáo dục tư duy độc lập
có ý nghĩa đối với một nền giáo dục hướng đến giá trị thực chất nhằm đào tạo
193

ra những con người khả dụng cho xã hội. Xuất phát từ triết lý giáo dục tiên
tiến và có tính chất đổi mới của nước Đức thế kỷ XIX, tư tưởng giáo dục của
A. Einstein mang tính nhân văn, thúc đẩy sự sáng tạo và độc lập trong tư duy,
không chỉ có tác dụng trong giáo dục mà còn lan tỏa và ảnh hưởng đối với các
lĩnh vực khác trong đời sống. Giáo sư triết học của Đại học Notre Dame -
Howard đã nhận xét: “Triết học giáo dục của A. Einstein đã có tác động sâu
sắc đến cách thức ông nghiên cứu vật lý” [92]. Song hành với xu thế phát
triển và hội nhập toàn cầu, nhiều giá trị của đời sống xã hội có nguy cơ biến
dạng; lĩnh vực giáo dục cũng bị tác động bởi nguy cơ đó. Triết lý giáo dục của
A. Einstein giúp cho chúng ta định hình và phấn đấu cho những giá trị bền
vững của giáo dục, tất cả vì sự tự do và hạnh phúc của con người.
Giáo dục phải khuyến khích và hướng đến sự độc lập và sáng tạo trong
tư duy. Khoa học phải đồng hành và giải quyết những trăn trở xuất phát từ
cuộc sống. Tài năng phải vì cộng đồng, vì hoà bình, vì sự sống còn của nhân
loại. Tư tưởng của A. Einstein gợi mở và minh định con đường sáng rõ cho
chúng ta giải quyết phần lớn những yêu cầu đó. Chính vì vậy, cả cuộc đời,
thành tựu khoa học và những tư tưởng của ông phản ánh những giá trị bất di
bất dịch mà con người đang hướng đến và phấn đấu để đạt được. Bình luận về
cuộc đời và nhân cách của A. Einstein, Macdonald đã viết: “Einstein chắc
chắn là một trong những nhà tư duy khoa học vĩ đại nhất - nếu ông không
phải là vĩ đại nhất - của thế hệ ông. Ngày nay, chúng ta nhớ đến ông chẳng
những vì những khám phá khoa học của ông mà còn vì những đức tính cá
nhân của ông - sự can đảm, sự kiên trì, sự khiêm tốn và óc hài hước của ông -
cũng như vì sự đóng góp của ông vào hòa bình và sự hiểu biết quốc tế.
Einstein đã cho thấy rằng các nhà khoa học không cần phải sống đóng kín
trong một tháp ngà nào đó. Ông tin rằng họ nên giữ vai trò của họ trong thế
194

giới hàng ngày và nhận trách nhiệm thực tế và chính trị đối với các khám phá
họ đã thực hiện” [42, tr. 69].
Xem xét trên lập trường của chủ nghĩa duy vật biện chứng, chúng ta
thấy rằng tư tưởng triết học A. Einstein với tư tưởng bản thể luận độc đáo,
tính cách mạng trong nhận thức luận, tư tưởng về tôn giáo, tư tưởng nhân văn
và triết lý giáo dục độc lập, sáng tạo là những vấn đề lớn, có ý nghĩa khoa học
và thực tiễn mà con người cần và còn phải tìm hiểu với tất cả sự trân trọng và
nghiêm túc. Tìm hiểu về A. Einstein và những tư tưởng của ông khiến chúng
ta thêm tin tưởng vào khả năng trí tuệ của con người trong việc nhận thức và
chinh phục thế giới vì sự tiến bộ của con người và xã hội loài người. Chu Ân
Lai, Thủ tướng Trung Quốc đã đánh giá: “Dân tộc Do Thái đã sinh ra hai
nhân vật vĩ đại, một người là K. Marx, một người là A. Einstein”; và V.I.
Lenin người thầy vĩ đại của Cách mạng tháng Mười Nga ca ngợi A. Einstein
là: “Nhà đại cách mạng của khoa học tự nhiên” [66, tr. 85]. Tổng kết khoa
học trước khi bước sang thiên niên kỷ thứ ba, với sự kính trọng và ngưỡng mộ
những thành tựu khoa học và tư tưởng mà A. Einstein đã cống hiến cho nhân
loại; trong số ra cuối cùng của thế kỷ XX vào ngày 31/12/1999, Tạp chí
TIME lại viết: “Ông là nhà khoa học ưu việt trong một thế kỷ bao trùm bởi
khoa học. Những tiêu chuẩn của thời đại – Bom (nguyên tử), Big Bang, Vật lý
lượng tử và Điện tử - tất cả đều mang dấu ấn của ông” [95].
Trong “thế giới phẳng” của thời đại kinh tế tri thức, phát triển phải đảm
bảo yếu tố hài hòa và bền vững. Do vậy khoa học phải gắn liền với đạo đức
và các giá trị nhân bản; kinh tế phát triển trên nền tảng giáo dục được quan
tâm đúng mức; nhân tố con người được phát huy qua sự trân trọng những tố
chất và sáng tạo của cá nhân với mối quan hệ có trách nhiệm với cộng đồng.
Đó chính là yêu cầu của cuộc sống, là mệnh lệnh của thời đại. Hiện nay chúng
195

ta đang nghiên cứu và vận dụng chủ nghĩa duy vật biện chứng để giảng dạy,
học tập và xây dựng một xã hội công bằng tốt đẹp. Những tư tưởng và quan
điểm của A. Einstein trên các phương diện khoa học và triết học mang tính
đột phá, thể hiện tính duy vật, nhân văn; xây dựng mẫu hình con người nhiệt
thành với “nền hoà bình vĩnh cửu” của nhân loại cùng lối sống giản dị. Tất cả
những điều đó có ý nghĩa rất lớn với xã hội nước ta hiện nay, nhất là trong
việc giáo dục thế hệ trẻ đến với khoa học và hoàn thiện nhân cách.
196

TÀI LIỆU THAM KHẢO


Tiếng Việt
[1] Amir D.Aczel (2007), Câu chuyện về Phương trình thâu tóm cả vũ trụ
(God’s Equation, Phạm Việt Hưng và Lê Minh Hiền dịch), Tạp chí Tia sáng và Nxb
Trẻ, Tp. HCM.
[2] Remo Bodei (2011), Triết học thế kỷ XX (Phan Quang Định dịch), Nxb Thời
đại, Hà Nội.
[3] Silvia Arroyo Camejo (2008), Thế giới lượng tử kỳ bí (Skurrile Quantenwetl,
Phạm Văn Thiều, Nguyễn Văn Liễn, Vũ Công Lập dịch), Nxb Trẻ, Tp. HCM.
[4] Fritjof Capra (2007) Đạo của vật lý (The Tao of Physics, Nguyễn Tường
Bách dịch), Nxb Trẻ, Tp. HCM.
[5] Nguyễn Xuân Chánh (2005), Einstein và Khoa học công nghệ hiện đại xung
quanh chúng ta, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
[6] Nguyễn Đình Cửu (2006), Tìm hiểu triết học tự nhiên, Nxb Hà Nội.
[7] John Dewey (2008), Dân chủ và giáo dục (Democracy and Education,
Phạm Anh Tuấn dịch), Nxb Tri thức, Hà Nội.
[8] Robert B. Downs (2003), Những tác phẩm biến đổi thế giới (Books that
changed the world, Hoài châu và Từ Huệ dịch), Nxb Lao Động, Hà Nội.
[9] Nguyễn Tiến Dũng (2006), Lịch sử triết học phương Tây, Nxb Tổng hợp
Tp.HCM.
[10] Lê Cảnh Đại (2001), Một số phạm trù triết học cơ bản của tự nhiên,
Nxb Tp.HCM.
[11] Albert Einstein(2008), Thế giới như tôi thấy (The World as I See It, Đinh Bá
Anh, Nguyễn Vũ Hào, TrầnTiễn Cao Đăng dịch), Nxb Tri thức, Hà Nội.
[12] Albert Einstein, Bàn về mục đích giáo dục (Phạm Thị Ly dịch), Trường
Đại học Hoa Sen, Thông tin Giáo dục quốc tế và so sánh số 3 năm 2010.
197

[13] Albrecht Foelsing (2005), Albert Einstein – Nhà bác học vĩ đại của
nhân loại, (Nguỵ Hữu Tâm dịch), Nxb Thanh Niên, Hà Nội.
[14] Lê Văn Giạng (2004), Tìm hiểu sự phát triển của học thuyết duy vật biện
chứng và duy vật lịch sử cuối thế kỷ XX, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
[15] Lê Văn Giạng (2008), Sứ mạng của giáo dục, Tia sáng, số 9 (05/05).
[16] Nguyễn Ngọc Giao (2001), Hạt cơ bản và vũ trụ, Nxb ĐHQG Tp.HCM.
[17] Brian Greene (2006), Giai điệu dây và bản giao hưởng vũ trụ (The Fabric
of the Cosmos, Phạm Văn Thiều dịch) Tạp chí Tia sáng và Nxb Trẻ, Tp. HCM.
[18] Stephen Hawking (2006), Lược sử thời gian (Brief history in time, Cao
Chi và Phạm Văn Thiều dịch), Nxb Trẻ, Tp. HCM.
[19] Stephen Hawking (2008), Vũ trụ trong vỏ hạt dẻ (The Universe in the
nushell, Nguyễn Tiến Dũng và Vũ Hồng Nam dịch), Nxb Trẻ, Tp. HCM.
[20] Stephen Hawking và Leonard Mlodinow (2012), Bản thiết kế vĩ đại (The
Grand Design, Phạm Văn Thiều và Tô Bá Hạ dịch), Nxb Trẻ, Tp. HCM.
[21] Werner Heisenberg (2009), Vật lý và triết học-Cuộc cách mạng trong
khoa học hiện đại (Physics and Philosophy, Phạm Văn Thiều và Trần Quốc Túy
dịch), Nxb Tri thức, Hà Nội.
[22] Don Herweck (2011), Albert Einstein một huyền thoại (Trần Nghiêm
dịch, Sách điện tử), http://thuvienvatly.com
[23] Phạm Duy Hiển (2007), Bằng chứng và lý giải, Nxb Trẻ, Tp.HCM.
[24] Lâm Bá Hòa (2010), Mối quan hệ giữa triết học duy vật biện chứng với
khoa học tự nhiên, Tạp chí Khoa học và Công nghệ - Đại học Đà Nẵng, số 5 (40), tr.
119-125.
[25] Văn Hòa, Vì sao nhà bác học Einstein từ chối trở thành tổng thống
Israel?, http://antg.cand.com.vn/vi-VN/hosomat/2005/8/52661.cand?SearchTerm=Einstein
198

[26] Ted Honderich (2002), Hành trình cùng triết học (Lưu Văn Hy dịch), Nxb
Văn hóa Thông tin, Hà Nội.
[27] Nguyễn Tấn Hùng (2002), Quan niệm về sự bất tử của con người, Tạp chí
Tâm lý học, số 10, tr. 59-63.
[28] Nguyễn Tấn Hùng (2003), Anbe Anhxtanh - Nhà khoa học, nhà triết học,
Tạp chí Triết học, số 4, tr. 58-62.
[29] Nguyễn Tấn Hùng (2003), Quan niệm của Albert Einstein về con người,
động cơ, mục đích và ý nghĩa của cuộc sống, Tạp chí Nghiên cứu con người, số 4, tr. 62-
65.
[30] Nguyễn Tấn Hùng (2003), Quan điểm của A.Anhxtanh về quan hệ giữa tôn
giáo và khoa học, Tạp chí Lý luận chính trị, số 4, tr. 53-58.
[31] J.Krishnamurti, Giáo dục và ý nghĩa cuộc sống (Hoài
Khanh dịch), http://www.thuvienhoasen.org/lienhoa311-14.htm
[32] Walter Isaacson (2011), Einstein cuộc đời và vũ trụ (Einstein - his
life and universe, Lê Tuyên dịch), Nxb Tổng hợp Tp.HCM.
[33] Robert Laughlin (2012), Một vũ trụ lạ thường (The Different Universe,
Chu Lan Đình, Nguyễn Văn Đức và Nguyễn Tất Đạt dịch), Nxb Trẻ, Tp.HCM.
[34] Phạm Minh Lăng (1984), Mấy trào lưu triết học phương Tây, Nxb Đại
học và Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội.
[35] Nguyễn Cảnh Lâm-Minh Đức (2006), Những người khám phá thế giới
bí ấn, Einstein & Freud, Nxb Trẻ, Tp. HCM.
[36] Đặng Mộng Lân và các tác giả (2006), Albert Einstein và sự tiến triển của
vật lý học hiện đại, Nxb Khoa học kỹ thuật, Hà Nội.
[37] V.I. Lenin (1980), Toàn tập, tập 18, Nxb Tiến bộ, Matxcơva.
[38] G. Marquez (2013), Hiểm họa chết người, Văn nghệ, Hội Liên hiệp các
hội Văn học – Nghệ thuật Tp. HCM, số 267, tr. 16.
[39] K.Marx và F.Engels (1995), Toàn tập, tập 1, Nxb Chính trị QG, Hà Nội.
[40] K.Marx và F.Engels (1995), Toàn tập, tập 3, Nxb Chính trị QG, Hà Nội.
199

[41] K.Marx và F.Engels (2002), Toàn tập, tập 20, Nxb Chính trị QG, Hà Nội.
[42] Fiona Macdonald (2002), Albert Einstein (Võ Sum dịch), Nxb Văn hóa
thông tin, Hà Nội.
[43] Bùi Văn Mưa (2008), Triết học và bức tranh vật lý học về thế giới, Nxb
Đại học Quốc gia Tp. HCM.
[44] Nhiều tác giả (2006), Einstein-dấu ấn trăm năm, Nxb Trẻ, Tp. HCM và Tạp
chí Tia Sáng.
[45] Nhiều tác giả (2008), Những vấn đề giáo dục hiện nay – Quan điểm và giải
pháp, Nxb Tri thức, Hà Nội.
[46] Nhiều tác giả (2009), Max Planck, người khai sáng thuyết Lượng tử, Nxb Tri
thức, Hà Nội.
[47] Trần Nhu, Nguyễn Thế Nghĩa, Nguyễn Thị Hồng Diễm (2001), Từ các triết
gia tự nhiên đến Karl Marx, Nxb Đại học Quốc gia Tp. HCM.
[48] Đào Văn Phúc (2003), Lịch sử vật lý học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
[49] Mã Quan Phục (2003), Albert Einstein - con người vĩ đại, Nxb Văn hoá
Thông tin, Hà Nội.
[50] William.S.Sahakan và Mabel L.Sahakan (2001), Tư tưởng của các triết gia
vĩ đại (Ideas of the Great Philosophers, Lâm Thiện Thanh và Lâm Duy Chân dịch), Nxb
Tp. HCM.
[51] Leonard Shlain (2010), Nghệ thuật và vật lý- Những cái nhìn tương đồng về
không gian, thời gian, ánh sáng (Art & Physics, Trần Mạnh Hà và Phạm Văn Thiều
dịch), Nxb Tri thức, Hà Nội.
[52] Lê Công Sự (2007), Về mối quan hệ giữa triết học và tôn giáo, Thông tin
Khoa học xã hội, số 7, tr. 41-52.
[53] Nguyễn Thế Tài (2007), Albert Einstein, nhà bác học đam mê và
chân thật, Bruxelles, Vương quốc Bỉ.
200

[54] Nguyễn Cơ Thạch dịch (2008), Những bộ óc vĩ đại trong khoa học thế kỷ XX
(Time Vol.153 No.12 Special Issue Scientists & Tinkers of the 20th century), Nxb Lao
động Xã hội, Hà Nội.
[55] Trần Quang Thái (2011), Một số vấn đề triết học tôn giáo, Nxb Tổng
hợp Tp.HCM.
[56] Huy Thông –Nguyên Hạ (2007), Gặp gỡ tư tưởng: Einstein và Đức Phật,
Nxb Văn nghệ, Tp. HCM.
[57] Đỗ Anh Thơ (2006), Những kiến giải về triết học khoa học, Nxb Hà Nội.
[58] Trịnh Xuân Thuận (2008), Những con đường của ánh sáng, (Les voies
de la lumière, Phạm Văn Thiều và Ngô Vũ dịch), Nxb Trẻ, Tp. HCM.
[59] Trịnh Xuân Thuận và Matthieu Ricard (2009), Cái vô hạn trong lòng bàn
tay (L’infini dans la paume de la main, Phạm Văn Thiều và Ngô Vũ dịch), Nxb Trẻ, Tp.
HCM.
[60] Trịnh Xuân Thuận (2008), Trò chuyện với nhà vật lý thiên văn Trịnh Xuân
Thuận (Un Astrophysien, Phạm Văn Thiều dịch), Tạp chí Tia sáng và Nxb Trẻ, Tp.
HCM.
[61] Scott Thorpe (2008), Tư duy như Einstein, (How to think like Einstein,
Phạm Trần Long dịch), Nxb Lao động - Xã hội, Hà Nội.
[62] Nguyễn Thị Toan (2011), Thời gian trong Phật giáo và vật lý học hiện đại,
Tạp chí Triết học, số 1 (236), tr. 44-50.
[63] Diệp Thư Tông (2003), Mười nhà khoa học lớn trên thế giới (Phong Đảo
dịch), Nxb Văn hoá Thông tin, Hà Nội.
[64] G.M.Tresdey và những người khác (2001), Truy tầm triết học (The
Philosophical Quest, Lưu Văn Hy và Nguyễn Minh Sơn dịch), Nxb Văn hóa Thông tin,
Hà Nội.
[65] Trần Khải Trung (2003), Anbe Anhxtanh (Albert Einstein, Nguyễn Văn
Mậu dịch), Nxb Giáo dục, Hà Nội.
201

[66] Vũ Bội Tuyền (2008), Chuyện kể về những nhà vật lý nổi tiếng thế giới,
Nxb Lao động, Hà Nội.
[67] UNESCO (2005), Chân dung những nhà cải cách giáo dục tiêu biểu trên
thế giới (Hoàng Thu Hà, Lương Việt Nhi và Nguyễn Phương Đông dịch), Nxb Thế giới,
Hà Nội.
[68] Nguyễn Xuân Xanh (2004), Nước Đức thế kỷ XIX-Những thành tựu khoa
học và kỹ thuật, Nxb Tổng hợp Tp. HCM.
[69] Nguyễn Xuân Xanh (2007), Einstein, Nxb Tổng hợp Tp. HCM.
[70] Nguyễn Xuân Xanh, Danh ngôn giáo dục của A.Einstein,
www.vietsciences.org
[71] Nguyễn Xuân Xanh, Sứ mệnh nhà giáo, http://tuoitre.vn/Giao-
duc/289024/Su- menh-cua-nha-giao.html.
[72] V.I.Xvidderrxki và những người khác (2003), Các vấn đề triết học của học
thuyết hiện đại về vận động trong tự nhiên (Đặng Quang Khang dịch), Nxb Đại học
Quốc Gia, Hà Nội.
[73] Phạm Xuân Yêm, Lược giải thuyết tương đối, hình thành, hiện tình và triển
vọng, www.vietsciences.org.

Tiếng Anh
[74] Peter A.Bucky (1992), The Private Albert Einstein, Kansas City, pp. 85-87.
[75] Alice Calaprice (2000), The Expanded Quotable Einstein, Princeton, New
Jersey: Princeton University Press.
[76] Ronald W. Clark (1971), Einstein: The Life and Times, New York:
World Publishing Co.
[77] Richard Dawkins, The God Delusion, Houghton Mifflin Company,
215 Park Avenue South, New York, New York 10003.
202

[78] Helen Dukas and Banesh Hoffman (1989), Albert Einstein the Human
Side, Princeton, New Jersey: Princeton University Press.
[79] Richard V. Duffy, Science hero: A. Einstein, www.myhero.com.
[80] Albert Einstein (1949), Why Socialism?, Monthly
Review, New York. www.monthlyreview.org/598einst.htm.
[81] Albert Einstein (1949), The World as I See It, Philosophical Library, New
York.
[82] Albert Einstein (1950), Out of My Later Years, Philosophical Library, New
York.
[83] Albert Einstein (1954), Ideas and Opinions, Edited by Carl Seelig,
Crown Publishers, Inc. New York.
[84] Albert Einstein(1979), Autobiographical Notes, Chicago, Illinois: Open
Court Publishing Company.
[85] Albert Einstein (1982), All the Questions You Ever wanted to ask
American Atheists, Quoted by Madalynn Murray O’ hair.
[86] Albert Einstein on Knowledge and Philosophy of
Education, http://www.spaceandmotion.com/Philosophy-Education.htm
[87] Filipp Frank (1947), Einstein: His life and times, Published
Simultaneously in Canada by The Ryerson Press.
[88] Peter L. Galison, Gerald Holton, and Silvan S. Schweber, editors (2008),
Einstein for the 21st Century: His legacy in science, art, and modern culture, Published
by Princeton University Press.
[89] Michael R. Gilmore (1997), Einstein’s God: Just What Did Einstein Believe
About God?
[90] Banesh Hoffmann (1972), Albert Einstein: Creator and Rebel, New
York: New American Library.
203

[91] Don A. Howard (2005), Albert Einstein as a Philosopher of Science,


Physics Today, December 2005, pp.34-40.
[92] http://www.lettersofnote.com/2009/10/word-god-is-product-of-human
[ 9 3 ] TIME Magazine U.S, The Year of Dr. Einstein, Monday, Feb.19,1979.
[94] TIME Magazine U.S, Friday, Dec. 31,1999.
[95] Memorable Albert Einstein Quotes, http://www.asl-associates.com
[96] Robert Openheimer (1966), On Albert Einstein, http://www.nybooks.com.
[97] Madalyn Murray O'Hair (1982), All the Questions You Ever Wanted to
Ask American Atheists, vol. II, pp. 29.
[98] Abraham Pais (1982), Subtle Is the Lord: The Science and the Life of
Albert Einstein, Oxford University Press, New York.
[99] Paul Arthur Schilpp (1949), Albert Einstein: Philosopher - Scientist,
Tudor Publishing Company.
[100] Paul Arthur Schilpp (1979), Albert Einstein's Autobiographical Notes,
The Open Court Publishing Company, LaSalle and Chicago, Illinois.
[101] George Seldes (1996), The Great Thoughts, New York: Ballantine Books.
[102] Spenta R. Wadia (2007), The Legacy of Albert Einstein (A Collection of
essays in Celebration of The Year of Physics), World Scientific Publishing Co.Pte.Ltd.
[103] Mark Winokur (1989), Einstein a Portrait, Pomegranate
Communications Weakness.
205

Phụ lục 1
NIÊN BIỂU ALBERT EINSTEIN (1879-1955)
Năm Sự kiện chính
Ngày 08 tháng Tám: Tại Hanstatt, thương nhân Hermann Einstein (1847) và
1876
bà Pauline Koch (1858) kết hôn.
Ngày 14 tháng Ba: vào 11 giờ 30 phút theo giờ địa phương (Ulm, Đức), cậu
1879
bé đầu lòng của họ là Albert Einstein ra đời.
1880 Ngày 21 tháng Sáu: Gia đình Einstein về sinh sống ở thành phố Munchen.
1881 Ngày 18 tháng Mười một: Maria (Maja), em gái Einstein chào đời.
1884 Einstein tiếp xúc với “điều kỳ diệu” đầu tiên: chiếc la bàn.
Einstein vào trường tiểu học công giáo Petersschule tại Munchen. Cũng năm
1885
này Einstein bắt đầu học chơi vĩ cầm cho đến năm 13 tuổi.
Vào trường học Munchen. Để thoả mãn các đòi hỏi về tôn giáo, ông phải học
1886
các nguyên lý của đạo Do Thái ở nhà.
1888 Einstein thi đậu vào trung học Thiên Chúa giáo Luitpold Gymnasium.
Lần đầu tiên gặp Max Talmud (về sau lấy tên là Talmey), là một sinh viên y
khoa 21 tuổi, người giúp Einstein biết “các cuốn sách phổ cập vật lý” của
1889
Bernstein, cuốn “Lực và vật chất” của Buchner và nhiều cuốn khác. Talmud
thường lui tới ngôi nhà Einstein và bàn luận các vấn đề khoa học và triết học.
Tiếp xúc với “điều kỳ diệu” thứ hai ở tuổi 11: “quyển sách hình học Euclide
1890
thiêng liêng”.
1892 Einstein đọc “Phê phán lý tính thuần túy” của Immanuel Kant.
Gia đình chuyển đến Italia, mới đầu ở Milan, sau đó là Pavia, rồi lại chuyển
1894
về Milan. Albert vẫn ở lại Munchen để học tiếp ở trường trung học. Tháng
206

Mười Hai, Einstein bỏ trường Luitpold để theo cha mẹ sang Italia.


Einstein gửi cho ông cậu là Caesar Koch tiểu luận “Về sự khảo sát trạng thái
1895
ête trong từ trường”. Rontgen khám phá ra tia X.
Einstein không được vào trường Bách khoa Zurich (ETH), dù kết quả xuất
sắc ở môn vật lý và môn toán (nhưng bị trượt ở môn ngôn ngữ và lịch sử).
Ngày 28 tháng Mười năm 1895 đến đầu mùa thu năm 1896: Học trung học ở
1895 Aarau gần Zurich. Ông sống ở nhà Jost Winteler, một trong những thầy giáo
của ông và được nhận làm con đỡ đầu. Thời kỳ này ông viết tác phẩm
“Những chương trình tương lai của tôi” bằng tiếng Pháp. Trong đó có ý
tưởng đuổi bắt “tia sáng”, mầm mống của Thuyết tương đối hẹp.
Ngày 28 tháng Một: Sau khi trả ba đồng mác, Einstein nhận được giấy chứng
nhận không còn là công dân nước Đức. Suốt năm năm sau đó ông không có
quốc tịch.
Mùa thu: Nhận bằng tốt nghiệp ở Aarau, cho phép ông có chân ở trường
1896
ETH.
Ngày 29 tháng Mười: Ông dọn đến ở Zurich. Làm quen với các bạn cùng
lớp, trong đó có Marcel Grossmann, người giúp Einstein về hình học
Riemann sau này và Mileva Marie, vợ tương lai của ông.
Gặp Michele Angelo Besso ở Zurich, một cuộc gặp gỡ khơi nguồn cho tình
1897
bạn suốt đời giữa hai ông.
1899 Ngày 19 tháng Mười: Einstein chính thức xin nhập quốc tịch Thụy Sĩ.
Lấy bằng cử nhân giáo khoa với chuyên môn toán tại ETH, xin giữ chức trợ
giảng ở ETH nhưng không thành. Ông bắt tay làm luận án tiến sĩ.
1900
Ngày 19 tháng Mười định luật bức xạ của Max Planck ra đời được tác giả
trình bày tại Hội Vật lý Đức (DPG) tại Berlin khai sinh Thuyết lượng tử.
207

Ngày 21 tháng Hai: Nhận quốc tịch Thụy Sĩ.


Ngày 13 tháng Ba: Einstein được gọi nhập ngũ phục vụ cho quân đội Thụy
Sĩ nhưng không được chấp thuận vì vấn đề sức khỏe.
Tháng Ba – tháng Tư: Xin làm việc với Ostwald ở Leipzig (Đức) và với
Kamerlingh Onnes ở Leiden (Hà Lan) nhưng đều không có kết quả.
1901
Ngày 17 tháng Năm: Einstein báo tin về việc sắp rời khỏi Zurich.
Bài báo khoa học đầu tiên “Các hệ quả của hiện tượng mao dẫn” được công
bố trên Annalen der Physik. Ông được một chân tạm dạy toán tại trường kỹ
thuật Wintheruhr và sau đó Schaffhausen.
Ngày 18 tháng Mười Hai: xin làm việc tại Cục sáng chế ở Bern.
Ngày 21 tháng Hai: Einstein chuyển về Bern. Sống bằng tiền của bố mẹ và
dạy kèm về toán và vật lý. Hoàn thành bài báo khoa học thứ hai về nhiệt
động học và được đăng trên Annalen der Physik.
Ngày 16 tháng Sáu: Hội đồng Liên bang Thụy Sĩ nhận Einstein là chuyên
viên cấp III của Cục sáng chế với mức lương 3500 frăng một năm. Ông bắt
đầu làm việc vào ngày 23 tháng Sáu.
1902
Ngày 26 tháng Sáu: hoàn thành bài báo khoa học thứ ba về “Lý thuyết động
học của cân bằng nhiệt và của định luật thứ hai của nhiệt động lực học” được
đăng trên Annalen der Physik.
Ngày 10 tháng Mười: bố của Einstein mất tại Mailand.
Thành lập Viện hàn lâm Olympia với Conrad Habicht và Maurice Solovine
để đọc và thảo luận những vấn đề vật lý và triết học.
Kết hôn với người bạn học Mileva Marie. Được kết nạp vào Hội những
1903 người nghiên cứu thiên nhiên.
Công bố “Lý thuyết của cơ sở điện động học”.
208

Ngày 14 tháng Năm: Con trai đầu lòng Hans Albert Einstein chào đời (Mất
1904 năm 1973 ở Mỹ).
Ngày 16 tháng Chín: Chính thức làm chuyên viên cấp III của Cục sáng chế.
Ngày 17 tháng Ba: Viết xong bài báo trình bày giả thuyết về các lượng tử
ánh sáng.
Ngày 30 tháng Tư: Hoàn thành luận văn với nhan đề “Cách xác định mới các
kích thước phân tử”. Luận văn được in ở Bern và được trình bày ở trường
Đại học Zurich, được thông qua vào tháng Bảy. Luận văn có ghi dòng chữ
“Thân tặng người bạn của tôi, tiến sĩ M. Grossman”.
Ngày 11 tháng Năm: Ban biên tập tạp chí Annalen der Physyk nhận được bài
1905
báo đầu tiên về chuyển động Brown.
Ngày 30 tháng Sáu: Bài báo đầu tiên về Thuyết tương đối hẹp được gửi cho
Ban biên tập tạp chí.
Ngày 27 tháng Chín: Gửi cho Ban biên tập tạp chí bài báo thứ hai về Thuyết
tương đối hẹp. Trong bài này đã đưa ra hệ thức E = mc2.
Ngày 19 tháng Mười Hai: Gửi cho Ban biên tập tạp chí bài báo thứ hai về
chuyển động Brown.
Ngày 01 tháng Tư: được thăng lên chức chuyên viên cấp II Cục sáng chế.
1906
Chính thức được gọi là Tiến sĩ Einstein.
“Ý nghĩa hạnh phúc nhất của đời tôi”: Einstein thiết lập nguyên lý tương đối
với các hệ cơ học có gia tốc đều. Ông mở rộng nó cho các hiện tượng điện
từ, đưa biểu thức đúng cho sự dịch chuyển về phía đỏ và lưu ý rằng nguyên
1907
lý này cũng suy ra được sự làm cong các tia sáng khi đi qua gần các các vật
có khối lượng lớn, song xem hiệu ứng này là không quan sát được vì nó quá
nhỏ.
209

Ngày 17 tháng Sáu: Einstein đệ đơn cho trường Đại học Bern xin giữ chức
privatdozent (giảng viên đại học được thù lao bởi sinh viên). Yêu cầu không
được chấp thuận vì bài báo cần đệ trình (điều kiện bắt buộc trong trường hợp
này) vẫn chưa được công bố.
Ngày 28 tháng Hai: Sau lần nộp đơn thứ hai, Einstein được nhận chức danh
privadozent ở Bern. Ông đã đệ trình một công trình được công bố trước đó
có tên “Ảnh hưởng của định luật phân bố năng lượng trong bức xạ của vật
1908
đen tới thành phần của bức xạ”.
Đầu năm, cộng tác viên đầu tiên đến với Einstein là J. Laub. Họ viết chung
được hai bài báo.
Vào tháng Ba và tháng Mười, Einstein hoàn thành hai bài báo, ở mỗi bài đều
chứa đựng các giả thuyết mới liên quan đến lý thuyết bức xạ vật đen. Ông đã
dùng thuật ngữ hiện đại khi đưa ra nguyên lý bổ sung và nguyên lý tương
ứng. Công trình viết vào tháng Mười đã được trình bảy ở Hội nghị ở
Salzburg, đó là Hội nghị vật lý đầu tiên mà Einstein tham gia.
1909 Ngày 6 tháng Bảy: Tuyên bố rút khỏi (từ 15 tháng Mười) Cục sáng chế. Từ
nhiệm chức privatdozent.
Ngày 8 tháng Bảy: Einstein nhận danh hiệu tiến sĩ danh dự đầu tiên từ
Trường Đại học Geneve.
Ngày 15 tháng Mười Einstein nhận chức giáo sư ngoại hạng Trường Đại học
Zurich (Thụy Sĩ) với mức lương khởi điểm 4500 frăng một năm.
Ngày 28 tháng Bảy: Con trai thứ hai Eduard chào đời (Mất năm 1965 ở bệnh
viện thần kinh Zurich).
1910
Lễ kỷ niệm trọng thể 100 năm đại học Berlin.
H. Minkowski mất ngày 12 tháng Một.
210

Hoàng đế Franz Joseph ký Nghị định theo đó từ ngày 01 tháng Tư, Einstein
được phong chức giáo sư Trường Đại học Karl Ferdinand.
Tháng Ba: Chuyển đến Praha.
Tháng Sáu: Einstein nhận thức được rằng sự làm cong các tia sáng có thể
1911 được thiết lập bằng thực nghiệm trong thời gian nhật thực. Ông tính được
góc lệch này bằng 0,83 (nhỏ hơn giá trị đúng hai lần).
Ngày 30 tháng Mười – Ngày 3 tháng Mười Một: Hội nghị Solvay lần thứ
Nhất. Einstein soạn Báo cáo tổng kết “Về hiện trạng bài toán nhiệt dung
riêng”.
Ngày 30 tháng Một: được phong chức giáo sư thực thụ tại ETH, sau khi
được Marie Curie và Henri Poincare đồng tình ủng hộ.
Tháng Tám: Chuyển tới Zurich.
Marie Curie thăm Einstein để cùng đi nghỉ hè tại Engadin với hai gia đình.
1912 Cộng tác với Grossman (lúc đó là giáo sư toán Trường Bách khoa) trong
việc đưa ra các cơ sở của Thuyết tương đối mở rộng. Lần đầu tiên lực hấp
dẫn được mô tả bằng một tensơ metric. Hai người tin rằng họ đã chứng minh
được các phương trình của đường hấp dẫn dường như không thể là hiệp biến
tổng quát.
Mùa xuân: Planck và Nernt tới Zurich để làm rõ thái độ của Einstein đối với
việc chuyển đến Berlin. Ông được mời làm thành viên Viện Hàn lâm Khoa
học Phổ, với chức danh giáo sư Đại học Berlin mà không bắt buộc phải
1913 giảng dạy và chức Giám đốc Viện Vật lý được thành lập thuộc Hoàng gia
Wilhelm.
Ngày 12 tháng Sáu: Planck, Nernst, Rubens, và Warburg chính thức đề cử
ứng cử viên Einstein để chọn làm thành viên Viện Hàn lâm Khoa học Phổ.
211

Ngày 3 tháng Bảy: Lời đề cử trên được chấp thuận với 21 phiếu “thuận” và 1
phiếu “chống” (và được hoàng đế Wilhelm II phê chuẩn ngày 12 tháng Mười
Một).
Ngày 7 tháng Mười Hai: Einstein chấp thuận lời đề nghị từ Berlin.
Einstein và Grossmann công bố “Bản thảo một lý thuyết tương đối mở rộng
và một lý thuyết hấp lực”.
Ngày 6 tháng Tư: Cả gia đình Einstein chuyển về Berlin. Chẳng bao lâu sau
đó gia đình Einstein bị phân ly. Bà Mileva cùng các con trai quay về Zurich.
Einstein chuyển đến một căn hộ dành cho người chưa có vợ tại số 13 đường
Wittelsbakher.
Ngày 02 tháng Bảy: Einstein đọc bài phát biểu nhậm chức trước Viện Hàn
lâm Khoa học Phổ, Planck đáp từ.
1914
Ngày 01 tháng Tám: Chiến tranh thế giới lần thứ Nhất bùng nổ. Einstein
xuất hiện trước công chúng như một người theo chủ nghĩa hòa bình.
Tháng 11: Einstein gia nhập Hội Tổ quốc mới; từ chối ký vào thư Lời kêu gọi
thế giới văn hóa của 93 nhà khoa học và văn hóa Đức.
Ngày 25 tháng 11: đạt tới cơ cấu logic cuối cùng của Thuyết tương đối mở
rộng, ông thấy rằng có thể bỏ một số điều kiện phụ đặt ra trước đó.
Đầu năm: Cùng với Haas hoàn thành các thí nghiệm về từ hồi chuyển tại
Viện Vật lý Kỹ thuật ở Charlotteburg.
Einstein ký tên vào Lời kêu gọi công dân châu Âu nhắn gửi tất cả những ai
1915 còn thấy quý trọng nền văn hóa châu Âu thì hãy liên kết lại trong Liên minh
châu Âu; là văn bản chính trị đầu tiên được Einstein ký tên.
Cuối tháng Sáu: Thăm và có 6 bài thuyết trình ở đại học Gottingen về
Thuyết tương đối mở rộng, có sức thuyết phục Hilbert và Klein.
212

Ngày 25 tháng Mười Một: Công trình “Về lý thuyết tương đối rộng” sau
nhiều lần tu chỉnh được hoàn thiện, các phương trình trường có dạng hoàn
hảo được Einstein báo cáo trước Viện Hàn lâm khoa học Phổ. Độ lệch của
ánh sáng khi gần Mặt Trời đã được kiểm chứng.
Ngày 20 tháng Ba: Gửi Ban biên tập tạp chí Annalen der Physik bài báo
trình bày có hệ thống đầu tiên về Thuyết tương mở đối rộng, bài báo có nhan
đề Nền tảng của lý thuyết tương đối rộng. Cũng trong năm này bài báo đã
được xuất bản thành sách.
Ngày 5 tháng Năm: Einstein thay chân Planck trên cương vị Chủ tịch Hội
Vật lý Đức.
Tháng Sáu: Bài báo đầu tiên của Einstein về sóng hấp dẫn được công bố.
Tháng Bảy: Trở lại lý thuyết lượng tử. Suốt trong 8 tháng liên tiếp, ông cho
1916
ra ba bài báo tương giao nhau về đề tài, trong đó đưa ra các biểu thức cho
các hệ số bức xạ và hấp thụ tự phát cảm ứng, cho cách tìm khác định luật
Planck và lần đầu tiên tuyên bố công khai trên báo chí rằng lượng tử ánh
sáng với năng lượng hv sẽ mang xung lượng hv/c. Lần đầu tiên thấy các dấu
hiệu về sự lo ngại cho vai trò của “ngẫu nhiên” trong vật lý lượng tử.
Tháng Mười Hai: Hoàng đế phê chuẩn việc bổ nhiệm Einstein là thành viên
Hội đồng điều hành Viện Vật lý – Kỹ thuật. Ông giữ chức vụ này từ năm
1917 đến năm 1923.
Tháng Hai: Công trình đầu tiên của Einstein về vũ trụ học, ở đó ông đưa vào
“hằng số vũ trụ”.
1917 Ngày 1 tháng Mười: Học viện mang tên hoàng gia Wilhelm (trong lĩnh vực
vật lý thực nghiệm và vật lý lý thuyết) bắt đầu hoạt động với Einstein là
Giám đốc.
213

Tháng Hai: Công trình thứ hai về sóng hấp dẫn ở đó có công thức tứ cực.
Tháng Tám: Hai đại học Zurich và Bách khoa gởi thư chung mời Einstein
làm giáo sư, với những điều kiện hấp dẫn, nhưng Einstein đã từ chối.
1918 Tháng Mười Một: Nước Đức đầu hàng, nhà vua thoái vị, chế độ cộng hòa
Weimar được thành lập. Einstein rất vui vì hoạt động dấn thân cho những
mục đích dân chủ, nhưng cũng từ đây, Einstein đã lọt vào tầm ngắm của lực
lượng an ninh.
Tháng Một – tháng Sáu: Phần lớn thời gian này Einstein ở Zurich, đọc một
loạt bài giảng ở trường Đại học.
Ngày 14 tháng Hai: Chính thức ly dị bà Mileva, Hans và Eduard Einstein
được giao cho Mileva chăm sóc.
Ngày 29 tháng Năm: Đề xuất khả năng đo độ lệch của tia sáng trong thời
gian nhật thực toàn phần. Các quan sát được thực hiện dưới sự chỉ đạo của
Eddington tại đảo Principe châu Phi và dưới sự chỉ đạo của Crommelin ở
miền bắc Braxin.
Ngày 2 tháng Sáu: Cuộc hôn nhân thứ hai với người chị họ đã ly dị chồng
1919
Elsa Einstein Lowental (sinh 1876). Hai người con gái riêng của Elsa là Ilse
(sinh 1897) và Margot (sinh 1899) đều chính thức mang họ Einstein. Ông
chuyển về căn hộ ở số nhà 5 đường Habelandstrasse.
Ngày 22 tháng Chín: Einstein nhận được bức điện của Lorentz nói rằng việc
phân tích sơ bộ các số liệu quan sát hiện tượng nhật thực hồi tháng Năm cho
độ dịch chuyển trong giới hạn từ “giá trị Newton” (0,86”) tới “giá trị
Einstein” (1,73”);
Ngày 6 tháng Mười Một: Kết quả kiểm chứng từ nhật thật được công bố.
Einstein nổi tiếng trên toàn thế giới.
214

Ngày 7 tháng Mười Một: Tờ Times Luân Đôn đã giật các tít lớn về thành quả
của Einstein: Cuộc cách mạng trong khoa học, Lý thuyết mới về cấu tạo vũ
trụ, Các quan niệm của Newton bị sụp đổ.
Ngày 10 tháng Mười Một: Tờ New York Times đã đưa tin: Tất cả ánh sáng
trên trời đều cong/ Lý thuyết Einstein đã chiến thắng.
Tháng Mười Hai: Einstein nhận học vị danh dự tiến sĩ y khoa của trường Đại
học Rostock. Einstein là người duy nhất nhận học vị này ở Đức. Tọa đàm về
chủ nghĩa phục quốc Do Thái với Kurt Blumenfeld.
Ngày 12 tháng Hai: Xảy ra vụ lộn xộn trong lúc Einstein đọc bài giảng ở
Trường Đại học Berlin, dấu hiệu của chủ nghĩa bài Do Thái.
Tháng Hai: Mẹ Einstein mất tại nhà của ông.
Tháng Sáu: Einstein giảng bải ở Na Uy và Đan Mạch.
Lần đầu tiên gặp Borh ở Berlin.
Ngày 24 tháng Tám: Mít tinh công khai chống Thuyết tương đối mở rộng ở
Berlin dưới tên “Tổ chức hoạt động của những nhà khoa học Đức bảo vệ
khoa học thuần chủng”. Einstein có mặt ở buổi mít tinh này.
1920 Ngày 27 tháng Tám: Công bố thư kháng nghị đầy phẫn nộ của Einstein trên
tạp chí Berliner Tegeblatt về các tư tưởng chống lại Thuyết tương đối ở Đức.
Các báo ở Đức loan tin Einstein có ý định rời bỏ nước Đức. Laue, Nernst,
Rubens, cũng như Bộ trưởng Bộ văn hóa Đức Konrad Hanisch, tuyên bố
đoàn kết với Einstein trước báo chí.
Ngày 8 tháng Chín: Trong một bức thư gởi cho Bộ trưởng Hanisch, Einstein
tuyên bố rằng Berlin là nơi mà ông thấy gắn bó nhất bởi những mối quan hệ
con người và khoa học. Ông đã nói thêm là ông chỉ chấp nhận lời đề nghị từ
nước ngoài khi hoàn cảnh khách quan buộc ông phải làm như thế.
215

Ngày 23 tháng Chín: Chiến dịch chống Einstein tiếp tục bằng một cuộc tấn
công của Philipp Lenard nhắm vào Thuyết tương đối tại hội nghị những
người khoa học lần thứ 86 tại Bad Nauheim.
Ngày 27 tháng Mười: Einstein đọc bài giảng khi nhận chức danh giáo sư
thỉnh giảng đặc biệt tại đại học Leiden (nơi Lorentz làm việc). Chức danh
gắn bó cùng ông đến năm 1952.
Từ 1920, Einstein bắt đầu phát biểu trên báo chí với những vấn đề liên quan
đến xã hội nhân văn.
Ngày 31 tháng Mười Hai: Được tặng huân chương “Quân công” của vua
Đức dành cho những nhà khoa học, nghệ thuật (có từ 1842) như là người trẻ
tuổi nhất được nhận huân chương này (41 tuổi).
Ngày 2 tháng Tư – 30 tháng Năm: Lần đầu tiên đến Mỹ (cùng với Chaim
Weizmann) để quyên tiền thành lập Trường Đại học Do Thái ở Jerusalem. Ở
Trường Đại học Columbia, ông được tặng huân chương Barnard. Ông được
1921
Tổng thống Mỹ Harding tiếp kiến tại Nhà trắng. Ông giảng về Thuyết tương
đối mở rộng ở Chicago, Boston và Princeton. Trên đường về, Einstein dừng
chân ở Luân Đôn và thăm mộ Newton.
Tháng Một: Hoàn thành công trình đầu tiên về lý thuyết trường thống nhất.
Tháng Ba – tháng Tư: Tới Paris thúc đẩy việc bình thường hóa quan hệ giữa
Pháp và Đức.
Einstein chấp nhận đề nghị tham gia công việc của Ủy ban hợp tác trí tuệ của
1922
Hội Quốc Liên. Nước Đức chỉ được gia nhập Hội Quốc Liên sau bốn năm.
Ngày 24 tháng Sáu: Bộ trưởng ngoại giao Đức Walther Rathenau bị giết,
người ta nghi ngờ Einstein có dấu hiệu liên quan.
Ngày 8 tháng Mười: Einstein và Elsa từ Maseille đi Nhật. Trên đường đi họ
216

ghé thăm Colombo, Singapore, Hồng Kông và Thượng Hải.


Ngày 9 tháng Mười Một: Einstein được tặng giải thưởng Nobel về vật lý của
năm 1921 cho công trình về “Hiệu ứng quang điện”. Lúc này ông đang trên
đường đi Nhật.
Ngày 17 tháng Mười Một – 29 tháng Mười Hai: Ở thăm nước Nhật với các
buổi thuyết trình khoa học và gặp gỡ quần chúng.
Ngày 10 tháng Mười Hai: Đại sứ Đức, Rudolf Nadolny, thay mặt Einstein dự
buổi lễ mừng nhân dịp trao giải thưởng Nobel. Văn bản đề nghị chính thức
để trao giải là: “Trao tặng giải Nobel cho Einstein vì công lao trong lĩnh vực
vật lý lý thuyết, và đặc biệt, vì khám phá ra định luật hiệu ứng quang điện”.
Ngày 2 tháng Hai: Trên đường từ Nhật về, Einstein thực hiện chuyến thăm
Palestine 12 ngày và ngày 8 tháng Hai, ông trở thành người công dân danh
dự đầu tiên của Tel – Aviv. Trên đường từ Palestine về Đức, Einstein ghé
thăm Tây Ban Nha.
Tháng Ba, thất vọng về tính hiệu quả (không phải về mục đích) của Hội
Quốc Liên, Einstein rời khỏi Ủy ban hợp tác trí tuệ.
Tháng Sáu: Einstein giúp thành lập Hội Những người bạn của nước Nga mới
1923
và trở thành ủy viên của ủy ban điều hành Hội.
Tháng Bảy: Giảng bài về Thuyết tương đối ở Goteborg. Việc khám phá ra
hiệu ứng Compton đã đặt dấu chấm hết cho sự phản đối kéo dài về khái niệm
photon của Einstein.
Tháng Mười Hai: Lần đầu tiên Einstein công bố bài báo ở đó có giả thuyết
cho rằng các hiệu ứng lượng tử có thể suy ra từ các phương trình trường
tương đối rộng đã được định nghĩa lại.
1924 Để tỏ tình đoàn kết, Einstein trở thành hội viên Công xã châu Âu của Berlin
217

và nộp tiền cho Công xã. Biên tập tuyển tập đầu tiên các bài báo khoa học
của Khoa Vật lý Trường Đại học Do Thái.
Học viện Einstein đặt ở Tháp Einstein ở Potsdam (Berlin) bắt đầu hoạt động.
Einstein được cử làm chủ tịch Ủy ban điều hành và Giám sát vĩnh viễn.
Tháng Sáu: Trở lại làm việc ở Ủy ban hợp tác trí tuệ của Hội Quốc Liên.
Tháng Mười Hai: Einstein đưa ra thống kê Bose-Einstein dựa trên công trình
ấn tượng của Bose, một nhà vật lý Ấn Độ trẻ. Cuối năm 1925 ông công bố
khám phá sự ngưng tụ Bose-Einstein.
Tháng Năm – tháng Sáu: Tới Nam Mỹ, thăm Buenos-Aires, Rio de Janeiro
và Montevideo.
Einstein cùng ký tên với Gandhi và những người khác một tuyên ngôn chống
1925 nghĩa vụ quân dịch.
Heisenberg đề xuất phương pháp mới cho thuyết lượng tử, dựa trên đại số
học matrix, được Max Born và Pascual Jordan phát triển tiếp thành cơ học
lượng tử.
Einstein được tặng huân chương vàng của Hội Thiên văn Hoàng gia Anh.
Ngày 26 tháng Một: Phương trình Schrodinger của cơ học sóng ra đời, dựa
1926 trên những ý tưởng sóng của de Broglie. Nguyên lý bất định của Heisenberg
ra đời. Diễn giải Copenhagen dưới sự lãnh đạo của N.Bohr, đã làm cho
Einstein hoài nghi.
Tháng Mười: Hội nghị Solvay lần thứ 5. Bắt đầu cuộc đối thoại giữa
1927
Einstein và Bohr về các vấn đề cơ bản của cơ học lượng tử.
Ngày 13 tháng Tư: Helen Dukas bắt đầu làm thư ký cho Einstein.
1928
Einstein từ chối làm giáo sư cho đại học Leiden (Hà Lan), kế nhiệm Lorentz.
1929 Ngày 28 tháng Sáu: Planck nhận Huy chương Planck lần thứ nhất, còn
218

Einstein nhận lần thứ hai. Huy chương này ra đời nhân dịp Max Planck sinh
nhật lần thứ 70. Einstein được bầu làm công dân danh dự của Berlin.
Tháng Mười: Dự Hội nghị Solvay tại Brussels, Einstein lần đầu tiên thăm
Hoàng gia Bỉ, gặp nữ hoàng Elisabeth và trao đổi thư từ với bà cho đến cuối
đời.
Ngày 24 tháng Mười: Thị trường chứng khoán New York tụt giá, bắt đầu
cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929-2933).
Tháng Năm: Dấn thân tích cực cho hòa bình. Einstein ký vào Tuyên bố của
Liên đoàn phụ nữ thế giới vì hòa bình và tự do, kêu gọi giải trừ quân bị toàn
diện.
Ngày 11 tháng Mười Một – ngày 4 tháng Ba năm 1931: Lần thứ hai tới Mỹ,
Einstein chủ yếu làm việc ở Viện Kỹ thuật California.
1930
Einstein công bố trên tờ New York Times tiểu luận Tôn giáo và khoa học.
Gặp gỡ Rabindranath Tagore tại Berlin.
Ngày 13 tháng Mười Hai: Thị trưởng New York Jimmy Walker trao cho
Einstein chiếc chìa khóa thành phố.
Ngày 19 – 20 tháng Mười Hai: Einstein đến Cuba.
Tháng Tư: Từ chối là thành viên Hội Vũ trụ học vì lời đề nghị không cần
thiết và thiếu xác đáng.
Ngày 30 tháng Mười Hai – ngày 4 tháng Ba năm 1932: Lần thứ ba tới Mỹ.
1931
Chủ yếu lưu lại ở Viện Kỹ thuật California.
Sách Một trăm tác giả chống lại Einstein xuất bản tại Đức trong một chiến
dịch chống Einstein rộng lớn của phát xít.
Tháng Hai: Lúc đang ở thành phố Pasadena thuộc vùng Tây Nam nước Mỹ,
1932
Einstein phản đối việc kết án chiến sĩ vì hòa bình người Đức Carl von
219

Ossietzky, về tội phản quốc.


Tháng Tư: Dứt khoát rời khỏi Ủy ban hợp tác trí tuệ của Hội Quốc Liên.
Tháng Bảy: Đối thoại bằng thư tín giữa Einstein và S.Freud về chủ đề Tại
sao chiến tranh?
Tháng Mười: Được phong giáo sư Viện Nghiên cứu cao cấp ở Princeton,
New Jersey. Ban đầu, Einstein dự định chia đều thời gian làm việc giữa
Berlin và Princeton.
Ngày 10 tháng Mười Hai: Cùng với Elsa rời nước Đức sang Mỹ, với dự kiến
ở Mỹ đến tháng Ba năm 1933.
Ngày 30 tháng Giêng: Hitler được bầu làm Thủ tướng Đức, thiết lập chế độ
độc tài phát xít.
Ngày 10 tháng Ba: Trước ngày trở về châu Âu, Einstein tuyên bố chính thức
sẽ không trở về Đức nữa.
Ngày 20 tháng Ba: Bọn Quốc xã cướp phá ngôi nhà mùa hè của Einstein ở
Kaputh, Berlin.
Ngày 28 tháng Ba: Trong chuyến trở lại châu Âu, Einstein rút khỏi chức
thành viên Viện Hàn lâm Khoa học Phổ. Ông cùng với vợ dừng chân ở Le
1933
Coq sur Mer gần biên giới nước Bỉ. Cùng ở đây với Einstein có Ilse, Margo,
Helen Dukas và Walther Mayer. Trong thời gian vài tháng sau đó, Einstein
sang Anh và Thụy Sĩ một thời gian ngắn, ở đó trong lần cuối cùng ông gặp
được con trai là Eduard. Rudolf Kayser đã tổ chức việc chuyển các tài liệu
của Einstein bằng đường thư tín ngoại giao từ Berlin sang Pháp.
Ngày 21 tháng Tư: Einstein rút ra khỏi Viện Hàn lâm Khoa học Bayern.
Đối thoại thư tín giữa Einstein và Freud được xuất bản thành sách với tên gọi
Tại sao chiến tranh?
220

Ngày 10 tháng Năm: Ngày đốt sách trên toàn nước Đức, trong đó có sách
của Einstein. Những bài viết về Thuyết tương đối bị đốt tại công trường
trước nhà hát thành phố Berlin.
Ngày 10 tháng Sáu: Einstein đọc Bài giảng Spencer ở Oxford.
Ngày 9 tháng Chín: Einstein vĩnh viễn rời bỏ châu Âu lục địa và chuyển
sang nước Anh.
Ngày 17 tháng Mười: Bằng thị thực khách mời, Einstein, vợ ông, Helen
Dukas và Mayer tới Mỹ và cùng ngày khởi hành đi Princeton. Sau đó vài
ngày, Einstein và Helen Dukas dọn đến ở ngôi nhà số 2 đường Library place,
Ilse và Margo vẫn ở lại châu Âu.
Thế giới như tôi thấy (Mein Weltbild), tuyển những bài viết của Einstein về
nhân sinh quan, chính trị, triết học, giáo dục, chủ nghĩa hòa bình, cuộc chiến
1934
đấu chống Đức quốc xã, vấn đề Do Thái, các bài giảng về khoa học được
xuất bản thành sách tại Amsterdam.
Tới Bermuda, tại đây Einstein gửi yêu cầu chính thức cho ông được quyền
1935 sống thường xuyên ở Mỹ. Đó là chuyến ra đi nước ngoài cuối cùng của ông.
Tháng Năm: Nghịch lý Einstein-Podolsky-Rosen được công bố.
Ngày 7 tháng Chín: Marcel Grossman mất.
Ngày 20 tháng Mười Hai: Elsa Einstein mất.
1936 Hợp tác với Banesh Hoffmann và Leopold Infeld về bài toán chuyển động.
Hans Albert, con trai đầu của Einstein nhận học vị tiến sĩ khoa học trường
ETH, nơi Einstein từng là sinh viên.
Hans Albert, con trai đầu của Einstein, cùng với gia đình định cư ở Mỹ.
1937 Hợp tác với Valentin Bargmann và Peter Bergmann về lý thuyết trường
thống nhất.
221

Xuất bản sách Sự tiến hóa của vật lý (The Evolution of Physics) với Leopold
1938
Infeld.
Ngày 2 tháng Tám: Einstein ký tên trong lá thư nổi tiếng gởi Tổng thống F.
D. Roosevelt, trong đó ông lưu ý Tổng thống khả năng sử dụng năng lượng
1939 nguyên tử vào mục đích chiến tranh.
Ngày 1 tháng Chín: Đức tấn công Ba Lan, Chiến tranh thế giới lần thứ Hai
bắt đầu.
Ngày 7 tháng Ba: Einstein gởi lá thư thứ hai cho Tổng thống Mỹ Roosevelt,
cảnh báo về khả năng chế tạo bom nguyên tử của Đức quốc xã.
1940
Ngày 1 tháng Mười: Lễ tuyên thệ là công dân Mỹ cho Margo, Helen Dukas
và Einstein. Einstein vẫn giữ quốc tịch Thụy Sĩ.
Ngày 22 tháng Sáu: Đức tấn công Liên Xô.
Ngày 6 tháng Mười Một: Đề án Manhattan chế tạo bom nguyên tử của Mỹ,
do R. Oppemheimer điều hành được khởi động. Einstein không được mời
1941
tham gia Đề án này, vì ông bị nghi ngờ có mối quan hệ với Liên Xô.
Ngày 7 tháng Mười Hai: Nhật tấn công Trân Châu Cảng, Mỹ chính thức
bước vào cuộc đại chiến thế giới.
Ngày 2 tháng Mười Hai: Einrico Fermi thành công trong việc tạo ra phản
ứng phân hạt dây chuyền, tiền đề để chế tạo bom và điện nguyên tử. Thời đại
1942 nguyên tử bắt đầu.
George Gamov, học trò của Friedmann, định cư tại Mỹ, phát triển ý tưởng
của “big bang”, không gian và thời gian chỉ hình thành sau đó.
Einstein ký hợp làm cố vấn ban nghiên cứu khoa học Cục pháo binh Mỹ (đề
1943 tài “Đạn và các chất gây nổ”, tiểu đề tài “Các chất gây nổ có sức công phá
lớn và nhiên liệu cho tên lửa”) với mức lương 25 đôla một ngày.
222

Einstein chép tay lại bài báo năm 1905 về Thuyết tương đối, bản chép tay
1943 -
được bán đấu giá ở Kansas với giá 6 triệu đôla, nhằm góp vào quỹ chiến
1944
tranh thành phố Kansas (Hiện lưu trữ tại Thư viện Thượng viện Mỹ).
Ngày 30 tháng Tư: Hitler tự tử tại Berlin.
Ngày 7 tháng Năm: Đức ký đầu hàng vô điều kiện, chấm dứt chế độ phát xít.
Ngày 9 tháng Bảy: Mỹ thí nghiệm bom Plutonium tại Alamogordo (New
Mexico).
Ngày 6 tháng Tám: Bom nguyên tử Uran đầu tiên của Mỹ thả xuống thành
phố Hiroshima, Nhật Bản.
1945 Ngày 9 tháng Tám: Bom nguyên tử thứ hai Plutonium của Mỹ thả xuống
thành phố Nagasaki, Nhật Bản.
Ngày 10 tháng Tám: Phát xít Nhật đầu hàng vô điều kiện.
Ngày 16 tháng Tám: Ngừng bắn tại Thái Bình Dương, chấm dứt Chiến tranh
thế giới lần thứ Hai.
Ngày 10 tháng Mười: Einstein đọc diễn văn ở New York tại buổi chiêu đãi
tưởng niệm Alfred Nobel: “Cuộc chiến đã thắng nhưng hòa bình chưa có”.
Einstein giữ chức Chủ tịch Ủy ban đặc biệt các nhà bác học nguyên tử.
1946 Tháng Mười: Thư ngỏ gửi Đại hội đồng Liên Hợp Quốc kêu gọi thành lập
Chính phủ toàn thế giới.
Hoạt động tích cực cho kiểm soát vũ trang và cho chính quyền toàn thế giới.
1947 Hans Albert trở thành giáo sư trường Đại học California ở Berkeley.
Ngày 4 tháng Mười: Max Planck mất tại Gottingen.
Ngày 4 tháng Tám: Mileva mất ở Zurich.
1948 Berlin bị phong tỏa. Chiến tranh lạnh bắt đầu.
Tháng Mười Hai: Einstein bị chứng phù động mạch chủ vùng bụng.
223

Ngày 19 tháng Ba: Hội nghị chuyên đề mừng sinh nhật 70 tuổi của Einstein.
Bài điếu tang của Einstein được công bố với tên gọi Tự thuật, nhìn lại quá
trình hoạt động khoa học của ông.
1949
Ngày 4 tháng Tư: Khối Bắc Đại Tây Dương (NATO) được thành lập.
Ngày 26 tháng Tám: Liên Xô thử bom nguyên tử lần đầu tiên. Mỹ và Liên
Xô chạy đua vũ trang hạt nhân.
Ngày 18 tháng Ba: Einstein ký và niêm phong chúc thư cuối cùng của mình.
Otto Nathan được chỉ định là nhân chứng duy nhất cho chúc thư. O. Nathan
và Helen Dukas là những người được quản lý di sản. Theo chúc thư, tất cả
1950
các thư từ và bản thảo phải lưu trữ tại Trường Đại học Do Thái. Chiếc đàn vĩ
cầm của Einstein được tặng cho cháu trai Bernard Caesar.
Ngày 25 tháng Sáu: Chiến tranh Triều Tiên bùng nổ.
1951 Mayer mất ở Princeton.
Tháng Bẩy: Paul Winteler mất ở nhà Besso tại Geneve.
Tháng Mười Một: Sau khi Chaim Weizmann Tổng thống Israel mất, Einstein
1952
được Nhà nước Do Thái mời giữ chức Tổng thống Israel, nhưng ông đã chối
từ với suy nghĩ: “Chính trị chỉ là tạm thời”…
Ngày 16 tháng Năm: Gởi thư công khai bảo vệ quyền công dân trước Ủy ban
1953 McCarthy, kêu gọi giới trí thức bất phục tùng các cuộc thẩm vấn chính trị
của nhà cầm quyền Mỹ.
Ngày 14 tháng Tư: Báo chí Mỹ đồng loạt đăng tải tuyên bố của Einstein ủng
hộ R. Oppenheimer, người đang bị chính quyền Mỹ cáo buộc dính líu đến
1954 những vấn đề quốc gia (tiết lộ bí mật nguyên tử cho Liên Xô).
Lần gặp cuối cùng giữa Einstein và N. Bohr (tại Princeton).
Enrico Fermi mất.
224

Ngày 15 tháng Ba: Michele Besso mất tại Geneve.


Ngày 11 tháng Tư: Einstein ký bức thư cuối cùng (gửi Bertrand Russel), bản
Tuyên ngôn Einstein-Russell; trong đó ông đồng ý ủng hộ lời kêu gọi gửi tất
cả các nước hãy từ bỏ vũ khí hạt nhân.
Ngày 13 tháng Tư: Einstein bị vỡ mạch phì ở động mạch chủ.
Ngày 15 tháng Tư: Einstein được đưa đến bệnh viện Princeton.
Ngày 16 tháng Tư: Hans Albert Einstein từ Berkeley đến Prinketon.
Ngày 17 tháng Tư: Einstein gọi Helen Dukas và đề nghị mang cho ông giấy
1955
bút để ghi những bài tính cuối cùng của ông.
Ngày 18 tháng Tư: 1 giờ 25 phút sáng, Einstein qua đời. Thi hài của ông
được hỏa táng ở Trenton vào lúc 16 giờ cùng ngày. Một lễ truy điệu đơn
giản được tổ chức với số ít bạn bè thân thiết có mặt, như di nguyện của
Einstein. Tro được Otto Nathan và Paul Oppenheimer mang đi rải ở một nơi
bí mật.
Ngày 11-14 tháng Bảy: Hội nghị “50 năm Thuyết tương đối” được tiến hành
tại Bern.
Tham khảo: 1. Đặng Mộng Lân và các tác giả (2006), Albert Einstein và sự tiến
triển của vật lý học hiện đại, Nxb Khoa học kỹ thuật, Hà Nội.
2. Nguyễn Xuân Xanh (2007), Einstein, Nxb Tổng hợp Tp. Hồ Chí Minh.
225

Phụ lục 2

THUẬT NGỮ VIỆT - ANH ĐỐI CHIẾU VÀ CHÚ GIẢI

- Chủ nghĩa duy linh (Spiritualism): quan điểm triết học duy tâm
khách quan, coi tinh thần là nguyên lý cơ bản của hiện thực, là thực thể vô
hình đặc biệt, tồn tại độc lập với vật chất.

- Chủ nghĩa duy lý (Rationalism): là một học thuyết trong lĩnh vực
nhận thức luận. Theo nghĩa rộng nhất, đó là quan điểm rằng “lý tính là nguồn
gốc của tri thức hay sự minh giải". Theo nghĩa kỹ thuật hơn, chủ nghĩa duy lý
là một phương pháp hoặc học thuyết "mà trong đó tiêu chuẩn về chân lý
không có tính giác quan mà có tính trí tuệ và suy diễn logic. Tùy theo mức độ
nhấn mạnh phương pháp hay học thuyết này mà dẫn tới các quan điểm duy lý
khác nhau, từ quan điểm ôn hòa rằng "lý tính đáng được ưu tiên hơn các cách
thu thập tri thức khác" cho đến quan điểm cấp tiến rằng lý tính là "con đường
duy nhất tới tri thức".

- Chủ nghĩa duy tâm (Idealism): Học thuyết triết học quan niệm
rằng, trong mối quan hệ giữa vật chất và ý thức, ý thức là cái có trước, vật chất
là cái có sau, ý thức giữ vai trò quyết định trong mối quan hệ đó.

- Chủ nghĩa duy vật (Materialism): Học thuyết triết học quan niệm
rằng, trong mối quan hệ giữa vật chất và ý thức, vật chất là cái có trước, ý thức
là cái có sau, vật chất giữ vai trò quyết định trong mối quan hệ đó.

- Chủ nghĩa kinh nghiệm (Empiricism): Trong triết học, chủ nghĩa
kinh nghiệm hay chủ nghĩa duy nghiệm là lý thuyết về tri thức với đặc điểm
nhấn mạnh vai trò của trải nghiệm. Trải nghiệm có thể được hiểu là bao gồm
tất cả các nội dung của ý thức hoặc nó có thể được giới hạn trong dữ liệu của
226

các giác quan. Trong triết học khoa học, chủ nghĩa kinh nghiệm là một lý
thuyết về tri thức nhấn mạnh đến các khía cạnh của tri thức khoa học có quan
hệ chặt chẽ với trải nghiệm, đặc biệt khi được tạo ra qua các sắp đặt thử
nghiệm có chủ ý. Một yêu cầu căn bản của phương pháp khoa học là tất cả
các giả thuyết và lý thuyết đều phải được kiểm nghiệm bằng các quan sát về
thế giới tự nhiên thay vì chỉ dựa trên lập luận, tiên nghiệm, trực giác hay mặc
khải.

- Chủ nghĩa thực chứng (Pragmatism) là một khuynh hướng nhận


thức luận của triết học và xã hội học cho rằng phương pháp khoa học là cách
thức tốt nhất để lý giải các sự kiện của tự nhiên, xã hội và con người.

- Công nghệ nano (Nanotechnology) là ngành công nghệ liên quan đến
việc thiết kế, phân tích, chế tạo và ứng dụng các cấu trúc, thiết bị và hệ thống
bằng việc điều khiển hình dáng, kích thước trên quy mô (nm, 1 nm = 10−9 m).

- Cơ học lượng tử (Quantum mechanics): Lý thuyết vật lý mô tả cấu


trúc và hình dạng của các nguyên tử và tương tác của chúng với ánh sáng.

- Định lý bất toàn (Incompleteness theorem): Định lý nổi tiếng do nhà


toán học người Áo, Kurt Gödel chứng minh vào năm 1930 và công bố một
năm sau đó. Định lý này khẳng định rằng bất kì một hệ tiên đề hình thức độc
lập nào đủ mạnh để miêu tả số học cũng hàm chứa những mệnh đề không thể
khẳng định mà cũng không thể phủ định. Định lý này đã đập tan niềm tin
tuyệt đối của các nhà toán học vào sức mạnh của các công cụ hình thức vốn
được đề xuất bởi David Hilbert và các cộng sự nhằm loại bỏ những mâu thuẫn
và nghịch lý ra khỏi toán học.
227

- Độ cong (Curvature): Độ lệch của một vật hoặc không gian hoặc
không thời gian khỏi dạng phẳng và do đó không dùng được các định lý của
hình học Euclid nữa.

- Hấp dẫn (Gravity): Lực hút tương hỗ giữa các vật thể hoặc các hạt
vật chất.

- Hạt nhân (Nucleus): hạt nằm ở trung tâm của nguyên tử, gồm nơtrôn
và prôtôn liên kết với nhau bởi liên kết mạnh.

- Hằng số Planck (Planck constant): đặt tên theo nhà vật lý Max
Planck, ký hiệu là h, là một hằng số cơ bản của vật lý xuất hiện trong các bài
toán của vật lý lượng tử:

với J là joule và s là giây


Hằng số Planck được dùng trong các miêu tả về các hạt cơ bản như electon
hay photon với tính chất vật lý có các giá trị gián đoạn chứ không liên tục.

- Hằng số vũ trụ (Cosmological constant): Năm 1917, Einstein đã đưa


hằng số vũ trụ vào phương trình vũ trụ để bảo vệ ý tưởng của mình rằng vũ
trụ ở trạng thái tĩnh. Nhưng, 30 năm sau đó, ông đã phải thừa nhận sai lầm
của mình và tán thành thuyết vũ trụ có thể giãn nở được. Tuy nhiên, hằng số
của Einstein đã trở nên phổ biến kể từ năm 1998 và người ta đã phát hiện ra
nguồn năng lượng huyền bí gọi là “năng lượng đen”, chiếm 73% lượng vật
chất trong vũ trụ. Năng lượng này có sức đẩy rất lớn, vượt xa mọi sức hút
giữa các thành phần khác nhau của vũ trụ. Không một vật chất thông thường
228

nào có thể lý giải điều này. Hằng số vũ trụ của Einstein góp phần giải thích sự
phát triển của vũ trụ cũng như cho phép chúng ta tìm hiểu về nó.

- Hệ quy chiếu quán tính (inertial reference system) được định nghĩa
là hệ quy chiếu trong đó không xuất hiện lực quán tính (Có một định nghĩa
khác: Hệ quy chiếu quán tính là hệ quy chiếu mà trong đó chuyển động của
hạt tự do (hạt không chịu tác động của lực nào) là chuyển động thẳng đều).
Điều này có nghĩa là mọi lực tác động lên các vật thể trong hệ quy chiếu này
đều có thể quy về các lực. Theo định luật một Newton khi không bao hàm lực
quán tính, một vật trong hệ quy chiếu quán tính sẽ giữ nguyên trạng thái đứng
yên hay chuyển động thẳng đều khi tổng các lực cơ bản tác dụng lên vật bằng
không. Tương tự định luật hai Newton hay các định luật cơ học khác, khi chỉ
bao hàm lực cơ bản, sẽ chỉ đúng trong hệ quy chiếu quán tính, nơi không có
lực quán tính.

- Hội nghị vật lý Solvay (Solvay Congress): Hội nghị Vât lý Solvay
được tổ chức lần đầu tiên tại Bruxelles (Bỉ) năm 1911 nhờ mạnh thường quân
và một nhà kỹ thuật hóa học Ernest Solvay. Từ năm 1911 đến Chiến tranh
thế giới Hai có tất cả 7 hội nghị vật lý Solvay được tiến hành. Hội nghị
Solvay về hóa học lần đầu tiên được thực hiện năm 1922. Sau Chiến tranh thế
giới lần thứ Hai, Hội nghị Solvay được tổ chức mỗi chu kỳ 3 năm: năm đầu
cho vật lý, năm thứ 3 cho hóa học; ngoại trừ những trường hợp đặc biệt. Tính
đến năm 2008, có tất cả 24 hội nghị vật lý đã được tổ chức, hầu hết được tổ
chức tại Bruxelles.
Hội nghị vật lý Solvay nổi tiếng nhất là hội nghị tháng 10/1927, quy tụ
nhiều nhà vật lý lừng danh và là nơi tranh luận giữa A.Einstein và N.Bohr về
229

quan niệm xác suất của cơ học lượng tử. Trong số 29 người tham dự hội nghị
này có 17 người đã hoặc sẽ đạt giải Nobel.

- Không-thời gian (Space-time): Hợp nhất của không gian và thời gian
xuất hiện ban đầu từ thuyết tương đối hẹp. Có thể xem như là “tấm vải” từ đó
cắt may thành vũ trụ. Nó tạo nên một sân khấu động, nơi diễn ra các sự kiện
của vũ trụ.

- Khúc xạ (refraction): là thuật ngữ thường dùng để chỉ hiện tượng ánh
sáng đổi hướng khi đi qua mặt phân cách giữa hai môi trường trong suốt có
chiết suất khác nhau.

- Lỗ đen (Black hole): Vùng của không – thời gian từ đó không gì


thoát ra được, kể cả ánh sáng vì hấp dẫn quá mạnh. Thiên thể tự co mạnh lại
có lực hấp dẫn mạnh tới mức cả vật chất cũng như ánh sáng đều không thể
thoát ra ngoài được.

- Lực hấp dẫn (Gravitational force): Lực hút tác dụng giữa các vật, nó
tỷ lệ thuận với tích hai khối lượng và tỷ lệ nghịch với bình phương khoảng
cách giữa chúng.

- Lưỡng tính sóng-hạt (Wave-particle duality): Khái niệm trong cơ


học lượng tử cho rằng không thể phân biệt được giữa sóng và hạt. Các hạt có
thể biểu hiện như sóng và ngược lại.

- Lượng tử (Quantum): Đơn vị không phân chia được trong bức xạ và


hấp thụ của các sóng.
230

- Lý thuyết dây (String theory): Một lý thuyết vật lý theo đó các hạt
được mô tả như là các sóng trên dây; lý thuyết này thống nhất cơ học lượng tử
với lý thuyết tương đối rộng. Nó còn được gọi là lý thuyết siêu dây.

- Lý thuyết M (M theory): Một lý thuyết thống nhất năm lý thuyết dây,


cũng như thuyết hấp dẫn, trong một khuôn khổ, nhưng đến nay vẫn chưa hiểu
được một cách đầy đủ.

- Lý thuyết trường thống nhất (Unified field theory): Lý thuyết mô tả


tất cả bốn lực và toàn bộ vật chất trong một khuôn khổ bao quát duy nhất.

- Nguyên lý bất định (Uncertainty principle): Ta không bao giờ đo


được chính xác cùng một lúc vận tốc và vị trí của hạt; càng biết chính xác đại
lượng này thì càng biết ít về chính xác về đại lượng kia. Nguyên lý được phát
biểu bởi nhà vật lý người Đức Werner Heisenberg, theo đó vận tốc và vị trí
của một hạt không thể đo chính xác đồng thời bất kể dụng cụ đo có thể hoàn
thiện tới mức nào: đó chính là sự nhòe lượng tử.

- Nguyên lý vị nhân (Anthropic principle): nguyên lý theo đó cho ta


thấy vũ trụ như thế này bởi vì nếu vũ trụ khác đi thì ta không thể tồn tại được
để mà quan sát nó. Nguyên lý vị nhân là sự cộng hưởng, sự hòa âm, sự giao
cảm giữa vũ trụ và con người. Nếu như nguyên lý vị nhân là đúng thì rất có
thể tâm linh con người có một mối liên hệ mật thiết với vũ trụ, như thế biết
khai thác tìm tòi trong tâm linh người ta có thể khám phá ra vũ trụ.

- Nguyên tử (Atom): Đơn vị cơ sở của vật chất, gồm hạt nhân có các
êlectron chuyển động chung quanh.
231

- Nhiễu xạ (Diffract): là hiện tượng quan sát được khi sóng lan truyền
qua khe nhỏ hoặc mép vật cản (rõ nhất với các vật cản có kích thước tương
đương với bước sóng), trong đó sóng bị lệch hướng lan truyền, lan tỏa về mọi
phía từ vị trí vật cản, và tự giao thoa với các sóng khác lan ra từ vật cản.

- Phóng xạ (Radioactivity): Quá trình phân rã của một số hạt nhân


nguyên tử dưới tác dụng của lực hạt nhân yếu, phát ra các hạt dưới nguyên tử
và các tia gamma. Là hiện tượng một số hạt nhân nguyên tử không bền tự
biến đổi và phát ra các bức xạ hạt nhân (thường được gọi là các tia phóng xạ).
Các nguyên tử có tính phóng xạ gọi là các đồng vị, còn các nguyên tử không
phóng xạ gọi là các đồng vị bền. Các nguyên tố hóa học chỉ gồm các đồng vị
phóng xạ (không có đồng vị bền) gọi là nguyên tố phóng xạ. Các tia phóng xạ
có từ tự nhiên có thể bị chặn bởi các tầng khí quyển của trái đất.

- Sóng điện từ (Electromagnetic wave): Những nhiễu động tạo như


sóng trong trường điện từ; tất cả các sóng như vậy đều truyền với vận tốc ánh
sáng; ánh sáng thấy được, tia X, sóng vi ba và bức xạ hồng ngoại đều là các
sóng điện từ.

- Sóng xung kích (Assault wave): là một mặt gián đoạn lan truyền
trong các môi trường vật chất (thường gặp trong môi trường chất lưu như môi
trường chất khí, chất lỏng, plasma...) mà khi đi qua mặt truyền sóng các thông
số khí động, nhiệt động như mật độ, áp suất, nhiệt độ, vận tốc, entropy, ... bị
gián đoạn với các bước nhảy hữu hạn.

- Số Mach (Mach number): là một đại lượng vật lý biểu hiện tỉ số giữa
vận tốc chuyển động của vật thể trong một môi trường nhất định (hoặc vận
tốc tương đối của dòng vật chất) đối với vận tốc âm thanh trong môi trường
232

đó. Trong khí động lực học, số Mach đặc trưng cho mức độ chịu nén của
dòng chất khí chuyển động.

- Thuyết bất khả tri (Agnosticism) là quan điểm triết học cho rằng
tính đúng hay sai của một số tuyên bố nhất định - đặc biệt là các tuyên bố thần
học về sự tồn tại của Chúa trời hay các vị thần - là chưa biết và không thể biết
được hay không mạch lạc. Một số người theo thuyết bất khả tri suy diễn từ đó
rằng các tuyên bố đó không liên quan đến ý nghĩa cuộc sống.

- Thuyết phiếm thần/Phiếm thần luận (Pantheism): là quan niệm


rằng tất cả mọi thứ đều thuộc về một Thượng đế trừu tượng nội tại bao trùm
tất cả; hoặc rằng Vũ trụ, hay thiên nhiên, và Thượng đế là các khái niệm
tương đương. Các định nghĩa chi tiết hơn có xu hướng nhấn mạnh quan niệm
rằng quy luật tự nhiên, sự tồn tại, và Vũ trụ (tổng của tất cả những gì đã,
đang, và sẽ tồn tại) được đại diện trong nguyên lý thần học về một vị “Chúa
trời” trừu tượng thay vì một hay vài Đấng tạo hóa cá thể thuộc bất cứ dạng
nào.

- Thuyết tương đối hẹp/đặc biệt (Special relativity): Thuyết của


Einstein cho rằng các định luật khoa học phải là như nhau đối với mọi quan
sát viên chuyển động tự do, với vận tốc bất kỳ. Lý thuyết này chứng minh
rằng không gian và thời gian liên hệ mật thiết với nhau, chúng không còn có
tính phổ quát nữa mà phụ thuộc vào chuyển động của người quan sát. Tương
tự, khối lượng cũng phụ thuộc vào chuyển động. Trong lý thuyết này, vận tốc
của ánh sáng là như nhau (300.000km/s) đối với tất cả mọi người quan sát.

- Thuyết tương đối mở rộng/tổng quát (General relativity): Lý thuyết


của Einstein dựa trên ý tưởng rằng các định luật khoa học phải là như nhau
233

đối với mọi quan sát viên bất kể họ chuyển động như thế nào. Lý thuyết này
phải giải thích lực hấp dấn bằng độ cong của không-thời gian bốn chiều. Lý
thuyết về hấp dẫn được Einstein đề xướng vào năm 1915. Lý thuyết này liên
hệ một chuyển động có gia tốc với trường hấp dẫn và với hình học của không-
thời gian.

- Thuyết Tự nhiên thần/Tự nhiên thần luận (Deism): Tự nhiên thần


luận, quan niệm rằng Thượng đế đứng ngoài các quy luật vũ trụ mà Ngài tạo
ra. Sau khi sáng tạo ra vũ trụ với các quy luật tự nhiên giúp nó tiếp tục vận
hành như một cỗ máy, Ngài tự tách mình ra khỏi thế giới, chỉ ngắm nhìn nó từ
xa như một kẻ ngoại cuộc – Ngài trở thành vị Chúa “vắng mặt”.

- Thuyết vụ nổ lớn (Big Bang): Lý thuyết vũ trụ học theo đó vũ trụ


nguyên thủy cực kỳ nóng và đặc đã bắt đầu sự tồn tại của mình bằng một vụ
nổ lớn xảy ra khoảng 15 tỷ năm trước tại chỉ một điểm không gian.

- Tôn giáo vũ trụ (Cosmic Religion): Quan niệm của Albert Einstein
về cảm thức và sự ngưỡng mộ vô biên của con người trước vẻ đẹp kỳ bí của
tự nhiên và sự say mê nghiên cứu để thấu hiểu nó.

- Trường, trường lực (Field, force field): theo quan điểm vĩ mô, là các
môi trường vật chất trong đó các lực truyền đi tác dụng của chúng; được mô
tả bởi một tập hợp các con số tại mỗi điểm trong không gian, phản ánh cường
độ và hướng của lực tại điểm đó.
234

Phụ lục 3
MỘT SỐ NHÂN VẬT TRONG LUẬN ÁN

- Aczel (Amir Aczel, 1950 - ): là giáo sư toán học người Mỹ dạy toán
và lịch sử toán học ở một số nước. Ngoài dạy học, ông còn viết nhiều sách
giáo trình và sách phổ biến khoa học. Một trong những quyển sách tiêu biểu
của A. Aczel là “Phương trình của Chúa” hay “Câu chuyện về Phương trình
thâu tóm cả vũ trụ”. Sách đề cập đến phương trình E = mc2 của Einstein.

Bacon (Francis Bacon, 1561-1626): Ông là một viên chức cao cấp
nước Anh; từng làm sứ quán Anh ở Pháp, sau đó được bầu vào Nghị viện
(thời Elisabeth Tudor), làm thượng thư báo chí rồi Thủ tướng nước Anh. F.
Bacon là nhà triết học và khoa học tự nhiên thực nghiệm kiệt xuất, là ông tổ
của chủ nghĩa duy vật Anh.

- Bachelar (Gaston Bachelar, 1884-1962): Nhà triết học người Pháp;


người đã có những đóng góp quan trọng đối với sự phát triển của triết học
khoa học thế kỷ XX. Triết học của G. Bachelar có ảnh hưởng đến các nhà
triết học của Pháp thế kỷ XX.

- Becquerel (Antoine Henri Becquerel, 1852-1908): nhà vật lý người


Pháp, là một trong những người phát hiện ra hiện tượng phóng xạ. Nhận giải
thưởng Nobel vật lý năm 1903.

- Berkeley (George Berkeley, 1685-1753): nhà triết học người Island.


Ông là đại biểu của chủ nghĩa phi vật chất hay còn được gọi là chủ nghĩa duy
tâm chủ quan. Triết học của G. Berkeley có ảnh hưởng lớn đối với D. Hume,
I. Kant, A. Schopenhauer và nhiều người khác.

- Bergson (Henri Louis Bergson, 1859-1941): nhà văn, nhà triết học
Pháp. Nhận giải thưởng Nobel văn chương năm 1927; ông được xem là nhà
235

triết học lớn của thế kỷ XX. H. Bergson là cha đẻ của thuyết “Trực giác”, có
ảnh hưởng lớn đến văn học và triết học Pháp nói riêng và phương Tây nói
chung.

- Besso (Michele Angelo Besso, 1873-1995): người bạn thân nhất của
A. Einstein. Ông gặp A. Einstein tại Zurich, sau đó cùng làm việc với A.
Einstein tại Phòng cấp bằng sáng chế Bern. Ông đóng vai trò cố vấn trong
thuyết tương đối hẹp năm 1905.

- Bohr (Niels Bohr, 1885-1962): nhà vật lý người Đan Mạch, ông là
một trong những nhà vật lý học nổi tiếng nhất thế kỷ XX. Năm 1922 ông đã
nhận giải thưởng Nobel vật lý vì những đóng góp quan trọng trong việc
nghiên cứu cấu trúc nguyên tử và cơ học lượng tử. Tên tuổi của N. Bohr gắn
liền với trường phái Copenhagen mà ông là người đứng đầu. Tại Hội nghị vật
lý Solvay lần thứ 5 (1927), bắt đầu diễn ra cuộc tranh luận về tính xác suất
lượng tử giữa ông và A. Einstein kéo dài gần 30 năm; nhưng trong cuộc sống,
giữa ông và A. Einstein đã duy trì một tình bạn đẹp.

- D. Bohm (David Joseph Bohm, 1917-1992): nhà vật lý học người


Mỹ, đã có những đóng góp quan trọng nhất vào sự phát triển của vật lý học
hiện đại. Ông có quan hệ thân thiết với nhiều nhà bác học nổi tiếng cùng thời.
Do có thiện cảm với tư tưởng xã hội chủ nghĩa và những hoạt động chống lại
chủ nghĩa McCarthy, ông đã bị trục xuất khỏi Mỹ và phải sinh sống và nghiên
cứu khoa học tại Anh từ đó cho đến cuối đời.

- Born (Max Born, 1882-1970): nhà vật lý, nhà toán học người Đức.
Có mối quan hệ mật thiết với A. Einstein trong suốt bốn mươi năm. Ông là
người đã cố gắng thuyết phục A. Einstein chấp nhận cơ học lượng tử.
236

- Bruno (Giordano Bruno, 1548-1600): nhà triết học, nhà vật lý


nghiên cứu về vũ trụ người Italia. Ông là một trong số ít người ủng hộ thuyết
nhật tâm của Copernicus và đưa ra ý tưởng về một vũ trụ vô tận, đồng nhất.
G. Bruno cho rằng vũ trụ là bao la vô tận trong đó có các sinh vật, các hành
tinh chưa được khám phá. Ông bị tòa án La Mã kết tội dị giáo và bị hỏa thiêu
tại Roma năm 1600. Ông được xem là tấm gương đầu tiên hy sinh cho sự phát
triển của khoa học.

- Camejo (Silvia Arroyo Camejo, 1986- ): một học sinh người Đức,
tác giả cuốn “Thế giới lượng tử kỳ bí”. S. Camejo bắt đầu viết cuốn sách này
từ năm 17 tuổi và hoàn thành bản thảo hai năm sau đó, ở tuổi 19, ngay trước
khi thi tốt nghiệp trung học phổ thông. “Thế giới lượng tử kỳ bí” đề cập đến
lỗ đen, sự hình thành trái đất, thuyết tương đối ...Sau khi xuất bản cuốn sách,
cô đã rất nổi tiếng. Cuốn sách đã được dịch và xuất bản bằng tiếng Việt năm
2008.

- Capra (Fritjof Capra, 1939): nhà nghiên cứu vật lý người Mỹ gốc
Áo. Ông là giám đốc sáng lập của Trung tâm Ecoliteracy ở Berkeley,
California và là giảng viên của Trường Cao đẳng Chumacher. F. Capra là tác
giả của nhiều cuốn sách, trong đó có quyển sách nổi tiếng nhất ‘Đạo của vật
lý” được xuất bản năm 1975. Cuốn sách chứng minh sự tương đồng nổi bật
giữa tư tưởng phương Đông huyền bí và tư tưởng truyền thống Hy Lạp cùng
những khám phá của vật lý thế kỷ XX. Cuốn sách là một hiện tượng xuất bản,
nó đã được in 43 lần bằng 23 thứ tiếng.
- Copernicus (Nicolaus Copernicus, 1473-1543): nhà toán học, thiên
văn học, triết học người Ba Lan. Thuyết nhật tâm của N. Copernicus được
đánh giá là một cuộc cách mạng trong khoa học, là một bước ngoặt làm thay
đổi nhận thức của con người về vũ trụ sau thời kỳ dài thống trị bởi thuyết địa
237

tâm. N. Copernicus và học thuyết của ông có tác động mạnh mẽ đối với khoa
học, triết học và nhiều lĩnh vực khác.

- Curie (Maria Skłodowska-Curie, 1867 - 1934): nhà hóa học người


Pháp gốc Ba Lan và là người đi đầu trong lĩnh vực phóng xạ. Là người phụ
nữ đầu tiên hai lần nhận giải Nobel (Vật lý năm 1903 và Hóa học năm 1911).
Bà đã thành lập Viện Curie ở Paris và Warszawa. Giữa bà và A. Einstein có
mối quan hệ mật thiết trong cuộc sống cũng như trong nghiên cứu khoa học.

- Dewey (John Dewey, 1859-1952): nhà triết học, tâm lý học và nhà
cải cách giáo dục người Mỹ. Dewey là người khởi xướng của trào lưu giáo
dục mới và chủ nghĩa tự do. Tác phẩm tiêu biểu của J. Dewey là “Dân chủ và
giáo dục”.

- Dirac (Paul Adrien Maurice Dirac, 1902-1984): nhà vật lý lý thuyết


người Anh. Ông từng giữ chức Giáo sư Lucas về Toán học tại Đại học
Cambridge. Trong 10 năm cuối đời ông làm việc tại Đại học Florida. Một
trong những khám phá quan trọng của ông là phương trình Dirac. Phương
trình này miêu tả dáng điệu của các fermion, từ đó dẫn đến tiên đoán về sự
tồn tại của phản vật chất. Ông cùng E. Schrödinger đã được nhận giải Nobel
vật lý năm 1933.

- Dukas (Helen Dukas, 1896-1982): Thư ký trung thành của A.


Einstein, người bạn thân thiết của A. Einstein từ năm 1928 cho đến khi ông
qua đời. H. Dukas là người bảo vệ di sản và học thuyết của A. Einstein.

- Durkheim (Emile Durkheim, 1858-1917): nhà xã hội học nổi tiếng


người Pháp, người đặt nền móng cho chủ nghĩa chức năng và chủ nghĩa cấu
trúc. Ông được coi là một trong những nhà sáng lập môn xã hội học.
238

- Einstein (Eduard Einstein, 1910-1965): Con trai thứ hai của Mileva
Maric và A. Einstein. Bị mắc chứng tâm thần phân liệt sau năm hai mươi tuổi,
ông được đưa đến sống tại một trung tâm từ thiện ở Thụy Sĩ đến khi qua đời.

- Einstein (Hans Albert Einstein, 1904-1973): Con trai đầu tiên của
Mileva Maric và A. Einstein. Nghiên cứu khoa học tại Trường Bách khoa
Zurich. Năm 1938 chuyển đến sinh sống tại Mỹ. Ông là người ruột thịt duy
nhất có mặt trong những giây phút cuối cùng của A. Einstein.

- Frank (Philipp Frank, 1878-1936): người bạn học của A. Einstein


tại Trường Bách khoa Zurich, giúp cho A. Einstein có được công việc tại Sở
cấp bằng sáng chế Bern. Ông là người hướng dẫn cho A. Einstein về toán học
để tính toán cho thuyết tương đối mở rộng.

- Gandhi (Mahatma Gandhi, Thánh Cam Địa, 1869-1948): anh


hùng dân tộc Ấn Độ. Ông nổi tiếng với việc đấu tranh giành độc lập cho Ấn
Độ bằng phương pháp bất bạo động dựa trên nền tảng văn hóa phi bạo lực.

- Nguyễn Ngọc Giao (1939-): Giáo sư, tiến sĩ vật lý; sinh tại Tp.Hồ
Chí Minh, quê quán Bến Tre. Ông có nhiều cống hiến trong lĩnh vực giáo dục
- đạo tạo, nghiên cứu khoa học và hoạt động xã hội. Ông là tác giả của nhiều
cuốn sách phổ biến kiến thức khoa học được tái bản nhiều lần như: “Tìm hiểu
thế giới nguyên tử”, “Hạt nhân nguyên tử”, “Vũ trụ được hình thành thế nào”,
“Những điều kỳ thú về các hình thái hỗn loạn”, “Văn minh ngoài trái đất”,
“Hạt cơ bản và vũ trụ học”…

- Gödel (Kurt Gödel, 1906-1978): Nhà toán học và logic học nổi tiếng
người Áo. Là tác giả của “định lý bất toàn” nổi tiếng, được giới khoa học so
sánh với “Thuyết tương đối” của A. Einstein và “Nguyên lý bất định” của W.
Heisenberg. Tạp chí TIME bình chọn ông là nhà toán học lớn nhất thế kỷ XX.
239

- Greene (Brian Greene, 1963-): giáo sư vật lý của Đại học Colombia.
Ông nhận học vị tiến sĩ ở Oxford năm 1987 và được phong hàm giáo sư năm
1995. Ngoài những công trình khoa học có giá trị về lý thuyết dây, B. Greene
còn nổi tiếng về viết sách phổ biến khoa học. Cuốn sách phổ biến đầu tiên của
ông, ‘Giai điệu dây và bản giao hưởng vũ trụ” xuất bản năm 1999, ngay lập
tức trở thành sách bán chạy nhất. Nó đã vào được vòng chung khảo của giải
Pulitzer và được trao giải Aventis cho sách phổ biến khoa học của Vương
quốc Anh năm 2000.

- Hawking (Stephen William Hawking, 1942-): nhà vật lý người


Anh; ông được xem là ông hoàng vật lý lý thuyết của thế giới. Hiện nay,
Hawking là Giáo sư Lucas, chức danh dành cho giáo sư toán học của Đại học
Cambridge. Từng đảm nhiệm vị trí này là những nhà khoa học xuất chúng
như Newton và Dirac. Lĩnh vực chính của Hawking là nghiên cứu lý thuyết
vũ trụ học và hấp dẫn lượng tử. Ông là tác giả của những quyển sách có số
lượng bản in nhiều nhất trên thế giới như: “Lược sử thời gian”, “Vũ trụ trong
vỏ hạt dẻ”…Ông cũng là người có nhiều bài nói và bài viết về A. Einstein và
học thuyết của A. Einstein.
- Hegel (Georg Wilhelm Friedrich Hegel, 1770-1831): nhà triết học
vĩ đại; người sáng lập ra chủ nghĩa duy tâm Đức. Triết học của G. Hegel có
ảnh hưởng đối với nhiều nhà triết học về sau. Ông là người đầu tiên sử dụng
phép biện chứng một cách có hệ thống. Trên cơ sở hạt nhân hợp lý của phép
biện chứng G. Hegel và thế giới quan duy vật mà K. Marx đã có những thành
tựu rực rỡ trong việc phát triển lý luận chủ nghĩa xã hội khoa học, hạt nhân
của chủ nghĩa Marx - Lenin ngày nay.

- Heisenberg (Werner Karl Heisenberg, 1901- 1976): nhà vật lý


người Đức; một trong những người sáng lập ra cơ học lượng tử và đoạt giải
240

Nobel vật lý năm 1932. W. Heisenberg là người đứng đầu của Dự án năng
lượng nguyên tử của Đức trong Chiến tranh thế giới thứ hai; mặc dù bản chất
của dự án này, và các công việc của ông trong vị trí này vẫn còn đang tranh
cãi. Ông nổi tiếng nhất với việc khám phá ra một trong những nguyên lý quan
trọng nhất của vật lý hiện đại – “nguyên lý bất định” (1927). Ông là bạn thân
với nhà vật lý nổi tiếng N. Bohr, người đứng đầu “trường phái Copenhagen”.

- Hoffmann (Banesh Hoffmann, 1906-986): Nhà toán học kiêm vật lý


học người Anh, cộng tác cùng A. Einstein tại Princeton. Năm 1972 ông đã
viết và xuất bản một cuốn sách về A. Einstein.

- Humboldt (Wilhelm Christian Karl Ferdinand Freiherr von


Humboldt, 1767-1835): là viên chức chính phủ, nhà ngoại giao, nhà triết học,
người sáng lập đại học Humboldt tại Berlin. Ông có những đóng góp to lớn
đối với triết học ngôn ngữ cũng như lý luận về giáo dục. Đặc biệt, ông được
thừa nhận là kiến trúc sư của hệ thống giáo dục Vương quốc Phổ, một hệ
thống giáo dục nổi tiếng được áp dụng tại nhiều quốc gia hàng đầu thế giới
như Mỹ hay Nhật Bản.

- Hume (David Hume, 1711-1776): nhà triết học duy tâm chủ quan
người Anh, đại biểu điển hình của thuyết không thể biết. Chủ nghĩa hoài nghi
của D. Hume là cơ sở lý luận cho thế giới quan vị lợi và duy lý của giai cấp tư
sản. Thuyết không thể biết của D. Hume đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự ra đời
và phát triển của triết học I. Kant, chủ nghĩa thực chứng, sự phê phán chủ
nghĩa kinh nghiệm phê phán, chủ nghĩa thực chứng mới và triết học ngữ
nghĩa. Các tác phẩm chủ yếu của D. Hume là "Bàn về bản tính con người"
(1739-1740), "Nghiên cứu về lý tính con người" (1748), "Nghiên cứu về
những nguyên tắc đạo đức" (1751). Triết học của D. Hume được A. Einstein
nghiên cứu từ rất sớm, ngay khi thời học sinh trung học.
241

- Isaacson (Walter Isaacson, 1952-): Ông là nhà văn, nhà báo người
Mỹ chuyên viết tiểu sử các nhân vật nổi tiếng thế giới; Tổng giám đốc điều
hành của CNN và Tổng biên tập Tạp chí TIME. Ông là tác giả của những
cuốn sách nổi tiếng như: “Kissinger: A Biography” (1992) và “Benjamin
Franklin: An American Life” (2003). Cuốn sách của W. Isaacson về A.
Einstein: “Einstein cuộc đời và vũ trụ”, xuất bản năm 2007 được các học giả
và các nhà khoa học đánh giá rất cao.

- Kant (Immanuel Kant, 1724-1804): là nhà một trong triết học vĩ đại
nhất của nước Đức. Ông còn là nhà triết học, nhà nhân văn quan trọng nhất
thế giới thời cận đại. Sự nghiệp triết học của ông được biết đến qua hai thời
kỳ: tiền phê phán và sau năm 1770 là phê phán. Triết học siêu nghiệm của I.
Kant đã đưa triết học Đức bước vào một kỷ nguyên mới. “Danh tiếng của ông
đã đẩy lùi những gì đi trước vào bóng tối và toả sáng lên trên những gì đi
sau", như nhận xét của nhà triết học lịch sử J. Hirschberger. A. Einstein đã
đọc triết học của I. Kant ngay từ thời trẻ và tự nhận I. Kant có ảnh hưởng lớn
đối với ông.

- Kepler (Johannes Kepler, 1571-1630): nhà toán học, nhà chiêm tinh
học, nhà thiên văn học và nhà triết học tự nhiên người Đức. Ông là người
cùng thời với G. Galile và là người ủng hộ nhiệt thành hệ thống N.
Copernicus. Ông được đánh giá là một gương mặt quan trọng trong cuộc cách
mạng khoa học thế kỷ XVII.

- Krishnamurti (Jiddu Krishnamurti, 1895-1986): Nhà triết học tâm


linh Ấn Độ. Ông nối tiếng thế giới với những thuyết giảng về các chủ đề:
cuộc cách mạng tâm lý, bản chất của tâm, thiền định, các mối quan hệ của con
người. Triết lý của ông nhấn mạnh sự cần thiết của một cuộc cách mạng trong
tâm hồn của mỗi con người.
242

- Leibniz (Gottfried Wilhelm Leibniz, 1646 -1716): nhà bác học


người Đức, với các tác phẩm chủ yếu viết bằng tiếng Latin và tiếng Pháp. G.
Leibniz đã đóng một vai trò quan trọng trong chính trị của châu Âu và các vấn
đề ngoại giao trong thời đại của ông. Ông khám phá ra phép tính vi phân và
tích phân độc lập với I. Newton. Ông cũng khám phá ra hệ thống số nhị phân,
nền tảng của hầu hết các cấu trúc máy tính hiện đại. Ông, cùng với R.
Descartes và B. Spinoza, là một trong ba nhà lý luận nổi tiếng của thế kỉ
XVII.

- Locke (John Locke, 1632-1704): nhà triết học, nhà hoạt động chính
trị người Anh. Ông là nhà triết học theo trường phái chủ nghĩa kinh nghiệm
Anh. Qua các tác phẩm của mình, ông luôn đấu tranh chống lại chủ nghĩa
chuyên chế và đóng góp lớn đối với sự phát triển của chủ nghĩa tự do. Những
quan niệm của ông về quyền tự nhiên, khế ước xã hội đã ảnh hưởng trực tiếp
đến Cách mạng tư sản Mỹ và Tuyên ngôn độc lập của Hợp chủng quốc Hoa
Kỳ.

- Lorentz (Hendrid Antoon Lorentz, 1853-1928): Nhà vật lý học


người Hà Lan với bản tính ân cần, các học thuyết của ông là nền tảng cho
thuyết tương đối mở rộng. H. Lorentz được A. Einstein xem như người cha
của mình về mặt tình cảm.

- Mach (Ernst Mach, 1838 – 1916): nhà vật lý và nhà triết học người
Áo, ông được ghi nhớ bởi những đóng góp cho vật lý như số Mach và nghiên
cứu về sóng xung kích. Là nhà triết học khoa học, ông là người khai phá và
đại diện tiêu biểu cho chủ nghĩa thực chứng logic thông qua những phê phán
về lý thuyết của I. Newton. Ông đóng vai trò là người báo trước thuyết tương
đối của A. Einstein.
243

- Maric (Mileva Maric, 1875-1948): Sinh viên khoa vật lý người


Serbia ở Trường Bách khoa Zurich, trở thành người vợ đầu tiên của A.
Einstein. Bà là mẹ của Hans Albert, Eduard và Lieserl; ly thân với A. Einstein
từ năm 1914 và ly hôn vào năm 1919.

- Minkowski (Hermann Minkowski, 1864-1909): nhà toán học người


Đức. Khi còn là sinh viên tại Königsberg, năm 1883 ông đã được nhận giải
thưởng toán học của Viện khoa học Pháp cho các công trình về lý thuyết các
dạng toàn phương. H. Minkowski đã dạy tại Đại học Bonn, Göttingen,
Königsberg và Zurich. Tại Viện bách khoa liên bang, nay là Trường Bách
khoa Zurich, ông là một trong những thầy giáo của A. Einstein. Ông cũng là
người đánh giá tính đúng đắn của thuyết tương đối của A. Einstein khá sớm.

- Mill (John Stuart Mill, 1806-1873): là nhà triết học và nhà kinh tế
chính trị học người Anh. Ông là một nhà triết học theo đường lối tự do có ảnh
hưởng lớn của thế kỷ XIX. Tác phẩm nổi tiếng nhất của J. Mill là “Bàn về tự
do” được xuất bản lần đầu tiên vào năm 1859, gắn liền với sự nghiệp và tên
tuổi của ông cho đến ngày nay.

- Newton (Isaac Newton, 1642-1727): nhà vật lý, nhà thiên văn học,
nhà triết học người Anh, được nhiều người cho rằng là nhà khoa học vĩ đại và
có tầm ảnh hưởng lớn nhất mọi thời đại. Ông được xem là người khai sinh ra
cơ học cổ điển và có nhiều công trình có giá trị trong lĩnh vực quang học.
Trong toán học, ông đã cùng G. Leibniz phát triển phép tính vi phân và tích
phân. Trong một cuộc thăm dò ý kiến năm 2005 bởi Hội Hoàng gia Anh, I.
Newton vẫn được xem là người có ảnh hưởng lớn nhất trong lịch sử khoa học.

- Nietzsche (Friedrich Wilhelm Nietzsche, 1844- 1900): nhà triết học


nổi tiếng người Đức. Đương thời, Nietzsche không được đánh giá cao; nhưng
244

đến đầu thế kỉ XX, ông đã được giới trí thức ở Đức, Pháp và Anh công nhận.
F. Nietzsche được xem là người có ảnh hưởng đối với các lý thuyết của triết
học hiện đại như: thuyết hiện sinh, chủ nghĩa hậu hiện đại và phân tâm học.

- Oppenheimer (Robert Oppenheimer, 1904-1967): nhà vật lý học


người Mỹ. Ông được biết đến như là cha đẻ của vũ khí hạt nhân và là giám
đốc của Dự án Manhattan. Cũng như A. Einstein, ông vô cùng đau buồn và ân
hận khi hai quả bom nguyên tử do chính ông là người đứng đầu sản xuất được
thả xuống Nhật Bản năm 1945. Ông có nhiều bài viết và thuyết trình về thuyết
tương đối và A. Einstein.

- Penrose (Roger Penrose, 1931-): nhà vật lý, nhà triết học người Anh.
Ông giảng dạy ở nhiều trường đại học danh tiếng trên thế giới. R. Penrose nổi
tiếng thế giới trong lĩnh vực vật lý học, đặc biệt là những đóng góp đối với vũ
trụ học. Ông đã nhận được nhiều giải thưởng về vật lý vì đã đóng góp vào sự
hiểu biết của con người về vũ trụ.

- Poincaré (Jules Henri Poincaré, 1854-1912): nhà toán học, nhà vật
lý, nhà triết học Pháp. Ông có tầm hiểu biết sâu rộng ở nhiều lĩnh vực. Ông là
người đặt cơ sở cho lý thuyết hỗn độn hiện đại (Chaos Theory). Ông được coi
là một trong những cha đẻ của tôpô học. Lý thuyết của J. Poincaré có quan hệ
mật thuyết đến nguyên lý tương đối và thuyết tương đối của A. Einstein.

- Reichenbach (Hans Reichenbach, 1891-1953): nhà nghiên cứu vật


lý và triết học người Đức. Ông đã có nhiều tiểu luận về vật lý và triết học.
Từng tham dự nhiều bài giảng của A. Einstein về thuyết tương đối và là người
tích cực bảo vệ và phổ biến thuyết tương đối của A. Einstein. Trong số những
tiểu luận của H. Reichenbach đáng chú ý là “Ý nghĩa triết học của học thuyết
tương đối”.
245

- Ricard (Marthieu Ricard, 1946-): tiến sĩ sinh học người Pháp. Sau
khi hoàn thành luận án tiến sĩ năm 1972 ông đã quyết định từ bỏ sự nghiệp
khoa học để đi theo con đường tu hành của Phật giáo và thực hành Phật giáo
Tây Tạng. Đối thoại giữa Trịnh Xuân Thuận và M. Ricard đã xuất bản thành
sách “The quantum and lotus” (được dịch sang tiếng Việt với tên gọi “Cái vô
hạn trong lòng bàn tay” hay “Lượng tử và hoa sen”). Trong tác phẩm này hai
ông đã đề cập rất nhiều đến đời sống và tư tưởng của A. Einstein.

- Roosevelt (Franklin Delano Roosevelt, 1882-1945): Tổng thống thứ


32 của Hoa Kỳ. Ông là tổng thống duy nhất của nước Mỹ được bầu hơn hai
nhiệm kỳ. Ông có vai trò vô cùng lớn đối với nước Mỹ và thế giới trong
Chiến tranh thế giới lần thứ hai. Tuy nhiên, ông đã mất khi chiến thắng của
đồng minh trước phát xít Đức và quân phiệt Nhật đã gần kề. A. Einstein đã
gởi cho Tổng thống F. Roosevelt bốn bức thư liên quan đến việc sản xuất vũ
khí nguyên tử.

- Röntgen (Wilhelm Conrad Röntgen, 1845 - 1923): nhà vật lý người


Đức. Năm 1869, khi mới 25 tuổi, ông nhận bằng Tiến sĩ tại Đại học Zurich.
Suốt các năm tiếp theo ông công tác tại nhiều trường đại học khác nhau và trở
thành nhà khoa học xuất sắc. Năm 1888, ông được bổ nhiệm làm giáo sư vật
lý và là giám đốc Viện Vật lý của Đại học Würzburg. Vào ngày 8 tháng 11
năm 1895, ông đã khám phá ra bức xạ điện từ, loại bức xạ không nhìn thấy có
bước sóng dài mà ngày nay chúng ta được biết đến với cái tên tia X hay tia
Röntgen. Nhờ khám phá này ông trở nên rất nổi tiếng. Năm 1901 ông được
nhận giải Nobel Vật lý lần đầu tiên trong lịch sử. Ông là một trong 93 người
đã ký tên ủng hộ Chiến tranh thế giới lần thứ nhất do Đức phát động. Hành
động này đã bị A. Einstein phản đối.
246

- Russel (Bertrand Arthur William Russell, Bá tước Russell III,


1872-1970): nhà triết học, nhà toán học người Anh. Ông là người mang triết
học đến với đại chúng và là một nhà bình luận với nhiều chủ đề đa dạng, từ
các vấn đề rất nghiêm túc cho đến những điều trần tục. Ông là một người theo
chủ nghĩa tự do với các hoạt động chống chiến tranh. B. Russell là người nổi
tiếng với sự đấu tranh mạnh mẽ cho việc giải trừ vũ khí hạt nhân và phản đối
cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam của Mỹ. Năm 1950, B. Russel nhận Giải
Nobel Văn chương. Trước khi mất một tuần (1955), A. Einstein đã cùng B.
Russell và một số người khác ký tên vào “Bản tuyên ngôn hòa bình” gởi đến
sáu nguyên thủ các nước lớn.

- Rutherford (Ernest Rutherford, 1871 - 1937): nhà vật lý người


New Zealand, nổi tiếng trong lĩnh vực phóng xạ và cấu tạo nguyên tử. Ông
được coi là cha đẻ của vật lý hạt nhân. Nhờ những nghiên cứu về phóng xạ
ông đã được nhận giải Nobel vật lý vào năm 1908. Ông được mọi người công
nhận trong việc phân chia nguyên tử vào năm 1917 và đứng đầu thí nghiệm
“tách hạt nhân” đầu tiên với hai sinh viên mà ông hướng dẫn vào năm 1932.

- Sarkozy (Nicolai Sarkozy, 1955- ): cựu Tổng thống Cộng hòa Pháp
(2007-2012), người kế nhiệm Jacques Chirac. Ông là một tổng thống Pháp có
khuynh hướng bảo thủ và được xem là một chính trị gia thân Mỹ.

- Schilpp (Paul Arthur Schilpp, 1897-1993): nhà giáo dục người Mỹ,
đã từng giảng dạy triết học ở các trường đại học Mỹ. Nhiều năm Schilpp là
chủ biên của các tuyển tập triết học “Library of Living Philosophers”. Năm
1949, Paul Arthur Schilpp xuất bản tác phẩm “Albert Einstein – Nhà triết học
khoa học”. Đây là một trong những quyển sách đầu tiên nghiên cứu về A.
Einstein với tư cách là nhà triết học.
247

- Schrödinger (Erwin Rudolf Josef Alexander Schrödinger, 1887-


1961): nhà vật lý người Áo; ông nổi tiếng với những đóng góp trong cơ học
lượng tử. Năm 1933 ông được nhận giải Nobel nhờ phát minh ra “Phương
trình Schrödinger”, một phương trình cơ bản của vật lý học. Tên tuổi của E.
Schrödinger gắn liền với thí nghiệm tưởng tượng có tên gọi “Con mèo của
Schrödinger”.

- Schopenhauer (Arthur Schopenhauer, 1788-1860): nhà triết học


người Đức. Ông là người phản bác cũng như mở rộng tư duy triết học của I.
Kant về cách mà chúng ta trải nghiệm thế giới. Học thuyết siêu hình của A.
Schopenhauer có tác động đến tâm lý học, mỹ học, đạo đức học… và có ảnh
hưởng lớn đối với F. Nietzsche, S. Frued và nhiều nhà triết học khác. Ông là
nhà triết học mà A. Einstein yêu thích.

- L. Shlain (Leonard Shlain, 1937-2009): bác sĩ phẫu thuật và là nhà


văn người Mỹ. Ông đã xuất bản nhiều tác phẩm, trong đó có quyển sách nổi
tiếng nhất: “Nghệ thuật và vật lý- Những cái nhìn tương đồng về không gian,
thời gian, ánh sáng” đã được dịch sang tiếng Việt.

- Spinoza (Baruch Spinoza; 1632 - 1677): nhà triết học duy vật, nhà vô
thần có màu sắc phiếm thần người Hà Lan. Ông đã bổ sung cho lịch sử triết
học bằng học thuyết về tự do không mâu thuẫn với tất yếu mà phù hợp với tất
yếu; tự do là nhận thức ra tính tất yếu. Ông phê phán tôn giáo, nêu ra nguồn
gốc, vai trò xã hội và bản chất của tôn giáo. Tác phẩm nổi tiếng của ông là
"Luận văn chính trị thần học" (1670), "Đạo đức học" (1675). Triết học của B.
Spinoza có ảnh hưởng rất lớn đối với tư tưởng khoa học và triết học của A.
Einstein.
248

- Szilard (Leo Szilard, 1898-1964): nhà vật lý học người Hungary,


gặp A. Einstein tại Berlin. Nghĩ đến sự phản ứng hàng loạt của nguyên tử,
năm 1939 ông đã cùng A. Einstein viết lá thư gởi đến tổng thống F. Roosevelt
nhằm thuyết phục khả năng xuất hiện của bom nguyên tử.

- Nguyễn Thế Tài (1952-): kỹ sư tốt nghiệp Đại Học Liège. Ngoài
kiến thức khoa học, ông còn yêu thích văn chương và thơ ca Việt Nam và là
một khuôn mặt quen thuộc trong cộng đồng người Việt tại Bỉ. Nguyễn Thế
Tài đã xuất bản các tác phẩm: “Albert Einstein, nhà bác học đam mê và chân
thật” (2007), “Marie Curie một đời, hy sinh cho khoa học” (2010). Sau khi
đến xem triển lãm về A. Einstein với chủ đề “Einstein, một cái nhìn khác” vào
đầu tháng 02 năm 2006 tại Bruxelles đánh dấu năm 2005 nhân kỷ niệm 100
năm ra đời của thuyết tương đối, Nguyễn Thế Tài xuất bản khảo cứu “Albert
Einstein, nhà bác học đam mê và chân thật”. Tác phẩm đã đề cập đến cuộc
đời, thân thế, sự nghiệp khoa học và tư tưởng triết học của A. Einstein cũng
như giá trị của nó đối với thời đại ngày nay.

- Trịnh Xuân Thuận (1948 - ): giáo sư, tiến sĩ, nhà vật lý người Mỹ
gốc Việt, hoạt động trong lĩnh vực vật lý thiên văn. Ông đã viết nhiều quyển
sách có giá trị về vũ trụ học và những suy tư của ông về mối quan hệ giữa
khoa học và Phật giáo. Ông đã nhận nhiều giải thưởng trong lĩnh vực thiên
văn, văn hoá xã hội và xuất bản. Những quyển sách nổi tiếng của Trịnh Xuân
Thuận là: “Giai điệu bí ẩn”. “Và con người đã tạo ra vũ trụ”, “Cái vô hạn
trong lòng bàn tay”, “Hỗn độn và hài hòa”, “Trò chuyện với Trịnh Xuân
Thuận”… Ông rất ngưỡng mộ A. Einstein với nhiều nghiên cứu, được thể
hiện qua các sách được xuất bản và các phát biểu của Trịnh Xuân Thuận.

- Truman (Harry S. Truman, 1884-1972): Tổng thống thứ 34 của


Hoa Kỳ, kế nhiệm tổng thống F. Roosevelt. Hai nhiệm kỳ tổng thống của ông
249

(1945-1953) gắn liền với những vấn đề quan trọng về đối nội và đối ngoại. Sự
nghiệp chính trị của H. Truman gắn liền với những sự kiện đặc biệt như:
chiến thắng phát xít Đức, vụ thả bom nguyên tử xuống Hiroshima và
Nagasaki, sự thành lập Liên Hiệp Quốc, thành lập khối NATO, chiến tranh
Triều Tiên…

- Vivekananda (Svami Vivekananda, 1863-1902): một trong những


lãnh tụ tinh thần nổi tiếng nhất và có ảnh hưởng nhất của triết học Vedanta.
Nhiều người xem ông là thần tượng cho lòng nhiệt tình, ảnh hưởng tích cực
lên lớp trẻ, tầm nhìn thoáng về các vấn đề xã hội, và vô số bài giảng và bài
nói chuyện về triết lý Vedanta.

- Weizmann (Chaim Azriel Weizmann, 1874-1952): nhà lãnh đạo


của Tổ chức Phục quốc Do Thái (Zionist Organization). C. Weizmann là tổng
thống đầu tiên của Israel (1949-1952); ông cũng là nhà hóa học, đã phát triển
phương pháp lên men axeton-butanol-etanol để sản xuất axeton thông qua sự
lên men do vi khuẩn. Ông đã thành lập Viện Khoa học Weizmann ở Rehovot,
Israel. A. Einstein đã cùng C. Weizmann đến Mỹ lần đầu tiên vào năm 1921
để quyên tiền thành lập Trường Đại học Do Thái ở Jeruzalem.

- Nguyễn Xuân Xanh (1942-): Tốt nghiệp Đại học Khoa học Sài Gòn,
du học năm 1966 tại CHLB Đức. Ông học tập và nghiên cứu tại các Đại học
Bonn, Heidelberg, Bielefeld và Berlin. Năm 1975, ông tốt nghiệp Tiến sĩ
Toán và làm Habilitation năm 1983. Từ năm 1980 - 1986, ông làm nghiên
cứu và dạy học tại Đại học Bielefeld và Đại học kỹ thuật Berlin trước khi về
nước sống từ mười mấy năm nay. Ông đã chủ biên hoặc tham gia viết những
cuốn sách nghiên cứu về triết học, lịch sử, khoa học giáo dục như: “Nước
Đức thế kỷ 19 - những thành tựu khoa học và kỹ thuật”, “Einstein”,
“Kỷ yếu đại học Humboldt” “Max Planck, người khai sáng thuyết lượng tử”.

You might also like