Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 3

GV: Trần Thủy Trúc Ôn thi vào 10

TỨ GIÁC NỘI TIẾP


A. KIẾN THỨC CẦN GHI NHỚ
1. ĐN: Tứ giác nội tiếp đường tròn ( gọi tắt là tứ giác nội tiếp) là tứ giác có 4 đỉnh nằm trên một
đường tròn. (Đường tròn này gọi là đường tròn ngoại tiếp tứ giác)
2. Các phương pháp C/M tứ giác nội tiếp
a) Các phương pháp hay dùng
-PP1: Tứ giác có tổng số đo của hai góc đối bằng 180 độ thì tứ giác đó nội tiếp đường tròn
- PP2: Tứ giác có góc ngoài tại một đỉnh bằng góc trong đối diện đỉnh đó thì tứ giác nội tiếp đường
tròn
- PP3: Tứ giác có hai đỉnh kề nhau, hai đỉnh này cùng nhìn cạnh chứa hai đỉnh còn lại dưới một
góc α thì tứ giác đó nội tiếp đường tròn
- PP4: Tứ giác có 4 đỉnh cách đều một điểm mà ta có thể xác định được, điểm đó chính là tâm của
đường tròn ngoại tiếp
b) Các phương pháp mở rộng.
-PP5:
Nếu ABCD có AD cắt BC tại M và MA. MD= MB. MC M
thì ABCD nội tiếp
A
B

D C

-PP6:
Nếu ABCD có AD cắt BC tại M và MA. MC = MB. MD A B

M
thì ABCD nội tiếp D

B. BÀI TẬP ÁP DỤNG


Bài 1. Cho tứ giác ABCD nội tiếp trong đường tròn (O). S là điểm chính giữa của cung AB, SC và
SD cắt AB tại E và F.
a) Chứng minh tứ giác CDEF nội tiếp được.
b) Chứng minh SO là phân giác góc ASB.
c) DE và CF kéo dài cắt (O) lần lượt tại M và N. Chứng minh SO vuông góc với MN.
Bài 2. Cho tam giác ABC nội tiếp đường tròn (O). Đường tròn đường kính BC cắt AB và AC lần
lượt tại E và F, BF cắt CE tại H. Gọi K là điểm đối xứng với H qua BC. Chứng minh rằng:
a) K nằm trên đường tròn (O).
b) EF vuông góc với OA.
Chuyªn ®Ò _ Chứng minh tứ giác nội tiếp 1
Bài 3. Cho tứ giác ABCD nội tiếp trong đường tròn (O). Gọi điểm chính giữa của các cung AB,
BC, CD, DA lần lượt là M, N, P, Q.
a) Chứng minh rằng MP và NQ vuông góc với nhau.
b) Gọi giao của DC với PA, PB theo thứ tự là E, F. Chứng minh rằng tứ giác ABFE nội tiếp
được.
Bài 4.Tam giác ABC có ba góc nhọn với trực tâm H. Dựng hình bình hành BHCD và gọi I là giao
điểm của hai đường chéo.
a) Chứng minh tứ giác ABDC nội tiếp được.
b) So sánh góc BAH và góc OAC, trong đó O là tâm của đường tròn ngoại tiếp tam giác
ABC.
c) AI cắt OH tại G. Chứng minh G là trọng tâm của tam giác ABC.
Bài 5. Cho tam giác ABC nội tiếp trong đường tròn O. Từ một điểm bất kì trên đường tròn hạ
những đường vuông góc xuống ba cạnh của tam giác. Chứng minh rằng chân của ba đường vuông
góc này thẳng hàng.
Bài 6. Tam giác ABC ngoại tiếp đường tròn (O). Các cạnh AB và AC tiếp xúc với đường tròn tại E
và F. Gọi K là giao điểm của EF với phân giác góc ABC (hay kéo dài của nó). Chứng minh rằng
bốn điểm O, K, F, C cùng thuộc một đường tròn.
Bài 7. Cho hai đường tròn (O) và (O’) cắt nhau tại hai điểm A và B. Qua A vẽ hai cát tuyến CAD
và EAF (C, E thuộc đường tròn (O), D, F thuộc đường tròn (O’)) sao cho
EAB  DAB . Chứng minh rằng CD = EF.
Bài 8. Hai đường tròn (O1) và (O2) cắt nhau tại hai điểm A và B. Gọi EF là một tiếp tuyến chung
của chúng và AB cắt EF tại I.
a) Chứng minh rằng hai tam giác IEA và IBE đồng dạng.
b) Chứng minh I là trung điểm EF.
c) Gọi C là điểm đối xứng của B qua I. Chứng minh tứ giác AECF nội tiếp được.
Bài 9. Cho nửa đường tròn đường kính AB và một đường thẳng d vuông góc với AB tại H, M là
một điểm di động trên nửa đường tròn. Đường thẳng d giao với MA, MB lần lượt tại C, D.
a) Chứng minh HC.HD = HA.HB.
b) Gọi B’ là điểm đối xứng của B qua H. Chứng minh tứ giác ACDB’ nội tiếp.
c) Khi M di động trên đường tròn (O) tâm I của đường tròn ngoại tiếp tam giác ADC chạy
trên đường nào ?
Bài 10. Cho đường tròn tâm O và một điểm C ở ngoài đường tròn. Từ C kẻ hai tiếp tuyến CE, CF
và cát tuyến CMN tới đường tròn. Đường thẳng nối C với O cắt đường tròn tại hai điểm A và B.
Gọi I là giao của AB với EF. Chứng minh rằng :
a) Bốn điểm O, I, M, N cùng thuộc một đường tròn.
b) AIM  BIN .

Chuyªn ®Ò _ Chứng minh tứ giác nội tiếp 2


Bài 11. Cho tam giác ABC với đường cao AH. Gọi E, F theo thứ tự là các điểm đối xứng của H
qua các cạnh AB, AC. Giao của EF với AB, AC theo thứ tự là K, I. Chứng minh rằng
a) Các tứ giác AEHI, AFHK nội tiếp.
b) BI và CK là các đường cao của tam giác ABC.
Bài 12. Cho hai đường tròn (O), (O1) cắt nhau tại A, B. Các tiếp tuyến tại A của (O), (O1) cắt (O1),
(O) lần lượt tại các điểm E, F. Gọi I là tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác EAF.
a) Chứng minh tứ giác OAO1I là hình bình hành và OO1 // BI.
b) Chứng minh bốn điểm O, B, I, O1 cùng thuộc một đường tròn.
c) Kéo dài AB về phía B một đoạn CB = AB. Chứng minh tứ giác AECF nội tiếp.
Bài 13. Cho đường tròn (O) và hai tiếp tuyến SA, SB của đường tròn. Kẻ dây cung BC. Đường
kính vuông góc với dây AC cắt BC tại I. Chứng minh :
a) Bốn điểm S, A, I, B nằm trên một đường tròn.
b) Tứ giác SAOI nội tiếp.
c) SI // AC.
Bài 14. Cho tam giác ABC nội tiếp trong đường tròn (O). Tia phân giác của góc BAC cắt BC tại I,
cắt đường tròn (O) tại P. Kẻ đường kính PQ. Các tia phân giác của các góc ABC và ACB cắt AQ
theo thứ tự tại E, F. Chứng minh
a) PC2 = PI.PA.
b) Bốn điểm B, C, E, F cùng thuộc một đường tròn.
---HẾT---

Chuyªn ®Ò _ Chứng minh tứ giác nội tiếp 3

You might also like