Bài Thu Ho CH

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 14

BÀI THU HOẠCH

TUẦN SINH HOẠT CÔNG DÂN - SINH VIÊN


KHÓA 46, NĂM HỌC 2021 - 2022
Họ và tên: Phạm Minh Triết
MSSV: 2153801014282
Khoa: K46 Luật Hành Chính
Lớp: 130-HC46B2
Ngành học: Luật

1. Câu hỏi tự luận:


Câu 1 (3 điểm): Có ý kiến cho rằng: “Mạng xã hội không xấu, điều quan
trọng là mỗi cá nhân phải tự xây dựng được cho mình bản lĩnh tiếp nhận
thông tin và vững vàng khi tham gia vào không gian ảo vốn nhiều lợi ích
nhưng không ít cạm bẫy này”. Với tư cách là một Tân sinh viên của Trường
Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh, hãy trình bày quan điểm của mình về
nhận định trên (từ 1.000 đến 2.000 từ).
Bài làm

Với điều kiện xã hội bùng nổ thông tin hiện nay, việc sử dụng mạng xã hội đã trở
thành một nhu cầu không thể thiếu của số đông người dùng mạng. Người ta vẫn
đang sử dụng mạng xã hội mọi lúc, mọi nơi, thậm chí bất cứ khi nào họ rảnh là lôi
chiếc điện thoại ra lướt mạng như một thói quen mà phớt lờ sự thật: Nó là con dao
hai lưỡi. Nó đem lại cho ta rất nhiều lợi ích nhưng cũng không ít tác hại. lợi dụng
sự phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin và mạng  Internet, các thế lực
thù địch đã tăng cường các hoạt động tuyên truyền, phát tán nhiều loại thông tin sai
trái, thù địch, độc hại trên mạng xã hội với mức độ, tần suất ngày càng tăng nhằm
chống phá cách mạng nước ta, thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội
bộ cũng như ảnh hưởng tiêu cực tới đời sống xã hội, đòi hỏi người dùng mạng nói
chung, mỗi đảng viên, cán bộ, chiến sỹ nói riêng cần phải tỉnh táo, nhận thức đúng
trách nhiệm của mình trong ứng xử trên không gian mạng.

Mạng xã hội là khái niệm chỉ chung các dịch vụ kết nối thành viên, bạn bè qua
Internet. Các dịch vụ, ứng dụng này cho phép người dùng chia sẻ thông tin qua tin
nhắn, thậm chí gọi điện trực tuyến. Có thể nói, mạng xã hội là một trong những sản
phẩm khoa học trí tuệ của con người trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin
như hiện nay. Với người truyền tải thông tin, mạng xã hội cho phép các thành viên
đăng tải nhiều tin tức như một bài báo, một bản tin về thời tiết, một hội thảo, hay
cuộc triển lãm nào đó. Thậm chí với mạng xã hội, người ta còn có thể quảng cáo
cho sản phẩm của mình, từ những lượt like (thích) hay share (chia sẻ). Sản phẩm
dễ dàng được lan tỏa tự nhiên, nhanh chóng tới mọi ngóc ngách của mạng xã hội,
rồi đến với người tiêu dùng. Mặt khác, với người tiếp nhận, họ chẳng những nắm
bắt được toàn bộ thông tin phong phú, đa dạng mà còn có thể học tập, chắt lọc kiến
thức từ những gì được đăng tải. Với mạng xã hội, thông tin được truyền tải một
cách gần như ngay lập tức và dễ dàng mà không cần trải qua các quy trình kiểm
duyệt có điều kiện như đối với các cơ quan báo chí chính thống, trở thành một sức
mạnh to lớn có thể tạo nên những thay đổi trên nhiều lĩnh vực khác nhau.

Tuy nhiên, với đặc thù là công cụ kết nối, chia sẻ nhanh và dễ dàng bất kỳ nội
dung nào, vào bất kỳ lúc nào, mạng xã hội cũng có thể trở thành công cụ phá hoại,
lan truyền các thông tin xấu độc, sai sự thật, thậm chí mù quáng khó kiểm soát.
Những mặt trái đó gây tác động tiêu cực đến ứng xử của con người, gây hại cho
cộng đồng. Tệ hại hơn, không gian trên mạng xã hội có thể thành môi trường để
các tổ chức khủng bố trong và ngoài nước tuyên truyền, tuyển lựa, huấn luyện và
chỉ đạo hoạt động chống phá Đảng, Nhà nước, chế độ xã hội. Những điều này tạo
ra vô số mối nguy lớn về an ninh và chủ quyền quốc gia. Ngoài ra mạng xã hội còn
có thể lấy đi thời gian vận động, tập luyện thể dục thể thao của con người, hậu quả
là càng ngày chúng ta càng tăng nguy cơ mắc các bệnh về xương, hay béo phì, tiểu
đường… Chẳng những gây hại về sức khỏe, sản phẩm công nghệ này còn tác động
tiêu cực về mặt tinh thần của con người, đặc biệt là giới trẻ. Do nguồn thông tin
trên mạng không có ai giám sát, kiểm duyệt nên còn tràn lan rất nhiều thông tin sai
lệch, văn hóa phẩm đồi trụy, trong khi giới trẻ còn chưa đủ nhận thức để sàng lọc
thông tin, dễ dẫn đến nhận thức lệch lạc, kéo theo đó là hành động sai lầm như:
giết người, nghiện hút, mại dâm…Đã không còn quá xa lạ với những trường hợp
con giết cha, cháu giết bà hay trẻ vị thành niên có thai trước hôn nhân cũng chỉ vì
tò mò, học đòi những thứ trên mạng xã hội. Nhưng chưa hết, mạng xã hội còn giết
thời gian giao lưu, khám phá thế giới bên ngoài của giới trẻ. Từ đó, nó khiến con
người rơi vào tình trạng “sống ảo” và thiếu đi những kỹ năng mềm. Họ trở nên rụt
rè, thiếu tự tin, đặc biệt là không có trải nghiệm, kĩ năng thực tế. Lúc này, mạng xã
hội chính là một con sâu gặm nhấm sức khỏe, tinh thần của những chủ nhân tương
lai của đất nước trong âm thầm, lặng lẽ phá hủy tương lai của cả một dân tộc.

Mạng xã hội không tốt cũng chẳng xấu, nó chính là chính bản thân nó thôi. Nên
hay không, phụ thuộc vào cách mà ta sử dụng nó. Vậy mỗi người chúng ta cần phải
có giải pháp để việc sử dụng mạng xã hội lành mạnh hơn như là tuyên truyền, phổ
biến, giáo dục Luật An ninh mạng năm 2018, nhất là việc tuyên truyền sâu rộng về
những hành vi bị cấm trong Luật An ninh mạng, phải bồi dưỡng kỹ năng nhận diện
các âm mưu, thủ đoạn trên mạng xã hội cho mỗi cán bộ đảng viên và quần chúng
nhân dân, tăng cường giáo dục cho thanh niên về việc sử dụng mạng xã hội một
cách lành mạnh, tổ chức cho thanh niên những sinh hoạt văn hoá, thể thao, xã hội
lành mạnh để tránh lạm dụng mạng xã hội. Và đặc biệt là mỗi cá nhân nên có sự tự
ý thức để không bị lệ thuộc vào thế giới ảo, để biết chọn lọc thông tin trên mạng xã
hội, không bị lôi cuốn vào các luồng thông tin xấu.

Qua đây, với tư cách là một sinh viên trường đại học Luật thành phố Hồ Chí
Minh, em luôn đặt tinh thần thượng tôn pháp luật lên hàng đầu và tích cực trau dồi
một vốn kiến thức để biết sắp xếp thời gian hợp lý, chắt lọc cho mình những thông
tin đúng đắn; rèn cho mình một bản lĩnh và tìm cho mình một mục đích sống để
gạt sang một bên mọi cám dỗ tầm thường mà đến với hoài bão. Và là một người
dùng thông thái bởi vì: Mạng xã hội không thể là ông chủ của ta, chính ta phải là
người điều khiển mạng xã hội.

Câu 2 (3 điểm): Trong bản tin “Nguy hiểm những chiêu trò kích
động giới trẻ chống phá chính quyền” thuộc Chương trình “Chuyển
động 24h” của Đài Truyền hình Việt Nam - VTV1 vào lúc 18h30
ngày 03/11/2021 có đề cập đến hai vấn nạn trên mạng Internet: “Tự
xưng "diễn viên hài", vlogger tiêm nhiễm tư tưởng xấu độc cho giới
trẻ” và “Biểu tình online - chiêu thức chống phá nguy hiểm trên môi
trường mạng”(*). Hãy trình bày những những giải pháp để phòng,
chống, bảo vệ bản thân trước hai vấn nạn trên (1.000 đến 2.000 từ).
Bài làm
Trong thời buổi dịch bệnh ngày càng căng thẳng như hiện nay, con người buộc
phải ở nhà trong một thời gian dài. Chính vì thế các hoạt động ở bên ngoài được
giảm bớt, thay vào đó con người tìm đến mạng xã hội nhiều hơn để giải trí, tiếp
cận thông tin. Lợi dụng việc ở nhà và sử dụng mạng xã hội thường xuyên các đối
tượng chống phá nhà nước đã tuyên truyền, gieo rắc những tư tưởng xấu, độc,
những thông tin xuyên tạc lịch sử. Điều này được đề cập đến trong bản tin “Nguy
hiểm những chiêu trò kích động giới trẻ chống phá chính quyền” thuộc Chương
trình “Chuyển động 24h” của Đài Truyền hình Việt Nam - VTV1 vào lúc 18h30
ngày 03/11/2021 có đề cập đến hai vấn nạn trên mạng Internet: “Tự xưng "diễn
viên hài", vlogger tiêm nhiễm tư tưởng xấu độc cho giới trẻ” và “Biểu tình online -
chiêu thức chống phá nguy hiểm trên môi trường mạng”.
Với đặc thù của mạng xã hội là tính lan truyền rất cao, các đối tượng đã lợi dụng
để phát động, tuyên truyền những thông tin sai lệch với nhiều phương thức đầy thủ
đoạn để thu hút người xem. Đặc biệt là giới trẻ, họ dễ dàng bị thu hút, quan tâm
đến những thông tin gây sốc, họ sẵn sàng like, share và thậm chí là đồng tình,lan
truyền vấn đề tiêu cực đó đến những người xung quanh. Như đã trình bày ở trên,
việc một số người tự xưng mình là “danh hài độc thoại” lợi các cách tuyên truyền
như một phương thức giải trí làm cho con người ta có hứng thú để tiêm nhiễm
những tư tưởng lệch chuẩn xã hội. Sự gây cười tưởng như vô thưởng vô phạt
nhưng lại rất hữu dụng để phát tán những tư tưởng xấu độc bởi đó là những câu
chuyện mang nội dung xuyên tạc, lộ rõ sắc thái mỉa mai về tình hình chống dịch tại
Việt Nam. Với âm mưu thực hiện "diễn biến hòa bình", kêu gọi tham gia vào cái
gọi là "xã hội dân sự" nhằm xóa bỏ chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Tác động,
lôi kéo trở thành lực lượng "nòng cốt", "xung kích"- giới trẻ cho các hoạt động mít
tinh, biểu tình, phá rối an ninh, bạo loạn, lật đổ chính quyền. Người xưa có câu
"Lộng giả thành chân, biến giả thành thật". Khi mà điều giả dối được lặp lại nhiều
lần, truyền tai nhau thì số đông lại coi như đó là một sự thật. Mạng xã hội đã trở
thành môi trường lý tưởng để những kẻ phản động lưu vong, những phần tử chống
đối sử dụng để đổi trắng thay đen. Chúng dùng tin giả, thổi phồng những tin tức
tiêu cực để tạo ra sự bất mãn, rồi từ sự bất mãn kêu gọi những người trẻ dễ bị kích
động tham gia các cuộc biểu tình trên không gian mạng. Những cuộc biểu tình
online, một chiêu thức chống phá vô cùng nguy hiểm trên môi trường mạng không
phải chỉ bây giờ mới có, mà đã xảy ra nhiều lần trong năm qua. Nếu như lúc trước
việc like, share các hastag với mục đích lợi ích cộng đồng thì bây giờ với chiêu trò
này các thế lực phản động dùng để lôi kéo người dân ủng hộ một nội dung chống
đối được soạn sẵn, kí tên, khoác “áo đồng phục” để gây sức ép đối với nhà nước,
cụ thể như ở thời gian bầu cử đại biểu quốc hội và hội đồng nhân dân các cấp vừa
qua. Giới trẻ dễ dàng tiếp nhận những cái mới nhưng họ không có đủ bản lĩnh và
nhận thức để tránh đi việc bị lợi dụng. Họ chỉ quan niệm rằng mạng xã hội là ảo
nên mọi phát ngôn và hành động của họ đều không phải chịu bất cứ trách nhiệm
nào về những việc làm trên. Theo thống kê, độ tuổi từ 15-34 chiếm 71% người sử
dụng mạng xã hội, họ được cho là những đối tượng trẻ người non dạ đẽ dàng bị lôi
kéo vào những cái bẫy nguy hiểm ngầm. Do vậy, việc nâng cao nhận thức cho lực
lượng thanh niên là hết sức quan trọng, giúp người trẻ "đề kháng" tốt trước những
âm mưu của các thế lực thù địch trên môi trường mạng.
Thẩm định an ninh mạng,đánh giá điều kiện an ninh mạng,kiểm tra an ninh
mạng,giám sát an ninh mạng,ứng phó, khắc phục sự cố an ninh mạng,đấu tranh bảo
vệ an ninh mạng,sử dụng mật mã để bảo vệ thông tin mạng,ngăn chặn, yêu cầu tạm
ngừng,ngừng cung cấp thông tin mạng.Đình chỉ,tạm đình chỉ các hoạt động thiết
lập, cung cấp và sử dụng mạng viễn thông, mạng Internet, sản xuất và sử dụng
thiết bị phát,thu phát sóng vô tuyến theo quy định của pháp luật.Yêu cầu xóa bỏ,
truy cập xóa bỏ thông tin trái pháp luật hoặc thông tin sai sự thật trên không gian
mạng xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội,quyền và lợi ích hợp pháp
của cơ quan, tổ chức, cá nhân.Thu thập dữ liệu điện tử liên quan đến hoạt động
xâm phạm an ninh quốc gia,trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của
cơ quan, tổ chức, cá nhân trên không gian mạng. Phong tỏa, hạn chế hoạt động của
hệ thống thông tin; đình chỉ, tạm đình chỉ hoặc yêu cầu ngừng hoạt động của hệ
thống thông tin, thu hồi tên miền theo quy định của pháp luật.
Về hành chính, nghị định 15/2020/NĐ-CP quy định các hành vi vi phạm về trách
nhiệm sử dụng dịch vụ mạng xã hội (điều 101) như: cung cấp, chia sẻ thông tin giả
mạo, thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ
chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân; cung cấp, chia sẻ thông tin bịa đặt, gây
hoang mang trong nhân dân...Mức phạt tối đa là 20 triệu đồng (đối với tổ chức, cá
nhân bằng 1/2 mức trên).Về hình sự, những người tung tin đồn, tin giả với động cơ
xấu, gây hậu quả nghiêm trọng.
Vấn nạn tin giả đã trở thành mối quan tâm chung của nhiều quốc gia trên thế giới,
không chỉ có Việt Nam. Nhiều quốc gia đã ban hành các chính sách để ngăn chặn
sự lan truyền của tin giả. Ủy ban Châu Âu (EC), Canada đã yêu cầu các công ty
Facebook, Twitter… áp dụng các biện pháp ngăn chặn những thông tin lừa đảo,
gian lận xuất hiện trên các trang mạng này. Đức thành lập Trung tâm phòng chống
tin tức sai lệch, phạt các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ tới 50 triệu EUR nếu
không gỡ bỏ thông tin sai sự thật trong vòng 24 giờ sau khi có yêu cầu của chính
quyền. Trung Quốc là quốc gia quản lý Internet nghiêm ngặt, ban hành hơn 60 văn
bản về quản lý Internet, trong đó có Chỉ thị số 292 quy định về giới hạn đối với các
nhà cung cấp nội dung trên Internet, Chính sách quản lý mạng trực tuyến quy định
các nhà cung cấp dịch vụ Internet phải chủ động, lập tức ghi nhận, ngăn chặn việc
truyền tải thông tin vi phạm pháp luật. Singapore, Malaysia, Thái Lan, Nga,
Australia ban hành chính sách, luật, dự luật về việc ngăn chặn, phòng, chống, kiểm
soát tin giả lan truyền trên các trang mạng xã hội. Các hãng Facebook, Google và
một số cơ quan thông tin khác thực hiện việc “kiểm chứng chéo” thông tin nhằm
ngăn chặn những thông tin sai lệch trên Internet tại Pháp. Facebook đưa ra chính
sách cấm sử dụng dữ liệu thu thập được từ người dùng Facebook cho mục đích
giám sát, bao gồm cả việc giám sát các nhà hoạt động và những người biểu tình;
tuyển dụng thêm 3.000 nhân viên để kiểm duyệt, ngăn chặn các video bạo lực và
thông tin sai lệch. Năm 2019, Facebook thông báo đã xóa khoảng 5,4 tỉ tài khoản
giả mạo, tăng mạnh so với 3,3 tỉ tài khoản giả mạo bị xóa trong năm 2018. một số
nội dung trong nhận diện tin giả.Một là, tăng cường sự đề phòng, tính cảnh giác
của bản thân khi tiếp xúc với thông tin được lan truyền trên không gian mạng.
Luôn có quan điểm tham khảo khi sử dụng thông tin trên trên không gian mạng,
nhất là thông tin được chia sẻ bởi mạng xã hội, chủ thể không rõ nguồn gốc, không
xác thực.Hai là, nếu là những thông tin đáng chú ý, thuộc lĩnh vực cần quan tâm,
cần chú ý tiêu đề bài viết. Tin giả thường có tiêu đề hấp dẫn, giật gân, viết in hoa
kèm dấu ký tự mang tính chất khẳng định, thường có vẻ khó xảy ra trong thực tế
nhưng được viết dưới dạng khẳng định để thu hút sự chú ý của người đọc. Đồng
thời, kiểm tra đường dẫn liên kết. Đường dẫn URL chứa tin giả thường giả mạo
gần giống các trang tin chính thống. Ví dụ: đuôi tên miền .org dành cho các tổ
chức phi chính phủ hoặc phi lợi nhuận nhưng không vì thế mà mất cảnh giác, bởi
những trang này có thể đăng tải thông tin chủ quan vì mục đích riêng của tổ chức
đó, chứ không hoàn toàn cung cấp thông tin khách quan cho người đọc. Kiểm tra
kỹ mục “Liên hệ” hoặc “Giới thiệu” trên trang tin để tìm kiếm thông tin về cá nhân
hoặc tổ chức đứng sau, xác định mức độ tin tưởng thông qua các thông tin được đề
cập như: chức danh, chức vụ, học hàm, học vị, mức độ phản hồi của người dùng,
tính xác thực của địa chỉ.Ba là, tin giả thường không được chú trọng về cấu trúc
ngữ pháp, thể thức văn bản, dễ có lỗi chính tả và ngữ pháp, không thống nhất.
Hình ảnh sử dụng trong bài viết đa phần là ảnh trên mạng hoặc được chỉnh sửa cho
phù hợp với nội dung nguồn tin. Cần kiểm tra xem ảnh có tồn tại trên không gian
mạng thông qua tính năng “Search Google for image”. Về mốc thời gian sử dụng
trong bài viết, tin giả được biên soạn và định dạng mốc thời gian không trùng với
thực tế, do đó, cần xem kỹ các mốc thời gian, sự kiện có trong nội dung tin và thời
gian đăng tải. Về các luận cứ, luận chứng trong bài viết, thông thường các tin giả
được tạo ra được dựa trên một câu chuyện, tình tiết có thực nhưng được làm giả ở
những nội dung quan trọng nhất.
Tóm lại, mạng xã hội không xấu, điều quan trọng là mỗi cá nhân phải tự xây dựng
được cho mình bản lĩnh tiếp nhận thông tin và vững vàng khi tham gia vào không
gian ảo vốn nhiều lợi ích nhưng không ít cạm bẫy này.

2. Câu hỏi về quy chế, quy định trong công tác đào tạo và công tác
sinh viên (4 điểm):
1. Sinh viên có hiểu biết như thế nào về chương trình đào tạo đang theo học?
Thời gian đào tạo và thời gian tối đa để hoàn thành chương trình đào tạo
được quy định như thế nào?
+ Chương trình đào tạo thể hiện chuẩn kiến thức, kỹ năng, thái độ và đạo đức nghề
nghiệp; khối lượng kiến thức toàn khóa học, thời gian đào tạo, quy trình đào tạo;
thang điểm học phần và cách thức đánh giá kết quả học tập của từng học phần.
+ Nội dung chương trình đào tạo: được cấu trúc từ các học phần thuộc khối kiến
thức giáo dục đại cương và khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp.
+Thời gian đào tạo của mỗi sinh viên bao nhiêu năm sẽ tùy theo ngành, tuy nhiên
hầu hết thời gian là 4 năm và thời gian tối đa để hoàn thành chương trình đào tạo
của các ngành là 8 năm.

2. Những trường hợp nào sinh viên phải đăng ký học lại? Những trường
hợp nào sinh viên được đăng ký học cải thiện điểm?
* Trường hợp sinh viên phải đăng ký học lại:
+ Học phần bắt buộc bị điểm F phải đăng kí học lại học phần đó cho đến khi đạt
điểm D.
+ Học phần tự chọn bị điểm F phải đăng kí học lại học phần đó hoặc đổi sang học
phần tự chọn khác cho đến khi đạt từ điểm D trở lên, trừ trường hợp đã tích lũy đủ
số tín chỉ tự chọn theo quy địnhcủa chương tình đào tạo theo học.

* Trường hợp sinh viên được đăng ký học cải thiện điểm:
+ Điểm học phần được xếp loại đạt (từ điểm D trở lên) được đăng ký học lại để cải
thiện điểm. Điểm chính thức của học phần là điểm cao nhất trong các lần sinh viên
đăng ký học và kiểm tra, thi.
3. Liên quan đến học vụ: những trường hợp nào sinh viên bị Nhà trường
ra quyết định cảnh báo kết quả học tập? Trường hợp nào thì sinh viên bị buộc
thôi học?
* Liên quan đến học vụ những trường hợp sinh viên bị nhà trường ra quyết định
cảnh báo kết quả học tập là:
- Tổng số tín chỉ không đạt trong học kì vượt quá 50% tín chỉ đã đăng kí học;
- Tổng số tín chỉ nợ đọng từ đầu khóa học vượt quá 24 tín chỉ.
- Đạt dưới 0.8 đối với học kì đầu của khóa học, dưới 1,0 đối với các học kì kế tiếp.
- Điểm trung bình tích lũy đạt dưới 1,2 đối với sinh viên trình độ năm thứ nhất.
- Điểm trung bình tích lũy đạt dưới 1,4 đối với sinh viên trình độ năm thứ hai.
- Điểm trung bình tích lũy đạt dưới 1,6 đối với sinh viên trình độ năm thứ ba.
- Điểm trung bình tích lũy đạt dưới 1,8 đối với sinh viên trình độ các năm tiếp
theo.
* Trường hợp sinh viên bị buộc thôi học là:
- Có số lần cảnh cáo học tập vượt quá 2 lần cảnh báo liên tiếp.
- Vượt quá 2 lần thời gian đào tạo đối với từng ngành học, chương trình đào tạo.

4. Sinh viên cho biết chuẩn đầu ra trình độ ngoại ngữ, tin học đối với
ngành mà mình theo học; và các ngành/ lớp khác đang được đào tạo tại
Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh.
* Chuẩn đầu ra trình độ ngoài ngữ
a) Đối với sinh viên ngành Luật:
- Chương trình đại trà:
+ Khoa Luật Hành chính - Nhà nước: tối thiểu 450 điểm TOEIC.
+ Khoa Luật Hình sự: tối thiểu 500 điểm TOEIC.
+ Khoa Luật Dân sự và Khoa Luật Quốc tế: tối thiểu 520 điểm TOEIC.
+ Khoa Luật Thương mại: tối thiểu 550 điểm TOEIC.
- Chương trình chất lượng cao:
+ Lớp tăng cường tiếng Anh: tối thiểu 650 điểm TOEIC.
+ Lớp tăng cường tiếng Pháp: tối thiểu DELF-B1.
+ Lớp tăng cường tiếng Nhật: tối thiểu JLPT3 - N3.
+ Lớp giảng dạy bằng tiếng Anh:
○ Đối với sinh viên Việt Nam và sinh viên nước ngoài đến từ các nước không nói
tiếng Anh: đạt từ 6,5 điểm IELTS trở lên.
○ Đối với sinh viên đến từ các nước nói tiếng Anh và sinh viên đã học và tốt
nghiệp từ chương trình trung học phổ thông trở lên mà ngôn ngữ sử dụng trong quá
trình học là bằng tiếng Anh: được Nhà trường xét đạt điều kiện chuẩn đầu ra trình
độ tiếng Anh.
b) Đối với sinh viên ngành Luật Thương mại quốc tế: tối thiểu 550 điểm TOEIC.
c) Đối với sinh viên ngành Quản trị kinh doanh và ngành Quản trị - Luật:
- Lớp đại trà: tối thiểu 550 điểm TOEIC.
- Lớp chất lượng cao: tối thiểu 650 điểm TOEIC.
d) Đối với sinh viên ngành Ngôn ngữ Anh:
- Tiếng Anh:
+ IELTS đạt điểm từ 6,5 trở lên.
+ Hoặc TOEFL iBT đạt điểm từ 81 trở lên.
+ Hoặc TOEIC quốc tế đạt điểm từ 700 trở lên.
- Đồng thời, ngoại ngữ thứ 2 đạt ở cấp độ 3 của Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc
dùng cho Việt Nam, gồm một trong sáu thứ tiếng:
+ Tiếng Pháp: đạt từ DELF A2 trở lên.
+ Tiếng Nhật: đạt từ JLPT N4 trở lên.
+ Tiếng Nga: đạt từ TRKI 1 trở lên.
+ Tiếng Trung: đạt từ HSK 3 trở lên.
+ Tiếng Đức: đạt từ ZD trở lên.
+ Tiếng Hàn: đạt từ KLPT I-2 hoặc KLAT I-2 hoặc TOPIK I-2 trở lên.
Chuẩn đầu ra trình độ tin học:
- Đối tượng: chỉ áp dụng đối với sinh viên theo học Chương trình đào tạo chất
lượng cao ngành Luật, ngành Quản trị kinh doanh và ngành Quản trị - Luật.
- Yêu cầu:
+ Đối với Lớp chất lượng cao tăng cường tiếng Anh, tiếng Pháp và tiếng Nhật: có
chứng chỉ MOS-Word.
+ Đối với Lớp chất lượng cao được giảng dạy bằng tiếng Anh: có chứng chỉ MOS-
Word và MOS-Excel.
5. Sinh viên cho biết các điều kiện để được xét công nhận tốt nghiệp và cấp
bằng cử nhân hệ chính quy trình độ đại học đối với lớp đại trà và lớp chất
lượng cao?
-Tích lũy đủ và đạt số học phần, số tín chỉ và hoàn thành các nội dung bắt buộc
khác theo yêu cầu của chương trình học.
- Điểm trung bình tích lũy của toàn khóa học được xếp loại từ học lực trung bình
trở lên, riêng lớp chất lượng cao là đạt loại khá trở lên.
- Hoàn thành các học phần điều kiện (giáo dục thể chất, giáo dục quốc phòng – an
ninh, ngoại ngữ, tin học) theo quy định của chương trình đào tạo.
- Tại thời điểm xét tốt nghiệp không bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc không
đang trong thời kì bị kỉ luật ở mức đình chỉ học tập.
- Có đơn (theo mẫu) gửi Phòng Đào tạo đề nghị được xét tốt nghiệp trong trường
hợp đủ điều kiện tốt nghiệp sớm hoặc muộn hơn so với thời gian theo kế hoạch học
tập chuẩn toàn khóa.
- Chuẩn đầu ra trình độ ngoại ngữ:
1. Đối với sinh viên ngành Luật:
*Chương trình đại trà:
+ Khoa Luật Hành chính – Nhà nước: tối thiểu 450 điểm TOEIC.
+ Khoa Luật Hình sự: tối thiểu 500 điểm TOEIC.
+ Khoa Luật Dân sự và Khoa Luật Quốc tê: tối thiểu 520 điểm TOEIC.
+ Khoa Luật Thương mại: tối thiểu 550 điểm TOEIC.
* Chương trình Chất lượng cao:
+ Lớp tăng cường Tiếng Anh: tối thiểu 650 điểm TOEIC.
+ Lớp tăng cường Tiếng Pháp: tối thiểu DELF – B1.
+ Lớp tăng cường tiếng Nhật: tối thiểu JLPT3 – N3.
+ Lớp giảng dạy bằng Tiếng Anh:
- Đối với sinh viên Việt Nam và sinh viên nước ngoài đến từ các nước không
nói Tiếng Anh: đạt từ 6.5 điểm IELTS trở lên.
- Đối với sinh viên đến từ các nước nói Tiếng Anh và sinh viên đã học và tốt
nghiệp từ chương trình THPT trở lên mà ngôn ngữ sử dụng trong quá trình là
Tiếng anh: được nhà trường xét đạt điều kiện chuẩn đầu ra trình độ Tiếng Anh.

6. Sinh viên có hiểu biết như thế nào về đăng ký học cùng lúc 2 chương
trình của 2 ngành đào tạo khác nhau?
Hiểu về đăng ký học cùng lúc 2 chương trình của 2 ngành đào tạo khác nhau
của em là :
a) Đã học xong học kỳ thứ 2 Chương trình đào tạo của ngành thứ nhất.
b) Có điểm trung bình chung tích lũy của ngành thứ nhất tính đến thời điểm đăng
ký học liên thông phải đạt từ 2,00 trở lên, tức là xếp hạng học Trung bình trở lên
(đối với khoá tuyển sinh gần nhất là từ Trung bình; nhưng trong quy chế là từ loại
Khá trở lên, còn tuỳ thuộc vào thông báo quyết định của Nhà trường).
c) Khi theo học Chương trình đào tạo liên thông, sinh viên được chuyển điểm của
những học phần có nội dung và khối lượng kiến thức tương đương đã thi đạt, có
trong Chương trình đào tạo ngành học thứ nhất.
d) Trong quá trình theo học Chương trình đào tạo liên thông, nếu sinh viên có điểm
trung bình chung học kỳ của ngành thứ nhất đạt dưới 2,00 (xếp hạng học lực yếu)
thì phải dừng việc đăng ký học các học phần trong Chương trình đào tạo liên thông
ở học kỳ tiếp theo.

7. Hệ thống tổ chức, quản lý công tác sinh viên?


Điều 17. Hệ thống tổ chức, quản lý công tác sinh viên:
Hệ thống tổ chức, quản lý công tác sinh viên của Nhà trường gồm: Hiệu trưởng ;
Phòng Công tác sinh viên, các Phòng, Trung tâm phụ trách công tác sinh viên;
Khoa; Cố vấn học tập và lớp sinh viên.

8. Các danh hiệu thi đua, khen thưởng định kỳ toàn diện đối với cá nhân,
tập thể lớp sinh viên?
Danh hiệu Thi đua, khen thưởng toàn diện, định kỳ đối với cá nhân và tập thể lớp
sinh viên gồm có:
a) Đối với cá nhân:
- Danh hiệu cá nhân gồm 3 loại: Khá, Giỏi, Xuất sắc.
b) Đối với tập thể lớp sinh viên:
- Danh hiệu tập thể lớp sinh viên gồm 2 loại: Lớp sinh viên Tiên tiến và Lớp sinh
viên Xuất sắc.

9. Nêu tóm tắt các hành vi sinh viên không được làm theo quy chế Công
tác sinh viên.
Hành vi sinh viên không được làm theo quy chế Công tác sinh viên:
1. Xúc phạm nhân phẩm, danh dự, uy tín, xâm phạm thân thể giảng viên, viên chức
quản lý giáo dục, nhân viên, người học của Nhà trường và người khác.
2. Gian lận trong học tập, kiểm tra, thi cử như: quay cóp, mang tài liệu vào phòng
thi, xin Điểm; học, thi, thực tập, trực hộ người khác hoặc nhờ người khác học, thi,
thực tập, trực hộ; sao chép, nhờ hoặc làm hộ tiểu luận, đồ án, khóa luận tốt nghiệp;
tổ chức hoặc tham gia tổ chức thi hộ hoặc các hành vi gian lận khác.
3. Hút thuốc, uống rượu, bia trong trường học; say rượu, bia khi đến trường, vào
lớp học.
4. Tổ chức hoặc tham gia tụ tập đông người, biểu tình, khiếu kiện trái pháp luật; tổ
chức hoặc tham gia tệ nạn xã hội, gây rối an ninh, trật tự an toàn trong và ngoài
trường.
5. Tổ chức hoặc tham gia đua xe, cổ vũ đua xe trái phép.
6. Tổ chức hoặc tham gia đánh bạc dưới mọi hình thức.
7. Sản xuất, buôn bán, vận chuyển, phát tán, tàng trữ, sử dụng hoặc lôi kéo người
khác sử dụng vũ khí, chất nổ, các chất ma túy, các loại dược phẩm, hóa chất cấm
sử dụng; các tài liệu, ấn phẩm, thông tin phản động, đồi trụy và các tài liệu cấm
khác theo quy định của Nhà nước; tổ chức, tham gia, truyền bá các hoạt động mê
tín dị đoan, các hoạt động tôn giáo trong Nhà trường và các hành vi vi phạm đạo
đức khác.
8. Thành lập, tổ chức hoặc tham gia các hoạt động mang tính chất chính trị trái
pháp luật; tổ chức, tham gia các hoạt động tập thể hoặc cá nhân mang danh nghĩa
Nhà trường khi chưa được Hiệu trưởng cho phép.
9. Tổ chức, đăng tải, bình luận, chia sẻ bài viết, hình ảnh có nội dung dung tục, bạo
lực, đồi trụy, xâm phạm an ninh quốc gia, chống phá Đảng và Nhà nước; xuyên
tạc, vu khống, xúc phạm uy tín, làm tổn hại quyền lợi của Nhà trường, tổ chức
khác, danh dự và nhân phẩm của cá nhân trên không gian mạng.
10. Tổ chức hoặc sử dụng, phân phối, phát hành, sao chép các ấn phẩm, tác phẩm,
công trình nghiên cứu được bảo hộ quyền tác giả trái với quy định của pháp luật sở
hữu trí tuệ trong và ngoài trường.
11. Tổ chức hoặc tham gia các hoạt động vi phạm pháp luật khác.

10. Kết quả đánh giá điểm rèn luyện được sử dụng để làm gì?
1. Kết quả đánh giá rèn luyện từng học kỳ, năm học của sinh viên được lưu trong
hồ sơ quản lý sinh viên của trường, được sử dụng trong việc xét duyệt học bổng,
xét khen thưởng - kỷ luật, xét thôi học, ngừng học, xét lưu trú ký túc xá, xét giải
quyết việc làm thêm, xét miễn giảm chi phí, dịch vụ và sinh hoạt trong ký túc xá và
các ưu tiên khác tùy theo quy định của cơ sở giáo dục đại học.
2. Kết quả đánh giá rèn luyện toàn khóa học của sinh viên được lưu trong hồ sơ
quản lý người học của cơ sở giáo dục đại học, làm căn cứ để xét thi tốt nghiệp, làm
luận văn hoặc khóa luận tốt nghiệp.
3. Kết quả đánh giá rèn luyện toàn khóa học được ghi chung vào bảng điểm kết
quả học tập và lưu trong hồ sơ của sinh viên khi tốt nghiệp ra trường.
4. Sinh viên có kết quả rèn luyện xuất sắc được cơ sở giáo dục đại học xem xét
biểudương, khen thưởng.
5. Sinh viên bị xếp loại rèn luyện yếu, kém trong hai học kỳ liên tiếp thì phải tạm
ngừng học ít nhất một học kỳ ở học kỳ tiếp theo và nếu bị xếp loại rèn luyện yếu,
kém hai học kỳ liên tiếp lần thứ hai thì sẽ bị buộc thôi học.

11. Tham gia bảo hiểm là nhiệm vụ của sinh viên. Nếu sinh viên không
tham gia bảo hiểm y tế sẽ bị xử lý như thế nào?
- Căn cứ Khoản 21 Điều 12 Luật Bảo hiểm y tế 2006 quy định sinh viên là một
trong những đối tượng có trách nhiệm tham gia bảo hiểm y tế. Theo Khoản 1 Điều
57 Nghị định 176/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh
vực y tế thì hành vi không đóng bảo hiểm y tế của đối tượng có trách nhiệm tham
gia bảo hiểm y tế sẽ bị cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 50.000 đồng đến 100.000 đồng.
Đồng thời, buộc nộp số tiền phải đóng vào tài khoản thu của quỹ Bảo hiểm y tế.

12. Những nội dung cơ bản mà Cố vấn học tập hỗ trợ sinh viên trong quá
trình học tập tại trường?
1. Đối với các lớp năm thứ nhất, cuộc họp đầu tiên của học kỳ chính thứ nhất:
- Đọc quyết định thành lập Ban cán sự (BCS) lớp. Phân công nhiệm vụ BCS lớp,
làm rõ mối quan hệ công tác giữa CVHT và lớp.
- Phổ biến cho sinh viên biết những nét cơ bản về bộ máy tổ chức Nhà trường và
cơ cấu tổ chức của khoa/bộ môn.
- Hướng dẫn nội dung cơ bản của các Quy chế, quy định hiện hành tại Nhà trường
liên quan đến sinh viên.
- Phổ biến những nét cơ bản cần lưu ý về phương pháp học tập, phương pháp
NCKH ở bậc đại học trong những năm học tập tại trường.
- Phổ biến các công việc khác theo yêu cầu quản lý của khoa/bộ môn và của Nhà
Trường có liên quan đến lớp.
2. Đối với các lớp từ năm thứ hai, cuộc họp đầu tiên của học kỳ chính thứ nhất:
- Tổ chức đại hội lớp, báo cáo tổng kết, phương hướng hoạt động của năm học, bầu
BCS lớp, phân công trong BCS lớp.
- Phổ biến những thay đổi trong các quy định hiện hành (nếu có).
- Phổ biến các công việc khác theo yêu cầu quản lý của Trường/Khoa/Bộ môn có
liên quan đến lớp.
3. Cuộc họp hàng tháng:
- Tình hình chấp hành quy định về học tập (việc lên lớp, tự học, kiểm tra, thi hết
môn...).
- Tình hình chấp hành quy định về công tác sinh viên;
- Các công việc khác theo yêu cầu quản lý của trường và khoa/bộ môn có liên quan
đến lớp.
- Riêng cuộc họp lớp vào cuối học kỳ chính có thêm nội dung xét điểm rèn luyện
của sinh viên.
- Cuộc họp tháng đầu của kỳ chính: sơ kết học kỳ trƣớc, đánh giá kết quả học tập
và rèn luyện học kỳ trước và bàn phương hướng, biện pháp cho học kỳ hiện tại.
Nhấn mạnh những thay đổi của quy định hiện hành.
4. Việc thực hiện các nội dung khác được nêu tại điều 4 quy chế này được tiến
hành bằng hình thức trực tiếp giữa CVHT và Sinh viên tại văn phòng Khoa/ Bộ
môn hoặc qua Email.

You might also like