Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

Bài thi giữa kỳ Kinh tế Chính trị Mác Lê Nin

Trong cuộc sống chúng ta ngày nay hàng hóa giữ vị trí quan trọng. Hàng hóa phục vụ con người và
có ý nghĩa trong các mặt của đời sống. Theo kinh tế chính trị Mác cho rằng: “Hàng hoá là sản phẩm
của lao động có thể thoả mãn nhu cầu nào đó của con người và dùng để trao đổi với nhau”. Dựa
vào định nghĩa này, tôi cho rằng mì gói có thể thỏa mãn được khái niệm hàng hóa, không những thế
mì gói cũng cho thấy được những đặc điểm mà hàng hóa mang theo như giá trị sử dụng và lao động
cụ thể của sản xuất hàng hóa.

Trước tiên, bàn về giá trị sử dụng của mì gói. Giá trị sử dụng được xem là công dụng của hàng hóa
nhằm đáp ứng nhu cầu của con người, bất kể là nhu cầu trực tiếp hay gián tiếp. Nhu cầu trực tiếp
của con người chính là ăn, no bụng và được thỏa mãn cơn đói, dựa vào nhu cầu trực tiếp như vậy,
mì gói đã thỏa mãn được việc ăn uống, cung cấp năng lượng tức thời cho con người (Le, 2022).
Không những thế dựa vào lịch sử ra đời của mì gói có thể thấy được giá trị sử dụng của mì gói dựa
vào việc đáp ứng nhu cầu gián tiếp của con người. 

Đó là thời điểm sau chiến tranh thế giới thứ hai, nạn đói bắt đầu hoành hành ở Nhật Bản, lương
thực trong tình trạng thiếu thốn nghiêm trọng, nhu cầu có được lương thực khô, làm từ bột mì có
thể bảo quản lâu (vì Mỹ đã viện trợ một lượng lớn bột mì cho Nhật) đã thôi thúc ông Momofuku
Ando sáng chế ra một loại thức ăn mới. Và đó chính là mì gói, một loại mì chiên giúp tăng thời gian
bảo quản và dễ dàng sử dụng khi dùng có thể đổ nước sôi và ăn (Trang, 2017). Như vậy, nhờ vào
nhu cầu gián tiếp của con người đó là cần chế biến bột mì trở thành thực phẩm và bảo quản lâu để
vượt qua nạn đói, có thể thấy được giá trị sử dụng của mì gói. 

Vậy lao động cụ thể để tạo ra mì gói là gì? Lao động cụ thể được hiểu là lao động có ích dưới một
hình thức cụ thể của những nghề nghiệp, chuyên môn nhất định. Để tạo ra mì gói hoàn chỉnh, cần
trải qua các công đoạn chính như sau: 
Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu:
Bước 2: Trộn bột
Bước 3: Cán
Bước 4: Cắt sợi, đùn bông:
Bước 5: Cắt định lượng:
Bước 6: Chiên
Bước 7: Làm nguội
Bước 8: Cấp gói gia vị
Bước 9: Đóng gói
Bước 10: Kiểm tra chất lượng sản phẩm: Cân trọng lượng, dò dị vật và kim loại
Bước 11: Đóng thùng
Những bước nêu trên cũng chính là những lao động cụ thể để hoàn thành việc tạo ra hàng hóa mì
gói (QUY TRÌNH TẠO NÊN MÌ ĂN LIỀN NHƯ THẾ NÀO?, 2020).
(QUY TRÌNH TẠO NÊN MÌ ĂN LIỀN NHƯ THẾ NÀO?, 2020)

Hiện nay mì gói được xem là một món hàng hóa không thể thiếu trong những gia đình lớn nhỏ vì
tính chất nhanh, gọn và tiện lợi của nó. Một mặt khác, đã có nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng mì gói gây
ra những vấn đề về sức khỏe nghiêm trọng cho người sử dụng như: béo phì, gia tăng quá trình lão
hóa, sỏi thận, loãng xương, tăng nguy cơ ung thư, gây nóng trong người, hại cho gan, dạ dày, thận,
gây tiểu đường, tim mạch,...(Huyền, 2021). Như vậy có thể thấy bên cạnh giá trị sử dụng là chống
đói, tiện lợi, hiện nay có không ít những tác hại đi kèm theo với giá trị sử dụng.

Để gia tăng giá trị sử dụng của hàng hóa mì gói, tôi có những đề xuất như sau: Áp dụng công nghệ
cao trong việc làm khô sợi mì thay vì sử dụng dầu chiên thông thường; Không bỏ các chất độc hại
nhằm kéo dài thời gian bảo quản sợi mì; Nâng cao chất lượng dây chuyền sản xuất, an toàn vệ sinh
thực phẩm nhằm đảm bảo sức khỏe người tiêu dùng. 

Thông qua bài viết này tôi đã trình bày về khái niệm hàng hóa và vì sao xem mì gói là một loại hàng
hóa, giá trị sử dụng và lao động cụ thể mà mì gói có, cuối cùng là đề xuất những giải pháp để nâng
cao giá trị sử dụng cho mì gói. 
Tham khảo

Huyền T. (2021, August 30). Những tác hại “kinh hoàng” của mì tôm với sức khỏe mà bạn chưa biết.
Báo điện tử Tiền Phong. https://tienphong.vn/nhung-tac-hai-kinh-hoang-cua-mi-tom-voi-
suc-khoe-ma-ban-chua-biet-post1371255.tpo#:%7E:text=Trong%20m%C3%AC%20ch
%E1%BB%A9a%20kh%C3%A1%20nhi%E1%BB%81u,%C4%91%E1%BA%A7y%20h%C6%A1i
%2C%20%C4%91au%20d%E1%BA%A1%20d%C3%A0y%E2%80%A6
Le Q. (2022, March 9). Lợi ích và tác hại của mì tôm, cách ăn mì. BepXua. https://bepxua.vn/loi-ich-
va-tac-hai-cua-mi-tom/
QUY TRÌNH TẠO NÊN MÌ ĂN LIỀN NHƯ THẾ NÀO? (2020, June 24). Chuyển giao công nghệ-Dây
chuyền sản xuất-Máy móc thiết bị thực phẩm|IFOOD Việt Nam.
https://ifoodvietnam.com/quy-trinh-tao-nen-mi-an-lien-nhu-the-nao/
Trang Đ. (2017, November 7). Nguồn gốc ra đời của mì ăn liền mà không phải ai cũng . . . Công ty cổ
phần Vccorp. https://kenh14.vn/tuan-nao-cung-nau-mi-an-lien-nhung-it-ai-biet-nguon-goc-
ra-doi-cua-mon-nay-nhu-the-nao-20171107104612696.chn

You might also like