Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 362

1

MỤC LỤC
MỤC LỤC.................................................................................................................................1

Lời giới thiệu..............................................................................................................................5

Phẩm I......................................................................................................................................12

TẬP MỘT KỆ..........................................................................................................................12

1.1. CHÚ GIẢI BÀI KỆ TRUỞNG LÃO NI VÔ DANH...................................................12

2. CHÚ GIẢI BÀI KỆ TRƯỞNG LÃO NI MUTTA..........................................................17

3. CHÚ GIẢI BÀI KỆ TRƯỞNG LÃO NI PUNNA...........................................................19

4. CHÚ GIẢI BÀI KỆ CỦA TRƯỞNG LÃO NI TISSA....................................................21

5 – 10. CHÚ GIẢI NHỮNG BÀI KỆ TRƯỞNG LÃO NI TISSA KHÁC. v.v…..............22

11. CHÚ GIẢI BÀI KỆ TRƯỞNG LÃO NI MUTTA KHÁC................................................25

12. CHÚ GIẢI BÀI KỆ TRƯỞNG LÃO NI DHAMMADINNA.............................................27

13. CHÚ GIẢI BÀI KỆ TRƯỞNG LÃO NI VISAKHA....................................................33

14. CHÚ GIẢI BÀI KỆ TRƯỞNG LÃO NI SUMANA.....................................................34

15. CHÚ GIẢI BÀI KỆ TRƯỞNG LÃO NI UTTARA......................................................35

16. CHÚ GIẢI BÀI KỆ TRƯỞNG LÃO NI SUMANA LÀ NGƯỜI XUẤT GIA VÀO
LÚC TUỔI GIÀ...................................................................................................................36

17. CHÚ GIẢI BÀI KỆ TRƯỞNG LÃO NI DHAMMA....................................................37

18. CHÚ GIẢI BÀI KỆ TRƯỞNG LÃO NI SANGHA......................................................38

2.1. CHÚ GIẢI BÀI KỆ TRƯỞNG LÃO NI ABHIRUPA NANDA.................................39

2. CHÚ GIẢI BÀI KỆ TRƯỞNG LÃO NI JENTA............................................................42

3. CHÚ GIẢI BÀI KỆ CỦA TRƯỞNG LÃO NI SUMANGALAMATA..........................43

4. CHÚ GIẢI BÀI KỆ CỦA TRƯỞNG LÃO NI ADDHAKASI.......................................46

5. CHÚ GIẢI ĐOẠN KỆ TRƯỞNG LÃO NI CITTA........................................................49

6. CHÚ GIẢI BÀI KỆ TRƯỞNG LÃO NI METTIKA......................................................51

7. CHÚ GIẢI ĐOẠN KỆ TRƯỞNG LÃO NI MITTA.......................................................52

8. CHÚ GIẢI BÀI KỆ CỦA TRƯỞNG LÃO NI ABHAYAMATA..................................55

9. CHÚ GIẢI BÀI KỆ TRƯỞNG LÃO NI ABHAYA.......................................................58

10. CHÚ GIẢI BÀI KỆ TRƯỞNG LÃO NI SAMA...........................................................62


2
3.1. CHÚ GIẢI CÁC BÀI KỆ TRƯỞNG LÃO NI SAMA KHÁC....................................63

2. CHÚ GIẢI BÀI KỆ TRƯỞNG LÃO NI UTTAMA.......................................................65

3. CHÚ GIẢI BÀI KỆ CỦA TRƯỞNG LÃO NI UTTAMA KHÁC.................................69

4. CHÚ GIẢI CÁC BÀI KỆ CỦA TRƯỞNG LÃO NI DANTIKA...................................70

5. CHÚ GIẢI BÀI KỆ TRƯỞNG LÃO NI UBBIRI...........................................................73

6. CHÚ GIẢI CÁC BÀI KỆ CỦA TRƯỞNG LÃO NI SUKKA............................................78

7. CHÚ GIẢI BÀI KỆ TRƯỞNG LÃO NI SELA..............................................................83

8. CHÚ GIẢI BÀI KỆ TRƯỞNG LÃO NI SOMA.............................................................87

4.1. CHÚ GIẢI BÀI KỆ CỦA TRƯỞNG LÃO NI BHADDA KAPILANI.......................89

1. CHÚ GIẢI BÀI KỆ TRƯỞNG LÃO NI VÔ DANH......................................................98

2. CHÚ GIẢI ĐOẠN KỆ CỦA TRƯỞNG LÃO NI VIMALA........................................100

3. CHÚ GIẢI CÁC ĐOẠN KỆ CỦA TRƯỞNG LÃO NI SIHA......................................104

4. CHÚ GIẢI ĐOẠN KỆ CỦA TRƯỞNG LÃO NI SUNDARI-NANDA.......................106

5. CHÚ GIẢI ĐOẠN KỆ CỦA TRƯỞNG LÃO NI NANDUTTARA............................114

6. CHÚ GIẢI ĐOẠN KỆ CỦA TRƯỞNG LÃO NI MITTAKALI..................................116

7. CHÚ GIẢI ĐOẠN KỆ CỦA TRƯỞNG LÃO NI SAKULA........................................118

8. CHÚ GIẢI ĐOẠN KỆ CỦA TRƯỞNG LÃO NI SONA.............................................124

9. CHÚ GIẢI ĐOẠN KỆ CỦA TRƯỞNG LÃO NI BHADDA KUNDALAKESA........129

10. CHÚ GIẢI ĐOẠN KỆ CỦA TRƯỞNG LÃO NI PATACARA.................................140

11. CHÚ GIẢI ĐOẠN KỆ THUỘC NHÓM BA MƯƠI TRƯỞNG LÃO NI..................152

12. CHÚ GIẢI ĐOẠN KỆ CỦA TRƯỞNG LÃO NI CANDA........................................154

6.1. CHÚ GIẢI ĐOẠN KỆ CỦA NĂM TRĂM TRƯỞNG LÃO NI LÀ CÁC BÀ MẸ.. 157

2. CHÚ GIẢI ĐOẠN KỆ CỦA TRƯỞNG LÃO NI VASITTHI......................................160

3. CHÚ GIẢI ĐOẠN KỆ TRƯỞNG LÃO NI KHEMA...................................................162

4. CHÚ GIẢI ĐOẠN KỆ CỦA TRƯỞNG LÃO NI SUJATA.........................................172

5. CHÚ GIẢI CÁC ĐOẠN KỆ CỦA TRƯỞNG LÃO NI ANOPAMA...........................174

6. CHÚ GIẢI ĐOẠN KỆ CỦA TRƯỞNG LÃO NI MAHA-PAJAPATI GOTAMI.......176

7. CHÚ GIẢI CÁC ĐOẠN KỆ CỦA TRƯỞNG LÃO NI GUTTA.................................196

8. CHÚ GIẢI ĐOẠN KỆ CỦA TRƯỞNG LÃO NI VIJAYA..........................................199


3
7.1. CHÚ GIẢI ĐOẠN KỆ CỦA TRƯỞNG LÃO NI UTTARA.....................................200

2.  CHÚ GIẢI ĐOẠN KỆ CỦA TRƯỞNG LÃO NI CALA............................................202

3. CHÚ GIẢI ĐOẠN KỆ CỦA TRƯỞNG LÃO NI UPACALA.....................................205

7.1. CHÚ GIẢI ĐOẠN KỆ CỦA TRƯỞNG LÃO NI SISUPACALA.............................208

7.1. CHÚ GIẢI ĐOẠN KỆ CỦA TRƯỞNG LÃO NI VADDHA-MATA.......................211

10. 1. CHÚ GIẢI ĐOẠN KỆ CỦA TRƯỞNG LÃO NI KISA GOTAMI........................215


4
5

Lời giới thiệu


 
Trưởng lão Ni Kệ đã nhận được rất nhiều chú ý bên phương Tây
cả trăm năm qua. Tập chú giải này nguyên thủy do ngài Pischel
ấn bản, bản thảo theo mẫu tự Latin vào năm 1883, và tái bản lần
thứ hai, cộng với phần phụ lục do ngài K.R. Norman và L.
Alsdorf xuất bản vào năm 1966. Bà Rhys Davids đã xuất bản, bản
dịch tiếng Anh các đoạn kệ này dưới tựa đề Những đoạn kệ
Trưởng lão Ni (Psalms of the Sisters) vào năm 1909. Bà cũng
gồm cả các trích đoạn, trích từ tập chú giải đưa ra các chuyện kể
chi tiết về các Trưởng lão Ni. K.R. Norman cũng đã xuất bản,
dịch các đoạn kệ (ca vịnh) trưởng lão ni (Elders’ Verses II) vào
năm 1971, bao gồm một lời giới thiệu với phần thảo luận chi tiết
những khía cạnh như là một cách sắp xếp cả đoạn kệ, ngày tháng
và luật kệ được sử dụng. Bản dịch của bà Rhys Davids và tập tái
bản của bản dịch K.R. Norman, được gộp lại với tựa đề “Vần kệ
Các nữ tu Phật Giáo Cổ Đại” (1989)[1].
Trong bản dịch tập chú giải về các đoạn kệ này, tôi chủ yếu dựa
trên bản dịch các đoạn kệ được sửa lại của ngài K.R. Norman, và
bản phê bình của lần tái bản đầu tiên. Tôi không nhắc lại chi tiết
toàn bộ các bản chú giải; nhưng tôi cũng đã lồng ghép vào rất
Susan Murcott, Những người phụ nữ Phật giáo đầu tiên: Bản dịch và bản chú giải
1[?]

trưởng lão Ni kệ (Berkley, CA: Parallax press, 1991); S.Lienhard, “sur la structure
poétique des theratherigatha: thuyết nam nữ bình quyền, tính thẩm mỹ và tín nguỡng
trong tuyển tập kệ phật giáo nguyên thuỷ”, nghiên cứu lại Phật giáo XII (1995) 7-26,
135-55; Damayathi rawatti, bản dịch chọn lựa của trưởng lão ni kệ: Những bài kệ của
Nữ tu Phật giáo (colombo, Sri Lanka: Felix Printers, ca. 1983) Andew Schelling and
Anne Waldman, những bài kệ của tăng ni thời đức Phật (shambala, 1996); Kathryn R.
Blackstorn, người phụ nữ dưới những bước chân của đức Phật: Sự phấn đấu cho tự do
trong trưởng lão ni kệ (Richmond, Surrey: Curzon. 1998).
6
nhiều tham khảo để dễ dàng tra cứu tập Elders’Verses II. Những
lý do sử dụng một bản dịch khác bao gồm: theo sát cách giải thích
của ngài Dhammapala (ngay cả cho dù ngài có thể hiểu sai một
đoạn văn), cách giải thích khác nhau trong tập chú giải, và những
tham khảo cá nhân tôi về một số từ.
Tập chú giải này, thực tế chỉ là phần thứ hai của một bản văn lớn
hơn: dó là tập chú giải về Trưởng lão kệ và Trưởng lão Ni kệ.
Điều này có nghĩa là nhiều từ đã không được giải thích, do đã
được giải thích trong Trưởng lão kệ. Tôi cũng đưa ra tham khảo
về các đoạn văn này. Đối với cả hai tập chú giải Trưởng lão kệ và
Trưởng lão Ni kệ, và những đoạn trong Apadana có liên quan đến
các đoạn kệ này, cũng được bao gồm trong phần chú giải các
đoạn kệ này; một số đoạn kệ trong Apadana thấy xuất hiện trong
tập chú giải Trưởng lão Ni kệ, không thấy xuất hiện trong bộ sưu
tập có cùng tên đó, hay chỉ là một số nhỏ các đoạn kệ có cùng tên.
Chính vì tôi đang chuẩn bị ấn bản lần thứ nhì các bản văn Pali
trong lúc dịch thuật, thế nên tôi không cần ghi thêm các chú thích
có liên quan được ưa chuộng hơn; các tham khảo trong trang
được in đậm và trong ngoặc kép, được trích nguyên văn từ bản
gốc của Muller xuất bản năm 1883, chính vì đây là một ấn bản
được sử dụng trong văn chương cho đến giờ phút này.
Tôi giữ nguyên các từ, trích từ các đoạn kệ trong bản dịch mẫu tự
latin, để có thể làm rõ hơn trong khi ngài Dhammapala sử dụng
cùng các từ đó trong tập chú giải. Khi một từ khác được sử dụng,
hay khi một từ ghép được tách thành hai từ, tôi chỉ in nghiêng các
từ khác nhau mà thôi. Với cách tiếp cận này, không nhất thiết
phải thêm cách chú giải như “tận ngữ pháp khác”, trong bản dịch
tiếng Anh, tôi đã in nghiêng các từ trong chính các câu kệ khi
chúng được trích nguyên văn trong tập chú giải về các đoạn kệ.
Tôi luôn tri ơn sự trợ giúp của bạn bè và các học giả đã dành cho tôi
trong nhiều năm qua, và tôi cũng đặc biệt phải cám ơn Hội Thánh
Điển Pali đã cho phép tôi được hoàn tất tác phẩm này.
                   Tuy nhiên Bậc Chánh Đẳng Giác liên kết với tám
phẩm chất cần thiết để thành “Phật Toàn Giác” được khẳng
định là một “Con người hiện hữu” có giới tính [nam] cụ thể
…”
Giờ đây chúng ta có dịp tiếp cận bản chú giải các đoạn kệ liên
quan đến chư vị Trưởng lão Ni. Ở đây, đã một lần chúng tôi giải
7
thích đầy đủ ngay từ đầu, là một khi vị Tỳ khưu Ni đã xuất gia và
thọ cụ túc giới đầy đủ, điều đó cho thấy việc giải thích này đã rõ
ràng và hiển nhiên, trong khi có nhiều đoạn kệ xuất hiện trong
quá trình chú giải; chính vì thế phần thảo luận ngắn gọn này được
đưa ra, nhằm làm rõ nghĩa các đoạn kệ đó ngay từ đầu.
Tuy nhiên Bậc Chánh Đẳng Giác liên kết với tám phẩm chất cần
thiết để thành “Phật Toàn Giác” được khẳng định là một “Con
người hiện hữu” có giới tính [nam] cụ thể …”. Ngài đã phát đại
nguyện thành Phật Toàn Giác, và được Đức Phật tổ Dipakara thọ
ký là Ngài sẽ chứng đắc Phật Chánh Đẳng Giác, trong số hai mươi
tư vị Như Lai, sau khi Ngài thành tựu tam thập Ngài đã thành tựu
toàn hảo tới mức tột đỉnh phước lành cho họ hàng, cho cõi thế gian
và chư phật; rồi sau đó tái sanh nơi Cõi Trời Đâu Xuất [2] (Tusita).
Đến đúng thời gian qui định, chư thiên Thập Vạn Thế Giới đã thỉnh
Ngài tái sanh nơi cõi nhân loại làm người để trở thành Phật Toàn
Giác, nói rằng:
      Hỡi vị Anh Hùng vĩ đại, thời giờ đã điểm, hãy đầu thai nơi
lòng mẹ. Hãy giúp cả chúng sanh cùng chư thiên vượt qua đại
dương sanh tử [vòng luân hồi]. Hãy giác ngộ [để chấm dứt] khổ
đau”*
Ngài đã tái sanh theo lời thỉnh của chư thiên[3] đó và thực hiện năm
pháp quán chiếu. Thế rồi thức tỉnh[4] và chánh niệm, Ngài đã thọ
thai trong lòng người mẹ sống trong hoàng cung. Đại vương
Suddhodana thuộc dòng họ Thích Ca; ngài lưu lại trong lòng mẹ
mười tháng, tỉnh giác và Ngài xuất khởi lòng mẹ, sinh ra trong
cánh rừng Lumbini. Biết bao nhiêu nữ tỳ đã chăm sóc Ngài thật
cẩn thận v.v…Ngài lớn lên trong vòng tay âu yếm của biết bao

2 ?
[ ]  Cõi Trời Đâu Xuất là nơi các vị Bồ Tát được tái sanh trước lần tái sanh cuối cùng trên
cõi đời này (xin đọc Tăng Chi Bộ Kinh (A) II [GS II 134). Một kiếp sống nơi Cõi Trời Đâu
Xuất (Tusita) là bốn ngàn năm bằng với bốn trăm năm trên cõi con người (xin đọc Tăng
Chi Bộ Kinh (A) I 214 (GI I 193). Điều này được đưa ra trong Bản văn Phật tông Bv-a 54
(CSM 80) giống như sáu mươi ngàn năm và năm mươi bảy vạn triệu năm. 
3 ?
[ ] Trong Ja I 48 (SGB 64) và Bv-a 273 (CSM 390) vin Như Lai không đưa ra bất kỳ lời
bảo đảm nào nhưng trước tiên ngài thực hiện trạch pháp, thế rồi đưa ra lời bảo đảm.
Thup cho rằng chư thiên ước mong được nhìn thấy nhiều người tái sanh nơi các cõi thiên
giới.
4 ?
[ ] Trung Bộ Kinh (M) III 119 (MLS III 165, MLDB 980). Xin đọc D II 12 (DB II 8. LDB
230). Trung Bộ Kinh (M) chỉ đề nói rằng ngài đã ý thức và thiền định khi vào lòng mẹ,
Bv I 69, Bv-a 55 (CSM 83); Bv chỉ đề cập đến việc tái sanh của ngài mà thôi. cũng xin
đọc TP 318: “một số người cho rằng hiểu rõ thông qua khởi đầu nền tảng khôn ngoan
của ngài.” đây là một trong số rất nhiều cách giải thích về điều tạo thành việc chu tất
được bốn nền tảng khôn ngoan, chân lý, an bình và diệt dục.
8
nhiêu người thân và người hầu hạ trong ba toà lâu đài[5] dành riêng
cho ngài, cùng với biết bao nhiêu dục lạc chư thiên. Một thay đổi
mạnh mẽ đã nổi lên khi ngài chứng kiến một người già, một người
bệnh và một người chết. Ngài nhận ra mối nguy hiểm nơi những
thú vui dục lạc trong cung và những lợi ích do việc xuất gia (từ bỏ
cuộc sống gia đình)[6] đem lại. Vào chính ngày hoàng tử Rahula,
con trai của ngài chào đời, ngài đã lên ngựa Kanthaka, chúa tể loài
ngựa; và đi theo ngài là người đầy tớ trung thành Sa Nặc
(Channa) Ngài đã lên đường vào đúng nửa đêm và thực hiện
chuyến Xuất Gia Vĩ Đại. Băng qua cổng thành có Chư Thiên [7] mở
cổng cho ngài. Thời gian còn lại trong đêm đó, ngài đã vuợt qua ba
vương quốc[8] và đến bờ sông Anoma. Rồi Ngài tiếp nhận y phục
giải thoát do vị đại phạm thiên Ghatikara dâng và ngài xuất gia [9].
Ngay lập tức ngài trở thành vị trưởng lão danh tiếng trong suốt sáu
mươi năm, được an trú thanh thản.
Ngài đã sống đời sống sa môn, ngài du hành tới thành Rajagaha,
và thọ dụng những vật thực do bá tánh dâng cúng ngay trên triền
dốc ngọn đồi có tên là Pannava. Đức vua xứ Magandha thỉnh ngài
cùng trị vì vương quốc, nhưng ngài đã từ chối. Thế rồi ngài du
hành tới khu rừng thuộc sở hữu của ngài Bhaggava rồi thấu triệt
giáo pháp[10]. Sau đó ngài cũng cầu pháp với Alara và Uddaka,
5
[?] Ja I 58 (SGB 77), Bv XXVI-14tt., Bv-a 278tt. (CSM 398-400). Tên các toà lâu đài đó
như sau: Ramma, Suramma, Subhaka (xin đọc CV, tr. 95 số 4 và Bv-a 278 (CSM 398)
để biết thêm những tên khác nữa.) Ja và Bv cho rằng có tới 40.000 vũ nữ. Bv XXI-17 chỉ
nói tới 40.000 phụ nữ.
[ ] Ja I 58tt (SGB 78tt) Bv-a 279tt. (CSM 400tt). tướng thứ tư được nhân cách hóa thành
6 ?

một ẩn sĩ trong những bài tường thuật này. Dhp-a I 84tt. (BL I 195) nói tới ba sứ giả và
“một vị xuất gia” (pabbajita), không nhất thiết là một con người được dịch trong BL. Xin
cũng đọc các sứ giả chư thiên trong Tăng Chi Bộ Kinh (A) I 138tt. (GS I 121tt), là ba điều
đầu tiên được nêu lên ở đây và Trung Bộ Kinh (M) III 178tt. (MLS III 223tt. MLDB 1029tt.)
trong đó lại đưa thêm hai tướng khác nữa; đó là một đứa bé (sanh) và các ác nghiệp bị
trừng phạt ở đây và lúc này (“còn gì xẩy ở đây sau đó?”) xin đọc D II 21tt. (DB II 18-22.
LDB 207-10) để biết thêm về vị Phật Vipassi trước đó.
[ ]  Ja 63 (SGB 84) và Bv-a 9. 282 (CSM 9, 405) cho là các vị Chư Thiên đang cư trú
7 ?

bên trong cổng thành đã mở cổng cho ngài.


[ ] DPPN (dưới sông Anoma) nêu lên ba vương quốc đó là vương quốc của những người
8 ?

Thích Ca, Koliyas và Mallas, Exp. I 43 (trích tác giả chú giải người Miến tên là
Ariyalatkara) lại đưa ra tên ba vương quốc đó là Kapilavatthu, Devadaha, Koliya.
9
[?] Ja I 65 (SGB 87), Sn-a II 382, Bv 284 (CSM 407). Cờ trướng Bậc A-la-hán chính là y cà sa.
Trong Bv-a ghi ở số ít trong đó y cà sa được đề cập đến rằng ngài được ban tặng tám đồ thiết yếu
của vị ẩn sĩ.
10
[?]
Vị Đạo sư này (tên có nghĩa là ‘người kệ gốm’) hình như không được nói tới ở nơi
nào khác. Năm vị đạo sư (hay nhóm các vị đạo sư), gồm cả một chư thiên, được nói tới
trong Mil 235tt (QKM 44-6, xin đọc tr. 45, số 4; MQ II 38tt.) quả thật, như Rhys Davids
cho biết, trong cuộc đời về Đức Phật Cồ Đàm đã không đề cập gì đến giọng nói của vị
Chư Thiên động viên ngài xuất gia.
9
nhưng vẫn chưa đủ để chứng giác ngộ, đến đúng thời gian qui
định ngài lên đường tới khu rừng Uruvela.
Tại đó ngài đã thực hành khổ hạnh trong vòng sáu năm rồi phát
hiện ra mình vẫn chưa am hiểu đầy đủ chân lý qua việc khổ luyện
đó, nghĩ rằng, “Đây vẫn chưa phải là chánh đạo dẫn đến giác
ngộ.” Ngài đã lấy lại sức mạnh sau một vài ngày dùng bữa bình
thường. Vào ngày rằm tháng ba/ tháng tư (Visakha), ngài đã dùng
vật thực tuyển chọn nhất do Sujata đem đến dâng ngài. Sau khi đã
bỏ bát khất thực bằng vàng [trôi ngược dòng sông] ngài kết luận,
“Hôm nay ta sẽ chứng Toàn Giác.” Vào buổi tối Long Vương tên
là Kata đã tán thán những phẩm chất ngài đã đạt được. Ngài
thượng Bồ Đề Đạo Tràng (“tòa Giác Ngộ”), và ngồi vào vị trí
không lay chuyển, là tòa bách chiến bách thắng, nhìn về hướng
Đông. Dựa trên tứ pháp chánh tinh tấn[11], ngài đã đánh cho đạo
quân Ma Vuơng tan tác khắp nơi ngay trước lúc hoàng hôn buông
xuống. Trong canh đêm đầu tiên ngài nhớ lại tiền kiếp của mình,
đến canh nửa đêm ngài thanh tịnh thiên nhãn và vào canh cuối
cùng ngài an trú tuệ giác kiến thức nhân quả. Ngài khiến tuệ giác
của mình ngày càng phát triển, chế ngự được duyên khởi tính qua
lại và đạt đến Giác Ngộ hoàn hảo bất khả chia sẻ với tha nhân, chỉ
vị Phật Như Lai mới chứng đắc mà thôi[12].
Ngài lưu lại nơi đó suốt một tuần trong tình trạng thọ thánh quả
triệt hạ. Ngài còn lưu lại thêm một tuần lễ nữa dưới cội Bồ Đề
trong tình trạng đó. Ngài đã dùng bữa được dọn cho ngài với
những viên mật ong ngay dưới gốc cây đa Rajayatana. Và rồi
ngồi thiền dưới gốc cây chuối Ajapala. Ngài duyệt xét lại toàn bộ
Giáo Pháp của mình.
Ngài tỏ ra miễn cưỡng thuyết giải chân đế đó. Thế rồi, do vị Đại
Phạm Thiên yêu cầu, với Phật nhãn Ngài đã ngắm nhìn cõi thế
gian, nhận ra chúng sanh được chia thành nhiều hạng với căn nhậy
[?] Tăng
11
Chi Bộ Kinh (A) I 50 (được trích trong Ja I 71 (SGB 94] và Ap-a 76) cho thấy
không hề lay chuyển cho dù da thịt, gân cốt và máu có khô hết. Mp III 94 gọi đây là
“được phú bẩm cho bốn loại quyết tâm chánh tinh tấn.” Xin đọc thêm. Sn 433ff. cũng
cho thấy cho dù máu mật đờm và thịt có khô tàn đi, “Bốn Chánh tinh Tấn” có thể liên
quan đến tứ chánh tinh tiến (samma-ppadhana): giúp tạo ra phát triển những hiện trạng
tâm thiện và ngăn ngừa những hiện trạng tâm bất thiện. (xin đọc thêm Trung Bộ Kinh
(M) II 11 (MLS II 211tt. MLDB 636tt.] điều này ta gọi là “năng lực kiềm chế”(viriya-
samvara) trong Thanh Tịnh Đạo 7 (tr. I. 18).
[ ] Phần tường trình về đêm ngài chứng đắc giác ngộ được mô tả chi tiết trong Th-a 9tt.
12 ?

những bản tường trình trong Kinh tạng thường có những chi tiết thay đổi. Những chi tiết
này không nhất thiết mâu thuẫn với nhau và những cách trình bầy hình như thay đổi tuỳ
thuộc vào bối cảnh và con người hay nhiều con người được trình bày.
10
bén và căn u tối. v.v…Ngài đã hứa với vị Đại Phạm Thiên sẽ
thuyết giảng Giáo Pháp. Thế rồi Ngài suy nghĩ rằng, “Ai sẽ là
người đầu tiên ta nghe giảng Giáo Pháp đây?” Biết rõ Atara và
Uddaka đã qua đời, ngài nghĩ rằng, “Chư vị Tỳ khưu thuộc nhóm
năm có thể giúp ta nhiều điều, giúp ta đủ thứ khi ta chú tâm tu
luyện chân đế. Điều gì sẽ xảy ra nếu trước tiên ta chọn diễn giải
Phật Pháp cho nhóm năm người này?”
Vào ngày rằm tháng sáu / tháng bảy (Asadhi) Ngài xuất khởi từ
gốc cây giác ngộ hướng về thành Baranasi trong chuyến du hành
mười tám do tuần, trên đường đi Ngài đã tranh luận giáo pháp với
ngài Ajivaka Upaka. Đến đúng thời gian qui định Ngài đã tới
Isipatana. Tại đó ngài đã diễn giải giáo Pháp cho nhóm năm
người với những bài kinh bắt đầu như sau, “Các vị xuất gia không
được tham gia vào hai thái cực”, và ngài khai tâm cho mười tám
kotis chư vị Phạm Thiên có Ađđasi-Kondađđa dẫn đầu được nếm
hương vị Giáo Pháp qua việc thuyết giảng bài khởi động Chuyển
Pháp Luân.
Ngày đầu tiên trong tuần trăng đó, ngài đã an trú Tỳ khưu
Bhaddiya nơi thánh quả Nhập Lưu; ngày thứ hai ngài an trú Tỳ
khưu Vappa; ngày thứ ba đến lượt Tỳ khưu Mahanama; và ngày
thứ tư là Tỳ khưu Assaji. Sau đó ngài đã khiến một số đông người
tham gia cuộc sống giới đức: gồm năm mươi lăm người, bắt đầu
với chàng trai Yasa; rồi đến ba mươi người Bhaddavaggians trong
khu rừng Kappasika; và rồi đến nhóm một ngàn vị ẩn sĩ búi tóc
trên đồi Gaya-sisa. Ngài cũng an trú mười một ngàn người bắt
đầu với nhà vua Bimbisara nơi thánh quả nhập lưu và một ngàn
người quy y Tam Bảo.
Ngài cũng tiếp nhận ngôi chùa Trúc Lâm (Veluvana) đang lúc lưu
lại đó, ngài cũng khai tâm cho Sariputta và Moggallana, là hai vị
đã trở thành các đồ đệ toàn hảo đệ nhất được coi như là các đồ đệ
thánh, sau khi chứng thánh quả A-la-hán. Trước đó họ đã chứng
thánh đạo đầu tiên [Nhập Lưu] nhờ Trưởng lão Assaji và sau khi
rời Trưởng lão Sađjaya, họ đã dẫn cả đoàn tùy tùng đông đảo đến
gặp Đức Phật.
Theo lời yêu cầu của Trưởng lão Kaludayi, ngài đã đến tới vùng
Kapilavatthu. Ngài đã cảm hoá những họ hàng thân thích ngạo
mạn và kiêu hãnh của mình phải khuất phục bằng Phép lạ song
thông. Ngài an trú cha ngài thánh quả Bất Lai cùng với Maha-
11
Pajapati thánh quả Nhập Lưu, ngài cũng tế độ cho chàng Nanda
và Rahula xuất gia và rồi Vị Đạo sư quay trở lại thành Rajagaha.
Vào một dịp khác, khi vị Đạo Sư còn lưu lại trong sảnh đường
Kutagara gần thành Vesali, Đại Vương Suddhodana đã chứng
thánh quả sau cùng. Sau khi đã chứng thánh quả A-la-hán ngay
khi ngài còn đang trị vì vương quốc dưới chiếc lọng trắng. Thế
rồi khát vọng xuất gia lại nổi lên nơi lệnh bà Maha-Pajapati. Cùng
với khát vọng đó, có năm trăm người vợ của những chàng trai trẻ
được chồng cho phép, cũng đã từ bỏ cuộc sống đời thường và
xuất gia ngay sau bài kinh Kalahavivada của bậc Đạo Sư  trên bờ
sông Rohini, họ đã đến gặp lệnh bà Maha-Pajapati. Tuy nhiên tất
cả họ đều muốn xuất gia trước sự chứng kiến của Đức Phật, và họ
đã thỉnh lệnh bà Maha-Pajapati làm lãnh đạo nói rằng,  “Chúng ta
sẽ xuất gia trước sự chứng kiến của ngài Đạo Sư.”
Bấy giờ nhân một dịp trước đó chính Maha-Pajapati cũng đã một
lần khẩn cầu xin Đạo Sư cho phép bà xuất gia nhưng Ngài từ
chối. Sau đó, bà đã đến yêu cầu người thợ cạo xuống tóc, mặc áo
cà sa mầu vàng và dẫn theo toàn bộ những phụ nữ dòng họ Thích
Ca đi theo bà, đến thành phố Vesali. Bà lại yêu cầu Trưởng lão
Ananda xin phép đấng thập lực cho bà được phép xuất gia và thọ
cụ túc giới đồng thời chấp nhận bằng cách thọ Bát Kỉnh Pháp.
Tuy nhiên toàn bộ các vị khác chỉ được xuất gia một bên [nơi
Tăng đoàn Tỳ khưu mà thôi][13].
Đây chỉ là phần tóm lược, nhưng những chi tiết đầy đủ chuyện kể
này đã được truyền lại cho chúng ta qua nhiều nguồn khác nhau
trong Kinh Phật. Giờ đây, sau khi đã nhận cụ túc giới Maha-
Pajapati đến gặp Đạo Sư, sau khi đảnh lễ Ngài, bà đứng sang một
bên. Thế rồi Đức Phật đã diễn giải giáo Pháp của Ngài cho bà. Bà

[?] Vin II 256tt (BD V 356tt) Maha-Pajapati có hỏi Đức Phật về “những phụ nữ Thích Ca
13

này” và cho biết chư vị có thể xuất gia cho chư vị ni. Xin đọc Ja II 393 (JS II 267. Còn về
phần người vợ chính của ngài Cồ Đàm” giải thích “Maha-Pajapati Gotami”) Sau đó, khi
Tăng Đoàn chư vị ni được thành lập thì phụ nữ được cả hai tăng đoàn xuất gia cho. Điều
này làm nổi lên ba hạng đối với việc xuất gia cho phụ nữ: (1) Maha-Pajapati Gotami, cụ
túc giới của chư vị này bao gồm chấp nhận bát kỉnh pháp quan trọng nhất.;(2) các phụ
nữ Thích Ca chỉ được chư ni ban cụ túc giới mà thôi; (3) toàn bộ phụ nữ đã được cả hai
phía xuất gia tiếp theo sau đó là: Tăng Đoàn chư vị và tăng đoàn chư vị ni. Ngoài ra
“được một bên chấp nhận xuất gia” (ekato-upasampanna) (xin đọc từ mục này trong tự
điển CPD) có liên quan tới những phụ nữ trước đó đã được Tăng đoàn ni xuất gia như là
một phần chuẩn bị để nhận xuất gia do Tăng đoàn . Nhưng người này thể hiện hai nhóm
thuộc hai loại cụ túc giới vào cuối Thi-a (xin cũng đọc dưới đây. tr.378): (1) những vị
nào nhận cụ túc giới đầy đủ do chính Đức Phật hay do Tăng Đoàn. (2) những vị nào chỉ
nhận cụ túc giới một lần hay hai lần (Maha-Pajapani Gotami được miễn trừ.)
12
nhận điều đó làm đề mục thiền từ nơi Đức Phật và rồi chứng đắc
thánh quả A-la-hán. Và năm trăm chư vị Tỳ khưu Ni còn lại cũng
chứng thánh quả A-la-hán vào cuối bài kinh Nandakovada.[14]
Khi Tăng đoàn chư vị Tỳ khưu Ni được thành lập một cách vững
vàng theo cách này, Tăng Đoàn đã phát tán khắp các ngôi làng
trong vùng, nơi thị trấn buôn bán, các thành thị và ngay cả tại thủ
đô vương quốc nữa. Những phụ nữ thuộc các gia đình tốt, các
nàng dâu các gia đình tốt, và các thiếu nữ trẻ tuổi đều biết Đức
Phật chứng Toàn Giác Ngộ và giáo Pháp Ngài hoàn toàn phù hợp
với chánh pháp và an trú thích hợp trong Tăng Đoàn. Họ đặt niềm
tin nơi giáo pháp. Lại có giao động mạnh mẽ nổi lên nơi họ liên
quan đến kiếp hiện hữu. Thế rồi họ xin phép chồng, mẹ cha và họ
hàng được xuất gia và dành trọn tâm tín cho giáo Pháp họ đã xuất
gia. Sau khi xuất gia họ đã tu luyện phước hạnh. Họ nhận lời
giảng dạy trước sự hiện diện của Đức Phật và toàn bộ chư vị Tỳ
khưu khác. Thế nồi, sau khi bị thôi thúc và cố gắng như vậy họ đã
chứng thánh quả A-la-hán chỉ trong một thời gian ngắn.
Giờ đây đề cập đến thành tích của mình bằng lời công bố long
trọng v.v.. vào nhiều thời điểm khác nhau. Sau đó những người tổ
chức Đại Hội đã thu thập các đoạn kệ và lồng ghép vào Kinh
Tạng trong Chương Nhất Kệ, v.v…nói rằng, “Những đoạn kệ này
được đặt tên là “Tỳ khưu Ni Kệ.” Việc phân loại những đoạn kệ
này thành nhiều chương khác nhau v.v…cũng đã được đề cập tới.
Tại đó, các đoạn đó chính là Chương Nhất Kệ và cũng là chương
đầu tiên.
Phẩm I
TẬP MỘT KỆ
1.1. CHÚ GIẢI BÀI KỆ TRUỞNG LÃO NI VÔ DANH
Và đây là bài kệ đầu tiên:
1. Hỡi Therika “Tỳ khưu Ni bé nhỏ”, hãy nằm ngủ yên trong an
lạc hạnh phúc, hỡi nàng thân đẫy đà với xiêm y nàng tự may che
phủ toàn thân, lòng tham dục đã lắng dịu xuống, giống như ghè
khô đựng trong lò cháy đỏ rực!
14
[?]Trung Bộ Kinh (M) III 270-7 (MLS III 322-328. MLDB I 120-5). Trưởng lão Nandaka
đã thực hiện bài kinh này cho chư vị ni hai lần. Sau lần thuyết giảng thứ hai, Đức Phật cho
rằng toàn bộ họ đã chứng đắc ít nhất thánh quả Nhập lưu (xin đọc. Ps V 97) xin cũng đọc
Ja II 392 (JS II 267tt).
13
Bài kệ này xuất xứ như thế nào? Người ta kể lại rằng trong quá
khứ có một thiếu nữ sống trong một gia đình tốt, nàng đã đặt trọn
niềm tin nơi giáo Pháp dưới thời Đức Phật Konagamana. Nàng đã
mời vị Đạo Sư dùng bữa. Ngày hôm sau nàng đã cho dựng một
sảnh đường làm bằng nhánh cây, trải cát làm bằng mặt đường, và
giương chiếc lọng trên sảnh đường đó. Sau khi đã thực hiện cúng
dường bắt đầu bằng dâng hoa và hương nhang, nàng đã thông báo
cho Đức Phật biết thời gian dùng bữa đã đến. Đức Phật đã đến và
ngồi trên tọa sàng được sửa soạn đặc biệt dành cho Ngài. Nàng
tán dương Đức Phật và dâng cúng cho Ngài đủ loại đồ ăn thức
uống rất thịnh soạn. Khi dùng bữa xong, lấy nước rửa tay và bát
khất thực, nàng đã cúng dường Đức Thiện Thệ một bộ y phục
gồm Tam y. Đức Thiện Thệ rất thanh tịnh [nhận lấy vật thí của
nàng] và lên đường. Nàng đã thực hiện việc phước nghiệp trong
suốt thời gian còn sống, cho đến lúc thọ mạng diệt, nàng tái sanh
nơi cõi Chư Thiên.
Nàng đã chu du tái sanh khắp cõi thiên đàng trong một kỷ nguyên
giữa các vị chư thiên cho đến khi Đức Thiện Thệ Kassapa tái
sanh trong một gia đình chủ gia nhân. Khi đến tuổi khôn lớn, một
thôi thúc mạnh mẽ đã nổi lên tronglòng liên quan đến sự hiện hữu
tái tục; nàng được xuất gia trong thiền viện đó, sau khi đã thọ cụ
túc giới đầy đủ, nàng luôn chu tất việc tu luyện giới Tỳ khưu Ni
trong suốt hai mươi ngàn năm. Sau khi qua đời, nàng được tái
sanh nơi cõi thiên giới và hưởng thù thắng thiên giới trong suốt
một thời đức Phật giữa hai vị Như Lai.
Dưới thời kỳ đức Phật hiện tại, nàng sanh ra trong một gia đình
sát đế lỵ giàu có cư ngụ trong thành Vesali. Nàng có tên là
Therika, vì nàng có một thân hình vững chắc an tịnh (thira-santa-
sarirataya). Khi đến tuổi trưởng thành, cha mẹ nàng đã gả nàng
cho một thanh niên sát đế lỵ rất môn đăng hộ đối cả về giới đức
cũng như gia tộc chàng được sanh ra. v.v… Nàng sống trung
thành tuyệt đối với chồng. Khi vị Đạo Sư đến thành Vesali nàng
đặt trọn niềm tin nơi giáo pháp của Ngài và trở thành nữ đồ đệ
của Ngài. Sau khi lắng nghe giáo pháp của vị Đạo Sư, nàng đã
quyết định xuất gia trước sự chứng kiến của Tỳ khưu Ni Maha-
Pajapati Gotami.
Nàng thưa chuyện với chồng rằng, “Em định sẽ xuất gia.” Chồng
nàng không đồng ý, nhưng nàng vẫn tiếp tục làm tròn bổn phận
14
người vợ thảo hiền, suy tư đến những lời giáo pháp nàng đã lắng
nghe, hiểu rõ những hiện tượng sắc giới, vô sắc giới và chú tâm
thiền quán.
Thế rồi một ngày kia, có ngọn lửa nổi lên khi nàng đang nấu món
cà ri trong bếp. Ngọn lửa đó đã thiêu rụi toàn bộ món ăn với tiếng
xèo xèo. Nàng quan sát cảnh tượng đó, và lấy đó làm đề tài thiền
quán vô thường và vô ngã nơi sự vật, nàng tu tập thiền quán ngày
càng phát triển, tinh tấn tu tập và nàng đã chứng quả bất lai. Kể từ
đó nàng từ bỏ không đeo đồ trang sức hay trang điểm gì nữa. Người
chồng hỏi nàng “Em yêu, tại sao em không đeo đồ trang sức hay
trang điểm như em vẫn thường làm xưa nay?” Nàng thưa với
chồng, là cuộc sống gia đình không giúp gì cho nàng cả và muốn
xin được xuất gia. Giống như vị thiện nam Visakha sử sự với người
vợ Dhammadinna của mình, chàng đã dẫn vợ với một nghi lễ long
trọng đến gặp Trưởng lão Ni Maha Pajapati Gotami và nói, “Bạch
Trưởng lão Ni, xin bà chấp nhận người phụ nữ này được xuất gia.”
Thế rồi Maha pajapati Gotami đồng ý cho nàng xuất gia và ban cụ
túc giới đầy đủ, rồi dẫn nàng đến nơi cư trú của vị Đạo Sư và giới
thiệu nàng với Ngài theo thông lệ. Vị Đạo Sư giải thích đề tài thiền
quán cho nàng về những gì nàng đã quan sát thấy và thốt lên đoạn
kệ bắt đầu. “Hãy ngủ yên trong an lạc…”.
1. Ở đây, trong an lạc, là trạng từ đối cách. Hãy ngủ yên là mệnh
lệnh cách. Therika “Tỳ khưu Ni nhỏ bé” lại ở cách xưng hô.
Thanh thoát trong bộ xiêm y tự tay nàng may chỉ thị cho nàng
phải biết tiết kiệm. Vì ước muốn của nàng đã được kiềm chế là lời
khen ngợi chứng đắc của nàng. Giống như ghè khô đút trong lò
nóng rực là ám chỉ bản chất phù du nơi các lậu hoặc phải được
dẹp bỏ. Trong lò là việc ám chỉ rằng trạng thái làm cơ sở cho điều
vô thường, phù phiếm, v.v…Giờ đây từ an lạc là một từ đồng
nghĩa với điều nàng ao ước: có nghĩa là: sau khi đã được giải
thoát khỏi cảnh khổ cực nhờ hạnh phúc. Hãy ngủ yên là cách ám
chỉ tư thế nằm, nhưng điều này gồm cả bốn tư thế. Chính vì thế,
hãy tự cư xử nơi toàn bộ bốn tư thế một cách an lạc thoải mái; có
nghĩa là: hãy nằm nghỉ an lạc hạnh phúc. Therika, ngay cả nếu
như đây là việc khẳng định tên của nàng, hiểu theo nghĩa rộng,
theo từ nguyên thì ý nghĩa ở đây có thể hiểu là: “Ôi nàng, nàng đã
đạt đến hiện trạng giáo pháp bền vững.” “Ôi nàng đã có được
những trạng thái bền vững do phẩm hạnh công đức đem lại,
15
v.v…” Sung sướng che phủ thân mình với bộ xiêm y tự chính tay
nàng đã may có nghĩa là: sau khi đã may một chiếc áo cà sa từ
những miếng vải vụn bỏ đi lấy từ đống rác, sau khi đã che phủ
thân mình với bộ xiêm y mặc vào và che phủ thân mình với chiếc
áo cà sa đó. Vì ước muốn của nàng đã được an tịnh: từ do
(hi) đưa ra lý do. Vì ước muốn những khoái cảm dục lạc liên quan
đến tái sanh liên tục đã được an tịnh, bị thiêu rụi do ngọn lửa hiểu
biết chánh đạo tối thượng là chánh đạo quả A-la-hán đây là cách
ta nên hiểu từ hãy an nghỉ trong an lạc. Giống như ghè khô đựng
trong lò cháy đỏ rực: giống như một món rau trộn cà ri được nấu
trong chiếc bình đất đun cháy với ngọn lửa thật to, đã khô cạn đi
và trở nên yên tịnh, hay giống như món rau trộn cà ri được trộn
chung với nước rồi đút trong lò và được nấu lên phát ra tiếng xèo
xèo khi còn một chút nước trong đó và yên lặng khi nước đã cạn
hết. Cũng vậy, đam mê tình dục cũng như ước muốn tồn tại liên
tục nơi nàng được dẹp yên; sau khi đã dẹp yên được các ước
muốn khác, hãy nghỉ yên.
Do thực chất là năm căn giác quan của nàng đạt đến trưởng thành
và vẻ kiều diễm bài kinh của vị Đạo sư ở cuối đoạn kệ, Tỳ khưu Ni
đã chứng thánh quả A-la-hán cùng với từ vô ngại giải.
Có lời nói trong Thí dụ Kinh (Apadana) như sau:
1.    Tôi sở hữu một sảnh đường để cúng dường cho Đức Phật
Kodagamana.Ta đã liên tục cúng dường một bộ xiêm y gồm ba
chiếc y cà sa cho Đức Phật, là người bà con với ta trên cõi đời
này.
2.    Bất luận nơi nào ta tới, dù là thị trấn, khu phố, chợ búa hay
thủ đô hoàng gia. Bất kỳ nơi đâu ta cũng được kính trọng do kết
quả phước nghiệp này đem lại.
3.    Ta đã thiêu rụi toàn bộ lậu hoặc, toàn bộ tái sanh tương lai
đã bị triệt phá hoàn toàn. Sau khi đã cắt đứt mọi ách phược của
ta, giống như một cỗ tượng, ta đã sống trong vô tỳ vết.
4.    Ta luôn hân hoan đón chào vị Như Lai toàn hảo trước sự
hiện diện của ta. Ta đã chứng tam minh ta đã thực hiện lời Phật
dạy.
16
5.    Tứ vô ngại giải  cũng như bát giải thoát [16] ta đều chứng
[15]

đắc. Ta chứng lục trí cha [17] trực tiếp, ta đã thực hiện lời Phật
dạy.
Giờ đây sau khi đã chứng thánh quả A-la-hán, Tỳ khưu Ni thốt
lên lời tuyên bố long trọng nói rằng, “Chính bài kệ này là do Đức
Phật công bố, vì bài kệ là do chính Tỳ khưu Ni thốt lên trong đó
toàn bộ ước muốn của nàng không bỏ qua bất kỳ điều gì, đã được
kiềm chế do giới đức an tịnh thông qua chánh đạo tuyệt hảo”. Đó
là ý nghĩa đoạn trên. Tuy nhiên ta nên hiểu rằng cùng với việc chế
ngự đam mê dục lạc, an tịnh toàn bộ lậu hoặc được nói tới ở đây.
Do kết quả thành tích triệt phá toàn bộ lậu hoặc, vì thực chất toàn
bộ các lậu hoặc đó có chung một tính chất mà thôi.
Vì thế có lời nói rằng:
Vọng tưởng chính là suy tưởng được khởi sanh cùng với giao
động và nghi ngờ cũng gây tác hại giống như đam mê dục vọng vì
chúng chỉ được loại bỏ qua cùng một hiện trạng mà thôi.
Và chính trong trường hợp đó, việc an tịnh toàn bộ các nhóm lậu
hoặc được nói tới theo cùng một cách thức đó, ta nên hiểu rằng
việc an tịnh được toàn bộ các lậu hoặc cũng đã được đề cập tới:
(1) trước đó qua chứng an tịnh bằng cách thay thế những điều
ngược lại, (2) vào lúc an tịnh diễn ra và tuệ quán xuất hiện thông
qua loại bỏ,
(3) vào thời điểm chứng thánh đạo bằng cách loại bỏ,
(4) vào giây phút chứng thánh quả thông qua an tịnh.
Chính vì thế ta nên hiểu chứng đắc bốn loại từ bỏ nêu trên liên
quan đến điều này, chính việc chứng đắc hiểu biết từ bỏ:
(1) Chứng đắc bằng cách hoàn tất phẩm hạnh thiện, chứng tỏ cho
thấy bằng cách thay thế những điều ngược lại,
(2) chứng đắc hoàn tất bằng nhập thiền quán chứng tỏ cho thấy
qua việc từ bỏ loại bỏ, và
15[?]
Vô ngại giải về (1) ý nghĩa (attha-), (2) pháp (dhamma-), (3) ngôn ngữ (nirutti-). và
(4) tuệ diễn giải (palibhana-palisambhida) xin đọc PC 377-82
16[?]
Giải thoát [nhờ pháp an chỉ định] (1) qua chứng kiến nội sắc, (2) qua chứng kiến
ngoại sắc, (3) qua tập trung quyết tâm nơi cái đẹp; giải thoát [nhờ những chứng đắc vô
sắc] thuộc (4) căn cứ không vô biên xứ, (5) căn cứ thức vô biên xứ, (6) căn cứ vô sở
hữu xứ, (7) căn cứ phi tưởng phi phi tưởng xứ ; và giải thoát (8) qua diệt cảm thọ và
tưởng. Xin đọc D II 70tt. (LDB 229), Trung Bộ Kinh (M) II 12tt. (MLDB 638tt) và phần
chú giải trong MLBD tr. 128tt. số 764.
17[?]
Trí trực tiếp về (1) sức mạnh siêu thế, (2) thiên nhãn, (3) tâm thấu triệt, (4) tưởng
niệm tiền kiếp. (5) trí đoạn diệt và khởi sanh nơi chúng sanh. (6) trí triệt phá lậu hoặc.
Xin đọc Trung Bộ Kinh (M) I 34tt (MLDB 116tt).
17
(3) chứng đắc hoàn tất bằng trí tuệ được chứng tỏ thông qua loại
bỏ vậy. Chính vì nàng đạt đến toàn hảo nơi hiểu biết và tu tập tâm
linh khi các lậu hoặc đã được triệt phá hoàn toàn, cũng vậy nàng
chứng hiểu biết an trú và chứng đắc hiểu biết toàn diện.
Ta nên hiểu vấn đề này như sau: như trong đoạn kệ vạch rõ ba
cách tu tập được hoàn tất nhờ chứng đắc tứ minh và thất tịnh
thông qua những tu luyện thiện bằng ba cách. Ý nghĩa ở đây
là: một Tỳ khưu Ni nào đó, nàng là Tỳ khưu vô danh (ađđatara
theri apađđata). Không được ai biết tới do dòng tộc…một Trưởng
lão Ni độc nhất, một Tỳ khưu Ni với phẩm chất thiện được nói tới
trong đoạn kệ này.
Đến đây kết thúc đoạn kệ của Trưởng lão Ni vô danh.
2. CHÚ GIẢI BÀI KỆ TRƯỞNG LÃO NI MUTTA
2. Hỡi Mutta, hãy tự giải thoát khỏi mọi trói buộc, như mặt trăng
thoát khỏi miệng Rahu[18]. Với tâm được giải thoát hoàn toàn,
thoát khỏi triền phược trói buộc, hãy thọ hưởng món ăn do khất
thực đem lại.
Đây chính là bài kệ của một học giới [19] tên là Mutta. Nàng cũng
đã thực hiện nhiều phước nghiệp dưới thời chư vị Như Lai tiền
kiếp và đã tích luỹ được nhiều hạnh thiện nơi nhiều kiếp sống
trong suốt thời gian lưu lại trên cõi đời này. Nàng đã sanh ra trong
một gia đình tốt dưới thời Phật Vipassi. Một ngày kia, sau khi đã
đến tuổi trưởng thành, nàng nhìn thấy vị Đạo Sư đang du hành
trên đường, với tâm trí hoàn toàn thoải mái hướng về Ngài, nàng
đảnh lễ Ngài với ngũ thân đầu địa. Do niềm vui kính lễ, nàng đã
bái phục và xụp lạy dưới chân Ngài. Qua phước nghiệp đó, nàng
được tái sanh nơi cõi chư thiên. Nàng đã du hành, và sanh ra nơi
cõi hạnh phúc.
Dưới thời Đức Phật hiện tại, nàng được sanh ra trong thành
Savatthi trong một gia đình Bà la môn. Nàng có tên là Mutta. Vì
nàng có được điều kiện chín muồi để được giải thoát, nàng đã
xuất gia vào tuổi hai mươi cùng với Trưởng lão Ni Maha-Pajapati
Gotami. Một chủ đề thiền quán được giải thích cho nàng và nàng
18[?]
Tôi theo cách giải thích của ngài Dhammapala ở đây. xin đọc EV II: “như mặt trăng
được thoát khỏi hàm răng Rahu” bài kệ “ giống như mặt trăng, khi hàm răng Rahu đã
nuốt chửng”, cũng được thoát khỏi.”
19[?]
Sikkhamana, cũng được dịch là một “ người thực tập” (DB) hay là một người “nữ thiền
sinh” (BML) KRN dịch là “người đang theo đuổi tu tập” trong tập EV II vv. 99 104 (xin đọc
nhận xét của ngài về từ này. EV II. Tr. 52 v. 2).
18
đã dành trọn đời mình để chứng thiền quán khi nàng còn đang là
một học giới.
Một ngày kia sau khi kết thúc bữa ăn, nàng trở về thiền thất sau
cuộc hành khất. Với tâm thành tín với chư vị Trưởng lão Ni và chư
vị Tỳ khưu Ni, nàng đi thẳng vào thiền phòng của mình và ngồi
thiền một mình, bắt đầu với thiền quán. Vị Đạo Sư vẫn lưu lại
trong hương phòng, ngài liền tỏa sáng và xuất hiện trong tư thế
ngồi thiền trước mặt nàng. Ngài đã thốt lên bài kệ này bắt đầu với
câu: “Hỡi Mutta, hãy tự giải thoát khỏi mọi trói buộc.”
2. Ở đây, từ Mutta được dùng ở danh xưng cách. Hãy tự giải
thoát khỏi (muccassu) khỏi những ách phược (yogehi) có nghĩa
là: hãy giải thoát khỏi (mucca) khỏi bốn ách phược bắt đầu với
thú vui dục lạc[20] qua chứng đắc thánh đạo này đến thánh đạo
khác; giải thoát tâm khỏi những trói buộc này. Bằng cách
nào? Như mặt trăng thoát khỏi hàm răng Rahu (Rahu-ggaha) có
nghĩa là: giống như mặt trăng thoát khỏi chấp thủ (gahato) có tên
gọi là Rahu (Rahu-sankhatato), tự thoát khỏi toàn bộ những tạp
chất ô uế. Với tâm giải thoát (vippamuttena) có nghĩa là: tâm
thanh thản tự do (sutthu vimuttena), được giải thoát chính do việc
cắt khỏi (samuccheda-vimuttiya) những điều ô uế đó nhờ chánh
đạo. Và đây lại là công cụ cách hiểu theo nghĩa động từ tình
thái (modal). Không còn nợ nần (anala), thưởng thức (bhuđja) đồ
khất thực (pintaka) có nghĩa là: bạn nên thưởng thức đồ khất thực
(raltha-pintan) do vương quốc cung cấp sau khi bạn không còn
nợ nần gì và sau khi đã loại bỏ được phiền não lậu hoặc. Vì người
nào thưởng thức (sử dụng) những đồ thiết yếu được Đạo Sư cho
phép mà không loại bỏ được những lậu hoặc, thực chất kẻ đó sử
dụng những thứ đó như là một món nợ gông vào mình vậy. Như
trưởng lão Bakula nói rằng, “Quả thật hỡi bạn thân mến, ta đã
thưởng thức của bố thí do vương quốc này ban tặng trong suốt bảy
ngày liên tục giống [như một kẻ] mắc nợ vậy”. Chính vì thế, đối
với ai đã xuất gia theo giáo Pháp, việc sử dụng những gì được bố
thí cho mình với niềm tin là chỉ được sử dụng thứ đó sau khi đã
loại bỏ hết phiền não bằng cách loại bỏ những phiền não lậu hoặc
bắt đầu với ước ao dục lạc. Của bố thí chỉ là điều đầu tiên [trong
danh sách liệt kê] trong những lời dạy của Đức Phật, nhưng có
20[?]
Bốn điều trói buộc = bốn bộc lưu hay vết nhơ (dục lạc giác quan [kama-], ước muốn
được tái sanh (bhava-] tà kiến [dihi-] và vô minh [avijja-ogha hay asava].
19
nghĩa là bốn nhu thiết yếu. Liên tục được chỉ dạy có nghĩa là:
(Ngài) thường xuyên chỉ dạy cách thanh tịnh những thiếu sót đó
thông qua chứng đắc bát thánh đạo. Nàng đã thực hiện hỗ trợ do
cách chỉ dạy này đem lại và chứng đắc thánh quả A-la-hán.
Chính vì thế có lời kể lại trong Thí Dụ Kinh (Apadana[21]) như sau:
1. Giống như vị Thiện Thệ Vipassi, tối thượng nơi cõi thế gian
này, là vị Độc Nhất, thực hiện chuyến du hành trên đường, tạo
cho mọi chúng sanh vượt qua (đại đường sanh tử).
2. Ta rời khỏi nhà, lạy phủ phục dưới chân [Đức Thiện Thệ],
vị cứu tinh đầy đại bi thế gian bước đạp lên đầu ta.
3. Sau khi dẫm đạp lên đầu ta, vị lãnh đạo thế gian liền ra đi. Vì
Ngài tin nơi tâm trí ta, do vậy ta được tái sanh nơi cõi Trời Đâu
Xuất
4 - 6. Ta đã thiêu rụi mọi lậu hoặc của mình, [xin đọc tr. 10]… ta
đã thực hiện những lời Phật dạy.
Giờ đây sau khi đã chứng quả A-la-hán nàng đã thốt lên lời tuyên
bố long trọng là chính đoạn kệ đó [của Đức Phật]. Sau khi đã
hoàn tất công việc tu luyện, nàng được nhận cụ túc giới hoàn toàn
và sau đó, khi tới thời viên tịch nàng cũng nhắc lại chính bài kệ
này một lần nữa.
Đến đây phần chú giải bài kệ của Trưởng lão Ni Mutta là kết thúc.
3. CHÚ GIẢI BÀI KỆ TRƯỞNG LÃO NI PUNNA
Hỡi nàng Punna, hãy biến lòng mình tràn ngập chánh pháp là bài
kệ của học giới có tên là Punna. Nàng cũng đã thực hiện rất
nhiều phước nghiệp dưới thời chư vị Như Lai tiền kiếp và tích lũy
được nhiều hạnh thiện nơi nhiều kiếp sống làm nhân cho nàng
trong suốt giai đoạn sinh tiền trần tục đó. Nàng được tái sanh,
trở thành một nữ chiên đà (kinnari) ngay trên bờ sông
Candabhaga trong khoảng thời gian trên cõi thế gian này không
xuất hiện [giáo pháp] của vị Như Lai nào. Một ngày kia, nàng
chứng kiến có vị Phật Độc Giác (Pacceka). Với tâm thành kính
hướng tới Ngài, nàng kính lễ Ngài với vòng hoa gồm toàn cây
sậy, giơ tay lên đầu tỏ lòng cung kính Ngài rồi đứng sang một
bên. Vì vậy, nhờ phước nghiệp này, nàng chỉ được chu du tái
sanh nơi cõi cực lạc mà thôi.
21[?]
Ap 514 số 4 (gán cho Sankamanatta) “nàng tựa như cây cầu” một tham khảo tới bước
chân của Đức Phật bước trên nàng; xin đọc chuyện kể về Bồ tát Sumedha tự biến mình
thành cây cầu để vượt qua vũng bùn CSM 128)
20
Dưới thời Đức Phật hiện tại, nàng sanh ra trong thành Savatthi
trong gia đình một thương gia kia. Người ta đặt tên cho nàng
là Punna, vì nàng đã có những điều kiện tiên quyết [để được giải
thoát] khi nàng hai mươi tuổi, và sau khi đã nghe giáo Pháp cùng
với Trưởng lão Ni Maha-Pajapati Gotami,  nàng thành tựu niềm
tin và sau khi đã xuất gia, đang lúc vẫn còn là học giới, nàng bắt
đầu tu luyện thiền quán. Vị Đạo Sư, vẫn ngự tại hương phòng của
mình và phóng hào quang tới nàng rồi đọc lên bài kệ này:
3.Hỡi nàng Punna, hãy biến lòng mình tràn ngập chánh pháp,
tràn ngập nhiều như ánh trăng rằm. Hãy lấp đầy trí tụê phá tan
bóng tối [vô minh.]
3. Ở đây, từ Punna ở danh xưng cách. Hãy biến lòng mình tràn
ngập (purassu) chánh Pháp có nghĩa là: hãy làm đầy (paripunna
hohi) với tam thập thất trợ đạo pháp. Trong câu tràn đầy như mặt
trăng rằm (cando-pannaraso-r-iva ti), mẫu tự r biến thành cách
ghép cho êm tai hai từ. Ngày rằm (ngày mười lăm) có nghĩa là:
ngày rằm. Với tràn đầy trí tuệ (pariPunnaya) do tình trạng tràn
đầy (pariPunnaya) gồm mười sáu chức năng của trí tuệ thuộc
thánh đạo A-la-hán. Phá tan khối u ám [vô minh] (tamo-
khandha?) có nghĩa là: phá tan hoàn toàn, phá vỡ hoàn toàn khối
ảo tưởng, (moha-khandha): bằng cách xé tan khối ảo tưởng, và
toàn bộ các lậu hoặc cũng được dẹp tan cùng với ảo tưởng đó.
Sau khi đã nghe bài kệ đó và tuệ giác nàng tăng thêm đáng kể,
nàng đã chứng đắc thánh quả A-la-hán.
Như đã được nói đến trong Ví dụ Kinh như sau:
1.    Vào thời điểm đó ta chỉ là một nữ kiền đà (kinnari) trên bờ
sông Candabhava, ta đã chứng kiến vị Như Lai vô tỳ vết, Đấng
Tự lập, vị vô song.
2.    Ta đã kính lễ hai tay dâng cao, với tâm tịnh tín, hoan hỷ và
tràn ngập phấn khởi. Ta đã kính lễ đấng tự lập bằng vòng hoa
xậy.
3.    Nhờ phước nghiệp đó và lòng quyết tâm và mục tiêu của ta.
Sau khi đã từ bỏ thân phận làm nữ kiền đà, ta đã tái sanh nơi cõi
Tam Thập Tam.
4.    Ta cai trị với tư cách là chánh hậu Tam Thập Lục chư thiên
vương. Ta cai quản với tư cách là chánh hậu thập vuơng quốc
chuyển luân. Tâm hồn ta đã bị thôi thúc mạnh mẽ, ta đã quyết
xuất gia sống đời vô gia cư.
21
5.    Mọi lậu hoặc trong ta đã hoàn toàn thiêu rụi. mọi tái sanh
tương lai đã bị dẹp bỏ. Mọi vết nhơ bẩn trong ta đã bị tiêu huỷ,
giờ đây ta chẳng phải nhắc lại cảnh sống đó nữa.
6.    Chín mươi tư đại kiếp đã trôi qua sau khi ta dâng cúng hoa.
Ta không thể nhận ra đã sống trong cõi khổ, đây chính là kết quả
sau khi đã cúng dường hoa cho vị Như Lai.
7-9. Ta đã thiêu rụi mọi lậu hoặc của mình, [xin đọc tr. 10]… ta
đã thực hiện những lời Phật dạy.
Giờ đây sau khi đã chứng quả A-la-hán, nàng đã long trọng thốt
lên chính bài kệ của vị Như Lai. Từ đây trở đi, bài kệ này đã trở
thành lời công bố chính kiến thức toàn hảo của nàng.
Đến đây kết thúc phần chú giải bài kệ của Trưởng lão Ni Punna.
4. CHÚ GIẢI BÀI KỆ CỦA TRƯỞNG LÃO NI TISSA
Hỡi Tissa, hãy tu tập nơi những học pháp là bài kệ của học giới
Tissa đã đọc lên. Nàng cũng đã thực hiện được nhiều phước
nghiệp dưới thời chư vị Phật tiền kiếp và cũng đã tích lũy được
nhiều hạnh thiện nơi nhiều kiếp sống khác nhau làm cơ sở trong
suốt cuộc sống trên cõi đời này. Thông qua kho tàng tích lũy các
phẩm hạnh đó nàng được tái sanh nơi thời kỳ đức Phật hiện tại,
trong một gia đình dòng họ vương đế Thích Ca trong thành
Kapilavatthu. Khi đến tuổi trưởng thành, nàng đã trở thành người
tình của vị bồ tát. Sau này nàng xuất gia cùng với Trưởng lão Ni
Maha-Pajapati Gotami. Sau khi đã xuất gia, nàng chú tâm tu tập
thiền quán. Vị Đạo Sư đã phóng hào quang tới nàng như đã mô tả
trong [bài kệ 2,3] và thốt lên bài kệ như sau:
4. Hỡi Tissa, hãy tu tập trong học pháp. Ước mong nhà ngươi
không bỏ lỡ những cơ hội thuận tiện. Hãy sống thoát khỏi mọi
ách phược vô tỳ vết nơi cõi đời này.
4. Ở đây, từ Tissa được sử dụng ở danh xưng cách. Hãy tu
tập (sikkhassu) nơi chính học pháp có nghĩa là: hãy tu học
(sikkha) nơi chính tam điều học pháp bắt đầu với tu tập giới đức
tột đỉnh[22]. Hãy chứng tam học đó kèm theo chánh đạo[23]. Đây
chính là ý nghĩa. Giờ đây lý do chứng đắc bát chánh đạo được
22[?]
Ba học giới (sikkha) gồm tu học giới đức cao hơn (adhisila-), tâm thức cao
hơn(adhicitta-) và tuệâ giác (khôn ngoan) (adhipanna-sikkha) Xin đọc D III 219 (DB III
213; LDB 486 tr. 47. Tăng Chi Bộ Kinh (A) I 234tt (GS I 214-16). Nett 126 (những tham
khảo được đưa ra EV II tr. 52. ad v. 2]
23[?]
Bát chánh đạo được chia thành ba nhóm: giới hạnh (sila) thiền định (samadhi) và trí
tuệ (panna). Xin đọc Trung Bộ Kinh (M) I 301 (MLS I 363, MLDB 398).
22
khẳng định: Chứ gì nàng đừng bỏ lỡ những cơ hội thuận tiện. Ý
muốn nói là: (1) hiện hữu nơi kiếp người, (2) các căn không
khiếm khuyết. (3) hiện hữu Đức Phật, (4) thành tựu tịnh tín.
[24]
 Cầu xin cho những cơ hội (yoga) và những điều kiện thuận
tiện này, những thời gian thuận tiện khó lòng đạt được, ngươi
không bỏ lỡ. Hay, ý nghĩa những ách phược thuộc cảm khoái
tham dục (kama-yogadayo) cầu xin cho bốn ách phược
này (yoga)[25], nhà ngươi chưa thắng vượt được, Ước mong những
trở ngại này không khuất phục được nhà ngươi. Thoát khỏi mọi
ách phược trói buộc, thoát khỏi mọi ràng buộc (yogehi) bắt đầu
với những ách phược tham dục (kama-yogadihi), rồi đạt đến tình
trạng vô tỳ vết (anasava). Trong cuộc sống trên cõi đời này; cầu
xin nhà ngươi được sống hạnh phúc trên cõi đời này. Đây là ý
nghĩa “Nàng tu luyện thiền quán sau khi nghe đoạn kệ này và
chứng quả A-la-hán”. v.v…là điều ta nên hiểu như được khẳng
định ở trên[26].
Đến đây kết thúc phần chú giải bài kệ của Trưởng lão Ni Tissa.
5 – 10. CHÚ GIẢI NHỮNG BÀI KỆ TRƯỞNG LÃO NI
TISSA KHÁC. v.v…
Hỡi Tissa, hãy cột tâm tập trung vào các pháp khác là bài kệ của
Trưởng lão Ni Tissa khác. Chuyện kể về nàng cũng giống như
chuyện kể của nàng Tissa học giới ở trên [ở trên v. 4]. Và nàng
Tissa này, sau khi đã trở thành một Tỳ khưu Ni, cũng chứng
thánh qủa A-la-hán. Và chính vị Tỳ khưu Ni này, các Tỳ khưu Ni
khác ở đây cũng như vậy: Dhira, Vira, Mitta Bhadra, Upasama,
chuyện kể về năm Tỳ khưu Ni này cũng đồng nhất với nhau. Cả
năm đều cư trú tại thành Kapilavatthu, cũng đều làm nàng hầu
cho vị Bồ Tát, đã xuất gia với Trưởng lão Ni Maha-Pajapati
Gotami. Và chứng đắc quả A-la-hán thông qua một bài kệ tỏa
sáng (obhasa-gathaya) chỉ riêng có vị thứ bảy [Vira]. Ngược lại
24[?]
Còn có nhiều bản liệt kê những cơ hội thuận tiện khác nữa (yoga ở đây, kha?a nơi khác.)
(hay những cơ hội khó đạt được (dullabha) như cơ hội chú giải trong đoạn v dưới đây, một
giây phút thuận lợi (eko khato) có bốn đại (Tăng Chi Bộ Kinh (A) IV 227 (GS IV 153), có
một danh sách gồm bốn niềm tin trong tập chú giải về Th 403 (Th-a II 172. một danh sách
năm niềm tin trong Spk I 244 và một danh sách gồm bốn nữa được thấy trong Spk III 304.
25[?]
 Những ách phược (1) tham dục (kama-) (2) ước muốn tái sanh (bhava-) (3) tà
kiến (ditthi-) và (4) vô minh (avijja-yoga) (xin đọc Tăng Chi Bộ Kinh (A) II 10 (GS II
11). Những điều này lại đồng nhất với những vẩn đục lậu hoặc (avasa).
26[?]
Có nghĩa là sau khi đã chứng đắc A-la-hán , nàng nhắc lại bài kệ do chính Đức Phật
đã đọc và coi như là của chính mình.
23
nàng không có bài kệ tỏa sáng, nàng lệ thuộc hoàn toàn vào lời
giảng thuyết của vị Đạo sư. Nàng đã luyện thiền quán một cách
nhiệt tình, chứng đắc quả A-la-hán, và đọc lên bài kệ [bắt đầu
với] Tên nàng là Vira vì do nàng có tâm kiên định, như là lời kệ
được long trọng đọc lên. Và giống như chư vị Trưởng lão Ni khác
sau khi nàng đã chứng đắc quả A-la-hán, nàng đã thốt lên những
bài kệ sau đây:
5. Hỡi Tissa, hãy cột tâm tập trung vào các pháp thiện. Xin đừng
bỏ lỡ giây phút thuận tiện trôi qua. Vì những ai bỏ qua những cơ
hội thuận tiện đó sẽ phải sầu khổ, sẽ phải bị rơi vào hỏa ngục.
6.    Hỡi Dhira, hãy chứng đắc tịch diệt, là những cảm chứng bất
thiện, tịnh chỉ các vọng tưởng là hạnh phúc an lạc, hãy thuận
hướng níp bàn là an nghỉ vô thường khỏi mọi cố gắng.
7.     Tên gọi nàng là Vira, do chính nàng có tâm kiên cường.
Nàng còn là Tỳ khưu Ni có căn được tu luyện kỹ lưỡng. Hãy
mang tấm thân này, chính là thân cuối cùng, sau khi đã chiến
thắng cả đoàn ác quân Ma Vương.
8.    Hỡi Mitta, sau khi đã xuất gia với tâm tịnh tín, hãy tu tập rèn
luyện hân hoan nơi bạn hiền, hãy tu tập rèn luyện cho được các
pháp thiện, cố gắng đạt đến an tịnh khỏi ách phược.
9.    Hỡi Bhadra, sau khi đã xuất gia với tâm tịnh tín, hãy tu tập
rèn luyện sống hoan hỷ nơi pháp thiện, hãy tu tập rèn luyện tinh
tấn đạt cho được an tịnh khỏi ách phược.
10.Hỡi Upasama, hãy vượt dòng bộc lưu vô minh tử thần là điều
khó vượt qua. Hãy mang tấm thân này, chính là thân cuối cùng, sau
khi đã chiến thắng cả đoàn ác quân Ma Vương.
5. Trong đó, hãy cột tâm (yuđjassu) tập trung chú ý vào các pháp
thiện (dhamme-hi) có nghĩa là: hãy cột tâm [một dạng ngữ pháp
hoán chuyển] vào với các tâm chánh pháp an tịnh thiền quán và
[ba mươi bảy] pháp liên kết với giác chi. Hãy tập trung chú
ý (yoga? karohi) vào [các pháp đó]. Đừng để vuột mất (yoga-
bhavana) cơ hội (khana) thuận tiện có nghĩa là: bất kỳ ai không
cố gắng (yoga-bhavana), sau khi đã nhận được (1) cơ hội tái
sanh (uppatti-kkhata) trong một quốc gia thích hợp (có nghĩa là
gần kề Đức Phật), (2)cơ hội không khiếm khuyết lục căn, (3) cơ
hội tái sanh trong giai đoạn thời kỳ đức Phật, (4) cơ hội chứng
đức tin, tuy nhiên người đó đã bỏ lỡ toàn bộ những cơ hội thuận
tiện đó.Ngươi không nên bỏ lỡ những cơ hội đó (atikkami) Những
24
người nào đã để mất cơ hội may mắn đó (kharatita) có nghĩa là:
tuy nhiên bất kỳ cá nhân nào đã bỏ qua (atita) cơ hội may mắn đó
(kha?a) và những cơ hội thuận tiện đó đã vuột khỏi (atito) những
cá nhân đó. Sau khi đã bị tống vào hoả ngục. Họ phải sầu
khổ: sau khi đã tái sanh trong đó, họ phải chịu đau đớn rất nhiều.
Đây chính là ý nghĩa của đoạn kệ này.
6. Đạt đến (phusehi) tịch diệt có nghĩa là: đạt đến (phussa) nắm
được tịch diệt các lậu hoặc. Tịnh chỉ các vọng tưởng, hạnh phúc;
thuận tướng Níp Bàn có nghĩa là: nắm được tịch diệt, là hạnh
phúc tuyệt đối, bằng cách xác định an tịnh nơi các nhận thức bắt
đầu với tưởng dục lạc.
7. Tên gọi nàng là Vira, do chính nàng có tâm kiên cường có
nghĩa là: vì do cố gắng đầy kiên cường (viriya-padhanata), các
trạng thái chánh đạo chính là anh hùng (vira) và tỏa
sáng (teja); với các căn được tu luyện kỹ càng có nghĩa là: các
căn bắt đầu với đức tin trưởng thành.[27]Tỳ khưu Ni Vira mang
thân xác cuối cùng của nàng không còn phải tái sanh trong tương
lai nữa, sau khi đã chiến thắng đoàn quân Ma Vương tức là các
lậu hoặc[28] và đoàn quân của hắn qua việc chiến thắng các tham
dục của nàng. Nàng chỉ ra cho thấy chính nàng đã phải đương đầu
với một người khác.
8. Từ Mitta ở danh xưng cách. Hãy tu tập rèn luyện hoan hỷ với
bạn bè. (mitta-rata): có nghĩa là: hoàn toàn vui vẻ hân
hoan (abhirata) nơi bạn tốt (kalyata-mitta). Hãy trở nên người
luôn sống hoan hỷ vui vẻ bằng cách kính trọng và yêu mến. Tu
tập các pháp thiện có nghĩa là: tạo ra các pháp bát chánh đạo luôn
tiến triển. Cố gắng đạt đến an tịnh có nghĩa là: để đạt được điều
đó. Chứng quả A-la-hán và tịch diệt.
9. Từ Bhadra ở danh xưng cách. Hãy tu tập rèn luyện sống vui
hoan hỷ trong các pháp thiện (bhadra-rata): hãy trở thành người
luôn hoan hỷ (abhirata) và hân hoan nơi những pháp thiện tỏ ra
nơi phước nghiệp mình tu luyện được. v.v…cố gắng đạt được an
tịnh khỏi ách phược (yoga-kkhema-m-anuttaran) có nghĩa là, tịch
27[?]
Đức tin, tinh tấn, chánh niệm, thiền định, trí tuệ (Thanh Tịnh Đạo 129 [ PPf IV tr
45]).
28[?]
Phiền não Ma vương (Kilesa-mara). Đây là ma vương thứ hai trong số năm Ma vương
(Th-a III 49) bốn ma vương khác đó là ngũ uẩn ma (khandha), pháp hành ma
vuơng (abhisa?kharas), tư thần ma (maccu-) và chư thiên ma [có tên là] Ma
vương(devapputta-Mara). Để biết thêm chi tiết thảo luận, xin cũng đọc DPPN (sv.
Mara) và Th-a. 51 ad v. 177.
25
diệt toàn bộ, an tịnh hoàn toàn (khemar) thoát khỏi bốn ách
phược (catuhi yogehi). Hãy tu luyện [ba mươi bảy pháp thiện liên
kết với thất giác chi để có thể chứng đắc điều đó. Đây là ý nghĩa
muốn giải thích.
10. Từ Upasama ở danh xưng cách. Ngươi phải vượt qua bộc lưu
vô minh (ogha), vượt qua cõi chết (maccu-dheyya) là điều khó
lòng vượt qua nổi có ý nghĩa như sau: trong văn cảnh này cõi chết
có nghĩa là: tử thần (maccu) được chặn lại ngay tại đây; rất khó
lòng vượt qua (suduttaran) có nghĩa là: rất khó lòng vượt qua
nổi (sutthu-duttaran) nếu thiếu những điều thiết yếu trong việc
tích lũy những hành vi thiện. Ngươi phải vượt qua (tare) một đại
bộc lưu một cơn đại hồng thủy nơi vòng luân hồi (tareyyasi) bằng
chiếc thuyền chính là bát chánh đạo. Hãy mang thân cuối
cùng (dharehi antiman dehan) của bạn có nghĩa là: chính vì việc
vượt qua bộc lưu [có nghĩa là vòng tái sanh, vòng luân hồi] hãy
luôn mang theo thân cuối cùng của mình (antima-deha-
dhara). Đây chính là ý nghĩa muốn giải thích.
Đến đây kết thúc phần chú giải đoạn kệ về một trưởng lão vô
danh, Trưởng lão Ni Tissa v.v…
Đến đây cũng kết thúc luôn phần chú giải Tập kệ đầu tiên.
11. CHÚ GIẢI BÀI KỆ TRƯỞNG LÃO NI MUTTA KHÁC
Bài kệ bắt đầu với ta được giải thoát thật tài tình, được giải thoát
thích hợp đó là của Trưởng lão Ni Mutta. Cả nàng nữa, sau khi đã
tích lũy được những thiện nghiệp cần thiết dưới thời chư vị Phật
tiền kiếp và sau khi đã tích lũy được những phước nghiệp trong
nhiều kiếp sống khác nhau, nàng được sanh ra dưới thời Đức Phật
hiện tại, trong thành Kosala là con gái của một vị Bà la môn
nghèo có tên là Oghataka. Khi đến tuổi trưởng thành, cha mẹ
nàng tính gả nàng cho một vị Bà la môn gù lưng. Không thể chấp
nhận cuộc sống gia đình với chàng, nàng đã được phép chàng cho
xuất gia và tinh tấn tu luyện thiền quán.
Tâm trí nàng đi trật đường do những đối tượng bên ngoài. Thế
nên nàng đã kiềm chế bằng cách thốt lên chính bài kệ này. Ta đã
được giải thoát thật tài tình, được giải thoát thật thích hợp. Nàng
nhiệt tâm tu luyện thiền quán và chứng quả A-la-hán cùng với
bốn vô ngại giải.
Như có lời trong Thí Dụ Kinh nói rằng:
26
1.    Vị Như Lai chiến thắng tên là Padumuttara, nhậân rõ mọi sự
vật trên đời, sau khi tỏ lòng đại bi với muôn chúng sanh, đã đi
thẳng vào thành khất thực.
2.    Khi Đạo Sư tiến đến gần thành, toàn bộ cư dân trong thành,
hoan hỷ và hài lòng, đã tụ tập lại và trải cát trên đường cho bằng
phẳng sửa soạn cho những lễ hội lớn.
3.    Họ đã thu quét đường sạch sẽ và trương cờ cùng biểu ngữ và
trồng rất nhiều cây chuối dọc đường. Vị đạo sư được kính lễ với
hương khói nhang thơm phức, với bột thơm cùng hoa quả đủ loại.
4.    Người ta dựng lên một sảnh đường, vị lãnh đạo được mời, và
một cuộc bố thí lớn được tổ chức nhằm đạt đến giác ngộ toàn
diện.
5.    Vị đại anh hùng Padumuttara, người hỗ trợ chúng sanh, hân
hoan [nơi những phước nghiệp họ đã thực hiện]. [thế rồi] con
người toàn hảo nhất liền tiên đoán:
6.    “Sau một trăm ngàn đại kiếp, sẽ xuất hiện một đại kiếp cực
thiện, mọi chúng sanh sẽ được hạnh phúc, nàng sẽ chứng quả
giác ngộ.
7.    “Đối với những ai thực hiện công việc chân tay thay nàng, kể
cả đàn ông lẫn phụ nữ, họ sẽ được chứng kiến tận mắt với nàng
cuộc sống mai hậu.
8.    “Do vậy, khi các ngươi được tái sanh nơi cõi chư thiên, họ sẽ
trở thành những người hầu cho nhà ngươi do kết quả phước
nghiệp này và do lòng quyết tâm và mục tiêu ngươi đặt ra.”
9.    Được hưởng vô số hạnh phúc thiên giới và vô số thọ mệnh
chúng sanh trong một thời gian dài. Chúng ta đã du hành trong
rất nhiều kiếp khác nhau.
10. Vì trong một trăm ngàn vòng luân hồi thiên giới ta đã sống
giữa thế nhân và trong thành chư thiên, trẻ trung tươi mát do
phước nghiệp ta đã thực hiện vào thời đó.
11.Ta có vẻ kiều diễm, tài sản, tiếng thơm trưòng thọ và tiếng tăm
lừng lẫy; hạnh phúc và thú vui dục lạc liên tục nơi những thọ
mệnh đó, nhờ chứng đắc phước nghiệp đó.
12.Khi ta tiến tới sanh mệnh cuối cùng này, ta tái sanh trong một
gia đình Bà la môn. Với chân tay thật tinh tế, trong một gia đình
hạnh phúc tuyệt vời.
27
13. Trong suốt thời gian đó ta không chứng kiến cảnh đời không
được trang hoàng lộng lẫy. Ta chẳng bao giờ phải chứng kiến
bùn đất bụi bẩn.
14-16.    Ta đã thiêu rụi mọi lậu hoặc của mình, [xin đọc tr. 10]
… ta đã thực hiện những lời Phật dạy.
Hơn thế nữa, sau khi chứng quả A-la-hán nàng đã long trọng đọc
lên và thốt lên đoạn kệ này:
11.Ta được khéo giải thoát, được thoát khỏi một cách thích hợp
bằng cách thoát khỏi ba điều quanh co đó là: cối xay gạo, chày giã
gạo, và người chồng còng lưng. Hỡi này giải thoát ni! Ta thoát
khỏi cảnh sống và cảnh chết. Những thứ gì dẫn đến cảnh tái sanh
tương lai đều đã được diệt đến tận gốc rễ.
11. Ở đây, được khéo giải thoát (sumutta): được giải thoát rất tài
tình. (sutthu mutta). Được giải thoát một cách thích hợp có nghĩa
là: “Ta đã được giải thoát một cách tài tình, thiếu đều rất ngoạn
mục”. Giờ đây tại sao nàng lại nói [nàng được] giải thoát rất khéo,
được giải thoát thật tài tình? Bằng cách giải thoát khỏi ba điều
quanh co uẩn khúc (khujjehi) có nghĩa là: “Do ta được giải thoát
hoàn hảo bằng cách thoát khỏi ba điều uẩn khúc (vatkakehi)”. Đây
chính là ý nghĩa. Giờ đây để chỉ rõ hình thức ba điều này nàng nói
đó là: cối xay gạo, chày giã gạo và người chồng còng lưng của
nàng. vì người ta nói rằng khi lúa được đổ vào cối xay, được trộn
lên, và được nghiền ra bằng chiếc chày thì chính lưng (pitthi) phải
còng xuống (onametabba). Vì đây là nguyên nhân khiến cho lưng
phải còng xuống (khujja-karata-hetutaya), cả hai vật đó [có nghĩa
là cả cối và chày] được coi như khiến người ta phải “còng lưng
xuống” (khujjan). Còn đối với chồng nàng, quả nhiên chàng đã phải
còng lưng (khujjo). Thế rồi nàng nói “….được giải thoát khỏi ba
điều uẩn khúc” để có thể cho thấy điều gì đã giải thoát? Để chỉ rõ
chính điều đó, nàng nói: Ta được giải thoát khỏi cảnh sống và cảnh
chết, nàng nói tới lý do dẫn đến cái sống và cái chết: là điều dẫn
đến hiện hữu mới đã được loại bỏ. Ý nghĩa điều này chính là:
không những ta được giải thoát khỏi ba điều uẩn khúc. Nhưng còn
được giải thoát khỏi toàn bộ sanh và tử nữa, thèm khát, chính là
lãnh chúa và người hướng dẫn tới mọi hiện hữu liên tục. Đã bị ta
triệt phá hoàn toàn thông qua chánh đạo tuyệt hảo.
Đến đây kết thúc chú giải bài kệ do Truởng lão Ni Mutta thốt lên.
28
12. CHÚ GIẢI BÀI KỆ TRƯỞNG LÃO NI DHAMMADINNA
Chúng ta phải nhiệt tình và quyết tâm chính là bài kệ của
Dhammadinna. Nàng có cuộc sống phụ thuộc vào gia đình giống
như biết bao nhiêu phụ nữ khác trong thành Hatsavita dưới thời
Đức Phật Padumuttara. Thoạt tiên nàng kính trọng và tôn kính
một người đồ đệ chính ( Sujata) khi ngài xuất khởi tình trạng diệt,
rồi dâng cúng cho ngài một vật thí. Và nàng được tái sanh nơi
cõi chư thiên. Sau khi chết tại đó nàng đã du hành khắp nơi cùng
với chúng sanh và chư thiên. Dưới thời Đức Phật Phussa nàng đã
thực hiện một phước nghiệp vĩ đại bằng của bố thí được thực
hiện khi nàng còn sống trong gia đình, người phụ tá cho người
anh rể đạo sư. Được chồng báo cho biết là phải thực hiện một bố
thí nàng đã thực hiện một lúc đến hai của thí.
Dưới thời Đức Phật Kassapa, nàng đã sanh trong một gia đình
người Kiki là vua cai trị thần dân Kasi tại thành Benares. Là một
trong số bảy người chị em. Nàng luôn chu tất việc tu luyện công
đức trong vòng hai mươi ngàn năm. Trong vòng một Thời đức
Phật giữa hai vị Phật, nàng đã chu du tái sanh khắp cõi chư thiên
và chúng sanh.
Trong Thời đức Phật hiện tại, nàng lại sanh ra trong nhà một gia
đình tốt trong thành Rajagaha. Khi đến tuổi trưởng thành, nàng
được gả làm dâu trong gia đình một thương gia giàu có tên là
Visakha [làm vợ ông ta]. Thế rồi một ngày nọ, người thương gia
giàu có Visakha đến gặp vị Đạo Sư, và sau khi lắng nghe giáo
pháp của Ngài và chứng thánh quả bất lai, chàng quay trở về nhà
và leo lên mái nhà trong lúc Dhammadinna đang đứng trên đỉnh
cầu thang. Nhưng chàng đã không nắm lấy cánh tay nàng đang
giang ra. Hơn thế nữa, sau khi đã lên nóc nhà, đang lúc ăn cơm.
Chàng đã ăn trong yên lặng.
Nhìn thấy sự việc này, Dhammadinna nói với chàng, “Anh Yêu,
tại sao hôm nay chàng không tựa vào cánh tay của em? và ngay
cả lúc đang ăn chàng chẳng nói một lời nào thế, phải chăng là lỗi
ở em?”
Visakha đáp lại, “Chẳng phải lỗi ở nơi em đâu, hỡi
Dhammadinna. Nhưng bắt đầu từ ngày hôm nay, đụng tới một
người phụ nữ và thèm khát vật thực thì không xứng với ta. Đó
chính là giáo lý ta đã thực chứng được. Nhưng nếu nàng muốn
29
xin lưu lại trong nhà này, nếu như nàng không muốn như vậy, xin
cứ lấy bao nhiêu tài sản tùy ý nàng muốn, và trở về gia đình
nàng.”
“Anh yêu quí của em.” [nàng đáp lại] “Em sẽ chẳng nuốt những gì
anh đã nhổ ra đâu. Xin cho phép em cũng được xuất gia”.
Visakha nói, “tốt lắm, hỡi Dhammadinna”. Và rồi chàng đã gửi
nàng tới nơi cư trú của các Tỳ khưu Ni trên một chiếc kiệu bằng
vàng.
Nàng đã xuất gia và chọn đề mục thiền, sau khi đã sống tại đó
được ít ngày, lại muốn sống đời ẩn sĩ, cách ly [29]. Nàng đã chạy lại
gặp Trưởng lão và sư phụ của mình nói rằng: “Bạch Trưởng lão
Ni, con không hoan hỷ tại một nơi có nhiều người sống ồn ào,
con sẽ đến sống ở một nơi cư trú trong làng.”
Chư vị Tỳ khưu Ni dẫn nàng đến một nơi cư trú trong một ngôi
làng nọ. Trong lúc cư ngụ tại ngôi làng đó, do những thiện nghiệp
nàng đã thực hiện được trong quá khứ nàng chứng thánh quả A-la-
hán với tứ vô ngại giải chỉ sau một thời gian rất ngắn.
Như có lời nói trong thí dụ kinh mà rằng:
1.    Padumuttara, là vị cứu tinh, người đã vượt tới bến bờ bên
kia, vị lãnh tụ đã tái sanh nơi thập vạn thế giới.
2.    Vào thời đó, ta đang cư trú trong một gia đình tốt trong
thành Hansavati, ta đã là một đầy tớ nhiệt thành, kiềm chế để tích
lũy nhiều phước đức.
3.    Sujata là đồ đệ chính của Đức Phật Padumuttara đã ra khỏi
nơi cư trú của mình trên đường đi khất thực.
4.    Ta đã lấy một bình đựng nước và đi theo ngài, vào thời điểm
đó với tư cách là người lấy nước, ta đã nhìn thấy người và tự tay
ta đã cúng dường cho ngài một chiếc bánh, với tâm hoàn toàn
hướng về ngài.
5.    Sau khi đã nhận của thí đó, ngài ngồi xuống ngay tại nơi đó,
và ăn chiếc bánh. Rồi ta đã thỉnh ngài về nhà mình và cúng
dường cho ngài thêm nhiều vật thực nữa.

29[?]
Xin đọc phiên bản trong Mp I 362 (bản dịch của Bode, WL 564): “bấy giờ sau khi nàng
đã gia nhập Tăng đoàn, nàng suy nghĩ trong lòng: “quả thật kho báu này, cho dù chàng
vẫn là một người trần tục đã đánh dấu chấm hết cho những rắc rối của chàng; nhưng nỗi
sầu khổ của ta vẫn tồn tại, vì ta đã gia nhập tăng đoàn. Ta phải thực hiện điều gì đó để
kết thúc điều sầu khổ đó.”
30
6.     Sau đó, do hài lòng vì ta đã làm như vậy, ông chủ đã chọn ta
làm con dâu của ngài, ta cùng với người mẹ chồng ta đã lên
đường đến gặp Đấng Toàn Giác ngộ.
7.     Thế rồi, hết lòng khen ngợi nàng, ngài đồng ý để ta là trở
thành một trong số những Trưởng lão Ni tuyệt hảo nhất, đã
thuyết giáo pháp của ngài, sau khi nghe điều đó ta hoàn toàn tràn
ngập sung sướng.
8.    Ta đã mời vị tối thượng, vị lãnh đạo cõi thế gian này, cùng
với tăng đoàn và tổ chức một cuộc bố thí lớn. Ta đã thỉnh bậc
Đạo Sư tối thượng đến nơi đó].
9.    Thế rồi Đức Thế Tôn cùng ta nói, tiếng của ngài phát ra dịu
dàng. “ôi nhà ngươi đã hoan hỷ bố thí cúng dường nhà ngươi trở
thành người phục dịch ta và cho cả Tăng Đoàn.
10. “Ngươi là kẻ chăm chú lắng nghe Pháp Chân Đế. Ôi ngươi
đã phát tâm truởng thành liên quan đến điều chính trực – hãy
cảm nhận lấy hỷ lạc. Ôi phụ nữ quí phái, nhà ngươi sẽ chứng quả
mình thường ấp ủ.
11. Trong cõi luân hồi suốt một trăm ngàn kiếp trở lại đây, có
một vị Đạo sư sẽ được tái sanh nơi cõi đời này và ngài được đặt
tên là Đức Phật thuộc dòng họ Cồ Đàm, là hậu duệ của bộ tộc
Okkaka.
12. Vào thời đó lại có vị đồ đệ của Đạo sư tên là Dhammadinna
chính là kẻ thừa kế giáo pháp, là hậu duệ hợp giáo pháp Ngài.”
13.Ngay sau khi nghe điều này, lòng ta tràn ngập hoan hỷ, và
suốt đời ta phục vụ vị Thống Lãnh, là vị Đại Trí, với những đồ
thiết yếu với tâm tràn ngập nhân ái kính thương.
14. Do kết quả nghiệp phước đó và với lòng quyết tâm cùng mục
tiêu sát đáng. Ta từ bỏ thân xác phàm tục này, ta tái sanh tại cõi
Trời Đâu Xuất.
15.Trong kỷ nguyên đầy thiện nghiệp này, người con Phạm Thiên
với danh tiếng lẫy lừng có tên là Kassapa, là người có tài biện sử
cao nhất đã tái sanh.
16. Vào thời đó người nô tỳ của vị đại trí lại chính là vị vua tên là
Kiki. Là vua trị vì thần dân họ Kasi trong một thành thị lớn tên là
Baranasi.
17.Ta là con gái thứ sáu của đức vua, tên là Sudhamma, danh
tiếng lẫy lừng một thời. Sau khi nghe giáo pháp của vị Chiến
Thắng lẫy lừng nhất. Ta có ý định mạnh mẽ thực hiện xuất gia. 
31
18.–19. Vào thời đó ta không nhận được phép cha cho xuất gia.
Chính vì thế chúng ta gồm bảy cô con gái lớn lên trong nhung lụa
và trở thành công chúa. Và chúng ta theo đuổi cuộc sống giới đức
không mệt mỏi. Giống như trinh nữ trong vòng suốt hai mươi
ngàn năm dài tại gia. Hân hoan phục dịch Đức Phật trong lòng
đầy hoan hỉ.
20. Chúng ta có đủ bảy người Samani, Samanagutta. Bhikkhuni,
Bhikkhudayika. Dhamma. Sudhamma, và người thứ bảy tên là
Sanghadayika.
21.[Hiện nay chúng ta có tên là] Khema, Uppalavanna,
Patacara, Kattala, Gotami, ta là [dhammadinna] và người thứ
bảy là Visakha.
22.Do kết quả những nghiệp chướng đó và lòng quyết tâm và mục
tiêu sẵn có. Khi ta từ bỏ thân người phàm này, ta tái sanh tại cõi
Trời Đâu Xuất.
23. Giờ đây nơi cảnh cuối cùng, ta được tái sanh trong một thành
phố huy hoàng vĩ đại tên là Ghiribbaja (Rajagaha) trong một gia
đình vị thương gia giàu có. Đầy triển vọng vây quanh với biết bao
thú vui tham dục.
24.Thế rồi, được phú cho vẻ kiều diễm, được an trú nơi hương
giới tuổi xuân. Ta tới một gia đình khác làm con dâu, và ta đã
sống trong gia đình đó đầy hạnh phúc.
25. Đức lang quân của ta đi đến qui y Phật. Sau khi lắng nghe
bài kinh đầu tiên, chàng thấu hiểu toàn bộ bài kinh rồi chứng
thánh quả Bất Lai.
26. Thế rồi ta cũng được phép xuất gia tham gia đời sống ẩn dật.
Và chỉ trong một thời gian ngắn ngủi. Vào đúng thời gian qui
định, ta chứng thánh quả A-la-hán.
27.Thế rồi người đạo hữu thế tục đến gặp ta và đặt câu hỏi thâm
tình và dịu dàng hiếm có. Ta đã trả lời không thiếu một câu.
28.– 29. Vị Chiến Thắng rất hài lòng với phẩm chất đó và an trú ta
làm Tỳ khưu Ni tuyệt vời thực hiện kinh cho đời rất hoàn hảo. Ngài
nói rằng, “Chính vì thế ta tỏ rõ khôn ngoan. Ta không thấy bất kỳ
ai sánh kịp Dhammadinna nơi kiến thức tín lý; hãy nhớ kỹ điều này,
hỡi Tỳ khưu Ni, chính vì vậy ta được gọi là đại trí, được vị Đạo sư
yêu mến.
32
30. Ta đã phục dịch cẩn thận vị Đạo sư, ta đã thực hiện giáo lý vị
Như Lai. ta đã loại bỏ ách nặng nề. Tất cả những gì dẫn đến tái
sanh hiện hữu đã bị loại bỏ đến tận gốc.
31.Mục tiêu nhờ đó một người quyết xuất gia sống đời ẩn sĩ, ta đã
chứng mục tiêu này vậy- vậy toàn bộ ách phược ta đã triệt hạ
được hết.
32.Ta đã chế ngự sức mạnh siêu thế, bằng sử dụng thiên nhĩ lắng
nghe. Ta đọc được suy nghĩ của tha nhân ta luôn tuân theo lời
dạy của Đạo sư vậy.
33.Ta biết rõ tiền kiếp sống của ta, thiên nhãn ta được thanh tịnh
kỹ càng. Sau khi đã triệt phá hết mọi vết nhơ. Ta trở thành thanh
tịnh, hoàn toàn thoát mọi nhơ bẩn.
34 – 36. Ta đã thiêu rụi mọi lậu hoặc của mình, [xin đọc tr. 10]
… ta đã thực hiện những lời Phật dạy.
Sau khi đã chứng quả A-la-hán, nàng suy nghĩ, “Tâm trí ta đã
chứng đắc tột đỉnh. Giờ đây điều gì ta sẽ phải hoàn thành khi
sống tại đây? Ta sẽ đi đến Rajagaha để kính lễ vị Đạo sư và nhiều
người họ hàng của ta sẽ thực hiện nhiều phước nghiệp do sự hiện
diện của ta tại đó.” Thế rồi nàng trở lại Rajagaha kèm theo là số
đông chư vị Tỳ khưu Ni.
Visakha nghe biết nàng trở lại thành Rajagaha. Để tìm xem mức độ
chứng đắc[30] của nàng đến mức độ nào, chàng hỏi nàng một câu hỏi
liên quan đến ngũ uẩn v.v… Dhammadinna trả lời bất kỳ câu hỏi
nào chàng đưa ra như thể một người cắt thân cây sen với một con
dao thật bén[31]. Visakha đã thuật lại cho vị Đạo Sư toàn bộ những
30[?]
 Xin đọc Mp I 362 (WL 564): Visakha, vừa nghe thấy nàng quay trở về liền suy nghĩ:
“Chẳng bao lâu sau nàng sẽ quay trở về! Liệu phải chăng nàng đã chán nản cuộc sống tu
trì chăng?” chính vì thế vào buổi chiều hôm đó. Chàng đến gặp nàng và xá phục trước
mặt nàng, ngồi sang một bên. Và nghĩ rằng: “Hình như đối với ta hỏi nàng điều này xem
ra không phải lẽ phải chăng nàng đã chán ngấy cuộc đời tu trì chăng” chàng bắt đầu
bằng cách hỏi nàng về một câu hỏi về ngũ uẩn hay các đại cấu thành sự vật” Bài tường
thuật trong Dhp-a cũng giống như ấn bản này.
31[?]
Mp (WL 565) “Và người đồ đệ nhận ra tuệ giác của Tỳ khưu ni Dhammadinna tuyệt
diệu biết nhường nào và khi chàng đặt câu hỏi với nàng, trong bất kỳ lãnh vực nào, về
ba chánh đạo, rồi tới chánh đạo chính chàng đã chứng đắc chàng hỏi nàng, ngay cả
giống như một người học thức uyên bác, về chánh đạo dẫn đến quả A-la-hán. Thế rồi
đến lượt Dhammadinna cũng nhận ra người đồ đệ cũng đã chứng quả đệ tam thánh đạo
và nghĩ rằng, “ Liệu giờ đây chàng có bước qua chính tình trạng của mình và tiến bước
xa hơn chăng, nàng giữ chàng lại nói rằng, “hỡi người anh em Visakha nhà ngươi sẽ
không hiểu được những câu hỏi vượt quá tầm hiểu biết của nhà ngươi – ngay cả vấn đề
như Níp bàn, hỡi người anh em Visakha. Những bổn phận trong cuộc đời tu trì, hạnh
phúc cuối cùng nơi Níp bàn, và những gì kết có hậu là níp bàn….” theo tập Trung Bộ Kinh
(M) I 304 (MLS I 367, MLDB 403) một câu hỏi đi quá xa đó là, điều gì tương đồng với
Níp bàn?”
33
câu hỏi và câu trả lời của nàng, và vị Đạo Sư hết lời khen ngợi
nàng, bắt đầu nói rằng, “Hỡi Visakha thân mến, quả thật
Dhammadinna là con người khôn ngoan tột đỉnh v.v..” sử dụng
chính kiến thức toàn tri của nàng, chàng đã hiểu ra toàn bộ những
câu trả lời đó, chàng đưa ra kinh Culavedalla và chàng đã xếp nàng
vào địa vị tột đỉnh trong số chư vị Tỳ khưu Ni thuyết giảng Giáo
pháp. Nhưng khi nàng còn đang lưu lại nơi cư trú trong ngôi làng
đó, sau khi đã chứng thánh đạo thấp nhất, nàng đã an trú thiền quán
để có thể chứng thánh đạo tột đỉnh. Vào thời điểm đó nàng thốt lên
bài kệ này:
12. Ai trong chúng ta cũng nên nhiệt tâm, quả quyết và có tâm
sanh khởi toả rộng, ai trong chúng ta không bị trói buộc bằng các
dục vọng chi phối được gọi là “kẻ chứng quả Nhập Lưu.”
12. Trong đó, nhiệt tâm, (chanda-jata) có nghĩa là đầy ước muốn
(jata-cchanda) chứng quả tột đỉnh [có nghĩa là quả A-la-hán ] kiên
quyết (avasayi) có nghĩa là được gọi là kẻ đã đi đến cùng đích
(avasayo), đến kết thúc đến đích (avasanan), là cùng đích sự việc
(nitthanan). Sự thể người nào được gọi là người không dính dấp
đến những dục vọng ác ý, và sự thể người nào được gọi là người
chứng quả Nhập Lưu tất cả mọi người chúng ta đều hiểu là họ đã
chứng cùng tận bổn phận của một vị ẩn sĩ. Chính vì thế cả hai
phần của câu này, ý nghĩa được nói ra ở đây cho là nàng chưa đạt
đến tâm toàn hảo và nàng vẫn còn tìm kiếm sự nghỉ ngơi vô song
nơi dục vọng. Và người nào vẫn còn phải có tâm sanh khỏi toả
rộng. (phuta với tâm có nghĩa là chúng ta nên có tâm toả
rộng(bhaveyya) giống như giọt mưa với suy tư về ba chánh đạo
bậc thấp về tịch tịnh. Người nào có tâm không dính dáng
đến (appatibaddha-citta) cảm khoái dục lạc có nghĩa là người nào
có tâm không dính dáng đến (na patibaddha-citta) cảm khoái dục
lạc qua việc chứng đắc thánh quả Bất Lai. Người nào chứng quả
Nhập Lưu (uddharsota) có nghĩa là: kẻ đó tham gia nhập lưu
thánh đạo (uddhat eva magga-soto) và ngược dòng hiện hữu nơi
vòng luân hồi liên tục (samsara-soto), quả thật nàng là kẻ đã
chứng quả nhập lưu. Vì giống như một vị Bất Lai chứng thánh
quả tột đỉnh và không còn gì khác nữa. Theo cùng cách như vậy,
người nào tái sanh nơi cõi Phạm Thiên Aviha, v.v… thì tái đầu
thai chỉ đơn giản là chứng qủa Akanittha [cõi phạm thiên] vậy.)
Đến đây kết thúc bài kệ Trưởng lão Ni Dhammadinna.
34
13. CHÚ GIẢI BÀI KỆ TRƯỞNG LÃO NI VISAKHA.
Hãy thực hiện đúng lời Đức Phật chính là bài kệ của Trưởng lão
Ni Visakha. Chuyện kể về nàng cũng tương tự như chuyện kể của
Trưởng lão Ni Dhira. Sau khi chứng quả A-la-hán nàng đã trải
qua thời gian trong hạnh phúc giải thoát và làm rõ kiến thức toàn
hảo của nàng với bài kệ sau:
13.Hãy thực thi lời Đức Phật dạy. Sau khi đã thực hiện lời ngài
chúng ta sẽ không phải hối tiếc.Hãy rửa chân nhanh lên và ngồi
sang một bên.
13. Ở đây. Hãy thực hiện lời Phật dạy có nghĩa là: hãy thực
hiện lời Phật dạy, cả lời khuyên và huấn dụ của ngài. Ý nghĩa ở
đây là hãy thâm nhập vào lời Phật dạy theo những gì ngài đã
dạy cho. Hãy thực hiện lời đó, thì chúng ta sẽ không phải hối
hận có nghĩa là: sau khi đã thực hiện lời huấn dụ chúng ta sẽ
không còn phải đau khổ do kết quả đã thực hiện điều đó. Người
nào thực hiện thành công lời Phật dạy thông qua ý định thích
hợp. Hãy mau rửa chân (padani) và ngồi sang một bên có nghĩa
là: ở đây vì chính nàng sau khi đã quay trở về từ cuộc khất thực,
sau khi đã dùng bữa. Sau khi đã tỏ lòng tri ân thích đáng với
Đạo sư của nàng và sư phụ, sau khi đã rửa chân, trong căn
phòng ban ngày, nàng ngồi sang một bên và biến đề mục riêng
của nàng đến tột đỉnh. Chính vì thế nàng nói. Thúc đẩy người
khác nữa.
Phần chú giải bài kệ của Trưởng lão Ni Visakha kết thúc tại
đây.
14. CHÚ GIẢI BÀI KỆ TRƯỞNG LÃO NI SUMANA
Sau khi chiêm ngưỡng tứ đại với tầm nhìn đau khổ là bài kệ do
Sumana thốt lên. Chuyện kể của nàng cũng giống như câu chuyện
của Trưởng lão Ni Tissa. Đối với nàng Đức Phật đã phóng hào
quang và hiện ra với nàng như thể Ngài ngồi trước mặt nàng và
đoạn kệ này được thốt lên như sau:
14.Sau khi thấy tứ đại dưới cái nhìn đau khổ. Xin đừng đi trở lại con
đường tái sanh. Hãy từ bỏ xả ly con đường hữu sanh, sống cuộc
sống hành trì, nhà ngươi sẽ được mát lạnh và an tịnh
Vào cuối bài kệ nàng chứng thánh quả A-la-hán. 
35
15. Giờ đây, Sau khi thấy các đại dưới cái nhìn đau khổ có
nghĩa là: nhìn với con mắt hiểu biết các đại như con mắt v.v…
(cakkhaddhatuyo) đã tạo thành chính dòng hữu phần của chúng
ta, và các đại khác nữa như đau khổ vì do áp lực sanh diệt nổi lên
v.v…xin đừng trở lại con đường tái sanh nữa,
16.  Có nghĩa là: xin đừng sanh trở lại, đừng quay trở lại hiện
hữu trong tương lai. Hãy từ bỏ xả ly ước muốn hiện hữu có nghĩa
là: từ bỏ nhờ vào chánh đạo được gọi là thiếu vắng đam mê dục
vọng. Ước muốn và dục vọng rồi tham lam thèm khát (tanha-
chandar) trước mọi hiện hữu bắt đầu với hiện hữu bị dục lạc
khống chế thì ngươi sẽ được mát lạnh và an tịnh trong lòng, có
nghĩa là ngươi sẽ sống, tịch diệt được thông qua tịch diệt tận gốc
mọi lậu hoặc.
Và ở đây, sau khi đã ngắm nhìn các giới (đại) như là đau khổ có
nghĩa là: tuệ giác chỉ rõ bằng tri thức về đau khổ này. Hãy từ bỏ
xả ly có nghĩa là: các đại đã bị triệt tiêu với kết quả trong quá khứ
dính bén vẫn còn tồn tại. Xin đừng quay trở lại với sanh nữa có
nghĩa là: đại tịch diệt mà không đem lại kết quả của các dính bén
quá khứ vẫn còn được thấy. Đây là cách ta nên hiểu ở đây.
Đến đây kết thúc phần chú giải bài kệ của Sumana.
15. CHÚ GIẢI BÀI KỆ TRƯỞNG LÃO NI UTTARA
Ta đã kiềm chế thân là bài kệ của ngài Trưởng lão Ni Uttara.
Chuyện kể về nàng cũng giống như câu chuyện về Tissa [kệ 4].
Vì chính nàng cũng là một thành viên trong dòng họ Thích Ca và
là tình nhân trong hậu cung của vị Bồ Tát. Sau khi đã xuất gia
cùng với Maha-Pajapati Gotami, sau khi đã chứng quả A-la-hán
qua đoạn kệ phát quang, nàng đã đọc lên bài kệ này như là lời
nguyện long trọng của nàng:
17.Ta đã chế ngự thân, khẩu và ý. Ta đã nhổ tận gốc tham dục và
toàn bộ những gì khác khiến ta sống mát lạnh và an tịnh.
15. Ở đây, ta đã chế ngự thân có nghĩa là: ta đã thực hiện chế
ngự qua việc kiềm chế liên quan đến thân, lời nói hay miệng có
nghĩa là: ta đã kiềm chế được những gì có liên quan đến lời nói.
Bằng cách liên kết hai từ này lại với nhau [có nghĩa là thân và
miệng] nàng nói rằng có kiềm chế thông qua phước
hạnh. Và (uda) có nghĩa là: và (atha). Tâm trí có nghĩa là: nàng
bảo rằng [nàng kiềm chế] bằng cách tu luyện thiền quán thông
36
qua nhập thiền. Ta đã nhổ bỏ tận gốc rễ tham dục và toàn bộ
nhưng có nghĩa là: sau khi đã nhổ sạch những khuynh hướng tiềm
ẩn cùng với tham dục hay vô minh, vì tham dục nổi lên dưới ba
dạng hiện hữu những nguy hiểm của nó được che đậy dưới vỏ vô
minh. Một ý nghĩa khác của kiềm chế thân đó là: “Ta kiềm chế
thân qua kiềm chế bằng chánh đạo, qua từ bỏ hạnh bất thiện cùng
với hạnh thiện” miệng có nghĩa là: “ta sẽ kiềm chế miệng tức là
lời nói bằng cách thu thúc chánh đạo. Thông qua từ bỏ vọng ngôn
cùng với cách tu luyện chánh ngôn”. Đây chính là ý nghĩa muốn
nói tới ở đây. Tâm trí có nghĩa là: [kiềm chế] thông qua nhập
thiền vì ở đây hành thiền được cho là dưới phạm trù tâm trí. Ý
nghĩa này được gom lại với chánh định đó chính là đặc điểm của
bát chánh đạo. Các thành tố chánh đạo như chánh kiến, v.v…lại
là đặc tính của cá nhân [về chánh đạo] cũng được gộp lại ở đây.
Điều này được chứng tỏ là từ bỏ hoàn toàn kiềm chế và thèm khát
v.v… thông qua kiềm chế chánh đạo. Chính vì thế nàng nói rằng.
“Ta đã tịch diệt tận gốc thèm khát và toàn bộ những gì khác.
[ta] đã trở nên mát lạnh (sitibhutamhi), tịch diệt có nghĩa là: “ta
đã đoạn tuyệt được hoàn toàn do thiếu vắng sân do các lậu hoặc
đem lại. Sau khi đã chứng mát lạnh (siti-ppatta) nơi đại được tịch
diệt không còn điều gì dính dáng đến lậu hoặc nữa.
Đến đây kết thúc phần chú giải về bài kệ của Trưởng lão Ni
Uttara.
16. CHÚ GIẢI BÀI KỆ TRƯỞNG LÃO NI SUMANA LÀ
NGƯỜI XUẤT GIA VÀO LÚC TUỔI GIÀ
Hỡi này trưởng lão ni kia hãy nằm nghỉ trong an lạc là bài kệ của
Trưởng lão Ni Sumana, là người đã xuất gia khi tuổi đã cao. Bà
cũng vậy, sau khi đã tích lũy được những phẩm hạnh giới đức cần
thiết dưới thời chư vị Phật tiền kiếp và sau khi đã tích lũy được
những phước nghiệp trong nhiều kiếp trước, nàng được sanh
trong Thời đức Phật hiện tại,trong thành Savatthi làm chị của nhà
vua Mahakosala (Là cha của Vua Pasenadi).
Sau khi đã nghe vị Đạo Sư thuyết bài pháp về học giới bắt đầu
với “Có bốn chúng sanh trẻ tuổi, ôi nhà vua, không nên coi
thường, v.v…” đối với nhà vua Pasenadi Kosala, nàng chứng đắc
niềm tin và thọ Tam Quy và ngũ giới. Nhưng cho dù nàng có
muốn xuất gia, nàng phải đợi một thời gian rất lâu, nói rằng, “Ta
37
còn phải chăm sóc bà nội già cả.” Sau đó, bà nội của nàng qua
đời. Cùng với nhà vua, nàng đã tới một thiền viện dành cho các
Tỳ khưu Ni và có được một tấm thảm rất quí mang theo với nhiều
quần áo quí. Họ ra lệnh cho bà phải trao lại cho Tăng đoàn. Nàng
lắng nghe tín lý trước sự hiện diện của vị Đạo sư, và được an tịnh
nơi Thánh quả bất lai, và xin được xuất gia, vị Đạo sư, nhìn thấy
kiến thức của bà đã trưởng thành, nói đoạn kệ như sau:
18.Hỡi trưởng lão ni kia, hãy an lạc nằm nghỉ. Che phủ mình trong
tấm y quí giá. Do chính mình may lấy. Lòng tham ngươi đã an
tịnh. Nhà nguơi đã mát lạnh tịch tịnh.
Khi kết thúc bài kệ nàng chứng quả A-la-hán cùng với bốn thấu
triệt và như lời tuyên bố long trọng của nàng, nàng đã nói lên bài
kệ này. Đây chính là lời tuyên bố chánh trí của nàng, nàng đã
xuất gia ngay sau đó.
16. Bấy giờ trong bài kệ này, lão ni kia (vutthike) có nghĩa là: một
bà già (vutthe), cao tuổi (vayo-vutthe). Nhưng cũng kỳ cựu về
phẩm chất thiện nơi phẩm hạnh thiện, v.v… trong câu thứ tư của
bài kệ do Trưởng lão Ni nói, ý nghĩa như là nhà ngươi đã trở
thành mát lạnh. Triệt hạ được (siti-bhutasi nibbhuta ti) [xin đọc
phần chú giải bài kệ v. 15 để biết thêm siti-bhutamhi nibbuta ti] ý
nghĩa những gì còn lại đã được giải thích
Đến đây kết thúc bài kệ của Trưởng lão Ni Sumana, người xuất
gia trong lúc tuổi đã cao.
17. CHÚ GIẢI BÀI KỆ TRƯỞNG LÃO NI DHAMMA
Sau khi du hành khất thực xong là bài kệ của Dhamma. Cả nàng
cũng vậy đã thực hiện được biết bao nhiêu phước nghiệp dưới
thời Đức Phật hiện tại; trước đó nàng đã tích lũy được nhiều hạnh
thiện trong nhiều kiếp khác nhau làm căn để chứng giải thoát.
Nhờ tích lũy cả một kho tàng công đức to lớn, nàng được sanh ra
dưới Thời đức Phật hiện tại trong một gia đình tốt lành trong
thành Savatthi. Khi đến tuổi trưởng thành nàng được gả làm vợ
cho một người chồng xứng đôi vừa lứa. Nàng hết lòng đặt niềm
tin nơi giáo lý của Đức Phật và ước ao xuất gia. Chồng nàng
không đồng ý cho nàng thực hiện ý định đó. Sau đó chồng nàng
đã qua đời, và nàng đã xuất gia. Nàng chú tâm thiền quán. Một
ngày kia, sau khi thực hiện chuyến du hành khất thực trên đường
về nơi trú xứ của mình, nàng đã mất thăng bằng trên đường đi và
38
bị té, nàng đã lấy sự kiện đó làm đề mục thiền cho chính mình,
càng ngày nàng càng tiến sâu trong hành thiền quán và chứng
thánh quả A-la-hán cùng với tứ biện minh. Nàng đã đọc lên bài kệ
này như là một lời tuyên bố long trọng như sau:
19. Sau chuyến du hành khất thực, sức yếu tựa thân mình trên chiếc
gậy, Chân tay run rẩy, ta té sóng soài ngay trên chính điểm đó.
Nhận ra những yếu ớt nơi thân xác, thế rồi tâm trí ta được giải
thoát hoàn toàn.
17. Ở đây, ta đã du hành khất thực, cả thân mình tựa trên chiếc
gậy, yếu sức có nghĩa là: với chiếc gậy trong tay nàng rảo bước
khất thực khắp nơi trong thành. té sóng soài trên mặt đất (chama)
có nghĩa là té xuống đất (chamayan); trên mặt đất; ý nghĩa ở đây
là: “ta té xuống đất vì không thể kiểm soát được đôi chân của
mình nữa.” Nhận ra mối nguy hiểm nơi thể xác có nghĩa là: với
con mắt tuệ giác sau khi đã nhận ra những thiếu xót nơi thể xác
do nhiều hình dạng khác nhau, bắt đầu với tính chất xấu xí, vô
thường, đau khổ và vô ngã. Thế rồi tâm trí ta hoàn toàn được giải
thoát, được tự do, được hoàn toàn giải thoát khỏi những lậu hoặc
bằng cách nhận ra mối nguy hiểm và quán chiếu tỉnh giác…và
qua triệt phá. và lại nữa thông qua thánh đạo và thánh quả, điều
này nối tiếp điều kia, thông qua cắt bỏ toàn bộ và an tịnh. Giờ đây
chẳng còn điều gì cần phải được loại bỏ nữa và đây chính là lời
tuyên bố kiến thức toàn hảo của nàng.
Đến đây kết thúc phần chú giải về bài kệ của Trưởng lão Ni
Dhamma.
18. CHÚ GIẢI BÀI KỆ TRƯỞNG LÃO NI SANGHA
Từ bỏ gia đình, ta xuất gia là bài kệ của Trưởng lão Ni Sangha.
Chuyện kể về nàng giống như chuyện kể về Trưởng lão Ni Dhira
[bài kệ 7]. Nhưng đây chính là bài kệ nàng đã thốt lên:
20.Từ bỏ gia đình, ta đã xuất gia, từ bỏ con trai, tài vật và bất luận
điều gì quí giá, ta từ bỏ cả ước muốn và sân hận, tịch diệt và vô
minh, ta sống hạnh viễn ly sau khi đã kiềm chế tận gốc rễ thói
tham lam ta được sống mát lạnh và tịch tịnh.
18. Ở đây, từ bỏ có nghĩa là: sau khi đã loại bỏ. Nhà cửa (ghare)
có nghĩa là: công việc gia đình (gehar). Đối với từ căn nhà, cho dù
là một từ số ít, đôi khi được dùng ở số nhiều trong cách sử dụng
phổ biến, giống như từ “hạt giống”. Từ bỏ con cái (puttan), đoàn
39
vật và bất kỳ điều gì ta hằng yêu mến có nghĩa là: qua từ bỏ ý định
ước muốn và tham dục liên quan đến những thứ này, nàng từ bỏ
tất cả những gì nàng thường yêu mến. Mấy cậu con trai của nàng
(putte) và đoàn vật, trâu và bò, v.v…từ bỏ cả những ước muốn và
sân hận có nghĩa là: qua thánh đạo nàng từ bỏ cả ước muốn, mang
tính chất say đắm. Qua chính đạo nàng từ bỏ được sân hận, là điều
mang bản chất bất thiện. Và loại bỏ được cả vô minh, có nghĩa là
sau khi đã trở nên bình thản, thản nhiên, qua thánh đạo nàng từ bỏ
sân si, được coi như là người tiên phong cho mọi điều bất thiện. Ta
cũng nên hiểu như vậy. Ý nghĩa điều còn lại đã được giải thích rõ. 
Đến đây kết thúc phần chú giải các đoạn kệ của Trưởng lão Ni
Sangha.
Đến đây cũng kết thúc phần chú giải về Tập Nhất Kệ
2.1. CHÚ GIẢI BÀI KỆ TRƯỞNG LÃO NI ABHIRUPA
NANDA
Trong tập hai kệ bắt đầu với [Hỡi Nanda, hãy nhìn lại thân
xác] bệnh hoạn, bất tịnh, và đầy thối nát hôi hám, là bài kệ của học
giới Abhirupa Nanda. Người ta nói rằng nàng là con gái của một
gia đình giàu có trong thành Bandhumati dưới thời Đức Phật
Vipassi. Nàng đã nghe giáo pháp từ phía Đạo Sư và luôn vững
vàng nơi phẩm hạnh công đức, Quy y Tam Bảo và thọ ngũ giới.
Sau khi vị Đạo Sư Vô Dư Níp Bàn, nàng đã cúng dường một chiếc
dù làm bằng vàng có trang điểm ngọc quí đặt trong điện kệ [lưu giữ
xá lợi của ngài. Khi nàng qua đời, nàng được tái sanh nơi Cõi Trời
và du hành đến nhiều hiện hữu hạnh phúc.
Trong Thời đức Phật hiện tại, nàng sanh ra nơi cung lòng chánh
hậu Khemaka thuộc dòng họ Thích Ca trong thành Kapilavatthu.
Nàng được đặt tên là Nanda. Nàng được mọi người biết tới với
tên gọi là Abhirupa-Nanda [“Nanda kiều diễm”] là do nàng có
thân hình cực kỳ xinh đẹp, rất kiều diễm và tuyệt vời, với tính
chất hấp dẫn dễ thương. Bấy giờ vào chính ngày lễ thành hôn,
người chồng của nàng là chàng trai Thích Ca Varabhuta đột ngột
qua đời. Thế rồi cha mẹ nàng đã thúc ép nàng xuất gia.
Nhưng dù nàng đã xuất gia, nàng vẫn kiêu hãnh với sắc đẹp của
mình nói rằng, “Vị Đạo Sư vẫn coi thường và bắt lỗi những người
có sắc đẹp. Trong nhiều trường hợp ngài thường cho thấy mối
nguy hiểm nơi hình dáng xinh đẹp.” Và nàng đã lẩn tránh không
40
đến hầu Đức Phật. Đức Thế Tôn biết rõ ý nghĩ của nàng đã
trưởng thành, chính vì thế Ngài nói với Maha Pajapati rằng, “Tất
cả các Tỳ khưu Ni đến phiên mình đều phải đến gặp Đức Phật để
nhận thọ giáo.” Khi đến lượt chính mình [Abhirupa-Nanda] đã cử
một người khác đến gặp Đức Phật. Đức Thế Tôn nói: “Khi đến
lượt ai, chính người đó phải tới gặp ta; không được sai người
khác thay thế.” Nàng không thể phớt lờ lệnh của vị Đạo Sư được
nữa, chính vì thế nàng đã đến hầu Đức Phật cùng với chư vị Tỳ
khưu Ni khác. Với thần lực siêu thế Đức Phật cho xuất hiện một
người phụ nữ rất đẹp, thế rồi lại chỉ cho nàng thấy thân xác đó đã
phai tàn theo ngày tháng, tạo cho nàng giao động to lớn trong
lòng. Và ngài nói lên hai bài kệ như sau:
19. Hỡi Nanda, hãy nhìn ngắm thân xác bệnh hoạn, bất tịnh, đầy
hôi hám thối rữa. Hãy tu luyệân tâm quán bất tịnh để đạt được
nhất tâm thiền định về những điều bất tịnh.
20. Và hãy tu luyện vô tướng, hãy bỏ tánh kiêu mạn tùy miên. Do
hiểu rõ kiêu mạn nàng sẽ được sống an tịnh.
Ý nghĩa của các đoạn kệ này đã được giải thích trước đó. Vào
cuối các đoạn kệ, Abhirupa-Nanda đã chứng quả A-la-hán. Như
có lời trong Apadana (Thí dụ Kinh) nói rằng:
1.    Trong thành Bandhumati, có vị Sát đế lỵ tên là Bandhuma
[đang làm vua]; ta là hoàng hậu của vị vua đó và đang chung
sống với ngài.
2.    Một ngày kia ta đang ngồi một mình, “Tuy nhiên ta chẳng
thực hiện bất kỳ thiện hạnh nào để đem lại cuộc sống hạnh phúc
mai hậu.
3.    Giờ đây ta sẽ phải đầy xuống hoả ngục là nơi nóng nẩy và
khủng khiếp vô cùng, với diện mạo khủng khiếp, vô cùng nhẫn
tâm tàn bạo. Đó là điều chẳng còn nghi ngờ gì nữa.
4.    Chính vì thế ta suy nghĩ, và cảm thấy tâm triù giao động dữ
dội. Ta chạy lại Đức vua và tâu trình với những lời lẽ.
5.    “Ta là một phụ nữ lúc nào cũng có các nô tỳ vây quanh hầu
hạ. Ôi đại vương, xin ban tặng cho thần một vị ẩn sĩ, tâu vị Sát đế
lỵ, và ta sẽ nuôi nấng người cẩn thận.”
6.    Vị đại vương đã chọn cho ta một vị ẩn sĩ với các căn tu luỵên
cẩn thận, ta đã lấy bát khất thực của ngài và đổ đầy đủ thứ vật
thực tuyển chọn.
41
7.    Sau khi đã đổ đầy bát của ngài với những vật thực tuỵêt hảo
nhất, ta đã phủ trên đó với một cặp xiêm y trị giá tới một ngàn
đồng vàng. Ta đã dâng cúng tất cả cho ngài và lòng ta tràn ngập
hoan hỷ.
8.    Kết quả phước nghiệp đó cùng lòng quyết tâm, cộng với mục
đích rõ ràng; khi ta rời bỏ thân xác phàm tục này, ta đã tái sanh
tại cõi Trời Đâu Xuất.
9.    Ta cai trị tại đó như là hoàng hậu nhiếp chính có cả ngàn vị
vua chư thiên và làm chánh hậu cả ngàn chuyển luân vương
quốc.
10.Thế rồi [ta làm hoàng hậu] trị vì khắp một vùng vương quốc
rộng lớn, không thể đo lường được và nhiều công đức do quả
nghiệp đó đem lại, cũng do chính phước nghiệp cao cả đó.
11.Do bẩm sanh, ta là người phụ nữ phát sáng với tứ chi hoàn
hảo tuyệt vời, đáng yêu duyên dáng với diện mạo tựa đóa sen nở
rộ.
12. Trong hiện hữu cuối cùng trên cõi đời này, ta sanh ra trong
một gia đình thuộc dòng họ Thích Ca, ta là một phụ nữ tuyệt hảo
trong cả ngàn phụ nữ do người con đại vương Suddhadana sanh
ra.
13.Ta chán ngấy cảnh sống gia đình, chính vì thế ta đã xuất gia
sống đời vô gia cư. Vào đêm thứ bảy ta chứng quán tri tứ diệu đế.
14.   Vật dụng thiết yếu ta có nhiều vô số kể – nào áo khoác ngoài,
nào vật thực, chỗ ngồi, chỗ nằêm nghỉ – ta đã nhận được. Đó chính
là kết quả do cúng dường bố thí ta đã thực hiện.
15. Hạnh thiện ta đã thực hiện trước đó, ôi vị đại trí, là chính vì
ngài, ta đã hầu hạ ngài thật toàn hảo, ôi vị đại anh hùng.
16. Trong suốt ba mươi mốt đại kiếp kể từ ngày cúng dường vật
thí đó, ta chẳng phải nếm mùi tái sanh nơi cõi sầu khổ bao giờ.
Đó chính là kết quả do cúng dường ta đã thực hiện.
17.Ta hoàn toàn nhận rõ cả hai cõi – được làm chư thiên lẫn thần
dân cõi nhân loại, ta chẳng biết tới bất kỳ cõi nào khác. Đó chính
là kết quả do cúng dường bố thí ta đã thực hiện.
18.Ta đã sanh ra nơi rất nhiều gia đình quí phái – có ba gia đình
đầy phồn vinh và tài sản dồi dào. Ta chẳng biết đến bất kỳ gia
đình nào khác. Đó chính là kết quả do cúng dường bố thí ta đã
thực hiện.
42
19. Ta đã du hành qua nhiều kiếp sống, bị giao động do chính
hạnh thiện đó đem lại. Ta chẳng còn chứng kiến bất kỳ điều thô bỉ
nào. Đó chính là thánh quả do hành vi khả ái đó đem lại.
20. Và ta cũng chế ngự được thần lực siêu thế. Chính nhờ yếu tố
thiên nhĩ ta còn thấu hiểu được cả lòng người, ôi vị đại trí vô
song.
21. Ta biết rõ tiền kiếp của mình. Thiên nhãn ta được thanh tịnh
kỹ càng. Toàn bộ vết nhơ trong ta được xoá sạch. Giờ đây ta
chẳng còn phải tái sanh bao giờ nữa.
22.Và quả thật, ôi vị anh hùng vĩ đại thay, trước mặt ngài kiến
thức giúp ta hiểu rõ ý nghĩa, pháp và ngôn ngữ [32] đã hiện lên rõ
ràng.
23-25. Mọi hành vi đồi bại của ta đã bị thiêu rụi hết… [xin đọc tr
10] ta đã thực hiện lời Phật dạy.
 Thế rồi sau khi đã chứng quả A-la-hán, chính nàng cũng thốt lên
những đoạn kệ này như là lời nguyện long trọng của nàng. Và ở
đây, cũng chính là lời tuyên bố về hiểu biết uyên bác của nàng
vậy.
Đến đây kết thúc phần chú giải các đoạn kệ của Trưởng lão Ni
Abhirupa-Nanda.
2. CHÚ GIẢI BÀI KỆ TRƯỞNG LÃO NI JENTA
Các đoạn kệ này [bắt đầu] như sau: [Ta đã tu luyện toàn bộ Thất
Giác Chi này] là của Trưởng lão Ni Jenta. Chuyện kể về kiếp
sống quá khứ cũng như hiện tại của nàng cũng tương tự như
chuyện kể về Trưởng lão Ni Abhirupa Nanda. Nhưng nàng được
sanh ra trong hoàng cung của nhà vua trị vì dân Licchavis trong
thành Vesali. Có chi tiết khác nhau này được thêm vào; nàng đã
lắng nghe giáo pháp do vị Đạo Sư diễn giải, và vào cuối bài kinh
nàng chứng quả A-la-hán. Nhìn ngắm vô ngại giải chính thành
tích nàng đã đạt được, nàng đã đọc lên những đoạn kệ sau đây:
21. Ta đã tu tập toàn bộ thất giác chi này, đó là những phương
cách dẫn đến vô dư níp bàn, như lời Đức Phật đã dạy.
22. Quả thật ta đã chứng kiến Đức Thế Tôn đó. Đây quả là thân
xác cuối cùng đang theo ta du hành hết vòng luân hồi tái sanh

32[?]
Đây là việc liệt kê Tứ vô ngại giải (patísambhida): (1) ý nghĩa (attha), (2) pháp
(dhamma), (3) ngôn ngữ (nirutti) và (4) hiểu rõ được (patibhana) ba điều trên.
43
này đến tái sanh khác đã bị tịch diệt hoàn toàn. Giờ đây ta chẳng
còn phải tái sanh trở lại nữa.
21. Ở đây, Thất Giác Chi này (ye ime) được đặt tên như sau (1)
thiền định, (2) trạch pháp, (3) tinh tấn, (4) hỷ, (5) khinh an, (6)
chánh niệm, (7) hành xả.(bodiya), như đã được nói tới. Hay vì
đây là những thành tố  của người sở hữu những thành tố đó – để
trở thành người chứng giác ngộ (bodhissa). Là vị chứng giác
ngộ (bujjhanakassa) – bảy pháp này được gọi là “Thất Giác
Chi”. Những phương cách dẫn đến vô dư níp bàn  có nghĩa là:
những phương pháp chứng đắc Níp Bàn. Ta tu luyện tất cả…như
lời Phật dạy có nghĩa là: toàn bộ ba mươi bảy điều cần thiết để
chứng giác ngộ như lời Phật dạy cho ta. Chính ta đã thực thi và tu
luyện những gì Ngài đã dạy. Đây chính là bộ sưu tập các pháp
giác chi
22. Trong câu quả thật ta đã được chứng kiến Đức Thế Tôn,
từ quả thật (hi) lại mang ý nghĩa nguyên nhân. Vì Đức Thiện Thệ,
là vị toàn giác hoàn hảo nhất, [nguời là hiện thân] của Phật Pháp
ta nhận ra thông qua hiểu biết chánh pháp và chính mỗi người
chúng ta đã chứng đắc, theo nàng đây quả là thân xác cuối
cùng, đây lại là liên kết giữa hai đoạn văn đó.Tuy nhiên, chính
thông qua việc nhận ra chánh pháp ta cũng nhận ra được Đức
Phật và các vị Thiện Thệ nữa, chớ không phải chỉ chứng kiến
thân xác của các vị đó mà thôi. Như lời Ngài dạy, “Hỡi Vakkali,
quả thật người nào nhận ra chánh pháp cũng chính là nhìn thấy ta
vậy.” “và quả thật, hỡi chư vị Tỳ khưu, người nào có học thức
thông thái, lại là đồ đệ của vị Thiện Thệ, thì người đó cũng nhìn
thấy chư vị Thiện Thệ đó. Ý nghĩa những gì còn lại cũng đã được
giải thích rõ ràng.
Đến đây kết thúc phần chú giải các đoạn kệ của Trưởng lão Ni
Jenta.
3. CHÚ GIẢI BÀI KỆ CỦA TRƯỞNG LÃO NI
SUMANGALAMATA
Bài kệ bắt đầu bằng câu [Ta đã được] giải thoát toàn hảo là
củaTrưởng lão Ni Sumangalamata. Cả nàng nữa, sau khi đã góp
nhặt được những phẩm chất giới đức cần thiết và tích lũy được
những hạnh thiện khi còn sống nơi nhiều kiếp người, cũng được
44
sanh ra dưới Thời đức Phật này trong một gia đình nghèo trong
thành Savatthi.
Khi đến tuổi trưởng thành, nàng được gả cho một anh chàng làm
nghề đan giỏ cói nọ. Trong lần sanh đầu tiên nàng đã sanh hạ một
con trai là người đã chứng tái sanh sau cùng và người ta đặt tên
cho trẻ là Sumangala. Nàng được biết đến với tên gọi là
Sumangalamata (có nghĩa là mẹ của Sumangala). Nhưng nàng
không được nổi tiếng do dòng tộc của nàng; chính vì thế trong
Kinh Phật nàng chỉ được đề cập đến như là “một Tỳ khưu Ni vô
danh” và người con trai của bà đã xuất gia khi chàng đến tuổi
trưởng thành và chứng quả A-la-hán cùng với Tứ vô ngại giải.
Chàng rất nổi tiếng với tên là Trưởng lão Sumanga.
Mẹ chàng cũng xuất gia cùng với chư vị Tỳ khưu Ni trong ni viện
và trọn đời tu luyện thiền quán. Một ngày kia, nàng đã nhập thiền
về những đau khổ nàng đã trải qua trong thời gian nàng còn sống
tại gia đình và một giao động to lớn nổi lên trong lòng nàng.
Nàng đã gia tăng thiền quán và chứng quả A-la-hán cùng với Tứ
vô ngại giải. Thốt lên lời nguyện long trọng, nàng đã đọc hai đoạn
kệ sau đây:
23. Ta đã được giải thoát trọn vẹn, toàn hảo và thích hợp khỏi
chiếc chầy giã gạo. Người chồng vô liêm sỉ của ta, ngay cả chỉ
làm bóng mát che cho ta v.v…[ta cũng đã chán ngấy]. Chiếc nồi
của ta toát ra mùi rắn nước hôi thối.
24. Ta triệt hạ ước muốn và sân hận với âm thanh xèo xèo toát
ra. Ta đi đến ngay dưới gốc cây ngồi thiền và suy nghĩ rằng, “Ôi
hạnh phúc tuyệt vời của ta,” hãy nhập thiền về điều đem lại hạnh
phúc.
23. Ở đây, được giải thoát trọn vẹn (sumuttika) có nghĩa là được
giải thoát hoàn toàn. (sumutta). Vần ka chỉ lấp đầy đoạn kệ mà
thôi. Quả thật, “ta được giải thoát hoàn toàn (sutthu mutta)”. Đây
là ý nghĩa. Nhìn lại thành tích chính nàng đã đạt được nhờ tin nơi
giáo pháp, hay là cách tự khen mình, ta nói rằng, được giải thoát
trọn vẹn, được giải thoát hoàn toàn. Hơn thế nữa, bất kỳ điều gì
nàng cảm thấy chán ngấy, đặc biệt vào thời điểm nàng thực hiện
công việc nội trợ bếp núc, đều cho thấy nàng thoát khỏi điều đó,
nàng cho biết, ta…được giải thoát một cách thích hợp, v.v…
đây, ta…được giải thoát một cách thích hợp (sadhu muttikamhi)
có nghĩa là: “Quả thật ta được (amhi) giải thoát (mutta) một cách
45
thích hợp (samma-d-eva).” Khỏi chiếc chầy giã gạo (musalassa)
có nghĩa là: giải thoát khỏi chiếc chầy giã gạo (musalato) Người
chồng vô liêm sĩ của ta (samiko) -  chàng không làm ta hài lòng
[đây là những] từ còn lại cần phải được tham khảo. Vì tâm nàng
tự bản chất đã được tách khỏi những dục lạc, nàng nói, ta chán
ngấy những phẩm hạnh của những ai hướng chiều về tham
dục. Ngay cả là bóng mát che chở cho nàng v.v…có nghĩa là: điều
đó không làm cho nàng hài lòng cho dù chàng đã trở thành bóng
mát che chở cho ta trong cuộc sống… đây là ý nghĩa muốn nói
tới. Từ v.v…(va) có nghĩa là thêm vào những điều không được
nói tới; do đó nàng gồm cả những rổ rá, thúng mủng, hộp đựng đồ
v.v… nàng nói tới tình trạng chán ngấy cuộc sống quá đau khổ
dựa trên việc làm bóng mát v.v…với những bó tre, v.v…hết ngày
này qua ngày khác. Một số người lại đưa ra [cách giải thích là]:
“Một luồng gió độc hại (ahitako) thoảng qua với tôi,” đây là ý
nghĩa: “Một luồng gió độc hại mang tuổi già thổi trên thân xác ta
vào lúc ta còn là người nội trợ.” Nhưng một số người khác lại cho
ý nghĩa ở đây là: một luồng gió thổi trên thân xác ta chính là
luồng gió độc (abhitako) và ngay cả còn tỏa ra mùi khó chịu cho
người khác nữa. Chiếc nồi của ta (ukkhalika me) toả mùi
(vati) rắn nước (detthubha?) có nghĩa là: của ta (me=mama) chiếc
bình nấu đồ ăn (bhatta-paccana-bhajanan) tỏa mùi (vayati) giống
như mùi rắn nước (udaka-sappa-gandham) vì chiếc nồi nấu ăn
không được sạch sẽ do đã lâu ngày không được sử dụng. Ta đã
được giải thoát một cách thích hợp khỏi những thứ đó.  Đây là
điều liên kết [giữa hai đoạn văn này.]. Lúc đó chính nàng làm
công việc sử dụng chiếc chày khi còn là một người nội trợ do
nàng quá nghèo; chính vì thế, nàng nói như vậy. 
24. Ta đã triệt phá (vihanami) ước muốn và sân hận với tiếng kêu
xèo xèo có nghĩa là, ta đã loại bỏ được. Ta từ bỏ được những lậu
hoặc to lớn. Ước muốn và sân hận vớitiếng xèo xèo này. Đây là ý
nghĩa. Quả thật, nàng đã chán ngấy chính người chồng của nàng
vì nàng cảm thấy khó chịu với tiếng động xì xèo của những bó
tre. v.v… chàng đang chẻ ra hết ngày nọ sang ngày kia, và nàng
nói loại bỏ được điều đó cũng đồng nghĩa với loại bỏ được ước
muốn và sân hận. Ta (sa) đã chạy lại (upagamma) gốc một cây cổ
thụ có nghĩa là: ta (sa aham) người mẹ của Sumangala sau khi
tiến đến (upasankamitva) gốc cây cổ thụ tách biệt [ta] nhập thiền
46
về điều đó như là mối hạnh phục (sukhato) có nghĩa là: ta nhập
định, nghĩ rằng, “Hạnh phúc (sukham).” Và thỉnh thoảng cũng
chứng đắc điều đó. Ta nhập thiền với tâm an chỉ định, nhận ra
hạnh phúc dẫn tới Níp Bàn và hạnh phúc chứng thánh quả. Đây là
ý nghĩa. [và suy nghĩ rằng] “Ôi hạnh phúc biết bao”: ở đây, nàng
nói tới điều này là vì tình trạng tập trung chú ý liên tục của nàng
sau khi chứng an chỉ định đó và cũng liên kiết với những liên
tưởng trước đó.
Đến đây kết thúc phần chú giải các đoạn kệ của Trưởng lão Ni
Sumangalamata.
4. CHÚ GIẢI BÀI KỆ CỦA TRƯỞNG LÃO NI ADDHAKASI.
Các bài kệ này bắt đầu với [tiền công kỹ nữ của ta cũng bằng
với [tiền thu thuế] trong vương quốc Kasi là của Trưởng lão Ni
Addhakasi. Bấy giờ Trưởng lão Ni này được sanh ra trong một gia
đình tốt dưới thời Đức Phật Kassapa Thập Lực. Khi nàng đến tuổi
trưởng thành, nàng đã xin gia nhập một ni viện và lắng nghe Phật
Pháp tại đó. Nàng chứng niềm tin. Xuất gia và cương ngạnh trong
hạnh nghiệp công đức của một Tỳ khưu Ni. Nàng đã lăng nhục
một [Tỳ khưu Ni] khác, Tỳ khưu Ni này đã triệt hạ được lậu hoặc
và chứng Tứ vô ngại giải, lại gọi nàng là một kỹ nữ và khi nàng
qua đời nàng đã phải thiêu đốt trong hoả ngục.
Dưới thời Đức Phật hiện tại, nàng được sanh ra trong một gia
đình thương nhân giàu có trong vương quốc Kasi. Khi lớn lên đến
tuổi trưởng thành, do kết quả ác ngôn nàng đã làm trong quá khứ,
nàng đã phải rời bỏ gia đình và trở thành một kỹ nữ tên là
Addhakasi. Việc xuất gia và phong cụ túc giới của nàng thông
qua một sứ giả đã đuợc truyền lại cho chúng ta trong quyển
Khandhika [luật tạng]. Vì có lời nói rằng:
Bấy giờ vào thời điểm đó có một kỹ nữ tên là Addhakasi đã xuất
gia trong số chư vị Tỳ khưu Ni, và nàng cũng muốn đi tới thành
Savatthi, nghĩ rằng “Ta muốn nhận cụ túc giới trước sự chứng
kiến của Đức Thế Tôn.” những tên bất lương nghe được chuyện
đó liền nói rằng kỹ nữ Addhakasi và họ mai phục chờ trên đường
đi. Nhưng khi kỹ nữ Addhakasi nghe biết có những tên bất lương
mai phục chờ đợi nàng trên đường đi và rồi nàng gửi tới Đức
Phật một xứ giả nói rằng, “Cả con nữa cũng muốn được xuất gia
làm sao con có thể thực hiện điều đó được?” Thế rồi vào thời đó
47
Đức Thế Tôn đã diễn giải giáo pháp và nói với chư vị Tỳ khưu mà
rằng, “Hỡi chư vị Tỳ khưu, ta cho phép các ngươi được nhận cụ
túc giới ngay cả chỉ thông qua một sứ giả.”
Và sau khi đã nhận cụ túc giới như vậy, nàng đã hiến cả đời mình
tu tập thiền quán và chỉ sau một thời gian ngắn nàng đã chứng
quả A-la-hán gồm cả Tứ vô ngại giải. Như được kể lại trong
Apadana như sau:
1.    Trong đại kiếp đầy hứa hẹn này, có một người họ hàng Phạm
Thiên danh tiếng lẫy lừng được sanh ra, tên là Phật Kassapa, là
người có tài biện khẩu tuyệt vời.
2.    Vào thời đó, ta xuất gia theo đuổi giáo pháp của Đức Phật và
ngũ căn của ta đã được kiềm chế tốt đúng theo giới luật Bản.
3-4. Và ta đã luyện điều độ và chú tâm cảnh giác liên quan đến
vật thực, hành thiền. Thế rồi ta có ác ý và mắng nhiếc một Tỳ
khưu Ni là người đã triệt phá hết các lậu hoặc. Ta đã nói thẳng
vào mặt nàng: “Đồ gái kỹ nữ!” Chính vì ác ngôn đó ta đã bị
thiêu đốt trong hỏa ngục.
5-6. Do đó, thông qua hậu quả còn sót lại nơi ác nghiệp đó, ta
đã phải liên tục tái sanh nơi một gia đình làm kỹ nữ, sống nhờ
vào người khác, và tới kỳ tái sanh cuối cùng, do kết quả dẫn đến
cuộc sống phạm hạnh ta được sanh ra trong một gia đình thương
nhân giàu có là cư dân Kasi ta là cô gái kiều diễm giống một nô
tỳ thiên giới giữa chư thiên.
7. Cư dân sống trong thành Giribbaja nhìn thấy ta, rất dễ mến,
đã làm cho ta thành kỹ nữ; đó là kết quả hành vi lăng nhục Tỳ
khưu Ni đem lại.
8. Ta đã lắng nghe giáo pháp do Đức Phật tuyệt hảo trong số chư
vị Như lai diễn giải, do những ấn tượng còn lưu lại nơi các chi
của ta trong quá khứ, ta đã xuất gia sống đời vô gia cư.
9. Rồi ta đến trước sự hiện diện của vị Chiến Thắng nhằm mục
đích nhận cụ túc giới cao hơn. Sau khi nghe được điều đó những
tên bất lương đã mai phục chờ trên đường đi. Ta thọ cụ túc giới
đầy đủ chỉ do xứ giả đem lại.
10. Toàn bộ hành động của ta đã bị triệt phá, kể cả thiện nghiệp
lẫn ác hạnh. ta đã vượt qua bao cuộc du hành nơi kiếp luân hồi,
ta đã từ bỏ được kiếp kỹ nữ.
11. Và với thần lực siêu thế ta đã chế ngự, do thiên nhĩ thông ta đã
chứng kiến thức thấu tỏ lòng người. Ôi vị Đại Trí.
48
12. Ta biết rõ tiền kiếp của ta, thiên nhãn ta đã được thanh tịnh.
Toàn bộ vết nhơ ta đã triệt phá tận gốc. Giờ đây ta chẳng còn trải
qua kiếp đọa đày nào nữa.
13. Và Quả thật, ôi vị Anh Hùng vĩ đại. Trước mặt ngài kiến thức
đã nổi lên trong ta tỏ rõ nơi hiểu biết ý nghĩa, pháp và ngôn ngữ.
14-16. Mọi hành vi đồi bại của ta đã bị thiêu rụi…[xin đọc tr.
10] ta đã thực hiện lời Phật dạy.
Thế rồi nàng chứng thánh quả A-la-hán và thốt lên những đoạn kệ
này như là lời nguyện long trọng.
25. Tiền chi trả [công kỹ nữ] cũng ngang bằng với [tiền thuế] trong
vương quốc Kasi. Thần dân trong thành lại ấn định chỉ bằng một
nửa và khiến ta chỉ đáng nhận nửa giá mà thôi.
 26. Thế rồi ta chán ngấy với sắc đẹp kiều diễm của mình và do
chán ngấy như vậy, ta không còn quan tâm tới sắc đẹp nữa. Cầu
xin cho ta không còn phải du hành nơi vòng luân hồi hết cõi tái
sanh này đến cõi tái sanh khác. Ta đã thể hiện nơi mình ba chánh
kiến ta đã thực hiện y lời Phật dạy.
25. Ở đây, tiền lương (sutko) làm kỹ nữ đem lại còn lớn hơn cả
tiền thuế thu trong vương quốc Kasi (kasi-janapado) có nghĩa là:
nguồn gốc tiền thuế nơi cư dân Kasi (Kasisu janapadesu), là tiền
thuế (sutko) thu trong vương quốc Kasi. Tuy nhiên số tiền thuế
này càng cao thì số tiền công càng cao. Coi như là (ahu) có nghĩa
là: là (ahosi). Nhưng cao là bao nhiêu? Tới cả ngàn đồng tiền
vàng ở thời điểm đó trong vương quốc Kasi, thu nhập có được
như là nguồn thu thuế (sutka) cho nhà vua trong một ngày có khi
lên tới cả ngàn đồng và tiền công nàng nhận được trong vòng một
ngày từ tay những người đàn ông cũng nhiều cỡ đó. Chính vì thế
có lời nói rằng: tiền lương của ta [theo nghề kỹ nữ] cũng ngang
với tiền thuế trong vương quốc Kasi. Nàng nhận được tên là Kasi
vì tiền lương của nàng được so sánh bằng tiền thuế trong vương
quốc Kasi. Tại nơi đó, hầu hết người đàn ông không thể trả một
ngàn đồng như vậy trả một nửa (upannha) số tiền đó họ chỉ có thể
hưởng lạc với nhau trong nửa ngày mà thôi, rồi họ rút lui. Chính
vì thế nàng có tên là Addhakasi [“một nửa Kasi”]. Chính vì thế có
lời nói rằng: cư dân trong thành phố đã ấn định giá và khiến tôi
chỉ đáng nửa giá mà thôi. Giá đó có nghĩa là: ấn định giá trị đồng
tiền lương là năm trăm đồng. Cư dân trong thành có nghĩa là cư
dân sống trong thành đó. Cho dù ta là vô giá tuy nhiên là châu
49
báu nơi các phụ nữ, họ chỉ khiến cho ta đáng giá có một nửa
(annha) số lượng giá tiền. Và chính vì thế họ đặt tên cho ta
là Addhakasi. Ý nghĩa ở đây là: họ gọi ta với tên như vậy.
26. Thế rồi ta trở nên chán ngấy với sắc đẹp của mình (nibbind’
ahan rupe) có nghĩa là: Như vậy [ta] được an trú người sống nhờ
vào sắc đẹp; thế rồi sau đó. Thuộc vào giáo lý, ta trở nên chán
ngấy với sắc đẹp của ta. (rupe aham nibbindam). Nhận ra sắc đẹp
đó quả thật là điều vô thường. Đó là sắc đẹp này đem lại đau khổ
và phiền toái. Ta trở nên quá mệt mỏi với điều đó. Và chán ngấy
(nibbinda ca) ta không quan tâm tới sắc đẹp nữa (virajj’ahan) có
nghĩa là: và ta (cahan), do chán ngấy (nibbindanti), chứng đắc
thanh thản sau đó. Và ở đây, bằng cách gộp thêm “chán ngấy với”
(nibbinda-ggahatena) nàng cho thấy nàng đang có thiền quán nẩy
nở phát triển. Bằng cách ghi thêm “thanh thản” (viraga-
ggahatena) nàng cho thấy một thiền quán mạnh mẽ. Vì có lời nói
rằng, “Khi đã chán ngấy con người ta trở nên không quan tâm; trở
nên thanh thản, con người ta được giải thoát”. Cầu xin ta không
phải chạy theo cuộc du hành từ tái sanh này sang tái sanh khác
nữa có nghĩa là: nàng chỉ ra cho thấy qua điều đó xuất hiện trạng
thái dửng dưng và chán ngấy. Tam minh (tisso vijja) v.v… có
nghiã là: chứng đắc tột đỉnh ba nhận thức đúng này. Điều đó đã
được giải thích
Đến đây kết thúc phần chú giải những đoạn kệ của Trưởng lão Ni
Addhakasi.
5. CHÚ GIẢI ĐOẠN KỆ TRƯỞNG LÃO NI CITTA
Những đoạn kệ bắt đầu với Cho dù ta ốm yếu là của Trưởng lão
Ni Citta. Nàng cũng đã thực hiện phước nghiệp dưới thời chư vị
Phật tiền kiếp và cũng đã tích lũy được nhiều hạnh thiện trong
cuộc sống tiền kiếp làm cơ sở để được giải thoát. Chín mươi tư
đại kiếp qua nàng đầu thai trong cung lòng một kiên đà ngay trên
bờ sông Candabhaga. Một ngày kia nàng gặp Đức Phật Độc giác
(Pacceka) đang ngồi thiền dưới một gốc cây. Với tâm hoàn toàn
tự nguyện phục dịch ngài rất thoải mái, nàng đã cúng dường hoa
và cây sậy, đảnh lễ ngài và tỏ lòng tôn kính hai tay chụm lại với
nhau trên đầu rồi ra đi, luôn giữ phía bên phải.
Thế rồi nàng chu du tái sanh khắp vòng luân hồi gồm có chư
thiên và nhân loại là kết quả do phước nghiệp đó mang lại. Dưới
50
thời Đức Phật hiện tại, nàng sanh ra trong một gia đình giàu có
danh vọng trong thành Rajagaha. Khi đến tuổi khôn lớn, nàng đến
nghe Đạo Sư kinh ngay tại cổng thành Rajagaha. Sau đó nàng đã
xuất gia với Trưởng lão Ni Mahàpajàpati Gotami. Khi trở về già,
nàng đã lên núi Linh Thứu và tiếp tục thực hiện nhiệm vụ một ẩn
sĩ trên đó. Với thiền quán được tu tập phát triển nàng đã chứng
thánh quả 
A-la-hán cùng với Tứ vô ngại giải.
Chuyện kể đã được thuật lại trong Thí dụ Kinh như sau:
1.    Vào thời điểm đó ta là một kiên đà ngay trên bờ sông
Candabhaga. Ta đã gặp Đức Phật vô tỳ vết, đấng tự Khởi Sanh
và Vô Thắng. 
7- 9. Mọi lậu hoặc của ta đã bị thiêu rụi hết, [xin đọc tr 10]… ta
đã thực hiện y lời Phật dạy.
Và sau khi chứng Thánh quả A-la-hán và nhìn lại thành tích mình
đã đạt được, nàng thốt lên hai đoạn kệ này:
27. Cho dù ta gầy gò, bệnh hoạn và vô cùng ốm yếu, phải chống
gậy, ta đã lên đường leo lên đỉnh núi Linh Thứu.
28. Ta đã vắt áo khoác ngang vai, lật úp bát khất thực. Ta tựa
lưng vào tảng đá to, phá tan màn u tối vô minh bao trùm.
27. Ở đây, Cho dù ta gầy gò (kisika) có nghĩa là: ngay cả ta yếu
đuối do tuổi già với tấm thân mảnh mai (kisa-sarira) do điều kiện
ta chẳng còn da thịt bụ bẫm như xưa. Bệnh hoạn (gilana) và ốm
yếu vô cùng (badha-dubbala) có nghĩa là: ta bị đau yếu bệnh hoạn
do các đại đã biến đổi, v.v…Do vậy, ta trở nên vô cùng yếu
đuối (ativiya dubbala) do bệnh hoạn đem lại (gelađđena). Ta phải
chống gậy (olubbha) đi lại đây đó (daddat) có nghĩa là: đi bất kỳ
nơi đâu ta đều phải chống gậy (alambitva kattarayatthim) Sau khi
đã leo lên đỉnh núi có nghĩa là: ta vẫn muốn sống cuộc đời ẩn sĩ
cho dù ta yếu đuối đến như vậy, ta đã leo lên đỉnh núi Linh
Thứu..
28. Ta đã vứt áo choàng sang một bên có nghĩa là: chỉ mặc có áo
lót và quần lót. Ta đã vứt xa khỏi tầm tay chiếc áo khoác ngoài
mà theo thông lệ ta thường vắt lên vai. Ta lật úp chiếc bát khất
thực có nghĩa là: ta úp chiếc bát khất thực làm bằng gốm xuống
đất, dẹp sang một bên. Ta tựa lưng (khambhesit attanat)vào một
tảng đá to, rồi phá tan (padaliya) màn u tối vô minh có nghĩa là:
ngồi trên đỉnh núi, ta xé tan (padaletva) bóng tối sân si vô minh
51
mà trước đó ta đã phá tan trong suốt cuộc hành trình này và chính
nhờ làm như vậy mà bóng đêm vô minhsân si đó đã bị loại bỏ. Ta
tựa lưng, tựa thân mình (atta-bhava). Ta loại
bỏ (vikkhambhesin) việc tiếp tục tồn tại tương lai của ta. Bằng
cách tạo ra trạng thái không phụ thuộc vào bất kỳ điều gì để tồn
tại nữa. Đây là ý nghĩa đoạn kệ trên.
Đến đây kết thúc phần chú giải những đoạn kệ của Trưởng lão Ni
Citta.
6. CHÚ GIẢI BÀI KỆ TRƯỞNG LÃO NI METTIKA
Những đoạn kệ bắt đầu với Cho dù ta đã đau đớn, v.v…là của
Trưởng lão Ni Mettika. Nàng cũng đã thực hiện được những phước
nghiệp dưới thời những Đức Phật tiền kiếp và đã tích lũy công đức
nơi nhiều kiếp khác nhau làm nhân để được giải thoát. Vào thời
Đức Thế Tôn Siddhattha. Nàng sanh ra trong một gia đình chủ hộ
kia, và khi đến tuổi trưởng thành, nàng đã thực hiện cúng dường
một dãi vải làm chiếc cạp thắt lưng được trang điểm với châu báu
và đặt trong điện kệ dâng cúng Đạo Sư. Qua phước nghiệp đó nàng
được chu du tái sanh khắp nơi cùng với chư thiên lẫn chúng sanh,
và dưới thời Đức Phật hiện tại, nàng sanh ra trong một gia đình Bà
la môn giàu có. Phần chuyện kể còn lại cũng tương tự như câu
chuyện vừa kể ở trên. Nhưng Trưởng lão Ni này lại đã thực hiện
bổn phận ẩn sĩ của mình sau khi trèo lên đỉnh ngọn núi cao. Nàng
tích cực tu luyện thiền quán và chứng thánh quả A-la-hán kèm với
Tứ vô ngại giải.
Như người ta kể lại trong Apadana như sau:
1.    Ta đã truyền xây một điện kệ dâng cúng Đức Thế Tôn
Siddhattha, và ta đã cúng một dãi băng cạp thắt lưng cho ngôi
nhà mới xây dâng cho Đạo Sư.
2.    Khi hoàn tất xây dựng tòa nhà đó, với tâm hoàn toàn tự
nguyện phục dịch vị Hiền Triết, vị bảo vệ cõi thế gian, còn nữa
chính tay ta đã dâng cúng ngài một dãi băng cạp.
3.    Trong chín mươi tư đại kiếp kể từ ngày dâng cúng vật đó, ta
chẳng phải tái sanh nơi cõi đau khổ nào. Đây là kết quả do việc
xây cất lâu đài đó đem lại.
4–6. Mọi lậu hoặc của ta đã bị thiêu rụi hết, [xin đọc. Tr 10]… ta
đã thực hiện lời Phật dạy.
52
Sau khi đã chứng thánh quả A-la-hán và nhìn lại thành quả của
mình, nàng đã thốt lên hai đoạn kệ coi như là lời tuyên bố long
trọng:
29.Cho dù ta phải đau đớn, yếu đuối, do tuổi trẻ đã qua đi, ta vẫn
chống gậy và leo lên đỉnh ngọn núi 
30. Ta đã vứt bỏ chiếc áo khoác ngoài hay vắt ngang vai và lật úp
bát khất thực xuống đất. Ta ngồi thiền trên tảng đá to.Thế rồi tâm
ta được hoàn toàn giải thoát, ta chứng đắc Tam minh.. Ta đã thực
hiện lời Phật dạy.
29. Ở đây, đau đớn (dukkhita) có nghĩa là: phải đau đớn do bệnh
tật khống chế, đau đớn đã nổi lên trong ta (sađgata-dukkha). Ta
đã phải đau đớn khổ sở (dukkha-ppatta). Yếu đuối (dubbala) có
nghĩa là: ta chẳng còn chút sức lực nào nữa (bala-virahita) do
chính việc ta phải chịu đau khổ và yếu đuối do tuổi già đem lại.
Chính vì thế nàng nói rằng, với tuổi trẻ đã qua đi, có nghĩa là: sau
khi đã trải qua cuộc chu du tái sanh trong vòng luân hồi trong
cuộc sống.
30. Thế rồi tâm trí ta hoàn toàn được giải thoát có nghĩa là: và ta
đang ngồi thiền trên một tảng đá to. Thế rồi ngay sau đó, sử dụng
sức lực cân bằng, tâm trí ta được hoàn toàn giải thoát khỏi mọi
vết nhơ nhờ thực hiện bát chánh đạo. Yù nghĩa những phần còn
lại cũng đã được giải thích.
Đến đây kết thúc phần chú giải các đoạn kệ của Trưởng lão Ni
Mettika.
7. CHÚ GIẢI ĐOẠN KỆ TRƯỞNG LÃO NI MITTA
Các đoạn kệ bắt đầu với Ngày mười bốn và ngày rằm trong
tháng là của Trưởng lão Ni Mitta. Nàng cũng đã thực hiện những
phước nghiệp dưới thời chư vị Phật tiền kiếp và đã tích lũy được
những hạnh thiện nơi nhiều kiếp khác nhau làm nền tảng cho
nàng được giải thoát. Nàng sanh ra trong gia đình sát đế lỵ vào
thời Đức Phật Vipassi. Khi đã đến tuổi trưởng thành, nàng đã trở
thành thành viên trong hậu cung của vị vua Bandhuma. Nàng đã
nhìn thấy một vị Trưởng lão Ni kia là người đã triệt phá hết mọi
vết nhơ lậu hoặc trong lòng và cũng là nữ đồ đệ của Đức Thế Tôn
Vipassi. Với tâm luôn sẵn sàng phục dịch ngài, nàng lấy bát khất
thực khỏi tay vị Trưởng lão Ni, đổ đầy đủ loại vật thực thịnh
soạn, và dâng lên ngài cùng với cặp áo cà sa rất giá trị.
53
Qua phước nghiệp đó nàng được chu du tái sanh khắp nơi cùng
với cả chư thiên lẫn con người, và dưới thời Đức Phật hiện tại,
nàng sanh ra trong một gia đình thuộc dòng họ hoàng gia Thích
Ca trong thành Kapilavatthu. Khi đạt đến tuổi trưởng thành, nàng
lắng nghe giáo pháp trước sự hiện diện của Đức Phật và trở thành
đồ đệ thiện nhân của ngài rồi chứng thánh quả niềm tin. Sau đó
nàng xuất gia trước sự hiện diện củaTrưởng lão Ni Maha-Pajapati
Gotami. Nàng hoàn thành xuất sắc những nhiệm vụ ban đầu. Tự
nguyện tu tập thiền quán và nàng đã chứng thánh quả A-la-hán
cùng với Tứ vô ngại giải chỉ sau một thời gian rất ngắn.
Như đã kể lại trong Thí Dụ Kinh (Apadana) như sau:
1.    Trong thành Bandhumati có một sát đế lỵ tên là
Bandhuma [cũng là đại vương];làm chánh hậu nhà vua đó và
được sống chung với ngài.
    2. [Một ngày kia, khi còn ngồi một mình, ta tự nhủ như
sau: “Quả thật, ta chưa thực hiện bất kỳ hạnh thiện nào để mang
theo tới [cuộc sống mai hậu].
3. “Giờ đây ta phải vào hỏa ngục là nơi vô cùng nóng nẩy, khủng
khiếp, chỉ gồm toàn những gương mặt đáng sợ, hoàn toàn tuyệt
vọng. Ta chẳng nghi ngờ chút nào cả.”
4. Ta đã chạy tới nhà vua và tâu lên ngài những lời lẽ sau đây:
“Xin bệ hạ ban cho thần một vị ẩn sĩ, một vị Sát đế lỵ và thần sẽ
nuôi nấng ngài rất cẩn thận.”
5. Vị Đại Vương đã ban cho ta một vị ẩn sĩ khổ hạnh với căn
được tu tập kỹ càng. Ta đỡ lấy bát khất thực của ngài và đổ đầy
với vật thực tuyệt hảo.
6. Sau khi đã đổ đầy bát khất thực với vật thực tuyệt hảo ta đã
xức dầu thơm bát đó, lại che trên chiếc bát đó với mạng lưới và
để lên trên bát một cặp áo cà sa rất có giá trị.
7. Trong suốt cuộc đời, ta luôn ghi nhớ đó chính là nguồn hỗ trợ
cho việc nhập định của ta. Tâm ta tràn đầy hoan hỷ và ta đã chu
du tái sanh đến cõi Trời Đâu Xuất.
8. Với tư cách chánh hậu ta đã cai quản ba mươi cõi chư thiên.
Bất kỳ thứ gì ta mong muốn đều được đáp ứng vì xuất hiện nơi
tâm ta chính những điều đó.
9. Là chánh hậu ta cai quản cả hai mươi chuyển luân vương. Tâm
ta được tăng thêm sức lực và ta chu du tái sanh qua rất nhiều
kiếp dương gian.
54
10. Ta thoát khỏi mọi ách phược. Mọi dính bén đều tan biến như
mây khói. Mọi vết nhơ đã bị tiêu diệt. Ta chẳng còn phải đầu thai
thành kiếp người.
11. Chín mươi mốt đại kiếp kể từ ngày cúng dường, ta không phải
còn sống cõi khổ đau. Đó chính là phước quả của thí đó đem lại.
12-14. Mọi lậu hoặc của ta đã bị thiêu rụi hết, [xin đọc. Tr 10]…
ta đã thực hiện y lời Phật dạy.
Thế rồi sau khi đã chứng thánh quả A-la-hán và nhìn lại những
thành tích của mình, tâm nàng nổi lên niềm hoan hỷ hạnh phúc,
nàng thốt lên hai đoạn kệ sau đây như lời tuyên bố long trọng như
sau:
31.Vào ngày mười bốn và ngày rằm trong tháng, rồi ngày tám
trong tuần không trăng và những ngày đặc biệt trong tuần đó, ta
luôn thọ trì bát giới nghiêm trang.
32. Ta gìn giữ trai giới hôm nay, mỗi ngày ăn một bữa. Với đầu
cạo trọc đắp đại y ta đâu muốn thiên giới chư thiên mà chỉ muốn
tâm khỏi mọi lo sợ hãi.
31. Ở đây, ngày mười bốn (catuddasi), ngày rằm (pađcadasi)  có
nghĩa là: số thứ tự cho mười bốn (catuddasi) chính là “thứ mười
bốn” (caddasanna?): đó là ngày mười bốn và mười lăm trong
tháng. Có sự liên lạc những ngày này trong hai tuần trăng.Đây là
đối cách một khoảng thời gian. Còn với ngày thứ tám tuần không
trăng, “cũng vào những ngày đó” là cách ta nên hiểu. Và những
ngày đặc biệt trong hai tuần đó. (patihariya-pakkhađ ca) có nghĩa
là: và những ngày khác trong hai tuần cũng phải nắm
giữ (patitharataka-pakkhađ ca) – ngày mười bốn, ngày rằm, và
ngày tám – theo đúng thứ tự, trước sau, vì theo đúng cách ra vào,
và giữ những phẩm hạnh thiện trong Bát quan trai giới. [những
ngày thêm vào] trong hai tuần đó (uposatha-silassa partharitabba-
pakkađ ca): ngày mười ba, ngày đầu tháng, ngày thứ bảy, hay
ngày thứ chín trong hai tuần[33]. Đây là ý nghĩa[34]. Liên kết tốt với
33[?]
Năm Phật giáo được chia ra thành ba mùa (mùa lạnh, mùa nóng và mùa mưa. Mỗi
mùa lại có bốn tháng, mỗi tháng lại chia thành hai tuần, theo lịch Miến điện, tháng bắt
đầu vào ngày sau ngày có trăng mới và tiếp tục suốt con trăng đó. Ngày trăng tròn rơi
vào ngày mười lăm thuộc hai tuần đầu tiên, và ngày trăng mới thường rơi vào ngày mười
bốn hay ngày mười lăm của hai tuần thứ hai. Trong số tám hai tuần trong mỗi mùa, thì
ngày trăng mới của hai tuần thứ ba và hai tuần thứ bảy rơi vào hoặc là ngày mười bốn.
Tuy nhiên một chú thích trong PPf Tỳ khưu Đanamoli cho rằng “ngày trăng tròn lại rơi …
vào ngày cuối cùng của tháng ta. xin đọc MLDB tr 117 số 59.
34[?]
Nói cách khác, ta có thể thêm vào một ngày trước và một ngày sau ngày bát quan
trai giới. Như ngày thứ bảy, thứ tám và thứ chín; ngày mười ba, ngày mười bốn và ngày
55
bát giới (atthanga-susamagatan) có nghĩa là: được ban cho (sutthu
sammanagatan) bát chi (addhahi adhehi) bắt đầu với không sát
sanh, ta tuân thủ ngày giữ giới (uposathan upagacchit) có nghĩa là:
ta giữ giới (upavasan upagamin), ta nắm giữ ngày đó (upavasin)
như đã được nói tới liên quan đến ngày giữ giới đó.]
      (1). Người chủ gia đình không được sát sanh, và (2) không
được lấy của gì không được ban tặng cho mình. (3) ngươi không
được nói vọng ngôn, và (4) ngươi không được dùng thức uống
gây nghiện. (5) ngươi phải kiêng cữ không sống phóng dật, không
giao cấu khác phái. (6) ngươi không được dùng bữa vào những
giờ không đúng qui định, vào ban đêm (7) ngươi không được đeo
vòng hoa và không được dùng nước hoa. (8) Ngươi không được
ngủ trên toạ sàng hay trên sàn nhà trên chiếc nệm …Đối với điều
này họ nói, đây là ngày Bát quan trai giới chính Đức Phật đã
công bố, Ngài là người đã kết thúc đau khổ.
Chờ đợi tái sanh nơi nhóm chư thiên có nghĩa là: Ước muốn gia
nhập vào nhóm chư thiên, như nhóm Tứ Đại vương, v.v… ta nắm
ngày giữ giới vì ta muốn tái sanh trong ngày đó. Đó chính là mối
tương quan.
32. Trong câu ngày hôm nay chỉ với một bữa ăn duy nhất [mỗi
ngày]…ta… (sajja [= sa+ajja] ekena bhattena. Ta (sa) có nghĩa
là: Ta (aha?). Hôm nay (ajja) có nghĩa là: vào chính ngày này với
chỉ có một cơ hội dùng một bữa duy nhất (bhatta-bhojana-
kkhatena). Với đầu cạo trọc (mutta), che phủ (đắp) chiếc đại y
tăng già lê (sangha-ti-paruta) có nghĩa là: với tóc trên đầu cạo
trọc (muttita-kesa) và phủ kín toàn thân với chiếc y tăng già lê
(sanghati-paruta-sarira), ta xuất gia. Đó là ý nghĩa. Ta không ước
ao (na patthe ’han) tái sanh nơi nhóm chư thiên (deva-kayan) có
nghĩa là: sau khi đã chứng thánh đạo tột đỉnh, ta không ước
ao (ahad na patthaye) [tái sanh nơi] bất kỳ nhóm người
nào (kiđcid eva nikaya). Chính vì thế nàng cho rằng: Ta đã loại
bỏ hết (vineyya) sợ hãi (daram) trong lòng. (hadhaye). Đây có
nghĩa là: sau khi đã loại bỏ (vinetva) những xao xuyến tưởng
tượng ra (citta-gata?) về các lậu hoặc (kilesa-daratha?) bằng
cách cắt bỏ chúng. Và điều này trở thành lời tuyên bố tri thức
toàn hảo của nàng.

đầu tháng; và ngày thứ mười bốn, ngày thứ mười lăm và ngày đầu tiên.
56
Đến đây kết thúc phần chú giải về các đoạn kệ của Trưởng lão Ni
Mitta. 
8. CHÚ GIẢI BÀI KỆ CỦA TRƯỞNG LÃO NI
ABHAYAMATA
Bài kệ bắt đầu với [Thưa mẹ,] từ gót chân trở lên là của Trưởng
lão Ni Abhayamata. Nàng cũng đã thực hiện phước nghiệp dưới
thời chư vị Phật tiền kiếp và cũng đã tích lũy được nhiều hạnh
thiện nơi nhiều kiếp sống làm căn cho sự giải thoát. Vào thời Đức
Thế Tôn Tissa, nàng sanh ra trong một gia đình tốt và khi đến
tuổi trưởng thành, một ngày kia nàng đã nhìn thấy vị Đạo Sư du
hành khất thực. Với tâm luôn sẵn sàng phục vụ ngài, nàng đã
nhận bát khất thực từ tay Trưởng lão Ni và bố thí cho ngài chỉ
một muỗng đầy vật thực.
Nhờ phước nghiệp đó nàng đã chu du tái sanh khắp nơi giữa chư
thiên và chúng sanh, và dưới thời Đức Phật hiện tại, do kết quả
hạnh thiện đó đem lại, nàng đã trở thành kỹ nữ trong thành
Ujjeni, và nàng có tên là Padumavati.
Nhà vua Bimbisara nghe biết những hạnh thiện của nàng bắt đầu
với sắc đẹp mê hồn và truyền cho vị tể tướng bảo rằng, “Tin đồn
có một kỹ nữ tên là Padumavati trong thành Ujjeni, trẫm muốn
nàng đến trình diện trẫm.”
“Tâu bệ hạ, thần xin tuân chỉ.” Quan tể tướng trình bẩm, rồi nhờ
sức quyến rũ, vị quan đó đã đem tới dạ xoa Kumbhira. Nhờ ma
thuật, vị tể tướng đã đưa nhà vua đến thành Ujjeni ngay lập tức.
Nhà vua đã ngủ với nàng một đêm.
Nàng mang thai là do kết quả hành vi của nhà vua trong đêm đó,
và rồi nàng tâu với vua rằng, “Một bào thai đã xuất hiện trong
lòng hạ thần.” Sau khi nghe vậy, nhà vua nói với nàng, “Nếu là
con trai xin hãy nuôi dạy nó lớn lên rồi đem trình lên cho ta.” Nhà
vua ban cho nàng một chiếc nhẫn có khắc tên nhà vua trên đó và
rồi ngài hồi cung. Nàng sanh hạ một con trai sau mười tháng
mang thai và vào ngày lễ đặt tên, nàng bảo đặt cho con trẻ tên là
Abhaya. Và khi đứa con trai của nàng lên bảy tuổi, nàng nói với
con rằng, “cha con chính là vua Bimbisara.” Thế rồi nàng gửi cậu
đến gặp nhà vua. Khi nhà vua nhìn thấy con trai của mình, tình
phụ tử trào dâng và nhà vua đã nuôi nấng cậu rất cẩn thận xứng
57
với một vị hoàng tử. Việc chàng chứng đắc đức tin, xuất gia và
những thành tích đặc biệt của chàng đã được giải thích ở trên.
Sau đó mẹ hoàng tử cũng đã đến nghe giáo pháp nơi chàng hoàng
tử Abhaya, chứng đắc niềm tin và cũng xuất gia cùng với chư vị
Tỳ khưu Ni. Nàng nỗ lực tu tập phát triển thiền quán, không bao
lâu sau cũng được chứng đạo quả A-la-hán cùng với tứ tuệ phân
tích. Như được kể lại trong Apadana như sau:
1.    Sau khi đã cúng dường một vá đầy vật thực cho vị Trưởng
lão tên là Tissa khi ngài du hành khất thực.Ta đã cúng dường cho
chư vị Phật tuyệt hảo.
2.    Sau khi nhận vật thực đó, vị Toàn Giác Tissa, lãnh tụ tối cao
thế gian, Vị đạo sư, đang đứng trên đường phố, đã vui mừng với
nghiệp thiện ta đã thực hiện 
3.    “Chỉ bố thí có một muỗng vật thực, nhà ngươi sẽ được tái
sanh nơi cõi Trời Đâu Xuất, nhà ngươi sẽ được làm chánh hậu
cõi tam thập Lục Chư Thiên vương.
4.    “Nhà ngươi sẽ trở thành chánh hậu cai trị năm mươi chuyển
luân vương. Nhà ngươi sẽ được thỏa lòng mong ước bất kỳ điều
gì nhà ngươi mong muốn.
5.    “Sau khi được hưởng thành quả như vậy, nhà ngươi sẽ xuất
gia, chẳng sở hữu thứ gì đáng giá và thông qua hiểu biết toàn tri,
mọi vết nhơ lậu hoặc nhà ngươi sẽ chứng níp bàn vô tỳ vết.
6.    Sau khi đã phán những lời đó, Đấng toàn giác Tissa, lãnh tụ
cõi trần tối cao, vị đại trí, đã bay lên trời giống như Thiên Nga
vương bay trên không trung vậy.
7.       Bố thí cẩn thận chính là thắng thí, ta đã thực hiện; hy lễ toàn
hảo chính là chứng đắc bố thí. Sau khi bố thí chỉ một muỗng đầy vật
thực ta đã đến được một nơi không hề lay chuyển.
8.    Trong chín mươi hai đại kiếp kể từ ngày ta cúng dường của
thí đó ta chẳng bao giờ phải sanh ra nơi cõi khổ đau cả. Đây
chính là thành quả do bố thí vật thực đó đem lại.
9 – 11. Mọi lậu hoặc của ta đã bị thiêu rụi hết, [xin đọc. Tr 10]…
ta đã thực hiện y lời Phật dạy.
Thế rồi sau khi nàng chứng thánh quả A-la-hán, con trai của
nàng, là Trưởng lão Abhaya đã đọc lên đoạn kệ sau đây cho nàng
nghe bằng những lời huấn dụ bằng một bài thuyết giáo pháp và
chính nàng cũng đã nhắc lại như lời công bố long trọng mà rằng”.
58
33. Thưa mẹ kính yêu, từ gót chân trở lên, từ đầu tóc trở xuống, hãy
quan sát toàn thân bất tịnh, hôi hám thối rữa này.
34. Chỉ cần ta an trú như vậy, mọi ước muốn sẽ bị nhổ đến tận
gốc rễ. Mọi nhiệt não bị đoạn trừ ta sẽ được mát lạnh và an tịnh
Níp Bàn.
33. Ở đây, ý nghĩa ngắn gọn liên quan đến đoạn kệ thứ nhất như
sau: Thưa mẹ yêu (amma), là Padumavati, từ gót chân trở lên, từ
đầu tóc trở xuống. Hãy sử dụng nhãn kiến thức mà chiêm ngưỡng
thân xác này (sarira), đó là thân xác (kaya) vì những vật đáng
chán ghét (kucchitana) ngay tại trú xứ này (ayatana) vì chúng
xông ra mùi hôi thối (putigandhika) vì mùi hôi thối luôn toát ra
[từ đó] (putigandha-vayanato) và điều ô uế (asucit) vì những bộ
phận đó tràn ngập đủ thứ ô uế (nana-ppakara-asuci-
puritaya). Con trai Trưởng lão Ni đã đọc lên đoạn kệ này dưới
hình thức một lời huấn giáo cho mẹ mình.
34. Sau khi nghe đoạn kệ, nàng đã chứng thánh quả A-la-hán và
thốt lên lời tuyên bố long trọng, nói rằng chính bài kệ đầu tiên để
kính trọng Đạo Sư của nàng. Thế rồi nói về thành tích của nàng,
nàng đọc lên đoạn kệ thứ hai [bắt đầu] Khi ta an trú như vậy. Ở
đây, khi ta an trú như vậy có nghĩa là: sau khi đã an trú với lời
huấn thị do con trai ta là trưởng lão Abhaya thốt lên, Từ gót chân
trở lên, v.v… Ta coi toàn bộ thân xác như là điều khó ưa, là nơi
tập trung thiền định. Về vấn đề này, nàng hiểu những pháp vô sắc
giới liên quan đến những phần cơ thể đó thuộc hai phạm trù đó là
những thành tố chủ yếu và những thành tố sở tại sắc. Và nàng an
trú tại đó, sau khi đã thiết lập được ba tướng (Vô
thường (anicca) đau khổ (dukkha), vô ngã (anatta)) thông qua niệm vô
thường, v.v…và nàng cho biết, mọi ước muốn của ta đã được
triệt hạ đến tận gốc có nghĩa là: mọi ước muốn của ta đã bị loại
trừ hết, bị phá huỷ hoàn toàn nhờ chánh đạo tối thượng thuộc tứ
chánh đạo, tiếp theo nhau có liên quan đến thiền quán dẫn đến
xuất khởi. Nhiệt não (paritaho) bị đoạn trừ (samucchinno) có
nghĩa là: chính vì thế toàn bộ nhiệt não lậu hoặc (kilesa-
paritato) đã bị nhổ bật gốc rễ hoàn toàn (samma-d-eva
ucchimo) chính vì chúng đã bị đoạn triệt (samucchannatta). Ta đã
trở nên mát lạnh, và hướng tới Níp Bàn thông qua đại bị triệt tiêu
do kết quả những dính bén trong quá khứ còn sót lại.
59
Đến đây kết thúc chú giải đoạn kệ của Trưởng lão Ni
Abhayamata.
9. CHÚ GIẢI BÀI KỆ TRƯỞNG LÃO NI ABHAYA
Đoạn kệ bắt đầu bằng Hỡi Trưởng lão Ni Abhaya, thân xác này
thật mỏng manh của Abhaya. Nàng cũng đã thực hiện được
những phước nghiệp dưới thời chư vị Phật tiền kiếp và tích lũy
được hạnh thiện nơi nhiều kiếp sống tiền kiếp làm cơ sở để được
giải thoát. Dưới thời Đức Thế Tôn Sikhi hiện tại, nàng sanh ra
trong một gia đình sát đế lỵ giàu có. Khi đến tuổi khôn lớn, nàng
được lập chánh hậu trong hoàng cung nhà vua Arula. Một ngày
kia, nhà vua ban tặng cho nàng bảy bông sen thơm phức. Nàng
nhận lấy hoa và suy nghĩ trong lòng, “Tại sao ta lại trang điểm
với những bông hoa này? Nào ta hãy dùng để tôn kính Đức Thế
Tôn thì hơn” và nàng ngồi xuống, khi Đức Thế Tôn vào cung nhà
vua khi ngài du hành khất thực. Khi nàng nhìn thấy Đức Thế Tôn,
với tâm luôn sẵn sàng phục vụ Ngài, nàng đến gặp Ngài, tỏ lòng
tôn kính với những bông sen đó và nàng đã kính lễ với ngũ thân
đầu địa trước mặt Ngài.
Thông qua phước nghiệp đó nàng đã chu du tái sanh tái sanh
okhắp nơi cùng với chư thiên và cả chúng sanh. Vào thời đức
Phật hiện tại, nàng được sanh ra trong một gia đình tốt trong
thành Ujjeni. Khi đạt đến tuổi khôn lớn, nàng đã kết bạn thân với
Abhayamata, và khi nàng Abhayamata chọn con đường xuất gia,
thì chính nàng cũng xuất gia do tình yêu mến nàng đã dành cho
Abhayamata vậy, và cả hai cư trú chung với nhau trong thành
Rajagaha. Một ngày kia, nàng đi đến thành Sitavana để nhập
thiền quán đề mục bất tịnh[35]. Vị Đạo Sư đang ngự tại hương
phòng, đã hiện thân trước mặt nàng, điều nàng đã cảm nghiệm
được trước đó làm hỗ trợ cho thiền định của nàng và giải thích
cho nàng pháp thiền, nàng đã chứng đắc thông qua đề mục niệm
về xác chết,v.v… Sau khi nhìn thấy cảnh tượng đó nàng đứng đó
toàn tâm giao động dữ dội. Thế rồi vị Đạo Sư toả sáng và xuất
hiện như thể Ngài đang ngồi trước mặt nàng và Ngài đã nói lên
bài kệ này:

35[?]
Cánh rừng Sita rất gần thành Rajagaha và ở đó có một bãi tha ma được biết đến là
nơi khủng khiếp.
60
35. Này hỡi Abhaya, thân xác này ôi mỏng dòn như người phàm
tục thường hay bám víu lấy. Hãy tỉnh giác và nhập chánh niệm.
Ta sẽ loại bỏ thân xác này. 
36. Hãy chú tâm không phóng dật với biết bao điều đau khổ đó.
Ta cố gắng thoát khỏi pháp ái dục, ta đã chứng đạt. Ta đã thực
thi lời Phật dạy.
Và khi kết thúc đoạn kệ, nàng chứng quả A-la-hán. Như đã thấy
đề cập đến trong Thí Dụ Kinh (Apadana) như sau:
1.    Có một Sát đế lỵ tên là Arula sống trong thành Arunavati. Ta
là chánh hậu nhà vua đó và ta luôn thực thi kiềm chế tối đa.
2.    Ta lấy một vòng hoa gồm bảy bông sen toả hương thiên giới
và đến ngồi trong hoàng cung tuyệt hảo. Và suy nghĩ thẳng vào
vấn đề:
3.    Tại sao không đội vòng hoa lên đầu? Đó là điều tốt nhất để
gợi cho họ nhận biết sự vi diệu của chư Phật.”
4.    Ta ngồi gần ngay cửa ra vào hoàng cung, đợi cho vị Toàn
Giác xuất hiện và nghĩ rằng, “Khi vị Toàn Giác đi ngang qua đây
ta sẽ kính lễ vị Đại hiền trí vòng hoa này.
5.    Vị Chiến Thắng lẫy lừng sẽ vòng qua đường phố đi kèm theo
là Tăng Đoàn chư Tỳ khưu, giống như cây kakudha tung tăng đùa
giỡn trước gió hay chú sư tử có lông bờm dài.
6.    Nhìn thấy Đức Phật phát sáng, ta sung sướng và toàn tâm
giao động liên hồi. Ta mở cửa đón chào chư vị Phật.
7.    Bảy bông sen tỏa ra trên không trung tạo thành một tràng
hoa bao bọc tứ bề, rồi dừng yên trên đầu vị Phật tổ.
8.    Rồi giơ cao tay chụm lại trên đầu ta kính lễ. Với tâm hoan hỷ
hạnh phúc và tràn đầy phấn khởi. Tâm ta phấn chấn từ lúc nào
không hay và Trời Đâu Xuất là cõi ta lui tới.
9.    Ta đeo trên đầu một vòng phủ đầy đá sa-phia và ta phát tán
hương thơm thiên giới. Đây chính là kết quả do cúng dường bảy
bông sen mà ra.
10. Có đôi khi, lúc ta dẫn một đoàn họ hàng thân thích, những
phiến đá sa-phia ta mang theo cùng tăng chúng.
11.Ta chính là chánh hậu thất thập vua chư thiên, và bất kỳ đâu
ta lui tới nơi nhiều cõi khác nhau ta chỉ là chánh hậu vị vua cai
trị khắp. Ta cũng là chánh hậu sáu mươi ba chuyển luân vương
khắp chốn.
61
12. Toàn bộ tăng chúng ai cũng cung phụng ta đủ thứ và điều gì
ta nói ra đều cân nặng trọng lượng.
13. Diện mạo ta xinh tựa bông sen và toả hương thơm ngào ngạt
khắp chốn. Ta chẳng bao giờ tỏ ra bộ mặt bí xị. Đây chính là kết
quả cung kính Đức Phật đem lại.
14. Ta thông thạo những căn đối với thần lực siêu thế. Ta hoan hỷ tu
tập những thành tố giác ngộ ta chứng toàn hảo tri thức trực tiếp.
Đây chính là kết quả cung kính Đức Phật đem lại.
15.Ta thông thạo Niệm Xứ. Ta tu tập thiền định và pháp an chỉ
định. Ta tịnh tín chánh tinh tấn luôn. Đây chính là kết quả cung
kính Đức Phật đem lại.
16. Tinh tấn chính là vật chuyên chở cho ta đến an tịnh khỏi ráng
sức nỗ lực. Toàn bộ vết nhơ ta đã cạn kiệt hết. Giờ đây ta chẳng
còn phải tái sanh trở lại.
17.Trong suốt ba mốt đại kiếp kể từ khi ta tôn kính Đức Phật Tổ
với hoa đó, ta chẳng còn phải tái sanh nơi cõi đau khổ bao giờ
nữa. Đây chính là kết quả cung kính Đức Phật đem lại.
18 – 20. Mọi lậu hoặc của ta đã bị thiêu rụi hết, [xin đọc. Tr 10]
…ta đã thực hiện y lời Phật dạy.
Khi nàng chứng thánh quả A-la-hán, thực hiện một lời tuyên bố
long trọng. Nàng thốt lên những đoạn kệ nhắc lại như trên.
35. Ở đây, Abhaya có nghĩa là: người tự nói về mình. Mỏng
manh (bhiduro) có nghĩa là: tự bản chất (bhijjana-sabbhavo) phải
đổ vỡ tan tành. Ý nghĩa ở đây là: vô thường. mà (yattha) thường
dân (puthujjana) thường hay bám víu (satta) vào có nghĩa là:
những người bình thường mù quáng (andha-puthujjana), chấp
thủ (logga) thân xác này, gắn bó với thân xác này tự bản chất đã
rất ô uế, tỏa mùi hôi thối, chán ngấy và đáng ghê tởm thân xác
này lại có đặc tính là hay bị tan rữa đổ bể (bhijjana-sile) chỉ trong
giây lát. Ta sẽ loại bỏ (nikkhipissam) cái thân xác này có nghĩa
là: Giờ đây ta sẽ loại bỏ nó, vứt chúng sanh một bên với vẻ dửng
dưng bất cần(nirapekkha khipissami), không cố nắm lấy cái thân
xác này nữa, thân xác hay thối rữa này. Liên quan đến điều đó,
nàng giải thích nguyên nhân: hãy chú ý và nhập thiền định.
36. Rất nhiều (bahuhi) điều đau đớn có nghĩa là: bị nhiều điều
gây đau khổ ảnh hưởng đến như sanh, lão…đó là ý nghĩa ta nên
hiểu ở đây. Hãy chú tâm tỉnh giác (appamada-rataya). Ta thường
gọi là thiếu khả năng thiền định, trạng thái bị giao động rất nhiều
62
vì người đó đã thấm mùi đau khổ. Ý nghĩa những gì còn lại đã
được giải thích ở trên.
Và ở đây, do những gì Đức Phật đã dạy. Có cách giải thích như
sau:
      Hãy từ bỏ thân xác này, hỡi nhà ngươi hãy kiên tâm cảnh
giác, hãy đoạn diệt tham dục, hãy thực thi lời Phật dạy.
Những đoạn kệ này được gộp vào trong tập kết tập kinh tạng như
là chính Trưởng lão Ni đã đọc “Hỡi nhà ngươi, hãy chú tâm tỉnh
giác (appamada-rataya te)” có nghĩa là: nhà ngươi đã hoan hỷ
luôn tỉnh giác (appamada-rataya taya bhavittabban)” đó chính là
ý nghĩa cần được hiểu
Đến đây kết thúc phần chú giải các đoạn kệ của Trưởng lão Ni
Abhaya.
10. CHÚ GIẢI BÀI KỆ TRƯỞNG LÃO NI SAMA.
Các bài kệ bắt đầu với Bốn lần và năm lần là của Trưởng lão Ni
Sama. Nàng cũng đã thực hiện nhiều phước nghiệp dưới thời chư
vị Phật tiền kiếp và tích lũy được nhiều hạnh thiện làm căn giải
thoát. Nàng chỉ du hành nơi nhiều cảnh hạnh phúc mà thôi.
Dưới thời đức Phật hiện tại, nàng sanh ra trong một gia đình giàu
có trong thành Kosambi, và tên nàng là Sama. Khi nàng đến tuổi
khôn lớn nàng trở thành người bạn thân với một tín nữ tên là
Samavati. Khi nàng Samavati qua đời, một giao động sâu rộng
nổi lên nơi Sama và nàng đã xuất gia. Sau khi xuất gia, nàng vẫn
không thể xua tan nỗi buồn khổ nổi lên trong nàng liên quan đến
người bạn thân Samavati. Và nàng không thể theo đuổi chánh
đạo. Sau đó, nàng đến lắng nghe lời dạy bảo của Trưởng lão
Ananda khi ngài đang ngồi trong hội trường. Nàng an trú thiền
quán. Thế rồi, đến ngày thứ bảy nàng chứng thánh quả A-la-hán
cùng với Tứ vô ngại giải, thế rồi sau khi chứng quả A-la-hán và
nhìn lại thành tích mình đã đạt được, nàng đã tỏ lộ ra cho mọi
người biết và đọc lên hai đoạn kệ như là lời công bố long trọng:
37. Đã bốn năm lần ta rời khỏi tịnh xá. Không đạt được an tịnh
tâm hồn. Cũng không thể chế ngự nổi tâm. Đây là ngày thứ tám
tuần trăng, vào đêm tối ta đã nhổ sạch được tham dục hoàn toàn.
38. Hoan hỷ trong cảnh tỉnh vì rất nhiều điều đau khổ đã diễn ra.
Ta chứng đoạn diệt mọi tham dục. Ta đã thực hiện y lời Phật dạy.
63
37. Ở đây, đã bốn năm lần ta rời khỏi (upanikkami) thiền viện
(vihara) có nghĩa là: nàng suy nghĩ trong lòng. “Ngồi yên trong
căn phòng nhỏ (vasavanka-vihara) chỉ tập trung chú ý hành thiền
quán. Ta không thể đạt đến tột đỉnh cuộc sống ẩn sĩ khổ hạnh do
thiếu sức khoẻ. Thiền quán của ta không ăn nhịp với chánh đạo”
bốn và năm có nghĩa là: chín lần tôi đã rời khỏi thiền viện (bahi
nikkami) căn phòng của mình nơi ta cư trú (upassayato). Chính
vì thế nàng nói rằng, không tìm được an tịnh tâm hồn không chế
ngự được tâm linh. Ở đây nàng nói an bình tâm hồn liên quan đến
nhập định chánh đạo. Không thể kiềm chế được tâm linh có nghĩa
là: do thiếu tinh tấn quân bình, ta không thể chế ngự được phát
triển tâm linh. Người ta nói rằng nàng đã cố gắng tối đa. Đây là
đêm thứ tám trong tuần không trăng có nghĩa là: kể từ hôm nhận
lời chỉ dạy của Trưởng lão Ananda, từ đó trở đi, ta không còn dễ
duôi. Ta tinh tấn ngày đêm để chứng thiền quán. Ta đã ra khỏi
phòng bốn năm lần vào ban đêm ta dã an trú tập trung chú ý hết
sức. Nhưng ta vẫn không phân biệt được rõ ràng. Sau khi đã đạt
được tinh tấn cân bằng. Vào đêm thứ tám. Ta đã triệt phá hết các
lậu hoặc thông qua chánh đạo từng loại một. Đây chính là ý nghĩa
ta nên hiểu. Chính vì thế có lời nói rằng: đây là đêm thứ tám kể từ
khi ta triệt phá hết các lậu hoặc. Ý nghĩa điều còn lại đã được
giải thích ở trên.
Đến đây kết thúc phần chú giải các đoạn kệ của Trưởng lão Ni
Sama.
Đến đây cũng kết thúc phần chú giải về Tập Hai Kệ.
3.1. CHÚ GIẢI CÁC BÀI KỆ TRƯỞNG LÃO NI SAMA
KHÁC
Trong Tập Ba Kệ bắt đầu với Sau hai mươi lăm năm là của một
Trưởng lão Ni Sama khác. Nàng cũng đã thực hiện được những
phước nghiệp dưới thời chư vị Phật tiền kiếp và cũng đã tích lũy
được những hạnh thiện làm căn giải thoát cho nàng. Vào thời Đức
Phật Vipassi hiện tại, nàng tái sanh thành kiên đà ngay trên bờ
sông Candhabhaga và nàng đã cư ngụ tại đó với ý định tiêu khiển
với các Kiên đà khác. Một ngày kia, vị Đạo Sư cũng tới đó để
gieo hạt giống phước nghiệp trong lòng nàng. Khi nhìn thấy Đức
Thế Tôn đến từ xa xa, nàng rất sung sướng và vô cùng hoan hỷ.
Nàng đã kiếm được rất nhiều hoa salada và chạy lại gặp vị Đạo
64
Sư, nàng kính lễ ngài và thành kính Đức Thế Tôn cùng với những
bó hoa đó.
Thế rồi nàng chu du tái sanh khắp nơi giữa chư thiên nơi thiên
giới và giữa chúng sanh trên cõi đời này do kết quả phước nghiệp
đó đem lại. Dưới thời Đức Phật hiện tại, nàng được sanh ra trong
một gia đình tốt trong thành Kosambi. Khi đến tuổi trưởng thành,
nàng đã kết bạn thân với Samavati. Vào thời điểm người bạn này
qua đời, một giao động rất mạnh nổi lên trong lòng nàng, và nàng
đã xuất gia. Trong suốt hai mươi lăm năm tu tập, nàng vẫn không
thể chứng thiền định. Khi đã trở về già, nàng đã nhận huấn giáo
nơi vị Thiện Thệ tối thượng khiến thiền quán nàng phát triển và
nàng chứng thánh quả A-la-hán cùng với Tứ vô ngại giải.
Như được kể lại trong Thí Dụ Kinh (Apadana) như sau:
1. Vào thời đó ta đã trở thành một Kiên Đà sống trên bờ sông
Candabhaga, và ta đã tận mắt chứng kiến vị chư thiên các chư
thiên, người lãnh chúa muôn dân đang du hành lên xuống bên bờ
sông.
2.    Ta đã hái hoa Salala và dâng lên Đức Phật Tuyệt Hảo. Vị
Anh Hùng vĩ đại thưởng thức hương thơm hoa Salala đang tỏa
hương thơm thiên giới.
3.    Vị Giác Giả Vipassi, lãnh đạo nhân gian, đã nhận những đóa
hoa đó. Thế rồi vị Đại Anh Hùng thưởng thức hương thơm đang
lúc ta nhìn ngài không chớp mắt.
4.    Ta tỏ lòng tôn kính, hai tay giơ lên đầu rồi chắp lại, ta kính
lễ ngài Thiện Thệ giữa loài lưỡng chi. tâm trí ta hoan hỷ rồi ta
leo lên đỉnh núi cao.
5.    Suốt ba mươi mốt đại kiếp kể từ khi ta cúng dường đóa hoa
đó ta không phải tái sanh nơi cõi khổ bao giờ. Đây chính là thánh
quả do kính lễ Đức Phật đem lại.
6– 8. Mọi lậu hoặc của ta đã bị thiêu rụi hết … [xin đọc tr. 10] ta
đã thực hiện y lời Phật dạy.
Sau khi chứng thánh quả A-la-hán và chiêm ngưỡng những thành
tích mình đã đạt được, nàng đã thốt lên những đoạn kệ này như là
một lời nguyện ước long trọng.
      39. Hai mươi lăm năm đã trôi qua kể từ khi ta xuất gia đi tu.
Ta không biết mình thọ tâm an bình bao giờ.
      40. Không có tâm cân bằng thanh thản, không tự kiềm chế nổi
tâm linh. Buộc ta rơi vào hiện trạng xao xuyến tâm can, không tài
65
nào khống chế nổi chính tâm mình, ta nhớ lại lời dạy của vị
Chiến Thắng.
      41. Ta chú tâm cảnh giới trước muôn vàn điều đau khổ. Ta đã
tịch diệt tham dục ràng buộc. Cứ y lời Phật dạy ta làm theo. Hôm
nay đã là ngày thứ bảy kể từ khi tham dục đã khô cạn.
39. Ở đây, an bình tâm hồn có nghĩa là: được tâm an tịnh, và tâm
thanh thản do con đường thiền định và thánh quả đem lại đó là ý
nghĩa[36] muốn đề cập đến ở đây.
40. Thế rồi (tato) có nghĩa là: sau thời gian đó (tasma), do thực
chất ta không thể tập trung chú ý thiền định. Ta phải trải qua tình
trạng giao động tâm linh sâu đậm có nghĩa là: nếu ta không thể
tập trung cao độ vào những bổn phận của kẻ đã xuất gia trong lúc
vị Đạo Sư vẫn còn hiện hữu, thì lúc nào ta sẽ thọ sau đó? Phải
giao động sâu đậm [có nghĩa là] trở nên xao xuyến lo toan do
không hiểu biết. Nhớ lại (saritva) lời dạy của vị Chiến Thắng có
nghĩa là: sau khi nhớ lại (anussaritva) lời dạy bảo của vị Đạo Sư
như ẩn dụ con rùa mù. v.v… Ý nghĩa phần còn lại đã được giải
thích[37] làm rõ.
Đến đây kết thúc phần chú giải các đoạn kệ của Trưởng lão Ni
Sama khác.
2. CHÚ GIẢI BÀI KỆ TRƯỞNG LÃO NI UTTAMA
Những đoạn kệ bắt đầu với Đã bốn, năm lần … là của Trưởng lão
Ni Uttama. Nàng cũng đã thực hiện được nhiều phước nghiệp
dưới thời Đức Phật tiền kiếp, và cũng đã tích lũy được những
hạnh thiện nơi rất nhiều kiếp sống khác nhau trên dương gian này
dùng làm căn giải thoát. Dưới thời Đức Thiện Thệ Vipassi, nàng
sanh ra trong thành Bandhumati và trở thành nô tỳ phục dịch
trong một gia đình rất giàu có. Khi đến tuổi trưởng thành, nàng đã
kiếm sống bằng cách làm việc cho ông bà chủ của nàng.
Và vào thời đó, nhà vua Bandhuma luôn giữ ngày Bát quan trai
giới vào những ngày rằm. Nhà vua thực hiện bố thí vào buổi sáng
và sau khi dùng bữa nhà vua đến thiền viện để lắng nghe giáo
pháp. Thế rồi Tăng chúng cũng tham gia thực hiện những gì nhà
36[?]
Vì “hai mươi lăm năm đã trôi qua kể từ ngày ta xuất gia.” xin đọc Th-a II 173 adv.
405.
37[?]
Đối với câu “không có tâm an tịnh. Thiếu kiềm chế tâm linh: xin đọc chú giải v. 37 ở
trên (tr. 62) Thi 36. còn câu “ tham dục của ta đã cạn kiệt.” xin đọc Th-a II 216  ad v.
517.
66
vua đã nêu gương. Tham gia vào những công việc chủ yếu tạo
nên “Ngày giữ giới[38]” vào ngày rằm đó. Thế rồi nữ nô tỳ đó suy
nghĩ trong lòng “Quả thật, vị đại vương và dân chúng thực hiện
những điều thiết yếu tạo thành ngày Bát quan trai giới. Ước mong
ta cũng thực hiện hạnh thiện trong ngày giữ giới đó”. Và nàng
cũng thực hiện như vậy và nắm giữ thực hiện những hạnh thiện
đó rất thanh tịnh.
Nàng được tái sanh nơi cõi Trời Đâu Xuất và chỉ chu du tái sanh
nơi những cõi hạnh phúc. Vào thời Đức Phật hiện tại, nàng sanh
ra trong gia đình một thương gia giàu có trong thành Savatthi.
Khi đến tuổi trưởng thành, nàng đã đến lắng nghe giáo pháp nơi
Trưởng lão Ni Patacara và rồi xuất gia. Nàng an trú nơi thiền
quán nhưng không thể thọ thiền định tột đỉnh. Trưởng lão Ni
Patacara nhận ra ngay điều gì đang diễn ra nơi tâm của nàng và
chỉ dạy cho nàng đủ điều. Nàng an trú những lời chỉ dạy đó và rồi
chứng thánh pháp A-la-hán cùng với Tứ vô ngại giải.
Như trong Thí Dụ Kinh (Apadana) kể lại như sau:
1.    Trong thành Bandhumati, có vị sát đế lỵ tên là
Bandhuma [làm vua]; ngài đã giữ Bát quan trai giới vào những
này rằm trong năm.
2.    Vào thời đó ta chỉ là một người kín nước. Sau khi nhìn thấy
quân lính đông đảo đi cùng với nhà vua, ta thầm nhủ trong lòng
như sau:
3.    Ngay cả nhà vua còn rời bỏ vương quốc của mình và nắm giữ
ngày Bát quan trai giới. Chắc hẳn hành vi này phải đem lại thánh
quả to lớn. Thần dân thì vui mừng sung sướng.
4.    Ta cẩn thận suy xét đến hoàn cảnh nghèo hèn của mình và
khả năng dẫn đến tái sanh khốn khổ trong tương lai. Thế rồi ta
khiến tâm hoan hỷ và cũng thực hiện giữ ngày Bát quan trai giới.
5.    Ta nắm giữ ngày giữ giới theo đúng lời dạy của Vị Toàn
Giác ngộ. Thế rồi thông qua nghiệp lành đó ta được tái sanh nơi
cõi Trời Đâu Xuất.
6.    Nhờ nghiệp thiện ta đã làm được, đã khởi sanh tại đó cho ta
một Thiên Cung cao một do tuần và được trang bị với nhiều nhà
mái cong tuỵêt vời và còn dọn sẵn một tọa sàng rộng rãi được
trang điểm lộng lẫy vô song.

38[?]
Giới luật thứ tám hay thứ mười.
67
7.    Có cả ngàn tiên nữ thiên giới lúc nào cũng hầu hạ ta. Ta
luôn tỏa sáng hơn hẳn mọi chư thiên khác, không ai vượt nổi
được.
8.    Với tư cách chánh hậu trong cung ta cai quản sáu mươi tư
chư thiên vương và cũng là chánh hậu ta còn cai quản sáu mươi
ba chuyển luân vương nữa.
9.    Ta chu du tái sanh qua nhiều kiếp sống với làn da toả sáng
như vàng ròng. Khắp mọi nơi ta đều chói sáng huy hoàng nhất.
Đây chính là thành quả do giữ ngày Bát quan trai giới đem lại. 
10. Một chú tượng được dùng làm phương tiện chuyên chở (cỗ
xe). Một con ngựa được dùng làm phương tiện chuyên chở (cỗ
xe). Một chiếc xe được dùng làm phương tiện chuyên chở, và còn
có cả chiếc lọng – ta chứng đắc toàn bộ những thứ đó. Đây chính
là thành quả do giữ ngày Bát quan trai giới đem lại.
11.Ta sở hữu đủ mọi thứ làm bằng vàng ròng, làm bằng bạc sáng
chói, bằng đá pha lê và bằng ngọc ru-by đỏ hồng.
12. Rồi xiêm y có giá trị rất lớn – nào tơ lụa và quần áo may
bằng len, rồi vải lanh và vải bông sợi đủ loại – ta sở hữu toàn bộ
những thứ đó.
13. Vật thực và đồ uống đủ loại có thể ăn uống được, quần áo,
nhà cửa - ta sở hữu toàn bộ những thứ đó. Đây chính là thành
quả do giữ ngày Bát quan trai giới đem lại.
14. Hương thơm tuyệt hảo, những vòng hoa đắt giá, nào bột xức và
dầu thơm đủ loại - ta sở hữu toàn bộ những thứ đó. Đây chính là
thành quả do giữ ngày Bát quan trai giới đem lại.
15. Những toà nhà mái cong tuyệt mỹ, những toà nhà diễm lệ, rồi
sảnh đường và nhà riêng cùng hang động - ta sở hữu toàn bộ
những thứ đó. Đây chính là thành quả do giữ ngày Bát quan trai
giới đem lại.
16. Ta đã xuất gia vào tuổi lên bảy sống cuộc đời vô gia cư kể từ
đó. Chưa đầy nửa tháng trôi qua ta đã chứng thánh quả A-la-
hán.
17.Mọi lậu hoặc ta có đều đã bị thiêu rụi sạch. Mọi tái sanh trong
tương lai cũng hoàn toàn bị triệt phá. Toàn bộ vết nhơ ô uế đều
cạn kiệt. Giờ đây ta chẳng còn tái sanh nơi kiếp mới bao giờ.
18. Trong suốt chín mươi mốt đại kiếp trở lại đây kể từ khi ta
thực hiện phước nghiệp đó ta chưa bao giờ phải chứng kiến tái
68
sanh nơi cảnh khổ. Đây chính là thành quả do giữ ngày Bát quan
trai giới đem lại.
19 – 21.Mọi lậu hoặc của ta đã bị tiêu rụi hết … [xin đọc tr.
10] ta đã thực hiện lời Phật dạy.
Sau khi đã chứng thánh quả A-la-hán và nhìn lại những thành quả
đã đạt được, nàng thốt lên những đoạn kệ này như là lời tuyên bố
long trọng:
      42. Bốn năm lần ta đã rời khỏi căn phòng của mình, không
thể nào chứng đắc an tịnh trong tâm. Vì không thể kiềm chế tâm
linh.
43. Ta đã chạy lại vị Tỳ khưu Ni người ta cảm thấy thích hợp để
ta tin cậy. Nàng đã dạy ta nhiều giáo pháp, ngũ uẩn, căn giác
quan, và các đại cấu thành.
44. Ta lắng nghe nàng giảng giải rất chăm chú. Trong suốt bảy
ngày liên tục không ngớt, ta đã ngồi thiền với tư thế kiết già,, ta
thọ hưởng hỷ và hạnh phúc. Vào ngày thứ tám ta đã duỗi thẳng
chân ra, sau khi đã xé tan đám mây u ám vô minh.
43. Ở đây, ta (sa) chạy lại với (upagacchim) Tỳ khưu Ni một
người thật xứng cho ta (maya) tin cậy (saddhayika) có nghĩa là:
nàng là người có thể tin tưởng được (saddhatabba), lời nói của
nàng ta có thể tin tưởng được (saddheyyavacana), ta đã đến
với (upagacchi) Tỳ khưu Ni đó. Nàng nói vậy có ý ám chỉ đến
Trưởng lão Ni Patacara, cũng còn có cách giải thích rằng: “Tỳ
khưu Ni đó xuất hiện và đã làm sáng tỏ mọi sự cho ta” Tỳ khưu
Ni Patacara đến với ta xuất phát từ lòng đại bi. Nàng là người làm
hoàn thiện ước muốn đích thực của ta. Đó là ý nghĩa đoạn
trên. Nàng diễn giải Giáo Pháp cho ta (Me dhammar adesesi),
ngũ uẩn, ngũ căn giác quan và các đại cấu thành
(khandhayatana-dhatuyo) có nghĩa là: Trưởng lão Ni Patacara đã
phân tích các đại tái sanh v.v…cụ thể là, ngũ uẩn (pađca-
khandha). Mười hai căn giác quan này (dvadasayatanani) và
mười tám đại (attharasa dhatuyo). Nàng đã diễn giảng cho ta
Giáo Pháp của Đức Phật (mayha dhamma desesi)
44. Ta lắng nghe Giáo Pháp nàng diễn giải có nghĩa là: Ta nghe
nàng giảng giải giáo pháp thiền quán thật tinh tế và tế nhị từ lời
nói Trưởng lão Ni, người đã chứng Tứ vô ngại giải, và đã chứng
pháp chánh đạo, đã được trình bày trước đó. Bằng cách phân loại
thành các uẩn v.v…Khi nàng giảng dạy (anusasi) cho ta có nghĩa
69
là: khi vị Trưởng lão Ni đó giảng giải cho ta; nàng giảng giải cho
ta; nàng diễn giải cho ta (ovadi), như thế đem ra thực hành, ta
chứng đắc đỉnh cao, và ta ngồi trong một tư thế kiết già. Bằng
cách nào vậy? Ta thọ hưởng hoan lạc và hạnh phúc, có nghĩa là,
hoàn toàn đạt được hoan hỷ và hạnh phúc trong hiện trạng an chỉ
định. Vào ngày thứ tám (atthamiya) ta duỗi thẳng chân ra, sau khi
đã xua tan (padaliya) đám mây mù u ám [vô minh] có nghĩa là: sau
khi đã xé tan (padaletva) không bỏ qua bất kỳ đám mây mù u ám
sân si nào, thông qua con đường cao thuợng vào ngày thứ
tám (atthame divase) ta đã phá bỏ tư thế xếp bằng và duỗi thẳng
chân ra, và quả nhiên, đó chính là lời công bố kiến thức toàn hảo.
Đến đây kết thúc chú giải về những bài kệ của Trưởng lão Ni
Uttama.
3. CHÚ GIẢI BÀI KỆ CỦA TRƯỞNG LÃO NI UTTAMA
KHÁC
Các đoạn kệ bắt đầu với [Ta đã tu tập] toàn bộ thất giác chi này là
của Trưởng lão Ni Uttama khác. Cả nàng nữa cũng đã thực hiện
những phước nghiệp dưới thời các Đức Phật tiền kiếp và đã tích
lũy những hạnh thiện nơi nhiều kiếp sống trước làm căn giải thoát.
Dưới thời Đức Thế Tôn Vipassi hiện tại, nàng sanh ra trong thành
Bandhumati và trở thành một nô tỳ trong gia đình kia. Một ngày
kia nàng gặp một đồ đệ của vị Đạo Sư, là trưởng lão đã triệt phá
hết mọi tỳ vết trong lòng, đang chu du tái sanh khất thực khắp nơi.
Với tâm hoàn toàn hoan hỷ phục vụ ngài, nàng cúng dường Ngài
ba chiếc bánh nhỏ.
Qua hạnh thiện đó nàng đã chu du tái sanh khắp các cõi chư thiên
và nơi thế gian chúng sanh, và vào thời Đức Phật hiện tại, nàng
sanh ra trong gia đình Bà la môn giàu có nọ trong thành Kosala.
Khi đến tuổi trưởng thành, nàng lắng nghe giáo pháp do chính
Đức Phật diễn giải khi ngài thực hiện chuyến du hành trong thành
đó. Nàng chứng niềm tin, xuất gia và chỉ sau một thời gian ngắn
nàng chứng thánh quả A-la-hán cùng với Tứ vô ngại giải.
Như được kể lại trong Thí dụ Kinh (Apadana) như sau:
1. Ta là một cô gánh nước trong thành Bandhumati. Ta thực hiện
công việc và được trả công như là một kẻ gánh nước thuê.
70
2.    Ta đã gặp được vị ẩn sĩ trên đường đi, tâm ngài an tịnh và
điềm tĩnh. Với tâm hoàn toàn thoải mái phục vụ ngài, ta đã cúng
dường ngài ba chiếc bánh nhỏ.
3.    Kết quả do phước nghiệp đó đem lại và do quyết tâm cùng
với mục tiêu ta nhắm tới, ta đã không phải du hành đến bất kỳ cõi
nào trong suốt một thời gian chín mươi mốt đại kiếp.
4.    Ta được hưởng tất cả những gì do hiện trạng thành tích đó
tạo ra. Ta đã bố thí ba chiếc bánh nhỏ và đã tới được nơi không
hề lay chuyển.
5-7. Mọi lậu hoặc của ta đã bị tiêu rụi hết … [xin đọc tr. 10] ta đã
thực hiện lời Phật dạy.
Sau khi đã chứng thánh quả A-la-hán và nhìn lại thành tích của
mình, nàng đã thốt lên những bài kệ như là lời công bố long trọng
như sau:
      45. Ta đã tu tập toàn bộ thất giác chi đó là phương cách dẫn
đến Vô Dư Níp Bàn, theo như lời Đức Phật dạy.
      46. Ta chứng đắc hư không và vô tướng [những khía cạnh
dẫn đến níp bàn], bất kỳ điều gì ta mong muốn, ta trở thành đồ đệ
Đức Phật đích thực, luôn luôn hoan hỷ hướng tới níp bàn.
      47. Toàn bộ thú vui dục lạc những thứ là thiên giới và thuộc
cõi con người, ta đã triệt phá hết, đoạn diệt cả tình trạng chu du
tái sanh từ tái sanh này sang tái sanh khác. Giờ ta chẳng phải tái
sanh trở lại.
46. Ở đây, ta đạt đến hư không và vô tướng [những nhân tố dẫn
đến níp bàn] (suđđatassanimitassa), bất kỳ điều gì ta mong muốn
có nghĩa là: ta đã chứng bất kỳ điều gì mình muốn chứng đắc hư
không (suđđata-samapattiya) và chứng đắc vô tướng (animitta-
samapattiya). Liên quan đến điều đó, bất kỳ điều gì ta muốn
được, bất kỳ nơi đâu, bất kỳ khi nào, ta muốn đều xuất hiện ngay
tại đó sau khi có được từng điều một tại nhiều nơi bất kỳ lúc nào.
Đó là ý nghĩa. Ngay cả những gì ta gọi là hư vô, ta không ước ao
có được, v.v…(suđđatappanihitadi- namakassa) lại là chánh đạo
của ai đó, là hiện trạng kết quả tạo ra gồm ba hiện trạng hư vô,
v.v… Giờ đây Trưởng lão Ni đó đã thọ chứng đắc hư vô. Như
vậy nàng nói. Ta đã đạt đến hư vô và vô tướng [là nhân tố dẫn
đến níp bàn] bất kỳ điều gì ta muốn. Hay nói cách khác, nàng nói
điều này như là một qui luật chung, một số người khác cho rằng
đây là điều cần cứu xét như là một dấu chỉ.
71
47. Những người nào thuộc thiên giới và những kẻ thuộc cõi đời
này có nghĩa là: ước muốn, có tài sản, những kẻ đó, thuộc về cõi
chư thiên, và những kẻ thuộc cõi con người, toàn bộ những ước
muốn đó đã bị triệt hạ đến tận gốc rễ. Thông qua từ bỏ những ước
muốn, những dục vọng liên quan đến chúng. Vì có lời nói rằng:
‘Hỡi chư huynh, một Tỳ khưu đã diệt hết các vết tích ô uế thì
không thể hưởng những tham dục giác quan nữa như ngài đã làm
khi còn là một chủ gia.” Ý nghĩa những điều còn lại đã được giải
thích ở trên.
Đến đây kết thúc chú giải các đoạn kệ của trưởng lão Uttama
khác.
4. CHÚ GIẢI CÁC BÀI KỆ CỦA TRƯỞNG LÃO NI
DANTIKA
Các đoạn kệ bắt đầu với Ta rời khỏi ngôi tịnh xá là nơi nghỉ
trưa của Trưởng lão Ni Dantika. Trưởng lão cũng đã thực hiện
những phước nghiệp dưới thời các Đức Phật tiền kiếp và cũng
tích lũy được những hạnh thiện nơi nhiều kiếp sống khác nhau
làm cơ sở để được giải thoát. Vào thời điểm không có giáo pháp
của Đức Phật hiện tại, nàng đầu thai trong cung lòng một kiên đà
ngay trên bờ sông Candabhaga. Một ngày nọ, đang lúc tiêu khiển
và đi ngao du với các kiên đà, nàng nhìn thấy Đức Phật Độc Giác
(Pacceka) đang ngồi thiền dưới gốc cây cổ thụ kia, là nơi ngài lấy
đó làm chỗ nghỉ trưa. Nhìn thấy ngài, với tâm hoàn toàn thoải mái
phục vụ Ngài, nàng tiến đến gặp Ngài và dâng lên Ngài bó hoa
Sala. Do vậy thông qua phước nghiệp đó, nàng được chu du tái
sanh cùng với chư thiên nơi thiên giới cũng như nơi cõi con
người.
Vào thời Đức Phật hiện tại, nàng sanh ra trong gia đình một vị
Bà-la-môn cũng là vị quan tể tướng của nhà vua Kosala trong
thành Savatthi. Khi đến tuổi trưởng thành, nàng trở thành một tín
nữ, chứng đắc niềm tin khi thiền viện trong khu rừng Kỳ Viên
được dâng cúng cho Đức Phật. Sau đó, nàng đã xuất gia trước sự
chứng kiến của Maha-Pajapati Gotami. Một ngày nọ, trong khi an
trú trong thành Rajagaha, sau khi dùng bữa, nàng đã leo lên đỉnh
núi Linh Thứu. Nàng ngồi thiền tại đó với vị trí được coi như là
nơi nghỉ trưa cho nàng. Thế rồi nàng nhìn thấy một con voi đang
giang rộng chân ra để cho người cưỡi voi leo lên lưng. Lấy điều
72
đó làm chủ đề thiền, nàng tinh tấn trong tu luyện thiền quán và
chứng thánh quả A-la-hán cùng với Tứ vô ngại giải.
Như được thuật lại trong Thí Dụ Kinh (Apadana) như sau:
1.    Vào thời đó ta còn là một kiên đà trên bờ sông Candabhaga.
Ta đã gặp Phật Độc Giác (Pacceka) vô tỳ vết, là Đấng Tự khởi
sanh, và vô song. 
2.    Với tâm hoàn toàn thoải mái phục vụ Ngài, hoan hỷ và tràn
đầy phấn khởi. Ta lấy một vòng hoa Sala và kính lễ Ngài là Đấng
Tự Khởi Sanh.
3.    Do kết quả phước nghiệp đó và do lòng quyết tâm và với mục
tiêu rõ ràng khi ta từ bỏ thân xác kiên đà. Ta đã tái sanh tại cõi
Trời đâu xuất.
4.    Là Chánh hậu của ba mươi sáu vua chư thiên ta đã cai quản
mọi việc. Bất kỳ điều gì ta mong muốn trong lòng ta đều được
toại nguyện cả.
5.    Là Chánh hậu mười cõi chuyển luân ta cai quản mọi việc tốt
đẹp. Tâm ta được tăng cường mạnh mẽ. Ta chu du tái sanh trong
nhiều kiếp sống con người.
6.    Ta đã thực hiện hạnh thiện. Ta đã xuất gia sống cuộc đời vô
gia cư. Ngày hôm nay ta xứng nhận vinh dự nơi giáo pháp của
thiên tử Phật Thích Ca.
7.    Hôm nay tâm ta được thanh tịnh, tâm ta được thoát khỏi điều
bất thiện toàn bộ vết được tiêu diệt. Giờ đây ta chẳng còn phải
trải qua tái sanh bao giờ nữa.
8.    Trong suốt chín mươi mốt đại kiếp kể từ ngày ta cúng dường
của thí đó. Ta chẳng phải trải qua bất kỳ cõi khổ nào. Đây chính
là thành quả do cúng dường vòng hoa sala đem lại.
9 – 10. Mọi lậu hoặc của ta đã bị tiêu rụi hết … [xin đọc tr. 10] ta
đã thực hiện như lời Phật dạy.
Sau khi chứng thánh quả A-la-hán và nhìn lại thành tích nàng đã
đạt được, niềm vui và hạnh phúc đã trào dâng nơi tâm hồn nàng,
nàng thốt lên những đoạn kệ này như là lời tuyên bố long trọng
đó.
      48. Ra khỏi ngôi tịnh xá để nghỉ trưa trên đỉnh núi
Gijjhakura. Ta đã nhìn thấy con voi trên bờ sông. Sau khi nhào
tới và leo lên lưng voi.
73
      49. Một người cầm chiếc móc, yêu cầu con voi, “Hãy đưa
chân lên cao.” Con voi đã dang chân ra; người đó leo lên đỉnh
lưng voi.
      50. Nhìn thấy con vật bất kham được thuần hóa. Được con
người khống chế dễ dàng, thế rồi tâm ta tập trung chú ý, đi vào
rừng nhằm đạt mục tiêu tu luyện.
48. Ở đây, một con voi … khi đã tiến lên sau khi nhào vào có
nghĩa là: một con voi sau khi đã nhào xuống sông , sau khi đã
nhào xuống (ogayha) rồi lại ngoi lên. Hay nói cách khác, có một
cách giải thích “đã trồi lên sau khi đã chìm xuống (nước) nguyên
âm m trong đã biến thành một từ êm tai trong từ ghép hai từ
này. Ta đã nhìn thấy …trên bờ sông (naditirahmi) có nghĩa là: ta
đã nhìn thấy con vật trên bờ sông (nadiya tire) Candabhaga. 
49. Đang làm gì thế? Người ta nói rằng để chỉ rõ các từ bắt đầu
với “một người”. Ở đó, [ngài] yêu cầu [con voi]. “Hãy chìa chân
ra cho ta” có nghĩa là: ngài ra hiệu có nghĩa là: ngài ra lệnh cho
con voi “Hãy giơ chân ra” hay giang chân ra cho người đó leo lên
lưng. Ý nghĩa ở đây là, Ngài yêu cầu trong trường hợp này bằng
cách ra hiệu một cách thích hợp.
50. Nhìn thấy con vật hoang dã được thuần hoá có nghĩa là: con
vật tự bản chất chưa được thuần hoá trước đó, giờ đây đã
được thuần thục với kỷ luật thuần hóa của người huấn luyện voi,
đã khống chế được. Thuần hoá bằng cách nào? Được con người
kiềm chế : bất kỳ điều gì người huấn luyện voi sử dụng, người đó
thấy như vậy; đây là điều ta cần hiểu. Chính vì thế [nàng nói
rằng] thế rồi với tâm tập trung chú ý, đi vào rừng nhằm mục đích
đó. Quả thật (khalu) là một tiểu từ dùng để nhấn mạnh. Thế
rồi (tato) [có nghĩa là]: sau khi nhìn thấy con voi. Nhằm mục đích
đó (taya) [có nghĩa là]: vì hành động của con voi là nguyên nhân,
đi vào rừng (vana?= arađđa?), chính vì thế ta đã tập trung tư
tưởng. Bằng cách nào? Quả thật, ngay con vật là con voi đã được
kiềm chế qua sức mạnh của người huấn luyện voi, nghĩ rằng, “Tại
sao tâm của người nào đó đã trở thành người tốt lại không kiềm
chế qua sức mạnh của Đạo Sư được, là người chuyên thuần hoá
con người?” Một mối giao động mạnh mẽ nổi lên trong tâm nàng
và nàng gia tăng nhập thiền quán. Ta đã tập trung chú ý trong
lòng thông qua thiền định thánh đạo tuyệt hảo. Ý nghĩa ở đây là:
ta đã triệt phá hết mọi lậu hoặc bằng tập trung tinh tấn.
74
Đến đây kết thúc chú giải các đoạn kệ trưởng lão ni Dantika khác.
5. CHÚ GIẢI BÀI KỆ TRƯỞNG LÃO NI UBBIRI
Những đoạn kệ bắt đầu với Mẹ hỡi, [mẹ khóc] “ôi Jiva” là của
Trưởng lão Ni Ubbiri. Nàng cũng thực hiện những phước nghiệp
dưới thời các vị Phật tiền kiếp, và đã tích lũy được nhiều hạnh
thiện ở nhiều tiền kiếp làm căn giải thoát. Vào thời Đức Thế Tôn
Padumuttara, nàng được sanh ra trong một gia đình tốt trong
thành Hatsavati. Một ngày kia khi đã đến tuổi trưởng thành, mẹ
và cha nàng đến nhà một người kia tham dự lễ hội. Nàng phải bỏ
lại nhà một mình.
Khi đến bữa ăn trưa, nàng nhìn thấy một đồ đệ của Đức Thế Tôn,
là Trưởng lão đã triệt phá hết các lậu hoặc, đang đi đến gần cửa
nhà. Vì muốn bố thí cho Ngài, nàng nói, “Bạch Trưởng lão kính
mến, xin hãy bước vào trong nhà.” Vị Trưởng lão bước vào nhà,
và nàng kính lễ Ngài bằng cử điệu ngũ thân đầu địa và chỉ cho
ngài chỗ ngồi đã dọn sẵn được phủ một lớp len,v.v… vị Trưởng
lão liền ngồi trên chỗ dành riêng cho ngài. Nàng lấy bát khất thực,
đổ đầy của bố thí và đặt vào tay Ngài. Vị Trưởng lão thọ lãnh vì
hạnh nghiệp của nàng, Ngài dùng bữa rồi ra đi.
Do vậy qua phước nghiệp đó, nàng được tái sanh nơi cõi Trời
Đâu Xuất. Tại đó, nàng sống cho đến mãn nghiệp, nàng thưởng
thức biết bao nhiêu điều phồn vinh chư thiên. Thế rồi nàng qua
đời và chỉ chu du tái sanh nơi cảnh hạnh phúc mà thôi. Dưới thời
Đức Phật hiện tại, nàng sanh ra trong gia đình một gia chủ rất
giàu có trong thành Savatthi. Nàng được đặt tên là Ubbiri và nàng
rất xinh đẹp, trông rất dễ thương với sắc đẹp vô cùng quyến rũ.
Khi đến tuổi trưởng thành, nhà vua Kosala đã chọn nàng về chính
hoàng cung của mình.
Ít năm sau đó nàng hạ sanh được người con gái, và họ đặt tên cho
công nương là Jivanti. Nhà vua ngắm nhìn con gái của mình và tỏ
vẻ hài lòng, cho xức dầu tấn phong Ubburi làm hoàng hậu.
Nhưng con gái của bà chạy nhảy khắp nơi, chạy khắp tứ phương
liên tục không ngừng và đã qua đời. Người mẹ than khóc con gái
mỗi ngày, chạy tới bãi tha ma là nơi xác nàng được an táng. Một
ngày kia, nàng chạy lại gặp vị Đạo Sư, nàng kính lễ Ngài và ngồi
xuống trong giây lát. Thế rồi nàng đi ra bờ sông Aviravati tiếp tục
than khóc cái chết của con gái mình.
75
Nhìn thấy nàng đang khi ngồi thiền trong hương phòng, Đức Phật
hiện rõ trước mặt nàng và hỏi, “Tại sao nhà ngươi lại nói lảm
nhảm như vậy?” “Bạch Đức Thế Tôn” nàng nói: “con đang than
khóc con gái của con đã qua đời.” Có tới Tám mươi tư ngàn con
gái của nhà người đã được hỏa táng trong nghĩa trang này, nhà
ngươi than khóc đứa con gái nào trong số đó nhỉ?” [Đức Phật hỏi
nàng] và sau khi chỉ cho nàng thấy toàn bộ những phong cảnh hỏa
táng bọn con gái đó. Ngài thốt lên một đoạn kệ và một nửa như
sau:
      51. Hỡi bà mẹ, ngươi la to “Ôi Jiva” trong cánh rừng. Hãy tự
hiểu mình đi, ôi Ubbiri. Tám mươi tư ngàn đứa con gái, toàn bộ
đều mang tên Ubbiri đã được thiêu trên ngọn lửa hoả táng kia.
Nàng than khóc Jiva nào vậy?
51. Ở đây, hỡi bà mẹ… “Ôi hỡi Jiva” có nghĩa là: nàng đang nói
với con gái của mình với tên dành cho một người mẹ. Và điều
này chỉ ra cho thấy nàng đang than khóc con gái của mình. Nàng
than khóc (kandasi)…trong cánh rừng (vanamhi) có nghĩa là:
nàng đang than khóc (paridevai) giữa cánh rừng rậm rạp (vana-
majjhe). Hãy hiểu rõ mình đi (attana? adhigaccha). Ubbiri có
nghĩa là: Hỡi Ubbiri, hãy tỉnh lại đi (tava bujjhassu) chính vì
ngươi (tava attana) chính là nhà ngươi đang lảm nhảm rồi. Tám
mươi tư ngàn (cullasiti-sahassani) có nghĩa là: tám mươi tư ngàn
(người con gái) (caturasiti-sahassani). Tất cả đều có tên là
Jiva (Jiva-sanamika) có nghĩa là: tất cả những (đứa con gái đó)
đều có cùng một tên gọi (samana-namika) là Jivanti. Đã được
hoả thiêu (da??ha) trong giàn lửa hoả táng này (etamh’ a?ahane)
có nghĩa là: đã được hoả táng (jhapita) tại nghĩa trang
này (etamhi susane). Như vậy giáo pháp vị Đạo Sư diễn giải đã
dùng để tu luyện kiến thức cho nàng như là kết quả bài kinh này.
Nàng bắt đầu tu luyện thiền quán. Do điều tuyệt vời nơi bài kinh
của vị Đạo Sư và nàng chứng đắc những điều kiện tiên quyết, như
đang đứng đó, nàng đang tu luyện thiền quán hết sức nhiệt tình và
nhờ chánh đạo từng thứ một được an trú nơi thánh quả A-la-hán
tột đỉnh.
Như đã nói trong thí dụ kinh (Apadana) như sau:
1.    Ta là một thiếu nữ trẻ tuổi sống trong thành Hatsavati. Vì mẹ
và cha ta đi làm việc xa. 
76
2.    Ta nhìn thấy một vị ẩn sĩ đang du hành trên đường phố dưới
ánh nắng trưa gay gắt. Ta đã dâng lên ngài một chiếc ghế.
3.    Sau khi đã đưa ra chiếc ghế bọc len, v.v…Với tâm hoàn toàn
thoải mái phục vụ ngài, hoan hỷ ngài thốt lên những lời này:
4.    “Mặt đất nóng như thiêu đốt dưới ánh mặt trời trưa hè và gió
máy yên lặng như tờ. Quả Thật cơ hội đã đến với ta đây rồi.
5.    “Bạch Ngài Đại Trí, chiếc ghế này đã được sửa soạn dành
riêng cho ngài, hãy ngồi xuống chiếc ghế con dâng để tỏ lòng đại
bi [với con].
6.    Ngài ẩn sĩ tính tình thuần thục với tâm thanh tịnh đã ngồi
trên đó. Ta đã nhận bát khất thực của ngài và dâng lên ngài bữa
ăn đã được nấu sẵn.
7.    Do kết quả hạnh nghiệp đó và của lòng quyết tâm và mục
tiêu của con, khi con từ bỏ cái thân phàm tục này, con đi tới cõi
Trời Đâu Xuất.
8.    Tại đó, đã có những toà nhà được sửa soạn kỹ lưỡng làm nơi
cư trú cho con được trang bị với một ghế ngồi dài sáu mươi dậm
cao và rộng đến ba mươi dậm.
9.    Và còn có đủ thứ tọa sàng dành cho con được làm bằng
vàng, châu báu, pha lê và hồng ngọc Ru-bi.
10.Toạ sàng của con được trang bị với đệm mút bọc len, tơ lụa
phủ trên đủ thứ màu, và còn có lớp phủ bằng da nữa.
11.Khi ta muốn thực hiện một chuyến du hành, ta đã chu du tái
sanh theo ý muốn trên một tọa sàng tuyệt vời nhất, được trang bị
cho con tiêu khiển và thưởng ngoạn.
12.Với tư cách chánh hậu ta đã cai quản cung điện tám mươi vị vua
chư thiên và bảy mươi vương quốc chuyển luân vương.
13. Khi ta du hành nơi nhiều kiếp sống khác nhau. Ta có được tài
sản to lớn. Không thiếu thốn bất kỳ thứ tiêu khiển nào dành cho
ta. Đây chính là thành quả do cúng dường chiếc ghế đó đem lại.
14.Ta đã vân du tái sanh vào hai kiếp sống Thiên nhân, không
biết bất cứ kiếp sống cõi nào khác nữa. Đây chính là thành quả
do cúng dường chiếc ghế đó đem lại.
15. Ta đã biết rõ hai loại thân tộc: Sát đế lỵ và Bà la môn [bất kỳ
nơi đâu ta đều thuộc loại thân tộc thượng lưu. Đây chính là thành
quả do cúng dường chiếc ghế đó đem lại.
77
16. Ta chẳng phải trải qua sầu khổ hay than vãn tâm can. Ta
chẳng phải trải qua cuộc sống của kẻ bị khai trừ. Đây chính là
thành quả do cúng dường chiếc ghế đó đem lại.
17. Có rất nhiều kẻ hầu hạ, người đỡ lưng sửa áo, và nhiều kẻ
hầu nữ chăm sóc cho ta. Ta được truyền từ lòng người này sang
lòng người kia. Đây chính là thành quả do cúng dường chiếc ghế
đó đem lại.
18. Một số lại phụ tắm cho ta. Người khác cho ta ăn cơm. Họ luôn
giúp ta tiêu khiển. Có kẻ lại xức dầu thơm cho ta. Đây chính là
thành quả do cúng dường chiếc ghế đó đem lại.
19. Hay sống trong cô độc trong một sảnh đường trên đỉnh ngọn
cây, khi một toạ sàng biết ý con, liền xuất hiện trước con.
20. Đây chính là kiếp sống cuối cùng, kiếp sống chung cuộc.
Chính ngày ta rời khỏi vương quốc và xuất gia đi theo cuộc sống
vô gia cư.
21. Trong một trăm ngàn đại kiếp kể từ ngày ta cúng dường của thí
đó. Ta chẳng phải rơi vào cảnh khổ bao giờ. Đây chính là thành
quả do cúng dường chiếc ghế đó đem lại.
 22-24.. Mọi lậu hoặc của ta đã bị tiêu rụi hết … [xin đọc tr.
10] ta đã thực hiện lời Phật dạy.
Và được trụ lại vững chắc nơi thánh quả A-la-hán, làm rõ mọi sự
khác biệt cho chúng sanh, nàng đã đạt đến được, nàng thốt lên hai
đoạn kệ này.
      52. Quả thật ngài đã rút mũi tên thật khó kiếm thấy, đâm dính
trong tim ta, ngài chắc chắn cũng đã nhổ khỏi cõi lòng ta nỗi sầu
khổ đứa con gái cưng của ta đã chết. Mọi sầu khổ đã chấm dứt
hẳn.
      53. Hôm nay mũi tên đó đã được rút ra khỏi tim ta. Ta chẳng
còn đói khát. Mọi ham muốn đều lắng dịu, ta chạy lại quy y vị đại
trí mâu ni; chạy lại với pháp bảo rồi Tăng đoàn qui y.
52. Ở đây, Quả thật (vata) ngài đã rút mũi tên thật khó thấy đâm
thấu trái tim ta có nghĩa là: quả thật (yathavato) vì ta không có
những điều thiết yếu được tích lũy do hạnh thiện đem lại, thật khó
lòng nhìn thấy, đang tạo ra nỗi khổ trong tâm ta. Đau khổ đó có
tên là mũi tên vì nó thấu qua bên trong và thật khó loại bỏ được.
Chính là sầu khổ và dục lạc. Quả thật Ngài đã rút ra (abbahi
vata) [có nghĩa là] : quả thật ngài đã rút mũi tên ra (nihari vata).
Nỗi sầu khổ (soka paretaya)… đối với tôi (me) có nghĩa là: chính
78
vì ngài đã rút ra khỏi (byapanudi) nỗi sầu khổ đối với con gái
ta đã tràn ngập (sokenaabhibhutaya) tâm ta, [vì] ngài đã loại
bỏ (nihari) không bỏ qua bất kỳ điều gì; chính vì thế, “quả thật
ngài đã rút mũi tên cho ta” đó là điều liên quan trong hai dòng
chữ trên.
53. Hôm nay ta đã rút mũi tên của ta ra có nghĩa là: ngày hôm nay
ta có mũi tên tham dục được rút ra khỏi, và sau đó ta chẳng còn đói
khát, tận diệt. Vị đại trí có nghĩa là: Đức Phật toàn tri, và
chín loại giáo lý siêu thế đã được gộp lại trong tứ chánh đạo, tứ
chánh quả và việc dẫn đến Níp Bàn do ngài kinh, và Tăng
Đoàn những kẻ được gọi là nhóm tám người phạm hạnh được an
trú trong giáo pháp vì sự liên hệ với chánh pháp này và do việc triệt
phá toàn bộ sầu khổ trong đó. [Đây chính là những nơi quy y, sự
bảo vệ nơi cư trú chốn hỗ trợ. Ta chạy tới những nơi đó (upemi), ta
ra đi (upagacchami), ta tỉnh giấc (bujjhami), và ta chạy
lại (sevami) [với chúng]. Đây chính là ý nghĩa.
Đến đây kết thúc phần chú giải các bài kệ của Trưởng lão Ni
Ubbiri.
6. CHÚ GIẢI CÁC BÀI KỆ CỦA TRƯỞNG LÃO NI SUKKA
Những đoạn kệ bắt đầu với Điều gì đã xẩy ra cho chúng sanh cư
ngụ trong thành Rajagaha là của Trưởng lão Ni Sukkha. Nàng đã
thực hiện những phước nghiệp dưới thời chư vị Phật tiền kiếp và
tích lũy được nhiều hạnh thiện làm căn giải thoát. Dưới thời Đức
Phật Vipassi hiện tại, nàng đã vào thiền viện với các đồ đệ nữ và
lắng nghe giáo pháp trước sự hiện diện của Đức Phật. Nàng phát
tâm tin Phật, xuất gia và trở thành một trong số những phụ nữ
kinh rất giỏi, tinh thông Phật Pháp và rất thông minh.
Tương tự như vậy, dưới thời Đức Phật Sikhi và Vessabhu hiện
tại, có nghĩa là dưới thời ba vị Toàn giác này, nàng đã nắm giữ
nhiều giới luật, hiểu biết và thông thạo tín lý. Cũng tương tự như
vậy nàng xuất gia thọ giới các vị Kakusandha, Konagamana và
Kassapa và nàng là một trong số những người có phẩm hạnh
thiện, một đại trí và là người kinh rất giỏi như vậy nàng đã tích
lũy được công đức to lớn đó, và chỉ chu du tái sanh nơi những
kiếp hạnh phúc mà thôi.
Dưới thời Đức Phật hiện tại, nàng sanh ra trong một gia đình giàu
có trong thành Rajagaha. Nàng được đặt tên là Sukka. Khi đến
79
tuổi trưởng thành nàng chứng đắc tín thọ khi vị Đạo sư vào thành
Rajagaha và trở thành tín nữ. Sau đó nàng được nghe Trưởng lão
Dhammadina kinh và quá cảm xúc với bài kinh đó nàng đã xuất
gia với Dhammadinna, miệt mài tu tập thiền quán và chỉ sau một
thời gian ngắn nàng chứng quả A-la-hán cùng với Tứ vô ngại
giải.
Như đã được thuật lại trong Thí dụ Kinh (Apadana) như sau:
1.    Chín mươi mốt đại kiếp qua, có một vị lãnh tụ tên là Vipassi
sanh ra, là người rất dễ coi, và thông thạo hết mọi pháp.
2.    Vào thời bấy giờ, ta được sanh ra trong một gia đình nọ
trong thành Bandhumati. Ta đã lắng nghe Phật Pháp từ phía vị
Đại Tri và xuất gia sống đời vô gia cư.
3.    Ta đã trở thành một trong số những người có học thức uyên
thâm, am hiểu giáo pháp và được phú cho tính thông minh tuyệt
hảo. Như vậy ta trở nên vị đại kinh và thọ giới đức hoàn thiện
giáo pháp của vị Chiến Thắng.
4.    Thế rồi một ngày kia ta thực hiện bài kinh hầu đem lợi lạc
cho chúng sanh. Thế rồi ta trở nên rất nổi tiếng khắp vùng rồi sau
đó ta đã qua đời và được tái sanh nơi cõi trời Đâu Xuất (Tusita)
5.    Ba mươi mốt đại kiếp qua, giống như ngọn lửa bừng lên, vị
Chiến Thắng Sikhi, là vị lợi khẩu vĩ đại đã giáng trần.
6.    Đoạn ta xuất gia được coi như tinh thông giáo pháp của Đức
Phật khiến cho lời giảng dạy của vị Chiến Thắng tỏa sáng khắp
nơi. Rồi sau đó ta nhập cõi Tidiva.
7.    Ba mươi mốt đại kiếp qua, vị lãnh tụ Vessabhu vĩ đại tài trí
đã đản sanh. Và cũng như vậy, ta đã đầu thai vào thời điểm đó.
8.    Ta đã xuất gia và học thông thạo Giáo Pháp đồng thời làm
rõ giáo pháp của vị Chiến Thắng. Ta sống tại thành phố
Maru sung sướng và được hưởng hạnh phúc tại đó.
9.     Trong kiếp thịnh vượng này, vị chiến thắng đã sanh ra, phúc
lợi và an toàn cho con người. Tương tự, ta cũng được sanh ra vào
thời gian đó.
10. Ta đã xuất gia và làm rõ giáo pháp của vị Đại trí suốt cuộc
đời của ta. Sau đó ta qua đời và tái sanh nơi cõi Tidiva như thể
đó chính là nhà mình.
11.Trong ngay đại kiếp này, vị lãnh tụ Kotaganama được sanh
ra. Ngài là Bậc đáng quy ngưỡng của thế gian,để thoát khỏi
phiền muộn và chứng đạt bất tử.
80
12.Đoạn cũng như vậy, ta lại xuất gia theo giáo pháp của vị đại
kiệt xuất đó. [Và ta lại trở thành một trong số những người đại
tài. Tinh thông giáo pháp đồng thời làm rõ giáo lý của vị Chiến
Thắng.
13. Và trong đại kiếp hiện tại, Đức Phật kassapa cũng giáng
trần, ngài là bậc đáng cho chúng sanh quy ngưỡng,, thoát khỏi
phiền muộn, sau khi đã chiến thắng tử thần.
14. Ta cũng đã xuất gia theo giáo pháp của vị Anh Hùng giải
thoát chúng sanh đó và đã chu tất Chánh Pháp rồi tinh thông cả
cách đặt vấn đề.
15. Người ta cũng coi ta là người giới đức và khiêm tốn, ta thông
thạo tam học giới, ta cống hiến nhiều cho việc kinh trong suốt
cuộc sống của mình, ôi vị Đại Trí hỡi.
16. Nhờ kết quả những hạnh thiện đó và với quyết tâm và mục
tiêu rõ ràng. Khi thọ mệnh diệt ta nhập cõi Trời Đâu Xuất ngay
tức khắc.
17.Và giờ đây, trong cuộc sống sau cùng này, ta được sanh ra
trong một thành phố tuỵêt mỹ Giribbaja [có nghĩa là
Rajagaha] trong gia đình một thương gia giàu có đầy triển vọng
sở hữu nhiều của cải châu báu.
18.Vào lúc Bậc Toàn Gíác tới thành Rajagaha, vây quanh là
hàng ngàn Tỳ khưu theo hầu, ngài được dạ xoa nghìn mắt hết lời
chúc tụng.
19.Con người thuần thục với thuần thục, con người hoàn toàn
giải thoát cùng đoàn người được giải thoát, vị thiện thệ vào thành
Rajagaha với các vị ẩn sĩ khổ tu tiền kiếp làm thành một đoàn
người đông đảo tựa xâu chuỗi vàng ròng vây quanh ngài.”
20. Sau khi chứng kiến sức mạnh của Đức Phật, sau khi lắng
nghe Ngài, Đấng có rất nhiều hạnh thiện. Ta thọ niềm tin nơi
Đức Phật, và tôn kính Ngài theo khả năng của mình.
21. Rồi một khoảng thời gian sau đó, ta rời bỏ gia đình và xuất
gia sống đời vô gia cư cùng với Trưởng lão Ni Dhammadinna.
22.Khi ta xuống tóc, ta triệt phá hết mọi lậu hoặc. Ta thọ lãnh toàn
bộ giáo pháp, và ta đã xuất gia chẳng bao lâu sau đó.
23-24. Khi ta diễn giải giáo pháp cho tăng chúng đông đảo. Một
khi giáo lý được diễn giải như vậy nhiều ngàn người đã am hiểu
giáo lý đó, nhận ra rằng dạ xoa đầy kinh ngạc. Và đặt hết niềm
tin nơi ta, thế rồi ngài dạo quanh thành Giribbaja nói rằng:
81
25. Điều gì đã xẩy ra với cư dân thành Rajagaha vậy? Họ trông
giống như kẻ đã đầy rượu vậy. Họ chẳng chăm sóc cho Sukka khi
nàng chú giải pháp bất tử.
26. Nhưng kẻ khôn ngoan thọ giáo pháp, ta nghĩ rằng thứ không
được đẩy lùi, chẳng bao giờ tạo ra chán ngấy, với hương ngọt, như
kẻ du hành được nếm mùi đám mây dông.”
27. Và ta đã tinh thông được sức mạnh siêu thế bằng thiên nhĩ
thông, ta đã tinh thông được hiểu biết ý nghĩ, ôi vị đại trí vĩ đại
thay.
28. Ta biết rõ tiền kiếp, thiên nhãn ta được thanh tịnh kỹ càng,
toàn bộ vết nhơ ô uế bị triệt phá, giờ đây ta chẳng còn phải đầu
thai bao giờ nữa.
29. Và quả thật, ôi vị đại anh hùng, cùng với ngài, là kiến thức nổi
lên trong ta, ta hiểu được ý nghĩa, pháp và ngôn từ.
30-32. Mọi lậu hoặc đã bị thiêu huỷ hết…(xin đọc tr. 10) ta đã
thực thi lời Phật dạy.
Giờ đây sau khi đã chứng thánh quả A-la-hán. Vây quanh ngài là
năm trăm Tỳ khưu và một vị đại sư diễn giải Giáo Pháp. Một
ngày kia khi nàng du hành khất thực trong thành Rajagaha và
dùng bữa trưa, thế rồi đến thiền viện ni. Ngồi thiền cùng với một
tăng chúng đông đảo, nàng diễn giải giáo pháp như rẩy lên họ
một thứ nước bất tử. Và tăng chúng đó lắng nghe rất chăm chú
bài kinh của nàng với tai chăm chú cao độ. Với tâm không chút
phóng dật.
Vào lúc đó, đang lúc Trưởng lão Ni diễn giải giáo pháp đó, có
một chư thiên đang cư trú trong một cây ở vào cuối quãng đường
lại trở nên sẵn sàng phục dịch ngài rất cẩn thận và nhập thành
Rajagaha và rảo khắp phố phường trong thành, từ ngã tư này sang
ngã tư khác, hết lời ca ngợi công đức của Trưởng lão Ni bằng hai
đoạn kệ sau:
54. Điều gì đang diễn ra cho cư dân sống trong thành Rajagaha?
Xem ra họ ngây ngất như những người đã đầy rượu. Họ lại chẳng
hầu hạ Sukkha khi nàng diễn giải Giáo Pháp của Đức Phật.
55.   Nhưng kẻ khôn ngoan uống từng gụm giáo pháp đó. Ta nghĩ
kỹ, điều không được đẩy lùi, sẽ chẳng bao giờ tạo ra thừa mứa.
Với hương thơm ngọt ngào khiến cho khách du hành như nhận
được đám mưa dông.
82
54. Ở đây, điều gì đã diễn ra cho cư dân sống trong thành
Rajagaha? (kim’me kata Rajagahe manussa) có nghĩa là: người ta
đã thực hiện gì cho cư dân sống trong thành Rajagaha này (ime
Rajagale manussa kim kata)? Quả thật họ đang tham gia công
việc gì vậy? Họ coi như kẻ đầy (pita) rượu (madhu) có nghĩa là:
giống như sử dụng một tảng ong, uống rượu mật ong (madhu) và
như thể mất trí, không thể ngóc đầu lên được, như vậy họ chẳng
còn cảm giác gì trước ý thức giáo pháp nữa và không thể ngóc
đầu lên được, ta nghĩ thế họ chỉ yên lặng đứng đó. Đây là ý
nghĩa. Họ đã không hầu hạ Sukka (na upasanti) khi nàng đang
diễn giải (desentim) giáo lý của Đức Phật (Buddha-sasanam) có
nghĩa là: người nào không hầu hạ, thì không ngồi cạnh (na
payirupasanti) Trưởng lão Ni Sukka, người đang kinh, giải
thích (pakasenti?) giáo pháp của Đức Thế Tôn, là Đức
Phật (Buddassa Bhagavato sasana?). Đây chính là điều có liên
quan đến điều gì đã xẩy đến với những cư dân sống trong thành
Rajagaha sao?
55. Nhưng (ca)…[giáo lý] đó (tan)… không bị đẩy lùi, không bị
cự tuyệt (appativaniyam) có nghĩa là: nhưng giáo pháp đó, ngược
lại (pana), là giáo lý tạo ra hiện trạng không thể quay trở lại hiện
hữu tái sanh (anivattaniya-bhavvaha?), [và tạo ra] chuyển động
loại bỏ được tái sanh mới.] (niyanika? abhinikkantataya). Hay nói
cách khác ta không bỏ qua điều này (anapaniyam) vì chính bản
chất giáo lý này làm dịu cho người nào lắng nghe. Chẳng bao giờ
tạo ra tình trạng thừa thãi. [có nghĩa là] tự bản chất giáo lý đó
chẳng cần phải thêm bớt điều gì nữa, giống như những hương vị
tuyệt vời và kết quả đem lại là hạng hương thơm ngọt ngào. Còn
có một cách giải thích theo Kinh Tạng cho rằng: là một loại dược
thảo có tính chất chữa bệnh làm thuốc (osadhabhuta) qua ước
muốn chữa lành bệnh và đau khổ do phải tiếp tục tồn tại. Nhưng
kẻ đại trí (sappađđa) lại thưởng thức thứ rượu đó. Ta nghĩ thế,
giống như những kẻ lữ hành (addhagu) được hưởng trận mưa
dông (valahakam) có nghĩa là: kẻ khôn, người khôn lại thưởng
thức thứ giáo pháp đó, tôi nghĩ thế, giống như khách lữ hành
trong sa mạc khô cằn [được uống] thứ nước mưa đến từ cơn mưa
dông đó (valahak’-antarato). Họ lắng nghe thứ giáo lý đó như thể
họ được uống từng gụm (pivanta) nước do cơn dông mưa xuống.
Họ lắng nghe giáo lý đó như thể đang uống (pivanta). Những con
83
người đó lắng nghe giáo lý đó. Họ lắng nghe cẩn
thận (sakkaccar)thứ giáo lý đó sau khi đã đến gặp Trưởng lão Ni
với tâm luôn sẵn sàng phục dịch ngài.
Sau này vào cuối đời Trưởng lão Ni, vào thời điểm ngài nhập vô
dư níp bàn, ngài đã giải thích kiến thức toàn hảo của mình để làm
rõ cách thoát ra khỏi tái sanh liên tục nhờ những lời diễn giải của
ngài như sau:
56.Nàng chính là Sukka bởi vì nàng là con của ánh sáng tâm linh,
loại bỏ hết mọi ước muốn, luyện thiền định kiên cường. Hãy
mang thân cuối cùng của mình, sau khi đã chiến thắng Ma Vương
và đoàn quân hung dữ.
56. Ở đây, Sukka có nghĩa là: Trưởng lão Ni Sukka ám chỉ chính
mình là một người nào đó. Có hiện trạng (dhammehi) tâm linh
tươi sáng (sukkehi) có nghĩa là: rất thanh
tịnh (suparisuddhehi) các tình trạng tâm linh siêu thế (lokuttara-
dhammehi). Loại bỏ được ước muốn, nhập định pháp
(samahita) có nghĩa là: loại bỏ hết toàn bộ ước muốn thông qua
chánh đạo. Nhập định thông qua thiền định thánh quả A-la-hán. Ý
nghĩa những gì còn lại đã được giải thích rõ ràng.
Đến đây kết thúc chú giải các đoạn kệ của Trưởng lão Ni Sukka.
7. CHÚ GIẢI BÀI KỆ TRƯỞNG LÃO NI SELA
Các đoạn kệ bắt đầu với câu Chẳng có cách nào thoát khỏi cảnh
thế gian này là của Trưởng lão Ni Sela. Nàng cũng đã thực hiện
nhiều phước nghiệp dưới thời Đức Phật tiền kiếp và đã tích lũy
được nhiều hạnh thiện nơi nhiều kiếp sống khác nhau để được
giải thoát. Nàng sanh ra trong một gia đình tốt trong thành
Hatsavati.  Khi đến tuổi trưởng thành cha mẹ nàng đã gả nàng cho
một chàng trai một gia đình tốt rất môn đăng hộ đối. Nàng sống
vô cùng hạnh phúc với chàng trong nhiều trăm năm trên cõi đời
này.
Khi chàng qua đời, chính nàng đã vượt qua sanh mệnh của mình
đạt đến tuổi già, và một nỗi giao động mãnh liệt đã nổi lên trong
tâm nàng, để tìm kiếm điều tốt lành nàng phải chu du tái sanh đôi
lúc từ công viên này đến công viên khác, từ thiền viện này đến
thiền viện khác nghĩ rằng, “Ta sẽ lắng nghe giáo lý của Đức Phật
cùng với chư vị ẩn sĩ và Bà la môn.
84
Một ngày kia, sau khi đã dừng lại ngay dưới gốc cây giác ngộ của
vị Đạo Sư và ngồi thiền tại đó, nàng suy nghĩ, “Nếu Đức Phật, vị
Thiện Thệ không gì sánh bằng, Đấng vô song, không gì địch nổi.
Thế thì cầu mong cây giác ngộ này tỏ ra cho con một điều lạ.”
Đoạn ngay tức khắc, khi ý tưởng đó vừa thoáng hiện ra trong đầu,
cây giác ngộ liền toả sáng chói chang, cành cây hình như được
làm bằng vàng ròng, chiếu sáng chói chang ra mười phương. Khi
nàng chứng kiến phép lạ đó, với tâm sẵn sàng phục dịch, nàng tỏ
ra vô cùng kính trọng với đôi tay giơ cao trên đầu và nàng ngồi
xuống ngay chính vị trí đó suốt bảy ngày bảy đêm. Đến ngày thứ
bảy nàng đã thực hiện kính lễ vô cùng long trọng cho Đức Phật.
Nhờ phước nghiệp đó, nàng đã chu du tái sanh khắp thiên giới
chư thiên và cõi chúng sanh, và dưới thời Đức Phật hiện tại, nàng
sanh ra trong vương quốc Alavi làm công chúa nhà vua Alavika.
Người ta đặt tên nàng là Sela. Nhưng nghĩ rằng, “nàng là con gái
nhà vua A?avika.” Họ cũng lấy tên Alavika mà đặt cho nàng. Khi
đến tuổi trưởng thành, vị Đạo Sư đã khuất phục được [dạ xoa]
Alavika và đặt y cà sa và bát khất thực vào tay dạ xoa đó rồi cùng
với hắn đi vào thành Alavi.
Khi nàng còn là một thiếu nữ trẻ, nàng đã đi theo vị Đạo sư cùng
với nhà vua. Nàng lắng nghe giáo lý, thọ niềm tin và trở thành tín
nữ. Sau đó, một giao động dữ dội nổi lên trong nàng và nàng đã
xuất gia cùng với chư vị Tỳ khưu Ni. Nàng đã chu toàn xuất sắc
các nhiệm vụ đầu tiên, an trú thiền quán và thu thúc các hành, thọ
đắc những điều kiện tiên quyết và có kiến thức trưởng thành chỉ
trong một thời gian ngắn nàng chứng thánh quả A-la-hán.
Như được kể lại trong Thí dụ Kinh (Apanada) như sau:
1.    Ta là kẻ chu du tái sanh vào thời đó trong thành Hatsavati.
Ta đã đi hết công viên này sang vườn thượng uyển khác để tìm
kiếm vật thực.
2.    Một ngày nọ, trong tuần không trăng, ta đã chứng kiến cây
giác ngộ tuỵêt vời. Tâm ta trở nên hoan hỷ và ta đã ngồi thiền
dưới gốc cây giác ngộ đó.
3.    Ta đã sắp xếp tâm nhiệt tình và kính lễ hai tay giơ cao khỏi
đầu. Cảm nhận hạnh phúc tột đỉnh những ý nghĩ tuôn trào trong
tâm ta như sau:
85
4.    “Nếu Đức Phật công đức vô biên, không ai sánh kịp. Ước
mong ngài chỉ cho ta một điềm lạ. Cầu xin cây giác ngộ này toả
sáng chói chang.” 
5.    Ngay lập tức, khi ta vừa suy nghĩ như vậy, cây giác giác ngộ
toả sáng ánh hào quang chói chang, tỏa ra mười phương ánh
sáng vàng óng chói chang.
6.    Ta ngồi thiền ngay dưới gốc cây giác ngộ đó trong suốt bảy
ngày bảy đêm liên tục. Vừa đến ngày thứ bảy ta dâng cúng dường
đèn dầu thắp sáng.
7.     Ta xếp chung quanh chỗ ngồi đó năm chiếc đèn cháy sáng
lung linh và đèn của ta sáng mãi cho tới lúc mặt trời mọc.
8.    Do kết quả phước nghiệp đó mang lại và lòng quyết tâm
côïng với mục tiêu sáng tỏ. Khi ta từ bỏ thân hèn ma dại này ta
được tái sanh nơi cõi Trời Đâu Xuất.
9.    Tại đó do hạnh thiện ta đã thực hiện, đã xuất hiện cho ta một
thiên cung được gọi là Thiên cung [“năm cây đèn”] dài sáu mươi
dặm rộng ba mươi dặm.
10. Vô số kể đèn dầu vây quanh thiên cung toả sáng, trong lúc đó
chốn thiên cung chư thiên sáng toả rực rỡ với ánh sáng những
ngọn đèn đó.
11.Khi ta ngồi thiền quay mặt đi. Nếu ta muốn nhìn phía bên trên,
bên dưới và chung quanh chính mắt ta nhìn thấy hết mọi sự đó.
12.Theo ý ta muốn những kẻ hạnh phúc hay bất hạnh cứ hiện ra
trước mắt ta. Chẳng có cây cối hay núi đồi nào che khuất.
13. Với tư cách là chánh hậu ta cai trị tám mươi chư thiên vuơng và
cũng như thế ta lại cai quản một trăm chuyển luân vương.
14.Bất kỳ người nào sanh ra cho dù là chư thiên hay phàm nhân,
hàng ngàn ngọn đèn đều chiếu sáng xung quanh.
15. Khi ta xuất khởi cõi chư thiên rồi tái sanh nơi cung lòng
phàm nhân, sau khi đã tái đầu thai trong đó mắt ta vẫn chưa một
lần nhắm lại.
16. Có cả ngàn ngọn đèn chiếu sáng căn phòng ta sanh ra do
phước nghiệp ta đã thực hiện trước đó. Đây chính do kết quả
phước nghiệp cúng dường năm ngọn đèn ta đã làm trước đó.
17.Khi thọ mệnh cuối cùng ta đã mãn. Tâm trí ta lìa khỏi những điều
trần tục. Ta trở nên mát lạnh, chứng vô dư níp bàn hạnh phúc, là nơi
chẳng còn tuổi già lẫn chết chóc bao giờ. 
86
18.Ở tuổi lên bảy ta đã chứng thánh quả A-la-hán và Đức Phật
Cồ Đàm đã ban cụ túc giới cho ta, do phước đức ta đã làm được.
19.Khi ta còn trú ngụ tại sảnh đường sang trọng hay tại nơi ẩn
dật dưới gốc cây kia. Một chiếc đèn luôn toả sáng. Đây chính do
kết quả phước nghiệp cúng dường năm ngọn đèn ta đã làm trước
đó.
20.   Ta đã thanh tịnh thiên nhãn rất cẩn thận. Ta thành thạo nhập
thiền định và chứng tri kiến tuyệt hảo.Đây chính do kết quả phước
nghiệp cúng dường năm ngọn đèn ta đã làm trước đó.
21.Nhờ bố thí năm chiếc đèn chiếu sáng. Ta đã hoàn tất được toàn
bộ các thành tích đó. Ta đã thực hiện những gì cần phải làm. Ta đã
trở thành vô tỳ vết. Ta xụp lạy dưới chân Ngài mà kính lễ. Ôi vị Anh
Hùng vĩ đại, ôi vị đại nhân trí.
22.Trong suốt một trăm ngàn đại kiếp đã qua kể từ khi ta cúng
dường ngọn đèn. Ta chẳng phải trải qua tái sanh nơi cảnh khổ.
Đây chính do kết quả phước nghiệp cúng dường năm ngọn đèn ta
đã làm trước đó.
23 – 25. Mọi lậu hoặc đã bị thiêu huỷ hết…(xin đọc tr. 10) ta đã
thực thi lời Phật dạy.
Thế rồi sau khi chứng thánh quả A-la-hán, Trưởng lão Ni sống tại
thành Savatthi. Một ngày kia, sau bữa ăn trưa, ngài ra khỏi thành
Savatthi, đi vào khu rừng Andha để nghỉ trưa, và ngồi thiền dưới
gốc bóng cây nọ. Thế rồi, Ma Vương đã xuất hiện dưới dạng một
người không quen biết, đến gặp Trưởng lão và thốt lên đoạn kệ này
cố phá hủy ước muốn nhập tịch tịnh của ngài.
57.Chẳng có cách thoát ly thế tục này. Tịch tịnh sẽ giúp ngài
được những chi? Hãy thọ hưởng dục lạc cảm giác kẻo phải hối
tiếc về sau này.
Ý nghĩa đoạn kệ này như sau: trên thế gian này, ngay cả khi ta đã
xem xét toàn bộ mọi giáo pháp, cũng chẳng có cách nào giúp
thoát khỏi cõi trần này, và dẫn đến níp bàn (nibbana) cả. Nhiều vị
ẩn sĩ và các vị Bà la môn đã yêu sách đó chỉ là biểu tượng mà
thôi; chính vì thế, nhà ngươi sẽ làm gì với các ẩn sĩ? Nhà ngươi
đã an trú khi còn trẻ với sắc đẹp như thế, ngươi sẽ hành động gì
với ẩn tịch thể chất đây? Thế nên giờ đây, hãy tận hưởng thú dục
lạc giác quan đi (bhuđjahi kama-ratiyo). Hãy thọ hưởng thú vui
dục lạc (khiddaratiyo paccanubhohi) liên quan đến sắc dục và vô
sắc. Chính vì thế để sau này không phải hối tiếc [nghĩ
87
rằng]  “Mục tiêu để ta sống cuộc đời phạm hạnh, chính điều dẫn
đến níp bàn lại không tồn tại. Chính vì thế, ta cũng chẳng chứng
điều đó bao giờ lại mất không được hưởng thú vui dục lạc. Quả
nhiên, điều đó chẳng đem lợi gì cho ta cả”. Xin đừng có hối hận
nuối tiếc sau này. Đây chính là ý nghĩa của đoạn kệ trên.
Sau khi nghe điều này, vị Trưởng lão Ni suy nghĩ, “Quả thật, Ma
Vương chỉ là đồ điên loạn, tên này đã chối bỏ điều dẫn đến níp
bàn, những gì ta tận mắt chứng kiến được. Và nó lại dâng lên ta
những thú vui dục lạc. Nhà ngươi chẳng hiểu biết gì về hiện trạng
những ai vô tỳ vết (đã triệt phá hết lậu hoặc). Nào ! Ta sẽ khiến
cho hắn hiểu rõ, ta sẽ khiến cho hắn sợ hãi.” Và rồi Trưởng lão Ni
đã thốt lên hai đoạn kệ sau đây:
58. Dục lạc giống những cây gươm giáo. Chúng chém nát ngũ
uẩn của ta, cái ngươi gọi là “hưởng khoái lạc cuộc đời” Cũng
chỉ là “vô cảm khoái” với ta mà thôi.
59.Ở bất kỳ nơi đâu “hưởng khoái lạc cuộc đời” đều đã bị đánh
bại. Khối u ám vô minh ta đã xé nát tan tành. Chính vì vậy này
hỡi kẻ ác ma hãy biết rõ nhà ngươi đã bị đánh bại tơi bời, hỡi quỉ
thần sự chết.
58. Ở đây, cảm khoái dục lạc giống như cây gươm gậy gộc (satti-
sulupama) có nghĩa là: quả thật dục lạc giác quan, bất kỳ người
nào gắn kết với chúng, được coi giống như lưỡi gươm sắc (nisita-
satti viya) hay là chiếc cọc đâm thủng mọi người. Các uẩn
(khandha) có nghĩa là: thủ uẩn (upadana-khandha). Đối với họ
(asan) có nghĩa là: với họ. Một cái chặt có nghĩa là: đồ đỡ để
chặt, để cắt, là chỗ đặt đồ lên trên đây là ý nghĩa. Vì sau khi đã
đặt toàn bộ các uẩn [lên chặt], chúng sanh phải chịu tra tấn và
hình phạt do sắc dục đem lại. Cái ta gọi là (brusi) “tận hưởng sắc
dục” đối với ta giờ đây “không là sắc dục” có nghĩa là: Ôi đồ
xấu xa ác độc. Ma ác, ngươi nói gì thế (vadasi) sắc dục là điều
cần phải được hưởng và ôm ấp. Giờ đâyta chẳng cần đến thứ đó
vì tự bản chất đó là chấp thủ và vì thứ đó giống như đồ phẩn vậy.
Đó là ý nghĩa.
59. Đến đây, nàng đưa ra lý do với từ bắt đầu: Ở bất kỳ nơi đâu,
hưởng sắc dục đều đem lại thất bại cả. Ở đây, bằng cách này, hãy
biết cho có nghĩa là: hãy hiểu rõ ta với suy nghĩ đó là, “toàn bộ dục
vọng và vô minh đều đã bị loại bỏ.” Hơn thế nữa, nhà ngươi đã bị ta
làm cho tan tác (badhito) đánh bại (nihato). Hỡi ác ma, đồ ác
88
hạnh, Ôi chết chóc (antaka), bằng cách thắng vượt sắc dục là những
gì đã huỷ hoại sức mạnh của ta. Mặt khác, nhà ngươi chẳng đánh tan
ta được. Đó là ý nghĩa.
Khi bị Trưởng lão dọa cho sợ hãi đến như vậy, Ma Vương biến
khỏi nơi đó và Trưởng lão còn lưu lại cánh rừng Andha trong suốt
cả ngày trong niềm hạnh phúc chứng thánh quả, và vào buổi tối
ngài về lại thiền viện.
Đến đây kết thúc chú giải các đoạn kệ của Trưởng lão Ni Sela.
8. CHÚ GIẢI BÀI KỆ TRƯỞNG LÃO NI SOMA
Các bài kệ bắt đầu với [Những chốn đó]…...chỉ các bậc đại trí
mới đạt đến là của Trưởng lão Ni Soma. Nàng cũng đã thực hiện
được nhiều phước nghiệp dưới thời Đức Phật tiền kiếp và tích lũy
được hạnh thiện nơi nhiều kiếp sống khác nhau làm căn giải
thoát. Nàng sanh ra dưới thời Đức Thiện Thệ Sikhi trong một gia
đình Sát đế lỵ giàu có. Khi đến tuổi trưởng thành, nàng trở thành
chánh hậu nhà vua Arula.
Toàn bộ chuyện kể tiền kiếp của nàng cũng giống như của
Trưởng lão Ni Abhaya. Nhưng chuyện kể về hiện tại của Trưởng
lão Ni này là: Nàng chu du tái sanh nơi nhiều kiếp sống giữa thiên
giới chư thiên và cõi chúng sanh. Dưới thời Đức Phật hiện tại,
nàng sanh ra làm con gái một quan tể tướng của nhà vua
Bimbisara, và tên nàng là Soma. Khi đạt đến tuổi khôn lớn, nàng
chứng đức tin khi vị Đạo Sư đi ngang qua thành Rajagaha và trở
thành một tín nữ. Sau đó có một giao động dữ dội diễn ra trong
tâm nàng và nàng đã xuất gia với chư vị Tỳ khưu Ni khác. Nàng
đã chu toàn các nhiệm vụ khởi đầu công việc tu hành và dốc toàn
tâm chứng thiền quán. Và chỉ trong một thời gian ngắn nàng đã
chứng thánh quả A-la-hán cùng với Tứ vô ngại giải.
Như người ta kể lại trong thí dụ Kinh như sau:
Có một sát đế lỵ tên là Arula trong thành Arulavati. Ta đã trở
thành chánh hậu của nhà vua đó và đã thực hiện kiềm chế…
v.v…xuống cho tới: ta đã thực hiện lời Phật dạy” toàn bộ đều
giống như những đoạn kệ trong Apadana về Trưởng lão Ni
Abhaya. Thế rồi, sau khi đã chứng thánh quả A-la-hán nàng đã
đến cư trú trong thành Savatthi trong niềm hạnh phúc giải thoát.
Một ngày kia, sau bữa ăn trưa, nàng vào khu rừng Andha để nghỉ
trưa và ngồi thiền ngay dưới gốc một cây cổ thụ nọ. Và Ma
89
vương vô hình đã xuất hiện với nàng [cố gắng] để tàn phá ước
muốn sống ẩn sĩ của nàng. Đứng trên không trung, Ma Vương đã
thốt lên đoạn kệ sau đây:
60. Vị trí đó thật khó tới được, chỉ là nơi các bậc đại trí lai vãng
đến mà thôi. Phụ nữ không thể lai vãng tới chỉ với chút ít thông
minh [có nghĩa là với rất ít thông minh]
60. Ý nghĩa đoạn kệ này như sau: chỉ có các Bậc đại trí, Như Lai
v.v… mới lai vãng tới được, chỉ những người nào đã nhận được
danh hiệu “đại trí” hiểu theo nghĩa đi tìm kiếm những phước hạnh
khác nhau, v.v… Nhưng rất khó có thể đạt đến được. Những
người khác khó lòng có thể hoàn tất được. Vị trí đó được gọi là
thánh quả A-la-hán , là trạng thái tin tưởng tột đỉnh, một người
phụ nữ với chút ít thông minh không thể đạt tới được, trí thông
minh thứ cấp (nihinapađđaya). Quả thật, khởi đầu từ bảy tám
tuổi,người phụ nữ chỉ có làm một công việc là nấu cơm, họ chỉ
biết bỏ gạo vào nồi nước nóng đang sôi. Nhưng khi nồi nước
đang sôi, họ không biết được liệu cơm đã chín chưa họ dùng thìa
lấy ra một chút, nghiền nát với hai ngón tay, và rồi họ biết là cơm
đã chín. Chính vì thế ta gọi họ là trí thông minh bằng hai ngón
tay.
Sau khi nghe điều này, Trưởng lão Ni bác bỏ luận điệu của Ma
Vương, đọc lên hai đoạn kệ như sau:
61.Nữ tánh gây hại gì cho ta khi tâm họ nhập định được. Khi trí
thông minh họ chứng đắc thánh quả pháp vi diệu?
62. Ở tất cả mọi nơi dục hỷ lạc tận diệt. Khối tăm tối vô minh đã
tan nát tơi bời. Này hỡi Ác Ma ngươi hãy biết rõ như vậy. Chính
ngươi ác ma, nhà ngươi đã bại trận.
61. Ở đây, Nữ tánh (kayira) gây hại gì (itthi-bhavo) cho ta (no) có
nghĩa là: điều hại gì tánh nữ (matugama-bhavo) có thể
gây (kareyya) cho ta. Trở ngại nào có thể nổi dậy liên quan đến
chứng thánh quả A-la-hán ? Khi Tâm (cittamhi) được luyện nhập
định tốt (susamahite) có nghĩa là: khi tâm (citte) được tu luyện
nhập định cẩn thận thông qua chánh đạo tột đỉnh (agga-magga-
samadhina): khi kiến thức tồn tại (vattamananahmi) có nghĩa là:
do kết quả vẫn tiếp tục tồn tại (pavattamane) thông qua hiểu biết
thánh đạo A-la-hán (arahatta-magga-đane). Đối với người nào
khéo (samma) nhập thiền định (vipassato) vào thánh quả pháp vi
diệu (dhammar) có nghĩa là: đối với người nào nhìn ra
90
(passato) thích hợp (samma-d-eva) nhờ vị thế hiểu biết toàn bộ,
v.v…(pariđđadi –vidhina) về giáo pháp liên quan đến tứ chánh
đế. Đây chính là ý nghĩa ngắn gọn: Hỡi đồ ác ma, cho dù đây chỉ
là phụ nữ hay nam giới, khi họ đã đạt đến thánh đạo tột đỉnh, quả
thật người đó sẽ chứng thánh quả A-la-hán.”
62. Và giờ đây, để cho thấy rõ ràng chính hiện trạng chứng đắc
của mình, nàng thốt lên đoạn kệ bắt đầu như sau: Bất kỳ nơi đâu
hưởng thụ dục lạc cũng chỉ chuốc lấy thất bại. Ý nghĩa đã được
khẳng định ở trên.
Đến đây kết thúc chú giải những đoạn kệ của Trưởng lão Ni
Soma.
Đến đây cũng kết thúc tập ba kệ.
4.1. CHÚ GIẢI BÀI KỆ CỦA TRƯỞNG LÃO NI BHADDA
KAPILANI
Trong tập bốn kệ, những đoạn kệ bắt đầu với [Kassapa], là
trưởng nam và thừa tự của Đức Phật, là của Trưởng lão Ni
Bhadda Kapilani. Người ta kể lại rằng dưới thời Đức Phật
Padumuttara nàng sanh ra trong một gia đình tốt trong thành
Hatsavati. Khi đến tuổi trưởng thành, nàng đã đến thọ giáo với
vị Đạo Sư. Và nàng đã nhận ra Đạo Sư đã đưa một Tỳ khưu Ni
vào địa vị cao nhất trong số những vị đã nhớ lại tiền kiếp của
mình. Nàng đã thực hiện một phước nghiệp và mong muốn
chính mình cũng được xếp vào vị trí đó. Xuyên suốt cuộc đời
của mình, nàng đã thực hiện rất nhiều phước nghiệp.
Đoạn sau khi qua đời, nàng đã chu du tái sanh đến khắp các cõi
thiên giới và cõi chúng sanh. Rồi nàng sanh ra trong một gia đình
tốt trong thành Baranasi trong khi chẳng có Đức Phật nào khởi
sanh cả. Nàng làm dâu trong gia đình nhà chồng. Vào một ngày
nọ, nàng đã cãi nhau với cô em chồng vì cô ta đã bố thí vật thực
cho Đức Phật độc giác (Pacceka). Nghĩ rằng, “Người này, [cô em
dâu tôi] khi bố thí vật thí này cho ngài, nàng sẽ được thành tựu
lớn,” nàng liền giật lấy bát khất thực từ tay Đức Phật Độc Giác
(Pacceka), vứt bỏ những vật thực trong đó, đổ đầy đất bùn rồi đưa
cho ngài.
Một số đông người đã nguyền rủa nàng, nói rằng, “Đồ con gái
ngu xuẩn. Phật độc giác (Pacceka) đã xúc phạm gì đến nhà ngươi
đâu?” Nàng thật xấu hổ vì những gì dân chúng đã nói và lấy bát
91
khất thực lại từ tay Đức Phật, đổ hết đất bùn đi, rửa sạch sẽ lau
chùi với bột thơm ngọt ngào và đổ đầy đủ bốn thứ đồ ăn vào.
Nàng còn đổ bơ toả sáng với màu đài sen trên đó và đặt vào tay
Đức Phật Độc Giác (Pacceka). Đoạn nàng còn thực hiện một lời
ước như sau: “Chính vì bố thí vật thực này toả sáng, cầu xin cho
thân xác con cũng toả sáng như thế.”[3]
Nàng đã qua đời tại đó và đã chu du tái sanh đến nhiều cảnh hạnh
phúc. Dưới thời Đức Phật Kassapa hiện tại, nàng sanh ra làm con
gái của một thương gia giàu có trong thành Baranasi. Do kết quả
những nghiệp bất thiện nàng đã làm, thân xác nàng toát ra một
mùi hôi thối và mọi người đều xa lánh nàng. Một giao động mạnh
mẽ khởi sanh trong tâm nàng và rồi nàng làm một chiếc mũ chóp
cao bằng vàng từ chính những đồ trang sức của mình, rồi đặt
trong đoạn kệ Đức Phật và thực hiện cúng dường chỉ một nhúm
hoa sen nhỏ. Đoạn thân xác nàng toả mùi thơm ngọt ngào thật dễ
chịu ngay cùng cõi đó. Nàng trở nên hấp dẫn và đáng yêu trước
mặt chồng mình, thế rồi nàng thực hiện hạnh thiện trong suốt
khoảng đời còn lại.
Nàng qua đời trong khoảng thời gian đó, được tái sanh nơi thiên
giới. Tại đó nàng được hưởng hạnh phúc thiên giới trong suốt
kiếp sống đó. Rồi xuất khởi khỏi đó, nàng trở thành con gái của
vua thành Baranasi. Tại vương cung vua cha, nàng được hưởng
hạnh phúc giống như hạnh phúc chư thiên vậy. Sau một thời gian
dài, Đức Phật Độc Giác (Pacceka) xuất hiện. Sau khi họ đạt vô dư
níp bàn, lại có một giao động mạnh mẽ nổi lên trong nàng và
nàng đã xuất gia sống cuộc đời vô gia cư khổ hạnh. Nàng sống
trong khu vườn thượng uyển hoàng gia, tu tập thiền quán, an chỉ
định và nàng được tái sanh nơi cõi Phạm Thiên.
Xuất khởi cõi đó, nàng sanh ra trong một gia đình Kosiyagotta
thuộc dòng tộc Bà la môn trong thành Sagala. Nàng lớn lên nhận
được rất nhiều ưu ái của mọi người. Khi đến tuổi trưởng thành,
nàng được gả cho một gia đình Pipphali-Kumara trong làng
Mahatittha. Cả hai người đã rời bỏ ngôi làng đó và xuất gia để lại
một số tài sản rất lớn và một nhóm họ hàng thân thuộc rất đông.
Sau khi đã xuất gia thực hiện cuộc sống khổ hạnh, nàng đến thành
Titthiya-rama [rồi lưu lại đó] trong vòng năm năm. Sau đó nàng
lại xuất gia cùng với nhóm những đồ đệ của Trưởng lão Ni Maha-
Pajapati Gotami. Sau khi nhận đại thọ giới, nàng an trú thiền
92
quán và chỉ sau một thời gian rất ngắn nàng chứng thánh quả A-
la-hán.
Như người ta kể lại trong Thí Dụ Kinh như sau:
1.    Một trăm ngàn đại kiếp trước, vị Chiến Thắng và Lãnh Tụ
tên là Padumuttara, là người đã vượt tới bến bờ toàn bộ các pháp
bên kia đã xuất hiện.
2.     Vào thời đó có một thương gia giàu có tên là Videha là
người có nhiều châu báu kim cương cư trú trong thành Hatsavati.
Ta đã là vợ của chàng.
3.    Một ngày kia, ngài đi tới Mặt Trời nơi chúng sanh cùng với
đoàn tuỳ tùng đông đảo để lắng nghe Giáo Pháp của Đức Phật là
người đã loại bỏ hết mọi sầu khổ.
4.    Vị Đại trí tán thán người đồ đệ tuyệt hảo trong số những kẻ
kinh cuộc sống ẩn sĩ khổ hạnh. Sau khi nghe điều này, chồng ta tổ
chức một cuộc bố thí kéo dài trong bảy ngày liên tiếp cho Đức
Phật độc nhất vô nhị này.
5.    Chồng ta đã sụp lạy dưới chân ngài (vị Như Lai) và ước mong
được loại bỏ mọi sầu khổ đó, ngài thủ lãnh chúng sanh, làm cho tâm
tăng chúng qui tụ tại đó trở nên hoan hỉ sung sướng.
6.    Do lòng đại bi với người thương gia. [Đức Phật] thốt lên
những đoạn kệ sau đây: “Ngươi sẽ chiếm được điều nhà ngươi
hàng ước ao đó, hãy trở thành người sẵn sàng nhập níp bàn, hỡi
con thân yêu của ta ơi.
7.    “Một trăm ngàn kiếp luân hồi cho tới lúc này, sẽ sanh ra một
vị Đạo sư được đặt tên là Cồ Đàm thuộc dòng họ của Ngài, là
hậu duệ bộ tộc Okkaka.
8.    “Vào thời điểm đó sẽ nổi lên một đồ đệ của vị Đạo Sư tên là
Kassapa là người thừa kế Giáo Pháp của ngài, hậu dụê truyền
thừa Giáo pháp đó.”
9.    Ngay sau khi nghe điều này, chồng ta tràn ngập trong tâm
niềm hoan hỷ cảm kích. Và thế là trong suốt kiếp sống trên cõi
đời này, chồng ta đã phục dịch vị thống lãnh chiến thắng đó với
đủ thứ đồ nhu cầu thiết yếu, với tâm tràn ngập tình thương mến
thương.
10.Vị đó [Đức Phật] đã khiến cho giáo pháp của ngài tỏa sáng
khắp, xua tan thành phần tà kiến, và huấn dụ cho những người
nào còn có khả năng tiếp nhận lời huấn giáo của ngài cùng với
đoàn tuỳ tùng của mình, Ngài đã nhập níp bàn.
93
11.Sau khi vị thống lãnh cõi thế gian vô dư níp bàn, người chồng
của ta đã qui tụ toàn thể bạn bè và những người họ hàng thân
thuộc lại để kính lễ vị Đạo Sư.
12. Chồng ta đã xây một toà nhà cao bảy do tuần, làm bằng đá
quí châu báu, tỏa sáng tựa mặt trời hay giống như cây Sala trổ
đọt xum xuê.
13.Chàng đã cho làm bảy trăm ngàn chiếc bát khất thực đặt tại
đó phát sáng với bảy châu báu giống như ngọn lửa bãi sậy đang
cháy.
14.Chàng đổ đầy những chiếc đèn với dầu thơm chiếu sáng rực
rỡ tại đó để tỏ lòng kính trọng vị Đại Trí, là người đã tỏ lòng đại
bi với muôn chúng sanh.
15. Chàng còn thực hiện bảy trăm ngàn chiếc bình đầy châu báu
để kính lễ ngài Hiềân triết Đại Trí.
16. Chàng cho dựng thêm những bậc thềm toàn hoa bằng vàng ở
giữa nối từng nhóm tám chiếc bình một. Và chiếu toả ánh sáng
mặt trời thu rực rỡ.
17.Những cánh cửa có bốn chiếc cổng cũng toả sáng, làm bằng
châu báu, những phiến đá rất hấp dẫn cũng được dựng tại đó tỏa
sáng chói chang cũng làm toàn bằng châu báu.
18. Những đồ trang trí được làm rất tinh xảo chung quanh đó tất
cả đều phát sáng, những cờ xí biểu ngữ dựng lên trên cao cũng
bằng châu báu thi nhau toả sáng như vậy.
19. Điện thờø muôn màu muôn vẻ, làm bằng châu báu, qua vẻ
huy hoàng tráng lệ đó đã phát sáng át hẳn mọi thứ giống như mặt
trời át ánh trăng vậy.
20.Toà lâu đài gồm có ba gờ tường, chàng làm đầy mỗi gờ với
thư hoàng. Một gờ khác với thạch tín, còn gờ thứ ba với collyria.
21.Sau khi đã thực hiện một cuộc cúng dường hấp dẫn như vậy cho
vị Đại hùng biện, chàng còn bố thí cho Tăng Đoàn càng nhiều càng
tốt kéo dài trong suốt cuộc đời còn lại của chàng.
22. Giờ đây sau khi đã thực hiện toàn bộ những phước nghiệp đó
cùng với thương nhân đó trong lúc còn chung sống với chàng. Ta
đã cùng chàng tái sanh nơi cõi hạnh phúc.
23. Chúng ta được hưởng cả thiên phước lẫn hạnh phúc trần tục.
Ta đã chu du tái sanh khắp nơi với chàng giống như hình với
bóng.
94
24.Chín mươi mốt đại kiếp đã qua, vị lãnh tụ Vipassi được sanh ra,
với diện mạo rất thanh tịnh, ngài nhìn tỏ hết các pháp.
25.Vào thời điểm đó, chàng [người chồng tiền kiếp của ta] đã trở
thành một vị Bà la môn rất được trọng vọng trong thành
Bandhumati. Rất dồi dào những phẩm chất an tịnh nhưng lại có
sức khỏe rất mong manh.
26. Và vào thời điểm đó ta lại là phu nhân của vị Bà la môn đó.
Ta vẫn nhớ rất rõ một ngày kia vị Bà la môn thù thắng đó, gặp vị
hiền triết Đại Trí. 
27.[Vị hiền triết Đại Trí] đang ngồi giữa một nhóm người, diễn
giải điều bất tử cho họ. Khi nghe giáo pháp của Ngài, [người Bà
la môn] với tâm đầy hoan hỷ và đã bố thí chiếc áo choàng duy
nhất đang mặc trên mình cho ngài.
28. Chàng trở về nhà chỉ còn mảnh áo duy nhất trên người và nói
cùng ta, “Hãy vui mừng hoan hỷ với đại công đức ta đã thực
hiện! Ta đã bố thí chiếc áo choàng duy nhất trên mình cho Đức
Phật.”
29.Đoạn ta cũng kính lễ và hân hoan vui mừng không kém, nói
rằng, “Ôi đức lang quân yêu, chàng đã bố thí thật khéo chiếc áo
choàng đó cho Bậc đáng kính, là người tuỵêt hảo nhất trong số
chư vị Phật.
30. Vô cùng sung sướng và vui mừng, chúng ta đã chu du tái sanh
khắp nhiều nơi trong thành Baranasi, chàng trở thành vị vua,
Chúa Tể cõi thế gian này.
31.Vào thời đó, ta là chánh hậu có địa vị quan trọng nhất trong
số rất nhiều phụ nữ, và ta rất được ngài sủng ái vì tình yêu của
người chồng tiền kiếp của ta.
32. Chàng đã chứng kiến tám vị lãnh tụ Phật Độc Giác (Pacceka)
đang trên đường khất thực. Với lòng hoan hỷ chàng đã bố thí cho
họ rất nhiều vật thực đắt tiền.
33. Thế rồi chàng còn mời họ dùng bữa. Chàng cho xây một toà
sảnh đường châu báu, và lại sai một người kệï kim khí để đúc
những chiếc bát bằng vàng vô cùng hấp dẫn.
34. Và với tâm vô cùng hoan hỷ, chàng đã đem tất cả các bát đó
với chính tay mình chàng đã bố thí cho chư vị Phật đang tọa trên
ghế vàng đó.
95
35.Vào thời điểm đó, ta cùng người chồng bố thí cho nhà vua
Kasi. Thế rồi ta sanh ra trong thành Baranasi trong ngôi làng có
tên là Kasika.
36. Chàng được sanh ra cùng với người em trai trong một gia
đình giàu có hạnh phúc, và ta đã trở thành phu nhân tịnh tín cho
cả người anh trai nữa.
37.Ta nhìn thấy Phật Độc Giác (Pacceka) và bố thí cho ngài
phần ăn của người em trai ta. Sau khi ta đã bố thí người em trở
về và ta đã cho người em biết.
38.Người em đó không đồng ý với ta. Thế rồi ta đem một chiếc
nồi và đưa vật thực lại cho hắn, và chàng lại bố thí cho ngài.
39.Ta đã vứt của thí đó đi với ác tâm. Đoạn ta đưa cho Đức Phật
một tô đầy đất bùn. 
40.Và ngài chấp nhận của thí đó, cả thứ tinh chất lẫn dơ bẩn.
Chứng kiến tâm an tịnh và diện mạo tươi tỉnh ta cảm thấy vô
cùng hổ thẹn.
41.Thế rồi ta lại nhận lấy bát đó, rửa sạch sẽ với dầu thơm. Và
với tâm hoàn toàn sẵn sàng phục vụ ngài, ta đổ đầy bơ tươi và
kính lễ Ngài rồi cúng dường.
42. Bất kỳ nơi nào ta tái sanh, ta đã trở thành rất xinh đẹp do kết
quả của phước thí đó đem lại, nhưng vì việc tổn thương ta gây
cho Đức Phật ta đã phải chịu một mùi hôi thối xuất ra từ miệng.
43. Còn nữa, khi điện thờ đã được xây dựng dâng cúng cho Vị
Đại Anh Hùng Kassapa ta đã dâng cho ngài một viên ngói bằng
vàng, cảm nghiệm được niềm vui cảm kích.
44.Ta đã thu luợm được bốn loại hương thơm cùng với mái ngói
đó và ta được thoát khỏi mùi hôi đó, cùng với tứ chi rất cân đối.
45.Ta đã cho làm bảy ngàn chiếc bát với bảy thứ châu báu, đổ
đầy trong đó với bơ tươi và hàng ngàn bấc đèn.
46.Với tâm đã thanh tịnh, ta đã cúng dường những chiếc đèn đó,
thắp sáng lên và rồi xếp thành bảy hàng để kính lễ vị bảo vệ cõi
thế gian.
47.Vào thời điểm đó đặc biệt ta được chia xẻ phước nghiệp đó
còn nữa chàng (người chồng tiền kiếp của ta) lại sanh ra làm
thần dân của Kasi, với tên gọi nổi tiếng là Sumitta.
48.Ta trở thành phu nhân của chàng, sung sướng, hoan hỷ, đáng
yêu. Vào thời điểm đó, chàng đã bố thí một chiếc khăn choàng rất
dầy cho vị Phật Độc Giác (Pacceka).
96
49.Ta cũng được chia sẻ trong công phước đó nữa. Vui mừng với
thắng thí đó và lại nữa, chàng sanh ra trong vương quốc Kasi
thuộc dòng họ Koliya.
50. Vào thời điểm đó cùng với năm trăm thành viên trong dòng
tôïc Koliya đã chàng đã phục vụ cho năm trăm Phật Độc Giác
(Pacceka).
51.Chàng đã làm cho các ngài sảng khoái trong ba tháng liền và
đã bố thí cho họ mỗi vị một bộ ba chiếc y cà sa. Ta là phu nhân
của chàng ở thời điểm đó theo chánh đạo các phước nghiệp của
chàng.
52.Thế rồi, rời khỏi nơi đó, chàng trở thành vị vua tên là Nanda
rất nổi danh, ta lại là chánh hậu của nhà vua đó, vây quanh là đủ
loại dục lạc cảm khoái. 
53.–54. Vào thời điểm đó, chàng cũng là Vua Brahmadatta, là
lãnh chúa thế gian. Vào thời điểm đó, cũng xuất hiện chính xác
năm trăm Phật Độc Giác (Pacceka) Đại trí, là các con trai của
Padumavati, là người chàng đã phục vụ trong suốt cuộc sống.
Chàng đưa họ vào vườn thượng uyển hoàng cung. Và ta đã tôn
kính những vị đã đạt vô dư níp bàn.
55. Và cả hai chúng ta đã xây dựng điện thờø, xuất gia, và tu tập
tứ vô hạn lượng và tái sanh nơi cõi Phạm Thiên.
56.Thế rồi tịch diệt khỏi cõi đó, chàng sanh ra trong gia đình
Mahatittha có tên là Pipphalayana. Mẹ ngài là Sumanadevi, và cha
ngài là một vị Bà la môn thuộc dòng họ Kosigotta.
57.Trong một khu phố tuyệt vời Sakala trong thành Madda. Ta
được sanh ra làm con gái vị Bà la môn Kapila, và mẹ ta là bà
Sucimati.
58.Chàng cho tạc tượng ta bằng vàng rất lớn và cha ta lại gả ta
cho ngài Kassapa-Dhira, là người đã thoát khỏi mọi dục vọng
dục lạc.
59.Một ngày kia, vị đại bi ra ngoài nhìn ngắm công việc đã được
thực hiện, và ngài vô cùng cảm kích khi chứng kiến các thọ sanh
bị những chú quạ rỉa thịt v.v…
60.Và thế là ngồi lại trong nhà, ta lại chứng kiến làm sao người
ta gieo trồng hạt vừng mọc lên nơi những mảnh đất cháy xén
dưới nắng nóng mặt trời, bị sâu bọ và quạ nhặt ăn hết, ta vô cùng
giao động trước cảnh đó.
97
61.Thế rồi vị Đại Trí đó lại xuất gia và ta cũng xuất gia theo ngài.
Trong năm năm ta sống theo lời nguyện của một hành giả.
62.Thế rồi Gotami, người đã nuôi nấng vị Chiến thắng cũng đã
xuất gia, thế rồi ta cũng xuất gia theo bà do chính Đức Phật thôi
thúc.
63.Ta chứng đắc thánh quả A-la-hán chỉ sau đó một thời gian
ngắn, ôi vinh dự biết bao, trong toàn cảnh bầu bạn với Kassapa!
64.– 65. Kassapa, là thiên tử và là người thừa tự của Đức Phật,
thiền định tuyệt hảo. Người biết rõ những người nơi tiền kiếp. Và
cũng chứng kiến cõi thiên giới và cảnh hỏa ngục nữa và là người
đã triệt phá mọi tái sanh là vị đại trí toàn hảo với kiến thức trực
tiếp. Do ba kiến thức đó ngài là vị Bà là môn chứng đắc tam
tri vậy.
66. Trong cùng cách như vậy, Bhadda Kapilani vị tam tri, đã bỏ
lại phía sau tử thần, cùng mang thân phận cuối cùng của nàng.
Sau khi đã chiến thắng Ma-vương và đoàn quân của hắn. 
67.Sau khi đã chứng kiến nỗi khổ thế gian, cả hai chúng ta đã
xuất gia, tịch diệt được vết nhơ ô uế. Được thuần hóa, chúng ta
trở thành lạnh mát, và nhập níp bàn
68.– 70. Mọi lậu hoặc của ta đã bị thiêu rụi… [xin đọc tr. 10] ta
đã thực thi lời Phật dạy.
Giờ đây sau khi đã chứng thánh quả A-la-hán, nàng đã trở thành
một người chế ngự được tam tri tiền kiếp. Thế rồi, do thực chất
nàng đã thực hiện quyết tâm nhiệt tâm, khi vị Đạo Sư ngồi thiền
giữa đám đông các vị phạm hạnh trong khu rừng Kỳ Viên, sắp
xếp chư vị Tỳ khưu Ni vào vị trí thích hợp trong số những kẻ nhớ
lại tiền kiếp. Một ngày kia, nàng là người đầu tiên tán thán những
phẩm hạnh thiện của trưởng lão Maha-Kassapa, làm rõ những
phẩm chất thiện đó như đã thực hiện bổn phận của mình, và thực
hiện lời tuyên bố long trọng nàng đã thốt lên những đoạn kệ này.
63-64. Kassapa, là trưởng tử, thừa tự của Đức Phật là Ca Diếp Tỳ
khưu thiền định, biết được tiền kiếp, thấy được cõi trời và đoạ xứ.
Là người đạt diệt tái sanh, thắng trí được thành tựu, cùng với tam
minh này ngài chính là vị Bà la môn tam minh.
65.   Cũng như vậy nàng Bhadda Kapilani, với tam minh sau khi
đã loại bỏ tái sanh, mang lấy thân phận cuối cùng sau khi đã
thắêng Ma vương và đạo quân hùng mạnh.
98
66.    Sau khi nhìn thấy nguy hại cho cõi đời này, cả hai chúng ta
đều xuất gia. Chúng ta được chế ngự, đoạn tiệt các lậu hoặc cảm
xúc thành mát lạnh được tịch tịnh giải thoát.
63. Ở đây, trưởng tử, người thừa kế của Đức Phật có nghĩa là:
người con trai sanh ra do vị toàn giác, được giác ngộ sau khi Đức
Phật và nhờ kết quả việc theo đuổi chính giáo lý siêu thế. Khi
chàng trở thành vị thừa kế (dayada-bhutassa),chàng là kassapa…
thừa tự (dayado). Ngài khéo nhập thiền định (susama-hito), vì tâm
ngài khéo tập trung vào một điểm thông qua thiền định hiệp thế và
siêu thế (lokiya-lokuttarehi samadhihi). Người nào biết được tiền
kiếp của ngài có nghĩa là: cụ thể là trưởng lão Maha-Kassapa đã
sống trước đó. Sau khi đã thực hiện liên tiếp rõ rệt nơi các uẩn
ngài đã sống do chính ngài và do tha nhân người đã biết được tiền
kiếp ; người nào thông hiểu, người biết rõ, thấu triệt. Và nhận rõ
cả thiên giới lẫn đọa xứ (saggapayađ) có nghĩa là: ngài nhận ra
thiên giới (saggam), được chia ra thành hai mươi sáu cõi chư
thiên (chabbisati-deva-loka-bhedam), và bốn hạ giới (apayađ) với
thiên nhãn như thể nhìn vào một trái amalaka trong lòng bàn tay.
[có nghĩa là rất rõ ràng].
64-65. Và đã loại bỏ được tái sanh (jati-kkhayam) có nghĩa là:
thế rồi sau đó ngài chứng thánh quả A-la-hán được gọi là triệt phá
tái sanh (jati-khaya-sankhatam). Thông qua tam minh trực
tiếp ngài am hiểu Giáo Pháp, đó chính là hiểu biết thông qua kiến
thức tột đỉnh, sau khi biết được những gì cần hiểu biết. Sau khi đã
loại bỏ điều gì cần loại bỏ. Sau khi đã thể hiện được điều cần phải
thể hiện, ngài đã hoàn tất được, ngài đã đến đích, sau khi đã thực
hiện nhiệm vụ của mình. Ngài trở thành vị đại trí (mâu ni) vì ngài
đã đạt trí tuệ được gọi là trí thông minh để triệt phá hết các lậu
hoặc. Trong chính trường hợp của ngài Bhadda Kapilani. Có
nghĩa là: giống như ngài Maha-Kassapa là người được cho là thọ
tam minh (te-vijja) thông qua tam minh đó (tihi vijjahi) và bỏ lại
đàng sau là sự chết (maccu-hayi) y hệt như cách Bhadda
Kapilani, với tam minh (te-vijja) sau khi đã bỏ lại đàng sau sự
chết (maccu-hayini). Kết quả là, [nàng] phải mang thân xác cuối
cùng, sau khi đã chiến thắng Ma vương và đoàn quân của nó, có
nghĩa là: nàng chỉ rõ cho thấy nàng là một người khác thực sự.
66. Giờ đây chính vì việc tu tập của Trưởng lão đã tốt đẹp ngay từ
lúc đầu ở quãng giữa và cuối cùng, cùng một cách như vậy, chỉ ra
99
cho thấy “còn với ta cũng vậy”, sau khi đã nhìn thấy mối nguy
hiểm, nàng nói đoạn kệ kết như sau: ở đây, chúng ta được chế
ngự, đoạn tận các lậu hoặc cảm xúc thành mát lạnh được tịch tịnh
giải thoát: có nghĩa là chúng ta (te maya?)[20]. Trưởng lão Maha-
Kassapa được thuần thục bằng các thuần thục tối cao (uttamena
damena), và trong mọi trường hợp với các lậu hoặc bị triệt tịch,
cảm xúc thành mát lạnh được tịch tịnh giải thoát có nghĩa là:
chính vì thế, chúng ta trở nên (amha=bhavama) mát lạnh. Vì
không phải bị lậu hoặc thiêu đốt và trở nên tịch tịnh có nghĩa là
đại tịch tịnh với kết quả dính bén trong quá khứ vẫn còn sót
lại. Đó là ý nghĩa.
Đến đây kết thúc chú giải các đoạn kệ của Trưởng lão Ni Bhadda
Kapilani.
Đến đây cũng kết thúc chú giải Tập Bốn Kệ.
1. CHÚ GIẢI BÀI KỆ TRƯỞNG LÃO NI VÔ DANH
Trong tập năm kệ, những đoạn kệ bắt đầu với Đã được hai mươi
lăm năm kể từ khi ta xuất gia là của một Trưởng lão Ni vô danh.
Nàng cũng đã thực hiện những phước nghiệp dưới thời chư Phật
tiền kiếp và cũng đã tích lũy được những hạnh nghiệp đa dạng
làm cơ sở để cho nàng được giải thoát. Dưới thời Đức Phật hiện
tại, nàng là người vú nuôi của Trưởng lão Ni Maha-Pajapati và
phục vụ nàng rất cẩn thận, nhưng dòng họ không ai biết.
Vào thời điểm Trưởng lão Ni Maha-Pajapati xuất gia, chính nàng
cũng xuất gia theo. Ước muốn dục lạc đã tấn công nàng trong
suốt hai mươi lăm năm trời. Tuy nhiên nàng không thể an trụ
được cho dù chỉ trong nháy mắt. Nàng la lối, khua tay múa chân.
Nàng được nghe giáo pháp cùng với Trưởng lão Ni
Dhammadinna, và từ bỏ không theo đuổi thú vui dục lạc nữa.
Nàng chọn đề mục thiền và tu tập rất siêng năng cần mẫn. Sau
một thời gian ngắn nàng đã đạt lục minh. Nhìn lại những thành
tích đã đạt được, nàng thốt lên những đoạn kệ như là lời tuyên bố
long trọng. 
67. Hai mươi lăm năm kể từ khi ta xuất gia. Không có được tâm
an tịnh thanh thản cho dù chỉ một giây phút ngắn ngủi trong nháy
mắt.
68. Không có tâm an tịnh, vì đầy ước muốn tham dục, ta giơ tay
múa chân than khóc thảm thiết, và gia nhập thiền viện.
100
69. Ta đến với Tỳ khưu Ni là người ta tin cậy. Nàng dạy ta giáo
pháp : các uẩn, xứ và các giới.
70– 71. Ta thọ lãnh giáo pháp nơi nàng, và ngồi sang một bên. Ta
hiểu rõ đời tiền kiếp với thiên nhãn được thanh tịnh, và ta đọc
được tâm tha nhân ta lại thanh tịnh cả nhĩ căn luôn thể, ta chứng
thần túc thông. Ta triệt hạ hết lậu hoặc, ta còn chứng lục thắng tri
rồi ta thực hiện lời Phật dạy.
67. Ở đây, không chỉ trong khoảng thời gian ngắn bằng búng ngón
tay có nghĩa là: giống như thời gian ngắn ngủi chỉ bằng một búng
ngón tay, bằng thời gian ta thực hiện một cái búng tay. Đây là ý
nghĩa của đoạn này. Ta chiếm được an tịnh (upasam’) tâm hồn
(cittass’) có nghĩa là: an tịnh (upasama?) tâm hồn (citassa), là tâm
nhất cảnh tính (cittakaggam) ta không có được đây chính là mối
tương quan. Ý nghĩa ở đây là: ta không làm được [điều đó]
68. Vì tâm đầy ước muốn tham dục có nghĩa là: tâm nàng luôn bị
chi phối với đam mê và ước muốn tham dục vì nàng đã hướng
chiều về ước muốn vật chất gọi là năm sợi dây trói buộc của tham
dục.
69. Tỳ khưu Ni có nghĩa là: nàng nói tới điều này có liên quan đến
Trưởng lão Ni Dhammadinna.
71. Và được hiểu biết tâm tha nhân có nghĩa là: và biết được, thấu
triệt được tâm linh. Mối liên quan nên thực hiện ở đây là “đã được
thanh tịnh” (visodhitan ti). Nàng đạt đến điều đó. Đây là ý nghĩa. Ý
nghĩa những gì còn lại đã được giải thích.
Đến đây kết thúc chú giải các đoạn kệ của Trưởng lão Ni vô danh.
2. CHÚ GIẢI ĐOẠN KỆ CỦA TRƯỞNG LÃO NI VIMALA
Các bài kệ bắt đầu với Say mê với nhan sắc tuyệt trần là của
Trưởng lão Ni Vimala. Nàng cũng đã thực hiện được nhiều phước
nghiệp dưới thời chư vị Phật tiền kiếp và tích lũy được những
hạnh thiện nơi nhiều kiếp khác nhau làm căn giải thoát. Dưới thời
Đức Phật hiện tại, nàng sanh ra trong thành Vesali làm con gái
của một phụ nữ kiếm sống bằng sắc đẹp của mình. Tên nàng là
Vimala. Khi đến tuổi trưởng thành, nàng cũng kiếm sống cùng
một cách như mẹ mình vậy.
Một ngày kia, nàng nhìn thấy trưởng lão Maha-Moggallana đang
khất thực trong thành Vesali. Nàng đã đem lòng say mê Trửơng
lão, đến nơi cư trú của Trưởng lão và bắt đầu thực hiện những
101
hành vi quyến rũ vị Trưởng lão. Vài ngày sau đó nàng đã thực
hiện hành vi thúc dục thông qua các thành viên. Vị Trưởng lão
giảng dạy cho nàng, sau khi đã khiến cho nàng khiếp sợ với lời
giải thích những điều ô uế bất tịnh. Lời khuyến dụ này được
truyền lại cho chúng ta trong những đoạn kệ của vị Trưởng lão
nói trên.
[Bốn đoạn kệ này được tụng lên thành lời chỉ dạy cho các kỹ nữ
đến với ngài do ước muốn bất chính:
Nhà ngươi chỉ là chiếc chòi nghèo nàn, được làm bằng một nắm
xương, xâu vào nhau với nắm thịt và gân, thật xấu hổ thay mùi
hôi thối xông ra từ thân xác ngươi, ngươi chỉ ấp ủ cho tứ chi
người khác.
Ngươi chỉ là một túi phân hôi thối, cột chặt lại với lớp da, ngươi
đồ bẩn thỉu với những cục thịt trên ngực ngươi. Chín lỗ thoát trên
thân mình ngươi luôn liên tục chảy ra những thứ ô uế.
Thân xác ngươi với chín lỗ đó luôn toát ra mùi hôi thối khó chịu
và phân thối thường hay làm tắc nghẽn. Một Tỳ khưu ước muốn
điều tinh khiết tránh thân xác đó như tránh đồ phân tro.
      Nếu bất kỳ ai biết nhà ngươi như ta biết ngươi, ắt phải tránh
ngươi cho xa, như tránh xa hầm phân vào mùa mưa vậy.
Như vậy Trưởng lão chỉ rõ những uế trượt nơi thân xác. Kỹ nữ đó
an trú kính trọng Trưởng lão đó do cảm thấy bị xúc phạm vì mắc
cỡ. Nàng nói, “Đúng như vậy, thưa vị Đại Anh Hùng” và thốt lên
đoạn kệ này nàng kính lễ Trưởng lão và đứng sang một bên.
Hỡi vị Đại Anh Hùng, đúng như lời ngài nói, hỡi vị ẩn sĩ khổ
hạnh; và ở đây một số vị đã ngã qụy giống như con bò già lún
ngập trong bùn đất,
Đoạn Trưởng lão nói, “Những người giống như ta, phẩm hạnh đó
quả thật vô dụng và còn gây phiền toái nữa,” và rồi chỉ lên trời,
ngài thốt lên hai đoạn kệ như sau:
 Vì bất kỳ người nào dám nghĩ mình sẽ sơn bầu trời bằng màu
vàng hay bất kỳ màu sắc nào, ý nghĩ đó chỉ để gây rắc rối mà
thôi.
Nơi tâm khéo thiền định, cũng giống như bầu trời. Những kẻ có
ác tâm, xin đừng tấn công ta như con thiêu thân tấn công lửa đốt
rác vậy.
Đoạn quan sát kỹ nữ, ngài lại thốt lên một đoạn kệ nữa để dạy
chư vị Tỳ khưu đang theo đuổi ý nghĩ ô nhiễm. Sau khi nghe
102
những lời huấn dụ đó, kỹ nữ trở nên hổ thẹn và chạy trốn về
hướng nàng đã tới.
Hãy nhìn xem con rối được sơn phết loè loẹt, một đống vết thương
thê lương, một thân hình pha tạp đủ thứ bệnh tật, với biết bao ý
nghĩ bất thiện, đã gây ra biết bao điều bất ổn.
Đoạn Trưởng lão đưa ra những lời huấn dụ như vậy, một giao
động dữ dội nổi lên trong tâm kỹ nữ, thế rồi nàng cảm thấy xấu
hổ và sợ hãi mạnh mẽ về việc làm sai trái của mình. Nàng chứng
niềm tin nơi giáo pháp và sau đó xuất gia cùng với chư vị Tỳ
khưu Ni; phấn đấu và cố gắng hết sức mình thông qua những bổn
phận tu luyện phẩm hạnh ban đầu, nàng đã thọ trưởng thành và
chỉ sau một thời gian ngắn nàng đã chứng thánh quả A-la-hán.
Nhìn lại thành tích của mình, nàng thốt lên những đoạn kệ sau
như là môt lời tuyên bố long trọng:
72.Say mê với nước da kiều diễm, gương mặt xinh sắn, sắc đẹp
và danh tiếng, ỷ vào một thời trai trẻ, ta đã miệt thị những người
phụ nữ khác.
73. Sau khi đã trang điểm thân mình, theo nhiều kiểu cách loè loẹt,
đánh lừa kẻ ngu si, ta đứng bên khung cửa tại cửa hàng buôn sắc,
giống tên thợ săn độc ác, bủa lưới bẫy đặt mồi.
74. Ta khoe khoang đồ trang sức, phô bầy những chỗ kín trên
thân, ta đã làm biết bao trò ngu ngốc để châm biếm khích dụ
nhiều người.
75. Ngày hôm nay trên đường khất thực ta đã cạo tóc đầu trọc,
mình khoác đại y và đến ngồi dưới gốc cây ta thiền định, ta chứng
thiền định vô tầm.
76. Mọi ách phược ta đã chặt đứt – cả những gì thuộc thiên giới
cùng với cõi nhân sanh, ta đoạn triệt mọi vết nhơ ô uế. Ta trở nên
mát lạnh, rồi chứng tâm tịch tịnh.
72. Ở đây, ta gây nhiễm độc bằng nhan sắc kiều diễm (gu?a-va??
ena) bằng gương mặt hấp dẫn (rupena) có nghĩa là: thông qua
phẩm chất nước da và vẻ mặt hoàn hảo . Sắc đẹp
(sobhaggena) có nghĩa là: hiện trạng được may
mắn (subhagabhavena). Danh tiếng có nghĩa là: tiếng tăm lừng
lẫy. Bị nhiễm độc (matta) có nghĩa là: bị đầu độc do nét da kiều
diễm của nàng, bị nhiễm độc do nét mặt của nàng, bị sắc đẹp của
nàng đầu độc, bị tiếng tăm của nàng gây mê hoặc . Kiêu căng ỷ
lại vào một thời trai trẻ (yobbanena) có nghĩa là: ngày càng trở
103
nên chai lỳ (urarupari thaddha) do đã bị đầu độc bởi thời xanh
xuân của ta (yobbana-madena). Với tâm địa chai lỳ do tính ích
kỷ nhờ thời trai trẻ đầy ấn tượng (yobbana-nimittena), chứng tâm
bất an tịnh. Ta khinh miệt những phụ nữ khác (ađđa) có nghĩa là:
ta suy nghĩ chính mình có được toàn bộ những gì mà các phụ nữ
khác không có được liên quan đến những phẩm chất làn da xinh
đẹp, v.v…Hay, ta miệt thị những phẩm chất nước da nơi các phụ
nữ khác, v.v…của các phụ nữ khác, ta vượt trội hơn hẳn, ta suy
nghĩ, ta coi thường mọi người.
73. Sau khi đã trang điểm thân xác rất loè loẹt đủ thứ màu sắc,
nhằm khêu gợi kẻ ngu. (bala-lapanam) có nghĩa là: thân xác của
ta, đủ mọi thứ rác rưởi, đáng ghê tởm, vì ta nói với kẻ ngu “Đó là
của ta” [chính vì thế] ta đánh lừa kẻ ngu; thân xác của ta, chải
chuốt mái tóc và đủ thứ mỹ phẩm; mọi thứ màu mè loè loẹt, với
đồ trang sức và quần áo loại tốt, v.v…; được trang điểm, sau khi
đã trang điểm rất đẹp. Ta đứng bên khung cửa nhà chứa (vesi-
dvaramhi.) Giống như một thợ săn (luddo) sau khi đã bủa lưới
giăng bẫy (pasam) có nghĩa là: cũng giống như (viya) một tên
thợï săn thú rừng (miga-luddo) [trải rộng ra] lưới trên những
chiếc cọc để bẫy những con vật để có thể đưa những con thú vào
tròng. Ta đứng ngay khung của nhà chứa (vesi-dvaramhi) – cửa
nhà các kỹ nữ – phơi bầy tấm thân của ta ra, được coi như là một
cái bẫy dành cho ma vương, như ta đã nói tới.
74. Ta khoe trương đồ trang sức .Nhiều chỗ kín cũng được phơi
bầy ra (pakasam) có nghĩa là: những chỗ kín như đùi, mông,
vú.v.v…cũng như chân, đầu gối, và cả đầu nữa. v.v…cũng được
phơi bầy ra; và những nơi kín đáo đó được phơi bầy ra lại quá
nhiều, đủ thứ; những đồ trang điểm, khoe khoang đồ trang sức, bị
ô nhiễm do tính kiêu căng của tuổi trẻ. Ta đã thực hiện đủ mọi
thứ trò lừa đảo , chế nhạo nhiều người khác có nghĩa là: bị lây
nhiễm nặng nề do tính kiêu hãnh của tuổi trẻ. Để có thể lừa lọc
nhiều kẻ ngu dốt bằng những cách tiêu khiển và hài huớc.
v.v… với nước hoa, vòng hoa, quần áo, và trang điểm v.v…che
dấu bản chất đích thực của thân xác ta và với những thứ đó ta đã
tạo ra đủ loại khiêu gợi, gợi ý.
75. Hôm nay ta đang du hành khất thực… v.v… ta đã chứng định
vô tàm có nghĩa là: ta là kẻ đã sống cách bất cẩn, ngày hôm nay,
giờ đây, ta dựa vào những lời huấn thị của Trưởng lão Maha-
104
Moggallana, sau khi đã xuất gia theo giáo pháp, với đầu cạo trọc,
rất hoan hỷ mặc áo cà sa, ta đã chu du tái sanh khắp nơi để khất
thực. Ta thưởng thức món ăn của một kẻ ăn mày. Ngồi thiền dưới
gốc cây (nisinna rukkha-mulamhi) ngồi trong một nơi ẩn khuất
ngay dưới gốc cây bằng cách chứng thánh quả tột đỉnh dựa trên
cơ sở đệ nhị pháp an chỉ định. Ta đã chứng thiền định vô tàm. Đó
chính là mối tương quan cần nghiên cứu.
76. Mọi ách phược (yoga) có nghĩa là: bốn ách phược: những sợi
dây ràng buộc do cảm khoái dục lạc đem lại, v.v… ta đã cắt
đứt (samucchinna) có nghĩa là: ta đã loại bỏ, triệt phá một cách
thích hợp như đã được ăn khớp với đệ nhất chánh đạo, v.v…ý
nghĩa phần còn lại cũng đã được giải thích.
Đến đây kết thúc phần chú giải về những đoạn kệ do Trưởng lão
Ni Vimala đã đọc lên.
3. CHÚ GIẢI CÁC ĐOẠN KỆ CỦA TRƯỞNG LÃO NI SIHA
Những đoạn kệ bắt đầu với [Bị tham dục ảnh hưởng…] do suy
nghĩ không như lý tác ý là của Trưởng lão Ni Siha. Nàng cũng đã
thực hiện được nhiều phước nghiệp dưới thời chư vị Phật tiền
kiếp và cũng đã tích lũy được những hạnh thiện làm căn giải
thoát. Dưới thời Đức Phật hiện tại, nàng sanh ra trong thành
Vesali làm con gái của vị viên tướng tên là Siha. Nghĩ
rằng“Chúng ta hãy lấy tên người cậu mà đặt cho nàng.” Họ đã đặt
tên cho nàng là Siha.
Sau khi đến tuổi trưởng thành, do có vị Đạo Sư diễn giải giáo
pháp cho vị tướng Siha. Nàng cũng thọ đức tin, xin phép cha mẹ
cho nàng xuất gia. Và sau khi xuất gia, cho dù nàng tinh cần tu
luyện thiền quán, nàng vẫn không thể chận đứng tâm tư của mình
chạy theo những ngoại vật khả lý. Trong suốt bảy năm trời nàng
luôn bị những suy nghĩ sai trái đó dày vò, không bao giờ được an
tịnh tâm linh.
Nàng suy nghĩ, “Làm sao ta thoát khỏi cuộc sống ô nhiễm này?”
“Ta sẽ treo cổ tự vẫn cho xong.” Thế rồi nàng cột một sợi dây
thòng lọng trên một cành cây và cột vào cổ mình. Do những tu
tập của nàng trước kia, nàng đã cố gắng triển khai thiền quán. Vì
đây thực sự là cuộc sống cuối cùng của nàng với chiếc thòng lọng
cột vào cổ, nàng đã khiến cho trí tuệ của mình đạt đến viên mãn
và nàng đã chứng thánh quả A-la-hán cùng với Tứ vô ngại giải.
105
Ngay lúc nàng chứng thánh quả A-la-hán thì sợi dây thòng lọng
rớt khỏi cổ và rơi xuống đất. Được an trú nơi thánh quả A-la-hán
nàng đã thốt lên những đoạn kệ này như là một lời tuyên bố long
trọng:
77.Bị tham dục ảnh hưởng, do suy nghĩ không như lý tác ý, trước
đó ta đã bị giao động vì không thể kiềm chế tâm linh.
78.Bị lậu hoặc chi phối, nhường chỗ cho ý nghĩ hưởng lạc hạnh
phúc, ta không thể chứng tâm an tịnh. Do bị khống chế dưới ảnh
hưởng những suy tính dục lạc.
79. Sống ốm yếu, vàng da và nhan sắc tiều tụy, ta chu du tái sanh
khắp chốn trong suốt bảy năm qua, phải trải qua biết bao đau khổ
ngày đêm ta chẳng tìm được hạnh phúc.
80.Thế rồi ta tìm lấy sợi dây thòng lọng, rồi đi đến khu rừng nghĩ
rằng, “Kẻ tốt nhất chỉ là treo cổ chết cho xong hơn là sống đời hạ
giới trở lại nữa.”
81.Ta đã làm một sợi dây thòng lọng và cột chắt vào một cành
cây, ta vòng sợi dây ngay vào cổ. Thế rồi tâm ta được giải thoát
trọn vẹn.
77. Ở đây, do suy nghĩ không như lý tác ý (ayoniso manasikara)
có nghĩa là: suy nghĩ điều gì đó là hạnh phúc trong khi đó chỉ là
những gì ghê tởm vì đó chỉ là cách ứng dụng những tư tưởng sai
lầm (anupaya-manasikarena). Do bị kìm kẹp chặt vào ảo giác. Do
tham dục chi phối nặng nề (kama-ragena) có nghĩa là: bị khống
chế do những dục vọng tham dục. Trước đó ta rất tự phụ kiêu
mạn, không thể chế ngự (avasa-vattini) được tâm linh có nghĩa là:
trước đó, không hề tồn tại (avattamane) trong ta việc kiềm chế
tâm linh ta hoàn toàn bị giao động, không thể thiền định, với tâm
trí rối bời do đủ điều đa dạng.
78. Bị lậu hoặc (kilesehi) chi phối, nhường chỗ cho ý nghĩ hưởng
lạc hạnh phúc (subhasađđanuvattini) có nghĩa là: do lậu hoặc
khống chế như thể ước muốn hưởng dục lạc (kama-
ragadikilesehi) coi đó là hạnh phúc, v.v…trở thành những nỗi ám
ảnh tự bản chất hay chiều theo những nhận thức cảm khoái tham
dục thường diễn ra. Cụ thể như, “có hạnh phúc diễn ra nơi sắc
giới.” ta không chiếm được an tịnh tâm hồn (samam cittassa),
luôn bị chi phối do ảnh hưởng của những suy nghĩ tham dục.
(raga-citta-vasanuga) có nghĩa là: bị sa ngã dưới sự khống
chế (vasam) tâm linh luôn liên kết với ước muốn tham dục . Ta
106
chẳng bao giờ chiếm được mảy may an tịnh tâm hồn (cittassa
samam) an tịnh tâm linh, nhất tâm.
79. Gầy còm, xanh xao vàng vọt và dung nhan tiều tụy có nghĩa là:
như vậy ta trở nên gầy còm, do hiện trạng xao xuyến lo âu, với
mạch máu bật ra khỏi cánh tay trở nên vô cùng xanh xao vàng vọt,
và kết quả là ta trở nên thất sắc, da dẻ của ta trắng bệch. Trong suốt
bảy năm trường, ta chu du tái sanh khắp nơi có nghĩa là: ta lang
thang.  Vô cùng đau khổ (sudukkhita). Ta không tìm đâu ra hạnh
phúc cả ngày lẫn đêm có nghĩa là: như vậy, trong suốt bảy năm trời
ta không thể có được hạnh phúc của một vị ẩn sĩ cho dù chỉ một
ngày hay một đêm mà thôi. Vì ta bị đau khổ quá nhiều do sầu khổ
các lậu hoặc đem lại.
80. Thế rồi có nghĩa là: hiện trạng thiếu hạnh phúc của một vị ẩn
sĩ do những lậu hoặc ám ảnh liên tục. Nếu có ai đó hỏi. “Tại sao
ta không tiến tới?” [nghĩ rằng,] “Tốt hơn hết là treo cổ tự vận cho
xong hơn là kéo dài cuộc sống đau khổ này, có nghĩa là: nếu như
ta không có khả năng chu toàn bổn phận của một vị ẩn sĩ, nếu như
ta cứ kéo dài cuộc sống (acare). Nếu như ta chỉ sống (acareyyam)
phải tập luỵên một cuộc sống đau khổ làm một chủ gia nhân, thì
một trăm một ngàn lần thà treo cổ tự vẫn (ubbandham) trong rừng
ta nghĩ là (bandhitva) còn tốt hơn. Đối với ta chết còn tốt hơn. Đó
là ý nghĩa.
81. Thế rồi tâm ta được giải thoát hoàn toàn có nghĩa là: khi ta
quẳng sợi dây lên cành cây và quàng vào cổ, thế rồi ngay sau đó,
tâm ta được hoàn toàn giải thoát khỏi mọi điều ô uế vẩn đục
thông qua chánh đạo; từng điều một, là những gì có liên quan đến
chánh đạo thiền quán dẫn đến khởi xuất; có nghĩa là, ta được giải
thoát.
4. CHÚ GIẢI ĐOẠN KỆ CỦA TRƯỞNG LÃO NI SUNDARI-
NANDA
Những đoạn kệ bắt đầu với câu “Này hỡi Nanda, hãy ngắm nhìn
tấâm thân bệnh hoạn và hôi thúi xú uế” là của Trưởng lão Ni
Sundari-Nanda, Người ta kể lại rằng nàng được sanh ra trong một
gia đình rất tốt trong thành Hatsavati dưới thời Đức Phật
Padumuttara. Khi đến tuổi trưởng thành, nàng lắng nghe giáo
pháp trước sự hiện diện của vị Đạo Sư và nàng nhận ra đạo sư đã
chọn một Tỳ khưu Ni vào địa vị cao nhất trong số các nữ thiền
107
sinh. Nàng đã thực hiện nhiều phước nghiệp trong suốt một trăm
ngàn đại kiếp, chu du tái sanh khắp cõi chư thiên đến cõi chúng
sanh.
Dưới thời Đức Phật hiện tại, nàng sanh ra trong gia đình hoàng
gia thuộc dòng họ Thích Ca. Họ hàng đặt tên cho nàng là Nanda,
vì nàng có diện mạo rất hoàn chỉnh, nàng cũng được biết đến với
tên gọi là Sundari-Nanda (nàng Nanda kiều diễm), sắc đẹp
nghiêng nước nghiêng thành, [Nàng là một phụ nữ có rất nhiều
triển vọng trong bộ tộc Kapila. Không cần thiết một chiếc đèn
trong một căn phòng rộng mười hai cubits. Nàng toả sáng chói
chang do ánh sáng toát ra từ thân thể nàng, nhưng Yasodhara lại
tỏa sáng một trăm lần nhiều hơn nàng].
Sau khi Đức Thế Tôn chứng chánh đẳng chánh giác. Theo thứ tự
tiếp theo, ngài đi tới thành Kapilavatthu, hoàng tử Nanda và hoàng
tử Rahula đều xuất gia, ngài rời khỏi nơi đó, vào lúc đại vương
Suddhodana tịch diệt, Maha-Pajapati Gotami và Rahulamata cũng
xuất gia. Và nàng [Sundari-Nanda] suy nghĩ. “Người anh cả của ta
đã rời bỏ vương quyền chuyển luân vương và đã xuất gia. Anh đã
trở thành Phật, là nhân vật tuyệt hảo nhất trên cõi đời này. Con trai
anh ta, hoàng tử Rahula, cũng đã xuất gia, và cả anh ta là vua
Nanda nữa và Mẹ ta, Maha-Pajapati Gotami, và chị dâu của ta là
Rahulamata, cũng đã xuất gia. Giờ đây ta còn sống làm chi trong
gia đình này nữa? Ta cũng sẽ xuất gia.” và nàng đã vào ni viện của
chư vị Tỳ khưu Ni.
Nàng xuất gia phát xuất từ tình yêu những người họ hàng thân
thuộc. Chứ không phải do niềm tin. Chính vì thế, cho dù ngay cả
sau khi đã xuất gia, nàng vẫn còn bị ô nhiễm với sắc đẹp của
chính mình. Suy nghĩ rằng, “Vị Đạo Sư coi rẻ và nhận ra lỗi
phạm nơi sắc đẹp. Bằng nhiều cách ngài tỏ cho thấy sắc đẹp có
thể gây nguy hiểm.” Nàng đã không đến hầu hạ Đức Phật. Đây
chính là mở đầu [chuyện kể về nàng]; toàn bộ phần còn lại ta nên
hiểu như đã được mô tả trong chuyện kể về Abhirupa Nanda ở
trên; nhưng lại có sự khác biệt như sau: nàng nhìn thấy hình dáng
một người phụ nữ được tạo ra dần dà đạt đến tuổi già và tâm
Trưởng lão Ni đã quay trở lại với chủ đề thiền bằng cách tập
trung chú ý tới tính vô thường, đau khổ, và vô ngã. Nhận ra điều
này, vị Đạo Sư diễn giải Giáo Pháp bằng phương pháp thích hợp
và ngài đã thốt lên ba đoạn kệ trên:
108
82. Hỡi Nanda, hãy nhìn xem thân xác ngươi, bệnh hoạn, ô uế,
thối rữa. Hãy tu tâm khéo tập trung và chăm chú quán tưởng sự
bất tịnh.
83.Thân này cũng như thân đó, như thân đó cũng như thân này
cũng chỉ xuất ra mùi hôi thối rồi rữa nát. Chỉ có kẻ ngu mới thích
thú mà thôi.
Nàng ứng dụng tri thức như là một điều kiện của bài kinh đó và
an trú nơi thánh quả Nhập Lưu. Và để giao cho nàng một chủ đề
thiền nhằm chứng chánh đạo cao hơn, ngài nói, “Hỡi Nanda,
trong thân xác này chẳng có gì là tinh túy cả, cũng chẳng có chút
gì đáng giá cả, chỉ gồm một đống thịt xương già cỗi và chết đi
v.v… theo ngày tháng; chỉ có thế mà thôi.”Và ngài thốt lên đoạn
kệ này trong tập Pháp cú Kinh (Dhammapada):”
84. Một thành phố xây bằng xương, quét tường bằng thịt và máu
tại nơi đó khi tuổi già, chết chóc, kiêu hãnh và lừa đảo chất chứa
trong đó. (Pháp Cú Kinh 150)
Vào cuối bài kinh nàng chứng thánh quả A-la-hán.
Như được đề cập đến trong Thí Dụ Kinh như sau:
1.    Một trăm ngàn đại kiếp qua vị Chiến Thắng và Thống Lãnh
cõi thế gian đã sanh ra, ngài có tên là Padumuttara, vì ngài đã
vượt qua tới bờ bên kia mọi pháp.
2.    Ngài chính khi xưa đã khuyên nhủ, cũng chính ngài mới có
khả năng huấn thị mọi chúng sanh, ngài xuất chúng và kiệt xuất
thông thạo giáo pháp, vị Phật đã tạo cho một số đông đảo chúng
sanh vượt tới bến bờ.
3.    Luôn đồng cảm, lại đại bi chỉ muốn điều hạnh phúc cho muôn
dân, ngài an trú toàn bộ sắc tộc đến với ngài thọ ngũ giới.
4.    Bản chất vô ngã của ngài không gây phiền cho nhóm người
nào, và đó chính là đồ trang sức của chư vị A-la-hán, chỉ duy nhất
họ chế ngự được.
5.    Vị Hiền Nhân có năm mươi tám ratanas, giống như lớp hoa
bằng vàng óng ánh, mang đủ ba mươi hai tướng siêu phàm.
6.    Thọ mệnh ngài kéo dài suốt trăm ngàn năm không ngớt. Và
khi còn lưu lại nơi cõi trần này ngài tạo cho muôn người vượt
thắng tới bờ cõi an toàn.
7.    Vào thời đó ta sanh ra trong thành Hatsavati trong một gia
đình thương gia giàu có. Toả sáng với muôn vàn châu báu cùng
đá quí. Và ta hưởng hạnh phúc thật tuyệt vời.
109
8.     Ta đến gặp vị Đại Anh Hùng và lắng nghe ngài diễn giải
Phật Pháp đề cập đến điều bất tử, ôi điều ngọt ngào lớn lao nhất,
biết được điều tốt tột đỉnh cao siêu.
9.     Thế rồi ta mời vị lãnh đạo thế gian cùng với Tăng Đoàn của
ngài và với tâm sẵn sàng phục dịch ngài cẩn thận chính tay ta
dâng cúng dường của thí vĩ đại.
10. Ta yêu cầu được chia địa vị cao nhất nơi chư vị Tỳ khưu, là
những kẻ học giới, đầu phủ phục xuống tận chân Đấng đại trí là
lãnh đạo cõi thế gian cùng với Tăng Đoàn của ngài.
11. Thế rồi vị thuần hoá những kẻ vô thuần hóa, nơi quy y cho
tam giới, vị Thiện Thệ, vị đánh xe chuyên chở muôn dân. Tiên
đoán như sau, “Nhà ngươi sẽ nhận được điều mong muốn đó.
12.“Một trăm ngàn đại kiếp kể từ thời điểm này, sẽ xuất hiện vị
Đạo Sư trong thế gian, tên Cồ Đàm theo dòng họThích Ca, là hậu
duệ bộ tộc Okkaka.
13.“Sẽ xuất hiện người thừa kế giáo pháp, hậu duệ hợp pháp của
giáo pháp tên là Nanda, một đệ tử của vị Đạo sư trìu mến.”
14. Ngay sau khi ta nghe điều này, tâm ta tràn ngập niềm vui
ngưỡng mộ, suốt đời ta nguyện phục vụ ngài lãnh chúa. Vị đại trí
với đủ thứ nhu thiết yếu cùng với tâm tràn ngập lòng nhân ái.
15. Do kết quả nghiệp công đức đó và do lòng quyết tâm cùng
mục tiêu rõ ràng, khi ta từ bỏ cái thân hèn phàm tục. Ta tái sanh
nơi cõi Trời Đâu Xuất hân hoan.
16. Rời khỏi cõi đó, ta xuống cõi Diêm Vương, rồi từ đó ta trở lại
cõi Trời Đâu Xuất (Tusita). Từ cõi đó tiến vào cõi Nimmanarani;
rồi từ đó được trú xứ nơi Vasavatti.
17. Bất kỳ nơi đâu ta được tái sanh, nhờ có phước nghiệp ta đã
thực hiện trong tiền kiếp, với tư thế chánh hậu ta cai quản các vị
vua cùng những cõi chư thiên.
18. Bất cứ nơi nào ta được tái sanh, nơi kiếp làm con người phàm
tục. Với tư cách chánh hậu của nhà vua kính mến ta cai quản
chuyển luân vương và các vua chúa đang cai quản vương quốc.
19. Ta tận hưởng niềm thịnh vượng nơi chư thiên cõi thiên giới
cùng với cõi chúng sanh, nơi nào ta cũng được hạnh phúc chu du
tái sanh khắp trong nhiều đại kiếp.
20. Cõi cuối cùng ta phải tái sanh, ta đến được trú xứ an lạc tên là
Kapila, và ta chính là con gái vô tỳ vết của nhà vua Suddhodana.
110
21.Chiêm ngưỡng vinh quang thể chất của ta, gia đình đó quả đầy
hoan hỷ. Chính vì thế ta được đặt tên mỹ miều đặc biệt là Nanda
[“kẻ được hoan hỷ”]
22. Và danh tiếng ta lừng lẫy khắp nơi. Mọi người gọi ta là, “nàng
xinh đẹp nhất nơi mọi phụ nữ.” chỉ trừ có Yasodhara, trong thành
đó mà thôi.
23. Người anh cả tuyệt hảo nhất trên thế gian, và người em gái
Nanda cũng chứng quả A-la-hán. Ta còn lại một mình trở thành
tín nữ. Mẹ ta luôn động viên cổ vũ ta:
24.“Ôi con gái yêu, thuộc dòng dõi Thích Ca, con là em gái Đức
Thiện Thệ Buddha. Làm sao ở nhà mà thiếu vắng Nanda? 
25.Tuổi trẻ khống chế do tuổi già, sắc đẹp được coi như đồ nhơ
nhớp. Và cả sức khoẻ tốt cũng tận cùng bằng bệnh tật. Cuộc sống
ta chấm dứt khi lìa đời.
26.–28. “Giờ đến lúc già chẳng còn bao lâu nữa, khi tuổi già sẽ
khống chế sắc đẹp của ta, thân xác bạn giống như đá tươi xinh,
tảng đá mặt trăng quả là hấp dẫn, cả đồ trang sức lẫn trang điểm
cho thân, chất đống lại giống như đống phế liệu, liều thuốc tiên
cho mắt ta chứng kiến, chỉ có công đức tạo niềm hoan hỷ trong
gia đình Okkaka mới khiến người nổi tiếng trên đời này. Hãy bố
thí cả nhà cửa và thực hành giáo pháp với lòng đại bi, ôi kẻ vô tội
của ta ơi.”
29. Khi nghe lời mẹ ta nói vậy, ta xuất gia sống đời vô gia cư, thật
hoan hỷ thời niên thiếu với sắc đẹp. Nhưng tâm ta chẳng có gì
tích lũy.
30. Sau đó mẹ ta lại nhủ bảo nhập thiền quán cho tinh thông,
nhưng ta không hứng thú thực thi điều đó.
31-32. Thế rồi Đức Đại Bi nhận ra ta hướng về tham dục. Để
khiến ta ghê tởm chính sắc đẹp của mình, vị chiến thắng dùng
thần thông làm phép, khiến xuất hiện ngay trước mắt ta một phụ
nữ lộng lẫy thật kiêu xa. Rất kiều diễm còn đẹp hơn ta muôn
phần.
33.     Vừa nhìn thấy người phụ nữ lộng lẫy đó, ta kinh ngạc suy
nghĩ như sau: “Đây quả thật có lợi cho ta, lại có thể chứng kiến
ngay cả một người phàm như vậy.”
34.     Thế rồi ta lên tiếng với ngài bằng lời rằng, “Nào, ôi kẻ may
mắn kia ơi, hãy cho ta biết ngươi muốn gì nào, cho ta biết gia đình,
tên gọi cùng dòng họ ngươi nếu được như thế.
111
35.     Đây không phải là lúc lừa gạt phỉnh phờ nhau, ôi nàng may
mắn, hãy cho ta an nghỉ trong lòng ngươi nào, hãy ngồi xuống
đây, cho tứ chi ta nghỉ ngơi trong giây lát.
36.     Thế rồi ta gục đầu vào lòng nàng, nàng có con mắt đẹp
đang ngủ an giấc. Thế rồi một con nhện khủng khiếp xuất hiện
ngay trán nàng. 
37.     Vừa lúc con vật đó rớt trên nàng, một đinh nhọt xuất hiện
ngay trên đó, và vỡ ra tuôn trào đủ thứ ô uế, nào máu, nào mủ
trào ra khắp nơi.
38.     Rồi miệng nàng trào đủ mùi xú uế. Mùi hôi hám thối rữa,
sưng vù và biến sắc kinh hoàng, rồi toàn thân nàng chỉ còn là một
đống mủ.
39.     Tứ chi nàng run rẩy, nàng liên tục Thở dài luyến tiếc. Nàng
cảm nhận nỗi khổ của chính mình, rồi than vãn thảm thương chưa
từng thấy.
40.     Nàng cất tiếng, “Sầu khổ đã gây cho ta hết chịu nổi. Những
cảm thọ khiến ta đau khổ khôn lường, ta ngụp lặn trong đau khổ
khủng khiếp. Ôi bạn hiền hãy đến cứu giúp ta.”
41.     “Lỗ miệng nhà ngươi đâu rồi? Cả lỗ mũi cao duyên dáng
khi xưa? Lỗ miệng xinh xắn này điểm cặp môi đẹp tuyệt đỏ chót
hơn cả bôi son? [ta lên tiếng hỏi]
42.     “Làn da sáng của ngươi tựa ánh trăng biến đâu mất rồi?
Đầu cổ ngươi trông tựa ốc xà cư biến đâu rồi? Lỗ tai ngươi trông
giống tựa điệu nhẩy đong đưa mờ nhạt màu.
43.     Bộ ngực ngươi trông như búp bông tàn úa và từ đó tuôn
trào những chất dơ bẩn hôi thối tan rữa thật khó ngửi.
44.     “Nhà ngươi với vòng eo và bộ mông hấp dẫn, đã trở thành
một đống phân tro ô uế giống như những khiếm khuyết dẫn đến lò
sát sanh, ôi sắc đẹp quả không tồn tại vĩnh cửu!
45.     “Toàn bộ mùi hôi thối xông ra từ thân xác thật khủng khiếp
khôn tả. Ghê tởm tựa bãi tha ma mà chỉ kẻ ngu mới thích thú
trong đó.
46.     Thế rồi người anh của ta, là vị Đại Bi khôn xiết, vị lãnh tụ
cõi thế gian qui tụ. Nhìn thấy ta đang trong cảnh giao động và
ngài thốt lên đoạn kệ như sau:
47.     “Hỡi Nanda, hãy nhìn kỹ thân xác đầy bệnh hoạn, ô uế thối
rữa. Hãy một mặt tinh tấn tu tập, hãy chú tâm và luyện tâm nhất
cảnh. Để hành thiền quán những thứ ghê tởm kia.
112
48.     Thân này cũng như thân ấy, như thân ấy cũng như thân này
vậy. chỉ toát ra mùi hôi thối tan rữa mà thôi chỉ có kẻ khờ mới lấy
đó làm thích thú.
49.     “Nhìn vào cảnh đó theo cách trên đây, xin đừng dễ duôi
ngày cũng như đêm. Rồi dùng chính tuệ giác ngươi mà phân tích,
chẳng bao lâu ngươi sẽ nhận ra ngay.
50.     Thế rồi tâm ta đầy cảm kích khi nghe được những đoạn kệ
khéo thốt ra. Đứng lặng người, ta rung bắn cả người, rồi sau đó ta
chứng quả A-la-hán. 
51.     Bất kỳ nơi đâu ngồi thiền, ta đều quán tưởng với đề mục đó,
vị Đạo Sư thật hài lòng ta với những phẩm chất đó và chọn ta vào
địa vị bậc nhất nơi những kẻ học giới của ngài.
52–54. Mọi lậu hoặc của ta đã bị thiêu huỷ hết...[xin đọc tr. 10] ta
đã thực hiện lời Phật dạy.
Thế rồi nàng chứng thánh quả A-la-hán và nhìn lại những thành
tích của mình, nàng đã thốt lên hai đoạn kệ sau đây:
85.    Cảnh giác, thận trọng thiền quán thân ấy theo cách đó. Ta quan
sát tấm thân này như thật để thấy rõ bên trong lẫn bên ngoài.
86. Rồi ta chán ngấy tấm thân này, ta chẳng chút màng đến trong
thâm tâm; đầy cảnh giác thận trọng, lại giải thoát khỏi ly tham ta
chứng được an bình tịch tịnh nơi níp bàn.
84. Ở đây, quan sát thân xác ta theo cách này… v.v… ngươi sẽ
nhận ra có nghĩa là: thân xác này thật đáng ghê tởm, v.v… tự bản
chất; như vậy: “thân này cũng như thân ấy, như thân ấy cũng như
thân này vậy” [v. 83], v.v… như ngài đã nói, cả ngày lẫn
đêm, luôn luôn, không được lơi là, dứt bỏ hiểu biết bao gồm điều
nhà ngươi đã nghe được, dựa trên những gì người khác đã
nói. Thế rồi phân tích tướng đó cho chính ngươi đã tạo ra nhờ vào
trí tuệ của chính ngươi lại dựa trên việc tu luyện tâm linh nữa, do
tạo ra đúng lúc được biệt phân sâu rộng. Điều ta nhận ra tồn tại ra
làm sao vậy? Do nhìn kỹ điều này thông qua thiền quán thông
qua nhãn tiền kiếp, là ta suy luận. Đây chính là ý nghĩa.?
85. Ý nghĩa điều đó là: Hãy tỉnh thức, cảnh giác, luôn lúc nào
cũng nhập thiền định, một cách hợp lý. Khôn khéo, bằng trí tuệ
và thiền quán về tính vô thường v.v…suy tư, nghiền ngẫm, ta
nhận ra thân xác này, là từ đồng nghĩa với ngũ uẩn, bên trong và
bên ngoài. Chính là vì có sự phân tích nội bên trong chính liên tục
tính của ta và của cả tha nhân nữa, như thật vậy.
113
86. Thế rồi, nhận ra như vậy sau đó, ta cảm thấy ghê tởm với
(‘nibbind’) thân xác (kaye) này. Ta cảm thấy chán ngấy với
(nibbindi?) thân xác này (attabhave) nhờ hiểu biết được chánh
đạo kèm theo với hiểu biết do thiền quán đem lại. Chính vì thế ta
chẳng còn quan tâm đến thân xác nữa, đặc biệt ta đã không còn tỏ
thái độ dửng dưng với liên tục tính nội tại nữa. Ta trở nên cảnh
giác (appamatta), sau khi đã đạt đến tột đỉnh tu luyện cảnh giác
(thân xác này) thật sự (là như vậy), không bị ràng buộc do những
ách phược đã bị cắt đứt toàn bộ và ta chứng đắc an bình và tịch
tịnh nơi níp bàn.
Đến đây kết thúc chú giải các đoạn kệ của Trưởng lão Ni
Sundari-Nanda.
5. CHÚ GIẢI ĐOẠN KỆ CỦA TRƯỞNG LÃO NI
NANDUTTARA
Những đoạn kệ bắt đầu với [Ta thường đảnh lễ] lửa và mặt trăng,
v.v…là của Trưởng lão Ni Nanduttara. Nàng cũng đã thực hiện
những phước nghiệp dưới thời chư vị Phật tiền kiếp và tích lũy
được nhiều hạnh thiện trong nhiều kiếp khác nhau làm căn giải
thoát. Đến thời Đức Phật hiện tại. nàng sanh ra trong gia đình một
vị Bà la môn trong thành Kammasadhamma trong vương quốc
Kuru. Nàng đã theo học một số ngành học và nghệ thuật. Thế rồi
nàng đã xuất gia trở thành một ni kiền đà (Jain) và nàng chủ tâm
kinh, nàng đã cầm lấy cành cây diêm phù và đi khắp nước Ấn Độ
giống như nàng Bhadda. Nàng đã đến gặp Trưởng lão Maha-
Moggallana, tranh luận với ngài, ngài trưởng lão đã chiến thắng
trong cuộc tranh luận đó. Nghe theo lời dạy của Trưởng lão, nàng
đã xuất gia theo giáo pháp của ngài và chu tất được những bổn
phận bước đầu của công việc tu trì. Nàng chứng thánh quả A-la-
hán sau đó một thời gian ngắn. Chiêm ngưỡng những thành quả
mình đã đạt được, nàng thốt lên năm đoạn kệ như việc công bố
long trọng về những thành tích đó như sau:
87.Ta thường đảnh lễ thần lửa và mặt trăng cả mặt trời cùng chư
vị thần linh. Ta thường lui tới nơi bến sông và bước xuống nước
để tắm mát.
88.Chấp nhận thực hiện nhiều giới, ta cạo nửa mái tóc trên đầu, ta
nằm nghỉ ngay trên sàn đất, ta kiêng không dùng bữa vào ban
đêm.
114
89. Ta rất thích mang nhiều đồ trang sức và trang điểm thân mình,
ưa tắm rửa và xức dầu xoa bóp. Ta thường cung phụng tấm thân
này thật kỹ lưỡng nhằm thoả mãn những mơ ước dục lạc.
90.Từ khi ta chứng đắc niềm tin, ta quyết định xuất gia sống cảnh
vô gia cư. Nhìn thân này mọi sự như thật vậy. Ta đã triệt phá
được ước muốn hưởng tham dục.
91.Ta chặt đứt hết mọi sanh hữu – cả những ham muốn lẫn cầu
hoan hỷ nữa; ta tự giải toả khỏi mọi ách nạn. Ta chứng đắc bình
an nơi tâm linh.
87. Ở đây, ta thường đảnh lễ thần lửa, mặt trăng và mặt trời cùng
các chư thần thánh có nghĩa là: ta thực hiện cúng dường để làm
nguôi lòng chư vị chư thiên Inda, nghĩ rằng, “chư vị chư thiên lấy
lửa làm đầu họ”. Và ta thường kính lễ. Ta thực hiện kính lễ thần
lửa mỗi tháng vào ngày thứ hai tuần trăng, và [ta đảnh lễ] mặt
trăng mỗi ngày vào buổi tối và buổi sáng, ta [đảnh lễ] mặt trời và
các thần linh bên ngoài khác bắt đầu với vị Phạm thiên
(Brahma) để tìm cho ra Thanh tịnh đạo.  ta đi tới những bến nước
bên bờ sông và kính lễ thần sông Hằng, v.v… ta bước xuống
dòng sông vào buổi tối và buổi sáng. Ta bước xuống nước, và
nhào xuống nước. Ta thực hiện nghi lễ rẩy nước trên khắp tứ chi
ta.
88. Ta chấp nhận rất nhiều giới cấm (bahu-vata-samadana) có
nghĩa là: ta thực hiện đủ loại lời nguyền như tra tấn hành hạ thân
… chịu đựng năm loại sức nóng . Ở đây có sự kéo dài của từ
(bahu) luật chân kệ. (metri causa). Ta xuống tóc nửa mái tóc có
nghĩa là: ta chỉ cạo trọc một nửa đầu. Một số người cho rằng ta
cạo trọc nửa mái tóc có nghĩa là: ta cột một nửa búi tóc bằng cách
cột lại thành bím và cắt bỏ một nửa. Ta sửa soạn (kappemi)
giường ngủ trên sàn nhà có nghĩa là: trở thành người nằm ngủ
trên sàn nhà không có chăn đắp. Ta không ăn vật
thực (bhatta) vào ban đêm (rattim) có nghĩa là: ta đang thực hiện
kiêng ăn vào ban đêm (ratuparata hutva). Ta không dùng bữa vào
ban đêm.
89. Ta rất thích đeo đồ trang sức và trang điểm có nghĩa là: trong
một thời gian dài thể chất ta đã mỏi mệt do ta tự hành hạ chính
bản thân. Ta suy nghĩ điều đó: “Chẳng tìm thấy việc thanh tịnh
thể chất bằng cách biếân thể xác trở nên mệt mỏi theo kiểu đó.
Nhưng có thể tìm thấy thanh tịnh thể xác bằng cách ban thưởng
115
cho thể xác cách thỏa mãn giác quan.” Ta chăm sóc thể xác
mình, thích thú đeo đồ trang sức và trang điểm liên tục tìm kiếm
thoả mãn việc trang điểm bằng xiêm y, luôn thích thú thưởng
thức hoa và nước hoa…và trang điểm. Bằng cách tắm và xức dầu
xoa bóp (napanucchadanehi ca) có nghĩa là: ta chăm sóc thân xác
mình, ta thỏa mãn thân xác đó. Nhằm thoả mãn những ước mơ
sắc dục có nghĩa là: cho dù thân xác ta có được mạnh khoẻ. Ta lại
bị đau khổ do những ước ao sắc dục, ta liên tục bị tấn công do bị
ám ảnh và do chú ý thiếu khôn ngoan.
90. Thế rồi từ khi ta chứng đắc niềm tin có nghĩa là: phá vỡ lời
nguyền được thực hiện theo kiểu cách đó, được khỏe khoắn nơi
thể chất và mải mê trong việc tranh cãi. Ta đã chu du tái sanh
khắp nơi. Thế rồi, sau này khi ta chứng đắc đức tin, sau khi đã
nhận lời dạy dỗ và khuyên bảo từ Trưởng lão Maha-
Moggallana. Quan sát thân xác mọi sự đều như vậy có nghĩa là:
sau khi quan sát thân xác của ta thực sự là như vậy nhờ tuệ giác
hai chánh đạo đầu tiên do thiền quán đem lại. Toàn bộ ước muốn
dục lạc đều bị triệt phá đến tận gốc rễ. Nhờ thánh đạo bất lai.
91. Sau đó, thông qua thánh đạo tột đỉnh, ta đã cắt bỏ mọi sanh
hữu – và những uớc muốn cũng như cầu mong nữa, có nghĩa
là: ta đã cắt đứt mọi sanh hữu tùy miên – và những ước muốn,
được gọi là ước muốn có được sanh hữu trong tương lai. Đây là
cách ta nên hiểu. Ta đã chứng đắc (papuni) an tịnh tâm hồn có
nghĩa là: ta đã đạt đến, ta đã chiếm được bình an tuyệt đối chính
là thánh quả A-la-hán đem lại.
Đến đây kết thúc chú giải các đoạn kệ của Trưởng lão Ni
Nanduttara.
6. CHÚ GIẢI ĐOẠN KỆ CỦA TRƯỞNG LÃO NI MITTAKALI
Các đoạn kệ bắt đầu với Vì lòng tin ta đã xuất gia là của Trưởng lão
Ni Mittakali. Nàng đã thực hiện rất nhiều phước nghiệp dưới thời
chư vị Phật tiền kiếp và đã tích lũy được những hạnh thiện nơi nhiều
kiếp khác nhau làm căn giải thoát. Dưới thời Đức Phật hiện tại, nàng
được sanh ra trong một gia đình Bà la môn trong thành
Kammasadhamma ngay trong vương quốc Kuru. Khi đến tuổi
trưởng thành nàng chứng lòng tin thông qua lắng nghe bài kinh về
Tứ Niệm Xứ và xuất gia làm Tỳ khưu Ni.
116
Trong suốt bảy năm nàng rất thèm khát được cúng dường và được
trọng vọng, đang lúc thực hiện nhiệm vụ của vị ẩn sĩ. Nàng đã
chu du tái sanh khắp nơi. Và rồi sau đó nhờ hiểu biết được một
cách thích hợp, một giao động lớn nổi lên trong tâm nàng, và
nàng an trú nơi thiền quán. Nàng chứng thánh quả A-la-hán cùng
với Tứ vô ngại giải chỉ sau một thời gian rất ngắn. Chiêm ngưỡng
thành tích nàng đã đạt được nàng thốt lên những đoạn kệ này như
là một lời tuyên bố long trọng:
92. Vì lòng tin ta xuất gia, rời bỏ gia đình tham gia cuộc sống vô gia
cư. Và chu du tái sanh khắp nơi, rất thèm khát được cúng dường và
được trọng vọng trong nhiệm vụ của mình.
93. Ta từ bỏ đích tối thượng và phục vụ đích hạ liệt. Bị lậu hoặc
kiềm toả, ta chẳng hay biết mục đích sống đời sa môn phạm hạnh.
94.Ta cảm nghiệm một giao động mạnh mẽ khi ta ngồi thiền
trong phòng tịnh xá , nghĩ rằng, “Ta theo đuổi tà đạo, thèm khát
ái ngự trị trong ta.
95.“Sanh mệnh ta quá đoản, tuổi già và bệnh tật đã triệt hạ ta.
Chẳng còn thời gian cho ta sống quá thờ ơ trước khi thân xác này
bị huỷ diệt.”
96. Nhìn xem ngũ uẩn sinh diệt như thế nào, mọi sự đều như vậy.
Ta tỉnh thức với tâm hoàn toàn được giải thoát, ta đã thực hiện y
lời Phật dạy.
92. Ở đây, ta chu du tái sanh khắp nơi rất thèm khát được cúng
dường và trọng vọng có nghĩa là: thèm khát được (ussuka). Tịnh
tín đối với và ước muốn được cúng dường (labhe) và được trọng
vọng (sakkare). Luôn luôn ước mong được thứ đó. Ta chu du tái
sanh hết nơi này đến nơi khác để được lợi nhờ những bài kinh về
giáo pháp và kiến thức rộng rãi của ta.
93. Ta từ bỏ đích tối thượng, có nghĩa là: ta bỏ qua, ta loại bỏ
mục tiêu tối thượng nơi trạng thái an chỉ định, thiền quán, và các
thánh quả, v.v…ta theo đuổi đích hạ liệt. có nghĩa là: ta theo
đuổi thông qua những tìm kiếm không thích hợp những đích hạ
liệt, đích hạ cấp chỉ là những của cải thế gian được gọi là bốn thứ
thiết yếu. Trải qua các lậu hoặc khống chế có nghĩa là: đạt
đến (upagantva) sự khống chế nơi các lậu hoặc, kiêu mạn, nghiện
ngập và thèm khát v.v… ta không biết (na bujjhim), ta không biết
đích cuộc sống phẩm hạnh ẩn sĩ. Nhiệm vụ của vị ẩn sĩ.
117
94. Khi ta ngồi thiền ngay trong phòng tịnh xá (mama vasanaka-
ovarake) Ta cảm nghiệm được một giao động mãnh liệt. Nếu ta
hỏi, “Tại sao?” nàng sẽ trả lời, ta đã đi vào tà đạo. Ở đây, ta đã
thâm nhập vào một lối đi sai trái. có nghĩa là: cho dù giáo pháp
này đã tịch tịnh không còn chấp thủ như là đích, sau khi đã xuất
gia theo giáo pháp đó, ta không còn lưu ý đến đề mục thiền của ta
nữa. Ta (amhi) gia nhập tà đạo. Ta đã bị thèm khát khống chế có
nghĩa là: ta tới được (upagata) [phải chịu] dưới sự khống chế của
thèm khát những điều thiết yếu cho cuộc sống.
95. Sanh mệnh của ta rất ngắn ngủi có nghĩa là: thời giờ của ta đã
bị giới hạn, đã bị hạn chế, và với nguy hiểm rất lớn. Cuộc sống
của ta thật ngắn ngủi, hạn chế, lãng phí. Cuộc sống của ta thật
ngắn ngủi có nghĩa là: cuộc sống của ta quả ngắn ngủi, giới hạn,
vô ý nghĩa, vì không được loại ra khỏi một giai đoạn thời gian và
vì cuộc sống đó có quá nhiều nguy hiểm. Tuổi già và bệnh tật đã
bị trịêt phá, đã bị loại bỏ. Đây cũng là cách giải
thích maddare [maddati (“triệt phá”) Trước khi thân xác này bị
diệt có nghĩa là: trước khi thân xác này bị diệt. Lần này là cơ hội
thứ chín của ta. Bỏ lại đàng sau tám cơ hội thuận tiện trước đó.
Xin đừng chú tâm trở nên bất cẩn. Nàng phải giao động vô cùng
mãnh liệt là cách ta nên hiểu.
96. Nhìn xem ngũ uẩn sinh diệt như thế nào có nghĩa là: vì là một
người có một giao động mãnh liệt nổi lên, sau khi đã an trú thiền
quán do tập trung chú ý tới đặc tính vô thường, v.v…nhìn xem
mọi sự đều như vậy. Nhìn xem điều gì vậy? Nhìn vào sanh diệt
ngũ uẩn thực sự diễn ra như thế nào. Nhiệt tâm hành thiền quán,
quan sát và chiêm ngắm các uẩn sinh diệt như thế nào việc sinh
diệt ngũ uẩn chấp thủ chính xác với năm mươi các phân chia bằng
những khẳng định như ‘với vô minh khởi sanh liền khởi sanh
danh sắc…v.v… Thông qua chánh đạo tâm được giải thoát hoàn
toàn khỏi các lậu hoặc và hữu sanh, hết cảnh này tới cảnh
khác. Ta có thể đứng lên, ta tỉnh dậy khỏi ba cảnh hữu sanh tất cả
đều xuất phát từ thánh đạo và bằng cách khởi sanh. Ý nghĩa phần
còn lại coi như đã được giải thích.
Đến đây kết thúc phần chú giải các đoạn kệ của Trưởng lão Ni
Mittakali.
118
7. CHÚ GIẢI ĐOẠN KỆ CỦA TRƯỞNG LÃO NI SAKULA
Các đoạn kệ bắt đầu với Khi ta sống trong gia đình là của Trưởng
lão Ni Sakula. Người ta kể lại rằng nàng được sanh làm con gái
của nhà vua Ananda trong thành Hamsavati dưới thời Đức Phật
Padumuttara hiện tại Nàng còn là chị gái nuôi của vị Đạo Sư và
tên nàng là Nanda. Khi đến tuổi khôn lớn, nàng đã nghe giáo
pháp trước sự hiện diện của vị Đạo Sư trong vòng một ngày. Nhìn
thấy Đức Phật chọn một vị Tỳ khưu Ni vào địa vị tối thượng nơi
những kẻ chứng thiên nhãn, nàng đã chứng chánh tinh tấn toàn
hảo và thực hiện một phước nghiệp. Trong suốt cuộc sống của
nàng tại đó nàng đã thực hiện một số nghiệp tuyệt vời. Nàng sanh
ra nơi cõi chư thiên thường xuyên, chu du tái sanh chỉ vào các cõi
hữu sanh hạnh phúc mà thôi.
 Vào thời Đức Phật Kassapa hiện tại, nàng sanh ra trong một gia
đình Bà la môn. Và nàng đã xuất gia, được phong làm hành giả,
chỉ một mình nàng đã chu du tái sanh khắp nơi. Một ngày kia
nàng đi lang thang khất thực dầu ăn. Sau khi đã nhận được dầu,
nàng lại thực hiện cúng dường những chiếc đèn suốt đêm trong
điện kệ dành cho vị Đạo Sư bằng thứ dầu nàng vừa khất thực
được. Thế rồi khi nàng qua đời, và được tái sanh nơi cõi Trời Đâu
Xuất, trở thành một kẻ có thiên nhãn trong sáng nhất. Trong một
khoảng giữa chư vị Phật, nàng chỉ chu du tái sanh đến các cõi chư
thiên mà thôi.
Dưới thời Đức Phật hiện tại, nàng được sanh ra trong một gia
đình Bà la môn trong thành Savatthi. Nàng được đặt tên là
Sakula. Khi đến tuổi trưởng thành, khi Đức Phật nhận tịnh xá tại
cánh rừng Kỳ Viên, nàng trở thành một tín nữ. Sau đó nàng lắng
nghe giáo pháp từ một vị Trưởng lão nọ đã triệt phá được hết các
lậu hoặc. Một giao động mạnh mẽ nổi lên trong tâm nàng và nàng
đã xuất gia, an trú thiền quán cộng với tinh cần, sau một thời gian
rất ngắn nàng chứng thánh quả A-la-hán.
Như người ta kể lại trong Thí Dụ Kinh (Apadana) như sau:
1.    Một trăm ngàn năm qua có vị chiến thắng và lãnh tụ thế gian
tên là Padumuttara. Ngài đã vượt qua tới cõi pháp bên kia được
sanh ra.
2.    Nhằm đem lại hạnh phúc và sung sướng cho chúng sanh,
ngài là người lợi khẩu đệ nhất. Ngài cũng là đấng đầy dũng khí
119
chúng sanh. Ngài lên đường nhằm cứu độ chúng sanh và chư
thiên.
3.    Vị Chiến thắng chứng đắc danh tiếng đệ nhất với lời tán thán
vinh quang, kính lễ nơi toàn cõi chúng sanh, tiếng tăm lừng lẫy
mười phương.
4.    Ngài đã chiến thắng nghi ngờ, vượt qua những rắc rối, chu
toàn được ý tưởng tâm linh, và chứng ngộ tột đỉnh.
5.    Ngài là vị tuyệt hảo tạo chánh đạo tự khởi sanh diễn giải điều
tự diễn giải. Và tạo ra điều không phải tạo thành.
6.    Và ngài là người hiểu biết chánh đạo, ngài thiện xảo chánh
đạo; là người công bố chánh đạo, người thống lãnh chúng sanh.
Đạo Sư của con đường thiện mỹ, vị đệ nhất.
7.    Ngài có lòng đại bi, vị Đạo Sư diễn giải Giáo pháp, vị lãnh
đạo đưa mọi chúng sanh đang trầm luân trong bùn lầy dục lạc.
8.    Vào thời đó, ngài sanh ra trong thành Hamvavati, trong một
gia đình Sát đế lỵ đầy hoan lạc. Ta rất xinh đẹp và giàu có vô
song, lại dễ thương với tâm vô cũng sáng suốt.
9.    Ta là con gái vị đại vương Ananda, ta sở hữu vẻ kiều diễm đệ
nhất, còn là chị em họ với Đức Phật có tên là Padumuttara.
10.Được trang điểm với vô vàn vô số đồ trang sức. Ta dạo bước
cùng chư vị công chúa trong cung đi lắng nghe Giáo pháp từ vị
đại chiến thắng.
11.   Thế rồi vị đạo sư đó tán thán một Tỳ khưu Ni chứng thiên nhãn
giữa tăng chúng và chọn nàng vào địa vị đệ nhất.
12.Khi ta nghe thấy thế trong lòng vô cùng hoan hỷ, và ta đã cúng
dường một vật thí cho đạo sư. Ta kính lễ vị Giác Ngộ toàn hảo và
cầu xin ngài ban thiên nhãn cho ta.
13. Thế rồi vị Đạo Sư nói ta rằng, “Hỡi Nanda, ngươi sẽ được
điều ngươi muốn là kết quả do ước muốn ngươi tốt lành, từ vật thí
cùng dường chiếc đèn cho Giáo pháp.
14.“Một trăm ngàn đại kiếp cho đến thời điểm này sẽ có vị đạo sư
xuất hiện trên cõi trần, tên Cồ Đàm thuộc dòng họ Thích Ca, là
hậu duệ bộ tộc Okkaka.
15. Sẽ xuất hiện người thừa kế giáo pháp, một hậu duệ hợp pháp
cho giáo pháp tên là Sakula. Một đệ tử nữ của vị đạo sư đó.”
16. Do kết quả hành vi phước nghiệp đó và do lòng quyết tâm
cùng mục đích nhắm tới khi ta loại bỏ được thân xác phàm tục
này, ta tái sanh tới cõi Trời Đâu Xuất.
120
17.Trong đại kiếp thiện này vị Phạm thiên tiếng thơm lừng lẫy
khắp, có tên gọi Kassapa, ngài là người lợi khẩu đệ nhất thế gian
được sanh ra giúp chúng sanh giải thoát.
18.Vào thời đó chỉ mình ta là vị hành giả, ta chu du tái sanh khất
thực khắp nơi ta nhận được một lượng dầu đáng kể.
19. Thế rồi ta thắp sáng chiếc đèn thắp sáng trong điện thời vị Đệ
Nhất cõi thế gian, thắp sáng suốt đêm dài tâm ta minh mẫn.
20.Với kết quả phước nghiệp, lòng quyết tâm và mục đích rõ
ràng, khi ta từ bỏ tấm thân phàm tục này, ta tái sanh nơi cõi Trời
Đâu Xuất 
21.Bất kỳ nơi đâu ta sanh, nhờ nghiệp đó luôn có những ngọn đèn
vĩ đại toả sáng, chỉ lối đường ta bước tới bất kỳ đâu.
22.Ta nhìn thấy bất kỳ điều gì mình muốn, cho dù có tường chắn
trước mặt ta, vượt qua cả tảng đá chắn ngang, rồi vượt qua cả ngọn
núi cao. Đó chính là quả thí ngọn đèn đó đem lại.
23. Ta còn chứng thiên nhãn thanh tịnh cùng danh thơm lừng lẫy
khắp nơi nơi. Ta tỏa sáng để bảo vệ đức tin và tuệ giác. Đó chính
là quả thí ngọn đèn đó đem lại.
24.Giờ đến thời sanh hữu sau cùng, ta được sanh ra trong gia đình
Bà la môn giàu có, với dồi dào của cải cùng ngũ cốc, vị vương giả
luôn hoan hỷ được tôn vinh.
25.Tứ chi ta toàn hảo, được trang điểm với đủ loại trang sức và
đứng ngay khung cửa sổ ta ngắm nhìn vị Thiện Thệ ngay lối vào
thành phố.
26. Ngài toả sáng với danh thơm lừng lẫy, cả chúng sanh lẫn chư
thiên tôn kính, với [ba mươi hai tướng chính] ta trang điểm, kèm
theo tám mươi tướng phụ thêm.
27.Với tâm an lạc hoan hỷ mãnh liệt, ta xuất gia và chỉ trong một
khoảng thời gian ngắn, ta đã chứng thánh quả A-la-hán.
28.Ta có khả năng sức mạnh thần thông. Bằng thiên nhĩ ta biết
được suy nghĩ tha nhân, ta tuân theo giáo pháp vị Đạo Sư.
29.Ta biết rõ tiền kiếp của ta trước. Thiên nhãn ta được thanh tịnh
thanh tịnh, sau khi đã triệt phá mọi ô uế, ta trở nên thanh tịnh
thoát khỏi mọi điều dơ bẩn.
30. Ta phục dịch Đạo Sư cẩn thận. Ta thực hiện lời Phật dạy đủ
điều. Ta trút bỏ hết mọi gánh nặng, triệt phá đến tận gốc hết
những gì dẫn đến tái sanh hữu.
121
31.Đích nhắm tới khi ta xuất gia tham gia vào cuộc sống vô gia
cư, ta đạt được đích đó dễ dàng – bằng triệt phá hết mọi ách
phược.
32.Thế rồi vị Đại Bi, người toàn hảo giữa chúng sanh đã chọn ta
thành người đệ nhất, nói rằng “Hỡi Sakula đệ nhất chúng sanh với
thiên nhãn thanh tịnh.”
33.- 35. Mọi lậu hoặc ta đã thiêu huỷ hết...[Xin đọc tr. 10] ta đã
thực hiện y lời Phật dạy.
Đoạn sau khi chứng thánh quả A-la-hán, do thực chất nàng đã
làm được nhiều phước nghiệp, nàng đã tinh thông nhận biết bằng
thiên nhãn đó. Do đó Đạo Sư đã phong ta làm đệ nhất Tỳ khưu Ni
về thiên nhãn thanh tịnh. Và nhìn lại thành tích của mình, với tâm
hoan hỷ và sung sướng, nàng thốt lên những đoạn kệ sau đây như
một lời tuyên bố trọng thể: 
97.Khi còn sống trong gia đình, ta đã lắng nghe giáo pháp do vị
Tỳ khưu Ni diễn giải và nhận ra giáo pháp đó vô tỳ vết, tịch tịnh
dẫn đến Niết Bàn bất diệt.
98.Ta từ bỏ con cái và tiền tài của cải. Ta xuống tóc và xuất gia
theo đuổi cuộc sống vô gia cư.
99.Ta trở thành học giới, chuyên tu tập chánh đạo, ta loại bỏ ước
muốn sân hận cùng vết nhơ ô uế liên quan trong đó.
100. Ta thọ giới Tỳ khưu Ni và nhớ lại quãng thời gian tiền kiếp,
thiên nhãn ta thanh tịnh, vô tỳ vết lại còn khéo tu tập.
101. Nhìn rõ chư hành cùng đủ điều khác nữa, khởi sanh do có
nguyên nhân chất chứa, tịch diệt hết là điều khả thi. Ta loại bỏ hết
mọi tỳ vết, ta trở nên mát lạnh và thẳng tới Niết Bàn.
97. Ở đây, khi còn sống (vasanti) trong gia đình (agarasmim), ta
đã lắng nghe (sutvana) Giáo Pháp, có nghĩa là: trước đó, khi còn
đang sống (aham…vasamana) có sự chăm sóc trong cuộc
sống gia đình, ta đã nghe (sutva) một bài kinh về giáo pháp chứa
đựng bên trong tứ diệu đế do vị Đạo Sư vô tỳ vết diễn giải.
[Ta] đã nhận ra Giáo Pháp đó quả là vô tỳ vết, tịch tịnh, là niết
bàn bất diệt, có nghĩa là: vô tỳ vết là do chẳng có bất kỳ vết nhơ ô
uế tham dục nào, v.v… tịch tịnh là do hiện trạng loại bỏ hết tham
dục và giáo pháp đó có tên gọi là tịch tịnh dẫn đến Niết Bàn bất
diệt. Do ta đạt đến trạng thái chẳng còn phải qua đi và thông qua
điều kiện vô diệt đó [có nghĩa là bất tử]. Ta nhận ra hiện trạng vô
122
vi với thiên nhãn. Cũng là từ đồng nghĩa với nhìn thấy và được
trang hoàng với cả ngàn phương pháp.
98. Ta [“cũng chính Ta đó] có nghĩa là: đây là một cách
nói,  “ta đã chứng quả Nhập Lưu.”
99. Ta trở nên một học giới có nghĩa là: sau khi xuất gia, ta chỉ là
một học giới, chưa hoàn tất được một năm tu tập. Chuyên tu tập
(bhaventi) chánh đạo (uparimaggam) nhờ theo đuổi trung dung
chi đạo (majjhima-patipatti-bhavato). Những vết nhơ có liên quan
với nhau có nghĩa là: ta đã loại bỏ, ta đã cắt đứt các lậu hoặc, đã
được đồng khởi sanh với sân hận và ước muốn tham dục được
gộp lại trong việc loại bỏ này, và đây là điều cần phải loại bỏ
thông qua đệ tam chánh đạo.
100. Ta được thọ giới Tỳ khưu Ni, có nghĩa là: ta đã nhận cụ túc
giới hoàn toàn làm Tỳ khưu Ni sau một năm tu tập. Vô tỳ vết, có
nghĩa là: vì đã được giải thoát khỏi mọi vết nhơ ô uế như vô
minh,v.v…ta đã loại sạch mọi vết nhơ ô uế. Khéo tu tập
(sadhu) có nghĩa là: đã tu tập xuyên suốt, thích hợp: hay, đã tập
luyện, tạo ra, do những thiện nhân, (sadhuhi) như Đức Phật, v.v…
và có liên quan đến thiên nhãn đã khéo thanh tịnh.
101. Các hành có nghĩa là: các hành thuộc tam giới [hữu sanh].
Khác nữa có nghĩa là: vô ngã. Đã sanh khởi có nguyên nhân
(hetu- jate), có ý nghĩa là: Do nguyên nhân khởi sanh
(paccayuppanne). Tịnh diệt rất khả thi có nghĩa là: nhìn thấy điều
đó với chính con mắt tuệ giác của ta mang tính chất diệt, như thể
hay hư hỏng. Ta đã loại bỏ được (pahasim) toàn bộ vết nhơ có
nghĩa là: ta đã loại bỏ hết. Ta đã triệt phá, toàn bộ những vết nhơ
ô uế nhờ chánh đạo đệ nhất. Đó chính là ý nghĩa. Toàn bộ những
gì còn lại coi như đã được giải thích kỹ.
Đến đây kết thúc chú giải các đoạn kệ của Trưởng lão Ni Sakula.
8. CHÚ GIẢI ĐOẠN KỆ CỦA TRƯỞNG LÃO NI SONA
Các đoạn kệ bắt đầu với câu Ta sanh được mười đứa con là của
Trưởng lão Ni Sona. Nàng cũng sanh ra trong một gia đình tốt
trong thành Hatsavati dưới thời Đức Phật Padumuttara. Khi đến
tuổi trưởng thành, một ngày kia nàng đã lắng nghe Giáo Pháp cùng
với vị Đạo Sư, được chứng kiến vị Đạo Sư đã chọn một Tỳ khưu Ni
lên vị trí đệ nhất, chư vị Tỳ khưu Ni đã chuyên tu chánh tinh tấn,
nàng đã thực hiện một hành vi công đức và cũng ước ao được đạt
123
vào địa vị đó. Nàng thực hiện hạnh thiện suốt cả đời. Thế rồi sau
khi qua đời nàng chu du tái sanh trong vòng một trăm đại kiếp giữa
chư thiên và chúng sanh.
Dưới thời Đức Phật hiện tại, nàng sanh ra trong một gia đình tốt
trong thành Savatthi. Khi đến tuổi trưởng thành, nàng được gả cho
gia đình nhà chồng, nàng sanh được mười người con cả trai lẫn gái
và rất nổi tiếng với tên gọi là Bahuputtika (“người phụ nữ có nhiều
con”) Khi chồng nàng xuất gia, nàng chu toàn các con của mình
theo cuộc sống gia đình, là những đứa đã đến tuổi trưởng thành.
Nàng đã phân chia toàn bộ tài sản của mình và trao cho các con,
không để lại bất kỳ thứ gì cho mình. Các con cái của nàng chỉ
phục dịch nàng trong vòng ít ngày, thế rồi chúng đối sử với nàng
không ra gì nàng suy nghĩ, “Tại sao ta phải sống trong căn nhà mọi
người đều khinh bỉ ta?”
Đoạn nàng chạy lại gặp chư vị Tỳ khưu Ni và xin được xuất gia.
Họ chấp nhận cho nàng xuất gia. Sau khi nhận cụ túc giới, nàng
suy nghĩ, “Ta đã xuất gia vào lúc tuổi đã cao, ta phải thận trọng,
cảnh giác.” Nàng đã thực hiện rất nhiều nhiệm vụ dành cho chư
vị Tỳ khưu Ni, thế rồi nàng nghĩ rằng, “Ta sẽ thực hiện nhiệm vụ
của một vị ẩn sĩ suốt đêm.” Nàng có được một nơi ở dưới toà lâu
đài bằng chính tay nàng, và không rời khỏi tay cho qua đi, nàng
thực hiện nhiệm vụ ẩn sĩ và suy nghĩ rằng, “Khi đi lên đi xuống
trong bóng đêm tại nơi có nhiều cây, v.v…ta có thể đụng đầu phải
bất kỳ điều gì ở đây.” Thế rồi nàng giữ rịt cây đó trong tay và
không bỏ ra nữa, nàng đã thực hiện nhiệm vụ ẩn sĩ.
Kể từ thời điểm đó nàng lại nổi tiếng vì đã thực hiện cố gắng phi
thường. Vị Đạo Sư biết được trí tuệ của nàng đã chín muồi và
ngồi trong hương phòng, ngài tỏa sáng như thể ngồi đối diện với
nàng rồi thốt lên đoạn kệ này:
  Ta có thể sống cả một trăm năm mà không nhận ra Giáo Pháp
tối thượng. Thà chỉ sống một ngày còn hơn cả trăm năm mà
không nhận ra Giáo Pháp Tối Thượng.
Và vào cuối đoạn kệ, nàng chứng quả A-la-hán.
Như đã được kể lại trong kinh Apadana như sau:
1.    Cách đây một trăm ngàn đại kiếp qua có vị chiến thắng và
lãnh tụ thế gian tên là Padumuttara đã sanh ra, chứng đắc và
thông đạt vạn pháp.
124
2.    Vào thời điểm đó ta sanh ra trong gia đình một thương gia
giàu có, sung sướng, được kính trọng và hoan hỷ. Ta đến gặp vị
Đại Trí toàn hảo và lắng nghe những lời ngọt ngào ngài thốt ra.
3.    Vị Chiến Thắng tán thán một vị Tỳ khưu Ni là người có hạnh
tinh tấn hơn người. Sau khi nghe ngài, ta cảm khoái và kính lễ vị
Đạo sư.
4.    Thế rồi sau khi đã kính lễ Ngài thật kính cẩn vị toàn giác tối
thượng, ta yêu cầu Ngài ban cho vị trí đó. Vị Anh Hùng vĩ đại
nhận lời nói rằng, “Cầu xin ước nguyện nàng được thành tựu!”
5.    “Một trăm đại kiếp cho đến thời điểm này sẽ có vị Đạo Sư
xuất hiện trên cõi trần, tên Cồ Đàm thuộc dòng họ Thích Ca, là
hậu duệ bộ tộc Okkaka.
6.       Sẽ xuất hiện người thừa kế giáo pháp, một hậu duệ hợp pháp
cho giáo pháp tên là Sona, một đệ tử nữ của vị Đạo sư đó.”
7.    Ngay sau khi nghe điều đó, lòng ta tràn ngập niềm vui khôn
tả và suốt cuộc đời ta chỉ phục dịch vị Đạo Sư với những đồ thiết
yếu với tâm đầy tràn nhân ái.
8.    Với kết quả phước nghiệp, với lòng quyết tâm và mục đích rõ
ràng, khi ta từ bỏ tấm thân phàm tục này, ta tái sanh nơi cõi Trời
Đâu Xuất.
9.    Giờ đây, trong cõi hữu sanh cuối cùng này, ta sanh ra trong
gia đình một thương gia giàu có trong thành phố tuyệt vời
Savatthi, là nơi giàu có, thịnh vượng và phát triển.
10.Và khi tới tuổi thanh xuân, ta chuyển tới sinh sống trong gia
đình nhà chồng, ta đã sanh hạ mười cậu con trai đặc biệt kháu
khỉnh.
11. Chúng lớn lên trong tiện nghi khiếân mọi người chẳng trừ một
ai phải say đắm lòng người, ngay cả kẻ thù cũng vậy, thế nên đối
với ta còn đáng quí biết bao.
12.Thế rồi, điều khiến ta thật khó xử, chồng ta, người trưởng gia
đình lại xuất gia nghe theo tiếng gọi của chư thiên thiên giới.
13.Chỉ còn lại một mình, ta suy nghĩ, “Cuộc đời này còn nghĩa lý
gì cho cam, khi chồng ta từ bỏ ta và con cái. Ta già cả lại khổ sở
biết bao.
14. “Ta sẽ đi tới nơi chồng ta đã đến đó,” sau khi nghĩ thế, ta liền
xuất gia sống đời vô gia cư.
15.Và đoạn chư vị Tỳ khưu Ni bỏ lại ta một mình trong ni viện và
ra đi huấn dụ nói rằng, “Hãy hâm nóng nước lên,”
125
16.Thế rồi ta đi lấy nước đổ đầy bình đem đến bếp nấu. Sau khi
ngồi xuống ta nhập thiền quán.
17.    Nhận ra ngũ uẩn chỉ là vô thường đau khổ và vô ngã. Ta triệt
phá mọi lậu hoặc bên ta, và chứng quả A-la-hán sau đó.
18. Dựa trên hoả đại, ta đã nhanh chóng nấu sôi nước
19.Thật kinh ngạc họ liền báo cho vị Chiến Thắng sự việc vừa
xẩy ra và nghe vậy, vị chiến thắng vui mừng hoan hỉ và thốt lên
đoạn kệ sau:
20. “Một người có thể sống cả trăm năm biếng nhác và thiếu tinh
tấn. Cuộc sống chỉ kéo dài một ngày còn tốt hơn cho người nào
có tinh tấn vững vàng.”
21.Vị Đại Anh Hùng rất hài lòng với thành tích tuyệt vời ta đạt
được và Vị Đại Trí tuyên bố ta là đệ nhất trong số những kẻ hạnh
tinh tấn.
22 – 24. Mọi lậu hoặc ta đã thiêu huỷ hết...[Xin đọc tr. 10] ta đã
thực hiện y lời Phật dạy.
Đoạn sau khi đã sắp xếp chư vị Tỳ khưu theo thứ tự trước sau,
Đức Thế Tôn đã xếp nàng vào vị trí đệ nhất những kẻ hạnh tinh
tấn. Một ngày kia, xem xét những thành tích của mình, nàng đã
thốt lên những đoạn kệ này như là một lời công bố long trọng:
102. Ta đã sanh ra mười người con trai nơi thân xác thể chất này,
và rồi khi đã già cả và yếu đuối ta đến gặp vị Tỳ khưu Ni.
103. Nàng diễn giải Phật Pháp cho ta, về uẩn xứ và giới. Khi ta
nghe ngài kinh như vậy, ta xuống tóc và rồi xuất gia.
104. Ta là học giới nàng dìu dắt. Ta đã thanh tịnh được thiên nhãn
thanh tịnh. Ta biết được tiền kiếp của ta xưa, và cả những nơi ta
đã thường qua lại.
105. Ta tu pháp vô tướng và nhất tâm ta khéo nhập thiền tức thời
ta được giải thoát, không chấp thủ tịch tịnh đâu.
106. Ngũ uẩn tốc liễu tri, chỗ đứng ta cắt gốc tham dục ta chẳng
màng. Căn cứ địa an toàn, từ nay ta chẳng còn đau khổ lẫn tuổi
già! là vấn đề tái sanh.
102. Ở đây, trong thân xác thể chất này, (rupa-samussaye) có
nghĩa là: thân xác (samussaye) được gọi là sắc giới . Từ “sắc
giới” này (rupa) được truyền xuống chúng ta như là căn đối tượng
hữu hình (rupayatane), trong cách khẳng định như “khởi sanh tùy
thuộc vào con mắt và tâm nhãn sắc (rupe)”. Đó chính là sắc uẩn
(rupa-khande) nơi những lời khẳng định như “Bất kỳ sắc giới nào
126
trong quá khứ, hiện tại và tương lai”. Đó chính là hữu sanh cá
nhân trong những lời khẳng định như “gắn kết với sắc dục, với
sắc hỉ.”. Đó chính là đối tượng Kasina, trong lời khẳng định như
“hắn nhìn thấy hình thức thể chất bên ngoài (rupani).” đây chính
là đề mục thiền (rupa-jjhane) trong những lời khẳng định như,
“Có sắc giới, ngài chiêm ngưỡng sắc giới (rupani).”. Đó chính là
sắc giới trong một cơ thể con người như trong lời khẳng định sau
“Khi khoảng không được vây quanh, và tùy thuộc vào căn và tuỳ
thuộc vào thịt, tùy thuộc vào da, thì ta gọi là “sắc giới”. Và ở đây,
ta nên hiểu như là sắc thái thể chất của thân thể. Từ thể xác chính
là cách sắp xếp xương nơi cơ thể. Đó chính là cách bày biện
xương trong cơ thể như trong câu satan ti sumussaya. Đó chính là
thể xác như trong lời khẳng định. “Hỡi Nanda, hãy nhìn xem thân
xác bệnh hoạn, ô uế và thối rữa kia”. Và ở đây ta nên hiểu là thể
xác. Như vậy người ta nói rằng, thân xác thể chất này, có nghĩa
là: thân xác được gọi là sắc giới. Đó chính là ý nghĩa. “Tồn tại”có
một từ khác là [xen lẫn vào]. Vì các từ trong (asmim) thân xác thể
chất này (rupa-samussaye) có nghĩa là: xen vào tồn tại trong
cái thể xác thể chất này. Tuỳ thuộc vào sắc giới của thể xác này,
ta đã sanh ra mười đứa con trai; đó chính là mối tương quan. Thế
rồi, (tato) có nghĩa là: chính vì thế [yếu đuối] vì đã sanh ra đến
mười đứa con. Sau khi đã trải qua tuổi trẻ của nàng, sau khi đã
sanh ra những đứa con đúng thời gian qui định, nàng trở nên một
người yếu đuối về thể chất và bạc nhược vì tuổi già. Chính vì thế
bà nói rằng: thế rồi yếu đuối và già cả.
104. “Chính vì thế” có nghĩa là: thế rồi hay, dưới quyền nàng
(tassa) có nghĩa là: với sự có mặt của nàng. Hơn thế nữa, dưới
quyền của nàng (tassa) lại là sở hữu cách hiểu theo nghĩa công cụ
cách. Ý nghĩa ở đây là: nhờ có Tỳ khưu Ni đó (taya). Với tư cách
là một học giới (sikkhamanaya) có nghĩa là: một học
giới (sikkhamana) học tam giới.
105. Tức thời ta được giải thoát có nghĩa là: ta đã được chánh đạo
cao siêu nhất (agga-maggassa) giải thoát ngay lập tức xuất
hiện (uppanna-vimokkha). Trong những câu như “có thân hình
thể chất, nhận dạng thể chất” có tới tám giải thoát
(vimokkha) Nhưng ta không thể gọi là giải thoát và không có một
giai đoạn trung gian (anantara-vimokkha) giữa hai đối tượng đó.
Vì chúng ta đạt đến hai loại giải thoát này ngay sau thánh đạo vào
127
thời điểm chiếm được thánh quả thông qua giải thoát với hiện
trạng thánh quả đó, và tiếp tục tồn tại ngay sau khi xuất hiện đệ
nhất thánh đạo, và ta gọi là ‘giải thoát không cần “giai đoạn
chuyển tiếp” vì nguồn gốc giải thoát này xuất phát từ thánh đạo
đó. Gống như ta thiền định thánh đạo được gọi là thiền định
không gián đoạn (ananatrika-samadhi). Tịch tịnh (nibbuta) không
còn chấp thủ (anupadaya) có nghĩa là: không chiếm
hữu (aggahetvava)được bất kỳ điều gì có liên quan đến sắc giới,
v.v…ta tịch tịnh bằng cách triệt phá các lậu hoặc cuối cùng.
106. Như vậy trong lúc làm rõ tam minh và hiểu biết tột đỉnh kiến
thức đó thông qua thánh quả A-la-hán, nàng đã thực hiện lời
tuyên bố long trọng này, bằng cách trách cứ thân xác đã bị tuổi
già tấn công trong một khoảng thời gian lâu dài và để có thể làm
rõ thực chất là nàng đã vượt qua thân xác đó với lý do đi kèm,
nàng đã thốt lên đoạn kệ cuối cùng [bắt đầu như sau:] Khi năm
uẩn hữu sanh v.v… đó được hiểu biết tường tận, ở đó, thật xấu hổ
(dhi) cho (atthu) ngươi (tav’), tuổi già (jane) khốn khổ (jamme)
đó có nghĩa là: vì ngươi tạo cho tứ chi thêm lỏng lẻo, ôi khốn khổ
cho tuổi già kia, đồ hạ giới (lamake) kẻ khốn khổ (hine) cùng cực,
đáng xấu hổ cho nhà ngươi – từ “xấu hổ” (dhi-karo) cho (hotu) –
nhà ngươi (tava=tuyham). Giờ đây chẳng còn phải tái sanh nơi
cõi hữu sanh lại nữa có nghĩa là: chính vì thế nhà ngươi được
thoải mái thoả thích, ta đã thắng vượt nhà ngươi. Đó chính là ý
nghĩa.
Đến đây kết thúc chú giải về các đoạn kệ của Trưởng lão Ni Sona.
9. CHÚ GIẢI ĐOẠN KỆ CỦA TRƯỞNG LÃO NI BHADDA
KUNDALAKESA.
Các đoạn kệ bắt đầu Với mái tóc cắt trọc chính là của Trưởng lão
Ni Bhadda Kundalakesa. Dưới thời Đức Phật Padumuttara sanh
ra trong một gia đình tốt trong thành Hatsavati. Một ngày kia, sau
khi đã đến tuổi trưởng thành, nàng cũng đã lắng nghe Giáo pháp
trước sự hiện diện của vị Đạo sư. Nhìn thấy vị Đạo sư đã chọn
một số Tỳ khưu Ni vào vị trí đệ nhất trong số những người có trí
tuệ nhạy bén. Nàng đã thực hiện được phước nghiệp, là ước ao có
được vị trí đó, nàng đã thực hiện việc công đức trong suốt cuộc
đời của mình.
128
Trong suốt một trăm ngàn đại kiếp, nàng đã chu du tái sanh khắp
nơi giữa cõi chư thiên và cõi con người. Trong thời gian Đức Phật
Kassapa hiện tại, nàng là một trong số bảy chị trong gia đình
Kiki, là vua cai trị người Kasi tại thành Benares. Trong suốt hai
mươi ngàn năm nàng thực hiện thập giới tu luyện việc công đức.
Tu tập cuộc sống phạm hạnh với tư cách là một người trinh nữ và
nàng đã cúng dường một nơi cư trú cho Tăng Đoàn.
Nàng chỉ chu du tái sanh đến nơi hữu sanh sung sướng trong một
thời gian giữa chư vị Phật và trong niên Phật kỷ này, nàng được
sanh ra trong gia đình một thương gia giàu có trong thành
Rajagaha. Tên nàng là Bhadda. Nàng lớn lên dưới sự chăm sóc
rất cẩn thận, và khi nàng đến tuổi trưởng thành ngay trong chính
thành phố đó, đang lúc nhìn qua cửa số có chấn song lưới sắt,
nàng nhìn thấy một kẻ trộm tên là Sattuka (“kẻ thù”), là con trai
quan thừa tướng - [tên trộm này] đã bị bắt với tang vật trong tay.
– vì thế lính thành phố đã dẫn tên trộm đến nơi xử trảm và hành
quyết theo lệnh của đức vua.
Nàng đã phải lòng tên trộm và nói. “Nếu ta lấy được chàng ta sẽ
sống, bằng không ta sẽ chết.” Thế rồi nàng nằm xấp mặt xuống
giường. Khi cha nàng nghe tin đó, do sức mạnh tình yêu với
người con gái duy nhất của mình, ông ta đã đưa tiền đút lót một
ngàn đồng tiền vàng. Như vậy ông ta đã giải cứu cho tên trộm
khỏi chết, thế rồi ông ta đã tắm cho tên trộm với nước hoa và
trang điểm với đủ thứ trang sức rồi đưa chàng về nhà, với ước
nguyện được thực hiện, Bhadda thay y phục rất đẹp với đủ đồ
trang sức rồi phục vụ tên trộm đó.
Sau đó Sattuka trải qua ít ngày tại đó, lòng tham nổi lên với
những đồ trang sức của nàng, và chàng lên tiếng, “Hỡi Bhadda,
ngay khi lính canh thành bắt ta, ta nói với chư thần đang cư trú
nơi vực thẳm giam giữ những tên trộm mà rằng,  “Nếu ta được
tha mạng, ta sẽ cúng dường nhà ngươi một của thí.’ Chính vì thế
hãy đồng ý với ta thực hiện một của cúng dường đi.”
Ngầm hiểu phải thực hiện cúng dường, nàng suy nghĩ, “Em sẽ
thực hiện ý định của chàng.” Trang điểm với đủ thứ đồ trang sức,
nàng lên xe với người chồng và bắt đầu đi xuống vực kẻ trộm,
nghĩ rằng, “Ta sẽ thực hiện cúng dường cho chư thiên.”
Sattuka suy nghĩ, “Với đủ thứ hạng người lên xuống [vực kẻ
trộm], ta không thể đoạt được đồ trang sức của nàng, chính vì thế
129
chàng liền ra lệnh cho những người đi theo dừng lại tại đó. Chàng
lấy chiếc bình đựng vật thí, và leo lên đỉnh núi với vợ, chàng
chẳng nói bất kỳ điều gì thân thiết với nàng cả. Nàng nhận ra ý
định của chàng qua chính cử chỉ đó.
Sattuka nói, “Hỡi Bhadda yêu, hãy cởi áo choàng ngoài ra và gom
hết đồ trang sức trên mình ngươi thành đống đi.”
Nàng nói, “Phu quân yêu, em có lỗi gì nào?”
“Đồ ngu ngốc” chàng nói, “Em suy nghĩ gì vậy? Em nghĩ ta đi
thực hiện cúng dường sao? Ngược lại, cuộc cúng dường chỉ là cái
cớ, ta chỉ muốn đoạt đồ trang sức của em mà thôi.” “Nhưng thưa
phu quân, đồ trang sức của ai kia?” Nàng thưa lại, “Em là của ai
đây?”
“Ta không cần biết cách phân chia này làm gì.” chàng trả lời.
“Được rồi chàng cứ lấy, nhưng phải cho em một lần. Hãy cho em
ôm hôn chàng khi em vẫn còn đeo đồ trang sức trên mình.”
Tên trộm đồng ý, nói rằng, “Được thôi.”
Nhận ra tên trộm đồng ý, nàng liền ôm tên trộm từ phía trước, thế
rồi [làm như thể] nàng ôm tên trộm từ phía sau, nàng đã đẩy tên
trộm xuống vực thẳm núi đá. Chàng té nhào xuống vực thẳm và
tan tành thành từng miếng.
Nhìn thấy điều kỳ diệu nàng thực hiện được, chư thiên cư trú trên
núi đó đã khiến cho mọi người biết đến tài khéo của nàng, thốt
lên những đoạn kệ sau đây:
Người đàn ông không phải lúc nào cũng khôn ngoan. Phụ nữ
cũng khôn ngoan không kém, chỗ này chỗ nọ nàng tỏ ra vô cùng
tài khéo. 
Người đàn ông không phải lúc nào cũng khôn ngoan. Phụ nữ
cũng khôn ngoan không kém, suy tính nhanh chóng những gì lợi
hại.
Thế rồi Bhadda suy nghĩ, “Ta không thể quay về nhà như vậy
được, chính vì thế ta sẽ đi khỏi nơi đây, ta sẽ xuất gia một lần duy
nhất.” Và đi tới công viên của những người Jains, nàng yêu cầu
họ để được xuất gia.
Thế rồi họ nói với nàng, “Bất kỳ điều gì giúp cho nhà ngươi được
xuất gia tốt đẹp nhất, xin cứ thực hiện.”
Họ cho biết, “Thật tuyệt” và rồi nhổ hết mái tóc của nàng với hạt
thốt nốt. Sau đó khi tóc nàng mọc trở lại, cả mái tóc lại quăn tít,
kể từ đó nàng có tên gọi là Kundalakesa [“mái tóc quăn.”] Nàng
130
ra sức học tập tại đó, tu học giáo lý của họ và tham gia những
khoá tu luyện. Thế rồi nàng nhận ra rằng, “Dân này chỉ biết rõ
điều này mà thôi. Họ không thể phân biệt được những gì vượt xa
hơn nữa.”
Thế rồi nàng lại lên đường, và chu du tái sanh khắp nơi bất luận
nơi nào nàng gặp được hiền nhân, nàng học hỏi các kiến thức của
họ. Nàng không tìm đâu ra được những người có khả năng tranh
luận với nàng, chính vì thế tại bất kỳ ngôi làng nào nàng đặt chân
tới, nàng liền thu một đống cát ngay trước cổng thành và cắm trên
đó một cành cây Hồng Táo. Và ra hiệu cho trẻ nhỏ trong làng
đứng gần đó, nói rằng, “Nếu bất kỳ ai có thể tranh luận được với
ta, hãy đạp cành cây này xuống” và rồi tới nơi trú xứ của nàng nếu
như cành Hồng Táo vẫn đứng yên trong vòng bảy ngày trên đống
cát, nàng nhổ cành cây đó lên và ra đi.
Vào thời điểm đó, Đức Thế Tôn của chúng ta đã khởi sanh trên
thế gian này. Sau khi đã khởi động chuyển Pháp Luân. Đến thời
gian qui định ngài đến sống trong cánh rừng Kỳ Viên gần thành
Savatthi. Và Kundalakesa, đang du hành từ làng này sang làng
khác đến được thủ đô vương quốc theo cách đã mô tả ở trên, nàng
đã tới thành Savatthi. Nàng cũng cắm một nhánh Hồng Táo trên
đống cát ngay cổng thành và nói cho đám trẻ con rồi vào thành
Savatthi.
Thế rồi vị Trưởng lão Thống Lãnh Giáo Pháp (Sariputta), đã vào
thành có một mình, nhìn thấy cành cây đó. Vì muốn giáo hoá
nàng, ngài liền hỏi đám nhỏ, “Tại sao cành cây này lại được cắm
lên đây như thế này?” Chúng liền giải thích ý nghĩa cho Ngài
hiểu. Vị Trưởng lão nói với bọn trẻ mà rằng, “Trong trường hợp
này, hãy cứ dẫm cành cây xuống.” và đám trẻ đã làm theo lời
Trưởng lão.
Kundalakesa dùng bữa xong và ra khỏi thành. Nhìn thấy cành Hồng
Táo bị dẫm đạp xuống, nàng liền hỏi, “Người nào đã dẫm đạp cành
này xuống thế kia?” Vừa nghe biết có vị Trưởng lão đã bảo bọn trẻ
làm thế và nghĩ rằng, “Một cuộc tranh luận không có đối thủ sẽ
chẳng ra làm sao?” Nàng liền quay trở vào thành Savatthi và đi
khắp khu phố này đến khu phố khác. Nói lớn tiếng, “Các ngươi có
muốn tham dự cuộc tranh luận giữa ta và vị ẩn sĩ thuộc dòng họ
Thích Ca chăng?” 
131
Có đám đông rất nhiều người vây quanh, nàng tiến lại gặp vị
Thống Lãnh Giáo Pháp, đang ngồi thiền dưới gốc cây và trao đổi
lời chào thân thiện. Đứng sang một bên, nàng lên tiếng hỏi, “Ngài
đã đạp cành cây của ta xuống có phải không?”
“Đúng vậy”, Ngài đáp lại, “Ta đã đạp cành cây của nàng đó.”
“Nếu đã như vậy, hãy tham gia cuộc tranh luận giữa ta và ngài nào.”
“Y lời nàng nói, thưa nàng.”
Chúng ta sẽ sử dụng câu hỏi và câu trả lời của phía nào đây?”
Nàng lên tiếng hỏi trước.
“Dĩ nhiên, tất cả câu hỏi của chúng ta phải được trảlời hết” Ngài
đáp lại, “Nhà ngươi thông thạo câu trả lời nào đây?”
Nàng đặt câu hỏi liên quan đến toàn bộ Giáo Pháp nàng đã thông
thạo.Trưởng lão đã lần lượt trả lời từng câu hỏi [nàng đưa ra].
Không còn biết điều gì để hỏi tiếp, nàng giữ yên lặng.
Thế rồi Trưởng lão nói với nàng, “Ngươi đã đặt rất nhiều câu hỏi.
Ta chỉ hỏi nàng có một câu thôi.”
“Bạch ngài, xin cứ hỏi.” Nàng nói.
Thế rồi Trưởng lão hỏi nàng câu hỏi này: “Chỉ có một là gì thế?”
Kundalakesa không nhìn thấy mục đích cũng như bắt đầu của câu
hỏi. Giống như kẻ nằm trong bóng tối mù mịt và nói, “Ta không
biết, thưa ngài.”
“Nếu nhà ngươi không biết chỉ có thế thôi, thì làm sao nhà ngươi
có thể biết được điều gì hơn thế nữa?” Ngài trưởng lão lên tiếng
và diễn giải Phật Pháp cho nàng.
Nàng liền sụp lạy dưới chân ngài và nói, “Bạch ngài, con xin quy
y ngài.”
Ngài liền bảo, “Hỡi Bhadda, xin đừng đến qui y ta làm gì”, “Hãy
đến quy y Đức Thế Tôn, người tuyệt hảo nhất trên thế gian này
thống lãnh cả chư thiên lẫn chúng sanh.”
Nàng nói, “Bạch ngài, con sẽ làm vậy.”
Vào buổi tối nàng đã chạy đến Đức Phật vào lúc Ngài đang kinh,
đảnh lễ Ngài với năm cử điệu thân đầu địa, và đứng sang một
bên. Đạo Sư nhận ra kiến thức của nàng đã chín muồi, liền thốt
lên đoạn kệ sau: 
      Chỉ một lời duy nhất mà khiến cho người nghe được an tịnh
còn tốt hơn cả ngàn lời vô nghĩa.
132
Vào cuối đoạn kệ, ngay lúc nàng còn đứng đó, nàng đã chứng
thánh quả A-la-hán cùng với Tứ vô ngại giải. Như được thuật lại
trong Thí dụ kinh Apanada như sau:
1.    Một trăm ngàn đại kiếp qua, vị Chiến Thắng và Thống Lãnh
tên là Padumuttara, đã sanh ra.
2.    Vào thời điểm đó, Ta sanh ra trong thành Hatsavati trong gia
đình một thương gia giàu có, tỏa sáng với đủ loại châu báu, và ta
được hưởng hạnh phúc to lớn.
3.    Ta chạy lại Vị Trưởng lão và lắng nghe Giáo Pháp của
ngài. thế rồi niềm tin khởi sanh trong ta và ta chạy lại vị Chiến
Thắng xin quy y.
4.    Thế rồi có Đấng Đại Bi tên là Padumuttara đã chọn một Tỳ
khưu Ni xinh đẹp làm người đệ nhất trong số những kẻ chứng đắc
tam minh nhanh chóng nhất.
5.    Khi nghe được như vậy, ta hoan hỷ sung sướng trong lòng và
dâng cúng dường cho vị Đại Trí. Tôi quì sụp mặt xuống dưới chân
ngài và ước muốn được một vị trí giống như vậy.
6.    Vị Đại Trí đồng ý và nói, “Hỡi Bhadda, điều gì nàng ước
muốn, tất cả đều được thực hiện Ước mong nàng được hạnh phúc
và chứng tịch tịnh níp bàn.
7.    Một trăm đại kiếp trở lại đây sẽ có vị Đạo Sư sanh ra trên cõi
đời này, tên là Cồ Đàm theo đúng dòng dõi Thích Ca, là hậu duệ
bộ tộc Okkaka.
8.    Sẽ xuất hiện người thừa kế giáo pháp, một hậu duệ hợp pháp
cho giáo pháp tên là Bhadda-Kundalakesa, là nữ đệ tử của vị đạo
sư đó.”
9.    Với kết quả phước nghiệp lòng quyết tâm và mục đích rõ
ràng, khi ta từ bỏ tấm thân phàm tục này, ta tái sanh nơi cõi Trời
Đâu Xuất.
10.Xuất khởi cõi đó, ta tới cõi Diêm Vương. Xuất khởi cõi đó ta
tới cõi Trời Đâu Xuất, và rời khỏi cõi đó ta tới cõi Nimmanarati;
và khỏi cõi đó ta tới cư trú trong Vasavatti
11.Bất cứ nơi nào ta tái sanh, nhờ phước nghiệp đó, ta cai trị tại
đó như một chánh hậu của các vị vua thuộc cõi chư thiên đó.
12.Khới xuất khỏi cõi đó, trong thân phận làm người, với tư cách
chánh hậu ta cai trị một vương quốc của vị vua lại chính là một
chuyển luân vương và các vị vua cai trị mỗi vương quốc của
mình.
133
13.Ta được hưởng thịnh vượng nơi chư vị chư thiên và con
người. Ta được sung sướng khắp nơi nơi, chu du tái sanh trong đó
trong rất nhiều niên kỷ.
14.Trong đại kiếp thiện này, có người bà con Phạm Thiên danh tiếng
lẫy lừng, tên là Kassapa, biện tài nổi tiếng đã sanh ra.
15.Vào thời điểm đó, người nô tỳ của vị Đại Trí cũng là vua cai
trị một vương quốc tên là Kiki. là vị vua các thần dân Kasi trong
một thành phố to lớn tên là Baranasi.
16.Ta là con gái thứ tư của ngài tên là Bhikkhudayi. Sau khi đã
nghe giáo lý của ngài Chiến Thắng vĩ đại, ta có ý định mạnh mẽ
xuất gia.
17– 18. Vào thời điểm đó, cha chúng ta không cho phép chúng ta
được xuất gia chính vì thế bảy chị em chúng ta lớn lên trong an
nhàn sung sướng làm công chúa trong cung, và chúng ta theo
đuổi không mệt mỏi cuộc sống phạm hạnh như trinh nữ trong
suốt hai mươi ngàn năm trong gia đình, sung sướng hoan hỷ phục
vụ Đức Phật với niềm vui đầy cảm kích. 
19. Chúng ta tên là Samani, Samanagutta, Bhikkhuni,
Bhikkhudayika, Dhamma Sudhamma và đứa thứ bảy tên là
Sanghadayika.
20. Giờ đây chúng ta lại mang tên là Khema, Uppalavanna,
Patacara, ta tên là [Kundala] Kisa-Gotami, Dhammadinna và đứa
thứ bảy tên là Visakha.
21.Với kết quả phước nghiệp lòng quyết tâm và mục đích rõ ràng,
khi ta từ bỏ tấm thân phàm tục này, ta tái sanh nơi cõi Trời Đâu
Xuất.
22. Giờ đây, trong cõi hữu sanh cuối cùng này, ta sanh ra trong
một thành phố tươi đẹp tên là Giribbaja (Rajagaha), trong gia
đình một thương gia giàu có. Khi ta vẫn còn rất trẻ.
23.Ta đã nhìn thấy một trên trộm bị dẫn đi hành quyết, ta đã phải
lòng với hắn. Thế rồi cha ta đã giải thoát hắn khỏi chết với tiền
hối lộï một ngàn đồng tiền vàng.
24. Biết được ý nguyện của ta, cha ta đã gả ta cho hắn, ta đặt hết
niềm tin nơi hắn. Ta thương yêu hắn hết lòng và tịnh tín đối với
hắn.
25. Do tham lam đồ trang sức của ta, hắn đã dẫn ta theo hắn lên
núi có tên là Vực Kẻ Trộm với ý định thực hiện việc cúng dường.
Hắn lại suy tính đến việc sát nhân.
134
26.Thế rồi ta phục lạy trước Sattuka hai tay giơ cao lên khỏi đầu
thật khẩn thiết, và để gìn giữ chính mạng sống mình, ta nói điều
này:
27. Thưa phu nhân xin hãy nhận lấy chiễc xuyến này và toàn bộ
những ngọc ngà châu báu và những viên đá màu xanh da trời này
và hãy gọi ta là nô lệ của chàng.”
28. “Hãy đặt tất cả thứ đó xuống đây, người đẹp của ta ơi.’ [Hắn
nói thêm] Xin đừng có than vãn cho cam, nếu ta không giết chết
ngươi, ta không thể biết được tài sản nhà ngươi đã mang theo là
bao nhiêu.”
29. “Kể từ đó ta có thể nhớ lại.” [ta lên tiếng] Vì em đã đến tuổi
trưởng thành, em chẳng hề biết đến ai yêu quý hơn anh đâu.”
30.“Nào hãy lại đây với em, em sẽ ôm anh, giữ phía bên phải.
Chúng ta sẽ chẳng còn bao giờ gặp lại nhau nữa.”
31. Một người đàn ông chẳng khôn ngoan trong mọi tình huống
đâu. Một người phụ nữ cũng khôn ngoan vậy thôi và tài khéo
tuyệt trần nơi này nơi khác.
32. Một người đàn ông chẳng khôn ngoan trong mọi tình huống
đâu. Một người phụ nữ cũng khôn ngoan vậy thôi, cũng biết suy
nghĩ đến những gì hữu ích trong giây lát.
33.Nhanh chóng ta đã làm phận sự của ta và nhanh chóng ta đã xô
ngã hắn với tâm an tịnh. Thế rồi ta đã giết chết Sattuka theo kiểu
đó, giống như một người kệï săn với một mũi tên đã giết chết con
vật.
34. Người nào nhanh chóng chú tâm tới vấn đề vừa nổi lên, người
đó có thể tự giải thoát khỏi bị kẻ thù thúc ép..
35. như Sattuka đã dồn ép ta vậy.
36.Thế rồi sau khi ta đã khiến cho Sattuka rơi xuống vực thẳm.
Ta chạy lại với những kẻ mặc áo choàng trắng (Jains) và rồi xuất
gia.
37.Họ đã dùng nhíp nhổ hết tóc trên đầu ta. Sau khi ta đã xuất gia,
ngay lập tức họ đã dạy ta giáo lý của nhóm đó.
38-39. Đoạn ta đã học thuộc và sống cô độc một mình, trạch pháp
giáo lý đó đến nơi đến chốn, tại nghĩa trang có người nào cắt bỏ
một cánh tay, cầm lấy rồi ném lại gần ta, và rồi ra đi ngay. Nhìn
thấy dấu đó, ta nhận được bàn tay đầy giòi bọ.
135
40.. Thế rồi ta đứng dậy, giao động và hỏi người đồng học giới
với ta về điều đó. Họ nói rằng. “Chư vị Tỳ khưu dòng Thích Ca
đọc được dấu chỉ này.”
41. “Ta sẽ đến với đệ tử của Đức Phật và hỏi về vấn đề này.” [ta
suy nghĩ]. Họ dẫn ta đến gặp vị Thiện thệ chúng sanh.
42. Ngài dạy ta giáo lý của ngài, vị lãnh đạo nói, “Ngũ uẩn, giác
căn và xứ đều xấu xa gớm ghiết vô thường gây đau khổ và lại vô
ngã.”
43-44. Ta lắng nghe giáo lý đó và tinh luỵên con mắt của mình
trước giáo pháp. Thế rồi thông hiểu Chánh Pháp đích thực ta xin
được xuất gia theo giáo lý đó và nhận cụ túc giới toàn phần. Thế
rồi vị lãnh tụ nói tiếp như sau: “Này hỡi, Bhadda hãy tới đây!” thế
rồi sau khi được xuất gia ta thấy một chút nước rĩ ra.
45.. Nhờ ta rửa chân sạch sẽ, thông biết hết điều này với sanh và
diệt; thế rồi ta suy nghĩ đến các hành uẩn cũng sẽ giống như vậy. 
46. Rồâi sau đó tâm ta hoàn toàn được giải thoát khỏi hết mọi
chấp thủ hàng ngày. Thế rồi Vị Chiến Thắng công bố ta là một
trong số những người được trí minh nhanh chóng.
47. Ta có khả năng sức mạnh thần thông. Bằng thiên nhĩ ta biết được
suy nghĩ tha nhân, ta tuân theo giáo pháp vị Đạo Sư.
48. Ta biết rõ tiền kiếp của ta trước, thiên nhãn ta được thanh tịnh
thanh tịnh, sau khi đã triệt phá mọi ô uế, ta trở nên thanh tịnh
hoàn toàn thoát khỏi mọi điều dơ bẩn.
49. Ta phục dịch Đạo sư cẩn thận. Ta thực hiện lời Phật dạy. Ta
trút bỏ hết mọi gồng gánh nặng nề, triệt phá đến tận gốc rễ hết
những gì dẫn đến sanh hữu trở lại.
50. Đích nhắm tới khi ta xuất gia để tham gia vào cuộc sống vô
gia cư, ta đạt được đích đó dễ dàng – bằng triệt phá hết mọi ách
phược.
51. Và ta có được kiến thức hiểu biết về ý nghĩa, pháp và ngôn
ngữ những lời dạy của Đức Phật thật thanh tịnh và vô tỳ vết.
52-54. Mọi lậu hoặc ta đã thiêu huỷ hết...[Xin đọc tr. 10] ta đã
thực hiện y lời Phật dạy.
Sau khi ta đã chứng thánh quả A-la-hán, ngay lập tức nàng xin
được xuất gia. Đức Phật cho phép nàng xuất gia, nàng đi tới một
ni viện và xuất gia tại đó. Nàng dùng thời gian (cảm nghiệm)
hạnh phúc thánh quả A-la-hán mang lại và rồi hưởng hạnh phúc
đạt đến Níp Bàn. Nhìn lại những thành quả nàng đã đạt được,
136
nàng đã thốt lên những đoạn kệ như là lời tuyên bố long trọng mà
rằng:
107. Với đầu cắt trọc, mang đầy bụi bẩn, trước kia ta đã chu du
tái sanh khắp nơi, chỉ có một chiếc áo khoác duy nhất, coi điều lỗi
ở nơi chẳng phải là lỗi phạm, và không nhận ra lỗi phạm nơi nó
xuất hiện.
108. Đi khỏi nơi nghỉ ngơi vào ban ngày trên đỉnh núi Linh Thứu.
Ta nhìn thấy Đức Phật vô tỳ vết được Tăng Đoàn Tỳ khưu phục
dịch cẩn thận.
109. Quỳ gối dưới chân ngài ta đảnh lễ, giang tay giơ cao trên đầu
rồi chắp lại. Ta đứng đối diện với ngài chăm chú, ngài nói với ta.
“Nào Bhadda hãy lại đây”. Đó chính là cụ túc giới ngài thực hiện
cho ta.
110. Ta chu du tái sanh đến nơi A?ga và Magadha. Vajji, Kasi và
Kosala. Trong suốt năm mươi năm ta không phải nợ nần, ta
thưởng thức của thí trong vương quốc.
111. Quả thật ngài đã làm được nhiều phước nghiệp. Quả thật thiên
tử đó thật khôn ngoan người đã ban cho Bhadda một áo khoác. Giờ
đây người đó được thoát khỏi mọi gông cùm. 
107. Ở đây, với đầu xuống tóc (luna-kesi) có nghĩa là: với mái tóc
cắt trọc (luna), nhổ sạch tóc. Người ta kể lại rằng, liên quan đến
họ khi xuất gia nơi những người mặc áo trắng (Jains) họ đã dùng
nhíp nhổ sạch tóc trên đầu của nàng. Mang đầy bụi bậm (panka-
dhari) có nghĩa là: bụi bám đầy trên mình vì không xỉa răng bằng
tăm. Vì mang đầy bụi và bẩn trong kẽ răng. Chỉ có một chiếc áo
khoác duy nhất (eka-sati) có nghĩa là: người chỉ mặc một chiếc áo
khoác (eka-satika) vì đó là cách thức người Jains vẫn áp
dụng. Trước đó ta đã chu du tái sanh có nghĩa là: sống với người
Jains trước đó. Ta đã chu du tái sanh theo kiểu đó. Nghĩ rằng có
lỗi xuất hiện (vajjamatini) ở nơi không có sai phạm (avajje) có
nghĩa là: cho rằng có lỗi phạm xuất hiện (savagga-sađđi) nơi
chẳng có sai phạm xẩy ra. (anavajje), như thể tắm, xoa bóp, và
dùng tăm xỉa răng. Và không nhận ra lỗi phạm nơi lại có đầy lỗi
phạm (vajje) diễn ra có nghĩa là: có quan điểm cho rằng nơi nào
không có lỗi phạm coi như không có, nơi nào không có lỗi
phạm (savajje) nào lại cho là có. Như thể đồ giả hình, thù hận và
ảo giác.
137
108. Ra khỏi (nikkhamma) chỗ nghỉ trưa vào ban ngày (diva-
vihara) có nghĩa là: ra ngoài (nikkhamitva) khỏi chỗ nàng sở
hữu (attano) nghỉ trưa vào ban ngày. Người phụ nữ này đến gặp
vị Trưởng lão vào buổi giữa trưa, và qua câu trả lời cho vấn đề đó
và một bài kinh về giáo pháp, thì lòng kiêu mạn cố hữu của nàng
được dịu xuống và tâm nàng sẵn sàng phục dịch ngài. Vì muốn
đến trước sự hiện diện của vị Đạo Sư. nàng đã đến nơi cư trú của
nàng và ngồi thiền trong nửa ngày. Vào buổi tối nàng đến gặp vị
Đạo Sư.
109. Sau khi đã gập (nihacca) gối xuống, sau khi đã kính lễ
ngài có nghĩa là: sau khi đã gập cả hai đầu gối lại (nihantva) đặt
xuống sàn nhà được an trú. Sau khi đã kính lễ ngài với ngũ chi
đầu địa. Chụm hai tay giơ cao lên ta đứng đối diện với ngài có
nghĩa là: ta đứng đối mặt với vị Đạo sư, giơ hai tay lên chụm lại
trên đầu với mười đầu ngón tay có móng được trang điểm bóng
láng. “Hãy lại đây, hỡi Bhadda.” Ngài nói với ta đó chính là ngài
ban cụ túc giới đầy đủ có nghĩa là: đối với Đức Phật, khi ta đứng
đó sau khi đã chứng quả A-la-hán và khẩn nài ngài [ban cho tôi]
được phép xuất gia và xuất gia đầy đủ.” Chính vì lệnh của Đạo
Sư dành cho tôi chính là lý do ta được xuất gia. Điều đó trở thành
cụ túc giới dành cho ta.
110. Hai đoạn kệ này bắt đầu với Ta chu du tái sanh khắp
nơi chính là hai đoạn kệ nàng tuyên bố về hiểu biết của nàng. Ở
đây, ta đã chu du tái sanh khắp vùng Adga và Magadha có nghĩa
là: trước đó ta đã du hành tới đó, ta đã đi vòng thành Adga và
Magadha, Vajji, Kasi và kosala như kẻ mắc nợ, thưởng thức đồ
khất thực trong vương quốc. Trong chính những thành đó bắt đầu
từ khi ta gặp vị Đạo sư. Ta được thưởng thức vật thực trong
vương quốc mà không nợ nần gì, vô tỳ vết, với những ô uế đã bị
triệt phá hết trong vòng năm mươi năm 
111. Khi tín nữ đó đã bố thí chiếc áo khoác của chính mình với
tâm tịnh tín cho rằng nàng nói lên đoạn kệ cuối cùng bắt đầu
với Quả thật ngài đã thực hiện rất nhiều hạnh thiện, cho thấy kiến
thức toàn hảo của nàng bằng cách tán dương bản chất của công
đức đó.[Phần con lại] cũng được hiểu rất dễ dàng.
Đến đây kết thúc chú giải đoạn kệ của Trưởng lão Ni Bhadda
Kundalakesa.
138
10. CHÚ GIẢI ĐOẠN KỆ CỦA TRƯỞNG LÃO NI
PATACARA.
Các đoạn kệ bắt đầu với Dùng chiếc cày để cày ruộng là của
Trưởng lão Ni Patacara. Dưới thời Đức Phật Padumuttara nàng
cũng sanh ra trong một gia đình tốt trong thành Hatsavati. Một
ngày kia, khi đã đến tuổi trưởng thành, nàng nghe giáo pháp trước
sự hiện diện của vị Đạo Sư. Nhìn thấy Đức Phật chọn một số Tỳ
khưu Ni vào vị trí đệ nhất những kẻ thông thạo giới luật, nàng đã
thực hiện phước nghiệp, ước muốn cũng được một vị trí như vậy.
Và xuyên suốt cuộc sống của mình nàng đã thực hiện nhiều hạnh
thiện và chu du tái sanh khắp các cõi chư thiên lẫn cõi con người.
Vào thời Đức Phật Kassapa hiện tại, nàng tái sanh trong hoàng
cung Kiki, là vua cai trị thần dân Kasi. Nàng là một trong số bảy
chị em đã tu luyện cuộc sống phạm hạnh trong khoảng thời gian
kéo dài tới hai mươi ngàn năm và nàng đã cho xây một thiền viện
dâng cúng cho chư vị Tỳ khưu Ni. Khi qua đời nàng tái sanh nơi
cõi chư thiên, và nàng đã chứng những thành tích thiên giới trong
suốt một Thời đức Phật.
Dưới thời Đức Phật hiện tại, nàng sanh ra trong gia đình một
thương gia giàu có trong thành Savatthi và khi nàng lên mười sáu
tuổi, cha mẹ cho nàng trên lầu bảy toà nhà và cho lính gác vây
quanh. Khi đến tuổi trưởng thành, nàng đã có quan hệ trái phép
với một kẻ nô tỳ trong chính gia đình mình. Cha mẹ nàng đã định
gả nàng cho một chàng trai trẻ rất môn đăng hộ đối. Khi nghe biết
sự việc này, nàng gom hết tài sản của mình và cùng với tên đầy tớ
nàng đã ăn ở với hắn, bỏ trốn qua cổng chính dẫn ra ngoài [thành
phố] Thế rồi sống trong ngôi làng đó nàng đã có thai. Khi bào
thai trưởng thành, nàng nói rằng, “Chồng yêu quí, tại sao lại lưu
lại đây chẳng có ai bảo vệ cả? Hãy trở lại nhà của gia đình em
đi!”
Khi chàng còn chần chừ, nói rằng, “Em yêu, hôm nay chúng ta sẽ
đi, thôi ngày mai đi.” Nàng suy nghĩ, “Gã điên này sẽ chẳng lấy
ta làm vợ đâu.” Khi hắn ra ngoài nàng sắp xếp gọn gàng những gì
cần thiết trong nhà và nói với những người sống gần bên xóm
giềng mà rằng, “Xin nói với chồng ta là ta quay trở về gia đình.”
Nghĩ rằng, “Ta sẽ tự quay trở lại gia đình.” Thế là nàng lên đường
một mình. 
139
Khi anh chàng trở về nhà không thấy nàng, chàng ta hỏi những
người hàng xóm và nghe biết nàng đã bỏ về gia đình, chàng suy
nghĩ rằng, “Chính do ta, người con gái của một gia đình tốt này
lại không có được người bảo vệ.” Thế rồi đi lần theo vết chân
nàng, chàng đã bắt kịp nàng. Nàng đã sanh con ngay trên đường
đi. Kể từ thời gian nàng sanh con thì ước muốn quay trở về nhà
đã bị lắng dịu. Chính vì thế nàng bám lấy chồng và quay trở lại
ngôi làng đó.
Thế rồi nàng lại mang thai lần thứ hai, và mọi sự đều diễn ra như
lần trước. Nhưng có một vài chi tiết khác như sau: Khi ngày giờ
khai hoa nở nhị của nàng đã đến ngay trên đường đi, có một cơn
bão bất thình lình ập tới, từ tứ phía sấm chớp nổi lên giống như
ánh lửa và giống như những đám mây bị những tia chớp xé toang.
Hàng suối nước từ trời đổ xuống xối xả liên tục. Khi nhìn thấy
vậy, nàng nói, “Chồng yêu, hãy kiếm cho em một nơi có thể trú
qua cơn mưa.”
Chàng tìm kiếm khắp nơi và nhìn thấy một bụi cây có cỏ khô che
phủ. Chàng tới đó và muốn cắt một ít cỏ trong bụi rậm đó với
chiếc rìu chàng đang cầm trong tay, chàng cắt một cành cây rồi
ném lên đỉnh ổ kiến có cổ che kín. Có một con rắn độc khủng
khiếp xuất hiện bò ra khỏi ổ kiến và mổ chàng một cái. Chàng
ngã lăn ra chết ngay tại chỗ . Nàng đã phải trải qua đau khổ lớn
lao khi chờ chàng quay trở lại và hai đứa nhỏ không thể chịu nổi
mưa gió la khóc thảm thiết trên ngực nàng. Nàng ép cả hai chân
hai tay trên sàn đất và trải qua suốt đêm trong tư thế đó.
Vào lúc bình minh, nàng bỏ lại một đứa con trai mới sanh đỏ hỏn
như cục thịt trên chiếc gối vải; rồi nàng ôm chặt một đứa con lớn
trong tay ấp vào ngực. Nói rằng, “Nào con ta ơi, cha con đã bỏ đi
khỏi đây rồi.”
Nàng đi dọc theo lối đi chồng nàng đã đi và nhìn thấy chàng ngồi
chết gần một ổ kiến. Khóc lóc thảm thiết và than vãn rằng,
“Chính vì ta mà chàng phải chết.” Nàng đến một khúc sông trên
đường đi có nước chảy ngập đến đầu gối hay đến bụng do trời
mưa suốt đêm qua. Do trí thông minh chậm chạp và yếu đuối
nàng đã không thể vượt sông với hai đứa con trai cùng một lượt.
Thế rồi nàng để lại đứa con lớn trên bờ sông và mang theo một
đứa mới sanh, nàng đi tới bờ bên kia, kéo ra một bó cây và rồi bỏ
đứa con lại trên chiếc gối vải. Nghĩ rằng, “Ta sẽ quay trở lại để
140
mang theo đứa kia.” Nhưng vì không thể bỏ đứa con nhỏ một
mình, nàng cứ quay đi quay lại để nhìn đứa nhỏ trong lúc bước
xuống sông. 
Khi nàng tiến ra đến giữa sông, một con diều hâu nhìn thấy đứa
bé, nghĩ rằng đứa bé là một cục thịt, nó liền lượn xuống và tha
ngay đứa bé lên trời, nàng nhìn rõ cảnh tượng đó và chỉ biết vẫy
cả hai tay mà thôi. Nàng thốt lên tiếng kêu thảm thiết đến ba lần,
“Shoo, shoo, shoo!” Con diều hâu không để ý đến tiếng kêu của
nàng vì nàng ở rất xa. Đứa bé đứng trên bờ bên này, nhìn thấy cả
hai tay mẹ giơ lên vẫy và nghe tiếng kêu lớn mẹ thốt ra nghĩ rằng,
“Chắc mẹ đang nói với mình.” Thế rồi thình lình thằng bé ngã lăn
xuống nước. Thế là đứa con nhỏ bị diều hâu giết chết còn đứa con
lớn thì bị nước cuốn trôi.
Nàng kêu gào thảm thiết và khóc lóc rằng, “Một đứa con trai ta bị
diều hâu cấp đi mất; một đứa lại bị nước sông cuốn trôi! Chồng ta
thì chết trên đường đi!” Tiếp tục lên đường nàng gặp một người
đàn ông từ thành Savatthi đến. Nàng cất tiếng hỏi, “Thưa ngài,
ngài sống ở đâu vậy?”
Chàng ta đáp lại, “Ta sống trong thành Savatthi.
Nàng hỏi, “Có một gia đình nọ đang sống trong căn phố này nọ
trong đó, ngài có biết không thưa ngài?
Chàng ta trả lời, “Ta có biết họ, thưa bà, nhưng xin đừng hỏi ta về
họ, hãy hỏi người khác thì hơn.”
Nàng nói, “Ta chẳng quan tâm đến ai cả, ta chỉ hỏi về họ mà thôi,
thưa ngài.”
Chàng lại nói, “Thưa bà, bà không nhìn lại chính mình xem?” Bà
không thấy sao trời đổ mưa suốt đêm hôm qua?”
Nàng nói, “Thưa ngài, ta biết chứ, ta đã trải qua trong mưa suốt
đêm qua, ta sẽ giải thích điều này sau. Giờ thì xin ngài nói cho ta
biết tin tức về căn nhà của thương gia giàu có kia.”
Chàng trả lời, “Thưa bà, đêm hôm qua ngôi nhà đó đã đổ và đè
chết ba người trong đó - người thương gia, vợ ông ta và đứa con
trai. Giờ đây họ đang bị thiêu trên cùng một giàn thiêu an táng.
Bà có thể nhìn thấy khói bốc lên kìa, thưa bà”
Ngay lúc đó nàng không còn để ý đến mảnh vải nàng đang mặc
trên người đã rơi mất. Nàng đã phát rồ vì quá đau khổ và nàng đi
lang thang khắp nơi, mình để trần truồng, miệng nói lảm nhảm.
141
Cả hai đứa con trai ta đã chết. Chồng ta chết trên đường đi. Cha
mẹ ta và em trai ta đang bị thiêu trên cùng một giàn thiêu hoả
táng.
Từ đó trở đi nàng đi quanh khắp nơi chẳng mặc một thứ gì trên
người bằng một chiếc áo khoác. Và vì hành vi đạo đức của nàng
đã suy sụp. Người ta đặt tên cho nàng là Patacara. Nhìn thấy
nàng, những người đàn ông kháo nhau, “đi thôi, đồ đàn bà điên
khùng!” và có một số người còn vứt rác bẩn lên đầu nàng: số
khác lại vứt đồ dơ. Người khác lại còn đắp đất. Vị Đạo sư ngồi
thiền ngay giữa một Tăng chúng đông đảo trong khu rừng Kỳ
Viên đang diễn giải giáo pháp, đã nhìn thấy nàng đang đi lang
thang khắp nơi và quan sát thấy tri thức của nàng đã chín muồi,
khi nàng đang đến gần, tiến lại gần thiền viện, nàng chỉ biết hành
động thế thôi.
Khi Tăng chúng nhìn thấy nàng, họ nói với nhau, “Đừng để cho
người đàn bà điên này tiến lại gần đây.” Nhưng Đức Thế Tôn nói,
“Xin đừng ngăn cản nàng.” Sau khi nàng đã tới một điểm không
cách xa Ngài là bao, Ngài nói, “Thưa chị, hãy lấy lại bình tĩnh
đi!”
Ngay lập tức nàng lấy lại được trí nhớ qua phép thần thông của
Đức Phật, và nàng nhận ra được thực chất đó là quần áo nàng mặc
đã rơi đâu mất cả rồi. Điều đó khiến cho nàng mắc cở và sợ có kẻ
làm tầm bậy và rồi nàng ngồi xuống, nàng ngồi xổm khi nàng
loay hoay ngồi xuống chỗ đó. Thế rồi có một người đàn ông đưa
cho nàng một chiếc áo khoác ngoài. Nàng mặc áo vào và tiến đến
gặp Đức Phật, nàng đảnh lễ ngài với năm cử điệu thân đầu địa và
tường thuật lại nguyên nhân sầu khổ của nàng. “Bạch Ngài, hãy
trở thành niềm hỗ trợ cho con, một đứa con trai của con đã bị diều
hâu cấp lên trời mất; đứa khác thì bị nước sông cuốn trôi, chồng
con bị chết trên đường đi, cha mẹ và em trai con bị nhà sập đè
chết và đang thiêu trên cùng một giàn thiêu.”
Hỡi Patacara, xin đừng nghĩ tới những sự việc đó nữa.” Vị Đạo Sư
cất tiếng bảo, “Nàng đang hiện diện trước một người có thể giúp cho
ngươi. Cũng như nhà ngươi đang tạo ra nước mắt vì cái chết của
chồng con v.v…cũng như vậy những hữu sanh liên tiếp vô thuỷ vô
chung và nước mắt đổ ra vì cái chết của con trai v.v…còn nhiều hơn
cả nước bốn đại dương.” Để chứng tỏ cho nàng thấy vấn đề này,
ngài thốt lên đoạn kệ này:”
142
Nước trong bốn đại dương vẫn ít hơn nước mắt của người bị sầu
khổ dày vặt và than khóc Mẹ mình, tại sao nhà ngươi lại sao lãng
chính mình đến như vậy?
Khi Đức Phật đang giải thích bài kinh này [về hữu sanh tiếp diễn]
vô thuỷ vô chung (liên tục), thì nỗi buồn khổ của nàng vơi hẳn đi.
Nhận ra nỗi buồn khổ của nàng đã vơi dần đi, Ngài nói, “Hỡi
Patacara, đối với những kẻ đã sang cõi bên kia, con trai và v.v…
không thể là nơi cư trú, là nơi bảo vệ, hay nơi trợ giúp. Chính vì
thế chánh đạo dẫn đến Níp Bàn do kẻ khôn hoàn tất được bằng
cách thanh tịnh chính phẩm hạnh của mình. và rồi ngài diễn giải
giáo pháp bằng cách giải thích những đoạn kệ này:
      Chẳng phải con cái hay cha mẹ hoặc giả họ hàng ruột thịt, là nơi
nương tựa cho ta. Họ hàng thân thuộc cũng chẳng phải là nơi nương
tựa cho ta đâu họ cũng bị thần chết bắt mất.
      Biết rõ vấn đề này, người Đại Tri lấy phẩm hạnh mà kiềm chế
mình, có thể nhanh chóng thanh tịnh chánh đạo dẫn đến Níp Bàn.
Đến khi kết thúc bài kinh, Patacara được an trú nơi thánh quả
Nhập Lưu, và nàng xin vị Đạo Sư được xuất gia. Vị Đạo sư dẫn
nàng đến với chư vị Tỳ khưu Ni và họ đã chấp nhận cho nàng
được xuất gia. Sau khi đã nhận cụ túc giới, nàng tinh tấn tu luyện
thiền quán mong đạt quả vị cao hơn. Một ngày kia, nàng lấy nước
trong một chiếc bình và đổ ra để rửa chân. Lần đầu tiên nước
chảy được một đoạn rồi dừng lại, thế rồi lần thứ hai, khi nàng đổ
nước ra thì nước chảy thêm một đoạn dài hơn và khi nàng đổ
nước ra lần thứ ba thì nước lại chảy thành một đoạn dài hơn nữa.
Dựa trên sự kiện này làm nền tảng nhập thiền, nàng nhận ra ba
giai đoạn trong cuộc sống. Nghĩ rằng, “Giống như ta đổ nước ra,
những người chết dưới thời niên thiếu, thế rồi giống như nước đổ
ra lần thứ hai chảy thêm một đoạn dài hơn, là những người chết
trong độ tuổi trung niên và giống như ta đổ nước ra lần thứ ba
nước chảy thêm một đoạn dài hơn nữa, đó là những người chết ở
tuổi già.”
Vị Đạo Sư ngồi trong hương phòng, tỏa sáng rực rỡ và nói như
thể nàng đang đứng trước mặt ngài, làm rõ ý nghĩa điều này như
sau: “Hỡi Patacara, cũng giống như vậy, tất cả mọi người ai cũng
đều phải chết. Vậy tốt hơn hết là sống như thế nào để hiểu rõ
được sanh diệt ngũ uẩn, tốt hơn hết là chỉ sống được có một ngày
143
mà nhận ra được sự thật ấy còn hơn là sống cả trăm năm.” Và
Ngài thốt lên đoạn kệ này:
      Và nếu như một người sống được một trăm năm mà không
nhận ra sanh dịêt, cũng không bằng một người chỉ sống có một
ngày song lại nhận rõ sanh diệt là gì vậy.
Vào cuối bài kinh, Patacara chứng đắc quả A-la-hán cùng với Tứ
vô ngại giải. Như người ta nói trong Thí Dụ Kinh như sau:
1.    Một trăm ngàn đại kiếp qua, có vị Chiến Thắng và Lãnh Tụ
tên là Padumuttara là người đã đạt đến bến bờ Pháp bên kia đã
sanh ra. 
2.    Vào thời điểm đó, Ta sanh ra trong thành Hatsavati trong gia
đình một thương gia giàu có, tỏa sáng với đủ loại châu báu, và ta
được hưởng hạnh phúc to lớn.
3.    Ta chạy lại Vị Đại Anh Hùng và lắng nghe Giáo Pháp của
ngài.
4.    Thế rồi niềm tin khởi sanh trong ta và ta chạy lại xin quy y vị
Chiến Thắng.
5.    Thế rồi với lòng hoan hỷ, mong được địa vị đó, ta đã mời
Đức Thế Tôn Thập Lực, là lãnh tụ thế gian, cùng với Tăng Đoàn
của ngài.
6.    Ta đã cúng dường họ trong suốt bảy ngày, và ta đã bố thí cho
ngài ba chiếc y cà sa. Trước tiên ta sụp đầu lạy dưới chân ngài và
thốt lên những lời này:
7.    “Ôi vị Anh Hùng vĩ đại, ta sẽ giống như người ngài tán
dương tuần qua. Ôi vị Đại Tri, nếu điều đó thích hợp, Ôi vị Lãnh
Đạo cõi thế gian”
8.    Thế rồi vị Đạo sư nói với ta. “Ôi phụ nữ thánh đạo kia, xin
đừng sợ hãi làm chi, hãy tin tưởng, bởi kiếp sống tương lai ngươi
sẽ chu tất ước muốn đó.
9.    “Một trăm đại kiếp cho đến thời điểm này sẽ có vị đạo sư
xuất hiện trên cõi trần, tên Cồ Đàm thuộc dòng họ Thích ca, là
hậu duệ bộ tộc Okkaka.
10.Sẽ xuất hiện người thừa kế giáo pháp, một hậu duệ hợp pháp
cho giáo pháp tên là Patacara , một nữ đệ tử của vị đạo sư đó.”
11.Ngay sau khi ta nghe điều đó, lòng ta tràn ngập niềm vui khôn
xiết và suốt cuộc đời ta chỉ phục dịch vị Đạo Sư với những đồ
thiết yếu với tâm đầy tràn nhân ái.
144
12.Với kết quả phước nghiệp lòng quyết tâm và mục đích rõ ràng,
khi ta từ bỏ tấm thân phàm tục này, ta tái sanh nơi cõi Trời Đâu
Xuất.
13.Giờ đây nơi đại kiếp thiện này, hậu duệ Phạm Thiên danh
tiếng lừng lẫy, có tên là Kassapa, vị đại hùng biện đã giáng lâm.
14.Vào thời điểm đó, có một đệ tử của vị Đại Trí tên là Kiki , là vua
trị vì thần dân Kasi trong thành phố vĩ đại Baranasi.
15.Ta là con gái thứ ba, tiếng thơm lừng lẫy tên là Bhikkhuni. Sau
khi đã lắng nghe Giáo pháp của vị chiến thắng vĩ đại, ta đã mạnh
mẽ quyết tâm xuất gia.
16.– 17. Vào lúc đó, cha mẹ lại không cho phép ta [xuất gia].
Chính vì thế bảy chị em chúng ta lớn lên trong gia đình được làm
công chúa trong suốt cả ngàn năm và theo đuổi cuộc sống giới
đức không dễ duôi, sống đời trinh nữ trong suốt hai mươi ngàn
năm trong gia đình, hết lòng hoan hỷ phục vụ Đức Phật. 
18. Tên chúng ta là Samani, Samanagutta. Bhikkhuni,
Bhikkhudayika, Dhamma, Sudhamma, và đứa thứ bảy là
Sanghadayika.
19. Ngày nay, ta có tên là Uppalavanna (và các tên khác là)
Khema, Bhadda, Bhikkhuni, Kisa-Gotami, Dhammadinna và
Visakha là tên thứ bảy.
20. Với kết quả phước nghiệp và lòng quyết tâm và mục đích rõ
ràng, khi ta từ bỏ tấm thân phàm tục này, ta tái sanh nơi cõi Trời
Đâu Xuất.
21. Và giờ đây, vào hữu sanh cuối cùng này, ta sanh ra trong gia
đình một thương gia giàu có trong thành phố tuyệt vời Savatthi, là
nơi giàu có, thịnh vượng và phát triển.
22. Khi ta trở thành một người phụ nữ trẻ, ta đã lấy một người
đàn ông dâm đãng, và dưới sự kiềm chế của những suy nghĩ [dâm
loạn] ta đã đến với hắn.
23. Ta đã sanh một đứa con trai đầu lòng và rồi thêm đứa con thứ
hai do chính ta sanh ra. Đoạn ta quyết định, “Ta sẽ về thăm cha
mẹ ta sau đó.”
24. Ta thông báo cho chồng ta biết, thế rồi khi chàng không có ở
nhà, ta đã rời gia đình chỉ một thân một mình để tới thành phố
tuyệt hảo tên là Savatthi.
25. Ngay sau đó chồng ta đã xuất hiện và bắt kịp ta đang trên
đường đi. Đoạn ta đến thời điểm lâm bồn đau đớn.
145
26. Và rồi một cơn bão lớn xuất hiện ngay lúc ta sanh con. Thế rồi
chồng ta đi vào rừng và bị rắn cắn chết trên đường.
27. Thế rồi trong lúc cùng khổ khi ta sanh con, không có nguời
bảo vệ, trên đường đi về nhà, ta nhìn thấy con sông nhỏ nước lũ
chảy xiết.
28. Ta bế một đứa con sang sông và để đứa nhỏ lại một mình trên
bờ sông đó và lại vượt sông bế đứa thứ hai.
29. Khi ta đang quay trở về, thì một con diều hâu cỗng mất đứa
con thứ hai đang bị bỏ, và dòng nước cuốn mất đứa con khác. Ta
tràn ngập sầu khổ khôn xiết.
30. Đi vào thành Savatthi, ta nghe biết những người thân của ta
đã chết. Thế rồi, khốn cùng tuyệt vọng, tràn ngập sầu khổ khôn
xiết. Ta thốt lên tiếng nói như sau: 
31. “Cả hai đứa con ta đã chết. Chồng ta cũng chết trên đường đi.
Cha mẹ và em trai bị thiêu trên cùng một giàn thiêu hỏa táng”.
32. Đoạn ta bị gầy xọp đi, mặt mũi xanh xao không còn người
bảo trợ, tâm thần xuy xụp. Sau đó ta đi lang thang khắp nơi, và ta
nhìn thấy vị Đánh Xe muôn chúng sanh.
33. Và vị Đạo Sư nói với ta, “Ôi người con gái xin đừng sầu khổ
làm chi. Hãy đặt niềm tin, xin hãy tìm lại chính mình. Tại sao nhà
ngươi lại sầu khổ vô ích như vậy?
34. Chẳng còn con cái, mất hết cha mẹ, hay họ hàng làm chỗ
nương thân, họ hàng thân thuộc chẳng làm nơi nương thân cho
những kẻ tử thần đã bắt.”
35. Khi ta nghe được những lời nói của Đức Phật, ta đã đạt được
thánh quả nhập lưu, và chỉ trong một thời gian ngắn ta chứng đắc
thánh quả A la hán.
36. Ta đã khống chế được sức mạnh thần thông. Nhờ thiên nhĩ, ta
biết được suy nghĩ của tha nhân, ta thực hiện y lời đạo sư dạy.
37. Ta biết rõ tiền kiếp của ta trước. Thiên nhãn ta được thanh
tịnh thanh tịnh, sau khi đã triệt phá mọi ô uế, ta trở nên thanh
tịnh, hoàn toàn thoát khỏi mọi điều dơ bẩn.
38. Thế rồi ta thông hiểu mọi giới luật của vị Đạo Sư, nhận định
được toàn bộ giới luật đó đến từng chi tiết. Ta đã tụng như thật
vậy.
39. Vị Chiến Thắng rất hài lòng với những phẩm chất tốt và đã
chọn ta vào số những người tuỵêt vời nhất, nói rằng, “Patacara là
đệ nhất nhân vật trên trần.”
146
40. Ta phục dịch đạo sư cẩn thận. Ta thực hiện lời Phật dạy cho
ta. Ta trút bỏ hết mọi gồng gánh nặng nề, triệt phá đến tận gốc rễ
hết những gì dẫn đến sanh hữu trở lại.
41.Đích nhắm tới khi ta xuất gia để tham gia cuộc sống vô gia cư,
ta đạt được đích đó dễ dàng – bằng triệt phá hết mọi ách phược.
42-44. Mọi lậu hoặc ta đã thiêu huỷ hết...[Xin đọc tr. 10] ta đã
thực hiện y lời Phật dạy.
Sau khi đã chứng quả A-la-hán và nhìn lại những thành tích của
mình vào thời điểm còn làhọc giới, giải thích cách thức điều kiện
tuyệt vời này đã diễn ra qua lời tuyên bố long trọng, nàng thốt lên
những đoạn kệ sau đây:
112. Với chiếc cày cày ruộng, gieo hạt giống trên cánh đồng dọn
sẵn, để nuôi vợ nuôi con và gia đình, người Bà la môn trẻ tận thu
được giàu có.
113. Được giới đức tu luyện như thế, tại sao ta tuân thủ lời Phật
dạy song vẫn chưa đạt Níp bàn? Không biếng nhác, cũng chẳng
giao động tâm linh.
114. Ta rửa chân và chú ý dòng nước chảy. Và nhận ra nước chảy
ra từ chân ta chảy xuống từ đồi cao chảy đầy vũng đất trũng.
115. Thế rồi ta nhập thiền chủ đề đó, giống như ngựa hiền khéo
luyện thế rồi ta lấy chiếc đèn dầu, rồi đi vào phòng nhỏ ta thiền
quán với ngọn đèn.
116. Rồi lấy cây kim nhỏ ta dìm tim đèn xuống dần, thấy cây đèn
lụi dần tâm ta được giải thoát.
112. Ở đây, Cày ruộng có nghĩa là: cày ruộng (kasanta), những
người nào thực hiện công việc cày cấy. Đây là số ít hiểu theo nghĩa
số nhiều. Gieo hạt có nghĩa là: gieo hạt giống (vapanta). Trong thửa
ruộng đã cày cấy (chama) có nghĩa là: trên thửa ruộng, vì đây là
danh cách hiểu theo nghĩa vị trí cách. Đây là ý nghĩa ngắn gọn như
sau: những người này, các thanh niên Bà la môn, đang cày thửa
ruộng dùng cày để cày. Nhằm mục đích gieo hạt lúa và rau cỏ trên
mảnh đất đó, và lý do cày ruộng và gieo cấy cánh đồng đó chính là
để nuôi sống chính mình và vợ con v.v…họ kiếm được của cải giàu
sang. Như vậy trên cõi đời này hành động của cá nhân đều mang lại
kết qủa và đem lại lợi nhuận.
113. Ở đây, Tại sao ta tu luyện giới đức đến như vậy. (sila-
samapnna), tuân thủ tối đa lời Phật dạy (satthu sasanakarika) mà
không đạt được Níp Bàn? cho dù ta không biếng nhác cũng chẳng
147
giao động có nghĩa là: ta có giới đức thanh tịnh (suvisuddha-sila);
ta không biếng nhác vì ta cố gắng hành tinh tấn; ta không giao
động và tâm trí ta luôn thiền định nội tại. Vì ta luôn tuân giữ lời
Phật dạy được gọi là tu luyện thiền liên quan đến Tứ thánh đế,
làm sao ta không thể chứng Níp Bàn được? chắc chắn ta sẽ đạt
đến Níp bàn vậy.
114. Và suy nghĩ như vậy nàng đã tập trung chú ý tối đa để luyện
thiền quán. Một ngày kia nàng lấy nước rửa chân như là một
tướng. Chính vì thế nàng cho hay, ta rửa chân, v.v… ý nghĩa điều
này là: đang lúc rửa chân, ta nhìn thấy nước từ chân chảy từ đỉnh
đồi xuống vùng đất trũng. Và ta coi đó như là một tướng.
115. Ta tự nghĩ trong lòng, “Chính vì nước là chủ đề thiền pháp
diệt và pháp biến dạng, cũng vậy những đại cấu tạo thành cuộc
sống chúng sanh (cũng trải qua sanh diệt như vậy)” Như vậy, ta
quan sát đặc tính vô thường và hậu quả của nó là đau khổ và vô
ngã, ta gia tăng phát triển thiền quán. Thế rồi ta nhập thiền đề
mục đó như là, giống như ngựa rặc khéo luyện có nghĩa là: giống
như người đánh xe tài ba khiến cho ngựa khéo thanh tịnh chạy
tốt, ta cũng tập trung thiền quán một cách dễ dàng; ta tạo ra điều
này bằng thiền định và thiền quán. Sau khi gia tăng thiền quán
như vậy và ước muốn có được những phong cảnh chung quanh
thích hợp, ta vào phòng thiền và lấy một ngọn đèn để xua tan
bóng tối. Ta đặt chiếc đèn xuống. Sau khi vào căn phòng thiền đó
và dụi bớt tim đèn xuống với một chiếc chốt cửa để có thể dập tắt
ngọn đèn khi đến lúc ta ngồi thiền. Ngay tức khắc vừa mới đạt
được khung cảnh thích hợp tâm của nàng trở thành điềm tĩnh.
Nàng thâm nhập chánh đạo thiền quán và khai phá thánh đạo. Thế
rồi thông qua chánh đạo từng đạo một, nàng triệt phá được hết
các ô uế lậu hoặc. Chính vì thế nàng nói là: Thế rồi ta lấy chiếc
đèn … việc giải thoát tâm linh giống như ngọn đèn tàn lụi đi). Ở
đây, ta kiểm tra lại giường chiếu có nghĩa là: kiểm tra giường
chiếu với ánh sáng của ngọn đèn.
116. Chiếc kim có nghĩa là: chiếc chốt để chốt cửa lại. Ta kéo tim
đèn xuống có nghĩa là: để có thể tắt đèn, ta kéo tim đèn xuống có
phần đầu ngập trong dầu về phía ta. Giải thoát có nghĩa là: giải
thoát khỏi các lậu hoặc. Nhưng liên quan đến tâm tương tục hiểu
theo nghĩa tối thượng. Chính vì thế nàng nói rằng: thuộc tâm
ta. Nhưng người ta nói rằng khi có những điều kiện như thể tim
148
đèn và dầu, v.v…ngọn đèn sẵn sàng hoạt
động (uppajjandraho), đang khi đó nếu thiếu những điều kiện này,
thì ngọn đèn sẽ tắt nghỉm. Chính vì thế khi nhập niệm dựa trên
lậu hoặc, v.v… thì tâm phải trải qua tái sanh. [nhưng] nếu thiếu
những điều kiện đó tâm được giải thoát thông qua còn hiện hữu
sanh nữa. Chính vì thế nàng cho rằng, Giải thoát tâm linh giống
như ngọn đèn tàn lụi đi vậy.
Đến đây kết thúc chú giải về những đoạn kệ của Trưởng lão Ni
Patacara. 
11. CHÚ GIẢI ĐOẠN KỆ THUỘC NHÓM BA MƯƠI
TRƯỞNG LÃO NI.
Các đoạn kệ bắt đầu với Sau khi đã đưa tay lấy những chiếc
chầy, là những đoạn kệ thuộc nhóm ba mươi Trưởng lão Ni. Cả
chư vị Tỳ khưu Ni đó cũng đã thực hiện rất nhiều phước nghiệp
dưới thời chư vị Phật tiền kiếp và cũng đã tích lũy được những
hạnh thiện nơi nhiều kiếp khác nhau làm căn giải thoát. Trong
nhiều cơ hội thuận tiện chư vị đó đã tích lũy được nhiều điều thiết
yếu nhắm đến giải thoát và dưới thời Đức Phật hiện tại, chính
những phước thiện của họ thôi thúc họ được sanh ra trong những
gia đình tốt nơi này nơi khác. Khi đến tuổi trưởng thành, họ đã
lắng nghe lời Phật dạy trước sự hiện diện của Trưởng lão Ni
Patacara, họ đã trở thành những tín nữ và xuất gia. Họ thực hiện
được nhiều phẩm hạnh thiện và sống đầy đủ giới đức của mình.
Thế rồi một ngày kia, Trưởng lão Ni Patacara đã kinh cho họ và
thốt lên những đoạn kệ này:
117. Sau khi cầm chày giã gạo những vị Bà la môn trai trẻ đã
kiếm được tài sản giàu có, để nuôi vợ nuôi con.
118. Cũng giống như lời Phật dạy, khi người nào thực hiện lời
Phật dạy, sẽ không phải hối hận. Hãy mau mắn rửa chân tay, và
ngồi sang một bên. Hãy kiên tâm tu chỉ, thực hiện lời Phật dạy.
117. Đây là bản tóm lược ý nghĩa ở đây: những con người
này, sau khi đã cần lấy chầy giã gạo nhằm mục đích kiếm sống.
Họ thực hiện công việc giã gạo; họ giã gạo thuê cho những người
khác, thực hiện những công việc hèn hạ như vậy giống như người
này người kia. Nuôi sống vợ con của họ đã tích lũy được của cải
thích hợp với công việc của mình. Nhưng công việc của họ không
149
được thanh tao. Thuộc về những cư dân sống trong làng. Hạ cấp,
khổ sở, liên quan đến những gì không thích hợp.
118. Chính vì thế hãy phá hủy những ngăn cản trở ngại do lậu
hoặc tạo ra thuộc loại đó tạo ra. Hãy thực hiện lời Phật dạy; hãy
nắm giữ, hãy thực hiện lời Phật dạy được gọi là những giới luật.
Hãy thực hiện lời Phật dạy trong liên tục tính của mình. Tại đó
nàng đã giải thích lý do: Sau khi thực hiện lời ngài, thì chúng ta
không phải hối hận. Kết quả thực hiện điều này khiến ta không
phải hối hận ngay trên đời này và nơi cuộc sống đời sau. Đang lúc
thực hiện lời ngài vào lúc này hay trong tương lai thì chúng ta
không phải hối hận vì đã làm điều đó. Để cho thấy hành vi đầu
tiên và phương pháp được áp dụng cho chính mình, hãy nhanh
chóng rửa chân đi. v.v…ở đây, người nào ngồi xuống mà chưa
rửa chân (a – dhovita-padassa) và chưa rửa mặt (a-vikkhalita-
mukkhassa) thì chẳng có được hoàn cảnh thuận tiện cho mình;
nhưng nếu rửa chân (pade pana dhovitva) và nếu người đó còn
rửa cả mặt nữa (mukkhađ-mukhassa), ngồi sang một bên, thì
người đó sẽ chiếm được cả hai. Chính vì thế, nhanh chóng, có
nghĩa là đừng có mất cơ hội thuận tiện đã có được, hãy nhanh
chóng rửa chân (padani), chính chân của mình (attano
pade) , và ngồi xuống (nisidatha) một bên, hãy ngồi xuống một
nơi kín đáo. Hay tập trung suy nghĩ về ba mươi tám [chủ đề
thiền] với bất kỳ chủ đề nào có liên quan đến tâm, nhắm đến bình
ổn tâm linh (ceto-samatham anuyutta) với tâm điềm
tĩnh (samahittena cittena) thông qua tu tập hành thiền về tứ diệu
đế. Hãy thực hiện, hãy nhận lấy những lời khuyên nhủ lời dạy lời
nhắn nhủ dạy dỗ của Đức Phật, là vị Thiện Thệ.
Thế rồi chư vị Tỳ khưu Ni đó, nắm vững được lời dạy của vị
Trưởng lão Ni đó, liên an trú thiền quán, dành hết sức mình vào
việc phát triển tâm linh; và sau khi đã khiến cho hiểu biết đạt đến
độ chín muồi và thông qua thực hiện hoàn hảo những công sơ
khởi, họ đã chứng đắc quả A-la-hán cùng với Tứ vô ngại giải. Thế
rồi nhìn lại thành quả của mình đã đạt được, họ thốt lên những
đoạn kệ được coi như là những lời dạy của Đức Phật.
119. Họ đã nghe lời nàng thốt ra, là lời dạy của nàng Patacara. Họ
đã rửa chân và ngồi sang một bên, chú ý luyện tâm an tịnh và họ
đã thực hiện lời dạy của Đức Phật.
150
120. Trong canh đầu tiên họ ngồi thiền nhớ lại đời tiền kiếp, trong
canh giữa đêm họ thanh tịnh thiên nhãn, vào canh đêm cuối cùng
họ xé tan bóng tối âm u vô minh.
121. Rồi đứng dậy, họ phủ phục dưới chân Đức Phật mà kính lễ,
“chúng ta nhận lời khuyên của ngài, chúng ta tiếp tục kính lễ ngài
giống chư vị ba mươi ba đảnh lễ vị Sakka, đấng không hề bị
chiến bại. Chúng ta chứng tam minh, chẳng còn lậu hoặc nào
vương vấn cả.”
119. Ở đây, Họ lắng nghe lời tuyên bố của nàng. Lời dạy của
Trưởng lão Ni Patacarra (Patacara sanana?) có nghĩa là: Họ, tức
là nhóm ba mươi Tỳ khưu Ni, lắng nghe lời nhắn nhủ có nghĩa là
hiểu theo nghĩa những lời huấn dụ đối lại với những lậu hoặc của
nàng (tassa)Trưởng lão Ni Patacara (Patacaraya theriya).
121. Đứng thẳng người lên họ kính lễ phủ phục xuống tận chân
nàng có nghĩa là: họ chú ý tới, tập trung chú ý tới lời dạy dỗ như họ
đã nhận được nơi nàng và khi họ đã ngồi xuống vị trí thuận tiện. Họ
đã chứng đắc phát triển tâm linh tột đỉnh. Để có thể kể lại sự khác biệt
chính họ đã nhận ra, họ đã trỗi dậy khỏi nơi ngồi thiền và đến trước
sự hiện diện của nàng. Và họ thốt lên những lời sau đây, “Ôi trưởng
lão Ni vĩ đại, chúng ta đã hoàn tất được lời dạy của ngài, phù hợp với
những gì ngài đã dạy dỗ chúng ta.” Đoạn họ kính lễ ngài phủ phục
xuống tận chân thực hiện kiểu kính lễ ngũ thân đầu địa. Giống như ba
mươi chư vị kính lễ thần Indra không hề bị đánh bại nơi chiến
trường. (sangame) có nghĩa là: Giống như chư vị chư thiên nơi cõi
Trời Đâu Xuất cùng với thần Inda, là người không hề nếm mùi bại
trận với chư thiên và A-tu-la (devasura-sangame) bao giờ. Chúng ta
cũng sẽ tiếp tục duy trì kính lễ ngài vì chẳng thiếu bất kỳ điều gì cần
phải thực hiện. Chính vì thế. Chúng ta chứng tam minh. Chúng ta
chẳng còn vương vẫn lậu hoặc nào có nghĩa là: họ cho biết là họ luôn
tỏ lòng biết ơn. Và đây chính là việc công bố về hiểu biết toàn tri của
họ. Và vì vấn đề này không được phân tích ở đây vì ý nghĩa đã được
giải thích trước đó.
Đến đây kết thúc chú giải các đoạn kệ của nhóm ba mươi Trưởng
lão Ni.
12. CHÚ GIẢI ĐOẠN KỆ CỦA TRƯỞNG LÃO NI CANDA.
Các đoạn kệ bắt đầu với Trước kia ta sống rất bất hạnh là của
Trưởng lão Ni Canda. Nàng cũng vậy đã thực hiện rất nhiều
151
phước nghiệp dưới thời chư vị Phật tiền kiếp và đã tích lũy được
các hạnh thiện nơi nhiều kiếp sống trước làm căn giải thoát. Đến
đúng thời gian qui định nàng đã tích lũy được những việc ban đầu
để được giải thoát thông qua chứng kiến thức đã chín muồi.
Dưới thời Đức Phật hiện tại, nàng sanh ra trong một ngôi làng Bà
la môn kia trong gia đình một người Bà la môn nghèo hèn. Vào
lúc nàng sanh ra tài sản gia đình nàng bị sa sút. Đến thời gian
nàng đến tuổi trưởng thành và sống trong điều kiện hết sức bi đát.
Thế rồi có nạn dịch tả xảy ra trong nhà đó, và vì toàn bộ họ hàng
thân thuộc của nàng đã bị bệnh chết hết, nàng chẳng còn chỗ nào
để ở cả. Nàng đi lang thang hết nhà nọ sang nhà kia với tô khất
thực cầm trong tay. Nàng sống sót nhờ bấât kỳ vật thực nào nàng
nhận được.
Thế rồi một ngày kia, khi nàng đến một nơi ở đó có một bữa ăn
đã được dọn sẵn do Trưởng lão Ni Patacara thiết đãi. Khi chư vị
Tỳ khưu Ni thấy nàng rơi vào cảnh đáng thương hại vì đói, liền
tiếp nàng với lòng đại bi, họ đã cho nàng ăn với những thứ đồ ăn
dư thừa. Nàng chứng niềm tin và sung sướng thấy các phẩm hạnh
thiện nơi các Tỳ khưu Ni đó. Nàng đến gặp chư vị Tỳ khưu Ni đó,
đảnh lễ chư vị và ngồi sang một bên. Thế rồi chư vị Tỳ khưu giải
thích Giáo pháp cho nàng. Sau khi nghe Giáo pháp, nàng chứng
niềm tin nơi giáo lý đó; một mối giao động lớn nổi lên liên quan
đến kiếp sống luân hồi liên tục và rồi nàng xuất gia. Sau khi nàng
xuất gia, nàng theo lời giáo huấn của chư vị Tỳ khưu Ni đó. Nàng
an trú thiền quán và chuyên tâm tinh cần. Rồi với chánh tinh tấn
và lời phát nguyền cùng trí tuệ chín muồi chỉ sau một thời gian
ngắn nàng chứng thánh quả A-la-hán cùng với pháp tín thọ. Nhìn
lại những thành quả mình đã đạt được nàng thốt lên những đoạn
kệ long trọng sau đây:
122. Trước kia ta đã sống rất bất hạnh, là bà góa chẳng còn con
cái. Không bạn bè và họ hàng thân thuộc. Ta chẳng có đủ đồ ăn
thức uống và quần áo để mặc.
123. Tay cầm tô đi xin tay chống gậy qua đường. Ta đi xin hết
nhà này sang nhà khác. Phải chịu biết bao khổ sở do thời tiết
nóng lạnh thất thường và ta đã chu du tái sanh khất thực như thể
trong suốt bảy năm trời.
152
124. Và thế rồi ta nhìn thấy vị Tỳ khưu Ni. Vị này đã có đồ ăn
thức uống dư thừa. Ta tiến đến gặp nàng và lên tiếng: “Xin cho ta
được xuất gia sống đời vô gia cư.
125. Và với tâm đại bi Patacara đã đồng ý cho ta xuất gia. rồi
giảng dạy cho ta hướng ta tới chân đế.
126. Ta lắng nghe lời nàng giảng dạy ta làm theo y lời Phật dạy.
Lời giảng của bậc Trưởng lão Ni đó đã không phải uổng công. ta
chứng đắc tam minh và không còn lậu hoặc.
122. Ở đây, sống rất khổ sở bất hạnh có nghĩa là: [nàng rất] nghèo
khổ. Trước kia (pure) có nghĩa là: trước khi (pubbe) nàng xuất
gia. Kể từ thời gian nàng xuất gia, một con người vào thời điểm
này không được cho là giàu có hay nghèo do tài sản mà ra.
Nhưng Tỳ khưu Ni này rất giàu có về phẩm chất thiện. Chính vì
thế nàng nói rằng: Trước kia ta sống rất bất hạnh. Góa
bụa (vidhava) có nghĩa là: người chồng (dhavo) được cho là
người chồng (samako); nếu thiếu một người, [người này] bị góa
bụa, là người chồng chết (mata-pattika); đây là ý nghĩa. Không có
con cái có nghĩa là: thiếu con cái. Ta không có đồ ăn thức
uống và quần áo có nghĩa là: ta không có đầy đủ liên quan đến đồ
ăn và quần áo, nhưng liên quan đến đồ khất thực và miếng vải
rách, ta chỉ nhận đủ đồ ăn và y phục. Đó là ý nghĩa ở đây.
123. Chính vì thế nàng nói rằng: lấy tô khất thực và chống gậy,
v.v… Ở đây tô khất thực có nghĩa là: một tô làm bằng đất sét
nung. Chiếc gậy có nghĩa là: một chiếc gậy chống lại chó và trâu
bò…Từ nhà này sang nhà khác có nghĩa là: từ gia đình này tới gia
đình khác. Và phải chịu nóng lạnh thiêu đốt có nghĩa là: bị sức
lạnh (sitena ca) và khí nóng ảnh hưởng. Vì thiếu nơi cư trú và
quần áo đầy đủ. 
124.Vị Tỳ khưu Ni có nghĩa là: nàng nói tới Trưởng lão Ni
Patacara. Nhưng rồi, có nghĩa là: sau đó, sau bảy năm.
125. Mục tiêu tối thượng (paramatthe) có nghĩa là: mục tiêu được
coi như là tối thượng (parame uttame atthe), việc tu tập chánh đạo
dẫn đến Níp Bàn hay là chính Níp Bàn vậy. [nàng] động viên ta
(niyojavi) có nghĩa là: nàng khích lệ ta (niyojesi), giải thích một
đề mục thiền. Phần còn lại đã được giải thích giống như ở trên 
Đến đây kết thúc chú giải về đoạn kệ của Trưởng lão Ni Canda.
Đến đây cũng kết thúc chú giải tập năm kệ.
153
6.1. CHÚ GIẢI ĐOẠN KỆ CỦA NĂM TRĂM TRƯỞNG LÃO NI LÀ CÁC
BÀ MẸ.
Trong tập sáu kệ, các đoạn bệ bắt đầu bằng câu [Con la khóc,
“Hỡi con ta ơi” với những ai chẳng được rõ chánh đạo mình đang
đi, v.v…là của năm trăm Trưởng lão Ni trước đã làm mẹ trong
gia đình. Họ cũng đã thực hiện nhiều phước nghiệp dưới thời chư
vị Phật tiền kiếp và cũng đã tích lũy được nhiều hạnh thiện cần
thiết để được giải thoát. Dưới thời Đức Phật hiện tại, họ sanh ra
trong nhà của rất nhiều gia đình tốt.
Khi đến tuổi trưởng thành, cha mẹ họ đã gả chồng cho họ nơi
những gia đình khác nhau và cũng đã sanh được rất nhiều con cái.
Họ sống cuộc sống gia đình nhưng vì họ đã thực hiện nhiều
phước nghiệp giống như ta đã đề cập đến ở trên. Họ cũng sống
cuộc sống tương tự như thế. Tất cả họ đều không còn con cái và
rơi vào hoàn cảnh rất buồn khổ vì chẳng có đứa con nào chịu
sống với mình. Họ chạy đến gặp Trưởng lão Ni Patacara, đảnh lễ
ngài rồi ngồi sang một bên và giải thích nguyên nhân sầu khổ của
họ cho ngài nghe. Vị Trưởng lão Ni đã xua tan nỗi sầu khổ cho
họ. Và ngài còn diễn giải Giáo Pháp cho họ với những đoạn kệ
sau đây:
127. Ngươi chẳng biết chánh đạo dẫn con ngươi đi đến đâu – vì
đó là chánh đạo nhà ngươi phải thông biết – sao ngươi lại than
khóc, “Hỡi con trai ta ơi.”
128. Nhưng ngươi chẳng nên than khóc kẻ đi và đến đâu cả. Ngài
than khóc làm gì vì đó là bản chất pháp hữu tình xưa nay.
129. Chẳng ai yêu cầu người này tới đó, cũng chẳng ai cho
phép nó tới nơi đây - Nhưng chắc người đó phải từ nơi này nơi nọ
mà t?i. Sau khi sống trên đời ắt hẳn phải có chánh đạo để đi tới
nơi này nơi kia và từ đây sẽ ra đi tới chỗ này chỗ nọ vậy.
130. Mệnh chung người đó sẽ chu du tái sanh khắp nơi dưới
hình dạng con người. Vì nó tới (sanh) rồi lại đi (diệt) nó đến một
con đường rồi ra đi một lối khác. Tại sao lại than khóc ở chốn này
làm gì?
Họ lắng nghe giáo lý của ngài Trưởng lão Ni, một giao động
mãnh liệt nổi lên nơi tâm họ, và họ đã xuất gia trước sự hiện diện
của Trưởng lão Ni. Sau khi đã xuất gia họ chuyên cần tu tập thiền
quán, chứng đắc pháp tín thọ và nghĩa tín thọ dẫn tới giải thoát,
và chỉ trong một thời gian rất ngắn họ chứng đắc quả A-la-hán
154
cùng với Tứ vô ngại giải. Thế rồi sau khi đã chứng quả A-la-hán,
họ chiêm ngưỡng những thành tích họ đã đạt được và coi đó như
lời tuyên bố long trọng về những chứng đắc đó, họ cùng nhau thốt
lên những đoạn kệ về những lời giảng dạy bắt đầu với [Nhà ngươi
than khóc, “Hỡi con trai của ta ơi”] là kẻ mà các ngươi chẳng hề
biết chánh đạo nó đi theo. Thế rồi từng người một họ đọc lên
những đoạn kệ sau đây:
131. Quả thật ngài đã rút ra mũi tên, không dễ gì thấy được,
nằm tận trong tim ta. Ngài đã rút khỏi tâm ta nỗi sầu khổ con trai
ta để lại, sầu khổ đó đã tràn ngập tim ta.
132. Hôm nay, ta đã rút mũi tên độc ra, ta chẳng còn đói khát
và đạt tới níp bàn. Ta đến quy y Phật, đại trí thiện thệ. Ta sẽ đến
quy y Pháp và qui y luôn cả Tăng Đoàn phạm hạnh.
127. Ở đây, đối với người đó người không biết rõ chánh đạo (kẻ
đó đang đi) – cả chánh đạo người đó tới cũng như người đó ra đi
có nghĩa là: đối với người nào, con đường phải qua để tới đây,
ngươi không biết – về chánh đạo kẻ đó tới, lối đi hắn tới đây,
ngay cả lối hắn ra đi, lối hắn ra đi khỏi nơi đây. Ngài nói tới điều
này liên quan đến tái sanh ngay trong quá khứ và tương lai. Vì
ngươi chẳng biết từ đâu người đó tới: đối với người đó đến từ đâu
qua ngả đường nào, ai biết được kẻ đó tới từ cõi nào, vì là con
đường người đó tới cũng như ra đi hoàn toàn lạ lẫm, trong mọi
tình huống giống như những người cùng gặp trên đường đi mà
không quen biết nhau. Đâu là lý do? Tại sao ngươi lại than khóc,
“Con ta hỡi” chỉ hoàn toàn do tính ích kỷ mà ra. Đây là ý nghĩa.
128. Nhưng ngươi lại không than khóc kẻ ngươi biết rõ đường
hướng hắn từ đâu tới và ra đi từ đâu có nghĩa là: nếu như ngươi
biết người đó tới và lối đi người đó sử dụng để tới, việc hắn ra đi
và lối đi từ đó hắn ra đi lại là một ngưòi con trai nhà ngươi hằng
yêu mến, thì ắt hẳn ngươi chẳng than vãn sầu khổ đến thế, chính
vì thế nhà ngươi chẳng nên đau buồn làm gì. Chính vì thế ngài
Trưởng lão Ni nói rằng, đây chính là pháp hưũ tình là vì vậy.
Trên cõi đời này, đây là điều do ly biệt nơi chúng sanh với toàn
bộ những điều là đáng yêu, là cảm khoải, vì không có những thứ
đó thì đau khổ sẽ diễn ra nơi hữu sanh tương lai.
129. Không hỏi han, hắn từ đó tới có nghĩa là từ đâu mà tới, tới từ
cõi khác, chẳng có ai hỏi, hắn tới đây. Cũng có cách giải thích là
agato [thế cho agacchi] và ý nghĩa lại hoàn toàn giống nhau [hắn
155
tới], không ai cho phép, hắn tới từ nơi này có nghĩa là: hắn tới cõi
đời sau từ cõi đời này mà chẳng được ai đồng ý cả. Hắn từ cõi đời
này mà ra đi song chẳng có ai cho phép hắn làm thế cả. Tới từ
đâu có nghĩa là: từ nơi nào đó như từ hoả ngục, v.v…từ cõi nào
đó. Sau khi trải qua đó một ít ngày (katipahakam) có nghĩa là: sau
khi đã sống tại đây chỉ một ít ngày. Hắn từ đây mà tới thông qua
lối đi nào đó có nghĩa là: hắn từ cõi hữu sanh này mà tới thông
qua một con đường; hắn lìa khỏi nơi đây tới một cõi hữu sanh
khác bằng cách tái sanh. Hắn từ đây mà tới (gacchati) từ nơi đó
đến một cõi khác có nghĩa là: hắn từ cõi hữu sanh này tới cõi tái
sanh khác bằng một con đường khác; quả thật hắn sẽ đi tới một
cõi hữu sanh khác.
. Mệnh chung (peto) có nghĩa là: chết đi (apeto), ra đi từ nơi đó,
hắn được tái sanh nơi nhiều cõi hữu sanh khác nhau. Dưới hình
sắc con người (manussa-rupena) có nghĩa là: đây được coi như là
một ví dụ điển hình về điểm này. Ý nghĩa ở đây là: nơi cõi hiện
hữu con người (manussa-bhavena) hay nơi cõi hiện hữu thành súc
sinh. Chu du tái sanh khắp nơi có nghĩa là: du hành thông qua tái
sanh liên tục. Như hắn xuất hiện như thế nào (yathagato), hắn
cũng ra đi như vậy có nghĩa là: cũng giống như (yatha) hắn tới
(agato) chẳng xin phép một ai cả, thì hắn ra đi cũng vậy chẳng
được ai cho phép tới một cõi hoàn toàn xa lạ. Lời than vãn nào có
ích lợi gì đâu có nghĩa là: lời than vãn khóc lóc đó nào có đem lại
lợi ích gì, trong hoàn cảnh như vậy (tadise), màkhông tự kiềm chế
được bên trong kiếp tham dục như thế? Việc tham vãn khóc lóc
như thế có đem lại điều lợi gì (paridevitena)? Đó là ý nghĩa muốn
đề cập đến ở đây. Ý nghĩa những gì còn lại coi như đã được giải
thích ở trên.
Và ở đây, bốn đoạn kệ đầu là của Trưởng lão Ni Patacara. Ngài
đã nói với năm trăm phụ nữ từng người một để đẩy lùi sầu khổ
cho họ. Điều này nên được hiểu là đứng vững trước lời dạy dỗ
của ngài, họ đã xuất gia. Và khi họ đã phân biệt được sự việc đó,
thì cả sáu đoạn kệ đó đã được từng người trong nhóm năm trăm
Tỳ khưu Ni đó nói lên.
Năm trăm vị Patacara có nghĩa là năm trăm vị Tỳ khưu Ni đã
nhận được tên gọi là Patacara, theo như người ta đã kể lại: “Họ
hiểu rõ ngài Trưởng lão Ni Patacara đã nói điều gì, do thực chất
họ đã nhận được lời khuyến dụ trước sự hiện diện của ngài.
156
Đến đây kết thúc chú giải các đoạn kệ thuộc nhóm năm trăm chư
vị Tỳ khưu Ni.
2. CHÚ GIẢI ĐOẠN KỆ CỦA TRƯỞNG LÃO NI VASITTHI.
Các đoạn kệ bắt đầu với câu Ta phải sầu muộn vì con trai ta là
của Trưởng lão Ni Vasitthi. Nàng cũng đã thực hiện những phước
nghiệp dưới thời chư vị Phật tiền kiếp và đã tích lũy được nhiều
hạnh thiện nơi nhiều kiếp sống tiền kiếp làm cơ sở để được giải
thoát. và hoàn thành được những điều cần thiết để chứng giải
thoát sau khi kiến thức đã đến lúc chín muồi. Nàng chu du tái
sanh khắp các cõi chư thiên lẫn cõi chúng sanh và dưới thời Đức
Phật hiện tại, nàng đã sanh ra trong một gia đình tốt trong thành
Vesali.
Khi đến tuổi trưởng thành, cha mẹ nàng đã gả nàng cho một
người con trai cư trú trong một gia đình tốt rất môn đăng hộ đối.
Và nàng đã dọn về ở trong gia đình nhà chồng. Nàng sống rất
hạnh phúc với chồng, nàng đã hạ sanh được một người con trai
chỉ mới chập chững biết đi, nhưng nó đã qua đời. Phải sầu khổ
phiền muộn vì cái chết của đứa con trai, nàng đã bị mất trí. Và
đang lúc họ hàng chữa trị cho người chồng thì nàng đã bỏ đi lang
thang khắp đó đây cho đến khi nàng tới được thành Mithila.
Tại đó, nàng đã được chứng kiến Đức Phật đang xuống phố khất
thực, hoàn toàn tự tại, tự chế và làm chủ các căn. Khi nàng vừa
thấy Đức Thiện Thệ, và nhờ có Phật lực bệnh mất trí của nàng
được loại bỏ và nàng lấy lại cho mình bình tĩnh trở lại. Thế rồi vị
Đạo Sư kinh cho nàng về sầu khổ. Khi nàng nghe giáo pháp, nàng
vô cùng giao động và nôn nóng xin được xuất gia. Theo lệnh của
Đức Phật nàng đã xuất gia cùng với chư vị Tỳ khưu Ni. Nàng đã
hoàn thành tốt phận sự ban đầu; an trú nơi thiền quán và với cố
gắng vượt bậc, với trí tuệ chín muồi, nàng chứng quả A la hán,
với pháp tín thọ, nghĩa tín thọ, chỉ trong một thời gian rất ngắn.
Nhìn lại thành tích của mình, nàng đã thốt lên những đoạn kệ này
như là một lời tuyên bố long trọng:
133. Ta sầu muộn vì con trai ta, với tâm đau khổ cuồng loạn, lõa
thể đầu tóc rối bù, ta sống lang thang khắp nơi nơi.
134. Lang thang khắp nơi trên đường phố, nơi rác rưởi, bãi tha
ma và trên đường xe chạy. Ta lang thang chu du tái sanh khắp
trong ba năm, thân kham khổ chịu đói nhịn khát ba năm trường.
157
135. Thế rồi ta chứng kiến vị Thiện Thệ đang tiến vào thành
Mithila, ngài điều ngự kẻ chưa điều ngự, là Bậc giác ngộ vô úy.
136. Lấy lại tâm bình tĩnh, ta kính lễ Ngài rồi ngồi xuống bên
cạnh, Với đại bi Đức Phật Cồ Đàm thuyết giảng giáo pháp cho ta
rõ.
137. Ta lắng nghe giáo pháp và xuất gia, ta tham gia cuộc sống vô
gia cư. Thực hành lời đạo sư ta chứng đạo an ổn.
138. Mọi phiền muộn được cắt đứt hết, đoạn tận được như vậy.
Vì ta biết rõ nguồn gốc từ đó sầu muộn sẽ phát sanh.
133. Ở đây, bị phiền muộn có nghĩa là: phải sầu khổ (attita). Đây
còn là một cách giải thích khác nữa. Ý nghĩa ở đây là: [nàng] phải
phiền muộn, bị thúc ép. Với tâm bị cuồng loạn (khitta-citta) có
nghĩa là: với tư tưởng bị hỗn loạn do điên loạn vì sầu khổ. Do kết
quả trí thông minh bình thường của nàng đã biến mất nàng không
còn tỉnh táo. Vì không còn biết mắc cở nữa và sợ hãi làm điều
tầm bậy, vì quần áo của nàng chẳng còn mảnh nào che thân,
[nàng trở nên] trần truồng. Vì đầu tóc của nàng hoàn toàn rối bù
lên, [đầu tóc nàng] bù xù rối ren. Đây kia có nghĩa là: Ta di
chuyển từ làng này sang làng khác, từ thành này sang thành khác,
từ phố này sang phố khác.
135. Thế rồi có nghĩa là: sau đó, những hành vi dẫn đến điên loạn
biến mất. Đức Thiện Thệ có nghĩa là: vì ngài dẫn đến điều tốt
lành (gatatta) tới nơi tốt lành; vì (gatatta) có tài hùng biện (chánh
ngữ) (gadatta), ngài là vị Thiện Thệ, là Đức Thế Tôn. [đang tiến]
về [thành] Mithila có nghĩa là: hướng về thành Mithila, về phía
thành phố Mithila.
136. Lấy lại được hồi tâm trở lại có nghĩa là: loại bỏ được cuồng
loạn tâm linh nhờ vào sức mạnh của Đức Phật, lấy lại được suy
nghĩ bình thường.
137. Tự áp dụng mình theo lời Phật dạy có nghĩa là: cố gắng thực
hành lời dạy của Đức Phật, vị toàn giác; siêng năng chuyên cần
học hỏi giáo lý của Đức Phật trong việc tu luyện tâm linh. Ta
chứng đắc (sacchakasi?) chánh đạo an tịnh, thoát khỏi bốn ách
phược luôn đè nặng lên ta, chứng đắc niết bàn
138. Kết thúc theo cách này (etad-anika) có nghĩa là: Bậc A-La-
Hán ta đã chứng đắc là cùng đích (anto) tất cả: điều này chính là
đích, Mọi sầu khổ của ta kết thúc theo cách này. Ý nghĩa ở đây là:
đến giờ phút này chẳng còn cơ hội nào sầu khổ được tạo ra nữa.
158
Liên quan đến những sầu khổ đó. Ta đã hiểu rõ (pariđđata) nhờ
am hiểu toàn bộ bằng hiểu biết, trạch pháp và loại bỏ các căn.
Cũng đồng nghĩa với năm nhóm hiểu rõ – những sầu khổ này.
Chính vì thế mọi sầu khổ của ta đều kết thúc theo cách này.
Đến đây kết thúc chú giải các đoạn kệ của Trưởng lão Ni Vasitthi.
3. CHÚ GIẢI ĐOẠN KỆ TRƯỞNG LÃO NI KHEMA
Những đoạn kệ bắt đầu với Nàng vừa trẻ lại vừa đẹp là của
Trưởng lão Ni Khema. Nàng đã sống làm nô tỳ cho người khác
trong thành Hatsavati trong suốt thời gian Đức Phật Padumuttara
sinh tiền. Nàng kiếm sống bằng cách phục vụ cho chủ. Một ngày
nọ nàng gặp được Trưởng lão Sujata, là đồ đệ chính của vị Toàn
Giác Phật Padumuttara đang du hành khất thực. Nàng đã cúng
dường cho ngài một chiếc bánh ngọt. Và trong cùng ngày hôm
đó, nàng cũng đã xuống tóc, làm một vật thí dâng lên Trưởng lão.
Thế rồi nàng lại ước nguyện rằng, “Trong tương lai, cầu xin con
trở thành một vị đồ đệ khôn ngoan của vị Phật nào đó.” Và trong
suốt cuộc sống của mình, nàng đã chuyên tâm thực hiện phước
nghiệp.
Nàng du hành khắp các cõi chư thiên lẫn cõi chúng sanh, và đến
đúng thời gian qui định, nàng sanh ra nơi sáu cõi thiên giới giác
quan và làm chánh hậu cho nhiều vị vua chư thiên. Và nơi cõi
chúng sanh, nàng cũng đã nhiều lần là chánh hậu cho các chuyển
luân vương và nhiều vị vua cai trị rất nhiều vương quốc khác
nhau.
Dưới thời Phật Vipassi khởi sanh nơi cõi chúng sanh. Khi đến
tuổi khôn lớn nàng lắng nghe Giáo Pháp trước sự hiện diện của vị
Đạo Sư. Nàng trở nên vô cùng xúc động và đã xuất gia. Nàng
chuyên tâm thực hiện cuộc sống giới đức trong vòng mười ngàn
năm và trở thành một người thông thái và một Trưởng lão diễn
giải Phật Pháp rất tài ba. Nàng đã thực hiện rất nhiều hành vi dẫn
đến khiến thức, diễn giải cho rất nhiều người chứng Giáo Pháp
v.v…
Sau khi qua đời, nàng chỉ chu du tái sanh nơi các cõi thiện, và
trong kỷ nguyên hiện tại, nàng sanh ra trong những gia đình giàu
có dưới thời Đức Thiện Thệ Kakusandha và Đức Thiện Thệ
Kosagamana. Khi đến tuổi trưởng thành nàng thọ hưởng một trú
159
xứ vĩ đại xây dựng dâng cúng Tăng đoàn và cúng dường cho
Tăng đoàn chư vị Tỳ khưu có Đức Phật lãnh đạo.
Thế rồi dưới thời Đức Thế Tôn Kassapa thập lực, nàng đã trở
thành một người con gái cao tuổi nhất của Kiki, là vua cai trị thần
dân Kasi và được đổi tên thành Samani. Nàng đã nghe diễn giải
giáo pháp trước sự chứng giám của vị Đạo Sư và trở nên vô cùng
xúc động. Đang lúc còn sống trong gia đình như một phụ nữ trinh
tiết. Trong suốt hai mươi ngàn năm, nàng cùng với người em gái
là Samanagutta, v.v… cho xây một thiền viện thật nguy nga và
cúng dường cho Tăng đoàn chư vị Tỳ khưu có Đức Phật lãnh đạo.
Bằng cách như vậy nàng đã thực hiện những phước nghiệp to lớn
liên quan đến việc cúng dường trú xứ vậy.
Nàng chỉ chu du tái sanh nơi các cõi hữu sanh hạnh phúc. Dưới
thời Đức Phật hiện tại, nàng được sanh ra trong gia đình hoàng
gia thuộc thành phố Sakala trong vương quốc Madda. Nàng được
đặt tên là Khema, và nàng có diện mạo vàng óng, với làn da
tương tự vàng ròng. Khi đến tuổi trưởng thành, nàng đến làm dâu
trong hoàng cung nhà vua Bi?bisara. Vị Đạo Sư lại cư ngụ trong
thành Veluvana, nhưng nàng không đến gặp ngài vì nàng có vẻ
kiều diễm đầy hấp dẫn và nghĩ rằng, “Ngài đã chỉ ra những lỗi
phạm nơi sắc đẹp.” Nhà vua đã khiến thần dân đề cập nhiều đến
sắc đẹp của Veluvena, và điều đó khiến cho hoàng hậu chỉ nghĩ
đến việc thăm thiền viện mà thôi.
Thế rồi hoàng hậu yêu cầu nhà vua nói rằng, “Tâu bệ hạ, xin cho
thần được đến thăm thiền viện được chăng?”
Nhà vua đến thiền viện trước. Vì không được gặp vị Đạo Sư, nhà
vua nói, “Hậu không có cơ may nào được gặp Đức Phật đâu.”
Nhà vua truyền cho cận thần của mình nói rằng, “Các ngươi hãy
để cho hậu được nhìn thấy Đức Phật Thập Lực, ngay cả phải
dùng đến võ lực nữa.”
Thế rồi hoàng hậu đến viếng thiền viện và lưu lại đó trong nửa
ngày. Quay trở về hoàng cung, hình như hoàng hậu không có dịp
được gặp vị Đạo Sư. Thế rồi cận thần của nhà vua đưa hoàng hậu
đến trước sự hiện diện của vị Đạo sư, ngay cả khi hoàng hậu
không muốn. Khi vị Đạo Sư nhìn thấy nàng đang tiến lại gần,
Ngài dùng thần thông biến một người phụ nữ giống như tiên nữ
thiên giới đang cầm một chiếc quạt lá dừa và nàng quạt hầu ngài.
Hoàng Hậu Khema được chứng kiến nàng phụ nữ xinh đẹp tuyệt
160
trần đó và nghĩ rằng, “Những phụ nữ kia sánh ngang bằng với
chư tiên nữ thiên giới. Cũng chỉ có được diện mạo đến vậy thôi.
Đứng gần vị Đạo Sư ta sẽ lu mờ vì những lỗi phạm của mình, với
tâm vô dụng. Ta không xứng được làm người hầu cho nàng.”
Nàng đứng đó nhìn trân vào người phụ nữ kia.
Thế rồi khi nàng còn đang chăm chú nhìn, vị Đạo Sư dùng phép
thần thông đã biến người phụ nữ đó trải qua suốt từ thời niên
thiếu và đến tuổi trung niên rồi chứng tuổi già với hàm răng rụng,
tóc bạc trắng, và da mặt nhăn nheo lại. Người phụ nữ đó đã ngã
xuống và nằm quằn quại trên chiếc quạt lá dừa. Thế rồi Khema do
có phước nghiệp đã thực hiện trước đó nghĩ rằng, “Ngay cả một
thân xác thuộc dạng tiên nữ như vậy cũng phải trải qua nỗi bất
hạnh đến vậy, thế thì thân xác ta cũng sẽ phải trải qua định mệnh
tương tự như vậy thôi.”
Thế rồi Đức Phật biết rõ những suy nghĩ trong tâm trí nàng thốt
lên đoạn kệ này:
Những người nào đắm say sắc dục giống như người tự lao
mình xuống dòng sông, tựa như con nhện sa lưới dệt của mình.
Người đại trí sau khi đã cắt trừ được lưới đó, loại bỏ được mọi
hạnh phúc chẳng màng đến thú vui sắc dục làm gì.
Vào lúc kết thúc đoạn kệ, nàng chứng đắc thánh quả A-la-hán
cùng vơi Tứ vô ngại giải theo những gì đã được truyền lại cho
chúng ta trong các tập chú giải. Nhưng theo những chi tiết chúng
ta biết được trong Thí Dụ kinh khi nàng nghe đoạn kệ này, nàng
chỉ an trú nơi thánh quả Nhập Lưu. Nàng được phép của nhà vua
và xuất gia. Thế rồi chứng thánh quả A-la-hán. Ở đây, theo bản
văn trong Thí dụ Kinh thuật lại như sau:
1. Một trăm ngàn đại kiếp qua vị Chiến Thắng và Thống Lãnh
cõi thế gian đã sanh ra, ngài có tên là Padumuttara, vì ngài đã
vượt qua tới bờ bên kia mọi pháp.
2. Vào thời điểm đó, ta sanh ra trong thành Hatsavati trong một
gia đình thương gia giàu có, toả sáng với đủ loại châu báu, ta
được hưởng hạnh phúc to lớn tràn trề.
3. Ta chạy lại vị anh hùng vĩ đại và lắng nghe ngài diễn giải
giáo pháp cho ta. Thế rồi niềm tin khởi sanh nơi ta và ta đã đến
qui y vị chiến thắng.
161
4. Sau khi ta năn nỉ cha mẹ ta cho phép. Ta đã mời vị Chiến
Thắng và phục vụ cúng dường Ngài cùng với các đồ đệ của Ngài
trong bảy ngày.
5. Khi trải qua đến ngày thứ bảy, vị Tối Thắng chúng sanh chọn
một Tỳ khưu Ni lên địa vị đệ nhất những người khôn ngoan kiệt
xuất.
6. Khi ta nghe điều đó, ta hoan hỷ và cúng dường một vật thí
cho vị đại trí. Rồi ta phục lạy dưới chân ngài, kính lễ và cũng xin
ngài ban cho vị trí đó.
7. Thế rồi vị Chiến Thắng cùng ta nói rằng, “Cầu xin cho khát
vọng của con được toại nguyện, việc phục dịch con đã làm cho ta
và Tăng đoàn sẽ đem lại quả vô song.
8. “Một trăm ngàn đại kiếp cho đến thời điểm này sẽ có vị đạo
sư xuất hiện trên cõi trần, tên Cồ Đàm thuộc dòng họ Thích Ca, là
hậu duệ bộ tộc Okkaka.
9. Nhà ngươi sẽ được đặt tên là Khema, là hậu duệ hợp pháp
giáo pháp cao siêu, sau khi nhà ngươi chứng vị trí đệ nhất đó.
10. Do kết quả hành vi phước nghiệp đó và do quyết tâm cùng
mục đích nhắm tới khi ta loại bỏ được thân xác phàm tục này, ta
tái sanh nơi cõi Trời Đâu Xuất.
11. Xuất khởi cõi đó, ta tới cõi Diêm Vương. Xuất khởi cõi Dạ
Mata tới cõi Trời Đâu Xuất, và rời khỏi cõi đó ta tới cõi
Nimmanarati; và khỏi cõi đó ta tái sanh Vasavatti.
12. Bất kỳ nơi nào ta được tái sanh, nhờ phước nghiệp đó, ta cai
trị như một chánh hậu các vị vua thuộc cõi chư thiên đó.
13. Khởi xuất khỏi cõi đó, trong thân phận làm người, ta được
làm chánh hậu cho một vị vua chính là một chuyển luân vương và
các vị vua cai trị mỗi vương quốc.
14. Ta được hưởng thịnh vượng nơi chư vị chư thiên và con
người. Ta được sung sướng khắp nơi nơi, chu du tái sanh trong đó
rất nhiều đại kiếp.
15. Sau chín mươi mốt đại kiếp trôi qua, lại có vị lãnh tụ tên là
Vipassi sanh ra, một người trông thật hấp dẫn, nhìn thấu rõ mọi
pháp hành trên thế gian.
16. Ta đi đến vị lãnh đạo thế gian đó, vị cứu giúp toàn cõi chúng
sanh, và lắng nghe ngài truyền giảng Giáo Pháp, đoạn ta thực
hiện xuất gia sống đời vô gia cư.
162
17. Ta thực hiện sống đời giới đức trong mười ngàn năm hợp với
giáo pháp của vị Chiến Thắng, chủ tâm hành thiền và đạt đến kiến
thức cao.
18. Tài khéo phân tích nguyên nhân và giỏi phân tích Tứ thánh
đế, ta trở nên tinh tế và có biện tài hùng biện phù hợp với giáo lý
Đức Phật dạy ta.
19. Khi ta khởi xuất khỏi cõi đó, ta được tái sanh nơi Cõi Trời
Đâu Xuất (Tusita) ta được nổi danh nơi cõi đó, bởi kiến thức siêu
vượt do cuộc sống giới đức đem lại.
20. Bất kỳ nơi đâu ta tái sanh, ta đều được hưởng giàu có, nhiều
tài sản thông thái giới đức và tăng chúng giới đức vây quanh.
21. Chính vì thế do cố gắng thực hành chánh tinh tấn nơi giáo lý
của vị chiến thắng. Mọi chứng đắc làm thanh thản tâm ta và ta
đều dễ dàng chứng đắc được.
22. Bất kỳ nơi nào ta tới, bất kỳ người nào được làm lang quân
của ta đều không thể coi thường ta được do sức mạnh thành tích
ta đạt được.
23. Trong năm thuận lợi này Kodagamana, là người bà con Bà La
Môn tiếng tăm lừng lẫy, là người có tài đại hùng biện được sanh
ra.
24– 25. Vào thời điểm đó, ta là một đứa trẻ trong một gia đình rất
khá giả. Ba phụ nữ có tên là Dhanađjani, Sumedha và ta là bạn
thân thực hiện cúng dường, chúng ta cúng dường một công viên
trong thành và còn cho xây một thiền viện dâng cho Tăng Đoàn.
26. Khi qua khỏi đời này, cả ba chúng ta đều tái sanh nơi cõi Trời
Đâu Xuất và chúng ta chứng đắc danh tiếng nổi bật hơn hẳn mọi
chúng sanh.
27. Cũng trong vùng đó, có người bà con Phạm Thiên danh tiếâng
lừng lẫy, có tài hùng biện đại tài, tên là Kassapa, đã được sanh ra.
28. Vào thời đó, người đầy tớ của vị Đại Trí là nhà vua Kiki, đang
trị vì thần dân Kasi trong thành Baranasi vĩ đại.
29. Ta là người con gái đầu lòng, tên là Samani danh tiếng lẫy
lừng. Sau khi lắng nghe giáo pháp do vị Đại Chiến Thắng diễn
giải, ta có ước muốn mạnh mẽ xin được xuất gia.
30– 31. Vào thời đó cha mẹ ta không đồng ý cho phép ta xuất gia,
chính vì thế bảy chị em ta được sống trong tiện nghi giống như
các vị công chúa trong cung và chúng ta theo đuổi cuộc sống giới
163
đức không mệt mỏi trong suốt hai mươi ngàn năm trong cảnh
hoàng cung đó. Luôn hoan hỷ phục vụ Đức Phật.
32. Chúng ta là Samani, Samanagutta, Bhikkhuni,
Bhikkhudayika, Dhamma, Sudhamma và thứ bảy là
Sanghadayika.
33.[Hiện nay chúng ta mang tên là Uppalavanna, Patacara,
Kundala. Kisa-Gotami, Dhammadinna và thứ bảy là Visakha.
34. Một ngày kia mặt trời chúng sanh diễn giải giáo pháp tuyệt
vời, ta lắng nghe bài kinh về Nhân Quả ta đã học nằm lòng bài
kinh đó.
35. Nhờ kết quả những hạnh thiện đó, với quyết tâm và mục tiêu
rõ ràng. khi thọ mệnh diệt ta vào cõi Trời Đâu xuất.
36.Và giờ đây, trong cảnh hữu sanh cùng này, ta trở thành người
con gái rất hấp dẫn và dễ thương được nhà vua Madda đang trị vì
trong thành phố tráng lệ Sakala sủng ái.
37. Được sanh ra tại thành phố thật an bình; chính vì thế do các
phẩm chất thiện đó khởi sanh, ta có tên là Khema.
38. Khi ta còn là một thiếu nữ trẻ, trang điểm với sắc đẹp kiều
diễm, đoạn ta được phong làm hoàng hậu nhà vua Bimbisara.
39. Nhà vua sủng ái ta: say mê tính khôi hài và sắc đẹp. Ta không
gặp vị Đại Bi, nghĩ rằng: “Ngài kết tội sắc đẹp.”
40. Đoạn do sủng ái nhà vua Bimbisara dành cho ta, đặt cho ta tên
gọi Veluvana, ca sướng cùng ta rằng:
41. “Thiếp nghĩ ai chưa từng thưởng lãm Veluvana đầy sảng
khoái, là cư dân của đấng Tối Thượng, hẳn chưa nhận ra Nandana
42. “Hỡi Nandana, ngươi làm say đắm đức vua bất tử, mọi người
đều say mê chiêm ngưỡng Veluvana, nguồn sảng khoái muôn
dân.
43. Khi rời khỏi Nandana và giáng trần ta nhìn thấy Veluvana,
các chư thiên vô vùng kinh ngạc và không thấy hài lòng.
44. Do công đức vị vua khởi sanh, được trang điểm với công đức
của Đức Phật, ai là người có thể mô tả được toàn bộ công đức
trong khu rừng đó?”
45. Khi nghe nói khu rừng toàn hảo. Điều làm tai ta sảng khoái, ta
muốn được chiêm ngưỡng và tâu đức vua.
46. Đoạn đức vua miễn cưỡng cho ta thưởng lãm có đoàn tuỳ
tùng hộ tống đông đảo đi kèm.
164
47.“Hậu yêu dấu” [nhà vua lên tiếng nói] nào hãy đi thưởng lãm
liều thuốc tiên chữa mắt, luôn toả sáng vinh quang đấng Tối Cao,
được làm đẹp với muôn vàn tia sáng.”
48. Khi vị hiền triết bước vào thành Giribbagga tráng lệ khất
thực, cũng là lúc ta đi tới chiêm ngưỡng công viên đó.
49.– 51. Đoạn ta chu du tái sanh khắp khu rừng đang trổ nụ đơm
bông, đầy ong bướm bay quanh, tiếng hót chim cu và đàn công
nhảy múa. Thoát tiếng ồn ào cùng đoàn người đông đảo. Ta tới
những nơi trang hoàng lộng lẫy có chỗ bước lên bước xuống, với
hương thơm và lọng che rải rác khắp nơi. Và toả sáng các bậc
hiền nhân đệ nhất. Ta suy nghĩ mắt ta được tưởng thưởng, vị Tỳ
khưu xuất hiện đang miệt mài trạch pháp.
52. [Ta suy nghĩ,] Vị Sa-môn trẻ này trong cánh rừng tuyệt đẹp
đến như vậy sao lại có sắc đẹp và sức quyến rũ tựa mùa xuân.
53. “Ngồi thiền dưới gốc cây, đầu cạo trọc, khoác ngoài y cà sa
màu vàng, Tỳ khưu này quả đang hành thiền, loại bỏ mọi cảm
khoái giác quan.
54. “Giáo pháp thật tuyệt hảo gia chủ không tu luyện, họ chỉ biết
thưởng lãm cảm khoái tham dục theo ý muốn sau đó trở thành
ông lão?”
55. Nhận thấy hương phòng trống trải không người. Ta tới thăm
nơi cư trú dành cho vị Chiến Thắng và nhìn thấy Ngài toả sáng
tựa thái dương xuất hiện.
56. Ta nhận ra ngài ngồi thiền một mình có người phụ nữ tuyệt
vời hầu quạt, và ta nghĩ, “Đây chẳng phải con người thống lãnh
chúng sanh đầy khổ hạnh.”
57. Phụ nữ trẻ này tỏa sáng ánh quang rực rỡ. Với cặp mắt và
diện mạo tựa đóa sen hé nở, có làn môi đỏ hồng rực rỡ. Nàng
trông tựa jasmine, liều thuốc tiên cho mắt nhìn và tâm suy nghĩ.
58. Cặp tai nàng trông tựa quả lắc vàng đong đưa trước gió, bộ
ngực nàng tựa cặp bình, vòng eo nàng thon thả mông tuyệt mỹ
hấp dẫn, cặp chân trông tựa cây chuối lá được trang điểm với
muôn vàn đồ trang sức.
59. Áo khoác ngoài toàn một màu đỏ, hiện dưới áo lót trong màu
xanh êm dịu. Và thân hình ngắm nhìn không mỏi mắt, đi kèm
theo với bản chất đầy vui tươi.
60. Nhìn ngắm nàng lòng ta suy nghĩ, “chưa từng nhìn tận mắt
người phụ nữ tuyệt đẹp đến như vậy.
165
61. Thế rồi tuổi già xuất hiện, với gương mặt xanh xao bẩn thỉu
và biến dạng, với hàm răng rụng tóc bạc trắng, và giọng nói lắp
bắp rung rẩy.
62. Cặp tai nàng nhăn lại, mắt trắng nhợt, cặp ngực trông khó coi
và xệ xuống, tứ chi nàng nhão nhèo và nhăn nheo, toàn thân nàng
gân guốc nổi khắp nơi.
63. Lưng nàng còng xuống, phải dùng gậy chống bước đi. xương
sườn lộ rõ, nàng gầy gò, và run rẩy chân tay, nàng vấp ngã và lắp
bắp liên tục.
64. Thế rồi niềm xúc động mạnh mẽ nổi lên trong ta với lòng kinh
ngạc hiếm thấy. Thật khổ thay cho vẻ đẹp đầy ô uế kẻ ngu xuẩn
đang thưởng lãm say mê!
65. Rồi Vị Thiện Thệ với thần lực, nhìn thấy lòng ta đầy giao
động, với tâm hỷ ngài thốt lên những đoạn kệ sau:
66. “Hỡi Khema, hãy nhìn kỹ thân xác đó, bệnh hoạn, ô uế, thối
rữa, rỉ nước hôi thối thành dòng, chỉ tạo cảm khoái cho kẻ khờ mà
thôi.
67. Hãy tu tập tâm, hãy chú tâm và khéo luyện thiền định, do
chiêm ngưỡng những gì xảy ra. Hãy quán tưởng với thể xác, hãy
chú tâm đánh tan ảo mộng.
68. Vì điều này xảy đến, thì điều kia cũng vậy. Và điều kia thế
đó, thì điều này cũng y chang. Hãy thanh tịnh kỹ bản thân khỏi
ước muốn giác quan cả nội tại lẫn ngoại vi cũng vậy.
69. “Hãy tu học vô tướng, triệt khuynh hướng kiêu mạn tiềm ẩn.
Đoạn am hiểu kiêu mạn, ngươi sẽ được chu du tái sanh khắp nơi
tịch tịnh.
70. Bất luận ai theo đuổi tham dục tự biến mình xa vào ghềnh
thác, giống con nhện xa lưới chính mình. Một khi từ bỏ thói kiêu
mạn, thoát khỏi khao khát mãnh liệt ta sẽ loại được cảm khoái
tham dục.”
71. Thế rồi hiểu rõ tâm ta hoàn toàn sảng khoái, Người Đánh Xe
chúng sanh giảng giải cho ta bài Pháp Nhân Quả nhằm để ta tu
tập giới luật cho thông.
72. sau khi nghe bài kinh tuyệt vời đó, ta nhớ lại tướng tiền kiếp [
phụ nữ già cả kia] ta đứng đó run lên vì sung sướng và thanh tịnh
được Pháp Nhãn tinh thông.
73. Ta sụp lạy dưới chân ngài Đại Tri ta thú nhận lỗi phạm ngay
tức khắc. Ta đã thốt lên những lời sau đây:
166
74. “Tán dương ngài ôi vị thông suốt! Tán dương ngài, ôi vị Đại
Bi nhân hậu! Tán dương ngài đã vượt qua luân hồi sanh tử. Tán
dương ngài ban phát điều bất tử.!
75. “Ta ngụp lặn nơi rừng sâu tà kiến, lại bối rối trước cảm khoái
tham dục. Nhưng đặc biệt chính ngài đã thanh tịnh ta, ta hoan hỷ
nơi giới luật của ngài.
76. “Chúng sanh nào vô tham dục do không nhìn thấy bậc đại tri,
vì chẳng có dịp gặp được Đức Phật phải trải qua đau khổ nơi
vòng luân hồi liên tục.
77. “Khi chốn nương tựa thế gian cho kẻ thoát khỏi tham dục và
thắng vượt sự chết đã đến gần, ta chẳng nhận ra xin thú nhận lỗi
lầm đó.
78. “Vì nghi ngờ ta đã không nhận Bạn Hiền tri kỷ, người thi ân
vĩ đại cho chúng sanh, lại cho rằng, “Ngài chính là địch thủ.’ ta
lao vào sắc dục quá khứ. Lỗi lầm này con xin thú nhận.”
79. Đoạn với lời lẽ ngọt ngào tựa mật ngọt, vị Đại Bi đầy lòng
thương xót, vị Chiến Thắng rẩy trên tôi nước bất tử, nói với tôi,
“Hỡi Khema, hãy đứng dạy ”
80. Đoạn dưới chân ngài ta bái phục, ta đi một vòng vòng quanh
ngài, giữ bên phải, khi ta nhìn thấy nhà vua rồi lên tiếng:
81. “Ôi vị Chiến Thắng, phương cách thích hợp ta nghĩ tới. Ta
ước ao được thọ hưởng niềm an lạc, nhưng chỉ thấy Đại Trí
chứng tịch tịnh.
82. “Muôn tâu bệ hạ, nếu ngài chấp nhận thần nguyện xuất gia
thuyết giảng Pháp Độc Nhất đó. Thần sẽ từ bỏ sắc dục đúng như
lời ngài Đại Tri đã phán.”
83. Đoạn nhà vua kính trọng ta, hai tay nâng cao rồi chụm lại và
nói, “Trẫm đồng ý, hỡi phụ nữ xinh đẹp tuyệt trần, chúc nàng
thành đạt xuất gia theo giáo pháp của Phật.”
84– 85. Ta xuất gia và nửa tháng trôi qua, ta nhìn thấy xuất hiện
ngọn đèn muôn màu đang chiếu sáng. Rồi tâm ta tràn ngập xao
xuyến, ta quyết tâm từ bỏ mọi hữu sanh liên tiếp. Ta phân định rõ
nhân duyên vượt qua bốn thác ghềnh bộc lưu và chứng thánh quả
A-la-hán.
86. Ta thu thúc sức mạnh thần thông, nhờ thánh trí ta biết rõ tâm
tha nhân.
167
87. Lại thấy rõ kiếp trước ta đã sống, với thiên nhãn đã thanh tịnh
kỹ càng, Mọi vết nhơ ta triệt phá hết, giờ đây ta chẳng phải tái
sanh bao giờ.
88. Quả thật ta thông hiểu ý nghĩa, pháp, và ngôn từ, biến kiến
thức thanh tịnh theo lời Phật dạy mỹ mãn khởi sanh trong ta.
89. Ta thành tựu những điều thanh tịnh, cũng thông thạo luôn cả
Kinh Phật Tự Thuyết lẫn phương pháp Vi Diệu cùng toàn bộ
Giáo Pháp của ngài.
90.Đoạn khi ta còn lưu trú trong thành Tora?avatthu, Nhà vua cai
trị thần dân Kosala đặt với ta câu hỏi thật tinh tế và ta đã trả lời
thật chính xác.
91. Đoạn nhà vua đến gặp Ngài Tối Thượng rồi cũng câu hỏi đó
nhà vua hỏi ngài: Vị Tối Thương cũng đáp lại như ta đã trả lời.
92.Đoạn vị Chiến Thắng, Đệ Nhất thần dân hoan hỷ với phẩm
chất ta chứng đắc, ngài cất nhắc ta vào vị trí cao nhất giữa chư vị
Tỳ khưu Ni nói rằng, “Tỳ khưu Ni này tuyệt hảo và khôn ngoan
vô lượng.”
93.Mọi lậu hoặc nơi ta đã bị tiêu rụi hết … [xin đọc tr. 10] ta đã
thực hiện như lời Phật dạy.
Thế rồi sau khi đã chứng thánh quả A-la-hán, trong lúc Trưởng
lão Ni còn lưu lại nơi thánh quả hạnh phúc và tịch tịnh trong lúc
chư vị Trưởng lão Ni khác cũng chứng nhiều phẩm hạnh thiện,
hết thảy họ đã triệt phá hết các lậu hoặc và thọ rất nhiều điều
thông thái. Nàng Khema trở nên nổi tiếng do trí thông minh lỗi
lạc do đã hoàn tất được nhiều nhiệm vụ sơ khởi. Như vậy, khi
Đức Thế Tôn đang ngồi thiền trong Thiền Viện tại khu rừng Kỳ
Viên giữa đám đông chư vị giới đức, ngài đã chọn nàng lên địa vị
đệ nhất giữa chư vị Tỳ khưu Ni, do trí thông thái nàng đã thọ đắc,
nói rằng, “Hỡi các vị Tỳ khưu Ni, Khema là con người trổi vượt
nhất nơi các đồ đệ Tỳ khưu Ni của ta.”
Đoạn một ngày kia khi ta còn ngồi thiền dưới gốc cây là nơi nghỉ
trưa của ta, lúc đó Ma Vương là Ác thần hiện lên với hình ảnh
một thanh niên rất tuấn tú cám dỗ ta với lòng tham dục như sau”
139. Nàng vừa trẻ lại xinh đẹp duyên dáng, ta cũng vậy vừa trẻ lại
còn đang độ tuổi thanh xuân, hỡi Khema nào chúng ta hãy hưởng
thú vui cung ngũ huyền cầm.
139. Ý nghĩa đoạn kệ này như sau: “Ôi hỡi Khema, nàng trẻ đẹp
lại đang độ tuổi thanh xuân, với sắc đẹp kiều diễm thế kia, ta
168
cũng còn trẻ, trong độ tuổi trai tráng; chính vì thế chúng ta đừng
lãng phí tuổi thanh xuân khi khúc nhạc ngũ huyền cầm trổi lên.
Nào, hãy thưởng ngoạn và tiêu khiển rồi thụ hưởng thú vui sắc
dục nào.
Khi nghe những lời này, nàng hiện rõ chính nàng đã từ bỏ moiï
tham dục cùng toàn bộ hành uẩn và nàng đã đánh bại chàng Ma
Vương đội lốt con người và liên quan đến giới hạnh của nàng
giữa chúng sanh, nàng đã quyết tâm thực hiện điều thiện. Nàng
nói rõ thực chất nàng đang thực hiện những gì phải làm. Và thốt
lên những đoạn kệ sau đây:
140. Ta phải khổ sở và mắc cở với thân xác ngu si, bệnh hoạn và
thối rữa này. Tham ái ta đã nhổ tiệt tận gốc.
141. Tham dục ví như gươm giáo và cây cọc đoạn đầu đài, các
uẩn nay đã bị chặt phá hết “Cái ngươi gọi là dục lạc” nay với ta
chỉ là “vô dục lạc”.
142. Bất kỳ ai hưởng thụ tham dục chỉ dẫn đến thất bại. Hãy phá
tan đám mây mù “vô minh”. Hãy biết rõ điều này hỡi Ác Ma, nhà
ngươi sẽ bị thất bại đúng như vậy.
143. Ngươi đảnh lễ thiên cung mặt trăng, lại kệ thần lửa giữa
rừng sâu thẳm. Ngươi chẳng biết thực hư làm sao cả, kẻ ngu ngốc
ngươi coi là thanh tịnh.
144. Nhưng ta đảnh lễ vị Toàn Giác, là thượng nhân nơi cõi
chúng sanh, làm thế ta được giải thoát khỏi mọi đau khổ, ta chỉ
thực hiện lời Phật dạy.
143. Ở đây, chăm sóc (paricaram.) ngọn lửa trong cánh rừng
(vane) có nghĩa là: đảnh lễ (paricaranto) bằng một của lễ dâng
cúng thần lửa (aggi-hutta?) trong cánh rừng của vị ẩn sĩ khổ hạnh.
Không biết được (ajananta) của lễ đó thực sự là gì có nghĩa là:
không biết rõ những biến cố đang diễn ra (aparijananta) thực sự
mang ý nghĩa là gì. phần còn lại nơi các đoạn kệ ở đây đã quá rõ
ràng như ta đã đề cập đến ở trên.
Đến đây kết phần chú giải các đoạn kệ của Trưởng lão Ni Khema.
4. CHÚ GIẢI ĐOẠN KỆ CỦA TRƯỞNG LÃO NI SUJATA
Các đoạn kệ bắt đầu với “Được trang điểm và mặc xiêm y lộng
lẫy” là của Trưởng lão Ni Sujata. Nàng đã thực hiện nhiều phước
nghiệp dưới thời chư vị Phật tiền kiếp và đã tích lũy nhiều hạnh
thiện kiếp trước làm căn giải thoát. Đến đúng thời gian, nàng đã
169
tích lũy được những pháp thiện cần thiết để được giải thoát nhờ
thọ kiến tri chín muồi.
Dưới thời Đức Phật hiện tại, nàng sanh ra trong gia đình một
thương gia giàu có trong thành Saketa. Khi đến tuổi trưởng thành,
cha mẹ nàng gả nàng cho con trai một thương gia giàu có rất môn
đăng hộ đối. Nàng chuyển đến sống trong gia đình nhà chồng và
sống rất hạnh phúc với chồng tại đó.
Một ngày kia, nàng đi tới công viên hoàng gia và tiêu khiển tại
một lễ hội Các Vì Sao, rồi kéo vào thành phố vây quanh với đoàn
tùy tùng đông đảo. Nàng nhìn thấy vị Đạo Sư trong cánh rừng
Ađjana, cảm thấy lòng mình bị thu hút về phía ngài nàng đã tiến
đến gặp ngài, kính lễ và ngồi sang một bên. Vị Đạo sư liền diễn
giải cho nàng một bài kinh, đoạn biết rõ tâm nàng đã đạt kiến
thức chín muồi, Ngài lại giải thích cho nàng nghe một bài kinh về
Giáo Pháp của Ngài, vào cuối bài kinh, nàng chứng thánh quả A-
la-hán cùng với Tứ vô ngại giải. Ngay lúc nàng còn ngồi nghe
pháp tại đó.
Nàng đảnh lễ Đức Phật và rồi trở về nhà. Nàng được phép cha mẹ
và chồng cho xuất gia. Đức Phật cho nàng tới một thiền viện của
chư vị Tỳ khưu Ni và xuất gia trước sự chứng kiến của chư vị Tỳ
khưu Ni đó. Sau khi đã xuất gia và nhìn lại những thành tích của
mình, nàng đã thốt lên những đoạn kệ sau đây:
145-146. Được trang điểm cẩn thận và mặc xiêm y rực rỡ, đeo
vòng hoa xức bột thơm chiên đàn, toàn thân phủ đồ trang sức quí
giá, lại có đoàn tuỳ tùng đông đảo theo hầu, nàng ra khỏi nhà,
mang theo vật thực mềm cứng đủ loại với số lượng không nhỏ, ta
truyền mang đến khu vườn thưởng ngoạn.
147. Ta vui chơi và thưởng ngoạn thỏa thích tại đó; rồi ta quay trở
về nhà, ta nhìn thấy một thiền viện khi ta qua khu rừng Ađjana
trong thành Saketa.
148. Khi nhìn thấy vị ẩn sĩ ta đảnh lễ ngài và ngồi sang một bên,
vì thương ta bậc Pháp Nhãn bắt đầu diễn giải Phật Pháp cho ta
hiểu.
149. Nghe xong bài kinh của vị Đại Trí, ta thấu triệt toàn bộ Chân
Đế. Tại đây ta chứng Pháp vô tỳ vết. Rồi chứng ly tầm tạo bất tử.
150. Thế rồi sau khi hiểu rõ chân đế, ta xuất gia sống đời vô gia
cư. Ta thọ đắc tam minh chứng thực lời Phật dạy quả không uổng
công.
170
145. Ở đây, được trang điểm cẩn thận có nghĩa là: trang điểm làm
đẹp. Nhưng để cho thấy cách thức trang điểm như thế nào, người
ta cho biết nàng đã mặc xiêm y rực rỡ, đeo vòng hoa xức bột
thơm chiên đàn, toàn thân phủ đầy đồ trang sức quí giá. Ở đây,
đeo vòng hoa (malini): có nghĩa là: đeo vòng hoa ở cổ (mala-
dharini). Thoa bột thơm chiên đàng (candano-kkhita) có nghĩa là:
xức bột thơm chiên đàn hương (candananulitta). toàn thân phủ
đầy đồ trang sức có nghĩa là: toàn thân đeo đủ loại đồ trang điểm
và trang sức như những thứ đeo ở cánh tay. v.v…
146. Lấy đồ ăn và thức uống, cả thứ đồ ăn cứng (khajjam) và loại
đồ ăn mềm (bhijjam) với một số lượng không nhỏ có nghĩa là: lấy
một số lượng lớn đồ ăn như cơm và canh v.v… Thứ đồ uống như
thể nước cốt xoài v.v…(ambapanadi-panam), thức ăn cứng như
thể bột nhồi, v.v… và thức ăn mềm, cũng đồng nghĩa với những
loại đồ ăn khác. Tôi đã sai đem [thứ đồ ăn đó] tới khu vườn
thưởng ngoạn có nghĩa là: ta mang [đồ ăn đó] tới khu vườn
thưởng ngoạn vì lễ hội các vì Sao đang được tổ chức tại đó. Sau
khi đã mang đủ thứ đồ ăn tới đó, ta tiêu khiển, thưởng thức và
chơi đùa với đoàn tùy tùng của ta. Đó chính là ý nghĩa.
147. Cánh Rừng Ađjana trong thành Saketa (Sakete), có nghĩa là:
ta nhập thiền ni viện trong cánh rừng Ađjana (Ađjana-vane) gần
thành phố Saketa (Saketa-samipe).
148. Ánh sáng cõi thế gian có nghĩa là: Giống như ánh sáng thế
gian nhờ ngài là ánh sáng kiến thức.
149. Ta chứng đắc có nghĩa là: ta thọ đắc, ta chứng đắc. Đó là ý
nghĩa ở đây. Ý nghĩa những phần còn lại đã được giải thích ở
trên.
Đến đây kết thúc chú giải các đoạn kệ của Trưởng lão Ni Sujata.
5. CHÚ GIẢI CÁC ĐOẠN KỆ CỦA TRƯỞNG LÃO NI ANOPAMA.
Các đoạn kệ bắt đầu vơi [Ta sanh ra trong một gia đình quyền
quí” là của Trưởng lão Ni Anopama. Nàng cũng đã thực hiện
được những phước nghiệp dưới thời chư vị Phật tiền kiếp và đã
tích lũy những hạnh thiện nơi tiền kiếp khác nhau làm căn giải
thoát. Nàng đã tu luyện những phẩm chất dẫn đến giải thoát và
dưới thời Đức Phật hiện tại, nàng sanh ra trong một thành phố có
tên gọi là Saketa làm con gái của một thương gia giàu có tên là
171
Majjha. Do nàng có sắc đẹp hoàn hảo nàng được đặt tên là
Anopama (“không gì sánh bằng”).
Khi đến tuổi trưởng thành, có nhiều chàng trai các thương nhân,
con trai các quan tể tướng của nhà vua và kể cả các hoàng tử đều
gởi sứ giả đến cha nàng, nói rằng, “Xin hãy gả con gái Anopama
cho ta, và chúng ta sẽ đáp lại ngài thứ này thứ kia.” Khi nàng
nghe thấy những lời lẽ như vậy, vì đã thọ Phật nghiệp cần thiết
[để chứng giải thoát] nàng suy nghĩ, “Cuộc sống gia đình không
thích hợp với ta.” Nàng đến gặp vị Đạo Sư lắng nghe giáo pháp
và kể từ đó nàng thọ đắc kiến thức chín muồi. Nàng tu luyện thiền
quán do kết quả bài kinh đó. Do hăng hái tu luyện thiền quán,
nàng đã hiện chứng chánh đạo tầng nhất và an trú thánh quả bậc
ba.
Nàng xin phép Đạo Sư để được xuất gia và theo lệnh của Đức
Phật nàng đến một thiền viện dành cho chư vị Tỳ khưu Ni và xuất
gia trước sự chứng kiến của chư vị Tỳ khưu Ni đó. Đến ngày thứ
bảy, nàng đắc chứng thánh quả A-la-hán rồi chiêm ngưỡng những
thành tích của mình, nàng thốt lên những đoạn kệ sau đây như là
lời tuyên bố long trọng:
151. Ta sanh ra trong một gia đình quyền quí, có nhiều tiền của
và tài sản, ta lại có sắc đẹp kiều diễm và gương mặt hấp dẫn, là
con gái cưng của Majjha.
152. Được con vua cầu hôn, con trai các thương gia giàu có trông
đợi. [Có người] sai sứ giả đến cha ta bảo rằng, “Xin gả con gái
Anopama cho ta đi”.
153. Con gái Anopama của nhà ngươi cân nặng bao nhiêu ta sẽ
trả cho ngươi gấp tám lần toàn vàng bạc châu báu.”
154. Ta nhìn thấy Đấng Giác Ngộ, Bậc Thế Tôn vô lượng, ta
đảnh lễ sụp lạy dưới chân ngài và rồi ta ngồi sang một bên.
155. Thương xót ta, Đức Cồ Đàm dạy ta giáo pháp của Ngài.
Ngồi ngay trên ghế ta chứng đắc thánh quả A-la-hán
156. Thế rồi ta xuống tóc và xuất gia sống đời vô gia cư. Hôm
nay là đêm thứ bảy, khát ái của ta được gột sạch.
151. Ở đây, trong một gia đình quyền quí. (kule) có nghĩa là:
trong một gia đình thương gia rất giàu sang quyền quí (vessa-
kule). Có rất nhiều tài sản có nghĩa là: có đầy đủ điều kiện tạo ra
được nhiều của cải, như đồ trang sức v.v…rất nhiều của cải
(maha-ddhane) có nghĩa là: sau khi đã tích lũy được nhiều của
172
cải. Rất giàu có do có tài sản rất lớn. (mahato dhanassa), đếm
được tới bốn mươi kotis. Và ta được sanh ra chính là mối tương
quan đó. Ta lại có (sampanna) nước da rất đẹp và ta cũng có sắc
diện rất kiều diễm (rupa-sampanna). Có nước da toàn hảo, bóng
mượt và láng bóng các chi thật duyên dáng, các đồ trang sức và
xiêm y rực rỡ. Đó chính là ý nghĩa. [Còn là] con gái đích thực cả
Majjha (dhita atraja) có nghĩa là: ta đích thực là con gái (orasa
dhita) của một thương gia tên là Majjha (Majjha-namassa).
152. Các hoàng tử (raja-puttehi) của nhà vua đến cầu hôn
(patthita) có nghĩa là: các chàng con trai nhà vua (raja-kumarehi)
gởi lời cầu hôn (abhipatthita) ta. Với những lời lẽ, “Giờ đây xin
cho biết nàng đáng giá bao nhiêu?” Các chàng trai con các thương
gia trông chờ mong đợi (gijjhita) ta có nghĩa là: cũng giống như
thế các chàng trai con các thương gia mong đợi ước ao thèm khát
cưới ta làm vợ. (abhigijjhita). “xin hãy gả Anopama cho ta” có
nghĩa là: các vị hoàng tử của nhà vua…sai sứ giả đến với cha
nàng nói rằng, “Hãy gả Anopama cho ta, hãy cho ta cưới nàng đi
nào.”
153. “Bất kể nàng cân nặng bao nhiêu” có nghĩa là: bất kể con gái
Anopama của ngài đáng giá bao nhiêu” điều nàng được cân nặng
là do những người biết đọc tướng số. “Ta sẽ trả cho ngươi tám lần
như thế” có nghĩa là: có người gửi đến cha ta một sứ giả [từ
v.152], đó là một tương quan. Ý nghĩa những gì còn lại cũng đã
được giải thích.
Đến đây kết thúc phần chú giải các đoạn kệ của Trưởng lão Ni
Anopama.
6. CHÚ GIẢI ĐOẠN KỆ CỦA TRƯỞNG LÃO NI MAHA-PAJAPATI
GOTAMI.
Các đoạn kệ bắt đầu với “Bậc Giác Ngộ Anh Hùng con xin đảnh
lễ ngài” là của Trưởng lão Ni Maha-Pajapati Gotami. Người ta kể
lại rằng vào thời Đức Phật Padumuttara nàng được sanh ra trong
một gia đình tốt trong thành Hatsavati. Sau khi đến tuổi trưởng
thành, nàng đến nghe Giáo Pháp trước sự hiện diện của vị Đạo
Sư. Nhìn thấy Đức Phật chọn một Tỳ khưu Ni kia vào vị trí số
một nơi một số người đang đứng hàng dài tại đó, nàng thực hiện
một phước nghiệp ước mong cũng đạt đến vị trí đó. Và suốt cả
đời nàng đã thực hiện hạnh thiện như bố thí v.v…
173
Nàng chu du tái sanh khắp nơi suốt một ngàn đại kiếp giữa chúng
sanh và chư thiên, và nàng sanh ra trong thành Baranasi làm con
gái đầu lòng trong số năm trăm nữ nô tỳ, trong thời gian mà giáo
lý Đức Phật vào khoảng giữa Đức Phật Kassapa và Đức Phật Cồ
Đàm của chúng ta. Đoạn nàng nhìn thấy năm Phật Độc Giác
(Pacceka) vào thời bắt đầu mùa An Cư Kiết Hạ từ Nandamulaka
tới Isipatana để khất thực. Thế rồi khi tới Isipatana tìm việc làm
để xây dựng lều dùng vào mùa An Cư Kiết Hạ [39] Nàng đã động
viên ông chồng các nô tỳ đó cũng như chính họ để xây dựng năm
chiếc chòi vây quanh các lối đi.v.v…trang bị tọa sàng, ghế ngồi,
nước uống, nước rửa mặt, và bát khất thực.v.v…trong đó. Nếu
một người phụ nữ nào đến lượt mình không thể bố thí, hãy cho
nàng biết để đến tận nhà lấy của thí từ đó.
Chính vì thế họ đã chăm sóc cho chư vị Phật Độc Giác (Pacceka)
trong suốt ba tháng. Khi đến thời điểm diễn ra nghi lễ
Pavarana[40] nàng đã lệnh cho mỗi một nữ nô tỳ từng người một
đến dâng một chiếc y cà sa. Đã có tới năm trăm chiếc y cà sa
được cúng dường như thế. Nàng bảo họ thay đổi và dâng những
bộ gồm ba chiếc áo cho năm vị Phật Độc Giác (Pacceka). Thế rồi
chư vị Phật Độc Giác (Pacceka) đi trên không bay đến ngọn núi
Gandhamadana trước sự chứng kiến của họ. Toàn bộ những
người này đều thực hiện hạnh thiện khi họ còn sống và được tái
sanh nơi thiên giới.
Vị lớn nhất trong số họ, khi khởi xuất khỏi cõi đó, được sanh ra
trong gia đình một kệ cả làm nghề dệt vải trong ngôi làng làm
nghề dệt gần thành Baranasi. Khi đến tuổi khôn lớn, nàng đã nhìn

39[?]
theo Mp I 338 –40 (WL 523-25) chư vị Phật Độc Giác (Pacceka) đứng bên ngoài một
ngôi nhà của một thương gia, nhưng khi người thương gia đó nghe biết lý do tại sao họ
tới, liền nói, “Chúng ta không có kệ gian hãy để cho họ ra đi.” trưởng lão Maha-pajapati
nhìn thấy họ khi họ đang rời khỏi thành phố và lúc đó nàng đang đi vào thành phố để
kiếm nước. Nàng liền hỏi lý do tại sao họ tới đây và được biết là họ đã không thành công
khi họ xin được xây dựng những căn lều để họ qua mùa an cư kiết hạ. Nàng hỏi xem
không hiểu nhưng chiếc chòi đó chỉ do các ông chủ nhà xây và cúng dường hay các nô tỳ
có thể xây và dâng cúng được không. Họ cho nàng hay là bất cứ ai cũng có thể dâng
cúng chòi đó. nàng đã mời họ dùng bữa vào ngày hôm sau. thế rồi nàng tụ tập toàn bộ
các nữ nô tỳ lại và bảo xem nếu người nào muốn được tự do khỏi cảnh tôi đòi họ phải
kiếm cho mình một tấm chồng, để dâng một ngày công cho chư vị Phật Độc Giác
(Pacceka).
40[?]
Một nghi lễ diễn ra vào cuối mùa An Cư Kiết Hạ khi những người thiện nam tín nữ
dâng y cho chư vị Tỳ khưu. Đó cũng chính là kệøi gian dành cho chư vị Tỳ khưu để xin lỗi
về bất kỳ lỗi phạm nào họ đã phạm phải. (xin đọc BD IV 211tt trong đó nghi lễ Pavarana
được dịch là “lễ mời” nhưng điều này không nhất thiết diễn ra với chư vị Phật Độc Giác
(Pacceka).
174
thấy năm trăm chư vị Phật Độc Giác (Pacceka) là con trai của
Padumavati. Đối sử với họ thật nhã nhặn, nàng đảnh lễ toàn bộ
chư vậy và dâng cúng vật thực để họ sử dụng. Sau khi đã dùng
bữa, họ đi tới Gandhamadana. Thế rồi trong suốt cuộc đời nàng
đã làm việc thiện.
Nàng chu du tái sanh khắp cõi chúng sanh và cõi chư thiên, và chỉ
sau đó một thời gian ngắn trước khi Đức Phật của chúng ta tái
sanh, nàng sanh ra trong gia đình Maha-Suppabuddha trong thành
Devadaha nàng sanh ra trong thân tộc Cồ Đàm, và đó chính là tên
được đặt cho nàng. Nàng là em gái của Maha-Maya. Các vị đoán
tướng dự đoán rằng“Những người con của hai chị em sanh ra sẽ
trở thành Chuyển Luân Vương.”
Khi đến tuổi trưởng thành, đại vương Suddhodana đã cưới cả hai
chị em làm vợ và đem họ về sinh sống trong hoàng cung. Sau đó,
khi Đạo Sư của chúng ta đản sanh, sau khi khởi động chuyển
pháp luân, dần dà Ngài đã giúp những kẻ đó phục tùng lời Phật
dạy. Thế rồi trong lúc ngài sống gần thành Vesali trong sảnh
đường Kutagara, Đại Vương Suddhodana băng hà và vô dư níp
bàn, sau khi đã đắc chứng A-la-hán đang lúc ngài trị vì dưới chiếc
lọng màu trắng.
Thế rồi Maha-Pajapati Gotami muốn xuất gia, đã khẩn khoản nài
xin vị Đạo Sư trong một dịp nọ để xuất gia, nhưng không được
chấp nhận. Thế rồi đến cơ hội thứ hai, nàng đã cắt tóc và khoác y
cà sa màu vàng và ra đi sau bài giảng kinh tinh cần nỗ lực. Sau
khi năm trăm hoàng tử Thích Ca đã xuất gia, nàng đã đến thành
Vesali cùng với những người vợ của các hoàng tử đó. Nàng đã
cầu khẩn trưởng lão Ananda năn nỉ Đức Phật và nàng đã được
chấp nhận xuất gia rồi nhận cụ túc giới đầy đủ thông qua thọ luật
bát kính pháp. Tuy nhiên tất cả những người khác, cũng được
xuất gia một phía từ Tăng đoàn chư vị Tỳ khưu mà thôi. Đây là
bản tóm tắt, những chi tiết của chuyện kể này đã được truyền lại
cho chúng ta trong Kinh Tạng.
Sau khi đã được xuất gia theo cách này, Maha-Pajapati Gotami đã
tiến đến gặp vị Đạo Sư, tỏ lòng tôn kính ngài và đứng sang một
bên. Vị Đạo Sư đã kinh cho bà. Bà đã nhận đề mục thiền do chính
Đạo Sư ban cho và đã chuyên cần tinh tấn tu luyện, đoạn chỉ
trong một thời gian ngắn nàng chứng thánh quả A-la-hán cùng
với trí tuệ trực giác và Tứ vô ngại giải. Nhưng năm trăm Tỳ khưu
175
Ni khác cũng đã chứng sáu trí tuệ trực giác vào cuối bài kinh
Nandakovata giáo giới.
Thế rồi một hôm, Đạo Sư đang ngồi thiền giữa một nhóm thánh
chúng tại đại thiền viện trong cánh rừng Kỳ Viên, ngài xác lập
chư vị Tỳ khưu Ni theo từng vị trí đặc biệt, ngài đã xác lập Maha-
Pajapati Gotami là người có kinh nghiệm đệ nhất giữa chư vị Tỳ
khưu Ni. Nàng sống hưởng hạnh phúc thánh quả và thọ hưởng
hạnh phúc giải thoát niết bàn. Để làm rõ sự trợ giúp của ngài,
trước tiên nàng đã tán thán những phẩm hạnh thiện của Đạo Sư,
thế rồi để nói rõ hiểu biết toàn diện của bà và bà thốt lên những
đoạn kệ sau:
157. Đức Phật, ôi vị anh hùng giác ngộ, con đảnh lễ ngài, là bậc
tối thượng, người đã giải thoát con và biết bao chúng sanh khỏi
đau khổ.
158.Biết rõ đau khổ, khát ái làm nguyên nhân đã được gột sạch.
Con đã tu tập Bát Chánh Đạo và chứng đoạn diệt.
159. Trước kia ta đã làm mẹ, làm con trai, làm cha, làm anh và
làm bà nội. Đời sống trước là vậy, do không hiểu rõ tìm kiếm
luân hồi mà không gặp.
160. Nay đã gặp Đức Thế Tôn, thân này là thân tối hậu. Sanh tử
nay đoạn diệt hiện chẳng còn tái sanh.
161. Ta đã gặp toàn bộ chư đồ đệ thánh, siêng năng tinh cần tu
luyện, chính ta đảnh lễ chư vị Phật.
162. Quả thật Hoàng hậu Maya sanh Cồ Đàm nhằm đem hạnh
phúc đến muôn dân. Ngài đã giải toả hết trăm ngàn đau khổ cho
những ai bệnh tật và phải chết.
157. Ở đây, Phật, vị đại anh hùng (vira) có nghĩa là: người anh
hùng trong số những người đã giác ngộ trước tứ diệu đế (catu-
sacca-buddhesu), Đức Phật toàn tri và toàn bộ chư vị Phật được
gọi là anh hùng vì họ đã giác ngộ tứ diệu đế thông qua tinh tấn
tuyệt đối hoặc là vì các ngài đã chiến thắng và chiến thắng qua
chánh tinh tấn và tứ chánh khổ luyện. Nhưng thông qua chánh
tinh tấn nhờ quyết tâm thực hiện bốn pháp chánh tinh tấn, thông
qua tứ chánh khổ luyện cao siêu, thông qua an trú liên tục tính nơi
những kẻ sẵn sàng chấp nhận lời giảng dạy và đặc biệt là chánh
tinh tấn liên kết với nhiều người khác, Đức Thế Tôn xứng được
gọi là vị Anh Hùng. Tôn kính đảnh lễ (namo) ngài (ty atthu) có
nghĩa là: Ước mong ngài được (hotu) tôn kính, kính lễ ngài. Tối
176
thượng giữa mọi loài chúng sanh (sabba-sattanam uttama) có
nghĩa là: tối thượng nơi chúng sanh được phân loại thành loài
không chân, v.v… nhờ có những phẩm chất thiện như phẩm hạnh
giới đức, v.v…; ngài là Đức Thế Tôn. Để chứng tỏ cho thấy phần
phẩm chất thiện nơi bản chất của vị Đạo Sư, nàng nói rằng: ngài
đã giải thoát ta và nhiều người khác khỏi đau khổ. Và làm rõ bản
chất giải thoát khỏi đau khổ, nàng thốt lên đoạn kệ bắt đầu với
“mọi đau khổ”.
159. Hơn thế nữa, để chứng tỏ một phần đau khổ nơi vòng luân
hồi nàng đã được giải thoát khỏi, nàng thốt lên đoạn kệ: [Trước
kia] ta đã làm mẹ… Ở đây, do không có hiểu biết đích xác.(yatha-
bhuccam ajananti, [nghĩa đen: “không biết thực chất là gì”]) có
nghĩa là: không nhận thức rõ thực chất là (yatha-bhutam) nguyên
nhân vòng luân hồi đó như thế nào.v.v… ta (‘ham) đã chu du tái
sanh nơi vòng luân hồi đó (samsari) và không biết được có nghĩa
là: bằng cách giải thích: “ta (aha?) đã chu du tái sanh nơi
(samsarim) vòng luân hồi, phải khởi sanh nơi nhiều kiếp khác
nhau. Không tìm thấy, không chiếm được, một sự hỗ trợ nơi đại
dương luân hồi kiếp” nàng cho biết, “[ta đã] là mẹ, là con, v.v…”
nơi một kiếp nàng được làm mẹ, kiếp khác lại làm con. Thế rồi lại
trong kiếp khác nàng phải làm cha và là anh em. Đây chính là ý
nghĩa.
160. Trong đoạn kệ [bắt đầu với Nay ta đã thấy, nàng làm rõ
chính trạng thái nàng được giải thoát khỏi đau khổ. Ở đây, quả
thật ta đã thấy Đức Thiện Thệ đó có nghĩa là: chính bản thân ta
đã nhìn thấy Đức Thế Tôn, vị giác ngộ hoàn toàn, bằng nhãn
thức. Thông qua việc chính ta đã nhìn thấy những cõi trần tục và
siêu thế. Vì bất kỳ ai nhận được giáo pháp. Chắc chắn kẻ đó nhận
ra được Đức Thế Tôn. Như người ta nói rằng: “Người nào nhận ra
giáo pháp, Vakkali. Người đó cũng nhận ra ta.”v.v…
161. Siêng năng, tinh cần nỗ lực (araddha-viriye) có nghĩa là: áp
dụng tinh tấn. (paggahita-viriye). Sống quyết tâm (pahit’atte) có
nghĩa là: chủ tâm (pesita-citte) vào tịch tịnh. Luôn kiên trì tinh tấn
(da?ha-parakkame) có nghĩa là: luôn luôn cố gắng bền bỉ (thira-
para-kkhame) để tiếp tục tu luyện những gì đã đạt được và để đạt
đến những gì chưa được. Toàn bộ có nghĩa là: tất cả thông qua tụ
tậïp lại do có được phẩm hạnh thiện và chánh kiến nơi công việc
tu luyện khổ hạnh. Thông qua tái sanh sau khi đã lắng nghe
177
(savanante) vị Đạo Sư kinh, nàng đã nhận ra các đồ đệ (savake)
đích thực như vậy ta được an trú thánh đạo và thánh quả. Đây
chính là việc đảnh lễ chư vị Phật có nghĩa là: đây chính là việc
đảnh lễ vị chánh đẳng chánh giác và đảnh lễ cả các vị đồ đệ
chánh đẳng chánh giác (savaka-buddhanađ) đã đích thực tích luỹ
nhiều phẩm hạnh thiện, bất kỳ thành tích cá nhân nào nơi giáo lý
siêu thế, sau khi đã hiện chứng bản chất thánh thiện của những đồ
đệ giới đức là người đã nhập tâm giáo pháp của vị Đạo Sư.
162. Quả thật… vì hạnh phúc nhiều người có nghĩa là: trong câu
kệ cuối cùng, nàng làm rõ sự trợ giúp vị Đạo Sư làm cho nhiều
người (bahupakaratam) trên cõi đời này. Và bất kỳ điều gì không
được giải thích ở đây, đều dễ dàng hiểu được.
Thế rồi một ngày kia khi Đức Phật còn lưu lại trong thành Vesali
trong cánh rừng Vĩ Đại nơi sảnh đường Kutagara và chính Maha-
Pajapati Gotami cũng đang lưu lại trong thiền viện ni, nàng khất
thực vào buổi sáng trong thành Vesali. Nàng dùng bữa và trải qua
thời gian nghỉ ngơi thích hợp hưởng hạnh phúc chứng thánh quả.
Khi nàng khởi xuất khỏi trạng thái đó nhìn lại thành tích của
mình, đoạn tràn đầy hạnh phúc nàng nghĩ về chính các đại sanh
mệnh của mình và nhận ra chúng đã cạn kiệt.
Nàng suy nghĩ, “điều gì sẽ xảy ra nếu như ta đạt vô dư níp bàn
sau khi đã tới thiền viện để xin phép Đức Phật và rời khỏi chư vị
Trưởng lão là những người đã cùng theo ta sống cuộc sống giới
đức rồi lại quay trở lại đây? Và chính ngay lúc Trưởng lão Ni có
nhũng suy nghĩ như vậy thì toàn bộ năm trăm chư vị Tỳ khưu Ni
họp thành đoàn tuỳ tùng, như đã ghi lại trong Thí Dụ Kinh như
sau:
1. Một lần kia, Ánh Sáng thế gian này, người Đánh Xe chở
chúng sanh, đang lưu lại trong đại sảnh đường Kutagara ngay
trong khu rừng lớn trong thành Vesali.
2. Vào thời điểm đó, Tỳ khưu Ni Maha-gotami, người dì của vị
Chiến Thắng, cũng đang cư trú trong thành hạnh phúc đó trong
nhà được xây dâng cho chư vị Tỳ khưu Ni tại đó.
3. Cùng với năm trăm Tỳ khưu Ni, đã được giải thoát, sống
cảnh cô độc, nàng đã suy nghĩ như sau:
4. “Ta chẳng được diễm phúc chứng kiến vô dư níp bàn của
Đức Phật hay của hai đồ đệ chính của ngài là [Sariputta và Maha-
Moggallana] hay của Rahula, Ananda hoặc Nanda đâu.
178
5. Trước lúc Đức Phật nhập vô dư níp bàn, hai đồ đệ chính của
ngài là Maha-Kassapa và Nanda, Ananda, Rahula.
6. “Trước lúc loại bỏ thân xác nhân loại và an tịnh cuối cùng,
cầu xin ta có thể chạy đến với vị Đạo Sư, vị Đại Trí để được phép
xuất gia.”
7. Năm trăm Tỳ khưu Ni, có Khema dẫn đầu, cũng suy nghĩ
giống như vậy.
8. Vào ngay thời điểm đó, có trận động đất nổi lên và âm thanh
tiếng trốâng chư thiên vang dội khắp nơi. Chư vị chư thiên nơi
cõi nhân loại đang phải trải qua sầu khổ to lớn.
9. Đang than vãn thảm thiết, nước mắt đổ ra khắp nơi, họ chạy
lại với Gotami cùng với bạn bè của nàng đang là chư vị Tỳ khưu
Ni.
10.Chư vị Tỳ khưu Ni phủ phục dưới chân ngài và thốt lên những
lời sau đây: “Ôi nữ phạm hạnh, xin rẩy trên chúng tôi những giọt
nước cứu rỗi, chỉ mình nàng mới có năng lực như vậy.
11.“Trái đất cùng núi đồi rung chuyển, khắp nơi đều nghe thấy
vang dội tiếng trống chư thiên. Điều đó nghĩa lý là gì hỡi Gotami?
12. Đoạn nàng giải thích mọi sự như thực tế nàng nghĩ xảy ra và
họ cũng giải thích mọi sự theo như họ suy nghĩ.
13. “Ôi phụ nữ giới đức nếu như chứng đắc vô dư níp bàn khiến
nàng hài lòng.”[chư vị Tỳ khưu Ni lên tiếng] “Được phép của
Đức Phật với nhiệt tâm toàn bộ chúng ta sẽ được tịch tịnh.
14.“Chúng ta khởi xuất từ gia đình và cùng tái sanh. Chính vì thế
cùng là bạn bè chúng ta cũng sẽ tịch diệt và tới nơi cư trú tuyệt
diệu.
15. Nàng nói rằng, “Ta sẽ nói gì trước khi chứng vô dư níp bàn
đây?” Đoạn tất cả người đó rời khỏi nơi trú xứ của vị Tỳ khưu Ni.
16.“Cầu xin sao cho chư vị chư thiên đến cư trú thiền viện Tỳ
khưu Ni này thứ lỗi cho ta. Đây là lần cuối cùng ta nhìn xem nơi
cư trú của chư vị Tỳ khưu Ni này.
17.“Điều gì sẽ xảy ra nếu ta tới được chốn vô vi là nơi chẳng có
tuổi già, không có tử, không liên kết gì với điều ác cũng như ly
biệt với người ta thương yêu?”
18.Nghe thấy những lời nàng thốt lên, những kẻ chưa thoát khỏi
đam mê ái dục, những kẻ là thừa kế Đức Thiện Thệ đều buồn
phiền vì sầu khổ và than vãn rằng, “Hỡi ơi, công đức ta thu thập
được còn quá ít ỏi!”
179
19.“Trú xứ của chư vị Tỳ khưu trở nên trống trải vì chẳng còn ai
trong đó, những hậu dụê thừa kế của vị chiến thắng giống như
ánh sao lặn vào buổi bình minh ta không còn thấy được nữa.
20.“Gotami đang tiến tới níp bàn cùng với năm trăm chư vị Tỳ
khưu Ni giống như Sông Hằng đổ vào đại dương thông qua năm
trăm nhánh sông vậy.”
21. Nhìn thấy họ đang rảo bước trên đường, những người tín nữ
chạy ra khỏi nhà, sụp lạy dưới chân họ và nói rằng:
22.“Ôi chư vị giàu sang phú quí, xin hãy ở lại với chúng ta, xin
đừng từ bỏ chúng tôi không có người bảo vệ xin đừng có ý định
tịch diệt nữa” họ than van sầu khổ như vậy.
23.[Gotami] thốt lên những lời lẽ ngọt ngào để loại trừ sầu khổ
cho họ mà rằng: “Hỡi các con thân yêu, than vãn như vậy là đủ
rồi. Hôm nay là dịp vui mừng cho các con.
24.“Ta đã hiểu rõ nổi sầu khổ, loại trừ nguyên nhân sầu khổ đó, ta
đã hiện chứng tịch diệt sầu khổ và ta đã tu luyện chánh đạo một
cách thích hợp.
25.“Ta đã hầu hạ Đức Phật, ta đã thực hiện lời Phật dạy. Ta đã
loại bỏ gánh nặng trên vai chúng ta; mọi sự dẫn đến tái sanh luân
hồi đều đã được loại bỏ đến tận gốc.
26.“Mục tiêu chúng ta xuất gia theo đuổi cuộc sống vô gia cư ta
đã chứng đắc đến đích đó. Mọi ách phược đều bị tiêu diệt.
27. Đức Phật và giáo pháp của ngài vẫn tồn tại nguyên vẹn. Giờ
đây đã đến thời điểm ta nhập níp bàn. Xin đừng than vãn làm gì,
hỡi các con thân yêu của ta.
28. “Ko??ađđa, Ananda, Nanda v.v… Rahula và vị Chiến Thắng
vẫn tồn tại vĩnh hằng, Tăng Đoàn được sung sướng và đoàn kết.
Những phe phái được cắt khỏi cây.
29.Những thần dân vương quốc Okkaka đã vùng lên, triệt hạ Ma-
vương, hỡi con cái của ta ơi. Giờ đây chẳng phải là thời điểm để
cho ta nhập níp bàn sao?
30. Điều ta hằng tìm kiếm bấy lâu hôm nay đã được thể hiện. Đây
là lúc nổi lên tiếng trống hân hoan. Hỡi các con ta ơi, làm sao các
ngươi lại phải nhỏ lệ than khóc?
31. “Nếu các ngươi còn chút thiện cảm nào với ta, và nếu các
người có chút lòng tri ân, hãy thực hiện quyết tâm mạnh mẽ.
Toàn bộ các ngươi, để tiếp tục thực hiện giáo pháp đích thực này.
180
32.Vị toàn giác đã ban cho phụ nữ được phép xuất gia khi ta khẩn
khoản nài xin ngài ban cho. Chính vì thế, giống như ta đã vui
mừng như vậy, thì chính các ngươi hãy tu luyện giáo pháp đó.’
33.“Ôi Đấng tối thượng, ta là mẹ ngươi, còn ngươi là vị anh
hùng, là cha của ta, hỡi vị ban phát hạnh phúc thông qua giáo
pháp đích thực. Ôi người bảo vệ dũng mãnh, ta được sanh ra nơi
ngươi, hỡi Vị Cồ Đàm.
34.Ôi Đấng tối thượng, cái thân xác thể chất của ngươi là do ta
nuôi dưỡng khôn lớn. Nhưng toàn bộ giáo pháp vô tỳ vết kia lại
chính do ngươi dưỡng dục mà có.
35. Trong một thời gian ngắn ta đã dùng sữa nuôi dưỡng ngươi
lớn lên làm dịu cơn khát cho nhà ngươi. Ngươi đã ban cho ta
nguồn sữa giáo pháp để uống hầu được an tịnh dài lâu.
36.Ôi vị Đại Trí, ngươi chẳng nợ nần ai cả, xin hãy bảo vệ ta khỏi
mọi cảnh tù tội. Cầu xin cho phụ nữ ước ao được sanh con cũng
có được người con trai theo ý họ mong mỏi.
37. Bất kể người nào được làm mẹ các vua chúa như Mandhata,
đang lao vào đại dương luân hồi. Ngươi đã giúp ta vượt khỏi đại
dương luân hồi, ôi con trai của ta ơi.
38. Chứng “tước chánh hậu hay thái hậu” là điều không khó khăn
gì với phụ nữ, nhưng được làm “thân mẫu Đức Phật” quả là điều
không dễ dàng gì.
39.“Và khát vọng của ta đó, ôi vị đại anh hùng, đã được chính
ngươi thực hiện nơi ta. Mọi điều ta khát vọng dù nhỏ hay lớn đều
được ngài chấp nhận cả.
40.“Ta khát khao chứng vô dư níp bàn” loại bỏ thân xác này. Xin
hãy cho phép ta làm điều đó, ôi vị đại anh hùng, người kết liễu
đau khổ, người lãnh đạo tài tình.
41.“Hãy giang chân ra, dịu dàng tựa như bông sen và che phủ với
các tướng luân, móc và cờ xí. Ta sẽ tuân phục ngài, Ôi người con
thiên thệ.
42. “Hãy biến thân xác ngươi thành một khối vàng ròng, hãy biến
thành rõ ràng như vậy ta sẽ nhìn rõ tấm thân hình nhà ngươi, ta sẽ
ra đi bình an, Ôi vị lãnh tướng.”
43. Thế rồi vị chiến thắng khiến người dì nhìn rõ thân hình của
mình được trang điểm với ba mươi hai tướng. Được trang điểm
và tỏa sáng giốâng như mặt trời mới mọc ló ra khỏi đám mây dày
đặc.
181
44. Người đàn bà ấy phủ phục dưới chân ngài điểm bằng bánh
luân tỏa sáng giống như đóa sen đang hé nở.
45. Sau khi động viên họ như vậy, dẫn đầu năm trăm Tỳ khưu
Ni, nàng tiến đến gặp Đức Phật đảnh lễ ngài và thốt lên những lời
này:
46. “Ta kính lạy mặt trời chúng sanh, ngọn cờ gia đình thái
dương.” [nàng nói thêm]. “Ta chẳng nhìn lại con nữa đâu; [nếu
như ta không chứng kiến] nhà ngươi viên tịch.
47. “Ôi vị lãnh đạo Thế gian, Người ta nghĩ rằng đàn bà chúng ta
đã thực hiện đủ điều đồi bại. Nếu ta phạm phải điều sai trái, xin
ngài thứ lỗi cho ta, Ôi ngài Đại Bi.
48.“Ta liên tục yêu cầu cho phụ nữ được xuất gia. Nếu yêu cầu đó
có chi là sai sót, cầu xin ngài thứ lỗi cho ta, Ôi vị thống lãnh
chúng sanh.
49. “Ôi vị anh hùng, được phép ngài ta giảng dạy chư vị Tỳ khưu
Ni. Nếu như có điều hướng dẫn nào không phải phép, cầu xin
ngài thứ lỗi cho ta, Ôi Chúa tể giàu lòng thứ tha.”
50. “Quả thật, ta phải đào bới lên điều gì nơi cõi hữu sanh này.
Được trang điểm với đủ điều giới đức. Lại được giải thoát khỏi
thiệt hại đây?” [Đức Phật đặt câu hỏi] ta sẽ đưa ra câu trả lời nào
khi ngài đang bước vào vô dư níp bàn?
51. “Tăng chúng Tỳ khưu Ni của ta hoàn toàn thanh tịnh, hoàn
toàn thích hợp để thoát khỏi thế gian, nhìn rõ cảnh hư mất tàn lụi
đi giống như dấu ấn trên mặt trăng ngay lúc bình minh.”
52. Đoạn chư vị Tỳ khưu Ni khác giống những vì sao đi theo mặt
trăng quanh ngọn Sumeru trong lúc vẫn giữ bên phải, sau khi đã
phủ phục xuốâng dưới chân chư vị Chiến Thắng. Đứng sững đó
nhìn gương mặt ngài chiếu sáng.
53. “Mắt ta chưa bao giờ thoả mãn trước đó, khi được chiêm
ngưỡng dung nhan ngài, tai ta cũng vâïy trước khi được nghe lời
ngài thốt ra.” [Đức Cồ Đàm nói] Ước mong toàn tâm toàn trí ta
được thoả mãn độc nhất đó nhờ có hương vị Giáo Pháp ngài đem
lại.
54. ‘Khi ngài thốt lên lời vàng ngọc giữa Tăng chúng, loại bỏ hết
tính kiêu mạn của những kẻ chủ trương quan điểm khác, may
mắn thay những kẻ nhìn ngắm và nghe lời ngài. Ôi vị thủ lãnh
chúng sanh.
182
55. “Những người nào sụp lạy dưới chân kiều diễm của ngài, với
ngón dài và móng chân màu nâu đồng và gót chân toả sáng, Ôi vị
mang nhiều phẩm hạnh thiện.
56. “Những người nào lắng nghe lời ngài, thật ngọt ngào, hoan
hỷ, triệt phá được lỗi lầm, và đem lợi lại kết quả thật hạnh phúc.
Ôi vị Thiện Thệ giữa chúng nhân.
57. “Ôi vị đại anh hùng, ta may mắn biết bao, mải mê sụp lạy
dưới chân ngài. Ta đã vượt qua hoang địa hiện hữu luân hồi nhờ
có lời ngọt ngào của vị vinh quang toát ra.
58. Thế rồi nàng được phép Tăng đoàn nhiệt tâm đảnh lễ Rahula.
Ananda, và Nanda. Và nói những lời này:
59-60. “Ta hoàn toàn chán ngấy cái thân xác này, giống như hang
rắn, là nơi bệnh hoạn, một đám sầu khổ, là chốn tuổi già và chết
chóc thường lui tới. Tràn ngập đủ thứ ô uế, tuỳ thuộc vào tha
nhân. Không có bất kỳ thôi thúc nào, chính vì thế ta ước ao được
tịch tịnh. Xin cho phép ta đi các con.
61.Nanda, Rahula và Bhadda, đượt giải thoát khỏi mọi sầu khổ,
vô tỳ vết, vững vàng như ngọn núi đứng sững, liền thiền về bản
chất các pháp.
62. “Khốn khổ cảnh hữu vi, không vững bền kiên định. thiếu bền
vững như thân cây chuối lá giống như ảo ảnh đầy lừa dối, chóng
qua, không bền vững.
63.Quả thật, khi người dì của vị chiến thắng, là người đã bú mớm
cho Đức Phật Cồ Đàm, sắp sửa đi đến diệt, thì toàn bộ các pháp
hữu vi đều vô thường cả.”
64.Và đại đức Anada, người vẫn là một hành giả và gần gũi vị
chiến thắng, vẫn bị đau đớn bởi nỗi thương tiếc Gotami. Bằng
những giọt nước mắt chảy dài, đại đức cảm động kính tiếc vô
cùng sâu sắc:
65.“Than ôi, Cồ Đàm đang chứng an tịnh. Chắc chắn Đức Phật sẽ
nhập niết bàn nay mai thôi. Giống như ngọn lửa thiếu nhiên liệu
vậy.
66.– 67. Khi bà dì còn đang than vãn như vậy. Cồ Đàm nói với
Ananda, “Kiến thức của nhà ngươi tựa như đại dương, nhà ngươi
tận tâm phục vụ Đức Phật. Xin đừng có mải mê than khóc làm
chi. Hỡi con trai ta ơi, thời gian hoan hỷ đã đến. Thông qua nhà
ngươi, hỡi con trai ta ơi. Ta sẽ lấy níp bàn là nơi quay về.
183
68.“Ngươi đã xin cha chúng ta và nhận được phép cho chúng ta
xuất gia. xin đừng có ngã lòng, con trai ta ơi. Cố gắng của nhà
ngươi đã đem lại kết quả.
69.“Điều gì họ không nhìn thấy trong quá khứ, ngay cả các đạo
sư thuộc các nhóm khác nhau. Tình trạng đó chính những đứa con
gái mới bảy tuổi của ngươi đã cảm nghiệm được.
70.“Ôi người bảo vệ giáo lý của Đức Phật đây là lần cuối cùng ta
nhìn thấy ngài. Ta sẽ ra đi, con trai ta ơi, tại nơi đó sau khi đã tới
đó, chẳng còn ai nhìn thấy được nữa.
71.“Một ngày kia, đang lúc kinh, vị lãnh tụ tối thượng thế gian đã
nhỉ mũi. Thế rồi, do đại bi, ta đã thốt lên lời nguyện ước tốt lành:
72.“Ước mong ngài sống lâu, Ôi vị anh hùng vĩ đại! Ước mong
ngài lưu lại thêm một đại kiếp nữa. Ôi vị đại trí.! Ước mong ngài
không phải trải qua tuổi già và phải chết vì lợi ích cho toàn cõi
thế gian này.!’
73.“Sau khi ta đề cập tới vấn đề này, Đức Phật nói với ta: Chư vị
Phật không được tán thán theo cách nhà ngươi kính lễ ta, hỡi
Gotami.”
74.“Thế cách kính lễ cho chư vị Thiện Thệ như thế nào, thưa ngài
toàn tri? [ta hỏi lại] “và làm thế nào là không kính lễ chư vị đó
đúng cách? Kính xin ngài hãy cho ta biết câu trả lời ta đã hỏi
ngài.”
75. “Hãy nhìn xem toàn bộ chư vị đồ đệ, hãy thực hiện chánh tinh
tấn.’ [ngài đáp lại] ‘quyết tâm với chánh tinh tấn mạnh mẽ.Đây
chính là cách kính lễ chư vị Phật vậy.’
76.“Thế rồi ta tới thiền viện, và đang lúc ta lưu lại đó một mình ta
tự nghĩ: “khi ngài chứng tịch diệt, người bảo vệ sẽ chứng thực
Tăng đoàn tụ tập lại vậy.
77. “Quả thật, ta sẽ chứng vô dư níp bàn, Ước mong ta không
phải chứng kiến tai họa do cái chết của Đức Phật đem lại.” đang
lúc suy nghĩ như vậy ta nhìn thấy vị Thiện Thệ đại trí.
78. Ta thông báo thời gian chứng níp bàn cho vị Đạo Sư. Thế rồi
ngài ban phép cho ta [nói rằng]: “Hãy biết rằng đó là thời giờ
chính xác, hỡi Gotami.’
79. Ta thiêu rụi các lậu hoặc của mình, ta phá huỷ toàn bộ tái
sanh tương lai. Sau khi đã cắt đứt mọi ách phược giống như con
voi, ta sống hoàn toàn vô tỳ vết.
184
80. Sự hiện diện của Đức Phật toàn hảo thật sự đáng hoan nghênh
đối với ta. Ta đã hiện chứng sáu tuệ giác trực tiếp đích thực ta đã
thực hiện lời Phật dạy.
81. Ta cũng hiện chứng Tứ vô ngại giải và bát giải thoát cùng với
sáu tuệ giác đích thực trực tiếp ta đã thực hiện lời Phật dạy.
82. [Thế rồi Đức Phật nói] “Hỡi Gotami, để có thể thắng vượt tà
kiến, hãy tỏ rõ sức mạnh thần lực siêu thế cho các phụ nữ này vì
họ đã hiểu rõ giáo pháp [nhưng] họ đã trở nên bối rối hỗn loạn.”
83. Thế rồi Gotami quì xuống trước Vị Chánh Đẳng Chánh Giác
và nàng đã bay lên trời và chỉ cho thấy rất nhiều thần lực siêu thế
với sự cho phép của Đức Phật.
84-85. Sau khi chỉ có một mình, nàng biến thành nhiều người và
sau khi đã biến thành nhiều người rồi lại chỉ còn có một người.
Nàng xuất hiện rồi biến mất. Nàng đi xuyên qua bức tường [như
thể di chuyển trên không trung] không gặp bất kỳ trở ngại nào.
Nàng nhào xuống đất, đi trên mặt nước như thể đi trên mặt đất mà
không bị chìm xuống.
86.Nàng di chuyển trong tư thế ngồi kiết già trên không trung
giống như một con chim. Thế rồi nàng còn kiềm chế thân xác cho
tới cõi phạm thiên.
87.Nàng biến núi Sineru thành một cây gậy; rồi lật cả mặt đất lên,
nàng biến mặt đất trở thành một cây dù, rồi mang theo cây dù đó,
nàng buớc lên bước xuống trên bầu trời.
88.Đoạn nàng biến khói bao trùm khắp mặt đất và những chùm
lửa giống như vào thời sáu mặt trời xuất hiện cuối một niên kỳ.
89. Chỉ một nắm tay nàng nắm được một tảng đá lớn trong lòng
sông Mucalinda (hồ) ngay dưới chân núi Meru giống như những
hạ mù tạt nắm trong lòng bàn tay.
90. Chỉ với đầu ngón tay nàng có thể che khuất cả mặt trời và mặt
trăng, cùng một lúc nàng có thể đeo cả ngàn mặt trời và mặt trăng
như đeo một vòng hoa vậy.
91.Nàng mang toàn bộ nước bốn đại dương trong một tay và làm
mưa xuống giống như một trận mưa dông kéo dài hàng đại kiếp.
92.Nàng khiến cho chuyển luân vương và đoàn tùy tùng xuất hiện
trên bầu trời. Nàng khiến cho Garuda, là con voi thần xuất hiện và
rống lên tiếng rống sư tử.
185
93.Nàng khiến xuất hiện cả một đám chư vị Tỳ khưu Ni đông vô
số kể. Thế rồi lại khiến họ biến mất không còn một ai, và cũng là
người thưa với vị Đại trí như sau:
94.“Ôi vị Đại Anh Hùng, người dì của ngươi đã chu tất lời dạy
của ngươi và đã đạt đến đích. Ta kính lễ sụp dưới chân ngươi, ôi
vị đại nhãn quang tinh tường.
95.Sau khi cho thấy nhiều loại thần lực siêu thế như vậy, nàng
đáp xuống từ trời cao. Nàng đảnh lễ ánh sáng Thế gian, rồi ngồi
sang một bên.
96.“Ôi vị Đại trí,” [nàng nói] đã một trăm hai mươi năm kể từ khi
ta sanh ra là thời gian lâu đủ để ta đạt đến níp bàn, Ôi vị anh dùng
dũng mãnh., lãnh tụ thế gian.”
97. Thế rồi toàn bộ Tăng đoàn tràn ngập kinh ngạc. Họ kính lễ hai
tay chụm lại trên đầu và hỏi rằng: “Ôi người phụ nữ phạm hạnh
kia, làm sao nhà ngươi có thể thực hiện được những quyền lực
thần thông siêu thế vô song đến như vậy?”
98.“Padumuttara, vị chiến thắng là người nhìn rõ mọi hiện tượng,
vị lãnh đạo thế gian đã sanh ra một trăm ngàn cõi luân hồi đã
qua.” [nàng cất tiếng trả lời.]
99.“Rồi ta được sanh ra trong thành Ha?savati trong gia đình vị
quan thừa tướng được hưởng đủ loại ân huệ, giàu có, thịnh vượng
và nhiều tài sản.
100. “Một ngày kia, ta tiến lại gặp vị thống lãnh chúng sanh cùng
với gia đình ta và có đoàn tuỳ tùng đông đảo phụ nữ hầu hạ.
101-102. Nhìn thấy ngài tựa như Vasana đang làm mưa xuống
những đám mưa giáo pháp, vô tỳ vết, giống như mặt trời thu tỏa
sáng với mạng lưới tia sáng chói chang, lòng ta vô cùng hoan hỷ,
và ta được nghe những lời vàng ngọc của ngài khi vị lãnh đạo
chúng sanh đã chọn dì của mình, làm vị Tỳ khưu Ni vào vị trí đệ
nhất.
103. “Sau khi nghe lời đó, ta tổ chức cuộc bố thí rất lớn gồm
nhiều đồ thiết yếu kéo dài trong bảy ngày, cho vị độc nhất tối
thượng nơi chúng sanh đó cùng với đoàn tuỳ tùng của ngài.
104. “Thế rồi sụp lạy dưới chân ngài, ta cũng ước được cất nhắc
vào vị trí đó. Thế rồi vị thiện thệ đại trí nói vói tăng chúng đông
đảo đó rằng:
186
105. “‘Ta sẽ tán thưởng người nào đã nuôi nấng vị lãnh đạo thế
gian và Tăng đoàn của ngài suốt bảy ngày qua hãy nghe lời ta
phán đây:
105. ‘Một trăm ngàn kiếp luân hồi cho tới nay, sắp sửa sanh
xuống cõi trần vị đạo sư tên là Cồ Đàm, thuộc dòng tộc Okkaka.
106. “Vào thời điểm đó cũng sẽ xuất hiện một đồ đệ của vị Đạo
sư tên là Cồ Đàm chính là người thừa kế Giáo pháp, một hậu duệ
đích thực cho Giáo pháp đích thực.
107. “Người này sẽ là dì của Đức Phật, cũng chính là vú nuôi
của ngài trên cõi đời này và nàng sẽ chiếm được địa vị độc tôn
trong số chư vị Tỳ khưu Ni.
108. “Ta hân hoan nghe thấy điều đó. Thế rồi xuyên suốt cuộc
đời ta chỉ một lòng phụng dưỡng vị Chiến Thắng với đầy đủ
những đồ thiết yếu. Thế rồi ta tịch diệt.
109. “Ta được tái sanh nơi cõi trời đâu xuất, và ta trổi vượt hết
mọi người nữ khác với đủ mười thuộc tính sau:
110. hình dáng, tiếng nói, hương thơm, hương vị, vật dụng, tuổi
thọ, diện mạo, giới đức và danh tiếng lẫy lừng.
111. “Bằng những đặc tính này ta được quyền lực trổi vượt. Ta
tỏa sáng chói chang, ta trở thành chánh hậu được đức vua bất tử
sủng ái.
112. “Ta chu du tái sanh liên tục nơi kiếp luân hồi, di chuyển với
cặp cánh gồm những hạnh thiện đã làm trong quá khứ. Và ta sanh
ra dưới thời nhà vua Kasi đang trị vì trong ngôi làng nô bộc đó.
113. “Chính xác năm trăm nô tỳ sống trong ngôi làng đó vào
thời điểm đó, ta đã trở thành phu nhân của người trưởng nhóm nô
tỳ đó.
114. “Năm trăm vị Độc Giác Phật đã vào ngôi làng trên đường
đi khất thực. Nhìn thấy họ, toàn bộ phụ nữ trong làng kể cả ta đều
cảm khoái trong lòng.
115. Họp thành một nhóm hội, toàn bộ những phụ nữ đó đã phục
dưỡng các ngài trong suốt bốn tháng, rồi còn cúng dường mỗi
người bộ y cà sa gồm ba chiếc. Thế rồi chúng ta cùng với đức
lang quân mỗi người du hành với các ngài.
116. “Rồi diệt khỏi cõi đời này, toàn bộ chúng ta được tái sanh
nơi cõi Trời Đâu Xuất. Giờ đây đến thời hiện hữu sau cùng, ta
được sanh ra trong thành Devadaha.
187
117. Cha ta có tên là Anjanasakka và mẹ ta là Sulakkhana. Và ta
tới làm dâu trong gia đình Sudhodana trong thành Kapilavatthu
[với tư cách là phu nhân của ngài]
118. Những phụ nữ khác lại sanh ra trong bộ tộc Thích Ca,
thuộc dòng tộc Thích Ca. Ta lại trở thành người phụ nữ kiệt xuất
nhất trong bọn họ. Ta trở nên mẹ nuôi của vị Chiến Thắng.
120 - 122. “Con trai ta đã xuất gia, và trở thành Phật, vị lãnh chúa
cõi thế gian. Sau đó ta cũng xuất gia cùng với năm trăm phụ nữ
đó, và cùng với những phụ nữ [khôn ngoan] đó. Ta chứng an tịnh
và hạnh phúc to lớn. Những người làm đức lang quân của ta nơi
kiếp trước, đã cùng chung thực hiện phước nghiệp với ta, cũng trở
thành những người thực hiện Đại Giáo Pháp, đều chứng đắc A-la-
hán nhờ lòng Đại Bi của vị Thiện Thệ.”
123. Thế rồi chư vị Tỳ khưu Ni khác cũng bay lên trời, gặp nhau
tại đó, họ toả sáng với muôn thần lực siêu thế hùng mạnh.
124. Họ còn thực hiện nhiều thần thông lực siêu thế nữa, như thể
một kệï gốm lành nghề nặm vàng ròng thành những chiếc bình
tuyệt vời.
125. Và chư vị đó còn thực hiện rất nhiều phép lạ nữa. họ hân
hoan với vị đại hùng biện, vị đại tri cùng với đoàn tùy tùng của
ngài.
126. Họ từ trời đáp xuống, đến đảnh lễ vị đệ nhất hiền trí. Thế
rồi được phép của vị đệ nhất thần dân đó, họ ngồi vào những vị trí
thích hợp cho từng người.
127. [Họ lên tiếng nói rằng:] “Ôi vị Cồ Đàm, ngài đã tỏ lòng đại
bi với chúng tôi, trong suốt một thời gian dài. Được an trú nhờ
vào thiện nghiệp của ngài, chúng ta đã tịch tịnh đoạn triệt hết mọi
lậu hoặc.
128. “Lậu hoặc của chúng ta đã được thiêu rụi hết, chúng ta
không còn phải tái sanh trong tương lai. Sau khi đã cắt đứt mọi
ách phược giống như tượng thần, chúng ta hưởng cuộc sống vô tỳ
vết.
129. “Quả thật đối với ta sự hiện diện của chư Phật đệ nhất thật
đáng quí. Chúng ta đã chứng tam minh trực tiếp. Chúng ta đã
thực hiện lời Phật dạy.
130. “Tứ vô ngại giải cùng với bát giải thoát, chúng ta đều có cả.
Chúng ta đã hiện chứng lục minh trực tiếp. Chúng ta đã thực hiện
lời Phật dạy.
188
131. Chúng ta cũng chế ngự lực thần thông siêu thế. Bằng thiên
nhĩ chúng ta biết rõ tâm linh tha nhân. Ôi vị Đại trí.
132. “Chúng ta biết rõ phần tiền kiếp của mình; do thiên nhãn
mỗi người đã được thanh tịnh kỹ. Mọi vết nhơ ô uế đã được tiêu
huỷ hết. Giờ đây ta chẳng còn phải tái sanh bao giờ.
133. “Và thật sự, Ôi vị Đại Anh Hùng. Trước sự hiện hữu của
ngài, nơi chúng ta có kiến thức đã hiện rõ, và mọi ý nghĩa, pháp
và nguyên từ được thông suốt.
134. Chúng ta đã phục dịch ngài với tình thương nhân ái. Ôi vị
lãnh chúa thế gian, xin cho phép chúng tôi nhập niết bàn. Ôi Đại
trí nhân hậu.”
135. “Ta sẽ nói gì, vì ngài đã thốt lên, “chúng ta sẽ chứng niết
bàn?”vị chiến thắng nói, “Và giờ đây, các ngươi nên thực thi
những gì đúng thời điểm.”
136. Thế rồi Gotami và chư vị Tỳ khưu Ni khác lại đảnh lễ vị
Chiến Thắng, rồi rời khỏi chỗ đang ngồi và quay trở về thiền viện
của họ.
137. Cùng với tăng chúng đông đảo, lãnh đạo tối thuợng thế
gian, đại anh hùng đã tiễn dì mình tới tận cổng [thành phố].
138. Tại đó, Gotami lại phục lạy dưới chân người bà con thế
gian cùng với chư vị Tỳ khưu Ni khác. Đây là lần kính lễ cuối
cùng nàng phục lạy dưới chân ngài.
139. “Đây là lần cuối cùng chúng ta được nhìn ngắm người bảo
vệ thế gian.” [Họ nói] “chúng ta chẳng còn được diện kiến ngài
bao giờ nữa.
140. “Việc kính lễ của ta, Ôi vị anh hùng vĩ đại, sẽ chẳng đụng
tới gót chân êm dịu của ngài nữa, ôi lãnh chúa cõi thế gian.”
[Gotami còn nói] “Ngày hôm nay, ta sẽ được ra đi bình yên”
141. Sắc giới với ngài có nghĩa lý gì, sau khi ngài đã chứng
pháp thực thụ? Toàn bộ chỉ là hữu hư, vô tướng, và vô thường.”
142. Nàng cùng với chư vị Tỳ khưu Ni khác về tới tận thiền viện
và rồi lên ngồi vào nơi trang trọng nhất. Gấp một chân trong tư
thế kiết già.
143. Thế rồi các tín nữ trong vùng, những kẻ lâu nay đã gắn bó
với Giáo Pháp của Đức Phật nghe tin nàng trở lại, liền đến gặp
ngài phủ phục đảnh lễ xuống dưới chân ngài.
189
144. Rồi đấm ngực đau buồn do sầu khổ họ cảm nhận ngay lúc
đó, nằm soài trên mặt đất giống như cây nho bị cắt đứt rễ. Lớn
tiếng than vãn rất thảm thiết.
145. “Ôi vị bảo vệ luôn nâng đỡ chúng sanh, xin đừng lìa xa
chúng tôi và đừng tịch tịnh trong an bình! [họ kêu gào thảm thiết]
“Tất cả chúng ta đầu phủ phục dưới chân ngài, phủ lạy và khẩn
khoản van xin.”
146. Có một phụ nữ đạo đức là tín nữ giới đức trong số họ đã
chứng đắc niềm tin và thông thái, đấm ngực thốt lên những lời lẽ
này:
147. “Tâm trạng buồn thảm của các ngươi như vậy đã quá đủ
rồi, hỡi các con ta ơi. Điều đó giống như tiếng trống Ma Vương
thôi. Toàn bộ chỉ là vô thường, hữu vi, đều kết thúc trong ly biệt,
và chẳng có gì bền vững.”
148. Rồi sau đó nàng để cho họ ra đi. Còn nàng được nhập đệ
nhất pháp an chỉ định rồi sau đó là đệ nhị, tam và tứ.
149. Thế rồi từng người một họ nhập cõi không vô biên xứ. Cõi
thức bô biên xứ, vô sở hữu xứ, và cõi phi tưởng phi phi tưởng xứ.
150. Rồi sau đó Gotami cũng nhận các pháp an chỉ định theo thứ
tự từ ngược lại từ thấp nhất lên cao nhất.
151. Khi nàng xuất khởi khỏi đó nàng tịch tịnh giống như một
ngọn đèn hết nhiên liệu, vô tỳ vết. Và xảy ra ngay đó một chấn
động lớn và sấm sét nổi lên trên bầu trời.
152. Tiếng trống vang lên, chư thiên than vãn. Một trận mưa hoa
đổ xuống trên mặt đất từ trời cao.
153. Meru, chúa tể các ngọn núi, lắc lư như diễn viên trên sân
khấu, thất vọng do sầu khổ và đại dương rống lên tiếng khủng
khiếp.
154. Chư Thiên, Mãng xà vương, A-tu-la. Và phạm thiên đều
cảm động sâu sắc ngay lúc đó: “Quả thật, các hành đều vô
thường, giống như người phụ nữ này đã qua đi.
155. Những kẻ này đã thực hiện lời Phật dạy và vây quanh nàng
Gotami, toàn bộ họ đã nhập niết bàn, giống như ngọn lửa hết
nhiên liệu.
156. “Than ôi, tất cả đều kết thúc bằng ly biệt. Ôi toàn bộ pháp
hữu vi đều vô thường. Than ôi, cuộc sống kết thúc bằng hủy
diệt.”Đó là những lời họ lớn tiếng than vãn.
190
157. Thế rồi chư thiên và phạm thiên đã thực hiện những gì phù
hợp với thông lệ và đến đúng thời điểm ấn định họ tiến đến gặp vị
thiện thệ đại tri.
158. Đoạn vị Đạo sư nói với Ananda, vị đại lỗi lạc: “Này hỡi
Ananda hãy lên đường và thông báo cho chư vị Tỳ khưu an tịnh
cuối cùng của mẹ ta.
159. Thế rồi với mắt đẫm lệ, Ananda nói với giọng đứt quãng.
“Cầu sao chư vị Tỳ khưu tụ tập lại.
160. Những kẻ từ đông sang tây từ bắc chí nam; những kẻ đang
ở vùng phụ cận này, Ước mong chư vị Tỳ khưu, thừa tự Giáo
pháp đấng thiện thệ hãy lắng nghe ta nói.
161. “Người đã nuôi dưỡng thân xác cuối cùng của vị Đại Trí –
đó là Gotami – Bà đã ra đi bình an, giống như tinh tú trước lúc
mặt trời mọc.
162. “Hãy dẹp bỏ tranh cãi sang một bên, Mẹ nuôi dưỡng Đức
Phật đã tới chốn vô thượng, tới cõi nơi kẻ chứng ngũ nhãn, vị
lãnh chúa, cũng không thể nhìn thấy nàng nữa.
163. Bất kỳ ai đặt niềm tin nơi đấng Tối Thượng (Thiện Thệ) và
bất kỳ ai còn yêu mến vị Đại Tri, là hậu duệ Đấng Thiện Thệ,
hãy đến mà kính lễ thân mẫu Đức Phật”
164. Chư vị Tỳ khưu nghe thấy ngài nói như vậy, lần lượt kéo
nhau tới, kẻ thì do thần lực của Đức Phật kéo tới, kẻ khác do sức
mạnh thần lực đem lại.
165. Họ đặc chiếc toạ sàng xưa kia Gotami đã ngủ trên đó vào
trong một căn nhà mái cong tuyệt đẹp, sảng khoái, và lộng lẫy
được xây hoàn toàn bằng vàng ròng.
166. Bốn vị chư thiên bảo vệ cõi trần này khiêng trên vai toà nhà
mái cong đó, chư vị thiên chủ, Sakka.v.v…tất cả đều tụ tập lại
trong ngôi nhà mái cong đó.
167. Toàn bộ có tới năm trăm ngôi nhà mái cong màu sắc như
mặt trời thu. Vì chính Vissakamma xây dựng.
168. Toàn bộ năm trăm chư vị Tỳ khưu ngồi trên tọa sàng đặt
trên vai một vị chư thiên từng người một di chuyển ra ngoài theo
đúng thứ tự sắp xếp.
169. Trên không có chiếc lọng vàng được điểm với mặt trời, mặt
trăng và các tinh tú.
191
170. Nhiều cờ xí trương lên, những lớp phủ bằng hoa trải khắp
nơi. Hoa sen rơi như mưa từ trời xuống và rồi một đoá hoa từ mặt
đất mọc lên.
171. Mặt trời và mặt trăng đều xuất hiện, các tinh tú toả sáng
khắp nơi. Giống mặt trăng, mặt trời không tỏa sức nóng gay gắt.
Cho dù vào lúc chánh ngọ [trên bầu trời]
172. Chư vị chư thiên kính lễ họ bằng hương liệu chư thiên
thơm phức và những vòng hoa phát hương, nhạc cụ vũ điệu và ca
xướng tuyệt vời.
173. Đoạn căn cứ vào khả năng và phương tiện của họ, các
mãng xà vương và A-tu-la cùng với chư vị phạm thiên đến kính lễ
thân mẫu Đức Phật đã nhập vô dư níp bàn và đã được lấy đi.
174. Những người nào được chọn đi truớc, những hậu duệ đích
thực của vị Thiện thệ, đều nhập tịch tịnh (níp bàn) và Gotami, vị
đáng kính đã nuôi dưỡng Đức Phật cũng được mang đi sau đó.
175. Đi trước có chư vị chư thiên và chúng sanh cùng với các
Mãng xà vương. Các Atula cùng chư vị Phạm thiên. Theo sau là
đoàn đồ đệ cùng với Đức Phật cũng đến kính lễ mẹ ngài.
176. Việc nhập vô dư níp bàn của Đức Phật cũng không sánh
bằng Gotami nhập vô dư níp bàn. Dịp này của nàng quả thật là
một cơ hội tuyệt vời hơn nhiều.
177. Đức Phật đã không sửa soạn chư vị Tỳ khưu cho ngày
nhập diệt, Đức Phật nhập níp bàn theo cách thức của ngài và
trưởng lão Sariputta,v.v…đã thực hiện cho ngày Gotami nhập
tịch tịnh (niết bàn).
178. Họ đã thiết lập giàn thiêu gồm đủ loại hương thơm bột
thơm được rắc đều trên chỗ họ thiêu xác.
179. Ngoại trừ xương, còn toàn bộ những gì còn lại đều được
đốt sạch thế rồi Ananda nói những lời khiến mọi người phải cảm
động sâu xa:
180. Gotami đã đi tới đích của mình, đây chính là địa điểm được
chỉ định để thiêu xác bà, chẳng còn bao lâu nữa chính Đức Phật
cũng tịch diệt.”
181. Đoạn Ananda, được Đức Phật khích lệ, đã đặt xá lợi
Gotami vào một chiếc bình, và giao cho người bảo vệ.
182-183. Những vị đại trí đệ nhất nhận lấy xá lợi trong tay nói
rằng: “Cũng giống như một cây to có gỗ cứng chắc luôn đứng
vững không thể đổ ngã. Vì ngay cả một đống lớn nhất cũng mang
192
đặc tính vô thường. Gotami thuộc Tăng đoàn chư vị Tỳ khưu Ni
đã nhập vô dư niết bàn.
184. Ôi kỳ diệu thay khi mẹ ta nhập niết bàn. Chẳng có sầu khổ
lẫn than vãn vì thân xác ngài vẫn tồn tại.
185. “Chẳng có người nào khác phải sầu khổ vì nàng cả - một kẻ
đã vượt qua đại dương luân hồi hiện hữu, đã tránh khỏi sức nóng
khủng khiếp, là người đã trở thành mát rợi. Là người đã tịch tịnh
tốt đẹp.
186. “Nàng thật khôn khéo, ôi vị đại trí tuệ và cũng khôn ngoan
tột đỉnh. Hỡi chư vị Tỳ khưu, hãy nhớ kỹ trong lòng, nàng cũng
đã hoàn tất tốt cuộc sống lâu dài nơi chư vị Tỳ khưu Ni.
187. “Và Gotami đã chứng thần lực siêu thế. Thông qua đại
thiên nhĩ, nàng cũng chứng tuệ giác thấu triệt tâm tha nhân.
188. Nàng biết rõ các kiếp sống tiền kiếp của chính mình. Thiên
nhãn đã được thanh tịnh. Mọi lậu hoặc đã bị triệt phá hết. Giờ đây
nàng chẳng còn phải tái sanh nơi kiếp hiện hữu nào nữa.
189. Và nàng cũng hiểu rõ ý nghĩa, các pháp uẩn, và ngôn ngữ.
Kiến thức nàng thật tinh thông, chính vì thế nàng chẳng cần đến
bất kỳ ai than khóc nàng cả.
190-191. Giống như tia lửa phát ra từ chiếc búa tạ tan biến ngay
và chẳng ai biết tia lửa đó đi về đâu. Cũng chính vì thế định mệnh
những kẻ được giải thoát một cách tài tình. Là kẻ đã vượt qua bộc
lưu những ách phược tham dục. Người đó đã đạt tới hạnh phúc
vững chắc không ai có thể chỉ ra được.
192. Chính vì thế, hãy tìm nơi nương tựa cho chính mình. Hãy tu
tập thất giác chi nhờ lãnh vực tứ niệm xứ, và rồi ngươi sẽ kết thúc
được đau khổ.”
Như vậy người ta đã đọc lên các đoạn kệ của Trưởng lão Ni
Maha-Pajapati Gotami như vậy.
Đến đây kết thúc chú giải các đoạn kệ của Trưởng lão Ni Maha-
Pajapati Gotami.
7. CHÚ GIẢI CÁC ĐOẠN KỆ CỦA TRƯỞNG LÃO NI GUTTA
Những đoạn kệ bắt đầu với Hỡi Gutta…với mục đích tối thượng
nào, người đã xuất gia là của Trưởng lão Ni Gutta. Nàng cũng đã
thực hiện nhiều phước nghiệp dưới thời chư vị Phật tiền kiếp và
tích lũy được hạnh thiện nơi nhiều kiếp sống khác nhau làm căn
giải thoát. Đến thời kỳ đã ấn định, nàng đã tích lũy được những
193
phước hạnh ban đầu để được giải thoát, và thông qua những hạnh
thiện đó đã chín muồi làm điều kiện để chu du tái sanh nhiều cõi
hiện hữu hạnh phúc.
Dưới thời Đức Phật hiện tại, nàng sanh ra trong một gia định Bà
la môn trong thành Savatthi, tên nàng là Gutta. Khi đến tuổi
trưởng thành, do những thành tích nơi những việc thiện ban đầu
thôi thúc, nàng chán ghét cuộc sống gia đình. Được phép cha me,ï
nàng đã xuất gia dưới Tăng đoàn củaTrưởng lão Ni Maha-
Pajapati Gotami. Và sau khi xuất gia cho dù nàng đã an trú hành
thiền quán và siêng năng hình trì tu tập. Nhưng tâm nàng vẫn
chạy theo ngoại cảnh và do vậy nàng không thể nào thiền định
được. Vị Đạo sư biết được tâm nàng như vậy và khi còn đang
ngồi thiền nơi hương phòng, ngài đã phóng hào quang để giúp
nàng. Đoạn sau đó Ngài hiện ra trước mặt nàng, như thể đang
ngồi trên không trung và chỉ bảo nàng, Ngài nói lên những đoạn
kệ này:
163. Hỡi Gutta, vì mục tiêu tối thượng, hãy bỏ hết con cái và tài
sản để xuất gia, cho đến cả bản thân mình là những gì vô cùng
thân thương với ngươi, hãy nhiệt tâm hành trì chớ để tâm chi
phối.
164. Tâm thường hay lừa đảo chúng sanh và ưa cảnh ác ma, phải
luân hồi trong nhiều kiếp sống, chúng rong ruổi si mê.
165 – 166. Ước muốn tham dục và ác tâm, kể cả với thân kiến,
cộng thêm cả giới cấm thủ và hoài nghi – Hỡi Tỳ khưu Ni, hãy từ
bỏ hết kiết sử, dẫn đến kiết sử hạ phần. Nhà ngươi sẽ không tái
sanh trên cõi đời này nữa.
167. Hãy tránh xa tham ái, ngã mạn và, vô minh, và kiêu mạn, cắt
đứt mọi kiết sử, ngươi sẽ chấm dứt đau khổ.
168. Đoạn diệt vòng luân hồi sanh tử. Hiểu biết tái sanh, không
mơ tưởng hiện hữu. Không du hành cõi uẩn xứ, chẳng còn đói
khát nữa, người sẽ được an tịnh.
163. Ở đây, hãy nhiệt tâm hành trì chính điều đó, có nghĩa là: vì
lợi ích, nhằm đem lại lợi ích cho (yassa…atthaya) đạt đến tịch
tịnh chung cuộc các lậu hoặc và tịch tịnh ngũ uẩn có nghĩa là: từ
bỏ hết mọi bà con thân thuộc và khối lượng tài sản kếch xù là
những gì vô cùng thân thương với ta. Người xuất gia thực hiện
giáo pháp của ta chỉ muốn sống cuộc sống phạm hạnh. Đó chính
là việc nhà ngươi nên phát triển và cố gắng thực hiện. Chớ để
194
(ma…gami) tâm (citassa) chi phối (vasam) có nghĩa là: chớ để
(ma gacchi) bị chi phối do tâm dối trá (kuta-citassa) của nhà
ngươi nuông chiều theo những ảnh hưởng đối tượng bên ngoài
v.v trong một thời gian dài.. Từ bỏ hết con cái và tài sản là những
điều quí mến đối với ta
164. Vì tâm thực sự giống như một ảo tưởng do đó người bình
thường hay bị lừa dối. Chịu ảnh hưởng của Ma Vương, ta không
thể vượt qua nổi vòng luân hồi hiện hữu. Chính vì thế người ta
nói rằng: tâm bị lừa dối, v.v…
166. Ở đó những kiết sử, có nghĩa là: những ràng buộc do ước
muốn tham dục, do ác ý, v.v…như đã nói ở trên, hiểu theo nghĩa
năm sợi dây ràng buộc. Loại bỏ có nghĩa là: sau khi đã loại bỏ
những kiết sử đó thông qua thánh đạo dẫn đến thánh quả Bất Lai.
Tỳ khưu Ni là cách nói với nàng [có nghĩa là ở danh xưng cách].
Điều đó dẫn ta đến hạ giới. (orambhaga-m-aniyani) có nghĩa là:
hữu ích và đem lợi lại cho chúng sanh vì là những điều kiện để
cho họ được tái sanh nơi cõi dục giới thấp hơn các cõi sắc giới và
vô sắc giới. Mẫu tự m [thứ hai] [trong orambhaga-m-aniyani] chỉ
nhằm tạo yếu tố êm tai trong hai từ đó. Ora-m-agamaniyani lại là
một cách giải thích khác và cũng có cùng ý nghĩa. Nhà ngươi sẽ
chẳng đến được cõi này nữa (punar ehisi) có nghĩa là: nhờ loại bỏ
được những ràng buộc dẫn đến hạ giới nhà ngươi sẽ không phải
đầu thai nơi cõi này nữa (puna nagamissasi) thông qua tái sanh
nơi cõi tham dục, nơi đời sống dục lạc. mẫu tự r [trong punar
ehisi] cũng chỉ là yếu tố gây êm tai cho hai từ đó. “Theo cách
này” (itthattam) cũng là cách giải thích [vì punar, là “còn nữa, lại
nữa”]. “cõi đời này” và “dục hữu” (kama-bhavam) có cùng ý
nghĩa.
167. Ước ao có nghĩa là: ước ao vào cõi sắc giới và uớc muốn tái
sanh nơi cõi vô sắc giới. Kiêu mạn có nghĩa : kiêu mạn là nhân tố
huỷù hoại con đường cao thượng. Và vô minh và phóng dật có
nghĩa là: ta nên hiểu ở đây theo cùng một cách đã giải thích ở
trên. [có nghĩa là nhân tố phá hoại chánh đạo tối thượng]. Tránh
xa có nghĩa là: loại bỏ thông qua thiền quán. Cắt bỏ (chevana)
những ràng buộc, có nghĩa là: loại bỏ thông qua chánh đạo dẫn
đến thánh quả A-la-hán, năm ách phược dẫn đến thượng giới –
ước muốn tái sanh nơi cõi sắc giới.v.v…ngươi sẽ kết thúc đau
195
khổ (dukkhass’ antam) có nghĩa là: ngươi sẽ đạt tới đích, kết thúc
mọi đau khổ nơi cõi hữu sanh.
168. Đoạn diệt vòng luân hồi tái sanh có nghĩa là: kết thúc việc
chu du tái sanh nơi vòng luân hồi, bắt nguồn từ tái sanh. Không
còn đói khát, có nghĩa là: không thèm khát, an tịnh có nghĩa là: an
tịnh nhờ làm dịu đi những lậu hoặc này bằng mọi giá. Ý nghĩa
những gì còn lại coi như đã được giải thích.
Thế rồi khi Đức Phật kết thúc những đoạn kệ này, thì Truởng lão
Ni chứng quả A-la-hán cùng với Tứ vô ngại giải, nàng thốt lên
những đoạn kệ này như là lời tuyên bố long trọng được Đức Thế
Tôn công bố. Đã trở thành đoạn kệ do chính Trưởng lão Ni đó
vậy.
Đến đây kết thúc phần chú giải về những đoạn kệ của Trưởng lão
Ni Gutta.
8. CHÚ GIẢI ĐOẠN KỆ CỦA TRƯỞNG LÃO NI VIJAYA.
Đoạn kệ bắt đầu với Bốn [hay năm lần] là của Trưởng lão Ni
Vijaya. Nàng cũng đã thực hiện được nhiều phước nghiệp dưới
thời chư vị Phật tiền kiếp và đã tích lũy được những hạnh thiện
làm căn giải thoát. Đến thời điểm thích hợp nàng phải chu du tái
sanh nơi vòng luân hồi giữa các chư thiên và chúng sanh lại có
căn các hạnh thiện đó tăng cường thêm sức mạnh.
Dưới thời Đức Phật hiện tại, nàng sanh ra trong gia đình tốt lành
trong thành Rajagaha. Khi tới tuổi khôn lớn, nàng kết bạn với
Trưởng lão Ni Khema khi nàng vẫn còn là một chủ gia nhân. Sau
khi nghe bạn Khema đã xuất gia, nàng tự nhủ, “Quả thật, hoàng
hậu vĩ đại đó đã xuất gia, giờ đây tại sao ta lại không làm như
vậy?” Nàng muốn xuất gia, chính vì thế nàng đến gặp Trưởng lão
Ni Khema. Trưởng lão Ni biết rõ ý định của nàng, liền thuyết
giáo pháp cho nàng để nàng phải giao động mạnh mẽ trong tâm
liên quan đến vòng luân hồi hữu sanh. Nàng chứng đức tin nơi
giáo pháp đó. Khi lắng nghe kinh nàng rất xúc động; và xin được
xuất gia. Trưởng lão Ni cho phép nàng thực hiệïn ước muốn xuất
gia. Sau khi đã xuất gia, nàng chu toàn mọi phật sự khởi đầu.
Nàng an trú thiền quán và khi những công việc sơ khởi ban đầu
đã chín muồi, chỉ trong một thời gian rất ngắn nàng chứng thánh
quả A-la-hán cùng với Tứ vô ngại giải. Thế rồi nhìn lại những
196
thành tích mình đã đạt được, nàng thốt lên đoạn kệ sau đây như là
lời tuyên bố long trọng:
169. Đã bốn năm lần ta rời khỏi tịnh xá mà không thể đạt tâm an
tịnh và không thể chế ngự được tâm.
170-171. Ta đến gặp Tỳ khưu Ni, kính lễ và đặt vấn đề với nàng.
Nàng diễn giải giáo pháp cho ta nghe, giảng về các đại, các căn
lại cả tứ diệu đế, các khả năng giác quan và sức mạnh thần thông,
thất giác chi và bát chánh đạo để chứng đích tối thượng.
172. Ta lắng nghe lời ngài tuyên bố, thực hiện lời khuyên của
ngài và ngay canh thứ nhất trong đêm ta nhìn thấy tiền kiếp của
mình.
173. Ngay canh nửa đêm ta thanh tịnh thiên nhãn và đến canh
cuối cùng ta xé tan màn đêm u tối vô minh.
174. Và từ lúc đó ta được sống trong niềm hân hoan và hạnh
phúc, vào ngày thứ bảy, ta duỗi chân ra, sau khi đã phá tan bóng
đêm [vô minh]
Ở đây, Tỳ khưu Ni có nghĩa là: nàng nói với Trưởng lão Ni
Khema.
174. Các yếu tố giác ngộ và bát chánh đạo có nghĩa là: Thất giác
chi và bát chánh đạo (ariya maggam). Việc chứng đắc đích tối
thượng, đó là chứng thánh quả A-la-hán và nhập níp bàn. Thân
xác có nghĩa là: thể xác tâm linh liên kết với hỷ và hạnh phúc và
như là một kết quả của [tâm thân], thể xác sắc giới. Được tràn
ngập có nghĩa là: tràn ngập hay toả khắp. Vào ngày thứ bảy
(sattamiya) ta duỗi chân ra có nghĩa là: sau bảy ngày ta bắt đầu tu
luyện thiền quán. Ta rời bỏ tư thế ngồi thiền, ta duỗi chân ra sau
khi xé tan (padaliya) bóng tối vô minh bằng cách nào? Sau khi xé
tan (padaletva) đám sân si trước đó chưa xé tan được bằng chiếc
gươm kiến thức bát chánh đạo tối thượng. Ý nghĩa phần còn lại
đã được giải thích.
Đến đây kết thúc phần chú giải các đoạn kệ của Trưởng lão Ni
Vijaya.
Đến đây cũng kết thúc chú giải tập Sáu Kệ.
7.1. CHÚ GIẢI ĐOẠN KỆ CỦA TRƯỞNG LÃO NI UTTARA
Trong tập bảy kệ, các đoạn kệ bắt đầu với Các chàng trai trẻ Bà
la môn tay cầm chầy là của Trưởng lão Ni Uttara. Nàng đã thực
197
hiện được nhiều phước nghiệp dưới thời chư vị Phật tiền kiếp và
cũng tích lũy những hạnh thiện làm căn giải thoát.
 Đến đúng thời kỳ đức Phật Thích Ca, nàng sanh ra trong một gia
đình tốt trong thành Savatthi. Nàng có tên gọi là Uttara. Đến tuổi
khôn lớn, và đi đến gặp Trưởng lão Ni Patacara. Trưởng lão ni
giảng giải giáo pháp cho nàng. Khi nàng lắng nghe giáo pháp,
một niềm xúc động mạnh mẽ nổi lên liên quan đến hữu sanh luân
hồi. Nàng đã quyết định xuất gia. Nàng chứng niềm tin nơi giáo
lý đó. Sau khi đã xuất gia nàng chu toàn được những nhiệm vụ
đầu tiên và an trú thiền quán cùng với Trưởng lão Ni Patacara. Tu
luyện chuyên cần tâm linh. Nàng chu toàn những nhiệm vụ cần
thiết và các căn chín muồi, nàng nhiệt tình luyện thiền quán. Và
chỉ trong một thời gian ngắn nàng chứng thánh quả A-la-hán cùng
với Tứ vô ngại giải. Đoạn nhìn lại thành tích của mình, nàng thốt
lên những đoạn kệ sau đây như là lời tuyên bố long trọng:
175.   Sau khi cầm chiếc chầy trong tay, các chàng trai trẻ Bà la
môn giã gạo. Nuôi sống vợ và con cái. Các chàng trai trẻ Bà la
môn đã có tài sản dồi dào.
176.   Hãy thực hiện lời Phật dạy, sau khi đã thực hiện việc đó, ta
không phải ân hận. Hãy nhanh chóng rửa chân cho sạch và ngồi
sang một bên.
177.   Sau khi đã an trú tâm, hãy nhất tâm, định tĩnh cho tích cực.
Hãy quan sát các hành, là thuộc ngoại chứ không thuộc ngã.
178.    Sau khi nghe nàng tuyên bố như vậy, về lời khuyên của
Patacara. Sau khi đã rửa sạch chân, ta ngồi sang một bên.
179.   Trong canh thứ nhất, ta quán thấy ta trong kiếp truớc, ở
canh giữa đêm, ta thanh tịnh thiên nhãn.
180.   Vào canh cuối trong đêm, ta xé tan màn u tối vô minh.
Đoạn ta đứng ngay dậy với tam minh rõ ràng, ta đõã thực hiện
lời ngài khuyên.
181.   Ta đã thực hiện lời ngài khuyên dạy. Ta sẽ kính lễ ngài như
chư thiên ở cõi ba mươi ba đáng kính lễ Sakka, người không bao
giờ bại trận. Với tam minh có được ta triệt hạ hết mọi lậu hoặc.
177. Ở đây, sau khi đã an trú tâm có nghĩa là: sau khi đã an trú tu
luyện phát triển tâm (bhavana-cittam) nhờ những chủ đề thiền.
Bằng cách nào? [nhờ] khéo nhất tâm và định tĩnh tốt. hãy quan
sát các hành (paccavekkhatha) có nghĩa là: hãy quan sát việc thực
hành; tu luyện thiền quán với ba điểm đặc trưng. Có thể là các
198
hành đều vô thường, tạo ra đau khổ và vô ngã và điều này được
nói tới vào lúc giảng dạy như là một lời động viên nàng cũng như
chư vị Tỳ khưu Ni và Trưởng lão Ni khác v.v…
178. Lời khuyên của Trưởng lão Ni Patacara có nghĩa là: lời dạy
dỗ của Trưởng lão Ni Patacara. Một cách giải thích khác là: “giáo
lý của Trưởng lão Ni Patacara (Patacara sasanan)”
180. Đoạn ta đứng lên có nghĩa là: ta đứng dậy khỏi chỗ ngồi sau
khi chứng tam minh. Một ngày kia, vị Trưởng lão Ni này đã
thanh tịnh được đề mục thiền trước sự hiện diện của Trưởng lão
Ni Patacara, đoạn nàng quay trở về phòng và ngồi trong tư thế
kiết già. Nàng đã quyết tâm như sau: “Ta sẽ không bỏ tư thế ngồi
thiền kiết già cho đến khi tâm ta được hoàn toàn giải thoát khỏi
mọi ô uế, không còn chấp thủ nữa.” Nàng bắt đầu quan sát đề
mục thiền của mình và đến đúng thời gian qui định, sau khi đã
quyết tâm hành thiền quán, nhờ vào thánh đạo nàng đã chứng đắc
từng thánh đạo một, nàng chứng thánh quả A-la-hán kèm theo
kiến thức trực tiếp và Tứ vô ngại giải. Nàng nghĩ rằng, “Giờ đây
ta đã thực hiện hoàn hảo bổn phận của mình liên quan đến mười
chín tuệ duyệt xét lại.” và tràn ngập niềm vui, nàng đã thốt lên lời
tuyên bố long trọng. Đoạn nàng duỗi thẳng chân ra vào lúc mặt
trời mọc. Đoạn vào lúc bình minh, nàng chạy lại gặp Trưởng lão
Ni Patacara và nhắc lại những đoạn kệ đó. Chính vì thế có lời nói
rằng, “Ta đã thực hiện lời khuyên của ngài. Ý nghĩa toàn bộ
những gì còn lại cũng đã được giải thích.
Đến đây kết thúc chú giải về các đoạn kệ của Trưởng lão Ni
Uttara.
2.  CHÚ GIẢI ĐOẠN KỆ CỦA TRƯỞNG LÃO NI CALA.
Các đoạn kệ bắt đầu với Sau khi đã an trú niệm là các đoạn kệ
của Trưởng lão Ni Cala. Nàng cũng đã thực hiện được rất nhiều
phước thiện dưới thời chư vị Phật tiền kiếp và tích lũy được hạnh
thiện nơi nhiều kiếp khác nhau làm căn giải thoát. Dưới thời Đức
Phật hiện tại, nàng đầu thai trong lòng phụ nữ Bà la môn tên là
Rupasari trong ngôi làng Nalaka thuộc thành phố Magadha. Vào
ngày đặt tên cho nàng, người ta quyết định lấy tên Cala đặt cho
nàng. Người em gái của nàng có tên là Upacala, và rồi lại có một
người em gái khác tên là Sisupacala. Ba người này là em gái của
vị Pháp Thống Soái. Những cậu con trai của ba chị em gái này
199
cũng được đặt cùng tên như mẹ chúng. Vì thế đoạn kệ của chư vị
Trưởng lão lại bắt đầu với. “Cala, Upacala và Sisupacala” đã
được truyền lại cho chúng ta cho đến ngày nay.
Đoạn ba chị em đã nghe tin vị Pháp Thống Soái đã xuất gia, họ
suy nghĩ: “Chắc chắn giáo pháp của ngài không thuộc hạng giáo
pháp và giới luật hạ cấp, cũng chẳng phải là cách xuất gia tầm
thường khiến cho người anh đáng kính của chúng ta phải xuất gia
để thực hiện. Họ thọ nhận chánh tinh tấn, phấn khởi và từ bỏ bà
con đang khóc lóc với vẻ mặt đẫm lệ rồi xuất gia. Sau khi đã xuất
gia họ nổ lực và cố gắng rất nhiều. Chỉ trong một thời gian rất
ngắn họ chứng thánh quả A-la-hán. Đoạn sau khi đã chứng A-la-
hán họ được hưởng hạnh phúc tịch tịnh Níp Bàn và hạnh phúc nơi
thánh quả đó.
Một ngày kia, một trong số ba người, là Tỳ khưu Ni Cala, sau khi
đã dùng bữa, quay trở về nhà sau chuyến khất thực liền đi vào
cánh rừng Andha và ngồi nghỉ tại chỗ dành riêng để nghỉ trưa.
Thế rồi Ma vương tiến gần nàng và bầy ra những lạc thú tham
dục liên quan đến vấn đề này, có lời kể lại trong bài kinh như sau:
      Bấy giờ Tỳ khưu Ni Cala khoác áo choàng vào buổi sáng, lấy
y cà sa và bát khất thực, đi vào thành Savatthi trong chuyến khất
thực. Và sau khi dùng bữa nàng đã trở về từ chuyến khất thực.
Đoạn nàng tới cánh rừng Andha là nơi nghỉ trưa, nàng tiến sâu
vào khu rừng Andha và ngồi thiền dưới gốc cây. Thế rồi Ma
Vương một kẻ ác tâm xuất hiện và tiến đến gặp Tỳ khưu Ni Cala.
Sau khi đã tiến đến gặp Tỳ khưu Ni Cala hắn lên tiếng.
Khi nàng còn ngồi tại nơi nghỉ trưa trong cánh rừng Andha. Ma
vương tiến đến gặp nàng và muốn khuyến dụ nàng khỏi cuộc
sống giới đức. Hắn lên tiếng hỏi, “Nàng cạo trọc đầu theo giáo
pháp của vị nào vậy?”[9] v.v…đoạn nàng giải thích sự cứu rỗi và
những phẩm hạnh thiện nơi Giáo Pháp của Đạo sư nàng đang
theo đuổi. Và cho biết nàng đã vượt thắng tham dục và đang thực
hiện chính bổn phận nàng đã theo đuổi. Nghe nàng nói thế, Ma
Vương rất thất vọng và buồn bã vô cùng, rồi biến mất ngay. Đoạn
nàng tụng các đoạn kệ với Ma Vương và nàng đã thốt lên vào lúc
đó như là một lời tuyên bố long trọng. Nàng thốt lên như sau:
182.   Sau khi an trú niệm, Tỳ khưu Ni luyện các căn, ta nhập thể
trạng thái an tịnh, an lạc tịnh các hành.
200
183.   “Nàng xuống tóc là theo giáo pháp của ai?” Ma Vương hỏi
ta vậy. “Ngươi giống kẻ tu khổ hạnh, sao không theo hệ phái nào,
sao ngươi tu luyện điều đó, hỡi kẻ ngu xuẩn kia ơi.
184.    Các giáo phái ngoài Tăng Đoàn này chỉ dựa trên tà kiến,
ta trả lời, “Họ không hiểu chánh pháp, cũng không thuần thục
pháp.
185-186. Xuất thân từ dòng tộc Thích Ca, Đức Phật bậc vô tỳ,
Ngài dạy ta giáo pháp Ngài, vượt qua mọi tà kiến. Ngài thuyết
bát chánh đạo về khổ cùng với nguyên nhân khổ, rồi vượt thắng
khổ và chánh đạo diệt khổ.
187. Ta nghe lời Phật dạy, an trú hoan hỷ nơi giáo pháp. Ta
chứng tam minh, ta đã thực hiện lời Phật dạy.
188. “Bất kỳ nơi nào hỷ diệt đoạn, đám mây u ám vô minh phá
tan tành, hãy biết rõ như vậy, ngươi ác ma, ngươi đã bị hại, hỡi
Ma Vương.
182. Ở đây, sau khi an trú niệm có nghĩa là: khiến cho nhập niệm
được thực hiện nhờ việc tu luyện tứ niệm xứ thân v.v…là xấu xa,
đau khổ, vô thường và vô ngã. Tỳ khưu Ni có nghĩa là: nàng muốn
nói tới chính mình. Với căn được tu luyện (bhavit’-indriya) có
nghĩa là: với ngũ căn, đức tin, v.v… được tu luyện cẩn thận nhờ
vào việc tu luyện chánh đạo. Ta đã thấu triệt an tịnh hành có
nghĩa là: ta đã thấu triệt, ta hiện chứng đạo an tịnh, tịch tịnh, níp
bàn, qua thọ hiện chứng. An lạc tịnh các hành có nghĩa là: tạo ra
nguyên nhân để an tịnh toàn bộ các hành. hạnh phúc (sukham) có
nghĩa là: hạnh phúc bất tận.
183. Theo giáo pháp của người nào là đoạn kệ chính Ma vương
thốt lên. Đây là ý nghĩa ngắn gọn: có rất nhiều giáo pháp trên cõi
đời này và cũng có nhiều người sáng lập ra các giáo phái được
gọi là đạo sư của các giáo pháp đó. Nàng nhắm tới những kẻ
trong số họ được kể như là lý do cho người ta xuống tóc theo
họ? Không những chỉ có cạo đầu không thôi, nhưng nàng còn
được coi như là một ẩn sĩ khổ hạnh vì nàng đang mặc y cà sa màu
vàng. Nhưng nhà ngươi không theo (na ca rocesi) hệ phái nào có
nghĩa là: vì vậy ngươi không theo (n’eva rocesi) bất kỳ giáo phái
nào với giáo pháp này hay giáo pháp nọ đã trở thành gương sáng
cho chư vị ẩn sĩ và chư vị hành giả v.v…sao ngươi sống si mê
như vậy hỡi đồ ngu ngốc? Có nghĩa là: tại sao nhà người lại sống
như vậy, nhà ngươi chu du tái sanh đây đó, thật lẫn lộn to lớn, đi
201
theo tà đạo. Sau khi đã từ bỏ thánh đạo dẫn đến Níp Bàn do các
giáo phái đó đã sửa soạn?.
184. Nghe thấy vậy làm cho ma vương hoảng sợ bắt đầu lời
lamđáp lại của nàng, Trưởng lão Ni đọc lên đoạn kệ bắt đầu với
[Những giáo phái] bên ngoài Tăng Đoàn này. Ở đây, những giáo
phái nằm ngoài Tăng Đoàn này, ở đó (tăng đoàn) này có nghĩa là
bắt đầu với những vị ẩn sĩ lại muốn sống tại gia, những vị ẩn sĩ
không có thiện chí, v.v.. Họ giương bẫy tham lam và bẫy tà kiến
cho chúng sanh, sau khi đã phát tán ra, chính vì thế họ được gọi
là các giáo phái. Chính vì thế nàng nói, [họ] dựa
trên (upanissita) tà kiến, có nghĩa là: dựa trên sự chấp nhận
(upecca nissita) tà kiến về vĩnh cưủ, họ tự nhận lấy cho mình tà
kiến. Đó là ý nghĩa và bất cứ lúc nào họ cũng gắn kết với tà kiến,
từ lúc đó họ là những người gắn bó với các giáo phái. Họ không
biết rõ giáo pháp có nghĩa là: bất kỳ giáo phái nào gắn kết với tà
kiến về trường cửu, cho rằng, “qui trình này tiến tới theo kiểu
này.” Họ chẳng biết qui trình giáo pháp thực sự như thế nào. Họ
không thuần thục pháp có nghĩa là: Họ cho rằng, “Điều gì quay
trở lại, như vậy có sự quay trở lại.” Họ không thuầân thục ngay cả
những điều buộc phải quay trở lại nữa. Họ tự lừa dối mình liên
quan đến chánh đạo cần phải theo, họ còn bị lừa dối đến thế nào
liên quan đến điều quay trở lại.
185. Sau khi đã chứng tỏ những giáo lý của các giáo phái khác
không dẫn đến tịch tịnh hay níp bàn, để có thể trả lời cho câu
hỏi Nàng theo đuổi giáo pháp nào mà lại xuống tóc thế? Nàng trả
lời, [Đức Phật …] được sanh ra nơi dòng tộc Thích Ca, v.v…Ở
đây, giáo pháp hoàn toàn vượt qua mọi tà kiến điều đó là sai để
chinh phục (samatikam-anupayam) toàn bộ tà kiến. Phần còn lại
đã được giải thích.
Đến đây kết thúc phần chú giải các đoạn kệ của Trưởng lão Ni
Cala.
3. CHÚ GIẢI ĐOẠN KỆ CỦA TRƯỞNG LÃO NI UPACALA.
Các đoạn kệ bắt đầu với Trú niệm có pháp nhãn là của Trưởng
lão Ni Upacala. Chuyện kể về nàng cũng giống như chuyện kể
của Trưởng lão Ni Cala. Cũng Giống như Cala nàng cũng đã xuất
gia, an trú thiền quán và sau khi chứng quả A-la-hán, nàng thốt
lên đoạn kệ này như là lời tuyên bố long trọng:
202
     189. Trú niệm, có pháp nhãn, có Tỳ khưu Ni tu luyện các căn,
ta thể nhập đạo an tịnh, bậc thượng nhân hành trì.
189. Ở đây, Trú niệm (satimati) có nghĩa là: được phú bẩm với
thiền niệm (sati-sampanna) trước đây ta đã có thiền niệm tuyệt
vời và khéo luyện (sati-nepakkena) sau này nàng lại có thiền niệm
lớn lao nhất (satiya) vì nàng đã chứng thiền niệm rất dồi dào (sati-
vepulla-ppattiya) và tu luyện chánh đạo. Đây chính là ý nghĩa
đoạn kệ trên. Có pháp nhãn (cakkhumati) có nghĩa là: có con mắt
khôn ngoan (pađđa-cakkhuna) v.v… có được khôn ngoan chánh
trực và thông suốt liên quan đến sanh diệt. Người ta nói rằng nàng
có pháp nhãn rất tuyệt vời (pađđa-cakkhuna) vì nàng chứng khôn
ngoan rất dồi dào. Chỉ có bậc thượng nhân mới hành trì có nghĩa
là: được các bậc thượng nhân tu luyện mà thôi. Chứ không phải
kẻ ác nhân, người hiền đức nhất, Chư Phật cao thượng v.v…
Đoạn kệ bắt đầu với Tại sao ngươi không chấp nhận tái sanh? Do
chính Ma vương là người muốn đem ngài quay trở lại với tham
dục. “Hỡi Tỳ khưu Ni, ngài không chấp nhận điều gì?” Ma vương
hỏi. Trưởng lão Ni nói, “Hỡi chư huynh, ta không chấp nhận tái
sanh.”[18] Đoạn Ma Vương chỉ ra cho thấy, “Người nào được
sanh ra thì muốn khoái cảm tham dục; chính vì thế sanh được ước
muốn, tham dục không thưởng thức được.” và ma vương thốt lên
đoạn kệ này:
      190. Tại sao ngươi không thích sanh? Bất kỳ ai sanh ra đều
thích hưởng tham dục, hãy hưởng thọ dục lạc để sau này khỏi hối
tiếc.
190. Ý nghĩa đoạn kệ này như sau: Đâu là lý do mà nhà ngươi,
hỡi Upacala, lại không thích sanh? Chẳng có lý do gì [biện minh]
được thái độ đó. Vì bất kỳ ai được sanh ra đều thích hưởng
(bhuđnjati) dục lạc (kamani) bất kỳ người nào sanh ra trên thế
gian này đều muốn hưởng (paribhuđjati) hạnh phúc dục lạc bằng
cách theo đuổi sắc giới, v.v…liên quan đến những bộ phận dục
lạc. Điều này không thấy tồn tại nơi những người nào không được
sanh ra. Chính vì thế, hãy thưởng thức dục lạc, hãy cảm nghiệm
sảng khoái tiêu khiểân dục lạc. Kẻo sau này phải hối tiếc. [có
nghĩa là] xin đừng có hối tiếc sau này, nói rằng, “Ta không
thưởng thức hạnh phúc dục lạc khi ta vẫn còn trẻ và lúc còn có
thể thưởng thức được. Trên cõi đời này, tuy nhiên, các hiện tượng
đều tồn tại bao lâu đích chính là hiểu biết ý nghĩa và hạnh phúc
203
dục lạc, ý nghĩa ở đây là, mục tiêu này quá phổ biến. Khi nghe
thấy điều này, Trưởng lão Ni khiến cho Ma vương phải khiếp sợ
bằng cách giải thích đặc tính đau khổ khi sanh và chính việc nàng
đã vượt thắng được dục lạc. Và nàng đã thốt lên những đoạn kệ
này:
      191. Đã có sanh thời phải có diệt. Bị chặt đứt chân tay, bị giết
và trói cột phiền não. Bất kỳ ai đã sanh ra phải chịu khổ.
      192-193. Bậc Giác Ngộ bất chiến bại đã sanh ra nơi thân tộc
Thích Ca. Ngài diễn giải cho ta giáo pháp để vượt thắng khỏi
sanh: đau khổ, nguyên nhân đau khổ, diệt khổ, con đường dẫn
đến tịch tịnh khổ.
      194. Ta nghe lời ngài dạy và sống vui thích giáo pháp. Ta
chứng đắc tam minh. Ta đã thực hiện lời Phật dạy.
      195. Bất kỳ nơi nào hưởng dục lạc bị huỷ diệt. Khối u ám vô
minh vỡ tan tành. Hãy biết vậy hỡi ác ma ngươi đã bị diệt hỡi ma
vương.
191. Ở đây, đã có sanh thời phải có tử có nghĩa là: vì đối với bất
kỳ ai đã được sanh ra, đối với bất kỳ chúng sanh nào, đều phải
chết chứ không dành cho những kẻ không được sanh ra. Không
những chỉ có chết, nhưng đối với bất kỳ ai được sanh ra cũng phải
chịu đau khổ già cả, bệnh hoạn và toàn bộ những bất hạnh liên
quan đến sanh đó. Chính vì thế Đức Phật có nói rằng, “Với sanh
là nguyên nhân liền xuất hiện già và chết, sầu khổ, than vãn, đau
khổ, phiền muộn và thất vọng.” Chính vì thế nàng nói: tay chân
(hattha-padana) bị chặt bỏ có nghĩa là: người nào đã được sanh ra
có thể bị chặt chân tay, kẻ không sanh ra thì không phải chịu như
thế. Như vậy nàng nói: bị giết hại, bị trói buộc và bị lăng mạ
nhục nhã. Mọi người đã sanh ra đều phải chịu đau khổ. [có nghĩa
là:] mọi người đều phải sanh ra – chẳng có người nào không
được sanh ra. – đều phải chịu bất kỳ đau khổ nào diễn ra. như thể
bị phạt,bị đánh, đây cũng là từ đồng nghĩa với những cú đấm
trong cuộc sống.Và cực hình phạt trói buộc,đồng nghĩa với bị ách
phược trói buộc, chính vì thế mà ta không chấp nhận sanh.
192. Giờ đây, nàng bắt đầu với nguyên nhân và chứng tỏ cho thấy
một thực chất là chính nàng đã vượt thắng sanh và dục lạc hoàn
toàn; chính vì thế, nàng nói rằng. [Bậc giác ngộ bất chiến bại] là
người sanh ra trong dòng tộc Thích Ca v.v…ở đây, bất chiến bại
(aparajito) có nghĩa là: không bị ai đánh bại (na parajito) do bất
204
kỳ ai như thể Ma Vương hay các lậu hoặc v.v… Đối với vị Đạo
Sư người nào vượt thắng được tất cả, đứng vững đó. Sau khi đã
thắng được toàn bộ thế gian này kể cả chư thiên ; chính vì
thế [ngài trở thành] vị bất chiến bại].Ý nghĩa phần còn lại đã quá
rõ ràng.
Đến đây kết thúc chú giải về đoạn kệ của Trưởng lão Ni Upacala.
Đến đây cũng kết thúc luôn phần chú giải phẩm tập bảy kệ.
7.1. CHÚ GIẢI ĐOẠN KỆ CỦA TRƯỞNG LÃO NI
SISUPACALA
Trong tập tám kệ này, những đoạn kệ bắt đầu với Một Tỳ khưu Ni,
có tâm giới đức là của Trưởng lão Ni Sisupacala. Chuyện kể về
bà đã được mô tả giống như câu chuyện về Trưởng lão Ni Cala.
Khi nàng nghe tin vị Thống Lãnh Phật Pháp đã xuất gia, trong
lòng hết sức phấn chấn và cũng xuất gia theo gương người anh.
Nàng thực hiện những nhiệm vụ cơ bản đầu tiên và thọ trì thiền
quán. Đoạn cố gắng và hành chánh tinh tấn, chỉ trong một thời
gian ngắn, nàng đã chứng thánh quả A-la-hán. Một ngày kia, nhìn
lại thành tích của mình nàng nghĩ, “Ta đã chu toàn nhiệm vụ của
mình.” Và nàng thốt lên đoạn kệ này như là một lời tuyên bố long
trọng:
      196. Một Tỳ khưu Ni đã có tâm giới đức, khéo hộ trì các căn.
Sẽ đạt được trạng thái an tịnh, chẳng tạo ra thừa mứa thưởng
thức hương vị ngọt ngào bao giờ.
196. Ở đây, có tâm giới đức tốt (sila-sampana) có nghĩa là: sẵn
có (samanagata), có tràn đầy, phẩm hạnh giới đức của một vị Tỳ
khưu Ni (bhikkhuni-silena). Khéo hộ trì các căn (indriyesu) có
nghĩa là: khéo kiểm soát (su??hu sa?vuta) các căn nơi mình, có
giác quan thứ sáu, với các căn được khéo khép lại, sau khi đã loại
bỏ tham dục liên quan đến tham lam, sân hận, liên quan đến
những gì không thiện cảm, và sân si liên quan đến những gì phải
nắm giữ một cách khách quan. Chẳng bao giờ gây ra thừa mứa
những hương vị ngọt ngào có nghĩa là: không nhất thiết bất kỳ ai
thêm vào gì nơi hương vị ngọt ngào, có tính chất ngọt ngào,có
tính chất như là liều thuốc chữa trị nhằm giảm bớt bệnh tật phiền
não, con đường cao thượng hay nói cách khác, là tịch tịnh, (hay
đạt níp bàn). Và thật là điều thích hợp khi ta gọi chánh đạo là đạo
205
an tịnh bởi vì bất kỳ ai muốn chứng tịch tịnh thiêu rụi hết lậu
hoặc đều phải theo đuổi cả.
      197. Hỡi Chư Thiên Tam Thập Tam và Dạ ma (yama) rồi đến
Cõi Trời Đâu Xuất (Tusita), chư thiên Hoá lạc thiên
(Nimmanarati) rồi Chư thiên Tha hoá tự tại (Vasacatti) - hãy
hướng tâm đến nơi đó, là chỗ xưa kia các ngài đã sống.
Chính Ma vương đã thốt lên đoạn kệ này, vì muốn cho Trưởng
lão Ni sẽ từ bỏ ý nguyện bằng cách xúi giục nàng nói rằng, “Hãy
mong mỏi tái sanh nơi cõi tham dục.”
197. Tại nơi đó những cư dân thuộc cõi Tam Thập Tam đã thực
hiện được nhiều phước nghiệp đã sanh ra, nơi đó được gọi là cõi
Tam Thập Tam (“thuộc cõi tam thập tam”) tất cả chư vị chư thiên
được tái sanh trong đó được gọi là chư thiên Tam Thập Tam.
Nhưng một số người lại cho rằng Tavatimsa chỉ là tên gọi các chư
thiên Tam thập mà thôi, những người nào đã thành công và đạt
đến, đã tới nơi hạnh phúc thiên giới siêu việt nơi đệ nhị thiên giới
được gọi là chư thiên Dạ ma. Những người nào hài lòng, mãn
nguyện do thành công họ đã đạt được có tên đặt cho là chư thiên
Cõi Trời Đâu Xuất (Tusita). Những người nào cảm khoái
với (ramanti) chính những đối tượng họ tạo ra được tiêu khiển
như ý họ mong muốn bất kỳ lúc nào họ muốn thụ hưởng cảm
khoái một đối tượng cao cấp, đã được tạo ra, được gọi là chư
thiên hoá lạc thiên (Nimmanarati). Những người nào có khả năng
(vasa? vattanti) cảm khoái do tha nhân tạo ra, cũng am hiểu cảm
khoái tâm linh, có tên gọi là chư thiên Tha hoá tự tại
(Vasavatti). Hãy hướng tâm tới đó có nghĩa là: hãy dồn sự chú ý
(tâm) vào nhóm chư thiên đó, tức là chư thiên Tam Thập Tam,
v.v…hãy mong ước được tái sanh tại cõi đó. Người ta nhắc tới
chư thiên Tam Thập Tam; ý nghĩa ở đây chính là các cảm khoái
thuộc cõi Tứ Đại Thiên Vương được coi là cõi hạ giới. Là nơi
trước kia ngươi đã sanh sống có nghĩa là: nơi những nhóm chư
thiên ngươi đã sinh sống với họ trước kia. Người ta kể lại rằng
trước kia, bắt đầu với việc được tái sanh nơi cõi Ba mươi Ba,
nàng đã xem xét nghiên cứu năm cõi chư thiên dục lạc. Đoạn
cũng xuống sinh sống tại đó nơi cõi Trời Đâu xuất, và khi nàng
tịch diệt khỏi cõi đó, nàng được sanh ra nơi cõi chúng sanh này.
Nghe thấy vậy, vị Trưởng lão Ni lên tiếng, “Nói về cõi dục lạc
như vậy là đủ rồi, hỡi Ác Ma kia! Vì toàn bộ các cõi khác đã bốc
206
cháy, đang bị thiêu đốt với ngọn lửa dục vọng, v.v…và đối với
người thông thái, tâm trí họ chẳng ham thích chút nào.” Đoạn
nàng dọa Ma vương, tỏ cho biết thực chất tâm nàng đã vượt khỏi
những dục lạc và khỏi cõi đó từ lâu rồi và nàng thốt lên những
đoạn kệ này:
      198- 199. Chư thiên cõi Tam Thập Tam và cõi Dạ Ma rồi cõi
Trời Đâu Xuất, chư thiên cõi Hoá Lạc và cõi Tha hoá tự tại, đã
trải qua hết thời này đến thời khác, hết hữu sanh này đến hữu
sanh khác, đều bị thân kiến thống lãnh và chi phối liên tục. Họ
không thoát nổi ảnh hưởng đó, luân chuyển vòng sanh tử.
      200. Toàn cõi thế gian đang bốc cháy. Toàn cõi đời này đang
bị thiêu rụi. Toàn cõi giới đang bốc lửa. Toàn cõi thế gian đang
rúng động.
      201. Đức Phật đã dạy ta giáo pháp ngài, Pháp bất động vô tỷ,
người đời thường không thể tu luyện, tâm ý ta luôn gắn bó chặt
chẽ nơi giáo pháp đó. 
      202. Ta nghe lời Phật dạy và vui sống pháp ấy. Ta đạt được
tâm minh, ta đã thực thi lời Phật dạy.
      203. Khắp nơi nơi hỷ đoạn diệt, đám u tối vô minh bị phá vỡ
tan tành. Hãy biết rõ điều đó hỡi ác ma ngươi đã bị đánh bại, tử
là lúc kết thúc.
199. Ở đây, hết thời này đến thời khác có nghĩa là: nơi nhiều thời
khắc đa dạng. Hết hữu sanh này đến hữu sanh khác có nghĩa là:
từ hữu này tới hữu khác. Thân có nghĩa là: nhóm ngũ uẩn. Bị chi
phối (purakkhata) có nghĩa là: được đặt ra phía trước
(purakkhara-karino). Đây là điều được đề cập tới: “Hỡi ác ma,
nhà ngươi đã đề cập đến chư thiên Tam Thập Tam, v.v…phải lưu
lạc hết hiện hữu này tới hiện hữu khác, đã an trú nơi thân có dính
líu tới nhiều nỗi hiểm nghèo như thể vô thường, v.v…Chính vì
thế, vào thời điểm phải tái sanh nơi cõi hiện hữu đó. Khi họ đang
thọ hưởng được nửa cuộc đời và vào lúc sanh hết, vào bất kỳ thời
điểm nào trong cuộc sống họ chỉ biết tôn thờ cá nhân, mà không
hướng về giải thoát, đang luân chuyển lòng vòng nơi bờ bến thân
kiến. Lưu lạc nơi sanh diệt, theo đuổi sanh diệt liên hồi. Vì chạy
theo tham dục, v.v… họ không thể rời khỏi được cõi đời này.
200. Toàn bộ cõi đời này đang bốc cháy, có nghĩa là: hỡi ác ma,
không chỉ có cõi tham dục nhà ngươi đề cập đến đựơc gọi Tam
Đại. Nhưng toàn cõi thế gian này đang bốc cháy với mười một
207
ngọn lửa tham dục, v.v… Và một thực chất đó là bị bốc cháy
(adipita-taya) với những cõi đó liên tục, thì cõi này bị tiêu
huỷ (padipito); vì trở thành một ngọn lửa duy nhất, cõi đó bị thiêu
rụi; vì cõi này trở thành không ổn định do nơi này nơi khác đã bị
tham lam và tất cả các lậu hoặc khiến cho lung lạc (kampitataya)
nên cõi đó đã bị lung lay (pakampito)
201. Nơi cõi đời này đang bị thiêu rụi, bốc cháy, và rung chuyển
kiểu đó. [Giáo pháp] không ai có thể làm cho lung lay hay di
chuyển đi đâu được. Thế nên giáo pháp đó không bị lung lay. Vì
giáo pháp này không thể so sánh (tuletum) với điều gì khác được,
nói rằng, “Quả là một phẩm chất tuyệt vời.” Vì giáo pháp đó
chẳng có thể so sánh với bất kỳ điều gì khác được.Vì giáo pháp
này chỉ được tu luyện thông qua tu luyện tâm linh do những bậc
thiện thệ như chư vị Phật, thế nên người đời thường không thể tu
tập được [nhưng chỉ do] Đức Phật, là vị thiện thệ mà thôi, thông
qua đại bi của ngài, và với tâm được thôi thúc mạnh mẽ, ngài đã
diễn giải tâm ý siêu thế, chín thánh đạo, thánh quả và níp bàn;
ngài thông báo cho toàn cõi chư thiên và chúng sanh được biết rõ.
Với giáo pháp đó có nghĩa là: tâm ta đã gắn kết chặt chẽ
(nirato), tràn ngập hoan hỷ (abhirato) nơi giáo pháp của Đức
Thiện Thệ. Tâm trí ta không rời xa giáo pháp đó. Đó là ý nghĩa
muốn nói tới ở đây. Ý nghĩa phần còn lại cũng đã được giải thích
rõ.
Đến đây kết thúc phần chú giải các đoạn kệ của Trưởng lão Ni
Sisupacala.
Đến đây cũng kết thúc chú giải tập tám kệ.

7.1. CHÚ GIẢI ĐOẠN KỆ CỦA TRƯỞNG LÃO NI


VADDHA-MATA
Trong tập chín kệ, các đoạn kệ bắt đầu với Hỡi Vaddha, nhà
ngươi chớ bao giờ rơi vào cõi tham dục là của Trưởng lão Ni
Vaddha Mata. Nàng cũng đã thực hiện rất nhiều phước nghiệp
dưới thời chư vị Phật tiền kiếp và cũng tích lũy được rất nhiều
hạnh thiện làm căn giải thoát. Đến thời gian ấn định nàng đã tích
lũy được những nhiệm vụ cần thiết để được giải thoát hoàn toàn.
Dưới thời Đức Phật hiện tại, nàng sanh ra trong nhà một gia đình
tốt trong thành Bharukacchaka. Khi đến tuổi trưởng thành, nàng
208
đến làm dâu tại nhà chồng và sanh một người con trai. Cậu nhỏ
được đặt tên là Vaddha. Kể từ thời đó nàng được gọi là Vaddha-
Mata (mẹ của Vaddha). Nàng đã đến nghe diễn giải Giáo Pháp
trước sự hiện diện của một Tỳ khưu Ni, chứng đắc đức tin và giao
lại đứa con trai của mình cho những người họ hàng. Nàng đến gia
nhập một ni viện và xuất gia. Điều diễn ra sau đó đã được truyền
lại cho chúng ta trong chuyện kể về Trưởng lão Vaddha. Khi con
trai của nàng, là trưởng lão Vaddha đã mặc áo trong áo ngoài một
mình đi tới ni viện để xuất hiện trước mẹ mình, vị Trưởng lão Ni
hỏi chàng, “Tại sao con lại đến đây làm gì một mình mà chỉ mặc
có áo lót và áo choàng ngoài thôi?” và thôi thúc chàng trai, nàng
đã cổ vũ chàng nhờ đọc lên những ba đoạn kệ sau đây:
204. Hỡi con trai Vaddha của ta ơi. Cầu xin sao con chớ bao giờ
rơi vào cõi tham dục. Này con ơi ! đừng bao giờ chia phần đau
khổ liên tục nữa.
205. Hỡi con trai Vaddha, hạnh phúc thay chư vị ẩn sĩ họ được
giải thoát khỏi tham dục, cắt đứt mọi ngờ vực, trở nên mát lạnh,
sau khi tự chế ngự được mình và không còn bất kỳ lậu hoặc nào.
206.   Hỡi con trai Vaddha, ẩn sĩ ấy hành trì chánh đạo đạt chánh
kiến, chấm dứt mọi khổ đau.
204. Ở đây, trong câu Hỡi con trai ta Vaddha (ma su te
Vaddha), cầu xin con chớ bao giờ rơi vào cõi tham dục (ở đây
không được dịch) chỉ là một tiểu từ. Hỡi Vaddha, con trai ta ơi,
cầu mong sao con không (ma ahu = ma ahosi) bao giờ rơi vào
tham dục lậu hoặc (kilesa-vanatho)[3] nơi bất kỳ cõi chúng sanh
hay bất kỳ cõi các hành nào. Đoạn nàng giải thích nguyên nhân
điều này như sau: Hỡi con trai, xin đừng tham gia vào (ma…
ahu…bhagima) đau khổ (dukkhassa) liên tục, có nghĩa là: sau khi
cắt đứt tham dục, do kết quả đó, xin đừng trở thành kẻ phải chia
sẻ vào (bhagi ma ahosi) nỗi đau tái sanh v.v…(jati-adi-
dukkhassa) trở lại liên tục nữa.
205. Bằng cách đó nàng chỉ ra nỗi nguy hiểm do không cắt đứt
tham dục, giờ đây nàng cho thấy lợi ích trong việc cắt đứt thèm
khát, nói rằng, [chư vị hiền nhân quả thật được hạnh phúc,
hỡi Vaddha, v.v…đây là ý nghĩa: Hỡi Vaddha, họ đã là những vị
đại trí (munayo) do có những phẩm chất của những người đạt
chánh đạo (moneyya-dhamma-samannagamena). Họ thoát khỏi
mọi tham dục (aneja) do vắng bóng tham dục (tanha)ta thường
209
gọi là sắc dục (eja-sankhataya). Mọi ngờ vực họ đã cắt đứt do
thực tế là họ đã loại bỏ hết tính bất kiên định thông qua nhãn quan
chánh đạo. Trở nên mát lạnh thông qua việc vắng bóng nóng giận
do đủ thứ lậu hoặc đem lại. Sau khi đã chế ngự được chính mình
(damappatta) vì thực chất cho thấy họ đã đạt đuợc chế ngự tột
đỉnh (damathassa). Không còn vết nhơ ô uế nào (anasava) thế nên
họ sống thật hạnh phúc với toàn bộ ô uế đã bị khử trừ đoạn
diệt. Nơi họ chẳng còn chút đau khổ tâm linh nào hiện hữu, và
trong tương lai chẳng còn đau khổ nào hiển hiện nữa.
206. Vì sự thể như vậy, chính vì thế (Vaddha) đã dốc hết sức
mình theo cách các vị hiền nhân đó đã tu luyện…để kết thúc đau
khổ (dukkhass’); và điều này có nghĩa là: Hỡi Vaddha hãy cố
gắng hết mình, nhà ngươi phải tu luyện an tịnh đạo và tu luyện
thiền quán, theo gương các bậc hiền tài bằng cách đoạn tiệt mọi
lậu hoặc ô uế. Để đạt đến trí tuệ và nhãn quan. Nhằm kết thúc đau
khổ nơi vòng luân hồi hiện hữu một cách toàn diện, khi ngài nghe
thế, trưởng lão Vaddha suy nghĩ, “Chắc hẳn mẹ ta đã chứng thánh
quả A-la-hán” và ngài đã công bố vấn đề này bằng cách thốt lên
đoạn kệ sau đây:
207.   Quả thật với tự tin, mẹ đã nói sự việc này cho con. Giờ đây
quả thật con suy nghĩ, tham dục sẽ chẳng còn thống trị nơi mẹ
nữa.
207. Ở đây, quả thật với lòng tự tin mẹ nói ra sự việc này cho
con, có nghĩa là: Mẹ ơi, mẹ đã nói cho con biết về vấn đề này, với
lời dạy dỗ này “Hỡi Vaddha, cầu xin sao con chẳng còn vấn
vương chút tham dục trần tục này bao giờ nữa” và nơi con không
còn chút sợ sệt nhút nhát nào cho con. Con sẽ chẳng còn chú tâm,
con sẽ chẳng còn gắn kết với bất kỳ điều gì nữa. Chính vì thế, quả
thật giờ đây, con nghĩ chẳng tìm đâu ra chút tham dục nào nơi
mẹ nữa, có nghĩa là: Con nghĩ, (mađđami) quả thật giờ đây, thưa
mẹ, mẹ của con, tham dục, ngay cả một chút tình cảm liên quan
đến gia đình, không còn thấy nơi mẹ nữa (tuyham) đối với con [có
nghĩa là] thưa mẹ, chẳng thấy nơi mẹ. Đó là ý nghĩa. Khi mẹ ngài
nghe điều này, vị Trưởng lão Ni lên tiếng nói rằng, “Chẳng còn
chút lậu hoặc nhỏ nhất liên quan đến bất kỳ giác quan nào được
tìm thấy nơi ta nữa.” Và để giải thích thực chất ngài đã chu tất
nhiệm vụ của mình, ngài thốt lên hai đoạn kệ như sau:
210
208.    Hỡi Vaddha, bất kỳ hành nào cho dù hạ đẳng, trung đẳng
hay thượng đẳng – cho dù nhỏ nhoi nhất, cho dù chỉ bằng chút
xíu - chẳng còn thấy nơi con nữa.
209.   Toàn bộ mọi lậu hoặc đó đều đã bị đoạn triệt như ta không
phóng dật và cũng đã tu thiền, ta chứng đắc tam minh. Ta đã thực
hiện xong lời Phật dạy.
208. Ở đây, bất kỳ [ hành] nào có nghĩa là: đây là một lời khẳng
định bất định. Các hành có nghĩa là: những trạng thái hữu
vi. Thấp có nghĩa là hạ giới, đáng khinh bỉ. Thượng hạng, hay
trung hạng (ở giữa) có nghĩa là: và ngay cả những gì tuyệt vời, và
chung chung (majjhima). Hay, với những hành này, điều gì không
sản sanh ra là hạ cấp, điều gì là hữu vi tự bản chất là thượng cấp
và điều pha trộn cả hai đều là chung chung, hay hạ cấp là kết quả
những ước muốn thấp hèn, như ước ao; ở giữa, ước muốn những
điều chung chung; cao cấp là thuộc những gì thượng hạng. Hay
những hiện trạng bất thiện là hạ cấp, siêu thế là cao cấp, còn lại là
chung chung ở giữa. Cho dù nhỏ xíu, cho dù có kích cỡ rất nhỏ có
nghĩa là: không những chỉ liên quan đến con, nhưng còn có liên
quan đến bất kỳ hành nào xuất hiện, tạo thành hành hạ cấp.
v.v… nơi ta chẳng tìm đâu ra tham dục vì bất kỳ lý do gì. Ngay
cả nhỏ xíu, ngay cả với kích cỡ nhỏ nhoi, ngay cả rất nhỏ là đàng
khác.
209. Ở đây ngài chỉ dẫn nguyên nhân, nói rằng. “Toàn bộ những
lậu hoặc của ta đã bị trừ khử hết khi ta đã tu luỵên thiền quán, và
hết sức cảnh giác. Ở đây, vì ta đã tu thiền và cảnh giác tối đa
(appamatassa jhayato) [có nghĩa là tận giống đực] có nghĩa là: khi
ta tu thiền và cảnh giác tối đa (appamattaya jhayantaya) [có nghĩa
là tận giống cái] điều này được gọi là thay thế giống. Và ở đây, vì
ngài đã chứng đắc tam minh, thì giáo lý của Đức Phật coi như đã
được thực hiện. Vì ta là một Trưởng lão chuyên cần. Chính vì thế
mà mọi lậu hoặc của ta đã bị triệt phá hết, chẳng còn tham dục –
cho dù nhỏ nhoi nhất, cho dù chỉ còn là kích cỡ nhỏ xíu, cũng
chẳng còn thấy xuất hiện nơi ta nữa.
Coi như việc dạy dỗ bằng lời này trở thành điều kích thích, một
giao động rất mạnh đã nổi lên nơi Trưởng lão Ni đó. Ngài tới nơi
cư trú của ngài, và ngồi thiền nơi ở vào ban ngày, và tu tập thêm
thiền quán. Ngài đã chứng thánh quả A-la-hán, và nhìn lại những
thành tích đã đạt được một niềm hân hoan mạnh mẽ nổi lên. Ngài
211
đã đến gặp mẹ mình và thổ lộ kiến thức tuyệt hảo mình đã đạt
được. Ngài thốt lên ba đoạn kệ sau đây:
210.   Quả thật mẹ ta, do lòng từ tâm thương tưởng đã khích lệ ta,
với những kệ thuộc chân đế tối thượng.
211.   Ta nghe lời mẹ dạy, lời giáo huấn mẹ hiền ta hành pháp
cảm kích chứng đắc an ổn khỏi khổ đau.
212.   Ta chứng tinh tấn, chuyên cần cần, ngày đêm không biếng
nhác, do mẹ ta khéo thôi thúc khích lệ, ta chứng an tịnh tối
thượng.
210. Ở đây, tuyệt diệu có nghĩa là: bao la, to lớn. việc thôi thúc
khích lệ có nghĩa là: lời thôi thúc đến từ bài thuyết giảng của bà.
Thôi thúc ta có nghĩa là khởi sự một cách thích hợp. Quả thật là
một giới tự. Để đáp lại câu hỏi, “Nhưng thôi thúc nào vậy?” Ngài
cho biết: những đoạn kệ liên quan đến chân đế. Ngài cho biết liên
quan đến những đoạn kệ bắt đầu với, Hỡi Vaddha con yêu, cầu
xin con chớ bao giờ rơi vào cõi tham dục. [v. 204 ở trên] Vì ngài
rất từ tâm thương tưởng có nghĩa là: vì ngài luôn giúp đỡ tha
nhân. Như vậy mẹ ta đã sử dụng tốt thôi thúc đó, [giống như] một
chiếc gậy để thôi thúc, được gọi là những đoạn kệ giải thích tiếp
theo và giải thích trở lại.[có nghĩa là các đoạn kệ 204-206 ở trên],
và điều đó đã thôi thúc ta mau chóng đạt đến kiến thức.
211. Ta chứng trạng thái uyên thâm liên quan đến Giáo Pháp có
nghĩa là: ta đạt tới pháp mạnh mẽ, rất sâu đậm, rất ấn tượng, tạo
nên sự hiểu biết.
212 Trở nên tinh tấn, tinh cần có nghĩa là: với tâm nhất quyết,
chúng tịch tịnh nhờ tứ chánh cần. Ta chứng an tịnh tối thượng có
nghĩa là: ta chứng đắc (phusim), ta chiếm được, tịch tịnh, an tịnh
vô song (anutt
Đến đây kết thúc chú giải các đoạn kệ của Trưởng lão Ni Vaddha
Mata.
Đến đây cũng kết thúc chú giải tập chín kệ. 
10. 1. CHÚ GIẢI ĐOẠN KỆ CỦA TRƯỞNG LÃO NI KISA
GOTAMI
Trong tập mười một kệ, các đoạn kệ bắt đầu với Pháp có bạn
hiền là của Trưởng lão Ni Kisa Gotami. Người ta kể lại rằng vào
thời Đức Phật Padumuttara nàng sanh ra trong một gia đình tốt
trong thành Hatsavati. Một ngày kia, khi đã đến tuổi trưởng
212
thành, nàng đến nghe giáo pháp có Đức Phật hiện diện. Và nàng
đã chứng kiến Đức Phật chọn một Tỳ khưu Ni lên vị trí đệ nhất
trong số những vị Tỳ khưu. Nàng đã thực hiện phước nghiệp và
ước một ngày kia chính mình cũng được vào vị trí đó.
Nàng đã chu du tái sanh nơi vòng luân hồi đến cõi chư thiên lẫn
cõi chúng sanh trong suốt một trăm ngàn đại kiếp và dưới thời
Đức Phật hiện tại, nàng sanh ra trong một gia đình nghèo khó
trong thành Savatthi. Nàng tên là Gotami. Nhưng vì nàng có thân
hình yếu đuối (kisa-sarirataya), nên người ta thường gọi nàng là
Kisa-Gotami. Khi nàng tới làm dâu trong gia đình nhà chồng,
nàng bị khinh miệt cho rằng, “Ngươi là con gái một gia đình
nghèo khổ.” Nàng sanh được một người con trai và vì vậy mọi
người lại kính trọng nàng trở lại.
Đoạn con trai của nàng chạy nhảy khắp nơi, và rồi chết bất thình
lình. Đoạn nàng rơi vào tình trạng sầu khổ bi thảm vô cùng. Nàng
tự nghĩ, “Trước kia ta bị đối xử không ra gì, nhưng kể từ khi sanh
con trai, ta được kính trọng trở lại. Họ muốn tống khứ con trai
ta.” Do điên loạn vì quá sầu khổ, nàng ôm xác con đi gõ cửa hết
nhà nọ đến nhà kia trong làng nói rằng, “Hãy cho tôi thuốc chữa
trị cho con trai ta khỏi chết.[4]” Dân chúng lại tỏ ra khinh miệt
nàng thậm tệ, nói rằng, “Thuốc men mà làm gì?” Nàng không
hiểu họ nói gì cả.
Đoạn có một vị hiền trí kia nghĩ rằng, “Nàng đã bị tâm thần bất
ổn do quá đau khổ vì cái chết của con trai mình. Chỉ có vị Như
Lai Thập Lực mới biết được thuốc nào chữa trị cho nàng được.”
Thế rồi vị đó nói rằng, “Hỡi người mẹ kia, hãy đến gặp vị Toàn
Giác Ngộ mà xin thuốc chữa trị cho con trai.”
Nàng đến thiền viện đang lúc Đức Phật kinh và nói lớn tiếng mà
rằng, “Bạch Thiện Thệ, xin cho tôi thuốc chữa con trai tôi sống
lại.”
Đức Phật nhận rõ nàng có khả năng chứng đắc [đích cao] bèn nói,
“Hãy vào thành và đem lại đây một ít tương mù tạt màu trắng lấy
ở bất kỳ gia đình nào chưa có người nào qua đời. ”
Nàng lên tiếng nói rằng, “Bạch thầy, vâng ạ” rất hoan hỷ, nàng vào
thành và đến ngôi nhà đầu tiên nàng lên tiếng nói rằng,  “Đức Phật
bảo tôi đem đến cho ngài một ít tương mù tạt để làm thuốc chữa
con trai ta sống lại. Nếu như gia đình chưa có người nào qua đời,
xin cho tôi một ít hạt tương mù tạt trắng.”
213
Họ đáp lời, “Ai có thể đếm xuể người chết ở đây được?”
Đi đến nhà thứ hai và nhà thứ ba nàng nghĩ. “Lấy hạt tương mù tạt
trắng mà làm gì?”. Nhờ thần lực của vị Thiện Thệ, chứng điên
loạn của nàng đã qua khỏi và tâm thần ổn định trở lại, nàng suy
nghĩ, “Đối với toàn thành phố, Đức Thế Tôn tỏ ra thân thiện và đại
bi và ngài đã thấy trước điều này sẽ xảy ra.”
Nàng vô cùng xúc động đi ra nghĩa trang và vứt xác con trai mình
tại đó. Đoạn nàng thốt lên đoạn kệ này:
Pháp này không dành riêng cho một làng nào, pháp này không
dành riêng cho tỉnh thành nào, cũng không dành riêng cho gia
đình nào cả. Đây chính là Giáo Pháp dành cho toàn cõi chúng
sanh và chư thiên đó là: vạn vật chỉ là vô thường.
Sau khi nói đoạn, nàng quay trở lại gặp Đức Phật. Thế rồi Đức
Phật hỏi nàng, “Ngươi có tìm được hạt tương mù tạt trắng chưa,
hỡi nàng Gotami?”
Nàng thưa lại, “Bạch Ngài, nhiệm vụ hạt tương mù tạt trắng đã
hoàn tất. Xin ngài hãy hỗ trợ con.” Đoạn Đức Phật nói lên đoạn
kệ này với nàng:
      Tử thần bắt người nào đang mòn mỏi trông chờ, nguời điên
loạn do con cái, gia súc phải chết, giống như lụt lội tàn phá cả
làng ngủ ngon yên giấc. 
Khi Đức Phật kết thúc đoạn kệ ngay lúc còn đứng đó, nàng
chứng thánh quả Nhập Lưu, và nàng xin được phép xuất gia.
Đức Phật cũng cho phép nàng làm như vậy. Nàng đi vòng quanh
Đức Phật ba lần, giữ phía phải, đảnh lễ Ngài và gia nhập thiền
viện ni. Nàng đã xuất gia và nhận đại giới. Nàng đã chú tâm
nhập thiền định rất chuyên cần, và chỉ trong một thời gian ngắn
nàng tiến bộ rất nhiều trong việc tu luyện thiền quán. Đoạn Đức
Phật thốt lên đoạn kệ khai sáng cho nàng rằng:
      Người nào sống cả trăm năm mà không nhận ra pháp sanh
diệt. Tốt hơn chỉ sống một ngày mà nhận ra pháp đó.
Đức Phật nói vừa dứt, nàng chứng thánh quả A-la-hán. Vì nàng tu
hạnh đặc biệt khắc khổ sử dụng nhu cầu thiết yếu, đoạn nàng du
hành khắp nơi, mặc y thô chỉ gồm có ba chiếc y cà sa thô mà thôi.
Đoạn khi Đức Phật còn đang lưu lại trong khu rừng Kỳ Viên,
Ngài đã chọn chư vị Tỳ khưu Ni vào những vị trí đặc biệt, Ngài
cũng chọn nàng vào vị trí đệ nhất những kẻ mặc y cà sa thô. Nhìn
lại thành tích của mình, nàng suy nghĩ, “Ta chứng đắc địa vị đặc
214
biệt như vậy là do đã quy y Đức Phật và nàng thốt lên những
đoạn kệ này tán thán việc nàng trở thành đệ tử với chư vị Thánh
hiền:
     213. Vị hiền thánh tán thán bạn hiền trên khắp cõi thế gian.
Nếu thân cận bạn hiền kẻ khờ cũng trở thành đại trí.
     214. Hãy kết thân với thiện nhân, khôn ngoan sẽ gia tăng. Qua
lại với bạn hiền, đau khổ sẽ dần vơi.
     215. Chúng ta cần biết rõ đau khổ và nguyên nhân đau khổ,
cần biết rõ diệt khổ và bát chánh đạo để được vậy – toàn bộ tứ
diệu đế.
[chuc Ứng khẩu của yakkhani]
     216 - 217: Bậc Đánh Xe điều ngự cho rằng thân phận phụ nữ
thật đau khổ, thân phận chung chồng còn đau khổ hơn thế. Người
nào đã một lần sanh con, còn đau khổ hơn cắt họng. Một số dùng
thuốc độc, số khác sát tử ngay trong bụng. Cả hai đều gặp đại
hạn.
[Trưởng lão Ni Kisa-Gotami nói với Trưởng lão Ni Patacara]
     218: Đang trên đường di chuyển, ta bụng mang dạ chửa,
chứng kiến chồng nằm chết ngay trên đường, ta lại sanh con trai
chưa kịp về đến nhà.
     219. Cả hai con trai ta đều chết rồi chồng ta cũng vậy, ngay
trên đường đi khiến ta khổ tâm quá đỗi. Rồi mẹ và cha ta cả em ta
nữa, đang thiêu trên cùng một giàn. 
[Trưởng lão Ni Kisa-Gotami nói về mình]
     220. Ôi phụ nữ khốn khổ, gia đình bị đoạn diệt, ngươi phải
chịu đau khổ vô song, và đổ lệ suốt muôn vạn kiếp tái sanh.
221. Đoạn là người cư trú trong bãi tha ma, ta ăn thịt con trai.
[Giờ đây gia đình tan nát, mọi người lại khinh miệt, với người
chồng con quá cố, ta chứng điều bất tử.
222. Ta tu luỵên bát chánh đạo dẫn đến bất tử (níp bàn) ta hiện
chứng níp bàn thấy rõ ánh sáng Chánh Pháp.
223. Trên ta mũi tên đâm đã được rút ra khỏi, gánh nặng đè trên
vai cũng được đặt xuống. Việc phải làm ta đã thực hiện xong.
Chính Trưởng lão Ni Kisa-Gotami với tâm hoàn toàn giải thoát,
ta đã thốt lên điều này.
213. Ở đây, Tình trạng có bạn hiền có nghĩa là: có bạn tốt
(kalyano), tuyệt vời dễ thương chính là bạn hiền (kalyana-
mitto). Bất kỳ ai tư vấn cho ta về phẩm hạnh giới đức v.v… để
215
tránh lỗi lầm và tránh sát sanh, [v.v…] là người hỗ trợ thân thiện
cho ta, bạn hiền rất có ích trong nhiều trường hợp, đương sự đó
chính là người bạn hiền. Tình trạng đó chính là hiện trạng có bạn
hiền hiện trạng sở hữu bạn hiền. Do vị Đại Trí, có nghĩa là: do
Đức Phật. Đã đượt tán thán … liên quan đến cõi đời này có nghĩa
là: “Ta nên theo bạn hiền”liên quan đến cõi chúng sanh. Điều này
được tán thán bằng những lời bắt đầu như sau: “Đây là toàn bộ
cuộc sống giới đức của bạn, hỡi Ananda.” Cụ thể hiện trạng có
bạn hiền, và hiện trạng có bạn hiền, có thân cận làm điều thiện;
đây cũng là điều kỳ vọng nơi vị Tỳ khưu, Meghiya (từ tâm),
thường hay tìm bạn hiền, bạn tốt và cận thân để làm việc thiện, để
trở thành giới đức hơn, để sống kiềm chế hơn bằng những kiềm
chế giới Patimokkha.” Nếu vị đó thường xuyên lui tới với bạn
hiền, v.v… có nghĩa là: nhìn thấy những lợi thế nơi hiện trạng có
bạn hiền. Ở đây, ngay cả kẻ ngu si (api balo) cũng trở thành
người khôn (assa) có nghĩa là: lui tới với bạn hiền thì ngay cả kẻ
ngu (balo pi), một cá nhân không có học, v.v…cũng trở
thành (abhaveyya) người khôn ngay cả nếu như người đó không
nghe được những lời dạy truyền thống, v.v…
214. Người tốt cần lui tới có nghĩa là: vì đó là nguyên nhân tạo ra
khôn ngoan, ngay cả đối với kẻ khờ, những người tốt như chư vị
Phật cũng nên lui tới bằng cách thỉnh thoảng đến với họ. Bằng
cách đó tuệ giác nơi những ai lui tới với họ cũng tăng thêm có
nghĩa là: bằng cách này, khôn ngoan của những kẻ lui tới với họ,
với bạn tốt, sẽ tăng thêm, gia tăng, và đi đến chỗ hoàn thiện. Bằng
cách này, bất kỳ người nào, cho dù là Sát đế lỵ, v.v…lui tới với
người tốt, những kẻ đã loại bỏ hết đau khổ tái sanh, v.v…
215. Đoạn, để chứng tỏ hình thức giải thoát thông qua bạn
hiền, chúng ta nên hiểu đau khổ, v.v…được đề cập tới. Ở
đây, toàn bộ Tứ thánh đế có nghĩa là: chúng ta nên hiểu, chúng ta
phải am tường, tứ diệu đế: “Đau khổ, nguồn gốc đau khổ rồi diệt
và bát chánh đạo” đây là mối liên hệ.
216. Hai đoạn kệ sau bắt đầu với thân phận phụ nữ [được cho là
đau khổ cũng được một số nữ dạ xoa đề cập tới, họ tìm thấy
những sai phạm nơi thân phận phụ nữ, trong đó, số phận phụ nữ
được cho là đau khổ có nghĩa là: Họ thay đổi, mang thai, sanh
con cái và hiện trạng lúc nào cũng lệ thuộc vào người khác. Vì
những hiểm nguy đại loại như thế, số phận phụ nữ được cho là
216
luôn đau khổ (kathito) người đánh xe chúng sanh đã được thuần
thục. Đức Thiện Thệ. Ngay cả số phận chung chồng cũng gây
đau khổ (dukkham) có nghĩa là: sống chung với tình địch, ngay
cả sống chung với người vợ bé cũng rất đau khổ (dukkho). Ý
nghĩa ở đây là: cũng có mối đau khổ này xảy đến nơi số phận
phụ nữ. Một số (app’-ekacca), sau khi sanh nở (vijata) dù chỉ có
một lần, lại không thể chịu đựng nổi đau đớn khi sanh con trong
lần mang thai đầu tiên.
217 [Một số người] ngay cả còn cắt cổ tự vận có nghĩa là: ngay
cả họ còn cắt cổ tự sát, một số dịu hơn (sukhumaliniyo) lại dùng
thuốc độc có nghĩa là: những kẻ với thân hình nhẹ nhàng
(sukhumaliniyo), không thể chịu đựng nổi vì thân hình yếu ớt
(sukhumala-sarira), không thể chịu đựng vì thân hình mảnh mai
(sukhumala-bhavena) và mệt mỏi, ngay cả còn uống thuốc
độc [một số] sau khi đầu thai trong bụng mẹ là kẻ sát
nhân(janamaraka-majjha-gata) có nghĩa là: một kẻ sát nhân (jana-
marako) được cho là một bào thai bị đầu độc sai lầm vì đây chính
là kẻ giết chết thân phận phụ nữ (matugama-janassamarako), kẻ
giết người sau khi nhập vào bụng (majjhagata jana-maraka), sau
khi đã vào trong bụng mẹ, những bào thai bị đầu độc sai. Đây
chính là ý nghĩa. Cả hai nhóm đều phải chịu bất hạnh có nghĩa là:
cả bào thai và người phụ nữ mang thai, cả hai người đều phải chết
và khổ sở giống như chết vậy. Nhưng một số người khác lại cho
giết người chính là những lậu hoặc. Sau khi đã thâm nhập
(majjha-gata), sau khi đã rơi vào liên tục tính các lậu hoặc, cả
người chồng và người vợ ở đây do nóng nảy lậu hoặc thiêu đốt,
trong tương lai vì tai ương nơi cõi khổ sẽ phải chịu cảnh phá huỷ.
Người ta nói rằng nữ dạ xoa thốt lên hai đoạn kệ này, đã nhớ lại
đau khổ nàng đã phải trải qua nơi kiếp trước.
Khi Trưởng lão Ni lên tiếng kể lại việc vạch trần những hiểm
nguy nơi thân phận phụ nữ.
218. Hai đoạn kệ bắt đầu với đi theo với, về việc xảy ra liên quan
đến Trưởng lão Ni Patacara. Ở đây, đi theo với, đem lại có nghĩa
là: đi trên cùng con đường khi nàng đến thời điểm sanh nở, ta đã
không về tới nhà, ta đã sanh con ngay trên đường đi và ta đã
nhìn thấy chồng ta chết. Đó là mối tương quan.
219. Quá khổ sở có nghĩa là: khổ thân tôi. Được nói tới trong hai
đoạn kệ này. Vì cả hai đoạn đều giống theo cách trong đó
217
Patacara lúc nàng bị điên loạn, trưởng lão đã đề cập tới để cho
thấy nỗi nguy hiểm nơi thân phận phụ nữ.
220. Sau khi đưa ra trong hai đoạn kệ này làm ví dụ, giờ đây nàng
giải thích chính nỗi đau vô hạn của nàng và nói với đoạn kệ bắt
đầu: Hỡi những phụ nữ đau khổ khốn cùng vì gia đình bị đoạn
triệt. Ở đây, có gia đình bị tàn phá có nghĩa là: gia đình bị mất
hết tài sản, v.v…phụ nữ khốn khổ có nghĩa là: nhà ngươi phải trải
qua suy thoái lớn lao…và cả hai từ này đều là danh xưng cách ám
chỉ chính mình. Nhà ngươi đã phải trải qua khổ sở cùng cực .
Giờ đây, để chứng tỏ nỗi đau đó, một phần được đề cập đến chi
tiết nói rằng: và nhà ngươi đã đổ lệ, v.v…đây chính là ý nghĩa:
lưu lạc nơi hiện hữu liên tục vô thủy vô chung, nhà ngươi đã phải
đổ lệ, bị sầu khổ tràn ngập, trong suốt cả ngàn lần tái sanh. Và
điều này được đề cập đến không phân biệt được, vì nước mắt
được coi như nhiều hơn cả nước đại dương.
221. Như kẻ đến sống (vasita) nơi bãi tha ma có nghĩa là: giống
như kẻ đến sống (vusita) trong bãi tha ma, sau khi trở thành một
con chó cái hay con chó rừng luôn lùng sục tìm thịt người để
ăn.. ta ăn thịt con trai ta có nghĩa là: ta ăn thịt con trai ta khi ta là
con cọp, con báo, hay con mèo. Với gia đình bị tàn phá có nghĩa
là: thân tộc ta bị tàn phá hết. Mọi người đều khinh miệt ta (sabba-
garahita) có nghĩa là: ta bị khinh miệt (garahita), nhận những lời
khiển trách (garaha-ppatta) bởi toàn bộ những người chủ gia
đình. Với người chồng bị chết có nghĩa là: là bà goá. Giờ đây
nàng cho rằng điều này có ba dạng nàng phải chịu nơi chính hiện
hữu tiền kiếp. Sau khi trở thành loại như vậy, tiếp cận với bạn
hiền tình cờ gặp được, nàng đạt được bất tử, đạt đến níp bàn.
222. Và giờ đây, sau khi đã đạt đến cõi bất tử, để chứng tỏ điều
này nàng thốt lên đoạn kệ bắt đầu với ta đã tu luyện. Ở đây, ta đã
tu luyện (bhavito) có nghĩa là:ta an trú (vibhavito). Ta tạo ra, ta tu
luyện, ta hiện chứng qua hiểu biết và phát triển tâm
linh (bhavanabhisamaya-vasena). Ta đã soi gương nơi Phật
Pháp (dhammadasa?) có nghĩa là: ta nhìn, ta ngắm trong gương
ba lần.
223. Ta rút ra mũi tên (kanta-salla) có nghĩa là: ta cắt đứt rút
ra mũi tên tham dục, v.v…(samucchinna-ragadi-salla) thông qua
chánh đạo. Ta đã thực hiện điều phải làm có nghĩa là: ta đã hoàn
218
tất nhiệm vụ thứ sáu bao gồm am hiểu toàn bộ, v.v… là điều cần
phải làm.
Đây là những đoạn kệ trích trong Thí Dụ Kinh về Trưởng lão Ni
đó:
1.    Một trăm ngàn đại kiếp qua. Vị Chiến Thắng và vị Thống
Lãnh tên là Padumuttara, đã đạt đến bến bờ bên kia các pháp, đã
sanh ra trên cõi đời này.
2.    Vào thời đó ta sanh ra trong một gia đình nọ, trong thành
Ha?savati.Ta đến gặp người tuyệt hảo nhất chúng sanh đó và
chạy lại quy y Ngài.
3.    Và ta đã lắng nghe giáo pháp của Ngài liên quan đến tứ diệu
đế ngọt ngào nhất trên thế gian này và giúp đem lại an tịnh và
hạnh phúc nơi hiện hữu liên tục này.
4.    Và rồi vị Anh Hùng, Đức Thiện Thệ nơi chúng sanh, đã chọn
Tỳ khưu Ni vào vị trí đệ nhất nơi những kẻ mặc y cà sa màu vàng
bằng vải thô và tán thán nàng.
5.    Lắng nghe những phẩm chất thiện Tỳ khưu Ni đó đã thực
hiện tạo niềm vui hoan hỷ không nhỏ trong ta và ta đã phục vụ
Đức Phật theo như năng lực và phương tiện của ta.
6.    Quỳ sụp trước vị Thiện Thệ Đại Trí, ta đã ước mình cũng
được vị trí đó của nàng. Đoạn vị Đại Giác Ngộ, lãnh đạo hoan hỷ
về hành động của ta và tiên đoán rằng ta sẽ chiếm được vị trí đó.
7.    “Kề từ Thập Vạn thế giới trở lại đây sẽ có vị Đạo Sư tái sanh
trên cõi đời này, và tên ngài sẽ được đặt là Cồ Đàm theo tên dòng
họ, là hậu duệ của bộ tộc Okkaka.
8.    “Vào thời đó xuất hiện một đồ đệ của vị Đạo Sư tên là Kisa-
Gotami sẽ trở thành thừa kế giáo pháp, là hậu duệ giáo pháp
đích thực.”
9.    Nghe vậy vào thời đó, tâm tràn ngập hoan hỷ cảm thông, và
ta đã phục vụ vị Lãnh Đạo xuyên suốt cuộc đời còn lại, cùng với
đủ loại nhu cầu thiết yếu với tâm tràn đầy tình thương mến.
10. Do kết quả hạnh giới đức đó cùng với quyết tâm và mục tiêu
rõ ràng, khi ta từ bỏ xác thân con người này, ta tái sanh nơi cõi
Trời Đâu Xuất.
11.Trong đại kiếp thiện này, hậu duệ Phạm Thiên với tiếng tăm
lừng lẫy, có tên là Kassapa sanh ra, là người có biệt tài hùng
biện.
219
12. Vào thời đó, người đầy tớ vị Đại Tri là vị vua tên là Kiki, là
vua cai trị thần dân Kasi trong thành Baranasi vĩ đại này.
13. Sau khi lắng nghe Giáo Pháp do vị Thiện Thệ nơi các vị
Chiến Thắng diễn giải ta nổi lên ý định mạnh mẽ được xuất gia đi
tu.
14- 15. Vào thời đó cha mẹ ta không đồng ý để ta xuất gia. Chính
vì thế cả bảy chị em ta đều lớn lên trong nhung lụa làm công
chúa trong triều và theo đuổi cuộc sống giới đức không mệt mỏi,
làm trinh nữ trong suốt hai mươi ngàn năm trong gia đình. Luôn
hoan hỷ phục vụ Đức Phật với tâm hỷ ngưỡng mộ.
 16. Chúng ta gồm Samani, Samanagutta, Bhikkhuni,
Bhikkhudayika. Dhamma, Sudhamma và đứa em thứ bảy là
Sanghadayika.
17. [Hiện tại chúng ta mang tên] Khema, Uppalavanna.
Patacara, Kundala. Ta là [Gotami], Dhammadinna và đứa em
thứ bảy tên là Visakha.
18. Do quả phước nghiệp đó và do quyết tâm cộng với mục tiêu
rõ ràng, khi ta từ bỏ thân phàm này, ta tái sanh nơi cõi Trời Đâu
Xuất.
19. Giờ đây nơi hiện hữu cuối cùng, ta sanh ra trong gia đình một
thương gia – nghèo về tiền bạc, tài sản và bị phá sản. Đoạn ta
đến làm dâu cho một gia đình giàu có.
20. Ngoại trừ người chồng, còn mọi thành viên trong gia đình rất
ghét ta. Nói rằng,“Nàng dâu nghèo khổ” Nhưng khi ta sanh một
con trai, thì mọi người trong gia định lại yêu mến ta trở lại.
21. Khi con trai ta trở thành cậu con trai may mắn dịu dàng dễ
thương, con trai ta lớn lên trong nuông chiều và ta quí mến con
trai ta như chính cuộc sống của ta vậy. Thế rồi con trai ta qua
đời và dưới quyền Dạ Ma cai trị
22. Bị sầu khổ dầy vò, mòn mỏi vì than vãn, với đôi mắt đẫm lệ và
bộ mặt thiểu não. Ta giữ chặt cái xác chết con trai ta và rảo khắp
nơi than vãn thảm thiết.
23. Và do người bạn thân mách bảo, ta tiến lại gặp thầy Thiện
Thệ nhất và nói, “Thưa ngài, xin cho ta thuốc chữa con trai ta
sống lại.”
24. Vị Chiến Thắng, người tài giỏi nhất về giới luật nói rằng,
“Hãy đem lại hạt tương mù tạt trắng nơi bất kỳ nhà nào không có
người chết đến đây cho ta.”
220
25. Đoạn ta vào thành Savatthi, ta chẳng tìm đâu ra tương mù tạt
trắng nơi một gia đình nào như vậy cả. Chính vì thế ta suy nghĩ,
“Hạt tương mù tạt trắng mà làm chi?” Thế rồi ta chứng thiền
niệm.
26. Ta quẳng xác con trai ta nơi bãi tha ma và đến gặp vị Lãnh
Đạo thế gian. Nhìn thấy ta đến từ xa xa. Ngài lớn tiếng nói với
những lời ngọt ngào.
27. Người nào sống được cả trăm năm mà không nhận ra chân đế
sanh diệt, cũng chẳng bằng chỉ sống một ngày mà nhận ra chân
đế sanh diệt đó.
28. Đây chẳng phải giáo lý dành một làng, cũng chẳng phải dành
cho một thành phố, cũng chẳng phải giáo lý chỉ dành cho một gia
đình mà thôi. Đây chính là giáo pháp áp dụng cho toàn cõi chư
thiên cũng như cõi chúng sanh: đó chính là “mọi sự chỉ là vô
thường mà thôi.”
29. Sau khi nghe đoạn kệ này, thiên nhãn ta được thanh tịnh nhờ
giáo pháp đó. Đoạn hiểu rõ Chánh Pháp, ta xuất gia sống cuộc
đời vô gia cư.
30. Đoạn sau khi đã xuất gia, ta chuyên tâm thực thi giáo lý của
vị Chiến Thắng, và chỉ trong một thời gian ngắn ta chứng thánh
quả A-la-hán.
31. Ta chế ngự thông thạo Thần Lực siêu thế. Bằng thiên nhĩ ta
biết rõ tiền kiếp tha nhân. Ta luôn thực thi lời Phật dạy.
32. Ta biết rõ tiền kiếp chính ta; thiên nhãn ta được thanh tịnh kỹ
càng. Sau khi triệt phá hết mọi lậu hoặc. Ta trở nên thanh tịnh và
được giải thoát khỏi mọi điều ô uế.
33. Ta phục vụ vị Đạo Sư. Ta đã thực hiện lời Phật dạy. Ta đã
loại bỏ được gánh nặng chất trên vai; mọi sự dẫn đến hữu sanh
ta đã triệt phá đến tận gốc rễ.
34. Mục tiêu chúng ta xuất gia từ bỏ cuộc sống gia đình sống đời
vô gia cư, ta đã chứng mục tiêu rõ ràng đó, mọi ách phược ràng
buộc ta đã triệt phá hết.
 35. Đoạn ta thông hiểu ý nghĩa, pháp và ngôn từ vô tỳ vết, và
giáo pháp thanh tịnh nhờ Đức Phật dạy bảo.
36. Ta nhặt vải vụn vứt bỏ từ chốn bãi tha ma, và từ chỗ dọc
đường làm áo khoác, đoạn ta may chiếc áo khoác và mặc áo đó
vào mình.
221
37. Vị Chiến Thắng hoàn toàn hài lòng vì phẩm hạnh ta đó, do
chính việc mặc áo khoác thô nháp đó và ngài đã đặt ta vào vị trí
đệ nhất nơi Tăng Đoàn chư Tỳ khưu Ni.
38-40. Mọi lậu hoặc ta đã triệt phá hết [xin đọc tr. 10] ta đã thực
hiện lời Phật dạy.
Đến đây kết thúc phần diễn giải những đoạn kệ của Trưởng lão
Ni Kisa Gotami.
Đến đây cũng kết lúc luôn Tập mười một kệ.
11. 1. CHÚ GIẢI ĐOẠN KỆ CỦA TRƯỞNG LÃO NI
UPPALAVANNA
Trong tập mười hai kệ, các đoạn kệ bắt đầu với Hai người chúng
ta, mẹ và con gái là của Trưởng lão Ni Uppalavanna. Nàng cũng
đã thực hiện được rất nhiều phước nghiệp dưới thời Đức Phật
Padumuttara tiền kiếp và sanh ra trong một gia đình tốt trong
thành Hatsavati. Sau khi đến tuổi trưởng thành, nàng đã lắng nghe
giáo Pháp trước sự hiện diện của vị Đạo Sư. Nhìn thấy Đức Phật
chọn Tỳ khưu Ni vào vị trí đệ nhất trong những người chứng
pháp thần thông, nàng đã thực hiện cúng dường rất lớn trong suốt
bảy ngày trong Tăng Đoàn chư vị Tỳ khưu có Đức Phật lãnh đạo
và ước gì mình cũng chứng vị trí đó. Nàng đã thực hiện hạnh
thiện trong suốt cuộc đời còn lại của mình và chu du tái sanh
khắp nơi từ cõi chư thiên đến cõi chúng sanh. Vào thời Đức Phật
Kassapa, nàng sanh ra trong thành Baranasi trong gia đình Kiki,
làm vua trị vì dân Kasi. Nàng là một trong số bảy chị em thực
hiện cuộc sống giới đức trong suốt hai mươi ngàn năm. Nàng
truyền cho xây một thiền viện cúng dường cho Tăng Đoàn chư vị
Tỳ khưu và được sanh ra nơi cõi chư thiên.
Đoạn khởi xuất khỏi cõi đó, nàng quay trở lại cõi chúng sanh,
nàng sanh ra nơi một giai cấp bắt buộc phải kiếm sống do chính
bàn tay lao động của mình. Một ngày nọ nàng đi đến một căn
chòi trong cánh đồng rất sớm và trên đường đi nàng nhìn thấy
một bông sen đang nở trong chiếc đầm. Nàng lội xuống đầm hái
bông sen và cả lá sen để cúng dường luôn thể với một nắm cơm,
trên đường đi nàng cắt một ít bông lúa và ngồi trong căn lều nhỏ,
nàng rang chút thóc hái được, lấy năm trăm hạt gạo nổ và đặt
sang một bên.
Ngay lúc đó, vị Phật Độc Giác (Pacceka) xuất khởi Thiền diệt
ngay trên ngọn núi Gandhamadana, ngài đến và dừng lại ngay
222
một nơi không cách xa nàng là bao. Nhìn thấy Phật Độc Giác
(Pacceka) nàng lấy bông sen với nắm cơm và ra khỏi căn chòi,
nàng dâng nắm cơm vào chiếc bát của ngài và rải lên bát bông
sen đó.
Khi Phật Độc Giác (Pacceka) đã đi được một khoảng không xa,
suy nghĩ này nổi lên trong nàng, “Những kẻ xuất gia không quan
tâm đến bông hoa, nhưng ta có thể lấy bông hoa và tự trang điểm
chính mình.
Vì vậy nàng đỡ lấy bông hoa từ tay Phật Độc Giác (Pacceka).
Đoạn nàng nghĩ, “Nếu vị Trưởng lão không quan tâm đến hoa, thì
ngài chẳng nhận cho dù ta có đặt lên bát của ngài. Chắc hẳn đây
phải là mục tiêu của ngài.” Đoạn nàng đến và mang theo bông
sen, nàng đặt trên bát của ngài và xin lỗi vị Phật Độc Giác
(Pacceka).
Thực hiện một ước nguyện, nàng lên tiếng nói, “Bạch Trưởng
Lão, do kết quả chén cơm này mang lại, Ước mong con sanh
được nhiều con trai giống như những hạt gạo này. Do kết quả
bông hoa này mang lại, cầu xin cứ mỗi bước con đi đều xuất hiện
bông hoa rơi xuống từ chân con bước.
Khi nàng dõi nhìn Phật Độc Giác (Pacceka) biến dạng trên không
trung, trở lại núi Gandhamadana ngài đặt bông sen đó làm vải
phủi chân gần cầu thang chư vị Phật Độc Giác (Pacceka) bước lên
khi vào căn hầm Nandamulaka do kết quả hạnh thiện đó, nàng tái
sanh nơi cõi chư thiên. Kể từ thời điểm nàng sanh ra thì cứ mỗi
bước chân nàng đi đều xuất hiện một bông sen lớn.
Khởi xuất khỏi cõi đó, nàng sanh ra trên một đài hoa sen trong
đầm sen nọ ngay dưới chân núi. Có vị ẩn sĩ đang sống gần đó.
Một buổi sáng nọ, ngài đến đầm rửa mặt, nhìn thấy bông sen,
ngài nghĩ, “Bông hoa này to hơn những bông khác, các bông khác
nở to, còn bông này vẫn chỉ là một chiếc nụ; chắc phải có lý do gì
đây.”
Ngài bước xuống đầm và hái bông sen đó. Đoạn ngay sau khi hái
chiếc nụ đó nở ra và vị ẩn sĩ nhìn thấy có một nàng thiếu nữ nằm
trong đài sen đó. Ngay từ thời điểm ngài nhìn thấy nàng, tình phụ
tử nổi lên trong lòng và ngài ẩn sĩ coi nàng như con gái của mình
vậy. Đoạn ngài lấy bông sen và mang về lều lá, đặt nàng nằm trên
tọa sàng của mình. Rồi qua sức mạnh công đức của nàng, sữa chảy
ra từ ngón tay cái của ngài ẩn sĩ. Khi chiếc bông sen đó tàn héo,
223
ngài lại lấy một bông sen tươi khác đem về đặt nàng trên đó cho
đến khi nàng biết chơi, biết đi lại chạy nhảy đây đó thì luôn có một
bông sen xuất hiện từ mỗi bước đi của nàng. Màu da nàng giống
như miếng vải màu vàng nghệ, tuy nàng không có nước da chư
thiên, song nước da đó vượt trội hơn hẳn về sắc đẹp nơi bất kỳ
người con gái nào khác.
Khi cha nàng đi kiếm hoa quả, bỏ nàng ở một mình trong chiếc
lều lá đó. Một hôm, khi đã đến tuổi trưởng thành, trong lúc cha
nàng ra ngoài kiếm hoa quả về ăn, có một tiều phu đã trông thấy
nàng và nghĩ, “Con người có sắc đẹp thế kia chắc không phải
người phàm, ta sẽ điều tra sự việc này xem sao.” Rồi ông ta ngồi
xuống và chờ cho ngài ẩn sĩ quay trở về.
Khi cha nàng quay trở về ngôi chòi, nàng đến gặp cha đỡ cây gậy
và bình nước từ tay cha. Sau khi đã trở về và ngồi nghỉ, nàng chỉ
cho cha thấy những gì nàng đã tự mình sửa soạn. Đoạn tiều phu
biết được nàng là người thật và sau khi kính lễ vị ẩn sĩ, tiều phu
ngồi xuống. Vị ẩn sĩ mời ông ta dùng trái cây ông ta đã hái, một ít
củ đào trong rừng và nước uống ngài đã mang về. Vị ẩn sĩ hỏi
tiều phu, “Hỡi bạn, ngươi sẽ lưu lại đây hay quay trở về nhà?”
“Bạch thầy, con sẽ ra về ạ.” [vị ẩn sĩ hỏi] “Liệu nhà ngươi có giữ
không nói cho bất kỳ ai những gì ngươi đã nhìn thấy chăng?”
“Nếu vị trưởng lão không muốn thế, thì làm sao con lại phải nói
cho ai biết?” [tiều phu trả lời.] Đoạn tiều phu đảnh lễ ẩn sĩ và cáo
biệt, tiều phu lấy cành cây làm dấu để có thể nhận ra khi chàng
quay trở lại.
Hắn vào thành Baranasi và đến gặp nhà vua. Nhà vua hỏi hắn
rằng, “Vì cớ gì nhà ngươi tới đây?”
“Tâu bệ hạ, thần là một trong số tiều phu của bệ hạ, và thần vừa
trở về sau khi đã chứng kiến một hiện tượng lạï một phụ nữ rất
đẹp ở ngay dưới chân núi.” và tiều phu kể hết câu chuyện cho nhà
vua nghe.
Sau khi nghe những gì tiều phu kể lại, [nhà vua] vội vàng đi đến
chân núi và truyền cho cắm trại không cách xa chòi lá của vị ẩn sĩ
là bao. Cùng với tiều phu và một số người cận vệ khác. Sau khi
ẩn sĩ đã dùng bữa xong và trong lúc ngài ngồi nghỉ, họ tới đó,
kính lễ ngài và trao đổi những lời chào thân thiện và ngồi sang
một bên.
224
Nhà vua dâng lên ẩn sĩ những nhu cầu thiết yếu dành cho người
đã xuất gia dưới chân vị ẩn sĩ và nói. ‘Bạch thầy, chúng ta phải
làm gì ở đây thưa ngài? Chúng ta sẽ quay trở về nhà.”
“Xin ngài cứ ra đi, tâu bệ hạ.” [vị ẩn sĩ] đáp lại.
“Bạch thầy, trẫm sẽ lên đường trở về.” [nhà vua lên tiếng],
“Nhưng trẫm nghe biết có người bạn không bình thường đang
sống tại đây với ngài có phải không, thưa ẩn sĩ, điều này không
thích hợp với một người đã xuất gia đi tu. Xin hãy để cho nàng
trở về với trẫm, thưa ngài.”
“Tâm trí người đời chỉ nghĩ đến những điều xấu xa, làm sao nàng
có thể sống giữa bao nhiêu người ô hạp được?”[vị ẩn sĩ lên tiếng]
“Bạch thầy, kể từ ngày ta chọn nàng.” [nhà vua lên tiếng] “Trẫm
sẽ cắt cử nàng vào một vị trí hơn hẳn mọi cung nữ khác và trẫm
sẽ chăm sóc cho nàng.”
Khi ẩn sĩ nghe nhà vua nói như vậy, ngài liền kêu con gái lên
bằng cách gọi tên ẩn sĩ đã đặt cho nàng khi còn nhỏ,
“Padumavatti, con gái cưng của ta.”
Nàng ra khỏi căn chòi lá sau lời tuyên bố, kính lễ cha nàng và
đứng đó. Đoạn cha nàng nói, “Con gái yêu, con đã đến tuổi
trưởng thành, thật không thích hợp để con sống tại đây nữa. vì
con đã gặp được nhà vua, hãy đi theo ngài, con yêu của ta.”
“Tốt lắm, thưa cha.” Nàng đồng ý với gợi ý của cha. Nàng kính lễ
cha và đứng đó khóc lóc thảm thiết.
Nhà vua nghĩ, “Ta sẽ làm hài lòng cha nàng” và ngay tại đó, nhà
vua đã đặt nàng ngồi trên đống tiền vàng và xức dầu phong hoàng
hậu cho nàng. Rồi nhà vua nhận nàng và đưa về hoàng cung. Kể
từ ngày nàng xuất hiện trong cung, nhà vua chẳng còn chú ý đến
những cung phi khác nữa, nhưng hết sức vui sướng được ở với
nàng.
Những cung phi khác, do ghen tương thắng vượt và muốn tạo
chia rẽ giữa hai người. Chính vì thế họ lên tiếng, “Thưa Đại
Vương, người đàn bà này chẳng phải là người thường đâu, bệ hạ
có bao giờ được thấy bông sen xuất hiện nơi bước chân của người
nào đi đây đó chưa?” Chắc chắn đây chỉ là một dạ xoa mà thôi.
Tâu đại vương, xin hãy bỏ nàng đi cho mau.”
Khi nhà vua nghe họ tâu như thế, ngài giữ im lặng. Đoạn vào một
dịp sau đó, có một cuộc nổi loạn tại khu biên giới nhà vua nghĩ
225
rằng, “Padumavati đang mang thai.” Nhà vua bỏ nàng ở lại hoàng
cung và đi đến biên giới.
Thế rồi những cung phi đã mua chuộc người hầu của hoàng hậu,
nói rằng, “Ngay khi đứa con của nàng sanh ra, hãy mang đi ngay,
lấy máu bôi vào cây gậy gỗ và để cạnh nàng.”
Ngay sau đó, Padumavati sanh con đầu lòng. Chỉ mình Hoàng Tử
Maha-Paduma đã đầu thai trong lòng bà. Có tới bốn trăm chín
mươi chín con trai được sanh ra từ lòng mẹ của hoàng tử Maha-
paduma vào thời điểm bà đang nằm, sanh nở. Đoạn những người
hầu của nàng vì biết nàng chưa tỉnh dậy, liền bôi máu vào cây gậy
gỗ và đặt gần nàng, và ra hiệu cho các cung phi khác. Mỗi người
trong số năm trăm phụ nữ liền nhận lấy một đứa bé [họ đặt chúng
trong một hộp giấy] sau khi đóng triện bên ngoài hộp họ đã đặt
sang một bên.
Khi Padumavati tỉnh dậy nàng nói với người hầu rằng, “Em yêu,
chị sanh ra con trai hay gái?”
[Người hầu] liền mắng nàng, nói rằng, “Nàng kiếm đâu ra được
đứa con?” và người hầu đặt chiếc gậy gỗ bôi máu trước mặt nàng
nói rằng,  “Đây là đứa bé nàng sanh ra.”
Nhìn thấy vậy nàng buồn bã vô cùng và nói. “Hãy lấy và vứt đi
cho mau. Đừng để cho bất kỳ ai trông thấy, thật là điều bất
hạnh.”
[Ngươì hầu] nghe thấy vậy, như muốn chúc nàng mạnh khoẻ, và
lấy cây gậy gỗ đó đi rồi vứt vô lò lửa đang cháy].
Thế rồi khi nhà vua quay trở về từ vùng biên cương và chờ để
nhìn xem ngôi sao cầm định mệnh, nên cắm trại bên ngoài thành
phố và nghỉ tại đó. Thế rồi năm trăm cung phi đến gặp ngài và
nói. “Tâu đại vương, bệ hạ có thể không tin chúng tôi, rất có thể
những lời nói của chúng tôi không thể xẩy ra ngài cứ đến và hỏi
xem người hầu của hoàng hậu cho biết là nàng sanh ra một cây
gậy gỗ.”
Đức vua không xem xét lý do xẩy ra điều đó, nói, “Nàng không
phải là con người bình thường” và nhà vua đã tống nàng ra khỏi
hoàng cung.
Khi nàng rời khỏi hoàng cung, các bông sen biến mất và da dẻ
nàng tái mét. Nàng đi ra đường phố một mình. Thế rồi có bà già
đã lớn tuổi nhìn thấy nàng liền động lòng thương và nhận làm con
gái bà nói, “Con đi đâu thế, con yêu.”
226
Hoàng hậu trả lời, “Con là kẻ lạ mặt, con đang đi lang thang tìm
một chỗ trú thân.”
“Hãy đến đây”; bà già bảo. Và cho nàng nơi ở và sửa soạn đồ ăn
cho nàng.
Đang lúc nàng cư trú tại nhà bà già đó, năm trăm phụ nữ kia đã
đồng lòng nhất trí nói với nhà vua. “Thưa đại vương, khi bệ hạ đi
dẹp giặc ngoài biên cương, chúng em đã gạn hỏi chư thiên trong
sông Hằng, “Nếu vua của chúng ta chiến thắng quay trở về,
chúng ta sẽ thực hiện cúng dường cho ngài và đến tiêu khiển dưới
nước.” Giờ đây hạ thần thông báo cho đại vương sự việc ấy, tâu
đại vương.”
Nhà vua rất hài lòng về những gì họ trình tấu và ngài đã đi tiêu
khiển trong nước sông Hằng. Thế rồi các phụ nữ đó giấu những
chiếc hộp mỗi người đã nhận lấy được mang theo đến sông. Họ
lấy quần áo đậy lại để giấu những chiếc hộp đó và trong lúc nhẩy
xuống sông họ để cho những chiếc hộp đó trôi trên sông. 
Những chiếc hộp đó đều trôi xuống dòng sông và dính vào chiếc
lưới giăng trên sông. Sau khi đã tiêu khiển dưới nước, khi lên bờ
nhà vua trông thấy những chiếc hộp đó và truyền họ đem lại cho
nhà vua.
Khi nhà vua nhìn thấy những chiếc hộp đó ngài liền hỏi, “Có gì
bên trong những chiếc hộp đó?”
“Chúng thần không biết, tâu bệ hạ.” Họ nói.
Nhà vua truyền mở những chiếc hộp đó ra và nhìn vào bên trong.
Chiếc hộp thứ nhất được mở ra là hoàng tử Maha-Paduma. Bấy
giờ vào ngày tất cả những đứa trẻ được đặt trong những chiếc hộp
đó, sữa từ ngón tay cái chúng chảy ra do phước nghiệp mẹ chúng.
Sakka vua chư thiên viết một miếng giấy đặt bên trong những
chiếc hộp đó để cho nhà vua không còn nghi ngờ: “Những đứa trẻ
này do chính Padumavati sanh ra và chính là con của nhà vua
Baranasi. Nhưng năm trăm phụ nữ là cung phi của người có
chồng chung với Padumavati đã quẳng chúng trôi sông, ôi bệ hạ
hãy biết rõ điều này.”
Ngay sau khi những chiếc hộp được mở ra, nhà vua đều cho đọc
những hàng chữ đặt bên trong đó và nhìn thấy những đứa con trai
của mình, ngài đã điều hoàng tử Maha-Paduma đến và nói. “Hãy
mau sửa soạn xe và tra ngựa vào xe cho mau rồi đánh xe hồi
227
triều.” Ngày hôm nay, trẫm sẽ trở vào thành và muốn tôn vinh
một người phụ nữ.”
Sau khi quay trở lại hoàng cung của mình, nhà vua cho treo vào
cổ con voi một ngàn đồng tiền vàng và truyền cho nổi trống thông
báo khắp mọi nẻo đường, [thông báo rằng] “Bất kỳ ai nhìn thấy
Padumavati sẽ nhận được số tiền đó.”
Khi nghe thấy thông báo này Padumavatti liền ra hiệu cho mẹ và
nói rằng, “Hãy ra lấy số tiền đó từ cổ con voi đi, thưa mẹ.”
Bà nói, “Mẹ chẳng dám lấy bất cứ thứ gì như vậy cả.”
Và Padumavatti nói với bà lần thứ hai rồi lần thứ ba, và [bà già
nói] “Mẹ nói gì khi ra lấy số tiền đó, con gái ta?”
“Hãy, nói, “Con gái của ta đã nhìn thấy hoàng hậu Padumavatti’
và hãy nhận lấy số tiền đó.”[Padumavatti] nói.
[Bà già trả lời.] “Bất kỳ điều gì con nói,”  “Và bà ra đi và lấy
chiếc mão một ngàn đồng tiền vàng.”
Đoạn những người lính hỏi bà già rằng, “Bà có nhìn thấy hoàng
hậu Padumavatti không, thưa bà?”
Bà trả lời, “Ta chưa nhìn thấy hoàng hậu; con gái ta nói nó đã
nhìn thấy nàng.”
“Nhưng nàng ở đâu bây giờ, thưa bà?” Họ hỏi bà già. Sau đó họ
đến với nàng, họ nhận ra đó là hoàng hậu Padumavatti họ xụp lạy
dưới chân hoàng hậu.
Ngay khi họ nhận ra nàng là hoàng hậu Padumavatti, họ nói.
“Quả là điều đau khổ đã diễn ra cho người phụ nữ này, nàng là
hoàng hậu của đức vua mà lại phải sống trong cơ cực như thế này
và không có gì bảo vệ nàng.”
Đoạn cận thần nhà vua cho sửa sang lại chỗ ở cho hoàng hậu
bằng cách che một bức màn thật đắt giá, cắt cử một số lính canh
bên ngoài cửa, và về thông báo cho đức vua biết, nhà vua sai
mang đến một chiếc cáng bằng vàng.
Nhưng nàng nói, “Ta không thích đi cáng kiểu này, hãy trang
hoàng với những tấm che nhiều màu sắc thuộc loại
vải potthaka hảo hạng trải trên đường đi từ chỗ ta đang cư ngụ về
tới toà lâu đài hoàng cung. Hơn thế nữa, phải có một chiếc lọng
được trang điểm bằng những ngôi sao vàng giương lên, hãy đem
đến cho ta những đồ trang sức của ta để ta trang điểm và ta sẽ đi
bộ để cho thần dân chiêm ngưỡng nhan sắc ta đã có trước kia.”
Nhà vua ra lệnh, “Hãy làm đúng như nàng mong muốn.”
228
Đoạn Padumavatti tự trang điểm với đủ thứ trang sức và hồi cung,
nói rằng, “Ta đi đến hoàng cung.” Và tại mỗi điểm nàng đặt chân
đến, thì một nụ sen nở bung, toả ra nhiều màu sắc trên những tấm
che phủ bằng vải potthaka hảo hạng. Nàng tỏ vẻ kiều diễm cho
một đám đông dân chúng được chiêm ngưỡng. Nàng trở về nơi ở
của nhà vua. Rồi nàng ra lệnh ban tặng cho người đàn bà già kia
rất nhiều vải phủ nhiều màu sắc để trả công bà đã nuôi sống
hoàng hậu.
Đoạn nhà vua cho mời năm trăm phụ nữ đến và nói, “Ôi hậu hãy
nhận họ là nô tỳ cho hoàng hậu. Ta ban tặng họ cho nàng.”
“Thật tuyệt, bẩm đại vương.”nàng nói,  “Bãy báo cho toàn thể
dân chúng biết rằng nhà vua đã ban họ cho ta làm nô tỳ.”
Nhà vua truyền cho lính đánh trống thông báo cho khắp thành
phố biết “Năm trăm phụ nữ này đã hãm hại hoàng hậu
Padumavati nay phải làm nô tỳ cho nàng và ta đã ban họ cho
hoàng hậu.”
Khi hoàng hậu biết toàn bộ họ đã trở thành nô tỳ cho mình nàng
hỏi nhà vua, “Thưa đại vương, ta có thể trả tự do cho họ được
không?”
“Theo như ý của hoàng hậu,”nhà vua trả lời.
“Điều này được thực hiện y như lòng nàng mong muốn.” Nàng ra
lệnh cho điều người đánh trống đến và lệnh cho người đánh trống
loan báo rằng, “Hoàng hậu Padumavatti đã giải thoát cho năm
trăm cung phi được nhà vua ban cho nàng làm nô tỳ.”
Khi họ được trả tự do, năm trăm đứa con trai ngoại trừ có một
đứa được đem lại cho hoàng hậu. Hoàng hậu chọn hoàng tử
Maha-Paduma, sau đó, khi những đứa trẻ này đủ lớn khôn, nhà
vua cho xây một sân chơi đủ to trong công viên hoàng gia. Khi
chúng lên mười sáu tuổi, chúng đến chơi chung với nhau trong
công viên hoàng gia nơi có những chiếc đầm sen phủ đầy bông nở
rộ. Và chúng nhìn thấy những nụ sen nở ra và những bông già
rụng xuống.
Chúng nghĩ. “Nếu như tuổi già cũng xuất hiện nơi những thứ
không có ý thức là như vậy, thì cũng sẽ xảy đến như thế với thân
xác của chúng ta. Đó chính là định mệnh của chúng ta ở đây mà
thôi.”
Lấy đó như là hỗ trợ để quán tuởng, toàn bộ năm trăm hoàng tử
đã có tuệ giác ngộ tự mình tất cả họ thức dậy và rồi ngồi xếp bằng
229
ngay trên đài bông sen đó. Đoạn cận thần của nhà vua đã đến với
họ. Nhận ra rằng ngày hôm đó đã trôi qua, liền nói, “Ôi các hoàng
tử, đã đến giờ rồi.”
Họ đều im lặng. Quân lính về bẩm tấu cho nhà vua và giải thích,
“Tâu bệ hạ. Bọn trẻ đang ngồi trên đỉnh bông sen và khi chúng
thần bảo đã đến giờ hồi cung, chúng không trả lời gì cả.
“Nhà vua truyền, “Cứ để yên cho bọn trẻ.”
Họ phải canh gác suốt đêm, và chư vị hoàng tử ngồi thiền trong
tư thế như vậy cho đến lúc mặt trời mọc. Những quân lính của
nhà vua đến vào ngày hôm sau và nói, “Tâu hoàng tử, đã đến
giờ.”
Họ đáp lại, “Chúng ta có là vua đâu, chúng ta chỉ là chư vị Độc
Giác Phật.”
“Tâu chư vị cao quý.” người nhà vua đáp lại. “Điều chư vị nói
thật hết sức khó khăn, chư vị Độc Giác Phật đâu có giống các vị
hoàng tử đâu. Tóc và râu của họ chỉ dài có hai phân, và tám đồ
nhu thiết yếu được cột vào cơ thể họ.”
“Thế sao, các ngươi nói điều gì khó khăn” [chư vị Độc Giác Phật
lên tiếng] các vị đó lấy tay phải rờ lên đầu và ngay lập tức những
đặc tính của một người gia chủ biến mất và tám đồ nhu thiết yếu
được cột vào thân chư vị đó. Đoạn có rất nhiều quần chúng nhìn
thấy sự việc đó, họ liền bay lên không trung và tiến về cõi Hang
động Nandamulaka. Đoạn hoàng hậu Padumavati, với cõi lòng
tan nát nghĩ, “Ta có rất nhiều con trai và giờ đây ta chẳng còn đứa
con nào” đoạn nàng qua đời vì sầu muộn.
Nàng sanh ra trong một ngôi làng bên ngoài cổng thành Rajagaha
tại đó nàng kiếm sống bằng chính hai bàn tay lao động của mình.
Sau đó nàng đến làm dâu trong một gia đình giàu có. Và một
ngày kia, khi nàng đem dầu ăn đến cánh đồng cho chồng, nàng
nhìn thấy tám vị Độc Giác Phật trong số những đứa con của nàng
đang bay trên không trung đến đây khất thực. Nàng đi rất nhanh
và cho chồng nàng biết, “Thưa đức lang quân, xin nhìn chư vị
Độc Giác Phật kia. Chúng ta hãy mời họ dùng bữa.”
Chồng nói, “Họ là những vị ẩn sĩ chim, chính vì thế họ có thể bay
khắp nơi. Họ đâu phải là chư vị Độc Giác Phật.”
Chư vị đó đáp xuống không xa chỗ hai người đang bàn với nhau.
Người đàn bà đó hôm nay đã cúng dường chính phần ăn của mình
230
cho chư vị đó. Đoạn nàng nói.  “Cầu xin tám vị Phật Độc Giác
đến dùng bữa với con vào ngày mai.”
“Tốt lắm, hỡi tín nữ.” họ đáp lại, ‘Cầu xin sao cho tinh thần hiếu
khách của bà cũng được như ngày hôm nay, cầu xin nàng sửa
soạn cho tám chỗ ngồi, khi nàng bắt gặp nhiều chư vị độc Giác
Phật khác thì nàng cũng cung kính với họ như vậy, Ước mong
tâm nàng được hoan hỷ.”
Rồi ngày hôm sau, nàng sắp đặt tám ghế ngồi, thực hiện những
sửa soạn cần thiết để kính lễ và tỏ lòng yêu mến tám chư vị đó và
ngồi chờ. Chư vị Độc Giác Phật đã được mời ngày hôm trước ra
hiệu cho chư vị khác, họ nói, “Chư huynh” xin đừng đi đến đâu
vào ngày hôm nay cả. Ước mong chư vị hãy đến chăm sóc cho
mẹ mình.”
Nghe thấy điều đó, tất cả họ đều bay trên không trung và xuất
hiện ngay cửa nhà của mẹ mình. Do dấu hiệu bà mới nhận được
vào ngày hôm trước, bà không hề run rẩy khi nhìn thấy quá đông
người. Họ từng người ngồi xuống, trên chiếc ghế thứ nhất, thế rồi
những chiếc ghế đó cứ nhân lên. Khi tất cả họ được ngồi đủ như
vậy thì người phụ nữ tiếp đãi với đủ số đã sửa soạn cho tám vị
Độc Giác Phật lại đủ cho năm trăm vị sử dụng. Đoạn nàng lấy
tám cánh hoa sen màu xanh đặt dưới chân tám vị Độc Giác Phật
được mời và thực hiện một lời ước, nói rằng, “Kính chư vị, Ước
mong ở bất kỳ nơi đâu ta được sanh ra, Ước mong làn da của ta
giống như màu tim bông sen xanh này.”
Chư vị Độc Giác Phật vui mừng vì hạnh thiện của mẹ mình, và
quay trở về núi Gandhamadana. Suốt cuộc đời còn lại của mình,
bà chỉ làm hạnh thiện rồi khi qua đời chỗ đó, và được tái sanh nơi
cõi chư thiên. Dưới thời Đức Phật hiện tại, nàng sanh ra trong gia
đình một thương gia trong thành Savatthi và vì nàng có sắc da
giống như màu tim sen màu xanh, người ta đặt cho nàng tên là
Uppalavanna (“làn da bông sen”)
Khi nàng đến tuổi khôn lớn, các vua chúa và thương gia khắp
vùng Ấn Độ, đã sai sứ giả đến chỗ vị thương gia, bảo rằng, “Xin
ban cho chúng ta con gái của ngài” chẳng có vị nào không sai sứ
giả đến cả.
Đoạn thương gia suy nghĩ, “Ta không thể nào làm hài lòng tất cả
họ được, ta phải bày ra một mưu kế.” Ông ta cho điều con gái lên
và bảo.  “Con gái yêu, con có thể xuất gia.”
231
Vì đây là lần tái sanh cuối cùng, giọng nói của người cha giống
như dầu thanh tịnh một trăm lần đổ lên đầu nàng. Chính vì thế
nàng thưa lại với cha mình, “Thưa cha, con sẽ xuất gia đi tu.”
Người cho kính trọng nàng, rồi dẫn nàng đến một ni viện và thế là
nàng được xuất gia đi tu.
Chỉ một thời gian ngắn sau khi xuất gia, đến lượt nàng chăm sóc
sảnh đường. Nàng thắp đèn lên, quét dọn sảnh đường, và chọn
ngọn lửa của ngọn đèn như là một tướng. Nàng đứng đó hồi lâu.
Quan sát ngọn lửa liên tục, và thọ được an chỉ định với
thiền Kasina là lửa làm điều hỗ trợ. Chọn điều đó làm căn giải
thoát nàng chứng thánh quả A-la-hán. Cùng với thánh quả A-la-
hán nàng còn tiếp tục đạt Tứ vô ngại giải và có được tri thức trực
tiếp. Nhưng nàng còn nổi bật như là một người có thần thông cao
siêu.
Như người ta kể lại trong Thí dụ Kinh[6] như sau:
1. Một trăm ngàn đại kiếp qua, Bậc Chiến Thắng và Thống Lãnh
tên là Padumuttara, đã thọ đắc bến bờ Chánh Pháp bên kia và
sanh ra trên cõi đời này.
2.           Vào thời điểm đó ta sanh ra trong thành Ha?savati trong
gia đình một thương gia giàu có. Toả sáng với đủ loại châu báu,
ta hưởng được hạnh phúc lớn lao.
3. Ta chạy lại Bậc Đại Hùng và lắng nghe thuyết giảng Giáo
Pháp của ngài. Đoạn ta chứng niềm tin, rồi chạy lại quy y Bậc
Chiến Thắng.
4. Đức Thiện Thệ, chính là lãnh tụ, tán thán chư vị Tỳ khưu Ni là
đệ nhất những kẻ chứng thần thông siêu thế. Nàng khiêm tốn bậc
nhất và thành thạo nhập thiền định các pháp an chỉ định.
5. Đoạn với tâm hoan hỷ, ước muốn được vị trí đệ nhất đó. Ta đã
mời Như Lai Thập Lực, là lãnh tụ cõi thế gian cùng với Tăng
Đoàn của ngài.
6. Ta đã nuôi họ trong bảy ngày và cúng dường cho ngài một bộ
ba y cà sa. Lại kèm theo vòng hoa sen gồm bảy bông tỏa hương
thơm thiên giới.
7. Ta đặt bảy bông sen dưới chân Đạo Sư để kính lễ kiến thức của
ngài, ta sụp lạy đầu xuống tận đất trước tiên và thốt lên những lời
này:
232
8. Ôi Bậc Đại Hùng, cầu xin ta trở thành một người ngài đã khen
ngợi tuần lễ trước. Ôi Bậc Đại Trí, nếu đó là điều thích hợp, Ôi
Bậc Lãnh Tụ tối thượng.
9. Đoạn vị Đạo Sư nói với ta, “Hãy tin tưởng, hỡi thiếu nữ trẻ tuổi
kia, trong kiếp mai hậu nhà ngươi sẽ hoàn tất ước nguyện.
10. “Một trăm đại kiếp kể từ đó, sẽ xuất hiện vị Đạo Sư tên là Cồ
Đàm thuộc dòng dõi Thích ca và hậu duệ bộ tộc Okkaka.
11. Sẽ có người thừa kế giáo pháp của ngài, một hậu duệ hợp
giáo pháp Ngài tên là Uppalavanna, rất nổi tiếng với vẻ đẹp kiều
diễm.
      12. Nhà ngươi sẽ trở thành người làm chủ tuệ giác trực tiếp,
một kẻ thực thi lời Phật dạy, một đồ đệ của vị Đạo Sư mà mọi lậu
hoặc đã bị cạn kiệt.”
      13. Ngay sau khi nghe được lời này, lòng ta tràn ngập hỷ thán
phục và xuyên suốt cuộc sống ta chỉ phục vụ vị Đạo Sư, bậc Đại
Hiền Triết, với đủ đồ thiết yếu cùng tâm tràn ngập đại bi.
14. Do kết quả hạnh thiện này cùng quyết tâm cộng với mục tiêu
nhắm tới. Khi ta rời bỏ tấâm thân phàm tục này, ta tái sanh nơi
cõi Trời Đâu Xuất.
15. Đoạn ta xuất khỏi cõi đó và tái sanh nơi cõi chúng sanh. Ta
đã bố thí vật thực cho vị độc Giác Phật phủ trên đó bằng bông
sen xanh.
16. Chín mươi mốt đại kiếp qua, lại xuất hiện vị Lãnh Đạo là
Phật Vipassi được sanh ra, rất dễ coi, ngài nhìn rõ mọi pháp trên
đời này.
17. Vào thời đó, ta sanh làm con gái thương gia trong thành phố
tráng lệ tên Baranasi. Ta đã mời chư vị Độc Giác Phật, lãnh
chúa cõi thế gian cùng với Tăng Đoàn của ngài dùng bữa.
18. Ta đã thực hiện cúng dường to lớn, kính lễ vị lãnh tụ với bông
sen xanh và lòng thầm nguyện được làn da kiều diễm.
19. Vào đại kiếp này, có người bà con vị Phạm Thiên danh tiếng
lừng lẫy tên là Kassapa, có tài đệ nhất hùng biện, cũng được
sanh ra. 
20. Vào thời điểm đó, người nô tỳ của bậc Đại Hiền Triết chính là
vua tên là Kiki, làm vua trị vì dân Kasi trong thành vĩ đại
Baranasi.
233
21. Là con gái thứ hai của ngài, có tên là Sama?agutta. Rất có
tiếng tăm. Sau khi lắng nghe Giáo Pháp của Bậc đệ nhất Chiến
Thắng. Ta đã ước ao mạnh mẽ được xuất gia.
22 – 23. Vào thời đó, cha chúng ta không cho phép xuất gia.
Chính vì thế bảy chị em ta đã lớn lên trong nhung lụa là công
chúa trong hoàng cung, và chúng ta theo đuổi không mệt mỏi
cuộc sống giới đức như những trinh nữ trong suốt hai mươi ngàn
năm. Sung sướng được phục dịch Đức Phật với tâm hoan hỷ.
24. Chúng ta mang tên là Samani, Samanagutta, Bhikkhuni,
Bhikkhudayika. Dhamma, Sudhamma và người thứ bảy tên là
Sanghadayika.
25. Ở vào thời hiện tại, chúng ta là [Uppalavanna], Khema,
Patacara là người khôn ngoan, Kundala, Kisa-Gotami.
Dhammadinna. Và đứa thứ bảy tên là Visakha.
      26. Do kết quả những hạnh thiện đó với quyết tâm cộng mục
tiêu rõ ràng, khi ta từ bỏ tấm thân phàm tục này, ta được tới cõi
Trời Đâu Xuất.
27. Sau khi ta khởi xuất khỏi đó, ta được tái sanh nơi cõi chúng
sanh trong một gia đình có địa vị quan trọng, ta đã bố thí một
miếng vải vàng tuyệt vời cho vị A-la-hán.
28. Sau khi ta diệt khỏi đó, ta được tái sanh trong thành Ari??ha
trong gia đình một vị Bà la môn, ta là một thiếu nữ tuyệt vời của
nàng Tiri?ivaccha tên là Ummadanti.
      29. Sau khi khởi xuất khỏi cõi đó, ta sanh ra trong vương
quốc trong một gia đình không mấy khá giả, và ta đã canh ruộng
lúa tại đó.
30- 31. Ta nhìn thấy vị Độc Giác Phật và đã bố thí cho ngài một
bát cơm gồm năm trăm hạt lúa, đậy lại với bông sen ở trên. Ta
cầu xin được sanh ra năm trăm đứa con trai. Và những đứa con
tương lai đó thực hiện ước nguyện và bố thí mật ong cho vị Độc
Giác Phật, Khi ta xuất khởi khỏi cõi đó. ta sanh ra trong cánh
rừng gồm toàn bông sen nở rộ.
32. Ta được phong làm chánh hậu của nhà vua Kasi, rất được
kính lễ và tôn trọng. Ta đã sanh ra đúng năm trăm vị hoàng tử.
33. Đoạn khi chúng còn trẻ tuổi. Chúng nhìn thấy một bông sen
không có lá Khi chúng tiêu khiển đùa giỡn với nhau trong nước
và đã trở thành chư vị Độc Giác Phật.
234
34. Không có những con người đó, thiếu những đứa con trai đó,
ta trở nên buồn khổ. Thế rồi ta qua đời và được tái sanh trong
một ngôi làng ngay trên dốc triền ngọn núi Isigili. 
35-36. Khi ta mang dầu ăn đến cho chồng đang cày ruộng và các
con trai ta mong muốn được biết chư vị Phật. Ta đã chứng kiến
tám vị Độc Giác Phật đang đi về ngôi làng khất thực, đoạn ta nhớ
lại các con trai của ta. Thế một dòng sữa trào dâng trong vú ta.
Do tình yêu của ta với những đứa con đó.
37. Đoạn với tâm vô cùng thoải mái, chính tay ta đã dâng dầu ăn
cho họ. Khi ta qua đời khỏi đó. Ta khởi sanh nơi công viên
Nandana trong cõi Tam Thập Tam.
38. Do được hưởng hạnh phúc và sầu khổ lẫn lộn ta còn chu du
tái sanh khắp các cõi luân hồi hữu sanh khác nữa, chỉ nhằm phục
vụ ngài, Ôi vị Đại Hùng và ta đã từ bỏ sanh mệnh của mình.
39. Ta là con gái của ngài, Ôi vị Đại Hùng, Ôi vị Hiền Triết, Ôi
vị Toả Sáng khắp nơi. Ta đã thực hiện những hạnh thiện thật khó
thực hiện được.
40. Rahula và ta đã nhớ lại được nhiều tiền kiếp, và nơi nhiều
kiếp đó chúng ta đã chung sống với nhau. Được tái sanh nhờ
những ước ao ý định giống nhau.
41-42. Nó được sanh ra ở một nơi, và ta lại sanh ra ở một nơi
khác. Nơi lần tái sanh cuối cùng này cả hai chúng ta đã rất thành
công sau nhiều lần tái sanh tiền kiếp cùng với chư vị Chiến
Thắng như ngài đã chỉ ra cho thấy. Ta đã thực hiện rất nhiều
hạnh thiện chỉ nhằm đem lợi lại cho ngươi, ôi vị Đại Hiền Triết.
43. Ôi vị hiền triết, xin nhớ lại những hạnh thiện ta đã thực hiện
được, ta đã tích lũy nhiều công đức chỉ dành cho ngài, Hỡi vị Đại
Hùng.
44. Ta đã lánh xa những hành vi vô luân chư vị A-la-hán không
thể thực hiện được, kiềm chế khỏi những tà hạnh, ta đã loại bỏ
rất nhiều cuộc sống chỉ nhằm đem lợi lại cho ngài, ôi vị Đại
Hùng.
45-46. Chính vì thế có sầu khổ đủ loại và đủ thứ thuận tiện. Khi
ta tới hữu sanh cuối cùng. Ta được sanh ra trong thành Savatthi
trong một gia đình hạnh phúc và sung sướng của thương gia giàu
có, toả sáng với đủ loại châu báu và vây quanh là đủ thứ cảm
khoái tham dục.
235
47. Ta được kính trọng và kính lễ, tôn trọng quí mến tại đó. Sau
khi đạt đến vẻ hào quang cá nhân và được kính trọng rất nhiều
nơi các gia đình đó.
48. Ta được rất nhiều người tìm kiếm, họ rất tuỵêt vời với cái
nhìn tỏa sáng. và hàng trăm hàng nghìn con trai các vị thương
gia theo đuổi.
49. Từ bỏ cuộc sống gia đình, ta xuất gia theo cuộc sống vô gia
cư. Chưa đầy nửa tháng sau ta đạt đến hiểu biết Tứ diệu đế.
50. Ta chế tạo chiếc xe tứ mã bằng sức mạnh thần thông đem lại,
ta đảnh lễ Đức Phật sụp lạy dưới chân Ngài, vị bảo vệ thế gian,
vị độc nhất vô nhị trên cõi đời này.
51. Ta đã khống chế sức mạnh thần thông. Thông qua thiên nhĩ,
ta đọc được suy nghĩ tha nhân, ta kiềm chế kiến thức thâm nhập
trí tuệ tha nhân. Ôi vị Đại Hiền Triết.
52. Ta biết rõ tiền kiếp của mình; thiên nhãn ta được thanh tịnh
tốt. Mọi lậu hoặc ta thiêu rụi hết. Giờ đây ta chẳng còn phải tái
sanh bao giờ nữa.
53. Qua sức mạnh của vị đại hiền triết, đấng vô tỳ vết, ta có kiến
thức thanh tịnh. Kiến thức khởi sanh trong ta để hiểu được ý
nghĩa, Pháp và ngôn từ.
54. Trong quá khứ ta đã bố thí hàng trăm hàng ngàn đồ thiết yếu
gồm vật thực, giường nằêm và tọa sàng đúng thời cơ thuận tiện.
55. Vị Chiến Thắng rất hài lòng với những hạnh thiện ấy, và
xếp ta vào đệ nhất vị trí là lãnh đạo Tăng Đoàn lên tiếng,“Nàng
là đệ nhất Tỳ khưu Ni chứng thần thông lực”.
56. Ta phục vụ Đạo Sư hết mình, ta thực hiện y lời Phật dạy. Ta
đã bỏ xuống gánh nặng gánh trên vai, mọi thứ dẫn đến hiện hữu
tái sanh đều đã bị diệt đến tận gốc.
57. Mục tiêu người nhắm tới để xuất gia theo đuổi cuộc sống vô
gia cư, ta đã xuất sắc chứng mục tiêu đó – ta đã phá bỏ hết mọi
ách phược.
58 - 60. Mọi lậu hoặc ta đã thiêu rụi hết …[xin đọc tr. 10] Ta đã
thực hiện y lời Phật dạy.
Đoạn Trưởng lão Ni đã tiến đến gặp vị Đạo Sư khi ngài tới gốc
cây xoài ngay tại cổng thành Savatthi để thực hiện song thông, và
nàng đã đảnh lễ ngài nói rằng, “Bạch thầy, con sẽ thực hiện phép
thần thông nếu như vị Thiện Thệ ban phép”; và nàng rống lên
tiếng rống sư tử, vị đạo sư khi đã ngồi giữa nhóm chư vị tỳ khưu
236
trong thiền viện to lớn, ngay trong khu rừng Kỳ Viên, đã coi vấn
đề này là cơ hội để sắp xếp chư vị Tỳ khưu Ni theo thứ bậc, ngài
đã đặt Tỳ khưu Ni này vào đệ nhất nơi những Tỳ khưu Ni chứng
thần thông lực siêu thế. Thế rồi nàng trải qua thời gian của ngài
trong niềm hạnh phúc an chỉ định nơi hạnh phúc thánh quả và nơi
hạnh phúc tịch tịnh (níp bàn).
Một ngày kia, đang nhìn ngắm cõi dục, thoái hoá đạo đức là các
lậu hoặc sắc dục liên quan đến người mẹ và con gái của chư vị
trưởng lão Gadgatiriya đã sống như kiếp vợ chung, nàng đã nhắc
lại đoạn kệ được mẹ nàng thốt lên khi có mối giao động mãnh liệt
nổi lên, nàng đã nói lên ba đoạn kệ sau:
      224. Hai người chúng ta, mẹ và con gái, đã là vợ chung
chồng. Lời nàng nói ra khiến ta cảm thấy giao động mãnh liệt,
cảnh ngộ thật hy hữu khiến ta rợn cả tóc trên đầu.
      225. Đau buồn thay cảnh tham sắc dục bất tịnh, hôi hám gây
biết bao phiền toái. Và ở đây cảnh mẹ và con gái. Chúng ta sống
cảnh chồng chung vợ chạ.
      226. Ta nhận rõ mối hiểm nguy tham sắc dục và cũng biết rõ
từ bỏ cõi đời này thật an toàn vững chắc. Ta đã xuất gia khỏi
thành Savatthi để theo đuổi cuộc sống vô gia cư.
224. Ở đây, hai người chúng ta, mẹ và con gái (ubho mata ca
dhita ca maya?), là vợ chung chồng với nhau có nghĩa là: mẹ và
con gái, cả hai chúng ta (mata ca dhita ca tiubho mayha?) có
chồng chung với nhau. Người ta kể lại rằng một bào thai được an
định vào buổi sáng trong lòng người vợ của thương gia kia trong
thành Savatthi, nhưng người vợ lại không hay biết. Vào buổi
sáng, thương gia đó đã xếp đồ đạc lên xe và lên đường đi về
thành Rajagaha. Thời gian qua đi, bào thai lớn lên và đến ngày
sanh nở. Đoạn người mẹ chồng của nàng nói với nàng, “Con trai
ta đã lên đường đi xa nhà trong một thời gian lâu, và nàng lại có
thai, nhà ngươi đã làm chuyện bậy bạ.”
Người vợ nói, “Con chẳng biết đến người đàn ông nào ngoài con
trai của mẹ đâu.”
Khi bà nghe thấy vậy, vì không tin nàng dâu, người mẹ chồng
liền đuổi con dâu ra khỏi nhà. Nàng đi lang thang tìm chồng,
nàng đến thành Rajagaha. Đoạn ngay khi nàng đến giờ sanh nở
bắt đầu, nàng chạy vào một sảnh đường kín đáo ngay bên đường
và sanh con. Nàng sanh ra một đứa con trai giống như một trái
237
bimba bằng vàng và đặt đứa bé trong nhà nghỉ. Nàng đi ra ngoài
để làm những việc thanh tẩy bắt buộc.
Đoạn một lãnh đạo đoàn du hành nào đó không có con trai. Cũng
đang trên đường đi và nói. “Đứa trẻ này đã bị bỏ rơi. Nó sẽ trở
thành con trai của ta.”
Đoạn người đàn bà đó sau khi đã hoàn tất những việc thanh tẩy
theo qui định lấy nước và trở lại không nhìn thấy đứa con trai của
mình nữa. Nàng tràn ngập sầu khổ và than vãn lớn tiếng. Nàng đã
không vào thành Rajagaha, nhưng lại tiếp tục lên đường. Một thủ
lãnh băng cướp nhìn thấy nàng trên đường đi đã phải lòng nàng
và đã chọn nàng làm vợ của hắn. Sống trong nhà hắn, nàng sanh
ra một đứa bé gái. Đến một ngày nọ, khi con gái của nàng đang
đứng đó với nàng, nàng cãi vã với chồng và đã đẩy đứa con gái
của nàng xuống khỏi xe. Đầu người con gái xay xát. Đoạn nàng
cảm thấy sợ sệt người chồng, và quay trở lại thành Rajagaha.
Nàng đi lang thang khắp nơi, và đi đến bất kỳ nơi nào nàng thích.
Con trai của nàng khi đang tuổi thanh xuân, không biết người đàn
bà đó là mẹ mình, lại lấy người đàn bà đó làm vợ. Sau đó, không
biết rằng người con gái của tướng băng cướp là chị của mình,
chàng đã cưới nàng làm vợ và đưa về nhà, theo cách này, chàng
đã biến chính mẹ mình và em gái mình làm vợ và cho họ sống
chung với chàng. Chính vì thế cả hai mẹ con đều sống trong cảnh
chung chồng.
Thế rồi một ngày kia, khi người mẹ gỡ lưới tóc của con gái ra để
bắt chí, nàng nhìn thấy vết sẹo trên đầu nàng và nàng tự hỏi, “Rất
có thể đây là con gái của ta chăng?”
Một nỗi giao động mạnh mẽ nổi lên và nàng đã đến một thiền
viện dành cho chư vị Tỳ khưu Ni trong thành Rajagaha và xuất
gia. Nàng chu tất toàn bộ những Phật nhiệm ban đầu và sống ẩn
dật. Nàng đã xét lại phẩm hạnh của mình trước đó và thốt lên
đoạn kệ bắt đầu như sau Cả hai chúng ta, mẹ và….
Nhưng [Uppalavanna] đã nhắc lại những đoạn kệ do người mẹ
thốt lên vì nàng nhìn ra nỗi nguy hiểm nơi những tham sắc
dục. Trưởng lão Ni này nói. Cả hai chúng ta, mẹ và con gái, v.v…
Chính vì thế người ta kể lại như trên: “Nàng đã trải qua hạnh
phúc trong trạng thái an tịnh, trong hạnh phúc thánh quả, trong
hạnh phúc tịch tịnh và thốt lên ba đoạn kệ này.
238
225. Ở đây, bất tịnh có nghĩa là: ô uế rỉ ra nhưng điều bất tịnh do
các lậu hoặc. Mùi hôi thối (du-ggandha) có nghĩa là: xông ra mùi
thối rữa (puti-gandha) vì nó toát ra mùi khó chịu (visa-gandha-
vayanena) Gây ra nhiều phiền toái có nghĩa là: có nhiều gai góc
thuộc nhiều loại lậu hoặc dựa trên thấu triệt phạm hạnh thiện
thông qua xuất hiện sự méo mó. Tương tự như vậy, tham sắc
dục được nói tới như là gươm giáo và cọc treo cổ. Trong đó có
nghĩa là: trong những tham sắc dục đó đã được tiêu khiển. Cảnh
chồng chung (sabhariya) có nghĩa là: những người vợ
chung (samana-bhariya), chồng chung (sapattiyo): đó chính là ý
nghĩa.
      227. Ta biết rõ tiền kiếp của mình. Ta đã thanh tịnh được thiên
nhãn và ta đọc được tâm tha nhân, ta đã thanh tịnh nhĩ giới của
mình.
      228. Ta cũng chứng lực thần thông siêu thế. Ta đã đoạn tiệt mọi
lậu hoặc. Ta chứng sáu thắng trí. Ta đã thực thi lời Phật dạy.
227. Hai đoạn kệ này bắt đầu với Ta biết rõ tiền kiếp ta đã sống
trước đó là Trưởng lão Ni đã thốt lên khi hỷ và hạnh phúc nổi lên
khi nhìn lại những thành tích nàng đã đạt được. Ở đây, biết được
suy nghĩ của tha nhân (ceto-paricca-đa?a?) có nghĩa là: kiến thức
thấu triệt được suy nghĩ trong đầu óc tha nhân. (ceto-pariya-đa?
a?) nàng đã hiện chứng được, đạt tới được; đây chính là tương
quan giữa hai đoạn kệ đó.
229. Ta chế tạo ra chiếc xe tứ mã do thần thông lực và ta đã đảnh
lễ xụp lạy dưới chân Đức Phật, là vị bảo vệ cõi thế gian này, là vị
độc nhất vô nhị
Khi Đức Thế Tôn đi tới gốc cây xoài để thực hiện song thông, vị
Trưởng lão Ni này đã thực hiện một chiếc xe tứ mã và đến gặp
Đức Phật với chiếc xe đó. Nàng lên tiếng nói rằng, “Ôi Vị Thiện
Thệ, xin cho phép con và con sẽ thực hiện một phép mầu để thâu
phục vẻ kiêu hãnh của các thành viên các giáo phái khác.” Và
nàng đứng đó trước sự hiện diện của Đạo Sư; đoạn kệ này có liên
quan đến vấn đề đó.
229. Ở đây, ta tạo ra chiếc xe tứ mã (catur-assa?) do phép thần
thông siêu thế biến hóa có nghĩa là: ta đã chế ra chiếc xe bốn
ngựa kéo (catuhiassehi) do phép thần thông siêu thế [và] đến
đảnh lễ sụp lạy dưới chân Đức Phật, là Đức Thế Tôn và ta đứng
sang một bên đó là ý nghĩa.
239
[Ma vương nói]
      230. Nàng tiến tới gốc cây hoa đang nở rộ, nàng đến đứng đó
chỉ một mình dưới gốc cây Sala nở rộ.  không bạn bè, không con
cái ngươi không sợ những kẻ xấu xa sao?
230. Ở đây, hoa nở rộ trên cây ( supupphit’-aggam) có nghĩa là:
có hoa nở trên cây. Ý nghĩa ở đây là: tuyệt đối hoa nở đầy trên
cây đó. Cây sala có nghĩa là: một cây hoa Sala. Nhà ngươi đứng
đó có một mình có nghĩa là: ngươi có mình ngươi đứng đó.
Ngươi chẳng có lấy một người bạn thân có nghĩa là: ngươi chẳng
có lấy đến một người bạn thân làm người bảo vệ. Hay [có nghĩa
là]: chẳng có ai sánh bằng do vẻ kiều diễm hoàn hảo của ngươi.
Vẻ kiều diễm không sánh nổi, ngươi đứng tại nơi đó chẳng có ai
hiện diện. Hỡi con yêu, ngươi không sợ những kẻ đểu giả sao? có
nghĩa là: ngươi đang ở lứa tuổi nhậy cảm. Tại sao ngươi lại không
sợ những gã đàn ông đểu cán (dhutta-purisana?). ý nghĩa ở đây
là: những kẻ đểu giả chỉ thực hiện những điều trần tục. Người ta
nói rằng đoạn kệ này là do Ma vương thốt lên một ngày kia khi
hắn nhìn thấy Trưởng lão Ni ngồi tại chỗ nghỉ trưa trong khu
rừng hoa Sala đang nở rộ. Hắn liền tiến tới gặp nàng, có ý định
muốn tách nàng khỏi cuộc sống ẩn dật.
Đoạn Trưởng lão Ni khiến cho Ma vương khiếp sợ bằng chính
sức mạnh của mình thốt lên những đoạn kệ sau:
231.   Cho dù có trăm ngàn tên đểu cán như ngươi họp chung lại,
cũng chẳng lay chuyển được mảy may chân lông ta. Ta sẽ không
hoảng hối. Hỡi Ma Vương, chỉ mình ngươi thì làm gì được ta
nào?
232.   Ta sẽ biến mất dạng, hay nhập vào bụng ngươi, ta vẫn hiên
ngang đứng trước mặt ngươi. Ngươi chẳng thấy ta đứng đó đâu
233.   Với tâm ta đã khuất phục. Ta đã luyện kỹ thần túc thông,
lục thắng trí ta đã chứng, ta đã thực hiện y lời Đức Phật đã dạy.
234.   Các dục tựa gươm dao và cọc sử trảm. Chém nát ngũ uẩn
sắc dục. Cái ngươi cho là lạc thú trong cuộc đời, chẳng chút gì
hấp dẫn ta.
235.   Khắp mọi nơi mọi lúc hỷ lạc đã bị triệt phá. Khối u ám vô
minh bị tan tác tơi bời. Này hỡi kẻ Ác Ma nhà ngươi nên biết rõ,
chính ngươi đã bại trận rồi tử trận.
231. Ở đây, ngay cả trăm ngàn kẻ đểu giả như ngươi (edisaka) tụ
họp lại có nghĩa là: cho dù có tới hàng ngàn (aneka-sata-sahassa-
240
matta) tên đểu cán (dhuttaka) như ngươi tụ họp lại, thuộc loại
đó. tụ họp lại với nhau, ta cũng không lay chuyển (na
sampavedheyya). Chỉ một mình (eko) ngươi (tuva?) sẽ làm gì
được ta (me), hỡi Ma Vương? có nghĩa là: Hỡi Ma Vương, ngươi
chỉ có một mình (ekako), làm gì nổi ta nào?
232. Giờ đây, để làm rõ Ma vương không đủ khả năng gây ra bất
kỳ điều gì cho nàng, nàng thốt lên đoạn kệ bắt đầu với ta có thể
biến dạng; ý nghĩa điều này là: Hỡi Ma Vương, nhà ngươi đứng
đó đi, ta sẽ biến mất cho mà xem, ta sẽ tới nơi nhà ngươi chẳng
nhìn thấy ta. Hay nhà ngươi không hay biết, ta sẽ nhập vào nhà
ngươi. Ta sẽ nhập vào nhà ngươi. Hay ta sẽ đứng sửng trước mặt
ngươi, và nhà ngươi sẽ chẳng thấy ta đang đứng tại đó.
233. Bằng cách nào? Ta đã nhiếp phục tâm ta kỹ lưỡng ta đã tu
luyện kỹ sức mạnh thần thông (subhavita); và hỡi Ma Vương ta
đã tu trì (vasi-bhava-ppatta) tâm thật kỹ. Ta cũng đã luyện tập
rất nhiều tứ thần túc thông. Chính vì thế ta có thể đánh bại như
ta đã nói qua phép thần thông siêu thế. Toàn bộ điều còn lại ý
nghĩa coi như đã được đề cập đến một cách rõ ràng như ở trên.
Đến đây kết thúc phần chú giải đoạn kệ của Trưởng lão Ni
Uppalavanna.
Đến đây cũng kết thúc Tập mười hai kệ.
1. CHÚ GIẢI ĐOẠN KỆ CỦA TRƯỞNG LÃO NI PUNNA
Trong tập mười sáu kệ, những đoạn kệ bắt đầu với Ta là kẻ gánh
nước thuê. Ngay cả trong mùa đông lạnh giá là của Trưởng lão
Ni Punna. Nàng cũng đã thực hiện được nhiều phước nghiệp dưới
thời chư vị Phật tiền kiếp và đã tích lũy được những hạnh thiện
trong nhiều kiếp sống tiền kiếp làm căn giải thoát. Dưới thời Đức
Thế Tôn Vipassi, nàng sanh ra trong một gia đình tốt. Khi đến
tuổi trưởng thành, vì đã tích lũy được những điều cần thiết đã đến
độ chín muồi, một giao động mạnh mẽ nổi lên trong tâm nàng và
nàng đã đến gặp chư vị Tỳ khưu Ni. Nàng đã lắng nghe Giáo
pháp, chứng đức tin và rồi xuất gia. Nàng có tâm giới đức, uyên
bác nơi kiến thức Tam Tạng, được xếp vào một trong số những vị
có kiến thức uyên bác, tinh thông giáo pháp, và là một đạo sư có
tài hùng biện thuyết giảng chánh pháp. Và chính lúc nàng xuất
gia theo giáo pháp của Đức Thế Tôn Vipassi, cũng vậy nàng đã
xuất gia dưới sự hiện diện của Thế Tôn Sikhi, Vessabhu,
Kakusandha Kodagamana và Kassapa, nàng là một Tỳ khưu Ni
241
giáo Pháp lỗi lạc, có kiến thức rộng rãi, và là người thuyết giảng
Giáo pháp. Nhưng vì nàng đã có nhiều tâm kiêu mạn, nên nàng
không thể triệt phá được lậu hoặc. Và do những hành vi nàng đã
làm đặt căn trên kiêu mạn. Dưới thời Đức Phật hiện tại, nàng phải
đầu thai là một nô tỳ của một thương nhân tên là Anathapindika.
Nàng tên là Punna. Nàng chứng thánh quả Nhập Lưu do lắng
nghe bài kinh “tiếng sư tử rống”. Sau đó, nàng nhiếp phục ý định
vị Bà la môn bằng đặc tính thanh tịnh của nước. Người thương
gia rất kính trọng nàng do nàng đã thuyết phục trả tự do cho một
phụ nữ. Nàng xin phép thương gia cho được xuất gia và sau khi
đã xuất gia nàng dành hết sức mình để tu luyện thiền quán. Chỉ
trong một thời gian ngắn nàng đã chứng thánh quả A-la-hán; cùng
với Tứ vô ngại giải. Như được kể lại trong Thí dụ Kinh như sau:
      1- 2. Ta xuất gia theo giáo pháp của Đức Thế Tôn Vipassi,
Sikhi và Vessabhu, vị đại trí Kakussandha, vị độc nhất vô nhị
Kanagamana và Đức Phật Kassapa, và ta đã trở thành Tỳ khưu
Ni chứng phẩm hạnh giới đức, nhiệt tâm thông thạo Giáo Pháp
và kiềm chế tham dục.
      3. Ta có kiến thức uyên bác, thông thạo Giáo Pháp là người
đã đặt nhiều vấn nạn về Giáo Pháp, và ta rất tinh thông các giáo
pháp khác nữa, là người biết lắng nghe, là người đảnh lễ chư vị
thiện thệ.
      4. Ta diễn giải giáo pháp của vị Chiến Thắng giữa Tăng
Chúng, và do có kiến thức sâu rộng, ta suy nghĩ ta thật đáng yêu
      5. Và giờ đây, đến kiếp hữu sanh cuối cùng, ta sanh ra là một
phụ nữ gánh nước thuê trong gia đình Anathapindika trong thành
phố tráng lệ Savatthi.
6. Khi ta xuống lấy nước, ta nhìn thấy một Tỳ khưu thông thái
kiến thức Kinh Tạng. Và ta có thể lưu lại trong nước cho dù thời
tiết lạnh buốt, nhìn thấy ngài ta nói như sau:
7. “Ta là người gánh nước thuê. [ngay cả trời lạnh ta luôn phải
lội xuống nước, vì sợ bị các bà thương gia phạt, sỉ vả bằng lời nói
và thái độ khinh khi.
8. Hỡi Bà la môn, điều gì khiến nhà ngươi khiếp sợ nhất khi liên
tục bước xuống nước lạnh cắt da thịt? Tứ chi run lập cập, nhà
ngươi phải cảm nghiệm lạnh lẽo vô cùng.”
242
9. “Quả thật, đàn bà Punnika [bà la môn nói], “hãy hiểu cho
tôi. ngươi hỏi ta về việc làm điều thiện [và rồi] ngăn chặn hành vi
ác.
10. “Bất kỳ người nào, cho dù già hay trẻ, mà làm điều ác nhân,
ngay cả đã được xá giải khỏi hành vi thất đức đó bằng một nghi
thức tắm gội trong nước.” 
11. Khi chàng ra khỏi nước, ta đã diễn giải cho một đoạn kệ liên
quan đến ý nghĩa Giáo pháp. Và nghe giáo pháp đó chàng đã bị
giao động và xuất gia. chàng đã trở thành vị A-la-hán.
12. Vì ta sanh ra trong gia đình nô lệ này, ta phải gánh đầy chín
mươi chín thùng nước; chính vì thế ta có tên là Punna. họ đã giải
thoát ta khỏi cảnh nô lệ.
13. Đoạn ta được phép thương gia cho xuất gia sống đời vô gia
cư. Chỉ trong một thời gian ngắn ta đã chứng thánh quả A-la-
hán.
14. Ta đã khống chế được sức mạnh thần thông. Thông qua thiên
nhĩ, ta đọc được suy nghĩ tha nhân, ta kiềm chế được kiến thức
thâm nhập được trí tuệ tha nhân. ôi vị đại hiền triết.
15. Ta biết rõ tiền kiếp của mình; thiên nhãn của ta được thanh
tịnh tốt, mọi lậu hoặc ta bị thiêu rụi hết; giờ đây ta chẳng còn
phải trải qua tái sanh bao giờ nữa.
16. Qua sức mạnh của vị đại hiền triết, đấng vô tỳ vết, ta có được
kiến thức thanh tịnh. Kiến thức khởi sanh trong ta để hiểu được ý
nghĩa, hiện trạng và ngôn từ.
17. Ta chứng kiến thức to lớn thông qua tu luyện tâm, và ta đã
học được nhiều điều thông qua những gì đã nghe được, ta sanh
ra trong gia đình hạ đẳng vì tính kiêu mạn cố hữu của ta; do ác
hạnh tiền kiếp chưa được triệt phá.
18-20. Mọi lậu hoặc ta đã thiêu rụi hết…[xin đọc tr. 10] ta đã
thực thi lời Phật dạy.
Đoạn sau khi đã chứng thánh quả A-la-hán và nhìn lại thành tích
của mình, nàng thốt lên những đoạn kệ như là lời tuyên bố long
trọng như sau:
[Punna]
231.   Ta là người gánh nước. Ngay cả vào mùa đông lạnh buốt
ta luôn phải lội xuống sông, ta sợ phải chịu hình phạt từ các bà
chủ nhà, cả bằng lời nói lẫn lời trách móc.
243
232.   Hỡi Bà la môn, điều gì khiến ngươi phải sợ hãi nhất khi
luôn luôn phải lội xuống nước? Với chân tay run lập cập, ngươi
phải chịu cảm thọ rét buốt quá đỗi.
[Bà la môn]
233.   Quả thật nàng có biết ta chăng, hỡi này cô gái Punnika,
sao nàng lại đến hỏi ta vị làm các việc lành và vị đã chặn đứng
lại các nghiệp ác bất thiện. 
234.   Bất kỳ người nào cho dù già hay trẻ làm ác nghiệp độc ác.
Ngay cả kẻ đó đã được giải thoát khỏi ác nghiệp chỉ tin giải nước
sám hối.
[Punna]
235.   Người nào nói cho ngươi như vậy, hỡi kẻ ngu đần dẫn kẻ
ngu dốt, ngươi tin nhờ rẩy nước lại được thoát khỏi ác nghiệp
sao”?
236.   Nếu điều đó là đúng, thời toàn bộ cóc nhái kể cả rùa chậm
chạp sẽ được hưởng thiên giới, cùng các loại rắn bò sát loại các
sấu đủ loại và toàn bộ các thuỷ vật sống dưới nước sao.
237.   Những tên đồ tể giết bò heo, người đánh cá dưới nước, kẻ
đặt bẫy thú vật, kể cả kẻ trộm cướp lẫn những tên đồ tể, và những
kẻ gây ác nghiệp ngay cả khi đã được giải thoát khỏi ác nghiệp
chỉ bằng rẩy nước thôi sao.
238.   Nếu những dòng suối mát đem đi hết ác nghiệp ngươi đã
làm xưa nay, thì cũng sẽ cuốn theo luôn cả phước nghiệp của
ngươi nữa. Khiến ngươi chẳng có công lệnh gì.
239.   Xin đừng làm những điều đó, hỡi Bà la môn, vì sợ ngươi
phải luôn bước xuống nước. Hỡi người bà la môn, xin đừng làm
sự ấy, chớ để lạnh hại da mình.
[Bà la môn]
240.   Thưa nàng, ta đã theo tà đạo, nàng đã dẫn ta về chánh đạo
hẳn hoi. Ta đưa cho nàng chiếc áo thấm đẫm nước đây này.
[Punna]
241.   Ngươi hãy giữ lấy chiếc áo đó cho chính mình. Xin đừng
muốn chiếc khác, nếu ngươi sợ đau khổ, nếu đau khổ gây khó
chịu cho ngươi.
242.   Xin chớ làm điều ác, kín đáo hoặc công khai, nhưng nếu
ngươi làm như vậy, hãy sẽ không làm điều ác.
244
243.   Thì chẳng cách nào giải thoát cho ngươi khỏi đau khổ,
nhưng nếu ngươi lẩn trốn hay bỏ chạy mà thôi. nếu ngươi sợ đau
khổ nếu đau khổ gây khó chịu cho ngươi.
244.   Hãy quy y Phật đáng kính, hãy quy y Pháp và qui y luôn
Tăng đoàn nữa. Hãy thực hiện điều phạm hạnh giới đức. Đó sẽ
đem lợi lại cho chính ngươi.
[Bà la môn]
245.   Ta chạy lại qui y Phật, qui y cả Pháp và quy y Tăng Đoàn.
Ta thực hiện phạm hạnh giới đức. Đó sẽ đem lợi lại cho chính ta.
246.   Trước kia ta đã là bà con của họ hàng Phạm Thiên ngày
nay ta thực sự trở thành một phạm chí hẳn hoi. Ta chứng đắc tam
minh, ta được đầy đủ trí Vệ Đà. Ta thông thạo kinh tạng và tâm
ta được gột sạch.
236. Ở đây, người gánh nước có nghĩa là người mang nước bằng
những chiếc bình gốm. Ngay cả khi thời tiết lạnh (site) ta vẫn
luôn luôn lội (sada) xuống nước có nghĩa là: vào thời điểm thời
tiết lạnh giá (sita-kale), bất kể ban ngày cũng như ban đêm, ta
luôn phải (sabbada) lội xuống nước. Bất cứ khi nào cô chủ cần
đến nước, đoạn ta phải lội xuống nước, ta phải lội xuống sông. Ta
phải đi lấy nước về. Đó là ý nghĩa ở đây. Khiếp sợ bị phạt đòn do
bà chủ có nghĩa là: khiếp sợ các cô chủ phạt đánh đòn. Bị quấy
rối bằng những lời sỉ vả lăng nhục và điều khó chịu. (vacadosa-
bhay) và sợ hình phạt bằng lời nói, ta đã phải lội xuống nước liên
tục. Đó là mối liên quan.
237. Thế rồi một ngày kia, người nữ nô tỳ Punna đi đến hẻm núi
để lấy nước mang theo bình đựng nước. Tại đó nàng nhìn thấy
một vị bà la môn có ý định tẩy rửa mình bằng nước trong mùa
tuyết rơi, lúc đó tuyết rơi trắng xóa vào buổi sáng sớm. Người đó
nhào xuống nước ngập tới đầu và miệng lâm râm những lời phù
phép. Đoạn lên khỏi nước với quần áo ướt đẫm và tóc tai ướt
sũng, hắn run rẩy, răng đánh vào nhau lập cập. Khi nàng nhìn
thấy chàng, tâm trí nàng rộn lên lòng đại bi thương cảm; đoạn
nàng muốn loại bỏ tà kiến khỏi hắn; nàng thốt lên đoạn kệ bắt đầu
như sau: nhà ngươi sợ hãi nỗi gì, hỡi Bà la môn. Ở đây, có nghĩa
là; hỡi bà la môn nhà ngươi sợ hãi điều gì vậy, quả thật, nguyên
nhân nỗi sợ hãi của ngươi xuất phát từ đâu, một khi nhà ngươi
liên tục nhảy xuống nước, khi nhà ngươi liên tục đi xuống nước
vào buổi sáng và buổi chiều vậy? Và rồi để phải run lập cập và
245
chân tay rung rẩy thế kia, nhà ngươi đã phải trải qua lạnh giá đến
thế, nhà ngươi phải trải qua đau đớn vì lạnh giá quá sức chịu
đựng như vậy.
238. Quả thật, thưa bà (Punnika), xin bà thông cảm cho tôi có
nghĩa là: Thưa bà Punnika. Xin bà thông cảm cho tôi, bà hỏi tôi
thực hiện hạnh thiện sao, lễ nghi nhảy xuống nước, [và như
vậy] chặn đứng, có khả năng tránh được, ác nghiệp nhà ngươi đã
tích lũy được.
239. “Chắc hẳn rằng, vấn đề này nổi tiếng khắp nơi trên thế gian
này, vậy để tôi nói cho nàng biết.” Hắn lên tiếng và thốt lên đoạn
kệ bắt đầu với Bất luận người nào dù trẻ hay già, đây là ý
nghĩa: cho dù còn trẻ hay già cả hoặc trung niên. Bất kỳ ai
(yo=koci] thực hiện ác nghiệp đều nhận lấy đau khổ, v.v…bất kỳ
người nào thực hiện ác nghiệp quá mức. Ngay cả người nào
gắn bó với ác nghiệp, chỉ bằng cách thanh tẩy trong nước, bằng
cách tắm, kết quả đem lại là người đó sẽ được giải thoát khỏi ác
nghiệp, người đó được hoàn toàn giải thoát.
240. Nghe vậy, đáp lại hắn, Punnika thốt lên đoạn kệ bắt đầu
với Quả thật ta nói cho nhà ngươi. Ở đây thật sự ta nói cho ngươi
biết điều này. Kẻ khờ (ajanako) nói với người ngu (ajanantassa)
có nghĩa là: người khờ, không thông minh, người ngu đần, người
vô học (ajanato) liên quan đến kết quả những hành vi đó bằng
mọi cách, kẻ ngu đối với ngươi, thì (nu = nama) nói như vậy
(idam = attha-jata?). “Người đó thoát khỏi kết quả ác nghiệp
đó bằng nghi thức tẩy rửa trong nước sao?” Ta không tin vào lời
nói của họ được điều này cũng không thích hợp chút nào. Đây là
ý nghĩa.
241. Ở đây, những loài bò sát (naga) có nghĩa là: loài bò
sát (vijjhasa), cá sấu (susumara) có nghĩa là: cá sấu (kumbhila).
Và những loài sống dưới nước khác, như cá, ác quỉ dưới biển, con
ốc chỉ bò về hướng phải, v.v…chúng có thể lên trời, tôi nghĩ
chúng sẽ được tái sanh nơi thiên giới, nếu như chúng được giải
thoát khỏi ác nghiệp bằng cách nhảy xuống nước. Đây là ý nghĩa.
242. Những tên đồ tể có nghĩa là: những người giết dê cừu, người
giết mổ heo có nghĩa là: những người giết heo. Những ngư
dân (macchika) có nghĩa là: người đánh cá. Người đánh bẫy súc
vật: người thợï săn. Những đao phủ có nghĩa là: tham gia vào việc
hành quyết.
246
243. Những con sông này có thể cuốn theo cả phước nghiệp của
ngươi nữa có nghĩa là: chính vì nếu như những con sông này như:
sông Aciravati có thể cuốn trôi, thì cũng có thể thông qua việc
thanh tẩy trong nước cuốn đi ác nghiệp ngươi đã làm trước đó nữa,
những phước nghiệp ngươi đã làm trước đó nó cũng sẽ cuốn trôi
đi. Do đó nhà ngươi chẳng còn sự gì nữa, có nghĩa là: nếu điều đó
diễn ra thì nhà ngươi chẳng còn chút phước nghiệp nào cả, điều
này thật không thích hợp; đó là ý nghĩa. Chính vì chẳng có bất kỳ
phước nghiệp nào bị cuốn đi do nghi thức tắm dưới sông, cũng
như vậy chẳng có ác nghiệp nào được loại bỏ cả. Tại sao vậy? Vì
chẳng có bất kỳ sự đối nghịch nào giữa việc tắm và những nguyên
nhân ác thiện cả. Vì bất kỳ điều gì phá huỷ điều nào đó chính là
đối nghịch lại điều kia. Như thể ánh sáng đối chọi lại với bóng tối,
kiến thức đối chọi lại với ngu dốt. Nhưng việc tắm thì chẳng đối
chọi lại với ác nghiệp bao giờ. Chính vì thế, chúng ta phải đi đến
kết luận rằng ở đây điều dẫn đến giải thoát tuyệt đối chẳng nhờ
vào thanh tẩy trong nước đâu. Như Đức Thế Tôn đã nói như vậy:
Người ta chẳng được thanh tịnh nhờ vào nước đâu. Hay rất nhiều
người có thể nhảy xuống tắm tại đó. Người nào biết được chân đế
và Giáo Pháp người đó được thanh tịnh, người đó trở thành bậc
Phạm Trí.
244. Để làm rõ điều này, “Giờ đây, nếu nhà người muốn loại bỏ
tà hạnh, chỉ bằng cách không phạm phải tà hạnh nữa”. Nàng thốt
lên đoạn kệ bắt đầu bằng [Hỡi vị Phạm Trí, xin đừng làm chính
những điều đó, có nghĩa là: ác hạnh nhà người sợ đó chính là điều
ác. Ôi Phạm Trí Ngươi chẳng được làm những nghi thức nhảy
xuống nước giống như điều nhà ngươi vừa làm vào lúc khí hậu
lạnh buốt, điều đó chỉ nhằm gây hại cho cơ thể nhà ngươi mà
thôi. Chính vì thế nàng nói, xin đừng để cho cái lạnh làm hại đến
da thịt ngươi. Vào thời điểm thời tiết lạnh lẽo như vậy. Nhà ngươi
đừng có phơi, đừng có ép da thịt ngươi bằng cái lạnh buốt qua
việc thanh luyện trong nước. Đó là ý nghĩa.
245. Ta đã đi theo tà đạo có nghĩa là: đứng đó, ta nghĩ, “Chắc
phải có thanh tịnh thông qua thanh luyện trong nước.” Ta đã đi
theo tà đạo, đã hiểu sai. Nàng đã đưa ta trở lại (samanayi) với
chánh đạo có nghĩa là: nhà ngươi đã đem ta trở lại, nhà ngươi đã
dẫn ta một cách thích hợp (samma-d-eva upanesi) về bước đi
chánh đạo (ariyehi gata-maggam) do chính chư vị Phật, v.v… với
247
những lời, “Xin đừng thực hiện bất kỳ ác hạnh nào, hãy thực hiện
thiện nghiệp.” Chính vì thế, thưa nữ chủ, ta cúng dường ba chiếc
áo khoác này, đây là hỷ thí, là tứ sự cho Đạo Sư, xin ngài hãy
nhận cho.
246. Nàng từ chối không nhận áo và diễn giải Giáo Pháp cho
Phạm Trí đó để an tịnh hắn nơi phẩm hạnh giới đức, nói rằng, nếu
nhà ngươi sợ phải chịu đau khổ, v.v… ý nghĩa điều đó như sau:
nếu nhà ngươi sợ phải tái sanh nơi toàn bộ các cõi hạ giới và đau
khổ được phân chia thành, điều gây khó chịu, điều gây bất hạnh,
v.v… nếu điều gì gây khó chịu cho ngươi, chắc hẳn ngươi sẽ
không ước ao làm gì.
247-248. Hoặc là công khai có nghĩa là: nhờ tình trạng mọi người
đều biết, không bị che dấu cả nơi thể chất lẫn lời nói, hoặc là do
việc sát sanh sanh vật, v.v…hay kín đáo, thông qua tình trạng
không được phổ biến với hết mọi người, sau khi bị che dấu. Cũng
như trong tâm, không được làm (makasi=ma kari) ác hạnh, là
hành vi xấu, vì thèm muốn tham lam, v.v…hay ngay cả một hành
vi có kích kỡ nhỏ nhất. Nhưng nếu trong tương lai nhà ngươi
cũng thực hiện tà nghiệp đó, hay nhà ngươi thực hiện vào lúc này
và chạy trốn đây kia với ý định tà kiến đó không theo đuổi ngươi
với đau khổ là kết quả xảy đến cho ngươi trong hoả ngục…bốn
cõi hạ giới hay giữa nơi chúng sanh – ngay cả nếu như ngươi
chạy trốn khỏi (upecca), cố ý chạy trốn (sađcicca palayato) khỏi
đó, thì cũng không thể giải thoát được, không thoát khỏi điều ác
đó. Chắc chắn tà hạnh đó sẽ đem lại kết quả vì nó đã diễn ra với
một nguyên nhân, tái sanh và cơ hội thuận tiện, v.v…Hay còn
một cách giải thích nữa: “Nếu nhà ngươi bỏ trốn” (uppacca) [vì
“nếu ngươi thoát được” (upecca)]. Ý nghĩa điều này là: “Nếu
ngươi chạy thoát khỏi” (uppatitva). Như vậy nàng chỉ cho thấy
chẳng có đau khổ nào lại không qua là điều ác. Giờ đây, để cho
thấy điều đó bằng việc thực hiện phước nghiệp, nàng nói
rằng, nếu như nhà ngươi sợ sệt, v.v…
249-250. Ở đây, vị Trưởng lão có nghĩa là: sau khi đạt được cân
bằng nhờ chánh kiến, v.v…hay chính vị Toàn Giác cũng phải
nhìn nhận như vậy. Ngài thuộc dạng đó (tadi) vì ngài đã nhận ra.
“Hãy chạy lại qui y Đức Phật”. Đây là mối tương quan, và điều
này cũng có nghĩa dành cho cả Giáo Pháp và Tăng đoàn nữa.
Việc phối hợp giữa các vị đáng kính; chư vị Phật, giáo Pháp và
248
Tăng đoàn gồm tám bậc thánh; đây chính là mối tương
quan. Điều này có nghĩa là: quy y Tam Bảo và tự nhận lấy cphẩm
hạnh giới đức. Điều đó sẽ xảy ra (hehiti) có nghĩa là: điều này sẽ
xảy ra (bhavissati).
251. Vị Phạm Trí an trú nơi Tam Bảo và giới luật phẩm hạnh
thiện. Sau khi ngài đã chạy tới giáo pháp, lắng nghe diễn giải giáo
pháp, rồi gắng sức và thực hiện chánh tinh tấn chỉ trong một thời
gian ngắn Phạm Trí đó sẽ chứng đắc tam minh. Nhìn lại những
thành tích của mình đã thực hiện, ngài thốt lên đoạn kệ bắt đầu
với (Trước kia ta đã là bà con trong bộ tộc Phạm Thiên như là
một lời tuyên bố long trọng. Ý nghĩa ở đây là: Trước kia qua việc
tái sanh nơi gia đình thân tộc Phạm Thiên ta đã là người bà con
với vị Phạm Trí. Chính vì thế chỉ bằng kiến thức, v.v…về giới
luật Phệ Đà,v.v… ta chứng đắc tam minh. Ta được trang bị kiến
thức thông hiểu biết Giới luật và ta được tẩy rửa sạch sẽ. Giờ đây
ta đã loại bỏ hoàn toàn tà hạnh. Ta thực sự trở thành Phạm
Trí hiểu theo nghĩa tột đỉnh. bằng cách chứng đắc tam minh
(vijja-ttayadhigamena), ta chứng tam minh (tevijjo). Thông qua
cái ta gọi là kiến thức chánh pháp, thông qua chứng đắc hiểu
biết (vedena), ta được trang bị hiểu biết (veda-sampanno). Và
nhờ loại bỏ toàn bộ ác nghiệp. Ta được rửa sạch. Và ở đây, các
đoạn kệ do vị Phạm Trí thốt lên và các đoạn kệ chính Trưởng lão
Ni thốt lên rồi sau đó nhờ các đoạn kệ chỉ mình Trưởng lão Ni
thốt lên, và như vậy toàn bộ các đoạn kệ đó được coi như là của
Trưởng lão Ni vậy.
Đến đây kết thúc chú giải các đoạn kệ của Trưởng lão Ni Punna.
1. CHÚ GIẢI ĐOẠN KỆ CỦA TRƯỞNG LÃO NI
AMBAPALI
Trong tập hai mươi kệ này, các đoạn kệ bắt đầu với [Tóc ta] đen
như sắc con ong là của Trưởng lão Ni Ambapali. Cả nàng cũng
đã thực hiện được nhiều phước nghiệp dưới thời chư vị Phật tiền
kiếp và tích lũy được những hạnh nghiệp dưới nhiều kiếp sống
trên cõi đời này làm căn giải thoát cho nàng. Nàng đã xuất gia
theo giáo pháp của Đức Thế Tôn Sikhi. Nàng được nhận cụ túc
giới và thọ giới Tỳ khưu Ni. Một ngày nọ, nàng đi chùa có rất
đông Tỳ khưu Ni. Một Trưởng lão Ni đã triệt phá hết mọi lậu
hoặc đang dẫn đầu mọi người, đứng về phía bên phải ngôi chùa.
Bất ngờ nàng hắt hơi và một cục đàm đã rơi xuống sân chùa,
249
nhưng Trưởng lão Ni dẫn đầu không hay biết gì, cũng không nhìn
thấy gì và cứ tiếp tục tiến tới. Tiến lên sau nàng và nhìn thấy đống
đàm, Ambapali lên tiếng, “Con kỹ nữ nào dám nhổ đống đàm này
tại đây?”
Nàng tuân thủ giữ phẩm hạnh giới đức trong khi còn là Tỳ khưu
Ni và lại vô cùng ghét tái sanh trong bụng mẹ, nàng rắp tâm trở
thành người được sanh qua bằng hoá sanh. Đoạn trong kiếp cuối
cùng, nàng sanh ra theo cách đó ngay dưới gốc cây xoài trong
công viên hoàng cung trong thành Vesali. Nhìn thấy nàng, người
gác công viên hoàng cung liền đưa nàng vào thành phố. Vì nàng
được sanh ra dưới gốc cây xoài (amba-rukkha-mule), người ta gọi
nàng là Ambapali. Đoạn nhìn thấy nàng rất kiều diễm, rất dễ coi
và vô cùng hấp dẫn, được trang điểm với rất nhiều điểm đặc biệt
và phẩm chất thiện như tính hấp dẫn và dịu dàng. Rất nhiều
vương tôn công tử muốn cưới nàng làm vợ và nổi lên những cuộc
cãi vã với nhau. Đoạn để có thể giải quyết chuyện cãi vã giữa họ,
rồi xét coi người nào đã bị ác nghiệp trong quá khứ mà khiến
nàng trở thành kỹ nữ, nói rằng, “Thôi hãy biến nàng thành kỹ nữ
phục vụ cho hết thảy chúng ta.”
Nàng chứng niềm tin nơi Đạo Sư, nàng cho xây một thiền viện rồi
cúng dường cho Tăng đoàn chư vị Tỳ khưu có Đức Phật đứng
đầu. Sau đó nàng cũng lắng nghe giáo pháp có sự hiện diện của
con trai nàng, đó là trưởng lão Vimala-Kondanna. Nàng đã xuất
gia và cống hiến cả đời mình tu luyện thiền quán. Có một giao
động mạnh mẽ nổi lên trong nàng là do tính chất lụm khụm ở tuổi
già tạo nơi chính thân xác nàng và giải thích tính vô thường nơi
các hành, nàng thốt lên những đoạn kệ này:
      252. Tóc ta màu đen sậm giống tựa sắc con ong, với dợn cong
khéo uốn. Do tuổi già sức yếu, giống vải gai vỏ cây. Đúng như lời
phán dạy của đấng Giác Ngộ.
      253. Phủ đầy hoa trên đầu, tóc ta tỏa hương thơm giống hộp
đựng hương thơm ngát. Nay tuổi già biến đổi, hôi như lông chó
con. Đúng như lời phán dạy của đấng Giác Ngộ quả không sai
chút nào.
      254. Tựa rừng rậm khéo trồng, kiều diễm lược kim toả sáng
khắp. Nay do tuổi già, tóc lơ kệ rơi rụng. Đúng như lời phán dạy
của đấng Giác Ngộ quả không sai chút nào.
250
      255. Trang điểm gợn tóc bằng vàng, tóc mềm mại êm ái thơm
ngát mùi hương thơm, nay biến đổi do tuổi già biến thành hói
trọc lóc. Đúng như lời phán dạy của đấng Giác Ngộ quả không
sai chút nào.
      256. Trước kia tràng mi ta, hoạ sĩ khéo tô vẽ tựa trăng khuyết
tuyệt trần nay biến đổi vì già, nhăn nheo rồi suy sụp. Đúng như
lời phán dạy của đấng Giác Ngộ quả không sai chút nào.
      257. Mắt ta xanh toả ánh sáng giống muôn ngàn châu báu, lại
còn đen và dài. Nay biến đổi vì già chẳng còn chút kiều diễm.
Đúng như lời phán dạy của đấng Giác Ngộ quả không sai chút
nào.
      258. Đang lúc tuổi trẻ, mũi ta mềm và thon. Nay biến đổi vì già
héo khô và tàn tạ. Đúng như lời phán dạy của đấng Giác Ngộ quả
không sai chút nào.
      259. Trước kia ta sáng chói như vàng vòng khéo chế, nay biến
đổi vì già nhăn ngheo chảy xệ xuống. Đúng như lời phán dạy của
đấng Giác Ngộ quả không sai chút nào.
      260. Trước răng ta trắng tinh như búp nụ hoa chuối. Nay biến
đổi vì già, bể gãy ngả màu vàng. Đúng như lời phán dạy của
đấng Giác Ngộ quả không sai chút nào.
      261. Giọng nói ta ngọt ngào tựa tiếng hót chim cu trong rừng
trên miệt núi, nay biến đổi vì già, tiếng rè và đứt đoạn. Đúng như
lời phán dạy của đấng Giác Ngộ quả không sai chút nào.
      262. Trước cổ ta thật kiều diễm mềm mại nhu nhuyễn đầy đặn
thay. Nay biến đổi do tuổi già, nhiều ngấn và khô cằn phát sợ.
Đúng như lời phán dạy của đấng Giác Ngộ quả không sai chút
nào.
     263. Trước hai cánh tay ta toả sáng như hai cột tròn. Nay
biến đổi vì già. Yếu ớt như thân hoa kèn. Đúng như lời phán
dạy của đấng Giác Ngộ quả không sai chút nào.
      264. Trước kia bàn tay ta mềm mại như cành hoa tỏa sáng tựa
nữ trang, trang điểm bằng vàng ròng. Nay biến đổi vì già, mềm
nhũn tựa cải hành. Đúng như lời phán dạy của đấng Giác Ngộ
quả không sai chút nào.
      265. Trước kia vú ta sáng chói, căng phồng và tròn trịa. Nay
biến đổi vì già. Như bầu da thiếu nước trống rỗng không căng
đầy. Đúng như lời phán dạy của đấng Giác Ngộ quả không sai
chút nào.
251
      266. Trước thân ta chói sáng như giáp vàng đánh bóng nay phủ
đầy vết nhăn. Đúng như lời phán dạy của đấng Giác Ngộ quả
không sai chút nào.
      267. Trước kia đùi chân ta sáng chói như ngà voi. Nay biến đổi
vì già, giống như ống tre rỗng. Đúng như lời phán dạy của đấng
Giác Ngộ quả không sai chút nào.
      268. Trước ống chân mềm mại tựa vàng ròng chói sáng nay biến
đổi vì già, trông chẳng khác gậy mè. Đúng như lời phán dạy của
đấng Giác Ngộ quả không sai chút nào.
      269. Trước bàn chân chói sáng, lông mềm tựa như bông nay biến
đổi vì già. Nứt nẻ đầy vết nứt. Đúng như lời phán dạy của đấng
Giác Ngộ quả không sai chút nào.
      270. Thân ta là như vậy. Nay già chứa đầy khổ, ngôi nhà đã cũ
kỹ, vôi trét tường rụng rơi. Đúng như lời phán dạy của đấng Giác
Ngộ quả không sai chút nào.
252. Ở đây, đen có nghĩa là: có màu đen. giống màu những con
ong. Ý nghĩa ở đây là màu xanh đậm (siniddha-nila). Quăn đến
tận ngọn (vellit’-agga) có nghĩa là: gợn sóng từ gốc tới
ngọn (kuđcit’-agga mulato pa??haya); quăn (vellita) gợn sóng,
cho tới tận ngọn (agga). Đây chính là ý nghĩa. Tóc (muddha-ja)
có nghĩa là: Do tuổi già (jaraya) có nghĩa: sắc đẹp của mái tóc bị
phá huỷ do tuổi già. (jara-hetu), do tuổi già. Giống như sợi vỏ cây
khô. có nghĩa là: giống như sợi gai dầu và giống như sợi vỏ
cây gai dầu. (vaka-sadisa); và cũng có thể là một ý nghĩa. Lời
phán ra của vị Giác Ngộ (sacca-vadi-vacanam) chẳng sai bao
giờ có nghĩa là: lời phán ra của vị chuyên nói lời chân thật (sacca-
vadino) của vị nói ra điều không sai bao giờ (avitatha-
vadino). Của vị Giác Ngộ hoàn toàn. “Tất cả chỉ là vô thường” bị
tuổi già khống chế, v.v… [lời thốt ra đó] chẳng sai bao giờ. Quả
thật là như vậy. Chẳng tìm đâu ra sai lầm trong lời nói của ngài.
253. Tỏa hương thơm giống như hộp đựng hương có nghĩa là: toả
hương với bột hương thơm, hương thơm, hoa v.v…được lượm
lên trong tay; thơm tựa như chiếc hộp đựng đồ trang sức thơm
phức. Phủ đầy hoa (puppha-pura), mái tóc của ta có nghĩa là:
trong quá khứ, lọn tóc của ta phủ đầy (purito) hoa
(puppheti) campaka, hoa mè lớn và hoa mè arabian v.v… vô tỳ
vết, đây chính là ý nghĩa. Có nghĩa là: tóc của ta. Giờ đây, sau đó,
vào thời điểm này, có mùi hôi như lông chó cún (sa-loma-
252
gandhikam.) trở mùi bình thường của tóc (pakatika-loma-
gandham). Hay giờ đây nó trở mùi giống như lông chó cún
có nghĩa là có mùi giống hệt như mùi lông cừu. Người ta cũng
nói là, có mùi giống như len.
254. Rậm rập giống như cánh rừng khéo trồng có nghĩa là: được
trồng kỹ càng, rậm, dầy đặc, mọc thẳng giống như cây trong công
viên với cành cây thẳng tắp. Làm đẹp, bằng cách đính lược và
trâm (koccha-suci-vicit’-agga-sobhita?) có nghĩa là: trước kia mái
tóc ta rất đẹp, có gắn lược và trâm. Hay, mái tóc rất đẹp
(sobhita?) vì rậm, giống như một chiếc bàn chải trên tóc có đính
(vicit’-aggataya) trâm và răng lược (pana-danna-sucihi) có nghĩa
là: mái tóc của ta. Giờ đây thưa thớt rơi rụng đây kia có nghĩa là:
thưa thớt, mái tóc của ta đã rụng đây kia (tattha tattha).
255. Một mái tóc đen nhánh trang điểm bằng vàng có nghĩa là:
mái tóc của ta đen nhánh được trang điểm bằng vàng và kim
cương, v.v… Nhưng có một số người giải thích là “có những
chiếc trâm, được trang điểm bằng vàng,” có nghĩa là được trang
điểm với những chiếc trâm vàng ròng nơi những lọn tóc được kết
lại. Được trang điểm với những bím tóc, trông rất đẹp có nghĩa là:
trước kia tóc ta tỏa sáng, được trang điểm với những bím tóc rất
đẹp trông tựa như hàng cây hoàng gia. Biến đổi do tuổi già, đầu
đó đã hói trọc lóc có nghĩa là: giờ đây, chiếc đầu toả sáng như
thế đã hói rụng hết tóc có nghĩa là: tóc đã rụng hết, không còn gì
nữa.
256. Giống như trăng lưỡi liềm (lekhika) họa sĩ đã khéo vẽ (citta-
karasukata) có nghĩa là: xinh đẹp, những đường vẽ (lekha) khéo
vẽ dựa trên các màu nền xanh đậm do một họa sĩ, (citta-karena) là
nghệ sĩ thực hiện. Trước kia tràng mi của ta (su-bhamuka) có
nghĩa là: trước đó, tràng mi (bhamuka) xinh đẹp (sundara) của ta
đã đạt đến độ toàn mỹ. Xụp xuống (ppalambira) do những nếp
nhăn (valihi) tạo ra có nghĩa là: tràng mi của ta giờ đây chỉ còn là
những nếp nhăn rủ xuống trước trán.
257. Tỏa sáng (bhassara) có nghĩa là: sáng rạng rỡ (bhasura). Rất
rực rỡ (surucira) có nghĩa là: rất rực rỡ. Giống như châu
báu (ma?i) có nghĩa là: giống như dấu riêng vòng nhẫn châu báu.
Đôi mắt của ta (nett’) có nghĩa là: cặp mắt xinh đẹp của
ta (sunetta). Đen lánh và dài (abhinila-ayata) có nghĩa là: màu
đen huyền (abhinila hutva) và dài. Chúng có nghĩa là: cặp mắt
253
của ta nay biến đổi vì già (jaray’ abhihata) có nghĩa là: biến đổi
do tuổi già (jaraya abhihata). 
258. Giống như gò núi tuyệt hảo có nghĩa là: giống như một gò
núi (tu?ga) tinh tế (sa?ha) ăn nhập những phần khác của khuôn
mặt. Rất xinh đẹp (sobhate) có nghĩa là: gò mũi của ta rất kiều
diễm, giống như một dãi thư hoàng được đặt tại đó (su-
abhiyoibhanam pati) có nghĩa là: vào thời kỳ xinh đẹp (sundare)
tuổi thanh xuân nở rộ. (abhinava-yobbana-kale). Giờ đây, gò mũi
đó, tuổi già đã xóa sạch vẻ kiều diễm này, trở thành giống như
những chiếc đai da ướt sũng.
259: Giống như những chiếc xuyến (kankanam) khéo thiết kế
(sukatam) và hoàn tất tuyệt hảo: giống những vòng
xuyến (suva??a-kankana?) được chế tạo. Nàng đề cập đến điều
này ý muốn ám chỉ vòng tròn đôi tai. Trông thật tuyệt mỹ
(sobhate su) có nghĩa là: trông thật tuyệt (sobhante) hay còn có
cách giải thích là sobhante. Su không được dịch chỉ là một tiểu
từ. Vành tai có nghĩa là: dái tai. Giờ đây xệ xuống với những nếp
nhăn (valibhi ppalambita) có nghĩa là: đây kia vành tai điểm
những vết nhăn xuất hiện (uppanna-valihi). Chúng xệ xuống, rủ
xuống (olambanti) giống như những dúm giẻ rách.
260. Bể gãy  có nghĩa là: bể, đạt tới tình trạng bể gãy (khanda-
bhavam) rời rụng ra. đen (asita) có nghĩa là: chuyển sang màu đen
(asita-bhava?). Do thay đổi màu.
261. Ta nói líu lo ngọt ngào giống như tiếng chim cu hót trong
cánh rừng (kananamhi) trong cánh rừng rậm có nghĩa là: ta cất
lên, thốt lên tiếng thỏ thẻ, tiếng hát ngọt ngào, giống như tiếng
chim cu sống chung cùng bầy với những ca sĩ trong cánh
rừng, đang rảo quanh trong cánh rừng rậm rạp, sống trong cánh
rừng rậm rạp. Cánh rừng có nghĩa là: tiếng hát tôi cất lên. tiếng
hát nay đã đứt đoạn nổi lên đây kia có nghĩa là: đã trở thành đứt
đoạn đây kia (tattha tattha) vì tình trạng răng của ta đã bị gãy,
v.v…
262. Giống như vỏ ốc xà cừ tuyệt đẹp (suppamajjita) có nghĩa là:
giống như vỏ ốc xà cừ bằng vàng, tinh tế được đánh bóng rất
khéo. Giờ đây có nhiều ngấn và khô cằn vì tình trạng thịt đã tàn
tệ và vì hệ gân cốt đã bị hư.
263. Giống như hai cột tròn có nghĩa là: giống hệt như những cây
thanh ngang tròn trịa. Chúng có nghĩa là: chúng là hai cánh tay
254
của ta. giống như thân cây hoa kèn có nghĩa là: giốâng nhánh cây
hoa loa kèn trở nên yếu ớt do tình trạng trắng bệch.
264. Với vòng nhẫn thật tinh tế, được trang điểm bằng vàng có
nghĩa là: được trang điểm với những vòng xuyến được đánh bóng
và phát sáng, làm bằng vàng. Nhũn nhèo giống như hành cải
luộc (mula-mulika) có nghĩa là: giống như hành cải luộc mềm
xèo.
265. Căng phồng, tròn trịa, sát vào nhau, mềm mại có nghĩa là:
căng phồng lên (pina), tròn (vatta) sát nhau  [và] mềm mại
(uggata), đầu vú không xệ xuống. Trước kia, cặp vú của ta
(thanaka) trông kiều diễm có nghĩa là: cả hai vú của ta (thana)
tuyệt đẹp như ta đã tả ở trên, toả sáng như cặp bình bằng vàng. Ở
đây số ít hiểu theo nghĩa số nhiều và từ này ở hiện tại thay cho
quá khứ. Chúng xệ xuống giống như túi nước trống rỗng có nghĩa
là: cả hai vú của ta giờ đây xệ xuống giống như những túi nước
trống rỗng, nước đã rỉ ra hết, được treo trên cây cọc tre.
266. Giống như áo giáp vàng đánh bóng có nghĩa là: [thân xác
ta] kiều diễm như một giáp vàng đánh bóng trong một thời gian
dài, sau khi bôi lên một chất son tinh khiết. Được phủ đầy những
vết nhăn có nghĩa là: giờ đây, thân xác của ta đạt đến tình trạng:
da nhăn nheo và những vết nhăn nheo toả ra khắp nơi.
267. Giống như vòi (naga-bhoga-sadiopama) có nghĩa là: giống
hệt như chiếc vòi (hatthena) của con voi (hatthi-nagassa). “Con
voi dùng vòi để ăn (bhuđjati) ở đây”Chính vì thế ta gọi là “chiếc
vòi được thưởng thức đồ ăn (bhogo).” They có nghĩa là: cặp
dò. Giống như ống tre.
268. Có những chiếc kiềng mang ở chân, trang điểm bằng vàng
có nghĩa là: được trang điểm với những chiếc vòng và rất mịn
màng và láng cóng. Cặp bắp chân có nghĩa là: phần cẳng chân
xương xẩu. They có nghĩa là: cặp cẳng chân đó. Giống như gốc
cây mè (tila-da??aka-r-iva) có nghĩa là: [hai cẳng] có rất ít thịt và
máu, giống như (viya) những thân cây mè khô được cắt và bỏ
ngoài đồng do quả gầy gò. Nguyên âm r khiến êm tai cho cặp chữ
này.
269. Giống như (đôi giầy) dồn đầy bông mịn màng. (tula-Punna-
sadisopama) có nghĩa là: vì cặp chân mềm mại và tinh tế, giống
như đôi dép được phủ và dồn đầy bông của cây bông vải. Giờ
255
đây, đôi chân ta nứt nẻ, biến đổi, [và] nhăn nheo (valimata), trở
thành nhăn nheo.
270. Như thế có nghĩa là: thuộc loại đó. Như được nói tới ở
trên, đã trở thành (ahu) đã trở nên. Thân xác này (samussayo) có
nghĩa là: cái thân này của ta (kayo). Trở thành già yếu hom
hem có nghĩa là: gân cốt trở nên lỏng lẻo. Là nơi xuất hiện
(alayo) rất nhiều đau khổ có nghĩa là: sau khi đã trở thành nơi
(alaya-bhuto) chứa đầy đau khổ (bahunam dukkhana?) mang tuổi
già, v.v… là nguyên nhân. Có vôi vữa trát tường rơi xuống
(‘palepa-patito) có nghĩa là thân xác của ta mất hết vữa trét
(apalepa-patito). Rơi rụng hết (patito). Vì lý do chất vôi vữa trét
tường đã hư; nên buộc phải rơi rớt ra hết. Đó là ý nghĩa. Hay lại
xuất hiện việc tách các từ trong chú giải so pi alepa-patito [= so
p’alepa-patito, “vôi vữa trát tường rơi rụng xuống”]. Ý nghĩa
cũng giống nhau. Một ngôi nhà cũ kỹ (jara-gharo) có nghĩa là:
giống như một ngôi nhà hư hỏng đổ nát. Hay, thân xác ta đã trở
nên giống như một căn nhà cũ kỹ ọp ẹp do cũ kỹ. Chính vì
thế, quả không sai, lời Đức Phật, vị đạo sư của ta đã phán ra, là vị
giác ngộ, vị chỉ nói điều chân thật là con người có lời chân thật vì
ngài phán ra, am tường mọi hiện tượng, am tường cả bản chất các
uẩn đó thực sự ra sao.
Đoạn nhờ phân định được tính chất vô thường nơi chính thân xác
của mình, Trưởng lão Ni lại quan sát đặc tính đó nơi toàn bộ các
pháp thuộc ba cõi khác nhau đó là cõi [hiện hữu]. Do kết quả đó,
nàng quán tuởng cảnh khổ và quán tính vô ngã. Nhiệt tâm tu
luyện thiền quán và chứng chánh đạo từng loại một, đoạn kết thúc
chứng đắc thánh quả A-la-hán. Như người ta thuật lại trong Thí
Dụ Kinh như sau:
1.    Đại Hiền trí Phussa với vầng hào quang muôn màu toả
sáng.Ta chính là chị gái của ngài. Ta sanh ra trong gia đình Sát
đế lỵ (khattiya)
2.    Ta lắng nghe Phật Pháp và với tâm khéo thanh tịnh, ta thực
hiện bố thí lớn lao, chỉ mong đạt được sắc đẹp cho mình.
3.    cách đây khoảng 31 đại kiếp, đấng lãnh đạo thế gian tối cao,
ánh sáng của nhân loại, đấng nương nhờ của tam giới, bậc chiến
thắng sikhi xuất hiện.
256
4.    Ta sanh ra trong một gia đình Bà la môn trong thành phố
tuyệt vời Aru?a. Vì bị súc phạm, ta đã nguyền rủa Tỳ khưu Ni là
người đã được giải thoát hoàn toàn khỏi mọi vết nhơ.
5 – 6. Ta thật vô luân như người kỹ nữ, một kẻ tạo nhơ bẩn cho
giáo lý của vị Chiến Thắng. Sau khi đã lăng mạ vị đó như vậy, do
tà hạnh ta đã thực hiện, ta sanh ra nơi cõi hoả ngục đầy khắc
nghiệt và phải chịu cực hình đau đớn khủng khiếp. Khi ta xuất
khởi khỏi cõi đó, ta sanh ra nơi cõi chúng sanh thành vị nữ ẩn sĩ.
7.    Ta đã làm nghề kỹ nữ suốt mười vạn kiếp mà không thoát
khỏi tà hạnh đó, giống như người nuốt phải độc dược.
8. Ta theo đuổi cuộc sống giới đức theo giáo pháp của vị Chiến
Thắng Kassapa. Sau đó do kết quả thiện nghiệp mang lại, ta sanh
ra nơi cõi Tam Thập Tam.
9.    Khi đến kiếp cuối cùng, ta hoá sanh dưới cành
xoài (amba), và được đặt tên là Ambapali.
10.Vây quanh ta là muôn vàn sanh thú. Ta xuất gia theo lời dạy
của vị Chiến Thắng. Ta chứng vị trí không hề lay chuyển để trở
thành nữ tử Đức Phật.
11. Ta thành tựu được sức mạnh thần thông. Thông qua thiên nhĩ,
ta đọc được suy nghĩ tha nhân, ta thành tựu được tuệ giác, thâm
nhập được trí tuệ tha nhân. Ôi vị đại hiền triết.
12. Ta biết rõ tiền kiếp của mình; thiên nhãn ta được thanh tịnh
tốt. Mọi lậu hoặc ta bị thiêu rụi hết. Giờ đây ta chẳng còn phải
trải qua tái sanh bao giờ nữa.
13. Qua sức mạnh của vị đại hiền triết, đấng vô tỳ vết, ta có được
kiến thức thanh tịnh. Kiến thức khởi sanh trong ta để hiểu được ý
nghĩa, hiện trạng (pháp) và ngôn từ.
14-16. Mọi lậu hoặc ta đã bị thiêu rụi …[xin đọc tr.10] ta đã thực
hiện y lời Phật dạy.
Sau khi chứng thánh quả A-la-hán và nhìn lại thành tích mình đã
đạt được, nàng nhắc lại những đoạn kệ này như là lời tuyên bố
long trọng.
Đến đây kết thúc chú giải các đoạn kệ của Trưởng lão Ni
Ambapali.
2. CHÚ GIẢI ĐOẠN KỆ CỦA TRƯỞNG LÃO NI ROHINI
Những đoạn kệ bắt đầu bằng câu Này nữ nhân, ngươi rơi vào
giấc ngủ [nói rằng].”đây là một Sa-môn”là của Trưởng lão Ni
Rohini. Nàng cũng đã thực hiện được những phước nghiệp dưới
257
thời chư Phật tiền kiếp và đã tích lũy được những hạnh thiện nơi
nhiều tiền kiếp làm căn giải thoát. Chín mươi mốt đại kiếp qua
nàng sanh ra trong một gia đình tốt vào thời Đức Phật Vipassi
hiện tại, Một ngày kia sau khi đã đến tuổi trưởng thành, nàng nhìn
thấy vị Thiện Thệ du hành khất thực trong thành Bandhumati.
Nàng đã nhận lấy bát khất thực của ngài, dâng đầy bánh ngọt
trong đó và cúng dường cho Đức Thiện Thệ. Hỷ và hạnh phúc
trào dâng trong nàng và nàng đảnh lễ ngài với ngũ thể đầu địa. Do
phước hạnh đó, nàng du hành khắp cõi chư thiên và cõi chúng
sanh, đến thời điểm ấn định nàng tích lũy được những điều cần
thiết để chứng giải thoát.
Dưới thời Đức Phật hiện tại, nàng sanh ra trong gia đình một vị
Bà la môn rất giàu có trong thành Vesali. Nàng có được tên gọi là
Rohini. Sau khi đến tuổi trưởng thành lúc đó vị Đạo Sư đang lưu
lại trong thành Vesali. Nàng đến thiền viện của ngài, lắng nghe
giáo pháp và chứng thánh quả Nhập Lưu. Nàng diễn giải giáo
pháp cho mẹ và cha của mình và khiến đức tin khởi sanh nơi hai
người. Nàng được phép cha mẹ cho xuất gia. Nàng nhiệt tâm tu
luyện thiền quán. Và chỉ trong một thời gian rất ngắn nàng chứng
đắc thánh quả A-la-hán cùng với Tứ vô ngại giải. Như được kể lại
trong Thí Dụ Kinh như sau:
1.    Ngươi bố thí một chiếc bánh ngọt cho vị Đại Trí
2.     Vipassi khi ngài đang du hành khất thực trong thành
Bandhumati.
3.    Vì hạnh thiện đó và lòng quyết tâm cùng mục tiêu rõ ràng,
tâm ta hoan hỷ nơi cõi đó và ta tái sanh nơi cõi Tam Thập Tam.
4.    Với tư cách là chánh hậu ta cai quản ba mươi sáu vị vua chư
thiên. Với tư cách là chánh hậu ta lại cai quản năm mươi chuyển
luân vương.
5.    Mọi sự ta ước muốn đều được toại nguyện và tiến triển nơi ta.
Ta được hưởng thịnh vượng chư thiên lẫn chúng sanh.
6.     Nơi kiếp cuối cùng ta sanh ra trong gia đình vị bà la môn và
được đặt tên là Rohini, và những người bà con thân thuộc đã hết
lòng yêu mến ta.
7.    Ta chạy lại với chư vị Tỳ khưu Ni và lắng nghe diễn giải Phật
Pháp. Tâm trí ta rộn lên và ta thực hiện xuất gia sống cuộc đời vô
gia cư giới đức.
258
7 – 12. Do thực hành đúng cách, ta chứng thánh quả A-la-hán.
Sau chín mươi mốt đại kiếp kể từ khi ta thực hiện việc cúng
dường đó. Ta chẳng còn phải tái sanh nơi bất kỳ cõi khổ nào nữa.
Mọi lậu hoặc ta đã triệt phá hết…[xin đọc tr. 10] ta đã thực hiện
những lời Phật dạy.
Và sau khi đã chứng đắc thánh quả A-la-hán và nhìn lại những
thành tích mình đã đạt được nàng tụng lên lời tuyên bố long trọng
những đoạn kệ đã nói tới ở trên như là một bài đối thoại giữa cha
nàng vào thời điểm nàng chứng thánh quả Nhập Lưu, nàng nhắc
lại những đoạn kệ sau:
[Cha Rohini]
      271. Hỡi nữ nhân, ngươi đang rơi vào giấc ngủ [nói rằng],
“đây là một Sa-môn” ngươi chỉ tán thán vị Sa-môn nói rằng:
chắc chắn ngươi sẽ trở thành vị Sa-môn.
      272. Nàng tìm cho Sa-môn rất nhiều đồ ăn lẫn thức uống. Hỡi
Rohini, giờ đây ta hỏi ngươi, tại sao nàng yêu quí chư vị Sa-môn
đến vậy?
      273. Họ biếng nhác không làm việc, sống nhờ đồ người khác
bố thí, là người đầy tham vọng, chỉ ước muốn những điều ngọt
ngào, [vậy] tại làm sao nhà ngươi lại yêu quí Sa-môn đến vậy?
[Rohini]
      274. Quả thật thưa cha, trong một thời gian dài người đã đặt
câu hỏi với ta về Sa-môn. Con sẽ tán thán trí tuệ, phẩm hạnh giới
đức và chánh tinh tấn của họ cho cha nghe.
      275. Họ luôn tỏ ra biết kính trọng, không chây lười, luôn là
người thực hiện hạnh thiện. Họ từ bỏ dục vọng và sân hận. Chính
vì thế con quí họ vô cùng.
      276. Họ tống khứ ba cội gốc ác hạnh, bằng thực hiện thiện
nghiệp mà thôi, toàn bộ ác nghiệp bị loại trừ tận gốc. Chính vì
thế con quí họ vô cùng.
      277. Thân nghiệp họ thật thanh tịnh, khẩu nghiệp họ cũng
như vậy, ý nghiệp họ cũng trong sạch không kém. Chính vì thế
con quý họ vô cùng.
      278. Họ thoát khỏi cấu uế như vỏ ốc thanh tịnh. Thanh tịnh cả
nội tâm lẫn ngoại vi. Công đức họ sáng ngời. Chính vì thế con
quí họ vô cùng.
259
279. Họ trì pháp, tinh cần học chánh pháp, sống đúng những điều
Phật dạy, họ dạy đúng chánh pháp. Chính vì thế con quý họ vô
cùng.
280. Họ trì pháp, tinh cần học chánh pháp, sống đúng những điều
Phật dạy, với tâm thiền định, họ chứng chánh niệm. Chính vì thế
con quý họ vô cùng.
281. Họ du hành phương xa, nhất tâm giữ chánh niệm. Không
kiêu mạn lừa dối, họ rõ cách diệt khổ. Chính vì thế con quý họ vô
cùng.
282. Nếu du hành ra khỏi làng nào, họ không ngó nhìn trông chờ
vật gì. Họ đi không chờ đợi bất luận điều gì. Chính vì thế con quý
họ vô cùng.
283. Không tìm kiếm kho tàng, chẳng tích nơi kho chứa, cũng như
không cất kín, họ chỉ tìm cứu cánh. Chính vì thế con quý họ vô
cùng.
284. Họ không giữ tiền vàng hay bạc. Chỉ sống bằng đồ hiện có.
Chính vì thế con quý họ vô cùng.
285. Họ xuất gia từ khắp các gia đình và quốc gia khác nhau.
Nhưng họ sống thân thiện với mọi người. Chính vì thế con quý họ
vô cùng.
[Cha Rohini]
286. Hỡi này con gái yêu, con đem lại hạnh phúc khi sanh vào
nhà ta. Nàng đặt trọn lòng nơi Phật, Pháp và Tăng Đoàn, lòng
tin kính sắt son.
287. Con hiểu rõ Tam bảo đó là phước điền vô song. Một lòng ta
tôn kính các Sa-môn như con. Cúng dường dâng thí của to lớn
chúng ta sẽ thực hiện.
[Rohini]
288. Nếu cha sợ đau khổ, nếu cha không thích khổ, hãy đến qui y
Phật, rồi qui y cả Pháp và Tăng Đoàn luôn thể, hãy thọ giới đi
thôi, rồi cha được hạnh phúc.
[Cha Rohini]
289. Con qui y Đức Phật, quy y Pháp vô song và Tăng Đoàn giới
đức, con chấp nhận giới đức để con được hạnh phúc.
290. Lúc trước con chỉ là bà con Đấng Phạm Thiên, giờ đây con
thực sự đã là vị Phạm trí (Bà la môn) con chứng đắc tam minh,
được an toàn yên ổn chứng ngộ tam Phệ Đà, thành tựu cả kiến
thức. Con tắm gội thật sạch.
260
271. Ở đây, ba đoạn kệ vào lúc bắt đầu được người cha thốt lên vì
ông ta không muốn đồng ý với con gái về chư vị Tỳ khưu. Ở
đây, Hỡi con gái, khi con rơi vào giấc ngủ (supi) [con vẫn nói]
đây là một Sa-môn có nghĩa là: hỡi con gái, khi con rơi vào giấc
ngủ (supana-kale), tán thán các Sa-môn, con nói “họ vẫn là Sa-
môn” chỉ tụng lên bài kệ này liên quan đến các ẩn sĩ, con đã rơi
vào giấc ngủ. Khi con thức dậy, [con vẫn nói] “đây là một Sa-
môn”có nghĩa là: tỉnh dậy khỏi giấc ngủ, khi con thức dậy, con
tỉnh dậy khỏi giấc ngủ. Con vẫn chỉ nói, “đây là vị Sa-môn”. Con
chỉ tán thán các Sa-môn (sama?e eva) có nghĩa là: con tán thán
chỉ các vị Sa-môn (samane eva) hay chỉ tán thán các phẩm chất
thiện của các vị Ẩn sĩ. Chắc chắn rằng con muốn làm Sa-môn (ẩn
sĩ) có nghĩa là: cho dù con đang sống trong gia đình. Cha nghĩ
trong lòng con muốn trở thành một Sa-môn. Hay, chắc chắn con
muốn trở thành một Sa-môn có nghĩa là: giờ đây, lúc này con
đang sống cuộc sống phàm nhân, nhưng chỉ trong một thời gian
ngắn, cha nghĩ, con sẽ trở thành một Sa-môn vì con chỉ chú tâm
đến các vị Sa-môn mà thôi.
272. Con ban phát có nghĩa là: con bố thí. Rohini, giờ đây
(dani) ta hỏi con có nghĩa là: “Hỡi con gái Rohini, giờ đây cha
hỏi con (idani).” do vị bà la môn nói để hỏi chính con gái của ông
ta. Lý do gì mà nàng lại quí mến (piyaitabba jata) chư vị ẩn sĩ đến
vậy? Đó chính là ý nghĩa ở đây.
273. Giờ đây vị Bà la môn kể lại những sai phạm thấy nơi các vị
Sa-môn cho con gái ông biết và thốt lên các đoạn kệ bắt đầu
với [Các ẩn sĩ là người không chăm chỉ. Ở đây, không chăm
chỉ (akamma-kama) có nghĩa là: không chăm chỉ (na kamma-
kama), không muốn làm bất kỳ công việc nào cho dù chỉ đem lại
lợi ích cho chính họ hay cho người khác. Lười biếng có nghĩa là:
không siêng năng chăm chỉ. Nằm nghỉ trên những gì do người
khác đem lại (paradattupajivino) có nghĩa là: tự bản chất họ sống
nhờ vả vào (upajivana-sila) chỉ có những gì được người khác bố
thí (dinnen’). Họ là những người đầy khát vọng (asamsuka) có
nghĩa là: do kết quả những thái độ đó, họ chỉ muốn có được đồ ăn
thức uống và y phục, v.v…họ ham thích của ngọt (sadu-kama) có
nghĩa là: chỉ thích hay ước muốn những thứ đồ ngọt ngào vị bà la
môn đã tự đặt ra cho mình là người chẳng biết gì về những phẩm
chất thiện nơi chư vị Sa-môn cả.
261
274. Nghe thấy vậy. Rohini tự nghĩ trong lòng: “Giờ đây ta có cơ
hội để nói về những phẩm chất thiện của chư vị Thiện Thệ.” hoan
hỉ và muốn tán thán những phẩm chất thiện của chư vị Tỳ khưu.
Trước tiên nàng muốn tỏ ra hoan hỷ bằng cách tán thán chư vị đó
và nói lên đoạn kệ bắt đầu với Quả thật trong một thời gian dài
cha đã hỏi con về chư vị ẩn sĩ, thưa cha. Ở đây, quả thật trong
một thời gian dài (cirrassa?) có nghĩa là quả thật trong một thời
gian khá lâu (cirena). Thưa cha có nghĩa là: Nàng đang nói với cha
mình. Về chư vị ẩn sĩ (samanana?) có nghĩa là: về chư vị ẩn sĩ. Hay,
cha hỏi con xem điều gì chư vị ẩn sĩ[38] yêu quí. Của họ có nghĩa
là: chư vị ẩn sĩ trí tuệ, trí thông minh, phẩm hạnh tốt và chánh tinh
tấn có nghĩa là: trí tuệ, trí thông minh (pađđa ca) và phẩm hạnh
thiện và chánh tinh tấn. Con sẽ tán thán có nghĩa là: con sẽ giải
thích.
275. sau khi hứa để tán thán họ. Thế rồi nàng bác bỏ lỗi lầm: nàng
đề cập tới, nói rằng, “Không chăm chỉ, lười biếng.” Để chứng tỏ
cho thấy phẩm chất thiện đối nghịch lại với những điều đó. Nàng
nói, “Chăm chỉ,” v.v…Ở đây, họ chăm chỉ, siêng năng (kamma-
kama) có nghĩa là: mong muốn (kamenti), muốn làm công việc
bao gồm nhiều nhiệm vụ khác nhau, v.v… để có thể chu toàn
nhiệm vụ của một vị ẩn sĩ, như vậy họ là người siêng năng chăm
chỉ. Ở đây, chủ ý vì họ cố gắng, vì họ cùng nhau cố gắng, vì họ
mong muốn, họ không lười biếng (na alasa), như thế họ đâu có
lười biếng. Hơn thế nữa, họ chỉ thực hiện (karonti) những gì toàn
hảo nhất, hành vi tốt nhất, dẫn đến níp bàn (tịch tịnh) Như vậy họ
là những người thực hiện những điều tốt lành nhất trên đời này.
Và làm như vậy, nhờ vào thành tích của họ, nhờ vào trạng thái vô
tì vết của họ, họ từ bỏ được khát vọng của mình và sân hận.
Chính vì họ đã loại bỏ được khát vọng và sân hận (raga-dosa)
chính vì thế chư vị ẩn sĩ này đã thực hiện nhiệm vụ của
mình. Chính vì thế con quí họ vô cùng (piya) có nghĩa là: chính vì
thế, nàng nói con quí mến (piyayitabba) chư vị ẩn sĩ vô cùng. Vì
họ đã thực hiện đúng qui trình theo cách con đã trình bày ở trên.
Đó là ý nghĩa ở đây.
276. Ba cội rễ điều ác có nghĩa là: ba căn nguyên nẩy sanh ra
những điều bất thiện, ta gọi là tham lam, sân hận và si mê. Họ đã
quét sạch (dhunanti) có nghĩa là: họ tống khứ, họ từ bỏ. Đó chính
là ý nghĩa. Thực hiện những hạnh thanh tịnh (suci-karino) có
262
nghĩa là: làm những việc không có sai phạm (anavajja-kamma-
karino). Họ đã loại bỏ hết mọi lậu hoặc có nghĩa là: quả thật mọi
lậu hoặc của họ đã bị loại bỏ hết nhờ họ chứng thánh đạo siêu
phàm. v.v…
277. Chính vì thế, để cho thấy điều nàng nói ngắn gọn với “Chư
vị ẩn sĩ thực hiện hạnh thanh tịnh” bằng cách đề cập đến chi tiết ý
nghĩa, nàng thốt lên đoạn kệ bắt đầu với Thân nghiệp của họ thật
trong sạch. Đây là điều dễ hiểu.
278. Họ triệt phá mọi cấu uế giống như vỏ ốc trong sạch có nghĩa
là: họ chẳng chút bợn nhơ trong ước muốn tham vọng, v.v… như
vỏ ốc được chải chuốt sạch sẽ và giống như viên ngọc quí (mutta)
chẳng có chút bợn nhơ. Được thanh tịnh (suddha) cả bên trong
lẫn bên ngoài có nghĩa là: bên trong và bên ngoài, cả bên
trong (santarađ ca) lẫn bên ngoài (santara-bahirato) những
hướng chiều bên trong và cố gắng bên ngoài thật trong sạch
thanh tịnh (suddhasaya-payoga). Đó chính là ý nghĩa ở đây. Tràn
đầy (Punna) tâm pháp thiện (sukkana) có nghĩa là: Họ chứng đắc
toàn bộ tâm pháp thiện vô tỳ vết và tuyệt đối tinh khiết, trong
sạch (ekanta-sukkehi). Họ chứng phẩm chất giới đức, v.v… của
những người đã tu luyện kỹ càng. Đó là ý nghĩa ở đây.
279. Họ đã lắng nghe nhiều thọ trì Pháp, nhiều bài kinh, đoạn kệ,
v.v…: hay, họ khởi sanh nhờ kiến thức thâm uyên (sutena), như
vậy, sau khi đã học hỏi nhiều (bahu-ssuta). Họ chứng đắc kiến
thức uyên thâm qua Kinh Tạng  và hiểu rõ thông qua thấu triệt kiến
thức (pativedha-vahusaccena). Đó chính là ý nghĩa ; chính vì thế
họ hiểu (dharenti) hai giáo pháp này, như thế họ thông hiểu Giáo
Pháp (dhamma-dhara). Họ tiếp cận được (ariyanti) thông qua giới
pháp phẩm hạnh và hành vi giới đức, như vậy họ trở thành những
vị thánh. Sống theo đúng chánh pháp (dhammena), như vậy họ nuôi
mạng đúng Chánh Pháp (dhamma-jivino). Họ thuyết (desenti)
nghĩa pháp và Phật pháp (dhammađ ca) có nghĩa là: họ thông báo,
họ giải thích cả ý nghĩa điều được họ nói ra (bhasitatthađ ca) và
những bài diễn giải về Phật Pháp (desana-dhammađ ca). Hay, họ
triển khai, họ giảng giải những điều không đi trật khỏi mục tiêu
(atthato), những gì không đi trật khỏi giáo Pháp (dhammato).
280. Nhất tâm giữ chánh niệm (ek’-agga-citta) có nghĩa là: với
tâm tập trung chú ý. (samahita-citta). Họ giữ được nhất tâm
chánh niệm (satimanto) có nghĩa là: họ an trú nơi chánh niệm.
263
281. Họ du hành phương xa có nghĩa là: họ đi vào rừng sâu, từ bỏ
sống gần gũi với chúng sanh. Họ đi xa. Hay, họ ra đi (gacchanti)
thông qua lực thần thông siêu thế để đi đến những nơi xa tùy ý
thích, như vậy du hành đến nơi phương xa. Từ manta có nghĩa là
trí tuệ thông minh, [và] do bản chất bài kinh của họ, [họ] đang
nói về tiết độ. Không lừa dối kiêu mạn (na uddhata), như
vậy không kiêu mạn (anuddhata), thoát khỏi những trăn trở tâm
linh (uddhacca-rahita) với tâm tịnh tín. Họ hiểu được cứu cánh
đau khổ (dukkhass’) có nghĩa là: họ thấu triệt tịch tịnh, đó là cứu
cánh của đau khổ nơi hiện sanh liên tục.
282. Họ không ngó lại (na vilokenti) trông chờ bất luận điều
gì có nghĩa là: họ ra khỏi bất kỳ ngôi nhà nào họ không ngó lại
(na olokenti) trông chờ bất luận người nào hay vật gì trong ngôi
nhà đó. Trái laị, họ ra đi, họ ra khỏi mà không trông chờ mong
đợi gì ở đó.
283. Họ không tìm cầu kho tàng không lập kho chứa, kho cất có
nghĩa là: Những vị ẩn sĩ đó không thiết lập kho tàng tích trữ,
không sắp xếp hay không cất giấu tài sản của họ, của cải hay giàu
sang, trong kho lẫm, vì những của cải như vậy chẳng tồn tại bao
lâu. Trong một kho cất (kumbhi?) có nghĩa là: trong một chiếc
bình (kumbhiyam). Trong một chiếc giỏ (kalopiya?) có nghĩa là:
cất giấu trong chiếc giỏ (pacchivyam). Tìm kiếm (esana)
[46] những gì đã được sửa soạn có nghĩa là: tìm
kiếm (pariyesanta) trong những gia đình khác (para-kulesu) để có
thức ăn được nấu cho người khác (paresa?).
284. Vàng [tức là] tiền vàng có nghĩa là: một đồng tiền vàng.
Bạc (rupiyam) có nghĩa là: bạc. Họ sống bằng bất cứ thứ gì bới
lên được có nghĩa là: không hối tiếc quá khứ, không muốn nhận
lại bất kỳ điều gì trong tương lai, họ sống bằng bất kỳ điều gì tìm
thấy được. Tiếp tục duy trì cuộc sống trong hiện tại.
285. Họ rất thân thiện (piyayanti) với nhau có nghĩa là: họ thiết
lập tình thân hữu với nhau “duy trì tình bằng hữu”
(piyasanti) cũng là một cách giải thích khác. Ý nghĩa vẫn giống
nhau.
286. Chính vì thế người Bà la môn, sau khi nghe những phẩm
hạnh thiện của chư vị Tỳ khưu trước sự hiện diện của con gái.
Với tâm sẵn sàng phục vụ nàng, người bà la môn đã tán thán con
264
gái của mình, nói rằng quả thật chỉ nhằm đem lợi lại cho chúng
ta.
287. Cả của thí của chúng ta nữa (amham pi) có nghĩa là: của bố
thí của chúng ta nữa. Của thí có nghĩa là: điều gì đó được biếu
cho, cúng dường. Trong số họ (ettha) có nghĩa là: trong số chư vị
ẩn sĩ này (etesu). Hy lễ (yađđo) có nghĩa là: điều gì được dùng
làm một pháp thí (dana-dhammo). Vô thượng (vipulo) có nghĩa
là: đem lại hiệu quả vô song (vipula-phalo). Ý nghĩa phần còn lại
đã được giải thích
290. Chính vì thế vị Bà la môn được an trú nơi phẩm hạnh giới
đức và quy y Tam Bảo. Sau đó một giao động mạnh đã nổi lên
nơi vị này và ông ta đã xuất gia. Ông đã thọ đắc thiền quán và
chứng thánh quả A-la-hán. Nàng đã nhìn lại thành tích của mình
và thốt lên đoạn kệ bắt đầu với [trước kia ta đã là người bà con
của vị Phạm Thiên như là lời tuyên bố long trọng. Ý nghĩa đoạn
kệ này đã được giải thích ở trên.
Đến đây kết thúc chú giải đoạn kệ của Trưởng lão Ni Rohini.
3. CHÚ GIẢI ĐOẠN KỆ CỦA TRƯỞNG LÃO NI CAPA.
Các đoạn kệ bắt đầu với câu Trước kia ta đã cầm cây gậy của vị
Sa-môn là của Trưởng lão Ni Capa. Nàng cũng đã thực hiện nhiều
phước nghiệp dưới thời chư vị Phật tiền kiếp và đã tích lũy được
nhiều hạnh thiện nơi nhiều kiếp sống khác nhau làm căn giải
thoát cho chính mình. Đến thời điểm ấn định, do thực chất nàng
đã tích lũy được công đức giới hạnh, nàng cũng đã tích lũy được
những điều cần thiết để được giải thoát. Dưới thời Đức Phật hiện
tại, nàng sanh ra làm con gái của một thợ săn nai trong một ngôi
làng nọ thuộc những thợï săn nai trong thành Va?gahara. Nàng có
tên là Capa (“cây cung”).
Và ở vào thời đó, chư vị Ajivaka (sa-môn loã thể) tên là Upaka đã
gặp vị Đạo Sư khi ngài đến từ thành Bodhimatta (“Ngài Giác
Ngộ) hướng về thành Baranasi để khởi động chuyển pháp luân.
“Hỡi hiền Huynh, căn của người thật trong sáng và màu da của
người rõ ràng và tinh tuyền. Hỡi Huynh, ngươi xuất gia theo giáo
pháp của ai vậy?” [Upaka] hỏi.
[Đức Phật trả lời]
      Ta thông suốt mọi sự, chiến thắng mọi sự. Không chấp thủ
các pháp, sau khi đã loại bỏ được mọi sự thông qua đoạn triệt
tham dục. Sau khi tự biết mình. Ai có thể làm đạo sư cho ta đây?”
265
      Ta chẳng có đạo sư, chẳng có ai sánh được với ta tồn tại trên
thế gian này ; chẳng có ai địch nổi ta trong cõi chư thiên và
chúng sanh này cả.
      Ta là vị A-la-hán duy nhất trên thế gian này. Ta là đạo sư vô
lượng, chỉ mình ta là đấng Độc Nhất Phật Toàn Giác. Ta đã trở
nên mát lạnh, tịch tịnh.
      Ta đi tới thành Kasi để khởi động Chuyển Pháp Luân, ta sẽ
gióng lên tiếng trống bất tử (níp bàn) trong cõi thế gian mù
quáng này.
Với tâm luôn sẳn sàng phục dịch vị Đạo Sư, ngài đã công bố
chính hiện trạng của mình là Đức Phật toàn tri, và [ngài có ý
định] khởi động Chuyển Pháp Luân, [Upaka] lên tiếng nói rằng,
“Đoạn mọi sự phải như vậy, hỡi huynh. Ngài quả thật mới có thể
sánh bằng vị Chiến Thắng vô chung.”
Đoạn đi thêm một quãng đường nữa, ngài chia tay rồi vào thành
Va?gahara. Tại đó, ngài lưu lại một nơi cư trú gần một ngôi làng
của những người thợï săn nai. Và người trưởng làng săn nai đến
phục dịch ngài. Một ngày nọ, người thợ săn nai, phải đi săn trong
một vùng xa, liền ra lệnh cho con gái ông tên là Capa, nói rằng,
“Con đừng sao lãng phục dịch vị A-la-hán.” Và rồi ông ta lên
đường cùng với con trai và người em trai.
Bấy giờ con gái người thợï săn rất xinh đẹp và dễ coi. Và rồi
Ajivaka Upaka đến nhà người thợï săn nai vào thời điểm khất
thực. Khi ngài nhìn thấy Capa khi nàng đến phục dịch ngài, tham
dục nổi lên, và ngài không thể kiềm chế nổi đến nổi không thể ăn
bữa được. Ngài nhìn bát khất thực của mình rồi đi về nơi cư trú,
để bát khất thực sang một bên, ngài nói, “Nếu ta chiếm đoạt được
Capa, ta sẽ sống, bằng không, ta sẽ chết.” và rồi ngài nằm xuống
chẳng ăn uống gì cả.
Một tuần lễ sau người thợï săn trở về và hỏi con gái, “Con đã sao
lãng không phục vụ tốt vị A-la-hán của chúng ta có phải không?”
Nàng nói, “Ngài chỉ đến có một lần. Nhưng rồi ngài không tới nữa.”
Đoạn người thợ săn đến chỗ ở của Upaka ngay lập tức và phủi
chân, hỏi ngài, “Bạch thầy, ngài có điều chi khó chịu chăng?”
Upaka chỉ quay trở mình, rên rỉ.
[Người kệï săn] nói : “Bạch ngài, xin cho tôi biết, tôi có thể làm
gì được cho ngài, tôi sẽ làm điều đó cho ngài.”
Upaka đã giải thích ý định của mình với một lời duy nhất.
266
Người kia nói, “Bạch ngài, ngài có biết nghề nào chăng?”
“Không, ta không biết nghề nào cả”. Upaka nói.
“Bạch thầy.” [người kệï săn nói] “Không ai sống trong nhà con
lại không biết một nghề nào.”
[Upaka] lên tiếng, “Ta không có nghề gì, nhưng ta sẽ trở thành
người vác thịt cho các ngươi và mang đi bán.”
Người thợï săn nói, “Điều đó được đấy,” và tặng cho ngài chiếc
áo khoác. Người đó gửi ngài lưu lại tại nhà một người bạn trong ít
ngày và một ngày kia ông ta đem ngài lại nhà mình và ban cho
ngài con gái mình. Một thời gian sau và do kết quả cuộc chung
sống với nhau nàng sanh được một con trai. Họ đặt tên cho cậu là
Subhadda. Khi đứa nhỏ la khóc, Capa nhạo báng Upaka với bài
hát ru mà rằng, “Ôi con trai Upaka, con trai Ajivaka, con trai của
người vác thịt. xin đừng la lối, xin đừng có la.”
[Upaka] lên tiếng, “Đừng nghĩ rằng ta không có người bảo trợ
đâu, Capa. Ta có người bạn lại chính là vị Chiến Thắng bất tử đó,
ta sẽ chạy lại với ngài.”
Thế là Capa, biết rằng, con người này bị phật ý.” Vẫn tiếp tục hát
ru như vậy. Một ngày kia khi nàng nói với chàng theo cách đó,
chàng rất bực tức và liền ra đi cho dù nàng cố thuyết phục chàng
thế này thế nọ [cố gắng] trấn an ngài, chàng không bao giờ quay
trở lại nữa. Nhưng ra đi luôn về hướng tây. 
Vào thời đó Đức Phật đang lưu lại trong khu rừng Kỳ Viên trong
thành Savatthi, và ngài nói với chư vị Tỳ khưu. “Chư vị Tỳ khưu
thân mến, hãy sai bất kỳ ai tới đây ngày hôm nay và hỏi xem ‘vị
chiến thắng bất tử đang ở đâu?’ cho ta.
Thế rồi Upaka hỏi han khắp nơi. “Vị chiến thắng bất tử đang ở
đâu?” và đến thành Savatthi thật đúng lúc. Ngài vào thiền viện
và đứng giữa ngài hỏi, “Vị chiến thắng bất tử đang ở đâu?”
Chư vị Tỳ khưu dẫn ngài đến gặp Đức Phật. Khi ngài nhìn thấy
Đức Phật, ngài nói. “Ngài có biết ta chăng, Bạch Ngài?”
“Có, ta biết rất rõ nhà ngươi.” [Đức Phật nói] “nhưng nhà ngươi
sống ở đâu trong một thời gian dài đến vậy?”
“Trong thành Vatgahara, Bạch Ngài.”
“Hỡi Upaka, nhà ngươi hơi già cả rồi đó, nhà ngươi có thể xuất
gia chăng?”
“Bạch Ngài, con xin được xuất gia.”
267
Vị Đạo sư liền ra lệnh cho một vị Tỳ khưu, nói rằng, “Nào hỡi Tỳ
khưu, xin ngươi giúp cho người này xuất gia.” Rồi Tỳ khưu đó
giúp Upaka xuất gia.
Sau khi xuất gia, Upaka nhận đề mục thiền nơi vị Đạo Sư, siêng
năng tu tập và chỉ trong một thời gian rất ngắn, ngài an trú nơi
thánh quả Bất Lai. Đoạn ngài qua đời và được tái sanh nơi cõi
Aviha.
Ngay lúc tái sanh, ngài chứng đắc thánh quả A-la-hán bảy người
chứng đắc thánh quả A-la-hán vào lúc tái sanh nơi cõi Aviha.
Ngài là một trong số họ. Về vấn đề này có lời nói rằng: “
      Bảy vị Tỳ khưu tái sanh nơi cõi Aviha và được giải thoát, triệt
phá hết tham dục và sân hận. Các ngài đã vượt qua chấp thủ thế
gian.
       Ba người trong số họ là Upaka, Palagatta, và Pakkusati (các
vị khác là] Bhaddiya Khandadeva và Bahuraggi [và] Singiya
      Họ đã loại bỏ thân xác phàm tục và được hiện hữu với chư vị
chư thiên.
Khi Upaka ra đi. Capa buồn bã vô cùng. Nàng trao cậu bé cho
ông ngoại và lần theo dấu vết Upaka đã ra đi, nàng đến thành
Savatthi, nàng cũng xuất gia trước sự chứng kiến của chư vị Tỳ
khưu Ni và nàng dành trọn cuộc đời tu luyện thiền quán. Nàng an
trú thánh quả A-la-hán bằng cách chứng thánh đạo. Nhìn lại thành
tích mình đã đạt được, nàng đã thốt lên lời tuyên bố long trọng
với các đoạn kệ trước đó nàng và Upaka thốt lên những đoạn kệ
này.
[Upaka]
      291. Trước kia ta đã chống gậy của vị Sa-môn. Giờ đây ta trở
thành thợ săn nai. Do tham dục ta không thể vượt qua vũng bùn
lầy để tới bến bờ bên kia.
      292. Nghĩ rằng ta quá hẫp dẫn với nàng, Capa đã nuôi dạy
con trai ta được hạnh phúc. Sau khi đã cắt đứt sợi dây ràng buộc
với Capa, ta sẽ xuất gia trở lại.
[Capa]
      293. Xin đừng tức giận với em, ôi vị Đại Hùng, xin đừng tức
giận với em, ôi vị Đại Trí. Vì chẳng ai đạt đến thanh tịnh lại bị
sân hận khống chế. Càng khó luỵên khổ hạnh.
[Upaka]
268
    294. Ta sẽ rời khỏi Nala. Ai sẽ là người lưu lại Nala đây? Tại
Nala phụ nữ trói buộc Sa-môn muốn sống theo giáo pháp bằng
chính sắc đẹp của mình.
[Capa]
      295. Nào hỡi Kapa hãy quay trở lại. Thọ hưởng tham dục lạc
thú như trước đi. Em sẽ đặt chàng dưới vòng kiềm toả và bất kỳ
điều gì họ hàng trói buộc.
[Upaka]
      296. Này hỡi Capa yêu, nếu ta chỉ hưởng được một phần nhỏ
như nhà ngươi nói. Quả thật đó là điều tuyệt vời nhất dành cho
một kẻ yêu ngươi si tình.
[Capa]
      297-298. Hỡi Kapa, giống như đọt cây takkari trổ hoa trên đỉnh
ngọn núi, giống như hoa cây leo dalima giống như cây hoa kèn nở
rộ nơi giữa hoang đảo trong vòng tay ta yêu mến được xức bột thơm
chiên đàn màu vàng, mặc xiêm y tuyệt nhất, nàng kiều diễm đến như
vậy, tại sao nàng lại bỏ ta.
[Upaka]
      299. Giống như người giăng bẫy chim bắt được chim mồi,
[chính vì thế] nhờ gương mặt hấp dẫn của ngươi. Nhưng sao
nàng lại không trói buộc ta.
[Capa]
      300. Nhưng còn đứa con của ta này là thành quả của ngươi
thì sao. Kapa là chính ngươi sanh ra? Tại sao ngươi lại bỏ đi để
lại ta và đứa con nhỏ này?
[Upaka]
      301. Người Đại Tri bỏ lại con cái họ hàng và tài sản giàu có.
Đại Anh Hùng lại theo đường xuất gia. Giống như con voi phá
tan xiềng xích.
[Capa]
      302. Giờ đây ta sẽ giết bỏ bằng dao gậy ngay tại địa điểm này
đứa con trai của ngươi. Do buồn khổ đứa con trai đó mà ngươi sẽ
không bỏ ta ra đi.
[Upaka]
      303. Nếu ngươi vứt con trai ta cho chó rừng hay chó hung dữ,
ngươi chẳng khiến ta quay trở lại vì đứa con thân yêu. Ngươi đồ
khốn nạn.
[Capa]
269
      304. Thế thì từ biệt ngài. Ngài sẽ đi về đâu hỡi Kapa? Đến
làng nào, thành nào, phố nào hay thủ đô nào thế?
[Upaka]
      305. Trước kia ta là lãnh đạo một nhóm người, chẳng phải sa
môn lại nhận mình là sa môn, chúng ta chu du tái sanh hết làng
này đến làng kia, hết thành phố này sang thành phố khác.
      306. Nhưng giờ đây mọi sự đã đổi khác. Vì Đức Thế Tôn, là
Đức Phật đi dọc theo bờ sông Nerađjara. Diễn giải Phật Pháp
cho toàn thể chúng sanh để loại bỏ mọi đau khổ, ta sẽ đến trình
diện ngài, ngài sẽ trở thành đạo sư cho ta.
[Capa]
      307. Giờ đây ngài có thể nói lời từ biệt ta đến với vị bảo vệ
cõi thế gian vô lượng. Và sau khi đi vòng ngài một lượt, ngươi
nên dâng cúng dường nhân danh ta.
[Upaka]
      308. Đây là điều thích hợp cho cả hai ta. cho ta và cho cả
ngươi nữa, như lời nhà ngươi nói. Giờ đây ta phải thốt lên lời
chào hỏi vị bảo bệ trần thế vô song. Và vòng quanh ngài ta sẽ
dâng lễ vật nhân danh nàng.
[đoạn kệ kết thúc]
      309-310. Rồi đoạn Kapa đi dọc theo con sông Nerađjara.
Ngài nhận thấy vị Toàn Giác đang diễn giải tình trạng đau khổ,
và cách vượt thắng đau khổ, bát chánh đạo dẫn đến chấm dứt
khổ.
      311. Ngài sụp lạy dưới chân ngài, vòng quanh ngài một vòng
và dâng cúng dường vật thí nhân danh Capa rồi xuất gia sống
cảnh vô gia cư. Ngài chứng tam minh, và ngài thực thi lời Phật
dạy.
291. Ở đây, chiếc trượng của vị [Sa-môn] có nghĩa là: cầm chiếc
gậy trong tay. Trước đây có nghĩa là: trong quá khứ, khi ta còn là
một hành giả. Ta là người du hành đây kia cầm chiếc gậy trong
tay nhằm để chống lại bò và con chó hung dữ,v.v… giờ
đây (dani) ta trở thành một gã săn nai (miga-luddako) có nghĩa là:
giờ đây (idani) ta trở thành một thợ săn nai (miga-luddo) người đi
theo dõi nai (magaviko), có những người thợ săn nai (miga-
luddehi) sống chung với ta. Do tham dục (asaya) có nghĩa là: vì
tham dục. Cũng có cách chú giải asaya (“vì một lời ước’) vì ước
muốn của ta (ajjhasaya-hetu). Đây là ý nghĩa. Từ chỗ… đống bùn
270
lầy có nghĩa là: Từ đống bùn lầy tham dục và từ đống bùn lầy tà
kiến. Khủng khiếp có nghĩa là: khủng khiếp là do điều đó thật tàn
nhẫn qua việc tạo ra rất nhiều nỗi bất hạnh không biết trước. Ta
không thể (nasakkhi) tới (etave) được bến bờ bên kia (para?) có
nghĩa là: ta không thể thực hiện được (na asakkhi), ta không thể
tới được (etum=gantu?) tịch tịnh, đó là bến bờ bên kia của vũng
bùn lầy đó. Upaka nói muốn ám chỉ chính mình.
292. Nghĩ rằng ta rất hấp dẫn đối với nàng có nghĩa là: coi ta như
là chất độc hại hay là gắn bó với nàng là do thói tham lam sắc dục
của ta, gây nhiễm, rất hấp dẫn đối với nàng (attani). Capa đã
khiến cho con trai ta hạnh phúc có nghĩa là: hỡi Capa, ôi con gái
của thợï săn nai, ngươi cảm khoái, ngươi tận dụng đứa bé, trong
lúc đó lại chế nhạo ta nói rằng, “Ôi con trai Ajivaka.” v.v… Và
một số lại chú giải, “Nghĩ rằng ta đang ngủ” Nghĩ tới ta, “Kẻ
đang ngủ”. Đó là ý nghĩa. Sau khi đã cắt đứt (chetva) liên hệ với
Capa (bandhana?) có nghĩa là: sau khi đã cắt đứt (chinditva) sự
ràng buộc của lậu hoặc (kilesa-bandhana?) đang nổi lên trong
người Capa. Ta sẽ xuất gia trở lại có nghĩa là: ta sẽ xuất gia trở
lại (puna) một lần thứ hai.
293. Đến đây ngài nói về nàng, nói rằng, “Ta không cần đến
nàng.” khi nàng nghe điều này, Capa trấn an ngài, nói lên đoạn
kệ, xin đừng giận em làm gì, [v.v…] Ở đây, xin đừng giận em làm
gì (me) có nghĩa là: xin đừng có giận em chỉ vì em đùa với anh
thôi. Nàng gọi Upaka với những từ vị đại anh hùng, vị đại trí. Vì
nàng nói, “Trước kia em cũng đã xuất gia. Giờ đây em cũng
muốn xuất gia trở lại.” và muốn chàng thứ lỗi, nàng nói, “Ôi vị
đại trí,” chính vì thế nàng nói, “Vì người bị sân hận khống chế sẽ
chẳng có được thuần khiết, trong sạch, thế thì làm sao có được
khổ hạnh.” Nếu như anh chẳng chịu đựng được ít ỏi như vậy, làm
sao ngài thuần thục tâm ngài được? Làm thế nào ngài tu luyện
khổ hạnh được?
294. Thế rồi, sau khi tới Nala, Capa nói với ông những lời như
sau, “Chàng muốn sống” chàng nói: “Quả thật ta sẽ ra khỏi Nala.
Ai sẽ ở tại Nala?” “Ai sẽ sống (vasissati) tại đây (idha) tại
Nala? Chắc chắn ta sẽ rời (pakkamissam’eva) khỏi Nala. Vì đó là
nơi ta đã sanh ra. Ngài ra đi, ngài rời khỏi đó. Và nơi này nằm
trong vương quốc Magadha, gần nơi Bodhima??a (Toà Giác
Ngộ). Người ta nói tới điều này là muốn ám chỉ đến ngôi làng
271
đó: những phụ nữ trói buộc các Sa-môn đang sống theo Phật
Pháp (dhamma-jivino) bằng gương mặt xinh đẹp của họ. (itthi-
rupena)có nghĩa là: Hỡi Capa, nàng sống ở đó, trói buộc chư vị ẩn
sĩ đang sống theo Phật Pháp (dhamma-jivante), là những kẻ công
chính đã xuất gia (dhammena pabbạite) nữ tính của nàng đã thu
hút và làm điểm (itthi-rupena). Nữ tính của nàng đã lôi kéo và
làm điểm (itthi-kutt’-akappehi) Vì ta giờ đây đã trở nên giống như
vậy. Chính vì thế ta phải rời bỏ nàng. Đó là ý nghĩa. 
295. Khi nói thế, vì muốn chàng quay trở lại, Capa đã thốt lên
đoạn kệ bắt đầu với Hãy tới Kapa. Đây chính là ý nghĩa: Kapa, vì
làn da đen đủi của nàng, Hỡi Upaka, nào Upaka, hãy trở lại
đây, xin đừng đi khỏi đây. Hãy thưởng thức dục lạc như trước đi.
Bất kỳ ai là họ hàng thân thuộc của ta - tất cả họ và cả em nữa
đều dưới quyền thống lãnh của anh (vasi-kata) hãy thực thi quyền
của chàng đi (vasa-vattino kata) nếu như chàng không muốn ra
khỏi đây.
296. Khi chàng nghe điều này, Upaka thốt lên đoạn kệ [bắt đầu
với] Hỡi Capa. [nếu chỉ có một phần như vậy]. Ở
đây, Capa (Cape) có nghĩa là: Hỡi Capa. Nàng nhận tên gọi là
Capa vì nàng có cặp chân giống như cây gậy, giống như cây
cung. Chính vì thế, nàng có tên gọi là Capa, Capa [Nếu chỉ
có] một phần khoái cảm giống như ngươi nói, giờ sao ngươi lại
nói nhiều thế. Kể từ nay trở đi điều đó chỉ là thái độ thân hữu bạn
bè thôi nhé. Thật sự điều đó quả là tuyệt đối với một người yêu
nàng bị tham dục tràn ngập. Nhưng giờ đây ta đã triệt bỏ tham
dục và cả ngươi nữa. Chính vì thế ta sẽ chẳng ở lại vì những lời
mời gọi của nàng đâu. Đó là ý nghĩa.
297. Đoạn vì muốn tạo ra sự gắn bó với chính chàng, Capa
nói: Kala, giống như lộc cây. Ở đây, từ Kala là cách nàng nói với
chàng. Đang nẩy lộc có nghĩa là: có cành non đang đâm
ra. Từ giống như (iva) chỉ là một tiểu từ cho thấy có sự so sánh.
[Giống như] cây takkari đang trổ bông trên đỉnh ngọn núi (giri-
muddhanti) có nghĩa là: giống như cây hoa leo dalima đang nở rộ
hoa trên đỉnh núi. Nhưng một số người lại giải
thích ukkagari? [thành takkari?] giống như các chi này đâm chồi
nẩy lộc. Đó là ý nghĩa. Ta nói tới trên đỉnh núi để chỉ cho thấy
sắc đẹp của nàng chẳng ai có thể loại bỏ được. Một số lại cho
rằng chú giải là kali?gini? [một loại cây][73]và cho biết ý nghĩa
272
là: giống như loại cây leo kumbhalla. Giống như loại hoa
leo dalima có nghĩa là: giống như một cây leo có hạt trong
hoa. Giống như cây hoa loa kèn giữa một hòn đảo (anto-dipe) có
nghĩa là: giống như một cây hoa loa kèn  trong hoang
đảo (dipaka-ssantare). Và từ “hòn đảo” được gộp vào đây để cho
thấy sắc đẹp của nàng tuyệt hảo biết nhường nào.
298. Các chi cả ta được bôi một lớp bột chiên đàn màu
vàng (haricandana-litt’-angim) có nghĩa là: với tất cả các chi của
ta được xức lên (anulitta-sabb’-angim) một thứ mỡ bôi (lohita-
candanena) chiên đàn màu vàng. Mặc xiêm y tuyệt nhất (Kasik’-
uttama-dharini?) có nghĩa là: mặc xiêm y thuộc loại vải muslin
(uttama-kasika-vatthadharam). Me (tam mam) có nghĩa là: ta,
đang ở trong trạng thái đó. Được (santi?) xinh đẹp (rupavati?) có
nghĩa là: được (sanmanam) phú cho sắc đẹp (rupa-
sampanna?). Tại sao ngài lại ra đi bỏ lại ta một mình? Có nghĩa
là: vì người nào, hay vì lý do gì, vì lý do gì ngài lại ra đi, bỏ lại
ta, quên ta, từ bỏ ta, lìa khỏi ta?
299. Sau đó, ngoài những đoạn kệ trong bài đối thoại, lại có bốn
đoạn kệ vào cuối. Ở đây, chính vì người bẫy chim (sakuntiko va)
có nghĩa là: giống như người bẫy chim (sakuna-luddoviya). Do
sức quyến rũ của bộ mặt nhà ngươi có nghĩa là: do bộ mặt của
ngươi được sửa soạn đặc biệt với trang điểm tóc, v.v… với những
đồ trang sức và quần áo tuyệt đẹp, v.v… bằng những trang điểm
khéo léo và sành điệu làn da của ngươi. Đó là ý nghĩa. Nhưng nhà
ngươi không cột được (na…badhayissasi) ta lại có nghĩa là: giờ
đây nhà ngươi không còn khả năng cột chặt ta lại với nàng nữa
như ngươi đã làm trước đây.
300. Kết quả là đức con có nghĩa là: kết quả (phala?) đó được gọi
là một đứa trẻ một đứa nhỏ được sanh ra.
301. Người khôn (sappađđa) có nghĩa là: những người nào có trí
thông minh (pađđavanto). Những người đó có trí thông minh để
làm rõ những mối nguy hiểm nơi hiện hữu liên tục. Đây là ý
nghĩa. Vì họ xuất gia sau khi đã từ bỏ những nhóm bà con thân
thiết hay những số lượng tài sản, cho dù lớn hay nhỏ. Chính vì thế
ngài cho rằng: Những vị Đại Hùng (maha-vira) xuất gia, giống
như (va) con voi (nago) đã bẻ gẫy (chetva) những dây ràng
buộc (bandhanam), có nghĩa là: Giống như (viya) con voi (hatthi-
nago) [đã bẻ gẫy những sợi dây sắt ràng buộc (aya-bandhana?),
273
những kẻ đó với sức mạnh phi thường (maha-viriya) đã xuất
gia sau khi bẻ gẫy (chinditva) sự trói buộc của cuộc sống gia
đình. Họ chẳng phải là những người có sức mạnh kém cỏi. Đó là
ý nghĩa.
302. Với chiếc gậy có nghĩa là: với một vài chiếc gậy nào đó. Với
con dao có nghĩa là: với dao cạo râu. Ta sẽ đánh ngã qụy xuống
đất có nghĩa là: ta sẽ vật ngã hắn xuống đất và sẽ hãm hại hắn
bằng những cú đánh và bằng đâm xuyên người, v.v…Do sầu khổ
vì con trai (putta-soka). Ngươi chẳng nỡ bỏ đi (na gacchasi) có
nghĩa là: do phải sầu khổ vì con trai của mình (putta-soka-
nimittam), ngươi sẽ chẳng bỏ đi (na gacchissasi).
303. [Nếu] nhà ngươi bố thí (padahisi) có nghĩa là: nếu ngài cúng
dường (dassasi). Nhằm đem lại hạnh phúc cho con trai (putta-
katte) của ngài có nghĩa là: vì đứa con trai (putta-karana). Kẻ
khốn khổ chính là cách chàng nói với nàng. Ý nghĩa là: người
dưới.
304. Giờ đây, cho phép chàng ra đi và để cho biết nơi chàng đang
đi tới. Nàng thốt lên đoạn kệ bắt đầu với Đoạn giờ đây xin từ biệt
chàng.
305. Người kia nói. “Trước đây ta thọ trì và đang thực hiện giáo
pháp không dẫn đến giải thoát. Nhưng giờ đây ta muốn thọ trì
lời dạy của vị Chiến Thắng bất tử có thể dẫn ta ra khỏi hiện hữu
liên tục. Chính vì thế ta sẽ chạy lại với ngài. Và để chỉ cho thấy
điều này, ngài thốt lên đoạn kệ bắt đầu như sau: Trước kia
chúng ta đã, ở đây, là lãnh đạo một nhóm người (ga?ino) có
nghĩa là: những người hỗ trợ cho nhóm người (gana-dhara).
Không phải là Sa-môn có nghĩa là: ác tâm của chúng ta vẫn
chưa an tịnh được. Cho dù chúng ta là Sa-môn có nghĩa là:
mang ấn tượng sai lầm rằng chúng ta đã an định xong ác
tâm. Chúng ta du hành khắp nơi có nghĩa là: ngài cho biết tự
đặt mình vào hạng người thuộc nhóm Puranna
306.Đi dọc theo con sông Nerađjara có nghĩa là: gần con sông
Nerađjara (Nerađjaraya), trên bờ con sông đó. Đức Phật có nghĩa
là: là người thọ trì Giác Ngộ toàn hảo và sau khi chứng Giác Ngộ
toàn hảo, vẫn liên tục diễn giải giáo pháp, ngài lưu tại đó, Đức
Thế Tôn, ngài nói, ý nghĩa điều này.
307. Nhà ngươi nên thốt lên lời chào của ta có nghĩa là: chàng
phải chuyển lời chào của ta. Chàng nên chuyển lời của ta tới vị bảo
274
vệ thế gian vô lượng. Đó là ý nghĩa. Và sau khi đã vòng quanh
ngài một vòng, ngươi phải dâng của thí thay cho ta có nghĩa là:
sau khi đã đi vòng quanh Đức Phật ba vòng, sau khi đảnh lễ ngài
bằng bốn cử điệu. Đoạn sau khi đã đi vòng quanh ngài, ngươi nên
dâng cho ngài của thí đó, ban cho ta một của thí giới đức do hạnh
thiện đó đem lại. Và nàng nói theo kiểu này vì nàng đã nghe trước
đó về những phẩm hạnh của Đức Phật và vì những điều thiết yếu
đã đạt đến độ chín muồi nơi nàng.
308. Đây là điều thích hợp đối với chúng ta có nghĩa là: đối với
chúng ta, chúng ta có thể chuyển hướng công đức cho ngài. Quay
trở lại như trước đây và hưởng thú vui sắc dục là điều không thể
được. Đó là ý nghĩa. Ta phải thốt lên lời chào hỏi thăm này có
nghĩa là: ta nên nói lên, ta sẽ nhắc lại, lời chào của nàng.
309. Ngài có nghĩa là: Kala. Ngài đã nhìn thấy (addasasi) có
nghĩa là: ngài đã nhìn thấy (addakkhi).
310. Thông qua lời dạy của vị Đạo Sư, thông qua bài kinh về Tứ
thánh đế, vì Upaka đã được giải thoát khỏi đau khổ, v.v…được
nói tới. Ý nghĩa phần còn lại đã được giải thích.
Đến đây kết thúc chú giải các đoạn kệ của Trưởng lão Ni Capa.
4. CHÚ GIẢI ĐOẠN KỆ CỦA TRƯỞNG LÃO NI
SUNDARI.
Các đoạn kệ bắt đầu với Hỡi Nữ Nhân, trước kia khi nàng khiến
cho các con trai bị ăn thịt chính là của Trưởng lão Ni Sundari.
Nàng cũng đã thực hiện được nhiều phước nghiệp dưới thời chư
vị Phật tiền kiếp và đã tích lũy được hạnh thiện nơi nhiều kiếp
khác nhau làm căn giải thoát. Chín mươi mốt đại kiếp qua dưới
thời Đức Thế Tôn Vessabhu hiện tại, nàng sanh ra trong một gia
đình tốt. Một ngày kia khi đến tuổi trưởng thành, nàng nhìn thấy
Đức Thế Tôn đang du hành khất thực. Với tâm hoàn toàn sẳn
sàng phục dịch ngài, nàng bố thí cho ngài và đảnh lễ ngài với ngũ
thể đầu địa. Vị Đạo Sư nhìn rõ tâm tịnh tín của nàng, hoan hỷ với
phước nghiệp nàng đã thực hiện rồi ngài lên đường về thiền viện.
Đoạn, thông qua phước nghiệp đó, nàng sanh ra nơi cõi Tam
Thập Tam. Bao lâu nàng còn lưu lại đó, nàng được hưởng hạnh
phúc thiên giới. Khi khởi sanh khỏi đó, nàng chỉ du hành khắp
các cõi hiện hữu hạnh phúc và chứng tam minh chín muồi. Dưới
thời Đức Phật hiện tại, nàng sanh ra trong thành Baranasi làm con
275
gái vị Bà la môn tên là Sujata. Do sắc đẹp kiều diễm của nàng,
nên người ta đặt cho nàng tên gọi là Sundari (“nàng kiều diễm”).
Khi đến tuổi khôn lớn, người em trai của nàng qua đời, cha nàng
tràn ngập sầu khổ vì mất người con trai; liền đi lang thang khắp
nơi. Ông gặp Trưởng lão Ni Vasitthi và xin giúp xua tan sầu khổ
cho ông. Ông thốt lên hai đoạn kệ bắt đầu với Hỡi nữ nhân, trước
kia ngươi đã mất hai đứa con bị ăn thịt. Vị Trưởng lão Ni hiểu
rằng ông ta đang bị sầu khổ thê thảm, và muốn xua tan nỗi sầu
khổ đó cho ông, Trưởng lão Ni thốt lên hai đoạn kệ bắt đầu như
sau Hàng trăm đứa con trai, và trưởng lão giải thích chính hiện
trạng của mình được giải thoát khỏi sầu khổ như thế nào.
Sau khi nghe điều đó, vị Bà la môn hỏi, “Bạch thánh nữ nhân,
làm sao nàng thoát khỏi được mọi sầu khổ?”
Trưởng lão Ni liền giải thích cho ông nghe về Tam Bảo.
Đoạn vị Bà la môn lại hỏi, “Đạo Sư giờ đang ở đâu?” Và sau khi
nghe được, “Giờ này ngài đang lưu lại trong thành Mithila,” ông ta
liền thúc xe và đi tới Mithila trong chiếc xe đó. Ông đi tới gặp vị
Đạo Sư và đảnh lễ ngài. Ông trao đổi những lời chào thân hữu và
đàm đạo với ngài, rồi ông ngồi sang một bên. Vị Đạo Sư kinh cho
ông về giáo pháp của ngài. Khi ông nghe Giáo Pháp, chứng đắc
đức tin và xuất gia theo giáo pháp của ngài. Ông an trú thiền quán,
và chứng chánh tinh tấn và tinh cần. Và chỉ sau ba ngày ông chứng
thánh quả A-la-hán.
Đoạn ông lên xe và đánh xe về thành Baranasi và kể cho vợ ngài
bà la môn những tin tức liên quan đến ngài. Khi Sundari nghe hết
câu chuyện cha nàng đã xuất gia, nàng cũng xin phép mẹ mình để
cùng xuất gia theo gương cha. Cô xin mẹ nói rằng, “Thưa mẹ, xin
cho con cũng được xuất gia chăng?”
Mẹ cô nói, “Bất luận tài sản nào có trong gia đình này đều thuộc
về con cả, con là người thừa kế của gia đình này, hãy nhận lấy
toàn bộ tài sản này và hãy hưởng những thứ đó. Đừng có xuất gia
làm gì.”
“Con chẳng cần đến tài sản”, [Sundari] đáp lại, “Thưa mẹ, con sẽ
xuất gia.” Và sau khi được phép mẹ, nàng đã từ bỏ số tài sản lớn
đó giống như đống đàm và xuất gia. Và sau khi xuất gia, nàng trở
thành một học giới, nhờ tinh cần tinh tấn, nàng chứng thiền quán,
nhờ hạnh nghiệp trong quá khứ, cùng trí tuệ chín muồi, chẳng bao
276
lâu sau nàng chứng quả A-la-hán với Tứ vô ngại giải về ý nghĩa
và pháp. Như người ta đã kể lại trong Thí Dụ Kinh như sau:
1.    Sau khi đã bố thí một vá đầy vật thực cho vị Đại Trí
Vessabhu khi ngài đi ngang qua trên đường khất thực, ta đã bố
thí điều đó cho Đức Thiện Thệ.
2.    Sau khi nhận vật thí đó, Đức Phật toàn hảo Vessabhu, Lãnh
đạo cõi trần thế, vị Đạo Sư, đứng ngay trên đường phố, tán
thưởng phước thiện ta đã làm.
3.    “Chỉ bố thí có một vá đầy vật thực đó, nhà ngươi sẽ tái sanh
nơi cõi Tam Thập Tam, được làm chánh hậu nàng sẽ cai quản ba
mươi sáu vị vua chư thiên.
4.    “Làm chánh hậu ngươi sẽ cai quản năm mươi chuyển luân
vương, nhà ngươi luôn chứng đắc mọi thứ theo lòng mình mong
muốn.
5.    Sau khi được hưởng thành công thuộc loại này, nhà ngươi sẽ
xuất gia, từ bỏ tất cả và do thông hiểu toàn bộ lậu hoặc ô uế, nhà
ngươi chứng tịch tịnh và trở nên vô tỳ vết.
6.    Sau khi nói những lời này, vị Đức Phật toàn hảo Vessabhu,
lãnh tụ cõi thế gian, vị Đại trí, liền bay lên không trung giống
như vua thiên nga ngự trên không trung.
7.    Sau khi đưa ra thù thắng của thí tuyệt hảo ta đã làm, hy tế
khéo thực hiện chính là thành tích bố thí đó. Sau khi chỉ bố thí
một vá đầy vật thực, ta tới được trú xứ không hề lay chuyển.
8.    Trong suốt ba mươi mốt đại kiếp kể từ ngày ta thực hiện bố
thí. Ta chẳng bao giờ phải tái sanh nơi cảnh khổ. Đây chính là
kết quả của bố thí vật thực đó đem lại.
9.    Mọi lậu hoặc ta đã triệt phá hết…[xin đọc tr. 10] ta đã thực
hiện những lời Phật dạy.
Đoạn sau khi đã chứng thánh quả A-la-hán và sống trong an lạc
giải thoát. Sau đó nàng hỏi Đạo sư của mình mà rằng. “Con muốn
rống lên tiếng rống sư tử trước sự hiện diện của vị Đạo Sư.” Nàng
rời khởi thành Baranasi và đi đến thành Savatthi cùng với rất
nhiều Tỳ khưu Ni. Nàng đi đến gặp Đạo Sư, đảnh lễ ngài và đứng
sang một bên. Sau khi vị đạo sư đón tiếp nồng nhiệt đến như vậy,
nàng tiết lộ kiến thức toàn hảo của mình, làm rõ rằng nàng nữ đệ
tử của vị đạo sư, v.v…đoạn bắt đầu với mẹ nàng, tất cả những
người trong nhóm bà con thân thuộc và đoàn tùy tùng của nàng
cũng đã xuất gia. Sau đó nhìn lại thành tích chính mình đã làm
277
được, nàng thốt lên những đoạn kệ bắt đầu với những đoạn kệ cha
nàng đã thốt lên như là lời tuyên bố long trọng và nàng nhắc lại
những đoạn kệ này như sau:
[Sujata]
      312. Hỡi nữ nhân, trước kia ngươi đã khiến cho con trai nàng
bị ăn thịt chết hết, nhà ngươi đã than vãn sầu khổ ngày đêm.
      313. Ngày nay, khi ngươi cũng đã khiến bảy đứa con nhà
ngươi hết thảy cũng đã bị ăn thịt, Ôi nữ nhân Bà la môn
Vasitthi hỡi. Tại sao ngươi lại không than vãn sầu khổ đến như
vậy?
[Vasetthi]
      314. Ôi hỡi Bà la môn, trong quá khứ đã qua, hàng trăm đứa
con trai và rất nhiều bà con của ta và của ngươi đều bị tử thần
xơi gọn.
      315. Ta biết đường giải thoát khỏi sanh diệt, thế ta không sầu
khổ hoặc than vãn cũng không buồn phiền nung nấu.
[Sujata]
      316. Hỡi nàng Vasetthi nàng thốt lên những lời vi diệu, nàng
thông hiểu pháp của ai để nói lên những lời như vậy?
[Vasetthi]
      317.Hỡi bà la môn, bậc chánh Đẳng Giác này, sống gần
thành Mithila. Đã dạy ta Giáo Pháp vi diệu ấy, cho muôn loại
chúng sanh nhằm loại bỏ toàn bộ đau khổ cho chính mình.
      318. Ta nghe giáo pháp La-hán ấy kinh không sanh y, Hỡi
này Bà la môn, ở đây nhờ hiểu rõ giáo pháp ấy ta biết rõ pháp vi
diệu, mọi sầu khổ vì con được quét sạch.
[Sujata]
      319. Cả ta nữa sẽ đến ngay thành Mithila. Mong rằng vị Thế
Tôn ấy sẽ giải thoát ta khỏi mọi sầu khổ.
[Người Kể]
      320 - 321. Bà la môn nhìn thấy Đức Phật, được giải thoát
hoàn toàn, khỏi căn vô sanh y. Bậc mâu ni vượt qua vô minh, đã
giảng pháp ấy cho ngài – đau khổ thuyết, khởi sanh khổ, vượt qua
đau khổ, giảng chánh đạo tám ngành, làm lắng dịu khổ đau.
      322. Hiểu rõ pháp vi diệu đó ta hoan hỷ chọn con đường xuất
gia, chỉ sau ba đêm liền, Sujata đã chứng đắc tam minh.
[Sujata]
278
      323. Nào, hỡi người đánh xe kia, hãy đi và đánh xe về nhà, hãy
chúc nữ Bà la môn được mạnh khoẻ, và cho biết, “vị Phạm chí
nay đã xuất gia. Chỉ sau ba đêm liền, Sujata chứng tam minh.”
[Người Kể]
      324. Và đoạn người đánh xe ra đi cùng với ngàn đồng tiền vàng
chúc nữ Bà la môn sức khoẻ, và nói thêm. “Vị Phạm chí đã xuất
gia, chỉ sau ba đêm liền, Sujata chứng tam minh.”
[Mẹ Sundari]
      325. Nghe vị Phạm chí đã chứng đắc tam minh, ta ban cho người
ngựa và chiếc xe này cùng với ngàn đồng tiền vàng nữa, một bát đầy
[làm phần thưởng đã đem đến tin mừng.” 
[Người Đánh Xe]
      326. Hỡi nữ Bà la môn, xin giữ lấy ngựa xe và ngàn đồng tiền
vàng, cả ta nữa cũng xin xuất gia theo giáo pháp Bậc Trí Tuệ Tối
Thắng.
[Mẹ Sundari]
       327. Cha con đã xuất gia bỏ lại voi, bò và cả ngựa, nào châu báu
vàng vòng và gia tài giàu có này, hỡi Sundari con hỡi, hãy hưởng
tài sản này, vì con là thừa kế gia đình giàu có này.
[Sundari]
      328.Cha con đã xuất gia bỏ lại voi, bò và cả ngựa, nào châu báu
vàng vòng, và gia tài giàu có này vì sầu khổ vì mất con ta cũng sẽ
xuất gia, vì sầu khổ vì mất em.
[Mẹ Sundari]
      329. Hỡi Sundari, cầu mong tâm tư con được phát triển, cũng
được thành tựu viên mãn. Nuôi sống bằng vật thực, tích lũy nhờ
khất thực, xiêm y được làm từ miếng giẻ rách vứt đi – hãy cố
gắng chịu đựng những điều cơ cực này, nơi kiếp sau sẽ được
thoát khỏi vấn vương lậu hoặc.
[Sundari với thầy dạy]
330. Kính thưa Trưởng lão Ni, con đã học tu tập, thiên nhãn nay
được thanh tịnh, con biết rõ đời tiền kiếp, nơi con sống trước kia.
331. Dựa vào chính Trưởng lão, ôi bạn hiền khôn kể, vẻ kiều
diễm chúng Tăng Ni. Con chứng đắc tam minh, con đã thực hiện
lời Phật dạy.
332. Hỡi nữ nhân yêu quí, con muốn đến thành Savatthi, xin cho
phép con được đến thành Savatthi đó để con rống tiếng rống sư
tử, trước Đức Phật đại thù thắng của con.
279
[Sundari tự nhủ]
333. Ôi Sundari hỡi, hãy nhìn ngắm Đạo Sư, nước da nâu vàng
đồng, như vàng rồng sáng chói, vị đã điều phục được kẻ chưa
được điều phục, Ôi Bậc Chánh Đẳng Chánh Giác, chẳng sợ hãi
điều gì.
334. Đang đi đến gặp ngài, ngài nhìn thấy Sundari! Hoàn toàn đã
giải thoát khỏi tham dục không hệ lụy. Không sanh y nào nữa, lại
thoát mọi tham dục, không ràng buộc lâu nay, vô tỳ vết nhiệm vụ
nàng đã thực hiện.
[Sundari cùng Đức Phật] 
335. Ra khỏi thành Baranasi và đến trước ngài Thiện Thệ con là
Sundari đồ đệ ngài xin đảnh lễ phủ phục dưới chân ngài, ôi Bậc
Đại Hùng.
336. Ngài là bậc Giác Ngộ. Con là con gái ngài, ôi bậc bà la
môn, từ miệng ngài con sanh ra, thực sự là con ngài, mọi nhiệm
vụ đã hoàn thành con không còn lậu hoặc.
[ Đức Phật]
337. Hỡi hiền nữ ta chào mừng con, ta hoan hỷ đón chào, vì như
vậy nàng tự đến đảnh lễ chân Đạo sư, thoát khỏi mọi tham dục,
không còn bị trói buộc, mọi nhiệm vụ đã hoàn thành con không
còn lậu hoặc.
312. Ở đây, người đã ra đi (qua đời) (petani) có nghĩa là: người
đã chết. Chàng nói với nàng bằng từ là người phụ nữ. Từ các con
trai (puttani) được đề cập tới bằng cách thay thế giống, đó là ý
nghĩa. Và chỉ có một đứa con trai của nàng đã chết, nhưng vị Bà
la môn nghĩ rằng nàng đã đi khắp nơi trong một thời gian dài đau
buồn vì sầu khổ, khiến ngài có cảm tưởng các con trai của nàng
đã chết hết, (chính vì thế) ngài nói ở số nhiều và như hôm nay, khi
nàng đã khiến cho bảy đứa con bị thần chết ăn thịt  lại được nhắc
lại trong đoạn kệ tiếp theo Bị ăn thịt. Thái quá (ativa) có nghĩa là:
quá đáng (ativiya), to lớn. Ngươi than khóc có nghĩa là: trước đó
ngươi đã than vãn khóc lóc thảm thiết. Đây chính là mối tương
quan. Ở đây trong bối cảnh này ý nghĩa xem ra rất cô đọng; [toàn
bộ ý nghĩa ở đây là]: Hỡi nữ nhân Vasetthi, trước lúc các con trai
của ngươi qua đời, việc than vãn khóc lóc thảm thiết thái quá, sầu
khổ do đau đớn, nhà ngươi đã đi lang thang khắp làng mạc đến
tỉnh thành thậm chí đến tận thủ đô.có nghĩa là: đây là một từ dùng
280
để phỉ báng được dùng theo cách dân gian. Vì trong lời nói dân
gian bất kể người con trai của một phụ nữ chết khi sanh ra, khi
thấy lỗi về phía người mẹ, họ gọi người mẹ là “kẻ ăn thịt con trẻ”,
v.v… . . Những đứa con đã ra đi.
313. Ngày hôm nay, khi nhà ngươi (sajji) có nghĩa là: hôm nay,
[khi mà] chính nhà ngươi giờ đây chính nhà ngươi (sa tva?
etarihi). Đó là ý nghĩa. Hay lại có cách giải
thích sajja (=sa+ajja). “Ngày hôm nay[khi] nhà ngươi”. Tại
sao có nghĩa là: vì lý do gì.
314. Do bị ăn thịt gây ra (khaditani) có nghĩa là: vị Trưởng lão Ni
nói sử dụng cùng một từ quanh co. Hay, nhà ngươi đã
ăn (khaditani) được nói ra có liên quan đến sanh ra như một con
cọp hay con báo hay con mèo, v.v… [trong quá khứ] Trong quá
khứ có nghĩa là: cách phân chia thành thời gian quá khứ, v.v…
(atita-kotthase), nơi kiếp trước (atikkanta-bhavesu). Của ta và
của ngươi (mama tuyhađ ca) có nghĩa là: của ta và của ngài
(maya ca taya ca).
315. Ta đã không than vãn có nghĩa là: ta cũng không thất
vọng; ta không rơi vào tình trạng thất vọng. Đó chính là ý
nghĩa.
316. Thật sự đáng kinh ngạc có nghĩa là: quả thật là tuyệt vời. Vì
cái gì gây kinh ngạc đã không diễn ra trước đó. Điều đó ta gọi là
kinh ngạc. Như vậy có nghĩa là: như thể là. Ta không sầu khổ
hay than vãn, cũng chẳng sầu khổ [trong đoạn kệ 315] chính là
một cách thốt ra lời tuyên bố về sầu khổ không còn hiện hữu,
v.v… Ngươi biết rõ giáo pháp của ai nào? Có nghĩa là: ngài hỏi
về vị Đạo Sư và giáo Pháp của ngài, nói rằng, “Nhưng không thể
nắm được giáo pháp như thế, chính vì thế nhà ngươi biết rõ giáo
pháp của vị đạo sư nào, ấy vậy ngươi lại tuyên bố điều này điều
nọ?”
318. Kinh bất sanh y có nghĩa là: không đau khổ. Ta biết pháp vi
diệu có nghĩa là: sau khi đã thấu triệt được giáo pháp về Tứ diệu
đế. Ta đã quét sạch đi có nghĩa là: ta đã loại bỏ, ta đã từ bỏ.
320. Giải thoát hoàn toàn có nghĩa là: hoàn toàn giải thoát khỏi
mọi lậu hoặc và toàn bộ hữu sanh, mọi ràng buộc. [ngài]…người
đó (svassa= so+ assa) có nghĩa là: chính vì thế (ngài) đức Phật
hoàn toàn và toàn hảo đã dạy ngài (assa), vị Bà la môn.
281
322. Ở đó có nghĩa là: trong việc diễn giải giáo Pháp tứ diệu đế
đó.
323. Lấy lại (niyyadayahi) chiếc xe này (’ma?) có nghĩa là: hãy
lấy lại (niyyadehi) chiếc xe này về cho nữ nhân Bà la môn.
324. Và một ngàn đồng tiền vàng có nghĩa là: và lấy lại một ngàn
đồng tiền vàng được dùng làm chi phí trên đường trở về. Đó
chính là mối tương quan.
325. Ngựa và xe có nghĩa là: một chiếc xe được đóng ngựa đàng
hoàng. Một tô đầy vật thực có nghĩa là: một của thí hân hoan.
326. Khi bố thí hoan hỷ, bà vợ vị Bà la môn thực hiện như vậy,
người đánh xe lên tiếng nói lên đoạn kệ, “Cầu mong phu nhân
nhận lấy những thứ đó,”lại thốt lên đoạn kệ, và sau khi đến gặp vị
Đạo Sư, rồi cũng xuất gia.
327. Khi người đánh xe xuất gia, phu nhân vị Bà la môn nói với
con gái Sundari, và thôi thúc con gái ở lại gia đình bà thốt lên
đoạn kệ bắt đầu bằng [Từ bỏ] nào là voi, bò và ngựa. Ở
đây, voi (hatthi) có nghĩa là: cỗ voi trong nhà (hatthino). Bò và
ngựa có nghĩa là: cả bò (gavo ca) và ngựa (assa ca). Châu báu và
vàng vòng (ma?i-Kundalađ ca) có nghĩa là: cả châu báu và vàng
vòng (Kundalani ca). Loại bỏ tài sản gia đình giàu có này có
nghĩa là: cha con đã xuất gia bỏ lại những của cải này đã được
nêu lên gồm có voi, v.v… không kể tới ruộng đất, của cải, vàng
bạc và những vật dụng bằng vàng, tài sản gia đình giàu có và dồi
dào, những của cải trong gia đình và những gì còn lại với toàn bộ
tôi tớ trai gái. Hãy thọ hưởng (bhuđja) sự giàu có này
(bhogani), này hỡi Sundari có nghĩa là: hỡi Sundari, hãy thọ
hưởng (bhuđjassu) những của cải (bhoge) này. Con chính là
người thừa kế (dayadika) trong gia đình có nghĩa là: quả
thật con xứng được hưởng gia tài (dayajjaraha) trong gia đình
này có nghĩa là: quả thật con xứng đáng với gia sản để
(dayajjaraha) lại trong gia đình này.
328. Nghe điều này, Sundari tiết lộ ý định của chính cô là từ bỏ
và nói lên [đoạn kệ khác] bắt đầu với [Từ bỏ] nào là voi, bò và
ngựa.
329. Đoạn người mẹ động viên nàng thực hiện từ bỏ rồi thốt lên
đoạn kệ gồm ba dòng bắt đầu với [Cầu mong cho ý định con tìm
kiếm đó phát triển. Ở đây, [ý định] con tìm kiếm đó hỡi Sundari có
nghĩa là: con tìm kiếm, con mong muốn, giờ đây, hỡi Sundari. Ý
282
định xuất gia của con, ước muốn được xuất gia, cầu mong sao ý
định đó được thực hiện, được thành tựu, không gặp trở ngại
nào. Những phần của bố thí dư thừa có nghĩa là: phần của bố thí
còn lại đã nhận được khi đi từ nhà nọ sang nhà kia. Những thứ
lượm lặt được có nghĩa là: điều này ám chỉ việc đi từ nhà này sang
nhà khác nhằm mục đích đó và [cũng ám chỉ đến]địa điểm. Những
thứ đó có nghĩa là: những của bố thí dư thừa, v.v… đang chịu
đựng (abhisambhonti) có nghĩa là: chịu đựng, đang hoàn tất nhờ
sức mạnh đôi chân không biết mỏi mệt.
330. Đoạn đồng ý với mẹ, Sundari nói rằng, “Thưa mẹ, thật tuyệt
vời.” Nàng xuất gia và đi tới nơi cư trú của chư vị Tỳ khưu Ni,
nàng an trú tam minh ngay khi đang là một học giới. Nàng nói
với Trưởng lão của mình mà rằng, “Con sẽ đến gặp Đức Phật,” và
nàng tới thành Savatthi cùng với một nhóm chư vị Tỳ khưu Ni.
Chính vì thế nàng nói, “Hỡi nữ nhân thánh thiện, [thiên nhãn của
ta đã được thanh tịnh tuyệt vời ngay khi ta mới chỉ là một học
giới, v.v… Ở đây, cho ta (me) khi vẫn còn là một học giới có
nghĩa là: đối với ta (maya), khi còn là một học giới. Hỡi nữ nhân
thánh thiệncó nghĩa là: nàng nói đến Trưởng lão của mình.
331. Nương nhờ nơi ngài, ôi Bậc Thiện Thệ, người
đẹp (sobhane) trong Tăng đoàn Trưởng lão Ni có nghĩa là: cậy
nhờ nơi ngài, ôi nữ nhân thánh thiện vì ngài là người cao niên
nhất trong Tăng đoàn chư vị Tỳ khưu Ni (bhikkhuni-sa?ghe
vuddhatara-bhavena) và gắn bó chặt chẽ với giới đức tích lũy
được, người cao tuổi nhất trong Tăng đoàn (sa?gha-theri), người
đẹp nhất [trong tăng đoàn do chứng đắc vẻ đẹp (sobhanehi) phẩm
hạnh giới đức, v.v…đấng đáng thương đáng kính, người bạn
hiền, ta đã chứng tam minh, ta đã thực hiện lời Phật dạy.
332. Ta mong ước (icche) có nghĩa là: con ước mong (icchami).
Đi tới thành Savatthi (Savatthi gantave) có nghĩa là: đi tới thành
Savatthi. Nàng nói ta sẽ rống lên tiếng rống sư tử liên quan đến
việc công bố tuệ giác toàn hảo nàng đã chứng đắc.
333. Đoạn đến đúng thời gian qui định, Sundari đã đi đến thành
Savatthi, vào thiền viện và gặp Đức Phật đang ngồi trên “Tọa
sàng kinh” Tận hưởng hoan hỷ to lớn và niềm sung sướng trong
lòng, nàng tự nhủ nói rằng, “Kìa hỡi Sundari, hãy ngắm nhìn vị
Đạo sư, tỏa sáng sắc da màu vàng ròng, có màu vàng ròng. Với
làn da tỏa sáng vàng ròng có nghĩa là: nước da của ngài trông tựa
283
vàng ròng. Và ở đây, nàng cho là Đức Thế Tôn có làn da vàng
ròng vì ngài tỏa màu vàng. Và rồi, để chỉ ra nước da ngài giống
như chiếc gương đánh bóng được xức với thứ sonđỏ, nàng cho
biết da ngài có màu vàng tuyệt hảo.
334. Hãy ngắm nhìn Sundari đang tiến lại có nghĩa là: hãy nhìn
ngắm ta, có tên là Sundari, đang tiến lại, Ôi Đức Thế Tôn, với
những gìø được hoàn toàn giải thoát, v.v…giải thích kiến thức
toàn hảo của Ngài, nàng thốt lên những lời đó do toàn thân tràn
ngập một niềm vui to lớn.
335 - 336. Thoát khỏi nghi kỵ. “Nhưng nàng từ đâu đến đây? Và
nàng đang đi về đâu? và nàng Sundari thuộc hạng người
nào? Nàng nói lên đoạn kệ bắt đầu với [Khởi xuất khỏi] thành
Baranasi. Ở đây, người ta cho rằng đồ đệ của ngài muốn làm rõ
hơn ý nghĩa, và nàng đã thốt lên đoạn kệ bắt đầu với Ngài là Bậc
Giác Ngộ. Ý nghĩa điều này là: nơi Tam giới cả cõi chúng sanh
lẫn chư thiên, chỉ có ngài là Bậc Giác Ngộ Toàn Tri. Ngài là Đạo
Sư của con, quả thật là chính đáng, chánh kiến phù hợp với chân
đế tuyệt đối về cõi đời này và cõi đời sau. Và ta là nữ bà la môn
đã triệt phá hết mọi lậu hoặc. Ôi Đức Thế Tôn vì con thuộc hạng
người sanh ra do nổ lực ở giữa, Là đứa con tinh thần của ngài
sanh ra. Thông qua lời tuyên bố liên quan đến giáo Pháp và lời
giảng dạy từ miệng người thoát ra, tư tưởng được phát sanh ra từ
chánh đạo. Từ miệng ngài ta được sanh ra. Vì điều ta bó buộc
phải hiểu đã kết thúc. Nhiệm vụ ta đã được thực hiện. Thực chất
là ta đã triệt phá hết toàn bộ lậu hoặc có nghĩa là ta trở thành vô
tỳ vết (anasava).
337. Đoạn vị Đạo Sư, hoan hỷ khi nàng tới, thốt lên đoạn kệ bắt
đầu với Đoạn ta mừng con đã đến đây. Ý nghĩa điều này là: con
đã am hiểu thích đáng giáo Pháp ta đã truyền dạy. Hỡi nữ nhân
phạm hạnh, Sundari, việc con tới đây, việc con xuất hiện trước
mặt ta thật đáng hoan nghênh. Ở đây, đây là điều hoàn toàn xứng
đáng. Không có gì phải chê trách cả. Tại sao vậy? Chính vì lý do
đó con được điều thuần xuất hiện; Hỡi Sundari, chính vì thế nhà
ngươi đã kiềm chế bằng chánh đạo tột đỉnh, được thuần hóa, và
từ lúc đó nàng tiến lại, loại bỏ hết mọi tham vọng bằng bất kỳ
cách nào, được thoát khỏi mọi ràng buộc và mọi ách phược đã
được triệt phá đến tận gốc rễ, nhiệm vụ đã hoàn tất, vô tỳ vết,
nàng đảnh lễ tận chân Đức Phật. Chính vì thế ta hân hoan chào
284
đón ngươi, ngươi thật xứng được chào đón như vậy. Đây chính là
mối tương quan.
Đến đây kết thúc chú giải các đoạn kệ của Trưởng lão Ni Sundari.
5. CHÚ GIẢI ĐOẠN KỆ CỦA TRƯỞNG LÃO NI SUBHA
CON GÁI KỆ KIM HOÀN
Các đoạn kệ bắt đầu với Ta vẫn còn trẻ là của Trưởng lão Ni
Subha con gái yêu của người thợ kim hoàn. Nàng đã thực hiện
nhiều phước nghiệp dưới thời chư vị Phật tiền kiếp và tích lũy
được nhiều hạnh thiện nơi nhiều kiếp làm căn giải thoát. Nàng đặt
nền móng nơi các hạnh thiện đó, tích lũy được nhiều hạnh thiện
cần thiết để được giải thoát, nàng chỉ tái sanh nơi cõi hạnh phúc
và chứng tuệ giác cao cả.
Dưới thời Đức Phật hiện tại, nàng sanh ra làm con gái một thợï
kim hoàn trong thành Rajagaha. Do có được sắc đẹp kiều diễm,
nàng được gọi là Subha (“kiều diễm”). Đến tuổi trưởng thành, khi
Đức Phật vào thành Rajagaha, nàng chứng niềm tin nơi Đức Phật.
Một ngày kia, nàng đi đến gặp vị Thiện Thệ, đảnh lễ ngài và ngồi
sang một bên. Nhìn thấy nàng duyên lành đến độ chín muồi Đức
Phật diễn giải giáo Pháp tứ diệu đế cho nàng phù hợp với hiện
trạng tâm của nàng. Ngay sau đó nàng an trú nơi thánh quả Nhập
Lưu được trang điểm với cả ngàn phương pháp khác nhau.
Sau đó nàng từ bỏ cuộc sống gia đình và xuất gia trước sự chứng
kiến của Trưởng lão Ni Maha-Pajapati-Gotami. Cộng với hỗ trợ
nhiều phẩm hạnh giới đức nơi một Tỳ khưu Ni. Nàng đã siêng
năng chăm chỉ tu luyện tâm để chứng thánh đạo cao hơn. Những
người họ hàng thân thuộc thỉnh thoảng đến gặp nàng, dụ dỗ nàng
với những tham dục, chỉ cho thấy tài sản to lớn và thịnh vượng
phát đạt nhằm khuyên nàng quay trở lại cuộc sống phàm tục. Một
ngày kia, nàng giải thích mối nguy hiểm cuộc sống trần tục có thể
đem lại và những tham dục trong đó cho những họ hàng đến gặp
nàng, bằng cách diễn giải giáo Pháp thông qua hai mươi đoạn kệ
bắt đầu với Khi ta còn trẻ tuổi. Giải thoát họ khỏi những tham
dục, nàng bảo họ trở về nhà, nàng tịnh tín tu luyện thiền quán.
Trong lúc thanh tịnh căn, nàng chứng thánh quả A-la-hán cùng
với Tứ vô ngại giải, sau khi chứng đắc thánh quả A-la-hán, nàng
thốt lên những đoạn kệ này:
[Subha con gái kệï Kim Hoàn]
285
      338. Trước kia khi ta còn trẻ, ta mặc xiêm y sạch sẽ, ta lắng
nghe giáo pháp. Do chuyên cần, ta chứng tri Tứ thánh đế.
339. Đoạn đối với mọi dục vọng ta không còn tham muốn gì lớn
lao. Nhận ra nỗi sợ hãi thân kiến ta chỉ mong viễn ly cõi trần tục.
340. Ta từ bỏ bà con thân thuộc, bỏ cả lao công lẫn nô tỳ, đồng
áng màu mỡ và làng mạc đông vui. Cùng với của cải to lớn thoải
mái ta xuất gia.
341. Kể từ khi ta từ bỏ cõi trần theo niềm tin như vậy và khi nghe
diễn giải giáo pháp, thật thích hợp với ta để sống. Một lần nữa ta
gác bỏ sang một bên vàng bạc và tài sản một thời ta đã sở hữu vì
ta chỉ ước được sống đời vô gia cư.
 342. Chẳng vàng bạc nào dẫn ta đến Giác Ngộ và tâm an tịnh
đâu. Những thứ đó không xứng với chư vị Sa-môn. Đó chẳng phải
tài sản của những bậc thánh.
343. Chính vàng hay bạc này tạo tham ái say đắm, khiến con
người mê muội phiền não lại gia tăng, làm bụi trần chất đống,
tạo nhiều phiền toái. Đây chẳng phải trường cửu.
344. Nhiều người say đắm sống phóng dật khiến tâm nhiễm ô uế.
Chống đối thù địch lẫn nhau khiến cãi vã đánh nhau nổi lên.
345. Rồi giết chóc, trói buộc cùng tra tấn. Mất mát sầu khổ rồi
than vãn. ôi bất hạnh những kẻ đó phải chịu nếu rơi vào cảnh
tham khoái sắc dục.
346. Tại sao người thân thuộc ta nay trở nên kẻ thù hung hãn lại
xúi giục ta thọ hưởng tham dục? Ngươi dư biết ta đã xuất gia,
nhận ra nỗi sợ tham sắc dục đem lại.
347. Vàng bạc chẳng làm giảm vết nhơ ô uế. Tiền tài bạc vàng.
Tham sắc dục toàn là kẻ thù, kẻ sát nhân, kẻ thù nghịch trói buộc
ta với những thứ ách phược đó.
348. Tại sao người thân thuộc ta nay là kẻ thù hung hãn lại xúi
giục ta thọ hưởng tham sắc dục? Ngươi dư biết ta đã xuất gia,
nhận ra nỗi sợ tham sắc dục đem lại.
349. Những thứ dư thừa được bố thí làm vật thực và giẻ rách vứt
bỏ nơi sọt rác làm xiêm y. Quả thực đây là điều phù hợp với ta,
làm điều thiết yếu để sống vô gia cư.
350. Đại Hiền Trí đã từ bỏ thói tham dục, kể cả những vị chư
thiên lẫn phàm tục. Họ từ bỏ dứt khoát để chiếm lấy vị trí trú xứ
an toàn. Để tới được hạnh phúc toàn hảo và vững bền.
286
351. Cầu mong sao ta không tái ngộ tham sắc dục chẳng tìm nơi
độ trì an toàn. Tham sắc dục chỉ là thù địch, kẻ sát nhân gieo lửa
và đau khổ.
352.   Tham lam gây trở ngại rồi sợ hãi kinh hoàng, nhiều phiền
toái, đầy chông gai thử thách; lại khó chịu chỉ để tạo điều ngu
xuẩn.
353.   Tham sắc dục giống trận chiến hãi hùng, tựa đầu rắn độc
dụ dỗ kẻ ngu thúc dục kẻ mù lòa phàm phu.
354.    Đối với những kẻ gắn bó với bùn lầy tham sắc dục, trên
đời này có nhiều kẻ ngu si. Họ đâu biết mục đích sanh diệt.
355.   Chỉ vì tham sắc dục lắm kẻ hăng hái gia nhập tà đạo có
muôn vàn sắc thái dẫn đến cảnh khổ và đem đến bệnh hoạn cho
bản thân.
356.    Như vậy, tham sắc dục là thù địch tạo ra thiêu đốt, lây
nhiễm dục trên cõi đời này, trói buộc ta bằng ách phược tử thần.
357.   Tham sắc dục khiến tâm ra điên loạn, lường gạt loạn ngôn,
gây kích động tâm linh. Tựa lưới rộng Ma Vương giăng rộng, làm
ô uế chúng sanh rộng khắp.
358.   Tham sắc dục tạo hiểm nguy bất tận, tạo vô vàn đau khổ
cho chúng sanh, gây độc lớn ít ngọt ngào tạo tham vọng khiến
héo tàn hạnh giới đức.
359.    Vì tham sắc dục tạo cho ta biết bao nỗi bất hạnh, ta sẽ
chẳng một lần quay trở lại làm chi. Ta luôn muốn vui hưởng niết
bàn.
360.   Ứơc cảnh tâm được mát lạnh, gắng đoạn diệt kiết sử dục,
ta nguyện chuyên cần triệt phá hết cảnh trói buộc.
361.   Ta nguyện theo chánh đạo đoạn phiền não, vô tỳ vết, an vui
chính trực là chánh đạo dạy tám cách do các bậc đại trí đã trải
qua.
[ Đức Phật]
362.    Xem kìa, hỡi Subha kiều diễm, con gái thợï kim hoàn đang
đứng vững nơi giáo pháp chính trực, chứng quả vô tham dục,
nàng hành thiền ngay dưới gốc cây kia.
363.   Hôm nay, ngày thứ tám kể từ lúc nàng xuất gia theo giáo
pháp, được niềm tin lại kiều diễm do giáo pháp đem lại, đạt tam
minh, bỏ lại diệt ở phía sau, đó là được Đức Phật Uppalavanna
dạy dỗ.
287
364.   Con người này chỉ là nô tỳ được giải thoát. Thoát nợ đời
trở thành Tỳ khưu Ni với căn tu tịnh thoát khỏi mọi trói buộc, chu
tất nhiệm vụ với tâm vô tỳ vết.
[Tạng kiết tập thêm vào]
365.   Sakka, lãnh chúa chư thiên, do thần thông lực siêu thế thôi
thúc, đến gặp nàng và kính lễ Subha đó, là con gái người thợ kim
hoàn.
338. Ở đây, khi ta còn trẻ (daharaha?), ta mặc áo tinh
sạch (suddha-vasana), trước khi (pure) ta lắng nghe
(assuni?) giáo Pháp có nghĩa là: Vì ta còn trẻ tuổi (aha?dahara)
trước kia (pubbe). Ta vẫn còn trẻ tuổi (taru?i), với xiêm y sạch sẽ,
ta mặc quần áo sạch sẽ (suddha-vattha-nivattha) và ta trang điểm
đầy đủ, khi ta lắng nghe giáo Pháp trước sự hiện diện của vị Đạo
sư. Chuyên cần chăm chỉ, ta (tassa me) am hiểu tứ diệu
đế (saccabhisamayo) có nghĩa là: Vì ta đã xem xét chiêm nghiệm
giáo Pháp khi ta (mayha?) lắng nghe, chuyên cần chăm chỉ do đã
an trú thiền niệm và đứng vững nơi phẩm hạnh thiện giới đức. Do
chuyên cần tu luyện tâm, nên ta hiểu được (abhisamayo) tứ diệu
đế. Đã xuất hiện thấu triệt giáo lý bắt đầu với, “đây là sầu khổ”
339. Đoạn ta chứng đắc (ajjhaga?) không tham muốn lớn đối với
mọi tham dục (sabba-kamesu) có nghĩa là: Đoạn, vì điều đó, sau
khi đã lắng nghe giáo Pháp từ miệng Đức Phật và do thấu hiểu Tứ
thánh đế, ta chứng (adhigacchi?) vô tham, chán ngấy cực kỳ nơi
toàn bộ tham dục (sabbesu pi kamesu). Nhận ra nhờ thiên nhãn
hiểu biết được nỗi khiếp sợ, tình trạng sợ hãi, nơi thân kiến nơi
ngũ uẩn chấp thủ. Ta trông chờ (pihaye) ta chờ đợi khao khát
(pihayami), Ta mong muốn ước ao (patthayami) được từ bỏ, để
xuất gia và cuối cùng là đạt đến tịch tịnh (níp bàn).
340. Nô tỳ và người hầu (dasa-kammarani) có nghĩa là: cả nô lệ
(dase) và kể hầu hạ (kammakare). Ta đề cập đến vấn đề này nhờ
cách thay thế giống. Ruộng vườn và làng mạc (gama-khettani) có
nghĩa là: cả làng mạc (game) và ruộng vườn trồng cây đơm bông
trổ trái và rau cỏ; hay, cánh đồng (khettani) thuộc về các làng
mạc (gama-pariyapannani). Giàu có có nghĩa là: phát triển. Thích
thú có nghĩa là: làm hài lòng (pamodite) có nghĩa là: phấn khởi
(pamudite). Mối liên quan ở đây là: có được số tài sản lớn. Tài
sản có nghĩa là: đồ đạc và tài sản (dhana?), của cải và tài sản như
288
châu báu, vàng bạc. [Tài sản] không nhỏ có nghĩa là: tài sản lớn.
Được từ bỏ hết, đó là ý nghĩa muốn đề cập tới.
341.Vì ta đã từ bỏ (nikkhamma)[không điều kiện] để đi theo đức
tin (saddhaya) theo cách này có nghĩa là: như đã nói tới trong
đoạn kệ trước đó bắt đầu với Ta từ bỏ cả nhóm bà con thân
thuộc. Ta từ bỏ cả nhóm bà con thân thuộc rất đông và một số tài
sản rất lớn để đi theo đức tin. Sau khi tin tưởng ở điều cần phải
tin tưởng như kết quả nơi từng hành vi và Tam Bảo. Ta từ bỏ gia
đình và đi theo giáo pháp đích thực đã khéo được kinh; giới luật
bậc thánh do chính vị Đạo sư thuyết giảng, và vị Độc Giác Phật
hoàn toàn hảo. Nhưng sau khi xuất gia theo cách đó, rất có thể
không thích hợp đối với ta để quay trở lại với tham dục đã được
loại bỏ như vậy. Vì ta ước ao (patthaye) theo đuổi hiện trạng hư
không có nghĩa là: ta chỉ ước muốn (patthayami) chứng hiện trạng
hư không, hiện trạng không sở hữu tài sản. Một khi ta loại sang
một bên vàng bạc, để nhận chúng trở lại có nghĩa là: bất kỳ điều
gì cá nhân đã loại bỏ như vàng bạc hay bất kỳ hình thức tài sản
nào, nếu người đó lại muốn lấy lại, thì làm sao người đó có thể
ngẩng cao đầu trước những vị khôn ngoan được?
342. Vì chẳng phải vàng bạc [có thể dẫn đến] giác ngộ hay an
tịnh được, những thứ đó cũng không dẫn tới thông hiểu chánh đạo
hay tịch tịnh (niết bàn). Đó là ý nghĩa muốn nói tới ở đây. Điều
này quả không thích hợp đối với chư vị Sa-môn có nghĩa là: việc
thu lượm của cải tài sản như vàng bạc hay sở hữu chúng lại không
thích hợp đối với chư vị ẩn sĩ là con cái dòng họ Thích Ca. Đây
không phải sự giàu có hay của cải của chư vị ẩn sĩ có nghĩa
là: tài sản và tiền của này đã được khẳng định ở trên không phải
là giàu có (dhana?) bao gồm những đặc tính của chư vị thánh
nhân (ariya-dhamma-maya?) như giàu có niềm tin,
v.v… (saddhadi-dhana?). Đó là vì những thứ đó không đem lại sự
thánh thiện giới đức (ariya-bhavavahato). Chính vì thế nàng thốt
lên những đoạn kệ bắt đầu như sau: Đây loài người lắm tham.
343. Ở đây, loài người lắm tham lam (lobhana?) có nghĩa là: tạo
ra thèm khát, si mê (libh’-uppadana?). Tính chất gây
nghiện (madana?) có nghĩa là: tạo ra nghiện
ngập (madavaha?). Ngu si (mohanam) có nghĩa là: tạo ra sân si
(sammoha-janana?). Gia tăng thêm lậu hoặc có nghĩa là: tạo ra
những lậu hoặc đam mê, v.v… Bất kỳ ai cố nắm lấy sẽ tiếp tục
289
nghi ngờ (asankaya)ngay sau đó nghi ngờ sẽ xuất hiện (asank’-
avaha-tta) như vậy đây chính là con người đầy nghi kỵ. Chính vì
lý do đó nó tạo ra nghi ngờ từ điều này điều nọ cho những ai có
tính tình giống như vậy. Đây chính là ý nghĩa. [Gây ra] nhiều
phiền toái (bahu-ayasa?) có nghĩa là: gây ra tình trang ngột ngạt
kiệt quệ vì cần thiết ta phải bảo vệ chính những người thân của
chúng ta, v.v… đây chẳng có gì trường cửu (dhuva? ?hiti) có
nghĩa là: không ổn định ( ?hiti-bhavo) hay trường cửu vĩnh viễn
(dhuva—bhavo) nơi sự giàu sang đó, chỉ toàn tạo ra giao động và
không ổn định. Đó là ý nghĩa.
344. Mê đắm và bất cẩn như vậy (ettha) có nghĩa là: say đắm sự
giàu sang này (etasmi?), bất cẩn do thiếu thiền niệm liên quan
đến mười đặc tính thiện. Con người với tâm ô nhiễm như thế, tâm
trí họ bị nhiễm độc do tham dục si mê đến thế, v.v…và rồi, trở
nên chống đối lẫn nhau (ađđa-m-ađđamhi), họ sẽ cãi cọ lẫn
nhau, ngay cả mẹ với con hay con với mẹ nữa. Như vậy họ gây
cản trở cho nhau. (ađđa-m-ađđa?); nhiều người cãi cọ gây gỗ.
Như Đức Thế Tôn đã nói: “và hơn thế nữa, hỡi chư vị Tỳ khưu,
lấy tham sắc dục làm nguyên nhân, với tham sắc dục là nguồn
gốc, kết quả do tham sắc dục đó… mẹ gây gỗ cãi cọ với con, con
cũng gây gỗ cãi cọ với mẹ mình.v.v…
345. Tên đồ tể có nghĩa là: chết. Những gông cùm trói
buộc (bandho) có nghĩa là: bị trói buộc vào gông cùm bằng gỗ,
v.v…(addu – bandhanadi - bandhana?). Tra tấn (parikleso) có
nghĩa là: rơi vào cuộc tra tấn như bị chặt tay (hatta-cchedadi-
parikilesapatti). Mất mát có nghĩa là: cả mất mát về tài
sản (dhana-jani) cũng như mất người đồng liêu (parivara-jani).
Sầu khổ và than vãn (soka-pariddavo) có nghĩa là: cả sầu khổ
(soko) lẫn than vãn (paridevo). Rất (bahu?) nỗi bất hạnh nhãn
tiền có nghĩa là: nhiều loại bất hạnh (bahu-vidha?), thiếu may
mắn. Sầu khổ và thất vọng ngay ở cõi đời này cũng như ở cõi đời
sau nữa. Những gì được liệt kê ở trên như: bị đánh đòn và trói
buộc v.v…và cả những gì không được đề cập đến.
346. Tại sao (ki?), những người họ hàng thân thuộc, giống như kẻ
thù, lại thôi thúc ta lao vào tham sắc dục? có nghĩa là: tại sao, vì
lý do gì (kena kara?ena), những nguời là họ hàng thân thuộc của
ta, họ hàng (nataka), giống như kẻ thù, giống như những kẻ chỉ
muốn điều bất hạnh cho ta, lại thôi thúc ta, kích động ta
290
(niyojetha) là người đã lìa bỏ tham dục để lại hướng về điều đó?
Các ngươi biết (janatha) ta đã xuất gia, nhận ra nỗi sợ hãi
(ajanatha) nơi tham dục (kamesu) có nghĩa là: ngươi dư biết
(ajanatha) ta đã xuất gia, do nhận ra nỗi lo sợ
(bhayato passanti?) nơi tham dục (kame). Chính xác các ngươi
chưa biết điều gì nào? Đây chính là ý nghĩa.
347. Những lậu hoặc (asava) không giảm bớt (na
parikkhiyanti) bằng vàng bạc và đồng tiền có nghĩa là: các lậu
hoặc tham dục, v.v…(kamasavadayo), chẳng bao giờ biến mất do
tiền bạc vàng vòng. Mà trái lại, đơn giản chúng gia tăng do những
thứ đó. Ở đây nàng nói: tham dục là kẻ thù (amitta), là những kẻ
sát nhân (vadhaka), là địch thủ (sapatta), trói buộc ta bằng dây
nhợ đủ thứ (salla-bandhana). Thật vậy, tham dục, thông qua tính
chất gây hại là do thiếu tình bằng hữu (mettiya abhavena) khiến
ta trở thành kẻ thù đó là nhân duyên đem lại sự chết và trạng thái
giống như kẻ sát nhân đang giơ cao chiếc kiếm (ukkhittasika-
vadhaka-sadisa-tta), chúng trở thành kẻ sát nhân theo bước chân
chúng ta. Thông qua tính chất giống như kẻ thù, họ liên tục thực
hiện những hành vi thù địch (veranubandha-sapatta-sadisa-
tta) dẫn đến bất hạnh, dẫn đến thù địch, bằng cách trói buộc ta
bằng sợi dây đam mê (sallana? bandhanato) v.v…chúng lại trói
buộc chúng ta bằng những sợi dây trói buộc đó.
348. Với đầu cạo trọc có nghĩa là: cạo sạch tóc trên đầu ta. Sau
khi thu lượm đây đó những miếng vải vụn và [may thành chiếc áo
khoác] qua việc che mình trong chiếc y đó chính là chiếc y khoác
ngoài, nàng che thân mình trong chiếc y khoác ngoài
349. Những đồ ăn thức uống còn sót lại có nghĩa là: những đồ sót
lại nhận được khi đứng ngoài cửa nhà từng ngôi nhà còn mở rộng
cửa. Những đồ tích lũy (uđcho) có nghĩa là: việc thu gom (uđcha-
cariya) nhằm mục đích đó. Những đồ thiết yếu cơ bản dành cho
người sống đời vô gia cư (anagarupanissayo) có nghĩa là: những
đồ nhu thiết yếu để sống là điều cơ bản là vì những người sống
cảnh vô gia cư (anagarana?) phải dựa trên đó (upagantva) mà
sống, những người đã xuất gia, những người đã xuất gia sống dựa
trên những thứ đó.
350. Bị loại bỏ có nghĩa là: bị quẳng đi. Vị Hiền triết có nghĩa
là: chư vịđại hiền trínhư chư vị Giác Ngộ (Phật). Nơi chỗ an toàn
bảo đảm có nghĩa là: nơi tịch tịnh, một nơi chẳng còn bị đàn
291
áp bằng những gông cùm tham dục, v.v… có nghĩa là: họ là
những vị đại hiền trí, là những người thôâng thái
(mahesayo). Hạnh phúc không gì lay chuyển nổi có nghĩa là: họ
chứng đắc hạnh phúc tịch tịnh hay niết bàn (nibbana-sukha?). Vì
chư vị đại hiền trí như vị Giác Ngộ (Phật) đã loại bỏ tham dục, họ
đã tới được hạnh phúc tịch tịnh hay niết bàn. Vì thế cho nên, khi
ước ao tịch tịnh (níp bàn) ta phải loại bỏ tham dục.
351. Cầu xin ta không phải gặp lại (samgacchi?) tham dục nữa có
nghĩa là: Ước mong ta không bao giờ phải gặp lại tham dục
nữa. Nếu có ai hỏi tại sao nàng cho biết nàng không tìm ra chốn
quy y (nơi nương tựa) nơi những tham dục đó, [có nghĩa
là:] Tham dục không thể bảo vệ ta khỏi bất hạnh, ngay cả chỉ một
tham dục mà thôi. Nếu ta chiêm nghiệm kỹ càng: Tham
dục giống như một đám lửa vô cùng nóng sẽ thiêu rụi hết mọi sự.
Chúng tạo ra đau khổ (dukha) hiểu theo nghĩa đau khổ sẽ phát
sanh nơi những tham dục đó.
352. Tham ái gây trở ngại vì bất kỳ tham dục ở đây cũng tạo ra
những nỗi bất hạnh to lớn không ai lường trước được. Tham dục
tạo ra rất nhiều phiền toái (sa-vighato) vì đó là nguyên nhân làm
cho tâm phải phiền muộn (citta-vighata-kara-tta). Tham dục tạo
ra đầy chông gai vì bản chất châm thọc xuyên thủng nơi tham
dục đó và tham dục lại rất khó chịu có nghĩa là: chính tham dục
là nguyên nhân khiến cho tham dục khác bùng phát. Quả thật dục
ái rất đối nghịch, là một nhân tố hủy hoại to lớn. Tham dục cũng
chính là nguyên nhân tạo ngu dốt do chúng chính là nhân tố khởi
sanh tính u mê đần độn vậy.
353. Một tai họa (tấn công) (upasaggo) đầy hãi hùng (bhima-
rupo) có nghĩa là: mang tính chất vô cùng hãi hùng (atibhi?
sanak-sabhavo)  là bởi vì tham dục gieo khốn khổ như: bất hạnh,
v.v…giống như một trận chiến chư vị chư thiên thực
hiện (devatupasaggo) Tham dục lại giống đầu rắn độc hiểu theo
nghĩa thật là khiếp sợ.
354. Người nào [gắn kết với] đám bùn lầy tham dục đó có nghĩa
là: những ao chấp thủ đống bùn lầy được gọi là tham dục.
355. Con đường dẫn tới cõi khổ có nghĩa là: con đường dẫn tới
những cõi hạ giới như: cõi địa ngục. Vì tham dục có nghĩa là: vì
hưởng thụ tham dục. Nhiều hình thức có nghĩa là: có nhiều loại
do tham dục bao gồm sát sanh,v.v…đem đến bệnh tật có nghĩa là:
292
tạo ra (avahanakam) đau khổ đủ thứ liên quan đến cõi đời này,
v.v…gọi là bệnh tật (roga-sa?khatassa) hiểu theo nghĩa gây tổn
thương, gây vết thương.
356. Theo cách thức đó có nghĩa là: kẻ thù, sát nhân, v.v…như đã
được đề cập đến ở trên. Tạo ra kẻ thù (amitta-janana). Thiêu
đốt có nghĩa là: thiêu rụi bằng lửa (santapa-naka, tapaniya). Đó là
ý nghĩa. Gây ô nhiễm có nghĩa là: tạo ra các lậu hoặc. Những
quyến rũ của cõi thế gian (loka-misa) có nghĩa là: trở thành
những quyến rũ (amisa-bhuta) trên cõi đời này (loke). Trói
buộc (bandhaniya) có nghĩa là: liên quan đến xiềng xích có thể
gia tăng thông qua những gông cùm đã trói buộc chúng ta
(bandha-bhutehi). Những xiềng xích tử thần (mara?a-bandhana)
có nghĩa là: gông cùm tử thần (mara?a-vibandhana) vì chúng trở
thành nguyên nhân gây tái sanh và nguyên nhân tạo cả hiện hữu
liên tục.
357. Làm cho điên cuồng (ummadana) có nghĩa là: làm nguyên
nhân tạo ra điên khùng do sầu khổ (sok’-ummada-kara) do ly biệt
khỏi các pháp tạo thay đổi, hay thông qua gia tăng tạo ra tính điên
cuồng ngày càng lớn hơn. (uparupari-madavaha). Lừa
đảo (ullapana) có nghĩa là: khiến cho ta nói nhiều, “Ôi hỡi, hạnh
phúc! ôi hạnh phúc!” Cũng có cách giải thích ullolana (“trông
chờ mong đợi điều gì đó.”) vì cám dỗ trên cõi đời này ngày càng
ve vãn, giống như (con chó) vẫy đuôi (ullolento) để nhận được
những thức ăn dư thừa; nhưng kết quả lại bị coi khinh và ruồng
bỏ. Đó là ý nghĩa ở đây. Khiến tâm giao động (citta-ppamathino)
có nghĩa là: mang đặc tính khiến tâm trở thành thác loạn (cittassa
pamathana-sila) ngay lúc này và trong tương lai do tạo ra cơn sốt
thiêu đốt liên tục, v.v… Cũng có một cách giải thích là citta-
ppamaddino (“thác loạn tâm linh”). Vì những ai giải thích như
vậy, ý nghĩa là: Giờ đây bất kỳ người nào cho rằng, “Thác loạn
tâm linh (citta–ppamadino)” nó tạo ra lười biếng tâm linh
(cittassa-pamadavaha) trong họ. Đối với các lậu hoặc có nghĩa là:
gây thiệt hại hay gây tra tấn vậy.
358. [Tham dục] tạo nguy hiểm vô tận có nghĩa là: đây chính là
tham muốn và cũng gây nghiện ngập khôn lường.” Chúng tạo ra
rất nhiều lỗi phạm và tạo nguy hiểm vô tận. Như được mô tả
trong bài kinh về một khối đau khổ. v.v….: “Ở đây, ngài phải
chịu sức lạnh; ngài phải chịu sức nóng.” v.v… Họ phải chịu khổ
293
nhiều (bahu-dukkha) có nghĩa là: họ phải chịu đau khổ liên tục
nơi từng trạng thái đau khổ v.v... Khối thuốc độc lớn (maha-visa)
có nghĩa là: vì chúng là kết quả của những điều tàn nhẫn và quá
quắt, không thể chịu nổi. Chúng tựa như liều thuộc độc cực mạnh
tạo ra hiệu quả thảm khốc, v.v…tạo ra rất ít sảng khoái ngọt
ngào (app’-assada) có nghĩa là: tạo ra sảng khoái ngọt ngào rất
hạn chế (paritt’-assada) giống như một giọt mật trên lưỡi dao
cạo. Chúng tạo tham vọng có nghĩa là: chúng gia tăng thêm tham
dục v,v…làm héo tàn những nhóm người giới đức có nghĩa là: tạo
phá hoại nơi những nhóm người không chê trách vào đâu được.
359. Ta có nghĩa là: ta. Như đã giải thích ở trên, nàng lắng nghe
giáo pháp trước sự hiện diện của Đức Phật, chứng đức tin, loại bỏ
tham dục rồi xuất gia và bền vững trên đường tu tập. Đó là ý
nghĩa muốn nói tới ở đây. Như vậy có nghĩa là: thuộc loại đã
được đề cập tới. [Ta] đã tạo ra: [Ta] đã tạo ra theo kiểu đó vì lý
do đã nói đến ở trên. Đó là ý nghĩa. Ta sẽ không quay trở lại
(nữa) có nghĩa là: ta sẽ không thưởng thức trở lại những tham
dục ta đã loại bỏ trước đây. Ta luôn muốn hưởng phước niết
bàn có nghĩa là: kể từ khi ta xuất gia, ta luôn muốn hưởng tịch
tịnh (niết bàn). Chính vì thế, ta sẽ không quay trở lại với những
tham dục nữa. Đó là ý nghĩa ở đây.
360. Ta đã đoạn tiệt kiết sử dục có nghĩa là: ta đã vượt qua được
nghiện ngập tham dục và sau khi đã chiến thắng qua chánh đạo ta
đã thực hiện hết những gì cần phải làm. Ước muốn mát lạnh, lắng
dịu có nghĩa là: ước mong (abhikankhanti) chứng thánh quả A-
la-hán được gọi là cõi mát mẻ vì chính nhờ tịch tịnh cơn sốt và
sầu khổ nơi toàn bộ những lậu hoặc. Khi mọi gông cùm bị triệt
phá hết có nghĩa là: sung sướng tột đỉnh nơi niết bàn đó chính là
phá hủy được toàn bộ gông cùm
361. Bằng con đường các đại hiền sĩ đã vượt qua có nghĩa là: qua
[theo] chánh đạo chư vị đại sĩ như chư vị Giác Ngộ (Phật) đã
vượt qua đại lũ nơi hiện hữu liên tiếp. Ta cũng đi theo chánh đạo
họ đã đi qua. Ta sẽ chứng tu luyện phẩm hạnh giới đức v.v…đó là
ý nghĩa.
362. An trú vững chắc nơi giáo pháp có nghĩa là: an trú [vững
chắc nơi giáo pháp thánh quả (ariya-phala-dhamme).Chánh pháp
không lay chuyển có nghĩa là: pháp thánh quả tột đỉnh được gọi là
bất biến vì trạo cử đã được an tịnh. Sau khi đã nhập có nghĩa là:
294
sau khi đã chứng đắc, sau khi đã đạt được thánh đạo, v.v… nàng
hành trì thiền định (jhayati) có nghĩa là: nàng chỉ hành trì thiền
định (upanijjhayati) nơi kết quả thiền an chỉ định (phala-jjhana?)
363. Hôm nay ngày thứ tám [kể từ ngày] nàng xuất
gia (pabbajita) có nghĩa là: Nàng đã xuất gia [và] hôm nay (ajja)
là ngày thứ tám kể từ ngày nàng trở thành người xuất gia (pabba-
jitato). Nàng xuất gia vào ngày thứ tám trong quá khứ trước thời
gian đó. Với lòng đầy tin tưởng (saddha) có nghĩa là: được thọ trì
đức tin (saddha) có nghĩa là: được thọ trì niềm tin (saddha-
sampanna). Sáng chói chân diệu pháp (saddhamma - sobhana) có
nghĩa là: kiều diễm (sobhana) thông qua chứng đắc chân diệu
pháp (sadhammadhigamena).
364. Một nô lệ được trả tự do có nghĩa là: một nô lệ được giải
thoát nhờ loại bỏ hết các lậu hoặc, giống như rơi vào cảnh nô
lệ. Chẳng còn cảnh nợ nần. Vì đã được giải thoát hết mọi khoản
nợ bắt đầu với ước vọng tham dục.
Người ta cho rằng ba đoạn kệ này do chính Đức Thế Tôn thốt lên
để tán thán nàng, chỉ ra rằng Trưởng lão Ni nói với Tỳ khưu Ni
sau khi nàng đã xuất gia và chứng thánh quả A-la-hán vào ngày
thứ tám và thọ trì thánh quả ngay dưới gốc cây kia.
Khi Sakka, chư thiên vương bằng thiên nhãn đã nhìn thấy sự kiện
này, và lên tiếng nói rằng, “Từ khi Đức Phật ca ngợi Trưởng lão
Ni thì chư thiên cũng phải kính trọng nàng.” và Sakka ngay tức
khắc đã đến gặp nàng cùng với chư vị chư thiên thuộc cõi Tam
Thập Tam. Họ kính lễ nàng rất trịnh trọng và tỏ lòng tôn kính với
hai tay giơ cao chụm lại và đứng [sang một bên]
365. Sakka, chư thiên vương bằng phép thần thông đã đến cùng
với một nhóm chư thiên, kính lễ Subha, con gái thợ kim hoàn.
Ở đây, sau khi đã đạt được tên gọi vua chúng sanh (bhuta-pati) –
và trở thành thiên chủ, (issaro) chư thiên vương, mọi thọ
sanh, nơi tam cõi hữu sanh, Sakka, chư thiên vương, thông qua
lực siêu thế của một chư thiên vương, đang tiến đến cùng với một
nhóm chư thiên, đã tôn kính và đảnh lễ với năm thể đầu địa, nàng
Subha đó, cũng chính là con gái người thợ kim hoàn.
Đến đây kết thúc chú giải các đoạn kệ của Trưởng lão Ni Subha,
con gái thợ kim hoàn.
Đến đây cũng kết thúc chú giải Tập Hai Mươi Kệ.
295
 1. CHÚ GIẢI ĐOẠN KỆ CỦA TRƯỞNG LÃO NI SUBHA
JIVAKAMBAVANIKA
Trong Tập Ba Mươi Kệ, các đoạn kệ bắt đầu với [Một tên ăn chơi
đểu cán đã chặn Tỳ khưu Ni Subha lại khi nàng đang tiến về khu
rừng xoài xinh đẹp Jivakamba làcủa Trưởng lão Ni Subha
Jivakambavanika. Nàng cũng đã thực hiện nhiều phước nghiệp
dưới thời chư vị Phật tiền kiếp và tích lũy được những hạnh
nghiệp làm căn giải thoát.
Tới thời điểm ấn định, đang lúc thọ trì hạnh nghiệp, nàng đã sửa
soạn và tăng cường sức mạnh nhắm tới giải thoát tương lai và đạt
tuệ giác chín muồi, nàng sanh ra dưới thời Đức Phật hiện tại,
trong một gia đình Bà la môn giàu có trong thành Rajagaha. Nàng
có tên là Subha. Người ta kể lại rằng tứ chi nàng có hình dáng vô
cùng kiều diễm. Chính vì thế tên Subha thật là thích hợp.
Nàng chứng niềm tin và trở thành tín nữ khi vị Đạo sư vào thành
Rajagaha.[1] Sau này nàng nhận ra nỗi nguy hiểm nơi những dục
lạc và một giao động mạnh mẽ nổi lên nơi nàng liên quan đến
kiếp người. Và thấy được an tịnh trong nếp sống viễn ly nàng đã
xuất gia trước sự chứng kiến của Trưởng lão Ni Maha-Pajapati
Gotami. Nàng đã dành tất cả thời gian để tu tập thiền quán và chỉ
trong một ít ngày nàng an trú nơi thánh quả Bất Lai.
Đoạn một ngày kia có một thanh niên ăn chơi sa đoạ sống trong
thành Rajagaha và chàng còn đang độ tuổi thanh xuân, nhìn thấy
nàng đang đi về cánh rừng xoài để nghỉ trưa. Chàng đã phải lòng
với nàng và đứng đó chặn đường nàng đang đi tới, thếø rồi chàng
dụ dỗ nàng hưởng dục lạc. Bằng nhiều cách khác nhau nàng đã
cho chàng biết những nỗi nguy hiểm do dục lạc gây ra, và ý định
của nàng là lựa chọn cuộc sống viễn ly, rồi nàng kinh cho chàng
thanh niên ấy.
Tuy nhiên khi chàng thanh niên nghe nàng kinh, chàng vẫn không
thối chuyển mà vẫn cương quyết đòi hưởng dục lạc với nàng.
Trưởng lão Ni thấy chàng không nghe những lời nàng dạy dỗ và
thấy chàng mê say con mắt của nàng.
Nàng liền lên tiếng, “Hãy nhìn đây, “Đây chính là con mắt mà
ngươi vô cùng quí mến” rồi nàng móc một con mắt và đưa cho
chàng. Thế một giao động mạnh mẽ trào dâng trong lòng chàng
thanh niên và tham dục của chàng biến mất. Chàng thanh niên
hoảng sợ khủng khiếp, xin lỗi Trưởng lão Ni và biến mất.
296
Khi đó Trưởng lão Ni đến gặp Đạo Sư; vừa lúc giáp mặt Ngài,
con mắt nàng được chữa lành như cũ. Đoạn nàng đứng ngay trước
Đạo Sư, cảm xúc rung động và hoan hỷ sung sướng tột bậc hướng
tới Đức Phật. Biết rõ tâm tư của nàng, Đạo Sư liền kinh cho nàng
và giải thích chủ đề thiền để nàng chứng quả thánh đạo cao nhất.
Loại bỏ niềm vui hoan hỷ, ngay lập tức nàng tinh cần tu tập thiền
quán và chứng quả A-la-hán cùng với Tứ vô ngại giải (hiểu biết ý
nghĩa và các pháp). Sau đó nàng an trú thánh quả và hạnh phúc an
chỉ định niết bàn. Đoạn nhìn lại thành tích nàng đã đạt được và
dùng những đoạn kệ nàng thốt lên với chàng ăn chơi sa đọa, như
là một lời tuyên bố long trọng, nàng nhắc lại những đoạn kệ như
sau:
[Chư vị tổ chức đại hội]
366. Có chàng trẻ ăn chơi đã chặn Tỳ khưu Ni Subha lại khi
nàng đang trên đường tới khu rừng xoài xinh đẹp. Subha nói với
chàng:
367. Ta đã làm điều gì sai quấy đến nỗi chàng đứng đó chặn
đường ta lại? Vì thật không thích hợp chút nào một người đàn
ông lại đụng tới một phụ nữ đã xuất gia.
368. Bậc tôn sư ta đã dạy rất kỹ, bậc Thiện Thệ đã kinh,
chánh pháp đó là con đường thanh tịnh vô tỳ vết vẹn toàn. Sao
ngươi lại đứng đó cản đường ta làm gì?
369. Tâm ta thật thanh thản, chính tâm ngươi đầy xáo trộn.
Tâm ngươi đầy tham dục, ta hoàn toàn giải thoát khỏi mọi ô uế.
Sao ngươi lại đứng đó chặn đường ta làm gì?
[Chàng ăn chơi ]
370. Nàng còn trẻ và xinh đẹp, lại xuất gia làm gì cho uổng
phí? Quẳng ngay đi áo vàng, nào hãy lại đây ngay, chúng ta
hưởng dục lạc trong cánh rừng trổ đầy hoa.
371. Cây cối toả hương thơm ngọt ngào khắp muôn phương
gieo phấn hoa khắp nơi. Mùa xuân là mùa hạnh phúc đã bắt đầu.
372. Trong lúc đó những ngọn cây đang đâm chồi cất tiếng ca
vang trước gió thật tuyệt, có gì sung sướng đâu nếu nàng đi vào
rừng một mình?
373. Nàng ước muốn đi đến chốn thanh vắng không có bạn
đồng hành. Rừng sâu đầy khiếp sợ, làm mồi cho thú dữ luôn rình
rập khắp nơi, phải xáo trộn nào voi dữ động dục bị voi đực rống
dục.
297
374. Nàng sẽ đi đây đi đó giống như búp bê vàng chói, giống
tiên nữ vườn trời Cittalata. Ôi nàng độc nhất vô nhị, nàng chiếu
sáng với xiêm y rực rỡ vải musin. Nàng đắp vải Kasi rực rỡ.
375. Ta sẽ trở thành nô lệ cho nàng, nếu nàng cư trú trong rừng.
Vì chẳng còn thọ nào quí hơn nàng đâu. Hỡi nàng với cặp mắt dịu
hiền như mắt nàng Kiên Đà.
376. Nếu nàng thực thi lời ta nói, nàng sẽ được hạnh phúc.
Nào hãy đến cư trú trong nhà ta. Hạnh phúc trong gia đình. Có
nhiều phụ nữ hầu hạ nàng.
377. Nàng được đắp vải Kasi, đeo vòng hoa và sức bột thơm
phức. Ta sẽ mang đến cho nàng nhiều đồ trang sức bằng vàng,
châu báu và ngọc ngà quí giá.
378. Hãy lên giường với lõi chiên đà gỗ quí thơm. Có dù che
đẹp tinh sạch trải nệm mới lông dài chưa ai đụng tới.
379. Như sen màu xanh nổi lên phục vụ cho phi nữ Như vậy
nàng phạm hạnh sống hạnh phúc đến tuổi già.
[Subha Jivakambavanika]
380. Ở đây là cái gì chàng coi là tuỵêt diệu nơi thân xác này
đây. Trong nghĩa địa ứ đầy xác chết thối tha ghê gớm phải trải
qua tan rữa? Điều gì chàng nghĩ tới khi chàng ngắm nhìn ta?
[Chàng ăn chơi ]
381. Quả thật chính mắt nàng trông tựa mắt linh dương.
Giống cặp mắt của một kiên đà trong núi. Chỉ cần nhìn mắt nàng,
dục lạc trong lòng ta lại dâng trào.
382. Con mắt nơi gương mặt nàng, sáng chói như vàng ròng
sánh tựa búp sen xanh, vô tỳ vết. Chỉ cần nhìn mắt nàng, dục lạc
trong lòng ta lại dâng trào.
383. Cho dù nàng đi đâu xa ta luôn luôn vẫn nhớ – hàng mi
dài tuyệt trần, với mắt nhìn tinh tế tuyệt trần, không gì ta yêu hơn
ánh mắt kiên đà của nàng.
[Subha Jivakambavanika]
384. Chàng muốn theo tà đạo, chàng tìm kiếm chị nguỵệt như
làm thứ đồ chơi, chàng muốn nhảy xuống núi Meru. Muốn tìm
đến con Phật.
385. Vì nay ta chẳng có đối tượng ước muốn nào ở bất kỳ nơi
đâu trên thế gian này cả, kể cả cõi Chư Thiên. Bất kỳ đối tượng
nào thánh đạo đã tiêu diệt toàn bộ tận gốc rễ.
298
386. Cũng giống như ngọn lửa nhẩy khỏi đống tro hồng.
Giống như bát độc dược. Bất kỳ đối tượng nào chánh đạo đã tiêu
diệt toàn bộ đến tận gốc rễ.
387. Giống như người nào không quan sát rõ pháp, giống như
hạng người nào không phục vụ Đạo Sư; chàng chỉ mê hoặc loại
người ấy thôi, nếu chàng mê hoặc được kẻ biết rõ điều trên, chàng
chỉ chuốc lấy sầu khổ cho mình.
388. Còn ta nay đã an trú chánh niệm với khen thưởng hoặc
chê bai, với sung sướng hoặc đau khổ. Ta biết rõ pháp hữu vi chỉ
toàn là bất tịnh, lòng ta không chấp thủ bất kỳ điều gì nữa.
389. Ta đã trở thành nữ đồ đệ của Đức Thiện Thệ tối cao. Ta
đã dấn thân bước theo nhờ thừa bát chánh đạo. Mũi tên đã rút ra,
vô tỳ vết, ta hoan hỷ hưởng trọn nơi trú xứ an tịnh.
390. Vì ta đã thấy búp bê được khéo vẽ, hay con rối gỗ múa
may theo nhiều cách, được cột bằng dây và cây que.
391. Nếu dây kia và gậy nữa, được lấy khỏi con rối đó, quẳng
đi và cắt bỏ, tung rải đoạn không còn thấy được, bể tan thành
nhiều mảnh, chỗ nào ý còn say mê được.
392. Tứ chi ta có vì vậy, thuộc những loại như thế không tồn
tại mà không bám với pháp này, thân xác này cũng không tồn tại
lại thiếu pháp hữu vi đó. Thế còn chỗ nào để cho ý say đắm?
393. Như thể ngươi nhìn ngắm một bức tượng vẽ, tô màu đỏ
trên tường, quan điểm ngươi chỉ là tà kiến, nhận thức của ngươi
thiếu cơ sở.
394. Nhà ngươi giống kẻ mù, theo đuổi cái hư không, giống
ảo tưởng đặt trước mắt. Trông tựa cây vàng trong giấc mơ. Cũng
như trò múa rối được xem giữa chúng sanh.
395. Con mắt giống hòn đạn bi. Đặt trong một hố sâu, như những
bong bóng nước chứa đầy những lệ.
[Đại Hội thêm vào]
396. Người phụ nữ trông kiều diễm tuyệt trần đó, với tâm không
chấp trước, liền móc một con mắt và đưa ngay cho chàng trai.
397. Ngay tức khắc tham dục chàng diệt tại đó. Rồi chàng xin lỗi
nàng, mong muốn phạm hạnh ni theo đuổi cuộc sống giới hạnh, ta
không còn dám xâm phạm nàng nữa.
398, “Thắng hạng người như vậy, chẳng khác ôm lửa hồng, chẳng
khác ta cầm rắn độc. Mong trở thành yên ổn. Hãy tha thứ cho ta.”
299
399. Đoạn thoát khỏi con người đó, Tỳ khưu Ni đến trước sự hiện
diện của Đức Thế Tôn, bậc Giác Ngộ thù thắng. Khi nàng gặp bậc
Giới Đức thù thắng, mắt nàng được phục hồi trở lại giống như
xưa.
366. Ở đây, Khu rừng Jivakamba có nghĩa là: khu rừng xoài
thuộc quyền sở hữu của Jivaka Komarabhacca. Tươi đẹp có nghĩa
là: sảng khoái. Người ta nói rằng khu rừng đó rất xinh đẹp sảng
khoái vì nằm ở nơi rất tuyệt vời, có bóng mát, nước chảy và
phong cảnh cây cối được trồng trong khu vực rừng này rất thoải
mái. Khi nàng tới khu rừng đó có nghĩa là: khi nàng tới
(upagacchantim)khu rừng đó theo hướng rừng xoài là nơi nàng
đến nghỉ trưa. Subha có nghĩa là: nàng được gọi tên như vậy. Một
chàng trai ăn chơi trác táng (dhuttako) có nghĩa là: một chàng trai
sàm sở với phụ nữ. Họ cho rằng chàng trai sống tại Rajagaha và
là con trai của một thợï bạc rất giàu có trong vùng. Chàng rất đẹp
trai, là kẻ ăn chơi sàm sỡ với phụ nữ là một kẻ đi lang thang khắp
nơi, say sưa rượu chè. Chàng nhìn thấy nàng đang đi tới từ hướng
đi đối diện và đã phải lòng với nàng. Chính vì thế chàng ta đứng
đó và cản đường nàng đang đi tới. Chính vì thế người ta nói rằng:
Một chàng trai trác táng đã dừng [tì khưu ni Subha] lại. Chàng đã
cản đường ta đi. Subha đã nói với chàng có nghĩa là: Tỳ khưu Ni
Subha đã nói với hắn điều này, chàng trai hư hỏng đứng đó chặn
đường [không cho nàng đi]. Và trong bối cảnh đó, khi nàng đang
tiến bước đi lên, Tỳ khưu Ni Subha, […] Subha lên tiếng có nghĩa
là Trưởng lão Ni đang tự nhủ như thể ngài là một người khác.
Các vị tổ chức Đại Hội đã thốt lên đoạn kệ này cho thấy mối liên
quan với các đoạn kệ Trưởng lão Ni đã thốt lên.
367. Sau khi đã nói, Subha lên tiếng để cho thấy cách thức lời nói
của nàng. Ta đã làm điều gì sai quấy nào? v.v… được nói lên. Ở
đây, ta đã làm điều gì sai quấy nào? có nghĩa là:Ta đã làm điều gì
xúc phạm đến chàng, hỡi chàng trai kia để đến nỗi chàng phải
đứng đó cản đường (ovariyana) ta đi, có nghĩa là: vì điều gì sai
trái (aparadhena) đến nỗi ngươi phải đứng đó cản (ovaritva) bước
ta đi, ngăn cản đường ta? Ý nghĩa ở đây là: chẳng có gì, nhưng
chàng chỉ có ý tưởng duy nhất. “Kìa người phụ nữ đẹp tuyệt
trần!” Chính vì thế, cho thấy điều này không thích hợp. Nàng lên
tiếng nói rằng: Hỡi chàng trai kia, một người đàn ông (puriso)
đụng chạm đến một phụ nữ đã xuất gia (pabbajitaya) thật không
300
thích hợp chút nào, có nghĩa là: Hỡi chàng, Ôi con trai thợï kim
hoàn, thật không thích hợp chút nào một gã đàn ông (purisassa)
lại đụng đến một người phụ nữ đã xuất gia, [ngay cả] theo cách
thường tình. Giờ đây vì không thích hợp cho một người đàn ông
hay ngay cả một con vật [đực] lại đụng chạm đến một phụ nữ đã
xuất gia. Hãy bỏ sang một bên người đàn ông làm điều đó. Nàng
phải bỏ qua là do lòng tham dục thúc đẩy mà thôi, và hơn thế nữa
người đàn ông cũng phải loại bỏ điều đó. Quả thật đụng chạm đến
ông ta cũng không thích hợp đối với nàng.
368. Chính vì thế nàng nói, v.v… ý nghĩa điều đó như sau: theo
lời Đạo sư ta đã dạy, thật rõ ràng (garuke), ngài thật đáng quí
(garu-katabbe) giống như một chiếc lọng làm bằng đá. Bất kỳ học
giới nào liên quan đến chư vị Tỳ khưu Ni ta đã được dạy dỗ, Đức
Thế Tônđã vạch ra cho thấy, do đức Tự Giác Ngộ đầy đủ và toàn
hảo. Đó chính là hiện trạng thanh tịnh (parisuddha-padam) bao
hàm những điều thiện và đã được thanh tịnh, không chút vết nhơ
(vô tỳ vết) thông qua tính chất vô tỳ vết bắt đầu với tham sắc dục
vì ta đã trở thành một con người như vậy, vì lý do gì chàng lại
đứng đó cản đường ta đi?
369. Tâm chàng trở nên bất tịnh có nghĩa là: tâm trí ngươi đã bị
xáo trộn do tham dục, v.v… đã tạo cho tâm chàng bất ổn
(cittaassa- avila- karanam). Vì thiếu những điều này, ta đã bị bất
ổn. Chàng quả thật không có tâm trong sáng, tràn đầy những hành
vi xấu xa, do những điều ô uế tham dục, v.v… Nhờ thiếu vắng
những thứ đó khiến ta hoàn toàn thoát khỏi điều ô uế, vô tỳ vết
[và] nhờ giải thoát khỏi đó là cắt đứt với nhóm ngũ uẩn, với tâm
được giải thoát. Tại sao chàng lại đứng đó cản đường ta? Sau khi
Trưởng lão Ni đã nói điều này chàng trai hư hỏng đã làm rõ ý
định của mình và nói lên mười đoạn kệ bắt đầu như sau, “Nàng
vẫn còn trẻ...”
370. Ở đây, [nàng] vẫn còn rất trẻ có nghĩa là: trẻ trung, còn đang
ở độ tuổi xuân xanh. Và nàng không đến nỗi xấu xí quá có nghĩa
là: và ngoại hình của nàng không xấu xí, và nàng là cô gái xinh
đẹp tuyệt trần. Đó là ý nghĩa muốn đề cập đến ở đây. Việc xuất
gia đem lại gì cho nàng nào? có nghĩa là: vì nàng còn đang ở độ
tuổi xuân xanh, lại có sắc đẹp, xuất gia sẽ đem lại cho nàng điều
gì? Chàng nói điều này, có nghĩa là, “Chỉ có những phụ nữ già cả
và có ngoại hình xấu xí mới xuất gia.” Dẹp bỏ đi có nghĩa là: từ
301
bỏ. Hay lại có cách giải thích là ukkhipa (“vứt bỏ đi”) có nghĩa là:
lột bỏ đi.
371. Ngọt nào có nghĩa là: sảng khoái. Ý nghĩa ở đây là: tỏa
hương, Toát ra hương vị có nghĩa là: phóng ra mùi vị, Khắp tứ
phương có nghĩa là: mọi nơi. Những cây này, chỉ một chút gió
nhẹ thoảng qua là tràn ngập phấn hoa nổi lên, v.v… nổi lên với
chính phấn những đóa hoa đó và chúng tỏa hương thơm khắp nơi.
Mùa xuân đang bắt đầu là mùa hạnh phúc có nghĩa là: đây là
tháng đầu mùa xuân, và là mùa sảng khoái cho ta thưởng thức dục
lạc đã bắt đầu. Đó chính là ý nghĩa.
372. Với những vòm hoa có nghĩa là: với những đồi đầy hoa nở.
[Chúng] la lớn tiếng, như thế, khi một luồng gió nhẹ thổi qua có
nghĩa là: do làn gió rung động, những chùm hoa này hét lên, như
thể, (va) tiếng sấm nổi lên, khi đứng trước ngọn gió đó. Nếu như
(yadi) nàng đi vào (ogahissasi) trong cánh rừng đó chỉ có một
mình (eka) có nghĩa là: nếu như (sace) nàng đi vào (ogahissasi)
một mình (ekika). Chàng nói. “Quả thật điều gì làm cho nàng
sảng khoái trong khu rừng đó?” Vì thực chất là chính chàng cũng
rất say mê với thứ hạnh phúc liên quan đến điều đó.
373. Những bầy thú rình mồi thường xuyên lui tới khu rừng đó có
nghĩa là: những đàn thú rừng săn mồi như sư tử và cọp beo
thường lui tới (upasevitam) đây kia. Vang động tiếng voi cái rống
dục có nghĩa là: địa điểm đó đã bị xáo trộn do tiếng voi cái rống
lên khi chúng động đực. Những thứ thú vật do tham dục tra tấn,
thôi thúc và do cành cây chùm lá đổ gẫy, v.v… Cho dù chúng ta
không rơi vào tình trạng như vậy trong cánh rừng vào thời gian
đó, vì muốn làm cho nàng khiếp sợ. Chàng nói cánh rừng là như
vậy đó. Một mình (rahitam) có nghĩa là: chẳng có người nào. Làm
khiếp sợ có nghĩa là: khiến cho khiếp đảm.
374. Giống như con búp bê (dhitika) làm bằng vàng có nghĩa là:
giống như con búp bê đi được, nàng có thể di chuyển đây kia
(vicarasi), giờ đây nàng có thể di chuyển nơi này nơi khác. Giống
như một tượng có gắn trong đó một máy do những nhà chế tạo
búp bê tài giỏi. Giống như một tiên nữ (acchara) trong khu vườn
trời có nghĩa là: giống như một nô tỳ chư thiên (dev’-acchara)
trong một khu vườn có tên là Cittalata. Mặc xiêm y làm bằng thứ
vải Muslin (kasika-sukkhumehi) có nghĩa là: những thứ [xiêm y]
tuyệt đẹp được sản xuất trong vương quốc Kasi (Kasi-ratthe).
302
Kiều diễm có nghĩa là: mượt mà và bóng láng. Ôi vị vô song
(nupame), nhà ngươi sẽ tỏa sáng (sobhasi) với những xiêm y
tuyệt hảo đó có nghĩa là: chàng nói đến những gì đang thực sự
diễn ra, ảnh hưởng đến chính những ước muốn của chàng: Ôi
nàng tuyệt đẹp khôn ví, không gì sánh bằng, do nàng mặc những
quần áo, [nàng sẽ], nàng sẽ toả sáng, [nghĩ rằng] ‘Giờ đây chàng
sẽ ngoan ngoãn phục dịch nàng (vasanugo).
375. Ta sẽ phải ngoan ngoãn phục dịch nàng có nghĩa là: ta sẽ trở
thành nô lệ tuân phục nàng tuyệt đối. Nếu như chúng ta đến lưu
lại trong cánh rừng (kanam’-antare) có nghĩa là nếu như hai ta
cùng nhau cư ngụ và hưởng hoan lạc trong cánh rừng (van’-
antare). Vì chẳng còn chúng sanh nào ta quí trọng hơn nàng có
nghĩa là: chàng nói ra lý do tại sao chàng lại ngoan ngoãn phục
dịch nàng. Thọ sanh có nghĩa là: chúng sanh. Chẳng còn sanh vật
nào quí trọng hơn đối với ta là nàng. Đó là ý nghĩa. Hay, thọ sanh
được nói tới ở đây liên quan đến chính cuộc sống của nàng. Hỡi
kiên đà (kinnari) với đôi mắt thật quyến rũ (manda-locane) có
nghĩa là: với cặp mắt quyến rũ, mở to giống như mắt một kiên đà.
376. Nếu nàng nghe lời ta, hãy đến hưởng hạnh phúc, nào hãy
đến sống trong căn nhà có nghĩa là: Nếu như nàng nghe lời ta, sau
khi đã từ bỏ chỗ ngồi đơn độc, cái giường riêng biệt, và đau khổ
trong cuộc sống phạm thiên, và hãy đến đây, sau khi đã hưởng
hạnh phúc bằng cách hưởng dục lạc, cư ngụ (ajjhasava) trong một
căn nhà. Một số người lại giải thích: “Họ sẽ được hạnh phúc nếu
cả hai được sống chung trong một căn nhà”. Sẽ có hạnh phúc
dành cho họ nếu như cả hai sống trong cùng một ngôi nhà. Đó là
ý nghĩa. [nàng] sẽ chung sống trong một toà lâu đài yên tịnh
(pasada-nivata-vasini) có nghĩa là: [nàng sẽ được] cư trú (vasini)
trong những toà lâu đài (pasadesu) yên tĩnh (nivatesu). Và cũng
có một cách giải thích: “[nàng sẽ] cư ngụ trong những nơi cư trú
lộng lẫy và những toà lâu đài.” (pasada- vimana-vasini). Có nghĩa
là: [ngươi sẽ] được cư trú (vasini) trong những tòa lâu đài
(pasadesu) tương tự như những nơi ở lộng lẫy (vimana-sadisesu).
Có sự phục vụ kỹ càng có nghĩa là: dịch vụ.
377. Mặc có nghĩa là: mặc quần áo vào, và đắp lên áo khoác
ngoài. Mặc vào có nghĩa là: mặc vào, trang điểm thân thể với
những xiêm y và đồ trang sức. Vòng hoa và bôi sáp đỏ có nghĩa
là: vòng hoa và xức nước thơm. Bằng vàng, châu báu, ngọc quí
303
(kađcana-mani-muttahi), đeo với châu báu, ngọc ngà và những đồ
làm bằng vàng (suva??a-maya-mani-muttahi. Đó là ý nghĩa. Rất
nhiều (bahu?) có nghĩa là: nhiều loại gồm có những gì mang trên
cánh tay, v.v… Đa dạng có nghĩa là: một số trang sức đa dạng có
nghĩa là: một số trang sức đa dạng đúng theo cách chúng được
chế tạo ra.
378. Một chiếc màn chướng giặt giũ sạch sẽ hết bụi bậm có nghĩa
là: một chiếc màn chướng mọi bụi bặm bám trên đó đã được loại
bỏ do đã giặt giũ cẩn thận (sudhota-taya). Xinh đẹp có nghĩa là:
dễ thương. Trải trên đó với một chiếc chăn qúi và mềm đắp bằng
len có nghĩa là: trải trên đó với chiếc chăn quí (tulikaya) dồn đầy
lông ngỗng; v.v…và một tấm vải trải giường có lông cừu màu
đen dài. Mới có nghĩa là: còn mới (abhinava?). Rất đắt tiền có
nghĩa là: có giá trị lớn. Được trang trí với gỗ chiên đàn, có mùi
thơm rất dễ chịu có nghĩa là: hãy lên giường có mùi hương thơm
toả ra, được trang hoàng (mandita-taya) với gỗ chiên đàn tuyệt
hảo có “hình dáng đầu bò” rất đa dạng, v.v…(go-sisakadi-sara-
candanena) và sau khi đã lên giường, ngủ và ngồi trên đó bao lâu
theo ý nàng.
379. Trong đoạn văn một bông sen (xanh) nổi lên xuất hiện từ
mặt nước (udaka), từ ca [không được dịch] chỉ là một tiểu từ.
Chính vì chưa động tới người đàn ông nào có nghĩa là: chưa có
người đàn ông (nimmanussehi) nào đụng tới bởi lẽ bông sen được
trồng trong đầm nước là nơi các thần linh rakkhasa thường hay lui
tới, chẳng có người nào thưởng lãm nó cả. Cũng chính vì lẽ đó
nàng sống đời Phạm Thiên có nghĩa là: Chính vì thế, người nào
sống cuộc đời giới đức giống như chiếc bông sen xanh nở rộ này.
Có tứ chi, với chính tứ chi nơi thân xác nàng chưa được ai thưởng
thức. Nàng sẽ phải trải qua tuổi già (jaram), nàng sẽ trở nên yếu
đuối do tuổi già một cách vô ích.
380. Khi chàng trai trác táng đã làm rõ ý định của mình, sau khi
đã chặn lời chàng tại đây bằng một lời giải thích bản chất thực sự
của thân xác nàng, Trưởng lão Ni đã thốt lên đoạn kệ bắt đầu với,
Ở đây thân xác này là gì mà chàng lại cho là tuyệt diệu? Ý nghĩa
đoạn kệ đó như sau: “Hỡi anh bạn, con trai người thợ kim hoàn.
Tất cả thân xác của ta chỉ toàn là lông tóc trên đầu, được thấy la
liệt nơi bãi tha ma, nơi cái ta gọi là thân xác bẩn thỉu đócó điều gì
tốt đâu mà chàng lại cho là tuyệt hảo đến thế, lại phải kính trọng,
304
nơi cái thân xác này? Chàng thấy điều gì, chàng không ý thức
được sao (vimano) với suy nghĩ của chàng luôn luôn tập trung
vào đối tượng nào thế? Hay trong bối cảnh đó, nếu như chàng
không lẫn lộn (avimano), sung sướng, [chàng thấy gì] khi chàng
nhìn ta? Hãy nói cho ta nghe. Khi chàng trai trác táng nghe điều
này, cho dù thân xác nàng không được trang điểm đầy đủ, ngay
cả như thế, ngay từ cái nhìn lần đầu tiên, chỉ liếc mắt, chàng đã
phải lòng nàng, và liên quan đến điều đó chàng thốt lên đoạn kệ
bắt đầu với câu Mắt nàng trông tựa mắt thỏ, và sau khi nhận được
hưởng thụ từ Trưởng lão Ni đó, với giác quan đã được an tịnh và
được kiềm chế kỹ càng, chỉ bằng cái nhìn cặp mắt của nàng được
trang điểm với năm loại tinh tế, do lẽ cái nhìn của nàng quả thật
từ tốn, rõ ràng và vững vàng. Vì chàng đã tự lừa dối mình với suy
luận là nàng tỏ ra khêu gợi với sắc đẹp của nàng, chính vì thế ở
đây đã nổi lên nơi chàng trai trác táng đó tà kiến nơi dục lạc và đã
phát triển rất mạnh.
381. Ở đây, cặp mắt nàng quả thật trông giống như cặp mắt thỏ có
nghĩa là: thỏ (turi) là nói tới thỏ (migi). Từ (ca) không được dịch
ở đây chỉ là tiểu từ mà thôi. “Cặp mắt nàng trông tựa cặp mắt nai.
Đó là ý nghĩa. Hay cũng có cách giải thích: “Giống như mắt gà
mái” (koriya-r-iva). Điều này có nghĩa là: giống như cặp mắt của
con gà cục tác. Giống như cặp mắt một kiên đà (kinnariya-r-iva)
bên trong dẫy núi (pabbat’-antare) có nghĩa là: cặp mắt nàng
trông giống như người phụ nữ kiên đà đang du hành trong một
hang động trên núi. Chỉ nhìn vào cặp mắt nàng với những phẩm
chất tuyệt vời vừa kể trên, lòng tham dục của ta ngày càng gia
tăng thêm, (bhiyo) ngày càng nhiều thêm.
383. Ngay cả khi (api)nàng đã đi xa (dura-gata) có nghĩa là: ngay
cả khi (pi) nàng đã đi đến những nơi xa xôi. Ta sẽ nhớ lại
(raramahase) có nghĩa là: không nghĩ đến bất kỳ điều gì khác, ta
chỉ nhớ tới cặp mắt của nàng mà thôi. Với cặp mi đen dài (ayata-
pamhe) có nghĩa là: với cặp lông mi đen và dài (digha-pakhume).
Với ánh nhìn thanh tịnh có nghĩa là: với ánh mắt không chút ô uế.
Vì chẳng có cặp mắt nào lại quí (piyattaro) đối với ta hơn cặp mắt
nàng (tava). Từ (taya) (“của nàng”) là công cụ cách hiểu theo
nghĩa sở hữu.
384. Rồi gạt sang một bên những mong ước người đó bập bẹ về
điều này điều nọ như thể đang bị điên loạn do vừa choáng ngợp
305
của cặp mắt nàng. Trưởng lão Ni thốt lên mười hai đoạn kệ bắt
đầu với Nhà ngươi muốn theo đường lối sai quấy có nghĩa là. Ở
đây, nhà ngươi ước ao đi theo tà đạo có nghĩa là: hỡi bạn, ôi con
trai người thợ kim hoàn, nhà ngươi đã ước ao, nhà ngươi mong
ước ta, là con Đức Phật, là con gái đích thực của Đức Phật, của
Đức Thiện Thệ, trong khi đó vẫn còn biết bao nhiêu phụ nữ
thường dân khác. Ngươi mong muốn bỏ qua, nhà ngươi muốn gia
nhập vào, tà đạo (apathena). Tà đạo (kummaggena) thì đáng sợ và
phủ đầy chông gai. Trong khi đó vẫn còn có chánh đạo thẳng tắp
rất bảo đảm. Nhà ngươi tìm lấy mặt trăng (canda?) tựa như một
thứ đồ chơi có nghĩa là: chàng muốn quay quanh mặt trăng như là
một trái banh để chơi. Nhà ngươi muốn nhảy ra khỏi ngọn núi
Meru có nghĩa là: sau khi đã nhảy xuống núi Sineru vua các ngọn
núi, cao tới tám mươi dặm. Nhà ngươi muốn đứng đó nhà ngươi
lại coi ta như thế, là con của Đức Phật.
385.Giờ đây để chỉ rõ điều chàng ước ao không thể thực hiện
được và chỉ là nguồn gây phiền toái, những đoạn kệ bắt đầu với
[Vì ta] chẳng còn đối tượng ước muốn nào. Ở đây, vì giờ đây
(dani) ta chẳng còn ước muốn điều gì…bất luận là gì có nghĩa là:
Giờ đây (idani) ta không có bất kỳ đối tượng ước muốn nào trên
cõi đời này làm căn cho điều đó kể cả chư thiên bất luận điều gì
có thể. (siya = bhaveyya). Bất luận điều gì có thể (na pi janami
kiriso) có nghĩa là: ta không biết đến bất kỳ đối tượng nào ước
muốn nào có thể tồn tại (nam raga? kiriso ti pi na janami). Bát
chánh đạo đã nhổ sạch tận gốc rễ, từ atha (không được dịch ở đây
chỉ là một tiểu từ. Thông qua chánh đạo, đối tượng tham dục đã bị
triệt hạ hết, đã bị phá hủy hoàn toàn, tận gốc rễ và toàn bộ
(samulako), tận gốc rễ ước muốn đó (mulena), được gọi là tác ý
phi như lý.
386. Quăng ra khỏi hố than có nghĩa là: ngoài một đống than
hồng. Nhảy ra khỏi có nghĩa là: giống như gió thổi lên trời bất kỳ
điều gì. Giống như nguyên liệu của ngọn lửa. Đó là ý nghĩa.
Giống như một bát độc dược (visa-patto-r-iva) có nghĩa là: giống
như (viya) một chén đựng độc dược. Cũng được làm giống như
lửa, thì than cháy cũng biến mất như vậy, cũng được loại bỏ, cũng
được tống khứ, không để lại dầu chỉ một giọt độc dược. Đó là ý
nghĩa.
306
387. Rất có thể người nào đó không quan sát kỹ các pháp đó có
nghĩa là: rất có thể có người nào đó là phụ nữ đã không am hiểu
thấu đáo, đã không nghiên cứu với kiến thức hiểu biết nhóm ngũ
uẩn này. Hoặc giả còn có người đã không phục vụ Đức Phật có
nghĩa là: hay rất có thể có bất kỳ phụ nữ nào đã không phục vụ
Đức Phật mà nhận ra được cách nhập tâm giáo pháp đó [có nghĩa
là Đức Phật] chàng có thể quyến rũ[40] những người như vậy
(tadisikam) có nghĩa là: hỡi bạn, chàng tiến đến gặp và quyến rũ
bằng cách dùng những dục lạc người nào đó (tatha-rupa?) không
diệt tạm được các hành, người đó đã không quán sát cẩn thận
những trạng thái tâm linh siêu thế [nếu chàng quyến rũ] người
nào đó đã biết rõ, thì chàng chỉ phải chịu sầu khổ mà thôi có
nghĩa là: Sau khi tiến lại gặp Tỳ khưu Ni Subha này nàng đã hiện
chứng chân đế, nàng đã thực sự biết rõ các pháp sanh diệt như thế
nào, chàng sẽ chỉ phải chuốc lấy sầu khổ bây giờ cũng như trong
tương lai vậy, chàng sẽ phải trải qua đau khổ và sầu khổ.
388. Giờ đây, để chỉ rõ cách giải thích về nguyên nhân trạng thái
sầu khổ của chàng, nàng đã thốt lên đoạn kệ bắt đầu với Vì ta đã
hành thiền chánh niệm. Ở đây từ hi “vì” là một tiểu từ hiểu theo
nghĩa nguyên nhân. Mắng nhiếc và khen thưởng có nghĩa là: lăng
nhục và kính trọng. Sung sướng và đau khổ (sukha-dukkhe) có
nghĩa là: hạnh phúc (sukhe) và đau khổ (dukkhe). Hay chính là
cách pha trộn giữa những đối tượng sắc dục gây cảm khoái hay
khó chịu. Ta đã an trú thiền chánh niệm có nghĩa là: thiền chánh
niệm đã được an trú liên tục do ta đã duyệt xét lại. Biết rõ những
pháp hữu vi đó gây sầu khổ có nghĩa là: biết rõ rằng các pháp
hữu vi nơi ba giới hiện hữu là điều gây sầu khổ vì chúng toát ra
những điều ô uế nơi các lậu hoặc. Chẳng có điều gì có nghĩa là:
chẳng có gì (sabbasmim yeva) nơi ba cõi hữu sanh đó, tâm ta
chẳng chấp thủ với bất kỳ dính dáng nào như thèm khát chẳng
hạn.
389. Ta đang di chuyển trên con đường tám ngành đó lại chính là
chánh đạo có nghĩa là: di chuyển (yayini), đi tới thành niết bàn
trong chiếc xe chánh đạo (ariya-yanena) được gọi là bát chánh
đạo, với mũi tên của ta đã được rút ra (uddha?a-salla) có nghĩa là:
với mũi tên dục lạc, v.v…đã được rút ra (samuddha?a-ragadi-
salla) chính là liên tục tính của ta.
307
390. Khéo vẽ (sucittita) có nghĩa là: được vẽ rất khéo, được trang
hoàng rất đẹp, tạo cho vẻ có tay, chân, bộ mặt v.v…những con
búp bê (sombha) có nghĩa là: những con búp-bê nhỏ (sumbhaka).
Hay những con rối (daruka-pillakani) có nghĩa là: hay những con
rối làm bằng gỗ (daruka-pillakani) có nghĩa là: những bức tượng
được làm bằng những thanh gỗ, v.v… Những sợi dây có nghĩa là:
những sợi dây gân. Bằng những chiếc gậy có nghĩa là: bằng cách
sắp xếp những chiếc gậy nhằm mục đích làm tay, chân lưng, tai
v.v… Cột vào (vinibaddha) có nghĩa là: được cột vào bằng nhiều
cách. Những vũ nữ (panaccaka) bằng cách kéo và thả ra, v.v…
những sợi dây cột trên một bộ phận cơ học. Người ta nhìn thấy
chúng nhảy múa (panaccanta): đó là điều tương quan.
391. Nếu những sợi dây và những chiếc gậy này được lấy đi có
nghĩa là: nếu như sợi dây và chiếc gậy được quan sát thấy có liên
kết với cách xếp đặt tuyệt hảo được phân biệt do cách sắp xếp
được loại bỏ đi khỏi vị trí. Thì những nối kết sẽ bị loại bỏ, từng
cái một, rồi chẳng còn gì nữa những con rối đó chỉ còn là một
đống gỗ rải rác đây kia. Không còn thấy được gì nữa, gẫy bể hết
có nghĩa là: khi những phần của hình tượng gỗ đó đã gẫy thành
từng miếng (khandakhandite kate) thì hình tượng bằng gỗ đó
chẳng còn gì nữa. Đây là điều đã quá rõ ràng, tâm ta say đắm vào
chỗ nào. (nivesaye) điều này ám chỉ đến các phần bằng gỗ của
một con rối? Tâm ta gắn vào điều gì (kimhi = kim) tâm ta nhận ra
điều nó đang gắn bó với? Một cái cọc chăng? Một sợi dây, hay
một cục đất xét, v.v…?
392. Thân ta thuộc loại đó có nghĩa là: giống như thế, giống như
hình tượng con rối bằng gỗ, nếu ai hỏi tại sao? Nàng bảo những
chi này, v.v…ở đây các chi có nghĩa là: các chi thuộc thân xác
như tay, chân, mặt mũi, v.v…thuộc về ta có nghĩa là: chúng xuất
hiện, gắn kết với ta. Những pháp đó (dhammehi) có nghĩa là:
những pháp này như thổ địa, v.v…và mắt, v.v… [chúng chẳng
tồn tại mà thiếu các pháp này (dhammehi) có nghĩa là: thân không
thể tồn tại mà thiếu các bộ phận khác. Thiếu các uẩn nơi các
thành bộ phận đó (avayava-dhammehi). Đây là điều đã rõ ràng
như vậy, thế tâm của chúng ta gắn vào phần nào? Phần nào
(kimhi-kim) tâm chúng ta, nhận thức của chúng ta chú ý vào đó?
vào tay và chân chăng v.v…nghĩ rằng, “Thân xác chính là thổ
đại” hay “đó là thuỷ đại, v.v…”? vì đây chỉ là tên gọi dành cho
308
điều chỉ là các uẩn đặt tin tưởng vào thổ đại, v.v…bằng cách nói
rằng, “đây chính là thân” hay “đây là chân đây là tay, v.v…” hay
“đây là thổ sanh,” hay đây là một phụ nữ hay đây là người đàn
ông” Chính vì thế chẳng có bất kỳ nhận thức nơi bất kỳ ai biết
được điều đó cả.
393. Giống như khi bạn nhìn thấy một hình vẽ trên tường
(bhittiya) được bôi vẽ với thư hoàng vàng có nghĩa là: cũng chính
như bạn có thể nhìn thấy (addasa=passeyya) một tấm hình dưới
dạng một phụ nữ được sơn vẽ (katam = alikhitam) trên tường
(bhittiyam) do một hoạ sĩ tài ba vẽ đã sơn với màu vàng thư
hoàng sau khi đã trét bức tường với vôi vữa kỹ lưỡng. Liên quan
đến vấn đề này bất kỳ ai do thành công trong việc tạo ra một bức
hình tạo thành cây cột chống đỡ, v.v… hãy quan sát xem, “Giờ
đây một người đang đứng, tựa vào bức tường.” Nàng nói, “Một
người phụ nữ [nghĩa là] không tồn tại ở đó một bản ngã ta gọi là
một con người vô dụng. Nhưng chỉ có những thứ này, và cái nhìn
của chàng đã trở thành hỗn độn; chàng đã không hiểu một cách
chính xác. Điều này phải được hiểu là chẳng có gì khác ngoài một
đống hiện tượng. Được coi như là một người phụ nữ hay một
người đàn ông, v.v… và kết quả từ bức hình đó. Đó là ý nghĩa ở
đây.
394. Giống như một ảo mộng (maya?) xuất hiện trước bạn có
nghĩa là: giống như một ảo giác (maya-sandisa?) được dựng lên
do một người làm trò ảo thuật (maya-karena). Giống như một cây
bằng vàng trong giấc mơ có nghĩa là: đó chính là một giấc mơ
(supinam = supinanta?). Liên quan đến điều đó, giống như cây
được làm bằng vàng đứng tại đó. Chàng như kẻ mù (andha)!
Chàng lại chạy theo điều trống rỗng có nghĩa là: chàng là kẻ khờ,
điên khùng (andha-bala)! Chàng chạy theo, chàng chấp thủ cái
thân xác này, chỉ là trống rỗng và là một lỗ sâu hoắm. Chẳng có
gì trong đó cả, nói rằng, “[Thân xác này] là của tôi, như thể chàng
có một trái tim bằng gỗ. Giống như đồng tiền vàng (ruppa-
rupakam) giữa mọi người (jana-majhe-r-iva) có nghĩa là: giống
như những đồng tiền có hình dạng bằng vàng được trưng bày giữa
một đống vật liệu lớn (maha-jana-majjhe) do một người làm ảo
thuật, chúng xuất hiện như thể có đầy đủ thực thể. Đó là ý nghĩa.
395. Giống như một viên bi nhỏ có nghĩa là: giống như (viya)
một trái banh nhỏ (gulika) bằng sữa. Đựng trong một lỗ trống có
309
nghĩa là: đặt trong một cái lỗ trống [giống như] một cái lỗ trống
trong cây. Có bọt bóng ngay ở giữa có nghĩa là: giống như bột
bóng nước đang đứng ở giữa hai mí mắt. Chất bài tiết của mắt có
nghĩa là: đầy nước mắt. Được tạo ra ở đây có nghĩa là: xuất ra từ
hai phần cuối của vòng tròn mống mắt này, thoát ra một mùi độc
hại. Hay nước mắt tiết ra có nghĩa là: phần tiết ra từ hai mí mắt
được gọi là “chất bài tiết” (pilaka). Rất nhiều thứ (vividha) có
nghĩa là: có nhiều loại chất bài tiết (anekavidha) do những tròng
đen tròng xanh của mắt và do bảy màng có màu đỏ và vàng,
v.v…nhiều loại mắt khác nhau (cakkhu-vidha) có nghĩa là xuất
phát từ hiện trạng liên quan đến những bọt mắt thuộc nhiều phần
của mắt (cakkhu-bhaha) hay thuộc nhiều thành phần của mắt
(cakkhu-ppakara). [Những thứ bài tiết đó] chảy thành những hòn
bi một có nghĩa là: xuất hiện.
396. Như vậy, nàng làm rõ cho chàng trai trác táng đó đã gắn kết
với cặp mắt nàng bản chất ghê tởm của cặp mắt, cộng với bản
chất hay thay đổi và tính vô thường của mắt. Và sau khi đã làm
rõ, giống như một người nào đó đã có được thứ hàng hoá mình
yêu chuộng và đã phải vượt qua những chặng đường khó nhọc có
kẻ cướp rình rập. Và khi bọn cướp chặn hắn lại, hắn liền trao món
đồ yêu thích đó cho bọn chúng rồi biến mất. Cũng như vậy khi
Trưởng lão Ni giúp con người đã chết mê chết mệt vì cặp mắt của
nàng, nàng liền móc con mắt và đưa cho hắn. Chính vì thế mà
đoạn kệ bắt đầu với Người ta kể lại rằng người thiếu nữ đẹp tuyệt
trần đó móc ngay một con mắt của nàng. Ở đây, móc con mắt ra
khỏi tròng sau khi đã móc con mắt ra khỏi tròng. Thiếu nữ trông
đẹp tuyệt trần đó (caru-dassana) có nghĩa là: trông rất hấp dẫn
(piya-dassana), trông rất xinh xắn và hấp dẫn (mano- hara-
dassana). Tâm không chút chấp chướccó nghĩa là:nàng không hề
có bất kỳ chấp chước nào đối với con mắt đó cả. Với tâm không
chút chấp chước có nghĩa là: với tâm không hề dính dấp gì (an-
asatta-citta) với bất kỳ hỗ trợ ở bất kỳ nơi đâu: “Nào hãy tới và
cầm lấy con mắt này (chakkhum) dành cho ngươi đó.” có nghĩa
là: hãy tự đến mà cầm lấy con mắt đầy ô uế này ta gọi là con mắt,
ta trao tặng cho nhà ngươi như là do kết quả của chính lòng ước
ao của nhà ngươi đó. Sau khi đã nhận lấy con mắt đó, là hãy cầm
lấy, hãy mang đi cho khuất mắt ta đến nơi nào ngươi cho là thanh
thản mà nhà ngươi muốn tới.
310
397. Và ngay lập tức (tavade) lòng đam mê tình dục của chàng
trai biến mất dừng lại hạ xuống ngay tại đó có nghĩa là: ngay tức
khắc (tava-d-eva), ngay thời điểm nàng móc con mắt ra khỏi
tròng, thì lòng đam mê tình dục của chàng trai trác táng kia biến
mất. Ngay lúc đó có nghĩa là: có liên quan đến Trưởng lão Ni hay
có liên quan đến con mắt đó. Hay ngay tại đó có nghĩa là: ngay tại
vị trí đó. Chàng đã xin lỗi Trưởng lão Ni (khamapayi) có nghĩa là:
chàng xin lỗi nàng. Mong rằng nàng đang theo đuổi cuộc sống
giới đức (brahma-carini), trở nên lành lặn trở lại có nghĩa là: Ôi
nàng đang theo đuổi cuộc sống phạm hạnh, ôi vị đại tri, Ước
mong nàng thoát khỏi mọi bệnh tật, sự việc như vậy sẽ không
diễn ra nữa có nghĩa là: kể từ giờ trở đi điều này sẽ không còn lập
lại nữa (bhavissati). Ta sẽ không thực hiện điều ô uế này trở lại
nữa.
398. Như thế có nghĩa là: hoàn toàn thoát khỏi mọi ô uế, đại loại
như vậy nữa. Chẳng khác gì ôm lửa cháy rực (li?giya) có nghĩa
là: sau khi đã ôm phải đống lửa, quả thật là như vậy.
399. Do chàng có nghĩa là: do chàng trai trác táng đó. Vị Tỳ khưu
Ni đó có nghĩa là: Tỳ khưu Ni Subha. [Nàng] đã đến trình diện
(agami) trước đức Thiện Thệ có nghĩa là: nàng đến gặp
(upagacchi), nàng đến gặp vị Toàn Giác Ngộ (samma-sam-
buddhassa). Khi nàng nhận ra những tướng công đức có nghĩa là:
sau khi đã nhận ra con người cùng những tướng của một bậc đại
nhân đã xuất hiện (nibbatta-maha-purisa-lakkhanam) có nghĩa là:
nhờ đắc thủ công đức tối thượng (uttamehi-puđđa-sambharehi).
Điều kiện trước đó của mình có nghĩa là: con mắt đã được phục
hồi trở lại như trước (poranam), như trước lúc bị móc ra khỏi
tròng. Còn bất kỳ điều gì đã không được giải thích nơi này nơi kia
trong các đoạn kệ này, tất cả đều trở nên dễ hiểu liên quan đến
những gì đã được đề cập đến trong đó.
Đến đây kết thúc chú giải những đoạn kệ của Trưởng lão Ni
Subha Jivakambavanika.
Đến đây cũng kết thúc chú giải Tập Ba Mươi Kệ.
1. CHÚ GIẢI ĐOẠN KỆ CỦA TRƯỞNG LÃO NI ISIDASI
Trong Tập Bốn Mươi Kệ, các đoạn kệ bắt đầu với Trong thành
phố được đặt tên cho một loài hoa là của Trưởng lão Ni Isidasi.
Nàng đã thực hiện được rất nhiều phước nghiệp dưới thời Đức
Phật tiền kiếp, sống trong kiếp làm người đàn ông và sau khi đã
311
tích lũy được những hạnh thiện tại nhiều kiếp khác nhau, trong
kiếp hiện hữu thứ bảy trước kiếp cuối cùng, do có chiều hướng về
phẩm hạnh bất thiện nàng đã phạm tội ngoại tình. Sau khi qua
đời, nàng tái sanh nơi hỏa ngục, Khi nàng sanh ra trong chốn đó,
nàng được hoá thai thành một người ái nam ái nữ trong lòng một
đầy tớ gái.
Khi nàng qua đời khỏi đó, nàng được sanh ra làm con gái một
người lái xe nghèo khổ. Khi đến tuổi trưởng thành, Giridasa là
con trai một vị thủ lãnh chuyến du hành kia, đã cưới nàng làm vợ
và đưa nàng về nhà mình và người vợ trước của chàng là người
có giới đức và phẩm hạnh thiện. Do ghen tương khống chế, nàng
đã khiến cho chồng nàng ghét cay ghét đắng nàng.
Nàng đã sống trọn thọ mệnh của mình tại đó và sau khi đã qua
đời, dưới thời Đức Phật hiện tại, nàng sanh ra trong thành Ujjeni
làm con gái một thương gia giàu có và được kính trọng do những
phẩm chất giới đức ông đã tu luyện được và xuất thân từ một gia
đình tốt trong một địa phương cũng hết sức tốt lành. v.v… Khi
đến tuổi trưởng thành, cha mẹ nàng gả nàng cho con trai một
thương gia rất xứng đôi vừa lứa. Nàng sống với chồng mình trong
một tháng như là một người vợ trung thành. Thế rồi do nghiệp
tiền kiếp của nàng, chồng nàng trở nên lạnh nhạt với nàng và đuổi
nàng ra khỏi nhà. Toàn bộ những chi tiết này được ghi rõ trong
nguyên bản văn Pali về các đoạn kệ này.
Thế rồi vì hạnh nghiệp trong quá khứ hết người chồng này đến
người chồng khác đều ghét bỏ nàng, một giao động mạnh mẽ nổi
lên trong nàng. Sau khi được phép của người cha, nàng đã xuất gia
trước sự hướng dẫn của Trưởng lão Ni Jinadatta. Nàng đã dành trọn
đời mình tu luyện thiền quán và chỉ trong một thời gian ngắn nàng
chứng thánh quả A-la-hán cùng với Tứ vô ngại giải với hiểu biết về
pháp và ý nghĩa. Nàng đã trải qua thời gian hạnh phúc nơi thánh
quả đó và hạnh phúc tịch tịnh níp bàn.
Đoạn một ngày kia nàng đi khất thực trong thành Pataliputta. Sau
khi đã dùng bữa, trở về nhà sau chuyến khất thực, nàng ngồi tại
bờ cát trên dòng sông Hằng. Vị Trưởng lão Ni bạn thân của nàng
là Bodhi đã hỏi nàng về phạm hạnh trước kia của nàng, và nàng
đã trả lời với những đoạn kệ liên quan đến vấn đề đó, bắt đầu với
đoạn kệ như sau, Trong thành Ujjeni, là thành phố tuyệt hảo nhất
trong số các thành phố khác. [vv. 405-447] Nhưng để chỉ cho
312
thấy mối liên quan giữa những câu hỏi và câu trả lời, ba đoạn kệ
này cũng được các vị điều hành Đại Hội ghi thêm vào:
400. Trong thành phố được đặt tên chỉ một loại hoa, là
Pataliputta. Tại một vị trí đẹp nhất trên thế gian này, có hai vị Tỳ
khưu Ni, là thành viên của bộ tộc Thích Ca, sẵn có phẩm chất
hạnh thiện.
401. Một trong hai người được gọi là Isidasi. Người thứ hai được
gọi là Bodhi. Cả hai đều có giới đức và có kiến thức cao. Họ đã
triệt phá hết mọi kiết sử.
402. Khi cả hai du hành khất thực, vừa dùng bữa xong và rửa
sạch sẽ chén ăn, họ sung suớng ngồi thiền tại một nơi vắng vẻ.
Họ thốt lên những đoạn kệ sau đây.
[Trưởng lão Ni Bodhi]
403. Hỡi Isidasi trông nàng thật thoải mái, tuổi thọ nàng chưa
phai nhạt, nhà ngươi thấy lỗi gì nơi cuộc sống gia đình khiến
tâm nàng chú tâm đến thực hiện hạnh viễn ly?
[Đại Hội]
404. Được hỏi vậy nơi thanh vắng một mình. Isidasi cho biết
những lời sau: Hỡi Bodhi xin hãy nghe ta xuất gia như thế nào.
Sau đó là những đoạn kệ với câu trả lời như sau: 
[Trưởng lão Isidasi]
405. Trong thành Ujjeni, một thành phố tuyệt đẹp, cha ta là
thương gia, có đức độ giới hạnh, ta là con gái duy nhất, được yêu
thương lại hấp dẫn và dễ thương.
406. Đoạn có chàng trai xuất hiện từ thành Saketa thuộc gia đình
kiệt xuất hỏi ta cho con trai thương gia giàu triệu phú. Cha ta
đồng ý gả ta làm con dâu người đó.
407. Mỗi tối sớm chiều ta đều đảnh lễ tận chân ta phủ phục, tuân
phục cha mẹ chồng hết mình xin các ngài dạy bảo.
408. Với chị với em hay kẻ tuỳ tùng chống ta hay ngay cả chỉ một
người ta run sợ mời họ ngồi.
409. Ta thiết đãi từng người với đồ ăn thức uống, vật cứng cả vật
mềm với những gì có trong nhà, ta thiết đãi họ hợp khẩu vị từng
người.
410. Thức dậy từ sáng sớm, ta đi về nhà phu quân ta. Sau khi rửa
tay cùng với chân của mình ngay ngoài cửa vào nhà. Ta đến gặp
phu quân với bàn tay sạch sẽ.
313
411. Lấy lược cùng những đồ trang sức và một hộp dầu
thơm cùng một chiếc gương soi mặt, ta tự tay trang điểm cho
chồng ta như một nô tỳ nữ thực sự.
412. Chính tay ta nấu cơm, cũng tự mình rửa chén, ta chăm sóc
chồng mình tựa người mẹ chăm sóc người con trai độc nhất.
413. Người chồng xúc phạm ta, là người ta thường tịnh tín chăm
sóc, giống như nô tỳ phục dịch đầy yêu thương với tâm đầy nhẫn
nại thức khuya dậy sớm không quản ngại. Không chây lười với
giới hạnh tốt đẹp.
414. Chàng thưa cùng cha mẹ.“Con sẽ rời khỏi nàng và ra đi nơi
xa, con không thể cùng sinh sống với Isidasi cùng chung một mái
nhà.
415. Hỡi con trai yêu quí, xin chớ nói như vậy, Isidasi người có
học, có tài, luôn dậy sớm thức khuya, không lười như con tưởng.
Hỡi con trai yêu mến, sao con không hài lòng với nàng?
416. “Nàng không gây hại con, nhưng con sẽ không chung sống
cùng với Isidasi, với con nàng quả thật đáng ghét. Thôi đủ rồi với
con, sau khi từ biệt nàng, con sẽ phải ra đi.
417. Nghe lời con trai nói, cha mẹ chồng liền hỏi ta, con xúc phạm
gì đến chồng? Xin cho ta biết rõ thực sự sẽ ra sao.
418. “Con chẳng gây xúc phạm gì đến chồng con đâu. Con cũng
chẳng gây hại con chẳng dùng lời đay nghiến, ta nói rõ, “Không
hiểu tại làm sao chồng con lại ghét con.
419. Với tâm buồn bã, bị đau khổ tràn ngập, họ đưa ta về nhà bố
mẹ sanh ta. Sửng sốt và bối rối họ nói, để chăm sóc con trai ta,
chúng ta không muốn để mất phó thác con trai ta cho thần Lakkhi
vậy.
420. Thế rồi cha ta lại gả ta cho một người giàu có thuộc về một
gia đình thứ hai. Bằng một nửa số tiền và của hồi môn của người
thương gia đầu tiên đã cưới ta cho con trai ông.
421. Trong ngôi nhà này ta sống đúng một tháng. Đoạn ta cũng
bị ruồng bỏ. Mặc dầu ta đã phục vụ chàng như một người nô tỳ,
dầu tận tụy làm việc không lỗi lầm giới đức.
422. Và cha ta lại bàn với một kẻ khất sĩ, là kẻ sống điều phục
chế ngự. “Hãy làm con rể ta” bỏ ngay áo rách và chiếc bát khất
thực.”
314
423. Cả vị ấy cũng chỉ sống đúng được nửa tháng với ta. Rồi nói
với cha ta, “Hãy ban lại cho con áo khoác và bát khất thực. Ta sẽ
trở lại cuộc sống kẻ khất sĩ.
424. Đoạn cha mẹ ta cùng với những người họ hàng nói với ngài
như sau: “Còn gì ta không làm cho nhà ngươi tại đây? Hãy mau
nói ra đi, nàng sẽ làm cho ngươi.”
425. Nghe nói thế, chàng lên tiếng, “Nếu ta còn đủ sức để tự kiếm
sống cho mình, ta chẳng có ích lợi gì cho Isidasi của ngài, ta sẽ
không chung sống với nàng được dưới chung một mái nhà.
426. Xin cho phép ta đi, ngài ra đi tức khắc, chỉ còn ta một mình,
“Ta xin cũng ra đi và sẽ đi đến chỗ chết thôi. Hay ta sẽ xuất gia
như một người hành giả.”
427. Đoạn Jinadatta, Tỳ khưu Ni ấy đến, là bậc tài trí Giáo Pháp,
với kiến thức rộng mở, có sẵn phẩm hạnh thiện, có mặt tại nhà
cha ta khi du hành khất thực.
428. Vừa thấy nàng, ta bật dậy khỏi ghế ngồi dành cho nàng ghế
đó. Ta đảnh lễ nàng phục lạy tới chân khi nàng đã ngồi xuống và
cúng dường vật thực.
429. Các món ăn tuyển chọn gồm đồ cứng thứ mềm và bất kỳ thứ
gì có trong kho nhà mình và ta thưa với nàng “Hỡi nữ nhân thiện
thệ, con chỉ muốn xuất gia.”
430. Đoạn cha ta bảo rằng “Con nên hành trì đúng chánh pháp
ngay tại nơi này, hỡi đứa con yêu hãy dâng cúng vị Sa-môn đã
hai lần sanh trong dòng họ phạm chí với đồ ăn thức uống.
431. Sau khi tỏ bày và giơ cả hai tay trong cử điệu đảnh lễ. Ta
thưa với cha mình, “Quả thật điều ác con đã làm con nguyện sẽ
tiêu diệt hết.”
432. Đoạn cha ta nói rằng “Hãy chứng ngộ bồ đề và Chánh pháp
tối thượng, chứng đắc tịch tịnh, pháp nào mà các vị thành tựu và
chứng đạt.
433. Ta đảnh lễ mẹ cha cùng những họ hàng thân thuộc, và chỉ
sau bảy ngày kể từ lúc xuất gia ta chứng quả A-la-hán.
434. Ta biết rõ bảy tiền kiếp. Ta sẽ kể lại cho nghe kết quả và
thành tựu. Hãy chú tâm mà nghe.
435. Giờ trong thành Erakaccha ta sống nghề thợ bạc, tài sản ta
có thật dồi dào. Say đắm trong tuổi trẻ ta đã xâm phạm dục lạc
với vợ người.
315
436. Từ đó ta rơi xuống bị thiêu đốt trong hoả ngục. Trong một
thời gian dài và khởi sanh khỏi đó. Ta sanh trong bụng khỉ.
437. Một khỉ chúa thật to, lãnh chúa cả một bầy, ta sanh ra được
bảy ngày, ta bị khỉ chúa đó thiến chính là kết quả của nghiệp này
dành cho ta. Chỉ vì nghiệp ta đã đến ở với vợ một người.
438. Từ đó ta chết đi, mệnh chung trong rừng Sindhava. ta lại
phải sanh ra trong bụng dê què độc nhãn.
439. Mười hai năm bị thiến. Mang nặng những đứa con, dòi bọ
sán trùng ăn. Chỉ vì ta đã đến ở với vợ một người.
440-441. Từ đó ta khởi xuất sanh làm con bò cái thuộc một chủ
lái buôn to, một chủ buôn bò, rồi ta lại bị thiến, con bê đủ mười
hai tháng phải cày ruộng và kéo xe, công việc quả thật mù loà,
đau khổ và không xứng hợp. Chỉ vì ta đã đến ở với vợ một người.
442. Từ đấy ta chết đi và sanh ra trong nhà một gia đình nô lệ
gần bên đường, sanh ra làm người ái nam ái nữ. Chỉ vì ta đã đến
ở với vợ một người.
443. Rồi đến năm ba mươi tuổi ta chết đi. Ta lại tái sanh làm cô
gái nhỏ trong gia đình một gã đánh xe thuê, cảnh gia đình nghèo
khổ, gia sản chẳng được là bao, rơi vào tay vay nặng lãi tiền nợ
nần gia tăng, chủ cũ bắt chẹt ta.
444. Rồi do số tiền nợ lãi gia tăng khá nhiều một trưởng đoàn lữ
hành đã bắt ta rời khỏi gia đình nghèo khổ đó dù ta la khóc than
vãn, hắn kéo ta khỏi nhà.
445. Rồi đến năm mười sáu tuổi, con trai hắn tên gọi là Giridasa,
nhìn thấy ta làm tôi tớ bắt lấy ta làm vợ. Và đem ta về nhà.
446. Hắn đã có vợ trước, là người giới đức lại nổi tiếng yêu
thương chồng mình hết mực. Khiến lòng ta nổi lên mối thù hiềm
với nàng.
447. Đây chính là quả nghiệp chướng ta gieo. Họ khinh ghét lại
ta, rồi ruồng bỏ xua đuổi cho dù ta đã phục dịch họ tựa như nô
tỳ. Ngay cả đến giờ đây nghiệp quả kết thúc mọi sự việc như trên.
400. Ở đây, trong thành phố (nagaramhi) có tên là một loài
hoa (kusumaname) có nghĩa là: trong thành phố (nagare) được đặt
tên từ tên một loài hoa (kusuma-namake). Như vậy, là thành phố
hoa (kusuma-puram). Giờ đây, nàng chỉ ra rằng thành phố thông
qua chính ý nghĩa của nó gọi là Pataliputta. Toạ lạc trên một khu
vực tuyệt vời nhất trên cõi đời này có nghĩa là: toạ lạc trên một
phần đất trên toàn cõi đời này. Là thành viên dòng họ Thích Ca.
316
có nghĩa là: là con gái bộ tộc (kula-dhitaro) thuộc bộ tộc Thích
Ca (Sakyakule) người ta nói điều này là vì có thực chất là họ đã
xuất gia theo giáo pháp của Đức Phật, là con trai thuộc dòng họ
Thích Ca.[15]
401. Một trong số họ (tattha) có nghĩa là: [một] trong hai Tỳ khưu
Ni này. Bồ đề có nghĩa là: Trưởng lão Ni này có tên gọi như
vậy. Ưa thích tu thiền định (jhana-jjhayana-ratayo) có nghĩa là:
thích thú (abhirata) tu luyện nhập thiền định (jhayane) về các
pháp (jhanassa) an chỉ định trần tục và siêu thế. Được nghe nhiều
kinh điển (bahu-ssutayo) có nghĩa là: có kiến thức rộng rãi do đã
hoàn tất được chân đế sâu rộng (pariyatti-bahusaccena). Hai
người đã triệt phá được hết các lậu hoặc (dhuta-kilesayo) có
nghĩa là: với toàn bộ những lậu hoặc ô uế của họ đã bị triệt phá
hết đến tận gốc rễ (samugghatila-kikesa) thông qua thánh đạo tột
đỉnh.
402. Khi họ đã dùng xong bữa trưa có nghĩa là: sau khi đã thực
hiện xong nhiệm vụ bữa ăn trưa. Tại một nơi hiu
quạnh (rahitamhi) có nghĩa là: tại một nơi ẩn dật không có
người (jana-rahitamhi). Ngồi thiền một cách sung sướng (sukha-
nissanna) có nghĩa là: an lạc họ ngồi thiền vì lý do họ thưởng
thức hạnh phúc xuất gia và hạnh phúc viễn ly. Những lời này có
nghĩa là: những lời thốt lên sung sướng hạnh phúc giờ đây được
thốt lên. Họ thốt lên có nghĩa là: họ giải thích thông qua hỏi đáp.
Đoạn kệ bắt đầu với Nàng rất dễ thương [v. 403] là do Trưởng
lão Ni Bodhi nói lên như là câu hỏi. Đoạn kệ bắt đầu với hỏi theo
cách này [v. 404] được các vị tổ chức đại hội thốt lên. Tất cả
phần còn lại bắt đầu với Trong thành Ujjeni [vv. 405-447 là chính
Tỳ khưu Ni Isidasi thốt lên.
403. Ở đây, nàng thật dễ thương (pasadika) có nghĩa là: nàng là
niềm hoan hỷ (pasadavaha) đối với những người nào nhận ra vẻ
kiều diễm của nàng nơi sự toàn hảo. Tuổi trẻ của nàng vẫn chưa
tổn giảm (aparihino) có nghĩa là: tuổi trẻ của nàng vẫn chưa phai
tàn (na parihino). Nàng còn đang độ tuổi thanh xuân. Đó là ý
nghĩa. Nàng đã nhận ra lỗi phạm gì? Có nghĩa là: loại lỗi phạm
nào (byalikam-dosam) (hay) ngươi đã nhận ra mối nguy hiểm gì
nơi cuộc sống gia đình? Để nàng có ý định thực hiện viễn ly có
nghĩa là: từ atha chỉ là một tiểu từ. Nàng đã quyết định thực hiện
viễn ly, xuất gia.
317
404. Được hỏi có nghĩa là: được đặt vấn đề. Nàng (sa) [không
được dịch], mối tương quan ở đây chính là “Isidasi.” Tại một địa
điểm vắng vẻ có nghĩa là: nơi một vị trí yên lặng. “Hỡi Bodhi, hãy
nghe đây, ta đã xuất gia ra sao (‘mhi pabbajita)” có nghĩa là: Ôi
Trưởng lão Ni Bodhi, hãy nghe đây  làm thế nào ta có thể trở
thành một kẻ xuất gia (pabbajita amhi) [sau khi] những sự việc
này nọ đã xảy ra trong quá khứ.
405. Tại thành Ujjeni, là thành phố tuyệt hảo nhất có nghĩa là:
thành phố tột đỉnh trong vương quốc Avanti có tên là Ujjeni. Dấu
yêu (piya) có nghĩa là ta được mọi người quí trọng (piyayitabba)
vì nàng là con gái độc nhất của ông ta. Hấp dẫn có nghĩa là: cuốn
hút tâm trí qua những phẩm chất thiện như phẩm hạnh giới
đức. Yêu quí có nghĩa là: ta được đối sử hết sức thiện cảm.
406. Đoạn có nghĩa là: sau đó, khi ta đạt đến tuổi trưởng
thành. Từ khắp Saketa (Saketato) [nhiều người đàn ông] đến dạm
hỏi (varaka) ta (me) có nghĩa là: [các chàng trai] đến dạm hỏi ta
(mama) để được cưới ta làm vợ. Thuộc toàn những gia đình vị
vọng trong thành phố (uttama-kulina) có nghĩa là: thuộc những
gia đình dẫn đầu (agga-kulika) trong thành phố là những gia đình
đã sai họ đến với ta, đó là những gia đình thuộc các vị thương gia
có nhiều tài sản. Cha ta (tato) đã gả ta cho ông ta làm con dâu có
nghĩa là: cha ta (pita) đã đồng ý gả ta cho con nguời thương gia
trong thành Saketa làm con dâu.
407. Sớm (patam) tối (sayam) có nghĩa là: vào buổi sáng (pubb’-
a?he) và vào buổi tối (say’-anhe). Tiến đến gặp (upagamma), ta
đã phục vụ hết lòng có nghĩa là: sau khi đến gặp cha chồng và mẹ
chồng, ta đã hết lòng tuân phục, cúi đầu đảnh lễ tới tận chân như
ta (‘mhi) đã được họ dạy dỗ có nghĩa là: vì ta (amhi) đã được cha
mẹ chồng dạy dỗ như vậy. Thế nên ta đã thực hiện như thế. Ta
không làm sai lại lời dạy dỗ của họ.
408. Chồng ta là người độc nhất ta yêu quí có nghĩa là: người ta
yêu mến độc nhất (eka-vallabham). Ta run rẩy có nghĩa là: ta súc
động. Ta nhường cho họ chỗ ngồi có nghĩa là: ta dâng cho từng
người bất kỳ điều gì thích hợp đối với họ.
409. Ở đó có nghĩa là: vị trí phân phát vật thực. Được tích trữ có
nghĩa là: cất thực phẩm trong đó sau khi đã được sửa soạn. Ta
thiết đãi họ (chademi) có nghĩa là: ta làm hài lòng
họ (upacchademi). Sau khi đã làm hài lòng họ. Ta đã cất giữ
318
trong đó, và sau khi đem đến cất trong đó. Ta đã cúng
dường. Đoạn ta bố thí, ta ban phát cho họ những gì thích hợp cho
từng người một, chỉ có vậy thôi. Đó là ý nghĩa.
410. Ngay nơi ngưỡng cửa: ngay tại cửa ra vào nhà. Sau khi đã
rửa (dhovanti) chân tay sạch sẽ có nghĩa là: ta rửa
(dhovini asi?) tay chân. Sau khi đã rửa chân tay, ta vào căn nhà;
đó là ý nghĩa muốn ám chỉ ở đây.
411. Một chiếc lược có nghĩa là: một chiếc lược thưa để chải râu
và tóc. Trang điểm có nghĩa là: xức dầu thơm vào mặt và rắc bột
thơm nữa. Cũng có cách giải thích pasadhana? (cách trang trí),
tiện lợi cho việc trang trí.Một hộp đựng dầu thơm (ađjami?) có
nghĩa là: một chiếc hộp đựng đồ trang sức.Giống như một nữ
tỳ (parikamma-karika) có nghĩa là: cho dù ta xuất thân từ một gia
đình vị vọng và giàu có, ta đã trở thành giống như một tớ
gái (patiparicarika), một nữ tỳ.
412. Ta đã sửa soạn có nghĩa là: ta đã nấu nướng. Bát khất thực
(bhajana?) có nghĩa là: đó là một chiếc tô bằng đồng, ta đã rửa, ta
chăm sóc kỹ, đó là ý nghĩa muốn đề cập đến ở đây.
413. Là người đã tỏ ra nhiệt tình với ngài có nghĩa là: hành sử
giống như đầy tớ cho chồng. Một đầy tớ có nghĩa là: người giúp
việc [đang] làm việc này việc kia. Với tâm khiêm tốn có nghĩa là:
thoát khỏi tính kiêu mạn. Một người thức khuya dậy sớm có nghĩa
là: được phú cho tinh tấn sống lại. Không chây lười có nghĩa là:
nhanh nhẹn, không uể oải chậm chạp.Có giới đức (silavatin)có
nghĩa là: được phú cho phẩm hạnh giới đức (silacara-
sampannam). [chàng] đã xúc phạm (dussati) [đến ta] có nghĩa là:
chàng đã xúc phạm đến ta (dussati), chàng nói năng với ta rất cọc
cằn.
414. Chàng nói rằng, “Ta sẽ bỏ đi (apucch’) và đi ngay.” Có
nghĩa là: chàng nói, “Sau khi chia tay với nàng (apucchitva), ta
sẽ ra đi đến nơi khác.” Chồng ta nói điều này với cha mẹ chàng.
Nếu nàng hỏi tại sao chàng lại nói như vậy, thì câu trả lời sẽ là:
“Con sẽ không chung sống với Isidasi, sống cùng với nhau và
trong cùng một nhà.” Ở đó, con sẽ sống có nghĩa là: ta sẽ sống
(vasissa?).
416. Ghét bỏ có nghĩa là: chán ngấy. Ta đã chán ngấy nàng có
nghĩa là: ta không liên quan gì với nàng nữa. Đó là ý nghĩa. Sau
khi đã từ giã nàng (apucchaha?), ta sẽ ra đi có nghĩa là: nếu như
319
bố mẹ muốn con sống chung với nàng. Con sẽ rời khỏi bố mẹ
(apucchitva) và đi tới một nơi khác (xa lạ).
417. Của chàng có nghĩa là: của chồng ta.Ta đã xúc phạm gì tới
chàng (ki’ssa) có nghĩa là: lỗi phạm nào ta đã lỗi với chàng, ta đã
phạm phải lỗi gì, chống lại chàng (assa) là chồng của nàng.
418. Ta (‘ham) chẳng xúc phạm (aparajjha?) gì đến chàng cả có
nghĩa là: Ta (aha?) đã chẳng lỗi phạm (aparajjhi?) chống lại
chàng gì cả… hay đây chỉ là một cách giải thích. Ta chẳng làm
hại gì chàng có nghĩa là: ta không đụng chạm gì tới chàng. Tà
ngôn (dur-utta-bbacana? [= du + vacana?] có nghĩa là: lời nói thô
tục (dur-utta-bbacana?). Ta có thể làm điều gì được đây? Có
nghĩa là: ta có thể làm gì được bây giờ, hỡi nữ thiện
nhân (ayye)? Khi chồng ta ghét ta có nghĩa là: vì chồng ta ghét
ta vô căn cứ như thế, chàng tự tạo ra sân hận và tâm hận.
419. Khổ não có nghĩa là: sầu khổ. Trong khi chăm
sóc (anurakkhamana) đến con trai chúng ta có nghĩa là: chăm sóc
(anurakkhanta) bằng cách trông nom (anurakkha?ena) đến suy
nghĩ cho con chúng ta [là] chồng của ta. Chúng ta đã từ
bỏ (jita’mhase), quả thật chúng ta đã bỏ đi (jita vatamha) người
đẹp Siri. Chúng ta đã loại bỏ chư thiên Siri đã đổi lấy thân hình
người phàm trần.
420. Cho một người giàu có (a??hassa) thuộc gia đình thứ
hai (duti-ya-kulikassa) có nghĩa là: cha gả ta đến một gia đình
cho một người giàu có thứ hai (dutiyassa), là con trai trong một
gia đình tốt (kula-puttassa). Và sau khi đã cho ta của hồi môn đầu
tiên, cha ta ban cho ta một nửa của hồi môn so với lần thứ nhất,
người thương gia đầu tiên đã cưới ta có nghĩa là: với của hồi môn
đó, thương gia đầu tiên đã cưới ta, đã nhận ta làm vợ (con trai
ông ta); ý nghĩa ám chỉ ở đây là: một nửa của hồi môn so với lần
đầu tiên.
421. Chàng cũng vậy có nghĩa là: người chồng thứ hai của
ta cũng vậy. Chàng đã ruồng bỏ ta có nghĩa là, chàng đã đuổi ta
ra khỏi nhà, [ta] đã phục vụ có nghĩa là: ta đã phục vụ, giống như
một nô lệ nữ. Không gây hại gì cho chàng có nghĩa là: không lừa
dối chàng.
422. Một ngươì điều phục có nghĩa là: một người điều phục tâm
tha nhân thông qua lòng từ tâm. Để tha nhân có thể bố thí, chàng
đã tự điều phục mình, tự làm cho tâm an tịnh, cả về thân và
320
khẩu; ngài là người du hành khắp nơi sống nhờ vào của bố thí do
tha nhân cúng dường. Con rể có nghĩa là: người chồng của con
gái ta. Ném quần áo đi, và bát khất thực có nghĩa là: bỏ đi những
mảnh giẻ rách che thân và bát khất thực (bhikkha-kapala?).
423. Cả chàng nữa, sau khi đã sống với ta được hai tuần có nghĩa
là: Cả chàng nữa, là kẻ khất thực, sau khi đã sống [với ta] mới
được có nửa tháng, cũng bỏ đi.
424. Đoạn cha ta,[mẹ và toàn bộ đám đông là họ hàng của ta] nói
với chàng có nghĩa là: cha ta, mẹ ta, và toàn bộ họ hàng rất đông
tạo thành một đám người đông vô số kể nói với người khất thực,
Họ nói với ngài điều gì? “Còn điều gì chưa được làm cho ngài ở
đây?” còn gì chưa được làm cho ngài (kirati), chưa hoàn thành,
cho ngài? hãy cho chúng ta biết mau lên, để nàng sẽ tiếp tục thực
hiện cho chàng có nghĩa là: nàng sẽ làm (karissati) cho nhà
ngươi.
425. Nếu như ta còn có khả năng (sakkoti) tự lập được có nghĩa
là: nếu như chính ta có thể tự lập và là người tự do, ta chẳng cần
đến Isidasi làm gì nàng chẳng phục vụ lợi iùch gì cho ta cả. Chính
vì thế, ta sẽ không sống (vaccha?) cùng với, ta sẽ không sống
(vasissam) chung với, sống cùng với nàng. Đó là ý nghĩa muốn
ám chỉ ở đây.
426. Cho phép ta ra đi, ngài đã ra đi có nghĩa là: tu sĩ khất thực
đó, được cha nàng cho phép ra đi, ngài đã ra đi theo ý ngài
muốn. Chỉ còn có một mình (ekakini) có nghĩa là: cha ta đã cho
ngài ra đi, ta sẽ ra đi. Qua đời (marituye) có nghĩa là: chết đi.
Hay (va) chỉ là một tiểu từ hiểu theo nghĩa bố thí một cách khác.
427. Đối với vật thực có nghĩa là: về của bố thí, [nàng] đã trở về
nhà của cha ta; đây là ý nghĩa muốn đề cập tới.
428. Của nàng có nghĩa là: Trưởng lão Ni Jinadatta. Ta đứng dậy
khỏi chỗ ngồi và dành cho ngài chỗ ngồi đó có nghĩa là: sau khi
đứng dậy khỏi chỗ ngồi, ta đã dành chỗ ngồi đó cho ngài Trưởng
lão Ni.
430. Ngay chính chỗ ngồi đó có nghĩa là: ngự lại ngay trong căn
nhà này. Đứa con có nghĩa là: ông ta nói với chính con gái mình
một cách rất ân cần với một câu đối thoại. Con phải tu luyện
chánh pháp (dhamma?) có nghĩa là: con đã xuất gia hãy tu luyện
chánh pháp, cuộc sống phạm hạnh, v.v…(brahma-cariyadi-
321
dhammam). Đó là điều cần được tu luyện (caritabbam), trong hai
lần sanh có nghĩa là: sanh ra làm Phạm chí (brahmana-jati).
431. Ta sẽ triệt phá hết (niggaressami) có nghĩa là: ta sẽ triệt phá
(jirapessami). Ta sẽ tàn phá cho bằng được.
432. Giác ngộ (bodhi?) có nghĩa là: giác ngộ toàn hảo về Tứ
thánh đế, hiểu biết thánh đạo. Đó là ý nghĩa. Chánh Pháp tối
thượng (agga-dhamma?) có nghĩa là: thánh quả (phala-
dhammam) A-la-hán.  Pháp chư vị đã đạt được có nghĩa là:
những pháp siêu thế được gọi là thánh đạo, những pháp thánh quả
và niết bàn mà chỉ chư vị Lưỡng Túc Tôn mới chứng đắc, là vị
triệt phá mọi lậu hoặc mới chứng đắc, đạt đến được; đó là ý nghĩa
ở đây.
433. Bảy ngày sau (sattaha?) khi xuất gia có nghĩa là: sau khi đã
xuất gia được bảy ngày (sattahena). Ta chứng đắc (aphassayi?) có
nghĩa là: ta thành tựu, ta chứng đắc.
434. Đây chính là (yass’) thánh quả và kết quả (phala-vipako) có
nghĩa là: trong đó (yassa) tà hạnh cũng là kết quả (vipako), do
hiệu quả và kết quả đó (nissanda-phala-bhuto) đó là điều ta gọi là
hiện trạng bị chồng ruồng bỏ. Ta sẽ kể lại cho ngài những hành vi
này có nghĩa là: ta sẽ giải thích to ngài hành vi này. Hành vi
này có nghĩa là: chính vì hành vi này được kể lại. Hay việc ta
nhắc lại hành vi này của ta.Với tâm chú ý (eka-mana) có nghĩa là:
với tâm tập trung tư tưởng (ek’-agga-mana). Hay đây chỉ là một
cách giải thích khác.
435. Trong thành phố (nagaramhi) Erakaccha có nghĩa là: trong
thành phố (nagare) có cùng tên như vậy. Ta (‘ha?) hành dục lạc
với vợ của người khác (para-dara?) có nghĩa là: ta đã giao cấu
(asevi?) với vợ (dara?) của người khác (parassa).
436. Ta đã bị thiêu đốt trong một thời gian dài có nghĩa là: ta đã
bị thiêu đốt bằng lửa hỏa ngục trong nhiều ngàn năm. Và khởi
xuất khỏi chỗ đó có nghĩa là: khởi sanh, qua đi, ra đi khỏi chỗ đó,
khỏi hoả ngục. Ta nhập thai trong bụng (kucchimhi) con khỉ
mẹ có nghĩa là: ta tái sanh trong bụng khỉ cái (vanariya).
437. Lãnh chúa bầy khỉ (yutha-po) có nghĩa là: thủ lãnh của đoàn
khỉ (yuthapati). [hắn]thiến có nghĩa là: hắn thiến, hắn móc mất
hạt giống của ta, tướng nam giới. Đây là kết quả của hành vi
đó (kamma-phalam) có nghĩa là: đây chính là kết quả của hành vi
322
ta đã làm trong quá khứ. Vì ta đến ở với vợ người có nghĩa là: vì
(yatha) sau khi đã phạm tội ngoại tình với vợ của người khác.
438. Từ đó có nghĩa là, kể từ khi sanh ra như làm kiếp khỉ. Trong
rừng Sindhava có nghĩa là: tại trong rừng là kinh đô của
Sindhava. Thuộc con dê cái có nghĩa là: con dê mẹ.
439. Mang theo những đứa con (parihitva) có nghĩa là: cõng trên
lưng những đứa con nhỏ. Giòi bọ rúc rỉa, đau khổ hết sức có
nghĩa là: bị dòi bọ rúc rỉa ngay tại nơi ta sanh ra. Bị đau đớn có
nghĩa là: chịu đựng đau khổ.
440. Người lái bò có nghĩa là: người sống nghề buôn bán trâu
bò. Màu đỏ sẫm có nghĩa là có lông màu đỏ (tambehi) giống như
màu đỏ chiết từ sữa (lakha-rasa-rattehi).
441. Ta kéo có nghĩa là: sau khi kéo ra (vahitva). Chiếc cày (na?
galam) có nghĩa là: chiếc cày (sira?). Và ta kéo xe  đó là ý
nghĩa. Mù (andho) quả thật (v’) phải đau khổ có nghĩa là: bị chột
mất một mắt (kano) quả thật là. Phải đau khổ có nghĩa là: bị chèn
ép.
442. Trên đường phố (vithiya) có nghĩa là: trên đường phố trong
thành. Sanh ra làm kiếp nô tỳ trong gia đình. (dasiya ghare) có
nghĩa là: do một kẻ nô lệ sanh ra trong một gia đình nô lệ đó
(ghara-dasiya). Họ cũng cho rằng, “Con của một kỹ nữ: [“nô lệ có
sắc đẹp”] trở thành một người ái nam ái nữ có nghĩa là: ta chẳng
phải là nam mà cũng chẳng phải là nữ. Ta được sanh ra thành ái
nam ái nữ. Đó là ý nghĩa.
443. Khi đến tuổi ba mươi, ta đã qua đời có nghĩa là: sau khi trở
thành người ái nam ái nữ. Ta đã qua đời ở tuổi ba mươi. Trong
gia đình một gã đánh xe ngựa có nghĩa là: trong gia đình một
người làm nghề đánh xe (sutaka-kule). Những tên cho vay lãi đã
đàn áp ta thậm tệ (dhanika-purisa-pata-bahulamhi) có nghĩa là:
nhận được nhiều tấn công (adhipatana-bahule) từ phía những kẻ
(purisana?) cho vay lãi, bị biết bao nhiêu kẻ cho vay lãi khống
chế.
444. Tích lũy (ussannaya) có nghĩa là: tiền lãi gia tăng qua ngày
tháng (upacitaya). Một số lượng lớn có nghĩa là: số tiền lớn. Tiền
lãi  có nghĩa là: tiền lời trên số nợ. [hắn] kéo ta ra khỏi (oka??
hati) có nghĩa là: hắn kéo ta ra khỏi gia đình đó. Ra khỏi ngôi nhà
của gia đình ta đã sanh ra (jata-kula-gehato). Người con trai của
ông ta liền lôi ta vào (orundhat’) có nghĩa là: con trai của ông ta,
323
là người chỉ huy đoàn du hành, đã phải lòng ta. – người con trai
đó có tên (namena=nama) là Giridasa,đã nhận ta vào trong nhà
với địa vị làm vợ cho hắn.
445. Tỏ ra rất yêu thương (anuratta) đối với người chồng của
nàng có nghĩa là: dành trọn tình cảm với chồng của nàng. Ta đã
làm dấy lên mối thù địch với nàng, đó là người vợ của chồng ta,
là người vợ chung chồng với ta. Ta lại có ý định khiến cho chồng
ta nổi giận với nàng.
447. Do đó điều diễn ra (gacchanti), bị đuổi ta ra khỏi
(apakirituna) nhà có nghĩa là: cho dù ta đã phục vụ họ rất cẩn thận
như thân tôi đòi, nhưng người chồng đó vẫn loại bỏ ta, vẫn từ bỏ
ta không thương tiếc, họ đã ra đi (apagacchanti). Đây chính là kết
quả và hậu quả do hành vi ngoại tình ta đã phạm phải trước đó và
hành vi thù địch với người vợ chung chồng với ta. Ngay cả với
những điều đó giờ đây ta đã kết thúc có nghĩa là: ngay cả với
những điều đó, ta đã kết thúc được một chiều hướng mạnh mẽ về
những tà hạnh. Giờ đây ta đã kết thúc được tà hạnh đó thông qua
chứng thánh đạo tối thượng. Kể từ nay trở đi ta chẳng còn phải
chịu đau khổ dưới bất kỳ hình thức nào nữa. Đến đây, bất luận
những gì chưa được giải thích và cũng còn có một nhóm kệ,
nhưng ý nghĩa cơ bản cũng đã quá rõ ràng do những gì ta đã đề
cập đến trước đó.
Đến đây kết thúc chú giải về các đoạn kệ của Trưởng lão Ni
Isidasi.
Đến đây cũng kết thúc chú giải về tập bốn mươi kệ.
1. CHÚ GIẢI TRƯỞNG LÃO NI KỆ SUMEDHA
Trong Đại Phẩm [kệ], các đoạn kệ bắt đầu với Trong thành
Mantavati là Trưởng lão Ni kệ Sumedha. Nàng cũng đã thực hiện
nhiều phước nghiệp dưới thời chư vị Phật tiền kiếp và tích lũy
được những hạnh thiện nơi nhiều kiếp sống làm căn giải thoát.
Nàng đã tích lũy toàn bộ đại cần thiết để chứng giải thoát. Dưới
thời Đức Phật Kodagamana, nàng đã sanh ra trong một gia đình
tốt. Khi đến tuổi trưởng thành, cùng với các bạn thân thiết, là các
thiếu nữ thuộc những gia đình tốt, họ đã cho sửa soạn một công
viên rộng lớn và dâng cúng cho Tăng Đoàn chư vị Tỳ khưu có
Đức Phật lãnh đạo.
Khi qua đời, nàng tái sanh nơi cõi Tam Thập Tam. Và đã kết thúc
hạnh nghiệp tại đó, chứng đắc nhiều thành tích thần linh. Khi qua
324
đời khỏi đó, nàng hoá sanh nơi cõi Dạ ma. Khi chết khỏi cõi đó,
nàng lại tái sanh nơi cõi Trời Đâu Xuất (Tusita). Khi qua khỏi cõi
đó, [nàng hoá sanh] nơi cõi Nimmanarati. Sau khi chết khỏi cõi
đó, [nàng lại hoá sanh] nơi cõi Paranimmita-Vassavatti. Đến đúng
thời gian qui định, nàng hoá sanh nơi ngũ thiên giới trong dục
giới làm chánh hậu cho rất nhiều chư thiên vương. Khi qua đời
các cõi đó, vào thời Đức Phật Kassapa hiện tại, nàng trở thành
con gái một thương gia rất giàu có. Đến đúng thời gian qui định
khi đến tuổi trưởng thành, nàng chứng niềm tin chánh pháp của
ngài và chứng nhiều công phước liên quan đến Tam Bảo.
Nàng đã kết thúc thọ mệnh của mình tại cõi đó. Sống thực hiện
chánh pháp và gắn bó với nhiều Pháp thiện. Khi qua đời khỏi cõi
đó, nàng hoá sanh nơi cõi Tam Thập Tam và chu du tái sanh liên
tục trong vòng luân hồi tái sanh nơi cõi hữu sanh hạnh phúc.
Dưới thời Đức Phật hiện tại, nàng sanh làm con gái nhà vua
Kođca trị vì trong thành Mantavati, mẹ và cha nàng đặt tên cho
nàng là Sumedha. Khi đã lớn lên đến tuổi trưởng thành, mẹ và
cha nàng đã thảo luận với nhau, nói rằng, “Chúng ta hãy gả con
gái chúng ta cho nhà vua Anikaratta đang trị vì trong thành Vara?
avati.”
Nhưng thỉnh thoảng nàng đã lui tới ni viện của chư vị Tỳ khưu Ni
cùng với các công chúa đồng tuổi với nàng có cả các đầy tớ trong
cung đi theo trong thời điểm nàng còn trẻ. Nàng đã lắng nghe
Phật pháp do chư vị Tỳ khưu diễn giải trong một thời gian dài tại
thiền viện đó, và có một giao động mạnh mẽ nổi lên vào thời
điểm nàng đang tu luyện nhiệm vụ cần thiết ban đầu, nàng chứng
đắc niềm tin nơi giáo pháp Đức Phật, không màng đến những dục
lạc. Chính vì thế, sau khi đến lắng nghe những lời khuyên của cha
mẹ và họ hàng, nàng lên tiếng nói rằng, “Con chẳng còn thích
liên quan đến cuộc sống gia đình nữa. Con sẽ xuất gia.”
Mẹ cha động viên nàng ở lại cuộc sống gia đình, họ năn nỉ nàng
bằng nhiều cách khác nhau, nhưng không thể nào thuyết phục
được nàng. Nàng nghĩ, “Chỉ bằng cách đó ta mới có thể xuất gia.”
Và lấy con dao nàng tự tay cắt mái tóc. Đoạn nàng an trú tác ý
đặc tính ghê tởm của mái tóc. Do đã thực hiện những Phật sựï cần
thiết và vì trước đó nàng đã lắng nghe những gì chư vị Tỳ khưu
Ni đã chỉ bảo, nàng đã chú tâm nơi sắc đẹp thể chất bất tịnh và đã
đạt đến sơ thiền. Đoạn sau khi chứng sơ thiền, khi mẹ cha v.v…
325
đến gặp nàng và động viên nàng ở lại cuộc sống gia đình, nàng đã
giúp toàn bộ hoàng gia và cả đoàn tuỳ tùng chứng đắc niềm tin
nơi chánh pháp. Đoạn nàng rời khỏi gia đình, vào thiền viện ni và
xuất gia. Sau khi đã xuất gia, nàng an trú và chứng thiền quán. Do
đã chứng đắc kiến thức chín muồi và do phân định rõ ràng tâm
pháp dẫn đến giải thoát, chỉ trong một thời gian ngắn nàng chứng
thánh quả A-la-hán cùng với Tứ vô ngại giải. Như đã được kể lại
trong Thí Dụ Kinh (Apanada)[2] như sau :
1[3]. Vào thời Đức Thế Tôn Kodagamana, trong công viên Tăng
Đoàn, tại một nơi cư trú mới, là ba bạn hữu nữ giới thân thiết,
chúng ta đã cúng dường một trú xứ cho Tăng Đoàn.
2. Chúng ta đã tái sanh nơi cõi Chư Thiên mười lần, một trăm
lần, một vạn lần, và mười vạn lần. Nhưng chúng ta có thể nói gì
về những lần tái sanh nơi cõi chúng sanh!
3. Chúng ta chứng thần lực to lớn nơi cõi chư thiên. Nhưng ta
phải nói gì về thần lực đó nơi cõi chúng sanh! Ta chính là phụ nữ
châu báu, là chánh hậu của vị chuyển luân vương.
4. Sau khi đã tích lũy nhiều phước nghiệp, trở thành con cái
nhiều gia đình giàu có trên cõi đời này, Dhanađjani và Khema và
ta được tái sanh thành ba người phụ nữ.[4]
5. Saukhi cho xây cất một công viên rất đẹp, với đủ trang thiết
bị cần thiết, chúng ta đã cúng dường Tăng Đoàn chư vị Tỳ khưu,
đứng đầu là Đức Phật và tâm trí chúng ta hoan hỷ vì đã thực hiện
của thí này.
6. Nhờ phước nghiệp cúng dường đó, cho dù phải tái sanh ở bất
kỳ nơi đâu ta đều được địa vị nổi bật nơi cõi chư thiên cũng như
nơi cõi chúng sanh.
7. Trong thời đức Phật hiện tại, người bà con Phạm Thiên tiếng
tăm lừng lẫy, tên là Kassapa, thông thạo thuật hùng biện, cũng đã
sanh ra.
8. Vào thời điểm đó, người đầy tớ vị Đại Trí, là vua có tên gọi
Kiki, lên làm vua cai trị thần dân Kasi trong đại thành phố lớn
Baranasi.
9. Nhà vua có bảy nàng công chúa đang sống trong cảnh nhung
lụa. Hoan hỷ phục dịch Đức Phật, cả thảy đều theo đuổi cuộc
sống phạm hạnh.
326
10. Ta là bạn hữu với họ. Chú tâm theo đuổi phẩm hạnh thiện,
kính cẩn thực hiện bố thí, ta nắm giữ giới luật Phạm Thiên ngay
trong gia đình.
11.Do kết quả những phước nghiệp đó cùng với quyết tâm và
mục tiêu rõ ràng, vào lúc rời khỏi thân xác phàm tục này, ta tái
sanh nơi cõi Tam Thập Tam.
12.Qua khỏi cõi đó, ta sanh ra nơi cõi Dạ Ma. Từ cõi đó ta tái
sanh nơi cõi Trời Đâu Xuất. Rồi lại tái sanh nơi cõi
Nummanarati; từ đó ta tới trú xứ trong thành Vasavatti.
13.Bất kỳ nơi cõi tái sanh nào, do phước nghiệp đó đem lại, ta
đều được địa vị tại đó làm chánh hậu các vị vua nơi các cõi chư
thiên đó.
14.Qua đời khỏi nơi kiếp sống con người đó, ta đã cai trị làm
chánh hậu cho một vị vua cũng là Chuyển Luân Vương và các
vua chúa trị vì một vương quốc.
15.Ta tận hưởng hỷ phước nơi thiên giới và nơi cõi chúng sanh.
Bất kỳ nơi đâu ta cũng được hưởng hạnh phúc và chu du tái sanh
khắêp nơi trong vòng luân hồi tái sanh suốt nhiều đại kiếp.
16. Đó chính là nhân duyên, là lý do, là nguồn gốc và cũng chính
là cách ta chấp nhận giáo pháp của Đức Phật. Đó cũng chính là
cách ta gắn kết với giáo pháp đó và cũng chính là tịch tịnh (níp
bàn) dành cho người nào an trú nơi giáo pháp Đức Phật.
17.Ta đã thiêu rụi hết lậu hoặc. Ta đã triệt phá mọi hiện hữu tái
sanh, ta trở nên vô tỳ vết giống như voi cái đã triệt phá mọi gông
cùm kìm kẹp.
18.Quả thật ta đã được chư vị Thiện Thệ hoan nghênh. Ta đã
chứng đắc tam minh. Ta đã thực thi lời Phật dạy.
19.Ta chứng Tứ vô ngại giải cùng tám giải thoát. Ta đã thực
chứng sáu tuệ giác trực tiếp; ta đã thực thi lời Phật dạy.
Sau khi chứng đắc thánh quả A-la-hán và nhìn lại thành tích
chính mình, nàng đã thốt lên những đoạn kệ sau đây như là lời
tuyên bố long trọng cho những thành tích đó:
448. Trong thành Mantavati, có nàng con gái chánh hậu nhà
vua Kođca tên là Sumedha. Nàng hân hoan cố gắng thực thi đời
sống phạm hạnh phù hợp với lời bậc Đạo Sư giảng dạy.
449. Có giới hạnh lại khéo tài kinh, học rộng với tài cao, tu
luyện theo lời Phật dạy. Nàng đến gặp cha mẹ, nói rằng,“Thưa
cha mẹ cả hai, xin nghe lời con nói.”
327
450. “Con Hân hoan tận hưởng Níp Bàn, dầu hữu sanh chư
thiên, hữu sanh ấy vô thường. Còn đối với dục lạc có khác gì thế
đâu, cũng như dục lạc hư không chẳng đem lại thích thú lại gây
nhiều sầu khổ.
451. Dục lạc thật cay đắng lại gây nhiều tội ác giống tựa nọc
rắn độc. Những ai hưởng dục lạc trong một thời gian dài, phải
chịu cực hình địa ngục và đau khổ muôn phần.
452. Vì những kẻ gây ác nghiệp, tâm trí đầy tội ác, phải đau
đớn sầu khổ, trong cảnh giới đoạ xứ, khi ác nghiệp gia tăng, lại
thiếu niềm tin vững chắc, kẻ ngu không chế ngự nổi cả thân khẩu
và ý.
453. Những kẻ ngu thiếu khôn ngoan, vô cảm, phải đau khổ
khởi sanh cản trở, thiếu hiểu biết, thiếu am tường chánh đế đã
được diễn giải kỹ càng.
454. Thưa mẹ, vì đa số họ không am tường những chân đế
Đức Thiện Thệ đã giảng dạy, lại hoan hỷ tái sanh lâu dài nơi cõi
chư thiên.
455. Sanh thiên không thường trú, sanh hữu là vô thường.
Nhưng kẻ ngu dại không sợ hãi lại chỉ muốn tái sanh.
456. Phải sanh nơi bốn đọa xứ và hai cõi sanh thiên. Nhưng
đối với người nào đã sanh nơi đọa xứ, trong cảnh giới địa ngục
không có sự xuất gia.
457. Cầu xin mẹ và cha cả hai, cho phép con xuất gia theo
giáo pháp thuyết giảng. Do Như Lai Thập Lực, chẳng chút tham
lam vương vấn, con sẽ cố gắng loại trừ cho được cả sanh diệt.
458. “Con phải làm sao với tái sanh này, với thân tội lỗi này,
thân trống rỗng, không lõi? Con sẽ cố gắng hết sức để diệt sanh
và tử.
459. “Nay Phật đã ra đời. Đã tránh thời cơ không thuận tiện.
Thời thuận tiện đã chứng đắc. Thời cơ nay đã đến. Suốt thời gian
còn lại, con nguyện không gây tổn hại giới luật và phạm hạnh.
460. Sumedha đã nói thế cùng với mẹ cha mình: “Trong lúc
con không dùng vật thực như một người quản gia. [Nếu không
được xuất gia] con sẽ rơi vào vùng ảnh hưởng cõi tử vậy.
461. Mẹ sầu khổ than vãn, cha bị nỗi đau hoàn toàn tràn ngập
nhói trong tim. Cả hai muốn thuyết phục ta, nằm dưới đất lâu dài.
462. Hỡi con gái ta, hãy đứng dậy cho mau có gì là sầu khổ?
Khi con được cả vương quốc Vara?avati làm gia sản, cùng với
328
vua Anikaratta làm phu thê, rất đẹp trai xinh xắn, thật xứng đôi
vừa lứa.
463. “Ngươi trở thành chánh hậu, làm vợ vua Anikaratta. Hỡi
con ta ơi, giới luật phạm hạnh, sống cuộc đời phạm thiên và thực
hiện xuất gia làm ẩn sĩ đâu phải chuyện dễ dàng.
464. Với vương quyền đầy sở hữu quyền năng, tài sản là sức
mạnh, và được hưởng hạnh phúc. Ngươi còn trẻ, hỡi con ta,hãy
thọ hưởng dục lạc và nhận lời lấy chồng.
465. Rồi Sumedha trả lời bố mẹ:“Nguyện điều đó không tồn
tại, hữu sanh thật vô lõi. Cho dù con phải chết thà không bỏ xuất
gia.
466. “Giống như đồ giun dế, nếu liên kết với thân phù phiếm
này, đầy vết nhơ ô uế, mồ hôi xông nồng nặc. Cả thân đầy nước ô
uế, luôn rỉ ra toàn những điều ô uế.
467. Ta biết thân giống gì nữa? Một thứ đầy ghê tởm, vấy bẩn
đầy thịt máu. Làm mồi rúc rỉa cho giòi bọ, cho chim chóc cắn xé,
tại sao được ban tặng cho ta?
468. Sớm muộn gì thân cũng bị vứt tại nơi bãi tha ma, chẳng
hiểu biết điều gì. Giốâng khúc gỗ ghê tởm họ hàng quẳng ra xa.
469. Khi họ hàng đem quẳng thân đó tại bãi tha ma, chỉ để
làm mồi cho chim chóc, trước đó cha mẹ họ hàng ta tắm rửa sạch
sẽ, nay họ ghê tởm vô cùng. Thử hỏi những người không thân
thiết còn ghê tởm đến mức chừng nào?
470. Liệu họ sẽ còn mê thân không hồn bất động, ràng buộc
với gân xương, liệu họ còn si mê thân ghê tởm này chăng, đầy
nước miếng và nước mắt, đầy phân tiểu hôi tanh.
471. Nếu ta mổ banh thân này ra, chính ngay cha mẹ ta, cũng
không thể chịu nổi mùi hôi thối xông lên.
472. Thử nghĩ kỹ mà xem chính do uẩn, đại và xứ làm nên
thân xác này, là nguồn gốc tái sanh và đau khổ như thế, với thành
tâm suy nghĩ thử hỏi xem còn ai muốn cưới thân xác này?
473. Từng ngày ba trăm ngọn giáo mới đâm xuống tấm thân
này. Dầu cuộc tra tấn đó kéo dài cả trăm năm, vẫn tốt hơn nếu
làm được như vậy ta triệt phá đau khổ.
474. “Kẻ phải chịu tra tấn đến như vậy, hẳn phải biết Phật đã
dạy mà rằng: “Nếu ngươi trông mong mỏi nơi tái sanh như vậy,
ngươi sẽ bị giết hại tàn phá dài dài trong tương lai.’
329
475. Trong thiên giới hay nơi kiếp người, dù đầu thai thành
súc sanh, nay có thân làm Asura, nơi kiếp ngạ quỉ đi chăng nữa,
sẽ liên tục bị hành hạ suốt đời.
476. Có rất nhiều cực hình tra tấn ở địa ngục cực hình và đày
đoạ kẻ có tâm uế dành cho kẻ ngu si. Ngay cả trong cõi chư thiên
cũng chẳng tìm thấy bảo vệ. Chẳng có gì sánh nổi với hạnh phúc
niết bàn.
477. “Những kẻ nghe lời dạy nơi vị Như Lai Thập lực sẽ
chứng tịch tịnh niết bàn. Do chẳng còn nhiều tham. Họ gắng sức
loại bỏ cảnh sanh tử trên đời.
478. “Thưa cha và thưa mẹ kính mến, ngay chính ngày hôm
nay con sẽ từ bỏ đời này, thú vui vô lõi này đem lại gì cho con?
Con ghê tởm dục lạc rồi chính con tống khứ hết chúng giống tác
thành thân gốc Ta-la.
479. Nàng nói cùng cha mình như vậy, và cùng lúc đó cũng
nói với Anikaratta, được hứa gả công chúa, vây quanh nhiều
chàng trai xinh đẹp[18] đã đến để hành lễ cưới vào thời gian thích
hợp.
480. Đoạn Sumedha cắt ngay mái tóc đen nhánh, dầy và mềm
mại của mình với con dao trong tay, rồi gần ngay ngưỡng cửa
hoàng cung nàng chứng đệ nhất thiền an chỉ định.
481. Vừa khi sống trong cảnh thiền, Anikaratta đến kinh
thành. ngay tại hoàng cung đó, với thân mình trang điểm đủ thứ
châu báu, ngọc ngà, vàng bạc, Sumedha tu tập tưởng vô thường.
482. Trong lúc nàng tác ý, vua Anikaratta bước nhanh lên
hoàng cung. Thân mình trang điểm với châu báu vàng ròng, rồi
chấp tay trước ngực, cầu khẩn Sumedha mà rằng:
483. Hãy trì vị quốc độ với uy quyền tài sản và hạnh phúc.
Ngươi còn trẻ tuổi, hãy tận hưởng dục lạc. Hạnh phúc hưởng dục
lạc khó kiếm được trên cõi đời này.
484. Ta giao nàng vương quốc. Hãy tận hưởng khoái cảm.
Hãy bố thí cho chúng sanh. Nàng chớ nên buồn thản để cha mẹ
khổ đau.”
485. Đoạn không tưởng đến dục lạc. Và thoát khỏi sân si,
Sumedha trả lời: “Chớ hoan hỉ dục lạc, hãy nhận ra dục lạc thật
nguy hiểm.
330
486. Mandhata là vua thống lãnh bốn đại lục hưởng lạc. Dục
lạc ấy tối thượng. Tuy vậy khi vua băng hà, vẫn chưa thoả mãn
được cũng không hoàn thành được ước nguyện.
487. Dù có trận mưa đầy bảy châu báu khắp tứ phương thiên
hạ, vẫn chẳng tìm đâu ra thỏa mãn được dục lạc quả thật chúng
sanh vẫn chết mà vẫn không thoả mãn được lòng mình.
488. Dục lạc ví như dao đồ tể và giống như chiếc kệùt băm
thịt. Dục lạc tựa đầu rắn. Chúng thiêu rụi tựa bó đuốc. Giống như
xương gặm trơn tru.
489. Các dục lại vô thường và lại không trường cửu. Chúng
chỉ tạo đau khổ. Như hòn đạn cháy đỏ, chúng giống tựa độc dược.
Chúng tựa một giấc mơ, toàn một nỗi sân si, nguồn gốc mọi bất
hạnh. Kết quả là đau khổ.
490. Dục như trái trên cây, như miếng thịt chỉ gây khổ lụy.
Giống như giấc mộng như huyền. Dục như của cho vay.
491. Dục như gươm như cọc. Một chứng bệnh nan y, là cục
bướu toàn bất hạnh đầy giao động giống như hố than hồng nguồn
gốc mọi điều ác, sợ hãi và chết chóc.
492. Như vậy dục lạc chỉ tổ gây đau khổ, gây trở ngại khắp
nơi. Hãy đi nào, từ bỏ hết, khi ta còn tái sanh.
493. Kẻ khác giúp gì được khi đầu ta bừng cháy lửa? Khi tuổi
già và tử đang bám sát lấy ta, ta cần luôn nỗ lực để triệt phá hết cả
hai.
494. Vừa mở cửa ra, ta nhìn thấy cha cùng mẹ và nhà vua
Anikaratta ngồi trên sàn than khóc. Thấy vậy Nàng mở miệng nói
với mọi người như sau:
495. “Kẻ ngu đã là những kẻ liên tục luân hồi đã từ lâu kiếp
luân hồi tái diễn, từ vô thuỷ vô chung, khóc thân mình mệnh
chung, khóc cha mẹ đã chết, khóc người anh bị giết, và khóc
chính mình đã mệnh chung.
496 “Hãy nhớ từ vô thủy, nước mắt sữa và máu, [rồi] tuôn
chảy theo luân hồi. Hãy nhớ xương chúng sanh chất đống của
những kẻ đang trôi dạt nơi kiếp luân hồi tiếp diễn.
497. Hãy nhớ lại bốn biển nước sánh bằng nước mắt, sữa và
máu chảy lênh láng. Hãy nhớ lại xương chúng sanh chất đống
hàng tỉ tỉ đại kiếp cao sánh bằng ngọn núi Vipula.
331
498. [Hãy nhớ] từ vô thủy xương cả cha và mẹ sống nơi kiếp
luân hồi, những nấm mồ chỉ bằng hạt táo có thể sánh ngang bằng
cả trái đất cộng luôn cả Ấn Độ.
499. Hãy nhớ từ vô thủy cả cỏ cây cành lá đều không thể sánh
kịp để chứa đựng những ghè bằng bốn ngón tay đựng những
người cha lưu lạc trong kiếp luân hồi.
500. “Hãy nhớ lại hình ảnh con rùa mù biển đông đút đầu lọt
vào lỗ hổng khúc cây dạt trên biển để làm một so sánh được làm
người khó biết bao.
501. “Hãy nhớ lại thân xác con người, tồi tệ và vô hạt, giống
như đống bọt biển. Hãy quan sát uẩn vô thường, hãy nhớ địa ngục
chứa chất nhiều hiểm họa.
502. “Hãy nhớ lại bãi tha ma to lớn luôn chất đầy xác chết.
Hãy nhớ lại nỗi khiếp sợ thuồng luồng (cá sấu) hung dữ làm sao
mà gẫm kỹ Tứ thánh đế.
503. “Khi bất tử tồn tại, sao ngươi lại muốn uống năm thứ cay
đắng? vì toàn bộ dục lạc cộng lại còn đắng hơn năm thức uống
đó.
504. “Khi bất tử tồn lại, sao ngươi lại muốn hưởng dục lạc.
Mọi dục lạc cháy bừng? Vì toàn bộ dục lạc cộng lại đang thiêu
đốt trên lửa, sôi sục nung nấu.
505. “Khi chẳng còn kẻ thù. Sao ngươi muốn dục lạc, chứa
đầy những kẻ thù? Giống như những đế vương luôn có nhiều thù
địch trộm cướp, nước oán thù chung.
506. “Khi giải thoát xuất hiện, sao ngươi còn muốn dục lạc
chất đầy giết chóc và xiềng xích? Vì nơi dục lạc tồn tại, thông qua
dục lạc hạ giới. Con người phải chịu đau khổ với giết chóc và
gông cùm.
507. Như ngọn đuốc cỏ khô, khi cháy rực thiêu rụi kẻ cầm
đuốc trong tay nếu không vội vứt đi. dục lạc cũng không khác
ngọn đuốc làm bằng cỏ như vậy. Chúng thiêu rụi người nào cố
bám giữ không buông.
508. Chớ nhận dục lạc nhỏ mà bỏ lạc rộng lớn. để sau khỏi
phải khổ, giống loài cá Puthuloma cắn lưỡi câu sắc bén.
509. Nếu ngươi đã lao vào hưởng dục lạc tầm thường. chỉ cần
kiềm chế lại. ngươi ví tựa con chó xích vào cột. Chớ để dục lạc
nuốt chửng ngươi giống như người đói khát đòi ăn cả thịt chó.
332
510. “Đau khổ thật vô lượng, khiến tâm can ưu phiền. Hãy bỏ
ngay dục vô thường, chớ hệ lụy với dục.
511. “Nơi tuổi già không còn, ngươi hưởng dục làm chi? Mọi
sanh ở khắp nơi đều bị bệnh chi phối.
512. “Nơi đây không già bất tử. Đây chính tuổi thanh xuân.
Là nơi không sầu não, không thù địch không trói buộc, không vấp
ngã sợ hãi. Không thiêu đốt bao giờ.
513. “Nơi nhiều người chứng bất tử và đây chính điều mọi
người phải chứng đắc. Ngay cả chỉ hôm nay, người tự mình chú
tâm. Nếu không có nghị lực ta chẳng đạt được gì.”
514. Sumedha nói vậy. Chớ chứng đến các hành, nàng thuyết
phục vị vua, Anikarattha. Quẳng lọn tóc cho ngài.
515. Vua Anikaratta đứng dậy, chắp tay xin cha nàng. “Cầu
xin để Sumedha, được xuất gia như ý. [để nàng chứng cho được
giải thoát và chân lý].
516. Cha và mẹ cho phép, nàng thực hiện xuất gia. Thoát sầu
khổ khiếp đảm, chứng đạt lục thắng trí. Chứng luôn quả tối
thượng. Dầu còn là học nữ.
517. Thật tuyệt vời kinh ngạc, vị công chúa con vua, đã chứng
đắc niết bàn, khi nàng giải thích như vậy vào đời trước sau cùng.
518. Vào thời Đức Thế Tôn Kodagamana, trong khu vườn
tăng chúng, nơi cư trú mới mẻ, ta gồm ba bạn hữu, toàn nữ giới
với nhau, đã thực hiện cúng dường nơi cư trú Tăng Đoàn.
519. “Mười lần, một trăm lần. Trăm lần là vạn lần, chúng ta
đã tái sanh nơi chư thiên thiên giới. Nhưng còn nơi chúng sanh
biết bao lần vô kể.
520. “Nơi chư thiên thiên giới, ta chứng sức mạnh vô song.
Nhưng giữa chúng sanh trần thế, thử hỏi oai lực gì! ta làm chánh
hậu trẻ, trong tay gồm bảy báu. quả thật là báu nữ!
521.“Đó chính là nhân duyên, lại còn là nguồn gốc, đây chính
là căn gốc. Hoan hỉ lời Phật dạy. Cuộc hội ngộ đầu tiên. Đó chính
là niết bàn dành cho kẻ hoan hỉ nơi giáo pháp Đức Phật.
522. Họ hành động như vậy, những kẻ đặt niềm tin nơi những
lời Phật dạy, ôi lời đầy trí tuệ, thù thắng cùng tối thượng. Họ chán
ghét tái sanh, do vậy tham diệt.
448. Ở đây, trong thành Mantavati có nghĩa là: tại một thành phố
có tên là Mantavati. [Người con gái] của vị vua Kođca có nghĩa
là: ta là con gái được thụ thai trong cung lòng chánh hậu vị vua
333
tên là Kođca. Sumedha có nghĩa là:người ta gọi ta là Sumedha.
Nàng được dẫn dắt tin tưởng (pasadita) do những kẻ đã tuân theo
lời dạy (sasana-karehi) của Đức Phật có nghĩa là: Nàng được dẫn
dắt đặt niềm tin, tin tưởng tuyệt đối vào Tam Bảo (sađjata-ratana-
ttaya-ppasada kata), nhờ những kẻ đã đặt niềm tin tuyệt đối vào
lời dạy của Đức Phật. Nhờ vào lời dạy (sasane) lời khuyên nhủ
giáo pháp do chính những vị phạm hạnh truyền lại.
449. Giới hạnh (silavati) có nghĩa là: chứng đắc phạm hạnh giới
đức và chánh hạnh (acara-sila-sampanna). Người thuyết giảng tài
khéo (citta-katha). Có kiến thức sâu rộng có nghĩa là: chú ý lắng
nghe những kẻ đã tuân theo giáo pháp trước sự hiện diện của chư
vị Tỳ khưu Ni. Khéo tu luyện lời dạy của Đức Phật (Buddha-
sasane) có nghĩa là: tu luyện –khéo kiềm chế thân, khẩu và ý theo
lời dạy (sasane) của Đức Phật (Buddhana?) tránh xa các lậu hoặc
bằng cách tập trung tác ý thích hợp vào những bài kinh như thể
“Đây chính là xuất gia, đây chính là kết thúc”. Đây chính là giới
hạnh, đây chính là thiền định, đây chính là tuệ giác”. Xin hãy lắng
nghe con, thưa bố mẹ cả hai có nghĩa là: Xin hãy nghe con nói,
thưa cả cha lẫn mẹ. Nàng đến gặp mẹ và cha nói lên lời này: đó là
ý nghĩa muốn nói tới ở đây.
450. Dẫu sanh hữu Chư Thiên có nghĩa là: quả thật nơi toàn cõi
hiện hữu, ngay cả có thuộc về các cõi chư thiên, ngay cả chỉ là vô
thường, cũng chỉ là một hiện tượng luôn lệ thuộc thay đổi. Thế thì
dục lạc trống rỗng kia lại không vĩnh cửu đến chừng nào có nghĩa
là: thế đoạn những dục lạc nơi chúng sanh còn vô thường biết là
dường nào. Toàn bộ chúng chỉ toàn trống rỗng, rỗng tuếch, vì
thiếu điều thiết yếu cơ bản. Giống như giọt mật ong nơi lưỡi dao,
chẳng còn chút vị ngọt nào, chẳng đem lại khoái trá là bao ngay
lúc này và trong tương lai nữa; và do tồn chứa quá nhiều đau khổ
trong đó, chỉ nhằm đem lại sầu khổ mà thôi.
451. [Các dục thật] cay đắng có nghĩa là: không đáng ước ao chút
nào. Hiểu theo nghĩa các dục rất đáng sợ, chúng giống như nọc
rắn độc. Nơi bất kỳ điều gì dục lạc gắn bó trong một thời gian dài
có nghĩa là: dính líu đến. Bị tham đắm với có nghĩa là: do những
hành vi của họ đã hoàn toàn hướng về, tham đắm trong; sanh
trong đó. đó chính là ý nghĩa. Họ đã bị đánh đập có nghĩa là: họ
phải bị đau khổ.
452. Nơi cảnh giới đọa xứ có nghĩa là: trong hỏa ngục.
334
453. Không tư duy quyết định (acetana)có nghĩa là: ngu dại điên
rồ do thiếu suy xét đến ích lợi của chính mình (atta-hita-
cetanaya). Không ngăn chặn khổ tập (dukkha-samuday’-oruddha)
có nghĩa là: bị ngăn cản (ava-ruddha) nơi cõi hiện hữu liên tục với
tham lam như là một tướng rõ ràng. Được thuyết giảng (desente)
có nghĩa là: khi được diễn giảng Tứ thánh đế cho. Không tri giác
có nghĩa là: họ không hiểu ý nghĩa các khổ đế, v.v…
454. Thưa mẹ (amma) có nghĩa là: sau khi đã lựa chọn mẹ nàng
(matara?) như là một người cao quí nhất, nàng nói với mẹ. Phần
lớn quần chúng đều không biết có nghĩa là: những kẻ đó hoan hỷ
được tái sanh nơi thiên giới đều không biết chân đế đức Thiện
Thệ đã diễn giải, và họ thuộc đa số những người sống trên cõi đời
này; đó là ý nghĩa muốn nói tới ở đây.
455. [Đó chính là tái sanh nơi hiện hữu vô thường có nghĩa là: Vì
toàn bộ hữu sanh đều chỉ là vô thường, nên tái sanh nơi cõi thiên
giới cũng không trường cửu. Ngay cả như vậy họ cũng không sợ
gì cả. Ngay cả như vậy, kẻ khờ cũng không sợ hãi, họ không sợ gì
cả, họ chẳng cảm nhận được bất kỳ giao động sâu xa nào cả.
Luôn luôn phải tái sanh có nghĩa là: liên tục khởi sanh trở lại
(aparapara?).
456. Tứ đọa xứ (vinipata) có nghĩa là: hỏa ngục, xúc sanh, Ngạ
quỉ, A Tu La - bốn cõi này chính là tứ đoạ xứ (vinipata-gatiyo)
khiến cho thân xác ta phải khó chịu. Nhưng hai cõi ta biết đến là
tái sanh thành chúng sanh và nơi cõi chư thiên ta có thế chứng
đắc bằng cách này cách khác rất khó khăn và chật vật vì rất khó
để thực hiện thiện nghiệp. Nơi hỏa ngục có nghĩa là nơi đoạ xứ
chẳng được hạnh phúc.
457. Với chút ít thèm khát (appossukka): chẳng có chút thèm khát
nào (niru-ssukka) đối với những nhiệm vụ khác. Con sẽ nỗ lực
hết sức có nghĩa là: con sẽ cố gắng đem ra thực hiện, con sẽ siêng
năng tu tập tâm trí.
458. Con phải làm gì với hiện hữu này, với hoan hỷ này, với thân
xác tội lỗi này trống rỗng và không lõi? Đó chính là ý nghĩa của
đoạn kệ trước đó. Đoạn diệt tham ái tái sanh (bhava-ta?haya) có
nghĩa là: nguyên nhân đoạn diệt (nirodha-hetu), nhằm chứng đoạn
diệt (nirodh’-attha?), thèm khát (ta?haya) có liên quan đến hữu
sanh (bhava-gataya).
335
459. [Thời cơ] Đức Phật giáng lâm đã đến, là tám phi thời khởi
sanh nơi địa ngục v.v…đã từ bỏ. Thời cơ thuận tiện, tức là thời cơ
thứ chín, nay đã điểm, đó là ý nghĩa. Giới luật phạm hạnh (silani)
có nghĩa là: bốn giới luật phạm hạnh về thanh tịnh (catu-
parisudddhi-silani). sống cuộc đời phạm hạnh (brahma-cariya?)
có nghĩa là: cuộc sống phạm hạnh phù hợp với giáo lý (sasana-
brahma-cariya?) của Đức Phật. Con không làm tổn thương có
nghĩa là: con không dám phá bỏ, làm gián đoạn.
460. Trong khi đó nàng nguyện không ăn uống giốâng như một
cư sĩ có nghĩa là: Trong khi đó con sẽ không ăn uống, giống như
một cư sĩ. Nếu con không được phép xuất gia. Quả thật con sẽ sẵn
sàng chấp nhận cái chết, Sumedha nói với mẹ và cha nàng như
vậy; đó là ý nghĩa muốn nói tới ở đây.
461. Với nàng có nghĩa là: đối với Sumedha. Hoàn toàn bị choáng
ngợp (samabhihato) có nghĩa là: với bộ mặt hoàn toàn tràn ngập
(abhihata-mukho) nước mắt. Cha mẹ nàng cố gắng hết sức) để
thuyết phục có nghĩa là: cả mẹ và cha đều cố gắng hết sức thuyết
phục Sumedha. Liên quan đến vấn đề Sumedha trở thành một cư
sĩ [vì nàng lăn xuống đất trên sân thượng tòa lâu đài. Cũng có một
cách giải thích, “họ thuyết phục, họ cố gắng hết sức” (ghatenti
vayamanti). Ý nghĩa cũng giống như vậy.
462. Con muốn gì mà sầu khổ như vậy? có nghĩa là: con muốn gì
với bộ mặt thiểu não như vậy, nói rằng, “Con sẽ xuất gia, con sẽ
được phép xuất gia”. Con được (’si) ban tặng cho thành
Varanavati có nghĩa là: con được (asi) ban tặng cho nguyên thành
phố Varanavati. Sau khi nói, con được ban tặng (dinna ’si), việc
nhắc lại câu con được ban tặng cho (tva? dinna) là một cách nhấn
mạnh sự kiện nàng được nhà vua tặng cho nguyên một thành phố.
464. Với vương quyền cộng với oai lực lớn có nghĩa là: nơi
vương quyền của vua Anikaratta. Uy quyền của nàng tồn tại rõ
ràng. Tài sản, oai lực có nghĩa là trong gia đình này, và trong gia
đình chồng nàng, có nhiều tiền bạc và uy lực to lớn. Được hưởng
hạnh phúc thọ lạc, nhiều dục lạc mà ai cũng ước mơ. Toàn bộ
những điều đó đã diễn ra, con đã được sở hữu. Con vẫn còn trẻ
tuổi (daharika) có nghĩa là: con vẫn còn rất trẻ; chính vì thế, hãy
thụ hưởng những dục lạc đó. Vì lý do đó, có sự liên hệ với câu
hãy để cho hôn lễ của con diễn ra, hỡi con yêu.
336
465. Đối với họ có nghĩa là: đối với mẹ và cha: cầu xin những
điều đó không diễn ra có nghĩa là: Ước mong oai lực trong vương
quốc đó không dành cho con. Nếu có ai hỏi lý do tại sao: nàng nói
rằng: “Hữu sanh chỉ trống không không lõi. v.v…
466. Giống như thứ giòi bọ có nghĩa là: (kimi va) có nghĩa là:
giống như (viya) một con giòi. Cái thân xác hôi hám này có nghĩa
là: cái thân xác hôi hám này (puti-Kapavara?). Mùi mồ hôi toát ra
mùi hôi hám có nghĩa là: toát ra mùi hôi hám giống như một đống
thịt thối rữa.Gây sợ hãi (bhayanaka?) có nghĩa là: tạo ra sợ hãi nơi
những kẻ chưa thoát khỏi tham dục. Nếu liên kết với thân xác phù
phiếm này có nghĩa là: cái túi da này đựng đầy xác chết. ôn chảy
ra (rỉ ra) đầy những điều bất tịnh (ô uế) (asucinoPunna?) có nghĩa
là: đầy những thứ bất tịnh chảy ra không chỉ một lần (asaki?),
nhưng liên tục suốt (sabba-kala?); ta muốn chấp thủ với, nghĩ
rằng, “là của ta”.
467. Ta biết thân xác này giống gì nữa? [thật] ghê tởm
(vikulaka?) có nghĩa là: thân xác này quá ghê tởm (patikulam), là
cục thịt bất tịnh và lấm máu hôi hám, là trú xứ cho đủ loại giòi bọ
(kimi-kulana?): chỉ cốt trở thành đồ ăn cho đủ loại chim muông.
Cũng còn một cách giải thích: “Làm đồ ăn cho chim muông, giòi
bọ và chim kền kền rúc rỉa” Trở thành đồ ăn cho giòi bọ rúc rỉa
(kimina?) và các loại chim chóc khác. Đó chính là ý nghĩa. Đứng
đó. Ta biết rõ [thân xác] này. Đoạn nàng ám chỉ chính thân xác
nàng với các từ sau, “Tại sao lại dùng cái thân xác này để kết
hôn?” Và của thí này của nàng dùng để làm gì (kim) vậy (iva)?
Đó chính là ý nghĩa.
468. Thân xác này chẳng bao lâu nữa (acira?) cũng sẽ phải đưa ra
(nibbuyhati) vứt tại bãi tha ma, bất động có nghĩa là: Thân xác
này sớm muộn gì (aciren’) cũng sẽ phải mang ra, được liệng (vứt)
tại(upaniyati) bãi tha ma, chẳng còn biết gì nữa, (apagata-
viđđano). Bị quẳng đi (chuddho) có nghĩa là: bị loại bỏ. Giống
như một khúc gỗ có nghĩa là: giống như một cây gậy gỗ vô dụng.
Bị người thân họ hàng ghê tởm (đatihi) có nghĩa là: ngay cả chính
những người thân họ hàng ruột thịt (đati-janehi) cũng tỏ ra ghê
tởm lánh xa.
469. Khi họ đã quẳng thân xác nàynơi bãi tha ma có nghĩa là: Khi
họ đã quẳng thân xác đó vào bãi tha ma. Làm mồi cho những loài
thú khác (para-bhattam) có nghĩa là: sau khi đã trở thành đồ ăn
337
(bhatta-bhuta?) cho những loài thú khác (paresam) như chó nhà
và chó rừng rúc rỉa. Tắm rửa, ghê tởm (jigucchanta) có nghĩa là:
nghĩ rằng, “chúng ta chạy lại nơi thân xác đó,” và tỏ thái độ gớm
ghiếc (jigucchamana) do những điều đó mang lại, họ đã nhảy
xuống nước ngập đầu và bắt đầu tắm rửa. Thế thì họ còn ghê tởm
đến nhường nào nếu như họ đụng tới cái [thân xác] đó! Người mẹ
và cha của chính chúng ta (attano) có nghĩa là: cha mẹ của chính
chúng ta (attano). Thế thì người ngoài bình thường còn ghê tởm
đến nhường nào có nghĩa là: người ta nói rằng người đời thường
còn ghê tởm đến mức độ nào, “Những người thường khác ghê
tởm”.
470. Chấp thủ với có nghĩa là: do tham lam mà dính dáng đến.
[Cái xác] không hồn (asare) có nghĩa là: không có căn làm cốt lõi
bền vững, v.v…
471. Được mổ xẻ (khảo sát) (vinibbhujitva) có nghĩa là: sau khi
đã thực hiện cuộc giải phẫu nghiêm túc. Không thể chịu
(asahamana) nổi mùi (gandh’) hôi thối (thân xác) đó (assa) xông
ra có nghĩa là: Không thể chịu nổi (asahanti) mùi hôi thối xông ra
từ (thân xác) đó. Ngay cả chính (saka) người mẹ của chúng ta có
nghĩa là: chính người mẹ của chúng ta cũng tỏ ra ghê tởm do
chính sự mổ xẻ nơi phần thân thể đó vì do bản chất ghê tởm lộ ra.
472. Các uẩn, đại và căn giác quan đó (khandha-dhatu-ayatana?)
có nghĩa là: ngũ uẩn (khandha) bắt đầu với sắc uẩn (rupa-
khandhadayo), tám mươi đại (dhatuyo)bắt đầu với nhãn đại
(cakkhu-dhatu-adayo), và mười hai căn giác quan (dva-
dasayatanani) bắt đầu với nhãn căn. Như vậy, ngũ uẩn, tám mươi
đại và mười hai căn – toàn bộ cũng chỉ là các pháp hữu vi chính
vì chúng được tạo thành do những nguyên nhân, xuất hiện cùng
với liên kết với nhau. Như vậy, các uẩn, các đại và các căn – toàn
bộ cũng chỉ là khởi sanh hiện tượng sắc giới và vô sắc giới cũng
chỉ là một loạt các pháp hữu vi do nhân duyên tạo thành, cùng
khởi sanh chung với nhau, và liên kết chặt chẽ với nhau, ba yếu tố
này (uẩn, đại, căn] – xuất hiện nơi hữu sanh này cũng đều tạo ra
đau khổ mà thôi. Vì chúng đều có sanh làm nguyên nhân (jati-
paccaya-tta), lấy tái sanh làm căn (jati-mulaka?). Suy nghĩ, nghĩ
rằng, theo cách có suy luận, thông qua những phương cách chính
đáng, tại sao (kissa), vì lý do gì ta lại mong muốn lập gia đình
làm gì.
338
473. Để đáp lại điều mẹ và cha nàng đã nói – cuộc sống phạm
hạnh [và] xuất gia quả thực rất khó thực hiện” nàng thốt lên đoạn
kệ bắt đầu với, [Ước mong ba trăm lưỡi gươm sắc mới rèn đâm
lên thân xác con] mỗi ngày. Ở đây, Ước mong ba trăm lưỡi gươm
(ti-satti-satani) sắc bén (nava-vava) mới rèn đâm (pateyyum) trên
thân xác ta (kayamhi) mỗi ngày (divase divase) có nghĩa là: Ước
mong ba trăm ngọn giáo (ti?i-satti-satani) mới rèn (abhinavani)
được rèn sắc ngay tại chỗ rơi (sampateyyu?) trên thân xác ta mỗi
ngày (dine dine). Ngay cả tình trạng đâm thủng này có kéo dài
hàng trăm năm, vẫn còn tốt hơn có nghĩa là: ngay cả những cú
đâm đó (satti-ghato) rơi trên mình ta có kéo dài một trăm năm
như ta đã nói đến ở trên, vẫn tốt hơn. Nếu như vậy (c’ evam) có
sự tàn phá (khayo) được đau khổ (dukkhassa) có nghĩa là: nếu
theo cách này (evam ce), mà cạn kiệt đau khổ diễn ra
(parikkhayo) nơi hữu sanh liên tục. Như vậy, sau khi đã chịu
đựng nỗi đau khổ liên tục to lớn đó, chúng ta phải cố gắng hết sức
để chứng đắc tịch tịnh (niết bàn); đó là ý nghĩa ở đây.
474. Ngài phải quyết bằng lòng có nghĩa là: ngài phải chấp nhận.
Theo cách này có nghĩa là: như đã được mô tả. Người ta nói như
sau: Nếu ai an trú chứng đắc do hiểu biết được lời Phật dạy giải
thích về hữu sanh liên tục vô thủy và vô lượng, đau khổ thuộc
hữu sanh liên tục, thì người đó phải chấp nhận đau khổ do những
ngọn giáo gây ra như đã nói ở trên. Và bằng cách này, đau khổ
nơi hữu sanh sẽ cạn kiệt. Chính vì thế nàng nói: Kẻ trí quyết
mong đợi hữu sanh liên tục sẽ bị giết liên tục. (puna-ppunam). Có
nghĩa là: bị sầu khổ do sanh, bệnh và tử, v.v…liên tục
(aparapara?). Đây chính là ý nghĩa muốn nói tới.
475. Đầu thai nơi thân xác A tu La (asura-kaye) có nghĩa là: đầu
thai thành ma đói Kalakađjaka và thuộc hạng A Tu La. Những cú
đánh đập có nghĩa là: đánh đập và làm tổn thương thân xác và
tâm linh.
476. Rất nhiều (bahu) có nghĩa là: nhiều, nhiều cú đấm (aneka-
ghata), luôn tiếp diễn do việc tạo ra những hành vi như năm cách
đâm vào thân xác, v.v… là người phải vào đoạ giới (vinipata-
gatassa) có nghĩa là: người nào phải rơi vào (upgatassa) đọa giới
(vinipata?) được gọi là đọa giới còn sót lại. Kẻ bị đọa lạc có nghĩa
là: người nào bị đau khổ do những việc tra tấn đó, v.v… nơi thân
xác một súc sanh, v.v…Ngay cả ở cõi chư thiên (devesu) cũng
339
chẳng tìm đâu ra được bảo vệ có nghĩa là: ngay cả ở cõi hiện hữu
thiên giới (devatta-bhavesu), cũng chẳng tìm được bảo vệ (tana? n
’atthi) khỏi những phiền toái do đau khổ gây ra. Do tham dục
thiêu đốt, v.v… chẳng có điều gì có thể vượt trội khỏi hạnh phúc
niết bàn (tịch tịnh) (nibbana-sukha) có nghĩa là: Chẳng có sự gì
trổi vượt hơn, chẳng có hạnh phúc nào cao hơn, hạnh phúc niết
bàn (tịch tịnh) vì có một thực chất là luôn hiện hữu đau khổ bên
cạnh các uẩn hữu vi nơi hạnh phúc trần tục. Chính vì thế Đức
Phật có nói: “Tịch tịnh (niết bàn) chính là hạnh phúc vĩ đại nhất.”
477. Họ đã chứng đắc Niết bàn có nghĩa là: Thực sự (yeva nama)
họ đã chứng đắc tịch tịnh. Hay [cũng có nghĩa là] chỉ mình (yeva)
họ đã chứng đắc tịch tịnh. Những người nào chú ý (yutta) lắng
nghe giáo lý (pavacane) của vị Như Lai Thập lực có nghĩa là:
những kẻ đó đã tập trung lắng nghe, người nàolại còn chuyên tâm
(payutta), lời dạy (sasane) của vị đại Giác Ngộ toàn hảo.
478. Con ghê tởm dục lạc có nghĩa là: con quyết tâm lánh xa từ
bỏ, ta (me) có nghĩa là: ta (maya). Giống như nôn mửa có nghĩa
là: giống như đồ chó nôn mửa ra. Tạo thành giống như gốc cây
thốt nốt (tala-vatthu-kata) giống như thân một cây dừa sót lại.
480. Đoạn có nghĩa là: sau đó, sau khi đã cho mẹ và cha nàng biết
ý định của mình và sau khi nghe tin nhà vua Anikaratta đã tới.
Màu đen, dầy và mịn (asita-nicita-muduke) có nghĩa là: có màu
đen (asite) vì tóc có màu đen giống như những con ong bầu và có
màu ngọc bích, dầy (nicite) vì tự bản chất (ghana-bhavena) tóc
nàng rất dầy, mịn (muduke) là vì mịn màng giống như bông trích
từ sợi tơ bông. Nàng cắt đứt (chindiya) lọn tóc của mình với con
dao sắc (khaggena) có nghĩa là: nàng cắt đứt (chinditva) lọn tóc
của mình với con dao thật sắc (asina). [Nàng] đóng (pidahitva)
cánh cửa (pasada?) lâu đài lại có nghĩa là: nàng đóng cánh cửa
phòng ngủ của nàng trong toà lâu đài là nơi nàng đang cư ngụ
(vasana-pasade). Nàng đóng cánh cửa. Đó là ý nghĩa muốn nói tới
ở đây. Nàng nhập sơ thiền an chỉ định có nghĩa là: nàng đặt lọn
tóc xuống đất với con dao trước mặt, và quán xét tập trung chú ý
về những điều ghê tởm liên quan đến lọn tóc đó. Rồi một tướng
xuất hiện khi nàng hành thiền định, khiến cho nàng chứng thiền
quán và nhập sơ thiền an chỉ định.
481. Sau khi đã tu tập (subhaveti) tưởng vô thường thấu đáo có
nghĩa là: nàng xuất khởi sơ thiền, và lấy sơ thiền làm căn, nàng an
340
trú thiền quán. Và tu luyện tưởng vô thường qua nhiều giai đoạn
như “Bất kỳ loại sắc giới nào, v.v Và theo cách này, do chứng
tưởng vô thường, rồi đến tưởng đau khổ, v.v… cũng được chứng
đắc. Đây chính là điều ta nên hiểu.
482. Với thân xác được trang điểm đầy châu báu và vàng ròng có
nghĩa là: với thân xác được trang điểm (vibhusita-gatto) với
những đồ trang sức gồm vòng hoa bằng vàng và đủ mọi loại châu
báu (manivicittehi).
483. Trong vương quyền cũng có tổ chức bố thí cho tăng chúng,
v.v…là cách chỉ cho thấy ngài yêu cầu nàng. Ở đây, tăng chúng
có nghĩa là: vương quyền. Tận hưởng (bhoga) dục lạc có nghĩa là:
tận hưởng dục lạc là điều thật đáng ước mơ và thật dễ thương.
Con còn (’si) trẻ (daharika) có nghĩa là: con còn ( asi) thơ dại
(dahara, taru?i) vào lúc này.
484. [Vương quốc của ta] đã được ban tặng cho con có nghĩa là:
Toàn bộ vương quốc của ta, rộng hơn ba trăm dậm, đã được ban
tặng cho ngươi. Hãy chú ý đến điều đó và hãy hưởng dục lạc ban
tặng cho ngươi. Xin đừng buồn bã gì nữa, nghĩ rằng, “Chàng chỉ
muốn lôi kéo dụ dỗ ta với những tham dục mà thôi.” Thực hiện
bố thí có nghĩa là: [hãy] bố thí dồi dào như lòng nàng mong muốn
cho các vị Sa-môn và các vị Bà la môn. Mẹ nàng và cha nàng
phải đau khổ (dukkhita); họ phải sầu muộn, sau khi nghe biết ý
định nàng nhất quyết xuất gia. Chính vì thế, hãy thưởng thức dục
lạc, và phụng dưỡng cha mẹ, hãy giải thoát tâm khỏi đau khổ
(dukkha). Đây là cách ta cần giải thích các từ ở đây, và đây cũng
là cách ta nên hiểu các từ đó.
485. Xin đừng hưởng dục lạc có nghĩa là: xin đừng thừa hưởng
của cải hay dục lạc chính là các lậu hoặc. Và rồi hãy nhìn xem
(passa). Hãy ngắm nhìn bằng con mắt hiểu biết, cho phù hợp với
những lời ta đã nói, nỗi nguy hiểm, là lỗi phạm, nơi các dục lạc
đem lại.
486. [Vị vua ] bốn đại lục (catu-ddipo) có nghĩa là: người cai
quản bốn (catunna?) đại lục (maha-dipana?), Jambudipa, v.v…
trở thành tuyệt vời, những người nào hưởng dục lạc. Người đó
chết mà không thỏa mãn có nghĩa là: sau khi thưởng thức trò chơi
trẻ nít trong suốt tám mươi tư ngàn năm, sau khi trở thành tổng
trấn trong suốt tám mươi tư ngàn năm, ngài đã trở thành vị vua, là
chuyển luân vương. Sau khi đã thưởng thức những dục lạc giống
341
như lạc thú thiên giới, ngài đã trải qua thời gian thịnh vượng nơi
cõi Tam Thập Tam trong suốt một thời gian ngang bằng với thọ
mệnh kéo dài khoảng ba mươi sáu Sakkas, nhưng ngài qua đời
mà không thể thoả mãn toàn bộ dục lạc đó.
487. Nếu như trời có thể đổ mưa đủ bảy loại châu báu có nghĩa là:
ngay cả nếu kẻ làm mưa, tức là thần mưa đổ mưa xuống tứ
phương (samantena=samantato) theo ý muốn chúng sanh, tràn
ngập (châu báu) khắp mười phương. Cũng giống như vị đại
vương Mandhata, ngay cả điều đó có thể xảy ra, thì cũng không
thể tìm thỏa mãn với dục lạc được, quả thật chúng sanh vẫn phải
chết mà không thỏa mãn được hết các dục lạc. Chính vì thế Đức
Phật đã nói, “Ta chẳng tìm được dục lạc khiến ta có thể thoả mãn
hoàn toàn được, cho dù trời có đổ mưa tiền xuống thế gian này đi
chăng nữa.”
488. Dục lạc giống như con dao và cái thời của đồ tể có nghĩa là:
hiểu theo nghĩa cái thời của đồ tể. Chúng giống như dầu rắn độc
hiểu theo nghĩa khiến ta phải khiếp sợ. Dục lạc giống như những
cây đuốc (ukkopama) hiểu theo nghĩa giống cây đuốc làm bằng
cỏ khô (tin‘-ukkupama). Chính vì thế nàng nói rằng, “Họ sẽ bị
thiêu đốt. Dục lạc giống như một bộ xương khô hiểu theo nghĩa
chỉ đem lại một chút sảng khoái.
489. Dục lạc chính là độc dược lớn (maha-visa) có nghĩa là: giống
như độc dược lớn thật khủng khiếp (halahaladi-maha-visa-
sadisa). Là gốc mọi bất hạnh (agha-mula) có nghĩa là: là gốc rễ, là
nguyên nhân đau khổ và bất hạnh (aghassa) Chính vì thế nàng
cho rằng, lấy đau khổ làm kết quả.
490. Giống như trái trên cành hiểu theo nghĩa người ta bẻ gẫy
cành cây để hái trái trên đó. Giống như một cục bướu hiểu theo
nghĩa khá phổ biến đối với nhiều người. Giống như một giấc mơ
hiểu theo nghĩa như một giấc mơ lúc ẩn lúc hiện, quyến rũ giống
như ảo tưởng. Chính vì thế nàng nói rằng,”[Dục lạc] là ảo huyền,
lừa bịp. Dục lạc lừa đảo, đó là ý nghĩa muốn đề cập đến ở đây.
Giống như của vay mượn (yacitakupama) có nghĩa là: giống như
của vay mượn (yacitaka-bhanda-sadisa) hiểu theo nghĩa chỉ là của
tạm bợ mà thôi.
491. Giống như gươm như cọc hiểu theo nghĩa những thứ này có
thể đâm thọc. Hiểu theo nghĩa bị bao vây, cũng chính là bệnh tật
(rogo) [vruj] vì tình trạng đau khổ rất dễ có được. Một ung bướu
342
do rỉ ra những chất ô uế nơi các lậu hoặc. Hiểu theo nghĩa tạo ra
đau khổ. Đó chính là điều bất hạnh. Thông qua chứng đắc cái
chết, đó chính là triệt phá. Giống như một hố than hồng hiểu theo
nghĩa hết sức nóng nảy. Và vì có một thực tế là dục lạc chính là
nguyên nhân gây ra sợ hãi (bhaya-hetutataya) và cũng do thực
chất là cũng đã xảy ra rất nhiều giết chóc (vadhaka-pahutataya)
dục lạc cũng được gọi là sợ hãi (bhaya?) [Và] là kẻ giết người
(vadho) “dục lạc” nên được hiểu như vậy.
492. Được gọi là chướng ngại pháp (antarayika) có nghĩa là:
chính Đức Phật đã nói như vậy, v.v…do những kẻ có tuệ nhãn đó
là cũng gây ra những trở ngại khiến ta khó có thể chứng đắc thánh
đạo dẫn đến thiên giới và thánh đạo dẫn đến Niết bàn. Hãy cút đi!
Có nghĩa là: nàng đã đuổi nhà vua Anikaratta và đoàn tuỳ tùng
của ngài.
493. Người khác giúp gì được cho ta có nghĩa là: quả thật người
khác (paro=ađđo) có thể làm gì được cho ta khi đầu của người đó,
là phần cao quí nhất trong cơ thể, lại đang cháy bừng bừng với
mười một ngọn lửa. Chính vì thế nàng nói rằng, “Khi tuổi già và
tử thần đang bám sát, chúng ta phải cố gắng, chúng ta phải ráng
sức mình, để triệt phá (ghataya) để loại bỏ (samugghataya) chúng,
tức là tuổi già và thần chết đang thiêu đốt đầu chúng ta.
494. Ngồi dưới đất (trên sàn nhà) (chama?) có nghĩa là: ngồi trên
sàn nhà (chamaya?). Nàng thưa mọi người điều này có nghĩa là:
nàng thốt lên một lời nói nhằm kích thích mối giao động sâu xa
cho mọi người, điều này: chỉ có kẻ ngu mới trông chờ hiện hữu”
v.v… [vv. 495tt].
495. Chỉ có người ngu mới mong mỏi tái sanh nơi hiện hữu có
nghĩa là: kiếp luân hồi liên tiếp, được gọi là việc tiếp diễn liên tục
nơi các uẩn và căn giác quan, v.v…xuất hiện trong chu kỳ luân
hồi liên tục nơi quả ác hạnh và lậu hoặc, đối với những kẻ ngu si
mù loà không hiểu được những nguyên nhân căn bản mới mong
chờ điều đó. Họ chẳng chịu cắt bỏ, ngay cả chỉ nhờ vào chút hiểu
biết của Đức Phật. Như lúc nào cũng tồn tại một thứ vô minh và
dục vọng bất tận và liên tục. Cũng như vậy, trước tiên bắt đầu với
thiếu hiểu biết về quá khứ. Cũng giống như vậy đối với tương lai.
Và đối với những kẻ luôn than khóc (rodata?) không ngừng
(puna-ppuna?) có nghĩa là: những kẻ đó than khóc (rudantana?) vì
do sầu khổ liên tục (aparapara?). Cũng bằng lời lẽ như vậy, nàng
343
đã làm rõ cho họ thấy rằng vô minh và dục vọng không bao giờ
chấm dứt.
496. Nước mắt, sữa và máu có nghĩa là: lệ chảy ra khi họ khóc,
phiền muộn vì bị mất mát người họ hàng thân thuộc, v.v… và sữa
do chính người mẹ bú mớm cho khi còn nhỏ; và máu của những
người bị kẻ thù giết hại. Hãy nhớ luân hồi từ vô thủy (ana’-
aggato) cũng khớp với hiểu biết một thực chất là không biết được
khởi đầu (anu-amat’-aggatta) nơi kiếp luân hồi liên tục, hãy nhớ
lại (anussarahi) vẫn tồn tại biết bao nhiêu. Hãy nhớ lại
(sarahi=anussara), hãy ghi nhớ kỹ trong đầu, một đống xương cao
như ngọn núi.
497. Và giờ đây, để chỉ rõ cho thấy bản chất đa dạng nơi những
hiểm họa bằng một ẩn dụ, nàng thốt lên đoạn kệ bắt đầu như sau,
“Hãy nhớ tràn bốn bể. Ở đây, hãy nhớ kỹ tràn bốn bể có thể so
sánh với nước mắt, sữa và máu (assu-thađđa-rudhiramhi) có
nghĩa là: Hãy nhớ tới (sara = sarahi) tới bốn bể (caturo ’dadhi), là
bốn đại dương (cattaro maha-samudde)Bằng một ẩn dụ. Chính
Đức Phật đã so sánh khối lượng nước mắt (assumhi), sữa
(thađđe), và máu (rudhiramhi) nơi kiếp luân hồi vô thủy có thể so
sánh với đống xương mỗi chúng sanh đang du hành nơi kiếp luân
hồi vô thủy đó. [Hãy nhớ] đống xương của từng chúng sanh trong
chỉ một kiếp người (eka-kappa?) cũng sánh bằng với kích cỡ
ngọn núi Vipula có nghĩa là: nên nhớ đống xương của mỗi người
chỉ trong một kiếp (ekasmi?kappe) nếu đem so sánh thì cũng
ngang bằng với kích cỡ ngọn núi Vepulla (Vepulla-pabbatena.) và
về vấn đề này cũng có lời nói rằng:
Vị Đại Trí nói rằng toàn bộ xương một con người trong chỉ một
kiếp người được gom lại có thế cao bằng ngọn núi. Hơn thế nữa,
ngài còn tuyên bố khối lượng này còn lớn hơn cả Ngọn Núi
Vepulla, là ngọn cao nhất của núi Linh Thứu trong thành
Giribbaja thuộc vương quốc Magadha.
498. So sánh với trái đất, cụ thể là đại Lục Ấn Độ (Jambudipa),
[Nếu ta có thể tách thành] những viên bi bằng hạt táo (kol’-atthi-
matta-gulika) thì số lượng cũng không thể sánh bằng số lượng
những người mẹ sanh ra mẹ của chúng ta có nghĩa là: sau khi đã
biến trái đất này, có thể sánh bằng với đại lục Ấn Độ (Jambudipa)
thành những viên bi nhỏ (gulika) có kích cỡ hạt táo, đoạn cầm
từng viên một, nói rằng,“Đây là mẹ ta; đây là mẹ sanh ra mẹ ta
344
(matu-matu)”, phân tán những viên bi nhỏ xíu đó, [số lượng cũng
không thể nhiều bằng những người mẹ đã sanh ra mẹ chúng ta,
những viên bi đó có thể cạn kiệt qua sử dụng nhưng những người
mẹ sanh ra mẹ chúng ta sẽ tiếp tục du hành nơi vòng luân hồi hiện
hữu vô thủy. Theo cách đó hãy tập trung chú ý đến đại lục Ấn Độ
(Jambudipa), tức là trái đất này, thông qua ẩn dụ đó ta có thể so
sánh với chiều dài vòng luân hồi hiện hữu liên tục.
499. Cây cỏ cành lá có nghĩa là: cỏ cây (tinađ ca) nhánh non và
lá cành cây (sakha-palasađ ca). Được sánh ví với có nghĩa là: so
sánh bằng cách đưa ra một ẩn dụ. Vô thủy có nghĩa là: trạng thái
vòng luân hồi hiện hữu liên tục vô thủy vô chung. Những miếng
vụn bằng bốn đầu ngón tay có nghĩa là: tan thành từng miếng vụn
kích cỡ bằng bốn đầu ngón tay những viên bi đó] không thể sánh
bằng những người sanh thành ra người cha (pitupitusv) có nghĩa
là: những miếng vụn đó cũng không thể sánh bằng với người sanh
thành ra người cha của mình (pitupita-mahesu). Người ta nói như
sau: “Sau khi đã đập bể tan tành những cành lá cây chồi thành
những mảnh vụn bằng bốn đầu ngón tay, và lượm lên từng miếng
một, nói rằng, “Đây là cha tôi, đây là ông nội của tôi.” Những
miếng bể vụn đó có thể sẽ cạn kiệt và tận dụng hết, nhưng những
người sanh thành ra người cha của ta vẫn không thể nào cạn kiệt
được nơi vòng luân hồi du hành. Nơi hiện hữu khởi sanh vô thủy.
Theo cách thức đó, hãy chú ý tới cỏ cây hoa lá chồi được so sánh
thông qua ẩn dụ này so với vòng luân hồi hiện hữu. Và trong bản
văn Tương ưng bộ kinh bàn về khởi sanh vô tri có nói rằng: [
Hỡi chư vị Tỳ khưu, vòng luân hồi hữu sanh quả thật vô thủy (vô
thuỷ vô chung). Chúng sanh bị tham vọng xiềng xích và vô minh
cản ngăn sẽ không thể nhận ra cuộc du hành và chạy nhảy nơi
vòng luân hồi hữu sanh này. Hỡi chư vị Tỳ khưu, các ngươi nghĩ
gì về vấn đề này? Điều gì lớn lao hơn nước mắt do than khóc đổ
ra và than khóc do phải chia lìa với những gì thân thương với ta
và phải đoàn tụ với những điều gây phiền toái trên chuyến du
hành bất tận này, trong lúc di chuyển suốt cuộc hành trình này,
hay so với nước bốn bể chăng?
500. Hãy nhớ tới (sara) con rùa mù (kana-kacchapa?) có nghĩa là:
hãy nhớ tới (anusara) con rùa (kacchapa?) bị mù cả hai mắt
(ubhay’-akkhi-kana?). Và một lỗ hổng (yuga-chidda?) nơi biển
đông (pubba-samudo) và cuộc hành trình trôi sang biển tây có
345
nghĩa là: một chiếc lỗ duy nhất trên khúc cây (yugassa-eka-
cchidda?) do sức gió làm trôi dạt từ biển đông (puratthima-
samudde), sang biển tây, và từ biển tây, biển bắc và biển nam. Và
con rùa đã đút (pa?imukka?) đầu vào được chiếc lỗ trên khúc cây
đó có nghĩa là: và hãy nhớ rằng đầu rùa mù, và con rùa đã đút
(pavesena?) đầu được vào chiếc lố hổng trên khúc cây đó mỗi khi
nó ngóc cổ lên trên mặt nước cứ sau mỗi một trăm năm. Như là
một cách so sánh với việc chúng sanh tái sanh (manussa-
labhamhi) có nghĩa là: hãy so sánh chúng sanh tái sanh nơi cõi
hiện hữu (manussatta-labhe) với những vấn đề này, với việc Đức
Phật khởi sanh và lắng nghe giáo pháp chân đế, nên nhớ rằng với
tuệ giác của chư vị, bản chất khó khăn của giáo pháp đó ngay cả
đối với chư vị nào đã vượt thắng không can đảm và sợ sệt. Về vấn
đề này có lời nói rằng, “Hỡi chư vị Tỳ khưu, giả dụ như một
người có thể ném trúng một chiếc lỗ trên khúc gỗ đang trôi dạt
trên đại dương.” v.v…
501. Nên nhớ rằng thân sắc chúng ta giống như đống bọt biển có
nghĩa là: Hãy nhớ rằng thân sắc của ta tự bản chất đầy bất đồng
và khó chịu, toát ra nhiều mùi hôi thối và bất tịnh, vô lõi là vì
thiếu điều cốt lõi trường cửu, điều bất hạnh ta gọi là thân xác là
do tập hợp lại rất nhiều thứ vô dụng giống như một đống bong
bóng biển do không chịu nổi những cú sốc. Hãy chiêm ngưỡng
ngũ uẩn (khandhe) chỉ là vô thường do ngũ uẩn không chấp thủ
(upadana-khandhe) với bất hiện hữu tái sanh. Sau khi chúng đã
khởi sanh. Hãy nhớ đến (sarahi) hỏa ngục (niraye), gây ra biết
bao nhiêu phiền toái có nghĩa là: hãy nhớ tới (anussara) tám đại
hỏa ngục và mười sáu hoả ngục khác đầy nhóc con người, đã gây
ra biết bao sầu khổ, đau đớn và đau khổ to lớn.
502. Hãy nhớ tới xác chết đã chất đầy các bãi tha ma có nghĩa là:
hãy nhớ rằng (anussara) chúng sanh đó đã chất đầy trong những
bãi tha ma liên tục (puna-ppuna?) hết cõi tái sanh này sang cõi tái
sanh khác, có nghĩa là liên tục (aparapara?), do phải tái sanh liên
tục. Cũng có cách giải thích là vaddhanto [thay vì vaddhente]. Ý
nghĩa ở đây là: “Các ngươi đang lấp đầy các bãi tha ma.” Do sợ
hãi những con (thuồng luồng) cá sấu: sợ hãi tính háu ăn bằng
cách thực hiện điều không nên làm để làm đầy bụng. Vì có lời nói
rằng: “Hỡi chư vị Tỳ khưu, giờ đây đề cập đến khiếp sợ thuồng
luồng (cá sấu) chính là một từ ám chỉ tính háu ăn.” Hãy nhớ kỹ
346
Tứ thánh đế có nghĩa là: “Đây chính là khổ đế, v.v…; đây chính
là chân đế dẫn đến diệt khổ.”
503. Bằng cách này, con gái nhà vua giải thích mối hiểm nguy
dục lạc và nơi vòng luân hồi tái sanh bằng cách nhắc nhớ lại bằng
nhiều cách. Giờ đây để làm rõ hơn, nàng thốt lên những đoạn kệ
bắt đầu với nước bất tử có đây [vv.503-513]. Ở đây, khi nước bất
tử (amatamhi) tồn tại (vijjamane) có nghĩa là: khi kiếp bất tử diễn
giải nơi giáo pháp (saddhammamate), vị Chánh Đẳng Chánh Giác
đã so sánh lòng Đại Bi, vẫn tồn tại (upalabbhamane). Chư vị
muốn gì khi uống năm điều cay đắng? Có nghĩa là: Chư vị muốn
gì khi phải uống thức uống là năm điều dục não? năm điều dục
não dục lạc, chứa đựng nhiều phiền toái, liên tục gây đau khổ cực
kỳ. Năm cơ hội đó gồm: tìm kiếm, chứng đắc, trông coi, và kết
quả. Giờ đây, muốn làm rõ hơn mục tiêu, nàng nói, “Vì toàn bộ
sảng khoái dục lạc đều cay đắng hơn cả năm dục não đó. Dục lạc
còn cay đắng hơn thế rất nhiều. Đó là ý nghĩa.
504. Dục lạc đó đốt cháy có nghĩa là: những dục lạc đó nay thông
qua cơn sốt lậu hoặc thiêu đốt (kilesa-parilahena) và liên quan
đến những cơn sốt thiêu đốt đó, tạo tận diệt to lớn, trong tương lai
cũng chính là kết quả thiêu đốt đó. Trên ngọn lửa (jalita), cháy
xém (kuthita), sôi sùng sục (kampita), cháy đỏ rực (santapita) có
nghĩa là: với việc thiêu đốt (santapanaka) sôi sùng sục, thông qua
mười một ngọn lửa đang bốc cháy dữ dội (pajjalita) và sôi bỏng
(pakkhuthita) dữ dội xuất hiện nơi cõi hiện hữu.
505. [Khi không có] thù địch (asapattamhi) có nghĩa là: [khi
chẳng còn kẻ thù (sapatta-rahite) nơi xuất gia (từ bỏ). Vào lúc từ
bỏ khi có (samane) kẻ thù xuất hiện có nghĩa là: khi xuất hiện
(sante), chính vì thế (vijjamane) có nhiều thù địch (bahu-sapatta)
có nghĩa là: sau khi nói rằng, người ta nói tới vua chúa, lửa cháy,
v.v…để chỉ cho thấy những người đó có quá nhiều kẻ thù (bahu-
sapatta). Vua chúa (rajuhi) và lửa thiêu đốt (aggina) và kẻ cướp
(corehi) và nước (udakena) và những người không thân thiện như
những kẻ thừa kế (dayadadi-appiyehi), vua quan, lửa cháy, trộm
cướp, nước và những kẻ không thân thiện. Người ta đề cập đến
những thứ đó là do tính chất tương đồng giữa chúng, cách thức
giống nhau.
506. Trong dục có giết trói nghĩa là: nơi dục lạc đó, do những dục
lạc đó, dứt khoát bao gồm chết do đánh đập, v.v… và xiềng xích
347
trói buộc như thể phải trói vào cột. Đó là ý nghĩa ở đây. Nơi
những dục lạc đó, v.v… muốn làm rõ ý nghĩa về điều được đề cập
đến ở đây. Ở đây, hi (vì) chỉ là một tiểu từ hiểu theo nghĩa nguyên
nhân. Do tất cả chúng sanh đều phải chịu
(anubhavanti=[anubhonti]) xảy ra, xuất hiện tới, đau khổ do giết
chóc và xiềng xích nơi dục lạc (kamesu), lấy dục lạc làm nguyên
nhân (kama-hetu), chính vì thế nàng cho biết, “Do những dục lạc
hạ giới”. Có nghĩa là: những dục lạc này không tốt, có căn bất
thiện. Đó là ý nghĩa. Cũng có một cách giải thích aha-kama. Và
có cùng một ý nghĩa như vậy. Vì từ aha: “một thói quen bất
thiện” trong câu sau đây, “quả thật, lấy đàn bà trên thế gian này
làm căn.”[96]
507. Khi thắp sáng lên có nghĩa là: toả sáng. Ngọn đuốc bằng cỏ
khô (tin’-ukka) có nghĩa là: ngọn đuốc (ukka) được làm bằng cỏ
khô (ti?ehi). Đốt cháy những ai không buông ra có nghĩa là:
những ngọn đuốc đó đốt cháy luôn những ai không buông tha
không bỏ đi dục lạc nhưng càng ngày càng nắm chắc. Quả thật,
giờ đây và trong tương lai dục lạc sẽ triệt phá chúng.
508. Xin đừng nhắm tới điều nhỏ mọn có nghĩa là: xin đừng bỏ đi
(ma jahi), xin chớ vứt đi, hạnh phúc siêu thế quả rất rộng rãi, to
lớn và tuyệt hảo. Chớ vì hạnh phúc vô nghĩa do dục lạc đem lại
giống như thưởng thức những bông hoa. Xin đừng giống loại cá
puthuloma, đã cắn phải lưỡi câu có nghĩa là: xin chớ có đau khổ
sau này, xin đừng đi tới đoạn triệt sau này bằng cách không loại
bỏ tham dục giống như loài cá có tên là puthuloma đã cắn phải
lưỡi câu, và phải chịu muôn vàn bất hạnh.
509. Giống như chó bị xích cổ (sa?khala-baddho) có nghĩa là:
Giống như con chó xích cổ (baddho) bằng một sợi dây da
(gaddulena) Buộcvào một cây cột bằng một sợi dây da, không thể
di chuyển đến bất kỳ nơi nào, chỉ có thể di chuyển quanh một chỗ
nhất định, cũng như vậy, các dục vọng tham dục cũng cột dính
nhà ngươi lại. Giờ đây, nếu điều đó xảy ra (kama?) nếu như (yadi
pi), chư vị an trú nơi dục vọng, hãy tự kiềm chế (damassu) mình,
hãy kiềm chế (damehi) căn giác quan. Nhất định (khu) dục sẽ xử
với ngươi giống như kẻ bỏ đi đói khát cư xử với con chó vậy.
Trong câu nhất định dục sẽ đối xử với ngươi như một con chó
vậy, [khu] chỉ đơn giản là một tiểu từ. Vì những dục đó cũng sẽ
đối xử (karissanti=[kahinti] nhà ngươi theo cùng một cách như
348
vậy, giống như những kẻ sống vất vưởng (sapaka [“là những kẻ
giết chó để ăn”] bắt được một con chó tạo cho chúng mất mát và
bất hạnh như vậy.
510. Cả hai loại đau khổ đều vô lượng có nghĩa là: đau khổ thể
chất nơi hỏa ngục cũng là vô lượng vì ta không thể nói được,
“Đau khổ nhiều tới cỡ nào”và cũng rất nhiều sầu khổ tâm linh
(citta-domanassani) có nghĩa là: rất nhiều (bahuni= anekani) sầu
khổ tâm linh (domanassani), sầu khổ tâm linh (ceto-dukkhani)
nằm sâu trong tâm khảm. Chư vị sẽ phải chịu ưu tư (anubhohisi)
có nghĩa là: ngươi chịu nhiều ưu tư phiền muộn (anubhavissasi).
Ngươi hệ lụy với dục (kama-yutto). Có nghĩa là: ngươi hệ lụy
(yutto) với dục (kamehi), mà không từ bỏ dục (appatinissajjanto).
Hay từ bỏ (pa?inissaja) dục (kamehi) bất định (adhuve), dục đó
chỉ bất định (addhuvehi), vô thường mà thôi.
511. Mọi chúng sanh ở khắp nơi đều bị già chết và bệnh chi phối
(jara-marana-byadhi-gahita) có nghĩa là: Vì sanh ở khắp nơi, nơi
hữu sanh khác nhau được chia thành nhiều loại như thấp kém,
v.v… đều phải gắn bó với tuổi già, bệnh tật và chết, và không thể
tự mình giải thoát khỏi những điều đó, chính vì thế, một khi tuổi
già, tịch tịnh còn tồn tại nào có ích gì nếu bạn lại gắn bó với dục
là điều không thể giải thoát bạn khỏi tuổi già v.v… sau khi đã giải
nghĩa mối nguy hại nơi hiện hữu tham dục bằng cách chứng tỏ
những giới đức đưa đến tịch tịnh (niết bàn), giờ đây nàng giải
thích giới đức liên quan đến mục đích đã được tạo ra và nàng nói
thêm hai đoạn kệ bắt đầu như sau đây. Đây chính là tuổi già.
512. Ở đây, đây không già (ajara?) có nghĩa là: điều gì không già
do thiếu vắng chính tuổi già (jarabhavato) và vì điều đó cũng là
nguyên do thiếu vắng tuổi già (jarabhavahetuto). Trong bối cảnh
này, đây không chết lại có cùng một ý nghĩa. Và trong câu đây là
hiện trạng không già và bất tử (ajaramara?), nàng đề cập đến cả
hai hiện trạng, đặt cả hai lại thành một chữ bằng cách tán thán.
Hiện trạng có nghĩa là: một hiện trạng do xuất gia, do gia nhập
vào hiện trạng đó mong muốn loại bỏ hết đau khổ nơi hiện hữu tái
sanh. Chính là hiện trạng chẳng còn sầu não (asoka?) do thiếu
vắng nguyên nhân tạo sầu não (soka-hetuna? abhavatao). Chính là
hiện trạng chẳng còn thù địch (asapattam) do thiếu vắng những gì
có thể tạo ra thù địch (sapatta-kara-dhammabhavato). Không cản
trở ngăn cản (asambhadha?) do thiếu vắng những cản trở do lậu
349
hoặc tạo ra (kilesasambadhabhavato). Không vấp ngã (akhalita?)
do thiếu vắng những tà hạnhta thường gọi là vấp ngã
(khalitasankhatanam). Không sợ hãi (abhaya?) do thiếu vắng
hoàn toàn sợ hãi bị khiển trách (attanuvadadi-bhayana?) và nỗi lo
sợ vòng luân hồi tái sanh liên tục. Không nung nấu (nirupatapa?)
do thiếu vắng các lậu hoặc chính là việc thiêu đốt do đau khổ tạo
ra (dukkhupatapassa). Nàng nói lên toàn bộ những điều này có
liên quan đến đại niết bàn bất tử. Vì nàng nói điều này như muốn
chứng tỏ cho thấy giờ đây trước chính mắt họ, làm điều đó xuất
hiện phù hợp với cách thức theo đó nàng đã hoàn tất được theo
truyền thống.
513. Đích bất tử này, nhiều người đã đạt đến có nghĩa là: bất tử,
niết bàn, đã được đạt đến, được thể hiện, đã được an trú ngay
trước mặt họ, do rất nhiều người, một số người phạm hạnh bất
tận, là chư vị Giác Ngộ (Đức Phật), v.v…liên quan đến điều đó
nàng nói thêm, “Không những họ đã đạt được điều này, nhưng
đây còn là điều phải đạt cho bằng được (adhigatam) ngay cả ngày
hôm nay, ngay trong lúc này, điều đó cũng phải đạt cho được
(adhigamaniya?) đó là điều khả dĩ đạt được (adhigantum sakka).
Ai có thể đạt được vậy? [Ai] như lý tác ý (payuđjati) có nghĩa là:
[do người nào], do một cá nhân nào, thông qua những phương
cách thích hợp, đứng vững nơi lời Phật dạy, cố gắng hết sức mình
(yuđjati) và cố gắng thực hiện (samma-payoga?). Đây chính là
mối tương quan. Nhưng (ca) người nào không nỗ lực cố gắng sẽ
không chứng đắc có nghĩa là: nhưng (pana) người nào không nỗ
lực cố gắng, chính vì thế người nào không cố gắng hết sức, chẳng
bao giờ có thể đạt được. Đó là ý nghĩa.
514. Chính vì thế nàng Sumedha đã nói có nghĩa là: chính vì thế,
hỡi Sumedha, sau khi nàng nói thế. Công chúa giải thích bài kinh
về giáo pháp được phú cho thấu triệt mọi tham dục và điều đó
giải thích chính mối giao động sâu xa nơi nàng liên quan đến kiếp
hiện sanh. Không thích đi đến hành có nghĩa là: không tìm thấy
cho dù chỉ một chút dục lạc nhỏ nhất nơi các hành hiện hữu.
Nàng thuyết phục nhà vua Anikaratta có nghĩa là: thuyết phục
nhà vua Anikaratta. Và [nàng] ném lọn tóc xuống đất (chama?) có
nghĩa là: và [nàng] đã ném, nàng đã vứt xuống đất (bhumiya?) lọn
tóc nàng vừa cắt bằng chính con dao đang cầm trong tay.
350
515. [Vua] yêu cầu (yacat’) cha của nàng có nghĩa là: nhà vua
Anikaratta, yêu cầu, đề nghị (yacati) cha nàng. Thưa vị thân sanh
ra Sumedha, là vua Kođcara. Nhà vua yêu cầu điều gì? Hãy để
Sumedha ra đi, để cho nàng xuất gia. [Nàng sẽ trở thành] người tu
tập thiền quán thâm nhập chân đế giải thoát, có nghĩa là: Xin hãy
để cho công chúa Sumedha xuất gia. Và khi nàng xuất gia, nàng
sẽ trở thành người chứng thiền quán chân đế giải thoát.
(vimokkha-sacca-dassa) là người sẽ đạt tịch tịnh hợp pháp
(aviparita-nibbana-dassavini)
516. Thoát sầu sợ khiếp đảm (soka-bhaya-bhita) có nghĩa là: hoàn
toàn khiếp sợ (bhita) do sợ hãi kiếp hữu sanh (samsarat-bhayato)
đó chính là nguyên nhân phải chia lìa với những họ hàng thân
thuộc, v.v…Dầu còn là học nữ (sikkha-manaya) có nghĩa là: Khi
còn là học nữ, nàng đã hiện chứng sáu phép thần thông là kết quả
hiện chứng thánh quả A-la-hán tột đỉnh.
517. Thật vi diệu, hy hữu thay là một công chúa con vị vua (raja-
kađđaya) có nghĩa là: thật ngoạn mục hy hữu thay nàng chứng vô
dư níp bàn (parinibbanam) tịch tịnh các lậu hoặc của người con
gái (raja-puttiya) của nhà vua là Sumedha. Nếu có người nào hỏi,
“Chứng đắc sáu tuệ giác trực tiếp của nàng thuộc loại nào?” [Câu
trả lời đó là] Nàng đã giải thích (byakari) vào giây phút chót
(kale) những hành vi của nàng nơi những trú xứ tiền kiếp (pubbe-
nivasa-carita?), có nghĩa là: vào thời điểm cuối cùng đó nàng
chứng đắc tịch tịnh ngũ uẩn (khandha-parinibbana-kale). Cách
thức nàng giải thích chính hành vi tiền kiếp của nàng thuộc về
những trú xứ tiền kiếp (pubbe-nivasa-pariyapanna-caritam) là
cách ta nên hiểu rõ.
518. Bấy giờ khi nàng giải thích trú xứ tiền kiếp của mình, nàng
đã thốt lên các đoạn kệ bất đầu như sau Vào thời Đức Thế Tôn
Kodagamana chỉ cho thấy điều đó. Ở đây, vào thời Đức Thế Tôn
Kodagamana có nghĩa là: khi Đức Thế Tôn Kodagamana đã
giáng trần. Trong công viên Tăng đoàn (samgharamamhi), nơi trú
xứ mới (nava-nivesamhi) có nghĩa là: trong công viên (arame)
được cúng dường cho Tăng đoàn (sa?gha?) [và] nơi đây các ngài
đã dọn tới (abhinava-nivesite). Chúng ta gồm có ba người bạn, nữ
giới đã cúng dường (adasimha) một nơi cư trú có nghĩa là:
Dhanađjani, Khema và ta. Chúng ta là bạn hữu với nhau đã cúng
351
dường (adamha) một vật thí là một trú xứ là công viên đến Tăng
đoàn.
519. Mười lần, một trăm lần có nghĩa là: nhờ sức mạnh cúng
dường nơi cư trú đó. Chúng ta được sanh ra nơi cõi chư thiên
mười lần, (dasa-vare). Đoạn sau khi được tái sanh nơi cõi chúng
sanh, chúng ta lại được tái sanh nơi cõi chư thiên một trăm lần
nữa. Đoạn lại nữa, sau khi tái sanh nơi cõi chúng sanh, chúng ta
lại tái sanh nơi cõi chư thiên mười trăm lần nữa, tức là một ngàn
lần. Đoạn sau khi tái sanh nơi cõi chúng sanh, chúng ta lại được
tái sanh nơi cõi chư thiên thêm một trăm trăm lần nữa, tức là
mười ngàn lần. Nhưng còn nói gì những lần tái sanh nơi cõi con
người! Lại không nói về số lần chúng ta được tái sanh nơi cõi
chúng sanh. Quả thật chúng ta đã tái sanh tại đó nhiều ngàn lần.
Đó là ý nghĩa.
520. Giữa Chư thiên chúng ta có thân lực lớn (mah’-iddhika) có
nghĩa là: chúng ta có sức mạnh to lớn, có quyền lực rất mạnh
(mahanubhava) nơi rất nhiều nhóm chư thiên (deva-nikaye) vào
thời điểm chúng ta sanh ra nơi cõi chư thiên. Nhưng phải nói gì
tới thân sức của chúng ta nơi cõi con người! Có nghĩa là: chẳng
nói gì tới thân sức to lớn chúng ta có được thành tích hiện hữu
chúng sanh. Giờ đây, để chứng tỏ sức mạnh to lớn và thù thắng
nơi hiện trạng hữu sanh chúng sanh, nàng nói rằng, “Ta là phụ nữ
châu báu, là chánh hậu cho vị vua có bảy châu báu. Ở đây, một số
người chứng thất châu báu, cụ thể là châu báu chuyển luân, v.v…
Nhà vua là một chuyển luân vương nắm trong tay bảy loại châu
báu (satta-ratano), là người sở hữu bảy loại châu báu (satta-
ratanassa). Ta không vương vấn sáu lỗi lầm. Ta chứng đắc năm
phẩm chất đức hạnh thiện. Vẻ kiều diễm thể chất nổi bật mà
không kể đến sắc đẹp chư thiên. Và do sở hữu những đức hạnh
như vậy, v.v… Ta chính là chánh hậu (người phụ nữ châu báu của
đức vua vậy.
521. Đây chính là nhân duyên có nghĩa là: thực hiện cúng dường
trú xứ cho Tăng đoàn vào thời điểm Đức Thiện Thệ Kodagamana,
đó chính là nguyên nhân những gì đã được đề cập đến và chứng
đắc thiên giới vậy. Đó chính là nguồn gốc, đó chính là gốc rễ có
nghĩa là: đây chính là một cách diễn tả tượng hình và là nguồn
cảm khoái tạo ra khi ta am hiểu (nijjhana-kkhanti) giáo pháp và
lời Phật dạy ở đây. Cuộc hội họp đầu tiên đó có nghĩa là: cuộc
352
họp đầu tiên đó, cuộc hội ngộ đầu tiên đó (pa?hamo samagamo)
với giáo Pháp và với lời Phật dạy. Nàng cho đó chính là nguyên
nhân vì lối vào pháp thánh quả của nàng, vì tịch tịnh niết bàn
chính là điểm kết thúc hoan hỉ to lớn nơi giáo pháp và lời dạy của
Đức Phật, bốn đoạn kệ này của vị Trưởng lão Ni đã được ghi lại
trong tập bản văn Thí Dụ Kinh (Apadana) chính vì sự có mặt
trong đó đã làm rõ thêm những bài tường thuật Thí Dụ Kinh vậy.
522. Trong đoạn kệ kết thúc, họ hành động theo cách đó có nghĩa
là: giống như điều ta đã thực hiện nơi hiện hữu tiền kiếp cũng như
hiện tại. Những kẻ khác cũng hành động y như vậy. Họ chủ tâm
hành động như thế. Người nào làm như vậy? Những kẻ đặt trọn
niềm tin nơi lời dạy của Đấng đầy trí tuệ, có nghĩa là: những cá
nhân đó đặt trọn niềm tin vào lời dạy của vị toàn Giác Ngộ tuyệt
hảo vị chứng tuệ giác tột đỉnh đó chính là hiểu biết giáo pháp là
những giới hạn điều khả tri – là những kẻ tin rằng, “Đây chính là
chánh đế” – họ hành động như vậy. Họ chú tâm hành động. Giờ
đây, để chứng tỏ cho thấy chứng đắc vĩ đại nàng đã đạt được,
nàng lên tiếng nói như sau: “Họ chán ghét tái sanh, do chán ghét
tái sanh họ đã tịch diệt tham dục. Ý nghĩa điều này chính là:
Người nào đặt trọn vẹn niềm tin nơi lời dạy Đức Phật, nhờ hiểu
biết thiền quán, họ chú tâm tu luyện tịnh tín và ghê tởm toàn bộ
pháp hành nơi tam giới tái sanh. Và do chán ghét như vậy, thông
qua chánh đạo, họ đã diệt mọi tham dục và được giải thoát khỏi
mọi hiện hữu. Đó chính là ý nghĩa. Họ hoàn toàn được giải thoát
một khi ta chứng thánh đạo thông qua tận diệt tham dục.
Chính vì thế nhóm kệ này, bắt đầu với những đoạn kệ của
Trưởng lão Ni Therika và kết thúc với các đoạn kệ của
Trưởng lão Ni Sumedha...
Kết Luận
Chính vì thế nhóm kệ này, bắt đầu với những đoạn kệ của Trưởng
lão Ni Therika và kết thúc với các đoạn kệ của Trưởng lão Ni
Sumedha, toàn bộ gồm có bảy mươi ba Trưởng lão Ni, gộp lại
trong một bộ sưu tập ở đây. Nhưng trong các phẩm tụng.
Toàn bộ chỉ có một loại suốt từ đầu đến cuối như sau:
1. [Chư vị Trưởng lão Ni] đều là đồ đệ của vị Toàn Giác. Cũng
như vậy [họ cũng có những đồ đệ riêng của mình]
2. Họ phải trải qua giai đoạn tu luyện chánh đạo.
3. Họ phải vượt qua ngưỡng cửa loại bỏ vô minh..
353
4. Họ phải chu tất vượt qua nào [bằng cách loại bỏ vòng luân hồi
tái sanh] là nhân tố luôn đem lại hiện hữu tái sanh trở lại.
5. Họ phải triệt phá tận gốc mọi lậu hoặc [bằng cách từ bỏ tham
dục]
6. Họ phải rút chiếc then cài cửa [bằng cách loại bỏ năm gông
cùm hạ giới]
7. Họ phải loại bỏ gánh nặng trên vai [bằng cách loại bỏ tính kiêu
mạn “Ta là thế này thế nọ”
8. Họ phải là người thoát khỏi thế gian và
9. Và họ phải sống phù hợp với thập giới một vị phạm hạnh đó là:
a. Họ đã loại bỏ được ngũ giác phần đó là năm chướng ngại thèm
khát tham dục (kama-cchanda) sân, hay ác tâm (vypada), thuỳ
miên và hôn trầm (thina-middha), giao động và lo
lắng (uddhacca-kukkucca), và nghi ngờ.
b. Họ đã chứng lục giác chi, điềm tĩnh, chú tâm, ý thức rõ ràng
trước những gì đã nghe, đã thấy, đã ngửi, nếm, xúc và nhận thức
được.
c. Là người luôn cảnh giác, cảnh giác tâm linh bằng thiền niệm.
d. Là người sở hữu bốn sở duyên phán đoán chính xác điều gì
phải theo đuổi, điều mình phải chịu đựng, điều phải xa lánh, và
điều phải ngăn chặn.
đ. Họ phải loại bỏ quan điểm cá nhân là những niềm tin do đông
đảo chư vị Sa-môn, chư vị Phạm Thiên theo đuổi
e. Họ từ bỏ tìm kiếm những tham dục, tái sanh và tu tập cuộc
sống giới đức.
f. Họ an tịnh suy nghĩ sau khi đã loại bỏ những tư tưởng tham
dục, sân hận, và ác độc.
g. Họ an tịnh thân hành
h. Họ chứng đắc giải thoát hoàn toàn tâm linh bằng cách được giải
thoát khỏi tham dục, sân hận và si mê.
i. Họ chứng đắc giải thoát toàn bộ nhờ tuệ giác nhờ am hiểu được
chính mình đã loại bỏ được tham dục, sân hận và si mê.
Như vậy, chư vị Trưởng lão Ni này chỉ thuộc một nhóm người
duy nhất chứng đắc phẩm chất giới đức như vậy.
Chư vị Trưởng lão Ni này gồm hai hạng, (1) chư vị xuất hiện
dưới thời Đức Phật sinh tiền, tức là được kiến diện với Đức
Phật khi ngài còn sống. Chư vị Tỳ khưu này sanh ra khi vị Đạo
Sư còn sống, như Trưởng lão Ni Maha-Pajapati Gotami, người ta
354
gọi các ngài là đồ đệ trực kiến Đức Phật. Còn đối với chư vị
chứng đắc đồ đệ sau thời gian Đức Phật đã vô dư níp bàn cho dù
“bộ phận” giáo pháp vẫn tồn tại trước mắt họ. Cho dù Đức Phật
không hiện hữu trước họ, ta gọi họ là những đồ đệ không được
kiến diện Đức Phật.
Cũng giống như vậy, (2) họ cũng được phân thành hai hạng, căn
cứ vào việc họ chứng giải thoát theo cả hai cách vì có kẻ chứng
giải thoát thông qua tuệ giác, nhưng ở đây theo như Kinh Phật
truyền lại họ cũng chứng giải thoát theo cả hai cách.
Tương tự như vậy, (3) [họ cũng được phân thành những người có
các đoạn kệ được ghi lại trong Thí dụ Kinh (Apandana) và chư vị
không có các đoạn kệ ghi lại trong Thí dụ Kinh (Apadana). Có
các đoạn kệ ghi trong Thí Dụ Kinh dành cho chư vị Tỳ khưu nào
đã thực hiện phước nghiệp dành cho chư vị Toàn Giác, chư vị
Độc Giác Phật hay đồ đệ của chư vị đó. Ta gọi đó là những công
việc thiết yếu. Nàng có các đoạn kệ ghi trong Thí Dụ Kinh, những
người nào được như vậy, thì không có các đoạn kệ ghi trong Thí
Dụ Kinh cho chính mình.
Tương tự như vậy, lại có hai hạng (4) chư vị được nhận cụ túc
giới đầy đủ từ kim ngôn Đức Phật và chư vị chỉ do Tăng đoàn
truyền cụ túc giới. Maha-Pajapati Gotami đã nhận cụ túc giới từ
kim ngôn Đức Phật thông qua việc chấp nhận [Bát] Giới luật
quan trọng, và vì Ni sư đã nhận cụ túc giới đầy đủ như vậy, nên ta
gọi Ni sư là kẻ đã nhận cụ túc giới đầy đủ từ nơi Đức Phật ban
tặng. Toàn bộ chư vị Tỳ khưu Ni khác đều nhận cụ túc giới đầy
đủ thông qua Tăng đoàn.
Chư vị Tỳ khưu này cũng được phân thành hai hạng (5) đó là
nhận cụ túc giới đầy đủ một lần duy nhất và được xuất gia hai lần.
Liên quan đến vấn đề này, kể từ Maha-Pajapati Gotami trở đi,
năm trăm phụ nữ thuộc dòng họ Thích Ca từ bỏ cuộc sống gia
đình xuất gia cùng với Maha-Pajapati Gotami đã nhận cụ túc giới
đầy đủ một lần duy nhất thông qua Tăng đoàn chư vị Tỳ khưu;
những người khác chỉ nhận xuất gia đầy đủ do Tăng đoàn thông
qua xuất gia hai lần.
(6). Ở đây, không thể thực hiện lời mời gọi, “Hãy đến, hỡi chư vị
Tỳ khưu Ni!” từng cặp một giống như lời mời gọi, “Hãy lại đây,
hỡi chư vị Tỳ khưu” từng cặp một. Tại sao vậy? Vì đối với chư vị
Tỳ khưu Ni không có xuất gia đầy đủ thuộc loại đó. Ngay cả nếu
355
như ta thấy Subhadda Kundalakesa đã đề cập đến trong Trưởng
lão ni Kệ như sau:
Sau khi đã quì gối xuống đất, sau khi đã đảnh lễ ngài, con giơ hai
tay lên đầu chụm lại, con đứng trước mặt ngài, “Hãy lại đây, hỡi
Bhadda.” Ngài nói với tôi. Đó chính là cụ túc giới đầy đủ.
Cũng tương tự như vậy, người ta nói tới trong Thí Dụ Kinh như
sau:
Đoạn vị lãnh đạo lên tiếng, “Hỡi Tỳ khưu Ni, hãy lại đây!” Đoạn
sau nghi thức xuất gia đầy đủ đó, ta đã nhìn thấy một số nước
nhỏ. 
Điều đó xảy ra làm sao được? Điều được đề cập đến ở đây không
liên quan gì đến xuất gia theo kiểu, “Hãy lại đây, hỡi Chư vị Tỳ
khưu Ni!”; mà là vì mệnh lệnh của vị Đạo Sư chính là nguyên
nhân tác thành cụ túc giới hoàn toàn vậy, chính vì thế nàng lên
tiếng nói rằng, “Đó chính là nghi thức xuất gia đầy đủ của ta.”
Đây là điều được đề cập đến trong tập chú giải: “Ngài nói với ta,
ngài truyền cho ta, “Hãy lại đây, hỡi Bhadda! Hãy lại nơi cư trú chư
vị Tỳ khưu Ni và hãy xuất gia trước sự hiện diện của họ và được
xuất gia đầy đủ.’ Chính vì lệnh của vị Đạo Sư chính là nguyên nhân
ta nhận cụ túc giới đầy đủ.” Thế nên nàng nói: “Đó chính là cụ túc
giới đầy đủ Đức Phật đã ban cho ta.” Ta cũng nên hiểu rằng ý nghĩa
trong đoạn kệ trích trong Thí Dụ Kinh (Apadana) cũng đã được giải
thích giống như vậy.
Nếu như vậy, tại sao lại có tước hiệu “Hãy lại đây, hỡi Tỳ khưu
Ni” trong cuốn [Phân tích Tỳ khưu Ni Giới. Là bởi vì [thành ngữ
này] được dùng xuyên suốt trong nguồn phương pháp kinh luật.
Vì một số điều rất có thể không được đề cập đến vào một số cơ
hội do đã bị trải qua nơi nguồn kinh luật. Thí dụ như việc mô tả
về tâm thức nơi vi diệu pháp có nói, “Chi phần an chỉ định, cho
dù có thể nắm được (hiểu được) song lại rơi vào nguồn ngũ tâm
thức; chính vì thế đã không được đề cập đến ở đây.” Ở những
trường hợp khác, có một số điều không được nêu lên trong một
bài kinh, thí dụ như. tâm căn hay ý vật [không được đề cập đến]
trong phần chú giải về các căn trong cùng một bản văn. Và vẫn
còn một số trường hợp khác, [một số điều được đề cập đến cho
rằng không thể hay điều đó không tồn tại, thí dụ như, việc chú
giải thời gian tồn tại trong một đại kiếp chẳng hạn; như được đề
cập đến như sau đây:
356
Đối với một cá nhân mỗi đại kiếp kéo dài bao lâu? Nếu như
chúng sanh nào đắc chứng pháp thánh quả Nhập Lưu, và đại kiếp
rất có thể là thời gian đủ để Hre đại kiếp đó bị triệt phá. Hre rất có
thể không triệt phá được Đại kiếp bao lâu chúng sanh đó chưa
hiện chứng thánh quả Nhập Lưu.
Như vậy, cũng trong trường hợp này, ta nêu hiểu vấn đề này theo
nghĩa được đề cập đến điều không tồn tại. Đây chỉ là một giả
thuyết: “Nếu như” ‘Hãy lại đây, hỡi Tỳ khưu Ni” là do chính Đức
Phật nói với bất kỳ phụ nữ thích hợp nào được chấp nhận trở
thành Tỳ khưu Ni, chắc chắn đã có việc chấp nhận phụ nữ trở
thành Tỳ khưu Ni từ thời đó”. Nhưng vì lý do gì Đức Thế tôn lại
không nói điều đó? Và bởi vì chẳng có ai trong số các phụ nữ đã
thực hiện được phước nghiệp thích hợp. Như đối với một số
người đưa ra lý do cho rằng phụ nữ đã không sống gần với vị Đạo
Sư, và những người sống kề cận với ngài chỉ là chư vị Tỳ khưu
mà thôi, là những người luôn sống kề cận với ngài thế nên chính
vì thế nói với họ bằng những lời, “Hãy lại đây, chư vị Tỳ khưu”
quả là điều thích hợp. Nhưng điều này không đúng đối với chư vị
Tỳ khưu Ni – đó chỉ là ý kiến riêng của họ mà thôi. Vì có khả thi
hay không khả thi không thể xảy ra chỉ do ở gần hay không ở gần
vị Đạo Sư mà thôi.
Đây chính là điều Đức Thiện Thệ đã nói:
Hỡi chư vị Tỳ khưu, nếu như có vị Tỳ khưu chỉ bám được góc áo
ngoài của ta và theo sát ta từng bước một nhưng lại thèm muốn
dục lạc, bối rối do đam mê lũng đoạn, người đó lại ác tâm, có ý
định phá giới, quên không chú tâm, không tác ý, lại không điềm
tĩnh. Với tâm vân du như vậy, và với căn không kiềm chế – cùng
lúc đó chư vị Tỳ khưu đó lại sống cách xa ta và ta cũng không
sống gần gũi người đó. Đâu là lý do để điều đó diễn ra? Hỡi chư
vị Tỳ khưu, Tỳ khưu đó đã không nắm bắt giáo pháp, không nhận
ra giáo pháp, Tỳ khưu đó không nhận ra ta nữa.
Hỡi chư vị Tỳ khưu, cho dù Tỳ khưu có sống cách xa ta hàng
trăm dặm nhưng không thèm muốn dục lạc, không bị đam mê
khiến cho bối rối, người đó thoát khỏi ác tâm, tư tưởng người đó
không bị ô nhiễm. Tỳ khưu đó an trú thiền niệm. Và có căn kiềm
chế cùng lúc đó ta hiện hữu trước người đó và người đó cũng hiện
hữu trước mặt ta. Đâu là lý do khiến điều đó diễn ra? Hỡi chư vị
357
Tỳ khưu, Tỳ khưu đó nhận ra chân đế, nhận ra giáo pháp, chính là
nhận ra ta vậy.
Chính vì thế ở một nơi xa hay gần với vị Đạo Sư không phải là
nguyên nhân. Nhưng chính vì lý do người đó không thực hiện phước
hạnh. Chư vị Tỳ khưu Ni không thích hợp nơi khía cạnh đó. Chính
vì thế đã có lời nói như trên: Ở đây, thật không thể thực hiện lời mời
gọi “Hỡi chư vị Tỳ khưu Ni, hãy lại đây.” Thành một cặp được theo
cách này họ không thuộc hai hạng người đầu.
Họ thuộc ba hạng (1) là (a) đồ đệ chính, là (b) đồ đệ lãnh đạo, và
là (c) đồ đệ thường.
(a) Liên quan đến vấn đề đó, Khema và Uppalavanna được chọn
là hai nữ đồ đệ chính yếu của Đức Phật trong số chư vị Trưởng
lão Ni. Họ đã trở thành Trưởng lão Ni đã triệt phá được hết mọi
lậu hoặc tham dục và ô uế, với tâm thanh tịnh và phẩm hạnh giới
đức.v.v… thông qua cố gắng để chứng tâm an trú thích hợp nhờ
Tứ niệm xứ, họ tu tập thất giác chi đích thực, sau khi đã triệt phá
hết các lậu hoặc không bỏ qua bất kỳ điều gì thông qua bát
chánh đạo từng loại một, và nhanh chóng an trú nơi thánh quả tối
thượng. Cũng giống vậy, nhờ đức tin họ được giải thoát, chứng
đắc chánh kiến, nhờ thấu triệt được giải thoát và được giải thoát
bằng cả hai cách. Sau khi đã chu tất vô ngại giải nơi tu tâm trước
đó thông qua vô ngại giải đáng ước ao. Như vậy người đó là đồ
đệ lãnh đạo được cho là những đồ đệ lãnh đạo thông qua phẩm
hạnh thiện giới đức v.v… sau khi đã chứng đắc phẩm chất ưu
việt nơi dòng tộc đó cho dù tương quan của họ với Đức Phật có
to lớn đến thế nào đi chăng nữa và khát vọng của họ cũng vậy.
Nhưng liên quan đến chư vị này, do được làm lãnh đạo bằng
cách chứng đắc giác ngộ cần thiết, họ đã trở thành tuyệt hảo với
chánh kiến và chánh định v.v…đã trở thành nguyên nhân để họ
trở thành tuyệt hảo do hiệu quả chu tất nhiệm vụ đem lại. Thông
qua quyết tâm như thế, kính cẩn, liên tục tạo ra trong một thời
gian dài chánh nghiệp, thông qua chánh tuệ và chánh định theo
một thứ tự nhất định, sau khi chứng đắc mức độ thập toàn tối
thượng, chứng thành tích toàn bộ những phẩm chất tốt, hai hạng
người này được gọi là đồ đệ chính.
(b) Nhưng Maha-Pajapati Gotami v.v… nhờ có tâm nguyện phi
thường và địa vị quan trọng trong mối tương quan với Đức Phật, và
358
vì tính chất biệt phân nơi những phẩm hạnh thiện họ chứng đắc, họ
đã trở thành đồ đệ vĩ đại chính vì thế họ trở thành đồ đệ lãnh đạo.
(c) Chư vị khác, Therika, Tissa, Vira Dhira và chư vị khác như
họ. Do không có tâm nguyện quan trọng, v.v…được gọi là chư vị
đồ đệ bình thường. Nhưng không giống chư vị đồ đệ chính và chư
vị đồ đệ lãnh đạo, họ rất đông về số lượng; ta nên hiểu số lượng
lên tới hàng trăm hàng ngàn vị.  Như vậy đồ đệ chính, v.v…lại
được chia thành ba hạng.
Tương tự như vậy, họ được phân thành ba hạng (2) do chứng giải
thoát thông qua không trú, v.v…
Chư vị đó lại phân thành bốn hạng do những tiến bộ họ đạt được,
v.v… 
Chư vị đó lại phân thành năm hạng nhờ các căn họ chứng
đắc. Rồi sau đó chư vị đó lại phân thành năm loại chứng đắc. Chư
vị đó còn được phân thành sáu hạng như hạng giải thoát nhờ vô
tướng, v.v… Chư vị đó lại được phân thành bảy hạng do quyết
tâm. Chư vị đó lại được phân thành sáu hạng bắt đầu với tiến bộ
nơi trách nhiệm. Họ lại phân thành chín hay mười loại giải
thoát. Nhưng chư vị đó lại có tới hai mươi loại bằng loại trách
nhiệm họ chứng đắc như đã nói đến ở trên. Lại có tới bốn mươi
hạng bằng cách phân thành những hạng tiến bộ. Hơn thế nữa họ
lại gồm tới tám mươi bằng cách phân theo loại trách nhiệm và
tiến bộ. Hay còn chia thành hai trăm bốn mươi hạng do phân
thành những loại bắt đầu được giải thoát thông qua phi không.
Ngoài ra còn có tới hơn một ngàn hai trăm bằng cách phân thành
những loại bắt đầu bằng các căn. Chính vì thế do những phẩm
chất thiện nơi chư vị Trưởng lão Ni này, ta nên hiểu họ được phân
thành nhiều hạng khác nhau.
Ta chỉ đưa ra những chi tiết ngắn gọn ở đây. Nhưng chi tiết đã
được đưa ra trong tập chú giải Trưởng lão Kệ.
Đến đây kết thúc chú giải các đoạn kệ của Trưởng lão Ni Sumedha.
Đến đây cũng kết thúc luôn chương Đại Phẩm các đoạn kệ.
Và đến đây ta lại đưa ra một số đoạn kệ kết thúc như sau:
Những nguời chứng Chánh Pháp nơi Đức Phật, vị pháp vương,
hậu duệ chánh pháp đích thực, khởi sanh từ cửa miệng của vị Đạo
Sư, là con cái ngài, là người thừa kế hợp pháp.
Chư vị chứng phẩm chất thiện như phẩm hạnh giới đức. Họ đã
chu toàn nhiệm vụ của mình, vô tỳ vết, trưởng lão Subhuti…
359
Trưởng lão ni Therika…đã thốt lên những đoạn kệ này để công
bố rõ ràng kiến thức toàn hảo của họ vậy.
Chư vị đại trưởng lão, với kiến thức tột đỉnh đã thu thập toàn bộ
những đoạn kệ này lại và ghi lại trong bộ sưu tập có tên gọi là
Trưởng lão Kệ và Trưởng lão Ni Kệ.
Để làm sáng tỏ ý nghĩa các đoạn kệ này theo phương thức các tập
chú giải cổ xưa, dựa trên những chú giải đó, ta đã thực hiện tập
chú giải này, bao gồm những Chân Đế tột đỉnh (paramatthana?)
đã được giới thiệu nơi này nơi khác là điều thích hợp và đặt tên là
tập Đệ Nhất Nghĩa Đế (paramatthadipani) (“Đệ Nhất Nghĩa Đế
Chú Giải”).
Phân tích chi tiết rõ ràng về chín mươi hai phẩm trong bản văn
tụng đã đạt đến kết thúc. Nhờ sức mạnh bất kỳ công đức ta đã
chứng đắc và nhờ cố gắng này, Ước mong toàn bộ chúng sanh
được hiểu rõ chánh pháp của vị bảo vệ thế gian này. Do tu luyện
thanh tịnh phẩm hạnh thiện v.v…Ước mong họ được chia sẻ và
nếm thử hạnh phúc giải thoát.
 Cầu xin giáo pháp Bậc Chánh Đẳng Chánh Giác (Chánh Biến
Tri) được tồn tại lâu dài trên thế gian này. Ước mong mọi chúng
sanh trên thế gian này luôn tôn kính Chánh Pháp này. [Cầu xin
trời đổ mưa đúng lúc. Ước mong chư vị vua chúa trên thế gian
này luôn tịnh tín chánh pháp, và Ước mong chư vị đó cai trị thế
gian một cách chính trực.
Đến đây kết thúc tập chú giải ý nghĩa các đoạn kệ do các Trưởng
lão Ni ghi lại do Trưởng lão Thera Dhammapala, đang trụ trì tại
thiền viện Badaratittha.
Đến đây cũng kết thúc tập chú giải Trưởng lão Ni Kệ.
Đến đây cũng kết thúc toàn bộ tập chú giải ta đã thực hiện. Ước mong
ý nghĩa Chánh Pháp được tồn tại lâu dài trên cõi đời này.
Bất kỳ điều tốt nào có được thông qua oai lực đó, Ước mong toàn
bộ chúng sanh được hạnh phúc do tu tập giáo pháp.
Thông qua việc tu tập được thanh tịnh và hoàn toàn sảng khoái.
Ước mong chúng sanh chứng đắc hạnh phúc tịch tịnh niết bàn, có
nghĩa là thoát khỏi mọi rắc rối và mọi sầu khổ.
Ước mong chánh pháp tồn tại lâu dài trên cõi đời này, Ước mong
toàn bộ chúng sanh tôn kính chánh pháp, Ước mong trời cao đổ
mưa hồng ân xuống cõi trần đúng nơi đúng lúc.
360
Ước mong Chánh Pháp này trở thành phương tiện dẫn đến tịch
tịnh Niết Bàn.

Các Từ Viết Tắt


Tham khảo nguyên văn trong bản văn của Hội Thánh Điển Pali
nếu không được chú thích cách khác.
A Aguttara- Nikaya (Tăng Chi Bộ Kinh (A))
Abhidh-s   Abhidhammatthasagaha (Thắng Pháp tập yếu luận)
Ap Apadana (Thí dụ Kinh).
Ap-a   Apadana- ahakatha. Chú giải Thí Dụ Kinh
As Atthasalini (Chú giải về Thí dụ Kinh).
Abh Abhidhnappadpik.
BD Book of the Disciplin e( Luật tạng)
Be Ấn bản tiếng Miến.
BHS Tự điển Phật Giáo Do Thái – Phạn.
BL   Buddhist Legends (Dhp-a) chú giải Pháp Cú kinh
BML Buddhist Monastic Life (Giới luật trong Phật
Giáo) Modhan Wijayarama.
BUDSIR Đĩa CD Kinh Phật
Bv Buddhavatsa (Phật sử).
Bv-a Budhavatsa-atthakatha (chú giải Phật Sử)
CB Chronicle of Buddhas (Biên niên sử chư Phật)
Ce  Ấn bản tiếng Sinhale.
Child Tự điển R.C Childers.
CMA Thủ bản Thanh Tịnh Đạo (Comprehensive Manual of
Abhidhamma).
Compend Compendium of Philosphy. (Trích yếu triết lý Phật
giáo).
Cp-a Cariyapi?aka-a??hakattha (chú giải Hạnh Tạng)
CPD   Critical Pali Dictionary. Phê bình tự điển Pali
CSM Chú giải ý nghĩa ngọt ngào (Clarifier of the Sweet
Meaning)
D Digha-nikaya (Trường Bộ Kinh)
DB Dialogue of the Buddha (đàm đạo với Đức Phật)
Dbk Dasabodhisattuppattikatha.
Dhp Dhammapada (Pháp Cú Kinh).
361
Dhp-a Dhammapada-atthakatha (chú giải Pháp Cú)
Dhs Dhammasagai (Bộ Pháp Tụ)
DHT Designation of Human Types (Nhân chế định)
DPPN Tự điển tên riêng Pali.
Ee   Ấn bản tiếng Anh.
EV I         Trưởng lão kệ I (Elders’Verses I)
EV II Trưởng lão kệ II (Elders’Verses II)*
Exp The Expositor (chú giải bộ Pháp tụ)
GD The Group of Diccourses
Geiger      Ngữ pháp tiếng Pali
Gloss        Lời chú thích
GS Book of the Gradula Sayings (Tương Ưng Kinh)
IBH I.B. Horner
It-a          Itivuttaka-atthakatha ()
IUM         The Illustrator of Ultimate Meanings
Ja Jataka (Kinh Bản Sanh)
JPTS         Journal of the Pali Text Society (tập san của Hội Thánh
điển Pali).
JS Kinh bản sanh.
Khp-a Chú giải Tiểu Tụng Kinh Khp-a       
KRN K.R. Norman
KS The book of Kindred Sayings.
Kv Katthavatthu (chú giải luận sự)
LDB The Long Discourses of the Buddha (Trường Bộ Kinh)
M Trung Bộ Kinh (Majjhima-nikaya)
Mil Milindapadha (Mi Tiên vấn đáp)
Minanthi Minor Anthologies II
MLDB The Middles Lenghth Discourses of the Buddha
Mp Manorathapurani
MQ Milinda’s Questions
MW Monier Monier-Villiams, tự điển tiếng Phạn – Anh
Nett         Nettipakarana
PC Points of Controversy (điểm gây tranh cãi)
Patis Patisambhidamagga (Vô Ngại Giải)
Path of The path of (cách biện tài)
Disc
PED Tự điển Pali –Anh
362
PL K.R. Norman (Văn chương Pali).
Poems Trưởng lão Ni kệ
Pp Puggalapannatti.
PPF Thanh Tịnh Đạo
PPN Xin đọc DPPN
Ps Papađcasudani.
PS Ngạ quỉ sự (bản dịch tập Pv-a)
PV-a Petavatthu-a??hakatha (chú giải Ngạ quỷ sự)
QKM The questions of King Milinda (bản dịch câu hỏi của
vua Minlinda)
S  Samyutta-nikaya (Tương Ưng Kinh)
SGB The Story of the Gotama Buddha (bản dịch phần giới
thiệu về Ja)
Sisters Ca vịnh chư Trưởng lão Ni.
Sn Suttanipata (Kinh tập)
SP Samantapasadika (Luật Thiện Kiến)
Sp-t Samatapasadika-tika (Phụ giải luật thiện kiến)
Spk  Saratthappakasini
Sv   Sumangalavilasini
TD  Dhammapada – Pháp cú
Th Theragatha- Trưởng lão kệ
Th-a Theragatha-atthakatha–Chú giải trưởng lão kệ
Thi Therigatha – Trưởng lão ni kệ
Thi-aEe 1893 ấn bản tiếng Anh về chú giải Trưởng lão Ni.
Thup Thupavatsa.
TI Itivuttaka The Buddha’s sayings
TP “A treatise on the Paramis”
TU Udana (bản dịch Udana)
 UC Chú giải về Udana (bản dịch)
Ud-a Udana-a??hakatha- chú giải Phật tự thuyết
Upas Upasakajanalankara
Vibh Vibhanga- Phân tích
Vism Visuddhimagga – Thanh Tịnh đạo
VS Thiên cung sự (bản dich)
Vv-a Vimanavatthu-atthakatha – chú giải Thiên cung sự
WD       The word of the Doctrine (bản dịch Dhp)
WL “Women Leaders of the Buddhist Reformation”

You might also like