Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 52

TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHẠM VĂN ĐỒNG

KHOA SƯ PHẠM XÃ HỘI

Bài giảng học phần


TIẾNG VIỆT THỰC HÀNH

QUẢNG NGÃI, 7 - 2018

1
CHƯƠNG I: LUYỆN KĨ NĂNG TẠO LẬP VĂN BẢN

1. Những yêu cầu chung của một văn bản


Khái niệm văn bản:
- Nguyễn Như Ý(1997): Văn bản là chuỗi các ký hiệu ngôn nữ làm thành một
thể thống nhất bằng mối liên hệ ý nghĩa mà thuộc tính cơ bản của nó là sự hoàn chỉnh
về hình thức và nội dung sản phẩm của lời nói được định hình dưới dạng chữ viết và in
ấn.
- Trần Ngọc Thêm (1985): Nói một cách chung nhất thì văn bản là một hệ
thống mà trong đó các câu chỉ là các phần tử. Ngoài các câu- phần tử trong hệ thống,
văn bản còn có cấu trúc. Cấu trúc của văn bản chỉ ra vị trí của mỗi câu và những mối
quan hệ, liên hệ của nó với những câu xung quanh nói riêng và toàn văn bản nói chung
sự liên kết làm mạng lưới của những mối quan hệ ấy.
- Lê A (1997): Văn bản là sản phẩm hoạt động ngôn ngữ ở dạng viết, thường
là tập hợp của các câu có tính trọn vẹn về nội dung, có tính hoàn chỉnh về hình thức,
có tính liên kết chặt chẽ và hướng tới một mục tiêu giao tiếp nhất định.
1.1 Văn bản phải đảm bảo mạch lạc và liên kết
1.1.1 Mạch lạc
Là khái niệm chỉ phương diện liên kết về nội dung của văn bản.
Mạch lạc trong văn bản được thể hiện cụ thể thành sự thống nhất đề tài, sự
nhất quán về chủ đề, sự chặt chẽ về logic
+ Đề tài: Đề tài của một văn bản nào đó chính là mảng hiện thực được tác giả
nhận thức và thể hiện trong văn bản. Sự thống nhất về đề tài trong văn bản chủ yếu
được thể hiện qua các danh từ, ngữ danh từ, đại từ.
+ Chủ đề: Chủ đề trong văn bản là quan điểm, thái độ hoặc điều mà tác giả
muốn dẫn dắt người đọc đến thông qua đề tài của văn bản. Mục đích văn bản hướng
đến chính là chủ đề của văn bản. Chủ đề thường được thể hiện thống nhất qua động từ,
tính từ, ngữ động từ…
+ Logic: là những quy luật tồn tại, vận động và phát triển của hiện thực khách
quan và cũng là nhận thức của con người về hiện thực khách quan. Văn bản đảm bảo
sự chặt chẽ về logic là văn bản phản ánh đúng những quy luật ấy. Logic trong văn bản
thường được thể hiện bằng những hệ thống các quan hệ từ, các từ ngữ chuyển tiếp và
sự sắp xếp trật tự từ, trật tự câu trong văn bản đó.
Trong văn bản bao gồm: logic khách quan và logic trình bày.
Logic khách quan (logic hiện thực, logic đối tượng): là sự phản ánh chính xác
các quy luật tồn tại, vận động và phát triển của hiện thực.
VD: Vật chất có trước, ý thức có sau.

2
Logic trình bày (logic nhận thức, logic của tư duy): phản ánh mối quan hệ, sự
biện luận, thuyết minh, sắp xếp hiện thực trong văn bản. Sự sắp xếp này phải phản ánh
đúng các mối quan hệ như: nhân quả, tăng tiến, nhượng bộ, tương phản…
VD: Chọn câu đảm bảo logic trình bày trong những câu sau:
a. Mai đã xinh xắn lại còn học giỏi.
b. Mai học giỏi nhưng không xinh xắn.
c. Vì Mai xinh xắn nên học giỏi.
d. Dù Mai học giỏi nhưng xinh xắn.
Bài tập: Sau cơn mưa
(1) Sau trận mưa rào, mọi vật đều sáng và tươi. (2) Những đó hoa râm bụt
thêm màu đỏ chói. (3) Bầu trời xanh bóng như vừa được gội rửa. (4) Những đám mây
bông trôi nhởn nhơ sáng rực lên trong ánh mặt trời.
Nhận xét: Tất cả các câu đều miêu tả hiện thực khách quan sau cơn mưa.
- Về chủ đề, có sự nhất quán giữa các câu.
- Về logic, phù hợp với hiện thực khách quan, phù hợp với nhận thức của con
người về sự khách quan của tự nhiên.
Mọi vật Những đóa hoa râm bụt Bầu trời Mấy đám mây bông
Sáng và tươi Đỏ chói Xanh bóng nhởn nhơ, sáng rực.
Bài tập về nhà: Tìm hiểu tính mạch lạc trong văn bản sau:
(1) Cuộc sống quê tôi gắn với cây cọ. (2) Cha tôi làm chiếc chổi cọ để quét
nhà, quét sân. (3) Mẹ đựng hạt giống đầy các nón lá cọ, treo lên gác bếp để gieo cấy
mùa sau. (4) Chị tôi đan nón lá cọ lại biết đan cả mành cọ và làm cọ xuất khẩu. (5)
Chiều chiều chăn trâu, chúng tôi rủ nhau đi nhặt những trái cọ rơi đầy quanh gốc về
om ăn vừa béo vừa bùi.
1.1.2. Liên kết:
Mạch lạc là sự thống nhất nội dung bên trong, là sự thống nhất nghĩa của văn
bản. Văn bản muốn có sự mạch lạc phải dựa vào những yếu tố hình thức, mang tính
vật chất. Đó là các phương tiên ngôn ngữ. Các phương tiện này phải được tổ chức
theo các cách thức nhất định để thể hiện nội dung. Cách thức tổ chức ấy tạo thành
phép liên kết.
Như vậy, các phép liên kết là cách thức tổ chức các phương tiện ngôn ngữ
trong một văn bản. Các từ ngữ dùng để liên kết các yếu tố ngôn ngữ gọi là các phương
tiện liên kết. Liên kết là sự thể hiện vật chất của mạch lạc.
-Tính liên kết của văn bản là tính chất kết hợp, gắn bó, ràng buộc qua lại giữa
các đơn vị ở cấp độ dưới văn bản. Đó là sự kết hợp, gắn bó giữa các câu trong đoạn,
giữa các đoạn, các phần, các chương với nhau xét về nội dung cũng như hình thức biểu
đạt. Trên cơ sở đó, tính liên kết của văn bản thể hiện ở hai mặt: liên kết về nội dung và
liên kết về hình thức.
a) Tính liên kết nội dung: 
3
 Nội dung văn bản bao gồm hai nhân tố cơ bản: đề tài và chủ đề (hay còn gọi
là chủ đề và lô-gích). Do đó, tính liên kết về mặt nội dung thể hiện tập trung qua việc
tổ chức, triển khai hai nhân tố này, trên cơ sở đó hình thành 2 nhân tố liên kết: liên kết
đề tài và liên kết chủ đề (còn gọi là liên kết chủ đề và liên kết lô-gích).  
Liên kết đề tài là sự kết hợp, gắn bó giữa các cấp độ đơn vị dưới văn bản trong
việc tập trung thể hiện đối tượng mà văn bản đề cập đến.
Liên kết chủ đề là sự tương hợp mang tính lô-gích về nội dung nghĩa giữa các
cấp độ đơn vị dưới văn bản.  Ðó là sự tương hợp về nội dung miêu tả, trần thuật hay
bàn luận giữa các câu, các đoạn, các phần trong văn bản. Một văn bản được xem là có
liên kết lô-gích khi nội dung miêu tả, trần thuật, bàn luận giữa các câu, các đoạn, các
phần không rời rạc hay mâu thuẫn với nhau, ngoại trừ trường hợp người viết cố tình
tạo ra sự mâu thuẫn nhắm vào một mục đích biểu đạt nào đó.  
b) Liên kết hình thức.  
Liên kết hình thức trong văn bản là sự kết hợp, gắn bó giữa các cấp độ đơn vị
dưới văn bản xét trên bình diện ngôn từ biểu đạt, nhằm hình thức hoá, hiện thực hoá
mối quan hệ về mặt nội dung giữa chúng.  
Như đã nói, liên kết nội dung với hai nhân tố đề tài và chủ đề thể hiện qua mối
quan hệ giữa các câu, các đoạn, các phần..., xoay quanh đề tài và chủ đề của văn bản.
Mối quan hệ này mang tính chất trừu tượng, không tường minh. Do đó, trong quá trình
tạo văn bản, người viết (người nói) bao giờ cũng phải vận dụng các phương tiện ngôn
từ cụ thể để hình thức hoá, xác lập mối quan hệ đó. Toàn bộ các phương tiện ngôn từ
có giá trị xác lập mối quan hệ về nội dung giữa các câu, các đoạn... là biểu hiện cụ thể
của liên kết hình thức.  
Liên kết hình thức trong văn bản được phân chia thành nhiều phương thức liên
kết. Mỗi phương thức liên kết là một cách tổ chức sự liên kết, bao gồm nhiều phương
tiện liên kết khác nhau có chung đặc điểm nào đó. Nhìn chung, liên kết hình thức bao
gồm các phép liên kết: lặp ngữ âm, lặp từ vựng, thế đồng nghĩa, liên tưởng, đối
nghịch, thế đại từ, tỉnh lược cấu trúc, lặp cấu trúc và tuyến tính. Các phép liên kết này
sẽ được xem xét cụ thể trong tổ chức của đoạn văn - đơn vị cơ sở và là đơn vị điển
hình của văn bản. Các phép liên kết này cũng được vận dụng giữa các đoạn, phần...
trong văn bản. Ðiều đó có nghĩa là liên kết hình thức thể hiện ở nhiều cấp độ trong văn
bản. Trong văn bản, liên kết nội dung và liên kết hình thức có mối quan hệ biện chứng
với nhau, trong đó, liên kết nội dung quy định liên kết hình thức.  
Ví dụ: (1) Quan lại vì tiền mà bất chấp công lí. (2) Sai nha vì tiền mà tra tấn
cha con Vương ông. (3) Tú Bà, Mã Giám Sinh, Bạc Hạnh, Bạc Bà, vì tiền mà làm
nghề buôn thịt bán người. (4) Sở Khanh vì tiền mà tán tận lương tâm. (5) Khuyển Ưng
vì tiền mà lao vào tội ác. (6) Cả một xã hội chạy theo đồng tiền.
Nhận xét:
- Đề tài: Đồng tiền.
4
- Chủ đề: Sức mạnh của đồng tiền hoặc sự sa ngã của xã hội vì tiền.
- Logic: Phản ánh đúng trong Truyện Kiều, đảm bảo logic.
- Liên kết: Giữa các câu trong đoạn văn được liên kết bằng một kiểu kết cấu,
phương thức lặp cú pháp “vì tiền mà…”, lặp từ vựng. Đoạn văn quy nạp.
1.2.Văn bản phải có một mục đích giao tiếp thống nhất:
- Văn bản được tạo ra để phục vụ hoạt động giao tiếp của con người. Hoạt
động giao tiếp có thể có nhiều mục đích khác nhau.Tùy vào hoàn cảnh giao tiếp cụ thể
mà mỗi văn bản thiên về một mục đích nào đó nhưng toàn bộ văn bản phải có một mục
đích nhất quán.
- Khi viết văn bản, người viết phải xác định mục đích giao tiếp và quán triệt
mục đích này trong suốt văn bản.
- Mục đích giao tiếp của văn bản quy định việc lựa chọn phương tiện ngôn
ngữ và tổ chức văn bản theo một cách thức nhất định.
1.3. Văn bản phải có một kết cấu rõ ràng
1.3.1. Kết cấu của văn bản
Kết cấu là cách thức tổ chức các yếu tố nội dung theo một kiểu mô hình
nhất định. Về cơ bản, kết cấu văn bản chỉ cần có hai phần: phần mở đầu và phần phát
triển. Nhưng trên thực tế thường có ba phần.
1.3.2. Kết cấu ba phần
- Phần mở đầu: giới thiệu đề tài, xác lập mối quan hệ giữa tác giả và đối
tượng giao tiếp.
- Phần triển khai: khai thac chi tiết, cụ thể và đầy đủ những nội dung đã nêu
khái quát ở phần mở đầu.
- Phần kết thúc: thông báo về sự hoàn chỉnh, trọn vẹn của văn bản.
1.4. Văn bản phải có một phong cách ngôn ngữ nhất định:
Phong cách ngôn ngữ của văn bản là một kiểu hình thức tương đối ổn định
của một loại văn bản, được sử dụng theo thói quen lựa chọn các cách thức và phương
tiện diễn đạt thích hợp với từng tình huống của hoạt động giao tiếp.
Ví dụ:(1) Sông Đà dài 910 km từ Vân Nam vào nước ta theo hướng Tây Bắc,
Đông Nam gần như song song với sông Hồng. Đoạn chảy ở địa phận nước ta dài trên
500 km. Qua Lai Châu, dòng sông chảy trong một thung lung sâu giữa khối cao
nguyên đá vôi vùng Tây Bắc nên lắm thác ghềnh và qua những hẻm núi hùng vĩ. Đến
Hòa Bình gặp núi Ba Vì lên phía Bắc rồi đổ vào sông Hồng ở Trung Hà.
(2) Sông Đà khai sinh ở huyện Cảnh Đông, tỉnh Vân Nam lấy tên là Li
Tiên đi qua một vùng núi ác rồi đến gần nửa đường thì nhập quốc tịch Việt Nam,
trưởng thành mãi lên và đến ngã ba Trung Hà là 500 cây số lượng rồng rắn. Và tính
toàn thân sông Đà thì chiều dài 888 nghìn thướt.
(Nguyễn Tuân)

5
So sánh và đối chiếu sự giống và khác nhau ở hai đoạn văn về nội dung và từ
ngữ.
- Nội dung: giống nhau, phản ánh cùng một hiện thực.
- Khác: về từ ngữ: (1), từ ngữ chính xác, khoa học, ngắn gọn và trung hòa về
sắc thái biểu cảm, khách quan, có sử dụng thuật ngữ khoa học (cao nguyên đá vôi,
song song, Tây Bắc- Đông Nam…)
(2), từ ngữ biểu cảm, sông Đà được nhân hóa, nhiều biện pháp tu từ, câu dài
và uyển chuyển hơn.
- Trước khi viết văn bản, phải lựa chọn ngôn ngữ sao cho phù hợp,phù hợp với
đối tượng giao tiếp, hoàn cảnh giao tiếp, nội dung và mục đích giao tiếp.
2. Luyện tập định hướng cho văn bản theo cho các nhân tố giao tiếp
Để tạo lập văn bản, cần tiến hành theo các bước sau:
- Định hướng cho văn bản
- Xây dựng đề cương cho văn bản
- Viết thành văn bản
- Kiểm tra, sửa chữa, hoàn thiện văn bản
2.1. Định hướng mục đích giao tiếp
Là điều quan trọng, buộc phải có khi tiến hành xây dựng văn bản. Định hướng
mục đích giao tiếp tức là xác định câu trả lời cho các câu hỏi: Viết văn bản ra nhằm
mục đích gì? Để đạt kết quả gì? Viết văn bản này nhằm để làm gì?
2.2. Định hướng nội dung giao tiếp
Mỗi văn bản có nội dung giao tiếp khác nhau. Định hướng nội dung giao tiếp
tức là xác định câu trả lời cho các câu hỏi: Viết về ai? Viết về vấn đề gì? Viết về cái
gì?
2.3. Định hướng đối tượng giao tiếp
Đối tượng giao tiếp là những người tham dự vào việc đọc văn bản. Đây là
nhân tố phi ngôn ngữ chi phối khá rõ đến cách xây dựng văn bản. Định hướng giao
tiếp là xác định câu trả lời cho những câu hỏi: Viết cho ai? Viết ra cho những người
nào đọc?
2.4. Định hướng phong cách giao tiếp
Mỗi văn bản đều thuộc về một phong cách nhất định. Do vậy, định hướng
phong cách giao tiếp là lựa chọn cho văn bản một hình thức phù hợp. Điều này sẽ phát
huy sức mạnh và tác động của nôi dung.
3 .Luyện tập xây dựng đề cương cho văn bản
3.1. Yêu cầu cơ bản của đề cương:
Mục đích: Lập đề cương cho văn bản là một bước quan trọng và bắt buộc
trước khi viết văn bản vì:
Đề cương sẽ phát thảo cho người viết một cái nhìn bao quát,

6
Quá trình lập đề cương sẽ giúp co người viết tìm được đầy đủ ý chính, phụ, có
điều kiện lựa chọn, cân nhắc và sắp xếp chúng theo một trình tự logic nhất định cả về
nội dung lẫn hình thức, nhằm đảm bảo tính liên kết cho văn bản sau này.
Yêu cầu:
- Thể hiện sự triển khai nội dung của văn bản, thiết lập các nhân tố giao tiếp
của văn bản
- Thể hiện được đề tài và chủ đề của văn bản
- Phù hợp với từng phong cách chức năng và thể loại của văn bản
- Các bộ phận nội dung của đề cương phải được xác lập, lựa chọn, sắp xếp
chặt chẽ, hợp lý tạo thành một hệ thống có quan hệ hợp lí
- Đề cương phải trình bày sáng sủa, mạch lạc, dùng các số thứ tự, các kiểu kí
hiệu văn tự khác để ghi các đề mục, để tách biệt các bậc ý lớn nhỏ
- Đề cương cần ngắn gọn, cô đọng, tránh dùng những câu dài, từ cảm thán,
không dùng những từ ngữ biểu thị tình thái không chắc chắn.
3.2. Các dạng đề cương
Tùy thuộc vào những nội dung và mục đích cụ thể, đề cương có thể lập ở
dạng sơ lược hoặc chi tiết.
3.2.1. Đề cương sơ lược:
Đó chính là những nội dung cơ bản của một văn bản, gồm các phần, các
chương sơ giản giống như mục lục của một cuốn sách.
3.2.2. Đề cương chi tiết:
Chính là sự cụ thể hóa cho những ý cơ bản của đê cương sơ lược bao gồm
nhiều ý nhỏ và các luận cứ, các dẫn chưng cụ thể để người viết dựa vào đó viết thành
văn bản hoàn chỉnh.
3.3. Các thao tác lập đề cương cho văn bản:
3.3.1. Đối với các văn bản có khuôn mẫu:
Tuân thủ những thao tác nhất định cho từng văn bản, tuân thủ các thể thức quy
định của các loại văn bản đó.
3.3.2. Đối với văn bản không có tính khuôn mẫu:
Kết cấu thông thường của một văn bản không có tính khuôn mẫu thường có ba
phần: phần mở (đặt vấn đề), phần thân (giải quyết vấn đề), phần kết (kết thúc vấn đề).
- Phần mở: có nhiệm vụ giới thiệu chủ đề chung, xác lập mối quan hệ giữa tác
giả với đối tượng giao tiếp đồng thời chỉ ra đối tượng, nội dung mà văn bản đề cập
đến.
- Phần thân: phát triển những ý tưởng chính đã được vạch ra ở phần đầu sao
cho logic đầy đủ và trọn ven, cần chú ý đến mối quan hệ giữa các vấn đề chung và
riêng, giữa khái quát và cụ thể, giữa những sự kiện và con số.
Cần trình bày rõ các luận điểm, luận cứ, các lập luận không được trùng lặp,
không được mâu thuẫn, không được đối lập.
7
Tránh gây tình trạng gây căng thẳng không cần thiết, tránh sự quá tải về
dung lượng khiến người đọc mệt mỏi. Ngược lại, cần duy trì đến mức độ tối đa hứng
thú của người đọc dựa trên cơ sở về tính thời sự và hấp dẫn của vấn đề, dựa trên cơ sở
về tính logic của nội dung và sự biểu đạt của một văn phong trong sáng.
- Phần kết: Không thể thiếu được của một văn bản hoàn chỉnh, có thể trình bày
với nhiều hình thức.
Kết thúc mở: Sau khi giải quyết vấn đề xong thì người viết có thể mở rộng
vấn đề bằng cách nêu những lời kêu gọi, khuyến cáo, áp dụng cho văn bản khoa học,
báo cáo…
Kết thúc khép: Theo lối tóm tắt lại những điều đã được trình bày và phân
tích ở phần thân nhằm giúp người đọc thâu tóm lại toàn bộ những luận điểm cư bản đã
được trình bày.
4. Một số lỗi thường gặp khi xây dựng đề cương
4.1. Xa đề hoặc lạc đề
Biểu hiện của loại lỗi này là:
- Có thành tố nội dung không phù hợp với nội dung và mục đích của toàn văn bản.
- Có thành tố nội dung phát triển quá chi tiết, quá xa, không thích hợp với vai trò
của nó trong văn bản.
4.2. Nội dung phát triển không đầy đủ
Vấn đề cần trình bày trong văn bản phải triển khai qua các thành tố nội dung
trong đề cương. Các thành tố đó cần được xác lập đầy đủ, cho phù hợp với mục đích
và yêu cầu của văn bản. Nếu không, nội dung của văn bản sẽ phiến diện , kém sức
thuyết phục đối với người đọc.
4.3. Nội dung trùng lặp
Mỗi thành tố nội dung cần trình bày đúng vị trí và khai triển đầy đủ, tránh lặp
lại dù dưới một hình thức hoặc một tên gọi khác.
Ví dụ: Khi phân tích tư tưởng “Không có gì quý hơn độc lập tự do”, có người
xác lập các thành tố nội dung trong đề cương như sau:
(1) Độc lập tự do quý hơn tài sản của cải.
(2) Độc lập tự do quý hơn hạnh phúc riêng tư.
(3) Độc lập tự do quý hơn cuộc sống giàu sang, sung sướng.
(4) Độc lập tự do quý hơn tính mạng cá nhân.
Trong sự xác lập đề cương này, thành tố (3) tuy diễn đạt bằng một hình thức
khác nhưng là sự lặp lại thành tố (1) và (2).
4.4. Nội dung mâu thuẫn, không hợp lôgic

8
Các thành tố nội dung trong một đề cương cho văn bản là sự triển khai chủ đề
chung của văn bản và phục vụ cho tiến trình lập luận chung của văn bản để đi tới một
kết luận chung. Do đó, các thành tố này không được mâu thuẫn nhau.
Ví dụ: Khi xác lập đề cương cho một văn bản phân tích nhân vật Mai An Tiêm
trong truyện “Quả dưa hấu”, có học sinh đã xây dựng các thành tố sau:
(1) Con người ngang tàng, bướng bỉnh.
(2) Con người tự trọng, biết tự lực cánh sinh.
(3) Con người cần cù lao động.
(4) Con người thông minh.
Thành tố (1) có mâu thuẫn với thành tố (2).
4.5. Nội dung lộn xộn, trình tự không hợp lý
Các thành tố nội dung trong đề cương chẳng những cần được phân xuất, xác
lập hợp lý, mà còn cần sắp xếp chặt chẽ, theo một trình tự có sức thuyết phục, phục vụ
cho lập luận trong văn bản.
Ví dụ: Khi xác lập đề cương cho một văn bản trình bày về tình cảm của con
người Việt Nam bộc lộ qua ca dao, có thể xây dựng một số thành tố nội dung chính sau:
(1) Tình cảm gia đình đằm thắm.
(2) Tình làng xóm quê hương thắm thiết.
(3) Tình yêu thiên nhiên tha thiết.
(4) Tình yêu nam nữ (lứa đôi) mộc mạc mà sâu nặng…
Thành tố (4) nên đặt vào vị trí thứ (3) .

9
CHƯƠNG 2: LUYỆN KỸ NĂNG DỰNG ĐOẠN VĂN

1. Yêu cầu chung của đoạn văn trong văn bản


Đoạn văn là đơn vị cơ sở để tổ chức văn bản, được mở đầu bằng cách lùi đầu
dòng, viết hoa và kết thúc là dấu ngắt đoạn. Đoạn văn có thẻ chỉ có một câu, thông
thường bao gồm một số câu gắn bó với nhau trên cơ sở một chủ đề bộ phận, cùng nhau
thể hiện chủ đề đó theo định hướng giao tiếp chung của văn bản.
1.1. Đoạn văn phải có sự thống nhất nội tại chặt chẽ
- Mỗi câu trong đoạn cần được cấu tạo phù hợp với nguyên tắc tiếng Việt, biểu
đạt một nội dung hợp lí. Đồng thời các câu trong đoạn cần có sự liên kết cả về nội
dung lẫn hình thức. Các câu cần được sắp xếp theo trình tự phù hợp với sự triển khai
nội dung quá trình lập luận. Sự thống nhất nội tại của đoạn văn trước hết ở viêc: Mỗi
đoạn văn tự nó có thể thực hiện trọn vẹn một đề tài nhỏ, một chủ đề nhỏ
- Đoạn văn còn phải đảm bảo sự chặt chẽ về mặt logic: phản ánh đúng sự tồn
tại, vận động của hiện thực được nói tới trong đoạn văn và ở cả việc trình bày về hiện
thực đó
1.2. Đoạn văn phải đảm bảo có quan hệ chặt chẽ với các đoạn văn khác
trong văn khác trong văn bản
Trong văn bản, mỗi đoạn văn vừa được tách ra một cách rõ ràng, hợp lí, đúng
chỗ vừa phải liên kết chặt chẽ với các đoạn văn khác tùy theo chức năng của nó. Mối
quan hệ này thường phải được thể hiện ra hình thức bên ngoài của đoạn văn. Đó là
việc sử dụng các từ ngữ có chức năng nối kết, chuyển đoạn để cụ thể hóa, tường minh
hóa các mối quan hệ giữa các đoạn
1.3. Đoạn văn phải phù hợp với phong cách chung của văn bản

10
Mỗi phong cách có sự lựa chọn khác nhau về phương diện ngôn ngữ, về cách
tổ chức các phương tiện ngôn ngữ thành văn bản. Nếu không đảm bảo được yêu cầu
này, đoạn văn sẽ mất đi tính thống nhất chặt chẽ về nội dung, hình thức với cấu trúc
chung của toàn văn bản.
2. Luyện kỹ năng dựng đoạn văn theo các kiểu kết cấu
2.1.Luyện dựng đoạn văn diễn dịch:
- Diễn dịch là phương pháp lập luận đi từ cái chung, cái khái quát đến cái
riêng, cái cụ thể, là phương pháp vận dụng những nguyên lí chung để xem xét sự vật
riêng biệt.
- Đoạn văn diễn dịch có câu chủ đề ở đầu đoạn
- Khi viết câu chủ đề, cần chú ý:
+ Về nội dung: khái quát ý nghĩa của cả đoạn, làm nhiệm vụ định hướng triển
khai nội dung hoặc nêu đề tài chung cho toàn đoạn.
+ Về mặt dung lượng: thường ngắn gọn, giúp cho nội dung thông tin trong câu
bao giờ cũng nổi bật, tập trung.
+ Về mặt kết cấu ngữ pháp: câu đầy đủ các thành phần nòng cốt, giúp cho nội
dung thông tin trong câu chặt chẽ, rõ ràng
+ Về mặt vị trí: thường đứng đầu đoạn.
Ví dụ:(1) “Nhật ký trong tù” canh cánh một tấm lòng nhớ nước. Chân bước đi
trên đất Bắc mà lòng vẫn hướng về Nam, nhớ đồng bào trong hoàn cảnh lầm than, có
lẽ nhớ cả tiếng khóc của bao nhiêu em bé Việt Nam, qua tiếng khóc của một em bé
Trung Quốc, nhớ người đồng chí đưa tiễn bên sông, nhớ lá cờ nghĩa đang tung bay
phất phới, nhớ lúc tỉnh và nhớ cả trong lúc mơ.
Sơ đồ biểu thị đoạn văn diễn dịch:
Câu 1
Câu chủ đề

Câu 2 Câu 3 Câu n

Ví dụ:(2) Tôi quyết trong lịch sử thi ca Việt Nam chưa bao giờ có một thời đại
phong phú như thời đại này. Chưa bao giờ người ta thấy xuất hiện cùng một lúc một
hồn thơ rộng mở như Thế Lữ, mơ màng như Lưu Trọng Lư, hùng tráng như Huy
Thông, trong sáng như Nguyễn Nhược Pháp, ảo não như Huy Cận, quê mùa như
Nguyễn Bính, kì dị như Chế Lan Viên và thiết tha, rạo rực, bân khuâng như Xuân
Diệu.
2.2. Luyện dựng đoạn văn theo kiểu quy nạp

11
Ví dụ: Làng xóm ta xưa lam lũ quanh năm mà vẫn quanh năm đói rách.
Làng xóm ta ngày nay bốn mùa nhộn nhịp cảnh làm ăn tập thể, đâu đâu cũng có
trường học, nhà giữ trẻ, sân và kho của hợp tác xã, nhà mới của xã viên. Đời sống vật
chất ngày càng ấm no, đời sống tinh thần ngày càng tiến bộ.
Sơ đồ biểu thị đoạn văn quy nạp:

Câu 2 Câu 3 Câu n

Câu chủ đề

- Đoạn văn theo kiểu quy nạp là đoạn văn trình bày nội dung từ đi từ các ý
riêng, cụ thể, bộ phận đến các ý chung, toàn thể, khái quát.
- Câu chủ đề đứng ở cuối đoạn văn.
2.3. Luyện dựng đoạn văn song hành:
Ví dụ: Ca dao là bầu sữa tinh thần nuôi dưỡng trẻ thơ (hát ru). Ca dao là hình
thức trò chuyện tâm tình của những chàng trai, cô gái (hát ví, hát xoan, hát ghẹo). Ca
dao là tiếng nói biết ơn tự hào về công đức của tổ tiên và anh linh của những người đã
khuất (bài ca lễ hội). Ca dao là phương tiện bộc lộ nỗi tức giận hoặc lòng hân hoan của
những người sản xuất (điệu hò, điệu lí).
Nhận xét: Trật tự đi từ cá nhân dến tập thể, từ cái ít quan trọng đến quan trọng
hơn, từ số ít đến số nhiều.
- Các câu trong đoạn văn triển khai nội dung song song với nhau, không nội
dung nào bao trùm nội dung nào, không có câu chứa đựng trung tâm nội dung của
đoạn. Nội dung của đoạn rải đều ở tất cả các câu. Các câu trong đoạn đều thuộc phần
triển khai. Mỗi câu nêu một khía cạnh của chủ đề đoạn văn đang ở dạng hàm ẩn.
- Cấu trúc: các câu có thể viết theo kiểu lập cấu trúc.
- Mục đích: viết đoạn văn song hành thường nhằm:
+ Liệt kê các sự kiện của cùng một chủ thể hoặc các chủ thể khác nhau có liên
quan với nhau về một mặt nào đó
+ Liệt kê các sự kiện đối lập, tương phản
+ Liệt kê theo hướng tăng tiến
2.4. Luyện dựng đoạn văn theo kiểu móc xích:
Ví dụ: Muốn xây dựng Chủ nghĩa xã hội thì phải tang gia sản xuất. Muốn tăng
gia sản xuất tốt thì phải có kĩ thuật cải tiến. Muốn sử dụng tốt kĩ thuật thì phải có văn
hóa. Vì vậy công việc bổ túc văn hóa là cực kì quan trọng.
- Đoạn văn theo kiểu móc xích: là đoạn văn khi lập luận đưa ra hàng chuỗi các
sự kiện, các sự kiện này vừa là kết quả của sự kiện trước vừa là nguyên nhân của sự
12
kiện sau, nghĩa là ý nọ nối tiếp ý kia, ý của câu sau trực tiếp móc nối vào câu trước,
phát triển nội dung cho nó.
-Trong đoạn văn móc xích, bộ phận đi đầu của câu sau và bộ phận đi cuối của
câu trước có sự trùng nhau về nội dung hoặc câu chữ.
- Câu chủ đề thường ở cuối đoạn.
2.5. Luyện dựng đoạn văn có kết cấu tổng- phân- hợp
Ví dụ: Đồi mồi là một loài động vật đem lại kinh tế cao cho Hà Tiên. Cũng
như đồi mồi ở những nơi khác, đồi mồi Hà Tiên có giá trị cao nhất ở cái mai. Ở đây có
những con nặng tới bảy tám chục ký, đường kính của cái mai lên đến gần 1 mét và có
thể bóc lên một ký vảy. Vảy đồi mồi được dùng vào nhiều việc nhất là làm đồ thủ
công mỹ nghệ, từ cán dao, gọng kính, hộp thuốc lá cho đến bình cắm hoa, trâm, lược,
quạt, giá gương soi. Tất cả đều là những mặt hàng xuất khẩu có giá trị.
(Theo SGK Địa lí lớp 10)
Đây là đoạn văn mà câu đầu đoạn nêu ý khái quát, những câu tiếp theo phát
triển ý đó. Cuối cùng, câu kết tổng hợp, khái quát hóa ở mức độ cao.
Sơ đồ biểu thị đoạn văn tổng- phân- hợp:

Câu chủ đề

Câu 2 Câu 3 Câu n

Câu kết (câu chủ đề)

3. Luyện tách đoạn văn


- Mục đích: tạo cho văn bản tính mạch lạc trong sự trình bày, đồng thời tạo sự
thuận lợi cho việc tiếp nhận văn bản.
- Mỗi văn bản thường chứa nhiều tiểu chủ đề. Mỗi tiểu chủ đề là một thành tố
nội dung trong văn bản. Việc tách đoạn là dấu hiệu hình thức của các thành tố nội
dung trong văn bản.
Tuy nhiên, cần tránh hai xu hướng sau:
+ Viết liền
+ Tách đoạn tùy tiện, không có một cơ sở nào
- Tách đoạn cần dựa trên cơ sở:

13
+ Tách đoạn văn theo sự thay đổi của đề tài, chủ đề, thường dùng cho văn bản
khoa học, nghị luận, hành chính. Việc tách đoạn dựa trên tính toàn vẹn trong sự trình
bày một thành tố nội dung.
+ Dựa theo sự thay đổi của không gian, thời gian, nhân vật, phương diện mà
văn bản phản ánh…, thường dùng cho các văn bản nghệ thuật, công luận.
Ví dụ: Buổi sáng, sương muối phủ trắng cành cây bãi cỏ. Gió Bắc hun hút thổi
đem lại cái lạnh tê tái. Núi đồi, thung lũng, làng bản chìm trong biển mây mù. Mây bò
trên mặt đất, tràn vào trong nhà, quấn lấy người đi đường./ Gần trưa, mây mù tan, và
trời sáng ra và cao hơn, phong cảnh hiện ra rõ rệt. Trước bản, rặng đào đã trút hết lá,
trên những cành khẳng khiu đã lấm tấm những lộc non và lơ thơ những cánh hoa đỏ
thắm đầu mùa. Những cây thông già như bất chấp cả thời tiết khắc nghiệt. Trời càng
rét, thông càng xanh, lá thông vi vu một điệu đàn bất tuyệt.
+ Tách đoạn vì mục đích tu từ: nhấn mạnh vào những thông tin chứa trong nội
dung của phần được tách riêng ra thành đọan văn. Tuy nhiên, cái riêng đó phải phù
hợp với tính mạch lạc trong tổng thể nội dung toàn văn bản, cũng có thể thể hiện
phong cách riêng của người viết trong việc trình bày. Nhưng cái riêng đó cũng phải
phù hợp với phong cách tác giả, nội dung toàn văn bản và bạn đọc xem như đó là một
sự sáng tạo của tác giả.
Ví dụ: Rừng cây im lặng quá. Một tiếng lá rơi lúc nào cũng có thể khiến
người ta giật mình. Lạ quá chim choc chẳng nghe con nào kêu hay vừa có tiếng chim ở
nơi nào xa lắm…vì không chú ý mà tôi không nghe chăng?/ Gió bắt đầu nổi rào rào,
theo với khối mặt trời tròn đang buông ánh sáng vàng rực xuống mặt đất. Một làn hơi
đất nhè nhẹ tỏa lên phủ mờ những cây cúc áo rồi tan dần theo hơi ấm mặt trời. Phút
yên tĩnh của rừng ban mai dần dần biến đi./ Chim hót líu lo. Nắng bốc hương hoa tram
thơm ngây ngất, gió đưa mùi hương lan xa phảng phất khắp rừng. Mấy con kì nhông
nằm phơi lưng trên gốc cây mục, sắc da luôn luôn biến đổi từ xanh hóa vàng, từ vàng
hóa đỏ, từ đỏ hóa tím xanh…
(Đất rừng phương Nam- Đoàn Giỏi)
4. Luyện liên kết và chuyển đoạn
Để cho các câu trong một đoạn văn, một văn bản tạo thành một thể thống nhất
chặt chẽ về cả nội dung lẫn hình thức, không chỉ các câu cần sự liên kết mà các đoạn,
các phần của văn bản cũng phải có sự liên kết và chuyển mạch với nhau. Để liên kết và
chuyển đoạn, có thể sử dụng các phương thức và phương tiện sau:
4.1. Phương thức
4.1.1. Phương thức lặp:
Trong văn bản, có những phương tiện ngôn ngữ nào đó được lặp lại nhằm mục
đích liên kết. Có những cách lặp sau:
- Lặp ngữ âm
- Lặp từ vựng:
14
Ví dụ: Em là ai, cô gái hay nàng tiên?
Em có tuổi hay không có tuổi?
Mái tóc em hay là mây là suối ?
Thịt da em là sắt hay là đồng ?
Nhận xét : Từ ngữ dùng làm phương tiện liên kết là từ “em”.
Vậy : Lặp từ vựng là phương thức liên kết được thực hiện bằng cách lặp lại ở
câu thứ 2, một hay nhiều từ ngữ đã xuất hiện ở câu trước. Phương tiện ngôn ngữ (hay
còn gọi là phương tiện liên kết) là từ ngữ cụ thể lặp lại đó.
- Lặp cấu trúc: Là phương thức liên kết được thực hiện bằng cách lặp lại ở câu
thứ hai cấu trúc của câu thứ nhất, phương tiện ngôn ngữ là cấu trúc câu được lặp lại.
Ví dụ: Vì sự nghiệp mười năm phải trồng cây. Vì sự nghiệp trăm năm phải
trồng người.
4.1.2. Phương thức liên tưởng:
- Liên tưởng bộ phận: là phương thức liên kết được thực hiện bằng cách sử
dụng ở câu thứ 2 một từ ngữ chỉ bộ phận mà toàn thể của nó đã được từ ngữ khác diễn
đạt.
Ví dụ : “ Tôi lại về quê mẹ nuôi xưa
Một buổi trưa nắng dài bãi cát
Gió lộng xôn xao sóng biển đu đưa
Mát rượi lòng ta ngân nga tiếng hát”
( Tố Hữu)
- Liên tưởng toàn thể : là phương thức được thực hiện bằng cách sử dụng ở
câu thứ hai một từ ngữ chỉ toàn thể mà bộ phận của nó đã được nói ở câu thứ nhất
bằng một từ ngữ.
Ví dụ : Phép dùng chữ, phép đặt câu đổi mới một cách táo bạo cũng thay hình
đổi dạng những câu thơ không ít, những thể thơ cũng như toàn thể xã hội Á Đông
muốn sưu tầm để sinh tồn không ít thì nhiều cũng thay hình đổi dạng.
- Liên tưởng đồng loại : là phương thức liên kết được thực hiện bằng cách sử
dụng ở hai câu những từ ngữ chỉ cùng một loại sự vật hay hiện tượng.
4.1.3 Phương thức thế
Dùng những từ ngữ khác nhau nhưng tương đương về nghĩa trong các câu đi
sau để thay thế cho những từ ngữ đã dùng ở những câu đi trước trong văn bản. Có
những phương thức thế sau:
- Thế bằng đại từ: Là phương thức liên kết được thực hiện bằng cách sử dụng
ở câu thứ hai một đại từ thay thế cho một hoặc nhiều từ ngữ đã sử dụng ở câu thứ nhất.
Phương tiện ngôn ngữ được sử dụng ở đây là đại từ thay thế.
Ví dụ:
“Tim Thứ đập. Đôi mắt y giáng vào cặp môi nhợt nhạt của Oanh(…). Thứ
gần như thét lên:
15
- Không có lí!
Máu y dồn tất cả lên mặt. Nỗi cảm xúc quá mạnh mẽ và đột ngột. Y như bị
một luồng điện giật. Y mừng? Y khoái trá? Y đau đớn? Y tức tối? Y khinh bỉ?...Tất cả
bao nhiêu thứ ấy! Cảm giác của y lúc ấy thật là rối rắm…”
(Sống mòn- Nam Cao)
Nhận xét: các đại từ thay thế: Y, thứ ấy, lúc ấy.
- Thế bằng từ đồng nghĩa, gần nghĩa:
Ví dụ:1, Người Pháp đổ máu đã nhiều. Dân ta hy sinh cũng không ít.( nhiều-
không ít).
2, Ăn ở với nhau được đứa con trai lên hai thì chồng chết. Cách mấy
tháng sau, đứa con trai lên sài bỏ đi để chị ở lại một mình. (chết- bỏ đi)
+ Thế đồng nghĩa từ điển
VD: phụ nữ- đàn bà, cá quả- cá tràu- cá lóc, heo- lợn…
+ Thế đồng nghĩa phủ định: Yếu tố để thế phải là cụm từ được cấu tạo từ một
từ trái nghĩa với yếu tố được thế cộng với từ phủ định.
VD: Nam rất lười. Nữ cũng chẳng siêng.
Hà đẹp. Mai cũng không xấu.
+ Thế đồng nghĩa miêu tả: Yếu tố để thế phải là cụm từ miêu tả một thuộc tính
nào đó đại diện cho đối tượng mà nó biểu thị.
VD: Hương là cô gái xinh nhất lớp tôi. Hôm nay, cô nàng tóc xoăn diện váy
đầm trông lại càng điệu.
+ Thế đồng nghĩa lâm thời: Các từ được thế và để thế vốn không phải là từ
đồng nghĩa. Lâm thời được sử dụng như từ đồng nghĩa, gần nghĩa.
4.1.4. Phương thức nối:
Dùng để nối các bộ phận với nhau trong một câu hoặc nối các câu trong văn
bản
a. Nối bằng quan hệ từ:
Là phương thức liên kết được thực hiện bằng cách sử dụng ở câu thứ hai một
từ nối (còn gọi là liên từ) để liên kết hai câu. Phương tiện liên kết là từ nối được dùng
ở đầu câu thứ hai.
Ví dụ: Tôi đã hẹn đến chỗ anh lúc 2 giờ chiều. Nhưng vì trời mưa to tôi không
đến được.
.- Phương tiện để nối thường là các từ ngữ chuyên dùng trong chức năng nối
kết: và, với, cho nên, tuy, nhưng, vẫn còn, sẽ…, có thể dùng các quán ngữ trong chức
năng chuyển tiếp.
b. Nối bằng tổ hợp từ:
Ví dụ: Từ đó, nhân dân ta vô cùng cực khổ, nghèo nàn. Kết quả là cuối năm
ngoái sang đầu năm nay, từ Quảng Trị đến Bắc Cạn hơn hai triệu đồng bào ta chết đói.
4.2. Phương tiện:
16
4.2.1. Dùng từ ngữ:
- Dùng từ ngữ chỉ trình tự, chỉ sự liệt kê, sự bổ sung. … như: một là, hai là; thứ
nhất là, thứ hai là; trước hết là, sau cùng là, một mặt là, mặt khác là; trước hết là, sau
nữa ...
Ví dụ :
Thứ nhất, trong điều kiện bắt buộc phải kinh doanh chủ yếu là hàng hoá sách
các loại. Công ty chủ trương đa dạng hoá mặt hàng, phương thức phục vụ. Chủ động
bám sát và kí hợp đồng với các đầu mối, ngoài việc đưa về địa bàn sớm đủ sách giáo
khoa, công ty chú trọng đáp ứng sức mua của thị trường đối với sách chuyên nghiệp
dạy nghề, sách nâng cao kiến thức, sách bồi dưỡng học sinh giỏi,...công ty luôn luôn
bảo đảm cung ứng hàng đúng thời điểm theo như cầu của từng vùng, từng miền và
tranh thủ sự chỉ đạo của UBND các cấp và ngành Giáo dục, coi phương thức phát hành
qua hệ thống quản lí giáo dục của Ngành là chủ lực.
Thứ hai, chú trọng làm tôi công tác thị trường, tiếp từ: trong kinh doanh, công ty
xây dựng trên 200 đại lí bán hàng trên địa bàn theo phương châm không bán sách lậu,
bán đúng gia bìa, lấy chữ tín trong kinh doanh làm nền tảng, chiết khấu cho người bán tiền
hoa hồng cao nhất có thể được...
(Báo Kinh doanh và tiếp thị)
- Dùng từ ngữ có ý nghĩa tóm tắt, tổng kết, khái quát... các nội dung đã được
trình bày để liên kết các đoạn văn. Lúc này trong các đoạn văn thường chứa các từ ngữ
như: tóm tắt, tổng kết lại, nhìn chung, nói một cách ngắn gọn, nói tóm lại,...
Ví dụ:
Sản lượng cao su của Ma -lai-xi- a, nước sản xuất thứ ba thế giới, sẽ giảm xuống
còn 1,09 triệu tấn/ha vào sau năm 2000 trong khi sản lượng của Thái Lan, nước sản
xuất đứng hàng đầu hiện nay vẫn ở mức cao nhất trong thế kỉ này, sẽ giảm xuống còn
khoảng 1,8 triệu tấn vào năm 2007.
[...] Nhìn chung, sản lượng cao su sẽ tăng lên song song với nhịp tăng nhu cầu,
với nhịp độ 4,1%/ năm cho tới năm 2000. Song sau đó, nguồn cung cấp sẽ ngày càng
không đủ. Mức tiêu thụ sẽ tiếp tục tăng lên với tỉ lệ trung bình là 3,5% năm trong
những năm đầu thập kỉ tới, dẫn tới việc sản lượng ngày càng thiếu hụt.
(Thời báo kinh tế Việt Nam)
- Dùng từ ngữ có ý nghĩa đối lập, tương phản .. để liên kết đoạn văn. Lúc này,
trong các đoạn văn thường có chứa các từ ngữ như: trái lại, ngược lại, đối lập với, thế
mà, tuy vậy...
Ví dụ :

17
Đây là một yêu cầu hợp lí và cho dù phải bỏ thêm ít tiền thì phía Việt Nam vẫn
có lợi hơn là tự dốc túi chi cho một dự án riêng của mình. Những tưởng dự án này sẽ
được hoan hỉ đón nhận và nhanh chóng triển khai.
Thế nhưng, đến quá nửa năm 1997, các cơ quan chức năng của Lạng Sơn mới
chợt nhận ra các dự án được triển khai không mấy nhanh chóng. Rừng Đức mới trồng
được 971ha (kế hoạch của dự án là 187/ha), mà lại chủ yếu bằng nguồn vốn của năm l996
chuyển sang. Rừng PAM thì mới trồng 113ha.
(Quảng Hà, Báo Lao động)
- Dùng đại từ để liên kết đoạn văn. Lúc này, trong đoạn văn thường dùng các đại
từ hoặc những từ ngữ như: ấy, vậy đó, này, điều đó, việc này, như vậy…
Ví dụ:
Giảng văn rõ ràng là khó.
Nói như vậy để nêu ra một sự thật. Không phải nhằm hù dọa cũng không phải để làm
ngã lòng.
(Lê Trí Viễn)
4.2.2 Dùng câu để liên kết
Câu thực hiện chức năng liên kết thường chiếm vị trí ở giữa hai đoạn cần liên
kết, hoặc ở vị trí đầu của đoạn đi sau. Nếu trong câu nối có chứa thông tin thì đó chỉ là
những thông tin cũ đã được nói tới ở phần trên, hoặc những thông tin sẽ được nói tới ở
phần sau của văn bản.
Ví dụ :
Trở lên, tôi đã đứng về phía người đọc, người nghe mà nhìn nhận tác dụng
của phê bình. Cũng có thể đứng về phía người sáng tác mà nhìn nhận vấn đề.
(Hoài Thanh)
Cấu tạo đầy đủ nhất của một câu nối thường gồm 4 phần:
+ Phần 1: Chứa từ ngữ nối với văn bản trên. Các từ ngữ thường được dùng
trong phần này: trên đây, ở trên, phía trước, trở lên, trên kia,…
+ Phân 2: Tóm tắt nội dung đã trình bày ở phần văn bản trên.
+ Phần 3: Chứa từ ngữ nối với phần văn bản dưới. Các từ ngữ thường được
dùng trong phần này là: dưới đây, sau đây, bây giờ,…
+ Phần 4: Nêu khái quát nội dung sẽ trình bày trong phần văn bản dưới.
Trong đoạn văn, câu nối sẽ đứng ở vị trí thứ nhất, nếu câu nối đó gồm những
từ ngữ nối với phần trên và phần dưới văn bản. Còn câu nối sẽ đứng ở vị trí cuối đoạn
văn, nếu câu nối đó chỉ có các từ ngữ nối với phần sau của văn bản.
4.2.3. Dùng sự cân xứng cú pháp để liên kết

18
Đó là sự cân xứng cú pháp, sự song hành cú pháp, sự giống nhau về kết cấu
cú pháp (thường có kèm thêm việc lặp lại một số từ ngữ nhất định) của những câu mở
đầu các đoạn đi liền nhau trong một văn bản.
Ví dụ :
Việt Nam! Cái tên yêu dấu ấy sẽ khắc sâu vào lòng mọi người chúng ta. Cái
tên ấy là tên chung cho bao thế hệ Kinh, Thổ, Thái, Mán, Mường, Ê-đê, Xê-đăng,… ở Bắc Bộ,
Trung Bộ và Nam Bộ.
Việt Nam! Đó là sự biểu hiện của tính cần cù và lòng yêu nước sẽ làm cho Tổ
quốc ta bất diệt, mạnh hơn lên, giàu có hơn nữa để cùng với nhân loại tiến lên xây
dựng những ngày hòa bình hạnh phúc lâu dài.
5. Chữa các lỗi về đoạn văn
5.1. Chữa lỗi nội dung
5.1.1. Lạc ý
Ví dụ: Trong ca dao Việt Nam, những bài về tình yêu nam nữ là những bài
nhiều hơn cả. Họ yêu gia đình, yêu tổ ấm cùng nhau chung sống, yêu nơi chôn nhau
cắt rốn. Họ yêu người làng người nước, yêu từ cảnh ruộng đồng đến công việc trong
xóm ngoài làng. Tình yêu đó thật nồng nhiệt và sâu sắc.
- Có 2 cách chữa:
+ Viết lại câu chủ đề,
+ Sửa lại những câu minh họa sao cho phù hợp với câu chủ đề. Câu chủ đề
khái quát mang nội dung này, còn những câu minh họa không đi đúng với câu chủ đề,
mang nội dung kia. Đây còn gọi là lỗi lạc ý hay lạc chủ đề.
- Đây là lỗi thường gặp nhất khi đoạn văn viết theo kiểu diễn dịch
- Để chữa lỗi này, có thể:
+ Viết lại các câu sau cho phù hợp với câu chủ đề
+ Loại bỏ những câu lạc ý
+ Viết lại câu chủ đề
5.1.2. Thiếu ý
VD: Nước ta có nhiều di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh. Ở Hà Nội có
Lăng Bác Hồ, có chùa Một Cột, có văn miếu. Ở Huế có lăng tẩm của các vua chúa nhà
Nguyễn. Ở thành phố Hồ Chí Minh có bến cảng Nhà Rồng, nơi Bác Hồ ra đi tìm
đường cứu nước.
- Câu mở đầu đưa ra hai nội dung. Nhưng câu tiếp theo chỉ nói đến những nội
dung những di tích lịch sử còn nội dung những danh lam thắng cảnh chưa nói đến.
- Đây là lỗi thường gặp khi câu chủ đề nêu một phạm vi bàn luận rộng nhưng
các câu triển khai chưa làm rõ được chủ đề.
- Để chữa lỗi này, cần viết thêm một số câu làm sáng tỏ chủ đề hoặc viết lại
câu chủ đề.
19
5.1.3 Loãng ý:
Ví dụ:
- Đây chính là lỗi thường gặp trong những đoạn văn nhiều ý phụ, dàn trải nội
dung ý chính khiến ý chính khó nhận biết.
- Để chữa lỗi này, cần lược bỏ những câu mà ý nghĩa quá xa nhau, viết lạli
hoặc thêm một số câu để tập trung nghĩa.
5.1.4. Lặp ý:
Ví dụ:
- Đây là lỗi sử dụng những câu trùng ý nhau trong một đoạn văn khiến nội
dung đoạn văn không phát triển được.
- Để chữa lỗi này, cần loại bỏ những câu lặp ý, những từ lặp lại không cần
thiết.
5.1.5. Mâu thuẫn ý:
Ví dụ: Trong rừng có những con chim lạ. Lông và cánh của chúng trắng muốt.
Chúng chuyền từ cây nọ sang cây kia khó mà có thể bẫy được chúng. Vào mùa rét
chúng di chuyển đến những nơi có nắng còn vào mùa hè chúng lại từ đâu bay về rất
nhiều, ở bất kì chỗ nào ta cũng có thể thấy chúng. Nhiều người đã đặt bẫy bắt được
không biết bao nhiêu mà kể.
- Đây là lỗi sử dụng những câu chứa đựng những ý trái ngược nhau, đối lập
hay không phù hợp nhau trong một đoạn văn.
Ðối với kiểu lỗi nội dung nghĩa của các câu mâu thuẫn với nhau :  
Ðối với kiểu lỗi sai này, hướng giải quyết chung là sửa chữa, nhưng mức độ
sửa chữa, cách thức cụ thể phải tùy vào biểu hiện sai cụ thể. 
Trước hết, cần phải xem xét, xác định câu hay chuỗi câu nào mâu thuẫn với
nhau và mâu thuẫn như thế nào.  
Bước tiếp theo, căn cứ vào văn cảnh rộng, chúng ta xác định nội dung nghĩa
cơ bản của đoạn văn cần sửa chữa, xác định câu hay chuỗi câu nào tương ứng với nội
dung nghĩa đó, câu hay chuỗi câu nào có nội dung nghĩa mâu thuẫn.  
Cuối cùng, trên cơ sở câu hay chuỗi câu có giá trị thể hiện nội dung nghĩa cơ
bản, chúng ta sửa chữa, điều chỉnh các câu có nội dung nghĩa mâu thuẫn bằng cách
thay thế, thêm bớt từ ngữ, thay thế nội dung diễn đạt, kết hợp với việc chuyển đổi cấu
trúc, tách ghép câu, thay đổi vị trí các câu, nếu thấy cần.  
5.1.6. Đứt mạch ý:
Ví dụ: Nam Cao viết nhiều về nông dân lay lắt. Lão Hạc ăn bã chó tự tử để
tránh đói. Anh Phúc chết lặng lẽ trong xó nhà ẩm ướt, những đôi mắt dại đi vì qua đói
của hai đứa con. Bà cái Tí lại chết vì một bữa no. Hơn thế lại có cả đám cưới nhưng
cưới để chạy đói.
- Đây là lỗi khi đoạn văn có các câu triển khai không liền mạch mà có sự gián
đoạn về ý.
20
- Để chữa lỗi này, cần xác định mối quan hệ giữa các câu. Từ đó, viết thêm
hay sửa lại các câu để tạo nên chuỗi liền mạch hoặc viết lại câu chủ đề.
5.2. Chữa lỗi tách đoạn không thích hợp
- Việc tách đoạn không phù hợp thể hiện ở chỗ:
+ Có đoạn dung lượng quá lớn, chứa quá nhiều nội dung; có đoạn chưa đầy đủ
ý được tách riêng ra không nhằm mục đích tu từ.
+ Cơ sở phân đoạn thiếu nhất quán.
- Để chữa lỗi này, cần xác định cơ sở tách đoạn, xem xét mối quan hệ giữa
việc tách đoạn này với việc tách đoạn khác trong văn bản.
5.3. Chữa lỗi dùng phương tiện liên kết không phù hợp
  Như đã trình bày, liên kết nội dung trong văn bản với hai nhân tố - liên kết
chủ đề và liên kết lôgích - có vai trò quyết định và quy định liên kết hình thức. Do đó,
khi đoạn văn sai liên kết chủ đề hay liên kết lô-gích, tất nhiên dẫn   Như đã trình bày,
liên kết nội dung trong văn bản với hai nhân tố - liên kết chủ đề và liên kết lôgích - có
vai trò quyết định và quy định liên kết hình thức. Do đó, khi đoạn văn sai liên kết chủ
đề hay liên kết lô-gích, tất nhiên dẫn sai liên kết hình thức. Việc dùng phương tiện liên
kết không phù hợp thể hiện ở chỗ:
- Dùng không chính xác các phương tiện liên kết để liên kết câu
- Dùng thiếu các phương tiện liên kết.Lỗi sử dụng các phương tiện liên kết thể
hiện cụ thể ở một số điểm sau:
Ví dụ :
Năm mười chín, chị đẻ đứa con trai, sau đó chồng mắc bệnh, ốm liền trong
hai năm rồi chết. Chị làm quần quật suốt ngày phụng dưỡng cha mẹ chồng, hầu hạ
chồng, bú mớm cho con. Có những ngày ngắn ngủi, con bệnh lui đi, chồng chị yêu
thương chị như một người phát cuồng.
Trong đoạn văn trên, giữa câu thứ nhất và câu thứ hai đã dùng thiếu phương
tiện liên kết nên nội dung giữa hai câu này mâu thuẫn nhau.
Cách chữa: Cần thêm phương tiện liên kết vào để các ý trong đoạn văn vừa
liền mạch vừa không mâu thuẫn nhau.
BÀI TẬP VẬN DỤNG
1. Anh (chị) hãy trình bày về vấn đề: Người học sinh phổ thông không phải chỉ
cần học giỏi Toán mà còn cần học giỏi Văn nữa.
Giả sử có một đề cương được lập như dưới đây cho nội dung này. Anh (chị)
có tán thành đề cương này không? Vì sao? Nếu được lập đề cương khác, anh (chị) sẽ
lập như thế nào cho nội dung mình định trình bày?
ĐỀ CƯƠNG
Mở bài:
21
- Giới thiệu tầm quan trọng của việc học Toán trong nhà trường.
- Khẳng định ích lợi của văn học đối với đời sống con người.
Thân bài:
(1). Học Văn giúp ta hiểu cuộc sống sâu sắc hơn, phong phú hơn thông qua
các hình tượng văn học.
- Hiểu biết về thiên nhiên, đất nước, con người của dân tộc mình và các dân
tộc khác.
- Hiểu biết những giá trị tinh thần của loài người.
(2) Học Văn giúp ta bồi dưỡng những tư tưởng và tình cảm đúng đắn.
- Biết yêu thương, căm giận, biết cách cảm, cách nghĩ đúng đắn.
- Biết sống nhân ái, hiền hòa.
- Biết cảm nhận những cái đẹp từ các hình tượng văn học.
(3) Học Văn giúp ta rèn luyện lời ăn tiếng nói thêm tinh tế
- Đa dạng hóa lời ăn tiếng nói (dùng từ, đặt câu,…)
- Ý thức được đầy đủ hơn tính văn hóa của lời nói.
- Thấy được cái hay, cái đẹp của ngôn ngữ dân tộc trong các tác phẩm văn
chương và qua đó rút ra bài học về cách sử dụng ngôn ngữ cho bản thân.
(4) Học Toán và học Văn đều cần cho vốn văn hóa chung của mỗi con người.
- Học vấn của mỗi con người đều cần những hiểu biết phổ thông về Văn và Toán.
- Việc rèn luyện tư duy logic qua học Toán và tư duy hình tượng qua học Văn
đều cần cho cuộc sống của mỗi con người.
Kết bài:
- Khẳng định lại vai trò và ý nghĩa của việc học Văn.
- Trên cơ sở đó đưa ra kết luận: Người học sinh phổ thông không phải chỉ cần
học giỏi Toán mà còn cần học giỏi cả Văn nữa.
2. Cho đề bài làm văn sau:
“Tục ngữ có câu:
Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao
Hãy giải thích và lấy dẫn chứng trong đời sống thường ngày để minh họa”.
Có hai đề cương dưới đây được lập cho đề bài trên. Theo anh (chị), đề cương
nào hợp lí hơn? Vì sao? Nếu được lập một đề cương khác, anh (chị) sẽ lập như thế nào?
ĐỀ CƯƠNG 1
(1) Giải thích nghĩa của từ ngữ
- Nghĩa đen của “một”, “ba”, “cây”, “núi”.
- Nghĩa bóng của các từ trên.
22
(2) Giá trị của câu tục ngữ
- Nhắc nhở mọi người phải đoàn kết chặt chẽ.
- Xây dựng tập thể vững mạnh.
(3) Lấy dẫn chứng
- Cùng giúp nhau trong học tập.
- Cùng giúp nhau xây dựng phong trào lớp về các mặt hoạt động.

ĐỀ CƯƠNG 2
(1) Giải thích nghĩa của câu tục ngữ
- Nghĩa đen.
- Nghĩa bóng.
(2) Chứng minh bằng dẫn chứng
- Trong nhà trường.
- Ngoài xã hội.
- Ở gia đình.
(3). Rút ra bài học
- Cần phải đoàn kết để tạo sức mạnh.
- Phải biết cách đoàn kết.
3. Giả định như dưới đây là một số chủ đề của hội thảo, anh (chị) hãy tách ra
từ những chủ đề đó một khía cạnh nội dung để chuẩn bị tham dự hội thảo:
(1) Cuộc đời và thơ văn Nguyễn Đình Chiểu.
(2) Thiên nhiên trong Truyện Kiều.
(3) Lòng yêu nước của dân tộc ta trong thơ văn cổ.
Từ ba chủ đề hội thảo này, có một bạn đã dự định chọn nội dung trình bày như
sau đối với từng chủ đề:
a) Tính chất tự sự của truyện Lục Vân Tiên.
b) Ánh trăng và con người trong Truyện Kiều.
c) Bình Ngô Đại Cáo – Bản tuyên ngôn độc lập của đất nước.
Anh (chị) thấy nội dung mà bạn dự định phát biểu có phù hợp với chủ đề
chung của hội thảo không? Vì sao?
4. Anh (chị) hãy lập đề cương cho bài viết có nội dung sau:
- Giúp đỡ trẻ em nghèo vượt khó.
- Trách nhiệm của thế hệ trẻ trong việc bảo vệ mội trường.
- Công việc nội trợ của người phụ nữ trong gia đình hiện nay
- Thanh niên với lối sống hiện đại.

23
5. Dựa vào những từ ngữ nào trong đoạn kết bài dưới đây, ta có thể dự đoán
được nội dung của văn bản đã trình bày trong phần thân bài là nội dung gì?
Đoạn văn 1:
Chất lượng nghệ thuật của các tác phẩm Nam Cao không hoàn toàn đồng đều,
nhưng nói chung bằng một tài năng lớn, Nam Cao đã có những đóng góp mới mẻ đối
với sự phát triển của văn xuôi Việt Nam. Nghệ thuật tiểu thuyết Nam Cao có sắc thái
hiện đại rõ rệt và về nhiều mặt, đã đánh dấu bước phát triển mới của tiểu thuyết
“quốc ngữ” Việt Nam mới phôi thai vài ba chục năm, đang hiện đại hóa với một tốc
độ mau lệ.
( Lịch sử văn học Việt Nam 1930-1945, NXB Giáo dục)
Đoạn văn 2:
Nghệ thuật của ca dao rất tinh vi, tế nhị, đáp ứng mật thiết với những nội
dung phong phú. Cách dùng chữ, những lối biến thể, những lối hình tượng hóa, cụ thể
hóa, nhân cách hóa, sát với cách biểu hiện ở nội dung, làm cho ca dao trở nên những
câu hát rất thấm thía về mặt trữ tình, cũng như về mặt phản ánh cuộc đời của nhân
dân lao động. Những thể phú, tỉ, hứng của ca dao là những thể mà ca dao Việt Nam và
Kinh Thi của Trung Quốc đều có. Rất có thể là những thơ ca dân gian của nhiều nước
khác cũng có những thể ấy, vì nó là những phương pháp nghệ thuật cơ bản, cần thiết
cho việc cấu tứ cho thơ ca trữ tình.
(Vũ Ngọc Phan)
6. Hãy điền vào chỗ trống những từ ngữ thích hợp để liên kết phần trên
và phần dưới của văn bản.
- Ở trên chúng ta đã nói đến tình yêu quê hương, làng xóm trong ca dao, dưới
đây ……Trong ca dao Việt Nam, những bài về tình yêu nam nữ chiếm số lượng lớn.
Đó là những bài về nỗi nhớ nhung khi xa cách, nỗi lo lắng khi muốn bảo vệ tình yêu
chung thủy, nỗi đau đớn khi xảy ra cản trở làm cho ước nguyện không thành, rồi đến
khi có chồng cũng xảy ra biết bao buồn tủi chỉ vì những kỉ cương phong kiến… Tất cả
những tình cảm vui buồn ấy, nhân dân Việt Nam đã thổ lộ trong ca dao, làm cho ca
dao có tính chất trữ tình sâu sắc.
- Chúng ta đã phân tích kĩ……., dưới đây chúng ta sẽ xem xét kĩ hơn về cái
bọn có quyền, có thế khác trong xã hội. Đó là một lũ sai nha, bọn Ưng, bọn Khuyển.
Đó là những bọn người như Tú Bà, Mã Giám Sinh, Sở Khanh, Bạc Hà, Bạc Hạnh,..
Đó là bọn người có quyền, có thế bởi đồng tiền. Chúng đục khoét, tàn phá xã hội.
Chúng làm cho bao người con gái có tài có sắc như Kiều rơi vào vòng tủi nhục.
7. Hãy phân tích luận cứ và kết luận của lập luận sau để phát hiện lỗi và sửa
lỗi:
24
Tác phẩm “Chí Phèo” không chỉ có sự sáng tạo về nội dung mà còn có cả sự
sáng tạo về mặt hình thức. Đọc kỹ tác phẩm, ta thấy “Chí Phèo” là một truyện ngắn
mà lại xây dựng được cả ba thì của thời gian: quá khứ, hiện tại và tương lai. Điều này
có lẽ chưa một tác phẩm truyện ngắn đương thời nào có thể làm được. Tác phẩm “Chí
Phèo” không chỉ là sự phản ánh người nông dân bị lưu manh hoá vì bi kịch bị cự tuyệt
quyền làm người mà còn là một sự phát hiện và khẳng định bản chất lương thiện của
họ ngay cả khi họ đã đánh mất cả nhân hình lẫn nhân tính.
(Bài làm của học sinh)

CHƯƠNG 3: LUYỆN KỸ NĂNG VIẾT CÂU TRONG VĂN BẢN

1. Những yêu cầu chung về câu trong văn bản


Khi viết câu, cần chú ý đến hai mối quan hệ: quan hệ hướng nội và quan hệ
hướng ngoại.
- Quan hệ hướng nội: là quan hệ giữa các yếu tố cấu thành câu.
- Quan hê hướng ngoại: là quan hệ giữa câu với các yếu tố khác.
1.1. Yêu cầu về câu xét theo quan hệ hướng nội
1.1.1.Câu cần cấu tạo đúng quy tắc ngữ pháp tiếng Việt
- Phần lớn câu tiếng Việt đòi hỏi phải có đầy đủ hai than phần nòng cốt và các
thành phần phụ, cũng có thể dùng những câu đặc biệt, câu tĩnh lược…
- Khi viết câu, cần lưu ý một số quy tắc cơ bản sau:
a. Quy tắc cấu tạo các cụm từ
Cụm từ có vai trò quan trọng trong tạo câu. Do vậy, muốn câu đúng, trước hết
phải cấu tạo đúng cụm từ. Trong tiếng Việt, có các loại cụm từ như: cụm danh từ, cụm
động từ, cụm tính từ...khi cấu tạo từng loại cụm từ cần tuân thủ những quy tắc riêng
25
VD: Cụm danh từ: phải có danh từ làm thành tố chính.(...)
b. Quy tắc cấu tạo đúng các thành phần trong kiểu câu đơn
- Câu đơn là câu thường có hai thành phần chính (chủ ngữ và vị ngữ). Ngoài
ra, cũng có thể có các thành phần khác như: trạng ngữ, khởi ngữ, chuyển tiếp ngữ, tình
thứ ngữ, phụ chú..
Ví dụ:
(1): Hôm qua, trời mưa. (câu có thành phần trạng ngữ)
(2) Sang tiết trời mùa đông, thành thử gió mùa Đông Bắc đã thổi về nước ta.
(câu có thành phần chuyển tiếp)
(3) Chao ôi! Gió mùa Đông Bắc đã thổi vào nước ta. (câu có thành phần tình
thái)
(4) Gió mùa Đông Bắc- cái thứ gió mang đến giá rét đã thổi vào nước ta. (câu
có thành phần phụ chú)
(5) Nó, dứt khoát tôi không nhờ. (câu có thành phần khởi ngữ)
- Việc cấu tạo câu đơn nói riêng, việc cấu tạo câu nói chung đều có các quy tắc
chung. Nếu không tuân thủ các quy tắc đó câu sẽ sai.
VD: Bằng hình thức học nhóm làm cho chúng em học tốt hơn.
Câu này sai do: không phân định rõ trạng ngữ và chủ ngữ.
Có thể sửa lại:
+ Bỏ từ “bằng”
+Bỏ từ “làm cho”
c. Quy tắc cấu tạo đúng kiểu câu ghép
- Câu ghép là câu gồm từ hai vế câu trở lên, mỗi vế là một nòng cốt của câu
đơn, các vế có quan hệ với nhau nhưng có tính độc lập tương đối: không có vế nào bao
hàm vế nào. Giữa các vế câu thường nối kết bằng quan hệ từ hoặc cặp quan hệ từ.
- Câu ghép, về mặt ngữ pháp, có kiểu quan hệ đẳng lập hoặc chính phụ; về mặt
ý nghĩa có nhiều quan hệ.
+ Câu ghép đẳng lập: có những loại sau:
Chỉ quan hệ liệt kê:
Ví dụ: Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị. (Ba cụm C/V có quan hệ
độc lập với nhau, không cụm nào bao hàm cụm nào)
Chỉ quan hệ đối lập:
Ví dụ: Tôi đến chơi nhưng nó đi vắng.
Chỉ quan hệ lựa chọn:
Ví dụ: Mình đọc hay tôi đọc? (Đôi mắt- Nam Cao)
Chỉ quan hệ hô ứng:
Ví dụ: Ai làm người ấy chịu.
+ Câu ghép chính phụ có những loại sau:
Chỉ quan hệ nhân- quả:
26
Ví dụ: Vì tên Dậu là thân nhân của hắn cho nên chúng con bắt nộp thay. (Tắt
đèn- Ngô Tất Tố)
Chỉ quan hệ giả thuyết- hệ quả:
Ví dụ: Nếu thầy giáo không đến thì chúng tôi được nghỉ.
Chỉ quan hệ mục đích- sự kiện:
Ví dụ: Để mọi người hiểu rõ hơn anh ấy đã giải thích rất cặn kẽ.
Chỉ quan hệ nhượng bộ- tăng tiến:
Ví dụ: Mặc dù thời tiết không tốt nhưng chúng tôi vẫn đi học.
- Cũng như câu đơn, cấu tạo câu ghép cũng phải tuân thủ những quy tắc
chung. Nói và viết một cách tùy tiện, câu sẽ sai.
VD: Khi những cánh rừng đang rên xiết dưới lưỡi rìu và hàng triệu cây bị
chết.
Câu này sai do: không phân định rõ cấu tạo câu đơn và cấu tạo câu ghép
Có thể sửa lại:
Bỏ từ “khi” câu sẽ là câu ghép
1.1.2. Câu phải được đánh dấu câu thích hợp
- Dấu câu khi viết cũng có chức năng như ngữ điệu khi nói là biểu hiện các
loại câu khác nhau và các quan hệ khác nhau tong câu.
- Các dấu câu khác nhau về mục đích và mức độ thông dụng
- Chữ viết của tiếng Việt hiện nay có 10 dấu câu
- Tác dụng của các dấu câu:
+ Đánh dấu kết thúc câu để ngăn cách câu ấy với câu khác;
+ Đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận trong một câu;
+ Đánh dấu một số bộ phận đặc biệt trong câu;
+ Biểu thị một số nội dung nhất định mà không cần dùng lời( ngạc nhiên, đau
khổ, nghi ngờ, châm biếm...)
- Cách dùng các dấu câu cụ thể như sau:
+ Dấu chấm: dùng để đánh dấu chỗ kết thúc câu kể, câu ca dao, câu thơ hoặc
câu kết thúc đoạn hoặc kết thúc văn bản. Dấu chấm có độ ngắt quãng dài hơn dấu
phẩy.
Ví dụ: Trăng đã lên cao. Gió chị rì rào trong cỏ.
+ Dấu phẩy: được dùng để phân tách các thành phần đồng chức của câu, tách
biệt thành phần phụ chú, đề ngữ, trạng ngữ, các từ ngữ để chêm xen trong câu.
Ví dụ: Ngày bé, nó rất đen, xấu xí và gầy gò.
+ Dấu gạch ngang: được dùng trước các lời đối thoại, dùng phân tách các bộ
phận chêm xen, giải thích với nòng cốt câu, dùng làm ranh giới giữa ngôn ngữ tác giả
với ngôn ngữ nhân vật.
Ví dụ: - Hôm qua, mày về muộn à?
- Dạ không, con về rất sớm.
27
+ Dấu ngoặc đơn : thực hiện chức năng tách biệt từ hoặc nhóm từ hoặc câu
chêm xen, đánh dấu tên tác giả, tác phẩm khi trích dẫn, đánh dấu một đoạn đã bị lược
bỏ…
Ví dụ : Truyện Kiều(Nguyễn Du) là một kiệt tác văn chương của thế giới.
+ Dấu hai chấm : dùng để liệt kê, dùng khi trích dẫn lời nói trực tiếp…
Ví dụ : Em đã đi được rất nhiều nơi trên khắp đất nước : Hà Nội, Huế, Phú
Yên, Khá Hòa…
+ Dấu ngoặc kép : dùng đánh dấu lời trích dẫn trực tiếp hoặc những từ được
hiểu theo nghĩa đặc biệt.
Ví dụ : Cầu Long Biên như một dải lụa mềm. Nhưng thực ra, “dải lụa” ấy
nặng mấy nghìn tấn.
+ Dấu chấm phẩy: thực hiện chức năng phân cách các bộ phận, các vế tương
đối độc lập trong một câu phức tạp
Ví dụ:
+ Dấu chấm than: đặt ở cuối câu cảm thán để biểu hiện cảm xúc mãnh liệt của
người viết hoặc người nói.
Ví dụ: Trời ạ, ngu thế là cùng!
+ Dấu chấm lửng: biểu hiện sự liệt kê chưa hết, lời nói ngắt quãng, kéo dài
hoặc câu bị tĩnh lược.
Ví dụ: Về phần mình, tôi khó chịu, mệt mỏi, lo âu…dữ lắm.
+ Dấu chấm hỏi: được dùng ở cuối câu hỏi nhưng có trường hợp ở cuối câu
kể, kèm dấu ngoặc đơn để biểu thị sự nghi ngờ.
Ví dụ: Chinh phụ ngâm khúc là tác phẩm do Đoàn Thị Điểm dịch (?)
Một đoạn văn sử dụng nhiều dấu câu:
Sách “Dư địa chí” của Nguyễn Trãi cho biết dân cư của 36 phố phường Đông
Kinh làm ăn mua bán sầm uất, đặc biệt là những phố phường thủ công: “Phường Tàng
Kiếm (Hàng Trống?) làm kiệu, áo giáp, đồ dài, mâm võng, gấm, trừu, dù, lọng;
phường Yên Thái (Bưởi) làm giấy; phường Thụy Chương (Thụy Khuê) và Nghi Tàm
dệt vải nhỏ và lụa; phường Hà Tân (sau gọi là Giang Tân) nung vôi; phường Hàng Đào
nhuộm điều; phường Tả Nhất (cuối Phố Huế?) làm quạt, phường Đồng Nhân (chỉ phố
Hoa Kiều) bán áo điệp, đồ cúng cố gấm, đồ thêu, hương xạ cùng ba loại kim: vàng,
bạc, đồng.”
1.2. Yêu cầu về câu xét theo quan hệ hướng ngoại
1.2.1 Câu cần đúng về nội dung ý nghĩa
a. Nội dung mà câu biểu hiện cần phải phản ánh đúng hiện thực. Những câu
thể hiện sai hiện thực là câu sai.
VD: Quảng Ngãi là thủ đô của nước Việt Nam.
Lê Lợi đã lãnh đạo cuộc kháng chiến chống Pháp của dân tộc Việt Nam.

28
b. Quan hệ ý nghĩa của câu phải có tính logic: những câu về mặt hiện thực có
thể không sai, đúng cấu tạo ngữ pháp nhưng không phản ánh đúng quy luật nhận thức
của người nói và người nghe.
Ví dụ: Người chiến sĩ bị hai vết thương: một vết thương ở đùi và một vết
thương ở Quảng Trị.
c.Quan hệ ý nghĩa giữa các bộ phận trong câu phải phù hợp với các phương
tiện hình thức thể hiện quan hệ.
VD: Vì Hà xinh đẹp nên học giỏi.
Quan hệ ý nghĩa trong câu này không phải là quan hệ nhân- quả nên dùng cặp
từ “vì...nên” không phù hợp.
d. Nội dung của các thành phần câu, các bộ phận câu phải có sự tương hợp
VD: Những tư tưởng xanh lục không màu đang ngủ quên giận dữ.
e. Câu cần phải có thông tin mới
VD: Con vịt đi bằng hai chân
Nó ăn bằng miệng.
Đây là những câu không có thông tin, vô bổ
1.2.2. Câu cần phải liên kết chặt chẽ với các câu khác trong văn bản
- Văn bản là một thể thống nhất nên câu trong văn bản không thể rời rạc, cô
độc mà luôn luôn cần có sự liên kết với nhau. Nếu từng câu đều đúng về cấu tạo ngữ
pháp, ý nghĩa nhưng không có sự liên kết với nhau thì câu và văn bản đều không đúng.
- Sự liên kết của các câu trong văn bản thể hiện ở hai phương diện:
+ Liên kết nội dung
+ Liên kết hình thức
2. Một số thao tác rèn luyện về câu
2.1.Mở rộng câu và rút gọn câu
2.1.1 Mở rộng câu
Đây là thao tác thêm cho câu những từ ngữ đóng vai trò phụ về cấu tạo ngữ
pháp để cấu tạo của câu được mở rộng, nội dung của câu được cụ thể hóa.
Ví dụ: Suốt một tuần qua(1), ở vùng giáp ranh này(2), mưa cứ(3) rơi dầm
dề(4), liên miên(5), dường như không giây phút nào ngớt(6), cho nên đã gây nhiều trở
ngại cho việc thi công công trình xây dựng đầu mối này trên quốc lộ 1A.(7).
Thành phần câu đã được bổ sung:
- Trạng ngữ chỉ thời gian (1)
- Trạng ngữ chỉ nơi chốn (2)
- Bổ ngữ (thành tố phụ phần trước) cho rơi (3)
- Bổ ngữ (phụ sau) cho rơi
+ chỉ cách thức (4,5,6)
+ chỉ kết quả (7)
2.1.2. Rút gọn câu
29
Đây là thao tác làm cho câu ngắn lại, lược bỏ các thành phần phụ của từ hoặc
thành phần phụ của câu, chỉ còn giữ lại thành tố chính. Sau khi rút gọn, câu ngắn hơn,
đúng ngữ pháp nhưng nội dung kém cụ thể.
Ví dụ: Bãi…trải ra mênh mông…( Bãi trồng lạc ở cánh đồng phía tây Hồng
Cúm trải ra mênh mông). Trong câu này, ngữ danh từ “Bãi trồng lạc ở cánh đồng phía
tây Hồng Cúm” làm chủ ngữ đã bị rút gọn bằng cách bỏ đi hai thành phần phụ sau:
+ trồng lạc (chỉ tính chất)
+ ở cánh đồng phía tây Hồng Cúm (chỉ nơi chốn)
Do đó chỉ còn từ “bãi” mà không rõ bãi gì và ở đâu. Tuy vậy, xét về quan hệ
ngữ pháp thì tính chất cơ bản của cấu trúc vẫn giữ nguyên vẹn.
Lưu ý: những yếu tố lược bỏ chỉ có thể là yếu tố phụ. Nhưng trong những
trường hợp nếu thành tố trung tâm của ngữ mà nghĩa của mình nó không đầy đủ thì
vẫn phải giữ một vài thành tố phụ.
Ví dụ: Bãi trồng lạc ở cánh đồng phía tây Hồng Cúm trải ra từ chân nhà ở của
đội sản xuất số 6 mênh mông cho mãi tới giáp rừng. (Nếu chỉ giữ động từ trung tâm
“trải ra” thì câu rút gọn: “Bãi trải ra” chẳng còn ý nghĩa gì.)
2.2.Thay đổi trật tự và lựa chọn các từ, các thành phần câu:
- Trong những điều kiện ngữ cảnh nhất định, để phục vụ cho những mục đích
giao tiếp nhất định, trật tự các từ, các thành phần câu có thể thay đổi nhưng không làm
thay đổi nội dung của câu.
- Mục đích: thể hiện được sắc thái biểu cảm hoặc giá trị biểu tượng, làm nổi
bật đối tượng cần thông báo, tạo sự liên kết với các câu khác trong văn bản.
Ví dụ:
2.3. Chuyển đổi kiểu câu và cách diễn đạt:
- Câu không có đề ngữ thành có đề ngữ để nhấn mạnh chủ đề của câu
VD: Giàu, tôi cũng giàu rồi. Sang, tôi cũng sang rồi.
- Câu chủ động thành câu bị động :
Câu có ý nghĩa chủ động là những câu có chủ ngữ biểu thị chủ thể của hoạt
động nói ở vị ngữ ngoại động từ, còn bổ ngữ thì biểu đối tượng của hành động ấy.( ví
dụ : Mẹ ôm tôi, Họ đang lau nhà)
Câu có ý nghĩa bị động là câu chủ ngữ biểu thị đối tượng của hành động nói ở
vị ngữ ngoại động từ trong câu. Trong tiếng Việt có hai kiểu câu mang ý nghĩa bị động
là :
+ Kiểu câu sử dụng các từ “bị, được” : Con người bị những của cải mà nó đã
tạo ra thống trị lại nó và chi phối nó. (Nguyễn Đình Thi).
+ Kiểu câu không sử dụng các từ “bị được”: Lúc ấy, Quốc tế ca đã dịch sang
tiếng ta rồi.
Việc chuyển câu có ý nghĩa chủ động sang câu có ý nghĩa bị động và ngược
lại nhằm hai mục đích :
30
+ Chuyển bộ phận câu chứa thông tin đã biết lên làm phần nêu, đảm bảo liên
kết câu với những câu khác.
+ Tránh lặp đi lặp lại một kiểu cấu trúc, gây ấn tượng nhàm chán.
VD : Mẹ mắng nó một trận no nê.
- Nó bị mẹ mắng một trận no nê.
- Chuyển đổi các kiểu câu khác nhau về mục đích giao tiếp
VD : Mày muốn chết à? (không phải nghi vấn mà là mục đích cầu khiến)
- Chuyển lời dẫn trực tiếp thành lời dẫn gián tiếp:
Lời dẫn trực tiếp là lời dẫn trích nguyên văn từ ngữ hoặc câu văn, đoạn văn
của người khác mà không thay đổi chút nào. Lời dẫn trực tiếp thường được đặt trong
dấu ngoặc kép.
Ví dụ: Lời Huấn Cao nói với viên quản ngục: “Chỗ này không phải là nơi để
treo một bức lụa trắng trẻo với những nét chữ vuông vắn, tươi tắn nó nói lên những
hoài bão tung hoành của một đời con người.” (Nguyễn Tuân)
Lời dẫn gián tiếp là lời thuật lại lời nói hoặc ý nghĩ của người khác, trong đó
có nhiều thay đổi về từ ngữ, câu… Có thể lời dẫn gián tiếp được cấu tạo khác hẳn về
cấu trúc ngữ pháp so với lời dẫn trực tiếp, chỉ cần đảm bảo nội dung cơ bản. Lời dẫn
gián tiếp không đặt trong dấu ngoặc kép.
VD: Về lời dẫn trực tiếp, có câu sau:
Cậu ấy khuyên tôi: “Mày bỏ rượu đi!”
Có thể chuyển sang lời dẫn gián tiếp như sau: Cậu ấy khuyên tôi bỏ rượu, Cậu
ấy bảo tôi không nên uống rượu…
Như vậy, muốn chuyển từ lời dẫn trực tiếp sang lời dẫn gián tiếp, ta thực hiện
các thao tác sau:
+ Bỏ các dấu hai chấm, ngoặc kép.
+ Đổi chủ ngữ của câu trực tiếp sang một ngôi thích hợp
+ Thay đổi các từ định vị thời gian, địa điểm
Ví dụ: Hôm qua, cô ấy nói với tôi: “ Ngày mai mình sẽ đi Đà Lạt.”
Có thể chuyển thành: Hôm qua cô ấy nói với tôi rằng hôm nay cô ấy đi Đà
Lạt.
3. Chữa lỗi về câu
3.1.Câu sai về cấu tạo ngữ pháp
3.1.1.Câu thiếu thành phần nòng cốt
a. Thiếu chủ ngữ
VD:(1) Qua các tác phẩm của Nguyễn Tuân cho ta thấy ông rất am hiểu ngôn
ngữ.
- Lỗi: không phân định rõ thành phần trạng ngữ với chủ ngữ.
- Cách sửa:
+ Bỏ từ “qua”
31
+ Bỏ từ “cho”
(2) Đặc biệt với đôi tay và cặp mắt tinh tường của thợ trẻ làm ghe xuồng Ngã
Bảy sắc sảo hơn.
- Lỗi: không phân định rõ chủ ngữ với trạng ngữ, làm cho câu thiếu chủ ngữ.
- Cách sửa:
+ Bỏ từ “với”
+ Bỏ từ “của”
(3) Đầu tiên là do chỗ quen biết và rất mực tận tụy của kĩ sư Thọ đã mời được
một tổ chức quốc tế về thăm và làm việc với xí nghiệp.
- Lỗi: thiếu chủ ngữ, ta không biết ai mời được tổ chức quốc tế về thăm và làm
việc với xí nghiệp cả.
- Cách sửa:
+ Thêm chủ ngữ: Đầu tiên là do chỗ quen biết và rất mực tận tụy của kĩ sư
Thọ, anh ấy đã mời được một tổ chức quốc tế về thăm và làm việc với xí nghiệp.
+ Bỏ từ “của”: Đầu tiên là do chỗ quen biết và rất mực tận tụy, kĩ sư Thọ đã
mời được một tổ chức quốc tế về thăm và làm việc với xí nghiệp.
b.Thiếu vị ngữ
VD:(1) Bóng dáng cô thiếu nữ trong tà áo dài dưới nắng vàng rực rỡ.
- Lỗi: thiếu vị nữ
- Cách sửa: thêm vị ngữ
(2) Thành Cổ, nay mang tên thị xã Quảng Trị, điểm dừng chân đầu tiên
của nhà Nguyễn thời khai thiên lập địa mở mang bờ cõi đất nước.
- Lỗi: thiếu vị ngữ, ví dụ trên chỉ là một cụm danh từ, chỉ có thể đóng vai trò
chủ ngữ của câu.
- Cách sửa:
+ Thêm từ “là” vào trước đồng vị ngữ để đồng vị ngữ này trở thành vị ngữ:
Thành Cổ, nay mang tên thị xã Quảng Trị, là điểm dừng chân đầu tiên của nhà Nguyễn
thời khai thiên lập địa mở mang bờ cõi đất nước.
+ Thêm vị ngữ: (2) Thành Cổ, nay mang tên thị xã Quảng Trị, điểm dừng
chân đầu tiên của nhà Nguyễn thời khai thiên lập địa mở mang bờ cõi đất nước là một
vùng đất đã đi vào thi ca.
c. Thiếu cả chủ ngữ và vị ngữ
VD: (1) Từ trang sách thơm lừng ước mơ đến cuộc đời thực với biết bao nhọc
nhằn, lo toan.
- Lỗi: câu chỉ có thành phần trạng ngữ, thiếu cả chủ ngữ và vị ngữ
- Cách sửa: thêm chủ ngữ và vị ngữ: Từ trang sách thơm lừng ước mơ đến
cuộc đời thực với biết bao nhọc nhằn, lo toan, chúng tôi đều đã ném trải.

32
(2) Với diện tích tự nhiên 545 hecta gồm hai phường với số dân là 15
ngàn người, trong đó có 11% làm nông nghiệp và thủy sản, 88% là tiểu thương và làm
các dịch vụ khác.
- Lỗi: ví dụ trên tuy dài nhưng mới chỉ là một cụm từ, đóng vai trò là trạng
ngữ trong câu, câu thiếu cả chủ ngữ và vị ngữ.
- Cách sửa:
+ Thêm một từ vào chỗ thích hợp để từ ấy đóng vai trò là chủ ngữ và ngữ đoạn
tiếp theo đóng vai trò là vị ngữ: Với diện tích tự nhiên 545 hecta, Thành Cổ gồm hai
phường với số dân là 15 ngàn người, trong đó có 11% làm nông nghiệp và thủy sản,
88% là tiểu thương và làm các dịch vụ khác.
+ Thêm một kết cấu chủ vị: Với diện tích tự nhiên 545 hecta gồm hai phường
với số dân là 15 ngàn người, trong đó có 11% làm nông nghiệp và thủy sản, 88% là
tiểu thương và làm các dịch vụ khác, thị xã thuộc vào loại nhỏ.
d. Câu ghép thiếu vế câu
VD: (1) Ông tuy xấu mã, người lùn và to ngang, đó là dáng điệu của gấu.
Chân tay ngắn, mặt ngắn, trán cũng ngắn choằn. Cái tài ẩn vào trong khi cần mới tỏ ra
ngoài.
- Lỗi: thiếu một vế cần thiết của câu ghép. Những lỗi kiểu này là do người viết
ham triển khai các ý phụ mà quên ý chính.
- Cách sửa:
+ Thêm một vế cho phù hợp với quan hệ nhượng bộ- tăng tiến: Ông tuy xấu
mã nhưng có tài. Người lùn và to ngang, đó là dáng điệu của gấu.
+ Bỏ kết từ “tuy”: Ông xấu mã, người lùn và to ngang.
(2) Thọ vừa có chí lại thông minh, chỉ phải cái tội lí lịch chẳng ra gì, bố
xỏ nhầm giày Tây. Vì thế, suốt những năm học phổ thông đều nhất, nhì lớp. Đạt cả
giải học sinh giỏi quốc gia. Thi tốt nghiệp phổ thông thừa những 5 điểm so với điểm
tiêu chuẩn đi học nước ngoài, nhưng vẫn phải sang ngang và vẫn phải đi vòng một
quãng đường dài dằng dặc mới vào được đại học.
- Lỗi: tách những ý liên quan mật thiết với nhau thành các câu đơn trong khi
văn cảnh hoặc hoàn cảnh giao tiếp đòi hỏi trình bày những ý đó trong một câu ghép. Ở
ví dụ trên, câu thứ nhất trong đoạn văn nêu lên một sự thật trớ true, dự báo một kết quả
chẳng lành. Theo logic của đoạn văn, người đọc chờ đợi câu thứ 2 trình bày kết quả
ấy. Nhưng nội dung của câu này không đáp án được sự chờ đợi, mặc dù nó được mở
đầu bằng một quan hệ từ “vì thế” báo hiệu sự trình bày kết quả.
- Cách sửa: để sửa lỗi, ta cần nhập câu thứ hai với các câu đứng sau nó thành
một câu ghép: Vì thế, suốt những năm học phổ thông đều nhất, nhì lớp, đạt cả giải học
sinh giỏi quốc gia, thi tốt nghiệp phổ thông thừa những 5 điểm so với điểm tiêu chuẩn
đi học nước ngoài, nhưng vẫn phải sang ngang và vẫn phải đi vòng một quãng đường
dài dằng dặc mới vào được đại học.
33
3.1.2. Câu không phân định mạch lạc các thành phần câu
VD: Hộ là nhân vật chính trong tác phẩm “Đời thừa” của Nam Cao tái hiện
chân thực bi kịch của người trí thức.
- Lỗi: không phân định rõ thành phần giải thích và thành phần được giải thích.
- Cách sửa: Hộ là nhân vật chính trong tác phẩm “Đời thừa” của Nam Cao,
một tác phẩm tái hiện chân thực bi kịch của người trí thức.
3.1.3. Câu sai về trật tự sắp xếp các thành phần:
Sự sắp xếp sai trật tự thường làm cho câu phản ánh sai lạc ý của người viết
hoặc làm cho câu trở nên mơ hồ về nghĩa, tức là hiểu theo cách nào cũng được.
VD: (1)Tráng sĩ nhảy lên mình ngựa, vùng đứng dậy mặc áo giáp, phi ngay ra
trận.
- Cách sửa: Tráng sĩ vùng đứng dậy, mặc áo giáp, nhảy lên mình ngựa, phi
ngay ra trận.
VD: (2) Làn da tôi đang trắng trẻo, tự nhiên đi chơi về thì bị nổi mụn.
- Cách sửa: Làn da tôi đang trắng trẻo, đi chơi về thì tự nhiên bị nổi mụn.
(3) Trả lời phỏng vấn của thủ tướng Võ Văn Kiệt nhân chuyến thăm Đông
Nam Á.
- Lỗi: do cách sắp xếp trật tự từ không hợp lí làm câu mơ hồ, có thể hiểu theo
hai cách:
+ Thủ tưởng trả lời nhà báo.
+ Ai đó trả lờ thủ tướng.
- Cách sửa: Thủ tướng Võ Văn Kiệt trả lời phỏng vấn nhân chuyến thăm Đông
Nam Á.
3.2. Câu sai về quan hệ ngữ nghĩa giữa các bộ phận
3.2.1. Câu phản ánh sai hiện thực khách quan
VD: Tố Hữu là nhà thơ tình bậc nhất của trào lưu Thơ mới.
- Cách sửa: Xuân Diệu là nhà thơ tình bậc nhất của trào lưu Thơ mới.
3.2.2. Quan hệ ngữ nghĩa giữa các bộ phận trong câu không phù hợp với
những quan hệ trong thực tế khách quan
VD: Tôi, Nam và một số bạn là một sinh viên giỏi
- Cách sửa: Tôi, Nam và một số bạn là sinh viên giỏi.
3.2.3. Quan hệ ý nghĩa giữa các bộ phận của câu thực chất không phù hợp với
các phương tiện hình thức thể hiện quan hệ
- VD: Mặc dù “Chí Phèo” là tác phẩm nổi tiếng của Nam Cao nhưng nó phản
ánh bi kịch bị tha hóa của người nông dân
- Cách sửa: Bỏ cặp quan hệ từ “tuy...nhưng”
3.3. Câu sai về dấu câu
3.3.1. Dùng dấu chấm ngắt câu khi câu chưa hoàn chỉnh, trọn vẹn
VD: Nam là chàng trai chăm chỉ, học giỏi. Lại ngoan.
34
- Bỏ dấu chấm, thay dấu phẩy sau từ “học giỏi”
3.3.2. Không đánh dấu ngắt câu khi câu đã trọn vẹn và chuyển sang ý khác
VD: Sau những ngày mưa gió, cuộc sống trở nên bình yên, thanh thản đối với
họ, họ đã dần yêu thích mảnh đất này, con người và cả cảnh vật nữa.
- Đặt dấu chấm sau “thanh thản đối với họ”
3.3.3. Không dùng dấu ngắt câu ở các vị trí cần thiết làm cho ý câu không
sáng rõ, hoặc ý bị hiểu khác đi.
Ví dụ: Vào những năm 60 và 70, chúng ta lại được mùa về truyện ngắn, đặc
biệt là những truyện ngắn viết về nông thôn, về cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước,
(.) 50 năm qua đã hình thành một đội ngũ viết truyện ngắn với nhiều phong cách khác
nhau.
3.3.4. Dùng dấu ngắt ở vị trí không cần thiết trong câu:
Ví dụ: Thể tài kịch, tuy có bi, hài, chính kịch.Đã nói tới chiến tranh ắt phải có
đau thương và mất mát.
Câu này đặt dấu chấm khi mới kết thúc một vế câu ghép.
3.3.5. Dùng lẫn lộn các dấu câu:
Thường gặp nhất là các hiện tượng: đánh dấu chấm hỏi sau những câu không
phải là câu nghi vấn, đánh dấu chấm than sau những câu không phải là câu cảm thán
hay cầu khiến, dùng ngoặc đơn ở chỗ phải dùng ngoặc kép và ngược lại, dùng dấu
chấm lửng mỗi khi nói đến suy nghĩ hay tình cảm.
Ví dụ: Đến đây thấy không khí vui vẻ, ấm cúng lắm! Chứ bên Phú Ngọc
xuống làm việc phải giữ kẽ lắm. Vào nhà ông này chơi, là ông kia nhòm ngó xem ăn
uống cái gì? Bàn luận chuyện gì?
Nhận xét: Trước hết có sự nhầm lẫn chức năng giữa dấu chấm với dấu chấm
than ở câu đầu đoạn văn. Câu này chỉ nêu nhận xét của nhân vật, tức là một câu tường
thuật. Nó không có ý đề nghị ai làm việc gì, do đó không phải là câu cầu khiến. Nó là
một nhận xét khách quan chứ không phải tiếng reo xúc động, mặc dù chứa phụ từ chỉ
mức độ “lắm”. Do đó, nó cũng không phải là một câu cảm thán. Vì vậy, ở đây cần đặt
dấu chấm thay cho dấu chấm than.
Ngoài ra, còn có sự nhầm lẫn chức năng của dấu chấm và dấu chấm hỏi ở câu
cuối cùng. Mặc dù có từ có các từ nghi vấn “cái gì, gì” nhưng câu “Vào nhà ông này
chơi, là ông kia nhòm ngó xem ăn uống cái gì, bàn luận chuyện gì” là một câu tường
thuật vì nó chỉ kể lại sư việc, không yêu cầu ai phải trả lời. Do đó, ở đây cần đặt dấu
chấm.
3.4. Câu không trong sáng (câu mơ hồ)
- Là câu đúng về kết cấu ngữ pháp nhưng không trong sáng, chứa nhiều cách
hiểu khác nhau.
- Có ba loại câu mơ hồ
3.4.1. Mơ hồ về từ vựng
35
VD: Đây là thứ thuốc độc nhất.
Đem cá vào kho.
3.4.2. Mơ hồ về cấu trúc
VD: Đêm hôm qua cầu gãy.
Trâu cày không được giết.
3.4.3. Mơ hồ về logic
VD: Hai người ăn ba bát cơm.

BÀI TẬP VẬN DỤNG:


Phát hiện và chữa lỗi các câu sau:
1. Từ các ví dụ vừa dẫn cho ta thấy viết câu tiếng Việt đúng không phải dễ.
2. Mặc dù chị Dậu rất cần cù chịu khó nhưng chị rất mực yêu thương chồng
con.
3. Tác phẩm “Sống chết mặc bay” của Nguyễn Khoa Điềm đã thể hiện một
cách cảm nhận mới mẻ, độc đáo về đất nước.
4. Hồ Tây, hồ Trúc Bạch và một số đầm ao lân cận khác chẳng những là nơi
sản xuất cá mà còn là một thắng cảnh của thành phố.
5. Chả ngon lắm.
6. Khi những âm thanh bắt đầu ngày mới xuất hiện trong thành phố làm thức
dậy cả những chú chim non.
7. Những cô gái làng Vòng xinh xắn này.
8. Truyện Lục Vân Tiên tuy có những quan niệm được đề cao nhưng nay đã
lỗi thời.
9. Nếu không bị trừng trị kịp thời sẽ gia tăng tội ác.
10. Đã qua rồi cái thời người ta mê phim Hàn sướt mướt, giờ là thời buổi lên
ngôi của phim Việt, mỗi tối phim Việt đều phát sóng vào giờ vàng.

36
CHƯƠNG 4: LUYỆN KỸ NĂNG DÙNG TỪ TRONG VĂN BẢN

1. Những yêu cầu về dùng từ trong văn bản


- Từ là đơn vị ngôn ngữ có sẵn, thuộc từ vựng của một ngôn ngữ và tồn tại
trong tiềm năng ngôn ngữ của mỗi cá nhân.
- Từ là tài sản chung của xã hội: Khi giao tiếp mỗi người huy động vốn tài sản
đó để tạo ra lời nói hoặc văn bản. Mỗi cá nhân có thể có một phong cách riêng, có thể
có những đóng góp và sáng tạo trong việc dùng từ nhưng giao tiếp là một hoạt động xã
hội, vì vậy, muốn đạt được hiệu quả cao trong giao tiếp thì mỗi người phải dùng từ
theo các yêu cầu chung.
1.1. Đúng âm thanh và hình thức cấu tạo
- Trong chữ viết của chúng ta, âm thanh và hình thức cấu tạo của từ được ghi
lại bằng chữ cái.
- Khi viết văn bản, cần ghi đúng âm thanh, cấu tạo hình thức của từ.
1.2. Đúng về nghĩa
- Từ được dùng phải biểu hiện được nội dung ý nghĩa cơ bản, cần thể hiện
- Nghĩa của từ bao gồm nghĩa gốc và nghĩa chuyển
VD: Dạo này lười vận động, bụng to lên.
Anh ấy tốt bụng lắm.
- Nghĩa của từ bao gồm nghĩa sự vật và nghĩa biểu thái
VD: Thí, cho, biếu, tặng đều cùng một nghĩa vật sở hữu của mình đem cho
người ta nhưng khác nhau về sắc thái ý nghĩa.
1.3. Đúng về mặt ngữ pháp: thể hiện ở quan hệ kết hợp
Các từ phải kết hợp với nhau sao cho phù hợp về ý nghĩa và đặc điểm ngữ
pháp thì mới phát huy hiệu quả cao trong giao tiếp.
1.4 Đúng về phong cách văn bản

37
Dùng từ phải phù hợp với đặc trưng ngôn ngữ của từng phong cách ngôn ngữ
văn bản khác nhau. Đặc biệt, vận dụng phong cách ngôn ngữ hội thoại vào các phong
cách khác phải phù hợp.
1.5. Dùng từ trong sáng
- Không dùng từ cổ, từ địa phương nếu không vì mục đích nghệ thuật nào đó.
- Không dùng từ cầu kì với mục đích khoe chữ.
- Dùng từ hay, sáng tạo, giàu hình tượng
- Dùng từ phải đảm bảo tính hệ thống của văn bản
- Tránh thừa từ, lặp từ không cần thiết.
2. Một số thao tác dùng từ và trau dồi vốn từ
2.1. Lựa chọn từ ngữ:
Khi viết văn bản, để chọn được một từ thích hợp, người viết cần có sự cân
nhắc kĩ càng, lâu dài. Viêc đó nhằm mục đích dùng từ cho thật chính xác: về nghĩa cơ
bản, nghĩa biểu cảm phù hợp với phong cách; hoặc lựa chọn được từ hàm súc, làm rõ
được phong cách tác giả.
Ví dụ:
2.1.1. Cơ sở của sự lựa chọn:
- Sự lựa chọn từ ngữ trong câu dựa trên mối quan hệ giữa các từ trong hệ
thống ngôn ngữ. Trong hệ thống ngôn ngữ, các từ có những nét giống nhau hay gần
nhau về ngữ nghĩa và ngữ pháp hợp thành một nhóm. Giữa chúng có mối quan hệ cho
phép chúng có thể chiếm giữ cùng một vị trí trong câu, phát ngôn. Chúng là những yếu
tố có quan hệ liên tưởng, quan hệ trên trục dọc nên người ta có thể lựa chọn một từ
trong nhóm như thế để sử dụng.
- Sự lựa chọn cũng cần căn cứ trên quan hệ hàng ngang (quan hệ ngữ đoạn)
của từ với các từ đi trước hoặc đi sau nó.
2.1.2. Phân tích một số ví dụ về sự lựa chọn từ ngữ:
2.2. Thay thế từ ngữ:
Thay thế từ ngữ là kết quả của một quá trình lựa chọn, thể hiện sự so sánh, cân
nhắc của tác giả cũng như quá trình phân tích để thấy được ưu, nhược điểm của những
từ trong cùng một trường nghĩa và chọn một từ thích hợp nhất thay thế cho từ ban đầu.
2.2.1.Cơ sở của sự thay thế:
- Các từ thay thế nhau đều có những nét giống nhau (gần nhau) về ý nghĩa và
đặc điểm ngữ pháp. (quan hệ hàng dọc)
- Giữa các từ cũng có những nét khác biệt về một phương diện nào đó. Điều
này tạo nên giá trị khu biệt của chúng.
- Giá trị của các từ còn được xem xét trong quan hệ hàng ngang.
2.2.2. Phân tích ví dụ:
3. Các lỗi thường gặp khi dùng từ
3.1. Lặp từ:
38
Lặp từ là dùng nhiều lần một từ trong câu hoặc trong những câu liền kề nhau,
làm cho câu, đoạn văn trở nên nặng nề, chứng tỏ sự nghèo nàn về vốn từ của người
viết.
Ví dụ: Có thể nói Chí Phèo có thể trở thành người lương thiện nếu xã hội Chí
Phèo sống là một xã hội khác.
- Lỗi: lặp từ.
- Cách sửa: bỏ bớt một từ dùng lặp hoặc thay nó bằng một đại từ hay tư đồng
nghĩa: Có thể nói Chí Phèo có thể trở thành người lương thiện nếu xã hội hắn sống là
một xã hội khác.
Bên cạnh dạng lỗi lặp nguyên vẹn một từ, còn gặp hiện tượng sử dụng trong
cùng một câu những từ đồng nghĩa với nhau làm thành phần đồng chức thể hiện ý
nghĩa liệt kê, lựa chọn hay tương phản.
Ví dụ: Quá trình vượt núi cao là quá trình con người trưởng thành và lớn lên
Những thiệt hại do nạn ô nhiễm môi trường gây ra không thể kể bằng số liệu
hay con số.
Đây cũng là lỗi lặp từ và cách sửa duy nhất là bỏ những từ có nghĩa trùng với
từ đứng trước.
3.2.Dùng từ không đúng nghĩa:
Hiện tượng này thường do:
- Người viết không nắm được nghĩa của từ, đặc biệt là các từ Hán Việt, các
thuật ngữ khoa học.
- Người viết nhầm lẫn từ đồng âm, gần nghĩa với nhau.
Ví dụ: Nhiều người dân trong thành phố sử dụng phế thải không hợp lí như tự
tiện vất rác ra hồ ao.
Câu trên dùng sai 3 từ: sử dụng, phế thải, tự tiện.
Theo Từ điển : sử dụng có nghĩa là “đem dùng vào một mục đích nào đó”. Vất
ra ra hồ ao không phải là đem dùng nó vào một mục đích nào, do đó không thể gọi là
sử dụng. Tự tiện là “theo ý thích của mình, không xin phép, không hỏi ai cả”. Có lẽ
người viết muốn dùng một từ gần âm, gần nghĩa với tự tiện là tùy tiện( tiện đâu làm
đó, không có nguyên tắc nào cả). Phế thải là một động từ không thể đóng vai trò bổ
ngữ cho động từ sử dụng được, chỉ có thể nói sử dụng chất phế thải.
3.3. Dùng từ không hợp phong cách văn bản hoặc không hợp với hoàn
cảnh giao tiếp:
Dùng từ không hợp phong cách nghĩa là chọn từ không phù hợp với văn cảnh,
hoàn cảnh giao tiếp hoặc thể loại văn bản.
Ví dụ:(1) Công ty chúng tôi xin phiền các anh ở Sở giúp giải quyết cho n,gay
vấn đề này. Được như thế, chúng tôi rất lấy làm cảm ơn. (Công văn)

39
Đây là một văn bản hành chính, đòi hỏi phải sử dụng từ ngữ khách quan,
chính xác, trung hòa về sắc thái nhưng tác giả sử dụng những từ khẩu ngữ, thể hiện
tình cảm thân mật như: xin phiền các anh ở Sở, được như thế, rất lấy làm cảm ơn.
(2) Con hổ dùng những cái vuốt nhọn hoắc cấu vào người, vào mặt
Viên…Nhưng Viên vẫn ráng sức quần nhau với chú hổ.
Gọi con vật bằng các từ vốn chỉ người là cách gọi biểu thị tình cảm thân mật,
trìu mến đối với chúng. Tả một con hổ đang chực xé người mà gọi nó bằng chú là
không thích hợp với văn cảnh.
3.4. Dùng từ văn hoa bóng bẩy nhưng sáo rỗng:
Tữ, ngữ sáo rỗng là những từ, ngữ đọc lên nghe rất kêu (sáo), nhưng nghĩa của
chúng vượt quá tính chất, mức độ cần thiết so với nội dung muốn biểu đạt, trở nên
cường điệu, huênh hoang, rỗng tuếch.
(a) Bài thơ Tiếng rucủa Tố Hữu (...) là một đỉnh cao muôn trượng (BVHS).
(b) Chúng ta phải ra sức học tập để góp một phần công lao vĩ đại của mình
đưa đất nước tiến lên tầm cao thời đại(BVHS).
(c) Nếu đời sống là nguồn cảm hứng dồi dào, mang đậm hương vị mặn mà của
tiếng lòng nhân ái, thì thời đại là ánh hào quang trong băng giá, xua tan mây mù cho
ánh sáng tràn theo với rực rỡ nắng và hoa lung linh màu sắc (BVHS).
Trong ví dụ (a), học sinh đã đánh giá bài thơ Tiếng rucủa Tố Hữu là đỉnh cao
muôn trượng(!). Một bài thơ, dù là thành công đến đâu, cũng khó mà đạt đến đỉnh cao
muôn trượng.
Trong ví dụ (b), học sinh muốn đóng góp một phần- chỉ một phần thôi - công
lao vĩ đạicủa mình để đưa nước nhà tiến lên tầm cao của thời đại. Quả là quá huênh
hoang, đại ngôn.
Trong ví dụ (c), hàng loạt cụm từ được trau chuốt bóng bảy, mượt mà, được
dùng để ngợi ca thời đại, chẳng rõ là thời đại nào. Nhưng nghĩa của các cụm từ này và
nghĩa của cả câu hết sức tù mù, khó mà hiểu chính xác được.
Trong bài viết của học sinh, loại lỗi này xuất hiện không nhiều, và chỉ tập
trung ở một số bài.
Nguyên nhân dẫn đến lỗi sai này là, một mặt do học sinh không xác định một
cách rõ ràng, cụ thể nội dung muốn biểu đạt ; mặt khác, lại muốn trau chuốt, gọt giũa
từ ngữ cho ra văn vẻ. Vì thế, học sinh thường lắp ghép từ, ngữ vốn được dùng trong
tác phẩm nào đó vào câu văn của mình một cách máy móc, tùy tiện, nhưng lại không
hiểu rõ nghĩa của những từ, ngữ ấy.
Sửa chữa lỗi chọn từ, ngữ sáo rỗng, trước hết, chúng ta dựa vào văn cảnh của
câu để xác định một cách cụ thể nội dung mà học sinh muốn biểu đạt. Trên cơ sở đó,
chọn từ, ngữ thích hợp thay thế những từ, ngữ sáo rỗng. Nếu thấy cần thiết, có thể thay
đổi cách diễn đạt. Ðối với trường hợp câu văn có quá nhiều từ, ngữ sáo rỗng , làm cho

40
nghĩa của câu quá mơ hồ, không thể hiểu rõ được, có thể không cần sửa chữa. Chẳng
hạn như ví dụ (c) vừa dẫn.
Các câu (a), (b) có thể sửa chữa như sau :
(a) Bài thơ Tiếng ru là một trong những thành công nổi bật của Tố Hữu.
(b) Chúng ta phải ra sức học tập để sau này (có thể) đóng góp một phần công
sức nhỏ của mình vào sự nghiệp xây dựng, phát triển đất nước.
3.5. Dùng từ sai quy tắc ngữ pháp:
3.5.1. Dùng thừa hoặc thiếu quan hệ từ
Quan hệ từ là phương tiện cơ bản để biểu thị các quan hệ ngữ pháp trong tiếng
Việt. Vì vậy, việc dùng thừa hoặc thiếu quan hệ từ đều mắc lỗi.
Ví dụ: Đừng nên nhìn hình thức đánh giá kẻ khác.
- Câu tục ngữ này chỉ đúng xã hội xưa, ngày nay không đúng.
Hai câu trên sai vì thiếu quan hệ từ. Có thể chữa bằng cách thêm quan hệ từ:
- Đừng nên nhìn hình thức mà đánh giá kẻ khác.
- Câu tục ngữ này chỉ đúng với xã hội xưa, còn ngày nay không đúng.
Thừa quan hệ từ:
Về hình thức có thể làm tăng giá trị nội dung đồng thời hình thức có thể làm
thấp giá trị nội dung
3.5.2. Dùng từ không đúng với đặc điểm từ loại:
Ví dụ:
- Ở cơ quan tôi, anh ấy là người rất là năng lực.
Sai: từ năng lực là danh từ nên không thể kết hợp với phụ từ chỉ mức độ rất là.
Sửa: Ở cơ quan tôi, anh ấy là người rất có năng lực.
- Hình tượng anh bộ đội trong truyện mang những phẩm chất cao quý và tốt
đẹp của nhân văn.
Sai: Nhân văn là một tính từ với nghĩa “thuộc về văn hóa của loài người” nên
không thể kết hợp tốt đẹp của nhân văn. Sửa: Hình tượng anh bộ đội trong truyện
mang những phẩm chất cao quý và tốt đẹp của nhân loại.
3.5.3. Không phân biệt đúng đặc điểm kết hợp của từ:
Ví dụ: Chúng tôi chúc mừng và tự hào chiến công của các anh.
Sai: từ tự hào không thể kết hợp trực tiếp được với từ chiến công (từ chúc
mừng thì được). Sửa: thêm từ về vào sau từ tự hào.
- Chúng tôi chúc mừng và tự hào về chiến công của các anh.

BÀI TẬP VẬN DỤNG


Phát hiện và chữa lỗi những câu sau:
1. Trong khung cảnh thanh tịnh và im lặng, dường như họ nghe được nhịp
đập trong trái tim nhau.

41
2. Anh ấy là người rất thông minh, hiền lành, chỉ có mỗi yếu điểm là hay
nóng nảy.
3. Cho một quãng đường AB dài đằng đẳng tới 100km. Hỏi một người đi
chiếc xe máy Honda cũ, màu đỏ với vận tốc 40km/h phải mất bao nhiêu thời gian mới
đi từ A tới B?
4. Nó có thái độ bàng quang trong cuộc sống.

CHƯƠNG 5: LUYỆN VỀ CHỮ VIẾT

1. Nguyên tắc chính tả của chữ viết:


1.1. Khái niệm chính tả:
Nếu khi tạo ra chữ viết, người ta bảo đảm được một sự tương ứng chặt chẽ, rõ
ràng giữa âm và chữ, mỗi âm ứng với một chữ cái xác định thì tình hình sẽ đơn giản
hơn rất nhiều. Nhưng, vì nhiều nguyên nhân khác nhau, giữa âm và chữ viết không
bao giờ có được tương quan một- một lí tưởng đó.
Trong tiếng Việt, chẳng hạn, nếu để thể hiện âm “cờ” ta nhất loạt dùng chữ cái
“c” thì tiện lợi nhiều. Song, do những người sáng tạo ra chữ Quốc ngữ là người
phương Tây cho nên chữ viết tiếng Việt, khi âm “cờ” đứng trước “e, ê, i” thì viết “k”
chứ không viết “c” nữa. Đó là một điều “bất bình thường”. Tuy nhiên, nó đã thành thói
quen phổ biến rồi. Cho nên cách viết ấy đã trở thành quy tắc mà mọi người phải tuân
thủ. Quy tắc như thế gọi là quy tắc chính tả.
Như vậy: Chính tả là hệ thống các chuẩn mực hoặc quy định trong vận dụng
chữ viết xác định việc viết đúng chữ viết theo chuẩn mực: viết đúng các âm, các thanh,
viết hoa, các chữ số, các từ vay mượn. Chính tả là những quy định mang tính xã hội
cao, được mọi người trong cộng đồng chấp nhận và tuân thủ. Những quy định đó
thường là do thói quen trong sự vận dụng thực tiễn, cũng có thể do các tổ chức, cơ
quan nhà nước có thẩm quyền ban hành và được xã hội chấp nhận trong thực tiễn.
- Trong thực tế, những trường hợp viết sai chính tả thường do hai nguyên
nhân:
ảnh hưởng của phát âm địa phương, thiếu hiểu biết về các nguyên tắc ngôn
ngữ trong hệ thống ngôn ngữ.
1.2. Nguyên tắc chính tả của tiếng Việt:
1.2.1. Nguyên tắc ngữ âm:
Chữ Việt là một thứ chữ ghi âm xây dựng theo nguyên tắc ngữ âm học tức là
nói sao ghi vậy.Nói chung, đây là một thứ chữ viết tốt, có thể nêu lên những ưu điểm
sau:

42
- Trong đại đa số các trường hợp, bảo đảm được tương quan một- một
giữa âm và chữ.
- Cách viết âm tiết rời, xét về mặt chính tả, cũng làm cho sự kết hợp các
chữ cái thành đơn giản, tiện lợi.
- Một vài điểm “bất hợp lí” cũng theo những quy tắc khá thống nhất và
không đến nỗi rắc rối.
Vì những đặc điểm kể trên của chữ viết tiếng Việt nên rõ ràng, nguyên tắc ngữ
âm là nguyên tắc cơ bản.

- Chữ viết phải đúng chuẩn ngữ âm: những trường hợp viết theo cách phát
âm địa phương, không đúng chuẩn đều sai chính tả.
Ví dụ: Đàn dịch (vịt) đi ăn ngoài guộng (ruộng) mới dề (về). (Nam Bộ)
Con châu (trâu) đi khỏi nũy (lũy) che (tre) nàng (làng). (Bắc Bộ)
- Phải viết chữ theo quy tắc chung của chữ Việt hiện nay. Những quy tắc
này đã được hình thành theo sự kết hợp các âm, các thanh hoặc các chữ cái.
1.2.2. Nguyên tắc ngữ nghĩa:
Chữ viết của chúng ta không theo nguyên tắc ghi ý, nghĩa là không phụ thuộc
vào ý nghĩa của từng từ hay từng tiếng. Nhưng khi cần xác định chính tả ở những
trường hợp mà hai hoặc nhiều có khả năng đều có thể chấp nhận về ngữ âm và chữ
viết, thì việc viết theo cách nào là việc có thể căn cứ vào ý nghĩa của từ hay tiếng cần
biểu đạt mà định đoạt.
Ví dụ: Gặp trường hợp ghép âm “dờ” với âm “a” thì viết như thế nào cho
đúng, viết “gia” hay “da”. Viết như thế nào là tùy thuộc vào nghĩa. Với nghĩa là “lớp
bì bọc ngoài cơ thể động vật” (nghĩa A) hoặc “mặt ngoài của một số vật như quả,
cây…” (nghĩa B) thì viết “da”. Còn sẽ viết “gia” với những nghĩa như sau:
- “thêm vào” (gia hạn, gia vị…)
- “nhà” (gia sư, gia đình…)
2. Các lỗi chính tả thường gặp và cách chữa
1.2. Các lỗi vi phạm các quy định trong hệ thống chữ Quốc ngữ
1.2.1.Các quy định về việc viết phụ âm, nguyên âm:
Những chỗ hạn chế trong chữ Quốc ngữ nói trên được khắc phục bằng những
quy định bổ sung. Nếu không viết đúng những quy định này là mắc lỗi chính tả. Đó là
những quy định sau:
a. Luật ghi âm / k/:
- Viết bằng chữ “k” khi đi trước các nguyên âm hẹp (e, i, ê). Nếu trước các
nguyên âm khác (a, ă, â, o, ô, ơ, u, ư, ươ, uô, ưa, ua) mà viết “k” là sai. Có một vài
ngoại lệ: Mê- kông, Bắc Kạn, kaki.
- Viết bằng chữ “c” khi đi trước các nguyên âm: a, ă, â, o, ô, ơ, u, ư, ươ, uô,
ưa, ua.
43
- Viết bằng “q” khi đi trước âm đệm “u”: quang, quốc, quyên…Khi không có
âm đệm thì trước đó không được viết “q”.
b. Luật ghi âm // và âm //
- Viết là “g” và “ng” khi đi trước các âm: a, ă, â, o, ô, ơ, u, ư, ươ, uô, ưa, ua.
- Viết là “gh” và “ngh” khi đi trước các nguyên âm: i, e, ê, iê, ia.
c. Luật ghi âm đệm /u/:
- Viết bằng chữ “u” khi phụ âm đầu là “q”.
- Viết bằng chữ “u” khi đi trước các nguyên âm: â, ê, y, ya, yê.
- Viết bằng “o” khi đi trước các nguyên âm: a, ă, e.
d. Luật ghi nguyên âm đôi /ie/:
- Viết bằng “iê” khi âm tiết có âm đầu, âm cuối nhưng không có âm đệm: tiết,
liếc…
- Viết là “yê” khi âm tiết có thể không có âm đầu, âm đệm nhưng có âm cuối:
yên, nguyệt…
- Viết là “ia” khi âm tiết không có âm đệm và âm cuối: kia, tia, mía…
- Viết là “ya” khi âm tiết không có âm cuối nhưng có âm đệm và âm đầu:
khuya.
e. Luật ghi nguyên âm đôi /uo/:
- Viết “uô” khi có âm cuối: tuổi, suối, chuồng…
- Viết là “ua” khi không có âm cuối: cua, vua, lúa…
g. Luật ghi nguyên âm đôi //:
- Viết là “ươ” khi có âm cuối: tưởng, mượn…
- Viết là “ưa” khi không có âm cuối: mưa, thưa, trưa…
2.2.2. Quy định về dấu thanh
- Dấu thanh đều phải đánh đúng chữ cái ghi âm chính.
- Khi âm chính là nguyên âm đôi thì dấu thanh đánh ở chữ cái thứ nhất
nếu âm tiết không có âm cuối, nếu âm tiết có âm cuối thì đánh dấu thanh ở chữ cái thứ
hai
2.2. Các lỗi chính tả do ảnh hưởng của phát âm địa phương:
Như trên đã nói, chữ Quốc ngữ là loại chữ viết ngữ âm học, tức là nói sao viết
vậy, cụ thể là, nói chung, chỗ nào phát âm giống nhau thì viết giống nhau, phát âm
khác nhau thì viết khác nhau. Khi xét tương quan âm- chữ như thế trong chính tả, cách
phát âm làm cơ sở nói đến là cách phát âm chung của ngôn ngữ chuẩn. Mà người viết,
trong nói năng, bị ảnh hưởng lớn của phương ngữ, trong cách phát âm của mình, nhiều
chỗ lệch chuẩn. Điều đó dẫn tới chỗ người viết thường xuất phát từ cách phát âm
không chuẩn của tiếng nói địa phương mình quen dùng. Sau đây là những lỗi phổ biến
và cách chữa:
2.2.1. Viết sai phụ âm đầu:

44
Người vùng Bắc Bộ thường mắc lỗi viết sai âm đầu do phát âm lẫn lộn các cặp
phụ âm đầu sau đây:
a. N và L:
Đây là lỗi khá phổ biến ở ngoại thành Hà Nội và đồng bằng Bắc Bộ nói chung.
Sự lẫn lộn về mặt từ vựng đã khiến nhiều trường hợp đáng lẽ đọc và viết “L” thì đọc,
viết thành “N” và ngược lại. Sau đây là một số mẹo khắc phục lỗi này:
- Mẹo về âm đệm:
Mẹo này được diễn giải như sau: L có thể đứng trước âm đệm còn N thì
không.
Tuy nhiên, việc phân biệt âm đệm trong tiếng Việt rất rắc rối. Theo thống kê,
các vần có âm đệm trong tiếng Việt là: oa, oă, uâ, oe, uy. Vậy chỉ cần nhớ thuộc lòng
câu sau đây: “ Ngoa ngoắt Tuấn khoe quê Thúy” để nhận biết những vần có âm đệm là
có thể áp dụng mẹo này. Ngoại lệ: từ “noãn”.
- Mẹo láy âm:
Mẹo này có thể diễn giải như sau: Khi ở vị trí thứ nhất trong một từ láy âm, L
có thể láy âm với các âm đầu khác, còn N thì không có khả năng này.
Vậy nếu gặp một tiếng không rõ là viết L hay N, ta hãy tạo một từ láy âm láy
phụ âm đầu. Nếu tiếng đó có thể đứng trước thì nó được viết là L.
Ví dụ: lắp bắp, lạch bạch, lim dim…
- Mẹo đồng nghĩa “lài- nhài”:
Mẹo này được diễn giải như sau: Trong tiếng Việt có khoảng 40 cặp từ đồng
nghĩa với nhau có phụ âm đầu L hoặc NH. Vậy khi gặp một tiếng chưa rõ viết L hay
mà thấy đồng nghĩa với một tiếng khác viết với NH thì có thể kết luận tiếng chưa rõ ấy
được viết với L.
Ví dụ: lài- nhài, lặt- nhặt, lanh- nhanh, lầm- nhầm…
b. TR và CH:
Trong phát âm, người miền Bắc không phân biệt TR với CH. Một số mẹo
khắc phục lỗi này như sau:
- Mẹo thanh điệu trong từ Hán Việt:
Mẹo này chỉ áp dụng cho từ Hán Việt và được diễn giải như sau: Những từ
Hán Việt mang dấu nặng và dấu huyền đều chỉ đi với TR chứ không đi với CH.
+ TR đi với dấu nặng: trịnh trọng, trị giá, trụy lạc, triệu phú, trận mạc…
+ TR đi với dấu huyền: truyền thống, từ trường, trần thế, trù bị, phong trào…
- Mẹo láy âm:
Mẹo này được diễn giải như sau: CH láy âm với các phụ âm khác ở vị trí đứng
trước hoặc đứng sau, trái lại TR không láy âm đầu với các phụ âm khác trừ 4 ngoại lệ:
trọc lóc, trụi lũi, trót lọt, trẹt lét. Vậy nếu một tiếng không rõ được viết với TR hay CH
nhưng có thể láy âm đầu với các âm khác, tiếng đó sữ được viết CH.
Ví dụ: chơi bời, cheo leo, choáng váng, lanh chanh, chờn vờn…
45
- Mẹo đồng nghĩa “tranh- giành”:
Mẹo này được diễn giải như sau: Trong tiếng Việt có nhiều cặp tự đồng nghĩa
một viết với TR, một viết GI. Vậy khi gặp một từ chưa rõ viết vơi CH hay TR, mà trái
lại đồng nghĩa với một từ viết với GI thì từ đó phải được viết với TR.
Ví dụ: tranh- giành, trời- giời, trùn- giun, trồng- giồng, trữ- giữ…
- Mẹo từ vựng:
+ Mẹo cha- chú: những từ chỉ quan hệ thân thuộc trong gia đình thì viết CH
chứ không viết TR.
+ Mẹo chum- chạn: đồ dùng trong gia đình nông dân cũng được viết với CH
chứ không viết với TR( ngoại lệ: cái tráp)
- Mẹo kết hợp âm đệm:
Về mặt kết hợp, TR không đi được với các vần: oa, oă, oe; chỉ có CH mới có
khả năng này.
c. S và X:
Một vài mẹo sau đây có thể giúp khắc phục lỗi này:
- Mẹo kết hợp âm đệm:
S không đi được với 4 vần oa, oă, oe, uê, vậy chỉ có thể viết X với 4 vần này.
Ngoại lệ: rà soát, soạn bài, sột soạt…
- Mẹo láy âm:
Chỉ có X mới láy âm với các âm đầu khác, còn S không có khả năng này. Vì
vậy, nếu gặp một tiếng không rõ viết X hay S mà lại láy âm với âm đầu khác thì tiếng
ấy sẽ được viết là X.
Ví dụ: lao xao, xô bồ, búa xua, lịch xịch…
- Mẹo từ vựng:
+ Tên các thức ăn và đồ dùng liên quan đến việc nấu nướng, ăn uống thường
viết với X: xôi, phở xào, xúc xich, cái xoong…
+ Hầu hết các danh từ còn lại viết S:
Danh từ chỉ người: nhà sư, bà sãi, đại sứ…
Danh từ chỉ động vật và thực vật: cây sen, cây sim, cây sồi, con sóc, con sói…
Danh từ chỉ đồ vật: sợi dây, song cửa, cái sang gạo, cái siêu nấu nước…
Danh từ chỉ các hiện tượng tự nhiên: sao, sương, sóng, sấm, sét…
Ngoại lệ: Mùa xuân bà xơ đi xuồng gỗ xoan, mang một xoắc xoài đến xã, đổi
xẻng ở xưởng đem về cho trạm xá chữa xương.
d. R, D và GI:
- Mẹo về âm đệm:
R và GI không kết hợp với âm đệm , tức là không đứng trước các vần bắt đầu
bằng: oa, oă, uâ, oe, uê, uy. Vậy khi gặp những vần như vậy ta sẽ viết với D.
Ví dụ: dọa nạt, hậu duệ, vô duyên…(ngoại lệ: dây cu –roa)
- Mẹo láy âm:
46
+ “co ro bịn rịn”:
R láy âm với B và C (K), là những hình thức mà R và GI không có.
Ví dụ: bịn rịn, bủn rủn, bối rối, co ro, cập rập, còm ròm…
+ “run rẩy- rừng rực”: mẹo này giúp nhận biết R, dựa trên cơ sở những đặc
điểm ngữ nghĩa những từ láy âm điệp âm đầu với R, khác hẳn những từ láy điệp âm
đầu với GI hay D.
Những từ láy điệp âm đầu với R mô phỏng tiếng động, tượng thanh: rào rào,
rì rào, rì rầm, rả rich, réo rắt, rọt rẹt, róc rách…
Những từ láy điệp âm đầu với R chỉ sự rung động ở nhiều cung bậc khác
nhau: run rấy, rón rén, rung rinh, rập rình, rạo rực…
Những từ láy điệp âm đầu với R chỉ những sắc thái ánh sáng động, tươi,
chói: rực rỡ, rừng rực, roi rói, ròi rọi, rạng rỡ…
- Mẹo từ đồng nghĩa:
Trong một số trường hợp, tiếng có phụ âm đầu R đồng nghĩa với tiếng có phụ
âm đầu L và S do quan hệ nguồn gốc. Do đó, có thể dựa vào quan hệ đồng nghĩa này
để viết đúng R trong những trường hợp đó.
+ R đồng nghĩa cùng gốc với L: lấp- rấp, lóc- róc, lỗ- rỗ, long- rồng, luyện-
rèn, lắp- ráp…
+ R đồng nghĩa cùng gốc với S: siết- riết, sắp- rắp, sáng- rạng, …
Người miền Nam cũng có sự nhầm lẫn về âm đầu trong trường hợp sau:
e. V và D:
Quy tắc để sửa chữa là:
- Trong các từ tượng thanh chỉ có âm đầu V chứ không có âm đầu D: vo ve, vu
vu, vù vù, vun vút, véo von…
- Trong các cặp từ gần nghĩa hoặc đồng nghĩa có sự chuyển đổi các cặp âm
đầu sau. Dựa vào đây để viết các từ tương ứng với âm đầu.
+ V- Q: vấn- quấn, vầng- quầng, vẹo- quẹo, vặn- quặn…
+ V- H: vằn- hằn, vớt- hớt, vẽ- họa, vắng- hoang…
+ V- B: vốn- bổn, ven- biên, vái- bái…
+ V- M: vụ- mùa, vũ- múa…
+ V- PH: ve vẩy- phe phẩy, vâng- phụng, vụt- phụt, vé- phiếu…
+ D- L: day- lay, dát- lát, dần dần- lần lần, dĩ- lấy…
+ D- NH: dơ- nhơ, dô- nhô, dịp- nhịp, dộng- nhộng, dát- nhát..
+ D- Đ: dĩa- đĩa, dao- đao, dầm- đầm…
2.2.2 . Viết sai vần (kèm âm cuối) :
Các lỗi về vần được quan sát thấy ở cả ba miền đất nước. Có điều mỗi miền
mỗi khác nhau. Chẳng hạn, người miền Bắc lẫn lộn “iu” với “ưu”, “iêu” với “ươu”;
người Nam Bộ và Nam Trung Bộ lẫn lộn “iu” với “iêu”, “ưu” với “ươu”, “ang” với
“an”…Sau đây là những lỗi tiêu biểu:
47
a. ƯU và IU: vần “ưu” chỉ có trong một số từ ( bưu điện, lưu trữ, hưu trí, cứu,
tựu trường…), còn lại là vần “iu”.
b. ƯƠU và IÊU: vần “ưu” chỉ có ở một vài từ (rượu, hươu, bướu cổ…), còn
lại đều là vần “iêu”.
c. ƯƠI và ƯI: vần “ưi” chỉ có trong một vài từ (chửi, gửi, ngửi, khung cửi),
còn lại là vần “ươi”.
d. UÔI và UI:
- Trong các từ láy âm không có vần “uôi”, chỉ có vần “ui”: lầm lũi, đen đủi,
ngậm ngùi…
- Những từ đơn mang vần “ui” thường có các nghĩa sau:
+ Chỉ hành động hướng xuống: cúi, chui, dúi, chúi…
+ Chỉ hành động đẩy tới: ủi, dũi, xui, dùi…
+ Chỉ hành động rút lui: lủi, lùi, lui, vùi…
e. IÊM và IM, IÊP và IP, IÊU và IU:
Trong từ Hán Việt thường chỉ có các vần “iêm, iêp, iêu” : ưu điểm, thiểu số,
tiếp tế,…Còn các thuần Việt thường có các vần “im, ip, iu” : màu tím,múp míp, kịp
thời, thiu, bẩn thỉu,…
g. Phân biệt một số vần có phụ âm cuối là: n, t, c, ng, nh, ch
- AN, AT với ANG, AC:
+ Các từ láy âm tiếng gốc đi sau thì có sự phối hợp hai vần “an” và “at”: san
sát, man mát, ran rát…
+ Các từ láy âm mà tiếng gốc đi trước thì tiếng láy đi sau có vần “ang”: sỗ
sàng, ngỡ ngàng, dịu dàng, nhẹ nhàng…, hoặc vần “ac”: bàn bạc, lệch lạc, xơ xác,
nhếch nhác…
- Nhiều từ láy âm có sự phối hợp các phụ âm cuối: n/t, nh,ch, ng/c
Ví dụ: vùn vụt, dằng dặc, khang khác…
- ET với EC, ENG với EN :
+ Chỉ có một vài từ mang vần “ec” (cù léc, khẹc khẹc, eng ec), các từ còn lại
đều mang vần “et” : nhận xét, gào thét, gấy đét, lấm lét…
+ Vần “eng” chỉ có trong các từ tượng thanh (leng keng, lẻng xẻng, eng éc),
các từ khác thường mang vần “en”: khen ngợi, áo len, lén lú, kén chọn…
- ĂN với ĂNG, ĂT với ĂC:
+ Đa số từ Hán Việt có vần “ăc” mà không có vần “ăt”: bắc, đặc sắc,…
+ Phần lớn các từ phiên âm mang vần “ăng”, “ăc” không mang vần “ăn”, “ăt”:
xe tăng, căng tim, nhà băng, xi măng…
2.2.3. Viết sai dấu thanh:
Tiếng Việt là ngôn ngữ có thanh điệu, và thanh điệu có vai trò quan trọng
trong tiếng Việt. Tuy nhiên, không phải vùng, miền nào trong cả nước cũng nói đủ 6

48
thanh điệu ấy, thậm chí còn nhầm lẫn giữa các thanh điệu với nhau, tiêu biểu là nhầm
lẫn thanh hỏi và thanh ngã. Để chữa lỗi này, ta có thể sử dụng các mẹo sau:
a. Mẹo trầm bổng trong láy âm:
Mẹo này áp dụng cho những từ láy âm tiếng Việt, có thể tóm tắt như sau:
Trong một từ láy âm song tiết thì các tiếng của nó bao giờ cũng mang dấu cùng hệ
trầm hay hệ bổng.
- Hệ bổng gồm ba dấu thanh: thanh ngang (viết không đánh dấu), thanh hỏi và
thanh sắc.
- Hệ trầm gồm ba dấu thanh: thanh huyền, thanh nặng và thanh ngã.
Ta nhớ sự phân bố các thanh dựa theo bài thơ sau:
Chị Huyền mang nặng ngã đau.
Hỏi không sắc thuốc lấy đâu mà lành.
Ví dụ: vẩn vơ, nghĩ ngợi, nghỉ ngơi, hãi hùng, sỗ sàng, bảnh bao, nhỏ nhen,
mát mẻ…
Vậy nếu gặp một tiếng mà không rõ viết dấu hỏi hay dấu ngã thì hãy cấu tạo
một từ láy âm song tiết, có chứa tiếng đó. Sau đó, căn cứ vào dấu thanh của âm tiết láy
âm với nó mà xác định dấu thanh của nó theo mẹo bổng trầm. Có mấy ngoại lệ: vỏn
vẹn, ngoan ngoãn, khe khẽ, se sẽ, bền bỉ, nhỏ nhặt….
b. Mẹo “lãi- lời- lợi” và “tản- tán- tan”:
Mẹo này áp dụng quy luật trầm bổng cho một số tiếng cùng gốc hay gần nghĩa
nhau, được tóm tắt như sau: Các tiếng cùng gốc hay gần nghĩa với nhau sẽ mang dấu
cùng hệ với nhau, cùng hệ bổng “tản- tán- tan” và cùng hệ trầm “lãi- lời- lợi”.
Ví dụ: Theo “lãi- lời”: dẫu- dầu, cũng- cùng, mõm- mồm, đẫy- đầy, ngỡ-
ngờ…
Theo “lãi- lợi : trẽn- thẹn, cỗi- cội, đỗ- đậu, mão- mẹo, chữ- tự…
Theo “lãi- lãi”: ngẫm- gẫm, rữa- vữa, hẵng- hãy, rã- bã…
Theo “tản- tán”: rải- rưới, phản- ván, bản- vốn, bảo- báo…
c. Mẹo “mình nên nhớ là viết dấu ngã”:
Mẹo này áp dụng cho phần lớn các từ Hán- Việt, được phát biểu như sau: Các
âm tiết Hán- Việt, trong trường hợp có sự phân vân nên viết dấu hỏi hay dấu ngã, mà
được bắt đầu bằng một trong những âm trong câu: m (mình), n (nên), nh (nhớ), l (là), v
(viết), d (dấu), ng (ngã) thì được viết với dấu ngã, ngược lại, viết với dấu hỏi. Ngoại lệ:
kỹ năng, bãi khóa, bĩ cực, phẫu thuật, linh cữu, tống tiễn, thực tiễn…
Ví dụ: uy vũ, nữ nhi, não, bản ngã, lão, ngôn ngữ…
3. Quy tắc viết hoa hiện nay và cách luyện viết hoa:
Quy tắc viết hoa cũng như phiên âm tiếng nước ngoài nằm trong khuôn khổ
những quy định chung về chính tả hiện hành.
- Mục đích: Đánh dấu bắt đầu câu, biểu hiện sắc tái tu từ, ghi tên riêng
- Quy tắc viết hoa do bộ Giáo dục quy định:
49
+ Viết hoa tên người:
Tên người Việt Nam được viết hoa chữ cái đầu tất cả các âm tiết: Trần
Hưng Đạo, Lý Thường Kiệt, Đàm Vĩnh Hưng…
Tên người dân tộc ít người trong nước và tên người nước ngoài, nếu được
phiên âm ra tiếng Việt, phải viết hoa các chữ cái đầu, giữa các âm tiết trong từng bộ
phận, phải có dấu gạch nối: Kơ- pa Kơ- lơng, Lê-nin…
Tên người nước ngoài phiên âm ra tiếng Việt được viết hoa chữ cái đầu ở
mỗi bộ phận của tên, và giữa các âm tiết trong cùng một bộ phận cũng có dấu gạch
nối: Tô -mát Ê- đi- xơn, Vla- đi- mia I- lich Lê- nin…Riêng tên nước ngoài được phiên
âm qua âm Hán- Việt thì viết hoa như tên người Việt Nam: Thành Cát Tư Hãn, Ngô
Thừa Ân, Nã Phá Luân…
+ Tên các tổ chức chính trị- xã hội: viết chữ cái đầu của âm tiết đầu tiên và
chữ cái đầu của các âm tiết biểu thị tính chất riêng biệt của tên: Bộ Ngoại giao, Trường
Đại học Phạm Văn Đồng, Bộ Giáo dục và Đào tạo…
+ Viết hoa tên địa danh:
Tất cả các tên sông, núi, tỉnh, thành, phố, phường, quận, huyện, thị xã,
thôn, làng, xã...đều viết hoa chữ cái đầu mỗi âm tiết: Sài Gòn, quận Hoàn Kiếm, cầu
Long Biên, sông Hương, núi Ấn…
Một số tên địa lí phiên âm từ tiếng dân tộc ít người thì chỉ viết hoa chữ cái
đầu ở mỗi bộ phận tên và giữa các âm tiết trong cùng một bộ phận có gạch nối: Krông
a- na, Y- a- li…
Tên địa danh nước ngoài được phiên âm ra tiếng Việt cũng viết hoa chữ cái
đầu của mỗi bộ phận và giữa các âm tiết trong cùng một bộ phận có dấu gạch nối:
Xanh Pê- téc- bua, Béc- lin…Riêng các tên địa lí nước ngoài được phiên âm qua âm
Hán- Việt thì viết hoa như tên địa lí Việt Nam: Tây Ban Nha, Hy Lạp, Luân Đôn, Bắc
Kinh, Đài Bắc…
4.Cách viết hoa các từ ngữ nước ngoài:
- Giữ nguyên dạng chữ viết của ngôn ngữ gốc
Hạn chế: khó đọc, khó viết, chủ yếu dùng trong các tạp chí, sách báo chuyên
môn, các tiểu luận, luận văn khoa học…
- Đối với chữ viết của ngôn ngữ của một hệ thống chữ cái khác (z, w, j, f) vẫn
theo quy tắc ghi âm vị, thường dùng cách chuyển sang chữ cái Latinh hoặc chuyển
thành chữ cái tiếng Việt.
- Trong thực tiễn sử dụng một số thuật ngữ tiếng nước ngoài, đã có những điều
chỉnh nhất định theo lối rút gọn. Những điều chỉnh ấy có thể chấp nhận được.

BÀI TẬP VẬN DỤNG:


Chữa các lỗi chính tả (nếu có):

50
1. Đặc biệc, xanh biếc, biệc đãi, biệt tăm, biết điều, biếng cố, lười biến, da
diếc, con chiêng, chiêng trống, liết dao, tháng giêng, đơn chiếc, giết giặt, chiêng cá.
2. Lở buộc miệng nói ra rồi, nó buột lòng phải nói hết.
3. Họ ngồi uống rượu suôn dưới trăng suông.
4. Gặp dòng nước chảy cuồng cuộng, nó cuốn cả lên.
5. Là một con người bảnh bao, chải chuốc, viết văn, anh ta cũng trau chuốc
từng chữ, từng câu.
6. Mặt buồn rười rượi thế đó thì buông bán cái gì?
7. Suốt mấy tháng trời, công việc đều suông sẻ,
8. Ở Đà nẵng, Quảng nam và nhiều nơi khác nữa, người dân rất yêu thích món
Cao Lầu, Bánh Xèo và mì Quảng.
9. Nó buôn tay bất lực, nước mắt lả chả tuông rơi.
10. Tính thẳng đuồng đuộc, nó cũng chỉ là một đứa ngờ nghệch, ruộc để ngoài
da.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


51
1.Bùi Minh Toán, Nguyễn Quang Ninh- Tiếng Việt thực hành, NXB Đại học
sư phạm.
2.Nguyễn Minh Thuyết, Nguyễn Văn Hiệp- Tiếng Việt thực hành, NXB Đại
học quốc gia Hà Nội, 1996
3.Hồ Lê, Lê Trung Hoa- Sửa lỗi ngữ pháp, NXB Giáo dục, 1990
4.Phan Thiều- Rèn luyện ngôn ngữ tập 1,2 NXB Giáo dục, 2001
5.Phan Ngọc- Chữa lỗi chính tả cho học sinh, NXB Giáo dục, 1982
6. Bùi Minh Toán, Lê A- Tiếng Việt thực hành, NXB Giáo dục, 1997

52

You might also like