Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 8

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SPKT HƯNG YÊN


KHOA KINH TẾ
~~~~~~***~~~~~~

BÀI TIỂU LUẬN

ĐỀ TÀI:
Thực trạng phát triển các tổ chức tài chính
trung gian ở nước ta

Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thị Xuân


Lớp : 109204
Chuyên ngành : Quản trị kinh doanh
Giảng viên hướng dẫn : Vũ Thị Huyền

Hưng Yên – 2021

1
PHẦN I. LỜI MỞ ĐẦU
Hoạt động của các tổ chức trung gian tài chính trên thế giới đã ra đời và
phát triển mạnh mẽ. Tính ưu việt của các tổ chức trung gian tài chính này đã tạo
nên một kênh dẫn vốn rất quan trọng đến các doanh nghiệp và thực tế cho thấy
hoạt động của các tổ chức trung gian tài chính là một trong những nhân tố đẩy
nhanh trình độ phát trriển công nghệ ở các nước, nhất là đối với các nước chậm
phát triển. Với Việt Nam bước vào thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất
nước thì nhu cầu vốn đầu tư rất lớn. Tuy nhiên trong thời gian vừa qua vốn đầu
tư để đổi mới công nghệ máy móc thiết bị trong đó có cả vốn trung và dài hạn
của ngành ngân hàng. Còn bị hạn chế bởi nhiều nguyên nhân khác trong đó có
chính sách đầu tư còn nhiều bất cập. Nhằm khắc phục tình trạng này việc đưa ra
một cơ chế đầu tư hợp lý là điều cấp thiết. Chính vì vậy sự phát triển của các tổ
chức trung gian tài chính là một điểu tất yếu cho sự phát triển của nền kinh tế.
Tuy nhiên việc hoạt động của các tổ chức trung gian tài chính tại Việt Nam vẫn
chưa phát huy hết được tiềm năng phát triển của mình trong tiến trình phát triển
kinh tế. Vì vậy chúng ta cần có nhận thức đúng đắn về các tổ chức trung gian tài
chính nhằm phát triển nền kinh tế bền vững .

2
PHẦN II. NỘI DUNG
1. Khái quát về các tổ chức tài chính trung gian
a) Khái niệm
Tổ chức tài chính là các tổ chức chuyên nghiệp cung ứng các dịch vụ tài
chính bằng cách huy động các nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi dưới nhiều hình thức
khác nhau rồi dùng các nguồn vốn này để đầu tư (chủ yếu là cho vay) nhằm
mang lại lợi ích cho các bên tham gia giao dịch.

b) Đặc điểm
 Là những tổ chức làm cầu nối giữa những chủ thể cung và cầu vốn trên
thị trường.
 Là đơn vị kinh doanh tiền tệ - tín dụng.

c) Vai trò
Các trung gian tài chính giữ vị trí ngày càng quan trọng trong hệ thống tài
chính. Nó thực sự đem lại lợi ích trọn vẹn và đầy đủ cho cả ngườig có vốn,
người cần vốn, cho cả nền kinh té xa xhội và bản thân các tổ chức tài chính
trung gian.
Hoạt động của các trung gian tài chính góp phần giảm bớt những chi phí
thông tin và giao dịch lớn cho mỗi cá nhân tổ chức và toàn bộ nền kinh tế.
Do chuyên môn hoá và thành thạo trong nghề nghiệp, các tổ chức trung gian đáp
ứng đầy đủ, chính xác và kịp thời yêu cầu giữa người cần vốn và người có vốn.
Do cạnh tranh, đan xen và đa năng hoá hoạt động, các trung gian tài chính
thường xuyên thay đổi lãi suất một cách hợp lý, làm cho nguồn vốn thực tế được
tài trợ cho đầu tư tăng lên một cách cao nhất. Thực hiện hiệu quả các dịch vụ tư
vấn, môi giới, tài trợ, trợ cấp và phòng ngừa rủi ro.

d) Chức năng
 Chức năng tạo vốn

3
Các trung gian tài chính huy động vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế, hình
thành các quỳ tiền tệ tập trung. Bằng cách trả lãi suất, các trung gian tài chính
đem lại lợi ích cho người có tiền tiết kiệm và đồng thời cũng được hưởng lợi
trong giai đoạn cung ứng vốn.
 Chức năng cung ứng vốn cho nền kinh tế
Trong nền kinh tế thị trường, người cần vốn là các doanh nghiệp, các tổ
chức kinh doanh trong và ngoài nước. Tổ chức tài chính trung gian sẽ đáp ứng
đầy đủ, kịp thời nhu cầu vốn và nhận được một khoản lợi nhất định thông qua
việc cho vay với lãi suất cho vay lớn hơn lãi suất các tổ chức này trả cho người
tiết kiệm.
 Chức năng kiểm soát
Các tổ chức trung gian sẽ kiểm soát nhằm giảm tới mức tối thiểu sự rủi ro
bằng cách thường xuyên hoặc định kỳ kiểm soát trước khi cho vay, trong và sau
khi cho các doanh nghiệp vay vốn.
e) Phân loại:
Căn cứ vào cơ cấu nguồn vốn và cơ cấu sử dụng vốn
- Trung gian nhận tiền gửi
- Trung gian đầu tư
- Tổ chức tiết kiệm theo hợp đồng
Phân loại tổng hợp
- Ngân hàng
- Phi ngân hàng

2. Các loại hình tổ chức tài chính trung gian


a) Ngân hàng thương mại
- Là tổ chức kinh doanh tiền tệ mà hoạt động chủ yếu và thường xuyên là
nhận tiền kí gửi từ khách hàng.
 Việt Nam có 5 ngân hàng thương mại lớn:
 Ngân hàng Ngoại thương
 Ngân hàng Nông nghiệp
 Ngân hàng Công Thương
 Ngân hàng Đầu tư Phát triển
4
 Ngân hàng Xuất nhập khẩu
16 Ngân hàng thương mại (chiếm 75% tổng dư nợ nền kinh tế) đã thống
nhất nguyên tắc tiếp tục giảm lãi suất cho vay lên đến 1%/năm trên dư nợ hiện
hữu bằng đồng Việt Nam trong 5 tháng cuối năm 2021 đối với khách hàng chịu
ảnh hưởng bởi dịch COVID-19. 
Riêng 4 NHTM Nhà nước tiếp tục cam kết dành ra gói hỗ trợ 4.000 tỷ
đồng để giảm lãi suất cho vay, giảm các loại phí dịch vụ ngân hàng trong thời
gian giãn cách cho khách hàng tại các địa phương đang thực hiện cách ly toàn xã
hội theo Chỉ thị 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
Về tăng trưởng tín dụng, tính đến ngày 7/10/2021, tín dụng toàn hệ thống
tăng 7,42% so với cuối năm 2020, cao hơn đáng kể so với cùng kỳ năm 2020
(cùng kỳ năm 2020 tăng 5,48%). Một số ngân hàng thương mại đã được nới hạn
mức tăng trưởng tín dụng.
Tốc độ tăng tín dụng sau 9 tháng chậm đôi chút so với kế hoạch là do cầu
tín dụng bị chững lại do giãn cách trong đại dịch làm đứt gãy, gián đoạn sản
xuất, tiêu dùng...

b) Thị trường chứng khoán


- Là doanh nghiệp kinh doanh chứng chứng khoán với tư cách là thành viên
của sở giao dịch chứng khoán.
Các công ty chứng khoán trong quá trình phát triển luôn đồng thời tăng
vốn điều lệ, nhằm đáp ứng được khả năng tài chính và sự phát triển.
Thị trường cổ phiếu trong 9 tháng đầu năm 2021 có giá trị giao dịch bình
quân đạt trên 19.543 tỷ đồng/phiên với khối lượng giao dịch bình quân đạt
682,42 triệu cổ phiếu/phiên, tương ứng tăng 294,93% về giá trị và tăng 138,29
% về khối lượng so với cùng kỳ năm 2020.
Đến hết quý III/2021, tổng khối lượng cổ phiếu đang niêm yết đạt trên
111,3 tỷ cổ phiếu, với giá trị vốn hóa niêm yết đạt hơn 5,13 triệu tỷ đồng, tăng
2,30% so với tháng trước, đạt tới 81,59% GDP năm 2020.
Tổng mức huy động vốn cho nền kinh tế qua TTCK 9 tháng đầu năm ước
đạt 292,1 nghìn tỷ đồng, tăng 12% so với cùng kỳ năm trước; giá trị giao dịch
bình quân trên thị trường cổ phiếu đạt 24.042 tỷ đồng/phiên, tăng 224% so với

5
bình quân năm 2020; giá trị giao dịch bình quân trên thị trường trái phiếu đạt
10.948 tỷ đồng/phiên, tăng 5,3%; khối lượng giao dịch bình quân trên TTCK
phái sinh, đối với sản phẩm hợp đồng tương lai trên chỉ số VN30 đạt 207.171
hợp đồng/phiên, tăng 32%; đối với sản phẩm chứng quyền có bảo đảm, khối
lượng đạt 18,78 triệu chứng quyền/phiên, tăng 59%.

c) Thị trường tài chính


- Là loại hình tổ chức tín dụng phi ngân hàng, sử dụng vốn tự có, vốn huy
động, vốn khác để cho vay, đầu tư, … nhưng không được thanh toán và nhận
tiền gửi dưới 01 năm.
Tại Việt Nam, hiện có tới 17 công ty tài chính, phần lớn thuộc các tập đoàn
kinh tế Nhà nước.
Trong mức tăng chung khiêm tốn của toàn nền kinh tế, khu vực dịch vụ giảm
0,69%, làm giảm 22,05%GDP do tăng trưởng âm trong 9 tháng đầu năm 2021
của một số ngành dịch vụ có tỷ trọng lớn đã làm giảm mạnh mức tăng chung của
toàn bộ nền kinh tế.
GDP 9 tháng đầu năm 2021 chỉ tăng 1,42% so với cùng kỳ năm trước do
dịch bệnh ảnh hưởng tới mọi lĩnh vực của nền kinh tế - xã hội. Thị trường tài
chính với tổng giá trị hoạt động ngân hàng, chứng khoán và bảo hiểm là nhóm
tăng cao thứ nhì, với mức tăng tới 8,37%, đóng góp 0,45 điểm phần trăm, góp
phần thúc đẩy tổng phương tiện thanh toán M2 tính đến ngày 7/10/2021 tăng
5,65% so với cuối năm 2020 và tăng 11,56% so với cùng kỳ 2020.

d) Thị trường bảo hiểm


- Là định chế tài chính cung cấp nhiều loại hình bảo hiểm khác nhau để
bảo vệ cá nhân và doanh nghiệp, chống lại rủi ro, tổn thất tài chính .
Kinh doanh bảo hiểm trên thị trường tài chính Việt Nam 9 tháng qua đã
tăng trưởng khá. Doanh thu phí bảo hiểm toàn thị trường 9 tháng đầu năm 2021
ước tính tăng 13% so với cùng kỳ năm trước (quý III/2021 tăng 7%).
Tính đến hết tháng 8/2021, TTBH Việt Nam có tổng tài sản ước đạt
643.588 tỷ đồng (tăng 22,10% so với cùng kỳ năm 2020), trong đó các DN bảo
hiểm phi nhân thọ ước đạt 102.222 tỷ đồng, các DN bảo hiểm nhân thọ ước đạt

6
541.366 tỷ đồng. Tổng doanh thu phí bảo hiểm ước đạt 133.040 tỷ đồng (tăng
16,96% so với cùng kỳ năm 2020)
 Trong bối cảnh hoạt động kinh doanh và môi trường đời sống kinh tế - xã
hội luôn đối diện với nhiều rủi ro do và từ dịch bệnh thì thị trường bảo
hiểm nhân thọ cũng như phi nhân thọ phát triển vừa là một nhu cầu khách
quan, vừa tạo cơ hội góp phần gia tăng tiềm lực vốn cho TTTC nói chung
và nền kinh tế nói chung. Đây cũng là xu hướng mang tính qui luật tất
yếu, phù hợp với cơ chế thị trường.

e) Quỹ đầu tư
- Là 1 định chế tài chính trung gian phi ngân hàng thu hút tiền nhàn rỗi từ
các nguồn khác nhau để đầu tư vào các loại tài sản khác…

7
DANH MỤC THAM KHẢO

• https://khotrithucso.com/doc/p/tai-lieu-tham-khao-mon-tai-chinh-tien-te-
563092
• https://thitruongtaichinhtiente.vn
• Taichinhtiente.com.vn
• Thitruongtaichinhtiente.vn
• Tailieu.doc.vn
• Giáo trình tài chính tiền tệ Trường ĐH SPKT Hưng Yên

You might also like