Bài 5: Giao Tiếp Với Các Nhóm Bệnh Nhân Khác Nhau

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 4

Bài 5: GIAO TIẾP VỚI CÁC NHÓM BỆNH NHÂN

KHÁC NHAU
MỤC TIÊU
1. Trình bày được một số đặc điểm trong mối liên hệ giữa nhân viên y tế và
bệnh nhân nữ.
2. Trình bày được một số điểm chú ý trong giao tiếp và hỗ trợ bệnh nhân nữ.
Trong thực hành lâm sàng, bác sĩ cũng như điều dưỡng luôn phải giao tiếp và làm
việc với bệnh nhân ở các độ tuổi khác nhau. Mỗi nhóm bệnh nhân sẽ có những đặc
điểm tâm lý riêng biệt cũng như những vấn đề sức khỏe đặc trưng. Hiểu được các đặc
điểm này sẽ giúp cho chúng ta thành công hơn trong quá trình chăm sóc người bệnh.
- Giao tiếp là hoạt động giao lưu, tiếp xúc giữa con người với con người. Trong quá
trình đó, các bên tham gia tạo ra hoặc chia sẻ thông tin, cảm xúc với nhau nhằm đạt
được mục đích giao tiếp.
Ví dụ: Hàng ngày, tại các bệnh viện, cán bộ, nhân viên y tế thường xuyên giao
tiếp với nhau và giao tiếp với bệnh nhân, người nhà bệnh nhân. Trong quá trình
giao tiếp đó, hai bên không chỉ chia sẻ thông tin (về công việc, về bệnh tật, về
cách chữa trị…) mà qua đó, họ còn chia sẻ với nhau cảm xúc (cảm thông, vui,
buồn) để hướng tới mục đích chung là chăm sóc sức khỏe và chữa bệnh cứu
người.
- Ứng xử là cách thức con người lựa chọn để đối xử với nhau trong giao tiếp sao cho
phù hợp và hiệu quả; Là phản ứng của con người khi nhận được cách đối xử của người
khác, trong những tình huống cụ thể.

GIAO TIẾP VỚI BỆNH NHÂN NỮ


Tình huống: Bệnh nhân nữ 40 tuổi, chưa có con, đi khám và phát hiện u xơ tử cung:
khối u to và dính. Sau khi thăm khám, bệnh nhân được chỉ định cắt bỏ khối u và cắt tử
cung. Bệnh nhân rất băn khoăn vì như vậy bệnh nhân sẽ không thể có con được nữa
và sau phẫu thuật sẽ giảm khả năng sinh hoạt tình dục. Bệnh nhân lo lắng sẽ ảnh
hưởng tới mối quan hệ vợ chồng và trong gia đình… Trong trường hợp này, chúng ta
sẽ cần phải trao đổi và giao tiếp với bệnh nhân như thế nào?
Giải quyết tình huống:
- Xác định nhu cầu tâm lí bệnh nhân: bệnh nhân cần được tư vấn để vượt qua lo lắng
và mặc cảm khi phát hiện bệnh tình của bản thân; giải thích tình trạng bệnh lí và các
phương án điều trị.
- Để trao đổi và tư vấn hiệu quả nhân viên y tế cần:
1. Có thái độ hòa nhã, kiên nhẫn, thân thiện
2. Giải thích về tình trạng hiện tại của bệnh nhân. Đồng thời cung cấp những thông tin
cần thiết để bệnh nhân và gia đình rõ và yên tâm điều trị.
3. Thể hiện sự đồng cảm: thấu hiểu, đáp ứng những nhu cầu từ bệnh nhân trong khả
năng...
4. Phân tích cụ thể các vấn đề liên quan tới điều trị:
@ NẾU BỆNH NHÂN KHÔNG TIẾP NHẬN ĐIỀU TRỊ THÌ:
- Xuất huyết → thiếu máu cấp tính do cường kinh.
- Khối u to chèn ép các cơ quan xung quanh.
- Biến chứng viêm phúc mạc, diễn xấu đi nhanh và có thể dẫn đến tử vong (ít gặp nhất
nhưng tiên lượng xấu nhất)
- Biến chứng nhiễm khuẩn.
- Biến chứng ung thư hóa.
-...
@ NẾU BỆNH NHÂN TIẾP NHẬN ĐIỀU TRỊ THÌ:
Ä Lợi ích:
- Điều trị dứt điểm bệnh.
- Tránh được những biến chứng.
Ä Trở ngại:
- Các trường hợp xấu có thể xảy ra trong quá trình phẫu thuật.
- Vô sinh.
- Giảm khả năng sinh hoạt tình dục.
Ä Giải pháp:
- Chuẩn bị tốt tâm lí và thể trạng trước phẫu thuật.
- Về mặt tâm lí sau phẫu thuật: tìm kiếm những niềm vui khác trong cuộc sống (công
việc, giao tiếp xã hội, chăm sóc người thân,...); bạn đời và các thành viên trong gia
đình cần dành cho bệnh nhân tình yêu thương và sự cảm thông, giúp bệnh nhân vượt
qua bệnh tật và các trợ ngại tâm lý.
- Về mặt thể chất sau phẫu thuật:
+) Sử dụng thuốc điều trị theo chỉ định của bác sĩ.
+) Chú ý dinh dưỡng để phục hồi thể trạng.
+) Lưu ý trong sinh hoạt tình dục:
• Cử sinh hoạt tình dục trong ít nhất từ 4-6 tuần để vết thương phẫu thuật lành
lại và cơ thể phục hồi hoàn toàn.
• Sử dụng bao cao su trong quan hệ tình dục để tránh gây viêm nhiễm hay mắc
các bệnh lây truyền qua đường tình dục.
• Dùng gel bôi trơn.
• Sinh hoạt tình dục với tần suất thích hợp, lành mạnh.

1. Một số đặc điểm trong mối liên hệ giữa nhân viên y tế và bệnh nhân nữ
1.1 Một số đặc điểm của bệnh nhân nữ
Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng tới mối quan hệ giữa nhân viên y tế và bệnh nhân Nữ,
bao gồm các vấn đề liên quan tới giới tính, thái độ và hành vi. Bệnh nhân nữ thường
mong muốn nhân viên y tế không chỉ tập trung vào việc chẩn đoán, điều trị mà còn tư
vấn cho bệnh nhân những vấn đề liên quan tới cảm xúc, tâm lý, xã hội, lối sống…
- Bệnh nhân nữ thường muốn được thăm khám và chăm sóc bởi nhân viên y tế cũng
là nữ giới, đặc biệt khi thăm khám ngực và khám phụ khoa.
- Bệnh nhân nữ thường hỏi về những vấn đề bệnh tật nhiều hơn nam giới.
- Bệnh nhân nữ cũng thường thể hiện cảm xúc và than phiền về bệnh tật nhiều hơn
bệnh nhân nam.
1.2 Mối liên hệ giữa nhân viên y tế nữ và bệnh nhân
- Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng nhân viên y tế nữ thường dành nhiều thời gian Để
giao tiếp với bệnh nhân hơn là nhân viên y tế là nam giới.
- Nhân viên y tế là nữ thường dành nhiều thời gian để khai thác các thông tin liên
quan tới tiền sử và các vấn đề khác liên quan tới bệnh tật nhiều hơn là nhân viên y
tế nam
- Nhân viên y tế là nữ thường dành nhiều thời gian hơn để tư vấn, hướng dẫn, thảo
luận về các vấn đề liên quan tới tâm lý, xã hội hơn là nhân viên y tế nam.
1.3 Giới tính của nhân viên y tế và vấn đề phòng bệnh
- Nhiều nghiên cứu chỉ ra có sự khác nhau giữa nhân viên y tế nam và nữ trong quá
trình cung cấp các thông tin liên quan tới phòng bệnh cho bệnh nhân nữ.
- Một nghiên cứu chỉ ra rằng bác sĩ nữ chú ý cho bệnh nhân làm xét nghiệm để sàng
lọc ung thư vú và ung thư tử cung hơn là bác sĩ nam.
- Bác sĩ nam, trẻ tuổi thường lung túng khi thăm khám các vấn đề liên quan tới ngực
và phụ khoa hơn là bác sĩ nữ.
2. Những vấn đề sức khỏe đặc trưng với bệnh nhân nữ
Do những đặc trưng về sinh lý học giới tính nên bệnh nhân nữ có thể gặp những vấn
đề sức khỏe đặc trưng được liệt kê ở dưới đay. Với mỗi vấn đề này thì ngoài việc chẩn
đoán, điều trị, vấn đề tư vấn tâm lý cũng đóng vai trò quan trọng
Các vấn đề sức khỏe đặc trưng bao gồm:
- Sàng lọc ung thư cổ tử cung.
- Sàng lọc ung thư vú.
- Hội chứng tiền mãn kinh.
- Vô sinh.
- Cắt tử cung.
- Mãn kinh.
3. Một số điểm chú ý trong giao tiếp và hỗ trợ bệnh nhân nữ
- Bày tỏ sự nhạy cảm sử dụng các kỹ năng thể hiện sự đồng cảm khi chăm sóc bệnh
nhân đặc biệt với những phụ nữ dễ bị tổn thương.
- Xây dựng mối quan hệ tốt với bệnh nhân trước khi thăm khám và chăm sóc cho
người bệnh.
- Bệnh nhân nữ thường có thái độ dè dặt vì vậy nhân viên y tế cần khuyến khích để
bệnh nhân đặt câu hỏi.
- Tôn trọng cuộc sống riêng tư của bệnh nhân, chú ý khi đặt những câu hỏi có tính
nhạy cảm.
- Cung cấp những kiến thức, thông tin càn thiết để tăng niềm tin và thái độ của bệnh
nhân về việc sàng lọc phát hiện sớm một số bệnh.
- Khi tư vấn, chú ý tới đặc điểm tâm lý xã hội, văn hóa, đặc biệt khi tư vấn những
vấn đề liên quan tới vô sinh, cắt tử cung.
- Chú ý tới những giai đoạn biến đổi mang tính sinh lý ở phụ nữ (giai đoạn tiền mãn
kính, mãn kinh) để cung cấp các thông tin một cách thích hợp cũng như tư vấn về
các phương pháp y học có thể cải thiện hoặc hỗ trợ cho bệnh nhân trong từng giai
đoạn.

You might also like