Tailieuxanh A18874 5253

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 105

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƢỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG


---o0o---

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

ĐỀ TÀI:

GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM


NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG
SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI CÔNG TY
TNHH THỰC PHẨM XUẤT KHẨU SƠN TÂY

SINH VIÊN THỰC HIỆN: NGUYỄN THỊ LINH


MÃ SINH VIÊN : A18874
CHUYÊN NGÀNH : TÀI CHÍNH

HÀ NỘI – 2014
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG
---o0o---

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

ĐỀ TÀI:

GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM


NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG
SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI CÔNG TY
TNHH THỰC PHẨM XUẤT KHẨU SƠN TÂY

Giáo viên hƣớng dẫn : Th.S Chu Thị Thu Thủy


Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thị Linh
Mã sinh viên : A18874
Chuyên ngành : Tài chính

HÀ NỘI – 2014

Thang Long University Library


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Khóa luận tốt nghiệp này là do tự bản thân thực hiện có sự hỗ
trợ từ giáo viên hướng dẫn và không sao chép các công trình nghiên cứu của người
khác. Các dữ liệu thông tin thứ cấp sử dụng trong Khóa luận là có nguồn gốc và được
trích dẫn rõ ràng.
Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về lời cam đoan này!
Sinh viên

Nguyễn Thị Linh


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực tập và làm luận văn, em đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ
và ưu ái.
Em muốn gửi lời cám ơn chân thành tới Thạc Sĩ Chu Thị Thu Thủy– người đã
nhiệt tình hướng dẫn và góp ý cho em hoàn thành bài luận văn này. Đồng thời, em
muốn cảm ơn Ban Giám đốc và toàn bộ anh (chị) nhân viên công ty TNHH Thực
phẩm Xuất khẩu Sơn Tây.
Em cũng xin cảm ơn các thầy cô giáo giảng dạy trong nhà trường đã truyền đạt
cho em rất nhiều kiến thức bổ ích để thực hiện khóa luận và cũng như có được hành
trang vững chắc cho sự nghiệp trong tương lai.
Do giới hạn kiến thức và khả năng phân tích, lập luận của bản thân còn nhiều
thiếu sót và hạn chế, kính mong sự chỉ dẫn và đóng góp của các thầy cô giáo để khóa
luận của em được hoàn thiện hơn.
Hà Nội, ngày 25 tháng 10 năm 2014
Sinh viên

Nguyễn Thị Linh

Thang Long University Library


MỤC LỤC
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH
DOANH TRONG DOANH NGHIỆP ..........................................................................1
1.1 Khái niệm và bản chất của hiệu quả sản xuất kinh doanh ...............................1
1.1.1 Khái niệm về hiệu quả sản xuất kinh doanh ...................................................1
1.1.2 Bản chất của hiệu quả kinh doanh ..................................................................1
1.1.3 Mối quan hệ giữa kết quả kinh doanh và hiệu quả sản xuất kinh doanh......2
1.2 Các chỉ tiêu đo lƣờng hiệu quả sản xuất kinh doanh ........................................3
1.2.1 Các chỉ tiêu đo lường hiệu quả sử dụng tài sản ..............................................3
1.2.2 Chỉ tiêu đo lường hiệu quả sử dụng vốn ........................................................13
1.2.3 Chi tiêu đo lường hiệu quả sử dụng chi phí ..................................................18
1.3 Các nhân tố ảnh hƣởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của DN .............21
1.3.1 Các nhân tố bên ngoài ....................................................................................21
1.3.2 Các nhân tố bên trong doanh nghiệp .............................................................24
1.4 Phƣơng pháp đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh ....................................28
1.4.1 Phương pháp so sánh ......................................................................................28
1.4.2 Phương pháp tỷ số ...........................................................................................29
1.4.3 Phương pháp Dupont ......................................................................................30
1.4.4 Một số phương pháp khác...............................................................................31
CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH
DOANH CỦA CÔNG TY TNHH THỰC PHẨM XUẤT KHẨU SƠN TÂY ........32
2.1 Giới thiệu chung về công ty................................................................................32
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty ............................................32
2.1.2 Cơ cấu bộ máy tổ chức của công ty ................................................................33
2.1.3 Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty TNHH Thực phẩm
Xuất khẩu Sơn Tây .......................................................................................................35
2.2 Thực trạng hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty TNHH
Thực Phẩm Xuất khẩu Sơn Tây.................................................................................35
2.2.1 Kết quả sản xuất kinh doanh ..........................................................................35
2.2.2 Thực trạng hiệu quả sản xuất kinh doanh ....................................................43
2.3 Đánh giá thực trạng hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH thực
phẩm xuất khẩu Sơn Tây ............................................................................................62
2.3.1 Hiệu quả sử dụng TSNH ................................................................................62
2.3.2 Hiệu quả sử dụng TSDH ................................................................................62
2.3.3 Hiệu quả sử dụng vốn vay...............................................................................62
2.3.4 Hiệu quả sử dụng VCSH ................................................................................62
2.3.5 Hiệu quả sử dụng chi phí ................................................................................63
CHƢƠNG 3 GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH
DOANH TẠI CÔNG TY TNHH THỰC PHẨM XUẤT KHẨU SƠN TÂY .........64
3.1 Mục tiêu và phƣơng hƣớng nâng cao hiệu quả hoạt động SXKD của công ty......64
3.1.1 Phương hướng phát triển của công ty ...........................................................65
3.2 Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả SXKD của Công ty .....................66
3.2.1 Biện pháp nâng cao hiệu quả Marketing .......................................................66
3.2.2 Tăng cường hiệu quả các khoản phải thu KH ..............................................66
3.2.3 Tiết kiệm chi phí lãi vay ..................................................................................70
3.2.4 Tăng hiệu suất sử dụng TSDH .......................................................................70
3.2.5 Quản trị HTK ...................................................................................................71

Thang Long University Library


DANH MỤC VIẾT TẮT
Ký hiệu viết tắt Tên đầy đủ
BQ Bình quân
CBCNV Cán bộ công nhân viên
DN Doanh nghiệp
GVHB Giá vốn hàng bán
KN Khả năng
QLDN Quản lý doanh nghiệp
TB Trung bình
TNHH Trách nhiệm hữu hạn
TPXK Thực phẩm Xuất khẩu
TSCĐ Tài sản cố định
TSDH Tài sản dài hạn
TSNH Tài sản ngắn hạn
VCSH Vốn chủ sở hữu
ROS Tỷ suất sinh lời trên doanh thu
RONA Tỷ suất sinh lời trên tài sản cố định
ROLA Tỷ suất sinh lời trên tài sản dài hạn
ROSA Tỷ suất sinh lời trên tài sản ngắn hạn
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ, CÔNG THỨC

Bảng 3.1 Kế hoạch tương lai ................................................................................65


Bảng 3.2. Danh sách các nhóm rủi ro ...................................................................68
Bảng 3.3. Mô hình tính điểm tín dụng ..................................................................69
Bảng 3.4. Đánh giá điểm tín dụng của Công ty thực phẩm HaPro ......................69
Biểu đồ 2.1 Suất hao phí của TS so với DT .........................................................44
Biểu đồ 2.2 Suất hao phí của TS so với LN .........................................................45
Biểu đồ 2.3 Suất hao phí của TSNH so với DT thuần ..........................................48
Biểu đồ 2.4 Suất hao phí của TSNH so với LN....................................................49
Biểu đồ 2.5 Suất hao phí của TSDH so với DT thuần ..........................................53
Biểu đồ 2.6. Suất hao phí của TSDH so với LN...................................................54
Sơ đồ 2.1 Sơ đồ cơ cấu bộ máy tổ chức của Công ty ...........................................33

Thang Long University Library


LỜI MỞ ĐẦU
1) Lý do chọn đề tài
Sau nhiều năm nỗ lực trong nền kinh tế, Việt Nam đang cố gắng chứng minh cho
các quốc gia khác rằng nền kinh tế của Việt Nam là nền kinh tế thị trường. Để có thể
làm được điều đó chúng ta đã và đang phải đối mặt với các quan hệ cạnh tranh ngày
càng phức tạp và gay gắt. Cuộc cạnh tranh khốc liệt đó buộc các DN muốn tồn tại và
phát triển thì phải nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Bởi vì DN nào có hiệu quả
sản xuất kinh doanh tốt sẽ nắm được quyền chủ động trên thị trường, tận dụng được
những cơ hội và hạn chế được những thách thức do nền kinh tế mang lại.
Công ty TNHH Thực phẩm Xuất khẩu Sơn Tây cũng đang phải đối mặt với
những cơ hội và thách thức đó. Do vậy, đề tài được chọn “Các giải pháp chính nhằm
nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty TNHH Thực phẩm
Xuất khẩu Sơn Tây” với mục đích nghiên cứu làm rõ cơ sở lý luận, thực tiễn và từ đó
đề ra các giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh cho công ty trong
thời gian tới.
2) Mục tiêu nghiên cứu
Để thực hiện được mục đích nghiên cứu của đề tài là “Các giải pháp chính nhằm
nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty TNHH Thực phẩm Xuất
khẩu Sơn Tây”, đề tài tự xác định cho mình các mục tiêu sau:
Một là: Hệ thống hóa một số cơ sở lý luận về hiệu quả hoạt động sản xuất kinh
DN Xuất khẩu.
Hai là: Phân tích thực trạng hiệu quả kinh doanh của công ty TNHH Thực phẩm
Xuất khẩu Sơn Tây.
Ba là: Đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh
của Công ty TNHH Thực phẩm Xuất khẩu Sơn Tây trong thời gian tới.
3) Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Luận văn tập chung nghiên cứu hiệu quả kinh doanh của
Công ty TNHH Thực phẩm Xuất khẩu Sơn Tây.
Phạm vi nghiên cứu: Do điều kiện và thời gian khuôn khổ của Khóa Luận tốt
nghiệp, đề tài chỉ phân tích số liệu trong 3 năm gần nhất trở lại đây là năm 2011, năm
2012, năm 2013 và chỉ tìm hiểu một số giải pháp chính nhằm nâng cao hiệu quả hoạt
động sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH Thực phẩm Xuất khẩu Sơn Tây trong
thời gian tới.
4) Phƣơng pháp nghiên cứu
Phương pháp so sánh, phương pháp phân tích báo cáo tài chính theo chiều ngang,
phân tích theo chiều dọc và phương pháp phân tích tỷ lệ để đưa ra đánh giá và kết luận
từ cơ sở là các số liệu được cung cấp và thực trạng tình hình hoạt động của công ty nói
riêng cũng như toàn ngành nói chung.
5) Bố cục của Luận văn
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận chung về hiệu quả sản xuất kinh doanh trong DN.
Chƣơng 2: Thực trạng hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty
TNHH Thực phẩm Xuất khẩu Sơn Tây
Chƣơng 3: Các giải pháp chính nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động sản
xuất kinh doanh của Công ty TNHH Thực phẩm Xuất khẩu Sơn
Tây.

Thang Long University Library


CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT
KINH DOANH TRONG DOANH NGHIỆP
1.1 Khái niệm và bản chất của hiệu quả sản xuất kinh doanh
1.1.1 Khái niệm về hiệu quả sản xuất kinh doanh
Hiệu quả sản xuất kinh doanh của DN là một chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh
trình độ sử dụng các yếu tố của quá trình sản xuất. Hiệu quả sản xuất kinh doanh còn
thể hiện sự vận dụng khéo léo của nhà quản trị DN giữa lý luận và thực tế nhằm khai
thác tối đa các yếu tố của quá trình sản xuất như máy móc thiết bị, NVL, nhân công để
nâng cao LN. Vậy hiệu quả sản xuất kinh doanh là một chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản
ánh trình độ sử dụng các nguồn vật lực, tài chính của DN để đạt được hiệu quả cao
nhất.
Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh là một trong những biện pháp cực kỳ
quan trọng của các DN để thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng cao một cách bền vững.
Do vậy phân tích hiệu quả kinh doanh là một nội dung cơ bản của phân tích tài chính
nhằm góp phần cho DN tồn tại và phát triển không ngừng. Mặt khác hiệu quả sản xuất
kinh doanh còn là chỉ tiêu đánh giá kết quả kinh doanh của các DN, góp phần tăng
thêm sức cạnh tranh cho các DN trên thị trường.
Khi phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh các chỉ tiêu cần được xem xét gắn
với thời gian, không gian của môi trường của các chỉ tiêu nghiên cứu. Mặt khác, hiệu
quả sản xuất kinh doanh của DN còn đặt trong mối quan hệ với hiệu quả xã hội và
trách nhiệm bảo vệ môi trường và nguồn tài nguyên của đất nước.
Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh cần phải kết hợp nhiều chỉ tiêu hiệu quả ở
các bộ phận, các mặt của quá trình kinh doanh như chỉ tiêu hiệu quả sử dụng TSDH,
TSNH, nguồn vốn chủ sở hữu, nguồn vốn vay, chi phí…Ta cũng có thể đi phân tích từ
chỉ tiêu tổng hợp đến chỉ tiêu chi tiết, từ đó khái quát hóa để đưa ra các quyết định
phục vụ quá trình kinh doanh.
1.1.2 Bản chất của hiệu quả kinh doanh
Bất kỳ một hoạt động nào của mọi tổ chức đều mong muốn dạt hiệu quả cao nhất
trên mọi phương diện kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trường. Hoạt động kinh doanh
trong cơ chế thị trường yêu cầu hiệu quả càng đòi hỏi cấp bách, vĩ mô là động lực thúc
đẩy các DN cạnh tranh và phát triển. Hiệu quả sản xuất kinh doanh của các DN chủ
yếu xét trên phương diện kinh tế có quan hệ với hiệu quả xã hội và môi trường.
Thực chất của hiệu quả kinh doanh là sự so sánh giữa các kết quả đầu ra với các
yếu tố đầu vào của một tổ chức kinh tế được xét trong một kỳ nhất định, tùy theo yêu
cầu của các nhà quản trị kinh doanh. Các chỉ tiêu tài chính phản ánh hiệu quả kinh

1
doanh là cơ sở khoa học để đánh giá trình độ của các nhà quản lý, căn cứ đưa ra quyết
định trong tương lai. Song độ chính xác của thông tin từ các chỉ tiêu hiệu quả phân tích
phụ thuộc vào nguồn số liệu, thời gian và không gian phân tích.
Các chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh có thể khái quát như sau:
Sự so sánh giữa kết quả đầu ra so với các yếu tố đầu vào được tính theo công
thức:
ế ả đầ
Hiệu quả inh do nh
Yếu tố đầu vào
Kết quả đầu ra, yếu tố đầu vào có thể đo bằng thước đo hiện vật, thước đo giá trị
tùy theo mục đích của việc phân tích.
Dựa vào báo cáo kết quả kinh doanh, các chỉ tiêu kết quả đầu ra bao gồm: Tổng
DT bán hàng và cung cấp dịch vụ, LN gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ, tổng LN
kế toán trước thuế, LN sau thuế thu nhập DN.
Dựa vào bảng cân đối kế toán, các chỉ tiêu yếu tố đầu vào bao gồm: Tổng TS
BQ, tổng nguồn vốn chủ sở hữu BQ, tổng TSDH BQ, tổng TSNH BQ. Hoặc chi phí,
GVHB, chi phí hoạt động trên báo cáo kết quả kinh doanh
Công thức trên phản ánh cứ 1 đồng chi phí đầu vào (vốn, nhân công, NVL, máy
móc thiết bị…) thì tạo ra bao nhiêu đồng kết quả đầu ra như DT, LN…trong một kỳ
kinh doanh, chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ hiệu quả kinh doanh của DN càng tốt.
Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh doanh thường thể hiện một kỳ phân tích, do
vậy số liệu dùng để phân tích các chỉ tiêu này cũng là kết quả của một kỳ phân tích.
Nhưng tuỳ theo mục tiêu của việc phân tích và nguồn số liệu sẵn có, khi phân tích có
thể tổng hợp các số liệu từ thông tin kế toán tài chính và kế toán quản trị khi đó các chỉ
tiêu phân tích mới đảm bảo chính xác và ý nghĩa.
Để đánh giá chính xác các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh doanh cần được xem
xét trong mối quan hệ với hiệu quả xã hội và quan điểm về hiệu quả.
1.1.3 Mối quan hệ giữa kết quả kinh doanh và hiệu quả sản xuất kinh doanh
Để làm sáng tỏ bản chất của hiệu quả sản xuất kinh doanh, ta sẽ nghiên cứu mối
quan hệ giữa 2 nhóm chỉ tiêu tài chính phản ánh kết quả và hiệu quả.
Kết quả kinh doanh là các chỉ tiêu tài chính phản ánh quy mô thu về của các hoạt
động, ví dụ sản lượng tiêu thụ, DT bán hàng, LN sau thuế…Các chỉ tiêu kết quả kinh
doanh cũng thường chia làm 2 nhóm: Các chỉ tiêu phản ánh kết quả phía trước của DN
như sản lượng sản phẩm sản xuất, DT bán hàng…Các chỉ tiêu phản ánh kết quả cuối
cùng của DN như LN trước thuế, LN sau thuế…

Thang Long University Library


Hiệu quả kinh doanh đó là chỉ tiêu phản ánh chất lượng của hoạt động trong các
điều kiện sẵn có để đạt được các mục tiêu tối ưu. Hiệu quả sản xuất kinh doanh cũng
thường được chia thành 2 nhóm: Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sản xuất kinh doanh
phía trước thường được phản ánh mức sản xuất của vốn, TS như số vòng quay HTK,
số vòng quay TS…Các chỉ tiêu phản ánh tỷ suất sinh lời như ROA, ROE,ROS…
Thông thường các chỉ tiêu phản ánh kết quả kinh doanh càng cao thì các chỉ tiêu
phản ánh hiệu quả kinh doanh cũng cao. Các chỉ tiêu phản ánh kết quả, hiệu quả kinh
doanh phía trước cao thì các chỉ tiêu phản ánh kết quả, hiệu quả kinh doanh phía sau
cũng cao. Nhưng trong một số trường hợp cụ thể lại không tuân theo quy luật này. Do
vậy các nhà quản trị kinh doanh muốn các chỉ tiêu kết quả, hiệu quả kinh doanh cuối
cùng tối ưu cần phải đưa ra các biện pháp nâng cao kết quả, hiệu quả kinh doanh phía
trước trong các điều kiện sẵn có của DN.
1.2 Các chỉ tiêu đo lƣờng hiệu quả sản xuất kinh doanh
1.2.1 Các chỉ tiêu đo lường hiệu quả sử dụng tài sản
1.2.1.1 Hiệu quả sử dụng tài sản chung
Khi phân tích hiệu quả sử dụng TS, cần phải nghiên cứu một cách toàn diện cả về
thời gian, không gian, môi trường kinh doanh và đồng thời đặt nó trong mối quan hệ
với sự biến động giá cả của các yếu tố sản xuất.
Do vậy, khi phân tích hiệu quả sử dụng TS trước hết phải xây dựng được hệ
thống các chỉ tiêu tài chính tổng hợp và chi tiết phù hợp với đặc điểm của từng nhóm
TS sử dụng trong các DN, sau đó phải biết vận dụng phương pháp phân tích thích hợp.
Việc phân tích phải được tiến hành trên cơ sở phân tích từng chỉ tiêu sau đó tổng hợp
lại, từ đó đưa ra các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng TS, nhằm khai thác hết công
suất các TS đã đầu tư. Các chỉ tiêu đo lường hiệu quả chung như sau:
a. Số quay vòng của tổng tài sản
Trong hoạt động kinh doanh, các DN mong muốn TS vận động không ngừng, để
đẩy mạnh tăng DT, là nhân tố góp phần tăng LN cho DN. Số vòng quay của TS có thể
xác định bằng công thức:

Chỉ tiêu này cho biết trong một kỳ phân tích các TS quay được bao nhiêu vòng,
chỉ tiêu này càng cao, chứng tỏ các TS vận động nhanh, góp phần tăng DT và là điều
kiện nâng cao LN cho DN. Nếu chỉ tiêu này thấp, chứng tỏ các TS vận động chậm, có
thể HTK, sản phẩm dở dang nhiều, làm cho DT của DN giảm. Tuy nhiên chỉ tiêu này

3
phụ thuộc vào đặc điểm ngành nghề kinh doanh, đặc điểm cụ thể của TS trong các
DN.
b. Suất hao phí của TS so với DT thuần
Khả năng tạo ra DT thuần của TS là một chỉ tiêu cơ bản để dự kiến vốn đầu tư
khi DN muốn một mức DT thuần như dự kiến, chỉ tiêu này được xác định như sau:

Chỉ tiêu này cho biết trong kỳ phân tích DN cần bao nhiêu đồng TS để tạo ra
một đồng DT thuần, chỉ tiêu này càng thấp chứng tỏ hiệu quả sử dụng TS càng tốt, góp
phần tiết kiệm TS và nâng cao DT thuần trong kỳ.
c. Suất hao phí của TS so với LN
Chỉ tiêu này phản ánh khả năng tạo ra LN sau thuế của các TS mà DN đang sử
dụng cho hoạt động kinh doanh, chỉ tiêu này được xác định như sau:

Chỉ tiêu này cho biết trong kỳ phân tích để tạo ra một đồng LN sau thuế, DN
cần bao nhiêu đồng TS, chỉ tiêu này càng thấp, hiệu quả sử dụng TS càng cao và càng
hấp dẫn các nhà đầu tư và ngược lại.
d. Tỷ suất sinh lời trên tổng TS (ROA)
Phản ánh hiệu quả việc sử dụng TS trong hoạt động kinh doanh của công ty và
cũng là một thước đo để đánh giá năng lực quản lý của ban lãnh đạo công ty.

Hệ số này có ý nghĩa là với 1 đồng TS của công ty thì sẽ mang lại bao nhiêu
đồng LN. Một công ty đầu tư TS ít nhưng thu được LN cao sẽ là tốt hơn so với công ty
đầu tư nhiều vào TS mà LN thu được lại thấp. Hệ số ROA thường có sự chênh lệch
giữa các ngành. Những ngành đòi hỏi phải có đầu tư TS lớn vào dây chuyền sản xuất,
máy móc thiết bị, công nghệ như các ngành vận tải, xây dựng, sản xuất kim loại…,
thường có ROA nhỏ hơn so với các ngành không cần phải đầu tư nhiều vào TS như
ngành dịch vụ, quảng cáo, phần mềm…
Một trong những khía cạnh được quan tâm nhất của thu nhập trên tổng TS là
khả năng phối hợp của các chỉ số tài chính để tính toán ROA. Một ứng dụng thường
được nhắc tới nhiều nhất là mô hình phân tích Dupont dưới đây.
e. Phân tích hiệu quả sử dụng TS thông qua mô hình phân tích Dupont

Thang Long University Library


Phân tích Dupont là kỹ thuật phân tích bằng cách chia tỷ số ROA thành những
bộ phận có liên quan tới nhau để đánh giá tác động của từng bộ phận lên kết quả cuối
cùng. Mô hình này thường được sử dụng bởi các nhà quản lý trong nội bộ công ty để
có cái nhìn cụ thể và ra quyết định xem nên cải thiện tình hình tài chính của công ty
bằng cách nào. Mục đích của mô hình phân tích Dupont là phục vụ cho việc sử dụng
vốn chủ sở hữu sao cho hiệu quả sinh lợi là nhiều nhất.
Bản chất của mô hình là tách một tỷ số tổng hợp phản ánh mức sinh lợi
của DN như: thu nhập trên TS ROA thành tích số của chuỗi các tỷ số có mối quan hệ
nhân quả với nhau. Điều đó cho phép phân tích ảnh hưởng của các tỷ số đó với các tỷ
số tổng hợp. Như vậy, sử dụng phương pháp này chúng ta có thể nhận biết được các
nguyên nhân dẫn đến các hiện tượng tốt, xấu trong hoạt động của DN. Hệ thống này
nêu bật ý nghĩa của việc thể hiện ROA thông qua biên LN và DT TS. Các cấu phần cơ
bản của hệ thống được trình bày như sau

Từ mô hình chi tiết ở trên có thể thấy được các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng
sinh lời của TS như sau:
Thứ nhất là số vòng quay của tổng TS BQ càng cao chứng tỏ sức sản xuất của
các TS càng nhanh, đó là nhân tố tăng sức sinh lời của TS, cụ thể hơn số vòng quay
của tổng TS BQ lại bị ảnh hưởng bởi hai nhân tố là tổng DT thuần và tổng TS BQ.
Nếu DT thuần lớn và tổng TS BQ nhỏ thì số vòng quay lớn. Tuy nhiên trong thực tế
hai chỉ tiêu này thường có mối quan hệ cùng chiều, khi tổng TS BQ tăng thì DT thuần
cũng tăng ví dụ như khi DN nới lỏng hơn chính sách tín dụng thương mại, dẫn đến
khoản phải thu KH tăng, HTK tăng và DT thuần cũng tăng lên…. Trên cơ sở đó, nếu
DN muốn tăng vòng quay của tổng TS BQ thì cần phân tích các nhân tố liên quan,
phát hiện những mặt tích cực và tiêu cực của từng nhân tố để có biện pháp nâng cao số
vòng quay của TS thích hợp.
Thứ hai là, tỷ suất sinh lời trên DT càng cao thì sức sinh lời của TS càng tăng.
Tuy nhiên có thể thấy rằng sức sinh lời của DT ảnh hưởng bởi hai nhân tố là DT và chi
phí, nếu DT cao và chi phí thấp thì tỷ suất sinh lời trên DT tăng và ngược lại. Tuy
nhiên, trong thực tế khi DN tăng DT thì kéo theo mức chi phí cũng tăng lên như chi
phí giá vốn, chi phí quản lý, chi phí bán hàng… Chính vì vậy, để có thể tăng được tỷ
suất sinh lời trên DT, DN cần nghiên cứu những nhân tố cấu thành lên tổng chi phí để
có các biện pháp điều chỉnh phù hợp, đồng thời có các biện pháp đẩy nhanh tốc độ bán
hàng, tăng DT và giảm các khoản giảm trừ DT.
5
1.2.1.2 Chỉ tiêu đo lường hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn
Hiệu quả sử dụng TSNH là một phạm trù kinh tế, phản ánh tình hình sử dụng
TSNH của DN để đạt hiệu quả cao nhất trong kinh doanh với chi phí thấp nhất.
TSNH là các TS có thời gian thu hồi vốn ngắn, trong khoảng thời gian 12 tháng
hoặc trong một chu kỳ sản xuất kinh doanh của DN. TSNH của DN bao gồm: Tiền và
các khoản tương đương tiền, các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn, các khoản phải thu
ngắn hạn, HTK và một số TSNH khác. TSNH của DN được sử dụng cho các quá trình
dự trữ, sản xuất và lưu thông. Quá trình vận động của TSNH bắt đầu từ việc dùng tiền
tệ mua sắm vật tư dự trữ cho sản xuất, tiến hành sản xuất và khi sản xuất xong DN tổ
chức tiêu thụ để thu về một số vốn dưới hình thái tiền tệ ban đầu với giá trị tăng thêm.
Mỗi lần vận động như vậy được gọi là một vòng luân chuyển của TSNH. DN sử dụng
vốn đó càng có hiệu quả bao nhiêu thì càng có thể sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nhiều
bấy nhiêu. Vì lợi ích kinh doanh đòi hỏi các DN phải sử dụng hợp lý, hiệu quả hơn
từng đồng TSNH, làm cho mỗi đồng TSNH hàng năm có thể mua sắm nguyên, nhiên
vật liệu nhiều hơn, sản xuất ra sản phẩm và tiêu thụ được nhiều hơn. Nhưng điều đó
cũng đồng nghĩa với việc DN nâng cao tốc độ luân chuyển TSNH (số vòng quay
TSNH trong một năm).
Trong hoạt động tài chính của DN các hệ thống chỉ tiêu tài chính được đưa ra
để đánh giá các hoạt động của DN trong một niên độ kế toán là không thể thiếu. Qua
quá trình phân tích hệ thống chỉ tiêu này thì DN có thể đánh giá hiệu quả hoạt động
của mình và đưa ra các giải pháp cần thiết để khắc phục khó khăn trong niên độ tiếp
theo. Để đánh giá khách quan hiệu quả sử dụng TSNH chúng ta có thể sử dụng nhiều
chỉ tiêu khác nhau như sau:
a. Hiệu suất sử dụng TSNH (Số vòng quay của TSNH)

Chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn bỏ ra đầu tư cho TSNH trong một kỳ thì
đem lại bao nhiêu đơn vị DT thuần. Chỉ tiêu này thể hiện sự vận động của TSNH trong
kỳ, chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ TSNH vận động càng nhanh, hiệu suất sử dụng
TSNH cao, từ đó góp phần tạo ra DT thuần càng cao và là cơ sở để tăng LN của DN.
b. Thời gian một vòng quay TSNH

Chỉ tiêu này cho biết mỗi vòng quay của TSNH BQ mất bao nhiêu ngày. Chỉ tiêu
này càng thấp, chứng tỏ TSNH vận động càng nhanh, góp phần nâng cao DT và LN
cho DN.
6

Thang Long University Library


c. Suất hao phí của TSNH so với DT
Chỉ tiêu này cho biết để có một đồng DT thì DN phải bỏ ra bao nhiêu đồng
TSNH, đó chính là căn cứ để để đầu tư TSNH cho thích hợp, chỉ tiêu này càng thấp
chứng tỏ hiệu quả sử dụng TSNH càng cao

d. Suất hao phí của TSNH so với LN sau thuế


Chỉ tiêu này cho biết để có một đồng LN sau thuế thì cần bao nhiêu đồng TSNH
BQ, chỉ tiêu này càng thấp chứng tỏ hiệu quả sử dụng TSNH càng cao, chỉ tiêu này là
căn cứ để các DN dự toán nhu cầu về TSNH khi muốn có mức độ LN mong muốn:

e. Tỷ suất sinh lời của TSNH (ROSA – Return on Short Assets)


Chỉ tiêu này cho biết mỗi đơn vị TSNH có trong kỳ đem lại bao nhiêu đồng LN
sau thuế. Chỉ tiêu này càng cao hiệu quả sử dụng TSNH tốt, góp phần nâng cao hiệu
quả sản xuất kinh doanh cho DN.

f. Phân tích hiệu quả sử dụng TSNH thông qua mô hình Dupont
Dupont là tên của một nhà quản trị tài chính người Pháp tham gia kinh doanh ở
Mỹ. Dupont đã chỉ ra được mối quan hệ tương hỗ giữa các chỉ số hoạt động trên
phương diện chi phí và các chỉ số hiệu quả sử dụng vốn.
Mô hình Dupont là kỹ thuật được sử dụng để phân tích khả năng sinh lời của
một DN bằng các công cụ quản lý hiệu quả truyền thống. Mô hình Dupont tích hợp
nhiều yếu tố của báo cáo kết quả kinh doanh và bảng cân đối kế toán. Trong phân tích
tài chính, người ta vận dụng mô hình Dupont để phân tích mối liên hệ giữa các chỉ tiêu
tài chính. Chính nhờ sự phân tích mối liên kết giữa các chỉ tiêu tài chính, chúng ta có
thể phát hiện ra những nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu phân tích theo một trình tự nhất
định.
Để phân tích tỷ suất sinh lời của TSNH có thể xác định thông qua mô hình sau

Qua công thức trên có thể thấy 2 nhân tố ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lời trên
TSNH là tỷ suất sinh lời trên DT và hiệu suất sử dung TSNH, như vậy muốn nâng cao
hiệu quả sử dụng TSNH nâng cao hai tỷ số trên. Về việc nâng cao tỷ suất sinh lời trên

7
DT đã đề cập ở phần trên, trong phần này chỉ đề cập đến nhân tố tốc độ luân chuyển
TSNH.
Tóm lại, phân tích báo cáo tài chính bằng mô hình Dupont có ý nghĩa lớn đối với
quản trị DN thể hiện ở chỗ có thể đánh giá đầy đủ và khách quan các nhân tố tác động
đến hiệu quả sản xuất kinh doanh từ đó tiến hành công tác cải tiến tổ chức quản lý của
DN.
g. Phân tích các chỉ tiêu đánh giá các thành phần của TSNH
 Các chỉ tiêu đánh giá HTK:
 Số vòng quay HTK
Hệ số vòng quay HTK thể hiện khả năng quản trị HTK. Vòng quay HTK là số
lần mà hàng hóa tồn kho BQ luân chuyển trong kỳ. Hệ số vòng quay HTK được xác
định bằng GVHB chia cho BQ HTK.

Hệ số vòng quay HTK thường được so sánh qua các năm để đánh giá năng lực
quản trị HTK là tốt hay xấu. Hệ số này lớn cho thấy tốc độ quay vòng của hàng hóa
trong kho là nhanh và ngược lại, hệ số này nhỏ thì tốc độ quay vòng HTK thấp. Nhưng
cũng cân lưu ý là HTK mang đậm tính chất ngành nghề kinh doanh nên không phải cứ
mức tồn kho thấp là tốt, mức tồn kho cao là xấu.
Hệ số vòng quay HTK càng cao càng cho thấy DN bán hàng càng nhanh và HTK
không bị ứ đọng nhiều, nếu nhu cầu thị trường tăng đột ngột thì rất có khả năng DN bị
mất KH và bị đối thủ cạnh tranh giành thị phần. Hơn nữa, dự trữ NVL đầu vào cho các
khâu sản xuất không đủ có thể khiến dây chuyền sản xuất bị ngưng trệ. Vì vậy, hệ số
vòng quay HTK cần phải đủ lớn để đảm bảo mức độ sản xuất và đáp ứng được nhu
cầu KH.
 Thời gian quay vòng HTK
Chỉ tiêu này cho ta biết số ngày cần thiết để HTK quay được một vòng. Chỉ tiêu
vòng quay HTK và số ngày chu chuyển tồn kho có quan hệ tỷ lệ nghịch với nhau.
Vòng quay tăng thì ngày chu chuyển giảm và ngược lại.

 Các chỉ tiêu đánh giá về tình hình các khoản phải thu
 Số vòng quay các khoản phải thu

Thang Long University Library


( )

Chỉ tiêu này cho biết khả năng thu nợ của DN trong kỳ phân tích DN đă thu được
bao nhiêu nợ và số nợ còn tồn đọng chưa thu được là bao nhiêu. Tỷ số này càng lớn
chứng tỏ tốc độ thu hồi các khoản phải thu là cao. Quan sát số vòng quay khoản phải
thu sẽ cho biết chính sách bán hàng trả chậm của DN hay tình hình thu hồi nợ của
doanh nghiêp.
 Kỳ thu tiền BQ
Chỉ tiêu này được đánh giá khả năng thu hồi vốn trong các DN, trên cơ sở các
khoản phải thu và DT tiêu thụ BQ 1 ngày. Nó phản ánh số ngày cần thiết để thu được
các khoản phải thu. Vòng quay các khoản phải thu càng lớn thì kỳ thu tiền BQ càng
nhỏ và ngược lại. Tuy nhiên kỳ thu tiền BQ cao hay thấp trong nhiều trường hợp chưa
thể kết luận chắc chắn mà còn phải xem xét lại mục tiêu và chính sách của DN như:
mục tiêu mở rộng thị trường, chính sách tín dụng của DN. Mặt khác khi chỉ tiêu này
được đánh giá là khả quan, thì DN cũng cần phải phân tích kỹ hơn vì tầm quan trọng
của nó và kỹ thuật tính toán che dấu đi các khuyết tật trong việc quản lý các khoản
phải thu.
365
Kỳ thu tiền BQ =
Số vòng quay các khoản phải thu
Hiệu quả sử dụng TSNH là một trong những chỉ tiêu tổng hợp dùng để đánh giá
chất lượng công tác quản lý và sử dụng TS kinh doanh nói chung của DN. Thông qua
chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng TSNH cho phép các nhà quản lý tài chính của DN
đề ra các biện pháp, các chính sách quyết định đúng đắn, phù hợp để quản lý TS nói
chung và TSNH nói riêng ngày càng có hiệu quả trong tương lai, từ đó nâng cao LN
trong hoạt động sản xuất kinh doanh của DN.
1.2.1.3 Chỉ tiêu đo lường hiệu quả sử dụng tài sản dài hạn
Hiệu quả sử dụng TSDH phản ánh một đồng giá trị TSDH làm ra được bao nhiêu
đồng giá trị sản lượng hoặc lợi nhuận. Hiệu quả sử dụng TSDH được thể hiện qua chỉ
tiêu chất lượng, chỉ tiêu này nêu lên các đặc điểm, tính chất, cơ cấu, trình độ phổ biến,
đặc trưng cơ bản của hiện tượng nghiên cứu. Chỉ tiêu chất lượng này được thể hiện
dưới hình thức giá trị về tình hình và sử dụng TSDH trong một thời gian nhất định.
Trong sản xuất kinh doanh thì chỉ tiêu này là quan hệ so sánh giữa giá trị sản lượng đã
được tạo ra với giá trị tài sản cố định sử dụng bình quân trong kỳ, hoặc là quan hệ so
sánh giữa lợi nhuận thực hiện với giá trị TSDH sử dụng bình quân.
9
Như vậy hiệu quả sử dụng TSDH có thể là mối quan hệ giữa kết quả đạt được
trong quá trình đầu tư, khai thác sử dụng TSDH vào sản xuất và số TSDH đă sử dụng
để đạt được kết quả đó. Nó thể hiện lượng giá trị sản phẩm, hàng hoá sản xuất ra trên
một đơn vị TSDH tham gia vào sản xuất hay TSDH cần tham gia vào quá trình sản
xuất kinh doanh để đạt được một lượng giá trị sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ.
Sau đây là một chỉ tiêu mà các nhà quản trị thường quan tâm nhất. Đê phân tích
hiệu quả sử dụng TSDH của DN, khóa luận tốt nghiệp xin được phân tích theo các
từng yếu tố như sau:
a. Hiệu suất sử dụng TSDH (Số vòng quay của TSDH)

Chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn bỏ ra đầu tư cho TSDH trong một kỳ thì
đem lại bao nhiêu đơn vị DT thuần. Chỉ tiêu này thể hiện sự vận động của TSDH trong
kỳ, chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ TSDH vận động càng nhanh, hiệu suất sử dụng
TSDH cao, từ đó góp phần tạo ra DT thuần càng cao và là cơ sở để tăng LN của DN.
b. Thời gian quay vòng TSDH

Chỉ tiêu này cho biết 1 vòng quay TSDH mất bao nhiêu ngày. Chỉ số này thấp
chứng tỏ TSDH vận động nhanh.
c. Suất hao phí của TSDH so với DT
Chỉ tiêu này cho biết để có một đồng DT thì DN phải bỏ ra bao nhiêu đồng
TSDH, đó chính là căn cứ để để đầu tư TSDH cho thích hợp, chỉ tiêu này càng thấp
chứng tỏ hiệu quả sử dụng TSDH càng cao.

d. Suất hao phí của TSDH so với LN sau thuế


Chỉ tiêu này cho biết để có một đồng LN sau thuế thì cần bao nhiêu đồng
TSDH BQ, chỉ tiêu này càng thấp chứng tỏ hiệu quả sử dụng TSDH càng cao, chỉ tiêu
này là căn cứ để các DN dự toán nhu cầu về TSDH khi muốn có mức độ LN mong
muốn.

e. Tỷ suất sinh lời của TSDH

10

Thang Long University Library


Chỉ tiêu này cho biết mỗi đơn vị TSDH có trong kỳ đem lại bao nhiêu đồng LN
sau thuế. Chỉ tiêu này càng cao hiệu quả sử dụng TSDH tốt, góp phần nâng cao hiệu
quả sản xuất kinh doanh cho DN.

f. Sức sản xuất củ TSCĐ

Trong đó:
Sức sản xuất của TSCĐ là một trong những tỷ số tài chính đánh giá khái quát
hiệu quả sử dụng TS, ở đây là TSCĐ của DN.
Nguyên giá TSCĐ sử dụng BQ trong 1 kỳ là BQ số học của nguyên giá TSCĐ
có ở đầu kỳ và cuối kỳ.
DT thuần của DN có ý nghĩa rất lớn đối với toàn bộ hoạt động của DN, nó là
nguồn để DN trang trải các chi phí, thực hiện tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở
rộng, thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước.
Chỉ tiêu này phản ánh một đồng nguyên giá BQ TSCĐ dùng vào hoạt động sản
xuất kinh doanh trong kỳ phân tích đem lại bao nhiêu đồng DT thuần. Chỉ tiêu này
càng cao chứng tỏ hiệu quả sử dụng TSCĐ càng tốt. Do đó, để nâng cao chỉ tiêu này,
đồng thời với việc tăng lượng sản phẩm bán ra, DN phải giảm tuyệt đối những TSCĐ
thừa, không cần dùng vào sản xuất, bảo đảm tỷ lệ cân đối giữ TSCĐ tích cực và không
tích cực, phát huy và khai thác tối đa năng lực sản xuất hiện có của TSCĐ.
g. Suất hao phí củ TSCĐ
Là chỉ tiêu nghịch đảo của chỉ tiêu sức sản xuất của TSCĐ. Ta có công thức :

Chỉ tiêu này cho biết DN muốn có một đồng DT trong kỳ thì cần bao nhiêu đồng
giá trị TSCĐ cho phù hợp nhằm đạt được DT như mong muốn.
h. Tỷ suất sinh lời củ TSCĐ (RONA)
Chỉ tiêu này là sự so sánh giữa LN sau thuế của DN với TSCĐ sử dụng trong
kỳ.

LN sau thuế là chênh lệch giữa LN trước thuế và thuế thu nhập DN. Chỉ tiêu
này cho biết cứ một đơn vị nguyên giá( hoặc giá trị còn lại)của TSCĐ tham gia vào
11
quá trình sản xuất kinh doanh thì tạo được bao nhiêu đồng LN. Chỉ tiêu này càng lớn
càng tốt, tức là khả năng sinh lợi càng cao, hiệu quả sử dụng TSCĐ của DN càng cao
và ngược lại.
Chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường với các chính sách khuyến khích đầu tư
trong và ngoài nước cũng như việc hình thành thị trường chứng khoán ở Việt Nam đã
tạo điều kiện cho các DN đầu tư vốn kinh doanh có hiệu quả, khơi thông các vốn dư
thừa. Trong bối cảnh đó, hoạt động đầu tư tài chính có khuynh hướng gia tăng trong
hoạt động kinh doanh nói chung ở DN. Trong phần TSDH, còn có một khoản mục rất
được quan tâm, đó chính là đầu tư tài chính dài hạn bao gồm: đầu tư vào công ty con,
công ty liên doanh, liên kết, đầu tư dài hạn khác và khoản dự phòng giảm giá đầu tư tài
chính dài hạn.
i. Phân tích hiệu quả sử dụng TSCĐ thông qu mô hình Dupont

Thứ nhất, số vòng quay vốn cố định càng cao chứng tỏ vốn cố định đang được sử
dụng hiệu quả, cụ thể hơn số vòng quay của TSCĐ lại bị ảnh hưởng bởi hai nhân tố là
DT thuần và TSCĐ BQ trong kỳ. Nếu DT thuần lớn và TSCĐ BQ trong kỳ nhỏ thì số
vòng quay lớn. Số vòng quay vốn cố định càng cao thì tỷ suất sinh lời TSCĐ cũng
càng cao.
Thứ hai là, ROS càng cao thì sức sinh lời của TS càng tăng. Nếu DT cao và chi
phí thấp thì tỷ suất sinh lời trên DT tăng và tỷ suất sinh lời TSCĐ cũng tăng cao.
 Vòng quay TSCĐ cho biết 1 đồng TSCĐ ròng tạo ra được bao nhiêu đồng DT
thuần trong kỳ.

Vòng quay TSCĐ là chỉ số tài chính đánh giá hiệu quả sử dụng TS, ở đây là
TSCĐ của DN. Thước đo này được tính bằng cách lấy DT của DN đạt được trong một
kỳ nào đó chia cho giá trị BQ TSCĐ thuần (ròng) của DN trong kỳ đó. Giá trị BQ này
được tính bằng cách lấy giá trị TB cộng của giá trị đầu kỳ và giá trị cuối kỳ. Thông
qua chỉ tiêu này cũng cho phép đánh giá trình độ sử dụng vốn cố định của DN
 Thời gian quay vòng TSCĐ: cho biết thời gian để TSCĐ thực hiện được một
vòng quay TSCĐ.

12

Thang Long University Library


Chỉ tiêu này phản ánh số ngày từ khi bỏ vốn đến khi thu hồi được giá trị TSCĐ,
chỉ tiêu này là nghịch đảo của chỉ tiêu vòng quay TSCĐ.
1.2.2 Chỉ tiêu đo lường hiệu quả sử dụng vốn
1.2.2.1 Chỉ tiêu đo lường hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu
Các nhà đầu tư thường quan tâm đến chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu vì
họ quan tâm đến khả năng thu được LN từ đồng vốn mà họ bỏ ra để đầu tư, hơn nữa
chỉ tiêu này cũng giúp các nhà quản trị tăng cường kiểm soát và bảo toàn vốn góp cho
DN tăng trưởng bền vững. Khi phân tích hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu các nhà
phân tích thường sử dụng chỉ tiêu ROE, hiệu suất sử dụng VCSH (số vòng quay
VCSH), thời gian vòng quay VCSH, các chỉ tiêu này được xác định như sau:
a. Chỉ tiêu về tỷ suất LN ròng trên VCSH

Chỉ tiêu này cho biết cứ 100 đồng vốn chủ sở hữu đầu tư thì tạo ra được bao
nhiêu đồng LN sau thuế thu nhập DN. Chỉ tiêu này càng cao, càng biểu hiện xu hướng
tích cực vì sẽ giúp cho các nhà quản trị có thể huy động vốn trên thị trường tài chính
để tài trợ cho sự tăng trưởng của DN, ngược lại chỉ tiêu này nhỏ thì hiệu quả kinh
doanh thấp, DN sẽ gặp khó khăn trong việc huy động vốn, tuy nhiên sức sinh lời của
vốn chủ sở hữu cao không phải lúc nào cũng thuận lợi vì có thể là do ảnh hưởng của
đòn bẩy tài chính, khi đó mức độ mạo hiểm và rủi ro cao, vì vậy khi phân tích phải tùy
thuộc đặc điểm của ngành nghề kinh doanh. Để phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến
tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu, các nhà phân tích sử dụng mô hình Dupont dưới
đây.

Vì vậy, mô hình Dupont có thể tiếp tục được triển khai chi tiết thành:

( )

Hay, ROE = Tỷ suất doanh lợi x Số vòng quay TS x (Tổng TS/Vốn CSH)
Trên cơ sở nhận biết ba nhân tố trên, DN có thể áp dụng một số biện pháp làm
tăng ROE như sau:

13
 Tác động tới cơ cấu tài chính của DN thông qua điều chỉnh tỷ lệ nợ vay và tỷ lệ
vốn chủ sở hữu cho phù hợp với năng lực hoạt động.
 Tăng hiệu suất sử dụng TS. Nâng cao số vòng quay của TS, thông qua việc vừa
tăng quy mô về DT thuần, vừa sử dụng tiết kiệm và hợp lý về cơ cấu của tổng
TS.
 Tăng DT, giảm chi phí, nâng cao chất lượng của sản phẩm. Từ đó tăng LN của
DN.
Như vậy qua khai triển chỉ tiêu ROE chúng ta có thể thấy chỉ tiêu này được cấu
thành bởi ba yếu tố chính là LN ròng biên, vòng quay TS và đòn bẩy tài chính có
nghĩa là để tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh (tức là gia tăng ROE) DN có 3 sự lựa
chọn cơ bản là tăng một trong ba yếu tố trên. Thứ nhất DN có thể gia tăng khả năng
cạnh tranh nhằm nâng cao DT và đồng thời tiết giảm chi phí nhằm gia tăng LN ròng
biên. Thứ hai DN có thể nâng cao hiệu quả kinh doanh bằng cách sử dụng tốt hơn các
TS sẵn có của mình nhằm nâng cao vòng quay TS. Hay nói một cách dễ hiểu hơn là
DN cần tạo ra nhiều DT hơn từ những TS sẵn có. Một ví dụ đơn giản là giả sử bạn có
một căn nhà tiện đường giao thông mà chưa cần sử dụng, ban ngày bạn có thể cho thuê
kinh doanh đồ ăn, tối đến bạn có thể cho thuê làm chỗ gửi xe. Như vậy với cùng một
TS là cửa hàng bạn đã có thể gia tăng được DT nhờ biết sắp xếp khung thời gian thích
hợp. Thứ ba, DN có thể nâng cao hiệu quả kinh doanh bằng cách nâng cao đòn bẩy tài
chính hay nói cách khác là vay nợ thêm vốn để đầu tư. Nếu mức LN trên tổng TS của
DN cao hơn mức lãi suất cho vay thì việc vay tiền để đầu tư của DN là hiệu quả.
Khi áp dụng mô hình Dupont vào phân tích các nhà phân tích nên tiến hành so
sánh chỉ tiêu ROE của DN qua các năm. Sau đó phân tích xem sự tăng trưởng hoặc tụt
giảm của chỉ số này qua các năm bắt nguồn từ nguyên nhân nào trong ba nguyên nhân
kể trên để từ đó đưa ra nhận định và dự đoán xu hướng của ROE trong các năm sau. Ví
dụ khi nhận thấy chỉ tiêu ROE tăng vọt qua các năm xuất phát từ việc DN sử dụng đòn
bẩy tài chính ngày càng tăng thì ta cần tự hỏi xem liệu xu hướng này có tiếp tục được
hay không? Lãi suất trong các năm tới có cho phép DN tiếp tục sử dụng chiến lược
này không? Khả năng tài chính của DN có còn đảm bảo an toàn không? Nếu sự gia
tăng ROE đến từ việc gia tăng biên LN hoặc vòng quay tổng TS thì đây là một dấu
hiệu tích cực tuy nhiên cũng cần phải phân tích sâu hơn. Liệu sự tiết giảm chi phí của
DN có thể tiếp tục diễn ra không và nó bắt nguồn từ đâu? DT có tiếp tục tăng không
với cơ cấu sản phẩm của Công ty như hiện nay và sẽ tăng ở mức nào?...
Có thể nói, bên cạnh các hệ số tài chính khác thì ROE là thước đo chính xác
nhất để đánh giá một đồng vốn bỏ ra và tích lũy được tạo ra bao nhiêu đồng lời. Đây
cũng là một chỉ số đáng tin cậy về khả năng một công ty có thể sinh lời trong tương
14

Thang Long University Library


lai. Thông thường, ROE càng cao càng chứng tỏ công ty sử dụng hiệu quả đồng vốn
của cổ đông, có nghĩa là công ty đã cân đối một cách hài hòa giữa vốn cổ đông với vốn
đi vay để khai thác lợi thế cạnh tranh của mình trong quá trình huy động vốn, mở rộng
quy mô.
Trong công thức tính ROE, ta có thể thấy VCSH tùy thuộc vào sức sinh lời của
TS và cấu trúc vốn của DN, tức tùy thuộc vào việc sử dụng nợ như thế nào. Mục tiêu
cơ bản trong hoạt động kinh doanh của các DN trong nền kinh tế thị trường là tối đa
hóa LN. Để đạt được mục tiêu đó, các DN phải thực hiện nhiều biện pháp nhằm tiết
kiệm chi phí, tăng DT từ hoạt động kinh doanh, đồng thời chủ động lựa chọn cơ cấu
tài chính hợp lý sao cho vừa tối thiểu hóa chi phí sử vốn và các rủi ro về tài chính, vừa
tối đa hóa LN vốn chủ sở hữu. Một trong những công cụ mà các nhà quản lý tài chính
DN thường sử dụng để đạt được mục đích trên là đòn bẩy tài chính của DN. Đòn bẩy
tài chính phản ánh một đồng vốn mà DN hiện đang sử dụng có bao nhiêu đồng vốn
được hình thành từ các khoản nợ. Do đó có thể cân nhắc, lựa chọn một cơ cấu tài trợ
hợp lý nhằm tận dụng đực hiệu ứng đòn bẩy tài chính, nâng cao khả năng sinh lời vốn
chủ sở hữu, cần xem xét mối quan hệ giữa hiệu quả tài chính, hiệu quả sản xuất kinh
doanh và đòn bẩy tài chính thông qua phương trình:

[ ( ) ] ( )

Trong đó: i: lãi suất vay BQ


T: Thuế suất thuế thu nhập DN
RE: Tỷ suất sinh lời kinh tế
Nợ/ Vốn CSH: đòn bẩy tài chính
RE = (Lợi nhuận trước thuế Lãi vay)/(Tổng tài sản)
Chỉ tiêu trên cho thấy, nếu hiệu quả kinh doanh RE cao sẽ dẫn đến hiệu quả tài
chính cao và ngược lại. Nhưng nếu một hiệu quả kinh doanh thì chưa đủ vì hiệu quả
tài chính còn chịu ảnh hưởng của cấu trúc vốn và tỷ suất LN trên vốn hay còn gọi là
đòn bẩy tài chính. Tác động của đòn bẩy tài chính có hai mặt, trong điều kiện bình
thường kinh doanh có hiệu quả, mức LN trước thuế và lãi vay đạt được của DN lớn
hơn lãi vay phải trả thì việc tăng thêm hệ số nợ của DN là cần thiết và rất có lợi cho
DN (đây là trường hợp RE > i). Vì sao vậy? Bởi vì DN chỉ phải trả ra một lượng vốn ít
nhưng lại được một lượng TS lớn, hơn nữa, sau khi trả lãi ở mức cố định, LN sau thuế
và lãi vay để dành cho chủ sở hữu, vì vậy lợi ích của chủ sở hữu sẽ tăng lên đáng kể.
Ngược lại, trong trường hợp DN kinh doanh kém hiệu quả thì doanh lợi vốn CSH cũng
bị sụt giảm nhanh chóng, lúc này DN không nên vay thêm (trường hợp RE < i). Vì
việc vay thêm sẽ làm cho hiệu quả tài chính của DN thấp hơn và lúc này DN đang gặp
15
rủi ro trong kinh doanh do phải sử dụng một phần LN làm ra để bù đắp lãi vay DN
phải trả.
Vì lãi tiền vay chỉ phụ thuộc vào số tiền vay là lãi vay mà không phụ thuộc vào
sản lượng hoặc DT của DN, do đó trong các DN có hệ số nợ cao mức ảnh hưởng của
đòn bẩy tài chính sẽ rất lớn và ngược lại. Những DN không vay nợ thì không có đòn
bẩy tài chính. Nói một cách khác, một sự biến động nhỏ của LN trước thuế và lãi vay
sẽ dẫn đến sự thay đổi lớn của LN vốn CSH.
Còn trong trường hợp RE = i hoạt động kinh tế chỉ bù đắp được chi phí hoạt
động tài chính. Khi đó ROE = RE * (1 - T)
Như vậy cấu trúc tài chính (Nợ/ Vốn CSH) đóng vài trò là đòn bẩy tài chính đối
với khả năng sinh lời vốn CSH. DN nào vận dụng hợp lý, linh hoạt sẽ phát huy được
tác dụng của nó.
Đòn bẩy tài chính đề cập tới việc DN sử dụng nguồn tài trợ từ các khoản vay.
Các phép đo đòn bẩy tài chính là công cụ để xác định xác suất DN mất khả năng thanh
toán các hợp đồng nợ. DN càng nợ nhiều thì càng có nguy cơ cao mất khả năng hoàn
thành nghĩa vụ trả nợ. Nói cách khác, nợ quá nhiều sẽ dẫn tới xác suất phá sản và kiệt
quệ tài chính cao.Về phía tích cực, nợ là một dạng tài trợ tài chính quan trọng và tạo
lợi thế lá chắn thuế cho DN do lãi suất tiền vay được tính như một khoản chi phí hợp
lệ và miễn thuế. Khi DN vay nợ, chủ nợ và chủ sở hữu cổ phần của DN có thể gặp
phải những xung đột về quyền lợi.
b. Hiệu suất sử dụng VCSH (số vòng quay VCSH)

Chỉ số này đo lường mối quan hệ giữa DT thuần và VCSH BQ của doanh nghệp;
cho biết 1 đồng VCSH tạo ra được bao nhiêu đồng DT.
Chỉ số này càng cao cho thấy hiệu quả sử dụng VCSH của DN càng cao và
ngược lại.
c. Thời gian quay vòng VCSH

Chỉ tiêu này cho biết số ngày cần thiết để VCSH quay được một vòng. Chỉ tiêu
này thấp chứng tỏ hiệu suất sử dụng VCSH cao và ngược lại.

16

Thang Long University Library


1.2.2.2 Chi tiêu đo lường hiệu quả sử dụng vốn vay
a. Hệ số khả năng th nh toán lãi v y còn đƣợc gọi là hệ số thu nhập trả
lãi định kỳ.
Hệ số khả năng thanh toán lãi vay là một hệ số quan trọng trong các chỉ số về
cơ cấu vốn. Nó cho thấy LN trước thuế và lãi vay có đủ bù đắp lãi vay hay không
(không liên quan đến tiền, do đó không liên quan gì để khả năng thanh toán cả).

Trong đó lãi trước thuế và lãi vay cũng như lãi vay là của năm cuối hoặc là tổng
của 4 quý gần nhất.
Hệ số này giúp đánh giá cấu trúc vốn của DN có tối ưu hay không thông qua
đánh giá kết cấu LN cho người cho vay, chính phủ (thuế) và Cổ đông. Từ đó đánh giá
xem nên vay thêm, giảm tỷ trọng nợ hay tỷ trọng nợ đã là tối ưu cần duy trì. Hệ số này
cho biết mức độ LN đảm bảo khả năng trả lãi như thế nào. Nếu công ty quá yếu về mặt
này, các chủ nợ có thể đi đến gây sức ép lên công ty, thậm chí dẫn tới phá sản công ty.
Việc tìm xem một công ty có thể thực hiện trả lãi đến mức độ nào cũng rất quan
trọng. Rõ ràng, khả năng thanh toán lãi vay càng cao thì khả năng thanh toán lãi của
DN cho các chủ nợ của mình càng lớn.
Khả năng trả lãi vay của DN thấp cũng thể hiện khả năng sinh lợi của TS thấp.
Khả năng thanh toán lãi vay thấp cho thấy một tình trạng nguy hiểm, suy giảm trong
hoạt động kinh tế có thể làm giảm lãi trước thuế và lãi vay xuống dưới mức nợ lãi mà
công ty phải trả, do đó dẫn tới mất khả năng thanh toán và vỡ nợ. Tuy nhiên rủi ro này
được hạn chế bởi thực tế lãi trước thuế và lãi vay không phải là nguồn duy nhất để
thanh toán lãi. Các DN cũng có thể tạo ra nguồn tiền mặt từ khấu hao và có thể sử
dụng nguồn vốn đó để trả nợ lãi. Những gì mà một DN cần phải đạt tới là tạo ra một
độ an toàn hợp lý, bảo đảm khả năng thanh toán cho các chủ nợ của mình.
b. Tỷ suất sinh lời trên tiền vay

Chỉ tiêu này cho biết trong kỳ phân tích khi DN sử dụng 100 đồng tiền vay thì
tạo ra bao nhiêu đồng LN. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ hiệu quả kinh doanh tốt, đó
là nhân tố hấp dẫn nhà quản trị đưa ra quyết định vay tiền đầu tư vào hoạt động sản
xuất kinh doanh, chỉ tiêu này cũng thể hiện tốc độ tăng trưởng của DN.

17
1.2.3 Chi tiêu đo lường hiệu quả sử dụng chi phí
1.2.3.1 Tổng chi phí
Chi phí là những khoản tiền bỏ ra để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh.
Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, chi phí bao gồm: GVHB, chi phí bán hàng và
chi phí quản lý DN, và các chi phí khác.
Để phân tích hiệu quả sử dụng chi phí ta cần phân tích các chỉ tiêu hiệu suất sử
dụng chi phí và chỉ tiêu tỷ suất LN chi phí.

Chỉ tiêu này cho biết một đồng chi phí bỏ ra trong kỳ cho sản xuất kinh doanh
thì thu được bao nhiêu đồng DT.

Chỉ tiêu này phản ánh một đồng chi phí bỏ ra thì sẽ thu được bao nhiêu đồng
LN.
Khi phân tích các chỉ tiêu trên ta cần phải dựa vào bảng kết quả hoạt động sản
xuất kinh doanh và bảng báo cáo tài chính tổng hợp. Trên cơ sở đó ta có thể đánh giá
được mối quan hệ giữa các chỉ tiêu phản ánh quy mô sản xuất kinh doanh của DN.
Mặt khác ta cũng sẽ nghiên cứu sự biến động của các chi tiêu của kỳ vừa qua so sánh
với kỳ trước được lấy làm kỳ gốc của DN. Điều này giúp ta đánh giá được thực trạng
và triển vọng của từng DN so với nền kinh tế quốc dân.
1.2.3.2 Giá vốn hàng bán
Đối với DN sản xuất như công ty TNHH Thực phẩm Xuất khẩu Sơn Tây, GVHB
trên báo cáo kết quả kinh doanh của DN được tạo thành từ các chi phí sản xuất (bao
gồm chi phí NVL trực tiếp, chi phí lao động trực tiếp và chi phí sản xuất chung) kết
tinh vào sản phẩm hoàn thành nhập kho. Tại thời điểm sản phẩm được tiêu thụ, các chi
phí sản phẩm này được ghi nhận là GVHB, là một chi phí trên báo cáo kết quả kinh
doanh.
Ta có: GVHB = LN gộp DT thuần
Việc phân tích GVHB cũng đồng nghĩa với việc phân tích LN gộp, sự thay đổi
trong GVHB nói chung hay sự thay đổi từng khoản chi phí nói riêng đều dẫn tới sự
thay đổi trong LN gộp.
1.2.3.3 Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp
Chi phí bán hàng là những chi phí phát sinh liên quan đến việc tiêu thụ sản phẩm,
bao gồm toàn bộ chi phí cần thiết để thực hiện và đẩy mạnh quá trình lưu thông, phân
18

Thang Long University Library


phối hàng hóa và đảm bảo việc đưa hàng hóa đến tay người tiêu dùng. Chi phí bán
hàng bao gồm các khoản chi phí như chi phí quảng cáo, khuyến mãi; chi phí tiền lương
cho nhân viên bán hàng, chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí vật liệu, bao bì dùng cho việc
bán hàng, hoa hồng bán hàng.
Chi phí quản lý DN bao gồm các khoản chi phí quản lý kinh doanh, chi phí
quản lý hành chính, chi phí chung khác có liên quan đến hoạt động của cả DN như chi
phí tiền lương, các khoản phụ cấp, BHXH, BHYT, KPCĐ của nhân viên quản lý DN;
Chi phí vật liệu, dụng cụ, đồ dùng văn phòng; Chi phí khấu hao TSCĐ, thuế môn bài,
thuế nhà đất, các khoản lệ phí, các khoản chi về điện thoại, điện tín, tiếp khách, hội
nghị, công tác phí....
Chi phí bán hàng và chi phí quản lý DN là hai chỉ tiêu trong báo cáo kết quả
kinh doanh, ảnh hưởng trực tiếp tới chỉ tiêu lãi thuần từ hoạt động kinh doanh, chỉ tiêu
thuế thu nhập DN. Chính vì vậy, nếu những khoản chi phí này bị phản ánh sai lệch thì
có thể làm những người quan tâm hiểu sai lệch về tình hình sản xuất kinh doanh của
DN. Do đó, việc phân tích hiệu quả sử dụng chi phí bán hàng và chi phí quản lý DN là
một nội dung quan trọng đồng thời cũng là một biện pháp cần thiết để nâng cao hiệu
quả trong kinh doanh. Bởi lẽ, qua phân tích những người quan tâm có thể nhận thức,
đánh giá đúng đắn và toàn diện tình hình chi phí phát sinh trong kỳ. Qua đó thấy được
tình hình quản lý và sử dụng các loại chi phí này có phù hợp với tình hình kinh doanh
của DN, với những nguyên tắc của quản lý kinh tế tài chính và mang lại hiệu quả kinh
tế hay không. Mặt khác qua phân tích cũng giúp chúng ta tìm ra được những tồn tại
trong quản lý và sử dụng những chi phí này để từ đó xác định những nguyên nhân
khách quan cũng như chủ quan để đề ra phương hướng, biện pháp nhằm nâng cao hơn
hiệu quả sử dụng chi phí. Dưới đây là một số chỉ tiêu chủ yếu phân tích chi phí bán
hàng và chi phí quản lý DN.
a. Tỷ suất chi phí bán hàng của hàng tiêu thụ:
Tỷ suất chi phí bán hàng của hàng tiêu thụ: Là tỷ lệ phần trăm của tổng mức chi
phí bán hàng với doanh số bán ra thuần túy.

Trong đó: Tf: là tỷ suất chi phí bán hàng

Mn: là mức doanh số bán hàng thuần túy


F: là tổng chi phí bán hàng
Tỷ suất chi phí bán hàng tính cho từng khoản mục chi phí cho biết cứ 100 đồng
doanh số bán hàng thì chi hết bao nhiêu đồng chi phí trên từng khoản mục chi phí.
19
Trong đó: T_fi là tỷ suất chi phí bán hàng theo khoản mục i
F_i là mức chi phí bán hàng theo khoản mục i
b. Tỷ trọng từng khoản mục
Là tỷ lệ % mức phí của từng khoản mục so với tổng chi phí bán hàng

Trong đó: C_ilà tỷ trọng khoản mục i trong chi phí bán hàng
c. Mức tăng hoặc giảm chi phí bán hàng
Là hiệu số giữa hai thời kỳ so sánh: giữa thực tế với kế hoạch, giữa thực tế kỳ
này với kỳ trước. Chỉ tiêu này dùng để tính toán số tiết kiệm bội chi tương đối chi phí
bán hàng để so sánh về mặt thời gian nhằm đánh giá chất lượng quản lý chi phí bán
hàng và chi phí quản lý DN.

Trong đó: Mhk là mức tăng hoặc giảm mức phí kế hoạch
Mhl là mức tăng hoặc giảm mức phí thực tế
Tfo là tỷ suất phí kỳ trước
Tfk là tỷ suất phí kỳ kế hoạch
Tfl là tỷ suất phí kỳ thực hiện
d. Tốc độ chi phí bán hàng
Tốc độ chi phí bán hàng Vf là tỷ lệ % giữa mức giảm hoặc tăng phí với
tỷ suất phí ở thời kỳ so sánh. Chỉ tiêu này được sử dụng để so sánh về mặt không gian,
nó phản ánh tốc độ tăng giảm chi phí bán hàng nhanh hay chậm.

e. Tỷ suất LN tính trên chi phí bán hàng


Tỷ suất LN tính trên DT bán hàng cho phép DN thấy rõ hơn hiệu quả
kinh doanh của mình và cho phép cơ quan chủ quản cấp trên đánh giá đúng chất lượng
chi phí bán hàn ở các đơn vị kinh tế góp phần chỉ đạo công tác quản lý vĩ mô tốt hơn.

20

Thang Long University Library


Trong đó: Hf là chi phí tính trên LN
Hp là LN tính trên chi phí
f là số tiền chi phí bán hàng
p là số LN hàng bán
1.3 Các nhân tố ảnh hƣởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của DN
1.3.1 Các nhân tố bên ngoài
a. Nhân tố môi trƣờng quốc tế và khu vực
Các xu hướng chính trị trên thế giới, các chính sách bảo hộ và mở cửa của các
nước trên thế giới, tình hình chiến tranh, sự mất ổn định chính trị, tình hình phát triển
kinh tế của các nước trên thế giới... ảnh hưởng trực tiếp tới các hoạt động mở rộng thị
trường tiêu thụ sản phẩm cũng như việc lựa chọn và sử dụng các yếu tố đầu vào của
DN. Do vậy mà nó tác động trực tiếp tới hiệu quả sản xuất kinh doanh của các DN.
Môi trường kinh tế ổn định cũng như chính trị trong khu vực ổn định là cơ sở để các
DN trong khu vực tiến hành các hoạt động sản xuất kinh DTận lợi góp phần nâng cao
hiệu quả sản xuất kinh doanh.
b. Nhân tố môi trƣờng nền kinh tế quốc dân
Môi trường chính trị: ổn định luôn luôn là tiền đề cho việc phát triển và mở rộng
các hoạt động đầu tư của các DN, các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước. Các hoạt
động đầu tư nó lại tác động trở lại rất lớn tới các hiệu quả sản xuất kinh doanh của các
DN.
Môi trường pháp lý bao gồm luật, các văn bản dưới luật, các quy trình quy phạm
kỹ thuật sản xuất tạo ra một hành lang cho các DN hoạt động, các hoạt động của DN
như sản xuất kinh doanh cái gài, sản xuất bằng cách nào, bán cho ai ở đâu, nguồn đầu
vào lấy ở đâu đều phải dựa vào các quy định của pháp luật. Các DN phải chấp hành
các quy định của pháp luật, phải thực hiện các nghĩa vụ của mình với nhà nước, với xã
hội và với người lao động như thế nào là do luật pháp quy định (nghĩa vụ nộp thuế,
trách nhiệm đảm bảo vệ sinh môi trường, đảm bảo đời sống cho cán bộ công nhân viên
trong DN... ). Có thể nói luật pháp là nhân tố kìm hãm hoặc khuyến khích sự tồn tại và
phát triển của các DN, do đó ảnh hưởng trực tiếp tới các kết quả cũng như hiệu quả
của các hoạt động sản xuất kinh doanh của các DN.

21
 Môi trường văn hoá xã hội
Tình trạng thất nghiệp, trình độ giáo dục, phong cách, lối sống, phong tục, tập
quán, tâm lý xã hội... đều tác động một cách trực tiếp hoặc gián tiếp tới hiệu quả sản
xuất kinh doanh của mỗi DN, có thể theo hai chiều hướng tích cực hoặc tiêu cực. Nếu
không có tình trạng thất nghiệp, người lao động có nhiều cơ hội lựa chọn việc làm thì
chắc chắn chi phí sử dụng lao động của DN sẽ cao do đó làm giảm hiệu quả sản xuất
kinh doanh của DN và ngược lại nếu tình trạng thất nghiệp là cao thì chi phí sử dụng
lao động của DN sẽ giảm làm tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh của DN, nhưng tình
trạng thất nghiệp cao sẽ làm cho cầu tiêu dùng giảm và có thể dẫn đến tình trạng an
ninh chính trị mất ổn định, do vậy lại làm giảm hiệu quả sản xuất kinh doanh của DN.
Trình độ văn hoá ảnh hưởng tới khả năng đào tạo cũng như chất lượng chuyên môn và
khả năng tiếp thu các kiến thức cần thiết của đội ngũ lao động, phong cách, lối sống,
phong tục, tập quán, tâm lý xã hội... nó ảnh hưởng tới cầu về sản phẩm của các DN.
Nên nó ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả sản xuất kinh doanh của các DN.
 Môi trường kinh tế
Các chính sách kinh tế của nhà nước, tốc độ tăng trưởng nền kinh tế quốc dân,
tốc độ lạm phát, thu nhập BQ trên đầu người... là các yếu tố tác động trực tiếp tới cung
cầu của từng DN. Nếu tốc độ tăng trưởng nền kinh tế quốc dân cao, các chính sách của
Chính phủ khuyến khích các DN đầu tư mở rộng sản xuất, sự biến động tiền tệ là
không đáng kể, lạm phát được giữ mức hợp lý, thu nhập BQ đầu người tăng... sẽ tạo
điều kiện cho các DN phát triển sản xuất, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và
ngược lại.
 Điều kiện tự nhiên, môi trường sinh thái và cơ sở hạ tầng
Các điều kiện tự nhiên như : các loại tài nguyên khoáng sản, vị trí địa lý, thơi tiết
khí hậu,... ảnh hưởng tới chi phí sử dụng NVL, nhiên liệu, năng lượng, ảnh hưởng tới
mặt hàng kinh doanh, năng suất chất lượng sản phẩm, ảnh hưởng tới cung cầu sản
phẩm do tính chất mùa vụ... do đó ảnh hưởng tới hiệu quả sản xuất kinh doanh của các
DN trong vùng.
Tình trạng môi trường, các vấn đề về xử lý phế thải, ô nhiễm, các ràng buộc xã
hội về môi trường,... đều có tác động nhất định đến chi phí kinh doanh, năng suất và
chất lượng sản phẩm. Một môi trường trong sạch thoáng mát sẽ trực tiếp làm giảm chi
phí kinh doanh, nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm tạo điều kiện cho DN
nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Cơ sở hạ tầng của nền kinh tế nó quyết định sự phát triển của nền kinh tế cũng
như sự phát triển của các DN. Hệ thống đường xá, giao thông, hệ thống thông tin liên
lạc, hệ thống ngân hàng tín dụng, mạng lưới điện quốc gia... ảnh hưởng tới chi phí
22

Thang Long University Library


kinh doanh, khả năng nắm bắt thông tin, khả năng huy động và sử dụng vốn, khả năng
giao dịch thanh toán... của các DN do đó ảnh hưởng rất lớn tới hiệu quả sản xuất kinh
doanh của DN.
 Môi trường khoa học kỹ thuật công nghệ
Tình hình phát triển khoa học kỹ thuật công nghệ, tình hình ứng dụng của khoa
học kỹ thuật và công nghệ vào sản xuất trên thế giới cững như trong nước ảnh hưởng
tới trình độ kỹ thuật công nghệ và khả năng đổi mới kỹ thuật công nghệ của DN do đó
ảnh hưởng tới năng suất chất lượng sản phẩm tức là ảnh hưởng tới hiệu quả sản xuất
kinh doanh của DN.
c. Nhân tố môi trƣờng ngành
Sự cạnh tranh giữa các DN hiện có trong ngành
Mức độ cạnh tranh giữa các DN trong cùng một ngành với nhau ảnh hưởng trực
tiếp tới lượng cung cầu sản phẩm của mỗi DN, ảnh hưởng tới giá bán, tốc độ tiêu thụ
sản phẩm... do vậy ảnh hưởng tới hiệu quả của mỗi DN.
 Khả năng gia nhập mới của các DN
Trong cơ chế thị trường ở nước ta hiện nay trong hầu hết các lĩnh vực, các ngành
nghề sản xuất kinh doanh có mức doanh lợi cao thì đều bị rất nhiều các DN khác nhóm
ngó và sẵn sàng đầu tư vào lĩnh vực đó nếu như không có sự cản trở từ phía chính phủ.
Vì vậy buộc các DN trong các ngành có mức doanh lợi cao đều phải tạo ra cac hàng
rào cản trở sự ra nhập mới bằng cách khai thác triệt để các lợi thế riêng có của DN,
bằng cách định giá phù hợp (mức ngăn chặn sự gia nhập, mức giá này có thể làm giảm
mức doanh lợi) và tăng cường mở rộng chiếm lĩnh thị trường. Do vậy ảnh hưởng tới
hiệu quả sản xuất kinh doanh của DN.
 Sản phẩm thay thế
Hầu hết các sản phẩm của DN đều có sản phẩm thay thế, số lượng chất lượng,
giá cả, mẫu mã bao bì của sản phẩm thay thế, các chính sách tiêu thụ của các sản phẩm
thay thế ảnh hưởng rất lớn tới lượng cung cầu, chất lượng, giá cả và tốc độ tiêu thụ sản
phẩm của DN. Do đó ảnh hưởng tới kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh của DN.
 Người cung ứng
Các nguồn lực đầu vào của một DN được cung cấp chủ yếu bởi các DN khác, các
đơn vị kinh doanh và các cá nhân. Việc đảm bảo chất lượng, số lượng cũng như giá cả
các yếu tố đầu vào của DN phụ thuộc vào tính chất của các yếu tố đó, phụ thuộc vào
tính chất của người cung ứng và các hành vi của họ. Nếu các yếu tố đầu vào của DN là
không có sự thay thế và do các nhà độc quyền cung cấp thì việc đảm bảo yếu tố đầu
vào của DN phụ thuộc vào các nhà cung ứng rất lớn, chi phí về các yếu tố đầu vào của
23
DN phụ thuộc vào các nhà cung ứng rất lớn, chi phí về các yếu tố đầu vào sẽ cao hơn
bình thường nên sẽ làm giảm hiệu quả sản xuất kinh doanh của DN. Còn nếu các yếu
tố đầu vào của DN là sẵn có và có thể chuyển đổi thì việc đảm bảo về số lượng, chất
lượng cũng như hạ chi phí về các yếu tố đầu vào là dễ dàng và không bị phụ thuộc vào
người cung ứng thì sẽ nâng cao được hiệu quả sản xuất kinh doanh.
 Người mua
KH là một vấn đề vô cùng quan trọng và được các DN đặc biệt quan tâm chú ý.
Nếu như sản phẩm của DN sản xuất ra mà không có người hoặc là không được người
tiêu dùng chấp nhận rộng rãi thì DN không thể tiến hành sản xuất được. Mật độ dân
cư, mức độ thu nhập, tâm lý và sở thích tiêu dùng… của KH ảnh hưởng lớn tới sản
lượng và giá cả sản phẩm sản xuất của DN, ảnh hưởng tới sự cạnh tranh của DN vì vậy
ảnh hưởng tới hiệu quả của DN.
1.3.2 Các nhân tố bên trong doanh nghiệp
a. Bộ máy quản trị doanh nghiệp
Các DN hoạt động trong cơ chế thị trường, bộ máy quản trị DN có vai trò đặc
biệt quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển DN, bộ máy quản trị DN phải đồng thời
thực hiện nhiều nhiệm vụ khác nhau :
Nhiệm vụ đầu tiên của bộ máy quản trị DN và xây dựng cho DN một chiến lược
kinh doanh và phát triển DN. Nếu xây dựng cho DN một chiến lược kinh doanh và
phát triển DN. Nếu xây dựng được một chiến lược kinh doanh và phát triển DN hợp lý
(phù hợp với môi trường kinh doanh, phù hợp với khả năng của DN) sẽ là cơ sở là
định hướng tốt để DN tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả.
 Xây dựng các kế hoạch kinh doanh, các phương án kinh doanh và kế hoạch hoá
các hoạt động của DN trên cơ sở chiến lược kinh doanh và phát triển DN đã xây
dựng.
 Tổ chức thực hiện các kế hoạch, các phương án và các hoạt động sản xuất kinh
doanh đã đề ra.
 Tổ chức kiểm tra, đánh giá và điều chỉnh các quá trình trên.
Với chức năng và nhiệm vụ vô cùng quan trọng của bộ máy quản trị DN, ta có
thể khẳng định rằng chất lượng của bộ máy quản trị quyết định rất lớn tới hiệu quả sản
xuất kinh doanh của DN. Nếu bộ máy quản trị được tổ chức với cơ cấu phù hợp với
nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của DN, gọn nhẹ linh hoạt, có sự phân chia nhiệm vụ
chức năng rõ ràng, có cơ chế phối hợp hành động hợp lý, với một đội ngũ quản trị viên
có năng lực và tinh thần trách nhiệm cao sẽ đảm bảo cho các hoạt động sản xuất kinh
doanh của DN đạt hiệu quả cao. Nếu bộ máy quản trị DN được tổ chức hoạt động
24

Thang Long University Library


không hợp lý (quá cồng kềnh hoặc quá đơn giản), chức năng nhiệm vụ chồng chéo và
không rõ ràng hoặc là phải kiểm nhiệm quá nhiều, sự phối hợp trong hoạt động không
chặt chẽ, các quản trị viên thì thiếu năng lực và tinh thần trách nhiệm sẽ dẫn đến hiệu
quả sản xuất kinh doanh của DN không cao.
b. L o động tiền lƣơng
Lao động là một trong các yếu tố đầu vào quan trọng, nó tham gia vào mọi hoạt
động, mọi giai đoạn, mọi quá trình sản xuất kinh doanh của DN. Trình độ, năng lực và
tinh thần trách nhiệm của người lao động tác động trực tiếp đến tất cả các giai đoạn
các khâu của quá trình sản xuất kinh doanh, tác động trực tiếp đến năng suất, chất
lượng sản phảm, tác động tới tốc độ tiêu thụ sản phẩm do đó nó ảnh hưởng trực tiếp
đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của DN.
Bên cạnh lao động thì tiền lương và thu nhập của người lao động cũng ảnh hưởng
trực tiếp tới hiệu quả sản xuất kinh doanh của DN vì tiền lương là một bộ phận cấu
thành lên chi phí sản xuất kinh doanh của DN đồng thời nó còn tác động tói tâm lý
người lao động trong DN. Nếu tiền lương cao thì chi phí sản xuất kinh doanh sẽ tăng
do đó làm giảm hiệu quả sản xuất kinh doanh, nhưng lại tác động tới tính thần và trách
nhiệm người lao động cao hơn do đó làm tăng năng suất và chất lượng sản phẩm của
DN nên làm tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh. Còn nếu mà mức lương thấp thì ngược
lại. Cho nên DN cần chú ý tới các chính sách tiền lương, chính sách phân phối thu
nhập, các biện pháp khuyến khích sao cho hợp lý, hài hoà giữa lợi ích của người lao
động và lợi ích của DN.
c. Tình hình tài chính của doanh nghiệp
DN có khả năng tài chính mạnh thì không những đảm bảo cho các hoạt động sản
xuất kinh doanh của DN diễn ra liên tục và ổn định mà còn giúp cho DN có khả năng
đầu tư đổi mới công nghệ và áp dụng kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất nhằm làm giảm
chi phí, nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm. Ngược lại, nếu như khả năng về
tài chính của DN yếu kém thì DN không những không đảm bảo được các hoạt động
sản xuất kinh doanh của DN diễn ra bình thường mà còn không có khả năng đầu tư đổi
mới công nghệ, áp dụng kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất do đó không nâng cao được
năng suất và chất lượng sản phẩm. Khả năng tài chính của DN ảnh hưởng trực tiếp tới
uy tín của DN, tới khả năng chủ động trong sản xuất kinh doanh tới tốc độ tiêu thụ và
khả năng cạnh tranh của DN, ảnh hưởng tới mục tiêu tối thiểu hoá chi phí băng cách
chủ động khai thác và sử dụng tối ưu các nguồn lực đầu vào. Vì vậy tình hình tài chính
của DN tác động rất mạnh tới hiệu quả sản xuất kinh doanh của chính DN đó.
d. Đặc tính của sản phẩm và công tác tổ chức tiêu thụ sản phẩm

25
 Đặc tính của sản phẩm
Ngày nay chất lượng của sản phẩm trở thành một công cụ cạnh tranh quan trọng
của các DN trên thị trường, vì chất lượng của sản phẩm nó thoả mãn nhu cầu của KH
về sản phẩm, chất lượng sản phẩm càng cao sẽ đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng
của người tiêu dùng tốt hơn. Chất lượng sản phẩm luôn luôn là yếu tố sống còn của
mỗi DN, khi chất lượng sản phẩm không đáp ứng được những yêu cầu của KH, lập tức
KH sẽ chuyển sang tiêu dùng các sản phẩm khác cùng loại. Chất lượng của sản phẩm
góp phần tạo nên uy tín danh tiếng của DN trên thị trường.
Những đặc tính mang hình thức bên ngoài của sản phẩm như : Mẫu mã, bao bì,
nhãn hiệu…trước đây không được coi trọng nhưng ngày nay nó đã trở thành những
yếu tố cạnh tranh quan trọng không thể thiếu được. Thực tế cho thấy, KH thường lựa
chọn các sản phẩm theo trực giác, vì vậy những loại hàng hoá có mẫu mã bao bì nhãn
hiệu đẹp và gợi cảm…luôn giành được ưu thế hơn so với các hàng hoá khác cùng loại.
Các đặc tính của sản phẩm là nhân tố quan trọng quyết định khả năng cạnh tranh
của DN góp phần rất lớn tới việc tạo uy tín, đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ sản phẩm làm cơ
sở cho sự tồn tại và phát triển của DN nên có ảnh hưởng rất lớn tới hiệu quả sản xuất
kinh doanh của DN.
 Công tác tổ chức tiêu thụ sản phẩm
Tiêu thụ sản phẩm là một khâu cuối cùng trong quá trình sản xuất kinh doanh của
DN, nó quyết định tới các khâu khác của quá trình sản xuất kinh doanh. DN sản xuất
ra sản phẩm có tiêu thụ được hay không mới là điều quan trọng nhất. Tốc độ tiêu thụ
nó quyết định tốc độ sản xuất và nhịp độ cung ứng NVL. Cho nên nếu DN tổ chức
được mạng lưới tiêu thụ sản phẩm phù hợp với thị trường và các chính sách tiêu thụ
hợp lý khuyến khích người tiêu dùng sẽ giúp cho DN mở rộng và chiếm lĩnh được thị
trường, tăng sức cạnh tranh của DN đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ sản phẩm, tăng DT, tăng
LN, tăng vòng quay của vốn, góp phần giữ vững và đảy nhanh nhịp độ sản xuất cũng
như cung ứng các yếu tố đầu vào nên góp phần vào việc nâng cao hiệu quả sản xuất
kinh doanh của DN.
e. NVL và công tác tổ chức đảm bảo NVL
NVL là một trong những yếu tố đầu vào quan trọng và không thể thiếu được đối
với các DN sản xuất công nghiệp. Số lượng, chủng loại, cơ cấu, chất lượng, giá cả của
NVL và tính đồng bộ của việc cung ứng NVL ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng NVL,
ảnh hưởng tới năng suất và chất lượng của sản phẩm do đó ảnh hưởng tới hiệu quả sản
xuất kinh doanh của DN, chi phí sử dụng NVL của các DN công nghiệp thường chiếm
tỷ trọng lớn trong chi phí kinh doanh và giá thành đơn vị sản phẩm cho nên việc sử
dụng tiết kiệm NVL có ý nghĩa rất lớn đối với việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh
26

Thang Long University Library


doanh của DN. Việc sử dụng tiết kiệm NVL đồng nghĩa với việc tạo ra kết quả lớn hơn
với cùng một lượng NVL..
f. Cơ sở vật chất, kỹ thuật và công nghệ sản xuất của DN
Cơ sở vật chất kỹ thuật trong DN là yếu tố vật chất hữu hình quan trọng phục vụ
cho quá trình sản xuất kinh doanh của DN, làm nền tảng quan trọng để DN tiến hành
các hoạt động kinh doanh. Cơ sở vật chất đem lại sức mạnh kinh doanh cho DN trên
cơ sở sức sinh lời của TS. Cơ sở vật chất dù chiếm tỷ trọng lớn hay nhỏ trong tổng tàu
sản của DN thì nó vẫn có vai trò quan trọng thúc đẩy các hoạt động kinh doanh, nó thể
hiện bộ mặt kinh doanh của DN qua hệ thống nhà xưởng, kho tàng, cửa hàng, bến
bãi…Cơ sở vật chất kỹ thuật của DN càng được bố trí hợp lý bao nhiêu thì càng góp
phần đem lại hiệu quả cao bất nhiêu. Điều này thấy khá rõ nếu một DN có hệ thống
nhà xưởng, kho tàng, cửa hàng, bến bãi được bố trí hợp lý, nằm trong khu vực có mật
độ dân cư lớn, thu nhập về cầu về tiêu dùng của người dân cao…và thuận lợi về giao
thông sẽ đem lại cho DN một TS vô hình rất lớn đó là lợi thế kinh doanh đảm bảo cho
DN hoạt động kinh doanh có hiệu quả cao.
Trình độ kỹ thuật và trình độ công nghệ sản xuất của DN ảnh hưởng tới năng
suất, chất lượng sản phẩm, ảnh hưởng tới mức độ tiết kiệm hay tăng phí NVL do đó
ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của DN. Nếu DN có trình độ kỹ thuật sản
xuất còn có công nghệ sản xuất tiên tiến và hiện đại sẽ đảm bảo cho DN sử dụng tiết
kiệm NVL, nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, còn nếu trình độ kỹ thuật sản
xuất của DN thấp kém hoặc công nghệ sản xuất lạc hậu hay thiếu đồng bộ sẽ làm cho
năng suất, chất lượng sản phẩm của DN rất thấp, sử dụng lãng phí NVL.
g. Môi trƣờng làm việc trong doanh nghiệp
Môi trường văn hoá do DN xác lập và tạo thành sắc thái riêng của từng DN. Đó
là bầu không khí, là tình cảm, sự giao lưu, mối quan hệ, ý thức trách nhiệm và tinh
thần hiệp tác phối hợp trong thực hiện công việc. Môi trường văn hoá có ý nghĩa đặc
biệt và có tác động quyết định đến việc sử dụng đội ngũ lao động và các yếu tố khác
của DN. Văn hoá DN tạo ra lợi thế cạnh tranh rất lớn cho các DN, nó ảnh hưởng trực
tiếp to lớn đến việc hình thành các mục tiêu chiến lược và các chính sách trong kinh
doanh của DN, đồng thời tạo thuận lợi cho việc thực hiện thành công chiến lược kinh
doanh đã lựa chọn của DN. Cho nên hiệu quả của các hoạt động sản xuất kinh doanh
của DN phụ thuộc rất lớn vào môi trường văn hoá trong DN.
h. Các yếu tố mang tính chất vật lý và hoá học trong DN
Các yếu tố không khí, không gian, ánh sáng, độ ẩm, độ ổn, các hoá chất gây độc
hại là những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp tới thời gian lao động, tới tinh thần và sức
khoẻ của lao động do đó nó ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng lao động của DN, đồng
27
thời nó còn ảnh hưởng tới độ bền của máy móc thiết bị, tới chất lượng sản phẩm. Vì
vậy ảnh hưởng tới hiệu quả sản xuất kinh doanh của DN.
i. Môi trƣờng thông tin :
Hệ thống trao đổi các thông tin bên trong DN ngày càng lớn hơn bao gồm tất cả
các thông tin có liên quan đến từng bộ phận, từng phòng ban, từng người lao động
trong DN và các thông tin khác. Để thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh thì
giữa các bộ phận, các phòng ban cũng như những ngưòi lao động trong DN luôn có
mối quan hệ ràng buộc đòi hỏi phải giao tiếp, phải liên lạc và trao đổi với nhau các
thông tin cần thiết. Do đó mà hiệu quả các hoạt động sản xuất kinh doanh của DN phụ
thuộc rất lớn vào hệ thống trao đổi thông tin của DN. Việc hình thành qúa trình chuyển
thông tin từ người nàu sang người khác, từ bộ phận này sang bộ phận khác tạo sự phối
hợp trong công việc, sự hiểu biết lẫn nhau, bổ sung những kinh nghiệm, những kiến
thức và sự am hiểu về mọi mặt cho nhau một cách thuận lợi nhanh chóng và chính xác
là điều kiện cần thiết để DN thực hiện có hiệu quả các hoạt động sản xuất kinh doanh
của mình.
1.4 Phƣơng pháp đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh
Hiệu quả kinh tế được xác định bởi kết quả đầu ra và chi phí sử dụng các yếu tố
đầu vào, hai đại lượng này trên thực tế đều rất khó xác định được một cách chính xác,
nó phụ thuộc vào hệ thống tính toán và phương pháp tính toán trong DN. Mỗi DN đều
có một phương pháp, một cách tính toán khác nhau do đó mà tính hiệu quả kinh tế của
các hoạt động sản xuất của DN cũng phụ thuộc rất nhiều vào phương pháp túnh toán
trong DN đó.
Các phương pháp đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh
1.4.1 Phương pháp so sánh
Phương pháp so sánh là phương pháp phân tich được sử dụng rộng rãi, phổ biến
trong phân tích kinh tế nói chung và phân tích tài chính nói riêng, xác định vị trí và xu
hướng biến động của các chỉ tiêu phân tích. Sử dụng phương pháp so sánh cần quan
tâm tới tiêu chuẩn để so sánh, điều kiện để so sánh, kỹ thuật để so sánh.
Tiêu chuẩn so sánh: Tiêu chuẩn so sánh là chi tiêu của một kỳ được lựa chọn làm
gốc so sánh. Gốc so sánh được xác định tùy thuộc vào mục đích phân tích. Khi tiến
hành so sánh cần có hai đại lượng phải đảm bảo tính chất so sánh được.
Điều kiện so sánh: So sánh theo thời gian đó là sự thống nhất về nội dung kinh tế,
thống nhất về phương pháp tính toán, thống nhất về thời gian và đơn vị đo lường.

28

Thang Long University Library


So sánh theo không gian tức là so sánh giữa các số liệu trong ngành nhất định,
các chỉ tiêu cần phải được quy đổi về cùng quy mô và điều kiện kinh doanh tương tự
nhau.
Kỹ thuật so sánh: Đế đáp ứng các mục tiêu sử dụng của những chi tiết so sánh ,
quá trình so sánh giưa các chỉ tiêu được thể hiện dưới 3 kỹ thuật so sánh sau đây:
 So sánh số tuyệt đối: là kết quả của phép trừ giữa trị số của kỳ phân tích với kỳ
gốc của các chỉ tiêu kinh tế. Kết quả so sánh phản ánh sự biến động về quy mô
hoặc khối lượng của chỉ tiêu phân tích.
 So sánh tương đối: là kết quả của phép chia giữa trị số của kỳ phân tích với kỳ
gốc của các chỉ tiêu kinh tế. Kết quả so sánh được phản ánh kết cấu, mối quan
hệ, tốc độ phát triển và mức độ phổ biến của chỉ tiêu nghiên cứu.
 So sánh số BQ: biểu hiện tính chất đặc trưng chung về mặt số lượng, nhằm
phản ánh đặc điểm chung của một đơn vị, một bộ phận hay một tổng thể chung
có cùng một tín chất.
Từ đó cho thấy sự biến động về mặt quy mô hoặc khối lượng của chỉ tiêu phân
tích, mối quan hệ tỷ lệ, kết cấu của từng chỉ tiêu trong tổng thể hoặc biến động về mặt
tốc độ của chỉ tiêu đang xem xét giữa các thời gian khác nhau, biểu hiện tính phổ biến
của chỉ tiêu phân tích.
Quá trình phân tích theo kỹ thuật của phương pháp so sánh có thể thực hiện theo
2 hình thức sau:
 -So sánh theo chiều dọc là quá trình so sánh, xác định tỷ lệ, quan hệ tương quan
giữa các dữ kiện trên báo cáo tài chính của kỳ hiện hành.
 So sánh theo chiều ngang là quá trình so sánh, xác định tỷ lệ và chiều hướng
tăng giảm của các dữ kiện trên báo cáo tài chính của nhiều kỳ khác nhau.
Tuy nhiên, phân tích theo chiều ngang cần chú ý trong điều kiện xáy ra lạm phát,
kết quả tính được chỉ có ý nghĩa khi chúng ta đã loại trừ ảnh hưởng của biến động giá.
1.4.2 Phương pháp tỷ số
Phương pháp này dựa trên ý nghĩa chuẩn mực các tỷ lệ của đại lượng tài chính
trong quan hệ tài chính. Về nguyên tắc, phương pháp này đòi hỏi phải xác định các
ngưỡng, các định mức để từ đó nhận xét và đánh giá tình hìnhtaif chính DN với các tỷ
lệ tham chiếu.
Trong phân tích tài chính DN, các tỷ lệ tài chính được phân thành các nhóm chỉ
tiêu đặc trưng phản ánh những nội dung cơ bản theo mục tiêu phân tích của DN.
Nhưng chìa khóa chung có bốn nhóm chỉ tiêu cơ bản sau:

29
 Nhóm chỉ tiêu khả năng thanh toán
 Nhóm chỉ tiêu về cơ cấu TS và cơ cấu nguồn vốn
 Nhóm chỉ tiêu về hoạt động
 Nhóm chỉ tiêu về khả năng sinh lời.
1.4.3 Phương pháp Dupont
Bên cạnh đó các nhà phân tích tài chính còn sử dụng phương pháp phân tích tài
chính Dupont. Phương pháp này sẽ giúp các nhà phân tích tài chính nhận biết được
nguyên nhân dẫn đến các hiện tượng tốt hay xấu trong DN. Bản chất của phương pháp
này là tách một tỷ số tổng hợp phản ánh sức sinh lợi của DN như thu nhập trên TS
(ROA), thu nhập sau thuế trên vốn chủ sở hữu (ROE) thành tích số của các chuỗi tỷ số
có mối quan hệ nhân quả tổng số với nhau. Điều đó cho phép phân tích ảnh hưởng của
các tỷ số đó với tỷ hợp.

Các bước Trong Phương Pháp Dupont


 Thu nhập số liệu kinh doanh ( từ bộ phận tài chính )
 Tính toán ( sử dụng bảng tính )
 Đưa ra kết luận
 Nếu kết luận xem xét không chân thực , kiểm tra số liệu và tính toán lại
 Thế Mạnh Của Mô Hình Dupont
 Tính đơn giản. Đây là một công cụ rất tốt để cung cấp cho mọi người kiến thức
căn bản giúp tác động tích cực đến kết quả kinh doanh của công ty
 Có thể dễ dàng kết nối với các chính sách đãi ngộ đối với nhân viên
 Có thể được sử dụng để thuyết phục cấp quản lý thực hiện một vài bước cải tổ
nhằm chuyên nghiệp hóa chức năng thu mua và bán hàng. Đôi khi điều cần làm
trước tiên là nên nhìn vào thưc trạng của công ty. Thay vì tìm cách thôn tính
công ty khác nhằm tăng thêm DT và hưởng lợi thế nhờ quy mô, để bù đắp khả
năng sinh lợi yếu kém .
Hạn Chế Của Mô Hình Phân Tích Dupont

30

Thang Long University Library


 Dựa vào số liệu kế toán cơ bản nhưng có thể không đáng tin cậy
 Không bao gồm chi phí vốn
 Mức độ tin cậy của mô hình phụ thuộc hoàn toàn vào giả thuyết và số liệu đầu
vào.
Điều Kiện Áp Dụng Phương pháp Dupont
 Số liệu kế toán đáng tin cậy.
1.4.4 Một số phương pháp khác
Phương pháp cân đối: trong hoạt động sản xuất kinh doanh của DN có hình thành
nhiều mối quan hệ kinh tế như: cân đối thu chi, cân đối giữa vốn và nguồn vốn để
phân tích những mối quan hệ này cần sử dụng phương pháp cân đối.
Phương pháp thay thế liên hoàn: là phương pháp dùng để xác định mức độ ảnh
hưởng của các nhân tố đến diễn biến và kết quả của quá trình của sản xuất kinh doanh.
Phương pháp số chênh lệch: là phương pháp dùng để xác định mức độ ảnh
hưởng của các nhân tố đến chỉ tiêu phân tích.
Phương pháp hiệu số phần trăm: là phương pháp dùng số chênh lệch về tỉ lệ
phần trăm hình thành của các nhân tố sau và trước nhân với chỉ tiêu kế hoạch, để xác
định mức độ ảnh hường của các nhân tố đến chỉ tiêu phân tích.

31
CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH
DOANH CỦA CÔNG TY TNHH THỰC PHẨM XUẤT KHẨU
SƠN TÂY
2.1 Giới thiệu chung về công ty
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty
Với xu thế của cơ chế thị trường đòi hỏi các chính sách phải thông thoáng linh
hoạt, chế độ quản lý điều hành phải rõ ràng. Các công ty nhà nước trở nên không còn
phù hợp và dần bị thay thế cổ phần hóa. Chính trong điều kiện thực tế đó, công ty
TNHH TPXK Sơn Tây đã ra đời với:
Tên gọi: Công ty TNHH TPXK Sơn Tây.
Địa chỉ: Số 4, phố Trưng Vương, phường Lê Lợi, thị xã Sơn Tây, thành phố Hà
Nội.
Số điện thoại: 0433.834.532
Số fax : 0433.833.829
Số tài khoản : 451100000 39481 tại ngân hàng đầu tư và phát triển, chi nhánh
Sơn Tây.
Trải qua thời gian dài làm việc trong nhà máy giám đốc của Công ty TNHH
TPXK Sơn Tây đã hiểu rõ được quy trình sản xuất và đã đem quy trình sản xuất đó
vừa áp dụng vừa cải tiến đi để làm cho công ty của mình sản xuất hiệu quả hơn.
Được ra đời từ năm 2006, Công ty TNHH TPXK Sơn Tây đã gặp rất nhiều khó
khăn và thử thách vì đứng trên phương diện cứu vãn tình hình sản xuất gần như sụp đổ
của nhà máy Sắn Chuối (giải thể và công nhân mất việc). Với kinh nghiệm đã từng
làm việc lâu năm tại nhà máy Sắn Chuối, cô Nguyễn Bích Hợp (giám đốc của công ty
TNHH TPXK Sơn Tây hiện tại) đã chủ động tìm kiếm các đơn đặt hàng mới và quyết
định thành lập nên công ty để tiếp tục sản xuất và giải quyết việc làm tránh được tình
trạng thất nghiệp của công nhân với tên gọi Công ty TNHH TPXK Sơn Tây. Tuy
nhiên, do mới thành lập nên sản xuất của công ty còn hạn chế. Song với sự cố gắng
phấn đấu của toàn thể các công nhân viên cũ của nhà máy Sắn Chuối dưới sự quản lý
tài tình của giám đốc mới đã giúp cho Công ty TNHH TPXK Sơn Tây thay đổi bộ mặt
mới hoàn toàn so với nhà máy Sắn Chuối trước đây. Cụ thể là năm 2007, 2008 công ty
nhận được nhiều đơn đặt hàng hơn với giá trị lên đến 4 tỷ đồng, số lượng nhân viên
tăng từ 07 người lên đến 12 người. Và từ đó Công ty ngày càng trở nên phát triển cho
đến nay tổng nguồn vốn kinh doanh của công ty tăng lên đến 7.370 tỷ đồng. Thế
nhưng đến năm 2009, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, nhu cầu
32

Thang Long University Library


chi tiêu của mọi người trở nên hạn hẹp hơn. Hơn nữa thị trường xuất khẩu của Công ty
TNHH TPXK Sơn Tây lại chủ yếu ở các nước bị ảnh hưởng lớn từ khủng hoảng như:
Nga, Tiệp, Đức, Ba Lan…nên giá trị các đơn đặt hàng giảm đi chỉ còn trên 2 tỷ đồng.
Năm 2011, 2012, 2013, tình hình kinh tế có vẻ khả quan hơn. Đặc biệt là các chính
sách của chính phủ về việc giảm lãi suất cho vay ngân hàng nhằm hỗ trợ các DN vực
lên từ cuộc suy thoái kinh tế, nhờ đó mà công ty đã hoạt động tốt hơn với những kết
quả đáng mừng. DT thuần tại năm 2013 đã lên đến trên 7 tỷ đồng. Để có thể đứng trụ
trên thị trường, công ty đã không ngừng đổi mới khoa học kỹ thuật để đưa sản phẩm
của mình vươn xa hơn thị trường dần khẳng định vị thế của mình trong nước cũng như
trên trường quốc tế. Công ty đã chủ động xây dựng và thực hiện kế hoạch đổi mới
phương thức sản xuất và nâng cao chất lượng, tiết kiệm vật tư, nâng cao hiệu quả sản
xuất kinh doanh của Công ty.
2.1.2 Cơ cấu bộ máy tổ chức của công ty
Do sự hạn chế về quy mô sản xuất và là một công ty mới thâm nhập thị trường
nên bộ máy quản lý của công ty khá đơn giản được thể hiện qua sơ đồ sau:
Sơ đồ 2.1 Sơ đồ cơ cấu bộ máy tổ chức của Công ty

Giám đốc

Phòng điều Phòng tài


Phó giám Phòng kinh Phòng nội
hành sản chính kế
đốc doanh chính
xuất toán

Các bộ
Tổ trưởng
phận sản
sản xuất
xuất

Để đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh được liên tục hiệu quả thì mỗi
chức danh, mỗi bộ phận đều có những chức năng và nhiệm vụ nhất định.
2.1.2.1 Giám đốc
Là người điều hành cao nhất có quyền quyết định mọi vấn đề có liên quan đến
công ty và cũng là người chịu trách nhiệm trước cơ quan nhà nước.
Người đại diện cho công ty ký kết mọi hợp đồng hay đưa ra quyết định cuối cùng
cho mọi hoạt động quan trọng của công ty. Người phụ trách chung tình hình sản xuất

33
kinh doanh của công ty, chịu trách nhiệm trước KH và cán bộ công nhân viên về mọi
hoạt động của công ty.
Xây dựng chiến lược phát triển của công ty, tổ chức kế hoạch, phương án đầu tư,
tổ chức nội bộ công ty.
2.1.2.2 Phó giám đốc
Là người được giám đốc ủy quyền giúp giám đốc điều hành hoạt động sản xuất
kinh doanh và có nhiệm vụ báo cáo đến giám đốc về mọi vấn đề trong DN nhằm đảm
bảo quá trình sản xuất kinh doanh của công ty có hiệu quả và hoạt động một cách liên
tục.
2.1.2.3 Phòng kinh doanh
Phòng Kinh doanh là bộ phận tham mưu, giúp việc cho Giám đốc về công tác
bán các sản phẩm & dịch vụ của Công ty (cho vay, bảo lãnh, các hình thức cấp tín
dụng khác, huy động vốn trên thị trường 1, dịch vụ tư vấn thanh toán quốc tế, dịch vụ
tư vấn tài chính, đầu tư góp vốn, liên doanh liên kết, chào bán sản phẩm kinh doanh
ngoại tệ trừ trên thị trường liên ngân hàng); công tác nghiên cứu & phát triển sản
phẩm, phát triển thị trường; công tác xây dựng & phát triển mối quan hệ KH. Chịu
trách nhiệm trước Giám đốc về các hoạt động đó trong nhiệm vụ, thẩm quyền được
giao.
2.1.2.4 Phòng Điều hành Sản xuất
Lập kế hoạch sản xuất của phòng theo tuần, tháng, năm, trình giám đốc công ty.
Đề xuất phương án và tổ chức thực hiện các biện pháp sản xuất nhằm nâng cao
chất lượng sản phẩm, cải tiến kỹ thuật, tiết kiệm chi phí NVL, hạ giá thành sản phẩm.
Đồng thời sắp xếp bố trí nguồn lực sản xuất hợp lý
Theo dõi các công đoạn sản xuất nhằm kịp thời phát hiện lỗi và xử lý các trường
hợp phát sinh sai hỏng của các bộ phận trong quá trình hoạt động nhằm đảm bảo tuân
thủ các quy định của Công ty.
Chịu trách nhiệm với các sản phẩm đầu ra.
Tổ chức kiểm tra và bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị sản xuất theo định kỳ, hàng
tháng tổ chức họp phòng để rút kinh nghiệm sản xuất.
2.1.2.5 Phòng Tài chính Kế toán
Quản lý, kiểm tra, hướng dẫn và thực hiện chế độ kế toán - thống kê; Quản lý tài
chính, TS theo Pháp lệnh của Nhà nước, Điều lệ và quy chế tài chính của Công ty; đáp
ứng nhu cầu về tài chính cho mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty theo kế
hoạch; Bảo toàn và phát triển vốn của Công ty.

34

Thang Long University Library


2.1.2.6 Phòng nội chính
Đảm nhiệm trực tiếp việc tổ chức tuyển người cũng như sa thải công nhân viên.
Quản lý tài chính hay bảo vệ TS của DN.
Tham mưu cho giám đốc và phó giám đốc các vấn đề về liên quan đến nhân sự.
Thực hiện một số nhiệm vụ khác do Ban Giám đốc giao cho.
2.1.3 Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty TNHH Thực phẩm
Xuất khẩu Sơn Tây
Phát hiện nhu cầu xã hội trong nước và ngoài nước. Các sản phẩm của công ty
chủ yếu là đồ đóng hộp như: dưa chuột đóng lọ và măng tươi đóng lọ, cà dầm, ngó sen
chua ngọt, ớt cay chua ngọt, vải quả đóng lọ... Ngoài các sản phẩm đóng lọ trên thì
công ty còn sản xuất thêm bánh kẹo mang tính chất thời vụ như bánh nướng, bánh dẻo
vào dịp trung thu và sản xuất mứt tết vào mỗi dịp tết Nguyên Đán.
Sản phẩm “Dưa chuột đóng lọ” được xuất khẩu sang Nga, Tiệp, Đức, Ba Lan là
chủ yếu. Còn sản phẩm “Măng tươi đóng lọ” và các sản phẩm đóng lọ khác chủ yếu
được tiêu thụ ở nội địa, ví dụ như ở hai khu du lịch Khoang Xanh và Ao Vua, cung cấp
cho công ty thực phẩm HaPro, các siêu thị như In Timex Việt Nam, trung tâm tiêu
dung Hà Nội…
Hoạt động của DN nói chung đều vì mục tiêu LN và công ty TNHH Thực phẩm
Xuất khẩu Sơn Tây cũng không nằm ngoài mục tiêu đó. Với nhiệm vụ chính trong
kinh doanh là sản xuất tạo DT, LN thì ngoài ra công ty còn mang bên mình nhiệm vụ
cho xã hội đó là: Đảm bảo công ăn việc làm cho công nhân viên, đảm bảo lợi ích cho
việc đóng góp vào sự thịnh vượng chung của xã hội, giúp đỡ người nghèo làm từ thiện,
nâng cao phúc lợi cho sự lao động. Cung cấp hàng hóa dịch vụ thỏa mãn tốt nhất với
nhu cầu xã hội. Không chỉ có vậy, cứ đến mỗi kỳ công ty lại nộp cho nhà nước những
khoản thuế làm tăng ngân sách nhà nước. Đó là trách nhiệm và nghĩa vụ tuân thủ pháp
luật do Đảng và Nhà nước ta quy định. Những nhiệm vụ đó công ty đã và đang thưc
hiện rất tốt.
2.2 Thực trạng hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty TNHH
Thực Phẩm Xuất khẩu Sơn Tây
2.2.1 Kết quả sản xuất kinh doanh
2.2.1.1 Doanh thu
Dựa vào phụ lục 1 ta thấy được tình hình DT có sự biến động qua các năm như
sau:
Doanh thu từ bán hàng và cung cấp dịch vụ

35
Năm 2011-2012: DT bán hàng năm 2012 đạt 5.386 triệu VNĐ tăng 118,06% so
với năm 2011. Sự tăng lên này chủ yếu là do các nước nằm trong khu vực thị trường
xuất khẩu của công ty: Nga, Tiệp, Đức, Ba Lan…đã vượt qua cuộc khủng hoảng kinh
tế, mức chi tiêu của người dân đã được nới lỏng dần thay vì thắt chặt trong thời gian
khó khăn chung của nền kinh tế thế giới. Chính điều này đã giúp cho số lượng các đơn
đặt hàng tăng lên tất yếu làm tăng DT. Năm 2012, DN đã khá thành công với chiến
lược về giá. Đối với tất cả các mặt hàng xuất khẩu ra nước ngoài hay các sản phẩm bán
trong nước DN vẫn giữ nguyên giá bán trong khi các đối thủ cạnh tranh trên thị trường
đều tăng giá sản phẩm ở mức từ 3% - 5%/sản phẩm do giá xăng năm 2012 tăng 12%
/năm, giá dầu tăng 6%/năm, giá NVL đầu vào nhìn chung cũng tăng do lạm phát. Việc
sử dụng chiến lược giữ nguyên giá trên đã tạo cho DN một lợi thế cạnh tranh với các
DN địa phương đối với các mặt hàng nội địa và các DN nước ngoài khác với mặt hàng
xuất khẩu. Chính những điều đó đã kích thích tiêu dùng làm cho số lượng sản phẩm
bán ra tăng dẫn đến DT từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng. Mà DT LN tỷ
lệ thuận với nhau nên DT tăng làm cho LN tăng, nâng cao hiệu quả từ hoạt động sản
xuất kinh doanh của công ty.
Năm 2012-2013: DT bán hàng giảm 54,47% do năm 2013 nền kinh tế các nước
Bỉ, Séc… đã hoàn toàn thoát khỏi khủng hoảng, DN vẫn giữ nguyên chiến lược về giá.
Trong khi đó, giá của các loại hàng hóa tượng tự từ các đối thủ cạnh tranh khác mà
chủ yếu là các DN Trung Quốc và Thái Lan giảm từ 5%-7%/1 sản phẩm đóng lọ,
không những thế do các đối thủ hầu như là các công ty tập đoàn lớn nên chi phí giành
cho quảng cáo của họ cũng khá lớn và thu hút được thị hiếu của KH. Chính vì vậy mà
DT từ bán hàng năm 2013 giảm 2.934 triệu VNĐ tương đương giảm 54,47% so với
năm 2012. Điều này kéo theo LN năm 2013 giảm chứng tỏ chính sách bán hàng của
Công ty chưa linh hoạt và chưa đáp ứng kịp sự thay đổi của thị trường.
Tóm lại qua sự biến động DT từ hoạt động bán hàng của Công ty năm 2011-
2013, có thể thấy được tình hình bán hàng của DN còn phụ thuộc lớn vào sự biến
động kinh tế của nước ngoài. Bên cạnh đó thì chính sách bán hàng của DN còn chưa
linh hoạt, tính cạnh tranh của DN với các đối thủ còn chưa cao làm cho DT có xu
hướng giảm dẫn đến giảm khả năng sinh lời của DN.
Doanh thu từ hoạt động tài chính
DT từ hoạt động tài chính có sự tăng mạnh qua các năm. Cụ thể như sau:
Gi i đoạn năm 2011-2012: DT từ hoạt động tài chính tăng 2 triệu VNĐ tức là
tăng 200% so với năm 2011. Nguyên nhân tăng là do năm 2012 DN thanh toán tiền
NVL là dấm và đường đúng trong thời gian gia hạn của bên cung ứng nên công ty
được hưởng chiết khấu thanh toán 5% trên tổng giá trị hóa đơn thanh toán là
36

Thang Long University Library


50.975.280 VNĐ. Trong khi năm 2011, tổng giá trị hóa đơn thanh toán thấp hơn chỉ là
21.014.640 VNĐ. Điều này làm cho DT từ hoạt động tài chính năm 2012 tăng so với
năm 2011. DT tài chính tăng góp phần làm tăng tổng DT của DN tăng một lượng đúng
bằng lượng tăng từ DT tài chính là trên 2 triệu VNĐ.
Gi i đoạn năm 2012-2013: DT tài chính của DN tăng mạnh chủ yếu là do công
ty tăng số lao động có độ trung thành cao với công ty để đào tạo đội ngũ công nhân có
thực sự có kinh nghiệm nên năm 2012 công ty cho công nhân viên có hoàn cảnh khó
khăn vay một khoản bằng 142.773.425 VNĐ trong thời hạn 3 năm với lãi suất thấp
4%/năm để họ sớm ổn định cuộc sống chuyên tâm làm việc cho DN hơn. Vì đa số
công nhân làm việc trong công ty là nguồn lao động từ địa phương có thu nhập thấp,
họ dễ thôi việc khi tìm được một công việc khác phù hợp hơn ngoài xã hội. Vì vậy mà
năm 2013 công ty bắt đầu thu về 57.109.37 VNĐ từ lãi suất cho vay. Đồng thời trong
năm đó công ty cũng được hưởng 1.010.565 VNĐ từ lượng chiết khấu thanh toán 5%
khi DN thanh toán tiền dấm, đường. Đồng thời, Công ty cũng thu về được 14 triệu
VNĐ từ nguồn gửi ngân hàng 200.000.000 VNĐ với lãi suất 7%/năm để tăng khả
năng thanh khoản đối với TS lưu động, đặc biệt là thanh toán tiền NVL cho nhà cung
cấp. Việc tăng DT tài chính mặc dù làm tăng tổng DT cho công ty. Tuy nhiên nó cũng
làm công ty mất đi chi phí cơ hội là sử dụng nguồn vốn 142.773.425 VNĐ để đầu tư
sang các dự án sinh lời khác, ví dụ như gửi ngân hàng với lãi suất tại thời điểm năm
2013 BQ của các ngân hàng là 7%- 7,2%/năm thì công ty đã mất từ 3%-3,2%/năm tiền
lãi.
DT của DN chủ yếu từ DT bán hàng và DT từ hoạt động tài chính. Trong đó DT
bán hàng chiếm tỷ trọng lớn nhất, BQ chiếm trên 99% trong tổng DT.
Tóm lại sự phụ thuộc của DN vào thị trường xuất khẩu là các quốc gia Châu Âu
đã làm cho DT của Công ty tăng, giảm phụ thuộc mạnh vào tình hình kinh tế của các
nước này. Mặt khác thị trường luôn có sự cạnh tranh khốc liệt của các nước khác nổi
bật là các DN đến từ Trung quốc- một quốc gia nổi tiếng với các sản phẩm giá thấp.
Trong khi đó, chính sách bán hàng của Công ty lại chưa linh hoạt, đặc biệt là chiến
lược giữ nguyên giá đã làm sụt giảm về DT và điển hình nhất là năm 2013. Do vậy DN
cần đề ra chiến lược bán hàng linh hoạt hơn, chiến lược quảng cáo sản phẩm cho phù
hợp để có thể tăng DT, tăng LN cho DN.
2.2.1.2 Chi phí
Dựa vào phụ lục 2 ta thấy:
Giá vốn hàng bán
Năm 2011-2012: Trong năm 2012 thì GVHB tăng trưởng 112,98%, tăng cao hơn
so với năm trước. Do giá cả của các NVL đầu vào nhìn chung không có sự biến động
37
nhiều nên sự gia tăng GVHB chủ yếu là do DN đã nới lỏng chính sách tín dụng, tăng
số ngày thanh toán cho KH từ 15 ngày đến 25 ngày với mỗi hóa đơn có giá trị trên 30
triệu đồng, và tăng tỷ lệ chiết khấu thương mại từ 2% lên 5% đã kích cầu làm số lượng
hàng hóa bán ra tăng đáng kể, biểu hiện ở việc DT thuần năm 2012 tăng 118,06% nên
tất yếu đã kéo theo sự gia tăng của GVHB. Việc này làm tăng LN sinh ra từ 118,06%
DT tăng thêm.
Năm 2012-2013: GVHB giảm 53,45% so với năm 2012. Nguyên nhân là do số
lượng các đơn đặt hàng giảm do các đối thủ cạnh tranh có giá thành sản phẩm thấp
hơn từ 5%-7%/sản phẩm đã làm số lượng hàng hóa bán ra giảm. Điều này biểu hiện
thông qua DT thuần năm 2013 giảm 54,47% so với năm 2012 dẫn đến chi phí mua
NVL phục vụ sản suất giảm, tất yếu kéo theo giá vốn năm 2013 thấp hơn 53,45%. Hậu
quả của GVHB giảm là DN mất đi nguồn LN sinh ra từ 54,47% DT năm 2012.
Nhìn chung tổng GVHB trong các năm 2011-2013 tăng giảm thất thường và phụ
thuộc chủ yếu vào số lượng hàng hóa bán ra (do sự biến động của giá cả NVL đầu vào
là không đáng kể). Bên cạnh đó thì GVHB lại chiếm tỷ trọng cao trên tổng DT thuần
(BQ 79,63%) đã làm sự biến động của nó trở thành yếu tố gây ảnh hưởng tới DT hằng
năm của DN. Do vậy để DN tăng khả năng sinh lời thì Công ty cần phải xây dựng
chính sách bán hàng và quản lý GVHB hợp lý hơn.
Chi phí quản lý kinh doanh:
Năm 2011-2012: Chi phí quản lý kinh doanh tăng 118,77%. Nguyên nhân là do
DN tăng chi phí hoa hồng 3-6% cho các KH cũ khi giới thiệu được KH mới vào mua
và sử dụng sản phẩm của DN. Tiếp đến là chi phí về lương nhân viên quản lý, chi phí
tiếp khách tăng do năm 2012 DN thường xuyên tăng ca để đáp ứng nhu cầu KH. Việc
tăng chi phí bán hàng và quản lý DN như vậy đã đảm bảo được quá trình lưu thông
phân phối những sản phẩm chất lượng tốt nhất đến tay người tiêu dùng. Tuy nhiên tốc
độ tăng của chi phí bán hàng còn cao hơn tốc độ tăng DT (118,06%) cho thấy hiệu quả
của việc quản lý kinh doanh còn chưa cao.
Năm 2012-2013: Chi phí quản lý kinh doanh giảm 84,59% do DT giảm 54,47%.
DN đã cắt giảm chi phí một cách tối đa. Đặc biệt là cắt giảm chi phí quản lý kinh
doanh với tốc độ giảm đột ngột. DN đã linh hoạt trong việc chuyển toàn bộ nhân viên
quản lý và bán hàng xuống bộ phận sản xuất, giúp tiết kiệm được 225 triệu VNĐ.
Đồng thời do số lượng hàng bán giảm nên chi phí để ký kết hợp đồng, chi phí hoa
hồng cũng giảm 57% tương đương với giảm được 259 triệu VNĐ so với năm 2012.
Kết quả của việc DN cắt giảm được 85% chi phí quản lý DN đã giúp công ty tiết kiệm
được 484 triệu VNĐ trong tổng chi phí, giúp duy trì được mức sinh lời của Công ty.

38

Thang Long University Library


Tóm lại chi phí quản lý kinh doanh của DN còn chiếm tỷ trọng cao tổng chi phí.
Và hiệu quả sử dụng nguồn vốn đầu tư cho quản lý kinh doanh còn chưa cao.
Chi phí tài chính: toàn bộ là từ chi phí lãi vay và nó có sự biến động như sau:
Năm 2011-2012: Năm 2012 chi phí lãi vay tăng 319,44% so với năm 2011.
Nguyên nhân tăng là để có thể có đủ 4.234 triệu VNĐ GVHB, DN đã phải đi vay ngân
hàng với chi phí tăng thêm 230 triệu VNĐ để trả tiền NVL, nhân công lao động…DN
vay nhiều để đáp ứng được quá trình sản xuất diễn ra liên tục nhưng cũng góp phần
làm tăng tổng chi phí sản xuất hàng hóa, làm giảm LN. Lượng LN giảm đi chính bằng
lượng chi phí tài chính tăng thêm.
Năm 2012-2013: Chi phí tài chính giảm do năm 2013 DN chỉ cần 1.971 triệu
VNĐ cho GVHB, tổng giá trị góp vào GVHB giảm 54,47% làm chi phí tài chính mà
cụ thể là chi phí lãi vay giảm 16%. Chi phí tài chính giảm làm giảm sức ép của ngân
hàng lên DN, với lãi suất vay không đổi thì việc chi phí tài chính giảm cũng không làm
ảnh hưởng đến LN trên từng sản phẩm.
Tóm lại, thông qua phân tích tổng chi phí qua 3 năm có thể nhận thấy rằng quản
lý chi phí của Công ty chưa tốt. Đặc biệt là chi phí quản lý DN và chi phí tài chính với
tốc độ tăng luôn cao hơn tốc độ tăng của DT thuần. Nếu DN không quản lý tốt được
tốc độ gia tăng của các chi phí trên trong dài hạn thì chắc chắn mức LN của Công ty
sẽ giảm sút nghiêm trọng, làm ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động sản xuất của Công
ty.
Để DN hoạt động hiệu quả hơn thì Công ty cần có chính sách bán hàng thật tốt,
đồng thời cần xem xét thêm về các chính sách tín dụng hợp lý để nâng cao DT. Bên
cạnh đó thì chính sách quản lý chi phí của DN cũng cần được thắt chặt từ chi phí về
GVHB cho đến các chi phí quản lý, chi phí tài chính. Ta thấy GVHB luôn chiếm tỷ
trọng cao trên chi phí nên chỉ một sự thay đổi nhỏ trong GVHB đã làm ảnh hưởng lớn
đến LN. Vì thế DN nên chủ động đi tìm nguồn cung cấp NVL gần cơ sở sản xuất hơn,
giá cả hợp lý hơn để tiết kiệm chi phí, làm giảm GVHB từ đó tăng khả năng sinh lời.
Tiếp đó DN cần đánh giá lại về hiệu quả quản lý để tốc độ gia tăng của DT phải cao
hơn tốc độ tăng của chi phí quản lý. Tiếp nữa thì việc tìm các nguồn tài trợ có lãi suất
thấp hoặc xem xét lại chính sách cho KH nợ để tăng TS, giảm chi phí tài chính là quan
trọng để DN có thể cắt giảm chi phí một cách tối ưu nhất.
2.2.1.3 Lợi nhuận sau thuế
Dựa vào phụ lục 3 ta thấy:
LN sau thuế năm 2012 là 210 triệu VNĐ là cao nhất trong ba năm do LN trên
từng sản phẩm gần như không đổi mà lượng sản phẩm bán ra năm 2012 lại cao nhất.

39
LN này tăng 85,84% so với năm 2011 song đến năm 2013 lại giảm 44,76%. Điều này
chứng tỏ chiến lược phát triển công ty vẫn chưa được rõ ràng và chưa thực hiệu quả.
Tóm lại trong ba năm 2011, 2012, 2013 thì cả ba năm công ty đều hoạt động có
lãi, tuy nhiên khả năng sinh lời còn thấp. Điều này cho thấy việc quản lý DN còn chưa
tốt mà nguyên nhân chủ yếu là do chính sách bán hàng của Công ty chưa linh hoạt.
Tiếp đó là việc quản lý chi phí kém hiệu quả. Đặc biệt là chi phí quản lý DN và chi
phí tài chính. Hơn nữa, tỷ trọng GVHB lại chiếm tỷ trọng cao trong chi phí cho thấy
sự hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh của DN phụ thuộc chủ yếu vào việc
quản lý chi phí về GVHB.
Nhìn chung việc quản lý chi phí và DT của DN kém hiệu quả đã dẫn đến LN của
DN thấp làm cho tỷ suất sinh lời thấp.
2.2.1.4 Tình hình biến động TS và cơ cấu TS
Dựa vào phụ lục 4 ta thấy:
Cơ cấu TSNH của Công ty qua các năm 2011, 2012 và 2013 luôn chiếm ưu thế
hơn TSDH. Sự biến động tỷ trọng của cơ cấu TS cụ thể là
TSDH của năm 2011 và năm 2012 không có sự biến động nhiều và có TS bằng
2.688 triệu đồng. Đến năm 2013 TSDH của công ty tăng gần 31 triệu đồng, ứng với
tăng 1,15% so với năm 2012. Trong đó tỷ trọng TSDH năm 2011 là 26,8%, năm 2012
là 19,98%, tăng ở năm 2013 tới 26,95% chiểm tỷ trọng nhỏ trong tổng TS. Tỷ trọng
TSNH của công ty chiếm 73,2% và tỷ số này tăng lên 80,02% ở năm 2012 do công ty
đã thay đổi chính sách tín dụng, tăng chính sách với các khoản phải thu làm cho các
khoản phải thu tăng nhưng đến năm 2013 thì con số này đã giảm xuống còn 73,05%
do DN giảm giá trị HTK 2.259 triệu đồng.
Tài sản ngắn hạn
Tiền và các khoản tương đương tiền
Năm 2011-2012: Tiền là TS chiểm tỷ trọng TB trong tổng TS, tỷ trọng này có xu
hướng tăng từ năm 2012 và năm 2013. Năm 2011 lượng tiền chiếm 8,13%, năm 2012
tăng lên thành 9,58%. Lượng tiền mặt tăng lên là do DT năm 2012 tăng 118,06% làm
DN phải tăng khoản tiền mặt dự trữ 58,16% tương ứng tăng gần 474 triệu đồng để tiện
lợi cho việc thanh toán nhanh các chi phí khi cần thiết khi DN đầu tư vào HTK, trả
lương cho công nhân viên, giao dịch với đối tác công ty (chi phí tiếp khách, dự hội chợ
thương mại…). đồng thời để dự phòng các khoản rủi ro cho DN có thể xảy ra bất ngờ
như cháy nổ, mất cắp thiết bị…(do KH thanh toán tiền). Mặt khác việc tăng khoản tiền
mặt dự trữ cũng đã làm DN mất đi chi phí cơ hội là lãi suất cho ngân hàng vay là
474*0,07=33,18 triệu VNĐ (với lãi suất đi vay của ngân hàng năm 2012 là 7%/năm).

40

Thang Long University Library


Năm 2012-2013: Lượng tiền mặt của công ty giảm gần 464 triệu VNĐ tương
ứng giảm 36% so với năm 2012. Nguyên nhân giảm là do số lượng hàng hóa DN bán
ra ít hơn năm 2012 là 54,47% nên lượng tiền mặt của DN để thanh toán nhanh cho nhà
cung cấp giảm theo. Việc giảm này đã làm ảnh hưởng đến uy tín của DN đến một số
nhà cung cấp NVL khi không thanh toán nhanh được các khoản nợ.
Nhìn chung lượng tiền mặt Công ty dự trữ chủ yếu là có thể thanh toán nhanh
các khoản nợ cho công nhân, cho bên cung cấp NVL và mức tiền mặt Công ty dự trữ ở
mức hợp lý vì DN nhận thấy rõ rằng dự trữ lượng tiền mặt lớn là một khó khăn vì đó
là khoản vốn không sinh lời, lại làm tăng chi phí cất trữ.
Các khoản phải thu
Năm 2011-2012: Các khoản phải thu tăng 41,97% trên tổng TS tương ứng tăng
gần 502 triệu đồng so với năm 2011. Nguyên nhân là do năm 2012 DN nới lỏng tín
dụng. Nếu như ở năm 2011 với mỗi đơn hàng trị giá trên 30 triệu đồng thì KH phải trả
nợ phải trước 15 ngày. Đến năm 2012, DN đã cho KH thêm thời gian thanh toán từ 15-
25 ngày với giá trị hóa đơn trên 30 triệu đồng. Còn với các hóa đơn thanh toán có giá
trị nhỏ hơn 30 triệu thì KH không được hưởng khoản chiết khấu nào và phải thanh
toán luôn khi mua hàng. Việc thực hiện chính sách tín dụng mới này đã giúp DN tăng
các khoản phải thu, tăng DT nhưng việc tăng các khoản nợ của KH lại làm tăng khoản
vốn bị chiếm dụng. và nguồn vốn này hoàn toàn không sinh lời.
Năm 2012-2013: Năm 2013 phải thu KH của công ty giảm gần 354 triệu đồng
tương ứng giảm 20,85% so với năm 2012. Sự giảm đi này là do công ty đã thực hiện
chính sách 3 net 15 với mỗi hóa đơn có giá trị trên 30 triệu đồng các khoản nợ của KH
năm 2013 được rút ngắn. Đây là một dấu hiệu tốt thể hiện năng lực quản lý vốn của
ban giám đốc. Công ty đã biết vận dụng phương thức thanh toán hợp lý. Các khoản
phải thu giảm giúp công ty tránh được ứ đọng vốn, sử dụng vốn có hiệu quả hơn.
Nhìn chung các khoản phải thu của DN vẫn còn chiếm tỷ lệ cao trên tổng DT.
Việc tăng các khoản phải thu giúp DN tăng DT và mở rộng các mối quan hệ với KH.
Tuy nhiên nó cũng làm DN mất đi chi phí cơ hội từ việc sử dụng nguồn vốn không sinh
lời đó. Nhưng DN cũng đã có những biện pháp nới lỏng tài chính để giảm các khoản
phải thu.
Hàng Tồn Kho
HTK chiếm tỷ trọng lớn nhất với quy mô BQ chiếm trên 42% trên tổng TS.
Năm 2011-2012: HTK tăng gần 2.403 triệu đồng tương ứng tăng 56,26% so với
năm 2011. Việc tăng này là do năm 2011 DN dự báo nhu cầu tiêu dùng năm 2012 tăng
mạnh nên đã bổ sung dự trữ NVL, cũng như thành phẩm quá lớn nên để có thể đáp
ứng sức tiêu thụ của thị trường. Tuy nhiên lượng HTK tăng cũng làm chi phí dự trữ,
41
bảo quản HTK tăng từ 2.178.343 VNĐ lên thành 3.964.584 VNĐ tương đương tăng
82%.
Năm 2012-2013: HTK của công ty giảm 2.259 triệu đồng so với năm 2012,
tương ứng giảm 33,85% so với năm 2011. Nguyên nhân giảm là do hàng hóa DN sản
xuất ra có tính cạnh tranh không cao so với các đối thủ mới trên thị trường, DN bị một
số công ty lớn cướp mất thị phần. Để đối phó với tình trạng trên trước mắt công ty đã
chủ động giảm HTK đến mức tối ưu (năm 2013 công ty không dự trữ lượng dấm và
phụ gia) để cắt giảm chi phí quản lý HTK. Tuy nhiên việc giảm HTK năm 2013 đã
làm cho công ty bị động trước những hợp đồng bổ sung làm ảnh hưởng đến uy tín của
KH với công ty.
TSNH khác
TSNH khác biến động qua các năm và năm 2011 chiếm tỷ trọng cao nhất trong 3
năm (5,28% tổng TS). TSNH khác trong năm 2012 tăng không đáng kể so với năm
2011. Tuy nhiên TSNH ở năm 2011 và 2012 như vậy là khá cao. Do công ty chưa có
chính sách quản lý đúng đắn nên chi phí quản lý quá cao làm tăng chi phí chờ kết
chuyển năm 2012. Sang năm 2013 TS lưu động khác giảm đột ngột gần 513 triệu đồng
ứng với giảm 96,79% so với năm 2012. TS lưu động khác giảm bởi vì chi phí quản lý
hàng lưu kho tăng 76% so với năm 2012.
Tài sản dài hạn: toàn bộ từ TSCĐ
Tài sản cố định
Năm 2011-2012: TSCĐ chiếm tỷ trọng cao thứ hai trong tổng TS và tỷ trọng này
có xu hướng tăng. Năm 2011 tỷ trọng TSCĐ chiếm 26,8% đến năm 2012 giảm còn
19,98% và năm 2013 tăng lên 26,95%. So với năm 2011, TSCĐ trong năm 2012 bằng
với năm 2011 do sau khi thanh lý 2 máy trộn công nghiệp thì DN lại xây thêm 1 bãi
gửi xe nữa. Điều này giúp cho TS của công nhân viên viên được đảm bảo tốt hơn và
giúp họ không phải gửi xe bên ngoài. Tuy nhiên lượng chênh lệch là không đáng kể
Năm 2012-2013: TSCĐ của công ty tăng gần 31 triệu đồng so với năm 2012,
ứng với tăng 1,15% so với năm 2012. Nguyên nhân tăng TSCĐ là do DN xây thêm 01
nhà ăn cho nhân viên giúp nhân viên có thêm chỗ ăn nghỉ để đảm bảo sức khỏe lao
động sản xuất tốt hơn.
Nhìn chung TSCĐ của DN trong 3 năm không có sự biến động lớn và sự gia tăng
nhỏ TSCĐ của DN chủ yếu là vì mục đích an sinh xã hội.
Như vậy, sau khi xem xét và phân tích về tình hình TS của công ty ta thấy được
cơ cấu TSNH, các khoản phải thu và HTK là hai khoản mục chiếm tỷ trọng cao nhất.
Điều này làm cho Công ty đã lãng phí nguồn vốn không sinh lời lớn từ chính giá trị

42

Thang Long University Library


của các khoản phải thu và giá trị HTK. Bên cạnh cơ cấu TSNH thì trong cơ cấu
TSDH, TSCĐ luôn chiếm tỷ trong lớn nhất và tỷ trọng này có xu hướng ổn định. Việc
này chứng tỏ Công ty không dám mạo hiểm tìm nguồn lợi từ các đầu tư dài hạn khác,
và mạnh dạn đầu tư vào hệ thống trang thiết bị máy móc hiện đại cho cơ sơ sản suất.
2.2.2 Thực trạng hiệu quả sản xuất kinh doanh
2.2.2.1 Hiệu quả sử dụng TS
a. Hiệu quả sử dụng TS chung
Dựa vào phụ lục 5 ta thấy:
Số vòng quay TS
Số vòng quay TS từ năm 2011-2013 có sự biến động. Cụ thể như sau:
Năm 2011-2012: Số vòng quay tổng TS năm 2012 là 0,4 lần, tăng 0,15 lần so
với năm 2011. Điều này có nghĩa là nếu như ở năm 2011 cứ BQ một đồng TS thì tạo
ra được 0,25 đồng DT thì đến năm 2012 cứ BQ một đồng TS, DT lại tăng thêm 0,15
đồng, làm tăng thêm LN từ nguồn DT tăng thêm đó. Chỉ số này tăng do tốc độ tăng
của DT thuần (118,06%) cao hơn tốc độ tăng của BQ TS (34,13%).
Năm 2012-2013: TS năm 2013 giảm 24,99% so với năm 2012 là do DN nhượng
bán một số máy móc thiết bị chưa hết thời gian khấu hao, do công suất hoạt động kém,
thêm vào đó DN đã tăng thu nợ từ KH nợ quá thời gian làm giảm khoản phải thu KH,
bên cạnh đó thì HTK cũng giảm vì năm 2012 DN đã dự trữ quá nhiều hàng. Trong khi
đó, DT thuần năm 2013 lại giảm 54,47% so với năm 2012 mà nguyên nhân là do thị
trường có thêm nhiều đối thủ cạnh tranh chủ yếu là DN, tập đoàn đồ đóng hộp từ
Trung Quốc và Thái Lan. DN bị sức ép về giá cả hàng bán do các sản phẩm măng
muối, dưa chuột đóng lọ của các DN cạnh tranh thấp hơn DN 5%-7%/sản phẩm. Việc
tốc độ giảm DT thuần năm 2013 (54,47%) lớn hơn tốc độ giảm tổng TS BQ (24,99%)
đã làm cho số vòng quay TS năm 2013 là 0,24 giảm 0,16 lần so với năm 2012. Tức là
năm 2013 BQ đầu tư 1 đồng vào TS thì sẽ thu được 0,24 đồng DT. Trong khi năm
2012 lại thu được 0,4 đồng.
Số vòng quay tổng TS giữa các năm 2011, 2012, 2013 nhìn chung còn khá thấp..
Khi DN mở rộng sản xuất đầu tư vào TS tăng thì tốc độ tăng của DT lại lớn hơn tốc độ
tăng của TS không đáng kể. Trong khi TS giảm thì tốc độ giảm của DT lại lớn hơn tốc
độ giảm của TS. Điều này cho thấy sự yếu kém của DN trong vấn đề quản lý TS.
Suất hao phí của TS so với DT thuần

43
Biểu đồ 2.1 Suất hao phí của TS so với DT

5
4.06
4,12
4
3 2.5
2 Suất hao phí của tài sản
so với doanh thu thuần
1
0
Năm 2011
Năm 2012
Năm 2013

Nhìn vào phụ lục 4 và biểu đồ ta thấy được suất hao phí so với DT thuần giữa
các năm 2011, 2012, 2013 có sự thay đổi tăng giảm như sau
Năm 2011-2012: Để tạo ra 1 đồng DT thì DN cần bỏ ra 4,06 đồng để đầu tư cho
TS. Nhưng đến năm 2012 thì để tạo ra 1 đồng DT, DN chỉ cần bỏ ra 2,5 đồng TS,
giảm 38,48% so với năm 2011. Điều này đã làm DN tiết kiệm được khoản vốn đầu tư
vào TS là (4,06-2,5)* 5.386 =8.401 VNĐ.Với lãi suất đi vay ngân hàng là 12%/năm,
DN đã tiết kiệm được chi phí tài chính bằng 8.401*0,12 =1.008 triệu VNĐ. Ta thấy
nguyên nhân giảm là do tốc độ tăng của DT thuần từ năm 2011-2012 là 118,06% cao
hơn tốc độ gia tăng TS là 34,13%. Sự tăng giảm DT thuần và tổng TS năm 2012 so với
năm 2011 đã được giải thích ở phần số vòng quay tổng TS trên. Suất hao phí của TS
so với DT thuần của năm 2012 thấp hơn so với năm 2011 cho thấy một tín hiệu đáng
mừng là để tạo ra cùng một lượng DT thì khoản đầu tư vào TS năm 2012 sẽ ít hơn so
với năm 2011.
Năm 2012-2013: Suất hao phí của TS so với DT thuần là 4,12 tăng 64,76% so
với năm 2012. Tức là để có được một đồng DT thuần như năm 2012 thì năm 2013 phải
đầu tư thêm 1,62 đồng vào TS. Lý do có sự tăng suất hao phí của TS so với DT là do
năm 2013 DT thuần giảm trong khi lượng đầu tư vào TS từ năm 2013 lại thấp hơn so
với năm 2012 mà nguyên nhân tăng giảm DT thuần, TS trong DN cũng được giải thích
ở phần số vòng quay TS nên đã làm suất hao phí TS so với DT thuần năm 2013 tăng
so với năm 2012. Việc tăng này chứng tỏ DN chưa sử dụng TS một cách hiệu quả, làm
mất đi lượng vốn đầu tư vào TS là (4,12-2,5)* 2.452 =3.972 triệu VNĐ. Với lãi suất đi
vay năm 2013 là 13%/năm thì DN mất đi chi phí tài chính bằng 516 triệu VNĐ.

44

Thang Long University Library


Tóm lại suất hao phí của TS so với DT trong ba năm thì năm 2012 là nhỏ nhất,
năm 2013 là lớn nhất. Điều đó cho thấy năm 2012 là năm DN sử dụng TS hiệu quả
nhất, DN đã tiết kiệm được TS một cách tốt nhất để làm tăng DT, góp phần nâng cao
LN. Năm 2013 là năm DN sử dụng TS lãng phí nhất, không những làm giảm DT trong
kỳ mà còn làm giảm nguồn LN từ chính nguồn TS lãng phí đó. Qua đó ta thấy rằng
chính sách quản lý TS còn chưa hiệu quả, làm giảm LN của DN.
Biểu đồ 2.2 Suất hao phí của TS so với LN

Suất h o phí tài sản so với lợi nhuận

100 88,75
86,98
64,06
50
Suất hao phí tài sản so
với lợi nhuận
0
Năm 2011
Năm 2012
Năm 2013

Qua biểu đồ 2.2 thì ta thấy suất hao phí năm 2011 là cao nhất, thấp nhất là năm
2012. Cụ thể như sau:
Năm 2011-2012 để có được 1 đồng LN sau thuế thì DN phải đầu tư 88,75 đồng
vào TS. Đến năm 2012 thì để thu được một đồng LN sau thuế như năm 2011 thì DN
chỉ cần đầu tư 64,06 đồng TS, giảm 24,69 đồng tức giảm 27,82% so với năm 2012.
Nguyên nhân giảm là do năm 2012 DN đầu tư nhiều chủ yếu vào TSNH để đáp ứng
nhu cầu sản xuất hiện tại của Công ty. Trong đó chủ yếu là NVL HTK và các khoản
phải thu KH. Tuy nhiên tốc độ tăng của lượng TS DN đầu tư lại chậm hơn mức gia
tăng tốc độ của LN. Do năm 2012 DT của DN tăng 118,06% , việc quản lý TS cũng tốt
hơn năm 2011. Do vậy mà suất hao phí TS so với DT năm 2012 thấp hơn năm 2011.
Suất hao phí này giảm chứng tỏ năm 2012 DN đã sử dụng TS hiệu quả hơn so với năm
2011, làm tăng LN cho DN. Đây là một tín hiệu đáng mừng cho DN vì nó chứng tỏ
DN hoạt động có hiệu quả. Chỉ tiêu suất hao phí thấp là rất tốt với DN vì nó cho thấy
hiệu quả sử dụng TS cao, tuy nhiên nó sẽ thu hút nguồn đầu tư của các DN khác làm
tăng thêm đối thủ cạnh tranh của DN trên thị trường
Năm 2012-2013: Suất hao phí TS so với LN sau thuế là 86,98 lần tăng 35,72%
so với năm 2012. Tức là để có thể bỏ túi được 1 đồng LN sau thuế như năm 2012 thì
DN cần bỏ ra đầu tư thêm 22,92 đồng TS. Đồng nghĩa với việc DN đã mất đi chi phí

45
cơ hội đầu tư khác từ 22,84 đồng tiền vốn đầu tăng thêm vào TS. Nguyên nhân tăng là
do năm 2013 DN không dự trữ nhiều hàng hóa mà đẩy nhanh quá trình bán hàng tồn
năm 2012 để tránh ứ đọng, đồng thời DN cũng rút ngắn các khoản nợ từ KH để bổ
xung vào nguồn vốn, mở rộng sản xuất vào năm 2014. Chính vì thế mà TS năm 2013
giảm. Bên cạnh đấy thì LN năm 2013 cũng giảm so với năm 2012, nguyên nhân chủ
yếu do lượng hàng bán giảm nên DT giảm. Với mức LN trên mỗi sản phẩm gần như
không đổi thì nó làm cho LN năm 2013 giảm 44,76% so với năm 2012. Tuy nhiên
mức giảm của TS năm 2013 (-24,99%) giảm thấp hơn mức giảm LN (-44,76%) làm
cho suất hao phí TS so với LN năm 2013 tăng 35,79% so với năm 2012.
Nhìn chung suất hao phí của TS so với LN sau thuế của các năm là khá cao.
Điều này chứng tỏ hiệu suất sử dụng TS của DN còn thấp. DN chưa khai thác tối đa
nguồn LN từ TS mà DN đầu tư.
Tỷ suất sinh lời trên tổng TS (ROA)
Năm 2011-2012: Tỷ suất sinh lời trên tổng TS tăng từ 0,01 lần lên 0,02 lần. Có
nghĩa là năm 2012 cứ một đồng TS được đầu tư thì sẽ mang về được 0,02 đồng LN
trong khi năm 2011 chỉ là 0,01 đồng. Do tổng TS năm 2012 tăng 34,13% mà tốc độ
gia tăng LN lại tăng 85,84%. Tăng cao hơn tốc độ tăng của TS làm cho tỷ suất sinh lời
trên tổng TS năm 2012 lớn hơn năm 2013. Tỷ suất này tăng cho thấy năng lực sử dụng
TS của năm 2012 tốt hơn năm 2013.
Năm 2012-2013: Cứ đầu tư một đồng TS thì LN lại giảm 0,01 đồng so với năm
2012. Tức là chỉ còn 0,01 đồng LN. Việc giảm khả năng sinh lời trên đã cho thấy nhìn
chung với số vốn công ty bỏ ra thì việc thu lại LN chưa cao, hiệu quả sử dụng vốn
giảm và vẫn còn thấp. Nguyên nhân là do LN ròng năm 2013 giảm với tốc độ 44,76%
trong khi tốc độ của tổng TS BQ là chỉ là 24,99%..
Tỷ suất sinh lời trên tổng TS (ROA) thay đổi như thế nào phụ thuộc vào sự biến
động của 2 yếu tố là tỷ suất sinh lời trên tổng DT (ROS) và số vòng quay tổng TS. Sau
đây ta sẽ phân tích tác động của từng nhân tố đến ROA. Nhìn vào phụ lục 6 và 7 ta
thấy sự
Tác động của các yếu tố lên ROA như sau:
Năm 2011-2012: Dưới sự biến động tăng của vòng quay TS lên 0,15 lần đã làm
tỷ suất sinh lời trên TS tăng 0,007 lần. Mặt khác thì tỷ suất sinh lời trên DT năm 2012
lại giảm 0,01 lần đã làm ROA giảm đi 0,002 lần. Sự tác động đồng thời của hai yếu tố
trên đã tác đác động đến ROA làm ROA tăng 0,005 lần.
Năm 2012-2013: Dưới sự biến động giảm của số vòng quay TS 0,16 lần đã làm
ROA giảm 0,006 lần và tăng tỷ suất sinh lời trên DT 0,01 lần lại làm ROA tăng 0,003

46

Thang Long University Library


lần. Tổng hợp lại thì sự thay đổi giảm của số vòng quay TS, tăng tỷ suất sinh lời trên
DT đã làm tỷ suất sinh lời trên TS giảm 0,003 lần so với năm 2012.
Nhìn chung sự tác động của các năm 2011-2013 chủ yếu là do sự thay đổi của
vòng quay TS lên ROA. Do vậy để có thể tăng ROA DN cần phải có chính sách để tăng
chỉ tiêu về số vòng quay của tổng TS thì DN cần phải có chính sách tăng hiệu quả vốn
đầu tư cho từng loại TS.
b. Hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn
Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, TSNH luân chuyển không
ngừng. Hiệu quả sử dụng TSNH là một trong những chỉ tiêu tổng hợp dùng để đánh
giá chất lượng công tác quản lý và sử dụng TS nói chung của DN. Do cấu tạo phức tạp
nếu để đánh giá chính xác hơn tính hợp lý của các khoản mục trong TSNH, khi phân
tích cơ cấu TSNH, khóa luận sẽ phân tích các chỉ tiêu chung về TSNH theo như phụ
lục 8.
Hiệu suất sử dụng TSNH (Số vòng quay TSNH)
Năm 2011-2012: hiệu suất sử dụng TSNH năm 2012 là 0,5 lần, tăng 0,16 lần so
với năm 2011. Tức là nếu như năm 2011, cứ một đồng TSNH mà DN bỏ ra đầu tư thì
sẽ thu về 0,34 đồng DT thuần, năm 2012 bỏ ra 1 đồng TSNH thì lại thu về được 0,5
đồng DT thuần. Do năm 2012 DN ký kết nhiều hợp đồng làm tăng DT thuần lên
118,06% nên công ty cần mua thêm NVL đầu vào phục vụ sản xuất làm DN phải tăng
thêm 58,06% khoản dự trữ tiền mặt để có thể tăng cường khả năng thanh toán nhanh
với các nhà cung cấp NVL và chủ động ứng phó với sự biến động giá NVL và nhân
công. Bên cạnh đó thì các khoản phải thu ngắn hạn cũng tăng 22,95% mà chủ yếu là
DN đã nới lỏng hơn các chính sách về tín dụng cho KH thanh toán chậm với các hóa
đơn mua hàng có giá trị trên 30.000.000 VNĐ thì sẽ được kéo dài thời gian thanh toán
từ 15 ngày đến 25 ngày làm cho các khoản nợ của KH tăng để tăng DT từ bán hàng.
Không chỉ có vậy mà để cung cấp đầy đủ lượng hàng mà KH muốn một cách nhanh
nhất, công ty đã dự trữ quá nhiều làm HTK chiếm 62,61% tổng TSNH, lượng dự trữ
HTK là 6.674VNĐ tăng 56,28% so với năm 2011. Việc tăng khoản dự trữ tiền mặt,
phải thu KH, dự trữ HTK đã làm cho tổng TSNH năm 2012 tăng so với năm 2011.
Tuy nhiên tốc độ tăng của DT thuần lại tăng nhanh hơn tốc độ tăng của TSNH làm cho
hiệu suất sử dụng TSNH năm 2012 lớn hơn năm 2011. Điều này chứng tỏ TSNH năm
2012 vận động nhanh hơn năm 2011 góp phần nâng cao LN cho công ty.
Năm 2012-2013: Hiệu suất sử dụng TSNH là 0,33 lần tức là một đồng TSNH mà
DN bỏ ra chỉ thu về 0,33 đồng DT, giảm 0,17 lần so với năm 2012. Việc giảm này là
do cả hai nhân tố DT thuần và sự biến động TSNH năm 2013. Do sản phẩm của DN
không có sự cạnh tranh về giá, các sản phẩm cùng loại trên thị trường của các đối thủ
47
cạnh tranh thường thấp hơn giá của DN từ 5%-7% làm cho hàng hóa sản xuất ra bán
giảm 54,47% so với năm 2012. Hơn nữa DN bị ứ đọng nhiều HTK. Trong tổng TSNH,
tỷ lệ HTK chiếm 59,91% nên dẫn đến mức giảm TSNH (31,52%) ít hơn mức giảm
của DT thuần (54,47%) làm cho hiệu suất sử dụng TS năm 2013 thấp hơn năm 2012.
Điều đó cho thấy hiệu suất sử dụng TSNH của DN chưa cao. DN cần phải có chính
sách linh hoạt như giảm giá bán hàng hóa hoặc tìm thêm thị trường để xử lý lượng
HTK làm giảm TSNH và tăng DT. Có như vậy thì công ty mới có hiệu quả hoạt động
cao.
Tóm lại hiệu suất sử dụng TSNH qua các năm 2011-2013 còn tăng giảm thất
thường. Nguyên nhân chủ yếu là do các chính sách quản lý TSNH còn lỏng lẻo, đặc
biệt là các chính sách quản lý khoản phải thu KH còn chưa đồng nhất theo chiến lược
kinh doanh cụ thể. Nhìn chung chỉ số này còn khá thấp, làm giảm hiệu quả của hoạt
động sản xuất kinh doanh của Công ty.
Suất hao phí của TSNH so với DT thuần
Biểu đồ 2.3 Suất hao phí của TSNH so với DT thuần

Suất hao phí của TSNH so với doanh thu


2.97
3 3,01
2
2

1 Suất hao phí của


TSNH so với doanh
0 thu
Năm 2011
Năm 2012
Năm 2013

Qua bảng phân tích số liệu ở phụ lục 8 cùng với biểu đồ trên ta thấy về suất hao
phí ta thấy như sau:
Năm 2011-2012: Suất hao phí của TSNH năm 2011 so với DT là 2,97 lần có
nghĩa là để tạo ra 1 đồng DT thì công ty cần đầu tư 2,97 đồng TSNH. Trong khi năm
2012, để có được 1 đồng DT thì DN chỉ việc bỏ ra 2 đồng đầu tư cho TSNH. Việc
giảm này là do tốc độ tăng DT nhanh hơn tốc độ tăng của TSNH tất yếu dẫn đến 1
đồng DT cần đến ít TSNH hơn. Năm 2012, công ty đã có thêm nguồn vốn bằng (2,97-
2)*5.386= 5.224 triệu VNĐ. Với lãi suất ngân hàng năm 2012 là 12%/năm thì DN đã
tiết kiệm được khoản chi phí tài chính bằng 5.224*0,12=627 triệu VNĐ.

48

Thang Long University Library


Năm 2012-2013: Suất hao phí của TSNH so với DT là 3,01 lần tăng 1,01 lần so
với năm 2012. Tức là để tạo ra 1 đồng DT thì DN cần đầu tư thêm 1,01 đồng TSNH so
với năm 2012. Việc giảm này là do TSNH và DT thuần năm 2013 đều giảm. Tuy
nhiên, mức giảm về DT thuần còn nhanh hơn cả mức giảm của TSNH làm cho suất
hao phí năm 2013 tăng so với năm 2012. Như vậy thì DN sẽ phải tốn thêm (3,01-
2)*2.452 = 2.476 triệu đồng. Với lãi suất ngân hàng năm 2013 là 13% thì DN đã mất
đi chi phí tài chính 2.476*0,13=322 triệu VNĐ.
Nhìn chung, suất hao phí của TSNH so với DT của công ty còn thay đổi thất
thường và suất hao phí còn tương đối cao làm cho lượng dự trữ TSNH tương đối lớn.
Việc này giúp công ty có thể dễ dàng ứng phó với sự biến động của các TSNH, tuy
nhiên nó lại làm DN lãng phí vốn và làm tăng chi phí sử dụng vốn. Chính vì vậy, DN
cần kiểm soát tốt nguồn TSNH nhất là lượng hàng DN còn tồn kho và giảm nợ từ KH.
Có như vậy thì mới làm tăng hiệu quả sinh lời của công ty.
Suất hao phí của TSNH so với LN thuần
Biểu đồ 2.4 Suất hao phí của TSNH so với LN

Suất hao phí TSNH so với lợi nhuận


80
64,96
63,53
60 51,25

40
Suất hao phí TSNH so
20 với lợi nhuận

0
Năm 2011
Năm 2012
Năm 2013

Qua biều đồ ta thấy suất hao phí TSNH năm 2011 là cao nhất. Năm 2011 thì để
có 1 đồng LN sau thuế thì DN cần đầu tư 64,96 đồng TSNH. Năm 2012 chỉ cần đầu tư
51,25 đồng TSNH công ty đã thu về 1 đồng LN sau thuế. Việc suất hao phí giữa các
năm có sự thay đổi xuống rồi lại lên là do năm 2012 DT thuần tăng trong khi chi phí
sản xuất nhìn chung không có sự biến động nhiều về giá làm LN sau thuế năm 2012
tăng 85,84% so với năm 2011. Trong khi đó TSNH năm 2012 chỉ tăng 46,61%. Tốc độ
tăng LN sau thuế nhanh hơn tốc độ tăng đầu tư TSNH dẫn đến suất hao phí năm 2012
lớn hơn năm 2011. Năm 2013 thì tốc độ giảm LN sau thuế lại giảm nhanh hơn tốc độ
49
giảm của TSNH do DT năm 2013 giảm 54,47% so với năm 2012 nên DN không đầu
tư nhiều vào TSNH.
Tóm lại suất hao phí của TSNH so với LN còn tăng giảm thất thường. Điều này
chứng tỏ công ty vẫn chưa thực hiện tốt các chính sách quản lý TSNH một cách chặt
chẽ, gây lãng phí vốn làm giảm LN, ảnh hưởng xấu đến hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Tỷ suất sinh lời của TSNH
Qua bảng phân tích trên ta thấy tỷ suất sinh lời trên tổng TSNH của ba năm 2011,
2012, 2013 là sấp sỉ bằng nhau (do làm tròn) và gần bằng 0,02. Tức là khi DN bỏ ra 1
đồng TSNH thì DN sẽ thu về 0,02 đồng lợi nhuân. Trong cả 3 năm con số này vẫn là
0,02 chứng tỏ DN kinh doanh quá thận trọng, mức sinh lời quá ổn định. Để duy trì
được mức sinh lời là khá tốt. Tuy nhiên cần tính toán mức sinh lời tối ưu để DN có thể
có hiệu quả kinh doanh tốt nhất. Ta sẽ phân tích sự tác động của các yếu tố ảnh hưởng
đến ROSA qua phụ lục 9 và 10 như sau
Số vòng quay TSNH và tỷ suất sinh lời có sự thay đổi mà ta dễ thấy là cứ số
vòng quay TSNH tăng thì tỷ suất sinh lời trên DT giảm và ngược lại. Và điểm chung
là tích số giữa chúng tức là ROSA không thay đổi. mức sinh lời duy trì ổn định là tốt.
Nhưng về dài hạn thì công ty cần tính toán để làm tăng mức sinh lời hơn nữa vì giá trị
đồng tiền, lạm phát là thay đổi.
Năm 2011-2012: Với sự biến động tăng của số vòng quay TSNH 0,16 lần đã tác
động đến làm ROSA tăng 0,01 lần. Bên cạnh đó thì sự thay đổi của ROS giảm 0,01 lần
đã làm ROSA giảm 0,002 lần. Sự biến động của cả hai yếu tố trên đã làm ROSA tăng
0,005 lần.
Năm 2012-2013: Với sự biến động giảm của số vòng quay TSNH 0,17 lần đã tác
động đến làm ROSA giảm 0,01 lần. Bên cạnh đó thì sự thay đổi của ROS tăng 0,01 lần
đã làm ROSA tăng 0,004 lần. Sự biến động của cả hai yếu tố trên đã làm ROSA giảm
0,002 lần.
Nhìn chung tỷ suất sinh lời trên TSNH phụ thuộc nhiều vảo cả sự vận động tăng
giảm của số vòng quay TSNH và của tỷ suất sinh lời trên DT. Để tăng hiệu suất sử
dụng TSNH thì DN cần tăng cả 2 chỉ tiêu này lên. Cụ thể là để tăng số vòng quay
TSNH thì DN cần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư vào TSNH. Đồng thời phải
quản lý chặt chẽ chi phí sản suất, tiết kiệm chi phí một cách tối ưu để tăng LN, tăng
khả năng sinh lời của DN.
c. Phân tích các chỉ tiêu đánh giá các thành phần của tài sản ngắn hạn
Dựa vào phụ lục 11 ta có nhận xét sau:
Số vòng quay HTK:

50

Thang Long University Library


Năm 2011-2012: Vòng quay HTK cho biết BQ HTK quay được bao nhiêu vòng
trong kỳ để tạo ra DT. Vòng quay HTK của Công ty năm 2011 là 0,47 vòng, có nghĩa
là trong năm này HTK của DN phải quay 0,47 vòng mới tạo ra DT. Năm 2012, chỉ tiêu
này tăng 0,63 vòng, tăng 0,16 vòng so với năm 2011. Nguyên nhân là năm 2011, DN
dự báo sức tiêu thụ sản phẩm năm 2012 sẽ tăng cao nên DN tăng dự trữ HTK. Thực tế
thì doanh thu năm 2012 cũng tăng tuy nhiên mức tăng ít hơn so với mức tăng DN dự
kiến. Điều này khiến cho số quay vòng tồn kho năm 2012 lớn hơn năm 2011. Số vòng
quay HTK năm 2012 tăng đã giúp DN tiết kiệm được một khoản chi phí bốc xếp hàng
hóa và chi phí dự trữ của HTK.
Năm 2012-2013: Tới năm 2013, Vòng quay HTK giảm xuống 0,45 vòng, giảm
0,18 vòng so với năm 2011; nguyên nhân là do Công ty bán được ít hàng hơn, tốc độ
giảm của GVHB là 53,45% còn nhanh hơn tốc độ giảm HTK là 33,85%. Việc này làm
cho doanh nghiệp phải tốn thêm chi phí lưu kho khi hàng hóa chưa được đưa ra thị
trường.
Nhìn chung số vòng quay HTK còn khá thấp. Điều này cho thấy DN bán hàng
chậm. Và lượng hàng hóa mà DN dự trữ là chưa tối ưu. Vì vậy DN cần đưa ra chính
sách quản lý HTK cho tốt để tiết kiệm chi phí lưu kho. Đồng thời cần phải tính toán dự
trữ HTK sao cho tối ưu nhất.
Thời gian quay vòng HTK
Năm 2011-2012: Thời gian lưu kho năm 2011 là 784 ngày. Tức là để có thể
quay được 1 vòng lưu kho thì năm 2011 cần 784 ngày, năm 2012 chỉ cần 575 ngày còn
năm 2013 cần 818 ngày. Nguyên nhân của việc thời gian quay vòng HTK năm 2012 là
do ở năm 2012 lượng HTK tăng (56,26%) ít hơn so với tốc độ tăng của GVHB
(112,98). Điều này làm cho thời gian tồn kho giảm 109 ngày so với năm 2011. Việc
rút ngắn thời gian lưu kho giúp cho DN có thể tăng TS lưu động 46,61% và tiết kiệm
được chi phí dự trũ kho.
Năm 2012-2013: Do chính sách tăng lượng hàng cũng như NVL dự trữ mà năm
2013 thì thời gian để HTK quay được 1 vòng là 818 ngày tăng 243 ngày so với năm
2012. Nguyên nhân tăng là do năm 2013, công ty bán được ít hàng hơn so với năm
2012 làm GVHB giảm 53,45% trong khi lượng HTK năm 2013 chỉ giảm 33,85% làm
cho số vòng quay HTK giảm, dẫn đến thời gian quay vòng HTK tăng. Điều này làm
tăng chi phí quản lý HTK
Tóm lại là thời gian quay vòng HTK còn khá cao. DN cần phải có chính sách
kích thích người tiêu dùng như chiết khấu thương mại hay khuyến mại hấp dẫn hơn
nữa để kích cầu, đồng thời giảm dự trữ NVL để giảm thời gian quay vòng HTK, tiết
kiệm chi phí quản lý kho, xử lý HTK…Tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh.
51
Các chỉ tiêu đánh giá về tình hình các khoản phải thu
Theo như tính toán ở phụ lục 12 ta thấy sự biến động các khoản phải thu như sau:
Số vòng quay các khoản phải thu
Trong năm 2011-2012: Số vòng quay các khoản phải thu đạt 3,17 vòng tăng so
với năm 2011 là 1,1 vòng. Nguyên nhân tăng là do tốc độ tăng DT (118,06%) lớn hơn
tốc độ tăng của các khoản phải thu (41,97%). DN đã sử dụng hiệu quả của việc sử
dụng song song hai chính sách đó là tăng chiết khấu thương mại cho KH từ 3%-5%
trên mỗi hóa đơn thanh toán và chính sách tín dụng 3 net 15. Do vậy mà số vòng quay
các khoản phải thu tăng, điều này đã khiến cho kỳ thu tiền BQ giảm xuống còn
115,07ngày (giảm 61,67 ngày so với năm 2011).
Năm 2012-2013: Số vòng quay các khoản phải thu giảm 1,35 vòng xuống còn
1,82 vòng. Nguyên nhân là do năm 2013, DN muốn thu hồi nhanh chóng các khoản nợ
của KH để tăng nguồn vốn, đầu tư cho TSCĐ. Đồng thời việc các sản phẩm của DN
đang bị các sản phẩm của DN tạo sức ép làm giảm DT đã tác động làm giảm DT thuần
(54,47%). Việc mức giảm DT thuần (54,47%) lớn hơn mức giảm của các khoản phải
thu KH (20,85%) là nguyên nhân khiến số vòng quay các khoản phải thu năm 2013
giảm. Điều này đã làm cho kỳ thu tiền BQ tăng 75 ngày lên thành 200,07 ngày so với
năm 2012.
Qua phân tích trên thì ta thấy được rằng tốc độ thu hồi các khoản phải thu còn
cao. Việc này làm DN mất đi cơ hội đầu tư nguồn vốn mà DN bị KH đang chiếm dụng.
d. Hiệu quả sử dụng TSDH
Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng TSDH được tóm lược ở phụ lục 13
Hiệu suất sử dụng TSDH
Năm 2011-2012: Hiệu suất sử dụng TSDH năm 2012 là 2 lần, tăng 1,08 lần so
với năm 2011. Tức là năm 2011, khi DN bỏ ra đầu tư 1 đồng TSDH thì sẽ thu về được
0,92 đồng DT, trong khi năm 2012 thì thu về 2 đồng DT. Việc tăng này là do năm
2012 và năm 2011 lượng TSDH là như nhau trong khi DT thuần năm 2012 tăng
118,06% dẫn đến hiệu suất sử dụng TSDH năm 2012 là lớn hơn. Điều này làm cho
TSDH năm 2012 vận động nhanh hơn năm 2011.
Năm 2012-2013: Nếu như ở năm 2012 cứ đầu tư 1 đồng TSDH thì DN nhận
được 2 đồng DT thì đến năm 2013 DT chỉ còn 0,9 đồng nếu như DN vẫn đầu tư 1
đồng TSDH như vậy. Nguyên nhân giảm là do năm 2013 DN xây 1 nhà ăn cho công
nhân. Đầu tư TSCĐ tăng trong khi DT thuần giảm 54,47% so với năm trước dẫn đến
hiệu suất sử dụng TSDH giảm so với năm 2012. Điều này chứng tỏ việc đầu tư thêm
TSCĐ chưa thực sự hiệu quả.

52

Thang Long University Library


Nhìn chung hiệu suất sử dụng TSDH của DN còn thấp. Nguyên nhân chủ yếu là
do DN chưa đầu tư nhiều vào TSDH, trong khi DT lại có xu hướng giảm. Điều này
làm cho năng suất lao động thấp, làm giảm tính cạnh tranh của DN trên thị trường.
Thời gian vòng quay của TSDH
Năm 2011-2012: Thời gian 1 vòng quay TSDH của năm 2012 là thấp nhất do số
vòng quay TSDH năm 2012 là cao nhất. Trong năm 2011 thì khi công ty đầu tư 1 đồng
vào TSDH thì sau 397,21 ngày mới mang về DT thì đến năm 2012 thời gian mang DT
về cho DN chỉ còn 182,16 ngày, tức giảm 211,05 ngày so với năm 2011. Việc này
giúp DN tăng thời gian thu hồi vốn từ việc đầu tư vào TSDH, rút ngắn thời gian thu
LN từ khi DN đầu tư TSDH.
Năm 2012-2013: Thời gian quay 1 vòng của TSDH năm 2013 là 404,75 ngày,
tăng 122,19% so với năm 2012. Nguyên nhân tăng là do TSDH năm 2013 DN đầu tư
thêm là TS phục vụ cho việc sinh hoạt của công nhân nên TS này chưa tác động nhiều
đến việc tạo DT. Điều này đã khiến cho DN giảm khả năng thu hồi vốn của DN.
Nhìn chung thời gian 1 vòng quay TSDH còn tương đối cao. Nguyên nhân là do
số vòng quay TSDH còn thấp. Điều này tác động đến thời gian thu hồi vốn và hiệu quả
sử dụng TSDH của công ty.
Suất hao phí của TSDH so với DT thuần
Biểu đồ 2.5 Suất hao phí của TSDH so với DT thuần

Suất h o phí củ TSDH so với do nh thu


1.2 1.09
1.11
1
0.8
0.6 0.5
0.4 Suất hao phí của
TSDH so với doanh
0.2
thu
0
Năm 2011
Năm 2012
Năm 2013

Qua biểu đồ về Suất hao phí của TSDH so với DT thuần ta thấy:
Năm 2011-2012: Suất hao phí của TSDH so với DT là 1,09 lần có nghĩa là để tạo
ra 1 đồng DT thì công ty cần đầu tư 1,09 đồng TSDH. Trong khi năm 2012, để có
được 1 đồng DT thì DN chỉ việc bỏ ra 0,5 đồng đầu tư cho TSDH. Nguyên nhân giảm
là do TSDH ở 2 năm 2011 và 2012 là bằng nhau trong khi giá trị bán hàng tăng
53
118,06% tất yếu dẫn đến 1 đồng DT cần đến ít TSDH hơn. Việc này làm cho công ty
đã có thêm nguồn vốn đầu tư vào TS bằng (1,09-0,5)* 5.386 = 3.177 triệu VNĐ. Với
lãi suất ngân hàng là 12%/năm thì DN đã tiết kiệm được một khoản chi phí tài chính
bằng 3.177*0,12= 381 triệu VNĐ.
Năm 2012-2013: Suất hao phí của TSDH so với DT là 1,11 lần tăng 0,65 lần so
với năm 2012. Tức là để tạo ra 1 đồng DT thì DN cần đầu tư thêm 0,65 đồng TSDH so
với năm 2012. Việc tăng này là do TSDH tăng 1,16%và DT thuần năm 2013 đều giảm
54%. Tuy nhiên, mức giảm về DT thuần (54,47%) còn nhanh hơn cả mức giảm của
TSDH làm cho suất hao phí năm 2013 tăng so với năm 2012. Như vậy thì DN sẽ phải
tốn thêm (1,11-0,5)* 2.452= 1.496 triệu VNĐ vốn để đầu tư vào TS. Với lãi suất ngân
hàng là 13%/năm thì DN sẽ tốn thêm một khoản chi phí tài chính bằng
1.496*0,13=194 triệu VNĐ.
Nhìn chung, suất hao phí của TSDH so với DT của công ty có xu hướng tăng.
Năm 2013, công ty đầu tư TSDH tăng 13,68% trong khi DT và LN mang về năm 2013
lại giảm so với năm 2012 chứng tỏ hiệu quả sử dụng TSDH năm 2013 không hiệu quả
bằng năm 2011 và năm 2012. Vậy nên DN cần xem xét lại việc đầu tư TSDH và việc
quản lý chúng sao cho nguồn vốn dùng để đầu tư TSDH mang lại hiệu quả cao nhất.
Suất hao phí của TSDH so với LN
Biểu đồ 2.6 Suất hao phí của TSDH so với LN

Suất h o phí củ TSDH so với LNST

30 23,79
23,44
20
12,8
10 Suất hao phí của
TSDH so với LNST
0
Năm 2011
Năm 2012
Năm 2013

Qua biểu đồ 2.6 ta có nhận xét sau:


Năm 2011-2012: Qua biều đồ ta thấy suất hao phí TSDH năm 2011 là cao nhất.
Năm 2011 thì để có 1 đồng LN sau thuế thì DN cần đầu tư 23,79 đồng TSDH. Năm
2012 chỉ cần đầu tư 12,8 đồng TSDH công ty đã thu về 1 đồng LN sau thuế. Nguyên
nhân là do DT thuần tăng trong khi chi phí sản xuất nhìn chung không có sự biến động

54

Thang Long University Library


nhiều về giá làm LN sau thuế năm 2012 tăng 85,84% so với năm 2011. Trong khi đó
TSDH năm 2012 và năm 2011 là không có biến động nhiều do năm 2012 DN thanh lý
02 máy trộn và đồng thời xây thêm 1 bãi gửi xe cho công nhân và lượng chênh lệch
giữa giá thanh lý và chi phí xây bãi không đáng kể làm cho tốc độ tăng LN sau thuế
nhanh hơn tốc độ tăng đầu tư TSDH dẫn đến suất hao phí năm 2012 lớn hơn năm
2011.
Năm 2012- 2013: Tốc độ giảm LN sau thuế lại giảm còn 44,76% trong khi
TSDH lại tăng 1,15% so với năm 2012 làm cho suất hao phí TSDH năm 2013 lại tăng
so với năm 2012. Đây là tín hiệu cho thấy năm 2013 DN sử dụng TSDH còn chưa thực
hiệu quả.
Tóm lại suất hao phí của TSDH so với LN còn tăng giảm thất thường. Điều này
chứng tỏ công ty còn chưa có phương án để sử dụng TSDH một cách hiệu quả nhất.
Tỷ suất sinh lời của TSDH
Năm 2011-2012, tỷ suất sinh lời trên TSDH là 0,04 lần có nghĩa là khí công ty
bỏ ra 1 đồng đầu tư cho TSDH thì sẽ thu về được 0,04 đồng LN sau thuế. Năm 2012
thì LN sau thuế mang về tăng lên 0,08 đồng nếu như công ty vẫn đầu tư 1 đồng vào
TSDH. Nguyên nhân tăng là do trong 2 năm đó TSDH là bằng nhau theo như giả thích
ở phần hiệu suất sử dụng TSDH trong khi LN năm 2012 lại tăng 85,84% so với năm
2011 làm cho tỷ suất sinh lời năm 2012 tăng hơn so với năm 2011. Điều này chứng tỏ
năm 2012 DN đã sử dụng hiệu quả hơn nguồn vốn đầu tư cho TSDH
Năm 2012-2013, tỷ suất sinh lời trên TSDH lại giảm 0,04 lần so với năm 2012
và bằng tỷ suất sinh lời trên TSDH của năm 2011. Việc giảm này là do năm 2013 LN
của công ty giảm 44,74% trong khi lượng TSDH lại tăng 1,15% so với năm 2012 làm
cho tỷ suất sinh lời trên TSDH năm 2013 giảm. Điều làm mất đi khoản LN từ việc sử
dụng không hiệu quả nguồn vốn đầu tư cho TSDH.
Ta thấy sự biến động của tỷ suất sinh lời trên tổng TSDH (ROLA) phụ thuộc vào
sự tăng giảm của 2 yếu tố là số vòng quay TSDH và tỷ suất sinh lời trên DT. Sự tác
động đó được cụ thể trong phụ lục 14, 15 như sau:
Năm 2011-2012: Với sự biến động tăng của số vòng quay TSDH 1,08 lần đã tác
động đến làm ROLA tăng 0,05 lần. Bên cạnh đó thì sự thay đổi của ROS giảm 0,01
lần đã làm ROLA giảm 0,006 lần. Sự biến động của cả hai yếu tố trên đã làm ROLA
tăng 0,043 lần.
Năm 2012-2013: Với sự biến động giảm của số vòng quay TSDH 1,1 lần đã tác
động đến làm ROLA giảm 0,043 lần. Bên cạnh đó thì sự thay đổi của ROS tăng 0,01
lần đã làm ROLA tăng 0,017 lần. Sự biến động của cả hai yếu tố trên đã làm ROLA
giảm 0,026 lần.
55
Nhìn chung hiệu quả sử dụng TSDH phụ thuộc nhiều vào số vòng quay TSDH.
Do sự tác động của số vòng quay TSDH lớn hơn tác động của ROS lên ROLA.
Sức sản xuất củ TSCĐ
Năm 2011-2012: Sức sản xuất của TSCĐ là 0,92 lần. Năm 2012 là 2 lần, tăng
gần 1,08 lần so với năm 2011. Điều này có nghĩa là khi DN đầu tư 1 đồng vào TSCĐ
thì DN sẽ thu về được 0,92 đồng DT ở năm 2011 và 2 lần ở năm 2012. Việc tăng này
là do tốc độ tăng DT thuần năm 2012 là 118,06% tăng nhanh hơn so với tốc độ tăng
của TSCĐ, chứng tỏ DN đã biết đầu tư vào TSCĐ một cách hiệu quả, không lãng phí
vốn khi đầu thêm TSCĐ năm 2012.
Năm 2012-2013: Khi công ty đầu tư 1 đồng vào TSCĐ thì công ty sẽ thu về
được 0,82 đồng DT thuần. Lượng DT này giảm 1,18 đồng so với năm 2012 do năm
2013 lượng hàng hóa DN bán ra giảm dẫn đến DT thuần giảm 54,47% so với năm
2012, trong khi năm 2013 DN lại đầu tư tăng thêm 10,75% TSCĐ làm cho sức sản
xuất TSCĐ năm 2013 giảm so với năm 2012. Việc giảm này là không tốt vì nó cho
thấy khả năng khai thác hiệu quả sử dụng TSCĐ của năm 2013 còn chưa tốt. Đầu tư
thêm vào TSCĐ mà DT thuần lại giảm đi làm DN mất đi chi phí cơ hội đầu tư từ chính
nguồn vốn đầu tư cho TSCĐ tăng thêm đó.
Tỷ suất sinh lời củ TSCĐ (RONA)
Năm 2012, tỷ suất sinh lời trên TSCĐ là 0,08 lần, tăng 0,04 lần so với năm 2011.
Có nghĩa là khi doanh nghiêp bỏ 1 đồng ra đầu tư cho TSCĐ thì sẽ đem về 0,08 đồng
LN năm 2012. Trong 3 năm thì năm 2012 là năm có tỷ suất sinh lời trên TSCĐ cao
nhất. Nguyên nhân là do LN sau thuế năm 2012 là 210 triệu VNĐ cao nhất. Trong khi
giá trị TSCĐ năm 2011 và 2012 bằng nhau và cùng ít hơn giá trị TSCĐ năm 2013 dẫn
đến lượng LN mà DN thu được khi đầu tư 1 đồng vào TSCĐ là cao nhất. Điều này
chứng tỏ năm 2012 là năm mà DN sử dụng TSCĐ một cách hiệu quả nhất, nó góp
phần tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty.
Phân tích dupont cho TSCĐ ta dùng phương pháp thay thế liên hoàn ta xem xét
yếu tố ảnh hưởng của từng chỉ tiêu đến sự biến động của tỷ suất sinh lời TSCĐ qua
phụ lục 16, 17 ta thấy rõ như sau:
Năm 2011-2012: Với sự biến động tăng của số vòng quay TSCĐ 1,08 lần đã tác
động đến làm RONA tăng 0,05 lần. Bên cạnh đó thì sự thay đổi của ROS giảm 0,01
lần đã làm RONA giảm 0,01 lần. Sự biến động của cả hai yếu tố trên đã làm RONA
tăng 0,05 lần.
Năm 2012-2013: Với sự biến động giảm của số vòng quay TSCĐ 1,18 lần đã tác
động đến làm RONA giảm 0,05 lần. Bên cạnh đó thì sự thay đổi của ROS tăng 0,01

56

Thang Long University Library


lần đã làm RONA tăng 0,02 lần. Sự biến động của cả hai yếu tố trên đã làm RONA
tăng 0,03 lần.
Nhìn chung tỷ suất sinh lời trên TSCĐ phụ thuộc nhiều vảo cả sự vận động tăng
giảm của số vòng quay TSCĐ và của tỷ suất sinh lời trên DT. Để tăng hiệu suất sử
dụng TSCĐ thì DN cần tăng cả 2 chỉ tiêu này lên. Cụ thể là để tăng số vòng quay
TSDH thì DN cần đầu tư thêm vào máy móc thiết bị hiện đại thay thế máy móc lạc
hậu, đồng thời phải sử dụng thật hiệu quả nguồn vốn đầu tư vào TSCĐ đó. Bên cạnh
đó phải quản lý chặt chẽ chi phí sản suất, tiết kiệm chi phí một cách tối ưu để tăng LN,
tăng khả năng sinh lời của DN.
2.2.2.2 Hiệu quả sử dụng vốn
a. Chỉ tiêu đo lƣờng vốn chủ sở hữu
Dựa vào phụ lục 18 ta thấy tỷ suất LN ròng trên VCSH (ROE) của các năm thay
đổi theo chiều hướng tăng rồi lại giảm. Năm 2012, ROE là 0,04 lần có nghĩa là khi DN
bỏ ra 1 đồng từ nguồn VCSH ra đầu tư thì DN sẽ thu về được 0,04 đồng LN sau thuế.
Ta thấy ROE năm 2012 là cao nhất trong 3 năm. Nguyên nhân của sự tăng giảm ROE
trong các năm trên là do sự ảnh hưởng của 3 nhân tố sau:
Thứ nhất là do hiệu suất sử dụng TS năm 2012 cao hơn TB hiệu suất sử dụng TS
của 2 năm còn lại là 62,27% do khả năng quản lý và sử dụng TS năm 2012 tốt làm cho
tốc độ tăng DT năm 2012 là cao nhất trong khi tốc độ tăng TS lại thấp làm tăng hiệu
quả sử dụng TS của công ty.
Thứ hai là tổng TS/VCSH năm 2012 là 2,77 lần. Hệ số này là cao nhất so với
năm 2012 và năm 2013, BQ cao hơn 12,15%. Nguyên nhân là do trong 3 năm thì năm
2012 là năm có tổng TS nhiều nhất và BQ là nhiều hơn 33,73 % so với 2 năm còn lại
trong khi VCSH năm 2012 chỉ thấp hơn 6,13% so với năm 2011 là năm có lượng
VCSH nhỏ nhất.
Thứ ba là năm 2012 là năm có tỷ suất sinh lời trên DT thuần (ROS) nhỏ nhất.
Tuy nhiên nó chỉ thấp hơn hai năm còn lại 20%.
Ta thấy trong 3 nhân tố ảnh hưởng đến tỷ suất LN ròng trên VCSH (ROE) thì có
2 nhân tố là hiệu suất sử dụng TS và tổng TS/VCSH của năm 2013 là cao nhất. Tỷ suất
sinh lời trên DT thuần mặc dù là nhỏ nhất song chênh lệch là không lớn làm cho tỷ
suất sinh lời trên VCSH năm 2012 là cao nhất.
Tiếp theo ta sẽ phân tích tác động của từng yếu tố đến ROE dựa vào phụ lục số
19
Năm 2011-2012: Với sự biến động tăng vòng quay tổng TS lên 0,15 lần đã tác
động làm ROE tăng lên 0,015 lần. Bên cạnh đó thì ROS lại giảm 0,01 lần làm ROE

57
cũng giảm 0,004 lần. Tiếp đó là việc tăng số lần TS/VCSH 0,58 lần đã làm ROE tăng
0,007 lần. Kết hợp sự biến động đồng thời của 3 yếu tố trên đã làm cho tổng số ROE
tăng lên 0,018 lần.
Năm 2012-2013: Với sự biến động giảm vòng quay tổng TS xuống 0,16 lần đã
tác động làm ROE giảm lên 0,017 lần. Bên cạnh đó thì ROS lại tăng 0,01 lần làm ROE
cũng tăng 0,009 lần. Tiếp đó là việc giảm số lần TS/VCSH 0,57 lần đã làm ROE giảm
0,009 lần. Kết hợp sự biến động đồng thời của 3 yếu tố trên đã làm cho tổng số ROE
giảm xuống 0,017 lần.
Tóm lại tỷ suất sinh lời trên VCSH đều chịu tác động mạnh của 3 yếu tố là số
vòng quay tổng TS, tỷ suất sinh lời trên DT và tỷ lệ TS/VCSH. Để tăng ROE thì DN
cần tăng cả 3 chỉ số trên. Cụ thể là tác động tới cơ cấu tài chính của DN thông qua
điều chỉnh tỷ lệ nợ vay và tỷ lệ vốn chủ sở hữu cho phù hợp với năng lực hoạt động.
Tăng hiệu suất sử dụng TS. Nâng cao số vòng quay của TS, thông qua việc vừa tăng
quy mô về DT thuần, vừa sử dụng tiết kiệm và hợp lý về cơ cấu của tổng TS. Tăng DT,
giảm chi phí, nâng cao chất lượng của sản phẩm. Từ đó tăng LN của DN.
b. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn vay
Theo tính toán ở phụ lục 20 ta thấy:
Hệ số thanh toán lãi vay: giảm dần trong 3 năm. Năm 2011 nếu như cứ 1 đồng
DN phải trả lãi vay sẽ mang về 3,08 đồng LN trước thuế và lãi vay. Đến năm 2012 và
2013 cũng với 1 đồng trả lãi như vậy công ty chỉ thu về 1,93 đồng LN trước thuế và lãi
vay, giảm 1 đồng so với năm 2011. Nguyên nhân giảm là do tốc độ tăng của LN trước
thuế và lãi vay tăng chậm hơn tốc độ gia tăng của lãi vay. Điều này cho thấy khả năng
trả lãi của DN ngày càng giảm, mặc dù không chỉ có mỗi LN trước thuế và lãi vay bù
đắp cho khoản trả lãi vay mà còn có nguồn vốn từ lượng tiền mặt khấu hao TS... Hệ số
thanh toán lãi vay của công ty tuy có giảm song vẫn đảm bảo có thể trả nợ được mà
không cần đến LN từ các nguồn khác. Tuy nhiên DN vẫn cần tìm những nguồn vay
với lãi suất hợp lý hơn đồng thời có chiến lược kinh doanh thật sáng suốt để tăng LN
và giảm lãi vay để công ty có thể tăng hệ số thanh toán lãi vay. Qua đó giúp DN giảm
sức ép trả lãi.
Tỷ suất sinh lời trên tiền vay: trong các năm có sự biến động như sau:
Năm 2011-2012: tỷ suất sinh lời trên tiền vay là 0,27 lần tăng 162,16% so với
năm 2011. Có nghĩa là nếu như ở năm 2012 cứ 1 đồng tiền DN đi vay sẽ mang về 0,1
đồng LN trước thuế và lãi vay thì năm 2011 chỉ mang về 0,17 đồng. Việc tăng này là
do năm 2012 DN không vay thêm vốn mà chỉ vay bằng lượng vay năm 2011. Trong
khi năm 2012 LN trước thuế và lãi vay lại tăng 360 triệu VNĐ tức tăng 162.16% so

58

Thang Long University Library


với năm 2011 chính vì vậy mà tỷ suất sinh lời trên tiền vay lại tăng. Điều này cho thấy
hiệu quả sử dụng vốn đi vay của DN năm 2012 hiệu quả hơn năm 2011.
Năm 2012-2013: tỷ suất sinh lời trên tiền vay lại giảm 0,03 đồng so với năm
2012 còn 0,24 đồng (nếu như DN vẫn đi vay 1 đồng). Cả LN trước thuế và lãi vay và
số tiền vay năm 2013 đều giảm. Tuy nhiên tốc độ giảm của LN nhanh hơn tốc độ giảm
của số tiền vay nên làm cho tỷ suất sinh lời trên tiền vay năm 2013 giảm so với năm
2012. Ta thấy hiệu quả sử dụng vốn năm 2013 không tăng mà lại giảm cho thấy DN
chưa khai thác tối đa lợi ích từ vốn vay, nguồn vốn vay đầu tư có hiệu quả giảm sút.
Công ty cần có biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay cho thật hiệu quả để
tránh lãng phí chi phí lãi vay.
2.2.2.3 Chỉ tiêu đo lường hiệu quả sử dụng chi phí
Dựa vào phụ lục 21 ta thấy được hiệu quả sử dụng chi phí được thấy rõ thông
qua các chỉ tiêu sau:
a. Tổng chi phí
Ta thấy GVHB luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong DT, BQ là 79,82%. Tỷ trọng
chi phí so với DT tăng dần qua các năm từ 2,91% năm 2011 tăng 7,4% thành 10,31%
điều này cho thấy chi phí tài chính mà ở đây là chi phí lãi vay tăng dần. Lượng tiền
vay thì giảm ít trong khi công ty vẫn phải trả nhiều lãi vay chứng tỏ công ty ngày càng
phụ thuộc nhiều vào vay nợ bên ngoài. Việc huy động vốn từ bên ngoài để sản xuất
kinh doanh là tốt tuy nhiên nếu không sử dụng hiệu quả nguồn vốn vay đó thì công ty
sẽ làm mất chi phí cơ hội từ việc sử dụng chi phí lãi vay sang đầu tư các lĩnh vực khác.
Tiếp đó là tỷ trọng chi phí quản lý kinh doanh giảm đột ngột từ 10,61% xuống còn
3,57% trong tổng DT là do năm 2013 DN tái cấu trúc lại toàn bộ bộ máy nhân sự của
công ty, DN đã cắt giảm rất nhiều các bộ phận không cần thiết nhằm cắt giảm chi phí,
tăng hiệu quả sản suất kinh doanh. Hiệu suất sử dụng chi phí giữa các năm có thay đổi
tăng giảm, tuy nhiên chỉ biến động nhẹ và nhìn chung là hiệu suất này đều lớn hơn 1.
Tức là trong kỳ BQ DN đầu tư 1 đồng chi phí thì sẽ thu về hơn 1 đồng DT.
Tỷ suất LN trên chi phí BQ là 4,67% tức là trong kỳ TB DN cứ bỏ ra 1 đồng chi
phí thì sẽ thu được 4,67 đồng LN. Tỷ suất này tăng chứng tỏ công ty đầu tư có hiệu
quả.
b. Giá vốn hàng bán
Năm 2012 GVHB tăng 112,98% so với năm 2011 là do năm 2012 tổng DT thuần
tăng 118,06% làm cho công ty phải thu mua nhiều NVL như măng củ, dưa chuột, tỏi,
ớt, dấm… và nhiên liệu như xăng dầu để vận hành máy móc thiết bị, tăng chi phí nhân
công. Cụ thể thì nếu như năm 2011 DN thu mua trên 120 tấn dưa chuột với giá
5.700VNĐ/kg, 90 tấn măng củ tươi với giá 4.100VNĐ/kg thì đến năm 2012 công ty
59
mua trên 250 tấn dưa chuột với giá 5.800VNĐ/kg, và 210 tấn măng củ với giá
4.100VNĐ/kg. Tuy nhiên đến năm 2013 thì tốc độ tăng trưởng lại âm, so với năm
2012 thì GVHB lại giảm 53,45%. Nguyên nhân là do càng ngày công ty càng có nhiều
các đối thủ khác từ trong nước và ngoài nước, trên thị trường xuất hiện các sản phẩm
thay thế như xoài muối, dấm gạo trắng từ Thái Lan.., do mới bước chân vào thị trường
thực phẩm đóng lọ này nên chủ yếu họ sử dụng các chiến lược về giá cả khiến cho các
sản phẩm cùng loại của họ có chi phí thấp hơn. Điều này dẫn đến số lượng sản phẩm
được bán ra của công ty giảm đáng kể dẫn đến DN nhập các nguyên nhiên liệu ít hơn
so với năm 2012 làm GVHB cũng giảm theo, và cụ thể là giảm 53,45%.
Chi phí tài chính
Qua bảng cân đối kế toán ta thấy chi phí tài chính chỉ có chi phí lãi vay mà không
còn các chi phí khác.
Kể từ sau năm 2011, chi phí tài chính của công ty tăng mạnh mỗi năm, trong đó
tăng mạnh nhất là năm 2012 với tổng chi phí tài chính là 302 triệu VNĐ tăng 321% so
với năm 2011. Việc gia tăng các khoản vay ngắn hạn là nguyên nhân chính làm chi phí
tài chính. Các khoản vay ngắn hạn dùng để bổ sung vốn lưu động, dùng mua nguyên
liệu.
Ta thấy công ty chi nợ NH. Trong đó vay NH BQ chiếm 32% trong tổng nợ NH,
phải trả cho người bán chiếm 27%, người mua trả tiền trước chiếm 33%, còn lại là DN
lấy từ nguồn vay nợ của người lao động và các khoản chi phí phải trả khác. Trong 3
năm thì vay nợ NH năm 2012 là nhiều nhất, tăng 58% so với năm 2011. Nguyên nhân
tăng là do năm 2012 doanh nghiệp cần gấp nguồn vốn để đầu tư cho TSNH nên đã vay
tiền với lãi suất là 21%/ năm. Lượng tiền vay của 2 năm là bằng nhau nhưng lãi suất
năm 2012 tăng làm chi phí lãi vay từ 72 triệu VNĐ năm 2011 lên 302 triệu VNĐ vào
năm 2012. Việc tăng lãi suất đi vay tăng giúp DN giải quyết được vấn đề về vốn lưu
động một cách nhanh chóng, thúc đẩy quá trình sản xuất diễn ra kịp tiến độ để cung
ứng ra thị trường. Từ đó làm tăng niềm tin của KH đối với DN.
Năm 2013 nợ NH giảm 36% so với năm 2012 làm chi phí lãi vay giảm từ 302
triệu VNĐ xuống còn 253 triệu VNĐ giảm 16,29% so với năm 2012. Cụ thể là năm
2013 lượng HTK của công ty là 4.415 VNĐ giảm 43,76% so với năm 2012 lượng
HTK của DN trị giá là 6.674 triệu VNĐ. DT của DN giảm như các phân tích ở phần
trên trong khi HTK từ năm 2012 nhiều làm cho năm 2013 DN cần ít vốn lưu động
hơn, khiến cho nợ NH năm 2013 giảm 35,87%. Việc nợ NH giảm làm chi phí tài
chính, đồng thời DN cũng ít bị phụ thuộc hơn về nguồn vốn vay từ ngân hàng, từ
người lao động và từ các nguồn tài trợ khác…

60

Thang Long University Library


Nhìn chung trong kết cấu nợ phải trả của DN thì DN chủ yếu vay nợ NH. Điều
này chứng tỏ công ty chỉ tập chung sản xuất ngắn hạn chứ chưa đầu tư DH việc này
làm DN bỏ lỡ mất các nguồn LN từ đầu tư DH.
Chi phí quản lý kinh doanh
Tỷ trọng của chi phí quản lý kinh doanh với tổng DT trong các năm từ 2011-
2013 có sự thay đổi như sau:
Năm 2011-2012 tỷ trọng của chi phí quản lý kinh doanh với tổng DT là 10,6%
tăng 0,03% so với năm 2011. Nguyên nhân tăng là do để DT tăng công ty đã gia tăng
sản xuất trả tăng lương cho nhân viên quản lý và nhân viên bán hàng, tăng chi phí tiếp
khách…Việc tăng các chi phí quản lý kinh doanh này giúp DN quản lý tốt được các
khâu từ sản xuất đến lúc bán hàng, làm tăng chất lượng cung cấp dịch vụ hàng hóa và
chiếm được niềm tin từ KH.
Năm 2012-2013: tỷ trọng của chi phí quản lý với tổng DT giảm đột ngột từ
10,61% xuống còn 3,59%. Tức là giảm 7,03% so với năm 2013. Số lượng hàng bán
giảm khiến GVHB năm 2013 giảm 53,45% so với năm 2012. Lượng hàng hóa DN bán
ra giảm làm cho DN phải cắt giảm chi phí quản lý để tiết kiệm tối đa tổng chi phí, từ
đó duy trì mức LN cho DN. Tuy nhiên việc cắt giảm chi phí quản lý kinh doanh mặc
dù giúp DN hạ thấp GVHB tăng LN, tuy nhiên nó làm giảm chất lượng và tiến độ từ
các khâu sản xuất.
Tóm lại DT của công ty tăng thì chi phí quản lý kinh doanh tăng mà DT giảm thì
chi phí quản lý kinh doanh cũng giảm theo. Tuy nhiên DT giảm DN không nên cắt
giảm quá nhiều chi phí bán hàng. Công ty nên đầu tư thêm vào việc đào tạo đội ngũ
nhân viên bán hàng chuyên nghiệp vì đội ngũ nhân viên bán hàng như bộ mặt của
công ty khi KH tới mua và sử dụng hàng hóa sản phẩm của công ty.
Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng chi phí được thể hiện qua phụ lục 22
Hiệu suất sử dụng chi phí năm 2011 là 1,06 lần, đến năm 2012 thì giảm xuống
1,05 lần. Tức là năm 2012 với một đồng chi phí bỏ ra trong kỳ cho sản xuất kinh
doanh thì thu được 1,05 đồng DT. Tuy nhiên từ năm 2013 trở đi thì hiệu suất sử dụng
chi phí lại tăng lên thành 1,06 lần. Tương tự với tỷ suất LN trên chi phí. Chỉ tiêu này
cũng có xu hướng giống với chỉ tiêu tiêu hiệu suất sử dụng chi phí. Chỉ tiêu này giảm
vào năm 2012 và đạt ở mức 0,05 lần vào năm 2011 và năm 2013. So sánh với năm
2012 thì chỉ tiêu này tăng 0,01 lần so với năm 2012 . Điều này có nghĩa là năm 2012,
một đồng chi phí bỏ ra sẽ thu được 0.04 đồng LN. Trong năm 2013, tỷ suất LN tăng là
do tốc độ tăng của tổng LN cao hơn tốc độ tăng của tổng chi phí trong kỳ.

61
2.3 Đánh giá thực trạng hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH thực
phẩm xuất khẩu Sơn Tây
2.3.1 Hiệu quả sử dụng TSNH
TSNH vẫn chiếm một tỷ trọng rất cao trong tổng TS. Trong đó chủ yếu là giá trị
HTK và giá trị từ các khoản nợ từ KH. Ta thấy thời gian quay vòng HTK có xu hướng
tăng, mức dự trữ HTK không hợp lý làm tăng chi phí dẫn đến giảm khả năng sinh lời
của DN. Tiếp đó thời gian quay vòng các khoản phải thu KH tăng do DN áp dụng
chính sách tín dụng chưa thực hiệu quả đã làm giảm nguồn LN từ nguồn vốn không
sinh lời khi DN cho KH nợ nhiều..
2.3.2 Hiệu quả sử dụng TSDH
TSDH của DN trong các năm về cơ bản là tăng nhẹ và có xu hướng ổn đinh. Số
vòng quay của TSDH có xu hướng giảm do TSDH của DN vận động chậm. Thêm vào
đó thì suất hao phí của TSDH trên DT và trên LN sau thuế tăng do TSDH mà chủ yếu
là TSCĐ không được đầu tư nhiều, các máy móc thiết bị của DN còn khá lạc hậu nên
hiệu quả sản xuất kém. Bên cạnh đó tỷ suất sinh lời của DN giảm nên đã làm giảm
hiệu quả hoạt động sản xuất của Công ty.
2.3.3 Hiệu quả sử dụng vốn vay
Hiệu quả sử dụng vốn vay của công ty trong thời gian gần đã làm giảm thể hiện
hệ số thanh toán lãi vay giảm do lãi suất đi vay của Công ty có xu hướng tăng trong
khi LN thu về lại giảm đi. Hơn nữa tỷ suất sinh lời trên tiền vay có xu hướng giảm đã
cho thấy hiệu quả sử dụng vốn vay cảu DN chưa cao. Trong thời gian tới, nhà quản trị
cần đưa ra những quyết định vay tiền đầu tư vào hoạt động kinh doanh một cách hiệu
quả hơn để gia tăng khả năng sinh lời của mình.
2.3.4 Hiệu quả sử dụng VCSH
Qua phân tích ta thấy, VCSH của DN là khá cao. BQ chiếm 42,37% trên tổng
nguồn vốn. Điều này phản ánh khả năng tự tài trợ của công ty là khá tốt, công ty
không bị phụ thuộc nhiều vào nguồn vốn vay ngân hàng và vay đối tác kinh doanh.
Điều này phản ánh sự ổn định về tài chính của công ty trong năm tài chính vừa qua và
trong tương lai gần. Hơn nữa tỷ suất LN ròng trên VCSH lại có xu hướng tăng do công
ty đã tận dụng được hiệu quả của đòn bẩy tài chính. Do vậy trong tương lai Công ty
nên cân nhắc nguồn tài trợ, đồng thời không ngừng phát huy được hiệu ứng đòn bẩy
tài chính để nâng cao khả năng sinh lời vốn chủ sở hữu để có thể mở rộng quy mô sản
xuất kinh doanh

62

Thang Long University Library


2.3.5 Hiệu quả sử dụng chi phí
Nhìn chung về tình hình quản lý chi phí chưa được tốt, Chi phí quản lý kinh
doanh còn cao trong khi hiệu quả đạt được thì lại thấp. Tổng chi phí của công ty không
ngừng gia tăng qua các năm, trong đó chi phí GVHB ảnh hưởng nhiều nhất. Hiệu suất
sử dụng chi phí và tỷ suất LN trên chi phí có xu hướng ổn định. Điều này cho thấy
chính sách phát triển của Công ty còn khá cứng nhắc. Vì thế, công ty cần linh hoạt hơn
nữa trong chính sách phát triển của mình để LN của DN ở mức lớn nhất có thể. Mà để
làm được việc đó thì trước tiên Công ty phải có biện pháp quản lý chi phí tốt.

63
CHƢƠNG 3 GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH
DOANH TẠI CÔNG TY TNHH THỰC PHẨM XUẤT KHẨU
SƠN TÂY
3.1 Mục tiêu và phƣơng hƣớng nâng cao hiệu quả hoạt động SXKD của công ty
Trong điều kiện cạnh tranh gay gắt như hiện nay, đặc biết là các đối thủ từ Trung
Quốc và Thái Lan, để đứng vững và phát triển mỗi DN phải tự tìm cho mình một lối đi
phù hộ trong từng giai đoạn trên cơ sở thực tế của từng DN. Với chiến lược đúng đắn,
xây dựng cho mình những mục tiêu kế hoạch và biện pháp cụ thể mang tính khả thi
đảm bảo mang lại kết quả và hiệu quả kinh doanh cao nhất.
Mục tiêu và kế hoạch của công ty trong thời gian tới
Trong quá trình hoạt động, công ty đã xây dựng cho mình những mục tiêu chiến
lược cụ thể và phù hợp với từng giai đoạn phát triển của Công ty
Mở rộng quy mô sản xuất, tăng LN, tăng thu cho ngân sách nhà nước, ổn định và
nâng cao mức sống cho người lao động.
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, tăng năng suất lao động, đảm bảo nâng cao hiệu
quả kinh doanh.
Nâng cao chất lượng thỏa mãn nhu cầu KH, cao sức cạnh tranh mở rộng thị
trường tiêu thụ.
Kế hoạch cụ thể:
Mặc dù là công ty có quy mô nhỏ nhưng từ khi đi vào hoạt động sản xuất dưới
loại hình thức công ty TNHH, tuy còn nhiều khó khăn trong hoạt động sản xuất nhưng
những gì đã đạt được thì cán bộ công nhân viên trong công ty hoàn toàn có quyền tự
hào và tin tưởng vào ban lãnh đạo của họ. Có thể nói đây là nguồn động viên lớn nhất
dành cho ban lãnh đạo nhưng đồng thời cũng đặt ra những nhiệm vụ khó khăn hơn
trong những năm sắp tới. Làm sao để công ty phát triển, và đặc biệt đời sống của công
nhân viên trong công ty phải được nâng cao. Vì vậy ban lãnh đạo công ty đã đề ra kế
hoạch rõ ràng cho năm 2015 như sau:

64

Thang Long University Library


Bảng 3.1 Kế hoạch tƣơng l i

% tăng
Các chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2015
trƣởng

Tổng DT Triệu đồng 4.000 163,14

Tổng LN trƣớc thuế Triệu đồng 400 258,15

Tổng số l o động Người 30 150

Tiền lƣơng củ 1 ngƣời/1 tháng Triệu đồng 3,2 152,38

Theo như kế hoạch thì năm 2015 DN cần tăng tất cả các chỉ tiêu sau so với năm
2013
DT 4.000-2.452= 1.548 triệu VNĐ tương ứng với tăng 63,14%.
LN sau thuế tăng 400- 155= 245 triệu VNĐ tương ứng tăng 158,15%
Tổng số lao động tăng thêm là 30-20 = 10 người tăng 50% lao động
Tiền lương của 1 người/tháng tăng 3.2-2.1= 1.1 triệu VNĐ tương đương tăng
52,38%.
Như vậy qua bảng dự kiến kế hoạch năm 2015 của công ty có thể nhận thấy hầu
hết các chỉ tiêu dự kiến do công ty đặt ra đều tăng so với năm 2013, đồng thời những
số liệu dự kiến của công ty phần nào cho thấy xu hướng phát triển của công ty. Tuy
nhiên để hoàn thành các mục tiêu đưa ra thì ban lãnh đạo công ty đòi hỏi phải có
phương hướng phát triển và khắc phục những mặt còn hạn chế, đồng thời sử dụng các
biện pháp nâng cao hiệu quả một cách cụ thể.
3.1.1 Phương hướng phát triển của công ty
Phƣơng hƣớng phát triển thị trƣờng tiêu thụ
Những năm gần đây đất nước ta tham gia quá trình hội nhập vô cùng mạnh mẽ từ
rất nhiều các quốc gia trên thế giới. Vì vậy DN cần xác định rõ hướng đi cho mình
trong công tác mở rộng thị trường là đẩy mạnh công tác quảng bá sản phẩm của mình
không chỉ cho các đối tượng là bà con kiều bào Việt Nam đang sống và làm việc tại
nước ngoài mà còn cả khách mới chính là khách nước ngoài
Phƣơng hƣớng phát triển sản phẩm
Sản phẩm luôn là nhân tố có ảnh hưởng lớn đến chiến thắng trong cuộc cạnh
tranh thị trường. Đa phần KH mục tiêu của DN là các KH nước ngoài có thu nhập ở
mức TB trở lên nên việc lựa chọn các sản phẩm có chất lượng tốt sẽ được ưu tiên.
Chính vì vậy DN cần tìm hiểu thêm về sản phẩm để có thể tạo ra nhiều sản phẩm hàng
hóa thay thế tốt hơn, chất lượng tuyệt hảo để KH dễ lựa chọn.
65
3.2 Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả SXKD của Công ty
3.2.1 Biện pháp nâng cao hiệu quả Marketing
Hiện nay công ty chưa có một phòng riêng biệt nào đứng ra đảm trách về công
tác maketing. Các hoạt động marketing của công ty chủ yếu do việc phối hợp giữa
phòng kế hoạch- Kinh doanh cùng với ban giám đốc xúc tiến và đảm nhiệm. Chưa có
công tác nghiên cứu thị trường. Chính vì vậy biện pháp thành lập và đẩy mạnh công
tác nghiên cứu thị trường là vấn đề cần thiết. Biện pháp này có ý nghĩa quan trọng để
tăng DT, tăng cường nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty. Để mang lại hiệu quả
tốt khi thực hiện biện pháp này công ty cần
Xây dựng chính sách giá cả hợp lý: Đây là một trong những nhiệm vụ hàng đầu
trong việc nâng cao sức mạnh cạnh tranh các sản phẩm của công ty trên thị trường.
Công ty nên điều chỉnh mức giá theo từng thời điểm, mục tiêu của chiến lược, từng
khu vực thị trường. Ngoài ra công ty cần thực hiện song song chính sách sản phẩm đó
là áp dụng mức giá cao khi sản phẩm có vị trí đứng chắc trên thị trường, mức giá thấp
hơn khi thị trường đang trong giai đoạn suy thoái hay công ty đang có ý định xâm
nhập thị trường, theo đuổi mục tiêu doanh số.
Áp dụng mức giá thấp hơn 2%-3% đối với KH thanh toán ngay nhằm thu hồi
nhanh vốn lưu động để tránh tình trạng ứ đọng vốn.
Đối với hàng hóa tồn kho lâu ngày công ty nên thực hiện chào bán giảm giá chào
bán công khai và hướng tới bộ phận tiêu thụ trong nước, đặc biệt là vùng nông thôn.
Xây dựng 2 kênh phân phối trực tiếp và gián tiếp. Qua kênh phân phối trực tiếp
công ty có thể điều tra tình hình tiêu thụ sản phẩm. Kênh tiêu thụ gián tiếp thì các KH
sẽ phải chịu mức giá cao hơn do phải thông qua người trung gian. Vì vậy công ty cần
xây dựng hệ thống nhà phân phối trung gian dựa trên những cam kết có lợi cho KH và
việc xây dựng uy tín, thương hiệu cho công ty.
3.2.2 Tăng cường hiệu quả các khoản phải thu KH
Các khoản phải thu ngắn hạn có sự gia tăng qua các năm. Do đặc thù của ngành
khai thác và chế biến lâm sản là chi phí NVL đầu vào chiếm tỷ trọng rất lớn trong chi
phí sản xuất nên TSNH chiếm tỷ trọng lớn trong tổng TS, trong đó, TSNH chủ yếu là
HTK và các khoản phải thu ngắn hạn. Trong thời gian qua, mặc dù công ty đã có nhiều
cố gắng trong việc quản lý và sử dụng TSNH một cách hiệu quả hơn, công ty có DT
tăng, LN có tăng nhưng chậm. Kết quả cho thấy việc sử dụng TSNH còn chưa cao.
Mục tiêu hiệu quả đạt được của công ty là hướng tới đạt LN cao nhất, đứng trước tình
hình như hiện nay, công ty phải tìm cách khắc phục tình trạng đó, đẩy nhanh công tác
hoạt động nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng TSNH của công ty trong thời gian tới.

66

Thang Long University Library


Theo những cung cấp từ phía công ty thì khoản phải thu KH thông thường là
những khoản thu dễ thu hồi. Thêm vào đó công tác thu hồi nợ của công ty luôn được
đánh giá tốt, những chính sách quản trị các khoản phải thu có hiệu quả được thể hiện
qua chỉ tiêu kỳ thu tiền BQ đã được phân tích ở chương 2.
Tuy số chỉ số vòng quay khoản phải đang có xu hướng tăng và kỳ thu tiền BQ có
xu hướng giảm trong thời gian tới nhưng công ty cũng cần phải có những nỗ lực cao
hơn trong công tác thu hồi nợ và quản trị các khoản phải thu.
Đối với công tác thu hồi nợ: Thường xuyên theo dõi khoản phải thu và đôn đốc,
ghi nhận thời hạn trả nợ của KH, gửi thư thông báo thời hạn trả nợ hoặc điện thoại với
khách hành xác nhận thời hạn trả nợ. Muốn thế, công ty nên chủ động liên hệ với KH
sớm, thay vì chờ đến ngày hoá đơn hết hạn thanh toán. Điều này không chỉ giúp công
ty quản lý tốt các khoản phải thu, mà còn giúp công ty giữ được mối quan hệ tốt với
KH. Công ty có thể đầu tư phần mềm quản lý công nợ, giúp việc theo dõi khoản nợ
nhanh chóng, chính xác, hiệu quả và giảm bớt nhân sự trong công tác quản lý công nợ.
Đối với công tác quản trị các khoản phải thu: Công ty cần xác định xác đáng tỷ lệ
các khoản phải thu hưởng chiết khấu thanh toán, tỷ lệ các khoản trả đúng hạn của
chính sách tín dụng và tỷ lệ khoản phải thu trả chậm so với qui định của chính sách,
công ty phải tiến hành đánh giá tuổi nợ của khoản phải thu, từ đó nắm bắt những thông
tin tín dụng tổng quát về KH và điều chỉnh các yếu tố của chính sách tín dụng cho phù
hợp. Để làm được điều này, cần phải theo dõi các khoản phải thu sắp tới hạn có chính
sách thu tiền thích ứng.
Đánh giá hiệu quả quản trị khoản phải thu: Nhằm xác định xác đáng tỷ lệ các
khoản phải thu hưởng chiết khấu thanh toán, tỷ lệ các khoản trả đúng hạn của chính
sách tín dụng và tỷ lệ khoản phải thu trả chậm so với qui định của chính sách, công ty
phải tiến hành đánh giá tuổi nợ của khoản phải thu, từ đó nắm bắt những thông tin tín
dụng tổng quát về KH và điều chỉnh các yếu tố của chính sách tín dụng cho phù hợp.
Để làm được điều này, cần phải theo dõi các khoản phải thu sắp tới hạn có chính sách
thu tiền thích ứng.
Một chính sách tín dụng thương mại được xây dựng cẩn thận dựa trên việc so
sánh lợi ích tăng thêm từ DT tăng, giá bán cao với các chi phí liên quan đến thực hiện
chính sách tín dụng tăng tương ứng, sẽ làm tăng LN của DN. Sử dụng mô hình điểm
tín dụng cũng là một các quản trị tốt các khoản phải thu, để DN có cơ hội xoay nhanh
đồng vốn hiện có và giảm áp lực vốn vay.
Dựa vào các tiêu chí thu thập và tổng hợp lại trong hệ thống thông tin về tín
dụng của KH để Công ty đưa ra quyết định có cấp tín dụng hay chính sách thương mại

67
cho KH hay không. Để thực hiện được điều này, Công ty nên sử dụng phương pháp
phân nhóm KH theo mức độ rủi ro.
Theo phương pháp này, KH của Công ty có thể được chia thành các nhóm như
sau:
Bảng 3.1. Danh sách các nhóm rủi ro

Nhóm rủi Tỷ lệ DT không Tỷ lệ KH thuộc


ro thu hồi đƣợc ƣớc tính nhóm rủi ro (%)
1 0–1 35

2 1 – 2,5 30

3 2,5 – 4 20

4 4–6 10

5 >6 5

(Nguồn: Quản trị tài chính DN hiện đại – Tác giả Nguyễn Hải Sản )
Như vậy, các KH thuộc nhóm 1 có thể được mở tín dụng mà không cần phải xem
xét nhiều, gần như tự động và vị thế của các KH này có thể được xem xét lại mỗi năm
một lần. Các KH thuộc nhóm 2 có thể được cung cấp tín dụng trong một thời hạn nhất
định và vị thế của các KH này có thể được xem xét lại mỗi năm hai lần. Và cứ tương
tự như vậy, Công ty xem xét đến các nhóm KH 3, 4, 5. Để giảm tiểu tổn thất có thể
xảy ra, có thể Công ty sẽ phải yêu cầu KH nhóm 5 thanh toán tiền ngay khi nhận hàng
hóa, dịch vụ. Yêu cầu tín dụng khác nhau đối với các KH ở những nhóm rủi ro khác
nhau là hoàn toàn hợp lý. Tuy nhiên, phải làm thế nào đó để việc phân nhóm là chính
xác, không bị nhầm lẫn khi phân nhóm.
Để phân nhóm rủi ro, DN có thể sử dụng mô hình cho điểm tín dụng như sau:
Điểm tín dụng= 4 * Khả năng thanh toán lãi + 11 * Khả năng thanh toán nhanh
+ 1 * Số năm hoạt động
Trong công thức trên, với số năm hoạt động càng lâu thì khả năng quản lý tài
chính càng cao và theo đó, công ty cũng có khả năng trả nợ nhanh hơn.
Sau khi tính được điểm tín dụng như trên, ta có thể xếp loại theo các nhóm rủi ro
như sau:

68

Thang Long University Library


Bảng 3.2. Mô hình tính điểm tín dụng

Biến số Trọng số Điểm tín dụng Nhóm rủi ro


Khả năng thanh toán lãi 4 >47 1
Khả năng thanh toán nhanh 11 40-47 2
Số năm hoạt động 1 32-39 3
24-31 4
<24 5
Công ty thực phẩm HaPro là một trong những KH của công ty. Dựa trên báo
cáo tài chính năm 2012 do Công ty thực phẩm HaPro cung cấp, áp dụng phương pháp
tính điểm tín dụng ta có bảng số liệu sau đây:
Bảng 3.4 Đánh giá điểm tín dụng của Công ty thực phẩm HaPro
Đơn vị tính: triệu VNĐ

Trọng
Chỉ tiêu Công thức Giá trị
số
TSNH 54.356

HTK 31.098

Nợ ngắn hạn 19.956

EBT 12.889

Chi phí lãi vay 2.239


EBIT 15.128
EBIT
Khả năng trả lãi 4 6,76
Chi phí lãi vay

Khả năng thanh


11 1,17
toán nhanh

Số năm hoạt
1 11
động

Điểm tín dụng 50,91


(Nguồn: Công ty Thực phẩm HaPro)
Với số điểm tín dụng đạt 50,91thì KH này được xếp vào nhóm rủi ro số 1. Tức là
mức độ rủi ro thấp. Với KH này, công ty nên xem xét cấp tín dụng ở một mức độ nhất
định và trong một thời hạn nhất. Đối với nhóm KH thuộc nhóm rủi ro thứ 1 nên được
69
đánh giá xem xét lại khoảng một năm hai lần để mức độ an toàn của việc cung cấp tín
dụng được đảm bảo
3.2.3 Tiết kiệm chi phí lãi vay
Trước tình tình chi phí lãi vay của công ty đang tăng, công ty cần có biện pháp
huy động thêm vốn từ bên trong công ty để giảm bớt nguồn vay nợ từ bên ngoài. Nếu
DN trực tiếp huy động từ cán bộ công nhân viên với lãi suất cao hơn là suất tiền gửi họ
nhận được, đồng thởi nhỏ hơn lãi suất huy động vốn trên thị trường thì cả DN và
người lao động đều có lợi.
Ta có thể tính được khoản tiết kiệm được từ nhân viên và công ty như sau:
Lãi suất đi vay ngân hàng năm tính đến tháng 3 năm 2013 khoảng 13,5%/ năm ,
đồng thời lãi suất huy động bằng VNĐ tính đến tháng 3 năm 2013 trên thị trường ở
mức khoảng 12%/năm. Như vậy giả sử toàn bộ khoản đi vay từ ngân hàng là 10 tỷ
đồng được huy động tất cả từ cán bộ công nhân viên trong công ty thì cả cán bộ và
công ty đều có lợi được một khoản tiền khá lớn. Giả định rằng lãi suất mà công ty sẽ
huy động từ Công nhân viên khoảng 13,5%/ năm khi đó:
Khoản lợi mà cán bộ công nhân viên sẽ thu được so với gửi tiết kiệm ngân hàng
là:
10 tỷ đồng x (13,5% - 12%) = 150 triệu đồng/ năm
Và công ty sẽ tiết kiệm được một khoản chi phí lãi vay là:
10 tỷ đồng x (13,5% - 12%) = 150 triệu đồng/ năm
Chính vì thế, không chỉ có công ty được lợi mà còn có cả nhân viên trong công ty
cũng tiết kiệm được khoản tiền khá lớn, vì vậy công ty nên cân nhắc đưa ra những
chính sách nhằm huy động nguồn vốn nhàn rỗi từ công nhân viên của mình một cách
có hiệu quả nhất.
Thêm vào đó, công ty cũng rất may mắn khi nhận được sự hỗ trợ từ phía Nhà
nước trong chính sách vay vốn và sự hỗ trợ rất lớn từ phía đối tác là các DN thu mua
gỗ và các sản phẩm từ gỗ. Thông qua hợp đồng mua bán công ty thường được hỗ trợ
về vốn để mua nguyên liệu từ phía đối tác với không lãi suất hoặc lãi suất rất thấp từ
1%/năm đến 3%/năm, công ty chỉ cần thực hiện các chính sách thương mại, chiết khấu
đối với đối tác mà thôi.
(Nguồn: Cổng thông tin ngân hàng – laisuat.vn)
3.2.4 Tăng hiệu suất sử dụng TSDH
Công ty nên đầu tư vào TSDH đặc biệt là việc bảo dưỡng, đổi mới công nghệ,
máy móc thiết bị như máy trộn công nghiệp, máy nghiền,... Hiện tại hệ thống đóng nắp
hộp còn thủ công chính vì vậy mà năng suất lao động thấp. Do đó, Công ty nên đầu tư
70

Thang Long University Library


hệ thống đóng dập tự động để nâng cao năng suất lao động. Việc làm này sẽ kéo theo
giá thành sản phẩm giảm và như vậy đã tạo lợi thế về chi phí cho sản phẩm của Công
ty có thể cạnh tranh trên thị trường với những sản phẩm có chất lượng cao. Từ đó DT
của DN sẽ tăng lên làm tăng hiệu suất sử dụng TSDH.
3.2.5 Quản trị HTK
HTK của Công ty tương đối lớn. Năm 2011 là 4.271 triệu đồng, năm 2012 là
6.674 triệu đồng và năm 2013 là 4.415 triệu đồng. BQ chiếm 42% trên tổng TS của
Công ty. DN cần có kế hoạch để giảm HTK của Công ty sao cho các năm tiếp theo
phải nhỏ hơn 4.000 triệu đồng:
Lập dự phòng giảm giá HTK phải căn cứ vào sự đánh giá NVL khi kiểm kê và
giá cả thực tế thị trường.
Để nâng cao hiệu quả trong việc quản lý HTK, hoạt động kiểm kê, phân loại
NVL là hết sức cần thiết. Công ty cần quan tâm hơn trong hoạt động này đồng thời
theo dõi tình hình NVL tồn kho không sử dụng, NVL kém chất lượng, từ đó đưa ra
quyết định sử lý vật tư một cách phù hợp nhằm thu hồi vốn và tăng hiệu quả sử dụng
TS.
Như vậy, quản lý chặt chẽ việc mua sắm, sử dụng cũng như dự trữ hợp lý NVL
sẽ giúp Công ty giảm được chi phí tồn kho, giảm được tình trạng ứ đọng vốn, góp
phần nâng cao hiệu quả sử dụng TSNH.

71
KẾT LUẬN
Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của DN trong nền kinh tế thị trường nói
riêng, nâng cao hiệu quả kinh tế xã hội nói chung luôn là vấn đề mang tính lâu dài và
cấp bách của mọi chế độ xã hội, mọi DN. Do đó, việc phân tích và tìm hiểu biện pháp
nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh luôn là vấn đề cần được quan tâm
Sau khi áp dụng cơ sở lý luận vào phân tích cụ thể hoạt động sản xuất tại Công ty
TNHH TPXK Sơn Tây có thể thấy rằng trong những năm qua hoạt động của Công ty
chưa thực sự tốt vì nhũng chỉ tiêu phản ánh kết quả kém hơn năm trước. Những điểm
này nếu được cải thiện sẽ mang lại cho Công ty kết quả cao hơn nữa trong thời gian
tới.
Do những hạn chế về kiến thức và năng lực bản thân cũng như những khía cạnh
được đề cập đến trong quá trình phân tích chưa thực sự phản ánh hết mọi khía cạnh
của Công ty nên những đề xuất được đưa ra chỉ có ý nghĩa ở mức độ nhất định và đề
tài còn có nhiều thiếu sót. Em rất mong nhận được sự góp ý và thông cảm của các thầy
cô để bài làm thêm hoàn chỉnh hơn.

Thang Long University Library


Phụ lục 1. Tình hình do nh thu
Đơn vị tính: Triệu VNĐ
Năm Chênh lệch (%)
Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012

Doanh thu bán hàng 2.470 5.386 2.452 118,06 (54,47)

Doanh thu từ hoạt động tài chính 1 3 15 200 400


Doanh thu từ hoạt động khác 0 0 0 0 0

Tổng doanh thu 2.471 5.389 2.467 118,09 (54,22)


(Nguồn được tính từ báo cáo tài chính)
Phụ lục 2. Chỉ tiêu về tổng chi phí
Đơn vị tính: Triệu VNĐ
Năm Chênh lệch (%)
Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 2012/2011 2013/2012

Giá vốn hàng bán 1.988 4.234 1.971 112,98 (53,45)

Chi phí quản lý kinh doanh 261 571 88 118,77 (84,59)

Chi phí tài chính 72 302 253 319,44 (16,23)

Tổng chi phí trong kỳ 2.321 5.107 2.312 120,03 (54,73)


(Nguồn được tính từ báo cáo tài
chính)

Thang Long University Library


Phụ lục 3. Lợi nhuận s u thuế
Đơn vị tính: Triệu VNĐ
Năm Chênh lệch (%)
Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012

Tổng doanh thu 2.471 5.389 2.467 118,09 (54,22)


Tổng lợi nhuận trong kỳ 113 210 116 85,84 (44,76)

Tổng chi phí trong kỳ 2.321 5.107 2.312 120,03 (54,73)


(Nguồn được tính từ báo cáo tài chính)
Phụ lục 4. Tình hình biến động TS
Đơn vị tính: Triệu VNĐ
Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch tƣơng đối
Số % quy % quy % quy
Chỉ tiêu liệu mô Số liệu mô Số liệu mô 2012/2011 2013/2012

Tiền và các khoản tương đương tiền 815 8,13 1.289 9,58 825 8,18 58,16 (36,00)

Phải thu của khách hàng 1.196 11,93 1.698 12,62 1.344 13,32 41,97 (20,85)

Trả trước cho người bán 482 4,81 369 2,74 483 4,79 (23,44) 30,89

Các khoản phải thu khác 15 0,15 15 0,11 39 0,39 0,00 160,00

Hàng tồn kho 4.271 42,59 6.674 49,61 4.415 43,76 56,26 (33,85)

Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ 32 0,32 189 1,40 247 2,45 490,63 30,69

Tài sản ngắn hạn khác 530 5,28 530 3,94 17 0,17 0,00 (96,79)

Tài sản dài hạn 2.688 26,80 2.688 19,98 2.719 26,95 0,00 1,15
Tổng tài sản 10.029 13.452 10.090
(Nguồn được tính từ báo cáo tài chính)

Thang Long University Library


Phụ lục 5. Hiệu quả sử dụng TS chung
Đơn vị tính: Triệu VNĐ
Năm Chênh lệch (%)
Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012

Doanh thu thuần 2.470 5.386 2.452 118,06 (54,47)

Tổng tài sản bình quân 10.029 13.452 10.090 34,13 (24,99)

Lợi nhuận sau thuế 113 210 116 85,84 (44,76)

Số vòng quay tài sản (Lần) 0,25 0,40 0,24 62,57 (39,31)
Suất hao phí của TS so doanh thu thuần
(Lần) 4,06 2,50 4,12 (38,49) 64,76

Suất hao phí của TS so với lợi nhuận (Lần) 88,75 64,06 86,98 (27,82) 35,79

Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (Lần) 0,01 0,02 0,01 38,55 (26,36)
(Nguồn được tính từ báo cáo tài
chính)
Phụ lục 6. Hiệu suất sinh lời trên tổng TS
Đơn vị tính: Triệu VNĐ
Năm Chênh lệch tuyệt đối
Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012

Doanh thu thuần 2.470 5.386 2.452 2.916 (2.934)

Tổng tài sản bình quân 10.029 13.452 10.090 3.423 (3.362)

Lợi nhuận sau thuế 113 210 116 97 (94)

Số vòng quay tài sản (Lần) 0,25 0,40 0,24 0,15 (0,16)
Tỷ suất sinh lời trên doanh thu (ROS)
(Lần) 0,05 0,04 0,05 (0,01) 0,01

Tỷ suất sinh lời trên tổng TS (ROA)(Lần) 0,01 0,02 0,01 0,01 (0,01)
(Nguồn được tính từ báo cáo tài chính)

Thang Long University Library


Phụ lục 7. Phân tích hiệu quả sử dụng tổng TS theo mô hình dupont
Đơn vị tính: Lần
Năm
Chỉ tiêu 2011 2012 2013
Số vòng quay TS 0,25 0,40 0,24
Tỷ suất sinh lời trên doanh thu (ROS) 0,05 0,04 0,05
Tác động của vòng quay TS lên ROA 0,007 (0,006)
Tác động của ROS lên ROA (0,002) 0,003
Tổng hợp sự tác động của các yếu tố 0,005 (0,003)
(Nguồn được tính từ báo cáo tài chính)
Phụ lục 8. Phân tích hiệu quả sử dụng TSNH
Đơn vị tính: Triệu VNĐ
Năm Chênh lệch (%)
Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012
Doanh thu thuần 2.470 5.386 2.452 118,06 (54,47)
TSNH bình quân 7.341 10.763 7.370 46,61 (31,52)
Lợi nhuận sau thuế 113 210 116 85,84 (44,76)
Số vòng quay TSNH (Lần) 0,34 0,50 0,33 48,73 (33,52)
Suất hao phí của TSNH so doanh thu thuần (Lần) 2,97 2,00 3,01 (32,76) 50,41
Suất hao phí của TSNH so với lợi nhuận (Lần) 64,96 51,25 63,53 (21,11) 23,96
Tỷ suất sinh lời trên TSNH (ROA) (Lần) 0,015 0,020 0,016 26,75 (19,33)
(Nguồn được tính từ báo cáo tài chính)

Thang Long University Library


Phụ lục 9. Tỷ suất sinh lời trên tổng TSNH
Đơn vị tính: Triệu VNĐ
Năm Chênh lệch tuyệt đối
Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012

Doanh thu thuần 2.470 5.386 2.452 2.916 (2.934)

TSNH bình quân 7.341 10.763 7.370 3.422 (3.393)

Lợi nhuận sau thuế 113 210 116 97 (94)


Số vòng quay TSNH (Lần) 0,34 0,50 0,33 0,16 (0,17)
Tỷ suất sinh lời trên doanh thu (ROS) (Lần) 0,05 0,04 0,05 (0,01) 0,01
Tỷ suất sinh lời trên tổng TSNH (ROSA)(Lần) 0,015 0,020 0,016 0,004 (0,004)
(Nguồn được tính từ báo cáo tài chính)
Phụ lục 10. Phân tích hiệu quả sử dụng tổng TSNH theo mô hình dupont
Đơn vị tính: Triệu VNĐ
Năm
Chỉ tiêu 2011 2012 2013
Số vòng quay TSNH 0,34 0,50 0,33
Tỷ suất sinh lời trên doanh thu (ROS) 0,05 0,04 0,05
Tác động của vòng quay TSNH lên ROSA 0,008 (0,007)
Tác động của ROS lên ROSA (0,002) 0,004
Tổng hợp sự tác động 0,005 (0,002)
(Nguồn được tính từ báo cáo tài chính)

Thang Long University Library


Phụ lục 11. Các chỉ tiêu đánh giá hàng tồn ho
Đơn vị tính: Triệu VNĐ
Năm Chênh lệch (%)
Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012

Giá vốn hàng bán 1.988 4.234 1.971 112,98 (53,45)


Hàng tồn kho bình quân 4.271 6.674 4.415 56,26 (33,85)
Số vòng quay hàng tồn kho (Lần) 0,47 0,63 0,45 36,29 (29,63)
Thời gian quay vòng hàng tồn kho (Ngày) 784 575 818 (26,63) 42,10
(Nguồn được tính từ báo cáo tài chính)
Phụ lục 12. Các chỉ tiêu đánh giá về các hoản phải thu
Đơn vị tính: Triệu VNĐ
Năm Chênh lệch (%)
Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012
Doanh thu thuần 2.470 5.386 2.452 118,06 (54,47)
Khoản phải thu khách hàng bình quân 1.196 1.698 1.344 41,97 (20,85)
Số vòng quay các khoản phải thu (Lần) 2,07 3,17 1,82 53,59 (42,48)
Kỳ thu tiền bình quân (Ngày) 176,74 115,07 200,07 (34,89) 73,86
(Nguồn được tính từ báo cáo tài chính)

Thang Long University Library


Phụ lục 13. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng TSDH
Đơn vị tính: Triệu VNĐ
Năm Chênh lệch (%)
Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012
Doanh thu thuần 2.470 5.386 2.452 118,06 (54,47)
TSDH bình quân 2.688 2.688 2.719 0,00 1,15
Nguyên giá TSCĐ bình quân 2.688 2.688 2.977 0,00 10,75
Lợi nhuận sau thuế 113 210 116 85,84 (44,76)
Hiệu suất sử dụng TSDH (Lần) 0,92 2,00 0,90 118,06 (54,99)
Suất hao phí TSDH so với doanh thu (Lần) 1,09 0,50 1,11 (54,14) 122,19
Suất hao phí của TSDH so với LNST (Lần) 23,79 12,80 23,44 (46,19) 83,12
Tỷ suất sinh lời của TSDH (Lần) 0,04 0,08 0,04 85,84 (45,39)
Sức sản xuất của TSCĐ (Lần) 0,92 2,00 0,82 118,06 (58,89)
Sức hao phí của TSCĐ (Lần) 1,09 0,50 1,21 (54,14) 143,27
Tỷ suất sinh lời của TSCĐ (lần) 0,04 0,08 0,04 85,84 (50,12)
Thời gian quay 1 vòng của TSDH (Ngày) 397,215 182,1612 404,745 (54,14) 122,19
(Nguồn được tính từ báo cáo tài chính)
Phụ lục 14. Phân tích hiệu quả sử dụng TSDH theo mô hình dupont
Đơn vị tính: Triệu VNĐ
Năm Chênh lệch tuyệt đối
Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012

Doanh thu thuần 2.470 5.386 2.452 118,06 (54,47)


Tổng TSDH bình quân 2.688 2.688 2.719 0,00 1,15

Lợi nhuận sau thuế 113 210 116 85,84 (44,76)


Số vòng quay TSDH (Lần) 0,92 2,00 0,90 118,06 (54,99)
Tỷ suất sinh lời trên doanh thu (ROS) (Lần) 0,05 0,04 0,05 (14,77) 21,33
Tỷ suất sinh lời trên tổng TSDH (ROA)(Lần) 0,04 0,08 0,04 85,84 (45,39)
(Nguồn được tính từ báo cáo tài chính)

Thang Long University Library


Phụ lục 15. Phân tích sự tác động qu mô hình dupont củ TSDH
Đơn vị tính: Lần
Năm
Chỉ tiêu 2011 2012 2013
Số vòng quay TSDH 0,92 2,00 0,90
Tỷ suất sinh lời trên doanh thu (ROS) 0,05 0,04 0,05
Tác động của vòng quay TSDH lên ROLA 0,050 (0,043)
Tác động của ROS lên ROLA (0,006) 0,017
Tổng hợp sự tác động 0,043 (0,026)
(Nguồn được tính từ báo cáo tài chính)
Phụ lục 16. Phân tích hiệu quả sử dụng TSCĐ qu mô hình dupont
Đơn vị tính: Triệu VNĐ
Năm Chênh lệch tuyệt đối
Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012

Doanh thu thuần 2.470 5.386 2.452 2.916 (2.934)

Nguyên giá TSCĐ bình quân 2.688 2.688 2.977 0,00 289

Lợi nhuận sau thuế 113 210 116 97 (94)


Số vòng quay TSCĐ (Lần) 0,92 2,00 0,82 1,08 (1,18)
Tỷ suất sinh lời trên doanh thu (ROS) (Lần) 0,05 0,04 0,05 (0,01) 0,01
Tỷ suất sinh lời trên tổng TSCĐ (ROA)(Lần) 0,04 0,08 0,04 0,04 (0,04)
(Nguồn được tính từ báo cáo tài chính)

Thang Long University Library


Phụ lục 17. Phân tích sự tác động theo mô hình dupont củ TSCĐ
Đơn vị tín: Lần
Năm
Chỉ tiêu 2011 2012 2013
Số vòng quay TSCĐ 0,92 2,00 0,82
Tỷ suất sinh lời trên doanh thu (ROS) 0,05 0,04 0,05
Tác động của vòng quay TSCĐ lên RONA 0,05 (0,05)
Tác động của ROS lên RONA (0,01) 0,02
Tổng hợp sự tác động 0,04 (0,03)
(Nguồn được tính từ báo cáo tài chính)
Phụ lục 18. Phân tích các chỉ tiêu đo lƣờng củ VCSH
Đơn vị tính: Triệu VNĐ
Năm Năm Năm
Chỉ tiêu 2011 2012 2013
Doanh thu thuần 2.470 5.386 2.452
Tổng tài sản bình quân 10.029 13.452 10.090
Lợi nhuận sau thuế 113 210 116
Vốn chủ sở hữu 4.577 4.857 4.578
Hiệu suất sử dụng tổng tài sản (Lần) 0,25 0,40 0,24
Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu thuần (ROS)
(Lần) 0,05 0,04 0,05
Tổng TS/VCSH (Lần) 2,19 2,77 2,20
Tỷ suất lợi nhuận ròng trên VCSH (ROE) (Lần) 0,02 0,04 0,03
(Nguồn được tính từ báo cáo tài chính)

Thang Long University Library


Phụ lục 19. Phân tích sự tác động củ dupont đến VCSH
Đơn vị tín: Lần
Năm
Chỉ tiêu 2011 2012 2013

Vòng quay tổng TS 0,25 0,40 0,24


Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu thuần (ROS)
(Lần) 0,05 0,04 0,05

Tổng TS/VCSH (Lần) 2,19 2,77 2,20


Tác động của vòng quay tổng TS lên ROE 0,015 (0,017)
Tác động của ROS lên ROE (0,004) 0,009
Tác động của TS/VCSH lên ROE 0,007 (0,009)
Tổng hợp sự tác động 0,018 (0,017)
(Nguồn được tính từ báo cáo tài chính)
Phụ lục 20. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn v y
Đơn vị tính: Triệu VNĐ
Năm Chênh lệch (%)
Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012
EBT 150 280 155 86,67 (44,64)
Lãi vay 72 302 253 319,44 (16,23)
EBIT 222 582 408 162,16 (29,90)
Số tiền vay 2.185 2.185 1.685 0,00 (22,88)
Hệ số thanh toán lãi vay (Lần) 3,08 1,93 1,61 (37,50) (16,32)
Tỷ suất sinh lời trên tiền vay (Lần) 0,10 0,27 0,24 162,16 (9,09)
(Nguồn được tính từ báo cáo tài chính)

Thang Long University Library


Phụ lục 21. Các chỉ tiêu về chi phí
Đơn vị tính: Triệu VNĐ
Năm
Chỉ tiêu 2011 2012 2013

Doanh thu thuần 2.470 5.386 2.452


Giá vốn hàng bán 1.988 4.234 1.971
Tỷ trọng GVHB trong doanh thu (%) 80,49 78,61 80,38
Chi phí tài chính 72 302 253
Tỷ trọng chi phí tài chính so với doanh thu (%) 2,91 5,61 10,32
Chi phí quản lý kinh doanh 261 571 88
Tỷ trọng Chi phí quản lý kinh doanh so với doanh thu
(%) 10,57 10,60 3,59
Tổng lợi nhuận sau thuế 113 210 116
Tổng chi phí trong kỳ 2.321 5.107 2.312
Hiệu suất sử dụng chi phí (Lần) 1,06 1,05 1,06
Tỷ suất lợi nhuận chi phí (Lần) 0,05 0,04 0,05
(Nguồn được tính từ báo cáo tài chính)
Phụ lục 22. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng chi phí
Đơn vị tính: Triệu VNĐ
Năm Chênh lệch (%)
Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012

Tổng doanh thu (VNĐ) 2.470 5.386 2.452 118,06 (54,47)

Tổng lợi nhuận trong kỳ (VNĐ) 113 210 116 85,84 (44,76)
Tổng chi phí trong kỳ (VNĐ) 2.321 5.107 2.312 120,03 (54,73)
Hiệu suất sử dụng chi phí 1,06 1,05 1,06 (0,90) 0,56
Tỷ suất lợi nhuận chi phí 0,05 0,04 0,05 (15,54) 22,02
(Nguồn được tính từ báo cáo tài chính)

Thang Long University Library


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. TS. Nguyễn Minh Kiều (2002), Tài chính doanh nghiệp căn bản, Nhà xuất
bản Thống kê.
2. Nguyễn Hải Sản (2010), Quản trị tài chính doanh nghiệp, Nhà xuất bản
Thống kê.
3. Th.S. Chu Thị Thu Thủy (2010), Bài giảng quản lý tài chính doanh nghiệp
1-Đại học Thăng Long.

You might also like