Tailieuxanh Luan Van Pham Tuan Hung 2855

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 84

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ CÔNG NGHIỆP LONG AN


-------------------------------

PHẠM TUẤN HÙNG

HIỆU QUẢ KINH DOANH TẠI TRUNG TÂM


KINH DOANH VNPT - LONG AN

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ


Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh
Mã số ngành: 8.34.01.01

Long An, Năm 2020


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ CÔNG NGHIỆP LONG AN
--------------------------------

PHẠM TUẤN HÙNG

HIỆU QUẢ KINH DOANH TẠI TRUNG TÂM


KINH DOANH VNPT - LONG AN

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ


Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh
Mã số ngành: 8.34.01.01

Người hướng dẫn khoa học: TS. ĐOÀN THỊ HỒNG

Long An, Năm 2020


i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu và kết quả trong luận văn là trung thực và chưa được công bố trong các
tạp chí khoa học và công trình nào khác. Các thông tin số liệu trong luận văn này
đều có nguồn gốc và được ghi chú rõ ràng./.

Học viên thực hiện luận văn

Phạm Tuấn Hùng


ii

LỜI CẢM ƠN

Trước tiên, tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành đến tất cả quý Thầy (Cô)
Trường Đại học Kinh tế Công nghiệp Long An đã tận tình giảng dạy, truyền đạt
những kiến thức quý báu cho tác giả trong thời gian học tập tại Trường theo
chương trình Cao học. Đặc biệt, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Cô TS.
Đoàn Thị Hồng đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ, chỉ bảo cho tác giả nhiều kinh
nghiệm trong thời gian thực hiện đến lúc hoàn thành luận văn.

Tác giả cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban Giám đốc, các anh chị
đang làm việc tại VNPT Long An đã hết lòng hỗ trợ, cung cấp số liệu và đóng góp
ý kiến quý báu giúp tác giả hoàn thành luận văn.

Sau cùng, tác giả cảm ơn tất cả các giảng viên của Khoa Sau đại học và Quan
hệ quốc tế trường Đại học Kinh tế Công nghiệp Long An đã tận tình truyền đạt
những kiến thức cần thiết, cảm ơn tất cả các bạn lớp cao học Quản Trị Kinh Doanh
khoá 3 đã đồng hành cùng tôi trong suốt 2 năm học tập.

Do thời gian có hạn và kinh nghiệm nghiên cứu khoa học chưa nhiều nên
luận văn còn nhiều thiếu sót, rất mong nhận được ý kiến đóng góp của quý Thầy
(Cô) và các anh chị học viên./.

Tác giả thực hiện luận văn

Phạm Tuấn Hùng


iii

NỘI DUNG TÓM TẮT

Trong quá trình thực hiện hoạt động kinh doanh, các doanh nghiệp luôn đặt
cho mình một mục tiêu phát triển và luôn nỗ lực trong việc thực hiện các mục tiêu
đặt ra. Nhưng trong điều kiện hiện nay, mọi nỗ lực của doanh nghiệp đều nhằm mở
rộng quy mô hoạt động của mình trên cơ sở mở rộng thị trường, mặt hàng kinh
doanh, hình thức kinh doanh... đồng thời. Doanh nghiệp cũng đặt ra vấn đề hiệu quả
kinh doanh và nâng cao hiệu quả kinh doanh lên hàng đầu. Thực tế tại Doanh
nghiệp thời gian vừa qua chỉ thực hiện được mục tiêu mở rộng kinh doanh mà mục
tiêu nâng cao hiệu quả kinh doanh chưa thực hiện được. Đây là một vấn đề tồn tại
như một bài toán khó đối với mọi doanh nghiệp cũng như đối với ban lãnh đạo của
doanh nghiệp. Việc chưa thực hiện được mục tiêu nâng cao hiệu quả kinh doanh là
do ngoài những thuận lợi và nỗ lực của bản thân doanh nghiệp thì còn có nhiều khó
khăn, hạn chế từ môi trường bên ngoài cũng như bên trong nội tại của doanh nghiệp
đã tác động tiêu cực không nhỏ tới mục tiêu nâng cao hiệu quả kinh doanh. Xuất
phát từ vấn đề trên, luận văn này được thực hiện nhằm phân tích, đánh giá thực
trạng hiệu quả kinh doanh tại Trung tâm kinh doanh VNPT – Long An giai đoạn
2017 – 2019. Qua đó, đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh
tại Trung tâm kinh doanh VNPT – Long An giai đoạn 2020 - 2025. Kết quả nghiên
cứu đã giải quyết được vấn đề đặt ra:
Thứ nhất, luận văn đã hệ thống hóa các vấn đề lý luận liên quan đến hiệu quả
kinh doanh trong doanh nghiệp;
Thứ hai, luận văn đã phân tích, đánh giá chi tiết thực trạng hiệu quả kinh
doanh tại Trung tâm kinh doanh VNPT – Long An giai đoạn 2017 – 2019. Trên cơ
sở đó, luận văn đã chỉ ra các điểm mạnh, điểm tồn tại cũng như nguyên nhân những
tồn tại tại Trung tâm kinh doanh VNPT – Long An trong giai đoạn nghiên cứu;
Thứ ba, tluận văn đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh
doanh tại Trung tâm kinh doanh VNPT – Long An giai đoạn 2020 - 2025.
iv

ABSTRACT

In the process of implementing business activities, businesses always set a


development goal for themselves and always make great efforts in implementing the
set goals. But under current conditions, all efforts of the business are to expand the
scale of its operations on the basis of expanding markets, commodities, business
forms ... at the same time. Enterprises also raise business efficiency issues and
improve business efficiency on top. In fact, at the Enterprise recently, only the goal
of business expansion has been achieved but the goal of improving business
efficiency has not been achieved. This is an existing problem as a difficult problem
for all businesses as well as for the leaders of the business. The failure to achieve
the goal of improving business efficiency is due to the fact that besides the
advantages and efforts of the enterprise itself, there are still many difficulties and
limitations from the external and internal environment of the enterprise has had
significant negative impacts on the goal of improving business efficiency.
Stemming from the above problem, this thesis is done to analyze and evaluate the
current situation of business efficiency at VNPT Business Center - Long An in the
period of 2017 - 2019. Thereby, offering some solutions to improve business
efficiency at VNPT - Long An Business Center in the period of 2020 - 2025. The
research results have solved the problem:

Firstly, the thesis systematizes theoretical issues related to business


efficiency in enterprises;

Second, the dissertation has analyzed and evaluated in detail the current
status of business efficiency at VNPT Business Center - Long An period 2017 -
2019. On that basis, the thesis has pointed out strengths and shortcomings as well as
the cause of the shortcomings at VNPT - Long An business center in the research
period;

Thirdly, the thesis proposes a number of solutions to improve business


efficiency at VNPT - Long An Business Center in the period of 2020 - 2025.
v

MỤC LỤC

Trang
LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................... .ii
NỘI DUNG TÓM TẮT ................................................................................................ iii
ABSTRACT .................................................................................................................. iv
MỤC LỤC ..................................................................................................................... .v
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT .................................................................................... ...ix
DANH MỤC BẢNG SỐ LIỆU .................................................................................. ....x
DANH MỤC HÌNH VẼ ............................................................................................. ...xi

PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1


1. SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI ................................................................................ 1
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ..................................................................................... 2
2.1. Mục tiêu chung ................................................................................................ 2
2.2. Mục tiêu cụ thể ................................................................................................ 2
3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU .................................................................................. 2
4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU ........................................................................................ 2
5. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU ........................................................................................ 2
6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................................ 2
7. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN VĂN ........................................................ 3
8. TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU TRƯỚC ................................. 3
9. KẾT CẤU LUẬN VĂN NGHIÊN CỨU ................................................................... 5

CHƯƠNG 1 .................................................................................................................. 6
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ KINH DOANH TRONG DOANH NGHIỆP
....................................................................................................................................... 6
1.1. Lý luận về hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp ......................................... 6
1.1.1. Khái niệm ................................................................................................... 6
1.1.2. Bản chất của việc nâng cao hiệu quả kinh doanh ...................................... 8
vi

1.1.3. Vai trò của việc nâng cao hiệu quả kinh doanh trong doanh nghiệp ....... 10
1.1.4. Phân loại hiệu quả hoạt động kinh doanh ................................................ .11
1.1.5. Các phương pháp phân tích hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp ........ 13
1.1.6. Ý nghĩa của việc nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.......... 13
1.1.7. Nhiệm vụ phân tích hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp .................... 14
1.1.8. Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả kinh doanh trong doanh nghiệp ....... 15
1.1.9. Nhiệm vụ phân tích hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp .................. 17
1.2. Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp ............... .18
1.2.1. Tỷ suất sinh lời của tổng tài sản (ROA) .................................................. .18
1.2.2. Tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu (ROE) ............................................ .18
1.2.3. Tỷ suất sinh lời của doanh thu (ROS) ...................................................... 18
1.2.4. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản ....................................... .19
1.2.5. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng chi phí ............................................. .20
1.2.6. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng lao động ........................................... 20
1.2.7. Các chỉ tiêu khái quát về tình hình tài chính ............................................. 20
1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến việc nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh
nghiệp ................................................................................................................. 22
1.3.1. Nhân tố chủ quan ..................................................................................... 22
1.3.2. Nhân tố khách quan .................................................................................. 25
1.4. Kinh nghiệm nâng cao hiệu quả kinh doanh của một vài doanh nghiệp tại
địa phương khác và bài học kinh nghiệm rút ra cho Trung Tâm Kinh
Doanh VNPT - Long An ................................................................................... 27
1.4.1. Kinh nghiệm nâng cao hiệu quả kinh doanh của một vài doanh nghiệp tại
địa phương khác ....................................................................................... 27
1.4.2. Bài học kinh nghiệm rút ra cho Trung Tâm Kinh Doanh VNPT - Long An
.................................................................................................................. 28
TÓM TẮT CHƯƠNG 1 .............................................................................................. 30

CHƯƠNG 2 ................................................................................................................ 31
THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA TRUNG TÂM KINH
DOANH VNPT - LONG AN .................................................................................... 31
vii

2.1. Giới thiệu về Trung tâm Kinh doanh VNPT – Long An ............................... 31
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển ........................................................... 31
2.1.2. Chức năng nhiệm vụ của Trung tâm Kinh doanh VNPT – Long An ...... 31
2.1.3. Cơ cấu tổ chức quản lý ............................................................................. 33
2.1.4. Thuận lợi và khó khăn trong quá trình thực hiện nhiệm vụ ...................... 33
2.1.5. Tình hình hoạt động kinh doanh ............................................................... 34
2.2. Thực trạng hiệu quả kinh doanh của Trung tâm Kinh doanh VNPT – Long
An giai đoạn 2017 - 2019 ................................................................................... 35
2.2.1. Phân tích chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh ....................... 35
2.2.2. Phân tích các chỉ tiêu sử dụng tài sản ...................................................... 38
2.2.3. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu ............................................. 42
2.2.4. Phân tích hiệu quả sử dụng chi phí .......................................................... 43
2.2.5. Phân tích hiệu quả sử dụng lao động ........................................................ 44
2.2.6. Phân tích một số chỉ tiêu tài chính ........................................................... 48
2.2.7. Phân tích thị trường - thị phần .................................................................. 50
2.3. Đánh giá chung thực trạng hiệu quả kinh doanh tại Trung Tâm Kinh
Doanh VNPT - Long An ................................................................................... 52
2.3.1. Những kết quả đạt được .......................................................................... 52
2.3.2. Hạn chế còn tồn tại .................................................................................. 53
2.3.3. Nguyên nhân của hạn chế ........................................................................ 54
TÓM TẮT CHƯƠNG 2 .............................................................................................. 57

CHƯƠNG 3 ................................................................................................................ 58
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH TẠI TRUNG TÂM KINH
DOANH VNPT - LONG AN .................................................................................... 58
3.1. Định hướng phát triển của VNPT Long An giai đoạn 2020 - 2025 .................. 58
3.2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Trung Tâm kinh doanh
VNPT - Long An ................................................................................................ 59
3.2.1. Không ngừng gia tăng doanh thu ............................................................. 59
3.2.2. Sử dụng chi phí hợp lý ............................................................................. 61
viii

3.2.3. Tăng cường hoạt động quảng bá, tiếp thị để thu hút khách hàng mới nhằm
tăng doanh thu .......................................................................................... 62
3.2.4. Nâng cao hiệu quả sử dụng lao động ....................................................... 63
3.2.5. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực....................................................... 64
3.3. Một số kiến nghị ................................................................................................ 65
3.3.1. Đối với Tập đoàn VNPT.. ........................................................................ 65
3.3.2. Đối với Ủy ban nhân dân Tỉnh Long An ................................................. 66
TÓM TẮT CHƯƠNG 3 .............................................................................................. 68

KẾT LUẬN ............................................................................................................... .69


TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................... .70
ix

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

STT KÝ HIỆU NỘI DUNG DIỄN GIẢI

1 CNTT Công nghệ thông tin

2 CNV Công nhân viên

3 DTT Doanh thu thuần

4 HĐKD Hoạt động kinh doanh

5 HTK Hàng tồn kho

6 KD Kinh doanh

7 LNST Lợi nhuận sau thuế

8 NVL Nguyên vật liệu

9 TCP Tổng chi phí

10 TSBQ Tài sản bình quân

11 TSDH Tài sản dài hạn

12 TSLĐ Tổng số lao động

13 TSNH Tài sản ngắn hạn

14 VCSH Vốn chủ sở hữu

Vietnam Posts and Telecommunications – Bưu


15 VNPT
chính viễn thông Việt Nam

16 VT Viễn thông
x

DANH MỤC BẢNG SỐ LIỆU

Thứ tự Tên bảng Trang


Kết quả hoạt động kinh doanh của Trung tâm Kinh doanh
Bảng 2.1 35
VNPT – Long An giai đoạn 2017 – 2019
Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn của Trung tâm
Bảng 2.2 35
Kinh doanh VNPT – Long An giai đoạn 2017 – 2019
Một số chỉ tiêu sử dụng tài sản của Trung tâm Kinh doanh
Bảng 2.3 38
VNPT – Long An giai đoạn 2017 – 2019
Một số chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu của
Bảng 2.4 Trung tâm Kinh doanh VNPT – Long An giai đoạn 2017 – 42
2019
Một số chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng chi phícủa Trung
Bảng 2.5 43
tâm Kinh doanh VNPT – Long An giai đoạn 2017 – 2019
Một số chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng lao động của Trung
Bảng 2.6 45
tâm Kinh doanh VNPT – Long An giai đoạn 2017 – 2019
Các chỉ số về hiệu quả sử dụng lao độngcủa Trung tâm Kinh
Bảng 2.7 46
doanh VNPT – Long An giai đoạn 2017 – 2019
Một số chỉ tiêu phản ánh hiệu quả tài chính của Trung tâm
Bảng 2.8 48
Kinh doanh VNPT – Long An giai đoạn 2017 – 2019
xi

DANH MỤC HÌNH VẼ

Thứ tự Tên hình vẽ Trang


Cơ cấu tổ chức quản lý của Trung tâm Kinh doanh VNPT –
Hình 2.1 33
Long An
Một số chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn của Trung tâm
Hình 2.2 37
Kinh doanh VNPT – Long An giai đoạn 2017 – 2019
Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả tài chính của Trung tâm Kinh
Hình 2.3 50
doanh VNPT – Long An giai đoạn 2017 – 2019
1

PHẦN MỞ ĐẦU

1. SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI


Trong hơn hai mươi năm đổi mới và chuyển sang nền kinh tế thị trường, các
doanh nghiệp Việt Nam đã và đang phải đối mặt với các quan hệ cạnh tranh ngày
càng phức tạp và gay gắt. Cuộc cạnh tranh khốc liệt đó buộc các doanh nghiệp
muốn tồn tại và phát triển thì phải nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Bởi
doanh nghiệp nào có hiệu quả sản xuất kinh doanh tốt sẽ nắm được quyền chủ động
trên thị trường, tận dụng được những cơ hội và hạn chế được những thách thức do
nền kinh tế mang lại.
Ngày nay, Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức
Thương mại thế giới (WTO). Bước tiến mới của hội nhập đã mở ra những cơ hội
mới cho sự phát triển kinh tế đất nước cũng như cho từng doanh nghiệp. Tuy nhiên,
cùng với việc thực hiện các cam kết quốc tế (song phương và đa phương), những
thách thức mới càng đè nặng lên mỗi doanh nghiệp, đòi hỏi từng doanh nghiệp càng
phải nâng cao năng lực cạnh tranh và hiệu quả kinh doanh. Đồng thời, việc toàn cầu
hóa và hội nhập kinh tế quốc tế mang lại những cơ hội và thách thức đe dọa sự tồn
tại của doanh nghiệp vì thế nâng cao hiệu quả kinh doanh luôn là mối quan tâm
hàng đầu của doanh nghiệp. Có nâng cao hiệu quả kinh doanh thì doanh nghiệp mới
tồn tại và phát triển, qua đó mở rộng sản xuất, nâng cao đời sống cán bộ công nhân
viên và tạo được sự phát triển bền vững cho doanh nghiệp.
Hiệu quả kinh doanh cao là một trong những mục tiêu kinh doanh quan trọng
nhất của doanh nghiệp. Hiệu quả kinh doanh chịu tác động của nhiều nhân tố khác
nhau, bao gồm cả nhân tố vĩ mô và nhân tố vi mô thuộc về doanh nghiệp. Để có thể
nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, nhà quản trị tài chính phải thiết kế
được hệ thống các chỉ tiêu đo lường và đánh giá hiệu quả kinh doanh, am hiểu cơ
chế tác động của các nhân tố đến hiệu quả kinh doanh, từ đó, đưa ra các giải pháp
đúng để cải thiện hiệu quả kinh doanh. Do đó các biện pháp nâng cao hiệu quả kinh
doanh ngày càng được các doanh nghiệp chú trọng.
2
Vì thế làm thế nào để nâng cao hiệu quả kinh doanh, nâng cao vị thế và năng
lực cạnh tranh cho VNPT trong giai đoạn 2020 - 2025. Tác giả chọn đề tài “Hiệu
quả kinh doanh tại Trung Tâm Kinh Doanh VNPT - Long An” thực hiện luận văn
thạc sĩ kinh tế, ngành quản trị kinh doanh.
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
2.1. Mục tiêu chung
Đánh giá, phân tích thực trạng và đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả
kinh doanh của Trung Tâm Kinh Doanh VNPT Long An.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động kinh doanh của Trung Tâm Kinh
Doanh VNPT Long An giai đoạn 2017 – 2019.
- Đưa ra một số giải pháp để nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Trung Tâm
Kinh Doanh VNPT - Long An trong giai đoạn 2020 - 2025.
3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu: Hiệu quả kinh doanh trong doanh nghiệp và thực tiễn
hiệu quả kinh doanh tại Trung Tâm Kinh Doanh VNPT - Long An.
4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Về không gian: Trung Tâm Kinh Doanh VNPT - Long An
- Về thời gian: Giai đoạn 2017-2019
5. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
- Thực trạng hiệu quả kinh doanh của Trung Tâm Kinh Doanh VNPT - Long
An ra sao?
- Giải pháp nào để nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Trung Tâm Kinh Doanh
VNPT - Long An?
6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đề tài sử dụng phương pháp định tính thông qua các phương pháp sau:
- Phương pháp thu thập tài liệu: tập hợp các tài liệu sẵn có đã thu thập từ
VNPT Long An, Trung Tâm Kinh Doanh VNPT - Long An, các Doanh nghiệp VT
khác trên địa bàn Long An, từ các công trình nghiên cứu, các bài báo, tạp chí, các
trang website liên quan đế đề tài…
3
- Kết hợp phân tích, thống kê mô tả, xử lý số liệu và so sánh thực tế. Các số
liệu về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh trong công ty như: Báo cáo kết quả
kinh doanh, bảng cân đối kế toán, báo cáo lưu chuyển tiền tệ,… Các dữ liệu liên
quan khác được thu thập từ: báo, tạp chí, internet.
- Phương pháp so sánh, với các số liệu thu thập được tại Trung Tâm Kinh
Doanh VNPT - Long An, nghiên cứu sử dụng phương pháp so sánh số liệu tuyệt đối
và tương đối để thấy rõ được sự biến động về tình hình kinh doanh tại Trung Tâm
Kinh Doanh VNPT - Long An giai đoạn 2017 – 2019.
7. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN VĂN
Ý nghĩa khoa học: Nghiên cứu này được thực hiện nhằm hệ thống hóa những
vấn đề lý luận liên quan đến hiệu quả kinh doanh tại Trung Tâm Kinh Doanh VNPT
- Long An nói riêng.
Ý nghĩa thực tiễn: Nghiên cứu được thực hiện nhằm phân tích được thực
trạng hoạt động của Trung Tâm Kinh Doanh VNPT - Long An giai đoạn 2017 –
2019. Qua đó, đưa ra được một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh trong
thời gian tới cho Trung Tâm Kinh Doanh VNPT - Long An.
8. TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU TRƯỚC
Nâng cao hiệu quả kinh doanh đã được đề cập trong nhiều nghiên cứu trước
đây của các tác giả trong và ngoài nước chẳng hạn như:
Nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Xây dựng và
Thương mại 423 – Trần Quyết Tiến – Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân - 2013 –
Luận văn thạc sĩ . Trong đó tác giả đi sâu và việc làm sao để tăng doanh thu, giảm
chi phí, nâng cao hiệu quả sử dụng lao động, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại
Công ty này. Theo tác giả, các biện pháp trên sẽ có tác động trực tiếp và trong dài
hạn sẽ nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty này.
Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh dịch vụ trên mạng
điện thoại cố định của VNPT Hà Nội – Trương Thanh Tú – Học Viện Bưu Chính
Viễn Thông (-2010 - Luận văn thạc sĩ. Tác giả trú trọng vào việc đưa ra các giải
pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh trên mạng cố định hữa tuyến, nhằm giữa chân
khách hàng hiện tại, thu hút khách hàng mới, đồng thười làm tăng doanh thu cho
4
nhà cung cấp dịch vụ. Tất cả các giải pháp này nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh
chung cho đơn vị
Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng TMCP Đầu tư và
phát triển Việt Nam – Chi Nhánh Hà Tĩnh – Võ Viết Chương – Đại Học Quốc Gia
Hà Nội - 2015 – Luận văn thạc sĩ. Tác giả Chương cũng trú trọng việc đưa ra các
giải pháp phát triển mạng lưới và nâng cao hoạt động Marketing, đa dạng hóa nâng
cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ, nâng cao chất lượng tín dụng giảm thiểu rủi ro
góp phần tăng hiệu quả kinh doanh cho doanh nghiệp
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty Cổ phần SIMCO
Sông Đà – Đoàn Thị Nhật Hồng – Học Viện Công Nghệ Bưu Chính Viễn Thông –
2014 – Luận văn thạc sĩ. Tác giả đề xuất Công ty Cổ phần Sông Đà nên hoàn thiện
cơ cấu nguồn vốn và sử dụng chi phí hợp lý, nâng cao trình độ, năng lực đội ngũ
nhân lực, nâng cao chất lượng thiết bị - công nghệ tất cả đều góp phần nâng cao
hiệu quả của đơn vị trong thời gian tới.
Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty TNHH Tâm Chiến – Lê
Thị Hoa – Trường Đại Học Dân Lập Long An – 2016 – Luận văn tốt nghiệp đại
học chính quy. Tác giả cho rằng việc áp dụng các biện pháp sử dụng tiết kiện chi
phí, hợp lý và hiệu quả các nhân tố đầu vào và việc khảo sát mở rộng thị trường,
đẩy mạnh tiêu thụ sẽ giúp công ty thành công hơn trong tương lai. Đây cũng là yếu
tố giúp tăng hiệu quả kinh doanh của Công ty
Nhìn chung các nghiên cứu trên đã đạt được những kết quả nhất định như
đưa ra được hệ thống lý luận về mảng mình nghiên cứu, phân tích được thực trạng
sử dụng, quản trị, và hiệu quả kinh doanh tại đơn vị, doanh nghiệp cũng như đã đề
xuất một số giải pháp nhằm nâng cao được hiệu quả sử dụng nhân lực cho đơn
vị/doanh nghiệp mình. Các nhóm giải pháp tập trung vào việc hoàn thiện quản lý
chi phí, tiết kiệm chi phí đầu vào, tăng doanh thu,... Tại Trung Tâm Kinh Doanh
VNPT - Long An, trong những năm qua cũng đã có một số nghiên cứu về doanh
nghiệp, tuy nhiên các nghiên cứu này tập trung vào việc mở rộng thị trường trong
thời gian tới mà chưa có nghiên cứu nào phân tích thực trạng và đề xuất giải pháp
để nâng cao hiệu quả kinh doanh cho đơn vị. Do đó, tác giả đã lựa chọn nghiên cứu
này với mong muốn đóng góp phần nhỏ bé cho doanh nghiệp bằng việc phân tích và
5
đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh cho Trung Tâm Kinh
Doanh VNPT - Long An thời gian tới.
Qua nghiên cứu các công trình nghiên cứu trước tác giả kế thừa cơ sở lý
luận. Đã có nhiều tác giả nghiên cứu về hiệu quả kinh doanh nhưng sự khác biệt của
tác giả về mặt không gian và thời gian. Đến nay Trung Tâm Kinh Doanh VNPT -
Long An chưa có ai nghiên cứu về lĩnh vực này. Do đó đề tài của tác giả không có
sự trùng lắp.
9. KẾT CẤU LUẬN VĂN NGHIÊN CỨU
Ngoài phần mục lục, danh mục các từ viết tắt, danh mục các bảng, danh mục
các sơ đồ, hình vẽ thì nội chung chính của nghiên cứu được chia thành 3 chương.
Nội dung các chương được tóm tắt như sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận về hiệu quả kinh doanh trong doanh nghiệp
Chương 2: Thực trạng hiệu quả kinh doanh tại Trung tâm Kinh doanh VNPT
– Long An
Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Trung tâm Kinh
doanh VNPT – Long An.
6

CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ KINH DOANH
TRONG DOANH NGHIỆP

1.1. Lý luận về hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp


1.1.1. Khái niệm
Kinh doanh là việc thực hiện một số hoặc thực hiện tất cả các công đoạn của
quá trình từ đầu tư sản xuất đến tiêu thụ hoặc thực hiện dịch vụ trên thị trường nhằm
mục đích sinh lời. Các doanh nghiệp quan tâm nhất chính là vấn đề hiệu quả kinh
doanh. Sản xuất kinh doanh có hiệu quả giúp cho doanh nghiệp tồn tại và phát triển.
Hiểu theo mục đích cuối cùng thì hiệu quả kinh doanh đồng nghĩa với phạm trù lợi
nhuận, là hiệu số giữa kết quả thu về với chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó. Hiệu
quả hoạt động sản xuất kinh doanh cao hay thấp phụ thuộc vào trình độ tổ chức sản
xuất và quản lý của mỗi doanh nghiệp (Trương Bá Thanh, 2009).
Hiệu quả kinh doanh là một vấn đề được các nhà kinh tế và quản lý kinh tế
rất quan tâm. Mọi hoạt động kinh doanh của bất kỳ doanh nghiệp nào cũng đều
hướng tới mục tiêu hiệu quả. Các doanh nghiệp đều có mục đích chung là làm thế
nào để một đồng vốn bỏ vào kinh doanh mang lại hiệu quả cao nhất, khả năng sinh
lời nhiều nhất. Vậy hiệu quả kinh doanh là gì?
Theo Nguyễn Văn Công (2009): “Hiệu quả kinh doanh là kết quả thu được
trong hoạt động kinh doanh, là doanh thu tiêu thụ hàng hoá. Quan điểm này đến nay
không còn phù hợp nữa. Trước hết, quan điểm này đã đồng nhất hiệu quả kinh
doanh với kết quả kinh doanh. Theo quan điểm này, chi phí kinh doanh không được
đề cập đến do vậy nếu kết quả thu được trong hai kỳ kinh doanh như nhau thì hoạt
động kinh doanh ở hai kỳ kinh doanh ấy cùng đạt được một mức hiệu quả. Mặt
khác, thực tế cho thấy, doanh thu của doanh nghiệp có thể tăng lên nếu chi phí cho
đầu tư các nguồn lực đưa vào kinh doanh tăng lên và do đó nếu tốc độ tăng của
doanh thu nhỏ hơn tốc độ tăng của chi phí thì trong một số trường hợp, lợi nhuận
của doanh nghiệp sẽ bị âm, doanh nghiệp bị thua lỗ’’.
7
Theo Nguyễn Năng Phúc (2016) thì hiệu quả kinh doanh chính là phần chênh
lệch tuyệt đối giữa kết quả thu được và chi phí bỏ ra để có được kết quả đó. Quan
điểm này đã gắn kết được kết quả thu được với chi phí bỏ ra, coi hiệu quả kinh
doanh là sự phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực (các chi phí). Tuy nhiên, kết
quả và chi phí là những đại lượng luôn vận động vì vậy quan điểm này còn bộc lộ
nhiều hạn chế do chưa biểu hiện được mối tương quan về lượng và chất giữa kết
quả và chi phí’’.
Nguyễn Trọng Cơ và Nghiêm Thị Thà (2015) cho rằng hiệu quả kinh doanh
là đại lượng được đo bằng thương số giữa phần tăng thêm của kết quả thu được với
phần tăng thêm của chi phí. Theo quan điểm này, hiệu quả kinh doanh được xem
xét thông qua các chi tiêu tương đối. Khắc phục được hạn chế của các quan điểm
trước đó, quan điểm này đã phán ánh mối tương quan giữa kết quả thu được với chi
phí bỏ ra, phản ánh sự vận động của kết quả kinh doanh và chi phí kinh doanh, đặc
biệt phản ánh được sự tiến bộ của hoạt động kinh doanh trong kỳ thực hiện so với
các kỳ trước đó. Tuy vậy, nhược điểm lớn nhất của định nghĩa này là doanh nghiệp
không đánh giá được hiệu quả kinh doanh trong kỳ thực hiện do không xét đến mức
độ tuyệt đối của kết quả kinh doanh và chi phí kinh doanh. Theo đó, phần tăng của
doanh thu có thể lớn hơn rất nhiều so với phần tăng của chi phí nhưng chưa thể kết
luận rằng doanh nghiệp thu được lợi nhuận.
Còn theo Phan Đức Dũng (2016) thì hiệu quả kinh doanh phải phản ánh được
trình độ sử dụng các nguồn lực được sử dụng trong lĩnh vực kinh doanh. Quan điểm
này đã chú ý đến sự vận động của kết quả kinh doanh và chi phí kinh doanh, mối
quan hệ giữa kết quả thu được với chi phí bỏ ra để thu được kết quả đó. Mặc dù vậy,
tác giả đưa ra quan điểm này chưa chỉ ra hiệu quả kinh doanh được đánh giá thông
qua chỉ tiêu tuyệt đối hay tương đối.
Mỗi quan điểm về hiệu quả kinh doanh đều chứa đựng những ưu nhược điểm
và chưa hoàn chỉnh. Từ định nghĩa về hiệu quả kinh doanh như trên ta có thể hiểu:
Thực chất của hiệu quả kinh doanh là sự so sánh giữa các kết quả đầu ra với các yếu
tố đầu vào của một tổ chức kinh tế được xét trong một kỳ nhất định, tùy theo yêu
cầu của các nhà quản trị kinh doanh. Các chỉ tiêu tài chính phản ánh hiệu quả kinh
doanh là cơ sở khoa học để đánh giá trình độ của các nhà quản lý, căn cứ đưa ra
8
quyết định trong tương lai. Song độ chính xác của thông tin từ các chỉ tiêu hiệu quả
phân tích phụ thuộc vào nguồn số liệu, thời gian và không gian phân tích.
Hiệu quả sản xuất kinh doanh là phạm trù kinh tế, gắn với cơ chế thị trường
có quan hệ với tất cả các yếu tố trong quá trình sản xuất kinh doanh như: lao động,
vốn, máy móc, nguyên vật liệu… nên doanh nghiệp chỉ có thể đạt hiệu quả cao khi
việc sử dụng các yếu tố cơ bản của quá trình kinh doanh có hiệu quả. Khi đề cập
đến hiệu quả kinh doanh nhà kinh tế dựa vào từng góc độ xem xét để đưa ra các
định nghĩa khác nhau.
Đối với các doanh nghiệp để đạt được mục tiêu sản xuất kinh doanh cần phải
chú trọng đến điều kiện nội tại, phát huy năng lực hiệu quả của các yếu tố sản xuất
và tiết kiệm mọi chi phí yêu cầu của việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh là
phải sử dụng các yếu tố đầu vào hợp lý nhằm đạt được kết quả tối đa và chi phí tối
thiểu. Tuy nhiên để hiểu rõ bản chất của hiệu quả cũng cần phân biệt khái niệm hiệu
quả và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh.
Ta có thể rút ra khái niệm về hiệu quả như sau: “Hiệu quả là sự so sánh kết
quả đầu ra và yếu tố nguồn lực đầu vào”. Sự so sánh đó có thể là sự so sánh tương
đối và so sánh tuyệt đối. Kết quả đầu ra thường được biểu hiện bằng doanh thu, lợi
nhuận. Yếu tố nguồn lực đầu vào là lao động, chi phí, tài sản và nguồn vốn.
Bên cạnh đó người ta cũng cho rằng “Hiệu quả kinh doanh là phạm trù kinh
tế theo chiều sâu, phản ánh trình độ khai thác các nguồn lực và trình độ chi phí
nguồn lực đó trong quá trình tái sản xuất nhằm thực hiện mục tiêu kinh doanh”
(Trương Bá Thanh, 2009). Hiệu quả sản xuất kinh doanh ngày nay càng trở lên
quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế và là chỗ dựa cơ bản để đánh giá việc thực
hiện mục tiêu kinh tế của doanh nghiệp trong từng thời kỳ.
1.1.2. Bản chất của việc nâng cao hiệu quả kinh doanh
Khái niệm về hiệu quả sản xuất kinh doanh đã cho thấy bản chất của hiệu
quả sản xuất kinh doanh là phản ánh mặt chất lượng của các hoạt động kinh doanh
của doanh nghiệp, phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực để đạt được các mục
tiêu của doanh nghiệp. Tuy nhiên, để hiểu rõ và ứng dụng được phạm trù hiệu quả
sản xuất kinh doanh vào việc thành lập các chỉ tiêu, các công thức cụ thể nhằm đánh
9
giá tính hiệu quả các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thì chúng ta
cần phải (Nguyễn Trọng Cơ và Nghiêm Thị Thà, 2015):
- Thứ nhất: Phải hiểu rằng phạm trù hiệu quả sản xuất kinh doanh thực chất là
mối quan hệ so sánh giữa kết quả đạt được và chi phí bỏ ra để sử dụng các yếu tố
đầu vào và có tính đến các mục tiêu của doanh nghiệp. Do đó, để tính được hiệu quả
sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp ta phải tính kết quả đạt được và chi phí bỏ ra.
Nếu xét mối quan hệ giữa kết quả và hiệu quả thì kết quả nó là cơ sở và tính hiệu
quả sản xuất kinh doanh, kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có thể là
những đại lượng có khả năng cân, đo, đong, đếm được như số sản phẩm tiêu thụ
mỗi loại, doanh thu bán hàng, lợi nhuận, thị phần... Như vậy kết quả sản xuất kinh
doanh thường là mục tiêu của doanh nghiệp.
- Thứ hai: Phải phân biệt hiệu quả xã hội, hiệu quả kinh tế xã hội với hiệu quả
sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp: hiệu quả xã hội phản ánh trình độ sử dụng
các nguồn lực nhằm đạt được các mục tiêu về xã hội nhất định. Các mục tiêu xã hội
thường thấy là: giải quyết công ăn việc làm cho người lao động trong phạm vi toàn
xã hội hay phạm vi từng khu vực, nâng cao trình độ văn hoá, nâng cao mức sống,
đảm bảo vệ sinh môi trường.... Còn hiệu quả kinh tế xã hội phản ánh trình độ sử
dụng các nguồn lực nhằm đạt được các mục tiêu cả về kinh tế xã hội trên phạm vi
toàn bộ nền kinh tế quốc dân cũng như trên phạm vi từng vùng, từng khu vực của
nền kinh tế.
Phận biệt hiệu quả trước mắt với hiệu quả lâu dài: các chỉ tiêu hiệu quả sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp phụ thuộc rất lớn vào các mục tiêu của doanh
nghiệp do đó mà tính chất hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh ở các giai đoạn
khác nhau là khác nhau. Xét về tính lâu dài thì các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả của
toàn bộ các hoạt động sản xuất kinh doanh trong suốt qúa trình hoạt động của doanh
nghiệp là lợi nhuận và các chỉ tiêu về doanh lợi. Xét về tính hiệu quả trước mắt
(hiện tại) thì nó phụ thuộc vào các mục tiêu hiện tại mà doanh nghiệp đang theo
đuổi. Trên thực tế, để thực hiện mục tiêu bao trùm lâu dài của doanh nghiệp là tối
đa hoá lợi nhuận có rất nhiều doanh nghiệp hiện tại lại không đặt mục tiêu là lợi
nhuận mà lại thực hiện các mục tiêu nâng cao năng suất và chất lượng của sản
phẩm, nâng cao uy tín danh tiếng của doanh nghiệp, mở rộng thị trường cả về chiều
10
sâu lẫn chiều rộng, ... Do đó mà các chỉ tiêu hiệu quả ở đây về lợi nhuận là không
cao nhưng các chỉ tiêu có liên quan đến các mục tiêu đã đề ra của doanh nghiệp là
cao thì chúng ta không thể kết luận là doanh nghiệp đang hoạt động không có hiệu
quả, mà phải kết luận là doanh nghiệp đang hoạt động có hiệu quả. Như vậy, các chỉ
tiêu hiệu quả và tính hiệu quả trước mắt có thể là trái với các chỉ tiêu hiệu quả lâu
dài, nhưng mục đích của nó lại là nhằm thực hiện chỉ tiêu hiệu quả lâu dài.
1.1.3. Vai trò của việc nâng cao hiệu quả kinh doanh trong doanh nghiệp
Như đã trình bày ở trên, việc nâng cao hiệu quả SXKD của doanh nghiệp là
vô cùng quan trọng, không chỉ đối với bản thân doanh nghiệp mà còn đối với người
lao động trong doanh nghiệp cũng như đối với cả nền kinh tế (Phan Đức Dũng,
2016):
Đối với doanh nghiệp: Hiệu quả SXKD của doanh nghiệp là yếu tố phản ánh
trình độ tổ chức, quản lý hoạt động SXKD của chính doanh nghiệp đó. Trong nền
kinh tế thị trường có sự cạnh tranh gay gắt hiện nay và sự hội nhập ngày càng sâu
rộng của nền kinh tế Việt Nam đối với nền kinh tế thế giới, hiệu quả SXKD chính là
vấn đề ảnh hưởng lớn nhất đến sự sống còn của từng doanh nghiệp. Doanh nghiệp
hoạt động có hiệu quả SXKD tốt thì mới có thể nâng cao khả năng cạnh tranh, mở
rộng thị trường, có nguồn thu lớn để tái đầu tư, mua sắm trang thiết bị để mở rộng
sản xuất, đầu tư vào các công nghệ hiện đại để nâng cao hiệu quả hoạt động, cải
thiện và từng bước nâng cao đời sống của người lao động và đóng góp lớn cho ngân
sách Nhà nước.
Đối với người lao động: Hiệu quả SXKD của doanh nghiệp được nâng cao
thì doanh nghiệp sẽ có nguồn lực để đầu tư nâng cao thu nhập của người lao động,
cải thiện điều kiện làm việc. Từ đó, tạo ra động lực thúc đẩy người lao động yên
tâm, tập trung cống hiến cho doanh nghiệp, thúc đẩy tinh thần của người lao động từ
đó nâng cao năng suất lao động để tác động tích cực lại vào việc nâng cao hiệu quả
SXKD của doanh nghiệp.
Đối với nền kinh tế: Doanh nghiệp chính là tế bào của nền kinh tế, doanh
nghiệp hoạt động hiệu quả với kết quả SXKD tốt sẽ góp phần tạo xung lực cho nền
kinh tế phát triển một cách mạnh mẽ. Khi hiệu quả SXKD của doanh nghiệp đạt
11
được ở mức cao, doanh nghiệp sẽ có nguồn thu để tái đầu tư vào mở rộng sản xuất,
tạo ra nhiều sản phẩm và tạo công ăn việc làm, thúc đẩy nền kinh tế phát triển.
1.1.4. Phân loại hiệu quả hoạt động kinh doanh
Trong thực tiễn, dựa trên những tiêu thức đánh giá khác nhau và nhằm những
mục đích khác nhau có thể có nhiều cách phân loại hiệu quả kinh doanh. Để tạo
điều kiện thuận lợi trong việc phân tích, đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh,
chúng ta có các cách phân loại sau (Ngô Kim Phượng, 2018):
1.1.4.1. Hiệu quả tuyệt đối và tương đối
Căn cứ vào chỉ tiêu đánh giá hiệu quả, chúng ta có thể phân loại hiệu quả
SXKD thành hiệu quả tuyệt đối và hiệu quả tương đối.
- Hiệu quả tuyệt đối là lượng hiệu quả được tính toán cho từng phương án kinh
doanh cụ thể bằng cánh xác định mức lợi ích thu được với lượng chi phí bỏ ra.
- Hiệu quả tương đối được xác định bằng cánh so sánh các chỉ tiêu hiệu quả
tuyệt đối của các phương án với nhau, hay chính là mức chênh lệch về hiệu quả
tuyệt đối của các phương án.
Việc xác định hiệu quả tuyệt đối là cơ sở để xác định hiệu quả tương đối (so
sánh). Tuy vậy, có những chỉ tiêu hiệu quả tương đối được xác định không phụ
thuộc vào việc xác định hiệu quả tuyệt đối. Chẳng hạn, việc so sánh mức chi phí của
các phương án khác nhau để chọn ra phương án có chi phí thấp nhất thực chất chỉ là
sự so sánh mức chi phí của các phương án chứ không phải là việc so sánh mức hiệu
quả tuyệt đối của các phương án.
1.1.4.2. Hiệu quả của chi phí bộ phận và hiệu quả của chi phí tổng hợp
Căn cứ vào phạm vi xác định hiệu quả, hiệu quả SXKD được phân loại thành
hiệu quả của chi phí tổng hợp và hiệu quả của chi phí bộ phận.
- Hiệu quả chi phí bộ phận thể hiện mối tương quan giữa kết quả thu được với
chi phí của từng yếu tố cần thiết đã được sử dụng để thực hiện nhiệm vụ SXKD như
chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí khấu hao tài sản cố định, chi
phí dịch vụ thuê ngoài, …
- Hiệu quả chi phí tổng hợp thể hiện mối tương quan giữa kết quả thu được và
tổng hợp tất cả các loại chi phí bỏ ra để thực hiện nhiệm vụ KD của doanh nghiệp.
12
Do vậy, khi đánh giá hiệu quả kinh doanh, doanh nghiệp cần đánh giá tổng
hợp các loại chi phí trên đồng thời phải đánh giá hiệu quả của từng loại chi phí.
Điều này có ý nghĩa quan trọng giúp nhà quản lý tìm được hướng giảm chi phí tổng
hợp và chi phí bộ phận, thông qua đó góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh của
doanh nghiệp.
1.1.4.3. Hiệu quả kinh tế cá biệt và hiệu quả kinh tế quốc dân
Căn cứ vào đối tượng cần đánh giá hiệu quả, có thể phân loại hiệu quả
SXKD thành hiệu quả kinh tế cá biệt và hiệu quả kinh tế quốc dân.
- Hiệu quả kinh doanh cá biệt là hiệu quả kinh doanh thu được từ các hoạt
động SXKD của từng doanh nghiệp, biểu hiện chung của hiệu quả kinh doanh cá
biệt là lợi nhuận mà mỗi doanh nghiệp đạt được.
- Hiệu quả kinh tế quốc dân là sự đóng góp của nó vào việc phát triển sản xuất,
đổi mới cơ cấu kinh tế, tăng năng suất lao động xã hội, tích luỹ ngoại tệ, tăng thu
cho ngân sách, giải quyết việc làm, cải thiện đời sống nhân dân.
Giữa hiệu quả kinh doanh cá biệt và hiệu quả kinh tế quốc dân có quan hệ
nhân quả và tác động qua lại với nhau. Hiệu quả kinh tế quốc dân chỉ có thể đạt
được trên cơ sở hoạt động có hiệu quả của các doanh nghiệp. Mỗi doanh nghiệp như
một tế bào của nền kinh tế, doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả sẽ đóng góp vào
hiệu quả chung của nền kinh tế. Ngược lại, tính hiệu quả của bộ máy kinh tế sẽ là
tiền đề tích cực, là khung cơ sở cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đạt kết
quả cao. Đó chính là mối quan hệ giữa cái chung và cái riêng, giữa lợi ích bộ phận
với lợi ích tổng thể. Tính hiệu quả của nền kinh tế xuất phát từ chính hiệu quả của
mỗi doanh nghiệp và một nền kinh tế vận hành tốt là môi trường thuận lợi để doanh
nghiệp hoạt động và ngày một phát triển.
Vì vậy, trong hoạt động kinh doanh của mình các doanh nghiệp phải thường
xuyên quan tâm đến hiệu quả kinh tế quốc dân, đảm bảo lợi ích riêng hài hoà với lợi
ích chung. Về phía các cơ quan quản lý nhà nước, với vai trò định hướng cho sự
phát triển của nền kinh tế cần có các chính sách tạo điều kiện thuận lợi để doanh
nghiệp có thể hoạt động đạt hiệu quả cao nhất trong khả năng có thể của mình.
13

1.1.5. Các phương pháp phân tích hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp
Để phân tích xu hướng và mức ảnh hưởng của từng nhân tố đến từng chỉ tiêu
hiệu quả cần phân tích. Trong luận văn này em sử dụng phương pháp so sánh và
phân tích thống kê (Nguyễn Trọng Cơ và Nghiêm Thị Thà, 2015):
1.1.5.1. Phương pháp so sánh
Phương pháp này được sử dụng trong phân tích để xác định xu hướng, mức
độ biến động của từng chỉ tiêu. Để sử dụng phương pháp này cần xác định các vấn
đề cơ bản sau:
- Khi nghiên cứu nhịp độ biến động của tốc độ tăng trưởng của các chỉ tiêu, số
gốc để so sánh là chỉ tiêu thời kì trước.
- Khi nghiên cứu nhịp điệu thực hiện nhiệm vụ kinh doanh trong từng thời
gian một năm thường so sánh với cùng kì năm trước.
- Khi đánh giá mức độ biến động so với các chỉ tiêu đã dự kiến, trị số thực tế
sẽ so sánh với mục tiêu.
1.1.5.2. Phương pháp phân tích thống kê
Phân tích thống kê là nêu ra một cách tổng hợp bản chất cụ thể của cá hiện
tượng và quá trình kinh tế xã hội trong điều kiện lịch sử nhất định qua biểu hiện
bằng số lượng. Nói cụ thể phân tích thống kê là xác định mức độ nêu lên sự biến
động biểu hiện tính chất và trình độ chặt chẽ của mối liên hệ hiẹn tượng. Phân tích
thống kê phải lấy con số thống kê làm tư liệu, lấy các phương pháp thống kê làm
công cụ nghiên cứu.
Phân tích thống kê có ý nghĩa quan trọng trong quá trình quản lý kinh tế.
Nhờ có lý luận và phương pháp phong phú mà thống kê có thể vạch ra nguyên nhân
của việc hoàn thành kế hoạch và các quyết định quản lý ; phân tích ảnh hưởng của
các nhân tố đến việc sử dụng nguồn ực, xác định các mối liên hệ, các tính quy luật
chung của hệ thống.
1.1.6. Ý nghĩa của việc nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp
Hiệu quả kinh doanh thể hiện sự tương quan giữa kết quả đầu ra với các
nguồn lực đầu vào sử dụng trong quá trình hoạt động kinh doanh của DN. Để đạt
hiệu quả kinh doanh cao DN cần tối đa hóa các kết quả đầu ra trong điều kiện các
nguồn lực hạn chế của mình (Nguyễn Năng Phúc, 2016).
14
Phân tích hiệu quả kinh doanh giúp các đối tượng quan tâm đo lường khả
năng sinh lời của DN, đây là yếu tố quyết định tới tiềm lực tài chính trong dài hạn –
một trong những mục tiêu quan trọng của hoạt động kinh doanh. Phân tích hiệu quả
kinh doanh cũng giúp các đối tượng quan tâm đo lường hiệu quả quản lí hoạt động
kinh doanh của DN. Kết quả đầu ra của quá trình hoạt động kinh doanh phụ thuộc
rất lớn vào năng lực, kĩ năng, sự tài tính và động lực của các nhà quản trị.
Các nhà quản trị chịu trách nhiệm về hoạt động của DN, ra các quyết định về
tài chính, đầu tư và kinh doanh, xây dựng và thực hiện các chiến lược kinh doanh
của DN. Sự thành công hay thất bại trong việc điều hành hoạt động của DN được
thể hiện trực tiếp qua việc phân tích hiệu quả kinh doanh.
Phân tích hiệu quả kinh doanh còn hữu ích trong việc lập kế hoạch và kiểm
soát hoạt động của DN. Hiệu quả kinh doanh được phân tích dưới các góc độ khác
nhau và được tổng hợp từ hiệu quả hoạt động của từng bộ phận trong DN nên sẽ là
cơ sở để đánh giá và điều chỉnh các hoạt động, các bộ phận cụ thể trong DN và lập
kế hoạch kinh doanh theo đúng mục tiêu chiến lược cho các kì tiếp theo.
1.1.7. Nhiệm vụ phân tích hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp
Để tiến hành bất kỳ một hoạt động sản xuất kinh doanh nào cũng đều phải
tập hợp các phương tiện vật chất cũng như con người và thực hiện sự kết hợp giữa
lao động với các yếu tố vật chất để tạo ra kết quả phù hợp với ý đồ của doanh
nghiệp và từ đó có thể tạo ra lợi nhuận. Như vậy, mục tiêu bao trùm lâu dài của kinh
doanh là tạo ra lợi nhuận, tối đa hóa lợi nhuận trên cơ sở những nguồn lực sản xuất
sẵn có. Để đạt được mục tiêu này, quản trị doanh nghiệp phải sử dụng nhiều phương
pháp khác nhau. Hiệu quả kinh doanh là một trong các công cụ để các nhà quản trị
thực hiện chức năng quản trị của mình (Nguyễn Năng Phúc, 2016).
Do vậy xét trên phương diện lý luận và thực tiễn thì hiệu quả kinh doanh
đóng vai trò rất quan trọng và không thể thiếu được trong việc kiểm tra đánh giá và
phân tích nhằm đưa ra các giải pháp tối ưu nhất, lựa chọn được các phương pháp
hợp lý nhất để thực hiện các mục tiêu đã đề ra của doanh nghiệp.
Ngoài ra, với các nhà quản trị khi nói đến các hoạt động sản xuất kinh doanh
thì họ đều quan tâm đến tính hiệu quả của nó, do đó mà hiệu quả kinh doanh có vai
15
trò là công cụ để thực hiện nhiệm vụ quản trị kinh doanh đồng thời vừa là mục tiêu
để quản trị kinh doanh.
Xuất phát từ mục tiêu và nhu cầu quản trị của các nhà quản lý, khi phân tích
hiệu quả kinh doanh cần phải xây dựng chỉ tiêu và hệ thống chỉ tiêu cho phù hợp
nhằm cung cấp các thông tin chính xác cho các đối tượng để đưa ra các quyết định
phù hợp. Nhiệm vụ phân tích hiệu quả kinh doanh được xét trên mọi góc độ như
phân tích hiệu quả sử dụng tài sản, hiệu quả sử dụng nguồn vốn, hiệu quả sử dụng
chi phí... Tùy theo mục tiêu của các nhà quản trị kinh doanh có thể phân tích chi
tiết, đánh giá khái quát, sau đó tổng hợp để đưa ra các nhận xét.
1.1.8. Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả kinh doanh trong doanh nghiệp
Trong quá trình kinh doanh các doanh nghiệp phải luôn gắn mình với thị
trường, nhất là trong cơ chế thị trường hiện nay đặt các doanh nghiệp trong sự cạnh
tranh gay gắt lẫn nhau. Do đó để tồn tại được trong cơ chế thị trường cạnh tranh
hiện nay đòi hỏi các doanh nghiệp phải hoạt động một cách có hiệu quả hơn.
Thị trường là nơi diễn ra quá trình trao đổi hàng hoá. Nó tồn tại một cách
khách quan không phụ thuộc vào một ý kiến chủ quan nào. Bởi vì thị trường ra đời
và phát triển gắn liền với lịch sử phát triển của nền sản xuất hàng hoá. Ngoài ra thị
trường còn có một vai trò quan trọng trong việc điều tiết và lưu thông hàng hoá.
Thông qua đó các doanh nghiệp có thể nhận biết được sự phân phối các nguồn lực
thông qua hệ thống giá cả trên thị trường. Trên thị trường luôn tồn tại các qui luật
vận động của hàng hoá, giá cả, tiền tệ... Như các qui luật giá trị, qui luật thặng dư,
qui luật giá cả, qui luật cạnh tranh... Các qui luật này tạo thành hệ thống thống nhất
và hệ thống này chính là cơ chế thị trường. Như vậy cơ chế thị trường được hình
thành bởi sự tác động tổng hợp trong sản xuất và trong lưu thông hàng hoá trên thị
trường. Thông qua các quan hệ mua bán hàng hoá, dịch vụ trên thị trường nó tác
động đến việc điều tiết sản xuất, tiêu dùng, đầu tư và từ đó làm thay đổi cơ cấu sản
phẩm, cơ cấu ngành. Nói cách khác cơ chế thị trường điều tiết quá trình phân phối
lại các nguồn lực trong sản xuất kinh doanh nhằm đáp ứng nhu cầu xã hội một cách
tối ưu nhất. Như vậy trong cơ chế thị trường việc nâng cao hiệu quả kinh doanh vô
cùng quan trọng, nó được thể hiện thông qua:
16
- Thứ nhất: nâng cao hiệu quả kinh doanh là cơ sở cơ bản để đảm bảo sự tồn
tại và phát triển của doanh nghiệp. Sự tồn tại của doanh nghiệp được xác định bởi
sự có mặt của doanh nghiệp trên thị trường, mà hiệu quả kinh doanh lại là nhân tố
trực tiếp đảm bảo sự tồn tại này, đồng thời mục tiêu của doanh nghiệp là luôn tồn tại
và phát triển một cách vững chắc. Do đó việc nâng cao hiệu quả kinh doanh là một
đòi hỏi tất yếu khách quan đối với tất cả các doanh nghiệp hoạt động trong cơ chế
thị trường hiện nay. Do yêu cầu của sự tồn tại và phát triển của mỗi doanh nghiệp
đòi hỏi nguồn thu nhập của doanh nghiệp phải không ngừng tăng lên. Nhưng trong
điều kiện nguồn vốn và các yếu tố kỹ thuật cũng như các yếu tố khác của quá trình
sản xuất chỉ thay đổi trong khuôn khổ nhất định thì để tăng lợi nhuận đòi hỏi các
doanh nghiệp phải nâng cao hiệu quả kinh doanh. Như vậy, hiệu quả kinh doanh là
điều kiện hết sức quan trọng trong việc đảm bảo sự tồn tại và phát triển của doanh
nghiệp.
- Thứ hai, nâng cao hiệu quả kinh doanh là nhân tố thúc đẩy sự cạnh tranh và
tiến bộ trong kinh doanh. Chính việc thúc đẩycạnh tranh yêu cầu các doanh nghiệp
phải tự tìm tòi, đầu tư tạo nên sự tiến bộ trong kinh doanh. Chấp nhận cơ chế thị
trường là chấp nhận sự cạnh tranh. Trong khi thị trường ngày càng phát triển thì
cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngày càng gay gắt và khốc liệt hơn. Sự cạnh tranh
lúc này không còn là cạnh tranh về mặt hàng mà cạnh tranh cả về chất lượng, giá cả
và các yếu tố khác. Trong khi mục tiêu chung của các doanh nghiệp đều là phát
triển thì cạnh tranh là yếu tố làm các doanh nghiệp mạnh lên nhưng ngược lại cũng
có thể là các doanh nghiệp không tồn tại được trên thị trường. Để đạt được mục tiêu
là tồn tại và phát triển mở rộng thì doanh nghiệp phải chiến thắng trong cạnh tranh
trên thị trường. Do đó doanh nghiệp phải có hàng hoá dịch vụ chất lượng tốt, giá cả
hợp lý. Mặt khác hiệu quả kinh doanh là đồng nghĩa với việc giảm giá thành tăng
khối lượng hàng hoá bán, chất lượng không ngừng được cải thiện nâng cao...
- Thứ ba, mục tiêu bao trùm, lâu dài của doanh nghiệp là tối đa hoá lợi nhuận.
Để thực hiện mục tiêu này, doanh nghiệp phải tiến hành mọi hoạt động sản xuất
kinh doanh để tạo ra sản phẩm cung cấp cho thị trường. Muốn vậy, doanh nghiệp
phải sử dụng các nguồn lực sản xuất xã hội nhất định. Doanh nghiệp càng tiết kiệm
sử dụng các nguồn lực này bao nhiêu sẽ càng có cơ hội để thu được nhiều lợi nhuận
17
bấy nhiêu. Hiệu quả kinh doanh là phạm trù phản ánh tính tương đối của việc sử
dụng tiết kiệm các nguồn lực xã hội nên là đIều kiện để thực hiện mục tiêu bao
trùm, lâu dài của doanh nghiệp. Hiệu quả kinh doanh càng cao càng phản ánh doanh
nghiệp đã sử dụng tiết kiệm các nguồn lực sản xuất.Vì vậy, nâng cao hiệu quả kinh
doanh là đòi hỏi khách quan để doanh nghiệp thực hiện mục tiêu bao trùm, lâu dài
là tối đa hoá lợi nhuận. Chính sự nâng cao hiệu quả kinh doanh là con đường nâng
cao sức cạnh tranh và khả năng tồn tại, phát triển của mỗi doanh nghiệp.
1.1.9. Nhiệm vụ phân tích hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
1.1.9.1. Đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh
Nhiệm vụ trước tiên của phân tích là đánh giá và kiểm tra khái quát giữa kết
quả kinh doanh đạt được so với mục tiêu kế hoạch, dự toán, định mức,... đã đặt ra.
Ngoài quá trình đánh giá trên, phân tích cần xem xét đánh giá tình hình chấp
hành các quy định, thể lệ thanh toán, trên cơ sở pháp lý, luật pháp trong nước và
quốc tế.
Thông qua quá trình kiểm tra, đánh giá, có được cơ sở định hướng để nghiên
cứu sâu hơn ở các bước tiếp theo, làm rõ các vấn đề cần quan tâm.
1.1.9.2. Xác định những nhân tố ảnh hưởng và tìm hiểu nguyên nhân
Biến động của các chỉ tiêu là do ảnh hưởng trực tiếp của các nhân tố tác động
tới chỉ tiêu gây nên. Cho nên phải xác định, lượng hoá được mức độ ảnh hưởng của
từng nhân tố tới chỉ tiêu và những nguyên nhân tác động vào nhân tố đó.
1.1.9.3. Đề xuất những giải pháp nhằm khai thác triệt để tiềm năng và khắc phục
những tồn tại trong quá trình hoạt động kinh doanh
Phân tích hoạt động kinh doanh không chỉ đánh giá kết quả chung không chỉ
dừng lại ở việc xác định các nhân tố ảnh hưởng và các nguyên nhân mà trên cơ sở
đó phát hiện ra các tiềm năng cần phải khai thác và những khâu còn yếu kém tồn
tại, nhằm đề ra các giải pháp, biện pháp phát huy hết thế mạnh, khắc phục những
tồn tại của doanh nghiệp.
1.1.9.4. Xây dựng phương án kinh doanh dựa vào mục tiêu đã định
Nhiệm vụ của phân tích nhằm xem xét, dự báo, dự đoán sự phát triển của
doanh nghiệp trong tương lai, hoạch định các mục tiêu kinh doanh của doanh
nghiệp trong nền kinh tế thị trường.
18

1.2. Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp
Theo Nguyễn Minh Kiều (2017) thì:
1.2.1. Tỷ suất sinh lời của tổng tài sản (ROA)
Chỉ tiêu thể hiện khả năng tạo ra lợi nhuận sau thuế của tài sản mà doanh
nghiệp sử dụng cho hoạt động kinh doanh, chỉ tiêu này được tính như sau:
Tỷ suất sinh lời của tổng tài sản (ROA) = Lợi nhuận
sau thuế/ Tài sản bình quân
Chỉ tiêu này cho biết, trong một kỳ phân tích, doanh nghiệp đầu tư 1 đồng tài
sản, thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp, chỉ tiêu
này càng cao chứng tỏ hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp là tốt, góp phần
nâng cao khả năng đầu tư của doanh nghiệp
1.2.2. Tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu (ROE)
ROE là một trong những chỉ tiêu tài chính quan trọng nhất. Nó thường được
xem là tỷ lệ lý tưởng có thể được lấy từ báo cáo tài chính của công ty. Nó là chỉ tiêu
để đo lường khả năng sinh lời của một công ty đối với chủ đầu tư. Do vậy, khi phân
tích hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu, ta thường sử dụng thông qua chỉ tiêu ROE:
Tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu (ROE) = Lợi nhuận
sau thuế/ Vốn chủ sở hữu bình quân
Chỉ tiêu này cho biết cứ 1đồng vốn chủ sở hữu đầu tư thì tạo ra được bao
nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp. Chỉ tiêu này càng cao, càng
biểu hiện su hướng tích cực. Chỉ tiêu này cao thường giúp cho các nhà quản trị có
thể đi huy động vốn mới trên thị trường tài chính để tài trợ cho sự tăng trưởng của
doanh ngiệp. Ngược lại nếu chỉ tiêu này nhỏ và vốn chủ sở hữu dưới mức vốn điều
lệ thì hiệu quả kinh doanh thấp, doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn trong việc thu hút
vốn.
1.2.3. Tỷ suất sinh lời của doanh thu (ROS)
“Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS). ROS cho biết một đồng doanh thu
tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận”
Tỷ suất sinh lời của doanh thu (ROS) = Lợi nhuận
sau thuế/ Doanh thu
19

1.2.4. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản
Khi phân tích hiệu quả sử dụng tài sản phải xây dựng được hệ thống các chỉ
tiêu tài chính tổng hợp và chi tiết phù hợp với đặc điểm của từng nhóm tài sản sử
dụng trong các doanh nghiệp. Các chỉ tiêu thường sử dụng phân tích hiệu quả sử
dụng tài sản:
1.2.4.1. Số vòng quay của tài sản
Trong hoạt động kinh doanh, các doanh nghiệp mong muốn tài sản vận động
không ngừng, để dẩy mạnh tăng doanh thu, là nhân tố góp phần tăng lợi nhuận
chodoanh nghiệp. Số vòng quay của tài sản có thể xác định bằng công thức:
Số vòng quay của tài sản = Doanh thu thuần/ Tài sản bình quân
Chỉ tiêu này cho biết trong một kỳ phân tích các tài sản quay được bao nhiêu
vòng, chỉ tiêu này càng cao, chứng tỏ các tài sản vận động càng nhanh, góp phần
tăng doanh thu và là điều kiện nâng cao lợi nhuận cho doanh nghiệp. Nếu chỉ tiêu
này thấp, chứng tỏ các tài sản vận động chậm, có thể hàng tồn kho, làm cho doanh
thu của doanh nghiệp giảm. Tuy nhiên, chỉ tiêu này phụ thuộc vào đặc điểm ngành
nghề kinh doanh, đặc điểm cụ thể của tài sản trong các doanh nghệp.
1.2.4.2. Tỉ suất sinh lời của tài sản ngắn hạn
Tỉ suất sinh lời của tài sản ngắn hạn = Lợi nhuận
sau thuế/ Tài sản ngắn hạn bình quân
Chỉ tiêu này cho biết trong kỳ phân tích doanh nghiệp đầu tư 1 đồng tài sản
ngắn hạn thì tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế, chỉ tiêu này càng cao hiệu
quả sử dụng tài sản ngắn hạn càng tốt, góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh cho
doanh nghiệp.
1.2.4.3. Số vòng quay của tài sản ngắn hạn
Số vòng quay của tài sản ngắn hạn = Doanh thu
thuần/ Tài sản ngắn hạn bình quân
Chỉ tiêu này cho biết trong kỳ phân tích các tài sản ngắn hạn quay được bao
nhiêu vòng. Chỉ tiêu này càng cao càng tốt.
1.2.4.4. Tỉ suất sinh lời của tài sản dài hạn
Tỉ suất sinh lời của tài sản dài hạn = Lợi nhuận sau
thuế/ Tài sản dài hạn bình quân
20
Chỉ tiêu này cho biết trong kỳ phân tích của doanh nghiệp, 1 đồng tài sản dài
hạn bình quân thì tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế, chỉ tiêu này càng cao
hiệu quả sử dụng tài sản dài hạn càng tốt, là nhân tố hấp hẫn của các nhà đầu tư.
1.2.4.5. Số vòng quay của tài sản dài hạn (sức sản xuất của tài sản dài hạn)
Số vòng quay của tài sản dài hạn = Doanh thu
thuần/ Tài sản dài hạn bình quân
Chỉ tiêu này cho biết trong kỳ phân tích, các tài sản dài hạn quay được bao
nhiêu vòng. Chỉ tiêu này càng cao càng tốt, phản ánh tài sản dài hạn được sử dụng
hiệu quả.
1.2.4.6. Số vòng quay của vốn chủ sở hữu (sức sản xuất của vốn chủ sở hữu)
Số vòng quay của vốn chủ sở hữu = Doanh thu
thuấn/ Vốn chủ sở hữu bình quân
Chỉ tiêu này cho biết trong kỳ phân tích, mỗi đồng vốn CSH bỏ ra thì tạo ra
được bao nghiêu đồng doanh thu thuần.
1.2.5. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng chi phí
Tỷ suất sinh lời của tổng chi phí = Lợi nhuận sau
thuế/ Tổng chi phí bình quân
Chỉ tiêu này cho biết trong kỳ phân tích của doanh nghiệp, 1 đồng chi phí bỏ
ra tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế, chỉ tiêu này càng cao càng chứng
tỏ mức lợi nhuận trong chi phí càng lớn, doanh nghiệp đã tiết kiệm được các khoản
chi phí chi ra trong kỳ.
1.2.6. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng lao động
Tỷ suất sinh lời của lao động = Lợi nhuận sau
thuế/ Tổng số lao động bình quân
Chỉ tiêu này cho biết một lao động bình quân tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận
cho doanh nghiệp trong kỳ phân tích. Chỉ tiêu này càng cao càng tốt, phản ảnh hiệu
quả sử dụng lao động của doanh nghiệp.
1.2.7. Các chỉ tiêu đánh giá tình hình tài chính
1.2.7.1. Khả năng thanh toán tổng quát
Khả năng thanh toán tổng quát = Tổng tài sản/ Tổng nợ phải trả
21
Đây là chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán chung của doanh nghiệp trong
kỳ báo cáo. Chỉ tiêu này cho biết: với tổng tài sản hiện có, doanh nghiệp có bảo đảm
trang trải được các khoản nợ phải trả hay không. Khi hệ số ≥ 1 doanh nghiệp bảo
đảm được khả năng thanh toán tổng quát và ngược lại.
1.2.7.2. Tỷ số về mức độ độc lập tài chính
Hệ số tài trợ là chỉ tiêu phản ánh khả năng tự bảo đảm về mặt tài chính và
mức độ độc lập về mặt tài chính của doanh nghiệp.
Hệ số tự tài trợ = Vốn chủ sở hữu/ Tổng nguồn vốn
Bên cạnh đó, ta có thể bổ sung các chỉ tiêu khác như “hệ số tự tài trợ tài sản
dài hạn” và “hệ số tự tài trợ tài sản cố định”. Việc xem xét các chỉ tiêu bổ sung này
chỉ được tiến hành trong trường hợp mức độ độc lập tài chính của doanh nghiệp
thấp nhưng doanh nghiệp hội tụ đầy đủ các điều kiện cần thiết để phát triển trong
tương lai.
1.2.7.3. Đánh giá khái quát tình hình huy động vốn
Để phân tích xu hướng tăng trưởng của vốn, ta sử dụng phương pháp so sánh
bằng số tương đối định gốc tiến hành so sánh tốc độ tăng trưởng theo thời gian của
tổng số vốn với một kỳ gốc cố định.
Tốc độ tăng trưởng vốn kỳ phân tích so với kỳ gốc = Tổng số vốn
kỳ phân tích/ Tổng số vốn kỳ gốc
1.2.7.4. Tỷ số về khả năng hoạt động
Hệ số vòng quay hàng tồn kho thể hiện khả năng quản trị hàng tồn kho.
Vòng quay hàng tồn kho là số lần mà hàng hóa tồn kho bình quân luân chuyển trong
kỳ. Số vòng quay hàng tồn kho được xác định:
Vòng quay hàng tồn kho = Giá vốn hàng bán/ Hàng tồn kho bình quân
Số vòng quay hàng tồn kho càng cao thì việc kinh doanh được đánh giá càng
tốt bởi doanh nghiệp chỉ đầu tư cho hàng tồn kho thấp nhưng vẫn đạt doanh số cao.
Mỗi một doanh nghiệp có thể phân tích các chỉ tiêu hiệu quả hoạt động ở
từng bộ phận kinh doanh của doanh nghiệp phản ánh tính hiệu quả của hoạt động
chung cũng như từng mặt hoạt động kinh tế diễn ra ở từng bộ phận kinh doanh của
doanh nghiệp. Đó có thể là các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả đầu tư đổi mới công nghệ
hoặc trang thiết bị lại ở phạm vi toàn doanh nghiệp hoặc từng bộ phận bên trong
22
doanh nghiệp; hiệu quả ở từng bộ phận quản trị và thực hiện các hoạt động kinh
doanh; hiệu quả của từng quyết định sản xuất kinh doanh và thực hiện chức năng
quản trị doanh nghiệp,…
1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến việc nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh
nghiệp
Theo Nguyễn Trọng Cơ và Nghiêm Thị Thà (2015) thì:
1.3.1. Nhân tố chủ quan
 Nhân tố vốn
Đây là nhân tố có ý nghĩa vô cùng quan trọng, quyết định trực tiếp tới hoạt
động kinh doanh của doanh nghiệp. Không một doanh nghiệp nào có thể tiến hành
các hoạt động sản xuất kinh doanh mà không có vốn. Vốn trong doanh nghiệp được
hình thành từ 3 nguồn chính: Vốn tự có, vốn ngân sách nhà nước cấp và vốn vay:
được phân bổ dưới hai hình thức là vốn cố định và vốn lưu động. Tuỳ đặc điểm của
từng doanh nghiệp, doanh nghiệp nhà nước thì vốn ngân sách nhà nước cấp là chủ
yếu, doanh nghiệp tư nhân vốn chủ sở hửu và vốn vay là chủ yếu. Yếu tố vốn là chủ
chốt quyết định đến quy mô của doanh nghiệp và quy mô có cơ hội có thể khai thác.
Nó phản ánh sự phát triển của doanh nghiệp và là sự đánh giá về hiệu quả kinh
doanh của doanh nghiệp trong kinh doanh.
 Con người
Con người là nhân tố quyết định cho mọi hoạt động trong doanh nghiệp.
Trong thời đại ngày nay thời đại của khoa học công nghệ, hàm lượng chất xám sản
phẩm ngày càng cao thì trình độ chuyên môn của người lao động có ảnh hưởng rất
lớn tới kết quả hoạt động của doanh nghiệp. Nhất là các cán bộ quản lý. Họ là
những lao động gián tiếp tạo ra sản phẩm nhưng lại rất quan trọng bởi họ là những
người điều hành và định hướng cho doanh nghiệp, quyết định sự thành bại của
doanh nghiệp. Trên thực tế, mỗi một doanh nghiệp có một cơ cấu tổ chức bộ máy
quản lý khác nhau, trình độ chuyên môn của công nhân cũng có ảnh hưởng không
nhỏ đến hiệu quả kinh doanh. Công nhân có tay nghề cao sẽ làm ra sản phẩm đạt
chất lượng cao, tiết kiệm thưòi gian và nguyên vật liệu, làm tăng hiệu quả kinh
doanh của doanh nghiệp. Vì vậy, trong nhân tố con người trình độ chuyên môn có ý
nghĩa quyết định tới hiệu quả kinh doanh.
23
Điều đó đòi hỏi doanh nghiệp phải có kế hoạch tỉ mỉ từ khâu tuyển dụng tới
việc đào tạo bồi dưỡng, nâng cao trìng độ chuyên môn cho người lao động, nhất là
đội ngũ các cán bộ quản lý.
Chính vì vậy nên nhiệm vụ hàng đầu của nhiều doanh nghiệp hiện nay là
chăm lo việc đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao trình độ chuyên môn của đội ngũ lao
động. Thực tế cho thấy những doanh nghiệp mạnh trên thị trường thế giới là những
doanh nghiệp có đội ngũ lao động có trình độ chuyên môn cao, có tác phong làm
việc khoa học và có kỷ luật nghiêm minh.
 Trình độ kỹ thuật công nghệ
Kỹ thuật và công nghệ là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp tới mọi hoạt động sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Doanh nghiệp nào áp dụng kỹ thuật và công
nghệ tiên tiến, doanh nghiệp đó sẽ có lợi thế cạnh tranh. Ngày nay vai trò của kỹ
thuật và công nghệ được các doanh nghiệp đánh giá cao. Để nâng cao hiệu quả hoạt
động sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp phải không ngừng đầu tư vào lĩnh vực
này, nhất là đầu tư cho nghiên cứu và phát triển.
Căn cứ vào các đặc trưng của công nghệ cũng như nhu cầu cần thiết của việc
đổi mới công nghệ thì mục đích chính và quan trọng nhất của đổi mới công nghệ là
nhằm đạt hiệu quả kinh tế cao, duy trì và phát triển doanh nghiệp ngày càng đi lên.
Mục đích đổi mới công nghệ cần phải tập chung là:
- Tạo lợi nhuận siêu nghạch, đạt năng suất cao trong sản xuất kinh doanh.
- Tăng sức canh tranh cho doanh nghiệp về chất lượng, sản phẩm, thông qua
chiến lược sản phẩm trên cơ chế thị trường.
- Tăng năng suất lao động, tạo ra hiệu quả cao cho các doanh nghiệp
- Góp phần vào việc thực hiện tốt chủ trương của nhà nước về hiện đại hóa,
công nghiệp hóa trong các doanh nghiệp phù hợp với xu hướng chung của cả nước.
Một lần nữa chúng ta khẳng định công nghệ là yếu tố quyết đinh cho sự phát
triển của sản xuất kinh doanh, là cơ sở để doanh nghiệp khẳng định vị trí của mình
trên thương trường.
 Trình độ quản trị doanh nghiệp và trình độ quản lý
Trong hoạt động sản xuất kinh doanh hiện tai, nhân tố này đóng vai trò quan
trọng đối với việc nâng cao hiệu quả v kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.
24
Quản trị doanh nghiệp chú trọng đến việc xác định cho doanh nghiệp một
hướng đi đúng đắn trong một môi trường kinh doanh ngày càng biến động. Chất
lượng của chiến lược kinh doanh là nhân tố đầu tiên và quan trọng nhất quyết định
sự thành công hay thất bại của một doanh nghiệp. Đội ngũ các nhà quản trị mà đặc
biệt là các nhà quản trị cao cấp lãnh đạo doanh nghiệp bằng phẩm chất và tài năng
của mình có vai trò quan trọng bậc nhất, ảnh hưởng có tính chất quyết định đến sự
thành đạt của một doanh nghiệp.
Kết quả và hiệu quả hoạt động của quản trị doanh nghiệp đều phụ thuộc rất
lớn vào trình độ chuyên môn của đội ngũ các nhà quản trị cũng như cơ cấu tổ chức
bộ máy quản trị doanh nghiệp, việc xác định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của
từng bộ phận, cá nhân và thiết lập các mối quan hệ giữa các bộ phận trong cơ cấu tổ
chức đó. Người đứng đầu doanh nghiệp có nhiệm vụ:
- Hướng và dẫn dắt doanh nghiệp thực hiện được mục tiêu doanh nghiệp đề ra.
- Xây dựng doanh nghiệp thành một khối đoàn kết, thống nhất, sang tạo,
chuyên nghiệp đạt hiệu quả kinh doanh cao.
 Hệ thống trao đổi và xử lý thông tin
Thông tin được coi là một hàng hoá, là đối tượng kinh doanh và nền kinh tế
thị trường hiện nay được coi là nền kinh tế thông tin hoá. Để đạt được thành công
khi kinh doanh trong điều kiện cạnh tranh quốc tế ngày càng gay gắt, các doanh
nghiệp cần nhiều thông tin chính xác về cung cầu thị trường hàng hoá, về công nghệ
kỹ thuật, về người mua, về các đối thủ cạnh tranh… Ngoài ra, doanh nghiệp còn rất
cần đến các thông tin về kinh nghiệm thành công hay thất bại của các doanh nghiệp
khác ở trong nước và quốc tế, cần biết các thông tin về các thay đổi trong các chính
sách kinh tế của Nhà nước và các nước khác có liên quan.
Trong kinh doanh biết mình, biết người và nhất là hiểu rõ được các đối thủ
cạnh tranh thì mới có đối sách giành thắng lợi trong cạnh tranh, có chính sách phát
triển mối quan hệ hợp tác, hỗ trợ lẫn nhau.
Kinh nghiệm thành công của nhiều doanh nghiệp nắm được các thông tin cần
thiết và biết sử lý sử dụng các thông tin đó kịpthời là một điều kiện quan trọng để ra
các quyết định kinh doanh có hiệu quả cao. Những thông tin chính xác được cung
25
cấp kịp thời sẽ là cơ sở vững chắc để doanh nghiệp xác định phương hướng kinh
doanh, xây dựng chiến lược kinh doanh dài hạn.
1.3.2. Nhân tố khách quan
 Môi trường kinh tế
Các doanh nghiệp cần chú ý đến các yếu tố kinh tế cả trong ngắn hạn, dài
hạn và sự can thiệp của chính phủ tới nền kinh tế. Thông thường các doanh nghiệp
sẽ dựa trên yếu tố kinh tế để quyết định đầu tư vào các ngành, các khu vực.
- Tình trạng của nền kinh tế: bất cứ nền kinh tế nào cũng có chu kỳ, trong mỗi
giai đoạn nhất định của chu kỳ nền kinh tế, doanh nghiệp sẽ có những quyết định
phù hợp cho riêng mình.
- Các yếu tố tác động đến nền kinh tế: lãi suất, lạm phát,
- Các chính sách kinh tế của chính phủ: luật tiền lương cơ bản, các chiến lược
phát triển kinh tế của chính phủ, các chính sách ưu đãi cho các ngành: giảm thuế,
trợ cấp, …
- Triển vọng kinh tế trong tương lai: Tốc độ tăng trưởng, mức gia tăng GDP, tỉ
suất GDP trên vốn đầu tư…
 Môi trường chính trị - pháp luật
Các yếu tố thuộc môi trường chính trị - pháp luật chi phối manh mẽ đến quá
trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Sự ổn định chính trị được
xác định là một trong những tiền đề quan trọng cho hoạt động sản xuất kinh doanh
của doanh nghiệp. Sự thay đổi của môi trường chính trị có thể ảnh hưởng có lợi cho
một nhóm doanh nghiệp này nhưng lại kìm hãm sự phát triển của nhóm doanh
nghiệp khác hoặc ngược lại.
Hệ thống pháp luật hoàn thiện, không thiên vị là một trong những tiền đề
ngoài kinh tế của kinh doanh. Mức độ hoàn thiện, sự thay đổi và thực thi pháp luật
trong nền kinh tế có ảnh hưởng lớn đến việc hoạch định và tổ chức thực hiện chiến
lược sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Môi trường này có tác động trực tiếp
đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Bởi vì môi trường pháp luật ảnh hưởng
đến mặt hàng sản xuất ngành nghề, phương thức kinh doanh... của doanh nghiệp.
Không những thế nó còn tác động đến chi phí của doanh nghiệp cũng như là chi phí
26
lưu thông chi phí vận chuyển, mức độ về thuế.... Đặc biệt là các doanh nghiệp kinh
doanh xuất nhập khẩu.
Tóm lại môi trường chính trị - pháp luật có ảnh hưởng rất lốn đến việc nâng
cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp bằng cách tác động
đến hoạt động của doanh nghiệp qua hệ thống công cụ pháp luật, công cụ vĩ mô
 Môi trường tự nhiên
Nhân tố ảnh hưởng của môi trường tự nhiên bao gồm những nhân tố chính
như: thời tiết, khí hậu, mùa vụ, tài nguyên thiên nhiên, vị trí địa lý,....
 Cơ sở hạ tầng
Các yếu tố thuộc cơ sở hạ tầng như: Hệ thống đường giao thông, hệ thống
thông tin liên lạc, điện nước... đều là những nhân tố tác động manh mẽ đến hiệu quả
hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Doanh nghiệp sản xuất kinh
doanh ở vị trí có hệ thống giao thông thuận lợi, dân cư đông đúc và có trình độ dân
trí cao sẽ có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển sản xuất, tăng tốc độ tiêu thụ sản
phẩm, tăng doanh thu, giảm chi phí sản xuất kinh doanh .... và do đó nâng cao hiệu
quả kinh doanh của doanh nghiệp. Nếu cơ sở hạ tầng yếu kém sẽ ngược lại.
 Môi trường cạnh tranh
Các yếu tố môi trường cạnh tranh liên quan trực tiếp tới ngành nghề và thị
trường kinh doanh của doanh nghiệp (hay còn gọi là môi trường ngành) tác động
trực tiếp đến hoạt động và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Sức ép của các
yếu tố này lên doanh nghiệp càng mạnh thì khả năng sinh lợi của các doanh nghiệp
cùng ngành cũng bị hạn chế. Các doanh nghiệp cần xác định cho mình một chiến
lược cạnh tranh hoàn hảo.
 Yếu tố công nghệ
Đối với doanh nghiệp các yếu tố công nghệ như bản quyền công nghệ, đổi
mới công nghệ, khuynh hướng tự động hoá, điện tử hoá, máy tính hoá…đã làm cho
chu kỳ sống của sản phẩm bị rút ngắn, sản phẩm mới ra đời có tính năng tác dụng
tốt hơn nhưng chi phí sản xuất lại thấp hơn. Bởi vậy các doanh nghiệp phải quan
tâm theo sát những thông tin về kỷ thuật công nghệ, ngày nay công nghệ mới từ
những phát minh, ở phòng thí nghiệm đều đưa ra sản phẩm đại trà, đưa sản phẩm ra
thị trường tốn rất ít thời gian, là cơ hội cho những doanh nghiệp ở thời kỳ khởi sự
27
kinh doanh, họ có thể nắm bắt ngay kỷ thuật mới nhất để gặt hái những thành công
lớn, không thể thua kém những doanh nghiệp đã có một bề dày đáng kể.
 Yếu tố hội nhập
Toàn cầu hóa tạo ra các sức ép cạnh tranh, các đối thủ đến từ mọi khu vực.
Quá trình hội nhập sẽ khiến các doanh nghiệp phải điều chỉnh phù hợp với các lợi
thế so sánh, phân công lao động của khu vực và của thế giới.
Điều quan trọng là khi hội nhập, các rào cản về thương mại sẽ dần dần được
gỡ bỏ, các doanh nghiệp có cơ hội buôn bán với các đối tác ở cách xa khu vực địa
lý, khách hàng của các doanh nghiệp lúc này không chỉ là thị trường nội địa nơi
doanh nghiệp đang kinh doanh mà còn các khách hàng đến từ khắp nơi, từ đó góp
phần nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
1.4. Kinh nghiệm nâng cao hiệu quả kinh doanh của một vài doanh nghiệp tại
địa phương khác và bài học kinh nghiệm rút ra cho Trung Tâm Kinh
Doanh VNPT - Long An
1.4.1. Kinh nghiệm nâng cao hiệu quả kinh doanh của một vài doanh nghiệp tại
địa phương khác
Nghiên cứu của Phạm Thị Tuyết Nhung và Cảnh Chí Hoàng (2019) với đề
tài:“Giải pháp nâng cao hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty TNHH
Novaglory” nhằm đề ra giải pháp nâng cao vị thế cạnh tranh của công ty, củng cố
lợi thế, giảm tối đa những bất lợi, rủi ro trong kinh doanh công ty cần tiếp tục triển
khai những giải pháp đột phá và đồng bộ như: (i) Mở rộng danh mục sản phẩm; (ii)
Xây dựng hệ thống kế toán quản trị cho dong nghiệp; (iii) Phát triển nhân lực đủ số
lượng và chất lượng, tuyển chọn những người có trình độ chuyên môn cao để đạt
năng suất lao động cao, hiệu suất công việc tốt, có sức khoẻ, làm việc lâu dài với
công ty, với các nhiệm vụ được giao; và (iv) Đẩy mạnh hoạt động marketing.
Nghiên cứu của Trương Thanh Tú (2010) với đề tài: “Giải pháp nhằm nâng
cao hiệu quả hoạt động kinh doanh dịch vụ trên mạng điện thoại cố định của VNPT
Hà Nội” nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh dịch vụ trên mạng điện
thoại cố định. Sau khi phân tích thực trạng, tác giả đề ra một số giải pháp nâng cao
hiệu quả kinh doanh trên mạng cố định hữa tuyến, nhằm giữa chân khách hàng hiện
28
tại, thu hút khách hàng mới, đồng thười làm tăng doanh thu cho nhà cung cấp dịch
vụ. Tất cả các giải pháp này nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh chung cho đơn vị.
Nghiên cứu của Võ Viết Chương (2015) với đề tài: “Nâng cao hiệu quả hoạt
động kinh doanh của ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam – Chi Nhánh
Hà Tĩnh” nhằm đề ra giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của
ngân hàng. Kết quả nghiên cứu đã đưa ra các giải pháp phát triển mạng lưới và nâng
cao hoạt động Marketing, đa dạng hóa nâng cao chất lượng sản phẩm - dịch vụ,
nâng cao chất lượng tín dụng giảm thiểu rủi ro góp phần tăng hiệu quả kinh doanh
cho doanh nghiệp, hoàn thiện cơ cấu nguồn vốn và sử dụng chi phí hợp lý, nâng cao
trình độ, năng lực đội ngũ nhân lực, tất cả đều góp phần nâng cao hiệu quả của đơn
vị trong thời gian tới.
1.4.2. Bài học kinh nghiệm rút ra cho Trung Tâm Kinh Doanh VNPT - Long An
Thành lập bộ phận marketing, đẩy mạnh nghiên cứu thị trường: Hiện nay,
các doanh nghiệp phải có một phòng riêng biệt nào đứng ra đảm trách về hoạt động
marketing. Các hoạt động marketing của doanh nghiệp phải phối hợp giữa các
phòng cùng với ban giám đốc xúc tiến và đảm nhiệm. Hoạt động nghiên cứu thị
trường phải mang tính chất hệ thống. Chính vì vậy biện pháp thành lập và đẩy mạnh
hoạt động nghiên cứu thị trường là vấn đề cấp thiết. Biện pháp này có ý nghĩa quan
trọng nhằm không ngừng nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Xây dựng chính sách sản phẩm phù hợp: Để xây dựng được một chính sách
sản phẩm hợp lý, trước hết doanh nghiệp phải dựa trên kết quả nghiên cứu thị
trường, phân tích vòng đời giá cả của sản phẩm, phân tích nhu cầu và tình hình cạnh
tranh trên thị trường. Một chính sách sản phẩm được coi là đúng đắn khi nó giúp
doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu những sản phẩm có chất lượng, số lượng, mức
giá được thị trường chấp nhận, đảm bảo cho doanh nghiệp có sự tiêu thụ chắc chắn,
có lợi nhuận và mở rộng thị trường tiêu thụ, nâng cao uy tín sản phẩm của doanh
nghiệp.
Xây dựng chính sách giá cả hợp lý: Tuỳ theo sự biến động của các yếu tố mà
mức giá được điều chỉnh theo từng thời điểm. Việc xác lập một chính sách giá hợp
lý phải gắn với từnh giai đoạn, mục tiêu của chiến lược kinh doanh, chu kỳ sống của
29
sản phẩm đối với từng khu vực thị trường, từng đối tượng khách hàng. Ngoài ra
chính sách giá cũng không tách rời với chính sách sản phẩm của doanh nghiệp.
Xây dựng hệ thống quản lý sản phẩm phù hợp: Chất lượng sản phẩm được
hình thành trong suốt quá trình từ chuẩn bị sản xuất đến sản xuất và nhập kho thành
phẩm. Vì vậy, trong quá trình sản xuất cần phải thực hiện các biện pháp quán triệt
nghiệp vụ để kiểm tra chất lượng sản phẩm, doanh nghiệp cần phải thực hiện đầy đủ
các bước của công đoạn sản xuất, cụ thể ở mỗi khâu sản xuất nên có một người chịu
trách nhiệm về bán thành phẩm. Nếu sản phẩm sản xuất ra có khiếm khuyết ở khâu
nào thì người đó sẽ bị phạt và ngược lại nếu đảm bảo chất lượng sản phẩm thì sẽ có
thưởng thích đáng.
Nâng cao chất lượng đội ngũ nhân viên: Con người luôn là yếu tố trung tâm
quyết định tới sự thành công hay thất bại của bất kỳ hoạt động sản xuất kinh doanh
nào. Con người tác động đến việc nâng cao chất lượng sản phẩm, tiết kiệm chi phí
và hạ giá thành sản phẩm ....Chính vì vậy, trong bất kỳ chiến lược phát triển của bất
kỳ doanh nghiệp nào cũng không thể thiếu con người được.
30

TÓM TẮT CHƯƠNG 1

Chương 1 đã nghiên cứu tổng quan hiệu quả kinh doanh, các yếu tố ảnh
hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp; các phương pháp đánh
giá, phân tích. Từ đây tạo tiền đề để phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của
Trung Tâm Kinh Doanh VNPT - Long An tại Chương 2.
Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nói chung và hệ thống các Chi
nhánh nói riêng có sự khác biệt, theo đó hiệu quả kinh doanh của Chi nhánh là hiệu
quả kinh doanh đơn lẻ, chỉ đóng góp một phần vào hiệu quả kinh doanh chung của
doanh nghiệp do bị giới bởi một số nghiệp vụ theo quy định của pháp luật. Để nâng
cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại doanh nghiệp, nhà quản lý cần phải nắm thật
rõ thực trạng về nguồn lực của đơn vị mình, từ cơ cấu danh mục tạo ra các khoản
thu nhập, chi phí và lợi nhuận đến hệ thống quy trình nội bộ cũng như cơ chế vận
hành hệ thống và khả năng quản trị điều hành của chính mình trong mối quan hệ
thổng hòa với thị trường bên ngoài, từ đó có sự nhìn nhận, đánh giá để làm cơ sở
xây dựng mục tiêu chiến lược kinh doanh cho đơn vị mình. Trong số các mục tiêu
cốt lõi của chiến lược thì nâng cao hiệu quả tài chính, nâng cao năng suất lao động;
phát triển khách hàng; hoàn thiện quy trình và cơ chế điều hành nội bộ; đào tạo và
nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thì mục tiêu đào tạo và nâng cao chất lượng
nguồn nhân lực là mục tiêu quan trọng nhất.
31

CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA TRUNG
TÂM KINH DOANH VNPT - LONG AN

2.1. Giới thiệu về Trung tâm Kinh doanh VNPT – Long An


2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển
Trung tâm Kinh doanh VNPT – Long An được thành lập ngày 01/10/2015
theo quyết định số 715/QĐ – VNPT VNP – NS ngày 28/9/2015 của Chủ tịch Tổng
Công ty Dịch vụ Viễn thông. Trung tâm Kinh doanh VNPT – Long An là đơn vị
kinh tế trực thuộc Tổng công ty Dịch vụ Viễn thông.
Trung tâm Kinh doanh VNPT – Long An chịu trách nhiệm kế thừa các quyền
và nghĩa vụ hợp pháp của đơn vị/bộ phận các tổ chức lại theo đơn vị của pháp luật.
Trung tâm Kinh doanh VNPT Long An là đơn vị kinh tế trực thuộc hạch toán
phụ thuộc vào tổng công ty Dịch vụ Viễn Thông, có con dấu riêng theo tên gọi,
được đăng ký hoạt động và được mở tài khoản tại ngân hàng thương mại để giao
dịch theo quy định của pháp luật.
Trung tâm Kinh doanh VNPT - Long An được tổ chức và hoạt động theo quy
định của Luật Doanh nghiệp, các quy định pháp luật có liên quan và Quy định của
Tổng công ty Dịch vụ Viễn thông.
Trụ sở chính: Số 36 đường Võ Công Tồn, Phường 1, Thành phố Tân An,
Tỉnh Long An.
Mã số thuế: 0106869738 – 030
Điện thoại: 0272.3838001
Email: 800126longan@vnpt.vn
Website: http://longan.vnpt.vn/
2.1.2. Chức năng nhiệm vụ của Trung tâm Kinh doanh VNPT – Long An
2.1.2.1. Chức năng
Kinh doanh các sản phẩm, dịch vụ viễn thông – công nghệ thông tin.
Kinh doanh các dịch vụ phát thanh, truyền hình, truyền thông đa phương tiện
Kinh doanh các dịch vụ nội dung, dịch vụ giá trị gia tăng.
32
Kinh doanh các dịch vụ tư vấn, khảo sát, thiết kế, bảo dưỡng, bảo trì, sửa
chữa cho thuê công trình, thiết bị viễn thông, công nghệ thông tin, truyền thông.
Kinh doanh, xuất khẩu, nhập khẩu và phân phối bán buôn, bán lẻ các vật tư,
trang thiết bị thuộc lĩnh vực điện, điện tử, viễn thông, công nghệ thông tin.
Kinh doanh các dịch vụ quảng cáo, dịch vụ truyền thông.
Đại lý bán vé máy bay và các phương tiện vận tải khác.
Kinh doanh ngành nghề khác khi được Tổng công ty cho phép và phù hợp
với quy định của pháp luật.
2.1.2.2. Nhiệm vụ
Tổ chức, quản lý kinh doanh và điều hành kênh bán hàng, cung cấp các sản
phẩm, dịch vụ viễn thông – công nghệ thông tin – truyền thông – viễn thông giá trị
gia tăng trên địa bàn tỉnh Long An.
Tổ chức quản lý và thực hiện các hoạt động tiếp thị, bán hàng, chăm sóc
khách hàng, truyền thông, quảng cáo, duy trì và phát triển thương hiệu theo chiến
lược kinh doanh của Tổng công ty Dịch vụ viễn thông; Tổ chức xây dựng và quản
lý thông tin dữ liệu khách hàng của Tổng công ty Dịch vụ viễn thông.
Tổ chức phối hợp với các đơn vị có liên quan của Tổng công ty Dịch vụ viễn
thông và đối tác bên ngoài trong việc phát triển các sản phẩm, dịch vụ viễn thông –
công nghệ thông tin – truyền thông – viễn thông giá trị gia tăng đáp ứng nhu cầu
của thị trường, khách hàng.
Tổ chức quản lý và thực hiện nghiệp vụ giá cước, tính cước theo quy định;
thanh toán cước phí sử dụng dịch vụ viễn thông – công nghệ thông tin – truyền
thông – viễn thông giá trị gia tăng; hỗ trợ thu nợ cước phí.
Kinh doanh, cung ứng, đại lý các loại vật tư, trang thiết bị chuyên ngành viễn
thông công nghệ thông tin và truyền thông phục vụ yêu cầu phát triển mạng lưới
của Tổng công ty Dịch vụ viễn thông và nhu cầu của xã hội.
33

2.1.3. Cơ cấu tổ chức quản lý


Hình 2.1. Cơ cấu tổ chức quản lý của Trung tâm Kinh doanh VNPT – Long An

GIÁM ĐỐC

Các Phó Giám Đốc

PGĐ Khách
PGĐ Khách
hàng
hàng cá nhân
Doanh nghiệp

Phòng Khách
PhòngTổng hợp - Hàng Tổ Chức –
Nhân sự Doanh Nghiệp

Phòng Kế Toán - Đài Hỗ Trợ Khách


Kế hoạch Hàng

Phòng Điều Hành


- Nghiệp Vụ

PBH PBH
PBH PBH PBH PBH PBH
PPB Cần Tân
Bến Đức Châu Kiến Vĩnh
H Đước Thạnh
Lức – Hoà – Thành Tường Hưng
Tân - Cần –
Thủ Đức – Tân – Mộc – Tân
An Giuộ Thạnh
Thừa Huệ Trụ Hoá Hưng
c Hoá
Nguồn: Trung tâm Kinh doanh VNPT – Long An
2.1.4. Thuận lợi và khó khăn trong quá trình thực hiện nhiệm vụ
2.1.4.1. Thuận lợi
- Công ty có đội ngũ công nhân viên đã gắn bó trong thời gian dài, trung thực,
thật thà, nhiệt tình và nhiều kinh nghiệm làm việc. Đa số có trình độ cao, được đào
tạo đúng chuyên nghành.
- Cơ sở hạ tầng được xây dựng mở rộng quy mô, trang thiết bị, máy móc được
đầu tư mua mới đồng bộ và hiện đại, tin học hoá trong quản lý. Cơ sở hạ tầng luôn
được nâng cấp kịp thời đáp ứng được nhu cầu của chất lượng dịch vụ viễn thông.
34
- Thương hiệu VNPT đã có chỗ đứng trên thị trường, chất lượng sản phẩm đã
được khẳng định. Chiếm được ưu thế về dịch vụ viễn thông trên địa bàn Long An.
2.1.4.2. Khó khăn
- Do đặc điểm kinh doanh của VNPT là kinh doanh các sản phẩm viễn thông
nên cần vốn khá lớn cho việc không ngừng nâng cấp hạn tầng viễn thông sao cho
đáp ứng được chất lương dịch vụ hội nhập được với CNTT đang chuyển mình như
vũ bão. Tính cạnh tranh trên thị trường ngàycàng khốc liệt.
- Luôn đổi mới và giành lại thị phần, tăng cường đội ngũ bán hàng và chăm
sóc khách hàng đòi hỏi cần tuyển một loạt công nhân viên mới bổ sung. Họ chưa có
kinh nghiệm làm việc tại công ty nên cần phải tăng cường kiểm tra kiểm soát, đảm
bảo chất lượng sản phẩm làm ra.
- Kênh phân phối trực tuyến còn hạn chế. Trang web của công ty chưa được
chăm sóc, thay đổi thường xuyên.
- Hiệu quả sản xuất kinh doanh còn hạn chế. Việc ra quyết định của chủ doanh
nghiệp trong quá trình kinh doanh phần nhiều vẫn theo cảm tính và kinh nghiệm,
chưa có những phân tích đánh giá thực trạng tài chính bài bản. Đồng thời chính sách
kinh doanh tại công ty còn phụ thuộc vào chính sách chung của toàn Tập đoàn nên
đôi khi thiếu tính chủ động và đột phá trong việc điều hành của lãnh đạo đơn vị.
2.1.5. Tình hình hoạt động kinh doanh
Nhận thức rõ chức năng quan trọng của nguồn tài chính với sự tồn tại và phát
triển, hàng năm ban lãnh đạo Trung tâm Kinh doanh VNPT – Long An đã thực hiện
nhiều hoạt động cũng như các chiến lược để huy động tối đa các nguồn lực tài chính
để phát triển Trung tâm. Từ dữ liệu bảng 2.1 ta có thể thấy, doanh thu của Trung
tâm Kinh doanh VNPT – Long An tăng dần qua các năm cụ thể: Năm 2018 là
950,164 triệu đồng tăng 10.18% so với 2017, năm 2019 là 994,465 triệu đồng, tăng
4.66% so với năm 2018. Sự gia tăng doanh thu này đến từ việc chuyển đổi từ dịch
vụ truyền thống sang dịch vụ gia tăng: Internet, truyền hình,... Doanh thu tăng cho
thấy sự cố gắng của Trung tâm Kinh doanh VNPT – Long An trong quá trình tìm
kiếm lợi nhuận đồng thời cũng thể hiện sự tiến triển của Trung tâm trong quá trình
kinh doanh, đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng, khẳng định thương hiệu của
mình.
35

Bảng 2.1. Kết quả hoạt động kinh doanh của Trung tâm Kinh doanh VNPT –
Long An giai đoạn 2017 – 2019
ĐVT: Tỷ đồng, %
Chỉ tiêu Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 2018/2017 2019/2018
Doanh thu 862,381 950,164 994,465 10.18% 4.66%
Chi phí 794,678 864,259 854,048 8.76% -1.18%
Lợi nhuận sau thuế 67,703 85,905 140,417 26.89% 63.46%
Nguồn: Trung tâm Kinh doanh VNPT – Long An
Lợi nhuận của Trung tâm Kinh doanh VNPT – Long An trong những năm
qua cũng có nhiều tích cực. Cụ thể: Lợi nhuận sau thuế năm 2018 là 85,905 tỷ đồng,
tăng 26.89% so với năm 2017, năm 2019 lợi nhuận đạt 140,417 tỷ đồng, tăng
63.46% so với năm 2018, điều đó thể hiện Trung tâm Kinh doanh VNPT – Long An
đã có những biện pháp tốt trong việc quản lý tài chính.
2.2. Thực trạng hiệu quả kinh doanh của Trung tâm Kinh doanh VNPT –
Long An giai đoạn 2017 - 2019
2.2.1. Phân tích chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh
Bảng 2.2. Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn của Trung tâm Kinh
doanh VNPT – Long An giai đoạn 2017 - 2019
ĐVT: Tỷ đồng
STT Chỉ tiêu Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019
1 Doanh thu thuần 862,381 950,164 994,465
2 Lợi nhuận sau thuế 67,703 85,905 140,417
3 Tổng nguồn vốn 798,501 714,409 568,266
4 Vốn chủ sở hữu 857,493 583,316 537,200
Hiệu suất sử dụng tổng nguồn
5 1.08 1.33 1.75
vốn (ROI) (5=1/3)
Tỷ suất sinh lời trên tài sản
6 0.14 0.10 0.21
(ROA) (6=2/3)
Tỷ suất sinh lời vốn chủ sở hữu
7 0.08 0.15 0.26
ROE (7=2/4)
Tỷ suất lợi nhuận doanh thu
8 0.08 0.09 0.14
ROS (8=2/1)
Nguồn: Trung tâm Kinh doanh VNPT – Long An
Tỷ suất sinh lời của vốn (ROI): Hiệu suất sử dụng tổng nguồn vốn của Viễn
thông tăng qua các năm, đặc biệt là trong năm 2017-2019 hiệu suất sử dụng tổng
36
nguồn vốn tăng gần 0.67 lần (năm 2017 là 1.08 và tăng lên năm 2019 là 1.75). Chỉ
tiêu hiệu suất sử dụng toàn bộ vốn của doanh nghiệp gia tăng chủ yếu là do kết quả
của sự tăng trưởng doanh thu trong giai đoạn này.
Tỷ suất sinh lời của tài sản (ROA): Trong quá trình tiến hành những hoạt
động kinh doanh, doanh nghiệp mong muốn mở rộng quy mô sản xuất, thị trường
tiêu thụ, nhằm phát triển nhanh và mạnh hơn. Do vậy, chủ doanh nghiệp có thể
dùng tỷ suất sinh lời của tài sản để đánh giá hiệu quả sử sụng các tài sản đã đầu tư.
Tỷ suất sinh lời trên tài sản (ROA) tăng qua các năm từ 2017-2019, lần lượt là 0.14;
0.10 và 0.21. Cụ thể năm 2018 một đồng tài sản sẽ tạo ra được 0.1 đồng doanh thu
giảm gần 29% so với năm 2017, lợi nhuận sau thuế trên một đồng doanh thu đạt
0.09, tăng 12.5% so với năm 2017. Tương tự như thế năm 2019 một đồng tài sản tạo
ra được 0.21 đồng doanh thu tăng 110% so với năm 2018, lợi nhuận sau thuế trên
một đồng doanh thu đạt 0.14, so với năm 2018 tăng gần 56%. Như vậy một trong
những mục tiêu quan trọng nhất trong hoạt động quản lý tài chính của doanh nghiệp
là tăng hệ số sinh lời của vốn chủ sở hữu. Ở đây cả ba chỉ tiêu tỷ suất sinh lời vốn
chủ sở hữu (ROE), tỷ suất sinh lời trên tài sản (ROA) (giảm nhẹ năm 2018) và hiệu
suất sử dụng tổng nguồn vốn (ROI) đều tăng. Đó là một tín hiệu tốt của doanh
nghiệp. Chỉ tiêu ROA liên tục biến động tăng phản ánh hiệu quả của việc sử dụng
vốn kinh doanh của doanh nghiệp ngày càng cao. Điều này có được là do sự tăng
trưởng theo kiểu bù đắp của 2 chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận doanh thu và vòng quay
tổng tài sản của doanh nghiệp mà ở đây chủ yếu là do doanh nghiệp đã gia tăng
được tỷ suất lợi nhuận qua các năm.
Tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu (ROE): Chỉ tiêu ROE phản ánh khả
năng sinh lời của vốn chủ sở hữu. Các nhà đầu tư thường rất quan tâm tới chỉ tiêu
này, nó là một trong những căn cứ để các nhà đầu tư quyết định việc nên hay không
nên đầu tư vào 1 doanh nghiệp. Thêm vào đó, tăng mức doanh lợi VCSH là mục
tiêu quan trọng trong hoạt động quản lý tài chính của doanh nghiệp. Tỷ suất sinh lời
trên vốn chủ sở hữu (ROE) tăng qua các năm từ 2017-2019, lần lượt là: 0.08; 0.15
và 0.26. Từ những phân tích trên cho thấy, để có thể cải thiện và gia tăng chỉ tiêu
ROE của doanh nghiệp, biện pháp hiệu quả nhất đó là làm sao để cải thiện chỉ tiêu
hệ số sử dụng vốn của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp không thể làm gia tăng chỉ
37
tiêu này thì cũng cần có những biện pháp để không làm sụt giảm chỉ tiêu này, bởi nó
là nguyên nhân kéo theo sự gia tăng chỉ tiêu ROE của doanh nghiệp.
Tỷ suất sinh lời của doanh thu (ROS): Khả năng tạo ra doanh thu của doanh
nghiệp là những chiến lược dài hạn, quyết định tạo ra lợi nhuận và nâng cao hiệu
quả kinh doanh. Tuy nhiên mục tiêu cuối cùng của chủ doanh nghiệp không phải là
doanh thu mà là lợi nhuận sau thuế. Do vậy để tăng lợi nhuận sau thuế cần phải duy
trì tốc độ tăng của doanh thu nhanh hơn tốc độ tăng của chi phí, khi đó mới có sự
tăng trưởng bền vững. Tỷ suất sinh lời của doanh thu thể hiện trình độ kiểm soát chi
phí của doanh nghiệp nhằm tăng sức cạnh tranh trên thị trường. Năm 2017, ứng với
mỗi 100 đồng doanh thu thì doanh nghiệp thu được 0.08 đồng lợi nhuận trước thuế
và lãi vay. Các năm tiếp theo lần lượt thu được 0.09 đồng và 0.14 đồng lợi nhuận
trước thuế và lãi vay trên mỗi 100 đồng doanh thu thu được. Tỷ suất ROS tăng liên
tục qua các năm và tốc độ tăng cũng nhanh hơn cho thấy lợi nhuận của doanh
nghiệp làm ra được sau khi trả tiền cho các khoản chi phí biến đổi của sản xuất như
tiền lương, tiền NVL... nhưng trước lãi vay và thuế đang tăng. Đây là kết quả tích
cực cho sự hoạt động của doanh nghiệp. Càng đẩy mạnh kinh doanh tăng doanh thu
trong thời gian tới sẽ càng giúp làm tăng nhiều hơn nữa lợi nhuận cho doanh
nghiệp.
Hình 2.2. Một số chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn của Trung tâm Kinh
doanh VNPT – Long An giai đoạn 2017 - 2019

Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019


1.75

1.33

1.08

0.26
0.21
0.14 0.10 0.15 0.14
0.08 0.08 0.09

ROI ROA ROE ROS

Nguồn: Trung tâm Kinh doanh VNPT – Long An


38

2.2.2. Phân tích các chỉ tiêu sử dụng tài sản


Bảng 2.3. Một số chỉ tiêu sử dụng tài sản của Trung tâm Kinh doanh VNPT –
Long An giai đoạn 2017 - 2019
ĐVT: Tỷ đồng, %
Năm Năm Năm 2018/2017 2019/2018
STT Chỉ tiêu
2017 2018 2019 +/- % +/- %
1 Doanh thu thuần 862,381 950,164 994,465 87,783 10.18 44,301 4.66
Lợi nhuận sau
2 67,703 85,905 140,417 18,202 26.89 54,512 63.46
thuế
Tổng tài sản
3 484,815 823,815 683,187 339,000 69.92 (140,628) -17.07
bình quân
Tài sản ngắn hạn
4 154,957 126,907 92,545 (28,050) -18.10 (34,362) -27.08
bình quân
Tài sản dài hạn
5 329,858 696,908 590,643 367,050 111.28 (106,265) -15.25
bình quân
Tỷ suất sinh lời
6 0.14 0.10 0.21 -0.04 -25.33 0.10 97.10
của TS (2/3)
Sức sản xuất của
7 1.78 1.15 1.46 -0.63 -35.16 0.30 26.21
TS (1/3)
Tỷ suất sinh lời 0.44 0.68 1.52 0.24 54.93 0.84 124.15
8
của TSNH (2/4)
Sức sản xuất của
9 5.57 7.49 10.75 1.92 34.53 3.26 43.52
TSNH (1/4)
Tỷ suất sinh lời
10 0.21 0.12 0.24 -0.08 -39.94 0.11 92.86
của TSDH (2/5)
Sức sản xuất của
11 2.61 1.36 1.68 -1.25 -47.85 0.32 23.49
TSDH (1/5)
Nguồn: Trung tâm Kinh doanh VNPT – Long An
Tỷ suất sinh lời của tổng tài sản
Năm 2018, doanh nghiệp cứ bỏ ra 100 đồng tài sản đầu tư thì thu được 10
đồng lợi nhuận sau thuế. Tỷ suất sinh lời của tổng tài sản năm 2018 giảm 0.04 lần
so với năm 2017 tương ứng giảm hơn 25% do các nhân tố sau:
Lợi nhuận sau thuế tăng làm tỷ suất sinh lời của tổng tài sản tăng một lượng
là:
LNST 2018 LNST 2017 85,905 67,703
- = - = 0.0375
TSBQ2017 TSBQ2017 484,815 484,815
39
Tổng tài sản tăng làm tỷ suất sinh lời của tổng tài sản giảm một lượng là:
LNST 2018 LNST 2018 85,905 85,905
- = - = -0.0729
TSBQ2018 TSBQ2017 823,815 484,815
 Tổng hợp hai nhân tố: 0.0375 – 0.0729 = - 0.0354 (làm tròn 0.04)
Trong năm 2019, doanh nghiệp cứ bỏ ra 100 đồng tài sản đầu tư thì thu được
21 đồng lợi nhuận sau thuế. Tỷ suất sinh lời của tổng tài sản năm 2019 tăng 0.1 lần
so với năm 2018 tương ứng tăng 97.1% do các nhân tố sau:
Lợi nhuận sau thuế tăng làm tỷ suất sinh lời của tổng tài sản tăng một lượng:
LNST 2019 LNST 2018 140,417 85,905
- = - = 0.066
TSBQ2018 TSBQ2018 823,815 823,815
Tổng tài sản giảm làm tỷ suất sinh lời của tổng tài sản tăng một lượng là:
LNST 2019 LNST 2019 140,417 140,417
- = - = 0.035
TSBQ2019 TSBQ2018 683,187 823,815
 Tổng hợp hai nhân tố: 0.066 + 0.035 = 0.10
Sức sản xuất của tổng tài sản
Năm 2018, với mỗi 1 đồng tài sản đem vào sản xuất kinh doanh làm ra được
1.15 đồng doanh thu thuần. Sức sản xuất của tổng tài sản năm 2018 giảm 0.63 lần
so với năm 2017 tương ứng giảm 35.16% do các nhân tố sau:
Doanh thu thuần tăng làm sức sản xuất của tổng tài sản tăng một lượng là:
DTT 2018 DTT 2017 950,164 862,381
- = - = 0.181
TSBQ2017 TSBQ2017 484,815 484,815
Tổng tài sản tăng làm sức sản xuất của tổng tài sản giảm một lượnglà:
DTT 2018 DTT 2018 950,164 950,164
- = - = -0.806
TSBQ2018 TSBQ2017 823,815 484,815
 Tổng hợp hai nhân tố: 0.181– 0.806 = - 0.625 (làm tròn 0.63)
Năm 2019, với mỗi 1 đồng tài sản đem vào sản xuất kinh doanh làm ra được
1.46 đồng doanh thu thuần. Sức sản xuất của tổng tài sản năm 2019 tăng 0.3 lần so
với năm 2018 tương ứng tăng 26.21% do các nhân tố sau:
40
Doanh thu thuần tăng làm sức sản xuất của tổng tài sản tăng một lượng là:
DTT 2019 DTT 2018 994,465 950,164
- = - = 0.053
TSBQ2018 TSBQ2018 823,815 823,815
Tổng tài sản giảm làm sức sản xuất của tổng tài sản tăng một lượng là:
DTT 2019 DTT 2019 994,465 994,465
- = - = 0.248
TSBQ2019 TSBQ2018 683,187 823,815
 Tổng hợp hai nhân tố: 0.053 + 0.248 = 0.301
Tỷ suất sinh lời của tài sản ngắn hạn
Tỷ suất sinh lời tài sản ngắn hạn năm 2018 tăng 0.24 lần so với năm 2017
tương ứng tăng 54.93% do các nhân tố sau:
Lợi nhuận sau thuế tăng làm tỷ suất sinh lời của tài sản ngắn hạn tăng một
lượng là:
LNST 2018 LNST 2017 85,905 67,703
- = - = 0.117
TSNHbq 2017 TSNHbq 2017 154,957 154,957
Tài sản ngắn hạn bình quân giảm làm tỷ suất sinh lời của tài sản ngắn hạn
tăng một lượng là:
LNST 2018 LNST 2018 85,905 85,905
- = - = 0.122
TSNHbq 2018 TSNHbq 2017 126,907 154,957
 Tổng hợp hai nhân tố: 0.117 + 0.122 = 0.239
Tỷ suất sinh lời tài sản ngắn hạn năm 2019 tăng 0.84 lần so với năm 2018
tương ứng tăng 124.15% do các nhân tố sau:
Lợi nhuận sau thuế tăng làm tỷ suất sinh lời của tài sản ngắn hạn tăng một
lượng là:
LNST 2019 LNST 2018 140,417 85,905
- = - = 0.429
TSNHbq 2018 TSNHbq 2018 126,907 126,907
Tài sản ngắn hạn bình quân giảm làm tỷ suất sinh lời của tài sản ngắn hạn
tăng một lượng là:
LNST 2019 LNST 2019 140,417 140,417
- = - = 0.411
TSNHbq 2019 TSNHbq 2018 92,545 126,907
 Tổng hợp hai nhân tố: 0.429 + 0.411 = 0.84
41

Sức sản xuất của tài sản ngắn hạn


Sức sản xuất của tài sản ngắn hạn luôn tăng trong giai đoạn nghiên cứu. Năm
2019 tăng 3.26 lần so với năm 2018 tương ứng tăng 43.52% do các nhân tố sau:
Doanh thu thuần tăng làm sức sản xuất của tài sản ngắn hạn tăng một lượng:
DTT 2019 DTT 2018 994,465 950,164
- = - = 0.35
TSNHbq 2018 TSNHbq 2018 126,907 126,907
Tài sản ngắn hạn giảm làm sức sản xuất của tài sản ngắn hạn tăng:
DTT 2019 DTT 2019 994,465 994,465
- = - = 2.91
TSNHbq 2019 TSNHbq 2018 92,545 126,907
 Tổng hợp hai nhân tố: 0.35 + 2.91 = 3.29
Tỷ suất sinh lời của tài sản dài hạn
Tỷ suất sinh lời của tài sản dài hạn năm 2019 tăng 0.11 lần so với năm 2018
tương ứng tăng 92.86% do các nhân tố sau:
Lợi nhuận sau thuế tăng làm tỷ suất sinh lời của tài sản dài hạn tăng một
lượng là:
LNST 2019 LNST 2018 140,417 85,905
- = - = 0.078
TSDHbq 2018 TSDHbq 2018 696,908 696,908
Tài sản dài hạn bình quân giảm làm tỷ suất sinh lời của tài sản dài hạn tăng
một lượng là:
LNST 2019 LNST 2019 140,417 140,417
- = - = 0.036
TSDHbq 2019 TSDHbq 2018 590,643 696,908
 Tổng hợp hai nhân tố: 0.078 + 0.036 = 0.11
Sức sản xuất của tài sản dài hạn
Sức sản xuất của tài sản dài hạn năm 2019 tăng 0.32 lần so với năm 2018
tương ứng tăng 23.49% do các nhân tố sau:
Doanh thu thuần tăng làm sức sản xuất của tài sản dài hạn tăng một lượng là:
DTT 2019 DTT 2018 994,465 950,164
- = - = 0.06
TSDHbq 2018 TSDHbq 2018 696,908 696,908
Tài sản dài hạn giảm làm sức sản xuất của tài sản dài hạn tăng một lượng là:
DTT 2019 DTT 2019 994,465 994,465
- = - = 0.26
TSNHbq 2019 TSNHbq 2018 590,643 696,908
42

 Tổng hợp hai nhân tố: 0.06 + 0.26 = 0.32


2.2.3. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu
Bảng 2.4. Một số chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu của
Trung tâm Kinh doanh VNPT – Long An giai đoạn 2017 – 2019
ĐVT: Tỷ đồng, %
Năm Năm Năm 2018/2017 2019/2018
STT Chỉ tiêu
2017 2018 2019 +/- % +/- %
1 Doanh thu thuần 862,381 950,164 994,465 87,783 10.18 44,301 4.66
Lợi nhuận sau
2 67,703 85,905 140,417 18,202 26.89 54,512 63.46
thuế
Vốn CSH bình
3 857,493 583,316 537,200 (274,177) -31.97 (46,116) -7.91
quân
Tỷ suất sinh lời
4 0.08 0.15 0.26 0.07 86.53 0.11 77.49
của VCSH (2/3)
Sức sản xuất của
5 1.01 1.63 1.85 0.62 61.97 0.22 13.65
VCSH (1/3)
Nguồn: Trung tâm Kinh doanh VNPT – Long An
Tỷ suất sinh lời của VCSH
Năm 2019, với mỗi một đồng vốn chủ sở hữu làm ra 0.26 đồng lợi nhuận sau
thuế và luôn tăng trong giai đoạn nghiên cứu. Tỷ suất sinh lời của VCSH năm 2019
tăng 0.11 lần so với năm 2018 tương ứng tăng 77.49% do các nhân tố sau:
Lợi nhuận sau thuế tăng làm tỷ suất sinh lời của VCSH tăng một lượng là:
LNST 2019 LNST 2018 140,417 85,905
- = - = 0.09
VCSHbq 2018 VCSHbq 2018 583,316 583,316
VCSH bình quân giảm làm tỷ suất sinh lời của VCSH tăng một lượng là:
LNST 2019 LNST 2019 140,417 140,417
- = - = 0.02
VCSHbq 2019 VCSHbq 2018 537,200 583,316
 Tổng hợp hai nhân tố: 0.09 + 0.02 = 0.11
Sức sản xuất của VCSH
Năm 2019, với mỗi một đồng vốn chủ sở hữu làm ra 1.85 đồng doanh thu
thuần và luôn tăng trong giai đoạn nghiên cứu. Sức sản xuất của VCSH năm 2019
tăng 0.22 lần so với năm 2018 tương ứng tăng 13.65% do các nhân tố sau:
43
Doanh thu thuần tăng làm sức sản xuất của VCSH tăng một lượng là:
DTT 2019 DTT 2018 994,465 950,164
- = - = 0.076
VCSHbq 2018 VCSHbq 2018 583,316 583,316
VCSH bình quân giảm làm sức sản xuất của VCSH tăng một lượng là:
DTT 2019 DTT 2019 994,465 994,465
- = - = 0.146
VCSHbq 2019 VCSHbq 2018 537,200 583,316
 Tổng hợp hai nhân tố: 0.076 + 0.146 = 0.22
2.2.4. Phân tích hiệu quả sử dụng chi phí
Bảng 2.5. Một số chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng chi phícủa Trung tâm
Kinh doanh VNPT – Long An giai đoạn 2017 – 2019
ĐVT: Tỷ đồng, %
Năm Năm Năm 2018/2017 2019/2018
STT Chỉ tiêu
2017 2018 2019 +/- % +/- %
1 Doanh thu thuần 862,381 950,164 994,465 87,783 10.18 44,301 4.66
Lợi nhuận sau
2 67,703 85,905 140,417 18,202 26.89 54,512 63.46
thuế
3 Tổng chi phí 794,678 864,259 854,048 69,581 8.76 (10,211) -1.18
Tỷ suất sinh lời
4 8.52 9.94 16.44 0.01 16.67 0.07 65.41
của TCP (2/3)
Sức sản xuất của
5 1.09 1.10 1.16 0.01 1.31 0.07 5.91
TCP (1/3)
Nguồn: Trung tâm Kinh doanh VNPT – Long An
Tỷ suất sinh lời của chi phí
Năm 2019, cứ 1 đồng chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra thì thu được 16.44 đồng
lợi nhuận sau thuế, tỷ suất sinh lời của chi phí luôn tăng trong giai đoạn nghiên cứu.
Tỷ suất sinh lời của chi phí năm 2019 tăng 0.07 lần so với năm 2018 tương ứng tăng
65.41% do các nhân tố sau:
Lợi nhuận sau thuế tăng làm tỷ suất sinh lời của chi phí tăng một lượng là:
LNST 2019 LNST 2018 140,417 85,905
- = - = 0.063
TCP 2018 TCP 2018 864,259 864,259
Tổng chi phí tăng làm tỷ suất sinh lời của chi phí giảm một lượng là:
LNST 2019 LNST 2019 140,417 140,417
- = - = 0.002
TCP 2019 TCP 2018 854,048 864,259
44

 Tổng hợp hai nhân tố: 0.063 + 0.002 = 0.065 (làm tròn 0.07)
Sức sản xuất của chi phí
Năm 2019, với mỗi đồng chi phí doanh nghiệp bỏ ra thì thu được 1.16 đồng
doanh thu và luôn tăng trong giai đoạn nghiên cứu. Sức sản xuất của chi phí năm
2019 tăng 0.07 lần so với năm 2018 tương ứng tăng 5.91% do các nhân tố sau:
Doanh thu thuần tăng làm sức sản xuất của chi phí tăng một lượng là:
DTT 2019 DTT 2018 994,465 950,164
- = - = 0.051
TCP 2018 TCP 2018 864,259 864,259
Chi phí bình quân tăng làm sức sản xuất của chi phí tăng một lượng là:
DTT 2019 DTT 2019 994,465 994,465
- = - = 0.014
TCP 2019 TCP 2018 854,048 864,259
 Tổng hợp hai nhân tố: 0.051 + 0.014 = 0.065 (làm tròn 0.07)
2.2.5. Phân tích hiệu quả sử dụng lao động
Trong những năm gần đây, quy mô và chất lượng lao động của đơn vị này
tiếp tục được cải thiện, đặc biệt là sau khi hoàn thành kế hoạch tái cấu trúc của
VNPT, Trung tâm Kinh doanh VNPT – Long An chính thức đi vào hoạt động theo
mô hình mới này kể từ ngày 1 tháng 10 năm 2015 với hơn 307 nhân viên trẻ được
đào tạo đúng chuyên môn. Trung tâm Kinh doanh VNPT – Long An quan tâm, củng
cố và về cơ bản đã đáp ứng các yêu cầu tổ chức sản xuất trong kinh doanh.
- Dựa vào bảng 2.6 ta có thể thấy trình độ lao động tại Trung tâm Kinh doanh
VNPT – Long An ngày càng được nâng cao khi lao động có trình độ đại học và sau
đại học ngày càng tăng. Theo đó, đến năm 2019, tỷ lệ lao động có trình độ sau đại
học là 2,2%, trình độ đại học là 56,4%, trình độ cao đẳng, trung cấp là 38,1% và
37,5 trình độ khác là 3,3%. Theo đó đội ngũ nhân viên được đào tạo trình độ đại học
chiếm tỷ trọng cao nhất trong 3 năm. Không chỉ đáp ứng đầy đủ về số lượng lao
động mà nguồn lao động của Trung tâm luôn đạt chất lượng cao, đội ngũ nguồn
nhân lực có trình độ trên đại học chưa có và đội ngũ nguồn nhân lực có trình độ cao
đẳng và trung cấp ngày càng giảm và không có xu hướng tăng lên điều này có được
là do Trung tâm đã chú trọng hơn đến chất lượng lao động, ở những vị trí quan
trọng nhân viên phải là những người có trình độ chuyên môn giỏi. Nhân viên có
trình độ trung cấp hầu hết là nhân viên bán hàng, văn thư lưu trữ, và lái xe, bảo vệ,
45
đây là những đối tượng chỉ cần những văn bằng, chứng chỉ phù hợp với chuyên
ngành.
Bảng 2.6. Một số chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng lao động của Trung tâm
Kinh doanh VNPT – Long An giai đoạn 2017 – 2019
ĐVT: Lao động, %
Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019
Tiêu chí Số Số Số
% % %
lượng lượng lượng
Tổng số lao động 302 100 307 100 307 100%
1. Theo trình độ
Sau đại học 5 1.6 5 1.6 7 2.2
Đại học 178 58.9 175 57.0 173 56.4
Cao đẳng – Trung cấp 103 34.1 115 37,5 117 38.1
Phổ thông 16 5.3 12 3.9 10 3.3
2. Theo giới tính
Nữ 107 35.4 108 35.2 199 35.2
Nam 195 64.6 199 64.8 108 64.8
3. Theo độ tuổi
Dưới 26 tuổi 27 8.9 30 9.8 32 10.4
Từ 26 đến 35 tuổi 195 64.6 197 64.2 200 65.1
Từ 36 đến 45 tuổi 38 12.6 34 11.1 29 9.4
Trên 45 tuổi 42 13.9 45 14.7 46 15.0
3. Theo tính chất lao động
Trực tiếp 235 77.82 247 80.41 246 80.16
Gián tiếp 67 22.18 60 19.59 61 19.84
Nguồn: Trung tâm Kinh doanh VNPT – Long An
- Dựa vào bảng 2.6 ta có thể thấy số lượng nhân viên của Trung tâm Kinh
doanh VNPT – Long An trong thời gian 2017 - 2019 không có nhiều biến động,
tăng nhẹ từ 302 nhân viên (2017) lên 307 nhân viên trong năm 2018 và giữ ổn định
trong năm 2019. Điều này có thể được lý giải khi hoạt động của Trung tâm Kinh
doanh VNPT qua các năm đã dần đi vào ổn định, không còn mở rộng cửa hàng kinh
doanh nên số lượng nhân viên không có nhiều biến động. Đồng thời, do đặc điểm
ngành nghề là dịch vụ kết hợp kinh doanh thương mại, nên phần lớn nhân viên tại
trung tâm là nữ (khoảng 64,6 đến 64,8% qua các năm).
46
- Từ bảng 2.6 ta có thể thấy phần lớn nhân viên tại Trung tâm Kinh doanh
VNPT – Long An là những lao động trẻ, năng động với tỷ lệ lao động dưới 26 tuổi
là 10,4% (năm 2019) và từ 26 đến 35 tuổi là 65,1% (năm 2019) phù hợp với hình
thức đào tạo kỹ năng nhằm bổ sung kiến thức kỹ năng thực hiện công việc hiện tại
hoặc tương lai. Điểm thuận lợi là tuổi trẻ năng động sáng tạo, linh hoạt, có khả năng
tiếp thu nhanh chóng những tiến bộ khoa học kỹ thuật, thích nghi nhanh với sự thay
đổi của môi trường. Tuy nhiên tuổi trẻ rất dễ thay đổi, thích mạo hiểm nên cần phải
có những chính sách đãi ngộ phù hợp, nếu không rất dễ xảy ra tình trạng nghỉ việc,
nhảy việc, làm ảnh hưởng đến uy tín, hình ảnh của Trung tâm. Ở độ tuổi trên 45 tuổi
không có nhiều biến động, tăng nhẹ từ 13,9% (năm 2017) lên 15% (năm 2019). Ở
độ tuổi này, người lao động đã có trình độ, kỹ năng tốt nên phù hợp với các khóa
đào tạo nghề nghiệp.
- Số lượng lao động trực tiếp của công ty qua các năm chiếm trên 80%. Đây là
đặc điểm nổi bật do hoạt động chủ yếu của doanh nghiệp Viễn thông, đẩy mạnh
hoạt động bán hàng trực tiếp đến tận tay người tiêu dùng, phục vụ khách hàng
nhanh chóng hiệu quả.
Để làm rõ hơn hiệu quả sử dụng lao động của công ty ta có các chỉ số sau:
Bảng 2.7. Các chỉ số về hiệu quả sử dụng lao độngcủa Trung tâm Kinh doanh
VNPT – Long An giai đoạn 2017 – 2019
ĐVT: Tỷ đồng, %
Năm Năm Năm 2018/2017 2019/2018
STT Chỉ tiêu
2017 2018 2019 +/- % +/- %
1 Doanh thu thuần 862,381 950,164 994,465 87,783 10.18 44,301 4.66
2 Lợi nhuận sau thuế 67,703 85,905 140,417 18,202 26.89 54,512 63.46
3 Tổng số lao động 302 307 307 5 1.66 - -
Tỷ suất sinh lời của
4 224 280 457 56 24.82 178 63.46
LĐ (2/3)
Sức sản xuất của lao
5 2,856 3,095 3,239 239 8.38 144 4.66
động (1/3)
Nguồn: Trung tâm Kinh doanh VNPT – Long An
Tỷ suất sinh lời của lao động
Tỷ suất sinh lời của lao động tăng liên tục qua các năm. Năm 2017, bình
quân mỗi lao động mang lại cho công ty 224 đồng lợi nhuận sau thuế, đến năm
47
2019 tăng lên 457 đồng lợi nhuận. Tỷ suất sinh lời của lao động năm 2019 tăng 178
đồng so với năm 2018 tương ứng tăng 63.46% do các nhân tố sau:
Lợi nhuận sau thuế tăng làm tỷ suất sinh lời của lao động tăng một lượng:
LNST 2019 LNST 2018 140,417 85,905
- = - = 177.56
TSLĐ 2018 TSLĐ 2018 307 307
Tổng số lao động không đổi làm tỷ suất sinh lời của lao động không đổi:
LNST 2019 LNST 2019 140,417 140,417
- = - = 0
TSLĐ 2019 TSLĐ 2018 307 307
 Tổng hợp hai nhân tố: 177.56 + 0 = 177.56 (làm tròn 178)
Sức sản xuất của lao động
Năm 2019 bình quân mỗi lao động tạo ra được 3,239 đồng doanh thu. Sức
sản xuất của lao động có nhiều biến động theo hướng tăng. Sức sản xuất của lao
động năm 2019 tăng 144 đồng so với năm 2018 tương ứng tăng 4.66% do các nhân
tố sau:
Doanh thu thuần tăng làm sức sản xuất của lao động tăng một lượng là:
DTT 2019 DTT 2018 994,465 950,164
- = - = 144
TSLĐ 2018 TSLĐ 2018 307 307
Tổng số lao động giảm làm sức sản xuất của lao động tăng một lượng là:
DTT 2019 DTT 2019 994,465 994,465
- = - = 0
TSLĐ 2019 TSLĐ 2018 307 307
 Tổng hợp hai nhân tố: 144 + 0 = 144
Để đánh giá chính xác hơn việc giảm lao động có đem lại hiệu quả cho công
ty không ta sử dụng phương pháp so sánh sự biến động lao động của công ty giữa
các năm trong mối liên hệ với chỉ tiêu tồng doanh thu thuần.
Năm 2018, doanh nghiệp sử dụng 307 lao động đem lại mức doanh thu
85,905 tỷ đồng. Vậy giả sử với cùng điều kiện như năm 2018, doanh nghiệp đạt
được doanh thu 994,465 tỷ đồng năm 2019 thì cần số lượng lao động:
TSLĐ cần TSLĐ năm DTT 2019 307 x 994,465
= x = = 321
năm 2019 2018 DTT 2018 950,164
Tuy nhiên thực tế doanh nghiệp chỉ cần 307 lao động, do vậy đã tiết kiệm
được 14 lao động. Vậy năm 2019, Trung tâm Kinh doanh VNPT – Long An đã sử
48
dụng lao động hiệu quả hơn so với năm 2018 xét về mặt đem lại doanh thu. Điều
này có được một phần lớn do năm 2019 Trung tâm Kinh doanh VNPT – Long An
đã thực hiện nhiều giải pháp về nâng cao chất lượng lao động, thực hiện nhiều giải
pháp về quản trị nhân sự như thẻ điểm cân bằng, tin học hóa trong quản lý và điều
hành sản xuất để tiết kiệm được nguồn nhân lực.
2.2.6. Phân tích một số chỉ tiêu tài chính
Bảng 2.8. Một số chỉ tiêu phản ánh hiệu quả tài chính của Trung tâm Kinh
doanh VNPT – Long An giai đoạn 2017 – 2019
ĐVT: %
Năm Năm Năm 2018/2017 2019/2018
Chỉ tiêu
2017 2018 2019 +/- % +/- %
Hệ số khả năng thanh
2.97 3.58 3.54 0.61 20.54 (0.04) -1.12
toán tổng quát (lần)
Hệ số tài trợ (lần) 1.07 0.82 0.95 (0.26) -23.97 0.13 15.78
Vòng quay HTK (Vòng) 31.19 34.22 65.25 3.03 9.71 31.03 90.68
Tốc độ tăng trưởng vốn 0.95 0.78 0.62 (0.17) -17.89 (0.16) -20.51
Nguồn: Trung tâm Kinh doanh VNPT – Long An
Mức độ thanh toán: Nhìn chung hệ số về khả năng thanh toán đều ≥ 1 cho
thấy doanh nghiệp đảm bảo được khả năng thanh toán. Chỉ tiêu này ở mức khá cao,
cao hơn nhiều so với mức bình quân tương ứng ngành (2.02) cho thấy tình hình tài
chính của doanh nghiệp khá tốt, lành mạnh, doanh nghiệp có đủ khả năng thanh
toán các khoản nợ, uy tín của doanh nghiệp cao. Do tổng số tài sản và tổng số nợ
phải trả đều giảm liên tục qua các năm cho thấy khả năng thanh toán tăng liên tục
qua các năm.
Mức độ độc lập tài chính: Đây là chỉ tiêu phản ánh mức độ độc lập về tài
chính. Qua bảng 2.8 trên ta thấy khả năng tự bảo đảm về mặt tài chính và mức độ
độc lập về mắt tài chính của doanh nghiệp khá tốt.Trong tổng số nguồn vốn của
doanh nghiệp, nguồn vốn chủ sở hữu chiếm tới 1.07 lần năm 2017. Trị số của chỉ
tiêu này giảm xuống còn 0.82 lần năm 2018 và tăng lên 0.95 lần năm 2019 do
doanh nghiệp kiểm soát tốt nợ phải trả. Sự tăng liên tục qua các năm và mức giảm
năm sau tăng nhanh hơn năm trước của hệ số tài trợ cho thấy xu hướng tốt về mức
độ độc lập tài chính của doanh nghiệp. Đây là điều cần lưu ý cho các nhà quản lý để
49
có các biện pháp giữ vững tự đảm bảo về mặt tài chính trong dài hạn, chuẩn bị các
điều cần thiết để phát triển trong tương lại.
Khả năng hoạt động: Số vòng quay tăng liên tục qua các năm. Hàng tồn kho
nhìn chung giảm khiến cho khả năng luân chuyển hàng tồn kho tăng, từ đó giảm
hiện tượng ứ đọng vốn, tăng hiệu quả kinh doanh của công ty. Chỉ tiêu này của
doanh nghiệp liên tục biến đổi qua các năm. Năm 2017 vòng quay hàng tồn kho của
doanh nghiệp là 31.19 vòng/năm, năm 2018 hàng tồn kho thực hiện được hơn 34
vòng và tiếp tục gia tăng hiệu quả trong năm 2019 khi chỉ tiêu này lên hơn 65
vòng/năm. Nguyên nhân do sự giảm mạnh của chỉ tiêu hàng tồn kho kéo theo số
vòng quay của hàng tồn kho tăng lên. Như vậy chúng ta thấy rằng khi doanh nghiệp
giảm giá trị hàng tồn kho mà không làm ảnh hưởng nhiều tới giá vốn hàng bán thì
doanh nghiệp sẽ làm cho vòng quay hàng tồn kho tăng lên. Điều này sẽ giúp doanh
nghiệp tránh được tình trạng ứ đọng VLĐ. Số vòng quay tăng liên tục qua các năm.
Hàng tồn kho nhìn chung giảm khiến cho khả năng luân chuyển hàng tồn kho tăng,
từ đó giảm hiện tượng ứ đọng vốn, tăng hiệu quả kinh doanh của công ty. Mặc dù là
với đặc thù là doanh nghiệp Viễn thông, phải luôn chuẩn bị một lương thiết bị lớn
để ứng cứu và phát triển mạng lưới, đáp ứng nhu cầu khách hang. Nhưng đơn vị
luôn đảm bảo tốt lượng tồn kho vừa đáp ứng kinh doanh, vừa ổn định tình hình tài
chính.
Tình hình vốn: Tình hình huy động vốn của doanh nghiệp có xu hướng giảm
theo thời gian, lần lượt: năm 2017 tương ứng 0.95 lần, năm 2018 tương ứng 0.78
lần, năm 2019 tương ứng 0.62 lần. Xu hướng giảm này hoàn toàn phù hợp với
hướng phát triển và tính chất đặc thù của nghành Viễn thông (đầu tư ban đầu với
lượng tài sản có giá trị lớn, khấu hao trong nhiều năm). Vốn giảm đồng nghĩa với
chi phí khấu hao giảm, dẫn tới lợi nhuận các năm có xu hướng tăng lên. Điều này
hoàn toàn phù hợp với sự phát triển thực tế của doanh nghiệp, với sự phát triển
không ngừng, liên tục mở rộng thị trường, khẳng định thương hiệu, giảm chi phí
tăng lợi nhuận. Tổng vốn của công ty tăng dần qua 3 năm gần đây (2017-2019), nợ
phải trả và vốn chủ sở hữu cũng biến động tương ứng.
50

Hình 2.3. Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả tài chính của Trung tâm Kinh doanh
VNPT – Long An giai đoạn 2017 – 2019

Năm 2019 Năm 2018 Năm 2017

0.62
Tốc độ tăng trưởng vốn 0.78
0.95

65.25
Vòng quay HTK 34.22
31.19

0.95
Hệ số tài trợ 0.82
1.07

3.54
Hệ số khả năng thanh toán tổng quát 3.58
2.97

Nguồn: Trung tâm Kinh doanh VNPT – Long An


2.2.7. Phân tích thị trường - thị phần
2.2.7.1. Kinh tế vĩ mô
Trong những năm qua, kinh tế Việt Nam phải đối mặt với nhiều khó khăn,
thách thức do những vấn đề nội tại của nền kinh tế cũng như tác động của những bất
ổn kinh tế thế giới. Thách thức chính mà kinh tế Việt Nam phải đối mặt là tình trạng
lạm phát và lãi suất luôn ở mức cao, thắt chặt chi tiêu và đầu tư công, các rủi ro tín
dụng, đầu tư xuất hiện ngày càng nhiều. Chỉ số giá tiêu dùng cả năm 2018 tăng
18,58% so với năm 2017. Lãi suất cho vay ở mức trên dưới 20%/năm, cá biệt có
giai đoạn lãi suất lên tới 25 - 27%/năm gây khó khăn nghiêm trọng cho hoạt động
của doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp vừa và nhỏ. Năm 2018 cũng được ghi dấu
là một năm đầy sóng gió của thị trường vàng. Giá vàng thế giới và trong nước biến
động mạnh và liên tục phá vỡ những mốc kỷ lục.
Mặc dù được đánh giá là một năm đầy khó khăn tuy nhiên bức tranh kinh tế
Việt Nam vẫn có những điểm sáng. Tốc độ tăng trưởng GDP cả Việt Nam năm
2018 đạt 5,89%. Mức tăng này thấp hơn so với mức tăng 6,78% của năm 2017 và
thấp hơn so với mục tiêu KH là 6%, nhưng trong bối cảnh kinh tế khó khăn thì Việt
Nam vẫn là một trong số ít các quốc gia có tốc độ tăng trưởng khá cao. Tổng kim
ngạch xuất khẩu tăng 33,3%, nhập khẩu tăng 24,7%, nhập siêu giảm xuống còn
dưới 10% kim ngạch xuất nhập khẩu, tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tăng
51
24,2%, lượng vốn FDI thực hiện trong năm 2017 đạt 11 tỷ USD, đóng góp 25,9%
tổng vốn đầu tư toàn xã hội. Có thể nói, với những nổ lực trong thực thi chính sách
tài chính - tiền tệ chặt chẽ, Chính phủ đã từng bước kiểm soát lạm phát và góp phần
ổn định kinh tế vĩ mô.
2.2.7.2. Thị trường
Thị trường viễn thông chịu nhiều tác động từ những khó khăn của nền kinh
tế, nhất là tình trạng lạm phát cao và cắt giảm đầu tư công làm giảm chi phí hoạt
động của doanh nghiệp viễn thông, đồng thời gia tăng nợ phí và rủi ro trục lợi trong
ngành. Dù trong hoàn cảnh như vậy, thị trường viễn thông tại Long An vẫn duy trì
tốc độ tăng trưởng khả quan. Tổng doanh thu phí viễn thông cả năm 2019 đạt 365 tỷ
đồng, tăng trưởng 7,4% so với năm 2017. Tổng số chi phí đầu tư khoảng 147 tỷ
đồng, tăng 20,6% so với năm 2017. Doanh thu hoạt động đầu tư đạt 104 tỷ đồng,
tăng 15,8% so với năm 2017.
Trung tâm Kinh doanh VNPT – Long An hoạt động kinh doanh trong lĩnh
vực viễn thông với quy mô rộng khắp, có khoảng 4 phòng phục vụ khách hàng với
hơn 35 nhân viên và hơn 130 đại lý cả tỉnh. Trong những năm qua, dưới sự tác động
của nền kinh tế thị trường và sự cạnh tranh gay gắt của các doanh nghiệp viễn thông
trong khu vực nhưng Trung tâm Kinh doanh VNPT – Long An vẫn giữ vững tốc độ
tăng trưởng doanh thu trên 8,4%, điều này cho thấy Trung tâm Kinh doanh VNPT –
Long An đã có nhiều sự nổ lực trong kinh doanh. Việc cạnh tranh giữa các doanh
nghiệp trong cùng lĩnh vực ngày càng trở nên gay gắt với sự xuất hiện nhiều doanh
nghiệp viễn thông mới. Trong bối cảnh đó, Trung tâm Kinh doanh VNPT – Long
An đã từng bước khẳng định mình và giữ vững vị trí dẫn đầu thị trường của tỉnh với
24% thị phần doanh thu phí gốc. Năm 2019, mục tiêu đề ra là Công ty phải đạt tốc
độ tăng trưởng doanh thu trên 10% so với năm 2018.
Do điều kiện kinh tế phát triển, đời sống người dân được cải thiện nên số
lượng người tham gia viễn thông ngày càng nhiều. Nắm bắt thời cơ đó, Trung tâm
Kinh doanh VNPT – Long An triển khai thực hiện mở rộng thị trường với các sản
phẩm mới, chương trình mới,… trong toàn tỉnh Long An. Tận dụng lợi thế VNPT là
một thương hiệu lớn và uy tín cao, Trung tâm Kinh doanh VNPT – Long An từng
bước thực hiện mở rộng thị phần trong sự cạnh tranh gay gắt của các doanh nghiệp
52
đối thủ (viettel) trên các dòng sản phẩm. Hiện tại, Công ty vẫn chiếm thị phần lớn
nhất của tỉnh Long An.
2.3. Đánh giá chung thực trạng hiệu quả kinh doanh tại Trung Tâm Kinh
Doanh VNPT - Long An
2.3.1. Những kết quả đạt được
Mặc dù điều kiện cạnh tranh trên thị trường viễn thông ngày càng gay gắt,
nhưng lợi nhuận sau thuế của Trung Tâm Kinh Doanh VNPT - Long An vẫn duy trì
và có sự tăng trưởng ấn tượng qua các năm với tỷ lệ cao. Đây là một kết quả đáng
khích lệ.
Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận doanh thu ngày càng tăng trong giai đoạn nghiên
cứu. Nó cho thấy Trung Tâm Kinh Doanh VNPT - Long An ngày càng giảm được
giá vốn hàng bán, tiết kiệm chi phí trong sản xuất để gia tăng thêm lợi nhuận.
Khả năng chiếm dụng vốn của chủ thể khác của doanh nghiệp ngày càng
nhiều, nó cho phép doanh nghiệp tận dụng nguồn vốn này cho hoạt động kinh
doanh. Đây là nguồn vốn huy động với chi phí cực thấp, nó bổ xung một nguồn vốn
quan trọng cho doanh nghiệp.
Chỉ tiêu tỷ suất lợi tài sản (ROA) tăng trong giai đoạn nghiên cứu. Điều này
phản ánh hiệu quả của việc sử dụng vốn kinh doanh đã đem lại những tín hiệu khả
quan về lợi nhuận của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này của doanh nghiệp chỉ tăng khi lợi
nhuận của doanh nghiệp tăng. Nhưng để có được phần lợi nhuận tăng thêm đó,
doanh nghiệp cũng phải gia tăng vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.
Chỉ tiêu này tăng có nghĩa, việc gia tăng vốn kinhdoanh của doanh nghiệp đã đem
lại cho doanh nghiệp nhiều lợi nhuận sau thuế hơn.
Bên cạnh chỉ tiêt ROA thì chỉ tiêu ROE (tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu)
cũng phản ánh những hiệu quả nhất định của việc sử dụng VCSH của doanh nghiệp.
Chỉ tiêu ROE của doanh nghiệp tăng ổn định, tuy không cao. Nó cho thấy doanh
nghiệp đã nỗ lực duy trì sự gia tăng ổn định của chỉ tiêu. Như vậy, cả hai chỉ tiêu
quan trọng nhất để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp là ROE và
ROA đều khả quan.
Ngoài ra doanh nghiệp cũng chấp hành nghiêm chỉnh mọi quy định hiện
hành về quản lý tài chính của nhà nước, báo cáo tài chính được tiến hành thường
53
xuyên song song với việc theo dõi, đánh gía cụ thể về tài chính của doanh nghiệp,
doanh nghiệp có nhiều ưu điểm trong việc đảm bảo công ăn việc làm và đời sống
của người lao động ngày càng được cải thiện. Thu nhập bình quân của người lao
động cũng liên tục tăng năm 2019 đặt mức trung bình 28 triệu đồng/người/tháng.
Bên cạnh đó doanh nghiệp cũng thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ với tập đoàn
VNPT và cục thuế Long An về nộp thuế.
Mặc dù thị trường có nhiều biến động, cạnh tranh giữa các doanh nghiệp
viễn thông đang ngày khốc liệt nhưng công ty luôn cố gắng đẩy mạnh kinh doanh,
đáp ứng nhu cầu khách hang, hoàn thành kế hoạch đề ra của Trung Tâm Kinh
Doanh VNPT - Long An nói riêng và VNPT nói chung. Thương hiệu VNPT đã
khẳng định được thương hiệu trên thị trường viễn thông, chất lượng sản phẩm đã
được khẳng định, tạo được niềm tin nơi khách hàng với chất lượng sản phẩm cao và
ngày càng đa dạng, đáp ứng được nhu cầu phong phú của khách hang. Mạng lưới
đại lý bán hang đã rộng khắp, thị phần tại Long An luôn chiếm ưu thế. Chế độ dịch
vụ sau bán hàng tốt, đảm bảo chất lượng sản phẩm mà công ty cung cấp cho khách
hàng. Nhờ vậy doanh thu tăng đáng kể.
Cơ sở hạ tầng đang được xây dựng hoàn thiện, đồng bộ, máy móc được mua
mới hiện đại, tự động hóa, góp phần nâng cao năng xuất lao động. Đây là cơ sở tốt
cho sự phát triển bền vững và lâu dài của doanh nghiệp. Tin học hóa hệ thống quản
lý, tăng cường đào tạo cho cán bộ công nhân viên nâng cao trình độ.
2.3.2. Hạn chế còn tồn tại
Doanh thu của VNPT Long An tăng đều qua các năm nhưng một số dịch vụ
dịch vụ chưa đáp ứng được sơ với yêu cầu mà Tập đoàn giao so với các đối thủ thủ
cạnh tranh trên địa bàn.
Vốn cố định của doanh nhiệp chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn
của doanh nghiệp.Thực tế doanh nghiệp đã đầu tư quá nhiều vào TSCĐ dẫn đến
việc không sử dụng hết công suất máy móc dễ dẫn đến đọng vốn kinh doanh kém
hiệu quả.
Trung Tâm Kinh Doanh VNPT - Long An áp dụng phương pháp tính khấu
hao tuyến tính. Đây là một hạn chế vì trong những năm đầu hiệu suất làm việc của
54
máy móc thiết bị cao hơn nhiều so với những năm tiếp theo mà đặc trưng của thiết
bị viễn thông là khấu hao vô hình rất lớn dễ bị lạc hậu về kỹ thuật.
Doanh nghiệp cần quan tâm đến các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh
doanh, hiệu quả sử dụng vốn để sử dụng tối đa công suất TSCĐ, vốn thì mới tạo vị
thế vững chắc trên thị trường Long An.
Quản lý chi phí chưa hiệu quả mặc dù Trung Tâm Kinh Doanh VNPT - Long
An đã xây dựng hệ thống các chỉ tiêu chuẩn, định mức sử dụng vật tư, định mức
tiêu hao cho từng loại vật tư, thủ tục cấp phát, sử dụng nhưng trong quá trình triển
khai thực hiện hệ thống này có một số hạn chế, chưa phù hợp với tình hình thực tế
đơn vị.
2.3.3. Nguyên nhân của hạn chế
Quản lý các khoản phải thu: Việc thu hồi nợ chưa được quan tâm đúng mức
và thực hiện chưa nghiêm ngặt, nợ khó đòi, nợ quá hạn vẫn phát sinh qua các năm.
Mặc dù Trung Tâm Kinh Doanh VNPT - Long An đã thực hiện phân loại tuổi nợ để
theo dõi nhưng chưa có biện pháp hữu hiệu và giải quyết công nợ khó đòi như: đôn
đốc khách hàng trả nợ, gia hạn nợ, thỏa ước xử lý nợ, giảm nợ….hoặc đưa ra tào án
kinh tế giải quyết. Trung Tâm Kinh Doanh VNPT - Long An chỉ mới thực hiện
phân loại tuổi nợ mà chưa thường xuyên đánh giá khả năng thu hồi các khoản nợ
đó. Vốn của Trung Tâm Kinh Doanh VNPT - Long An còn bị đọng nhiều trong giá
trị các khoản phải thu mà chủ yếu là ở khách hàng của Trung Tâm Kinh Doanh
VNPT - Long An do 2 yếu tố: Việc thu hồi nợ chưa được quan tâm đúng mức và
thực hiện chưa nghiêm ngặt, nợ khó đòi, nợ quá hạn vẫn phát sinh qua các năm.
Quản lý hàng tồn kho: hoạt động dự báo thị trường còn nhiều hạn chế dẫn
đến việc dự trữ hàng tồn kho nhiều, làm vốn lưu động bị ứ đọng làm giảm trực tiếp
hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Trung Tâm Kinh Doanh VNPT - Long An. Bên
cạnh đó Trung Tâm Kinh Doanh VNPT - Long An chưa xử lý dứt điểm các vật tư ứ
đọng hoặc không cần dùng do chất lượng không đảm bảo nhằm thu hồi vốn kinh
doanh. Các hoạt động quảng cáo, khuyến mại, chính sách ưu đãi cho khách hàng
tiêu dùng sản phẩm của doanh nghiệp chưa được quan tâm nhiều. Đặc biệt trong thị
trường cạnh tranh khốc liệt này khi chính sách thương mại hợp lý như giảm giá
55
hàng bán sẽ thu hút thêm khách hàng, giảm hàng tồn kho, tăng vòng quay hàng tồn
kho và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
Thị trường chủ yếu của Trung Tâm Kinh Doanh VNPT - Long An là thị
trường trong tỉnh Long An tuy có những ưu điểm, song chính sách tập trung vào
một thị trường này cũng có những hạn chế nhất định như gặp nhiều rủi ro trong sự
biến động của thị trường, hoạt động tiêu thụ quá lệ thuộc vào một thị trường.
Nguyên nhân chính là do Trung Tâm Kinh Doanh VNPT - Long An chưa tổ chức
được một đội ngũ marketing và nghiên cứu thị trường có trình độ. Đây là một thị
trường lớn với một số lượng khách hàng đông đảo. Khắc phục được hạn chế này sẽ
góp phần mở rộng thị trường, tăng nhanh tốc độ tiêu thụ, tăng doanh thu, tăng vòng
quay của vốn, nâng cao hiệu quả kinh doanh của Trung Tâm Kinh Doanh VNPT -
Long An. Kinh tế thị trường bắt buộc các nhà sản xuất phải tìm kiếm khách hàng
bởi vì nền kinh tế thị trường cung thường lớn hơn cầu. Để bán được hàng Trung
Tâm Kinh Doanh VNPT - Long An phải nghiên cứu thị trường, tìm kiếm khách
hàng hay lôi kéo họ về với mình. Mặc dù vậy hoạt động kinh doanh của Trung Tâm
Kinh Doanh VNPT - Long An chưa chú trọng đến công tác nghiên cứu thị trường,
quảng cáo, chủ yếu là khách hàng vẫn tự tìm đến Trung Tâm Kinh Doanh VNPT -
Long An đặt và mua hàng.
Hoạt động Marketing còn yếu thể hiện doanh nghiệp chưa xác định được
điểm yếu của mình trên thị trường. Các thông tin về đối thủ cạnh tranh, về khách
hàng, các chủ đầu tư cũng như về sự biến động của thị trường còn hạn chế.
Tuy đã xây dựng chiến lược mặt hàng nhưng chưa đảm bảo sự đa dạng mặt
hàng, chủng loại, sản phẩm chưa phong phú. Hiện nay Trung Tâm Kinh Doanh
VNPT - Long An chỉ chủ yếu sản xuất các sản phẩm mẫu mã chủ yếu do khách
hàng mang đến. Đây là một hạn chế mà Trung Tâm Kinh Doanh VNPT - Long An
cần phải khắc phục ngay để đảm bảo sự đa dạng về mặt hàng, mẫu mã sản phẩm, từ
đó nâng cao hiệu quả kinh doanh của Trung Tâm Kinh Doanh VNPT - Long An.
Trung Tâm Kinh Doanh VNPT - Long An có khá nhiều thợ cán bộ giỏi
nhưng trình độ lao động nói chung còn thấp. Năng suất lao động chưa cao cũng là
do người lao động chưa có ý thức lao động, không gắn sự sống còn của Trung Tâm
Kinh Doanh VNPT - Long An với cuộc sống của mình.
56
Chính các sự hạn chế này đưa Trung Tâm Kinh Doanh VNPT - Long An vào
tình trạng khó giải quyết được những yếu điểm của mình như về: vấn đề về vốn
kinh doanh, nguyên vật liệu, đội ngũ lao động... đồng thời Trung Tâm Kinh Doanh
VNPT - Long An không khai thác được thế mạnh của mình như việc mở rộng các
mối quan hệ kinh doanh, nâng cao uy tín...
Với đặc thù là một nghành Viễn thông có từ rất lâu, bộ máy nhân sự còn
cồng kềnh, tuổi đời cao, dẫn đến chi phí tiền lương cao, khó cho việc bố trí nhân sự
vào các vị trí như bán hàng, công nghệ thông tin. Qua thực tế nghiên cứu ở Trung
Tâm Kinh Doanh VNPT - Long An ta thấy một số tồn tại cơ bản nói trên, đây chính
là những nguyên nhân làm giảm hiệu quả kinh doanh của Trung Tâm Kinh Doanh
VNPT - Long An. Nếu khắc phục được những tồn tại này sẽ góp phần không nhỏ
vào việc nâng cao hiệu quả kinh doanh của Trung Tâm Kinh Doanh VNPT - Long
An.
57

TÓM TẮT CHƯƠNG 2

Trong chương 2 đã nêu lên được thực trạng hiệu quả kinh doanh, đánh giá
và phân tích thông qua các chỉ số đánh giá hiệu quả kinh doanh cũng như các yếu tố
tác động đến hiệu quả kinh doanh. Qua đó cho thấy Trung Tâm Kinh Doanh VNPT
- Long An còn nhiều tồn tại và hạn chế, nên Ban Giám đốc cần phải xử lý, giải
quyết triệt để các vấn đề tồn tại, những vấn đề trong phạm vi giải quyết ban lãnh
đạo phải xử lý dứt điểm, kịp thời những vấn đề khó giải quyết hay vượt quyền giải
quyết thi kiến nghị trình lên cấp trên để có hướng xử lý cụ thể.
58

CHƯƠNG 3
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH TẠI
TRUNG TÂM KINH DOANH VNPT - LONG AN

3.1. Định hướng phát triển của VNPT Long An giai đoạn 2020 - 2025
Tiếp tục xây dựng và phát triển doanh nghiệp ngày một mạnh hơn. Lấy hiệu
quả kinh tế, xã hội làm thước đo chủ yếu cho sự phát triển bền vững. Thực hiện đa
dạng hoá nghành nghề, sản phẩm, đầu tư mở rộng quy mô kinh doanh trong các lĩnh
vực. Phát huy cao độ mọi nguồn lực để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, giải
quyết đủ việc làm. Thực hiện tốt khuyến khích và đãi ngộ người lao động trong
doanh nghiệp, duy trì sự vững mạnh của các tổ chức Đảng, Công đoàn, Đoàn thanh
niên trong doanh nghiệp và tổ chức các ngày lễ trong năm.
Doanh nghiệp luôn lấy chất lượng sản phẩm dịch vụ là giá trị cốt lõi quyết
định đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Với quan điểm phát triển “Lấy
khoa học công nghệ làm trung tâm, lấy thị trường để định hướng, lấy tăng trưởng
làm động lực, lấy chất lượng dịch vụ để cam kết với khách hàng”.
Về cơ sở vật chất: Đầu tư nâng cấp hệ thống tài sản cố định toàn viễn thông,
tăng năng lực sản xuất dẫn đến tăng cường hiệu quả sản xuất kinh doanh đáp ứng
nhu cầu thị trường và đảm bảo chất lượng.
Về xây dựng thương hiệu: Tiếp tục khuyếch trương, quảng bá thương hiệu.
Với thế mạnh là một doanh nghiệp uy tín cung cấp sản phẩm viễn thông trên địa bàn
Long An.
Về nhân lực: Phát huy các thế mạnh sẵn có của doanh nghiệp về năng suất
lao động, nguồn nhân lực nhiều kinh nghiệm, nhiệt huyết. Song song với việc đào
đạo là tuyển dụng, quản lý, nâng cao nguồn nhân lực. Chuyển dịch từ lao động viễn
thông sang thế mạnh về công nghệ thông tin.
Về định hướng sử dụng nguồn vốn: Thực hiệu tốt việc quản lý và thu hồi
vốn, trú trọng xây dựng các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
Tập trung nghiên cứu triển khai các sản phẩm mới, giữ vững thị phần các sản
phẩm truyền thống, đa dạng hóa sản phẩm, đảm bảo phát triển bền vững.
59
Tiếp tục xây dựng văn hóa doanh nghiệp để tạo dựng hình ảnh doanh nghiệp:
Uy tín - Chất lượng - Hiệu quả. Tạo nhận thức sâu sắc bài học truyền thống của
ngành: Trung thành – Dũng cảm – Tận tụy – Sáng tạo – Nghĩa tình.
Để thực hiện thắng lợi các mục tiêu, kế hoạch của Tập đoàn giao, VNPT
Long An thực hiện tư tưởng chỉ đạo “Làm thật- Ăn thật” và phương châm hành
động “Kỷ cương – Chất lượng – Hiệu quả” của Đảng ủy Long An. Phát huy các lợi
thế của năm trước, khắc phục những hạn chế, yếu kém lấy hiệu quả kinh doanh và
lợi ích của VNPT tại địa bàn Long An làm mục tiêu, thu nhập người lao động làm
thước đo để định hướng các hoạt động SXKD. Tiếp tục phấn đấu giữ vững truyền
thống là đơn vị sản xuất kinh doanh có hiệu quả và duy trì quy mô tăng trưởng dịch
vụ băng rộng trong nhóm đầu của Tập đoàn, phấn đấu tăng trưởng thị phần di động
ngang bằng và vượt mức bình quân của Tổng công ty VNPT.
3.2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Trung Tâm kinh doanh
VNPT - Long An
3.2.1. Không ngừng gia tăng doanh thu
Qua thực tiễn kết quả hoạt động kinh doanh trong các năm 2017 – 2019 cho
thấy, thị phần của VNPT Long An trên địa bàn bị mất dần vào tay các đối thủ. Mặc
dù thương hiệu VNPT có bề dày lịch sử và VNPT Long An có sự trung thành của
khách hàng trên cơ sở thương hiệu và uy tín của doanh nghiệp. Đây là lợi thế rất lớn
của Trung Tâm Kinh Doanh VNPT - Long An so với các đối thủ. Tuy lợi nhuận của
Trung Tâm Kinh Doanh VNPT - Long An luôn tăng so với các năm nhưng chưa
thực sự phát huy hết nội lực. Những năm gần đây chính sách dành cho hoạt động
marketing của Trung Tâm Kinh Doanh VNPT - Long An đạt hiệu quả không cao.
Bên cạnh đó các doanh nghiệp viễn thông-đối thủ cạnh tranh của Trung Tâm Kinh
Doanh VNPT - Long An trong thời gian gần đây như Viettel, Vinaphone và
MobilFone đang thực hiện rất tốt về hoạt động chiêu thị. Việc giữ vững thị phần và
phát triển thêm khách hàng đòi hỏi phải nhiều giải pháp nhưng trong luận văn này
tác giả đi sâu vào giải pháp là Trung Tâm Kinh Doanh VNPT - Long An cần phải
thực hiện nhằm hoàn thiện hoạt động Marketing. Điểm hạn chế tồn tại cần khắc
phục là nguồn tài chính mà Trung Tâm Kinh Doanh VNPT - Long An dành cho
hoạt động quảng cáo còn hạn hẹp, chính sách quảng cáo còn chưa đánh vào tâm lý
60
người dùng và cách thức quảng cáo sản phẩm còn chưa đổi mới chưa chú trọng cách
hình thức quảng cáo của thời đại như quảng cáo trên internet hay hợp tác với các
website hay các nhà cung cấp dịch vụ. Ngoài ra các hoạt động khuyến mãi chưa có
gì nổi bật so với các đối thủ.
- Về quảng cáo: Đẩy mạnh hơn nữa quảng bá thương hiệu thông qua phương
tiện thông tin đại chúng như: Báo, đài, trang web của VNPT Long An nhất là trên
các trang báo đài có tên tuổi, tăng cường bang rôn áp phích quảng cáo dịch vụ tại
các hội nghị hay phong trào. Nhất là quảng bá sản phẩm bằng hình ảnh các phụ kiện
có thương hiệu VNPT tặng cho khách hàng. Đẩy mạnh các nội dung thông tin
quảng bá dịch vụ một cách có chọn lọc đến tất cả đối tượng khách hàng.
- Về quan hệ công chúng: Tăng cường các chính sách chăm sóc khách hàng cũ
và tiếp tục tham gia các diễn đàn của doanh nghiệp và các cơ quan ban ngành trong
tỉnh nhằm tìm kiếm khách hàng mới. Nhất là các doanh nghiệp nhà nước có mối
quan hệ trước đó với VNPT Long An. Thường xuyên tham gia các sự kiện giới
thiệu sản phẩm dịch vụ hay hội chợ nhằm hay các phong trào vì cộng đồng nhất là
các chương trình khuyến học hay chăm sóc bà mẹ Việt Nam anh hùng giúp cho xây
dựng hình ảnh đối với cộng đồng.
- Về chính sách khuyến mãi: Nâng cao tỉ lệ hoa hồng cho các đại lý bán lẻ để
giúp các đại lý hoạt động bền vững và đẩy mạnh doanh thu, để các đại lý bán lẻ
luôn là 1 khách hàng lớn của VNPT Long An là biện pháp giúp doanh nhiệp cạnh
tranh với các đối thủ. Tạo thêm nhiều gói cước khuyến mại dành cho các thị phần
khách hàng được ưu tiên như sinh viên, giáo viên, bác sỉ… nhằm thu hút nhiều thị
phần khách hàng so với các đối thủ cạnh tranh hiện nay. Tặng thêm các dịch vụ
khác hay máy điện thoại di động khi khách hàng đăng ký các gói cước trả sau hoặc
khách hàng là khách hàng doanh nghiệp. Tặng tháng cước sử dụng khi khách hàng
trả tiền trước.
- Về Bán hàng trực tiếp: Do trước đây VNPT Long An chỉ chú trọng đến các
khách hàng là cơ quan doanh nghiệp của nhà nước vì thế đã để phần lớn thị phần
khách hàng ở các khu công nghiệp và dân cư. Tuy nhiên do ngày nay nhiều đối thủ
cạnh tranh lớn và hoạt động bán hàng trực tiếp còn yếu kém vì thế cần cải thiện hoạt
động bán hàng trực tiếp. Đẩy mạnh giới thiệu sản phẩm và bán hàng tại các hội chợ
61
và giới thiệu sản phẩm của tỉnh tổ chức. Tăng cường mở rộng bán hàng trực tiếp tại
các khu công nghiệp và dân cư trong địa bàn tỉnh, các trường đại học. Tích cực ghi
nhận các ý kiến trực tiếp của khách hàng về dịch vụ của VNPT. Cải thiện hình ảnh
nhân viên giao dịch nói riêng và toàn thể nhân viên kinh doanh qua trang phục, thái
độ phục vụ… bằng các khoá đào tạo kỹ năng giao tiếp bán hàng, từ đó trực tiếp
nâng cao hình ảnh thương hiệu của VNPT. Tổ chức bán hàng lưu động ngoài kênh
phân phối là các điểm bán lẻ, điểm ủy quyền, kênh cộng tác viên, đơn vị còn tổ
chức cho CNV trực tiếp đi bán.
- Về tài trợ: Nhằm nâng cao hình ảnh thương hiệu VNPT trong xã hội, Trung
Tâm Kinh Doanh VNPT - Long An đề ra các mục tiêu về hoạt động tài trợ như sau:
đến năm 2020 doanh nghiệp luôn giữ vững danh hiệu luôn là doanh nghiệp đi đầu
trong hoạt động tài trợ các chương trình và phong trào xã hội, nhằm đưa thương
hiệu vào lòng khách hàng. Xây dựng hình ảnh VNPT không những là thương hiệu
của ngành Viễn thông Việt Nam mà còn là thương hiệu luôn được nhắc tới khi tỉnh
có phong trào hay các hoạt động từ thiển. Tăng cường tham gia các phong trào xã
hội trong viên bằng cách khuyến thích công nhân viên đoàn viên tích cực tham gia
các hoạt động xã hội. Như khuyến thích đoàn viên tham gia hoạt động thắp nến
nghĩa trang, chung tay góp sức xây dựng chương trình do tỉnh nhà tổ chức. Tổ chức
và tài trợ các chương trình thể thao nhằm nâng cao thương hiệu hình ảnh của
VNPT. Tất cả các giải pháp trên đều nhằm vào hoạt động Marketing của doanh
nghiệp, giúp mở rộng thị phần, góp phần tăng doanh thu, tăng lợi nhuận, giữ khách
hàng. Tạo nên một VNPT ngày một vững mạnh.
3.2.2. Sử dụng chi phí hợp lý
Do tính đặc thù của nghành là dịch vụ Viễn thông nên doanh nghiệp cũng
cần phải chú ý việc bảo toàn và phát triển nguồn vốn bằng cách thực hiện tiết kiệm
chi phí nguyên liệu, giảm giá thành dịch vụ sản phẩm, làm tốt công việc phòng ngừa
rủi ro trong sản xuất kinh doanh. Đây là giải pháp hữu hiệu để nâng cao hiệu quả
kinh doanh, tăng cường khả năng cạnh tranh. Để quản lý và sử dụng hợp lý các
khoản chi phí đầu vào, công ty có thể thực hiện các giải pháp sau:
- Hiện tại, công ty nhập thiết bị đầu cuối (thiết bị Gpon, dây thuê bao ..) chủ
yếu từ các công ty CP Thiết bị Bưu điện và công ty CP Cokivina,... Đơn vị cần liên
62
hệ, tìm kiếm thêm với nhiều nhà cung cấp nguyên vật liệu đầu vào để có sự cạnh
tranh, lựa chọn được nhà cung ứng tốt nhất cả về chất lượng, giá thành và phí vận
chuyển. Tránh bị phụ thuộc vào số ít nguồn cung ứng.
- Tìm kiếm các hợp đồng mua bán kịp thời, chọn thời điểm và giá mua nguyên
vật liệu hợp lý. Xác định đúng đắn nhu cầu vốn cho từng chu kỳ sản xuất kinh
doanh. Nếu tính không đủ, không đúng nhu cầu vốn sẽ dẫn đến tình trạng thiếu vốn,
công ty sẽ gặp phải nhiều khó khăn, sản xuất bị ngưng trệ, hoặc thừa vốn dẫn đến
tình trạng lãng phí làm cho tốc độ luân chuyển vốn chậm.
- Đối với nguyên nhiên vật liệu doanh nghiệp cần xây dựng định mức sử dụng
nguyên vật liệu, đảm bảo tính khoa học và tiên tiến nhằm giảm thiểu tối đa sự thất
thoát, lãng phí, quản lý, cấp phát, sử dụng và thu hồi. Các thủ tục, chính sách đúng
đắn, rõ ràng trong việc khai thác, mua sắm, quản lý vật liệu sẽ giúp cho doanh
nghiệp giảm được chi phí mua nguyên vật liệu đồng thời đáp ứng được yêu cầu chất
lượng dịch vụ.
- Ngoài ra để đảm bảo cho nguồn nguyên vật liệu đầu vào ổn định, doanh
nghiệp thay vì mua hàng dàn trải của nhiều nhà cung cấp có điều kiện thanh toán
tốt, nên mua tập trung của một nhà cung cấp lớn với các điều khoản thanh toán chặt
chẽ hơn nó có thể khiến cho khoản phải trả người bán hàng giảm và làm tăng vòng
quay phải trả trên.
- Đối với chi phí chung doanh nghiệp cần có những biện pháp hữu hiệu trong
việc áp dụng công nghệ thông tin trong quản lý, quản lý chặt các khoản chi phí tiếp
khách, công tác… Tiết kiệm chi phí và giảm giá bán ngoài lợi ích trước mắt là tăng
lợi nhuận còn có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao khả năng cạnh tranh, tạo
điều kiện phát triển bền vững của doanh nghiệp. Tiến hành trích lập dự phòng rủi ro
phù hợp với tình hình doanh nghiệp. Thực hiện phân tích môi trường kinh doanh
cũng như hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Có như vậy mới đảm bảo cho
nguồn vốn có thể được duy trì và từ đó nhân lên một cách hiệu quả.
3.2.3. Tăng cường hoạt động quảng bá, tiếp thị để thu hút khách hàng mới nhằm
tăng doanh thu
Trong giai đoạn khó khăn chung của ngành viễn thông như hiện nay cũng
như trong một môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt và quyết liệt. Các đơn vị
63
mới tham gia đầu tư đang nắm trong tay những lợi thế rất lớn về vị trí, về vốn và
công nghệ. Tuy nhiên, điểm mấu chốt trong hoạt động kinh doanh dịch vụ viễn
thông vẫn phải là khách hàng. Để thu hút được khách hàng quay trở lại sử dụng dịch
vụ của mình trước hết Trung tâm kinh doanh VNPT – Long An cần có một chiến
lược khách hàng hết sức toàn diện. Ngoài việc nâng cao năng lực xếp dỡ, nâng cao
chất lượng dịch vụ, đầu tư vào công nghệ mới để đẩy nhanh tốc độ giải phóng hàng
thì Trung Tâm Kinh Doanh VNPT - Long An cũng còn cần có một chiến lược
marketing toàn diện. Tăng cường các hoạt động quảng bá, tiếp thị thông qua nhiều
phương tiện để tiếp cận và thu hút khách hàng mới. Để thu hút được khách hàng
mới, trước mắt là trên các phương tiện thông tin đại chúng cả ở trung ương lẫn địa
phương. Tiếp cận các doanh nghiệp, khách hàng mới hoạt động trong ngành viễn
thông.
3.2.4. Nâng cao hiệu quả sử dụng lao động
Cùng với nguồn vốn thì nguồn lao động chính là nguồn động lực hết sức
quan trọng để giúp cho doanh nghiệp có thể hoàn thành tốt các mục tiêu SXKD
cũng như là động lực giúp doanh nghiệp tồn tại và phát triển một cách ổn định, lâu
dài. Để nâng cao hiệu quả sử dụng lao động hiện có, Trung Tâm Kinh Doanh VNPT
- Long An cần phải thực hiện ngay một số biện pháp sau:
- Tiến hành rà soát lại một cách toàn diện lực lượng lao động của Trung Tâm
Kinh Doanh VNPT - Long An. Thực hiện điều chuyển lao động một cách hợp lý từ
những bộ phận dôi dư sang những bộ phận cần thêm lao động. Quá trình thực hiện
cần phải áp dụng kết hợp công tác đào tạo lại lao động để phù hợp với công việc
mới;
- Liên tục tổ chức những khóa đào tạo nội bộ để nâng cao tay nghề lao động.
Có thể tổ chức các cuộc thi tay nghề nội bộ cho người lao động hoặc khuyến khích
việc thi đua học tập nâng cao trình độ, tay nghề để đáp ứng ngày một tốt hơn yêu
cầu ngày càng cao của công việc;
- Nghiên cứu đầu tư thêm máy móc thiết bị, công nghệ tự động để góp phần
nâng cao năng suất lao động, giảm sự phụ thuộc vào lao động thủ công; giảm thời
gian giải phóng hàng hóa, giảm chi phí bốc dỡ, nâng cao khả năng cạnh tranh, đáp
ứng tốt hơn yêu cầu ngày càng cao của khách hàng.
64

3.2.5. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực


Nguồn nhân lực là một nguồn lực quan trọng nhất để góp phần nâng cao
năng lực cạnh tranh của VNPT Long An. Qua phân tích trên cho thấy: nguồn nhân
lực của đơn vị có một thế mạnh rất lớn đó là kinh nghiệm lâu năm, chính lực lượng
này sẽ truyền thụ lại cho các thế hệ sau kiến thức và kinh nghiệm trong nghiệp vụ
và quản lý. Tuy nhiên, cũng có nhược điểm là số lượng CNV chủ yếu tập trung ở
khối kỹ thuật chiếm khoảng 60%. Năng suất lao động của CNV chưa cao hơn so với
các doanh nghiệp cùng ngành. Việc đề bạt, bổ nhiệm lãnh đạo các cơ sở chưa có các
tiêu chuẩn rõ ràng. Đồng thời, việc đánh giá kết quả công việc còn mang tính bình
quân. Chính vì những yếu tố đó, để nâng cao chất lượng quản trị nguồn nhân lực,
Trung Tâm Kinh Doanh VNPT - Long An cần thực hiện ngay các công việc sau:
Thứ nhất: phải xây dựng bảng phân tích công việc và bảng tiêu chuẩn công
việc xuất phát từ thực tế, để từ đó có những tiêu chí để tuyển chọn nhân sự và bố trí
nhân sự một cách hợp lý nhất.
Thứ hai: về tuyển chọn nhân viên và cán bộ quản lý phải dựa vào bảng phân
tích công việc và tiêu chuẩn công việc để lựa chọn những ứng viên phù họp nhất và
trong quá trình phỏng vấn cần phải thực hiện minh bạch, công khai.
Thứ ba: đẩy mạnh đào tạo chuyên môn kinh tế và năng lực quản trị. Như ta
biết đào tạo và nâng cao năng lực chuyên môn cho mọi cán bộ nhân viên, đặc biệt là
cấp lãnh đạo và cán bộ quản lý.
Thứ tư: phải có chế độ lương, thưởng hợp lý và công bằng. Cơ chế khen
thưởng cũng phải xét người đóng góp nhiều, người đóng góp ít, không được bình
quân. Phải áp dụng chế độ trả lương theo 3PS. Cụ thể:
 Module Giao – Nhận & Đánh giá BSC thay thế hình thức giao, đánh giá
BSC/KPI thủ công, các chỉ tiêu và kết quả đánh giá được cập nhật trực tuyến đến
tận người lao động qua đó đảm bảo việc đánh giá công khai, minh bạch, tạo động
lực cho người lao động.
 Triển khai module Outbound trên hệ thống phần mềm nhằm phân đoạn trách
nhiệm của các đơn vị, cá nhân tham gia từng khâu theo chuỗi giá trị trong việc đánh
giá độ hài lòng khách hàng từ đó xác định được khâu nào còn yếu để có biện pháp
khắc phục, nâng cao.
65
 Xây dựng phần mềm giao nhận việc cho nhân viên bảo dưỡng và nhân viên
kỹ thuật ứng cứu trên thiết bị Smartphone nhằm quản lý công việc theo dõi được
tiến trình và đánh giá, xếp hạng kết quả thực hiện, đảm bảo công bằng, minh bạch,
khích lệ được người lao động có tay nghề cao.
Thứ năm: phải có chế độ thu hút và giữ nhân tài, vì hiện nay một số cán bộ
công nhân viên có kinh nghiệm và trình độ đang có chiều hướng chuyển ngành hoặc
chuyển qua doanh nghiệp viễn thông khác. Do đó, doanh nghiệp cần phải có chế độ
đãi ngộ nhân tài thích đáng, để giữ chân những cán bộ, nhân viên giỏi.
Thứ sáu: Xây dựng đội ngũ lãnh đạo, cán bộ quản lý của Trung Tâm Kinh
Doanh VNPT - Long An có nhận thức sâu sắc về ý nghĩa, vai trò và tầm quan trọng
của quản trị nguồn nhân lực để tạo nên sự khác biệt to lớn trong việc phát huy
nguồn lực con người, hướng đến thành công chung của toàn đơn vị. Trong đó,
Trưởng các đơn vị cơ sở cần lưu tâm quan sát đến diễn biến tâm lý nhân viên, thông
cảm với nhu cầu, nguyện vọng của họ để thống nhất mục đích, lợi ích của nhân viên
với mục đích lợi ích của tổ chức.
Thứ bảy: Để tăng năng suất lao động của Trung Tâm Kinh Doanh VNPT -
Long An, ngoài các giải pháp tăng doanh thu. Việc cơ cấu lại lao động là cần thiết,
vì trong quá trình hình thành và phát triển của đơn vị , số lượng lao động tuyển vào
là khá đông. Chính từ việc này dẫn đến bộ máy cồng kềnh, các công việc phải qua
nhiều bộ phận, cá nhân thực hiện làm giảm hiệu quả trong sản xuất kinh doanh.
Thực hiện sự chuyển dịch sang tăng cường nhân sự cho công nghệ thông tin, theo
đúng chủ chương của Tập đoàn.
Các pháp trên giúp doanh nghiệp tăng tính chủ động cho đơn vị và các Trung
tâm cơ sở trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Ngoài ra, hoạt động của bộ máy
tinh gọn, nhanh chóng hơn trong việc cung cấp dịch vụ viễn thông cho khách hàng.
Từ đó nâng cao sức cạnh tranh trong kinh doanh dịch vụ viễn thông. Giảm chi phí
nhân công, tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp, tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh.
3.3. Một số kiến nghị
3.3.1. Đối với Tập đoàn VNPT
Tập đoàn sớm hoàn thiện đề án tái cấu trúc. Hiện nay, nên từng bước thực
hiện chuyển đổi các trung tâm trực thuộc VNPT tỉnh/thành thành trực thuộc 3 tổng
66
công ty của tập đoàn từ mô hình hạch toán phụ thuộc sang hạch toán độc lập để tăng
quyền chủ động và tự chịu trách nhiệm với hiệu quả hoạt động của các đơn vị. Các
quan hệ nội bộ giữa các thành viên Tập đoàn chuyển qua hình thức quan hệ hợp
đồng kinh tế. Trên cơ sở đó, các đơn vị thành viên được Tập đoàn giao vốn và tài
sản sẽ chủ động trong việc kinh doanh, kết quả đánh giá sẽ dựa trên tiêu chí lợi
nhuận nộp về Tập đoàn.
Đẩy mạnh hơn nữa trong nghiên cứu phát triển hoặc họp tác với các Tập
đoàn viễn thông nước ngoài trong việc sản xuất các thiết bị đầu cuối như thiết bị
USB 3G, điện thoại di động . . . nhằm giảm giá thành sản phẩm dịch vụ cung cấp
dịch vụ cho khách hàng.
Hoàn thiện tổ chức, xây dựng và khai thác cơ sở dữ liệu chung của Tập đoàn
nhằm phổ biến thông tin khoa học kỹ thuật, công nghệ, quản lý, kinh doanh, thông
tin thị trường, thông tin đối thủ cạnh tranh . . . phục vụ việc khảo sát, nghiên cứu và
vận dụng vào thực tiễn tại các đơn vị. Tất cả các dữ liệu được theo dõi trên phần
mềm, tin học hóa trong quản lý.
Tăng cường sự độc lập trong đầu tư XDCB, quyết định giá cước, . . cho các
VNPT tỉnh thành. Tuy nhiên đầu tư phát triển mạng lưới là khoản chi khá lớn, trong
bối cảnh thị trường hiện nay, hơn bao giờ hết việc đầu tư cần xem xét thận trọng
trên nguyên tắc đầu tư đi đôi với hiệu quả, tránh đầu tư dàn trải, lãng phí và đặc biệt
phải phù họp với lợi ích, chiến lược chung của Tập đoàn. Nếu đầu tư tốt sẽ giúp
giảm được chi phí và kéo theo hỗ trợ được kinh doanh, tăng doanh thu, tăng lợi
nhuận cho đơn vị.
Có chế độ đãi ngộ, hỗ trợ chi phí đối với các CNV đang theo học các chương
trình đào tạo sau đại học, ngoại ngữ và đặc biệt đối với các CNV có bằng cấp sau
đại học nhằm phục vụ tốt cho chuyên môn nghiệp vụ sẽ được nâng cao.
3.3.2. Đối với Ủy ban nhân dân Tỉnh Long An
Như chúng ta đã biết, Viễn thông là một trong những ngành thuộc cơ cấu hạ
tầng của nền kinh tế quốc dân, việc hình thành và phát triển các khu công nghiệp,
khu dân cư, khu đô thị . . . Trong quá trình xây dựng, ngành viễn thông cần được
tham gia quy hoạch để có kế hoạch phát triển mạng lưới phù họp với quy hoạch
phát triển kinh tế tại địa phương. Chủ tri làm việc với các đơn vị liên quan đến dùng
67
chung hạ tầng, đặc biệt là trụ điện trên các tuyến đường cũng như hệ thống cống bể.
Qua đó xây dựng đơn giá cho thuê hơp lý nhằm đảm bảo hiệu quả hoạt động của
các đơn vị kinh doanh. Đồng thời đảm bảo vẻ mỹ quan đô thị và nâng cao hiệu quả
sử dụng vốn nhà nước.
Trong các dự án mở hạ tầng giao thông, ảnh hưởng đến hệ thống viễn thông
hiện hữu. UBND tỉnh Long An, cần có sự hỗ kịp sớm giải phóng mặt bằng để thuận
lợi trong việc di dời hạ tầng viễn thông nhằm bàn giao mặt bằng cho đơn vị thi công
đường. Qua đó không làm ảnh hưởng đến tiến độ của UBND tỉnh Long An đề ra.
Đồng thời có chính sách hỗ trợ tài chính đối việc di dời, giảm thiểu chi phí cho
doanh nghiệp. Hỗ trợ giải ngân nhanh vốn ngân sách với các công trình di dời, để
đơn vị thanh quyết toán kịp thời trong năm tài chính.
Đối với Sở kế hoạch đầu tư tỉnh Long An cần cung cấp thông tin chính xác,
công khai các dự án, quy hoạch một cách nhanh chóng, chính xác giúp cho doanh
nghiệp có kế hoạch phát triển đúng đắn. Tránh tình trạng quy hoạch bừa bãi, các dự
án không được công khai rõ ràng. Điều đó sẽ khiến việc định hướng mở rộng sản
xuất của doanh nghiệp gặp khó khăn.
Nhà nước cũng cần có các biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp trong việc thu hồi
các khoản nợ khó đòi, các khoản thu quá hạn, nó có thể được thể hiện bằng các văn
bản dưới luật. Những điều này giúp cho doanh nghiệp có thể chủ động được nguồn
vốn của mình trong kinh doanh.
Tạo điều kiện trong việc huy động và sử dụng vốn trong các doanh nghiệp.
Nhà nước là người nắm giữ vai trò quan sát cần thực hiện một số công việc như:
triển khai việc đánh giá hệ số tín nhiệm đối với các doanh nghiệp, từ áp dụng những
ưu đãi với các mức độ khác nhau đối với từng doanh nghiệp, những doanh nghiệp
có hệ số tín nhiệm cao sẽ được ưu tiên hơn trong vấn đề vay vốn nhằm đảm bảo
được số vốn cần thiết trong kinh doanh. Điều này được biểu hiện qua hiệu quả sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Ngoài ra thì Nhà nước cũng cần xây dựng những
nguyên tắc trong việc tổ chức thủ tục hành chính sao cho gọn, nhanh và đúng luật
pháp. Điều này sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp thuận lợi khi muốn mở rộng
hay đầu tư vào lĩnh vực kinh doanh.
68

TÓM TẮT CHƯƠNG 3

Trên cơ sở lý luận của Chương 1, nghiên cứu thực trạng của Chương 2, nội
dung chính trong Chương 3 được tác giả tập trung vào việc đưa ra các giải pháp để
nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Trung Tâm Kinh Doanh VNPT - Long An giai
đoạn 2020 - 2025. Sau khi trình bày định hướng hoạt động kinh doanh và mục tiêu
thực hiện, luận văn đã nêu các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh tại
Trung Tâm Kinh Doanh VNPT - Long An giai đoạn 2020 - 2025.
69

KẾT LUẬN

Trong quá trình hoạt động kinh doanh, và tại bất cứ thời điểm nào nâng cao
hiệu quả kinh doanh luôn là đòi hỏi cấp thiết, là mối quan tâm hàng đầu của mỗi
doanh nghiệp. Nâng cao hiệu quả kinh doanh luôn là mục tiêu phấn đấu, có ý nghĩa
rất quan trọng, nó giúp Trung Tâm Kinh Doanh VNPT - Long An phát huy được
mọi nguồn lực sẵn có để tạo ra những sản phẩm có chất lượng cao, giảm giá thành,
tăng doanh thu và tăng lợi nhuận.
Trung Tâm Kinh Doanh VNPT - Long An là bộ phận của VNPT Long An,
chịu trách nhiệm quản lý điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh các dịch vụ viễn
thông trên địa bàn Long An. Trong giai đoạn vừa qua sự phát triển nhanh chóng của
các doanh nghiệp viễn thông, đặc biệt là Viettel, đòi hỏi Trung Tâm Kinh Doanh
VNPT - Long An cần có những giải pháp hiệu quả để gia tăng lợi thế và giữ vững
thị phần.
Dựa vào việc tìm hiểu và phân tích thực trạng hoạt động kinh doanh của
Trung Tâm Kinh Doanh VNPT - Long An trong giai đoạn 2017 – 2019, tác giả đã
mạnh dạn đưa ra một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của Trung
Tâm Kinh Doanh VNPT - Long An trong giai đoạn 2020 - 2025. Trên nền tảng lâu
năm cùng với thương hiệu của VNPT đã được khẳng định trên thị trường và sự
đồng lòng chung sức của toàn thể cán bộ công nhân viên trong công ty, việc áp
dụng các biện pháp sử dụng tiết kiệm, hợp lý và hiệu quả các nhân tố đầu vào và
việc tích cực đẩy mạnh tiêu thụ sẽ giúp Trung Tâm Kinh Doanh VNPT - Long An
nói riêng và VNPT nói chung sẽ ngày càng vươn xa nữa trong tương lai.
70

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt
[1]. Võ Viết Chương (2015), Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân
hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Hà Tĩnh,
Luận văn Thạc sĩ, Đại học Quốc gia Hà Nội
[2]. Nguyễn Văn Công (2009). Giáo trình phân tích kinh doanh. Hà Nội: Nhà xuất
bản Đại học kinh tế quốc dân.
[3]. Nguyễn Trọng Cơ và Nghiêm Thị Thà (2015). Giáo trình phân tích tài chính
doanh nghiệp. Hà Nội: Nhà xuất bản Tài chính.
[4]. Phan Đức Dũng (2016). Phân tích và Dự báo kinh doanh. Hà Nội: Nhà xuất bản
Lao động - Xã hội.
[5]. Đoàn Thị Nhật Hồng (2014), Một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh
của công ty Cổ phần SIMCO Sông Đà, Luận văn Thạc sĩ, Học viện Công nghệ
Bưu chính Viễn thông.
[6]. Nguyễn Ngọc Huyền (2013), Giáo trình Quản Trị Kinh Doanh, Nhà xuất bản
đại học kinh tế quốc dân.
[7]. Nguyễn Minh Kiều (2017). Tài chính doanh nghiệp căn bản. Hà Nội: Nhà xuất
bản Lao động - Xã hội.
[8]. Nguyễn Đình Kiệm, Bạch Đức Hiển (2009), Giáo trình Tài chính DN, NXB Tài
chính.
[9]. Ngô Kim Phượng (2018). Phân tích tài chính doanh nghiệp. Thành phố Hồ Chí
Minh: Nhà xuất bản kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.
[10]. Nguyễn Năng Phúc (2016). Phân tích tài chính công ty cổ phần. Hà Nội: Nhà
xuất bản Tài chính.
[11]. Trần Quyết Tiến (2013), Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động
sản xuất kinh doanh của Công ty Xây dựng và Thương mại 423, Luận văn
Thạc sĩ, Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội.
[12]. Trương Thanh Tú (2014), Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động
kinh doanh dịch vụ trên mạng điện thoại cố định của VNPT Hà Nội, Luận văn
Thạc sĩ. Học viện Bưu chính Viễn thông.
71
[13]. Bùi Văn Vấn và Vũ Văn Ninh (2018). Giáo trình tài chính doanh nghiệp. Hà
Nội: Nhà xuất bản Tài chính.
[14]. Trung Tâm Kinh Doanh VNPT – Long An (14/08/2017) – Văn bản
1378/TTKD LA-ĐHNV: Hướng dẫn triển khai NĐ 49/2017/NĐ-CP
[15]. Trung Tâm Kinh Doanh VNPT – Long An (11/07/2016) - Văn bản 930/TTKD
LA-ĐHNV: Hướng dẫn thực hiện cẩm nang tác nghiệp dành cho nhân viên trả
trước.
[16]. Trung Tâm Kinh Doanh VNPT – Long An (14/08/2017) - Văn bản 372/QĐ-
TTKD LA-THNS: Về việc ban hành bảng giảm trừ điểm chất lượng công tác
hàng tháng.
[17]. Trung Tâm Kinh Doanh VNPT – Long An: Báo cáo hoạt động kinh doanh của
các năm 2017-2019.
[18]. Quốc hội (2014), Luật doanh nghiệp số 68/2014/QH13 ban hành ngày 26
tháng 11 năm 2014.
[19]. Quốc hội (2009), Luật viễn thông số 49/2009/QH12 ban hành ngày 23 tháng
11 năm 2009.

Tiếng Anh
[20]. David A (1998), “Triển khai chiến lược kinh doanh”, NXB Thống kê.
[21]. Bang H. JR (2004), “Hướng dẫn lập kế hoạch kinh doanh”, NXB Thống kê.
[22]. Van Horne, JC., and Wachowicz, J.M., (2001), Fundamentals of Finalcial
Management, 11th Edition, Prentice Hall.

You might also like