Tailieuxanh Nguyen Tung Son 2436

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 104

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM

NGUYỄN TÙNG SƠN

NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH

CỦA CÔNG TY TNHH ĐỒ GỖ MỸ NGHỆ

SÀI GÒN XINH

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ

TP. Hồ Chí Minh - Năm 2013


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM

NGUYỄN TÙNG SƠN

NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH

CỦA CÔNG TY TNHH ĐỒ GỖ MỸ NGHỆ

SÀI GÒN XINH

Chuyên ngành : QUẢN TRỊ KINH DOANH


Mã số : 60340102

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC


PGS.TS. HỒ TIẾN DŨNG

TP. Hồ Chí Minh - Năm 2013


LỜI CAM KẾT

Tôi xin cam kết luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới
sự hướng dẫn của PGS.TS. Hồ Tiến Dũng và sự hỗ trợ giúp đỡ của Ban Giám đốc
và các anh chị tại Công ty TNHH Đồ gỗ mỹ nghệ Sài Gòn Xinh. Các nguồn tài
liệu trích dẫn, các số liệu sử dụng và nội dung trong luận văn này là trung thực.
Đồng thời, tôi cam kết rằng kết quả nghiên cứu này chưa được từng công bố
trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào.

Tôi xin chịu trách nhiệm cá nhân về luận văn của mình.
MỤC LỤC
Trang phụ bìa

Lời cam kết

Mục lục

Danh mục các bảng biểu

Danh mục các sơ đồ

Danh mục các chữ viết tắt

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài ......................................................................................................... 1

2. Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................................... 2

3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu ............................................................ 2

4. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................................. 2

5. Kết cấu luận văn .......................................................................................................... 3

Chương 1: NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH


DOANH CỦA DOANH NGHIỆP ............................................................................... 4

1.1 Khái niệm và bản chất của hiệu quả sản xuất kinh doanh ...................... 4

1.1.1 Các khái niệm về hiệu quả sản xuất kinh doanh .......................................... 4

1.1.2 Bản chất của hiệu quả sản xuất kinh doanh .................................................. 5

1.2 Vai trò của hiệu quả sản xuất kinh doanh ............................................... 6

1.3 Một số quan điểm trong việc đánh giá hiệu quả xuất kinh doanh của
doanh nghiệp.................................................................................................................. 8
1.4 Ý nghĩa và nhiệm vụ của việc đánh giá hiệu quả kinh doanh ................ 9

1.4.1 Ý nghĩa của việc đánh giá hiệu quả kinh doanh ........................................... 9

1.4.2 Nhiệm vụ của việc đánh giá hiệu quả kinh doanh ...................................... 10

1.5 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh.............................. 11

1.5.1 Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội ................................................. 11

1.5.1.1 Tỉ suất thuế trên vốn ................................................................................... 11

1.5.1.2 Thu nhập bình quân người lao động ........................................................... 12

1.5.2 Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh tổng hợp ........................................ 12

1.5.2.1 Chỉ tiêu tổng lợi nhuận ............................................................................... 12

1.5.2.2 Chỉ tiêu tỉ suất lợi nhuận trên doanh thu..................................................... 12

1.5.3 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng các yếu tố cơ bản của hoạt động
kinh doanh .................................................................................................. 13

1.5.3.1 Hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu .............................................................. 13

1.5.3.2 Hiệu quả sử dụng tài sản ............................................................................. 14

1.5.3.3 Hiệu quả sử dụng chi phí ............................................................................ 15

1.5.3.4 Hiệu quả sử dụng lao động ......................................................................... 16

1.6 Các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả sản xuất kinh doanh .................... 17

1.6.1 Nhân tố bên ngoài doanh nghiệp ................................................................ 17

1.6.1.1 Môi trường chính trị, pháp luật................................................................... 17

1.6.1.2 Các yếu tố kinh tế vĩ mô ............................................................................. 17

1.6.1.3 Cơ sở hạ tầng .............................................................................................. 18

1.6.1.4 Thị trường ................................................................................................... 18

1.6.1.5 Đối thủ cạnh tranh ...................................................................................... 19

1.6.2 Các nhân tố bên trong ................................................................................. 19


1.6.2.1 Nhân tố vốn................................................................................................. 19

1.6.2.2 Nguồn nhân lực........................................................................................... 20

1.6.2.3 Trình độ tổ chức quản lý ............................................................................. 21

1.6.2.4 Mức độ áp dụng kỹ thuật, công nghệ ......................................................... 22

1.6.2.5 Đặc điểm sản phẩm ..................................................................................... 23

1.6.2.6 Cơ sở vật chất, kỹ thuật .............................................................................. 23

1.6.2.7 Nguyên vật liệu ........................................................................................... 24

TÓM TẮT CHƯƠNG 1 ................................................................................................ 26

Chương 2: PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG
TY TNHH ĐỒ GỖ MỸ NGHỆ SÀI GÒN XINH .................................................... 27

2.1 Giới thiệu khái quát về nghành chế biến gỗ và Công ty TNHH Đồ gỗ mỹ
nghệ Sài Gòn Xinh ...................................................................................................... 27

2.1.1 Giới thiệu khái quát về nghành chế biến và xuất khẩu gỗ .......................... 27

2.1.1.1 Quy mô, năng lực sản xuất và thị trường ................................................... 27

2.1.1.2 Các sản phẩm gỗ xuất khẩu ........................................................................ 30

2.1.1.3 Gỗ mỹ nghệ Việt Nam ................................................................................ 30

2.1.2 Giới thiệu khái quát về Công ty TNHH Đồ gỗ mỹ nghệ Sài Gòn Xinh ..... 31

2.1.2.1 Đặc điểm của Công ty TNHH Đồ gỗ mỹ nghệ Sài Gòn Xinh ................... 31

2.1.2.2 Chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức bộ máy............................................ 33

2.2 Đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH Đồ Gỗ Mỹ Nghệ
Sài Gòn Xinh ................................................................................................................ 35

2.2.1 Phân tích chung tình hình kinh doanh Công ty giai đoạn 2008 - 2012 ...... 35

2.2.2 Phân tích các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh ................... 36

2.2.2.1 Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội ................................................... 36
2.2.2.2 Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh tổng hợp ........................................ 38

2.2.2.3 Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng các yếu tố cơ bản của hoạt động kinh
doanh........................................................................................................... 39

2.3 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của
Công ty TNHH Đồ Gỗ Mỹ Nghệ Sài Gòn Xinh ........................................................ 46

2.3.1 Các nhân tố bên ngoài ................................................................................ 46

2.3.1.1 Môi trường chính trị, pháp luật................................................................... 46

2.3.1.2 Các yếu tố kinh tế vĩ mô ............................................................................. 47

2.3.1.3 Cơ sở hạ tầng .............................................................................................. 47

2.3.1.4 Thị trường ................................................................................................... 48

2.3.1.5 Đối thủ cạnh tranh ...................................................................................... 48

2.3.2 Các nhân tố bên trong ................................................................................. 49

2.3.2.1 Vốn kinh doanh........................................................................................... 49

2.3.2.2 Nguồn nhân lực........................................................................................... 50

2.3.2.3 Trình độ tổ chức quản lý ............................................................................. 52

2.3.2.4 Mức độ áp dụng kỹ thuật, công nghệ ......................................................... 53

2.3.2.5 Đặc điểm sản phẩm ..................................................................................... 53

2.3.2.6 Cơ sở vật chất, kỹ thuật .............................................................................. 55

2.3.2.7 Nguyên vật liệu ........................................................................................... 57

2.4 Những thành tựu và hạn chế của Công ty TNHH Đồ Gỗ Mỹ Nghệ Sài Gòn
Xinh .............................................................................................................................. 58

2.4.1 Những thành tựu đạt được trong hoạt động sản xuất kinh doanh .............. 58

2.4.2 Những hạn chế trong hoạt động sản xuất kinh doanh ................................ 59

TÓM TẮT CHƯƠNG 2 ................................................................................................ 61


Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH
DOANH CỦA CÔNG TY TNHH ĐỒ GỖ MỸ NGHỆ SÀI GÒN XINH .............. 62

3.1 Quan điểm và mục tiêu phát triển của Công ty .............................................. 62

3.1.1 Quan điểm phát triển kinh doanh của Công ty ........................................... 62

3.1.2 Mục tiêu phát triển kinh doanh của Công ty ............................................. 63

3.1.2.1 Mục tiêu tổng quát ...................................................................................... 63

3.1.2.2 Mục tiêu cụ thể giai đoạn 2014 – 2018 ...................................................... 63

3.2 Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty ....... 64

3.2.1 Giải pháp về chi phí kinh doanh ................................................................. 64

3.2.2 Giải pháp về hoạt động Marketing ............................................................. 65

3.2.3 Giải pháp phát triển sản phẩm .................................................................... 67

3.2.4 Giải pháp về nguồn nhân lực ...................................................................... 68

3.2.5 Giải pháp xây dựng hệ thống kiểm tra, đảm bảo chất lượng sản phẩm .... 73

TÓM TẮT CHƯƠNG 3 ................................................................................................ 77

KẾT LUẬN
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

STT TỪ VIẾT TẮT DIỄN GIẢI

1 BCTC Báo cáo tài chính

Công ty, Công ty Sài Gòn Công ty TNHH Đồ gỗ mỹ nghệ Sài Gòn
2
Xinh Xinh

3 FSC Hội đồng Quản trị rừng Quốc tế

4 Gỗ Đức Thành Công ty Cổ phần Chế biến gỗ Đức Thành

5 Gỗ Thuận An Công ty Cổ phần Chế biến gỗ Thuận An

Công ty Cổ phần Tập đoàn kỹ nghệ gỗ


6 Gỗ Trường Thành
Trường Thành

7 KCS Kiểm tra chất lượng sản phẩm

8 QA Quality Assurance

9 QC Quality Control

10 ROA Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản

11 ROE Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu

12 TNHH Trách nhiệm hữu hạn

13 VIFORES Hiệp hội gỗ và lâm sản Việt Nam


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

STT TÊN BẢNG BIỂU TRANG

Bảng 2.1 : Tình hình kinh doanh của Công ty Sài Gòn
1 35
Xinh giai đoạn 2008 – 2012

Bảng 2.2: Thu nhập bình quân của một lao động tại Công
2 37
ty Sài Gòn Xinh năm 2008-2012

Bảng 2.3: Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu của Công ty
3 38
Sài Gòn Xinh giai đoạn 2008 – 2012

Bảng 2.4: Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu của các doanh
4 39
nghiệp cùng ngành năm 2012

Bảng 2.5: Hiệu quả sử dụng lao động của Công ty Sài Gòn
5 39
Xinh giai đoạn 2008 - 2012

Bảng 2.6: Hiệu quả sử dụng lao động của các doanh
6 41
nghiệp cùng ngành năm 2012

Bảng 2.7: Hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu (ROE) của
7 41
Công ty Sài Gòn Xinh giai đoạn 2008 – 2012

Bảng 2.8: Hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu của các doanh
8 41
nghiệp cùng ngành năm 2012

Bảng 2.9: Hiệu quả sử dụng tài sản (ROA) của Công ty Sài
9 42
Gòn Xinh giai đoạn 2008 - 2012

Bảng 2.10: Hiệu quả sử dụng tài sản của các doanh nghiệp
10 43
cùng ngành năm 2012
Bảng 2.11: Hiệu quả sử dụng chi phí của Công ty Sài Gòn
11 44
Xinh giai đoạn 2008 – 2012

Bảng 2.12: Hiệu quả sử dụng chi phí của các doanh nghiệp
12 45
cùng ngành năm 2012

Bảng 2.13: Tình hình tài chính của Công ty Sài Gòn Xinh
13 49
giai đoạn 2008 - 2012

Bảng 2.14: Cơ cấu lao động theo chức năng của Công ty
14 50
Sài Gòn Xinh

15 Bảng 2.15: Máy móc thiết bị của Công ty Sài Gòn Xinh 56

Bảng 3.1: Các chỉ tiêu hoạt động kinh doanh cơ bản của
16 65
Công ty Sài Gòn Xinh giai đoạn 2014 – 2018
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ

STT TÊN SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ TRANG

1 Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức Công ty Sài Gòn Xinh 33

Biểu đồ 2.1: Tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty
2 35
Sài Gòn Xinh giai đoạn 2008 – 2012

Biểu đồ 2.2: Thu nhập bình quân theo tháng của người lao
3 37
động giai đoạn 2008 – 2012

Sơ đồ 2.2: Quy trình công nghệ để sản xuất ra một sản


4 54
phẩm – Giai đoạn tạo phôi

Sơ đồ 2.3: Quy trình công nghệ để sản xuất ra một sản


5 54
phẩm – Giai đoạn hoàn thiện

6 Sơ đồ 3.1: Phòng Marketing trong tương lai của Công ty 65

Sơ đồ 3.2: Xây dựng kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực của
7 70
Công ty Sài Gòn Xinh

Sơ đồ 3.3: Hệ thống QA-QC trên dây chuyền tạo phôi


8 74
nguyên liệu

Sơ đồ 3.4: Hệ thống QA-QC trên dây chuyền gia công chi


9 75
tiết sản phẩm
-1-

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Nước ta đang trong quá trình hội nhập với nền kinh tế thế giới, điều này đồng
nghĩa với việc các doanh nghiệp Việt Nam đứng trước những thách thức và cơ hội mới.
Hội nhập mở ra các cơ hội kinh doanh mới, nhưng đồng thời cũng chứa đựng những
thách thức cho các doanh nghiệp. Các doanh nghiệp muốn đứng vững trước qui luật
cạnh tranh khắc nghiệt của cơ chế thị trường thì đòi hỏi các doanh nghiệp luôn phải đổi
mới, tìm hướng đi cho phù hợp cho doanh nghiệp của mình. Để thích ứng với những
điều kiện và sự cạnh tranh mới này, các doanh nghiệp phải tìm cách nâng cao hiệu quả
sản xuất kinh doanh.

Hiệu quả kinh doanh là một phạm trù có ý nghĩa rất quan trọng trong một doanh
nghiệp, là một chỉ tiêu chất lượng tổng hợp. Đánh giá hiệu quả kinh doanh chính là quá
trình so sánh giữa chi phí bỏ ra và kết quả thu về với mục đích đã được đặt ra và dựa
trên cơ sở giải quyết các vấn đề cơ bản của kinh doanh. Do đó việc nghiên cứu và xem
xét về vấn đề nâng cao hiệu quả kinh doanh là một đòi hỏi tất yếu đối với mỗi doanh
nghiệp trong quá trình hoạt động kinh doanh hiện nay. Việc nâng cao hiệu quả kinh
doanh đang là một bài toán rất khó đòi hỏi mỗi doanh nghiệp cần phải quan tâm đến,
đây là một vấn đề có ý nghĩa quan trọng đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp,
đòi hỏi các doanh nghiệp cần phải có độ nhạy bén, linh hoạt trong quá trình hoạt động
kinh doanh của mình.

Trong bối cảnh hiện nay, các doanh nghiệp chế biến gỗ nói chung và Công ty
TNHH Đồ gỗ mỹ nghệ Sài Gòn Xinh cũng đang đứng trước những khó khăn nhất định.
Bên cạnh những kết quả đã đạt được, thực tế đòi hỏi Công ty phải có những giải pháp
sao cho hoạt động sản xuất kinh doanh mang lại hiệu quả cao hơn. Hiệu quả sản xuất
kinh doanh là chất xúc tác mạnh vừa góp phần nâng cao đời sống của người lao động,
là sự phát triển của Công ty, ngành cũng như nền kinh tế đất nước. Muốn thực hiện
được điều này, trước hết phải xác định một cách khoa học, có hệ thống các yếu tố, tiêu
chuẩn, chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty. Xuất phát từ vấn đề
-2-

bức thiết đó, tác giả đã chọn đề tài: "Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công
ty TNHH Đồ gỗ mỹ nghệ Sài Gòn Xinh” làm đề tài luận văn thạc sỹ của mình.

2. Mục tiêu nghiên cứu

- Hệ thống lại cơ sở lý luận và tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp.

- Phân tích, đánh giá thực trạng hiệu quả sảnxuất kinh doanh của Công ty
TNHH Đồ gỗ mỹ nghệ Sài Gòn Xinh trong thời gian qua.

- Đề xuất những giải pháp khắc phục yếu kém, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh
doanh của Công ty trong thời gian tới.

3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu

Luận văn nghiên cứu về hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH Đồ
gỗ mỹ nghệ Sài Gòn Xinh.

Đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH Đồ gỗ mỹ nghệ Sài
Gòn Xinh thông qua các hệ thống chỉ tiêu như: hiệu quả về mặt kinh tế xã hội, hiệu quả
kinh doanh tổng hợp, hiệu quả sử dụng các yếu tố cơ bản của hoạt động kinh doanh,
các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của Công ty Đồ gỗ mỹ nghệ Sài Gòn
Xinh… dựa trên các số liệu thu thập trong giai đoạn 2008 - 2012.

4. Phương pháp nghiên cứu

Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu cơ bản như: tổng hợp thống kê,
phân tích dữ liệu, so sánh, phỏng vấn chuyên gia, phương pháp suy luận để đánh giá
kết quả đạt được, các nhân tố tác động đến hiệu quả kinh doanh để từ đó đề ra được các
giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty cho giai đoạn tiếp theo.

Số liệu thứ cấp: các báo cáo tổng kết, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh,
báo cáo tài chính, bảng quyết toán…; các tài liệu có liên quan thu thập từ các nguồn
khác như: báo chí, Internet…. Ngoài ra các báo cáo khoa học, các báo cáo phân tích
nghành, các luận văn cũng được tham khảo một cách hợp lý.
-3-

Số liệu sơ cấp: Tập hợp trên cơ sở tiến hành phỏng vấn các chuyên gia, các ý
kiến đánh giá từ những người có trình độ và kinh nghiệm lâu năm tại Công ty, trong
nghành về những vấn đề có liên quan đến hoạt động kinh doanh của Công ty.

5. Kết cấu luận văn

Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được chia làm 03 chương:

Chương 1: Những lý luận cơ bản về hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp.

Chương 2: Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH Đồ gỗ
mỹ nghệ Sài Gòn Xinh.

Chương 3: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công
tyTNHH Đồ gỗ mỹ nghệ Sài Gòn Xinh.
-4-

Chương 1

NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT


KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP

1.1. Khái niệm và bản chất của hiệu quả sản xuất kinh doanh

1.1.1. Các khái niệm về hiệu quảsản xuất kinh doanh

Từ trước đến nay các nhà kinh tế đã đưa ra nhiều khái niệm khác nhau về hiệu
quả kinh doanh của doanh nghiệp.

- Hiệu quả kinh doanh là mức độ hữu ích của sản phẩm sản xuất tức là giá trị sử
dụng của nó (hoặc là doanh thu và nhất là lợi nhuận thu được sau quá trình sản xuất
kinh doanh). Khái niệm này lẫn lộn giữa hiệu quả và mục tiêu kinh doanh (Bùi Xuân
Phong, 2010).

- Hiệu quả kinh doanh là sự tăng trưởng kinh tế phản ánh nhịp độ tăng của các chỉ
tiêu kinh tế. Cách hiểu này chỉ là phiến diện, nó chỉ đúng trên mức độ biến động theo
thời gian (Bùi Xuân Phong, 2010).

- Hiệu quả kinh doanh là mức độ tiết kiệm chi phí và mức tăng kết quả. Đây là
biểu hiện của bản chất chứ không phải là khái niệm về hiệu quả kinh tế (Bùi Xuân
Phong, 2010).

- Hiệu quả kinh doanh được xác định bởi tỷ số giữa kết quả đạt được với chi phí
bỏ ra. Điển hình cho quan điểm này là tác giả Manfred - Kuhn và quan điểm này được
nhiều nhà kinh tế và quản trị kinh doanh áp dụng và tính hiệu quả kinh tế của các quá
trình sản xuất kinh doanh (Bùi Xuân Phong, 2010).

Từ các khái niệm về hiệu quả kinh doanh trên ta có thể đưa ra khái niệm ngắn gọn
như sau: Hiệu quả kinh doanh là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các
nguồn lực (lao động, máy móc, thiết bị, vốn và các yếu tố khác) nhằm đạt được mục
-5-

tiêu kinh doanh mà doanh nghiệp đã đề ra. Vì vậy, có thể mô tả hiệu quả kinh doanh
bằng công thức chung nhất như sau:

K
H =
C
Với H: Hiệu quả kinh doanh
K: Kết qủa đạt được
C: Hao phí nguồn lực cần thiết gắn với kết quả đó.

Như vậy hiệu quả kinh doanh phản ánh mặt chất lượng các hoạt động sản xuất
kinh doanh, trình độ lợi dụng các nguồn lực sản xuất trong quá trình kinh doanh của
doanh nghiệp trong sự vận động không ngừng của các quá trình sản xuất kinh doanh
không phụ thuộc vào quy mô và vận tốc biến động của từng nhân tố.

Phân tích hiệu quả kinh doanh cần phải kết hợp nhiều chỉ tiêu hiệu quả ở các bộ
phận, các mặt của quá trình kinh doanh như chỉ tiêu hiệu quả sử dụng tài sản, nguồn
vốn chủ sở hữu, nguồn vốn vay, chi phí… Ta cũng cóthể phân tích từ chỉ tiêu tổng hợp
đến chỉ tiêu chi tiết, từ đó khái quát hóa để đưa ra các thông tin hữu ích là cơ sở đưa ra
các quyết định phục vụ quá trình sản xuất kinh doanh (Bùi Xuân Phong, 2010).

1.1.2. Bản chất của hiệu quả sản xuất kinh doanh

Hiệu quả sản xuất kinh doanh là một phạm trù phản ánh mặt chất lượng của các
hoạt động kinh doanh, phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực vật chất sản xuất (lao
động, máy móc, thiết bị, nguyên liệu, vốn) trong quá trình tiến hành các hoạt động sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp (Nguyễn Thành Độ, Nguyễn Ngọc Huyền, 2011).

Để hiểu rõ bản chất của phạm trù hiệu quả kinh doanh cần phân biệt rõ ranh giới
giữa hai phạm trù hiệu quả và kết quả. Kết quả là phạm trù phản ánh những cái gì thu
được sau một quá trình kinh doanh nào đó. Kết quả bao giờ cũng là mục tiêu của doanh
nghiệp có thể được biểu hiện bằng đơn vị hiện vật hoặc đơn vị giá trị. Các đơn vị cụ
thể được sử dụng tùy thuộc vào đặc trưng của sản phẩm mà quá trình kinh doanh tạo
ra, nó có thể là tấn, tạ, kg, m3, lít... Các đơn vị giá trị có thể là đồng, triệu đồng, ngoại
tệ… Kết quả cũng có thể phản ánh mặt chất lượng của sản xuất kinh doanh hoàn toàn
-6-

định tính như uy tín, danh tiếng của doanh nghiệp, chất lượng sản phẩm… Cần chú ý
rằng không phải chỉ kết quả định tính mà kết quả định lượng của một thời kỳ kinh
doanh nào đó thường là rất khó xác định bởi nhiều lý do như kết quả không chỉ là sản
phẩm hoàn chỉnh mà còn là sản phẩm dở dang, bán thành phẩm. Hơn nữa hầu như quá
trình sản xuất lại tách rời quá trình tiêu thụ nên ngay cả sản phẩm sản xuất xong ở một
thời kỳ nào đó cũng chưa thể kết luận rằng liệu sản phẩm đó có tiêu thụ được không và
bao giờ thì tiêu thụ được và thu được tiền về...

Trong khi đó hiệu quả là phạm trù phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực sản
xuất. Trình độ lợi dụng các nguồn lực không thể đo bằng các đơn vị hiện vật hay giá trị
mà là một phạm trù tương đối. Cần chú ý rằng trình độ lợi dụng các nguồn lực chỉ có
thể hiểu và phản ánh bằng số tương đối: Tỷ số giữa kết quả và hao phí nguồn lực, tránh
nhầm lẫn giữa phạm trù hiệu quả kinh doanh với phạm trù mô tả sự chênh lệch giữa kết
quả và hao phí nguồn lực. Chênh lệch giữa kết quả và chi phí nguồn lực luôn là tuyệt
đối, phạm trù này chỉ phản ánh mức độ đạt được về một mặt nào đó nên cũng mang
bản chất là kết quả của quá trình kinh doanh và không bao giờ phản ánh được trình độ
lợi dụng các nguồn lực sản xuất.

Vậy hiệu quả kinh doanh là một phạm trù phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn
lực phản ánh mặt chất lượng của quá trình kinh doanh, phức tạp và khó tính toán bởi cả
phạm trù kết quả và hao phí nguồn lực gắn với một thời kỳ cụ thể nào đó điều khó xác
định một cách chính xác.

Thực chất của hiệu quả kinh doanh là sự so sánh giữa các kết quả đầu ra với các
yếu tố đầu vào của doanh nghiệp trong một kỳ nhất định, tùy theo yêu cầu của nhà
quản trị (Nguyễn Năng Phúc, 2011).

1.2. Vai trò của hiệu quả sản xuất kinh doanh

Hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh chính là công cụ quản lý kinh doanh. Để
tiến hành bất kỳ một hoạt động sản xuất kinh doanh cũng đều phải tập hợp các phương
tiện vật chất cũng như con người và thực hiện sự kết hợp giữa lao động với các yếu tố
vật chất để tạo ra kết quả phù hợp với ý đồ của doanh nghiệp và từ đó có thể tạo ra lợi
-7-

nhuận. Như vậy, mục tiêu bao trùm lâu dài của kinh doanh là tạo ra lợi nhuận, tối đa
hóa lợi nhuận trên cơ sở những nguồn lực sản xuất sẵn có. Để đạt được mục tiêu này
quản trị doanh nghiệp phải sử dụng nhiều phương pháp khác nhau. Hiệu quả kinh
doanh là một trong các công cụ để các nhà quản trị thực hiện chức năng.

Nâng cao hiệu quả kinh doanh có ý nghĩa quan trọng, đặc biệt là trong quá trình
hội nhập kinh tế hiện nay. Vai trò của hiệu quả kinh doanh được thể hiện cả ba mặt sau
đây:

Đối với nền kinh tế quốc dân: Hiệu quả của nền kinh tế quốc dân phụ thuộc vào
hiệu quả kinh doanh cá biệt của các doanh nghiệp. Nếu hiệu quả kinh doanh của từng
doanh nghiệp được nâng cao sẽ góp phần nâng cao hiệu quả của nền kinh tế quốc dân,
góp phần tạo sự tăng trưởng kinh tế, nâng cao mức sống.

Đối với doanh nghiệp: Hiệu quả kinh doanh biểu hiện qua các chỉ tiêu đánh giá
hiệu quả, được tối đa hoá và nó phụ thuộc vào môi trường kinh doanh, trình độ công
nghệ, quản lý vốn và nguồn lực của doanh nghiệp…. Trong cơ chế thị trường, hiệu quả
kinh doanh đóng vai trò hết sức quan trọng, nó quyết định khả năng cạnh tranh và phát
triển của doanh nghiệp. Khi có hiệu quả của doanh nghiệp mới có khả năng tái đầu tư
để đổi mới công nghệ, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, giảm giá thành tăng
khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường.

Đối với người lao động: Khi doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả sẽ mang lại
cho người lao động công việc và thu nhập ổn định, đời sống vật chất và tinh thần, điều
kiện và môi trường làm việc của người lao động ngày càng được cải thiện, nâng cao.
Mặt khác khi người lao động yên tâm, gắn bó với doanh nghiệp thì họ sẽ toàn tâm toàn
ý với công việc, khi đó năng suất lao động sẽ tăng lên góp phần vào việc nâng cao hiệu
quả hoạt động của doanh nghiệp (Nguyễn Văn Dũng, 2010).
-8-

1.3. Một số quan điểm trong việc đánh giá hiệu quả xuất kinh doanh của
doanh nghiệp

Khi đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, chúng ta cần quan tâm và
đảm bảo đến một số quan điểm sau:

Phải đảm bảo tính toàn diện và tính hệ thống trong việc xem xét hiệu quả kinh
doanh của doanh nghiệp. Chúng ta cần chú ý đến các yếu tố trong quá trình sản xuất
kinh doanh; các giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế hiện tại phải phù hợp với chiến
lược phát triển lâu dài của doanh nghiệp, phải xem xét các góc độ không gian và thời
gian.

- Về không gian: Các chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh thường gắn liền với một không
gian cụ thể. Ở mỗi không gian đó có môi trường kinh doanh với những đặc điểm khác
nhau và mức độ tác động đến hoạt động của doanh nghiệp của môi trường kinh doanh
khác nhau là khác nhau.
- Về thời gian: Các chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh thường là kết quả của một quá
trình thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định. Do vậy khi phân tích các chỉ tiêu
thường gắn với thời gian cụ thể để tiện so sánh (Nguyễn Năng Phúc, 2011).

Doanh nghiệp là một tế bào của nền kinh tế vì thế có ảnh hưởng đến sự phát triển
chung của cả ngành và cả nền kinh tế. Tác động này có thể là tích cực thúc đẩy sự phát
triển, nhưng cũng có thể là tiêu cực kìm hãm sự phát triển. Vì vậy, khi đánh giá hiệu
quả kinh doanh của doanh nghiệp chúng ta phải xem xét tổng thể mọi vấn đề. Lợi ích
của xã hội và lợi ích của doanh nghiệp có sự ràng buộc lẫn nhau, vì vậy khi xem xét
hiệu quả kinh doanh không chỉ đơn thuần đánh giá hiệu quả mang lại cho bản thân
doanh nghiệp mà còn phải chú trọng tới cả lợi ích của cả xã hội (Nguyễn Văn Dũng,
2010).

Phải đảm bảo kết hợp giữa hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp với lợi ích của
người lao động. Nhân lực luôn đóng vai trò cực kỳ quan trọng quyết định đến sự tồn tại
và phát triển của doanh nghiệp. Việc đánh giá hiệu quả kinh doanh cũng phải xem xét
trong mối liên hệ với lợi ích của người lao động, việc nâng cao hiệu quả kinh doanh
-9-

phải gắn liền với việc nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người lao động tạo điều
kiện cho người lao động tái sản xuất sức lao động, yên tâm lao động từ đó nâng cao
chất lượng lao động, nâng cao hiệu quả kinh doanh.

Cần xem xét hiệu quả kinh doanh trên cả hai mặt định tính và định lượng. Đánh
giá hiệu quả về mặt định tính cho chúng ta biết một cách tổng quan về trình độ và khả
năng sử dụng các nguồn lực trong quá trình kinh doanh, sự kết hợp giữa hiệu quả kinh
tế và các yêu cầu về chính trị, xã hội.

Về mặt định lượng, hiệu quả kinh doanh là mối tương quan giữa kết quả đạt được
và chi phí bỏ ra. Ở mức độ chung nhất, người ta chỉ thu được hiệu quả kinh doanh khi
nào kết quả thu được lớn hơn chi phí. Việc đánh giá hiệu quả kinh doanh về mặt định
lượng thông qua hệ thống các chỉ tiêu định lượng và biểu hiệu bằng con số cụ thể
(Nguyễn Năng Phúc, 2011).

1.4. Ý nghĩa và nhiệm vụ của việc đánh giá hiệu quả kinh doanh

1.4.1. Ý nghĩa của việc đánh giá hiệu quả kinh doanh

Thông tin từ các chỉ tiêu phân tích hiệu quả kinh doanh cung cấp cho mọi đối
tượng quan tâm để có cơ sở khoa học đưa ra các quyết định hữu ích cho các đối tượng
khác nhau.

Đối với các nhà quản trị kinh doanh như Giám đốc, Chủ tịch Hội đồng quản trị và
Trưởng các bộ phận, thu nhận các thông tin từ việc phân tích để đánh giá hiệu quả sử
dụng tài sản, nguồn vốn, chi phí, từ đó phát huy những mặt tích cực và đưa ra các biện
pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng các yếu tố sản xuất để khai thác tiềm năng sử
dụng của từng yếu tố góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cho doanh nghiệp.

Đối với các nhà đầu tư như các cổ đông, các công ty liên doanh thông qua các chỉ
tiêu phản ánh hiệu quả kinh doanh, hiệu quả sử dụng vốn, lợi nhuận, cổ tức… để tiếp
thêm sức mạnh đưa ra các quyết định đầu tư thêm, hay rút vốn nhằm thu lợi nhuận cao
nhất và đảm bảo an toàn cho vốn đầu tư.
-10-

Đối với các đối tượng cho vay như ngân hàng, kho bạc, công ty tài chính thông
qua các chỉ tiêu phân tích hiệu quả kinh doanh để có cơ sở khoa học đưa ra các quyết
định cho vay ngắn hạn, dài hạn, nhiều hay ít vốn nhằm thu hồi được vốn và lãi, đảm
bảo an toàn cho các công ty cho vay.

Các cơ quan chức năng của Nhà nước như cơ quan thuế, kiểm toán Nhà nước, cơ
quan thống kê thông qua các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh doanh, hiệu quả sử dụng
vốn ngân sách để kiểm tra tình hình thực hiện nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với Ngân
sách Nhà nước, thực hiện luật kinh doanh, các chế độ tài chính có đúng không, đánh
giá tốc độ tăng trưởng của các doanh nghiệp, các ngành. Thông qua phân tích để kiến
nghị với các cơ quan chức năng góp phần hoàn thiện chế độ tài chính nhằm thúc đẩy
hoạt động kinh doanh phát triển.

Thông tin phân tích hiệu quả kinh doanh còn cung cấp cho cán bộ công nhân viên
của doanh nghiệp biết được thực chất hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp như thế
nào, chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp trong tương lai, từ đó họ an tâm công tác,
tâm huyết với nghề nghiệp.

Tóm lại, thông tin phân tích hiệu quả kinh doanh rất hữu ích cho nhiều đối tượng
khác nhau, để từ đó đưa ra các quyết định kinh doanh có lợi cho từng đối tượng (Bùi
Xuân Phong, 2010).

1.4.2. Nhiệm vụ của việc đánh giá hiệu quả kinh doanh

Xuất phát từ mục tiêu và nhu cầu quản trị của các nhà quản lý, khi phân tích hiệu
quả kinh doanh cần phải xây dựng chỉ tiêu và hệ thống chỉ tiêu cho phù hợp nhằm cung
cấp các thông tin chính xác cho các đối tượng để đưa ra các quyết định phù hợp.

Sử dụng phương pháp phân tích phù hợp cho từng mục tiêu và nội dung cụ thể
như vậy mới đảm bảo quá trình phân tích đạt hiệu quả cao và tiết kiệm chi phí cho
doanh nghiệp. Mỗi một phương pháp thường phù hợp với những mục tiêu và nội dung
phân tích hiệu quả kinh doanh khác nhau.

Nhiệm vụ phân tích hiệu quả kinh doanh được xét trên mọi góc độ như phân tích
hiệu quả sử dụng tài sản, hiệu quả sử dụng nguồn vốn, hiệu quả sử dụng chi phí. Tùy
-11-

theo mục tiêu các nhà quản trị kinh doanh có thể phân tích chi tiết, đánh giá. Sau đó
tổng hợp để đưa ra các nhận xét và quyết định (Bùi Xuân Phong, 2010).

1.5. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh

Khi xem xét hiệu quả kinh doanh của mỗi doanh nghiệp, cần phải dựa vào một hệ
thống các tiêu chuẩn, các doanh nghiệp phải coi các tiêu chuẩn là mục tiêu phấn đấu.
Phải xây dựng hệ thống các chỉ tiêu phù hợp với đặc điểm của doanh nghiệp. Hệ thống
chỉ tiêu là một tập hợp các chỉ tiêu có quan hệ chặt chẽ với nhau, tác động qua lại lẫn
nhau, bổ sung cho nhau. Thông qua hệ thống chỉ tiêu tất cả các khía cạnh của hiệu quả
kinh doanh của một doanh nghiệp được phản ánh một cách tổng hợp, toàn diện. Hệ
thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm:

1.5.1. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội

Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội là chỉ tiêu đánh giá đồng thời cả về
mặt kinh tế và mặt xã hội. Nó không chỉ phản ánh hiệu quả việc đóng góp của doanh
nghiệp vào bản thân sự phát triển của doanh nghiệp mà còn thể hiện hiệu quả sự đóng
góp của doanh nghiệp vào nền kinh tế quốc dân, vào việc thực hiện mục tiêu nâng cao
đời sống người lao động. bao gồm:

1.5.1.1. Tỷ suất thuế trên vốn

Chỉ tiêu này cho biết cứ 100 đồng vốn tham gia vào quá trình sản xuất kinhdoanh
của doanh nghiệp đóng góp được bao nhiêu đồng thuế cho ngân sách nhà nước. Chỉ
tiêu tỷ suất thuế trên vốn phản ánh một cách rõ nét hiệu quả đóng góp của doanh
nghiệp vào nền kinh tế quốc dân. Tỷ suất thuế trên vốn cao và tăng lên chứng tỏ hiệu
quả kinh tế xã hội mà doanh nghiệp tạo ra lớn và phát triển theo chiều hướng tốt. Chỉ
tiêu này được tính như sau:

Tổng số thuế phải nộp


Tỉ suất thuế trên vốn = x 100%
Tổng tài sản bình quân
-12-

1.5.1.2. Thu nhập bình quân của người lao động

Chỉ tiêu này phản ánh mức thu nhập bình quân trên một lao động, nó thể hiệnkết
quả hoạt động của doanh nghiệp vào việc cải thiện đời sống của người lao động. Chỉ
tiêu này được tính như sau:

Tổng thu nhập


Thu nhập bình quâncủa người lao động =
Tổng lao động

1.5.2. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh tổng hợp

Nhóm chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả của toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh
của doanh nghiệp, bao gồm:

1.5.2.1. Chỉ tiêu tổng lợi nhuận

Tổng lợi nhuận của một doanh nghiệp là khoản chênh lệch giữa tổng doanh thu
và tổng chi phí của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định.

Tổng lợi nhuận = Tổng doanh thu – Tổng chi phí

Chỉ tiêu tổng lợi nhuận gọi là hiệu quả tuyệt đối của hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp.

Phương pháp đánh giá: Các phương pháp đánh giá chỉ tiêu này bao gồm so sánh
thực hiện giữa các kỳ đánh giá, phân loại mức độ của hiệu quả kinh doanh.

1.5.2.2. Chỉ tiêu tỉ suất lợi nhuận trên doanh thu

Chỉ tiêu này cho biết trong một kỳ phân tích, doanh nghiệp thu được bao nhiêu
đồng lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp trên một đồng doanh thu hoặc doanh
thu thuần. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ hiệu quả sử dụng chi phí càng tốt và ngược
lại.

Lợi nhuận sau thuế


Tỉ suất lợi nhuận trên tổng doanh thu=
Tổng doanh thu
-13-

Phương pháp đánh giá: Nhóm chỉ tiêu này dùng để so sánh các kỳ thực hiện, so
sánh với các doanh nghiệp khác trong nghành.

1.5.3. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng các yếu tố cơ bản của hoạt
động kinh doanh

1.5.3.1. Hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu

- Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE)

Lợi nhuận sau thuế


Tỉ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu=
Vốn CSH bình quân

Chỉ tiêu này cho biết, trong kỳ phân tích doanh nghiệp thu được bao nhiêu đồng
lợi nhuận trên một đồng vốn chủ sở hữu. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ hiệu quả sử
dụng vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp càng tốt, góp phần nâng cao khả năng đầu tư
của chủ doanh nghiệp. Tuy nhiên tỷ suất lợi nhuận cần được xem xét trong cơ cấu vốn
của doanh nghiệp, tỷ lệ lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu cao có thể do tỉ lệ vốn chủ sở
hữu trong cơ cấu vốn thấp dẫn đến mức độ rủi ro trong kinh doanh cao.

- Vòng quay của vốn chủ sở hữu

Doanh thu thuần


Vòng quay vốn chủ sở hữu =
Vốn CSH bình quân

Chỉ tiêu này cho biết vốn chủ sở hữu quay được bao nhiêu vòng trong kỳ phân
tích. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ sự vận động của vốn chủ sở hữu càng hiệu quả,
góp phần làm nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.

- Suất hao phí của vốn chủ sở hữu

Vốn chủ sở hữu bình quân


Suất hao phí của vốn chủ sở hữu=
Doanh thu thuần
-14-

Chỉ tiêu này cho biết một đồng doanh thu thuần tạo ra trong kỳ phân tích của
doanh nghiệp thì cần bao nhiều đồng vốn chủ sở hữu. Chỉ tiêu này càng thấp chứng tỏ
hiệu suất sử dụng vốn chủ sở hữu càng cao.

Phương pháp đánh giá: Nhóm chỉ tiêu này dùng để so sánh các kỳ thực hiện, so
sánh với các doanh nghiệp khác trong nghành.

1.5.3.2. Hiệu quả sử dụng tài sản

- Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản (ROA)

Lợi nhuận sau thuế


Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản=
Tài sản bình quân

Chỉ tiêu này cho biết trong một kỳ phân tích, doanh nghiệp thu bao nhiêu đồng
lợi nhuận trên một đồng tài sản đầu tư. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ hiệu quả sử
dụng tài sản tốt, góp phần nâng cao khả năng đầu tư của doanh nghiệp.

- Số vòng quay của tài sản

Doanh thu thuần


Số vòng quay của tài sản=
Tài sản bình quân

Chỉ tiêu này cho biết trong kỳ phân tích các tài sản quay được bao nhiêu vòng,
chỉ tiêu càng cao, chứng tỏ tài sản vận động càng nhanh, góp phần nâng cao hiệu quả
kinh doanh của doanh nghiệp.

- Suất hao phí của tài sản

Tài sản bình quân


Suất hao phí của tài sản so với doanh thu thuần =
Doanh thu thuần

Chỉ tiêu này cho biết, trong kỳ phân tích để thu được một đồng doanh thu thuần,
doanh nghiệp cần bao nhiêu đồng tài sản đầu tư. Chỉ tiêu này càng thấp, chứng tỏ hiệu
quả sử dụng tài sản càng tốt, góp phần tiết kiệm tài sản và nâng cao doanh thu thuần
trong kỳ của doanh nghiệp.
-15-

Phương pháp đánh giá: Nhóm chỉ tiêu này dùng để so sánh các kỳ thực hiện, so
sánh với các doanh nghiệp khác trong nghành.

1.5.3.3. Hiệu quả sử dụng chi phí

- Tỷ suất lợi nhuận trên tổng chi phí

Lợi nhuận trước thuế


Tỷ suất lợi nhuận trên tổng chi phí=
Tổng chi phí

Chỉ tiêu này cho biết trong kỳ phân tích doanh nghiệp đầu tư một đồng chi phí thì
thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận trước thuế, chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ mức lợi
nhuận trong chi phí càng lớn, doanh nghiệp đã tiết kiệm được các khoản chi phí chi ra
trong kỳ.

- Tỷ suất lợi nhuận so với giá vốn bán hàng và cung cấp dịch vụ

Lợi nhuận gộp về bán hàng


Tỷ suất lợi nhuận so với giá vốn
=
bánhàng và cung cấpdịch vụ Giá vốn bán hàng và cung cấp
dịch vụ

Chỉ tiêu này cho biết trong kỳ phân tích doanh nghiệp đầu tư một đồng giá vốn
bán hàng thì sẽ thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận từ hoạt động bán hàng và cung cấp
dịch vụ, chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ mức lợi nhuận trong giá vốn bán hàng càng
lớn, thể hiện các mặt hàng kinh doanh có lời nhất. Chỉ tiêu này thường phụ thuộc vào
đặc điểm kinh doanh của từng ngành.

- Tỷ suất lợi nhuận của chi phí quản lý doanh nghiệp

Lợi nhuận thuần từ HĐKD


Tỷ suất lợi nhuận của chi phí
=
quản lý doanh nghiệp Chi phí quản lý doanh nghiệp

Chỉ tiêu này cho biết, trong kỳ phân tích, doanh nghiệp đầu tư một đồng chi phí
quản lý doanh nghiệp sẽ thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận, chỉ tiêu này càng cao
-16-

chứng tỏ mức lợi nhuận trong chi phí quản lý doanh nghiệp càng lớn, doanh nghiệp đã
tiết kiệm được chi phi phí quản lý.

Phương pháp đánh giá : Nhóm chỉ tiêu này dùng để so sánh các kỳ thực hiện, so
sánh với các doanh nghiệp khác trong nghành.

1.5.3.4. Hiệu quả sử dụng lao động

Số lượng và chất lượng của lao động là yếu tố cơ bản trong sản xuất, góp phần
quan trọng trong năng lực sản xuất của doanh nghiệp. Hiệu quả sử dụng lao động biểu
hiện ở năng suất lao động và tỷ suất lợi nhuận của lao động.

- Năng suất lao động

Doanh thu thuần


Năng suất lao động =
Số lao động bình quân

Chỉ tiêu này phản ánh mỗi người lao động tham gia sản xuất trong kỳ làm ra bao
nhiêu đồng doanh thu thuần. Đây là chỉ tiêu thường được đề cập, nó quyết định sự phát
triển hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp.

- Mức sinh lợi của lao động

Lợi nhuận trước thuế


Tỉ suất lợi nhuận của lao động =
Số lao động bình quân

Chỉ tiêu này cho biết, trong kỳ phân tích, mỗi người lao động tham gia sản xuất
tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu này càng cao, hiệu quả sử dụng lao
động càng lớn.

Phương pháp đánh giá: Nhóm chỉ tiêu này dùng để so sánh các kỳ thực hiện, so
sánh với các doanh nghiệp khác trong nghành.
-17-

1.6. Các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả sản xuất kinh doanh

1.6.1. Nhân tố bên ngoài doanh nghiệp

1.6.1.1. Môi trường chính trị - pháp luật

Các yếu tố thuộc môi trường chính trị - pháp luật chi phối mạnh mẽ đến quá
trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Sự ổn định chính trị được xác
định là một trong những tiền đề quan trọng cho hoạt động sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp. Sự thay đổi của môi trường chính trị có thể ảnh hưởng có lợi cho một
nhóm doanh nghiệp này nhưng lại kìm hãm sự phát triển của nhóm doanh nghiệp khác
hoặc ngược lại.

Hệ thống pháp luật hoàn thiện, không thiên vị là một trong những tiền đề ngoài
kinh tế của kinh doanh. Mức độ hoàn thiện, sự thay đổi và thực thi pháp luật trong nền
kinh tế có ảnh hưởng lớn đến việc hoạch định và tổ chức thực hiện chiến lược sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp. Môi trường này có tác động trực tiếp đến hiệu quả sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Bởi vì môi trường pháp luật ảnh hưởng đến mặt
hàng sản xuất ngành nghề, phương thức kinh doanh...của doanh nghiệp. Không những
thế nó còn tác động đến chi phí của doanh nghiệp cũng như là chi phí lưu thông chi phí
vận chuyển, mức độ về thuế...

Tóm lại môi trường chính trị - pháp luật có ảnh hưởng rất lớn đến việc nâng cao
hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp bằng cách tác động đến hoạt
động của doanh nghiệp qua hệ thống công cụ pháp luật, công cụ vĩ mô.

1.6.1.2. Các yếu tố kinh tế vĩ mô

Các chính sách kinh tế của nhà nước, tốc độ tăng trưởng nền kinh tế, tốc độ lạm
phát, thu nhập bình quân trên đầu người... là các yếu tố tác động trực tiếp tới cung cầu
của từng doanh nghiệp. Nếu tốc độ tăng trưởng nền kinh tế quốc dân cao, các chính
sách của Chính phủ khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư mở rộng sản xuất, sự biến
động tiền tệ là không đáng kể, lạm phát được giữ mức hợp lý, thu nhập bình quân đầu
-18-

người tăng... sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển sản xuất, nâng cao hiệu
quả sản xuất kinh doanh và ngược lại.

1.6.1.3. Cơ sở hạ tầng

Các yếu tố thuộc cơ sở hạ tầng như: hệ thống đường giao thông, hệ thống thông
tin liên lạc, điện nước… đều là những nhân tố tác động mạnh mẽ đến hiệu quả hoạt
động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Doanh nghiệp sản xuất kinh doanh ở vị trí
có hệ thống giao thông thuận lợi, dân cư đông đúc và có trình độ dân trí cao sẽ có
nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển sản xuất, tăng tốc độ tiêu thụ sản phẩm, tăng
doanh thu, giảm chi phí sản xuất kinh doanh... từ đó nâng cao hiệu quả sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp.

Cơ sở hạ tầng của nền kinh tế nó quyết định sự phát triển của nền kinh tế cũng
như sự phát triển của các doanh nghiệp. Hệ thống đường xá, giao thông, hệ thống
thông tin liên lạc, hệ thống ngân hàng tín dụng, mạng lưới điện quốc gia... ảnh hưởng
tới chi phí kinh doanh, khả năng nắm bắt thông tin, khả năng huy động và sử dụng vốn,
khả năng giao dịch thanh toán... của các doanh nghiệp do đó ảnh hưởng rất lớn tới hiệu
quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

1.6.1.4. Thị trường

Nhân tố thị trường ở đây bao gồm cả thị trường đầu vào và thị trường đầu ra của
doanh nghiệp. Nó là yếu tố quyết định quá trình tái sản xuất mở rộng của doanh
nghiệp. Đối với thị trường đầu vào: cung cấp các yếu tố cho quá trình sản xuất như
nguyên vật liệu, máy móc thiết bị… Cho nên nó tác động trực tiếp đến giá thành sản
phẩm, tính liên tục và hiệu quả của quá trình sản xuất. Còn đối với thị trường đầu ra
quyết định doanh thu của doanh nghiệp trên cơ sở chấp nhận hàng hóa, dịch vụ của
doanh nghiệp, thị trường đầu ra sẽ quyết định tốc độ tiêu thụ, tạo vòng quay vốn nhanh
hay chậm từ đó tác động đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
-19-

1.6.1.5. Đối thủ cạnh tranh

Bao gồm các đối thủ cạnh tranh sơ cấp (cùng tiêu thụ các sản phẩm đồng nhất)
và các đối thủ cạnh tranh thứ cấp (sản xuất và tiêu thụ những sản phẩm có khả năng
thay thế). Nếu doanh nghiệp có đối thủ cạnh tranh mạnh thì việc nâng cao hiệu quả
kinh doanh sẽ trở nên khó khăn hơn nhiều. Bởi vì doanh nghiệp lúc này có thể nâng
cao hiệu quả kinh doanh bằng cách nâng cao chất lượng, giảm giá thành sản phẩm để
đẩy mạnh tốc độ tiêu thụ, tăng doanh thu, tăng vòng quay vốn, yêu cầu doanh nghiệp
phải tổ chức lại bộ máy hoạt động tối ưu hơn, hiệu quả cao hơn để tạo khả năng cạnh
tranh về giá cả, chất lượng, mẫu mã… Như vậy đối thủ cạnh tranh có ảnh hưởng rất
lớn đến việc nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp đồng thời tạo ra sự tiến
bộ trong kinh doanh, tạo ra động lực phát triển của doanh nghiệp. Việc xuất hiện càng
nhiều đối thủ cạnh tranh thì việc nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp sẽ
càng khó khăn và sẽ bị giảm một cách tương đối.

Cạnh tranh được xác định là động lực thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế thị
trường với nguyên tắc ai hoàn thiện hơn, thoả mãn nhu cầu tốt hơn và hiệu quả hơn
người đó sẽ thắng, sẽ tồn tại và phát triển. Duy trì cạnh tranh bình đẳng và đúng luật là
công việc của chính phủ. Trong điều kiện đó vừa mở ra cơ hội để doanh nghiệp kiến
tạo hoạt động của mình, vừa yêu cầu doanh nghiệp phải vươn lên phía trước để "vượt
qua đối thủ". Các doanh nghiệp cần xác định cho mình một chiến lược cạnh tranh hoàn
hảo. Chiến lược cạnh tranh cần phản ánh được các yếu tố ảnh hưởng của môi trường
cạnh tranh bao quanh doanh nghiệp.

1.6.2. Nhân tố bên trong doanh nghiệp

1.6.2.1. Nhân tố vốn

Doanh nghiệp có khả năng tài chính, nguồn vốn mạnh thì không những đảm bảo
cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp diễn ra liên tục và ổn định mà
còn giúp cho doanh nghiệp có khả năng đầu tư đổi mới công nghệ và áp dụng kỹ thuật
tiên tiến vào sản xuất nhằm làm giảm chi phí, nâng cao năng suất và chất lượng sản
phẩm. Ngược lại, nếu như khả năng về tài chính và nguồn vốn của doanh nghiệp yếu
-20-

kém thì doanh nghiệp không những không đảm bảo được các hoạt động sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp diễn ra bình thường mà còn không có khả năng đầu tư đổi mới
công nghệ, áp dụng kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất do đó không nâng cao được năng
suất và chất lượng sản phẩm. Khả năng tài chính và nguồn vốn của doanh nghiệp ảnh
hưởng trực tiếp tới uy tín của doanh nghiệp, tới khả năng chủ động trong sản xuất kinh
doanh tới tốc độ tiêu thụ và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, ảnh hưởng tới mục
tiêu tối thiểu hoá chi phí bằng cách chủ động khai thác và sử dụng tối ưu các nguồn lực
đầu vào. Vì vậy nguồn vốn của doanh nghiệp tác động rất mạnh tới hiệu quả sản xuất
kinh doanh của chính doanh nghiệp đó.

Đây là một nhân tố tổng hợp phản ánh sức mạnh của doanh nghiệp thông qua
khối lượng vốn mà doanh nghiệp có thể huy động vào kinh doanh khả năng phân phối,
đầu tư có hiệu quả các nguồn vốn, khả năng quản lý có hiệu quả các nguồn vốn kinh
doanh .

Yếu tố vốn là chủ chốt quyết định đến quy mô của doanh nghiệp và quy mô có cơ
hội có thể khai thác. Nó phản ánh sự phát triển của doanh nghiệp và là sự đánh giá về
hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong kinh doanh.

1.6.2.2. Nguồn nhân lực

Người ta nhắc đến luận điểm là càng ngày khoa học kỹ thuật công nghệ đã trở
thành lực lượng lao động trực tiếp, áp dụng kỹ thuật tiên tiến là điều kiện trên quyết để
tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp. Tuy nhiên, cần thấy rằng: Thứ
nhất, máy móc dù tối tân đến đâu cũng do con người chế tạo. Nếu không có sự lao
động sáng tạo của con người sẽ không thể có các máy móc thiết bị đó. Thứ hai, máy
móc thiết bị có hiện đại đến đâu thì cũng phải phù hợp với trình độ tổ chức kỹ thuật,
trình độ sử dụng máy móc của người lao động. Thực tế do trình độ sử dụng kém nên
vừa không đem lại năng suất cao vừa tốn kém tiền bạc cho hoạt động sửa chữa, kết cục
là hiệu quả sản xuất kinh doanh thấp.

Trong sản xuất kinh doanh lực lượng lao động của doanh nghiệp có thể vừa sáng
tạo, vừa đưa chúng vào sử dụng tạo ra tiềm năng lớn cho việc nâng cao hiệu quả sản
-21-

xuất kinh doanh. Lực lượng lao động có thể sáng tạo ra sản phẩm mới, với kiểu dáng
phù hợp với người tiêu dùng làm cho sản phẩm của doanh nghiệp có thể bán với giá
cao, tạo ra hiệu quả kinh doanh cao. Lực lượng lao động trực tiếp tác động đến năng
suất lao động, trình độ sử dụng nguồn lực khác (máy móc thiết bị, nguyên vật liệu....)
nên tác động trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.

Chăm lo việc đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao trình độ chuyên môn của đội ngũ
lao động được coi là nhiệm vụ hàng đầu của nhiều doanh nghiệp hiện nay và thực tế
cho thấy những doanh nghiệp mạnh trên thị trường hiện nay là những doanh nghiệp có
đội ngũ lao động có trình độ chuyên môn cao, có tác phong làm việc khoa học và có kỷ
luật kỷ cương trong công việc.

1.6.2.3. Trình độ tổ chức quản lý

Trong sản xuất kinh doanh hiện nay, đối với mọi doanh nghiệp có đặc điểm sản
xuất kinh doanh cũng như quy mô khác. Nhân tố quản trị đóng vai trò càng lớn trong
việc nâng cao hiệu quả và kết qủa hoạt động sản xuất kinh doanh.

Đội ngũ các nhà quản trị mà đặc biệt là các nhà quản trị cao cấp, lãnh đạo doanh
nghiệp bằng phẩm chất và tài năng của mình có vai trò quan trọng bậc nhất, ảnh hưởng
có tính chất quyết định đến sự thành đạt của một doanh nghiệp. Kết quả và hiệu quả
hoạt động của quản trị doanh nghiệp đều phụ thuộc rất lớn vào trình độ chuyên môn
của đội ngũ các nhà quản trị cũng như cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị doanh nghiệp,
việc xác định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của từng bộ phận chức năng và thiết lập
mối quan hệ giữa các bộ phận chức năng đó. Người quản trị doanh nghiệp phải chú ý
tới hai nhiệm vụ chính.

- Xây dựng tập thể thành một hệ thống đoàn kết, năng động, sáng tạo, lao động
đạt hiệu quả cao.

- Dìu dắt tập thể dưới quyền, hoàn thành mục đích và mục tiêu của doanh nghiệp
một cách vững chắc và ổn định.
-22-

1.6.2.4. Mức độ áp dụng kỹ thuật, công nghệ

Trong nền kinh tế thị trường hiện nay công nghệ là yếu tố quyết định cho sự phát
triển của sản xuất kinh doanh, là cơ sở để doanh nghiệp khẳng định vị trí của mình trên
thương trường. Chính sách công nghiệp hoá, hiện đại hoá của đảng và nhà nước chính
là để khuyến khích các doanh nghiệp thích ứng tốt hơn với những thay đổi trong môi
trường công nghệ. Sự thay đổi của công nghệ tác động tới doanh nghiệp theo nhiều
khía cạnh khác nhau, đặc biệt nó không tách rời khỏi yếu tố con người. Hơn nữa yếu tố
con người còn quyết định sự thành công hay thất bại của những thay đổi lớn trong công
nghệ.

Công nghệ và đổi mới công nghệ là động lực là nhân tố của phát triển trong các
doanh nghiệp. Đổi mới công nghệ là yếu tố là biện pháp cơ bản giữ vai trò quyết định
để doanh nghiệp giành thắng lợi trong cạnh tranh.Công nghệ lạc hậu sẽ tiêu hao
nguyên vật liệu lớn, chi phí nhân công và lao động nhiều, do vậy làm tăng chi phí giảm
hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Nền kinh tế hàng hoá thực sự đặt ra yêu cầu bức bách, buộc các doanh nghiệp
muốn tồn tại và phát triển muốn có vị trí vững chắc trong quá trình cạnh tranh phải
thực hiện gắn sản xuất với khoa học kỹ thuật và coi chất lượng sản phẩm là vũ khí sắc
bén nhất trong cạnh tranh trên thị trường đồng thời là phương pháp có hiệu quả tạo ra
nhu cầu mới. Ngày nay, cạnh tranh giá cả đã chuyển sang cạnh tranh chất lượng. Như
vậy vai trò của đổi mới công nghệ tiên tiến có thể giải quyết được các vấn đề mà nền
kinh tế thị trường đặt ra.

Căn cứ vào các đặc trưng của công nghệ cũng như nhu cầu thiết của việc đổi
mới công nghệ thì mục đích chính và quan trọng nhất của đổi mới công nghệ là nhằm
đạt hiệu quả kinh tế cao, duy trì và phát triển doanh nghiệp ngày càng đi lên. Mục đích
đổi mới công nghệ cần phải tập chung là:
- Tăng sức cạnh tranh cho doanh nghiệp về chất lượng, sản phẩm, thông qua
chiến lược sản phẩm trên cơ chế thị trường.
- Tăng năng suất lao động, tạo ra hiệu quả cao cho các doanh nghiệp.
-23-

- Tạo ra lợi nhuận siêu nghạch, đạt được năng suất cao trong sản xuất kinh
doanh.
- Góp phần thực hiện tốt chủ trương của đảng và nhà nước về hiện đại hóa, công
nghiệp hóa trong các doanh nghiệp phù hợp với xu hướng chung của cả nước.

1.6.2.5. Đặc điểm sản phẩm

Ngày nay, đặc điểm sản phẩm mà trong đó yếu tố chất lượng của sản phẩm trở
thành một công cụ cạnh tranh quan trọng của các doanh nghiệp trên thị trường, vì chất
lượng của sản phẩm có thoả mãn nhu cầu của khách hàng về sản phẩm, chất lượng sản
phẩm càng cao sẽ đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng của người tiêu dùng tốt hơn.
Chất lượng sản phẩm luôn luôn là yếu tố sống còn của mỗi doanh nghiệp, khi chất
lượng sản phẩm không đáp ứng được những yêu cầu của khách hàng, lập tức khách
hàng sẽ chuyển sang tiêu dùng các sản phẩm khác cùng loại. Chất lượng của sản phẩm
góp phần tạo nên uy tín danh tiếng của doanh nghiệp trên thị trường.

Những đặc tính mang hình thức bên ngoài của sản phẩm như : Mẫu mã, bao bì,
nhãn hiệu…trước đây không được coi trọng nhưng ngày nay nó đã trở thành những yếu
tố cạnh tranh quan trọng không thể thiếu được. Thực tế cho thấy, khách hàng thường
lựa chọn các sản phẩm theo trực giác, vì vậy những loại hàng hoá có mẫu mã bao bì
nhãn hiệu đẹp và gợi cảm…luôn giành được ưu thế hơn so với các hàng hoá khác cùng
loại.

Các đặc tính của sản phẩm là nhân tố quan trọng quyết định khả năng cạnh tranh
của doanh nghiệp góp phần rất lớn tới việc tạo uy tín, đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ sản
phẩm làm cơ sở cho sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp nên có ảnh hưởng rất lớn
tới hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp (Lê Thanh Tùng, 2010).

1.6.2.6. Cơ sở vật chất, kỹ thuật

Cơ sở vật chất kỹ thuật trong doanh nghiệp là yếu tố vật chất hữu hình quan
trọng phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, làm nền tảng quan
trọng để doanh nghiệp tiến hành các hoạt động kinh doanh. Cơ sở vật chất đem lại sức
mạnh kinh doanh cho doanh nghiệp trên cơ sở sức sinh lời của tài sản. Cơ sở vật chất
-24-

dù chiếm tỷ trọng lớn hay nhỏ trong tổng tài sản của doanh nghiệp thì nó vẫn có vai trò
quan trọng thúc đẩy các hoạt động kinh doanh, nó thể hiện bộ mặt kinh doanh của
doanh nghiệp qua hệ thống nhà xưởng, kho tàng, cửa hàng, bến bãi…Cơ sở vật chất kỹ
thuật của doanh nghiệp càng được bố trí hợp lý bao nhiêu thì càng góp phần đem lại
hiệu quả cao bấy nhiêu. Điều này thấy khá rõ nếu một doanh nghiệp có hệ thống nhà
xưởng, kho tàng, cửa hàng, bến bãi được bố trí hợp lý, nằm trong khu vực có mật độ
dân cư đông, thu nhập cao, cầu về tiêu dùng của người dân cao…và thuận lợi về giao
thông sẽ đem lại cho doanh nghiệp một tài sản vô hình rất lớn đó là lợi thế kinh doanh
đảm bảo cho doanh nghiệp hoạt động kinh doanh có hiệu quả cao.

Trình độ kỹ thuật và trình độ công nghệ sản xuất của doanh nghiệp ảnh hưởng
tới năng suất, chất lượng sản phẩm, ảnh hưởng tới mức độ tiết kiệm hay tăng phí
nguyên vật liệu do đó ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Nếu doanh nghiệp có trình độ kỹ thuật sản xuất và có cả công nghệ sản xuất tiên tiến
và hiện đại sẽ đảm bảo cho doanh nghiệp sử dụng tiết kiệm nguyên vật liệu, nâng cao
năng suất và chất lượng sản phẩm, còn nếu trình độ kỹ thuật sản xuất của doanh nghiệp
thấp kém hoặc công nghệ sản xuất lạc hậu hay thiếu đồng bộ sẽ làm cho năng suất, chất
lượng sản phẩm của doanh nghiệp rất thấp, sử dụng lãng phí nguyên vật liệu (Lê Thanh
Tùng, 2010).

1.6.2.7. Nguyên vật liệu

Nguyên vật liệu là một trong những yếu tố đầu vào quan trọng và không thể
thiếu được đối với các doanh nghiệp sản xuất. Số lượng, chủng loại, cơ cấu, chất
lượng, giá cả của nguyên vật liệu và tính đồng bộ của việc cung ứng nguyên vật liệu
ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng nguyên vật liệu, ảnh hưởng tới năng suất và chất lượng
của sản phẩm do đó ảnh hưởng tới hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, chi
phí sử dụng nguyên vật liệu của các doanh nghiệp sản xuất thường chiếm tỷ trọng lớn
trong chi phí kinh doanh và giá thành đơn vị sản phẩm cho nên việc sử dụng tiết kiệm
nguyên vật liệu có ý nghĩa rất lớn đối với việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh
của doanh nghiệp. Việc sử dụng tiết kiệm nguyên vật liệu đồng nghĩa với việc tạo ra
kết quả lớn hơn với cùng một lượng nguyên vật liệu.
-25-

Bên cạnh đó, chất lượng của công tác đảm bảo nguyên vật liệu cũng ảnh hưởng
rất lớn tới hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nếu công tác tổ chức đảm
bảo nguyên vật liệu được tốt, tức là luôn luôn cung cấp đầy đủ, kịp thời và đồng bộ
đúng số lượng, chất lượng, chủng loại các loại nguyên vật liệu cần thiết theo yêu cầu
của sản xuất kinh doanh, không để xảy ra tình trạng thiếu hay là ứ đọng nguyên vật
liệu, đồng thời thực hiện việc tối thiểu hoá chi phí kinh doanh của nguyên vật liệu thì
không những đảm bảo cho sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp diễn ra bình thường
mà còn góp phần rất lớn vào việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp (Lê Thanh Tùng, 2010).
-26-

TÓM TẮT CHƯƠNG 1

Thông qua những khái niệm, bản chất về hiệu quả kinh doanh của doanh
nghiệp, đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp căn cứ
trên đặc thù của ngành chế biến gỗ.Bên cạnh đó cũng nêu lên một số quan điểm trong
việc đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp và hệ thống các chỉ tiêu đánh giá
hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực chế biến gỗ.
Ngoài ra Chương 1 cũng đề cập đến các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất
kinh doanh của các doanh nghiệp chế biến gỗ bao gồm các nhân tố bên trong và bên
ngoài như: Mức độ áp dụng kỹ thuật công nghệ, đối thủ cạnh tranh, vốn, nguồn nhân
lực, trình độ tổ chức quản lý, thị trường….
Tác giả tổng hợp những lý luận cơ bản về hiệu quả hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp nói chung và của doanh nghiệp chế biến gỗ nói riêng làm nền tảng để
đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH Đồ gỗ mỹ nghệ Sài Gòn
Xinh trong chương tiếp theo.
-27-

Chương 2

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH


CỦA CÔNG TY TNHH ĐỒ GỖ MỸ NGHỆ
SÀI GÒN XINH

2.1. Giới thiệu khái quát về nghành chế biến gỗ và Công ty TNHH Đồ gỗ mỹ
nghệ Sài Gòn Xinh

2.1.1. Giới thiệu khái quát về nghành chế biến và xuất khẩu gỗ

2.1.1.1. Quy mô, năng lực sản xuất và thị trường

Theo Hiệp hội gỗ và lâm sản Việt Nam (VIFORES), trong 2 tháng đầu năm 2013,
ngành gỗ Việt Nam đã xuất khẩu đạt 831 triệu USD, tăng trên 36% so với cùng kỳ.
Hiện tại Việt Nam đang là quốc gia đứng thứ 6 trên thế giới, thứ 2 Châu Á và đứng đầu
Đông Nam Á về xuất khẩu gỗ và các sản phẩm từ gỗ.

Tuy nhiên VIFORES cũng dự báo trong năm nay thị trường xuất khẩu gỗ Việt
Nam sẽ đối mặt với nhiều thách thức, nhất là từ thị trường EU. Nguyên nhân là do kể
từ tháng 3/2013, EU áp dụng "quy định về trách nhiệm giải trình" đối với đồ gỗ nhập
khẩu vào thị trường này. Theo đó, các doanh nghiệp phải chứng minh được nguồn gốc
hợp pháp của gỗ và sản phẩm gỗ. Bất kỳ lô hàng gỗ/sản phẩm gỗ nào mà doanh nghiệp
nhập khẩu mua phải được sản xuất theo quy định hiện hành của luật pháp tại quốc gia
khai thác gỗ và theo quy chế của EU về gỗ. Do đó, trong năm 2013 thị trường truyền
thống EU sẽ suy giảm, thậm chí có thể tăng trưởng âm.

Mặc dù vậy, VIFORES vẫn lạc quan rằng, xuất khẩu Việt Nam sẽ tăng mạnh
trong năm nay do một số doanh nghiệp đã nhận được đơn hàng đến giữa năm từ các
đối tác Mỹ. Dự kiến, xuất khẩu sản phẩm gỗ sang Mỹ trong năm nay sẽ tăng 18%, sang
thị trường EU sẽ tăng 8-10%, sang Trung Quốc tăng 15% và Nhật Bản từ 11-12%. Để
-28-

có được kết quả này các doanh nghiệp Việt Nam cần nâng cao năng lực cạnh tranh
bằng việc tập trung vào thiết kế sản phẩm, đầu tư nhiều hơn cho khâu phân phối, quảng
bá trên thị trường trong nước và quốc tế.

Được biết, trong năm 2012, Việt Nam đã thu về 4,5 tỷ USD từ xuất khẩu gỗ, tăng
19% so với năm 2011.

Hiện nay nhu cầu tiêu thụ sản phẩm gỗ trên thế giới tăng đáng kể, nhập khẩu các
mặt hàng đồ gỗ của các nước nhập khẩu nhiều nhất như là Mỹ, Đức, Pháp, Anh và
Nhật Bản cũng tăng nhanh. Trước tình hình đó, ngành công nghiệp chế biến gỗ của thế
giới cũng đã thay đổi đáng kể, đặc biệt là ở Trung Quốc và một số nước Châu Á khác
như Inđonêxia, Thái Lan, Malaysia, Việt Nam… đã phát triển vô cùng nhanh chóng cả
về số lượng và chất lượng. Theo Tổng cục Lâm nghiệp Việt Nam (Bộ NN&PTNT),
ngành công nghiệp chế biến gỗ có sự phát triển nhanh, mạnh trong thời kỳ từ năm 2000
đến nay. Tuy nhiên, hiệu quả không cao do thiếu quy hoạch, còn phụ thuộc nhiều vào
gỗ nguyên liệu và phụ liệu nhập khẩu. Ngoài ra, quy mô sản xuất nhỏ với công nghệ
hạn chế, thiếu hình thức tổ chức sản xuất, liên doanh, liên kết thích hợp gắn kết nhà
máy chế biến với sản xuất và cung ứng nguyên liệu. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp
chế biến gỗ chưa coi trọng khai thác thị trường đồ gỗ nội địa, bỏ ngỏ thị trường đồ gỗ
nội thất cho các cơ sở chế biến nhỏ, làng nghề gỗ và đồ gỗ nhập khẩu.

Ngành chế biến và xuất khẩu sản phẩm gỗ của Việt Nam có những bước phát
triển vượt bậc, tốc độ phát triển hàng năm luôn đạt mức cao, xuất khẩu đồ gỗ từ 1,933
tỷ USD năm 2006 lên 4,666 tỷ USD năm 2012. Tốc độ tăng trưởng bình quân giai
đoạn 2007-2012 đạt 16,5%. Việt Nam trở thành nước xuất khẩu đồ gỗ lớn nhất khu vực
Đông Nam Á.

Nhìn chung quy mô của các doanh nghiệp sản xuất đồ gỗ xuất khẩu là các doanh
nghiệp vừa và nhỏ, sản xuất kết hợp giữa thủ công và cơ khí. Các doanh nghiệp sản
xuất các mặt hàng đồ gỗ công nghiệp thường có sự đầu tư mới về các trang thiết bị và
công nghệ tiên tiến phục vụ sản xuất, trong khi đó đại bộ phận các doanh nghiệp sản
xuất đồ gỗ mỹ nghệ có hệ thống thiết bị khá lạc hậu, không đáp ứng được yêu cầu của
các đơn hàng lớn hay các thị trường yêu cầu chất lượng cao. Đa số các công ty sản xuất
-29-

và chế biến các sản phẩm gỗ tập trung chủ yếu ở các tỉnh miền Nam (T.P Hồ Chí
Minh, Bình Dương, Đồng Nai…), các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên (Bình Định,
Gia Lai, Đắc Lắc…), một số công ty, thường là các công ty sản xuất và xuất khẩu đồ
gỗ mỹ nghệ, tập trung ở các tỉnh phía Bắc và khu vực đồng bằng sông Hồng như Hà
Nội, Bắc Ninh, Hà Tây, Vĩnh Phúc…

Hầu hết các sản phẩm đồ gỗ của các doanh nghiệp Việt Nam chịu sự cạnh tranh
gay gắt từ các doanh nghiệp của Trung Quốc, Thái Lan, Indonesia, Malaysia, các nước
Đông Âu và Mỹ La Tinh.

Trong những năm tới, ngoài việc duy trì và phát triển các thị trường truyền thống
(cả thị trường trung chuyển và thị trường người tiêu dùng trực tiếp) để thông qua đó uy
tín và chất lượng của sản phẩm gỗ xuất khẩu Việt Nam tiếp cận nhanh hơn tới người
tiêu dùng, ngành gỗ Việt Nam sẽ tập trung phát triển mạnh một số thị trường mục tiêu,
có nền kinh tế phát triển ổn định, sức mua ổn định và nhu cầu liên tục tăng, các thể chế
về kinh doanh, thương mại hoàn thiện, hệ thống phân phối rộng khắp và năng động,
bao gồm: EU, Mỹ, Nhật Bản…

Thực tế năng lực tài chính tiếp thị, nghiên cứu thị trường và phát triển sản phẩm
của các doanh nghiệp Việt Nam còn yếu, nên nếu trực tiếp thiết lập các kênh phân
phối, mạng lưới tiêu thụ và nghiên cứu nhu cầu phát triển của thị trường sẽ thực sự rất
khó khăn đối với mỗi doanh nghiệp. Việc sử dụng những kênh phân phối hiện có và
khả năng phát triển thị trường của các nhà phân phối và nhập khẩu tại các thị trường
lớn và giải pháp hữu hiệu nhất để tăng sản lượng thâm nhập thị trường đồng thời tiết
kiệm chi phí cho công tác tiếp thị.
-30-

2.1.1.2. Các sản phẩm gỗ xuất khẩu

Sản phẩm gỗ xuất khẩu của Việt Nam từ chỗ chỉ là sản phẩm thô (gỗ tròn, gỗ xẻ)
đã phát triển lên một trình độ gia công cao hơn, áp dụng công nghệ tẩm, sấy, trang trí
bề mặt… xuất khẩu các sản phẩm hoàn chỉnh, sản phẩm có giá trị gia tăng về công
nghệ và lao động. Có thể chia các sản phẩm gỗ xuât khẩu của Việt Nam thành 4 nhóm
chính:

Nhóm thứ nhất: Nhóm sản phẩm đồ mộc ngoài trời bao gồm các loại bàn ghế,
vườn, ghế băng, dù che nắng, ghế xích đu… làm hoàn toàn từ gỗ hoặc kết hợp với các
vật liệu khác như sắt, nhôm, nhựa…

Nhóm thứ hai: Nhóm sản phẩm đồ mộc trong nhà bao gồm các loại bàn ghế,
giường tủ, giá kê sách, đồ chơi, ván sàn… làm hoàn toàn từ gỗ hay gỗ kết hợp với các
vật liệu khác như da, vải…

Nhóm thứ ba: Nhóm đồ mỹ nghệ chủ yếu từ gỗ rừng tự nhiên bao gồm bàn, ghế,
tủ… áp dụng các công nghệ chạm, khắc, khảm.

Nhóm thứ tư: Sản phẩm dăm gỗ sản xuất từ gỗ rừng trồng mọc nhanh như gỗ keo,
gỗ bạch đàn…

Hiện nay, hàng gỗ chế biến xuất khẩu sang thị trường Mỹ chủ yếu là bàn ghế
ngoài trời làm từ gỗ cứng trong khi hàng tới thị trường Nhật Bản và EU chủ yếu là đồ
dùng trong nhà làm từ gỗ mềm.

2.1.1.3. Gỗ mỹ nghệ Việt Nam

Bên cạnh sự phát triển của ngành công nghiệp gỗ chế biến, nghề gỗ mỹ nghệ Việt
Nam cũng đang có sự phát triển mạnh mẽ cả về lượng và chất. Cả nước có nhiều làng
gỗ mỹ nghệ, trong đó có rất nhiều làng nghề lớn như Văn Hà (Vĩnh Phúc), Đồng Kỵ
(Bắc Ninh), Đông Giao (Hải Dương), Đồng Minh (Hải Phòng), La Xuyên (Nam Định)
Kim Bồng (Quảng Nam)… Các cơ sở sản xuất, các doanh nghiệp kinh doanh hàng gỗ
mỹ nghệ có xu thế tập trung về những thành phố lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí
Minh hay ngay tại các làng nghề. Các sản phẩm gỗ mỹ nghệ của Việt Nam không chỉ
-31-

có chất lượng mà còn vô cùng phong phú về mẫu mã phục vụ cho mọi nhu cầu của
cuộc sống, từ đồ trang trí nội thất như bàn, ghế, tủ, đèn… đến các loại tượng, đồ trang
sức, đồ dùng nhà bếp…, đã được đưa đến hơn 100 quốc gia trên thế giới, trong đó phải
kể đến các thị trường lớn như Nhật, Mỹ, Đài Loan, Hồng Kông, các nước Châu Âu
đem lại kim ngạch xuất khẩu hàng năm rất cao (Tổng cục thống kê, 2012).

Hiện nay, ở Việt Nam chưa có khu rừng nào có chứng chỉ rừng (FSC), trong khi
đó nhu cầu sử dụng các sản phẩm có chứng chỉ nguồn gốc xuất xứ ngày càng cao ở hầu
hết các thị trường lớn. Để phát huy hết tiềm năng của ngành chế biến gỗ Việt Nam, các
cơ quan quản lý nhà nước và các doanh nghiệp cần hết sức chú ý đến xu hướng “môi
trường hóa” thương mại đồ gỗ. Với 3 xu hướng nguyên liệu chính: gỗ nhân tạo, gỗ có
chứng nhận FSC và gỗ tái chế, các tiêu chuẩn về môi trường sẽ được thị trường đặt ra
ngày càng nhiều cho thương mại đồ gỗ, kể cả việc xác định tính hợp pháp và khả năng
tái sinh của khu vực khai thác. Do đó, đối với các sản phẩm gỗ khai thác tại Việt Nam
cần mời các tổ chức quốc tế có thẩm quyền kiểm tra việc quản lý, khai thác gỗ và cấp
giấy chứng chỉ xác nhận gỗ được khai thác. Đặc biệt, việc xây dựng và các tiêu chí
quản lý rừng bền vững cần được tiến hành nhanh chóng, triệt để nhằm đạt được một số
lợi thế cho ngành lâm nghiệp Việt Nam.

2.1.2. Giới thiệu khái quát về Công ty TNHH Đồ gỗ mỹ nghệ Sài Gòn Xinh

2.1.2.1. Đặc điểm của Công ty TNHH Đồ gỗ mỹ nghệ Sài Gòn Xinh

- Tên công ty: CÔNG TY TNHH ĐỒ GỖ MỸ NGHỆ SÀI GÒN XINH

- Tên giao dịch quốc tế: SAI GON XINH FUNITURE CO. LTD

- Chủ sở chính: 42A đường 185, Phường Phước Long B, Quận 9, Tp.HCM.

- Văn phòng kinh doanh và cửa hàng trưng bày sản phẩm đặt tại 62 đường số 2,
Cư xá Đô Thành, Phường 4, Quận 3, Tp.HCM.

- Số điện thoại: 08 3640 0527

- Website: www.saigonxinh.com.vn

- Xưởng sản xuất đặt tại Đường Phan Văn Đáng, Nhơn Trạch, Đồng Nai.
-32-

- Giấy phép ĐKKD số 030462527 do Sở Kế Hoạch - Đầu Tư – Tp.HCM cấp.

- Công ty TNHH Đồ gỗ mỹ nghệ Sài Gòn Xinh là một Công ty chuyên sản xuất
các sản phẩm từ gỗ, đặc biệt là sản phẩm đồ gỗ nội thất giả cổ theo phong cách Châu
Âu, chuyên gia công và sản xuất cho thị trường trong nước và xuất khẩu đi thị trường
nước ngoài. Công ty TNHH Đồ gỗ mỹ nghệ Sài Gòn Xinh được thành lập với nguồn
vốn của: Ông Vương Duy Hoàng - Giám đốc Công ty, Ông Nguyễn Thành Phương -
Phó giám đốc, Ông Bùi Xuân Tường - Kế toán trưởng. Tuy còn là một doanh nghiệp
non trẻ mới thành lập, Công ty hoạt động trong điều kiện còn gặp nhiều khó khăn
nhưng Công ty đã từng bước khắc phục nhờ sự cố gắng, nỗ lực của Ban giám đốc cũng
như đội ngũ công nhân không ngừng nâng cao trình độ, học hỏi và tích luỹ kinh
nghiệm để xây dựng Công ty ngày càng vững mạnh hơn.

Trong những năm đầu hoạt động Công ty TNHH Đồ gỗ mỹ nghệ Sài Gòn Xinh
gặp rất nhiều khó khăn về nguồn vốn, nguồn nhân lực, đầu ra cho sản phẩm, bên cạnh
đó thì nền kinh tế có nhiều chuyển biến mới, thị trường cũng biến động liên tục. Vì thế,
với Công ty còn non trẻ như Công ty TNHH Đồ gỗ mỹ nghệ Sài Gòn Xinh sẽ không
tránh khỏi những khó khăn và thách thức. Nhưng với sự nỗ lực của Ban Giám đốc cũng
như toàn thể đội ngũ công nhân và nhân viên, Công ty đã ngày càng phát triển ổn định
và đứng vững hơn trên thương trường.

Hoạt động kinh doanh Công ty hiện nay chủ yếu là gia công, sản xuất sản phẩm
đồ thủ công mỹ nghệ, đồ nội thất giả cổ phong cách Châu Âu theo đơn đặt hàng của
khách hàng trong nước và nước ngoài. Với từng bước phát triển, trang bị máy móc và
thiết bị hiện đại, nâng cao tay nghề đội ngũ lao động và mở rộng thêm thị trường Công
ty quyết tâm sẽ ngày càng phát triển và vững mạnh hơn.
-33-

2.1.2.2. Chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức bộ máy

GIÁM ĐỐC

PHÓ GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC


SẢN XUẤT NHÂN SỰ

BỘ PHẬN MÁY PHÒNG KẾ TOÁN

BỘ PHẬN PHÒNG HÀNH


CHÁNH NHÂN SỰ
LẮP RÁP

BỘ PHẬN SƠN PHÒNG KẾ


HOẠCH, THIẾT KẾ

BỘ PHẬN KHO VÀ
BAO BÌ PHÒNG MẪU

“ Nguồn: Công ty Sài Gòn Xinh”

Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức Công ty Sài Gòn Xinh


-34-

Giám đốc: Đại diện pháp nhân của Công ty, chịu trách nhiệm về toàn bộ
hoạt động sản xuất kinh doanh, có quyền quyết định tất cả các vấn đề trong Công ty,
đứng ra ký kết các hợp đồng kinh tế với khách hàng và nhà cung ứng nguyên vật liệu.
Phó giám đốc: Phụ trách mảng được giao và có trách nhiệm báo cáo với
Giám đốc.
Phòng kế toán: thực hiện nhiệm vụ thu và chi, kiểm tra việc chi tiêu các
khoản tiền vốn, sử dụng vật tư, theo dõi đối chiếu công nợ. Quản lý tài sản của Công
ty, hạch toán chứng từ, viết phiếu xuất nhập kho. Kiểm tra, viết hoá đơn thanh toán
theo yêu cầu thanh toán.
Phòng Hành chánh Nhân sự : Tổ chức mua sắm phương tiện, máy móc,
phụ kiện phục vụ cho quá trình sản xuất, văn phòng phẩm phục vụ cho quá trình làm
việc của các phòng ban

- Tổng hợp truyền đạt các quyết định của giám đốc cho các phòng ban.

- Chuẩn bị thông báo các cuộc họp cho các bộ phận trong Công ty.

- Chuẩn bị tiếp khách và xe đi lại cho các khách hàng tham quan xưởng.

- Bảo trì lại những máy móc và thiết bị để phục vụ cho sản xuất.
Phòng Kế hoạch, Thiết kế:

- Lập và phân tích các đơn hàng mới.

- Nghiên cứu đơn đặt hàng mới.

- Xây dựng những kế hoạch sản xuất để trình lên Giám đốc.

- Cung cấp các thông tin liên quan đến sản phẩm một cách đầy đủ chính
xác bằng các bản vẽ kỹ thuật.
Kho và phòng mẫu:

- Kho: Lưu trữ hàng hoá, nguyên vật liệu và sản phẩm hoàn thiện của
Công ty là kho chính.

- Phòng mẫu: Trưng bày sản phẩm hoàn thiệnvà là kho phụ.
-35-

2.2. Đánh giá hiệu quả kinh doanh của Công ty TNHH Đồ Gỗ Mỹ Nghệ Sài
Gòn Xinh

2.2.1. Phân tích chung tình hình kinh doanh của Công ty giai đoạn 2008 –
2012
Tình hình kinh doanh của Công ty giai đoạn từ năm 2008 – 2012 được khái quát
qua số liệu tại bảng sau:
Bảng 2.1: Tình hình kinh doanh của Công ty Sài Gòn Xinh
giai đoạn 2008 – 2012

STT Chỉ tiêu ĐVT 2008 2009 2010 2011 2012

1 Tổng doanh thu Tỷ đồng 5.42 6.58 9.62 10.51 12.03

2 Tổng chi phí Tỷ đồng 1.01 1.23 1.16 1.33 1.34

3 Lợi nhuận trước thuế Tỷ đồng 0.08 (0.13) 0.52 0.78 0.60

4 Thuế thu nhập doanh nghiệp Tỷ đồng 0.02 - 0.10 0.20 0.15

5 Lợi nhuận sau thuế Tỷ đồng 0.06 (0.13) 0.42 0.59 0.45

“ Nguồn: Báo cáo tài chính của Công ty từ 2008 – 2012”

Biểu đồ 2.1: Tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty Sài Gòn Xinh
giai đoạn 2008 – 2012
-36-

Qua Bảng 2.1 chúng ta thấy hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty vào năm
2008 và 2009 là còn hạn chế, gần như không có lợi nhuận. Như đã đề cập, yếu tố kinh
tế vĩ mô và yếu tố thị trường là hai trong số các nhân tố ảnh hưởng quan trọng đến hiệu
quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy, trong giai đoạn này, đặc biệt là năm
2009, Công ty bị lỗ do ảnh hưởng chung của nền kinh tế, kéo theo sự thu hẹp của thị
trường đồ gỗ trong nước. Tuy nhiên, do có sự chuẩn bị tốt cũng như nhanh chóng cải
thiện công tác quản lý, từ năm 2010 tình hình kinh doanh của Công ty đã khá ổn định,
đạt được lợi nhuận sau thuế cao. Công ty đã ký kết được nhiều hợp đồng và đơn hàng
hơn so với những năm trước, thoát khỏi sự ảnh hưởng bởi khủng hoảng kinh tế năm
2008, đồng thời tiến hành mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh của mình trên thị
trường. Chỉ tiêu tổng doanh thu cũng tăng đều qua các năm, đồng thời duy trì và kiểm
soát tốt các chi phí, điều này làm cho lợi nhuận của Công ty cũng tăng lên đáng kể. Để
thấy rõ được nguyên nhân của các thành tựu trên cùng những tồn tại hạn chế, tác giả
phân tích chi tiết và hiệu quả kinh doanh của Công ty, được thể hiện ở phần dưới đây.

2.2.2. Phân tích các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh

2.2.2.1. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội

Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, Công ty đã tạo ra việc
làm cho nhiều lao động tại địa phương, trong đó lao động phổ thông chiếm tỷ lệ lớn
nhất. Đời sống người lao động được bảo đảm và ngày càng được cải thiện tuy còn thấp
hơn so với trung bình của ngành, Công ty luôn thực hiện đầy đủ các chế độ, chính sách
liên quan đối với người lao động theo đúng qui định của pháp luật. Công ty cũng tạo
điều kiện nâng cao trình độ tay nghề cho những lao động phổ thông để họ có thể từng
bước nâng cao trình độ và có thể làm những công việc đòi hỏi tay nghề cao hơn. Bên
cạnh đó Công ty cũng đóng góp cho xã hội thông qua các hoạt động của các tổ chức
Công đoàn trong Công ty, đóng góp ủng hộ các Quỹ tại địa phương. Trong điều kiện
kinh tế khó khăn hiện nay, đây cũng là đóng góp của Công ty cho sự phát triển kinh tế
xã hội tại địa phương.
-37-

Bảng 2.2: Thu nhập bình quân của một lao động tại Công ty Sài Gòn Xinh

giai đoạn 2008 - 2012

STT Chỉ tiêu ĐVT 2008 2009 2010 2011 2012

Phải trả người lao động, quỹ khen


1 Triệu 1.819 2.471 3.135 3.616 4.151
thưởng phúc lợi và chi phí quản lý

2 Lao động bình quân Người 53 71 84 93 98

3 Thu nhập bình quân năm Triệu 34,32 34,80 37,32 38,88 42,36

4 Thu nhập bình quân theo tháng Triệu 2,86 2,90 3,11 3,24 3,53

“ Nguồn: Báo cáo tài chính của Công ty từ 2008 – 2012”

Biểu đồ 2.2: Thu nhập bình quân theo tháng của người lao động
giai đoạn 2008 – 2012

Qua Bảng 2.2 trên, chúng ta thấy tình hình thu nhập bình quân của người lao
động Công ty cũng tăng đều qua các năm nhưng vẫn còn thấp so với các doanh nghiệp
mạnh cùng ngành. Nguyên nhân chủ yếu của sự chênh lệch trên là do đơn giá tiền
lương theo khu vực Đồng Nai, chất lượng lao động. Từ đó ta thấy rằng: Công ty cần
-38-

quan tâm hơn và đề ra các giải pháp nâng cao năng suất lao động của người lao động,
từ đó ổn định cuộc sống của người lao động, đây cũng là biện pháp nhằm nâng cao
hiệu quả kinh doanh của Công ty.

Bên cạnh đó Công ty tuân thủ các quy định và thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ về
thuế của doanh nghiệp với cơ quan quản lý thông qua những lần thanh toán thuế và
kiểm tra hàng năm, thực hiện đóng thuế đầy đủ và đúng thời hạn.

2.2.2.2. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh tổng hợp

Bảng 2.3: Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu của Công ty Sài Gòn Xinh
giai đoạn 2008 – 2012

STT Chỉ tiêu ĐVT 2008 2009 2010 2011 2012

1 Doanh thu thuần Tỷ đồng 5,42 6,58 9,62 10,51 12,03

2 Lợi nhuận trước thuế Tỷ đồng 0,08 (0,13) 0,52 0,78 0,60

3 Lợi nhuận sau thuế Tỷ đồng 0,06 (0,13) 0,42 0,59 0,45

Tỷ suất lợi nhuận trên


4 % 1,08% -1,93% 4,35% 5,58% 3,74%
doanh thu thuần (3/1)

“ Nguồn: Báo cáo tài chính của Công ty từ 2008 – 2012”

Qua Bảng 2.3 chúng ta thấy rằng tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu thuần của Công
ty từ năm 2010 tương đối tốt lên, một phần do tình hình sản xuất kinh doanh khả quan
hơn gian đoạn 2008 - 2009. Và một phần do sự tích cực của Công ty trong việc tìm
kiếm các đơn đặt hàng gia công nhiều hơn, từ đó dẫn đến doanh thu và lợi nhuận Công
ty đều tăng.
-39-

Bảng 2.4: Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu của các doanh nghiệp
cùng ngành năm 2012

Gỗ Gỗ Gỗ
STT Chỉ tiêu ĐVT
Đức Thành Thuận An Trường Thành

1 Doanh thu thuần Tỷ đồng 231,28 532,91 1919,45

2 Lợi nhuận sau thuế Tỷ đồng 38,30 12,40 3,08

Tỷ suất lợi nhuận trên


3 % 16,6% 2,3% 0,2%
doanh thu thuần (2/1)

“ Nguồn: BCTC năm 2012 của Gỗ Đức Thành, Gỗ Thuận An, Gỗ Trường Thành”

Tỷ suất lợi nhuận trên tổng doanh thu của Công ty cũng ở dạng trung bình so với
các doanh nghiệp cùng ngành năm 2012, mặc dù chưa phải đạt ở mức độ cao như Gỗ
Đức Thành, nhưng tỷ suất khoảng 4% là chấp nhận được so với tình hình chung hiện
nay. Điều này cho thấy các tác động bất lợi của khủng hoảng kinh tế tài chính năm
2008 đến hoạt động sản xuất kinh doanh, thì đến nay đã giảm bớt.

2.2.2.3. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng các yếu tố cơ bản của hoạt động
kinh doanh

Hiệu quả sử dụng lao động

Bảng 2.5: Hiệu quả sử dụng lao động của Công ty Sài Gòn Xinh
giai đoạn 2008 - 2012

STT Chỉ tiêu ĐVT 2008 2009 2010 2011 2012

1 Doanh thu thuần Tỷ đồng 5,42 6,58 9,62 10,51 12,03

2 Lợi nhuận trước thuế Tỷ đồng 0,08 (0,13) 0,52 0,78 0,60

3 Số lao động bình quân Người 53 71 84 93 98

4 Năng suất lao động (1/3) Triệu đồng 102,236 92,635 114,469 112,989 122,740

Mức sinh lợi của mỗi lao


5 Triệu đồng 1,472 (1,792) 6,134 8,404 6,117
động (2/3)

“ Nguồn: Báo cáo tài chính của Công ty từ 2008 – 2012”


-40-

Bảng 2.6: Hiệu quả sử dụng lao động của các doanh nghiệp
cùng ngành năm 2012

Gỗ Gỗ Gỗ
STT Chỉ tiêu ĐVT
Đức Thành Thuận An Trường Thành

1 Doanh thu thuần Tỷ đồng 231,28 532,90 1919,45

2 Lợi nhuận trước thuế Tỷ đồng 47,08 15,62 4,41

3 Số lao động bình quân Người 982 905 6500

4 Năng suất lao động (1/3) Triệu đồng 235,52 588,84 295,30
Mức sinh lợi của mỗi lao
5 Triệu đồng 47,94 17,26 0,68
động (2/3)

“ Nguồn: BCTC năm 2012 của Gỗ Đức Thành, Gỗ Thuận An, Gỗ Trường Thành”

Mặc dù, các yếu tố về hiệu suất lợi nhuận của Công ty đã được phân tích ở trên là
tương đối tốt. Tuy nhiên, qua Bảng 2.5, ta thấy rằng trình độ lao động của Công ty còn
khá thấp. Yếu tố nhân lực, mà thể hiện ở đây là năng suất lao động, chỉ ở mức trung
bình là bình quân chỉ hơn 110 triệu đồng/lao động. Đây là mức thấp, chỉ bằng một nữa
so với các doanh nghiệp cùng ngành thể hiện ở Bảng 2.6. Điều này cũng thể hiện rõ
rằng ngành nghề chủ lực của Công ty hiện đang chỉ gia công là chủ yếu, chưa khai thác
được các đơn hàng có giá trị gia tăng cao.
-41-

Hiệu quả sử dụng vốn

Bảng 2.7: Hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu (ROE) của Công ty Sài Gòn Xinh
giai đoạn 2008 – 2012

STT Chỉ tiêu ĐVT 2008 2009 2010 2011 2012

1 Doanh thu thuần Tỷ đồng 5,42 6,58 9,62 10,51 12,03

2 Lợi nhuận sau thuế Tỷ đồng 0,06 (0,13) 0,42 0,59 0,45

3 Vốn chủ sở hữu bình quân Tỷ đồng 4,21 4,96 5,14 5,63 6,10
Sức sinh lời của vốn chủ sở hữu
4 % 0,01 (0,03) 0,08 0,10 0,07
(ROE) (2/3)
Số vòng quay của vốn chủ sở hữu
5 Vòng 1,29 1,33 1,87 1,87 1,97
(1/3)
Suất hao phí của vốn chủ sở hữu
6 0,78 0,75 0,53 0,54 0,51
so với doanh thu thuần (3/1)

“ Nguồn: Báo cáo tài chính của Công ty từ 2008 – 2012”

Bảng 2.8: Hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu của các doanh nghiệp
cùng ngành năm 2012

Gỗ Gỗ Gỗ
STT Chỉ tiêu ĐVT
Đức Thành Thuận An Trường Thành

1 Doanh thu thuần Tỷ đồng 231,28 532,90 1919,45

2 Lợi nhuận sau thuế Tỷ đồng 38,30 12,40 3,08

3 Vốn chủ sở hữu bình quân Tỷ đồng 159,02 156,90 718,35

Sức sinh lời của vốn chủ sở


4 % 0,24 0,08 0,004
hữu (ROE) (2/3)

Số vòng quay của vốn chủ sở


5 Vòng 1,45 3,40 2,67
hữu (1/3)
Suất hao phí của vốn chủ sở
6 hữu so với doanh thu thuần 0,69 0,29 0,37
(3/1)

“ Nguồn: BCTC năm 2012 của Gỗ Đức Thành, Gỗ Thuận An, Gỗ Trường Thành”
-42-

Qua bảng 2.7 ở trên, nhìn chung, trong điều kiện mà Công ty chỉ sử dụng vốn tự
có và hoàn toàn chưa thực hiện việc vay ngân hàng thì tỷ suất sinh lời của Công ty chỉ
ở mức trung bình. ROE đạt được từ 7% đến 10% ở giai đoạn 2010-2012; vòng quay
vốn của chỉ đạt ở mức xấp xỉ 2 vòng/năm, thể hiện hiệu quả sinh lời của công ty còn
chưa cao, khả năng khai thác và sử dụng vốn cần phải được cải thiện trong thời gian
sắp tới.

Hiệu quả sử dụng tài sản

Bảng 2.9: Hiệu quả sử dụng tài sản (ROA) của Công ty Sài Gòn Xinh
giai đoạn 2008 - 2012

STT Chỉ tiêu ĐVT 2008 2009 2010 2011 2012

1 Doanh thu thuần Tỷ đồng 5,42 6,58 9,62 10,51 12,03

2 Lợi nhuận sau thuế Tỷ đồng 0,06 (0,13) 0,42 0,59 0,45

3 Tổng tài sản bình quân Tỷ đồng 4,51 6,26 7,04 7,44 7,83

Sức sinh lời của tài sản (ROA)


4 % 1,30% -2,03% 5,94% 7,88% 5,74%
(2/3)

5 Số vòng quay của tài sản (1/3) Vòng 1,20 1,05 1,37 1,41 1,54

Suất hao phí của tài sản so với


6 0,83 0,95 0,73 0,71 0,65
doanh thu thuần (3/1)

“ Nguồn: Báo cáo tài chính của Công ty từ 2008 – 2012”


-43-

Bảng 2.10: Hiệu quả sử dụng tài sản của các doanh nghiệp
cùng ngành năm 2012

Gỗ Gỗ Gỗ
STT Chỉ tiêu ĐVT
Đức Thành Thuận An Trường Thành

1 Doanh thu thuần Tỷ đồng 231,28 532,90 1919,45

2 Lợi nhuận sau thuế Tỷ đồng 38,30 12,40 3,08

3 Tổng tài sản bình quân Tỷ đồng 231,67 215,34 2312,19

Sức sinh lời của tài sản


4 % 0,17 0,06 0,001
(ROA) (2/3)

Số vòng quay của tài sản


5 Vòng 1,00 2,47 0,83
(1/3)

Suất hao phí của tài sản so


6 1,00 0,40 1,20
với doanh thu thuần (3/1)

“ Nguồn: BCTC năm 2012 của Gỗ Đức Thành, Gỗ Thuận An, Gỗ Trường Thành”

Nhìn chung, qua hai chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn và hiệu quả sử dụng tài sản, ta
dễ thấy rằng có sự tương đồng khá lớn giữa Công ty và Công ty Gỗ Thuận An. Sự
tương đồng này cũng thể hiện ở đặc điểm kinh doanh chính của cả hai công ty là gia
công và chế biến đồ gỗ, trang trí nội thất.
-44-

Hiệu quả sử dụng chi phí

Bảng 2.11: Hiệu quả sử dụng chi phí của Công ty Sài Gòn Xinh
giai đoạn 2008 – 2012

STT Chỉ tiêu ĐVT 2008 2009 2010 2011 2012

Lợi nhuận thuần từ hoạt động


1 Tỷ đồng 1,04 1,02 1,70 2,09 1,88
kinh doanh

2 Lợi nhuận trước thuế Tỷ đồng 0,08 (0,13) 0,52 0,78 0,60

3 Giá vốn bán hàng Tỷ đồng 4,38 5,55 7,92 8,42 10,15

4 Chi phí bán hàng Tỷ đồng 0,09 0,18 0,15 0,20 0,18

5 Chi phí quản lý doanh nghiệp Tỷ đồng 0,91 1,05 1,01 1,12 1,16

6 Tổng chi phí Tỷ đồng 1,01 1,23 1,16 1,33 1,34

Tỷ suất lợi nhuận so với giá


7 0,24 0,18 0,21 0,25 0,19
vốn bán hàng (1/3)

Tỷ suất lợi nhuận so với chi


8 11,04 5,68 11,27 10,23 10,63
phí bán hàng(1/4)

Tỷ suất lợi nhuận so với chi


9 1,14 0,97 1,69 1,87 1,62
phí quản lý doanh nghiệp(1/5)

Tỷ suất lợi nhuận so với tổng


10 1,03 0,83 1,47 1,58 1,41
chi phí(1/6)

“ Nguồn: Báo cáo tài chính của Công ty từ 2008 – 2012”


-45-

Bảng 2.12: Hiệu quả sử dụng chi phí của các doanh nghiệp
cùng ngành năm 2012

Gỗ Gỗ Gỗ
STT Chỉ tiêu ĐVT
Đức Thành Thuận An Trường Thành

Lợi nhuận thuần từ hoạt động


1 Tỷ đồng 45,93 15,33 2,37
kinh doanh

2 Lợi nhuận trước thuế Tỷ đồng 47,08 15,62 4,41

3 Giá vốn bán hàng Tỷ đồng 162,02 500,88 1702,24

4 Chi phí bán hàng Tỷ đồng 13,49 4,13 12,84

5 Chi phí quản lý doanh nghiệp Tỷ đồng 15,02 15,38 60,00

6 Tổng chi phí Tỷ đồng 28,51 19,51 72,84

Tỷ suất lợi nhuận so với giá


7 0,28 0,03 0,001
vốn bán hàng (1/3)
Tỷ suất lợi nhuận so với chi phí
8 3,40 3,71 0,18
bán hàng (1/4)

Tỷ suất lợi nhuận so với chi phí


9 3,06 1,00 0,04
quản lý doanh nghiệp (1/5)

Tỷ suất lợi nhuận so với tổng


10 1,61 0,79 0,03
chi phí (1/6)

“ Nguồn: BCTC năm 2012 của Gỗ Đức Thành, Gỗ Thuận An, Gỗ Trường Thành”

Qua bảng 2.11 trên, ta thấy rằng việc kiểm soát và sử dụng chi phí của Công ty là
khá hiệu quả, thể hiện ở cả ba chỉ tiêu chi phí chính là Giá vốn hàng bán, chi phí bán
hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp. Các tỷ suất sử dụng chi phí đều đạt mức khá tốt
so với các công ty trong cùng ngành.
-46-

2.3. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của Công
ty TNHH Đồ Gỗ Mỹ Nghệ Sài Gòn Xinh

Có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty. Tuy
nhiên tác giả tiến hành phân tích một số nhân tố tác động đến hiệu quả kinh doanh của
Công ty và có thể chia thành hai nhóm nhân tố chính: nhân tố bên ngoài và nhân tố bên
trong.

2.3.1. Các nhân tố bên ngoài

2.3.1.1. Môi trường chính trị, pháp luật

Môi trường chính trị, pháp luật ổn định luôn là tiền đề cho việc phát triển và mở
rộng các hoạt động đầu tư của các doanh nghiệp. Các hoạt động đầu tư nó lại tác động
trở lại rất lớn tới các hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp.

Công ty luôn chấp hành các quy định của pháp luật, phải thực hiện các nghĩa vụ
của mình với nhà nước, với xã hội và với người lao động như: nghĩa vụ nộp thuế, trách
nhiệm đảm bảo vệ sinh môi trường, đảm bảo đời sống cho cán bộ công nhân viên trong
doanh nghiệp... Kinh doanh trong lĩnh vực sản xuất đồ gỗ nội thất, công ty hiểu được
tầm quan trọng của việc tuân thủ các qui định về Phòng cháy chữa cháy, do đó Công ty
luôn trang bị hệ thống phòng cháy chữa cháy theo đúng qui định, thường xuyên tổ chức
tập huấn nghiệp vụ phòng cháy chữa cháy cho các công nhân để có thể kịp thời xử lý
các sự cố xảy ra. Có thể nói, nhân tố môi trường chính trị, pháp luật có thể kìm hãm
hoặc khuyến khích sự tồn tại và phát triển các doanh nghiệp, do đó ảnh hưởng trực tiếp
tới các kết quả cũng như hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.

Mặt khác hệ thống pháp luật nước ta chưa đầy đủ và thiếu sự đồng bộ, đặc biệt
là sự thay đổi đột ngột, thường xuyên các văn bản mới ra đời, phủ định, không thống
nhất với văn bản cũ là vấn đề gây rất nhiều khó khăn, phiền toái trong hoạt động sản
xuất kinh doanh. Bên cạnh đó, việc cải cách thủ tục hành chính vẫn cồng kềnh, các thủ
tục xuất nhập khẩu hàng hoá cũng như thủ tục vay vốn để sản xuất kinh doanh vẫn còn
gặp rất nhiều khó khăn.
-47-

2.3.1.2. Các yếu tố kinh tế vĩ mô

Trong giai đoạn đầu thành lập Công ty có điều kiện tốt để phát triển hoạt động
sản xuất kinh doanh... Tuy nhiên do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế - tài chính
toàn cầu năm 2008, đã làm cho hoạt động sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn, số
lượng đơn hàng cũng giảm sút đáng kể, Công ty chỉ sản xuất những đơn hàng đã ký
trước đó mà không nhận được các đơn hàng mới, vì thế thu nhập của người lao động
cũng bị ảnh hưởng ít nhiều. Nhưng trong những năm trở lại đây, hoạt động sản xuất
kinh doanh của Công ty đã có những dấu hiệu chuyển biến tích cực, số lượng đơn hàng
mới ngày càng nhiều.

2.3.1.3. Cơ sở hạ tầng

Cơ sở hạ tầng của nền kinh tế nó quyết định sự phát triển của nền kinh tế cũng
như sự phát triển của các doanh nghiệp. Hệ thống giao thông, hệ thống thông tin liên
lạc, hệ thống ngân hàng, mạng lưới điện quốc gia... ảnh hưởng tới chi phí kinh doanh,
khả năng nắm bắt thông tin, khả năng huy động và sử dụng vốn, khả năng giao dịch
thanh toán... của các doanh nghiệp do đó ảnh hưởng rất lớn tới hiệu quả sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp.

Công ty có xưởng sản xuất đặt tại Nhơn Trạch, Đồng Nai, điều này đã làm cho
Công ty gặp một số khó khăn nhất định như:

- Giao thông đi lại và vận chuyển hàng hóa không được thuận tiện, do phải đi
qua Phà Cát Lái thường xuyên bị kẹt xe.

- Xưởng nằm cách trục đường chính khoảng 4 km nên chưa có hệ thống lưới
điện 3 pha, Công ty phải tốn chi phí kéo hệ thống điện 3 pha từ ngoài đường vào để
phục vụ cho sản xuất.

- Đường dẫn vào xưởng sản xuất còn là đường đất đỏ, chưa được bê tông hóa
nên gây khó khăn rất nhiều trong việc vận chuyển hàng hóa.

Chính những khó khăn này cũng đã làm ảnh hưởng ít nhiều đến hiệu quả sản
xuất của Công ty.
-48-

2.3.1.4. Thị trường

Thị trường đầu vào của Công ty chủ yếu là nguyên vật liệu gỗ, và nguồn nhân
lực. Công ty luôn cố gắng đảm bảo được hai điều kiện quan trọng này vì hai yếu tố này
quyết định sự cạnh tranh được của sản phẩm trên thị trường. Tuy nhiên sự biến động
tăng về giá cả của nguyên vật liệu đã gây khó khăn rất lớn cho Công ty trong việc tính
toán hiệu quả chi phí kinh doanh, làm giảm hiệu quả kinh doanh của Công ty. Còn về
nguồn nhân lực thì những lao động phổ thông thì rất dễ tuyển dụng và có thể hợp đồng
theo thời vụ, nhưng những thợ thủ công chạm, khắc thì rất khó để tuyển chọn. Vì đặc
điểm sản phẩm cũng riêng biệt, nên phải đào tạo lại đội ngũ thợ thủ công cho nên đây
cũng là một điểm bất lợi ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất của Công ty.
Đối với thị trường đầu ra, hiện nay Công ty có một số khách hàng truyền thống
nên số lượng đơn hàng vẫn đảm bảo mức ổn định. Công ty cũng đang làm việc với một
số khách hàng mới để phát triển thị trường sang Trung Quốc. Do yếu tố đặc thù sản
phẩm là đồ gỗ nội thất giả cổ, mẫu mã và kiểu dáng rất kén khách, nên việc tìm kiếm
thị trường tiêu thụ cũng gặp rất nhiều khó khăn.

2.3.1.5. Đối thủ cạnh tranh

Trong lĩnh vực sản xuất đồ gỗ nội thất giả cổ hiện nay thì cũng có một số Doanh
nghiệp lớn trong nước sản xuất loại mặt hàng này như Công Ty TNHH Đại Cồ
Jonathan Charles Fine Furniture, Công Ty TNHH Theodore Alexander HCM… đây là
những doanh nghiệp lớn, với hàng ngàn công nhân và dây chuyền sản xuất hiện đại,
khép kín, nên thị phần của những công ty này rất lớn. Bên cạnh đó còn có những sản
phẩm đồ gỗ nội thất được nhập khẩu từ nước ngoài, làm cho khâu tiêu thụ sản phẩm
của Công ty gặp rất nhiều khó khăn.

Công ty thì có qui mô nhỏ nên chỉ sản xuất những đơn hàng nhỏ, có số lượng và
chủng loại mặt hàng cũng không nhiều. Do đó để có thể tồn tại và phát triển, đòi hỏi
Công ty phải có những chiến lược kinh doanh hợp lý với quy mô và điều kiện hiện có,
đồng thời phải trang bị máy móc hiện đại, đổi mới công nghệ, đào tạo nhân lực có trình
độ và tay nghề cao để nâng cao khả năng cạnh tranh và tăng hiệu quả kinh doanh.
-49-

2.3.2. Các nhân tố bên trong

2.3.2.1. Vốn kinh doanh

Bảng 2.13: Tình hình tài chính của Công tySài Gòn Xinh

giai đoạn 2008 - 2012

Đơn vị tính: Tỷ đồng

STT Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011 2012

I Tài sản

1 Tài sản ngắn hạn 2,33 4,31 3,56 4,15 4,36

2 Tài sản dài hạn 3,42 3,13 3,35 5,08 4,46

Tổng tài sản 5,75 7,44 6,91 9,23 8,82

II Nguồn vốn

1 Nợ phải trả 0,24 1,40 0,55 2,32 1,30

2 Vốn chủ sở hữu 5,51 6,04 6,44 6,91 7,52

Tổng cộng nguồn vốn 5,75 7,44 6,91 9,23 8,82

“ Nguồn: Báo cáo tài chính của Công ty từ 2008 – 2012”

Qua số liệu bảng 2.13, ta nhận thấy tổng tài sản của Công ty có tăng có giảm
trong giai đoạn 2008 - 2012. Năm 2012 tổng tài sản của Công ty đã tăng 153% so với
năm 2008, đồng thời nguồn vốn cũng tăng tương ứng. Trong cơ cấu nguồn vốn thì vốn
chủ sở hữu 2012 có mức tăng 136% so với năm 2008. Nợ phải trả năm 2012 cũng tăng
khá cao so với 2008 là do Công ty còn nợ tiền nguyên vật liệu đầu vào của các nhà
cung cấp.

2.3.2.2. Nguồn nhân lực

Nhân tố con người luôn là yếu tố quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh
doanh, đặc thù của Công ty là đồ gỗ mỹ nghệ, đồ gỗ giả cổ nên yếu tố con người trong
-50-

qui trình sản xuất là cực kỳ quan trọng, cần có những người thợ thủ công khéo tay thì
mới có thể hoàn thành được sản phẩm. Vì thế Công ty luôn xác định: lao động là yếu tố
hàng đầu của quá trình sản xuất kinh doanh. Nếu như đảm bảo được số lượng, chất
lượng lao động sẽ mang lại hiệu quả cao vì yếu tố này ảnh hưởng trực tiếp đến năng
suất lao động, hệ số sử dụng lao động.

Đặc điểm lao động của Công ty là lao động kỹ thuật được đào tạo cơ bản từ các
trường nghề, vì thế tuỳ theo từng bộ phận trong phân xưởng sản xuất Công ty sẽ bố trí
vị trí thích hợp cho từng lao động, đảm bảo sự thông suốt trong quá trình sản xuất cũng
như phù hợp với trình độ chuyên môn của từng người.

Việc sắp xếp bố trí nhân sự trong Công ty Sài Gòn Xinh được thể hiện ở bảng
dưới đây

Bảng 2.14: Cơ cấu lao động theo chức năng của Công ty

Sài Gòn Xinh

Chỉ tiêu Số lượng Tỉ trọng

1. Lao động gián tiếp: 20 20%

- Quản lý 3 3%

- Kỹ thuật, văn phòng 17 17%

2. Lao động trực tiếp: 78 80%

- Bộ phậnMáy 6 6%

- Bộ phận Lắp ráp 58 59%

- Bộ phận Sơn 8 8%

- Bộ phận Bao bì 6 6%

Tổng số người 98 100%

“ Nguồn: Phòng Hành chánh Nhân sự của Công ty Sài Gòn Xinh tháng 12/2012"
-51-

Nhìn vào bảng 2.14, ta thấy rõ cơ cấu nhân sự của Công ty đến cuối năm 2012,
tỷ lệ lao động gián tiếp chiếm chỉ 20% trong đó có 3% là lao động quản lý, điều này
cũng dễ hiểu vì là Công ty sản xuất nên bộ máy quản lý đã được tinh giảm, gọn nhẹ.
Công ty cũng là doanh nghiệp làm việc theo chế độ một giám đốc nên cũng hạn chế tối
đa được sự chồng chéo trong khâu quản lý.

Cơ cấu lao động trong các bộ phận sản xuất của Công ty cũng được sắp xếp một
cách hợp lý, từ khâu thiết kế mẫu mã... đến khâu cuối cùng là KCS, đảm bảo một cách
tối đa công suất, năng lực của từng bộ phận. Với cơ cấu nhân sự như vậy Công ty đã
phần nào đáp ứng được nhu cầu sản xuất hiện nay, tạo điều kiện nâng cao hiệu quả sản
xuất kinh doanh.

Công ty có một số nhân viên kỹ thuật có trình độ tay nghề cao, nhưng đó chưa
phải là số lượng nhân viên đủ để đáp ứng nhu cầu sản xuất của Công ty hiện nay. Cụ
thể như số lượng thợ chạm khắc và thợ máy ra phôi sản phẩm có tay nghề cao cũng ít,
đây là những lao động đã có nhiều năm kinh nghiệm làm việc và gắn bó với Công ty.
Vì thế khi có những đơn hàng đòi hỏi chạm khắc nhiều thì tốc độ thực hiện đơn hàng
sẽ bị chậm lại do bị ứ đọng tại khâu chạm khắc hay bộ phận máy ra phôi sản phẩm
không kịp.

Do tính chất công việc của Công ty là không ổn định, khi có nhiều đơn hàng thì
khối lượng công việc nhiều, phải tăng ca liên tục để đảm bảo tiến độ và ngược lại. Vì
thế Công ty không chú trọng việc phát triển số lượng lao động mà chỉ quan tâm đến
việc nâng cao chất lượng lao động và giải quyết tình trạng thiếu lao động bằng việc
thuê ngoài lao động phổ thông theo thời vụ để hoàn thành nhiệm vụ sản xuất kinh
doanh trong từng giai đoạn.
-52-

2.3.2.3. Trình độ tổ chức quản lý

Theo phòng hành chánh nhân sự của Công ty thì bộ máy của Công ty cũng gọn
nhẹ nên công tác tổ chức và quản lý khá đơn giản và linh hoạt. Với số lao động trong
danh sách nhân sự của Công ty đến cuối năm 2012 là 98 người có trình độ như sau:

- Sau đại học, đại học, cao đẳng: 15

- Trung cấp và công nhân kỹ thuật: 33

- Lao động phổ thông: 50

- Tuổi trung bình là 22 tuổi.

Ban giám đốc có 3 người, có trình độ đại học về chuyên môn và hoạt động
nhiều năm trong nghành. Trưởng phòng ban và trưởng bộ phận kỹ thuật có trình cao
đẳng và đại học. Lao động phổ thông, công nhân thì chủ yếu được đào tạo từ các
trường đào tạo nghề. Như vậy với bộ máy quản lý nhỏ gọn và có trình độ chiếm phần
lớn nên công việc quản lý của Công ty vẫn được tổ chức một cách khoa học và hiệu
quả.

Với tuổi đời trung bình khá trẻ, Công ty là một doanh nghiệp năng động, rất
nhạy bén trong việc tiếp cận với các công nghệ hiện đại. Tuy nhiên, với trình độ như
hiện nay thì cần phải hoàn thiện hơn nữa lực lượng lao động để có thể nâng cao tay
nghề và bắt kịp với nền công nghệ trong ngành đang phát triển rất nhanh.

Công ty luôn cố gắng hoàn thiện quy trình sản xuất một cách hợp lý và hiệu quả
nhất, để có thể tận dụng tối đa nguồn lực của Công ty cho việc sản xuất kinh doanh,
nhằm đạt kết quả tốt nhất. Từ đó nâng cao khả năng cạnh tranh và hiệu quả sản xuất
kinh doanh của Công ty.

Tuy nhiên Công ty vẫn còn một số vấn đề lớn trong công tác quản lý điều hành
dẫn đến hạn chế rất nhiều kết quả của hoạt động kinh doanh đó là việc tập trung quá
nhiều quyền lực vào Ban giám đốc dẫn đến tình trạng thiếu chủ động, sáng tạo trong
công việc, ỷ lại cấp trên của các phòng ban, bộ phận sản xuất. Trong công tác quản lý,
Công ty chưa mạnh dạn áp dụng các tiến bộ trong quản lý như: công nghệ, các qui
-53-

trình quản lý chất lượng sản phẩm... do vậy cũng làm ảnh hưởng rất nhiều đến hiệu quả
sản xuất kinh doanh của Công ty.

2.3.2.4. Mức độ áp dụng kỹ thuật, công nghệ

Là một Công ty sản xuất nên việc áp dụng kỹ thuật công nghệ và dây truyền
máy móc hiện đại vào quy trình sản xuất là cực kỳ quan trọng. Ngày càng có nhiều
máy móc hiện đại hỗ trợ cho công việc sản xuất trong nghành chế biến gỗ, vì thế Ban
giám đốc luôn cập nhật thông tin về thiết bị, máy móc cũng như công nghệ mới trong
nghành gỗ, để có thể kịp thời trang bị cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty
nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại Công ty.

Hiện nay Công ty có một số máy móc đã cũ và lạc hậu về công nghệ so với tình
hình chung, nhưng do điều kiện tài chính còn hạn hẹp, nên Công ty chưa thể thay thế
những máy móc này, đây cũng là một điểm bất lợi làm ảnh hưởng đến hiệu quả sản
xuất của Công ty.

2.3.2.5. Đặc điểm sản phẩm

Là một Công ty chuyên sản xuất đồ gỗ giả cổ theo phong cách Châu Âu. Sản
phẩm của Công ty được cung cấp cho thị trường trong nước cũng như nước ngoài,
nhưng chủ yếu là xuất khẩu sang các nước Châu Âu. Tùy theo tính chất và đặc điểm
của từng loại sản phẩm và đơn hàng mà khách hàng yêu cầu Công ty sẽ có những kế
hoạch phân công tới từng bộ phận thực hiện.

Để thực hiện hoàn chỉnh một loại sản phẩm nói chung cần một quy trình công
nghệ được chia ra 2 giai đoạn như sau:

- Giai đoạn tạo phôi nguyên liệu: từ đầu vào là gỗ xẻ nguyên liệu được tạo
thành phôi nguyên liệu cho giai đoạn sau, phù hợp với yêu cầu về chất lượng gỗ, số
lượng, kích thước sản phẩm theo bản vẽ kỹ thuật của đơn hàng. Hoạt động sản xuất
được tổ chức theo sơ đồ sau:
-54-

Gỗ xẻ Bào rong Cắt Bào 4 mặt Phôi


nguyên
liệu
Ghép

“ Nguồn: Công ty Sài Gòn Xinh”

Sơ đồ 2.2: Quy trình công nghệ để sản xuất ra một sản phẩm
- Giai đoạn tạo phôi

Công ty luôn đặt tiêu chí chất lượng sản phẩm là quan trọng nhất, vì thế phôi
nguyên liệu sẽ được chọn lựa kỹ những điểm lỗi: mắt chết, cong vênh, nứt tét, mối
mọt… sẽ được lọc bỏ trước khi chuyển qua công đoạn gia công chi tiết hoàn thiện.

- Giai đoạn gia công chi tiết, hoàn thiện sản phẩm: đầu vào là phôi nguyên liệu
hoặc veneer, ván tấm đã được chọn lọc kỹ nhằm tạo ra sản phẩm đồ gỗ đáp ứng các
tiêu chuẩn kỹ thuật, thẩm mỹ và yêu cầu của khách hàng theo sơ đồ sau:

- Phôi Nguyên liệu Tạo dáng Chà Nhám Máy Chà Nhám Tay
- Veneer

Thành phẩm Đóng gói Lắp ráp Sơn

“ Nguồn: Công ty Sài Gòn Xinh”

Sơ đồ 2.3: Quy trình công nghệ để sản xuất ra một sản phẩm
- Giai đoạn hoàn thiện

Giai đoạn hoàn thiện rất quan trọng vì nó ảnh hưởng đến chất lượng của sản
phẩm, do đó giai đoạn này luôn được giám sát chặt chẽ từ đội ngũ quản lý, kỹ sư thiết
kế, QA, QC nhằm mang lại chất lượng sản phẩm đồ gỗ tốt nhất theo tiêu chí của bản vẽ
kỹ thuật và yêu cầu của khách hàng.

Một đặc điểm nữa của sản phẩm chính là độ tinh vi của sản phẩm, phôi sản
phẩm được bộ phận chạy máy tạo ra cho đúng tỷ lệ và kích thước theo bản vẽ thiết kế,
-55-

nhưng khâu hoàn thiện sản phẩm thì phải làm thủ công bằng tay của những công nhân
chạm khắc hoa văn lên phôi gỗ để hoàn thành một sản phẩm hoàn thiện.

Ngoài ra khi sản xuất loại sản phẩm này không mất nhiều chi phí bảo quản, dẫn
đến giảm chi phí sản xuất kinh doanh và tăng hiệu quả kinh doanh cho doanh nghiệp.

Một đặc điểm nữa về sản phẩm của Công ty là được sản xuất theo nhu cầu thị
trường và đơn đặt hàng của khách hàng, điều này có thuận lợi là không có nhiều hàng
tồn kho ứ đọng hay bị chiếm dụng vốn sản xuất, nhưng cũng chính đặc điểm này làm
cho doanh nghiệp không chủ động được nhiều trong việc tạo ra sản phẩm mới để mở
rộng sản xuất nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty.

2.3.2.6. Cơ sở vật chất, kỹ thuật

Để phục vụ tốt hơn trong quá trình sản xuất của mình, Công ty đã trang bị và
đầu tư máy móc thiết bị để đảm bảo cho sự hoạt động liên tục của dây chuyền sản xuất
cũng như tiếp cận với những công nghệ mới để nâng cao chất lượng, hiệu quả cho sản
phẩm của mình. Đó là yếu tố mang tính tất yếu cho sự sống còn của mỗi doanh nghiệp
sản xuất.

Trong đó hệ thống máy móc thiết bị của doanh nghiệp:


-56-

Bảng 2.15: Máy móc thiết bị của Công ty Sài Gòn Xinh
Năm sử
STT Các loại máy móc thiết bị Số lượng Nước SX
dụng
01 Máy liên hợp 01 2006 Nhật
02 Máy thẩm 200 X 2000 01 2004 Đài Loan
03 Bào cuốn 500 mm 01 2005 Đài Loan
04 Máy cắt đầu cưa đẩy 01 2005 Đài Loan
05 Cưa nghiên bàn 01 2001 VN
06 Cưa đu 01 2007 Đài Loan
07 Máy rong cây lưỡi trên 01 2003 Đài Loan
08 Router đứng 01 2008 Đài Loan

09 Máy thiết kế (máy vi tính) 08 2006 Sigapore

10 Máy cưa vòng 02 2001 Việt Nam

11 Máy cưa mâm 02 2001 Nga

Máy tiện Trung


12 01 2001
Quốc
13 Máy bào 03 2005 Đài Loan

14 Máy đánh bóng 03 2007 Đài Loan

Máy chạm, khảm Trung


15 02 2000
Quốc
16 Máy sơn 05 2000 Nhật

17 Máy khoan 05 2003 Đài Loan

"Nguồn: Công ty Sài Gòn Xinh"

Theo bảng 2.15 ta thấy rằng hệ thống máy móc thiết bị của Công ty đã sử dụng
rất lâu, công nghệ đã lạc hậu so với hiện tại và các hệ thống máy móc thiết bị đầu tư
mới chưa có nhiều. Điều này đã gây nhiều bất lợi cho Công ty trong việc nâng cao hiệu
quả sản xuất kinh doanh. Cơ sở hạ tầng vật chất kỹ thuật thấp kém, thứ nhất ảnh hưởng
đến việc phục vụ quá trình sản xuất kinh doanh. Hệ thống kho, phân xưởng đã bắt đầu
-57-

xuống cấp, có những nơi không còn đủ điều kiện đảm bảo cho việc sản xuất kinh
doanh. Sự xuống cấp này đã ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất lao động và an toàn lao
động, người lao động chưa yên tâm thoải mái làm việc và không đảm bảo cho việc bảo
quản nguyên vật liệu, sản phẩm. Mặc dù Công ty đã có nhiều biện pháp để khắc phục
giảm bớt những khó khăn về cơ sở hạ tầng nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của
sản xuất kinh doanh. Công ty chưa có phương tiện vận tải dùng để vận chuyển hàng
hoá, phải đi thuê xe ở ngoài để vận chuyển làm tăng chi phí, ảnh hưởng đến hiệu quả
sản xuất kinh doanh.

Ảnh hưởng thứ hai của cơ sở vật chất hạ tầng như hiện nay của Công ty là hệ
thống máy móc thiết bị ngày càng lỗi thời, lạc hậu đã không có sức hấp dẫn, làm giảm
hình ảnh cũng như lòng tin với đối tác làm ăn khi đến tham quan để ký kết hợp đồng.
Chính điều đó đã làm ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh ở Công ty.

Đối với hệ thống máy móc thiết bị của Công ty, chỉ có một số máy móc mới đầu
tư gần đây, còn đại đa số máy móc đã quá cũ kỹ so với sự phát triển một cách nhanh
chóng của công nghệ hiện nay, đã làm cho hiệu quả trong quá trình sản xuất chưa đạt
cao, dẫn đến việc làm ra sản phẩm kém chất lượng, năng suất lao động thấp, tiêu hao
nhiều nguyên vật liệu, làm chi phí sản xuất kinh doanh cao, gây giảm hiệu quả sản xuất
kinh doanh.

2.3.2.7. Nguyên vật liệu

Nguyên vật liệu là một trong các yếu tố quan trọng trong quá trình sản xuất ra
sản phẩm. Thiếu nguyên vật liệu thì quá trình sản xuất bị gián đoạn hoặc không thể tiến
hành được. Vì vậy, nguyên vật liệu có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩm,
đến việc sử dụng hợp lý và tiết kiệm nguyên vật liệu, đến hiệu quả của việc sử dụng
vốn, hiệu quả sản xuất kinh doanh.

Nguồn nguyên vật liệu chủ yếu của Công ty là gỗ các loại như: cao su, thông,
tràm bông vàng, veener... nguồn nguyên vật liệu này được cung cấp phổ biến trên thị
trường. Do Công ty sản xuất đồ gỗ nội thất giả cổ và xuất khẩu đi Châu Âu, nên có
những qui định về loại chủng loại gỗ được phép xuất khẩu theo FSC, do đó Công ty
-58-

không sử dụng những nguyên liệu gỗ tự nhiên quý hiếm mà chỉ sử dụng những loại gỗ
có nguồn gốc. Đây cũng là một điểm thuận lợi vì không sợ khan hiếm nguồn nguyên
vật liệu trên thị trường. Vì thế, Công ty có thể chủ động trong khâu nhập nguyên vật
liệu sao cho chất lượng, số lượng và giá cả cho phù hợp với kế hoạch sản xuất và kho
bãi. Vấn đề quan trọng nhất của Công ty là phải có kế hoạch sử dụng nguyên vật liệu
làm sao có thể đáp ứng cho sản xuất kịp thời, để hoàn thành các đơn hàng cho khách
đúng thời hạn... Do đó Công ty phải làm tốt khâu chuẩn bị, tổ chức đảm bảo nguyên
vật liệu, tránh ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh.

2.4. Những thành tựu và hạn chế của Công ty TNHH Đồ Gỗ Mỹ Nghệ Sài
Gòn Xinh

2.4.1. Những thành tựu đạt được trong hoạt động sản xuất kinh doanh

Trong giai đoạn từ năm 2008 - 2012 tổng doanh thu của Công ty luôn tăng năm
sau cao hơn năm trước, đến năm 2012 doanh thu tăng 122% so với năm 2008. Mức thu
nhập bình quân của người lao động được ổn định và tăng đều. Qua phân tích ta thấy
tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty từ năm 2010 trở đi có chiều
hướng tốt hơn. Công ty đã nghiên cứu thị trường và tìm kiếm các đối tác mới, cũng
như triển khai sản phẩm mới đã mang lại doanh thu đáng kể, cụ thể năm 2009 tổng
doanh thu chỉ đạt 6,58 tỷ đồng nhưng đến năm 2010 đã đạt 9,62 tỷ đồng, đến năm 2012
đạt 12,03 tỷ đồng.

Cơ cấu tổ chức của Công ty hiện nay rất gọn nhẹ và linh hoạt. Chức năng nhiệm
vụ của từng phòng ban và phân xưởng đều được phân định rõ ràng nên luôn phát huy
được tính chủ động, sáng tạo, mối quan hệ hợp tác trong thực hiện nhiệm vụ giữa các
phòng với nhau và giữa các phòng ban với các bộ phận. Mô hình này đang phát huy tác
dụng rất tốt.

Công ty có đội ngũ Ban Giám đốc và Trưởng các phòng chức năng và Trưởng
các bộ phận đều là những người có nhiều kinh nghiệm và thâm niên trong ngành gỗ,
Công ty hiện đang có một lực lượng lao động đoàn kết, năng động và sáng tạo.
-59-

Một trong những kết quả đạt được trong lĩnh vực quảng cáo tiếp thị đó là vừa
xây dựng và đưa website của Công ty vào sử dụng từ năm 2009. Sử dụng website vào
quảng cáo tiếp thị các sản phẩm của Công ty đã xoá bỏ sự ngăn cách về không gian và
thời gian, tiết kiệm chi phí, thuận tiện trong sử dụng, dễ dàng thay đổi các thông tin
đến với khách hàng, có thể cập nhật tra cứu, tìm kiếm sản phẩm, chi phí cho quảng cáo
thấp có khả năng tiếp cận với nhiều khách hàng, có điều kiện quảng bá các sản phẩm
mới đến khách hành một cách nhanh chóng nhất.

Với sản phẩm là các loại mặt hàng về đồ gỗ thủ công mỹ nghệ, đồ gỗ giả cổ chất
lượng cao và uy tín của Công ty về chất lượng sản phẩm, Công ty có những điều kiện
hết sức thuận lợi để tiếp tục đa dạng hoá sản phẩm của mình, mở rộng thị trường tiêu
thụ để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.

Công ty có mối quan hệ mật thiết với các đối tác cũng như nhà cung ứng nguyên
vật liệu trong và ngoài nước vì thế Công ty luôn có nguồn cung cấp nguyên vật liệu
đầy đủ và chất lượng.

2.4.2. Những hạn chế trong hoạt động sản xuất kinh doanh

Mặc dù có một số thành tựu như trên, nhưng nhìn chung Công ty vẫn còn nhiều
hạn chế trong hoạt động sản xuất kinh doanh:

Vấn đề về chi phí kinh doanh


- Vẫn còn nhiều lãng phí trong khâu sử dụng nguyên vật liệu làm giá thành
sản phẩm tăng cao.
- Công tác quản lý lao động vẫn chưa tốt, vẫn còn trường hợp bị lãng
công.

Hoạt động Marketing


- Hiện nay việc nghiên cứu nhu cầu thị trường của Công ty còn rất yếu
kém, Công ty không có biện pháp nghiên cứu thị trường riêng của
mình, nên việc nắm bắt nhu cầu thị trường không nhanh nhạy làm cản
trở việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
-60-

- Công tác tìm hiểu nhu cầu về số lượng, chất lượng sản phẩm, mẫu mã
của các loại sản phẩm trên thị trường Công ty thực sự chưa chú trọng
nhiều, vì vậy gặp rất nhiều khó khăn trong việc nghiên cứu thị trường
cũng như việc phát triển thị trường. Công việc này nhiều khi còn rất
chồng chéo, không hiệu quả cho nên không tạo nên sự khác biệt nhiều
về chất lượng sản phẩm cũng như mẫu mã sản phẩm.
Công tác phát triển sản phẩm
- Công ty chưa chú trọng nhiều vào công tác phát triển sản phẩm, vẫn sản
xuất đại trà cho đủ mẫu mã, mà không chú trọng vào chất lượng cũng
như kiểu dáng.
- Chưa có những mã hàng đặc thù để tạo thương hiệu riêng cho mình trên
thị trường.
Về nguồn nhân lực
- Nguồn lao động của Công ty vẫn còn chưa ổn định và trình độ tay nghề
chưa được cao và không đồng đều, còn nhiều hạn chế.
- Công tác tuyển dụng, đào tạo chưa được khoa học và hợp lý.
- Cơ chế chính sách đối với người lao động còn nhiều bất cập.

- Hiện tượng lao động có trình độ chuyên môn cao đang có xu hướng rời
khỏi Công ty ngày càng tăng.

- Vấn đề xây dựng cơ cấu lao động sao cho hợp lý để đảm bảo việc làm ổn
định, nâng cao được hiệu quả sử dụng lao động vẫn là một bài toán khó
cho Công ty.
Hệ thống kiểm tra, đảm bảo chất lượng sản phẩm
- Qui trình sản xuất phôi và hoàn thiện sản phẩm cũng đạt chuẩn nhưng
vẫn còn thiếu khâu kiểm tra kiểm soát giữa các giai đoạn để có thể
giảm thiểu những thiệt hại, cũng như về lỗi kỹ thuật.
- Những dây chuyền máy móc được nhập từ nước ngoài, và một số máy
móc đã cũ nhưng chưa được bảo trì bảo hành một cách hợp lý, dẫn đến
hỏng hóc làm chậm tiến trình sản xuất của cả Công ty.
-61-

TÓM TẮT CHƯƠNG 2

Giới thiệu một cách tổng quát về ngành chế biến gỗ và giới thiệu khái quát về
Công ty TNHH Đồ gỗ mỹ nghệ Sài Gòn Xinh, quá trình phát triển cũng như những khó
khăn, thách thức mà Công ty đang gặp phải trong giai đoạn 2008 đến nay.

Tiến hành phân tích, đánh giá hiệu quả các mặt hoạt động kinh doanh của Công
ty TNHH Đồ gỗ mỹ nghệ Sài Gòn Xinh thông qua hệ thống các chỉ tiêu về hiệu quả
kinh doanh trong giai đoạn 2008 đến 2012, đồng thời phân tích mức độ ảnh hưởng của
những nhân tố bên trong, bên ngoài tới hiệu quả của hoạt động kinh doanh của Công
ty TNHH Đồ gỗ mỹ nghệ Sài Gòn Xinh như: Cơ sở hạ tầng, vốn kinh doanh, thị
trường, nguồn nhân lực, trình độ tổ chức quản lý, mức độ áp dụng kỹ thuật công nghệ,
đối thủ cạnh tranh, nguyên vật liệu….

Để có thể giúp Công ty vượt qua các khó khăn, thách thức trong giai đoạn hiện
nay, tạo đà cho việc phục hồi hoạt động sản xuất kinh doanh trong thời gian tiếp theo,
đồng thời dựa vào những phân tích đánh giá ở Chương 2, tác giả đã đề ra một số giải
pháp cụ thể giúp cho Công ty nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh sẽ được trình bày
trong chương tiếp theo.
-62-

Chương 3

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT


KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH ĐỒ GỖ MỸ NGHỆ

SÀI GÒN XINH

Là một Công ty nhỏ hoạt động trong lãnh vực đồ gỗ mỹ nghệ, Công ty phải cố
gắng rất nhiều để có thể tồn tại trước sự cạnh tranh khốc liệt bên trong nghành, cũng
như có thể phát triển một cách bền vững và ổn định. Để có thể làm được điều đó theo
tác giả Công ty cần xác định rõ quan điểm và mục tiêu phát triển kinh doanh cụ thể
đồng thời đưa ra các giải pháp phù hợp để có thể đạt được các mục tiêu đó, cụ thể như
sau:

3.1. Quan điểm và mục tiêu phát triển kinh doanh của Công ty

3.1.1. Quan điểm phát triển kinh doanh của Công ty

Mục đích hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty là tạo ra hiệu quả và đem
lại lợi nhuận. Do vậy, việc chú trọng nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội và phát triển
Công ty một cách bền vững là trách nhiệm của từng thành viên, đồng thời cũng là mục
tiêu của Công ty.

Nâng cao chất lượng sản phẩm, đồng thời đa dạng hóa sản phẩm, tuy nhiên đa
dạng hoá phải phù hợp với cơ sở vật chất hiện có, và có thể tận dụng được nguồn nhân
lực, …

Cần đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật, nguồn nhân lực nhằm nâng cao năng lực
cạnh tranh.
-63-

Không chạy theo lợi nhuận trước mắt mà phải đầu tư phục vụ cho lợi ích lâu dài
và bền vững. Do vậy Công ty cần phải chú trọng đến việc nâng cao năng lực cạnh
tranh, mở rộng thị trường…

Kết hợp sức mạnh tổng hợp của nội lực và ngoại lực nhằm mang lại hiệu quả
kinh doanh cao nhất cho Công ty bằng việc khai thác hết các lợi thế về nội lực như: lao
động kỹ thuật, máy móc thiết bị hiện có, đội ngũ quản lý, tạm thời thuê mướn các dịch
vụ chưa cần đầu tư.

3.1.2. Mục tiêu phát triển kinh doanh của Công ty

3.1.2.1. Mục tiêu tổng quát

Xây dựng Công ty phát triển một cách bền vững, góp phần thúc đẩy phát triển
kinh tế - xã hội tại địa phương, tạo công ăn việc làm cho người lao động. Lấy hiệu quả
sản xuất kinh doanh làm thước đo cho sự tăng trưởng bền vững. Không ngừng nâng
cao hiệu quả kinh doanh, lợi nhuận năm sau sẽ cao hơn năm trước. Đào tạo và phát
triển nguồn nhân lực có chuyên môn và tay nghề cao. Đời sống của người lao động tại
Công ty sẽ được cải thiện và nâng cao hơn.

3.1.2.2. Mục tiêu cụ thể giai đoạn 2014 - 2018

Bảng 3.1: Các chỉ tiêu hoạt động kinh doanh cơ bản của Công ty
Sài Gòn Xinh giai đoạn 2014 – 2018

STT Chỉ tiêu 2014 2015 2016 2017 2018

Tổng doanh thu


1 15,320 17,312 21,120 24,711 30,394
(triệu đồng)
Tổng chi phí
2 1,670 1,754 2,315 2,569 3,006
(triệu đồng)
Lợi nhuận trước thuế
3 720 864 968 1,355 1,693
(triệu đồng)
Lương bình quân người lao động
4 3.80 4.56 5.11 7.15 8.94
(triệu đồng/người)

“Nguồn: Tác giả tự tính”


-64-

Với thực trạng hiện nay và kết quả khảo sát các chuyên gia hiện đang làm việc
tại Công ty (xem Phụ lục 1 và Phụ lục 2). Để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh
nhằm đạt được mục tiêu chung và đạt được các chỉ tiêu cơ bản từ năm 2014 – 2018,
Công ty cần phải thực hiện một cách nhịp nhàng đồng bộ một giải pháp cụ thể sau.

3.2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty

Để nâng cao hiệu quả kinh doanh, theo tác giả thì Công ty Sài Gòn Xinh cần
thực hiện đồng bộ 5 giải pháp sau đây tương ứng với những hạn chế được đánh giá ở
phần cuối của Chương 2 như sau:

3.2.1. Giải pháp về chi phí kinh doanh

Công ty có thể áp dụng các biện pháp nhằm cắt giảm chi phí bằng cách sử dụng
tối ưu các yếu tố đầu vào như sau:

- Tiết kiệm chi phí nguyên vật liệu: trong ngành gỗ chi phí nguyên vật liệu
thường chiếm tỉ trọng lớn trong tổng chi phí sản phẩm. Do đó tiết kiệm nguyên vật liệu
phải được đặt lên hàng đầu trong cắt giảm chi phí. Biện pháp để tiết kiệm chi phí
nguyên vật liệu có thể là:

- Xây dựng kế hoạch, định mức nguyên vật liệu một cách cụ thể, chi tiết và
chính xác cho từng đơn hàng, từng công đoạn sản xuất.
- Áp dụng những thành tựu tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất kinh
doanh.
- Có kế hoạch cung ứng (đặt hàng, bảo quản, cấp phát) nguyên vật liệu cho
sản xuất kinh doanh.
- Công ty phải thực hiện chế độ khen thưởng, kỷ luật, kết hợp giáo dục, để
nâng cao tinh thần trách nhiệm của người lao động trong việc thực
hành tiết kiệm, tránh lãng phí.

- Quản lý và sử dụng tiết kiệm lao động: biện pháp này giúp Công ty giảm chi
phí tiền công. Tạo điều kiện để người lao động phát huy năng lực chuyên môn, sức
-65-

khoẻ, tài năng, nhiệt tình, trách nhiệm cao với công việc, làm cho sức lao động được sử
dụng hợp lý và tiết kiệm nhằm tăng năng suất lao động.

- Xây dựng và kết nối nhà cung cấp các yếu tố đầu vào nguyên vật liệu, trang
thiết bị, vật tư…tạo lập hệ thống cung ứng trực tiếp không qua trung gian mang tính ổn
định, lâu dài tại khu vực hoạt động của Công ty để từ đó tận dụng các yếu tố về thời
gian cung cấp, giá, thời hạn thanh toán, đồng thời giảm được lượng hàng tồn kho và chi
phí lưu kho.

- Hình thành các qui trình liên quan đến việc sử dụng, duy tu, bảo trì bảo dưỡng
các trang thiết bị, máy móc sản xuất để nâng cao hiệu quả kinh doanh, kéo dài tuổi thọ
của máy móc.

3.2.2. Giải pháp về hoạt động marketing

Để công tác nghiên cứu thị trường được tổ chức có hệ thống, có hiệu quả thì
Công ty phải thành lập phòng marketing. Ta có thể thiết lập mô hình phòng marketing
với sơ đồ sau:

Trưởng phòng
Marketing

Nhân viên Nhân viên Nhân viên Nhân viên


nghiên cứu nghiên cứu nghiên cứu nghiên cứu
thị trường sản phẩm giá cả phân phối

“ Nguồn: Tác giả tự thiết kế”

Sơ đồ 3.1: Phòng Marketing trong tương lai của Công ty


-66-

Việc tổ chức phòng marketing theo sơ đồ này có ưu điểm đơn giản về mặt tổ
chức. Với từng mảng của marketing đều có chuyên gia phụ trách, song để hoạt động
marketing thực sự mang lại hiệu quả thì cần phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa những
người phụ trách các mảng khác nhau, đòi hỏi mỗi người phải nắm được nhiệm vụ riêng
của mình và nhiệm vụ chung của toàn phòng. Chính vì vậy nhân viên phải là người có
trình độ, hiểu biết về nghiên cứu thị trường, có kinh nghiệm.

Với cơ cấu như vậy, trong tương lai Phòng Marketing có nhiệm vụ thu thập và
điều tra các thông tin về thị trường, các đối thủ cạnh tranh... tiến hành nghiên cứu, phân
tích đặc điểm, yêu cầu của khách hàng để cung cấp thông tin cho việc cải tiến, đổi mới
sản phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm truyền thống, phát hiện ra các sản phẩm mới
cho Công ty và cung cấp các thông tin mới để Công ty có cơ sở để lựa chọn sản xuất.
Đồng thời phòng marketing cũng cung cấp các thông tin cần thiết về đối thủ cạnh
tranh, các thông tin phản hồi từ phía khách hàng khi sử dụng sản phẩm của Công ty và
thực hiện hoạt động xúc tiến bán hàng.

Hiệu quả của công tác nghiên cứu thị trường, phải thể hiện được thông qua các
chỉ tiêu phát triển của Công ty, để hoàn thiện công tác nghiên cứu thị trường Công ty
phải đưa các chỉ tiêu cụ thể để đánh giá hiệu quả công tác nghiên cứu thị trường như:

- Tốc độ tăng doanh thu là bao nhiêu?

- Tốc độ tăng lợi nhuận là bao nhiêu?

- Tỷ trọng các loại thị trường: thị trường trọng điểm, thị trường bổ sung.

Đối với thị trường trong nước, Công ty mạnh dạng sử dụng đội ngũ nhân viên
marketing, nhân viên bán hàng để tiếp cận khách hàng. Tham gia các hoạt động của
ngành, các hoạt động mang tính cộng đồng để giới thiệu hình ảnh Công ty, làm tăng
hiểu biết về thương hiệu của Công ty cho khách hàng tiềm năng, củng cố tạo niềm tin,
lòng trung thành của khách hàng.

Đối với thị trường nước ngoài,tận dụng những ưu thế của Công ty về các đối
tác, khách hàng truyền thống để quảng bá thương hiệu của Công ty. Đồng thời Công ty
-67-

cần phải tham gia các hoạt động của ngành mang tính quốc tế như các hội chợ đồ gỗ,
thủ công mỹ nghệ... để quảng bá hoạt động của mình.

Mục tiêu ngắn hạn và dài hạn của hoạt động marketing của Công ty là

- Mục tiêu ngắn hạn: để tìm kiếm khách hàng mới, nâng cao hiệu quả sản xuất
kinh doanh.

- Mục tiêu dài hạn: Quảng bá, nâng cao vị thế thương hiệu của Công ty trong
ngành đồ gỗ thủ công mỹ nghệ trong nước nhằm mở rộng thị phần, tìm kiếm thị trường
mới.

3.2.3. Giải pháp phát triển sản phẩm

Nhu cầu hiện nay về đồ gỗ nội thất càng trở nên đa dạng và phong phú, mà sản
phẩm của Công ty thì nghiên về hướng cổ điển theo phong cách Châu Âu. Vì vậy, để
khai thác hết tiềm năng của các phân khúc thị trường, Công ty cần xây dựng chính sách
đa dạng hoá sản phẩm một cách khả thi, mở rộng mẫu mã sản phẩm.

Để xây dựng được một chính sách sản phẩm hợp lý, trước hết Công ty phải dựa
trên kết quả nghiên cứu thị trường, phân tích vòng đời giá cả của sản phẩm, phân tích
nhu cầu và tình hình cạnh tranh trên thị trường. Một chính sách sản phẩm được coi là
đúng đắn khi nó giúp Công ty sản xuất những sản phẩm có chất lượng, số lượng, mức
giá được thị trường chấp nhận, đảm bảo cho Công ty có sự tiêu thụ chắc chắn, có lợi
nhuận và mở rộng thị trường tiêu thụ, nâng cao uy tín sản phẩm của Công ty.

Dựa vào nội lực thực tế của mình trong những giai đoạn nhất định thì cần phải
có một chiến lược cụ thể phù hợp với từng giai đoạn. Đối với Công ty trong giai đoạn
hiện nay cần thực hiện chiến lược sản phẩm sau:

- Thứ nhất: Công ty phải thay đổi mẫu mã của hàng hoá sao cho phục vụ được
các yêu cầu đa dạng của khách hàng. Những mẫu mã mới phải được thiết kế dựa vào
kết quả nghiên cứu thị trường sao cho phù hợp với nhu cầu, thị hiếu của khách hàng
nhưng vẫn giữ được nét đẹp của sản phẩm giả cổ.
-68-

- Thứ hai: Công ty nên tập trung vào những sản phẩm không chỉ đáp ứng được
nhu cầu cơ bản của thị trường mà còn có thể đáp ứng được nhu cầu nhiều cấp khác
nhau theo hướng:

- Những sản phẩm trung bình: dùng nguyên vật liệu rẻ để sản xuất, sản
phẩm có độ tinh xảo thấp, giá thành sản phẩm thấp.
- Những sản phẩm cao cấp: dùng nguyên vật liệu tốt để sản xuất, sản phẩm
có độ tinh xảo cao, giá thành sản phẩm cao, phục vụ đối tượng sang
trọng và xuất khẩu.

- Thứ ba: chất lượng sản phẩm quyết định uy tín kinh doanh vì vậy Công ty phải
chú trọng đến vấn đề chất lượng hơn nữa và coi đây là vấn đề then chốt.

Xu hướng kinh doanh có hiệu quả nhất đối với Công ty là đa dạng hoá các mặt
hàng sản xuất trên cơ sở tập trung chuyên môn hoá một số mặt hàng mũi nhọn như bộ
nội thất phòng khách, phòng ngủ.... Tập trung chuyên môn hoá cho phép Công ty khai
thác lợi thế về mặt hàng, giá cả, chất lượng. Đa dạng hoá cho phép Công ty khai thác
giảm rủi ro khi có biến động bất lợi về mặt hàng nào đó. Với chiến lược kinh doanh
này Công ty có thể đạt hiệu quả kinh doanh cao. Thực tế Công ty tập trung vào sản
xuất kinh doanh các loại mặt hàng khuôn mẫu đơn giản theo đơn đặt hàng. Trong
những năm tới Công ty nên tập trung vào sản xuất nhiều loại mặt hàng mang tính chính
xác cao, độ tinh xảo cao. Tóm lại, trong chính sách sản phẩm có rất nhiều vấn đề cần
giải quyết như chất lượng sản phẩm, sự cải tiễn mẫu mã,... nếu Công ty giải quyết tốt
những vấn nêu trên sẽ ảnh hưởng tích cực đến việc nâng cao hiệu quả kinh doanh của
Công ty.

3.2.4. Giải pháp về nguồn nhân lực


Con người luôn là yếu tố quan trọng nhất để quyết định sự thành công hay thất
bại của bất kỳ hoạt động sản xuất kinh doanh nào. Con người tác động đến việc nâng
cao chất lượng sản phẩm, tiết kiệm chi phí và hạ giá thành sản phẩm ... Chính vì vậy,
trong bất kỳ chiến lược phát triển của Công ty cũng không thể thiếu con người. Công ty
cần hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực với hai mục tiêu cơ bản đó là:
-69-

- Sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực nhằm nâng cao năng suất lao động và nâng
cao hiệu quả kinh doanh.
- Đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của nhân viên, tạo điều kiện cho nhân viên
được phát huy tối đa các năng lực cá nhân, được kích thích, động viên nhiều nhất tại
nơi làm việc trên cơ sở đó nhân viên sẽ trung thành, tận tâm làm việc với doanh
nghiệp.
Để hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực, Công ty cần thực hiện các giải
pháp chủ yếu sau:

Tăng cường công tác đào tạo, huấn luyện

Việc xác định nhu cầu đào tạo nghề dựa trên cơ sở kế hoạch nguồn nhân
lực để thực hiện các mục tiêu chiến lược của Công ty. Căn cứ vào yêu cầu từng bộ
phận cụ thể mà lập ra kế hoạch đào tạo, tập trung nâng cao chất lượng sản phẩm, tay
nghề, trang bị kiến thức kỹ thuật phục vụ cho việc áp dụng qui trình máy móc, thiết bị
mới đầu tư. Nhu cầu đào tạo của Công ty bắt nguồn từ đòi hỏi về năng lực và trình độ
cần thiết để đáp ứng công việc hiện tại và tương lai. Do đó, việc xác định nhu cầu đào
tạo phải do trực tiếp các phòng ban, bộ phận sản xuất tiến hành dưới sự chỉ đạo của
Ban giám đốc Công ty qua khảo sát về trình độ hiểu biết năng lực và khả năng đáp ứng
của người lao động dưới hình thức phỏng vấn trực tiếp và các phiếu điều tra cho phép
các phòng ban chức năng xác định nhu cầu đào tạo. Phòng tổ chức nhân sự tổng hợp
các nhu cầu đó đồng thời dựa trên các yêu cầu thực hiện mục tiêu chiến lược để xây
dựng kế hoạch đào tạo.

Quá trình đào tạo có thể được hiện khái quát theo sơ đồ sau:
-70-

Phỏng vấn Nhu cầu cần đào Tổng hợp và Xây dựng kế
khảo sát tạo của các phân loại nhu hoạch đào
phòng ban, phân cầu cần đào tạo tạo
xưởng (Phòng Tổ chức
nhân sự)

Phiếu điều tra Thiết kế qui Tổ chức các lớp Đánh giáhiệu
trình đào tạo cụ đào tạo (Phòng quả của hoạt
thể(Ban Giám tổ chức nhân sự) động đào tạo
đốc)

“ Nguồn: Tác giả tự thiết kế”


Sơ đồ 3.2: Xây dựng kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực
của Công ty Sài Gòn Xinh

Căn cứ vào Sơ đồ 3.2 và tuỳ theo tình hình sản xuất thực tế, nhiệm vụ của Công
ty là điều chỉnh cho hợp lý. Song để giải quyết tình hình thực tế tại Công ty cần thực
hiện các chính sách đào tạo sau:

- Đào tạo nhân viên chủ chốt của Công ty bằng chương trình ngắn hạn do
các trường đại học tổ chức. Cho quản đốc các phân xưởng tham gia vào cuộc hội thảo
trong và ngoài nước để học tập những kinh nghiệm quản lý tiên tiến của nước ngoài.

- Mời các chuyên gia nói chuyện chuyên đề, giảng dạy về thiết kế mẫuvà các
sản phẩm trên thị trường, cách thức vận hành hệ thống máy móc mới.

- Tổ chức học tập trong nội bộ về nội qui lao động, tổ chức thi tay nghề cho
người lao động.

- Tổ chức thi tuyển các vị trí nhân viên quản lý, công nhân sản xuất theo
đúng qui trình và yêu cầu của công việc.
-71-

Xây dựng văn hóa doanh nghiệp :

Trong quá trình cạnh tranh, việc di chuyển nhân lực là chuyện bình
thường, người lao động gắn bó lâu dài với Công ty không chỉ đơn thuần là do yếu tố
thu nhập, mà còn do yếu tố môi trường làm việc, do vậy Công ty phải xây dựng một
môi trường làm việc phù hợp, thân thiện với đặc thù riêng của mình. Để làm được điều
đó, Công ty phải xây dựng cho mình một bản sắc văn hóa doanh nghiệp của mình.
Điều cần lưu ý khi xây dựng văn hóa doanh nghiệp là phải tạo được sự đồng thuận của
các thành viên trong Công ty về các ý nghĩa, giá trị, niềm tin chủ đạo, nhận thức và
phương pháp tư duy để từ đó để mọi người luôn sống và cống hiến hết mình vì mục
tiêu chung của Công ty, cùng Công ty vượt qua mọi khó khăn và gắn bó lâu dài với
Công ty.

Xây dựng một chế độ lương, thưởng, phúc lợi phù hợp.

Hiện nay, chế độ lương của Công ty thực hiện theo cơ chế chi trả dựa
trên hệ số chức danh, công việc và thâm niên công tác. Điều này có ưu điểm là rõ ràng,
dễ áp dụng, nhưng nó chưa đánh giá được mức độ đóng góp của người lao động trong
từng thời điểm cụ thể, do vậy việc áp dụng cứng nhắc chế độ trả lương này cho toàn bộ
người lao động của Công ty hiện nay đã dẫn đến hạn chế là không khuyến khích được
người lao động, nâng cao năng suất, phát huy sáng kiến. Để khắc phục hạn chế này,
Công ty phải mạnh dạn đa dạng hóa hình thức trả lương như khoán lương đối với các
phòng ban có thu hoặc các đơn vị sản xuất, xây dựng chế độ lương có tính đến yếu tố
trình độ, hiệu quả công việc của từng cá nhân cụ thể…

Chế độ thưởng của Công ty hiện nay cũng chưa được xây dựng một cách
có bài bản, minh bạch, bên cạnh các chế độ thưởng theo qui định của Nhà nước, theo
thỏa ước tập thể như: Tháng lương thứ 13, thưởng lễ, tết… việc chi thưởng cho người
lao động còn phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của Ban giám đốc Công ty, hoặc mang
tính phong trào, hình thức do vậy gây những thắc mắc trong người lao động và đôi khi
có tác dụng ngược không động viên, khuyến khích được người lao động. Để khắc phục
được điều này, Công ty phải xây dựng và minh bạch hóa các chế độ khen thưởng và
việc khen thưởng phải mang tính thực tế.
-72-

Hiện nay các chế độ phúc lợi của Công ty mới chỉ đạt được ở mức tối
thiểu theo qui định của Nhà nước và thỏa ước lao động tập thể và ở mức thấp so với
trung bình ngành, về lâu dài Công ty phải tìm cách nâng cao được chất lượng của các
chế độ phúc lợi, các chế độ phúc lợi phải tính đến đặc thù của Công ty.

Công tác tuyển dụng:

Trong công tác tuyển dụng, Công ty cần phải xây dựng các chiến lược
ngắn hạn, trung hạn và dài hạn phù hợp với chiến lược kinh doanh của Công ty. Các
chiến lược này phải xây dựng ở cấp độ Công ty và ở cấp độ các khối, từ đó hình thành
nên những kế hoạch cụ thể về nguồn nhân lực tại từng thời điểm. Việc sàng lọc lao
động hiện có, tuyển dụng mới phải dựa trên cơ sở nhu cầu hiện tại và hướng phát triển
lâu dài tránh tình trạng như hiện nay công tác nhân sự chỉ mang tính thời điểm khi cần
thì tuyển, khi không cần sẵn sàng loại bỏ…dẫn đến tình trạng người lao động không
yên tâm công tác hoặc là thay vì tìm người phù hợp cho công việc thì trong một số
trường hợp là phân chia công việc cho người. Công tác tuyển dụng phải kết hợp đa
dạng từ nhiều nguồn: Trường nghề, thị trường lao động, tự đào tạo... mạnh dạn tăng
cường công tác liên kết với các trường nghề để tạo nguồn nhân lực lâu dài cho Công ty.

Công ty phải thường xuyên tăng cường công tác đào tạo huấn luyện để
nâng cao trình độ, năng lực, tay nghề, cập nhật kiến thức cho đội ngũ lao động trong
Công ty. Hình thức đào tạo cần phải phong phú, đa dạng, phù hợp với từng đối tượng,
mục đích đào tạo và thời gian làm việc như: Đào tạo dài hạn, ngắn hạn, đào tạo tại
chỗ... cần phải khuyến khích người lao động tự đi học nâng cao trình độ và tay nghề
phục vụ cho nhu cầu công việc.

Đối với đội ngũ lãnh đạo của Công ty: Cần chú trọng đào tạo nâng cao
trình độ về quản trị. Trình độ quản trị của đội ngũ lãnh đạo Công ty rất quan trọng,
trong thực tế việc lãnh đạo dựa trên nền tảng tốt về quản trị sẽ mang lại hiệu quả kinh
doanh cao hơn.

Đối với đội ngũ quản lý các phòng ban, phân xưởng: Cần chú trọng đào
tạo các kỹ năng về quản lý, đây là đội ngũ quản trị cấp trung gian và là lực lượng dự bị
-73-

cho việc bổ nhiệm các chức vụ quản lý ở cấp cao hơn. Bên cạnh đó do đặc thù công
việc mang tính chất kỹ thuật, việc đào tạo nâng cao trình độ về chuyên môn và quản lý
là điều rất cần thiết.

Đối với đội ngũ nhân viên không tham gia sản xuất: Cần quan tâm bồi
dưỡng về nghiệp vụ chuyên môn, tin học để mọi người có thể thực hiện tốt các công
việc được giao. Đây cũng là lực lượng dự bị cho đội ngũ quản lý mà Công ty cần quan
tâm.

Đội ngũ lao động tham gia sản xuất trực tiếp: Cần chú trọng việc đào tạo
hướng dẫn nội qui công ty, các qui trình làm việc, các qui trình về an toàn lao động,
phòng chống cháy nổ, bồi dưỡng nâng cao tay nghề..., bên cạnh đó cần tạo điều kiện để
người lao động có thể nâng cao trình độ học vấn, ngoại ngữ, tin học để có thể nâng cao
năng lực tiếp thu các kiến thức, các qui trình công nghệ, chuyên môn nhằm nâng cao
hiệu quả trong công việc.

Việc đầu tư vào tìm kiếm, chọn lọc nhân tài cho đội ngũ cán bộ quản lý
lâu dài của Công ty hiện nay vẫn còn mang tính chất hình thức, thụ động phụ thuộc vào
các kế hoạch của cấp trên do vậy cho đến nay kết quả đạt được rất hạn chế. Về lâu dài,
Công ty cần mạnh dạn xây dựng hệ thống tiêu chuẩn cán bộ quản lý, các chế độ, chính
sách, công tác đào tạo… theo đặc thù riêng của mình, tổ chức tuyển dụng nhân sự một
cách công khai, minh bạch..

3.2.5. Giải pháp xây dựng hệ thống kiểm tra, đảm bảo chất lượng sản
phẩm

Nâng cao chất lượng sản phẩm là nhân tố hàng đầu và quan trọng về sự tồn tại và
phát triển của Công ty, điều đó thể hiện ở chỗ:

- Chất lượng sản phẩm là nhân tố quan trọng quyết định khả năng cạnh tranh của
doanh nghiệp trên thị trường, là nhân tố tạo dựng uy tín, danh tiếng cho sự tồn tại và
phát triển lâu dài của Công ty.
-74-

- Tăng chất lượng sản phẩm dẫn đến tăng giá trị sử dụng và lợi ích kinh tế trên
một đơn vị chi phí đầu vào, sử dụng tiết kiệm nguyên vật liệu, giảm chi phí sản xuất.
Nâng cao chất lượng sản phẩm là biện pháp hữu hiệu để nâng cao hiệu quả kinh doanh
của Công ty.

- Chất lượng sản phẩm là công cụ có ý nghĩa rất quan trọng trong việc tăng cường
và nâng cao khả năng cạnh tranh của Công ty trong giai đoạn hiện nay.

- Chất lượng sản phẩm được hình thành trong suốt quá trình từ chuẩn bị sản xuất
đến sản xuất và nhập kho thành phẩm. Vì vậy, trong quá trình sản xuất cần phải thực
hiện các biện pháp, nghiệp vụ để kiểm tra chất lượng sản phẩm, Công ty cần phải thực
hiện đầy đủ các bước của công đoạn sản xuất, cụ thể ở mỗi khâu sản xuất nên có khâu
kiểm tra chất lượng sản phẩm. Nếu sản phẩm sản xuất ra có khiếm khuyết ở khâu nào
thì có những giải pháp cụ thể để hạn chế sai sót, đảm bảo chất lượng sản phẩm tốt đến
khâu thành phẩm.

Hiện tại Công ty cũng có những khâu kiểm tra chất lượng sản phẩm trong quá
trình sản xuất nhưng vẫn chưa hoàn thiện và chặt chẽ. Công ty cần phải xây dựng một
quy trình kiểm tra và đảm bảo chất lượng (QA-QC) như sau:

Gỗ xẻ Bào rong Cắt Bào 4 mặt Phôi


nguyên
liệu
Ghép

QC QC QC
QA QA

Sơ đồ 3.3: Hệ thống QA-QC trên dây chuyền tạo phôi nguyên liệu
-75-

QA QC QC
- Phôi Nguyên liệu Tạo dáng Chà Nhám Máy Chà Nhám Tay
- Veneer

QC
Thành phẩm
Đóng gói Lắp ráp Sơn

QA QC QC

Sơ đồ 3.4: Hệ thống QA-QC trên dây chuyền gia công chi tiết sản phẩm

Công tác QA – QC được Công ty tổ chức triển khai thành một hệ thống nhằm
đảm bảo sản phẩm của Công ty luôn được thiết kế và sản xuất đáp ứng được các yêu
cầu của khách hàng. Chất lượng không phải là chất lượng chung chung, mà là chất
lượng cụ thể hóa: thỏa mãn các tiêu chuẩn, đòi hỏi của khách hàng và thị trường trên
từng sản phẩm được tạo ra.

Hai nguyên tắc chính của quy trình:

- Thích hợp với mục đích

- Đúng ngay từ đầu

Quy trình bao gồm những qui định về:

- Nguyên liệu đầu vào.

- Dây chuyền sản xuất ( máy móc, thiết bị, băng chuyền…)

- Sản phẩm đầu ra.

- Dịch vụ gắn liền quá trình sản xuất (hệ thống hút bụi, hệ thống ánh sáng, hệ
thống khí nén,…)

- Quản lý tổ chức sản xuất.

- Quá trình kiểm tra.

Công tác QA – QC tập trung vào những nội dung chính như sau:
-76-

- Xác định yêu cầu của khách hàng

- Xác định đặc điểm, thông số kỹ thuật của sản phẩm phù hợp yêu cầu
kháchhàng.

- Lập bản vẽ kỹ thuật theo các đặc điểm kỹ thuật, các tiêu chuẩn và tài liệu liên
quan.

- Phổ biến các tài liệu này trong quá trình sản xuất: bộ phận kế hoạch, xưởng sản
xuất, bộ phận kiểm tra…

- Tiến hành công tác kiểm tra sản phẩm và các bộ phận của sản phẩm.

- Các khiếu nại của khách hàng phải được giải quyết tức thì.

- Duyệt xét lại thiết kế sản phẩm trên cơ sở phản hồi của khách hàng.

- Thu thập số liệu nhất quán, chứng minh và đánh giá trung thực.

- Tổ chức quản lý và thông tin sự thay đổi trong quá trình sản xuất và của sản
phẩm.

Như vậy hệ thống QA – QC nhằm đạt được những giá trị sau:

- Tin cậy

- Ổn định

- An toàn

- Bền vững

- Thẩm mỹ

Quy trình kiểm tra – đảm bảo chất lượng của Công ty không chỉ tập trung vào
viểc kiểm tra tại hai đầu vào, đầu ra và các công đoạn sản xuất, mà còn phải kết hợp
với các công tác, hệ thống khác liên quan (hút bụi, khí nén, phòng cháy nổ,…) một
cách thích hợp nhằm ổn định quá trình sản xuất và tránh các khuyết điểm, hư hỏng có
thể xảy ra.
-77-

TÓM TẮT CHƯƠNG 3

Xuất phát từ thực trạng sản xuất kinh doanh của Công ty trong giai đoạn 2008
đến 2012, định hướng phát triển và mục tiêu của Công ty trong những năm tiếp theo,
tác giả đã đưa ra một số các giải pháp mang tính tổng thể như về giải pháp về nguồn
nhân lực, giải pháp về hoạt động Marketing, giải pháp chi phí kinh doanh…nhằm góp
phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty, giúp Công ty vượt qua giai
đoạn khó khăn hiện nay và phát triển bền vững trong những năm tiếp theo.
-78-

KẾT LUẬN
Trong điều kiện cạnh tranh gay gắt hiện nay của cơ chế thị trường thì mọi công
ty đều đang đứng trước khó khăn và thử thách lớn trong việc làm thế nào để tồn tại và
phát triển được. Những khó khăn và thách thức này chỉ có thể giải quyết được khi
doanh nghiệp chú trọng đến việc nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.

Công ty TNHH Đồ Gỗ Mỹ Nghệ Sài Gòn Xinh là một trong những Công ty
được thành lập gần đây, nên công việc kinh doanh cũng có những khó khăn nhất định.
Nhưng do nhận thức được vai trò và ý nghĩa quyết định của công tác nâng cao hiệu quả
kinh doanh trong việc tồn tại và phát triển của Công ty, cho nên trong thời gian vừa
qua Công ty đã không ngừng tìm tòi, phát huy nỗ lực của mình để nâng cao hiệu quả
kinh doanh. Thực tế cho thấy Công ty đã đứng vững và phát triển tương đối ổn định
trong điều kiện cạnh tranh hết sức khắc nghiệt này. Điều này chứng tỏ Công ty là một
trong những doanh nghiệp có độ nhạy bén, linh hoạt cao, hoạt động một cách có hiệu
quả trong cơ chế thị trường. Tuy nhiên để đứng vững và phát triển trong tương lai đòi
hỏi Công ty phải không ngừng tìm tòi các biện pháp, quan tâm một cách thích đáng
trong công tác nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty.

Với đề tài: "Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH Đồ gỗ
mỹ nghệ Sài Gòn Xinh"tác giả đã trình bày một số nội dung chính như: Khái quát hệ
thống vai trò và ý nghĩa của công tác nâng cao hiệu quả kinh doanh đối với nền kinh tế
nói chung và Công ty nói riêng. Đồng thời nêu ra những thực trạng hoạt động sản xuất
kinh doanh của Công ty trong thời gian gần đây. Phân tích, đánh giá những tồn tại, hạn
chế, cũng như thành tích đạt được trên cơ sở thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh
của Công ty. Từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh
doanh của Công ty.

Cũng như bất kỳ một luận văn hay một dự án nghiên cứu khoa học nào khác,
luận văn cũng có những mặt hạn chế :
-79-

- Do đặc thù của Công ty nhỏ, qui mô và điều kiện tiếp xúc số liệu cũng như
qui mô và điều kiện khảo sát… mà một số phân tích đánh giá thực trạng, giải pháp đưa
ra còn mang tính chủ quan, định tính.

- Các giải pháp đưa ra chưa được cụ thể, chi tiết, chưa có chiều sâu mà chỉ đơn
thuần mang tính tổng thể.

- Đề tài chủ yếu tập trung phân tích vào các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả
sản xuất kinh doanh của Công ty mà không phân tích sâu vào các chỉ tiêu tài chính để
đánh giá và đề ra những giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty.

.
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bùi Xuân Phong, 2010. Giáo trình phân tích hoạt động kinh doanh. Nhà xuất
bản Thông Tin và Truyền Thông.

2. Công ty Cổ phần Chế biến gỗ Đức Thành, Công ty cổ phần tập đoàn kỹ nghệ
gỗ Trường Thành, Công ty Cổ phần Chế biến gỗ Thuận An. Báo cáo tài chính
năm 2012.

3. Công ty TNHH Đồ gỗ mỹ nghệ Sài Gòn Xinh. Báo cáo tài chính năm 2008,
2009, 2010, 2011, 2012.

4. Đồng Thị Thanh Phương, Nguyễn Đình Hòa, Trần Thị Ý Nhi, 2012. Giáo
trình quản trị doanh nghiệp. Nhà xuất bản Lao Động – Xã Hội.

5. Lê Thanh Tùng, 2010. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp. <http://old.voer.edu.vn/module/kinh-te/cac-nhan-to-
anh-huong-den-hieu-qua-san-xuat-kinh-doanh-cua-doanh-nghiep.html>.
[Ngày truy cập: 18 tháng 6 năm 2013]

6. Ngô Kim Thanh, Lê Văn Tâm, 2009. Giáo trình quản trị chiến lược. Nhà xuất
bản Đại học kinh tế quốc dân.

7. Nguyễn Hữu Lộc, Trần Văn Bão, 2005. Giáo trình chiến lược kinh doanh của
doanh nghiệp thương mại. Nhà xuất bản Lao động – Xã hội.

8. Nguyễn Năng Phúc, 2011.Giáo trình phân tích báo cáo tài chính. Nhà xuất
bản Đại học kinh tế quốc dân.

9. Nguyễn Thành Độ, Nguyễn Ngọc Huyền, 2011. Quản trị kinh doanh. Nhà
xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân.
10. Nguyễn Văn Công, 2009. Giáo trình phân tích kinh doanh. Nhà xuất bản Đại
học kinh tế quốc dân.

11. Nguyễn Văn Dũng, 2010. Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của bưu
điện tỉnh Long An. Luận văn thạc sĩ. Đại học kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.

12. Phạm Quốc Đạt, 2011. Nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Tổng công ty cổ
phần khoan và dịch vụ khoan dầu khí. Luận văn thạc sĩ. Đại học kinh tế Thành
phố Hồ Chí Minh.

13. Phạm Văn Được, 2008. Phân tích hoạt động kinh doanh. Nhà xuất bản Thống
kê.

14. Phan Thăng, Nguyễn Thành Hội, 2007. Quản trị học. Nhà xuất bản Thống kê.

15. Philip Kotler, 2003. Quản trị marketing. Nhà xuất bản Lao động – Xã hội.

16. Quách Thị Bửu Châu, Đinh Tiên Minh, Nguyễn Công Dũng, Đào Hoài Nam,
Nguyễn Văn Trưng, 2010. Marketing căn bản. Nhà xuất bản Lao động.

17. Trần Ngọc Thơ, Nguyễn Thị Ngọc Trang, Phan Thị Bích Nguyệt, Nguyễn Thị
Liên Hoa, Nguyễn Thị Uyên Uyên, 2007. Tài chính doanh nghiệp hiện đại.
Nhà xuất bản Thống Kê.

Một số thông tin trêncác website:


http://www.truongthanh.com
http://www.tac.com.vn/
http://www.goducthanh.com/
http://saigonxinh.com.vn/
http://agro.gov.vn
http://www.ptm.org.vn/
http://www.thuongmai.vn/
-1-

Phụ lục 1

DÀN BÀI THẢO LUẬN NHÓM

Xin chào các Anh/Chị, tôi là Nguyễn Tùng Sơn, hiện tại tôi đang thực
hiện luận văn thạc sỹ về đề tài “Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của
Công ty TNHH Đồ gỗ mỹ nghệ Sài Gòn Xinh”. Các Anh/Chị là các chuyên
gia hoạt động trong các bộ phận và lĩnh vực khác nhau của Công ty, xin các
Anh/Chị vui lòng bớt chút thời gian để giúp tôi thảo luận và làm rõ các vấn đề
dưới đây:

Phần 1: Thảo luận xác định các nhân tố bên trong và bên ngoài tác
động đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty.

Theo các Anh/Chị các nhân tố nào sau đây tác động đến hiệu quả sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp?

1. Các nhân tố bên ngoài Công ty:


Môi trường chính trị, pháp luật;
Yếu tố kinh tế vĩ mô;
Môi trường tự nhiên;
Khoa học công nghệ;
Thị trường;
Đối thủ cạnh tranh;

2. Các nhân tố bên trong Công ty:


Vốn kinh doanh;
Nguồn nhân lực;
-2-

Trình độ tổ chức quản lý;


Mức độ áp dụng kỹ thuật, công nghệ;
Chi phí kinh doanh;
Chiến lược kinh doanh;
Hoạt động marketing;
Cơ sở vật chất, kỹ thuật;
Nguyên vật liệu.

Theo các Anh/Chị còn có nhân tố nào khác ảnh hưởng tới hiệu quả sản
xuất kinh doanh của Công ty ?

Phần 2: Đánh giá mức độ quan trọng, mức độ tác động và chiều
hướng tác động của từng nhân tố

1. Mức độ quan trọng của từng nhân tố đối với ngành và Công ty: Mức
độ quan trọng đánh giá theo phương pháp cho điểm từ 1 đến 3, thang điểm đánh
giá như sau:

- Ít quan trọng : 01

- Quan trọng : 02

- Rất quan trọng : 03

2. Xác định mức độ tác động của từng nhân tố đối với Công ty: Mức độ
tác động đánh giá theo phương pháp cho điểm từ 1 đến 3, thang điểm đánh giá
như sau:

- Yếu : 01

- Trung bình : 02

- Mạnh : 03
-3-

3. Xác định chiều hướng tác động của từng nhân tố trong giai đoạn hiện
nay: chiều hướng tác động là tích cực hay tiêu cực

- Tích cực (+)

- Tiêu cực (-)

Xin chân thành cảm ơn các ý kiến đóng góp của các Anh /Chị trong quá
trình thảo luận. Xin chúc các Anh/Chị dồi dào sức khỏe, hạnh phúc và thành
công trong cuộc sống.
-4-

Phụ lục 2

KHẢO SÁT SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC NHÂN TỐ

ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY

1. Phương pháp khảo sát

Để xác định rõ các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh
của Công ty trong giai đoạn hiện nay, tác giả đã tiến hành bảng câu hỏi để khảo
sát trong nội bộ Công ty. Do đặc thù của ngành và đặc thù của khảo sát đòi hỏi
những người được khảo sát phải có trình độ am hiểu nhất định về ngành chế
biến gỗ nội thất và nắm bắt được tình hình hoạt động của Công ty do đó tác giả
chọn phương pháp nghiên cứu trong luận văn là “ Phương pháp chuyên gia”.

2. Qui trình khảo sát

Xác định vấn đề khảo sát: Đánh giá các nhân tố tác động đến hiệu quả
sản xuất kinh doanh của Công ty trong giai đoạn hiện nay bao gồm các yếu tố
bên trong và các yếu tố bên ngoài được đề cập trong luận văn.

Nguồn dữ liệu thảo luận: đây là nguồn dữ liệu thứ cấp gồm các dữ liệu về
tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành chế biến và xuất khẩu gỗ,
các số liệu về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty như: doanh
thu, chi phí, lợi nhuận, vốn chủ sở hữu, nguồn nhân lực….của Công ty trong
thời gian từ 2008 đến 2012.

Kỹ thuật thảo luận : Thảo luận nhóm.

Dàn bài thảo luận nhóm : Xem phụ lục 01.

Địa điểm thảo luận : Việc thảo luận nhóm được tiến hành tại
Xưởng sản xuất của Công ty.
-5-

Thời gian thảo luận : tháng 03/2013

Việc đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố bên trong và bên ngoài
đến hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty trong giai đoạn hiện
nay được tiến hành theo trình tự sau:

2.1 Thông qua việc thảo luận nhóm của các chuyên gia, tiến hành liệt
kê, phân tích thống nhất danh mục các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt
động sản xuất kinh doanh của Công ty.
2.2 Xác định mức độ quan trọng của từng nhân tố đối với ngành, mức
độ tác động của từng nhân tố, chiều hướng tác động
a. Mức độ quan trọng của từng nhân tố đối với ngành: Mức độ quan
trọng đánh giá theo phương pháp cho điểm từ 1 đến 3, thang điểm đánh giá như
sau:

- Ít quan trọng : 01

- Quan trọng : 02

- Rất quan trọng : 03

b. Xác định mức độ tác động của từng nhân tố đối với Công ty: Mức
độ tác động đánh giá theo phương pháp cho điểm từ 1 đến 3, thang điểm đánh
giá như sau:

- Yếu : 01

- Trung bình : 02

- Mạnh : 03
-6-

c. Xác định chiều hướng tác động của từng nhân tố trong giai đoạn
hiện nay: chiều hướng tác động là tích cực hay tiêu cực

- Tích cực (+)

- Tiêu cực (-)

2.3 Tổng hợp, thống nhất kết quả đánh giá của từng nhân tố

Kết quả đánh giá sẽ là kết quả của mục a nhân với mục b, dấu của
kết quả phụ thuộc vào dấu ở mục c của từng nhân tố.

3. Đối tượng tham gia thảo luận

Các chuyên gia tham gia thảo luận bao gồm 14 người hiện đang là Ban
giám đốc, trưởng các bộ phận sản xuất, trưởng các phòng, kho của Công ty theo
danh sách như sau:

Ban giám đốc : 3 người


Bộ phận Máy : 1 người
Bộ phận Lắp ráp : 1 người
Bộ phận Sơn : 1 người
Bộ phận Bao bì : 1 người
Phòng Kế toán : 2 người
Phòng Hành chánh nhân sự : 1 người
Phòng Kế hoạch - Thiết kế : 3 người
Kho và phòng mẫu : 1 người
-7-

4. Kết quả thảo luận


4.1 Xác định được các nhân tố bên trong và bên ngoài tác động đến
hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty.
Trong quá trình thảo luận bên cạnh các nhân tố đã được tác giả
đưa ra trước để thảo luận thì các chuyên gia còn bổ sung một số các nhân
tố khác như: Cơ sở hạ tầng, Đặc điểm sản phẩm, Thương hiệu..., tuy
nhiên sau quá trình thảo luận các chuyên gia thống nhất như sau:
Các nhân tố bên ngoài thì đưa nhân tố Cơ sở hạ tầng vào danh
mục loại, loại bỏ bớt nhân tố Môi trường tự nhiên, Khoa học
công nghệ.
Các nhân tố bên trong thì đưa nhân tố Đặc điểm sản phẩm vào
danh mục, loại bỏ bớt nhân tố Chi phí kinh doanh, Chiến lược
kinh doanh, Hoạt động marketing.
Các nhân tố còn lại không quan trọng đối với Công ty hoặc đã
được tác giả đưa ra trước đó, do vậy các chuyên gia thống nhất với danh
mục 12 nhân tố.

4.2 Tổng hợp ý kiến đánh giá của các chuyên gia
-8-

BẢNG TỔNG HỢP Ý KIẾN CÁC CHUYÊN GIA

Mức độ Mức độ Chiều


Điểm
quan tác động hướng
STT Các nhân tố tổng
trọng của của tác
hợp
nhân tố nhân tố động
a b c axbxc

1 Môi trường chính trị, pháp luật 2 2 + +4

2 Các yếu tố kinh tế vĩ mô 2 2 - -4

3 Cơ sở hạ tầng 3 2 - -6

4 Thị trường 3 3 - -9

5 Đối thủ cạnh tranh 3 2 - -6

6 Vốn kinh doanh 3 3 + +9

7 Nguồn nhân lực 3 3 - -9

8 Trình độ tổ chức quản lý 3 2 + +6


Mức độ áp dụng kỹ thuật, công
9 3 2 - +6
nghệ
10 Đặc điểm sản phẩm 2 2 + +4

11 Cơ sở vật chất, kỹ thuật 3 2 - -6

12 Nguyên vật liệu 3 3 + +9


-9-

Phụ lục 3

KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH


ĐỒ GỖ MỸ NGHỆ SÀI GÒN XINH GIAI ĐOẠN 2008-2012

STT Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011 2012

A B (1) (2) (3) (4) (5)


Doanh thu bán hàng và cung
1 5,433,012,450 6,622,298,875 9,616,591,179 10,592,232,820 12,273,961,625
cấp dịch vụ

2 Các khoản giảm trừ doanh thu 14,502,002 45,215,015 1,204,545 84,245,104 245,475,810

Doanh thu thuần về bán hàng


3 và cung cấp dịch vụ 5,418,510,448 6,577,083,860 9,615,386,634 10,507,987,716 12,028,485,815
(10 = 01 - 02)
4 Giá vốn hàng bán 4,378,120,143 5,554,815,400 7,915,450,540 8,415,157,801 10,145,478,000
Lợi nhuận gộp về bán hàng và
5 cung cấp dịch vụ 1,040,390,305 1,022,268,460 1,699,936,094 2,092,829,915 1,883,007,815
(20 = 10 - 11)
19.20% 15.54% 17.68% 19.92% 15.65%
6 Doanh thu hoạt động tài chính 71,054,580 45,104,804 12,488,054 33,457,807 46,024,802

7 Chi phí tài chính 0 0 7,800,000 0 0

- Trong đó: Chi phí lãi vay

8 Chi phí bán hàng 94,245,015 180,015,327 150,890,451 204,486,218 177,105,478

9 Chi phí quản lý doanh nghiệp 912,095,451 1,051,614,089 1,005,012,034 1,120,854,977 1,160,780,450
Lợi nhuận thuần từ hoạt động
kinh doanh
10 105,104,419 -164,256,152 548,721,663 800,946,527 591,146,689
(30 = 20 + (21 - 22) - (24 +
25))
11 Thu nhập khác 1,240,154 48,024,820 0 1,500,000 35,780,154

12 Chi phí khác 28,345,012 11,025,005 33,457,891 20,874,551 27,450,187

13 Lợi nhuận khác (40 = 31 - 32) -27,104,858 36,999,815 -33,457,891 -19,374,551 8,329,967
Tổng lợi nhuận kế toán trước
14 thuế 77,999,561 -127,256,337 515,263,772 781,571,976 599,476,656
(50 = 30 + 40)
Chi phí thuế thu nhập doanh
15 19,499,890 97,001,859 195,392,994 149,869,164
nghiệp hiện hành
Chi phí thuế thu nhập doanh
16
nghiệp hoãn lại
Lợi nhuận sau thuế thu nhập
17 doanh nghiệp 58,499,671 -127,256,337 418,261,913 586,178,982 449,607,492
(60 = 50 - 51 - 52)
-10-

Phụ lục 4

BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY TNHH ĐỒ GỖ MỸ


NGHỆ SÀI GÒN XINH GIAI ĐOẠN 2008 - 2012
STT CHỈ TIÊU 31/12/2007 31/12/2008 31/12/2009 31/12/2010 31/12/2011 31/12/2012

A B (1) (1) (2) (3) (4) (5)


TÀI SẢN
A - TÀI SẢN NGẮN HẠN
A 821.726.476 1.809.634.342 4.148.381.190 3.456.901.021 2.997.591.481 3.129.234.337
(100=110+120+130+140+150)

I. Tiền và các khoản tương đương tiền


I 189.871.396 1.298.105.308 208.339.106 279.369.591 939.924.829 300.972.504
(110=111+112)
1 1. Tiền 189.871.396 1.298.105.308 208.339.106 279.369.591 939.924.829 300.972.504
2 2. Các khoản tương đương tiền
II. Các khoản đầu tư tài chính ngắn
II 0 0 0 0 0 0
hạn (120=121+129)
III. Các khoản phải thu ngắn hạn
III (130 = 131 + 132 + 133 + 134 + 135 + 352.785.021 232.458.975 3.141.188.026 2.608.516.020 1.166.508.728 1.909.015.935
139)
1 1. Phải thu khách hàng 340.018.120 68.401.554 2.654.034.011 2.158.028.810 1.125.021.574 995.015.781
2 2. Trả trước cho người bán 120.000.000 400.000.000 400.000.000 0
5 5. Các khoản phải thu khác 12.766.901 44.057.421 87.154.015 50.487.210 41.487.154 914.000.154
IV IV. Hàng tồn kho (140 = 141 + 149) 218.024.254 218.024.254 770.854.058 541.015.410 513.457.154 801.545.128
1 1. Hàng tồn kho 218.024.254 218.024.254 770.854.058 541.015.410 513.457.154 801.545.128
2 2. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho (*)
V. Tài sản ngắn hạn khác
V 61.045.805 61.045.805 28.000.000 28.000.000 377.700.770 117.700.770
(150 = 151 + 152 + 154 + 158)
1 1. Chi phí trả trước ngắn hạn 33.045.805 33.045.805 0 227.700.770 117.700.770
2 2. Thuế GTGT được khấu trừ
4 4. Tài sản ngắn hạn khác 28.000.000 28.000.000 28.000.000 28.000.000 150.000.000
B - TÀI SẢN DÀI HẠN
B 2.968.803.871 3.422.315.433 3.131.032.866 3.349.503.278 5.079.362.101 4.460.135.709
(200=210+220+240+250+260)

I- Các khoản phải thu dài hạn


I 0 0 0 0 0 0
(210 = 211 + 212 + 213 + 218 + 219)
II. Tài sản cố định (220 = 221 + 224 +
II 2.563.852.176 2.843.813.012 2.977.012.319 3.260.490.791 4.623.960.561 4.232.434.939
227 + 230)
1. Tài sản cố định hữu hình (221 =
1 249.842.492 2.265.310.591 2.677.943.748 3.171.478.304 4.168.559.021 4.004.734.169
222 + 223)
- - Nguyên giá 330.555.568 2.427.118.490 3.006.108.421 3.991.311.315 5.468.045.112 5.683.093.136
- -
- - Giá trị hao mòn luỹ kế (*) -80.713.076 -161.807.899 -328.164.673 -819.833.011
1.299.486.091 1.678.358.967
4 4. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 1.909.057.989 0 145.048.024 215.048.024 215.048.024 0
III. Bất động sản đầu tư (240 = 241 +
III 0 0 0 0 0 0
242)
-11-

Stt CHỈ TIÊU 31/12/2007 31/12/2008 31/12/2009 31/12/2010 31/12/2011 31/12/2012

V. Tài sản dài hạn khác


V 404.951.695 578.502.421 154.020.547 89.012.487 455.401.540 227.700.770
260 = 261 + 262 + 268)
1 1. Chi phí trả trước dài hạn 404.951.695 578.502.421 154.020.547 89.012.487 455.401.540 227.700.770
2 2. Tài sản thuế thu nhập hoãn lại
3 3. Tài sản dài hạn khác
TỔNG CỘNG TÀI SẢN
3.790.530.347 5.231.949.775 7.279.414.056 6.806.404.299 8.076.953.581 7.589.370.046
(270 = 100 + 200)
NGUỒN VỐN
A - NỢ PHẢI TRẢ
A 356.439.176 239.358.933 2.354.020.689 1.450.023.385 2.176.219.877 1.297.646.748
(300 = 310 + 330)
I. Nợ ngắn hạn
I (310 = 311 + 312 + ... + 319 + 320 + 356.439.176 239.358.933 2.354.020.689 1.450.023.385 2.176.219.877 1.297.646.748
323)
1 1. Vay và nợ ngắn hạn
2 2. Phải trả người bán 230.156.009 102.540.648 2.054.215.024 1.180.480.548 1.545.012.480 748.054.910
3 3. Người mua trả tiền trước 38.000.000 38.000.000 145.015.401 45.015.401 120.000.000 120.000.000
4. Thuế và các khoản phải nộp Nhà
4 1.280.023 64.502.474 88.015.748 12.457.015 34.571.013 210.451.015
nước
5 5. Phải trả người lao động 54.887.098 2.300.000 54.316.501 8.054.971 11.054.810 61.024.801
6 6. Chi phí phải trả 15.000.000 15.000.000 0
7 7. Phải trả nội bộ
8. Phải trả theo tiến độ kế hoạch hợp
8
đồng xây dựng
9. Các khoản phải trả, phải nộp ngắn
9 32.116.046 32.015.811 12.458.015 189.015.450 450.581.574 58.015.781
hạn khác
10 10. Dự phòng phải trả ngắn hạn
11 11. Quỹ khen thưởng, phúc lợi 0 0 0 0 100.100.241
II. Nợ dài hạn
II 0 0 0 0 0 0
(330 = 331 + 332 + ... + 338 + 339)
B - VỐN CHỦ SỞ HỮU (400 = 410 +
B 3.434.091.171 4.992.590.842 4.925.393.367 5.356.380.914 5.900.733.704 6.291.723.298
430)
I. Vốn chủ sở hữu
I 3.434.091.171 4.992.590.842 4.925.393.367 5.356.380.914 5.900.733.704 6.291.723.298
(410 = 411 + 412 + ... + 421 + 422)
1 1. Vốn đầu tư của chủ sở hữu 3.500.000.000 5.000.000.000 5.000.000.000 5.000.000.000 5.000.000.000 5.000.000.000
10 10. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối -65.908.829 -7.409.158 -74.606.633 356.380.914 900.733.704 1.291.723.298
II. Nguồn kinh phí và quỹ khác
II 0 0 0 0 0 0
(430=432+433)
TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN
3.790.530.347 5.231.949.775 7.279.414.056 6.806.404.299 8.076.953.581 7.589.370.046
(440 = 300 + 400)

You might also like