Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 131

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN 11
LỜI CAM ĐOAN 12
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT 13
DANH MỤC CÁC TỪ TIẾNG ANH 14
DANH MỤC BẢNG 16
DANH MỤC HÌNH 18
MỞ ĐẦU 22
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 22
2. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 24
2.1. Các nghiên cứu về lý luâṇ và thực nghiêm
̣ trong nước 24
Tâm lý học phát triển 24
Công trình nghiên cứu khoa học cấp quốc gia “Truyền thông đại
chúng đối với phát triển con người dựa trên quyền con người” 24
Tâm lý học phát triển 25
Tâm lý học khác biệt 25
Tâm lý học xã hội 27
2.2. Các nghiên cứu về lý luâṇ và thực nghiêm
̣ nước ngoài 28
Tâm lý học đám đông 28
Social Learning Theory (Thuyết học tập xã hội) 28
A Study on transnational cultural flows in Asia through the case of
Hallyu in Viet Nam (Tạm dịch: Nghiên cứu về dòng chảy văn hóa
xuyên quốc gia ở châu Á qua trường hợp dòng chảy Hàn Lưu tại
Việt Nam) 29
Idols and role models for young people (Tạm dịch: Thần tượng và
hình mẫu cho người người trẻ) 30

3
How Celebrities Influence Teens and Why it Matters (Tạm dịch:
Người nổi tiếng ảnh hưởng thế nào đến thanh thiếu niên và tầm
quan trọng của việc đó) 30
3. MỤC TIÊU VÀ MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU 35
3.1. Mục tiêu nghiên cứu 35
3.2. Mục đích nghiên cứu 35
4. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU 35
5. ĐỐI TƯỢNG VÀ KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU 36
6. PHẠM VI NGHIÊN CỨU 36
6.1. Giới hạn không gian nghiên cứu 36
6.2. Giới hạn thời gian nghiên cứu 37
7. PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 37
7.1. Phương pháp luận 37
7.2. Phương pháp nghiên cứu 37
7.2.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu 37
7.2.2. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi 37
7.2.3. Phương pháp phỏng vấn 38
8. HƯỚNG TIẾP CẬN ĐỂ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI 39
9. Ý NGHĨA KHOA HỌC, Ý NGHĨA THỰC TIỄN 39
9.1. Ý nghĩa khoa học 39
9.2. Ý nghĩa thực tiễn 39
10. ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI 40
11. CẤU TRÚC ĐỀ TÀI 41

4
CHƯƠNG 1:​ LÝ THUYẾT VỀ VĂN HÓA THẦN TƯỢNG 43
1.1. Các khái niệm 43
1.1.1. Thần tượng 43
1.1.2. Văn hóa 44
1.1.3. Người hâm mộ 44
1.1.4. Thanh thiếu niên 45
1.2. Đối tượng trở thành thần tượng 45
1.3. Văn hóa thần tượng 45
1.4. Sơ lược về tâm lý tuổi THPT 46
1.5. Sự hình thành thế giới quan và nhân cách học sinh THPT 47
1.6. Quá trình “thần tượng hóa” ở học sinh THPT 48
1.6.1. Giai đoạn nhận thức thần tượng 48
1.6.2. Giai đoạn thần tượng hóa 48
1.6.3. Giai đoạn thay đổi thần tượng 49
1.7. Vai trò của thần tượng đối với học sinh THPT 49
1.8. Xu hướng thần tượng hiện nay 50
1.9. Ảnh hưởng của thần tượng 52
1.9.1. Ảnh hưởng đến nhận thức 52
1.9.2. Ảnh hưởng đến hành vi 52
​ ỔNG KẾT CHƯƠNG 1
T 54
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG NHỮNG TÁC ĐỘNG CỦA VĂN HÓA
THẦN TƯỢNG ĐẾN HỌC SINH THPT TẠI TP.HCM 56
2.1. Nhận xét và đánh giá kết quả điều tra khảo sát qua bảng hỏi về tác
động của văn hóa thần tượng đến học sinh THPT tại TP.HCM 56
2.1.1. Giới tính của học sinh THPT tại TP.HCM tham gia khảo sát 56

5
2.1.2. Phân loại lĩnh vực hoạt động của thần tượng của học sinh THPT
tại TP.HCM 57
2.1.3. Khái niệm thần tượng đối với học sinh THPT tại TP.HCM 58
2.1.4. Giá trị văn hoá của thần tượng đối với học sinh THPT tại
TP.HCM 60
2.1.5. Mức độ ảnh hưởng của thần tượng đến phong cách, tính cách, sở
thích của học sinh THPT 61
2.1.5.1. Mức độ ảnh hưởng của thần tượng ảnh hưởng đến phong
cách 61
2.1.5.2. Mức độ ảnh hưởng của thần tượng ảnh hưởng đến tính cách
61
2.1.5.3. Mức độ ảnh hưởng của thần tượng ảnh hưởng đến sở thích
62
2.1.6. Thái độ của học sinh THPT tại TP.HCM khi xem thần tượng là
động lực 63
2.1.6.1. Thần tượng là động lực trong học tập 63
2.1.6.2. Thần tượng là động lực giúp vươn lên trong cuộc sống 64
2.1.7. Thời gian và phương tiện học sinh THPT tại TP.HCM cập nhật
về thần tượng 65
2.1.7.1. Thời gian cập nhật về thần tượng 65
2.1.8. Hành động của học sinh THPT tại TP.HCM khi thần tượng của
mình bị “ném đá” 66
2.1.9. Hành động của học sinh THPT tại TP.HCM khi thất vọng về thần
tượng 68
2.1.10. Mối quan tâm của cha mẹ học sinh THPT tại TP.HCM đối với
việc thần tượng của con cái 69
2.1.11. Ảnh hưởng của thần tượng đến việc lựa chọn nghề nghiệp của
học sinh THPT tại TP.HCM 70

6
2.2. Nhận xét và đánh giá kết quả điều tra khảo sát qua bảng hỏi về mức
độ cuồng thần tượng đến học sinh THPT tại TP.HCM 71
2.2.1. Anh/Cô ấy luôn luôn tuyệt vời ở mọi khía cạnh, mọi khoảnh khắc
71
2.2.2. Khi một điều tồi tệ xảy đến với anh/cô ấy cũng giống như xảy ra
với tôi 72
2.2.3. Khi anh/cô ấy thất bại hay mất mát, tôi cũng cảm thấy như vậy 73
2.2.4. Tôi nghĩ anh/cô ấy có thể là người bạn đời của tôi 74
2.2.5. Nếu anh/cô ấy chết, tôi cảm thấy mình cũng muốn chết theo 75
2.2.6. Luôn theo dõi những tin tức về thần tượng đối với tôi là một sự
giải trí đầy thú vị 75
2.2.7. Việc ở cạnh những người cùng hâm mộ thần tượng giống mình là
một niềm vui 76
2.2.8. Tôi thích theo dõi, lắng nghe về thần tượng vì đó là một thứ quý
báu 78
2.2.9. Việc biết thêm chuyện đời tư của thần tượng là một niềm vui 79
2.2.10. Tôi thích theo dõi và lắng nghe chuyện về thần tượng khi đang
ở cùng một đám đông 80
2.2.11. Tôi luôn suy nghĩ về thần tượng, thậm chí cả lúc tôi không
muốn 81
2.2.12. Tôi cảm thấy dễ dàng khi nhớ những sở thích của thần tượng 81
2.2.13. Nếu thần tượng của tôi bị buộc tội thì điều đó chắc chắn không
phải sự thật 83
2.2.14. Sẽ thật tuyệt vời nếu tôi và thần tượng cùng được ở chung một
chỗ trong vài ngày 84
2.3. Nhận xét và đánh giá kết quả điều tra khảo sát qua phương pháp
phỏng vấn về tác động của văn hóa thần tượng đến học sinh THPT tại
TP.HCM 85
2.3.1. Ý nghĩa của văn hóa thần tượng 85

7
2.3.2. Hâm mộ thần tượng một cách có văn hóa 86
2.3.3 Nguyên nhân giới trẻ cần có thần tượng cho bản thân: 87
2.3.4. Thần tượng có tạo ra cho bạn một chuẩn mực để hướng tới? 88
2.3.5. Những mặt tích cực mà văn hóa thần tượng mang lại 89
2.3.6. Những mặt tiêu cực mà văn hóa thần tượng mang lại 91
2.3.7. Theo bạn, những lệch lạc so với chuẩn mực chung mà hiện tượng
cuồng thần tượng có thể tạo ra là gì? 93
2.3.8. Bạn có suy nghĩ gì khi một bộ phận học sinh THPT hiểu sai về
văn hóa thần tượng? 94
2.3.9. Theo bạn, sự “hâm mộ bị biến tướng” (cuồng thần tượng đến
mức có những hành động quá khích) ảnh hưởng như thế nào đến tâm lý
của các bạn học sinh THPT? 95
2.3.10. Bạn hiểu như thế nào về những hiện tượng mạng như Khá
Bảnh, Huấn Hoa Hồng? Đó là một loại văn hóa thần tượng hay là một
kiểu khác biệt xã hội? 96
2.3.11. Thần tượng của bạn là ai? 97
2.3.12. Nếu được gặp thần tượng bạn sẽ làm gì? 98
2.3.13. Bạn đã tiếp xúc với thần tượng bao giờ chưa? Nếu muốn tiếp
xúc thì phải làm gì? 100
2.3.14. Làm thế nào để việc hâm mộ thần tượng không ảnh hưởng đến
việc học của bạn? 101
2.3.15. Điều gì ở thần tượng làm bạn hâm mộ? 103
2.4. Đánh giá thực trạng chung về tác động của văn hóa thần tượng đến
học sinh THPT tại TP.HCM và lý giải 103
​ ỔNG KẾT CHƯƠNG 2
T 107
CHƯƠNG 3​: KIẾN NGHỊ MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỂ ĐỊNH HƯỚNG
VĂN HÓA THẦN TƯỢNG CHO HỌC SINH THPT TẠi TP.HCM 109
3.1. Đối với nhà trường 109

8
3.2. Đối với gia đình 109
3.3. Đối với bản thân học sinh 111
3.4. Đối với truyền thông 113
KẾT LUẬN 115

TÀI LIỆU THAM KHẢO 118


PHỤ LỤC 1 119
Phần 1: Giới thiệu 119
Phần 2: Thông tin chung 119
Phần 3: Những câu hỏi chung về thần tượng 120
Phần 4: Bảng đánh giá mức độ cuồng thần tượng 124
PHỤ LỤC 2 126
Phần 1: Giới thiệu 126
Phần 2: Thông tin chung 126
Phần 3: Nội dung phỏng vấn 126
PHỤ LỤC 3 128
Phần 1: Giới thiệu 128
Phần 2: Thông tin chung 128
Phần 3: Nội dung phỏng vấn 128
PHỤ LỤC 4 132

9
LỜI CẢM ƠN
Chúng tôi xin dành lời cảm ơn đầu tiên và chân thành nhất đến giảng
viên hướng dẫn của chúng tôi, PGS.TSKH Bùi Loan Thuỳ với những bài học,
sự hỗ trợ, giúp đỡ và chỉ dẫn tận tình trong suốt quá trình mà chúng tôi thực
hiện đề tài nghiên cứu ​Tác động của văn hóa thần tượng đến học sinh
THPT tại TP.HCM.

Bên cạnh đó, chúng tôi cũng xin dành lời cảm ơn đến các em học sinh
tại hai trường THPT tại TP.HCM là trường THPT Nguyễn Khuyến (Q.10,
TP.HCM) và trường Trung học Thực Hành ĐHSP (Q.5, TP.HCM) đã rất
nhiệt tình tham gia trả lời phỏng vấn sâu cùng nhóm chúng tôi. Những câu trả
lời mà các em chia sẻ đã góp phần rất lớn trong việc hoàn thiện đề tài nghiên
cứu của chúng tôi.

Ngoài ra, chúng tôi cũng xin cảm ơn 200 em học sinh THPT trên địa
bàn TP.HCM đã thực hiện bảng khảo sát, để qua đó chúng tôi có thể có cái
nhìn chung nhất về thực trạng hâm mộ thần tượng hiện nay của học sinh
THPT.

Cuối cùng, chúng tôi xin cảm ơn gia đình, bạn bè và tất cả những người
đã ủng hộ, hỗ trợ chúng tôi về mặt vật chất và tinh thần để chúng tôi theo đuổi
và hoàn thành đề tài nghiên cứu cuối cùng.

Trong suốt quá trình thực hiện đề tài chắc chắn không ít lần chúng tôi
phạm sai lầm hoặc thiếu sót, gây ảnh hưởng đến những người có liên quan.
Chúng tôi cũng xin chân thành gửi lời xin lỗi, đồng thời cảm ơn quý vị đã
thông cảm và bỏ qua cho nhóm chúng tôi.

Chân thành cảm ơn.

TP.HCM, ngày 15 tháng 8 năm 2020

Nhóm tác giả đề tài

10
LỜI CAM ĐOAN
Chúng tôi xin cam đoan: Đề tài nghiên cứu khoa học “Ảnh hưởng của
văn hóa thần tượng đến học sinh THPT tại TP.HCM” được tiến hành công
khai, dựa trên sự cố gắng, nỗ lực của cả nhóm, dưới sự giúp đỡ không nhỏ từ
phía các em học sinh THPT trên địa bàn TP.HCM, và sự hướng dẫn nhiệt tình
của PGS.TSKH Bùi Loan Thuỳ.

Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong đề tài là trung thực và hoàn
toàn không sao chép hoặc sử dụng kết quả của đề tài nghiên cứu nào tương tự.
Nếu phát hiện có sự sao chép kết quả nghiên cứu của đề tài khác, chúng tôi
xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.

TP.HCM, ngày 15 tháng 8 năm 2020

Nhóm tác giả đề tài

11
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

STT Ký hiệu chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ

1 THPT Trung học phổ thông

2 TP.HCM Thành phố Hồ Chí Minh

Trung học Thực Hành - Đại


3 THTH - ĐHSP
Học Sư Phạm

12
DANH MỤC CÁC TỪ TIẾNG ANH

STT Từ tiếng Anh Nghĩa tiếng Việt

1 Fandom Cộng đồng người hâm mộ

Người tẩy chay hay người


2 Anti-fan
chống đối

Sự kiện gặp gỡ giữa người


3 Fan Meeting
hâm mộ và thần tượng

4 Fansign Sự kiện ký tặng

Phát sóng trực tiếp hoặc xem


5 Stream
các sản phẩm của thần tượng

6 Lightstick Gậy cổ vũ phát sáng

7 Poster Áp phích

8 Influencer Người có sức ảnh hưởng

9 Blog Nhật ký trực tuyến

10 Offline Buổi họp mặt

Hội nghị truyện tranh và giải


11 Comic-con
trí đa thể loại

12 Viral Đoạn video trở nên phổ biến


thông qua quá trình chia sẻ

13
trên mạng Internet

13 Scandal Vụ bê bối

14
DANH MỤC BẢNG

Số hiệu bảng Tên bảng Trang

2.1.2 Bảng phân loại lĩnh vực thần tượng 56

2.1.3 Bảng phân loại khái niệm thần tượng 57

Bảng phân loại phương tiện cập nhật thông


2.1.7.2 tin về thần tượng của học sinh THPT tại 64
TP.HCM

2.3.1 Bảng tổng hợp ý nghĩa văn hóa thần tượng 84

Bảng tổng hợp định nghĩa hâm mộ thần


2.3.2 85
tượng một cách có văn hóa

Bảng tổng hợp nguyên nhân giới trẻ cần có


2.3.3 86
thần tượng cho bản thân

Bảng tổng hợp ý kiến về việc thần tượng


2.3.4 87
tạo ra bạn một chuẩn mực

Bảng tổng hợp những mặt tích cực mà văn


2.3.5 88
hóa thần tượng mang lại

Bảng tổng hợp những mặt tiêu cực mà văn


2.3.6 90
hóa thần tượng mang lại

Bảng tổng hợp những lệch lạc so với chuẩn


2.3.7 mực chung mà hiện tượng cuồng thần 92
tượng có thể tạo ra

15
Bảng tổng hợp ý kiến về một bộ phận học
2.3.8 93
sinh THPT hiểu sai về văn hóa thần tượng

Bảng tổng hợp ý kiến về sự “hâm mộ bị


2.3.9 biến tướng”ảnh hưởng đến tâm lý học sinh 94
THPT

Bảng tổng hợp ý kiến về những hiện tượng


2.3.10 95
mạng như Khá Bảnh, Huấn Hoa Hồng

Bảng tổng hợp ý kiến về câu hỏi “Thần


2.3.11 96
tượng của bạn là ai?”

Bảng tổng hợp ý kiến về những hành động


2.3.12 97
sẽ làm nếu được gặp thần tượng

Bảng tổng hợp ý kiến về việc tiếp xúc với


2.3.13.1 99
thần tượng

Bảng tổng hợp ý kiến về việc cần làm nếu


2.3.13.2 99
muốn tiếp xúc với thần tượng

Bảng tổng hợp ý kiến về việc hâm mộ thần


2.3.14 100
tượng không ảnh hưởng đến việc học

Bảng tổng hợp ý kiến về những điều ở thần


2.3.15 102
tượng làm bạn hâm mộ

16
DANH MỤC HÌNH

Số hiệu hình Tên hình Trang

Biểu đồ phân loại giới tính học sinh THPT


2.1.1 55
tại TP.HCM tham gia khảo sát

Biểu đồ thể hiện sự phân loại giá trị văn hóa


2.1.4 của thần tượng đối với học sinh THPT tại 59
TP.HCM

Biểu đồ thể hiện mức độ ảnh hưởng của thần


2.1.5.1 tượng đến phong cách của học sinh THPT tại 60
TP.HCM

Biểu đồ thể hiện mức độ ảnh hưởng của thần


2.1.5.2 tượng đến tính cách của học sinh THPT tại 60
TP.HCM

Biểu đồ thể hiện mức độ ảnh hưởng của thần


2.1.5.3 tượng đến sở thích của học sinh THPT tại 61
TP.HCM

Biểu đồ thể hiện mức độ xem thần tượng là


2.1.6.1 động lực trong học tập của học sinh THPT 62
tại TP.HCM

Biểu đồ thể hiện mức độ xem thần tượng là


2.1.6.2 động lực trong cuộc sống của học sinh THPT 63
tại TP.HCM

Biểu đồ thể hiện lượng thời gian cập nhật về


2.1.7.1 64
thần tượng của học sinh THPT tại TP.HCM

17
Biểu đồ thể hiện hành động của học sinh
2.1.8 THPT ở TP.HCM khi thần tượng của mình 66
bị “ném đá”

Biểu đồ thể hiện hành động của học sinh


2.1.9 THPT tại TP.HCM khi thất vọng về thần 67
tượng

Biểu đồ thể hiện sự quan tâm của cha mẹ học


2.1.10 sinh THPT tại TP.HCM đối với việc thần 68
tượng của con cái

Biểu đồ thể hiện mức độ ảnh hưởng của thần


2.1.11 tượng đến việc lựa chọn nghề nghiệp của học 69
sinh THPT tại TP.HCM

Biểu đồ phân loại kết quả của câu hỏi


2.2.1 “Anh/cô ấy luôn luôn tuyệt vời ở mọi khía 70
cạnh, mọi khoảnh khắc”

Biểu đồ phân loại kết quả của câu hỏi “Khi


2.2.2 một điều tồi tệ xảy đến với anh/cô ấy cũng 71
giống như xảy ra với tôi”

Biểu đồ phân loại kết quả của câu hỏi “Khi


2.2.3 anh/cô ấy thất bại hay mất mát, tôi cũng cảm 72
thấy như vậy.

Biểu đồ phân loại kết quả của câu hỏi “Tôi


2.2.4 nghĩ anh/cô ấy có thể là người bạn đời của 73
tôi”

18
Biểu đồ phân loại kết quả của câu hỏi “Nếu
2.2.5 anh/cô ấy chết, tôi cảm thấy mình cũng 74
muốn chết theo”

Biểu đồ phân loại kết quả của câu hỏi “Luôn


2.2.6 theo dõi những tin tức về thần tượng đối với 75
tôi là một sự giải trí đầy thú vị”

Biểu đồ phân loại kết quả của câu hỏi “Việc


2.2.7 ở cạnh những người cùng hâm mộ thần 76
tượng giống mình là một niềm vui”

Biểu đồ phân loại kết quả của câu hỏi “Tôi


2.2.8 thích theo dõi, lắng nghe về thần tượng vì đó 77
là một thứ quý báu”

Biểu đồ phân loại kết quả của câu hỏi “Việc


2.2.9 biết thêm thông tin về thần tượng là một 78
niềm vui”

Biểu đồ phân loại kết quả của câu hỏi “Tôi


2.2.10 thích theo dõi và lắng nghe chuyện về thần 79
tượng khi đang ở cùng một đám đông”

Biểu đồ phân loại kết quả của câu hỏi “Tôi


2.2.11 luôn suy nghĩ về thần tượng thậm chí cả lúc 80
tôi không muốn”

Biểu đồ phân loại kết quả của câu hỏi “Tôi


2.2.12 cảm thấy dễ dàng khi nhớ sở thích của thần 81
tượng”

19
Biểu đồ phân loại kết quả của câu hỏi “Nếu
2.2.13 thần tượng của tôi bị buộc tội thì điều đó 82
chắc chắn không phải sự thật”

Biểu đồ phân loại kết quả của câu hỏi “Sẽ


2.2.14 thật tuyệt vời nếu tôi và thần tượng cùng 83
được ở chung một chỗ trong vài ngày”

20
MỞ ĐẦU

1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Khi nhắc đến hai chữ ​thần tượng, nhiều người thường nghĩ đến những
ca sĩ, diễn viên hay người nổi tiếng nói chung. Họ là những cá nhân có những
hoạt động nổi bật trong lĩnh vực của mình, cũng như có tiếng nói, tầm ảnh
hưởng đến một bộ phận công chúng nhất định. Những năm gần đây, việc thần
tượng một người nổi tiếng nào đó không còn chỉ là yêu thích, mến mộ trong
tình cảm mà được thể hiện ra ngoài bằng hành động cụ thể. Ví dụ, người hâm
mộ có thể ngồi hàng giờ ở sân bay để đón các thần tượng; có thể bỏ tiền để
đặt biển quảng cáo, in băng rôn hoặc có thể hú hét bất cứ khi nào nhìn thấy
thần tượng. Văn hóa thần tượng đang phát triển mạnh mẽ hơn bao giờ hết, và
đối tượng chịu ảnh hưởng gần như là chủ yếu của văn hoá này chính là các
bạn trẻ trong độ tuổi theo học THPT.

Từ khi Khá Bảnh hay Huấn Hoa Hồng sau một đoạn livestream bỗng
trở thành thần tượng và được tung hô bởi đông đảo bởi giới trẻ, một câu hỏi
đã được đặt ra: trở thành thần tượng lại dễ dàng đến thế sao? Việc thần tượng
một ai đó, chưa bao giờ là xấu nhưng để thần tượng đúng cách và tạo dựng
một văn hóa thần tượng văn minh thì lại là một bài toán không hề dễ giải.

15 - 18 tuổi là độ tuổi nhạy cảm với tất cả những gì diễn ra xung quanh
mình, nhạy cảm với những gì xúc phạm đến khuynh hướng tự lập của bản
thân mình. Sự bắt chước mang tính chất lựa chọn, nhưng đối tượng mà các em
bắt chước vẫn mang tính cụ thể và đồng nhất với nhân vật, nghĩa là chọn cho
mình một thần tượng để noi theo. Thần tượng ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống
của mỗi người hâm mộ, từ cách nhìn, quan điểm sống, từng câu phát ngôn,
phong cách ứng xử... Thế nên việc học tập và hình thành nhân cách của các
em đã và đang chịu ảnh hưởng rất nhiều từ các thần tượng của mình.

Cuộc sống ngày càng phát triển, công nghệ ngày càng trở nên hiện đại
nên các em dễ có cơ hội tiếp cận thông tin hơn bao giờ hết. Song, các bậc làm
cha làm mẹ lại rất ít có thời gian dành cho việc dạy dỗ con cái. Việc uốn nắn,
dạy dỗ các em ở độ tuổi tâm lý đang phát triển mạnh và dễ bị tổn thương này

21
rất quan trọng, đòi hỏi cha mẹ phải quan tâm nhiều hơn đến các em, nhất là
việc con cái mình đang yêu thích, làm theo thần tượng.

Bất kì một hiện tượng xã hội nào cũng cần có sự thẩm thấu và sàng lọc
các giá trị. Với văn hóa thần tượng cũng vậy, việc thẩm thấu và sàng lọc này
được thông qua “bộ lọc” của từng cá nhân, chủ thể. Bộ lọc ấy chính là nhận
thức, trình độ, cảm xúc, nhu cầu… và nhất là nền tảng văn hóa giá trị của
chính các em (chứ không phải của thần tượng). Nếu bộ lọc đó tốt, nghĩa là
văn hóa giá trị của các em cao thì các em sẽ biết tự tinh lọc những giá trị tích
cực thu về cho bản thân mình. Bằng không, một khi bộ lọc đó yếu, các em sẽ
không biết cách khước từ những lệch chuẩn xã hội. Do vậy, việc định hướng
về văn hóa thần tượng cho các em là rất quan trọng. Nhiệm vụ này càng có ý
nghĩa hơn khi THPT là độ tuổi mà các em dễ tiếp nhận mọi thứ, dù là xấu hay
tốt. Những điều mà các em thu nhận vào trong thế giới quan có ảnh hưởng rất
lớn đến cuộc sống sau này của các em. Chính vì vậy, một “bộ lọc” được trang
bị từ sớm là điều rất cần thiết để các em có thể chọn ra những thần tượng chân
chính, mang lại những tác động tốt đẹp cũng như có được cho mình những
cách ứng xử văn minh trước mọi tình huống.

Sống trong xã hội văn minh, điều cần nhất là hâm mộ sao cho đúng và
biết học hỏi cái tốt rồi tránh xa cái xấu. Tất cả chúng ta rồi sẽ trưởng thành
cùng những người chúng ta thần tượng, chỉ có điều trưởng thành như thế nào,
trở thành một người thế nào trong tương lai, phụ thuộc lớn vào cách chúng ta
thần tượng một ai đó.

Để hiểu rõ những tác động của văn hóa thần tượng đến bộ phận học
sinh THPT, nhóm chúng tôi mạnh dạn thực hiện đề tài nghiên cứu ​TÁC
ĐỘNG CỦA VĂN HÓA THẦN TƯỢNG ĐẾN HỌC SINH THPT TẠI
TP.HCM.

22
2. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

2.1. Các nghiên cứu về lý luâṇ và thực nghiêm


̣ trong nước

Tâm lý học phát triển, tác giả TS Nguyễn Văn Đồng, NXB Chính trị
Quốc gia - Sự thật, năm 2012.

Sách trình bày những thay đổi thể chất, tâm lý và nhận thức cơ bản của
con người trong quá trình từ khi còn là bào thai cho đến tuổi thanh niên, dựa
trên hai tư tưởng sau làm tiền đề: Sự phát triển tâm lý người là tiến trình xã
hội hóa cá nhân, trong đó con người học hỏi, thích nghi và biến đổi bản thân
để hòa nhập với xã hội; Sự hình thành và phát triển tâm lý người diễn ra trong
hoàn cảnh văn hóa - xã hội lịch sử cụ thể. Các trích dẫn được nhóm lựa chọn
để kế thừa chủ yếu trình bày về những thay đổi trong cấu trúc sinh học của
não bộ dẫn đến những biến đổi về nhận thức, hình thành giai đoạn “nổi loạn”
thường thấy ở tuổi thanh thiếu niên. Từ đó có thể rút ra những lý thuyết phân
tích khoa học về một phần lý do dẫn đến sự hình thành và phát triển của tâm
lý thần tượng ở tuổi thanh niên. Tài liệu sẽ được sử dụng trong mục Tâm lý
hành vi tuổi vị thành niên (tác động của sự thay đổi trong cấu trúc sinh học).

Công trình nghiên cứu khoa học cấp quốc gia “Truyền thông đại
chúng đối với phát triển con người dựa trên quyền con người”, tác giả
PGS. TS Đặng Thị Thu Hương, phát hành ngày 27/03/2019.

Công trình tâp̣ trung nghiên cứu về tầm quan trọng, mức độ ảnh hưởng
của truyền thông đại chúng đối với người xem gồm: ​định hình và lựa chọn
những hành vi, lối sống và văn hóa mang tính tiêu chuẩn dưới cách nhìn phổ
​ ồng thời đưa ra cái nhìn khái
biến; thúc đẩy quá trình xã hội hóa cá thể;... Đ
quát về xu hướng “báo chí về người nổi tiếng” trong xã hội hiện đại, phân tích
về tầm ảnh hưởng của người nổi tiếng với công chúng. Đóng góp chính của
các trích dẫn tài liệu trên (phần II) là trình bày được một số khái niệm về
“người hâm mộ”, “người nổi tiếng” được diễn giải gắn liền với các yếu tố
truyền thông. Phân tích về nguồn gốc của văn hóa người nổi tiếng, mối quan
hệ cộng hưởng giữa người nổi tiếng - công chúng (người tiêu dùng) - truyền
thông, từ đó đưa ra kết luận về chiến lược phát triển thương hiệu của các
doanh nghiệp. Phần lý thuyết này sẽ được ứng dụng trong mục ​Định nghĩa

23
khái niệm và N​ hững ảnh hưởng của thần tượng với công chúng (trên phương
diện hành vi gồm nhu cầu mua sắm).

Phần III của công trình nghiên cứu chủ yếu trình bày về những chức
năng của báo chí, trong đó chức năng chính là giáo dục và định hướng tư
tưởng cho công chúng. Những trích dẫn tài liệu này sẽ được ứng dụng trong
mục G​ iải pháp: Định hướng hành vi hâm mộ thần tượng (trên phương diện
truyền thông)

Tâm lý học phát triển, tác giả Đỗ Hạnh Nga, NXB Đại học
quốc gia TPHCM - Trường đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn,
năm 2014

Giáo trình "Tâm lý học phát triển" của tác giả Đỗ Hạnh Nga viết về quá
trình phát triển tâm lý của con người từ khi còn là bào thai cho đến khi sinh
ra, lớn lên và đến tuổi già. Sách bao gồm các lý thuyết về phát triển tâm lý và
phân chia các giai đoạn lứa tuổi theo từng trường phái tâm lý học khác nhau,
đồng thời còn trình bày những quy luật, đặc điểm của từng cá nhân trong từng
giai đoạn lứa tuổi. Bên cạnh đó, tác giả còn đưa ra môṭ số lý thuyết khoa học
về cấu trúc sinh học tiêu biểu cho mỗi giai đoạn tuổi. Trong phần lý thuyết
trên, tác giả đã đề cập đến sự ảnh hưởng của việc hình thành “cái Tôi” là
thanh niên bắt đầu tự ý thức được những thuộc tính và phẩm chất tâm lý của
bản thân, từ đó hình thành nên hệ thống tự đánh giá, so sánh bản thân với
những cá nhân tiêu biểu xung quanh, nhất là với thần tượng. Tài liệu sẽ được
ứng dụng trong mục Tâm lý hành vi tuổi vị thành niên (tác động của sự thay
đổi trong quá trình phát triển tâm lý).

Tâm lý học khác biệt, tác giả Ngô Công Hoàn (Chủ biên),
Trương Thị Khánh Hà, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, năm 2012

Giáo trình tâm lý học khác biệt của tác giả Ngô Công Hoàn (chủ biên)
và Trương Thị Khánh Hà đề cập đến những vấn đề chung của tâm lý học khác
biệt (Differential Psychology) – một chuyên ngành của tâm lý học, được hình
thành từ cuối thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX. Tác phẩm xác định những khái
niệm, phạm trù cơ bản xuyên suốt vấn đề những khác biệt tâm lý, phân tích
các yếu tố chi phối quá trình hình thành, phát triển, thể hiện những khác biệt

24
tâm lý cá nhân so với cộng đồng xã hội. Đồng thời, tác phẩm cũng nói đến cơ
chế, con đường hình thành, phát triển những khác biệt tâm lý và cách đánh
thức cái tôi cá nhân theo hướng tích cực. Tác phẩm sử dụng phương pháp
luận so sánh để tìm kiếm sự khác biệt trong tâm lý của một cá nhân so với
cộng đồng xung quanh, giúp người đọc nhận biết và tôn trọng những khác
biệt tâm lý cá nhân và phát triển những điểm khác biệt của bản thân để tự tỏa
sáng.

Phần trích dẫn được kế thừa trình bày một số phân tích về định nghĩa
và cách thức hoạt động của sự khác biệt của cá nhân về nhận thức thế giới
xung quanh, gọi chung là phong cách cá nhân. Những tác động đến từ môi
trường xung quanh cũng góp phần ảnh hưởng đến sự hình thành cái tôi cá
nhân ở thanh thiếu niên. Cụ thể hơn, những yếu tố bên ngoài mà cá nhân tiếp
xúc hoặc nhìn thấy sẽ tạo nên các cơ sở dữ liệu, não bộ của cá nhân ấy sẽ
phân tích dữ liệu, đưa ra các phán đoán và quyết định sẽ thực hiện hành vi
nào. Từ đó hình thành được phong cách khác biệt ở mỗi cá nhân. Phần lý
thuyết trên sẽ được ứng dụng trong mục Tâm lý hành vi tuổi vị thành niên (tác
động của sự thay đổi trong quá trình phát triển tâm lý).

25
Tâm lý học xã hội, tác giả Nguyễn Thị Thanh Hằng, NXB Đại
học quốc gia TPHCM - Trường đại học Khoa học Xã hội và Nhân
văn, năm 2010

Giáo trình Tâm lý học xã hội của tác giả Nguyễn Thị Thanh Hằng trình
bày các lý thuyết về tâm lý học xã hội (đối tượng nghiên cứu, nhiệm vụ, tính
ứng dụng, phương pháp nghiên cứu, lịch sử hình thành) và phân tích, khai
thác nhiều khía cạnh về những hiện tượng tâm lý xã hội trong đời sống (đám
đông, nhóm, tập thể, nhân cách, giao tiếp, lãnh đạo), từ đó đưa ra những ứng
dụng của tâm lý học xã hội với các vấn đề thực tiễn. Trong đó phần ​Cơ chế
tâm lý đám đông (tr.33) là nội dung liên quan gián tiếp tới đề tài mà nhóm
đang nghiên cứu. Sách có đưa ra so sánh và đánh giá những nghiên cứu khoa
học của một số nhà nghiên cứu, tác gia tiêu biểu, theo một trình tự thời gian từ
quá khứ đến hiện tại. Đồng thời sử dụng nhiều ví dụ thực tiễn, gồm những
vấn đề tâm lý gần gũi với cuộc sống hiện đại như: trầm cảm, tự tử,... Trong
đó, phần tài liệu được đưa vào phần kế thừa gồm: ​Cơ chế tâm lý: Bắt chước,
Lây lan.

Quy luật tâm lý bắt chước của Gabriel Tarde trình bày quan điểm rằng
con người thường có xu hướng bắt chước những người có đẳng cấp cao hơn
mình. Điều này lý giải nguyên nhân việc giới trẻ thường có xu hướng mua các
sản phẩm mà thần tượng đã hoặc đang sử dụng (say mê, muốn có cảm giác
được gần gũi hơn với thần tượng). Phần lý thuyết này có thể áp dụng trong
mục Tác động của văn hóa thần tượng đến với giới trẻ.

Cơ chế tâm lý lây lan cho rằng con người bị ảnh hưởng bởi cảm xúc
chung của cộng đồng. Có thể liên hệ lý giải cho việc khi mọi người xung
quanh một cá nhân đang hâm mộ thần tượng A thì rất có thể cá nhân đó cũng
sẽ hâm mộ thần tượng A đó. Phần trích dẫn này có thể ứng dụng vào mục
Tâm lý hành vi tuổi vị thành niên (những thay đổi trong tâm lý góp phần hình
thành nên tâm lý thần tượng).

26
2.2. Các nghiên cứu về lý luâṇ và thực nghiêm
̣ nước ngoài

Tâm lý học đám đông, tác giả Gustave Le Bon, NXB Thế giới,
năm 2006

Sách tham khảo Tâm lý học đám đông của tác giả Gustave Le Bon chỉ
ra được những đặc tính, đặc điểm mà một đám đông thường có, bên cạnh đó
còn nêu cặn kẽ nguyên nhân xuất hiện nên đám đông, tâm lý đám đông sẽ
phát triển theo xu hướng như thế nào. Những gì làm động lực thúc đẩy cho
đám đông phát triển hay chia rẽ đám đông cũng được đề cập. Và điều không
thể thiếu để duy trì và định hướng đám đông là người lãnh đạo đám đông và
những gì họ thường làm để thuyết phục được đám đông được nhắc đến trong
phần cuối chương II. Trong chương cuối tác giả còn phân loại các kiểu đám
đông khác nhau. Phần trích dẫn được kế thừa trình bày kết luận rằng đám
đông bị điều khiển bởi sự vô thức, mỗi cá nhân trong đám đông hay bị ảnh
hưởng bởi những người xung quanh hay các yếu tố đến từ môi trường, điều
này khiến họ dễ dàng yêu thích một ai đó hoặc một điều gì đó theo xu hướng
do đám đông tạo ra nhưng cũng nhanh chóng từ bỏ và khiến những sở thích
trở nên lỗi thời. Đồng thời tác giả cũng đưa ra một số lý luận chứng minh cơ
chế dễ lây lan và xuyên tạc dữ liệu của đám đông, họ thường có xu hướng bóp
méo và khuếch đại thông tin ngay khi vừa được tiếp cận với nó. Đây cũng là
lý do tại sao cộng đồng người hâm mộ thường đòi hỏi thần tượng phải đạt đến
sự hoàn mỹ gần như tuyệt đối.

Phần kế thừa có thể cho thấy phần nào tâm lý của fandom (cộng đồng
người hâm mộ) đối với thần tượng của họ. Đồng thời cũng có một số giải
thích tại sao những hiện tượng tâm lý đó lại xuất hiện đối với một đám đông
như vậy.

Social Learning Theory (Thuyết học tập xã hội), tác giả Albert
Bandura, NXB General Learning Press, năm 1971

Thuyết học tập xã hội của Albert Bandura gồm ba ý tưởng cốt lõi: con
người học tập thông qua quan sát các hình mẫu (con người, nghe và xem các
nhân vật trong sách, báo, TV,...); trạng thái tinh thần bên trong là nhân tố
quan trọng trong quá trình này; không phải cứ học được một thứ mới là đồng

27
nghĩa với việc sẽ xuất hiện sự thay đổi trong hành vi. Lối tiếp cận vấn đề của
ông được dựa trên nền tảng của học thuyết hành vi, được trình bày một cách
trực tiếp và rõ ràng, mang tính áp dụng thực tiễn vì được chứng minh thông
quan các thí nghiệm trực quan (tiêu biểu là thí nghiệm búp bê Bo Bo năm
1961) chứ không thảo luận suông về ý tưởng. Trong phần tài liệu được sử
dụng để kế thừa có đề cập đến một tư tưởng chủ đạo của thuyết học tập xã hội
là con người thường có xu hướng học tập thông qua các hình mẫu, sau đó dựa
trên các hành vi của hình mẫu đó để hình thành cơ sở dữ liệu mẫu, từ đó áp
dụng cho các hành vi sau này. Điều này lý giải nguyên nhân tại sao thanh
thiếu niên lại có xu hướng thần tượng ai đó, vì họ xem thần tượng như những
hình mẫu tiêu biểu để học hỏi hành vi. Những trích dẫn này sẽ được sử dụng
trong mục ​Tâm lý hành vi tuổi vị thành niên (​ sự thay đổi tâm lý dẫn đến hình
thành quá trình bắt đầu thần tượng).

A Study on transnational cultural flows in Asia through the


case of Hallyu in Viet Nam (Tạm dịch: Nghiên cứu về dòng chảy văn
hóa xuyên quốc gia ở châu Á qua trường hợp dòng chảy Hàn Lưu tại
Việt Nam), tác giả Mi Sook Park, NXB Lexington Books, năm 2017

Bài viết của tác giả Mi Sook Park đề cập đến làn sóng Hallyu (Hàn lưu)
ở Việt Nam, sau khi nước ta và Hàn Quốc thiết lập quan hệ ngoại giao vào
năm 1992, hàng loạt các tập đoàn lớn của nước này đã tiến hành thúc đẩy hoạt
động tại thị trường Việt Nam. Để tiến hành quảng bá thương hiệu cũng như
hình ảnh của mình, các tập đoàn chọn cách tiếp cận với người tiêu dùng Việt
Nam thông qua những sản phẩm văn hoá, mà tiêu biểu nhất là phim truyền
hình dài tập. Những bộ phim ấy đã thành công trong việc quảng bá hình ảnh
Hàn Quốc cũng như những sản phẩm công nghiệp, văn hóa khác của nước
này như sản phẩm điện tử, ẩm thực và âm nhạc (K-pop). K-pop xuất hiện ở
Việt Nam thông qua nhạc phim của những bộ phim truyền hình, và nhờ sự hỗ
trợ của các tập đoàn lớn mà những buổi hòa nhạc miễn phí có sự tham gia của
những ngôi sao Kpop được tổ chức rộng rãi ở Việt Nam, thu hút một lượng
khán giả vô cùng lớn. Công chúng Việt Nam, từ đó tiếp nhận và dần dần trở
nên thân thuộc với những sản phẩm nói chung và sản phẩm văn hóa nói riêng
của Hàn Quốc. Tuy bài viết không đề cập đến khía cạnh ảnh hưởng về mặt
tâm lý của giới trẻ khi tiếp nhận những giá trị văn hoá Hàn Quốc, song trong

28
bối cảnh hiện nay, khái niệm “thần tượng” thường được ám chỉ những ca sĩ,
nhóm nhạc thần tượng Hàn Quốc (K-pop) hoặc diễn viên Hàn Quốc, tài liệu
đã đem đến cho nhóm những kế thừa về nguyên nhân khách quan lý giải cho
hiện tượng hâm mộ thần tư: chính làn sóng Hàn lưu khi du nhập vào Việt
Nam đã xây dựng một phần văn hóa thần tượng mà chúng ta thấy ngày nay.

Idols and role models for young people (Tạm dịch: Thần tượng
và hình mẫu cho người người trẻ), tác giả Ann-Christin Sollerhed,
năm 2008

Những vấn đề mà tác giả Ann-Christin Sollerhed đề cập đến trong bài
viết là sự hình thành của thần tượng đối với giới trẻ đang ngày càng trở nên
mạnh mẽ hiện nay. “Thần tượng” đó có thể là người ở nhiều lĩnh vực khác
nhau, song đều có những tác động không nhỏ đối với tâm lý đang dần được
củng cố của các bạn trẻ. Bài viết chủ yếu nhấn mạnh những tác động mà thần
tượng là các ngôi sao thể thao đến trẻ em, đồng thời những ảnh hưởng của
truyền thông đến việc tiếp nhận hình ảnh "thần tượng" trong mắt trẻ. Dù vấn
đề chính mà bài viết muốn hướng tới là chứng minh các ngôi sao thể thao
cũng có ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình hình thành tâm, sinh lý ở lứa tuổi
thanh thiếu niên, song những luận điểm về việc truyền thông góp một phần
không nhỏ trong việc hình thành và củng cố hình ảnh của những người nổi
tiếng nói chung trong trẻ em và thanh thiếu niên. Trong bối cảnh người nổi
tiếng hay thần tượng dùng truyền thông làm cầu nối chính với người hâm mộ,
bài viết đã giúp đem đến những góc nhìn khác nhau về các ảnh hưởng cũng
như hệ quả của chúng.

How Celebrities Influence Teens and Why it Matters (Tạm


dịch: Người nổi tiếng ảnh hưởng thế nào đến thanh thiếu niên và
tầm quan trọng của việc đó), tên báo Newport Academy, ngày đăng
28/08/2018

Bài báo đề cập đến những ảnh hưởng của người nổi tiếng đến đối tượng
là thiếu niên, bao gồm những ảnh hưởng về hình ảnh bản thân, chế độ ăn
uống, các tệ nạn xã hội, ... Trong bài báo, tác giả đã chỉ ra được truyền thông
và người nổi tiếng có tác động không nhỏ trong quá trình hình thành tâm sinh
lý của người trẻ, đồng thời đề ra các giải pháp giúp phụ huynh có thể hướng

29
dẫn con mình hâm mộ thần tượng một cách hợp lý. Đó là những tác động về
suy nghĩ, hành động, về những lối sống lành mạnh và cả không lành mạnh.
Bài viết đã chỉ ra được rằng thế hệ trẻ rất dễ bị ảnh hưởng bởi những nhân vật
có tiếng tăm và đôi khi sự ảnh hưởng đó lại mang lại nhiều hệ quả xấu. Từ đó
bài viết đề ra các hướng giải quyết cho những tác động tiêu cực thông qua
việc giáo dục, tiếp cận con cái của cha mẹ. Tuy bài viết không đề cập trực tiếp
đến văn hóa thần tượng, song những vấn đề mà bài viết đặt ra có tính thực
tiễn cao và có thể áp dụng vào việc đánh giá tác động cũng như xây dựng hệ
thống các hướng giải quyết vấn đề.

Nhìn chung, những tài liệu trong nước c​ hủ yếu là những tài liệu
nghiên cứu về tâm lý của giới trẻ, nội dung bao gồm những vấn đề sau:

- Nghiên cứu những thay đổi thể chất, tâm lý và nhận thức cơ bản của
con người từ khi còn trong bào thai cho đến tuổi thanh niên.

- Nghiên cứu về tầm quan trọng, mức độ ảnh hưởng của truyền thông đại
chúng đối với người xem gồm: định hình và lựa chọn những hành vi,
lối sống và văn hóa mang tính tiêu chuẩn dưới cách nhìn phổ biến; thúc
đẩy quá trình xã hội hóa cá thể.

- Trình bày các lý thuyết về phát triển tâm lý và phân chia các giai đoạn
lứa tuổi theo từng trường phái tâm lý học khác nhau, đồng thời còn
trình bày những quy luật, đặc điểm của từng cá nhân trong từng giai
đoạn lứa tuổi.

- Phân tích các yếu tố chi phối quá trình hình thành, phát triển, thể hiện
những khác biệt tâm lý cá nhân so với cộng đồng xã hội.

- Trình bày các lý thuyết về tâm lý học xã hội và phân tích, khai thác
nhiều khía cạnh về những hiện tượng tâm lý xã hội trong đời sống (đám
đông, nhóm, tập thể, nhân cách, giao tiếp, lãnh đạo).

30
Về điểm chung, có thể nhận thấy là phần lớn các tác giả đã ​trình bày
một cách có hệ thống những vấn đề lý luận cơ bản như: khái niệm, vai trò, ý
nghĩa và tầm quan trọng của tâm lý con người nói chung và những vấn đề của
tâm lý cá nhân, tâm lý khác biệt, tâm lý tuổi nói riêng. Những lý luận đó đã
giúp cho nhóm nghiên cứu có những cơ sở khoa học, lý luận cũng như thực
tiễn khi triển khai nghiên cứu về tâm lý thần tượng ở thanh niên được thuận
lợi hơn.

Ngoài những điểm chung đã được đề cập ở trên, các tài liệu nước được
sử dụng trong công trình nghiên cứu còn có một số điểm khác biệt sau:

- Hai quyển giáo trình ​Tâm lý học phát triển của tác giả Nguyễn Văn
Đồng và Đỗ Hạnh Nga tập trung trình bày chủ yếu những lý thuyết
phân tích sự thay đổi trong tâm lý ở mọi lứa tuổi, trong đó có lứa tuổi
mà nhóm đang nghiên cứu.

- Tài liệu ​Công trình nghiên cứu khoa học “Truyền thông đại chúng đối
với phát triển con người dựa trên quyền con người” c​ ủa tác giả Đặng
Thị Thu Hương có sự khác biệt lớn với các tài liệu còn lại về mặt thể
loại. So với các tài liệu khác trong mục tài liệu trong nước đều nói về
tâm lý học, thì tài liệu này cung cấp những nội dung về định hướng
hành vi thần tượng của giới trẻ.

- Hai tài liệu còn lại là ​Tâm lý học khác biệt của tác giả Ngô Công Hoàn
(chủ biên) và ​Tâm lý học xã hội của tác giả Lê Thị Thanh Hằng tập
trung khai thác những vấn đề khác trong tâm lý con người nói chung.
Tâm lý học khác biệt phân tích những yếu tố hình thành nên cái tôi cá
nhân ở mỗi con người, trong khi đó ​Tâm lý học xã hội chủ yếu trình
bày về tâm lý chung của xã hội trong đời sống, khai thác cả những nhân
tố môi trường bên ngoài tác động đến tâm lý cá nhân. Điểm khác biệt
rõ rệt nhất ở quyển ​Tâm lý học xã hội ​so với các tài liệu trong nước còn
lại là: có ví dụ thực tiễn về các vấn đề tâm lý thường gặp trong đời
sống, trình bày, phân tích và so sánh các quan điểm về tâm lý của một
số nhà khoa học trong quá khứ. Cả hai tài liệu này đều ứng dụng cho

31
đối tượng là con người nói chung ở mọi lứa tuổi, không đi sâu vào cụ
thể hóa lứa tuổi mà nhóm đang nghiên cứu.

Đối với tài liệu ngoài nước đã đưa ra ​cái nhìn chung và tổng thể về tác
động của thần tượng đến một cá nhân trong một độ tuổi nhất định, đa phần
trình bày về những khía cạnh của vấn đề thần tượng, nội dung bao gồm những
vấn đề sau:

- Trình bày những đặc tính, đặc điểm mà một đám đông thường có, bên
cạnh đó còn nêu cặn kẽ nguyên nhân xuất hiện nên đám đông, tâm lý
đám đông sẽ phát triển theo xu hướng như thế nào.

- Ba ý tưởng cốt lõi của Thuyết Học tập xã hội (Albert Bandura).

- Trình bày làn sóng Hallyu (Hàn lưu) ở Việt Nam, sau khi nước ta và
Hàn Quốc thiết lập quan hệ ngoại giao vào năm 1992.

- Bài viết chủ yếu nhấn mạnh những tác động mà thần tượng là các ngôi
sao thể thao đến trẻ em, đồng thời những ảnh hưởng của truyền thông
đến việc tiếp nhận hình ảnh “thần tượng” trong mắt trẻ.

- Trình bày nhiều khía cạnh trong vấn đề tâm lý học con người. Từ các
khía cạnh trong các hành vi hàng ngày, quen thuộc của con người như
ăn uống, ngủ, học tập... đến các vấn đề khó giải thích hơn như rối loạn
ám ảnh, rối loạn cưỡng chế (OCD)... đều được nhìn nhận và giải thích,
phân tích dưới góc nhìn tâm lý học.

- Trình bày sự thay đổi tâm lý con người cũng như nhân vật mà mỗi
người thần tượng có thể thay đổi tùy theo lứa tuổi.

- Trình bày truyền thông và người nổi tiếng có tác động không nhỏ trong
quá trình hình thành tâm sinh lý của người trẻ, đồng thời đề ra các giải
pháp giúp phụ huynh có thể hướng dẫn con mình hâm mộ thần tượng
một cách hợp lý.

32
Về điểm chung trong những tài liệu nước ngoài, đa số các tác giả đề
cập đến nhiều khía cạnh khác nhau liên quan đến vấn đề hình thành tâm lý
thần tượng và sự ảnh hưởng của thần tượng đến giới trẻ. Các tài liệu trình bày
đầy đủ về mặt lý luận, thực tiễn của tình trạng thần tượng hóa ở lứa tuổi thanh
niên, hệ quả của thực trạng để từ đó cung cấp những tiền đề khoa học quan
trọng làm cơ sở để xây dựng các giải pháp giải quyết hệ quả tiêu cực. Xu
hướng chung của đa số các tài liệu trên là đưa ra lý thuyết, phân tích và đánh
giá vấn đề dưới góc độ tâm lý học.

Ngoài những điểm chung đã được đề cập ở trên, các tài liệu được sử
dụng trong công trình nghiên cứu còn có một số điểm khác biệt sau:

- Hai tài liệu Tâm lý học đám đông của tác giả Gustave Le Bon và
Thuyết học tập xã hội của Albert Bandura là hai tài liệu nền tảng lý
thuyết so với các tài liệu khác trong mục tài liệu nước ngoài. Nếu Tâm
lý học đám đông tập trung lý giải những vấn đề trong tâm lý đám đông
và ảnh hưởng của nó đến cá nhân và cộng đồng, thì Thuyết học tập xã
hội lại thiên về những quan điểm dựa liên quan đến hành vi học tập của
con người.

- Tài liệu ​Nghiên cứu về dòng chảy văn hóa xuyên quốc gia ở châu Á qua
trường hợp dòng chảy Hàn Lưu tại Việt Nam c​ ó sự khác biệt rõ so với
các tài liệu khác trong mục tài liệu nước ngoài là tập trung nghiên cứu
tại Việt Nam, mang tính ứng dụng thực tiễn tương đối cao hơn.

- Hai tài liệu còn lại là ​Thần tượng và hình mẫu cho người người trẻ (1)
và ​Người nổi tiếng ảnh hưởng thế nào đến thanh thiếu niên và tầm
quan trọng của việc đó (2) đ​ ều có nội dung chính là trình bày sự ảnh
hưởng của thần tượng đến người trẻ, tuy nhiên tài liệu (1) có đề cập sâu
đến những hệ quả của sự ảnh hưởng này, trong khi đó tài liệu (2) lại
đưa ra hướng giải quyết vấn đề.

Tất cả những công trình, tài liệu nói trên, ở những mức độ khác nhau,
đã giúp nhóm có một số tư liệu và kiến thức cần thiết để có thể hình thành
những hiểu biết chung, giúp tiếp cận và đi sâu nghiên cứu đề tài ​TÁC ĐỘNG
CỦA VĂN HÓA THẦN TƯỢNG ĐẾN HỌC SINH THPT TẠI TP.HCM.

33
3. MỤC TIÊU VÀ MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU

3.1. Mục tiêu nghiên cứu

Thần tượng là đề tài không quá mới nhưng tính thiết thực của nó vẫn có
sức hút. Trong những năm gần đây, vấn đề thần tượng như một làn sóng tác
động không nhỏ đến xã hội hiện đại, đặc biệt là giới trẻ. Qua đề tài này, nhóm
nghiên cứu muốn tập trung hơn vào độ tuổi từ 15 - 18 chứ không riêng gì giới
trẻ nói chung. Mục tiêu nghiên cứu của nhóm trước hết là có thể nắm bắt thực
trạng mức độ “cuồng” thần tượng của học sinh THPT. Đây là độ tuổi có tâm
lý vẫn còn chưa vững vàng, có thể dễ bị lay chuyển, thay đổi nên mục tiêu
tiếp theo mà nhóm nhắm đến khi nghiên cứu đề tài này đó là tìm hiểu tâm lý
của nhóm đối tượng trên đối với thần tượng, từ đó có thể giải thích được các
hành động mà độ tuổi học sinh THPT có thể làm đối với thần tượng. Và mục
tiêu cuối cùng của nhóm nghiên cứu đối với đề tài này là có thể đưa ra được
các ảnh hưởng của thần tượng đối với nhóm đối tượng nêu trên, đó có thể có
ảnh hưởng tốt và xấu, nhưng các ảnh hưởng đó có thể là nguyên nhân dẫn đến
nhiều hành vi của học sinh THPT.

3.2. Mục đích nghiên cứu

Từ những mục tiêu nói trên, nhóm nghiên cứu muốn mang đến sự định
hướng rõ ràng hơn cho học sinh độ tuổi từ 15 - 18, qua đó góp phần hoàn
thiện nhân cách của bản thân các em. Đó cũng là một phần của mục đích
nghiên cứu đề tài này. Hơn nữa, đối tượng của mục đích nghiên cứu đề tài
không chỉ bó buộc vào bản thân học sinh, mà còn mở rộng ra giúp cho gia
đình, nhà trường, xã hội hiểu thêm về tâm lý lứa tuổi mới lớn, từ đó có cách
nhìn nhận và giáo dục đúng đắn với các em.

4. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU

- Nhiệm vụ 1: Nghiên cứu lý thuyết về thần tượng, văn hóa thần tượng,
tâm lý tuổi. Từ đó rút ra kết luận về đối tượng mà học sinh THPT tại
TP.HCM quan tâm và mến mộ (thần tượng) cũng như ảnh hưởng của
những đối tượng đó trong quá trình hình thành tâm lý, nhân cách của
các em.

34
- Nhiệm vụ 2: Thực hiện khảo sát định tính trên 50 học sinh trên địa bàn
TP.HCM (cụ thể, 25 học sinh tại trường Trung học Thực Hành ĐHSP
TP.HCM và 25 học sinh tại trường ) về văn hóa thần tượng cũng như
những tác động đến đời sống tinh thần của các em.

- Nhiệm vụ 3: Sau khi thu về kết quả khảo sát, tiến hành phân tích, nhận
xét và đánh giá kết quả. Ngoài ra, từ các phân tích có thể tìm ra nguyên
nhân dẫn đến sự ảnh hưởng của văn hoá thần tượng đến học sinh
THPT.

- Nhiệm vụ 4: Đề ra các hướng giải quyết khả thi, giúp phụ huynh, nhà
trường có cách giáo dục, định hướng phù hợp về việc chọn và hâm mộ
thần tượng cho con em mình; đồng thời hướng dẫn các em học sinh tiếp
cận văn hóa thần tượng một cách có văn hoá nhất.

5. ĐỐI TƯỢNG VÀ KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU

- Đối tượng: Văn hóa thần tượng; những thần tượng của các học sinh
THPT tại TP.HCM và ảnh hưởng của thần tượng, văn hóa thần tượng
đến các em học sinh.

- Khách thể: Học sinh 3 khối lớp 10, 11, 12 tương đương với lứa tuổi từ
15 đến 18 tại các trường THPT ở TP.HCM.

6. PHẠM VI NGHIÊN CỨU

6.1. Giới hạn không gian nghiên cứu:

Học sinh trường THPT trên địa bàn TP HCM

- 25 học sinh trường Trung học Thực Hành ĐHSP TP.HCM (Q.5,
TPHCM)

- 25 học sinh trường THPT Nguyễn Khuyến (Q.10, TPHCM)

35
6.2. Giới hạn thời gian nghiên cứu: t​ ừ năm 2017 đến 2020

7. PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

7.1. Phương pháp luận

Phương pháp luận được sử dụng trong đề tài nghiên cứu này là phương
pháp biện chứng của triết học Marx - Lenin nhằm phân tích tâm sinh lý giai
đoạn thanh thiếu niên, cụ thể là 15 - 18 tuổi. Dựa vào đó, nhóm nghiên cứu có
nền tảng để tìm ra sự phát triển của văn hóa thần tượng được hình thành bởi
tâm lý học sinh THPT và sự thay đổi tâm lý ảnh hưởng đến nhận thức và ý
thích về thần tượng.

7.2. Phương pháp nghiên cứu

7.2.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu

Phương pháp khai thác những thông tin khoa học lí luận qua sách và
các tài liệu liên quan đến vấn đề nghiên cứu. Người nghiên cứu phương pháp
này tìm kiếm tài liệu ở các thư viện các trường đại học, tạp chí giáo dục,
Internet, các bài viết liên quan đến đề tài nghiên cứu. Sau đó phân tích, tổng
hợp một cách hệ thống để nghiên cứu nắm rõ hơn về đề tài nghiên cứu và có
cơ sở hơn trong quá trình nghiên cứu.

Mục đích của phương pháp này giúp nhóm nghiên cứu tìm hiểu sâu và
có thêm kiến thức về đề tài đang thực hiện. Có nhiều lĩnh vực như tâm lý độ
tuổi 15 - 18, các nguyên nhân dẫn đến sự “cuồng” thần tượng quá độ,... nhóm
chưa có nền tảng kiến thức thật sự vững chắc. Các tài liệu nhóm nghiên cứu
tìm kiếm được sẽ giúp giải đáp phần nào vấn đề nhóm đang thực hiện.

7.2.2. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi

Phương pháp này giúp nhóm nghiên cứu có một cái nhìn tổng quát về
cách thức nhìn nhận của tuổi thiếu niên từ 15 - 18 tuổi, là độ tuổi mà nhóm
đang nghiên cứu, về thần tượng và văn hóa thần tượng. Nhóm nghiên cứu dựa
trên cơ sở lý thuyết về tâm lý độ tuổi, các định nghĩa về văn hóa thần tượng,...
để tạo ra các câu hỏi định lượng. Qua việc thu thập câu trả lời có thể chứng

36
minh được xu hướng suy nghĩ và phát triển đề tài của nhóm đúng đắn hay
không.

Phương pháp này đòi hỏi phải tạo ra một bảng câu hỏi định lượng kèm
câu trả lời có sẵn. Trong đề tài này, người nghiên cứu sẽ tiến hành thiết kế
phiếu hỏi để thực hiện điều tra như sau:

- Đối tượng: học sinh THPT trên địa bàn TP HCM

- Phạm vi: trên địa bàn TP HCM

- Thời gian tiến hành lấy ý kiến: từ tháng 07/2020-08/2020

- Cách thu thập câu trả lời: nhóm nghiên cứu tạo Google Form và đưa
form câu hỏi lên các trang mạng xã hội (nơi thường tập trung nhiều đối
tượng nghiên cứu của nhóm) để các đối tượng nghiên cứu thực hiện khảo
sát

- Số lượng khảo sát: 100 - 200 người.

7.2.3. Phương pháp phỏng vấn

Mục đích của phương pháp này là tổng hợp nhiều ý kiến về thần tượng
ở độ tuổi 15 - 18. Câu trả lời có thể nằm ngoài các câu trả lời cho sẵn tại bảng
câu hỏi định lượng (đã nêu tại mục 8.2.2), từ đó có thể rút ra được thêm nhiều
nhận xét về tính cách, suy nghĩ, tâm lý của học sinh THPT dành cho thần
tượng và phục vụ cho đề tài nghiên cứu.

Phương pháp này đòi hỏi phải thiết kế mẫu câu hỏi theo dạng câu hỏi
định tính bằng hình thức thăm dò ý kiến số đông. Trong đề tài này, người
nghiên cứu sẽ tiến hành thiết kế phiếu hỏi để thực hiện điều tra như sau:

- Đối tượng: học sinh THPT trên địa bàn TP HCM

- Phạm vi: trên địa bàn TP HCM

- Thời gian tiến hành lấy ý kiến: từ tháng 07/2020-08/2020

- Cách chọn đối tượng: chọn đối tượng trong hai trường được dự tính lấy
mẫu điều tra

37
- Cách thu thập câu trả lời: nhóm nghiên cứu tiến hành phỏng vấn sâu và
ghi âm câu trả lời. Sau đó ghi các câu trả lời vào phiếu khảo sát. Số
lượng phiếu khảo sát sẽ bằng với số lượng học sinh được phỏng vấn.

- Số lượng phiếu khảo sát đối với học sinh: 15 câu hỏi cho 50 em học sinh
trải đều 3 khối lớp.

8. HƯỚNG TIẾP CẬN ĐỂ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI

Công trình nghiên cứu đã sử dụng tài liệu từ một số nguồn sau:

Nguồn tài liệu đã được xuất bản bao gồm giáo trình, sách chuyên khảo
của NXB Chính trị Quốc gia - Sự thật, NXB Đại học Quốc gia TP.HCM,
NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, NXB Thế giới, công trình nghiên cứu khoa
học được lưu trữ tại Thư viện Trường đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn -
Đại học Quốc gia TP.HCM.

Ngoài ra, công trình nghiên cứu còn tham khảo nguồn tài liệu Internet,
trên các website chính thống.

9. Ý NGHĨA KHOA HỌC, Ý NGHĨA THỰC TIỄN

9.1. Ý nghĩa khoa học

Nhóm nghiên cứu đã tìm hiểu và hệ thống hóa cơ sở lý luận về văn hóa
thần tượng ở lứa tuổi vị thành niên nói chung và văn hóa thần tượng của học
sinh THPT nói riêng, xác định các khái niệm, các biểu hiện và tác động của
văn hóa thần tượng. Ngoài ra, công trình nghiên cứu còn làm rõ một số yếu
tố tâm lý cá nhân và tâm lý xã hội có ảnh hưởng đến văn hóa thần tượng của
học sinh THPT. Đồng thời, nhóm nghiên cứu cũng tiến hành khảo sát định
tính các học sinh THPT ở TP.HCM, việc này góp phần làm sáng tỏ về mặt
khoa học của các vấn đề lý luận về lứa tuổi nói chung và văn hoá thần tượng
nói riêng.

9.2. Ý nghĩa thực tiễn

Từ việc tìm hiểu và xây dựng nền tảng lý thuyết cũng như thu
thập dữ liệu thông qua các khảo sát định lượng, định tính, đề tài đem đến

38
những kết luận về thực trạng của văn hóa thần tượng; việc chọn và hâm mộ
thần tượng hiện nay. Cụ thể, kết quả nghiên cứu sẽ cho thấy mẫu hình mà các
học sinh THPT ở TP.HCM lựa chọn để thần tượng, thói quen khi sinh hoạt
trong cộng đồng người hâm mộ cũng như các yếu tố liên quan đến thần tượng
có ảnh hưởng như thế nào đối với đời sống vật chất và tinh thần của các em
học sinh. Từ đó, đề tài đem đến những cách định hướng, giáo dục phù hợp với
các tình trạng hâm mộ thần tượng khác nhau: khuyến khích, động viên những
trường hợp hâm mộ văn minh, lấy thần tượng làm động lực; định hướng,
khuyên nhủ các trường hợp phát cuồng, sa đà vào thần tượng hay chọn những
cá nhân không phù hợp làm thần tượng.

Kết quả của đề tài có thể được áp dụng vào việc giáo dục con cái
của phụ huynh, giáo dục học sinh của giáo viên cũng như ứng xử giữa các bạn
đồng niên hoặc gần tuổi về vấn đề thần tượng và văn hóa thần tượng.

Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu cũng sẽ là tài liệu tham khảo bổ
ích cho các nhóm nghiên cứu sau này khi cần thực hiện những đề tài về “văn
hoá thần tượng”, “thần tượng”, “tâm lý hâm mộ thần tượng của học sinh
THPT”...

10. ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI

Công trình nghiên cứu chỉ rõ văn hóa thần tượng của học sinh THPT,
làm rõ thực trạng, các biểu hiện, mức độ cuồng thần tượng… Đề tài nghiên
cứu này cũng sẽ trình bày sự lệch chuẩn của văn hóa thần tượng và các ảnh
hưởng tích cực, tiêu cực của nó.

Công trình nghiên cứu sẽ làm rõ một số yếu tố ảnh hưởng đến văn hóa
thần tượng của học sinh THPT, bao gồm các yếu tố tâm lý xã hội và một số
yếu tố tâm lý cá nhân của học sinh. Trong đó, chỉ ra những yếu tố tâm lý xã
hội cũng có ảnh hưởng lớn và tác động đến thái độ và cách ứng xử đối với
văn hóa thần tượng.

Công trình cũng đề xuất một số kiến nghị giúp học sinh THPT có cái
nhìn đúng đắn về văn hóa thần tượng. Đặc biệt, thông qua đề tài này, nhóm

39
nghiên cứu cũng góp phần đưa ra những định hướng cho học sinh THPT tránh
khỏi những lệch chuẩn xã hội từ văn hóa “cuồng” thần tượng.

11. CẤU TRÚC ĐỀ TÀI

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung
của đề tài được cấu trúc thành 3 chương.

Chương 1: Lý thuyết về văn hoá thần tượng

Trong chương này, nhóm nghiên cứu trình bày các vấn đề lý thuyết của
đề tài: các khái niệm “thần tượng”, “văn hóa thần tượng”; lý luận về tâm lý
tuổi; lý luận về những ảnh hưởng trên lý thuyết của văn hóa thần tượng với
học sinh THPT. Chương này sử dụng các nghiên cứu của nhóm trên các tài
liệu sẵn có, đồng thời nêu lên quan điểm của riêng nhóm. Đây là cơ sở để
nhóm tiến hành xây dựng câu hỏi và thực hiện khảo sát, đồng thời đưa ra các
hướng giải quyết phù hợp.

Chương 2: Thực trạng những tác động của văn hoá thần tượng đến
học sinh THPT ở TP.HCM

Trong chương này, nhóm nghiên cứu trình bày những kết quả thu được
từ việc nghiên cứu và khảo sát thực tế. Kết quả đó bao gồm tổng hợp các kết
quả khảo sát định lượng và định tính đã được nhóm thực hiện trước đó, sau đó
tiến hành phân tích các số liệu thu được, đồng thời nhận xét và đánh giá các
yếu tố liên quan đến kết quả khảo sát. Từ đó rút ra kết luận về thực trạng và
ảnh hưởng của văn hóa thần tượng đến học sinh THPT tại TP.HCM cũng như
nguyên nhân dẫn đến những ảnh hưởng đó.

Chương 3: Kiến nghị một số giải pháp để định hướng về văn hoá
thần tượng cho học sinh THPT tại TP.HCM

Trong chương này, nhóm trình bày năm nhóm giải pháp để định hướng
về văn hóa thần tượng đối với học sinh THPT, bao gồm: Giải pháp đối với
các cơ quan truyền thông, giải pháp đối với nhà trường, giải pháp đối với cha
mẹ, giải pháp đối với bạn bè và giải pháp đối với chính bản thân các học sinh
THPT.

40
41
CHƯƠNG 1:

LÝ THUYẾT VỀ VĂN HÓA THẦN TƯỢNG

1.1. Các khái niệm

1.1.1. Thần tượng

Thần tượng nguyên là từ gốc Hán, âm Hán Việt là ​ngẫu tượng, viết là
偶像, phiên âm là /ǒuxiàng/, trong đó:

- “Ngẫu” là pho tượng

- “Tượng” là hình mẫu

Thần tượng có nghĩa là bức hình, bức tượng của vị thần được dân
chúng thờ phụng. Sau khi các bậc Giác Giả (người thông qua tu luyện mà
thấu triệt nhân sinh) không còn tại thế, bắt đầu một thời kỳ tượng giáo, người
ta thờ hình ảnh của Thần, Phật để nhờ cậy các Ngài chăm sóc, dẫn dắt trên
con đường tu tâm dưỡng tính theo những triết lý hướng Thiện chung của tất
cả các chính giáo trên thế giới. Đây là nghĩa gốc xa xưa của từ thần tượng, tuy
nhiên qua một thời gian dài thì nghĩa của từ này đã được bổ sung thêm nhiều
ý. Trong Đ​ ại từ điển Tiếng Việt của tác giả Nguyễn Như Ý, cụm từ thần tượng
được định nghĩa như sau:

1. Hình ảnh người đã khuất

2. Hình một đấng thiêng liêng được tôn sùng và chiêm ngưỡng

3. Người hay vật được quý trọng, tôn sùng một cách say mê

Phạm vi định nghĩa của cụm từ ​thần tượng ​được đề cập trong công
trình nghiên cứu là định nghĩa cuối cùng: “Người được quý trọng, tôn sùng
một cách say mê”.

Trong ngôn ngữ hiện nay, cụm từ t​ hần tượng thường được sử dụng để
chỉ những người nổi tiếng, có sức ảnh hưởng đến công chúng như ca sĩ, diễn
viên, chính trị gia, nhà văn, vận động viên... Đối với giới trẻ hiện nay, đặc biệt
là đối tượng học sinh thì định nghĩa về t​ hần tượng hẹp hơn, dùng để chỉ

42
những người hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật như âm nhạc, phim ảnh, vũ
đạo và có đối tượng khán giả chủ yếu ở độ tuổi thanh thiếu niên.

1.1.2. Văn hóa

Từ quá khứ đến nay đã có rất nhiều các định nghĩa khác nhau về cụm
từ ​văn hóa​, mỗi định nghĩa lại phản ánh một góc nhìn và tiêu chí đánh giá
khác biệt nhau. Thống kế vào năm 1952 của hai nhà nhân loại học Mỹ là
Alfred Kroeber và Clyde Kluckhohn cho biết có tới 164 khái niệm khác nhau
về văn hóa​ trong các công trình nổi tiếng thế giới.

Về mặt thuật ngữ khoa học, ​văn hóa được bắt nguồn từ chữ Latinh
Cultus mà nghĩa gốc là gieo trồng, được dùng theo nghĩa Cultus Agri là “gieo
trồng ruộng đất” và Cultus Animi là “gieo trồng tinh thần” tức là “sự giáo dục
bồi dưỡng tâm hồn con người”. Trong tài liệu ​Khung thống kê văn hóa năm
2009,​ UNESCO định nghĩa văn hóa là “tập hợp các đặc trưng tiêu biểu về tinh
thần, vật chất, tri thức và xúc cảm của xã hội hoặc một nhóm người trong xã
hội; văn hóa không chỉ bao gồm văn học và nghệ thuật, mà còn cả phong cách
sống, phương thức chung sống, các hệ giá trị, truyền thống và niềm tin”
(UNESCO, 2001).

1.1.3. Người hâm mộ

Người hâm mộ hay người ái mộ là tên gọi chỉ chung cho một nhóm
người cùng chung một ý thích và biểu hiện sự nhiệt tình, ủng hộ, yêu quý và
dành những tình cảm nồng nhiệt cho một ai đó.

Tài liệu ​Công trình nghiên cứu khoa học: Truyền thông đại chúng đối
với phát triển con người dựa trên quyền con người ​của PGS.TS Đặng Thị Thu
Hương định nghĩa về cụm từ n​ gười hâm mộ như sau: “Người hâm mộ - được
định nghĩa là một tập hợp những người được kết hợp xoay quanh một hay một
vài “hiện tượng văn hóa đại chúng” (Ferris và Harris, 2011). Đây là nhóm
người có chung ý thích, và biểu hiện sự nhiệt tình, ủng hộ, yêu quý nồng nhiệt
cho một cái gì đó, một ai đó, mà những người này thường là vận động viên
thể thao (đặc biệt là bóng đá), ca sĩ, diễn viên, nghệ sĩ, ban nhạc - nhóm người
được coi là thần tượng của họ.”

43
1.1.4. Thanh thiếu niên

Thuật ngữ thanh thiếu niên (tiếng Anh là ​adolescence​) là cụm từ được
ghép giữa ​thanh niên và ​thiếu niên,​ dùng để chỉ một giai đoạn chuyển tiếp thể
chất và tinh thần trong sự phát triển của con người diễn ra giữa giai đoạn trẻ
em và trưởng thành (13 - 19 tuổi). Giai đoạn chuyển tiếp này liên kết với quá
trình phát triển sinh lý, gồm những thay đổi về tâm lý, sinh học (dậy thì).

1.2. Đối tượng trở thành thần tượng

Dựa vào định nghĩa về t​ hần tượng được trình bày ở trên là n​ gười được
quý trọng, tôn sùng một cách say mê,​ thần tượng có thể là bất kỳ ai miễn họ
đáp ứng được đầy đủ điều kiện cần là ​được quý trọng, tôn sùng. ​Tuy nhiên
với đại đa số đám đông hiện nay, đối tượng trở thành thần tượng nhìn chung
thường là những người thuộc một hoặc nhiều ngành nghề dưới đây:

- Nghệ sĩ

- Doanh nhân

- Chính trị gia

- MC, nhà diễn thuyết

- Nhà khoa học, nhà văn

- Vận động viên

- Nhà sáng tạo nội dung

1.3. Văn hóa thần tượng

Văn hóa thần tượng thuộc về hiện tượng ​văn hóa đại chúng h​ ay văn
hóa phổ thông là tổng thể các ý tưởng, quan điểm, thái độ, hành vi dễ gây lan
truyền, âm nhạc hay một số hiện tượng xã hội khác. Nói một cách bao quát
hơn, chúng gồm tất cả những gì được số đông ủng hộ và trở nên phổ biến và
không tuân thủ theo bất kỳ quy chuẩn nào trong một nền văn hóa nhất định.

Văn hóa thần tượng là sự yêu mến của người hâm mộ dành cho thần
tượng của mình, bao gồm những cách thức mà họ sử dụng để bày tỏ tình cảm

44
ấy và ngược lại - văn hóa hâm mộ không chỉ xuất phát đơn phương từ phía
người hâm mộ, mà nó là sự giao thoa, tương tác qua lại giữa người được thần
tượng và người thần tượng. Nếu đối tượng được thần tượng tạo được hiệu ứng
tốt thì cộng đồng người hâm mộ cũng sẽ tự giác hướng về những điều nhân
văn.

Văn hóa người hâm mộ - thần tượng xuất hiện dưới nhiều hình thức
như trực tuyến (qua các bài blog, hình ảnh, video, bài viết trên mạng xã hội...)
hay ngoại tuyến (các cuộc họp mặt giữa cộng đồng người hâm mộ, hoạt động
gặp gỡ thần tượng, tham gia chương trình có sự hiện diện của thần tượng...).
Nền văn hóa này xuất hiện khi con người bắt đầu mở rộng khái niệm t​ hần
tượng, từ việc tôn sùng thần linh đến việc quý trọng con người, xuất hiện các
thần tượng dưới dạng một con người cụ thể.

Ngưỡng mộ và bày tỏ tình cảm với người mà mình quý trọng là một
trong những nhu cầu văn hóa của con người. Về bản chất, con người luôn có
mong muốn đạt được những mục tiêu, ước mơ trong cuộc sống, và thần tượng
đóng vai trò như phiên bản cụ thể hóa của những mong ước ấy. Ngưỡng mộ
thần tượng là một ứng xử văn hóa, được biểu hiện trên các phương diện như
thái độ trân trọng cảm phục, hành động tôn vinh cổ vũ, ngôn ngữ ca ngợi tán
dương. Khi mến mộ thần tượng, chúng ta thường sống trong những tình cảm
luôn hướng tới những điều cao đẹp, và dựa vào đó để có thể hoàn thiện bản
thân ngày càng tốt hơn. Hâm mộ thần tượng là một nét văn hóa đại chúng
được sinh ra với ý nghĩa tốt đẹp và là thứ tình cảm đáng trân trọng.

1.4. Sơ lược về tâm lý tuổi THPT

Có thể thấy được đây là độ tuổi có nhiều thay đổi, giao giữa thiếu niên
và thanh niên. Vậy nên tâm lý của học sinh thuộc lứa tuổi này hơi có phần n​ ổi
loạn. Đến độ tuổi này, các em vừa trải qua sự thay đổi lớn về nhận thức, vừa
tương tác với những thay đổi trong môi trường xã hội nhiều hơn. Theo nghiên
cứu sinh học, sự tái tổ chức mạng lưới nơ-ron ở vùng não trước trán vẫn tiếp
tục cho đến năm 20 tuổi. Nhờ quá trình tái tổ chức não ở thời kỳ này mà độ
tuổi THPT có được một vài ưu điểm trong quá trình nhận thức. Và ở độ tuổi
này các em thường có cơ hội tiếp xúc nhiều hơn với môi trường xã hội so với
những năm về trước vì rào chắn gia đình thường sẽ trở nên lỏng lẻo hơn. Về

45
phần bản thân thì các em cũng muốn tự mình khám phá cuộc sống, xã hội. Tất
cả những điều trên có thể thay đổi và định hình nên tính cách, tâm lý của học
sinh THPT. Đây cũng là độ tuổi quan trọng, có tầm ảnh hưởng đến cuộc đời
mỗi người.

Tâm lý hướng theo đám đông cũng trở nên nổi bật hơn vào giai đoạn
này. Một trong những đặc tính của tâm lý đám đông là dễ bị tác động. Ở độ
tuổi suy nghĩ chưa chín chắn thì các em học sinh THPT càng dễ dàng bị cuốn
vào tâm lý đám đông. Ví dụ như cả lớp đều đồng ý về một vấn đề mà chỉ có
một bạn không đồng ý thì bạn đó dễ dàng bị xoay chuyển theo hướng ngược
lại. Một phần vì không biết chắc chắn rằng lựa chọn của mình có đúng hay
không, phần còn lại là vì khác biệt với số đông thường tạo ra cảm giác không
an toàn. ​Đám đông luôn đúng là một suy nghĩ nguy hiểm nhưng vẫn được tin
tưởng ở bất kỳ độ tuổi nào, chỉ là độ tin tưởng vào nó ở độ tuổi 15 - 18 thì
mạnh mẽ hơn so với người trưởng thành. Ngoài ra, mọi ý kiến, tư tưởng được
đưa vào trong đám đông đều được thông qua nhanh chóng mà không cần suy
xét. Cộng thêm suy nghĩ chưa thấu đáo thì đám đông gồm nhiều thành phần
có độ tuổi nói trên thường xảy ra nhiều hành vi không kiểm soát bản thân.

Nói chung ở độ tuổi này có sự nhiệt tình, khát khao sáng tạo, luôn
muốn khám phá cái mới, lạc quan. Nhưng bên cạnh đó tâm lý thất thường, dễ
thay đổi, bốc đồng và đề cao cái tôi mạnh mẽ.

1.5. Sự hình thành thế giới quan và nhân cách học sinh THPT

Độ tuổi 15 - 18 là độ tuổi quan trọng để hình thành thế giới quan vì các
em sắp rời xa môi trường học đường và bước chân vào đời sống xã hội. Thế
giới quan ở độ tuổi này phần lớn được đúc kết từ những tri thức được học ở
nhà trường trong suốt quãng thời gian đi học nên các em đã có hình dung cơ
bản về những thói quen đạo đức, biết phân biệt đúng, sai. Nhưng thay vào đó
các em có ít kinh nghiệm thực tiễn. Thời điểm này trí tuệ phát triển tương đối
cao, đặc biệt là năng lực tư duy lý luận, tư duy trừu tượng nên các em không
chỉ có hệ thống quan điểm về thế giới khách quan, mà còn xác định được thái
độ của mình đối với thế giới. Điều này tác động đến việc định hình và phát

46
triển nhân cách một cách rõ ràng. Tuổi thanh niên là thời kì thế giới quan
được hình thành và mang tính hoàn thiện.

Các ý niệm cơ bản về hình thành nhân cách như xây dựng lối sống, lý
tưởng sống, thói quen, hành vi đúng đắn... được độ tuổi này chú ý, quan tâm
và thực hiện. Nhưng việc điều chỉnh hành vi và nhìn nhận, phân biệt rõ ràng
đúng, sai vẫn còn gây khó khăn cho lứa tuổi học sinh THPT. Vì vậy giáo dục
vẫn còn tác động rất lớn ở độ tuổi này. Vai trò của giáo dục là phải khéo léo tế
nhị khi phê phán những hình ảnh lý tưởng còn lệch lạc để giúp các em chọn
cho mình một hình ảnh lý tưởng đúng đắn để phấn đấu vươn lên.

1.6. Quá trình “thần tượng hóa” ở học sinh THPT

Quá trình “thần tượng hóa” một người nào đó ở học sinh THPT có thể
trải qua nhiều giai đoạn khác nhau, tùy thuộc vào nhận thức, tâm lý và hành vi
của bản thân người đó. Tuy vậy, quá trình đó đa phần đều diễn ra qua các giai
đoạn sau:

Giả sử gọi người được thần tượng là A, người hâm mộ thần tượng là a.

1.6.1. Giai đoạn nhận thức thần tượng

Trong quá trình nhận thức thế giới quan, a nhận thức A có những đặc
điểm mà a yêu thích. Có thể A không có tham vọng được mến mộ, nhưng a
thấy được tài năng của anh ta, dẫn đến sự cảm phục. Đến một mức độ nào đó,
a từ nhận thức tiến đến hâm mộ A.

1.6.2. Giai đoạn thần tượng hóa

Trong quá trình thần tượng A, a có xu hướng ủng hộ A, muốn làm theo
và học hỏi những điều giống như A đã làm. Đây cũng là một trong những cơ
sở cho sự tiến hoá và phát triển của nhân sinh. Trong suốt giai đoạn này, a sẽ
dần khám phá ra nhiều điều thật sự về A hơn (cả mặt tốt và mặt không tốt).
Trên cơ sở đó, a quyết định sẽ nâng hay hạ tầm vị trí hình tượng của A trong
lòng a.

47
Một nghiên cứu của các nhà tâm lý học tại Đại học DeVry ở Florida
(Hoa Kỳ) và Đại học Illinois ở Chicago (Hoa Kỳ) đã chỉ ra rằng có 3 giai
đoạn trong sở thích thần tượng hóa một người.

Giai đoạn thứ nhất, xảy ra ở 20% số người được khảo sát, bao gồm
theo dõi sát sao mọi thông tin về thần tượng qua các phương tiện truyền
thông, với mục đích giải trí và mở rộng quan hệ.

Giai đoạn thứ 2, người ái mộ phát triển một thái độ riêng tư với thần
tượng của mình, chẳng hạn như tin rằng mình có một sợi dây liên kết đặc biệt
với ngôi sao. Tại thời điểm này, tôn thờ thần tượng đã trở thành một chứng
nghiện.

Giai đoạn thứ ba, cũng là giai đoạn cao trào nhất, khi việc tôn thờ thần
tượng gần như mang tính cực đoan, tình huống này gặp ở một số ít những
người hâm mộ. Khi đó, những kẻ cuồng si sẵn sàng làm tổn thương chính
mình hoặc người khác nhân danh thần tượng của mình. Họ bị mắc các triệu
chứng của rối loạn tâm thần như bốc đồng, phản kháng cộng đồng và vị kỷ.

1.6.3. Giai đoạn thay đổi thần tượng

Trong một số trường hợp, vị trí của hình tượng của A trong a đứng đầu
cho đến hết cuộc đời a. Một số còn lại thì vị trí hình tượng của A sẽ hạ xuống,
hoặc bị hình tượng khác (B) vượt lên trong lòng a.

Tóm lại, việc thần tượng là một hiện tượng tự nhiên của sự phát triển
tâm sinh lí của con người, về bản chất nó là một biểu hiện cho sự phát triển và
sự nhận thức khách quan. Việc lựa chọn một hình mẫu lý tưởng là hoàn toàn
tùy theo mắt nhìn của mỗi người và mang tính cá nhân mạnh mẽ: Thần tượng
bạn chọn có thể là người tôi không thích, và hình tượng lý tưởng của tôi có
thể là người bình thường đối với bạn.

1.7. Vai trò của thần tượng đối với học sinh THPT

Dù tốt hay xấu, thần tượng đều có sức ảnh hưởng mạnh mẽ đến học
sinh THPT trong việc nhìn nhận bản thân và cách các em quan sát thế giới.

48
Trên thực tế, chúng ta hay dễ đánh giá thấp những vai trò của người nổi tiếng
đối với thái độ và hành vi của giới trẻ.

Thần tượng có vai trò như những hình mẫu lý tưởng đối với học sinh
THPT. Thần tượng là mô thức hoàn hảo mà có thể các em muốn học hỏi, noi
theo và tiếp nối. Tự tìm cho mình một khuôn mẫu là lý tưởng ở mỗi người để
học tập, cố gắng và làm mục tiêu phấn đấu. Bởi lẽ, cuộc sống vốn phức tạp và
không phải lúc nào cũng như ý mình muốn, những khi gặp phải một biến cố
hay trở ngại về tinh thần, thanh thiếu niên thường có xu hướng lấy một hình
mẫu nào đó để soi ngắm, nhìn vào để lấy động lực đi lên.

Thần tượng có vai trò trong việc hình thành nhân cách của học sinh
THPT. Thanh thiếu niên có nhu cầu tìm hiểu và đánh giá những đặc điểm tâm
lý của mình theo quan điểm riêng về mục đích sống và hoài bão. Điều này
giúp các em quan tâm sâu sắc tới đời sống tâm lý, phẩm chất nhân cách và
năng lực riêng. Những quan hệ mới với thế giới xung quanh buộc thanh thiếu
niên mới lớn phải ý thức được những đặc điểm nhân cách của mình: so sánh
mình với thần tượng, có xu hướng bắt chước thần tượng. Từ 15 – 18 tuổi là độ
tuổi nhạy cảm với tất cả những gì diễn ra xung quanh mình, nhạy cảm với
những gì xúc phạm đến khuynh hướng tự lập của bản thân mình. Sự bắt
chước mang tính chất lựa chọn, nhưng đối tượng mà các em bắt chước vẫn
mang tính cụ thể và đồng nhất với nhân vật, nghĩa là chọn cho mình một thần
tượng để noi theo. Thần tượng ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống của mỗi người
hâm mộ, từ cách nhìn, quan điểm sống, từng câu phát ngôn, phong cách ứng
xử... Thế nên việc học tập và hình thành nhân cách của các em đã và đang
chịu ảnh hưởng rất nhiều từ các thần tượng của mình.

Tóm lại, thần tượng có một vai trò nhất định đối với học sinh THPT.
Nhưng vị trí và vai trò đó phải được kiểm soát và điều chỉnh một cách phù
hợp để giúp bản thân các em vươn lên, tiến bộ không ngừng.

1.8. Xu hướng thần tượng hiện nay

Hiện nay, với sự bùng nổ của công nghệ, trong thời đại số hoá này, sự
hình thành của thần tượng đối với giới trẻ nói riêng đang dần trở nên nhanh
chóng và mạnh mẽ. “Thần tượng”, như đã trình bày ở trên, có thể là bất kỳ ai

49
trong cuộc sống: đó có thể là người nổi tiếng, người hoạt động ở các lĩnh vực
khác nhau hay người thân. Cùng với đó, “Thần tượng” có thể được hiểu theo
nghĩa thần tượng hoặc hình mẫu lý tưởng.

Tuy nhiên, hiện nay, làn sóng “Hàn Lưu” đưa văn hoá Hàn Quốc đi
khắp thế giới đang có ảnh hưởng mạnh mẽ đến việc giao lưu văn hoá giữa
Việt Nam và nước bạn. Các khái niệm thần tượng cũng như văn hóa thần
tượng thời đại mới được du nhập từ Hàn Quốc vào Việt Nam. Với nhiều
người, thần tượng là từ để chỉ các ca sĩ, nhóm nhạc Hàn Quốc, người hâm mộ
sẽ tạo thành những cộng đồng, mua các vật phẩm, đĩa nhạc, áp phích... và
thực hiện các dự án như quảng cáo, từ thiện... nhằm quảng bá hình ảnh của
thần tượng. Những năm gần đây, khi nền âm nhạc Việt Nam phát triển, nhiều
nghệ sĩ Việt cũng bắt đầu xây dựng hình ảnh theo lối đi của các nghệ sĩ Hàn
Quốc, từ đó sự lan toả của khái niệm “thần tượng” và “văn hóa thần tượng”
mà làn sóng “Hàn Lưu” đem lại ngày một rõ rệt. Bên cạnh thần tượng Hàn
Quốc hay Việt Nam, nhiều người cũng chọn thần tượng ở các nước có nền
nghệ thuật phát triển như Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc, Thái Lan, các nước
thuộc châu Âu... Ở mỗi một nền văn hoá, việc thần tượng và hâm mộ thần
tượng là những người nổi tiếng sẽ được biểu hiện một cách khác nhau. Khi
những nét văn hoá đó du nhập vào Việt Nam, người hâm mộ cũng sẽ dần
thích nghi và làm theo những gì mà thần tượng và cộng đồng người hâm mộ
làm ở nước sở tại.

Song song với việc yêu thích một cá nhân hoặc tập thể có tên tuổi trong
một lĩnh vẫn nào đó, nhiều người chọn cho mình một cá nhân nhất định để trở
thành hình mẫu lý tưởng. Trong thời đại bùng nổ công nghệ số, việc mạng xã
hội phát triển đã kéo theo sự xuất hiện của một thuật ngữ mới: “influencer”.
Đây là thuật ngữ chỉ những cá nhân ở nhiều lĩnh vực khác nhau nhưng đều có
những điểm chung cụ thể: họ có nhiều lượt theo dõi trên mạng xã hội, họ
được nhiều người yêu mến và tương tác, họ có một lối sống, cách làm việc
riêng để có thể chia sẻ với người khác và những gì họ chia sẻ thường có tác
động đến một cộng đồng nhất định. Với việc theo dõi và tương tác với những
“influencer” cũng như xem các nội dung mà những “influencer” này sáng tạo
nên, nhiều người dần xây dựng cho họ những lối sống có nét tương đồng với
lối sống mà họ nhìn thấy. Họ có được những mục tiêu, suy nghĩ, gu ăn uống,

50
thời trang... Bên cạnh những “influencer”, nhiều người chọn một vài cá nhân
cụ thể trong cuộc sống của họ để làm hình mẫu lý tưởng, ví dụ như thành viên
gia đình, bạn bè, thầy cô, đồng nghiệp...

Tóm lại, ngày nay, khi nhắc đến vấn đề thần tượng, dù có nhiều định
nghĩa cũng như cách thức khác nhau song việc thần tượng một cá nhân hay tổ
chức nào đó ngày càng trở nên thân quen với giới trẻ nói riêng.

1.9. Ảnh hưởng của thần tượng

Dù ở thời đại nào, thần tượng nói chung đều có những ảnh hưởng nhất
định đối với đời sống vật chất và tinh thần của người hâm mộ. Nhóm chúng
tôi tạm chia những ảnh hưởng đó thành hai loại: ảnh hưởng đến nhận thức và
ảnh hưởng đến hành vi.

1.9.1. Ảnh hưởng đến nhận thức

Việc có thần tượng và hâm mộ thần tượng chính là một hiện tượng tâm
lý, do đó việc hiện tượng này để lại những ảnh hưởng về mặt nhận thức là
điều dễ hiểu. Thần tượng thường ảnh hưởng đến thế giới quan, cách nhìn nhận
bản thân và phản ánh thế giới của mỗi người, từ đó dần hình thành nên nhân
cách, tư duy của người đó. Việc có thần tượng, hình mẫu cũng giúp mỗi người
tự tạo cho mình những chuẩn mực riêng dựa trên hình ảnh, phong cách sống
của thần tượng; ảnh hưởng đến “thước đo xã hội” của bản thân người đó.
Người ta có quyền chọn tin hoặc không tin theo những lời thần tượng nói,
song không thể phủ nhận những lời đó có tác động không nhỏ đến tinh thần
của những người hâm mộ. Họ cũng có xu hướng phản ứng lại những sự kiện
xảy ra đối với thần tượng của họ. Ví dụ, nếu thần tượng của họ gặp chuyện
buồn thì họ cũng sẽ buồn, thần tượng họ vui thì họ cũng sẽ vui...

1.9.2. Ảnh hưởng đến hành vi

Xét về những ảnh hưởng đến hành vi của thần tượng thì có hai loại:
hành vi hình thành từ quá trình thần tượng tác động nhận thức và hành vi bộc
phát đơn thuần.

Hành vi hình thành từ quá trình thần tượng tác động nhận thức là những
hành vi có được sau khi nhận thức của mỗi cá nhân phát triển trong quá trình

51
chọn và hâm mộ thần tượng. Từ việc nhìn nhận bản thân qua lăng kính của
thần tượng, nhiều cá nhân lựa chọn làm theo những gì thần tượng làm, tin
theo những gì thần tượng tin và sống theo phong cách của thần tượng. Ví dụ,
khi hâm mộ thần tượng Hàn Quốc, nhiều người bắt đầu mặc như người Hàn,
ăn món Hàn... Đây là một hệ quả tất yếu của quá trình hình thành lối sống, khi
quá trình này chịu sự tác động của tác nhân thần tượng.

Hành vi bộc phát đơn thuần đa phần là những hành vi mang tính “ăn
theo” thần tượng. Những hành vi này có thể là ăn một món mà thần tượng ăn,
làm một việc thần tượng làm... Để dễ phân biệt với hành vi hình thành sau
nhận thức, hành vi bộc phát là những điều mà người hâm mộ thần tượng đã
hoặc chưa từng làm, song trong một thời điểm họ quan sát thần tượng và làm
theo thần tượng. Còn đối với hành vi hình thành sau nhận thức, những việc
mà người hâm mộ thần tượng làm dần dần trở thành phong cách sống của
chính họ, và dù sau này họ không yêu thích thần tượng đó nữa thì họ vẫn sẽ
làm.

Những ảnh hưởng về nhận thức và hành vi của thần tượng đối với
người hâm mộ luôn tồn tại hai mặt. Một mặt, chúng có thể khích lệ người
hâm mộ tạo dựng nên những lối sống có văn hoá, xây dựng hình ảnh cá nhân,
tạo các mối quan hệ và suy nghĩ về những điều tích cực. Mặt khác, nếu thiếu
chọn lọc hoặc chọn lựa sai thần tượng, người hâm mộ cũng sẽ dễ hình thành
những tư tưởng và hành vi lệch chuẩn, thiếu văn hoá.

52
TỔNG KẾT CHƯƠNG 1
Trong quá trình tìm hiểu các khái niệm về văn hóa thần tượng, nhóm
nghiên cứu đã trình bày những vấn đề về lý thuyết như sau: các khái niệm
được đề cập đến trong tài liệu nghiên cứu, sự hình thành thế giới quan và
nhân cách của học sinh THPT cũng như những vai trò của thần tượng đối với
quá trình định hình con người. Việc hiểu được tâm lý tuổi của học sinh THPT
cũng như những ảnh hưởng của văn hóa thần tượng rất quan trọng đối với quá
trình thực hiện nghiên cứu. Chỉ khi nắm vững những vấn đề lý thuyết này,
nhóm nghiên cứu mới có thể hiểu mức độ ảnh hưởng của văn hóa thần tượng
đối với lứa tuổi THPT, để sau đó đề ra những cách thức thực hiện nghiên cứu,
hướng tiếp cận đề tài phù hợp. Tiếp theo đó, nhóm trình bày những vấn đề về
xu hướng thần tượng hiện tại và ảnh hưởng của thần tượng trong thời điểm
hiện nay. Đây là những vấn đề giúp nhóm nghiên cứu có cái nhìn hiện đại
hơn, cũng như có các đề xuất, giải pháp phù hợp với tình hình hiện tại của các
học sinh THPT.

Từ những vấn đề về lý thuyết kể trên, nhóm chúng tôi đã đề ra quá trình


nghiên cứu phù hợp.

Thứ nhất, t​ hông qua lý thuyết, chúng tôi đã lập nên hệ thống các câu
hỏi định lượng và bảng câu hỏi mức độ hâm mộ thần tượng. Những câu hỏi
này sẽ được trả lời bởi 200 học sinh THPT trên địa bàn TP.HCM, từ đó chúng
tôi sẽ có được cái nhìn khái quát về sự ảnh hưởng của văn hóa thần tượng đối
với các em. Ngoài ra, dựa vào kết quả của bảng câu hỏi mức độ hâm mộ thần
tượng, chúng tôi có thể phân nhóm các em học sinh theo những mức độ hâm
mộ, từ đó sẽ đề ra những giải pháp phù hợp.

Thứ hai, c​ húng tôi lập nên hệ thống câu hỏi định tính để hiểu rõ suy
nghĩ của các em học sinh THPT về vấn đề hâm mộ thần tượng.

Thứ ba, ​chúng tôi tiến hành khảo sát định lượng với 200 học sinh trên
địa bàn TP.HCM, đồng thời phỏng vấn sâu 25 em học sinh trường THPT
Nguyễn Khuyến (Q.10, TP.HCM) và 25 em học sinh từ trường Trung học
Thực Hành ĐHSP (Q.5, TP.HCM). Từ việc phân tích kết quả thu được của
hai bảng khảo sát, đồng thời kết hợp với các nội dung lý thuyết đã tìm hiểu và

53
trình bày phía trên, chúng tôi đã nhận ra các nguyên nhân của sự ảnh hưởng
của văn hoá thần tượng đối với học sinh THPT, đồng thời phân tích được
những tác động tích cực và tiêu cực của văn hoá thần tượng đối với quá trình
hình thành và định hình nhân cách của học sinh THPT. Từ đó, chúng tôi sẽ có
những giải pháp, kiến nghị thích hợp để định hướng cho các em.

54
CHƯƠNG 2:

THỰC TRẠNG NHỮNG TÁC ĐỘNG CỦA VĂN HÓA THẦN


TƯỢNG ĐẾN HỌC SINH THPT TẠI TP.HCM

2.1. Nhận xét và đánh giá kết quả điều tra khảo sát qua bảng hỏi về tác
động của văn hóa thần tượng đến học sinh THPT tại TP.HCM

2.1.1. Giới tính của học sinh THPT tại TP.HCM tham gia khảo sát

Hình 2.1.1. Biểu đồ phân loại giới tính học sinh THPT tại TP.HCM
tham gia khảo sát

Nhận xét và đánh giá: Qua ​Hình 2.1.1​, ta có thể thấy được tỷ lệ phần
trăm người trả lời phỏng vấn thuộc giới tính nữ là 65,5%, chiếm hơn nửa
trong tổng số 200 câu trả lời. Số các câu trả lời còn lại chia thành 2 nhóm,
trong đó tỷ lệ người làm phỏng vấn thuộc nam giới chiếm 33%, số còn lại
thuộc giới tính khác (chiếm 1,5%). Bảng câu hỏi phỏng vấn được nhóm
nghiên cứu chia sẻ công khai trên phương tiện truyền thông là mạng xã hội
Facebook, nên lượt truy cập vào đường dẫn và thực hiện phỏng vấn là ngẫu
nhiên. Từ kết quả số liệu trên, nhóm nghiên cứu đưa ra nhận xét rằng nữ giới
có xu hướng quan tâm đến chủ đề văn hóa thần tượng nhiều hơn nam giới.

55
2.1.2. Phân loại lĩnh vực hoạt động của thần tượng của học sinh
THPT tại TP.HCM

Lĩnh vực của thần tượng Số câu trả lời Tỷ lệ (%)

Âm nhạc 168 32.5%

Điện ảnh 116 22.5%

Sáng tạo nội dung 78 15%

Thời trang 57 11%

Khác 45 9%

Chính trị 18 3.5%

Báo chí 16 3%

Y học 11 2%

Tôn giáo 7 1.5%

Tổng cộng 516 100%

Bảng 2.1.2. Bảng phân loại lĩnh vực thần tượng

Nhận xét và đánh giá: ​Với câu hỏi “Thần tượng của bạn hoạt động
trong lĩnh vực nào?”, nhóm nghiên cứu đã đưa ra các lựa chọn phổ biến như
Âm nhạc, Điện ảnh, Sáng tạo nội dung.​ .. cũng như những lựa chọn ít gặp hơn
khi nhắc đến vấn đề thần tượng như ​Chính trị, Y học, Báo chí, Tôn giáo​... Câu

56
hỏi cho phép các học sinh THPT, đối tượng chính làm khảo sát, chọn nhiều
câu trả lời.

Nhóm nghiên cứu thu được kết quả như sau: Trong tổng số 200 phiếu
khảo sát, nhóm nhận về 516 câu trả lời, có 168 người có thần tượng trong lĩnh
vực ​Âm nhạc, chiếm 32.5%; 116 người có thần tượng trong lĩnh vực Đ ​ iện
ảnh, chiếm 22.5%; 78 người có thần tượng trong lĩnh vực ​Sáng tạo nội dung,​
chiếm 15%; 57 người có thần tượng trong lĩnh vực ​Thời trang,​ chiếm 11%;
18 người có thần tượng trong lĩnh vực ​Báo chí,​ chiếm 8%; 18 người có thần
tượng trong lĩnh vực ​Chính trị, chiếm 3.5%; 16 người có thần tượng trong
lĩnh vực ​Báo chí​, chiếm 3%; 11 người có thần tượng trong lĩnh vực ​Y học,
chiếm 2%; 7 người có thần tượng trong lĩnh vực ​Tôn giáo​, chiếm 1.5%; 45
người có thần tượng trong các lĩnh vực Khác​, chiếm 9%.

Dựa vào B ​ ảng 2.1.2,​ các lĩnh vực ​Âm nhạc, Điện ảnh, Sáng tạo nội
dung, Thời trang chiếm tỉ lệ cao (lần lượt là 32.5%, 22.5%, 15%, 11%). Điều
này chứng tỏ, đối tượng mà các em lựa chọn để thần tượng phần lớn sẽ hoạt
động trong lĩnh vực Văn hoá - Giải trí. Đây cũng là nhóm đối tượng chủ yếu
khi nhắc đến vấn đề thần tượng. Trong đó, các nhân vật hoạt động trong lĩnh
vực ​Âm nhạc được các em chọn làm thần tượng nhiều nhất, với 168 em trên
tổng số 200 người làm khảo sát. Như vậy, có thể thấy, thần tượng ​Âm nhạc là
một trong những loại thần tượng phổ biến nhất đối với học sinh THPT.

Có rất ít học sinh THPT chọn thần tượng ở các lĩnh vực còn lại là
Chính trị, Báo chí, Tôn giáo,​ với tỉ lệ lần lượt là 3.5%, 3%, 1.5%. Khi hầu hết
các em đang trong giai đoạn dễ bị thu hút bởi vẻ hào nhoáng, việc không lựa
chọn thần tượng ở các lĩnh vực “khô khan” như trên cũng rất dễ hiểu. Tuy
nhiên, trong số 200 em làm khảo sát, có không dưới 5 em chọn thần tượng ở
các lĩnh vực ấy, cho thấy một bộ phận rất nhỏ các em học sinh THPT cũng có
quan tâm đến các lĩnh vực khác của xã hội.

2.1.3. Khái niệm thần tượng đối với học sinh THPT tại TP.HCM

Khái niệm thần tượng Số câu trả lời Tỷ lệ (%)

57
Là người mà bạn yêu thích, quý
152 43%
mến

Là người có ảnh hưởng lớn lao đến


86 24%
toàn bộ đời sống của bạn

Là một người nổi tiếng: ca sĩ, nhóm


nhạc, diễn viên... được nhiều người 80 22.5%
mến mộ

Là người mà bạn tôn sùng, say mê 37 10.5%

Tổng cộng 355 100%

Bảng 2.1.3. Bảng phân loại khái niệm thần tượng

Nhận xét và đánh giá: ​Với câu hỏi “Theo bạn, thần tượng là gì?” (đây
cũng là một câu hỏi có thể chọn nhiều câu trả lời), nhóm nghiên cứu nhận về
355 câu trả lời trong tổng số 200 người tham gia khảo sát. Số câu trả lời mà
chúng tôi nhận được nhiều nhất là ​Là người mà bạn yêu thích, quý mến với
152 câu trả lời, chiếm 43%; câu trả lời ​Là người có ảnh hưởng lớn lao đến
toàn bộ đời sống của bạn có 86 lượt chọn, chiếm 24%; câu trả lời ​Là một
người nổi tiếng: ca sĩ, nhóm nhạc, diễn viên.... được nhiều người mến mộ có
80 lượt chọn, chiếm 22.5%; câu trả lời nhận được số lượt chọn thấp nhất là ​Là
người mà bạn tôn sùng, say mê với 37 lượt chọn, chiếm 10.5%.

Kết quả trên cho thấy, đa phần các học sinh THPT hiểu khái niệm thần
tượng một cách khái quát là những người mà các em yêu thích, quý mến. Bên
cạnh đó, lựa chọn này cũng chiếm ưu thế khi 3 lựa chọn còn lại chưa được
một nửa số học sinh THPT tham gia khảo sát lựa chọn. Lựa chọn Là người
mà bạn tôn sùng, say mê được chọn ít nhất, cho thấy phần lớn các em đều ý
thức được mức độ tình cảm, cảm xúc mà bản thân nên dành cho thần tượng.

58
2.1.4. Giá trị văn hoá của thần tượng đối với học sinh THPT tại
TP.HCM

Hình 2.1.4. Biểu đồ thể hiện sự phân loại giá trị văn hóa của thần
tượng đối với học sinh THPT tại TP.HCM

Nhận xét và đánh giá: ​Với câu hỏi “Đối với bạn, thần tượng có giá trị
văn hoá gì?”, có 30% (tương ứng 60 em) học sinh THPT tham gia khảo sát
chọn ​Giúp con người vươn tới cái đẹp; 26% (52 học sinh) chọn ​Vun đắp, tưới
mát tâm hồn con người; 20,5% (41 học sinh) chọn G ​ iải trí;​ 15,5% (31 học
sinh) chọn Có mục đích sống và 8% (16 học sinh) chọn Khác.​

Như vậy, có thể thấy, với phần lớn (56%) các học sinh THPT tham gia
khảo sát cho biết thần tượng có những giá trị nhất định trong việc định hướng
nhận thức cũng như tác động đến tinh thần các em. Các em nhìn nhận thần
tượng thoát ra khỏi khái niệm “thần tượng giải trí” thông thường và cảm nhận
được những tác động của thần tượng đến với sự hình thành tâm lý, nhân cách
của các em. Ngoài ra, việc có 15,5% các em học sinh cho rằng thần tượng cho
các em mục đích sống càng chứng tỏ, việc thần tượng có ảnh hưởng đến quá
trình phát triển là không phi lý.

59
2.1.5. Mức độ ảnh hưởng của thần tượng đến phong cách, tính
cách, sở thích của học sinh THPT

2.1.5.1. Mức độ ảnh hưởng của thần tượng ảnh hưởng đến
phong cách

Hình 2.1.5.1. Biểu đồ thể hiện mức độ ảnh hưởng của thần tượng đến phong
cách của học sinh THPT tại TP.HCM

2.1.5.2. Mức độ ảnh hưởng của thần tượng ảnh hưởng đến
tính cách

60
Hình 2.1.5.2. Biểu đồ thể hiện mức độ ảnh hưởng của thần tượng đến tính
cách của học sinh THPT tại TP.HCM

2.1.5.3. Mức độ ảnh hưởng của thần tượng ảnh hưởng đến sở
thích

Hình 2.1.5.3. Biểu đồ thể hiện mức độ ảnh hưởng của thần tượng đến sở thích
của học sinh THPT tại TP.HCM

Nhận xét và đánh giá: Từ kết quả được thể hiện qua ​Hình 2.1.5.1,
Hình 2.1.5.2, Hình 2.1.5.3 cho thấy thần tượng ​Có ảnh hưởng rất nhiều đến
phong cách, tính cách và sở thích của mỗi em với tỷ lệ lần lượt là 9% (18 học
sinh), 6% (12 học sinh), 7% (14 học sinh). Thần tượng ​Có ảnh hưởng đến
phong cách là 50% (100 học sinh), đến tính cách là 39% (78 học sinh), đến sở
thích là 49% (98 học sinh).

Con số 30% (60 học sinh), 24% (48 học sinh), 25.5% (51 học sinh) lần
lượt là số phần trăm học sinh cho rằng thần tượng có mức độ ảnh hưởng ​Bình
thường đến phong cách, tính cách, sở thích của họ.

Mức độ ảnh hưởng là ​Không đối với phong cách là 10% (20 học sinh),
đối với tính cách là 24% (48 học sinh), đối với sở thích là 16% (32 học sinh).
Ngược lại tỷ lệ cho rằng thần tượng ​Hoàn toàn không ảnh hưởng đến phong

61
cách là 1% (2 học sinh), đến tính cách là 7% (14 học sinh), đến sở thích là
2.5% (5 học sinh).

Các em học sinh THPT đang sống trong một thế giới năng động, có
nhiều thách thức và đổi mới từng giây, các em không thể chỉ “ngồi yên” hay
“chạy theo” thần tượng một cách đơn giản mà còn có nhu cầu làm điều gì đó
tích cực mang dấu ấn của chính mình. Có thể thấy, đa số các em học sinh
THPT đều cho rằng thần tượng có ảnh hưởng đến phong cách, tính cách và sở
thích của mình. Số học sinh THPT đánh giá thần tượng hoàn toàn không ảnh
hưởng đến phong cách, tính cách và sở thích của bản thân chiếm tỉ lệ rất thấp.
Điều này cho thấy, khi sự yêu thích một ai đó đã đạt đến mức độ được gọi là
thần tượng thì nó sẽ ảnh hưởng một cách trực tiếp và khá nhiều tới cuộc sống
của các em.

2.1.6. Thái độ của học sinh THPT tại TP.HCM khi xem thần tượng
là động lực

2.1.6.1. Thần tượng là động lực trong học tập

Hình 2.1.6.1. Biểu đồ thể hiện mức độ xem thần tượng là động lực trong học
tập của học sinh THPT tại TP.HCM

Nhận xét và đánh giá: ​Kết quả khảo sát thể hiện qua ​Hình 2.1.6.1 c​ ho
thấy số lượng câu trả lời trung lập chiếm tỉ lệ cao nhất với 33,5% (67 học

62
sinh), đứng thứ hai và thứ ba là câu trả lời N​ hiều, Rất nhiều với tỉ lệ số liệu
lần lượt là 28,5% (57 học sinh), 17,5% (35 học sinh). Đứng thứ tư là câu trả
lời ​Không với tỷ lệ là 17% (34 học sinh) và lựa chọn ​Hoàn toàn không chiếm
tỷ lệ phần trăm ít nhất trong bảng khảo sát với tỷ lệ 3,5% (7 học sinh).

2.1.6.2. Thần tượng là động lực giúp vươn lên trong cuộc sống

Hình 2.1.6.2. Biểu đồ thể hiện mức độ xem thần tượng là động lực trong cuộc
sống của học sinh THPT tại TP.HCM

Nhận xét và đánh giá: Kết quả khảo sát thể hiện qua ​Hình 2.1.6.2 cho
thấy số lượng câu trả lời ​Nhiều chiếm tỉ lệ cao nhất với 35,5% (71 học sinh),
đứng thứ hai và thứ ba là câu trả lời ​Bình thường v​ à Rất nhiều với tỉ lệ số liệu
lần lượt là 30% (60 học sinh), 24% (48 học sinh). Đứng thứ tư là câu trả lời
Không với tỷ lệ là 9.5% (19 học sinh) và lựa chọn ​Hoàn toàn không chiếm tỷ
lệ phần trăm ít nhất trong bảng khảo sát với tỷ lệ 1% (2 học sinh).

Dựa theo những số liệu trên, có thể thấy tổng số câu trả lời cho rằng
thần tượng là động lực để vươn lên trong học tập và cuộc sống chiếm đại đa
số, tỷ lệ phần trăm lần lượt là 79,5% (tổng cộng 159 em), 89,5% (tổng cộng
179 em). Từ đó ta có thể đưa ra kết luận rằng thần tượng có ảnh hưởng tích
cực đến đa số học sinh THPT, trở thành nguồn động lực để các em cố gắng
vươn lên.

63
2.1.7. Thời gian và phương tiện học sinh THPT tại TP.HCM cập
nhật về thần tượng

2.1.7.1. Thời gian cập nhật về thần tượng

Hình 2.1.7.1. Biểu đồ thể hiện lượng thời gian cập nhật về thần tượng của học
sinh THPT tại TP.HCM

Nhận xét và đánh giá: ​Hình 2.1.7.1 cho thấy số lượng câu trả lời ​Dưới
5 giờ/tuần chiếm tỷ lệ cao nhất với 47.5% (95 học sinh), đứng thứ hai và thứ
ba là câu trả lời ​Từ 5 - 10 giờ/tuần và ​Trên 15 giờ/tuần với tỷ lệ lần lượt là
29% (58 học sinh), 13,5% (27 học sinh). Lựa chọn T ​ ừ 10 - 15 giờ/tuần chiếm
tỷ lệ phần trăm ít nhất trong bảng khảo sát với tỷ lệ 10% (20 học sinh). Dựa
theo những số liệu trên, có thể thấy đa số các em học sinh THPT phân bố thời
gian để cập nhật thông tin về thần tượng khá hợp lý (tỷ lệ câu trả lời ​Từ 0 - 10
giờ/tuần chiếm hơn phân nửa là 76,5%, tức tổng cộng 153 em có câu trả lời
này) và việc hâm mộ thần tượng cũng không ảnh hưởng quá nhiều đến đời
sống sinh hoạt của các em.

2.1.7.2. Phương tiện cập nhật thần tượng

Phương tiện Số câu trả lời Tỷ lệ (%)

64
Internet 199 46.5%

Bạn bè, người thân và những người xung


92 21.5%
quanh

Báo, tạp chí 71 17%

TV 65 15%

Tổng cộng 427 100%

Hình 2.1.7.2. Bảng phân loại phương tiện cập nhật thông tin về thần tượng
của học sinh THPT tại TP.HCM

Nhận xét và đánh giá: ​Với câu hỏi “Bạn cập nhật thông tin về thần
tượng qua các kênh nào?”, nhóm nghiên cứu đưa ra 4 câu trả lời là ​Internet;
Báo, tạp chí​; ​TV và B​ ạn bè, người thân và những người xung quanh.​ Người
tham gia khảo sát có thể chọn nhiều hơn một câu trả lời. Theo đó, nhóm nhận
về 427 câu trả lời hợp lệ từ 200 học sinh tham gia khảo sát , số lượng câu trả
lời ​Internet chiếm tỷ lệ cao nhất với 46.5%, đứng thứ hai và thứ ba là câu trả
lời ​Bạn bè, người thân và những người xung quanh v​ à Báo, tạp chí với tỷ lần
lượt là 21.5%, 17%. Câu trả lời ​TV chiếm tỷ lệ phần trăm ít nhất trong bảng
khảo sát với tỷ lệ 15%.

2.1.8. Hành động của học sinh THPT tại TP.HCM khi thần tượng
của mình bị “ném đá”

65
Hình 2.1.8. Biểu đồ thể hiện hành động của học sinh THPT ở TP.HCM khi
thần tượng của mình bị “ném đá”

Nhận xét và đánh giá: Câu trả lời cho câu hỏi: “Khi thần tượng của
bạn bị “ném đá”, bạn sẽ làm gì?” cho thấy được sự sáng suốt của lứa tuổi này
khi hâm mộ một ai đó. Có đến 72% (144 học sinh), nghĩa là hơn một nửa
lượng đối tượng tham gia khảo sát lựa chọn giải pháp ​Xác minh lại sự thật,
con số này chỉ ra được phần lớn các em tuy hâm mộ nhưng không cuồng nhiệt
đến mức sẵn sàng bỏ qua những lời đồn xung quanh thần tượng của mình.
Các em vẫn sẽ kiểm tra lại xem liệu lời đồn đó có đúng hay không. Giữa việc
thích, mến mộ với sự tôn sùng, say mê, xét về cường độ cảm xúc khác xa
nhau. Vẫn có một số lượng nhỏ, chiếm 20.5% (41 học sinh) chọn ​Phản bác
lại bằng mọi cách và B​ ỏ qua lời nói đó,​ chứng minh được vẫn có những em
luôn xem thần tượng mình là người hoàn hảo và không để ý đến những lời
đồn xấu, các em sẽ bảo vệ thần tượng đến cùng dù cho việc đó đúng hay sai.
Và bên cạnh đó có 7.5% (15 học sinh) tỷ lệ học sinh không có ý kiến về vấn
đề này.

66
2.1.9. Hành động của học sinh THPT tại TP.HCM khi thất vọng về
thần tượng

Hình 2.1.9. Biểu đồ thể hiện hành động của học sinh THPT tại TP.HCM khi
thất vọng về thần tượng

Nhận xét và đánh giá: ​Đối với câu hỏi “Bạn sẽ làm gì nếu thất vọng
về thần tượng” cho thấy mức độ mến mộ hay cuồng nhiệt mà các em ở độ tuổi
này dành cho thần tượng. Có đến hơn một nửa (52%, tương ứng 104 em) số
lượng học sinh được khảo sát chọn giải pháp ​Cân nhắc g​ iúp ta thấy có sự
sáng suốt và suy nghĩ kỹ càng đối với việc này. Có 10% (20 học sinh) số em
với những định nghĩa thần tượng là người hoàn hảo thì sẵn sàng bảo vệ quan
điểm này của mình mà bỏ qua việc hâm mộ thần tượng với việc lựa chọn
Không thần tượng người đó nữa. B ​ ên cạnh đó có đến 23% (tổng cộng 46 học
sinh) gồm Không quan tâm v​ à V
​ ẫn tiếp tục thần tượng người đó.

67
2.1.10. Mối quan tâm của cha mẹ học sinh THPT tại TP.HCM
đối với việc thần tượng của con cái

Hình 2.1.10. Biểu đồ thể hiện sự quan tâm của cha mẹ học sinh THPT tại
TP.HCM đối với việc thần tượng của con cái

Nhận xét và đánh giá: ​Đây là câu hỏi cho thấy được sự quan tâm của
gia đình đối với sở thích của con cái. Một số lượng ít gia đình quan tâm (bao
gồm cả quan tâm và quan tâm nhiều) đến việc hâm mộ thần tượng của con
mình, chỉ chiếm 7.5% (15 câu trả lời) trong tổng số 200 câu trả lời. Còn lại
đến 185 câu trả lời (chiếm tỉ lệ 92.5%) cho rằng gia đình có ít sự quan tâm đối
với sở thích thần tượng của con cái. Gia đình cũng có ảnh hưởng quan trọng
và nhất định đến việc định hướng sở thích cho các em nên việc chỉ có ít gia
đình quan tâm như vậy thì số lượng các em còn lại có thể sẽ bị lệch lạc trong
việc hâm mộ thần tượng.

68
2.1.11. Ảnh hưởng của thần tượng đến việc lựa chọn nghề nghiệp
của học sinh THPT tại TP.HCM

Hình 2.1.11. Biểu đồ thể hiện mức độ ảnh hưởng của thần tượng đến việc lựa
chọn nghề nghiệp của học sinh THPT tại TP.HCM

Nhận xét và đánh giá: V ​ iệc hâm mộ thần tượng tưởng chừng “vô
thưởng vô phạt” nhưng ở câu hỏi này cho thấy được sự ảnh hưởng to lớn đến
tương lai, lựa chọn nghề nghiệp của các em học sinh. Ở lứa tuổi các em việc
định hướng nghề nghiệp cũng không còn xa lạ vì sau khi thi Tốt nghiệp thì
các em đã phải lựa chọn các Trường đại học phù hợp với nghề nghiệp tương
lai của mình. Có đến 61.5% (tương ứng 123 học sinh), tức là hơn một nửa số
lượng học sinh tham gia khảo sát cảm thấy việc hâm mộ và nghề nghiệp
tương lai không liên quan nhiều đến nhau. Nghĩa là thần tượng cũng không có
nhiều ảnh hưởng đến việc hướng nghiệp của các em có lựa chọn này. Ngược
lại, có 18% (36 học sinh) chọn việc định hướng nghề nghiệp có liên quan đến
thần tượng của mình. Thần tượng vốn dĩ có vai trò định hướng nên số liệu này
cũng hợp lý và dễ hiểu. Còn lại 20.5% (41 học sinh) số em chưa xác định rõ
ràng mục tiêu của mình nên có thể cũng bị ảnh hưởng bởi thần tượng.

69
2.2. Nhận xét và đánh giá kết quả điều tra khảo sát qua bảng hỏi về mức
độ cuồng thần tượng đến học sinh THPT tại TP.HCM

2.2.1. Anh/Cô ấy luôn luôn tuyệt vời ở mọi khía cạnh, mọi khoảnh
khắc

Hình 2.2.1 Biểu đồ phân loại kết quả của câu hỏi “Anh/Cô ấy luôn luôn tuyệt
vời ở mọi khía cạnh, mọi khoảnh khắc”

Nhận xét và đánh giá: ​Qua ​Hình 2.2.1​, số người tham gia khảo sát
đồng tình (bao gồm ​Đồng ý và ​Không đồng ý​) với ý kiến thần tượng của mình
luôn tuyệt vời ở mọi khía cạnh là 80 trên tổng số 200 người làm khảo sát
(chiếm tỷ lệ 40%). Số học sinh ​Không ý kiến là 55/200. Các câu trả lời còn lại
chia thành 2 nhóm, trong đó tỷ lệ học sinh được khảo sát bình chọn ý kiến
Không đồng ý và ​Cực kỳ không đồng ý có tỷ lệ tương ứng là 30% và 2,5%. Từ
kết quả số liệu trên, có thể thấy hơn một nửa số học sinh THPT thực hiện
khảo sát đều xem thần tượng là một hình mẫu lý tưởng và không có bất kỳ
khiếm khuyết nào. Tình trạng này có thể xuất phát từ sự tôn trọng và quý mến
tuyệt đối của các em học sinh dành cho thần tượng.

70
2.2.2. Khi một điều tồi tệ xảy đến với anh/cô ấy cũng giống như xảy
ra với tôi

Hình 2.2.2 Biểu đồ phân loại kết quả của câu hỏi “Khi một điều tồi tệ xảy đến
với anh/cô ấy cũng giống như xảy ra với tôi”

Nhận xét và đánh giá: S ​ ố lượng học sinh cảm thấy điều tồi tệ xảy ra
với thần tượng của mình cũng giống như xảy ra với bản thân nhiều hơn so với
​ ồng ý và ​Rất đồng ý là 59/200 và 7/200,
số học sinh không đồng ý, với tỉ lệ Đ
trong khi số lượng ​Không đồng ý là 48/200 và C​ ực kì không đồng ý là 30/200.
Vì số lượng của học sinh theo hai xu hướng đồng ý và không đồng ý xấp xỉ
bằng nhau nên ta có thể rút ra rằng hiện tại, đời sống của thần tượng cũng có
ảnh hưởng nhiều đến các em học sinh và cần hết sức lưu ý.

71
2.2.3. Khi anh/cô ấy thất bại hay mất mát, tôi cũng cảm thấy như
vậy

Hình 2.2.3 Biểu đồ phân loại kết quả của câu hỏi “Khi anh/cô ấy thất bại hay
mất mát, tôi cũng cảm thấy như vậy”

Nhận xét và đánh giá: ​Qua bảng khảo sát, khi thần tượng của học sinh
thất bại hay mất mát, phần lớn học sinh đồng ý rằng sẽ cảm thấy như vậy. Cụ
thể, có 95 em chọn ​Đồng ý và 13 em chọn ​Rất đồng ý​, chiếm hơn 50% số
lượng học sinh làm khảo sát. Trong khi đó, số lượng ​Không đồng ý chỉ có
25/200 học sinh và ​Cực kì không đồng ý ​chiếm 18/200 ý kiến. là Đây cũng là
một câu nêu tình huống có phần tiêu cực, phần lớn các bạn học sinh cho rằng
điều này ảnh hưởng nhiều đến các bạn.

72
2.2.4. Tôi nghĩ anh/cô ấy có thể là người bạn đời của tôi

Hình 2.2.4 Biểu đồ phân loại kết quả của câu hỏi “Tôi nghĩ anh/cô ấy có thể
là người bạn đời của tôi”

Nhận xét và đánh giá: ​Bên cạnh 60 người ​Không đồng ý ​và 69 người
Cực kì không đồng ý ​về ý kiến có thể thần tượng sẽ trở thành bạn đời của
mình thì vẫn có 20 người ​Đồng ý v​ à 6 người ​Cực kì đồng ý​. Mặc dù chỉ chiếm
13% tỷ lệ khảo sát nhưng đây cũng là một con số cần lưu ý vì qua đây, ta có
thể thấy rằng những bạn học sinh đang đặt niềm tin vào một điều không thực
tế, phản ánh rõ một bộ phận học sinh đang bị lệch lạc trong suy nghĩ và tư
duy.

73
2.2.5. Nếu anh/cô ấy chết, tôi cảm thấy mình cũng muốn chết theo

Hình 2.2.5 Biểu đồ phân loại kết quả của câu hỏi “Nếu anh/cô ấy chết, tôi
cảm thấy mình cũng muốn chết theo”

Nhận xét và đánh giá: ​Qua kết quả bảng khảo sát trên, có thể thấy tỷ
lệ số người ​Không đồng ý v​ ới ý kiến là 152, chiếm phần lớn trên tổng số 200
câu trả lời (76%). Số người ​Không có ý kiến ​là 36 người, chiếm tỷ lệ 18%.
​ ồng ý v​ à C
Các ý kiến còn lại là Đ ​ ực kỳ đồng ý ​với tỷ lệ phần trăm tương ứng
là 5,5% và 0,5%. Nhìn chung, đại đa số các em học sinh THPT đều có nhận
thức đúng đắn về hành vi hâm mộ thần tượng, không bị ảnh hưởng bởi những
cảm xúc quá tiêu cực dẫn đến hành động sai lầm. Tuy nhiên, dựa vào kết quả
trên ta có thể thấy vẫn còn tồn tại một lượng các em học sinh có lối tư duy
lệch lạc, cần được đặc biệt lưu ý.

2.2.6. Luôn theo dõi những tin tức về thần tượng đối với tôi là một
sự giải trí đầy thú vị

74
Hình 2.2.6 Biểu đồ phân loại kết quả của câu hỏi “Luôn theo dõi những tin
tức về thần tượng đối với tôi là một sự giải trí đầy thú vị”

Nhận xét và đánh giá: ​Hơn 70% học sinh cho rằng việc theo dõi các
tin tức về thần tượng là một điều thú vị, bên cạnh đó, vẫn có 11 ý kiến ​Không
đồng ý v​ à 5 ý kiến ​Cực kì không đồng ý​. Qua đây, ta có thể kết luận rằng việc
theo dõi, cập nhật tin tức về thần tượng là một điều thú vị cũng như trở thành
sở thích của các em học sinh, điều này cho thấy các em có thể dành ra nhiều
thời gian cho việc theo dõi các hoạt động của thần tượng.

2.2.7. Việc ở cạnh những người cùng hâm mộ thần tượng giống
mình là một niềm vui

75
Hình 2.2.7 Biểu đồ phân loại kết quả của câu hỏi “Việc ở cạnh những người
cùng hâm mộ thần tượng giống mình là một niềm vui”

Nhận xét và đánh giá: ​Tương tự như sở thích theo dõi tin tức về thần tượng,
việc ở cạnh những người cùng hâm mộ cũng chiếm đến hơn 70%. Đối với câu
này, số người chọn ​Cực kì không đồng ý c​ hỉ có 1, và 11 người chọn ​Không
​ ua đó, ta có thể thấy được các em có nhu cầu chia sẻ sở thích và sự
đồng ý. Q
quan tâm của mình với những người có cùng chung lòng yêu mến thần tượng.

76
2.2.8. Tôi thích theo dõi, lắng nghe về thần tượng vì đó là một thứ
quý báu

Hình 2.2.8 Biểu đồ phân loại kết quả của câu hỏi “Tôi thích theo dõi, lắng
nghe về thần tượng vì đó là một thứ quý báu”

Nhận xét và đánh giá: ​93/200 học sinh lựa chọn Đ ​ ồng ý v​ à 33/200 em
​ ực kì đồng ý ​khi xem việc được theo dõi, lắng nghe về thần tượng là
chọn C
một thứ quý báu. Trong khi đó chỉ có 14/200 học sinh ​Không đồng ý ​và 7
người C​ ực kì không đồng ý​. Vậy số người muốn biết thông tin về thần tượng
chiếm tỉ lệ lớn. Đây là kết quả rõ ràng và có thể thấy trước vì khi yêu thích
một người nào đó thì con người có xu hướng tìm hiểu về tất cả những gì xung
quanh và gây ảnh hưởng đến người đó.

77
2.2.9. Việc biết thêm chuyện đời tư của thần tượng là một niềm vui

Hình 2.2.9 Biểu đồ phân loại kết quả của câu hỏi “Việc biết thêm chuyện đời
tư của thần tượng là một niềm vui”

Nhận xét và đánh giá: S ​ ố lượng học sinh cho rằng việc được thêm về thông
tin đời tư của thần tượng là một niềm vui xấp xỉ bằng số lượng học sinh
Không đồng ý.​ Điều này cho thấy nhu cầu được biết về thông tin của thần
tượng là khá cao. Bên cạnh đó, số học sinh lựa chọn không đồng ý cao thứ ba,
cụ thể là 40/200 em, tức là các em đó nhận thức được việc khi các vấn đề đời
tư bị lộ ra đồng nghĩa với việc thần tượng cũng sẽ gặp nhiều rắc rối. Biết thêm
chuyện đời tư của thần tượng nghĩa là có thể hiểu rõ hơn một chút về đời sống
thần tượng, nhưng kèm theo đó là những rắc rối mà thần tượng có thể gặp
phải, vì vậy nên có thể hiểu được ở bảng này, có đến 79/200 em học sinh lựa
chọn Không ý kiến, chiếm tỷ lệ cao nhất trong bảng.

78
2.2.10. Tôi thích theo dõi và lắng nghe chuyện về thần tượng khi
đang ở cùng một đám đông

Hình 2.2.10 Biểu đồ phân loại kết quả của câu hỏi “Tôi thích theo dõi và lắng
nghe chuyện về thần tượng khi đang ở cùng một đám đông”

Nhận xét và đánh giá: S ​ ồng ý ​và ​Cực kì đồng ý k​ hi


​ ố lượng học sinh Đ
nghe được chuyện về thần tượng lúc đang ở cùng một đám đông lần lượt là 83
và 23, gấp hai lần số lượng học sinh ​Không đồng ý ​là 22 học sinh và ​Cực kì
không đồng ý ​(7 học sinh). Việc này cho thấy đa phần học sinh có cùng mong
muốn được nghe nhắc tới thần tượng của mình cùng với một đám đông để
thấy được nhiều người có chung một mối quan tâm và cho thấy được sự nổi
bật của thần tượng, sức ảnh hưởng đối với mọi người xung quanh.

79
2.2.11. Tôi luôn suy nghĩ về thần tượng, thậm chí cả lúc tôi không
muốn

Hình 2.2.11 Biểu đồ phân loại kết quả của câu hỏi “Tôi luôn suy nghĩ về
thần tượng, thậm chí cả lúc tôi không muốn”

Nhận xét và đánh giá: V ​ ới 71/200 học sinh ​Không đồng ý v​ à 38/200
Cực kì không đồng ý ​với việc luôn suy nghĩ đến thần tượng kể cả khi không
muốn cho thấy các em vẫn có thể làm chủ được suy nghĩ của mình đối với
văn hóa thần tượng. Tuy nhiên, vẫn có 6 học sinh ​Rất đồng ý ​và hơn 20 học
sinh ​Đồng ý v​ ới ý kiến này. Điều này cho thấy vẫn còn tồn tại một số lượng
các em học sinh bị “ám ảnh” với thần tượng và có thể dẫn đến việc các em sẽ
dễ dàng bị phân tâm, quên đi những điều giá trị khác xung quanh mình.

2.2.12. Tôi cảm thấy dễ dàng khi nhớ những sở thích của thần
tượng

80
Hình 2.2.12 Biểu đồ phân loại kết quả của câu hỏi “Tôi cảm thấy dễ dàng khi
nhớ những sở thích của thần tượng”

Nhận xét và đánh giá: ​Sở thích của thần tượng được đa phần các bạn
học sinh nhớ đến dễ dàng với 61 người ​Đồng ý v​ à 14 người C ​ ực kì đồng ý.​
Tuy nhiên, vẫn có 40 học sinh ​Không đồng ý v​ à 19 người ​Cực kì không đồng
ý,​ chiếm gần ¼ số lượng làm khảo sát. Sở thích của thần tượng có thể được
xem là những điều cơ bản nhất mà những người hâm mộ biết đến và trao đổi
với nhau. Vậy nên việc nhớ những sở thích đó đối với những người hâm mộ
là điều dễ dàng, hơn nữa là ở các bạn học sinh có nhiều thời gian và trí nhớ tốt
hơn các lứa tuổi khác.

81
2.2.13. Nếu thần tượng của tôi bị buộc tội thì điều đó chắc chắn
không phải sự thật

Hình 2.2.13 Biểu đồ phân loại kết quả của câu hỏi “Nếu thần tượng của tôi bị
buộc tội thì điều đó chắc chắn không phải là sự thật”

Nhận xét và đánh giá: ​Trong trường hợp thần tượng của các học sinh
bị buộc tội, có đến 73/200 học sinh và 53/200 học sinh lựa chọn ​Không đồng
ý v​ à ​Cực kì không đồng ý v​ ới việc tin rằng đây không phải sự thực. Chỉ có 8 ý
kiến Đ ​ ồng ý ​và 3 người ​Rất đồng ý​. Việc này cho thấy khi thần tượng của họ
bị buộc tội và phạm phải sai lầm thì tỉ lệ bênh vực thần tượng hay có một
niềm tin sâu sắc vào thần tượng khá ít. Tuy nhiên, nhóm nghiên cứu cho rằng
các em nên có sự chọn lọc và kiểm chứng thông tin trước khi quyết định chắc
chắn tin hay không tin một cáo buộc nào đó.

82
2.2.14. Sẽ thật tuyệt vời nếu tôi và thần tượng cùng được ở chung
một chỗ trong vài ngày

Hình 2.2.14. Biểu đồ phân loại kết quả của câu hỏi “Sẽ thật tuyệt vời nếu tôi
và thần tượng cùng được ở chung một chỗ trong vài ngày”

Nhận xét và đánh giá: ​2/3 số lượng học sinh tham gia khảo sát ​Đồng ý
với quan điểm được ở chung với thần tượng trong một vài ngày sẽ thật tuyệt
vời. 19 học sinh ​Không đồng ý v​ à 11 học sinh ​Cực kỳ không đồng ý v​ ới ý kiến
trên. Được ở cùng thần tượng là một việc mà người hâm mộ cảm thấy may
mắn và hạnh phúc nên việc có nhiều lựa chọn đồng ý là điều dễ hiểu. Bên
cạnh đó, có thể là do có sự tự ti về bản thân hoặc ngại giao tiếp nên có 30 bạn
Không đồng ý với tình huống này.

83
2.3. Nhận xét và đánh giá kết quả điều tra khảo sát qua phương pháp
phỏng vấn về tác động của văn hóa thần tượng đến học sinh THPT tại
TP.HCM

2.3.1. Ý nghĩa của văn hóa thần tượng

Trường Trường
Xu hướng trả lời
chuyên không chuyên

Giải trí 8/25 7/25

Nguồn cảm hứng, động lực 11/25 12/25

Chỗ dựa tinh thần 2/25 0/25

Không quan trọng 4/25 6/25

Bảng 2.3.1. Bảng tổng hợp ý nghĩa văn hóa thần tượng

Nhận xét và đánh giá: Cả học sinh trường chuyên và thường đều có
quan niệm về ý nghĩa văn hóa thần tượng tương đồng nhau. Hầu hết các em
đều nghĩ văn hóa thần tượng là ​nguồn cảm hứng, động lực để các em phấn
đấu hơn trong cuộc sống. Một số khác thì nghĩ thần tượng sẽ mang lại ​niềm
vui cho đời sống tinh thần, là phương tiện để giải trí. Có 2 em học trường
chuyên nghĩ thần tượng là ​chỗ dựa tinh thần. Cuối cùng là có đến 10/50 em
không quan trọng hoặc không quan tâm đến văn hóa thần tượng. Nếu có khái
niệm rõ ràng thì các em mới có định hướng đúng đắn trong việc hâm mộ và
nhận lại được những ý nghĩa tích cực từ việc hâm mộ thần tượng.

84
2.3.2. Hâm mộ thần tượng một cách có văn hóa

Trường
Trường
Xu hướng trả lời không
chuyên
chuyên

Không có hành động quá khích, biết tôn


14/25 13/25
trọng đời tư của thần tượng

Ủng hộ các sản phẩm của thần tượng không


5/25 0/25
quá khả năng tài chính

Không gây áp lực lên thần tượng 5/25 8/25

Không chê bai thần tượng của người khác 0/25 4/25

Không bỏ bê việc học 1/25 0/25

Bảng 2.3.2. Bảng tổng hợp định nghĩa hâm mộ thần tượng một cách có văn
hóa

Nhận xét và đánh giá: Phần lớn học sinh của cả hai trường đều chỉ ra
được những hành động quá khích khi gặp thần tượng, theo dõi thần tượng sát
sao... là những hành động sai trái, và đó là những hành động thiếu văn hóa.
Hơn nữa, ở phía các em học trường chuyên còn có nhiều ý kiến về việc ủng
hộ thần tượng ​không quá khả năng tài chính của bản thân,​ cho thấy các em có
cái nhìn đến vấn đề kinh tế, chứ không đơn thuần là xem xét những hành
động bản thân trong việc hâm mộ thần tượng. Thêm nữa các em còn chỉ ra
việc ​gây áp lực lên thần tượng cũng là một cách hâm mộ thiếu văn hóa. Mặt
khác, các em trường không chuyên cho rằng không chê bai thần tượng của
người khác là biểu hiện của việc hâm mộ có văn hóa.

85
2.3.3 Nguyên nhân giới trẻ cần có thần tượng cho bản thân:

Trường
Trường
Xu hướng trả lời không
chuyên
chuyên

Là nguồn động lực, chuẩn mực hướng


15/25 23/25
đến

Là người để giới trẻ có thể bày tỏ tình


2/25 0/25
cảm

Kết nối giới trẻ 2/25 0/25

Giải trí 2/25 1/25

Không cần thần tượng 4/25 1/25

Bảng 2.3.3. Bảng tổng hợp nguyên nhân giới trẻ cần có thần tượng cho bản
thân

Nhận xét và đánh giá: Có cho mình một thần tượng là điều cần thiết
cho cuộc sống. 15/25 em trường chuyên và 23/25 em trường không chuyên
cho rằng việc có thần tượng sẽ giúp các em có ​chuẩn mực để hướng đến. Phía
trường chuyên thì các em mở rộng ra nhiều nguyên nhân hơn. Có em cho rằng
thần tượng sẽ là đ​ ối tượng để các em bày tỏ, thể hiện tình cảm, sở thích,
những điều này là cần thiết đối với lứa tuổi của các em. Cũng có em thấy
được ​sự kết nối với người khác thông qua việc có thần tượng. Có chung thần
tượng nghĩa là có chung sở thích, điều này giúp các em dễ dàng tìm hiểu và
thân thiết với nhau hơn. Ngược lại, cũng có một số ít em nghĩ rằng ​không cần
thần tượng cho mình,​ thần tượng chỉ giúp các em giải trí, không có cũng
không sao.

86
2.3.4. Thần tượng có tạo ra cho bạn một chuẩn mực để hướng tới?

Trường
Trường
Xu hướng trả lời không
chuyên
chuyên

Có tạo ra chuẩn mực 9/25 13/25

Có nhưng chỉ một phần, một khía cạnh 5/25 4/25

Có tạo ra những chuẩn mực, đặc biệt là


5/25 3/25
những mặt tích cực

Không tạo ra chuẩn mực nhưng vẫn tồn


2/25 0/25
tại những câu chuyện để truyền động lực

Không tạo ra chuẩn mực 4/25 2/25

Tuỳ vào mỗi người; có thể có, có thể


0/25 3/25
không

Bảng 2.3.4. Bảng tổng hợp ý kiến về việc thần tượng tạo ra cho bạn một
chuẩn mực

Nhận xét và đánh giá: ​Qua thống kê, có thể thấy dù là học sinh trường
chuyên hay trường không chuyên, thần tượng cũng có tác động đến việc hình
thành những chuẩn mực bên trong các em (với tổng số 22/50 câu trả lời là
Có)​ . Bên cạnh đó, có đến 8/50 em nhấn mạnh những giá trị chuẩn mực mà
thần tượng đem lại. Bạn Nguyễn Lê Nhật Vy, 17 tuổi, học sinh trường không
chuyên, cho rằng “Có, những người tôi thần tượng hầu hết đều truyền cảm
hứng sống cho tôi rất nhiều, họ là những chuẩn mực mà tôi hướng đến để
hoàn thiện bản thân.” Còn bạn Tống Thị Mỹ Phát, 18 tuổi, học sinh trường
chuyên, cho rằng “Tất nhiên là có, để trở thành một phiên bản “Tôi” tốt hơn
trong tương lai.” Có 9/25 trả lời có, song những chuẩn mực ấy chỉ là một

87
phần, một khía cạnh nào đó trong cuộc sống của các em. Như bạn Nguyễn
Minh Anh, 18 tuổi, học sinh trường chuyên, cho rằng: “Một phần, bởi ta có xu
hướng bị ảnh hưởng bởi những gì thần tượng đạt được.”

Ngược lại, có 6/50 em cho rằng thần tượng ​Không tạo ra chuẩn mực và
2/50 em cho rằng mặc dù thần tượng không tạo ra chuẩn mực nhưng họ đã
cho các em những câu chuyện để làm động lực. Ngoài ra, có 3/50 cho rằng
việc thần tượng có tạo chuẩn mực hay không là ​Tuỳ thuộc vào bản thân mỗi
người, có thể có và cũng có thể không.

Dựa vào số liệu trên, có thể thấy tỉ lệ các bạn trả lời ​Có là 78%, chứng
tỏ thần tượng có tạo ra động lực cho các học sinh THPT, dù là toàn bộ hay chỉ
là một phần, một khía cạnh nào đó. Với học sinh trường chuyên, tỉ lệ chọn
giữa ​Có và ​Không​: 76% và 34%. Tỉ lệ này ở học sinh trường không chuyên là
90% và 10% (không tính các lựa chọn ​Có thể). Điều này chứng tỏ, thần tượng
có tác động đến chuẩn mực của các em học sinh trường không chuyên nhiều
hơn trường chuyên. Trích xuất một số câu trả lời, bạn Vũ Minh Như, 18 tuổi,
học sinh trường chuyên cho rằng: “Không, tôi đi theo con đường của chính
mình”; bạn Lê Khánh Loan, 18 tuổi, trường không chuyên cho rằng: “Có. Vì
mình sẽ nhìn theo phong cách, lối sống của họ để làm theo thậm chí cả hành
động thói quen.”

2.3.5. Những mặt tích cực mà văn hóa thần tượng mang lại

Trường
Trường
Xu hướng trả lời không
chuyên
chuyên

Tạo những giá trị, lối sống tích cực;


3/25 8/25
mang đến niềm vui

Tạo động lực để thay đổi bản thân tốt


15/25 13/25
hơn; là tấm gương để học hỏi theo

Tinh thần đoàn kết, giao lưu văn hoá 2/25 2/25

88
Đem đến cách bộc lộ cảm xúc với
4/25 2/25
người mình thích; văn hoá ứng xử

Tinh thần tự lập 1/25 0/25

Bảng 2.3.5. Bảng tổng hợp những mặt tích cực mà văn hóa thần tượng mang
lại

Nhận xét và đánh giá: ​Dựa theo bảng trên, hơn 1/2 số học sinh làm
khảo sát cho rằng, mặt tích cực mà thần tượng mang lại là T ​ ạo động lực để
hoàn thiện bản thân với 28/50 câu trả lời. 8/50 em cho rằng thần tượng sẽ
mang lại những giá trị tích cực, khuyến khích sống lành mạnh, 4/50 em cho
rằng văn hóa thần tượng sẽ ​giúp lan tỏa các luồng văn hoá khác, tạo tinh thần
đoàn kết giữa những người hâm mộ, 6/50 em cho rằng văn hóa thần tượng
giúp các em xây dựng những chuẩn mực trong văn hoá giao tiếp, ứng xử hằng
ngày​ và 1/50 em cho rằng văn hóa thần tượng giúp em tự lập.

Có thể thấy, với số lượng các em trả lời nhiều nhất, điều tích cực nhất
mà văn hóa thần tượng mang lại cho các học sinh THPT là đã giúp các em
hình thành một hình mẫu, một tấm gương để các em noi theo, ngày càng hoàn
thiện bản thân các em hơn. Đó có thể là tấm gương về sự cố gắng như theo
bạn Ngô Quốc Việt, 18 tuổi, học sinh trường không chuyên chia sẻ: “Khi thần
tượng một người thì có thể nhận ra được những điểm mình cần cải thiện. Vì
thần tượng luôn là những người ưu tú về một mặt nào đó, phổ biến nhất là ca
hát, nhảy múa. Thêm nữa đối với việc thần tượng người nước ngoài thì có thể
giúp mình hiểu thêm được về văn hóa, con người, ngôn ngữ nước đó”; cũng
có thể, thần tượng sẽ đóng vai trò là người dẫn đầu, đi tiên phong, như theo
bạn Nguyễn Đức Lam Thảo, 18 tuổi, học sinh trường chuyên cho biết:
“Những người tiên phong cho xu hướng, đặc biệt là thời trang, nếp sinh hoạt;
Kết nối cộng đồng người trẻ với nhau thông qua việc cùng thần tượng chung
một/nhiều người; Những câu chuyện về hành trình trở thành một người nổi
tiếng của thần tượng chính là cảm hứng cho mỗi người.”

89
Bên cạnh đó, nhiều em cho rằng việc thần tượng mang lại niềm vui và
cảm xúc tích cực là điểm lành mạnh của văn hóa thần tượng. Ở trường không
chuyên, các em có xu hướng tìm đến thần tượng để ​giải trí, có những cảm xúc
tích cực nhiều hơn là ở các trường chuyên (với số lượng 8 em ở trường không
chuyên và 3 em ở trường chuyên). Do đó, có thể thấy, với các em học sinh
THPT, việc có thần tượng mang lại rất nhiều lợi ích về mặt hình thành nên
những đức tính, thói quen tốt đẹp.

2.3.6. Những mặt tiêu cực mà văn hóa thần tượng mang lại

Trường
Trường
Xu hướng trả lời không
chuyên
chuyên

Sự hâm mộ quá khích sẽ gây ra nhiều hệ


13/25 12/25
luỵ

Sự đua đòi, tiêu xài hoang phí; lãng phí


8/25 5/25
thời gian, xao nhãng việc học

Bị ảnh hưởng bởi những cảm xúc tiêu


2/25 4/25
cực; làm theo tệ nạn

Không đem đến tiêu cực 2/25 4/25

Bảng 2.3.6. Bảng tổng hợp những mặt tiêu cực mà văn hóa thần tượng mang
lại

Nhận xét và đánh giá: ​Theo số liệu từ bảng trên, có thể thấy, tác động
tiêu cực nhất mà văn hóa thần tượng mang lại là tạo ra những “fan cuồng”,
“fan quá khích”. Những người hâm mộ này vì quá yêu mến thần tượng mà sẵn
sàng làm nhiều điều dại dột, không hay. Có đến 25/50 em nhận thức được
điều này. Bên cạnh đó, có 13/50 em cho rằng văn hóa thần tượng khiến các

90
em ​lãng phí thời gian, tiền bạc và bị xao nhãng trong việc học, 6/50 em cho
rằng những ​cảm xúc, hành vi tiêu cực của thần tượng có thể ảnh hưởng trực
tiếp để nhận thức của các em. Đặc biệt, có 6/50 em cho rằng ​văn hóa thần
tượng không đem lại tiêu cực.

Nhìn chung, đa số các em đều nhận ra những mặt tiêu cực của văn hóa
thần tượng, mà điều hay bị lên án nhất là thái độ cuồng quá khích của một bộ
phận người hâm mộ. Bạn Nguyễn Ngọc Thuỷ Tiên, 18 tuổi, học sinh trường
chuyên chia sẻ: “Một số cá nhân có thể hiểu sai cách yêu và khiến cho tình
yêu đó trở nên tiêu cực. Chẳng hạn như việc ích kỷ chỉ muốn thần tượng là
của mình, dẫn đến việc quản thúc cả cuộc sống cá nhân, tình cảm riêng tư của
thần tượng. Bên cạnh đó còn là việc các fandom công kích lẫn nhau để bảo vệ
thần tượng của mình, khiến cho cộng đồng fan để lại ấn tượng không tốt trong
mắt mọi người.” Ngoài ra, việc chạy theo thần tượng một cách thiếu kiểm
soát cũng làm ảnh hưởng đến cuộc sống thường ngày của các em, mà tiêu
biểu là việc quản lý chi tiêu và thời gian sẽ không được kiểm soát. Bạn Trần
Thị Quỳnh Như, 17 tuổi, học sinh trường không chuyên chia sẻ: “Đối với
mình thì không mặt tiêu cực nhưng có lẽ văn hóa thần tượng với nhiều người
là tất cả thế nên họ dành gần hết thời gian cho thần tượng, đó có thể cản trở
việc học hành và đi làm của người đó.”

Tuy nhiên, bên cạnh đó, cũng có một số em cho rằng bản thân văn hóa
thần tượng không tiêu cực, mà chính những cá nhân trong văn hoá đó có
những suy nghĩ và hành vi lệch lạc mới khiến nhiều người có cái nhìn tiêu cực
về văn hóa thần tượng. Bạn Vũ Thảo Nhi, 18 tuổi, học sinh trường không
chuyên nhận định: “Mình nghĩ bản thân văn hóa thần tượng nó đã mang ý
nghĩa tốt vì có chữ “văn hóa”. Còn những thực trạng xấu liên quan đến hâm
mô ̣ thần tượng nó nằm ở vấn đề cá nhân những người đó đã làm nó biến
tướng xấu đi.” Số lượng các em ở trường không chuyện đồng tình với vấn đề
này nhiều hơn các em ở trường chuyên (với số lượng lần lượt là 4 em và 2
em).

91
2.3.7. Theo bạn, những lệch lạc so với chuẩn mực chung mà hiện
tượng cuồng thần tượng có thể tạo ra là gì?

Dựa trên 50 câu trả lời hợp lệ thu được, chúng tôi chia các câu trả lời
thành 3 nhóm lệch lạc vì hiện tượng cuồng thần tượng:

Trường
Trường
Xu hướng trả lời không
chuyên
chuyên

Hành động 19/25 17/25

Tư duy 6/25 6/25

Không có 0/25 2/25

Bảng 2.3.7. Bảng tổng hợp những lệch lạc so với chuẩn mực chung mà hiện
tượng cuồng thần tượng có thể tạo ra

Nhận xét và đánh giá: Qua bảng thống kê trên, số lượng học sinh với
ý kiến hiện tượng cuồng thần tượng có thể gây ra những lệch lạc về hành
động chiếm ưu thế (với 19/25 ý kiến của học sinh trường chuyên và 17/25 ý
kiến của học sinh trường không chuyên). Ngoài ra, số lượng học sinh ở hai
trường cho rằng hiện tượng cuồng thần tượng có thể dẫn đến l​ệch lạc về tư
duy là bằng nhau, với 6/25 ý kiến mỗi trường. Các ý kiến cho rằng ​không có
ảnh hưởng nào ở trường không chuyên chiếm 2 phiếu.

Từ số liệu trên, ta có thể thấy được hầu hết các bạn học sinh đều nhận
thấy được những lệch lạc so với chuẩn mực chung của xã hội mà hiện tượng
cuồng thần tượng gây ra. Tuy nhiên vẫn có một số ít các bạn không nhận thức
được sự ảnh hưởng của văn hóa thần tượng, đây là đối tượng cần chú ý vì
không nhận ra được sự nguy hiểm của văn hoá này.

92
2.3.8. Bạn có suy nghĩ gì khi một bộ phận học sinh THPT hiểu sai
về văn hóa thần tượng?

Dựa trên 50 câu trả lời hợp lệ thu được, chúng tôi chia các câu trả lời
thành 3 suy nghĩ cho việc học sinh THPT hiểu sai về văn hóa thần tượng:

Trường
Trường
Xu hướng trả lời không
chuyên
chuyên

Tư duy chưa hình thành 7/25 10/25

Lệch lạc trong suy nghĩ 18/25 11/25

Không ý kiến 2/25 4/25

Bảng 2.3.8. Bảng tổng hợp ý kiến về một bộ phận học sinh THPT hiểu sai về
văn hóa thần tượng

Nhận xét và đánh giá: Qua bảng thống kê trên, số lượng học sinh
Không ý kiến về bộ phận học sinh THPT hiểu sai về văn hóa thần tượng
chiếm tỉ lệ ít nhất, chỉ có 2/25 ý kiến của học sinh trường chuyên và 4/25 ý
kiến của học sinh trường không chuyên. Vị trí thứ 2 cho rằng do tư duy của
học sinh THPT chưa được hình thành nên hiểu sai về văn hóa thần tượng. Tuy
nhiên, số lượng ý kiến của học sinh trường không chuyên nhiều hơn so với ý
​ ệch lạc
kiến của học sinh trường chuyên với tỉ lệ lần lượt là 10/25 và 7/25. L
trong suy nghĩ chiếm tỉ lệ cao nhất với 18/25 ý kiến của học sinh trường
chuyên và 11/25 ý kiến của học sinh trường không chuyên.

Từ bảng thống kê ta có thể rút ra rằng học sinh trường chuyên cho rằng
việc lệch lạc trong suy nghĩ là nguyên nhân lớn dẫn đến việc các học sinh
hiểu sai về văn hóa thần tượng. Trong khi đó, học sinh trường không chuyên
lại có ý kiến vì lứa tuổi học sinh THPT chưa được hình thành tư duy và chưa
có nhận thức đúng nên dễ rơi vào việc hiểu biết sai. Vì vậy nên cảm xúc của

93
các bạn học sinh trường chuyên khá thất vọng với các hiện tượng này, còn
học sinh trường thường sẽ có cái nhìn cảm thông hơn.

2.3.9. Theo bạn, sự “hâm mộ bị biến tướng” (cuồng thần tượng đến
mức có những hành động quá khích) ảnh hưởng như thế nào đến tâm lý
của các bạn học sinh THPT?

Dựa trên 50 câu trả lời hợp lệ thu được, chúng tôi chia các câu trả lời
thành 3 nhóm tâm lý bị ảnh hưởng bởi văn hóa thần tượng sau:

Xu hướng trả lời Trường Trường


chuyên không
chuyên

Tâm lý không ổn định (Do xúc động, quá


12/25 14/25
khích)

Tâm lý bị tiêu cực (Trầm cảm, lo âu, nóng


13/25 11/25
nảy)

Không ảnh hưởng 0/25 1/25

Bảng 2.3.9. Bảng tổng hợp ý kiến về sự “hâm mộ bị biến tướng”ảnh hưởng
đến tâm lý học sinh THPT

Nhận xét và đánh giá​: Qua bảng khảo sát trên, ý kiến của các bạn học
sinh trường chuyên cho rằng tâm lý của các bạn học sinh không ổn định như
dễ xúc động, quá khích ít hơn so với việc tâm lý bị tiêu cực nhưng chênh lệch
không đáng kể, với tỉ lệ lần lượt là 12/25 và 13/25. Ngược lại, số lượng ý kiến
của học sinh trường không chuyên cho rằng ​Tâm lý không ổn định lớn hơn so
với ​Tâm lý bị tiêu cực (14/25 ý kiến và 11/25). Một ý kiến của học sinh
trường thường cho rằng sự “hâm mộ biến tướng" sẽ Không ảnh hưởng.

Từ bảng khảo sát trên, ta có thể thấy được sự chênh lệch về việc ảnh
hưởng của hiện tượng hâm mộ thần tượng đến tâm lý không có sự khác biệt

94
quá lớn. Đều là những ảnh hưởng đáng phải để ý như sự quá khích hay dễ
dàng trầm cảm, nóng nảy. Nhìn chung, các em không thể làm chủ được cảm
xúc của mình khi bị ảnh hưởng bởi văn hóa thần tượng.

2.3.10. Bạn hiểu như thế nào về những hiện tượng mạng như Khá
Bảnh, Huấn Hoa Hồng? Đó là một loại văn hóa thần tượng hay là một
kiểu khác biệt xã hội?

Dựa trên 50 câu trả lời hợp lệ thu được, chúng tôi chia các câu trả lời
thành 4 nhóm chính:

Xu hướng trả lời Số lượng

Khác biệt xã hội 39/50

Văn hóa thần tượng 1/50

Không quan tâm 3/50

Hiện tượng mạng 7/50

Bảng 2.3.10. Bảng tổng hợp ý kiến về những hiện tượng mạng như Khá Bảnh,
Huấn Hoa Hồng

Nhận xét và đánh giá: Qua bảng thống kê trên, đa số học sinh đều cho
rằng các hiện tượng như Khá Bảnh, Huấn Hoa Hồng là một kiểu ​Khác biệt xã
​ iện tượng mạng,
hội (chiếm 39/50 ý kiến), số còn lại đưa ra câu trả lời là H
Không quan tâm với tỷ lệ phần trăm lần lượt là 7/50 ,3/50 ý kiến. Câu trả lời
Văn hóa thần tượng chiếm tỷ lệ nhỏ nhất với 1/50 ý kiến.

Từ các số liệu trên, có thể thấy hầu hết các học sinh ở độ tuổi THPT
đều có nhận thức đúng đắn về các hiện tượng mạng mang tính tiêu cực như
Khá Bảnh, Huấn Hoa Hồng... Các em học sinh đưa ra câu trả lời Khác biệt xã
hội đều đưa ra suy nghĩ rằng đây là một vấn đề cần được tẩy chay và triệt tiêu.
Bên cạnh đó, một số học sinh khác lại đưa ra câu trả lời ​Hiện tượng mạng và

95
lý giải rằng Khá Bảnh, Huấn Hoa Hồng chỉ là những hiện tượng mạng xã hội
được nâng lên bởi dư luận và sẽ có xu hướng chìm xuống nhanh chóng. Ngoài
ra, một nhóm học sinh khác thì trả lời chung là ​Không quan tâm với hai lý do
là ​không có nhu cầu tìm hiểu và chạy theo các xu hướng trên mạng xã hội và
chưa được tiếp cận với những hiện tượng này​. Cuối cùng là câu trả lời ​Văn
hóa thần tượng, nhóm nghiên cứu cho rằng có thể xem Khá Bảnh, Huấn Hoa
Hồng là một dạng thần tượng nếu như họ có người hâm mộ hay quý trọng, tuy
nhiên không thể xếp họ vào thể loại văn hóa thần tượng vì những ảnh hưởng
tiêu cực họ gây ra cho cộng đồng người hâm mộ, nhất là khi độ tuổi của cộng
đồng này còn rất trẻ (hầu hết đều là vị thành niên), việc vẫn có câu trả lời cho
rằng những cá nhân trên là một dạng văn hóa thần tượng thể hiện các em vẫn
còn chưa đủ kiến thức và bị lệch lạc trong việc định nghĩa thế nào là văn hóa
thần tượng. Không có sự khác biệt trong câu trả lời giữa các em học sinh
trường thường và trường chuyên ở câu hỏi này.

2.3.11. Thần tượng của bạn là ai?

Dựa trên 50 câu trả lời hợp lệ thu được, chúng tôi chia các câu trả lời
thành 6 nhóm ngành nghề:

Xu hướng trả lời Số lượng

Ca sĩ 33/50

Diễn viên 4/50

Không thần tượng 5/50

Nhà sáng tạo nội dung 4/50

Những người thân thiết xung quanh 3/50

Tỷ phú 1/50

96
Nhà văn 1/50

Nhà nghiên cứu 1/50

Bảng 2.3.11. Bảng tổng hợp ý kiến về câu hỏi “Thần tượng của bạn là ai?”

Nhận xét và đánh giá: Qua bảng thống kê trên, đa số thần tượng của
các em học sinh THPT hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật, trong đó ca sĩ là
nghề nghiệp có tỷ lệ trả lời cao nhất (chiếm 33/50 ý kiến), số còn lại đưa ra
câu trả lời là ​Diễn viên,​ ​Không thần tượng, ​Nhà sáng tạo nội dung với số
lượng lần lượt là 4/50, 5/50, 4/50 ý kiến. Câu trả lời ​Những người thân thiết
xung quanh đứng thứ 4 với 3/50 ý kiến. Nhóm các câu trả lời còn lại gồm T ​ ỷ
phú,​ ​ Nhà văn,​ ​Nhà nghiên cứu với tỷ lệ tương ứng đều là 1/50 ý kiến.

Từ các số liệu trên, có thể thấy xu hướng lựa chọn thần tượng của học
sinh THPT tương đối đa dạng ở nhiều ngành nghề, tuy nhiên sự đa dạng này
hầu hết chỉ tập trung ở các em học sinh trường chuyên, còn các em học sinh
trường THPT Nguyễn Khuyến đa số đều lựa chọn thần tượng thuộc các lĩnh
vực nghệ thuật, giải trí. Bên cạnh đó, không có câu trả lời nào cho thấy các
em học sinh bị lệch lạc trong việc lựa chọn thần tượng.

2.3.12. Nếu được gặp thần tượng bạn sẽ làm gì?

Dựa trên 50 câu trả lời hợp lệ thu được, chúng tôi chia các câu trả lời
thành 7 nhóm hành động:

Xu hướng trả lời Số lượng

Bắt tay, chụp hình, xin chữ ký 24/50

Tặng quà 2/50

Cổ vũ, bày tỏ tình cảm 8/50

97
Học hỏi 5/50

Trò chuyện, tâm sự 5/50

Ngất xỉu 2/50

Không biết 4/50

Bảng 2.3.12. Bảng tổng hợp ý kiến về những hành động sẽ làm nếu được gặp
thần tượng

Nhận xét và đánh giá: Qua bảng thống kê trên, phương án là B ​ ắt tay,
xin chữ ký, chụp hình với mục đích lưu làm kỷ niệm được các em học sinh
THPT lựa chọn nhiều nhất với số lượng là 24/50 ý kiến. Số còn lại đưa ra câu
trả lời là ​Cổ vũ, bày tỏ tình cảm; H​ ọc hỏi; ​Trò chuyện, tâm sự với tỷ lệ lựa
chọn lần lượt là 8/50, 5/50, 5/50 ý kiến. Câu trả lời ​Tặng quà đứng thứ 4 với
tỷ lệ là 2/50 ý kiến. Nhóm các câu trả lời còn lại gồm N​ gất xỉu; Không biết sẽ
làm gì​ với tỷ lệ tương ứng là 2/50, 4/50 ý kiến.

Từ các số liệu trên, có thể thấy đa số các em học sinh THPT đều lựa
chọn phương thức hành động để bày tỏ sự quý trọng của mình với thần tượng
tương đối đúng đắn, có chừng mực và văn minh, đáp ứng đúng tiêu chí của
văn hóa thần tượng. Bắt tay, chụp ảnh, xin chữ ký đều là những hoạt động
giao lưu phổ biến giữa người hâm mộ và thần tượng. Bên cạnh đó, việc đưa ra
​ ọc hỏi; ​Trò chuyện, tâm sự cũng cho thấy thần tượng đóng vai trò
câu trả lời H
quan trọng cuộc sống và quá trình hoàn thiện bản thân của các em. Tuy nhiên
vẫn còn tồn tại một số ít các em học sinh cho rằng mình sẽ ngất xỉu nếu được
gặp thần tượng, nhóm nghiên cứu cho rằng các em cần kiểm soát lại hành
động của mình để tránh gây tổn hại đến sức khỏe của bản thân. Không có sự
khác biệt trong câu trả lời giữa các em học sinh trường thường và trường
chuyên ở câu hỏi này.

98
2.3.13. Bạn đã tiếp xúc với thần tượng bao giờ chưa? Nếu muốn
tiếp xúc thì phải làm gì?

Trường
Trường
Xu hướng trả lời không
chuyên
chuyên
Chưa có cơ hội tiếp xúc với thần tượng 16/25 21/25
Đã tiếp xúc với thần tượng 2/25 4/25
Không có nhu cầu tiếp xúc với thần tượng 7/25 0/25

Bảng 2.3.13.1. Bảng tổng hợp ý kiến về việc tiếp xúc với thần tượng

Với câu hỏi “Bạn đã tiếp xúc với thần tượng bao giờ chưa?”, trong tổng
số 25 em học sinh trường Trung học Thực Hành ĐHSP tham gia trả lời phỏng
vấn, có 16 em trả lời ​Chưa có cơ hội tiếp xúc với thần tượng. Trong đó có 2
em cho biết bản thân cũng ​Không có nhu cầu tiếp xúc với thần tượng), 7 em
trả lời Đã tiếp xúc với thần tượng.

Cùng câu hỏi này, 21 em cho biết Chưa có cơ hội tiếp xúc với thần
tượng và 4 em trả lời ​Đã tiếp xúc với thần tượng trong tổng số 25 em tham gia
trả lời phỏng vấn ở trường THPT Nguyễn Khuyến.

Nhận xét và đánh giá: Có thể thấy, đa phần các em học sinh THPT
tham gia trả lời phỏng vấn đều chưa có cơ hội được gặp thần tượng. Việc các
em hâm mộ và theo dõi hoạt động của thần tượng hầu hết chỉ diễn ra qua các
phương tiện truyền thông và mạng xã hội.

Trường
Trường
Xu hướng trả lời không
chuyên
chuyên
Tham gia các buổi concert hay fanmeeting,
fansign của thần tượng 23/25 23/25

99
Phải làm trong lĩnh vực truyền thông,
Youtube 0/25 2/25

Không có ý định tìm cách tiếp xúc với thần


2/25 0/25
tượng

Bảng 2.3.13.2. Bảng tổng hợp ý kiến về việc cần làm nếu muốn tiếp xúc với
thần tượng

Nhận xét và đánh giá: ​Với câu hỏi “Nếu muốn tiếp xúc với thần tượng
thì phải làm gì?”, nhóm nghiên cứu nhận được 46/50 (ở cả trường chuyên và
trường không chuyên) ý kiến cho rằng cần phải ​Tham gia các buổi concert
hay fanmeeting, fansign của thần tượng. 2/25 ý kiến của các bạn trường
không chuyên cho rằng ​Phải làm trong lĩnh vực truyền thông, Youtube. 2/25
câu trả lời của các bạn trường chuyên cho rằng Không có ý định tìm cách tiếp
xúc với thần tượng. Em Nguyễn Đức Lam Thảo, 18 tuổi, học sinh trường
Trung học Thực Hành ĐHSP cho biết bản thân mình nghĩ “không nhất thiết
phải tìm cách gặp được thần tượng”.

2.3.14. Làm thế nào để việc hâm mộ thần tượng không ảnh hưởng
đến việc học của bạn?

Xu hướng trả lời Trường Trường


chuyên không
chuyên

Phân bố thời gian hợp lý giữa việc học và 14/25 13/25


việc quan tâm đến thần tượng

Phải có những giới hạn khi hâm mộ thần 8/25 6/25


tượng

100
Lấy thần tượng làm động lực học tập 3/25 6/25

Bảng 2.3.14. Bảng tổng hợp ý kiến về việc hâm mộ thần tượng không ảnh
hưởng đến việc học

Nhận xét và đánh giá: ​Các ý kiến trả lời câu hỏi này được chia làm 3
nhóm chính: ​Phân bố thời gian hợp lý giữa việc học và việc quan tâm đến
thần tượng; Phải có những giới hạn khi hâm mộ thần tượng v​ à Lấy thần
tượng làm động lực học tập.

14/25 ý kiến của các em trường Trung học Thực hành ĐHSP và 13/25
ý kiến của các em trường THPT Nguyễn Khuyến cho rằng cần phải ​Phân bố
thời gian hợp lý giữa việc học và việc quan tâm đến thần tượng, không để thứ
này xen lẫn vào thứ khác.

8/25 ý kiến của các em trường Trung học Thực hành ĐHSP và 6/25 ý
kiến của các em trường THPT Nguyễn Khuyến cho rằng ​Phải ​có những giới
hạn khi hâm mộ thần tượng. Em Trần Minh Long, 18 tuổi, học sinh trường
Trung học Thực Hành ĐHSP trả lời: “Cần tâm niệm rằng thần tượng chỉ là
những gì để bản thân hâm mộ, để giải trí sau những gì căng thẳng, vẫn yêu
vẫn hâm mộ mà vẫn phát triển được bản thân! Vì thần tượng cũng phát triển
và tiến bộ từng ngày nên mình cũng như thế!”. Còn em Đặng Thanh Phúc, 18
tuổi, học sinh trường THPT Nguyễn Khuyến cho biết: “Quan trọng vẫn là ở
bản thân. Phải biết điều tiết và kiểm soát được mình”.

3/25 ý kiến của các em trường Trung học Thực hành ĐHSP và 6/25 ý
kiến của các em trường THPT Nguyễn Khuyến trả lời bản thân mình Lấy thần
tượng làm động lực học tập.

Các ý kiến cho thấy các em đều có nhận thức việc học quan trọng hơn
và không để nó bị ảnh hưởng bởi việc quan tâm đến thần tượng. Qua câu hỏi
này, nhóm nghiên cứu không ghi nhận ý kiến nào cho rằng các em bị ảnh
hưởng đến việc học khi thần tượng một ai đó. Có thể thấy, ở độ tuổi này, các
em hầu hết đều đã có ý thức đặt ra giới hạn cho một vấn đề cụ thể.

101
2.3.15. Điều gì ở thần tượng làm bạn hâm mộ?

Trường
Trường
Xu hướng trả lời không
chuyên
chuyên

Tài năng 25/25 25/25

Bảng 2.3.15. Bảng tổng hợp ý kiến về những điều ở thần tượng làm bạn hâm
mộ

Nhận xét và đánh giá: ​Điểm chung ở 50 học sinh (cả trường chuyên
và không chuyên) tham gia phỏng vấn là đều trả lời hâm mộ thần tượng bởi
Tài năng của anh/cô ấy cho câu hỏi “Điều gì ở thần tượng làm bạn hâm mộ?”.
Ngoài ra còn có một số ý kiến khác kèm theo như vẻ đẹp bên ngoài, phong
cách sống, sự chăm chỉ, thông minh, sáng tạo…

Qua câu hỏi này, nhóm nghiên cứu nhận thấy ở tất cả đối tượng khảo
sát mà nhóm đặt vấn đề, 100% các em đều hâm mộ thần tượng một cách tích
cực, văn minh. Đây là một tín hiệu đáng mừng. Các câu trả lời phản ánh một
thực tế rằng, để các em thần tượng một ai đó, trước hết người đó phải có tài
năng. Điều này chứng tỏ rằng, xu hướng thần tượng của học sinh THPT
không phải là những hiện tượng mạng.

2.4. Đánh giá thực trạng chung về tác động của văn hóa thần tượng đến
học sinh THPT tại TP.HCM và lý giải

Từ những kết quả khảo sát trên, có thể thấy tình trạng chung hiện nay
của các em học sinh THPT là vẫn còn giới hạn định nghĩa về cụm từ “thần
tượng” trong phạm vi chỉ những người nổi tiếng hoạt động trong lĩnh vực giải
trí. Tình trạng này thể hiện rõ qua các câu hỏi khảo sát về ​ý nghĩa của văn hóa
thần tượng, ​nguyên nhân giới trẻ cần có thần tượng và t​ hần tượng của bạn là
ai.

102
Lý giải: Trong đời sống tinh thần, người nổi tiếng hoạt động trong lĩnh
vực giải trí dễ trở thành thần tượng, dễ trở thành người của công chúng hơn
cả. Vì họ thường hay xuất hiện nhiều, đặc biệt là trên các phương tiện truyền
thông. Các em học sinh THPT ở TP.HCM là đối tượng có điều kiện tiếp xúc,
giao lưu văn hóa với bên ngoài hơn cả. Mặc khác, độ tuổi từ 15 - 18 là đối
tượng mà truyền thông hướng tới và chiếm phần lớn những người tiêu thụ
truyền thông. Các em dễ có sự yêu thích, ủng hộ và đồng cảm với những ca sĩ,
diễn viên, những người hoạt động trong lĩnh vực giải trí... thông qua sự phơi
bày, phô trương của truyền thông, và có thể xuất hiện sự yêu thích dành cho
họ và mong muốn trở thành như họ.

Nhóm nghiên cứu còn nhận thấy thần tượng còn đóng vai trò quan
trọng trong đời sống tinh thần và ảnh hưởng đến quá trình phát triển của các
em. Điều này được thể hiện rõ hơn thông qua các kết quả khảo sát của các em
học sinh trường THPT Nguyễn Khuyến, phần đông các em đưa ra các câu trả
lời rằng “thần tượng tạo ra chuẩn mực để hướng tới” và “là nguồn động lực để
thay đổi”. Ngược lại, các em học sinh trường chuyên hầu như không cho rằng
thần tượng là chuẩn mực, mà chỉ dừng lại ở việc “tạo nguồn động lực” thông
qua các câu chuyện truyền cảm hứng, văn hóa ứng xử, tinh thần tự lập…

Nhìn chung thông qua các câu trả lời khảo sát trên, nhóm nghiên cứu
rút ra kết luận rằng đa số học sinh THPT có hành vi hâm mộ thần tượng và
suy nghĩ về văn hóa thần tượng tương đối chuẩn mực và tích cực, các em có
nhận thức đúng đắn về những vấn đề lệch chuẩn xung quanh việc thần tượng
và hiểu rõ hậu quả mà nó mang lại. Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại một bộ phận
nhỏ các em học sinh thuộc tình trạng “cuồng thần tượng” dẫn đến việc lệch
lạc trong suy nghĩ và ảnh hưởng đến hành vi trong tương lai, điển hình là
trong câu hỏi mục 14.5: ​Nếu anh/cô ấy chết, tôi cảm thấy mình cũng muốn
chết theo,​ có đến 1 người cực kì đồng ý và 11 người đồng ý rằng nếu thần
tượng chết cũng sẽ chết theo thần tượng. Đây có thể xem là một trong những
thực trạng cần được “báo động đỏ” về cách hâm mộ thần tượng.

Lý giải: Giao thời giữa tuổi thiếu niên và thanh niên là giai đoạn mà
những thay đổi do di truyền tương tác với những thay đổi trong môi trường xã
hội để tác động lên trải nghiệm của thanh thiếu niên. Do vậy, việc các em học

103
sinh THPT có cho mình một thần tượng, một hình mẫu là điều hoàn toàn bình
thường. Điều này có thể lý giải bằng việc thần tượng là một hiện tượng tự
nhiên của sự phát triển tâm sinh lí của con người, về bản chất nó là một biểu
hiện cho sự phát triển và sự nhận thức khách quan. Việc lựa chọn một hình
mẫu lý tưởng và nhận thức những giá trị tích cực, tiêu cực, những mặt tốt/xấu
của hình mẫu đó là hoàn toàn tùy theo mắt nhìn của các em, năng lực tư duy
và mang tính cá nhân mạnh mẽ.

Ngoài ra, câu hỏi mục 2.2.13: N​ ếu thần tượng của tôi bị buộc tội thì
điều đó chắc chắn không phải sự thật c​ ũng đã nêu ra một thực trạng đáng suy
ngẫm khi hiện nay giới trẻ đang có xu hướng tự “thần thánh hóa” thần tượng
của mình, áp đăṭ cho họ những hình mẫu hoàn hảo và đòi hỏi họ phải đáp ứng
được hình mẫu đó. Điều này đã dẫn đến tình trạng chỉ cần thần tượng bị buộc
tội hay vướng phải một vụ bê bối, người hâm mộ thường có những động thái
như minh oan hoặc sẵn sàng đáp trả bằng giọng điệu gay gắt với những ai có
ý muốn hạ bệ thần tượng của mình. Bên cạnh đó, một bộ phận giới trẻ sẽ hành
động ngược lại: mặc kệ, không quan tâm, thậm chí là từ bỏ và ghét thần tượng
của mình nếu họ phạm phải một sai lầm nào đó. Điều này cũng rất đáng quan
ngại, khi đó là biểu hiện của thái độ hâm mộ nửa vời. Liệu rằng với thái độ
như vậy, người ta có thể học hỏi được những cái tốt của người họ yêu mến?

Bên cạnh đó, một thực tế khác cần được xem xét đó chính là các bậc
phụ huynh không quan tâm đến sở thích thần tượng của con cái, cha mẹ đóng
vai trò rất quan trọng trong việc hỗ trợ con trẻ định hướng được sở thích và
mong muốn của bản thân. Chính vì thế, việc có đến 92,5% cha mẹ không
quan tâm đến việc thần tượng của con họ là một thực trạng cần được thay đổi.

Một thực trạng cuối cùng mà nhóm nghiên cứu muốn đề cập đến đó
chính là một số học sinh cho rằng bản thân không cần thần tượng, diễn ra
phần lớn ở các em học sinh thuộc trường chuyên. Mỗi người ai cũng nên có ít
một thần tượng để làm mục tiêu hay động lực phấn đấu. Việc các em không
hề có ai để thần tượng cho thấy các em có thể không xác định rõ phương
hướng mình đang đi, điều này ảnh hưởng rất nhiều vì các em đang ở những độ
tuổi cuối cùng còn ngồi ở ghế nhà trường, định hướng nghề nghiệp là điều mà

104
các em phải nghĩ đến trong tương lai gần. Đây cũng là một thực tế mà chúng
tôi đánh giá là đáng lưu ý.

105
TỔNG KẾT CHƯƠNG 2
Trong chương 2, nhóm nghiên cứu đã thu nhận các câu trả lời từ các
em học sinh THPT, từ đó rút ra các kết luận và có thể lý giải được về tâm lý,
hành vi của các em ở lứa tuổi này đối với thần tượng của mình và đối với
những người xung quanh.

Đối với dạng câu hỏi định lượng, nhóm đã thu nhận được 200 câu trả
lời từ các trường THPT trong khu vực TPHCM. Cụ thể có học sinh của 4
trường chuyên và 17 trường không chuyên tham gia trả lời câu hỏi định
lượng. Nhóm nhìn từ góc độ tâm lý của học sinh THPT đối với thần tượng
của mình trong các trường hợp cụ thể sẽ có thể có những hành vi như thế nào
để đưa ra các câu trả lời cho các em lựa chọn. Từ các câu trả lời về hành vi
như thói quen theo dõi thần tượng của các em, thời gian các em dành ra để
theo dõi thần tượng... nhóm nghiên cứu rút ra các kết luận về khái niệm hình
tượng trong các em phần lớn là những người nổi tiếng, có sức ảnh hưởng lớn
và các em sẵn sàng dành ra phần lớn thời gian trong ngày để theo dõi. Qua
các câu hỏi về sự tác động của thần tượng đến các em qua các khía cạnh như
phong cách, tính cách, sở thích, nhóm rút ra được có đông đảo các em bị ảnh
hưởng với số phần trăm của câu trả lời ​Có ảnh hưởng l​ ên đến hơn 40% cho
mỗi khía cạnh.

Trong câu hỏi định lượng, nhóm nghiên cứu còn đưa ra bảng đánh giá
mức độ cuồng thần tượng cho các em tự lựa chọn mức độ cho các hành vi của
mình. Với các câu hỏi đưa ra tình huống tiêu cực như “Nếu thần tượng chết,
tôi cảm thấy mình cũng muốn chết theo”, số liệu phần trăm câu trả lời đồng ý
tuy không nhiều, nhưng cũng là một tình trạng đáng báo động vì có một bộ
phận giới trẻ hiện nay bị tác động tiêu cực từ văn hóa thần tượng. Bên cạnh
đó, các vấn đề như theo dõi thần tượng, tìm hiểu sở thích của thần tượng hay
nghĩ về thần tượng mọi lúc mọi nơi cũng có số lượng phần trăm đồng ý cao,
chứng tỏ thần tượng đóng một vai trò khá quan trọng trong đời sống của các
em.

106
Đối với dạng câu hỏi định tính, nhóm nghiên cứu đã đi phỏng vấn lấy
thông tin tại trường chuyên THTH ĐHSP và trường không chuyên THPT
Nguyễn Khuyến. Hầu hết các câu trả lời cho một câu hỏi đều có những xu
hướng giống nhau ở cả hai trường, đôi khi có nhiều câu trả lời đặc biệt đến từ
các em học sinh trường chuyên. Các câu hỏi đưa ra trong phần này có phần
tương tự với câu hỏi định lượng, nhưng ở phần định tính câu trả lời được mở
rộng ra nhiều hướng hơn, cho thấy có sự đa dạng trong văn hóa hâm mộ thần
tượng. Ngoài ra, trong phần này nhóm đề cập về một số thành phần khác biệt
trên mạng xã hội và các em cơ bản có sự phân định rõ ràng đâu là thần tượng
và đâu là khác biệt. Tóm lại, trong phần này nhóm nghiên cứu rút ra được
những khái niệm, suy nghĩ về thần tượng mà các em học sinh THPT nghĩ đến,
những thói quen của các em khi theo dõi thần tượng và cách để các em phân
bố thời gian để có thể vừa theo dõi thần tượng vừa hoàn thành việc học tập.
Cơ bản câu trả lời thu về được cho thấy hầu hết các em đều cho rằng thần
tượng giúp cho cuộc sống tinh thần thêm thú vị và có thể sắp xếp được thời
gian hợp lý cho việc theo dõi thần tượng của mình. Nhưng bên cạnh đó vẫn có
một bộ phận nhỏ các em học sinh THPT vẫn còn có biểu hiện, xu hướng
“cuồng” thần tượng quá mức và điều đó có thể gây ảnh hưởng đến bản thân
và những người xung quanh các em.

107
CHƯƠNG 3

KIẾN NGHỊ MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỂ ĐỊNH HƯỚNG VĂN


HÓA THẦN TƯỢNG CHO HỌC SINH THPT TẠi TP.HCM

3.1. Đối với nhà trường

Ở bảng khảo sát, ý kiến của các học sinh cho rằng việc ​Lệch lạc về suy
nghĩ và ​Tâm lý chưa được hình thành hoàn chỉnh là nguyên nhân chính dẫn
đến hành vi lệch chuẩn của các học sinh bậc THPT. Qua đây ta có thể thấy
được tầm quan trọng của nhà trường trong việc định hình tâm lý cho các em
học sinh để có được sự lựa chọn về thần tượng một cách đúng đắn.

Nhà trường cần tổ chức các buổi hội thảo để lắng nghe ý kiến và trao
đổi để nắm bắt được tâm lý học sinh nhằm đưa ra phương pháp giáo dục phù
hợp. Cần giáo dục, truyền đạt, củng cố cho học sinh có đủ kiến thức và nhận
thức để lựa chọn thần tượng phù hợp và có cách cư xử đúng đắn. Bên cạnh
đó, dựa theo kết quả khảo sát, có 1 học sinh cực kì đồng ý và 11 học sinh
đồng ý rằng ​Nếu thần tượng của tôi chết, tôi cũng sẽ chết theo, nhưng đây là
một điểm quan trọng mà nhà trường cần hết sức lưu ý, nên phối hợp cùng với
gia đình để cùng giáo dục cho các em.

Ngoài ra, với tỉ lệ 33/50 học sinh hâm mộ các thần tượng là ca sĩ, nhà
trường có thể tổ chức các hoạt động ngoại khóa, tọa đàm, giao lưu văn hoá,
văn nghệ với các khách mời có chọn lọc bao gồm các tấm gương tốt, những
nhân vật có sức ảnh hưởng tích cực đến cộng đồng nhằm định hướng thần
tượng cho các em theo đuổi. Số ý kiến học sinh cho rằng thần tượng sẽ giúp
tạo ra động lực để thay đổi bản thân tốt hơn;​ ​là tấm gương để học hỏi noi
theo chiếm tới hơn 50%. Đây có thể trở thành một lý do để nhà trường tạo
điều kiện cho các em học sinh tiếp xúc với thần tượng của mình cũng như trở
thành một món quà tinh thần nhằm thúc đẩy các em học sinh nỗ lực học tập.

3.2. Đối với gia đình

Gia đình luôn là một chỗ dựa vững chắc, một bệ phóng vững vàng cho
con em của mình phát triển, vươn đến tương lai. Việc thường xuyên trao đổi,

108
trò chuyện với con cái để nắm bắt được tâm lý con em của mình là một điều
vô cùng cần thiết cho quá trình hình thành tâm lý của học sinh.

Xét về thực trạng hiện nay, chỉ một số lượng ít gia đình quan tâm đến
việc hâm mộ thần tượng của con mình, chiếm 7.5% trong tổng số 200 câu trả
lời. Số còn lại đến 92.5% là số lượng những gia đình dành ít sự quan tâm đối
với sở thích của con cái . Điều này cần hết sức lưu ý và cần được thay đổi
nhằm tránh gây ra các hành động không đáng có của con em vì bị ảnh hưởng
tiêu cực bởi sự biến tướng trong việc hâm mộ thần tượng. Tốt hơn hết, gia
đình nên quan sát hành vi của con em mình đối với thần tượng và giáo dục,
khuyên bảo để các em có sự lựa chọn thần tượng và cách cư xử phù hợp. Gia
đình nên có nhiều động thái quan tâm đến con cái hơn, vì những thay đổi sẽ
bắt nguồn từ các hành vi nhỏ nhất.

Mặc dù đa số học sinh đều cho rằng các hiện tượng như Khá Bảnh,
Huấn Hoa Hồng là một kiểu khác biệt xã hội (chiếm 39/50 ý kiến) nhưng mối
nguy hiểm đến từ mạng xã hội vẫn có thể ảnh hưởng tới việc lựa chọn thần
tượng của các em học sinh. 99,5% học sinh chọn ý kiến tiếp cận thần tượng
qua Internet, điều này có thể cho thấy đây là phương tiện có sức ảnh hưởng
lớn đến giới trẻ, đặc biệt là các em học sinh THPT. Phụ huynh cần đặc biệt
lưu ý đến việc sử dụng Internet của con em để tránh những rủi ro không đáng
có.

Định hướng thần tượng có sự chuyển biến theo lứa tuổi, ở lứa tuổi nào
cũng có thần tượng, chỉ có khác nhau ở cách biểu hiện ra bên ngoài. Ví dụ
như nam giới thì thần tượng bóng đá, những người thuộc thế hệ cha ông thì lại
thích nghe nhạc Trịnh, hay nhạc tiền chiến... Riêng ở lứa tuổi teen, thì cách
biểu hiện cuồng nhiệt hơn, do tính năng động và chưa có định hướng cụ thể
trong cách nhìn thần tượng. Người lớn hơn thì suy nghĩ về thần tượng lại khác
đi, một phần cũng là do các mối quan hệ và vấn đề sự nghiệp chi phối. Đây là
hiện tượng tâm lý thường thấy. Do vậy người lớn, các bậc phụ huynh thay vì
ngăn cấm dẫn đến hành vi bất mãn, phá phách ở các em thì nên tiếp cận với
sở thích của các em và định hướng rõ ràng cho các em biết việc hâm mộ là tốt
chứ không nên “phát cuồng”. Nếu phụ huynh phê phán thì vô tình làm cho

109
con cái hiểu rằng cha mẹ không hiểu gì cả và dần dần sẽ ít chia sẻ với cha mẹ,
vô tình tạo nên một khoảng cách rất khó để gần gũi các em.

Theo tiến sĩ Đinh Phương Duy, nguyên chủ tịch hội Tâm lý - Giáo dục
Việt Nam chia sẻ: “Nếu có thể, cha mẹ hãy tham gia cùng con trong các sự
kiện có thần tượng để con cảm thấy bố mẹ quan tâm những điều chúng quan
tâm.” Đây cũng là một phương pháp hiệu quả giúp rút ngắn khoảng cách thế
hệ giữa phụ huynh và con cái, từ đó hai bên có thể thấu hiểu nhau hơn và các
em cũng sẽ cảm thấy thoải mái hơn trong việc sẻ chia. Từ đó, các bậc phụ
huynh có thể dễ dàng hỗ trợ con định hướng và giải quyết những vấn đề, khúc
mắc của trẻ trong việc lựa chọn và hâm mộ thần tượng.

Đối với các trường hợp con em hâm mộ thần tượng theo hướng tiêu
cực, cha mẹ cần bình tĩnh và giúp con định hướng lại nhận thức một cách
nhân văn hơn, chia sẻ với con những thông tin về thần tượng, về giá trị của
cái đẹp, cùng bình luận với con những khuynh hướng thẩm mỹ hiện đại, giúp
con mở rộng quan sát qua nhiều kênh thông tin khác nhau để con có điều kiện
xác định rõ ràng mình thích gì, cái gì hợp với mình.

3.3. Đối với bản thân học sinh

Mỗi người đều có thể chọn cho mình một hình ảnh, một nhân vật cụ thể
để làm tấm gương, thần tượng cho riêng mình. Thần tượng là một hình ảnh
đẹp, một con người có thật với những đóng góp công sức, trí tuệ cho xã hội.
Hoặc đơn giản, họ là những người thực sự xứng đáng và có ý nghĩa lớn đối
với một nhóm người, một cá nhân nào đó. Những người có ảnh hưởng lớn sẽ
giúp cho cuộc sống tốt đẹp hơn. Có thể đó là một thầy giáo giỏi và mẫu mực,
một bác sĩ hết lòng vì bệnh nhân và cứu nhiều người thoát khỏi bệnh tật hiểm
nghèo, có thể là một nghệ sĩ tài năng với nhiều cống hiến cho nền văn hóa
nghệ thuật. Cũng có thể là một người bố trách nhiệm và một người mẹ nhân
hậu, tận tụy với gia đình, con cái hay những người đi trước đã giúp mình
những trải nghiệm của cuộc sống. Thần tượng có thể xuất hiện khi ta hiểu
được những gì họ mang lại. Cũng có lúc thần tượng đến bất ngờ nhờ một
người hâm mộ khác truyền lửa sang cho mình.

110
Tôn trọng thần tượng là tôn trọng chính mình. Nhiều người quá dễ dãi
trong việc chọn thần tượng và đôi khi không hiểu thần tượng nhưng vì tâm lý
bầy đàn nên thấy người ta cuồng nhiệt thì mình cũng cuồng nhiệt. Việc hình
thành tâm lý cần được trau dồi qua suốt một thời gian dài rèn luyện và nỗ lực
ngay từ khi ngồi ở ghế của nhà trường. Nếu có cách phân định đúng đắn và
tâm lý vững vàng, học sinh sẽ không còn dễ dàng bị tác động tiêu cực bởi văn
hóa thần tượng.

Học sinh cần thường xuyên trao đổi, trò chuyện với cha mẹ, thầy cô
hoặc tìm hiểu thông tin qua sách báo về vấn đề thần tượng để nâng cao hiểu
biết và có cái nhìn đúng đắn. Nếu chưa chắc chắn trong việc chọn lựa thần
tượng cho mình, có thể xin ý kiến từ những người thân như thầy cô, cha mẹ,
anh chị. Qua đó, không ngừng củng cố kiến thức, rèn luyện bản thân qua việc
học tập, tìm hiểu thông tin từ sách báo để giữ vững tâm lý và sáng suốt trong
việc chọn lựa thần tượng. Mặc dù số lượng 5/50 học sinh có ý kiến nói rằng
mình không có thần tượng chỉ là một con số rất nhỏ nhưng cũng cần đặc biệt
lưu ý vì đây là tình trạng học sinh không có định hướng cho bản thân, không
có một hình mẫu để nỗ lực phấn đấu.

Việc đầu tư thời gian, tiền bạc cho thần tượng của học sinh THPT cũng
cần được cân nhắc thật hợp lý. Với 10% (20 học sinh) dành thời gian cho
thần tượng từ ​10 - 15 giờ/tuần, đây là số lượng cần được lưu ý vì thuộc nhóm
dành thời gian khá nhiều cho thần tượng, có thể gây xao nhãng việc học tập.
Ngoài ra, vì còn phụ thuộc về tài chính của gia đình, học sinh THPT phải biết
cân nhắc trong việc chi tiêu tiền bạc cho thần tượng. Các em vẫn có thể cân
nhắc để mua các ấn phẩm hay vé để gặp thần tượng nhưng phải phù hợp với
điều kiện, hoàn cảnh của gia đình.

Ngoài ra, bản thân là một người hâm mộ, học sinh cần có kiến thức để
phân loại các thông tin về thần tượng là đúng hay sai. Các trang báo, phương
tiện truyền thông không chính thống ngày nay luôn đăng tải những thông tin
vu oan, bịa đặt về một số thần tượng nhằm tạo yếu tố câu lượt xem. Trước
trường hợp này, học sinh cần giữ vững tâm lý, tìm hiểu các thông tin này đã
được xác thực hay chỉ là thông tin vu khống. Bản thân học sinh từ đó phải đưa
ra cách hành xử văn minh phù hợp với thần tượng, tránh các hành động quá

111
khích sai với chuẩn mực như mắng chửi trên mạng xã hội, khủng bố thần
tượng.

3.4. Đối với truyền thông

Qua khảo sát bằng bảng hỏi và phỏng vấn, Internet chính là phương
tiện truyền thông gây ảnh hưởng lớn nhất đến tâm lý học sinh THPT trong
việc lựa chọn thần tượng. Đây cũng là phương tiện có nhiều tác động nhất đến
hiểu biết, nhận thức của các em về thần tượng với 99,5% học sinh chọn ý kiến
tiếp cận thần tượng qua Internet. Vì vậy, những người làm truyền thông cần
hết sức cẩn thận và lưu ý trong việc truyền tải thông điệp đến công chúng, đặc
biệt là ở lứa tuổi học sinh. Các chương trình, bài viết đăng tải trên các mạng
xã hội như Facebook, Youtube, Tiktok... cần được kiểm duyệt nội dung chặt
chẽ cũng như phân định rõ ràng độ tuổi phù hợp để tránh các trường hợp đáng
tiếc xảy ra khi các em học sinh tiếp thu các kiến thức, ý kiến không phù hợp
với độ tuổi của mình và dẫn đến việc lệch lạc về suy nghĩ.

Với câu hỏi “Thần tượng của bạn hoạt động trong lĩnh vực nào?”,
nhóm nghiên cứu đã đưa ra các lựa chọn phổ biến như ​Âm nhạc, Điện ảnh,
Sáng tạo nội dung v​ ới số liệu tương ứng là 32.5%, 22.5%, 15%. Số liệu trên
cho thấy, các em học sinh THPT có xu hướng lựa chọn những người hoạt
động trong ngành giải trí làm thần tượng, thực trạng này và lý giải nguyên
nhân đằng sau đã được nhóm nghiên cứu đề cập trong mục ​2.4. Đánh giá thực
trạng chung về tác động của văn hóa thần tượng đến học sinh THPT tại
TP.HCM và lý giải. T ​ ừ đó, chúng tôi đề xuất phương án rằng các nhà làm
truyền thông không nên chỉ tập trung sản xuất các chương trình giải trí mà cần
mở rộng phạm vi thành các chương trình ở nhiều khía cạnh khác như khoa
học, giáo dục… để các em có nhiều sự lựa chọn và mở rộng sở thích về thần
tượng của mình. Khái niệm về thần tượng nên được mở rộng ra hơn nữa, vì
những người giỏi ở các mặt khác cũng là người đáng để giới trẻ biết tới và
học hỏi.

Bản thân những nhân vật mang sức ảnh hưởng tới công chúng cũng cần
tự ý thức được trách nhiệm của mình và chú ý về hành vi, phát ngôn trên các
phương tiện truyền thông. Họ cần có kiến thức và cách ứng xử phù hợp để có
thể lan tỏa những điều tích cực đến công chúng cũng như tạo ra nguồn động

112
lực cho lứa tuổi học sinh THPT. Là những người nhận được sự ủng hộ lớn
nhất từ các em học sinh THPT, các nhân vật nên không ngừng trau dồi bản
thân và đưa ra những thông tin tốt, thích hợp để truyền bá tới người hâm mộ
bao gồm cả những người hâm mộ trẻ tuổi đang học tập và noi theo tấm gương
của họ. Ngoài ra, các nhân vật có thể tạo động lực cho các em học sinh để
thúc đẩy việc học tập bằng cách tổ chức các buổi họp giao lưu cùng với người
hâm mộ.

Hiện nay, có một thực tế đáng lưu tâm, do sự ảnh hưởng từ hàng loạt
bài viết, tin tức mang đậm tính chất chủ quan và tiêu cực của báo chí, truyền
thông Việt Nam nên trong mắt của dư luận, đặc biệt là các vị phụ huynh, hiện
tượng thần tượng và văn hóa thần tượng của giới trẻ đang bị hiểu theo hướng
vô cùng tiêu cực và lệch lạc. Nhóm nghiên cứu đã thực hiện một khảo sát
nhanh bằng cách tìm kiếm cụm từ ​Ảnh hưởng của thần tượng t​ rên công cụ tìm
kiếm Google, trang đầu tiên trả về những kết quả: H ​ iện tượng fan cuồng thần
tượng; Cuồng thần tượng - Báo Nhân Dân; Lệch lạc thần tượng ở một bộ
phận giới trẻ - Báo Lao Động; Ngộ nhận về thần tượng; Lệch lạc thần tượng
- Hồi chuông báo động trong giới trẻ; Mạng xã hội và những lệch chuẩn về
thần tượng; Lệch chuẩn thần tượng - Báo Thanh Niên… C ​ ó thể thấy, đa phần
các kết quả tìm kiếm trả về chỉ phản ánh hiện tượng cuồng thần tượng, lệch
lạc thần tượng ở giới trẻ. Vì vậy, văn hóa thần tượng bị đánh đồng theo hướng
tiêu cực là điều dễ hiểu.

Mọi vấn đề đều luôn tồn tại hai mặt đối lập, bản chất của văn hóa thần
tượng là một điều tốt đẹp nhưng song song với đó vẫn là sự hiện diện của các
trường hợp cá biệt gây ra những hành động cực đoan. Tuy nhiên, chính vì các
phương tiện truyền thông thường có xu hướng đưa tin về mặt xấu của việc
hâm mộ thần tượng đã khiến cho công chúng có cái nhìn không thiện cảm
dành cho nét văn hóa này. Do đó, khi đề cập đến văn hóa thần tượng, truyền
thông không nên chỉ tập trung xoáy sâu và những điểm biến tướng tiêu cực
của việc hâm mộ thần tượng mà còn phải tăng cường khai thác những khía
cạnh tốt, các giá trị nhân văn vốn có của văn hóa thần tượng.

113
KẾT LUẬN
Qua đề tài nghiên cứu ​Tác động của văn hóa thần tượng đến học sinh
THPT tại TP.HCM​, nhóm nghiên cứu kết luận thần tượng là một hiện tượng
tâm lý tự nhiên và được hình thành từ sự yêu thích, say mê, hoặc sự ấn tượng
và có những ảnh hưởng nhất định đến học sinh THPT tại TP.HCM.

Kết quả khảo sát bằng bảng hỏi ở 200 học sinh THPT tại TP.HCM (4
trường chuyên và 17 trường không chuyên) cho thấy đa số các em định nghĩa
thần tượng là Người được yêu thích, quý mến (43%).

Hiện nay, xu hướng thần tượng của học sinh THPT tại TP.HCM là
những người hoạt động trong lĩnh vực ​Văn hóa - Giải trí​. Cụ thể, có đến
32.5% các em có thần tượng hoạt động ở lĩnh vực ​Âm nhạc, 22.5% các em có
thần tượng hoạt động trong lĩnh vực ​Điện ảnh. Thần tượng ở các lĩnh vực
Sáng tạo nội dung; Thời trang; Chính trị; Báo chí; Y học; Tôn giáo lần lượt
chiếm tỷ lệ 15%, 11%, 3.5%, 3%, 2%, 1.5%. Có 9% các em trả lời thần tượng
của mình hoạt động ở lĩnh vực Khác.​

Phần lớn (56%) các học sinh THPT tham gia khảo sát cho biết thần
tượng có những giá trị nhất định trong việc định hướng nhận thức cũng như
tác động đến tinh thần các em. Các em nhìn nhận thần tượng thoát ra khỏi
khái niệm “thần tượng giải trí” thông thường và cảm nhận được những tác
động của thần tượng đến với sự hình thành tâm lý, nhân cách của các em. Gần
một nửa số em học sinh tham gia khảo sát trả lời rằng thần tượng có ảnh
hưởng (bao gồm ảnh hưởng và ảnh hưởng nhiều) đến phong cách, tính cách
và sở thích của mình.

Kết quả khảo sát cho thấy tổng số câu trả lời cho rằng thần tượng là
động lực để vươn lên trong học tập và cuộc sống chiếm đại đa số, tỷ lệ phần
trăm lần lượt là 79,5% (tổng cộng 159 em), 89,5% (tổng cộng 179 em). Từ đó
ta có thể đưa ra kết luận rằng thần tượng có ảnh hưởng tích cực đến đa số học
sinh THPT, trở thành nguồn động lực để các em cố gắng vươn lên.

0 - 10 giờ/tuần là thời gian trung bình và Internet là phương tiện chủ


yếu các em cập nhật thông tin về thần tượng.

114
Đa phần các em (72%, tương ứng 144 em) chọn cách xác minh lại sự
thật khi thần tượng của mình bị “ném đá”. Hơn một nửa các em (52%, tương
ứng 104 em) cân nhắc có nên tiếp tục thần tượng người đó nữa không khi bị
thần tượng làm thất vọng. 61.5% tỷ lệ học sinh tham gia khảo sát cho rằng
việc hâm mộ thần tượng không (bao gồm không và hoàn toàn không) ảnh
hưởng đến việc lựa chọn nghề nghiệp của các em.

Kết quả khảo sát cho thấy một thực tế đáng lo ngại rằng 92.5% gia đình
(tương ứng 185 câu trả lời) ít có sự quan tâm đến việc hâm mộ thần tượng của
con cái.

Trong phần khảo sát qua bảng hỏi, nhóm nghiên cứu còn đưa ra bảng
đánh giá mức độ cuồng thần tượng cho các em tự lựa chọn mức độ cho các
hành vi của mình. Với các câu hỏi đưa ra tình huống tiêu cực như “Khi một
điều tồi tệ xảy ra với anh/cô ấy cũng giống như xảy ra với tôi”, “Nếu thần
tượng chết, tôi cảm thấy mình cũng muốn chết theo”, “Tôi luôn suy nghĩ về
thần tượng, ngay cả khi tôi không muốn”... số liệu phần trăm câu trả lời đồng
ý tuy không nhiều nhưng cũng là một tình trạng đáng báo động vì có một bộ
phận giới trẻ hiện nay bị tác động tiêu cực từ văn hóa thần tượng.

Mặc dù vẫn tồn tại nhiều khả năng các em học sinh THPT bị ảnh hưởng
bởi những tác động tiêu cực của văn hóa thần tượng, song chúng tôi nhận ra
bản thân văn hóa thần tượng không xấu mà chính những lệch lạc như sự hâm
mộ quá khích đã gây ra những tác động tiêu cực ấy. Thông qua việc phỏng
vấn, chúng tôi nhận thấy văn hóa thần tượng đem lại những lối sống tích cực,
hình mẫu để phấn đấu cũng như tạo ra những chuẩn mực cho các em. Do đó,
bản thân việc hâm mộ thần tượng không xấu, nhưng chúng ta phải có những
định hướng phù hợp để giúp các em học sinh THPT lựa chọn và hâm mộ thần
tượng của mình một cách có văn hoá.

Từ việc đánh giá và nhận xét thực trạng những tác động của văn hóa
thần tượng đến học sinh THPT tại TP.HCM thông qua kết quả khảo sát và
phỏng vấn, nhóm nghiên cứu đã kiến nghị một số giải pháp để định hướng
văn hóa thần tượng cho học sinh THPT tại TP.HCM. Thông qua những giải

115
pháp này, nhóm nghiên cứu hy vọng người đo, đặc biệt là những bậc phụ
huynh, sẽ có một cái nhìn khách quan và tích cực hơn về văn hóa thần tượng.

116
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bandura, A. (1971), ​Social Learning Theory, ​New York: General


Learning Press.
2. Đồng, N.V. (2012), ​Tâm lý học phát triển. Hà Nội: NXB Chính trị
Quốc gia - Sự thật.
3. Eysenck, M.W. (2009), ​A2 Level Psychology, ​Anh: Psychology Press.
4. Hằng, N.T.T. (2010), ​Tâm lý học xã hội, ​TPHCM: Đại học quốc gia
TPHCM - Trường đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn.
5. Hoàn, N.C (Hà T.T.K). (2012), ​Tâm lý học khác biệt, ​Hà Nội: NXB Đại
học Quốc gia Hà Nội.
6. Hương, Đ.T.T. (2019), ​Truyền thông đại chúng đối với phát triển con
người dựa trên quyền con người
7. Le Bon, G. (2006), ​Tâm lý học đám đông, TPHCM: NXB Thế giới.
8. Nga, Đ.H. (2014), ​Tâm lý học phát triển, T ​ PHCM: Đại học quốc gia
TPHCM - Trường đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn.
9. Newport Academy team, (28/08/2018). How Celebrities Influence
Teens and Why it Matters. ​Newport Academy.
10.Park, M.S (2017), Chương 13. A Study on transnational cultural flows
in Asia through the case of Hallyu in Viet Nam. ​The Korean Wave:
Evolution, Fandom and Transnationality. ​Hoa Kỳ: Lexington Books.
11.Saul Levin M.D. (22/12/2017). Our Illusions of Role Models, Heroes,
and Idols. ​Psychology Today​.
12.Sollerhed, A. (2008), ​8th international session for educators and
officials of higher institutes of physical education: proceedings, Athens,
Greece: International Olympic Academy.​ Hy Lạp: the International
Olympic Academy and the International Olympic Committee.

117
PHỤ LỤC 1

Bảng khảo sát về sự ảnh hưởng của văn hóa thần tượng với học
sinh THPT

Phần 1: Giới thiệu

Xin chào mọi người,

Nhóm chúng mình đang làm một cuộc khảo sát về sự ảnh hưởng của
văn hóa thần tượng với học sinh THPT. Các câu trả lời bạn đưa ra sẽ được
bảo mật và chỉ được để phục vụ nghiên cứu. Không có câu trả lời đúng hay
sai, vì vậy bạn hãy trả lời một cách cởi mở nhất có thể nhé!

Bảng khảo sát sẽ bao gồm hai phần:

1/ Những câu hỏi chung về thần tượng

2/ Đánh giá mức độ "cuồng" thần tượng

Mong các bạn dành ra ít phút làm khảo sát để chúng mình có thể có số
liệu một cách chính xác nhất. Xin chân thành cảm ơn các bạn.

Phần 2: Thông tin chung

1. Giới tính: Nam/Nữ/Khác

2. Tuổi:

3. Dân tộc:

4. Tôn giáo:

5. Quê quán:

6. Nơi học tập:

7. Bạn là học sinh trường chuyên hay không chuyên?

a. Trường chuyên

b. Trường không chuyên

118
8. Thần tượng của bạn hoạt động trong lĩnh vực nào dưới đây? (Có thể
chọn nhiều lĩnh vực)

a. Điện ảnh

b. Âm nhạc

c. Y học

d. Thời trang

e. Báo chí

f. Chính trị

g. Tôn giáo

h. Sáng tạo nội dung

i. Khác

Phần 3: Những câu hỏi chung về thần tượng

1. Theo bạn, thần tượng là gì? (Có thể chọn nhiều câu trả lời)

a. Là một người nổi tiếng: ca sĩ, nhóm nhạc, diễn viên được nhiều
người mến mộ

b. Là người mà bạn yêu thích, quý mến

c. Là người mà bạn tôn sùng, say mê

d. Là người có ảnh hưởng lớn lao đến toàn bộ đời sống của bạn

2. Đối với bạn, thần tượng có giá trị văn hóa gì? (Chọn 1 câu trả lời)

a. Giúp con người vươn tới cái đẹp

b. Vun đắp, tưới mát tâm hồn con người

c. Có mục đích sống

d. Giải trí

119
e. Khác

3. Thần tượng có ảnh hưởng đến phong cách của bạn không? (Chọn 1 câu
trả lời)

a. Hoàn toàn không

b. Không

c. Bình thường

d. Có ảnh hưởng

e. Ảnh hưởng rất nhiều

4. Thần tượng có ảnh hưởng đến tính cách của bạn không? (Chọn 1 câu
trả lời)

a. Hoàn toàn không

b. Không

c. Bình thường

d. Có ảnh hưởng

e. Ảnh hưởng rất nhiều

5. Thần tượng có ảnh hưởng đến sở thích của bạn không? (Chọn 1 câu trả
lời)

a. Hoàn toàn không

b. Không

c. Bình thường

d. Có ảnh hưởng

e. Ảnh hưởng rất nhiều

6. Thần tượng có là động lực học tập của bạn? (Chọn 1 câu trả lời)

120
a. Hoàn toàn không

b. Không

c. Bình thường

d. Nhiều

e. Rất nhiều

7. Thần tượng có tạo động lực để bạn vươn lên trong cuộc sống? (Chọn 1
câu trả lời)

a. Hoàn toàn không

b. Không

c. Bình thường

d. Nhiều

e. Rất nhiều

8. Thời gian bạn cập nhật thông tin về thần tượng: (Chọn 1 câu trả lời)

a. Dưới 5 giờ/tuần

b. Từ 5-10 giờ/tuần

c. Từ 10-15 giờ/tuần

d. Trên 15 giờ/tuần

9. Bạn cập nhật thông tin về thần tượng qua các kênh nào? (Có thể chọn
nhiều câu trả lời)

a. Internet

b. Báo, tạp chí

c. TV

d. Bạn bè, người thân và những người xung quanh

121
10. Khi thần tượng của bạn bị "ném đá", bạn sẽ làm gì? (Chọn 1 câu trả
lời)

a. Phản bác lại bằng mọi cách

b. Bỏ qua lời nói đó

c. Xác minh lại sự thật

d. Khác

11. Bạn sẽ làm gì nếu thất vọng về thần tượng? (Chọn 1 câu trả lời)

a. Cân nhắc xem có nên tiếp tục thần tượng người đó không

b. Không thần tượng người đó nữa

c. Không quan tâm

d. Vẫn tiếp tục thần tượng người đó

e. Khác

12. Cha mẹ bạn có quan tâm đến việc bạn thần tượng một ai đó không?
(Chọn 1 câu trả lời)

a. Hoàn toàn không quan tâm

b. Không quan tâm

c. Bình thường

d. Quan tâm

e. Quan tâm nhiều

13. Thần tượng có ảnh hưởng đến việc lựa chọn nghề nghiệp sau này của
bạn không? (Chọn 1 câu trả lời)

a. Hoàn toàn không

b. Không

122
c. Bình thường

d. Có ảnh hưởng

e. Ảnh hưởng rất nhiều

Phần 4: Bảng đánh giá mức độ cuồng thần tượng

Bảng đánh giá được dựa trên Thang đo Celebrity Attitude Scale của
McCutcheon, Lange và Houran (2002), được sắp xếp từ 1 đến 5 với 1 là rất
không đồng ý cho tới 5 là rất đồng ý.

1 - Rất không đồng ý

2 - Không đồng ý

3 - Bình thường

4 - Đồng ý

5 - Rất đồng ý.

1. Anh/Cô ấy luôn luôn tuyệt vời ở mọi khía cạnh, mọi khoảnh khắc

2. Khi một điều tồi tệ xảy đến với anh/cô ấy cũng giống như xảy ra với tôi

3. Khi anh/cô ấy thất bại hay mất mát, tôi cũng cảm thấy như vậy

4. Tôi nghĩ anh/cô ấy có thể là người bạn đời của tôi

5. Nếu anh/cô ấy chết, tôi cảm thấy mình cũng muốn chết theo

6. Luôn theo dõi những tin tức về thần tượng đối với tôi là một sự giải trí
đầy thú vị

7. Việc ở cạnh những người cùng hâm mộ thần tượng giống mình là một
niềm vui

8. Tôi thích theo dõi, lắng nghe về thần tượng vì đó là một thứ quý báu

123
9. Việc biết thêm chuyện đời tư của thần tượng là một niềm vui

10. Tôi thích theo dõi và lắng nghe chuyện về thần tượng khi đang ở cùng
một đám đông

11. Tôi luôn suy nghĩ về thần tượng, thậm chí cả lúc tôi không muốn

12. Tôi cảm thấy dễ dàng khi nhớ những sở thích của thần tượng

13. Nếu thần tượng của tôi bị buộc tội thì điều đó chắc chắn không phải sự
thật

14. Sẽ thật tuyệt vời nếu tôi và thần tượng cùng được ở chung một chỗ
trong vài ngày

124
PHỤ LỤC 2
Phiếu phỏng vấn

Phần 1: Giới thiệu

Xin chào các bạn,

Hiện tại nhóm nghiên cứu chúng mình đang thực hiện đề tài nghiên cứu
Tác động của văn hóa thần tượng đến học sinh THPT tại TPHCM. Các câu trả
lời bạn đưa ra sẽ được bảo mật và chỉ được để phục vụ nghiên cứu. Không có
câu trả lời đúng hay sai, vì vậy bạn hãy trả lời một cách cởi mở nhất có thể
nhé!

Mong các bạn dành ra ít phút làm bảng phỏng vấn này để chúng mình
có thể có những thông tin một cách chính xác nhất.

Xin chân thành cảm ơn các bạn!

Phần 2: Thông tin chung

1. Họ và tên

2. Tuổi

3. Giới tính: Nam/Nữ/Khác

4. Dân tộc

5. Tôn giáo

6. Địa chỉ (quận/huyện, thành phố)

7. Tên trường

8. Thời gian phỏng vấn

9. Người phỏng vấn

Phần 3: Nội dung phỏng vấn

1. Theo bạn, văn hóa thần tượng có ý nghĩa như thế nào đối với bạn?

125
2. Bạn hiểu thế nào là hâm mộ thần tượng một cách có văn hoá?

3. Vì sao giới trẻ luôn cần những thần tượng cho mình?

4. Thần tượng có tạo ra cho bạn một chuẩn mực để hướng tới?

5. Theo bạn, những mặt tích cực mà văn hóa thần tượng mang lại? Vì
sao?

6. Theo bạn, những mặt tiêu cực mà văn hóa thần tượng mang lại? Vì
sao?

7. Theo bạn, những lệch lạc so với chuẩn mực chung mà hiện tượng
cuồng thần tượng có thể tạo ra là gì?

8. Bạn có suy nghĩ gì khi một bộ phận học sinh THPT hiểu sai về văn hóa
thần tượng?

9. Theo bạn, sự “hâm mộ bị biến tướng” (cuồng thần tượng đến mức có
những hành động quá khích) ảnh hưởng như thế nào đến tâm lý của các
bạn học sinh THPT?

10. Bạn hiểu như thế nào về những hiện tượng mạng như Khá Bảnh, Huấn
Hoa Hồng? Đó là một loại văn hóa thần tượng hay là một kiểu khác
biệt xã hội?

11. Thần tượng của bạn là ai?

12. Nếu được gặp thần tượng bạn sẽ làm gì?

13. Bạn đã tiếp xúc với thần tượng của bạn bao giờ chưa? Nếu muốn tiếp
xúc bạn cần phải làm gì?

14. Làm thế nào để việc hâm mộ thần tượng không ảnh hưởng đến việc
học của bạn?

15. Điều gì ở thần tượng làm bạn hâm mộ?

126
PHỤ LỤC 3
Câu trả lời phỏng vấn tiêu biểu

Phần 1: Giới thiệu

Xin chào các bạn,

Hiện tại nhóm nghiên cứu chúng mình đang thực hiện đề tài nghiên cứu
Tác động của văn hóa thần tượng đến học sinh THPT tại TPHCM. Các câu trả
lời bạn đưa ra sẽ được bảo mật và chỉ được để phục vụ nghiên cứu. Không có
câu trả lời đúng hay sai, vì vậy bạn hãy trả lời một cách cởi mở nhất có thể
nhé!

Mong các bạn dành ra ít phút làm bảng phỏng vấn này để chúng mình
có thể có những thông tin một cách chính xác nhất.

Xin chân thành cảm ơn các bạn!

Phần 2: Thông tin chung

10.Họ và tên: Nguyễn Đức Lam Thảo

11.Tuổi: 18

12.Giới tính: Nữ

13.Dân tộc: Kinh

14.Tôn giáo: Không

15.Địa chỉ (quận/huyện, thành phố): Quận 10, TP.HCM

16.Tên trường: trường Trung học Thực Hành ĐHSP

17.Thời gian phỏng vấn: 12/08/2020

18.Người phỏng vấn: Trần Công Đăng Khoa

Phần 3: Nội dung phỏng vấn

16.Theo bạn, văn hóa thần tượng có ý nghĩa như thế nào đối với bạn?

127
Đối với em, văn hóa thần tượng là một điều đặc trưng của giới trẻ, là
một phần của hoạt động giải trí đã dần trở nên phổ biến trong cộng
đồng. Và em không phải là người chịu nhiều ảnh hưởng từ văn hóa
thần tượng.

17.Bạn hiểu thế nào là hâm mộ thần tượng một cách có văn hoá?

Em nghĩ hâm mộ thần tượng một cách có văn hoá là luôn theo dõi, ủng
hộ thần tượng cũng như các dự án mà họ tham gia. Tuy nhiên, không vì
suy nghĩ mình là fan mà áp đặt sở thích, quan điểm của bản thân vào
cuộc sống của thần tượng, thay vào đó là tôn trọng quyền riêng tư của
họ. Hâm mộ thần tượng có văn hoá còn là không đề cao họ một cách
thái quá đến tuyệt đối mà "dìm hàng" những thần tượng khác.

18.Vì sao giới trẻ luôn cần những thần tượng cho mình?

Thần tượng là một trong những người tạo ra xu hướng và em nghĩ


phần lớn giới trẻ có thần tượng vì chịu ảnh hưởng/muốn hoà nhập với
xu hướng chung của cộng đồng. Tuy nhiên, thần tượng cũng một mặt là
những động lực tích cực cho người trẻ, truyền cảm hứng sống trong
nhiều việc. Ví dụ như, cảm hứng về tài năng, về ngoại hình,...

19.Thần tượng có tạo ra cho bạn một chuẩn mực để hướng tới?

Với em thì không.

20.Theo bạn, những mặt tích cực mà văn hóa thần tượng mang lại? Vì
sao?

- Những người tiên phong cho xu hướng, đặc biệt là thời trang, nếp sinh
hoạt.
- Kết nối cộng đồng người trẻ với nhau thông qua việc cùng thần tượng
chung một/nhiều người.
- Những câu chuyện về hành trình trở thành một người nổi tiếng của
thần tượng chính là cảm hứng cho mỗi người.

21.Theo bạn, những mặt tiêu cực mà văn hóa thần tượng mang lại? Vì
sao?

128
- Ảo tưởng về việc trở thành một thần tượng khi bản thân Không đủ năng
lực và tố chất.
- Văn hóa thần tượng là một sản phẩm của ngành truyền thông và không
thể loại trừ trường hợp thần tượng được tô vẽ/bôi xấu bằng chính
những phương tiện truyền thông này. Và khi chịu ảnh hưởng nhiều từ
văn hóa thần tượng, nhiều người dễ phụ thuộc vào truyền thông để
đánh giá người nổi tiếng, thần tượng hoặc ghét bỏ những người này dù
chưa từng tiếp xúc.
- Thần tượng tạo ra xu hướng và người hâm mộ thì chạy theo xu hướng
một cách mù quáng mà không nhìn nhận lại xem điều gì phù hợp với
mình.
- Văn hóa thần tượng gây ra những xung đột và mâu thuẫn trong cộng
đồng fan, con người ta dễ dàng chủ quan mà phán xét nhau, tệ hơn dẫn
đến sự bôi nhọ, xúc phạm.

22.Theo bạn, những lệch lạc so với chuẩn mực chung mà hiện tượng
cuồng thần tượng có thể tạo ra là gì?

Cuồng thần tượng bị quan niệm lệch lạc thành kiểm soát thần tượng,
phản ứng tiêu cực và thái quá khi thần tượng hẹn hò, khi không hoàn
hảo như hình dung phiến diện của bản thân,... Sự lệch lạc đó còn nằm
ở việc xâm phạm đời tư của thần tượng: lẻn vào nhà ở, theo đuôi, công
khai bày tỏ tình cảm một cách thô tục (xem thần tượng là đối tượng thủ
dâm). Cuối cùng, lệch lạc khi phát cuồng vì thần tượng còn nằm ở việc
ám ảnh về thần tượng đến mức lệ thuộc cuộc sống của bản thân vào
cách sống của thần tượng, mô phỏng chính mình thành thần tượng.

23.Bạn có suy nghĩ gì khi một bộ phận học sinh THPT hiểu sai về văn hóa
thần tượng?

Đó là một điều vô cùng tiêu cực. Từ việc hâm mộ một thần tượng như
một phần của những hoạt động giải trí hoặc xem thần tượng như một
hình mẫu tốt để định hướng chính mình thì các bạn dễ sa đà vào việc
phụ thuộc, ảo tưởng về đời sống thần tượng. Trước hết, các bạn đánh
mất đi sự độc lập chủ động đối với cuộc đời mình, luôn xem thần tượng
- một người mà mình hiếm khi tiếp xúc, một người chỉ biết đến nhiều

129
qua lời của báo chí, thành một chuẩn mực trong cuộc sống. Hâm mộ
thần tượng quá đà đến mức hiểu sai về văn hóa thần tượng cũng đồng
thời làm tiêu tốn thời gian, công sức cho những cuộc “đấu đá” giữa
các fans, cập nhật liên tục một cách không cần thiết những thông tin
của cư dân mạng,..

24.Theo bạn, sự “hâm mộ bị biến tướng” (cuồng thần tượng đến mức có
những hành động quá khích) ảnh hưởng như thế nào đến tâm lý của các
bạn học sinh THPT?

Tâm lý của các bạn học sinh sẽ dễ đi theo hướng cực đoan bằng hình
thức bạo lực, luôn ám ảnh về thần tượng của mình, thường giải quyết
những vấn đề liên quan đến thần tượng bằng việc công kích qua lời nói
hay thậm chí là nắm đấm,...

25. Bạn hiểu như thế nào về những hiện tượng mạng như Khá Bảnh, Huấn
Hoa Hồng? Đó là một loại văn hóa thần tượng hay là một kiểu khác
biệt xã hội?

Bản chất hai từ “thần tượng” không dành cho Khá Bảnh và Huấn Hoa
Hồng vì tất cả những gì họ làm không hề mang đến một giá trị nào cho
cộng đồng ngoài những phát ngôn gây sốc, rẻ tiền và cho thấy bản thân
là một người vô văn hoá. Đây chính xác là những thành phần bất hảo
hơn thần tượng hay một kiểu khác biệt gì của xã hội.

26. Thần tượng của bạn là ai?

Em không thần tượng.

27. Nếu được gặp thần tượng bạn sẽ làm gì?

Nếu gặp một người nổi tiếng mà em yêu thích, có theo dõi để ủng hộ thì
em sẽ muốn chụp ảnh để lưu lại một kỉ niệm đẹp.

28. Bạn đã tiếp xúc với thần tượng của bạn bao giờ chưa? Nếu muốn tiếp
xúc bạn cần phải làm gì?

130
Em chưa tiếp xúc với thần tượng và cũng không nghĩ là nhất thiết phải
tìm cách gặp được thần tượng.

29. Làm thế nào để việc hâm mộ thần tượng không ảnh hưởng đến việc
học của bạn?

Hâm mộ thần tượng là để mình tốt hơn nhưng nếu ảnh hưởng đến việc
học thì em nghĩ bản thân người hâm mộ nên xem lại việc mình hâm mộ
có đúng cách hay chưa.

30. Điều gì ở thần tượng làm bạn hâm mộ?

Nếu một người nổi tiếng khiến em muốn ủng hộ thì là một người có tài
năng đặc biệt xuất chúng trong một lĩnh vực nào đó và thậm chí là hiểu
biết thêm về những lĩnh vực khác. Đó cũng phải là người có nhân cách
tốt, không câu dân truyền thông bằng những hành động rẻ tiền và là
"thùng không rỗng và kêu không to", khẳng định bản thân bằng những
hoạt động có ý nghĩa của mình.

131
PHỤ LỤC 4
Đội ngũ thực hiện đề tài

Đề tài ​Tác động của văn hóa thần tượng đến học sinh THPT tại
TP.HCM ​do nhóm sinh viên Khóa 18, hệ đào tạo Chất lượng cao khoa Báo
chí và Truyền thông, Trường đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học
Quốc Gia TP.HCM thực hiện.

STT Họ và tên MSSV

1 Lê Thị Thanh Hằng 1856030015

2 Nguyễn Hoàng Khang 1856030025

3 Trần Công Đăng Khoa - Trưởng nhóm 1856030034

4 Trần Nguyễn Quỳnh Giang 1856030085

5 Nguyễn Thị Thanh Phương 1856030145

132

You might also like