ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 21

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

ĐẠI CƯƠNG MỸ HỌC


(Nhóm 2)

Giáo viên hướng dẫn : Nguyễn Thị Phương Khánh


Người thực hiện :
- Trần Thanh Hiền
- Nguyễn Thị Thùy Trang
- Lê Đàm Phương Oanh
- Trần Thảo Vy
- Hoàng Thị Thúy Diễm
- Huỳnh Thị Kiều Oanh
- Nguyễn Thị Tý
Đề tài :
1.Quan niệm về cái bi và giá trị thanh lọc.
2.Phân tích biểu hiện của cái bi trong tác phẩm nghệ thuật (tự chọn)
1.QUAN NIỆM VỀ CÁI BI VÀ GIÁ TRị THANH LỌC:
Cái bi là một phạm trù mỹ học tồn tại bên cạnh cái cao cả, cái hài. Là sự
phản ánh một phẩm chất thẩm mỹ của thục tại khách quan, là phương diện
quan trọng trong quan hệ thẩm mỹ của con người.Cái bi thể hiện một cách
tập trung và điển hình nhất trong bi kịch.Nếu cái đẹp có mặt trong tự nhiên,
xã hội và nghệ thuật thì cái bi chỉ tồn tại trong xã hội và trong nghệ thuật;
bởi nó được tạo ra từ những xung đột trong cuộc sống.
1.1 Định nghĩa về cái bi:
- Là phạm trù mỹ học phản ánh một hiện tượng có tính qui luật thực tế đời
sống xã hội thường diễn ra trong cuộc đấu tranh không ngang sức cái thiện
với cái ác; cái mới với cái cũ; cái tiến bộ với cái phản động trong điều kiện
những cái sau còn mạnh hơn những cái trước.
- Đó là sự trả giá tự nguyện cho sự chiến thắng và sự bất tử về tinh thần bằng
nỗi đau và cái chết của nhân vật chính diện.
1.2 Bản chất thẩm mỹ của cái bi:

- Cơ sở khách quan của cái bi là những mâu thuẫn mang tính khách quan
giữa con người với tự nhiên, giữa các lực lượng đối kháng trong xã hội và
ngay trong bản thân con người khi đứng trước những lụa chọn của cuộc
sống.Điều đó có nghĩa là cái bi gắn liền với xung đột.
- Xung đột tạo nên cái bi là những xung đột căng thẳng, quyết liệt không
khoan nhượng giữa những lực lượng đối lập. Đó là xung đột giữa cái đẹp
với cái xấu, cái cao cả với hèn hạ, cái cao thượng với sự thấp hèn, xung đột
giữa những lý tưởng cao đẹp, những khát vọng chính đáng của con người
với khả năng thục tế,hoàn cảnh cụ thể…
→ Xung đột bi kịch không phải xung đột thông thường mà là những xung
đột có ý nghĩa lớn lao và phổ biến. Ở đó, cái chết của lực lượng chính nghĩa
vì vậy có ý nghĩa xã hội rộng lớn và tích cực.
1.3 Quan niệm về cái bi:
1.3.1 Quan điểm về mỹ học cổ đại:
- Aristole được coi là người có công trong việc nghiên cứu một cách sâu sắc
và có hệ thống về bản chất của cái bi. Quan điểm của ông có thể tóm lược
trên mấy phương diện sau:
+ Bi kịch là một hiện tượng quan trọng trong xã hội, nhưng nó phải thông
qua cá nhân, qua tích cách của con người cụ thể.
+ Nói đến “ Bi kịch chân chính ’’ là nói dến bi kịch của những con người có
hành động nghiêm túc và cao thượng. Nhân vật bi kịch phải là những người
tốt.
+ Trong xung đột cái với cái xấu,những người tốt đẹp đó lại gặp bất lành.
+Những cái chết của họ được người đời ca ngợi, vẽ chân dung và khắc họa
những chân dung đó thật đẹp, như một tấm gương cho người đời noi theo.
+ Tấm gương đó là bài học đường đời, giúp con người tránh khỏi những
điều ác, là, điều thiện, vì bi kịch làm trong sạch hóa nững cảm xúc tương tự
qua cách khêu gợi xót thương và khủng khiếp.
+ Bi kịch còn khích lệ con người cho lý tưởng sống, thậm chí còn dám hi
sinh cho lý tưởng ấy, đánh giá lý tưởng cao hơn sự sống bản thân.
1.3.2 Quan niệm của Heghel:
- Bi kịch là kết quả của sự thâm nhập, tác động qua lại lẫn nhau giữa tích
cách bi kịch và hoàn cảnh.
- Tích cách b kịch không phản lại mình, không phản lại những mục đích qui
tắc của mình, thậm chí còn coi nó hơn mạng sống của mình.
- Cái chết trong bi kịch là sự khẳng định mục đích, nguyên tắc của tích cách
bi kịch chứ không phải là từ bỏ nó.
- Xung đột bi kịch là loại xung đột không khoan nhượng, không thể thỏa
hiệp. Là loại xung đột có ý nghĩa chủ yếu được sinh ra từ mâu thuẫn sâu
sắc.
1.3.3 Quan điểm mỹ học Mác-Lênin:
- Kế thừa và phát huy những thành tựu trong di sản lý luận mỹ học quá khứ,
đặc biệt là những tư tưởng rất sâu sắc của Aristole và Heghel, mỹ học Mác-
Lênin đã xem xét bản chất của cái bi trong mối quan hệ xung đột, tích cách
và cảm xúc trong cái bi.
1.4 NGHỆ THUẬT CỦA BI KỊCH

1.4.1 Nguồn gốc của bi kịch


Trải qua một thời gian phát triển khá dài, mãi đến thời kỳ giáp ranh giữa xã
hội công xã nguyên thủy và chế độ chiếm hữu nô lệ, bi kịch mới hình thành
và phát triển.
1.4.2 Bi kịch Hy Lạp cổ đại
- Bi kịch thời này tập trung phản ánh mâu thuẫn sâu sắc giữa lý tưởng nhân
văn với sự trói buộc của tôn giáo và chế độ phong kiến thần quyền.
- Phản ánh sự thất bại của con người chống lại thần linh,định mệnh.
- Các nhân vật anh hùng thường phải chịu thất bại thảm thương, bị đọa đầy
hoặc hi sinh trong biển máu.→ Họ vẫn toát lên những phẩm chất con người
cao quý: sự dũng cảm chống lại thần quyền, bảo vệ khát vọng sống, khát
vọng công bằng, lẽ phải.
- Bi kịch chú ý khai thác những yếu tố thẩm mỹ, cảm ứng về sự tái sinh của
vẻ đẹp con người anh hùng hi sinh trong bi kịch này.→ Có thể nói, nghệ
thuật bi kịch Hy Lạp cổ đại đã biết buộc cái chết phục vụ cuộc sống.
1.4.3 Bi kịch thời kỳ Trung cổ phương Tây
- Mang màu sắc tôn giáo, cố tô vẽ sự hy sinh, dày vò của con người vì những
niềm tin hư ảo, hoang đường.
- Tiêu biểu là về sự phạm tội của ông bà Adam và Êva; gắn với truyền thuyết
giáng thế và chịu khổ hình trên thánh giá của Chúa Giesu.
- Thời Trung cổ phương Tây không mỹ hóa vẻ đẹp con người mà chỉ mỹ hóa
thảm cảnh con người. Ngợi ca sự quằn quại, đau thương của đời người bằng
triết lý khắc kỷ giả dối.
1.4.4 Bi kịch thời Phục Hưng
- Có tính lý tưởng rõ rệt, xây dựng những mâu thuẫn điển hình: một bên là
những tính khổng lồ với một bên là hoàn cản khắc nghiệt, sẵn sàng đè bẹt
tính cách khổng lồ đó.
- Khai thác rất sâu những dục vọng, ham muốn quá độ và quá trình trở thành
nạn nhân của chính dục vọng đó.
- Phản ánh những trở ngại của cuộc sống bên ngoài như một lực lượng toàn
ác không khắc phục nổi, hoặc tiến sâu vào những mâu thuãn nội tâm.
- Ý nghĩa về cuộc đời rất rõ.→Nghệ thuật bi kịch không chỉ phát hiện cái thối
nát trong, mà còn nhận sự thối nát có tính phổ biến.
→ Tóm lại, nghệ thuật bi kịch Phục Hưng phản ánh những khát vọng nhân
văn lớn lao, tuyệt đích, chống lại gông xiềng hà khắc, sự trì trệ, tăm tối của
xã hội thần quyền.
1.4.5 Thành tựu nghệ thuật bi kịch Cổ điển thế kỷ XVII
- Mâu thuẫn cơ bản của xã hội Pháp thế kỷ XVII là mâu thuẫn giữa các giai
cấp tư sản đang lên và giai cấp phong kiến đã hết thời nhưng vẫn còn sức
sống.
- Người anh hùng trong bi kịch cổ điển Pháp là người bị rơi vào hoàn cảnh
trớ trêu.
- Do đó, bi kịch cổ điển Pháp phân tích những giăng xé nội tâm giữa việc
thực hiện những dục vọng cá nhân với những khuôn mẫu, lề thói của nghĩa
vụ, trách nhiệm của công dân.
1.4.6 Thành tựu nghệ thuật bi kịch của thế kỷ Khai sáng
- Hướng về những hình tượng và hình thức của văn nghệ cổ đại như là quy
phạm mỹ học lí tưởng.
- Tràn ngập sự nồng nhiệt đam mê con người cá nhân trong việc khẳng định
mình và chống lại những tàn tích của đạo đức trung cổ.
- Khắc họa sâu vào sự bi quan, mất niềm tin hoặc cảm nhận phi lý về đời
sống hiện thực hoặc cái u ám về tương lai nhân loại.
1.4.7 Những khái quát chung về nghệ thuật bi kịch hiện đại

- Về mặt tổng thể thì có thể nói:


+ Bi kịch trước đay là những bi kịch dựa trên triết lý ngậm ngùi.
+ Bi kịch hiện đại phương Tây chuyển sang bi kịch dựa triết lý bi đát.
+ Bi kịch hiện đại của nền văn học cách mạng là dựa trên cơ sở hoàn toàn
mới: Bi kịch lạc quan.
- Triết lý bi đát của nghệ thuật phương Tây hiện đại dựa trên quan niệm về sự
thỏa hiệp đau thương không tránh khỏi của con người với thực tại nghiệt
ngã và bạo tàn. Vì thế, nghệ thuật ấy chỉ có thể xây dựng lên những co
người bị tha hóa một cách tội tệ. Vậy nên, có thể rút ra mấy kiểu nhân vật
tha hóa của bi kịch hiện đại:
a/ Con người vỡ mộng:
- Là những người lúc đầu có chút lý tưởng sống, muốn xông pha với đời.
Nhưng dần dần họ mất hết niềm tin và bị vùi dập bởi cái lý tưởng cá nhân
kia không chống chọi nổi hoàn cảnh khốc liệt.
b/ Con người nhỏ bé:
- Là bi kịch thê thảm, chua chát.
- Bi kịch lạc quan xuất hiện chủ yếu trong nghệ thuật xã hội chủ nghĩa. Nó
xuất hiện ở thời kỳ đấu tranh giành và giữ chính quyền cách mạng.
- Những nhân vật bi kịch lạc quan chiến đấu vì mục đích cao cả, mang tính
hiện thực, với nhận thức rõ ràng.
- Họ đón nhận sự hy sinh một cách anh dũng, tự nguyện.
- Sự hy sinh đó không uổng phí; nó khơi gợi niềm tin vào con người, vào
tương lai.
- Đoàn kết mọi người, lôi cuốn họ vào cuộc đấu tranh chung vì những khát
vọng cao đẹp của con người.
→ Bi kịch hiện đại khắc họa sâu vào sự bi quan,mất niềm tin hoặc cảm
nhận phi lý về đời sống hiện thực hoặc cái u ám về tương lai nhân loại.
→ Nhìn chung, bi kịch là một trong những đỉnh cao của sự sáng tạo thi ca,
là loại hình đậm chất triết luận, phản ánh sâu sắc các vấn đề đặt ra trong
cuộc sống. Ở bi kịch, nó đọng lại là những khát vọng mãnh liệt nhất, chân
thực nhất. Cái chân, cái thiện hòa hợp kỳ diệu với cái đẹp và cái trác tuyệt.
Khảng định sức sống mãnh liệt và bất tử của con người. Khẳng định thắng
lợi tất yếu của tiến bộ xã hội, dù phải trải qua rất nhiều thử thách.

1.5 Cái bi trong xã hội và trong nghệ thuật


1.5.1 Cái bi trong xã hội

- Phản ánh những mâu thuẩn, xung đột tạm thời nhưng chưa giải quyết được và
cũng là những tình huống của cái đẹp, cái anh hùng, cái cao thượng bị tiêu
vong -> còn gọi là cái bi kịch của cuộc sống.

- Nêu ra những bài học xương máu của đường đời, nhắc nhở con người một bài
học cảnh giác.

1.5.2 Cái bi trong nghệ thuật

- Thể hiện ở nghệ thuật bi kịch trong lịch sử phát triển mỹ học, nhưng xét cho
cùng nó cũng phản ánh cái bi kịch của cuộc sống và tùy theo những điều kiện
lịch sử nhất định mà có những nội dung và hình thức thẩm mỹ về bi kịch cũng
khác nhau.

- Với bi kịch hiện thực xã hội chủ nghĩa chú trọng mối quan hệ giữa tính cách
và hoàn cảnh và tính bên trong của nhân vật bi kịch. Ý thức đón nhận sự hi sinh
và tính lạc quan tin vào chiến thắng vì tư tưởng giải phóng con người và đem
lại xã hội cuộc sống tốt đẹp.

1.6 GIÁ TRỊ THANH LỌC THẨM MỸ

- Giá trị của bi kịch là sự thanh lọc tình cảm thông qua xót thương và sợ hãi
( Aritxtot ). Sự thanh lọc tình cảm đó chính là sự giáo dục đạo đức và thẩm mỹ. Còn
sự xót thương và sự sợ hãi theo như Higels và Aritxtot thì sự xót thương có hai nghĩa.
Nhưng sự xót thương mà bi kịch nói đến chính là lòng thương chân chính " lòng
thương chân chính là lòng thương cố gắng đồng cảm với cái gì cao thượng là khẳng
định, là cối từ trong con người đang đau khổ " ( Heghen ).

- Tác động của cái bi trong nghệ thuật đối với người thưởng thức bằng sự thanh lọc
tâm hồn ( Kathasis). Sự tác động đó chính là thông qua sự sót thương, sợ hãi và cuối
cùng là đạt tới giá trị thanh lọc đối với con người.

- Sự thanh lọc đạt được bằng và nhờ sự giác ngộ cái lẽ sâu kín của những khổ đau bất
hạnh đã đến với các nhân vật kịch. Thanh lọc theo quan niệm của Aristot: đó là một
tác động mang tính xúc cảm của cái bi đối với người thưởng thức. Trong sự giải thích
của mình về sự thanh lọc, Aristot đã quan niệm: nhờ sự lo sợ thương cảm bi kịch làm
nảy sinh ra những tác động thanh lọc tâm hồn, tinh thần con người.

- Cái bi không chỉ khiến ta vui vẻ như cái hài, nó còn khiến ta cảm động một cách sâu
sắc, cổ vũ làm thanh lọc tâm học của mỗi người. Cái hài chủ yếu là tác động đến lý trí
còn cái bi thì rung động sâu xa trong nội tâm, nỗi niềm.

- Ở mỗi bi kịch khác nhau thì sẽ có những giá trị thanh lọc thẫm mỹ khác nhau :

1.6.1 BI KỊCH CỦA CÁC NHÂN VẬT CHẾT TRONG ĐÊM TRƯỜNG
ĐEN TỐI

Tóm tắt bi kịch:

- Bi kịch của các nhân vật chết trong đêm trường đen tối là một dạng thức bi
kịch lịch sử và có tính chất điển hình nhất. Nó là bi kịch của cái mới, cái tiến
bộ, cái cách mạng còn đang ở thế yếu, ở trong hòan cảnh tất yếu cần thay đổi
lịch sử.
- Các nhân vật đều chết và chết một cách vĩ đại. Họ chỉ đại diện cho một bộ phận
nhỏ bé nào đó của xã hội mà hơn thế là đại diện cho “ những giai cấp và những
trào lưu nhất định của thời đại”.
 Giá trị thanh lọc :
- Tấm gương của họ trở nên trác tuyệt, cái chết trong bối cảnh của lịch sử tạo thành
phong trào đối địch; họ là người quan trọng đẩy mạnh phong trào lịch sử đó.
- Họ chết một cái chết bi kịch, cái chết của họ có tác dụng thôi thúc cả nhân loại
đứng dậy đấu tranh cho lẽ phải.
Ví dụ :
- Ngay từ nhỏ, Lý Tự Trọng đã tỏ ra tư chất thông minh, tiếp thu nhanh; anh còn
đặc biệt say mê văn thơ yêu nước của cụ Phan Bội Châu. Vì lẽ đó, anh sớm
hiểu được nỗi khổ cực của nhân dân ta dưới chế độ cai trị của thực dân phong
kiến. trong buổi mít tinh kỷ niệm một năm khởi nghĩa Yên Bái được tổ chức tại
Sài Gòn, Lý Tự Trọng đã bắn chết viên mật thám Le Grand để bảo vệ cụ Phan
Bội Châu đang diễn thuyết tại quảng trường Lareni. Tuy nhiên, anh đã bị bắt
giam vào khám lớn Sài Gòn và bị tra tấn rất dã man nhưng không hề hé môi
nói ra bất cứ thông tin nào. Lý Tự Trọng bị kết án tử hình vào khi mới 17 tuổi.
Đứng trước cái chết, Lý Tự trọng không hề run sợ, anh chủ động biến phiên tòa
của đế quốc thành một diễn đàn của người chiến sĩ cộng sản.
→ Tinh thần cách mạng bất khuất của Lý Tự Trọng dã làm cho kẻ thù vô cùng
khiếp sợ, đồng thời câu nói của anh “Tôi hành động có suy nghĩ, tôi hiểu việc
tôi làm, tôi làm vì mục đích cách mạng. Tôi chưa đến tuổi thành niên thật,
nhưng tôi đủ trí khôn để hiểu rằng con đường của thanh niên chỉ có thể là con
đường cách mạng và không thể là con đường nào khác” động viên cổ vũ mạnh
mẽ phong trào cách mạng trong cả nước. Hình ảnh và chí khí của người thanh
niên Lý tự Trọng đã trở thành biểu tượng hết sức thiêng liêng, cao đẹp trong
lòng các thế hệ đoàn viên thanh niên. Tên của anh được đặt cho nhiều trường
học, con đường trong cả nước như một sự tri ân người chiến sĩ cách mạng kiên
trung, bất khuất, sống mãi với nhân dân, với đất nước. Lý Tự Trong – Sống mãi
tên anh.
1.6.2 BI KỊCH CỦA NHỮNG NHÂN VẬT CHẾT TRƯỚC BÌNH MINH
Tóm tắt bi kịch
- Đây vẫn là một dạng thức bi kịch lịch sử, là bi của cái mới, cái tiến bộ, cái cách
mạng đã ở thế thắng trong toàn cục, nhưng có một bộ phận lâm vào hoàn cảnh
trớ trêu khiến người anh hùng tạm bị sa cơ và bị tiêu vong thảm thương.
- Hành động của các nhân vật là một hành động hợp với yêu cầu tất yếu của lịch
sử và khả năng thực hiện lý tưởng của họ mở rộng.
 Giá trị thanh lọc:
Tuy người anh hùng chết đi nhưng lý tưởng của họ vẫn còn đó nên được cả thế
giới của họ ,dân tộc họ,phong trào nối tiếp xả thân vì lý tưởng.
Ví dụ: Hình tượng về nữ anh hùng Võ Thị Sáu
- Nghĩ về chị Võ Thị Sáu, làm sao mà tôi cứ nhớ tới mùa lê-ki-ma vàng
hượm trong những vườn hoa trái trĩu quả của đất miền Nam cùng lời ca trữ tình
từ bài hát: "... người anh hùng đã chết cho mùa lê-ki-ma nở. Chị Sáu đã hy sinh
rồi...". Chị Võ Thị Sáu, sinh năm 1933 trong một gia đình nghèo ở Đất Đỏ, cha
làm nghề đánh xe ngựa, mẹ bán bì bún tại chợ Đất Đỏ; đầu năm 1946, thực dân
Pháp trở lại chiếm các địa bàn tại Bà Rịa lần thứ hai, trong đó có Đất Đỏ. Chị
Sáu lúc ấy cũng vừa tròn 13 tuổi, với bản chất thật thà, hiền lành và chất phát,
yêu quê hương, đất nước, nên nhìn thấy những cảnh giết người, cướp của tàn
bạo của bọn lính Pháp, trong lòng chị đã hình thành một ý chí căm thù mãnh
liệt, sâu sắc bọn thực dân xâm lược. Trước sự đau thương và mất mát của quê
hương, đã thúc đẩy các tầng lớp nhân dân trong huyện tham gia kháng chiến
chống thực dân Pháp, trong đó có chị Võ Thị Sáu; cuộc đời chị Sáu gắn bó
cách mạng kể từ đó. Năm 1947, lúc 14 tuổi Sáu vừa làm nhiệm vụ mua hàng,
vừa làm nhiệm vụ giao liên để nắm tình hình địch và làm mật hộ viên công an
xung phong Đất Đỏ. Tuy còn nhỏ tuổi nhưng chị rất mưu trí, lanh lẹ và chị luôn
hoàn thành nhiệm vụ được phân công. Khi giặc Pháp đưa chị ra xử bắn, với nét
mặt ung dung, bước đi vững chắc, ngẩng cao đầu, cất lên bài hát Quốc tế ca,
với tinh thần lạc quan cách mạng, chị đã thể hiện tinh thần bất khuất của người
chiến sĩ cộng sản. Chị Võ Thị Sáu hy sinh.

→ Cái chết của chị như hồ chuông cảnh tỉnh thế hệ bấy giờ đứng lên đi giết giặc
đòi lại độc lập tự do cho đất nước. Chị là tấm gương sáng về lòng yêu nước và sự
dũng cảm mà lớp lớp thế hệ sau này đặc biệt là các bạn trẻ cần noi theo. Chị còn là
một người con trung hiếu, người đồng chí sắt son được nhân dân tin yêu kính
phục. Sự ra đi của chị là niềm tiếc thương của cả dân tộc. Những đau khổ mà chị –
người con gái độ tuổi chưa đến 20 ấy phải chịu khi bị quân giặc tra khảo khiến bao
thế hệ con người phải xót thương. Chị xứng đáng là thế hệ “tuổi trẻ tài cao” của
con người Việt Nam ta và cũng là tấm gương sáng để thế hệ các bạn trẻ bây giờ và
mai sau noi theo. Chị đã ra đi mãi mãi nhưng những gì chị cống hiến cho cách
mạng, cho đất nước, cho cuộc đời vẫn sẽ còn lưu lai trong sử sách và trong trái tim
hàng triệu con người Việt Nam. Thế hệ trẻ cần nhiều hơn những tấm gương như
chị để đất nước này ngày càng phát triển và giàu đẹp hơn. Tấm gương chị Võ Thị
Sáu mãi là biểu tượng của thế hệ trẻ về một lòng nồng nàn yêu nước.
1.6.3 BI KỊCH CỦA SỰ LẦM LẪN, SỰ KÉM HIỂU BIẾT HOẶC CỦA SỰ
“NGU DỐT”.

Tóm tắt bi kịch:

- Với bi kịch của sự lầm lẫn được như một bài học xương máu của đường đời ,
có tác dụng nhắc nhở con người bài học cảnh giác.
- Với bi kịch sự kém hiểu biết liên quan đến mà Mác gọi là sự “ngu dốt” : “ Sự
ngu dốt là con quỷ mà chúng ta e rằng nó sẽ còn gây ra nhiều tấn bi kịch”.

 Giá trị thanh lọc : mang giá trị về cuộc đời, nâng cao ý thức, nhắc nhở con
người phải tỉnh táo suy nghĩa, quyết đoán chính xác, trao dồi vốn kiến thức,
tư duy và cẩn thận trong đời sống để không phải đau khổ, buồn đau.

Ví dụ: Khi An Dương Vương mất Loa thành, phải giết con gái và tự vẫn vì quá tin
kẻ địch, thiếu cảnh giác, nghĩ rằng có thể lấy tình cảm gia đình san bằng lòng tham vô
đáy của kẻ địch . Từ thất bại ấy của An Dương Vương ,bài học lịch sử được rút ra là
phải luôn cảnh giác, giữ gìn bí mật quân sự , bí mật quốc gia, không nhẹ dạ cả tin
trước bất kì âm mưu ,thủ đoạn nào của kẻ địch. Phải có cách xử lí đúng đắn mối quan
hệ giữa riêng với chung , giữa nhà với nước , giữa cá nhân với cộng đồng.

1.6.4 BI KỊCH CỦA NHỮNG KHÁT VỌNG CON NGƯỜI

Tóm tắt bi kịch:

- Thể hiện những đau khổ, dằn vặt cá nhân nó động chạm đến lẽ sống, tình yêu,
sứ mệnh con người.
- Xét về tình huống, bi kịch rất đa dạng, phong phú phức tạp của cuộc đời
- Tình huống của bi kịch có thể những xung đột của cái mới, cái tiến bộ, cái cách
mạng nhưng cũng có thể là xung đột của chính cái cũ, cái xấu xa, cái phản
động.
- Mọi tình huống của bi kịch phải thuộc vấn đề có ý nghĩa xã hội, ảnh hưởng lịch
sử, lẽ sống, đạo đức, thân phận.

 Giá trị thanh lọc :là những giá trị chúng ta cần hướng đến, mang yếu tố
tích cực của mỗi con người, giúp bản thân biết trân trọng cuộc sống, động
lực giúp họ vượt qua trở ngại, giúp có thêm sức mạnh đạt được những điều
mong muốn.

Ví dụ: Con đường cứu nước của Hồ Chí Minh.

Một con người lúc mới đôi mươi đã quyết chí ra đi tìm đường cứu nước bằng đôi bàn
tay trắng, khiến nhiều người ái ngại. Nhưng riêng bản thân Bác lúc bấy giờ luôn được
nuôi dưỡng bằng khát vọng giải cứu dân tộc, giành lại độc lập tự do dân tộc cho đất
nước, thế nên suốt 30 năm trời lênh đênh nơi xứ người, gặp hàng vạn khó khăn vất vả,
nhưng Bác chưa từng một lần nản chí, bỏ cuộc. Đền đáp cho sự kiên trì và khát vọng
tốt đẹp ấy là nền độc lập, tự do của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa được lập lại vào
ngày 2/9/1945.

1.6.5 BI KỊCH CỦA CÁI CŨ

Tóm tắt bi kịch:

- Bi kịch ở đây không phải là bi kịch do xung đột giữa cái mới với cái cũ, mà là
bi kịch của sự lầm lạc của chính cái cũ.
- Cái cũ chưa phải đã mất hết vai trò trong lịch sử , chưa trở thành xấu xa, phản
động
- Bản thân cái cũ còn tin vào tính chất hợp lý của nó
- Họ là những con người có lý tưởng nhưng lý tưởng đó đã trở nên lạc hậu, vì thế
khi họ chiến đấu để bảo vệ lý tưởng ấy thì họ sẽ gặp thất bại hoặc tiêu vong là
điều tất yếu.
 Giá trị thanh lọc : Thể hiện sự luyến tiếc , cảm thông ,xót thương cho
những người anh hùng.
Ví dụ : Sự thất bại thảm hại của vua Duy Tân -một vị vua hết mực yêu
nước thương dân , tuy là phong trào cải cách ,nâng cao dân trí ,chấn hưng
dân khí, mở mang hiểu biết cho người dân để có hiểu biết về ý thức và
quyền lợi của mình đối với đất nước . Nhưng những mong muốn này lại
không đáp ứng được nguyện vọng của quần chúng nhân dân , xa rời thực
tế .Nên cái kết là cuộc khởi nghĩa bị thất bại và ông bị giặc Pháp bắt đi đày
đến trọn đời.
1.6.6 Bi kịch của chính cái xấu
Tóm tắt bi kịch : Bi kịch của chính cái xấu là tội ác.
 Giá trị thanh lọc : lấy sự răn đe khủng khiếp để nhắc nhở đời sau không
được làm việc ác.Và nhắc nhở đời sau rằng “Gieo gió ắt phải gặp bão”
Ví dụ : Mác-bét một vị tướng giỏi nhưng vì lời tiên đoán ông sẽ được làm
vua và lòng tham trong mình mà Mác-bét đã lần lượt giết đi rất nhiều người
trong đó có cả đức vua .Và cái kết là ông bị con trai của vua chặt đầu.Cái
kết đã phản ánh rằng lòng tham và tội ác chắc chắn sẽ bị trừng phạt

2.Phân tích biểu hiện của cái bi trong tác phẩm “Romeo và juliet”

2.1. Bi kịch tình yêu

Romeo và Juliet là bản tình ca bất tử, ca ngợi sức mạnh của tình yêu đã chiến thắng
oán thù và cả những thế lực đen tối trong xã hội. Nội dung vở kịch xoay quanh mối
tình say đắm mãnh liệt của đôi trai gái thành Veron là Romeo và Juliet. Nhưng oái
oăm thay, chính tầng lớp họ đang sống đã xây nên một tượng đã bất diệt trong người
“Rồi trai lớn lấy vợ, gái lớn gã chồng, người ta chấp nhận nhau như những mảnh ghép
phải ghép lại vào nhau”. Bi kịch của thời đại ở đây là những tầng lớp định kiến, suy
nghĩ vốn còn hạn hẹp, khiến hôn nhân chỉ là sự sắp đặt để lấy miếng hời kinh tế, bồi
nên cái ích riêng. Và hơn hết chính là bi kịch trong truyện và mối hiềm khích giữa hai
dòng họ

Trong thành Verona của Italy, hai dòng họ Montague và Capulet vốn có mối hận thù
lâu đời. Bi kịch bắt đầu từ khi con trai của dòng họ Montague là Romeo trà trộn và dạ
tiệc hóa trang của nhà Capulet, chàng đã gặp nàng Juliet và hai người yêu nhau ngay
từ cái nhìn đầu tiên.

Tuy nhiên, do mối hận thù sâu sắc giữa hai dòng họ, lại thêm sự cố khiến Romeo giết
chết người họ hàng của Juliet là Tybalt, nên hai người không thể đến được với nhau.
Romeo bị trục xuất khỏi thành Verona, còn Juliet thì bị gia đình ép gả cho bá tước
Paris. Nhờ tu sĩ nhà thờ giúp đỡ, nàng đã uống một liều thuốc ngủ để giả chết trong
vòng 24 giờ, vì thế đám cưới giữa Juliet và Paris lại trở thành đám tang. Xác Juliet
được đưa xuống hầm mộ của gia đình.
Nghe tin nàng chết, Romeo đau đớn trốn về Verona. Khi ngắm nhìn dung nhan người
yêu thương đã khuất, chàng uống thuốc độc tự tử theo người mình yêu. Romeo vừa
gục xuống thì cũng là lúc thuốc của Juliet hết hiệu nghiệm. Nàng tỉnh dậy và nhìn thấy
xác Romeo bên cạnh. Quá tuyệt vọng, nàng rút dao tự vẫn.

Cái chết tang thương của đôi bạn trẻ đã thức tỉnh hai dòng họ. Họ đã xóa sạch mối thù
truyền kiếp và bắt tay hữu nghị. Nhưng những gì còn lại vẫn là nỗi xót xa cho một
cuộc tình đẹp tựa bài thơ.

Yếu tố quan trọng gây ra bi kịch trọng tình yêu là Romeo đã không nhận được bức thư
từ cha xứ và cái chết của Juliet là giả dẫn đến Romeo chết và nàng cũng tự tử theo.
Một tình yêu thật buồn và đầy bi kịch. Tuy cả hai đều yêu nhau nhưng không đến
được với nhau. Không chỉ vậy, lúc bấy giờ còn có cả bệnh dịch nên tác giả cũng bị
ảnh hưởng, ông đã tạo ra một tình yêu sắc giữa Romeo và Juliet nên nó cũng có cả
trong bi kịch không chỉ về tình yêu

Vở kịch tuy kết thúc bằng cái chết của đôi trai gái yêu nhau, nhưng vẫn mang tính
chất lạc quan. Tuy hai gia đình gặp nhau là cãi cọ hoặc chém giết nhau nhưng như vậy
cuộc gặp gỡ giữa cặp đôi này lại diễn ra như những chuyện được sắp đặt một cách
đương nhiên. Bởi suy cho cùng, cái chết của họ không phải sự bỏ mình, đầu hàng
trước số phận mà đó là hành động bảo vệ sự thủy chung trong tình yêu. Cái chết đã
làm được một việc uy quyền của vương chủ thành Veron cũng không làm nổi: chấm
dứt sự đổ máu giữa hai dòng họ. Sự đấu tranh quyết liệt giữa Romeo và Juliet đã bảo
vệ tình yêu của họ. Đó là sự đấu tranh quyết liệt của những tư tưởng nhân đạo thời
phục hưng chống lại thành kiến dã man và ngu muội của thời trung cổ. Thắng lợi của
vở kịch là thắng lợi của nguyên lý nhân văn chủ nghĩa đối với tình vô nhân đạo của
nền phong kiến trung cổ. Cái chết đã cảm hóa lòng người biến đổi được mỗi quan hệ
giữa hai dòng họ.

sBiểu hiện của cái bi trong tác phẩm nghệ thuật :

Romeo và Juliet là bi kịch nhưng vẫn mang màu sắc mùa xuân, vở kịch được kết thúc
bằng cái chết của đôi trai gái yêu nhau,nhưng vẫn mang tính chất lãng mạn , lạc
quan ,yêu đời.Romeo đâu khổ thật nhiều bởi tình yêu chưa trọn ven ,yêu nhưng chưa
được đáp trả ,anh chỉ biết buồn rầu . Trong khi đó Juliet hạnh phúc khi được yêu .Mối
tình của họ thơ mộng lãng mạn nó như một bản tình ca bất hủ ca ngợi tình yêu ,một
mối tình mạnh hơn cái chết . Nhưng cuộc tình của đôi trai gái gặp nhiều khó khăn trớ
trêu , chịu đủ mọi tác động chi phối của yếu tố khách quan .Mối thù truyền kiếp giữa
hai dòng họ là người trở ngại lớn. Romeo và Juliet là những bi kịch giữa hai gia đình
khi còn nằm trong bụng mẹ .Họ sinh ra trong hai gia đình có mối thù từ lâu đời .Oán
thù này là nguồn gốc nảy sinh những trắc trở trong tình yêu của họ .Nhưng mối thù
không ngăn cản được họ đến với nhau .Lễ giáo phóng kiến không làm họ chùm bước
trước con đường hôn nhân.Mặc dù họ chủ động vượt qua mọi rào cản ngăn cách giữa
hai dòng họ nhưng hầu như lúc nào họ cũng nghĩ đến nó xem nó là rào cản trong việc
công khai mối quan hệ của mình.Chính sức mạnh tình yêu đã dẫn đến sự hy sinh
không thể tránh khỏi của họ .Nếu Romeo và Juliet chịu khuất phục số mệnh , họ biết
thỏa hiệp tình trạng hiện tại ,tình cảm của họ không tha thiết thì chắc họ đã sống cuộc
đời bình an . Nhưng dù sao đi nữa cái chết của họ cũng không phải là sự tự bỏ mình ,
đầu hàng số phận của họ để bảo vệ sự thủy chung trong tình yêu. Đám cưới giữa Juliet
và Paris trở thành đám tang. Xác Juliet được đưa xuống hầm mộ. Tu sĩ chưa kịp báo
cho Romeo thì từ chỗ bị lưu đày nghe tin Juliet chết, Romeo đau đớn trốn về Verona.
Trên đường về chàng kịp mua một liều thuốc cực độc dành cho mình. Tại nghĩa địa,
gặp Paris đến viếng Juliet, Romeo đâm chết Paris rồi uống thuốc độc tự tử theo người
mình yêu. Romeo vừa gục xuống thì thuốc của Juliet hết hiệu nghiệm. Nàng tỉnh dậy
và nhìn thấy xác Romeo bên cạnh đã chết, Juliet rút dao tự vẫn.

Cái chết tang thương của đôi bạn trẻ đã thức tỉnh hai dòng họ. Bên xác hai người, hai
dòng họ đã quên mối thù truyền kiếp và bắt tay nhau đoàn tụ, nhưng câu chuyện tình
yêu ấy vẫn mãi sẽ là nỗi đau rất lớn trong lòng những người biết đến họ.

Bi kịch của cái mới, cái tiến bộ, cái cách mạng còn đang trong thế yếu, và bi kịch về
tình yêu, và đó là hiện thực cuộc sống thời phục hưng tràn đầy những mâu thuẫn xã
hội khốc liệt và phù hợp với loại hình bi kịch và cái kết của Romeo và Juliet là kết quả
của những mâu thuẫn không giải quyết được của thời đại. Bi kịch tình yêu sống mãi
trong thời đại. Romeo và Juliet là vở kịch tình yêu nổi tiếng nhất và mỗi tình của
Romeo và Juliet được coi là mối tình đẹp nhất mọi thời đại
Một đên tộc trưởng Capulet mở dạ yến. Romeo, con trai của tộc trưởng Montagui,
đang say mê Rodalin, một cô gái trong dòng họ Capulet, nên cùng vài người bạn đeo
mặt nạ đến dự buổi dạ yến này để gặp Rodalin. Nhưng khi đến nơi Romeo gặp Juliet
con tộc trưởng Capulet, và hai người đã yêu nhau say đắm từ ánh mắt đầu tiên.

Nửa đêm hôm đó, sau khi tiệc tàn họ đã gặp nhuau và hai người “trao nhau lời thề
thủy chung”

Sáng hôm sau, Romeo đến gặp cha linh hiến là tu sĩ Rolan và yêu cầu tu sĩ làm phép
cưới cho hai người. Tu sĩ ưng thuận vì hy vọng rằng mối duyên lành này sẽ làm mối
hận thù giữa hai họ trở thành tình nghĩa sâu nặng

Nhưng cùng ngày hôm đó đã xảy ra một chuyện không hay. Tybalt, anh họ của Juliet,
gặp Romeo và buông lời hỗn xược. Romeo nhịn nhưng bạn Romeo là Mekiuxio thì
bực tức và đánh nhau. Thừa lúc Romeo len vào giữa để can. Tybalt đâm chết
Mekiuxio. Để báo thù cho bạn Romeo đâm chết Tybalt. Vương chủ thành Vesora kết
án Romeo phải đày khỏi thành Vesora.

Sauk hi giết Tybalt, Romeo trốn trong phòng tu sĩ Lôrân. Nhờ sự an ủi và khuyên bảo
của tu sĩ và giúp đỡ của vú nuôi Juliet, Romeo ngay đêm đó đã đến gặp nàng và từ
biệt nàng

Khi Romeo ở nhà cha Juliet ép nàng phải lấy một thanh niên quý tộc là bá tước Parit,
Juliet không muốn làm vợ Parit nên đã nhờ tu sĩ Lôrân nhờ giúp đỡ. Lôrân cho nàng
uống một liều thuốc ngủ để nàng giả vờ chết, đợi Romeo trở về. Tưởng Juliet, Romeo
từ nơi lưu đày trốn về Veron. Chàng có mang theo một liều thuốc độc và chết. Juliet
tỉnh dậy và thấy người mình yêu đã chết, nàng đau xót vô cùng. Nàng hôn lên đôi môi
của Romeo để uống hết những giọt thuốc còn lại để chết theo chàng. Nhưng thuốc đã
khô hết, Juliet bèn rút kiếm tự vẫn và ngã gục chết bên xác chàng

Tin lan ra, khắp thành Veron xôn xao và vương chủ hai gia đình đều kéo đến. Tu sĩ
Lôrân đã kể câu chuyện tình thương tâm này cho họ nghe:

“Bên xác con, cha mẹ đã quên thù”


Người ta thường nói Romeo và Juliet là vở bi kịch của tình yêu, một tình yêu trong
sáng và chân thành. Romeo và Juliet gặp nhau cũng rất tình cờ, họ đã yêu nhau say
đắm từ ánh mắt đầu tiên. Gặp Juliet, Romeo gần như bị chinh phục ngay lập tức, bởi
vẻ đẹp ngây thơ và trong sáng nhưng hết sức kiều diễm và lộng lẫy của nàng. Chàng
đã phải sửng sốt thốt lên “tiểu thư nào kia đang làm lộng lẫy bàn tay người khiêu vũ
với nàng. Vẻ đẹp tuyệt thế kia sao cõi trần lại có”

Họ vừa gặp nhau đã bị hút vào nhau, như hai luồng điện để phát ra một tia lửa, sự việc
xảy ra nhanh chóng quá, bất ngờ quá, thình lình quá như ánh chớp kia vội tắp trước
khi ta kịp nói: “kìa, chớp lóe”. Gặp Juliet, Romeo hầu như ngay lập tức quên ngay
nàng Rosaline đã làm cho chàng u sấu khổ não đến nỗi cha chàng phải nói nhiều buổi
sáng ta bắt gặp nó ở đó, hạt lệ đầm đìa làm them ướt giọt sương mỗi trường, rồi lại
não ruột thở dài khiến đám mây mù them u ám… Nó như nụ hoa kia bị một con sâu
ghen ghét đục khoét trước khi được phô trương khoe sắc dưới ánh mặt trời.

Tình yêu của Romeo và Julliet khác xa tình cảm trước đó của chàng đối với Rosaline.
Tình yêu đó như cha Lawrence đã nhân xét “chỉ là sự cuồng si, rồ dại nhất thời” đó là
“ái tình mắt bị bịt kín” như Romeo tự thú với bạn. Khi Merato khuyên chàng “Anh
đắng đắm say vì tình, vậy anh hãy mượn thần ái tình đôi cánh mà tung bay khỏi cõi
phàm tục”. Romeo đã than thở “Tôi đã bị trúng thương vì mũi tên của Cupid rồi mượn
đôi cánh nhẹ của hắn mà bay sao được”

Khi yêu Rosaline, Romeo đã đau khổ thật nhiều vì tình yêu đó chưa được trọn vẹn,
yêu nhưng chưa được đáp trả. Romeo bi quan, tuyệt vọng chỉ biết than vãn sầu não.
Nhưng với Juliet thì khác hẳn, “trên đời này không có gì hạnh phúc bằng tình yêu và
được yêu”. Romeo đã yêu và được Juliet đáp trả lại tình yêu đó, chnagf đã tận hưởng
trọn vẹn niềm hạnh phúc đó, Juliet đã cho chàng biết thế nào là một tình yêu đích
thực. Chàng không còn nhút nhát, thụ động chờ đợi rồi u sầu ủ ê nữa mà tràn đầy hạnh
phúc vì tình yêu đã tiếp thêm sức mạnh cho chàng. Chủ chủ động tìm mọi cách để
vượt qua khó khăn nguy hiểm để gặp riêng nàng, để tỏ tình với nàng.

“Ta vượt tường này là nhờ đôi cánh của tình yêu. Mấy bức tường đó ngăn sao nỗi ái
tình. Mà cái gì yêu dám làm là làm được, người nhà nàng sao ngăn nổi tôi”
“Ái tình, ái tình đã xui khiến tôi tìm kiếm, ái tình đã cho tôi lời khuyên và tôi đã cho ái
tình đôi mắt”

Tình yêu đã tiếp thêm sức mạnh và lòng dũng cảm cho chàng “Nàng hãy nhìn tôi với
khóe mắt yêu thương, là tôi chẳng ngại ngần gì hận thù của họ nữa… Tôi chẳng phải
tay thủ thủy, nhưng giá nàng có ở nơi bờ biên xa xăm nhất thì tôi cũng sẵn sàng liều
mình với báu vật”

Tình yêu của họ thật đẹp, thật lãng mạn, họ đến với nhau bằng tình yêu trong sáng
đích thực từ lòng mình. Juliet, một cô gái lần đầu tiên bước vào ngưỡng của tình yêu.
Tình yêu đến với cô thật bất ngờ như một tiếng sét lúc trời quang. Cô nghe trái tim
mình rạo rực và đã đi theo tiếng gọi của trái tim. Tình yêu đồng thời cũng tiếp cho
Juliet vượt qua bản chất e thẹn của người con gái mới lớn, vượt qua hàng rào của vòng
lễ giáo, xóa nhòa đi mối thù của hai dòng họ mạnh dạn tình nguyện đính ước với
người yêu

Juliet là một cô gái thông minh và có cá tình, chính Juliet cũng là người chủ động đưa
ra vấn đề hôn nhân đối với người yêu. “Ngày mai em sẽ nói cho người đến gặp chàng,
chàng sẽ cho biết hôn lễ sẽ cử hành vào ngày nào, chỗ nào”

Trong tình yêu, Juliet là một cô gái rất ngây thơ, nhưng có lúc nàng rất thông minh
“Nàng thông minh và sâu sắc một cách tuyệt với trong những cảm nghĩ yêu đương của
mình”

“Ước mơ đẹp tự nó đã giàu có, nó hãnh diện về thật chất chứ không phải những thứ tô
điểm bên ngoài. Những kẻ còn đem được của cải của mình, thật còn nghèo nàn. Mối
tình chân thật của em lớn đến nỗi muốn đếm một nửa kho tàng của lòng em, em cũng
không thể nào đếm xiết”

Khi Romeo dung trăng để thề nguyền thì Juliet lại bày tỏ hết sức khôn ngoan và dịu
dàng “Em xin chàng đừng lấy trăng kia để thề thốt, vầng trăng nghiêng ngả mỗi tháng
lại thay đổi đường đi lối về”

Nàng rất thông sâu sắc và hiểu rõ quy luật tình yêu “yêu có nghĩa là trao ban, trao ban
có nghĩa là lãnh nhận”. Nàng biết rằng:
“Ái tình cũng giiongs như thủy ngân trên tay

Xòe rộng bàn tay ra nó sẽ ở lại

Nắm chặt bàn tay nó sẽ tuôn đi”

Cho nên nàng đã nói với Romeo “Em chỉ muốn rộng lòng hào phóng và tặng chàng
lần nữa. Em càng tặng chàng thì em càng có nhiều vì cả hai đều là vô tận”. Juliet đã
trở thành “Hình tượng người thiếu nữ yêu đương đẹp nhất trong văn học thế giới”

Mối tình của họ trở thành mối tình thơ mộng

 Nguồn gốc bi kịch của họ ở đây đó chính là những nguyện vọng cao quý nhất.
Chính sức mạnh tình yêu của Romeo và Juliet đã dẫn đến sự hy sinh không thể tránh
khỏi của họ. Nếu như cả Romeo và Juliet chịu khuất phục trước số mệnh, họ thỏa hiệp
với tình trạng hiện tại, tình cảm của họ không tha thiết thê thì chắc chắn họ đã sống
cuộc đời bình thản

2.2 Bi kịch gia đình

Romeo và Juliet với cái say sưa nồng nhiệt của những tâm hồn tuổi trẻ không suy nghĩ
gì đến hậu quả và hành động. Họ hoàn toàn chìm đắm trong những tình cảm cá nhân
của mình. Họ chỉ hiểu có tình yêu của họ và họ rất sâu sắc trong sự suy nghĩ về những
tình cảm đối với nhau mà không suy nghĩ gì đến thế giới xung quanh. Cũng vì mối thù
giữa hai họ mà họ không dám công khai hóa mối tình của họ và họ cho đó là điều tốt
nhất. Nhưng họ khéo léo cho gia đình biết về tình yêu của họ thì có lẽ kết thúc sẽ hoàn
toàn khác hẳn. Nếu họ yêu nhau và cả hai gia đình đều biết và ngăn cấm khiến họ phải
bí mật kết hôn thì đó lại là chuyện khác. Nhưng ở đâu từ lúc mới yêu họ chưa gặp một
trở ngại nào lớn lao ngăn cản ngoài cái hàng rào đó là mối thâm thù giữa hai họ

Cha mẹ của ca Romeo và Juliet đều là những người rất mực thương con, họ sắn sàng
chiều con với những gì con muốn. Chính ông già Capulet đã từng nói với Parit về
Juliet “Chỉ còn có một mình nó là nguồn hy vọng độc nhất của ta”

“Ý ta tùy thuộc vào ý nó. Nếu nó ưng thuận ai thì sự đồng ý của ta cũng nằm trong
vòng lựa chọn của nó mà thôi”
Ông đã để cho Juliet lựa chọn tình yêu của mình chứ không hề ép buộc. Và chính ông
cũng rất quý mến Romeo thậm chí rất trân trọng. Khi Tybalt muốn gây sự với chàng
chính ông là người ngăn cản và không tiếc lời ca ngợi chàng

“Nó đi đứng đàng hoàng, lịch sự lắm. Mà nói thức, thành Veron này cũng tự hào vì đã
có một chàng thanh niên công tử đức hạnh và mực thước như nó. Cho ta tất cả thành
Verona này ta cũng không muốn điều gì xảy ra xúc phạm đến dnah dự của nó”. Điều
này thật là thuận lợi cho mối tình của họ. Và thuận lợi hơn khi Romeo là bạn thân của
Mercutio – người có họ hàng thân cận với vương chủ, người đứng đầu thành Verona,
là người đang cố gắng hòa giải giữa hai dòng họ. Chắc chắn rằng ông sẽ đồng ý tán
thành cho mối tình của họ. Nếu như họ đừng có thành kiến quá nặng nề về dòng họ thì
đâu có bí mật với nhau đến như vậy. Và biết đâu nhờ tình yêu, nhờ sự thuyết phục của
hai gia đình sẽ tránh cho họ một bi kịch mà họ không nên có.

You might also like