Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 24

----------

TRƯỜNG CAO ĐẲNG LƯƠNG THỰC THỰC PHẨM


KHOA CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM – DINH DƯỠNG

BÁO CÁO THỰC TẬP

ĐỀ TÀI : THỰC TẬP NÔNG NGHIỆP Ở ISRAEL

SV thực tập: Lê Bảo Anh

Tháng 12 năm 2021

1|Thực tập sinh:Lê Bảo Anh


Mục Lục
LỜI MỞ ĐẦU..........................................................................................................3
PHẦN 1: TÌNH HÌNH THỰC TẬP NÔNG NGHIỆP TẠI ISRAEL..................4
1. CƠ SỞ THỰC TẬP: KHÁI QUÁT KẾ HOẠCH VÀ LỊCH TRÌNH THỰC
TẬP TẠI ISRAEL.......................................................................................................
PHẦN 2: NHỮNG CÔNG VIỆC THỰC TẬP NÔNG NGHIỆP TẠI ISRAEL...11
2.1.1. Chi tiết công việc.......................................................................................11
1.1.1. Các hoạt động ngoại khóa được tham gia và tự tổ chức.....................17
1.2. THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN KHI THỰC TẬP TẠI ISRAEL.................18
1.2.1. Thuận lợi................................................................................................18
1.2.2. Khó khăn................................................................................................19
1.2.3. Những tình huống bất ngờ....................................................................19
PHẦN 3:.................................................................................................................21
KẾT LUẬN VÀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC TẬP NÔNG NGHIỆP TẠI
ISRAEL...................................................................................................................... 21
3.1. KẾT LUẬN.........................................................................................................21
3.1.1. Kinh nghiệm..............................................................................................21
3.1.2. Kết quả đạt được...................................................................................21
2.1. ĐỀ XUẤT (RÚT KINH NGHIỆM)................................................................22
KẾT LUẬN............................................................................................................23
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................24

2|Thực tập sinh:Lê Bảo Anh


LỜI MỞ ĐẦU

Tôi chọn Israel làm nơi thực tập vì đây là “Quốc gia khởi nghiệp” mà tôi đã
ngưỡng mộ từ lâu. Không chỉ vậy, nền Nông nghiệp xuất sắc cũng đã thu hút sự chú ý,
tìm hiểu và thôi thúc tôi đến với quốc gia Trung Đông này. Còn gì tuyệt vời hơn khi
được trực tiếp chung sống, cảm nhận văn hóa, cuộc sống, phong tục của dân tộc Do
Thái – dân tộc thông minh nhất thế giới. Đây cũng là trải nghiệm hiếm có trong đời tôi
khi được làm việc và học tập trên “Cái nôi của Thiên Chúa Giáo”,được khẳng định
chính mình,được vượt qua những thử thách trước giờ chưa từng suy nghĩ đến. Đặt
chân đến đây, tôi muốn được học, nghiên cứu, khám phá , trải nghiệm những kiến thức
thú vị, tận hưởng nét văn hóa riêng biệt nơi đây, cũng một phần tích lũy một số vốn
nhất định thông qua việc đi làm và trở thành một người nông dân thực thụ.
Tôi rất may mắn khi biết đến chương trình “Tu nghiệp sinh Nông nghiệp tại
Israel” thông qua sự giới thiệu hợp tác giữa Trường Cao đẳng Lương thực-Thực phẩm
và công ty Cổ phần Xây dựng, Dịch vụ và Hợp tác lao động (OLECO). Những lời chỉ
bảo và hướng dẫn của các thầy cô trong trường cùng với những lời tâm sự, chia sẻ
kinh nghiệm khi sang Israel thực tập của các anh chị đi trước là bàn đạp để tôi tìm hiểu
kỹ và được tham gia chương trình một cách thuận lợi nhất.

3|Thực tập sinh:Lê Bảo Anh


PHẦN 1: TÌNH HÌNH THỰC TẬP NÔNG NGHIỆP TẠI ISRAEL

1. CƠ SỞ THỰC TẬP: KHÁI QUÁT KẾ HOẠCH VÀ LỊCH TRÌNH THỰC


TẬP TẠI ISRAEL
1.1. Vị trí, lịch sử phát triển của Israel

Hình 1.1.1 Israel


Nhà nước Israel là một quốc gia tại Trung Đông nằm giữa vĩ độ 29 ° - 34 °
N, và kinh độ 34 ° - 36 ° E. Diện tích Israel khoảng 20.770 km2, trải dài 424 km từ Bắc
xuống Nam. Israel có biên giới phía Bắc giáp với Li-băng, Đông-Bắc với Syria, Đông
và Đông-Nam với Jordan, phía Tây-Nam với Ai Cập, phía Tây với biển Địa Trung Hải
chiếm phần lớn bờ biển 273 km của Israel và Dải Gaza. Israel có một bờ biển nhỏ trên
Biển Đỏ ở phía Nam.
Thế giới biết đến quốc gia Israel là “ Vùng đất của những vị Thánh”- cội
nguồn của Đạo Thiên Chúa. Đây cũng là miền đất mang lại nhiều giá trị đặc sắc thông
qua những kiến trúc như thành cổ Jerusalem, Akko,”Bức tường than khóc”, Nhà thờ
Mộ Thánh,...Thiên nhiên cững ưu ái dành tặng cho quốc gia này vẻ đẹp khó cưỡng
như biển Chết, biển Đỏ, Haifa, Tel Aviv,...

4|Thực tập sinh:Lê Bảo Anh


Với hơn ¾ diện tích là sa mạc khô cằn, khí hậu nắng nóng khắc nghiệt cùng
dân số chỉ khoảng 8,68 triệu người nhưng Israel là quốc gia đi đầu Thế giới trong việc
ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất Nông nghiệp. Lao động Nông nghiệp chỉ chiếm
3.7% và chỉ 20% diện tích đất được trồng tự nhiên nhưng quốc gia này có thể tự túc
đến 95% nhu cầu thực phẩm của mình. Israel xuất khẩu rất nhiều mặt hàng Nông
nghiệp ra thị trường Mỹ, Nhật Bản, Pháp,...với chất lượng cao nhất. Tu nghiệp sinh
Việt Nam khi qua đây sẽ được học tập và lao động về Nông nghiệp tại hai loại hình
cộng đồng độc đáo là Kibbutz và Moshav.

1.2. Kế hoạch và lịch trình thực tập tại Israel


- Thời gian thực tập: 13 tháng (từ ngày 24/9/2020 đến ngày 24/10/2021).
- Công tác chuẩn bị:
 Chuẩn bị tâm lý:

Hình 1.2.1: Công tác chuẩn bị


Tôi đã chuẩn bị cho mình một tâm lý thật thoải mái, sẵn sàng vượt qua bất kể khó
khăn nào. Trước tiên là tâm lý phải rời xa gia đình, rời xa quê hương để đến với một
đất nước xa lạ. Tôi đã xác định phải sống tự lập, học tập, làm việc trong một môi
trường khắc nghiệt, nơi ấy bất đồng ngôn ngữ, phong tục, giờ giấc. Tôi bắt buộc phải
làm quen với môi trường sống mới này.

5|Thực tập sinh:Lê Bảo Anh


Tôi cũng đã chuẩn bị tâm lý cho bản thân và gia đình về những điều xấu có thể xảy
ra. Israel là đất nước chưa ổn định, vẫn có những tranh chấp, vẫn có những tiếng bom,
tiếng súng và những cuộc bạo động. Không chỉ vậy, tôi sẽ không thể tránh được những
tai nạn lao động khi trực tiếp đi làm tại farm. Thêm nữa là những nguy hiểm rình rập
từ sa mạc như rắn độc, bò cạp, lũ lụt , bão cát,…Nhưng với tâm lý vững vàng và ham
muốn trải nghiệm, học hỏi, tôi vẫn quyết tâm đến với quốc gia Trung Đông này.
Đến đây, những ngày lễ truyền thống tại Việt Nam hay những ngày trọng đại của gia
đình tôi không thể tham dự, cũng không thể hòa chung không khí vui tươi ngày Tết
hay trống lân náo nhiệt của Trung thu được. Tôi phải dặn mình cố gắng trong 10
tháng, bên cạnh mình vẫn còn những người bạn song hành, trải nghiệm lễ tết bên nước
bạn cũng rất thú vị.
Bản thân là một sinh viên Lương thực năng động, tôi đã sẵn sàng tâm lý để đón nhận
những điều mới mẻ từ miền đất Thánh, khám phá những địa danh nổi tiếng đã được
nghe từ rất lâu và thỏa mãn đam mê học hỏi, tìm hiểu nền Nông Nghiệp, vẻ đẹp đất
nước và con người Do Thái.
 Chuẩn bị kiến thức:
Để có được đầy đủ nhất hành trang kiến thức bước sang nước bạn, tôi đã tìm hiểu rất
kỹ về chương trình thông qua sự hợp tác của Trường Cao đẳng Lương thực – Thực
phẩm và Công ty OLECO-công ty chuyên phái cử sinh viên sang Israel thực tập.
Những thông tin, quảng cáo, tuyển sinh của chương trình tôi đều nghiên cứu rất kỹ.
Tôi trực tiếp hỏi những yêu cầu, điều kiện liên quan đến đợt thực tập thông qua số điện
thoại của chị Bích Vân công ty OLECO và những thông tin quý giá thông qua cô Trần
Loan.
Tôi trang bị cho mình hành trang Tiếng Anh thông qua việc học và hướng dẫn tại
trung tâm ngoại ngữ IRIS.
Nhằm củng cố hơn kiến thức cho sinh viên sang Israel thực tập, chúng tôi được công
ty OLECO giao cho “Tài liệu Giáo dục định hướng” có tất cả những thông tin về vị trí
địa lý, lịch sử, dân tộc, tôn giáo, nông nghiệp,… của quốc gia Israel. Tôi học tài liệu
này rất kỹ và cũng có bài trả lời câu hỏi gửi lại công ty về những vấn đề liên quan đến
Israel.
Tôi cũng tìm hiểu thêm về Isreal thông qua quyển sách “Quốc gia khởi nghiệp” để
hiểu thêm thật nhiều về đất nước, con người tại đây. Việc tìm thông tin, hình ảnh về
nước bạn trên các trang mạng giúp tôi dễ hình dung hơn nơi mình sẽ đặt chân đến.
Không thể không kể đến những buổi chia sẻ kinh nghiệm thực tế của các anh chị đi
trước đã giúp tôi củng cố thêm kiến thức cho mình. Việc tham gia vào các nhóm “Tu
nghiệp sinh tại Isreal” còn cho tôi biết được cách thức làm việc, sinh hoạt, chuyển
khoản, giá cả, những điều nên và không nên,những lưu ý bên nước bạn.

6|Thực tập sinh:Lê Bảo Anh


Tôi tin với những hành trang kiến thức đầy đủ như vậy, tôi có thể tự tin đến với
Isreal để khám phá mọi thứ thú vị nơi đây.
 Chuẩn bị hồ sơ, thủ tục:
Sau khi biết thông tin chính xác đã được tham gia Chương trình tu nghiệp sinh tại
Israel, trước tiên tôi kiểm tra sức khỏe, có kết quả khám sức khỏe tổng quát tại Bệnh
viện Gia đình và hoàn thành một khóa học Tiếng Anh, được cấp chứng chỉ tại Trung
tâm Ngoại ngữ Iris (Đây là điều kiện cần có để hoàn thành hồ sơ tham gia chương
trình).
Đóng 10.000.000 đồng (Mười triệu đồng) đặt cọc tham gia chương trình
cho công ty.
Gửi những giấy tờ quan trọng như: hộ chiếu, bản cam kết sinh viên, giấy chứng nhận
tiêm chủng, giấy bảo lãnh, giấy xác nhận bảo lưu, câu trả lời tài liệu giáo dục định
hướng đến công ty OLECO để hoàn thành hồ sơ.
Đóng 17.710.000 đồng (Mười bảy triệu bảy trăm mười nghìn đồng) giá
vé máy bay, visa.
Ngày 21/9/2020 ký kết hợp đồng tại công ty OLECO.
Ngày 24/9/2020 cất cánh.
 Chuẩn bị hành trang:
Nhờ việc chuẩn bị sẵn hành trang kiến thức và kinh nghiệm của anh chị đi trước để
lại, tôi biết nên chuẩn bị những vật dụng cần thiết để mang đi. Sau khi chuẩn bị đầy đủ
hết những vật dụng cần thiết, tôi sắp xếp vào:
Một balo đeo vai: để laptop, sạc laptop, điện thoại, sạc điện thoại, ổ điện,
máy móc điện tử,
Một hành lý xách tay: tối đa 7kg đựng quần áo
Một hành lý ký gửi: tối đa 23kg đựng những vật dụng như đồ lao động,
giày, dép, móc quần áo, dầu gội, kem đánh răng, mỳ tôm, một ít đồ ăn,
thuốc chữa bệnh,…
Hành trang của tôi nhỏ gọn nhưng đầy đủ, rất dễ dàng trong việc vận
chuyển.
- Hành trình đến với Quốc gia Israel
 Chuyến bay đến Israel kéo dài 13 tiếng xuất phát tại sân bay Nội Bài (Hà
Nội) quá cảnh tại Jordan và kết thúc tại sân bay quốc tế ở Tel Aviv ( Israel)

7|Thực tập sinh:Lê Bảo Anh


Hình 1.2.2: TTS trong chuyến bay đến Israel

Tôi được theo học ở trung tâm AICAT. Sau khi nhận được hành lý tại sân bay, đoàn
bay gồm các sinh viên (từ các trường Cao đẳng Lương thực – Thực phẩm, trường Đại
học Quảng Nam và trường Đại học Nông Lâm Huế, Đại học Nông Lâm Thái Nguyên).
Vì tình hình dịch Covid 19, chúng tôi phải cách ly 14 ngày theo quy định tại JureSalm
và được phân chia theo lớp về học tại trung tâm AICAT ở Israel.Tôi rất may mắn khi
cùng 3 sinh viên khác được đến với Moshav Hatzeva.
- Quá trình thích nghi với cuộc sống
 Cuộc sống bên này bắt buộc bản thân phải tự lập. Tôi tìm hiểu hết những
thông tin tại đây thông qua những anh chị đến trước, tôi biết được mật khẩu
Wifi để liên lạc về gia đình, biết được khu vực sử dụng nước uống, biết cách
sử dụng bếp nấu nướng, nhà tắm, nhà vệ sinh,… Dần dần tôi thích nghi
được với nếp sinh hoạt ở đây, tôi đã có thể đi Mini Shop chuẩn bị đồ ăn cho
ngày làm việc và sau khi quen đường hơn, tôi có thể đón taxi đi siêu thị lớn
tại thành phố. Tôi được ở trong một căn phòng rộng rãi làm bằng thùng
chứa hàng container, phù hợp cho 2 người sử dụng. Phòng có điều hòa,
giường tầng, tủ quần áo.
 Đây là môi trường sống tập thể nên sinh hoạt có phần không được thoải
mái.

8|Thực tập sinh:Lê Bảo Anh


 Tôi phải làm quen với khung giờ sinh hoạt bên này, chênh lệch với Việt
Nam 4 tiếng mùa hè và 5 tiếng mùa đông. Thời tiết thực sự khắc nghiệt, tôi
phải sống giữa sa mạc đầy nắng gió, cát, nhiệt độ cao nhất có lúc lên đến
450C. Chúng tôi phải chuẩn bị rất nhiều loại trang phục, mỹ phẩm che nắng.
Vào mùa đông, nhiệt độ lại xuống thấp có cả tuyết ở miền bắc, chúng tôi
phải mang thật nhiều đồ ấm. Bên cạnh đó, sa mạc này cũng có mưa với
lượng không nhiều nhưng đủ để gây nên lũ lụt. Chưa kể đây là lần đầu tiên
tôi được chứng kiến bão cát sa mạc.
 Tôi nhận thấy bản thân thích nghi rất nhanh với cuộc sống ở đây.

- Quá trình làm quen với người bản địa


 Với vốn Tiếng Anh và biết một chút ít về tiếng Thái Lan, tôi có thể tự tin
giao tiếp và làm quen với người chủ, những người dân bản địa, người lao
động lâu năm tại đây. Không quá khó để bắt chuyện với họ vì người dân ở
đây rất thân thiện, họ sẵn sàng lắng nghe và chỉ dẫn cho mình những điều
thắc mắc. Tôi còn có thể hiểu được một vài từ Hebrew thông dụng mà người
dân ở đây thường sử dụng thông qua việc nói chuyện, làm quen với họ.
 Moshav Hatzeca có 2 người lao động Thái Lan lâu năm, việc làm quen với
những người này có một chút vấn đề vì đa số họ là những người lớn tuổi,
nhưng tiếng Anh của học rất tốt. Cũng rất may mắn là năm trước đã có sinh
viên Việt Nam đến đây dạy một số người Thái Lan nói được Tiếng Việt,
Tiếng Anh và tôi cũng được dạy rất nhiều tiếng Thái để giao tiếp.Họ còn
giúp đỡ tốt trong việt giao tiếp với người bản địa. Khi nói chuyện với họ, tôi
thường phải pha trộn Tiếng Anh, Tiếng Thái và Tiếng Việt để họ có thể hiểu
được.

- Quá trình làm quen với công việc


 Bước đầu là thử thách với tôi khi làm việc bên nước bạn vì trước giờ tôi
chưa từng lao động trong lĩnh vực Nông nghiệp mà tiếp xúc với các máy
móc hiện đại như vậy. Thêm vào đó là làm việc với những người chủ ở
Israel và người lao động Thái Lan, họ rất kỹ tính, họ yêu cầu công việc mình
làm phải làm với chất lượng cao nhất. Cộng thêm việc thời tiết nắng nóng
thì công việc làm nông tưởng như đơn giản lại là khó khăn đối với tôi.
 Nhưng với sự giúp đỡ tận tình của Boss và người Thái Lan, tôi đã dần dần
làm quen công việc và nhịp độ làm việc ở đây. Tôi đã làm rất nhiều công
việc từ nhiều farm khác nhau, mỗi lần có công việc mới tôi chú ý quan sát,
lắng nghe và thực hiện lại để không phạm sai sót. Việc quan sát những sinh

9|Thực tập sinh:Lê Bảo Anh


viên cùng lao động cũng là cách giúp tôi thực hiện lại công việc tốt hơn. Tôi
đã được truyền đạt lại kinh nghiệm đi làm từ những anh chị sinh viên trước
để tránh khỏi những nguy hiểm từ công việc. Việc làm quen với công việc
trở nên dễ dàng hơn.

Hình 1.1.6: Sản phẩm nông nghiệp của Moshav Hatzeca

10 | T h ự c t ậ p s i n h : L ê B ả o A n h
PHẦN 2: NHỮNG CÔNG VIỆC THỰC TẬP NÔNG NGHIỆP TẠI ISRAEL
2.1.1. Chi tiết công việc
Hatzeva được thành lập vào năm 1965 như một khu định cư Nahal gần Đường Arava
và trở thành một nhà thờ Hồi giáo vào năm 1968. Nó được đặt theo tên của Pháo đài
Hatzeva gần đó. Năm 1971, vị trí của nó thay đổi một chút. Gần đường vào của
moshav là trường dã chiến Hatzeva (Gidron), nằm ở nơi của moshav cho đến năm
1971. Moshav Hatzeca là farm đa dạng và phong phú với nhiều loại trái cây cho năng
suất và chất lượng cao, là nguồn hàng xuất khẩu ra các thị trường trong nước và thế
giới.
Tôi được thực hiện hầu hết các công việc tại Farm 13 Levi Barnes ở Hatzeva. Farm
này đang trồng dưa chuột và cà chua hữu cơ. Nó được thành lập vào năm 1975 bởi
một người nông dân tên là Levi Barnes đến từ Anh. Ông ấy 65 tuổi. Trước đây, ông
trồng nhiều loại cây như dưa lê, dưa lê, dưa hấu, bí xanh, ngô, tỏi,… đến nay chỉ còn
dưa chuột và cà chua. Tôi được hướng đãn làm các công việc như: thu hoạch, lựa
chọn, phân loại, đóng gói dưa leo và cà chua. Bên cạnh đó là những công việc làm
sạch farm như dọn cỏ, vệ sinh farm, làm nhà lướt,...
2.1.2 Sơ đồ quy trình sản xuất
Chuẩn bị hạt giống, cây giống
Chuẩn bị đất trồng
Chuẩn bị
Lên luống vườn ườm, vườn trồng
Bón lót vườn ươm, vườn trồng

Giao hạt
Tiến hành trồng Trồng cây
Tưới nước giữ ẩm

Dặm cây, bón phân, tưới nước, làm cỏ


Chăm sóc
Phòng trừ sâu bệnh

Thời điểm thu hoạch


Thu hoạch
Phương pháp thu hoạch

Sản phẩm Tiêu chuẩn thu hoạch trái

11 | T h ự c t ậ p s i n h : L ê B ả o A n h
2.1.3. Các bước công việc
Chuẩn bị
- Chuẩn bị vườn ươm: Dưa chuột có thể trồng quanh năm. Với trang thiết bị và hệ
thống vườn kín nên dưa có thể trong nhiều vụ nhưng chủ yếu là 2 vụ chính.
- Chuẩn bị giống: giống cây được kiểm soát chặt chẽ. Giống được các đơn vị sản xuất
có uy tín cung cấp và đảm bảo hạt giống đó phải có tỉ lệ nảy mầm cao. Trước khi gieo
trồng, cần tiến hành ngâm ủ hạt giống: ngâm hạt trong nước 2 sôi, 3 lạnh, ngâm trong
vòng 2 – 3 tiếng, rồi đổ vào khăn ẩm ủ. Sau 1-2 ngày, hạt nảy nầm.
- Vị trí đất trồng: Khu vực trồng dưa phải cách ly với khu vực bị ô nhiễm, không bị
ảnh hưởng trực tiếp từ các nguồn chất thải công nghiệp. Hạt gieo ở khay bầu lên mầm
cây
- Đất trồng dưa chuột nên chọn khu vực đất cao, dễ thoát nước nhưng chủ động nguồn
nước tưới, có tầng canh tác dày 20-30cm. Đất thịt nhẹ hoặc cát pha có độ pH từ 6- 6,5.
Nếu pH thấp hơn thì dùng vôi bột để tăng pH.
- Nếu cần phải xử lý sâu bệnh thì dùng vôi bột để xử lý đất. - Sau khi làm đất tiến
hành lên luống: Luống dưa rộng 1,2 m – 1,5 m, cao 25 – 30 cm. Rãnh nên để rộng từ
30 – 35 cm.. - Sau khi lên luống, rạch 2 hàng nhỏ ở hai bên luống và tiến hành bót lót.
Bón 1 lượt phân hữu cơ rồi bón lân lên trên, sau đó phủ một lớp đất mỏng lên mặt
luống.
- Sau khi bón lót, tiến hành trải màng phủ nilon để hạn chế sâu bệnh hại và cỏ dại
trong quá trình cây dưa sinh trưởng. Màng phủ đã khoét sẵn các lỗ đường kính từ 10 –
12 cm tương đương với khoảng cách trồng dưa.
- Tiến hành trồng:
- Sau khi loại bỏ những cây khác dạng, cây bị bệnh, chuyển khay ra đồng, nhấc nhẹ
bầu cây ra khỏi khay và rải đều cây theo khoảng cách quy định. Khi nhấc cây ra khỏi
khay bầu nhẹ nhàng, dùng 1 tay đẩy phía dưới đáy bầu lên và tay kia nhấc nhẹ nhàng
ra khỏi khay. Vùi kín bầu cây dưới đất và tưới thấm gốc để cho chặt gốc.
- Khoảng cách trồng:
+ Giống dưa chuột quả nhỏ và dưa chuột ăn tươi: Cây cách cây 40 - 45 cm, hàng cách
hàng 70cm và cây cách cây 30 – 35cm. Mật độ: 30.000 - 33.000 cây/ha;
+ Giống dưa chuột bao tử: Cây cách cây: 60cm - 70cm trong vụ xuân. Mật độ: 25.000
- 28.000 cây/ha.
- Chăm sóc

12 | T h ự c t ậ p s i n h : L ê B ả o A n h
-Tưới nước: - Nguồn nước tưới là nước sạch, có hệ thống tưới tiêu tự động. Trong
quá trình chăm sóc dưa chuột, cần chú ý để điều tiết lượng nước thích hợp, có thể tưới
rãnh để cung cấp nước cho cây. Cần thường xuyên giữ ẩm đất từ giai đoạn cây ra hoa,
đặc biệt từ khi thu quả để tăng chất lượng thương phẩm quả.
- Bón phân: Tăng cường sử dụng phân hữu cơ ủ hoai mục bón để bón lót. Tuyệt đối
không bón các loại phân chuồng chưa ủ hoai, không dùng phân tươi pha nước để tưới.
Kết hợp giữa tưới nước với bón thúc ở 3 thời kỳ:
+ Lần 1: Sau khi cây bén rễ hồi xanh.
+ Lần 2. Khi cây bắt đầu ra hoa cái.
+ Lần 3: Sau khi thu quả đợt đầu.
-Cắm giàn: Khi cây bắt đầu ra tua cuốn, cần cắm giàn cho dưa chuột, nên cắm hình
chữ A. Cắm cọc cách mỗi gốc cây khoảng 5-6 cm, cao 2.2- 2.5m. Trước khi cắm giàn
cần tưới rãnh, để nước ngấm vào luống rồi tháo hết nước.
- Quất ngọn dưa leo:Sau khi trồng dưa leo, theo sự phát triển của cây, công việc chúng
tôi tiến hành quất ngọn cây đi lên để cây phát triển bình thường, không gãy đổ.
- Cách tỉa nhánh dưa leo:Sau một thời gian, kích thước cây dưa leo cao lên, có một vài
nhánh chồi mọc lên, tôi sẽ tỉa nó để đảm bảo chất lượng trái dưa leo đồng đều.

13 | T h ự c t ậ p s i n h : L ê B ả o A n h
Hình 1.2.1.4: cánh tỉa dưa leo

- Thu hoạch dưa leo:Với dưa leo và cà chua trung bình được thu hoạch bằng tay
để chọn ra những quả có chất lượng tốt.
- Phương pháp thu hoạch: Cần chọn những trái vừa phải, cân đối, mang đầy đủ
đặc trưng, đặc tính của trái.

Hình 1.2.1.1: Sản phẩm dưa leo thu hoạch

Tôi trực tiếp làm việc tại Farm với những công việc như làm đất, trồng
cây, dặng dây, quất ngọn, tỉa lá, tỉa chồi và thu hoạch. Tôi và các thành viên
trong Fram phải quan sát và chọn ra những quả dưa leo đạt tiêu chuẩn. Yêu
cầu tiêu chuẩn được đặt ra: trái phải to, đều , thẳng, không quá già và không
quá non, loại bỏ những quả bị sâu bệnh. Tôi được phát dụng cụ là một chiếc

14 | T h ự c t ậ p s i n h : L ê B ả o A n h
xe đẩy, vài thùng giấy có lót lớp nilon để bảo quản dưa. Sau khi thu hoạch
chúng tôi chuyển sản phẩm về tại Parking House để đóng gói.
 Làm việc tại Parking House
Tôi làm việc tại đây khoảng 5 tháng. Công việc ở đây rất đa dạng từ
khâu đổ dưa leo vào băng chuyền, lựa chọn, phân loại, đóng gói, xếp hàng.

Hình 1.2.1.2: Các công đoạn làm việc tại Parking House

Dưa leo sau khi được vận chuyển từ farm về, sẽ được đổ vào băng
chuyền dài 15m có vòi phun nước, sinh viên sẽ được ngồi dọc theo hướng
băng chuyền để lựa những quả chưa chín, quả bị thối, bị động vật ăn để qua
những rổ vuông khác nhau để vận chuyển vào kho lạnh bảo quản.
*Tiêu chuẩn chất lượng
-Quả tươi,màu xanh nhạt đến đậm,
-Không có dấu hiệu của bệnh hại, côn trùng và những chất không tốt trên bề mặt trái

Những quả đạt yêu cầu sẽ theo băng chuyền chạy xuống máy phân loại
các kích thước và được phân loại theo 2 loại: 500g và 2000g.
Sau khi đủ khối lượng, hộp được chạy theo băng chuyền đến nơi dán
thông tin sản xuất, hạn sử dụng và dụng cụ gắp dưa leo. Sau đó được chạy
qua máy đóng gói bằng nilon và được lắp hộp giấy phía ngoài.
Sau khi công việc trong Parking House kết thúc tôi sẽ ra ngoài đồng
thực hiện những công việc làm sạch farm như dọn cỏ, chất cỏ. Sử dụng
những vật dụng như cuốc và tay để loại sạch cỏ quanh gốc cây.

Với những loại cây mọc cao sẽ được trang bị đồ bảo hộ lao động và
phun thuốc trước khi sử dụng cuốc để làm.

15 | T h ự c t ậ p s i n h : L ê B ả o A n h
Hình 1.2.1.3 : phun lưu huỳnh
 Thu hoạch xoài
Xoài được thu hoạch vào tầm giữa tháng 6 đến giữa tháng7. Công việc
được thực hiện theo 2 hàng/lần đi. Giữa mỗi hàng sẽ có 1 xe tractor, sử dụng
dụng cụ hái là sào có đầu móc để hái những quả trên cao và dùng tay trực tiếp
hái những quả vừa tầm. Xoài được hái bỏ vào rổ và chất lên xe tractor vận
chuyển về Parking House.

16 | T h ự c t ậ p s i n h : L ê B ả o A n h
Hình 1.2.1.5: Thu hoạch xoài
1.1.1. Các hoạt động ngoại khóa được tham gia và tự tổ chức
Thực tập sinh tại Israel sẽ được tham gia đầy đủ các hoạt động ngoại khóa để khám
phá, tìm hiểu kho tàng tri thức, con người, văn hóa và vẻ đẹp thiên nhiên nơi đây.
Dưới đây là một số hoạt động ngoại khóa do trung tâm AICAT
(ARAVAINTERNATIONAL CENTER FOR AGRICULTURE TRAINING) – trung
tâm dạy học ở miền Nam Israel tổ chức cho sinh viên như hội chợ triển lãm Nông
nghiệp Open Day, tham quan vùng sa mạc phía Nam, thăm thành cổ Jerusalem, thành
cổ Akko, tour Biển Chết, Biển Địa Trung Hải, Biển hồ Gallile,.. Tham quan mô hình
nuôi cá trên sa mạc, nuôi cá sấu, cá Koi,...

Hình 1.2.2.1: Hoạt động ngoại khóa do trường tổ chức


Ngoài ra trong suốt quá trình thực tập, tôi cũng tham gia khá nhiều hoạt động ngoại
khóa tự tổ chức cùng các bạn sinh viên khác. Điều này giúp tôi có thêm được nhiều
hiểu biết và kỹ năng về giao thông, về sự khác nhau giữa Kibbutz, Moshav và thêm
thật nhiều bạn mới ở cả 3 miền Bắc – Trung – Nam. Nó góp phần tăng tình đoàn kết
giữa tôi với các sinh viên trường khác nói riêng và tinh thần dân tộc Việt Nam nơi xa
quê hương nói chung. Chúng tôi tự tổ chức Trung thu, đón Tết, tour núi tuyết Hormon,
biển Đỏ, những chuyến đi đến các Moshav khác, tập và diễn văn nghệ trong Lễ bế
giảng,...

17 | T h ự c t ậ p s i n h : L ê B ả o A n h
Hình 1.2.2.2: Các hoạt động tự tổ chức trong quá trình thực tập
1.2. THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN KHI THỰC TẬP TẠI ISRAEL
1.2.1. Thuận lợi
 Vì bản thân có sức khỏe tốt nên thích nghi khá nhanh với thời tiết, không
mắc bệnh. Trong 13 tháng thực tập tôi chưa từng xin nghỉ làm hay nghỉ học.
Đây là một sự thuận lợi rất lớn để không bỏ lỡ bất cứ điều gì tại đây.
 Với vốn giao tiếp tiếng Anh và tiếng Thái Lan, tôi có thể mở rộng quen biết
và thuận tiện hơn trong khi làm việc.
 Với sự năng động và hòa đồng của sinh viên, việc làm quen và từng bước
thích nghi với cuộc sống, con người, công việc, giờ giấc học tập không phải
là trở ngại.
 Bản thân ham học hỏi tìm tòi và dễ hòa đồng nên tôi phần nào hiểu đôi nét
về cuộc sống, con người ở các vùng miền. Sang Israel thực tập, được sống
cùng các sinh viên mọi miền tổ quốc không làm tôi thấy khó khăn trong việc
giao tiếp, trò chuyện.

18 | T h ự c t ậ p s i n h : L ê B ả o A n h
 Tôi nhận được sự đùm bọc, quan tâm, giúp đỡ rất nhiều từ những sinh viên
trong đoàn, những người dân bản địa và những người lao động Thái Lan.
 Trưởng đoàn sinh viên Việt Nam là Nguyễn Thị Thaanh Nga rất quan tâm,
khuyến khích, giúp đỡ, giải quyết mọi vấn đề từ nhà trường đến nơi ở.
1.2.2. Khó khăn
 Sinh viên Việt Nam ở đây thuộc những vùng miền khác nhau trải dài từ Hà
Giang, Sơn La, Hà Nội, Nghệ An, Đà Nẵng, Gia Lai đến An Giang, Tây
Ninh,… nên phong tục, giọng nói, tính cách có phần không giống nhau.
 Khá khó khăn khi được chủ giao công việc mới trong khi họ không biết
tiếng Anh và cũng khó cho bản thân khi hỏi chủ về những vấn đề khác.
 Khí hậu khắc nghiệt: nắng nóng, bão cát, lũ cuốn, lạnh,…
 Động vật nguy hiểm: rắn độc, bò cạp, chó sói,…
 Chênh lệch múi giờ với Việt Nam
 Khi làm việc có một số công việc đòi hỏi sức khỏe và cũng vô cùng nguy
hiểm khi phải đứng trên máy cao làm việc.
1.2.3. Những tình huống bất ngờ
Có khá nhiều tình huống bất ngờ xảy ra khi thực tập và tôi có những cách
phòng tránh, đối phó thật tốt.
+ Dịch bệnh Covid 19: vì dịch bệnh diễn biến phức tạp gây ảnh hưởng đến quá trình
học tập và tu nghiệp của tôi. Số lượng ca mắc Covid 19 tại Israel tăng lên trong từ
ngày làm khó khăn trong việc di chuyển và học tập. Để bảo vệ chính bảo thân, cần
mặc khẩu trang, cách ly theo quy định. Bên cạnh đó tiêm vacxin để phòng ngừa dịch
bệnh.

19 | T h ự c t ậ p s i n h : L ê B ả o A n h
Hình 1.3.3.1: Sinh viên được tiêm vacxin

+ Gặp bọ cạp và có người bị bọ cạp cắn: vì sống trong sa mạc nên bọ cạp độc rất
nhiều, có thể gặp ngay trong khu nhà ở và khi đi làm. Đây là hình ảnh sinh viên đã bị
cắn nhập viện:

Hình 1.3.3.2: Sinh viên điều trị bị bò cạp cắn


Sơ cứu cho sinh viên bị bò cạp cắn và đưa đến bệnh viện gần nhất. Chúng tôi đã lưu
ý hơn trong việc phòng tránh bị bò cạp độc cắn như đi những nơi thoáng sạch, không
để đồ dùng chất kín, kiểm tra giày dép trước khi đi,..

20 | T h ự c t ậ p s i n h : L ê B ả o A n h
PHẦN 3:
KẾT LUẬN VÀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC TẬP NÔNG NGHIỆP TẠI
ISRAEL
3.1. KẾT LUẬN
3.1.1. Kinh nghiệm
- Trong hơn 10 tháng thực tập vừa qua, bản thân tôi đã tự đúc kết cho mình nhiều
kinh nghiệm trong công việc, học tập, văn hóa ứng xử, lối sống bên nước bạn.
- Tôi đã có kinh nghiệm làm một người nông dân thực thụ, được thử sức với mọi
công việc từ việc nhẹ đến nặng, được làm việc trong một môi trường khắc
nghiệt với áp lực lớn. Kinh nghiệm làm việc với những người nước ngoài, làm
việc với những máy móc hiện đại tiên tiến, làm việc liên tục trên dây chuyền
sản xuất sản phẩm.
- Tôi đã có thể tự lập hơn trong cuộc sống, tự chăm sóc bản thân khi xa nhà. Kinh
nghiệm sống được trau dồi thêm thật nhiều khi chung sống cùng những sinh
viên và người lao động khác.
- Kinh nghiệm từ những chuyến tham quan, tham gia hoạt động ngoại khóa, hoạt
động tập thể. Đây là kinh nghiệm hoạt động nhóm, cho tôi ý thức được trách
nhiệm của bản thân khi sống trong cộng đồng.
- Kinh nghiệm đối phó với những thay đổi hay những nguy hiểm gặp phải. Đây
là kinh nghiệm cho tôi những kỹ năng sống tuyệt vời.
3.1.2. Kết quả đạt được
- Tôi được học tập, nghiên cứu nền Nông nghiệp tự nhiên ứng dụng công nghệ
hiện đại bậc nhất thế giới ở quốc gia Israel, được những người nông dân là các
chuyên gia ở đây giảng dạy các kiến thức thực tiễn về cây nông nghiệp. Tôi đã
được tiếp thu những kiến thức quý giá để có thể áp dụng vào nền Nông nghiệp
tuy đa dạng nhưng chưa hiện đại ở Việt Nam, góp phần làm giàu cho quê
hương, dân tộc. Đây chính là kết quả lớn nhất tôi nhận được từ chuyến thực tập
này.
- Ngoài ra tôi nhận được chứng chỉ hoàn thành chương trình thực tập Nông
nghiệp tại Israel, đây là chứng nhận quan trọng giúp tôi thuận lợi hơn trong học
tập cũng như là bàn đạp để tôi đến với nông nghiệp tại những đất nước khác
trên thế giới.
- Tuyệt vời hơn khi được thưởng thức và mang về quê hương sản phẩm thực tập
của tôi.

21 | T h ự c t ậ p s i n h : L ê B ả o A n h
2.1. ĐỀ XUẤT (RÚT KINH NGHIỆM)
Thời gian thực tập Nông nghiệp tại Israel hơn 10 tháng vừa qua đã cho tôi sự hiểu
biết và trải nghiệm về một chương trình bổ ích. Song tôi cũng đã trải qua những bất
ngờ và khó khăn mà bản thân tôi, nhà trường và công ty OLECO không lường trước
được. Vì vậy tôi xin được đề xuất một vài ý kiến cá nhân đến những bên liên quan để
chương trình được hoàn thiện hơn.
- Về phía nhà trường: tôi mong muốn nhà trường quan tâm hơn đến chất lượng
học và thi Tiếng Anh tại trung tâm của các học viên trước khi chuẩn bị đến
Israel. Bên cạnh đó, nhà trường có thể xem xét và loại bỏ dần những thủ tục,
giấy tờ không liên quan để tạo thuận lợi tốt nhất cho cả hai bên sinh viên và nhà
trường.
- Về phía công ty OLECO: tôi mong muốn công ty phổ biến nhiều hơn cho sinh
viên về những lưu ý, hạn chế, nguy hiểm tại Israel vì công ty đã dẫn dắt rất
nhiều lượt sinh viên trước, cũng đã có được nhiều kinh nghiệm, chia sẻ. Nếu có
thể, công ty cũng nên có một trang thông tin riêng để đưa cơ hội đến với sinh
viên cả nước biết đến nhiều chương trình của công ty chứ không nên chỉ liên
kết với một số trường Đại học, Cao đẳng nhất định ( vì tôi thấy rất nhiều sinh
viên chuyên ngành khác có nguyện vọng muốn được tham gia ). Và việc giải
đáp thắc mắc của sinh viên liên quan đến công ty cũng rất bị hạn chế (đa phần
sinh viên phải tự tìm hiểu từ những sinh viên đi trước).
- Đối với sinh viên: tôi muốn đưa ra một số ý kiến cá nhân với sinh viên chuẩn bị
sang Israel thực tập và sinh viên đã hoàn thành chương trình trở về. Những sinh
viên chuẩn bị sang nước bạn nên tự trau dồi cho mình một tâm lý vững vàng,
kiến thức và kỹ năng. Các bạn phải xác định đúng mục tiêu khi sang đây, tránh
vì vật chất mà có lối sống lệch lạc. Các bạn nên nâng cao kỹ năng giao tiếp
tiếng Anh và trang bị cho mình kiến thức sơ đẳng về kỹ năng sống, giúp các
bạn thoát khỏi những nguy hiểm nếu có. Điều tuyệt đối là không được bỏ trốn,
định cư bất hợp pháp vì nó liên lụy rất nhiều đến gia đình, trường học và đặc
biệt là tương lai của bạn. Những sinh viên đã hoàn thành chương trình trở về
nên nhanh chóng hoàn thành những giấy tờ còn lại, tránh để hết hạn.

22 | T h ự c t ậ p s i n h : L ê B ả o A n h
KẾT LUẬN
Hoàn thành 13 tháng thực tập Nông nghiệp tại Israel trở về, tôi mang trong mình
những kiến thức quý báu và nhận được nhiều hơn những gì đã đặt ra. Bằng tất cả sự nỗ
lực của bản thân, tôi đã vươn lên không ngừng, không ngại gian khó để có được quãng
thời gian đáng trân trọng này. Tôi nhận thấy chương trình rất ý nghĩa không chỉ với
bản thân sinh viên mà đó còn là nguồn lực phát triển đất nước, tài năng trẻ Việt Nam
được học hỏi tiến bộ của các nước trên thế giới, được mở mang kiến thức thực tiễn,
được có kiến thức để làm giàu quê hương mình. Chuyến thực tập này sẽ là những trải
nghiệm đáng nhớ nhất trong quãng đời sinh viên của tôi và cả sau này.
Để có được quá trình thực tập tuyệt vời như vậy, xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc
đến gia đình, những người thầy, người cô, những người anh chị, bạn bè đã luôn bên
cạnh động viên, giúp đỡ tôi vượt qua khó khăn. Tôi xin chân thành cảm ơn sự hợp tác
giữa Trường Cao đẳng Lương thực – Thực phẩm và công ty Cổ phần Xây dựng, Dịch
vụ và Hợp tác lao động (OLECO) đã tạo ra một chương trình thực tập thật ý nghĩa cho
sinh viên. Xin được cảm ơn sự chỉ bảo tận tình của quý thầy cô trường Lương thực,
Cảm ơn trung tâm AICAT ()cùng Trưởng đoàn sinh viên Việt Nam tại Israel Nguyễn
Thị Thanh Nga đã cho tôi những bài học và những chuyến đi thú vị. Xin được gửi lời
cảm ơn của tôi đến trung tâm Tiếng Anh IRIS đã trang bị cho tôi một vốn tiếng Anh
giao tiếp hoàn hảo. Quan trọng nhất tôi muốn được gửi đến những Tu nghiệp sinh tại
Hatzeva-Arava một lời cảm ơn từ đáy lòng đã đùm bọc, giúp đỡ, cùng làm việc, học
tập, chung sống với tôi suốt một chặng đường dài.
Tôi xin chân thành cảm ơn.

23 | T h ự c t ậ p s i n h : L ê B ả o A n h
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. https://www.google.com.vn
https://www.google.com.vn/search?
q=israel&oq=israel&aqs=chrome..69i57j69i60l3j69i59j0.4152j
0j1&sourceid=chrome&ie=UTF-8
2. Tài liệu giáo dục định hướng cho sinh viên thực tập tại Israel.

24 | T h ự c t ậ p s i n h : L ê B ả o A n h

You might also like