Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 10

Chương 1: Thị trường ngoại hối – Lương Ngọc Hùng

I. Ngoại hối và thị trường ngoại hối


1.1. Ngoại hối
1.1.1. Ngoại hối bao gồm các phương tiện thanh toán được sử dụng trong thanh toán quốc
tế, gồm 4 thành phần: Ngoại tệ; Các giấy tờ có giá ghi bằng ngoại tệ; Vàng tiêu chuẩn
quốc tế; Đồng tiền quốc gia do người không cư trú nắm giữ.
* Chú ý: - "Vàng nguyên liệu" là vàng dưới các dạng: khối, thỏi, lá, hạt, dây, dung dịch,
bột, bán thành phẩm trang sức, mỹ nghệ và các loại khác nhưng không phải vàng tiêu
chuẩn quốc tế.
- "Vàng tiêu chuẩn quốc tế" là vàng khối, vàng thỏi có chất lượng từ 99,5% và khối lượng
từ 1 kilôgam trở lên, có nhãn hiệu của nhà sản xuất vàng được Hiệp hội vàng, Sở giao
dịch vàng quốc tế công nhận.
- Ngoại hối là hàng hóa mua bán trên thị trường ngoại hối. Nhưng trên thực tế người ta
chỉ giao dịch mua bán ngoại tệ; còn các giấy tờ có giá ghi bằng ngoại tệ không được giao
dịch trực tiếp trên thị trường ngoại hối. Ta phải bán các giấy tờ có giá để có ngoại tệ, sau
đó mưới tiến hành mua bán ngoại tệ trên thị trường ngoại hối.
Đối tượng mua bán trên thị trường ngoại hối chỉ gồm:

- Mua bán các đồng tiền khác nhau

- Mua bán vàng tiêu chuẩn quốc tế

Trong chương trình học, ta sẽ hiểu: ngoại hối trùng với ngoại tệ và thị trường ngoại hối
trùng với thị trường ngoại tệ.

1.1.2. SDR - Quyền rút vốn đặc biệt: Được IMF đặt ra năm 1969 theo đề nghị của 10
nước trong CLB Paris
a. Chức năng của SDR:
- Là tài sản dự trữ có tính chất quốc tế nhằm bổ sung cho tài sản dự trữ của các quốc gia
thành viên.
- Được sử dụng như một tài khoản của các nước thành viên và một số tổ chức quốc tế
khác tại IMF, giúp hạch toán các khoản thu chi bằng SDR giữa NHTW các nước.
b. Hình thái tồn tại: là những con số ghi trên tài khoản(ở dạng tiền tín dụng), chỉ được
sử dụng để tính toán, không thực sự tồn tại trong lưu thông. SDR muốn sử dụng làm
phương tiện thanh toán trước hết phải chuyển đổi ra các đồng tiền tự do chuyển đổi, và
chỉ được chuyển đổi ra 5 đồng tiền: USD, GBP, JPY, CNY, EUR.

1 |L N H
Chương 1: Thị trường ngoại hối – Lương Ngọc Hùng

Link tham khảo: https://bitly.com.vn/vweqx0


1.2. Thị trường ngoại hối (FOREX hay FX)
1.2.1. Khái niệm: FX là nơi diễn ra hoạt động mua bán ngoại hối và là nơi mua bán ngoại
tệ giữa các ngân hàng (thị trường liên NH)
1.2.2. Đặc điểm của thị trường ngoại hối
- Là thị trường không gian (space market)
- Là thị trường quốc tế, hoạt động 24/24…
- Trung tâm của thị trường là interbank
- Là thị trường toàn cầu, có ký hiệu tiền tệ thống nhất…
- Là thị trường hiệu quả
- Đồng tiền được sử dụng nhiều nhất trong giao dịch là USD
- Là thị trường rất nhạy cảm với các sự kiện KT, CT, XH…
- Là thị trường có tốc độ phát triển nhanh và doanh số giao dịch lớn
1.2.3. Chức năng
- Phục vụ thương mại quốc tế
- Phục vụ luân chuyển vốn quốc tế
- Nơi hình thành tỷ giá
- Nơi NHTW can thiệp lên tỷ giá
- Nơi kinh doanh và phòng ngừa rủi ro tỷ giá
1.2.4. Các thành viên tham gia FX
- Nhóm khách hàng mua – bán lẻ: phục vụ cho mục đích của bản thân chứ không nhằm
mục đích kinh doanh. Mục đích: chuyển đổi ngoại tệ + phòng ngừa rủi ro tỷ giá
- Các NHTM: Mua bán hộ hoặc kinh doanh cho chính ngân hàng
- Nhà môi giới: Các NH có thể không giao dịch trực tiếp mà giao dịch gián tiếp thông qua
môi giới. Nhà môi giới muốn hành nghề phải có giấy phép và chỉ cung cấp dịch vụ môi
giới chứ không được mua bán cho chính mình.
- NHTW: Can thiệp lên tỷ giá thông qua hoạt động mua bán đồng nội tệ; Mua bán,
chuyển đổi tiền tệ nhằm thay đổi giá trị hoặc cơ cấu dự trữ ngoại hối và làm đại lý mua
bán hộ ngoại tệ cho chính phủ
1.2.5 Các nghiệp vụ trên thị trường ngoại hối
Gồm 2 nghiệp vụ: Nghiệp vụ cơ sở và nghiệp vụ phái sinh
Nghiệp vụ cơ sở gồm: Giao ngay
Nghiệp vụ phái sinh gồm: Kỳ hạn, Hoán đổi, Quyền chọn, Tương lai
1.2.6. Phân loại thị trường
- Căn cứ vào tính chất nghiệp vụ
- Căn cứ vào tính chất kinh doanh
- Căn cứ vào địa điểm giao dịch
- Căn cứ vào tính chất pháp lý
- Căn cứ vào không gian thị trường
- Căn cứ vào phương thức giao dịch

2 |L N H
Chương 1: Thị trường ngoại hối – Lương Ngọc Hùng

II. Tổng quan về tỷ giá


2.1. Tỷ giá
a, Khái niệm: Tỷ giá E(C/T) là giá cả của 1 đồng tiền được biểu thị thông qua 1 đồng tiền
khác
- Ký hiệu: Tùy vào tính chất nghiệp vụ mà tỷ giá được ký hiệu thích hợp:
+ Tỷ giá nói chung được ký hiệu là chữ “E” (Exchange)
+ Tỷ giá giao ngay được ký hiệu là chữ “S” (Spot)
+ Tỷ giá kỳ hạn được ký hiệu là chữ “F” (Forward)
- Trong tỷ giá có 2 đồng tiền:
+ Đồng tiền yết giá (C) là đồng tiền có số đơn vị cố định, thường là 1
+ Đồng tiền định giá (T) là đồng tiền có số đơn vị thay đổi phụ thuộc vào quan hệ cung –
cầu trên thị trường.
VD1: 1AUD = 0,7685 USD; 1USD = 23.050 VND
Chú ý:
- Khi viết tỷ giá, dấu chấm “.” dùng để ngăn cách phần nghìn. Dấu phẩy “,” dùng để ngăn
cách phần thập phân.
b, Ngân hàng yết giá, ngân hàng hỏi giá
Trên thị trường liên ngân hàng, trong mỗi giao dịch có hai đối tác tham gia đều là ngân
hàng, đó là ngân hàng yết giá và ngân hàng hỏi giá
- Ngân hàng yết giá là ngân hàng thực hiện việc niêm yết tỷ giá mua vào và bán ra. Với
tỷ giá được yết, ngân hàng yết giá phải luôn sẵn sàng mua vào hoặc bán ra vô điều kiện
khi ngân hàng khác muốn giao dịch.
- Ngân hàng hỏi giá là ngân hàng hỏi giá ngân hàng yết giá và sử dụng tỷ giá của ngân
hàng yết giá để giao dịch.
- Một ngân hàng có thể là đồng thời ngân hàng yết giá và ngân hàng hỏi giá.
- Yết giá hai chiều: Trong kinh doanh ngoại hối, các ngân hàng luôn yết tỷ giá hai chiều,
bao gồm: chiều mua vào (tức tỷ giá mua) và chiều bán ra (tức tỷ giá bán). Tỷ giá mua
đứng trước, tỷ giá bán đứng sau và tỷ giá mua luôn thấp hơn tỷ giá bán.
- Tỷ giá mua là tỷ giá mà tại đó NH yết giá sẵn sàng mua đồng tiền yết giá.
- Tỷ giá bán là tỷ giá mà tại đó NH yết giá sẵn sàng bán đồng tiền yết giá.
- Spread là chênh lệch giữa tỷ giá mua và tỷ giá bán.
c, Yết giá trực tiếp – Yết giá gián tiếp

3 |L N H
Chương 1: Thị trường ngoại hối – Lương Ngọc Hùng

- Yết tỷ giá trực tiếp: Ngoại tệ là đồng tiền yết giá (C), đóng vai trò hàng hoá còn nội tệ là
đồng tiền định giá (T), đóng vai trò tiền tệ.
- Yết giá gián tiếp: Nội tệ là đồng tiền yết giá (C), ngoại tệ là đồng tiền định giá (T)
- Trong thực tế, với vai trò nổi bật của nền kinh tế Mỹ nên trên thị trường liên ngân
hàng, các tỷ giá đều được yết với USD, trong đó: USD đóng vai trò là đồng yết giá (C)
đối với tất cả các đồng tiền khác trừ 5 đồng tiền: GBP, AUD, NZD, EUR, SDR.
- Khi yết giá, NHTM cũng như màn hình Reuter người ta không thể hiện USD, mà
vẫn không có sự nhầm lẫn nào. Ví dụ: JPY = 113,42; VND = 23.050;…
2.2. Điểm tỷ giá
- Trong thực tế, số chữ số trong tỷ giá là cố định và được yết theo thông lệ, thường bao
gồm 5 chữ số ý nghĩa từ trái qua phải
- Điểm tỷ giá là đơn vị cuối cùng của tỷ giá được yết theo thông lệ trong các giao dịch
ngoại hối.
VD2:
Tỷ giá Điểm tỷ giá
USD/VND = 23.050 1 VND
USD/JPY = 113,23 0,01 JPY
AUD/USD = 0,7234 0,0001 USD

VD3: Một nhà đầu cơ trên cặp tỷ giá USD/JPY lỗ 3 điểm trên mỗi USD đầu cơ. Hỏi số
lỗ phải chịu khi đầu cơ với 2 triệu USD là bao nhiêu?

A. 60.000USD B. 60.000JPY C. 6.000USD D. 6.000JPY

2.3. Mua bán hộ, đầu cơ và kinh doanh chênh lệch tỷ giá
- Mua – bán hộ: là việc ngân hàng mua – bán hộ khách hàng khi khách có nhu cầu
VD4: E(USD/VND) = 23.050 – 23.070
Giao dịch USD VND
Mua vào +1 triệu - 23.050 triệu
Bán ra - 1 triệu + 23.070 triệu
Thu nhập gộp 0 + 20 triệu VND

- Đầu cơ tỷ giá: Là việc mua vào (giao ngay hoặc kỳ hạn) mà chưa bán ra hoặc bán ra
(giao ngay hoặc kỳ hạn) mà chưa mua vào nhằm ăn chênh lệch tỷ giá
VD5:
Thời điểm Giao dịch USD VND Tỷ giá
t0 Mua USD bán VND +1 - 21.500 S0 = 21.500

4 |L N H
Chương 1: Thị trường ngoại hối – Lương Ngọc Hùng

t1 Bán USD mua VND -1 + 21.600 S1 = 21.600


Lãi đầu cơ 0 +100VND

- Kinh doanh chênh lệch tỷ giá: Là việc tại cùng một thời điểm mua một đồng tiền tại
nơi rẻ và bán lại ở nơi có giá cao hơn để ăn chênh lệch giá.
VD6: Cho tỷ giá E(USD/CNY) được niêm yết tại 2 ngân hàng như sau :
NHTM A: 6,9046 – 6,9056 và NHTM B: 6,9058 – 6,9064
Giao dịch USD CNY
Mua USD tại NH A +1 - 6,9056
Bán USD tại NH B -1 + 6,9058
Lãi 0 +0,0002
* Chú ý: So sánh kinh doanh chênh lệch tỷ giá và đầu cơ tỷ giá
Tiêu chí Kinh doanh chênh lệch tỷ giá Đầu cơ tỷ giá
Mua - bán xảy ra 2 thời điểm
Thời gian Mua và bán xảy ra đồng thời
khác nhau
Vốn kinh doanh Không cần bỏ vốn Phải bỏ vốn
Không tạo ra trạng thái ngoại
Trạng thái ngoại hối Tạo ra trạng thái ngoại hối mở
hối
Rủi ro tỷ giá Không chịu rủi ro tỷ giá Chịu rủi ro tỷ giá
Phán đoán thị trường và sẵn
Cơ sở kinh doanh Quan sát thị trường
sàng chịu rủi ro
không chắc chắn và không biết
Lãi kinh doanh Chắc chắn và biết trước
trước

Địa điểm KD Tại 2 thị trường Có thể tại 1 thị trường

Cơ hội KD Chỉ là thoáng qua Có thể tiến hành bất cứ lúc nào

2.4. Tỷ giá chéo

Dạng giản đơn:

E ( USD / VND ) = a 
  E ( JPY / VND ) = ...
E ( USD / JPY ) = b 

E ( AUD / USD ) = a 

  E ( EUR / AUD ) = ...
E ( EUR/ USD ) = b 
5 |L N H
Chương 1: Thị trường ngoại hối – Lương Ngọc Hùng

E ( USD / VND ) = a 

  E ( EUR / VND ) = ...
E ( EUR / USD ) = b 

Dạng phức hợp:

E ( USD / VND ) = a − b 
  E ( JPY / VND ) = x − y
E ( USD / JPY ) = c − d 
x = Min ( USD / VND : USD / JPY ) = a / d
y = Max ( USD / VND : USD / JPY ) = b / c

E ( AUD / USD ) = a − b 
  E ( EUR / AUD ) = ...
E ( EUR/ USD ) = c − d 

E ( USD / VND ) = a − b 

  E ( EUR / VND ) = ...
E ( EUR / USD ) = c − d 

2.5. Trạng thái ngoại tệ.
Các giao dịch làm phát sinh sự chuyển giao quyền sở hữu về ngoại tệ làm phát sinh trạng
thái ngoại tệ.
• Giao dịch làm tăng quyền sở hữu về ngoại tệ => trạng thái ngoại tệ trường (dương)
• Giao dịch làm giảm quyền sở hữu về ngoại tệ => trạng thái ngoại tệ đoản (âm)
* Chú ý: - Hoạt động mua bán ngoại tệ trên FX làm phát sinh trạng thái ngoại tệ.
- Hoạt động vay và cho vay ngoại tệ trên thị trường tiền tệ không làm phát sinh trạng thái
ngoại tệ đối với khoản tiền gốc nhưng làm phát sinh trạng thái ngoại tệ đối với khoản tiền
lãi
- Trạng thái ngoại tệ phát sinh tại thời điểm ký kết hợp đồng chứ không phải tại thời điểm
thanh toán
VD7: Nghiệp vụ nào không làm phát sinh trạng thái ngoại tệ của NHTM VN?

A. Ngày 1/4 ký hợp đồng cho vay 1tỷ VND thời hạn 30 ngày lãi suất 11%/năm

B. Ngày 12/4 ký hợp đồng kỳ hạn 15 ngày mua 60.000 EUR thanh toán bằng VND

C. Ngày 15/6 ký hợp đồng cho vay 100.000 EUR thời hạn 1 năm, lãi suất 4%/năm

D. Ngày 16/7 bán giao ngay 500.000 USD để thu về VND

6 |L N H
Chương 1: Thị trường ngoại hối – Lương Ngọc Hùng

III. Các dạng bài tập


Câu 1: Một công ty XNK đồng thời cùng lúc nhận được tiền hàng xuất khẩu là 50.000
EUR và phải thanh toán tiền hàng nhập khẩu là 100.000 AUD. Cho các thông số thị
trường hiện hành như sau:

S(AUD/USD) = 0,6714 – 0,6723 S(EUR/USD) = 1,1612 – 1,1622

S(USD/VND) = 21.437 – 21.448

a, Tính S(AUD/VND) ; S(EUR/VND) ; S(EUR/AUD)

b, Nêu các phương án tính thu nhập (chi phí) của công ty bằng VND?

c, Là nhà kinh doanh ngân hàng, bạn chọn phương án nào? Tại sao?

Câu 2: Một công ty XNK VN đồng thời cùng lúc nhận được tiền hàng xuất khẩu là 3
triệu CNY và phải thanh toán tiền hàng nhập khẩu là 40 triệu JPY. Cho các thông số thị
trường hiện hành như sau:

S(USD/JPY) = 115,15 – 115,25 S(USD/CNY) = 5,1575 – 5,1585

S(USD/VND) = 21.437 – 21.448

a, Tính S(JPY/VND) ; S(CNY/VND) ; S(CNY/JPY)

b, Nêu 1 phương án tính thu nhập (chi phí) của công ty bằng VND?

Câu 3 (giảm tải): Trong giai đoạn 2011 đến 2015, tỷ trọng của các đồng tiền trong rổ
tiền tệ tính SDR lần lượt là: USD 41,9%, EUR 37,4%, JPY 9,4%, GBP 11,3%
Cho biết tại thời điểm ban đầu để xác định giá trị SDR, tỷ giá trung bình của các đồng
tiền trong rổ: 1 SDR =1,5403 USD = 1,1625 EUR=0,9979 GBP=125,73 JPY
Xác định tỷ giá của SDR với USD tại thời điểm ngày 16/07/2015 biết tỷ giá thị trường
như sau: EUR/USD = 1,0887; GBP/USD = 1,5614; USD/JPY = 124,06

Câu 4 (giảm tải): Cho các thông số trên thị trường như sau:
EUR/USD = 1,1596; GBP/USD= 1,2861; USD/JPY = 111,045; USD/CNY =6,8425
Biết số lượng các đồng tiền cấu thành nên SDR như sau:
EUR = 0,38671 ; JPY = 11,9 ; GBP = 0,085946 ; USD = 0,58252 ; CNY = 1,0174
a, Hỏi tỷ giá SDR/USD là bao nhiêu?
b, Tính tỷ giá chéo SDR/EUR; SDR/CNY ; SDR/JPY

7 |L N H
Chương 1: Thị trường ngoại hối – Lương Ngọc Hùng

Câu 5: Cho tỷ giá USD/VND = 23.000 – 23. 050 thì Spread là bao nhiêu

A. 25 B. 50 C. 10 D. 1

Câu 6: NHTM A yết tỷ giá AUD/USD = 0,8520 – 0,8525

NHTM B yết tỷ giá AUD/USD = 0,8526 – 0,8531

Lãi phát sinh nếu kinh doanh chênh lệch tỷ giá là bao nhiêu?

A. 0,0001 USD B. 0,0001 AUD

C. 0,0011 USD D. Không phát sinh

Câu 7: Đâu không phải đặc điểm của đầu cơ ngoại tệ?

A. Gặp rủi ro tỷ giá

B. Tạo ra trạng thái ngoại hối mở

C. Chỉ mang tính thời điểm

D. Mua và bán tại 2 thời điểm khác nhau

Câu 8: Môi giới có thể tiến hành hoạt động nào trên FX?

A. Trung gian mua bán ngoại tệ cho khách hàng

B. Kinh doanh ngoại tệ

C. Đầu cơ ngoại tệ

D. Cả 3 phương án trên

Câu 9: Đâu không phải đặc điểm của kinh doanh chênh lệch tỷ giá?

A. Hoạt động mua và bán xảy ra đồng thời

B. Cần bỏ vốn kinh doanh

C. Không chịu rủi ro tỷ giá

D. Mang tính chất thời điểm

Câu 10: Nghiệp vụ nào không làm phát sinh trạng thái ngoại tệ của NHTM VN?

A. Ngày 21/6 ký hợp đồng cho vay 3 tỷ VND thời hạn 1 năm lãi suất 13%/năm

8 |L N H
Chương 1: Thị trường ngoại hối – Lương Ngọc Hùng

B. Ngày 22/6 ký hợp đồng kỳ hạn 15 ngày mua 20.000 AUD thanh toán bằng VND

C. Ngày 24/6 ký hợp đồng cho vay 100.000 USD thời hạn 1 năm, lãi suất 4%/năm

D. Ngày 23/6 bán giao ngay 500.000 USD để thu về VND

Câu 10.1. Nhà kinh doanh chênh lệch tỷ giá là nhóm người

A. Kiếm lợi nhuận bằng cách thao túng thị trường ngoại hối

B. Tạo ra chênh lệch tỷ giá ở các thị trường khác nhau

C. Mua tiền ở thị trường này đồng thời bán ở thị trường khác

D. Các đáp án đều sai

Câu 10.2. SDR là:

A. Đơn vị tài khoản dựa trên 5 đồng tiền

B. Được thiết kế để thay thế dự trữ quốc tế

C. Cả A,B đúng

D. Cả A,B sai

Câu 10.3. Các tỷ giá niêm yết tại Ngân hàng thương mại được hiểu như thế nào:

SGD = 1,2525 ; CHF = 0,9867

A. 1USD = 1,2525 SGD ; 1USD = 0,9867 CHF

B. 1USD = 1,2525 SGD ; 1CHF = 0,9867 USD

C. 1 SGD = 1,2525 USD; 1USD = 0,9867 CHF

D. 1 SGD = 1,2525 USD ; 1USD = 0,9867 CHF

Câu 10.4. Các tỷ giá niêm yết tại Ngân hàng thương mại được hiểu như thế nào:

GBP = 1,2467 ; CHF = 0,9867

A. 1USD = 1,2467 GBP; 1USD = 0,9867 CHF

B. 1USD = 1,2467 GBP ; 1CHF = 0,9867 USD

C. 1 GBP = 1,2467 USD; 1CHF = 0,9867 USD

9 |L N H
Chương 1: Thị trường ngoại hối – Lương Ngọc Hùng

D. 1 GBP = 1,2467 USD ; 1USD = 0,9867 CHF

Câu 10.5: NHTM A yết tỷ giá USD/HKD = 7,8520 – 7,8525

NHTM B yết tỷ giá AUD/USD = 7,8524 – 7,8528

Nhà kinh doanh tiến hành kinh doanh chênh lệch tỷ giá thông qua việc:

A. Mua USD tại A, bán USD tại B

B. Mua USD tại B và bán USD tại A

C. Mua HKD tại A, bán HKD tại B


D. Không có cơ hội kinh doanh.

10 |L N H

You might also like