Bài 7 - Các Bút Toán Kết Chuyển + Các Loại Sổ Và BCTC

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 6

TRUNG TÂM ÔN THI HỌC KÌ OTHK.

VN

HƯỚNG DẪN CÁC BÚT TOÁN KẾT CHUYỂN


1. Kết chuyển các khoản giảm trừ doanh thu:
Nợ TK 511/ Có TK 521

2. Kết chuyển doanh thu thuần, doanh thu hoạt động tài chính và thu nhập khác:
Nợ TK 511: Doanh thu thuần = Doanh thu BH và CCDV – Các khoản giảm trừ doanh thu

Nợ TK 515: Doanh thu hoạt động tài chính

Nợ TK 711: Thu nhập khác

Có TK 911: Tổng thu nhập

3. Kết chuyển các chi phí:


Nợ TK 911: Tổng chi phí

Có TK 632: Giá vốn hàng bán (PS Nợ TK 632 – PS Có TK 632)

Có TK 635: Chi phí tài chính

Có TK 641, 642: Chi phí bán hàng, chi phí QLDN

Có TK 811: Chi phí khác

=> Lợi nhuận = Tổng thu nhập – Tổng chi phí

4. Kết chuyển lợi nhuận


- Nếu lãi: Nợ TK 911/ Có TK 421

- Nếu lỗ: Nợ TK 421/ Có TK 911

(Các bút toán trên áp dụng với môn NLKT do chưa đưa vào tác động của thuế TNDN)

☛ Nhận định sau đúng hay sai

Vào thời điểm cuối kỳ kế toán, các khoản giảm trừ doanh thu được kết chuyển vào TK 911

để xác định kết quả kinh doanh.


………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..

NGUYÊN LÝ KẾ TOÁN – BA – FB.COM/GROUPS/OTHK.VN.NLKT Page 1


TRUNG TÂM ÔN THI HỌC KÌ OTHK.VN

HƯỚNG DẪN LẬP BÁO CÁO KẾT QUẢ KINH DOANH


1. Cơ sở lập
Dựa vào các bút toán kết chuyển, lập báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.

2. Báo cáo kết quả kinh doanh mẫu (áp dụng với học phần NLKT)

BÁO CÁO KẾT QUẢ KINH DOANH THÁNG/QUÝ/NĂM …….

Chỉ tiêu Cách tính Giá trị


1. Doanh thu BH và CCDV Lấy tổng doanh thu trên TK 511
2. Các khoản giảm trừ doanh thu Xem bút toán kết chuyển TK 521
3. Doanh thu thuần về BH và CCDV (3) = (1) – (2)
4. Giá vốn hàng bán Xem bút toán kết chuyển TK 632
5. Lợi nhuận gộp về BH và CCDV (5) = (3) – (4)
6. Doanh thu hoạt động tài chính Xem bút toán kết chuyển TK 515
7. Chi phí tài chính Xem bút toán kết chuyển TK 635
8. Chi phí bán hàng Xem bút toán kết chuyển TK 641
9. Chi phí quản lý doanh nghiệp Xem bút toán kết chuyển TK 642
10. Lợi nhuận thuần từ hoạt động KD (10) = (5) + (6) – (7) – (8) – (9)
11. Thu nhập khác Xem bút toán kết chuyển TK 711
12. Chi phí khác Xem bút toán kết chuyển TK 811
13. Lợi nhuận (13) = (10) + (11) – (12)
* Note:

- Các chỉ tiêu bằng 0 có thể ghi số 0 hoặc –

- Chỉ tiêu lợi nhuận nếu mang giá trị âm sẽ đưa lên BCKQKD bằng cách đưa vào trong dấu

ngoặc đơn.

NGUYÊN LÝ KẾ TOÁN – BA – FB.COM/GROUPS/OTHK.VN.NLKT Page 2


TRUNG TÂM ÔN THI HỌC KÌ OTHK.VN

HƯỚNG DẪN LẬP BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN


1. Cơ sở lập
- Bảng cân đối kế toán là BCTC cho biết tình hình tài sản và nguồn vốn của doanh nghiệp tại

thời điểm cuối kỳ. Do đó, cơ sở lập BCĐKT là số dư của các tài khoản phản ánh TS, NPT và

VCSH trên bảng cân đối tài khoản (hoặc trên các tài khoản chữ T sau khi đã phản ánh).

- Thông thường, để lập BCĐKT ta làm các bước như sau:

 Định khoản kế toán và thực hiện đầy đủ các bút toán kết chuyển (Nếu có).

 Phản ánh lên các tài khoản chữ T.

 Đảm bảo chắc chắn số dư trên các tài khoản loại 1, 2, 3, 4 đã tính chính xác.

2. Nguyên tắc lập bảng cân đối kế toán


- Nguyên tắc bù trừ: Không được phép bù trừ số dư của các tài khoản phản ánh TS với các

tài khoản phản ánh NPT. Ví dụ:

 Không được bù trừ số dư Nợ và Có của TK 131, TK 331



 Không được bù trừ số dư Nợ của TK 112 với số dư Có của TK 341,…

- Các TK 131 phản ánh TS và TK 131 phản ánh NV cần được tách biệt với nhau, tương tự

với TK 331

- Số liệu đưa lên BCĐKT là số dư được tổng hợp từ các tài khoản loại 1, 2, 3, 4.

3. Bảng cân đối kế toán mẫu:

Đầu Cuối Đầu Cuối


Tài sản Nguồn vốn
kỳ kỳ kỳ kỳ
I. Tài sản ngắn hạn I. Nợ Phải trả
Số dư cuối kỳ của các TK Số dư cuối kỳ của các TK
loại 1 và TK 331 (TS) loại 3 và TK 131 (NV)
II. Tài sản dài hạn II. Vốn chủ sở hữu
- Số dư cuối kỳ của các TK - Số dư cuối kỳ của các TK
loại 2. loại 4.
- TK 214 nếu có phải được - TK 421 nếu dư Nợ ghi âm,
phản ánh bằng số âm dư Có ghi dương.

NGUYÊN LÝ KẾ TOÁN – BA – FB.COM/GROUPS/OTHK.VN.NLKT Page 3


TRUNG TÂM ÔN THI HỌC KÌ OTHK.VN

MỘT SỐ VẤN ĐỀ KHÁC CẦN NHỚ


1. Nhật ký chung
Sổ nhật ký chung ghi lại các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh theo trình tự thời gian và
theo nội dung kinh tế (định khoản kế toán) của nghiệp vụ đó. Sau đó lấy số liệu trên sổ nhật
ký để ghi sổ cái theo từng nghiệp vụ phát sinh

2. Các phương pháp sửa chữa sai sót kế toán và trường hợp áp dụng:
(1) Phương pháp cải chính. Áp dụng khi:

 Sai sót trong diễn giải, không liên quan đến quan hệ đối ứng của các tài khoản.

 Sai sót không ảnh hưởng đến số tiền tổng cộng.

(2) Phương pháp ghi số âm. Áp dụng khi:

 Sai về quan hệ đối ứng giữa các tài khoản do định khoản sai, đã ghi sổ kế toán mà
không thể sửa lại bằng phương pháp cải chính.

 Sai sót trong đó bút toán ở tài khoản đã ghi số tiền nhiều lần hoặc con số sai ghi lớn
hơn con số đúng.

 Phát hiện ra sai sót sau khi đã nộp BCTC cho cơ quan có thẩm quyển.

(3) Phương pháp ghi bổ sung. Áp dụng khi:

 Ghi đúng về quan hệ đối ứng tài khoản nhưng số tiền ghi ít hơn số tiền trên chứng từ.

 Bỏ sót không cộng đủ số tiền ghi trên chứng từ.

3. Hạn chế của bảng cân đối tài khoản:


Bảng cân đối tài khoản vẫn có thể cân bằng khi:

 Một giao dịch không được ghi lại trên nhật ký chung;

 Một bút toán nhật ký ghi đúng nhưng không được ghi sổ cái;

 Một bút toán nhật ký được ghi vào sổ cái 2 lần;

 Sử dụng các tài khoản không chính xác trong ghi sổ (nhật ký chung và sổ cái);

 Các lỗi phát sinh khi ghi chép không chính xác giá trị các giao dịch bị bù trừ với nhau

4. Các nguyên tắc kế toán cơ bản
Nguyên tắc Cơ sở dồn tích: Mọi nghiệp vụ kinh tế, tài chính của doanh nghiệp liên quan
đến NPT, VCSH, DT, CP phải được ghi sổ kế toán vào thời điểm phát sinh, không căn cứ

vào thời điểm thực tế thu hoặc thực tế chi tiền hoặc tương đương tiền.

NGUYÊN LÝ KẾ TOÁN – BA – FB.COM/GROUPS/OTHK.VN.NLKT Page 4


TRUNG TÂM ÔN THI HỌC KÌ OTHK.VN

Nguyên tắc Hoạt động liên tục: BCTC phải được lập trên cơ sở giả định là DN đang
hoạt động liên tục và sẽ tiếp tục hoạt động kinh doanh bình thường trong tương lai gần,
nghĩa là DN không có ý định cũng như không buộc phải ngừng hoạt động hoặc phải thu hẹp
đáng kể quy mô hoạt động của mình. Trường hợp thực tế khác với giả định hoạt động liên
tục thì BCTC phải lập trên một cơ sở khác và phải giải thích cơ sở đã sử dụng để lập BCTC.

Nguyên tắc Giá gốc: Tài sản được ghi nhận theo giá gốc. Giá góc của TS được tính
theo số tiền hoặc khoản tương đương tiền đã trả, phải trả hoặc tính theo giá trị hợp lý của
tài sản đó và thời điểm TS được ghi nhận.

Nguyên tắc Phù hợp: Việc ghi nhận doanh thu và chi phía phải phù hợp với nhau. Khi
ghi nhận một khoản doanh thu thì phải ghi nhận một khoản chi phí tương ứng có liên quan
đến việc tạo ra doanh thu đó. Chi phí tương ứng với doanh thu gồm chi phí của kỳ tạo ra
doanh thu và chi phí của các kỳ trước hoặc chi phí phải trả nhưng liên quan đến doanh thu
của kỳ đó.

Nguyên tắc Nhất quán: Các chính sách và phương pháp kế toán DN đã chọn phải được
áp dụng thống nhất ít nhất trong 1 kỳ kế toán năm. Trường hợp có thay đổi chính sách và
phương pháp kế toán đã chọn thì phải giải trình lý do và ảnh hưởng của sự thay đổi trong
phần thuyết minh BCTC.

Nguyên tắc Thận trọng: Thận trọng là việc xem xét, cân nhắc, phán đoan cần thiết để lập

các ước tính kế toán trong các điều kiện không chắc chắn. Nguyên tắc thận trọng đòi hỏi:

 Phải lập các khoản dự phòng nhưng không quá lớn;



 Không đánh giá cao hơn giá trị của các tài sản và các khoản thu nhập;

 Không đánh giá thấp hơn giá trị của các khoản nợ phải trả và chi phí;

 Doanh thu và thu nhập chỉ được ghi nhận khi có bằng chứng chắc chắn về khả năng
thu được lợi ích kinh tế, còn chi phí phải được ghi nhận khi có bằng chứng về khả
năng phát sinh chi phí.

Nguyên tắc Trọng yếu: Thông tin được coi là trọng yếu trong trường hợp nếu thiếu hoặc
thiếu chính xác của thông tin đó có thể làm sai lệch đáng kể BCTC, làm ảnh hưởng đến
quyết định của người sử dụng BCTC.

NGUYÊN LÝ KẾ TOÁN – BA – FB.COM/GROUPS/OTHK.VN.NLKT Page 5


TRUNG TÂM ÔN THI HỌC KÌ OTHK.VN

.(Sổ nhật ký chung tại Công ty XYZ)

NGUYÊN LÝ KẾ TOÁN – BA – FB.COM/GROUPS/OTHK.VN.NLKT Page 6

You might also like