Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 42

Bài 4: MỠ NHỜN

Mỡ bôi trơn trong nhiều trường hợp thể hiện ưu


điểm hơn dầu bôi trơn. Chẳng hạn:
- Bôi trơn các cụm ma sát khó có điều kiện quan sát.
- Nơi thời hạn sử dụng chất bôi trơn cần kéo dài.
- Bôi trơn các vị trí nằm ngang, thậm chí là thẳng
đứng.
• Bôi trơn các ổ bi lăn có nắp che kín tại nơi sản xuất.
• Sử dụng ở những nơi có sự tiếp xúc với nước.
• Bôi trơn những bề mặt ma sát (đặc biệt với tốc
độ thấp và chịu tải lớn) có kết cấu hở không
giữ được dầu như trục bánh xe, cổ phuộc, trục
láp, khớp các-đăng, rô-tuyn tay lái.
• Ngoài ra chúng còn có tác dụng bảo quản và
làm kín

Kỹ thuật sửa chữa máy - CN570 2


• Mỡ có nhiều loại, khác nhau về màu sắc, độ
cứng và bám dính với giá bán từ vài chục
nghìn (dùng cho xe cộ) đến vài triệu đồng 1 kg
(dùng cho thiết bị chế biến thực, dược phẩm).
Khái niệm:
Mỡ bôi trơn là loại sản phẩm có nhiều dạng từ rắn
cho đến bán lỏng do sự phân bố của các chất làm
đặc, chất bôi trơn và các tác nhân khác đưa vào để
tạo nên các đặc tính của mỡ.

Kỹ thuật sửa chữa máy - CN570 4


I. CÔNG DỤNG CỦA MỠ NHỜN:
1. Làm nhờn:
• Sử dụng ở những nơi mà người ta không thể sử dụng dầu
nhờn để bôi trơn
• Sử dụng ở những nơi có áp lực cao, chốt, nhíp xe.
• Ở những môi trường có bụi nhiều như: moay-ơ bánh xe,
cơ cấu nâng hạ hệ thống thủy lực…
• Ở những chốt trong hộp tay lái
• Bôi trơn bạc đạn

Kỹ thuật sửa chữa máy - CN570 6


2. Bảo vệ:
• Khi tra mỡ nhờn vào bề mặt kim loại, tránh trực tiếp tiếp
xúc với không khí
• Khả năng dính bám cao hơn, bảo quản sẽ dài hơn.
• Khả năng chịu nhiệt độ tốt hơn.
Chú ý những chi tiết trong hệ thống điện không được sử
dụng mỡ nhờn để bảo quản.
3. Làm kín:
• Mỡ dùng để bịt kín các mối nối tại các đầu ống dẫn chất
lỏng và khí, các tấm đệm nắp máy,.., nên còn có tác dụng
ngăn cản các chất bẩn, nước, bụi vào trong bề mặt ma sát.

Kỹ thuật sửa chữa máy - CN570 7


Ưu và nhược điểm khi dùng mỡ bôi trơn:
- Ưu điểm: phương pháp bôi trơn và bảo dưỡng đơn
giản.
- Nhược điểm: mỡ không có tác dụng làm mát và
làm sạch bên trong máy.

Kỹ thuật sửa chữa máy - CN570 8


II. THÀNH PHẦN CỦA MỠ NHỜN:
1. Dầu nhờn:
• Thường là dầu khoáng hoặc dầu tổng hợp, có nhiệm vụ
bôi trơn.
• Chiếm một tỉ lệ 60 - 90%, phụ thuộc vào chất làm đặc.
• Ví dụ: chất làm đặc là gốc xà phòng thì lượng dầu nhờn sẽ
chiếm 80 - 90%, nếu là gốc sáp thì lượng dầu nhờn sẽ
chiếm 70%.
• Dầu nhờn hóa học: tổng hợp hydrocacbon cao phân tử, có
đặc điểm chịu lạnh rất tốt.

Kỹ thuật sửa chữa máy - CN570 9


2. Chất làm đặc:
• Có nhiệm vụ là giữ dầu và chống chảy dầu.
• Chất làm đặc dùng pha với dầu nhờn nhằm tạo ra
kết cấu dẻo cho mỡ nhờn. Thông thường chất làm
đặc có 2 loại: gốc xà phòng và gốc sáp.
a. Gốc xà phòng:
• Cho axit béo tác dụng với hydroxýt kim loại, cho ra
xà phòng mỡ nhờn kim loại, thường là mỡ nhờn Ca,
Na, Al, Li,...

Kỹ thuật sửa chữa máy - CN570 10


b. Gốc sáp:
• Parafin ( thạch lạp)
• Ôzôkerit (địa lạp)
• Mỡ nhờn gốc sáp có tính ổn định hóa học tốt., chịu được
nhiệt độ vừa phải, dùng để bảo quản
3. Phụ gia:
Được sử dụng để cải thiện các đặc tính vốn có của mỡ
hoặc làm cho mỡ có thêm các đặc tính cần thiết.

Kỹ thuật sửa chữa máy - CN570 11


Các tính chất quan trọng của mỡ nhờn:

• Độ sệt/độ đặc NLGI: phụ thuộc chất làm đặc


(loại, tỉ lệ), được đo bằng độ xuyên kim động.
• Điểm nhỏ giọt: là nhiệt độ tại đó mỡ bắt đầu
chảy lỏng, liên quan đến khả năng làm việc ở
nhiệt độ cao của mỡ.
• Tính kháng nước/ chống rỉ: khả năng bám
dính, chống bị nước rửa trôi, làm kín ổ đỡ
• Độ bền cơ học: khả năng làm việc ở tốc độ cao
• Tính chịu tải/ chịu cực áp: tùy thuộc vào độ
nhớt của dầu gốc và phụ gia chống mài mòn,
cực áp
IV. TÍNH CHẤT LÝ HÓA CỦA MỠ
NHỜN:
1. Độ nhỏ giọt:
• Là nhiệt độ làm cho mỡ nhờn nóng chảy và nhỏ
xuống một giọt đầu tiên trong dụng cụ đo độ nhỏ
giọt
• Căn cứ vào độ nhỏ giọt để sử dụng mỡ nhờn cho
hợp lý. Thông thường nhiệt độ sử dụng phải nhỏ
hơn nhiệt độ nhỏ giọt từ 10 – 300C

Kỹ thuật sửa chữa máy - CN570 14


• Căn cứ vào độ nhỏ giọt để biết được mỡ nhờn có
gốc xà phòng Ca, Na, hoặc Al (phân biệt chất làm
đặc)
- Na độ nhỏ giọt lớn hơn 1000C
- Ca độ nhỏ giọt 60 – 650C
- Al độ nhỏ giọt 70 – 900C

Kỹ thuật sửa chữa máy - CN570 15


2. Tính ổn định nhiệt:
• Định nghĩa: là khả năng giữ những kết cấu ban đầu
của mỡ dưới tác dụng của nhiệt độ.
• Căn cứ vào tính ổn định nhiệt của mỡ nhờn, ta có
thể sử dụng mỡ nhờn hợp lý ở những nơi có nhiệt
độ cao. Nếu mỡ nhờn có tính ổn định nhiệt kém, ta
chỉ dùng để bảo quản.

Kỹ thuật sửa chữa máy - CN570 16


3. Tính ổn định hóa học:
• Là tính mà ở đó mỡ nhờn có khả năng chống lại sự ôxy
hóa, dưới tác dụng của môi trường xung quanh.
• Khi mỡ nhờn bị ôxy hóa, nếu ta đem nó sử dụng, thì chi
tiết xẽ bị ôxy hóa, làm làm mài mòn và giảm tuổi thọ máy

Kỹ thuật sửa chữa máy - CN570 17


4. Tính nhủ hóa của mỡ nhờn:
• Tính nhủ hóa của mỡ nhờn là hiện tượng mỡ nhờn hấp
thu nước
Qui ước:
• Mỡ nhờn bị nhủ hóa hoàn toàn ghi số 4
• Mỡ nhờn không tan trong nước, không bị nhủ hóa ghi số
1.
• Mỡ Na mang số 4
• Mỡ Ca mang số 2
• Hydro cácbon, sáp không bị nhủ hóa mang số 1
• Mỡ có gốc xà phòng Ca + Na mang số 3

Kỹ thuật sửa chữa máy - CN570 18


5. Sự ăn mòn của mỡ:
• Khi mỡ nhờn bị oxy hóa, thì sẽ bị biến chất: trở nên có
màu đen, mềm và gây ăn mòn. Thường là do có lưu
huỳnh trong mỡ nhờn.
• Khi mỡ tiếp xúc bề mặt kim loại sẽ gây ra hiện tượng
ăn mòn. Để tránh hiện tượng ăn mòn này, ta có thể
pha thêm vào mỡ một số thuốc chống ăn mòn.
6. Axit hữu cơ và bazờ trong mỡ
• Trong mỡ có nhiều axit hữu cơ sẽ làm cho mỡ giảm
độ nóng chảy
• Trong mỡ có nhiều bazờ sẽ làm cho mỡ không bền và
dễ lỏng
Kỹ thuật sửa chữa máy - CN570 19
7. Độ xuyên kim:
• Định nghĩa: Độ xuyên kim biểu thị tính mềm, cứng
của mỡ, nó được xác định bằng chiều sâu của hình
chóp nón rơi ngập vào mỡ trong dụng cụ đo độ
xuyên kim.
• Các nhà sản xuất thường phân loại mỡ bằng độ
xuyên kim NLGI (National Lubricating Grease
Institute), theo tiêu chuẩn này mỡ có 9 loại:
000; 00; 0; 1; 2; 3; 4; 5; 6. Trong đó, số ký
hiệu càng lớn thì độ lún kim càng nhỏ.

Kỹ thuật sửa chữa máy - CN570 20


• Loại 6 là mỡ rắn nhất với NLGI là 85-115 (gần
như đất sét), loại 000 là loãng nhất (gần như
dầu) với chỉ số lún kim lớn nhất 445-475. Ký
hiệu mỡ hoặc độ lún kim thường được ghi
ngay trên bao gói, nhãn hàng hóa, ví dụ:
Energrease LS2, LC2; mỡ PLC grease L2, L3
hoặc G310, G354...
• Mỡ nhờn ký hiệu 1-2-3 với độ lún kim khoảng 310-
250 thường dùng cho ôtô, xe máy.
• Các loại trục máy bơm nước, gối đỡ giảm xóc,
các-đăng có vú bơm mỡ, nên chọn loại số 0
hoặc số 1 (đủ nhão để bơm được), trục bánh xe
máy, cổ phuộc, rô-tuyn tay lái thường dùng mỡ
số 2, trục láp ôtô số 2 hoặc 3. Khác biệt căn
bản của mỡ nhờn với dầu nhờn là thời gian
hoạt động của chúng rất dài, chỉ cần tiến hành
thay hoặc bơm thêm mỡ nhờn vào các định kỳ
bảo dưỡng. Ví dụ, xe máy cần được thay hoặc
thêm mỡ khi chạy được 12.000-15.000 km, ôtô sau
100.000-150.000 km.
. Mỡ số 2 và 3 (NLGI 2 và 3) thường được sử dụng
trong đa số các ứng dụng.
. Các loại mỡ mềm NLGI 000 đến NLGI 1 chủ yếu
được dùng trong công nghiệp.
8. Hàm lượng tro trong mỡ:
• Đem đốt hoặc nung nóng mỡ sẽ còn lại một lượng
cặn, thì lượng cặn đó chính là lượng tro trong mỡ
nhờn. Đối với mỡ có chất lượng tốt, thì yêu cầu
lượng tro phải ít, nó nằm trong khoảng từ 0,02 –
0,07% đối với góc sáp, 0,04% đối với góc xà
phòng.
9. Tạp chất cơ học:
• Là những chất có trong mỡ nhờn, không tan được
trong hỗn hợp cồn, rượu êtylic, benzen và không
tan được trong nước nóng. Yêu cầu chung đối với
tất cả loại mỡ là không được có tạp chất cơ học (có
thể cho phép từ 0,3 – 0,6%).

Kỹ thuật sửa chữa máy - CN570 24


IV. PHÂN LOẠI MỠ BÔI TRƠN:
1. Mỡ gốc sáp (Solid hydrocacbon):
• Dầu khoáng + mạng parafin, serozin hoặc ozokerit:
mạng parafin là loại thạch lạp có độ nóng chảy
thấp, mạng ozokerit là loại địa lạp có nhiệt độ nóng
chảy cao hơn.
• Dùng để bôi trơn các cặp ma sát có tải trọng nhỏ và
có nhiệt độ thấp < 500C – 550C
• Có tác dụng bảo vệ các chi tiết chống oxy hóa, nên
dùng để bôi trơn các chi tiết máy móc cần bảo quản
trong kho.

Kỹ thuật sửa chữa máy - CN570 25


Đặc tính của mỡ gốc sáp:
• Màu nâu sáng hoặc nâu tối.
• Nhiệt độ nhỏ giọt < 650C.
• Không hòa tan trong nước.
• Tính ổn định cao.

Kỹ thuật sửa chữa máy - CN570 26


2. Mỡ gốc xà phòng:
Dầu khoáng + mạng là xà phòng, xà phòng dùng
trong mỡ là muối của các axit béo có mạch cacbon
từ C12 – C14 với các kim loại như Ca, Na, Al, Pb,
Zn.

Kỹ thuật sửa chữa máy - CN570 27


• Mỡ Ca: làm việc tốt ở những nơi có độ ẩm cao,
hoặc trực tiếp tiếp xúc với nước như các chi tiết của
máy bơm nước trong động cơ, bôi trơn các gối đỡ
phần di động và các cơ cấu khác của ô tô. Chiếm
13% sản xuất trên thế giới.
+ Đặc tính của mỡ Ca:
• Màu vàng sáng.
• Không hòa tan trong nước.
• Chịu nhiệt độ <800C.
• Có tính mềm và độ nhờn cao.

Kỹ thuật sửa chữa máy - CN570 28


• Mỡ Na: sử dụng tốt ở những nơi có nhiệt độ cao
nhưng kém chịu nước. Hiện nay loại mỡ này được
thay thế bằng mỡ xà phòng gốc Liti có khả năng
chịu nhiệt độ và chịu nước tốt hơn. Chiếm 2% sản
xuất trên thế giới.
+ Đặc tính của mỡ Na:
• Màu xanh đen, có hạt lợn cợn, không dính tay.
• Hòa tan trong nước.
• Có nhiệt độ nóng chảy cao.
• Độ nhớt thấp hơn mỡ Ca.

Kỹ thuật sửa chữa máy - CN570 29


• Mỡ Al: dùng bôi trơn các thiết bị ờ vùng biển có pha
thêm các chất:
- Dầu thông để tăng thêm tính dính bám.
- Graphit để tăng thêm tính chịu nhiệt và chịu tải trọng.
- Paraphin để tăng tính chống axit.
- Chiếm 5% sản xuất trên thế giới.
+ Đặc tính của mỡ Al:
• Màu xanh xám, chịu nước, chịu mặn.
• Độ mềm trung bình.
• Chịu nhiệt < 700C, khi kéo lên thành màng mỏng, nhìn
qua chúng thấy như thủy tinh mờ.
• Mỡ nhôm phức màu trắng được dùng trong công
nghiệp thực phẩm với dầu gốc
Kỹ thuật sửa chữa máy - CN570
là dầu trắng tinh khiết.
30
• Mỡ Pb:
Có khả năng chịu tải trọng cao. Thông thường mỡ
chì kết hợp với các loại xà phòng khác, hoặc là với
hydrocacbon, hay là mỡ chì xerezin và mỡ chì natri.

Kỹ thuật sửa chữa máy - CN570 31


• Mỡ gốc vô cơ (graphit): có mạng ngoài là graphit,
là mỡ bôi trơn chuyên dùng, chỉ bôi trơn ở những
nơi làm việc có nhiệt độ cao và tải trọng lớn, không
dùng bôi trơn các chi tiết ma sát tiếp xúc với nước.
+ Đặc tính của mỡ vô cơ:
• Màu đen, mỡ không có thớ.
• Chịu nhiệt đến 1500C – 2000C.
• Có nhiệt độ nhỏ giọt ≥ 750C.
• Có độ ổn định khá cao.

Kỹ thuật sửa chữa máy - CN570 32


• Mỡ gốc hữu cơ:
Thành phần dầu gốc là dầu khoáng hoặc dầu tổng
hợp với các chất làm đặc khác nhau như mỡ trùng
hợp, polyetylen, polypropylen,
polytetrafloroetylen,…. Chất làm đặc là các chất
hữu cơ rắn có sức căng bề mặt riêng khá lớn, chịu
được nhiệt độ cao và kháng nước.
• Mỡ ureat:
Có chất làm đặc là dẫn xuất của ankyl, hoặc mỡ bột
màu có chất làm đặc là bột màu như phtaloxyamin,
izovilantron,..

33
• Mỡ đặc biệt:
Chất làm đặc là graphit và nhựa thông với các mạng
là liên kết vô cơ như silicat.

• Mỡ khoáng vô cơ:
Chất làm đặc là graphit và MoS2 – được bôi trơn ở
những nơi có nhiệt độ cao (10000C), có khả năng
bôi trơn ổ trục, chống mài mòn tốt.

Kỹ thuật sửa chữa máy - CN570 34


• Mỡ gốc Liti: được sử dụng
- Các ổ trục chịu tải cao.
- Các ổ trục trượt và ổ trục lăn vận hành ở điều kiện
khắc nghiệt với tải va đập ở điều kiện ẩm ướt.
- Các ổ trục trong công nghiệp luyện kim, khai thác
đá, xây dựng, công nghiệp giấy, khai thác mỏ.
- Có thể sử dụng như loại đa năng.
- Chiếm 55% sản xuất trên thế giới.

Kỹ thuật sửa chữa máy - CN570 35


+ Đặc tính của mỡ gốc Liti:
- Thích hợp cho khoảng nhiệt độ vận hành từ -
250C – 1100C.
- Độ bền vững cơ học rất cao.
- Khả năng chống ăn mòn cao.

• Mỡ bari: tương tự như mỡ Liti, nhưng trội hơn về


mặt chịu nước và chịu nhiệt. Loại này thường dùng
để bôi trơn các thiết bị tàu ngầm.

Kỹ thuật sửa chữa máy - CN570 36


• Mỡ ô tô đa dụng: Dầu khoáng + Liti.
+ Sử dụng:
- Ổ trục bánh xe ô tô (dạng côn và bi).
- Các khớp nối ở khung gầm xe.
- Các khớp nối cácđăng.
- Các ổ đỡ của bơm nước.
- Ổ đỡ máy phát điện.
- Chỗ nối dây cáp và van tiết lưu.
- Khớp nối giá treo.
- Các khớp nối truyền động và tay lái.

Kỹ thuật sửa chữa máy - CN570 37


+ Đặc tính của mỡ ô tô đa dụng:
• Điểm nhỏ giọt 1800C.
• Khoảng nhiệt độ hoạt động từ -300C – 1200C.
• Độ ổn định cơ học tốt.
• Ít bị nước rửa trôi.
• Khả năng chống ăn mòn tốt.
• Khả năng chịu áp cao.
Chú ý không để mỡ tiếp xúc với các thành phần
bằng cao su của hệ thống phanh.

Kỹ thuật sửa chữa máy - CN570 38


V. Sử dụng mỡ bôi trơn:
Cần dựa vào các nguyên tắc sau:
• Tính chất sử dụng của mỡ phải phù hợp với đặc
điểm sử dụng của chi tiết máy.
• Ở vị trí thường xuyên tiếp xúc với nước và không
khí ẩm, cần sử dụng mỡ có khả năng chịu nước tốt.
• Tải trọng trên bề mặt làm việc càng lớn, cần sử
dụng mỡ có độ nhớt lớn và khả năng chống mài
mòn tốt.

Kỹ thuật sửa chữa máy - CN570 39


• Nhiệt độ trên bề mặt làm việc càng cao, cần loại mỡ
có khả năng chịu nhiệt tốt. Phải bảo đảm cho nhiệt
độ nhỏ giọt của mỡ phải lớn hơn nhiệt độ bề mặt
làm việc từ 100C – 300C.
• Ở nơi có khí hậu lạnh, cần sử dụng mỡ có tính chịu
nhiệt thấp.
• Ở nơi có khả năng tiếp xúc với hóa chất, cần sử
dụng mỡ ổn định về mặt hóa học và vật lý.
• Ở nơi làm việc có áp suất chân không, cần chọn mỡ
ít bay hơi.

Kỹ thuật sửa chữa máy - CN570 40


Lưu ý khi sử dụng mỡ nhờn:
• Các thùng chứa mỡ phải được để đứng, ở nơi
thoáng mát, trong nhà kho có mái che, tránh
ánh sáng trực tiếp và các nguồn nhiệt.
• Thời hạn bảo quản mỡ đến 5 năm . Mỡ bảo
quản lâu có thể bị tách dầu nhưng không ảnh
hưởng đến chất lượng.
• Dùng các dụng cụ sạch và khô để tra mỡ và
bơm mỡ (súng bơm mỡ). Nên dùng các dụng
cụ riêng cho từng loại mỡ khác nhau để tránh
tạp nhiễm.
• Đậy kỹ các thùng mỡ đang sử dụng dở.
• Không trộn lẫn các loại mỡ khác nhau

You might also like