Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 78

- Mức độ hoàn thiện về nguyên lý, thiết kế kết cấu,

vật liệu và công nghệ chế tạo máy.


- Điều kiện làm việc của máy.
- Kỹ thuật bôi trơn và chất lượng của dầu bôi trơn
tương ứng.
CHƯƠNG IV:
DẦU NHỜN
I. KHÁI NIỆM:
• Dầu nhờn được chế luyện từ dầu mỏ, nó có thể có
màu đen nâu hoặc màu lục
• Phạm vi độ sôi khoảng 3500C
• Tỉ trọng d = 0,88 – 0,95, trung bình = 0,93

Kỹ thuật sửa chữa máy - CN570 2


Tùy theo công dụng của dầu nhờn mà nó được
chia làm 4 loại:
• Dầu dùng cho động cơ (xăng, dầu Diesel)
• Dầu truyền động (hộp số, cầu sau)
• Dầu công nghiệp (dùng cho máy đập, ép da, máy
may)
• Dầu đặc biệt (dầu tua bin, dầu biến thế, dầu thắng).

Kỹ thuật sửa chữa máy - CN570 3


II. MA SÁT VÀ NGUYÊN LÝ LÀM NHỜN:
1. Ma sát:
Ma sát sinh ra do 2 vật tiếp xúc nhau. Lực ma sát
làm cản trở chuyển động.
Fms = A + f.W
• A: lực tương hỗ giữa 2 bề mặt ma sát
• W: tải trọng trung bình tác động lên bề mặt ma sát
• f : hệ số ma sát

Kỹ thuật sửa chữa máy - CN570 4


2. Lực ma sát của mặt làm nhờn:
• Lực ma sát khô: sẽ sinh ra 1 công suất lớn, cản trở
chuyển động của vật, làm cho vật không chuyển động
được, gây ra sự gãy vỡ các chi tiết khi đang chuyển động
với quán tính lớn.
• Ma sát lỏng và làm nhờn thể lỏng (ma sát ướt): khi dầu
nhờn xen kẽ vào giữa 2 bề mặt tiếp xúc và ngăn cách giữa
2 bề mặt đó ra không có điểm nào trực tiếp tiếp xúc với
nhau. Khi làm nhờn thể lỏng trị số ma sát giảm xuống đến
một giá trị đáng kể

Kỹ thuật sửa chữa máy - CN570 5


• Ma sát nửa lỏng và làm nhờn nửa lỏng: là 2 bề
mặt làm việc ở tình trạng vừa có ma sát ướt, vừa có
ma sát khô, nhưng ma sát ướt nhiều hơn ma sát khô
• Ma sát nửa khô và làm nhờn nửa khô: bề mặt
tiếp xúc làm việc ở 2 trạng thái, nhưng ma sát ướt ít
hơn ma sát khô.
• Ma sát tiếp giáp: xảy ra khi 2 bề mặt tiếp giáp có
lớp dầu nhờn rất mỏng ngăn cách (0,1 – 0,5 m)
đây là trạng thái trung gian của ma sát ướt chuyển
sang ma sát khô.

Kỹ thuật sửa chữa máy - CN570 6


3. Nguyên lý làm nhờn:
S .V
P =
h
Lực ma sát sinh ra khi làm nhờn thể lỏng sẽ tỉ lệ
thuận với độ nhớt động lực của dầu nhờn, diện tích
tiếp xúc và tỉ lệ nghịch với chiều dày lớp dầu bôi
trơn.

Kỹ thuật sửa chữa máy - CN570 7


4. Phân loại độ nhớt:
a. Độ nhớt động lực học (Dynamic Viscosity):
Năm 1668, Newton đã tìm ra mối quan hệ giữa độ nhớt
ma sát nội giữa các lớp chất lỏng theo phương trình:
F= η.S.dv/dx
⇒ η= F.dx/dv.S
. η: hệ số ma sát nội hay còn gọi là độ nhớt động lực
học, Poise (P) hay cP
. F: lực ma sát nội
. S: diện tích lớp chất lỏng (cm2)
. dx/dv: gradient vận tốc dịch chuyển của các lớp chất
lỏng (s-1)
. x: độ dày lớp chất lỏng 8
Kỹ thuật sửa chữa máy - CN570
b. Độ nhớt động học (Kinematic Viscosity):
. Là độ nhớt kỹ thuật của dầu, được xác định bằng tỉ số
giữa độ nhớt động lực học trên khối lượng riêng của
chất lỏng, ký hiệu là ν
. Độ nhớt động học đánh giá khả năng chảy dưới tác
dụng của trọng lực của chất lỏng
ν= η/ ρ
ρ: khối lượng riêng của chất lỏng, (g/cm3)
. Đơn vị đo là Stock (St), [St = cm2/sec].
centi Stock (cSt) = 1/100 St, cSt = mm2/sec)
. Dùng ống mao dẫn để đo độ nhớt động học
Kỹ thuật sửa chữa máy - CN570 9
c. Độ nhớt tương đối (Độ nhớt Engler,0E):
• Là tỉ số giữa độ nhớt của chất lỏng đó trên độ
nhớt của nước cất xác định trong cùng điều kiện
nhiệt độ là 200C (độ nhớt động học của nước cất ở
nhiệt độ là 200C là 1 cSt).
• Thông thường, trong thương mại người ta dùng
độ nhớt tương đối, còn trong kỹ thuật dùng độ
nhớt động học.

Kỹ thuật sửa chữa máy - CN570 10


III. CÔNG DỤNG:
1. Làm nhờn
2. Làm sạch
3. Làm mát
4. Làm kín
5. Bảo vệ bề mặt kim loại

Kỹ thuật sửa chữa máy - CN570 11


1. Làm nhờn
1. Làm nhờn (tt)
2. Làm sạch
2. Làm sạch (tt)
2. Làm sạch (tt)
3. Làm mát
4. Làm kín
5. Bảo vệ bề mặt kim loại
IV. TÍNH CHẤT LÝ HÓA CỦA DẦU NHỜN:
* Yêu cầu phẩm chất của dầu nhờn:
• Dầu nhờn phải làm nhờn tốt trong mọi điều kiện
• Độ nhớt ít thay đổi theo nhiệt độ và áp suất .
• Có tính ổn định chống ôxy hóa tốt
• Không có lẫn tạp chất và nước

Kỹ thuật sửa chữa máy - CN570 23


1. Độ nhớt:
• Độ nhớt thể hiện độ đặc, loãng hoặc khả năng lưu
chuyển của dầu nhờn.
a. Quan hệ giữa độ nhớt và áp suất: độ nhớt phụ
thuộc vào áp suất theo tỉ lệ thuận.
b. Quan hệ giữa độ nhớt và nhiệt độ: khi nhiệt độ
tăng, độ nhớt sẽ giảm và ngược lại.
Chỉ số độ nhớt VI (Viscosity Index) càng cao có
nghĩa là dầu có độ nhớt ít thay đổi khi nhiệt độ thay
đổi và chất lượng dầu đó càng cao.

Kỹ thuật sửa chữa máy - CN570 24


c. Thành phần hóa học:
Gồm cácbua metanic, cácbua napten, cácbua thơm.
• Nếu phân tử của chúng càng dài, càng nhiều mạch nhánh,
thì độ nhớt càng cao.
• Nếu 2 phân tử có số vòng bằng nhau, phân tử nào có
nhiều mạch nhánh, thì sẽ làm cho phẩm chất của dầu nhờn
được nâng cao.
• Đối với 2 phân tử mạch vòng, phân tử nào có mạch vòng
nhiều hơn, thì khả năng làm nhờn sẽ kém.

Kỹ thuật sửa chữa máy - CN570 25


d. Ảnh hưởng đến việc sử dụng:
Nếu độ nhớt quá lớn:
• Máy bị giảm công suất (do trở lực tăng)
• Khả năng lưu chuyển kém, ảnh hưởng đến việc làm mát,
làm sạch.
• Làm cho động cơ khó khởi động, nhất là sáng sớm hoặc
mùa Đông (mài mòn khi khởi động)
Nếu độ nhớt quá nhỏ:
• Tăng khả năng mài mòn máy do dầu nhờn dễ bị đẩy ra
khỏi bề mặt ma sát, làm cho bề mặt làm việc ở nửa ướt và
nửa khô.
• Khả năng làm kín kém.
• Tăng khả năng hao hụt
Kỹ thuật sửa chữa máy - CN570 26
2. Tính ổn định chống ôxy hóa:
• Là khả năng chống sự ôxy hóa của dầu nhờn đối
với môi trường xung quanh. Nếu dầu nhờn có tính
chống ôxy hóa cao, thì dầu sẽ được bảo quản và sử
dụng được lâu, thời gian thay dầu sẽ dài hơn.
• Khi dầu nhờn bị ôxy hóa, thì trong dầu nhờn sẽ xuất
hiện axit, nhựa, keo.... làm cho dầu nhờn có màu tối
và làm cho phẩm chất của dầu nhờn kém.
• Trong khi bảo quản dầu nhờn, ta phải thường xuyên
chú ý che nắng, che mưa, tránh tư tưởng cho rằng
dầu nhờn ít bay hơi, ít cháy, ít hao hụt mà lơi lỏng
khâu bảo quản.
Kỹ thuật sửa chữa máy - CN570 27
3. Tính dính bám:
• Dầu nhờn dính bám được vào trong bề mặt kim loại
vì trong dầu nhờn có chứa gốc -COOH, -COH, -
CO, các chất nói trên sẽ phân cực định hướng thẳng
góc với bề mặt kim loại, nó có tác dụng như lò xo
ngăn 2 bề mặt kim loại không trực tiếp tiếp xúc với
nhau. Dầu nhờn có tính dính bám tốt, thì luôn giữ
được 2 màng dầu giữa 2 bề mặt kim loại.
• Dầu động thực vật thì có khả năng dính bám cao
hơn dầu khoáng chất.

Kỹ thuật sửa chữa máy - CN570 28


4. Độ bén lửa:
• Định nghĩa: là nhiệt độ mà dầu nhờn bốc hơi hòa
trộn với không khí và bén cháy ngay được với điều
kiện là thời gian không quá 5 giây. Nếu lớn hơn 5
giây là độ bén cháy.
• Ý nghĩa: dầu nhờn có độ bén lửa thấp, có nghĩa là
trong dầu nhờn có nhiều thành phần nhẹ hoặc lẫn
nhiên liệu. Như vậy, trong sử dụng tránh để cho dầu
nhờn gặp bén lửa gây hỏa hoạn.

Kỹ thuật sửa chữa máy - CN570 29


5. Muội than:
• Hình thành do sự phân hủy dầu nhờn ở nhiệt độ cao
nhưng thiếu không khí.
Tác hại:
• Muội than là chất dẫn nhiệt kém, do đó khi đỉnh píttông
và thành buồng đốt bám nhiều muội than, thì động cơ sẽ
nóng và dễ xảy ra hiện tượng kích nổ.
• Muội than sẽ xen kẽ vào giữa bề mặt làm việc của píttông
và xylanh, gây nên cào xướt, mài mòn máy và nó lọt
xuống cácte lẫn vào trong dầu nhờn, làm mất tính năng
bôi trơn của dầu nhờn.

Kỹ thuật sửa chữa máy - CN570 30


6. Lượng tro:
• Lấy một khối lượng dầu nhờn nhất định, đốt ở nhiệt
độ khoảng 600-10000C, thì trong chén bạch kim
hoặc chén sứ còn để lại một số cặn, thì lượng cặn
còn lại tính theo phần trăm trọng lượng so với
lượng dầu đã đốt cháy, người ta gọi là lượng tro.
Nếu dầu nhờn chứa nhiều lượng tro, chứng tỏ dầu
nhờn không tinh chế kỹ, lượng tro trong dầu nhờn
góp phần tăng cao lượng hao mòn.

Kỹ thuật sửa chữa máy - CN570 31


7. Tính ăn mòn:
• Nguyên nhân: là trong dầu nhờn có lẫn lưu huỳnh
hoặc hợp chất của lưu huỳnh, hoặc axit sunfuric có
trong quá trình chế luyện nhưng tẩy không hết, hay
là axit hữu cơ, nước lẫn vào trong qúa trình bảo
quản, sử dụng. Những chất này có tác dụng ăn mòn
rất mạnh.

Kỹ thuật sửa chữa máy - CN570 32


8. Tạp chất cơ học và nước:
• Tạp chất cơ học thường là những chất ở bên ngoài
lẫn vào trong dầu nhờn như đất, cát, bụi,... và ở
trong dầu nhờn có tạp chất cơ học nằm dưới dạng
huyền phù. Đối với dầu có phẩm chất xấu còn có
thêm cả than cốc, mùn kim loại và những tạp chất
khác.
• Dầu nhờn chứa nhiều tạp chất sẽ không có lợi, làm
cho động cơ tăng mài mòn, làm tăng muội than, làm
tắc bầu lọc, làm giảm thời gian chăm sóc bảo dưỡng
máy.

Kỹ thuật sửa chữa máy - CN570 33


• Nước lẫn vào trong dầu nhờn sẽ làm cho dầu mau biến
chất, tăng tính ăn mòn, làm loãng thuốc pha và làm
cho dầu nhờn bị nhũ hóa. Ở nhiệt độ thấp, nước dễ kết
tinh làm tắc bầu lọc, làm thay đổi độ nhớt của dầu.

• Trong bảo quản, vật chứa, ống dẫn phải được lau chùi
sạch sẽ. Khi bảo quản, phải chú ý che đậy, để tránh
mưa, nước lã lẫn vào trong dầu nhờn, phải có nắp đậy,
nắp phải có đệm kín và có khóa riêng cho từng bể

Kỹ thuật sửa chữa máy - CN570 34


V. THÀNH PHẦN CỦA DẦU NHỜN
1. DẦU GỐC
• Dầu gốc (tên tiếng Anh là Based oil) là thành
phần chủ yếu tạo nên dầu nhớt. Dầu gốc là dầu
thu được sau quá trình chế biến, xử lý tổng hợp
bằng các quá trình xử lý vật lý và hóa học.
• Dầu gốc thông thường gồm có ba loại là: dầu
khoáng, dầu tổng hợp toàn phần và dầu bán
tổng hợp (được pha trộn từ Dầu khoáng (70%)
và Dầu tổng hợp (30%).

.
• Dầu gốc khoáng là sản phẩm của quá trình chưng
cất, tinh chế dầu mỏ. Dầu gốc khoáng thường sẽ
chiếm từ 85-100% thành phần của dầu nhớt gốc
khoáng thành phẩm và có vai trò quyết định tính
năng, chất lượng của dầu nhớt.

• Loại dầu này sẽ bao gồm các phân tử


hydrocarbon không đồng nhất về hình dạng, kích
thước và tính chất lý hóa. Do đó, khả năng bôi
trơn của dầu gốc khoáng không được ổn định,
đặc biệt là trong môi trường nhiệt độ quá cao
hoặc quá thấp.
Các nhóm dầu gốc:
• Dầu gốc nhóm I: được sản xuất với các quá trình
xử lý bằng dung môi, có hàm lượng lưu huỳnh
>0.03% (300 ppm), thành phần parrafinic;
napthenic (cấu trúc mạch hở hay có vòng no) thấp
hơn 90%. Như vậy thành phần aromatic (vòng
không no) cho phép đến hơn 10%, tuy nhiên đối với
loại dầu này thì thành phần aromatic chỉ từ 1-2%.
Chỉ số độ nhớt từ 80-120, nhưng thông dụng nhất
hiện nay là 100 +/-2 tuỳ theo phân đoạn.
• Dầu gốc nhóm II: được sản xuất ngoài xử lý bằng
dung môi có thêm quá trình xử lý bằng hydro nên
hiện nay: hàm lượng lưu huỳnh <0.01% (thường
20-40 ppm) thành phần aromatic <1% (100 ppm),
chỉ số độ nhớt từ 105-115.

• Dầu gốc nhóm III: được sản xuất ngoài xử lý bằng


dung môi có thêm quá trình xử lý cracking mạch
bằng hydro nên chỉ số độ nhớt rất cao (khoảng 120-
135), không phát hiện ra lưu huỳnh và aromatic.
Nhưng nhược điểm là Độ nhớt động học (ở 100 độ
C và 40 độ C) rất thấp.
• Dầu gốc nhóm IV: hay dầu gốc PAO (Poly Alpha
Olefine) là Dầu gốc tổng hợp toàn phần. Dầu gốc
tổng hợp toàn phần có tính chất rất cao cấp như: chỉ
số độ nhớt rất cao (>145), không có lưu huỳnh hay
aromatic.
• Dầu gốc nhóm V: là các loại dầu khác không nằm
trong 4 nhóm đầu như : ester, di-ester, poly buten,
poly alpha glycol (PAG)...có tính chất rất cao cấp:
chỉ số độ nhớt rất cao, bền nhiệt... Những loại dầu
gốc thuộc nhóm V thường được trộn chung với dầu
gốc của nhóm khác để tăng cường tính năng cho
dầu nhớt thành phẩm ví dụ như: tăng độ bền nhiệt,
tăng số giờ sử dụng,…
• Dầu gốc có hàm lượng lưu huỳnh thấp và thành
phần aromatic thấp, thì bền oxy hoá và bền nhiệt...
Bảng phân chia thành phần dầu gốc
Ảnh hưởng của dầu gốc đến chất lượng của
dầu nhờn
• Dầu gốc khoáng (Mineral): dầu khoáng được tách
ra từ dầu thô qua quá trình lọc hóa dầu; có chi phí
sản xuất thấp và chất lượng trung bình.
• Dầu gốc tổng hợp (fully synthetic): dầu tổng hợp
được chế biến từ việc tổng hợp (qua quá trình xử lý
hóa học, vật lý) các thành phần của hydrocacbon từ
dầu thô hoặc các chất liệu khác.
ƯU ĐIỂM: có khoảng nhiệt độ hoạt động rộng, thời
gian thay dầu kéo dài; ít tiêu hao và bảo vệ động cơ
tốt hơn nhưng chi phí sản xuất cao.
• Dầu gốc bán tổng hợp (semi synthetic): dầu bán
tổng hợp có thành phần pha trộn giữa dầu khoáng
và dầu tổng hợp (chiếm khoảng 30%); chi phí sản
xuất hợp lý cho chất lượng tương đối tốt.
2. Phụ gia:
• Phụ gia là những chất hữu cơ, cơ kim và vô cơ,
thậm chí là nguyên tố, được bổ sung thêm vào dầu
nhờn để nâng cao các tính chất riêng biệt vốn có
của dầu gốc, nhằm mục đích thu được dầu nhờn có
phẩm chất tốt hơn và thỏa mãn các yêu cầu đối với
từng mục đích sử dụng khác nhau.
• Thông thường, mỗi loại phụ gia được sử dụng với
nồng độ từ 0,01 – 5%. Tuy nhiên, trong một số
trường hợp, phụ gia có thể được sử dụng ở nồng độ
từ khoảng vài phần triệu đến trên 10%.
Các chức năng chính của phụ gia là:
• Chống ăn mòn.
• Chống gỉ.
• Chống sự tạo cặn bám và cặn bùn (tránh sự hình
thành cặn trong động cơ)
• Giữ các tạp chất bẩn ở dạng huyền phù.
• Tăng chỉ số độ nhớt.
• Giảm nhiệt độ đông đặc.
• Làm dầu có thể trộn lẫn với nước (cải thiện tính bền
với nước của dầu nhờn)
• Chống sự tạo bọt (quá nhiều bọt làm giảm khả năng
bội trơn, tránh mài mòn do hiện tượng khí xâm
thực, tránh sự sụt áp của dần nhờn khi bơm)
Kỹ thuật sửa chữa máy - CN570 50
• Tăng khả năng làm kín.
• Làm giảm ma sát.
• Làm giảm và ngăn chặn sự mài mòn.
• Chống sự kẹt xướt các bề mặt kim loại.
• Chống oxy hóa (ức chế gốc tự do và chất phân hủy
hydroperoxyt)
• Ngăn chặn sự phát triển của vi sinh.
• Làm cho dầu có khả năng bám dính tốt.
• Làm tăng độ bền oxy hóa.
• Khử hoạt tính xúc tác của kim loại.

Kỹ thuật sửa chữa máy - CN570 51


Yêu cầu chung cho phụ gia:
• Dễ hòa tan và không phản ứng với dầu nhờn
• Không hoặc ít tan trong nước.
• Không ảnh hưởng đến tác dụng nhũ hóa của dầu nhờn.
• Không bị phân hủy bởi nước và kim loại.
• Không gây ăn mòn kim loại.
• Không bị bốc hơi ở nhiệt độ làm việc.
• Không làm tăng tính hút ẩm của dầu nhờn.
• Hoạt tính có thể kiểm tra được.
• Không hoặc ít độc, rẻ tiền và dễ kiếm.
Các loại phụ gia sử dụng trong dầu nhờn
• Phụ gia cải thiện chỉ số độ nhớt: Trong quá trình
sử dụng, dầu nhờn có thể bị oxy hóa làm cho tính
nhớt nhiệt bị giảm. Đồng thời, do khoảng nhiệt độ
trong động cơ thay đổi khá lớn giữa khi bắt đầu
hoạt động và khi hoạt động ở hiệu suất lớn nên đa
số dầu nhờn cần phải có phụ gia nhằm ổn định chỉ
số độ nhớt. Chất phụ gia này có tác dụng làm tăng
độ nhớt của dầu ở nhiệt độ cao, mà hầu như không
làm tăng độ nhớt của dầu ở nhiệt độ thấp.
• Phụ gia chống oxy hóa dầu: Hầu hết các hợp
phần của dầu nhờn đều tác dụng nhanh hoặc
chậm với oxy tạo thành quá trình oxy hóa. Tốc độ
oxy hóa chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố như bản
chất của dầu gốc, nhiệt độ, hiệu ứng xúc tác của
kim loại, nồng độ oxy. Song song với quá trình
oxy hóa dầu luôn xảy ra quá trình polymer hóa
các hợp chất trung gian tạo ra cặn bùn trong dầu.
Dựa vào cơ chế của phản ứng oxy hóa, nhà sản
xuất sẽ bổ sung chất chống oxy hóa theo cơ chế
gốc và chống oxy hóa phân hủy.
• Phụ gia ức chế ăn mòn: Trong quá trình làm việc,
các bề mặt kim loại tiếp xúc với dầu nhờn rất dễ bị ăn
mòn bởi các tác nhân có tính axit. Do đó, phụ gia ức
chế ăn mòn sẽ phủ lên bề mặt kim loại một lớp màng
bảo vệ, lớp màng này sẽ bám chặt lên bề mặt kim loại
và bảo vệ kim loại khỏi các tác nhân gây ăn mòn.

• Phụ gia ức chế gỉ: Sau một thời gian làm việc, dầu
trong động cơ có thể sẽ bị lẫn các tạp chất như nước,
cặn bẩn… gây gỉ bề mặt các chi tiết trong động cơ.
Chất ức chế gỉ sẽ có tác dụng như một lớp màng ngăn
nước tiếp xúc trực tiếp với bề mặt kim loại.
• Phụ gia tẩy rửa: Quá trình hoạt động khắc nghiệt
của động cơ có thể khiến dầu bị oxy hóa mạnh. Đây
là nguyên nhân chính tạo ra một lượng lớn cặn bẩn
và các chất axit. Chúng làm tăng độ đặc của dầu,
gây ăn mòn, làm dầu mất tính đồng nhất, lắng đọng
trên bề mặt kim loại gây hao tổn công suất động cơ.
Phụ gia tẩy rửa trong dầu có tác dụng hấp phụ cặn
bẩn, lôi cặn bẩn ra khỏi bề mặt mà chúng bám dính.
Phân tán cặn bẩn làm chúng không thể liên kết với
nhau và giữ chúng lơ lửng trong khối dầu.
• Phụ gia phân tán: Là các chất ngăn ngừa hoặc làm
chậm quá trình tạo cặn và lắng đọng trong điều kiện
hoạt động ở nhiệt độ thấp. Như vậy, nhiệm vụ chính
của chất phân tán làm làm giảm sự liên kết của dầu ở
nhiệt độ thấp, giúp dầu có được độ loãng cần thiết để
mau chóng phân tán tới mọi vị trí của động cơ khi bắt
đầu khởi động.
• Phụ gia giảm điểm đông đặc: Do dầu gốc khoáng có
chứa sáp, nên khi ở nhiệt độ thấp, sáp sẽ kết tinh thành
các tinh thể và ngăn sự chảy của dầu. Do đó, phụ gia
này có nhiệm vụ làm giảm nhiệt độ đông đặc của dầu
bằng cách làm chậm quá trình kết tinh của sáp, giảm
thiểu khả năng gây cản trở sự chảy của dầu.
• Phụ gia ức chế tạo bọt: Hiện tượng tạo bọt làm cho
dầu bị thất thoát nhiều, gây khó khăn khi vận hành hệ
thống bôi trơn, cản trở sự lưu thông tuần hoàn của
dầu. Đồng thời, sự tạo bọt mạnh làm tăng sự oxy hóa
dầu do không khí được trộn nhiều vào trong dầu. Khả
năng chống tạo bọt của dầu phụ thuộc nhiều vào bản
chất của dầu thô, phương pháp chế biến và độ nhớt
của dầu. Các nhà sản xuất khắc phục nhược điểm này
bằng cách bổ sung một lượng nhỏ các phụ gia chống
tạo bọt. Phụ gia này sẽ hấp phụ lên bọt làm giảm sức
căng bề mặt của bọt, các khối bọt nhỏ tụ lại với nhau
thành bọt lớn, nổi lên bề mặt và vỡ ra làm thoát không
khí ra ngoài.
• Phụ gia biến tính giảm ma sát: Khi điều kiện làm
việc trở nên khắc nghiệt hơn (tải trọng cao, tốc độ
thấp, độ nhám bề mặt lớn…) thì màng lỏng dầu
nhờn sẽ không thể hoàn toàn gánh chịu tải trọng đè
lên. Các điểm nhô trên bề mặt kim loại sẽ chịu sự
mài mòn và ma sát lớn hơn, dễ bị hư hại hơn. Do
đó, phụ gia giảm ma sát được pha vào hầu hết các
dầu bôi trơn, đặc biệt là dầu bánh răng và dầu động
cơ. Chúng có chức năng biến tính ma sát, giảm mài
mòn và chịu tải trọng cao.
VI. Các tiêu chuẩn và ký hiệu của dầu nhờn:
• Những tiêu chuẩn dầu nhờn được đưa ra bởi các
hiệp hội xăng dầu hàng đầu thế giới, nhằm đảm bảo
chất lượng sản phẩm cho người tiêu dùng, dù có sản
xuất ở bất kì nơi đâu.
1. SAE – Society of Automotive Engineers
(Hiệp hội kỹ sư Ô tô)

SAE là tiêu chuẩn phổ biến hàng đầu của dầu nhớt, nó
phân loại theo độ nhớt. Với dầu nhớt đa cấp, tiêu
chuẩn này cấu thành từ 2 yếu tố. Ví dụ: ký hiệu 5W-
40, trong đó 5: trị số đặc tính của dầu tại điều kiện
nhiệt độ thấp, W: winter (mùa đông) và 40: độ nhớt,
là trị số đặc tính của dầu tại điều kiện nhiệt độ cao.
2. API – American Petroleum Institute (Viện
Dầu mỏ Hoa Kỳ)
API là tiêu chuẩn dầu nhớt quan trọng tiếp theo để
quyết định xem nên chọn loại nào. Tiêu chuẩn dầu
nhớt API được quy định bởi Hiệp hội dầu khí Hoa Kỳ
và chia thành 2 loại chính sau :
• Cấp S: Sử dụng cho động cơ xăng. Ví dụ : SA, SB,
SC, SE, SF, SG… SN,..
• Cấp C: Sử dụng cho động cơ Diesel. Ví dụ : CA,
CB, CC, CD, …
Trong đó: S, C biểu thị cho loại động cơ và A, B,
C… biểu thị cho mức độ tiến hóa của chất lượng.

3. JASO – Japanese Automotive Standards
Organization (Tổ chức chứng nhận tiêu chuẩn
ôtô Nhật Bản)

Tiêu chuẩn Nhật Bản dành riêng cho dầu nhớt xe máy
JASO là tiêu chuẩn dầu nhớt dành cho xe gắn máy 4
thì được quy định bởi tổ chức tiêu chuẩn ôtô xe máy
Nhật Bản. JASO chia ra làm loại mà MA và MB,
nhằm thể hiện đặc tính sản phẩm khác nhau, không
liên quan đến chất lượng dầu:
• MA, MA-1, MA-2 thể hiện hiệu suất ma sát cao
nhất, phù hợp cho xe số, tránh trượt ly hợp.
• MB thể hiện hiệu suất ma sát thấp, dành cho xe ga,
giúp giảm tiêu hao nhiên liệu.
• JASO FC: sử dụng cho động cơ 2 thì
4. ACEA – Association des Constructeurs
Européens de l’Automobile (Hiệp hội các nhà
sản xuất Ô-tô Châu Âu)
ACEA là tiêu chuẩn dầu nhớt được các nhà sản xuất ô
tô khuyến cáo, do hệ thống được phân loại khá chi tiết
sau đây:
• Cấp A: Sử dụng cho động cơ Xăng. Ví dụ : A1, A2,
A3, A4
• Cấp B: Sử dụng cho động cơ Diesel hạng nhẹ. Ví
dụ : B1, B2, B3, B4
• Cấp C: Sử dụng cho động cơ có trang bị bộ xử lí
khí thải. Ví dụ : C1, C2, C3, C4
• Cấp E: Sử dụng cho động cơ Diesel hạng nặng. Ví
dụ : E4, E6, E7, E9
Ý nghĩa của các ký hiệu:
Ví dụ: loại nhớt có nhãn hiệu là SAE 5O -10W có nghĩa
là:
- 50 : độ nhớt
- 10W: chỉ mức độ nhiệt độ sử dụng ở vùng có nhiệt độ
tối thiểu là -200C
• SG / CC:
- S: chỉ dầu nhờn dùng cho động cơ xăng
- C: chỉ dầu nhờn dùng cho động cơ Diesel
- G, C: chỉ cấp độ nhớt
. 4T / 2T: 4T: nhớt dùng cho động cơ 4 thì
2T:Kỹ nhớt dùng cho động cơ 2 thì
thuật sửa chữa máy - CN570 70
CÁC CHỈ SỐ NHIỆT ĐỘ TỐI THIỂU KHI SỬ DỤNG
0W -300C
5W -250C
10W -200C
15W -150C
20W -100C
25W -50C
30W 00C

Kỹ thuật sửa chữa máy - CN570 71


Xu hướng thế giới về công nghệ sản xuất dầu nhờn
- Dự báo xu hướng tương lai về các công nghệ kiểm soát
khí thải và tiết kiệm nhiên liệu, từ đó giúp người tiêu
dùng lựa chọn, sử dụng các loại dầu nhờn có chất
lượng cao, phù hợp nhất.
- Theo đó các loại dầu nhờn động cơ ngày càng có xu
hướng sử dụng cấp độ nhớt thấp hơn như: 5W30,
0W20, 0W16, 0W8... với cấp chất lượng cũng được
nâng cấp lên API: SM, SN đối với động cơ xăng và
API: CI4 và CK-4 đối với động cơ Diesel để đáp ứng
tiêu chuẩn về khí thải, tiết kiệm nhiên liệu và bảo vệ
môi trường.
Kỹ thuật sửa chữa máy - CN570 72
• In July 2019, the API Lubricants Standards Group
approved the adoption of two new ILSAC specifications,
GF-6A and GF-6B, and a new API Service Category,
API SP. The two new ILSAC specifications represent
the latest performance requirements for gasoline engine
oils set by the International Lubricant Specification
Advisory Committee (ILSAC), and API Service SP, the
newest API gasoline engine oil standard.
• Starting 1 May 2020, ILSAC GF-6A may be licensed to
display the API Certification Mark “Starburst,” ILSAC
GF-6B the new API Certification Mark “Shield,” and
API Service SP for use in the upper portion of the API
Service Symbol “Donut.”
CƠ SỞ QUAN TRỌNG ĐỂ LỰA CHỌN
DẦU BÔI TRƠN THÍCH HỢP
• Đối với các chi tiết làm việc có chuyển động nhanh,
thì cần dùng dầu có độ nhớt thấp và ngược lại.
• Khe hở giữa các mặt làm việc càng lớn, thì dùng
dầu bôi trơn có độ nhớt càng cao.
• Nhiệt độ làm việc cao, thì dùng dầu bôi trơn có chỉ
số độ nhớt cao.

Kỹ thuật sửa chữa máy - CN570 76


• Số vòng quay lớn, áp suất trên trục nhỏ, thì dùng
dầu có độ nhớt thấp và ngược lại.
• Phạm vi thay đổi nhiệt độ lớn, thì dùng dầu bôi trơn
có chỉ số độ nhớt cao.
• Môi trường làm việc tiếp xúc với không khí, khí
cháy ở nhiệt độ cao, thì dùng dầu bôi trơn có tính
chống oxy hóa và tính chống ăn mòn.

Kỹ thuật sửa chữa máy - CN570 77


• Môi trường làm việc tiếp xúc với nước và hơi nước,
thì dùng dầu bôi trơn có tính chống tạo nhũ và
chống tạo bọt.
• Thời gian sử dụng dầu lâu thì, chọn dầu bôi trơn có
tính chống oxy hóa tốt, tính ổn định cao.

Kỹ thuật sửa chữa máy - CN570 78

You might also like